Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Tin ngày 19/7/2013

  • Bắc Kinh đàn áp thành phần chống tham nhũng (RFI) - Tham nhũng vốn là đề tài nóng bỏng tại Trung Quốc và được báo chí bàn luận khá nhiều. Do đó, ngay khi lên cầm quyền, chủ tịch nước Tập Cận Bình đã cam kết sẽ quyết liệt xóa xổ nạn tham nhũng của các quan chức nhà nước. Nhưng đằng sau các hứa hẹn này, chủ tịch nước lại tung ra chiến dịch bài trừ các thành phần chống tham nhũng.
  • Cơm trường có thuốc trừ sâu: 25 học sinh Ấn chết vì ngộ độc (RFI) - Tại bang Bihar miền Đông Ấn Độ, dân chúng đang hết sức phẫn nộ và lo âu sau cái chết của 25 em học sinh, bị ngộ độc sau khi ăn cơm trưa ở trường học vào hôm 16/07/2013. Hiện vẫn còn 30 em phải nằm viện. Các em độ tuổi 4-12, đã ăn phải cơm và đậu bị nhiễm thuốc trừ sâu.
  • Nhà đối lập Nga Navalny lãnh án 5 năm tù (RFI) - Vừa mới đăng ký ra ứng cử thị trưởng thành phố Matxcơva, nhà đối lập Alexei Navalny đã bị tòa án Kirov khép tội tham nhũng. Hôm nay 18/07/2017, tòa kết án Navalny 5 năm cải tạo vì tội biển thủ công quỹ. Nhà đối lập bị bắt ngay tại tòa sau khi tuyên án. Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu tỏ ý đặc biệt quan ngại về bản án phản ánh vấn đề nghiêm trọng của nhà nước pháp quyền tại Nga.
  • Fed duy trì chính sách tiền tệ "nới lỏng" (RFI) - Chiều nay 18/07/2013, Thống đốc Ngân hàng Liên bang Hoa Kỳ sẽ điều trần ở Thượng Viện. Hôm qua, ông Ben Bernanke giải thích với Ủy ban Tài chính tại Hạ viện và cho biết tình hình kinh tế Mỹ chưa cho phép Fed siết lại chính sách tiền tệ. Hiện tại hàng tháng, Cục dự trữ Liên bang mua vào 85 tỷ đô la công trái để tiếp sức cho nền kinh tế.
  • Bình Nhưỡng đòi Panama thả tàu chở vũ khí của Cuba (RFI) - Bắc Triều Tiên đã phải lên tiếng về vụ chiếc tàu bị phát hiện chở vũ khí qua Panama. Hôm qua, 17/07/2013, Bình Nhưỡng yêu cầu Panama thả chiếc tàu vận tải của họ hồi tuần trước bị phát hiện chở vũ khí của Cuba không khai báo. Trong khi đó, chính quyền Panama cho biết các chuyên gia giám định của Liên hiệp quốc sẽ tới hiện trường làm việc về vụ này.
  • Sự cố "bí ẩn" từ Fukushima (RFI) - Vào sáng nay, 18/07/2013, hơi nước đã bất ngờ bốc lên từ nơi lò phản ứng hạt nhân thứ 3 của nhà máy điện Fukushima, vốn bị hư hại sau trận động đất sóng thần tháng 3/2011. Điều đáng nói là tập đoàn TEPCO, khai thác nhà máy, đã phải thú nhận là chưa giải thích được nguyên nhân sự cố lạ thường nay.
  • Trung Quốc đẩy mạnh khai thác dầu khí tại các vùng biển tranh chấp (RFI) - Nguy cơ căng thẳng tại vùng biển Hoa Đông lại dấy lên với việc tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC trình lên chính phủ dự án khai thác 7 mỏ khí đốt gần khu vực có tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh. Tổng dự án đầu tư lên tới 5 tỷ đô la. Nhật Bản phản đối mọi dự án đơn phương khai thác khí đốt của Trung Quốc.
  • Đội trật tự đánh chết dân: Dư luận TQ phẫn nộ (RFI) - Hãng tin AFP hôm nay, 18/7/2013, dẫn nguồn tin báo chí Trung Quốc cho biết một người bán dưa hấu tại một thành phố ở miền trung nước này đã bị lực lượng giữ gìn trật tự đánh đến chết. Vụ việc đang gây phẫn nộ trong các cư dân mạng Trung Quốc.
  • Nhân quyền: Pháp khéo gây sức ép lên Miến Điện (RFI) - Chuyến công du nước Pháp của Tổng thống Miến Điện Thein Sein khởi sự từ hôm qua, 17/07/2013 quả là đã diễn ra một cách hết sức kín đáo : Không có họp báo chung, cũng không có phát biểu công khai. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Điện Elysée, trong cuộc hội đàm với đồng nhiệm Miến Điện, Tổng thống Pháp François Hollande đã kêu gọi ông Thein Sein tiếp tục cải cách và nhanh chóng trả tự do cho toàn bộ các tù nhân chính trị.
  • Vận động chính giới Hoa Kỳ về nhân quyền ở Việt Nam (RFI) - Vào ngày 22/07/2013 tới đây, một phái đoàn người Việt sẽ họp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ba ngày trước khi tổng thống Barack Obama tiếp chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Nhà trắng ngày 25/07/2013. Phái đoàn gồm khoảng 20 người am tường về tình hình của các tôn giáo bị áp ở Việt Nam, như Cao Đài, Hoà Hảo, Công Giáo, Phật Giáo Thống Nhất, Tin Lành, Hồi Giáo. Không những vậy họ còn đại diện cho các sắc dân bản địa Khmer Krom, Tây Nguyên, Hmong và Chăm.
  • Việt Nam : Luật sư đề nghị hoãn phiên xử phúc thẩm Đoàn Văn Vươn (RFI) - Hôm nay 18/07/2013, luật sư Trần Vũ Hải bào chữa cho bị cáo Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý đã có đơn đề nghị hoãn phiên tòa phúc thẩm trong vụ án cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng dự kiến được xét xử vào ngày 29/07/2013. Trong phiên tòa sơ thẩm hôm 05/04/2013, Tòa án Thành phố Hải Phòng đã dựa trên nội dung kết luận giám định của Viện khoa học hình sự Bộ Công an để kết tội << giết người >> và tuyên án hai anh em Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý mỗi người 5 năm tù. Sau phiên tòa này, các bị cáo đều kháng cáo.
  • Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường ngư dân bị cướp tài sản (RFI) - Hôm qua, 17/07/2013, tức là 10 ngày sau khi xảy ra vụ hai tàu cá Quảng Ngãi bị Trung Quốc truy đuổi, đánh đập và lấy đi tài sản ở khu vực Hoàng Sa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị mới ra tuyên bố phản đối và yêu cầu Bắc Kinh bồi thường cho ngư dân Việt Nam.
  • Tai nạn máy bay Asiana: Hành khách kiện Boeing (RFI) - Một nhóm gồm 83 hành khách trên chiếc Boeing 777 của hãng Hàn Quốc Asiana, bị bốc cháy khi đáp xuống phi trường San Francisco ngày 06/07/2013, đã nộp đơn kiện tập đoàn chế tạo máy bay Mỹ. Theo luật sư của các hành khách vào hôm 16/07, đơn kiện đã được đệ trình tại Chicago, nơi đặt trụ sở chính của hãng Boeing.
  • Tàu hải giám Trung Quốc lại lai vảng Senkaku/Điếu Ngư (RFI) - Một ngày sau chuyến viếng thăm của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại khu vực, Trung Quốc lại điều ba chiếc tàu hải giám đến gần Senkaku/Điếu Ngư, quần đảo có tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
  • Bà Dương Thị Tân : Tuyệt thực đã 25 ngày, Điếu Cày đang cực kỳ nguy kịch (RFI) - Theo tin chúng tôi vừa nhận được hôm nay 17/07/2013, blogger Điếu Cày, đã tuyệt thực trong trại giam số 6 ở xã Hạnh Lâm huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An, cho đến hôm nay đã là ngày thứ 25. Bà Dương Thị Tân, vợ ông ra thăm nhưng không được gặp, vừa về đến Thành phố Hồ Chí Minh thì nhận được tin dữ từ vợ một người bạn tù. Gia đình đang rất hoảng loạn vì như vậy tính mạng Điếu Cày đang bị đe dọa.
  • Bộ trưởng Tài chính Đức thăm Hy Lạp (VOA) - Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble đã đến Hy Lạp vài giờ đồng hồ sau khi các nhà lập pháp Hy Lạp chấp thuận một đợt sa thải công nhân viên
  • Toà án Nga xử ông Navalny 5 năm tù (BBC) - Lãnh đạo biểu tình ở Nga Alexei Navalny bị kết án năm năm tù vì 'biển thủ tiền bạc' trong vụ án ông nói là có động cơ chính trị.
  • Blogger Điếu Cày 'tuyệt thực' (BBC) - Có tin nói blogger Điếu Cày tuyệt thực sang ngày 25, trong lúc vợ hai nhà đối kháng cùng trại giam lo ngại về hoàn cảnh của chồng.
  • Sinh nhật thứ 95 của ông Mandela (BBC) - Lãnh tụ Nam Phi Nelson Mandela vẫn ở trong bệnh viện, trong khi khắp nơi tổ chức ăn mừng sinh nhật lần thứ 95 của ông.
  • Khủng hoảng tỵ nạn ở Syria (BBC) - Xung đột tại Syria đã gây nên khủng hoảng tỵ nạn tồi tệ nhất từ 20 năm trở lại đây, Liên Hiệp Quốc cho biết.
  • Arsenal hoàn tất chuyến thăm VN (BBC) - Đội bóng Anh hạ đậm tuyển Việt Nam trong chuyến thăm nổi bật nhờ hình ảnh một cổ động viên chạy nhiều cây số.
  • Mỹ - Trung xấu đẹp ai hơn ai? (BBC) - Nhiều người ở Phương Tây tin Trung Quốc đã thay Mỹ ở vị trí siêu cường hàng đầu nhưng dư luận không ưa Trung Quốc vẫn cao hơn Mỹ.
  • Sách trắng Trung Quốc bóp méo trắng trợn sự thật về biển Đông (BaoMoi) - Một số nội dung của sách trắng Ngoại giao Trung Quốc 2013 đã xuyên tạc trắng trợn sự thật hiển nhiên về chủ quyền biển, đảo ở biển Đông hòng đánh lận con đen, lừa dối dư luận trong và ngoài Trung Quốc, phục vụ cho mưu đồ "bành trướng" biển Đông.
  • Trung Quốc không còn sự lựa chọn ở Biển Đông? (BaoMoi) - Cuộc khẩu chiến giữa quan chức hai nước Philippines và Trung Quốc tiếp tục diễn ra gay gắt khi Bộ Ngoại giao Philippines hôm nay (18/7) kêu gọi nước láng giềng khổng lồ của mình hãy cư xử như “một quốc gia có trách nhiệm” trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
  • Cấp "giấy cư trú Tam Sa" là phi pháp và vô giá trị (BaoMoi) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị, ngày 18/7, đã khẳng định hành động cấp giấy cư trú và chứng minh nhân dân của Trung Quốc cho người Trung Quốc ở cái gọi là "Thành phố Tam Sa," bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, là hoàn toàn vô giá trị.
  • Phản đối Trung Quốc ngang nhiên phát giấy cư trú ở Hoàng Sa (BaoMoi) - Chiều ngày 18/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng phản đối hành động cấp phát giấy chứng minh nhân dân và giấy cư trú của Trung Quốc trên cái gọi là “thành phố Tam Sa” nằm trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và cho rằng toàn bộ các giấy tờ trên là vô giá trị.
  • Tổ chức Công đoàn luôn sát cánh cùng ngư dân (BaoMoi) - Đó là khẳng định của đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - sáng 18.7, trong chuyến thăm hỏi, hỗ trợ ngư dân 2 tàu cá của huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi bị phía Trung Quốc đánh đập, thu tài sản trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa.
  • Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc lại căng thẳng (BaoMoi) - (SGGPO).- Ngày 18-7, chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố nước này sẽ không chấp nhận việc Trung Quốc đơn phương khai thác các mỏ khí đốt trên vùng Biển Hoa Đông.
  • TQ leo thang ở Biển Đông, Ấn Độ chặn ở biên giới (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trung Quốc ngang nhiên cấp chứng minh nhân dân ở 'Tam Sa', Ấn Độ bất ngờ điều động 50.000 quân tới biên giới TQ, Nhật đưa cả dàn máy bay cảnh báo sớm ra Senkaku..là tin tức thời sự chính ngày 18/7.
  • ’Giấy phép cư trú Hoàng Sa của Trung Quốc vô giá trị’ (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định, việc Trung Quốc tổ chức cấp phát giấy chứng minh nhân dân và giấy cư trú ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đó là việc làm vô giá trị.
  • Nguy cơ đụng độ giữa Trung Quốc và Nhật Bản (BaoMoi) - Việc tàu tuần tra của cả Trung Quốc và Nhật bản thường xuyên "lượn lờ" quanh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư làm dấy lên quan ngại về một cuộc đụng độ ngoài ý muốn.
  • Trung Quốc cấp thẻ cư trú cho dân “Tam Sa” trái phép (BaoMoi) - (Petrotimes) – Hôm qua (17/7), Trung Quốc đã ngang nhiên tổ chức lễ cấp giấy chứng minh nhân dân và thẻ cư trú cho người dân đang sinh sống bất hợp pháp ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” – đơn vị hành chính phi pháp do Trung Quốc lập nên hồi tháng 6 năm ngoái nhằm quản lý trái phép 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
  • “Giấy phép cư trú ở Hoàng Sa mà Trung Quốc cấp là vô giá trị” (BaoMoi) - Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc ngang nhiên tổ chức cấp phát giấy chứng minh nhân dân và giấy cư trú ở cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định đó là việc làm vô giá trị.
  • Dàn khoan dầu khí tại Hoa Đông – Bước leo thang mới của Trung Quốc (BaoMoi) - Trước việc Trung Quốc định lên kế hoạch khai thác mỏ khí đốt trên Hoa Đông, Nội các Nhật Bản ngày 18/7 đã tuyên bố không chấp nhận mọi hành động đơn phương như thế này. Ngay sau đó, truyền thông Trung Quốc lập tức đăng tải các bài bình luận chỉ trích chính sách của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang đe dọa an ninh khu vực.
  • Việt Nam mua 20 radar phòng không Vostok E 2 canh Biển Đông (BaoMoi) - Trước khi Không quân Trung Quốc sử dụng chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên J-20, Việt Nam sẽ mua hệ thống radar giám sát Vostok E 2 của Belarus để canh Biển Đông, tạp chí Phân tích quân sự (Military Analysis) đặt trụ sở tại Mát-xcơ-va cho biết.
  • Philippines tạo làn sóng phản đối Trung Quốc trên toàn TG (BaoMoi) - Đó là kế hoạch biểu tình trên phạm vi toàn thế giới phản đối Trung Quốc "bành trướng" ở biển Đông vào ngày 24/7/2013 mà Liên minh những công dân Philippines trên toàn cầu vạch ra và lấy đó làm "ngày phản đối Trung Quốc trên toàn cầu".
  • Người Philippines biểu tình chống Trung Quốc bắt nạt khắp toàn cầu (BaoMoi) - (Quốc phòng) Một liên minh mới thành lập hôm qua (17/7) đã lên tiếng kêu gọi người dân Philippines hãy đứng lên chống lại cái mà họ gọi là sự bắt nạt, ức hiếp của Trung Quốc ở Biển Đông trong các cuộc biểu tình được phát động trên khắp thế giới vào ngày 24/7 tới.
  • Thưởng thức cua mặt trăng trên đảo Phú Quý (BaoMoi) - Nằm ở ngoài khơi Bình Thuận, đảo Phú Quý được độc giả CNN bình chọn là một trong những hòn đảo đẹp nhất biển Đông. Nơi đây còn nổi tiếng với rất nhiều loại hải sản tươi sống, trong đó quý và hiếm nhất phải kể đến cua mặt trăng.
  • Hỗ trợ ngư dân gặp nạn ở trường Hoàng Sa (BaoMoi) - (TNO) Sáng 18.7, tại huyện đảo Lý Sơn, Quỹ tấm lòng vàng Lao động (Tổng LĐLĐVN) và Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ cho 29 ngư dân của xã An Vĩnh đi trên 2 tàu cá QNg 96787 TS và QNg 90153 TS bị tàu Trung Quốc ngăn cản, đập phá, tịch thu tài sản vào ngày 7.7 khi đang khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam.
  • Nhật phản đối Trung Quốc đơn phương khai thác khí (BaoMoi) - Theo Kyoto và Reuters, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 18/7 tuyên bố nước này sẽ không chấp nhận việc Trung Quốc đơn phương khai thác các mỏ khí đốt trên vùng Biển Hoa Đông.
  • TS Trần Công Trục: Philippines kiện Trung Quốc là việc làm văn minh (BaoMoi) - (GDVN) - Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã bắt đầu tiến trình tố tụng, thụ lý vụ kiện của Philippines từ hôm 11/7 đang nhận được sự quan tâm, theo dõi đặc biệt của dư luận khu vực cũng như cộng đồng quốc tế, bất chấp phản đối của Trung Quốc (TQ) chống lại vụ kiện của Philippines cũng như quyết định thụ lý của Tòa án Quốc tế về Luật Biển.

Gs Tương Lai - Đôi điều suy nghĩ nhân chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch nước

Sau chuyến thăm Trung Quốc thì chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch Nước là mối bận tâm của rất nhiều người đang trĩu nặng suy tư về vận nước. Những hoạt động ngoại giao dồn dập trong thời gian qua càng làm cho mối bận tâm ấy thêm bức xúc trước những diễn biến mới của thời cuộc trong nước và thế giới. Những hoạt động đối ngoại gắn liền máu thịt với hoạt động đối nội, mà về thực chất thì nội lực của dân tôc, thế đứng của đất nước là nhân tố quyết định chiến lược và sách lược đối ngoại. Tiếng chuông đánh ở nước người vang đến đâu là tùy thuộc vào sự dồn sức, góp lực của cả toàn dân. Đương nhiên, khôn khéo và thông minh để nắm bắt thời cơ, khai thác và phát huy tối đa hợp lực được tạo ra từ hoạt động đối ngoại với nhận thức rằng, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ đáng tiếc nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao tính xuể! Chẳng thế mà Nguyễn Trãi từng căn dặn "Thời! Thời! Thực không nên lỡ".
Vả chăng, chúng ta lại đang sống trong một thế giới đầy biến động. Cuộc cách mạng thông tin với mạng lưới internet phủ sóng khắp nơi đã khiến cho thế giới rộng lớn được thu hẹp lại trong "ngôi nhà toàn cầu", làm cho nhất cử, nhất động của mỗi một ai đó, nhất là của các "chính khách" đều hiện rõ mồn một trước đôi mắt tinh anh của công luận. Chính cái đó đem lại một sức mạnh mới, cách suy nghĩ mới cho mỗi con người. Người ta hiểu ra rằng, kiểu tư duy tuyến tính theo lối mòn không bắt kịp với thời đại mà chuẩn mực chính là sự thay đổi.
Những tri thức cũ, kinh nghiệm cũ, dù qúy‎ báu‎ đến đâu, cũng không còn đủ cho hành trình của dân tộc đi về phía trước. Không thể không có tri thức mới, kinh nghiệm mới để hình thành một kiểu tư duy tương thích với nhịp sống đương đại của nền văn minh trí tuệ đang làm cho tiến trình phát triển đưa tới những bước hợp trội, tạo ra những đột biến không thể nào dự báo trước được hết. Hiện tượng Mianma là một ví dụ thật hấp dẫn.
 Ngoài ra, những bài học trị nước và cứu nước của ông cha ta vẫn ẩn chứa những nguyên lý ứng xử với dân với nước, với bạn với thù theo lối "mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích" (cái đầy gọi cái vơi, võng xuống thì được làm cho đầy trở lại,) vẫn có ý nghĩa sâu sắc trong hoạt động đối nội và đối ngoại. Dòng sông cuộc sống đang đẩy con thuyền đất nước đi vào đoạn nước xoáy, người lèo lái chỉ một chút sơ sẩy, thiếu bản lĩnh, thiếu hiểu biết sẽ khiến cho dân tộc phải trả giá đắt. Vì xét đến cùng, cái quyết định vẫn ở con người.
Thì chẳng thế sao? "Đại Việt Sử ký toàn thư. Kỷ nhà Trần" có chép lời tên tướng Ô Mã Nhi nhận xét về Đỗ Khắc Chung, người được vua Nhân Tông cử đến trại giặc dò xét tình hình : "Có thể nói là [người này] không nhục mệnh vua. Nước nó còn có người giỏi, chưa dễ mưu tính được". Sai người đuổi theo nhưng không kịp". "Sai người đuổi theo" là để bắt mà giết đi để mà còn liệu "dễ bề mưu tính". Tên tướng Tàu này quả là biết xét đoán người và hiểu được thời cuộc để thực thi đường lối cổ truyền nhất quán của chúng : không khuất phục, mua chuộc được đối phương thì tìm cách mà trừ đi! Bản lĩnh hiên ngang không biết cúi thấp đầu của Đỗ Khắc Chung là biểu hiện khí phách dân tộc, làm nên sức mạnh Việt Nam đánh tan tác kẻ thù từng xéo nát nhiều vùng lãnh thổ từ Á sang Âu ở thế kỷ XIII.  Người thực thi mệnh [lệnh] của nước của dân ở thế kỷ XXI này, vì thế, phải biết học cha ông, không để nhục quốc thể.
Quan hệ Nước lớn-Nước nhỏ và Bản lĩnh Dân tộc
Có một điều phải suy nghĩ thêm khi báo chí ta gần đây hay nói đến chuyện ứng xử giữa nước nhỏ với nước lớn. Điều ấy có cái lý‎ của nó. Nhưng cũng lại phải thấy cho ra một điều nữa là, một nước đứng thứ 13 thế giới về dân số, cũng đã từng được cả thế giới biết đến như là một dân tộc từng đánh thắng những thế lực ngoại xâm khổng lồ ở thế kỷ XIII, XV, XVIII và XX để hiên ngang tồn tại bên bờ Thái Bình Dương rộng lớn, có một vị thế trong khối ASEAN, mà cứ vẫn mang tâm lý "nước nhỏ" trong ứng xử thì e cũng có chỗ chưa thỏa đáng.
Hàn Quốc với diện tích 100.032 km vuông, dân số 48 triệu người, là "nước nhỏ" nhưng xem ra thế ứng xử của họ trên trường quốc tế thì cũng không "nhỏ" như người ta tưởng. Vì sao? Vì nhờ vào thực lực kinh tế, khoa học công nghệ và thành tựu về văn hóa nghệ thuật mà họ đạt được có thể ngang ngửa canh tranh với nhiều nước công nghiệp phát triển! Rồi Singapore, với diện tích 697.7km2, chỉ bằng diện tích huyện Cần Giờ của TPHCM và dân số chỉ 5,1 triệu người vào năm 2010 thì đúng là nhỏ, rất nhỏ. Nếu tính từ ngày tuyên bố độc lập 9 tháng 8 năm 1965 thì họ chỉ mới có gần 50 năm phát triển từ một nước hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Nhưng cũng chính vì thế, họ nhanh nhạy đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức và theo dự tính thì đến 2018 Singapore sẽ là một đầu mối của mạng lưới năng động trong nền kinh tế châu Á và toàn cầu với tính đa dạng nhạy bén trong hoạt động kinh doanh. Thế đứng của đất nước này, vì thế, đâu kém những nước diện tích lớn, dân số đông!
Còn ta, vì sao Việt Nam ta từ đỉnh cao chiến thắng lại trở thành lạc hậu và lạc điệu với thế giới. Đây là câu chuyện dài chưa thể trong vài dòng nói hết, nhưng không thể không thẳng thắn và sòng phẳng chỉ ra nguyên nhân của nó. Muốn thế, phải đặt vận mệnh của tổ quốc lên trên hết và trước hết, thực hiện sự hòa giải và hòa hợp dân tộc, gạt bỏ những mâu thuẫn về lợi ích riêng tư, chấm dứt những hành vi và thủ đoạn tranh giành quyền lực để đồng tâm hiệp lực xây dựng đất nước. Có như vậy mới tạo nên được một thế đứng Việt Nam trong những mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau của các mối quan hệ quốc tế, vấn đề có ý nghĩa sống còn trong hoạt động đối ngoại, tránh được nguy cơ thao túng của nước lớn. Điều chua chát đáng nói nhất khi sử dụng khái niệm "nước nhỏ" chính là sự nếm trải vị đắng của thân phận một dân tộc từng là một quân cờ trên bàn cờ trong cuộc chơi giữa các "nước lớn"!
Bản lĩnh và khí phách của dân tộc trước kẻ thù ngoại xâm đã giục giã nhiều thế hệ Việt Nam lên đường cứu nước, không ngại hy sinh. Máu người không phải nước lã. Và máu đã chảy thành sông, xương đã chất thành núi từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu. Tổ quốc đời đời vinh danh những người con yêu đã ngả xuống để giữ gìn từng thước núi, tấc sông của non sông gấm vóc ông cha bao đời gây dựng và bảo vệ để trao lại cho con cháu hôm nay. Vì thế, quyết không để cho mạng sống của người Việt, vận mệnh của tổ quốc bị lợi ích của những nước lớn với đủ thứ "nhân danh" để biến thành những quân cờ trong cuộc chơi của họ.
Quân cờ ấy, khi cần thiết thì người ta đánh bóng mạ kền, hoặc thổi lên thành một chiếc bong bóng sặc sỡ sắc màu huyền thoại để mà vui vẻ nhận lãnh những vinh quang vô ích : "Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa, Vui gì hơn làm người lính đi đầu". Để rồi, trong "niềm vui" ấy, những núi xương, sông máu của "người lính đi đầu" đổ ra tạo thành khoảng cách an toàn cho Mao "đại nhảy vọt" (như cách trước đó cuộc "kháng Mỹ viện Triều" tạo ra một Bắc Triều Tiên làm trái độn) và đến một ngày đẹp trời thì Chu vui vẻ bắt tay Ních ở Thượng Hải để mặc cả trên đầu người bạn láng giềng "núi liền núi, sông liền sông, chung một biển Đông" về nước cờ "thí tốt, đẩy xe", bật đèn xanh cho B52 rải thảm Hà Nội.
Quyền lực và Tội lỗi
Chiếc bong bóng sặc sỡ kia vỡ tan, nhưng không chỉ là một ảo ảnh tan vỡ mà là một hệ lụy lịch sử nặng nề với những vết thương hằn sâu trong lòng dân tộc khi non sông đã quy về một mối. Thay vì làm lành vết thương, người ta lại khoét sâu thêm do bị chủ nghĩa giáo điều cầm tù, mà nguy hiểm nhất là tiếp tục thực thi quan điểm"đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển " để rồi tạo ra một xã hội bất an và xáo động, hệ thống giá trị bị đảo lộn, văn hóa dân tộc với cốt lõi là nền văn hóa làng, cái nôi của tâm hồn Việt, bị băng hoại. Đó chính là hệ lụy nặng nề vừa nhắc đến. Liều thuốc chữa trị cho sự bất an ấy, bi đát thay, lại là một chế độ toàn trị phản dân chủ đang được đẩy tới ngày càng hung hãn như không có điểm dừng. Cái gọi là "nhà nước pháp quyền" được rao giảng là "của dân, do dân và vì dân" đang quay lưng lại với dân. Cán cân công lý chao đảo trước vòng xoáy lợi ích của các nhóm quyền lực với những bản án bỏ túi theo Nghị quyết. Đó là lý do giục giã những "bàn chân nổi giận" của nông dân, của thanh niên sinh viên, của trí thức rầm rập xuống đường bất chấp mọi thủ đoạn trấn áp và sự xuyên tạc, lừa mị.
Chưa bao giờ người ta thấy cái nguyên lý khủng khiếp vận hành trong xã hội từng được trí tuệ loài người đúc kết : "Quyền lực thúc đẩy việc mở rộng vô hạn độ quyền lực, và hầu như không có điểm dừng. Nhưng "quyền lực lại có xu hướng tham nhũng và quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối” (Power tends to corrupt and absolute power corrupts absolutely). Chế độ toàn trị phản dân chủ là nguyên nhân sâu xa cho cái chuyện "quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối " ấy. Liệu lịch sử loài người đã biết có bao nhiêu thứ "quyền lực tuyệt đối" như chê độ toàn trị hiện hành? Vừa rồi, báo cáo của Tổ chức theo dõi tình trạng tham nhũng trên toàn thế giới [Transparency International]cho biết "Kết quả khảo sát cho thấy là giới công an cảnh sát bị người dân Việt Nam đánh giá là tham nhũng nhất, đứng đầu danh sách"!
Vì vậy, nếu chỉ chĩa mũi nhọn vào một số người, cho dù là cần thiết đi chăng nữa, thì chỉ là bôi thuốc chữa mụn ngoài da để mong đẩy lùi căn bệnh đã ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng. Chính cái đó đang hủy hoại sức sống của dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ. Cho nên, nỗi bức xúc lớn đang chứa chất trong lòng xã hội là cải cách thể chế để lập lại trật tự và thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân và bà con dân tộc ở vùng sâu, vùng xa. Dân chủ là liều thuốc đặc trị để chống tham nhũng và các tật bệnh nói trên có hiệu quả nhất vào lúc này.
Dân chủ là phương thuốc hiệu nghiệm cho căn bệnh tưởng như vô phương cứu chữa là bộ máy nhà nước đang ngày càng phình to. Mà phình to mãi vì lộ trình chạy chức chạy quyền đang được cải tiến và rất gọn nhẹ. Chẳng hạn như, nếu nhìn vào con số thì đồng lương của viên chức nhà nước không sống được, nhưng người ta vẫn sống, mà sống đàng hoàng nên vẫn đua chen vào biên chế nhà nuớc!
Dân chủ cũng là phương thuốc hiệu nghiệm nhất để Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng chính trị lớn nhất, có mạng lưới rộng khắp cả nước, tự chỉnh đốn mình nhằm đáp ứng đòi hỏi bức xúc của dân và của cả đông đảo đảng viên của đảng. Những phong trào từng được phát động rầm rộ và tiêu phí bao nhiêu sức lực và tiền của lấy từ ngân sách, cũng là tiền thuế của dân, sở dĩ không có kết quả vì không dám mở rộng dân chủ trong đảng và thực thi dân chủ trong dân một cách thực chất.
Chuyện này chẳng có gì mới, sở dĩ phải nêu lên đây vì chúng liên quan mật thiết với gương mặt đất nước trước thế giới. Nói cách khác, liên quan đến sức mạnh của dân tộc, thế đứng của đất nước trong hoạt động đối ngoại. Thế giới văn minh làm sao chấp nhận một thứ luật rừng trong ứng xử với dân? Làm sao xây dựng được niềm tin chiến lược với các đối tác trên trường quốc tế khi Việt Nam tuy đã công nhận Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là giá trị phổ dụng, đã ký cam kết tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị,Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng trong ứng xử thực tế thì làm ngược lại ? Cái chuyện nhân danh "đặc thù" của  mỗi nước về văn hóa, chính trị để phủ nhận những chuẩn mực chung về văn minh mà thế giới tôn trọng đã trở nên kệch cỡm và lạc điệu. Cần quan niệm rằng thực thi dân chủ, cải thiện điều kiện để quyền con người được thực hiện một cách công khai và lành mạnh, chính là đòi hỏi của sự phát triển, tăng cường nội lực chứ không phải là do sức ép của bên ngoài, càng không thể là một sự áp đặt.
Bỏ lỡ Cơ hội và Lựa chọn Sai lầm
Một cơ hội bị bỏ lỡ cho việc đưa đất nước đi vào quỹ đạo của thế giới tiến bộ và văn minh là thời điểm lấy ý kiến toàn dân về sửa đổi Hiến Pháp. Biết bao tâm huyết và trí tuệ chân thành, thẳng thắn góp vào chuyện quốc gia đại sự này đã bị lãng phí một cách vô ích mà Kiến nghị của giới trí thức, nhân sĩ (gọi tắt là Kiến nghị 72) góp vào xây dựng Hiến Pháp là một bằng chứng sống động. Phải chăng người ta muốn noi theo cách hành xử của Tập Cận Bình khi ông ta khẳng định : " Tôi cho rằng điều kiện hiện nay cũng giống trước kia, thời cơ vẫn chưa chín muồi. Tình hình trong và ngoài nước hiện nay chỉ cho phép chúng ta dùng “liệu pháp giữ nguyên”, hơn nữa duy trì được hiện trạng cũng là tốt lắm rồi, thực ra duy trì được cũng không phải dễ dàng. Bởi vậy, tôi chỉ có thể nhắc lại “ba tin tưởng”[ tin vào đường lối, tin vào lý luận, tin vào chế độ] mà thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới".
Không được đụng tới vì chính đây là tử huyệt của chế độ toàn trị phản dân chủ đang thống trị Trung Quốc. Nếu điều dẫn ra ở trên đúng là tư tưởng của người giữ vai trò nguyên thủ của đất nước Trung Hoa thì rất đáng phải suy nghĩ về tác động không nhỏ của tư tưởng này đối với một số ai đó đang nuôi dưỡng ảo mộng "đi với Trung Quốc thì bảo vệ được đảng, giữ được chế độ XHCN"! (Nói "nếu đúng" vì có thông tin cho biết là nhiều khả năng đây là bài phát biểu ngụy tạo, tuy nhiên nó phản ánh rất thực hiện trạng TQ ngày nay).
Họ không dám nhìn thẳng vào sự thật là khi Trung Quốc diễu võ dương oai bên ngoài là nhằm đánh lạc hướng những mâu thuẫn gay gắt bên trong, nhằm che lấp những giằng xé đấu đá trong nội bộ đảng cầm quyền, những mâu thuẫn trong xã hội, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo đang ngày càng gay gắt, đẩy tới nguy cơ bùng nổ. Ngoài ra, những chỉ số giảm sút về tăng trưởng kinh tế và sự kiện hệ thống ngân hàng tiếp tục tài trợ cho các dự án quốc doanh thua lỗ nặng đã cho thấy Trung Quốc đang trên đà suy thoái khó lòng cứu vãn. Như vậy, vội vã hớp lấy "liệu pháp giữ nguyên" của Trung Quốc, để rồi "thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới", chính là ngăn chặn sự phát triển của đất nước, duy trì sự lạc hậu và lạc điệu với thế giới để "ông bạn láng giềng"dễ bề thao túng chứ không có gì khác.
Đây là ý đồ thâm hiểm của một bộ phận trong giới cầm quyền Bắc Kinh đang thực thi âm mưu bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán. Nếu tìm được người cùng hội cùng thuyền, cùng chung cái gọi là "ý thức hệ" thì "dễ mưu tính" như cách Ô Mã Nhi xưa kia mưu toan, sẽ không phải điều binh khiển tướng hết sức tốn kém,lại phải đương đầu với cả thế giới, nhưng vẫn tháo gỡ được cái xương đang mắc ngang cổ họng khiến khó nuốt trôi được cả vùng tài nguyên và con đường huyết mạch ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á.
Lựa chọn “liệu pháp giữ nguyên” của Trung Quốc cũng là quên mất rằng một khi “điểm tựa duy nhất” này sụp đổ chế độ ăn theo cũng sẽ không thể thoát khỏi cùng chung số phận.
 Sinh lộ duy nhất: Dân chủ
Nếu Việt Nam quyết liệt cải cách thể chế, thực thi dân chủ hóa, định hình  một mô hình phát triển,sẽ tạo ra một nội lực hùng hậu, nhân tố quyết định thành công của hoạt động đối ngoại và làm phá sản thủ đoạn "bất chiến tự nhiên thành" trong mưu đồ nham hiểm của Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc sẽ ra sức ngăn cản Việt Nam thực hiện điều này.
Ngăn cản còn là vì họ không muốn có hình ảnh một quốc gia quyết tâm cải cách thể chế, thực thi dân chủ ở sát nách họ! Hình ảnh này sẽ khơi gợi và thúc đẩy thêm phong trào đấu tranh dòi dân chủ và nhân quyền trong đất nước họ. Một Mianma láng giềng là đã quá đủ đối với nhà cầm quyền Trung Quốc đang cố duy trì chế độ toàn trị phản dân chủ. Cho nên, nếu soi kỹ những phản ứng của họ tại Diễn đàn Shangri La vừa rồi sẽ hiểu rõ chúng ta cần phải làm gì trong những hoạt động đối ngoại sắp tới.
Đương nhiên, không chịu làm một quân cờ trên bàn cờ quốc tế trong cuộc chơi của các nước lớn không có nghĩa là co mình lại, không dám chủ động tạo ra một thế liên kết mới trên trường quốc tế. Chính mối liên kết đó sẽ tạo nên một thế đứng Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Chỉ có thể tạo được thế đứng ấy khi Việt Nam thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, vứt bỏ cái mũ kim cô mà chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang cố thít chặt để dễ bề kiềm tỏa và thao túng. Chẳng thế mà Trung Quốc đã không úp mở vừa dụ dỗ vừa đe dọa khi Việt Nam thiết lập một quan hệ mới với Mỹ và các nước phương Tây cho dù Việt Nam đứng vững trên tư thế độc lập để thực thi một chính sách đối ngoại thân thiện  và bình đẳng với tất cả các nước, trong đó có Trung Quốc.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã từng thực hiện việc "giải Hán hóa" một cách khôn ngoan để gìn giữ bản sắc văn hóa Việt. Ấy vậy mà, đúng như Trần Quốc Vượng nhận xét, "cuộc đấu tranh giữa mô hình dân tộc và mô hình kiểu Tàu cho đến khi phong kiến hết thời vẫn chưa chấm dứt...". Trong cuộc đấu tranh ấy, "tìm về dân tộc" và "thân dân" là phương cách hiệu nghiệm nhất để thực hiện việc "giải Hán hóa", và hôm nay là việc thoát ra khỏi cái quỹ đạo Trung Quốc để đến với thế giới văn minh, tiến bộ.
Vì thế, xin mượn cách diễn đạt (và chỉ là cách diễn đạt thôi) của Lê Quý Đôn trong "Quần thư khảo biện" nhằm thâu tóm những nghĩ suy và dẫn giải dài dòng trên đây nhân chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch Nước để chỉ dồn vào một chữ, như Lê Quý Đôn đã viết:
 "Kinh Dịch nói : "Biến động trong thiên hạ chính đáng chỉ có một [lý] thôi. Chí lý thay chữ "một". Lấy chữ "một" ấy mà xuyên suốt mọi việc thì dù bốn bể chín châu cách trở, ngàn xưa trăm đời xa xôi, mọi trao qua đổi lại, mọi xem xét đánh giá đều vẫn rõ ràng như bày ra trước mắt, rành rọt như trỏ bàn tay vậy"!
Chữ "một" đây chính là “DÂN CHỦ”.
(Quê Choa)

Kim Chi - "Công viên dân oan" và câu chuyện chị Út Tịch

Tôi sống gần Tây Hồ. Mỗi khi cần đi đến các khu trung tâm ở Hoàn Kiếm, Ba Đình tôi thường đi trên đường Thanh Niên. Mấy năm gần đây, tôi thấy góc đường Thanh Niên nơi khuôn viên trước đền Quán Thánh, tôi thường thấy những đoàn  người đi khiếu kiện, đi biểu tình đòi lại ruộng đất. Họ ở tận miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam ra.
Cách đó không xa là Lăng Bác Hồ, là Trung tâm hành chính của các cơ quân Trung ương, nghiêm cẩn, yên tĩnh, nhiều lính gác.Tôi không biết giữa những ngày đông giá rét, sắp Tết tới nơi mà họ phải rời xa gia đình để ra đó đứng, ngồi ở một nơi không mái che trên đầu, gió Đông từ  hồ thổi lại lạnh thấu xương thì họ chịu đựng thế nào! Ăn thì coi như có những người từ tâm giúp. Nhưng họ ngủ, nghỉ thế nào và chuyện tắm rửa, đi vệ sinh đâu có dễ...Tôi biết, có nhiều người ở những khu phố gần đó, những bà quẩy gánh đi chợ thường ghé tặng những người đi biểu tình đòi đất trong cảnh “sẩy nhà ra thân thất nghiệp” những món ăn thường nhật. Thấy vậy, tôi ngẫm nghĩ về chuyện đời và tình người. Đầy đủ các cơ quan Trung ương, nhưng người dân kêu oan, kêu thiệt thòi đi khiếu  kiện không dễ được họ nhiệt tình tiếp dón, nhận đơn, nghe trình bày. Nhiều vị dù biết trong chức trách của cơ quan, của bộ, ngành mình nhưng vẫn mặt lạnh như tiền. Dân oan phải nhiều ngày chịu đói rét sống trong  cảnh vất vưởng chờ đợi  nơi vỉa hè, xó chợ.
Tôi cũng có đọc một số thông tin, được biết Vườn hoa Mai Xuân Thưởng còn được gọi là 'Vườn hoa Dân Oan’. Vì dân khiếu kiện trên mọi miền đất nước tụ họp về đây để xin Chính phủ và Nhà nước giải quyết quyền lợi hợp pháp về đất đai.  Có nhiều dân oan suốt gần chục năm chợ chực nơi đây, thuộc từng vệ cỏ, góc phố mà chưa được giải quyết. Thậm chí, còn có vụ công an đánh chết dân oan tại đây (Bà Nhung 76 tuổi, lão thành cách mạng, được Huân chương Kháng chiến Hạng 1. Ngày 17 tháng 11 năm 2012, chị Ngọc Anh, một dân oan bị an ninh bắt cóc tại ‘Vườn hoa Dân Oan’, bị đánh đập dã man phải đưa đi điều trị tại Bệnh viện Saint Paul Hà Nội. Bác sĩ Tân, vị bác sĩ "Lương y như ác mẫu" đã phán "không tiền không trị bệnh" cho chị Ngọc Anh). Ôi, họ đã vì đồng tiền và chức vị mà sinh ra vô cảm, thậm chí tàn ác đến vậy! Trong số quan chức và cảnh sát ấy, ho cũng xuất thân từ nông thôn mà ra. Mỗi ngày, họ ăn sản phẩm của ai? Nếu không có nông dân, họ lấy gạo và thực phẩm, trái cây ở đâu để sống?

Cảnh vất vưởng của dân oan
Dừng lại nơi đó, hỏi thăm hoàn ảnh của họ, tôi thấy ai cũng là nông dân nghèo khổ, bị chính quyền và đại gia lấy mất đất, không bồi thường hoặc chỉ bồi thường với giá rẻ mạt. Họ bị oan ức, mất quyền lợi và bị o ép. Không riêng tôi, dân Hà Thành nhiều người cảm cảnh cho họ. Tôi gom nhặt được những câu hỏi đau lòng ở đầu đường Quán Thánh:
-         Ai? Ai đẩy họ ra đường vậy ?
-         Ruộng đất mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của họ, sao mà khi có quyền trong tay cướp dễ thế?
-         Chính là bọn quan tham nhũng chứ còn ai vào đây nữa ?
-         Nhóm lợi ích hoàn toàn vô cảm trước nỗi đau của muôn dân...
            Chính vì lẽ đó mà tôi đọc trên mạng gọi là “lề trái” lại thấy họ “rất phải” đã không quản ngại khi đưa lên những bài viết hăng hái chống tiêu cực, chống tham nhũng, bảo vệ dân nghèo, cổ vũ cho dân chủ, bênh vực cho những người dân mất đất oan ức như các trang mà tôi thường đọc và tâm đắc: Trang của Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), Quê Choa của nhà văn Nguyễn Quang Lập, Tễu của TS. Nguyễn Xuân Diện, trang của Đại tá Bùi Văn Bồng và nhiều trang khác… Mặc du biết rằng nhiều chuyện phiền toái sẽ đến với họ, nhưng họ không MACKENO, vô cảm, mà đã thấu hiểu chuyện đời và thể hiện rõ tình người viết ra trong lúc này rất cần thiết, nó động viên, an ủi  cho những người lương thiện biết sống an nhiên trong mọi hoàn cảnh. Còn đối với  kẻ ác cũng sẽ giúp chúng biết dừng lại chăng? Điều này tôi  hy vọng thôi chứ không dám chắc lắm. Bọn tham nhũng gần như để ngoài tai mọi đóng góp, phê phán.
Họ không biết gửi gắm những tình những chuyện đời và tình người nơi dâu, khi mà các biện pháp quản lý thông tin của Nhà nước quá chặt chẽ. Họ phải dùng “sóng trời cho” trong thời @ bùng nỏ thông tin, thế giới phẳng hiện nay để cái tâm sự, nỗi lòng của họ đến được với công luận, với cộng đồng. Dù nhiều người sợ, né tránh, ngăn cản. Nhưng với tình người, họ vẫn bỏ công mỗi ngày cần mẫn, kiên trì lo “căn nhà mạng” của mình mà không được đồng nhuận bút nào. Nhiều khi “nhà” bị phá phải vat vả là lại. Và cho dù họ biết rằng nhiều chuyên nêu lên với “bộ phận không nhỏ có chức có quyền” hiện nay chỉ như "Đàn khẩy tai trâu", "Nước đổ đầu vịt", "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi"...Tuy nhiên, điều sâu xa và gía trị nhân văn là họ cần có tiếng nói để bảo vẹ công lý, bênh vực lẽ phải, phê phán cái sai, cái xấu.
  
Chính vì lẽ đó mà những người lương thiện, tử tế luôn day dứt, khổ tâm, canh cánh những nỗi đau trước hiện trạng xuống cấp của đất nước hôm nay, theo đó là xuống cấp vệ đạo đức, lối sống, bệnh vô cảm phát  sinh. Tôi vẫn tin chắc một điều rằng chỉ có kẻ ngu muội mới tham, kẻ tham luôn luôn  đi kèm cái ác. Người hiểu rõ lẽ đời thì chẳng ai tham để làm gì. Trên đời, người nghèo thường giàu tâm đức, giàu tình người, hiểu chuyện đời và biết  sống đúng, sống đẹp. Còn kẻ giàu sang lại thiếu tâm, thiếu đức, sống co lại chỉ biết cá nhân minh, mặc kệ thiên hạ, “mũ ni che tai, đèn ai nấy rạng”.
Nguyễn Thị Út (chị Út Tịch)
 Bâng khuâng nghĩ chuyện đời, nghĩ về tình người, tôi lại nhớ một kỷ niệm chiến trường năm xưa khi đến thăm nhà chị Út Tịch. Trong những năm tháng đi văn công ở chiến trường, tôi đã chứng kiến rất nhiều những gương sống đẹp. Chị út Tịch là một ví dụ.
Năm đó, đoàn Văn công Giải Phóng được lệnh  đi diễn  phục vụ cho đại hội anh hùng ở tận An Phước -Bình Dương. Anh em văn công  phải mang vác hành lý và phục trang biểu diễn đi bộ đúng một tuần mới tới nơi. Ở đó chúng tôi đã may mắn gặp được tất cả những anh hùng và chiến sĩ thi đua của lưc lượng vũ trang quân Giải phóng Miền Nam. Người tôi gặp sau cùng là chị Út Tịch. Người đàn bà bé nhỏ có đôi mắt tròn sáng như sao đã khiến tôi  nể phục. Chị đến trễ vì trên đường đến đại hội thì bị lính ngụy nghi là Việt cộng nên bắt giam vào đồn. Ở trong đồn có mấy ngày mà chị đã binh vận và phát động những người bị bắt cùng nhau chống lại bọn lính ... Cuối cùng mọi người đã đánh lấy được cái bốt đó. Chị lại tiếp tục tới đại hội. Vì thế nên khi người ta sắp bế mạc chị mới tới nơi. Văn công diễn xong là phải đi ngay. Tôi được ban tổ chức cho phép ở lại chờ để gặp người đồng hương là chị Út Tịch. Chuyện chị gan dạ, thông minh, dũng cảm thì trong quyển " Người mẹ cầm súng", nhà văn Nguyễn Thi đã kể rất đầy đủ, tôi không cần kể thêm Nhưng tôi muốn kể cho mọi người nghe về tình đồng đội của chị .
           
Vợ chồng chị rất nghèo mà lại đông con. Một lần có tốp cán bộ đi công tác, lỡ bữa, họ ghé vào nhà chị . Chẳng có gì đãi bạn, chị lén ra sau nhà lấy súc vải đem ra chợ bán để mua thức ăn về đãi đồng đội.Súc vải đó chị được tỉnh tặng để may quần áo cho con. Chị giấu không cho khách biết. Bọn trẻ thiếu thốn, rách rưới chỉ mong chờ mẹ may cho bộ quần áo mới. Khi khách về, bọn nhỏ  mếu máo khi biết chuyện mẹ chúng đã bán đi súc vải (miền Nam gọi là ‘cây’ vải). Chị giải thích với con: "Các cô chú ấy trên đường công tác, mọi người  đang đói, cần một bữa ăn và ít lương thực mang theo đường... Nhà mình hết tiền, không có gì đáng giá, không bán cây vải đi thì má làm sao để giúp được các cô chú đó đây?..."
           
Câu chuyện chị Út Tịch bán súc vải để lấy tiền lo cho đồng đội trên đường công tác đã khiến tôi xúc động và ghi nhớ suốt đời. Câu chuyện đó giúp tôi ngộ ra nhiều điều trong cuộc sống. Mà người đàn bà bé nhỏ đó học vấn có cao siêu gì đâu, ngày đó trình đô văn hóa của chị chưa hết cấp 2.
         
Tôi cũng ngộ thêm một diều rằng: Khi con người sống trong cảnh nghèo khó thì tình người thường sâu sắc, bao dung. Do vất vả mưu sinh, họ hiểu giá trị cuộc sống; và cùng do chạy vạy không đủ tiền tiêu, đồng tiền không mê muội, tha hóa được họ. Họ không bo bo chỉ biết riêng cá nhân, gia đình mình mà quan tâm đến những người khác, trân trọng sự đùm bọc trong tình cộng đồng. Chị Út Tịch là như thế, nghèo mà rộng rải, cao thượng...
           
Câu chuyện cư  xử của chị Út Tịch với bạn bè đã khiến cho hình ảnh chị ấy sống  rực rỡ mãi mãi trong trái tim tôi.
           
Tôi thầm nghĩ "Giá như các quan chức Việt Nam hôm nay có được tấm lòng như chị Út Tịch với đồng đội thì cuộc sống này tốt đẹp biết bao!".
Kim Chi
(Blog Bùi Văn Bồng)
 

Luật sư đề nghị hoãn phiên xử phúc thẩm Đoàn Văn Vươn

Ông Đoàn Văn Vươn tại phiên tòa sơ thẩm Hải Phòng, 05/04/2013 - REUTERS /Doan Tan
Ông Đoàn Văn Vươn tại phiên tòa sơ thẩm Hải Phòng, 05/04/2013 - REUTERS /Doan Tan
Hôm nay 18/07/2013, luật sư Trần Vũ Hải bào chữa cho bị cáo Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý đã có đơn đề nghị hoãn phiên tòa phúc thẩm trong vụ án cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng dự kiến được xét xử vào ngày 29/07/2013. Trong phiên tòa sơ thẩm hôm 05/04/2013, Tòa án Thành phố Hải Phòng đã dựa trên nội dung kết luận giám định của Viện khoa học hình sự Bộ Công an để kết tội « giết người » và tuyên án hai anh em Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý mỗi người 5 năm tù. Sau phiên tòa này, các bị cáo đều kháng cáo.
Nhận thấy nội dung kết luật giám định nói trên được Tòa sơ thẩm làm căn cứ kết tội « giết người » đối với các bị cáo là không rõ ràng và thiếu cơ sở khoa học và sau khi thống nhất ý kiến với các bị cáo, luật sư Trần Vũ Hải yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm hoãn phiên xử.
Yêu cầu này là nhằm để « giám định lại, tiến hành thực nghiệm điều tra, thí nghiệm khoa học đối với việc sử dụng súng hoa cải như bị cáo Đoàn Văn Quý sử dụng trong vụ án có thể gây chết người không …. nhằm bảo đảm xét xử khách quan, không làm oan sai đối với các bị cáo ». Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, luật sư Trần Vũ Hải cho biết :
Luật sư Trần Vũ Hải
18/07/2013
Anh Vũ
(RFI) 
Bản tin tiếng Anh


  • Chinese liquor producers feel hangover (Washington Post) - Chill winds are sweeping the Chinese liquor (baijiu) industry, and competition in the low and middle ranks of the market will persist as the government continues a crackdown on luxury official banquets, analysts said.
  • Baidu to acquire biggest app store (Washington Post) - Baidu Inc said it will acquire 91 Wireless Websoft Ltd for $1.9b as the search provider pursues a greater presence in the emerging mobile Internet industry.
  • Pharma giant in bribery scandal (Washington Post) - Senior executives at Britain's largest drugmaker allegedly accepted cash rake-offs and paid bribes to boost sales and prices of its drugs in China.
  • Internet spurs home-made cartoons (Washington Post) - A domestic cartoon has raised 1.19 million yuan ($194,000) through online donations and payments, illustrating the power of the Internet and its role in the cartoon industry.
  • Elixir of life (Washington Post) - For Kevin Lin, a renowned ultramarathon runner from Taiwan, running for thousands of kilometers in extreme harsh climates to raise public awareness of water scarcity on this planet.
  • Man helps uproot poverty in Guizhou (Washington Post) - When agrotechnician Li Bingbing found success growing traditional Chinese ginseng in Northwest China in the 2005, he never imagined he'd be able to repeat that prosperity in his impoverished hometown in Guizhou province.
  • Free on his feet (Washington Post) - Willy Tsao had a visceral reaction to the first performance of modern dance he saw decades ago, and has never stopped making the art form his own.
  • Tianjin, a city of taste and joy (Washington Post) - Tianjin is endowed with a rich historical and cultural legacy. The city also has abundant natural scenery, including mountains, rivers, lakes and wetlands, making it an ideal place for travel.
  • Setting Mao in stone (Washington Post) - Overcoming severe hardships, a local eccentric created stone monuments that continue to inspire visitors.
  • Summer camp tackles child obesity in China (Washington Post) - The 20-day "fat camp", organized by Zhengzhou Children's Hospital, aims at helping overweight children aged 8-14 to reduce weight and lead a healthy lifestyle.
  • Crackdown on drug industry launched (Washington Post) - China's top food and drug authority has launched a major crackdown on the illegal sale and production of pharmaceutical drugs on the mainland.
  • Abe: No dealing on Diaoyu Islands (Washington Post) - Japanese Prime Minister Shinzo Abe pledged to make no concessions on the territorial dispute with China during a rare visit to two remote southwestern islands.
  • Leadership evaluation weighed (Washington Post) - Experts have called for lawmakers to get more involved in nominating, evaluating and supervising officials, as the Communist Party of China considers reforming how capable leaders are selected.
  • Japan seeks to 'nationalize' islands (Washington Post) - With an Upper House election looming this weekend, the Japanese cabinet plans to strengthen territorial claims on hundreds of islands in the East China Sea.
  • China announces rules for food safety (Washington Post) - A fresh regulation on the safety assessment of foodstuff was released by the National Health and Family Planning Commission on Monday.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét