Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Thứ Ba, 10-09-2013

1CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- TS Nguyễn Nhã : “Chung tay quảng bá chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa” (RFI).
Bảo sao không mất Hoàng Sa (Người Buôn Gió). “… nực cười nhất vẫn là chuyện báo chí Nghê An bênh đồng chí đảng viên, quan chức xã Nghi Phương vì bảo toàn tính mạng trước cái tát và đe dọa của đám phụ nữ. Đồng chí ấy phải viết cam đoan và mang con dấu công quyền ra đóng xác nhận.  Cán bộ đảng viên mà tinh thần làm việc, sống và chiến đấu bảo vệ bản thân mình kiên quyết như thế.  Bảo sao đất nước không mất Hoàng Sa!
- Bảo tàng Côn Đảo: Trưng bày hơn 300 bản đồ, tư liệu về Trường Sa, Hoàng Sa (QĐND).
- ĐIỆN HOA RA TRƯỜNG SA  (Mai Thanh Hải). - Ra Trường Sa lắp nhà kính và nuôi bò (TT).  - Hỗ trợ ngư dân gặp nạn tại Hoàng Sa – Trường Sa (VOV).  - Gần 30 triệu đồng giúp ngư dân (NLĐ).  - Cam go chống buôn lậu trên biển: Bảo vệ tài nguyên và ngư dân.  - Tiếp tục hỗ trợ ngư dân hoạt động ở vùng biển xa (TTXVN).

Một máy bay lạ tiến gần không phận Senkaku/Điếu Ngư (RFI). - Chiến đấu cơ Nhật xuất kích vì máy bay “lạ” (NLĐ). - Nga sẽ bán cho Trung Quốc Su-35 vào năm 2014 (Kichbu).

Những hành động phi lý đối với người bất đồng chính kiến (RFA). - Tưởng Năng Tiến: Ngoại bang & nước bạn.
Giám mục Giáo phận Vinh tố cáo truyền thông nhà nước bóp méo sự thật (VOA). “Trong thế giới hôm nay mà họ vẫn tiếp tục thông tin kiểu như vậy thì đó là nỗi buồn, buồn cho những người chỉ dùng bạo lực để nói, dùng dối trá để thanh minh như vậy. Chúng tôi vẫn tiếp tục đưa lên những bằng chứng sự thật.” Nỗi thống khổ của giáo dân xứ Mỹ Yên (RFA). - Video: Đụng độ tại giáo xứ Mỹ Yên, Nghệ An (BBC).  - ‘Giáo dân chỉ thể hiện sự bất bình’.  – Audio: Chuyện gì xảy ra ở Giáo xứ Mỹ Yên?  - Video: NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊT MẶT – BẮNG CHỨNG CÔNG AN GIẢ DẠNG GIÁO DÂN TẠI NGHỆ AN (FB Nguyễn Thùy Trang).
Từ giáo xứ Đạo Truyền, TGP Hà Nội lửa hiệp thông với Mỹ Yên bừng cháy (NVCL).
Vụ gây rối tại xã Nghi Phương (Nghệ An): Những bản thông cáo thiếu xác thực (ĐĐK). - Lại một chiêu “gắp lửa bỏ tay người”! (Báo Nghệ An).  - Thư chung của Toà Giám mục: Những lời vu khống, bịa đặt trắng trợn! (CANA).  - Về “Thư chung” của giám mục Nguyễn Thái Hợp: Vu khống và lừa dối.  - Cần cảnh giác với luận điệu của kẻ xấu, giữ vững kỷ cương phép nước (CAND).  - Sự thật vụ vi phạm pháp luật ở giáo xứ Mỹ Yên, Nghệ An (VOV/Tầm nhìn).  - Chuyện ở Giáo xứ Cẩm Trường (Báo Nghệ An).
Blogger bị mời làm việc vì ‘tụ tập đông người ra đại sứ quán nước ngoài’  (VOA). – Các sứ quán Đức, Mỹ, Thụy Điển đều chơi FB… (Đinh Tấn Lực). - Lê Anh Hùng: Câu chuyện tạm giam ở Việt Nam.
Từ tiếm danh đến loạn ngôn, lộng ngôn và… lừa bịp! (ND).
2Kết thúc điều tra Đinh Nhật Uy (BBC). - Nguyễn Văn Thạnh – Bảo vệ Đinh Nhật Uy: Bảo vệ quyền con người của chúng ta (X-cafe). – Góc nhìn giới trẻ: Nguyễn Trường Phong – Những Tuổi Trẻ Bỏ quên (Dân luận).
Thẩm phán Lê Thị Hợp ốm lâu quá (Nguyễn Tường Thụy). Mời đọc lại câu chuyện cách đây 2 tháng: Chuyện Lê Thị Hợp bị ốm đột xuất (Đinh Tấn Lực). Thông báo hoãn phiên tòa xử LS Lê Quốc Quân  =>
Cho đến bao giờ? (Người Việt). “Hiện nay, những người tị nạn Việt nam đến Úc không có cơ may được nước Úc cứu xét cho định cư tại nước này, và nếu có đủ tiêu chuẩn của một người tị nạn họ sẽ được đưa sang Papua New Guinea. Tệ hại hơn nữa là chính quyền Úc đã thỏa thuận cho phép công an từ Việt Nam, nơi mà người tị nạn đã bỏ ra đi, vào tận các trại giam người tị nạn để “làm việc,” …”
Có chia rẽ trong làng báo lề phải VN? (BBC). “Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng điều đáng tiếc cho các báo đảng là họ ngày càng khó xử và mất sĩ diện trong việc lôi kéo các tờ báo quốc doanh khác tham gia vào mặt trận phản tuyên truyền”.
Hương tới một tương lai tươi sáng hơn (Jonathan London). “Tôi không tin người Việt Nam thua kém gì so với người dân ở Hàn Quốc hay Đài Loan. Tôi chỉ thấy rằng, thực tế về mức độ độc lập – tự do – hạnh phúc mà dân Việt Nam đang có vẫn còn chưa xứng đáng với cái mà họ nên nhận. Thực vậy. Tôi hoàn toàn đồng ý với Ông Hồ Chí Minh khi ông nói ‘Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì’.”
- Lâm Thế Nguyên: SỰ KHẨN THIẾT VỀ NIỀM TIN CHUNG (Thùy Linh). “Khác với luận điệu của nhà nước đương quyền, Dân chủ và Tự do là hai yếu tố vô cùng quan trọng để xây dựng một xã hội nhân bản; ở đó quyền con người được tôn trọng, và quyền lực lãnh đạo quốc gia được kiểm soát, cân bằng một cách hiệu quả nhất“.
Dư luận thế nào? (Người Buôn Gió). “Trong trường hợp này, tôi cho rằng ông ta về Việt Nam chỉ để cho những người còn sống biết, khi ông ta chết đi dư luận Việt Nam thế nào“.
- Nguyễn Văn Huy: Về Phật giáo Việt Nam và hai giáo hội (BBC).
Thường trực ban Bí thư Đảng thăm Cuba (BBC).
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ khai giảng của Học viện Quốc phòng (LĐ). 5 lần nhắc đến “thế lực thù địch”. Đưa phát hiện này lên mới được vài phút, đã có một fan của bác Tổng email cự nự, rằng chỉ có “4 lần thôi”. Tội nghiệp! Vị này đã không chịu đọc đoạn tổng kết tuyệt vời, rất “biện chứng” của bác này: “Vì vậy, các thế lực phản động, thù địch luôn đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, tăng cường sử dụng các biện pháp “tấn công mềm”, tập trung làm chuyển biến về chính trị tư tưởng, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, kích động, chia rẽ, đòi phi chính trị hóa quân đội, hạ thấp, phủ nhận vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng; xóa bỏ mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.” May là bác Tổng cũng nhắc được một lần hai chữ “chủ quyền”, để biết là mình đang nói chuyện với … bộ đội, không phải là với công an. 
- Phiếm: TBT Nguyễn Phú Trọng, trả lời ông Phạm Quế Dương (ĐCV). Về “Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan”.  - Niềm tin của tôi bị lung lay (Bà Đầm Xòe). “… vì trên các trang mạng xuất hiện nhiều bài viết về truy tìm nguồn gốc của “Cha già dân tộc” ((xin lỗi anh Lạc Long Quân ( truyền thuyết), anh Vua Hùng (có thật) nha)), “Bác của chúng em” ( xin lỗi chú Nguyễn Sinh Khiêm, cô Nguyễn Thị Thanh nha) khi đưa ra bằng chứng mới: Chỉ cần so chiều cao thì sẽ biết đâu là ông Nguyễn Ái Quốc, đâu là ông Hồ Tập Chương.” 
Câu chuyện nghi vấn về “lý lịch trích ngang” lãnh tụ HCM, khốn nỗi nó nên cơ sự như ngày hôm nay cũng do “ta”, do “đương sự” cả, cứ úp mở, mù mờ, nên mới dễ bị “kẻ địch xuyên tạc”. Có quá nhiều điều để bình luận, nhưng ở đây, nhân đề cập về bà Nguyễn Thị Thanh, xin bàn tới chút thông tin liên quan giữa bà với em trai – HCM. Thông tin về cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa 2 người quá ít. Loại chính thống thì tạm có bài Những cuộc gặp cảm động của Bác Hồ với người thân trên báo công an. Nghe rất hay!
Nhưng, một vài vị thân cận với CT HCM khi đó thì kể có khác, từ cách xưng hô, cho tới hé lộ những biểu hiện bất bình thường trong quan hệ gia đình của CT HCM. Trong lần gặp đầu tiên này, bà Thanh đã kêu lên “Hắn, đúng hắn, hai tai của hắn!” Chả là hai tai của ông nhọn và có nhiều chỗ như bị sứt (Hic! Cái này thì phẫu thuật thẩm mỹ làm dễ ợt). Điều không vui là chị em chuyện trò một lát, HCM liền xin lỗi bận việc phải đi, hẹn ăn cơm cùng chị sau. Bà Thanh đã nổi giận, chỉ vào bụng bảo “Tau đây cũng có gạo, có tiền, tau ăn một mình!”. Rồi bà bỏ về (thế là cơ hội cho bà để biết đó đúng là em trai mình quá ít, sau gần 40 năm xa cách). Ông Cả Khiêm cũng gặp TC HCM một lần ngắn ngủi sau đó. Bà Thanh mất năm 1954, ông Cả Khiêm mất năm 1950. Hai nhân chứng quan trọng để biết rõ HCM và Nguyễn Sinh Cung là một đã có quá ít thời gian và điều kiện để “kiểm chứng”.  
Nguyễn Minh Cần – Chuyện dài ra Đảng và đa đảng (Bài 3) (Dân luận).
Không thể “tam quyền phân lập” (CAĐN).
 Luật Hiến pháp và Chính trị học (11) (Phạm Hồng Sơn).
Tổ chức HĐND là điều kiện tiên quyết và không thể thay thế nhằm bảo đảm cho quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (ĐBND).
- Ủy ban Quốc phòng-An ninh Quốc hội Đề xuất chỉ Chủ tịch nước được phong quân hàm cấp tướng (VNN). - SAU 01 NĂM, UB THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI ĐÃ BÀN ĐẾN Ý KIẾN CỦA LS. TRẦN VŨ HẢI (Tễu). - Nên quy định cụ thể tổng số sĩ quan cấp tướng  (VNE).
3<- Việt Nam – Hàn Quốc ký Hiệp định tự do mậu dịch vào năm 2014 (RFI). - Tuyên bố chung Việt – Hàn vì sự thịnh vượng chung (TTXVN).  - Seoul và HN ‘cùng quan điểm về Bắc Hàn’ (BBC).
Tony Blair thoả thuận cố vấn cho Việt Nam và Peru (DTD).
Tiên sư cha thằng cơ chế ! (Lương Kháu Lão).
- LƯƠNG “KHỦNG” CỦA GIÁM ĐỐC CÁC CÔNG TY CÔNG ÍCH: Vẫn còn cò kè (NLĐ).
Khen thưởng không dành cho chức sắc (NLĐ).  – Phỏng vấn cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng: Người ta vẫn tốt cho đến lúc… bị kỷ luật! (SGGP).
UBND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An làm khó dân (NLĐ).  - Trục lợi nhờ “bức tường” thủ tục (SK&ĐS).  – Phú Yên: Tiền Chính phủ hỗ trợ dân bị xã trừ nợ.  - Bí thư đãi 70 bàn tiệc cưới cho con tại trụ sở cơ quan (VNE).
Chuyện lạ ở Thủ đô: Thu hồi đất chả biết làm gì?  (VNN).
Vụ chôn thuốc sâu: 1 xã có 957 người bị ung thư, thần kinh, hỏng mắt… (LĐ).
“Chuyên gia” Trung Quốc chui lủi “truyền nghề” sản xuất bimbim bẩn  (ANTĐ).
Bắt Trưởng Văn phòng Báo Kinh tế Nông thôn tại Nghệ An (NLĐ).
Sẽ chuyển công tác CSGT bắn đạn cao su vào người vi phạm (TT).
Băng sex Triều, web sex Anh, chữ sex Nga và clip sex Mỹ (Đào Tuấn).
Thủy điện “chọc vào tim” vườn quốc gia (NLĐ).  - 2 thủy điện đe dọa tàn phá “giá trị Tây Nguyên” (LĐ). - Kiến nghị rà soát lại dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A (TTXVN).  - Sống khổ ở khu tái định cư thủy điện (CAND).
BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 64) (Nhật Tuấn).
Yêu nước như Nguyễn Khuyến (FB Phạm Đình Trọng).
Giấc mơ, thiên tài (Nước đến chân).
Những thông điệp có khả năng làm sáng tỏ nghi án ngàn năm (Hữu Nguyên).
Học viên Pháp Luân Công VN bị đánh đập và trục xuất khỏi TQ (RFA). - Bắc Kinh thả nhà ly khai Sư Đào, bị đi tù năm 2005 vì Yahoo ! (RFI). - 6 nghi phạm bị truy tố về cái chết của một người đàn ông Trung Quốc trong trại giam (ĐKN). - Cuộc bức hại ở Trung Quốc đã đuối sức. - Nhiều người mua hộ khẩu Bắc Kinh với giá cao.
-  Báo chí Trung Quốc tiết lộ mức độ tham nhũng trong ngành đường sắt (RFI). - ‘Hổ và ruồi’ (Celia Hatton) (Thông luận).
Thêm một công tố viên Tòa án xét xử Khmer Ðỏ từ chức (VOA). - Toà án Khmer Đỏ : Thêm một thẩm phán quốc tế từ chức (RFI).
 - Bình Nhưỡng tổ chức diễn binh trọng thể mừng Quốc khánh (RFI).  - Kim Jong Un có con gái. - Con ông Kim Jong-un là bé gái (BBC).  - Thấy gì từ vụ Kim Jong Un tiết lộ tên con gái? (VnEco).  - Bắc Hàn và hai đợt kỷ niệm (BBC).  - Bắc Triều Tiên phô trương sức mạnh quân sự (VOA).
4Chương 4 : « Chúng ta sẽ chết hết » (Thụy My RFI). Xem lại: Tháng Chạp năm 1997 : Cái chết ở tuổi mười mộtChương 1 : Viết, như một chứng nhânChương 2 : Tôi từng là học sinh ngoanChương 3 : Ở vương quốc họ Kim.
Bầu cử đô trưởng Matxcơva : Đối lập Nga tố cáo gian lận (RFI). - Đồng minh Putin ‘thắng cử’ ở Moscow (BBC).  - Đồng minh của ông Putin đắc cử Thị Trưởng Moscow (VOA). =>


KINH TẾ
“Phấn đấu GDP đạt 5,8%, CPI ở mức 7% trong năm 2014” (VnEco).
Vụ việc Công ty Phương Nam: “LienVietPostBank thượng tôn pháp luật” (VnEco).  - LienVietPostBank cử người thay thế giám đốc sở giao dịch bị bắt (VNE). - Nhân viên ngân hàng từ đỉnh cao xuống vực sâu mất việc (NĐT).
Kịch bản quản thị trường vàng đang đi đúng hướng? (VnM). - Không đấu thầu, giá vàng đứng im phiên đầu tuần.  - “Thắt” vàng miếng, cần mở đường cho vàng trang sức (ĐT).  - Hai công ty được cấp phép nhập vàng nguyên liệu (TBKTSG). - Kiểm soát chặt đường đi của vàng nguyên liệu (TBNH).  - Doanh nghiệp khai thác vàng mong giữ nguyên thuế suất (ĐBND).
Cho vay mua nhà đang ấm lên (TBKTSG).  - Làn sóng bán dự án địa ốc chưa dừng (VNE).
Doanh nghiệp niêm yết ngập nợ, thua lỗ (NLĐ).
Ngã ngửa với lợi nhuận của Petrolimex (ĐT).
5<- Thị trường điện máy: Từ rầm rộ đến chết ! (PNTP).
Cá tra có thể bị áp thuế bán phá giá ít nhất 5 năm nữa (TBKTSG).
Du lịch cứ xin lỗi hoài vậy? (TT).
 Những kiểu tuyển dụng nhân viên gây xôn xao của doanh nghiệp Việt  (GDVN).
Xếp hạng “độ mong manh” của các nền kinh tế mới nổi (CafeF).
Xuất khẩu TQ tăng cao hơn dự đoán (BBC). - Trung Quốc, một trong ba nhà đầu tư của thế giới (RFI).
Đi tàu không mua vé: Pháp thất thu 400 triệu euro/năm (RFI).


VĂN HÓA-THỂ THAO
-  Lời cha ông trong sách sử Hán-Nôm: “Có nước có dân, không hèn không yếu” (ND).
- Video: Thông điệp từ cổ vật: Hình chạm người Tây bắn hổ ở đình Hạ Hiệp.  - Điểm hẹn văn hóa – 09/09/2013 (VTV).
Tại sao tôi chưa lên tiếng về phim Tiếng trống Paranưng? (Inrasara). - Chuyện ngoài lề : Tại sao tôi lên tiếng về phim “Tiếng trống Paranưng” (Gulpataom).
“Vương nữ Mê Linh” đến với khán giả Thủ đô (ND).  - Liên hoan sân khấu các trường quốc tế: Quan sát và học hỏi (VH).
6Cinema Paradiso (Da màu).
- Video:  S – Viêt Nam: Độc, đáo đàn Tinh, hát Then của người Tày, Bắc Cạn (VTV). - Từ hát xẩm nghĩ về bài chòi (ĐBND). =>
Đặng Thanh – “Bà đỡ” của phim ăn khách (NLĐ).
Những hóa thân không son phấn (NLĐ).
Bài học gì từ Giọng hát Việt nhí? (PNTP).  - Người lớn ơi, xin đừng làm tổn thương con trẻ! (VnM).  - Quang Anh ‘Giọng hát Việt nhí’ ký hợp đồng ca sĩ độc quyền (TN). - QUANG ANH, CHÚ KHÔNG ĐỒNG Ý (Cu Vinh).
Tranh minh họa của Nguyễn Trọng Tạo (NTT).
MẠC MẠC “BUNG NỤ THU GẦY” VÀ CƠM CÓ THỊT (Đọc sách) (Phạm Ngọc Tiến).
Bồ tát là ai? (Phước Béo).
Nhà văn Trần Huy Thuận tạ thế (Trần Nhương).
Đọc “Hoàn cảnh hậu hiện đại” và nghĩ về những hoàn cảnh (PBVH). - Trần thuật học như là khoa học phân tích diễn ngôn trần thuật.
Khám phá một tác phẩm mới của danh họa Van Gogh (VOA).  – Video: Chiêm ngưỡng vẻ đẹp nhà thờ Lausanne, Thụy Sỹ (VTV).
Cố nữ ca sĩ Đặng Lệ Quân trình diễn show “ảo” (Người Việt).
OlympicTokyo 2020 có môn Đấu vật (VOA).

Khai mạc Liên hoan các vở diễn của Lưu Quang Vũ (VOV). – NSƯT Chí Trung và vở kịch “Mùa hạ cuối cùng”: Tình yêu cái đẹp phải được tiếp nối (DV). - Bi kịch của niềm tin (TT).
- VỤ KHỞI TỐ NSƯT KIM TỬ LONG ĐÁNH BẠC: “Tôi chưa nhận được quyết định khởi tố” (PLTP).

Khi lịch sử bị hiểu sai (Trần Kinh Nghị).
PHÍA CHÂN TRỜI. MỘT CHẤM (Văn Công Hùng). - Trở lại Sài Gòn (DLB).
23 TẦNG NGƯỜI (Trần Mỹ Giống). - Con mèo lông trắng (Tương Tri). - LỮ THỊ MAI – Mặt trời xanh của tôi (Du Tử Lê). - Ông tất nhiên rồi (Quê choa). - Cười cho vui (Ngô Minh).
Học tâm linh (Đọt chuối non).
- Giao lưu trực tuyến sau The Voice Kids: Ép (TP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
7<- Các trường vùng lũ quét Bản Khoang bắt đầu dạy và học (ND).
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn (Trần Đình Sử).
Thi thế nào? – Hà Huy Khoái (Học thế nào).   - Thế chân vạc của ngôn ngữ văn tự Việt – Đào Mộng Nam, Nguyễn Tiến Văn.
- Nguyễn Vạn Phú – Xung quanh câu chuyện đồng phục của học sinh (Nguyễn Vạn Phú). - Học sinh, sinh viên không phải mặc đồng phục đến trường (TN).
-  Liên quan vụ trường Tiểu học Hạ Đình bị giả mạo thông tin: Không bảo mật là mở cửa cho kẻ gian vào nhà (LĐ).
Con tôi phấn đấu thế nào để được chọn “đi khai giảng”? (TT).
- “Vụ cận ngày khai giảng vẫn chuyển đổi trường công sang tư”: Giải quyết việc làm cho giáo viên, nhân viên hợp đồng (TT).
Đan giỏ nhựa nuôi con vào đại học (PNTP).
- Kiên Giang: Khai trừ Đảng Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Rạch Giá (QĐND).

- Kết thúc xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 : Trường bội thực, trường ảm đạm (SGGP). - 2 trường ĐH đầu tiên công bố điểm chuẩn NV2 (GD&TĐ).

- Ảnh: NGÁP NGÀY KHAI TRƯỜNG (Mai Thanh Hải).
- Chuyện lạ ở trường Phổ thông năng khiếu TDTT Nghệ An: Những việc đáng ngờ (NNVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Sở Y tế Bình Dương vào cuộc xác minh vụ sản phụ tử vong (TT).  - BV Phụ sản Nhi Bình Dương giải trình vụ sản phụ tử vong (NLĐ).  - Ngành y: Vì đâu nên nỗi!   - Truy cứu hình sự bệnh viện “ăn gian” 15 tỷ đồng? (KT).  - Phát hiện nhiều sai phạm tại 5 phòng khám gần BV Ung Bướu (PNTP).  - Vụ “Cò” lộng hành ở BV Ung Bướu: Sở Y tế yêu cầu BV báo cáo cụ thể.
- Video: Bài học từ vụ lũ quét và sạt lở đất (VTV).  - Bản nghèo sau cơn lũ dữ (VH).
Mua bán dâm trá hình (RFA).
Bịa chuyện để… câu khách (NLĐ).
Cha con “người rừng” đi trồng rừng (TT).
- Cơm 2.000 đồng: Đừng “ném đá” việc thiện (KP). - Cơm 2.000 đồng: Đừng “ném đá” việc thiện (KP).  - Góc nhìn… mù màu! (BBC). ”Bài viết của tác giả Nguyễn Quảng tất nhiên không thể lay chuyển quyết tâm của những người đang có niềm tin vào lòng tốt của con người, nhưng nó có thể gây hại cho những bạn còn đang phân vân giữa ngã ba đường, khi bước chân chưa dứt khoát tiến về phía của lòng vị tha.
83 người nước ngoài rút hàng trăm triệu đồng bằng thẻ ATM giả (VNE). =>
Đoạn kết buồn của một mối tình Ucraina-Việt Nam‏  (Bình Trung).
Đắng lòng ân tình bị rẻ rúng! (VnM).
Trẻ tử vong vì rớt xuống hầm chứa phân heo (TT).
Quay quắt vì thiếu nước sạch (NLĐ).  - Đổ bệnh vì… rác!
Phát sốt vì gỗ trắc (NLĐ).
Tai nạn máy bay ở Bangkok (BBC).  - Máy bay Thai Airways trượt khỏi đường băng, ít nhất 14 người bị thương (VOA).
Nỗ lực xóa bỏ bệnh bại liệt ở Sừng Phi Châu vấp phải trở ngại lớn (VOA).


QUỐC TẾ 
Quốc hội Mỹ thảo luận nghị quyết trừng phạt Syria (RFI).  - Nga và Syria kêu gọi Mỹ không dùng vũ lực. – Nga kêu gọi Syria để vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát quốc tế.  -  Obama cố lay chuyển Quốc hội và công luận để tấn công Syria. - Syria : Cuộc chiến bất đắc dĩ. - Obama và Syria : Giờ của sự thật đã điểm. - Ngoại trưởng Mỹ: Tình hình Syria ‘thảm khốc và ngày càng xấu đi’ (VOA).   - Ngoại trưởng Mỹ: Sẽ là ‘thông điệp ca ngợi Assad’ nếu không hành động.  - Assad lại bác bỏ tấn công hóa học (BBC). - Hãy nộp vũ khí hóa học, Nga thúc Syria. - Tranh cãi nguồn gốc Vũ khí hoá học và Lực lượng nào đã sử dụng ở Syria? (Trần Hưng). - Catherine E. Shoichet – 20 điều thế giới chưa biết về quân nổi dậy Syria (Dân luận).
Mỹ sẽ đánh Syria mạnh hơn dù bị phản đối (VnM).  - Obama “đang đánh mất sự ủng hộ” (NLĐ).    - Nga, Syria yêu cầu Mỹ không tấn công quân sự (TT).  - Ông Assad cám ơn Tổng thống Putin (NLĐ). - Mỹ “mở đường thoát” cho Syria (QĐND). - Dân Syria biểu tình phản đối kế hoạch tấn công của Mỹ (VOV).  - Hình ảnh Syria tang thương bởi chiến tranh.
Phi cơ trực thăng Ai Cập tấn công phe chủ chiến ở Sinai (VOA).
Tranh cãi xoay quanh vụ không kích của NATO ở Ðông Afghanistan (VOA).
9<- Tân thủ tướng Úc quyết chặn dòng tị nạn (BBC).  - Nhập cư – nỗi ám ảnh của Canberra (ĐBND).  - Nhiều thách thức chờ đợi tân Thủ tướng Australia (VOV).
Xem biểu tình “chết” ở hội chợ vũ khí London (VNN).
Cảnh sát Hoa Kỳ bắn nghi phạm 107 tuổi (BBC).
Cựu sếp BBC điều trần về lương bổng (BBC).
Cơ quan gián điệp Nam Triều Tiên gây chú ý vì ‘âm mưu phản loạn’ (VOA).
Cận vệ cuối cùng của Hitler qua đời (VNE).
New Delhi triển khai lực lượng chống bạo động ở miền Bắc (RFI).
Quân Hồi giáo tấn công thành phố phia Nam Philippines (RFI).


Obama: Mỹ có thể không cần “động binh” với Syria (VOV). - Tổng thống Syria nhắc Mỹ “cân nhắc mọi việc” (KP). - Mỹ “lỡ bộ” vì đề xuất của Nga về Syria (NLĐ). - Tình hình Syria hôm nay (ĐV). - “Lộ” đường thoát lui của Mỹ trong kế hoạch tấn công Syria ? (DV). - Vì sao kế hoạch tấn công Syria sau 9/9 của Mỹ chỉ là “chém gió” (Tầm nhìn). - Nhà Trắng vẫn ráo riết vận động tấn công Syria (Tin tức). - Đệ nhất Phu nhân Mỹ phản đối tấn công Syria (VNN). - Tổng thống Mỹ mở ‘cửa sống’ cho Syria (VTC). - Mỹ đánh Syria sẽ là cuộc chiến “lấy đá đập trứng”, Syria sẽ thảm bại? (GDVN). - Syria không ngại tên lửa hành trình Tomahawk? (TP). - Syria, phương Tây hoan nghênh đề xuất giao vũ khí hóa học của Nga (Tầm nhìn).  - Tổng thống Mỹ hoan nghênh đề xuất của Nga về Syria (TN). - Trí thức và cách mạng – Nhà thơ Syria Adonis trả lời phỏng vấn (pro&contra).
* RFA: + Sáng 9-9-2013; + Tối 9-9-2013
* RFI: 
* VTV: + Chào buổi sáng – 09/09/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 09/09/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 09/09/2013;  + Cải cách hành chính – 09/09/2013;  + Thời sự 12h – 09/09/2013.

2022. VỀ KHẢ NĂNG HOA KỲ VÀ ĐỒNG MINH KHÔNG KÍCH SYRIA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 5/9/2013
TTXVN (New York 3/9)
Tạp chí “Stars & Stripes” ngày 29/8 cho biết hiện nay, Chính quyền Barack Obama đã khẳng định chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ bị trừng phạt vì sử dụng các loại vũ khí hóa học trải phép, kể cả chất độc sarin, đế giết hại hàng trăm người dân Syria vô tội.

Chính phủ Hoa Kỳ và các nước đồng minh cáo buộc Tổng thống Assad vượt qua “giới hạn” đỏ mà Tổng thống Barack Obama từng đe dọa sẽ có “những hậu quả rất lớn”. Việc vi phạm sẽ dẫn đến một cuộc tấn công quân sự, có giới hạn về thời gian và phạm vi, với mục tiêu làm suy yếu, chứ không lật đổ ông Assad hay tiêu diệt toàn bộ lực lượng của ông. Những chi tiết về cách thức và thời điểm quân đội Hoa Kỳ và các lực lược đồng minh có thể tấn công đang được tranh luận, nhưng sẽ dựa trên cơ sở các kế hoạch phức tạp được phát triển và liên tục được Lầu Năm Góc sửa đổi theo thời gian.
Ai quyết định ra lệnh tấn công Syria
Lệnh tấn công Syria sẽ do Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama công bố và được chuyển đến Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel. Chiến dịch tấn công sẽ thuộc phạm vi hoạt động của Bộ Chỉ huy Trung tâm Hoa Kỳ do Tướng Lục quân Lloyd Austin lãnh đạo. Người chỉ huy trực tiếp có thể là Đô đốc Bruce Clingan – chỉ huy lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại châu Âu. Một liên minh gần Hoa Kỳ, Anh và Pháp có thể sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung để phối hợp các nhiệm vụ tấn công.
Lực lượng tham gia tấn công
4 tàu khu trục của Hải quân Mỹ: tàu USS Gravely, USS Mahan, USS Barry và USS Ramase đang ở phía Đông Địa Trung Hải đợi để nhận lệnh triển khai. Các tàu khu trục này được trang bị hàng chục tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp Tomahawk có tầm bắn khoảng 1.000 hải lý và được sử dụng để phá hủy các mục tiêu ở sâu và chính xác. Mỗi tên lửa dài khoảng 20 feet, đường kính gần 2 feet và mang một đầu đạn nặng 1.000 pound. Tên lửa Tomahawk bay thấp và tầm bắn của chúng cho phép các tàu chiến có thể dùng ở cự ly cách xa bờ biển, ngoài tầm bất cứ hành động trả đũa nào của Chính phủ Svria. Một số tàu khu trục được trang bị máy quay nên có thể đánh giá thiệt hại của đối phương sau khi tấn công. Hải quân Hoàng gia Anh đã triển khai ít nhất một tàu ngầm tấn công lớp Trafalgar đến Địa Trung Hải. Mỗi tàu ngầm thường mang theo khoảng 12 tên lửa Tomahawk. Trong trường hợp sử dụng hết tên lửa, lực lượng đặc nhiệm gồm tàu của Hải quân Hoàng gia Anh đã triển khai trong tháng 8/2013 ở phía Đông Địa Trung Hải sẽ nhanh chóng cung cấp thêm. Các máy bay chiến đấu được trang bị các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp của không quân Hoa Kỳ, Anh và Pháp có thể sử dụng căn cứ không quân Akrotiri của Không quân Hoàng gia Anh trên đảo Síp, cách bờ biển phía Tây Syria 175 dặm, để tấn công các mục tiêu của Chính phủ Syria. Tổng thống Obama đã bác bỏ kế hoạch đưa lực lượng bộ binh tham chiến tại Syria và do hệ thống phòng không phạm vi rộng của Syria, các quan chức tin rằng quá nguy hiểm nếu triển khai các máy bay chiến đấu hoặc máy bay không người lái bay thấp có thể dễ dàng bị bắn hạ. Mặc dù ít khả năng, nhưng Hoa Kỳ có thể triển khai các máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom khi chiến dịch tiếp tục, đặc biệt nếu quân đội Syria bắt đầu có những hành động trả đũa và cần có máy bay người lái để tấn công các mục tiêu cụ thể, quan trọng. Tổng thống Obama bác bỏ việc tìm cách áp đặt khu vực cấm bay lên toàn Syria. Các nhà lãnh đạo quân sự cho biết tạo ra một khu vực như vậy sẽ nguy hiếm và tốn kém.
Mục tiêu tấn công
Các quan chức Hoa Kỳ cho biết bất cứ chiến dịch quân sự nào cũng đều phải có mục tiêu rõ ràng để có thể chỉ đạo quân đội tấn công. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Dempsey đã phát biểu trước Quốc hội rằng vũ khí giết người sẽ được sử dụng để tấn công các mục tiêu cho phép chế độ Syria tiến hành các hoạt động quân sự, gia tăng các vũ khí tiên tiến và tự vệ ở mức tối thiếu, các lực lượng phương Tây có thể sẽ tấn công các mục tiêu là biểu tượng của sức mạnh quân sự và chính trị của Assad: sở chỉ huy quân sự và cảnh sát quốc gia gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu Syria và lực lượng Vệ binh Cộng hòa gồm 4 lữ đoàn làm nhiệm vụ bảo vệ Damascus và dinh thự của Tổng thống Assad; và trụ sở đảng Baath. Ngoài ra, các quan chức Hoa Kỳ cũng đang cân nhắc việc tấn công các trung tâm chỉ huy quân sự và các lực lượng có ý nghĩa sống còn, các trung tâm thông tin liên lạc và các kho vũ khí, kể cả các trận địa tên lửa đạn đạo. Các hệ thống phòng không, bao gồm tên lửa đánh chặn, máy bay, các hệ thống rađa và các thiết bị khác cũng có thể là các mục tiêu tấn công. Đa số các hệ thống đó – khoảng 500 trận địa phòng không và 400 máy bay sẵn sàng hoạt động – của Syria được bố trí dọc biên giới Liban, ở một phần cao nguyên Golan do Syria kiểm soát, dọc bờ biển Địa Trung Hải của Syria, ở trong và xung quanh Damascus. Các căn cứ không quân máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu được bổ trí khắp đất nước, bao gồm căn cứ không quân Mezzeh tại Damascus và Nairab, một căn cứ không quân lớn ở Aleppo cũng có thể là các mục tiêu bị tấn công. Do bất cứ cuộc tấn công nào cũng sẽ bị xem là biện pháp trả đũa việc ông Assad sử dụng vũ khí hóa học, các lực lượng phương Tây có thể tập trung tiêu diệt sở chỉ huy sư đoàn 4 và lữ đoàn 155 của Lục quân Syria. Đơn vị đó được cho rằng chịu trách nhiệm thực hiện cuộc tấn công ngày 21/8 mà các quan chức Hoa Kỳ nói rằng có liên quan đến vũ khí hóa học. Lữ đoàn 155 do ông Maher Assad, em trai của ông Assad, chỉ huy. Lữ đoàn này có một căn cứ tên lửa được bố trí trên một dãy núi ở phía Tây Damascus có nhiều boongke và hầm ngầm dưới mặt đất và xung quanh là các căn cứ quân sự cũng như các điểm chứa vũ khí và đạn dược. Hệ thống vận chuyển kho vũ khí hóa học của ông Assad cũng có thể là những mục tiêu hàng đầu, nhưng có thể không bị tấn công vì có nguy cơ phát tán các chất độc thần kinh gây chết người như mustard gas, tabun, sarin và VX. Khả năng Hoa Kỹ sẽ không trực tiếp nhằm vào ông Assad. Chính sách của Hoa Kỳ cấm ám sát các nhà lãnh đạo nước ngoài, trừ khi họ tấn công Hoa Kỳ trước.
Cuộc tấn công sẽ xảy ra khi nào và kéo dài bao lâu
Câu trả lời phổ biến nhất cho câu hỏi này trong những ngày gần đây là “sẽ sớm”. Nhưng một số nhân tố có thể ảnh hưởng đến thời điểm tấn công. Ngày 28/8, Phát biểu tại Vienna, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi Hoa Kỳ và các nước đồng minh chờ phái đoàn thanh tra Liên Hợp quốc báo cáo kết quả điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học tại Damascus. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang tìm kiếm sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhưng bị sức ép hành động nhanh chóng và kiên quyết. Bất cứ chiến dịch quân sự nào bắt đầu lúc ban đêm hoặc tảng sáng, cuộc tấn công mở đầu sẽ được thực hiện bằng các loại tên lửa phóng từ một số tàu chiến của Hoa Kỳ và đồng minh ở Địa Trung Hải và có thể kéo dài vài giờ. Sau đó Hoa KỲ sẽ sử dụng vệ tinh tình báo và các phương tiện tình báo khác đánh giá mức độ thiệt hại của Chính phủ Syria. Tiếp đó, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát động thêm một hoặc hai đợt tấn công bằng tên lửa nữa trong những ngày tiếp theo. Trong giai đoạn đầu, Hoa Kỳ có thể chưa sử dụng các tài sản quân sự khác trong khu vực như một phi đội của lực lượng không quân gồm các máy bay chiến đấu F-16 ở khu vực Aviano của Italy. Hạm đội tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh do tàu đổ bộ HMS HMS Bulwark, chở 400 lính biệt kích, dẫn đầu đang có mặt ở Đông Địa Trung Hải sẵn sàng chờ lệnh tấn công. Một tàu chính nữa của hạm đội này là tàu HMS Illustrious, chở các máy bay trực thăng chống ngầm và tấn công. Cũng có 2 tàu khu trục được trang bị các hệ thống vũ khí chống ngầm, chống tàu và phòng không; và 5 tàu hậu cần. Bộ Quốc phòng Pháp cho biết nước này đã triển khai hàng chục máy bay chiến đấu trang bị các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp tại các căn cứ quân sự ở Các Tiểu Vương Quốc Arab thống nhất và Djibouti. Tóm lại, đến nay mọi công tác chuẩn bị và kế hoạch tấn công Syria của Hoa Kỳ và các nước đồng minh đã hoàn tất. Vấn đề còn lại là cuộc chiến sẽ xảy ra lúc nào?
***
TTXVN (Cairo 2/9)
Theo tạp chí “Jeune Afrique”. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel ngày 27/8 thông báo mặc dù Tổng thống Barack Obama “vẫn chưa đưa ra quyết định của mình”, nhưng Hoa Kỳ đã “sẵn sàng” hành động quân sự chống chế độ Syria. Hoa Kỳ thận trọng kể từ đầu cuộc chiến ở Syria, dường như bây giờ mới chuẩn bị hành động quân sự chống lại chế độ ở Damascus.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết Washington đã xác định các “yếu tố để có thể đáp ứng với bất kỳ lựa chọn nào của tổng thống”. Ông Chuck Hagel khẳng định: “Chúng tôi đã sẵn sàng đến đó”. Trong khi đó, một quan chức của Chính quyền Obama cho biết sự can thiệp sẽ được giới hạn trong một vài ngày với một chiến dịch bắn tên lửa hành trình Tomahawk từ bốn tàu khu trục tới Syria. Washington lần đầu tiên chỉ đích danh Damascus, khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng “Những người chịu trách nhiệm về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria chắc chắn chính là chính phủ Syria”. Nhân vật số hai của Nhà Trắng khẳng định: “Tổng thống Barack Obama và tôi nghĩ rằng những người sử dụng vũ khí hóa học chống lại những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em không có khả năng tự vệ phải chịu trách nhiệm”. Chính phủ Hoa Kỳ dự kiến công bố trong tuần này một phần báo cáo của các cơ quan tình báo hỗ trợ việc qui trách nhiệm cho Chính phủ Syria. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã loại trừ khả năng
gửi quân đến Syria. Washington cùng nhấn mạnh “các khả năng chúng ta xem xét không có ý định lật đổ chế độ” của Tổng thống Bashar al-Assad. Các quan chức Hoa Kỳ cho biết mục đích của hoạt động này sẽ không nhằm thay đổi cán cân lực lượng giữa quân nổi dậy và quân chính phủ Syria mà nhằm “ngăn chặn” Damascus sử dụng kho vũ khí hóa học.
Các đồng minh của Washington dường như có cùng quan điểm. Trong khi chuẩn bị cho hành động quân sự, quân đội Anh cũng đảm bảo rằng London “sẽ không tìm cách lật đổ” Tổng thống Assad. Ông David Cameron nêu rõ về ý tưởng nhằm “giảm thiểu khả năng sử dụng” kho vũ khí này. Trước đó, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết “có thể” đối phó với việc sử dụng vũ khí hóa học mà không có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố: Paris “sẵn sàng” can thiệp quân sự để “trừng phạt” Damascus đã “đầu độc” người dân của mình. Đức nêu rõ quan điểm sẽ chấp nhận bất kỳ “hành động” nào của cộng đồng quốc tế nếu việc sử dụng vũ khí hóa học được xác nhận. Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ sẵn sàng tham gia một liên minh chống lại Syria, thậm chí không cần sự đồng ý của Liên Hợp Quốc. Saudi Arabia kêu gọi Hội đồng Bao an hành động chống lại “cuộc tàn sát khủng khiếp” của Damascus. Chủ tịch Liên minh Quốc gia Syria (phe đối lập), Ahmad al-Jarba, nói rằng một cuộc tấn công chống Syria thực sự chỉ còn là “vấn đề thời gian”. Ông Ahmad cho biết: “Các cuộc họp giữa Liên minh, Quân đội Syria tự do và các nước đồng minh đã thảo luận về các “mục tiêu tiềm năng”, bao gồm sân bay, căn cứ quân sự và kho vũ khí.
Ngược lại, Nga cho rằng hành động vũ trang sẽ gây ra những “thảm họa” cho Trung Đông và Bắc Phi. Moskva đã cảnh báo sự can thiệp quân sự vào Syria mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ là việc làm “nguy hiểm” và “vi phạm luật pháp quốc tế”. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói thẳng rằng sẽ “không có bằng chứng về việc sử dụng vũ khí hóa học hoặc ai sẽ chịu trách nhiệm”. Iran, một đồng minh khác của Syria, đã cảnh báo Hoa Kỳ về “hậu quả thảm khốc” nếu can thiệp. Trung Quốc đã kêu gọi “thận trọng, để tránh nhiễu”. Iraq tuyên bố việc sử dụng không phận hoặc lãnh thổ của mình không thuận lợi cho bất kỳ hoạt động quân sự nào chống Syria.
Trong khi đó, các nhà điều tra của Liên Hợp Quốc đã đến Moadamiyat al-Sham, thị trấn phía Tây Nam của Damascus mà theo phe đối lập là nơi xảy ra cuộc tấn công vũ khí hóa học của Chính phủ Syria. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho rằng trong mọi trường hợp đều rất khó khăn. Tuy nhiên, người ta cần “chờ đợi việc xem xét của Tiến sĩ (Aake) Sellstrom”, trưởng nhóm điều tra. Về phần mình, một phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc cho biết việc thu thập thông tin và lấy mẫu “rất hiệu quả” và đội “dường như rất hài lòng với công việc của mình”. Hoa Kỳ cáo buộc Damascus đã đánh bom các địa điểm nhằm che giấu bằng chứng. Trước đó, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã phải quay trở lại, chiếc xe đầu tiên của nhóm bị “các tay súng bắn tỉa không rõ danh tính tấn công nhiều lần”, tuy nhiên, theo một phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc, không có thương vong. Trong khi Chính quyền Damascus và quân nổi dậy cáo buộc lẫn nhau về hành động này, ông Ban Ki-moon đã “phản đối mạnh mẽ” cả hai bên. Phản ứng trước những cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học, Tổng thống Syria Assad nói rằng điều này “trái với nhận thức chung” trước cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc. Ông Assad còn cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ thất bại trong trường hợp can thiệp quân sự.
Các quan chức quân sự cấp cao của các nước phương Tây và khu vực đã có một cuộc họp hai ngày ở Jordan để thảo luận về những “kịch bản” có thể sau “sự gia tăng những hành động nguy hiểm” ở Syria. Tham gia cuộc họp này có Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ. Đại diện của Jordan cảnh báo rằng nước này sẽ không làm “bệ phóng” cho một chiến dịch quân sự. Một phái đoàn quan chức cấp cao của Israel cũng đã được đón tiếp tại Nhà Trắng để thảo luận về Syria. Israel từng thực hiện cuộc không kích chống Damascus với cáo buộc Damascus tàng trữ vũ khí hóa học.
Báo “Rossiyskaya Gazeta” trích dẫn các nguồn tin quân sự của Nga cho biết Tướng Martin Dempsey thừa nhận rằng Hoa Kỳ đã xây dựng một kế hoạch ném bom các địa điểm chiến lược ở Syria. Các mục tiêu tiềm năng bao gồm lực lượng phòng không, không quân, quân đội, tên lửa, máy bay và các cơ sở dịch vụ hậu cần và chỉ huy quân sự. Trong bức thư gửi Chủ tịch ủy ban Quốc phòng Thượng viện, Carl Levin, ông Dempsey nói: “Các vụ đánh bom và các cuộc tấn công có thể giúp loại bỏ hàng trăm mục tiêu”. Hành động này sẽ làm suy yếu đáng kể chế độ Syria và góp phần vào việc binh sĩ đào ngũ. Syria có thể hạn chế tác hại của những cuộc tấn công bằng cách phân tán lực lượng của mình. Dempsey cảnh báo rằng các cuộc tấn công cần tới “hàng trăm máy bay tại các căn cứ mặt đất và trên tàu sân bay, chiến tranh điện tử, các đơn vị hậu cần và truyền tin”. Dempsey kết luận: “Chi phí ước tính khoảng 500 triệu USD ban đầu và trung bình 1 tỷ USD mỗi tháng cho một năm”. Trong sự suy thoái kinh tế, Tổng thống Obama không muốn nghe nói về điều này. Và không chỉ vì lý do tài chính, sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc đối với Syria là một yếu tố quan trọng trong việc Washington có thể từ bỏ một cuộc chiến tranh như thế. Khả năng đáp trả của Syria cũng được tính đến. Bởi vì, không giống như Libya, không có quân đội xứng đáng với tên gọi, hoặc Iraq của Saddam Hussein không còn kho vũ khí răn đe thực sự sau mười ba năm bị cấm vận, Syria có một kho vũ khí bao gồm tên lửa đạn đạo, vũ khí hủy diệt hàng loạt, cũng như hệ thống phòng không và chống tàu đang hoạt động làm cho bất kỳ cuộc chiến tranh xâm lược nào cũng rất tốn kém về người, về của. Đó là chưa đề cập đến việc quản lý Syria sau chiến tranh…/.

2023. TRUNG QUỐC LỢI DỤNG CĂNG THẲNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH HẠT NHÂN IRAN ĐỂ HƯỞNG LỢI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 3/9/2013
TTXVN (New York 30/8)
Phản ánh ý đồ và hoạt động của Trung Quốc trong việc lợi dụng Nga, Mỹ và phương Tây liên quan vấn đề hạt nhân Iran để hưởng lợi, “Tạp chí Chính trị Thế giới” của Mỹ ngày 15/8 cho rằng so với chính sách của Nga đối với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, chính sách của Trung Quốc có những điểm tương đồng và khác biệt trong cách tiếp cận. Bắc Kinh chia sẻ nhiều mối quan ngại của Moskva liên quan đến chương trình hạt nhân Iran và phản ứng của phương Tây. Thông thường các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc thường tỏ ra rụt rè và khôn ngoan hơn các đối tác Nga trong việc thách thức phương Tây, ngay cả khi họ ở những thời điểm tỏ ra táo bạo hơn trong việc tìm kiếm các lợi thế từ cuộc khủng hoảng.  
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc phối hợp với Nga phản đối các nỗ lực của Iran nhằm đạt được các công nghệ hạt nhân nhạy cảm nhưng nhất trí với Moskva rằng hiện nay chương trình hạt nhân của Tehran đã phát triển xa đến mức không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tiếp tục phản đối việc Iran có được các vũ khí hạt nhân, vì vậy họ muốn Iran hạn chế quy mô các hoạt động hạt nhân cũng như cố gắng minh bạch để cơ quan thanh sát quốc tế xác nhận bản chất hòa bình của chương trình hạt nhân của Iran. Các quan chức Trung Quốc cũng đồng ý với các đối tác Nga rằng cách tốt nhất để làm giảm tham vọng vũ khí hạt nhân của Iran là thông qua đối thoại, đàm phán và cam kết chứ không phải bằng đe dọa hay trừng phạt. Nhưng do lo ngại về các nguồn cung cấp dầu lửa của Vùng Vịnh, Bắc Kinh sẵn sàng chỉ trích các chính sách của phương Tây đối với Iran là đạo đức giả và ủng hộ chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran, ngay cả khi Bắc Kinh tìm cách đứng sau sự lãnh đạo của Moskva trong việc ngăn chặn các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống Iran. Nỗi lo sợ chủ yếu của Bắc Kinh là việc Iran có được khả năng vũ khí hạt nhân sẽ làm tăng nguy cơ của cuộc chiến tranh tại Trung Đông – nguồn cung cấp một nửa số dầu lửa nhập khẩu của Trung Quốc. Mặc dù đến nay chiến tranh ở Vùng Vịnh chưa xảy ra, nhưng việc phát triển khả năng của các vũ khí hạt nhân ở các nước khác trong khu vực Trung Đông nhìn chung sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của Bắc Kinh, bởi vì nó sẽ làm giảm vị thế của Trung Quốc là một trong số ít quốc gia được trang bị vũ khí hạt nhân.
Ngược lại, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ít quan tâm hơn các đối tác Nga đến các mối liên hệ giữa các vụ phóng tên lửa của Iran và các nỗ lực phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) của Mỹ. Đôi khi các công ty Trung Quốc là các nhà cung cấp chủ yếu các loại tên lửa cũng như các bộ phận và công nghệ tên lửa cho Iran. Theo quan điểm của Bắc Kinh, động lực chủ yếu của BMD cũng như các nỗ lực phòng thủ khác của Chính phủ Hoa Kỳ mà đang tác động đến Trung Quốc là các vụ thử vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Một số nhà phân tích người Trung Quốc coi các chương trình thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là động lực thúc đẩy các kế hoạch quân sự của Hoa Kỳ và Nhật Bản ở châu Á, trong khi một số quan chức Trung Quốc khác coi hành vi đó của Bình Nhưỡng đang tạo cớ cho Washington và Tokyo tăng cường các khả năng chống Trung Quôc. Nhưng cả hai nhóm phân tích của Trung Quôc nhất trí rằng cho dù Iran ngừng các hoạt động hạt nhân và tên lửa đáng ngờ, các kế hoạch phát triển sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ vẫn tiếp tục. Các quan chức Trung Quốc phàn nàn về việc phương Tây nỗ lực thúc ép Iran tuân thủ các tiêu chuẩn không phổ biến hạt nhân cao hơn các nước khác. Họ kêu gọi các bên đối thoại hơn nữa và áp dụng các “tiêu chuẩn kép” ít hơn và chỉ ra thực tế là các chính phủ phương Tây không gây sức ép buộc Israel hoặc Ấn Độ tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), trong khi tấn công Iran – một thành viên NPT và chấp nhận các biện pháp bảo đảm an toàn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế – là bằng chứng cho thấy đạo đức giả của phương Tây. Theo quan điểm của Bắc Kinh, phương Tây chỉ muôn trùng phạt các kẻ thù chứ không trừng phạt bạn bè của mình.
Nhưng mong muốn của Bắc Kinh tránh thay đổi chế độ ở Tehran khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tìm cách thuyết phục các nhà lãnh đạo Iran linh hoạt hơn trong đàm phán liên quan đến chương trình hạt nhân của họ. Nhưng bởi vì các quan chức Trung Quốc mong muốn các nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ, gánh chịu những phí tổn về kinh tế và ngoại giao để kiềm chế Iran, Bắc Kinh hạn chế gây sức ép trực tiếp đối với Tehran. Tuy nhiên, việc Trung Quốc phản đối thay đổi chế độ ở Tehran buộc Bắc Kinh chống lại việc sử dụng vũ lực hoặc các biện pháp trừng phạt cưỡng chế mà các nhà phân tích Trung Quốc ngờ là nhằm lật đổ chế độ Iran. Thậm chí một số nhà phân tích Trung Quốc coi các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống Iran là nỗ lực gián tiếp làm suy yếu Trung Quốc bằng cách lật đổ Chính phủ Iran hoặc ít nhất gây nhiều căng thẳng nhằm tăng giá dầu lửa của thế giới, từ đó khiến Trung Quốc phải nhập dầu lửa với giá cao hơn. Trung Quốc cũng nhận thấy lợi ích chiến lược và kinh doanh của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu phe đối lập Iran lên nắm quyền. Giống như ở Libya, một chính phủ mới ở Tehran có thể tìm cách trừng phạt Trung Quốc vì trước đây Bắc Kinh ủng hộ chế độ giáo sĩ Iran. Hơn nữa, các lợi ích của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng ngay cả khi chính phủ mới ở Iran hòa giải với phương Tây, bởi vì nhiều nhà kinh doanh Iran sẽ hướng tới phương Tây thay vì các đối tác Trung Quốc.
Đáng chú ý, việc giảm căng thẳng giữa Iran và phương Tây sẽ cho phép Washington tập trung nhiều hơn vào châu Á, từ đó tước đi lực đòn bẩy của Bắc Kinh liên quan đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Thực tế, các biện pháp trừng phạt đơn phương của phương Tây và việc nhiều công ty châu Âu và châu Á rút khỏi thị trường Iran đã tạo cơ hội rất lớn cho Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế quan trọng nhất của Iran. Trong khi Nga trở nên lạnh nhạt với Iran, như đã thể hiện qua việc Nga cảnh giác không bán các công nghệ hạt nhân dân sự hoặc quân sự tiên tiến nhất của mình cho Iran, Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu lửa số 1 của Iran và thương mại song phương đang tăng mạnh.
Các quan chức Trung Quốc bênh vực thương mại của nước họ với Iran như là các mối quan hệ thương mại bình thường không hề gây tổn hại các nước hoặc vi phạm lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc. Trong quan hệ đối tác với các đồng nghiệp Nga, các quan chức Trung Quốc liên tục tìm cách ngăn chặn hoặc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nhưng đôi khi Trung Quốc cũng ủng hộ các biện pháp trừng phạt đa phương nhẹ nhàng để ngăn chặn những hành động nghiêm trọng hơn của phương Tây, như việc sử dụng vũ lực hay các biện pháp trừng phạt bổ sung được áp đặt bên ngoài Hội đồng Bảo an. Trong mỗi trường hợp, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đều phải tính toán liệu các biện pháp ôn hòa hơn của Liên hợp quốc có gây hại cho các lợi ích kinh doanh của Trung Quốc ít hơn các biện pháp trừng phạt đơn phương của phương Tây hay không. Trên thực tế, nhiều công ty Trung Quốc góp vốn lớn tại Iran có rất ít quan hệ kinh doanh với các nước phương Tây và nói chung các công ty Trung Quốc táo bạo hơn các công ty Nga trong việc tận dụng các biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng như tình trạng khó khăn của Iran để đạt được nhiều cơ hội đầu tư thuận lợi hoặc các thỏa thuận kinh doanh khác ở Iran. Cũng như các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ coi trọng vai trò của Bắc Kinh liên quan đến vấn đề Triều Tiên, giới hoạch định chính sách Trung Quốc coi Washington là bên tham gia chính về vấn đề Iran. Ví dụ, họ không tin Israel sẽ tấn công Iran nếu không được sự chấp thuận của Hoa Kỳ. Vì vậy để tìm cách gây ảnh hưởng lên tình hình Iran, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nhằm vào những nỗ lực ngoại giao đối với Washington. Các nhà chiến lược Trung Quốc nhận thấy rằng các mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ vẫn quan trọng hơn nhiều mối quan hệ của Trung Quốc với Iran. Họ cũng không muốn bị Hoa Kỳ coi là trở ngại chính cho các chính sách của Hoa Kỳ liên quan đến Iran. Do đó các nhà ngoại giao Trung Quốc cố gắng vận động để Nga – nước chia sẻ nhiều mục tiêu với Bắc Kinh liên quan đến Iran – đi đầu trong việc chống lại các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Nếu các nhà hoạch định chính sách Mỹ đối đầu với Bắc Kinh bằng một lựa chọn mạnh mẽ về chương trình hạt nhân của Iran, khả năng Bắc Kinh sẽ đứng về phía Washington. Nhưng đến nay Trung Quốc không phải đối mặt với một lựa chọn mạnh mẽ như vậy. Kết quả là, chính sách của Trung Quốc đối với Iran tiếp tục tìm kiếm một sự cân bằng nhạy bén giữa việc ngăn chặn bất cứ sự leo thang nào của cuộc khủng hoảng, đồng thời lợi dụng những cơ hội mà căng thẳng giữa Iran và phương Tây tạo ra cho lợi ích chính trị cũng như kinh tế của Trung Quốc./.
 

2024. Từ tiếm danh đến loạn ngôn, lộng ngôn và… lừa bịp!

Báo Nhân dân
Thứ ba, 10/09/2013 – 02:46 AM (GMT+7)
Gần đây trên internet, một số người nhân danh “mạng lưới blogger Việt Nam” đã phát tán bản “tuyên bố” đề cập một cách tiêu cực về nhân quyền ở Việt Nam. Thông tin từ nhóm người này, cùng với sự phụ họa và cổ vũ của một số người khác trên internet, cho thấy họ đang đi từ sự tiếm danh đến lộng ngôn, loạn ngôn để lừa bịp dư luận.
Ở  mọi quốc gia, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp luôn luôn là một trong những yêu cầu hàng đầu của quá trình tổ chức, quản lý cuộc sống, bảo đảm ổn định để phát triển xã hội, con người. Việt Nam cũng vậy, hệ thống luật pháp không chỉ là công cụ bảo đảm giữ gìn kỷ cương phép nước, mà còn trực tiếp tạo ra nguyên tắc pháp định để mỗi công dân thực hiện các quyền của mình, đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội; giữ gìn trật tự, an toàn và bảo đảm sự lành mạnh của sinh hoạt chung; bảo vệ an ninh quốc gia, phát triển các quan hệ quốc tế… Tuy nhiên, với các thế lực thù địch, một số tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí thì luật pháp của Việt Nam lại là “lực cản” đối với hoạt động của họ. Trong hệ thống luật pháp Việt Nam, họ tập trung phê phán, chống phá các điều luật quan hệ trực tiếp tới các hành vi phạm pháp (như các Ðiều 88, Ðiều 79, Ðiều 258 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam). Gần đây nổi lên hoạt động của một nhóm người tự nhận là “mạng lưới blogger Việt Nam”. Nhóm này không chỉ “sản xuất” cái gọi là “tuyên bố” để phát tán trên internet mà còn trao văn bản cho Ðại sứ quán Hoa Kỳ, Ðại sứ quán Thụy Ðiển, Ðại sứ quán CHLB Ðức tại Việt Nam, sang Bangkok – Thailand, để trao “tuyên bố” cho đại diện một số cơ quan quốc tế!
Qua danh sách nhóm người đã nhân danh “mạng lưới blogger Việt Nam” để ký vào “tuyên bố”, có thể thấy họ luôn xuất hiện trong các “tuyên bố, kêu gọi, kiến nghị” phát tán trên internet. Hoặc, nếu không lộ diện qua đủ loại bài vở tạp nham trên mạng, thì họ cũng xăng xái ra bắc vào nam “biểu tình”, “họp mặt”, “dã ngoại”, tụ tập trước một số trại giam đòi thăm hỏi các phạm nhân đang chịu án tù vì vi phạm Ðiều 88, Ðiều 79, Ðiều 258 Bộ luật Hình sự! Chứng kiến hiện tượng bất thường này, có blogger phải lên tiếng cho rằng: “Ðạo diễn và diễn viên của đám tuồng “rận chủ” đã đến hồi suy kiệt. Chẳng thể nghĩ ra được cái trò gì cho nên hồn. Giấu đầu hở đuôi, câu trước vả câu sau”; một số blogger lại đặt vấn đề về “giải ngân hải ngoại”, “móc tiền hải ngoại”, “cõng rắn cắn gà nhà”, hoặc đặt câu hỏi: “Những bạn trẻ chẳng có công ăn việc làm ngoài việc chuyên hành nghề zân chủ ấy lấy tiền đâu cho các chuyến bay lượn, tiêu xài nếu không có “đại gia”, tổ chức chống Nhà nước ta đứng sau hậu thuẫn?”; và một blogger khác thì viết rất chính xác rằng: “sống có đạo đức, chả có tâm địa gì xấu xa thì không cần phải quan tâm đến 258″,…!
Tự nhận là “mạng lưới blogger Việt Nam”, nhưng trong danh sách ký “tuyên bố” lại có người chưa bao giờ là blogger! Ðặc biệt, khi đòi hỏi: “Chính quyền Việt Nam cũng cần xem xét lại tình trạng vi phạm nhân quyền trên đất nước họ”, nhóm người ký “tuyên bố” cho thấy họ không phải người đang sinh sống ở Việt Nam, mà nhân danh tổ chức, hội đoàn nào đó nằm ngoài đất nước này. Và bằng việc tự gán nhãn hiệu “mạng lưới blogger Việt Nam”, họ đã tiếm danh hàng triệu blogger khác, dù các blogger đó không biết họ là ai, không ủy nhiệm cho họ. Không chỉ thế, họ lộng ngôn tới mức tự trao cho mình “quyền”: “Tiếp tục giám sát, báo cáo và bình luận công khai về sự cải thiện, thụt lùi hay vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, với sự tập trung vào vấn đề chính sách và thực thi chính sách ảnh hưởng đến nhân quyền do nhà chức trách Việt Nam tiến hành”! Những việc làm vô lối này nhanh chóng được khuếch đại, làm rùm beng theo lối loạn ngôn thường thấy ở BBC, RFA,… và diễn đàn của một số tổ chức, cá nhân khác. Nên không có gì ngạc nhiên khi một số cơ quan truyền thông như BBC, RFA, RFI,… thi nhau hoan hỉ loan báo: “blogger Việt Nam ra tuyên bố chung”, “blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho Liên hợp quốc”, “Mỹ “rất quan tâm” tới tuyên bố của các blogger Việt Nam”, “bước tiến của giới trẻ Việt Nam”, “viên đá đầu tiên vươn tới quốc tế”…! Kỳ quái hơn, có người trơ tráo gắn “tuyên bố” vào quan hệ Việt Nam – Thụy Ðiển khi cho rằng: “Tuyên bố 258″ đã góp phần đáng kể vào dự định của Chính phủ Thụy Ðiển: ODA dành cho Việt Nam sẽ được gắn với các tiến bộ về dân chủ, và nhân quyền”, “đó là giọt nước tràn ly khiến Chính phủ Thụy Ðiển quyết định chấm dứt viện trợ”; thậm chí trên facebook, có kẻ còn làm như vì cái “tuyên bố” lố lăng kia mà Chính phủ Thụy Ðiển đã cho “đóng cửa Ðại sứ quán tại Việt Nam”!
Trên thực tế, kế hoạch giảm dần và ngừng viện trợ ODA của Thụy Ðiển cho Việt Nam được công bố từ năm 2007 – năm Chính phủ Thụy Ðiển thông qua chính sách viện trợ phát triển mới, giảm từ 77 nước nhận viện trợ còn 33 nước và sẽ tập trung vào các nước nghèo ở châu Phi, châu Á và một số nước Ðông Âu. Với Việt Nam, kế hoạch sẽ kết thúc tháng 12-2013, lý do để Thụy Ðiển triển khai kế hoạch này là Việt Nam đang có nền kinh tế phát triển năng động, đời sống nhân dân dần dần được nâng cao, nên viện trợ ODA của Thụy Ðiển cho Việt Nam sẽ chuyển từ các dự án xóa đói giảm nghèo sang một số dự án quy mô nhỏ về quản lý, đào tạo, môi trường. Tương tự như vậy, cuối năm 2010 Bộ Ngoại giao Thụy Ðiển thông báo năm 2011 sẽ đóng cửa Ðại sứ quán của Thụy Ðiển tại Malaysia, Argentina, Việt Nam, Bỉ, Angola. Ngài Carl Bildt – Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Ðiển, cho biết: “Quyết định khó khăn này là kết quả từ quyết định mới đây của quốc hội cắt giảm khoảng 300 triệu kronor Thụy Sĩ (khoảng 43 triệu USD) ngân sách cấp cho các cơ quan chính phủ”. Tuy nhiên, ngày 2.8.2011, Chính phủ Thụy Ðiển đã đạt được thỏa thuận giữ nguyên khoản tiền trị giá 300 triệu krona mà Chính phủ Thụy Ðiển định cắt giảm trong ngân sách năm 2011 nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan ngoại giao của Thụy Ðiển ở nước ngoài. Vì thế Chính phủ Thụy Ðiển đã ngừng việc đóng cửa Ðại sứ quán ở Angola, Việt Nam, Malaysia, Argentina. Ðó là lý do để Ðại sứ quán Thụy Ðiển tại Việt Nam vẫn hoạt động bình thường. Cần khẳng định, cái gọi là “tuyên bố” của nhóm người tiếm danh “blogger Việt Nam” hoàn toàn không liên quan tới các quyết định Chính phủ Thụy Ðiển triển khai từ những năm trước. Sự nhập nhằng khi gắn “tuyên bố” với các kế hoạch của Chính phủ Thụy Ðiển về bản chất là bịa đặt để lừa bịp dư luận, gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ tốt đẹp giữa Chính phủ và nhân dân Việt Nam với Chính phủ và nhân dân Thụy Ðiển – nước “có phong trào ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam mạnh nhất, sớm nhất… nhiệt tình ủng hộ Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới ngay từ những ngày đầu và tích cực giúp đỡ Việt Nam khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như IMF, WB…”.
“Kêu gọi chính quyền Việt Nam và HÐNQ xem xét lại Ðiều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009″, mấy người đứng tên trong cái gọi là “mạng lưới blogger Việt Nam” không những thể hiện quan niệm hết sức kỳ quái là “kêu gọi” Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc “xem xét lại” Ðiều 258 của Bộ luật Hình sự của nước CHXHCN Việt Nam (!), mà còn cho rằng Ðiều 258 vi phạm Ðiều 19 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”. Trong khi dẫn lại Ðiều 19 trên đây, họ đã dối trá chỉ dẫn lại những gì theo ý họ, tảng lờ những điều khác. Bởi, nếu dẫn lại khoản 2 Ðiều 29 của Tuyên ngôn nhân quyền: “Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do cho cá nhân mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác, và đáp ứng được những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ” thì họ sẽ không còn lý do để la lối, vu cáo Nhà nước Việt Nam!
Không đồng tình với sự tiếm danh, lộng ngôn, bịp bợm của họ, Facebooker Nguyễn Tuấn Anh viết: “Khi các bạn thanh niên, sinh viên tình nguyện đang xông pha trên mọi mặt trận để giúp đỡ người dân nghèo ở các vùng xa, vùng cao. Khi hàng trăm trí thức, nhà khoa học và cả bà con kiều bào khắp năm châu đang ra sức đóng góp cho quê hương từ xa và vận động giúp Việt Nam hội nhập quốc tế, thì “mạng lưới blogger” lại đi rêu rao, xuyên tạc với thế giới về vấn đề nhân quyền của Việt Nam. Thử hỏi nếu Việt Nam  không có nhân quyền, thì sao các người tự do đi nước này nước kia trao tuyên bố gì đấy, và trở về Việt Nam an toàn? Lòng tự ái dân tộc và dư luận xã hội của mọi người ở đâu khi đất nước mình, dân tộc mình bị ngoại bang ở đâu đâu xa lắc ra phán quyết này, ra chỉ trích nọ mà lý do đưa ra thì toàn là từ những thông tin xuyên tạc, thiếu căn cứ. Tự do phải có giới hạn của nó, không thể để cho một nhóm cơ hội đem đất nước này, dân tộc này ra làm động cơ chính trị cá nhân của họ”! Ðó là một ý kiến đúng đắn, khách quan của một người Việt Nam có trách nhiệm với đất nước.
VŨ HỢP LÂN
Nguồn: Báo Nhân dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét