Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Tin ngày 28/7/2013

  • Vụ Bạc Hy Lai : vết thương cần phải khép lại (RFI) - Báo Le Monde ra ngày hôm nay đặc biệt quan tâm đến vụ án Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai sẽ ra tòa với tội danh tham nhũng và lạm quyền. Theo nguồn tin từ Tư pháp Trung Quốc thì phiên tòa xử Bạc Hy Lai sẽ diễn ra vào giữa tháng 8/2013.
  • Du khách Trung Quốc bị lên án vì phá hoại sinh vật biển Hoàng Sa (RFI) - Nhiều tháng sau khi Bắc Kinh mở ra các tour du lịch tại Hoàng Sa, quần đảo chiếm được của Việt Nam từ năm 1974, thái độ của các du khách Trung Quốc tại đây đang bị lên án. Những tấm ảnh những người khách này đang xâm hại các sinh vật biển quý hiếm tại Hoàng Sa, từ hôm qua 26/07/2013 đã làm dấy lên một làn sóng chỉ trích gay gắt trên các diễn đàn mạng Trung Quốc.
  • Tai nạn tàu hỏa: Khởi tố tài xế về tội "ngộ sát do bất cẩn" (RFI) - Bốn ngày sau vụ tai nạn tàu hỏa gần thành phố Saint-Jacques de Compostelle làm gần 80 người chết, bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha ngày hôm nay 27/07/2013 cho biết ông Francisco José Garzon Amo, 52 tuổi, đã rời khỏi bệnh viện và đang bị khởi tố với tội danh nói trên.
  • Thành quản, cái nghề bị ghét nhất ở Trung Quốc (RFI) - Từ gần hai tuần qua, hình ảnh một người đàn ông nằm sõng soài trên mặt đường, đầu bị trọng thương gây rất nhiều xôn xao trong dư luận Trung Quốc, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội. Nạn nhân là một người bán dưa hấu rong, 56 tuổi, bị nhân viên quản lý đô thị của huyện Lâm Võ, thị trấn Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam đánh chết.
  • Thêm 18 người bị bắt trong vụ GSK tại Trung Quốc (RFI) - Hãng tin Reuters hôm nay 27/07/2013 dẫn nguồn tin từ đài phát thanh Trung Quốc cho biết, có ít nhất 18 người vừa bị bắt giữ trong khuôn khổ cuộc điều tra về xì-căng-đan tham nhũng của tập đoàn dược phẩm Anh GlaxoSmithKline (GSK).
  • Viễn cảnh thống nhất hai miền Triều Tiên còn xa vời (RFI) - Cuộc chiến tranh Triều Tiên khốc liệt kéo dài 3 năm 1950-1953 đã chấm dứt bằng hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm, ký ngày 27/07/1953. Sáu mươi năm đã trôi qua, hai miền Nam-Bắc Triều Tiên vẫn luôn sống trong không khí chiến tranh thường trực, ước vọng thống nhất đất nước của người dân hai miền ngày càng trở nên xa vời.
  • Xung đột làm 80 người Ai Cập ủng hộ Morsi thiệt mạng (RFI) - Bộ Nội vụ Ai Cập quy trách nhiệm cho phe Hồi giáo cực đoan. Nhiều nhân chứng tại chỗ cho biết vào sáng ngày hôm nay 27/07/2013 có từ 80 đến 100 người chết tại thủ đô Cairo. Quốc tế chỉ trích chính quyền Ai Cập dùng vũ lực nhắm vào người biểu tình.
  • Mỹ cam kết với Nga sẽ không kết án tử hình Snowden (RFI) - Bộ Tư pháp Hoa Kỳ hôm qua 26/07/2013 đã cam kết với phía Nga rằng Hoa Kỳ sẽ không tử hình hoặc tra tấn Edward Snowden - người đã tiết lộ các thông tin mật hiện đang kẹt lại ở sân bay Matxcơva - trong trường hợp được dẫn độ về Mỹ.
  • Bắc Kinh ra lệnh giảm sản xuất trong 19 ngành công nghiệp (RFI) - Báo chí chính thức Trung Quốc vào hôm qua 26/07/2013 loan báo, chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu các công ty thuộc 19 lãnh vực trong đó có xi măng và thép phải giảm sản lượng, trong lúc tăng trưởng kinh tế nước này đang chậm lại.
  • Bắc Kinh cảnh báo về dự thảo Sách trắng Quốc phòng của Tokyo (RFI) - Ngày hôm qua, 26/07/2013, Tokyo công bố dự thảo Sách trắng Quốc phòng với chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự, kể cả việc trang bị các phương tiện tấn công. Bắc Kinh tố cáo Tokyo viện đủ mọi lý do để tăng cường khả năng quân sự và kêu gọi quốc tế đề cao cảnh giác.
  • Tokyo tăng cường hợp tác trên biển với Manila, đối phó với Bắc Kinh (RFI) - Philippines là một đối tác chiến lược của Nhật Bản. Tokyo cam kết tăng cường khả năng chiến đấu cho lực lượng tuần duyên Philippines. Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố như trên trong cuộc họp báo tại Manila. Ông Shinzo Abe đến Philippines trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hãn trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng.
  • Cam Bốt : Vấn đề Việt Nam lại nổi lên trước bầu cử (RFI) - Hôm nay, 27/07/2013, phe đối lập Cam Bốt tố cáo những danh sách cử tri giả mạo và những gian lận bầu cử khác, một ngày trước khi diễn ra bầu cử Quốc hội, mà thủ tướng Hun Sen được dự báo sẽ lại chiến thắng.
  • Bình Nhưỡng phô trương sức mạnh nhân 60 năm ngày đình chiến (RFI) - Đúng 60 năm ngày chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, hôm nay 27/07/2013, chế độ Bình Nhưỡng kỷ niệm ngày ký lệnh đình chiến, kết thúc cuộc xung đột vũ trang khốc liệt dẫn đến việc chia cắt hai miền Triều Tiên, bằng một cuộc diễu binh phô trương sức lớn chưa từng có.
  • Bom nổ giết chết 57 người ở Pakistan (VOA) - Bạo động giáo phái đang trên đà gia tăng ở Pakistan, nơi các nhóm Sunni bảo thủ thường tấn công những người Hồi giáo Shia mà họ coi là những kẻ theo dị đạo.
  • Mỹ, Trung, Nga đang chơi ’ván cờ’ biển Đông. (BaoMoi) - Trung Quốc đưa ra yêu sách "đường lưỡi bò" với mưu đồ độc chiếm biển Đông. Mỹ vội vàng chuyển hướng chiến lược về châu Á-Thái Bình Dương. Nga cũng đang nỗ lực can dự sâu hơn vào khu vực này.
  • Philippines tập trung lực lượng đối phó Trung Quốc (BaoMoi) - Trong bối cảnh cuộc đối đầu với Trung Quốc vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông mỗi lúc một trở nên căng thẳng và quyết liệt, Philippines đã hối hả tìm cách tập hợp lực lượng để đối phó với nước láng giềng khổng lồ có sức mạnh vượt trội của họ.
  • TQ yêu sách đường 10 đoạn trên biển Đông, Mỹ tung chiêu (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trung Quốc đưa yêu sách đường 10 đoạn, ngang nhiên biến Đá Vành Khăn thành pháo đài tiền phương phi pháp, Mỹ tung “chiêu độc” với Trung Quốc, Nhật Bản ủng hộ Philippines trong tranh chấp Biển Đông...là tin tức thời sự chính ngày 27/7.
  • Nhật Bản ủng hộ Philippines trong tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cam kết hỗ trợ cho lực lượng hải quân Philippines trong bối cảnh cả hai nước đều đang có những tranh chấp lãnh thổ riêng biệt với Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
  • Phẫn nộ với du khách Trung Quốc phá hoại môi trường Hoàng Sa (BaoMoi) - (TNO) Các du khách Trung Quốc tham gia chuyến du lịch phi pháp đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mới đây đã châm ngòi cho làn sóng phẫn nộ với những hành động phá hoại môi trường cũng như ăn các loại động vật quý hiếm tại đây.
  • Tin vắn quốc tế ngày 27/7 (BaoMoi) - * Ngày 26/7, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản lần đầu tiên phát hiện tàu của lực lượng tuần duyên Trung Quốc tiến sâu vào vùng lãnh hải tranh chấp gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Giới quan sát lo ngại, hành động này có thể càng làm tăng căng thẳng trong quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” giữa hai quốc gia.
  • Chủ tịch nước: Việt Nam phản đối 'đường lưỡi bò' (BaoMoi) - Phát biểu trước các học giả tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Mỹ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam phản đối đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trong đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, trên Biển Đông.
  • Trung Quốc xây dựng căn cứ phi pháp trên Đá Vành Khăn của VN (BaoMoi) - Kể từ sau khi xâm chiếm Đá Vành Khăn (thuộc Trường Sa, Việt Nam) năm 1994, Trung Quốc đã liên tục xây dựng trái phép các công trình quân sự và hiện đang có KH biến nơi đây thành pháo đài hải quân tiên tiến nhất trong khu vực tranh chấp nhằm thực hiện âm mưu biến Biển Đông thành ao nhà. Lấy lý do tạo điều kiện cho ngư dân trú ẩn trên biển Đông, TQ đã xây dựng nhà nổi trái phép trên Đá Vành Khăn (thuộc chủ quyền VN) tháng 5/1995
  • Hết trên không, Trung-Nhật lại chạm trán trên biển (BaoMoi) - Trung Quốc cho biết, nhóm tàu thuộc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển mới thành lập của nước này hôm qua (26/7) đã có cuộc chạm trán với tàu tuần tra Nhật Bản ở vùng lãnh hải quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc đưa yêu sách đường 10 đoạn (BaoMoi) - Philippines gần đây đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc công bố bản đồ “10 đoạn” mới thay vì “9 đoạn” như trước đây. Theo bản đồ này, Trung Quốc tiếp tục hung hăng lấn tới trong tham vọng đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, các quan chức Philippines hôm qua (26/7) cho biết.
  • Trung Quốc biến Đá Vành Khăn thành pháo đài quân sự bất hợp pháp (BaoMoi) - (GDVN) - Căn cứ quân sự của Trung Quốc xây trái phép tại Đá Vành Khăn được xem như pháo đài hải quân mạnh nhất trong khu vực tranh chấp, là nơi phục vụ các hoạt động quân sự và cả nhu cầu của tàu cá Trung Quốc (đánh bắt bất hợp pháp ở Trường Sa).
  • Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden: ASEAN và Trung Quốc cần nhanh chóng đạt được COC (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trong một loạt các hoạt động ngoại giao vào ngày đầu tiên trong chuyến thăm 2 ngày đến Singapore, hôm qua (26/7), Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi các bên liên quan đến vấn đề tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông không ép buộc, hăm dọa và sử dụng vũ lực, đồng thời “nhanh chóng” đồng ý các nguyên tắc ứng xử để tránh xung đột.
  • Mỹ-Nhật quyết xây 'pháo đài' quân sự ở Philipines (BaoMoi) - TPO - Sau 20 năm hờ hững với Philippines, dù nước này có vị trí rất quan trọng về chiến lược trên Thái Bình Dương, gần đây Lầu Năm Góc bắt đầu tích cực để trở lại những vị trí mà Mỹ đã từng đóng quân trên quần đảo này.

Charles A. Kupchan - Tình trạng bất ổn tại các nước dân chủ

Tiến trình toàn cầu hóa và mối đe dọa đối với phương Tây
Một cuộc khủng hoảng về khả năng điều hành quốc gia đang trùm phủ lên các chế độ dân chủ tiên tiến nhất thế giới. Chẳng phải tình cờ mà Mỹ, châu Âu, và Nhật Bản đang đồng thời trải qua một tình trạng suy sụp chính trị; tiến trình toàn cầu hóa đang mở ra một khoảng cách ngày càng lớn giữa những gì mà các khối cử tri đang đòi hỏi từ chính phủ của họ và những gì mà các chính phủ ấy có thể đáp ứng được. Sự so le giữa việc người dân ngày càng đòi hỏi một khả năng điều hành quốc gia tốt đẹp và việc chính phủ ngày càng bất lực trong việc cung ứng khả năng ấy là một trong những thử thách nghiêm trọng nhất của thế giới phương Tây hiện nay.
Cử tri tại các nước dân chủ công nghiệp hóa đang kỳ vọng chính phủ của họ giải quyết các vấn đề liên quan đến sự sa sút trong mức sống và tình trạng bất bình đẳng kinh tế ngày một gia tăng do sự luân lưu hàng hóa, dịch vụ, và vốn diễn ra ở mức độ chưa từng thấy trên toàn cầu. Họ cũng trông chờ các vị đại biểu của mình giải quyết các vấn đề nổi cộm như việc nhập cư của người nước ngoài, tình trạng hâm nóng địa cầu, và các hệ quả thứ yếu khác của một thế giới toàn cầu hoá. Nhưng các chính phủ phương Tây không đủ khả năng chu toàn nhiệm vụ ấy. Tiến trình toàn cầu hóa đang lấy mất những lợi thế chính sách của những chính phủ này, đồng thời làm suy giảm sự thống trị truyền thống của phương Tây trên các vấn đề quốc tế, vì tiến trình này đã tạo điều kiện cho “phần còn lại của thế giới vươn lên”. Sự bất lực của các chính phủ dân chủ trong việc đáp ứng các nhu cầu của đại chúng do đó đã gia tăng sự bất mãn của người dân, làm suy yếu thêm tính chính danh và hiệu năng của các định chế đại nghị.
Cuộc khủng hoảng về khả năng điều hành quốc gia trong phạm vi thế giới phương Tây đã diễn ra đặc biệt không đúng thời điểm. Toàn bộ hệ thống quốc tế đang kinh qua một biến chuyển tái tạo (tectonic change) do sự phân tán của cải và quyền lực đến những khu vực mới. Tiến trình toàn cầu hóa lẽ ra phải làm lợi cho các xã hội tự do, những xã hội được cho là phù hợp nhất trong việc vận dụng tính nhanh nhạy và linh động của thị trường toàn cầu. Nhưng thay vì vậy, nhiều khối quần chúng ở những nước dân chủ tiên tiến tại Bắc Mỹ, châu Âu, và Đông Á đang gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề – chính vì các nền kinh tế của những nước này vừa hết hạn kỳ (không thể phát triển thêm được nữa) vừa mở ra với thế giới bên ngoài.
http://cdn9.truongtansang.net/files/2013/07/ai-cap1.jpg

Trái lại, Brazil, Ấn Độ, Hồi Quốc, và các nước dân chủ đang trỗi dậy khác hiện đang hưởng lợi nhờ sự chuyển dịch sinh lực kinh tế từ thế giới phát triển sang thế giới đang phát triển. Đặc biệt Trung Quốc (TQ) đang tỏ ra khôn khéo trong việc gặt hái những lợi ích của việc toàn cầu hóa trong khi hạn chế được những thiệt hại do nó mang lại – một phần không nhỏ là vì TQ đã giữ quyền kiểm soát những công cụ chính sách mà các đối thủ tự do không chịu dùng đến. Chủ nghĩa tư bản nhà nước có những lợi thế rõ ràng, chí ít trong giai đoạn hiện nay. Do đó, không những chỉ có ưu thế vật chất của phương Tây đang bị đe dọa, mà sức hấp dẫn của phiên bản về tính hiện đại phương Tây cũng bị thử thách. Nếu các chế độ tự do dân chủ không thể phục hồi khả năng thanh toán các vấn đề chính trị và kinh tế hiện nay (political and economic solvency), thì quyền lực chính trị và địa chính trị của Thế kỷ 21 rất có thể bị nhiều thế lực khác nhau giành giựt.
Những bất an
Tiến trình toàn cầu hóa đã trải rộng toàn bộ của cải của thế giới và giúp các nước đang phát triển đạt được sự phồn thịnh chưa từng có. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng đầu tư, mậu dịch, và các mạng lưới giao thông đã làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia (interdependence) và các hệ quả có tiềm năng ổn định tình hình. Xu thế toàn cầu hóa cũng buộc các quốc gia phi dân chủ phải mở cửa và vì thế nó có thể thúc đẩy các cuộc nổi dậy của dân chúng. Nhưng đồng thời, việc toàn cầu hóa và nền kinh tế thông tin (digital economy) mà nó dựa vào là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng về khả năng điều hành quốc gia hiện nay tại phương Tây. Xu hướng giảm công nghiệp hóa (deindustrialization) và đưa công việc ra nước ngoài (outsourcing), thương mại toàn cầu và bất quân bình ngân sách, vốn thặng dư và tín dụng và bong bóng đầu tư – những hậu quả này của xu thế toàn cầu hóa đang áp đặt lên xã hội phương Tây nhiều gian khổ và bất an mà nhiều thế hệ gần đây chưa từng trải qua. Tình trạng khốn khổ phát xuất từ cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2008 là đặc biệt gay gắt, nhưng những vấn đề cơ bản đã phát xuất sớm hơn nhiều. Trong phần lớn hai thập kỷ qua, đồng lương của giai cấp trung lưu tại các nước dân chủ hàng đầu trên thế giới đã bị giữ ở mức cố định, và tình trạng bất bình đẳng kinh tế đã và đang gia tăng gay gắt, đồng thời xu thế toàn cầu hóa đã tưởng thưởng hậu hĩ những người thành công và để lại đằng sau nhiều người thất bại.
Những xu thế này không phải là phó sản tạm thời của một chu kỳ thương nghiệp (the business cycle), chúng cũng không chủ yếu do việc chính phủ thiếu điều tiết trong khu vực tài chính, hay do việc giảm thuế giữa hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan, hay do những chính sách sai lầm khác. Như các nhà phân tích kinh tế Daniel Alpert, Robert Kockett, và Nouriel Roubini đã tranh luận gần đây trong tác phẩm nghiên cứu của họ The Way Forward (Con đường phía trước), thì đồng lương trì trệ và tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng là hậu quả của việc hội nhập hằng tỉ công nhân lương thấp (low-wage workers) vào nền kinh tế toàn cầu và việc gia tăng năng suất nhờ áp dụng công nghệ thông tin vào khu vực sản xuất. Những phát triển này đã đẩy năng suất toàn cầu cao hơn mức đòi hỏi quá xa, gây tổn thất nặng nề cho công nhân tại các nền kinh tế trả lương cao (high-wage economies) của thế giới công nghiệp. Tình trạng xáo trộn và bất mãn của nhiều khối cử tri phương Tây do việc toàn cầu hóa đã được khuếch đại bởi cường độ gia tăng của những mối đe doạ xuyên quốc gia, nạn khủng bố, việc nhập cư bất hợp pháp, và nạn xuống cấp môi trường – vốn là hệ quả của quá trình toàn cầu hóa. Cộng thêm vào mối phức tạp xấu xa này là cuộc cách mạng thông tin; Internet và sự tràn ngập các phương tiện thông tin đại chúng hình như đang làm gia tăng tình trạng phân cực ý thức hệ hơn là bồi dưỡng các cuộc thảo luận có ý nghĩa.
Các cử tri đứng trước sức ép kinh tế, xáo trộn xã hội, và chia rẽ chính trị đang hướng về các vị đại diện dân cử để tìm sự giúp đỡ. Nhưng, xu thế toàn cầu hóa càng thúc đẩy đòi hỏi bức thiết là chính phủ phải đáp ứng nguyện vọng người dân bao nhiêu, thì chính xu thế này cũng đảm bảo rằng sự đáp ứng đó là bất cập bấy nhiêu. Các chính phủ tại các nước công nghiệp phương Tây đã đi vào một giai đoạn thiếu hiệu quả rõ rệt, vì ba lý do chủ yếu sau đây:
Một là, xu thế toàn cầu hóa đã biến những công cụ chính sách truyền thống từng được sử dụng bởi những nước tự do dân chủ thành những công cụ cùn cụt hơn trước nhiều. Washington thường xuyên vận dụng chính sách ngân sách và tiền tệ để điều chỉnh hoạt động kinh tế. Nhưng trước cuộc cạnh tranh toàn cầu và một núi nợ chưa từng thấy, nền kinh tế Mỹ có vẻ gần như trở thành miễn dịch đối với các lượng tiền chi tiêu để kích thích kinh tế hay đối với những động thái mới nhất của Quĩ Dự trữ Liên bang [Ngân hàng Trung ương] về lãi suất. Phạm vi rộng lớn và tốc độ nhanh chóng của các lưu lượng thương mại và tài chính toàn cầu có ý nghĩa rằng các quyết định và các biến chuyển ở những nơi khác là quan trọng hơn những quyết định của Washington – như thái độ ngoan cố của Bắc Kinh về đồng Nhân dân tệ, phản ứng chậm chạp của châu Âu đối với cuộc khủng hoảng tài chính tại đó, hành vi của giới đầu tư và các cơ quan thẩm định giá trị, hoặc sự gia tăng phẩm chất các kiểu xe mới nhất của hãng Hyundai. Các nước dân chủ châu Âu qua một thởi gian lâu dài từng dựa vào chính sách tiền tệ để thích nghi với các thay đổi bất thường trong hoạt động kinh tế. Nhưng họ đã từ bỏ lựa chọn ấy khi họ gia nhập khu vực đồng euro. Nhật Bản trong hai thập kỷ vừa qua đã thử nghiệm chiến lược này đến chiến lược khác để kích thích kinh tế, nhưng vô hiệu. Trong một thế giới toàn cầu hóa, giản dị là, các quốc gia dân chủ không còn khả năng kiểm soát các hậu quả như trước.
Hai là, nhiều vấn đề mà các khối cử tri phương Tây đang đòi hỏi chính phủ của mình giải quyết cần đến một mức độ hợp tác quốc tế nào đó, nhưng đây là điều không thể thực hiện. Sự tản mác quyền lực từ phương Tây sang phần còn lại của thế giới có nghĩa là ngày nay có nhiều đầu bếp mới trong nhà bếp; một hành động có hiệu quả không còn chủ yếu tùy thuộc vào sự cộng tác giữa các quốc gia dân chủ có cùng một ý thức hệ. Thay vào đó, nó tùy thuộc vào sự hợp tác giữa một số quốc gia đông đảo hơn và đa dạng hơn. Hiện nay, Mỹ đang hướng về nhóm G-20 để tái quân bình nền kinh tế thế giới. Nhưng rất khó đạt được một sự đồng thuận giữa các quốc gia đang ở vào những giai đoạn phát triển khác nhau và đi theo những đường hướng điều hành kinh tế khác nhau. Những thách đố như nỗ lực chặn đứng tình trạng hâm nóng địa cầu hay cô lập Iran một cách có hiệu quả trong một cách thế tương tự sẽ tùy thuộc vào nỗ lực tập thể, nhưng khả năng này hoàn toàn nằm ngoài tầm vói.
Ba là, các nước dân chủ có thể hành động gọn nhẹ và đáp ứng nhu cầu của dân chúng khi các khối cử tri tại đó cảm thấy thỏa mãn và đạt được một sự đồng thuận phát sinh từ những kỳ vọng lớn lao, nhưng các nước này sẽ trở nên lúng túng và chậm trệ khi người dân của họ đâm ra bi quan và chia rẽ. Các chính thể trong đó sự điều hành quốc gia tùy thuộc vào sự tham gia của dân chúng, sự kiểm soát và quân bình lẫn nhau giữa các định chế, và sự tranh đua giữa các nhóm lợi ích tỏ ra khôn khéo trong việc phân phối các quyền lợi hơn là việc chia đều sự hi sinh. Nhưng hi sinh chính là điều cần thiết để phục hồi khả năng thanh toán kinh tế (economic solvency) – nhằm thoát ra mạng lưới nợ nần hiện nay. Sự kiện này buộc các chính phủ phương Tây phải đối diện với một viễn tượng khó nuốt là theo đuổi những chính sách có nguy cơ làm suy yếu khả năng thu hút cử tri.
Một vấn đề, ba sắc thái
Tại Mỹ, sự đối đầu giữa hai đảng đang làm tê liệt hệ thống chính trị. Nguyên nhân cơ bản là tình trạng thảm hại của nền kinh tế Mỹ. Từ năm 2008, nhiều người Mỹ đã mất nhà, mất công ăn việc làm, và tiền tiết kiệm hưu trí. Tất cả những thất bại này diễn ra tiếp theo sau nhiều thập niên liên tiếp đồng lương của giới trung lưu đứng yên một chỗ. Trong 10 năm qua, mức thu nhập bình quân hộ gia đình tại Mỹ đã sút giảm trên 10%. Trong khi đó, tình trạng bất bình đẳng lợi tức đang tăng lên nhanh chóng, biến Hoa Kỳ thành nước có mức chênh lệch giàu nghèo gay gắt nhất trong thế giới công nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu tạo ra tình cảnh sa sút của người công nhân Mỹ là sự cạnh tranh toàn cầu; công ăn việc làm của họ nối đuôi nhau đi ra nước ngoài. Thêm vào đó, nhiều công ty có sức cạnh tranh nhất trong nền kinh tế thông tin điện tử (digital economy) không có cánh dù đủ rộng để bao che một số lượng công nhân to lớn. Công ty Facebook được định giá khoảng 70 tỉ USD, nhưng nó chỉ mướn khoảng 2.000 nhân viên; trong khi đó, công ty General Motors, được định giá khoảng 35 tỉ USD nhưng có đến 77.000 nhân viên tại Mỹ và 208.000 trên thế giới. Sự giàu có của các công ty có sức cạnh tranh hàng đầu của Mỹ hiện nay không nhỏ giọt xuống cho giới trung lưu nước này.
Những thực tế kinh tế khắc nghiệt đang làm sống lại những phân hóa mang tính đảng phái và ý thức hệ từ lâu đã im ắng nhờ những vận hội kinh tế phồn vinh của quốc gia trước đây. Trong những thập niên sau Thế chiến II, một sự phồn vinh được chia sẻ rộng rãi đã thu hút các chính trị gia Dân chủ lẫn Cộng hòa vào vị trí trung tâm của sinh hoạt chính trị. Nhưng ngày nay, Quốc hội Mỹ gần như thiếu hẳn những người chủ trương ôn hòa ở trung tâm sân khấu chính trị và thiếu hẳn tinh thần cộng tác giữa hai chính đảng; phía Dân chủ vận động đòi hỏi thêm tiền để kích thích kinh tế, cứu trợ người thất nghiệp và tăng thuế người giàu, trong khi đó phía Cộng hòa đòi hỏi triệt để cắt giảm kích cỡ và sự chi tiêu của chính phủ. Việc khoét rỗng trung tâm chính trị Mỹ đang diễn ra nhanh chóng là do việc phân chia lại các đơn vị bầu cử theo tinh thần đảng phái, do một môi trường truyền thông kích động nhiều hơn thông tin, và do một hệ thống vận động tài chính tranh cử băng hoại đang bị các nhóm lợi ích nắm giữ.
Tình trạng phân cực chính trị do những nguyên nhân trên đang trói chặt nước Mỹ. Tổng thống Barack Obama đã nhận thức được tệ trạng này, đó là lý do tại sao ngay từ khi nhậm chức ông đã hứa sẽ trở thành một vị tổng thống “hậu-đảng phái” (a “postpartisan” president). Nhưng sự thất bại trong những nỗ lực tốt đẹp nhất của Obama nhằm hồi sinh nền kinh tế và phục hồi sự hợp tác lưỡng đảng đã phơi bày tính cách hệ thống của sự rối loạn kinh tế và chính trị tại quốc gia này. Gói kích thích kinh tế 787 tỉ USD của Obama, được thông qua không có sự hậu thuẫn của một dân biểu Cộng hòa nào tại Hạ viện, đã không hà hơi tiếp sức được cho một nền kinh tế vốn bị băng hoại vì nợ nần, vì thiếu công ăn việc làm cho giai cấp trung lưu, và vì cuộc suy thoái toàn cầu. Từ khi đảng Cộng hòa giành được đa số tại Hạ viện vào năm 2010, sự đối đầu của hai đảng đã cản trở sự tiến bộ gần như trên mọi vấn đề. Các dự luật nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hoặc là không được thông qua hoặc là bị sửa đổi đến mức không gây được tác dụng đáng kể. Các dự luật để cải tổ vấn đề nhập cư và để hạn chế tình trạng hâm nóng địa cầu thậm chí không được đưa lên chương trình nghị sự.
Việc điều hành quốc gia yếu kém, kết hợp với liều lượng xung khắc đảng phái hàng ngày, đã đẩy sự tán thành của dân chúng đối với Quốc hội xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Sự thất vọng đều khắp của dân chúng đã sản sinh Phong trào Chiếm Phố Wall (the Occupy Wall Street movement) – gồm một loạt các cuộc biểu tình chống đối kéo dài của dân chúng lần đầu tiên diễn ra kể từ thời Chiến tranh Việt Nam. Sự bất mãn của cử tri chỉ làm sâu sắc thêm những thách đố trong việc điều hành quốc gia, khi những chính trị gia vì thấy mình thất thế phải nhắm vào những lợi ích hẹp hòi của cơ sở đảng phái, vì thế hệ thống chính trị quốc gia mất luôn cả sức đẩy nhỏ nhoi.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng về khả năng điều hành tại châu Âu mang dạng thức của một cuộc tái quốc gia hóa (renationalization) nền chính trị tại đó. Nhiều bộ phận dân chúng châu Âu đang nổi lên chống lại cuộc xáo trộn kép gây ra do tiến trình hợp nhất châu Âu và xu thế toàn cầu hóa. Hậu quả là, các nước thành viên EU (Liên minh châu Âu) đang bận rộn đấu tranh giành lại những quyền lợi chủ quyền của mình, do đó có thể gây nguy cơ cho dự án hợp nhất chính trị và kinh tế châu Âu được khởi động sau Thế chiến II. Cũng như tại Mỹ, tình hình kinh tế là gốc rễ của vấn đề. Trong hai thập kỷ qua, mức thu nhập của giai cấp trung lưu trong hầu hết những nền kinh tế quan trọng của châu Âu liên tục giảm sút và tình trạng bất bình đẳng ngày một gia tăng. Tỉ số thất nghiệp tại Bồ Đào Nha lên trên 20%, và thậm chí tại Đức, nền kinh tế hàng đầu của EU, giai cấp trung lưu bị thu nhỏ 13% kể từ năm 2000 đến 2008. Những kẻ sa cơ thất thế thấy mình đang rơi xuống trên một tấm lưới an toàn đã sờn rách; các hệ thống an sinh êm ái của châu Âu, không còn đứng vững trước sức cạnh tranh toàn cầu, đang bị cắt xén nhanh chóng. Tình trạng khắc khổ phát sinh từ cuộc khủng hoảng nợ nần trong khu vực đồng euro chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ thêm. Người Hy Lạp phẫn nộ về chính sách thắt lưng buộc bụng mà khối EU thực thi bao nhiêu, thì người Đức lại giận dữ về việc họ phải cứu giúp các nước đình đốn kinh tế tại châu Âu bấy nhiêu.
Dân số đang già nua của châu Âu đã khiến việc nhập cư của người nước ngoài trở thành một tất yếu kinh tế (an economic necessity). Nhưng sự trì trệ của người di dân Hồi giáo trong việc hội nhập vào dòng chính của xã hội châu Âu đã gia tăng sự bất bình của người bản xứ đối với thái độ sốt sắng của EU trong việc thu nhận thêm người nước ngoài vào xã hội của họ. Những đảng chính trị cực hữu đã khai thác mối lo âu này, và chủ nghĩa dân tộc gay gắt của họ không những chỉ nhắm vào người nhập cư mà còn nhắm vào cả EU nữa. Sự thay đổi thế hệ đang làm giảm bớt nhiệt tình của dân chúng đối với việc hợp nhất châu Âu. Những người châu Âu với ký ức kinh hoàng về Thế chiến II coi EU như một lối thoát của châu Âu để tránh xa dĩ vãng đầy máu lệ của nó. Nhưng những thế hệ châu Âu trẻ trung hơn thì không có dĩ vãng nào cần phải trốn chạy. Trong khi những vị trưởng lão coi dự án châu Âu như một niềm tin tưởng, thì các nhà lãnh đạo hiện nay và các khối cử tri lại muốn thẩm định EU xuyên qua một sự đánh giá lạnh lùng – và đôi khi tiêu cực – dựa trên lợi và hại.
Việc điều hành một chính quyền tập thể mà EU rất cần đến để thành công trong một thế giới toàn cầu hóa không nhận được hậu thuẫn của các phong trào chính trị đường phố, một xu thế rõ ràng đang trở nên xung khắc với dự án châu Âu. Các định chế của châu Âu có khả năng xuống cấp ngang với mức độ của chính trị châu Âu, điều này sẽ có hệ quả là biến EU thành một khối mậu dịch không hơn không kém. Một khả năng khác là, chính trị quốc gia của từng nước thành viên có thể một lần nữa lại khoát lên mình một sứ mệnh châu Âu, điều này sẽ thở một luồng khí chính danh mới mẻ vào một liên minh đang ngày càng rổng ruột. Hậu quả của khả năng thứ hai là tốt đẹp hơn nhiều, nhưng nó đòi hỏi tài lãnh đạo và quyết tâm, nhưng hiện nay những yếu tố này không biết tìm đâu cho thấy.
Về phần mình, Nhật Bản cũng đang phiêu dạt về chính trị kể từ khi Junichiro Koizumi thôi chức thủ tướng vào năm 2006. Sau đó, Đảng Tự do Dân chủ (ĐTDDC), một đảng từng khống chế chính trường Nhật Bản suốt gần hết thời hậu chiến, đã thất bại thảm hại, nhường quyền cho Đảng Dân chủ Nhật Bản (ĐDCNB) vào năm 2009. Việc củng cố một hệ thống lưỡng đảng (a two-party system) tưởng có tiềm năng cải thiện việc điều hành quốc gia nhưng thay vì vậy đã chỉ tạo ra bế tắc chính trị và làm mất niềm tin của dân chúng. Nhật Bản trải qua sáu đời thủ tướng trong vòng 5 năm. Mùa hè vừa qua, mức hậu thuẫn của dân chúng dành cho ĐDCNB đứng ở 18%. ĐDCNB và ĐTDDC bị chia rẽ nội bộ gay gắt cùng với mức độ hai đảng hiện đang kèn cựa lẫn nhau. Việc hoạch định chính sách bị bế tắc trên mọi vấn đề khẩn cấp; phải mất hơn 100 ngày Quốc hội Nhật Bản mới có thể thông qua đạo luật cung cấp cứu trợ cho nạn nhân của cuộc động đất, sóng thần, và thảm họa hạt nhân xảy ra năm ngoái.
Vấn đề bắt đầu diễn ra với việc Nhật Bản vỡ bong bóng tài sản năm 1991, một bước thụt lùi đã phơi bày nhiều vấn đề còn sâu sắc hơn trong nền kinh tế quốc gia và dẫn đến một “thập kỷ mất mát” vì nạn suy thoái kéo dài. Các nhà sản xuất Nhật Bản chịu nhiều thiệt hại, khi công việc và tiền đầu tư chuyển sang Trung Quốc và “các con hổ châu Á”. Khế ước xã hội truyền thống của Nhật Bản, theo đó các tập đoàn doanh nghiệp cung cấp việc làm suốt đời và lương hưu thoải mái, không còn đứng vững được nữa. Hai thập kỷ vừa qua đã mang lại một sự suy giảm đáng kể trong mức thu nhập của giới trung lưu, tình trạng bất bình đẳng kinh tế gia tăng, và tỉ lệ nghèo đã tăng đột biến từ 7% trong những năm 1980 lên 16% trong năm 2009. Trong năm 1989, Nhật Bản đứng hàng thứ tư trên thế giới về GDP đầu người; vào năm 2010, GDP đầu người của Nhật Bản rơi xuống hạng 24.
Chính vì để đối phó với những vấn đề này mà Koizumi đã lao vào những nỗ lực đầy tham vọng nhằm tự do hóa nền kinh tế và giảm bớt quyền lực của giới quan liêu và các nhóm lợi ích. Sức hấp dẫn của cá nhân ông và hậu thuẫn mạnh mẽ của Quốc hội đã tạo được tiến bộ có ý nghĩa, nhưng những kẻ kế vị thuộc ĐTDDC cũng như ĐDCNB tỏ ra quá yếu kém, không đủ sức thúc đẩy tiến trình đi tới. Vì thế Nhật Bản lâm vào tình trạng thiếu lãnh đạo, rơi vào nguy cơ chịu những xáo trộn của một nền kinh tế toàn cầu chưa được tự do hóa hay đủ tính chiến lược cho một sự cạnh tranh hữu hiệu.
Chén thuốc đắng
Không phải tình cờ mà cuộc khủng hoảng khả năng điều hành quốc gia tại phương Tây đã xảy ra trùng hợp với sức mạnh chính trị mới mẻ của các cường quốc đang trỗi dậy; sinh lực kinh tế và chính trị đang chuyển từ trung tâm ra vùng biên của hệ thống quốc tế. Và trong khi những quốc gia cởi mở nhất thế giới đang kinh qua tình trạng mất quyền kiểm soát khi hội nhập vào một thế giới toàn cầu hóa, các quốc gia phi tự do, như Trung Quốc, đang cố tình kìm hãm xã hội chặt chẽ hơn xuyên qua việc hoạch định chính sách bằng đường lối trung ương tập quyền, kiểm soát phương tiện truyền thông, và thị trường được nhà nước giám sát. Nếu các nước dân chủ hàng đầu tiếp tục mất đi ánh quanh vinh trong lúc các nước đang phát triển phác thảo hướng đi lên của mình, thời kỳ quá độ đang diễn ra của quyền lực toàn cầu sẽ gây thêm nhiều bất ổn đáng kể. Ngược lại, một cuộc tái liên kết theo trật tự phân hạng quốc tế sẽ diễn ra thứ tự hơn nếu các nước dân chủ phương Tây lấy lại tư thế của mình và cung ứng một sự lãnh đạo có ý nghĩa.
Điều mà chúng ta cần đến không gì khác hơn là một câu trả lời bức thiết mang tính cách thể kỷ 21 đối với những căng thẳng cơ bản giữa dân chủ, chủ nghĩa tư bản và toàn cầu hóa. Nghị trình chính trị mới mẻ này phải nhắm vào việc tái xác quyết quyền kiểm soát của người dân đối với kinh tế chính trị (political economy), điều khiển hành vi nhà nước hướng tới việc đáp ứng có hiệu quả những thực tại kinh tế của thị trường toàn cầu lẫn những đòi hỏi của xã hội đại chúng về việc phân chia công bình các phần thưởng và các hi sinh.
Phương Tây phải theo đuổi ba chiến lược tổng quát nhằm đáp ứng thách thức này và vì thế phải trang bị các định chế dân chủ của mình hữu hiệu hơn để đối phó một thế giới toàn cầu hóa. Một là, khi phải đối đầu với chủ nghĩa tư bản nhà nước và sức mạnh to lớn của các thị trường toàn cầu, các nước dân chủ phương Tây không còn cách nào khác hơn là phải nhúng tay vào việc hoạch định kinh tế chiến lược trên một qui mô chưa từng có. Việc đầu tư do nhà nước lãnh đạo sẽ rất cần thiết trong các lãnh vực như việc làm, cơ sở hạ tầng, giáo dục, và nghiên cứu để phục hồi sức cạnh tranh kinh tế. Hai là, các nhà lãnh đạo phải tìm cách chuyển hướng sự bất mãn của cử tri vào các mục đích cải tổ xuyên qua một dạng thức tiến bộ của chủ nghĩa dân túy. Bằng cách theo theo đuổi những chính sách làm lợi cho đại chúng hơn là phục vụ các đảng viên trung kiên và các lợi ích đặc biệt, những nhà chính trị không những lấy lại được lòng dân mà còn tạo lại sinh lực cho những cơ chế dân chủ và phục hồi giá trị của bổn phận công dân và đức tính hy sinh.
Ba là, các chính phủ phương Tây phải đưa các khối cử tri của mình ra khỏi sự cảm dỗ của xu thế hướng nội. Lịch sử đã chứng minh, những giai đoạn kinh tế khó khăn có thể nhen nhúm chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và chủ nghĩa cô lập.
Không một chiến lược nào được nêu ra ở trên là dễ thực hiện. Việc theo đuổi toàn bộ những chiến lược này cùng một lúc sẽ đòi hỏi một tài lãnh đạo phi thường và một thái độ can đảm chính trị tương xứng. Nhưng bao lâu mà một nghị trình như thế chưa được thiết kế và thực hiện, thì tình trạng bất ổn của các nước dân chủ phương Tây vẫn còn tồn tại.
Charles A. Kupchan là Giáo sư Quốc tế Sự vụ tại Đại học Georgetown và là Nhà nghiên cứu Thâm niên tại Council on Foreign Relations, một viện nghiên cứu chính sách tại Mỹ. Bài tiểu luận sau đây phỏng theo cuốn sách sắp xuất bản của ông, nhan đề No One’s World: The West, the Rising Rest, and the Coming Global Turn (Thế giới không của riêng ai: phương Tây, phần còn lại đang trỗi dậy và biến chuyển toàn cầu sắp tới), do Oxford University Press xuất bản năm 2012.

Charles A. Kupchan
Trần Ngọc Cư dịch
(Tạp Chí Phía Trước)

Đặng Ngữ - Chuyến tới, nhất định cho thằng Điếu Cày đi cùng

Dân gian hay nói "thằng cha/con mẹ đó màu mè quá trời" tức có ý chê bai khinh miệt những người thích tô son điểm phấn cho cái vẻ bề ngoài không thực chất. Nói như thế không có nghĩa là bỉ bai cái bề ngoài mà nhất nhất đặt nặng nội dung bên trong. Màu mè theo một nghĩa ngầm định rằng ai cũng hiểu, cũng biết từ trong ra ngoài cái thằng cha con mẹ kia rồi nhưng thằng chả và con mẹ kia cứ bày mặt làm trò. Theo cách hiểu và diễn giải của tui là như vậy. Bà con nào có ý khác xin cứ trình bày thêm cho rõ nghĩa.
Chuyện chủ tịch Sang qua Mỹ gặp người đồng cấp Obama tui đây không bàn vào chi tiết. Chỉ nghe phong phanh mạng mẽo rằng chủ tịch qua Mỹ trọng tâm mấy vấn đề lớn sau đây, râu ria thì không kể vô làm chi cho mệt. Chuyện lớn nhất hạng phải kể đến là thảo luận thêm nhằm thúc đẩy cái TPP, hiệp định thương mai tự do liên Thái Bình Dương không có Tàu. Nói là nói thảo luận cho oai chứ thực ra là một bên xin và một bên ra điều kiện như kiểu xin cấp miếng đất, xin mua cái nhà hóa giá ở bên nhà mình. Chuyện lớn hạng nhì là bàn thêm chuyện mua vũ khí sát thương hàng loạt. Cái chuyện này hơi căng à nghen. Mặc dù được bà con toàn thế giới ví dầu Hoa Kỳ thuộc vào hạng lái súng số một thế giới nhưng thằng nớ hắn kiêu kỳ lắm. Không phải ai mua hay cứ trả giá cao là hắn bán cả đâu. Bán súng ống hỏa tiễn là cứ phải có điều kiện, bán là bán cho bạn bè, bán là bán cho đồng minh hoặc chí ít là bán cho người chuẩn bị đối địch với đối thủ của thằng chả. Mà mình thì... e hèm... vừa chơi vừa chửi thằng Mẽo thì cũng ngặt. Có người thúi miệng bảo rằng quân mình mua giúp thằng Tàu để Tàu cọp pi công nghệ tối tân của Hoa Kỳ, chắc chỉ đồn thôi chứ ai mà ốt dột làm ba cái chuyện kì cục quặc như vầy. Cho nên, thấy vậy mà cái này khó cho chủ tịch Sang nhà mình rồi. Chuyện thứ ba phải tính đến trong chuyến thăm này có liên quan nhiều đến tinh thần. Thằng đế quốc to, thằng sen đầm quốc tế, thằng giặc cũ này nói cho kì cùng thì mình vẫn còn cần nó. Obama bật đèn vàng... ư hừm... qua đây chơi nói chuyện này nho nhỏ thôi... mình trước đây có đánh nhau thật, có hiểu nhầm nhau thật, có nhiều người chết thật nhưng là chuyện đã qua... anh thì anh thật với chú là anh vẫn quan tâm tới chú, chú có bề gì với thằng Tàu hiểm nhọ thì anh cũng phiền... cho nên anh vẫn muốn giúp chú... thôi thì anh đứng sau lưng hỗ trợ chú một tay.
Chủ tịch Trương Tấn Sang trả lời câu hỏi tại CSIS ngày 25/7/2013

Nói chung, truyền thống dòng giống nhà mình giỏi đi dây nhưng thiên hạ cũng nhiều thằng đi dây giỏi lắm qúy vị ạ. Ai chớ thằng Hoa Kỳ thì nó thực dụng lắm, trượng phu có trượng phu nhưng trượng phu với ai chứ không phải với mình. Cái suy nghĩ của các quan nhà mình với các quan nhà nó hãy vẫn còn khoảng cách rộng mênh mênh mang mang chưa thể lắm đầy trong một sớm một chiều. Túm lại, chuyện này cũng quá khó với chủ tịch nhà mấy. Chi chớ liên quan đến tự do tư tưởng, tự do tôn giáo với chống phân biệt đối xử không giỡn chơi được. Chủ tịch thì chủ tịch chứ nguyên tắc tập trung dân chủ là cứ phải báo cáo lên BCT rồi BCT bàn tới bàn lui chứ không một mình quyết định mà được. Đéo mẹ bọn đế quốc với lại tư bản, ba cái chuyện bé như con kiến thế kia mà chúng nó cứ hay ầm ĩ. Dân mình mình không lo mà chúng cứ lo hộ hà cớ làm sao, tụi nhà giàu có khác. Nói như rứa không có nghĩa là bó phép. Đám ngoại giao từ ngày con cụ Thạch lên trấn thủ thấy rứa mà hay à nghen. Tụi hắn biết thế nào cũng sẽ bàn đến vụ này nên đã thủ sẵn: mang theo một ông đầu láng và một ông người Thượng. Ê, Obama bạn ơi, nước tui không có cái vấn đề gì về tự do tôn giáo với lại phân biệt Kinh Thượng chi cả. Đó đó... tui có mang theo đầy đủ cả thấy chưa. Tất nhiên là gã Obama sẽ đuối lý, nhân chứng vật chứng rành rành ra cả đấy. Chủ tịch thở phào, kỳ này vào được TPP, mua được sống ống mà lại được động viên tinh thần. Nhưng mà tui có một thắc mắc nhỏ, cái ông đầu trọc kia sẽ làm gì khi các quan chức bàn bạc việc mua vũ khí sát thương nhỉ? Rồi lúc gã Kerry đãi tiệc cả đoàn chẳng lẽ phải làm riêng một bàn tiệc chay cho gã. Thắc mắc là thắc mắc chơi rứa thôi chứ kệ mẹ mấy thằng trọc, mình là mình ghét cái đám đấy lâu rồi... hehehe... dù đầu mình cũng gần trọc.
Vậy mà, vừa ban nãy thôi, nghe thông cáo báo chí, gã Obama vẫn chưa chịu cái biện chứng của chủ tịch nhà mình, gã phát biểu trước báo chí là chưa gia nhập, chưa mua bán súng ống gì cả vì xứ mình chưa có tự do tư tưởng, dạo này bỏ tù blogger nhiều quá. Thế có bỏ mẹ không chứ, bao nhiêu công thế là đổ sông đổ bể. Có kẻ dại nghe thế liền tâu lên: biết trước thế ta mang thằng Điếu Cày đi cùng có phải hay không, đường nào cũng màu mè rồi thì tiến lên luôn sặc sỡ.
Đặng Ngữ
(Blog Đặng Ngữ)

Nguyễn Hiếu - Chúng ta đang sống giữa những nghịch lý


Có lẽ trên thế giới, trong giai đoạn hiện nay ít có quốc gia nào đang tồn tại những nghịch lý lạ lùng như ở Việt nam ta. Hiện trạng của nghịch lý này lan rộng, phổ cập khắp nơi, trong mọi thời gian và mọi tầng lớp xã hội…

Hãy bắt đầu câu chuyện của chúng ta tại một ngã tư hay một ngã năm, ngã sáu nào đó ngay giữa thủ đô Hà Nội. Khi tín hiệu đèn đỏ bật lên thì những chiếc xe máy thản nhiên lao qua. Nhìn kĩ đa phần những chiếc xe vượt đèn đỏ lại là những chiếc xe máy vào loại đắt tiền cỡ SH, Spaisi… người điều khiển những chiếc xe đó là những cô, cậu thanh niên có hình thức bề ngòai lộ rõ là con nhà giầu đang sùng bái các loại mốt. Đầu trần, áo quần, giày dép, túi sách, kính mát... toàn thuộc loại hàng hiệu, tóc nhuộm xanh đỏ hay cắt theo kiểu tóc đang thịnh hành của cầu thủ Ý Batôlơri. Tôi để ý người vượt đèn đỏ không chỉ thanh niên mà ngay cả những ngưòi đứng tuổi cũng tỏ ra sành điệu bao nhiêu càng thích vượt đèn đỏ bấy nhiêu. Xe họ lao vun vút ngay dưới biểu ngữ ”mỗi ngưòi sống và là việc theo hiến pháp, pháp luật” căng trên phố. Tôi chợ nhớ khung cảnh Viên Chăn vào năm 1992 khi tôi qua công tác. Nước Lào còn kém ta nhiều mặt vậy mà khi đã quá 12 giờ đêm, đường Viên Chăn vắng teo vậy mà gặp tín hiệu đèn đỏ, một ngưòi đi xe đạp vẫn dừng lại trước hàng đinh. Nỗi khiếp sợ nhất của người nứơc ngòai đến Việt nam khi qua đường Hà nội chính vì sự hỗn tạp này.

Hà Nội thành phố được mệnh danh là thành phố ”hoà bình, xanh, sạch đẹp“ nhưng quanh bờ Hồ Gươm, trước toà thị chính người ta thoải máii vứt rác còn trong những ngày lễ, hội thì rác ngập tràn trên đường trên bãi có. Còn trong ngày lễ, hội thì rác ngập tràn trên đường, trên bãi cỏ. Quốc hoa Anh đào xứ Phù Tang vượt nghìn trùng đến Hà Nội khoe sắc cũng bị dân lao vào xâu xé, vặt nát. Đường Hoàng Hoa Thám kề bên Hồ Tây, từng tốp người xách những con chim gọi là xâm cầm (loài chim quí mang biểu trưng của Hồ tây một thủa) bị vặt trụi lông rao bán. Ngay ngã năm Cửa Nam một trong những nơi xầm uất của Hà Thành ngưòi ta ngang nhiên treo băng rôn ”lẩu chim rừng, vịt trời”.

Không chì Thủ đô Hà Nội, thành phố Bắc Giang nổi tíeng hàng loạt nhà hàng với các món ăn chế biến từ chìm trời mà ngay tại Chùa Hương, ngôi chùa nổi tiếng của đạo Phật với nguyên lý kinh điển ”cấm sát sinh” nhưng từ cửa Thiên Trù đến cửa Động Hương Tích nhan nhản hàng quán kinh doanh thịt thú rừng với những cảnh khủng khiếp của nai rừng, khỉ, voọc bạc má… Nhiều loài nằm trong sách đỏ bị phanh thây còn tươi màu máu. Tiếng hót của chim khuyên, chào mào, chim sáo, chim gáy… ngày càng vắng nơi núi, rừng, làng quê Việt nam vì mạng lưới bủa vây bắt, tận diệt để biến những con chim tội nghiệp thành món hàng cung cấp cho chợ chim mở ra hàng ngày ở đường Kim Ngưu, chợ Hàng da, chợ Đồng Xuân… Để rồi trong mỗi căn nhà ống, nhà tầng chung cư lại có vài ba lồng chim phủ vải điều thỉnh thoảng vang lên đôi ba tiếng hót đơn lẻ cho ông, bà chủ nhà hoài niệm về làng quê, về thời thơ ấu phóng khoáng. Nghịch lý thay!

Khi bị tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Thế giới xếp hạng Việt nam là quốc gia kém nhất trong sự bảo vệ động vật hoang dã thì tổ chức cùng chức năng này của Việt nam lại lên tiếng phản đối. Song đáng buồn là năm 2011 Hội sinh vật quí hiếm nước ta buộc lòng phải ra tuyên bố cá thể tê giác cuối cùng ở vườn Cát Tiên đã chết. Voi rừng quốc gia Bản Đôn cũng mất dần những cá thể cuối cùng.

Lại cũng xin cung cấp thêm một tin thời sự để nói lên một nghịch lý xung quanh việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở nứớc ta. Ngày 29/5 vừa qua khi tiếp ông Anthony Lake - Giám đốc điều hành Quĩ nhi đồng Liên hiệp quốc, chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định luôn dành ưu tiên chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, quan tâm đầy đủ các các cam kết quốc tế. Vậy mà mỗi khi vào mùa khai giảng để con cháu được vào trường mẫu giáo công lập, ông bà, cha mẹ phải dậy từ 2-3 giờ sáng đi xếp hàng ghi tên cho con cháu mình. Qui định mỗi lớp 1, 2, 3... ở cấp phổ thông cơ sở chỉ có từ 40-45 học sinh… nhưng hiện nay đa phần các lớp này đều nhồi nhét từ 60-65. Cá biệt có lớp lên đến 70 em. Lý do của sự quá tải này vì thiếu trường, lớp. Chỗ vui chơi của trẻ em ngay tại thủ đô Hà Nội cũng không có. Hơn nửa thế kỉ nay, Cung văn hoá dành cho thiêu nhi duy nhất ở Hà Nội năm nào vào hè cũng lâm vào tình trạng quá tải đơn xin cho các cháu vào các lớp vui chơi hè. Tiếp quản Thủ đô, nhà nứơc dạo đó còn nghèo nhưng vẫn xây rạp chiếu bóng Kim Đồng dành cho trẻ. Nay rạp này bị phá để xây trung tâm văn hoá, thương mại để cho thuê hội họp và đám cưới. Vậy là điểm văn hoá cuối cùng dành cho trẻ em Hà nội đã mất. Trong khi riêng thành phố Bắc kinh, thành phố Tokyo mỗi thành phố có tới 7 rạp chiếu bóng dành cho thiếu nhi, nhi đồng. Việt nam ta với gần 90 triệu dân mà không có một nhà hát nào dành riêng cho thiếu nhi. Từ thành phố đến nông thôn, trẻ em bị mất dần chỗ vui chơi được tổ chức và quản lý. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân khiến mỗi dịp hè số trẻ em bị chết đuối ngày một tăng. Tệ ném đá đất lên tàu hoả hàng hơn nửa thế kỷ này chẳng có biện pháp nào giải quyết…

Trong tiêu dùng, cách sống của ngưòi xứ ta càng thấy nghịch lý. Nứơc ta đang khó khăn về kinh tế, bình quân thu nhập ngưòi dân vẫn thuộc hàng thấp so với mặt bằng của thế giới. Nhưng kì lạ thay bất kì một thứ hàng tiêu dùng nào mới nhất, hiện đại nhất cũng được ngưòi Việt nhanh chóng biết và khao khát bằng mọi giá để được sở hữu. Iphone 5 một loại điện thoại di động hiện đại nhất thế giới của hãng Apple vừa tung ra thị trường làm xôn xao thị trường nứơc Mỹ (chỉ trong vòng 24 giờ tung ra đã bán được 2 triệu cái, bình quân 1 phút bán được 1400 chiếc) với giá 700 USD nhưng sang Việt Nam giá mỗi chiếc lên đến từ 15 đến 20 triệu đồng một cái. Vậy mà các trai thanh, nữ tú tuổi teen kể cả các cô cậu đang ăn nhờ bố mẹ, những chàng thanh niên lương một tháng chưa đến 3 triệu đồng cũng đặt mục tiêu bằng mọi giá để được xử dụng sản phẩm của “quả táo cắn dở” kể cả bán thân, bán nội tạng của mình. Có Iphone 5 nhưng đa phần dân Việt ta chỉ sử dụng chưa đầy 20% tính năng của vật dụng đắt tiền này. Iphone 5 trong tay họ chỉ là vật để khoe mẽ, tỏ sự sành điệu hơn ngưòi…

Nghịch lý hơn về thuế của dân đóng. Ở các nứơc tiên tiến thuế chỉ để nuôi bộ máy chính quyền đảm bảo cho an sinh, phục vụ phúc lợi công cộng chủ yếu là giáo dục và y tế cộng đồng thì trớ trêu thay ở Viêt nam tiền thuế lại dồn vào Tổng công ty, những Tập đoàn kinh tế được xem là những quả đấm thép của nền kinh tế. Hàng núi tiền ngân sách mất hút trong toan tính tham nhũng để biến nứơc ta thành con nợ khổng lồ của thế giới. Nợ công lên đến xấp xỉ 90% GDP. Bình quân một người không kể cụ già gần kề miệng lỗ đến đứa trẻ vừa ra đời đều mang trên mình món nợ tính đến nay là 800 USD. Cũng cần kể thêm một nghịch lý nữa. Nứơc ta là nước nông nghiệp mà ngưòi nông dân dần dần mất đất, thất nghiệp ngay trên mảnh ruộng của mình để nhìn những bờ xôi ruộng mật đang biến mất sau những dự án treo, sau những sân gôn, những khu công nghiệp làm ăn thất bát. Người nông dân trở thành kẻ làm thuê trên chính mảnh đất của mình. Thành món hàng lao động sống bất đắc dĩ trên hè đường các thành phố…

Trước khi khép lại bài viết nhỏ này tôi xin dẫn thêm một nghịch lý buồn trong việc ban hành và thi hành luật pháp ở xứ ta. Ngịch lý này luôn diễn ra hàng ngày trong cuộc sống chúng ta. Ngay dưới biển cấm đổ rác và đái bậy. Người ta vẫn thoải mái đổ rác và tiểu tiện. Nghị định cấm hút thuốc ở nơi công cộng có hiệu lực hơn một tháng rồi vậy mà cho đến nay ngay trong cuộc họp, nơi chờ mua vé xe lửa, vé xem văn nghệ và cả nơì chờ khám bệnh trong bệnh viện… Người hút thuốc vẫn thản nhiên thả khói và vứt mẫu thuốc xuống sàn nhà…

Phải chăng cuộc sống người Việt nam ngày càng căng thẳng với nhiều bức xúc. Độ stret của người dân ngày càng phổ biến và trở nên căn bệnh trầm kha bởi mạng lưới nghịch lý ngày càng nhiều, càng dầy và bủa vây chúng ta không lúc nào ngừng và ngày một gia tăng.

Nhà văn Nguyễn Hiếu
(Blog Ngô Minh)

"Giải thiêng”, thuật ngữ của sự phá hoại?

Câu chuyện luận văn thạc sĩ có đề tài về nhóm Mở Miệng của thạc sĩ Đỗ Thị Thoan tức nhà văn Nhã Thuyên bị phê bình một cách thô bạo nếu không muốn nói là đấu tố vẫn chưa kết thúc khi trong tuần này lại xuất hiện liên tiếp nhiều bài viết tấn công trên nhiêu tờ báo lớn nhỏ trong nước. Để tìm hiều sâu hơn tại sao một luận văn nghiên cứu văn học lại có số phận như vậy, Mặc Lâm phỏng vấn TS Vũ Thị Phuơng Anh để làm sáng tỏ thêm một vài khúc mắc trong câu chuyện này.
TS Vũ Thị Phương Anh trình luận án tại đại học La Trobe University, Australia về ngành Giáo dục. Là giảng viên và nghiên cứu giáo dục và hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập. Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn qua chương trình Văn hóa nghệ thuật sau đây:
Kết án theo kiểu đấu tố
Mặc Lâm: Thưa tiến sĩ, xin cảm ơn thời gian mà tiến sĩ đã dành cho chúng tôi ngày hôm nay. Qua các bài viết phê bình hầu hết đang dựa trên những tiêu chí đạo đức, phẩm hạnh cũng như những cái đẹp được gọi là cổ điển để xác định là luận văn của Đỗ Thị Thoan đã lạc hướng và lên án gay gắt chủ nhân của nó là phản động. Theo tiến sĩ thì luận văn có đáng bị kết án theo kiểu có vẻ như đấu tố như vậy hay không?
TS Vũ Thị Phương Anh: Vâng, thật ra có rất nhiều bài viết phê phán nhưng tựu trung lại là nó xuất phát từ bài của ông Chu Giang Nguyễn Văn Lưu. Tôi đọc kỹ, có hai điều họ phê phán. Phê phán thứ nhất là khiếu thẩm mỹ không đáng được gọi là thẩm mỹ đã đành; tức là nó thô tục, thiếu thẩm mỹ. Thứ hai là phạm thượng, từ đó là phản động. Đó là hai khía cạnh khác nhau. Lúc đầu tôi đọc và thấy giọng điệu tôi cũng giật mình. Những lời lẽ đó đúng là đấu tố, không nói khác được.
Sau khi đọc bài viết này thì tôi mới đi tìm đọc Nhã Thuyên tức là Đỗ Thị Thoan. Vì mình đã đọc bài phê bình trước rồi nên khi đọc lướt qua thì cảm thấy cô này rất dũng cảm. Tôi cũng đọc và phân tích phản ứng của những người mà sau này binh vực Đỗ Thị Thoan ttuy có chậm hơn một chút. Cho tới hôm nay, tôi được đọc câu trả lời thì thấy chuyện này là chuyện rất nhỏ.
Thứ nhất nếu cô Đỗ Thị Thoan không có công thì thôi chứ không có tội tí nào, kể cả xét theo tiêu chuẩn cổ hủ của ông Chu Giang đưa ra vì thật ra do ông ấy hiểu sai cô ấy hoàn toàn. Có một bài của anh nhà báo Nguyễn Vạn Phú viết rằng: nếu như có sự thô tục, nếu như có sự phạm thượng thì trước hết nó không phải là của cô Đỗ Thị Thoan mà nó là của nhóm Mở miệng. Nếu như có tội thì là nhóm kia phạm tội chứ không phải cô Đỗ Thị Thoan.
Mo-Mieng-24-10-2006-305.jpg
Nhóm “Mở Miệng”: Từ trái sang Bùi Chát, Khúc Duy, Lý Đợi, Nguyễn Quán, ảnh chụp năm 2006.
Cô Thoan chỉ nghiên cứu hiện tượng đó nên cô phải nhắc tới, cô phải trích dẫn...trích dẫn lại mà cuối cùng bị kết luận chê bai đánh đập tơi tả vì nhóm Mở Miệng. Tôi nghĩ cô có quyền trích dẫn từ đầu đến cuối mà ông Chu Giang không đuợc nói gì hết. Chẳng may vì cô Đỗ Thị Thoan lại đưa ra một kết luận khách quan và nó khách quan không theo cái hướng mà ông ấy nghĩ.
Khi tôi tìm hiểu và trao đổi với cô ấy thì cô khẳng định rõ cô không xét về mặt thẩm mỹ những bài thơ của nhóm Mở Miệng mà cô muốn xem xét việc họ thực hành thơ. Cô dùng nguyên văn là “các thực hành thơ”. Luận điểm của cô chỉ vì những người này muốn làm khác, muốn cách tân, họ nói ngọng nghịu hay họ đưa những chủ đề hơi thô tục. Thật ra tất cả những điều đó để đạt được mục đích duy nhất là cách tân. Đó là luận điểm chính của cô ấy. Mọi người đúng là nhặt chỗ này, nhặt chỗ kia vài cái rồi la hoảng lên. Tôi nghĩ là một người bình thường về đầu óc thì thấy nó chẳng là cái gì hết, chỉ là bão trong chén trà.
Mặc Lâm: Vâng, qua những bài được gọi là phê bình nhưng thật ra là ném đá tác giả Đỗ Thị Thoan, TS rút ra được những gì từ giới đuợc gọi là phê bình nhưng không theo đúng phương pháp khoa học mà chỉ thiên về cảm tính?
TS Vũ Thị Phương Anh: Có lẽ về vấn đề này tôi chỉ có thể nói ngắn gọn. Mình không có nền phê bình đúng nghĩa, theo cái nghĩa khoa học. Những người này họ thiếu khoa học, họ quá cũ kỹ. Tôi nghĩ tới những cha đạo thời Trung cổ. Tức là chúng ta có những nhà “đạo đức” cách mạng, những điều mình phải tuân theo mà không được đặt câu hỏi. Đúng sai gì cũng phải tuân theo nếu làm khác thì có tội rồi và không hề có khoa học. Tôi không biết nói như thế nào, họ quá cũ và không khoa học.
Sợi dây chính trị vô hình
Mặc Lâm: Vấn đề này xảy ra trong phạm vi học thuật, cụ thể hơn là phạm vi trong trường đại học. Là người hoạt động trong ngành giáo dục TS nghĩ sao khi một giáo sư hướng dẫn cho sinh viên làm luận văn mà bị cho thôi việc chỉ vì có người tố cáo là luận văn này có vấn đề. Hành vi này có thể dẫn đến hậu quả gì trong giới học thuật, đặc biệt trong khuôn viên của đại học?
TS Vũ Thị Phương Anh: Thứ nhất cô này là cô Nguyễn Thị Bình chú không phải Hòa Bình như trên báo chí chỗ này, chỗ khác bị sai. Tin cô Thoan vị thôi việc thì đúng; nhưng nguồn tin bên ngoài nói cô Bình  bị cách chức thì không đúng. Tôi có thể khẳng định vì tôi có quen trong giới nên rất chính xác. Tuy nhiên cô ấy cũng bị nhiều sức ép.
Theo như tôi biết thông tin ở bên trong do bạn bè thì họ nói sẽ thành lập hội đồng thẩm định lại luận văn này. Hình như là ngày mai, 27 tháng Bảy. Đây là những thông tin mình nghe qua bạn bè chứ không phải nghe từ đương sự cho nên tôi nói với sự thận trọng.
Hậu quả nặng nhất là cô Thoan bị thôi việc. Cô là giảng viên chỉ mới hợp đồng thôi vì cô mới lên thạc sĩ thì mới được đứng lớp và cũng chỉ trong hợp đồng chứ chưa đứng lớp vĩnh viễn. Cô đã bị cắt hợp đồng và tôi nghĩ cô không có đường quay lại. Cô Thoan sẽ rất khó quay lại để dạy vì cái nghề dạy nó có tác động đến tư tưởng các thế hệ sau nên  cô khó lòng mà quay lại.
Tất cả mọi người đều biết và chính bản thân tôi cũng biết cô Thoan là một người có tài. Nghề đi dạy ở Việt Nam cũng không phải là cái nghề quá hấp dẫn. Tôi thấy cô cũng có vẻ bình tĩnh.
Cái đáng sợ hơn là nếu có một hội đồng xét lại thì tôi phản đối chuyện lập hội đồng như thế ở hai điểm. Điểm thứ nhất là cớ làm sao đây là sản phẩm của một nhà khoa học trẻ là cô Thoan và có người hướng dẫn tức là có Senior Researcher hướng dẫn qua một hội đồng khoa học ở một cơ sở giáo dục có quyền, có uy tín, có kinh nghiệm đàng hoàng. Họ có đầy đủ thẩm quyền và họ đã quyết định xong rồi mà bây giờ có một vài ba ông, tạm gọi là những nhà bảo vệ tư tưởng hay là những nhà “cha đạo của cách mạng” (gọi như vậy nó hơi buồn cười) họ la hoảng lên vài câu thì lập tức một luận văn, tôi nghĩ, được ấp ủ vài năm và viết cũng phải mất cả năm của cả thầy trò, rồi cả một hội đồng năm, bảy người ít nhất cũng là giáo sư, tiến sĩ  mà đánh giá xong chỉ có một ông Chu Giang la hoảng thì ngay lập tức có quyền đưa ra một hội đồng khác phủ nhận.
Như vậy không thể được, không thể chấp nhận. Đó là một sự xúc phạm quá nặng. Hai nữa điều đó không những là sự xúc phạm mà còn có sự bất an. Tôi phán đoán xong rồi với tất cả sự hiểu biết của một nhà khoa học nhưng rồi bất cứ ai trong hội đồng sau họ sẽ đánh giá như thế nào. Nhất là những phát biểu không mang tính khoa học gì hết mà đủ sức để đưa ra một quyết định là phải xem lại.
Có một giới nào đó, giới mà tạm gọi là giới “phê bình tư tưởng” lại đứng cao hơn khoa học như vậy. Đây là chuyện của khoa học. Đây là điều tôi phản đối. Đây là những người viết theo khuynh hướng Hậu hiện đại thì nó có giá trị của Hậu hiện đại, tiêu chí của Hậu hiện đại mà lại bị đánh giá. Tôi không hiểu là họ muốn làm chuyện gì và kết quả ra sao. Cái tiền lệ đó rất xấu.
Mặc Lâm: TS vừa nhắc đến vấn đề văn học hậu hiện đại khiến chúng tôi nảy sinh ra một câu hỏi là hình như có một sợi dây chính trị vô hình nào đó đang được dùng để mà trói chặt các bài báo phê phán vào cụm từ được họ gọi là “giải thiêng”. Đây có phải là điều giòng văn học hậu hiện đại đang nỗ lực để phá bỏ phải không, thưa tiến sĩ?
TS Vũ Thị Phương Anh: Tôi cũng không dám cho là mình biết đầy đủ về Hậu hiện đại. Hậu hiện đại như tôi hiểu một cách rất là đơn giản nhất là không hài lòng với cái hiện đại hay hiện trạng. Không hài lòng ở chỗ như thế này: bình thường không có gì là hoàn hảo cả. Vậy thì những người Hậu hiện đại, tạm gọi là  “nổi loạn”, tức là họ không hài lòng. Kể cả việc gì có đúng  tới 80% mà những người sắc sảo nhìn ra được cái sơ hở của hệ thống đó. Đó là phản ứng đối với sự nhàm chán, nói chung là họ ngán sự thiếu sáng tạo hay quá nhàm chán hay là có những sai sót mà chưa sửa.
Họ dùng hình thức tạm gọi là nổi loạn hay là ngông cuồng hay gay shock để thu hút người khác thôi. Thông điệp họ muốn nói là cái hệ thống kia nó chưa hoàn hảo. Từ tinh thần đó họ có thể có những từ gây shock hay giải thiêng hay thô tục..... Từ giải thiêng tôi cho là cái nghĩa của nó rất là shock. Nó bình thường hóa những cái trước kia mình thần thánh hóa. Thần thánh hóa đây không phải cụ thể là con người mà thần thánh hóa một cách làm, một ý nghĩ...”Thiêng” ở đây có nghĩa là coi nó hoàn hảo rồi. Giải thiêng tức là nói nó chưa hoàn hảo, vậy thôi.
Xin lỗi nói ra ngoài một chút là sau những tranh luận này thì tôi cũng có một số đồng nghiệp chuyên về văn học Hậu hiện đại. Chúng tôi cũng có tranh cãi với nhau và họ nói với tôi thật ra Hậu hiện đại chỉ ra cái chỗ chưa hoàn hảo thôi. Định nghĩa Hậu hiện đại rất khó nhưng với suy nghĩ của con người hiện nay rất Hậu hiện đại. Tôi nghĩ nói như thế rất đúng. Có lẽ bây giờ trên khắp thế giới tôn giáo không còn vai trò độc tôn như xưa nữa. Không ai tin một cách tuyệt đối từng lời từng chữ tuy tinh thần tôn giáo thì có thể còn. Tin tuyệt đối từng lời từng chữ, nhìn cái tượng  thì phải cúi đầu.... tôi nghĩ là không còn nữa.
Đó là suy nghĩ của mình trong đời sống bình thường thì Hậu hiện đại là muốn sống tạm, còn định nghĩa nó là cái gì thì khó. Trong đám ngôn từ của Hậu hiện đại có chữ giải thiêng. Chữ đó hình như rất đụng chạm và những người phê phán Đỗ Thị Thoan, phê phán Hậu hiện đại, hình như họ sợ cụm từ này. Họ nghĩ tới một cái nghĩa rất là cụ thể: giải thiêng những hình ảnh thiêng nào đó của họ.
Trong đoạn văn của Đỗ Thị Thoan có nhắc đến nhóm Mở Miệng, nhóm này có nhắc đến Hồ chủ tịch. Và trong bài của Chu Giang coi chuyện đó như là tội trọng. Ông nói những hình tượng như Nguyễn Du và Hồ Chủ tịch thì không thể nói bằng từ giải thiêng được. Đìêu đó coi như là tuyệt đối thiêng liêng đời đời, chắc là như vậy. Tôi nghĩ đó là một thái độ rất trẻ con.
Bây giờ thật ra là Chúa Trời đi nữa mà tôi là người theo đạo Công giáo thì cũng sẽ thiêng liêng; nhưng không phải là mình trông thấy tượng ảnh rồi mình rối rít lên, quì  lạy xì xụp, không có như vậy đối với con người của thế kỷ 21. Giải thiêng theo tôi nghĩ nó hiền lành chứ không đến nỗi phải qui chụp vào đó. Nó rất nhiều ý nghĩa. Tôi nghĩ là họ ấu trĩ thôi.
Mặc Lâm: Quay lại với nhóm Mở Miệng, cách diễn ngôn của nhóm này chắc chắn sẽ gặp phản ứng từ những tín đồ của chủ nghĩa Hiện Đại mù quáng như ông Chu Giang chẳng hạn. Phải chăng phản ứng hiện nay nằm trong phạm trù này hay từ một động cơ nào khác?
TS Vũ Thị Phương Anh: Tôi không phải là Chu Giang nên không trả lời được nó là cái gì. Theo phán đoán của tôi có lẽ Chu Giang là một người phát biểu nhưng sau đó lại có một chùm các bài viết khác và có những nguời bị tác động khác. Tôi nghĩ cả hai đều “possibility”, là khả năng. Nhưng tôi cũng nghĩ là có lẽ đa số chỉ vì ấu trĩ thì đúng hơn. Ấu trĩ và không tự mình quan sát, phán đoán mà thấy bài đầu tiên của Chu Giang với lời lẽ rất nặng nể khiến cho những nguời dễ dãi khi nghe như vậy liền nghĩ: đúng rồi, những cái đó là thiêng liêng, là “taboo” vì vậy ai dám động tới thì nhảy chổm lên bảo vệ không suy nghĩ. Tôi cũng không loại trừ những tin tức từ bên trong cho rằng hay là lợi dụng điều đó để mà đấu đá lẫn nhau?
Mặc Lâm: Xin cám ơn TS Vũ Thị Phuơng Anh.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-07-27

Nguyễn Văn Huy - Internet, một cuộc chiến mới tại Việt Nam ?

Theo bản phúc trình của comScore ngày 25/07/2013, dưới tựa đề "2013 Southeast Asia digital future in focus" (2013 Đông Nam Á tập trung vào tương lai kỹ thuật số), hơn 40% dân số mạng (internet users) trên thế giới tập trung vào khu vực Châu Á -Thái Bình Dương với 644 triệu người sử dụng mỗi ngày, trong đó 10% dân số nằm trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Số người sử dụng internet trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tăng nhanh hơn các nơi khác trên thế giới. Năm 2012, số lượng người sử dụng internet ở vùng này là 604 triệu.
Theo bản phúc trình, Trung Quốc chiếm 55,2% trong tổng số 644 triệu người sử dụng trong khu vực, Nhật Bản chiếm 12,2%. tại các nơi khác, các quốc gia ASEAN (Đông Nam Á) và Ấn Độ, mỗi nơi chiếm khoảng 10%.
Với hơn 16,1 triệu người sử dụng internet mỗi tháng, Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong khu vực ASEAN về số lượng người tiếp cận internet, với mức tăng hai triệu người sử dụng trong năm 2012, tương đương mức tăng 14%.Bản phúc trình cho biết74% dân số mạng tại Việt Nam dưới 35 tuổi và mỗi người tiếp cận internet trung bình 26,2 giờ mỗi tháng. Nhưng theo một báo cáo khác của công ty Nielsen phổ biến ngày 23/07/2013, dưới tựa đề  "Consumer confidence : concerns and spending intentions around the world" (Niềm tin tiêu dùng : những quan tâm và ý định chi tiêu vòng quanh thế giới), thì Việt Nam có 58% người sử dụng Internet.
Indonesia, Malaysia và Thái Lan là những thị trường internet lớn khác trong vùng, trong khi Philippines là nơi có lượng người sử dụng internet tăng nhanh nhất, 22% trong năm 2012.
http://laodong.com.vn/Uploaded/buibichhuong/2012_10_15/maytinh31072.jpg?width=440&height=293&crop=auto&speed=0

Số liệu comScore cho thấy mức sử dụng từ các thiết bị không phải là máy tính để bàn (cố định) tại Đông Nam Á cũng tăng nhanh, chiếm 20% so với mức 15,4% hồi tháng 09/2012. Đáng chú là việc sử dụng các thiết bị khác nhau của dân số mạng để vào các trang mạngtrongtừng thời điểm trong ngày. Theo đó máy tính bàn được dùng chủ yếu trong giờ làm việc, trong lúc các thiết bị di động như điện thoại cầm tay hay máy tính bảng (notebook, tablet) lại được dùng để truy cập internet vào buổi tối. Điều này cho thấy trình độ và mức sống của dân số mạng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cao hơn những nơi khác.
Tại Đông Nam Á, mức độ sử dụng máy tính bàn để vào các mạng xã hội chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với tỷ lệ trung bình 19,7% ở các vùng khác trên thế giới. Con số này là 41,5% đối với người Philippines, 32,3% đối với người Malaysia và thấp hơn chút ít ở Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.
Cũng tại Đông Nam Á, trong số các mạng xã hội, Facebook tiếp tục chiếm ngôi vị số một tại thị trường này, với Twitter, LinkedIn và Tumblr cũng đang dần trở nên phổ biến hơn. Trong khi đó YouTube là trang web giải trí hàng đầu tại các thị trường ở Đông Nam Á.
Mức độ xem video trên mạng tăng đều đặn, nay đạt 42 triệu người xem trong khu vực, trong đó Việt Nam đạt mức tăng kỷ lục, 14%, chỉ sau Philippines (18%) mà thôi.
Kết quả khảo sát của comScore cũng cho thấy nam giới vào mạng nhiều giờ hơn so với nữ giới, đặc biệt là ở Việt Nam, Singapore và Thái Lan. Tại Việt Nam, nam giới vào mạng 27,9 giờ một tháng trong lúc phụ nữ là 24,2 giờ.
Trong lĩnh vực bán lẻ, Amazon và Lazada chiếm ưu thế hơn so với các trang mạng bàn lẻ khác trong khu vực. Nhưng tại Việt Nam, các trang mạng bán lẻ địa phương, như Vatiga.com, được sử dụng nhiều hơn vì bằng tiếng Việt.
Các trang blog, được xếp chung với hạng mục tin tức, cũng thu hút nhiều sự quan tâm của người dùng từ Indonesia, Thái Lan và Malaysia, với tỷ lệ cao hơn nhiều so với mức trung bình t/oàn cầu 53,3%.
Điều đáng chú ý là bản phúc trình cho biết tại Việt Nam số người sử dụng trang mạng dành nhiều thời gian hơn cho việc xem tin tức và đọc bình luận thời sự. Đây chính là vấn đề mà cộng sản cộng sản Việt Nam đang tìm cách để ngăn chặn vì lo sợ… sự thật bị khám phá.
Đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên internet
Ngày 09/01/2013, trong bài phát biểu tại Hội nghị công tác tuyên giáo toàn quốc 2012 tại Hà Nội, ông Hồ Quang Lợi, trưởng ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội cho biết thành phố đã thành lập một đội ngũ chuyên gia để "đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên internet chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch", một mô hình tổ chức sao chép đúng theo mô hình kiểm soát thông tin của Trung Quốc. Vì, theo ông Lợi, Hà Nội là địa bàn chống phá của các đối tượng. Ông Hồ Quảng Lợi còn cho hay cơ quan tuyên giáo thành phố đã thành lập một đội ngũ gồm 900 "dư luận viên" làm công tác tuyên truyền miệng, như thời kháng chiến chống Pháp trong những năm 1945-1954.
Nhiệm vụ của những giám sát viên internet là kiểm soát tin tức và hướng dẫn dư luận. Các dư luận viên này thường "bút chiến" lại các nhận xét phê phán chính quyền và đảng, đồng thời định hướng dư luận theo hướng thân chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Những người này có nhiệm vụ phát hiện những nơi xuất phát thông tin bất lợi cho chính quyền. Điều này giải thích tại sao từ nhiều năm qua, những người đấu tranh và bình luận viên đối lập (blogger) phê phán chính quyền cộng sản Việt Nam, sau khi bị phát hiện, đã bị bỏ tù vì bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước. Sau khi đàn áp và bỏ tù những blogger đối lập nhằm bịt miệng họ không được, chính quyền cộng sản Việt Nam bắt đầu thành lập những đội ngũ dư luận viên tuyên truyền nhằm thâm nhiễm các diễn đàn và ca bài ca ca ngợi chế độ.
Báo Lao Động ,số ra ngày 09/01/2013, dẫn lời ông Hồ Quang Lợi nhận định rằng thủ đô Hà Nội "là địa bàn chống phá của các đối tượng". Cũng nên biết, ngoài chức vụ trưởng ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội, ông Hồ Quảng Lợi đã từng là phó tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân và tổng biên tập báo Hà Nội Mới.
Những đối tượng này là ai ? Theo ông Hồ Quang Lợi : "Trong nước, các nhóm đối tượng cơ hội chính trị lợi dụng lòng yêu nước của quần chúng nhân dân đối với các hành vi của Trung Quốc trên biển Đông, sự bức xúc trong đền bù giải tỏa đất đai đã kích động nhân dân tổ chức hàng chục cuộc tuần hành biểu tình, gây những hệ quả tiêu cực, ảnh hưởng đến hình ảnh và sự phát triển chung của đất nước".
Hiện nay các "chuyên gia" của Thành ủy Hà Nội đã xây dựng 19 trang tin điện tử và lập ra hơn 400 tài khoản trên các mạng xã hội để trực tiếp bút chiến với các "thế lực phản động".
Ông Hồ Quang Lợi còn cho biết, "báo chí thủ đô thực hiện ý kiến chỉ đạo về những vụ việc nhạy cảm, thành lập các tổ phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh". Các cơ quan truyền thông Hà Nội, như Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội hay báo Hà Nội Mới trong vài năm nay đã khá tích cực trong việc công kích, đả phá hoạt động biểu tình chống Trung Quốc trên địa bàn thành phố.
Ở cấp độ cao hơn, trong Hội nghị toàn quốc triển khai lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 08/01/2013, ông Đinh Thế Huynh, ủy viên bộ chính trị, người đứng đầu ngành tuyên giáo của đảng cộng sản, kêu gọi các cấp cán bộ đảng cần "nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức tự đề kháng, năng lực phản bác của nhân dân trong cuộc đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch và xử lý kịp thời những hành động tán phát tài liệu xấu, mạo danh, nặc danh, lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân".
Theo ông Đinh Thế Huynh, việc lấy ý kiến người dân phải bảo đảm "dân chủ và thực chất" đồng thời "phải thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng". Ông chỉ đạo các báo khi chọn đăng ý kiến của dân phải bảo đảm "khách quan, mang tính tiêu biểu và tính xây dựng; tránh khuynh hướng phiến diện, thiên lệch, không chuẩn xác, thiếu trung thực".
Bên cạnh những cố gắng ngăn chặn thông tin của Đảng cộng sản Việt Nam, hệ thống kiểm soát thông tin của quân đội cũng không im lặng. Tập công ty viễn thông quân đội, Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) do bộ quốc phòng chỉ đạo, làm chủ hệ thống bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin.
Ngày 04/06/2013, trang mạng TuanVietnam.net cho đăng một bài ca ngợi công ty viễn thông Viettel của quân đội ("Binh đoàn" Viettel của tác giả Trần Nguyên), với những chức năng tương tự như Đơn vị 61398 của Bộ quốc phòng Trung Quốc vừa bị báo chí Mỹ tố cáo và lên án. Đây là một kiểu tự thú "lạy ông con ở bụi này", hay "không ai đánh cũng khai". Truyền thông là một chức năng cao quý trong thông tin liên lạc, nhưng lạm dụng nó để theo dõi hay rình rập người dân là một hành vi không danh dự. Cũng nên biết Viettel là một trong số 20 đại công ty thuộc Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng và là tác giả những vụ đánh sập và chiếm đoạt những trang nhà chống đối chính quyền cộng sản Việt Nam.
Tại Việt Nam, Internet không còn là một phương tiện để cập Nhật hóa kiến thức hay thông tin, chính quyền cộng sản Việt Nam đang biến nó thành một chiến trường để huy động mọi khả năng và phương tiện để tiêu diệt thông tin và sự thật. Hà Nội đã bỏ ra những số tiền lớn để mua chuộc chủ nhân những trang mạng xã hội lớn trong mục tiêu phát hiện những tiếng nói chống đối hay những phong trào bất mãn.
Trước một đối thủ quá hùng mạnh và hung bạo, trước một chính quyền quyết tâm bịt miệng những tiếng nói phản kháng hay những phê bình thẳng thắn nhàm cải hóa xã hội Việt Nam, những người đối lập, những blogger phải biết cách tồn tại bằng cách đa dạng hóa khả năng truy cập các trang xã hội của mình.
Nguyễn Văn Huy
(Thông luận) 

Thú ăn thịt chim, uống tiết chim của người giàu

(tàn sát môi trường thế này sẽ trả giá nhãn tiền thôi)

Gần đây, người ta bắt đầu nghĩ đến chuyện làm thế nào để hưởng thụ được những thứ ngon nhất, lạ nhất, bổ nhất, nhưng còn một cái nhất khác rất Việt Nam, đó là rẻ nhất. Thịt chim trở thành đối tượng số một cho ba tiêu chuẩn này, ngoài ra, người ta còn đồn thổi, nếu như uống nhiều tiết chim, sẽ tráng dương, bổ thận, tránh bạc tóc và sống thọ. Chính vì thế, chưa bao giờ các loại chim bị tàn sát và đối diện nguy cơ tuyệt chủng như vây giờ.
Công nghệ Trung Quốc
Ông Trần Kha, chuyên bẫy chim sẻ bằng công nghệ Trung Quốc kể với chúng tôi là mỗi ngày ông có thể bẫy lên đến ba trăm con chim sẻ mà không tốn một chút mồi nào hay hạt lúa nào. Trước đây, ông phải dùng lưới sập, có chim mồi, may mắt cho chúng bị mù rồi cột chân, cho bay chấp chới trong vùng lưới bẫy, chim sẻ vốn là loài thương nòi, không cần biết con chim mồi thuộc bầy nào, đàn nào, hễ cứ thấy đồng loại bị mắc kẹt, bị thương là sà xuống cứu.
Lúc này, ông Kha chỉ việc giật sập lưới, úp bầy chim kia lại và bắt. Nhưng cách bắt này không cho năng suất cao. Kể từ ngày có công nghệ Trung Quốc hỗ trợ, ông bẫy nhiều gấp bảy, tám lần so với trước đây.
Tìm hiểu về công nghệ mà ông Kha gọi là sát thủ chim sẻ, chúng tôi hết sức ngạc nhiên với thứ công nghệ gồm một nhánh tre, một cái máy phát ra âm thanh tiếng chim sẻ ríu rít gọi bầy và một hũ keo dán chuột. Công việc bẫy chim cũng diễn ra rất đơn giản như một trò chơi, đầu tiên là tìm một bụi tre có nhiều chim sẻ đang đậu, sau đó bôi keo vào nhánh tre, tìm một khoảng đất trống và mềm để cắm nhánh gai tre có dính keo vào đó và giấu chiếc máy phát âm dưới chỗ cắm nhánh tre, bật máy và đi tránh.
Chừng mười phút sau, bầy chim nghe tiếng gọi đàn, cứ thế mà sà xuống đậu trên nhành tre, vướng cánh vào keo dính chuột không sót con nào. Công việc còn lại của người bẫy chim là ra gỡ từng con một, bỏ vào giỏ và lại tiếp tục trốn cho đến lúc bầy chim còn lại vài con, hoảng loạn bay đi nơi khác.

Bẫy chim theo cách cổ truyền
Trung bình, mỗi ngày với ba trăm con chim, ông Kha kiếm được chừng một triệu rưỡi đồng. Đây là con số quá hấp dẫn cho một người nông dân, chính vì thế, ông Kha bỏ hai đám ruộng ở nhà cho bà vợ thuê người chăm, đi bẫy chim từ nơi này sang nơi khác, quanh năm suốt tháng.
Một người chuyên bẫy chim đỗ quyên, tức là chim quốc, tên Hùng, quê ở Đại Lộc, Quảng Nam, cho chúng tôi biết, trung bình, mỗi ngày anh bẫy được từ mười đến hai mươi con, mỗi con bán được năm mươi ngàn đồng, có nghĩa là trung bình mỗi ngày anh kiếm được từ năm trăm ngàn đồng đến một triệu đồng, con số này cũng khá hấp dẫn cho một người lao động, anh không cần suy nghĩ gì nhiều về môi trường và sinh thái, vì những thứ đó không mang lại cơm gạo cho anh và vả lại, nếu anh có lo lắng gì về môi trường thì người ta cũng thi nhau tàn phá, không những người dân tàn phá mà ngay cả cán bộ nhà nước như kiểm lâm, cơ quan bảo vệ môi trường cũng tàn phá rừng, tàn phá đất đai tàn bạo hơn cả lâm tặc, sa tặc. Chính vì thế mà Hùng chỉ cần biết làm cho có tiền nuôi vợ con, chiều chiều ra quán nhậu là đủ.
Rượu ngoại pha tiết chim và khách vip
Ghé một quán nhậu ở Quán Rường, giáp giới thành phố tam Kỳ, Quảng Nam, chúng tôi bắt gặp cơ man nào là các loại chim, từ chim sẻ, chim quốc, chim cu gáy, chim gáy xanh, chim cú, thậm chí có cả một con chim đại bàng đang nhốt trong lồng, kể cả các loại chim cảnh đều có…
Chủ quán cho chúng tôi biết là trong số chim này, chim cảnh cũng có, chim để ăn thịt cũng có, nếu thực khách thích ăn chim cảnh, trả giá cao, ông sẵn sàng bán. Trường hợp muốn ăn thịt chim đại bàng thì có giá ba chục triệu đồng một con, chim cú từ hai triệu đồng đến sáu triệu đồng, các loại chim khác thì giá bình dân, chim sẻ nướng lá chanh có giá mười lăm ngàn đồng một con, chim đỗ quyên nấu cháo thì một trăm hai mươi ngàn, rượu tiết chim, mỗi chai 50ml có giá năm mươi ngàn đồng, thứ gì cũng có.
Ông chủ quán tên Kim cho chúng tôi biết thêm là phần lớn cán bộ trong tỉnh rất kết quán ông, vì ông phục vụ tận tình, hiểu được tâm lý khách, với giới cán bộ, chuyện ăn nhậu của họ không phải đặt nặng về tiền bạc mà là phong cách phục vụ có đẳng cấp hay không, đừng quan tâm chuyện tiền bạc với giới cán bộ, mắc rẻ không thành vấn đề. Chỉ cần biết ý của họ, mang tiết còn tươi nguyên ra pha rượu trước mặt họ, nướng chim sẻ thật thơm và cứ thế mà bưng ra mời, sau đó họ sẽ từ từ, rỉ rả gọi mồi, gọi thêm tiết để pha với rượu ngoại, cứ cho vài em chân dài ra nhẹ nhàng, dịu dàng pha rượu, tiếp rượu là họ sẽ hài lòng, trả tiền mát tay và lần sau còn ghé lại.
Ông Kim nói rằng một bữa nhậu thịt chim, cháo chim, tiết chim, các loại chim, có đắt cách gì cũng không tới hai chục triệu đồng, trong khi đó, những vị khách đi xe bảng số xanh hoặc đi xe bảng số tứ quí, chỉ cần một chai rượu của họ đã lên đến vài chục triệu đồng, thứ họ quan tâm là ăn uống ngon miệng, vui vẻ, em út phục vụ chu đáo, biết vâng lời và uống được tiết chim, sẽ cường dương, sẽ tiếp tục đi tăng hai ở đâu đó mãn nguyện. Có nhiều ông khách tuy chỉ nhậu chưa đến hai triệu đồng tiền mồi nhưng sẵn sàng chi ra ba triệu để boa cho em phục vụ và lấy số điện thoại hẹn hò.
Một ông chủ quán khác trong thành phố Tam Kỳ, quán nằm trên đường ra biển Kỳ Hà, cho chúng tôi biết là quán của ông thì phục vụ cho khách bình dân nhiều hơn là khách quan chức.
Nhưng bình dân gì thì cũng không thể nào cầm vài chục ngàn đồng vào quán ông nhậu được. Thời buổi bây giờ, những Việt kiều được xếp vào giới bình dân, chỉ có những tài phiệt và quan chức nhà nước cấp huyện, cấp tỉnh thì mới có đủ tiền mà vung không ngại tay, chính vì thế, họ được xếp vào nhóm khách vip.
Chuyện thịt chim, tiết chim còn dài lắm lắm, nhưng những tiếng chim đã vắng dần trên các cánh đồng. Và chuyện uống rượu ngoại pha tiết chim, một bữa nhậu lên đến vài chục triệu đồng nghe ra đã rất bình thường, nó trở thành chuyện thường ngày, giống như chuyện thường ngày bươn bả khắp các nẻo đường bán vé số, bán gương lược, bán ve chai, đồng nát để kiếm vài chục ngàn đồng mà mua gạo, tồn tại qua ngày đoạn tháng.
Nguồn: RFA

Một quả thận ở Việt Nam giá $7,500

Buôn bán nội tạng cho các vụ cấy ghép, phổ biến là  ghép thận, vẫn diễn ra tại một số bệnh viện dù điều này trái với luật lệ ở Việt Nam nhờ sự tiếp tay môi giới của các "cò."
Hôm Thứ Sáu, báo Người Đưa Tin kể lại câu chuyện phóng viên của tờ báo giả làm người bán thận tiếp xúc với một người môi giới bán thận “ngay cạnh bệnh viện Việt Đức” ở Hà Nội. Qua câu chuyện trao đổi với một “cò” tên Hiệp, dịch vụ mua bán thận, giúp cho người có nhu cầu thay thận, người ta thấy sự mua bán nội tạng người, đặc biệt là thận diễn ra như thế nào.
Sau khi “phỏng vấn” tổng quát người có nhu cầu bán thận về loại máu, sức khỏe, “cò” hẹn ngày giờ tới gặp người cần thận và sắp xếp gặp cả “bác sĩ trưởng khoa” giải phẫu ghép thận. Mọi câu chuyện ở bệnh viện đều phải ngụy trang dưới hình thức “hiến thận” nhân đạo nhưng trong thực tế là các cuộc mua bán, có mặc cả giá tiền.
Cò đang ngã giá để bán một quả thận. (Hình: Người Đưa Tin)
“Thông thường một quả thận có giá là 200 triệu đồng. Khi em giao đủ tiền cho người ta, người ta sẽ cắt cho anh 30 – 50 triệu. Nhưng riêng chỗ anh thì em an tâm về giá cả và chất lượng, anh bán cho hàng nghìn người chưa ai chê đâu”, lời cò Hiệp được thuật lại trên báo NĐT.
Theo cuộc điều tra này “Đường dây buôn bán nội tạng người của Hiệp, trải dài từ Nam ra Bắc, trong đó, chủ yếu chúng được kín đạo hoạt động trong các bệnh viện. Theo xác định, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những địa bàn trọng điểm của đường dây này.”
Ký giả của báo NĐT đã gặp hai cò khác ở bệnh viện Huế tên Thu và Vĩnh và ngã giá bán thận là 150 triệu đồng (khoảng $7,500 USD).
Bà cò Thu giải thích “quy trình hoạt động” là: “Em đưa người thân (có nhu cầu) đến ghép thận ở đây, chị sẽ tìm người bán thận cho em và chị sẽ móc nối lên gặp trực tiếp bác trưởng khoa. Lúc đó bác cho mình làm thì mình làm luôn. Còn nếu mình muốn nhanh nhất thì bỏ bì thư cho bác sỹ trực tiếp. Nhanh và gọn luôn.”
Sự sắp đặt có vẻ dễ dàng như bất cứ một dịch vụ giản dị nào khác. Tờ NĐT kể tiếp là “Qua trao đổi, vị trưởng khoa mà Thu muốn chúng tôi kết nối là bác sĩ V, trưởng một khoa . “Bác sỹ V này dễ nói chuyện lắm, chỉ cần đưa bì thư là xong. Em đi chỗ nào cũng vậy cả thôi”.
Khi được (nhà báo giả dạng) hỏi có trường hợp nào người bán thận bị thiệt mạng chưa, thì “Thu cho biết, chị đã giao dịch thành công hàng chục vụ, nhưng chưa trường hợp nào bị mất mạng, nhưng nói chung là sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Đối tượng bán thận chủ yếu là dân nghèo, hoặc những người cần tiền để chi trả nợ.”
Bà cò Thu còn cho biết thêm: “Không chỉ tại Bệnh viện Huế, tại nhiều bệnh viện, các ca ghép nối nội tạng vẫn diễn ra thường nhật. Trong đó có ca hiến tặng thật, nhưng cũng không ít có cả ca mua bán. Về thủ tục thì chúng tôi làm như nhau, nhưng việc mua bán chỉ diễn ra ngầm”.
Chuyện mua bán, môi giới bán thận người từng được nói đến từ mấy năm trước.
Ngày 19/5/2013, Công an tỉnh An Giang đã cứu thoát một phụ nữ bị bắt cóc và đe dọa phải trả số  tiền nợ $5,000 USD nếu không sẽ bị cắt một quả thận để trừ nợ.
Từ khi Việt Nam bắt đầu các chương tình cấy ghép nội tạng năm 1992 đến nay, số người được cấy ghép thận mỗi ngày nhiều lên. Theo các sự ước lượng, khoảng hơn 10,000 người bị suy thận mãn tính cần được ghép thận mỗi năm.
Một số người còn chạy sang bán thận ở Trung quốc hoặc con bệnh chạy sang đó để sử dụng dịch vụ cấy ghép thận. Tháng Tư năm ngoái, từng rộ lên câu chuyện thương tâm của một sinh viên 22 tuổi của trường Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghiệp ở Sài Gòn. Cậu sinh viên này khi bán thận ở Trung quốc về nước với nhiều biến chứng rồi qua đời sau vài tuần lễ.
Việt Nam có luật về hiến tặng, cấy ghép mô, nội tạng, bộ phận cơ thể người nhưng quy định lỏng lẻo và cũng không thấy các biện pháp chế tài cụ thể. Các vụ “hiến tặng chui” với sự toa rập gián tiếp của bác sĩ vẫn diễn ra.
(Người Việt)

 Bản tin tiếng Anh

  • Hot times for travel agents (Washington Post) - The best time of the year for travel agencies is here, with most of their overseas tours for summer vacation sold out,especially Europe.
  • 19 industries to shed capacity (Washington Post) - The Ministry of Industry and Information Technology has ordered the closure of many factories in 19 industries where overproduction has led to price-cutting wars.
  • Kaili allures, attracts investment (Washington Post) - A rich variety of folk art on exhibit along with drama, singing and dancing made Kaili an alluring place for both tourists and businesspeople this week.
  • China's job market grows, pressure remains (Washington Post) - China's job market showed some resilience in the first half despite economic difficulties, but officials warned Thursday that employment pressure remains high.
  • Yum won't chicken out from expansion (Washington Post) - Yum Brands Inc, the owner of the KFC and Pizza Hut restaurants, said on Thursday it will maintain the speed of its expansion in China despite the tainted chicken scandal.
  • IT offers 'fresh momentum' (Washington Post) - Although several indicators point to an overall weakening in the industrial sector, officials at the Ministry of Industry and Information Technology still see major opportunities for the information technology sector in the second half of the year.
  • Shanghai raises growth by service (Washington Post) - The continued expansion of the service sector and renewed attraction of foreign investment helped Shanghai's economic performance in the first half of the year to beat the national average.
  • Foxconn expands west (Washington Post) - Foxconn Technology Group, the electronics manufacturing giant, plans to invest and set up plants in the west of China.
  • Choir sings its way into Chinese hearts (Washington Post) - To the accompaniment of traditional Chinese folk instruments guzheng and erhu, the Children's Chorus of Washington sang the popular Chinese folk song, Mo Li Hua, or The Jasmine Flower, in Mandarin.
  • Lego warrior on display in Shanghai (Washington Post) - Forty-two pieces by Lego artist Nathan Sawaya are being shown at Super Grand Mall in Pudong district, Shanghai from July 26 to October 27.
  • Tourism, rising awareness save folk arts (Washington Post) - In the modern era of rapid development and social transformation, the preservation of folk arts in Guizhou and other parts of the country has been at times difficult.
  • Rich tapestry of Qiandongnan (Washington Post) - A culture festival and artworks show held this week brought more recognition and fame to the Qiandongnan Miao and Dong autonomous prefecture in Guizhou province.
  • What do pandas like for birthdays? (Washington Post) - Two giant pandas, 5-year-old Qinchuan and Lele, taste ice birthday cake at Jinbao Fairyland in Weifang, Shandong province, July 26, 2013.
  • Character building (Washington Post) - Thinking locally puts Chinese architecture in the center of today's ideas, award-winning Li Xiaodong tells China Daily reporter.
  • Exceptional and ethereal (Washington Post) - Modern visitors to the ancient town of Zhengding discover Longxing's Big Buddha is an exceptional figure — but ultimately an idiosyncratic entity that dwells in a settlement packed with peculiarities.
  • Lurking threat (Washington Post) - It can take years for a hepatitis B infection to turn into cirrhosis of the liver and even cancer, and the lack of early symptoms means people are far too complacent, experts tell Liu Zhihua.
  • Under the scorching sun (Washington Post) - Find out what Westerners and Chinese do when the sunlight is a glaring threat.
  • Folk arts are big draw for visitors to Guizhou (Washington Post) - The sixth China Kaili Original Ecological Folk Culture and Art Festival and 2013 China (Guizhou) International Folk Artworks Fair opened on Tuesday in the Qiandongnan Miao and Dong autonomous prefecture, Guizhou province and will last through Friday.
  • For showcasing ethnic culture, the plays are the thing (Washington Post) - When famous Chinese singer Song Zuying performed in Vienna in 2003 wearing traditional Miao costume, it was the first time for many Westerners to ever experience the unique charms of the ethnic group.
  • Major defense update of Japan in the pipeline (Washington Post) - Tokyo is planning to boost surveillance in waters around the Diaoyu Islands and acquire the ability to launch pre-emptive military strikes in a defense policy update that may set off alarm bells in China.
  • President Xi meets Shenzhou X astronauts (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping on Friday met astronauts and scientists who participated in the Shenzhou X mission, extending congratulations to the success of the mission.
  • Bo Xilai indicted for corruption (Washington Post) - Bo Xilai, former Party chief of Chongqing, has been charged with taking bribes, embezzlement and abuse of power, according to the Jinan People's Procuratorate in Shandong province.
  • Abe seeking to 'contain' Beijing (Washington Post) - Japanese Prime Minister Shinzo Abe heads to Southeast Asia on Thursday for the third time this year, displaying what observers call a fervent desire to contain China.
  • Tougher plan to reduce air pollution (Washington Post) - China's environment watchdog recently issued its most comprehensive and toughest plan to control and in some regions reduce air pollution by the year 2017.
  • PLA special forces hold military contest (Washington Post) - Members of China's People's Liberation Army special forces participate in a comprehensive military contest at a PLA training base in North China's Inner Mongolia autonomous region, July 23, 2013.
  • US diplomat says China ties a priority (Washington Post) - The US diplomat for East Asia reaffirmed that building a better relationship with China is one of the three pillars of his country's policy in the Asia-Pacific region.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét