Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Tin ngày 02/8/2013

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Rối rắm làm gì thưa ông Bảo?

Đây là đang nói với ông Hoàng Vĩnh Bảo, cục trưởng cục phát thanh truyền hình & thông tin điện tử của Bộ thông tin truyền thông.
Hôm qua ông trả lời báo chí, ông hô cấm các trang fb, blogs cá nhân không được trích dẫn nguồn từ báo chí, bị dư luận ném đá, hôm nay ông đăng đàn lại, ông khẳng định rằng: “Tuy nhiên, người dùng có thể bình luận một bài báo nào đó và chịu trách nhiệm về bình luận đó, “nhưng phải có đường link dẫn đến bài báo đó, chứ trang thông tin cá nhân không được copy bài báo lên, kể cả trong trường hợp đã ghi rõ nguồn tin, ví dụ như là Theo VnExpress.net và kể cả cá nhân đó đã được báo đồng ý, cũng không được.
Bởi vì Nghị định đã phân loại rõ và không thể nhầm lẫn chức năng giữa các loại hình được”. Trả lời câu hỏi rằng hiện nay mọi người có quan điểm, trang cá nhân là do cá nhân lập ra để đăng và chia sẻ thông tin mà họ muốn và họ đã xin phép nguồn tin khi trích dẫn, ông Bảo trả lời: “Dứt khoát trang thông tin điện tử cá nhân không được trích dẫn các nguồn tin của các cơ quan báo chí. Họ có thể copy một đoạn rồi dẫn link, còn copy cả bài thì không được. Nếu cứ mỗi blog lấy bài báo chỗ này chỗ kia đưa lên thì đã trở thành báo tư nhân, trang thông tin tổng hợp”.
Tôi nói với ông thế này:
1- Nếu những bài báo đăng lên, cả những web của Chính phủ, các Bộ, ngành đăng lên một nội dung mà nội dung đó người đọc thấy hữu ích, họ đưa lại cho mọi người cùng đọc để hiểu thêm chủ trương chính sách của nhà nước, cảm thông những hoàn cảnh, ngưỡng mộ những tấm gương, hiểu thêm những chính sách…và chỉ rõ bài này bài kia được lấy từ nguồn này nguồn kia một cách rõ ràng, mà ông nói vẫn cấm thì ông muốn gì ? Ông muốn gì? Trong khi ông quá biết, mục đích của báo chí là thông tin đăng tải phải tới người đọc càng nhiều càng tốt, và kênh truyền tin trên fb, trên blogs là vô cùng hữu hiệu, vô cùng to lớn, thì ông cấm? Ông có biết rằng bản chất việc đưa nguyên bài và việc đưa một phần và dẫn đường link là giống nhau? Vì cuối cùng là muốn người đọc xem được bài đó, thế thì tại sao đưa nguyên bài ( có chỉ rõ nguồn) lại cấm mà đưa vài đoạn rồi dẫn nguồn thì không cấm? Thế chẳng nhẽ, có một bài báo nói về công lao trời biển của Bác Hồ, được hàng triệu trang fb đưa lại nguyên bài và có dẫn nguồn từ báo Nhân Dân ( chẳng hạn thế) thì ông cấm sao?
2.Đáng ra thì chính Nghị định này phải bày tỏ khuyến khích cởi mở cho các trang thông tin cá nhân đăng nhiều, dẫn nhiều thông tin từ báo chí nhà nước và các trang thông tin của Nhà nước để khả năng tiếp cận thông tin chính thống của nhân dân rộng rãi hơn, còn việc chỉ trích một đoạn rồi đưa đường dẫn bài hay chỉ đăng lại nguyên bài và đưa đường dẫn nguồn đến bài hoàn toàn không khác nhau ông ạ.
3.Ông lại nói, ngay cả cơ quan báo nào đó cho phép chủ fb hoặc blogs đưa lại nguyên bài của họ ( và dẫn nguồn) thì vẫn cấm thì tôi thấy chẳng có gì để tranh luận với ông nữa. Ông cứng nhắc, ông máy móc đến phì cười lên với ông.
Rối rắm thế làm gì thưa ông Bảo?
Theo Nguyễn Quang Vinh

Thứ trưởng Sơn phản hồi về bài trên BBC

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chỉ trích cách giật tít của BBC Tiếng Việt và nói nó ‘không đúng với mục đích trả lời phỏng vấn’ của ông trên Phố Bolsa TV.
Nhắc tới tựa ‘Chống ông Sang vì ‘hận thù’, ‘thu nhập’?’ của BBC hôm 28/7, ông Sơn nói trong một phỏng vấn cũng với Phố Bolsa TV:
“Đã là cơ quan truyền thông, mà truyền thông có tiếng như BBC, ở đây tôi không nói chung BBC vì các ban chuyên môn khác của BBC họ cũng không làm như thế.
“Có lẽ xưa nay chỉ có Ban Việt ngữ đôi khi hay có những cái giật tít ví dụ như bài mà nói rằng là…chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang, hận thù và thu nhập đấy, thì tôi cho rằng cách giật tít như thế nó không xứng tầm của BBC vì BBC là đài có tiếng trên thế giới và đã là có tiếng thì anh phải giữ cái uy tín.
“Tôi cho cái uy tín của cơ quan truyền thông là hàng đầu. Anh đưa thông tin phải trung thực, khách quan, lành mạch, không thiên lệch.
“Còn nếu anh giật tít như vậy tôi cho là nó không đúng với mục đích cái trả lời phỏng vấn của tôi.
“Tôi nói là số lượng rất nhỏ người Việt Nam còn lại trong cộng đồng gần bốn triệu rưỡi người Việt Nam ở nước ngoài trong đó ở Hoa Kỳ, số người còn có tư tưởng hận thù, tôi không muốn nói đến hai chữ hận thù, tôi muốn dùng những từ nhẹ hơn để bà con cô bác, những người trong số này người ta cảm thấy chúng tôi không đẩy họ ra xa, không muốn hắt hủi họ trong khi vị thế của Việt Nam ngày càng đi lên…uy tín của Việt Nam chưa bao giờ cao như bây giờ trên trường quốc tế mà Đảng và Nhà nước Việt Nam không quên họ…”

‘Kiếm thêm vài ba chục đô la’

Về chuyện người biểu tình tham gia để có thêm ‘thu nhập’, ông Sơn giải thích thêm:
“Trong rất nhiều người đã về Việt Nam, chúng tôi đã gặp, và chúng tôi biết chứ, rất nhiều người tham gia những cuộc biểu tình trước đây từ những cuộc biểu tình…phản đối chuyến đi thăm của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Hoa Kỳ năm 2007, trong số họ rất nhiều người đã về Việt Nam và chúng tôi gặp, chúng tôi biết.
“Chúng tôi có hỏi một vài người tại sao lại tham gia như thế làm gì thì họ bảo là thực tế nói thật là cũng đi để kiếm thêm vài ba chục đô la vì họ phát tiền, họ cho tiền thì tại sao không đi.
“Chúng tôi có hỏi một vài người tại sao lại tham gia như thế làm gì thì họ bảo là thực tế nói thật là cũng đi để kiếm thêm vài ba chục đô la vì họ phát tiền, họ cho tiền thì tại sao không đi.”
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn
“Nhưng mà trong thâm tâm họ đâu có muốn phản đối cái việc này.
“Thế và thực tế tôi cũng gặp một số doanh nghiệp người Việt Nam ở Mỹ vừa qua có cho tôi biết là có một số các tổ chức, cá nhân trong số những cá nhân, tổ chức cực đoan còn muốn đi ngược lại lợi ích dân tộc, họ quyên góp tiền để mà tổ chức các hoạt động biểu tình chống phá chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang sang thăm Hoa Kỳ thì nhiều doanh nhân nói với tôi rằng ‘chúng tôi không đóng góp…bởi vì đấy là những hoạt động phi nghĩa…’ tôi cho rằng đấy là việc làm rất đúng đắn.
“Tôi nghĩ rằng số lượng người lần này tham gia hoạt động chống phá chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang Hoa Kỳ nó cũng lại thể hiện một sự chống đối yếu ớt.
“Tôi rất chân thành mong muốn kêu gọi các quý vị còn đang có những tư tưởng hận thù, đi ngược lại lợi ích dân tộc, các qúy vị cần phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nhìn thẳng vào thực tế là đã gần 40 năm nay các quý vị thực hiện những chiêu bài này nó đạt được cái gì.
Ông Sơn nói ‘quy mô biểu tình …teo dần’ trong khi vị thế của Việt Nam đi lên rõ rệt.

‘Ngày càng tươi đẹp’


Bình luận về chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Nhà Trắng hồi cuối tháng Bảy, ông Sơn nói quan niệm rằng quan hệ Việt – Mỹ chỉ là ‘hình thức’ là không đúng.

Ông Sơn nói: “Nhìn lại quá khứ đau buồn trước đây thì hai nước đã từng là cựu thù của nhau.Nhưng đây tôi cho cũng là tấm gương rất trong sáng trong vấn đề hòa hợp, hòa giải và đoàn kết, hữu nghị và hội nhập bởi vì hai quốc gia như vậy mà chúng ta sẵn sàng bỏ qua quá khứ.
“Tôi cho rằng trong quá khứ đau buồn của đất nước Việt Nam nó còn mảng nhỏ nữa, tôi nói đây là mảng nhỏ bởi vì thực thế chân lý khách quan đã chứng minh điều đó, tức là còn lại một bộ phận không lớn cái số người Việt Nam ra đi sau năm 1975 bởi vì cái cuộc chiến tranh đã kết thúc, chân lý đã thắng lợi, hai miền Nam Bắc về một mối, những người cộng sản đã có công thống nhất đất nước, đã làm nên trang sử rất vẻ vang mà cái này chính cựu lãnh tụ của Việt Nam Cộng hòa trước đây, ông Nguyễn Cao Kỳ, đã thừa nhận cái việc đó.
“Những người cộng sản đã làm nên lịch sử và dẫn dắt đất nước Việt Nam, đưa đất nước Việt Nam bây giờ phát triển phồn thịnh, có thể nói đất nước ngày càng thay đổi, ngày càng đi lên, đất nước ngày càng tươi đẹp.
“Còn khó khăn ở đâu cũng có, nước Mỹ cũng có khó khăn không riêng gì Việt Nam.”
“…Một số người rất nhỏ trong cộng đồng không muốn nhìn sự thật không muốn nhìn chân lý rõ ràng là đất nước Việt Nam đã thay đổi cơ bản.”

Dân chủ Việt – Mỹ

Ông Sơn không nói tới những vấn đề mà người biểu tình nêu ra mà chỉ nói về động cơ họ đi biểu tình của một bộ phận mà ông coi là ‘rất nhỏ’
Trong phỏng vấn được đưa lên YouTube hôm 31/7, ông Sơn cũng bình luận về dân chủ ở Việt Nam và Mỹ trong đó ông nói “dân chủ không nhất thiết phải là đa đảng” và bình luận thêm:
“So sánh dân chủ ở Mỹ với dân chủ ở Việt Nam thì chưa biết ở đâu hơn ở đâu.”
“Ở Mỹ không có quyền cãi lại cảnh sát giao thông khi cảnh sát dừng xe anh để hỏi, anh chỉ biết chấp hành và nộp phạt.
“Nhưng ở Việt Nam thì người dân có quyền chất vấn cảnh sát tôi phạm lỗi gì, luật gì, tại sao dừng xe tôi.
“Thì tôi hỏi quý vị, ở Mỹ ra khỏi xe ô tô là bị quặt tay ra đằng sau ngay nếu như là phạm tội, còn bình thường thì cũng phải xem giấy tờ và một là phải nộp phạt, hai là phải ra phòng thuế.”
Vào cuối phỏng vấn ông Sơn cũng ca ngợi sự ‘trung thực’ của các cơ quan truyền thông hải ngoại như Bolsa TV và Việt Weekly trong khi có ý chỉ trích BBC Tiếng Việt khiến người đọc hiểu nhầm ý của ông
THEO BBC

Bà Thảm Sát

Nếu Beo là bà, người đứng đầu cái ngành làm chết 20 đứa trẻ vì một chủng loại thuốc, thì việc đầu tiên Beo làm là bỏ tiền ra, mời các chuyên gia hàng đầu, các tổ chức y tế hàng đầu, thậm chí cả các hãng dược liên quan hàng đầu thế giới, vào nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân của việc thảm sát hàng loạt kia, đến từ đâu.
Một bạn trên facebook của Beo, lập luận rằng việc thân nhân phải cùng chịu trách nhiệm trong việc chích thuốc ngừa cho các bé, tương tự như cam kết phẫu thuật khác, là hợp lí và tình.
Bạn đã sai về cơ bản. Việc phẫu thuật là thao tác bị động (chữa những cái đã rồi) của khoa học. Phàm bị động không thể tránh được những rủi ro, thế nên ngành y cần sự cảm thông của thân nhân bằng một tờ giấy chia sẻ trách nhiệm trước những rủi ro ấy. Chích ngừa là hành động chủ động, trang bị thêm cho một sinh linh vừa bước vào đời ít vốn liếng để tồn tại khoẻ mạnh.
Khi đã chủ động gần như tuyệt đối đến thế, mà ngành y lại bán cái trách nhiệm ấy cho thân nhân, kinh dị hơn, lái dư luận chuyển sang gam màu hình sự khi bán cái tiếp cho công an, là hành động phi nhân tính, ngu xuẩn không cách gi tha thứ.
Việc thứ hai, nếu Beo là bà, Beo sẽ tổ chức họp báo ngay lập tức sau tai nạn xảy ra, trước xin lỗi gia đình nạn nhân và nhân dân, sau trấn an dư luận bằng những chứng cứ khoa học về sự an toàn của vaccine, khuyến cáo cha mẹ vẫn rất nên tiếp tục cho bé chủng ngừa, nhân danh một bộ trưởng, một bác sĩ.
Dĩ nhiên, bà không làm thế.
Bà giao cho cơ quan chức năng đi tìm, lỗi ai nấy chịu. Sòng phẳng một cách lạnh lùng, trước sinh mạng con người. Không trân quý con người, thì đúng là bà chỉ xứng đáng làm bộ trưởng (riêng) xứ ta mà thôi.
Chứ người thường, chẳng ai làm thế !
Theo Beo blog

Phát biểu “sốc” của PCT Đà Nẵng về mại dâm nên hiểu thế nào?


“Tôi cho rằng nên hiểu phát biểu của Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh theo hướng các TP phát triển du lịch thì thường mại dâm phát triển kéo theo, chứ không phải là “không thể không có”!” – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Đà Nẵng nói.
Ngay sau khi Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh có những phát biểu gây “sốc” về vấn đề mại dâm tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 của Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS, ma tuý, mại dâm TP Đà Nẵng tổ chức sáng 31/7, chiều cùng ngày, PV Infonet tiếp tục gặp ông Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Nguyễn Hùng Hiệp tại nơi ông làm việc để hỏi về những suy nghĩ của ông đối với những phát biểu đó.

Ông Nguyễn Hùng Hiệp, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Đà Nẵng

Thưa ông, sáng nay (31/7) tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 của Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS, ma tuý, mại dâm TP Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Xuân Anh có nói: “Với TP du lịch mình, tôi cho rằng không thể không có mại dâm”. Ông nghĩ gì về phát biểu này?
Ông Nguyễn Hùng Hiệp: Tôi cho rằng nên hiểu phát biểu đó theo hướng các TP phát triển du lịch thì thường mại dâm phát triển kéo theo, chứ không phải là “không thể không có”. Nơi nào phát triển thì nơi ấy các tệ nạn xã hội cũng phát triển, lan tràn!
Ông Nguyễn Xuân Anh cũng cho rằng: “Một TP du lịch, mà du lịch muốn sống, muốn khách khứa tới thì hình như phải có dịch vụ đó (tức mại dâm – PV) thì khách mới tới. Khách du lịch tới đây, kể cả hội thảo rồi đầu tư cũng thế, người ta đi chơi rồi những dịch vụ như thế rất là quyết định”. Ông nghĩ thế nào?
Ông Nguyễn Hùng Hiệp: Tôi vẫn nghĩ ý của ông Nguyễn Xuân Anh là các TP du lịch thường kéo theo tệ nạn mại dâm. Cho nên phải chống làm sao cho nó ấy (ý nói là cho có hiệu quả – PV). Chứ không phải khách du lịch đến là họ có nhu cầu như rứa (như thế – PV) đâu. Nếu nói rứa là phản cảm, khách kêu họ đến để du lịch chứ có phải rứa đâu thì tính làm sao? Tất nhiên, trong các vị đi du lịch cũng có những vị thế này, thế kia nhưng không phải tất cả. Nói rứa là đụng chạm đến tất cả những người đến đây du lịch là không được!
Thường thì các TP phát triển du lịch, nhất là ở khu vực châu Á của mình, nó rứa. Như Thái Lan phát triển du lịch thì tệ nạn này phát triển rất mạnh. Nó kéo theo mà. Cho nên tệ nạn ma tuý, mại dâm đi liền với quá trình phát triển!
Nếu nhận thức vấn đề “du lịch phát triển kéo theo tệ nạn mại dâm” là một cách khác, còn như ông Nguyễn Xuân Anh nói thì lại khiến người ta có thể hiểu rằng “có tệ nạn mại dâm mới hút được khách du lịch”. Ông thấy thế nào?
Ông Nguyễn Hùng Hiệp: Tôi nghĩ không phải ông Nguyễn Xuân Anh muốn nói như rứa. Tệ nạn là mặt trái của quá trình phát triển mà. Cho nên đi liền với quá trình phát triển thì mình phải chống mặt trái đó, chứ đừng nghĩ nó là đương nhiên. Đương nhiên thì anh không thể chống được. Mà nếu muốn chống thì phải có biện pháp quyết liệt.
Theo tôi, ông Nguyễn Xuân Anh nói là nói phát triển thì kéo theo tệ nạn, mà mình không có biện pháp ngăn chặn thì đến một lúc nào đó không còn phương xử lý. Nhiều quá rồi thì thôi chứ làm răng (làm sao – PV) làm được? Bây giờ nó mới manh nha, mình xử lý thì còn có cơ may, điều kiện để xử lý. Chứ khi đã tràn lan ra thì phải làm cách khác. Hồi nớ còn phải thô bạo hơn nữa thì mới xử lý được.
Vậy theo ông, quan điểm của lãnh đạo TP Đà Nẵng đối với vấn đề mại dâm sẽ như thế nào?
Ông Nguyễn Hùng Hiệp: Hiện nay phải nói tất cả các quốc gia, không có quốc gia nào không có mại dâm. Ông Nguyễn Xuân Anh nói, ổng về cả vùng nông thôn, miền núi cũng xuất hiện tình trạng này. Như vậy là tính phổ biến của tệ nạn này ghê gớm lắm.
Nó có đất sống bởi vì trên thực tế nó có nhu cầu, chứ không có nhu cầu thì nó đã không có đất sống. Cái nhu cầu này nó đi liền với quá trình phát triển. Khi cuộc sống phát triển, đời sống khấm khá là bắt đầu xuất hiện những cái này.
Nhưng chắc chắn lãnh đạo TP Đà Nẵng sẽ… Nếu muốn tính một TP văn minh, lành mạnh, hiện đại, môi trường thì phải tính đến việc hạn chế, ngăn chặn sự phát triển của tệ nạn này. Chứ không thể thả ra. Thả ra đến một lúc nó tràn lan, bôi bác cái TP này thì chịu chi nổi?
Tất nhiên là khó chứ không phải đơn giản. Khó ở chỗ phải từ cả hệ thống pháp luật của mình kia. Phải nhất quán cái chuyện đó để có những biện pháp kiên quyết thì mới xử lý được. Chứ chỉ một vài địa phương vào cuộc cái này thì cũng khó đem lại kết quả toàn diện được!
Xin cám ơn ông
THEO INFONET

Đôi lời gửi chị Doan

NGUYENTHIDOAN

Đọc tin về Hội nghị góp ý kiến nâng cao chất lượng giáo dục diễn ra tại Hà Nội ngày 31/7, thấy chị Nguyễn Thị Doan tới dự với hai vai: giáo sư, tiến sỹ, đại diện cho giới trí thức, và phó chủ tịch nước, đại diện cho đảng và chính phủ, tôi xin có đôi lời của một người từng mang danh trí thức và nhà khoa học.
Chị có nói đại ý rằng, số học sinh ra trường ngày một đông, thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng nhiều, nhưng tại sao đất nước chậm đổi mới và có vẻ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực. “Tác động của giáo dục và đào tạo đối với vấn đề này như thế nào và chúng ta phải chăng đang lãng phí rất lớn một nguồn lực đối với giáo dục vào đào tạo?”.
Là một người từng làm khoa học, tôi hoàn toàn đồng ý với chị về nhận xét trên. Đúng là nước mình vô cùng pha phí chất xám. Từ sau 1975 lại càng pha phí. Biết bao trí thức miền Nam đã phiêu bạt khắp thế giới, người ở lại kiếm sống chưa xong. Thế hệ được đào tạo bài bản ở Đông Âu cũng chẳng hơn gì. Bao nhân tài được đào tạo rồi uổng phí vì miếng cơm manh áo.
Ngô Bảo Châu, trên dưới 40 tuổi, được giải Fields chỉ khi anh làm việc cho Mỹ, Pháp. Trường cũ của anh là trường thực nghiệm của thấy Hồ Ngọc Đại điêu đứng trong những năm gần đây. Giáo sư vật lý Đàm Thanh Sơn, sinh năm 1969, đang làm việc cùng thành phố Chicago với Ngô Bảo Châu đó.
Kể ra thì còn biết bao người trẻ có học thức và trình độ như các anh phiêu bạt khắp nơi. Bởi những gì họ theo đuổi được quốc tế công nhận, hoặc chỉ môi trường ấy mới đơm hoa kết trái.
Tôi nhớ buổi nói chuyện của Bộ trưởng Bộ KHĐT, Bùi Quang Vinh, tại World Bank ở Washington DC. Hội trường khá đông, có gần hai chục người Việt, hoặc gốc Việt, nhiều bạn rất trẻ, tiếng Anh, tiếng Việt lưu loát, làm việc có uy tín trong hai tổ chức WB và IMF.
Có ba người Việt rất trẻ phát biểu trong hội thảo, hai em nói tiếng Anh, một em diễn giải bằng tiếng Việt. Đó là ba em Hoàng (luật sư IMF), Hà và Hương (chuyên gia kinh tế WB), tuổi đời ngoài 30, đều từ Việt Nam đi du học, sang Mỹ và ở lại. Những câu hỏi đi thẳng vào vấn đề kinh tế vĩ mô, môi trường tài chính và những giải pháp, chứng tỏ các em nắm rõ những gì mà thế giới hội nhập đã dạy.
Hôm đó vì thời gian hạn hẹp, nếu không, tôi sẽ hỏi Bộ trưởng Vinh một câu đơn giản. Ông nghĩ gì về mấy chục người Việt, người Mỹ gốc Việt, đang nghe dưới hội trường. Họ đang làm ở một trong những tổ chức tài chính lớn và uy tín nhất thế giới này. Liệu có cách nào giúp họ cống hiến cho Việt Nam nhiều hơn.
Mới đây, trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, khi họp báo, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama cũng dành đoạn khá dài cho người Việt bên Mỹ. Cả hai đều khẳng định, người Việt/gốc Việt đã đóng góp không nhỏ cho phát triển và tình thân giữa hai quốc gia. Chất xám đó chứ ở đâu xa, chỉ có điều sử dụng thế nào thôi.
Trong cương vị giáo sư-tiến sỹ, chắc chị Doan hiểu người trí thức cần vài ba thứ trong hành trang để giúp đất nước và cội nguồn: môi trường thông thoáng, độc lập trong tư duy và khả năng phản biện. Tiền nong và hưởng thụ chỉ là điểm sau cùng của họ khi xét nơi xin việc.
Chị còn nhớ viện IDS do một nhóm các trí thức có uy tín nhất nước, lập ra nhằm phản biện một cách xây dựng với các chính sách kinh tế vĩ mô của đảng và chính phủ. Kết cục thế nào thì ai cũng biết rồi.
Tôi có viết rằng, tiếng thét của kẻ thất phu không đáng sợ, mà đáng sợ là sự im lặng của các nhà hiền triết. Sau mấy năm, tiếng nói phản biện ít dần đi, kinh tế đang đi về đâu, chẳng cần phải nói gì nhiều. Để họ im lặng là đất nước mất đi những giá trị khó tính bằng tiền.
Hôm nay chị hỏi “Tại sao, thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng nhiều….” Trong cương vị phó chủ tịch nước, lại có học hàm học vị cao nhất trong giới khoa học, chị đặt câu hỏi đó, tôi vô cùng ngạc nhiên. Câu hỏi đấy không thể dành người ngồi nghe chị và đang bàn về cải cách giáo dục toàn diện.
Có vài cái dốt của vua quan thời xưa: tiểu dốt – có tiền mà không biết tiêu, trung dốt – có của quí mà không biết giữ, và có nhân tài mà pha phí – đó là đại dốt.
Trí thức mà sợ phản biện là trí thức dốt, nhưng chính thể mà để cho trí thức không dám nói gì, thì phạm tam dốt, bởi trí thức là nguồn tiền, là của quí, và là nguyên khí quốc gia.
Kết thúc entry, xin hỏi “Thạc sỹ và tiến sỹ nhiều, nhưng đất nước tụt hậu”, thì chị, trong cả hai vai, trí thức và lãnh đạo đất nước, chị tự thấy mình có lỗi không?
Theo Hiệu Minh

VỤ “ƯU ÁI CHO ĐỘC QUYỀN” Ở ĐÀ NẴNG: Ưu ái người nhà lãnh đạo?

DANANG-DOCQUYEN
Các hoạt động quảng cáo trên đường Nguyễn Văn Linh sẽ được UBND TP Đà Nẵng giao cho Công ty TNHH VietArt OOH khai thác độc quyền

Việc UBND TP Đà Nẵng giao độc quyền quảng cáo ngoài trời cho Công ty TNHH VietArt OOH (VietArt OOH) vấp phải sự phản đối quyết liệt của các doanh nghiệp (DN) kinh doanh quảng cáo. Câu hỏi đặt ra: VietArt OOH là ai và vì sao được UBND TP Đà Nẵng ưu ái như vậy?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, VietArt OOH có trụ sở tại 62 Nguyễn Thị Minh Khai (TP Đà Nẵng), thành lập vào ngày 6-1-2012 với vốn điều lệ 6 tỉ đồng bởi 2 thành viên sáng lập, gồm: Công ty TNHH Khởi Phát (22 đường 2/9, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) góp 3,06 tỉ đồng, chiếm 51% và Công ty CP Nghệ Thuật Việt (Vietart, đóng tại phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) góp 2,94 tỉ đồng, chiếm 49%. Sau khi thành lập VietArt OOH, ông Đặng Quang Mẫn, Giám đốc Công ty TNHH Khởi Phát, được bầu giữ chức Chủ tịch HĐTV VietArt OOH và bà Nguyễn Lê Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT VietArt, giữ chức Giám đốc điều hành VietArt OOH.
Ngay sau khi thành lập, VietArt OOH được UBND TP Đà Nẵng ưu ái giao thực hiện một số chương trình sự kiện lớn. Điển hình là cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2012 và 2103, VietArt OOH được UBND TP giao độc quyền lo việc vận động tài trợ cho cuộc thi. Trước đó, từ năm 2008 đến 2011, khi Vietart OOH chưa được thành lập, UBND TP cũng giao cho Vietart đảm nhận công việc chuyên vận động tài trợ cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng.
Gần đây nhất, UBND TP Đà Nẵng ra quyết định giao Công ty TNHH VietArt OOH độc quyền khai thác tất cả các vị trí quảng cáo ngoài trời trên địa bàn TP Đà Nẵng (Báo Người Lao Động phản ánh ngày 31-7 và 1-8). Trước sự phản đối quyết liệt của các DN kinh doanh quảng cáo, bất ngờ ngày 10-6-2013, Công ty TNHH Khởi Phát đã chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ 51% cho Công ty TNHH MTV Phúc Hưng Gia (số 5 Cách Mạng Tháng Tám, TP Đà Nẵng). Vietart cũng chuyển nhượng 49% vốn điều lệ cho bà Nguyễn Lê Phương Thảo sở hữu. Đến ngày 3-7, VietArt OOH đã có văn bản thông báo thay đổi nội dung đăng ký DN và ngay sau đó, ngày 8-7, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thay đổi lần 2 cho VietArt OOH với vốn điều lệ 16 tỉ đồng do 2 thành viên góp vốn, gồm: Công ty TNHH MTV Phúc Hưng Gia (51%) và bà Nguyễn Lê Phương Thảo (49%).
Dư luận cho rằng việc thay đổi pháp nhân này là không bình thường. Bởi lẽ, ông Đặng Quang Mẫn, Giám đốc Công ty TNHH Khởi Phát (đơn vị chủ đầu tư Làng Thể thao Tuyên Sơn) chỉ là giám đốc thuê, còn nhân vật điều hành đứng đằng sau Khởi Phát là người nhà của một vị nguyên lãnh đạo ở Đà Nẵng. Ngay cả một số người điều hành Công ty TNHH MTV Phúc Hưng Gia, hay Vietart, cũng là người thân của quan chức ở Đà Nẵng.
THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét