Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Tin ngày 24/6/2013 - Đằng sau chữ TỰ DO ở Mỹ

  • Phát hiện thành phố cổ tại Cam Bốt nhờ tia Laser (RFI) - Các nhà khảo cổ quốc tế vừa tìm thấy Mahendraparvata, thành phố cổ hơn 1 200 tuổi, nhờ một phương tiện kỹ thuật mới Lidar. Kỹ thuật này sử dụng tia Laser gắn trên trực thăng được các chuyên gia của trường Đại học Sydney- Úc đem tới Cam Bốt. Mahendraparvata cách không xa cố đô Angkor, thuộc tỉnh Siem Reap, vùng Tây Bắc Cam Bốt.
  • Al-Qaida Bắc Phi thông báo 8 con tin Châu Âu còn sống (RFI) - Trong đêm thứ Bảy qua ngày hôm nay, chủ nhật 23/06/2013, Aqmi - tổ chức khủng bố Al-Qaida Bắc Phi ra một thông báo cho hay 8 con tin người Châu Âu, trong đó có 5 người Pháp, hiện vẫn còn sống. Thông tin kể trên được đưa ra chỉ vài giờ, sau buổi tưởng nhớ đến những người bị bắt cóc, do thân nhân tổ chức tại nhiều thành phố nước Pháp, nhân 1.000 ngày họ mất tích.
  • Văn phòng Taliban ở Qatar có thể bị đóng cửa (VOA) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết văn phòng mới mở của Taliban ở Qatar có thể là một bước tiến quan trọng trong tiến trình hòa giải của nhóm này với chính phủ Afghanistan
  • Edward Snowden rời Hong Kong đi Moscow (VOA) - Tờ South China Moring Post cho biết ông Edward Snowden, người tiết lộ thông tin mật của chính phủ Mỹ, đã rời Hồng Kông trên một chuyến bay đi Moscow
  • Snowden rời Hong Kong sang Moscow (BBC) - Tờ SCMP xác nhận tin cựu nhân viên CIA, người vừa bị buộc tội gián điệp bởi chính phủ Mỹ, rời Hong Kong để tới Moscow ngày 23/6.
  • Xung đột tiếp diễn ở Brazil (BBC) - Va chạm tiếp diễn giữa người biểu tình và cảnh sát ở Brazil bất chấp lời hứa cải cách của chính phủ Tổng thống Dilma Rousseff.
  • TQ đòi Philippines 'ngừng khiêu khích' (BBC) - Sau khi Manila thông báo điều quân ra Bãi Cỏ Mây, Trường Sa, Bắc Kinh phản hồi bằng yêu cầu Philippines 'dừng ngay các hoạt động khiêu khích'.
  • 25 năm Little Saigon (BBC) - Cộng đồng người Việt ở Quận Cam nhộn nhịp những sinh hoạt chào mừng Little Saigon 25 tuổi.
  • Một năm Trung Quốc lập TP Tam Sa phi pháp (BaoMoi) - (Đời sống) - Nhà xuất bản sách Nhân dân của Trung Quốc vừa cho ra một cuốn sách với tựa đề Thành phố Tam Sa Trung Quốc về “lịch sử, nguồn tài nguyên và vai trò quốc phòng” của cái gọi là “TP.Tam Sa”, chứa các bản đồ chi tiết về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
  • Trung Quốc - Ấn Độ 'lộ bài' trên Biển Đông (BaoMoi) - TPO - Trong khi cộng đồng quốc tế đang tập trung vào vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, Trung Quốc và Ấn Độ có kế hoạch tập trận “âm thầm” trên vùng biển tranh chấp này.
  • Ngẫm lại mình khi soi vào thế giới (BaoMoi) - Tôi có may mắn được anh Hồ Quang Lợi cho đọc trước bản thảo tập sách “Những chân trời cuộn sóng”, có lẽ vì anh nghĩ trong tập sách này có rất nhiều sự kiện và vấn đề mà anh và tôi cùng quan tâm. Quả đúng như vậy, vì bên cạnh những vấn đề bình luận quốc tế sôi động vốn là sở trường của anh, thì nhiều khía cạnh tinh tế của sáng tác văn học nghệ thuật và của đời sống tinh thần người Hà Nội hôm nay cũng là những điểm nóng mà anh có khá nhiều sẻ chia và bộc bạch.
  • Diễn tập "Carat 2013" trên biển Đông - "sóng thần" với Trung Quốc (BaoMoi) - ANTĐ - Tờ Đông Phương ngày 21/06 đưa tin, quân đội Philippines đã xác nhận, hải quân đánh bộ nước này đã hoàn tất việc thay quân và tiếp tế cho lực lượng đồn trú trái phép tại bãi Cỏ Mây thuộc quân đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông mà không gặp sự ngăn cản nào của quân đội Trung Quốc.
  • Trung Quốc lại điều Hải tuần ra Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Hai tàu Hải tuần mang số hiệu 31 và 171 của Trung Quốc mới đây đã rời cảng Cao Lan/Chu Hải tiến hành cái gọi là “đợt tuần tra thứ 3” trong năm 2013 tại Biển Đông.
  • Cuộc chiến ngầm Trung Quốc-Ấn Độ ở Biển Đông (BaoMoi) - Trong khi thế giới dồn mọi con mắt về phía các cuộc tranh chấp căng thẳng giữa Trung Quốc với Philippines và một số quốc gia Đông Nam Á khác ở Biển Đông thì giữa Bắc Kinh và New Delhi cũng xuất hiện một cuộc chiến ngầm lặng lẽ ở vùng biển chiến lược này. Bằng cách tiến hành mở thầu quốc tế lô dầu mà Ấn Độ đã trúng thầu của Việt Nam, Trung Quốc đã “tung” ra một lời thách đấu với nước láng giềng to lớn không kém gì mình. Và bằng cách kiên quyết tiếp tục theo đuổi khai thác lô dầu thuộc chủ quyền rõ ràng của Việt Nam, Ấn Độ cho thấy họ sẵn sàng nhận lời thách đấu của Trung Quốc.
  • Trung Quốc đang "thách thức" Mỹ ở Biển Đông (BaoMoi) - Mỹ đáng ra muốn trì hoãn triển khai chính sách chuyển hướng trọng tâm chiến lược vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho đến năm 2014, sau khi nước này hoàn tất kế hoạch rút quân khỏi chiến trường Afghanistan. Tuy nhiên, những hành động khuấy đảo Biển Đông của Trung Quốc từ năm 2008 đã buộc Washington phải sớm “nhảy” vào khu vực.
  • TQ muốn gác tranh chấp Biển Đông, Hoa Đông vì các vấn đề trong nước?! (BaoMoi) - (GDVN) - Học giả Trung Quốc cho biết, lãnh đạo mới của nước này đang muốn gác vấn đề tranh chấp Biển Đông, Biển Hoa Đông qua một bên vì phải đối mặt với suy thoái kinh tế, sự phẫn nộ của công chúng đối với tệ nạn tham nhũng và môi trường ô nhiễm trầm trọng đang nổi cộm trong nước.
  • Xuất bản sách phi pháp về “TP.Tam Sa” (BaoMoi) - Nhà xuất bản sách Nhân dân của Trung Quốc vừa cho ra một cuốn sách với tựa đề Thành phố Tam Sa Trung Quốc về “lịch sử, nguồn tài nguyên và vai trò quốc phòng” của cái gọi là “TP.Tam Sa”, chứa các bản đồ chi tiết về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Đằng sau chữ Tự do ở Hoa kỳ


“Tự Do hay là Chết”

Nhưng quyền hành là một chất ma túy khi đã ngấm thì khó bỏ. Và khi người cầm quyền biết những gì bạn không biết sự tự do của bạn sẽ mất đi từng ngày một. Sự trong sáng thông tin là vũ khí bảo vệ tự do hữu hiệu nhất.

Tháng 6/2013 là một tháng xui xẻo cho tổng thống Obama. Đầu Tháng Hai tờ báo : Guardian ở London và Washington Post ở Hoa Thịnh Đốn tiết lộ hai chương trình tình báo của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (National Security Agency - NSA) rằng trong nhiều năm qua, với sự chấp thuận của một Tòa án đặc biệt, đã nghe mọi cuộc điện đàm của bất cứ ai (công dân Mỹ hay người nước ngoài), và lấy nội dung các liên lạc qua Internet của 9 cơ sở lớn cung cấp dịch vụ Internet tại Hoa Kỳ trong đó có Google, Microsoft, Spyke , Apple, Youtube, PalTalk… Vài ngày sau Edward Snowden, 29 tuổi, chuyên viên phân tích điện toán làm việc cho NSA xác nhận mình là người cung cấp tin.

Việc đó chồng lên việc tháng trước Sở Thuế (Internal Revenue Service - IRS) lạm dụng chức năng công quyền làm khó dễ các nhà chính trị cực hữu. Cùng lúc vụ đại sứ John Christopher Stephens bị bọn khủng bố Al Qaeda giết ngày 9/11/2012 tại Banghazi, Libya được Bộ Ngoại Giao và Bạch Ốc loan tin “là một vụ biểu tình biến thành bạo động” để làm giảm tính quan trọng về an ninh quốc gia trước cuộc bầu cử tổng thống - tưởng đã nguội - lại được Quốc hội mang ra chất vấn với câu hỏi then chốt “tổng thống Obama có biết nội vụ không ?”. Nếu ông biết và có bằng chứng thì ông có thể bị bãi chức (impeached) như vụ Watergate đã buộc tổng thống Nixon từ chức năm 1973.

Nếu câu tục ngữ Việt Nam “họa vô đơn chí” là đúng thì phải kể thêm cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung quốc Tập Cận Bình trong hai ngày 8 & 9/6 kết thúc bằng sự bất đồng ý kiến về “sự xâm nhập hệ thống điện toán thương mãi và quốc phòng” của Hoa Kỳ, với một cuộc họp báo được ghi âm do Tòa Bạch Ốc phổ biến mà không có Thông Cáo Chung đã làm giảm uy tín của tổng thống Obama.

Ông Obama còn đi một nước bài rất thấp khác là trong lúc “dầu sôi lửa bỏng” bổ nhiệm bà Susan Rice, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc làm “Cố vấn An ninh Quốc gia”, qua mặt Quốc hội vì chức vụ này không cần sự phê chuẩn của Thượng nghị viện. Trước đây, để trả ơn bà Rice (đã bao che tổng thống trong vụ Benghazi), tổng thống Obama định đề cử bà làm bộ trưởng Ngoại giao, nhưng sau cùng bỏ ý định đó sợ rằng cuộc điều trần phê chuẩn tại Thượng Viện sẽ phanh phui làm rắc rối thêm vụ Benghazi.

Cả một thác sự việc bất lợi đổ xuống đã làm cho tỉ số quần chúng đánh gía tổng thống Obama xuống rất thấp, thấp như tổng thống George Bush hiện nay (Obama : 47%, Bush : 47%, theo Washington Post - ABC).

Trong những ngày tới đây, truyền thông Hoa Kỳ và các chính khách sẽ mổ xẻ vụ Edward Snowden theo hướng “làm thế nào để cân bằng giữa nhu cầu an ninh quốc gia, bảo vệ sinh mạng công dân Hoa Kỳ với nhu cầu duy trì dân chủ và sự riêng tư cần thiết của người công dân”. Tổng thống Obama không thể đứng ngoài cuộc tranh luận, nhưng ý kiến của ông không nhất thiết sẽ có một ảnh hưởng sâu xa vào chính sách an ninh của Hoa Kỳ. Nội dung tranh luận và ý kiến cuối cùng của quần chúng mới thật là quan trọng .

Trước mắt của vụ Edward Snowden là phản ứng khá bình thường của chính quyền và dân chúng : (1) Bộ Tư Pháp đang nghiên cứu hình thức truy tố Snowden về tội tiết lộ bí mật quốc gia đế dẫn độ ông về Hoa Kỳ ra tòa. (2) Dân chúng (ít nhất là lúc đầu) cho rằng việc nghe điện thoại và đọc thông tin cá nhân trên Internet của Cơ quan An ninh Quốc gia là cần thiết. (3) Đại tướng Keith Alexander, giám đốc NSA kiêm phụ trách An ninh Điện toán của Bộ Quốc Phòng (Pentagon’s U.S. Cyber Command) điều trần trước Quốc Hội hôm 18/6 nhấn mạnh rằng các chương trình “nghe lén và đọc lén” do Snowden tiết lộ nằm trong khuôn khổ của luật pháp, tối cần thiết và được thi hành một cách thận trọng. Ông cho biết trong 12 năm qua chương trình này đã giúp ngăn chận được 50 vụ khủng bố trong đó có 2 vụ quan trọng, thứ nhất là vụ đánh bom Trung tâm Chứng Khoán New York và thứ hai là một dịch vụ chuyển tiền từ Hoa Kỳ cho một cơ sở khủng bố ở Somalia do một tài xế taxi tại San Diego chủ chốt. Các nhân sự liên hệ đều bị bắt và truy tố ra tòa trước khi hành động. Tướng Alexander tiết lộ thêm rằng trong 50 vụ nói trên, có 10 vụ chận được nhờ nghe điện thoại nội địa, 40 vụ do theo dõi thông tin trên internet.

Edward Snowden hiện đang trốn tránh ở Hồng Kông. Chính quyền Hồng Kông chưa bày tỏ thái độ gì đối với sự có mặt của ông vì trên nguyên tắc ông có chiếu khán hợp lệ 3 tháng. Vốn là một học sinh trung học không có gì xuất sắc, bỏ học ngang, nhưng có biệt tài về điện toán, Snowden được ngành tình báo điện tử Hoa Kỳ chiếu cố. Ông hiện là nhân viên của công ty Booz Allen làm việc theo giao kèo với chính phủ, và đang được bố trí làm việc tại một trung tâm nghe ngóng ở ngoại ô Honolulu. Lương năm ông trên 100.000 mỹ kim (chưa kể các quyền lợi khác) và là một trong một số giới hạn công dân Hoa Kỳ được biết các bí mật quốc gia và tự nguyện “sống câm miệng chết mang theo”.

Nhưng Edward Snowden thấy áy náy nghĩ rằng công việc của mình không phục vụ quốc gia mà là đang gieo mầm mống cho một thế giới “big brother”, trong đó con người không còn một chút riêng tư. Nỗi băn khoăn của ông cũng là nỗi băn khoăn của George Orwell khi viết cuốn “Nineteen Eighty Four” năm 1949 tiên đoán rằng 35 năm sau (tức năm 1984, tên của cuốn sách) thế giới hoàn toàn bị quản chế bởi một thế lực độc tài nắm phương tiện điện toán trong tay đã thúc đẩy ông hành động. Đang ổn định với công việc và sống hạnh phúc với một người tình xinh đẹp; ông bỏ trốn qua Hồng Kông. Tại đó trong một cuộc nói chuyện ghi âm bằng video với các phóng viên báo Guardian, London và Washington Post, D.C., Snowden gỉải thích rằng theo ông chương trình nghe điện thoại và đọc thông tin trên Internet một cách bí mật của chính phủ sẽ dẫn tới độc tài. Cách duy nhất để tránh là công khai hóa để dân chúng quyết định có cần phải làm như vậy hay không. Edward Snowden quả quyết ông không làm gián điệp cho quốc gia nào cả, và ông nói ông biết ông có thể bị giết, hay bị CIA bắt cóc.

Hành động của Snowden không khác gì hành động của binh nhì Bradley Manning, 22 tuổi, thuộc cơ quan tình báo quân sự ở Iraq 4 năm trước đây khi tiết lộ các công điện mật của bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao cho mạng WikiLeaks của Jullian Assange, một nhà báo người Úc. Trước khi bị bắt về tội “tiết lộ bí mật quốc gia” Manning nói : “Tôi muốn quần chúng biết sự thật. Nếu không biết, quần chúng không thể có quyết định đúng” (TBN : để buộc các đại diện dân cử của họ làm cho đúng). Cả hai, Edward Snowden và Bradley Manning đều lớn lên trong thời kỳ hậu khủng bố 9/11 trong một không khí bị đe dọa làm ai cũng nghĩ an ninh quốc gia phải được đặt trước nhu cầu tự do cá nhân. Nhưng qua công việc đang làm, cả hai lo sợ thế giới, chứ không riêng gì sự tự do cá nhân của nhân dân Mỹ đang bị đe dọa và họ đã hành động.

Bradley Manning bị bắt năm 2010 và đang được tòa án xử lý. Riêng Edward Snowden đang bị Quốc Hội và tòa Bạch Ốc lên án và 53% dân chúng đòi truy tố. Thân phụ Edward Snowden, ông Lonnie Snowden e ngại Edward đi quá xa, đã - qua một cuộc phỏng vấn của đài Fox - kêu gọi Edward Snowden đừng tiết lộ gì thêm nữa và hãy trở về đối diện với pháp luật. Ông không chê trách hành động của con mình.

Kết quả hành động của Edward Snowden là dù ông bị bắt, bị giết hay bị vào tù, vấn đề cân bằng giữa nhu cầu an ninh quốc gia và bảo vệ sinh mạng công dân với nhu cầu bảo vệ nền dân chủ và quyền tự do của con người sẽ trở thành một đề tài thảo luận sôi nổi tại quốc hội, trước tòa án, và trên các phương tiện truyền thông .

Khuynh hướng trước mắt là “an ninh trên hết”.

Nhưng lịch sử thế kỷ 20 cho khá nhiều bài học về sự dễ dãi của quần chúng đã đưa đến nhiều thảm họa. Người dân Đức đã dễ dãi để cho đảng Quốc Xã của Hitler làm gì thì làm với hứa hẹn tạo một nước Đức hùng mạnh trả thù cho sự thất trận và những nhục nhã sau khi thua trận Đại chiến thứ nhất. Sự dễ dãi đó đã giúp Hitler trở thành một nhà độc tài (qua các định chế dân chủ hiến định) cho phép ông giết 6 triệu người Do Thái và năm 1944 sau khi bị ám sát hụt ông đã có thể dùng luật xử bắn và treo cổ 5000 sĩ quan Đức, trong đó có danh tướng Erwin Rommel bị ép uống thuốc độc chết.

Thí dụ khác là sự phát sinh chủ nghĩa cộng sản, nghĩ cho cùng là do sự dễ dãi của quần chúng Nga đối với thuyết Mác xít trước chế độ thối nát của Nga Hoàng và sự ủng hộ chế độ cộng sản “vô sản chuyên chính” tại Nga của giới trí thức Tây Phương. Đó là nguyên nhân của quyền hành vô giới hạn của Stalin muốn giết ai thì giết và thực tế ông đã giết hằng chục triệu người dân Nga. Sự hào nhoáng của chủ nghĩa Mác và những lời hứa hẹn cơm no áo ấm mơ hồ là căn nguyên thiết lập các chế độ cộng sản tại Trung quốc và Việt Nam đã mang lại bao nhiêu là tai họa cho hai đất nước này.

Bài học tốt đối với nhân dân Mỹ là “không thể tin vào hứa hẹn của đảng cầm quyền” (dù đó là Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng Hòa và bạn là người cộng hHòa hay dân chủ) và giao phó quyền hành tuyệt đối cho họ. Trong vụ Snowden, chính quyền nói chính quyền hành xử “quyền nghe điện thoại và internet” một cách hợp luật và tự chế tối đa để tránh mọi lạm dụng quyền tự do của công dân. Nhưng quyền hành là một chất ma túy khi đã ngấm thì khó bỏ. Và khi người cầm quyền biết những gì bạn không biết sự tự do của bạn sẽ mất đi từng ngày một. Sự trong sáng thông tin là vũ khí bảo vệ tự do hữu hiệu nhất.

Nếu châm ngôn “Tự do hay là chết” còn có ý nghĩa thì kết luận của cuộc tranh luận về sự chọn lựa giữa nhu cầu an ninh và nhu cầu duy trì dân chủ tự do đã rõ : Thà chết hơn là mất tự do.

Trần Bình Nam (June 21, 2013)
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

9 lý do kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục thống trị thế giới

Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới. 
Nhiều nhà đầu tư toàn cầu đang lo lắng về chính sách tiền tệ mạo hiểm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng của châu Âu và nguy cơ khủng hoảng tín dụng của Trung Quốc...

Kinh tế Mỹ được dự đoán vẫn sẽ đứng đầu thế giới trong nhiều năm tới - Ảnh: Reuters 
Tuy nhiên, trang tin Business Insider (Mỹ) ngày 22.6 đăng tải báo cáo của Joseph Quinlan, người đứng đầu bộ phận phân tích chiến lược thị trường tại Ngân hàng US Trust, nêu ra 9 lý do cho thấy kinh tế Mỹ sẽ đứng yên tại vị trí số 1 thế giới trong nhiều năm nữa:
1. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất và có năng suất cao nhất thế giới:
Dân số Mỹ chỉ bằng 4,5% dân số thế giới nhưng nước này hiện chiếm đến 1/5 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Quy mô kinh tế Mỹ lớn gần gấp đôi kinh tế Trung Quốc nếu tính bằng USD, theo US Trust.
Ngoài ra, Mỹ còn là một trong số ít các quốc gia phát triển có GDP thực cao hơn mức đạt được trước khi cơn khủng hoảng kinh tế xảy ra hồi năm 2008.
2. Mỹ dẫn đầu thế giới về lượng hàng hóa sản xuất:
Sản lượng sản xuất hàng hóa của Mỹ có tổng trị giá là 1.900 tỉ USD trong năm 2012, tăng 27% so với năm 2009.
Số lượng nhân công trong lĩnh vực này cũng đã tăng thêm 500.000 người kể từ năm 2010, theo số liệu thống kê của US Trust.
3. Mỹ là một trong những nước xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới:
Kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2012 đạt giá trị 2.200 tỉ USD, tăng gần 40% so với năm 2009, US Trust cho hay.
4. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn thích đổ tiền vào Mỹ:
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ trong những năm sau khủng hoảng đạt mức 736 tỉ USD, tương đương 15% tổng lượng vốn FDI của toàn thế giới, theo số liệu thống kê của US Trust.
5. Mỹ có những thương hiệu hàng đầu thế giới:
Trong năm 2013, chín trong số 10 thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới đều là của các công ty Mỹ, theo nghiên cứu thường niên BrandZ về 100 thương hiệu hàng đầu thế giới của hãng Millward Brown (Mỹ).
6. Mỹ dẫn đầu thế giới về công nghệ:
US Trust nhận định Mỹ vẫn là nhà của các trang mạng xã hội hàng đầu thế giới, đồng thời vượt xa các nước khác về lượng tiền chi tiêu cho phát triển công nghệ.
7. Mỹ có những trường đại học tốt nhất thế giới:
Sáu trong số 10 trường đại học tốt nhất thế giới trong năm 2012 đều có xuất xứ từ Mỹ, theo đánh giá của công ty chuyên về giáo dục và du học Quacquarelli Symonds (Anh).
8. USD là tiền tệ “vua”:
Các nước trên thế giới hiện vẫn trữ USD. Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết USD chiếm đến 62% dự trữ tiền tệ toàn cầu trong quý 4 năm 2012.
9. Mỹ có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ:
Sản lượng khai thác dầu trong nước của Mỹ lần đầu tiên vượt qua lượng nhập khẩu trong 16 năm trở lại đây, US Trust cho hay.
Mỹ sẽ qua mặt Ả Rập Xê Út để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2017 và là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới vào năm 2020, theo báo cáo nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Hoàng Uy
 Đồ thị: US Trust
( Theo Thanhnien )

Hiệu Minh - Trăng ở đâu sáng?

Trăng tròn Virginia. Ảnh: HM

Trăng tròn Virginia. Ảnh: HM
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều kể chuyện, sau chuyến đi Mỹ đầu tiên, anh  về quê đúng dịp rằm trung thu. Bác của nhà văn, một nông dân hơn bảy mươi tuổi, gần như không biết chữ, hỏi:
— Mỹ có rằm trung thu không hở cháu?
— Không có bác ạ. Nhưng họ cũng có trăng.
— Trăng của họ thế nào?
— Cả thế giới này chỉ có một vầng trăng thôi bác ạ.
— Trăng đang ở giữa làng mình, xa thế mà họ cũng nhìn thấy à?
— Khi trăng đang ở trên đầu mình thì nhiều nơi khác cũng thấy trăng trên đầu họ, bác ạ.
— Lạ nhỉ!
Hôm nay nước Mỹ vào ngày gần trăng rằm (14) nhưng sáng lạ thường. Mình ra ban công chụp thử một cái, gửi bạn đọc chiêm ngưỡng.
Liệu xem có đúng với câu thơ của Việt Phương khi ông tự hỏi mình cách đây 40 năm “Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ.”
Có lẽ bạn đọc nên hỏi Chủ tịch Trương Tấn Sang đang thăm Bắc Kinh, và Thượng  tướng Đỗ Bá Tỵ đang thăm Hoa Kỳ. Hai người này biết rõ vì họ đang làm khách đúng dịp trăng tròn.
Tôi thì đồng ý với Nguyễn Quang Thiều, trăng chỉ có một, và nó ngay trên đầu mình, dù bạn đang đứng ở đâu trên trái đất này.

HM. DC  23-6-2013
( Hieuminh Blog )

VN hoãn sửa Hiến Pháp và Luật Đất Đai

Chế độ độc tài đảng trị tại Hà Nội hoãn sửa đổi Hiến Pháp và Luật Đất Đai cho tới khóa họp Quốc Hội sắp tới dự trù vào Tháng 10-2013 tới đây.
Quốc hội CSVN kết thúc khóa họp đầu năm hôm Thứ Sáu, 21 tháng Sáu, và gác lại hoặc lờ nhiều đạo luật chính yếu, từng gây phẫn nộ trong xã hội, bên cạnh những ồn ào về sửa lại bản Hiến Pháp phản dân chủ.
Trong bài phát biểu kết thúc kỳ họp thứ 5 của cái Quốc Hội hiện tại, Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội CSVN loan báo “tiếp tục tiếp nhận ý kiến góp ý của nhân dân” về bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp. Đồng thời, dự án Luật Đất Đai cũng bị hoãn theo vì “rất quan trọng, tác động trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, sự ổn định, phát triển đất nước và đời sống của mọi người dân.” Cả hai dự án vừa kể “tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc Hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ sáu.
Cuối năm ngoái, hệ thống báo đài loan tin rộng rãi kế hoạch sửa đổi lại bản Hiến Pháp có từ năm 1992 đến nay. Tất cả các quyền căn bản của công dân đều có trong đó nhưng đều có cái đuôi “theo sự quy định của pháp luật” để siết lại. Hàng trăm, hàng ngàn người đã bị nhà cầm quyền bỏ tù, sách nhiễu, khủng bố khi người ta sử dụng cái quyền đó.
Người dân bị nhà cầm quyền cướp đất rồi đền bù với một số tiền nhỏ gần như cướp trắng nên hàng ngàn vụ khiếu kiện diễn ra khắp nơi trên cả nước.(Hình: Blog Tễu)
Hàng chục ngàn người đã ký tên vào bản kiến nghị (do 72 trí thức, nhân sĩ khởi xướng) đòi hỏi chế độ Hà Nội hủy bỏ điều 4 trong bản Hiến Pháp (dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN) cũng như trả lại các quyền thật sự cho người dân, không phải chỉ có trên giấy và vẫn dùng guồng máy Công an đàn áp.
Hàng chục ngàn người khác cũng ký tên hậu thuẫn cho bản đề nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, kêu gọi chế độ bỏ điều 4 Hiến Pháp, trả quyền tư hữu và các quyền căn bản cho dân.
Trong khi đó, nhà cầm quyền mở chiến dịch quy mô “lấy ý kiến” nhân dân về sửa Hiến Pháp nhưng thực chất chỉ là trò lừa gạt. Đại đa số người dân được “lấy ý kiến” đã “ký khống” tức không ý kiến trên cái trò lấy ý kiến giả vờ. Những ai có ý kiến khác hoặc phản đối thì bị đe dọa.
Ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội CSVN, đơn vị Đồng Nai, nhìn nhận trên báo VietnamNet ngày 27/5/2013 qua lời phát biểu tại phiên họp rằng “bất kỳ lúc nào ta cũng nói đến chuyện lấy ý kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh cả thôi.”
Vào lúc đó, ông Quốc đã được nghe nói tới chuyện “treo” việc sửa Hiến Pháp và thảo luận về nhiều đạo luật khác cần sửa đổi nên ông đã kêu rằng khi “treo” chuyện sửa Hiến Pháp thì những luật khác như Luật Đất Đai, Luật Biểu Tình, luật thể hiện quyền lập hội và hội họp, luật trưng cầu dân ý... sẽ “lại tiếp tục treo” dù đã được chuẩn bị soạn thảo.
Suốt nhiều năm qua và trong thời gian Quốc Hội CSVN họp những ngày gần đây, các cuộc biểu tình và khiếu kiện của giới nông dân bị nhà cầm quyền “thu hồi” đất rồi đền bù bằng số tiền tượng trưng gần như cướp ngang tài sản của người ta.
Nhận định về bản dự thảo sửa đổi Luật Đất Đai, ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên – Môi Trường CSVN cho rằng, nó không có gì khác với cái đang có, ngoài sự thay đổi từ ngữ để lừa dân.
“Có thể thấy, sự thật là giữ nguyên theo dự thảo (Luật Đất Đai) trước, không thay đổi về nội dung. Các loại dự án bị thu hồi vẫn giữ nguyên”. Tuần Việt Nam số ra ngày 19 tháng Năm, 2013 tường thuật.
Ông kêu rằng “Nếu một nhà nước can thiệp để lấy quyền lợi người này cho người kia là một xã hội không văn minh, dân chủ, công bằng.”
Ngày 23/2/2013, trong cuộc phỏng vấn của tờ Tiền Phong, ông Nguyễn Ngọc Trìu, nguyên phó thủ tướng CSVN khuyến cáo “nếu chúng ta giải quyết vấn đề đất đai không tốt sẽ tạo ra đối kháng giữa chính quyền và nhân dân”.
Ông nhìn nhận “một số người giàu nhanh nhờ chính sách đất đai” bất công của chế độ. Trước đó, ngày 14/1/2013, cũng tờ Tiền Phong liệt kê ra tên một số quan chức lợi dụng chức quyền ở các địa phương để chiếm đoạt các số đất to lớn rồi bán lại, “hưởng chênh lệch” giàu lên nhanh chóng.
Những vụ đàn áp nhân dân liên quan đến trò giải tỏa đền bù đất đai như ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) hay Tiên Lãng (Hải Phòng) chỉ là hai vụ tiêu biểu trong hàng ngàn những vụ biểu tình, khiếu kiện tập thể vì chính sách đất đai bất công. Viên chức nhà nước hay đại biểu quốc hội CSVN nhiều lần nhìn nhận hàng chục ngàn các vụ khiếu kiện, biểu tình diễn ra hàng năm phần lớn bị lờ đi, trong đó, hơn 70% là về đất đai.
Blogger Đào Tuấn viết trên Blog của ông ngày 18/6/2013 là “1m2 đất đổi được tô phở. Đền bù 1m2 đất bằng giá một… cốc bia cỏ. Một mét vuông đất đền bù chưa mua nổi 2kg gạo.”
Theo sự nhận định của ông Lê Hiếu Đằng, một luật sư ở Sài Gòn, nếu chế độ Hà Nội vẫn cứ thông qua cái Luật Đất Đai sửa đổi như đang có “thì có nguy cơ chế độ sẽ sụp đổ vì sự phẫn nộ của nông dân, mà vụ Đoàn Văn Vươn hay Văn Giang chỉ là một loài chim báo bão.”
(Người Việt)

PGS Văn Như Cương: Tôi hơi bất ngờ về phát ngôn của CT tỉnh Nam Định

Liên quan tới sự việc tỉnh Nam Định không tuyển người có bằng tại chức vào các cơ quan công quyền của tỉnh, PGS. TS Văn Như Cương khi nghe thấy thông tin này ông hơi …bất ngờ.
"  Lý giải nguyên nhân UBND tỉnh Nam Định tiếp tục nói không với bằng tại chức trong thông báo tuyển dụng công chức năm 2013, gây xôn xao dư luận tại tỉnh này, theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh cho hay: vì chất lượng đào tạo của tại chức thấp, thứ hai là vì Nam Định là tỉnh học quá giỏi…"
Là một nhà giáo có kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh, lãnh đạo một trường THPT ngoài công lập và cũng là người thành lập ra trường dân lập đầu tiên tại Việt Nam từ thời kỳ đổi mới, được đánh giá cao với năng lực sư phạm, PGS. TS Văn Như Cương không khỏi bất ngờ về cách tuyển dụng công chức của Nam Định trong thời gian qua. Mặc dù, Nam Định không phải là tỉnh duy nhất cả nước có chủ trương này.
Trao đổi với Báo Giáo dục Việt Nam, khi đọc được phát ngôn của ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, cho rằng không tuyển tại chức vì tỉnh có quá nhiều người học giỏi. PGS. TS Văn Như Cương phản ứng: “Tôi hơi bất ngờ về phát ngôn của Chủ tịch tỉnh Nam Định, phát ngôn như vậy là hơi đáng trách. 
Nếu bất ngờ mà nói năng lúng túng thì có thể cho qua. Chứ còn nếu mà bảo là tỉnh có nhiều người học quá giỏi là không nên, vì tỉnh học tập không giỏi thì mới cần những người giỏi về chứ? Tôi cho là Nam Định làm vẫn không xác đáng”.
Theo PGS. TS Văn Như Cương, với cách phân biệt bằng cấp như tỉnh Nam Định là không theo một quy luật nào, trong khi ngành giáo dục vẫn khẳng định bằng cấp giữa hai hệ có giá trị như nhau. Vì vậy, theo lời của PGS Cương không những Nam Định mà các tỉnh khác (nếu có) cũng có quyền đăng tuyển người nhưng quyền đó, cách thức tuyển đó cần phải phù hợp với tình hình chung.

PGS. TS Văn Như Cương nói, vẫn có cách tuyển dụng người bằng tại chức để có chất lượng tốt nhất.
Đối với cách làm của tỉnh Nam Định, nhiều ý kiến cho rằng có thể có được những cách tuyển dụng tốt hơn nếu trong tư duy tuyển công bằng, bằng cách phỏng vấn, có thi kể cả đối với những người có bằng chính quy hay không chính quy, vì thực tế người học không chính quy cũng là người giỏi thì sao?
PGS. TS Văn Như Cương chia sẻ suy nghĩ, trong ý tưởng của Nam Định, có thể tại chức tổ chức làm khắt khe hơn, không trách vì giáo dục từ xa có những chuyện không được nghiêm túc như chính quy: “Trong ấn tượng thì không trách nhưng tỉnh đề ra chủ trương như vậy tôi nghĩ không ổn”.
Lâu nay, dân ta vẫn thường có tâm lý coi trọng bằng cấp, nhiều ý kiến khi nghe tới chủ trương không tuyển bằng tại chức hay dân lập của một số tỉnh, thành đều nhận định nguyên nhân là như trên. Với tâm lý suy nghĩ rằng, học tại chức là học bằng tiền, học bằng những buổi thuê người học để chạy chương trình…
PGS. TS Văn Như Cương cho biết, ông hoàn toàn biết điều này, chính vì thế mới cần tới tuyển chọn công bằng, có thể tuyển chọn bằng việc giao cho người ứng tuyển một công việc xem có hoàn thành tới mức nào, có đáp ứng được yêu cầu hay không. Cái này chỉ cần kiểm tra là biết được.
Một luồng dư luận khác lại cho rằng, không lấy bằng tại chức là để đảm bảo chất lượng công chức, cách làm như Nam Định là hoan nghênh. Cá nhân PGS. TS Văn Như Cương lại khẳng định, ông không có ý trách gì cách tuyển dụng như thế, nhưng cũng không nên đưa tiêu chuẩn từ chối tại chức ra. 
Lập luận của PGS Cương là: “Bây giờ chẳng nhẽ tôi đưa bằng Harvard ra là nhận ngay ư? Thì nó cũng bất hợp lí vì tâm lí của người Việt Nam biết đâu cũng là bằng mua? Biết đâu bằng trường công lập loại ưu, loại giỏi cũng mua, cũng chạy, có người làm hộ luận văn, biết đâu đấy?”. 
Và, PGS Cương đề nghị nếu không tin vào bằng cấp thì vẫn có cách kiểm tra riêng.
Nhận định về cách làm của tỉnh Nam Định, ông cho rằng đó là cách làm cũng đã báo động cho hệ thống giáo dục ngoài công lập hay Giáo dục từ xa, tại chức phải làm thế nào nâng cao thương hiệu, nâng cao chất lượng, đólà việc lâu dài. Về nguyên tắc, nếu vẫn còn nghi ngờ về bằng cấp ngày nay thì có thể kiểm tra đàng hoàng.
Lấy dẫn chứng về cách tuyển dụng viên chức tại tỉnh Quảng Ninh, PGS Cương cho hay: “Lãnh đạo Sở GD&ĐT cũng phải thi là một điển hình. Dù bằng tại chức hay bằng chính quy nhưng đã làm được đề bài ra là có thể nhận vào. Rất có thể anh học chính quy không được mà người học  tại chức lại được. Nên để nói cho công bằng thì ta nên tổ chức thi cho công minh, chính trực thì mới tuyển được người, như vậy sẽ không hạn chế được bằng cấp chính quy hay tại chức”.
Đánh mất cơ hội của người học
PGS. TS Văn Như Cương khẳng định, việc không lấy bằng tại chức chẳng khác gì đánh mất cơ hội của người học. Vì thực tế nhiều người do hoàn cảnh này kia có thể không học được hệ này, hệ khác. Với cách tuyển như vậy làm mất đi cơ hội học tập suốt đời của họ. Nếu các tỉnh trên toàn quốc đều tuyên bố như tỉnh Nam Định thì như vậy là xóa hết hệ thống tại chức, từ xa, như vậy là trái với chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Xuân Trung
( Giaoduc )

'Ông Hà Vũ có quyền kiện vụ clip VTV'

Một tuần sau khi truyền hình Việt Nam, VTV, phát phóng sự gây tranh cãi về Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, luật sư và vợ của ông, bà Nguyễn Thị Dương Hà lên tiếng nói gia đình nhất trí với quan điểm sẽ tìm lại công lý cho ông Hà Vũ vào một thời điểm thích hợp tới đây.
Hôm Chủ Nhật, ngày 23/6, bà Dương Hà nói với BBC, bà hoàn toàn nhất trí với ý kiến của các luật sư đồng nghiệp, trong đó có luật sư Nguyễn Văn Đài, cho rằng ông Vũ có cơ sở để khởi kiện cuốn clip của VTV loan tải hôm 15/6 với lý do clip này đã bôi nhọ ông và xâm phạm quyền được bảo vệ hình ảnh cá nhân của ông trước công chúng.
Bà Dương Hà nói:
"Cái việc họ đưa ti-vi vào quay trộm ông Vũ thì rõ ràng đấy là vi phạm pháp luật rồi, không còn phải bàn cãi gì nữa..."
Bà khẳng định:
"Những thước phim quay trộm không bao giờ là chính danh cả.
"Và tất cả những người yêu chuộng tự do và công lý, cũng như những người hiểu biết về pháp lý, về quyền con người, thì người ta đều hiểu rằng việc làm như thế này là không chính danh."
Luật sư Dương Hà khẳng định thêm với BBC rằng ông Hà Vũ không biết ông bị quay phim, ghi hình.
Bình luận về việc truyền hình quốc gia có "đúng đắn" và "xứng tầm" hay không khi thực hiện và truyền bá phóng sự được bà cho là "quay trộm", "quay lén" với ông Hà Vũ, bà nói:
"Dù là (truyền hình) cấp nào cũng không được bởi vì như thế nó đã là vi phạm pháp luật,
"Nó là vi phạm pháp luật rồi thì dù ở cấp nào, kể cả cá nhân cũng là vi phạm pháp luật chứ không nói đến cấp tỉnh hay cấp huyện hay cấp xã, hay cấp thành phố, hay là cấp nhà nước."
Phóng sự của VTV về ông Cù Huy Hà Vũ
Phóng sự của VTV về ông Cù Huy Hà Vũ gây tranh cãi về khía cạnh pháp lý và đạo đức
'Vi phạm nghiêm trọng'
Hôm thứ Bảy, 22/6, luật sư Nguyễn Văn Đài từ Hà Nội nói với BBC cho rằng phóng sự của VTV có tính chất bôi nhọ danh dự đối với ông Hà Vũ.
Ông cho rằng nếu phóng sự được dựng và truyền bá mà không được ông Hà Vũ đồng ý, thì ông Vũ hoàn toàn có quyền kiện, hoặc ủy quyền cho luật sư của mình kiện Đài Truyền hình Việt Nam.
Ông Đài lưu ý một tù nhân như ông Vũ có thể chỉ bị tước đi một số quyền chính trị và tự do cơ bản, nhưng vẫn được pháp luật bảo hộ nhiều quyền thuộc về nhân quyền cơ bản khác, trong đó có quyền bảo vệ hình ảnh riêng tư.
Luật sư Đài nói:
"Tôi khẳng định rằng băng video đó tung lên nhằm bôi nhọ Tiến sỹ Vũ, cũng như gia đình của ông, và đó là mội sự phỉ báng hết sức vô lý..."
"Một người ở trong trại giam rất khó thực hiện những quyền khiếu nại, tố cáo của mình, nhưng người đó có thể ủy quyền cho thân nhân của mình hoặc cho luật sư của mình để thực hiện quyền đó,
"Việc sử dụng hình ảnh và quay một cách không chính thức như vậy không được sự cho phép của một người, mặc dù là đang trong hoàn cảnh tù đầy, như vậy cũng là vi phạm quyền nhân thân cơ bản nhất của người ta."
Luật sư Đài khẳng định:
"Người ta chỉ bị tước một số quyền về chính trị, một số quyền tự do cá nhân, nhưng quyền bảo vệ hình ảnh riêng tư của họ thì vẫn được pháp luật bảo vệ,
"Cho nên việc Đài truyền hình Việt Nam làm như vậy là họ vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng," ông nói.
'Hoàn toàn nhất trí'
Bình luận về quan điểm của luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Dương Hà cho hay:
"Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của luật sư Đài, và chúng tôi, tất cả các luật sư của anh Cù Huy Hà Vũ, cũng đều nhận định như vậy.
"Chúng tôi sẽ làm một cái gì đó để đòi lại công lý cho anh Vũ và danh dự của anh Vũ cũng như danh dự của gia đình chúng tôi.
"Nhưng thời điểm mà chúng tôi làm thì chúng tôi sẽ xem xét."
Hôm thứ Bảy tuần trước, VTV phát một phóng sự đặc biệt do truyền hình công an thực hiện, phát sóng trên chương trình thời sự lức 19h00 vốn được coi là 'giờ vàng' có nhiều khán giả theo dõi.
Trong clip này, Công an Việt Nam bác bỏ các thông tin lề trái về sức khỏe của Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ ở trong trại giam, trong thời gian ba tuần lễ ông tuyệt thực tính tới khi đó, và nói ông Vũ 'béo khỏe' song 'chấp hành kém'.
Chương trình truyền hình của công an trên VTV hôm 15/6 phát đi những hình ảnh được cho là tạo ra tranh cãi về tính chân thực, đạo đức báo chí và động cơ chính trị, với những hình ảnh dường như được quay lén để chứng minh ông Hà Vũ "còn khỏe mạnh hơn cả người bình thường."
Trong phóng sự, truyền hình nhà nước cho hay các hình ảnh được thực hiện ngay trong thời điểm diễn ra cuộc tuyệt thực của ông Vũ tại trại giam số 5 của Bộ Công an tại Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến trên mạng xã hội đặt vấn đề các hình ảnh, đoạn đối thoại, ngoài việc 'được quay lén' còn có thể sử dụng nhiều tiểu sảo cố tình cắt, cúp, ghép với những không gian và thời gian không thống nhất mà họ nói là 'quay trước, quay lén và quy trộm' để tạo dựng ấn tượng của một clip được quay với sự đồng ý của ông Vũ và tại thời điểm thật mà ông đang tuyệt thực.
Hiện Tiến sỹ Hà Vũ đã tuyên bố chấm dứt cuộc tuyệt thực mà gia đình cho hay đã diễn ra liên tục suốt 25 ngày vốn thu hút sự chú ý của nhiều tổ chức, cá nhân và dư luận trong và ngoài nước.
(BBC)

VN: Hai thành phố lớn tăng trưởng chậm

Tăng trưởng tại hai đầu tàu kinh tế của Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.
Tăng trưởng kinh tế hai thành phố lớn nhất tại Việt Nam trong sáu tháng đầu năm vẫn tiếp tục trì trệ.
Số liệu mới nhất được công bố bởi Cục thống kê hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh cho thấy tốc độ tăng trưởng ở hai thành phố trong thời gian sáu tháng đầu năm đều không có nhiều tiến triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Hà Nội gần như dẫm tại chỗ trong khi kinh tế thành phố Hồ Chí Minh tăng chậm hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở Hà Nội, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong sáu tháng đầu năm 2013 là 7,67% so với cùng kỳ năm ngoái, không cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 7,6% của năm 2012.
Trong khi đó, mức tăng trưởng GRDP so với cùng kỳ năm ngoái trong sáu tháng đầu năm tại thành phố Hồ Chí Minh là 7,9%, thấp hơn mức tăng 8,1% của năm 2012.
Chỉ giá tiêu dùng (CPI) tại Hà Nội tăng chậm, ở mức 0,08% so với tháng trước và 5,43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Hà Nội, có 10 trong số 11 các nhóm hàng tăng giá, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm văn hóa, giải trí, du lịch, tăng 0,62%.
Giá nhóm nhà ở, điển nước, chất đốt và vật liệu xây dựng đứng thứ nhì, tăng 0,41%.
Trong khi đó, giá của 4/11 nhóm hàng ở thành phố Hồ Chí Minh lại giảm phát.
Các nhóm hàng giảm giá bao gồm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,36%, giao thông giảm 0,8%, bưu chính viễn thông giảm 0,21% và hàng hóa dịch vụ khác, giảm 0,13%.
Theo số liệu được Tổng Cục thống kê đưa ra hồi tháng Năm, CPI cả nước ở mức - 0,06% so với tháng 4-2013.
Chỉ số giá âm tiếp tục phản ánh xu hướng liên tục đi xuống của nhu cầu tiêu dùng trong nước trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
(BBC)

Tại sao Facebook bị chặn ở Việt Nam?


Trong nhiều ngày cuối tháng 6, rất nhiều người sử dụng Facebook ở Việt Nam và một số nơi trên thế giới cho biết không truy cập được vào mạng xã hội này một cách bình thường từ phiên bản web. Dù vậy, họ vẫn có thể vào Facebook ổn định bằng phiên bản trên smartphone hay tablet.

Trong những ngày gần đây, rất nhiều người sử dụng facebook phản ánh về việc các mạng như Viettel, VNPT hay FPT... không thể truy cập vào facebook. Điều này đã làm "gián đoạn" nhiều hoạt động của người dùng Facebook.

Trước thông tin trái chiều việc Facebook sẽ ngừng hoạt động tại Việt Nam sau ngày 25/6, chiều ngày 19/6 ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc phát triển Facebook tại Việt Nam đã tỏ ra bất ngờ trước thông tin “trên trời” này và cho rằng: “Đây chỉ là tin vịt, hoàn toàn không chính xác”.

Đồng thời, ông cũng khẳng định: “Người sử dụng Facebook ở Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm không có việc Facebook sẽ ngừng hoạt động từ 25/6 như tin đồn”.

Trước đó, khi có nhiều người sử dụng lên tiếng yêu cầu “cần đóng cửa hoạt động Facebook tại Việt Nam”, ông Huỳnh Kim Tước cho rằng: “Sau khi thông tin đó được đưa ra đã có đến 90% người sử dụng Facebook không đồng tình, con số đó đã nói lên tất cả”.

Một trong số những lý do Facebook bị nhiều người sử dụng và nhiều nhà mạng “xa lánh” là do trên mạng xã hội Facebook thời gian gần đây xuất hiện nhiều cá nhân, hội nhóm thành lập tài khoản và đưa ra ý kiến bình luận nhằm mục đích bêu xấu cá nhân, tổ chức. Về vấn đề này ông Huỳnh Kim Tước cho rằng, mạng xã hội Facebook cũng như xã hội thực tế thu nhỏ. Trong đó mọi người chia sẻ thông tin, đưa ra ý kiến bình luận theo quan điểm cá nhân.

“Cần đưa ra vấn đề nếu không có Facebook thì cũng sẽ một mạng xã hội khác hoặc một dạng trang thông tin khác để người ta đưa ra quan điểm ý kiến chia sẻ, vì nhu cầu trao đổi thông tin có từ khi con người xuất hiện” – ông Huỳnh Kim Minh Tước phân tích.

Về việc cá nhân, hội nhóm có những lời nói phát ngôn nhằm mục đích bôi xấu nhà mạng quản lý Facebook sẽ làm gì? Ông Huỳnh Kim Tước cho rằng, việc phát ngôn đưa ra ý kiến của cá nhân từng người thì người đó phải chịu trách nhiệm.

Trước ý kiến của nhiều độc giả cho rằng nhà mạng Facebook cần “nhặt” sạn với những bình luận không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, ông Huỳnh Kim Tước cho biết việc đó là không thể bởi Facebook là trang mạng xã hội đa phương tiện thông tin, số lượng truy cập tham gia tới hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới không thể có chương trình nào sàng lọc phù hợp để “nhặt” sạn cho ngôn ngữ từng quốc gia được.

Về việc thông tin những người có phát biểu không đúng với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, nếu cơ quan điều tra muốn có thể xem toàn bộ thông tin công khai ngay chính trên giao diện của cá nhân, hội nhóm này.

Cũng xung quanh chủ đề Facebook tại Việt Nam thời gian qua, ông Huỳnh Kim Tước cho rằng mạng xã hội Facebook đang chứng tỏ ưu điểm về trao đổi thông tin và độ tương tác. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng Facebook làm nơi tiếp thị maketing sản phẩm. Những trang Fanpage trên Facebook có số lượng khách hàng gấp 81 lần so với một thương hiệu...

Trước đó, trong “Hội thảo “Công nghệ xử lý ngôn ngữ và phát triển thị trường nội dung số Việt Nam ra thế giới” do Viện CNTT – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2012, ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc công ty Viễn thông và Dịch vụ truyền hình VTC đã giải thích lý do Facebook bị chặn tại Việt Nam.

“Đường truyền quốc tế đắt hơn hẳn đường truyền quốc nội. Khi các nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể sinh ra tiền như Voice, IP… gia tăng thì nhà mạng sẽ “bóp” ngay đường truyền của những dịch vụ không tạo ra tiền mà tiêu tốn băng thông như Facebook, YouTube. Theo thống kê, hiện có tới 70 – 80% băng thông quốc tế chạy qua 2 cổng Facebook và YouTube mà không tạo bất cứ đồng tiền nào cho nhà mạng”, ông Thanh giải thích.

“Ngay cả các dịch vụ như truyền hình Internet như VTC đang làm dù đã được ưu tiên nhưng cũng vẫn phải “xếp hàng” dưới các dịch vụ như điện thoại, IP có khả năng sinh ra tiền ngay lập tức”, ông Thanh nói thêm.

Ông Thanh khẳng định việc chặn Facebook không xuất phát từ lý do chính trị mà chỉ đơn thuần vì lý do kinh tế, hiện tượng Facebook bị chặn không bao giờ diễn ra đồng loạt và liên tục trên phạm vi toàn quốc, chỉ thỉnh thoảng tắc nghẽn ở đâu đó khi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cân nhắc về việc tạm dẹp những dịch vụ không sinh lời để thông đường cho những dịch vụ có tính ưu tiên, sống còn hơn.

Mới du nhập vào Việt Nam không lâu nhưng Facebook – do có những tính năng giúp chuyển tải thông tin nhanh đến chóng mặt nên đã thổi bùng lại làn sóng sử dụng mạng xã hội ảo sau khi blog 360 bị đóng cửa vào ngày 13/7/2009. Trong thời gian qua có nhiều ý kiến trái chiều về Facebook khi nhiều người cho rằng việc sử dụng Facebook và những ứng dụng của nó gây lãng phí quá nhiều thời gian làm việc trong công sở và tính riêng tư của mỗi cá nhân cũng không được đảm bảo.

Facebook đã từng bị cấm ở một số quốc gia như Iran, Trung Quốc, Syria... vì những tranh cãi về bản quyền cũng như nguy cơ lây lan virus, trojan (phần mềm gián điệp), fishing email (thư rác lừa đảo) qua mạng xã hội này. Gần đây ở Việt Nam, nhiều phần tử xấu đã lợi dụng tính năng phát tán thông tin nhanh chóng của Facebook để phát đi những hình ảnh, bài viết, video clip có nội dung tiêu cực.

Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do Cty Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác.

Facebook hiện được mở rộng cho bất cứ ai trên 13 tuổi. Website này hiện có hơn 175 triệu thành viên tích cực trên khắp thế giới. Facebook vừa mới trở thành mạng xã hội phổ biến nhất, tiếp theo sau là MySpace và Twitter.
(Petrotimes) 

Hà Nội đề nghị tăng giá viện phí

UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình HĐND TP đề nghị điều chỉnh giá 819 dịch vụ khám, chữa bệnh. Theo UBND TP, việc tăng giá là cần thiết bởi khung giá viện phí hiện nay đã quá lỗi thời.

Giá cũ quá lạc hậu

Theo UBND TP Hà Nội, khung giá dịch vụ y tế hiện nay của các bệnh viện thực hiện dựa trên cơ sở giá tính từ thời điểm Thông tư 14 ban hành từ năm 1995 đến nay đã 18 năm. Trong khi đó, tiền lương tối thiểu đã tăng 8,7 lần (từ 120.000 đồng lên 1.050.000 đồng), mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) ngày càng tăng (trước đây là 3% lương, nay là 4,5% lương)...
Vì thế, việc tiếp tục duy trì khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh cũ khiến cho việc vận hành các bệnh viện gặp nhiều khó khăn, không thể đáp ứng đòi hỏi nâng cao chất lượng dịch vụ đối với người sử dụng. Khung giá viện phí ban hành thấp và không điều chỉnh theo tốc độ tăng quá nhanh của vật giá dẫn đến chất lượng khám, chữa bệnh không đảm bảo, nhiều bệnh nhân BHYT phải chấp nhận từ bỏ quyền lợi BHYT và đăng ký theo diện tự nguyện.
Mức thu viện phí còn mang tính bình quân, không phân biệt khả năng đóng góp của người bệnh nên chưa huy động đúng và hợp lý các nguồn lực của xã hội cho hoạt động y tế, chưa khuyến khích được người mắc các bệnh thông thường điều trị ở tuyến y tế cơ sở. Cơ cấu giá không phản ánh đúng chi phí tối thiểu cho việc sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư cần thiết để thực hiện các dịch vụ y tế, gây khó khăn cho các cơ sở y tế trong cân đối kinh phí khám, chữa bệnh; quyền lợi cho người bệnh có thẻ BHYT bị ảnh hưởng...
Thực tế, kể từ 29-2-2012, sau khi liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành Thông tư liên tịch quy định mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước, đã có 61 tỉnh, thành phố điều chỉnh giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh (chỉ còn lại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chưa điều chỉnh). Theo Bộ Y tế, việc điều chỉnh viện phí của 2 TP lớn nhất cả nước sẽ không được diễn ra cùng lúc. Như vậy, nếu TP Hà Nội điều chỉnh giá viện phí vào tháng 7-2013 thì TP Hồ Chí Minh sẽ phải lùi tới cuối năm.
Tăng viện phí sẽ giảm bớt khó khăn cho các cơ sở y tế
Tăng viện phí sẽ giảm bớt khó khăn cho các cơ sở y tế
Điều chỉnh giá 819 dịch vụ
Đại diện UBND TP Hà Nội cho biết, nguyên tắc điều chỉnh giá viện phí phải đảm bảo tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí trực tiếp cần thiết để thực hiện dịch vụ chưa tính khấu hao tài sản cố định, tiền lương, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị có giá trị lớn... Đồng thời, phải đảm bảo mặt bằng chung thống nhất về giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng đối với các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố. Mức giá được xây dựng trên cơ sở có lộ trình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng loại bệnh viện, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập của người dân cũng như tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế và khả năng cân đối quỹ BHYT của Hà Nội.
Cụ thể, đợt này, UBND TP đề nghị điều chỉnh giá 819 dịch vụ khám, chữa bệnh. Trong đó, điều chỉnh giá 5 dịch vụ khám bệnh; kiểm tra sức khỏe; 9 dịch vụ ngày giường bệnh; 373 dịch vụ kỹ thuật trong 447 dịch vụ kỹ thuật quy định tại Thông tư 04/2012/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế - Tài chính; giá của 333 phẫu thuật, thủ thuật; đồng thời, quy định tạm thời mức giá cho 99 dịch vụ kỹ thuật khác. Các mức điều chỉnh do UBND TP đề xuất ở mức khoảng 70% mức trần dịch vụ tại khung giá viện phí do liên Bộ Y tế - Tài chính quy định.
UBND TP Hà Nội cho biết, để nâng cao chất lượng dịch vụ, trước mắt là công tác khám chữa bệnh và đảm bảo giường điều trị cho người bệnh, hàng năm, các đơn vị được phép thu phải dành tối thiểu 15% số thu từ dịch vụ khám bệnh để sửa chữa, nâng cấp, mở rộng khu vực khám bệnh; mua sắm trang bị điều hòa; máy tính; các dụng cụ khám đa khoa, chuyên khoa, bàn ghế, gường tủ... cho các phòng khám, buồng khám. Ngoài ra, 15% số thu từ dịch vụ ngày giường điều trị sẽ được dành để sửa chữa nâng cấp, cải tạo, mở rộng các buồng bệnh, tăng số lượng giường bệnh... để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Chủ trương tăng viện phí sẽ được xem xét tại Kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội khóa XIV, sẽ khai mạc vào 1-7 tới. Nếu được HĐND TP thông qua, quy định về mức viện phí mới có thể sẽ được áp dụng từ 1-8-2013.
Xây dựng chính sách thu hút nhân tài
UBND TP Hà Nội cũng đã có tờ trình HĐND TP về chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô. Cụ thể, những nhân tài sẽ được TP tiếp nhận hoặc xét đặc cách không qua thi tuyển; được hỗ trợ đãi ngộ thu hút bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm được tuyển dụng, tiếp nhận. Ngoài ra, sẽ được thuê, mua nhà ở theo chính sách ưu tiên của Nhà nước và thành phố. Sau 2 năm công tác kể từ thời điểm có quyết định tuyển dụng, sẽ được ưu tiên cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước hoặc nước ngoài và được thành phố hỗ trợ kinh phí.
Các đối tượng trong diện tuyển dụng đặc cách phải cam kết làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc Hà Nội tối thiểu 7 năm, kể từ thời điểm được tiếp nhận hoặc tuyển dụng đặc cách, không tính thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng và thời gian cam kết phục vụ sau đào tạo, bồi dưỡng. Trường hợp vi phạm cam kết phải hoàn trả lại các khoản kinh phí hỗ trợ đãi ngộ.
 Ngọc Khánh
(Anninhthudo)

Phá giá VNĐ sẽ là “mồi lửa”

Từ đầu tháng 6 đến nay, tỉ giá USD trong các ngân hàng thương mại luôn được giao dịch ở mức kịch trần. Liệu đã đến lúc phải điều chỉnh tỉ giá?
Ngày 22-6, giá USD bán ra trong các ngân hàng (NH) thương mại tiếp tục đứng ở mức trần biên độ cho phép 21.036 đồng/USD, chiều mua vào quanh mức 21.025 đồng/USD. Giá USD tự do cũng đã tăng mạnh, nhiều thời điểm chạm mốc 21.400 đồng/USD (bán ra).

Nhiều áp lực lên tỉ giá
Tỉ giá USD tại nhiều ngân hàng hiện nay đều ở mức kịch trần biên độ cho phép.
Theo NH Nhà nước, ngay từ đầu năm, Thống đốc đã đề ra mục tiêu ổn định tỉ giá tăng không quá 2%-3% trong năm nay nhằm kiểm soát nguy cơ mất giá của VNĐ. Thực tế, tính đến gần giữa tháng 6, tỉ giá mua trung bình của các NH thương mại cũng chỉ tăng khoảng 0,9% so với đầu năm. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, tỉ giá đã có nhiều đợt tăng mạnh, đẩy giá USD trên thị trường tự do tăng cao. Đặc biệt, từ đầu tháng 4, tỉ giá có xu hướng tăng, một mặt do yếu tố tâm lý và do áp lực cầu ngoại tệ xuất hiện khi nhập siêu tăng trở lại, buộc NH Nhà nước phải can thiệp. Từ đầu tháng 6, giá USD tự do có nhiều lúc chạm mốc 21.400 đồng/USD, trong khi giá USD tại các NH cũng liên tục chạm trần 21.036 đồng/USD.
                                                                                                          
Chuyên gia tài chính NH, TS Nguyễn Trí Hiếu nhận xét có nhiều nguyên nhân khiến tỉ giá tăng, như nhu cầu mua ngoại tệ nhập khẩu nguyên vật liệu của doanh nghiệp (DN), Chính phủ trả nợ nước ngoài, do hiện tượng đầu cơ găm giữ USD trước kỳ vọng điều chỉnh tỉ giá… Ngay việc chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mức quá cao (từ 5-6 triệu đồng/lượng) cũng kích thích nhu cầu mua ngoại tệ nhập vàng qua kênh không chính thức…
Theo ông Phạm Hồng Hải, Giám đốc khối tài chính toàn cầu thị trường vốn và tiền tệ NH HSBC Việt Nam, có nhiều nguyên nhân kích tỉ giá tăng, trong đó có cả nguyên nhân các nhà đầu tư gián tiếp đang chốt lời bằng cách bán trái phiếu VNĐ và mua ngoại tệ khi lợi tức trái phiếu Chính phủ giảm nhanh thời gian gần đây. “Khi thấy tỉ giá tăng và thanh khoản thị trường thấp dù chỉ tạm thời, một số DN chưa cần mua ngoại tệ cũng cố gắng mua ngay, còn DN có ngoại tệ lại chuyển sang tâm lý găm giữ thay vì bán ra. Đây là yếu tố tâm lý” - ông Hải nói.
Nặng yếu tố tâm lý
Ghi nhận của chúng tôi, những ngày qua, tại nhiều thời điểm, các NH thương mại niêm yết giá mua vào - bán ra USD chênh lệch chỉ 1 đồng (mua vào 21.035 đồng/USD, bán ra 21.036 đồng/USD). Khi chênh lệch mua bán USD ở mức rất nhỏ, các NH sẽ không đủ bù đắp chi phí kinh doanh nhưng do giá bán đã ở mức kịch trần, các NH không thể bán giá cao hơn. Điều này nếu kéo dài sẽ phát sinh tình trạng NH “lách trần” bằng cách thu phí chênh lệch tỉ giá hoặc khách hàng phải trả thêm phí để có ngoại tệ…
Ông Phạm Hồng Hải cho rằng thị trường hoàn toàn không mong muốn quay trở lại tình trạng một số NH phải thu phí chênh lệch tỉ giá. Các chi phí này thường sẽ rất khó được hạch toán và không minh bạch về sổ sách. Tỉ giá được giữ ở mức ổn định trong một thời gian rất dài, từ đầu năm 2012 đến nay, nên thị trường kỳ vọng có thể được điều chỉnh trong thời gian tới cũng là dễ hiểu. Tuy nhiên, việc nhiều NH đang nắm giữ trạng thái ngoại tệ dương và cầu ngoại tệ chưa tăng quá mạnh cho thấy tình hình ngoại hối không phải quá căng thẳng. Tình trạng khan hiếm ngoại tệ trên thị trường xuất phát từ yếu tố tâm lý là chủ yếu.
TS Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng chưa đến mức phải phá giá tiền đồng bởi điều này rất nguy hiểm. Trong bối cảnh lạm phát còn rình rập, nền kinh tế còn nhiều vấn đề cần giải quyết như nợ xấu, vàng, DN lao đao, nền kinh tế trì trệ… “Việc phá giá VNĐ chẳng khác nào thêm “mồi lửa” đánh vào lòng tin của người dân đối với tiền đồng là rất nguy hiểm” - TS Hiếu nhận xét.
(Người Lao động)
 

Thời kỳ khó khăn và sụp đổ chế độ: Phản ứng của chế độ chuyên chế với suy thoái kinh tế

Các học giả xếp những trục trặc về kết quả phát triển kinh tế vào hàng những lí do quan trọng nhất cho sự sụp đổ của các chế độ độc tài. Bài nghiên cứu này cũng không phải là ngoại lệ. Bài viết khảo sát tác động của rủi ro kinh tế đến những thất bại của chế độ độc tài, sử dụng mẫu của 160 chế độ chuyên chế từ năm 1981 đến năm 2008.[1] Hơn nữa, bài báo này xác định sự đàn áp và thu nạp [người chống đối] như những biến số về chính trị có khả năng giảm nhẹ những hậu quả xấu của rủi ro kinh tế. Trong khi sự đàn áp bảo vệ chế độ chuyên chế khỏi những đe dọa theo chiều dọc như các cuộc biểu tình quy mô lớn, thì sự thu nạp giúp giải quyết các mối đe dọa theo chiều ngang thể hiện dưới dạng chia rẽ tầng lớp tinh hoa. Theo như phân tích, hạn chế quyền tự do chính trị (đàn áp mềm) phục vụ những kẻ độc tài tốt hơn việc xâm phạm sinh mạng cá nhân (đàn áp cứng) hoặc biện pháp thu nạp. Ngoài ra, trái với những phân tích khác, không có bằng chứng cho thấy hình thức thu nạp dưới dạng các thể chế mang hình thức dân chủ sẽ ngăn chặn được sự thất bại của chế độ.

1. Mở đầu

Những cuộc khủng hoảng kinh tế đóng vai trò như những chất xúc tác mạnh mẽ của những biến động chính trị lớn trong suốt lịch sử. Từ sự tan rã của đế chế La Mã và cuộc lật đổ vua Louis 16 đến thất bại của nền Cộng hòa Weimar và sự sụp đổ từ bên trong của Liên Xô, suy giảm kinh tế đã góp phần thúc đẩy sự ra đi của những chế độ chính trị tồn tại từ lâu đời. Do đó những nền dân chủ vững chắc sẽ thành công hơn [trong việc duy trì chế độ] so với các chính thể chuyên chế.  Những cuộc bầu cử tự do, công bằng và cạnh tranh được tổ chức định kỳ đóng vai trò như những chiếc van an toàn, cho phép những công dân bất mãn thay đổi những người cầm quyền mà không cần phá hủy những thể chế nòng cốt của chính quyền dân chủ và mạo hiểm hi sinh mạng sống hay sự tự do của họ. Theo như logic này, kết quả kinh tế tệ hại sẽ gây ra những đe dọa nghiêm trọng đến chế độ độc tài, vốn có đặc điểm là thiếu những cơ chế phản hồi dân chủ như những cuộc bầu cử tự do và công bằng. Nhưng có thực sự như vậy không? Có thật là khi những điều kiện khác không đổi [ceteris paribus], khả năng tồn tại của chế độ độc tài phụ thuộc chủ yếu vào kết quả kinh tế? Và sẽ ra sao nếu như không phải tất cả những điều kiện khác không đổi? Liệu có những giải pháp khác mà những nhà cầm quyền độc tài có thể dùng để bảo vệ chế độ của họ khỏi những thách thức xuất hiện trong thời kì kinh tế xuống dốc?

Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi không cho rằng những nhà cầm quyền độc tài chỉ đơn giản là nạn nhân của số phận kinh tế. Thay vào đó, chúng tôi lập luận rằng trong những thời kỳ thành tích kinh tế kém cỏi, giới cầm quyền độc tài vẫn có những công cụ có thể sử dụng khác cho phép họ tác động trở lại và thay đổi nền chính trị và chính sách thường ngày. Trong số những công cụ đó là đàn áp và thu nạp (Gerschewski et al., 2013). Chúng tôi đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của các chế độ độc tài trong thời gian suy thoái kinh tế. Cụ thể hơn, chúng tôi sử dụng bộ dữ liệu “Chế độ Chính trị Toàn cầu” của Geddes et al. (2012) kết hợp với những số liệu thống kê kinh tế từ “Penn World Tables” để khảo sát tác động của suy giảm kinh tế đến sự bền vững của các chế độ độc tài. Từ đó chúng tôi cho thấy rằng các chế độ độc tài có những phương tiện cụ thể để phản ứng lại những rủi ro kinh tế. Bằng cách sử dụng những phương pháp đàn áp mềm hoặc cứng và thu nạp những nhân vật quan trọng trong nhà nước, xã hội và nền kinh tế vào chế độ thông qua những lợi ích vật chất và chính trị, tầng lớp cầm quyền chuyên chế có thể khắc chế lại những tác động gây bất ổn của rủi ro kinh tế. Chúng tôi cũng cho rằng không giống như đàn áp mềm, đàn áp cứng không mang lại hiệu quả. Sự sử dụng vũ lực trắng trợn có khuynh hướng tạo nên những hiệu quả không rõ ràng cho những nhà cầm quyền độc tài. Một mặt, tăng cường đàn áp cứng sẽ làm tăng mạnh một cách tức thời thiệt hại của những người dân chống lại chế độ. Mặt khác, vũ lực tàn bạo có thể dẫn đến những trọng điểm làm giảm mạnh hơn nữa tính chính danh vốn đã mỏng manh của chế độ độc tài và khuyến khích sự đối lập. Vì thế đàn áp cứng là một con dao hai lưỡi (Linchbach 1987, Opp và Ruhl 1990, Hess và Martin 2006). Tóm lại, mối quan tâm của chúng tôi tập trung vào những biến số chính trị thường bị bỏ qua vốn có thể làm dung hòa sự tương tác giữa cấu trúc kinh tế vĩ mô với sự ổn định của các chế độ độc tài (Gasiorowski, 1995).

Bài viết được tổ chức như sau. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày khung lý thuyết dựa vào các nghiên cứu đương thời về thể chế độc tài. Sau đó, chúng tôi cung cấp một số thống kê miêu tả các mẫu nghiên cứu của chúng tôi. Phần thứ tư và thứ năm lần lượt trình bày mô hình thống kê và kết quả. Chúng tôi kết thúc bài viết bằng cách tóm tắt và thảo luận các kết quả nghiên cứu của chúng tôi và đề xuất các hướng nghiên cứu tương lai.

2. Những quan điểm lý thuyết

Bởi vì chúng tôi dựa trên bộ dữ liệu của Barbara Geddes và những cộng sự của bà cho nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi cũng chấp nhận định nghĩa của họ về sự thất bại của chế độ độc tài. Chúng tôi cho rằng một bộ máy độc tài nên bị coi là thất bại bất cứ khi nào một trong ba trường hợp cụ thể sau xảy ra: (a) một chính phủ lên cầm quyền sau một cuộc bầu cử cạnh tranh mà chính phủ đó không giống với hoặc liên minh với chính phủ độc tài trước đó; (b) chính phủ độc tài đương nhiệm bị phế truất bởi những biện pháp “trái hiến pháp” như đảo chính, nội chiến hay cách mạng; (c) những quy trình để lựa chọn lãnh đạo và chính sách được thay đổi đến một mức độ mà tập hợp các cá nhân đủ tư cách nắm các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy chính quyền và tập hợp các chính sách được cân nhắc bởi giới lãnh đạo độc tài thay đổi một cách rõ rệt (Geddes et al., 2012, pp.6f.). Ba trường hợp này không loại trừ lẫn nhau mà bổ sung cho nhau. Vì thế, mặc dù định nghĩa này có vẻ hơi rộng thì vẫn không thể phủ nhận được rằng trong cả ba trường hợp, các luật chơi căn bản đặc trưng cho một chế độ tài đã bị bãi bỏ hay thay đổi đáng kể – đó chính là những luật lệ điều chỉnh sự tiếp cận và thực hành quyền lực chính trị.

Vì nhiều lí do có cơ sở, nhiều học giả cho rằng suy thoái kinh tế là một nguyên nhân nổi bật cho sự thất bại của chế độ độc tài. Theo cách nói của Geddes, khủng hoảng kinh tế “thường được xem như là lí do quan trọng duy nhất cho sự tan vỡ chế độ” (Geddes 2004, p.26). Tác động gây bất ổn chế độ của khủng hoảng kinh tế nằm ở sự gia tăng các mối đe dọa theo chiều dọc và chiều ngang đối với ổn định chế độ. Nói cách khác, trong những thời điểm kinh tế khó khăn, người dân có nhiều khả năng chống lại chính quyền hơn (đe dọa theo chiều dọc), đồng thời tầng lớp tinh hoa cầm quyền cũng có xu hướng chia rẽ nhiều hơn (đe dọa theo chiều ngang), quay lại chống lại lẫn nhau, hay từ bỏ chế độ khi đối mặt với các cuộc biểu tình lớn (O’ Donnell và Schmitter 1986, Przeworski 1991).

Tập trung vào những tính toán chi phí – lợi ích của những chủ thể chính trị, Acemoglu và Robinson tranh luận rằng khủng hoảng kinh tế làm tăng nguy cơ chia rẽ tầng lớp lãnh đạo cũng như khả năng diễn ra các cuộc nổi dậy của dân chúng bởi vì những người chống đối có ít thứ để mất hơn nếu như tình hình kinh tế của họ vốn đã xấu đi. Theo cách nói của các tác giả: “những thay đổi chế độ thường xảy ra nhiều hơn trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế bởi vì phí tổn của sự bất ổn chính trị cho cả người giàu và người nghèo đều thấp hơn trong những thời kỳ như vậy” (Acemoglu và Robinson 2001, p.939). Hơn thế nữa, hai tác giả tiếp tục cho rằng nguy cơ người dân nổi dậy thường đặc biệt cao nếu suy thoái kinh tế diễn ra trong những xã hội được cai trị độc tài nơi mà của cải được phân chia rất bất bình đẳng. Bất bình đẳng kinh tế càng cao, thì những người nghèo bị tước quyền bầu cử lại càng sẵn sàng thay đổi số phận của họ thông qua một cuộc cách mạng (dân chủ) (Acemoglu và Robinson 2001, pp.938f).

Quay sang những mối đe dọa theo chiều ngang, Geddes (2004) chỉ ra rằng “đối với dạng thường thấy nhất của khủng hoảng chế độ, gây ra bởi khó khăn kinh tế, tầng lớp tinh hoa cầm quyền trong bất kì chế độ độc tài nào cũng đều chia rẽ thành những kẻ đấu tranh chính trị không khoan nhượng và những người ôn hòa khi họ phải quyết định làm thế nào để ứng phó” (p.17) với những thách thức kinh tế. Những người ôn hòa có khả năng sẵn lòng đối mặt với những áp lực kinh tế bằng cách đưa ra những nhượng bộ để xoa dịu những người chống đối – một đối sách mà những người không khoan nhượng sẽ cực lực phản đối, những người này thay vào đó chọn cách gia tăng đàn áp (O’Donnel và Schmitter 1986). Ngoài ra, những vấn đề kinh tế làm bùng nổ những xung đột về phân phối [của cải] khi chính phủ cần quyết định phải cắt giảm và tăng đầu tư vào chỗ nào để ứng phó với việc nguồn thu thuế bị thu hẹp, cũng như đầu tư và tiêu dùng bị đình trệ. Thế nên, mặc dù các nhà cầm quyền độc tài có khả năng ngăn chặn những cuộc nổi dậy của quần chúng, họ vẫn “phải đem lại lợi ích cho nhóm người ủng hộ thường hạn hẹp của họ để có thể bảo toàn quyền lực” (Geddes 2004, p.4).

Thực tế là những mối đe dọa theo chiều ngang và chiều dọc thường củng cố lẫn nhau, khiến cho các nhà cầm quyền độc tài càng khó níu kéo quyền lực hơn. Những chia rẽ trong tầng lớp lãnh đạo càng làm cho những người hoạt động chống đối trở nên bạo dạn hơn, cũng như các cuộc nổi dậy của quần chúng sẽ khuyến khích những người trong tầng lớp lãnh đạo rời khỏi con tàu có vẻ sắp chìm này, vì thế làm cho nhận thức của họ về sự sụp đổ chế độ sắp tới như là một lời tiên tri tự trở thành sự thật. Rốt cuộc, sau những diễn biến đó chính là sự sụp đổ thực sự của chế độ độc tài.

Thế nên lý thuyết về tác động gây bất ổn chế độ của suy thoái kinh tế là rõ ràng. Nhưng những nghiên cứu thực nghiệm có ủng hộ những giả định lý thuyết này không? Geddes (2004, p.4) có đúng chăng, khi bà tuyên bố “tương đối chắc chắn […] rằng những kết quả kinh tế kém cỏi trong ngắn hạn góp phần vào sự sụp đổ của các chế độ độc tài”? Rất nhiều nghiên cứu đã tìm thấy những bằng chứng ủng hộ xác đáng. Ví dụ như Huntington (1991) tranh luận rằng những cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra bởi sự leo thang của giá dầu trong thập niên 1970 đã đẩy nhanh tiến độ sụp độ của các chế độ chuyên chế ở Mỹ Latinh (chương 2). Hơn nữa, những cuộc khủng hoảng kinh tế cũng góp phần cho thất bại của các chế độ chuyên chế ở châu Á (Merkel 2010, pp.271ff). Sau cùng, suy thoái kinh tế kéo dài của những nền kinh tế Xô-viết ở Đông Âu trong suốt những năm 1980 cũng có thể được coi như một nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản vào đầu thập kỉ 1990 (Kotz và Weir 1997).

Áp dụng hình thức nghiên cứu với số lượng mẫu lớn, John Londregan và Keith Poole (1990) tìm ra rằng đảo chính, một tập hợp con của những trường hợp sụp đổ chế độ theo định nghĩa của Geddes, thường xảy ra ở các nước nghèo hơn là các nước giàu. Kết quả của họ cho thấy rằng khuynh hướng đảo chính giảm rõ rệt ở những nước có thu nhập bình quân đầu người vào khoảng $2.300 (tính theo đô la Mỹ năm 1980) và trên mức đó. Tương tự, Charles Boix và Susan Stokes (2003) cho thấy xác suất của sự chuyển đổi dân chủ thấp hơn rõ rệt ở các chế độ chuyên quyền với thu nhập bình quân đầu người đạt mức $6.000 và hơn, nếu so với các nước độc tài có thu nhập thấp và trung bình.2 Cả hai nghiên cứu này đều gây chú ý tới thực tế là tính dễ tổn thương của chế độ chuyên chế thay đổi theo mức độ phát triển kinh tế. Longregan và Poole (1990) cũng như Boiz và Stokes (2003) cung cấp những bằng chứng thực nghiệm đầy thuyết phục rằng không có một mối liên hệ  trực tiếp đơn giản nào giữa tăng trưởng kinh tế và sự kết thúc của những chế độ độc tài. Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng tất cả các nghiên cứu kể trên chỉ đánh giá tác động của quá trình kinh tế dài hạn đến tính dễ bị tổn thương của những chế độ chuyên chế. Trọng tâm của chúng tôi khác, vì chúng tôi đánh giá tác động của những biến động kinh tế tức thời đến sự ổn định chế độ chuyên chế. Hơn nữa, chúng tôi nhấn mạnh đến tăng trưởng kinh tế tiêu cực chứ không phải tích cực.

Theo hiểu biết của chúng tôi, chỉ có một nghiên cứu trực tiếp kiểm tra sự dễ bị tổn thương của chế độ chuyên chế dưới điều kiện khó khăn kinh tế. Tuy nhiên nghiên cứu này có vẻ mâu thuẫn với những giả thiết của chúng tôi. Trong bài nghiên cứu được trích dẫn rộng rãi của mình, Gasiorowski (1996, p.882) phản biện lại “ý tưởng rằng các cuộc khủng hoảng kinh tế có thể gây ra thay đổi chế độ”. Phân tích diễn biến chính trị ở 75 quốc gia đang phát triển trong một khoảng thời gian kéo dài, ông phát hiện ra ít bằng chứng cho thấy các chế độ độc tài bị ảnh hưởng tiêu cực bởi suy thoái kinh tế. Nhưng cách hiểu của Gasiorowski về khái niệm sụp đổ chế độ là khá hẹp. Ông chỉ quan tâm đến những trường hợp chuyển đổi dân chủ. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu của chúng tôi, chuyển đổi từ thống trị chuyên chế sang dân chủ chỉ tạo nên một trong số các trường hợp thất bại của chế độ chuyên chế mà thôi. Hơn nữa, Gasiorowski đưa ra rất ít những giải thích về lý thuyết cho những phát hiện của ông. Với sự xem xét khá hẹp đối với biến phụ thuộc trong nghiên cứu của Gasiorowski cũng như sự thiếu giải thích về mặt lý thuyết một cách thuyết phục cho những phát hiện của ông, chúng tôi vẫn dự đoán rằng các cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ gia tăng những mối đe dọa theo chiều ngang lẫn chiều dọc đối với chính quyền độc tài và từ đó thường xuyên dẫn đến sự sụp đổ của các chế độ đó. Giả thuyết thứ nhất của chúng tôi vì thế được phát biểu như sau:

Giả thuyết 1: Nếu những yếu tố khác không đổi, suy giảm kinh tế càng sâu sắc thì các chế độ chuyên chế càng dễ sụp đổ.

Nhiều nghiên cứu gần đây đã đưa điều kiện “những yếu tố khác không đổi” vào bài kiểm tra và đã phát hiện những biến bị bỏ qua. Ví dụ như, dựa trên những nghiên cứu của Przeworski (1886, 1991) và nghiên cứu của Acemoglu và Robinson, Ora John Reuter và Jennifer Gandhi cho thấy trong thời kỳ suy thoái kinh tế, rủi ro của sự chia rẽ tầng lớp lãnh đạo và các cuộc nổi dậy của người dân sẽ đặc biệt cao ở các nền chuyên chế tổ chức bầu cử thường xuyên. Do các cuộc bầu cử cho phép những thành viên bất mãn trong giới cầm quyền “lợi dụng sự bất mãn trong quần chúng và giới tinh hoa”, họ có thể chuyển sự bất mãn lan rộng đối với chế độ vào các chiến dịch tranh cử (Reuter và Gandhi, 2011, p.84). Ngoài ra, trong bài phân tích sâu sắc của ông về tác động chính trị của khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990, Pepinsky (2009) chứng minh một cách thuyết phục rằng những chế độ chuyên chế nào mà có thể xây dựng được các liên minh xuyên giai cấp và tạo ra được những phản ứng chung đối với khủng hoảng, thì có thể tồn tại. Khi không có một liên minh như thế, chế độ chuyên chế sẽ sụp đổ.

Cả hai bài nghiên cứu đều cho thấy các biến số chính trị đều làm xoa dịu tác động của khủng hoảng kinh tế đến sự ổn định chế độ chuyên chế. Chúng tôi lấy ví dụ của Reuter và Gandhi cũng như của Pepinsky để tìm ra những biến số bị bỏ sót. Tuy nhiên phân tích của chúng tôi tập trung vào sự đàn áp và thu nạp. Chúng tôi xem cả hai như là những biến số chính trị bổ sung có khả năng xoa dịu các vấn đề về thành tích kinh tế. Đàn áp và thu nạp là một phần thiết yếu trong kho vũ khí của chính quyền độc tài, có thể làm giảm rủi ro của các nguy cơ theo chiều ngang lẫn chiều dọc (Gerschewski et al. 2013).

Dựa theo nghiên cứu của Selznick (1949), chúng tôi định nghĩa sự thu nạp là một quá trình mà qua đó các chế độ chuyên chế cố gắng bảo vệ và gìn giữ sự ủng hộ của những nhân vật (chính trị) mà nguồn lực của họ được chế độ chuyên chế coi là cốt yếu cho việc thực thi và giữ gìn quyền lực của mình. Qua biện pháp thu nạp, các nhà lãnh đạo chính trị đưa vào cân nhắc sự phân bố quyền lực thực tế và xoa dịu những người có khả năng chống đối. Họ làm điều này bằng cách phân bố chiến lợi phẩm, và thậm chí hơn thế, bằng cách chia sẻ quyền lực thông qua những dàn xếp thể chế như đưa những nhân vật mới tham gia vào các nhóm ra quyết định chính thức, ví dụ như các đảng phái và nghị viện. Thông qua những dàn xếp chia sẻ quyền lực này, thông tin được chia sẻ, niềm tin được xây dựng, và những cam kết đáng tin cậy được đưa ra (Gandhi và Przeworski 2007, Gandhi 2008, Wright 2008a, Arriola 2009).

Đối mặt với những vấn đề kinh tế, việc đưa những nhân vật then chốt tham gia vào các nhóm đưa ra quyết định có hiệu quả bởi nó có thể giảm thiểu rủi ro chia rẽ trong tầng lớp cầm quyền. Trước hết, một đấu trường với những luật lệ và quy trình đã được định trước nhằm giải quyết các đấu tranh nội bộ của tầng lớp cầm quyền đã tồn tại sẵn, và không phải xây dựng lại từ đầu. Thứ hai, do có sự tồn tại trước đó của một đấu trường chính trị như thế, các chính trị gia đã hợp tác với nhau từ trước khi nảy sinh những vấn đề kinh tế. Kết quả là, sự tin tưởng lẫn nhau và niềm tin đã được tích lũy, thuận tiện cho việc tìm kiếm thỏa hiệp và hình thành các phản ứng chung. Sau cùng, việc tham gia vào các nhóm đưa ra quyết định đó làm tăng cường “tinh thần đồng đội” của những người được thu nạp và làm tăng sự gắn bó của họ với chế độ (Brownlee 2008, p.97). Do đó chúng tôi cho rằng:

Giả thuyết 2: Thu nạp làm dịu bớt tác động xấu của tăng trưởng kinh tế tiêu cực.

Trong khi sự thu nạp đặc biệt nhằm chống lại những đe dọa theo chiều ngang thì đàn áp chủ yếu nhằm đương đầu với những thách thức theo chiều dọc. Theo Davenport (2007), chúng tôi định nghĩa đàn áp là “sử dụng hoặc đe dọa sử dụng những hình phạt chống lại một cá nhân hay tổ chức” (p.2).  Những hình phạt này có mức độ tàn bạo khác nhau. Ví dụ, Lucan Way và Steven Levitsky (2006, p.392) phân biệt giữa “những hành động bạo lực hoặc lạm dụng quyền hành có thể quan sát được (bởi cả quốc tế và người dân trong nước), thường áp dụng cho những nhân vật nổi bật hay các nhóm lớn” và “những cố gắng khó quan sát hơn (nhưng thường rất có hệ thống) nhằm giám sát và đàn áp những hoạt động chống đối”. Tương tự, những học giả khác phân biệt giữa những loại đàn áp “cứng so với mềm”, “công khai/có thể quan sát so với tinh vi/không thể quan sát được” hay nói về các biện pháp “đàn áp so với hạn chế” (Earl 2003, Escriba-Folch 2011).

Đàn áp mềm bao gồm nhiều dạng khó chịu mà chế độ chuyên chế sử dụng để làm nhụt tinh thần của những người chống đối và để phá hoại nguồn lực tổ chức của họ. Vì những biện pháp này ảnh hưởng tới những người hoạt động khác nhau vào những thời điểm khác nhau, đàn áp mềm làm cản trở hành động tập thể của phe chống đối (Tucker 2007). Nếu được dùng hiệu quả, đàn áp mềm có thể ngăn chặn phe chống đối lợi dụng thời cơ mà suy thoái kinh tế mang lại. Theo cách nói của Soifer, “điều kiện cho phép” của khó khăn kinh tế không đi kèm với “điều kiện hiệu quả” của một phong trào đối kháng được tổ chức tốt và có quyết tâm (Soifer 2012, p.1580). Do đó, đàn áp mềm có thể ngăn chặn khó khăn kinh tế trở thành một thời điểm biến cố quan trọng.

Đàn áp cứng bề ngoài cũng phục vụ mục đích tương tự. Bằng cách nào đó, đáng lẽ ra nó phải hiệu quả hơn, khi mà đàn áp cứng dẫn đến mối đe dọa tức thì đối với sinh mạng và sức khỏe cá nhân [người đối kháng]. Tuy nhiên đàn áp cứng cũng có những nhược điểm nghiêm trọng. Thứ nhất, đàn áp cứng rất tốn kém, vì nó đòi hỏi tạo ra những bộ máy trấn áp lớn. Hơn nữa, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, những chế độ đàn áp mạnh mẽ – ít nhất là những chế độ không có tài nguyên thiên nhiên quý giá – đã mất sự ủng hộ từ các quốc gia bảo trợ bên ngoài. Thay vào đó, các nước phương Tây đã ban hành những lệnh cấm vận và trừng phạt kinh tế đối với nhiều chế độ như vậy (Marinov 2005, Allen 2008). Đàn áp cứng do đó có thể góp phần dẫn đến suy thoái kinh tế thảm hại với những hậu quả chính trị mà các chế độ đó không mong muốn.

Thứ hai, đàn áp cứng rất dễ quan sát. Nó tạo ra nhiều nạn nhân – có khi thậm chí là cả những người sẵn sàng chấp nhận cái chết. Vì thế, những hành động đàn áp tàn bạo có thể trở thành tiêu điểm giúp phe đối lập vượt qua được những vấn đề hành động tập thể, thúc đẩy các làn sóng cách mạng (Kuran 1991, Tucker 2007). Vì những điều này và các lí do liên quan, đàn áp cứng được cho là kém hiệu quả trong việc kiềm chế những cuộc biểu tình của người dân (Opp và Ruhl 1990, Muller et al. 1991). Sau cùng, đàn áp cứng có khả năng kích động sự chia rẽ tầng lớp lãnh đạo. Giết hại hàng loạt thường dân – đặc biệt là nếu người dân biểu tình một cách hòa bình – có thể dẫn đến sự đào ngũ ở những thành viên cấp cao cũng như cấp thấp trong bộ máy an ninh, như chúng ra đang chứng kiến tại Syria (Ulfelder 2005, Chenoweth và Stephan 2011).

Tóm tắt những thảo luận về tác động của đàn áp cứng và mềm, chúng tôi đưa ra hai giả thiết cuối cùng:

Giả thuyết 3a: Đàn áp mềm làm dịu những hậu quả xấu của tăng trưởng kinh tế tiêu cực.

Giả thuyết 3b: Đàn áp cứng không làm dịu những hậu quả xấu của tăng trưởng kinh tế tiêu cực.

Tóm lại, chúng tôi cho rằng các chế độ chuyên chế dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi suy thoái kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các mối đe dọa theo chiều ngang và dọc đến chính thể chuyên chế sẽ xuất hiện. Nhưng các lãnh đạo chuyên chế có thể đối đầu với những thách thức theo chiều ngang thông qua các dàn xếp chia sẻ quyền lực được thể chế hóa (thu nạp), và những thách thức theo chiều dọc bằng cách làm nhụt ý chí và khả năng của những người đối kháng trong việc lợi dụng sự bất mãn lan rộng trong thời kì suy thoái kinh tế (đàn áp mềm). Tuy nhiên, kể cả khi hiệu quả của đàn áp mềm và biện pháp thu nạp đối với sự tồn tại của chế độ chuyên chế có vẻ đáng tin cậy về mặt lý thuyết, nó vẫn cần phải được kiểm tra thực nghiệm. Tương tự, kể cả khi đàn áp cứng đáng lý ra không giúp những người cầm quyền chuyên chế giữ được quyền lực, giả thuyết có vẻ đúng đó vẫn cần phải được khảo sát.

3. Dữ liệu và thống kê mô tả

4. Mô hình

5. Kết quả

6. Thảo luận

Kết quả thực nghiệm đầu tiên trong nghiên cứu của chúng tôi xác nhận các công trình thực nghiệm và lí thuyết trước đó cho rằng các chế độ chuyên chế sẽ không hoạt động tốt nếu gặp phải khó khăn kinh tế kéo dài. Các chế độ chuyên chế thiếu những chiếc van an toàn dưới dạng các cuộc bầu cử dân chủ và chúng không có gì khác ngoài kết quả phát triển kinh tế để biện minh cho sự phủ nhận các quyền và tự do căn bản nếu như nguồn hỗ trợ ý thức hệ đã bị cạn kiệt hay không tồn tại ngay từ đầu. Thực tế, sự đánh đổi giữa các quyền chính trị với sự no ấm về vật chất thường là đặc điểm cốt lõi của các nhà nước chuyên chế, dựa trên phát triển kinh tế và phi ý thức hệ. Nếu như sự đánh đổi này chuyển thành những lời hứa hão không mang lại cho công dân bất cứ điều gì khác ngoài giới lãnh đạo bất tài và đàn áp, thì các chế độ chuyên chế trở nên đặc biệt dễ bị tổn thương bởi suy thoái kinh tế và vì thế dễ sụp đổ hơn.

Dĩ nhiên là có những ngoại lệ cho quy luật này. Bắc Triều Tiên – một trong các chế độ chuyên chế nghèo nhất, đàn áp nhất và tồn tại dai dẳng nhất ngày nay – xuất hiện trong suy nghĩ của chúng ta, nhưng ngoài ra còn có Cuba, Uzbekistan, và một vài nhà nước khác. Bởi vì Bắc Triều Tiên và Cuba là những pháo đài cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản còn tồn tại đến nay, có thể hiểu được rằng tính chính danh của hai chế độ này không bắt nguồn chủ yếu từ sự “hỗ trợ cụ thể” mà kết quả phát triển kinh tế mang lại, mà xuất phát từ sự “hỗ trợ phân tán” được tạo ra bởi nền tảng ý thức hệ mạnh mẽ, các truyền thống và giáo dục tư tưởng (Easton 1979[1965]). Đáng tiếc là khi thiếu những dữ liệu đáng tin cậy, chúng ta không thể đưa vào xem xét các yếu tố “hỗ trợ phân tán” này hay kiểm tra trực tiếp xem liệu hệ tư tưởng có thể bù đắp cho việc tăng trưởng kinh tế yếu kém hay không. Vì vậy, trừ khi chúng tin rằng tính chính danh hoàn toàn không quan trọng đối với sự tồn tại của các chế độ chuyên chế (Przeworski 1992, p.107), chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn về “các nền tảng của tính chính danh” của các chế độ chuyên chế.6

Những nghiên cứu sau này cũng có thể hữu dụng khi so sánh những kết quả của chúng tôi với những kết quả thực nghiệm của Gasiorowski (1995). Nếu chúng tôi lặp lại bài nghiên cứu của ông ấy 20 năm sau mà vẫn cho thấy những rủi ro kinh tế hiếm khi dẫn tới các quá trình chuyển đổi dân chủ, thì chúng ta sẽ gặp phải một hệ quả thú vị: các cuộc khủng hoảng kinh tế làm gia tăng viễn cảnh thất bại của các chế độ chuyên chế nhưng hiếm khi dẫn tới quá trình chuyển đổi sang dân chủ. Điều này trái ngược với những phương pháp tiếp cận coi thất bại của chế độ chuyên chế sau các cuộc suy thoái kinh tế là ngòi nổ kích động những người dân không có quyền bầu cử nổi dậy chống lại chế độ độc tài đã mất tính chính danh (Acemoglu và Robinson 2001). Thay vào đó, nó sẽ gợi lên rằng rối loạn kinh tế thường dẫn đến thất bại của chế độ chuyên chế thông qua sự chia rẽ của tầng lớp lãnh đạo (Geddes 1999). Các nghiên cứu bổ sung với một biến phụ thuộc phân tách có thể đưa ra những câu trả lời chắc chắn hơn.

Nhưng không chỉ biến phụ thuộc có thể được phân biệt chi tiết hơn mà phía bên phải của phương trình cũng cần bổ sung thêm các yếu tố khác. Điều này đặc biệt đúng đối với tăng trưởng kinh tế. Các chế độ chính trị quá phức tạp để có thể mô hình hóa số phận của chúng bằng một hàm số duy nhất dựa trên chỉ các tham số kinh tế. Chúng tôi đã lập luận ở đầu bài rằng không phải cấu trúc mà là hành động chính trị, bị giới hạn bởi các kết cấu cơ hội cụ thể, quyết định sự tồn tại hay sụp đổ của các chế độ chuyên chế. Phân tích của chúng tôi nói lên điểm đó. Việc đưa vào xem xét yếu tố đàn áp và thu nạp đã làm thay đổi kết quả phương trình kinh tế đơn giản một cách rõ ràng, cho thấy tầm quan trọng của các biện pháp hành động mà tầng lớp lãnh đạo chuyên chế thực hiện.

Thu nạp được xem như là phương tiện chính mà các nhà cầm quyền chuyên chế sử dụng để cố gắng chống lại mối đe dọa theo chiều ngang của sự chia rẽ tầng lớp lãnh đạo mà Geddes và những người khác đã nghiên cứu. Thật ra, các nghiên cứu gần đầy về sự ổn định của các chế độ chuyên chế gần như chỉ chú trọng vào tầng lớp tinh hoa cầm quyền và cách các chế độ chuyên chế cố gắng gìn giữ sự gắn kết của tầng lớp này. (Geddes 2004, Gandhi và Przeworski 2007, Magaloni 2008, Boix và Svolik 2013). Những kết quả của chúng tôi không xác nhận tầm quan trọng của biện pháp thu nạp như là một phương tiện bảo vệ sự tồn tại chế độ dưới áp lực kinh tế. Tuy nhiên, khái niệm thu nạp của chúng tôi chỉ bao gồm hai thể chế hợp tác chính thức – đó là các đảng phái và các quốc hội. Tuy nhiên các thể chế chính thức và không chính thức khác cũng có thể đóng vai trò quan trọng (Stefes 2006, Darden 2008).

Mặc dù vậy, chúng tôi không được phép giả thiết rằng tất cả các thể chế đều tiến hành cùng một chức năng tốt như nhau tại mọi thời điềm, hay trong bất cứ hoàn cảnh nào. Những nghiên cứu gần đây chứng minh rõ rằng, tùy vào nguồn gốc của chúng và những yếu tố bên ngoài, các thể chế như bầu cử, nghị viện, đảng phái, và tòa án có thể giúp ổn định nhưng cũng có thể gây bất ổn cho các chế độ chuyên chế (Osborne và Rubinstein 1994, Smith 2005, Brownlee 2007, Ginburg và Moustafa 2008, Lindberg 2009). Vì thế chúng tôi không phủ nhận rằng sự thu nạp có khả năng làm dịu các ảnh hưởng xấu của suy thoái kinh tế đến các chế độ chuyên chế. Tuy nhiên, các kết quả từ nghiên cứu với số mẫu lớn của chúng tôi vẫn mâu thuẫn với nhận thức thông thường rằng thu nạp là một công cụ hiệu quả của tầng lớp tinh hoa cầm quyền chuyên chế nhằm vượt qua khó khăn kinh tế. Thu nạp có thể là một công cụ hiệu quả để ổn định hóa các chế độ chuyên chế trong dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn và trung hạn sau suy thoái kinh tế, nó có vẻ là một vũ khí không đủ sắc bén để có thể cứu vãn chế độ chuyên chế khỏi sụp đổ.

Nói đến đàn áp, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chắc chắn rằng đàn áp mềm đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thu những tác động gây bất ổn của suy thoái kinh tế. Chúng tôi sử dụng các hạn chế quyền tự do chính trị, vốn về biểu hiện bao gồm một phạm vi đáng kể các hình hức đàn áp mềm. Tuy nhiên số cách thức khôn khéo nhằm bóp nghẹt hoạt động chống đối lớn hơn hiều, từ đóng băng tài khoản công ty, đình chỉ hay rút giấy phép kinh doanh để bảo đảm duy trì lòng trung thành của tầng lớp tinh hoa kinh tế, đến các vụ kiện tội vu cáo nhằm bịt miệng những nhà báo hay phê phán, và những chuyến thăm thường xuyên của các vị thanh tra thuế nhằm làm kinh sợ các tổ chức phi chính phủ. Ví dụ, những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng kiểm soát của các nước đối với nền kinh tế có vẻ làm củng cố thêm chế độ chuyên chế (O’Donnell 1996, Way 2012).7 Cần phải có một nghiên cứu chi tiết hơn về tác động của đàn áp mềm để làm vững chắc thêm những giả định lý thuyết và kết quả thực nghiệm của chúng tôi.

Một phát hiện khác của nghiên cứu này liên quan đến tác động của đàn áp cứng. Trong khi giả định lý thuyết rằng đàn áp cứng có thể phản tác dụng là có lí, thì các bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ điều này lại rất ít và không đáng kể về mặt thống kê. Hơi nữa, chúng tôi cần phải ghi nhớ rằng chúng tôi xem xét đàn áp cứng chỉ trong thời gian ngắn ngay trước khi chế độ sụp đổ, và thời gian này nhìn chung diễn ra cùng lúc với những rối loạn kinh tế. Tuy nhiên, các lãnh đạo chuyên chế có thể tăng mức độ đàn áp cứng nếu lường trước rối loại kinh tế sẽ diễn ra. Trong trường hợp đó, chúng ta có khả năng chứng kiến các cuộc đào ngũ của binh lính và sự rạn nứt trong giới lãnh đạo cấp cao của lực lượng vũ trang, bởi quân đội không phải luôn được huấn luyện để đàn áp người dân trên quy mô lớn. Quân đội từng là một công cụ đàn áp hiệu quả ở Mỹ Latinh, Syria, Trung Quốc và một số nước châu Á khác, nhưng nó trở nên vô dụng đối với những nhà cầm quyền chuyên chế ở Ai Cập, Tunisia và các nước cộng sản Đông Âu. Nói cách khác, sẽ khá là ngây thơ khi cho rằng các nhà cầm quyền chuyên chế luôn có thể sử dụng đàn áp cứng nếu như các cấu trúc quy trình chưa được thiết lập từ trước. Tuy nhiên, nếu đàn áp cứng đã ăn sâu vào máu thịt của chế độ chuyên chế, nó có thể sẽ có tác dụng tốt như là một công cụ duy trì ổn định chế độ – một lần nữa, có thể lấy Bắc Triều Tiên và Uzbekistan làm ví dụ cho điều này.

Quan sát này đưa chúng ta đến một điểm cuối cùng. Các bộ máy chuyên chế có thể dựa vào nhiều phương tiện khác nhau để bảo vệ chúng trước tác động gây bất ổn của tăng trưởng kinh tế tiêu cực. Tuy nhiên, những phương tiện này không có sẵn ngay bất cứ chỗ nào hay khi nào cần. Ví dụ, như đã nói đến ở trên, sức mạnh của các thể chế thu nạp có thể biến đổi đáng kể và các nhà hoạt động chính trị thường không thể thay đổi chúng trong thời gian ngắn. Một chế độ chuyên chế vì thế có thể trông bề ngoài vững chắc hơn thực tế. Các điểm yếu của nó rốt cuộc bị phơi bày trong những khoảng thời gian khủng hoảng (kinh tế) (Gerschewski et al. 2013). Như Gourevitch (1986) đã nói rất hay rằng: “Những thời điểm khó khăn làm phơi bày những ưu và nhược điểm, cho phép những người quan sát nhìn thấy những mối quan hệ thường bị che khuất trong những thời kì thịnh vượng, khi mà mọi thứ tốt đẹp làm dịu các xu hướng tranh giành và thách thức [quyền lực]” (p.9). Suy nghĩ này khiến chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn về nền tảng thể chế của chính thể chuyên chế, với lưu ý rằng các nhà cầm quyền chuyên chế không phải là những nạn nhân kém may mắn của những diễn biến kinh tế bất lợi.

7. Kết luận

Các học giả xếp những trục trặc về kết quả phát triển kinh tế trong số các lí do quan trọng nhất cho sự sụp đổ của các chế độ chuyên chế. Bài nghiên cứu này không phải là một ngoại lệ. Như đã trình bày, số phận của các chế độ chuyên chế và nền kinh tế của chúng có liên hệ chặt chẽ. Suy giảm kinh tế càng mạnh thì các mối đe dọa theo chiều ngang và chiều dọc càng dễ xuất hiện, làm suy yếu một cách sâu sắc khả năng nắm giữ quyền lực của chế độ chuyên chế. Quan sát 160 chế độ chuyên chế từ năm 1981 đến 2008, nghiên cứu của chúng tôi đưa đàn áp và thu nạp vào thành những biến số chính trị có khả năng làm dịu tác động bất lợi của khó khăn kinh tế.

Theo kết quả của chúng tôi, nhiều phương pháp đàn áp mềm khôn khéo có thể làm suy yếu khả năng của phe chống đối trong việc huy động lực lượng chống lại chế độ và từ đó giúp chế độ chuyên chế bám giữ quyền lực ngay cả trong thời điểm suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, các hành động đàn áp cứng không có hiệu quả và thậm chí có thể phản tác dụng. Hơn nữa, nghiên cứu của chúng tôi mâu thuẫn với nhiều nghiên cứu đã xuất bản vốn cho rằng các thể chế mang hình thức dân chủ như nghị viện và đảng phái giúp bình ổn các chế độ chuyên chế bằng cách thu nạp những nhà hoạt động có năng lực hoặc ngăn chặn sự chia rẽ tầng lớp tinh hoa cầm quyền. Người ta có thể nghi ngờ những kết quả bất ngờ này bằng cách viện dẫn mẫu nghiên cứu và cách định nghĩa của chúng tôi về sự thu nạp. Tuy nhiên, cũng rõ ràng không kém là tác động của các thể chế mang hình thức dân chủ phụ thuộc phần lớn vào bối cảnh, không thể nhận thấy được trong nghiên cứu sử dụng số lượng mẫu lớn.

Không có những câu trả lời dễ dàng nào khi đi tìm các nguyên nhân giúp ổn định hay làm xói mòn các chế độ chuyên chế. Tuy nhiên, rõ ràng là khủng hoảng kinh tế làm tổn thương nỗ lực nắm giữ quyền lực của các nhà độc tài. Nhưng mệnh đề này chắc chắn cần dựa vào điều kiện là khả năng đàn áp và thu nạp người đối kháng của họ. Những điều kiện này, đến lượt chúng, lại khơi nguồn cho những nỗ lực nghiên cứu mới có thể cung cấp thêm những thông tin chi tiết hơn về chính trị chuyên chế.
Ghi chú
Tài liệu tham khảo
Xem toàn bộ văn bản tại đây: Thoi ky kho khan va sup do che do.pdf

[1] Các tác giả sử dụng khái niệm “độc tài” (autocratic) và “chuyên chế” (authoritarian) theo nghĩa như nhau – NHĐ
Biên dịch: Phạm Thị Kim Ngân 
Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
(Nghiên cứu quốc tế) 

Nguyễn Trọng Tạo - Gửi Thủ Tướng Ba Dũng

Cảm xúc dâng trào khi đồng chí Nguyễn Tấn Dũng gặp lại người đồng chí, đồng đội năm xưa sau 24 năm bặt tin tức.

Cảm xúc dâng trào khi đồng chí Nguyễn Tấn Dũng gặp lại người đồng chí, đồng đội năm xưa sau 24 năm bặt tin tức.

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Tôi có gặp Thủ tướng Dũng một lần dịp động thổ nhiệt điện Vũng Áng (Hà Tĩnh) và ấn tượng về câu nói của ông lúc đó: “Hà Tĩnh rất giàu truyền thống cách mạng, nhưng kinh tế thì rất nghèo”. Tôi ấn tượng vì chưa ai nói như thế, nghĩ như thế.
Trước đó, tôi xúc động khi ông mới lên chức vào Vinh quê tôi tìm gặp cho được người đồng đội cũ và thăm nhà anh ấy với bao tình cảm sâu sắc. 

Rồi một lần anh Trương Đình Tuyển (bộ trưởng) mời tôi uống rượu với anh Tư Kiên (thượng tướng,  Anh hùng lực lượng vũ trang), và tôi nghe anh Tư Kiên kể là đã chở thương binh Ba Dũng bằng cối giã gạo (làm bằng gốc cây mù u) giữa rừng U Minh Hạ. Tư Kiên còn nói “Tôi thấy anh Dũng một tay ôm súng, tay kia ôm bắp chân máu chảy ướt đẫm ống quần”. Người lính thế hệ chúng mình là thế đó. Tôi cảm động lắm.

Hôm 19/6 có người trong đoàn anh Tư Sang từ Trung Quốc điện cho tôi bảo đã có danh sách 20 blogger có thể bị bắt. Tôi nói vui: Bắt hết nhân dân đi, xem họ sống với ai.

Hôm qua, tôi xem một Video clip thấy một bà mẹ Anh hùng cầm cây gậy chống ngồi trước cửa nhà cản xe xúc nhà mẹ. Tôi ấn tượng về cánh tay nổi gân của một thanh niên dành chiếc gậy của Mẹ, và Mẹ cố giữ lại cây gậy chống. Và tôi đã khóc. Tôi nghĩ, nếu Thủ tướng biết chuyện này chắc ông cũng khóc.
Tôi không muốn Thủ tướng khóc. Năm 1978 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khóc khi họp với các Bộ trưởng, vì dân không đủ ăn; và tôi đã viết câu thơ: “Nước mắt không thể thay mưa ngày nắng hạn”. Bài thơ sau đó được tạp chí Văn Nghệ Quân Đội chọn là “bài thơ hay nhất trong năm”.

Tôi viết bài này không có mục đích làm Thủ tướng Ba Dũng khóc, nhưng ông nên biết hình ảnh bà Mẹ anh hùng đang không khóc trước những người Nhà nước đang thi hành “công vụ” cưỡng chế Mẹ như thế nào qua Video clip hôm qua. Nếu Thủ tướng bận nhiều thì tôi cũng muốn ông dành mươi phút xem Video clip này để có cách thương dân hơn, như ông đã thương những “ân nhân” của mình thời chiến tranh.
( Nguyentrongtao Blog )

 

 Chuyện lạ ngôi miếu ai 'phạm' đều bị điên

Miếu Xa Vùn nằm ở thôn Khưa Cả, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Ngôi miếu này rất lạ: Ai "vi phạm luật miếu" đều bị điên. Để tránh họa, cứ ba năm một lần, người dân lại phải tổ chức lễ hội hóa trang vẽ mặt người giống mặt quỷ và cúng tế để dân bản được yên lành.
" Ông Hoàng Văn Dư, thổ nhang miếu Xa Vùn kể lại: Miếu Xa Vùn có từ thời gian nào đến nay không ai rõ. Chỉ biết từng lớp người này đến lớp người khác ở Trấn Yên thay nhau cúng tế miếu Xa Vùn. Những lớp người đi trước kể lại, tục hóa trang người thành quỉ có cùng thời gian với việc xuất hiện miếu Xa Vùn. Tục này cứ đúng 3 năm lại tổ chức một lần vào ngày rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, cách đây khoảng 10 năm tục này đã thất truyền. Nhưng trước những sự việc về nhiều người bị điên khi "phạm luật miếu" nên người dân đã tái tổ chức lễ hội Ná Nhèm. Điều này cũng nhận được sự ủng hộ từ các cơ quan chức năng của địa phương."
12 tên giặc và ngôi miếu thiêng
Miếu Xa Vùn theo tiếng dân tộc Tày có nghĩa là núi củi. Người dân sống quanh khu vực miếu Xa Vùn ngày nay còn rất nhiều người nhớ được sự ra đời của ngôi miếu thần bí này.
Chuyện kể rằng: Xưa kia có 12 tên giặc không biết từ đâu kéo về đây quấy nhiễu, cướp bóc dân lành. Trước sự cướp bóc, phá phách của bọn chúng dân làng đã bày mưu giết 12 tên giặc cướp rồi bỏ xác chúng vào bì và vứt xuống dòng suối. Xác 12 tên giặc trôi từ Khau Dạ Háy đến ngã ba Phai Lý xã Trấn Yên ngày nay thì bị mắc phải đá và được người dân chôn luôn tại đó.

        Những người dân thôn Khưa Cả tập trung kể về những người hóa điên vì vi phạm "luật miếu".
Bị điên vì bắt rắn của miếu mang bán
Khi đến xã Trấn Yên hỏi miếu Xa Vùn, ai nấy đều lắc đầu nguầy nguậy, họ nói rằng, đó là ngôi miếu cực thiêng, nên không ai muốn bén mảng đến.
Ông Hoàng Văn Dần ở thôn Khưa Cả là người cả gan nhất làng cũng chỉ dám dẫn chúng tôi đi loanh quanh ngôi miếu chứ tiệt không vào bên trong. Ông bảo: Nếu mình vào mà không có lễ thì chắc chắn về sẽ bị hóa điên hóa rồ mà chết. Không phải ngẫu nhiên mà người dân trở nên mê tín như vậy. Họ dựa vào những sự việc có thật xảy ra một cách ngẫu nhiên liên quan đến miếu Xa Vùn.
Điển hình như cuối năm 2011, anh Hoàng Văn Thuận ở thôn Khưa Cả đến miếu Xa Vùn bắt rắn. Anh Thuận bắt được một con rắn nặng đến 2kg cổ có cườm đỏ, đuôi đỏ. Rắn rất hiền thấy người không cắn. Anh Thuận liền bắt đem đi bán được 2,2 triệu đồng.
Sau đó hai ngày, anh Thuận tiếp tục đến miếu Xa Vùn tìm rắn, anh lại bắt được một con nữa nặng gần 1kg, lần này anh đem đi bán được trên 800.000đ.
Sau khi bắt hai con rắn lạ ở miếu Xa Vùn đem bán, anh Thuận bỗng nhiên phát điên. Anh cứ đờ đẫn, la hú ngay cả trong đêm. Thậm chí ban đêm còn hò hú cởi quần áo lao ra miếu Xa Vùn, người nhà ngăn không được. Không dừng lại ở đó, hồi giáp tết, anh Thuận còn vác dao chém vợ nhưng không chết.
Sự việc anh Thuận khiến gia đình rất hoang mang. Đầu tháng Giêng, gia đình đưa anh Thuận đi xuống Hà Nội khám bệnh, thế nhưng bác sĩ tiêm loại thuốc nào cũng không đỡ, thậm chí anh Thuận còn có biểu hiện nặng thêm. Gia đình lại đưa anh Thuận về nhà rồi mổ bốn con lợn đem là miếu Xa Vùn để cúng. Sau lần ấy bệnh tình của anh Thuận đỡ rõ rệt.
Miếu Xa Vùn nơi thờ 12 tên giặc
Một bà già quật ngã 4 thanh niên
Ngoài trường hợp của anh Thuận còn một trường hợp khác là bà Tài Mến xảy ra vào đầu tháng Giêng, sau Tết Nguyên đán. Nhà bà Mến có một mảnh ruộng ngay cạnh miếu Xa Vùn. Theo tục lệ địa phương, người dân không được đi làm ruộng vào những ngày rằm ở quanh miếu. Thế nhưng hôm đó, bà Mến nhớ nhầm lịch nên đi phát bờ ruộng trúng ngày rằm.
Sau lần đó, bà Tài Mến về hóa điên, bà buông tóc rũ rượi đến ngang lưng lững thững chạy ra miếu Xa Vùn. Liên tiếp 15 ngày sau đó, bà Mến bỏ ăn, người gầy tóp chỉ còn da bọc xương, hai má hốc hác như cái đầu lâu, bao nhiêu gân guốc xương xẩu đều nổi lên sau làn da teo tóp.
Ông Hoàng Văn Dần sống gần nhà bà Mến cho biết: Có hôm bà ấy lên cơn điên chửi bới rồi đi lung tung hết chỗ này đến chỗ khác. Thấy vậy, những nhà xung quanh cùng họ hàng huy động đến bốn năm người thanh niên trai trẻ đến để bắt bà ấy về. Nhưng không ai ngờ cái "bộ xương di động" đó lại có sức mạnh mãnh liệt. Bà Mến một tay quật lại bốn thanh niên bản trước sự ngỡ ngàng của hàng trăm người dân xã Trấn Yên.
Mặc dù đó chỉ là những trường hợp xảy ra một cách ngẫu nhiên ở miếu Xa Vùn, nhưng nhiều người mê tín đã thêu dệt lên và truyền tai nhau khiến tiếng tăm của miếu Xa Vùn lan ra khắp vùng Lạng Sơn.
Tục vẽ người thành quỷ
Theo lời của nhiều bậc lão niên trong bản Khưa Cả thì tục bôi nhọ, hay hóa trang người thành những con quỉ xuất hiện cùng với huyền tích về 12 tên giặc.
Chuyện kể rằng, 12 tên giặc đã cướp bóc làm hại dân lành, sự hung ác của chúng là nỗi ám ảnh từ đời này qua đời khác đối với người dân. Vì thế, người dân tin rằng khi 12 tên giặc đó chết đi thì linh hồn của chúng cũng biến thành quỉ dữ.
Để chống lại chúng, người dân đã tổ chức một lễ cúng có tên gọi là Ná Nhèm. Trong lễ cúng này, người dân sẽ bôi nhọ nồi lên mặt, đeo mặt nạ... hóa trang thành những hình hài trông dữ tợn với đủ các kiểu dáng khác nhau.
Theo lời nhiều người cao tuổi, người dân phải làm như vậy để quỷ không phân biệt được đâu là người thật, đâu là muông thú cho nên chúng sẽ không làm hại đến dân lành. Đồng thời, trong lễ hội người dân phải mổ lợn, mổ gà để cúng tế 12 con quỷ, khi ăn no rồi chúng sẽ không ra khỏi miếu, vì thế dân làng không sợ chúng bắt ăn thịt nữa.
Lý giải về phong tục vẽ mặt người giống quỷ, TS Nguyễn Thị Ánh Hồng, Khoa Văn hóa Phát triển, Học viện Báo chí - Tuyên truyền cho biết: Tập tục hóa trang xuất hiện từ thời kỳ Văn Lang và phổ biến ở một số dân tộc ít người. Người dân quan niệm rằng, với việc hóa trang sẽ giúp họ đuổi được tà ma, quỷ dữ và đánh lừa thần linh, muông thú... Tập tục này xuất hiện ở khá nhiều nơi trên thế giới, đặc bệt là vùng Amazon, châu Mỹ...
" Ở Việt Nam, tập tục này chỉ có ở một bộ phận người Tày, Mông đen và người Dao. Khi nghiên cứu tập tục này, nhiều nhà nghiên cứu đã đào sâu vào những góc độ khác nhau như tính biểu tượng, hay ý nghĩa của những hoa văn trong trang phục hóa trang... Chẳng hạn khi người dân lấy hình mặt trời che lên mặt khi hóa trang thì dẫn người ta đi đến suy luận về một tín ngưỡng rất cổ xưa về việc thờ thần mặt trời. "
( Theo Kienthuc )
 

Snowden : Công cụ Trung Quốc dùng để đánh Mỹ


DR

Khẩu chiến Mỹ-Trung về tình báo trên mạng đã trở nên cực kỳ gay gắt, với một lời đả kích nặng nề hiếm thấy được hãng tin chính thức của Trung Quốc đưa ra ngày hôm nay 23/06/2013. Bắc Kinh đã phản ứng dữ dội sau các tiết lộ liên tiếp của cựu chuyên viên tình báo kỹ thuật Mỹ Edward Snowden, về các hoạt động gián điệp mạng của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc. Dù đã rời Hồng Kông, nhưng rõ ràng là Snowden đã trở thành công cụ giúp Bắc Kinh nêu bật vai trò «đầu sỏ» của Washington trong các vụ tấn công tin học hiện nay.

Đối với Tân Hoa Xã, Hoa Kỳ là một « tên đại côn đồ trong thời đại hiện nay » trong lãnh vực tấn công tin học. Theo hãng tin có thể gọi là tiếng nói chính thức của Trung Quốc này, thì những cáo buộc mới nhất liên quan đến việc Hoa Kỳ dọ thám các mạng điện thoại di động Trung Quốc «chứng tỏ rằng Hoa Kỳ - từ lâu nay luôn cố gắng tự cho mình là một nạn nhân vô tội của các cuộc tấn công mạng – thực ra là một tên côn đồ vĩ đại nhất trong thời đại hiện nay ».

Tân Hoa Xã nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ « phải giải trình » về vấn đề này với Trung Quốc và các quốc gia khác bị Mỹ dọ thám, phải cho thế giới biết « quy mô và mục tiêu của các chương trình tin tặc của Mỹ ».

Những lời đả kích dữ dội của Trung Quốc – lẽ dĩ nhiên là thông qua báo chí của họ - đã được đưa ra ít lâu sau khi Edward Snowden, cựu nhân viên kỹ thuật làm việc cho Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA, đã tiếp tục tố cáo các hoạt động gián điệp của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc, lần này là việc đánh cắp các tin nhắn lưu hành trên mạng lưới điện thoại di động của Trung Quốc.

Trong bài phỏng vấn – được cho là thực hiện ngày 12/06/2013 - dành cho tờ báo ra ngày Chủ nhật tại Hồng Kông, tờ Sunday Morning Post, ông Snowden khẳng định rằng cơ quan NSA của Mỹ đã chặn xét được hàng triệu tin nhắn gởi trên các hệ thống điện thoại di động Trung Quốc.

Trả lời tờ báo Hồng Kông, nhân vật này khẳng định : « NSA đã làm đủ mọi thứ, chẳng hạn như thâm nhập màng lưới điện thoại di động Trung Quốc để ăn cắp tất cả các tin nhắn SMS của quý vị ».

Theo ông Snowden, vào năm 2009, NSA còn tấn công các máy chủ của Pacnet, một công ty đặt trụ sở tại Hồng Kông và điều hành một trong những mạng lưới cáp quang rộng lớn nhất trong khu vực, cũng như Đại học Thanh Hoa có uy tín tại Bắc Kinh, trung tâm của sáu mạng tin học lớn, cho phép truy cập dữ liệu internet của hàng triệu người Trung Quốc. Các vụ thâm nhập vẫn tiếp diễn vào tháng Giêng năm nay.

Cựu nhân viên hợp đồng của NSA còn xác định rằng, ông có đầy đủ bằng chứng về những lời tố cáo của mình, với các tài liệu cho thấy chi tiết các cuộc tấn công vào các máy tính ở Hồng Kông và Trung Quốc, trong khoảng thời gian bốn năm.

Các tiết lộ của Snowden với báo Sunday Morning Post tại Hoa Kỳ là những cáo buộc mới nhất được cựu nhân viên tình báo này đưa ra kể từ ngày 05/06/2013, khi hai nhật báo The Guardian của Anh và Washington Post của Mỹ tiết lộ về các hoạt động thu thập thông tin do Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA tiến hành, nhắm vào các dữ liệu điện thoại và internet.

Từ khi xuất hiện các tiết lộ «động trời» của ông Snowden, Trung Quốc đã có thái độ hết sức hoan hỉ, vì những cáo buộc nhắm vào Mỹ, và nhất là những vụ liên quan đến các hành động do thám nhắm vào Hồng Kông và Trung Quốc đã gián tiếp củng cố cho lập luận của Bắc Kinh, theo đó, họ thường xuyên là nạn nhân của các hành vi tin tặc đến từ Mỹ.

Lập luận nói trên cho đến nay vẫn bị đón nhận với một thái độ bán tín bán nghi, nhưng với những tiết lộ của cựu nhân viên làm việc cho cơ quan tình báo Mỹ NSA, quan điểm của Trung Quốc đã được củng cố thêm.

Ngoài ra, các tiết lộ của Snowden đã thu hút sự chú ý đến các hoạt động tình báo mạng của Mỹ, làm cho dư luận bớt quan tâm đến hoạt động rất lộng hành của tin tặc Trung Quốc trong những năm gần đây, vừa bị tố cáo là có hậu thuẫn của quân đội Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, cũng dễ hiểu là Bắc Kinh đã tận dụng tối đa vụ Snowden, và cựu kỹ thuật viên tình báo này đã mặc nhiên trở thành công cụ được Trung Quốc khai thác trong chiến dịch nêu bật Hoa Kỳ là nước « đầu sỏ » trong các vụ tấn công tin học, trong lúc Trung Quốc chỉ là một nạn nhân.
Trọng Nghĩa (RFI)

Cựu gián điệp Mỹ Edward Snowden rời Hồng Kông qua tỵ nạn ở Venezuela ?

Biểu ngữ ủng hộ Edward Snowden được đặt trước trung tâm tài chính Hồng Kông, ngày 17/06/2013
Biểu ngữ ủng hộ Edward Snowden được đặt trước trung tâm tài chính Hồng Kông, ngày 17/06/2013 (REUTERS)

Phải chăng sau khi khuấy động quan hệ Mỹ-Trung, cựu kỹ thuật viên tình báo Mỹ Edward Snowden đang đi tìm một nơi tỵ nạn « an toàn » ? Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post vào chiều nay, nhân vật này vừa rời Hồng Kông trên một chuyến bay của hãng hàng không Nga Aeroflot để đến Mátxcơva. Tuy nhiên, nơi đến cuối cùng của ông Snowden vẫn là một ẩn số.

Trong một bản tin ngắn đăng trên trang web của mình, tờ báo Hồng Kông rất có uy tín tiết lộ rằng, nhiều nguồn tin đáng tin cậy xác nhận : « Edward Snowden đã rời Hồng Kông trên một chuyến bay Aeroflot đến Mátxcơva ». Tuy nhiên, tờ báo cho biết thêm là Mátxcơva sẽ không phải là điểm đến cuối cùng của ông Snowden.

Theo báo South China Morning Post, sáng nay, Edward Snowden đi chuyến bay SU213 của Aeroflot. Theo lịch bay trên trang web của hãng hàng không Nga, trên nguyên tắc, phi cơ đáp xuống sân bay Sheremetyevo ở thủ đô Nga vào khoảng 17 giờ, giờ Mátxcơva, tức 13 giờ, giờ quốc tế GMT.

Sau tiết lộ của báo South China Morning Post, chính quyền Đặc khu kinh tế Hồng Kông ra thông báo, xác nhận sự kiện ông Snowden ra đi, theo đó, ông Snowden đã « tự nguyện rời Hồng Kông để đến một quốc gia thứ ba bằng những phương tiện hợp pháp bình thường ».

Lời khẳng định của báo South China Morning Post rằng Nga không phải là nơi đến cuối cùng của ông Snowden đã gợi lên khả năng là cựu nhân viên tình báo Mỹ chỉ quá cảnh Nga trên đường đi nơi khác.

Truyền thông Nga đã lập tức tìm hiểu, và theo hãng tin Itar-Tass, một nguồn tin từ hãng Aeroflot tiết lộ rằng « một hành khách mang tên Edward Snowden » sẽ đến từ Hồng Kông đến Mátxcơva hôm nay, và ngày mai sẽ bay qua La Habana (Cuba) trên chuyến bay SU150, sau đó sẽ lấy máy bay địa phương qua Caracas (Venezuela).

Một nguồn tin khác từ Aeroflot đã nói rõ thêm với đài phát thanh Tiếng vọng Mátxcơva là một người tên Snowden đã đăng ký trên chuyến bay V04101 từ La Habana đi Caracas.

Như vậy là có nhiều khả năng là Edward Snowden có thể tỵ nạn ở Venezuela, thậm chí ở Cuba, hay ở Ecuador, ba nước châu Mỹ La Tinh không có quan hệ hữu hảo với Hoa Kỳ.

Edward đã rời khỏi Hồng Kông ít lâu sau khi Hoa Kỳ cho biết đã ban hành lệnh truy nã nhắm vào ông, và yêu cầu chính quyền Hồng Kông cho dẫn độ ông về Mỹ.

Về lệnh truy nã và yêu cầu dẫn độ từ phía Washington, một phát ngôn viên chính quyền Hồng Kông vào hôm nay khẳng định rằng họ « chưa nhận được thông tin thích hợp » về vụ này.
Trọng Nghĩa (RFI)

Trung Quốc : Dâng cao phong trào phụ nữ đấu tranh bằng cách thoát y

Dòng chữ trên ngực giáo sư Ngải Hiểu Minh: "Hãy thuê phòng ngủ với tôi và để yên cho cô Diệp Hắc Yên"
Dòng chữ trên ngực giáo sư Ngải Hiểu Minh: "Hãy thuê phòng ngủ với tôi và để yên cho cô Diệp Hắc Yên"
(DR)

Cũng giống như các nước đã trải qua Mùa xuân Ả Rập, Internet đóng vai trò hết sức quan trọng trong các phong trào đấu tranh chống tiêu cực của người dân Trung Quốc. Giống như phong trào Femen khởi nguồn ở Ukraina, chị em phụ nữ tại Trung Quốc cũng đã bắt đầu đấu tranh bằng cách cởi trần. Làn sóng này hiện đang nổi lên mạnh mẽ ở Trung Quốc. Phụ trang cuối tuần báo Le Monde cung cấp thêm một số chi tiết đáng chú ý của làn sóng nói trên qua bài viết : «Khỏa thân, vũ khí phản kháng có tầm cỡ».

Tờ báo đăng hình bán thân một phụ nữ tuổi độ 60, ngực cởi trần, tay phải cầm kéo trong tư thế tấn công, trên bộ ngực trần có ghi hàng chữ bằng tiếng Hoa với nghĩa là : «Hãy ngủ với tôi và để yên cho cô Diệp Hắc Yên ».

Người phụ nữ để ngực trần này là một giáo sư đã nghỉ hưu ở Quảng Đông. Bà tên là Ngải Hiểu Minh, sinh năm 1953, được tặng Giải đấu tranh vì quyền phụ nữ Beauvoir 2010. Bà đã tung bức ảnh này lên mạng, và giải thích là muốn bày tỏ sự ủng hộ đối với cô Diệp Hắc Yên, một nhà đấu tranh chống lạm dụng tình dục trẻ em nổi tiếng tại Trung Quốc.

Số là hồi đầu tháng Năm vừa qua, ở tỉnh Hải Nam, có 6 bé gái tuổi từ 12 đến 14 bị cưỡng dâm bởi một quan chức địa phương và chính thầy hiệu trưởng của trường mà các bé theo học. Khi sự việc bị phát giác, chính quyền xử lý quá chậm trễ, khiến cho cô Diệp Hắc Yên tức giận. Cô đã đến đứng trước ngôi trường của các bé với băng rôn có đề chữ : « Bớ ông hiệu trưởng, hãy thuê phòng ngủ với tôi ».

Thế là sau đó, hàng trăm người đã tung lên mạng ảnh riêng của mình kèm theo dòng chữ nêu trên để bày tỏ sự ủng hộ. Tiếp theo, sự việc trở nên phức tạp khi mà cô Diệp liên tiếp bị các đối tượng lạ mặt tấn công, mà theo cô đó là do chính quyền địa phương sai khiến. Hiện tại cô đang ẩn trốn để tránh bị truy đuổi.

Trở lại trường hợp của giáo sư Ngải Hiểu Minh, bà cho biết, chọn cách đấu tranh bằng việc khỏa thân là muốn theo gương của nhà đấu tranh Ngải Vị Vị. Bà giải thích : Ông Ngải Vị Vị đã gửi một thông điệp mạnh bằng một cơ thể « tầm thường như tất cả các cơ thể không hoàn hảo khác », còn bà để ngực trần là muốn nói rằng « cơ thể phụ nữ không phải là miếng thịt để ăn, mà đó là một thực thể cần được tôn trọng, bởi tất cả mọi người đều ra đời từ cơ thể phụ nữ ».

Nhìn rộng ra xã hội Trung Quốc, Le Monde cho biết thêm, phụ nữ Trung Quốc ngày càng tỏ ra can đảm. Tờ báo nhắc lại, hồi tháng Giêng rồi, có 3 nữ sinh viên đã đệ trình lên Quốc hội một đơn thỉnh nguyện bao gồm 12 000 chữ ký, yêu cầu xây dựng luật chống bạo hành gia đình. Nhiều người ký đơn còn tung lên mạng ảnh để ngực trần của mình kèm theo những dòng khẩu hiệu hay thậm chí là in trên cơ thể những bàn tay dính đầy máu. Còn hồi cuối năm 2011, có đến mấy ngàn phụ nữ và thanh niên tung ảnh riêng lên mạng, những bức ảnh trần truồng theo kiểu của nhà đấu tranh Ngải Vị Vị để bày tỏ ủng hộ đối với người này.

Phong trào Femen lan đến Tunisia

Cũng đề cập đến làn sóng phụ nữ đấu tranh bằng cách để ngực trần, tuần san Le Nouvel Observateur nhìn sang quốc gia Hồi Giáo Tunisia với bài chạy tựa : «Những người đấu tranh cho bình đẳng giới ở Tunis ».

Tờ báo cho biết, tòa án Tunisia vừa tuyên phạt 4 tháng tù giam đối với ba phụ nữ là thành viên của phong trào Femen, bao gồm 2 người Pháp và 1 người Đức. Hôm 29/05, ba người này, theo đúng phương cách đấu tranh bất ngờ của Femen, đã xuất hiện trước trụ sở tòa án ở Tunis với bộ ngực trần, và hô to đòi trả tự do cho một cô gái Tunisia 18 tuổi tên là Amina.

Nói về Amina, cô này đã đăng trên trang facebook cá nhân một bức ảnh của cô với bộ ngực trần có ghi dòng chữa bằng tiếng Ả Rập đại khái là : « Cơ thể tôi là thuộc về tôi, chứ không phải là nguồn cảm hứng của ai cả ». Trên tay cô khi ấy còn cầm một điếu thuốc. Sau đó, Amina bắt đầu nhuộm tóc vàng. Cô nhận mình là người theo phong trào Femen. Thế là Amina bị kết án 2 năm tù giam.

Trở lại trường hợp của ba cô gái Châu Âu nói trên, ba cô bị tòa án Tunisia buộc tội xâm hại đến thuần phong mỹ tục của người Hồi Giáo.

Le Nouvel Obervateur nhận định, dù Tunisia đã trải qua cái gọi là « cách mạng » để lật đổ người được cho là nhà độc tài Ben Ali, thế nhưng các luật lệ hà khắc được thiết lập dưới thời ông này vẫn còn được giữ nguyên trong chế độ mới, một chế độ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Hồi Giáo cực đoan Ennada.

Nhìn rộng ra thế giới, Le Nouvel Observateur cho biết, phong trào phụ nữ đấu tranh bằng ngực trần tên là Femen ra đời ở Ukraina hồi năm 2008, hiện đã lan rộng đến nhiều nước trên thế giới.

Trung Quốc : Nguy cơ bạo động xã hội dâng cao

Courrier International cũng nhìn về Trung Quốc, nhưng với một góc độ khác qua bài chạy tựa : «Nguy cơ ».
Tờ báo nhắc lại việc hồi chiều tối ngày 07/06, một người đàn ông tuổi độ 60 tên là Trần Thủy Chung đã phóng hỏa đốt cháy chiếc xe buýt mà ông đang đi với mọi người. Hậu quả là 47 người thiệt mạng trong đó có ông. Nguyên nhân của hành động quá khích nói trên là do ông Trần quá chán nản bởi cuộc sống khó khăn, bởi việc chính quyền không chịu giải quyết những khiếu nại về tiền trợ cấp của ông.

Courrier International nhắc lại, từ mấy năm nay, bạo lực bắt đầu leo thang trong xã hội Trung Quốc. Xã hội ngày càng trở nên căng thẳng, liên tiếp xảy ra xung đột giữa người dân với chính quyền do việc cưỡng chế đất đai hoặc việc xây dựng những nhà máy gây ô nhiễm cho địa phương.

Courrier International cảnh báo : Một chính sách thuần túy đàn áp chỉ làm tăng nguy cơ xung đột xã hội mà thôi.
Lê Phước (RFI)

Ai tạo ra các đại gia đỏ ở Nga?


Kinh nghiệm cải tổ kinh tế ở các nước cộng sản cũ cho thấy ngay các chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, ở Việt Nam gọi là cổ phần hóa, cũng có thể bị các đảng viên cao cấp lợi dụng làm giàu bất công.
Các lãnh tụ cộng sản ở nước ta chắc đã chăm chỉ học tập kinh nghiệm Liên Xô, ngày còn chế độ đó cũng như sau khi chế độ sụp đổ.
Từ năm 1991 đến nay, Cộng Sản Việt Nam cố tình trì hoãn tiến trình thay đổi kinh tế cũng vì rút kinh nghiệm của nước Nga sau khi chế độ cộng sản tàn. Bài học chính mà họ đang thi hành là: Trì hoãn việc cải tổ càng lâu thì họ càng có lợi, trên con đường thu góp của cải. Nhưng ai cũng biết, người ta không thể nào trì hoãn được lịch sử mãi mãi, thế nào cũng có lúc phải bước đi thêm bước mới. Cho nên, đến lúc nào mà đảng Cộng Sản Việt Nam chuyển hướng, thi hành lại chương trình gọi là cổ phần hóa của họ, người dân cũng phải theo dõi kỹ để xem họ có tái diễn những trò biến của công thành tài sản tư như đã xảy ra ở nước Nga trong thời kỳ chuyển tiếp hay không.
Giai cấp “đại gia đỏ” nổi tiếng ở Nga đã thành hình qua chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Người ta thường hiểu lầm rằng ông Boris Yeltsin, tổng thống Nga lúc đó, chịu trách nhiệm về hiện tượng này, và cũng hiểu lầm rằng các chương trình tư nhân hóa đều có thể gây ra nạn tập trung tài sản vào một thiểu số tư nhân, là các đại gia đỏ. Sự thật không đơn giản như vậy. Sự thật là Boris Yeltsin đã bị giai cấp các đảng viên cộng sản nắm ưu quyền thúc đẩy và thao túng, lái cả chương trình tư nhân hóa sang một con đường mà chính họ có thể lợi dụng làm giàu cho chính họ và những tư nhân khôn ngoan biết cộng tác với họ. Cần phải rút kinh nghiệm những thất bại của Yeltsin, vì chính giai đoạn chuyển tiếp đó đã gây ra tình trạng nước Nga bị giai cấp các đại gia đỏ chiếm đoạt và thao túng.
Boris Yeltsin gây nên sự nghiệp trong lòng guồng máy cộng sản, leo lên đến vai trò một ủy viên trong Bộ Chính Trị. Kinh nghiệm chính trị cả đời ông là do guồng máy đó cung cấp, ông ta không biết và cũng không hiểu thế nào là thể chế tự do dân chủ, với những định chế ràng buộc lẫn nhau. Cho nên, khi lên đến đỉnh cao danh vọng sau khi dẹp tan được cuộc đảo chính năm 1991, ông vẫn hành động như một lãnh tụ cộng sản đích thực, do đó đã tự đưa mình vào một cái bẫy mà sau này ông cũng ân hận, thú nhận rằng mình đã bỏ lỡ mất cơ hội.
Vào năm 1991, nếu biết nắm lấy cơ hội thì Yeltsin đã phải giải tán Quốc Hội Nga và những cơ cấu do Quốc Hội đó dựng lên. Ông có thể đứng ra làm thủ lãnh một đảng chính trị, trong lúc phong trào Dân Chủ Nga, một tập hợp của nhiều nhóm có khuynh hướng tự do dân chủ sẵn sàng coi ông là người đứng đầu. Ông có thể tổ chức bầu cử, trong đó thế nào phe đảng của ông cũng chiếm đa số. Ông có thể soạn một Hiến Pháp mới theo mẫu các quốc gia dân chủ tự do đã hoạt động từ vài thế kỷ trước. Chế độ tự do dân chủ dựa trên các luật chơi, mà đảng chính trị đóng vai các cầu thủ. Mỗi đảng chính trị là tập hợp của những nhóm dân chúng có quyền lợi khác nhau, có khi xung đột với nhau. Các đảng chính trị phải đại diện cho các nhóm lợi ích mà họ tập hợp lại, dùng cơ chế bầu cử và tổ chức Quốc Hội làm nơi tranh đấu và thỏa hiệp với nhau. Không có các đảng chính trị thì không thể có sinh hoạt dân chủ.
Boris Yeltsin đã không thành lập đảng, không tổ chức bầu cử để có một Quốc Hội mới, viết bản Hiến Pháp mới. Vì bản chất ông vẫn là một ủy viên Bộ Chính Trị, không có chút kinh nghiệm nào về thể chế dân chủ. Một lãnh tụ cộng sản như ông tin tưởng rằng quyền hành nằm trong tay cá nhân người lãnh tụ. Với uy thế của ông lúc đó, mới được dân Nga bầu lên với số phiếu lớn vào Tháng Sáu năm 1991, mới dẹp tan được cuộc đảo chính vào Tháng Tám, đã dẹp Gorbachev ra bên lề sau khi tách nước Nga ra khỏi Liên Bang Xô Viết và xóa bỏ đảng cộng sản, Yeltsin tin là với uy thế đó ông có thể thi hành bất cứ chính sách hoặc chương trình nào cũng được. Yeltsin tự coi mình đứng trên các đảng phái chính trị, có thể nói là coi thường các đảng phái. Các nhóm tranh đấu cho dân chủ không thể tập hợp lại, trong khi các đảng viên cộng sản cao cấp và trung cấp vẫn còn giữ mối liên lạc mật thiết với nhau vì cùng chia sẻ các quyền lợi chính trị và kinh tế.
Cái bẫy giăng trên đầu Yeltsin, sẵn sàng chụp xuống, là nước Nga lúc đó vẫn còn phải sử dụng một bản Hiến Pháp thời cộng sản. Hơn nữa, bên cạnh ông còn có những định chế như Quốc Hội và Xô Viết Tối Cao, được bầu lên từ năm 1990, khi vẫn còn chế độ cộng sản. Cuộc bầu cử vào Tháng Ba năm 1989 vẫn theo Hiến Pháp thời cộng sản: Ðảng cử, dân bầu. Chỉ những người được đảng cộng sản hoặc các tổ chức phụ thuộc của họ mới được ứng cử. Quốc Hội đó lại bầu lên một Xô Viết tối cao, có quyền hành lớn nhất. Chính Yeltsin không được bầu vào Xô Viết Tối Cao này; cho đến khi một người tự ý rút lui để nhường chỗ, giữ thể diện cho ông. Ðến đầu năm 1990, Quốc Hội Nga mới bỏ phiếu xóa bỏ điều 6 trong Hiến Pháp, chấm dứt độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhưng trong cuộc bầu cử Quốc Hội nước Nga sau đó, vào Tháng Ba năm 1990, đại đa số các ứng cử viên vẫn là các đảng viên cộng sản. Chính cái Quốc Hội này tập trung giới “quý tộc đỏ,” thường gọi là monenclatura, bao gồm các đảng viên cao cấp và trung cấp, giám đốc các doanh nghiệp nhà nước, đủ mặt những người đang cầm đầu guồng máy cai trị cũng như kinh tế, và đang lo sẽ mất các quyền lợi đó.
Vì vậy, nền chính trị nước Nga diễn ra một cuộc tranh giành quyền hành giữa Yeltsin và Ruslan Khasbulatov, chủ tịch Xô Viết Tối Cao. Ðiều 107 trong bản Hiến Pháp năm 1977 trao cho Xô Viết Tối Cao quyền kiểm soát hành pháp và quyền thay đổi Hiến Pháp. Dựa trên bản Hiến Pháp thời cộng sản, Khasbulatov giải thích rằng Xô Viết Tối Cao nắm quyền lãnh đạo cao nhất trong khi Yeltsin nghĩ rằng mình là tổng thống do dân trực tiếp bầu lên mới nắm quyền! Lúc đầu Khasbulatov tìm cách cộng tác với Yeltsin. Chương trình cải tổ kinh tế của Gaidar được Quốc Hội Nga bỏ phiếu chấp thuận với tỷ số 876/16 vào Tháng Mười năm 1991. Một tháng sau, Quốc Hội trao toàn quyền cho Yeltsin được cai trị bằng sắc lệnh, để cải tổ kinh tế.
Sau khi đã dọ sức và thử thách Yeltsin trong mấy tháng cuối cùng năm 1991, Khasbulatov và các đồng chí quý tộc đỏ thấy họ có thể lấn dần ông tổng thống. Nhân danh Xô Viết Tối Cao, Khasbulatov ra lệnh cho các bộ và cơ quan chính phủ, cho thống đốc Ngân Hàng Trung Ương, và chính ông ký các sắc lệnh có giá trị như luật lệ. Sáu tháng sau khi đã ủng hộ chương trình cải tổ kinh tế của Gaidar, chính Quốc Hội Nga lại bỏ phiếu xóa bỏ chương trình đó, với tỷ lệ 632/231! Trong năm 1992 Khasbulatov đã ban hành 66 mệnh lệnh cho bộ máy nhà nước, rồi trong sáu tháng đầu năm 1993, ông ban ra 630 mệnh lệnh nữa.
Tất cả các mệnh lệnh đó phản ảnh quyền lợi của các cựu đảng viên cộng sản, thuộc giới quý tộc đỏ, và thường trái ngược với các chính sách của đám cố vấn thân cận của Yeltsin; những người có chủ trương cải tổ kinh tế nhanh chóng và toàn diện. Sau khi chương trình cải tổ của Gaidar bị xóa bỏ, Yeltsin phải nhượng bộ, thương thuyết với giới quý tộc đỏ trong Quốc Hội Nga để đưa ra những chính sách phù hợp với quyền lợi của họ; từ đó cả chương trình thay đổi kinh tế nước Nga là do nhóm này quyết định. Ảnh hưởng mạnh nhất, và hậu quả tai hại lâu dài nhất, là họ lái cả chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, để cho các vị quản đốc đương nắm quyền, các thân nhân và các mưu sĩ cố vấn của họ tha hồ chiếm đoạt các xí nghiệp quốc doanh, biến của công thành của riêng.
Chính Khasbulatov còn lo bảo vệ an ninh cá nhân của mình bằng cách tuyển mộ năm ngàn người vào đạo quân bảo vệ Quốc Hội!
Cuộc tranh chấp giữa Yeltsin và Khasbulatov không thể nào giải quyết được, cuối cùng chính Yeltsin phải quyết định “đảo chính,” đưa quân đến vây tòa nhà quốc hội và giải tán Quốc Hội. Ông soạn một bản Hiến Pháp mới vạch rõ giới hạn giữa quyền hành pháp và lập pháp, cố ý dành nhiều quyền hành cho ngôi vị tổng thống. Sau khi Yeltsin “truyền ngôi” cho Vladimir Putin, đến lượt Putin được hưởng những quyền hành rộng rãi, càng ngày càng độc tài hơn.
Vladimir Putin thực ra không xóa bỏ giai cấp đại gia đỏ đã thành hình qua chương trình tư nhân hóa dưới thời Yeltsin, mặc dù ông đã bỏ tù một số và lưu đày một số khác. Putin chỉ thay đổi các khuôn mặt cá nhân nằm trong đám đại gia đỏ. Những người tuân theo lệnh ông vẫn được sử dụng như cũ. Những người không chịu nghe lệnh ông thì bị chèn ép rồi đưa ra tòa, hoặc chạy trốn. Tài sản của đám người này được chuyển sang cho những tay chân của Putin. Chế độ cộng sản ở nước Nga đã biến thành một chế độ tư bản nhà nước, do một thiểu số các đại gia tay chân của một nhà độc tài nắm hầu hết quyền hành và lợi lộc. Ðây là một bài học cho các nước sẽ thay đổi từ độc tài sang dân chủ.
Ngô Nhân Dụng
(Nười Việt)
 
Bản tin tiếng Anh
  • High-speed rail expands ticket discount (Washington Post) - China's high-speed rail will start a summer discount for business cabins, state cabins and first-class seats on certain railway lines.
  • Passing down the business (Washington Post) - China's family businesses - which first emerged around 30 years ago - are facing many hurdles as they attempt to enter a new era, and part of the path to progress involves passing on the baton to the next generation of entrepreneurs.
  • Urban planners eye China's cities (Washington Post) - China's rapidly growing built environment is inspiring urban planners to develop new ways of thinking, said Mark Harrison.
  • The 'Long March' to Tinseltown (Washington Post) - After working with Hollywood companies at a basic level for many years, it is only a matter of time before Chinese capital takes a share in the major six Hollywood studios.
  • Bespoke carmaker opens showroom (Washington Post) - Morgan Motor Co, one of the oldest British hand-built car manufacturers, opened its first showroom in China on Tuesday, part of a drive to bring more British vehicles overseas.
  • Water gush out of Xiaolangdi Reservoir (Washington Post) - Water gushes out of the Xiaolangdi Reservoir on the Yellow River during a water and sediment regulating operation in Sanmenxia city of Central China's Henan province, June 22, 2013.
  • Crocodiles escape from farm in S China (Washington Post) - Hundreds of crocodiles had reportedly escaped from a crocodile farm in Gaozhou city, Guangdong province. The farm owner claimed that there were not that many as reported.
  • In with old and in with new (Washington Post) - While a recent documentary on Peking Opera has come under fire from critics and purists, it could be a step toward bringing a new audience to the ancient art form.
  • Hani Rice Terraces wins World Heritage status (Washington Post) - The UNESCO's World Heritage Committee inscribed China's cultural landscape of Honghe Hani Rice Terraces onto the prestigious World Heritage List on Saturday, bringing the total number of World Heritage Sites in China to 45.
  • Chinese vendor makes no easy money in NYC (Washington Post) - A Chinese vendor who sells food in front of Columbia University in New York City has become popular after his story was posted to Sina Weibo, a Twitter-like micro-blog, by local Chinese blogger Paichangweihua.
  • A head of steam (Washington Post) - The Grand Canal sweeps by the writer's hometown, suffusing him with childhood memories and a vista point to gaze into a country on the rise, observes Raymond Zhou.
  • Envoy urgesChinese in illegal mining to leave (Washington Post) - Chinese Ambassador to Ghana Gong Jianzhong on Friday urged nationals involved in illegal mining in the West African country to go back to their home country as soon as possible.
  • China, Russia make headway in cooperation (Washington Post) - China and Russia are putting their words into action as leaders of the two countries have pledged to expand cooperation in a pragmatic manner.
  • Pactto boost cross-Straits service trade (Washington Post) - Companies from the Chinese mainland and Taiwan will have greater access to each other's service sectors after the signing of a new draft trade pact.
  • China reiterates its support for the UN (Washington Post) - Chinese Premier Li Keqiang met with United Nations Secretary-General Ban Ki-moon on Thursday and reiterated China's support for the international organization.
  • UN chief hails China's peacekeepers (Washington Post) - The courage and solidarity of Chinese troops on UN peacekeeping missions around the world has been praised by the organization's chief.
  • From China with love and care (Washington Post) - China has the responsibility and the capability to provide humanitarian services to people across the world.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét