Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Ngày 10/9/2013 - Bảo sao không mất Hoàng Sa

  • Đi tàu không mua vé: Pháp thất thu 400 triệu euro/năm (RFI) - Phải chăng do khủng hoảng, khó khăn về kinh tế hoặc giá vé quá cao, nên tệ nạn trốn vé trên các phương tiện giao thông công cộng tại Pháp gia tăng ? Không chắc là như vậy, vì con số thất thu khoảng 400 triệu mỗi năm << tương đối ổn định từ năm này qua năm khác >>.
  • New Delhi triển khai lực lượng chống bạo động ở miền Bắc (RFI) - Hàng ngàn binh lính và cảnh sát Ấn Độ đã được triển khai vào hôm nay 09/09/2013 tại các ngôi làng ở bang Uttar Pradesh, miền Bắc, với mục tiêu vãn hồi trật tự an ninh sau 2 ngày bạo động giữa cộng đồng Hồi giáo và Ấn Độ giáo, đã làm gần 30 người thiệt mạng.
  • Syria : Cuộc chiến bất đắc dĩ (RFI) - Hồ sơ Syria vẫn tiếp tục làm hao tốn giấy mực trên các báo Pháp sáng nay 09/09/2013. Hầu hết các nhật báo đều chạy tít lớn trên trang nhất. << Đánh Syria : tuần lễ quyết định >> tựa trên Le Figaro. << Syria : Obama và Hollande, trước sự hoài nghi của công luận >> đầu đề của Le Monde.
  • Trung Quốc, một trong ba nhà đầu tư của thế giới (RFI) - Theo thống kê chính thức của Bắc Kinh, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở nước ngoài (FDI) trong năm 2012 tăng 17,6 %, đạt 7,8 tỷ đô la. Với thành tích này, Trung Quốc trở thành một trong ba nhà đầu tư quan trọng nhất của thế giới.
  • Một máy bay lạ tiến gần không phận Senkaku/Điếu Ngư (RFI) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản, ngày hôm nay, 09/09/2013, cho biết là một máy bay không người lái, không rõ của nước nào, đã tiến gần không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh.
  • Bắc Kinh thả nhà ly khai Sư Đào, bị đi tù năm 2005 vì Yahoo ! (RFI) - Vụ việc đã gây tiếng vang lớn vào tháng 04/2005 : Một nhà ly khai Trung Quốc phải ngồi tù vì các thư điện tử của ông bị tiết lộ. Vào thời điểm đó, bộ phận phụ trách thư điện tử của tập đoàn Yahoo ! đã trao cho chính quyền Bắc Kinh các thư của ông Sư Đào (Shi Tao). Hậu quả : Nhà báo ly khai đã bị kết án 10 năm tù. Giờ đây, theo những người thân của ông, nhà báo Sư Đào đã được trả tự do.
  • Obama cố lay chuyển Quốc hội và công luận để tấn công Syria (RFI) - Để Ngoại trưởng John Kerry du thuyết quốc tế, Tổng thống Mỹ đích thân thuyết phục công luận quốc nội để được thế chính đáng trừng phạt chế độ Damas. Báo chí Mỹ xem đây là nỗ lực sau cùng của Tổng thống Mỹ mà thái độ ngập ngừng đã làm tổn hại uy tín của siêu cường và làm tương lai của Trung Đông thêm bất định. Tổng thống Mỹ sẽ phải làm gì ?
  • Obama và Syria : Giờ của sự thật đã điểm (RFI) - Vào lúc Hạ viện Mỹ bắt đầu thảo luận về khả năng trừng phạt Syria và hai ngày trước cuộc biểu quyết tại Thượng Viện, chính quyền Obama dồn mọi nỗ lực để thuyết phục dư luận trong nước và cộng đồng quốc tế
  • Bình Nhưỡng tổ chức diễn binh trọng thể mừng Quốc khánh (RFI) - Bình Nhưỡng đã tổ chức một cuộc diễn binh rất trọng thể vào hôm nay 09/09/2013 để mừng ngày nước Bắc Triều Tiên được thành lập cách đây 65 năm. Phóng viên AFP ghi nhận cảnh hàng chục ngàn quân lính xếp hàng thẳng tắp trên quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng, hàng trăm ngàn người dân mang hoa màu cờ Bắc Triều Tiên. Lãnh đạo Kim Jong Un dĩ nhiên đã được hoan nghênh nhiệt liệt khi đến khán đài.
  • Kim Jong Un có con gái (RFI) - Theo tiết lộ của ngôi sao bóng rổ Mỹ trước đây, Dennis Rodman với tờ báo Anh The Guardian, thì nhân vật lãnh đạo trẻ của Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vừa có được một cô con gái đặt tên là Ju-Ae. Rodman vừa đến Bình Nhưỡng thăm Kim Jong Un, được ông mệnh danh là 'người bạn' của mình.
  • Quân Hồi giáo tấn công thành phố phia Nam Philippines (RFI) - Quân đội Philippines vào hôm nay 09/09/2013 đã đến bao vây thành phố cảng Zamboanga tại miền Nam Philippines. Vào sáng sớm, hàng trăm tay súng thuộc lực lượng Hồi giáo Moro MNLF đã đột nhập vào vùng ngoại ô cảng này, hạ sát 6 người và bắt ít nhất 20 người làm con tin.
  • Nga và Syria kêu gọi Mỹ không dùng vũ lực (RFI) - Hôm nay 09/09/2013, tại Matxcơva, Ngoại trưởng hai nước Nga và Syria cùng kêu gọi Mỹ nên nỗ lực tổ chức hòa đàm thay vì tấn công chế độ al Assad. Sergei Lavrov tuyên bố là Damas sẵn sàng 'thương thuyết'. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp tục vòng công du châu Âu xây dựng một liên minh ủng hộ Mỹ.
  • Việt Nam – Hàn Quốc ký Hiệp định tự do mậu dịch vào năm 2014 (RFI) - Nhân chuyến thăm Việt Nam, bắt đầu từ ngày 07/09/2013, hôm nay, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã hội đàm với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. Trong cuộc họp báo chung giữa nguyên thủ hai nước, Tổng thống Park cho biết là lãnh đạo Hàn Quốc và Việt Nam đã đồng ý thúc đẩy đàm phán để Việt Nam và Hàn Quốc có thể ký kết Hiệp định tự do mậu dịch song phương vào năm 2014, nâng gấp ba mức trao đổi thương mại song phương, đạt 70 tỷ đô la vào năm 2020.
  • Quốc hội Mỹ thảo luận nghị quyết trừng phạt Syria (RFI) - Lập pháp Mỹ có hậu thuẫn Tổng thống Obama sử dụng vũ lực với Syria hay không ? Quốc hội Mỹ vừa khai mạc khóa họp trong ngày hôm nay, 09/09/2013, và sẽ biểu quyết nhanh chóng. Trong bối cảnh này, hành pháp Mỹ tiếp tục chiến dịch vận động quy mô thuyết phục công luận.
  • Hỏi đáp Y học: Nhiễm độc thủy ngân (VOA) - Trong chương trình Hỏi đáp Y học tuần này, thính giả Lương Quốc Hùng ở Vĩnh Cửu, Đồng Nai, Việt Nam email đến câu hỏi về nhiễm độc thủy ngân
  • Trung Quốc: Philippines 'thiếu hiểu biết' (VOA) - Trung Quốc lại chỉ trích quyết định của Philippines đưa Trung Quốc ra trước ủy ban trọng tại quốc tế của LHQ, gọi động thái này là 'thiếu hiểu biết'
  • Người thắng và kẻ bại (VOA) - Cuộc bầu cử tại Úc đã kết thúc với kết quả là Liên đảng (bao gồm đảng Tự Do và đảng Quốc Gia) chiến thắng một cách vang dội
  • TQ bán đấu giá máy bay trên mạng (BBC) - Trang Taobao.com của Trung Quốc sắp cho đấu giá máy bay hạng nhẹ và máy bay trực thăng có giá sàn lên tới hàng triệu đô la Mỹ.
  • Đồng minh Putin 'thắng cử' ở Moscow (BBC) - Ứng viên được Điện Kremlin hậu thuẫn, ông Sergei Sobyanin, đang dẫn đầu cuộc đua vào chức thị trưởng Moscow, nhưng đối thủ Alexei Navalny phản đối kết quả bỏ phiếu.
  • Tai nạn máy bay ở Bangkok (BBC) - Máy bay của hãng Thai Airways trượt khỏi đường băng ở sân bay Suvarnabhumi, Bangkok, làm 14 người bị thương.
  • Xuất khẩu TQ tăng cao hơn dự đoán (BBC) - Xuất khẩu của Trung Quốc tăng cao hơn dự đoán trong tháng Tám, mang hy vọng rằng nền kinh tế thứ hai thế giới có thể đã vượt qua đình trệ.
  • Cảnh sát Anh xin lỗi Hoàng tử Andrew (BBC) - Cảnh sát Anh xin lỗi Hoàng tử Andrew, Công tước xứ York sau khi ông bị cảnh sát yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân ở Buckingham Palace Gardens.
  • Kết thúc điều tra Đinh Nhật Uy (BBC) - Biên bản kết luận điều tra blogger Đinh Nhật Uy bị rò rỉ trên mạng cho thấy đa số các bằng chứng buộc tội được thu thập từ trang Facebook cá nhân và liên kết.
  • Góc nhìn… mù màu! (BBC) - Một người chủ xướng mô hình quán cơm 2.000 đồng phản đối cách nhìn 'gạt bỏ con người ra ngoài, nhường chỗ cho toan tính của lợi nhuận'.
  • To take the bull by the horns (BBC) - Học nghĩa và cách dùng "to take the bull by the horns" và phân biệt cụm từ này với "like a bull in a china shop" trong tiếng Anh.
  • Con ông Kim Jong-un là bé gái (BBC) - Cựu siêu sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman vừa thăm Bắc Hàn tiết lộ lãnh đạo Kim Jong-un có con gái đầu lòng đặt tên là Ju-ae.
  • 'Hổ và ruồi' (BBC) - Đằng sau chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình là gì?
  • Phát hiện máy bay lạ, chiến đấu cơ Nhật cất cánh gấp (BaoMoi) - Nhật Bản hôm nay (9/9) đã ra lệnh cho các máy bay chiến đấu của mình cất cánh khẩn cấp, sau khi phát hiện một chiếc máy bay không người lái bí ẩn xuất hiện gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo kiểm soát nhưng đang bị Bắc Kinh tranh chấp. Thông tin này vừa được tiết lộ bởi một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
  • Diễn biến mới trong vụ kiện ‘đường lưỡi bò’ Trung Quốc (BaoMoi) - Trong khi Trung Quốc vẫn cố chấp chối bỏ vụ kiện xét xử “đường lưỡi bò” phi pháp mà họ tự vạch ra trên Biển Đông thì những thông tin mới nhất về phiên tòa này đã được cập nhật trên trang web chính thức của Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS).
  • Máy bay Nhật Bản xuất kích do phát hiện UAV lạ (BaoMoi) - AFP đưa tin, một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết ngày 9/9, nước này đã điều động các máy bay chiến đấu xuất kích sau khi phát hiện một máy bay không người lái không rõ của nước nào bay gần quần đảo Senkaku đang tranh chấp mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
  • Nhật cảnh giác cao độ máy bay ném bom Trung Quốc (BaoMoi) - ANTĐ - Lực lượng Phòng vệ của Nhật Bản đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ, hai ngày trước lễ kỷ niệm năm đầu tiên quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Senkaku ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
  • Thế giới mải nhìn Syria, TQ có thể ra tay Biển Đông? (BaoMoi) - (Quan hệ quốc tế) - Tình hình Biển Đông có thể có diễn biến bất ngờ: Trong khi cả thế giới đang dồn sự chú ý tới điểm nóng Syria, thì Trung Quốc ráo riết đẩy mạnh các hành động tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc thông báo với Mỹ, khả năng sẽ tăng quân xuống Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Khi được hỏi Trung Quốc đạt được gì từ các cuộc đàm phán với Mỹ, Greenert cho biết trong buổi hội đàm với "nhân vật số 2" của hải quân Trung Quốc tuần trước, Bắc Kinh cho biết sẽ tăng quân xuống Biển Đông, đồng thời viên sĩ quan này còn cho biết thêm "mục đích và nhiệm vụ" của lực lượng hải quân Trung Quốc ở Biển Đông".
  • Chiến đấu cơ Nhật chặn máy bay ném bom Trung Quốc (BaoMoi) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua (8/9) cho biết, họ đã phát hiện hai chiếc máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc bay lượn lờ quanh biển Hoa Đông hướng về Thái Bình Dương. Mặc dù máy bay Trung Quốc chưa xâm phạm không phận Nhật Bản nhưng Lực lượng Phòng không nước này vẫn nhanh chóng ra lệnh cho các chiến đấu cơ của mình cất cánh khẩn cấp khi hai chiếc máy bay H-6 bay đến khu vực gần quần đảo Okinawa.
  • Cả phi đội máy bay Nhật không khiến TQ chùn bước (BaoMoi) - Theo tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 8/8 cho biết, hai máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc đã thực hiện hành trình bay từ biển Hoa Đông tới Thái Bình Dương, qua vùng biển gần quần đảo Okinawa nhưng chưa xâm phạm không phận Nhật Bản.
  • ‘Cần dĩ độc trị độc với hành động chiếm Biển Đông của Trung Quốc’ (BaoMoi) - Trước sự cố chấp của Trung Quốc trên Biển Đông, một quan chức an ninh cấp cao Philippines ngày 8/9 đã cáo buộc Bắc Kinh đang gấp rút triển khai kế hoạch được lên từ hơn một năm về trước nhằm chiếm đóng khu vực một cách trái phép. Đồng thời, ông nhận định: “cần vận dụng chiến thuật mà chính Trung Quốc đang làm tại Biển Đông để đối phó lại với họ”.
  • Chiến đấu cơ Nhật cất cánh vì oanh tạc cơ Trung Quốc (BaoMoi) - (TNO) Bộ Quốc phòng Nhật xác nhận hôm 8.9 rằng có hai chiếc oanh tạc cơ Trung Quốc đã bay vòng từ biển Hoa Đông ra Thái Bình Dương, buộc Lực lượng Phòng vệ trên không của Nhật phải điều động các chiến đấu cơ cất cánh.
  • Bao giờ hết cảnh sư tử nhe nanh “canh” đền chùa Việt Nam? (BaoMoi) - Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc là vấn đề quan trọn, cần được giữ gìn, phát triển. Tuy nhiên, có những sự "lai căng" hiển hiện rõ nét nhưng không được chấn chỉnh kịp thời. Ví như những con sư tử đá kiểu Trung Quốc đang đứng canh đền, canh chùa trong các di tích Việt.
  • Nhật tung chiến đấu cơ vì máy bay ném bom Trung Quốc (BaoMoi) - (NLĐO) – Ngày 8-9, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết 2 máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc đã bay từ biển Hoa Đông tới Thái Bình Dương rồi quay về, trong hành trình có bay qua vùng biển giữa quần đảo Okinawa ở phía tây nam Nhật Bản.
  • ASEAN nên thận trọng với Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trong một bài bình luận trên Tạp chí Nhà ngoại giao mới đây, nhà phân tích quân sự James R. Holmes, giáo sư ngành chiến lược của Đại học Hải quân Mỹ, nhấn mạnh Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) chỉ có ý nghĩa khi Trung Quốc chịu từ bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” và các yêu sách chủ quyền quá đáng trên Biển Đông.
  • Trung Quốc âm mưu chiếm Biển Đông trước khi kí COC? (BaoMoi) - Bề ngoài, Trung Quốc tuyên bố đồng ý đàm phán với ASEAN về Bộ qui tắc ứng xử trên biển Đông (COC), nhưng bên cạnh đó, Bắc Kinh lại có một loạt hành động thể hiện mục đích mở rộng vùng kiểm soát trên Biển Đông. Phải chăng, Trung Quốc đang có một mưu đồ gì đó?
  • Trung Quốc muốn “xé lẻ” Trường Sa!? (BaoMoi) - (PetroTimes) - Thông tin trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày 4/9, khiến dư luận trong và ngoài khu vực quan tâm khi cho rằng, trước diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio nhấn mạnh: Manila đã mất bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham vào tay Trung Quốc, và nếu không khéo thì ngay cả bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) mà Philippines, Trung Quốc, Đài Loan đều tuyên bố “chủ quyền” hiện do Manila kiểm soát cũng sẽ bị Bắc Kinh thôn tính.
    Ông Antonio Carpio còn cho rằng, duy trì “đường lưỡi bò” đồng nghĩa với việc “giết chết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982” bởi UNCLOS sẽ không còn ý nghĩa gì ở Biển Đông một khi Trung Quốc hiện thực hóa được “đường lưỡi bò”.

Người Buôn Gió - Bảo sao không mất Hoàng Sa

Báo Nghệ An ồ ạt mở đợt tấn công quy mô bằng truyền thông vào giáo phận Vinh. Cộng thêm truyền hình quốc giá và nhiều tờ báo khác ở vụ việc giáo xứ Yên Mỹ. Điều đó chứng tỏ cấp chỉ đạo không còn ở địa phương Nghệ An nữa mà đã lên tầm quốc gia.

Sự việc được lên tầm quốc gia sau khi thứ trưởng Bộ Công An phụ trách an ninh Tô Lâm vào làm việc với Tỉnh Nghệ An trở về báo cáo Bộ Chính Trị.

Thứ trưởng Tô Lâm người thay thế vị trí của tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng. Ông Hưởng vừa mới nghỉ hưu, chức vụ cuối cùng trước khi nghỉ hưu là cố vấn an ninh tôn giáo cho thủ tướng.

Hình ảnh buổi làm việc của bí thư Nghệ An Hồ Đức Phoc với BCT lúc mới nhậm chức, bên cạnh ông TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là hai UVBCT từng giữ chức bộ trưởng công an là ông Lê Hồng Anh, thứ trưởng công an phụ trách an ninh ông Nguyễn Tấn Dũng. Hình ảnh cũng cho thấy ông Dũng bộc lộ thái độ khá thỏa mãn với kết quả cuộc làm việc này vào trung tuần tháng 5 /2013




Người ta cũng không quên ở vụ việc ở giáo điểm  Con Cuông , trên cương vị phó chủ tịch UBND, phó Bí Thư. Hồ Đức Phóc đã gửi công văn báo cáo tình hình thẳng đến thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Có lẽ vụ việc Nghệ An đẩy lên tầm quốc gia, được báo giới la làng như cảnh báo báo động một cuộc biến loạn lớn, dường như cũng là lời cảnh báo đến Bộ Chính Trị  rằng- nếu thiếu người bản lĩnh dẹp loạn thì đất nước sẽ nguy to.( đối tượng bị nguy có thể hiểu là vai trò lãnh đạo của ĐCS với đất nước ). Như báo chí nói thì có nhiều hãng thông tấn lớn trên thế giới vào cuộc xuyên tạc. Báo Vietnamnet còn nhận định có khả năng của đảng phái Việt Tân bên ngoài.

 Chắc chẳng ai lạ gì, những chiêu bài biến loạn, bạo đông, lật đổ, Việt Tân là chiêu bài quen thuộc của '' thế lực '' nào trong BCT hay gân cổ la làng dọa thiên hạ. Mục đích  để chứng tỏ mình là thế lực duy nhất có thể đảm bảo cho ĐCS độc tôn, trước những nguy hiểm lớn lao ghê gớm này. Và nếu là người giữ được mục tiêu lớn nhất là bảo vệ quyền lãnh đạo của ĐCS, thì dăm ba cái chuyện khác nên tạm gác lại đừng chất vấn, kiểm tra, truy xét  nhau làm gì trong lúc này.

Cả đất nước, cả dân tộc và thậm chí cả ĐCS VN đều nằm cuộc chơi của một '' tay chơi '' đẳng cấp quốc tế nằm trong BCT.

Trên cái mục đích lớn lao ấy của đàn anh, Hồ Đức Phoc đã lệnh cho thuộc hạ mạt sát giáo dân, chức sắc tôn giáo Vinh một cách thả cửa. Không cần cân nhắc đến thiệt hại. Bởi thế báo Nghệ An với những tên bồi bút , dư luận viên hạng xoàng mặc sức dùng bút danh giả như Chính Nghĩa, Trung Thành....để tấn công giáo phận Vinh, bất chấp lý lẽ, chứng cứ. Bởi đơn giản là sẽ không ai điều tra chúng nói thiếu chứng cứ cả.

Ảnh Hồ Đức Phoc báo cáo BCT tình hình Nghệ An hồi tháng 5/ 2-13

Một trong những lý lẽ Báo Nghệ An thanh minh cho bản cam kết của Ủy Ban xã Nghi Phương là không hợp pháp luật. Vì lý do viết bằng tay, lý do bị phụ nữ tát vào mặt, lý do bị uy hiếp tình thần. Nên phải viết và đóng dấu đỏ để bảo toàn tính mạng cán bộ.

Than Ôi.!

Thức lâu mới biết đêm dài.
Ở lâu mới biết lòng người có tâm.

Cán bộ, đảng viên ĐCSVN tinh thần thế này bảo sao không giữ được biển đảo. Bảo sao không mất biển đảo vào tay ngoại xâm có tàu to, súng lớn.

Bức ảnh mà báo Nghệ An trưng ra ở phòng UB xã Nghi Phương , các đối tượng hung hãn mà họ gọi toàn là phụ nữ. Cái mà họ gọi là '' hành hung tát vào mặt ''. Trời, một cái tát của phụ nữ mà đã ghê gớm đến nỗi gọi là hành hung thì hỏa tiễn của địch phải gọi là gì.?

 Đường đường quan cách mạng, đứng đầu xã, ăn một cái tát của phụ nữ  mà khiếp sợ mất tính mạng. Đến nỗi  cầm vội giấy bút viết theo yêu cầu ( may  loại này chỉ làm chủ tịch xã , chứ mà lên làm thủ tướng, không khéo làm công hàm bán đất, bán biển đóng triện chính phủ vào luôn chứ chả nề hà  ).

Báo Nghệ An còn nói giấy viết tay không giá trị, phải là văn bản đánh máy. Tôi đồ rằng ông chủ tịch xã này còn chẳng  biết sử dụng vi tính, máy ịn. Lấy đâu mà đánh máy văn bản. Tuy nhiên khối trường hợp công dân làm đơn xin gì đó bị chính quyền buộc phải viết tay không phải là hiếm. Chẳng lẽ quan chức được quy định ưu tiên là trả lời bằng văn bản đánh máy, còn công dân thì phải viết tay.?

Báo Nghệ An còn nói rằng truyền thông giáo phận Công Giáo Vinh không đưa ra bằng chứng công an đánh người. Nào  chỉ thấy ảnh giáo dân bị thương, tượng Thánh bị đập phá....làm gì có ảnh nào cho thấy công an đánh người hay đập tượng Thánh. Bằng chứng đâu.? Báo Nghệ An gân cổ đòi hỏi. Rồi chính báo Nghệ An khẳng định là các tấm hình của Giáo Phận Vinh đưa ra, chỉ cho thấy công an cầm dui cui, chứ không có ảnh nào đánh người.

Không định đánh người thì cầm dui cui đi đâu, dùng chó nghiệp vụ, lựu đạn cay làm gì. ?

Đưa ra bằng chứng ư, đưa cho ai.?  Có ai nhớ vụ Văn Giang, công an đánh đập nhà báo, clip quay rõ ràng. Cán bộ đầu tỉnh Hưng Yên và báo chí nói rằng clip ngụy tạo, do phản động lắp ghép dựng lên để vu vạ công an, chính quyền. Đến khi hai nhà báo VOV tự nhận mình là người bị đánh trong clip thì họp xin lỗi, bồi thường tiền cho hai nhà báo. Sự thật rành rành ra đấy còn chối được thì đòi hỏi bằng chứng làm gì.?


Tuy nhiên nực cười nhất vẫn là chuyện báo chí Nghê An bênh đồng chí đảng viên, quan chức xã Nghi Phương vì bảo toàn tính mạng trước cái tát và đe dọa của đám phụ nữ. Đồng chí ấy phải viết cam đoan và mang con dấu công quyền ra đóng xác nhận.

Cán bộ đảng viên mà tinh thần làm việc, sống và chiến đấu bảo vệ bản thân mình kiên quyết như thế. Làm sao nghĩ được đến chuyện bảo vệ chủ quyền lớn lao khác.

Bảo sao đất nước không mất Hoàng Sa.!
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

Phạm Chí Dũng - Có chia rẽ trong làng báo lề phải VN?

Ông Hoàng Văn Lễ vốn là tổng biên tập có thâm niên lâu năm của Sổ tay Xây dựng đảng – tờ báo được xem là cửa khẩu chính ngạch của Ban Tuyên giáo thành ủy TP.HCM.

Gương mặt có vẻ trầm muộn, dáng đi lặng cúi và không nổi bật trong giới học hàm học vị, viên chức tuyên huấn này đã chỉ được nhiều người biết đến sau khi một blogger của trang mạng Tâm sự Y giáo và vài nhà phê bình văn học như Phạm Thị Hoài công bố một “nghiên cứu nhân bản” đột biến: TS Hoàng Văn Lễ, tác giả có bài viết trên báo Sài Gòn Giải Phóng phản kích “âm mưu” thành lập đảng Dân chủ Xã hội của ông Lê Hiếu Đằng, cũng chính là các tác giả “Amari TX tức Mai Hoàng Kiên tức Trung Thành tức Tuyên Trần tức Tường Anh tức Trần Mai tức Hữu Đức tức Trọng Linh tức Khánh Sơn ad libitum” trên các báo Đảng.

Bằng vào phương pháp so sánh và đối chiếu trong nghiên cứu khoa học, sự phát hiện trên đã cho thấy nhóm trị số của các tác giả cùng gốc gác trên là đặc biệt tương hợp.

Với kết quả thú vị như thế, điều mà khoa học so sánh làm được trong trường hợp này không chỉ dẫn ra kết luận về sự giả danh Việt kiều của cán bộ tuyên giáo, mà còn lôi ra ánh sáng một sự thật lý thú hơn nhiều: nguồn nhân lực phản tuyên truyền của đảng đã gần như cạn kiệt.

Cân bằng truyền thông

“Phản tuyên truyền”, hay “tuyên truyền theo định hướng”, là thuật ngữ được đại trà phổ biến và triển khai trong toàn bộ hệ thống và công tác tư tưởng văn hóa từ khoảng hai chục năm trước. Ba chủ đề chính mà công tác phản tuyên truyền trọng tâm hóa là bảo vệ an ninh chính trị, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh tôn giáo.

Từ sau năm 2000, Internet bắt đầu bùng nổ và khá nhanh chóng làm cho chính thể khó ngủ. Chỉ trong vòng một thập niên, mạng thông tin toàn cầu đã khiến những uẩn ức và bất mãn trong lòng dân biến thành mạng thông tin xã hội.

Từ vị thế hoàn toàn manh mún, thông tin xã hội lại dần được chắp vá thành mô hình truyền thông xã hội.

Bắt đầu từ những năm 2005-2006, một trong những nhóm bất đồng chính kiến có ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam là Khối 8406 đã triệt để dùng Internet và truyền thông xã hội để loan tải tư tưởng và nội dung hành động của họ.

Và cũng từ thời điểm đó, công tác phản tuyên truyền trên báo đảng đã bắt buộc phải “thay đổi về lượng và chất”
Càng về sau này, “độ trễ” trong phản ứng của hoạt động phản tuyên truyền càng được thu ngắn. Nếu như trước đây, độ trễ ấy có thể đến cả tháng, thì về sau này đã chỉ còn vài tuần lễ."
Điều ngày càng hiển nhiên là các cơ quan khoa giáo, tư tưởng văn hóa, tuyên huấn và sau này là tuyên giáo của Đảng đã không còn chiếm ưu thế trong hoạt động thông tin một chiều.

Đa dạng và đa chiều thông tin luôn có thể gây “xâm hại” đến đa nguyên tư tưởng, kể cả tạo ra tư tưởng đảng phái và thái độ thay thế chính đảng cầm quyền.

Cũng từ năm 2000, một sự kiện không kém “diễn biến” là độ mở trong quan hệ Việt – Mỹ bắt đầu hình thành, được chứng thực bởi Hiệp định song phương thương mại giữa hai quốc gia vốn là cựu thù.

Mở lối chính trị lại tiếp sức cho thoáng đạt thông tin. Người dân và nhiều trí thức trong đảng đã dần biết đến những tin tức tổng hợp của các đài báo quốc tế về một số tình hình được xem là thực chất hơn nhiều so với thông tin một chiều trên báo đảng, liên quan đến “triều chính”, quan điểm đối ngoại, những phong trào và cá nhân bất đồng, đối kháng, kể cả hiện tình của văn nghệ nước nhà hoặc nhiều khuất tất về tài chính.

Cũng vào thời gian này, trong lực lượng phản tuyên truyền đã xuất hiện dấu hiệu “mỏng” dần, dù mức nhuận bút được cải thiện đáng kể.

Một số đánh giá không chính thức từ những người làm công ăn lương đã cho thấy các bài viết phản tuyên truyền không còn nhất quán về lập trường và theo phương châm triệt để dùng lý lẽ để phản bác các “luận điệu sai trái” như trước đây.

Thay vào đó là tính tư tưởng và lý luận trở nên trung dung và có vẻ ôn hòa hơn, các luận điểm nêu ra cũng xa rời thực tế đời sống hơn, hiệu ứng lan tỏa và tác động của bài viết thấp hơn.

Khi những cuộc biểu tình đầu tiên chống Trung Quốc can thiệp vào Biển Đông chớm nở ở Hà Nội, cũng là lần đầu tiên dư luận chú tâm đến đến một sắc thái mới: nội dung phản tuyên truyền trên báo đảng đã bắt đầu phải đề cập nhiều hơn hẳn những thông tin “không chính thống”, thay cho thái độ bỏ qua hoặc rất ít nhắc tới những thông tin này trong giai đoạn trước đây.

Vào lúc này, chủ đích phản tuyên truyền đã được xem như một trọng điểm nặng gánh đối với ngành tuyên giáo.

Cũng vào lúc này, “lề đảng” đã bắt buộc phải tích cực “nhân bản” đối tượng tuyên truyền viên và dư luận viên, trong đó đặc biệt quan tâm “bồi dưỡng” những cây viết phản tuyên truyền được xem là “cao cấp”.

Đặc biệt từ đầu năm 2013 đến nay, mối tương tác giữa truyền thông nhà nước với truyền thông xã hội càng có tính song ánh. Hàng loạt sự kiện đã xảy ra và đánh dấu quan hệ “môi răng” như thế: “Kiến nghị 72” của một nhóm nhân sĩ, trí thức; hai vụ tuyệt thực của các ông Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải; hoặc gần đây nhất là hiện tượng Lê Hiếu Đằng với tư tưởng “tính sổ” với Đảng.

Càng về sau này, “độ trễ” trong phản ứng của hoạt động phản tuyên truyền càng được thu ngắn. Nếu như trước đây, độ trễ ấy có thể đến cả tháng, thì về sau này đã chỉ còn vài tuần lễ.

Thậm chí, liên quan đến vụ việc giáo dân giáo xứ Mỹ Yên ở Nghệ An bị chính quyền và công an địa phương trấn áp vào đầu tháng 9/2013, đã có đến hơn mười bài phản tuyên truyền được tung lên trên mặt báo Nghệ An chỉ vài ngày sau đó – một hiện tượng rất gần với khái niệm “Cơn lên đồng tập thể” mà ông Lê Hiếu Đằng đã dùng để điềm chỉ giới báo chí quốc doanh “đánh hội đồng” mình.

Cùng với độ mở chính trị đối ngoại giữa Nhà nước Việt Nam trong thế bắt buộc phải tương tác với Mỹ và phương Tây, năm 2013 đang chứng kiến một hình ảnh chưa có tiền lệ: thế tạm thời cân bằng giữa truyền thông xã hội với báo chí nhà nước, không chỉ trên phương diện tuyên truyền mà còn cả về các tin tức kinh tế - xã hội – văn hóa.

Đây cũng là thời điểm mà yêu cầu phản tuyên truyền được “nâng cao thêm một mức”, làm mọi cách để có được những Amari TX từ việc “nhân bản” những dư luận viên cao cấp như TS. Hoàng Văn Lễ mà người ta đã có dịp xâu chuỗi và cười cợt.

Chuyển lề

Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng điều đáng tiếc cho các báo đảng là họ ngày càng khó xử và mất sĩ diện trong việc lôi kéo các tờ báo quốc doanh khác tham gia vào mặt trận phản tuyên truyền.

Trong những vụ việc “nhạy cảm” như Đoàn Văn Vươn, Phương Uyên hay các nhân vật “lệch lạc về quan điểm”, những tờ báo có tiếng tăm nhất ở Việt Nam như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Vietnamnet đã chỉ tham gia một cách miễn cưỡng trong khuôn khổ định hướng cầm tay chỉ việc của Ban Tuyên giáo trung ương.
 Phạm Chí Dũng
(BBC)

Thuyền nhân tị nạn VN sắp gặp khó ở Úc?


Người tị nạn người Việt, đa số là thuyền nhân, có thể sắp gặp rắc rối với chính sách xem xét nhập cư và siết chặt di dân của Úc sau khi ông Tony Abbott lên nắm quyền thủ tướng, theo một nhà vận động tại Úc.

Trao đổi với BBC hôm 09/9, ông Nguyễn Quang Duy, nguyên Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra, cho hay đây là một chính sách từng có ở thời của cựu Thủ tướng John Howard vốn từng chịu sự chỉ trích và 'lên án gắt gao' của dư luận.

Ông Nguyễn Quang Duy nói:
"Ngay trong bài diễn văn thắng cử ông Tony Abbott cho biết trong vòng 3 năm tới sẽ giải quyết được vấn đề thuyền nhân. Trước đây ông Tony cho biết sẽ áp dụng lại chính sách của chính phủ Tự Do John Howard là giữ thuyền nhân tại hai đảo Nauru và Manus của nước Papua New Guinea và một số tàu tỵ nạn đã bị kéo ra khỏi hải phận Úc bỏ lênh đênh trên biển.

"Chính sách này trước đây đã bị công luận lên án gắt gao, nhất là khi một số thuyền nhân đã tử nạn do bị Hải Quân Úc kéo ra khỏi hải phận Úc bỏ lênh đênh trên biển. Chính sách này tạo rất nhiều tranh cãi và cuối cùng dân Úc đã bầu cho đảng Lao động và ngay khi lên cầm quyền ông Kevin Rudd đã bỏ ngay giải pháp này."

Gần đây, một tờ báo Úc, tờ The Western Australian, đưa tin công an Việt Nam đã hiện diện tại Úc và tiến hành thẩm vấn hồ sơ của một số công dân Việt Nam xin tị nạn ở nơi họ bị câu lưu, bình luận về diễn biến này, ông Duy nói:

"Những thuyền nhân Việt được báo chí và đài phát thanh phỏng vấn cho biết nhóm công an này thuộc A18, Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh.

"Đối với những thuyền nhân Việt, những người phải bỏ nước ra đi nay phải gặp những 'nhân viên' Việt Nam thì chẳng khác gì họ phải gặp lại "tử thần. Đó chính là lý do các thuyền nhân lo sợ đến phải trốn trại hay đã có 1 người tự sát."

'Công an hiện diện'

Ông Duy cũng nhắc lại thông tin mà tờ báo Úc đã nêu là do sự hiện diện của công an Việt Nam xem xét hồ sơ của các thuyền nhân nhằm gây áp lực để họ "phải ký vào giấy chấp nhận hồi hương," 5 thuyền nhân "đã lo sợ và phải vượt trại để tìm tự do."

Được hỏi về các tổ chức của cộng đồng người Việt Nam tại Úc sẽ có những động thái gì để giúp đỡ các thuyền nhân Việt Nam đang lưu trú trong các trại tị nạn, ông Duy, người cũng từng là Phó chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu cho hay:

Người tị nạn Việt Nam bị cảnh sát Úc câu lưu

"Cộng đồng chúng tôi có rất nhiều nhóm thường xuyên thăm và giúp đỡ các thuyền nhân. Tháng 6 vừa qua, chúng tôi cũng đã ghé thăm trại tạm giam tại Sydney.

"Theo quan điểm của Cộng đồng chúng tôi thì giải pháp cho vấn đề thuyền nhân phải phát xuất từ nguồn đã tạo ra hiện tượng thuyền nhân. Khi nhân quyền đã được tôn trọng, khi quyền mưu cầu hạnh phúc đã được bảo đảm, người dân sẽ không bỏ nước ra đi."

Trong cuộc tranh cử mới đây, lãnh đạo của Đảng Lao động Úc, ông Kevin Rudd cũng đưa ra quan điểm về chính sách đối với người tị nạn và thuyền nhân, theo đó, người xin tỵ nạn tới bằng thuyền sẽ được chuyển sang Papua New Guinea và cho nhập cư ở đó nếu đủ tiêu chuẩn.

Gần đây, cảnh sát Úc đã mở một cuộc săn lùng để tìm bắt năm người Việt bỏ trốn khỏi một trại tập trung ở Northam, thuộc thành phố Perth.

Bộ Di trú của Úc khẳng định năm người Việt đã bỏ trốn khỏi Trung Tâm Giam giữ Di trú Yongah Hill đêm hôm 17/8 và cuộc truy lùng đã được mở sau khi quản lý khu trại lên tiếng báo động.
Mời quý vị xem Chuyên đề 'Vì sao thuyền nhân tới Úc?' của BBC.
(BBC)

 Bản tin tiếng Anh

  • Diamonds are this nation's best friend (Washington Post) - China is the leading importer of polished diamonds from Antwerp. In 2012, 31.3 percent of Antwerp's polished diamonds headed to China.
  • Exports expand in Aug amid signs of recovery (Washington Post) - Exports jumped in August by 7.2 percent from a year earlier to $190.73 billion, compared with 5.1 percent growth in July, according to data released on Sunday.
  • Guizhou bets on becoming 'green' province (Washington Post) - Guizhou province is betting on scientific and technological innovation to achieve a leapfrog development of green economy through cooperating with Zhongguancun in Beijing, dubbed China's Silicon Valley, the province's governor said on Sunday.
  • Securities watchdog to boost regulations (Washington Post) - China's top securities regulator is determined to improve market mechanisms and fill the gaps in the regulation system dealing with irregular transactions.
  • Car sales may hit 21.5m units in 2013 (Washington Post) - China's passenger vehicle sales maintained a stable growth trend in August, and the total sales of cars rose 13.3 percent year-on-year to about 1.3 million.
  • Cabinet sets up joint economic panel (Washington Post) - China's cabinet approved the establishment of a joint conference mechanism to coordinate the nation's drive for economic reform.
  • Finding space to expand in a new world order (Washington Post) - Belgium-based Oleon NV in Europe, has the largest market share in Europe but it was only last year that it launched its first brand in China, with a team of just three people.
  • The write experience (Washington Post) - A program brings foreign writers to Shanghai in hopes that the city would help shape their works. Some came with specific goals: To find good places to kill time, to get lost or to discover new characters.
  • Guizhou aims to be destination, not pit stop (Washington Post) - Chen Jun initially planned to drive to Yunnan province after a quick stopover at the Huangguoshu Waterfall in Guizhou, but in nearby Huashishao village, he found reason to stick around.
  • Brush with greatness (Washington Post) - In the autumn of 2011, famed calligrapher Li Duo held a poetry and calligraphy exhibition at the military museum in Beijing and created quite a sensation in China's art circles.
  • Rubber Duck, rival debut in capital (Washington Post) - As Dutch artist Florentijn Hofman's signature Rubber Duck makes its debut in Beijing on Friday, visitors must take care that they're looking at the real thing.
  • Lunar luxuries (Washington Post) - Every year, when the moon shines brightest, a seasonal pastry makes its rounds as a delectable tidbit and a gift for family, friends and clients.
  • Liu Zhijun associate charged (Washington Post) - A businesswoman linked to the corruption case against China's former railway minister has been charged with bribery and illegal business activities.
  • From DC to Pearl, China-US military ties deepen (Washington Post) - Wu Shengli, commander-in-chief of the Chinese People's Liberation Army Navy, started his visit to the US, an indication of increasing high-level military visits between the two countries.
  • Xi proposes a 'new Silk Road' with Central Asia (Washington Post) - President Xi proposed that China and Central Asian countries build an "economic belt along the Silk Road", a trans-Eurasian project spanning from the Pacific Ocean to the Baltic Sea.
  • US poses a dual threat to global stability (Washington Post) - A senior Chinese official has warned that US is posing a dual threat to global economy with its plans to relax monetary policy measures and threats to attack Syria.
  • China, Russia a step closer on gas supply (Washington Post) - China and Russia's energy giants signed a framework agreement on Thursday on the Russian gas supply to China, making a leap forward in the decadelong gas negotiations.
  • Shanghai's visa-free policy lifts tourism (Washington Post) - Shanghai authorities said the city's policy allowing citizens from 45 nations to stay up to 72 hours in the city without a visa has noticeably boosted tourism.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét