Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Tin ngày 30/8/2013 - ‘Đất của Việt Nam’ & Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam: Cứ sáu người thì một người làm cho an ninh

  • Cưỡng chế đất đai : Một bé gái bị xe ủi cán chết (RFI) - Một bé gái ba tuổi đã thiệt mạng vì bị xe ủi đất cán lên, trong lúc gia đình em đang tìm cách chống lại lực lượng cưỡng chế. Người cha của nạn nhân hôm nay 29/08/2013 cho AFP biết như trên. Vụ này đã gây xúc động mạnh trên các mạng xã hội tại Trung Quốc.
  • ASEAN: Mỹ cảnh báo nguy cơ đối đầu do tranh chấp biển đảo (RFI) - Sáng nay tại Brunei đã khai mạc Hội nghị Bộ tưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) với 8 đối tác đối thoại gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Mỹ. Tại ADMM+ lần thứ 2 này, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã cảnh báo các đồng nhiệm châu Á về nguy cơ đối đầu nguy hiểm giữa các nước trong khu vực do các tranh chấp trên biển gia tăng.
  • Kinh tế Philippines tăng 7% (RFI) - Bất chấp những khó khăn trong khu vực, kinh tế Philippines trong quý 2/2013 vẫn tăng trưởng tốt, đạt tỷ lệ 7,5 %.
  • Trường Sa: Đài Bắc đầu tư 112 triệu đô la xây dựng (RFI) - Hãng tin AFP dẫn lời một dân biểu Đài Loan cho biết, nước này đang có kế hoạch đầu tư hơn 100 triệu đô la xây dựng một cầu cảng lớn đủ khả năng tiếp nhận tầu chiến trên một đảo đang có tranh chấp với Việt Nam, trực thuộc quần đảo Trường Sa.
  • Phương Tây can thiệp vào Syria để làm gì ? (RFI) - Hồ sơ Syria vẫn là trọng tâm và chiếm đa số trang nhất của các báo ra ngày hôm nay. Trang nhất báo Le Monde chạy tựa : << Pháp sẵn sàng trừng phạt những ai đã giết chết dân vô tội bằng khí độc >>. Báo thiên hữu Le Figaro đăng tựa : << Syria : sự can thiệp mang tính trừng phạt với nhiều rủi ro cao >>.
  • Cuộc tấn công Syria sẽ tượng trưng và giới hạn (RFI) - Theo nhận xét của các chuyên gia, thì cuộc không kích của phương Tây vào Syria chắc chắn sẽ nhắm vào quân đội, cơ quan tình báo và có thể cũng đánh vào các địa điểm mang tính biểu tượng của chế độ, tuy nhiên sẽ không làm thay đổi tương quan lực lượng tại đây.
  • Dư luận Mỹ tin chắc Washington sẽ can thiệp tại Syria (RFI) - Dù trước mắt, Tổng thống Mỹ chưa 'quyết định' về khả năng can thiệp tại Syria nhưng Washington không chấp nhận để bất kỳ một quốc gia nào sử dụng vũ khí hóa học chống lại công dân của mình. Công luận Mỹ chờ đợi ông Obama sẽ có hành động vào tuần tới.
  • LHQ : Giới tài trợ nên cứu Tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ (RFI) - Nhân viên của Tòa án quốc tế xét xử tội ác Khmer Đỏ tại Cam Bốt hôm nay 29/8/2013, đe dọa đình công nếu không được trả lương. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã phải lên tiếng kêu gọi các nhà tài trợ khẩn cấp cung cấp tài chính để cơ quan này có thể tồn tại.
  • Syria : Âu Mỹ hoãn binh (RFI) - Sau một ngày đẩy cao độ không khí căng thẳng của một cuộc can thiệp quân sự vào Syria có thể xảy ra bất cứ lúc nào, hôm nay , 29/8/2013, các cường quốc phương Tây mà đứng đầu là Hoa Kỳ đã tỏ dấu hiệu hạ nhiệt trong khi tổng thống Obama vẫn tỏ ý muốn cảnh cáo Damas vì đã sử dụng vũ khí hóa học.
  • Báo chí Trung Quốc đòi ngăn chặn tấn công Syria (RFI) - Truớc viễn cảnh phương Tây có thể can thiệp quân sự vào Syria mà không cần có chấp thuận của Hội Đồng Bảo An mà Nga và Trung Quốc là thành viên thường trực, có quyền phủ quyết, chính quyền Matxcơva đã nhiều lần phản đối và cảnh báo nguy cơ gây mất ổn định ở Syria và trong khu vực Trung Đông. Bắc Kinh cũng có lập trường tương tự.
  • Tàu Bắc Triều Tiên vi phạm lệnh quốc tế cấm vận vũ khí (RFI) - Trích dẫn báo cáo của Liên Hiệp Quốc, ngày 28/08/2013, chính quyền Panama khẳng định khối lượng vũ khí không được khai báo nhưng đã bị phát hiện trên một chuyến tàu của Bắc Triều Tiên vào tháng 7/2013 là hành vi << vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc >>. Lệnh cấm vận vũ khí nhắm vào Bắc Triều Tiên đã được ban hành từ sau đợt thử nghiệm hạt nhân năm 2009.
  • Bạo động ở Tân Cương làm 23 người thiệt mạng (RFI) - Theo bản tin của Hoàn Cầu Thời báo (Global Times) số đề ngày hôm nay 29/09/2013 cho biết đầu tuần trước, một công an Trung Quốc đã thiệt mạng trong một << chiến dịch chống khủng bố >> ở Tân Cương. Một nguồn tin khác cho biết trong chiến dịch nói trên, đã có hơn 20 người Duy Ngô Nhĩ bị sát hại.
  • Tấn công Syria : Phương Tây tìm tính chính đáng (RFI) - Hôm qua, 28/08/2013, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thảo luận về dự thảo nghị quyết do Anh Quốc đệ trình, liên quan đến khả năng can thiệp quân sự vào Syria. Sau cuộc họp, tình hình vẫn như cũ : Không có một quyết định nào được đưa ra, không có một dự thảo nghị quyết nào được thông qua.
  • Thủ tướng VN lương 17 triệu/tháng (BBC) - Đại diện Văn phòng Chính phủ nói với báo trong nước rằng lương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ "trên 17 triệu đồng/tháng".
  • 'Tôi có một giấc mơ' (BBC) - Nhìn lại cuộc tuần hành March on Washington DC nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Mục sư Luther King diễn thuyết 'Tôi có một giấc mơ'.
  • 'Sòng phẳng' khi đàm phán biên giới (BBC) - Cựu Trưởng ban Biên giới Trần Công Trục giải thích thêm về quá trình đàm phán biên giới trên bộ của Việt Nam với Trung Quốc.
  • Dự án của Vingroup bị thanh tra (BBC) - Bộ Xây dựng quyết định điều tra làm rõ các cáo buộc sai phạm đối với dự án khu đô thị Royal City do một công ty con của Vingroup thi công và quản lý.
  • Ngoại trưởng Việt-Trung hội kiến (BBC) - Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc có cuộc gặp ở Bắc Kinh, thống nhất tiếp tục tìm giải pháp cho tranh chấp Biển Đông.
  • Nói lại về Thác Bản Giốc (BBC) - Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói về việc phân định Thác Bản Giốc.
  • Không thể né tránh chuyện biển Đông (BaoMoi) - Ngoại trưởng Trung Quốc ngày 29.8 nói nước này 'không né tránh chuyện biển Đông' còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo nguy cơ xung đột trên biển.
  • Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 29-8, tại Bắc Kinh đã diễn ra Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc để kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị. Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã chào xã giao Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì.
  • Phản đối hành động của Bưu chính Trung Quốc (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Vừa qua, Bưu chính Trung Quốc đã phát hành bộ tem phổ thông 6 mẫu mang tên “Mỹ lệ Trung Quốc”, trong đó có một mẫu tem mang tên “Tam Sa Thất Liên Dữ” in hình các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (giá tem mẫu mặt 1,2 nhân dân tệ). Đây là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Cơ quan Bưu chính Việt Nam phản đối hành động nêu trên của Bưu chính Trung Quốc và yêu cầu Bưu chính Trung Quốc tôn trọng sự thật, hủy ngay mẫu tem, phong bì và bưu ảnh in hình các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, không để tái diễn hành động tương tự, góp phần xây dựng mối quan hệ giữa hai ngành Bưu chính nói riêng và hai nước Việt Nam – Trung Quốc nói chung.
  • Cần giải quyết tranh chấp Biển Đông trong hòa bình (BaoMoi) - Theo phóng viên TTXVN có mặt tại Brunei, ngày 29/8, phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ hai, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhận định bối cảnh nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng, nhiều nước tăng trưởng âm; trong khi đó, khu vực châu Á-Thái Bình Dương có nhiều nền kinh tế mới nổi, nhiều quốc gia giữ được tốc độ tăng trưởng cao, thu hút sự chú ý và quan tâm đầu tư từ khắp nơi trên thế giới.
  • Hội nghị đặc biệt các bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc (BaoMoi) - Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ngày 29/8, Hội nghị đặc biệt các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc để kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc đã diễn ra tại Bắc Kinh.
  • Bành trướng Biển Đông thúc đẩy yêu sách chủ quyền chỉ làm tăng đối đầu (BaoMoi) - (GDVN) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhấn mạnh: "Hành động trên biển để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền không làm tăng giá trị pháp lý trong yêu sách chủ quyền của bất kỳ bên nào. Thay vào đó họ chỉ làm tăng nguy cơ đối đầu, phá hoại sự ổn định trong khu vực và làm lu mờ các triển vọng ngoại giao".
  • Cán chết cháu bé, quan nói thu hồi đất hơn mạng người (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Một bé gái 3 tuổi đã bị xe ủi cán chết khi gia đình bé gái này cố ngăn chặn nhà chức trách cưỡng chế san lấp mặt bằng trong một vụ tranh chấp đất đai tại thành phố Chương Châu, thuộc tỉnh Phúc Kiến ở miền nam Trung Quốc.
  • Tàu Trung Quốc tiến gần Bãi Cỏ Mây (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines Emmanuel Bautista vừa cho hay, tại thời điểm này, thường xuyên có từ 2 - 5 tàu Trung Quốc đang vây quanh Bãi Cỏ Mây, bãi cạn Scarborough và một số tàu đang tiến gần về phía Bãi Cỏ Mây, chỉ còn cách bãi cạn này 4km.
  • Mỹ, ASEAN bàn riêng về tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên ASEAN đã có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ trong ngày hôm qua (28/8) để bàn về những sáng kiến nhằm giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông, trong đó có việc thiết lập một đường dây nóng với Trung Quốc và tăng cường các cuộc tập trận chung nhằm tránh xung đột cũng như các cuộc khủng hoảng trên biển.
  • Malaysia: Chúng tôi không quan tâm đến tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - “Bạn có kẻ thù, không có nghĩa kẻ thù của bạn cũng là kẻ thù của tôi”, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin cho biết bên lề Hội nghị ADMM+. Ông này tuyên bố thêm, Mỹ hay Trung Quốc “có thể tuần tra mỗi ngày (ở khu vực biển của chúng tôi), miễn mục đích của họ không phải là để đi đến chiến tranh”.
  • Sớm hay muộn Trung Quốc buộc phải đồng ý COC (BaoMoi) - Dù sao, sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ đồng ý COC mà các nước ASEAN đưa ra, bởi có 2 nguyên nhân cơ bản buộc Trung Quốc phải thay đổi phương pháp thực hiện chiến lược.
  • Tàu Trung Quốc nhích 4 km về phía xác tàu Philippines ở bãi Cỏ Mây (BaoMoi) - (GDVN) - Một số tàu Trung Quốc đã nhích thêm khoảng 4 km về phía xác con tàu chiến cũ Philippines cố tình đánh chìm năm 1999 tại bãi Cỏ Mây làm nơi đồn trú cho khoảng 1 tiểu đội thủy quân lục chiến canh chừng Trung Quốc bành trướng sang phía Đông quần đảo Trường Sa, chiếm bãi Cỏ Rong từ đá Vành Khăn.
  • Video clip: Sức mạnh "Hạm đội biển Đông" của VN (BaoMoi) - Để Tăng cường sức mạnh quân sự bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, trong những năm qua Việt Nam đã không ngừng trang bị vũ khí hiện đại cả về không quân, hải quân, phòng không. Xin giới thiệu một video clip trình diễn sức mạnh đó.
  • Hòn Mun – Hòn đảo thơ mộng nhất Nha Trang (BaoMoi) - Hòn Mun là một trong những hòn đảo thơ mộng nhất trong hệ thống đảo của Nha Trang, nằm về phía Đông Nam của đảo Bồng Nguyên, cách cảng Cầu Đá 10 km. Được gọi là Hòn Mun vì phía Đông Nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. Nơi đây còn nổi tiếng là một trong những “thủy cung” giàu và đẹp nhất của biển Đông Nam Á.
  • Biển Đông: Trung Quốc ỷ đông hiếp yếu (BaoMoi) - "Đây là hành động có chủ ý và sẽ mang lại nhiều mối nguy hại cho Việt Nam và các nước trong khu vực. Xét từ các góc độ, chúng ta sẽ thấy rõ hơn những toan tính của Trung Quốc."- Ông Khải nhận xét về hành động của Trung Quốc.
  • Cảnh báo nguy cơ xung đột quốc tế trên biển Đông (BaoMoi) - TTO - Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) ở Brunei hôm nay 29-8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã cảnh báo căng thẳng trên biển Đông có thể dẫn tới nguy cơ xung đột quốc tế.
  • Cuộc bầu cử tại Úc sẽ ảnh hưởng đến bố cục Biển Đông (BaoMoi) - Đường lối thân Trung của chính quyền ông Kevin Rudd sẽ bước vào cuộc thử thách bầu cử tháng 9 khi đối đầu với Chủ tịch liên đảng Dân chủ-Quốc gia là Tony Abbott người có xu hướng thân Mỹ. Cuộc bầu cử này sẽ diễn ra vào thời điểm các đồng minh, đối tác kinh tế của cả Mỹ và Trung Quốc đang giằng xé lợi ích trên Biển Đông.
  • Việt - Trung cam kết giải quyết tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm qua (28/9) đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh, trước thềm cuộc họp đặc biệt giữa những người đứng đầu ngành ngoại giao các nước ASEAN và Trung Quốc nhằm đánh dấu kỷ niệm 10 năm thành lập quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc-ASEAN.
  • Hoan nghênh chính sách của Mỹ vì hòa bình Biển Đông (BaoMoi) - (Chính trị Việt Nam) - Ngày 28/8, Bộ trường Phùng Quang Thanh cùng đoàn đại biểu quân sự cấp cao đã tham dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM Retreat) và có cuộc gặp không chính thức ASEAN-Hoa Kỳ.
  • Lộ trình Cuộc thi Marathon quốc tế Đà Nẵng 2013 (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Ngày 1-9 tới, Cuộc thi Marathon quốc tế Đà Nẵng 2013 sẽ chính thức diễn ra. Cuộc thi thu hút trên 3.000 VĐV đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia thi đấu 3 cự li: marathon (42,195km), bán marathon (21,0975km) và 5km. Dưới đây là lộ trình và thời gian diễn ra cuộc thi để người dân được biết để thực hiện các nội dung cấm dừng xe, đỗ xe trong thời gian cuộc thi diễn ra.
  • Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ thăm Việt Nam (BaoMoi) - Trang web Bộ Quốc phòng Mỹ đưa tin, lãnh đạo Lầu Năm Góc - ông Chuck Hagel - đã nhận lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sang thăm Việt Nam vào năm tới.
  • Bắc Kinh vẫn tìm cách lấn chiếm Biển Đông (BaoMoi) - (PetroTimes) - Cuộc hội kiến với Tổng thống Philippines Benigno Aquino III, hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin và Ngoại trưởng Albert del Rosario của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (29 và 30/8) được dư luận quan tâm. Bởi diễn ra đúng thời điểm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc - ASEAN được tiến hành tại Bắc Kinh nhân kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN. Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong từng nói rằng, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN nên xem xét mối quan hệ gần gũi hơn nữa với Bắc Kinh khi các bên cùng tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) tại Bắc Kinh (từ 28 đến 30/8) nhằm giảm bớt căng thẳng tại khu vực này.
  • Vũ khí, tàu mới hiện đại của Cảnh sát biển Việt Nam (BaoMoi) - Cảnh sát biển Việt Nam được trang bị ngày càng hiện đại về phương tiện tàu thuyền, vũ khí để thực hiện tốt các nhiệm vụ, bảo đảm chủ quyền biển Việt Nam, an ninh hàng hải, chống buôn lậu, cướp biển và bảo vệ ngư dân.
  • Bắt giam 2 giám đốc buôn lậu dầu (BaoMoi) - TP - Ngày 28/8, Cơ quan điều tra Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Thế Dũng (SN 1965, trú tại tỉnh Đồng Tháp), Tổng giám đốc Cty TNHH MTV Thương mại dầu khí Đồng Tháp và Trương Hữu Có (SN 1955), Giám đốc Cty Cổ phần thương mại vận tải biển Đông Á, để điều tra về hành vi buôn lậu.

‘Đất của Việt Nam’

Mekong Delta
Người Việt đã khai khẩn vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 400 năm nay

Trong một cuộc phỏng vấ́n mới đây với BBC, ông Sam Rainsy, lãnh đạo đối lập Campuchia, cáo buộc Việt Nam đã sát nhập vào lãnh thổ của mình những vùng đất của người Khmer. BBC đã liên hệ với ông Nguyễn Đình Đầu, một nhà nghiên cứu lâu năm về địa bạ cũng như lịch sử khai khẩn miền Nam, Việt Nam, để tìm hiểu về vấn đề này.

BBC: Thưa ông Nguyễn Đình Đầu, gần đây trong một cuộc phỏng vấn với BBC, ông Sam Rainsy, lãnh đạo đối lập Campuchia có tố cáo Việt Nam ‘chiếm đất của người Khmer’. Ông nghĩ thế nào về điều này?

Ông Nguyễn Đình Đầu: Có một phần Campuchia là vùng ngập nước có rất ít người ở. Người Campuchia ở trên cao tức là Angkor Wat. Miền Nam (Việt Nam) hồi xưa thuộc về một nước khác là Phù Nam. Đến thế kỷ thứ 8 người Campuchia mới lác đác đến đó. Đến thế kỷ 16, 17 người Việt tự động đến đó làm ăn sinh sống.

Ông Mạc Cửu là người chống Thanh (tức người Hán không chấp nhận sự cai trị của người Mãn Thanh nên chạy sang Việt Nam) đi tới miền Campuchia vào khoảng năm 1688 và được Campuchia thừa nhận là người mở đất khai phá. Mạc Cửu lấy bảy thôn có những người Việt Nam đã từng ở đấy và một số người Hoa, một ít người Khmer là Phú Quốc, Lũng Kỳ, Cần Bột, Vũng Thơm, Rạch Giá và Cà Mau (và thủ phủ là Hà Tiên). Tất cả các miền này là từ Cà Mau và một phần của Bạc Liêu đến tới Kam Pong Thom là thuộc về Hà Tiên của Mạc Cửu.

Đến năm 1708 thì Mạc Cửu xin với Chúa Nguyễn cho Hà Tiên thuộc về Đại Việt, thuộc về Đàng Trong. Như vậy là từ trên 300 năm nay tất cả các miền đó, tức là cả miền đáng lẽ lên đến Kam Pong Thom là thuộc về Việt Nam.

Trong các bản đồ, trong các tư liệu có tính cách quốc tế hoặc do người Việt Nam vẽ, hoặc do người ngoại quốc vẽ đều đã thừa nhận miền đất đó là của Việt Nam.

Đặc biệt ở những miền thí dụ như ở Phú Quốc thì ngay từ hồi đầu tiên không có người ta, không có người Khmer ở. Tôi là người nghiên cứu về địa bạ, tức là về đất và người ở những miền đó trên 200 năm nay, đã làm địa bạ ở Phú Quốc đấy thì (thấy) Phú Quốc đã gồm 10 xã thôn toàn là người Việt Nam cả. Riêng Phú Quốc đã ở trong Hà Tiên trên 300 năm nay vẫn làm ăn sinh sống bình thường và cư xử với người Khmer không có gì tranh chấp cả.

Tôi thấy bây giờ đòi lại thì chuyện ấy chẳng khác gì người Việt Nam đòi lại Quảng Đông, Quảng Tây cả vì câu chuyện đó đã xa xưa rồi, nay nó đã thay đổi rồi. Chẳng hạn như là Thế chiến thứ nhất bản đồ Âu châu đã vẽ lại. Đến Thế chiến thứ Hai thì cũng vẽ lại một phần. Đấy là những chuyện trong thời gian gần đây.

Còn đối với những miếng đất mà Campuchia cho là của mình đã thuộc về Việt Nam trên 300 năm nay không có tranh chấp gì cả suốt qua thời Pháp.

BBC: Theo như ông nói thì khi Mạc Cửu vào vùng Hà Tiên để mà khai phá thì lúc này trên vùng đất này đã có người Khmer sinh sống rồi. Vậy nếu người Khmer lấy lập luận đấy mà bảo đấy là đất của họ thì có đúng không?

Người Khmer ở miền Tây Nam Bộ
Người Khmer là một sắc dân thiể̀u số ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam

Ông Nguyễn Đình Đầu: Nói về dân số thì có người Khmer nhưng trong lịch sử cũng nói rõ ràng đó là trong bảy xã thôn thì đa số là người Việt Nam, rồi có nói rõ nữa là có một số người Hoa nữa, rồi một số người có lẽ là người Malay. Tất nhiên cũng có một số người Campuchia, nhưng không thể nói rằng vì có một số người Campuchia mà trong 300 năm nay thành ra đất của Việt Nam mà bây giờ đòi lại thì cái đó đứng về phương diện công pháp quốc tế tôi thấy không thích hợp, không chính đáng.

BBC: Lý do vì sao không chính đáng? Tại vì người Việt Nam chiếm số đông và người Việt Nam khai phá vùng đất này nên theo công pháp quốc tế là của Việt Nam?

Ông Nguyễn Đình Đầu: Đúng là Việt Nam khai phá. Nếu ai mở bản đồ cổ ra thì thấy địa danh Hòn Đất (khác với địa danh Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay) ngày xưa là có một giám mục Công giáo lập một chủng viện, một trường cho học sinh ở đấy. Hòn Đất nó ở bên trên Hà Tiên khá nhiều, nó ở giữa Hà Tiên với Kam Pong Thom. Nếu mang những sách nghiên cứu về những người khám phá thời gian đó, đi thám hiểm đất đai thời đó, những bản đồ thời đó thì rõ ràng trên miền đất Campuchia bây giờ mà những bản đồ ấy còn ghi địa danh Việt Nam. Nếu đã là địa danh Việt Nam thì tất nhiên người Việt Nam ở đấy đa số.

BBC: Nhưng ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng có những địa danh do người Khmer đặt theo tiếng của người Khmer như kênh Xà No chẳng hạn?

Ông Nguyễn Đình Đầu: Cái đó thì có. Cái địa danh như Sài Gòn đó cũng là từ tiếng Khmer mà ra. Chúng ta biết rằng ngày xưa người Việt Nam dùng tiếng Việt Nam chứ ít khi dùng chữ Hán Việt. Khi viết thì tất nhiên dùng chữa Hán vì hồi đó ta chưa có chữ viết. Ngay cả những địa danh của người Champa ở miền Trung đến bây giờ vẫn để nguyên như Nha Trang chẳng hạn.

BBC: Vậy thì người Khmer lấy lý do là một số địa danh mang tiếng Khmer thì đấy là đất của họ. Lập luận đấy có đúng không?

Lãnh đạo đối lập Campuchia Sam Rainsy
Sam Rainsy đã lên án người Việt xâm lấn đất đai của người Khmer

Ông Nguyễn Đình Đầu: Nếu lấy lý do đấy thì người Champa phải phục hồi đất nước của họ à? Đất nước của họ rất mạnh từ thế kỷ thứ hai. Đất nước Việt Nam đến thế kỷ thứ 10 mới xuất hiện. Họ mạnh hơn nước Việt Nam hồi đó rất nhiều. Nhưng mà lấy lý do như vậy thì không còn đời sống bình thường của loài người nữa vì loài người có sự thay đổi, biến chuyển, lúc lên, lúc xuống, lúc mạnh bên này, yếu bên kia hay là thay đổi thế nào đó thì chúng ta bây giờ phải chấp nhận sự thực của lịch sử.

BBC: Theo như ông nói thì người Việt đã có công khai phá vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vậy thì trước khi người Việt đến thì người Khmer họ ở đây họ đã không khai phá vùng đất này nhiều à thưa ông?

Ông Nguyễn Đình Đầu: Theo sự nghiên cứu của tôi về ruộng đất, về địa bạ thì lúc bấy giờ không chỉ có người Khmer mà còn có người thiểu số... Đa số là họ chỉ ở trên các đồi gọi là trên các giồng thôi không quen lúa nước như người Việt Nam. Còn người Việt Nam thì ngay từ ngoài Bắc ở đồng bằng sông Hồng đã quen thói quen làm lúa nước. Cho nên gần như là trên 300 năm nay gần như có sự phân công tự nhiên: người Việt ở đồng bằng còn một số ít người Khmer hay người dân tộc thiểu số ở trên các giồng. Dần dần về sau thì họ rút lên miền Trung hoặc miền cao hơn.

BBC: Còn câu chuyện của người Pháp? Khi người Pháp đến Đông Dương thì họ vẽ bản đồ của ba nước Đông Dương có phải họ tự ý sát nhập vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào lãnh thổ Việt Nam mà việc này không được sự đồng ý của người Khmer hay không?

Ông Nguyễn Đình Đầu: Nếu ta coi lại các bản đồ lịch sử tôi lấy ví dụ như bản đồ Việt Nam nhất thống toàn đồ hay bản đồ Taberd (do giám mục người Pháp Taberd vẽ) cũng năm 1838, hai bản đồ cùng năm 1838, thì thấy nước Việt Nam, tôi xin lỗi nhé, nó gần như to hơn Đông Dương của Pháp vì những nước ấy như nước Lào chưa được thống nhất còn nước Campuchia thì đương yếu thế bị nước Xiêm La (Thái Lan) xâm lấn. Nếu mà nước Việt Nam không tới thì có lẽ nước Campuchia đã bị Xiêm La đô hộ rồi. Sự tới sâu vào bên trong phía Campuchia cũng là do các vua chúa, chính quyền và chính người Campuchia yêu cầu Việt Nam đến để coi như là để giúp giữ được chính quyền đối với người Xiêm La. Tất nhiên mọi người đều viện lý do này lý do kia, thế này thế kia nhưng trong thực tế của thời đó chúng ta không thể lấy tư tưởng bây giờ mà nói được mà đấy là tình hình 300 năm về trước.

BBC: Thế còn bản đồ cổ của người Khmer thì như thế nào? Có bao giờ Vương quốc Khmer trong bản đồ họ có vẽ bao gồm luôn cả miền Nam Việt Nam hiện nay không?

Ông Nguyễn Đình Đầu: Người Khmer về kiến trúc thì rất là giỏi, thế nhưng vẽ bản đồ thì không rõ ràng. Tôi chuyên nghiên cứu các địa danh thì các địa danh chính quyền thì bên phía Lục Chân Lạp chứ còn Thủy Chân Lạp địa danh rất là ít.

Chứng tỏ rằng Campuchia không có cai quản, cai trị một cách trực tiếp. Từ năm 1623 khi vua Chey Chettha II để cho Chúa Nguyễn lập Sài Gòn và Bến Nghé – hai địa điểm ấy từ thời đó đến nay đã là 400 năm rồi đã thuộc về Việt Nam. Không phải những đồn thu thuế ấy ở chỗ người Campuchia. Lúc bấy giờ đã có người Việt Nam đến làm ăn sinh sống nên lập đồn thu thuế là để lấy thuế của người Việt Nam và để giúp người Việt Nam sinh sống ở đó từ thời đó.

Điều tôi vừa nói ở trong Biên niên sử Khmer nói ra chứ không phải chính sử Việt Nam.
(BBC)

Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam


Bill Hayton từng là phóng viên BBC ở Việt Nam cho đến khi anh làm mất lòng chính phủ vì tường thuật về giới bất đồng chính kiến và phải rời Việt Nam. Trong bài này, anh nhìn lại những điều bất thường tại một trong năm nước cộng sản còn lại trên thế giới.

1. Khó nói "I love you" bằng tiếng Việt

Không phải vì người Việt không tình cảm. Mà vì không có từ "I" và "You" trong tiếng Việt nói thông thường. Người ta nói với nhau dùng các ngôi thứ dựa vào tuổi tác: anh với anh trai hay nam giới lớn tuổi hơn mình, chị với chị gái hay phụ nữ lớn tuổi hơn mình và em với em gái hay phụ nữ nhỏ tuổi hơn mình.

Đó là lý do tại sao người Việt rất hay hỏi tuổi của người lạ khi mới gặp để họ có thể dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp và đối xử với người đó có sự tôn trọng đúng mức theo tuổi tác.

Vì thế câu nói chuẩn khi bày tỏ tình yêu sẽ là "Anh yêu em". Tuy nhiên nếu người phụ nữ lại lớn tuổi hơn thì nó sẽ trở thành "Chị yêu em". Nhưng phụ nữ Việt Nam lại thường thích được gọi bằng em, bất kể tuổi tác.

Tiếng Việt có tới hơn 40 đại từ nhân xưng để miêu tả các mối quan hệ khác nhau tùy thuộc tương quan tuổi tác và vị trí trong gia đình và xã hội. Phần lớn những đại từ nhân xưng này nghe hay hơn trong tiếng Việt so với tiếng Anh.

2. Áo dài lấy hứng khởi từ thời trang Paris thập niên 1920


Hình ảnh những cô gái Việt Nam với mái tóc đen dài trong chiếc áo dài bằng lụa tha thướt trong gió nhẹ duyên dáng đạp xe trên đường phố được in trên những tấm thiệp hay vẽ trên tranh và được bán hàng triệu bản.

Áo dài là trang phục của phụ nữ Việt nam trong những dịp trang trọng hay là đồng phục tại khách sạn hay tiếp tân. Mặc nguồn gốc của chiếc áo dài bắt nguồn từ những chiếc váy dài từ thế kỷ 18, mẫu áo dài hiện đại có gốc từ thời trang Paris vào những năm 1920 khi Việt Nam là một phần của Đông Dương thuộc Pháp.

Nguyễn Cát Tường, một nhà thiết kế thời trang được Pháp đào tạo tại trường Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội, đã thiết kế lại mẫu áo vào nâm 1925 để hiện đại hóa hình ảnh và vai trò của phụ nữ Việt Nam. Ở miền Nam thập niên 1950 và 60, áo dài được cổ vũ như quốc phục và được ưa chuộng hơn so với ở miền Bắc.

Đã có luc chiếc áo dài bị những người cộng sản lên án là cổ hủ, và rất ít được mặc vào giai đoạn hậu chiến nhưng nay nó được ưa chuộng trở lại.

3. Cứ sáu người thì một người làm cho an ninh

Việt Nam không phải là nhà nước công an trị như vài năm trước đây nhưng không có nghĩa là không ai theo dõi bạn.


Có nhiều cơ quan an ninh luôn tìm kiếm các dấu hiệu lật đổ. Ngoài quân đội chính quy và lực lượng cảnh sát, còn có dân quân và trong thành phố thì có lực lượng dân phòng để mắt tới những gì người dân làm. Họ sẽ báo cáo cho Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.

Một trong những nhà quan sát có thẩm quyền nhất về quân đội Việt Nam, ông Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, ước tính là tổng số người trong các lực lượng an ninh khác nhau của Việt Nam ít nhất lên tới 6,7 triệu.

Với dân số lao động của đất nước này hiện này là khoảng 43 triệu thì như vậy cứ một trong sáu người lao động hoặc làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian cho một cơ quan an ninh nào đó của nước này.

4. Người cha của Cách mạng Việt Nam chỉ là người làm vì

Hồ Chí Minh và Lê Duẩn

"Bác Hồ" là người được in trên các áp phích cho cách mạng Việt Nam và hình ảnh của ông vẫn đang xuất hiện trên các áp phích, tiền giấy và ở nhiều nơi khác ở Việt Nam. Nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy Hồ Chi Minh (tên thật là Nguyễn Sinh Cung) không thực sự là người chịu trách nhiệm điều hành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (cộng sản) trong giai đoạn những năm 60 vào cao trào của cuộc xung đột với Hoa Kỳ.

Vào thập niên 1910 ông Hồ lao động tại Pháp và London, nơi ông từng rửa bát tại khách sạn Carlton và làm những việc khác, trước khi trở thành một người cộng sản và đi sang Nga rồi Trung Quốc.

Ông đấu tranh chống lại người Nhật trong Đệ nhị thế chiến và sau đó chống lại người Pháp trước khi trở thành Chủ tịch nước. Đối với Hoa Kỳ ông là lãnh tụ đáng sợ trong thời gian chiến tranh.

Nhưng từ lâu có tranh cãi liệu ông có thực sự là một người theo đường lối cứng rắn hay không.

Theo nghiên cứu mới nhất, quyền lực thực sự nằm trong tay Tổng bí thư đảng Cộng sản, ông Lê Duẩn, một người theo chủ nghĩa Stalin, tàn bạo và không hấp dẫn.

Ông Lê Duẩn dùng lực lượng an ninh để kiểm soát hoạt động của các nhà lãnh đạo khác và thi hành chiến lược chiến tranh toàn diện chống lại Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam.

Thắng lợi vào năm 1975 đã đưa ông Lê Duẩn nắm quyền nhưng với những hậu quả khủng khiếp. Trả thù và quản lý kinh tế yếu kém đã khiến đất nước bị cô lập và nghèo khó.

Cái chết của ông vào năm 1986 đã mở đường cho một nước Việt Nam mở cửa.

5. Máu chảy thành sông


Năm 1946, ngay trước khi cuộc chiến tranh với Pháp bùng nổ, lãnh tụ cộng sản, Hồ Chí Minh, đã cảnh báo Pháp: "Có thể các ông giết chết 10 người chúng tôi khi một người của các ông bị giết, nhưng cho dù thế nào đi nữa thì chúng tôi sẽ vẫn chiến thắng."

Ông đã đúng khi nói về việc đánh thắng người Pháp. Tuy nhiên sau khi họ rời đi và người Mỹ thay thế, tỉ lệ người chết do lực lượng của Hoa Kỳ gây ra với người Việt được ước tính là 50/1, gấp năm lần.

Con số nhân viên quân sự Mỹ bị chết tại Đông Dương từ năm 1955-75 được biết gần như chính xác là 58.220, mặc dù 1.629 người vẫn bị liệt vào danh sách mất tích trong chiến tranh. Tuy nhiên không ai biết chính xác bao nhiêu người Việt Nam đã bị giết.

Một con số ước tính đăng trên Tạp chí Y học Anh năm 2008, dựa trên một khảo sát thống kê, gợi ý rằng ba triệu người Việt Nam đã bị giết hại trong 20 năm đó.
Ước tính chính thức của Việt Nam là ba triệu người chết, trong đó có hai triệu thường dân. Những con số khổng lồ này phản ánh cuộc chiến giữa quyết tâm chiến thắng của những người Cộng sản Việt Nam và những chiến thuật tàn bạo cùng hỏa lực khổng lồ được Hoa Kỳ sử dụng.

6. Đảo du lịch từng là nhà tù


"Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn" là một khẩu hiệu quyến rũ du khách của Việt Nam. Nhiều người Việt không thích khẩu hiệu này nhưng nó khơi gợi đối với những du khách ngoại quốc thích phiêu lưu và khám phá.

Trong số những khám phá đó là các đảo xinh đẹp Phú Quốc và Côn Đảo. Nhưng đằng sau những bãi biển rợp bóng dừa là cả một lịch sử đau thương.

Côn Đảo là nhà tù thời thuộc địa Pháp nơi người Pháp giam giữ các tù nhân chính trị và những người nổi dậy từ thập niên 1860 tới thập niên 1950.

Côn Đảo nổi tiếng với các chuồng cọp, những phòng giam đào dưới đất, một chiều 1,5m và một chiều 3m, mỗi phòng giam này chứa tới 5 tù nhân bị còng chân tay. Nơi đây tiếp tục là nhà tù dưới thời chính quyền miền Nam Việt Nam.

Người ta cho rằng khoảng 2.000 người đã chết tại đây.

Phú Quốc cũng từng là một nhà tù từ thời Pháp, sau này trở thành nhà tù của Việt Nam trong thời gian chiến tranh và thường do các thẩm vấn người Mỹ trông coi giám sát.

Sau chiến tranh, hòn đảo này là nơi có các trại "cải tạo" nơi đảng Cộng sản giam giữ những người chống đối họ. Tách biệt với đất liền, hai hòn đảo này thật lý tưởng cho sự đàn áp. Nay chính điều đó khiến các đảo này trở thành nơi nghỉ ngơi yên tĩnh lý tưởng.

7. Kẻ thù lâu đời của Việt Nam luôn là Trung Quốc

Biểu tình chống Trung Quốc
Căng thắng tại Biển Đông đã dẫn tới các cuộc biểu tình chống TQ ở VN

Mặc dù cuộc chiến kết thúc gần 40 năm, phần lớn người ngoại quốc vẫn liên tưởng Việt Nam và cuộc chiến tranh với Mỹ. Nhưng người Việt đã trải qua các cuộc chiến kéo dài hơn nhiều với Trung Quốc.

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng về văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, người Việt hiện đại ít nhiều vẫn xác định mình ở vị thế chống lại Trung Quốc.

Mọi thành phố đều có tên đường, tượng đài hay tòa nhà mang tên các vị anh hùng (có thực hoặc truyền thuyết) chống lại người phương Bắc.

Phần lớn đây chỉ là huyền thoại lỗi thời vì những cuộc xung đột trước đó là giữa kẻ cầm quyền, các lãnh chúa vùng miền, người nổi dậy, v.v. những người có lẽ đã không hiểu ý nghĩa của những từ như "Việt Nam", hay thậm chí "Trung Quốc" vì đây là những từ được nghĩ ra vào thời hiện đại.

Ngày nay, căng thẳng đang âm ỉ liên quan tới tranh chấp lãnh thổ đã kéo dài với Trung Quốc tại Biển Đông, vốn nhiều dầu khí và cá.

8. Không phải tất cả di tích chiến tranh đều như người ta tưởng


Bức ảnh chiếc xe tăng đâm thằng vào cổng Dinh Độc Lập ở Sài Gòn và đậu bên bãi cỏ đã đem lại cho tiếng Anh một cụm từ mới. Nhưng là chiếc xe tăng nào vậy?

Bảo tàng tại cả Hà Nội và Saigon đều có bày chiếc xe tăng 843 với lời tuyên bố đây là chiếc tăng đầu tiên chạy qua cổng. Tuy nhiên những hình ảnh chụp hôm 30/4/1975 cho thấy chiếc xe tăng 843 không phải là chiếc đầu tiên chạy qua cổng Dinh Độc lập.

Dư luận tin rằng xe tăng 843 được vinh danh vì nó được dùng quay phim ngay sau sự kiện đó. Các di tích chiến tranh như thế vẫn rất quan trọng đối với Đảng cộng sản vì tính hợp pháp của họ phụ thuộc một phần vào vai trò của họ trong việc "giải phóng" đất nước.

9. Thương ai thì đốt vàng mã cho họ

Niềm tin tôn giáo truyền thống của người Việt là chết không có nghĩa là hết. Người chết chỉ đơn giản là chuyển sang một cuộc sống hậu thế mà mọi thứ cũng giống như trên dương gian.


Vì thế người chết cần có những đồ dùng gia đình như người sống. Nhưng làm thế nào để người đã chết có điện thoại di động, máy giặt và quần áo mới mà dùng?

Rất đơn giản. Người thân sẽ mua các đồ dùng này được làm bằng giấy và đem đi đốt và chúng sẽ được chuyển sang thế giới bên kia cho người đã khuất ở thế giới bên kia.

Chính phủ Việt Nam ước tính năm ngoài người ta đốt khoảng 20 triệu đôla Mỹ tiền vàng mã.

10. Một nửa dân số Việt Nam có chung họ mà rất ít người nước ngoài phát âm đúng

Từ Hà Nội tới Hollywood, hàng chục triệu người Việt mang cùng một họ: Nguyễn.

Thủ tướng là Nguyễn Tấn Dũng, diễn viên người Mỹ gốc Việt: Dustin Nguyễn, và Nguyễn nằm trong danh sách tên họ phổ biến nhất tại Mỹ, Úc, và vài nước châu Âu.

Phát âm rất khó khăn với người nước ngoài vì sự kết hợp giữa âm đầu "ng" với các nguyên âm rắc rối và dấu ngữ âm không quen thuộc. Phát âm gần nhất mà người nước ngoài có thể đạt được là "nwee-yen" hay thậm chí "win".

Họ này có lẽ bắt nguồn từ gốc tiếng Hoa. Qua nhiều thế kỷ, hàng ngàn gia đình chọn hay bị buộc phải đổi họ sang thành Nguyễn như một biểu hiện trung thành với các vua chúa cầm quyền.

Kết quả là không phải tất cả người họ Nguyễn đều giống nhau. Một số có thể là con cháu của vua chúa trước đây, một số khác là con cháu của những người nổi dậy.

11. Rất ít người Việt có thể đọc chữ Nôm

Cho tới đầu thế kỷ 20, tiếng Việt thường được viết theo kiểu chữ Hán, được gọi là chữ Nôm. Nhưng ngay từ đầu thế kỷ thứ 16, ngôn ngữ đã được ghi lại bằng chữ viết phương Tây do các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha và sau đó là một nhà truyền giáo dòng Tên người Pháp, Alexandre de Rhodes.

Những người truyền giáo chỉ đơn giản muốn một cách rao giảng kinh thánh dễ dàng hơn nhưng vào thế kỷ 20, những người theo chủ nghĩa dân tộc Việt Nam nhận ra rằng chữ viết này giúp truyền bá tư tưởng dễ dàng hơn.

Chữ Latin dễ học hơn rất nhiều so với chữ Nôm.

Ngày nay chữ Nôm đã gần như mất đi. Những nơi duy nhất có thể thấy nó là các chạm khắc ở chùa chiền. Rất ít người Việt có thể đọc được chữ Nôm hay các tài liệu lịch sử bằng chữ này, như tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam "Truyện Kiều".

Một vài chuyên gia vẫn duy trì kiến thức về chữ Nôm nhưng họ lo ngại rằng ngôn ngữ này sắp mất hẳn.

Về tác giả: Bill Hayton từng là phóng viên BBC tại Hà Nội vào năm 2006-7 và năm 2010 xuất bản cuốn sách về Việt Nam mang tên "Việt Nam: Con rồng đang lên". Ông chưa trở lại Việt Nam từ năm 2007.
(BBC)

Thủ tướng VN lương 17 triệu/tháng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hưởng lương theo chế độ công chức

Đại diện Văn phòng Chính phủ nói với các báo trong nước rằng lương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ "trên 17 triệu đồng/tháng".

Mức lương này, tương đương 800 đôla Mỹ, là thực nhận sau khi đã trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Thông tin trên được đưa ra trong buổi họp báo Chính Phủ thường kỳ do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều thứ Tư 28/8 tại Hà Nội.

Báo Thanh Niên dẫn lời Vụ phó Vụ tổng hợp của Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Kinh Quốc, nói: "Hệ số lương Thủ tướng hiện là 12,5; phụ cấp công vụ 13,3 x 1.150.000 đồng, cộng cả phụ cấp khác 313.460 đồng, tổng số tiền lương và phụ cấp Thủ tướng thực nhận là 17.167.000 đồng, đã trừ tiền đóng BHXH và BHYT".

Trước đó, cũng trong buổi họp báo nói trên, Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khẳng định rằng theo nguyên tắc chung, lương của các lãnh đạo Đảng, nhà nước được tính theo hệ số lương công chức.

Ông Đam nói: "Mức lương có hệ số cao nhất trong hệ thống là 14 lần lương cơ bản. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không phải người được hưởng mức hệ số cao nhất này".

Mức lương cơ bản hiện nay ở Việt Nam là 1.150.000 đồng.

Như vậy, lương của ông thủ tướng chỉ có khoảng 10.000 đôla Mỹ/năm.

'Cao vô lý'

Câu hỏi về lương thưởng của người đứng đầu Chính phủ nảy sinh sau khi báo chí gần đây phản ánh mức lương 'khủng' của lãnh đạo một số doanh nghiệp trong nước.

Kết luận mới đây của Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh cho hay lãnh đạo bốn doanh nghiệp công ích của thành phố là Công ty Chiếu sáng công cộng, Công ty Thoát nước đô thị, Công ty Công trình giao thông và Công ty Công viên cây xanh thành phố đã nhận lương từ 584 triệu đến 2,6 tỷ đồng/năm.

Cụ thể, Giám đốc Công ty Thoát nước đô thị TP HCM có mức lương đến 2,6 tỷ đồng/năm, gấp 10 lần Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gấp 41 lần so với lương của người lao động mùa vụ.

Lương cao bất thường

  • Giám đốc Công ty Thoát nước đô thị TP HCM: 2,6 tỷ đồng/năm
  • Chủ tịch HĐTV Công ty Chiếu sáng Công cộng: 2,4 tỷ đồng/năm.
  • Giám đốc Công ty Công trình Giao thông Sài Gòn: 856 triệu đồng/năm
  • Giám đốc Công ty Công viên Cây xanh: 853 triệu đồng/năm.

Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Chiếu sáng Công cộng có mức lương 2,4 tỷ đồng/năm.

Một trong các vị lãnh đạo nói trên đã lên tiếng khẳng định nhận lương "từ sức lao động" và "không xâm phạm đồng nào của Nhà nước".

Trong cuộc họp báo Chính phủ ngày 28/8, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhận xét rằng trả lương như mức ở trên là 'sai quy định'.

Ông Đam giải thích rằng theo các quy định hiện hành về mức lương cho viên chức quản lý doanh nghiệp nhà nước thì Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn nhà nước chỉ có thể có mức lương cao nhất là 36 triệu đồng/tháng.

"Nếu cuối năm, kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận cao thì thưởng thêm nhưng không quá 1,5 lần mức lương."

Ông Vũ Đức Đam cũng đề xuất xử lý các sai phạm trong lương thưởng nói trên, mà ông nói là thuộc thẩm quyền của UBND TP HCM và bộ ngành quản lý.

Việt Nam vừa bước khỏi ngưỡng thu nhập thấp và trở thành quốc gia thu nhập trung bình.

GDP bình quân tính theo đầu người hiện nay ước tính khoảng 1.500 đôla Mỹ/năm, bằng 1/3 của nước láng giềng Thái Lan và 1/4 Trung Quốc.
(BBC)

Bản tin tiếng Anh
  • China set to overtake US in e-commerce (Washington Post) - China is poised to surpass the United States to become the world's largest e-commerce market this year, according to consultancy Bain & Co.
  • Nation's 'Silicon Valley' to invest in Guiyang (Washington Post) - The southwestern city of Guiyang is attracting at least 43.7 billion yuan ($7.14 billion) in investment from Zhongguancun, China's "Silicon Valley", according to the mayor of Guiyang.
  • Real estate top wealth creator in S China (Washington Post) - Despite China's tightening policies in the property market, the real estate sector still generates the largest number of billionaires in southern China.
  • Industrial sector's profit picture brightens (Washington Post) - Industrial companies' net income jumped 11.6 percent year-on-year in July, almost double the pace of 6.3 percent in June, adding further evidence of economic stabilization in China.
  • Antitrust 'not target' foreign companies (Washington Post) - An official said antitrust investigations aren't targeting foreign companies but are instead part of an overall effort at tougher enforcement of the anti-monopoly law.
  • Rubber duck to float in Beijing (Washington Post) - After touring 13 cities in 10 countries, a giant rubber duck designed by Dutch artist Florentijn Hofman will be in Beijing from September to October, floating first at Beijing Garden Expo Park and then at the Summer Palace.
  • Cancer patient delivers healthy baby (Washington Post) - A woman with cervical cancer gave birth to a healthy baby girl thanks to a successful high-risk surgery when she was 18 weeks pregnant, carried out in Shanghai.
  • Artworks paint a picture of change (Washington Post) - The Power Station of Art's exhibition Portrait of the Times - 30 Years of Contemporary Art in Shanghai renders a panorama of China's contemporary art development since the early 1980s.
  • Artistic frontiers (Washington Post) - Feng Yuan is a tireless explorer in the world of art, a Chinese painting master who blazed a way of his own.
  • More than skin deep (Washington Post) - A growing Chinese willingness to go under the knife for cosmetic purposes cuts to core questions about the changing national psyche.
  • Battling the bulge (Washington Post) - According to the Chinese Center for Disease Control and Prevention, the number of obese people under the age of 18 has reached 120 million in 2013,
  • Trial of Bo Xilai: Evidence, charges and defense (Washington Post) - The trial of Bo Xilai, charged with bribery, embezzlement and abuse of power, concluded on Monday at Jinan Intermediate People's Court, after hearings from Aug 22 to Aug 26.
  • Chinese negotiator in DPRK (Washington Post) - A top Chinese negotiator arrived in Pyongyang to restarting the long-stalled Six-Party Talks and further improving the situation on the Korean penisula.
  • Singapore PM aims to cement relations (Washington Post) - The prime minister of Singapore arrived in Beijing for his fifth official visit to China amid high expectations from both sides that bilateral ties will be upgraded.
  • Bo Xilai insists he did not abuse power (Washington Post) - Former Chongqing Party chief Bo Xilai denied the charge of abusing power to cover up a murder case and to sack a police chief without proper procedures.
  • Wang Lijun testifies against Bo Xilai (Washington Post) - The former vice-mayor and police chief of Chongqing convicted of defection, Wang Lijun, testified in court on Saturday that fallen senior official Bo Xilai had allegedly tried to cover up a murder case involving Bo's wife.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét