Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Ngày 29/9/2013

  • Trung Quốc làm dịu cơn khát năng lượng bằng thủy điện (RFI) - Để phục vụ cho nền kinh tế đang rất khát năng lượng, để phục vụ cho hơn 1,3 tỷ dân số, Bắc Kinh làm đủ mọi cách để tìm năng lượng. Một trong những nguồn năng lượng quan trọng của nước này là thủy điện. Với tham vọng thủy điện khổng lồ, Bắc Kinh đã lao vào công cuộc đắp đập ngăn sông, bất chấp mọi hậu quả về môi trường và dân sinh. Phản ánh chủ đề này, nhật báo Le Monde đăng bài đáng chú ý : "Trung Quốc cuồng đập thủy điện"
  • Biến đổi khí hậu : Chính quyền Mỹ kêu gọi ''nỗ lực vượt bậc'' (RFI) - Sau khi công bố bản cáo của Giec về Biến đổi khí hậu, hôm qua, 27/09/2013, chính quyền Obama kêu gọi nước Mỹ nỗ lực vượt bực, trong bối cảnh một bộ phận lớn công dân Hoa Kỳ không cho rằng việc Trái đất bị hâm nóng là một ảnh hưởng thực sự đối với nước Mỹ.
  • SV Phương Uyên bị "đa chấn thương" do công an hành hung (RFI) - Sự kiện ngày 25/09/2013 công an Hà Nội tấn công vào nhà ông Nguyễn Tường Thụy, cưỡng chế bắt gia đình ông và các khách mời, trong đó có nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên dẫn về đồn công an đã được loan tải trên các mạng dân báo. Theo tố cáo của giới blogger tại Việt Nam, đặc biệt là từ blogger Nguyễn Tường Thụy, hai ngày sau khi bị công an hành hung và sàm sỡ tại Hà Nội, tình trạng sức khỏe của sinh viên Phương Uyên được xem là nghiêm trọng.
  • Y án sơ thẩm với trùm lái súng Nga Viktor Bout (RFI) - Theo AFP, tòa án phúc thẩm New York đã y án sơ thẩm hồi tháng Tư năm 2012, tuyên phạt 25 năm tù với trùm lái súng quốc tế người Nga, Viktor Bout, nhân vật được Matxcơva tìm mọi nỗ lực để giải cứu.
  • Dư luận Mỹ thận trọng với bước đột phá trong quan hệ với Iran (RFI) - Trong vòng 48 giờ qua trên đất Mỹ, quan hệ giữa Washington và Teheran đã chứng kiến những những bước đột phá tích cực với hai sự kiện : Hôm qua tổng thống Obama đã gọi điện thoại trao đổi với tổng thống Iran Rohani, trước đó một hôm ngoại trưởng hai nước đã có cuộc hội đàm, đó là những sự kiện chưa từng có trong quan hệ hai nước từ hơn ba thập kỷ qua, đa số dư luận nhìn nhận đây là những dấu hiệu tích cực cho việc tiến tới thiết lập trở lại quan hệ ngoại giao hai nước.
  • Việt Nam sẽ tham gia lực lượng hòa bình LHQ (RFI) - Hôm qua, 27/09/2013, phát biểu tại diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức thông báo là Việt Nam sẵn sàng tham gia lực lượng duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
  • Philippines : Toàn bộ con tin Zamboanga được tự do (RFI) - Hôm nay, 28/09/2013, theo các giới chức Philippines, toàn bộ số con tin - bị lực lượng ly khai Hồi giáo MNLF bắt giữ tại Zamboanga trong cuộc tấn công cách đây ba tuần - đã được giải thoát. Tuy nhiên, an ninh Philippines vẫn tiếp tục truy lùng một số chiến binh nổi dậy còn ẩn náu trong thành phố này.
  • Hệ thống lọc nước nhiễm xạ Fukushima lại bị hỏng (RFI) - Tập đoàn điện lực Đông Kinh, Tepco, thông báo phải tạm ngưng hệ thống lọc nước ô nhiễm phóng xạ ALPS vì lý do kỹ thuật chỉ sau vài giờ hoạt động. Dưới sức ép của chính phủ và quốc tế, công ty khai thác điện hạt nhân ở Fukushima vừa đưa vào sử dụng phương tiện xử lý ô nhiễm được mô tả là tối tân nhất.
  • Indonesia : Chung kết Miss World, an ninh siết chặt (RFI) - Tối hôm nay 28/9/2013, một trăm hai mươi chín người đẹp hội tụ trong đêm chung kết hoa hậu thế giới trong không khí cực kỳ căng thẳng trên hòn đảo Bali. Cuộc thi sắc đẹp bị những kẻ Hồi giáo cực đoan chống đối kịch liệt khiến chính quyền phải đặt lực lượng an ninh trong tình trạng báo động.
  • Hy Lạp : Thủ lãnh đảng tân phát xít bị bắt (RFI) - Cảnh sát Hy Lạp thông báo đã bắt giam thủ lãnh đảng << Bình minh vàng >> Nikos Michaloliakos và ba dân biểu của đảng cực hữu này trong khuôn khổ một chiến dịch điều tra trên toàn quốc. Đảng chính trị bài ngoại này bị nghi ngờ thực chất là một << tổ chức xã hội đen >>.
  • Iran : Báo chí ca ngợi cuộc điện đàm Obama-Rohani (RFI) - Thông tin về cuộc nói chuyện điện thoại bất ngờ giữa tổng thống Obama và Rohani đã được báo chí Iran đón nhận như một tín hiệu đáng mừng. Truyền thông nước này hầu hết đều ca ngợi cuộc tiếp xúc quan điện thoại này là << lịch sử >> giúp << chấm dứt sự cấm kỵ kéo dài từ 35 năm qua >>.
  • Điện đàm lịch sử giữa hai tổng thống Mỹ và Iran (RFI) - Hôm qua 27/09/2013, hai tổng thống Barack Obama và Hassan Rohani đã nói chuyện với nhau qua điện thoại. Đây là cuộc đàm thoại chưa từng có giữa tổng thống hai nước Mỹ và Iran kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979. Cuộc nói chuyện diễn ra trong khi tổng thống Iran đang chuẩn bị rời nước Mỹ, sau một tuần lưu lại New York dự khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Trong thời gian này, tổng thống Hassan Rohani đã liên tiếp tỏ nhiều động thái hòa dịu và thiện chí đối thoại với Hoa Kỳ.
  • HĐBA ra nghị quyết tiêu hủy vũ khí hóa học Syria (RFI) - Hôm qua, 27/09/2013, tại New York, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết về việc thủ tiêu vũ khí hóa học của Syria. Đây là nghị quyết đầu tiên được thông qua về Syria, kể từ khi cuộc xung đột bùng phát vào tháng 3/2011. Tuy nhiên, nghị quyết này không dự kiến bất cứ biện pháp tự động trừng phạt nào, nếu nghị quyết không được tuân thủ, như mong muốn của các nước Phương Tây. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng thông báo hội nghị hòa bình về Syria, gọi tắt là << Genève 2 >> sẽ được tổ chức vào giữa tháng 11 tới.
  • Colombia tổ chức thi hoa hậu tù nhân (VOA) - Các viên giám khảo đã chọn cô Ingrid Tanina Noriega làm hoa hậu. Cô có thể ăn mừng chiến thắng này với gia đình trong 4 tháng nữa, sau khi thọ xong án tù về tội ăn cắp và ăn cướp.
  • Đàm thoại Mỹ - Iran sau hơn 30 năm (BBC) - Tổng thống Mỹ Obama điện đàm với Tổng thống Iran Hassan Rouhani - cuộc đối thoại song phương cấp cao đầu tiên trong hơn 30 năm.
  • LHQ thông qua nghị quyết về Syria (BBC) - Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên thông qua được một nghị quyết về Syria sau hai năm rưỡi bế tắc vì chia rẽ.
  • TBT Trọng: "Tham nhũng như ngứa ghẻ" (BBC) - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN có lời nhận xét đáng chú ý khi trả lời cử tri về nạn tham nhũng và sự hiện hữu của các nhóm lợi ích.
  • Cơ sở sửa tàu mua từ Nga tại Cam Ranh (BBC) - Phó Tổng giám đốc Trung tâm sửa chữa tàu Zvezdochka nói Việt Nam đã đặt chỉ tiêu sẽ hoàn thành trung tâm sửa chữa tàu mua từ Nga tại Cam Ranh vào năm 2015
  • Con cáo thích nhặt bóng golf (BBC) - Con cáo này là thủ phạm lấy cắp hàng trăm bóng golf rồi giấu đi ở bụi dâu tại khu nghỉ mát vùng núi Verbier ở Thụy sĩ.
  • Bão lớn đổ xuống Hong Kong (BBC) - Cơn bão lớn, Usagi, vừa tràn vào Hong Kong trên đường đổ xuống miền nam TQ khiến ít nhất 25 thiệt mạng ở tỉnh Quảng Đông TQ.
  • Thời tiết ngày 29/9 (BaoMoi) - Bắc Bộ có thêm một ngày Chủ nhật cuối tuần không mưa, trời nắng đẹp, nhiệt độ trung bình ban ngày từ 29 đến 32 độ C. Các khu vực khác cũng không có mưa. Tại vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió tây nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri (BaoMoi) - QĐND - Ngày 28-9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội - Đơn vị bầu cử số 1, TP Hà Nội tiếp xúc cử tri các quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm để tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII.
  • Phát triển quan hệ hợp tác Việt - Mỹ không nhằm chống nước thứ ba nào khác (BaoMoi) - QĐND - Ngày 27-9-2013, tại Niu Y-oóc, Mỹ, nhân tham dự Phiên thảo luận Cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 68, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của phóng viên các hãng thông tấn Bloombergs, ITAR-TASS, Kyodo và Yohap. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng gặp những đại diện của các hãng thông tấn có uy tín này và sẵn sàng trả lời các câu hỏi mà họ quan tâm.
  • Mỹ thể hiện tiếng nói ở biển Đông, Nhật ứng phó TQ (BaoMoi) - (Phunutoday) - Mỹ kêu gọi Trung Quốc, ASEAN sớm giải quyết tranh chấp biển đảo, Nhật lên chiến lược ứng phó Trung Quốc, Nghị quyết Syria được cho nhằm đánh lạc hướng dư luận, phe đối lập Syria được phương Tây hậu thuẫn tan rã...là những tin tức thời sự chính ngày 28/9
  • Kiên định lập trường về Biển Đông (BaoMoi) - Trước mối quan tâm của cử tri quận Tây Hồ, Hà Nội với tình hình Biển Đông, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lập trường bảo vệ hòa bình trên biển.
  • Sức mạnh từ ASEAN (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - ASEAN sẽ cần phải làm việc chăm chỉ, nếu muốn tiếp tục duy trì vị trí trung tâm trong mối quan hệ quyền lực ở Châu Á-Thái Bình Dương.
  • Thủ tướng và lời cầu chúc cho hòa bình, phát triển (BaoMoi) - Tuyên ngôn của một Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu để trở thành đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế hoàn toàn trùng khớp với chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc.
  • Trung Quốc hiện đại hóa hải quân: Thách thức với trật tự Đông Á (BaoMoi) - Trung Quốc lại không yên tâm với tình thế hiện tại khi việc đảm bảo an toàn cho các tuyến đường vận tải trên biển (SLOC) lại thuộc về hải quân Mỹ. Trung Quốc muốn bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng mang tính sống còn đối với nền kinh tế Trung Quốc, chẳng hạn như các tuyến đường qua Biển Đông và Eo biển Malacca.
  • Vụ kiện “lưỡi bò” bước vào giai đoạn nước rút (BaoMoi) - Vụ kiện do Philippines khởi xướng nhằm bác bỏ các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông đang bước vào giai đoạn nước rút với sự chuẩn bị ngày càng kỹ lưỡng của Manila. Cho dù kết quả là như thế nào thì cuộc chiến pháp lý này sẽ mang một giá trị về mặt chính trị và đạo đức không hề nhỏ.
  • Lời nhắc Biển Đông trong khát vọng thế giới không chiến tranh (BaoMoi) - (Quốc Phòng) - “Bàn tay chết chóc của chiến tranh, của khủng bố, của bạo lực đang rình rập ở nhiều nơi hòng cướp đi mạng sống của hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu người vô tội. Hãy đừng tiếp tay! Đừng làm ngơ! Hãy ngăn chặn bàn tay đó lại!” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68 vào lúc 17h45 ngày 27/9 (tức 5h45 ngày 28/9 theo giờ Việt Nam).
  • Lợi ích dân tộc hòa quyện với trách nhiệm quốc tế (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) – Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thể hiện rất rõ quan điểm, lập trường của Việt Nam góp phần vào giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.
  • ‘Dè chừng’ Trung Quốc, Nhật-Philippines tăng cường ‘tai mắt’ trên Hoa Đông, Biển Đông (BaoMoi) - Hôm 27/9, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tái khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường giám sát biển Hoa Đông. Trước đó, quân đội Philippines đã đưa ra đề xuất cần bố trí thêm nhiều radar nhằm kiểm soát tình hình tại Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng cứng rắn trong các tuyên bố chủ quyền phi lý tại hai vùng biển giàu năng lượng này.
  • John Kerry: TQ, ASEAN phải chấm dứt nhanh chóng tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Ông kêu gọi các thành viên ASEAN nỗ lực nhiều hơn nữa để nhanh chóng đạt được bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc để tranh chấp có thể giải quyết mà không bị ép buộc, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.

TBT Trọng: "Tham nhũng như ngứa ghẻ" 

(LB: quả này thuốc D.E.P đắt phải biết, ông nào trót tham nhũng rồi nhớ mua thuốc này về bôi nhá =)))


Ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi gặp mặt cử trị quận Ba Đình, Hà Nội, hôm 27/9

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bình luận đáng chú ý về tình trạng tham nhũng trong buổi gặp mặt các cử tri ở quận Ba Đình, Hà Nội, hôm 27/9, trước thềm kỳ họp Quốc hội.

Trả lời một cử tri về nạn tham nhũng và tệ nạn của các nhóm lợi ích hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng nói ông có thể "nói hàng mấy tiếng đồng hồ," theo truyền thông Việt Nam.

"Bây giờ ra khỏi nhà, cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi. Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng nhỏ cũng có, như ngứa ghẻ, rất khó chịu," ông nói thêm.

Bên cạnh đó, ông Trọng cũng thừa nhận "có tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng."

"Giám định rất quan trọng, không cẩn thận dễ méo mó, kéo dài, làm giá, bôi trơn thì có khi còn cãi được tội."

"Vì thế tất cả các khâu phải công khai, minh bạch," ông Tổng bí thư nói.

Phát biểu gây chú ý

"Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng nhỏ cũng có, như ngứa ghẻ, rất khó chịu"
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng
Ông Trọng không phải là người duy nhất trong hàng ngũ lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam có những bình luận gây chú ý về nạn tham nhũng của Việt Nam.

Mới đây nhất, tại phiên họp thường vụ Quốc hội ngày 21/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định:

"Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia" ... "Mặc quần đùi áo trắng, vợt mấy chục triệu, mà lương như thế thì làm sao đủ tiêu?"

Ông Hùng cũng đã đặt câu hỏi “dân nào mà không muốn đấu tranh phòng chống tham nhũng? Hay là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì?"

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, trong phiên họp về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế năm 2009-2012 hôm 11/9 cũng được truyền thông Việt Nam trích thuật nói: "tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.

Năm ngoái, Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, cũng nhận xét "một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là chết cái đất nước này,” khi được trích thuật nói về nạn tham nhũng.

Chống tham nhũng


Ông Nguyễn Bá Thanh được kỳ vọng là người sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chống tham nhũng

Từ ngày 01/2 năm nay, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm giữ nhiều năm đã bị loại bỏ, thay thế bằng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư Trọng phụ trách.

Cùng với chuyển công tác chống tham nhũng cho Đảng điều hành, Đảng Cộng sản VN còn thành lập Ban Nội chính Trung ương, do cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh làm trưởng ban.

Vào tháng 5 năm nay, Ban Bí thư Trung ương ĐCS có văn bản gửi các cơ quan thường vụ đảng cấp tỉnh, thành về thiết lập Ban Nội chính ở hơn 60 tỉnh, thành trong nước.

Đầu tháng Tám, trong một diễn biến đáng chú ý khác, Tổng Bí thư Trọng đã ký quyết định17-QÐ/BCÐTW, thành lập bảy đoàn công tác với nhiệm vụ thanh tra các vụ xử lý tham nhũng và các vụ việc lớn, kéo dài.

Đứng đầu bảy đoàn này là các nhân vật trong dàn lãnh đạo cao cấp của Đảng, với nhiều nhân vật là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.

Trong số đó có các ủy viên Bộ Chính trị Ngô Văn Dụ, Trần Đại Quang; Bí thư Trung ương Đảng Trương Hòa Bình, các ủy viên Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Hòa Bình, Huỳnh Phong Tranh và Nguyễn Văn Hiện.

Hai ông Ngô Văn Dụ và Trần Đại Quang đảm nhiệm địa bàn quan trọng là Thanh tra Chính phủ, TP Hồ Chí Minh đối với ông Dụ, Hà Nội và Hải Phòng với ông Quang.

Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính, làm trưởng đoàn làm việc tại Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao.
(BBC)

Tổng Bí thư: Đổi tên nước có thể bị lợi dụng

“Chúng ta phòng xa khả năng bên ngoài, thế lực xấu lợi dụng đổi tên nước để làm việc khác, chứ không phải muốn trở lại với Bác Hồ”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.

Đại đa số ý kiến muốn giữ nguyên tên nước

Ngày 28/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội.

Tại buổi tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư cho biết, có ý kiến đề nghị nên lấy lại tên nước là “Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Nhưng tuyệt đại đa số ý kiến nhân dân vẫn chọn tên nước là “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tổng Bí thư cho rằng, đây là một bước tiến vì chúng ta đang đi lên Chủ nghĩa xã hội, chứ không phải dừng lại ở cách mạng dân tộc dân chủ. Bác Hồ cũng nói muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài cách mạng vô sản, chỉ có con đường Chủ nghĩa xã hội mới giải phóng dân ta khỏi ách nô lệ.

Tuy nhiên, theo Tổng Bí thư, vẫn có ý kiến trở lại tên nước “Việt Nam dân chủ cộng hòa”, việc này để Quốc hội bàn, thảo luận và quyết định.

“Nhưng phòng xa khả năng bên ngoài, thế lực xấu lợi dụng đổi tên nước để làm việc khác, chứ không phải muốn trở lại với Bác Hồ”, Tổng Bí thư nói.

“Phiếu như thế, làm việc cẩn thận”

Tại cuộc tiếp xúc, nhiều cử tri phản ánh không nên đưa ra 3 tiêu chí tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp như vừa qua. Cử tri Bùi Liên (quận Tây Hồ) cho rằng vô hình trung tất cả những người được đưa vào danh sách lấy phiếu mặc nhiên đã được tín nhiệm.

Theo ông Liên, chỉ cần đưa ra hai tiêu chí để bỏ phiếu đó là tín nhiệm và không tín nhiệm. Người nào có nhiều phiếu không tín nhiệm cần bãi nhiệm chức vụ.

 - 1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội trước kỳ họp Quốc hội

Trả lời cử tri, Tổng Bí thư nói rằng, đây là lần đầu tiên nước ta lấy phiếu tín nhiệm. Trên thế giới chắc chưa có ai một lúc lấy phiếu tín nhiệm đến tất cả các chức danh lãnh đạo từ cao nhất Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, các bộ trưởng…

Các nước là bỏ phiếu tín nhiệm, tức là khi thấy có vấn đề, đưa bỏ phiếu bất tín nhiệm để bãi miễn. Hoặc là bỏ phiếu tín nhiệm đối với cả một tập thể chính phủ, bãi bỏ luôn chính phủ ấy.

Vừa rồi, nước ta lấy phiếu tín nhiệm để thăm dò, có tác dụng nhắc nhở cảnh bảo, răn đe: “Đấy, phiếu ông đang như thế, làm việc phải cẩn thận”.

Tổng Bí thư nhận xét, vừa rồi lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội và HĐND các cấp có tác dụng tốt. Nhưng trong dư luận xã hội vẫn còn một số vấn đề băn khoăn.

Ví dụ, có ý kiến nói, nếu năm nào cũng lấy phiếu tính nhiệm thì còn làm ăn gì, chỉ lo giữ mình cho tốt. Có ý kiến nói, cứ anh nào xung trận nhiều, phiếu tín nhiệm thấp như lĩnh vực ngân hàng, giáo dục... Còn phía lãnh đạo bên Quốc hội phiếu rất cao vì không cọ xát nhiều. Nếu không cẩn thận sẽ làm thui chột người hăng hái trong công việc.

“Do vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo cho tổng kết, rút kinh nghiệm rồi tìm ra phương án tốt nhất. Nhưng khẳng định đây là chủ trương đúng cần phải làm”, Tổng Bí thư nói.

Hiến pháp còn 4 vấn đề tranh cãi
Tổng Bí thư cho biết, trong kỳ họp sắp tới, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận, xem xét thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Dự thảo Hiến pháp hiện nay còn 4 vấn đề nữa có ý kiến khác nhau, cần tiếp tục chờ Quốc hội cho ý kiến.
Vấn đền thứ nhất, các phương án khác nhau xung quanh thành phần kinh tế. Cụ thể là nên có “ kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo” hay không nên.
Vấn đề thứ hai liên quan đến đất đai, chuyện thu hồi đất, giá cả thu hồi đền bù, giải phóng mặt bằng...  Hiện ý kiến khác nhau ở chỗ có ghi là “phát triển kinh tế xã hội” hay không.
Thứ ba, xung quanh vấn đề chính quyền địa phương, có HĐND hay không? Nếu không có ai kiểm tra giám sát? Ngoài ra còn vấn đề chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, chính quyền hải đảo, đặc khu kinh tế hành chính...
Vấn đề thứ 4 có nên lập Hội đồng Hiến pháp để bảo vệ Hiến pháp hay không.
Dương Tùng 
  (Khám phá)

Tổng bí thư: ‘Đề phòng thế lực muốn xoá bỏ điều 4 Hiến pháp’

"Quốc hội sẽ quyết định tên nước song phải để phòng thế lực xấu bên ngoài lợi dụng đổi tên nước để làm việc khác, cũng như muốn bỏ sự lãnh đạo của đảng”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Trao đổi với cử tri hai quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm ngày 28/9 về vấn đề tên nước trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Tổng bí thư cho hay, ông được biết tuyệt đại đa số người dân đồng ý với tên gọi hiện nay - nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

“Đấy là một bước tiến, chúng ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội chứ có dừng ở cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đâu”, Tổng bí thư nói. Việc này, theo ông sẽ do Quốc hội quyết định, song, cũng phải phòng khả năng "thế lực xấu bên ngoài lợi dụng đổi tên nước để làm việc khác, cũng như muốn bỏ Điều 4, xóa vai trò lãnh đạo của Đảng".
tbt-4007-1380368706.jpg
Tổng bí thư phát biểu trong cuộc tiếp xúc cử tri chiều 28/9 tại quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Cũng liên quan tới nội dung Hiến pháp sửa đổi, Tổng bí thư cho biết, đến nay còn 4 vấn đề lớn trong nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp – “văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”. Trong đó, về thành phần kinh tế thì đa số đang tán thành phương án có nêu “kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo”.

Liên quan đến quy định về thu hồi đất, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, việc thu hồi chỉ trong trường hợp phục vụ cho công việc quốc gia, quốc phòng, công cộng và phát triển kinh tế xã hội. Hiện, các ý kiến còn khác nhau ở chỗ có quy định nhà nước thu hồi đất cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội hay không. Nhiều ý kiến lo ngại tùy tiện trong việc giao cho các doanh nghiệp.

“Nhưng nếu không quy định thì làm sao có thể thu hồi đất để xây dựng những công trình quốc gia, những khu công nghiệp lớn”, Tổng bí thư nói.

Trước góp ý của cử tri Nông Quang Lộc (Hoàn Kiếm) về việc hợp nhất chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước, Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết sẽ tiếp thu, báo cáo với Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Theo ông, cơ chế kiêm nhiệm đã từng được nêu ra, trên thế giới cũng có mô hình này như ở Trung Quốc.

Ở Việt Nam, vấn đề này do Đảng phân công, tùy từng giai đoạn, có thể trung ương Đảng phân công Tổng bí thư sang làm Chủ tịch nước. Việc này không "chốt cứng" trong Hiến pháp.

"Quy định như hiện nay để đề phòng quyền lực quá tập trung vào một người. Cơ chế kiêm nếu tốt thì là phúc cho dân tộc, còn chẳng may tính toán không kỹ thì là cái họa", Tổng bí thư nói.

Chia sẻ với nhiều cử tri về tình hình kinh tế đất nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, muốn đánh giá thì có nhiều cách tiếp cận, tùy quan điểm và phương pháp. Hiện, đánh giá của quốc tế và các cơ quan trong nước còn khác nhau về con số thống kê. Nếu Tổng cục Thống kê làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trả lời băn khoăn của cử tri Dương Văn Tiện (Tây Hồ) về việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), Tổng bí thư khẳng định, đối với vấn đề Biển Đông, các nước có liên quan phải kiên trì phương châm tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng có lợi. Nếu có tranh chấp thì phải giải quyết bằng hòa bình, thương lượng trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về luật biển năm 1982.
Theo ông, nếu không có gì thay đổi, trong tháng 10, lãnh đạo cao cấp Trung Quốc sẽ sang thăm Việt Nam để tiếp tục tìm cơ chế hợp tác có lợi cho cả đôi bên.
Nguyễn Hưng
(VnExpress) (Ông hỏi thử xem toàn dân này cái thế lực đấy là thế lực nào nhé)

Người Buôn Gió - Tào lao chính sự quê nhà 2

Chắc hẳn chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận ra điều gì khi ông đi Trung Quốc và Hoa Kỳ. Sau chuyến đến thăm hai cường quốc, gặp hai nguyên thủ đứng đầu. CTN Sang trở về lặng lẽ buông rèm,, ý muốn bắt sâu, diệt tham nhũng, xóa lợi ích nhóm hừng hực trước kia dường như đã nguội lạnh trong ông.
Ông Sang thấy gì ở chuyến đi đó.? Chắc sẽ là bí mật, chỉ biết rằng điều bí mật ấy lớn đến nỗi khi trở về ông gần như mai danh, ẩn tích. Tránh xa cả đám chiến hữu từng sát cánh năm ngoái đòi diệt sâu với ông.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi Pháp, xét về mặt ký kết hợp tác đã thành công, có hợp đồng, có hợp tác chiến lược. Báo chí ca khúc khải hoàn vang trời. Kế tiếp thành công, thủ tướng dẫn đoàn bộ sậu thân tính vượt Đại Tây Dương sang Hoa Kỳ để gặp những đối tác kinh tế hùng mạnh.
Phương Tây gạt bỏ yếu tố nhân quyền, mặc cho những người đấu tranh cho nhân quyền ở VN đứng bên ngoài biểu tình. Gạt không cho phóng viên không biên giới đưa kiến nghị thả 35 tù nhân lương tâm bị bắt. Miễn sao để ký được hợp đồng với chính phủ VN êm xuôi.
Những bản hợp đồng không phải là đến ngày hôm nay gặp ở Pari mới được soạn thảo, nó nằm trong những việc đã được vạch ra ít nhất là từ năm 2011, giữa những cường quốc Phương Tây với nhau. Cuộc bàn luận cân nhắc để Đức hay Pháp đứng ra làm chủ trì công cuộc kéo VN về gần với Phương Tây. Cuối cùng nước Pháp, một nước từng có nhiều kỷ niệm và dấu ấn văn hóa với VN đã được lựa chọn. Một lộ trình như thế tất hẳn sẽ có những yếu tố nhân quyền nằm ẩn sâu bên trong, chứa đựng những giải quyết triệt để về vấn đề đó, chứ không phải là đi giải quyết nội dung vài bản kiến nghị, vài cuộc biểu tình tức thời. Tuy nhiên kết quả không thể là ngày một ngày hai để chúng ta được thấy ngay.
Cho nên các bạn kiến nghị, biểu tình có bị ngăn chặn. Xin đừng buồn. Người phương Tây tuy thực dụng, tuy chỉ vì lợi ích kinh tế của họ ( như đám dư luận viên tuyên truyền ) nhưng phần nhân ái của họ chắc hẳn hơn những chế độ độc tài. Các bạn kiến nghị, biểu tình đều ở phương Tây hiểu sự nhân ái đó hơn ai hết qua cuộc sống hàng ngày mà các bạn đã trải nghiệm.( đến phần này một số DLV lại lôi chuyện đế quốc, thực dân ngày xưa ra để cãi nhau. Xin thưa rằng lịch sử từ sau cuộc đại chiến thế giới đến nay, đã khiến phương Tây hiểu hơn nhiều về một thế giới cần hòa bình thực thụ, và nền hòa bình đó cần phải được xây dựng trên thế giới bằng những quốc gia dân chủ, tự do chứ không phải của bọn độc tài quân phiệt giả nhân, giả nghĩa )
Các bạn đưa kiến nghị đã bị gạt bên lề ở Pari nên vui mừng. Vì những hành động của các bạn từ xưa đến nay , đã là chất xúc tác khiến phương Tây muốn kéo VN về họ hơn nữa. Bởi một Việt Nam hừng hực ước muốn đòi tự do, dân chủ từ trong nước đến bên ngoài chắc thuận lợi hơn so với một Bắc Hàn chìm đắm trong u mê, tăm tối.
Trở lại câu chuyện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thành công ở Pari. Tin tức bay về quê nhà, báo chí Việt Nam một bên thì hân hoan đón mừng. Và cái gọi là thành công này không phải là công sức hay tài năng gì của chính phủ Việt Nam cả, nguyên nhân đã nói phía trên.
Một bên khác thì sao.?
Ngay lập tức, dường như cùng một lúc, cùng một hiệu lệnh.
Hàng loạt bài viết gióng lên hồi chuông về kết cục bi thảm của nền kinh tế Việt Nam, nào là rơi đáy, nào là hạ cánh cứng, rồi nguy cơ không thực hiện được chỉ tiêu đặt ra....
Chưa đủ, đích thân những vị nguyên thủ bấy lâu nay kín tiếng bất ngờ trở lại diễn đàn, phát ngôn dậy sóng. Đầu tiên là chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, kế đến là hai trưởng ban nội chính, kinh tế của Đảng là Nguyễn Bá Thanh, Vương Đình Huệ cũng hiện diện xăng xái làm việc hoạt bát. Người đòi xử vụ này, người đòi kiểm tra cái kia.
Trong vòng vài ngày, lúc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công du. Ông TBT Nguyễn Phú Trọng tuy thần sắc không khỏe lắm, nhưng liên tiếp đăng đàn kêu gọi trên mọi vấn đề từ tham nhũng, lợi ích nhóm đến bảo vệ điều 4 hiến pháp, giữ vững vai trò của Đảng. Trong cuộc gặp cử tri ở Hà Nội, ông Trọng khẳng định vai trò của Đảng là lực lượng lãnh đạo tuyệt đối, ông chắc chắn rằng chúng ta đang đi trên con đường CNXH, không phải là thời kỳ nào khác nữa mà cần phải thay đổi này nọ. Giữ nguyên thế là đúng rồi.
Làm sao mà có sự trỗi dậy mạnh mẽ đòi truy xét nguyên nhân dẫn đến kinh tế suy yếu, tìm nguồn gốc tham nhũng như vậy vào lúc này. Và tại sao trong những đòi hỏi đó, ông Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu lại kèm theo một điều kiện tiên quyết là giữ vững sự lãnh đạo của Đảng. ?
Có lẽ là thế này, kinh tế VN đã xuống đáy thật sự, điều này khỏi bàn cãi. Tham nhũng, quan liêu, điều hành kém là do lỗi tại ai. Tại chính phủ do Nguyễn Tấn Dũng hết ư.? Chẳng phải là ông Dũng đã cười nhạt nói rằng - tôi làm theo Đảng, Đảng bảo tôi làm thì tôi làm, tôi là người của Đảng. Mà đúng là chính phủ của ông Dũng toàn là Đảng viên đấy chứ, có phải người nào khác đâu.?
Từ sự suy thoái của kinh tế và tham nhũng đó. Nội bộ VN nảy ra mâu thuẫn, nhưng sự mâu thuẫn vẫn dựa trên cái trục xoay theo phương châm người Trung Quốc dạy bảo là '' vừa hợp tác vừa đấu tranh ''. Phía Đảng dùng tuyên truyền giương ngọn cờ chống tham nhũng, yếu kém và kiên trì định hướng CNXH, kiên trì vai trò lãnh đạo của ĐCS. Phía kia thì cố gắng xoay sở chống đỡ, cố gắng đi vay mượn tiền bên ngoài, cũng cố gắng gắng duy trì chế độ CS bằng quân đội, công an. Tựu trung cuộc chiến hai bên có giằng co thế nào vẫn phải giữ mục tiêu duy trì ĐCS, duy trì chế độ làm trọng tâm.
Nhưng hành trình tiến về phương Tây không thể nào khác được. Vì chỉ nơi ấy có tiền. Người bạn chiến lược lớn TQ sau vụ xử UVBCT Bạc Hy Lai đã gây cho nhiều ủy viên khác phải e dè về sự chuyên chế của chế độ,sự lo lắng cho bản thân của các quan chức cao cấp ĐCSTQ đã góp phần làm cho Trung Quốc trở nên dao động hơn bởi những dao động âm ỉ sẵn có từ phía nhân dân. Một lãnh đạo mới nên như Tập Cận Bình phải đối phó giải quyết với chính sự tồn vong của Đảng mình, trong lúc rối bời như thế, còn đâu suy nghĩ để giúp một ĐCSVN vốn dĩ xưa nay trong lòng vẫn nghĩ là '' tráo trở''.
Chắc hẳn đến đây đã hiểu vì sao chủ tịch nước Trương Tấn Sang sau khi đi Trung Quốc, vội vã đi Hoa Kỳ và rồi về im tiếng. Trung Quốc đã không giúp, và Hoa Kỳ cũng không mặn mà gì với ngài chủ tịch mang tấm ảnh HCM đem ra làm quà. Hoa Kỳ thích con người nào thực dụng, sẵn quyền, sẵn có những lợi ích đang nằm trên đất Mỹ hơn. Giữa bao nhiêu người lãnh đạo cao cấp của ĐCS VN, phải chọn đối tượng nào để Hoa Kỳ nói chuyện.? Chắc hẳn không phải là ông Sang, Trọng, Hùng...rồi.
Cuộc gặp gỡ với IMF, WB và các doanh nghiệp Hoa Kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bộ sậu thân tín bàn những nội dung gì, cam kết gì có ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của ĐCS VN trong tương lai không.? Đó chính là điều khiến ông Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng dù đang ốm yếu cũng gắng gượng xông pha dũng mãnh mấy ngày hôm nay. Ông chỉ đạo đánh tham nhũng, vạch nguyên nhân yếu kém điều hành kinh tế, ông nơi nào cũng có mặt. Thông điệp của ông nhắn đến ai đó, cũng chẳng có gì mà không đọc được.
Đó là làm ăn thế nào với phương Tây thì làm, những vẫn phải giữ vai trò của ĐCS VN. Nếu không thì...nếu không thì...
Đúng là giọng của một ông giáo làng già nua, bảo thủ.
Nhưng phương Tây chờ đã lâu, đến giờ nếu có bỏ ra núi tiền và chuyên gia để giúp vực kinh tế Việt Nam đi lên. Chả lẽ họ làm thế, để cho ĐCS VN của ông Trọng được nương vào số tiền đó tiếp tục tồn tại, tiếp tục có tiền nuôi quân bảo vệ, trấn áp người bất đồng chính kiến, nuôi đội ngũ tuyên truyền ca tụng mình và chửi chính phương Tây.?
Mong cho phương Tây ngu như thế. Để ĐCSVN tồn tại muôn năm. Mà nếu ĐCS VN tồn tại, giữ vững vị trí độc tôn lãnh đạo , thì đất nước VN lại may mắn là '' có nền chính trị ổn định nhất thế giới ''. Nhân dân Việt Nam sẽ hưởng may mắn là chính phủ có tiền vực lại nền kinh tế, ĐCSVN yêu thương vẫn luôn tồn tại ngự trị dẫn dắt đất nước. Thật là phúc phúc trùng lai. Đất nước ấm no, yên bình.
Nếu phương Tây không giúp tiền.?
Đó là điều nhiều người muốn, để cho ĐCS tự xoay sở, cho sập hẳn đi.
Nếu viết về viễn cảnh VN ra sao khi phương Tây không giúp tiền?. Có lẽ nhiều bạn sẽ chửi tôi là an ninh cài cắm, dư luận viên, cộng sản trá hình....nên tôi không đủ can đảm. Nói thật thì tôi sợ cộng sản 3 phần, tôi sợ một số bạn chống cộng 7 phần. Thế nên tôi dừng ở đây. Một thằng vô học như tôi chỉ bàn đến đó là nhiều chữ lắm rồi.
Chỉ nói các bạn thế này, cắt tiết một con gà cũng cần phải đun nước sôi trước, mài dao, vặt chỗ lông cổ, có người giữ hộ cánh, chân. Huống chi là một cái ĐCS bám rễ mấy triệu người trong nhân dân. Và trước khi cắt tiết cũng phải dự định làm món gì, ai là người nấu món đó.
Trên đây chỉ là những suy diễn tào lao, thiếu căn cứ của một cá nhân. Không phải là quan điểm chính trị, chính kiến hay yêu sách gì, chỉ là bàn lời ra tiếng vào bình loạn cho vui như ở hàng nước. Bạn đọc xin hiểu theo nghĩa giải trí như hai bài phiếm luận vào tháng 8 trước dưới đây.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió )

Phương Uyên phải nhập viện vì bị công an hành hung


Hình ảnh Phương Uyên bị thương do công an hành hung hôm 25 tháng 9 năm 2013. (Courtesy FB Nguyễn Tường Thụy )

Sinh viên Phương Uyên bị công an hành hung phải nhập viện vì đa chấn thương.
Theo thông tin từ các blogger và từ gia đình của sinh viên Phương Uyên cho biết sau khi từ Hà Nội bị buộc phải lên máy bay về Sài Gòn, Phương Uyên đã có nhiều vết thương trên người do bị an ninh sân bay Nội Bài gây ra. Uyên bị xuất huyết vùng dưới và tiểu ra máu được bệnh viện huyện Hàm Thuận Bắc xác nhận. Sau đó gia đình đã xin phép và mang Uyên vào thành phố Hồ Chí Minh để chữa trị.

Hình ảnh đang lưu hành trên mạng internet cho thấy Phương Uyên đã bị một an ninh sân bay Nội Bài mặc áo ca rô đậm sàm sỡ trước đám đông. Hành vi này đang bị lên án và nhiều blogger  tham gia cuộc điều tra xem kẻ có hành vi thô bỉ này là ai và gia đình của anh ta hiện ở đâu.

Phong trào tố cáo kẻ sàm sở này trước công luận thế giới đang được phát động nhằm trả lại công đạo cho cô sinh viên nổi tiếng là cứng rắn này.

Gia đình Phương Uyên cho biết sẽ nộp đơn khởi tố công an và an ninh Nội Bài vì đã hành hung, tấn công tình dục, bắt giữ trái phép công dân đối với hai mẹ con của Phương Uyên.
RFA 28.09.2013

Không thể chấp nhận được: Một chương trình truyền hình cổ vũ cho việc tiêu dùng vi cá mập

Khoảng 5h15´ chiều thứ 7 ngày 28/09/2013, tôi có vô tình zip vào chương trình Ngon & Lành của VTC1 và thực sự sốc với nội dung của chương trình truyền hình này.


Phần lớn nội dung của chương trình này là sự quảng bá cho các tác dụng tuyệt vời của vi cá mập. Lúc đầu, tôi còn tưởng đây là quảng cáo của một công ty bán vi cá mập nào đó, nhưng hóa ra không phải. Trong chương trình, còn có PGS. TS. Dương Trọng Hiếu – Hội Đông y Việt Nam nhiều lần xuất hiện để giải thích rõ thêm về thành phần và công dụng của vi cá mập. Khoảng 5 phút cuối, chương trình có lời cảnh báo về việc do giá trị cao nên vi cá mập bị làm giả nhiều, người tiêu dùng nên cẩn trọng. PGS. TS. Dương Trọng Hiếu cũng nói thêm đại ý rằng có thể sử dụng các thực phẩm rẻ tiền hơn để thay thế vi cá mập và các cụ nhà ta không ăn vi cá mập thì cũng vẫn thọ lâu. Tuy nhiên, 5 phút vớt vát cuối này không thể “địch” lại mấy chục phút quảng bá về tác dụng của vi cá mập trước đó của chương trình. Chắc chắn những gì đọng lại trong tâm trí những người xem chương trình “Ngon & Lành” này là vi cá mập bổ lắm, tốt làm và tất nhiên, nếu có tiền, người ta sẽ tìm ăn.

Tôi xin nói luôn rằng đây là một điều không thể chấp nhận được trên một chương trình truyền hình quốc gia. Do tập quán tiêu dùng của những người nhiều tiền tại các quốc gia châu Á, cá mập đã và đang bị loài người đánh bắt lấy vây dẫn đến gần tuyệt chủng. Độc ác nhất là cách làm: người ta bắt cá mập, cắt lấy vây, sau đó ném cá mập trở lại đại dương. Khi không có vây, cá mập không thể di chuyển để kiểm thức ăn được. Chúng bị chết dần chết mòn vì đói và vì vết thương. Việc này cũng tương tự như người ta giết tê giác chỉ để lấy cái sừng hoặc giết voi chỉ để lấy đôi ngà. Lương tri của nhân loại không chấp nhận việc làm độc ác này nhưng tiếc thay, chỉ vì tập quán tiêu dùng của một số quốc gia châu Á và vì sức mạnh của đồng tiền, những việc đau lòng này vẫn đang tiếp diễn hàng ngày trên khắp thế giới.

Tại các nước tiên tiến trên thế giới, việc đánh bắt cá mập đã bị cấm. Việt Nam chúng ta không thuộc hàng các nước tiên tiến. Chúng ta cũng chưa có các chương trình giáo dục bảo vệ môi trường như ở các quốc gia khác. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta nên phát sóng các chương trình cổ vũ cho việc tiêu dùng những sản phẩm như vi cá mập, sừng tê giác hay ngà voi. Một chương trình truyền hình như vậy sẽ có đến triệu người xem. Những người làm chương trình truyền hình ở Việt Nam không thể ngây thơ như vậy được. Tôi vô cùng xấu hổ cho trình độ của họ sau khi xem xong chương trình. Việt Nam chúng ta không thể lạc hậu mãi về nhận thức thế này được.
Ly Nhi 
(Dân luận)

Điều gì cản bước Việt Nam phát triển?

Tại  Diễn đàn Kinh tế Mùa thu vừa diễn ra ở Huế trong hai ngày 26-27/9, TS Lê Đăng Doanh đã thẳng thắn đề cập đến câu chuyện cốt lõi, đó là phải cải cách thể chế kinh tế và thể chế chính trị để góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Diễn đàn Kinh tế Mùa thu là hoạt động thường niên của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do UNDP tài trợ.
Chưa có lộ trình thích hợp
Thay vì nói đến những dấu hiệu trì trệ của nền kinh tế, ông Lê Đăng Doanh đi sâu phân tích câu chuyện mang tầm chiến lược lớn hơn, đó là việc chậm trễ trong cải cách thể chế kinh tế và thể chế chính trị đang góp phần "cản bước" phát triển.
cải cách, Diễn đàn Kinh tế Mùa thu, thể chế, độc quyền, TS Lê Đăng Doanh, UB Kinh tế Quốc hội
Cần cải cách mạnh mẽ để xóa bỏ độc quyền trong khu vực DNNN. Ảnh minh họa

 TS Lê Đăng Doanh lý giải, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 được Đại hội XI của Đảng thông qua (1.2011) đã ghi rõ: “Kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới. Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương để thúc đẩy đổi mới toàn diện và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

Chiến lược khẳng định coi việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính là khâu đột phá chiến lược số 1. "Rất tiếc rằng những định hướng đúng đắn nêu trên đã không được thực hiện trong thời gian qua", ông Doanh nói.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước mang tên “Thể chế hiện đại”, 2010  cũng đã chỉ rõ những vấn đề, hạn chế và yếu kém của thể chế nhà nước về trách nhiệm giải trình, nhất là trách nhiệm giải trình trong quá trình phân cấp và giao quyền hạn cho các địa phương, chế độ tiền lương và hệ thống trợ cấp phức tạp, hệ thống tuyển dụng và đề bạt, hệ thống luật pháp và tư pháp, giám sát.

"Trong khi Việt Nam đang hội nhập sâu sắc về rất nhiều mặt vào kinh tế thế giới, những giá trị chung như quyền con người, lợi ích chung trên thế giới và khu vực, luật lệ quốc tế v.v... thì thể chế chính trị đã không thay đổi kịp thời để phát huy các mặt mạnh của dân tộc và đất nước, hạn chế, bổ sung cho những khuyết tật của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa", ông Doanh nhấn mạnh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 29.06 2012 đã nhận định: “Hiện tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có, song phải có cái nhìn khách quan, biện chứng để không mất phương hướng... “

Theo ông Doanh, những nhận định khác nhau như vậy cho thấy rất cần có một sự đánh giá khoa học-thực tiễn đầy đủ về hệ thống thể chế hiện nay. Đổi mới chính trị đã không có “một lộ trình thích hợp” và không “đồng bộ với đổi mới kinh tế” như Đại hội XI đã yêu cầu.

Trong các Hội nghị Trung ương và các dịp khác nhau, lãnh đạo Đảng đã nhiều lần chỉ rõ nguy cơ tham nhũng đe dọa sự tồn vong của chế độ và của Đảng, “lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ” nhưng những biện pháp đề xuất chỉ hạn chế vào phê bình và tự phê bình, chỉnh đốn tổ chức Đảng v.v..., thiếu hẳn các biện pháp cải cách về thể chế như thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình (accountability), giám sát quyền lực, phát huy vai trò của người dân và báo chí trong đấu tranh chống tiêu cực và tham nhũng v.v...

Ông Doanh phân tích, vai trò của nhà nước trong bảo đảm thực thi pháp luật trong xã hội, bảo đảm các quyền và lợi ích của công dân đã được Hiến định chưa được thực hiện tốt. Các hiện tượng lừa đảo trong y tế (như vụ tiêm ăn bớt vaccine ở Hà Nội, vụ nhân bản xét nghiệm máu ở Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức v.v...), giáo dục trong các cơ sở công lập được phát hiện ngày càng nhiều, vụ lương khủng của các lãnh đạo doanh nghiệp công ích ở TPHCM, nhiều vụ việc sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm chậm được phát hiện cùng với việc nhiều vụ tham nhũng được xử án treo v.v... cho thấy sự yếu kém đến bất lực của một bộ phận không nhỏ  trong bộ máy nhà nước.

Xóa bỏ độc quyền

Liên quan đến lộ trình cải cách kinh tế, ông Doanh cho hay, mấu chốt là phải xóa bỏ tình trạng độc quyền.

Ông Doanh phân tích, cạnh tranh lành mạnh là một nguyên tắc hoạt động cơ bản của kinh tế thị trường nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, năng suất, dẫn đến đào thải nhưng doanh nghiệp yếu kém. Nếu như trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung các doanh nghiệp nhà nước sẽ tồn tại và hoạt động không cần cạnh tranh thì trong kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, cạnh tranh diễn ra trên thị trường trong nước và quốc tế.

Trước viễn cảnh cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thiết lập, 10 nước ASEAN sẽ hình thành một thị trường thống nhất và Việt Nam đang tích cực đàm phán để gia nhập Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) việc thực hiện cạnh tranh lành mạnh, theo pháp luật là động lực cần thiết để nâng cao hiệu quả và sức mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiệp định TPP liên quan đến nhiều vấn đề cốt lõi của thể chế kinh tế thị trường và thể chế nhà nước. Đối với doanh nghiệp nhà nước, TPP đòi hỏi phải đối xử công bằng (fairness), công khai, minh bạch, chấm dứt các ưu đãi, thiên vị. Nếu bị phát hiện, vụ việc có thể được đưa ra tòa án để xem xét và phán quyết.  Đây vừa là cơ hội cho cải cách vừa là thách thức đối với các nhóm lợi ích đang tồn tại hiện nay.

Nhưng, có lần, khi được lý do về việc để thế độc quyền tồn tại lâu ở khu vực DNNN thì  Bộ trưởng  Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng thẳng thắn thừa nhận: “Bộ Công thương đúng là chưa làm hết trách nhiệm, còn thiếu sự kiểm tra, đôn đốc và kiến nghị với TƯ để tránh độc quyền với DN”.

Trong các lĩnh vực độc quyền, thông thường, sự độc quyền của khu vực DNNN được công luận chú ý nhiều nhất.

Ngoài ra, lộ trình áp dụng cơ chế thị trường cho ngành điện và các ngành khác tiếp tục kéo dài trong khi Cục Quản lý cạnh tranh rất khó có thể giám sát các tập đoàn, tổng công ty nhà nước này. Nhiều tỉnh, thành phố đã mặc nhiên cho phép hình thành “độc quyền địa phương” bằng cách chỉ định một công ty duy nhất xuất khẩu gạo của tỉnh hay quy định hành chính trong phạm vi địa giới của tỉnh chỉ dùng bia do doanh nghiệp của tỉnh sản xuất. Những hành vi này không phù hợp với Luật Cạnh tranh nhưng chưa thấy được xử lý.

Gần đây, việc lãnh đạo một số công ty nhà nước công ích của TP.Hồ Chí Minh nhận lương “khủng” đã bộc lộ những lỗ hổng trong hoạt động của tổ chức Đảng, Công Đoàn, đoàn thể ở cơ sở cũng như những sai sót của cơ quan quản lý cấp trên của các doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp này có vị thế “độc quyền” trên lĩnh vực được giao. Song, tình trạng độc quyền cũng đã lan sang cả truyền hình trả tiền và những dịch vụ khác.

Bức tranh chưa đầy đủ và chưa có hệ thống trên đây cho thấy muốn hoàn thiện cơ chế thị trường, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, theo pháp luật rất cần cải cách thể chế, bảo đảm các cơ quan chính quyền nhà nước các cấp không tùy tiện can thiệp hành chính vào thị trường và có cơ chế giám sát lợi ích nhóm.

TS Lê Đăng Doanh kiến nghị, Quốc hội nên xem xét ra Nghị quyết về cải cách thể chế, thực hiện các nguyên tác cơ bản của bộ máy như trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch, mỗi vị trí đều phải có quy định về chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Việc bổ nhiệm những chức danh chủ chốt phải có chương trình hành động, phải được thông qua giám định và xét duyệt công khai của các Ủy ban của Quốc hội (ở trung ương) hay các ban của Hội đồng Nhân dân cấp tương ứng. Hiện nay cải cách thể chế đã quá chậm và gây ra nhiều tiêu cực, đã đến lúc Quốc hội cần thực hiện quyền hiến định về lĩnh vực này.

Ngoài ra, cần xem xét cơ chế để xóa bỏ tình trạng độc quyền. Đặc biệt là phát huy vai trò của báo chí và các tổ chức xã hội.
.
Ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện CIEM: Cần một thông điệp của Chính phủHội nhập kinh tế quốc tế là không thể thiếu trong quá trình cải cách nhưng chỉ là một điều kiện cần cho duy trì tăng trưởng và phát triển. Cải cách trong nước (bao gồm cải cách cơ cấu và duy trì ổn định vĩ mô) là chìa khóa để tối đa hóa lợi ích và để giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của các cú sốc bên ngoài. Chính phủ cần một thông điệp kiên quyết và rõ ràng về ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính sách ưu tiên tăng trưởng và ít ưu tiên cho ổn định vĩ mô dễ dẫn tới thiếu nhất quán về chính sách và cuối cùng, sẽ phải trả giá đắt để chỉnh sửa.  Thiếu nhất quán chính sách khuyến khích các hành vi đầu cơ và bóp méo sự phân bổ nguồn lực.
Ngọc Lê
(VNN)

Vân Thảo - Ngày độc lập lần thứ hai (!?)


Tháp Burj Khalifa (Dubai)
                                                                                                   
Thường thường mỗi lần từ Hải Phòng lên Hà Nội làm việc, sau khi công việc xong xuôi anh Tạ Quang Thắng, Tổng giám đốc Công ty Sơn Trường, hay gọi tôi đi uống cà phê sau đó mới về lại Hải Phòng. Lần này anh Thắng chọn một quán cà phê tương đối vắng vẻ ở đường Trần Hưng Đạo.
Tôi đến nơi đã thấy anh đang cầm cái thìa khuấy chậm rãi vào li cà phê sữa nóng. Nét mặt anh tỏ vẻ trầm tư.
Tôi bắt tay Tổng giám đốc Tạ Quang Thắng, hỏi:
- Chắc công việc có chuyện gì trục trặc rồi phải không?
Anh Thắng bảo:
- Không có chuyện gì. Ngồi chờ anh và ngẫm chuyện thời thế, thế thôi.
Tôi ngồi xuống và nói với anh:
- Thời thế lúc nào mà chẳng rối như mớ bòng bong ngẫm làm gì cho mệt.
- Cũng muốn thế lắm anh ạ. Nhưng không nói ra thấy lương tâm của mình cắn rứt thế nào ấy. Này, anh có bao giờ gặp ác mộng chưa?
- Thỉnh thoảng gặp ác mộng của những năm chiến tranh hiện về.
* * *
Anh Thắng nhâm nhi ngụm cà phê, sau đó đặt li xuống nói thong thả:
- Đời người lúc trẻ thơ ai cũng vậy, thường cú nhiều cơn ác mộng. Khi lớn lên tùy hoàn cảnh công tác, sức khỏe những cơn ác mộng giảm dần. Chỉ khi nào gặp chuyện gì đó gây cho mình những áp lực dữ dội thì lúc đó những cơn ác mộng lại tăng lên. áp lực công việc, gia đình không hòa thuận, x• hội loạn li cũng hay làm cho người ta mất ngủ và gặp ác mộng.
Nghe anh Thắng lí giải một thôi một hồi về chuyện ác mộng tôi cười và hỏi:
- Sao hôm nay anh lại lôi chuyện ác mông ra mà lí sự vậy? Chắc nhớ lại cơn ác mộng của vụ vay tiền ngân hàng và bạn bè để san lấp mặt bằng cải tạo đất ở bãi Vân Trai năm 1989 rồi phải không?
- Không. Không. Công việc làm ăn của tôi vẫn thuận lợi. Chẳng có gì trục trặc cả. Tôi chỉ suy nghĩ rất nhiều đến xã hội mình đang sống hiện nay. Không hiểu sao xã hội bây giờ trắng đen lẫn lộn ngày càng gia tăng khiến hàng triệu người phải đăm chiêu, trằn trọc, thao thức suốt đờm dài. Anh có thể lí giải vì sao không?
Tôi cười đáp lại:
- Anh đi mà hỏi lãnh đạo Đảng và Nhà nước người ta lí giải cho chứ tôi chịu.
Tôi quen biết Tổng giám đốc Tạ Quang Thắng mới gần một năm nay thôi. Qua đôi ba lần gặp gỡ tôi rất quý phong thái làm việc của Tạ Quang Thắng. Đặc biệt là cái tâm của anh đối với đất nước. Lần đầu tiên tôi gặp anh Thắng là thời kỳ lùm xùm chuyện Bộ Giao thông vận tải có quyết định 476 về dự toán giai đoạn đầu khởi công cảng Lạch Huyện ở Hải Phòng. Tạ Quang Thắng là người phản đối dữ dội nhất. Anh chứng minh cho Bộ GTVT thấy cảng Lạch Huyện do Bộ GTVT làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn ODA 1 tỷ USD mà theo anh ODA chính là vốn vay mà thế hệ con cháu chúng phải trả sẽ bị trắng tay, gây lãng phí một cách khủng khiếp nhất từ trước đến nay.
Lý lẽ của anh thật đơn giản: Tàu 5 vạn tấn đã khó rồi thì làm gì có tàu 10 vạn tấn mà người ta phải nạo vét tới 40 triệu m3 đất đổ ra biển, kèm theo hàng loạt hạng mục không cần thiết, không có nó cũng chẳng sao . Nó gây ra thất thoát hàng nghìn tỷ đồng tiền vốn của con cháu.
Anh Thắng tâm m sự giọng buồn buồn: "Tụi chờ dự án cảng Lạch Huyện 5-6 năm rồi mà khi nó đến lại phải quay lại phản công nó cũng là một chuyện hi hữu. Anh Thắng nói tiếp: “ Trước khi kéo quân về cảng Lạch Huyện (Hải Phòng), Bộ GTVT vừa lập chiến tích tiêu 600 triệu USD của con cháu vào cảng Cái Mép - Thị Vải rồi đắp chiếu để đấy. Vỡ nếu đưa vào khai thác thì lỗ cũng lớn hơn đắp chiếu.
Là người Hải Phòng lại quyết liệt chống lại việc dùng vốn ODA vào 2 dự án cảng Lạch Huyện và cầu Tân Vũ mà theo anh Thắng nờn sử dụng vốn trong nước. Nhiều người hỏi tại sao anh lại phản đối. Anh lý lẽ thật đơn giản: Vốn ODA là vốn của con cháu chúng ta không riêng gì Hải Phòng. Nếu dùng nó mà không để lại lợi ích cho thế hệ con cháu thì dứt khoát là không nên..
Tôi không hiểu hỏi lại:
- Dự án có tổng số vốn lớn như vậy nếu không dùng vốn ODA thì nhà nước ta làm gì có tiền?
Anh Thắng trả lời rất nhanh:
- Có rất nhiều cách mà chúng ta không chịu phát huy nội lực mà thôi.
Rồi anh chứng minh. Người Hàn Quốc sau chiến tranh họ khó khăn hơn chúng ta rất nhiều nhưng họ chỉ dùng ODA 3-4 năm rồi sau đó lại cho vay lại. Họ biết phát huy nội lực và bằng chính sách thật thông minh. Chỉ sau 20 năm họ phát triển vượt bậc khiến cả thế giới mà đến ngay cả Nhật cũng phải ngỡ ngàng. Còn tại sao chúng ta đó 30 năm đi vay ODA rồi mà giờ vẫn còn thèm khát nó?
Ngẫm nghĩ một lát anh Thắng nói tiếp:
- Thiên hạ bảo người Nhật họ khôn lắm. Họ hiểu Việt Nam quá tường tận. Họ biết chúng ta có cả hệ thống thủ tục rào cản nhưng riêng ODA thì gần như không cú cơ chế giám sát nào. Họ biết dùng phép "bỏ con săn sắt bắt con cỏ rô". Cho tiền lập dự án để dễ bề kiểm soat sao cho có lợi nhất. Họ quá biết chúng ta thích chữ “nhất". Vịnh đẹp nhất, bờ biển đẹp nhất, cầu lớn nhất, hang động đẹp nhất vân vân và vân vân… Thích hoành trỏng, thích nhất do đó họ lợi dụng chúng ta khiến chúng ta dùng hàng xa xỉ để họ kiếm thật nhiều tiền, đặc biệt một số công trình giao thụng gần đây họ muốn khai thác lợi nhuận từ ODA một cách cao khủng khiếp như cầu Nhật Tân cao gần gấp 4 lần cầu Vĩnh Tuy, cảng Lạch Huyện và cầu Tân Vũ là các dự ỏn rất điển hình lòng tham của người Nhật. Ngay chính tại nước Nhật cú một số chuyên gia kinh tế họ cũng biết việc này nên đã kịch liệt phản đối cách kiếm tiền của một số cụng ty Nhật Bản tại Việt Nam. Còn chúng ta, người bị hại do bị thao túng lạm dụng thì gần như im lặng.

Cảng Lạc Huyện, nơi ném tiền ODA xuống biển

Số đông người dân chúng ta chỉ nghĩ mặt phải của ODA là một sự viện trợ nhân đạo nên mất cảnh giác và thờ ơ. Một bộ phận nhỏ biết được cỏi lợi, hại của nó nhưng vì an phận mà không dám nói hoặc nói nửa vời nón khụng đủ lượng thông tin cần thiết khuấy động được dư luận. Cuối cùng phải núi đến một nhúm người được hưởng lợi từ nguồn vốn này. Cũng giống người Nhật Bản, họ cũng tìm mọi cách để tận hưởng và thu lợi từ nguồn vốn vay mà các thế hệ con cháu chúng ta phải trả sau này để mặc sức sử dụng một cách hoang phí, có thể gọi là những người nhẫn tâm hay ác tâm nhất với con cháu khiến cho một số chuyen gia nước ngoài phải cảnh báo "Nếu sử dụng ODA không thông minh nó sẽ là cái bẫy làm suy sụp nền kinh tế trong tương lai".
Tổng giám đốc Tạ Quang Thắng kết luận một câu thật chí lí: "ODA là loại biệt dược quý nhưng cực kỳ độc. Nếu không biết cách sử dụng khôn ngoan thì tốt nhất nên rời xa nó càng sớm càng tốt".
* * *
Cũng từ suy nghĩ ấy mà giờ đây Tổng giám đốc Tạ Quang Thắng lại có công văn gửi Chính phủ kiến nghị dự án cầu Tân Vũ (Hải Phòng) không nên sử dụng nguồn vốn ODA mà sửa lại thiết kế để giảm tổng mức đầu tư từ 12 nghìn tỷ đồng xuống dưới 1 nghìn tỷ đồng.
Khi anh Thắng báo tin này cho tôi, tôi không tin vào tai mình vì quá kinh ngạc. Cùng một dự án mà có con số đầu tư chênh lệch nhau một cách kinh khủng, giảm đến tới 12 lần làm sao tin được. Tôi hỏi lại cho chắc chắn anh liền giải thích: Rất đơn giản thôi anh ạ. Chỉ cần bỏ thông thuyền để hạ độ cao cầu từ hơn 10m xuống còn 5,5m là giảm mức kinh phí như vậy. Và anh Thắng chứng minh rằng luồng Nam Triệu sớm muộn cũng tự mất đi là một tất yếu khách quan.
Một phát hiện quả là sắc sảo và khôn ngoan chỉ cú từ những người căn cơ biết đi lên bằng chính đôi chân của mình và tấm lòng yêu nước.
Uống xong li cà phê, anh Thắng bảo với tôi anh mới đi Dubai về. Anh kể Đoàn doanh nhân đi nghiên cứu thị trường mới về ai cũng tiêu hết tiền để mua hàng vì ở bên đó hàng vừa xịn vừa rẻ. Còn anh thì khác. Anh dùng tiền mua một quyển sách nói về ông Vua Mohammed bin Rashid Al Maktoum - Dubai dày 124 trang bằng tiếng Anh, mặc dù anh lại mù tịt về tiếng Anh. Mọi người cứ tưởng vì anh quá hâm mộ ông Vua này vì ông ta đó cú một quyết sách sáng tạo để biến Dubai từ một đất nước tiểu vương Ả Rập cú nguồn dầu mỏ ớt nhất trong 7 tiểu vương nhưng trở thành giàu có nhất. Nhưng còn có một nguyên nhân khác mà gần như không ai biết là quyển sách này anh quyết định mua ngay chính tại tháp Burj Khalifa cao 828m. Theo người dẫn chương trình thì ông Vua này quyết định xây tháp này với giá 1,6 tỷ USD chỉ mong cho khách thập phương đến tham quan tăng nguồn thu cho các thế hệ tương lai thụ hưởng số tiền gấp nhiều lần số 1,6 tỷ USD. Burj Khalifa trước kia tên là Burj Dubai, là một nhà chọc trời siêu cao ở "Trung tâm Mới" của Dubai. Nó hiện là công trình cao nhất thế giới. Tòa nhà được đưa vào sử dụng ngày 4-1-2010. Đây là một phần của một tổ hợp phát triển lớn mang tên Downtown Burj Khalifa ở Giao lộ Thứ nhất dọc theo Đường Sheikh Zaved, vốn là khu trung tâm tài chính của Dubai.
Nghe đến đây anh lại liên tưởng đến cảng Lạch Huyện. Cũng với một số tiền tương đương như vậy nhưng chúng ta lại sử dụng tiền của con cháu mình chôn vùi vào lòng đất chứ không phải cao lên trời để rồi sau này con cháu phải gánh chịu một khoản nợ gấp nhiều lần số tiền mà chúng ta lấy của chúng chôn vào đáy biển.
Anh Thắng kể hôm ở Dubai về đến Hà Nội đúng dịp lễ trung thu. Nhìn thấy lũ trẻ hồn nhiên nô đùa, lòng anh se lại. Anh nghĩ lũ trẻ kia thật vụ tư. Chúng đâu biết lớp cha ông của chúng đang dùng tiền của chúng để chôn xuống bùn và tiêu xài xả láng trước mắt, chứ đâu phải vươn lên một ngọn tháp Burj Khalifa như bên Dubai cho chúng thụ hưởng sau này? ODA! - ÔI, cơn ác mộng đang chờ chúng nó trong tương lai. Một món nợ khổng lồ đang treo trước mắt chúng, đời chúng chưa chắc đã trả hết mà còn dây dưa đến đời con đời cháu chúng nó. Người ta có tâm và có tầm, có vốn biết dùng đồng vốn hợp lý, lo vươn lên trời cao vì con cháu mai sau; còn mình lai đi ném tiền xuống biển chỉ vì cái lợi trước mắt của nhóm lợi ích do lối sống ích kỷ, tham lam!
Anh Thắng nhìn thẳng vào tôi và nói:
- Anh là nhà văn. Anh phải lên tiếng đề cảnh báo làm sao cho người dân yêu mảnh đất hình chữ S đừng quá vô tâm, nhẫn tâm, ác tâm với thế hệ tương lai của đất nước. Nếu hôm nay vung tay quá trán thì tương lai sẽ tròng lên cổ con cháu chúng ta những khoản nợ kinh khủng, làm sao chúng cú thể mở mày mở mặt với thiên hạ được?
Anh bảo anh rất tâm đắc với câu nói của Tiến sĩ Tô Văn Trường: “Hãy coi ngày chúng ta thoát khỏi vốn ODA là ngày độc lập lần thứ hai của nước nhà ". Tôi vỗ tay tán thưởng:
- Hay! “Ngày thoát khỏi vốn ODA được coi là ngày độc lập lần thư hai" - Quá hay!
Hà Nội, 28 tháng 9 năm 2013
Vân Thảo
(Blog BVB)

Cơ sở sửa tàu mua từ Nga tại Cam Ranh


Công cuộc hiện đại hóa hải quân đang biến Việt Nam thành một trong những khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga

Phó Tổng giám đốc Trung tâm sửa chữa tàu Zvezdochka nói Việt Nam đã đặt chỉ tiêu sẽ hoàn thành trung tâm sửa chữa tàu mua từ Nga tại Vịnh Cam Ranh vào năm 2015.

Cơ sở này sẽ sửa chữa và bảo dưỡng “toàn bộ tàu nổi và tàu ngầm do Liên Xô và Nga cung cấp [cho Việt Nam]”, Ông Yevgeny Shustikov được hãng tin RIA Novosti của Nga dẫn lời nói.
Thông tin trên được ông Shustikov đưa ra tại triển lãm hải quân NAMEXPO 2013 tổ chức tại Ấn Độ.

Ông này cũng cho biết hiện các chuyên gia của Nga đang làm việc tại Việt Nam để bảo vệ bản thảo thiết kế của dự án này, đồng thời nói phía Việt Nam đã đề ra chỉ tiêu hoàn thành của cơ sở này là vào năm 2015.

Nga và Việt Nam đã trở thành 'đối tác chiến lược' năm 2001, và mối quan hệ này đã được nâng cấp thành 'đối tác chiến lược toàn diện' vào năm 2012.

Trong những năm qua, Việt Nam đã mua của Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo, 4 tàu tên lửa Gepard, bên cạnh các vũ khí khác như 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2, hệ thống tên lửa phòng không S-300, tổ hợp tên lửa ven biển Bastion, và tên lửa phòng không Igla.

Hải quân Việt Nam hiện cũng đang sử dụng các loại tàu pháo mua của Nga từ những năm 1990 như tàu Svetlyak, Molniya.

'Quan điểm nhất quán'

"Quan điểm nhất quán của Việt Nam là không liên minh quân sự với nước ngoài, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam"
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nói hồi tháng 8/2013
Trước đó, trong chuyến công du sang Moscow hồi tháng Tám của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, hai phía Nga và Việt Nam đã thảo luận chi tiết về các vấn đề, nội dung hợp tác trọng tâm như: mở rộng hợp tác hải quân, xây dựng khu vực đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, cung cấp các dịch vụ hậu cần cho tàu thuyền qua lại trên Vịnh Cam Ranh.

Trả lời Thông tấn xã Việt Nam vào lúc đó, ông Thanh nói hai nước đã thống nhất sẽ hình thành một ‘liên doanh sửa chữa bảo dưỡng’ cho các vũ khí mà Liên Xô từng viện trợ trước đây và các vũ khí mà Việt Nam mới mua từ Nga.

Cũng trong chuyến công du sang Moscow vào tháng 8, Bộ trưởng Thanh tiết lộ phía Nga đã yêu cầu Việt Nam làm đơn giản để họ có thể ‘vào cảng Cam Ranh để sửa chữa, bảo dưỡng tàu thuyền và cho quân nhân nghỉ ngơi trong quá trình hành quân’.

Ông cũng cho biết câu trả lời của ông: “Về vấn đề này, quan điểm nhất quán của Việt Nam là không liên minh quân sự với nước ngoài, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.”

Hải cảng Cam Ranh là nơi Liên Xô từng đặt căn cứ hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương từ năm 1979.

Đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô bên ngoài lãnh thổ nước này. Hồi đầu thế kỷ trước, năm 1905, Hạm đội Đế quốc Nga dưới thời Đô đốc Zinovy Rozhestvensky (1848-1909) cũng đã sử dụng cảng Cam Ranh trong cuộc chiến Nga-Nhật.

Tuy nhiên hoạt động của hải quân Nga dần dần bị thu nhỏ cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và năm 2002, trước khi thỏa thuận thuê Cam Ranh hết hiệu lực, Nga đã rút hoàn toàn khỏi nơi đây.

Việt Nam sau đó tuyên bố sẽ không sử dụng Cam Ranh cho mục đích quân sự nữa.
(BBC)

Quốc tịch Mỹ: quý hay phiền toái?


Con số người Mỹ từ bỏ quốc tịch tăng mạnh trong năm nay, một phần được cho là bởi luật thuế mới khiến nhiều người Mỹ đang sống ở nước ngoài không hài lòng.

Chào nhé, hộ chiếu Mỹ.

Đây không phải là điều người Mỹ coi nhẹ. Nhưng là điều mà nhiều người trong số họ đang cân nhắc, và đang có hành động.

Số những người đang sống ở nước ngoài tuyên bố từ bỏ quốc tịch Mỹ tăng vọt trong quý hai của năm 2013 so với cùng kỳ năm ngoái, 1.131 vụ so với 189 trong năm 2012.

Tuy đây chỉ là số nhỏ so với chừng sáu triệu người Mỹ ở hải ngoại, nhưng rõ ràng là một sự gia tăng đáng kể.

Danh sách này do Phòng đăng ký Liên bang tổng hợp. Tuy không có lý do nào được đưa ra, nhưng người ta tin rằng yếu tố lớn ảnh hưởng tới quyết định này chính là vấn đề thuế.

Luật mới, Đạo luật Tuân thủ Quy định Thuế nước ngoài (Fatca), từ 1/7 năm sau sẽ đòi tất cả các tổ chức tài chính trên thế giới phải báo cáo trực tiếp tới Cơ quan Thuế vụ Quốc nội Hoa Kỳ (IRS) về toàn bộ tài sản và thu nhập của bất kỳ công dân Mỹ nào có 50 ngàn đô la trở lên tại tổ chức tài chính đó.

Mỹ có thể sẽ khấu trừ 30% cổ tức và tiền lãi đối với các ngân hàng nào không tuân theo quy định này.

Đây là nỗ lực của giới chức Hoa Kỳ, nhằm thu hồi ước tính 100 nghìn tỷ đô la mỗi năm các khoản thuế lẽ ra phải trả, tính trên tài sản của công dân Mỹ ở nước ngoài.
"Tôi từng luôn tự giới thiệu mình là người Mỹ, nhưng nay thì thôi, tuy tôi trong tim vẫn là người Mỹ, dẫu không còn tấm hộ chiếu nữa. Tôi sẽ vẫn ăn mừng Lễ Tạ ơn và ngày Độc lập 4/7."
Bridget, người Mỹ sống tại Scandinavia
Khác với công dân của nhiều nước khác, người Mỹ bị đánh thuế bất kể sinh sống ở đâu, trong hay ngoài nước Mỹ.

Đột nhiên, một số người đang sống ở nước ngoài thấy toát lạnh sống lưng.

Họ luôn phải điền hồ sơ khai thuế và tiết lộ về các tài khoản ở nước ngoài theo mẫu hồ sơ có tên gọi FBAR, tuy trên thực thế nhiều người không làm.

Nay Fatca buộc họ phải làm nếu không muốn bị phạt nặng, và giới chức Mỹ sẽ biết nhiều thông tin hơn nhiều so với trước.

Nhiều người nói IRS chỉ tìm cách lấy lại những gì đang còn bị nợ, nhưng những nhà chỉ trích thì nói trong khi giới chức tìm cách phát hiện ra những kẻ trốn thuế thì người dân thường cũng bị kéo vào cơn ác mộng phải điền đơn, tốn kém và mất thời gian.

Mà với một số người, thì như thế là quá mức chịu đựng.

Briget, người đề nghị BBC không dùng tên thật, đã từ bỏ quốc tịch Mỹ hồi 2011, sau 32 năm sống ở vùng Scandinavia.

"Chả liên quan gì tới chuyện trốn thuế cả. Tôi chưa bao giờ phải trả thuế ở Mỹ, bởi ở đây tôi trả nhiều hơn. Vấn đề đối với tôi là ngày càng khó tuân theo các quy định về thuế. Bây giờ đã là khó rồi, nhưng khi tôi biết về Fatca thì tôi nghĩ thế này, 'Tôi có muốn trải qua những thứ đó nữa không?'"

Bà cảm thấy bị đe dọa, ngay cả khi đã làm mọi thứ để hoàn thành trách nhiệm của mình, bà nói.

Một tẩm thẻ thành viên đơn giản ở một cửa hàng thực phẩm địa phương cũng khiến bà lo lắng khi bà nhận thấy nó có liên hệ tới tài khoản ngân hàng mà bà không hề biết là bà đã có.

'Phiền toái và tốn kém'


Vấn đề trở nên phức tạp khi bà phải nhờ chuyên gia làm hồ sơ khai thuế, với chi phí hàng năm tới gần 2.000 đô la, mà khoản này có khả năng Fatca khiến tăng lên 5.000 đô la.

Mà ngày càng ít luật sư thuế nhận làm cho khách hàng Mỹ, bà nói, và một số ngân hàng thậm chí còn không nhận tiền gửi của người Mỹ.

"Rốt cuộc thì tôi giờ ngủ ngon hơn vì biết là mình không còn phải lo lắng về các quy định của Mỹ nữa. Tôi sẽ không bao giờ có thể sống hoặc sở hữu tài sản tại Mỹ, nhưng vẫn có thể tới thăm, và thế với tôi là đủ rồi."

Bridget, người đang điều hành một công ty biên tập và dịch thuật, nói tình cảm gắn bó mạnh mẽ của bà với Hoa Kỳ đã bị làm cho sứt mẻ.

"Tôi luôn hãnh diện là người Mỹ tuy từ khi còn trẻ đã không còn sống ở đó. Tôi mang bản sắc Mỹ, cho nên cảm thấy tức giận khi mình rơi vào thế không thể giữ quốc tịch của mình được nữa."

"Tôi từng luôn tự giới thiệu mình là người Mỹ, nhưng nay thì thôi, tuy tôi trong tim vẫn là người Mỹ, dẫu không còn tấm hộ chiếu nữa. Tôi sẽ vẫn ăn mừng Lễ Tạ ơn và ngày Độc lập 4/7."

Bà nói thuế chính là chủ đề lớn nhất được những người đồng hương mà bà biết trao đổi. Và các luật sư chuyên về thuế tại Mỹ chuyên hỗ trợ những người sống ở nước ngoài nói thuế đã trở thành một vấn đề to lớn.

"Tôi hoàn toàn tán thành việc mọi người phải trả phần thuế của mình, nhưng tuân thủ quy định pháp luật là điều rất tốn kém," David Kuenzi, thành viên sáng lập của tổ chức tư vấn tài chính chuyên hỗ trợ người Mỹ hải ngoại về thuế, Thun Financial Advisors nói.

"Một số người chi 4.000-5.000 đô la mỗi năm để khai hồ sơ thuế, để rồi kết quả là họ chả nợ gì nước Mỹ cả."

Các ngân hàng nước ngoài cũng không vui vẻ gì.

Nhưng Bộ Ngân khố cương quyết hậu thuẫn luật mới. Trên trang web của mình, Bộ này viết: "Các quy định của Fatca không đưa ra bất kỳ nghĩa vụ nào mới cho các công dân Hoa Kỳ sống ở nước ngoài... Người dân đóng thuế Mỹ, gồm cả các công dân sống ở nước ngoài, được yêu cầu phải tuân theo luật thuế của Mỹ."

Những người đã từ bỏ quốc tịch Mỹ hoặc đang tính làm vậy, thì nói vấn đề không phải là chuyện trốn thuế.

Victoria Ferauge, 47 tuổi, lấy chồng người Pháp và đã sống ở nước ngoài gần 20 năm, chủ yếu tại Pháp.

Bà không đi làm và đang điều trị ung thư vú, cho nên không có thu nhập.

Bà đã phải trả gần 1.000 đô la cho các văn phòng kế toán trong năm nay nhưng sẽ phải chi nhiều hơn cho năm tới.

Với mối quan hệ chặt chẽ với vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, bố mẹ đang sống ở đó, người phụ nữ sinh ra từ Seatle không muốn từ bỏ quốc tịch.

Một số người khác cũng nói bất kể chuyện thuế khóa khó khăn đến đâu họ cũng không bao giờ đổi quốc tịch.
Tom Geoghegan
BBC News, Washington
 

 Bản tin tiếng Anh

  • Picture brightens for corporate profits (Washington Post) - The net income of China's industrial companies gained traction in the first eight months, offering further evidence of economic stabilization.
  • Christie's holds inaugural auction (Washington Post) - Christie's announced its official entry to the Chinese mainland with an inaugural auction on Thursday night that earned 153 million yuan ($25 million).
  • Cutting your cloth to suit your style (Washington Post) - Regarding one of China's most traditional industries - textiles and apparel - Marjorie Yang Mun-tak holds quite different a view.
  • Airbus signs agreements for 68 planes (Washington Post) - Airbus SAS signed agreements to supply 68 aircraft to three Chinese clients at the Aviation Expo China 2013 in Beijing, which opened on Wednesday.
  • China's investment a 'job-saver' in Europe (Washington Post) - Surging investment from China helped create or preserve about 100,000 jobs in Europe during 2011-12, when the continent's economy was hit by a downturn.
  • Smithfield voters approve deal (Washington Post) - Smithfield Foods Inc. CEO Larry Pope announced shareholders had approved the pork giant's acquisition by Shuanghui International Holdings Ltd.
  • Let's get crabby! (Washington Post) - Autumn is China's biggest crab season. That's very much because the most popular freshwater crabs are at their delicious peak now. If you go
  • Living museum of beautiful woods (Washington Post) - Deep in the Beijing suburb of Shunyi is a tiny boutique hotel with a pedigreed collection that many museums would kill for. Yet, it is an establishment that actually has an extremely select client list — those who really appreciate antiques.
  • Design week goes Dutch in Beijing (Washington Post) - Beijing Design Week will kick off on Thursday, with Florentijn Hofman's Rubber Duck landing in waters of the Summer Palace from Beijing's Garden Expo Park.
  • China champs at the bit (Washington Post) - More than 30 thoroughbred horses from Australia, Ireland, and France joined their Chinese counterparts to gallop for the finale of the first China Equestrian Cultural Festival.
  • Afghanistan seeks active Beijing role (Washington Post) - Afghanistan expects China to take an active role in seeking peace and stability in the war-torn country, Afghan President Hamid Karzai told President Xi Jinping in Beijing.
  • Humans 'dominate global warming' (Washington Post) - Humans are "extremely likely" to have made more than half of the contribution to increased temperatures from 1950 to 2010 and more and longer heat waves are expected.
  • Court upholds serial killer's death sentence (Washington Post) - An appeal by a convicted serial killer against his death sentence, including a "confession" to another murder for which a man was executed, was rejected by a court on Friday.
  • Rich should fight poverty too: Ho (Washington Post) - Developed nations should enlist their "affluent multitudes" to aid in the fight against world poverty and hunger, Hong Kong's former Secretary for Home Affairs told a UN meeting.
  • Pollution control plan to slash PM2.5 (Washington Post) - Hebei and Shandong provinces and the municipalities of Beijing and Tianjin will cut their combined coal consumption by 83 million metric tons by 2017.
  • Foreign Minister Wang makes the rounds at UN (Washington Post) - Chinese Foreign Minister Wang Yi had a series of bilateral meetings with his counterparts from other nations prior to his speech at the annual UN General Debate on Friday.
  • China, Africa 'share destiny' (Washington Post) - Chinese Foreign Minister Wang Yi said China and Africa have always been a community of shared destinies and that neither side can grow without the other.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét