Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Bài đáng chú ý

Chế độ chính trị là gì?

Một chế độ chính trị là một tập hợp các cấu trúc chính trị tạo nên một nhà nước. Các hệ thống chính trị bao gồm từ nền dân chủ trực tiếp cho chế độ toàn trị, chẳng hạn như chế độ độc tài quân sự. Hệ thống phổ biến trong thế giới hiện đại bao gồm các nước cộng hòa dân chủ, quân chủ, và dân chủ đại diện. Cũng có các loại hình chính phủ mà chủ yếu mang tính lý thuyết như một chế độ nhân tài nghiêm ngặt.
Thể chế dân chủ
Một trong những hệ thống chính trị thường được nói đến nhất là nền dân chủ đại diện. Đây là một hệ thống trong đó các đại diện được trực tiếp bầu bởi các công dân, và đại diện này sau đó đưa ra quyết định chính trị cho người dân, với giả định rằng các quyết định đó sẽ phản ánh ý chí chung của nước cộng hòa. Điều này có thể so sánh với một nền dân chủ trực tiếp, trong đó tất cả công dân trực tiếp biểu quyết tất cả các vấn đề có tầm quan trọng.
Các nước cộng hòa
Cộng hòa là một trong những hệ thống chính quyền trên phổ biến nhất trên thế giới, mặc dù nó có nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, một nước cộng hòa có thể liên kết với một tôn giáo, như trong trường hợp của Cộng hòa Hồi giáo, với một hệ thống kinh tế, ví dụ như một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa, hoặc một thủ tục chính trị, chẳng hạn như một nước cộng hòa nghị viện. Một số nước cộng hòa cố gắng thể hiện một thực tế rằng nó thực sự tạo thành từ các bộ phận bán tự trị nhỏ hơn. Hoa Kỳ, chẳng hạn, nói rất rõ rằng nó là chế độ chính trị của một nhóm các thực nhà nước (tiểu bang) thống nhất. Cả Nigeria và Đức thể hiện ý tưởng này bằng cách tự gọi là nước cộng hòa liên bang.
Goverment

Cộng hòa thường được biểu hiện trong tên chính thức của nhà nước, và thường bao gồm một sự biến đổi nhằm truyền đạt một loại hình lý tưởng triết lý mà chế độ chính trị theo đuổi. Ví dụ, Guyana được gọi là Cộng hòa Hợp tác xã Guyana, Sri Lanka được gọi là Cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa Sri Lanka và Trung Quốc đại lục được gọi là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hệ thống chính quyền thực tế ở các nước này có thể khác nhau: ví dụ, Trung Quốc là một nhà nước độc đảng Mác-Lênin, không phải là một nước cộng hòa. Loại hình chính quyền này có thể tổ  chức theo cách khác, chẳng hạn với một số nước cộng hòa là bộ phận của một nhà nước, như các nước trong Liên Xô cũ.
Chính thể quân quyền
Hệ thống chính thể quân quyền bao gồm tất cả các nhà lãnh đạo của đất nước xuất phát từ một gia tộc. Loại hình phổ biến nhất của nó bao gồm chế độ quân chủ, tiểu vương quốc, và đế chế vương triều, ví dụ như Triều đình Trung Hoa. Trong thời hiện đại, các nhà lãnh đạo của nhiều chế độ quân chủ và tiểu vương quốc chủ yếu phục vụ như bù nhìn. Loại hình chính phủ này được gọi là chế độ quân chủ lập hiến hay là chế độ quân chủ danh nghĩa, và bao gồm các nước như Vương quốc Anh. Đối lập với chế độ này là một chế độ quân chủ chuyên chế, trong đó người lãnh đạo có toàn quyền cai quản nhà nước, và không bị kiểm soát bởi hiến pháp hay quốc hội. Ví dụ về chế độ quân chủ chuyên chế hiện đại bao gồm Ả Rập Saudi và Qatar.
Chế độ toàn trị và độc tài
Trong chế độ chính trị độc tài và toàn trị, một cá nhân, một thực thể, hoặc một đảng phái nắm toàn quyền kiểm soát các công việc của nhà nước, mà không được bầu cử hoặc đồng thuận của người dân. Đặc biêt trong các chế độ toàn trị, người lãnh đạo thường tìm cách kiểm soát tất cả các mặt hoạt động của xã hội, bao gồm những thứ như niềm tin cá nhân và đạo đức của dân chúng. Điều này đôi khi kèm theo tệ sùng bái cá nhân xung quanh nhà lãnh đạo hoặc các nhà lãnh đạo, như trong trường hợp của Adolf Hitler, nhà lãnh đạo của Đức Quốc xã. Hình thức phổ biến của chế độ độc tài hay toàn trị bao gồm chế độ quân phiệt juntas, trong đó một ủy ban gồm một ít các nhà lãnh đạo quân sự cai trị quốc gia hoặc một nhà nước độc đảng, mà chỉ có một đảng chính trị nằm quyền lực còn những đảng khác bị công khai hoặc ngầm cấm không được phép thách thức chính quyền. Một dạng khác là một chế độ độc tài, trong đó một người cai trị đất nước mà không chịu trách nhiệm trước bất kỳ ai và sau đó trao quyền lực của mình cho một người khác khi chết.
Các thể chế cổ xưa và hiếm gặp
Một số hệ thống còn sót lại từ thời xa xưa đã qua. Luxembourg, chẳng hạn, được chính thức biết đến như một Đại công quốc, bắt đầu từ thời nó trở thành một phần của Hà Lan như một thuộc địa của Hà Lan. Một loại hình thể chế cổ xưa là chế độ kritarchy, hay chế độ cai trị bởi các quan tòa, và timocracy, trong đó chỉ có những người sở hữu đất đai trong nước mới có thể quản lý đất nước. Các loại hinh chính phủ khác không phổ biến trong thế giới hiện đại, nhưng vẫn còn tồn tại vài nơi. Chế độ thần quyền, chẳng hạn như chính phủ Tây Tạng lưu vong, hoặc của chính phủ thành phố Vatican, trong đó một nhân vật tôn giáo được ban quyền lực thế tục để nằm chính quyền.
Các thể chế lý thuyết
Có một số loại hình chính thể chỉ tồn tại trong lý thuyết chứ chưa có ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Một ví dụ của thể chế này là một chế độ nhân tài nghiêm ngặt, ví dụ, trường hợp các nhà lãnh đạo được tuyển chọn dựa trên khả năng của họ để lãnh đạo. Các hệ thống khác bao gồm chế độ tập đoàn corporatocracy, một chủ đề phổ biến trong khoa học viễn tưởng, trong đó các công ty tập đoàn cai trị các quốc gia có chủ quyền, và chế độ thiên tài geniocracy, trong đó các nhà lãnh đạo được lựa chọn dựa trên khả năng giải quyết vấn đề và sự sáng tạo của họ.
Nguyễn Quang dịch -  WiseGeek
(TC Phía Trước)

Thiện Tùng - “Không Dân Đảng tính làm sao?”

Sau bước tiễn và gởi tro của một vị lão thành về với sông nước, tôi thông tin với ông Phó Chủ tịch Mặt trận tỉnh đương nhiệm: “Hội nghị 7 của Đảng đã quyết về công tác Dân vận, hãy chuẩn bị đi, để khi có lịnh xuống, kịp thời ra quân”. Ông ta trề môi nói: “Ôm đồm. Để nội bộ làm bậy, giải quyết tới lui không xong khiến cho Dân giận, giỏi xuống đây mà vận”.
Từ một câu nói đơn giản nhưng ẩn chứa nỗi bất bình, bất lực của vị Phó Chủ tịch Mặt trận, khiến tôi ngứa óc viết ra bài này, xem như góp phần lý giải một góc cạnh nào đó về thời cuộc.

Có hơn ba triệu đảng viên mà quản lý không tốt, chia bè chia cánh, quậy phá tùm lum, hết năm này qua tháng nọ, hết đại hội đến hội nghị mà chẳng giải quyết được việc gì đáng nói thì làm gì quản nổi giang sơn xã tắc?

Sự đời, khi quyền thiết yếu dân sinh, dân chủ (vật chất, tinh thần) bị xâm hại, không còn cách nào khác, người dân phải đứng lên bảo vệ quyền sống và quyền làm người. Lãnh đạo chẳng quan tâm đến những quyền thiêng liêng ấy của nhân dân mà còn dùng “bàn tay sắt” trấn áp, đánh đập, bắt bớ giam cầm…, thì người dân buộc phải “tìm cái sống trong cái chết” âu là lẽ đương nhiên!


“Đảng lãnh đạo” là cách nói gọn, chớ nói cho đủ và có nghĩa “Đảng lãnh đạo Nhân dân” – Nhân dân là chỗ dựa, là đối tượng lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo mà mất chỗ dựa, mất đối tượng khác nàoTướng mà không Quân, nó chỉ còn là hư danh.

Có lẽ cảm thấy nguy cơ mất chỗ dựa và thấm thía câu “không dân Đảng tính làm sao?!”, công tác Dân vận được đưa vào chương trình nghị sự hội nghị lần thứ 7 của Đảng. Trong bài diễn văn tổng kết hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh về công tác Dân vận. Xin trích một đoạn ngắn của bài diễn văn để thấy ông Trọng dùng chữ Dân đậm đặc đến độ nào:

Hội nghị nhất trí cho rằng, tiếp sau Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, việc lần này Trung ương bàn và ban hành Nghị quyết về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận là rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Bởi vì chỉ có làm tốt công tác dân vận, tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng thì Đảng mới có sức mạnh… Chỉ có đổi mới và làm tốt công tác dân vận, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với dân, cũng như khối đại đoàn kết toàn dân thì mới phát huy được sức mạnh to lớn của toàn dân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”… “Để thực hiện được yêu cầu trên, phải quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về dân vận, về đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt là phải tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân; hết lòng, hết sức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chú trọng đến lợi ích trực tiếp của người dân; luôn trọng dân, gần dân, hiểu dân, tin dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Thường xuyên chỉnh đốn, xây dựng Đảng, Nhà nước, chính quyền trong sạch, vững mạnh; mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước phải vì dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, tận tuỵ với công việc, nói đi đôi với làm để nhân dân tin tưởng, noi theo.

Dầu với cương vị Tổng Bí thư, ông Trọng có hô hào tăng cường, ra sức, đẩy mạnh… đến mấy cũng chẳng ăn thua. Vấn đề không phải nói mà làm. Làm gì thì rõ quá rồi: Dân đang phẫn uất về nạn độc tài, tham nhũng…, cường quyền hà hiếp nhân dân. Là lãnh đạo, nếu Đảng triệt tiêu được những tệ nạn ấy xem như đã làm tốt công tác Dân vận rồi – chắc chắn dân sẽ hết giận ngay, có khi còn suy tôn Đảng nữa là khác.
Nếu Đảng không giải quyết rốt ráo những tệ nạn vừa nói thì người ta sẽ hiểu Đảng đang dùng “bàn tay nhung” “câu dân” làm chỗ dựa để vụ lợi – phải kiên quyết như Nguyễn Bá Thanh nói gặp hốt liền, không nói nhiều”.

Đúng là khó thật, nếu vận động nhân dân chống “bọn sâu dân mọt nước” thì tiền hô hậu ủng, còn vận động nhân dân ủng hộ “bọn sâu dân mọt nước” thì tiền hô hậu đả đảo. Ai cả gan đứng ra nói giúp cho kẻ xấu sẽ bị liệt vào đồng bọn hoặc đồng lõa. Rõ ràng, công công tác Dân vận hiện nay “bó miệng chấm com”. “Ai giỏi xuống đây vận” như lời thách của vị Phó Chủ tịch Mặt trận.

07/07/2013
Thiện Tùng
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Thép Việt Nam trỗi dậy chống thép Trung Quốc cạnh tranh bất chính

Thép Trung Quốc bị tố cáo cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam. Trong ảnh: Nhà máy sản xuất thép Đông Bắc, Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, 18/01/2013
Thép Trung Quốc bị tố cáo cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam. Trong ảnh: Nhà máy sản xuất thép Đông Bắc, Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, 18/01/2013 (REUTERS)

Dù giới sản xuất thép trong nước đã kêu than từ rất lâu, nhưng chỉ gần đây, chính quyền Việt Nam mới quyết định mở điều tra chống bán phá giá trên một mặt hàng thép nhập khẩu, nhắm vào 4 nhà sản xuất nước ngoài, trong đó có Trung Quốc. Cùng lúc, giới sản xuất thép nội địa cũng công khai lên tiếng phản đối hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh của các công ty thép Trung Quốc trên thị trường Việt Nam.

Theo nguồn tin từ báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 03/07/2013, Bộ Công thương Việt Nam vừa ký quyết định điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội, nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan.

Vào lúc rất nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam từ cá ba sa, tôm đông lạnh, cho đến dệt may, mắc áo… bị điều tra khắp nơi vì bị tình nghi bán phá giá qua các thị trường ngoại quốc, thì đây chỉ mới là lần thứ ba từ năm 2009 đến nay, chính quyền Việt Nam thể hiện thái độ dứt khoát đối với các mặt hàng bị cáo buộc là cạnh tranh bất chính trên thị trường trong nước.

Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, trước đây đã có các cuộc điều tra chống bán phá giá nhắm vào hai mặt hàng kính nổi và dầu ăn, nhưng đây là lần đầu tiên, đối tượng bị truy xét là mặt hàng thép, mang tính chiến lược.

Hai doanh nghiệp khởi đơn kiện - Công ty POSCO VST và Công ty cổ phần Inox Hòa Bình – cho rằng sản phẩm từ bốn nhà xuất khẩu kể trên đã được bán vào thị trường Việt Nam với giá thấp hơn nhiều so với sản xuất.

Sự kiện một công ty Trung Quốc nằm trong danh sách bị điều tra chống phá giá không phải là ngẫu nhiên, vì giới sản xuất thép Trung Quốc trong thời gian qua đã liên tục bị tố cáo lũng đoạn thị trường Việt Nam bằng rất nhiều thủ đoạn bất minh.

Ngày 04/07/2013, nhân một hội nghị của Hiệp hội Thép Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã lại lên tiếng tố cáo các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nếu không muốn nói là gian dối của giới sản xuất thép Trung Quốc trên thị trường Việt Nam.

Hai thủ đoạn cụ thể đã được các nhà sản xuất thép Việt Nam nêu bật : Khi xuất qua thép Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc chẳng hạn đã khai rằng hàng của họ có pha lẫn chất bo (boron), do đó được hưởng mức thuế ưu đãi theo dạng thép hợp kim. Trong thực tế, hàm lượng boron trong các mặt hàng này cực nhỏ, chỉ khoảng 0,08% mà thôi. Thủ đoạn thứ hai được nêu bật là khai thép nhập vào Việt Nam để làm dây lõi que hàn, nhưng trong thực tế lại nhập nhiều hơn nhu cầu sản xuất.

Một thủ đoạn khác, cũng từng được Hiệp hội Thép Việt Nam chính thức nêu lên từ giữa năm ngoái, là sự kiện một số loại thép ở Trung Quốc được trợ giá, giá thành do đó được hạ thấp một cách giả tạo và dễ có khả năng tràn ngập thị trường Việt Nam.

Một số liệu do chính Hiệp hội Thép Việt Nam công bố cho thấy rõ nguy cơ thép Việt Nam bị thép Trung Quốc nhận chìm : Trong bảy tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm 2011 : « Thép xây dựng dạng cuộn nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng 557,3% ; thép xây dựng dạng cây tăng 122,7% và thép hình tăng tới... 1.612% ».

Phải nói là Việt Nam không phải là nạn nhân duy nhất của thép Trung Quốc. Các nước Đông Nam Á khác có dấu hiệu cùng chung cảnh ngộ. Trong một bài phỏng vấn dành cho tờ báo mạng The Malaysian Reserve ngày 01/04 vừa qua, một chủ tịch tập đoàn sản xuất tôn lớn tại Việt Nam đã không ngần ngại tố cáo Trung Quốc là « thủ phạm lớn nhất » trong việc phá giá sắt thép trong vùng Đông Nam Á, với các thủ đoạn bán phá giá rất phổ biến trong khu vực.
Trọng Nghĩa (RFI)

Giải pháp nào cho biển Đông “hậu” các cấp cao?

Ngư dân Việt ra khơi giữa những nguy cơ luôn rình rập
Luật quốc tế UCLOS và bộ Quy tắc COC không hề được nhắc đến trong Tuyên bố Việt - Trung. Tin về biển Đông ở Cấp cao Trung - Mỹ không nhất quán. Bối cảnh này khiến việc tìm giải pháp cho các tranh chấp biển đảo trong khu vực tiếp tục là vấn đề cấp bách. Quyền lợi của ngư dân Việt tại Hoàng Sa, Trường Sa không thể không được đảm bảo.
Xin được kiến nghị một dạng thức “mô hình giải pháp” (solution model, paradigm), bao gồm năm biện pháp (measures), gọi là P-DOWN. Đây là một tập hợp năm chữ cái tiếng Anh, mỗi chữ cái tiêu biểu cho một biện pháp: P là Partnership (Đối tác), D là Democracy (Dân chủ), O là CoC for Ocean (bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông), W là Wisdom (Minh triết) và N là Network (Kết nối). Mô hình năm biện pháp này là cách tiếp cận theo tư duy hệ thống đối với các tranh chấp phức tạp ở biển Đông trong bối cảnh Đông Nam Á hậu Chiến tranh Lạnh. Vấn đề trở càng trở nên cấp bách sau cuộc gặp cấp cao Tập-Obama và chuyến thăm cấp nhà nước Trung Quốc của Chủ tịch Trương Tấn Sang. Bởi vì, nhiều chỉ dấu cho thấy, cấp cao Trung-Mỹ và cấp cao Việt-Trung dường như làm tăng thêm tính bất định cho cục diện trên biển Đông.
Tình hình hiện nay, theo nhận định của TS. Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Các bên liên quan vẫn giữ lập trường cũ, đặc biệt là Trung Quốc, vẫn nhất quyết đeo bám yêu sách về chủ quyền lãnh thổ và và đòi hơn 80% diện tích biển Đông. Tại hội đàm cấp cao Việt-Trung mới đây nhất, mặc dù hai bên cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện nhưng cũng chỉ có Chủ tịch Trương Tấn Sang nêu đề nghị cần tăng cường phối hợp, xử lý thỏa đáng, bảo đảm lợi ích và quyền lợi của ngư dân Việt Nam. Tiến trình CoC và việc tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển (UNLOS-1982) không được khẳng định trong Tuyên bố chung và các văn kiện chính thức. Trong tiếp xúc cấp cao Trung-Mỹ, ông Tập Cận Bình tiếp tục khẳng định nhất quyết bảo vệ cái gọi là “chủ quyền quốc gia của Trung Quốc” trên Hoa Đông và biển Đông.
Môi trường tiếp tục phức tạp
Có lẽ ít ai hoài nghi về tầm quan trọng của bang giao Trung-Mỹ đối với các mối quan hệ quốc tế thế kỷ XXI. Tuy nhiên, cục diện thế giới đa cực ngày nay khác xa với môi trường quốc tế của những năm 1970, thời điểm “tam quốc” Mỹ-Xô-Trung tranh hùng. Cho dù ông Tập Cận Bình, ngay trong ngày đầu của cuộc gặp đã cố ý so sánh cấp cao Cali với chuyến thăm của ông Nixon sang Bắc Kinh năm nào, song ít ai tin rằng những ngày qua, ông Tập và ông Obama đã có các thỏa thuận có thể khuynh đảo thế giới như kỷ nguyên “hai phe bốn mâu thuẫn” ấy! Hẳn nhiên thời nào thì bang giao Trung-Mỹ, Việt-Trung cũng đều có không gian cho thỏa hiệp và căng thẳng, hợp tác và cạnh tranh. Các mối bang giao này vốn đã phức tạp, sau cấp cao Cali, cấp cao Bắc Kinh không ai nghĩ là chúng sẽ đơn giản hơn. Dư luận trong/ngoài khu vực quan tâm đến môi trường mới ở biển Đông là vì thế.
Theo TS. Bonnie Glaser, nữ cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Hoa Kỳ, quan trọng nhất ở đây là bản chất của mối quan hệ: “Cả Tổng thống Obama lẫn Chủ tịch Tập Cận Bình đều nhận thức rằng, Mỹ và Trung Quốc cũng như toàn thế giới sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nếu hai nước sa vào vết xe đổ của lịch sử, khi một cường quốc mới nổi thách thức một cường quốc đang đứng đầu thế giới và kết thúc bằng xung đột quân sự. Tại cuộc gặp gỡ Cali, hai nhà lãnh đạo đã bàn thảo về mô thức quan hệ mà hai bên mong muốn, như ông Tập Cận Bình tuyên bố với báo giới là một mối quan hệ dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi và mở rộng sự hợp tác”.
Về khả năng thỏa thuận ngầm, Phó Giám đốc Viện Viễn Đông Sergei Louzyanin phân tích, ông Obama sẵn sàng có nhượng bộ mang tính chiến thuật, bởi tới nay Trung Quốc vẫn là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, là thị trường quan trọng đối với các tập đoàn Hoa Kỳ. Từ khi mở ra giao thương, lúc nào cán cân mậu dịch của Mỹ cũng bị thâm hụt và số thâm hụt ngày càng tăng. Năm 2011, hàng “Made in China” vào Mỹ trên 399 tỷ USD, trong khi Mỹ chỉ bán cho Trung Quốc được 104 tỷ, thâm thủng 295 tỷ. Năm 2012 Mỹ nhập của Trung Quốc trên 425 tỷ và bán cho Trung Quốc chỉ có 110 tỷ, thâm thủng 315 tỷ. Tuy nhiên, sức mạnh thật sự lại không nằm trong tay nước có dự trữ ngoại hối lớn mà lại ở trong tay nước có thể dễ dàng đi vay bằng đồng nội tệ của chính họ. Chưa nói, ràng buộc đồng Nhân dân tệ vào đồng USD đang đặt Trung Quốc trước không ít rủi ro!
Mỹ-Trung còn dè chừng nhau bởi nhiều chuyện khác, trong đó đáng quan tâm nhất là chiến lược “Á tâm” và quá trình “tái cân bằng” các lực lượng vũ trang của Mỹ sang Thái Bình Dương. Ngoài ra, gián điệp mạng, khả năng chạy đua vũ trang trên không gian của Trung Quốc... đều là những vấn đề “nóng” trong nghị trình. Theo ông Thẩm Định Lập, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ của Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, cách xử lý của Tổng thống Obama đối với Bắc Kinh mang tính đối đầu nhiều hơn so với người tiền nhiệm George W Bush: hai lần Obama quyết định bán vũ khí cho Đài Loan và hai lần gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma (Bush chỉ có một lần). Một số phân tích vẫn cho rằng, sau cấp cao Cali để “bắt mạch và nắn gân nhau” dường như hai bên vẫn chưa định hình được khuôn khổ của cái gọi là “mô thức mới” trong quan hệ. Hai bên vẫn như những đối thủ trong thế giằng co nhau trên sới vật.
Kết thúc cấp cao, món quà ông Obama tặng ông Tập là một chiếc ghế băng. Mặt trước ghế được khắc ngày tháng hai vị đàm đạo kèm theo dòng chữ Hán, viết rằng chiếc ghế băng được làm từ gỗ đỏ California. Trong lúc đi dạo ngoài trời tại khu nghỉ mát đầy nắng gió ở California, ông Tập đã cùng ông Obama ngồi lại một lúc trên chính chiếc ghế ấy. Lãnh đạo hai cường quốc thế giới đã dành tám tiếng đồng hồ trong hai ngày để “kết giao” và thảo luận về một số lĩnh vực mang tính biểu trưng cao, bao gồm vấn đề an ninh mạng (quan hệ song phương), phi hạt nhận hóa bán đảo Triều Tiên (vấn đề an ninh khu vực) và biến đổi khí hậu (mối quan tâm toàn cầu). Cho đến nay, các nguồn tin về vấn đề biển Đông tại Cấp cao Cali không nhất quán.
Dù sao, cuộc gặp Cali vẫn đặt các nước châu Á trước một một môi trường lành ít dữ nhiều do sự hung hăng của Trung Quốc và “sự ỡm ờ chiến lược” (strategic ambiguity) của Hoa Kỳ. Cả hai người đàn ông quyền lực nhất hành tinh muốn qua “so găng” để khẳng định dấu ấn cá nhân trong hoạch định chính sách, xây dựng quan hệ siêu cường kiểu mới, thực hiện “giấc mơ Mỹ” lẫn “giấc mộng Trung Hoa”. Còn nhiều dịp có thể hiểu thêm về tầm vóc lẫn vị thế của hai nhân vật “kỳ phùng địch thủ” này trong lịch sử đương đại, vì họ còn gặp nhau trong tương lai gần. Điều chắc chắn, biển Đông tiếp tục là võ đài để cả hai thi thố sức mạnh lẫn kế sách, đồng thời là địa danh nguy hiểm vì khả năng đụng độ cao. Hai nỗ lực then chốt nhằm đi tới giải quyết tranh chấp mà Việt Nam và thế giới luôn nhấn mạnh trong những năm gần đây và đón đợi nhiều từ cấp cao Bắc Kinh là các cam kết đối với CoC và Công ước Liên Hiêp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) bị gạt khỏi các văn kiện chính thức.
Tiếp cận theo tư duy hệ thống
Trong môi trường đầy thách thức về địa-chính trị như vậy, lãnh đạo Việt Nam sớm tiên liệu được các xu hướng đe dọa đến an ninh và phát triển của đất nước. Ngoài việc ưu tiên cao và liên tục bồi đắp “sức mạnh cứng”, từ nhiều năm trước, lãnh đạo Việt Nam đã khẳng định quyết tâm xây dựng “sức mạnh mềm”. Một trong những biểu hiện của quyết tâm này là sớm thiết kế hệ thống “đối tác chiến lược” với các nước thường trực HĐBA (P5) như một sự đột phá, một sự “trở về nguồn” của tư duy đối ngoại. Trong lịch sử, khi tham gia phe đồng minh chống phát xít, Đảng cũng từng xác định: “Ta có mạnh thì họ mới chịu ‘đếm xỉa đến’. Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay kẻ khác, dầu kẻ ấy có thể là bạn đồng minh của ta vậy”**. Vấn đề đối tác (P) không chỉ là khởi nguồn của quá trình “làm cho ta mạnh”, mà còn gắn liền với việc xây dựng hệ thống của Việt Nam về cân bằng và đối trọng. Không ngừng làm sâu sắc thêm bang giao với Nhật Bản và Nga, Ấn Độ và Úc, Hàn Quốc và Eu phản ánh chính những nỗ lực này. Con đường triển khai chủ trương không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nhưng một khi đã nhất tâm trở lại với các giá trị “dân tộc và dân chủ”** thì không gì có thể cản trở được lộ trình đi tới các đối tác chiến lược ấy.
Liên quan đến vấn đề dân chủ (D) và độc lập dân tộc, ông Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu ở Hội nghị TW 6 (ngày 15/10/2012): Bộ Chính trị, Ban Bí thư là một tập thể lãnh đạo kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Vậy là, chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc chiếm ưu tiên trong chiến lược lãnh đạo. Các giá trị thiêng liêng ấy gắn bó máu thịt với con dân đất Việt từ khắp mọi góc bể chân trời. Vì thế, “lòng tin chiến lược” từng tuyên bố tại diễn đàn Shangri-La cần tiếp tục được xây dựng với chính người dân trong và ngoài giải đất hình chữ S thì mới thực thi được bài học dân chủ trong hoàn cảnh mới. Dân chủ sẽ chọn được nhân tài cho đất nước, tạo ra đồng thuận xã hội. Dân chủ sẽ phát huy thế trận lòng dân được tôi luyện qua lịch sử dựng nước và giữ nước. Được như vậy, Việt Nam mới có thể thành một quốc gia mạnh, vượt lên được chính mình để viết tiếp câu chuyện cổ tích hiện đại tại vùng đất Davos này của châu Á.
Dân chủ, đồng thuận xã hội là điểm tựa bên trong. Hệ thống đối tác chiến lược là điểm tựa bên ngoài. Đây là hai nền tảng vững chắc cho công cuộc vận động ngoại giao, trong đó có việc phấn đấu cùng ASEAN đẩy nhanh tiến trình CoC, bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (O). Muốn chủ động đối phó với tình trạng không rõ ràng trong quan hệ Trung-Mỹ nói chung và trên biển Đông nói riêng, phải mạnh trong các kết nối quốc nội và quốc tế. Phải coi trọng vai trò ASEAN như một nhân tố trung tâm của các tiến trình. Hẳn nhiên, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không vì biển Ðông mà gây chiến. Nhưng biển Đông cũng không nhờ thế mà được yên ổn. Kế sách của Trung Quốc là không trực tiếp đối đầu với Mỹ, nhưng sẽ tìm mọi cách để Mỹ không thể can thiệp vào quyền lợi ích kỷ của Bắc Kinh trên biển Đông. CoC tuy không thay đổi được chính sách của Trung Quốc, nhưng sẽ góp phần thay đổi “luật chơi” trên biển. Chủ nghĩa đa phương, so sánh lực lượng và lợi ích địa-chính trị của các bên đang và sẽ tiếp tục là những nhân tố quyết định cuộc chơi.
Song song với tiến trình P – D – O, chúng ta có thể mạnh mẽ thúc đẩy các dự án W “Minh triết làm chủ biển Đông”! Chương trình này vốn xuất phát từ một dự báo thiên tài của tiền nhân cách đây 500 năm: “Vạn dặm biển Đông dang tay giữ / Muôn năm cõi Việt vững thanh bình” (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Minh triết làm chủ biển Đông là một quan niệm mới/một tư duy mới về làm chủ dựa trên tâm thức văn minh của thời đại, biết bảo vệ chủ quyền của mình và tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác trên cơ sở hòa bình, hợp tác thân thiện, biết chia sẻ trách nhiệm và lợi ích (Việt Nam nên sớm kết thúc đàm phán với ASEAN về các vấn đề liên quan đến chủ quyền). Từ nay cần nhân rộng các dự án “Minh triết làm chủ biển Đông” ra khắp cả nước. Đây là sáng kiến của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết. Trung tâm đang “nối vòng tay lớn” liên kết các đơn vị nghiên cứu về bảo vệ chủ quyền biển đảo, về các vấn đề kinh tế, văn hóa và khoa học biển đảo thành một mạng lưới rộng lớn nhằm tìm kiếm giải pháp từng phần và chung cuộc cho vấn đề biển Đông hiện nay.
Kết nối (N) sự chủ động của Việt Nam với các sáng kiến lớn trong khu vực vốn là một ý tưởng vượt trội xuất hiện cách đây khá lâu từ thời ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm. Phấn đấu sao cho an ninh và phát triển của Việt Nam trở thành một bộ phận cơ hữu của an ninh và phát triển khu vực. Chủ trương hội nhập toàn diện từ Đại hội XI cho phép chúng ta cùng lúc có thể tham gia vào nhiều cấu trúc mở về chính trị, kinh tế và chiến lược như EAS, TTP, hay RCEP***. Việt Nam có thể cập nhật lời kêu gọi của Indonesia về một hiệp ước kiềm chế xung đột ở châu Á, “Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở rộng”. Cùng với các thành viên khác trong cộng đồng, Việt Nam nên chủ động hơn nữa để thích nghi với “Trật tự Á-Thái” (Pax Asia-Pacifica). Hãy nêu cao bài học của Singapore hay Israel để thấy vai trò của các nước vừa và nhỏ trong hệ thống quốc tế hiện đại. Sự chuyển tiếp của các xã hội khép kín như Myanmar và gần đây nhất là Iran cho ta những trải nghiệm quý báu về tính đàn hồi và năng động của các quốc gia có thân phận phần nào giống Việt Nam.
Hẳn nhiên là các thành tố trong “mô hình P-DOWN” có những tương tác đặc biệt, như là một sự “tùy duyên” hay “tương hỗ”. Không đổi mới về chính trị, không thành tựu về dân chủ hóa trong sinh hoạt nội bộ thì khó có thể xây dựng và thúc đẩy các quan hệ đối tác chiến lược một cách thực chất. Chính hệ thống đối tác chiến lược ấy sẽ nâng chất lượng đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam lên một tầm cao mới so với thời kỳ đầu mở cửa. Chất lượng mới này, đến lượt nó sẽ thay đổi đời sống kinh tế-xã hội trong nước theo hướng ngày càng tích cực. Trong toàn bộ mô hình, thành tố này là tiền đề cho thành tố kia và ngược lại. Dân chủ hóa đất nước là một lợi khí và lợi thế mà đối thủ của Việt Nam hết sức lo ngại, thậm chí đã nhiều lần rắp tâm phá hoại. Ngược lại, đó là điều người dân trong nước cũng như bao bạn bè lẫn đối tác của Việt Nam vẫn hằng đón đợi. Chính sách đối ngoại, vì vậy, không còn là sự kéo dài của chính sách đối nội, mà cả hai đều nằm trong một chiến lược tích hợp vì an ninh và phát triển bền vững của đất nước. Dù môi trường biển Đông có phức tạp đến mấy, nếu chủ động ngay từ bây giờ, P-DOWN sẽ là một trong những chìa khóa an toàn!
*
Tính hợp trội (Emergence)của hệ thống toàn cầu chính là sự nổi lên của các cấu trúc và sự cố kết trong quá trình tự tổ chức của hệ thống. P-DOWN là mô thức tổng quát, nếu được định hình và ứng dụng có thể sẽ phù hợp với chủ nghĩa khu vực mở ở châu Á-TBD. Các lợi thế do tính hợp trội này mang lại có thể là: i) Hệ thống các đối tác chiến lược sẽ trở thành sức mạnh chế ngự mọi tham vọng quá khích, hiếu chiến; sẽ là quyền lực bao quát cái toàn thể, không hội đủ trong từng đơn vị quốc gia hợp thành), ii) Dân chủ hóa sẽ đoàn kết bên trong và tạo ra sự cố kết giữa bên trong với bên ngoài, bảo đảm độ bền vững của tiến trình, iii) Luật quốc tế là cơ sở tạo thành bộ Quy tắc ứng xử CoC, sau này có thể hội nhập với các cấu trúc khác đang định hình trong khu vực, như EAS, TPP, RCEP, iv) Tư duy minh triết sẽ hội tụ, liên kết và mở rộng mạng lưới như một quá trình tiến hóa, chứ không đột biến cách mạng (gây sốc/đổ vỡ) và v) Kết nối trong nước và trên toàn cầu mang lại tính đại diện cao nên dễ được cộng đồng quốc tế và khu vực chấp thuận.
Năm biện pháptừng phần để đi tới mô hình hợp nhất này là một tiến trình đi tới giải pháp tổng thể. Hẳn nhiên, tiến trình này sẽ còn gặp nhiều trở lực, thậm chí chống đối và cả sự phá hoại ngầm và công khai từ nhiều phía. Để P-DOWN thành công, phải vô hiệu hóa được các thế lực chống phá ấy, phải vượt qua trở lực do các “ma-sát xấu” của nền ngoại giao ý thức hệ rơi rớt lại. Rất có thể, đây sẽ là đề tài tiếp theo của bài viết mới, một khi các điều kiện cho phép hội đủ, chúng tôi sẽ phục vụ bạn đọc gần xa. Thiện tâm của người viết không hướng đến mô hình mang tính học thuật. Đây là yêu cầu cấp bách của tình thế. Nếu mô hình này được thực thi bài bản, hy vọng sẽ thêm một viên đá góp phần bảo vệ và xây dựng Hoàng Sa, Trường Sa. Bạn có thể quên nhiều điều trong bài viết này. Mọi lý thuyết đều màu xám! Song bạn đừng quên một loại quả lành trên đất Việt, đó là quả “bí đao”, phát âm hao hao với P-DOWN. Cái “bí”, cái “khó” chắc chắn sẽ làm “ló” cái khôn sáng, cái minh triết để bảo vệ và gìn giữ biển Đông cho đời này và muôn đời sau!
Đinh Hoàng Thắng - Hoàng Việt*
_________________________________
* TS. Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan, Trưởng Nhóm Tư vấn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, hiện đang cộng tác với Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết. Ths. Hoàng Việt, Giảng viên Đại học Luật, Tp. Hồ Chí Minh.
** Trích từ Văn kiện đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ II (tháng 2/1951), trong đó còn ghi rõ: “Chính sách ngoại giao của ta là chính sách ngoại giao có tính dân tộc và dân chủ. Nguyên tắc cơ bản của chính sách đó là: bảo vệ toàn vẹn độc lập, dân chủ, chủ quyền lãnh thổ và thống nhất quốc gia”.
*** EAS: Hội nghị Cấp cao Đông Á, gồm 18 thành viên, trong đó 16 quốc gia Đông Á + Hoa Kỳ và Nga tham gia sau này, lấy ASEAN làm trung tâm. TPP: Hiệp định Đối tác Kinh tế-Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là Hiệp định xuyên TBD) là thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương lại với nhau; Các vòng đàm phán do Hoa Kỳ chủ trì, hiện có 11 nước tham gia, trong đó có Việt Nam. RCEP: Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực: gồm 16 thành viên (ASEAN+6 đối tác: 10 nước ASEAN + Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, chính thức khởi động đàm phán ngày 20/11/2012, Việt Nam là một trong 16 thành viên của Hiệp hội.
(Văn Hóa Nghệ An)
 

Liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thực quyền điều hành đất nước?

Sau khi Văn phòng Công lý – Hòa bình, DCCT Sài Gòn gởi các tường trình dân oan hàng tuần và hai (2) lá thư thông báo cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biết những sai trái của thuộc cấp do ông chịu trách nhiệm, nhiều công dân đã tỏ ra vui mừng và khuyến khích Văn phòng Công lý và Hòa bình hãy tiếp tục là tiếng nói thay cho dân oan.
Trong thực tế, sự lên tiếng của Văn phòng Công lý và Hòa bình thời gian qua, đã buộc nhiều quan chức địa phương chú ý hơn với những cách hành xử tùy tiện, vô pháp luật. Nhiều người dân đã được nhà cầm quyền gọi để thương lượng đền bù, nhiều người đã được đề nghị lên Văn phòng Công lý và Hòa bình xin website VRNs gỡ bài xuống để từ từ giải quyết, hoặc cá biệt đã có những cán bộ in các bài về dân oan trên website VRNs ra và nói với dân: “Mấy ông bà đưa lên mạng như vậy là làm xấu lãnh đạo”.
Tuy nhiên chúng tôi vẫn phải đặt vấn đề liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thực quyền điều hành đất nước hay không? Vì có dấu hiệu nhiều thông tin quan trọng của nhân dân gởi đến đích danh thũ tướng, nhưng Thủ tướng đã không được biết, do thuộc cấp cố tình che giấu, hoặc những trường hợp nhiều người cho rằng Thủ tướng đã biết rõ, nhưng những người làm sai, vẫn cứ làm sai, mà Thủ tướng không làm được gì.
Tuy vậy, chúng tôi vẫn hy vọng vào lương tri tối thiểu của con người còn nơi ông Thủ tướng, nên ngày 05.07.2013 vừa qua, cha Giuse Đinh Hữu Thoại lại tiếp tục gởi đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo về ba (3) trường hợp sai phạm khác của thuộc cấp, thuộc quyền của Thủ tướng để Thủ tướng giải quyết.
VRNs phổ biến những thông tin này, nhằm giúp các cử tri có thông tin nhằm giám sát tốt hơn việc làm và hiệu quả hoạt động của Thủ tướng và các cán bộ địa phương.
———–
Văn Phòng Công Lý & Hoà Bình
Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn
38 Kỳ Đồng, Quận 3, TP.HCM
                                                                                   Ngày 5 tháng 7 năm 2013
Kính gửi: Ông NGUYỄN TẤN DŨNG- Thủ Tướng Chính phủ
Thưa Ông,
Tôi – với tư cách Công Dân- đã có hai văn bản báo cho Ông về sáu (6) trường hợp Cán bộ thuộc quyền quản lý của Ông có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong khi thực hiện công vụ, quản lý nhà nước. Đến hôm nay, tôi vẫn chưa nhận được hồi đáp nào của Ông.
Tuy vậy, do Dân Oan vẫn tiếp tục tìm đến Văn Phòng Công Lý và Hoà Bình- Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn- do tôi là Trưởng Văn Phòng, tôi buộc phải làm công việc tiếp tục báo đến Ông những trường hợp Cán bộ thuộc quyền Ông có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm… Cá nhân tôi và những người Dân Oan- thấy không còn lựa chọn nào tốt hơn, phù hợp hơn- để hy vọng và tin tưởng được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Mong Ông hiểu và giải quyết theo đúng chức năng, quyền hạn của một Thủ tướng…
1) Vụ việc “thiếu trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo…” của các Ông/ Bà lãnh đạo TP. HCM, của Thanh tra Văn phòng chính phủ… đối với nỗi oan sai của Bà Lê Thị Hai (mẹ của Bà Lê Thị Thu Vân), hiện ở 146 đường D1, P. 25, Quận Bình Thạnh:
Hồ sơ Bà Vân cung cấp cho chúng tôi có Biên Bản làm việc của Đoàn Thanh Tra Chính Phủ ngày 9/5/2008 tại UBND Quận Bình Thanh. Tại Biên Bản này, phía UBND và Công ty Phát triển Nhà Quận Bình Thạnh đã báo cáo tóm tắt: Bà Hai có 6.000 m2 đất. Nhưng đã bán đi 5.000m2, do người bán không sử dụng nên Bà Hai vẫn sử dụng từ năm 1962 đến nay và đăng ký theo Chỉ thị 299/TTg. Khi thu hồi, đã đền bù cho Bà Hai 3 đợt: 112.500đ; 576.000 đ; 1.400.000đ, và đã để lại, cấp cho Bà Hai 4 nền đất, tổng cộng là 234 m2.
Chưa bàn về đúng, sai mà tôi trình bày dưới đây, nội việc báo cáo không rõ ràng, vô lý và giải quyết cho Dân như trường hợp này là Oan sai nghiêm trọng. Bà Hai bán cho ai? Chứng cứ gì? Sao người bỏ tiền mua đất lại không sử dụng? Và Bà Hai đã sử dụng liên tục từ 1965 đến nay, có đăng ký theo Chỉ thị 299 mà lại không được đền bù? Còn tiền đền bù hoa màu tổng cộng 2.088.500 đồng chia cho 6.000 m2 đất, tính ra mỗi m2 đất được 348 đồng! Và Bà Hai đang có 6.000 m2 đất, Công ty Phát triển Nhà thu hồi phân lô, bán nền và kể công đã “để lại” cho Bà Hai 234 m2 (4 nền). Còn 5.800 m2 đất của Bà được đem bán kinh doanh, rồi đền cho Bà 2 triệu!
Điều đáng nói là, theo chính chứng từ của cơ quan quản lý đất đai TP sao cấp cho Bà Hai thì Bà sử dụng và đăng ký là hơn 10.000 m2 đất. Và nhiều giấy tờ không có chữ ký của Bà Hai (chỉ đánh chữ +, vì Bà không biết chữ), nhưng phần nhận tiền đền bù 576.000 đồng thì có chữ ký Hai. Bà Vân cho biết đây là chữ ký giả và gia đình Bà không nhận được tiền đền bù này.
Rõ ràng là vậy, nhưng UBND TP đã có Quyết định từ năm 2002 “giao Thanh Tra TP… yêu cầu: “kiểm tra thủ tục pháp lý thu hồi đất?… Kiểm tra tài chính liên quan đến thu, chi tiền đền bù… Làm rõ những nội dung Bà Hai khiếu nại…”. Sau đó, Thanh Tra TP đã “báo cáo và kiến nghị Thường trực UBND TP chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra thụ lý…” từ ngày 23/4/2003.
Đến 19/5/2003, Thanh Tra TP báo cho Bà biết, Thường trực UBND TP đã quyết định chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra thụ lý, làm rõ, kể cả “chữ ký của Bà Hai là thật hay giả?”. Nhưng kết cục, theo Thông báo số 1337 của CA Bình Thạnh, số 296 của CA TP đều “không nhận được hồ sơ do Thanh Tra chuyển”. Năm 2008, Đoàn Thanh Tra Chính phủ vào “kiểm tra”, lập Biên Bản…và ngày 10/1/2012, VP CP gửi Thanh Tra Chính Phủ “kiểm tra, rà soát, xử lý theo ý kiến chỉ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ…” Thế nhưng, đến hôm nay, sau 11 năm UBND TP giao Thanh tra TP “kiểm tra…”, và sau 1 năm rưỡi Thủ Tướng chỉ đạo Thanh Tra Chính phủ “kiểm tra…”, Bà Hai vẫn phải đến Văn phòng Công Lý&Hoà Bình “…kính mong giúp đỡ… để họ trả đất…, để gia đình ổn định cuộc sống…”. Một năm rưỡi nay, Thủ Tướng có bao giờ hỏi “ý kiến chỉ đạo của Thủ Tướng có thực hiện chưa? Kết quả ra sao?”?
2) Trường hợp Bà Nguyễn Thị Xê, ở Châu Phú, An Giang:
Trong hồ sơ Bà Nguyễn Thị Xê gửi cho chúng tôi có bản photo bài báo An Giang số 3350 ngày 14/12/2010, với tiêu đề “Không tiếp nhận, chuyển đơn khi thông báo “kết thúc giải quyết khiếu nại”, với hình chụp Ông chủ tịch Tỉnh đang đứng phát biểu. Nội dung “…có không ít hộ vẫn không chịu nhận ra hoặc cố tình không nhận ra vấn đề, bị người xấu xúi giục đi khiếu nại để gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn…” Nếu bị xếp vào danh sách “người xấu”, tôi vẫn buộc phải báo đến Ông nội dung khiếu nại của Bà Nguyễn Thị Xê.
Theo hồ sơ Bà cung cấp, Bà bị thu hồi 1.517 m2 đất (có Giấy CN QSD đất) để thực hiện Dự án Khu Dân cư Nam Chợ Cái Dầu. Bà nhận được tiển bồi thường cho 1.517 m2 đất là 13.659.300 đồng. Bà đi khiếu nại, Tỉnh Quyết định “khen thưởng” thêm cho Bà 3.000.000 đồng. Tổng cộng Bà được 16.659.000 đồng. Ngoài ra, Bà được hưởng chính sách hỗ trợ “do có nhiều đất bị thu hồi” là được mua giảm giá một nền nhà. Nếu mua thì được giảm giá 10.000.000 đồng, không mua thì được nhận 10.000.000 đồng. Một nền nhà này – sau khi giảm giá- còn là 100.000.000 đồng.
Bà cho biết + kèm hình ảnh, diện tích 1. 517, 7 m2 đất (có sổ đỏ) của Bà, sau khi thu hồi, được phân thành 25 nền. Nếu tính giá 110.000.000 đồng / một nền thì bằng 2.750.000.000 đồng. UB đền bù cho Bà 13.659.300 đồng cộng với khen thưởng 3.000.000 đồng, Bà bảo “làm sao có tiền bù vào để mua một nền 60 m2 với giá 100.00.000 đồng?”, và thế là “kinh tế gia đình đã nghèo khổ vì mất đất sản xuất, lại càng khó khăn túng quẫn thêm”.
Nguyện vọng của Bà bây giờ chỉ là “xin được cấp ba nền để cải thiện kinh tế gia đình và chỗ ở cho các con…” Nhưng chắc Bà khó có thể được giải quyết vì Ông Tỉnh nói Bà “… không chịu nhận ra, hoặc cố tình không chịu nhận ra vấn đề…”. Trường hợp này thì đây là “vấn đề” gì, thưa Ông Thủ Tướng? Đất nhà Ông có 25 nền, người ta lấy hết, đền cho Ông mười sáu triệu, bảo Ông mua lại với giá giảm còn 100 triệu một nền để ở… Ông không mua thì cho thêm Ông 10 triệu,… Tổng cộng Ông được đền một phần tư của một nền. Còn lại 24 nền ¾ người ta lấy hết, người ta bán, chẳng phải để “phục vụ an ninh, quốc phòng”… gì cả mà là kinh doanh. Ông có chịu nhận ra vấn đề không? hay Ông lại nghe lời “kẻ xấu” để đi khiếu nại “xin lại 3 nền”?
3) Vụ việc khiếu nại của Bà Lâm Thị Hồng Phú, ở Tổ 2, Ấp Đông Thành, Xã Tân Đông, Huyện Tân Châu, Tỉnh Tây Ninh: Bà cho biết, gia đình được NN động viên từ Kampuchia về Việt Nam năm 1973. Khi về VN, NN cấp cho mỗi người dân trong ấp một lô đất ngang 50m x dài 200m và khuyến khích tự dọn phá rừng để sản xuất trồng trọt, với lời hứa “mỗi hộ dân tự phá rừng được bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu”. Gia đình Bà đã “đổ biết bao mồ hôi, công sức để chặt cổ thụ, phá gò mối, nỗi gò cao như núi, cực khổ mấy cũng cố gắng làm… Có nhiều người dân chết vì mìn trong khi khai phá rừng…”. Năm 1983, Nông trường cao su Bổ túc đến thu hồi đất của gia đình tôi đang canh tác (khoảng 6 ha) trồng mít, xoài, mè… cùng với nhiều hộ dân trong Ấp. Khi thu hồi không có Quyết định, không bồi thường. Gia đình đi khiếu nại. Ngày 23/4/2008, UB Tỉnh trả lời- theo mẫu chung?- vì phần kính gửi thì ghi rõ: Bà Lâm Thị Hồng Phú, nhưng toàn bộ nội dung lại gọi là Ông! Theo UB Tỉnh thì đã bồi thường 3 triệu đồng/ha cho người bị thu hồi. Và “Ông” không có tên trong danh sách, không khiếu nại cũng không đưa ra được chứng cứ chứng minh quá trình khai phá, sản xuất và bị thu hồi của mình. Đúng là Phó chủ tịch Tỉnh của Ông Thủ Tướng quan liêu- hoặc giả vờ quan liêu?- hết chỗ nói. Người ta là “Bà” mà đi tìm danh sách “Ông” và trả lời cho “ông” không có danh sách! Trong khi đó, hồ sơ Bà Phú cung cấp có đầy đủ chứng cứ (Bản photo) có xác nhận của các Ông/Bà lãnh đạo địa phương lúc bấy giờ. Theo Bà Phú thì Giấy chính (có mộc đỏ) đã bị Bà Trương Thị Anh Đào- Thanh Tra Tỉnh- lừa lấy mất trong cuộc họp ngày 12/5/2008? Lúc đầu mới thu đất thì hứa hẹn sẽ ủi đất khác cho bà con canh tác… Năm 2007, Thanh tra Chính phủ đã thành lập Đoàn Công tác kiểm tra… và đã có Báo Cáo Thủ Tướng, nội dung thống nhất với UB Tỉnh “Những hộ nào chưa nhận bồi hoàn công khai phá, nếu có căn cứ chứng minh… thì xem xét giải quyết thoả đáng cho họ…”.
Điều đáng nói ở đây là “nay, Công ty đã thanh lý cao su, bỏ đất trống, gia đình tôi đã nộp đơn trình bày và đến dọn đất của gia đình tôi để canh tác, thì bị Bà Bích Lợi ngăn cản…”. Thủ Tướng có hỏi lại- vì gia đình nộp đơn lên Thủ Tướng liên tục – là đã “giải quyết thoả đáng cho họ” chưa? Nếu chưa, chắc chắn chẳng cần “người xấu” kích động, họ cũng vẫn phải khiếu nại thôi.
Xin kính chào Ông!
Linh mục ĐINH HỮU THOẠI
Trưởng Văn phòng
(VRNs)

Một dự luật không đúng lúc, đúng chỗ

Theo nhiều hãng thống tấn, báo chí, ngày 28-6 vừa qua, ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã thông qua “Dự luật Nhân quyền Việt Nam HR 1897”. Đây là dự luật do hai nghị sĩ Đảng Cộng hòa: ông Ed Royce, bang California và  ông Chris Smith, bang New Jersey, khởi xướng. Theo thể chế Hoa Kỳ thì dự luật này phải được hai viện phê chuẩn và trải qua nhiều bước nữa trước khi trình lên Tổng thống.
Những ai quan tâm theo dõi hoạt động của ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ trong vấn đề nhân quyền đối với Việt Nam thì đây được xem là một nỗ lực “không biết mệt mỏi” nhằm “gây sức ép về nhân quyền” đối với Việt Nam. Trong cuộc điều trần mới đây, Chủ tịch “ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam” còn đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC (Quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo) và “không hậu thuẫn” cho Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
 Trước đó, ngày 4-6, tại Hạ viện Hoa Kỳ diễn ra cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam do Nghị sĩ Chris Smith điều hành. Trong lời dẫn, Chris Smith không chỉ lên án Chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền mà còn chỉ trích Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ “đã để cho những toan tính chính trị lấn át thực tế và sự bạo tàn trong vấn đề đàn áp tôn giáo của Chính phủ Việt Nam”... Đại diện cho Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), John Sifton lưu ý rằng “tình hình (nhân quyền ở Việt Nam) đang ngày càng tồi tệ”.
Trong các cuộc điều trần năm nay, những người tham gia đều tập trung tố cáo Việt Nam vi phạm các quyền tự do tôn giáo. Để chứng minh, người ta đã đưa ra những vụ việc như: Trường hợp 14 thanh niên đạo Tin lành ở Nghệ An; vụ 20 người Công giáo ở Phú Yên bị đưa ra tòa án xét xử với bản án nặng nề! Vậy sự thật của các vụ việc nêu trên như thế nào?
Sự thật là 14 người vi phạm pháp luật ở Nghệ An đã bị tòa án xét xử, kết tội, nhưng tội của họ không phải vì họ theo tôn giáo này hay tôn giáo khác mà vì họ đã phạm tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (theo Điều 79, Bộ luật Hình sự 1999). Trước tòa, các bị cáo đã thừa nhận được tổ chức phản động “Việt Nam Canh tân cách mạng đảng” (Việt Tân) móc nối ra nước ngoài để huấn luyện và lên kế hoạch hành động nhằm lật đổ chính quyền. Việt Tân đã kết nạp, đặt bí danh, giao nhiệm vụ, hỗ trợ tiền bạc và phương tiện để họ trở về nước hoạt động. Trước tòa, các bị cáo cũng đã thừa nhận những hoạt động của họ là chống phá nhà nước bằng phương thức “bất bạo động”!
http://vietnamhumanrightscommitte.files.wordpress.com/2013/05/baer.jpg?w=660

Tương tự như vậy, 20 người có đạo ở Phú Yên đã vi phạm Điều 79, với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” được xác định trong Bộ luật Hình sự. Núp bóng doanh nghiệp hoạt động du lịch sinh thái, tổ chức của họ với tên gọi “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” đã thực hiện phương thức đấu tranh “bất bạo động”, với những hành vi như: Tổ chức sáng tác, biên soạn nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, họ còn chuẩn bị để hành động vũ trang thật sự thông qua việc xây dựng cương lĩnh hành động, tổ chức bộ máy, quy chế hoạt động, dự kiến cơ cấu chính quyền... với tham vọng: Lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thành lập “Nhà nước Đại Nam Kinh Châu”.
Còn vụ “đạo Hà Mòn” thì sao? Sự thật cái gọi là đạo Hà Mòn chỉ là một trò lừa đảo của những kẻ hám tiền bạc và tham vọng về quyền lực, dựa trên mê tín dị đoan của một số đồng bào vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bọn chúng dựng lên câu chuyện: Y Gyin thấy đức mẹ hiện hình ở Hà Mòn (một xã thuộc tỉnh Kon Tum). Rồi từ câu chuyện hoang đường đó chúng lôi kéo, kích động đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng hành đạo, cầu kinh… dẫn đến tình trạng trẻ em bỏ học, người lao động bỏ nương rẫy. Ngay lập tức, các đối tượng FULRO sống lưu vong ở nước ngoài do Ksor Kớk cầm đầu đã móc nối, chỉ đạo nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tiến tới lập ra một tôn giáo riêng, một nhà nước riêng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, “Thủ đô” là thành phố Plei -cu (Gia Lai).
Nhìn rộng ra toàn thế giới để thấy rằng: Hiếm có một quốc gia nào quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo lại được tôn trọng và bảo đảm như ở Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong cả nước, riêng 6 tôn giáo lớn: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo, Hồi giáo, số giáo dân lên tới hơn 20 triệu người, chiếm khoảng 25% dân số. Hiện nay, tỷ lệ tăng giáo dân ở Việt Nam tương đương như tỷ lệ tăng dân số. Điều đó chứng tỏ sự phát triển của các tôn giáo ở Việt Nam là tốt đẹp.
Còn nhớ, ở nước ta, dưới chế độ phong kiến, với những lý do khác nhau đã từng diễn ra chính sách bài ngoại, đàn áp tôn giáo. Lịch sử còn ghi lại rằng vào thế kỷ thứ XVII, XVIII, chúa Nguyễn và chúa Trịnh từng trục xuất các thừa sai và đàn áp giáo dân (Thiên chúa giáo), bởi đi liền với nhiều hoạt động truyền đạo là âm mưu của thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tương tự, chính sách tôn giáo dưới chế độ cai trị của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam cũng là chính sách bất bình đẳng. Nhiều cuộc đàn áp tôn giáo từng diễn ra; điển hình là cuộc đàn áp Phật giáo ở Sài Gòn và Huế tháng 5-1963. Hòa thượng Thích Quảng Đức đã phải tự thiêu để phản đối chính sách bất công của Mỹ và chính quyền tay sai.
Chỉ có dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, các tôn giáo mới có các quyền tự do, bình đẳng thật sự. Các quyền này đã được các Hiến pháp 1946, 1958, 1980 và 1992 ghi nhận. Với tư cách là người lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quan niệm về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không loại trừ bất cứ một tín ngưỡng, tôn giáo nào. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.
Gần đây, quan hệ quốc tế trên lĩnh vực tôn giáo của Việt Nam đã có những tiến triển tích cực. Cuộc tọa đàm về tự do tôn giáo được Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức ngày 20-6-2013, thu hút sự tham dự của nhiều tổ chức Mỹ hoạt động trong lĩnh vực này. Đây được coi là sự kiện mang tính bước ngoặt, mở đầu cho mô hình hợp tác mới giữa các tổ chức phi chính phủ Mỹ và Việt Nam trên lĩnh vực tôn giáo. Trong cuộc tọa đàm cởi mở thẳng thắn này, nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo Việt Nam không phủ nhận những khó khăn nhất định trên lĩnh vực quản lý tôn giáo, như: Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, chính sách về đất đai đã có nhiều thay đổi khiến việc xác định quyền sử dụng đất của một số nơi chưa được giải quyết thỏa đáng. Trong khi đó, nhiều đại biểu đại diện tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ đều đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo. Tiến sĩ Chris Seiple, Chủ tịch Viện Can dự Toàn cầu (IGE), một tổ chức phi chính phủ Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam, đánh giá cao những tiến triển về tự do tôn giáo ở Việt Nam: “Tại khu vực Tây Bắc, đã có hơn 300 nhà thờ được đăng ký và con số này tại Tây Nguyên là hơn 2000”. Còn Luật sư Lauren Homer thì nói: “Cách đây 18 năm, tôi đến Việt Nam để thảo luận về một dự án dinh dưỡng cho trẻ em và có cơ hội đi thăm rất nhiều làng xã quanh khu vực Hà Nội. Khi đó, lương thực cũng như các điều kiện y tế, giáo dục còn rất thiếu thốn và hầu như không có sự hiện diện của các tổ chức tôn giáo hay phi chính phủ nước ngoài nào. Một số hội thánh chính thức được thành lập ở các đô thị lớn nhưng không có nhiều hoạt động. Nhìn lại thời điểm đó, chúng ta mới thấy Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc trong mọi lĩnh vực. Người ngoài cuộc khó có thể hình dung được Việt Nam thiếu thốn các nguồn lực như thế nào để có thể giải quyết biết bao vấn đề như vậy. Chính vì thế mà tôi muốn được chúc mừng những thành tựu của Việt Nam trong vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo”.
Liên quan đến việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam, vừa qua Nhóm Công tác Hỗn hợp Tòa thánh và Việt Nam đã kết thúc vòng đàm phán thứ tư tại Vatican (ngày 13 và 14-6-2013). Hai bên đã ra Thông báo đánh giá vòng đàm phán này. Phía Tòa thánh đã “đánh giá cao và biết ơn Nhà nước Việt Nam vì sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với các hoạt động của Giáo hội Công giáo Việt Nam, đặc biệt là Đại hội toàn thể lần thứ 10 của Liên Hội đồng Giám mục á Châu diễn ra ở Xuân Lộc và TP Hồ Chí Minh vào tháng 12-2012”. Hai bên cũng thống nhất đánh giá vòng đàm phán đã có “tiến triển tích cực trong tinh thần thiện chí, trong sự trao đổi mang tính xây dựng”. 
Như các thông tin mà người ta có được, tôn giáo đã và đang là một vấn đề chính trị, an ninh ở nhiều quốc gia, kể cả ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia châu âu. Các cuộc tấn công khủng bố trên thế giới hầu hết đều có nguồn gốc từ chính sách bất bình đẳng đối với tôn giáo của các chính phủ. Đạo Hồi đang là một nạn nhân của những chính sách kỳ thị về tôn giáo của nhiều nhà nước. Bởi vậy có thể nói: "Dự luật Nhân quyền Việt Nam HR 1897" do hai nghị sĩ Đảng Cộng hòa khởi xướng ra đời vào lúc này không chỉ thể hiện một cách nhìn mang tính kỳ thị, mà còn không đúng chỗ, không đúng lúc.
NGỌC VÂN-THANH TRÚC
(Báo QĐND)
 

Từ lấy phiếu tín nhiệm đến trưng cầu dân ý

Trong những ngày này, được biết nhóm nhân sĩ trí thức (thường được gọi là nhóm kiến nghị 72) tiếp tục có kiến nghị tiếp theo về Hiến pháp và luật đất đai, qua đó nhấn mạnh đặc biệt về sự cần thiết và nhất thiết phải tổ chức trưng cầu dân ý về hai dự thảo này. Tuy văn bản góp ý này chưa được các cơ quan có trách nhiệm trả lời vì bản góp ý này mới chỉ gửi được vài ngày nhưng đang được dư luận đang rất chăm chú trông đợi sự phúc đáp từ phía đại diện Đảng, Nhà nước.
Sau sự lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội đối với 47 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, nhất là sau sự kiện Quốc hội quyết định lùi thời hạn thông qua dự án luật đất đai trong kỳ họp tháng 5 vừa qua, nhân dân phần nào tin tưởng ở bầu không khí dân chủ đã có chiều hướng được cải thiện. Có thể nói rằng tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam trong đó có những đảng viên chân chính đang hết sức kỳ vọng vào những động thái tiếp theo của các cơ quan hữu trách mà trước hết là những cá nhân lãnh đạo biết lấy quyền lợi dân tộc làm trọng, biết nắm vững xu thế thời đại để có những quyết sách đúng đắn cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam.
Điểm qua nghị trình làm việc từ nay đến cuối năm của Quốc hội, thấy nổi lên hai vấn đề lớn bắt buộc đảng cầm quyền phải có những động thái lấy lại lòng tin của nhân dân, đó là thông qua một bản Hiến pháp mới phù hợp với lòng dân và thông qua được luật đất đai sửa đổi phù hợp nhằm giải quyết những mâu thuẫn về đất đai giữa nhân dân với nhóm lợi ích có quyền có tiền sẵn sàng lợi dụng đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước để vơ vét bòn rút của cải là tài sản của nhân dân và nhà nước.

Sẽ không ngoa khi nói rằng cả Quốc hội chưa ai dám đặt vấn đề là nên tiếp tục phát huy việc lấy phiếu tín nhiệm này bằng cách mở rộng trưng cầu dân ý đến toàn dân trên toàn quốc về xây dựng bản dự thảo hiến pháp và dự thảo luật đất đai sửa đổi theo nhiều phương án nhằm tiếp tục tìm kiếm những đồng thuận cơ bản nhất để xây dựng cho được bản hiến pháp tiên tiến, thể hiện tính dân chủ, phát huy được toàn sức mạnh dân tộc trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đối với luật đất đai, có thể nói đây là một đạo luật rất quan trọng, có lẽ chỉ đứng sau vai trò của hiến pháp, vì nó liên quan đến mọi mặt đời sống xã hội, liên quan tới từng cá nhân con người Việt Nam cho đến cả hệ thống chính trị của đất nước. Do đó cái ý chí chủ quan của một nhóm nhỏ cầm quyền nào đó muốn tiếp tục duy trì hình thức sở hữu toàn dân để trục lợi, hay làm bàn đạp tiến thân là không thể chấp nhận được. Có một thực tế đã xảy ra là càng chần chừ không sửa đổi các khiếm khuyết của luật đất đai hiện hành thì mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Vậy nên nếu luật đất đai sửa đổi được thông qua mà không giải quyết căn bản các mâu thuẫn trong xã hội về đất đai mà luật hiện hành đang mắc phải thì nguy cơ phản kháng xã hội ngày một tăng vì cho đến thời điểm hiện nay những người cầm quyền không thể dùng mãi lý lẽ là do trình độ năng lực có hạn, do khó khăn này nọ để bao biện cho những yếu kém thất thoát mà mình gây ra trong thời gian cầm quyền. Trong thế giới phẳng, với sự phát triển của Internet và công nghệ mạng, những ngu dốt, tham quyền cố vị, ích kỷ hẹp hòi, hãnh tiến, xấu xa bỉ ổi nhất của giới lãnh đạo vốn trước đây được phủ một lớp son giả trá, nay đã lộ tẩy, lòi ra những dơ dáy bẩn thỉu nhất.
Quyết không để dân tộc bị lầm than bởi một nhóm lợi ích được trang bị một thứ lý luận một thời được cổ súy hết cỡ, cũng không thể để dân tộc mãi phụ thuộc ngoại bang trong đường hướng phát triển đất nước và hơn ai hết lo cho tổ quốc có nguy cơ bị Hán hóa, đa số các nhân sĩ, trí thức, đảng viên và những người dân không quản hiểm nguy, không quản sức lực và không phân biệt thành phần giai cấp, đã có những tiếng nói đóng góp tâm huyết nhằm xây dựng cho được một bản hiến pháp tiên tiến, thu hút được những tiềm năng ưu tú nhất của dân tộc đứng ra gánh vác non sông đất nước, xây dựng cho được hệ thống luật pháp nói chung, luật đất đai nói riêng đảm bảo hài hòa lợi ích của mọi công dân Việt Nam cũng như các tổ chức, cá nhân vì một Việt Nam giàu mạnh, qua đó thể hiện ý chí dân chủ, độc lập, tự cường của dân tộc Việt …
Mong rằng Quốc hội Việt Nam và những người lãnh đạo đất nước luôn luôn giương cao ngọn cờ vì dân, vì đất nước, phát huy sự thành công trong việc lấy phiếu tín nhiệm vừa qua để tiếp tục có kiến nghị cho trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp sửa đổi và luật đất đai sửa đổi theo tinh thần của nhóm kiến nghị 72 đã kể ở trên.
Nếu không tổ chức trưng cầu dân ý thì việc bỏ phiếu tín nhiệm vừa qua chỉ là việc làm nửa vời và như thế làm sao lấy lại lòng tin!
Đức Thành
(BVN)

Người Hồng Kông muốn tách biệt với Trung Quốc

(Le Monde 03/07/2013) - Dù và quạt. Với nhiệt độ 35°C và độ ẩm 90%, đó là hai vật dụng cơ bản cần thiết cho đám đông tham gia cuộc tuần hành phản kháng một cách hòa bình, được tổ chức hàng năm vào ngày 1/7, ngày kỷ niệm việc cựu thuộc địa Anh được trao trả lại cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1997.
Họ có tất cả 430.000 người, theo ban tổ chức, và 66.000 người, theo cảnh sát. Một giờ trước lúc khởi hành, cơ quan dự báo thời tiết Hồng Kông nâng mức độ báo động cơn bão nhiệt đới Rumbia đang tiến gần, lên đến cấp ba. Tuy nhiên, cả sự đe dọa từ trận bão lẫn những trận mưa như thác đổ nhiều lần trút xuống đám đông, cũng như nhiều trò vui khác nhau được tổ chức cùng một thời điểm nhằm thu hút những người biểu tình tham gia (bán hàng đại hạ giá đột xuất, buổi trình diễn ca nhạc được tài trợ của một nhóm nhạc pop Hàn Quốc), đều không thành công trong việc xé nhỏ những người tuần hành.

Những cơn mưa như trút nước không ngăn được hàng trăm ngàn người Hồng Kông biểu tình đòi dân chủ ngày 01/07/2013.
Bên cạnh đó, còn có những toan tính răn đe các nhà hoạt động dân chủ và đối lập. Chủ nhân tập đoàn báo chí Next Media, ông Jimmy Lai, thấy chiếc cổng bị một chiếc xe hơi to kềnh lao thẳng vào, trong khi dân biểu « Tóc Dài » nổi tiếng (biệt danh của Lương Quốc Hùng - Leung Kwok Hung) nhận được một cú điện thoại khuyến cáo nhất thiết không nên tham gia xuống đường.
Nhưng những người dân Hồng Kông, bất bình và lo ngại, kiên quyết biểu lộ sự giận dữ của họ bằng đôi chân, cả với chính quyền Hồng Kông lẫn Trung Quốc. Đó là vì không ai mơ hồ về vai trò quyết định của Bắc Kinh trên tương lai của Hồng Kông. Bàn tay vô hình này là một trong những mối lo lắng tiềm tàng của người dân. Sự hiện diện đầy thách thức của vài lá cờ Anh quốc trong đám đông đa dạng này không thoát khỏi ánh mắt của các nhà quan sát Trung Quốc.
« Chính quyền Hồng Kông không lo gì đến chúng tôi mà chỉ lo làm vui lòng Bắc Kinh » - Charles Ying, một doanh nhân 34 tuổi người tròn trịa, tỏ ra ưu tư. Anh mặc chiếc áo thun có in hình ông Lương Chấn Anh (C.Y.Leung), trưởng đặc khu Hồng Kông, với chiếc mũi dài của Pinocchio, trên đó có ghi ngày thảm sát Thiên An Môn. Nhân vật đứng đầu Hồng Kông mới nắm quyền được một năm, được biếm họa thành một con chó sói lớn độc ác.
Trên một trong những chiếc quạt cứng loại phổ biến nhất, Lương Chấn Anh cũng hiện diện dưới dạng Playmobil, trên bụng là hình vẽ búa liềm màu vàng trên nền đỏ. Bao quanh ông là những người thân cận, tất cả đều bị bóp méo bằng cách này hay cách khác. Có Timothy Tong, cựu giám đốc cơ quan chống tham nhũng (ICAC), bị tố cáo là đã mua chuộc các quan chức Trung Quốc với những bữa tiệc đắt tiền ngập tràn rượu ngon. Có Barry Cheung, người chịu trách nhiệm chiến dịch tranh cử của ông Lương Chấn Anh, lãnh đạo cơ quan tái quy hoạch mà nhiệm kỳ được gia hạn vượt quá quy định. Hoặc Roy Tang, giám đốc cơ quan nghe nhìn của đặc khu.
« Tất cả đều là những kẻ bất lương » - một tình nguyện trẻ của đảng Dân chủ Hồng Kông kết luận. Từ khi lên nắm quyền với nhiệm kỳ 5 năm, Lương Chấn Anh, con người tự lập bí ẩn, đã gây thất vọng. Ông ta phải nhìn nhận là ngôi biệt thự của mình có những « phần phụ xây dựng bất hợp pháp ». Một xì-căng-đan tương tự đã làm thất bại đối thủ của ông là Henry Tang, vốn được cho là nhiều hy vọng thắng cử và được Bắc Kinh ủng hộ. Sau đó ông Lương đã cố gắng áp đặt chương trình giáo dục ái quốc nhưng không thành công, chương trình này đã gây sốc cho nhiều người Hồng Kông. Và việc sở hữu một căn nhà vẫn là ảo ảnh đối với nhiều người trung lưu đang trở nên nghèo đi. Nhưng khuyết điểm lớn nhất của ông có lẽ là sự dè dặt rất chiến thuật  về những bước cải cách dân chủ.
« Người Hồng Kông đã quá chán ngán phải chờ đợi cuộc phổ thông đầu phiếu và xã hội dân chủ đã được hứa hẹn » - Andrew Shum, thuộc hiệp hội Civil Human Rights Front bình luận. Trong khi bản Hiến pháp mini của Hồng Kông – được gọi là Luật căn bản của đặc khu hành chính – dự kiến thiết lập một hệ thống dân chủ, cho đến nay người đứng đầu chính quyền chỉ mới do 1.200 cử tri bầu ra (trên tổng dân số 7 triệu), và chỉ phân nửa số dân biểu được bầu bằng phương thức phổ thông đầu phiếu.
Thế nhưng những kỳ bầu cử tới không còn xa : bầu Hội đồng lập hiến (Legco) năm 2016 rồi 2020, và nhất là bầu trưởng đặc khu năm 2017, mà người Hồng Kông mơ sẽ được bầu qua phổ thông đầu phiếu. Nhưng đã lan truyền cái ý là ngay cả khi một ngày nào đó người đứng đầu đặc khu được bầu lên bằng lá phiếu của đông đảo cử tri, thì ứng viên vẫn phải là người được lòng Bắc Kinh trước đã.
Trong buổi lễ chào cờ truyền thống, ông Lương Chấn Anh nói rằng việc tiến hành phổ thông đầu phiếu năm 2017 là một « nhiệm vụ chủ yếu » của chính quyền, và « hãy còn nhiều thời gian ».
(Blog Thụy My)
 

Bộ trưởng Đầu tư: 'Việt Nam đang mất dần lợi thế thu hút FDI'

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhìn nhận thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đang thua Thái Lan, Indonesia do mất dần lợi thế về nhân công, tài nguyên và chính sách ưu đãi.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn chiếm một phần tư trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, các doanh nghiệp FDI cũng là động lực chính góp phần gia tăng xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu. Điều này cho thấy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là sách lược quan trọng với Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay xuất hiện nhiều dự án FDI bị thu hồi, chậm tiến độ, dòng vốn FDI cũng bị chững lại.
Anh-Bt-bui-quang-vinh-Nguon-Quochoi-1373
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh. Ảnh: NAV.
Trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời tối 7/7, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh đã có những giải đáp cụ thể về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện nay.
- Nhật Bản vẫn là nhà đầu tư số một tại Việt Nam nhưng hiện đã đổ hàng tỷ USD vào Myanmar. Nhiều doanh nghiệp lớn khác của Nhật Bản cũng tuyên bố mở rộng nhiều cơ sở tại Thái Lan, Malaysia... trong khi các cơ sở của họ tại Việt Nam vẫn án binh bất động. Chẳng hạn Nhật Bản hiện có 7.000 doanh nghiệp ở Thái Lan nhưng ở Việt Nam mới có 1.500. Những ví dụ này nói lên điều gì về cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, thưa Bộ trưởng?
- Thông tin về Nhật Bản có nhu cầu đầu tư hàng tỷ USD vào Myamar là không chính xác vì nước này mới tuyên bố mở cửa cách đây khoảng 7 tháng. Hiện nay, các quốc gia đều đang rất quan tâm đến Myanmar, trong đó có Nhật Bản nhưng họ cũng chưa đổ hàng tỷ USD vào đây mà mới chỉ trong giai đoạn nghiên cứu, thăm dò để có những dự án lớn.
Nhưng với thị trường Thái Lan và Indonesia thì là đúng. Đây là hai thị trường rất hấp dẫn trong khu vực châu Á và đã mở cửa trước Việt Nam rất nhiều. Thực tế, Thái Lan và Indonesia có môi trường thu hút đầu tư nước ngoài rất cạnh tranh, do đó, việc Nhật Bản có 7.000 doanh nghiệp đang đầu tư ở Thái Lan so với 1.500 doanh nghiệp ở Việt Nam thì cũng bình thường.
Trong những năm vừa qua, vốn FDI đăng ký của Việt Nam không giảm nhiều, nhưng nếu so với thời kỳ đỉnh cao 2009 thì thực sự là giảm mạnh. Vốn thực hiện thì không suy giảm nhiều. Có nhiều người không đồng tình với quan điểm này nhưng tôi có số liệu từ năm 2005 đến 2013, vốn FDI thực hiện bình quân ở 11 tỷ USD, 6 tháng đầu năm nay đã giải ngân được 5,7 tỷ USD, cao hơn nhiều cùng kỳ năm trước.
Hiện nay chúng ta đã khôn ngoan hơn, chính sách chặt chẽ hơn nên chênh lệch giữa vốn đăng ký và thực hiện đã thu hẹp lại. Đây là điều rất tốt. Tuy nhiên, so với các nước bên cạnh, chẳng ai đứng lại cũng như bị tụt hạng, tất cả đều đi lên và đi lên nhanh hơn.
Cách đây 20 năm, Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho đầu tư nước ngoài vì lao động rất rẻ, tài nguyên nhiều và ưu đãi lớn, thậm chí chúng ta bỏ tiền ra để giải phóng mặt bằng cho họ. Nhưng bây giờ những lợi thế đó dần mất đi và chúng ta phải thắt chặt lại, chọn những dự án công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, ít ô nhiễm môi trường hơn, khiến thu hút FDI trở nên khó khăn. Trong khi đó, hạ tầng của Việt Nam không tốt, thủ tục hành chính chưa được cải thiện nhiều, dẫn đến môi trường của chúng ta giảm xuống.
Nhân công giá rẻ cũng không còn là lợi thế nữa vì kinh tế Việt Nam đã có tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người tăng lên nên mức lương tối thiểu cũng tăng lên. Đây là điểm mà doanh nghiệp nước ngoài rất sợ.
So với tiến bộ của Thái Lan và Indonesia thì có thể Việt Nam có nhiều mặt hơn, nhưng thực sự chúng ta đang thua kém về tốc độ.
- Việt Nam đã ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài 20 năm và những chính sách ưu đãi sẽ còn phát huy đến khi nào?
- Sẽ còn ưu đãi trong thời gian rất dài vì không ưu đãi thì nhà đầu tư không vào, bởi họ tìm kiếm lợi nhuận, nước nào cũng như vậy, chỉ có điều là ưu đãi như thế nào. Chẳng hạn giai đoạn đầu trải thảm đỏ mở cửa những giờ thì không, Việt Nam chỉ ưu đãi những ngành tạo ra giá trị gia tăng cao, nói cách khác là vẫn phải ưu đãi nhưng ưu đãi thế nào cho hợp lý, tạo ra lợi ích cho quốc gia và lợi ích cho cả doanh nghiệp.
- Liên quan đến việc hàng loạt dự án đầu tư trực tiếp ngoài bị thu hồi do để hoang hóa, không đảm bảo tiến độ đã cam kết nhưng lại không có chủ đầu tư nào phải bồi thường, thậm chí để có đất sạch giao cho các chủ đầu tư thì hàng nghìn gia đình đã phải di dời. Theo Bộ trưởng, tại sao lại có tình trạng như vậy?
- Chế tài để phạt các doanh nghiệp này rất khó. Chúng tôi đã nghiên cứu thì không một nước nào trên thế giới có quy định phạt doanh nghiệp nước khác mà chỉ có chung chế tài là sẽ thu hồi nếu dự án chậm tiến độ. Hiện tôi đang học kinh nghiệm của thế giới để Việt Nam có cách làm khác đi.
Thứ nhất, về chủ trương tôi đồng ý rất nhanh chóng, không thẩm định quá lâu miễn là doanh nghiệp có dự án, tính toán hiệu quả, lúc đó có thể tạm cấp đất cho chủ đầu tư.
Sau 2 năm, nếu chủ đầu tư hoàn thành cơ bản tiến độ và chấp nhận được thì tôi sẽ kiểm tra lại và cấp phép thực tế. Căn cứ vào công nghệ của doanh nghiệp, lúc đó tôi mới cấp ưu đãi là doanh nghiệp công nghệ cao.
- Để tính toán hiệu quả thực sự của nguồn vốn FDI thì chúng ta cũng phải biết chi phí đã bỏ ra để thu hút những đồng vốn đó. Thưa Bộ trưởng, liệu có tỷ lệ gì để làm rõ việc này không, như để thu hút 1 USD đầu tư trực tiếp nước ngoài thì chúng ta phải bỏ ra bao nhiêu, ngoài ra còn chi phí để xúc tiến đầu tư, những ưu đãi thuế, tài nguyên đất và đầu tư cơ sở hạ tầng?
- Không ai có thể tính được và không một quốc gia nào có thể tính được. Nhưng theo tôi, từng dự án có thể xác định được mức bỏ ra và thu về. Chính từ so sánh này mà chính quyền địa phương và Chính phủ có thể quyết định dự án đó được thực hiện hay không thực hiện.
Nhưng tựu chung lại, lĩnh vực đầu tư nước ngoài đang chiếm tỷ trọng vô cùng quan trọng với kinh tế Việt Nam. Tổng mức đầu tư trực tiếp nước ngoài đang chiếm 1/4 vào tổng vốn đầu tư xã hội và có chất lượng cao. Trên 60% kim ngạch xuất khẩu đến từ lĩnh vực FDI, các doanh nghiệp này cũng tạo ra 2 triệu việc làm trực tiếp mà tới đây có thể tăng lên 3 triệu và mang đến cho Việt Nam công nghệ mới, cách quản lý và làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều này chúng ta không phủ nhận được.
Huyền Thư (ghi)
(VnExpress)

Mỹ và Trung Quốc trong thế cờ mới?

VNCH mà Mỹ cũng bỏ, CHXHCNVN mà nghĩa lý gì?
Mỹ – Trung Quốc đang tiêu lòn?
Bài “Biển Đông: Mỹ – Trung hòa dịu, nhiều nước Đông Nam Á quan ngại” do đài RFI cho phổ biến ngày 1-7-2013 đã làm nhiều người Việt chống cộng ngạc nhiên vì nó hoàn toàn khác với những gì giới bình luận chống cộng ở hải ngoại đang rao truyền trên các các cơ quan truyền thông, đó là Mỹ đang xoay trục về Đông Nam Á để bao vây Trung Quốc về cả quân sự lẫn kinh tế.
Những điều đáng lo ngại
Bài báo nói trên đã nhận định:
“Sự chú ý muộn màng của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đến một khu vực từng được người tiền nhiệm ưu tiên đã làm dấy lên quan ngại từ nhiều nước nhỏ trong vùng, vốn chờ đợi hậu thuẫn mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ để giải tỏa sức ép ngày càng mạnh của Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
“Mối quan ngại tại Đông Nam Á lại càng tăng vào lúc Washington – bị phân tâm vì hồ sơ Trung Đông – đang cố gắng tìm kiếm một quan hệ hòa dịu hơn với Bắc Kinh, mà biểu hiện nổi bật là cuộc họp thượng đỉnh Obama – Tập Cận Bình tại California hồi tháng 6/2013.”
Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Tập Cận Bình đã nói với nhau những gì khiến các quốc gia Đông Nam Á lo ngại?
Chúng tôi xin nhắc lại, trong cuộc gặp gỡ hôm 7-06-2013, Tổng thống Obama nói:
“Mỹ hoan nghênh sự vươn lên của Trung Quốc. Trên thực tế, sự phát triển của Trung Quốc cũng là lợi ích của Mỹ. Mỹ tin tưởng rằng, một Trung Quốc hòa bình, thịnh vượng và ổn định không chỉ tốt cho Trung Quốc mà còn cho cả Mỹ và cộng đồng quốc tế.”
Ông Tập Cận Bình trả lời: “Tôi và Tổng thống Obama gặp nhau để vạch ra tương lai cho quan hệ Trung-Mỹ và thiết kế kiểu quan hệ mới. Năm ngoái khi tới thăm Mỹ tôi đã từng nói, ‘Thái Bình Dương rộng lớn đủ không gian dung nạp cả hai nước lớn Trung – Mỹ chúng ta, và bây giờ tôi vẫn cho là như vậy’.” (Tân Hoa Xã ngày 8.6.2013)
Qua hai lời tuyên bố này, một số trong giới phân tích đã đặt ra hai câu hỏi:
(1) Phải chăng đã có một sự thỏa thuận ngầm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông? Nếu Trung Quốc từ bỏ việc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và tôn trọng quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào vấn đề Biển Đông.
(2) Phải chăng việc Trung Quốc đẩy mạnh cuộc tranh chấp về quần đảo Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông trong những tháng đầu năm nay là để làm vật đối chác với Mỹ khi Chủ Tịch Tập Cận Bình gặp Tổng Thống Obama?
Nhiều nhà quan sát tin rằng các cuộc thao diễn quân sự giữa Mỹ với một số nước Á Châu trên Thái Bình Dương vừa qua và lời tuyên bố triển khai “Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ chỉ là một cách trấn an.
Tổng thống Barack Obama gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tại Rancho Mirage, California, ngày 7 tháng Sáu, 2013.
Con đường Hoa kỳ đi tới
Trong bài “The Future of U.S. – Chinese Relations, Conflict Is a Choice, Not a Necessity” (Tương lai của quan hệ Mỹ – Trung Quốc, xung đột là một sự lựa chọn, không phải là một điều cần thiết) đăng trên tạp chí Foreign Affairs tháng 3 và tháng 4 năm 2012, Tiến Sĩ Henry A. Kissinger đã bàn về sự hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc. Trước hết ông nhắc lại cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào ngày 19-01-2011. Trong cuộc gặp gỡ này hai bên đã đưa ra một bản tuyên bố chung cam kết chia sẻ “một mối quan hệ Mỹ-Trung tích cực, hợp tác và toàn diện.” Hoa Kỳ đã nhắc lại rằng Hoa Kỳ “hoan nghênh một Trung Quốc phú cường và thành công và đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề thế giới.” Trong khi đó, Trung Quốc “hoan nghênh việc Hoa Kỳ là một quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.”
Nếu so sánh lời cam kết giữa Obama và Hồ Cẩm Đào năm 2011 và lời cam giữa Obama với Tập Cận Bình năm nay, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã xích lại với nhau gần hơn.
Khác với khi xâm nhập vào các quốc gia nhược tiểu, Kissinger cho rằng khi xâm nhập vào Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã không bao giờ tìm cách làm thay đổi thực tế của Trung Quốc như một trong những quốc gia lớn trên thế giới, về nền kinh tế và văn minh. Tại sao?
Tại vì tại các nước nhược tiểu như VNCH trước đây hay Iraq, Lybia, Ai Cập, v.v. hiện nay, Hoa Kỳ có thể dùng viện trợ, hệ thống tình báo và quân sự để thay đổi chính thể ở các nước đó theo ý muốn của Hoa Kỳ, nhất là đưa bọn tay sai lên cầm quyền và chi phối toàn bộ, còn Trung Quốc quá to lớn về cả lãnh thổ, văn hóa lẫn kinh tế, nên Hoa Kỳ khó làm được chuyện đó. Nhưng cũng có thể Kissinger đưa ra nhận định như vậy là để trấn an Trung Quốc. Kissinger nói thêm: “Mỹ sẽ làm tốt để nhớ rằng ngay cả khi GDP của Trung Quốc là tương đương với Hoa Kỳ, nó sẽ cần phải được phân bố trên một dân số gấp bốn lần lớn, lão hóa, và tham gia vào các biến đổi trong nước phức tạp gây ra bởi sự tăng trưởng và đô thị hóa của Trung Quốc.”
Do đó, Hoa Kỳ không lo sợ Trung Quốc có thể vượt lên trên Hoa Kỳ.
Kissinger khuyên: “Cả hai bên nên mở cửa cho việc nhận thức các hoạt động của nhau như là một phần bình thường của đời sống quốc tế và không phải chính nó là một nguyên nhân để báo động.”
Bài này rất dài, chúng tôi chỉ tóm lược một số nét chính.
Hà Nội phản ứng nhanh
Theo dõi chuyến đi của Tập Cận Bình, Hà Nội tiên đoán được số phận của các quốc gia nhược tiểu trong vùng Biển Đông trong những ngày sắp tới, nên đã cố gằng tìm một lối thoát. Ngày 19-06-2013, Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đã sang Bắc Kinh và chiều hôm đó, 10 “văn kiện hợp tác” đã được ký kết giữa Hà Nội và Bắc Kinh, trong đó có thỏa thuận thăm dò dầu khí chung trong Vịnh Bắc Việt: Mở rộng khu vực xác định từ 1.541km2 lên thành 4.076km2.
Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết: “Theo dự báo, khu vực này có cấu tạo địa chất liền nhau, có khả năng có dầu khí, nên hai bên xác định để có lợi cao nhất, thì cùng hợp tác thăm dò và tiến tới khai thác. Điều này chỉ phục vụ lợi ích kinh tế hai nước, không liên quan đến nước thứ ba.”
Ngày 21-06-2013, hai bên đã đưa ra một thông cáo chung nói rằng hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện tốt “Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc” được ký kết trong chuyến thăm này, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước đạt được tiến triển mới.
Đầu tháng 7 này, ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế trung ương của Đảng CSVN lại dẫn một phái đoàn qua Trung Quốc để “tìm hiểu kinh nghiệm quản lý kinh tế của nước láng giềng.”
Tưởng cấn nhắc lại, theo bản tin của hãng thông tấn Kyodo ngày 21-01-2012, trong cuộc viếng thăm Việt Nam vào tháng 12, 2011, ông Tập Cận Bình, lúc đó còn là Phó Chủ Tịch Nước, đã cảnh cáo nhà cầm quyền CSVN “không được dựa vào Mỹ trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông”. Thế nhưng trong khi Chủ Tịch Trương Tấn Sang qua Trung Quốc, Hà Nội cho Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Việt Nam, đến Washington gặp Tướng Martin Dempsey, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ. Phát ngôn viên của Tướng Dempsey cho biết “ngoài các vấn đề khu vực [châu Á-Thái Bình Dương], hai ông Dempsey và Đỗ Bá Tỵ còn thảo luận về chính sách chuyển dịch trọng tâm về khu vực của chính quyền Obama”.
Như vậy, mặc dầu có sự cảnh cáo của Bắc Kinh, Hà Nội vẫn tiếp tục chơi trò đu dây.
Mỹ không chọn xung đột
Chúng ta nhớ lại, ngày 10-01-2012 một nhóm tác giả thuộc Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới đã đưa ra một tài liệu có đề tựa là “Hợp tác từ Sức mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Nam Trung Hoa”. Trong tài liệu này, các tác giả đã kêu gọi Washington thi hành chính sách hợp tác trong thế mạnh trên Biển Đông để tránh xung đột và bảo vệ tự do đi lại cùng độc lập của các nước nhỏ hơn.
Nhiều người tin rằng tài liệu này được đưa ra là nhắm ngăn chận Hoa Kỳ bỏ rơi các nước trong Biển Đông, nhầt là Philippines và Việt Nam. Vấn đề được đặt ra là Hoa Kỳ đang tiến tới hợp tác với Trung Quốc “trong thế mạnh” hay bằng “quan hệ hòa dịu”?
Hiện nay, ngoài những lời tuyên bố suông, chúng ta chưa thấy Hoa Kỳ có hành động cụ thể nào cho thấy Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chận sự lộng hành của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngày 1.7.2013 khi đến dự hội nghị ASEAN tại Brunei, Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry chỉ nói một cách vu vơ:
“Với tư cách là một quốc gia ở Thái Bình Dương và là cường quốc trong khu vực này, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và an ninh, tôn trọng luật pháp quốc tế, trao đổi thương mại không bị ngăn cản và tự do hàng hải tại Biển Đông.”
Ông còn tái khẳng định: “Hành động chúng tôi không nhằm làm chủ hoặc chống lại một nước nào.”
Ngoài việc bận lo vấn đề Trung Đông và xây dựng lại sự hợp tác với Âu Châu, Hoa Kỳ còn nhận thấy rằng những quyền lợi của họ tại Trung Quốc còn lớn hơn gấp nhiều lần quyền lợi của 10 nước ASEAN cộng lại, nên xung đột với Trung Quốc về Biển Đông không có lợi gì. Còn vấn đề khai thác dầu lửa tại Biển Đông, các chuyên gia ước tính Trung Quốc phải cải tiến kỹ thuật ít là 20 năm nữa mới khai thác được. Vì vậy, trong hiện tại, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào Biển Đông trừ khi Trung Quốc ngăm chận hải lộ quốc tế trên biển này, một điều ít ai tin rằng có thể xảy ra.
Lời nhận định của ông Ellen Tordesillas, một nhà phân tích kỳ cựu của Philippines, được coi là chính xác:
“Mặc dù Mỹ muốn ngăn chặn thế lực của Trung Quốc, nhưng nước này sẽ không muốn làm kẻ thù của người khổng lồ Châu Á. Họ cũng không muốn bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa Philippines và Trung Quốc.”
Hà Nội chắc chắn cũng đã có nhận định như thế đối với Việt Nam. VNCH mà Mỹ cũng bỏ, CHXHCNVN mả nghĩa lý gì?
Lữ Giang
(DCVOnline)
 

TS Trần Nhơn - Cắn chết nết không chừa

https://danluan.org/files/timg/cnr16/sttimg_nid15685.jpg
TS Trần Nhơn

(truyện ngụ ngôn Aesop [Ê dốp]) (*)

Sư tử ốm nằm bẹp trong hang,
Cáo vấn an, tương kế luận bàn.
Dẫn dụ hươu làm mồi tiến cống,
Chúa sơn lâm mở tiệc moi gan.

Ra khỏi hang, trời vừa tan sương,
Cáo gặp hươu đùa dỡn giữa rừng.
Cùng hòa đồng tung tăng nhảy múa,
Ghé tai bảo nhỏ một tin mừng:

“Hoàng đế sư tử của chúng ta
Đang lâm bạo bệnh sắp băng hà.
Đức vua đã tìm người kế vị,
Anh là chọn lựa của ‘vua cha’.

Lợn: loài cục súc vô tri giác,
Gấu biếng nhác; báo xấu nết, thù dai.
Hổ là kẻ ba hoa khoác lác...
Chỉ anh là xứng hợp kim ngai!

Bởi hươu có chiều cao ấn tượng,
Là giống loài tuổi thọ dài lâu.
Rắn kinh sợ bộ sừng hoành tráng,
Phiếu bầu chọn cũng đứng hàng đầu!

Thông báo gấp ý chỉ hoàng đế,
Bây giờ tôi phải vội hồi cung.
Anh cũng về trực bên long thể
Đến ngày ‘hoàng a mã’ lâm chung!”

Hươu cung kính thỉnh an thánh thượng,
Lòng ngất ngây hương vi kim ngai.
Sư tử ngắm mồi ngon sung sướng.
Nhảy chồm lên xé một miếng tai.

Hươu hú vía biến vào rừng sâu,
Cáo tiếc nuối đập chân gãi đầu.
Sư tử thì gầm lên rền rĩ,
Vừa đói, vừa xấu hổ, buồn rầu.

Nhận lời giúp đỡ một lần nữa,
Cáo tức tốc lên đường đuổi theo.
Vừa giáp mặt, hươu mắng tơi tả:
“Mày là thằng xỏ lá ba que!

Đừng hòng lừa được tao lần nữa,
Nếu lại gần sẽ mất mạng ngay!
Đi nơi khác mà tìm vua chúa,
Lừa những ai chưa rõ mặt mày!”

“Anh hèn nhát, đáng thương như thế?
Lại nghi ngờ lòng tốt bạn mình!
Chẳng hiểu gì tấm lòng hoàng đế,
Cầm tai anh truyền thụ chân tình

Về trọng trách sơn lâm chúa tể
Mà người định trao gửi cho anh.
Chỉ vì một vết xước da nhẹ,
Anh đánh rơi vương miện triều đình?!

Bây giờ nhà vua rất tức giận,
Đang muốn chọn chó sói truyền ngôi.
Chúng tôi không một ai chấp nhận,
Vì sói là một ông chủ tồi!

Xin thề với cỏ cây sông suối,
Nhà vua sẽ không hại anh đâu!
Xin anh chớ bỏ lỡ cơ hội,
Và đừng quên tôi góp công đầu!”

Cáo lại dụ được hươu hồi cung,
Nộp mình nơi hang động cửu trùng.
Sư tử đã làm một bữa chén,
Thịt xương và cả bộ đồ lòng.

Nhìn quả tim rơi ra khỏi xác,
Cáo lén chộp lấy, thưởng cho mình.
“Tâu thánh thượng, ngài đừng tìm nữa,
Con vật này không có trái tim!

Hai lần vác xác tìm sư tử,
Hai lần đổi mạng lấy vinh quang.
Hắn làm gì còn tim và óc,
Chỉ cuồng si quyền vị, ngai vàng!”

Lòng tham danh lợi của con người,
Ghế ngôi và đất thật, tiền tươi.
Bất chấp mọi rủi ro nguy hiểm,
Ô danh còn lưu mãi ngàn đời!


Tháng 7/2013

TS Trần Nhơn

------------------------------------------------------------------

(*) Nguyên bản tiếng Anh: Bitten but not shy
A lion which had fallen sick was lying in a cave. He said to his beloved comrade the fox: “If you want me to recover and live, use your honeyed tongue to entice the big deer which lives in the forest to come within reach of my claws. I am hungry for his guts and his heart”. The fox went off and found the deer frisking in the woods. Joining in its play he greeted it with these words: “I have come to bring you good news. You know that our king the lion is my neighbour. Well, he is ill and near to death, and he has been considering which of the animals is to reign after him. The pig, he say, is a senseless brute, the bear is a lazy – bones, the leopard bad – tempered, and the tiger a braggart, the deer is the best qualified for throne, because his height is impressive, because he is a long – live animal, and because his horns frighten the snakes. So to cut a long story short, you have been nominated as king. What are you going to give me for being the first to bring you the news? Tell me quickly, for I am in a hurry, The lion relies on my counsel in everything he does, and he may be wanting me back. If you will listen to an old fox’s advice, I think you should come with me and stay with him till he dies”.
At this speech the deer’s mind was puffed up with conceit, and it went to the cave without any suspicion of what was going to happen. The lion pounced upon it eagerly, but he only succeeded in tearing its ears with his claws, and the deer hastened to escape in the woods. The fox beat his paws together in disappointment at having wasted his pains, and the lion moaned and roared aloud in his hunger and mortification. Eventually he begged the fox to have another try and lure the deer back again. “It is a difficult and trouble some task that you are laying on me”, the fox replied, but all the some I will do it for you”. And weaving his cunning toils he started tracking the deer like a hunting dog, and asked some shepherds if they had seen a deer with blood about it. They pointed out the wood into which it had gone, and finding it there cooling itself after its hurried flight, he accosted it as bold as brass. The deer’s hair bristled with anger. “You scoundrel”, it said, “you won’t catch me again. If you so much as come near me, you shall pay for it with your life. Go and fox other people, who don’t know you. Find someone else to make a king of and drive mad ”.
“Are you such a miserable coward”, the fox answered, “and so suspicious of us who are your friend? When the lion caught hold of your ear he meant to give you his last advice and instructions before he died, about your great responsibilities as king, but you could not bear even a scratch from the paw of a sick creature. And now he is even angrier than you are, and want to make the wolf king. A bad master for us he would be. But come with me and don’t be afraid, be as meek as any sheep. I swear by all the leaves and all the springs that the lion will not hurt you, and I will have no other master bút you”. By this deceit he induced the unlucky deer to go with him again, and as soon as it entered the cave the lion made a meal of it, swallowing bones, marrow and entrails. The fox stood looking on; and when the heart fell out of the carcass he stealthily snatched it and ate it as a reward for his trouble.
The lion missed it and rummaged for it through all the fragments. “You as well stop searching”, said the fox from a safe distance, “for the truth is, it hadn’t a heart. What sort of heart do you expect to find in a creature which twice came into a lion den and within reach of hís paws?”
Men’s lust for glory clouds their mind so that they do not perceive the dangers that beset them.
Bản dịch tiếng Việt của Bùi Phụng:
Chết mà không chừa
Một con sư tử bị ốm nằm trong hang. Nó nói với cáo, người đồng chí thân yêu của nó: “Nếu anh muốn tôi khỏe lại và sống, anh hãy dùng cái lưỡi đường mật của anh dụ con hươu lớn trong rừng tới tầm móng vuốt của tôi. Tôi thèm bộ lòng và trái tim của nó...”. Cáo đi ra và thấy hươu đang nhảy tung tăng trong rừng. Cùng nhảy múa với nó, cáo nói: “Tôi mang đến cho anh tin tốt lành đây. Anh biết vua của chúng ta, sư tử là hàng xóm của tôi. Vâng, nhà vua đang ốm sắp chết, và ngài đang cân nhắc xem ai là người nối ngài trị vì. Ngài nói lợn là đồ cục súc vô tri giác, gấu là đồ biếng nhác, báo xấu tính xấu nết, còn hổ là kẻ khoác lác; hươu xứng đáng nhất cho ngai vàng, bởi hươu có chiều cao gây ấn tượng, bởi hươu là loài sống lâu, bởi sừng của hươu làm cho loài rắn kinh sợ. Vì vậy, nói ngắn gọn anh đã được chỉ định làm vua.Anh sẽ cho tôi gì vì là người đầu tiên mang đến cho anh tin này? Nói cho tôi biết ngay đi bởi tôi đang vội đây; ngài sư tử nhất nhất nghe theo lời khuyên của tôi, và ngài muốn tôi trở lại. Nếu anh nghe theo lời khuyên của một con cáo già, tôi nghĩ anh nên đi với tôi và ở với đức vua cho đến khi ngài băng hà”.
Nghe nói vậy, đầu óc hươu căng lên vì tự kiêu, nó đi tới hang, không mảy may nghi ngờ điều sẽ xảy ra. Sư tử háo hức nhảy chồm lên; nhưng chỉ xé được tai hươu, còn hươu vội vã trốn thẳng vào rừng. Cáo đập chân vì thất vọng, đã uổng phí bao công sức, còn sư tử thì rền rĩ và gầm lên vì đói và xấu hổ. Cuối cùng nó xin cáo hãy cố gắng một lần nữa và dụ hươu trở lại. “Nhiệm vụ anh trao cho tôi thật là nặng nề và phiền phức”, cáo trả lời, “nhưng dù sao tôi cũng sẽ làm cho anh”. Nó lập mưu làm như một con chó săn đuổi theo vết hươu. Nó hỏi mấy người chăn cừu xem họ có nhìn thấy con hươu nào có máu không. Họ chỉ khu rừng hươu chạy vào, thấy hươu đang nghỉ hơi sau cuộc tháo chạy vội vã, nó lấy hết can đảm đến gần. Hươu xù lông lên giận dữ. “Thằng xỏ lá”, hươu nói, “lần này mày không lừa được tao nữa đâu. Mày đến gần tao là toi mạng đấy. Đi mà lừa những người không biết mày. Hãy đi tìm người khác tôn làm vua và xéo đi!”.
“Anh là người hèn nhát tội nghiệp vậy ư?”, cáo trả lời, “lại đi nghi ngờ chúng tôi là những người bạn của anh? Khi sư tử nắm lấy tai anh nghĩa là ngài muốn cho anh lời khuyên bảo cuối cùng trước khi ngài chết về cái trọng trách làm vua lớn lao; nhưng anh không chịu nổi, thậm chí một vết xước từ chân sinh vật bệnh tật. Và giờ đây ngài còn giận dữ hơn anh và muốn chọn chó sói làm vua. Hắn sẽ là một ông chủ tồi với tất cả chúng ta.. Nào hãy đi với tôi, đừng sợ; hãy hiền lành như một chú cừu. Tôi thề có những lá cây và tất cả những dòng suối là sư tử không làm hại gì anh đâu, và ngoài anh ra tôi không chấp nhận ai làm chủ hết”. Bằng thủ đoạn lừa lọc này, cáo lại dụ được hươu đi cùng với nó, và ngay khi hươu vào hang, sư tử đã làm một bữa chén no nê, nuốt sạch xương tủy và lòng ruột. Cáo đứng nhìn; khi quả tim rơi ra khỏi xác, nó lén chộp lấy ăn như để thưởng công cho sự vất vả của mình. Không thấy tim hươu đâu, sư tử lục tìm trong đống xương thịt vụn. “Thôi anh đừng lục tìm nữa”, cáo nói khi đã đứng ở một khoảng cách an toàn, “bởi vì thực sự là, nó làm gì có tim. Tim nào mà anh mong đợi tìm thấy ở một kẻ hai lần vác xác đến hang sư tử trong vòng móng vuốt của nó?”.
Lòng tham danh vọng của con người che mờ trí óc họ làm họ không còn nhận ra sự nguy hiểm đang đe dọa mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét