Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Bài đáng chú ý

Minh Văn - Sự đánh mất của Niềm tin

Niềm tin là một giá trị vô hình, nhưng lại hiện hữu trong con người như một bản năng định sẵn. Tuy vô hình, nhưng niềm tin được tạo nên bằng những hành động và giá trị vật chất hữu hình, nó có vai trò quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Do vậy mà niềm tin quan trọng lắm, thiêng liêng và đáng kính nữa. Vì rằng nó được tạo ra bằng lòng chân thành và những nỗ lực tốt đẹp không mệt mỏi của con người. Để có được điều đó không dễ dàng chút nào, phải trả giá bằng trí tuệ, máu và nước mắt của con người. Niềm tin được chứng thực và thử thách qua thời gian, vì thời gian là công lý vĩnh hằng nhất. Bởi vậy mà người ta không thể được đánh mất niềm tin, mà ngày càng phải nỗ lực vun đắp cho nó. Một khi niềm tin đã bị đánh mất thì không bao giờ có thể lấy lại được, mất niềm tin là mất tất cả.
Một xã hội mà niềm tin nơi con người đã bị đánh mất thì thử hỏi sẽ như thế nào? Quả thực đó là một bi kịch lớn không thể cứu vãn, người ta sẽ sống trong sự nghi kỵ và day dứt triền miên. Người dân không tin ở nhà nước và dối trá lẫn nhau, và rồi không còn tin cả chính bản thân mình nữa. Dân tộc chúng ta lâm vào tỉnh cảnh thê thảm đó là do đâu? Nguyên nhân nào đã đưa xã hội Việt Nam đến bên bờ vực thẳm của sự khủng hoảng niềm tin này? Xin thưa rằng, đó không phải là ai khác ngoài Đảng Cộng Sản “vĩ đại và quang vinh”. Sau mấy chục năm dưới chế độ Cộng Sản, người dân Việt Nam trở nên nghi ngờ đố kỵ lẫn nhau, luôn có tư tưởng định kiến và thù hằn thường trực.
Chuyện rằng, một vị cán bộ Cộng sản đi công tác ở Đức Quốc. Nước Đức lúc này đã thống nhất sau mấy chục năm chia cách đông – tây bởi chế độ độc tài Cộng Sản cuồng tín. Tại một nhà chờ xe Buyp, vị cán bộ nọ thấy có một chiếc cặp không có chủ nhân. Vì nhiễm cái thói văn minh của dân sở tại, cũng muốn chứng tỏ mình là người tốt nên ông ta mang cái cặp đến đồn cảnh sát trình báo để họ tìm trả lại chủ nhân đã đánh mất. Nhưng trái với suy nghĩ của anh ta, mấy người cảnh sát lại mang chiếc cặp để lại chỗ cũ. Nghĩ là những người cảnh sát không hiểu ý mình, vị cán bộ nọ lại mang chiếc cặp đến đồn cảnh sát giao nạp lần nữa. Nhưng vẫn như trước, lần này những người cảnh sát lại mang chiếc cặp trả về chỗ cũ với vẻ mặt bình thản. Bứt rứt vì không thể hiểu nổi cách hành xử của họ, anh ta quyết định nấp vào một chỗ gần đó để chờ mà tìm hiểu nguyên nhân. Mấy phút sau, một người phụ nữ đi qua và nhận lấy chiếc cặp mang đi. Nhìn vẻ mặt tự nhiên của người phụ nữ, anh hiểu bà ta là chủ nhân của chiếc cặp. Vừa ngạc nhiên, vừa ngượng ngùng, anh ta nghĩ thầm: “Thì ra ở đây đồ vật ai bỏ quên thì cứ để nguyên chỗ cũ, đến lúc chủ nhân nhớ ra thì đến lấy. Cũng có nghĩa là ở đây không có nạn trộm cắp”.
Rồi anh ta lầm lũi bước đi, giấu mặt vào cổ áo Bành tô, cứ sợ người ta nhận ra mình là người Việt Nam. Vì đất nước Việt Nam Cộng Sản - nơi anh ta sinh ra - đã dạy cho anh những thói quen nghi ngờ và dối trá người khác. Niềm tin vào đồng loại đã bị khủng hoảng đến độ không còn ai tin tưởng được ai. Một đất nước vô pháp luật, dối trá lan tràn, trộm cướp như rươi. Vừa xấu hổ, vừa buồn cười, anh ta lại nghĩ thầm: “Thực là chỉ muốn chui xuống đất cho khỏi ngượng, thì ra mình đã suy bụng ta ra bụng người, cứ nghĩ ở đây cũng giống như ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mình”. Và anh cứ thở dài thườn thượt, không biết bao giờ đất nước Việt Nam mới được văn minh như đất nước người ta, dù chỉ trong cách suy nghĩ và hành xử.
Quả thực, niềm tin một khi đã mất đi thì khó mà lấy lại được. Sau mấy chục năm cầm quyền, đảng Cộng Sản đã tạo cho người dân thói quen nghi kỵ và dối gian. Lối hành xử đó đã ăn sâu vào bao thế hệ, trong cả cách suy nghĩ của con người. Vì thế không dễ gì một sớm một chiều mà thay đổi ngay được. Mới hay, môi trường sống tạo nên con người, xã hội tốt thì con người tốt, xã hội xấu thì con người xấu vậy.
Truyện xưa kể rằng, khi Thừa tướng nước Tề là Án anh đi sứ nước Sở, Sở Vương muốn làm mất mặt nước Tề nên đã bày trò để hạ nhục. Một lần, Sở Vương đang tiếp Án Anh thì có mấy tên lính dắt một tù binh đi ngang qua. Sở Vương liền kêu lại hỏi người kia người nước nào, bị tội gì? Một tên lính đáp:
- Tâu bệ hạ, tên này nguyên là người nước Tề, bị bắt vì tội ăn trộm ngựa.
Sở Vương liền quay sang hỏi Án Anh:
- Người nước Tề hay trộm cắp vậy sao?
Án Anh ung dung đáp:
- Cây Quýt trồng ở phương Bắc thì thường cho quả ngọt, trái sai, nhưng khi đem trồng ở phương Nam thì quả đã chua, lại còn ít nữa. Tại sao thế? Đó là do phong thổ vậy. Người nước Tề pháp kỷ nghiêm minh, xưa nay vốn không trộm cắp, nhưng khi sang làm dân nước Sở lại sinh tật xấu. Tại sao thế? Âu cũng là do phong thổ vậy.
Có lẽ chúng ta không phải bình luận gì thêm nữa, vì những câu chuyện trên đã quá sâu sắc rồi. Nhưng mọi người hãy tin tưởng vào chân lý rằng: Một chế độ xã hội được được tạo nên bằng sự dối trá thì sự thật sẽ tiêu diệt nó để lấy lại niềm tin đã bị đánh mất.
 06/7/2013
Minh Văn
(Dân luận)

Quyền sở hữu đất đai: Của chung nhưng tao giữ, tao quyết định, tao ăn

Quyền sở hữu: một quyền thiêng liêng

Chết rồi, vẫn mong được sở hữu, chứng tỏ đây là một quyền rất thiêng liêng. Những đồ tùy táng trong các ngôi mộ cổ cho thấy người tiền sử đã ước ao và coi trọng xiết bao cái quyền này. Chôn theo người chết là những vật dụng hàng ngày, những đồ ăn, thức đựng, vật che thân, đồ trang sức… để người quá cố đủ tiện nghi ở thế giới “bên kia”. Dẫu sao, những thứ này dùng mãi sẽ hao mòn hoặc sẽ hết. Hậu duệ cần tiếp tục cung cấp để tiền nhân an lạc. Có lẽ vì vậy nước ta có tục cúng giỗ và đốt vàng mã?
Sẽ tới lúc người ta hiểu ra và chôn theo người quá cố cả những công cụ sản xuất, ví dụ con dao, ngọn giáo, cái cung, bó tên, thậm chí cả nông cụ… để người quá cố có thể tự mưu toan cuộc sống.

Tài sản để mưu sinh quý hơn các tài sản khác. Đây là nhận thức mà con người trước sau sẽ có. Và có rất sớm: Ngay từ thời thượng cổ.

Bước nhận thức mới về quyền sở hữu

Gọi là mới, nhưng đã từ 4 hoặc 5 trăm năm nay
 

1) Quyền sở hữu là một quyền con người

Nó giúp ta một trong những tiêu chuẩn để phân biệt con người với con vật. Đó là công lao nghiên cứu của nhà triết học nhân quyền Jonn Locke (1632 - 1704). Để được xem là một con người, phải có 3 quyền cơ bản: Quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu. Không thế, không ra “con người”.
Hãy bàn riêng về quyền sở hữu.

2) Quyền sở hữu (đúng nghĩa) phải gồm 3 quyền hợp thành

Các nhà triết học thời Locke và sau ông đã phân tích để mọi người hiểu thấu đáo rằng, khi sở hữu một tài sản - ví dụ một ngôi nhà - phải gồm đủ 3 quyền: Chiếm hữu (hay nắm giữ); sử dụng và định đoạt (hay quyết định) đối với tài sản đó. Nói đơn giản, một người được thuê canh giữ một ngôi nhà chỉ có quyền nắm giữ nó (để bảo vệ nó), mà không có quyển sử dụng và càng không có quyền định đoạt nó (bán, tặng hoặc phá hủy nó). Nhưng khi ông ta thuê ngôi nhà đó để ở, ông có thêm quyền sử dụng, nhưng vẫn chưa có quyền định đoạt. Muốn sở hữu đúng nghĩa, ông ta phải tự làm nhà hoặc mua nhà. Khi đó, ông mới có đủ 3 quyền, nói lên sự sở hữu.

Ai cũng cần đất để ở

Lãnh thổ, đất đai Việt Nam là sở hữu của toàn dân Việt Nam vì dân tộc này từ bao đời đã kiến tạo nên, nắm giữ, bảo vệ và sử dụng mảnh đất này.

Sở hữu đất ở là nguyện vọng ngàn đời của mọi cá nhân và mọi dân tộc.

Ai cũng sống trên mặt đất và cần có một diện tích đất để sống. Dân vạn chài hoặc những dân tộc xa xưa sống trên cây (để tránh thú dữ) thì dưới chân họ vẫn là đất.
Quyền sở hữu cá nhân một mảnh đất để trú ngụ là quyền con người, không đợi ai ban phát.

Thời phong kiến, đất đai cả nước là của vua, do vua “thống nhất quản lý”. Vua có quyền ban phát đất đai, nhưng đó là thời chuyên chế, người dân dưới chế độ này chưa đáng gọi là “người”. Khi được vua ban phát đất thì tất nhiên chỉ có quyền sử dụng và trao đổi với nhau cái quyền này mà thôi. Không thể đưa văn tự mua đất ra để tránh bị vua thu hồi khi vua cần đất. Đã có quyền ban phát, tất nhiên vua có quyền lấy lại (thu hồi), kể cả quyền đàn áp để lấy lại (nay gọi là cưỡng chế)…

Nông dân càng cần đất để sinh tồn

Sở hữu đất đối với người nông dân, đang chiếm 2/3 số dân, càng là quyền thiêng liêng. Vì đó là sở hữu phương tiện sinh lợi duy nhất, để có thể sinh tồn. Quyền sở hữu đất quý gấp trăm lần sở hữu cái cày, con trâu và gấp ngàn lần sở hữu cái bát hoặc cái rổ. Nông cụ và trâu bò sẽ vô dụng nếu không có đất để chúng phát huy tác dụng. Do vậy, bị tước đoạt quyền sở hữu đất, người nông dân đau đớn như bị tước đoạt mạng sống.

Câu bất di bất dịch trong Luật Đất Đai
Đã sửa chục lần, nhưng dẫu có sửa trăm lần thì câu sau vẫn bất di bất dịch:
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý.
Nó tồn tại dai dẳng đến nỗi ai cũng thuộc.

Không khó lắm để vạch ra tim đen của các tác giả viết ra cái câu “chơi chữ” này.
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nghe khá êm tai, dễ bị lừa. Khốn nỗi, phải là “toàn dân” mới có quyền sở hữu đất đai. Chớ từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng nhóm, từng xóm, từng làng, từng huyện hay từng tỉnh… vẫn chưa phải “toàn dân”. Vậy, làm sao dám đòi quyền sở hữu đất đai? Đó là về lý lẽ. Nhưng… thực tế, nếu tập hợp được 20 hay 40% nông dân đồng loạt đòi quyền sở hữu đất đai (một quyền làm người) thì các tác giả của cái câu “bất di bất dịch” trong Luật kia, sẽ mất đất chôn thây.
- Nhà nước quản lý đất cho dân. Dân là chủ; nhà nước “của dân, do dân, vì dân” chỉ là người quản lý. Họ được ông chủ thuê mượn để quản lý tài sản quý nhất - tài sản sinh lợi - của chủ. Thì ra, thoạt xem, đây vẫn là quan hệ Chủ - Tớ. Quả là mỵ dân có nghề.
Dù chỉ là người quản lý, nhưng nhà nước vẫn phải có một số quyền nào đó, để có thể làm quản lý.

Chẳng cần đợi ai giao quyền, nhà nước ta cứ tự nhận (và đã thực thi) 4 quyền mà Luật Đất Đai không cần úp mở, như sau đây:

1) Quyền ban phát đất. Trong Luật, người ta gọi là quyền “giao đất” cho đỡ chướng. Đầy tớ tuyên bố từ nay đất đai không thuộc sở hữu tư nhân nữa, mà là “toàn dân” - dù trước đó mảnh đất có nguồn gốc nào. Trong phút chốc, 90 triệu dân mất quyền sở hữu đất. Thay vào đó, người dân được giao một quyển “sổ đỏ” - chỉ nói lên quyền sử dụng; y hệt như tình cảnh người dân thời phong kiến. Tạm yên tâm, vì họ vẫn được cày cấy và thu hoạch trên mảnh đất cũ, vẫn được trao đổi, sang nhượng cho nhau theo giá thị trường. Không ai lường nổi tai họa, cho tới khi các vị đầy tờ thực thi quyền thứ hai của mình. Gần đây nhất, các trí thức chính thống còn tán tụng rằng “quyền sử dụng đất có giá trị như quyền tài sản”. Nghe bùi tai đấy chứ?

2) Quyền thu hồi. Nhận “sổ đỏ” tức là thừa nhận mình đã được ban phát đất, dù là khai hoang mà có, dù là mua được hoặc do tổ tiên để lại. Tức là thừa nhận có thể bị thu hồi. Ban phát thì giả, nhà nước chỉ cần in ra một tờ giấy (sổ đỏ) để phát; nhưng thu hồi thì rất thật, dù là thu hồi “có bồi thường”. Mảnh đất thân yêu sẽ ra đi vĩnh viễn để rơi vào tay những thế lực cố ý trở thành thù địch của dân.

3) Quyền định giá bồi thường. Luôn luôn rẻ mạt và áp đặt. Hai từ này ghép lại, chỉ có một nghĩa: Ăn cướp giữa thanh thiên bạch nhật.

4) Quyền cưỡng chế, nếu không chấp nhận giá bồi thường.
Với 4 quyền trên, đầy tớ có thực quyền làm chủ, đẩy ông chủ danh nghĩa xuống hàng nô bộc, rơi vào thân phận như tá điền thời phong kiến.

Ý muốn thông qua Luật Đất Đai trước khi thông qua hiến pháp là một mưu đồ, nhưng tạm thời bất thành. Tên nước ta vẫn có cụm từ XHCN, nói lên sự kiên định mục tiêu, trong đó đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý là phần quan trọng bậc nhất của mục tiêu.

D. T. Huong
(Dân luận)

Quan chức Tây Hồ ăn tiền nhầm phải một lãnh đạo cơ quan báo chí Trung ương

Đã ăn thoát vài trăm trường hợp của nông dân với tổng số tiền lên tới hàng nghìn tỉ. Nay, quan chức Tây Hồ gồm kíp Thượng tá công an Quang đầu to (Chủ tịch quận), Đinh Trọng Sơn (Phó chủ tịch), Đỗ Anh Tuấn (tân Phó Chủ tịch) vừa lên chức còn táo tợn hơn, vẫn áp dụng chiêu ăn bẩn cũ. Không may cho chúng mải ăn quá nên xơi luôn cả vào một hộ dân có con trai làm lãnh đạo một cơ quan báo chí Trung ương và rất thân cận với Thủ tướng. Từ đây, đường dây ăn bẩn bấy lâu mới bị chính thức phanh phui trên báo nhà nước – mặc dù báo dân của chúng tôi đã nhiều lần tố cáo thủ đoạn này của lũ quan chức sâu mọt Tây Hồ tại dự án cầu Nhật Tân và dự án 92,7 hecta Ciputra.
Chiêu ăn bẩn: ép những gia đình đã chia đất nông nghiệp cho các con (kể cả chia hợp lệ và đã xác lập quyền sử dụng từ lâu) phải chấp nhận chia 50% giá trị bồi thường cho quan chức thì mới được phê duyệt phương án đền bù. Bằng không, chúng chỉ cho các hộ được chia (hộ con cái)hưởng tiền đền bù đất nông nghiệp thuần túy. Còn khoản to nhất là hỗ trợ tương đương 30% đơn giá đất ở trên địa bàn thì bị lờ đi. Liều lĩnh hơn, có trường hợp chúng lập phương án thật với chữ ký giả (mạo chữ ký người dân) để chiếm đoạt toàn bộ số tiền đền bù, hỗ trợ của dân.
Chỉ riêng trường hợp hộ ông bà Ngô Minh Thảo – Nguyễn Thị Mứt cùng 2 hộ của các con (tổ 41, cụm 3, phường Nhật Tân) có tổng diện tích đất bị thu hồi của 3 hộ là 658,33 m2. Tại Văn bản của UBND quận Tây Hồ số 315/TB-UBND ngày 31/8/2010 chính UBND quận Tây Hồ từng thừa nhận 3 phương án đền bù của 3 hộ độc lập: Ngô Minh Thảo – Nguyễn Thị Mứt (240,81 m2), Ngô Thị Minh Hoàn (166,4 m2) và Ngô Minh Hiệp – Chu Thị Thúy Hường (251,12 m2). Nay, do”mơi” mãi mà không ăn được tiền của gia đình ông Thảo nên UBND quận Tây Hồ lại tráo trở, ra phương án mới và phê duyệt cho gia đình ông Thảo được đền bù vẻn vẹn có 109,11 m2. Như vậy, theo đơn giá đền bù hiện hành, gia đình ông bà Thảo – Mứt bị quan chức Tây Hồ chiếm đoạt tới hơn 4 tỉ đồng. Ông Thảo có con trai hiện là lãnh đạo một cơ quan báo chí Trung ương.
Dân từ lâu đặt câu hỏi là làm gì mà loại công chức mạt hạng như Nguyễn Văn Duẩn (bị đẩy khỏi phường Thụy Khuê, ra làm Phó chủ tịch phường Phú Thượng, sau lên Trưởng ban GPMB Tây Hồ) lại lắm tiền thế. Chỉ chưa đầy 5 năm làm giải phóng mặt bằng của quận, Duẩn có hàng vài chục căn hộ loại sang tại khu vực Tây Hồ. Biệt thự và đất thì nhiều không kể siết. Bọn như Quang đầu to, Đinh Trọng Sơn thì gấp nhiều lần thế.
Thật bất bình là một ổ ung bướu to như vậy ngang nhiên hại nước, hại dân giữa Thủ đô rất nhiều năm mà không hề hấn gì. Dân cũng rất bất bình là hệ thống Tòa án, Viện Kiểm sát quận đều có chỉ đạo không thụ lý, không giải quyết các trường hợp khiếu nại, tố cáo về công tác GPMB liên quan tới bọn Quang, Sơn, Duẩn. Ai đã đưa ra chỉ đạo tày trời này? Có thông tin chưa kiểm chứng cho rằng chỉ đạo đó từ Thành ủy. Phải chăng chính quyền đã bị bọn quan chức tham nhũng quận Tây Hồ lũng đoạn và lật đổ từ lâu? Phải chăng ông nào đó ngồi ở Thành ủy ăn tiền và bảo kê cho bọn đàn em tại Tây Hồ. Có ý kiến cho rằng cỡ bảo kê này phải tầm Ủy viên Bộ chính trị (????).
Phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam tố cáo bọn quan chức Tây Hồ tham nhũng và lũng đoạn chính quyền: http://vov.vn/Xa-hoi/Phong-su/Den-chet-van-chua-duoc-quan-Tay-Ho-giai-quyet-thoa-dang/269706.vov
Khu đất của ông Thông, bà Mứt và các con chưa bàn giao do vướng mắc đền bù 
Khúc mắc giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2, Hà Nội: Đến chết vẫn chưa được quận Tây Hồ giải quyết thoả đáng 
Dự án đường Vành đai 2, (đoạn từ đầu cầu Nhật Tân đến trụ sở UBND quận Tây Hồ, Hà Nội) hiện chỉ còn hơn 1.500m2 đất nông nghiệp của 8 hộ dân nằm trong gói thầu 1A chưa GPMB xong. Theo những người khiếu nại “Các văn bản chỉ đạo của thành phố rất phù hợp nhưng Quận đã áp dụng không đúng”. Hậu quả, người dân bị thiệt, nhà thầu và nhà nước cùng chịu thiệt, còn tình trạng khiếu kiện kéo dài, bức xúc
5 hộ hay 3 hộ cũng một phương án
Tiếp xúc với chúng tôi cách đây ít ngày lúc còn sống, ông Nguyễn Ngọc Thông, 71 tuổi, một cựu chiến binh ở cụm 3, phường Nhật Tân cho biết: Hơn 25 năm trước, HTX Nông nghiệp Nhật Tân giao cho gia đình ông 4310m2 đất để sản xuất. Thời điểm ấy, HTX giao đất cho mọi người theo định suất, căn cứ vào số lượng nhân khẩu trong một hộ. Gia đình ông gồm 6 người, sống bằng nghề nông.
Sau mấy chục năm làm lụng vất vả, các con ông dần trưởng thành, lập gia đình riêng và lần lượt tách hộ khẩu. Cùng với “biệt gia biệt táo”, vợ chồng ông chia đất cho 4 người con làm 4 phần để sản xuất.
Khi Dự án đường Vành đai 2 (đoạn từ cầu Nhật Tân đến gần trụ sở UBND quận Tây Hồ) được triển khai, ngày 27/8/2009, UBND quận Tây Hồ ban hành 5 Quyết định thu hồi tổng cộng 980 m2 đối với ông Nguyễn Ngọc Thông và 4 người con của ông. Cụ thể, ông Nguyễn Ngọc Thông 336,6m2; các con ông là Nguyễn Đình Thiện 164,94m2, Nguyễn Mạnh Tùng 164,62m2, Nguyễn Ngọc Tuấn 162,06m2 và Nguyễn Ngọc Minh 162,06m2.
Tuy nhiên, UBND quận Tây Hồ chỉ hỗ trợ 297m2 cho một hộ ông Thông trong tổng số 980m2 bị thu hồi (mỗi m2 được hỗ trợ bằng 30% giá đất ở trên địa bàn quận). Còn lại các hộ con ông là Thiện, Tùng, Tuấn, Minh không được phần hỗ trợ này.
Liền kề mảnh đất gia đình ông Nguyễn Ngọc Thông là phần đất của gia đình bà Nguyễn Thị Mứt ở tổ 41, cụm 3, phường Nhật Tân. Hai hộ giống nhau về thời gian giao nhận đất sản xuất; giống nhau về thời điểm có quyết định thu hồi và cũng … “bị cắt” bớt phần diện tích được hỗ trợ. Gia đình bà Mứt được giao hơn 3900m2 đất nông nghiệp theo nhân khẩu từ năm 1987. Khi các con “cau lớn ra hàng” lập gia đình từ hai chục năm trước với sổ hộ khẩu riêng, nhà ở riêng, bà cũng lần lượt chia đất để các con bà sản xuất. Tháng 8/2009 UBND quận Tây Hồ cũng có 3 quyết định thu hồi riêng đối với 3 thửa đất khác nhau (bà Mứt và 2 con). Cụ thể, bà Mứt 240,81m2; chị Ngô Thị Minh Hoàn 166,4m2, chị Chu Thị Thúy Hường 251,12m2.
Tổng diện tích đất bị thu hồi của 3 hộ là 658,33 m2, nhưng quận Tây Hồ chỉ phê duyệt phương án hỗ trợ 109,11m2 cho hộ bà Mứt. Còn chị Hoàn, chị Hường không được tiền hỗ trợ mà chỉ được đền bù theo giá đất nông nghiệp 252.000 đồng/m2.
 “Nếu quận làm đúng, chúng tôi không khiếu kiện”
Khi ông Thông, bà Mứt đến nhận tiền theo giấy mời, thì Bộ phận GPMB không trả ngay, mà giải thích: phần diện tích hỗ trợ 297,54m2 là thuộc cả 5 hộ ông Thông, còn 109,11m2 của 3 hộ bà Mứt. Nếu đủ 8 hộ cùng ký nhận mới được lấy tiền. Ông Thông, bà Mứt yêu cầu chi trả tiền đền bù riêng cho hai hộ theo diện tích được phê duyệt vì không liên quan tới các con, nhưng không được đáp ứng.
Cách đây ít ngày khi còn sống, ông Nguyễn Ngọc Thông không dấu nổi bức xúc nói với các phóng viên “Tôi đã già rồi, lại bệnh tật, chỉ đề nghị quận Tây Hồ chi trả tiền hỗ trợ thu hồi đất để tôi có tiền chữa bệnh. Tôi chẳng biết có sống được đến ngày nhận tiền không?”. Như có linh tính báo trước, đúng một tuần sau, ông “ra đi” trong tức tưởi. Các con ông gửi “Đơn kêu cứu và tố cáo” tới các cấp có thẩm quyền mong được minh xét.
Bà Nguyễn Thị Mứt cũng bức xúc không kém: “Tôi chỉ cần quận Tây Hồ làm đúng luật. Phần đất bị thu hồi của tôi khác, của 2 con tôi khác, không liên quan đến nhau. Gộp lại làm một phướng án hỗ trợ là không đúng. Nếu họ làm đúng các quy định thì chúng tôi khiếu kiện làm gì?”.
Hai chị Khương Thị Tuyết và Phạm Thị Yến là con dâu ông Thông than thở: “Vợ chồng chúng tôi chỉ biết làm ruộng nuôi các con đang tuổi ăn học. Thu hồi hết đất sản xuất, bồi thường vài chục triệu mà không có hỗ trợ thì chúng tôi sống bằng gì? Tổ dân phố, HTX chứng nhận rõ như vậy mà họ làm ngơ, ép chúng tôi vào con đường cùng”.
Yêu cầu trả tiền đền bù nhiều lần không được, ông Thông và bà Mứt đăng ký gặp lãnh đạo Quận ủy, UBND và Ban bồi thường GPMB quận Tây Hồ. Dù đã được lãnh đạo “hứa” giải quyết theo đúng chỉ đạo của thành phố, nhưng mấy năm nay, yêu cầu đó của ông Thông, bà Mứt vẫn chưa được thực thi. Và ông Thông đã không còn cơ hội nhận khoản tiền này.
Bị “ghép” cùng bố – mẹ trong phương án chi trả tiền đền bù và không đồng tình với nội dung trả lời khiếu nại của UBND quận, các con ông Thông, bà Mứt đã khởi kiện vụ án hành chính tới TAND quận Tây Hồ. Vậy mà hơn hai năm qua, vụ án “dậm chân tại chỗ”, mặc dù tòa đã thay đổi Thẩm phán thụ lý vụ việc. 
Chỉ đạo một đằng, làm một nẻo
Phóng viên đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Duẩn, Trưởng ban Bồi thường – GPMB quận Tây Hồ. Trả lời câu hỏi “Gia đình bà Mứt có 3 hộ; ông Thông có 5 hộ khác nhau. Các con của họ đã ăn ở riêng, tách đất và hộ khẩu để sản xuất từ hàng chục năm trước khi thu hồi, vì sao không được tính thành 3 hay 5 phương án đền bù, hỗ trợ?” Ông Duẩn giải thích: “Khi có quyết định thu hồi, phần đất đó vẫn đứng tên ông Thông, bà Mứt mà chưa có tên các con, vì vậy họ không được hưởng tiền hỗ trợ. 3 quyết định hay 1 quyết định thu hồi cũng không khác nhau”? Theo ông Duẩn, Văn bản số 11382/UBND –TNMT ngày 27/11/2009 của UBND TP Hà Nội do Phó chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh ký, thì “Trường hợp các con ông Thông, bà Mứt là những trường hợp đã được giao đất lần đầu nên không thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ”.
Chuyển phần trả lời của ông Trưởng ban GPMB quận Tây Hồ tới Luật sư Trương Xuân Hải, Văn phòng Luật sư Gia Bảo (Hà Nội) -  Người hỗ trợ pháp lý cho các hộ dân, ông Hải khẳng định: “Giải thích như ông Duẩn là không đúng văn bản chỉ đạo của thành phố”.
Luật sư Hải dẫn chứng: Văn bản số 11382/UBND –TNMT ngày 27/11/2009 của UBND TP Hà Nội nêu rõ: Khi nhà nước thu hồi đất, các trường hợp nhận chuyển nhượng, cho tặng, chia tách kể cả đã hoàn tất hay chưa hoàn tất các thủ tục theo quy định đều được áp dụng chính sách hỗ trợ 30% giá đất ở theo khoản 3, điều 13, quyết định 108/2009 của UBND thành phố. Các con của ông Thông, bà Mứt là 6 hộ độc lập, mỗi hộ đủ điều kiện được hưởng mức bồi thường, hỗ trợ bằng một phương án khác nhau”.
Về câu trả lời của ông Duẩn “Các con ông Thông, bà Mứt chưa có tên chủ sử dụng đất nên không được hỗ trợ”, LS Hải phân tích: Trả lời thế là sai. Họ đã được Nhà nước thừa nhận là chủ sử dụng đất hợp pháp với ba căn cứ: Thứ nhất, họ đã được giao đất theo Chỉ thị khoán 10; Thứ hai, họ có Biên bản đo đạc kiểm đếm riêng, có quyết định thu hồi riêng; và thứ ba, họ đã và đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp, có hộ khẩu trên địa bàn phường tính đến ngày bị thu hồi đất. Còn việc họ chưa đứng tên trên giấy sử dụng đất là do thủ tục chưa xong mà không phải lỗi của họ. Theo quy định hiện hành của thành phố việc chia tách, cho tặng, chuyển nhượng dù chưa xong thủ tục vẫn được bồi thường, hỗ trợ.
Theo Luật sư Hải, cách nay hơn 1 năm, trong một buổi đối thoại với lãnh đạo quận, Phó chủ tịch UBND quận Đinh Trọng Sơn và Trưởng ban GPMB Nguyễn Văn Duẩn đã “hứa” sẽ tách các phương án và làm đúng như chỉ đạo của thành phố về bồi thường, hỗ trợ. Nhưng không biết vì lý do gì sự việc cứ kéo dài. Còn đối với vụ án hành chính hơn 2 năm chưa xét xử, LS Hải cho biết: “Các con ông Thông, bà Mứt đã khởi kiện từ 27-1-2011. Nhưng đến nay tôi cũng không hiểu lý do gì tòa án quận Tây Hồ cứ kéo dài không đưa vụ án ra xét xử. Nói về thủ tục tố tụng thì tòa án đang vi phạm pháp luật một cách rất nghiêm trọng”.
Hơn 1500m2 của ông Thông, bà Mứt và các con đã có quyết định thu hồi từ tháng 8/2009, nhưng đến nay vẫn chưa được bàn giao, khiến tiến độ thi công đường Vành đai 2 đoạn gần cầu Nhật Tân kéo dài, chậm trễ./.
07/07/2013
Cầu Nhật Tân   
(Blog Cầu Nhật Tân)
 

Nguyễn Văn Thạnh - Tù Nam Phi và Tù Việt Nam

Lời mở đầu: Trong một lần ghé thăm anh Lê Thăng Long, sau một lúc chuyện trò, lấy trên giá hai cuốn sách khá dày, anh bảo tôi có thời gian nên đọc, nếu em có ý định dấn thân cho công cuộc đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn. Đó là hai tập của cuốn sách “chặng đường dài đến với tự do”, cuốn tự truyện của cựu tổng thống Nam Phi-Nelson Mandela - huyền thoại chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid.

Dù lu bu việc nhưng tôi đã đọc ngấu nghiến hết hai cuốn sách với độ dày trên 900 trang. Một cuốn sách thật tuyệt. Tôi sẽ viết vài bài chia sẻ với các bạn những điều tuyệt mà cá nhân tôi cảm nhận được khi đọc xong cuốn sách trên.

Bài 1: Tù Nam Phi và tù Việt Nam:
Để khỏi vướng vào tình trạng ếch ngồi đáy giếng hay bị qui kết là “có góc nhìn phiến diện, thù địch,…”, tôi xin có đôi lời nói với các bạn là tôi chưa đi tù bao giờ và cũng chưa có điều kiện để nghiên cứu nghiêm túc chuyện tù đày ở Việt Nam và Nam Phi. Thông tin tôi có và góc nhìn tôi dựa trên việc đọc các hồi ký ở tù của các cựu tù như nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, ông Kiều Duy Vĩnh,… đặc biệt gần đây là của blogger Nguyễn Thanh Hiếu (Người Buôn Gió), bà Bùi Thị Minh Hằng, tin tức về anh Trần Huỳnh Duy Thức,… Còn tin tức chuyện tù đày của Nam Phi thì tôi có từ cuốn tự truyện trên. Do vậy có thể đây chỉ là một góc nhìn.

Tù Nam Phi:
Từ thời học phổ thông, tôi đã học về chủ nghĩa Apartheid trong phần lịch sử thế giới, tôi chỉ nhớ lờ nhờ lời cô giáo dạy: đây là một chế độ phân biệt chủng tộc rất dã man, tàn bạo do người da trắng lập ra để cai trị và bóc lột người da đen. Một anh hùng của người da đen là ông Nelson Mandela đã lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh chống lại chế độ phân biệt chủng tộc này. Ông phải trả giá cho cuộc đấu tranh là ngồi tù trong 27 năm.
Thời gian trôi đi với bao bộn bề, tôi cũng không có dịp đọc hay nghiên cứu kỹ về chuyện này. Trong đầu tôi hình thành nên niềm tin rằng chế độ này rất độc ác, tàn bạo, chỉ có luật rừng của nhóm cai trị da trắng. Trong tù chắc có lẽ rất kinh khủng. Nhất là sau này tôi có dịp đọc các hồi ký tù đày của những người bị chế độ “ưu việt, nhân đạo” của ta cầm tù. Tôi nghĩ ta đối xử với người cùng máu mủ còn tàn bạo vậy chắc họ còn tàn bạo hơn nhiều lần vì khác màu da. Xưa đến giờ tù là nơi tách biệt cuộc sống, cai tù là vua một cõi, dối trên nạt dưới rất dễ dàng thì chắc đâu cũng vậy.

Với niềm tin như vậy, tôi hoàn toàn bất ngờ khi đọc cuốn hồi ký trên. Nelson Mandela dấn thân đấu tranh từ rất sớm, khi còn là một sinh viên nên ông sớm bị tù, từ năm 1952. (ông nhiều lần bị giam rồi thả).
image001_19.jpg
Tác giả Nguyễn Văn Thạnh
Tất nhiên, trong nhà tù Nam Phi cũng có chuyện gian dối của cai tù như chuyện cho thức ăn tốt hơn, cho áo mặc mới khi có tổ chức Hội chữ thập đỏ tới thăm (tập hai, trang 154) hay là lần cai tù phát kim khâu và áo cho tù nhân giả làm việc khâu áo thay vì cầm cuốc xẻng khai thác đá. Những âm mưu thâm độc như cho tù thường phạm: giết người, hiếp dâm, cướp có vũ khí,… ở cùng tù chính trị phạm với mục đích dùng đám giang hồ khiêu khích, khống chế, đánh đập, ức hiếp tù nhân chính trị cũng có ở nhà tù Nam Phi (tập 2, trang 150, 151).
Tuy nhiên, xuyên suốt trong cuốn sách, điều tôi ngạc nhiên là ánh sáng pháp trị lan tỏa trong nhà tù Nam Phi rất tốt.
Trong môi trường người da trắng chiếm tuyệt đối ưu thế và tinh thần phân biệt chủng tộc triệt để, tàn bạo nhưng những nhân viên chấp pháp người da trắng hành động rất văn minh, lịch sự, pháp trị chứ không bắt bớ thô bạo như ta thường thấy ở nước ta khi xảy ra các cuộc biểu tình. Tôi trích ra đây một đoạn đối thoại khi Nelson bị bắt khi tổ chức cuộc vận động thách thức có đến hàng chục ngàn người tham gia vào năm 1952:
“Chúng tôi tan họp vào lúc nửa đêm. Tôi mệt nhoài, không còn nghĩ tới sự thách thức nữa mà là bữa ăn ngon nóng sốt và một giấc ngủ ngon. Lúc này có một viên cảnh sách đi lại phía Yusuf và tôi. Hiển nhiên là chúng tôi đang trở về nhà, không đi biểu tình. “Không đâu Mandela ạ, anh không thoát tay tôi đâu”. Giơ chiếc dùi cui lên chỉ vào chiếc ôtô cảnh sát, anh ta nói với tôi “lên xe đi”. (Tập 1, trang 202).
Sau này Nelson Mandela bị bắt nhiều lần, lần nào cảnh bắt bớ cũng diễn ra trong trật tự, tôn trọng người tranh đấu, tôn trọng pháp luật.
Ở nhà tù Nam Phi, mỗi khi tù nhân vi phạm nội qui hoặc có xung đột với cai tù; quyết định tội trạng và hình phạt trong trường hợp này không phải nhân viên cai tù hay giám đốc nhà tù mà là một ông thẩm phán được cử tới làm việc xét xử. Trong các nhà tù lớn, qui mô tập trung tách khỏi đất liền như nhà tù ở đảo Robben (nơi Nelson Mandela thụ án đến 18 năm trong tổng số 27 năm tù của ông) thì có hẳn một tòa hành chính ở đây để chuyên việc xét xử.
Tù nhân hoàn toàn có thể bào chữa cho tội trạng của mình trước vị thẩm phán. Là một luật sư nên ông Nelson được nhiều bạn tù nhờ cãi hộ ngay trong tù. Tôi thật sự ngạc nhiên về tính pháp trị ở đây.

Chính qui định này đã làm tù nhân có vị thế độc lập và được cai tù tôn trọng. Do đó quyền lợi của họ cũng được bảo đảm rất tốt theo luật pháp. Rất nhiều lần Nelson Mandela và các bạn tù của công chống lại sự lạm quyền, xâm hại của nhân viên cai tù bằng cách dọa đưa vụ việc lên tòa án cấp cao.
Chính vì điều này mà xuyên suốt cuồn hồi ký với thời gian tù 27 năm, không thấy Nelson Mandela đề cập đến những chuyện lạm quyền tàn bạo, đối xử như con vật, hay đánh đập hành hạ tù nhân.
Còn một điều đặc biệt nữa là trong thời gian ở tù, ông Nelson Mandela còn được quyền theo học hàm thụ các chương trình luật sư ở trường trong nước Nam Phi và nước Anh. Ông được cung cấp đầy đủ tài liệu, sách vở về luật pháp để học tập, nghiên cứu. Dù ở tù nhưng ông làm được luận án tiến sĩ luật.

Tù Việt Nam:
Nếu ai quan tâm đến chuyện tù đày, chịu khó đọc các hồi ký của những người bị tù như tôi liệt kê trên, hẳn sẽ hình dung mức độ tàn bạo, gian dối, vô pháp trong hệ thống nhà tù xứ ta như thế nào. Trong một bài viết ngắn này không thể liệt kê, dẫn chứng hết được.

Tôi xin trích một đoạn của người tù vừa mới ra - Nguyễn Bắc Truyển: “giáo dục kiểu gì mà thư viện trại giam không có một quyển sách về luật pháp, tôn giáo cũng bị nghiêm cấm và cai tù thì đụng một cái là quất lên đầu tù nhân hay đưa vào biệt giam cùm chân”, hay “trong tình cảnh ăn đói, thiếu thốn và lao động nặng, nhiều tù nhân đã phải tự hủy hoại mình để né lao động. Họ sẽ bị kỷ luật, bị chuyển đi trại khác, nhưng đây là cơ hội cho họ nghỉ ngơi vài ngày, nếu ai may mắn hơn thì được biệt giam hai tuần”.
Nhân đây, tôi chỉ nhắc đến những sự kiện gần đây: ông Trần Huỳnh Duy Thức bị biệt giam 10 ngày vì tội giúp một tù nhân phá mật khẩu một điện thoại. Đây là thông tin do gia đình ông cung cấp, tôi tin vào nguồn tin này. Việc bắt được ông Thức phạm tội, kết án và phạt ông thức đều do cán bộ nhà tù thực hiện. Bạn có tin sự nghiêm minh trong việc này không? Tôi thì không tin.
Sẽ như thế nào đây là một vụ án do cán bộ nhà tù dựng lên, nhờ một tù nhân nào đó để bẫy ông Thức? Rất có thể lắm chứ vì trong tù dễ gì tù nhân có một cái điện thoại sau bao lớp kiểm tra lục soát? Rồi chuyện ông bị chuyển tù mà không ai biết ông có mức liên quan thế nào trong vụ những người tù đoàn kết, lên tiếng đấu tranh cho quyền lợi của mình ở trại giam Xuân Lộc? Ông có bị kỷ luật, có bị ngược đãi trong nhà tù mới không? Ai kết tội, ai thực thi nếu có sự kỷ luật với ông?... Không ai biết cả.
Trong thế giới âm u, tách biệt của nhà tù, chúa ngục không thua gì vua một cõi nếu trao cho họ quyền phán xử, thi hành án với tù nhân?

Đề nghị của tôi: 
Trong bài viết “quyền con người cho tù nhân”, tôi thấy ánh sáng pháp trị rất khó để đến được nhà tù và quyền con người cho những người tù ở đó rất khó bảo đảm. Tôi luôn suy nghĩ đến vấn đề này mà chưa có một giải pháp nào khả dĩ.
Với hệ thống phân xử tội độc lập như Nam Phi là một cơ chế tốt, chúng ta cần áp dụng cho hệ thống nhà tù ở Việt Nam để bảo đảm Quyền Con Người cho người tù.

Trách nhiệm của chúng ta:
Phần lớn chúng ta, không ai nghĩ một ngày nào đó mình sẽ ngồi tù; trong khi cuộc sống lại trăm thứ lo toan, trăm thứ tranh đấu không được mà đi kêu gọi hãy quan tâm đến Quyền Con Người cho tù nhân thì thật không khả thi. Blogger Trịnh Kim Tiến từng viết là chưa bao giờ nghĩ bố mình là nạn nhân của việc chết chóc khi tiếp xúc với công an, do vậy cô rất thờ ơ khi ai đó nói là cần góp tiếng nói chống lại nạn bạo lực của nhân viên công lực; thế rồi tai họa ập xuống bố cô khi bị công an đánh gãy cổ chỉ vì không đội mũ bảo hiểm. Phần lớn hiểm họa đến với chúng ta rồi chúng ta mới chua xót nhận ra rằng giá mình quan tâm đến xã hội hơn thì mình không phải chịu cay đắng đến vậy
Phần lớn chúng ta đều sợ tù tội, đó là một nỗi sợ hợp lý. Chính nỗi sợ này đã ngăn chúng ta dấn thân tranh đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn. Chỉ có một số ít với tấm lòng cao thượng đã chấp nhận tù đày. Tại sao chúng ta lại không góp một tiếng nói để ủng hộ họ, bảo vệ họ khi lên tiếng ủng hộ một cơ chế bảo vệ Quyền Con Người cho tù nhân? Suy cho cùng, chúng ta đang nợ những con người dũng cảm đang bị tù đày hành hạ hàng ngày: cuộc đấu tranh của họ mang lại tương lai sống tốt hơn cho chúng ta và con cháu chúng ta.
Sẽ không công bằng nếu chúng ta chỉ muốn hưởng lợi mà không muốn đóng góp gì dù là rất nhỏ và an toàn.
Hãy lên tiếng, hãy lan tỏa “Quyền Con Người cho tù nhân”!
Tôi nghĩ PT CĐVN nên lập một ủy ban để tranh đấu cho quyền này. Các bạn ủng hộ hãy liên lạc đến PT để cùng nhau hành động.

Nguyễn Văn Thạnh
(Dân Luận)

Thu hồi đất đang tàn phá văn hóa cộng đồng ở làng quê

cc: -Hiến với Pháp cái gì- Đảng “ta” lãnh đạo toản diện tất tần tật mà , Hiến pháp đâu có lãnh đạo? – Hồi chưa có quyền hành cai trị thì ” bọn thực dân đế quốc , bọn Mỹ Ngụy đàn áp bóc lột Công Nông,hai cái Giai cấp “vua” của chế độ XHCN ấy mà, cho nên phải đấu tranh tiêu diệt,lật đổ bọn chúng để Công nhân LÀM CHỦ NHÀ MÁY ,XÍ NGHIỆP…Nông Dân PHẢI CÓ RUỘNG CÀY…”ai làm nấy ăn, không sưu tô thuế tức cho thằng nào con nào hết ,không thằng nào con nào ngồi trên đầu trên cổ Nhân Dân ta hết…” “đào tận gốc trốc tận rễ bọn TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO”…”bọn Địa chủ , Tư bản tư sản nó chỉ biết thương tiền chớ đâu có thương ai…” ” mấy thằng Vua nó chỉ vì cái ngai vàng và dòng họ nó chớ đâu vì Nhân Dân…”
  Chỉ từ khi có “đảng ta” mới vì Nhân Dân , vì Giai cấp mà…hy sinh……………….Cho nên hôm nay quyền bính đều nằm trong tay, có đủ mọi thứ nhưng còn thiếu ăn gan thằng Trời ( Thằng Trời đứng lại một bên-Để cho Nông hội đứng lên làm Trời) ,cán bộ vẫn là Đầy tớ của Nhân Dân, chịu cái khổ trước Dân, hưởng cái sướng sau Dân… Nhân Dân vẫn là CHỦ mà ,nhưng….cái mà…đảng ta…LÃNH ĐẠO , bộ Nhân dân quên rồi sao, hơn nửa Thế kỷ mà chưa sáng mắt sáng lòng à ?- Đừng có nghe cái “bọn phản động, bọn diễn biến….” nó bôi xấu đảng ta , phải kiên trì ĐẤU TRANH GIAI CẤP để  tiến nhanh tiến mạnh tiếng vững chắc lên thiên đường chớ, Nhân Dân đã đồng thuận rồi mà, đất đai là sở hữu Tàn Dân , nhưng phải có đứa Quản lý chớ để không bọn Tư bản giãy chết nó vào cướp mất thì sao? Còn bọn nó bị dụ” vào đấy ,phải “trải thảm đỏ” để dụ nó không khổ sao, để bóc lột lại chúng nó chứ, chớ nó ở xứ Tư bản làm sao ta bóc lột được? Nhưng mà do quản lý yếu kém nên …bị…nó lột tí chút thôi, nay mai ta lột lại thì cũng thuộc “về tay Nhân Dân” mà.
Còn Đất đai dùng làm mồi nhử nó thì khi lấy lại, nhà nước đã đưa cho một đống tiền rồi, khỏi cày cấy chi cho nó mệt ,có tiền thì xài không sướng sao , đã giải phóng được cuộc đời lam lũ bán mặt cho đất bán lưng cho trời rồi thì cứ “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu ” đi – Kêu ca nỗi gì mà mang phải tội chống đối, bị tạt acid thấy chưa?…Vào tù nữa đấy, “không phải cách mạng không có nhà đá”.
   Cho nên phải nhất định kiên trì theo đảng, theo anh em XHCN chớ,chớ bọn Tư bản mà “thắng thế” nó bóc lột Mấy ÔNg Bà Bần cố, Công Nông khổ lắm, phải giương cao ngọn cờ Cách mạng XHCN lên, thiên đường sắp tới rồi.
Dân oan Nam Định vẫn tiếp tục kéo đến văn phòng tiếp dân trung ương đảng và Nhà nước ở số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, thủ đô Hà Nội
Dân oan Nam Định vẫn tiếp tục kéo đến văn phòng tiếp dân trung ương đảng và Nhà nước ở số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, thủ đô Hà Nội
Blog lehienduc
Nghe bài này
Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn ở Việt nam đã thay đổi khá nhiều. Song một mặt trái của tình trạng được cho là phát triển như thế chính là cuộc sống ở làng quê bây giờ đã bị đảo lộn. Những hệ lụy từ sự xuống cấp về mặt tinh thần có thể thấy còn khủng khiếp hơn thời kỳ Cải cách Ruộng đất trước đây.
Việc thu hồi đất đai để phục vụ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước dưới danh nghĩa phục vụ cho việc phát triển kinh tế ở Việt nam, đặc biệt là ở nông thôn, là một hiện tượng phổ biến từ nhiều chục năm nay.
Một việc làm vi phạm Hiến pháp
Song rất ít người biết rằng đây là một việc làm vi phạm Hiến pháp, vì điều 23 Hiến pháp năm 1992 quy định nhà nước chỉ được quyền cho phép thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng và các lợi ích công cộng; mà hoàn toàn không có qui định cho phép thu hồi đất phục vụ cho việc phát triển kinh tế.
Theo TS. Kinh tế Lê Đăng Doanh, Cố vấn Kinh tế cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết
“Trước kia đảng Cộng sản Việt nam có hứa rằng người cày sẽ có ruộng, nhưng bây giờ đảng Cộng sản Việt nam lại chủ trương cho phép nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế – xã hội, là một điều Hiến pháp không có quy định. Hiến pháp chỉ quy định nhà nước được quyền cho phép thu hồi đất phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng và lợi ích công cộng. Chấm hết, không có mục đích phát triển kinh tế. Việc thu hồi đất với giá rất thấp, để giao lại cho tư nhân trong và ngoài nước kinh doanh, là một vấn đề lớn đang tranh cãi hết sức gay gắt”
Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế – xã hội, là một điều Hiến pháp không có quy định. Hiến pháp chỉ quy định nhà nước được quyền cho phép thu hồi đất phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng và lợi ích công cộng. Chấm hết, không có mục đích phát triển kinh tế.
TS. Kinh tế Lê Đăng Doanh
Việc thu hồi đất ngoài tình trạng vi hiến như thế còn gây ra biết bao nhiêu hệ lụy, làm đời sống của người nông dân bị đảo lộn.
Một truyền thống lâu đời nay của người dân ở nông thôn là hàng xóm luôn “tối lửa đèn tắt có nhau”, bằng biểu hiện thăm hỏi, chia sẻ khi nhà này nhà kia có chuyện vui, chuyện buồn. Họ là những con người  vốn hiền lành, chất phác và rất tình cảm.

Tình trạng cưỡng chế thu hồi đất cho những dự án kinh tế vẫn chưa có dàn xếp thỏa đáng với người dân
Tình trạng cưỡng chế thu hồi đất cho những dự án kinh tế vẫn chưa có dàn xếp thỏa đáng với người dân. Courtesy taichinh.vn
Nhưng bây giờ chỉ vì đà phát triển kinh tế, đồng tiền và đất đai đã chia cắt tình cảm xóm giềng làng nước, tình hàng xóm mai một. Bắt đầu từ việc người dân có chịu nhận hay không nhận tiền đền bù từ chủ đầu tư, với giá rẻ mạt thấp hơn rất nhiều giá thị trường.
Về vấn đề này, bà Lê Hiền Đức, Công dân chống tham nhũng, người đoạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế cho biết:“Vì là không hiểu pháp luật, nên có người cầm tiền (đền bù) có người không cầm tiền. Tức là có những người tham, thấy tiền, mê, cầm tiền. Đó là một nhóm. Còn một nhóm người khác, kiên quyết, thà chết họ vẫn kiên quyết giữ đất. Đó là nhóm người thứ 2. Bà con không có trình độ, thấy tiền họ đưa cho thì nhận, thành ra nó thành một phe khác. Đó là một điều tôi rất đau long, vì nhân dân không đoàn kết”
Trên thực tế, ban đầu thì còn có chuyện chính quyền vận động và bàn bạc với dân trong vấn đề đền bù và thu hồi. Nhưng một khi đã có một số người nhẹ dạ chấp nhận nhận tiền, thì cũng là lúc phía chính quyền địa phương sẽ dựa vào đó để gây áp lực lên những người còn không chịu nhận tiền bằng mọi biện pháp có thể.
Nhẹ thì các thủ tục giấy tờ liên quan đến chính quyền rất khó được giải quyết, sẽ bị phê thẳng vào hồ sơ là gia đình không chấp hành chủ trương đường lối của địa phương. Nặng thì khai trừ đối với đảng viên, cách chức, miễn nhiệm các chức danh có liên quan đến chính quyền. Hơn thế nữa, nếu cần thì có thể bị chính quyền tìm cách tạo chứng cớ giả để khởi tố, bắt giam vì tội chống đối.
Về vấn đề này, Công dân chống tham nhũng bà Lê Hiền Đức, cho chúng tôi biết
Nhiều nơi lắm, sau Tết nghĩa là cách đây nửa năm, trên trang blog của tôi có một bài nói về: người ta không nhận tiền đền bù, chính quyền khai trừ họ ra khỏi đảng. Tôi có chụp cả cái Giấy thông báo khai trừ đảng của một ông tên là Văn hay là Vân ở Bắc ninh. Chỉ vì không nhận tiền đền bù mà bị họ khai trừ ra khỏi đảng
bà Lê Hiền Đức
“Nhiều nơi lắm, sau Tết nghĩa là cách đây nửa năm, trên trang blog của tôi có một bài nói về: người ta không nhận tiền đền bù, chính quyền khai trừ họ ra khỏi đảng. Tôi có chụp cả cái Giấy thông báo khai trừ đảng của một ông tên là Văn hay là Vân ở Bắc ninh. Chỉ vì không nhận tiền đền bù mà bị họ khai trừ ra khỏi đảng”
Một mặt thì dùng các biện pháp hành chính như thế để trừng phạt, nhưng mặt khác chính quyền lại dùng  chiêu bài hỗ trợ, ưu đãi hộ nghèo bằng số tiền vài triệu đồng để mua chuộc những hộ không chịu ký. Một khi chính quyền đã như vậy, nếu những ai vẫn không chịu ký thì chính quyền lập tức xóa tên và bảo do… nhầm.
Phương pháp chia để trị

Tình trạng này đã khiến cho nội bộ người dân địa phương mất đoàn kết và chia rẽ. Từ người trong địa phương nghi kỵ lẫn nhau, không chơi với nhau rồi đến trong các gia đình từ mặt nhau là chuyện quá phổ biến. Hiện tượng đám cưới, đám giỗ trong làng chia thành hai dãy mâm, cho bên nhận tiền và bên không nhận tiền đền bù. Nhiều đám giỗ, đám cưới, đám ma không có người dự. Rồi đến chuyện cũng do bất đồng, mà cha mẹ hai họ ngăn cấm trai gái yêu đương hoặc cấm kết hôn.
Trong gia đình anh em không nhìn mặt nhau, bố con từ nhau cũng chỉ vì người nhận đền bù, người không nhận. Đến chuyện cha từ con, anh từ em hay tới mức trong gia đình chia đôi, chia ba bàn thờ hay chia cả ngày giỗ cha, giỗ mẹ. Hay chuyện anh em giờ chia hai phe, bố tôi, mẹ tôi tôi cúng, bố anh mẹ anh anh cúng là chuyện phổ biến.
Khi chính quyền đã chia rẽ được dân theo cách chia để trị, thì là lúc họ thẳng tay trừng phạt. Ngoài ra, nếu các biện pháp kể trên chưa hiệu quả, đặc biệt đối với các cá nhân tham gia khiếu kiện thì chính quyền xã dùng mọi biện pháp, kể cả bắt bỏ tù hòng khuất phục người dân
Khi chính quyền đã chia rẽ được dân theo cách chia để trị, thì là lúc họ thẳng tay trừng phạt. Ngoài ra, nếu các biện pháp kể trên chưa hiệu quả, đặc biệt đối với các cá nhân tham gia khiếu kiện thì chính quyền xã dùng mọi biện pháp, kể cả bắt bỏ tù hòng khuất phục người dân. Về vần đề này, chị Cấn thị Thêu, dân oan Dương nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội cho biết
“Cái việc này đáng lẽ là việc của chính quyền phải lo cho dân từ lâu rồi, nhưng chính quyền không lo cho dân. Mấy ngày hôm nay chúng nó họp liên tục, họ bảo bằng mọi giá phải bắt được em, để đưa đi biệt tích thật xa. Việc của em, em chuẩn bị tinh thần như thế. Vào đấy, chắc chắn vào tay chúng nó là chúng nó dùng đủ mọi hình thức đánh đập, tra tấn, tù đầy hoặc sẽ giết em trong tù. Nhưng em sẵn sang chấp nhận hết.”
Không chỉ thế, mọi giá trị văn hóa cộng đồng ở nông thôn bây giờ đã bị đồng tiền chi phối và dần dần bị lãng quên. Người ta làm tiền, kiếm tiền bằng mọi giá, mọi cách. Bây giờ, đất đai hay các công trình công cộng của làng được cho tư nhân đấu thầu kinh doanh làm giầu. Thậm chí đất nghĩa trang của làng cũng bị xẻ phân lô và cho đấu thầu.
Việc này đã làm cho lệ làng và hương ước của làng bị phá vỡ, dẫn tới tình trạng người có tiền đua nhau mua đất để dành cho việc mai táng. Ngược lại, người nghèo thì tấc đất cho người chết cắm dùi cũng không có. Bất công xuất hiện và mâu thuẫn càng sâu sắc, điều này được đánh giá là mầm loạn trong tương lai.

Khu phố Trịnh Nguyễn, Bắc Ninh, bị xã hội đen và chính quyền đe dọa


Bà Đỗ Thị Thiêm tại bệnh viện (Ảnh từ video youtube - Bùi Thị Minh Hằng - 04/07/2013)
Bà Đỗ Thị Thiêm tại bệnh viện (Ảnh từ video youtube – Bùi Thị Minh Hằng – 04/07/2013)
Trọng Thành -RFI
Ngày 04/07/2013, bà Đỗ Thị Thiêm, cư dân khu phố Trịnh Nguyễn – thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh – bất ngờ bị tạt axit bị thương nặng. Bản thân nạn nhân và nhiều người nghi ngờ đứng đằng sau hành động này là một thế lực trong chính quyền địa phương, trong bối cảnh hàng chục hộ dân cư khu phố Trịnh Nguyễn đang kháng cự quyết liệt chống lại chủ trương của chính quyền thị xã, xây dựng một nhà máy nước thải trên một khu đất nông nghiệp.
Theo một số nguồn tin tại chỗ, người dân ở khu phố Trịnh Nguyễn – Từ Sơn hiện đang sống trong không khí nơm nớp lo sợ, vì những đe dọa hành hung, trả thù từ các nhóm xã hội đen và áp lực của chính quyền.
Hôm qua, 06/07, các đại diện của cộng đồng dân cư khu phố Trịnh Nguyễn gửi một bức “Thư ngỏ kính gửi các vị nhân sĩ, trí thức” trình bày sự việc và báo động về thực tế này. Trước đó, người dân Trịnh Nguyễn đã có khiếu nại lên một số cơ quan thuộc chính quyền trung ương, nhưng đến nay vẫn chưa có phản hồi cụ thể.
Để có thêm thông tin về tình hình tại khu phố Trịnh Nguyễn, RFI đặt câu hỏi với bà Đỗ Thị Thiêm, hiện đang điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội).
Bà Đỗ Thị Thiêm – Bắc Ninh – 07/07/2013
07/07/2013
RFI : Chào chị Đỗ Thị Thiêm. Xin cho chị cho biết tình hình đầu đuôi chuyện này.
Bà Đỗ Thị Thiêm : Do cái sự việc thì em phải ra… Em cùng với toàn thể nhân dân khu phố Trịnh Nguyễn đã có những đơn tố cáo, khiếu nại, gửi lên các cấp về việc chính quyền tham nhũng đất cát. Qua năm nay, chính quyền không giải quyết, từ cái đó, chúng em đã vượt cấp sang trung ương, sau đó thì chính quyền, từ công an, bộ đội, hàng ngày nằm vùng ở khu phố gần 2 tháng nay để uy hiếp nhân dân, và đẩy chúng em đến đường cùng, là không được khiếu nại vượt cấp. Chúng đến đe dọa là, nếu có khiếu nại vượt cấp, chúng sẽ dùng mọi thủ đoạn để xử lý những người có trong đơn này. Chúng huy động lực lượng hàng trăm công an, bộ đội và xã hội đen. Chính ông chủ tịch phường Châu Khuê đã dùng lực lượng đó đến để đàn áp bà con.
Ngày hôm 18/06, chúng đã đánh 20 phụ nữ và 4 trẻ em, trong đó có những cụ già và phụ nữ có bầu. Sau hôm đó, chúng em đã đến thanh tra chính phủ để kêu gọi, nhưng không được giải quyết. Mùng 1 tháng 7, chúng em cũng đến thanh tra chính phủ, họ bảo là họ sẽ về tỉnh, và họ về đối thoại với dân để chấm dứt dự án, nhưng đến giờ vẫn không thấy.
Chúng đã lợi dụng em đi làm ở bên Hà Nội, và thuê xã hội đen tạt axit em bất ngờ. Hành động của chúng ngày càng tàn bạo.
Tất cả bà con ở Từ Sơn tất nhiên là bức xúc. Đến bây giờ không có một cấp chính quyền nào giải quyết cho bà con cả. Nên là bà con vẫn phải nằm ở cánh đồng, để trông cánh đồng. Đến hôm 02/07 vừa rồi, chúng dựng nên cái bài là phun nhầm axit vào em, sau đó chúng tung dư luận là em giả vờ. Bọn chính quyền nó tung dư luận thế, nó bảo bà con là, nếu không rút lui chúng sẽ làm nhiều người như bản thân của em.
Phó chủ tịch và phó công an tỉnh Bắc Ninh dùng lực lượng để đe dọa bà con là chúng sẽ huy động hàng nghìn người, công an, xã hội đen, rồi các kiểu để về đàn áp đợt tới. Tức là trong tháng 7/2013. Không biết là chúng về ngày nào.
RFI : Tình hình tại khu phố Trịnh Nguyễn, Từ Sơn như thế nào ?
Bà Đỗ Thị Thiêm : Khu phố Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, họ thành một cái dây tham nhũng từ xưa đến giờ rồi. Còn chính quyền, từ công an, từ chủ tịch, từ phó chủ tịch, từ trên xuống dưới họ vào thành dây với nhau, để họ đàn áp nhân dân, chứ họ không bảo vệ nhân dân một tý nào. Đảng viên, cán bộ là họ cũng … hết, giáo viên… họ cho vào đội ngũ của họ hết. Nếu không nghe họ, họ có thể không cho đi làm việc tại các cơ quan nhà nước, con em đi học cũng như vậy, họ đe đủ hình thức. Và những hộ chưa lấy tiền, họ còn đe là không lấy, thì họ vứt tiền vào Kho Bạc, họ cướp trắng ruộng.
RFI : Để thính giả có thể hiểu rõ hơn, xin chị cho biết tóm tắt sự việc mâu thuẫn như thế nào ?
Bà Đô Thị Thiêm : Cái dự án này từ năm 2009 đến giờ, chủ trương thu hồi là để làm một nhà máy nước thải. Chủ đầu tư là công ty thương mại Phú Điền. Thế nhưng trước khi thu hồi, chính quyền không có văn bản cho từng hộ có đất bị thu hồi. Từ 2009 đến giờ, họ vẫn cứ để không. Khiếu nại đi, khiếu nại lại họ vẫn cứ để (nguyên tình trạng này).
Sang dến năm nay, họ tự thay đổi quyết định, tự họ ra, và họ tự cầm, chứ họ không phát cho từng hộ có đất bị thu hồi. Thế cho nên, mọi người phát hiện ra cái sai của họ, thì họ (người dân) phải khiếu nại. Khi họ khiếu nại và khởi kiện hành chính về vụ này, thì chính quyền Từ Sơn đe dọa, dùng mọi hình thức, bắt họ phải rút đơn, không được khiếu kiện, không được vượt cấp. Nhưng bà con nhân dân khu phố Trịnh Nguyễn vẫn làm đơn vượt cấp.
Sau đó đến ngày 17/06, thị xã Từ Sơn lại ra quyết định khác. Thế là bà con khởi kiện việc thị xã Từ Sơn ra quyết định khác để tự thay đổi quyết định trước. Mới đầu họ ra quyết định 422 và 479, là về một nơi khác (để lấy đất làm dự án) cách chỗ hiện nay khoảng 3 km. Sau khi nơi đó không cho làm, thì họ lại lấy cái quyết định đó mang về đây, mang về đây, thì ở đây người dân khởi kiện, thì họ lại tự đổi sang quyết định khác. Quyết định 422 thành 423, và 479 thành 480. Sau đó, nó không có hiệu lực nữa, thì đến ngày 17/06, thì họ lại ra quyết định 684. Thế là một dự án của họ là 4 cái quyết định tự ra, tự đổi. (Họ phải đổi) Vì nó sai ! Bây giờ họ có giao (các quyết định này) cho các hộ có đất bị thu hồi đâu ?
Dự án này trong tay họ chứ ? Người dân chúng tôi có được biết đâu ? Mãi sau này nó đến, thông báo, nó dùng một người cán bộ, đại diện để đến nghiên cứu về 65 hộ có đất bị thu hồi. Chúng tôi phát hiện ra là chúng tôi khởi kiện tố cáo nó.
Đấy là chính quyền, anh ạ. Chính quyền coi như cướp của người dân. Đấy là nó hành động trắng trợn. Đây là nó dùng xã hội đen để nó đe dọa, nó đe dọa sẽ dùng hình thức thủ tiêu, nó bảo thế. Nhà nhà, người người, ai ai cũng bức xúc. Nhưng mà từ trên xuống dưới, không có ai giải quyết.
Bà con bây giờ chỉ có một cái là ngày ngày và đêm đêm ăn nằm tại cánh đồng để giữ đất thôi. Rất khổ ! Từ hôm 13/05 đến giờ rồi, mà vẫn cứ phải ăn nằm giữ đất. Đêm, ngày, các cụ già 80, 90 tuổi phải ra đấy nằm.
RFI : Từ một tuần trở lại đây, có tin là tình hình an ninh ngay tại khu phố rất là bất ổn, cụ thể thế nào xin chị cho biết.
Bà Đỗ Thị Thiêm : Tức là ngày đêm nó đi rình mò nhà những người khiếu kiện. Rồi nó đe dọa, đêm có thể nó nhảy vào… Ví dụ như em có người nhà, có người vào đe dọa, rồi nó bảo là cô ấy nên rút đơn khiếu đi, không thì ân hận. Công an nó vào nó đe dọa. Bây giờ nó vẫn cứ ăn nằm ở đấy.
RFI : Chị nói công an là công an ở đâu ?
Bà Đỗ Thị Thiêm : Công an ở thị xã Từ Sơn. Và chẳng biết tỉnh nó điều về những cái thằng, chẳng biết công an thật hay giả.
RFI : Xin chị cho biết thêm những suy nghĩ của những gia đình khu Trịnh Nguyễn, Châu Khê, Từ Sơn, về việc này.
Bà Đỗ Thị Thiêm : Tất cả bà con ở khu phố, không chỉ Trịnh Nguyễn, Châu Khê, mà bà con lân cận ở đấy, người ta rất bức xúc nhưng người ta không làm gì được. Vì chính quyền này, từ dưới lên trên, họ thành bao lớn rồi… trùm lên áp bức nhân dân. Cho nên là không ai dám đụng đến chúng nó.
Những người như chúng em, chúng nó sẽ đe dọa và tiếng nói của những người đảng viên trung thành với dân, trung thành với cụ Hồ hồi xưa, thì nó gạt, nó bắt phải theo nó. Nó bảo sao thì phải theo vậy. Hầu như chắc chắn là trong tháng 7 này sẽ có một cuộc chiến đấu một mất một còn đối với cấp chính quyền này, khi xảy ra cướp đất. Nó bảo nó không rút lui, nó phải cướp bằng được cái đất này.
Các anh ở bên ấy phải biết rằng, Việt Nam ta bây giờ, người dân mất quyền hết. Không có Đảng như cụ Hồ hồi xưa đâu. Đảng bây giờ hầu như là đảng ăn cướp thôi, nó trắng trợn luôn. Dùng mọi thủ đoạn !
RFI xin chân thành cảm ơn bà Đỗ Thị Thiêm đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn.
 

Giải pháp nào cho vấn đề biển Đông trong hoàn cảnh mới?

Ngày 1/8 tới, Trung tâm Minh triết sẽ có buổi họp mặt các tác giả có bài về biển đảo Việt Nam. Nhân dịp này, BS xin giới thiệu một trong số các bài viết về đề tài biển Đông trong bối cảnh sau các cuộc gặp cấp cao Trung-Mỹ và Việt-Trung:

Đinh Hoàng Thắng & Hoàng Việt*
 
Luật quốc tế UNCLOS và bộ Quy tắc COC không được thể hiện trong Tuyên bố Việt-Trung. Tin về biển Đông ở Cấp cao Trung-Mỹ cũng không nhất quán. Bối cảnh này khiến việc tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp biển đảo trong khu vực tiếp tục là vấn đề cấp bách. Quyền lợi của ngư dân Việt tại Hoàng Sa, Trường Sa không thể không được đảm bảo.

Xin được kiến nghị một dạng thức “mô hình giải pháp” (solution model, paradigm), bao gồm năm biện pháp (measures), gọi là P-DOWN. Đây là một tập hợp năm chữ cái tiếng Anh, mỗi chữ cái tiêu biểu cho một biện pháp: PPartnership (Đối tác), DDemocracy (Dân chủ), OCoC for Ocean (bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông), WWisdom (Minh triết) NNetwork (Kết nối). Mô hình năm biện pháp này là cách tiếp cận theo tư duy hệ thống đối với các tranh chấp phức tạp ở biển Đông trong bối cảnh Đông Nam Á hậu Chiến tranh Lạnh. Vấn đề trở càng trở nên cấp bách sau cuộc gặp cấp cao Tập-Obama và chuyến thăm cấp nhà nước Trung Quốc của Chủ tịch Trương Tấn Sang. Bởi vì, nhiều chỉ dấu cho thấy, cấp cao Trung-Mỹ và cấp cao Việt-Trung dường như làm tăng thêm tính bất định cho cục diện trên biển Đông.
Tình hình hiện nay, theo nhận định của TS. Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Các bên liên quan vẫn giữ lập trường cũ, đặc biệt là Trung Quốc, vẫn nhất quyết đeo bám yêu sách về chủ quyền lãnh thổ và và đòi hơn 80% diện tích biển Đông. Tại hội đàm cấp cao Việt-Trung mới đây nhất, mặc dù hai bên cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện nhưng cũng chỉ có Chủ tịch Trương Tấn Sang nêu đề nghị cần tăng cường phối hợp, xử lý thỏa đáng, bảo đảm lợi ích và quyền lợi của ngư dân Việt Nam. Tiến trình CoC và việc tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển (UNLOS-1982) không được khẳng định trong Tuyên bố chung và các văn kiện chính thức. Trong tiếp xúc cấp cao Trung-Mỹ, ông Tập Cận Bình tiếp tục khẳng định nhất quyết bảo vệ cái gọi là “chủ quyền quốc gia của Trung Quốc” trên Hoa Đông và biển Đông.
Môi trường tiếp tục phức tạp
Có lẽ ít ai hoài nghi về tầm quan trọng của bang giao Trung-Mỹ đối với các mối quan hệ quốc tế thế kỷ XXI. Tuy nhiên, cục diện thế giới đa cực ngày nay khác xa với môi trường quốc tế của những năm 1970, thời điểm “tam quốc” Mỹ-Xô-Trung tranh hùng. Cho dù ông Tập Cận Bình, ngay trong ngày đầu của cuộc gặp đã cố ý so sánh cấp cao Cali với chuyến thăm của ông Nixon sang Bắc Kinh năm nào, song ít ai tin rằng những ngày qua, ông Tập và ông Obama đã có các thỏa thuận có thể khuynh đảo thế giới như kỷ nguyên “hai phe bốn mâu thuẫn” ấy! Hẳn nhiên thời nào thì bang giao Trung-Mỹ, Việt-Trung cũng đều có không gian cho thỏa hiệp và căng thẳng, hợp tác và cạnh tranh. Các mối bang giao này vốn đã phức tạp, sau cấp cao Cali, cấp cao Bắc Kinh không ai nghĩ là chúng sẽ đơn giản hơn. Dư luận trong/ngoài khu vực quan tâm đến môi trường mới ở biển Đông là vì thế.
Theo TS. Bonnie Glaser, nữ cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Hoa Kỳ, quan trọng nhất ở đây là bản chất của mối quan hệ: “Cả Tổng thống Obama lẫn Chủ tịch Tập Cận Bình đều nhận thức rằng, Mỹ và Trung Quốc cũng như toàn thế giới sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nếu hai nước sa vào vết xe đổ của lịch sử, khi một cường quốc mới nổi thách thức một cường quốc đang đứng đầu thế giới và kết thúc bằng xung đột quân sự. Tại cuộc gặp gỡ Cali, hai nhà lãnh đạo đã bàn thảo về mô thức quan hệ mà hai bên mong muốn, như ông Tập Cận Bình tuyên bố với báo giới là một mối quan hệ dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi và mở rộng sự hợp tác”.
Về khả năng thỏa thuận ngầm, Phó Giám đốc Viện Viễn Đông Sergei Louzyanin phân tích, ông Obama sẵn sàng có nhượng bộ mang tính chiến thuật, bởi tới nay Trung Quốc vẫn là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, là thị trường quan trọng đối với các tập đoàn Hoa Kỳ. Từ khi mở ra giao thương, lúc nào cán cân mậu dịch của Mỹ cũng bị thâm hụt và số thâm hụt ngày càng tăng. Năm 2011, hàng “Made in China” vào Mỹ trên 399 tỷ USD, trong khi Mỹ chỉ bán cho Trung Quốc được 104 tỷ, thâm thủng 295 tỷ. Năm 2012 Mỹ nhập của Trung Quốc trên 425 tỷ và bán cho Trung Quốc chỉ có 110 tỷ, thâm thủng 315 tỷ. Tuy nhiên, sức mạnh thật sự lại không nằm trong tay nước có dự trữ ngoại hối lớn mà lại ở trong tay nước có thể dễ dàng đi vay bằng đồng nội tệ của chính họ. Chưa nói, ràng buộc đồng Nhân dân tệ vào đồng USD đang đặt Trung Quốc trước không ít rủi ro!
Mỹ-Trung còn dè chừng nhau bởi nhiều chuyện khác, trong đó đáng quan tâm nhất là chiến lược “Á tâm” và quá trình “tái cân bằng” các lực lượng vũ trang của Mỹ sang Thái Bình Dương. Ngoài ra, gián điệp mạng, khả năng chạy đua vũ trang trên không gian của Trung Quốc… đều là những vấn đề “nóng” trong nghị trình. Theo ông Thẩm Định Lập, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ của Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, cách xử lý của Tổng thống Obama đối với Bắc Kinh mang tính đối đầu nhiều hơn so với người tiền nhiệm George W Bush: hai lần Obama quyết định bán vũ khí cho Đài Loan và hai lần gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma (Bush chỉ có một lần). Một số phân tích vẫn cho rằng, sau cấp cao Cali để “bắt mạch và nắn gân nhau” dường như hai bên vẫn chưa định hình được khuôn khổ của cái gọi là “mô thức mới” trong quan hệ. Hai bên vẫn như những đối thủ trong thế giằng co nhau trên sới vật.
Kết thúc cấp cao, món quà ông Obama tặng ông Tập là một chiếc ghế băng. Mặt trước ghế được khắc ngày tháng hai vị đàm đạo kèm theo dòng chữ Hán, viết rằng chiếc ghế băng được làm từ gỗ đỏ California. Trong lúc đi dạo ngoài trời tại khu nghỉ mát đầy nắng gió ở California, ông Tập đã cùng ông Obama ngồi lại một lúc trên chính chiếc ghế ấy. Lãnh đạo hai cường quốc thế giới đã dành tám tiếng đồng hồ trong hai ngày để “kết giao” và thảo luận về một số lĩnh vực mang tính biểu trưng cao, bao gồm vấn đề an ninh mạng (quan hệ song phương), phi hạt nhận hóa bán đảo Triều Tiên (vấn đề an ninh khu vực) và biến đổi khí hậu (mối quan tâm toàn cầu). Cho đến nay, các nguồn tin về vấn đề biển Đông tại Cấp cao Cali không nhất quán.
Dù sao, cuộc gặp Cali vẫn đặt các nước châu Á trước một một môi trường lành ít dữ nhiều do sự hung hăng của Trung Quốc và “sự ỡm ờ chiến lược” (strategic ambiguity) của Hoa Kỳ. Cả hai người đàn ông quyền lực nhất hành tinh muốn qua “so găng” để khẳng định dấu ấn cá nhân trong hoạch định chính sách, xây dựng quan hệ siêu cường kiểu mới, thực hiện “giấc mơ Mỹ” lẫn “giấc mộng Trung Hoa”. Còn nhiều dịp có thể hiểu thêm về tầm vóc lẫn vị thế của hai nhân vật “kỳ phùng địch thủ” này trong lịch sử đương đại, vì họ còn gặp nhau trong tương lai gần. Điều chắc chắn, biển Đông tiếp tục là võ đài để cả hai thi thố sức mạnh lẫn kế sách, đồng thời là địa danh nguy hiểm vì khả năng đụng độ cao. Hai nỗ lực then chốt nhằm đi tới giải quyết tranh chấp mà Việt Nam và thế giới luôn nhấn mạnh trong những năm gần đây và đón đợi nhiều từ cấp cao Bắc Kinh là các cam kết đối với CoC và Công ước Liên Hiêp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) bị gạt khỏi các văn kiện chính thức.
Tiếp cận theo tư duy hệ thống
Trong môi trường đầy thách thức về địa-chính trị như vậy, lãnh đạo Việt Nam sớm tiên liệu được các xu hướng đe dọa đến an ninh và phát triển của đất nước. Ngoài việc ưu tiên cao và liên tục bồi đắp “sức mạnh cứng”, từ nhiều năm trước, lãnh đạo Việt Nam đã khẳng định quyết tâm xây dựng “sức mạnh mềm”. Một trong những biểu hiện của quyết tâm này là sớm thiết kế hệ thống “đối tác chiến lược” với các nước thường trực HĐBA (P5) như một sự đột phá, một sự “trở về nguồn” của tư duy đối ngoại. Trong lịch sử, khi tham gia phe đồng minh chống phát xít, Đảng CSĐD cũng từng xác định: “Ta có mạnh thì họ mới chịu ‘đếm xỉa đến’. Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay kẻ khác, dầu kẻ ấy có thể là bạn đồng minh của ta vậy”**. Vấn đề đối tác (P) không chỉ là khởi nguồn của quá trình “làm cho ta mạnh”, mà còn gắn liền với việc xây dựng hệ thống của Việt Nam về cân bằng và đối trọng. Không ngừng làm sâu sắc thêm bang giao với Nhật Bản và Nga, Ấn Độ và Úc, Hàn Quốc và Eu phản ánh chính những nỗ lực này. Con đường triển khai chủ trương không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nhưng một khi đã nhất tâm trở lại với các giá trị “dân tộc và dân chủ”** thì không gì có thể cản trở được lộ trình đi tới các đối tác chiến lược ấy.
Liên quan đến vấn đề dân chủ (D) và độc lập dân tộc, ông Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu ở Hội nghị TW 6 (ngày 15/10/2012): Bộ Chính trị, Ban Bí thư là một tập thể lãnh đạo kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Vậy là, chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc chiếm ưu tiên trong chiến lược lãnh đạo. Các giá trị thiêng liêng ấy gắn bó máu thịt với con dân đất Việt từ khắp mọi góc bể chân trời. Vì thế, “lòng tin chiến lược” từng tuyên bố tại diễn đàn Shangri-La cần tiếp tục được xây dựng với chính người dân trong và ngoài giải đất hình chữ S thì mới thực thi được bài học dân chủ trong hoàn cảnh mới. Dân chủ sẽ chọn được nhân tài cho đất nước, tạo ra đồng thuận xã hội. Dân chủ sẽ phát huy thế trận lòng dân được tôi luyện qua lịch sử dựng nước và giữ nước. Được như vậy, Việt Nam mới có thể thành một quốc gia mạnh, vượt lên được chính mình để viết tiếp câu chuyện cổ tích hiện đại tại vùng đất Davos này của châu Á.
Dân chủ, đồng thuận xã hội là điểm tựa bên trong. Hệ thống đối tác chiến lược là điểm tựa bên ngoài. Đây là hai nền tảng vững chắc cho công cuộc vận động ngoại giao, trong đó có việc phấn đấu cùng ASEAN đẩy nhanh tiến trình CoC, bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (O). Muốn chủ động đối phó với tình trạng không rõ ràng trong quan hệ Trung-Mỹ nói chung và trên biển Đông nói riêng, phải mạnh trong các kết nối quốc nội và quốc tế. Phải coi trọng vai trò ASEAN như một nhân tố trung tâm của các tiến trình. Hẳn nhiên, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không vì biển Ðông mà gây chiến. Nhưng biển Đông cũng không nhờ thế mà được yên ổn. Kế sách của Trung Quốc là không trực tiếp đối đầu với Mỹ, nhưng sẽ tìm mọi cách để Mỹ không thể can thiệp vào quyền lợi ích kỷ của Bắc Kinh trên biển Đông. CoC tuy không thay đổi được chính sách của Trung Quốc, nhưng sẽ góp phần thay đổi “luật chơi” trên biển. Chủ nghĩa đa phương, so sánh lực lượng và lợi ích địa-chính trị của các bên đang và sẽ tiếp tục là những nhân tố quyết định cuộc chơi.
Song song với tiến trình P – D – O, chúng ta có thể mạnh mẽ thúc đẩy các dự án W “Minh triết làm chủ biển Đông”!  Chương trình này vốn xuất phát từ một dự báo thiên tài của tiền nhân cách đây 500 năm: “Vạn dặm biển Đông dang tay giữ / Muôn năm cõi Việt vững thanh bình” (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Minh triết làm chủ biển Đông là một quan niệm mới/một tư duy mới về làm chủ dựa trên tâm thức văn minh của thời đại, biết bảo vệ chủ quyền của mình và tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác trên cơ sở hòa bình, hợp tác thân thiện, biết chia sẻ trách nhiệm và lợi ích (Việt Nam nên sớm kết thúc đàm phán với ASEAN về các vấn đề liên quan đến chủ quyền). Từ nay cần nhân rộng các dự án “Minh triết làm chủ biển Đông” ra khắp cả nước. Đây là sáng kiến của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết. Trung tâm đang “nối vòng tay lớn” liên kết các đơn vị nghiên cứu về bảo vệ chủ quyền biển đảo, về các vấn đề kinh tế, văn hóa và khoa học biển đảo thành một mạng lưới rộng lớn nhằm tìm kiếm giải pháp từng phần và chung cuộc cho vấn đề biển Đông hiện nay.
Kết nối (N) sự chủ động của Việt Nam với các sáng kiến lớn trong khu vực vốn là một ý tưởng vượt trội xuất hiện cách đây khá lâu từ thời ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm. Phấn đấu sao cho an ninh và phát triển của Việt Nam trở thành một bộ phận cơ hữu của an ninh và phát triển khu vực. Chủ trương hội nhập toàn diện từ Đại hội XI cho phép chúng ta cùng lúc có thể tham gia vào nhiều cấu trúc mở về chính trị, kinh tế và chiến lược như EAS, TTP, hay RCEP***. Việt Nam có thể cập nhật lời kêu gọi của Indonesia về một hiệp ước kiềm chế xung đột ở châu Á, “Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở rộng”. Cùng với các thành viên khác trong cộng đồng, Việt Nam nên chủ động hơn nữa để thích nghi với “Trật tự Á-Thái” (Pax Asia-Pacifica). Hãy nêu cao bài học của Singapore hay Israel để thấy vai trò của các nước vừa và nhỏ trong hệ thống quốc tế hiện đại. Sự chuyển tiếp của các xã hội khép kín như Myanmar và gần đây nhất là Iran cho ta những trải nghiệm quý báu về tính đàn hồi và năng động của các quốc gia có thân phận phần nào giống Việt Nam.
Hẳn nhiên là các thành tố trong “mô hình P-DOWN” có những tương tác đặc biệt, như là một sự “tùy duyên” hay “tương hỗ”. Không đổi mới về chính trị, không thành tựu về dân chủ hóa trong sinh hoạt nội bộ thì khó có thể xây dựng và thúc đẩy các quan hệ đối tác chiến lược một cách thực chất. Chính hệ thống đối tác chiến lược ấy sẽ nâng chất lượng đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam lên một tầm cao mới so với thời kỳ đầu mở cửa. Chất lượng mới này, đến lượt nó sẽ thay đổi đời sống kinh tế-xã hội trong nước theo hướng ngày càng tích cực. Trong toàn bộ mô hình, thành tố này là tiền đề cho thành tố kia và ngược lại. Dân chủ hóa đất nước là một lợi khí và lợi thế mà đối thủ của Việt Nam hết sức lo ngại, thậm chí đã nhiều lần rắp tâm phá hoại. Ngược lại, đó là điều người dân trong nước cũng như bao bạn bè lẫn đối tác của Việt Nam vẫn hằng đón đợi. Chính sách đối ngoại, vì vậy, không còn là sự kéo dài của chính sách đối nội, mà cả hai đều nằm trong một chiến lược tích hợp vì an ninh và phát triển bền vững của đất nước. Dù môi trường biển Đông có phức tạp đến mấy, nếu chủ động ngay từ bây giờ, P-DOWN sẽ là một trong những chìa khóa an toàn!
*
Tính hợp trội (Emergence) của hệ thống toàn cầu chính là sự nổi lên của các cấu trúc và sự cố kết trong quá trình tự tổ chức của hệ thống. P-DOWN là mô thức tổng quát, nếu được định hình và ứng dụng có thể sẽ phù hợp với chủ nghĩa khu vực mở ở châu Á-TBD. Các lợi thế do tính hợp trội này mang lại có thể là: i) Hệ thống các đối tác chiến lược sẽ trở thành sức mạnh chế ngự mọi tham vọng quá khích, hiếu chiến; sẽ là quyền lực bao quát cái toàn thể, không hội đủ trong từng đơn vị quốc gia hợp thành), ii) Dân chủ hóa sẽ đoàn kết bên trong và tạo ra sự cố kết giữa bên trong với bên ngoài, bảo đảm độ bền vững của tiến trình, iii) Luật quốc tế là cơ sở tạo thành bộ Quy tắc ứng xử CoC, sau này có thể hội nhập với các cấu trúc khác đang định hình trong khu vực, như EAS, TPP, RCEP, iv) Tư duy minh triết sẽ hội tụ, liên kết và mở rộng mạng lưới như một quá trình tiến hóa, chứ không đột biến cách mạng (gây sốc/đổ vỡ) và v) Kết nối trong nước và trên toàn cầu mang lại tính đại diện cao nên dễ được cộng đồng quốc tế và khu vực chấp thuận.
Năm biện pháp từng phần để đi tới mô hình hợp nhất này là một tiến trình đi tới giải pháp tổng thể. Hẳn nhiên, tiến trình này sẽ còn gặp nhiều trở lực, thậm chí chống đối và cả sự phá hoại ngầm và công khai từ nhiều phía. Để P-DOWN thành công, phải vô hiệu hóa được các thế lực chống phá ấy, phải vượt qua trở lực do các “ma-sát xấu” của nền ngoại giao ý thức hệ rơi rớt lại. Rất có thể, đây sẽ là đề tài tiếp theo của bài viết mới, một khi các điều kiện cho phép hội đủ, chúng tôi sẽ phục vụ bạn đọc gần xa. Thiện tâm của người viết không hướng đến mô hình mang tính học thuật. Đây là yêu cầu cấp bách của tình thế. Nếu mô hình này được thực thi bài bản, hy vọng sẽ thêm một viên đá góp phần bảo vệ và xây dựng Hoàng Sa, Trường Sa. Bạn có thể quên nhiều điều trong bài viết này. Mọi lý thuyết đều màu xám! Song bạn đừng quên một loại quả lành trên đất Việt, đó là quả “bí đao”, phát âm hao hao với P-DOWN. Cái “bí”, cái “khó” chắc chắn sẽ làm “ló” cái khôn sáng, cái minh triết để bảo vệ và gìn giữ biển Đông cho đời này và muôn đời sau!
_________________________________

* TS. Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan, Trưởng Nhóm Tư vấn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, hiện đang cộng tác với Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết. Ths. Hoàng Việt, Giảng viên Đại học Luật, Tp. Hồ Chí Minh.
** Trích từ Văn kiện đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ II (tháng 2/1951), trong đó còn ghi rõ: “Chính sách ngoại giao của ta là chính sách ngoại giao có tính dân tộc và dân chủ. Nguyên tắc cơ bản của chính sách đó là: bảo vệ toàn vẹn độc lập, dân chủ, chủ quyền lãnh thổ và thống nhất quốc gia”.
*** EAS: Hội nghị Cấp cao Đông Á, gồm 18 thành viên, trong đó 16 quốc gia Đông Á  + Hoa Kỳ và Nga tham gia sau này, lấy ASEAN làm trung tâm. TPP: Hiệp định Đối tác Kinh tế-Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là Hiệp định xuyên TBD) là thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương lại với nhau; Các vòng đàm phán do Hoa Kỳ chủ trì, hiện có 11 nước tham gia, trong đó có Việt Nam. RCEP: Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực: gồm 16 thành viên (ASEAN+6 đối tác: 10 nước ASEAN + Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, chính thức khởi động đàm phán ngày 20/11/2012, Việt Nam là một trong 16 thành viên của Hiệp hội. 

Ran ran những lời kêu cứu

Trannhuong

Nhà văn Nguyễn Hiếu
        Có lẽ không có ngày nào trên mặt báo chính thống không có những tít bài có dòng chữ “kêu cứu”. Những tiếng kêu cứu đó vang lên thật lớn, thật mênh mông. Đó là những tiếng kêu cất lên từ những cánh rừng nguyên sinh ở Tây Nguyên , ở Hồ Ba bể, ở hầu khắp các địa phương có rừng vì lâm tặc tàn phá, khai thác gỗ trái phép được sự đồng loã của không ít kiểm lâm và chính quyền địa phương, rồi nạn cháy rừng do quản lý kém, do người dân thiếu ý thức thiêu trụi, vì những tin đồn về trầm hương. Rồi những dòng sông, những qủa đồi, những cánh đồng đang từng ngày bị tàn phá đến tang thương vì nạn cát tặc, sa khoáng tặc, vàng tặc…
Những tiếng kêu cứu vọng lên thẳm sâu từ những dòng sông trên khắp mọi miền đất nước từ sông Hồng – Sông mẹ , đến sông Sài Gòn, sông Thị Vải, sông Cửu Long, sông Đáy, sông Hương, sông Chu, sông Mã… có thể nói gần hết mọi con sông trên đất nước ta đang dần dần bị bức tử, bị ô nhiễm đến nặng nề bởi nước thải công nghiệp,bởi sự lấn chiếm. Làng tôi có may mắn nằm giữa hai dòng sông một thủa xanh trong, hiền hoà, mát lạnh phù xa  Đó là sông Hồng ( còn gọi là sông Cái) và sông Nhuệ( còn gọi là sông Đào, do người Pháp đào từ cuối thế kỉ 19 để tạo sự điều hoà cho mực nứơc sông Cái mỗi mùa nứơc cường). Hơn hai chục năm trước dân làng Chèm tôi đều gánh nứơc từ hai con sông ấy về.Nhà nghèo thì để lắng đọng phù xa, nhà giầu thì đánh phèn trong để dùng cho sinh hoạt. Nhưng vài năm trở lại đây cả hai dòng sông này đều ngày càng bị băng hoại. Dân đôi bờ hai sông đều không dám ăn, uống ,tắm giặt. Đến bè rau muống trên sông Nhuệ cũng bị đầu độc bởi nứơc con sông nổi tiếng trong xanh một thời nay đen kịt, bốc mùi xú uế….     Rồi những hồ ao làng một thời tắm mát tuổi thơ cũng đang kêu cứu bởi đang chết dần chết mòn vì các dự án công nghiệp, vì sự đô thị hóa. Ngay cả những hồ nổi tiếng một thời thơ mộng ở khắp nơi từ hồ Ba bể, hồ Xuân Hương, hồ Thác Bà, hồ La két …và hàng loạt hồ ở ngay giữa Thủ đô Hà nội cũng đang cất lên tiếng kêu cứu vì bị ô nhiễm, bị thu hẹp. Các nhà chuyên môn và ngay cả mỗi ngưòi dân Hà nội luôn luôn giật mình vì Hồ Tây một thắng cảnh, một lá phổi, một huyệt đạo mang tầm quốc gia mà luôn luộn bị đặt trước những thảm hoạ bị tiêu diệt , bị ô nhiễm, bị băm nát bởi những dự án ăn xổi vì sự thiếu hiểu biết và cả vì những tà tâm. Ngày ngày đêm đêm , Hồ tây hứng chịu hàng vài trăm tấn chất thải từ các nhà hàng nổi. Tôi còn nhớ khi chính quyền ta tiếp quản thủ đô, Hà Nội còn hơn 2000 ha hồ ao, nay con số này chỉ còn vẻn vẹn chưa đầy 700 ha . Hàng loạt hồ biến mất bị xâm chiếm , bị rác hoá trong đó có cả những hồ nổi tiếng như hồ Văn Chương . Vậy mà các nhà lãnh đạo Thủ đô vẫn còn cao giọng tự hào “về một thủ đô xanh, sạch, đẹp”.
Tiếng kêu cứu vọng lên từ những di sản cha ông để lại đang mất dần mất mòn hoặc bị biến dạng, thóai hoá bởi những dự án trùng tu của đám người thiếu chuyên môn mà chỉ thấy lợi nhuận sau mỗi dự án. Thành Nhà Mạc nơi Tuyên quang cổ kính là vậy nay trở thành hình hài của một lò vôi . Chùa Trăm Gian ở Thủ đô bị tân trang theo kiểu trọc phu sửa nhà .Tượng Phật tại chùa một cột  (chùa Diên hưu)nổi tiếng không nhưng trong nứơc mà còn trên thế giới ( công viên Thâm Quyến có mô hình chùa Một cột. Tổ chức kiến trúc châu Á năm 2012 vinh danh là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ) là biểu tượng cho Hà Nội nghìn năm đội nón, khoác áo mưa chờ sửa chữa    mặc dù vị sư trụ trì chùa này đã gửi đơn kêu cứu năm năm nay. Những lăng tẩm, đền đài thành quách ở kinh thành Huế đang mất dần hoặc biến thái, rồi thành Hội An với Chùa Cầu nổi tiếng cũng ngày một bị hoang phế, hiện đại hoá , bị ô nhiễm .
Tiếng kêu cứu của những cô gái, những bé gái bé trai miền đông, miền Tây Nam bộ, các cùng núi xa xôi và ngay cả thôn quê, thành phố bị gả bán sang xứ ngưòi để rồi bị cưỡng bức tình dục bị đánh đập, bức tử và lấy nội tạng. Cứ bình quân vài ba tháng, lại dội lên tin một người con gái Việt lấy chồng Hàn Quốc vừa bị chồng sát hại, vừa tự tử …Rồi mọi sự lại chìm đi trong mọi tiếng kêu cứu khác.
Và gần nhất, thiết thực nhất với mỗi ngưòi dân là tiếng kêu cứu về sự an toàn cho mỗi miếng ăn thường ngày cho mỗi con người chúng ta. Ra chợ không có thứ thực phẩm, rau quả nào đủ độ an toàn. Giá đỗ món ăn cổ truyền ưa thích của ngưòi Việt được cho nẩy mầm bằng hoá chất mà ngưòi làm ra nó không dám ăn. Rau muống cũng bị thúc ép tăng trưởng bằng hoá chất. Đến củ gừng cũng bị người Trung Quốc trồng bằng chất kích thích gây ung thư rồi theo đường buôn lậu tuồn vào nứơc ta đang ngàn ngạt ngoài chợ. Vậy món nứơc phở đặc sản Việt lấy gừng là gia vị chính liệu có còn đảm bảo an toàn. Lợn, gà, vịt thực phẩm muôn đời của ngưòi Việt thì được nuôi bằng thức ăn tăng trọng, biến đổi den, nạc hoá  … Con cá , con tôm đánh từ biển khơi về bị ướp hoá chất độc hại, kẹo bánh bị nhuộm, bị chế biến bằng phẩm, hoá chất công nghiệp. Đi ăn hàng thì lo vì thịt thiu thối được chế biến  bằng bột ngọt, gia vị Trung Quốc gây ung thư …. Sự bất an của ngưòi dân vì sự mất an toàn thực phẩm đã biến thành tiếng kêu cứu khi các thứ bệnh hiểm nghèo như ung thư, béo phì ở trẻ con, bệnh lạ gia tăng với tỉ lệ lớn trong hơn thập kỉ nay và làm nặng trĩu các bệnh viện ung thư, bệnh viện trẻ con. Thành con bệnh rồi vẫn tiếp tục kêu cứu khi sự mất y đức của quá đông đảo các vị thầy thuốc khi chăm xóc, chữa chạy cho bênh nhân bằng phong bì, bằng giá thuốc thông đồng …Ngày 27 /9/2012 gần 2000 công nhân thị xã Dĩ An ( Bình dương ) phải đưa đi cấp cứu vì bị ngộ độc thực phẩm. Đó là chưa kể gần đây nhất một bệnh viện ở Tuỳ Hoà – Phú Yên còn tàn nhẫn tiêm vắc xin quá hạn cho trẻ. Đây chỉ là một vụ nổi còn bao nhiêu bữa ăn bán trú của học sinh bé bỏng của chúng ta cũng đang chứa tiềm ẩn sự ngộ độc khủng khiếp này khi đồng tiền cùng lương tâm con ngưòi ngày càng mất gía.
Và thêm nữa tiếng kêu cứu từ học đường ở mọi cấp. Cháu bé lớp một còng lưng vì sách học thêm. Phụ huynh thắt bụng vì quá nhiều thứ tiền đóng cho nhà trường ..Vậy mà nên giáo dục của ta chỉ thu được những thành thích giáo dục trên giấy còn trí tuệ , độ thông minh, học vấn của học sinh, sinh viên nứơc ta đang tụt lùi, lạc hậu so với sự tiến bộ về học vấn trên thế giới.Dân số nứoc ta gần 90 triệu dân mà có tới 24000 Tiến sĩ, 9000 giáo sư vậy mà trong năm 2011 không có nổi một phát minh khoa học đáng giá được đăng kí tại Mỹ, trong khi Đài Loan chỉ có 23 triệu dân đăng kí 8781 đề tài khoa học, Singa po 4,8 triệu dân đăng kí 647 đề tài. Chùng ta có hàng vài trăm trường đại học các loại, nhưng đáng buồn thay không có trường nào lọt vào 500 trường đại học danh giá, qui chuẩn của thế giới….Trí tuệ, hệ số IQ  Việt nam phải chăng cũng đang cất lời kêu cứu
Tôi tin bài viết của tôi về tiếng kêu cứu chưa đủ và chưa hết, nhưng quả là đau lòng về sự thụt lùi nhiều mặt của đất nứơc trong thời gian gần đây. Nguyên nhân nào đã gây ra tình trạng đáng buồn này? Vì luật pháp không được tôn trọng ? Vì sự chạy theo thành tích mà quên đi sự thật cần cải tạo? Vì một nền giáo dục quá nhiều khiếm khuyết và lệch lạc trong việc xây dựng con ngưòi sao ? Hay vì tham nhũng, vì phát triển nóng ăn xổi ở trong kinh tế ? Vì sự sai lầm trong việc chọn ra chiến lựơc để đất nứoc phát triển cho dân giầu nước mạnh ? Vì sự yếu kém trong hệ thống quản lý đất nước? Vì..vì gì nữa thì chúng ta nên thấy một hiện thực  đau xót về tình trạng suy thoái về kinh tế của mỗi gia đình, vì sức khoẻ giống nòi của ngưòi Việt ta.
Phó giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Ngọc Tân Vụ trưởng Vụ dân số – Kế hoạch hoá gia đình , Tổng cục Dân số cho biết “Chất lương dân số ngày càng có vấn đề”. Nhiều cặp vợ chồng khoẻ mạnh mà lâm vào tình trạng vô sinh. Bệnh viện Phụ sản TW thực hiện điều tra trên 5000 sản phụ thì phát hiện có đến 3475 thai phụ ( chiếm tỷ lệ 69%) có chỉ số dương tính nghi bất thường, trong đó 1800 ca bất thường đã phát hiện 159 thai nhi nhiễm sắc thể gồm 39,62% mắc hội chứng Down( 63 trường hợp). 30 trường hợp mắc hội chứng Adwanrd ( tỉ lệ 18,86%). 25  trường hợp đột biến cấu trúc ( tỉ lệ 16%) và hội chứng Turner… Bệnh viên Từ Dũ siêu âm 5400 thai phụ đã phát hiện bất thường lớn về cấu trúc thai nhi cần xử lý với 1200 trường hợp. Còn 4201 trường hợp thì phải theo dõi điều trị sau khi sinh …Tổ chức Y tế thế giới (Who) khẳng định 80% bệnh tậtcủa con ngưòi, sự biến thái đáng sợ của thai nhi, nòi giống bắt đầu từ nguồn nứoc, vệ sinh môi trường và sự an toàn thực phẩm … Nòi giống, tương lai ngưòi Việt nam ta quả là đang đứng trước thử thách ghê gớm .
Thực trạng của những nghịch lý đáng sợ và những lời kêu cứu động trời đang vang vọng khắp Việt nam ta liệu được giải quyết thế nào nếu không bằng những hành động thiết thực và công tâm.
Nhà văn Nguyễn Hiếu

Phát biểu của doanh nhân với ông CTN Trương Tấn Sang

cc: – Lâu dữ ,mới thấy một Người phát biểu tuy ngắn gọn nhưng thể hiện được nối suy tư trăn trở  về những sai trái ,phá hoại xã hội… ,vì Tổ quốc VN và Đồng Bào VN thật sự và chính xác-Thế mới là Trí và Thức ,không lưu manh trí trá để lừa dối những người Dân bình thường.
 Cám ơn Ông và người đã đem đoạn phát biểu của Ông lên Youtube – Một Ông PCT Hiệp hội BĐS của Sài gòn , nhưng rõ ràng là có Tâm Tầm , cái HH này chỉ là Tổ chức Xã hội mà có người như thế ,vậy thì ở ta đâu phải  hết “Người”?- Nhưng chắc chắn Ông này có thể tới đó là cùng vì những phát biểu hôm nay đã chống lại bọn ngồi không ăn bám làm giàu trên mồ hôi và nước mắt có khi cả máu của Đồng bào ta, nhất là Ông nêu những câu hỏi có liên quan tới Tàu động chạm đến ông cố nội bọn ăn bã Tàu ,quyết tâm theo Tạp cặn bã đến cùng dù chúng cướp lần đất nước ta với mọi thủ đoạn và về mọi mặt.
   Rất cảm ơn Ông- Mong là Ông cố gắng để phục vụ cho Tổ quốc và Đồng Bào Việt nam với những gì Ông có được- Chớ nghe và thấy bọn lưu manh nói nhiều chán ngấy.Nhất là cái đám ăn bã Bắc kinh rồi lú lẫn lâu dài, quên mất Tổ quốc này là của Việt Nam.
“… Cái chuyện thứ hai là chúng ta hợp tác với người Tàu. Người Tàu đã cai trị chúng ta hàng trăm năm, hàng ngàn năm và luôn luôn tìm cách chèn ép chúng ta. Ngày hôm nay người Tàu có mặt khắp nơi, từ rừng núi, đồng bằng, cao nguyên, bờ biển… Bây giờ chúng ta cho người Tàu đầu tư cái Vịnh Bắc Việt. Tôi đề nghị Chủ tịch phải hỏi lại BCH TW Đảng có đồng ý hay không? Hỏi lại Quốc hội có đồng ý hay không?

Thu Hiền (DĐDN) – Ngày 25/6/2013, tại hội trường Thành ủy TP.HCM, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Tổ Ðại biểu QH đơn vị bầu cử số 1, TP.HCM đã có buổi tiếp xúc lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri doanh nhân đại diện các DN trên địa bàn thành phố.
Tham dự buổi tiếp xúc đặc biệt này có Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng; Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQVN TP.HCM Võ Thị Dung cùng đại diện nhiều sở ngành của TP và gần 300 doanh nhân hoạt động trong nhiều ngành nghề.
Tại buổi tiếp xúc, các đại biểu đã nghe đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố thông báo một số kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 13, trong đó nhấn mạnh về lĩnh vực thực hiện chính sách kinh tế như biện pháp kiềm chế lạm phát, sửa đổi luật Thuế giá trị gia tăng, luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, luật Doanh nghiệp…
15 ý kiến phát biểu của các doanh nhân tại buổi tiếp xúc bày tỏ sự đồng tình, đánh giá cao những kết quả mà kỳ họp thứ năm, QH khóa XIII đạt được, đồng thời đề xuất nhiều ý kiến, kiến nghị lên QH, Chính phủ để hoàn thiện một số chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh, trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến giải pháp tháo gỡ về vốn cho chủ đầu tư, chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp, giảm thuế nhập khẩu, kích thích ngành nghề phát triển, vấn đề xóa các dự án treo, vấn đề nông nghiệp.
Đông đảo doanh nhân TPHCM trò chuyện với Chủ tịch nước.
Cử tri Huỳnh Văn Minh – Chủ tịch Hội doanh nghiệp TP.HCM cho rằng, kỳ họp Quốc hội lần này có nhiều nội dung nổi bật, chọn đúng các vấn đề nóng để đưa ra thảo luận, giải quyết. Các đại biểu Quốc hội đều thể hiện thái độ mạnh mẽ, rõ ràng và quyết đoán, nhất là trong việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Đánh giá về các vấn đề liên quan đến tình hình doanh nghiệp TP.HCM hiện nay, cử tri Huỳnh Văn Minh cho biết, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay không phải là vốn và lãi suất như năm 2011-2012 mà là thị trường. Sức mua của thị trường trong nước giảm mạnh ở hầu hết các mặt hàng, từ hàng tiêu dùng cho đến may mặc, vật liệu xây dựng…Thị trường sụt giảm làm lượng hàng tồn kho ngày càng nhiều, doanh nghiệp không dám đầu tư, mở rộng mà thu hẹp quy mô, sản xuất cầm chừng.
Với gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng dành cho ngành bất động sản, có ý kiến cho rằng, nên phân bổ về từng địa phương để doanh nghiệp sớm tiếp cận được gói này. Ngoài ra, các doanh nghiệp đề nghị cần có chính sách giúp doanh nghiệp sớm tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ, giảm lãi suất cho vay xuống còn 8-10%/năm là phù hợp. Đối với trái phiếu Chính phủ, nên ưu tiên bán cho người dân trước nhằm huy động nguồn lực tiền, vàng trong dân còn rất lớn để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri là doanh nhân.
Cử tri Nguyễn Văn Đực – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, thủ tục hành chính trong xây dựng, nhà đất quá nhiêu khê, phức tạp và đó là một trong những nguyên nhân đẩy giá thành sản phẩm lên cao, gây lãng phí và tham nhũng. “Chất lượng công trình không tùy thuộc vào thủ tục nhiều hay ít mà phụ thuộc vào năng lực quản lý, chuyên môn của doanh nghiệp. Nhà nước và người dân mua nhà đòi hỏi doanh nghiệp phải giảm giá bán; Doanh nghiệp bất động sản chúng tôi đòi hỏi Nhà nước phải giảm thủ tục. Bởi thủ tục nhiều càng dễ nhũng nhiễu, tham nhũng”.
Cử tri Nguyễn Văn Dinh nói: “Chúng tôi thấy Quốc hội đã có nghị quyết để ổn định thị trường vàng. Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định và các bộ, ngành đã cho ra nhiều thông tư, hướng dẫn về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh vàng làm cho chúng tôi bị bội thực, rất lo sợ về chính sách. Sắp tới liệu ngành Mỹ nghệ vàng bạc của chúng tôi có tồn tại song song với các ngành nghề khác tại Việt Nam hay không?”.
Doanh nhân Nguyễn Xuân Thiều – Công ty địa ốc Sài Gòn cho rằng, việc Chính phủ ra Nghị quyết 02 rất phù hợp, nhất là cho vay mua bất động sản nhưng triển khai cho vay ưu đãi quá khó vì quy định không rõ ràng.
Các cử tri doanh nhân cũng nêu lên rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp, phần lớn thiệt thòi thuộc về nông dân khi hàng nông sản khó khăn trong đầu ra mà chưa có bài toán giải quyết khả thi để cứu bà con. Bất cập chính sách thuế đối với doanh nghiệp cơ khí, vì vậy không tạo động lực cho doanh nghiệp ngành cơ khí nghiên cứu chế tạo và tăng khả năng cạnh tranh với hàng nhập nước ngoài.
TS Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM cho rằng: Đã có chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp nhưng cũng cần xem nông dân – những người đang mua giống, phân bón và sản xuất ra sản phẩm để bán lại – như một dạng doanh nhân, để quan tâm có những chính sách hỗ trợ. “Quốc hội giảm thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng thực tế nông dân chẳng được bao nhiêu trong ấy” – TS Nguyễn Bách Phúc cũng đề nghị kỳ họp tới Quốc hội hãy đặt trọng tâm vào nông nghiệp và nông dân. Bởi người nông dân được sống bình đẳng như mọi người chính là nền tảng để ổn định xã hội.
Ðáng chú ý là các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh doanh thua lỗ, phải thu hẹp sản xuất, giải thể. Một trong những nguyên nhân là các chính sách của Nhà nước chưa đồng bộ, thống nhất; các chính sách miễn, giảm thuế, giãn thuế mang tính tạm thời; chính sách tỷ giá, lãi suất không ổn định. Sức mua của thị trường trong nước giảm mạnh, làm cho hàng tồn kho lớn. Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố kiến nghị Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý thông thoáng, an toàn cho doanh nghiệp hoạt động; kiến nghị các bộ, ngành kịp thời có văn bản hướng dẫn thi hành các nghị quyết, luật, nghị định của Chính phủ để các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Bên cạnh đó, hàng loạt các chính sách khác về thuế, phí cũng như quản lý nhà nước về kinh tế, đất đai, chậm ban hành văn bản hướng dẫn luật gây khó khăn trong triển khai thực tế, đã được cử tri doanh nhân phản ánh thẳng thắn tới đoàn đại biểu Quốc hội thành phố.
Thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, Chủ tịch nước hoan nghênh các ý kiến và kiến nghị của cử tri doanh nhân nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Chủ tịch nước nhấn mạnh, đây là những thông tin hết sức quan trọng đối với đại biểu Quốc hội. Kinh tế TP.HCM hiện chiếm 30% GDP cả nước. Nếu doanh nghiệp thành phố gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến GDP của cả nước, vì vậy chính quyền thành phố cũng cần góp sức cùng các doanh nghiệp để vượt qua khó khăn trước mắt, thúc đẩy tăng trưởng.
Về các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Chủ tịch nước nêu rõ: Các chính sách của QH, Chính phủ ban hành đã nhiều. Kỳ họp vừa qua, QH đã bổ sung thêm những giải pháp mang tính cấp bách để hỗ trợ các doanh nghiệp. Ngành nông nghiệp nước ta đang có tiềm năng phát triển mạnh, cùng với những thị trường truyền thống, Nhà nước đang đẩy mạnh phát triển thị trường mới như Nga, Bê-la-rút, thị trường EU, Hàn Quốc… Chủ trương của Ðảng, Nhà nước là tiếp tục chống lạm phát quay trở lại, đồng thời ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy nhanh sản xuất phát triển.
Thông báo một số nét về tình hình kinh tế của đất nước, nhất là các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Chủ tịch nước đề nghị cùng với chính sách hỗ trợ của nhà nước thì các doanh nhân, doanh nghiệp trong nước cần đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau để tìm được lối ra cho chính mình. Chủ tịch nước nhấn mạnh: Các doanh nghiệp phải chủ động hợp tác với nhau; các hiệp hội ngành hàng, hội doanh nghiệp phải hoạt động tích cực hơn nữa, khắc phục phần nào khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, không phân biệt Trung ương, địa phương, không phân biệt quốc doanh hay ngoài quốc doanh để tìm ra giải pháp vượt qua khó khăn.
Chủ tịch nước đề nghị MTTQ, Ðoàn đại biểu QH thành phố tập hợp đầy đủ những ý kiến, kiến nghị cụ thể của cử tri trong buổi tiếp xúc. Từ những ý kiến, kiến nghị này, Tổ đại biểu QH thành phố sẽ trao đổi với các ban, ngành T.Ư để nghiên cứu, bổ sung những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
*
“30.000 tỷ ưu đãi mua nhà như… xương gà chiên bơ”
“Đưa gói hỗ trợ 30.000 tỷ về ngân hàng thì họ sẽ “vẽ” ra thủ tục này kia, chúng ta không vay được đâu, đừng có trông chờ, nó như món xương gà chiên bơ, ngửi thì thơm ngon nhưng không ăn được đâu”, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM.
Rất nhiều ý kiến, kiến nghị thẳng thắn đã được các doanh nhân TP.HCM gửi đến Chủ tịch nước, đoàn đại biểu Quốc hội trong buổi tiếp xúc vào chiều ngày 25/6, trong đó phần lớn là ý kiến của các doanh nghiệp bất động sản (BĐS).
“Thơm ngon nhưng không ăn được đâu” 
Theo ông Nguyễn Phụng Thiều – Tổng giám đốc công ty địa ốc Sài Gòn – Gia Định thì, nguyên nhân dẫn đến việc rất ít người có thu nhập thấp được vay tiền mua nhà xã hội là vì “chúng ta chưa định nghĩa thu nhập thấp, trong khi có rất nhiều người không chứng minh được thu nhập như lái xe ôm, bán hàng rong… nên các ngân hàng không cho vay”.
Chính vì thế ông Thiều đề nghị cho phép người dân được dùng chính hồ sơ căn nhà mình đã mua (mới trả 30%) để thế chấp với ngân hàng vay tiền, và cho rằng “nếu Chính phủ có công văn chỉ đạo thì việc này sẽ được giải quyết ngay”.
“Tôi xin đảm bảo rằng họ không trả tôi sẽ trả, bởi tôi đã từng bán 1000 căn hộ cho người nghèo và 100% đều trả hết, thậm chí là trả trước thời hạn, chúng ta phải có lòng tin” – ông Thiều quả quyết.
Rất nhiều ý kiến thẳng thắn đã được gửi đến Chủ tịch nước trong buổi tiếp xúc 
(trong ảnh là ông Nguyễn Văn Đực – Phó CT Hiệp hội BĐS TP.HCM) 
Cũng liên quan đến gói tín dụng 30.000 tỉ, ông Huỳnh Văn Minh – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệpTP.HCM cho rằng nên phân số tiền này về địa phương: “Chia cụ thể TP.HCM bao nhiêu, Hà Nội bao nhiêu, các tỉnh khác bao nhiêu thì sẽ ít sai sót hơn. Nếu đưa về ngân hàng thì họ sẽ “vẽ” ra thủ tục này kia, chúng ta không vay được đâu, đừng có trông chờ, nó như món xương gà chiên bơ, ngửi thì thơm ngon nhưng không ăn được đâu”.
Với những khó khăn về vốn của các danh nghiệp BĐS, ông Trần Văn Thành nếu kiến nghị để chủ đầu tư được vay tư nhân và thế chấp quyền sử dụng đất cho tư nhân với lãi suất thỏa thuận (mức lãi suất này không vi phạm các quy định hiện hành).
“Nếu được như vậy, chủ đầu tư có thể tìm được nguồn vốn từ chính bạn bè của mình, điều này không chỉ giảm nợ xấu cho các ngân hàng mà ngay cả người cho vay cũng sẽ có được những lợi ích tương tự với các ngân hàng” – ông Thành nói.
Trong khi đó, ông Bùi Anh Viên – Giám đốc công ty xây dựng Đại Lợi “xin cho doanh nghiệp được thế chấp tài sản trong dự án treo để tạo vốn, vì đây là số tiền khổng lồ nhưng hiện không sử dụng được”.
Về mức giá căn hộ hiện nay, ông Nguyễn Văn Đực – Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng thủ tục xây dựng nhà đất hiện nay quá nhiêu khê, “Chất lượng công trình phụ thuộc vào năng lực, sự quản lý của doanh nghiệp chứ không phải do thủ tục nhiều hay ít, càng nhiều thủ tục thì càng tham nhũng, lãng phí từ đó giá nhà sẽ càng tăng. Nhà nước đòi doanh nghiệp giảm giá bán thì doanh nghiệp chúng tôi đòi nhà nước phải giảm thủ tục” – ông Đực phát biểu.
Bên cạnh đó một số ý kiến chất vấn, kiến nghị liên quan đến lãi suất ngân hàng, chính sách về vàng miếng, cơ khí, nông nghiệp cũng đã được nhiều vị gửi đến Chủ tịch Trương Tấn Sang.
“Trước khi trời cứu phải tự cứu” 
Nhắc lại câu nói trên của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Trương Tấn Sang muốn nhắc nhở các doanh nghiệp, trong hoàn cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện nay các doanh nhân TP.HCM càng cần phải phát huy sự sáng tạo của mình.
“Thành phố này rất ít khi xin TW bởi thành phố luôn rất năng động, chính địa kinh tế đã tạo ra những con người như vậy” – Chủ tịch nước nhấn mạnh, và đề nghị: “Các doanh nhân hãy phát huy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua giai đoạn khó khăn này, các doanh nghiệp phải dũng cảm lên”.
Để làm được điều này Chủ tịch Trương Tấn Sang cho rằng: “Các hiệp hội chuyên ngành phải hoạt động tích cực hơn nữa, không phân biệt TW, địa phương, quốc doanh, ngoài quốc doanh mà phải cùng nhau sáng tạo thì nhất định sẽ có lối ra”.
“Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cũng phải ngồi lại cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, cái nào dễ làm trước, khó làm sau. Phải cùng nhau tính toán, vì nếu doanh nghiệp chết thì các ngân hàng cũng chết bởi đó là mối quan hệ cộng sinh (…) qua đây cũng sẽ góp thêm cho TW rất nhiều giải pháp, sáng kiến” – Chủ tịch nước kỳ vọng.

Công an xã bị tố đánh chết người

(NLĐO) – Chiều 7-7, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Khánh Vĩnh – Khánh Hòa cho biết đã chuyển hồ sơ vụ một người tử vong sau khi bị Công an xã Khánh Trung mời làm việc lên Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh để điều tra tiếp.

Theo tin ban đầu, khoảng 23 giờ ngày 5-7, Bệnh viện Đa khoa huyện Khánh Vĩnh tiếp nhận hai ca cấp cứu gồm: Cao Văn Lệ (27 tuổi) và Cao Văn Tuyên (19 tuổi) cùng trú ở thôn Suối Lách, xã Khánh Trung- Khánh Vĩnh. Trong đó, anh Tuyên đã tử vong.
Anh Cao Văn Lệ vào chiều 7-7 kể lại rằng cách đây khoảng 1 tháng, Lệ và Tuyên đi chơi thấy con heo con chạy rông nên bắt về nuôi. Sau đó, 2 anh bị Công an xã Khánh Trung mời làm việc. Đến ngày 5-7, cả hai bị mời lần thứ 2 nhưng do bận việc nên không đến đúng giờ. Khoảng 17 giờ, vừa lên trụ sở công an xã, cả hai chưa kịp nói gì đã bị 3 công an viên đánh bằng gậy. Họ đánh liên tục đến 20 giờ thấy Tuyên ngất mới dừng lại.
Anh Cao Văn Lệ được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Khánh Vĩnh
Theo bác sĩ Văn Dũng – Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Khánh Vĩnh cho biết khi hai người mặc đồng phục công an xã đưa Tuyên đến bệnh viện cấp cứu thì anh này đã không còn mạch, không huyết áp và chết từ trước đó. Khoảng 30 phút sau, Cao Văn Lệ cũng được đưa đến bệnh viện và hiện được điều trị với tình trạng đa chấn thương, đau vùng bụng, tay chân.
Chiều 7-7, phóng viên Báo Người Lao Động cùng một số phóng viên cơ quan báo chí trung ương và địa phương đến tác nghiệp tại địa bàn xã Khánh Trung và gia đình anh Cao Văn Tuyên thì bị một số người mặc đồng phục thuộc lực lượng dân quân tự vệ xã ngăn cản.
Gia đình Cao Văn Tuyên đang tổ chức đám tang
Một người mặc thường phục, đội mũ bảo hiểm đi cùng dân quân tự vệ xã, tự xưng là “chỉ huy trưởng” xông đến, yêu cầu phóng viên ra khỏi khu vực nhà Tuyên vì đã được lệnh của cấp trên (!?). Tuy nhiên, khi phóng viên yêu cầu nêu chức danh, họ tên, người này đã từ chối và tiếp tục có hành vi ngăn cản phóng viên tác nghiệp theo quy định.
Tin-ảnh: Kỳ Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét