Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Bài viết đáng chú ý

Vụ án Đoàn Văn Vươn: Thông cáo báo chí số 3



                                             THÔNG CÁO BÁO CHÍ – SỐ 3

       Về hai vụ án liên quan đến vụ cưỡng chế ngày 5/1/2012 tại Tiên Lãng, Hải Phòng
                                                  được xét xử phúc thẩm

                                                                               Hải Phòng, ngày 31/07/2013

Chúng tôi -  Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn; bà Phạm Thị Báu (tức Hiền), vợ ông Đoàn Văn Quý - xin cám ơn các Luật sư Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Hà Luân, Vũ Văn Lợi, Hà Huy Sơn, Trần Vũ Hải nhận bào chữa miễn phí và các luật sư Đoàn Mạnh Bền, Hoàng Mạnh Hùng, Đinh Xuân Nhật nhận bào chữa chỉ định cho chúng tôi và thân nhân trong vụ án Đoàn Văn Vươn 1 được xét xử phúc thẩm từ ngày 29 – 30/7/2013. Chúng tôi cũng xin cám ơn những cơ quan báo chí, truyền thông, mạng xã hội đã thông tin trung thực, khách quan về vụ án này, đồng bào trong và ngoài nước đã quan tâm, theo dõi vụ án này và ủng hộ tinh thần cho chúng tôi trong thời gian vừa qua.
Chúng tôi xin nêu một số ý kiến về Phiên tòa phúc thẩm vụ án Đoàn Văn Vươn 1 và thông tin về Phiên tòa phúc thẩm xét xử một số quan chức huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang đã hủy hoại tài sản của các gia đình chúng tôi (Vụ án Đoàn Văn Vươn 2 - dự kiến bắt đầu từ 7h 30 ngày 01/8/2013):
1.      Về vụ án Đoàn Văn Vươn 1:
a     Chúng tôi ghi nhận Tòa cấp Phúc thẩm đã cho phép số thân nhân của chúng tôi tham dự phiên tòa nhiều hơn ở cấp Sơ thẩm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người nhà, đồng nghiệp của chúng tôi, một số người quan tâm khác đã có đơn xin tham dự phiên tòa nhưng không được Tòa phúc thẩm Khu vực 1– Tòa án nhân dân tối cao và Công an thành phố Hải Phòng tạo điều kiện tham dự phiên tòa, không đúng quy định tại Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự Tòa án được xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự…
b     Chúng tôi cũng ghi nhận Tòa Phúc thẩm đã giảm nhẹ hình phạt đối với ông Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ. Tuy nhiên, theo chúng tôi lẽ ra những người này phải được tuyên vô tội.
c     Chúng tôi phản đối việc Tòa Phúc thẩm đã giữ nguyên mức án và tội danh theo Bản án sơ thẩm đối với các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, và các bà Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu. Chúng tôi nhận thấy việc Tòa Phúc thẩm không triệu tập đầy đủ những cựu quan chức liên quan của huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang cũng như trước đây các cơ quan tố tụng ở Hải Phòng không sáp nhập 02 vụ án liên quan trực tiếp với nhau để cùng xét xử sơ thẩm đã gây khó khăn cho việc xác định nguyên nhân và hậu quả của sự kiện ngày 05/01/2012, ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến quyền lợi của chúng tôi và các thân nhân.
d     Chúng tôi không tán thành việc Vị đại diện Viện kiểm sát tại Phiên tòa đã lảng tránh tranh luận với các luật sư bào chữa cho chúng tôi và thân nhân về những vấn đề mấu chốt của vụ án, trái với quy định của Điều 218 Bộ Luật Tố tụng hình sự kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến. Việc lảng tránh này, theo chúng tôi cần được hiểu chính Vị đại diện Viện kiểm sát đã đuối lý so với các luật sư của chúng tôi.
e     Chúng tôi cho rằng việc điều tra, truy tố và xét xử Vụ án Đoàn Văn Vươn 1 không khách quan, không đúng pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chúng tôi nên chúng tôi sẽ kiên quyết đấu tranh đòi công lý đến cùng. Chúng tôi đề nghị các luật sư đã trợ giúp chúng tôi trong các giai đoạn điều tra, xét xử tiếp tục trợ giúp cho chúng tôi và thân nhân để khiếu nại, kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền.
2.      Về vụ án Đoàn Văn Vươn 2:
a.    Chúng tôi đã kháng cáo (kể cả kháng cáo bổ sung) Bản án sơ thẩm vì nhiều bị cáo đã  được xử quá nhẹ (được hưởng án treo) so với mức độ phạm tội và gây thiệt hại cho gia đình chúng tôi, mức bồi thường thiệt hại được xác định cho chúng tôi quá thấp so với thực tế, nhiều hành vi phạm tội khác của những bị cáo này mà chúng tôi đã có đơn tố cáo đã không được điều tra, truy tố, xét xử. Đặc biệt, chúng tôi không chấp nhận việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo Điều 46 khoản 1 tiết đ phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra. Rõ ràng, Tòa án cấp sơ thẩm đã cố ý bao che, giảm nhẹ cho các bị cáo này và xúc phạm đến chúng tôi chính là nạn nhân của một vụ cưỡng chế trái pháp luật, một vụ được lên kế hoạch trước dưới danh nghĩa chính quyền để tước đoạt tài sản và thành quả lao động của chúng tôi.
b.    Các Luật sư Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Hà Luân, Vũ Văn Lợi, Hà Huy Sơn, Trần Vũ Hải tiếp tục nhận bảo vệ (miễn phí) quyền và lợi ích hợp pháp cho chúng tôi trong phiên tòa Phúc thẩm này.
c.    Chúng tôi rất mong nhiều cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài nước tiếp tục theo dõi, đưa tin đầy đủ, khách quan và trung thực về phiên xử Phúc thẩm này. Chúng tôi yêu cầu Tòa phúc thẩm Khu vực 1 – Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan chức năng ở Hải Phòng tạo mọi điều kiện cho thân nhân của chúng tôi và những người quan tâm đến phiên tòa được tham dự phiên tòa mà không bị cản trở, đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự.

                                                                                Trân Trọng

                                                                Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu

Cô Gái Đồ Long - Đằng sau mỗi bài viết là một sự thật khác

Đọc bài trên báo CAND về việc tuyệt thực của anh Điếu Cày, không bàn về thực hư hay mức độ chính xác của bài viết; nhưng tự dưng tui nhớ lại một chuyện khác. Mặc dù không ăn nhập, nhưng cho thấy một cung cách làm việc rất lạ của mấy bác báo này!
Cách đây hơn 3 năm.
Khi ấy ca sĩ Ngọc Sơn đang chơi rầm rộ trên mạng Paltalk. Sau mấy vụ sếch siếc, thì xảy ra một chuyện khác. Trong diễn đàn có nhiều Việt kiều chống Cộng, mấy anh này đăng đàn chửi chế độ rất hăng. Ngọc Sơn một bữa nổi khùng bèn phản bác lại, đại ý anh ấy bảo không nên chửi VN không nên chửi đảng, chửi bác Hồ; không phải nhờ vậy mà các bạn bỏ nước ra đi và giờ sung sướng, rồi quay về làm VK yêu nước sao!? Nói chung, ai nghe logic này xong đều cười khà khà. Tính Ngọc Sơn cả VN này ai chả biết, nên thèm gì trách cứ vài câu tầm phào đó. Nhưng trong Paltalk có nhiều kẻ không ưa, thế nên có người viết bài đả kích Ngọc Sơn, rồi qui chụp rằng ca sĩ này phản động. Ở VN, hai chữ này mà lên báo là rất nặng nha; thường chỉ dành cho những vụ án chính trị!


Không biết chính xác ai viết bài, nhưng một cô tên Lan, tui đoán là có quen biết hay quan hệ gì đó trong làng báo; Lan có số và gọi cho rất nhiều phóng viên viết VH-VN; đưa bài nhờ đăng. Không chỉ vậy, Lan còn vào tận tòa soạn báo Công an TP.HCM gặp anh Trần Tử Văn, phó TBT để đưa bài viết yêu cầu đăng. Sau này tui nghe anh Văn kể, thấy báo không đăng nên cổ nhắn tin chửi ảnh! Anh Văn còn cười bảo: "Thằng Sơn mà phản động thì chắc cả nước này phản động hết!".
Do đi khắp nơi rải bài, nên nhiều phóng viên có trong tay bài của Lan. Tuyệt nhiên, chẳng báo nào đăng vì không biết người viết ất ơ từ đâu, cũng chẳng kiểm chứng được những gì trong bài. Đùng một cái, tờ CAND đăng nguyên xi bài Lan và phía dưới ký tên một bác trong BBT. Có lẽ vô tình không biết, bài đó nhiều người từng đọc qua. Thế là Ngọc Sơn bị báo CAND khép tội "phản động"!
Ngọc Sơn bức xúc gọi cho TBT Hữu Ước, người được xem là hữu hảo của anh; vừa là bạn bi-da vừa là bạn văn nghệ, Ngọc Sơn từng hát nhiều bài do Hữu Ước sáng tác. Anh kể, Hữu Ước bất ngờ khi nghe anh càm ràm, và cho biết là lúc báo đăng Ước đang đi công tác Thái Lan nên không biết. Thật ra, Ước cũng muốn gỡ gạc cho Ngọc Sơn vì cú đá như trời giáng đó; anh bèn lệnh cho lính gặp Ngọc Sơn viết bài. Tuy nhiên, vào ngay thời điểm này, báo Tuổi Trẻ Cười nhóm họp bầu giải Trái cóc xanh; và Ngọc Sơn bị lãnh nguyên một trái chua lè. Anh quạu, nhắn tin cho Hữu Ước; không biết nói sao đó mà Ước rút bài không cho đăng nữa.
Mỗi tờ báo có một cách làm việc riêng. Đằng sau mỗi bài viết là một sự thật khác. Nhiều độc giả đang mất dần lòng tin cũng có lý do. Người đọc bây giờ tinh tế và nhạy bén lắm, công nghệ phát hiện hình thật giả hay photoshop cũng không tệ; chẳng phải dễ lừa!
Ngày còn biệt giam B.34 với Điếu Cày. Anh thường tâm sự, rồi lúc tui ra anh còn nhắn về nữa; ước nguyện lớn nhất của anh là chị Tân bán bớt một căn nhà lo cho hai đứa nhỏ đi du học, tránh xa việc của bố chúng nó. Ấy vậy mà giờ nhìn thằng con anh tất tả ngược xuôi với mẹ vì bố, đau muốn khóc!
Cô Gái Đồ Long
(Blog Cô Gái Đồ Long)

Hạt cà phê Việt Nam lao đao ra biển lớn

Theo Bloomberg, vụ thu hoạch cà phê 2013 của Việt Nam có thể sẽ đạt sản lượng cao thứ hai trong lịch sử với 1.6 triệu tấn nhờ thời tiết mưa thuận lợi. Kỷ lục trước đó là 1.65 triệu tấn trong năm 2011-2012.

Trong khi đó, thông tin dồn dập cho thấy nhiều công ty xuất khẩu cà phê trong nước đã phá sản hoặc đang đứng trước nguy cơ phá sản. Các doanh nghiệp cà phê vỡ nợ đã diễn ra âm thầm từ nhiều năm qua, nhưng một số công ty và ngân hàng vẫn “giấu” nợ, xoay xở thế chấp tài sản để vay thêm nhằm gỡ gạc việc kinh doanh thua lỗ kéo dài. Có nhiều khoản vay của doanh nghiệp đã đến thời kỳ đáo hạn, nhiều doanh nghiệp trữ cà phê với số lượng lớn vào thời điểm thu mua trong nước ở mức giá cao, hiện giá xuất khẩu đang ở mức thấp và đầu ra cũng đang bị thu hẹp. Doanh nghiệp buộc phải bán ra do áp lực thu hồi nợ của các ngân hàng, nên nhiều công ty phải bán cà phê chấp nhận lỗ từ 10% đến 20% để giải phóng lượng cà phê đã tạm trữ.
http://giakhangcoffee.com/uploads/ca-phe-pha-phin/ca-phe-phin1_1.jpg

Liệu lịch sử của ngành cà phê cách đây hơn 10 năm có lặp lại? Giá một ký cà phê không bằng một ký cà pháo, trong vụ 2012-2013?
Theo nhiều các chuyên gia, gần 4 năm qua các doanh nghiệp ngành cà phê đã chịu mức lãi suất cho vay khá cao, cộng với những rủi ro của thị trường cà phê xuất khẩu biến động bất thường. Từ đầu năm 2012 đến nay có hơn 100 doanh nghiệp, đại lý, hộ kinh doanh cà phê trên địa bàn Tây Nguyên đã và đang vỡ nợ hàng nghìn tỷ đồng, theo báo chí trong nước.
Sản lượng chưa là tất cả
Là quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới nhưng Việt Nam không có thương hiệu nào nổi tiếng trên thị trường toàn cầu, thậm chí không chen chân vào được các siêu thị Âu-Mỹ.
Có 600 loại cà phê khác nhau, nhưng sản xuất trên thế giới dường như chỉ bao gồm hai loại Arabica và Robusta.
Arabica được trồng phổ biến và tốt nhất ở Châu Phi, Nam Mỹ và một số nước Châu Á. Hạt Arabica cứng và cho mùi thơm, có dư vị chua nhẹ, được xem là thứ thanh tao. Ước tính cà phê Arabica chiếm khoảng 75% lượng cà phê bán ra trên thế giới.
Hạt Robusta đắng, hương vị kém Arabica và chứa nhiều caffeine, chiếm khoảng 25% sản lượng.
Cà phê do Việt Nam sản xuất là loại Robusta.
Những thương hiệu cà phê nổi tiếng, nghịch lý thay, không thuộc các quốc gia sản xuất cà phê mà lại thuộc các nhà nhập khẩu từ các nước phát triển, như Mỹ, Ý, Ðức, Thụy Sĩ, Hà Lan...
Ý được coi là đất nước sành điệu uống cà phê chất lượng tốt với mức nhập khẩu 300 nghìn tấn mỗi năm.
Lavazza là thương hiệu cà phê Ý nổi tiếng nhất thế giới. Ðứa con trai của một nông dân nghèo tên Luigi Lavazza tới Turin vào năm 1884 trải qua nhiều công việc khác nhau, cho đến ngày 24 tháng 3, 1895 mở một cửa hàng tạp hóa ở Via San Tommaso, có bán cà phê uống tại chỗ. Bước ngoặt của Lavazza là ý tưởng pha chế hỗn hợp các loại hạt khác nhau. Năm 1922 Lavazza trở thành một trong 10 nhà nhập khẩu và sản xuất cà phê lớn nhất Ý và tỏa sáng không chỉ với thương hiệu “Lavazza” mà còn công nghệ mới pha chế và phục vụ. Lavazza cung cấp nhiều chủng loại như Oro Qualitá, Qualitá Ross, Espresso, Crema Caffe, e Crema Gusto, Il Espresso Perfetto, Il Mattino, bán máy pha cà phê hiện đại và có mạng lưới tiệm cà phê trên thế giới. Trong hơn 100 năm tồn tại, Lavazza trở thành biểu tượng quốc tế kiểu Ý. Ðể giữ hình ảnh trụ cột của của mình, Lavazza phát triển thương hiệu kết hợp với các xu hướng mới nhất trong thiết kế, nghệ thuật và thời trang hiện đại.
Illy cũng là một thương hiệu thượng hạng khác của Ý có từ năm 1933 với 130 tiệm cà phê trên thế giới (1/3 tại Ý). Cà phê Illy được tạo ra bằng sự pha trộn 9 loại Arabica nhập từ Nam Mỹ, Ethiopia và Ấn Ðộ. Hỗn hợp này hình thành qua sự chọn lọc bằng phương pháp laser. Một tiến trình sản phẩm phải đi qua 114 khâu kiểm tra. Sau khi chọn xong hỗn hợp, hạt cà phê được rang và sau đó làm mát tại một tháp đặc biệt. Illy đã nhận nhiều giải thưởng phẩm chất, trong đó có “Premio Brasil” cho loại tốt nhất sản xuất từ Arabica.
Các thương hiệu khác phải kể đến Tchibo (có từ năm 1949), Jacobs (từ năm 1895) của Ðức, các sản phẩm của Nescafé Thụy Sĩ (có từ năm 1938) hay Douwe Egberts (có từ năm 1753) của Hà Lan, Kopi Luwak của Indonesia, v.v...
Ðể có thể vươn lên tầm quốc tế, quy trình sản xuất cà phê phải đạt các tiêu chuẩn canh tác ngặt nghèo của Food and Drug Administration (Mỹ) hay Good Agricultural Practice (Châu Âu).
Bà Nguyễn Phi Vân, tổng giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Gloria Jean's Coffees đang có mặt tại thị trường Việt Nam, trên tờ Tuổi Trẻ Cuối Tuần 27 tháng 4, 2013, nói:
“Tôi từng có ít nhất 4-5 lần đưa cà phê nguyên liệu Việt Nam sang Úc để công ty mẹ có thể nghiên cứu làm nguyên liệu cho các sản phẩm cà phê mà hãng này bán ra cả thế giới, nhưng lần nào câu trả lời cũng là ‘chưa đạt chất lượng’. Ðó là điều mà những người trồng cà phê phải hết sức quan tâm”.
“Có thể xếp đối tượng tiếp thị của cà phê Việt Nam làm ba loại: Nhà buôn, nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng. Là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng nhất nhì trên thế giới, Việt Nam đương nhiên là thị trường thu mua quan trọng không thể bỏ qua. Tuy nhiên cho đến nay, do vô tình hay có chủ ý mà Việt Nam đã trở thành nước cung cấp nguyên liệu thô với chất lượng cơ bản và giá rẻ. Cà phê của chúng ta chủ yếu được dùng làm nền cho các nhãn hiệu cà phê hòa tan trên thế giới. Cũng chính vì vậy người tiêu dùng cuối cùng hoàn toàn không biết hoặc rất ít biết đến cà phê Việt Nam”.
Colombia đứng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu cà phê sau Brazil và Việt Nam, nhưng là quốc gia xuất khẩu hàng đầu về cà phê Arabica. Colombia đã xây dựng chính sách ổn định chất lượng sản phẩm và xây dựng uy tín trong kinh doanh (thực hiện cam kết đối với người mua), dẫn đầu trong việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật, ứng dụng các quy trình nhằm thúc đẩy hiệu quả sản xuất và tăng giá trị sản phẩm. Mô hình phát triển ngành cà phê của Colombia bền vững, đảm bảo doanh thu, lợi nhuận và cuộc sống của hơn 500 ngàn hộ nông dân trồng cà phê trên lãnh thổ này.
Không ai trong số các nhà sản xuất toàn cầu cà phê sánh kịp Brazil. Brazil không chỉ là nhà sản xuất lớn nhất từ hơn 200 năm nay, mà trong cả nước thấm nhuần văn hóa uống cà phê như một cách sống.
Từ năm 1954, chính phủ Brazil đã đầu tư hơn 500 triệu USD trong sự phát triển chương trình có thêm tách cà phê trong bữa ăn sáng cho hàng triệu học sinh. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng trẻ em dùng cà phê với tỷ lệ nhỏ chống được bệnh béo phì và trầm cảm. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi cà phê đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế của Brazil.
Một trong những nhà nhập khẩu cà phê lớn nhất có chất lượng cao là Nhật Bản. Dân chúng ở đây đã có tình yêu với Arabica chất lượng cao nhất, như cà phê Blue Mountain của Jamaica hay Kopi Luwak của Indonesia. Tại Tokyo có gần 10 nghìn quán cà phê và vô số máy bán tự động cho khách đi đường. Ở Nhật Bản, cà phê đã trở thành thức uống rất quan trọng, đến mức có cả ngày lễ quốc gia, vào ngày 1 tháng 10.
Ðược biết ông Ðặng Lê Nguyên Vũ, tổng giám đốc hãng cà phê Trung Nguyên, chuẩn bị mang chuông đi đánh ở Mỹ. Trên tờ Tiền Phong ông Vũ nói:
“Dự kiến cuối năm nay Trung Nguyên sẽ bắt đầu có mặt tại Mỹ, nhưng khi trực tiếp khảo sát thị trường này tôi mới biết khối lượng công việc chuẩn bị quá lớn, nên có lẽ phải đầu năm sau mới hoàn thành được. Ðại khái là chúng tôi phải sử dụng bộ máy nhân sự bản địa (người Mỹ) thì mới có thể thành công được. Ðó là điều kiện tiên quyết. Rất khó để có thể thắng trên sân khách nếu không dựa vào nguồn lực, sự hiểu biết văn hóa, tập quán tiêu dùng và thị hiếu cà phê của chính người Mỹ để chinh phục người Mỹ. Còn tinh thần dân tộc là thứ vũ khí theo tôi là không thể thiếu trong hành trang của mỗi công ty Việt Nam khi mang chuông đi đánh xứ người. Sở dĩ Trung Nguyên có được sự thành công tại thị trường nội địa như ngày nay cũng là nhờ biết nương tựa vào tinh thần dân tộc ngay từ khi khởi nghiệp”.
Khi Starbuck vào Việt Nam, ông Vũ đã từng chê ỏng eo, nói không có gì đặc sắc, là nước đường pha cà phê. Sự im lặng trước cuộc tấn công và thành công bước đầu của Starbuck khiến ông Vũ phải suy nghĩ.
Nay sắp qua Mỹ, chẳng những ông Vũ phải đối đầu với hàng ngàn tiệm của Starbuck ở khắp nơi mà còn với mạng lưới của các hãng khác như Blue State Coffee, Biggby Coffee, Café du Monde, Caffe Luxxe, Caffe Trieste, Caribou Coffee, Intelligentsia Coffee & Tea, Jittery Joe's, McCafé...
Văn hóa uống cà phê của người Mỹ cũng khác. Tiệm cà phê không phải chỉ là nơi gặp gỡ, chuyện trò. Tất cả các cửa hàng cà phê tại Mỹ đều có Wi-Fi miễn phí, người ta thường tới đây để ngồi làm việc một mình hoặc với nhau. Trong quán cà phê ngự trị sự im lặng đáng ngạc nhiên. Mỹ cũng nơi mà cà phê “to go” phổ biến. Nhấm nháp cà phê bằng ly giấy có nắp đậy bằng nhựa, diễn ra trong tàu điện ngầm, trên đường phố hoặc trong chiếc xe hơi.
Kết luận
Chỉ với sản lượng Robusta nhất nhì thế giới và học văn hóa uống cà phê thôi, chưa đủ. Việt Nam phải nhập khẩu Arabica từ nhiều vùng khác nhau, tạo cách pha trộn, tìm ra sản phẩm độc đáo, riêng biệt, cùng với công nghệ pha chế trong thời buổi sống động, nhanh chóng và thời trang này.
Nếu chỉ ôm lấy Robusta và giữ kiểu “cái nồi ngồi trên cái ly” (pha phin) thì dù rang cà phê có thêm chút bơ và nước mắm, “đậm đà bản sắc dân tộc” đấy, cũng khó mà “vươn ra biển lớn”.

Lê Diễn Ðức
(Người Việt)

Chống lại cải cách, một lực lượng "phản cách mạng " mới ở Cuba

Cardenas, tỉnh Matanzas cách thủ đô La Habana khoảng 120 km.
Cardenas, tỉnh Matanzas cách thủ đô La Habana khoảng 120 km. (REUTERS/Desmond Boylan)

Sự chống đối từ phe thủ cựu đối với các biện pháp cải cách được Chủ tịch Raul Castro đưa ra ở Cuba, là một dạng « phản cách mạng » mới, mà lợi ích đi ngược lại với quyền lợi của các nhà ly khai chính trị lâu nay tại đất nước này. Đó là nhận định của các nhà phân tích, khi trả lời AFP ngày 30/07/2013.

Theo Rafael Hernandez, giám đốc tờ Temas, tạp chí duy nhất của Nhà nước công khai bàn luận về các chủ đề xã hội, chính trị và kinh tế, thì đó là « những kẻ quan liêu chống đối lại các thay đổi. Họ không làm gì ầm ĩ, nhưng đặt ra các rào cản cho việc áp dụng các cải cách, rồi khoanh tay đứng nhìn ».

Còn Esteban Morales, nguyên là một viên chức của trường đại học La Habana nhận xét : « Bất kỳ ai tấn công vào tiến trình cải cách này, trên thực tế đều trở thành một kẻ phản cách mạng ». Ông sử dụng lại từ ngữ « phản cách mạng » mà Fidel Castro đã dùng trong những năm đầu của cách mạng Cuba để chỉ tất cả các kẻ thù đối với chủ trương của lãnh tụ.

Một nhà cựu ngoại giao kiêm giáo sư đại học, ông Carlos Alzugaray cho rằng : « Trong khối bảo thủ này, người ta thấy có những kẻ quan liêu và những tay nhà giàu mới, những kẻ tham nhũng, vốn thủ lợi từ sự bất lực của chế độ trong việc áp đặt kiểm soát một cách thực chất mô hình tập trung hóa trong những năm qua ». Bên cạnh đó còn có « những người giáo điều không đồng ý với cải cách, ngày nay có rất nhiều trong xã hội dân sự». Đối với ông Alzugaray, tất nhiên những người này không xứng đáng được gọi là « đối lập », vì « họ không có bất kỳ đề án chính trị nào ».

Esteban Morales nhấn mạnh, những người ngăn trở tiến trình cải cách « cũng có thể gặp được trong hàng ngũ của Đảng (tức Đảng Cộng sản Cuba, đảng duy nhất và hiện diện trong mọi ngành, mọi cấp), đôi khi kể cả các nhân vật lãnh đạo quan trọng ».

Từ khi đưa ra tiến trình « cập nhật hóa » mô hình kinh tế đã lỗi thời của Cuba vào năm 2008, Chủ tịch Raul Castro không ngừng lên án « nạn quan liêu » và kêu gọi « thay đổi cách suy nghĩ ». Nhưng ông Carlos Alzugaray nhấn mạnh : « Khó thể tưởng tượng được là những người chịu trách nhiệm về các thảm họa từ chính sách kinh tế suốt năm chục năm qua lại có thể thay đổi cách suy nghĩ trong một sớm một chiều ».

Cây bút bình luận Raul Garcés nhận định : « Không thể có sự xuất hiện của các quan hệ kinh tế mới, nếu không có sự ló dạng của các quan hệ xã hội mới, trong một tiến trình mà các hành động và phản ứng diễn ra đồng thời».

Đối với Arturo Lopez-Levy, nhà nghiên cứu của trường đại học Denver, Hoa Kỳ, thì khối thủ cựu « không chỉ tự giới hạn trong một lứa tuổi hay một tầng lớp xã hội ». Nhưng « Không thể có việc những người bảo thủ chống cải cách và giới đối lập truyền thống công khai hợp tác với nhau».

Cả bốn nhà phân tích trên đều cho rằng, phe đối lập truyền thống - bị chính quyền lên án là « những tên lính đánh thuê », có khuyết điểm mang tính cấu trúc : họ thiếu một cương lĩnh chính trị cụ thể.

Arturo Lopez-Levy nhận định : « Những chuyến đi nước ngoài mới đây của nhiều nhà ly khai cho thấy phe đối lập Cuba cần được cập nhật hóa tình hình ».Quan điểm của blogger nổi tiếng Yoani Sanchez hay giải Sakharov về tự do tư tưởng Guillermo Farinas « chủ yếu là tố cáo chế độ, những chỉ trích hơn là đề nghị ».

Giáo sư Lopez-Levy khẳng định : « Không có gì ngạc nhiên nếu mọi việc cứ tiếp tục như thế, họ hầu như không hiện hữu trong quan điểm chính sách nội trị ». Ông nhìn nhận, từ năm mươi năm qua, chế độ Cuba « hầu như không hề có chỗ cho đối lập trung thành ».

Còn đối với Rafael Hernandez, thì tuy vậy lực lượng « đối lập trung thành » này – những người « muốn có cải tổ chính trị trong nội bộ mà không phải gây chiến với chính phủ » - vẫn hiện diện. Ông khẳng định : « trong số 769.318 đảng viên đảng Cộng sản Cuba, và bên ngoài đảng, có rất nhiều những nhà ly khai công khai, nhưng trung thành ».

Thụy My (RFI)

Aung San Suu Kyi - Bảo Vệ Tự Do và Vai Trò Của Đối Kháng

Lời người dịch: Sau khi trở về Miến Điện vào năm 1988 Aung San Suu Kyi lãnh đạo Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ (National League for Democracy, NLD) để đấu tranh chống chế độ quân phiệt. NLD thắng lớn trong cuộc tuyển cử năm 1990 nhưng bị các tướng lãnh phủ nhận kết quả. Từ đó, bà bị quản thúc tại gia, sống cách biệt với gia đình tại Anh. Năm 1991 bà được giải Nobel Hoà Bình nhưng không thể đi nhận giải, vì sợ sẽ bị cấm trở lại Miến để tiếp tục đấu tranh. Hiện nay, nhờ Miến cải cách sâu rộng nên bà được tự do vào năm 2010 sau 15 năm bị quản thúc. Tháng 3 năm 2013 bà được tái đắc cử vào chức vụ Chủ tịch NLD. Triển vọng NLD nắm quyền và thay đổi chế độ quân phiệt vào cuộc bầu cử tự do vào năm 2015 trở thành hiện thực. Bà là biểu tượng cho khát vọng tự do của người dân Miến và trở thành ngọn đuốc hy vọng chung cho các phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới.
    Trong thời kỳ bị quản thúc bà lý giải về bản chất và tầm quan trọng về cuộc đấu tranh của NLD cho nền dân chủ Miến. Bà mô tả tình trạng mất tự do của dân Miến, thảo luận về phương cách bảo vệ tự do, nêu cao vai trò đối kháng bất bạo động của NLD và so sánh với những phong trào đấu tranh hiện nay tại các nước Trung Đông. Bà xem nỗ lực đấu tranh của mình và các đảng viên NLD là một sự đam mê có chọn lựa trong tự do, kể cả chiụ đựng. Bà kêu gọi người dám đối kháng hãy sống trong sự thật, can đảm hành động không sợ hãi, sống tự do trong một đất nước không tự do và giữ vững niềm tin để có ngày ước mơ biến thành sư thật. Tài liệu này được thu thanh bí mật tại nhà, sau đó chuyển lén cho BBC Luân Đôn và trở thành hai bài thuyết giảng trong chương trình The Reith Lectures của BBC Radio 4 năm 2011.

    Bản dịch sau đây giới thiệu hai tài liệu này và không dịch thơ của Kipling và phần thảo luận của bà với thính giả, nhưng hình ảnh, âm thanh và toàn văn xin truy cập tại đây. Người dịch cám ơn anh Lê Cao Bằng, Calgary, Canada đã hiệu đính bản dịch.

image001.png

Bảo vệ tự do
Được nói chuyện với các bạn hôm nay qua làn sóng đài BBC có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt dành cho tôi. Một lần nữa ý nghĩa của nó là tôi là người có tự do một cách chính thức. Khi tôi là người đang mất tự do một cách chính thức - tôi muốn nói là tôi đang bị quản thúc tại nhà, thì BBC nói chuyện với tôi và tôi nghe. Nhưng việc nghe đài đem lại cho tôi một loại tự do: tự do vươn tới tâm hồn người khác. Dĩ nhiên, đó không giống như một cuộc trao đổi riêng tư, nhưng là hình thức của một cuộc tiếp xúc với con người. Tự do được tiếp xúc với người khác mà bạn muốn chia sẻ ý nghĩ, hy vọng, nụ cười và kể cả lúc bạn tức giận và căm phẩn, đó là một quyền mà không bao giờ được vi phạm. Dù tôi không được trực tiếp đến với các bạn ngày hôm nay, nhưng tôi rất biết ơn vì có cơ hội thực hiện được quyền tiếp xúc của mình để chia sẻ với các bạn về suy nghĩ của tôi về tự do, nó có ý nghĩa gì đối với tôi và với người khác khắp nơi thế giới, những người đang ở trong một tình trạng tệ hại mà tôi muốn gọi là mất tự do.
Một cuốn tiểu sử tự thuật mà tôi may mắn được đọc và có vẻ tiên tri, hoặc có thể là cả hai, là cuốn Seven Years Solitary của một phụ nữ người Hung. Tác giả theo một nhóm người trong cuộc nổi dậy của Đảng Cộng Sản trong những năm đầu tiên của thập niên 1950. Lúc mới 13 tuổi tôi đã say mê sự quyết tâm và khả năng thông minh giải quyết vấn đề của một người đàn bà đơn độc nhưng giữ được tinh thần sắc bén không hề bị lung lạc qua thời gian, khi sự tiếp xúc của bà chỉ với con người mà mối bận tâm hằng ngày của họ là cố tìm cách làm lay chuyển bà.
Một trong những nhu cầu cơ bản nhất mà những người đối kháng quyết định can thiệp và kiên trì với công việc của mình là phải chuẩn bị một cuộc sống không có nhu cầu khác. Thực ra, sống không nhu cầu là một phần quan trọng của cuộc đời người đối kháng.
Loại người nào mà họ đắn đo tự chọn con đường chịu sự tước đoạt này? Max Weber xác định ba đặc tính quan trọng của người làm chính trị là đam mê, tinh thần trách nhiệm và tinh thần tương đối. Ông giải thích đặc điểm đầu tiên là đam mê, đó là sự dâng hiến cho chính nghĩa. Sự đam mê như thế có tầm quan trọng cho những người dấn thân trước một loại nguy hiểm nhất trong chính trị: đối kháng chính trị. Loại đam mê như thế phải là cốt yếu của từng người và mỗi người quyết định, dù họ có tuyên bố hay không, là chịu sống trong một thế giới cách biệt với đồng bào của mình, một thế giới bất trắc và không có luật lệ thành văn. Đó là thế giới của đối kháng.
Không có những dấu hiệu bên ngoài cho thấy là có những cư dân xa lạ của thế gian đối kháng này có thể được biết đến. Bạn hãy đến trong bất cứ ngày làm việc nào trong tuần trong trụ sở chính của NLD, một địa điểm khiêm tốn có dáng vẻ đổ nát của một nơi ẩn trú dành cho một nhóm người nhiều chiụ đựng. Hơn thế, đôi khi NLD được mô tả như một chuồng bò. Vì những nhận xét này luôn mang nhiều nụ cười thiện cảm và thường là thán phục, chúng tôi không hề bị khó chiụ. Rốt cục, có một trong những phong trào nào gây ảnh hưởng nhất trên thế giới bắt đầu trong chuồng bò không? Rốt cuộc,có đúng không khi nói có một trong những phong trào gây ảnh hưởng nhất trên thế giới đã bắt đầu từ trong một chuồng bò?
Trong văn phòng xoàng xĩnh và chen chúc của chúng tôi, bạn tìm thấy những con người nhìn rất bình dị. Một người luống tuổi với mái tóc không chải chuốt nhưng có vẻ nghệ sĩ là một nhà báo lão luyện. Ông cũng là một nhà đối kháng cấp cao. Khi được phóng thích sau 20 năm tù ông ta khởi công viết ngay một cuốn sách về những kinh nghiệm thương đau có tựa là Is This A Human Hell? Ông ta luôn mặc áo tù ngắn màu xanh để luôn ý thức rằng mình vẫn còn có hàng ngàn tù nhân lương tâm ở Miến. Một người phụ nữ đeo kính, có vẻ ngăn nắp gọn gang với khuôn mặt không còn lo âu hay thất vọng là một bác sĩ đã sống 9 năm tù. Từ ngày được thả cách đây 3 năm, bà tất bật với những đề án về xã hội và nhân đạo của Đảng chúng tôi. Chúng tôi cũng có những cụ bà dịu dàng ở lứa tuổi 80. Họ đến làm việc thường trực trong văn phòng chúng tôi từ năm 1997. Đó là một trong những năm giông bão như „sóng thần Tsunami“, khi làn sóng đàn áp bắt đi nhiều thành viên hoạt động cho dân chủ phải vào tù.
Tại một trong các buổi họp của Đảng, tôi kêu gọi các bà, giới trẻ và các bậc phụ huynh của người bị bắt đoàn kết với chính nghĩa của chúng tôi để cùng chứng tỏ cho giới quân phiệt thấy chúng ta sẽ không bao giờ bị đánh bại; những người còn đang tự do sẽ tiếp tục theo đuổi đường lối của những người mà tự do của họ đã bị tướt đoạt. Những cụ bà đáng mến là những người can đảm tiếp tục theo con đường này. Họ vẫn còn giữ vững đường lối với lòng kiên trì.
Bạn cũng sẽ thấy trong văn phòng NLD chúng tôi có đủ nam và nữ giới mà người Miến gọi là ở vào lứa tuối tốt đẹp nhất, điều này có nghĩa là họ ở vào lưá tuổi trên 40. Khi họ gia nhập vào Phong Trào Dân Chủ, họ ở vào lưá tuổi trên hai mươi hay trẻ hơn, khuôn mặt tinh anh và mắt sáng lóng lánh, say mê cho chính nghĩa. Bây giờ thì họ trầm tĩnh, chín chắn, nhiều cương quyết hơn, đam mê của họ được tôi luyện qua nhiều thử thách mà họ trải nghiệm. Bạn không nên hỏi họ nếu họ có từng vào tù chưa, mà phải hỏi họ đã bị vào bao nhiêu lần.
Nhưng cũng có những giới trẻ, nhưng không quá trẻ để trở thành người xa lạ với những cuộc tra tấn và tù tội. Khuôn mặt của họ bừng sáng với niềm hy vọng, nhưng chín chắn, thoát khỏi mọi ảo ảnh. Họ biết rõ là họ phải mình can thiệp vào việc gì. Họ thách thức tương lai với ánh mắt sáng ngời. Vũ khí của họ là niềm tin; áo giáp của họ là niềm đam mê, đó cũng là đam mê của chúng tôi. Nỗi đam mê này là gi? Nguyên nhân nào khiến chúng tôi dâng hiến khi từ bỏ những tiện nghi của cuộc sống thông thường? Tôi dựa vào định nghĩa của Vaclav Havel khi nói về công việc chủ yếu của người đối kháng: chúng ta dâng hiến để bảo vệ quyền của các cá nhân được sống đời tự do và chân thực. Nói cách khác, đam mê của chúng tôi là tự do.
Đam mê còn có nghĩa là chịu đựng và tôi muốn khẳng định điều này trong khung cảnh chính trị cũng như trong tôn giáo, nó bao hàm chịu đựng do chọn lựa: một quyết định có đắn đo thích bám chặt mà đúng hơn là buông bỏ (nắm lấy cơ hội hơn là để nó qua đi). Đó không phải là một quyết định dễ dàng, vì chúng ta không hưởng thú đau thương, không phải là hạng người hưởng thụ do sự hành xác (thích bị hành xác). Bởi vì đó là giá trị cao cả mà chúng ta đặt ra trong mục tiêu đam mê, chúng ta có thể chọn lưạ chiụ đựng, đôi khi dù là cho chính mình.
Tháng năm 2003 một đoàn xe của các đảng viên và cảm tình viên của NLD hộ tống tôi trong một chuyến đi vận động tranh cử tại Dabayin, một tỉnh nhỏ Bắc Miến, chúng tôi bị bao vây và tấn công bởi những kẻ vô danh mà được suy đoán là dưới sự điều động của nhóm quân phiệt. Đến ngày nay không ai nghe tin gì về số phận của người tấn công, nhưng chúng tôi, những nạn nhân đều bị bắt. Tôi bị giam trong tù(nhà tù nỗi tiếng Insein và được (bị) giữ riêng, nhưng tôi phải thú nhận là được giữ chặt chẽ (được đối xử tốt) trong một nhà nhỏ cách biệt với khu của các tù nhân khác.
Một buổi sáng khi tôi tập thể dục, để giữ cơ thể khỏe mạnh như có thể giữ được, theo ý kiến của tôi, đó là một trong những bổn phận đầu tiên của một tù nhân chính trị. Tôi tự nghĩ rằng mình không phải là mình. Tôi không còn có thể giữ mình trầm tĩnh như thế này nữa. Tôi nằm cong người trên giường một cách yếu đuối, lo nghĩ trong đầu về hoàn cảnh của những người cùng cảnh ngộ với tôi tại Dabayin. Bao nhiêu người trong nhóm người này bị đánh đập tàn nhẫn? Bao nhiêu người trong nhóm bị dẫn đi đến những nơi mà tôi không biết đi đâu? Bao nhiêu người đã chết? Và những gì đã xãy ra đối với các thành viên khác của NLD? Tôi nằm dài người với nỗi lo âu và bất trắc. Tôi không còn thấy là mình đang ở đây nữa khi đang tập luyện nghiêm túc để giữ cơ thể khoẻ mạnh.
Lúc ấy, tôi không có nhớ lời thơ của Akhmatova: "Không, đó không phải là tôi. Đó là một người nào khác chịu đựng. Tôi không bao giờ có thể đối đầu với điều này và tất cả những gì xẩy đến." Thời gian rất lâu sau đó khi tôi trở về nhà riêng, nhưng chịu sự quản thúc, những lời tưởng niệm này lại đến với tôi. Trong phút giây hồi tưởng tôi cảm thấy hầu như sức mạnh cơ thể làm nối kết mạnh mẽ chúng tôi, những người chỉ có nội lực dồn lại khi chúng tôi chỉ đang cần sức mạnh và chịu đựng là hơn cả.
Thi ca là một kết hợp tuyệt vời mà không cần biết đến giới hạn của không gian hay thời gian. U Win Tin, người mang chiếc áo tù, hướng về thi phẩm Invictus của Henly để làm sống lại thời kỳ bị tra khảo mà ông chịu đựng. Thi phẩm này tạo cảm hứng cho ba tôi và các người bạn đồng thời với ông trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập, thi ca dường như cũng đã gây hứng khởi cho những chiến sĩ chiến đấu cho tự do trong những nơi khác vào những thời điểm khác. Đấu tranh và chịu đựng, đầu dù đẩm máu nhưng không khuất phục và kể cả hy sinh tính mạng, tất cả vì để giữ lấy tự do.
Tự do là gì mà nó lại là nỗi đam mê của chúng tôi? Những người đối kháng nồng nhiệt nhất của chúng tôi không hề quan tâm đến các lý thuyết hàn lâm về tự do.
Nếu khi bị gạn hỏi tự do có ý nghĩa gì đối với họ, thì hầu hết họ chỉ nhanh nhẩu đáp về một danh sách các quan tâm thiết thân nhất với họ, thí dụ như là không còn tù nhân chính trị nữa hoặc là sẽ có tự do ngôn luận, thông tin và hội họp, hoặc là chúng tôi có thể chọn loại chính phủ nào mà chúng tôi muốn, hoặc đơn giản hơn, một cách bao quát, chúng tôi muốn làm những gì mà chúng tôi muốn.
Việc này xem như có vẻ ngây thơ, có lẽ ngây thơ một cách nguy hiểm, nhưng những tuyên bố như thế phản ánh ý nghĩa tự do như là một cái gì đó cụ thể phải đạt được qua công việc thực tế, không phải là khái niệm chỉ nắm bắt được bằng lập luận triết lý.
Cứ mỗi thời kỳ quản thúc kéo dài kết thúc tôi được hỏi có cảm nghĩ gì về tự do, tôi trả lời là không có gì là khác biệt bởi vì tinh thần của tôi luôn có tự do. Tôi thường nói rõ là tự do nội tại là bắt nguồn từ một tiến trình hoà hợp với lương tâm của con người. Isaiah Berlin cảnh báo chống lại những nguy hiểm của về sự giam hãm của tự do.
Ông nói: "Tự do tâm linh giống như chiến thắng tinh thần, nó phải được phân biệt từ trong một ý nghĩa nền tảng hơn của tự do và thông thường hơn của chiến thắng. Mặt khác, sẽ có nguy hiểm nhầm lẩn trong lý thuyết và biện luận về đàn áp trong thực tế khi nhân danh cho tự do.“
Chắc chắn một điều là có nguy hiểm khi chấp nhận tự do tâm linh thay thế thoả mãn hoàn toàn cho tất cả mọi tự do khác thì có thể đưa tới thụ động và cam chịu. Nhưng ý nghĩa nội tại của tự do có thể đẩy mạnh tạo ra động lực thiết thực cho những tự do nền tảng hơn trong hình thức của nhân quyền và uy lực pháp quyền. Phật giáo dạy rằng giải thoát tối hậu là buông bỏ tất cả mọi ham muốn. Vì thế mà có thể lập luận là giáo lý của Đức Phật làm cản trở những phong trào dựa trên những mơ ước về tự do trong hình thức của nhân quyền và cải cách chính trị. Tuy nhiên, khi những vị sư tăng tuần hành vào năm 2007 trong tinh thần yêu chuộng điều thiện, họ phản đối việc tăng giá nhiên liệu đắt đỏ gây tác haị làm tăng giá thực phẩm. Họ sử dụng uy lực tinh thần làm thay đổi quyền căn bản con người về những loại giá thực phẩm mà người ta có thể mua được.
Niềm tin về tự do tinh thần không phải có nghĩa là vô cảm với những nhu cầu thiết thực về những quyền căn bản và tự do, mà nói chung nó được xem là cần thiết cho con người được sống như con người.
Nhân quyền căn bản mà tôi xem trọng là thoát khỏi sợ hãi. Ngay từ khởi thuỷ của phong trào dân chủ tại Miến chúng tôi phải khằng định với ý nghĩa bạc nhược nỗi sợ hãi đang thâm nhập toàn xã hội. Du khách thăm Miến nhận ra ngay người Miến nhiệt tình và hiếu khách. Đáng buồn hơn, họ nói thêm, nói chung, người Miến sợ thảo luận các đề tài chính trị.
Sợ hãi là kẻ thù đầu tiên mà chúng ta phải vượt qua khi chúng ta đề ra cuộc đấu tranh cho tự do và thường sợ hãi còn lại cho đến chung cuộc. Nhưng thoát khỏi sợ hãi không thể nào kết thúc. Nó chỉ đủ để giúp cho chúng ta có thể được tiếp tục, và tiếp tục mặc dù sợ hãi đòi hỏi can đảm tột bực.
„Không, tôi không sợ. Sau nhiều năm hít thở trong những đêm tù ngục, tôi muốn trốn thoát vào trong sự buồn thảm mà không có tên gọi. Điều này không đúng. Tôi sợ, bạn thân yêu, nhưng bạn hãy nhìn nó dù bạn không nhận ra.“
Lòng dũng cảm thể hiện qua những vần thơ của Ratushinshaya là cách sống hằng ngày của người đối kháng. Họ ra vẻ không sợ khi làm nhiệm vụ và không thấy các chiến hữu của mình cũng lộ vẻ như thế. Đó không phải là đạo đức giả mà là can đảm được lập đi lập lại trong hằng ngày và trong từng thời điểm có ý thức. Đó là cách tự do phải được chiến đấu cho đến khi nào chúng ta có quyền thoát khỏi sợ hãi do tàn bạo và bất công áp đặt.
Akhmatova và Ratushinskaya là người Liên Xô. Henley là người Anh. Nhưng đấu tranh để sinh tồn dưới đàn áp và đam mê làm chủ đưọc vận mệnh và tự lèo lái cho tâm hồn là điểm chung cho mọi chủng tộc.
Khát vọng chung của con người được tự do làm chúng tôi hiểu rõ hơn với những biến chuyển sôi động tại Trung Đông.
Cũng như các dân tộc ở các nơi khác, người Miến cũng háo hức bởi những biến động này. Mối quan tâm của chúng tôi càng đặc biệt sâu xa hơn vì có tương đồng đáng kể giữa cách mạng tháng 12 năm 2010 tại Tunisia và cuộc nỗi dậy của chúng tôi vào năm 1988. Cả hai cùng khởi đầu vào thời điểm dường như có những biến động nhỏ không quan trọng.
Một người bán trái cây tại một tỉnh của Tunisia, vô danh trong một thế giới rộng lớn, đã tạo ra một cuộc chống đối không thể nào quên được về tầm quan trọng của quyền căn bản con người. Một người bình dị chứng tỏ cho thế giới thấy đối với ông ta quyền có nhân phẩm còn quan trọng hơn là mạng sống. Điều này làm bộc phát một cuộc các mạng toàn diện. Tại Miến, tranh cải trong một tiệm trà tại Rangoon giữa những sinh viên và người địa phương được cảnh sát xử lý mà những sinh viên coi chuyện này là bất công. Điều này đưa đến nhiều biểu tình mà kết cuộc là sinh viên Phone Maw thiệt mạng. Nó làm ngọn lửa cho các cuộc biểu tình bùng lên mà cả nước chống lại chế độ độc tài của Đảng Chương Trình XHCN Miến.
Một người bạn nói rằng đây là tình trạng giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước. Việc thể hiện này cho thấy gánh nặng đến mức độ không còn chiụ đựng được và sự sụp đổ thực ra là vì không ai còn tiếp tục chịu đàn áp.
Ở Tunis và Miến cái chết của hai người trẻ là một tấm gương cho người ta thấy gánh nặng về bất công và đàn áp mà họ không thể chịu đựng được nữa. Một chuyện tự nhiên là giới trẻ khao khát tự do. Mơ ước mở rộng đôi cánh vừa mới trưởng thành càng mạnh càng tốt, đó thuộc về bản năng. Điều này không làm cho chúng tôi ngạc nhiên khi tại Miến giới trẻ là đạo quân tiền phong ủng hộcách mạng Tunisia. Cũng không thể ngạc nhiên khi giới trẻ hát nhạc Rap bình dân là nổi bật trong số những người đòi hỏi được phép quyết định về cuộc đời mình.
Tại Miến ngày nay giới trẻ chơi nhạc Rap là thành phần cốt cán của phong trào Thởi Đại Đợt Sóng Mới, một tổ chức không chính thức nhưng lại cống hiến nhiệt tình cho dân chủ và nhân quyền. Một số người trong bọn họ đã bị cầm tù trong cuộc cách mạng của các sư tăng. Hiện nay còn khoảng 15 người trong nhóm này vẫn còn bị giam giử. Chính quyền Miến, giống như chính quyền Tunisia đã bị hạ bệ, không được giới trẻ sống cuồng nhiệt và bình dị yêu chuộng.
Họ nhìn giới trẻ này như là mối đe doạ cho trật tự mà họ muốn áp đặt trên đất nước. Đối với người tin vào tự do, giới trẻ chơi nhạc Rap này biểu hiện cho một tương lai không ràng buộc vào định kiến, luật lệ độc tài, áp chế và bất công.
Những điểm tương đồng giữa Tunisia và Miến là họ nối kết được người dân trên toàn thế giới khao khát cho tự do. Họ cũng có những điểm dị biệt vì là kết quả của hai cuộc cách mạng khác nhau. Điểm dị biệt đầu tiên là trong khi quân đội Tunisia không bắn vào dân chúng thì quân đội Miến lại làm. Điểm thứ nhì là trong trường kỳ và có lẽ quan trọng hơn là cách mạng Tunisia tận dụng được những lợi thế của cách mạng truyền thông.
Đó không phải vì truyền thông chỉ đem lại khả năng cho dân Tunisia tổ chức và phối hợp phong trào tốt hơn. Nó làm cho sự quan tâm của thế giới về họ mạnh mẽ hơn. Không phải chỉ một thiệt mạng mà cứ mỗi một tổn thương nào cũng được thế giới biết đến chỉ trong một vài phút. Ngày nay tại Libya, Syria và Yemen những cuộc cách mạng thông báo cho thế giới biết được những tàn bạo của những kẻ đương quyền. Hình ảnh của một đứa trẻ 13 tuổi bị tra tấn cho đến chết tại Syria gây công phẩn mà các nhà lãnh đạo thế giới phải lên tiếng kết án. Truyền thông có nghĩa là tiếp xúc và trong bối cảnh các cuộc cách mạng Trung Đông nó có nghĩa là tiếp xúc tự do.
Chúng tôi có ganh tị với người dân ở Tunisa hay Ai Cập không? Có, chúng tôi ganh tị vì họ có những cuộc chuyển hoá nhanh chóng và an hoà. Nhưng ngoài sự ganh tị này là tinh thần đoàn kết và kết ước mới mẻ cho chính nghĩa chúng ta, chính nghiã của mọi người nam nữ cùng đề cao giá trị nhân phẩm con người và tự do trong tìm kiếm tự do, chúng ta học thế nào để được tự do. Đó là điều mà Vaclav Havel nói tới trong tác phẩm Living in Truth. Chúng tôi khởi đầu bổn phận của mình thoát thai từ ý muốn tự do của chính chúng tôi, mặc dù những nguy hiểm cố hữu trong cố gắng sống như một người tự do trong một đất nước không tự do. Chúng tôi hành sử tự do chọn lựa bằng cách chọn lựa hành động những gì mà chúng tôi coi là đúng đắn, ngay cả khi việc chọn lựa này làm bớt đi các tự do khác, vì chúng tôi tin rằng tự do sinh ra nhiều tự do khác.
Các cụ bà và giới trẻ đến làm việc không lương tại văn phòng chính của NLD đang hành sử quyền chọn lựa con đường gian truân cho tự do.
Khi tôi nói chuyện với các bạn, tôi đang hành sử quyền tự do thông đạt và thực ra tôi đang hành sử quyền làm cho tôi cảm thấy mình là một người có tự do nhiều hơn.
Đối kháng là thiên chức phù hợp với quan điểm của Weber khi ông coi chính trị như là thiên chức. Chúng tôi dấn thân cho đối kháng vì nhân danh tự do và chúng tôi chuẩn bị thử nghiệm liên tục với đam mê, trong tinh thần trách nhiệm và ý nghĩa tương đối nhằm đạt tới những gì mà một số người cho là điều bất khả. Chúng tôi đang tiếp tục chiến đấu với đôi mắt rộng mở để biến giấc mơ của chúng tôi về tự do thành hiện thực.
Tôi xin được kết thúc bài nói chuyện này với những vần thơ của Kipling mà tôi yêu thích. Tôi xin cám ơn Tim Garton Ash đã trích dẫn đoạn này cho tôi. “I´d not give room for an Emperor. I' d hold my road for a King. To the Triple Crown. I'd not bow down - but this is a different thing. I' ll not fight with the Powers of Air - sentry, pass him through! Drawbridge let fall - He is the lord of us all - The Dreamer whose dream came true.”
Vai Trò Của Đối Kháng
Khi đồng ý tham dự vào chương trình thuyết giảng The Reith tôi có nhiều lo âu, điều này dựa trên mơ ước đơn thuần là muốn khám phá xem chúng tôi là ai. Khi tôi nói „chúng tôi“, tôi muốn đề cập tới NLD cũng như những nhóm và cá nhân khác đang dấn thân tranh đấu cho dân chủ tại Miến.
Chúng tôi đã dấn thân tranh đấu cho dân chủ từ hơn 20 năm qua. Các bạn có thể nghĩ chúng tôi phải biết chúng tôi là ai. Vâng, chúng tôi biết chúng tôi là ai, nhưng chỉ đến một vài điểm nào đó thội. Điều này cũng đủ để nói là chúng tôi là những thành viên của một đảng đặc biệt như NLD hoặc là tổ chức, nhưng đi xa hơn thế nữa thì có những điều không rõ rang.
Tôi nhận thức sâu sắc về điều này từ khi tôi được trả tự do từ sau lần quản thúc thứ ba vào tháng 11 rồi. Có lẽ tôi phải giải thích. Đủ chuyện xãy ra trong khi tôi bị quản thúc, bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài. Hai biến cố đáng kể nhất, tôi cố nói đây là chuyện không may - chuyện xãy ra tại Miến là trưng cầu dân ý vào năm 2008, theo sau là cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 vừa rồi. Trưng cầu dân ý chỉ nên xem như là trò để trình diễn - hay ít nhất giới quân phiệt Miến hy vọng trình diễn như vậy - là hơn 90 phần trăm cử tri ủng hộ cho một hiến pháp mới; một hiến pháp tạo cho quân đội có quyền nắm tất cả mọi quyền lực của chính phủ bất cứ lúc nào mà họ thấy cần thiết để đem lại điều tốt đẹp cho đất nước. Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên sau gần 20 năm có nghĩa là làm những gì phù hợp với mà những tuớng lãnh gọi một cách phi lý là một „lộ trình cho một nền dân chủ có kỷ luật“ cuả họ
Vần đề xảy ra khi lộ trình khởi diễn phức tạp hơn. Muốn tham gia những cuộc bầu cử này, các đảng chính trị mới phải đăng ký với Uỷ Ban Bầu Cử cùng với những đảng khác mà trước đó đã đăng ký kể từ năm 1988. Những đảng này phải bảo vệ hiến pháp đã được soạn thảo hai năm trước đó. Đảng phải loại trừ các đảng viên còn ở trong tù, kể cả những người đang kháng án. Việc này họ kể cả luôn tôi, tôi sẽ bị loại ra khỏi Đảng nếu NLD muốn đăng ký. Thay vì thế, Đảng chọn lựa tiếp tục giữ quyền duy trì như là một đảng chính trị theo luật tòa án, mặc dù chúng tôi ý thức sâu xa là không có một nền tư pháp độc lập tại Miến.
Khi tôi không còn bị quản thúc năm vừa qua, chỉ vài ngày sau bầu cử, tôi phải đối diện với hàng loạt các vấn đề. Hai vấn đề xãy đến thường xuyên nhất, đầu tiên là NLD có trở thành một tổ chức vi phạm pháp luật không? Thứ hai tôi thấy như thế nào về vai trò của Đảng hiện nay, Đảng có đối kháng công khai khi mà không có kể đến chúng tôi. Thay vào đó, có một số Đảng mà các đại biểunày chiếm ít hơn 15 phần trăm số ghế trong Quốc Hội Miến.
Câu hỏi đầu tiên rất dễ trả lời, chúng tôi không phải là một tổ chức vi phạm luật pháp vì chúng tôi không phạm vào những điều khoản về luật tổ chức phạm pháp. Thứ hai, nếu nhìn về vai trò của Đảng, thì có nhiều khó khăn hơn, vị thế của NLD khá mơ hồ từcuộc bầu cử 1990 khi chúng tôi thắng 4/5 số phiếu và gây chấn động cho Hội Đồng Phục Hồi Trật Tự và Luật Pháp Quốc Gia (The State Law and Order Restoration Council), một tên gọi chính thức cho chế độ quân phiệt Miến. Thời gian sống trong chế độ quân phiệt tạo ra nhiều thuật ngữ theo kiểu gọi của Orwell.
Có nhiều nước mà các cuộc bầu cử gian lận hoặc kết quả gây tranh cải hay phủ nhận, nhưng ở Miến là một nơi chỉ có một chuyện là kết quả bầu cử được công khai công nhận trong công báo và sau đó không tạo ra một cái gì hết. Không có gì xãy ra đem lại vai trò thực sư cho đảng thắng cử hay các đại biểu được tuyển cử mặc dù có các hứa hẹn trước đó của lãnh đạo quân phiệt là trách nhiệm của chính phủ sẽ giao cho người thắng cử khi bầu cử kết thúc và quân đội sẽ âm thầm trở về doanh trại.
Kết quả nổi bật nhất của những cuộc bầu cử vào năm 1990 là đàn áp có hệ thống tất cả các đảng và tổ chức, chính thức hay không chính thức, cũng như những cá nhân kiên gan đòi hỏi cho dân tộc Miến được thực thi ước muốn một nền cai trị dân chủ.
Chúng tôi đã thắng, nhưng cuộc bầu cử năm 1990 báo trước sự khởi đầu của những năm khó khăn của NLD. Đảng nỗ lực kiên quyết để mình tự sống còn, và nhất là không bị đánh bại. Đối với giới quan sát, Đảng bắt đầu hấp hối chỉ đúng vào năm trước khi chủ tịch Đảng U Tin Oo và những nhân vật chủ chốt của Phong Trào Dân Chủ bị cầm tù và tôi bị quản thúc tại gia.
Khi U Tin Oo và tôi được trả tự do 6 năm sau, chúng tôi thấy một vài trong số những nhà hoạt đông có hiệu năng nhất của chúng tôi vẫn còn bị giam, đi tị nạn hay chết. Một số khác sức khoẻ bị suy sụp do kết quả của những năm khắc nghiệt nơi lao tù mà họ không được trợ cấp thuốc men tối thiểu. Phần lớn các văn phòng của chúng tôi bị buộc phải đóng cửa. Mọi sinh hoạt của chúng tôi bị cắt giảm trầm trọng bởi đủ loại luật lệ, và mọi chuyển động của chúng tôi đều bị Công An khắp nơi giám sát chặt chẻ.
Công An có thể kéo bất cứ ai của chúng tôi đi bất cứ lúc nào - họ thích làm lúc đêm khuya thanh vắng hơn - với bất cứ cáo giác nào mà họ thích. Giữa những khủng bố liên tục chúng tôi vẫn là một đảng chính trị chính thức, không giống như ngày nay, và chúng tôi được xem như một đảng đối kháng. Chúng tôi ở vị thế đối kháng, nhưng không phải đối kháng chính thức. Chúng tôi có nên chấp nhận mình là đối kháng không? Rốt cuộc, thì chúng tôi chống chính phủ, bất kể chính phủ có chính thống hay không.
Năm 1997, Hội Đồng Phục Hồi Trật Tự và Luật Pháp Quốc Gia (the State Law and Order Restoration Council, SLORC), đổi tên thành Hội Đồng Phát Triển và Hoà Bình Quốc Gia, (the State Peace and Development Council, SPDC). Nhưng có phải vì các thầy bói toán khuyên nên đổi tên như thế là cần thiết để tránh khả năng thay đổi chế độ hoặc vì giới quân phiệt quá mệt mỏi với những chuyện đàm tiếu do cụm từ thu ngắn của SLORC thoáng mùi không thoải mái cũng như một tổ chức giả tạo của SMASH hay không thì chúng tôi không hề biết. Lời giải thích chính thức là tên mới chỉ rõ là đã đến lúc giới quân phiệt nên thay đổi cho nhiều chuyện lớn lao và tốt đẹp hơn khi họ thành công trong ý định công khai thiết lập luật pháp và trật tự. Nên nhận ra rằng khi người Miến nói về luật pháp và trật tự một cách văn vẻ thì nên hiểu đó là bất động, luồn cúi, bị đè bẹp và đánh bại, điều này không xa sự thật.
Khi chế độ nói về luật pháp và trật tự đó là tình trạng mà chúng tôi chống đối triệt để: một đất nước của người dân thụ động, luồn cúi, bị đè bẹp và đánh bại, đó là những phản đề những gì mà chúng tôi đang cố gắng vượt qua. Đường lối của NLD bắt đầu thể hiện rõ hơn khi chúng tôi đối đầu những thách thức của cuộc đấu tranh sống còn như là một thực thể chính trị dưới độc tài quân sự.
Chúng tôi tìm những ý tưởng và cảm hứng từ trong văn hoá và lịch sử của chúng tôi, trong những cuộc đấu tranh cho những thay đổi cách mạng nơi những quốc gia khác, trong những tư tưởng của các triết gia và những ý kiến của giới quan sát và giới trí thức, lời lẽ của giới phê bình, lời khuyên của những người hổ trợ và những người bạn. Chúng tôi phải tìm đuờng lối và phương tiện hoạt động một cách hữu hiệu có thể được trong phạm vi mà giới quân phiệt đặt ra cho chúng tôi, trong khi đồng thời chúng tôi cũng tìm cách mở rộng khả năng. Chắc chắn một điều là chúng tôi không thể thực hiện những chức năng mà người ta có thể kỳ vọng nơi một đảng đối lập trong điều kiện thông thường.
Khi đàn áp càng gia tăng, những người của chúng tôi thuộc NLD cảm thấy bản chất chủ yếu của chúng tôi càng ngày càng xa rờivới bản chất đối kháng theo truyền thống. Chúng tôi công nhận rằng khi một đảng chính trị có được hậu thuẩn mạnh mẽ nhất, trong nước và hải ngoại, cùng với sự công nhận như thế chúng tôi mang thêm gánh nặng trách nhiệm. Nhưng chúng tôi không hưởng một đặc quyền nào dành riêng cho đảng khi dân chủ và quyền căn bản của một tổ chức chính trị chính thống đang được hoạt động. Chúng tôi đồng ý ít nhiều vào thế đối kháng.
Một trong các bài diễn văn công khai của tôi soạn trong năm 1988, tôi có đề nghị là chúng ta khởi động một cuộc đấu tranh lần thứ hai cho độc lập. Lần thứ nhất giữa thế kỷ trước, đã mang lại độc lập cho chúng tôi từ cai trị của thuộc điạ. Lần thứ hai, chúng ta hy vọng sẽ mang lại tự do từ độc tài quân phiệt.
Những sinh viên đóng vai trò chủ chốt khi họ nỗi dậy trong các cuộc biểu tình năm 1988 gợi lại những hình ảnh lan rộng cả nước cùng những cuộc biểu tình cho độc lập trong những năm của thập niên 1930. Một số trong những sinh viên trong thời quá khứ đã trở thành những biểu tượng hàng đầu quốc gia và phục vụ như những thành viên của chính phủ trong thời kỳ hậu độc lập hoặc là những nhà lãnh đạo đảng cho đến khi họ bị buộc phải rời khỏi chính trường sau chính biến quân sự năm 1962. Một vài chiến sĩ trong thời kỳ dành độc lập đã nhanh chóng tham gia phong trào dân chủ kết hợp cuộc đấu tranh mới với cuộc đấu tranh trước kia.
Có nhiều khác biệt giữa hai cuộc đấu tranh mà hiển nhiên nhất là trong khi các bậc cha mẹ của chúng tôi đấu tranh chống ngoại xâm, còn chúng tôi dấn thân chống những người đối nghịch mình mà họ cùng có cùng đất nước, chủng tộc, màu da và tôn giáo. Sự khác biệt rất chủ yếu cho dù ít được công nhận như vậy, đó là trong khi chính phủ thuộc điạ là độc tài, nhưng đáng nói nhất là lại ít độc tài hơn chính quyền quân phiệt từ khi họ nắm quyền vào năm 1988.
Một nhà văn nổi danh từng tham gia vào phong trào đấu tranh giành độc lập khi còn là sinh viên trẻ và dấn thân đấu tranh bí mật kháng chiến trong thời Nhật chiếm đóng, nói với tôi vào năm 1989 là bà nghĩ rằng những thách thức mà chúng ta đối đầu khó khăn hơn những gì mà bà và các bạn đồng thời đã đấu tranh trước đây. Trước và sau Đệ Nhị Thế chiến uy lực pháp quyền đã bảo vệ cho những phong trào đấu tranh độc lập thoát khỏi những biện pháp hà khắc của chính quyền Anh. Khi chiến tranh và quân Nhật xâm chiếm đất nước, sự hiện diện của quân đội Miến mới được thành lập do ba tôi chỉ huy, hành sử như trái độn giữa kháng chiến và những phần tử xấu xa nhất của các lực lượng chiếm đóng. Chúng tôi có thể tìm những nguồn cảm hứng từ trong chiến thắng của các bậc tiền nhân của chúng tôi, nhưng không thể tự giới hạn mình trong lịch sử riêng của chúng tôi, trong việc tìm kiếm những ý tưởng và chiến thuật có thể giúp cho cuộc đấu tranh của chúng tôi. Chúng tôi phải vượt qua giới hạn kinh nghiệm thời thuộc điạ.
Trong khi chế độ thích còn ràng buộc vào quá khứ, cáo buộc chủ nghĩa thực dân về tất cả mọi xấu xa của đất nước và làm ô danh chúng tôi khi cho rằng NLD và các cảm tình viên là người theo chủ nghĩa thực dân mới. Tìm trong thế giới để bắt chước ý tưởng và cảm hứng, một điều tự nhiên là chúng ta phải quan tâm hướng về người bạn láng giềng Ấn Độ. Chúng ta tìm xem chiến thuật và chiến lựợc của Phong Trào Độc Lập Ấn Độ và các tư tưởng và các triết lý của các nhà lãnh đạo, để tìm kiến những gì liên quan và hữu ích.
Giáo huấn của Gandhi về đấu tranh dân sự bất bạo đông và phương cách đưa lý thuyết của ông vào thực tế đã trở thành cẩm nang hành động cho những ai muốn thay đổi chế độ độc tài qua những phương tiện hiếu hoà. Tôi bị cuốn hút bởi đường lối bất bạo động không phải vì lý do đạo đức như một vài người tin tưởng, mà chỉ tin vào những lý do chính trị thực tiển.
Hai vấn đề không hoàn toàn giống nhau khi những phương cách mơ hồ hay thực dụng hoặc tổng hợp bất bạo đông đã được gán cho là lý tưởng chính trị của Gandhi hay nhân quyền của Martin Luther King. Việc này chỉ đơn giản dựa vào niềm tin của tôi là chúng ta chấm dứt truyền thống thay đổi chế độ bằng bạo lực, một truyền thống đã trở thành nghiêm trọng của chính trị Miến.
Khi quân đội đè bep những cuộc nổi dây vào năm 1988 bằng cách bắn vào các người biểu tình không vũ trang mà không phân biệt hay hạn chế, hàng trăm sinh viên và các nhà hoạt đông khác chạy qua bên kia biên giới Thái Lan. Một số tin rằng người sống bằng súng đạn phải bị đánh bại bằng súng đạn, họ quyết định thành lập vũ trang cho sinh viên để đấu tranh cho dân chủ.
Tôi không bao giờ kết án và sẽ không bao giờ kết án đường lối mà họ chọn lựa bởi vì có đủ nguyên nhân cho họ kết luận con đường duy nhất để thoát khỏi chế độ đàn áp là con đường đấu tranh vũ trang. Tuy nhiên cá nhân tôi từ bỏ con đường này bởi vì tôi không tin lối đấu tranh này sẽ dẫn đất nước đến nơi mà tôi mơ ước.
Những người cầm súng để tự giải phóng mình thoát khỏi đàn áp bất công thấy rằng mình là chiến sĩ cho tự do. Họ có thể tiếp tục chiến đấu cho cả nước hay toàn dân tộc, nhân danh lòng ái quốc hay ý thức hệ hoặc cho một đoàn thể tôn giáo, sắc tộc hay chủng tộc đặc biệt nhân danh công bình và nhân quyền. Họ đang chiến đấu cho tự do.
Khi không cần vũ khí thì các nhà đấu tranh dường như đã trở thành một tên chung để ám chỉ cho những người đang chiến đấu cho một chính nghĩa chính trị: những nhà đấu tranh cho dân quyền, những nhà đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, những nhà đấu tranh cho nhân quyền, những nhà đấu tranh cho dân chủ. Có phải chúng ta thuộc về hai hình thức phân loại chót không, vì chúng ta kiên trì cổ vũ cho nhân quyền và dân chủ? Khi nói rằng những người trong chúng ta tại Miến đang tham gia vào phong trào dân chủ là những người đấu tranh cho dân chủ, điều này có thể chính xác, nhưng đây là một lối mô tả quá hạn hẹp để phản ánh đầy đủ bản chất chủ yếu cuộc đấu tranh của chúng ta.
Một học giả khi so sánh Indonesia dưới thời Tổng Thống Suharto với Miến Điện dưới thời quân phiệt đã viết rằng nói chung trường hợp quân đội Miến đã khuynh đảo chống lại chính trị dân sự. Trong chiều hướng quan sát đầy sáng suốt này, có thể suy luận rằng sứ mệnh của NLD không chỉ đơn thuần dấn thân cho các hoạt đông chính trị nhưng còn phục hồi toàn bộ cấu trúc xã hội chúng tôi để toàn thể người dân được bảo vệ có môi trường sống hợp pháp.
Chúng tôi không chỉ làm một việc đơn thuần thay chính phủ này bằng một chính phủ khác mà xem nó như công việc chủ yếu của một đảng đối kháng. Chúng tôi không chỉ đơn thuần khuấy động cho những sự thay đổi đặc biệt trong một hệ thống mà người ta có thể kỳ vọng nơi các nhà đấu tranh. Chúng tôi làm việc và sống cho chính nghiã mà nó là tổng hợp những khát vọng của chúng tôi cho dân tộc. Chung cục thì khát vọng này không hoàn toàn khác biệt với các khát vọng của các dân tộc khác.
Dù có những nỗ lực quá ngặt nghèo của chế độ quân phiệt nhằm cách ly chúng tôi với thế giới, chúng tôi không hề cảm thấy cô độc trong cuộc chiến tranh của chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ cảm thấy cô độc vì cuộc đấu tranh chống chế độ (độc) tài và đàn áp lan rộng trong toàn thể thế giới con người, vượt qua mọi biên giới chính trị và văn hoá.
Trong những năm tôi bị quản thúc tại nhà đài phát thanh là một sự nối kết của tôi với thế giới bên ngoài, tạo cho tôi dễ tiếp cận tới thế giới xa xăm cũng như tạo danh tiếng cho con đường tranh đấu của tôi. Chính nhờ có đài phát thanh mà tôi nghe được những hoạt động của NLD trong các vùng phụ cận của tôi, chính nhờ đài mà tôi biết được sự sụp đổ của bức tường Bá Linh, khối Liên Xô, những phong trào thay đổi hiến pháp tại Chí Lợi, những tiến bộ về dân chủ hoá tại Nam Hàn, sự hủy bỏ chế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi. Những cuốn sách mà tôi liên tục nhận từ gia đình tôi có cả những tác phẩm của Vaclav Havel, hồi ký của Zakharov, tiểu sử của Nelson và Winnie Mandela, sáng tác của Timony Garton Ash. Châu Âu, Nam Phi, Nam Mỹ, châu Á bất cứ nơi nào mà các dân tộc nào kêu gọi công lý và tự do, ở đó có thân hữu và đồng minh của chúng tôi.
Khi tôi hết bị quản thúc tại nhà, tôi tận dụng mọi cơ hội để nói cho đồng bào tôi nghe về can đảm và chịu đựng của người dân đen Nam Phi, về sống trong chân lý, về quyền lực của những người cô thế, về những bài học mà chúng ta có thể học được từ những con người mà đấu tranh của họ là cuộc đời của họ và cuộc đời của họ là đấu tranh.
Có lẽ bởi vì tôi thường nói về phong trào đấu tranh dân chủ của Đông Âu, tôi bắt đầu tự mô tả mình như là một nhà đối kháng. Thoạt đầu, Vaclav Havel dường như có vẻ không có thiện cảm với từ "đối kháng", vì nó do các nhà báo phương Tây áp đặt cho ông và những phong trào đấu tranh nhân quyền tại Czechoslovakia. Ông phải tiếp tục giải thích cặn kẽ những ý nghĩa đặt cho người đối kháng và phong trào đối kháng trong một bối cảnh của những gì đang xảy ra trên đất nước của ông. Ông kiên quyết rằng công việc chính của phong trào đối kháng là phục vụ chân lý - đó chính là phục vụ mục tiêu đích thực của cuộc đời - và những nỗ lực này phải phát triển để bảo vệ cá nhân và các quyền luật đinh về một cuộc đời tự do và chân thật. Đó chính là bảo vệ nhân quyền và đấu tranh để thấy được các quyền này được tôn trọng.
Việc này dường như mô tả đầy đủ những gì mà NLD đã làm trong những năm qua và chúng tôi rất hạnh phúc khi chấp nhận rằng chúng tôi là những nhà đối kháng. Việc nhà cầm quyền cứu xét quy chế chính thức của đảng chúng tôi là vấn đề nhỏ, bởi vỉ công việc chủ yếu của chúng tôi như là những nhà đối kháng và mục tiêu đối kháng của chúng tôi vẫn còn tồn tại qua thời gian.

Aung San Suu Kyi

Đỗ Kim Thêm dịch
(Dân Luận) 

Nhà văn Nguyên Ngọc - Hy vọng gì...


Mấy hôm nay dư luận xôn xao vụ luận văn thạc sĩ của chị Nhã Thuyên. Cái đất nước mình thật lạ: thỉnh thoảng, chẳng hiểu sao, lại lui về thời kỳ đồ đá, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa.

Nhân vụ này, tôi chợt nhớ anh Trần Độ, theo tôi là một người lãnh đạo văn nghệ giỏi và hay đến hiếm hoi từng có được trong suốt quá trình đời sống văn học nghệ thuật của ta trước nay.

Tôi xin kể một chuyện:

Hồi ấy, đầu năm 1979, tôi được điều về làm việc ở Hội Nhà Văn Việt Nam. Anh Độ bấy giờ là Trưởng ban Văn hóa văn nghệ trung ương. Một hôm anh bảo tôi sang chỗ anh chơi, và hỏi về Hội Nhà văn tôi định làm những gì. Tôi nói với anh về ý định, về các kế hoạch trù tính của tôi, và kết luận: với những việc ấy, nếu làm giỏi thì trong mươi năm, dở hơn thì khoảng vài ba mươi năm, hy vọng sẽ nâng cao được mặt bằng chung lên một bước, và trên cơ sở ấy mong có thể xuất hiện một vài đỉnh cao mới…

Anh Độ ngồi im một lúc, rồi nói, châm rãi: Mình tán thành tất cả kế hoạch của cậu, đều đúng và cần thiết… Nhưng có điều mình nghĩ thế này cậu ạ, trong nghệ thuật thường vẫn vậy, muốn có đỉnh cao mới thì bao giờ cũng phải có trường phái mới…, cậu nghĩ coi, có đúng không?…

Tôi quen anh Độ đã lâu, từ hồi anh còn làm Chính ủy Quân Khu Đồng bằng, biết anh là một người rất tốt, yêu văn nghệ và quý trọng văn nghệ sĩ…, nhưng cũng chắc đến thế thôi, anh có được học hành, đào tạo gì gọi là cơ bản và hệ thống về chuyện này đâu. Ý kiến của anh khiến tôi giật mình, kinh ngạc. Không ngờ anh tinh tế, sâu sắc, thậm chí cũng có thể nói uyên bác đến thế.

Chúng tôi thân nhau từ đấy, tâm huyết.

Cho đến nay tôi vẫn nghĩ chúng ta đã bỏ mất một người lãnh đạo văn nghệ giỏi nhất, hay nhất, tốt nhất mà ta đã từng có thể có. Bao giờ mới tìm lại được một người như vậy?

Nhắc lại chyện này tôi không có ý nói rằng luận văn của Nhã Thuyên về một hiện tượng văn học bên lề đã là khẳng định một trường phái văn học mới, nhóm Mở miệng đã là một trường phái văn học mới như anh Độ từng mong. Nhưng chỉ mới một hiện tượng hơi lạ như vậy, bàn về một hiện tượng hơi lạ như vậy, mà đã hô hoán cháy nhà um cả lên, rồi ngang nhiên trừng trị, cách chức…, thì liệu còn hy vọng chút gì thoát ra khỏi ao tù nữa. Thế mà chính những kẻ la làng ấy lại luôn miệng đòi hỏi đỉnh cao, đỉnh cao…

Không phải cái gì ở bên lề cũng là trường phái mới, đương nhiên rồi. Nhưng cũng đương nhiên là trường phái mới thì hẳn phải xuất hiện từ bên lề.

Nhân đây cũng xin được nói luôn: hiện đang có một cái gọi là hội đồng lý luận văn học nghệ thuật trung ương ban bố mọi thứ đúng sai về văn học nghệ thuật trên cả nước này. Mà đứng đầu cái hội đồng ấy thì theo dư luận là mấy người chẳng dính dáng gì và chẳng biết chút gì về văn học nghệ thuật cả. Trong cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyên Văn Linh với văn nghệ sĩ cách đây mấy mươi năm, anh Nguyễn Đăng Mạnh có nói một câu chấn động, anh bảo Đảng khinh bỉ sâu sắc văn nghệ sĩ. Có người cho là giận mà nói quá. Nay với cái hội đồng vừa kể có người đứng đầu như vừa nói, lại có quyền hành lớn nhất về văn học nghệ thuật trên đất nước đau khổ này, thì quả là một sự sỉ nhục to lớn đối với toàn bộ giới văn nghệ và lý luận văn nghệ

Đỉnh cao với đỉnh thấp, hy vọng gì nữa.

Nhà văn Nguyên Ngọc 
(Blog Thùy Linh)

Phạm Xuân Nguyên - Phê bình chỉ điểm

Đây là sự định danh một kiểu gọi là “phê bình văn học” của Nguyễn Văn Lưu đã được tôi nói lên tại diễn đàn của hai cuộc họp quan trọng. Cả hai cuộc tôi đều được mời dự chính thức và được phát biểu chính thức. Cuộc thứ nhất là hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” do Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ngày 10/4/2012 tại hội trường Ban tuyên giáo trung ương.
Đến dự cuộc đó có các ông Trương Tấn Sang, Đinh Thế Huynh, và ngồi chủ trì là các ông Nguyễn Hồng Vinh, Đào Duy Quát, Hữu Thỉnh. Khi tôi phát biểu trong phiên thảo luận buổi chiều thì hai vị Chủ tịch nước và Trưởng ban Tuyên giáo trung ương đã không còn ngồi dự. Tôi đăng ký phát biểu và khi lên bục tôi đã mở đầu ý kiến của mình bằng cách nói ngay: bản tham luận “Kinh nghiệm phê bình qua một trường hợp văn học” của Nguyễn Văn Lưu đọc buổi sáng là lối phê bình chỉ điểm.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
Ông ta có quyền lấy trường hợp Nguyễn Huy Thiệp để khảo sát phê bình, nhưng cái lối tập hợp tư liệu các bài viết phê bình xoay quanh tác phẩm của nhà văn này rồi tổng hợp lại thành ra như một hệ thống có tổ chức phân công người định hướng tư tưởng, người viết bài... là có ý đồ xấu, là bóp méo sự thực đời sống văn học, là vu cáo những người phê bình có bài viết ủng hộ hiện tượng văn chương Nguyễn Huy Thiệp hành động như một “tổ chức”.
Cuộc thứ hai là hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ ba do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc) trong các ngày 3-5/6/2013. Nguyễn Văn Lưu đọc bài viết phê phán bản luận văn “Vị trí kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) với những lời quy kết nặng nề.
 Khi thảo luận tôi cũng đã lên bục phát biểu to trước hội trường rằng kiểu phê bình như thế của Nguyễn Văn Lưu là phê bình chỉ điểm. Tôi cũng nhắc lại đây là lần thứ hai tôi dùng cụm từ này cho Nguyễn Văn Lưu và tôi nhấn mạnh không thể nào ở thời nay, ở nước ta hiện nay chấp nhận được một lối phê bình như thế. (Nói thêm một chi tiết là khi Nguyễn Văn Lưu đang đọc thì nhà văn HPP từ hội trường đi ra ngoài, ngang qua chỗ tôi ngồi anh nói nhỏ “sao bây giờ lại sinh ra những kẻ phê bình cảnh sát như vậy hả ông?”).
Cả hai cuộc lần tôi phát biểu thẳng thắn, công khai tại hai hội thảo lớn báo chí khi tường thuật đều có lược trích ý kiến của tôi, nhưng không báo nào dẫn lại lời tôi nói “phê bình chỉ điểm” đối với Nguyễn Văn Lưu. Mới hay để đưa tin, tường thuật một sự kiện cho thật trung thực, khách quan trên báo chí chính thống cũng là khó. Tổng kết hội nghị Tam Đảo, ông Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam có nhắc tới bốn tiếng này của tôi nhưng là ở phần nói cái chưa được của hội nghị.
Phê bình chỉ điểm là gì?
Nó không phải bây giờ mới có, mà đã có trong suốt đời sống văn học, khi âm thầm, khi rộ lên, và thường là rộ lên thành đợt. Đó là kiểu phê bình cốt điểm mặt chỉ tên những người bị coi là sai trái, sai lầm, lệch lạc, phản động theo một cách đọc văn bản sáng tác và văn bản phê bình thiên về chính trị, quy về chính trị. Các văn bản sáng tác được viết theo cấu trúc nghệ thuật. Các văn bản phê bình được viết theo cấu trúc khoa học. Đọc chúng đúng nghĩa để nhận xét, đánh giá, phản biện là phải đọc theo quy tắc nội tại của văn bản, đọc có lý thuyết và phương pháp, đọc trong hệ thống liên kết văn bản, không thể hồ đồ suy diễn, diễn dịch theo lối áp đặt từ một động cơ, ý muốn ngoài văn học, ngoài khoa học. Phê bình chỉ điểm thường không đọc “vỡ chữ” (để mượn hai chữ này của nhà phê bình văn học và nghệ thuật Nguyễn Thị Minh Thái) các văn bản đó, hoặc có “vỡ chữ” được thì lại “bóp chữ”, và đọc theo lối áp ý (áp buộc ý riêng của mình) và ác ý. Theo dấu chỉ điểm này, người ta sẽ xử lý.
Từ đó, phê bình chỉ điểm là kiểu phê bình dựng chuyện, lập hồ sơ giả, dựng hiện trường giả. Tác phẩm văn học bị lấy làm cái cớ để vu cho người viết những điều không có, ép cho họ những ý nghĩ, tư tưởng không thật, và thế là biến một cuốn sách, một tác giả thành ra một vụ việc mang tính hình sự, nặng hơn nữa thì coi đó là vụ án mà kẻ kết án chính là kẻ viết phê bình như thế. Những tác giả của kiểu phê bình này tự cho mình và coi mình có quyền nắm chân lý, ở vai quan tòa, và lớn tiếng dùng giọng văn buộc tội để nói về người và việc văn học. Theo dấu chỉ điểm này, người ta sẽ xử lý.
Phê bình chỉ điểm do vậy là mang tính vụ việc nhất thời, là báo động giả, lấy sự gây ồn ào rối loạn làm mục đích chính, nhưng hậu quả nó gây ra thì nặng nề cho tâm lý xã hội, cho tinh thần văn giới, và thậm chí gây tác hại về nhân sinh. Theo dấu chỉ điểm, người ta sẽ xử lý. Bởi vì nó luôn được xuất hiện chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng chính thống và xuất hiện một cách ưu tiên, dành chỗ. Nó dễ khiến đám đông tin theo vì sự xuất hiện đó và vì cách viết kích động yếu tố chính trị trong hiện tượng văn học, cũng cả vì đám đông không được thông tin hai chiều, chỉ có chiều đi không có chiều lại.
Tuy nhiên, phê bình chỉ điểm lại thường có hiệu ứng ngược: nó chết nhanh, còn cái bị nó phê thì sống dài. Cứ nhìn lại hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh thì rõ. Khi mới xuất hiện, tác phẩm của hai nhà văn này đã bị phê bình chỉ điểm kêu la ầm ĩ nào là phủ nhận chiến tranh cách mạng, nào là hạ bệ thần tượng, nào xuyên tạc lịch sử dân tộc, vân vân và vân vân, cứ như đọc sách của họ thì hỏng cả mọi sự. Cho đến bây giờ nhìn lại thì chính Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh là hai thành quả xuất sắc nhất của văn học Việt Nam đổi mới, là hai tác giả văn học Việt Nam được dịch nhiều nhất và đánh giá cao nhất ở nước ngoài, là hai gương mặt không thể thiếu khi giới thiệu văn học Việt Nam hiện đại.
 Điều này tôi nói là sự thực, còn hơn cả sự thực, đó là sự thật, dù ai khen chê thế nào mặc lòng, nhưng ai còn có lương năng văn học thì cũng đều thừa nhận thực tế đó. Còn lại bên họ là những người phê bình có mắt xanh tâm sáng biết “anh hùng đoán giữa trần ai mới già” nhận chân ra giá trị đích thực của hai người viết mới với những giá trị mới cần thiết cho văn học nước nhà thời kỳ đổi mới ngay từ khi họ vừa xuất hiện trên văn đàn. Trong khi đó, những bài viết kiểu phê bình chỉ điểm một thời vấy bẩn họ giờ còn ai đọc, mà có đọc cũng chỉ thấy chúng bất lực.
Kinh nghiệm của tôi đối với kiểu phê bình chỉ điểm: hễ thấy có bài, mà nhất lại là nhiều bài đánh liên tục, dồn dập, tàn độc nhắm vào một tác giả, tác phẩm, công trình nào đó, thì hãy tìm ngay những cái bị đánh ấy đọc trực tiếp bằng con mắt, trí tuệ mình, đọc dưới góc độ văn hóa, văn học nghệ thuật và quên ngay những trò đánh đấm hội đồng chỉ điểm, phi văn học, phản nhân văn. Như ở trường hợp bản luận văn của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) về nhóm Mở Miệng: hãy tìm đọc thơ của nhóm đó, hãy tìm đọc luận văn đó, thích hay không thích, đồng ý hay không đồng ý, mỗi người có quyền lựa chọn và phát biểu, nhưng hãy cứ đứng ở địa hạt văn học của thơ và khoa học của luận văn, đừng đẩy sang phía chính trị, tư tưởng, càng không được quy kết, quy chụp về tư tưởng và chính trị. Làm như thế là hại người.
 Mà đó chính là cách làm của phê bình chỉ điểm. Nó thế này: “Vì vậy chúng tôi cấp thời đề nghị phải lập tức đình chỉ việc giảng dạy của cô giáo Nhã Thuyên - dù là giảng dạy hợp đồng. Đồng thời hủy bỏ Luận văn, hủy bỏ học vị Thạc sĩ của tác giả Luận văn, xem xét lại tư cách của người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Nguyễn Thị Bình và trách nhiệm của Hội đồng chấm Luận văn này.” (Nguyễn Văn Lưu). Đây chính là một cáo trạng khoác áo “phê bình văn học” truy bức tội danh “kích động sự phản kháng và chống đối” cho một bản luận văn cao học. Theo dấu chỉ điểm này, người ta sẽ xử lý.

Hà Nội 7.2013

Phạm Xuân Nguyên
(Quê Choa)

Vụ trẻ chết vì vaccine đã lên đến Thủ tướng

Thủ tướng yêu cầu Bộ y tế sớm kết luận vụ 3 trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine
Trong phiên họp thường kỳ của chính phủ tháng, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ trưởng Y tế sớm có kết luận vụ vaccine và xem xét lại quy trình tiêm chủng.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 7/2013 diễn ra hôm qua 30/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh 2 nhiệm vụ đối với Bộ trưởng Kim Tiến: “Bộ trưởng Y tế khẩn trương xem lại vấn đề tiêm chủng, nếu do vaccine thì phải xem lại. Đồng thời tiếp tục có giải pháp đối với tình trạng quá tải bệnh viện. Trước mắt tôi chỉ yêu cầu bộ trưởng 2 vấn đề này”.
Buổi chiều cùng ngày, trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Chính phủ cũng đã bàn về một số cháu bé đã tử vong sau khi tiêm chủng vaccine trong thời gian gần đây. Trước mắt cần có biện pháp không để tái diễn tình cảnh này. Song song với đó là việc xử lý trách nhiệm của cán bộ liên quan khi có kết luận chính thức.
Trước đó ngày 20/7, xảy ra việc 3 trẻ em tại huyện Hướng Hóa, Quảng Trị tử vong sau khi tiêm vaccine viêm gan B. Trong vòng 2 năm qua, đã có gần 20 trẻ chết vì tai biến sau khi tiêm vaccine. Nhưng điều khiến dư luận bức xúc nhất chính là việc Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có mặt ở Quảng Trị ngay sau khi vụ việc thương tâm xảy ra nhưng đã không đến thăm gia đình 3 cháu bé.
Ngân Hà
(Lao Động)
 

Bộ trưởng Tiến có phải là chính khách?

Theo quan niệm thông thường, ở vị trí bộ trưởng có thể được coi là chính khách, nhưng bản thân mỗi người ở cương vị đó có xứng đáng hay được nhân dân suy tôn hay không lại là vấn đề khác.
 - 1
Theo ông Vũ Mão, chính khách không phải chức danh cụ thể dành cho một ai đó, mà được dựa trên những đóng góp của người làm chính trị được cộng đồng thừa nhận
LTS: Vừa qua, trước cách ứng xử của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong sự việc ba cháu bé sơ sinh qua đời tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), có ý kiến cho rằng, Bộ trưởng Tiến bỏ cơ hội trở thành chính khách.

Ngay sau đó, nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về khái niệm “chính khách”. PV tiếp tục có cuộc trao đổi với ông Vũ Mão, nguyên chủ nhiệm VPQH, nguyên chủ nhiệm UB Đối ngoại của Quốc hội về vấn đề này.
Ông nhận xét gì về ý kiến Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bỏ cơ hội trở thành chính khách, khi bà không đến thăm gia đình các nạn nhân bị tử vong sau tiêm ở Quảng Trị khi bà Tiến có chuyến công tác tại đây?
Tôi được biết, ý kiến này là của TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Đó là ý kiến đúng, có hàm ý sâu xa. Tôi đồng tình và ủng hộ với ý kiến đó.
Tôi gặp anh Nguyễn Sỹ Dũng lần đầu năm 1985, tại Mat-xcơ-va, khi dự Đại hội liên hoan (Festival) thanh niên, sinh viên thế giới lần thứ 12. Anh Dũng lúc đó vừa nhận bằng Phó tiến sĩ giáo dục học và được chọn là đại biểu tham gia Đoàn Việt Nam.
Tôi đã nhìn thấy ở chiều sâu một cán bộ trẻ giàu trí tuệ và tâm huyết nên đã chọn Dũng làm thư ký cho mình. Hai mươi năm công tác ở Quốc hội cũng là hai mươi năm chúng tôi gắn bó với nhau, trong những buồn vui của sự nghiệp.
Theo ông, chính khách là gì?
Ở Việt Nam ta có những danh từ mang ý nghĩa tương tự: Chính khách - Nhà chính trị (gọi theo âm Hán Việt là Chính trị gia). Đó là những cách gọi khác nhau dành cho những người vừa có tầm tư duy vừa có tâm đức mà gánh vác công tác quản lý nhà nước, tham gia các hoạt động xã hội của đất nước.
Trong xã hội, công chúng rất biết cách chọn lọc và chỉ gọi là chính khách một cách thân thương và kính trọng đối với những ai, có cương vị xã hội, lại có tầm tư duy chiến lược và có tấm lòng, có tâm hồn trong sáng.
Có lẽ nhân dân không chấp nhận một chính khách tuy có cương vị công tác cao nhưng lại thiếu những yếu tố về tư duy và tấm lòng.
Do đó, chính khách không phải là người mang học vị cao, không phải là người được bầu mà là do sự suy tôn một cách tự nhiên trong xã hội. Sự suy tôn này không có bằng cấp hoặc giấy chứng nhận.
Như vậy, chính khách không phải là chức danh cụ thể, thưa ông?
Chính khách không phải chức danh cụ thể dành cho một ai đó, mà là những đóng góp của người làm chính trị được cộng đồng thừa nhận.
Xin nói thêm, để có thể trở thành chính khách, cuộc đời người làm quản lý phải có sự từng trải và có những thành tựu nhất định. Một nhà khoa học được đưa vào vị trí Bộ trưởng, họ có thể trở thành chính khách. Nhưng họ có thực sự trở thành chính khách hay không là tuỳ thuộc vào chính họ. Như trên tôi đã nói, người được gọi là chính khách là sự suy tôn, không có bằng cấp nào cả.

Thưa ông, ví dụ như Bộ trưởng Y tế, sao ông lại đồng tình rằng Bộ trưởng Tiến bỏ cơ hội trở thành chính khách?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là một nhà khoa học, là Giáo sư - tiến sỹ, thầy thuốc nhân dân, từ Viện trưởng Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sau đấy được đề bạt vào cương vị Thứ trưởng rồi Bộ trưởng. Tôi đánh giá cao công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ của Đảng, Nhà nước ta cũng như sự rèn luyện phấn đấu của chị Nguyễn Thị Kim Tiến.
Qua sự việc này và trước đây, trong phiên chất vấn tại kỳ họp của Quốc hội, dư luận của cử tri chưa hài lòng với nội dung và cách thức trả lời chất vấn của Bộ trưởng, cho thấy cần có sự cầu thị xem xét nghiêm túc để đáp ứng lòng tin cậy và mong muốn của nhân dân.
Tôi nghĩ rằng, Bộ trưởng còn trẻ, trước mắt còn nhiều cơ hội; nếu vượt lên được chính mình, thì chúng ta tin rằng chị Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ được nhân dân yêu mến hơn và sẽ trở thành một chính khách tuyệt vời trong tương lai. (LB: hic, trẻ là trẻ so với bác thôi chứ thế giới thì...)

Theo ông ở Việt Nam quá trình đào tạo, sắp xếp cán bộ đã phù hợp chưa để họ trở thành chính khách và ảnh hưởng đến xã hội?
Đảng ta luôn coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, sắp xếp bố trí, đề bạt cán bộ ở tất cả các cấp. Đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược. Có 3 mô hình bố trí nhân sự cấp cao: Giai đoạn 1955 -1965, coi trọng đề bạt cán bộ chính trị; Giai đoạn 1965 – 1985, coi trọng đề bạt cán bộ khoa học, kỹ thuật; Từ 1985 đến nay, có sự kết hợp hài hoà và cân đối các loại cán bộ trong công tác đề bạt.
Tuy nhiên, cách bố trí cán bộ trên cũng có những nhược điểm như: Không ít trường hợp đưa cán bộ khoa học, kỹ thuật vào các cương vị lãnh đạo vội vã, chưa qua thực tiễn, hiệu quả điều hành chưa cao, để lại nhiều lỗ hổng trong công tác quản lý.
Bên cạnh đó, đưa cán bộ lãnh đạo các địa phương về Trung ương đảm nhận ngay các cương vị lãnh đạo nhưng chưa có tư duy chiến lược ở tầm vĩ mô.
Đưa cán bộ có triển vọng ở Trung ương đi luân chuyển, về tham gia lãnh đạo các địa phương. Nhưng thời gian về địa phương quá ngắn, chưa đủ “độ ngấm” của thực tiễn. Hiện tượng này bị phê phán là “chuồn chuồn đạp nước”, đó là chưa kể tới có những người mang động cơ không trong sáng. Điều đó vừa làm khó cho địa phương và cũng không giúp ích nhiều cho cán bộ luân chuyển. Trong vấn đề này cũng đã phát sinh những tiêu cực từ các phía.

Còn những cán bộ lãnh đạo ở các địa phương chuyển về Trung ương làm công tác quản lý, họ có thế mạnh, hạn chế gì?
Những người này có kinh nghiệm về quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương. Họ có những tư duy thực tiễn, bổ sung cho những cán bộ lãnh đạo ở trên Trung ương đã quá lâu. Họ làm việc có hiệu quả.
Nhược điểm của họ là chưa có đầy đủ tư duy và kinh nghiệm quản lý ở tầm vĩ mô. Mặt khác, cũng tương tự như các nhà khoa học, kỹ thuật, ở họ có một lỗ hổng rất lớn là thiếu kiến thức về lĩnh vực pháp lý. Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, nhìn chung đội ngũ lãnh đạo của ta trong tất cả các lĩnh vực, kể cả ở cấp cao, còn thiếu rất nhiều kiến thức nền về phương diện pháp lý.
Theo ông, cần có giải pháp nào để các nhà quản lý của chúng ta thực sự là những chính khách?
Ở các nước theo chế độ đa Đảng, vì là đối lập nên sự cạnh tranh rất quyết liệt, luôn có sự kiểm tra giám sát lẫn nhau. Nước ta chỉ có một Đảng. Bài học của Liên Xô và Đông Âu vẫn còn đấy. Chúng ta cần xây dựng cơ chế “đặc thù”, khác với các nước Xã hội chủ nghĩa kiểu cũ. Cần hoàn thiện cơ chế để kiểm tra, giám sát quyền lực. Việc chủ trương cho phản biện xã hội là rất cần thiết và cần làm ngay. Gần đây tôi đề xuất có luật về Đảng, không ngoài mục đích làm cho Đảng ta trong sạch hơn, dân tin Đảng hơn.
Để đạt được yêu cầu ấy, đội ngũ cán bộ là quan trọng nhất. Những cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước phải phấn đấu trở thành những chính khách đích thực.
Muốn vậy, mỗi người cần rèn luyện không ngừng, bỏ hết tham sân si, đạt tới tịnh độ; là công bộc của dân cần có được thánh tâm; khiêm tốn học hỏi, học thầy, học bạn, học trong đường đời. Một trong những căn bệnh cần khắc phục của chúng ta là “kiêu ngạo cộng sản”.
Cuối cùng, tôi muốn nói thêm, người ta không ai muốn nghe ý kiến trái chiều. Muốn trở thành chính khách thì hãy biết nghe những ý kiến trái chiều như một sự cảnh tỉnh. Muốn là chính khách thì đòi hỏi cao hơn nhiều so với nhà kỹ thuật, nhà chuyên môn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Dương Tùng (thực hiện)
(Khám phá)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét