Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Tin ngày 28/7/2013 - tiếp

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Uh Hồ: Obama nói Nhà độc tài Việt Nam có cảm hứng từ những người sáng lập Hoa Kỳ

 “… Chúng tôi đã thảo luận về thực tế là Hồ Chí Minh đã thực sự lấy cảm hứng từ bản Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp của Hoa Kỳ, và những lời của Thomas Jefferson.” 
- Tổng thống Obama phát biểu với các phóng viên khi ngồi bên cạnh Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang.

 Đây có thể là tin không mong muốn đối với các gia đình của gần 60.000 người Mỹ chết trong cuộc chiến tranh Việt Nam mà toàn bộ sự việc chỉ là một sự hiểu lầm.
Đó là ấn tượng mà Tổng thống Obama đã đưa ra hôm thứ Năm khi ông nói với báo chí sau cuộc gặp với Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang. Ông Sang mang đến cho Obama một bản sao bức thư của Hồ Chí Minh gửi cho Tổng thống Harry Truman, trong đó nhà độc tài cộng sản này nói hy vọng hợp tác với Hoa Kỳ.
Obama, thể hiện với giọng tiếc nuối, nhận xét rằng nó đáng lý có thể đã được thực hiện 67 năm về trước, nhưng Hoa Kỳ và Việt Nam cuối cùng đã đạt được các mối quan hệ mà Ông Hồ đã từng viết. Đúc kết sự việc, ông Obama cho biết, ông Hồ đã được “truyền cảm hứng từ những lời của Thomas Jefferson.”
Thông điệp ở đây là giá mà chúng ta có thể có được cầu nối cho sự khác biệt của chúng ta – và rằng giá mà ông Hồ và Truman đã có thể làm những gì mà Obama và Sang đã làm tuần này,thì rất nhiều mất mát đã có thể tránh được.
Trong khi Tổng thống Jefferson đã tỏ ra giận dữ về “những bạo chúa khát máu,” thật khó tin khi lời vàng ngọc của ông lại truyền cảm hứng cho sự nghiệp giết người của nhà độc tài Việt Nam. Ông Hồ nổi tiếng là tàn sát đối thủ của ông, trong đó có cuộc tàn sát tàn nhẫn những người nông dân nào dám chống lại hệ thống thuế tàn bạo trong những ngày đầu của chế độ Hồ Chí Minh. Chẳng có tí nào giống học trò của Jefferson.
Ước tính đã có khoảng hơn nửa triệu người đã bị giết trong nỗ lực củng cố quyền lực của Hồ Chí Minh sau khi lực lượng cộng sản của ông đã đánh đuổi Pháp ra khỏi Đông Dương. Việc tàn sát địa chủ và tầng lớp tư sản đã nổi tiếng ngay thời gian đó và kể từ đó đã được ghi nhận một cách chi tiết thậm chí còn khủng khiếp hơn.
Và những người theo đuổi chủ thuyết của ông sau khi ông qua đời vào năm 1969 – ông vẫn là “Bác Hồ” cho đến ngày nay – đã xây dựng nên chế độ tàn bạo đó. Sau khi Hoa Kỳ chính thức triệt thoái khỏi Việt Nam biết bao ngàn người Việt Nam, bị cho là đã cộng tác với chế độ cũ, đã bị giết chết. Ông ta và nhà nước kiểu Lênin đã sử dụng chiến thuật của Lenin: giết người, khủng bố và “cải tạo” để giành lấy, duy trì và mở rộng quyền lực.
Xác chết ông Hồ được bảo quản nằm trong một hòm kính theo mô hình Lenin tại Hà Nội, là một yếu nhân cực kỳ tệ hại. Liệu Hoa Kỳ có phải đã tìm cách lật đổ ông ta hay không, hoặc liệu cuộc chiến đã chiến đấu một cách đúng đắn, Hồ đã không có sự thừa hưởng nào từ Tổng thống Jefferson và các nhà lập quốc Hoa Kỳ.
Trong sự trích dẫn cả tin của Obama nói về hiến pháp như một nguồn cảm hứng, có sự bất nhất lịch sử đặc biệt. Một trong những vụ giết người kinh khủng của thế kỷ 20 có lẽ đã không thực sự được truyền cảm hứng bởi sự tiến bộ có ý nghĩa nhất về các quyền của mỗi người trong lịch sử nhân loại.
Obama có lẽ chỉ đang cố gắng vuốt ve vị khách mời của mình, người rõ ràng là mong muốn chứng minh rằng Hồ không phải là người tàn ác mà lịch sử đã nói về ông ấy. Tuy nhiên, sự liên tưởng của ông Obama giữa những người sáng lập Hoa Kỳ và ông Hồ cho thấy hoặc có một sự thiếu sót nghiêm trọng về kiến thức lịch sử trong vai trò của tổng thống hoặc có một mức độ co giãn đáng kể về đạo đức.
Trong khi tổng thống và người của ông không có gì nghi ngờ là sẽ bỏ qua bất kỳ đề cập nào đến điều này như là sự “giả tạo”, thì việc này, hoặc là một sự sai lầm hoặc là sự tâng bốc giả tạo, sẽ không quá dễ dàng cho qua. Những ký ức và nỗi thất vọng của các cựu chiến binh Việt Nam tại Hoa Kỳ vẫn còn tác động mạnh mẽ cho đến ngày hôm nay.
* Nguồn: Fox NewsDefend the Defenders chuyển ngữ

BÀN VỀ “KỶ VẬT” Chủ Tịch Nước trao cho Tổng thống Obama


Cách chơi khăm của các nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ với các nguyên thủ quốc gia không cùng chí hướng rất cay độc và trí tuệ mà không thể chối cãi được, vì họ luôn ở thế chiếu trên, không cần phải cầu cạnh những đối tác khó tin cậy. Chúng ta lược qua lịch sử và ý nghĩa của những việc tuy nhỏ, nhưng rất quan trọng này, để tìm ra cách nhìn khách quan trong các động tác ngoại giao.
Như lần ông Bush con đến Việt Nam trước khi hết nhiệm kỳ, ông nói hai vấn đề bạch hóa mà dân Việt ít ai biết được. Thứ nhất là, có người than phiến tiền kiều hối từ Hoa Kỳ cứ gửi về Việt Nam qua khúc ruột ngàn dặm là một yếu tố giúp chế độ độc tài ở Việt Nam tồn tại. Ông Bush con trả lời rất đơn giản và trí tuệ rằng, tiền của ta rồi nó sẽ lại về ta thôi, lo gì? Thứ hai là, ông lộ bí mật về con gái của thủ tướng đương nhiệm sẽ là dâu của nước Mỹ.
Lần này tại cuộc gặp mặt tại Nhà Trắng, cuối buổi họp báo của hai nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam, ông Obama đã tiết lộ món quà “qúy báu” mà chủ tịch nước Việt Nam gửi tặng cho ông là lá thư của cụ Hồ gửi cho Tổng thống Truman ngày 28/02/1946, với tư cách chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhưng ông Truman bỏ lá thư này vào thư viện lưu trữ mà không trả lời. Lý do là, tháng 7/1945 lúc đó Hoa Kỳ chưa xác định được cụ Hồ chính là Nguyễn Ái Quốc, nên họ đưa nhóm OSS – Office of Strategic Services – tiền thân CIA sang đào tạo quân đội cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong đó có viện trợ 200 ngàn đô la Mỹ. Nhưng đến ngày 02/9/1945 khi người Mỹ thấy cụ Hồ đọc tuyên ngôn độc lập chính là Nguyễn Ái Quốc, và là người của Quốc tế Cộng sản 3, có nhiệm vụ bành trướng chủ nghĩa cộng sản xuống toàn khu vực Đông Nam Á. Nên họ đã làm ngơ và, vì thế mới có hiệp định Genève 1954, và chia đôi đất nước, rồi nội chiến 20 năm.
Thiên hạ đang bàn nhau cái động tác chủ tịch Trương đưa lá thư của cụ Hồ cho Tổng thống Obama để có mục đích gì? Tôi xin phân tích về cả 2 nguyên nhân khách quan và chủ quan để rõ vấn đề. Vấn đề là tại sao giờ này mới đưa lá thư này mà trước nay không đưa? Đó là mấu chốt của vấn đề.


Có 5 yếu tố chủ quan từ Việt Nam

Thứ nhất là, sau 30/4/1975 với phong trào tự sướng của cộng sản toàn cầu, nó đã làm mụ mỵ não trạng cộng sản trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam đã cho rằng tư bản giãy chết, nên không có lý do gì phải cầu viện như cụ Hồ đã chân thành tha thiết cầu viện ông TT Truman.
Thứ hai là, đến 1990 khi cái nôi cộng sản sụp đổ, cộng sản Việt Nam cũng với não trạng như trên của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, ông còn muốn nắm đầu cộng sản toàn thế giới trong chuyến đi tháng 10/1989 sang Đông Đức để họp, hòng kêu gọi cộng sản toàn thế giới đoàn kết lại. Nhưng thất bại, nên cuối cùng ông dẫn đầu đoàn cộng sản Việt Nam sang Trung Cộng quỳ gối để làm chư hầu bằng hội nghị Thành Đô 1990.
Thứ ba là, đến kỳ đi của cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 6/2007, lúc này kinh tế định hướng bán tài nguyên và con người để kiếm ăn đẩy tăng trưởng phồn vinh mà giả tạo của Việt Nam lên đỉnh điểm. Nên ông Triết đã chém gió phân hóa nội bộ Hoa Kỳ, vì cho rằng nền kinh tế định hướng bán tài nguyên và dân tộc để ăn sẽ thắng thế, trong khi Hoa Kỳ đang nợ ngập đầu sau vụ 11/9 sụp tòa WTC – World Trade Center – do bin Laden làm khủng bố.
Thứ tư là, bây giờ thì kinh tế định hướng bán tài nguyên và dân tộc đã sụp đổ. Hay nói cách khác là không còn gì để bán. Bên kia Trung Hoa cũng vậy đang sụp đổ. Nên dứt áo ra đi cầu viện Hoa Kỳ như cụ Hồ đã từng cầu viện.
Thứ năm là, hành động này là một lời nhắc khéo lại lịch sử như là một sai lầm của Hoa Kỳ trong ngoại giao đã đẩy hai nước đang có ban giao tốt trở thành thù địch.
Năm điều trên thể hiện một não trạng nô lê ương hèn mà tôi đã viết trong bài Thoát Trung Luận 2, nó làm cho đất nước và dân tộc này mãi thấp hèn và kém cỏi.

Ba yếu tố khách quan của toàn cục

Đầu tiên là, Trung Hoa không còn là nơi để bám váy ăn xin, vì Trung Hoa đã và đang sụp đổ. Trung Hoa đã phá nát tài nguyên phi vật thể và vật thể của nước Việt. Bằng chứng về giá trị phi vật thể là, từ sau Hội nghị Thành Đô 1990 đến nay, Trung Hoa đã cho du nhập vào Việt Nam một nền văn hóa dối lừa; một nền kinh tế định hướng bán tài nguyên và dân tộc sai lầm; và một nền chính trị nửa phong kiến tập quyền, nửa tư bản hoang dã. Bằng chứ phá nát những giá trị vật thể là, từ Bauxite Tây Nguyên đến những công trình quốc gia như thủy, nhiệt điện và cả hàng hóa, từ rừng cao đến đồng bằng, và Trung Hoa cũng vừa là kẻ đã và đang có mưu đồ xâm chiến biển Đông, và làm cho nước Việt yếu hèn. Nó là động lực cho quyết định có chuyến ngoại giao Hoa Kỳ vội vàng, và cần hạ mình để xin cầu viện Hoa Kỳ trong lần này.
Kế đến là, Hoa Kỳ đang thả cái củ cà rốt Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế xuyên Thái Bình Dương – TPP – trong khi kinh tế Việt cần tới 100 tỷ đô la để cứu nền kinh tế đang sụp đổ. Thế mà cái công ty quản lý tài sản Việt Nam – VAMC: Viet Nam Asset Management Company – có chức năng xử lý nợ xấu, năm nay chỉ có thể giải quyết được 70.000 tỷ nợ xấu trong năm 2013 – tương đương chỉ hơn 3 tỷ đô la. Với cách giải quyết này thì phải 30 năm mới có thể giải quyết hết tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trong khi đó cầu viện Hoa Kỳ thì nếu được vào TPP mỗi năm Việt Nam sẽ hy vọng kiếm được 26,2 tỷ đô la. Trong 4 năm kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục hoàn toàn, và có cơ hội hùng cường, mà không cần phải quỳ lụy Trung Hoa. Hơn nữa, chuyến công du đến Trung Hoa trước đây hơn 1 tháng, ông chủ tịch chỉ mang về chưa đến 100 triệu đô la, và những ràng buộc song phương không có giá trị với một Trung Cộng tráo trở.
Và cuối cùng là, trong việc xoay trục chiến lược Thái Bình Dương của Hoa Kỳ lần này là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Vì Hoa Kỳ xoay trục đến đâu, thì ở đó có chiến tranh. Sau chiến tranh thế giới II, Hoa Kỳ xoay trục đến châu Á Thái Bình Dương thì 2 cuộc chiến tranh Triều Tiên 1953, và chiến tranh Việt Nam 1954 -1975 tàn phá không thua chiến tranh thế giới. Sau 30/4/1975 Hoa Kỳ xoay trục sang Trung Đông, thì các cuộc chiến ở Kuwait, Iraq, cách mạng Bắc Phi và Trung Đông gần đây đã minh chứng rõ. Nên nó là động lực bắt buộc cộng sản ở Việt Nam phải chuyển hướng chiến lược hòng sống sót. Hay nói cách khác là, con tắc kè đổi màu cho phù hợp với môi trường thiên nhiên để sống còn trong quy luật đấu tranh sinh tồn.
Vấn đề còn lại là liệu Hoa Kỳ có tin cậy hay không, thì không ai trong chúng ta có thể biết được. Nhưng cứ hãy thực tâm làm sao trong 4 tháng tới đáp ứng 2 tiêu chí chính trị và kinh tế cho Hoa Kỳ thấy, để họ gật đầu cho vào TPP. Còn không thì cũng như lá thư mà cụ Hồ đã gửi cho ông Truman cách đây 67 năm trước. Hội nghị hai nguyên thủ quốc gia, với 9 tuyên bố chung cũng chỉ là một kỷ niệm.
Tất cả những điều trên cho thấy ai đang giãy chết, và ai đang nhịp giò nhìn thế giới là con rối như những câu thơ của Chế Lan Viên viết cho cụ Hồ cách nay nửa thế kỷ trong bài thơ, Người đi tìm hình của nước, như sau:
“…Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn
Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối
Cho cuộc đời giật dây …”
Theo BS Hồ Hải

’Công bộc Nhân dân’: Nói giỏi, làm nhanh như Thống đốc Bình!


Mấy ngày gần đây, dư luận đã và đang liên tục xôn xao bàn tán về vai trò, năng lực của các vị lãnh đạo ở nước ta, đặc biệt là khi đang có rất nhiều người ủng hộ việc cần có một danh hiệu để vinh danh những nhà quản lý tài ba – công bộc xuất sắc của nhân dân ví dụ như danh hiệu ‘Công bộc Nhân dân’.
Đã có nhiều bài báo đưa ra đánh giá rất tốt và đề cử Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng bởi họ đang là ‘tư lệnh’ quản lý hai ngành vô cùng quan trọng của nước ta, hơn nữa, tên tuổi của cả hai hiện nay đã nổi như cồn bởi mọi phát ngôn, hành động của hai vị luôn gây được tiếng ‘vang’ lớn, trở thành tâm điểm của truyền thông và dư luận.
Tuy nhiên, dường như đang có một thiếu sót rất lớn bởi không biết mọi người đã vô tình hay cố ý không nhắc tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Người Việt Nam vẫn hay nói với nhau rằng với tất cả mọi việc, vấn đề quan trọng nhất bao giờ cũng phải là vấn đề đầu tiên, mà đầu tiên có nghĩa là tiền đâu. Điều này cho thấy đồng tiền có sức mạnh rất lớn, có thể chi phối rất nhiều vấn đề và người quản lý nó, tất nhiên cũng là nhân vật vô cùng quan trọng.
Trong tình hình kinh tế suy thoái hiện nay, khi cuộc sống của người dân đang bị bủa vây bởi trăm ngàn nỗi lo lắng, vật giá leo thang, thuế, phí chồng lên nhau cao ngất ngưởng… tình trạng này thậm chí đã khiến rất nhiều người không dám nhìn thẳng, đối diện với thực tế mà chủ yếu sống dựa vào niềm tin, vào ngày mai. Và Thống đốc Bình đã có công không nhỏ khi mang đến cho người dân nhiều lời hứa, để mọi người có thêm động lực sống và tiếp tục hy vọng vào mọi thứ tốt đẹp trong tương lai.
Cách đây không lâu, Thống đốc Bình đã hứa với Quốc hội và nhân dân sẽ đưa giá vàng trong nước về sát giá thế giới. Khỏi phải nói, lời hứa ấy có tác dụng với người dân như thế nào, bởi trong đời ai chẳng có ước mơ sở hữu một ít vàng. Vàng không chỉ là biểu tượng cho quyền lực mà còn thể hiện sự no đủ, sung túc và nếu giá vàng xuống thấp, mỗi người dân đều có vài cây để trong két sắt thì Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành đất nước hạnh phúc nhất thế giới.
Và hiện nay, sau hơn một năm thực hiện, chênh lệch giá vàng đã được đẩy lên tới vài triệu đồng mỗi lượng, trong thời điểm hiện nay ổn định ở mức chênh từ 4-5 triệu đồng/lượng so với giá thế giới. Mọi người cho rằng đó là thất bại ư? Tất nhiên không, đó là thành công chứ bởi ít nhất có thời điểm giá vàng đã xuống chỉ còn cách thế giới hơn 3 triệu.
Không những thế, Thống đốc còn là người có vai trò không nhỏ trong việc mang đến cho người dân một quan niệm mới ‘vàng chính chủ’. Sự ra đời của vàng chính chủ không những góp phần thực hiện mong muốn của các vị lãnh đạo ngành Ngân hàng là có thể ổn định giá vàng, chống buôn lậu mà dường như còn chống luôn cả việc người dân mua bán các loại vàng khác, vàng kém ngoài SJC, quả thật là nhất cử lưỡng tiện.
Và việc làm quan trọng nhất mà Thống đốc Bình đã làm được trong thời gian vừa qua đó chính là giải cứu thị trường bất động sản, lo cho dân mảnh đất, ngôi nhà với gói giải cứu 30.000 tỷ đồng. Kinh tế khó khăn, 30.000 nghìn tỷ đâu phải là con số nhỏ. Vậy mà với sự quyết đoán và nhanh chóng của Thống đốc, số tiền lớn này đã nhanh chóng được bơm vào thị trường bất động sản.
Mặc dù hiện nay, theo thống kê, số lượng người được vay vốn sử dụng gói giải cứu này chưa đủ đếm trên đầu ngón tay nhưng nỗ lực và tinh thần vì nhân dân của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước là không thể phủ nhận.
Bên cạnh những đóng góp to lớn cho xã hội, hình ảnh Thống đốc bình còn lưu lại ở trong tâm trí người dân với những phát ngôn vô cùng ấn tượng, thể hiện bản lĩnh và tầm vóc của nhà quản lý lớn, công bộc hết lòng vì dân vì nước.
Ngày 13/11/2012, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội, trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Trần Du Lịch (TP. HCM), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình sau khi dẫn lại lý thuyết “bộ ba bất khả thi” nổi tiếng trong kinh tế học đã đạt giải Nobel (không thể đồng thời thực hiện chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng và ổn định tỷ giá cùng lúc), Thống đốc Bình cho rằng mọi chính sách, đặc biệt là chính sách vĩ mô thì không thể nào đáp ứng được mọi yêu cầu.
“Người ta tìm ra bộ 3 bất khả thi giữa tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá, ông đó được quốc tế cho giải thưởng Nobel. Vậy mà hiện nay chúng ta phải vừa làm sao kiềm chế được lạm phát mà vẫn phải tăng trưởng. Tôi đã có lần nói đùa với Chủ tịch Quốc hội là em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel cũng được, nếu em làm được một trong hai”, Thống đốc Bình nói.
Thống đốc Bình còn một mặt nữa rất đáng được biểu dương tinh thần chính là luôn bền chí, hết lòng với nhiệm vụ dù những đóng góp của ông vẫn chưa được nhiều người nhìn nhận đúng. Sau khi biết mình là người xếp thứ 3 từ dưới lên trong danh sách tín nhiệm của đại biểu Quốc hội kỳ họp vừa rồi, Thống đốc đã mạnh mẽ đối diện với thực tế và phát biểu rằng:
“Giả sử chúng ta không làm gì cả, chúng ta yếu kém, nhận kết quả đánh giá như vậy thì đáng rồi, không còn gì bàn cãi. Nhưng thực tế là chúng ta đã nỗ lực phấn đấu, phát huy hết trí tuệ và đạt được những kết quả mà xã hội thừa nhận, cân đong đo đếm được. Đúng là có nỗi buồn vì chúng ta chưa được hiểu đúng”.
Vì vậy mà dù chưa được mọi người hiểu đúng, Thống đốc vẫn hăng say thực hiện các nhiệm vụ của mình, lãnh đạo ngành ngân hàng ổn định kinh tế, với mục tiêu đưa đất nước qua cơn khủng hoảng.
Với những đóng góp to lớn và phẩm chất đáng ghi nhận ấy, Thống đốc Nguyễn Văn Bình hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu ‘Công bộc Nhân dân’.
Theo Phụ nữ Today

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét