NÓNG! - 700 DÂN OAN CÁC TỈNH ĐANG BIỂU TÌNH TẠI TRỤ SỞ TIẾP DÂN (Tễu).
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
< - NGHE EM HÁT GIỮA TRƯỜNG SA (Mai Thanh Hải). - Trường Sa – Hoàng Sa và những chuyện chưa bao giờ kể (FB Nguyễn Ngọc Long Blackmoon/ DL).
- KS Lê Quốc Trinh: Lá thư của một người Việt Nam trăn trở vì đất nước (Boxitvn).
- Từ Lý Sơn đến Hoàng Sa- Kỳ I (Công Thương). - Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh thăm, tặng quà bộ đội Trường Sa và DK1 (QĐND). - Trưởng thành từ gian khó! (QĐND). - Đạt giải về mô hình cột mốc chủ quyền ở Trường Sa nhưng … không thấy hình (TTXVN).
- Sẽ thành lập Chi cục Kiểm ngư vùng 2 ở Khánh Hòa (TTXVN).
- TQ đe dọa sự tồn vong ngư nghiệp quốc tế (VNN).
- Mưu đồ bá chủ Đông Nam Á của Trung Quốc (KT). - Chính sách quân sự của Trung Quốc: Phiêu lưu hay toan tính? (VnM).
- Philippines chi hơn 1,8 tỉ USD chống “kẻ bắt nạt” (TT). - Trung Quốc leo thang ở Biển Đông, Philippines rót tiền mua vũ khí (GDVN). - Đài Loan công bố dữ liệu vệ tinh vụ tàu cá bị bắn (VNE). - Philippines phản đối tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải (RFI).
- Nga thử tàu ngầm thứ hai cho VN (BBC).
- Quân đội Việt Nam tham gia diễn tập cứu nạn tại Brunei (VOA).
- Mỹ-Trung sắp họp thượng đỉnh (BBC). - Barack Obama sẽ gặp Tập Cận Bình đầu tháng Sáu (RFI). “Nhà Trắng cho biết là hai lãnh đạo Mỹ Trung sẽ gặp nhau trong 2 ngày 07 và 08/06 tại Palm Spring, cách Los Angeles khoảng 160 cây số”. Palm Spring ở gần quận Cam, bà con người Việt nhớ ra đó “đón tiếp” anh Tập dùm đảng và nhà nước ta nhé!
- GS Lê Xuân Khoa: THUẬN THEO Ý MUỐN CỦA NHÂN DÂN ĐỂ TỒN TẠI, HAY TIẾP TỤC ĐÀN ÁP NHÂN DÂN ĐỂ TỰ SÁT (FB Ba Sàm). “Hãy ký tên thật đông trên các bản lên tiếng đòi hỏi chính quyền trả tự do ngay cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha và chuyển đổi chế độ từ độc tài sang dân chủ, như Myanmar đang thực hiện và được toàn thế giới ủng hộ.”
Hôm qua là một ngày bận bịu của chúng tôi với đám “Dư luận viên” vo ve: phải dọn dẹp khoảng hơn 300 phản hồi rác rưởi, bằng cách xóa nội dung, để lại “tên”, địa chỉ (hiện vẫn đang “nhốt” gần 100 phản hồi trong số đó). Có lẽ đám này nổi lên sau khi thấy những phản ứng mạnh mẽ về phiên tòa xử Uyên, Kha, nhất là 2 lời kêu gọi, tuyên bố 2 thanh niên này vô tội.
- Việt Nam: Hàng ngàn người ký kiến nghị đòi trả tự do cho Phương Uyên và Nguyên Kha (RFI). - Kêu gọi trả tự do cho hai sinh viên (BBC). “Bản án này khiến dư luận xã hội bất bình, toàn thế giới lên án; chỉ làm hài lòng những kẻ có mưu đồ bành trướng xâm hại Việt Nam”. =>
- ‘Bỏ tù hai sinh viên là vi hiến’ (BBC). - Ô.Lê Hiếu Đằng : Bản án cho Phương Uyên và Nguyên Kha phản ánh khuynh hướng “phát-xít” đáng ngại (RFI). “Rõ ràng ý đồ của Nhà nước là muốn răn đe. Nhưng mà cái ý đồ này sẽ không đạt được. Bởi vì làm cho công luận trong cả nước phẫn nộ, làm nhân dân bất bình, càng chống đối Đảng và Nhà nước hơn nữa. Không làm giảm nhẹ đi được, mà tạo một sự đối kháng, đối lập giữa các tầng lớp nhân dân đối với Nhà nước, trước những bản án vô lý như vậy”. - Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: Khi chính quyền phớt lờ mọi góp ý của dân (RFA).
- Nguyễn Tấn Cứ: TÔI CHỈ LÀ BÓNG TỐI (Huỳnh Ngọc Chênh). “Tôi là bóng tôi không thể nào hơn được/ Trước mặt Uyên tôi là bóng tối cực hình/ Tôi là chiếc bóng của chính mình hèn hạ/ Tôi giẫm đạp lên môi lời im lặng khốn cùng“.
- Hồ Phú Bông: Sự đồng thuận đã bắt đầu (ĐCV). “Theo thông lệ phương Tây thì khi tường thuật bất cứ phiên tòa nào, báo chí cũng nêu danh tánh quan chánh án, luật sư bên công tố cũng như biện hộ và lập luận mỗi bên… Tên của vị thẩm phán, công tố cũng như luật sư bào chữa sẽ gắn liền với bản án họ tham dự và phiên tòa đó đã xử đúng hay sai. Bản án sẽ đi vào lịch sử tố tụng mà đôi lúc cả trăm năm sau, nếu có những vụ án tương tự, cũng được báo chí khui ra lại trước công luận“. – Trần Gia Phụng: Thông điệp của tuổi trẻ qua phiên tòa Long An.
- Tẽn tò Báo Quân Đội Nhân Dân! (Tấn Hà). Thế nên mới phải gỡ bạc bằng một bài của một “Kim Lân” nào đó (chắc được “nhân bản vô tính” từ Kim Ngọc, vì tên không được tô đậm như Kim Ngọc): – Một tuyên bố can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam (QĐND).
- Hai blogger bị bắt do phát Tuyên ngôn Tự do Nhân quyền (RFA). - Blogger Mẹ Nấm trả lời phỏng vấn RFA sau khi được thả (RFA). “Thật sự hôm nay rất buồn cười ở chỗ nhiều người công an không dám đụng vào bản Tuyên ngôn Nhân quyền nữa cơ. Làm như là một tài liệu gì rất là kinh khủng”. - Nha Trang: CA bắt giam 2 blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Tiến Nam vì phát Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (DLB). “Trong lúc bắt người và tra khảo, phía CA cáo buộc Mẹ Nấm đã phạm tội ‘phân phát tài liệu phản động’. Bằng chứng được cơ quan CA gọi là ‘tài liệu phản động’ thực ra chính là Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền“. - Còn đây nữa, quyển sách này do NXB Công an Nhân Dân xuất bản năm 2010: HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI (Luật Nhân quyền). Vậy là “các thế lực thù địch” đã leo cao, trèo sâu, tới NXB Công an Nhân Dân cũng “phản động”! - Tài liệu “phản động”:TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGỪỜI & QUYỀN CÔNG DÂN (ĐHQGHN). - HIỂU THÊM VỀ TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (Luật Nhân quyền).
<- CẤP BÁO! CẤP BÁO! ĐÃ TÌM ĐƯỢC THÊM RẤT NHIỀU TÀI LIỆU “PHẢN ĐỘNG”! (FB Ba Sàm). Yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc ngay lập tức, tịch thu và khởi tố vụ này gấp, kẻo các bạn thanh niên, sinh viên, học sinh bắt chước, in các tài liệu này ra để phân phát cho bà con thì nguy quá, lúc đó “phản động” khắp nơi sẽ không thể nào ngăn chặn! =>
- Blogger Ngoc Nhi Nguyen: “Cậu bạn vừa kể cho nghe: Đang ngồi nghe đài BBC và RFA, mở ra loa ngoài nghe cho nó rõ thì ông hàng xóm bạn bố mình sang chơi. Nghe qua ông ấy hỏi bố mình ‘Ấy chết , nhà bác 3 đời là đảng viên sao bác không bảo cháu nó, lại cho nó nghe đài phản động thế’. Ông bố mình phân bua ‘Tôi đã bảo rồi mà. Tôi đã bảo nó mày đừng nghe mấy cái đài ấy, tao chẳng cần nghe tao cũng đã biết cái đảng này thối nát lắm rồi, nhưng nó không chịu nghe tôi…”
- LỜI KÊU GỌI (Lê Anh Hùng).
- Nghề nghiệp trong tương lai của Lái Gió (FB Người Buôn Gió).
- “Nói với mình và các bạn”: Mặt trái của biểu tình. Loạt bài đã được 9 kỳ, vẫn đang tiếp tục này của Nhà báo Đoan Trang, đã được chúng tôi đăng lại trong một chuyên mục trên đầu blog, có tên: VẺ ĐẸP CHÍNH TRỊ, đóng góp những kiến thức quý báu về pháp luật và kinh nghiệm đấu tranh chính trị, trong một đất nước mà “xã hội dân sự” luôn bị tìm mọi cách bóp nghẹt để dễ bề cai trị. Trong bài 9 này có đề cập dạng “biểu tình chống biểu tình”, nhưng lại chưa nói tới “biểu tình ủng hộ”, là sáng kiến mà những người dân yêu nước ở Hà Nội đã thực hiện vào nắm ngoái, ủng hộ đề nghị của Thủ tướng ra Luật Biểu tình, nhưng vẫn bị nhà cầm quyền cản trở bằng nhiều cách.
- Tự do Tôn giáo tại VN vẫn rất hạn chế (RFA). - Hoa Kỳ chỉ trích chính sách hai mặt về tôn giáo của Việt Nam (RFI). - Việt Nam đối mặt với áp lực phải cải thiện nhân quyền, tự do tôn giáo (VOA). Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho công bố phúc trình về tự do tôn giáo trên thế giới năm 2012: “Nhà nước Việt Nam quản lý và trong một số trường hợp, hạn chế quyền tự do tôn giáo… chiều hướng đó không thay đổi đáng kể trong năm 2012, và đề cập tới những bản tin tường trình về những hành động vi phạm tự do tôn giáo, kể cả nhiều trường hợp bắt bớ, giam cầm và kết án”.
- Liệu Mỹ có đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC? (RFA). BS Nguyễn Quốc Quân: “Có hai xu hướng ở Bộ Ngoại Giao. Một xu hướng nói có sự suy thoái cần đưa lại CPC, nhóm khác nghĩ cứ để nó nằm như vậy nhưng với sức ép của quốc hội, sức ép của các tổ chức nhân quyền quốc tế và cộng đồng người Mỹ gốc Việt thì nó có thể có những thay đổi nhiều hơn”. - Mỹ không đưa VN vào ‘sổ đen tôn giáo’ (BBC).
- Hoa Kỳ và Việt Nam: Từng bước trở thành những đối tác ngọt-đắng? (Defend the Defenders).
- Ðiểm son nhân quyền tại Việt Nam: Quyền của người đồng tính (VOA).
- Góp ý Hiến pháp 1992 theo yêu cầu (Chuacuuthe).
- Khi ý kiến người dân bị “bỏ sọt rác” (RFA). =>
- CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH KHÔNG ĐƯỢC XUYÊN TẠC NỮA, MÀ PHẢI TIN VÀO ỦY BAN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP! (TSYG). - Ông Phan Trung Lý, không phải nhiệm vụ của ông! (FB Bùi Việt Hà). “… vừa rồi các ông yêu cầu toàn dân đóng góp, góp ý cho bản dự thảo sửa đổi hiến pháp. Nhiệm vụ của các ông là tập hợp ý kiến, trình ra Quốc hội tất cả các ý kiến đó, chứ không phải các ông được quyền ‘chốt’ lại, muốn đưa gì ra thì đưa. Như vậy vừa phạm pháp, vừa lãng phí và gây phản cảm vô cùng trong nhân dân“. - TRÔNG CHỜ, HY VỌNG CÁI GÌ? (Bùi Văn Bồng).
- Một bài báo, đã điểm từ sáng qua, không thể không điểm lại: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp bản mới nhất: Một số nội dung trở lại như dự thảo lần đầu (PLTP). Vì
có lẽ ở đây là nơi duy nhất lật tẩy trò tháu cáy, dân chủ giả hiệu! Đó
là vào tháng trước, ngày 11/4/2013, hàng loạt báo đã loan tin Ủy ban Dự
thảo sửa đổi HP đã công bố bản Dự thảo sửa đổi HP lần thứ 3,
thế nhưng rồi nó đã rơi vào im lặng, khi không thấy bản dự thảo này
xuất hiện trên trang Duthaoonline của Quốc hội. Trong khi đó có thông
tin được lan truyền ngoài … vỉa hè là có văn bản từ Văn phòng TƯ Đảng
yêu cầu không công bố. Đọc bài báo này treen PLTPHCM thì rõ: lại có một
bản Dự thảo thứ tư nữa, sau khi được đảng (BCT, rồi BCHTƯ) “bí mật”
chỉnh sửa:
“Dự thảo mới này là bản được hoàn
thiện trên cơ sở báo cáo Bộ Chính trị và sau đó là thảo luận tại Hội
nghị Trung ương 7 (từ ngày 2 đến 11-5). So với dự thảo tiếp thu ý kiến
nhân dân trước đó (tháng 4-2013, có tới 28 nội dung quan trọng được thể
hiện bằng hai phương án để thảo luận, Pháp Luật TP.HCM đã giới thiệu)
thì trong dự thảo mới nhất chỉ còn sáu nội dung được thể hiện bằng nhiều
phương án.”
Cho đến khi chúng tôi viết những dòng này, trên trang Duthaoonline cũng vẫn chỉ có 2 bản Dự thảo sửa đổi HP trước, không có bản 3 (bị giấu nhẹm) và bản 4.
Trò tháu cáy này có thể lừa được cả những nhà báo, không phải chỉ đại bộ phận người dân, ví như sáng qua, Đào Tuấn có bài: Dự thảo hiến pháp lần 3 đã tiếp thu những gì từ nhân dân? Cái “Dự thảo lần 3″ mà Đào Tuấn nói, thực ra nó là lần 4, hay nói cho chính xác nữa, theo ý đảng, là bản “Dự thảo lần thứ BA HOA“.
Bổ sung, độc giả Mẹ Đốp phản hồi:
“Sở dĩ có
cái trò hề Dự thảo HP, Sửa đổi HP 1992 là do BCT và TBT Trọng Lú lúc
đầu đánh giá sai tình hình, cho rằng nhân dân hèn nhát, ngu muội hơn
mình nên chắc sẽ dễ dàng chấp nhận ách phát xít mới do đảng áp lên đầu
dân tộc. Chẳng ngờ nhóm Kiến nghị 72 và phong trào dân chủ bùng lên ngày
một mạnh mẽ thể hiện trình độ dân trí đã lên cao khiến Trọng Lú và phe
giáo điều, bảo thủ, đầu hàng Tàu thấy không yên.
Nay theo
chỉ đạo của TBT người ta muốn dẹp luôn trò diễn HP ” lợi bất cập hại”
này đi và định quay về như cũ. Nhưng mà nước đã đổ ra thu về sao được
nữa .
Đúng là
ngây thơ chính trị, bất nhất về tư cách và không quân tử với đồng đội (
coi thường ý kiến của Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, Quốc hội v.v…) là nét
đặc trưng của ban lãnh đạo ĐCS VN hiện nay.
ĐCS VN càng ngày càng mất chính danh, bế tắc về chiến lược, mâu thuẫn về chiến thuật và vụng về trong tổ chức điều hành.
Ngày tàn của mọi thể chế, mọi chế độ đều diễn ra đúng như vậy. Quy luật lịch sử hay thật !”
- Phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: Lo ngại thay đổi chế độ, lãnh đạo Việt Nam giữ nguyên tên nước (RFI). “Thực
ra chúng tôi cũng không cảm thấy bất ngờ lắm, bởi vì cái quyết định này
nó bộc lộ rất là rõ một xu thế chung của các nhà lãnh đạo Việt Nam, là
có rất nhiều cái e ngại cho rằng việc đổi tên nước có liên quan gì đó
đến định hướng phát triển về mặt chính trị và bản chất của nhà nước”.- Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: Việt Nam: giữ tên nước sẽ bỏ qua thời cơ? (Radio Australia).
- Dân chủ và cái giá phải trả! (Boxitvn).
- CHUYỆN BẠN TÔI VÀ CHUYỆN ĐẤT NƯỚC (Hồ Hải). “Liệu chế độ này có còn gì để 90 triệu dân còn niềm hy vọng, khi chỉ mới chiều qua, Quốc Hội tuyên bố 4 vấn đề, giữ nguyên tên nước CHXHCN Việt Nam, Không đưa vấn đề luật về Đảng vào Hiến pháp, Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, và UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị QH giữ nguyên cách dùng khái niệm ‘sở hữu toàn dân’ và không quy định đa sở hữu về đất đai. Thì đúng là Tổ quốc và Dân tộc này không còn gì để hy vọng“
<- Nghị Phước: Sự lãnh đạo của Đảng là nền tảng và không thể thay thế (Đào Tuấn). ĐBQH Hoàng Hữu Phước: “Có những vấn đề thuộc về nền tảng. Chẳng hạn như sửa một căn nhà, có sửa chữa, cải tạo cách mấy thì vẫn phải giữ lại cái móng”. Nhà ở mà bị lỗ hổng thật to phía dưới nền nhà thì cần đập bỏ, làm móng mới rồi xây lại, chứ sửa chữa, cải tạo mà cứ bị lún hoài, tốn tiền, tốn của mà không ở được, lúc nào cũng canh cánh lo sợ cả căn nhà bị sụp, rớt xuống hố thì làm sao yên tâm mà ở trong nhà cho được?
- Bùi Tín: Dân vận là thế này ư? (VOA’s blog). “Chế độ này thưởng công rất hậu cho những ai từng giữ các chức vụ cao trong ngành tài chính – ngân hàng. Các quan lớn CS ở VN phạm tội biển thủ công quỹ cho đảng và cho mình như thế, từng lộng hành trong ngành tài chính – ngân hàng, có thể điểm danh hàng loạt là: ông Nguyễn Sinh Hùng…”
- Cơn ớn lạnh trong một ngày 40 độ (Jonathan London). “Hôm thứ hai tại Hà Nội nóng tới 40 độ C. Nhưng một cơn gió lạnh vừa tạt qua. Đấy là điềm gở về một mặt trận đang đến gần hay một cú thở hắt ra của quá khứ, chúng ta sẽ chờ xem“.
- Một tư liệu quý về Ông Nguyễn Thiện Nhân, tân Ủy Viên BCT, P.Thủ tướng,“Fulbrighter” (NLG).
- Cử tri cả nước kiến nghị với Quốc hội nhiều vấn đề quan trọng (Công lý).
- Nhật ký nghị trường: Tổ nào hấp dẫn? (VnEco).
- Có báo cáo của bộ trưởng dài gần 40 trang! (VNN). - Cân nhắc các kênh thông tin trước khi bỏ phiếu tín nhiệm (Tin tức).
- Lựa chọn nào cho chính trường Việt Nam? (Trần Kinh Nghị).
- ĐỀ XUẤT CHUYỂN THỦ ĐÔ VỀ ĐÀ NẴNG (Bùi Văn Bồng).
- TRƯỚC MỘT ‘DỰ ÁN KHỦNG’ (Bùi Văn Bồng).
- Cùng đường đi Tìm vốn ngoại cho “con đường bôxít” (SGTT). - TÔ VĂN TRƯỜNG: LỜI CUỐI CHO BAUXITE TÂY NGUYÊN (Tễu). =>
- Kịp thời trước cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội: Công văn của Văn phòng Chính phủ về kiến nghị của LS Trần Vũ Hải về quy định sản xuất vàng miếng (BS).
- Blogger Hai Lúa: Về chiến lược phát triển kinh tế cho VN, tầm nhìn trong khoảng 15-20 năm: NÔNG NGHIỆP (BS).
BS: Không biết có phải những người lãnh đạo chóp bu ĐCSVN vì quá bận bịu cho cuộc “chỉnh đốn” nội bộ mà “quên” tỉnh ra, để xem lại về đường lối phát triển kinh tế, xã hội … trong nhiều năm qua, nhận ra những sai lầm, trong đó lại một lần nữa (có vẻ như) nóng vội, “duy ý chí”; ham hố những chỉ tiêu tăng trưởng, … cho tới cái mục tiêu 2020 “cơ bản trở thành nước công nghiệp”.- Hà Nội: Người dân vẫn chìm trong “nỗi đau mang tên sổ đỏ” tại Từ Liêm (DT).
Nhìn xa hơn nữa, từ một nước nông nghiệp còn rất lạc hậu, trước thực trạng tàn phá môi trường, vét sạch tài nguyên, … cố chạy theo những mục tiêu hoang tưởng, suy cho cùng là cố lòe dư luận, níu giữ mạng sống của chế độ đang ngày càng suy yếu.
Hậu quả về một nền kinh tế bên bờ vực thẳm như hôm nay đã trả lời cho những dấu hỏi trên!
Nhìn rộng ra trên phạm vi toàn cầu, có lẽ cũng cần suy nghĩ lại về phân công lao động và bình đẳng giữa các quốc gia, liên quan tới bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản: “nước (thuần) nông nghiệp”, “nước công nghiệp phát triển”, “đang phát triển”, … Xin mời đọc lại một bài “phản phản biện” của BS (bằng thái độ với môi trường, tránh thiên kiến chính trị): Marx đã đúng: Chủ nghĩa tư bản đang giãy chết! Hôm nay là ngày Quốc tế đa dạng sinh học!
- P. Thạnh Mỹ Lợi – Quận 2: bất chấp pháp luật, Cục 12 Tổng cục 2 BQP vẫn lén lút thi công trên đất cưỡng chiếm (Chuacuuthe).
- Nguyên cán bộ CSHS ngang nhiên đi xe tạm giữ của người dân? (PLVN).
- VỤ NHÂN VIÊN GIỮ RỪNG BẮN CHẾT NGƯỜI: Các nhân chứng mâu thuẫn (NLĐ). - Ông Lê Văn Sử: “Có dấu hiệu chống người thi hành công vụ” (TT).
- Nữ Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận đánh bạc tại nhiệm sở (NLĐ).
- HÔM NAY, BÍ THƯ THÀNH ỦY HÀ NỘI VỀ ĐƯỜNG LÂM NHƯNG KHÔNG GẶP DÂN (Tễu). “Người dân cho biết, Bà Thuần và những người dân bức xúc muốn gặp ông Nghị nhưng không được gặp. (?) Ông chỉ đến nhà ông Thể – chủ một ngôi nhà cổ (và hiện đang trùng tu), và là người không có bức xúc gì! Cánh nhà báo nháo nhào tiếp cận để phỏng vấn nhưng cũng không thể tiếp cận ông“.
<- Hoan hô Báo điện tử Tầm Nhìn hoạt động trở lại (VnEconomy). Bổ sung, một độc giả từng hâm mộ trang báo Tầm nhìn đã có phản hồi, nghi ngại về sự trở lại này, khi thấy TBT bị thay thế.
- TIN NÓNG: TBT BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT ĐINH ĐỨC LẬP SẮP HẦU TÒA (Tễu).
- Global Witness phản ứng trước tuyên bố của Hoàng Anh Gia Lai (RFI). - Global Witness phản hồi ý kiến của HAGL (BBC). “Thay vì nhìn nhận các bằng chứng đưa ra trong báo cáo và cải thiện cuộc sống cho hàng trăm người bị ảnh hưởng ở địa phương, HAGL dường như chỉ tìm cách bảo vệ hình ảnh của mình trước công chúng”. - Global Witness tái khẳng định Hoàng Anh Gia Lai đã vi phạm pháp luật (RFA).
- Khối câm lặng đáng sợ (RFA). Nhà tư vấn nông dân, ông Nguyễn Vịnh: “Nông dân mình bơ vơ, có ai hỏi đến mà biểu nông dân trả lời. Trong khi đó nông dân luôn luôn dựa vào đội ngũ trí thức, nhưng đội ngũ này chủ yếu là công chức, đảng viên, họ phải nói theo lệnh của đảng, theo luật công chức, nói theo cấp trên, họ dám nói ngược lại không, dám phản bác không. Tôi thấy điều này bất công lắm”.
- Chuyện làng Lòi: Ẻ quẹt tên làng vẫn là Lòi (Cu Làng Cát). “Dân đinh ngao ngán, mất công bỏ chợ, ruộng nương cằn cỗi cũng là chỉ vì hy vọng đổi được tên làng mà bỏ một đống thời gian vào nghĩ suy, tâm huyết. Bao yêu thương dân đinh bỏ vào các trang giấy, ý nguyện gửi lên cu Choẹt. Rứa mà thằng mỏ lại ‘ẻ quẹt’.”
- Thăm nơi đặt tượng Hồ Chí Minh ở Anh (BBC).
- Thuê đất nuôi yến – một kiểu đánh cắp tài nguyên của TQ (RFA). “Chúng tôi tiếp xúc với ông phó chủ tịch ủy ban nhân dân phường để tìm hiểu về việc cho thuê đất và quan điểm của nhà cầm quyền khi biết người Trung Quốc đã chăn nuôi trá hình nhằm đánh cắp tài nguyên quốc gia. Ông này nói rằng người Trung Quốc không có đánh cắp tài nguyên gì của mình, chim trời cá biển, họ giỏi công nghệ, họ biết kêu gọi chim yến về để làm tổ, tạo thu nhập cho họ, thế là đáng khuyến khích”.
- Đọc “Nội dung xã hội Truyện Kiều”, ngẫm lại thân phận một triết gia (TS).
- Trần Quang Thành ‘thất vọng’ với Mỹ (BBC). - TRUNG QUỐC: BAN LÃNH ĐẠO MỚI SẼ ĐƯA ĐẤT NƯỚC ĐI ĐẾN ĐÂU? (TTXVN). - TẬP CẬN BÌNH VÀ “GIẤC MỘNG TRUNG HOA”.
- Tổng thống Mỹ, Miến Ðiện thảo luận về việc xúc tiến cải cách (VOA). Tổng thống Thein Sein: “Để cho dân chủ có thể phát triển ở đất nước chúng tôi, chúng tôi sẽ phải tiến về phía trước và chúng tôi sẽ phải tiến hành cải cách – cải cách chính trị và cải cách kinh tế, trong những năm tới đây ”. - Người dân Myanmar mong gì ở chuyến đi của TT. Thein Sein (RFA). “Người dân Miến trông đợi có tự do nhiều hơn cùng những quyền chính đáng của công nhân, nông dân; … Và họ hy vọng rằng chuyến đi Hoa Kỳ của Tổng thống Thein Sein sẽ đóng góp ít nhiều trong chiều hướng đó”. - Ông Thein Sein gặp các nhà lập pháp Mỹ, ký thỏa thuận thương mại (VOA). - Barack Obama khen Tổng thống Miến Điện (BBC). - Barack Obama khen ngợi nỗ lực của tổng thống Thein Sein (RFI). =>
- Nam Triều Tiên: Mối đe dọa từ miền Bắc ở mức ‘chưa từng có’ (VOA). - Chosun: Triều Tiên “đốt” hơn 5 tỷ USD phóng 6 quả tên lửa 3 ngày qua (GDVN). “Tờ báo này cho biết, mỗi quả tên lửa KN được cho là có chi phí khoảng 1 tỷ Won (1 USD = 1,117 Won). Điều đó có nghĩa là 6 quả KN được bắn ra tiêu tốn khoảng 5,4 tỷ USD“. Không phải 5,4 tỷ đô la, mà là 5 tỷ won, tương đương 4,5 triệu Mỹ kim. Chắc báo GDVN dịch từ đoạn này trên báo Chosun: “Missiles of the KN type, which these are believed to be, cost W1 billion (US$1=W1,117) each, meaning the cash-strapped North blew some W5 billion over three days.”
- Bắc Triều Tiên thả 16 ngư dân Trung Quốc (VOA). - Bắc Triều Tiên thả 16 ngư dân Trung Quốc (RFI). - Trung Quốc kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc Triều Tiên (NLĐ). - Quan hệ Trung-Triều đang “xuống cấp” (KT).
- Trung Quốc muốn tăng cường hợp tác kinh tế với Ấn Độ (VOA). - Trung Quốc tìm cách tăng cường quan hệ kinh tế lẫn chính trị (VOA). “Tôi nghĩ phía Trung Quốc có một mối quan tâm mà họ thừa nhận qua chuyến đi này là bảo đảm rằng Ấn Ðộ không tách rời hẳn khỏi Trung Quốc, rằng Ấn Ðộ không đi một cách chắc chắn vào túi của Mỹ và không trở thành một quốc gia gây lo ngại như Philippin và Việt Nam”.
- ‘Quyền tự do tôn giáo toàn cầu bị thách thức trong năm 2012’ (VOA).
- Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam Trần Cao Mưu: “Việt Nam nên cử phóng viên đi cùng các tàu cá ra biển Đông’ (Soha).
- Học giả Dương Danh Dy: “Lính Trung Quốc có thể cải trang ngư dân chiếm đảo, đá ở Trường Sa” (GDVN).
- Tàu chiến Trung Quốc xâm phạm tại Bãi Cỏ Mây (PT). - 4 tàu Trung Quốc âm thầm chiếm đoạt phi pháp Bãi Cỏ Mây, Trường Sa? (GDVN).
- Philippines nâng cấp hải quân để chống “kẻ bắt nạt” (TN). - Philippines tăng sức mạnh cơ bắp trên Biển Đông (SM). - Trung Quốc bực tức trước Philippines đầy tự tin (VnMedia).
- Đài Loan: Tàu cá chưa xâm phạm lãnh hải Philippines (SM).
- Philippines hối thúc Mỹ bảo vệ tự do hàng hải Biển Đông (KT).
- Thêm một tàu cá Đài Loan bị Nhật Bản bắt giữ vì hoạt động trái phép (SM).
- Thấy gì từ dự án đường ống dẫn dầu khí Trung Quốc – Myanmar? (PT).
- Tranh chấp lãnh thổ vẫn là rào cản trong quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ (GDVN). - Dùng thiện chí tạo tin cậy (TN).
- Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13: Không lập Tòa án Hiến pháp, không đa sở hữu đất đai (GDVN).
- Bùi Hoàng Tám: “Dân chủ hình thức sẽ dẫn tới quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, tha hóa…!” (DT). – Phó Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha: Giám sát lời hứa của các “tư lệnh” ngành làm căn cứ lấy phiếu tín nhiệm (HNM).
- Quốc hội muốn giảm thuế để cứu doanh nghiệp (SM). – Quốc hội thảo luận về Luật thuế TNDN: Đồng ý giảm thuế cho báo chí (TP). - Giảm thuế để vực dậy doanh nghiệp (TT). - Cần tạo niềm tin cho doanh nghiệp (TP).
- Góp ý cho Dự thảo Luật Phòng, chống khủng bố: Chưa rõ ai là người chỉ huy chống khủng bố (LĐ).
- Thái Nguyên: Nỗi lo sau cuộc di dân siêu tốc (DV). - Khó biện minh (TN). - “Luận tội” công trình sai phép (TN). - Vụ lấn chiếm đất rừng ở Phú Quốc: chưa xử lý sai phạm (TP).
- Công chức: Tham nhũng vặt quá phổ biến (PT). - Chống tham nhũng vặt: Cấm đổ “dầu” có làm “cháy máy”? (HQ). - Sai phạm ở Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất: Giám đốc khai chi tiền cho trưởng phòng (PLTP).
- Ông Nguyễn Quốc Hùng – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội: “Không có chuyện phải ‘bôi trơn’ hay ‘nhóm lợi ích’ ở bến xe Mỹ Đình (GDVN).
- Global Witness bất ngờ “tố” bầu Đức nói sai sự thật (DT).
- Myanmar trong tầm ngắm của các nước lớn (TN). - Tổng thống Obama ủng hộ Myanmar (PLTP).
- Đổ hàng tỷ USD ‘đánh bóng hình ảnh’, Trung Quốc vẫn bị ghét khắp nơi (Infonet).
- Triều Tiên thả 16 ngư dân Trung Quốc (PT). - Ngoại trưởng Hàn: Trung Quốc cũng không đoán nổi Triều Tiên sẽ làm gì (GDVN). - Mỹ quyết định phóng Minuteman bất chấp phản ứng của Triều Tiên (ANTĐ).
- Triều Tiên thử vũ khí hay bỡn cợt cường quốc? (VnMedia). - Thái độ Trung – Mỹ với Triều Tiên: Gió đã đổi chiều (PN Today). - Mỹ mở rộng đối thoại với Triều Tiên trong năm 2014 (TTXVN).
- TRƯỜNG SA HÀNH TRÌNH KÝ- tiếp theo (Văn Công Hùng). - Những lá cờ giữa Trường Sa và những câu chuyện… (SGTT).
- Lập 2 trạm kiểm ngư tại Trường Sa (TT).
- Tàu Kilo Việt Nam ‘vượt trội’ đối thủ những gì? (TP).
- 4 tàu TQ hiện diện trái phép ở Trường Sa, Việt Nam (PN Today). - Điều kỳ lạ xảy ra với tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa (VTC).
- Philippines tăng cường sức mạnh quân sự để khỏi bị “bắt nạt” (PT). - Philippines chi 1,8 tỷ USD bảo vệ vùng biển tranh chấp (TP). - Philippines sẵn sàng trả tiền cho gia đình ngư dân Đài Loan bị bắn (LĐ). - Philippines “bồi thường” 1 triệu Đài tệ cho ngư dân Đài Loan (KT). - Philippines đủ sức chống kẻ lẻn vào sân sau nhà mình (LĐ).
- Đài Loan muốn mua 2 chiến hạm cũ của Mỹ (KT).
- Trao đổi về bài viết “Tại sao Việt Nam liên tục ‘nhai đi nhai lại’ các thông điệp phản đối Trung Quốc?” (FB Nam Mô/ Quê Choa).
- Thư ngỏ của ngư dân gửi lãnh đạo đảng, nhà nước (DLB).
- Tôi đi xem xử án (DLB). - Tôi đi dự phiên tòa xử Người Yêu Nước. - Vụ Phương Uyên và Nguyên Kha (Đông A). - Album ảnh Đinh Nguyên Kha (Nguyễn Tường Thụy).
- Nhà thơ Cu Ba Alvara Marino: “Không, tôi không cần sự khoan hồng” (Bà Đầm Xòe). “Không, tôi không cần sự khoan hồng/ vì tôi không có tội./ Tôi chỉ khao khát sự tự do cho đất nước này/ và tôi sẵn sàng chết cho điều đó./ Hãy treo cổ tôi lên với bản án: “Đây là kẻ ngoan cố/ – kẻ đã dám khao khát tự do.”/ Ở đất nước này mọi bản án đều đã được viết sẵn/ và đã được để sẵn trong hộc bàn của những quan toà./ Lũ hèn nhát sẽ lấy một bản án ra và điền tên tôi vào,/ và tôi sẽ nghe bọn chúng đọc thuộc lòng/ những ngôn từ mà mọi người đều đã biết“.
- Trương Đình Trung – Sự thiếu vắng Ý Thức Dân Chủ trong lời kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh (Dân Luận). - Hồ ông sinh ngày tháng năm nào? (hồi 2) (DLB).
- ĐCSVN – Sự đê tiện và dốt nát của đỉnh cao trí tuệ! (DLB).
- Chó Cắn Chó, Xem qua để biết!: Dung hòa, cân bằng quyền lực, hay cuộc cẩu đấu…? (DĐCN).
- Sửa đổi Hiên pháp: Một vở tuồng chèo của Đảng! (DĐCN).
- NHNN lấy đâu ra tiền cho vay mua nhà và mua nợ xấu? (Nguyễn Vạn Phú). “Nay 30.000 tỷ đồng bơm ra thị trường cho người dân vay để mua nhà và doanh nghiệp vay để xây nhà xã hội là từ bên nào? Không phải từ bên tài khóa (Bộ Tài chính) vì ngân sách đang thâm hụt, lấy đâu ra tiền mà bơm cho bất động sản. Mà lấy từ ngân sách thì phải báo cáo xin phép Quốc hội phiền phức lắm. 30.000 tỷ đồng này lấy từ NHNN. Vậy câu hỏi là NHNN lấy đâu ra tiền để làm chuyện này? Câu trả lời rất đơn giản: NHNN in tiền“. - Kỷ lục lạm phát của Việt Nam vượt các nước trong khu vực (TBKTSG).
- Cứ hết nhiệm kỳ là được thưởng nửa tỷ đồng (Đào Tuấn).
- Làm rõ việc dự án điện mặt trời miền núi bỏ không (Chính phủ).
- Y đức thời…thổ tả (Nguyễn Duy Xuân).
- Làn sóng Trung Quốc sẽ biến VN thành bãi rác công nghiệp? (Đào Tuấn).
- Báo cáo đại biểu Quốc hội về dự án bôxit, thị trường vàng… (TT).
- Chưa rõ ai là người chỉ huy chống khủng bố (LĐ).
- Xung quanh chất lượng xây dựng luật: Phải từ các đại biểu Quốc hội (ĐĐK).
- Truyền hình Quốc hội- Một trọng trách mới (VOV).
- “Xã hội còn nhiều định kiến với công chức” (ND). - Loại 1/3 công chức, cỗ máy vẫn chạy tốt? (ND).
- Chủ tịch xã tiếp tay cho… lừa đảo (LĐ).
- Lý Khắc Cường đã đến New Delhi: Chuyến đi củng cố lòng tin (GD&TĐ). - Thủ tướng Lý Khắc Cường xoa dịu Ấn Độ bằng những lời hùng biện (SM).
- Trung Quốc điều tra quan tham ngân hàng (LĐ). - Trung Quốc chi hơn trăm tỉ USD để duy trì an ninh trong nước (TN).
- Cố vấn đặc biệt Triều Tiên thăm Trung Quốc (VOV). - Ông Kim Jong-un cử đặc phái viên cấp cao đến Trung Quốc (TN). - Hàn Quốc: Mối đe dọa từ Triều Tiên “chưa từng có” (KT). - Nhật Bản – Triều Tiên có thể tái khởi động đàm phán song phương (GDVN).
KINH TẾ
- Cơ hội của cải cách (TT). - Cải cách DNNN vẫn rất chậm chạp (TBKTSG).
- Chính thức thành lập công ty mua bán nợ xấu (DV). - Thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam (TBKTSG). - Các doanh nghiệp bán nợ xấu cho VAMC sẽ tiếp tục được vay vốn (TBNH).
- Kỷ lục lạm phát của Việt Nam vượt mọi quốc gia (TBKTSG). - Tăng trưởng và lạm phát: Lựa chọn mục tiêu nào? (CP).
- Vietinbank được nâng tín nhiệm nhờ vốn ngoại (BBC). “Mức b3 cũng là mức xếp hạng cao nhất đối với BCA mà Moody’s dành cho các ngân hàng tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại”.
- Giá chứng khoán Việt Nam tăng vọt (VOA).
- Cần giảm thuế để cứu doanh nghiệp (NLĐ).
- Tập đoàn, tổng công ty: Nợ và lỗ vẫn lĩnh lương “khủng” (TQ).
<- Ông Vũ Viết Ngoạn: Vẫn còn dư địa để hạ lãi suất (HQ). - Lãi suất có là chuyện DN lo nhất? (CP). - Ngân hàng Nhà nước: Không khó về vốn mà khó về lòng tin (DV). - Nghịch lý tiền vốn: Ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp thiếu vốn (QĐND). - Hạ lãi suất không còn là chiếc đũa thần (VOV). - Lại tranh cãi chuyện ngân hàng ‘ăn dày, ăn mỏng’ (Infonet/Zing).
- Thị trường vàng sau một năm triển khai NĐ 24 (TBNH).
- Không nên chỉ ưu đãi thuế với bất động sản (VNN).
- Phát hiện nhiều sai phạm của các công ty kinh doanh xăng dầu (SGTT).
- Lương cao gây sốc! (NLĐ). - Choáng với thu nhập… “trên đầu, trên cổ” nông dân! (NLĐ). - “Thu nhập cao như vậy là rất khó coi” (DV).
- Quản lý nuôi yến: Rối! (NLĐ). - Quản lý nuôi chim yến: Doanh nghiệp lo sốt vó, dự thảo còn chung chung (TN). - Doanh nghiệp kinh doanh yến kêu cứu (Infonet/Zing).
- ‘Hàng TQ kém chất có phần lỗi thương nhân Việt’ (TVN).
- Nóng bỏng quan hệ thương mại Trung Quốc – châu Âu (RFI).
- Philippines, tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn nghèo (RFI).
- Công ty Apple bị cáo buộc lợi dụng sơ hở của thuế (VOA).
- Đọc 2 bài này để hiểu thêm chuyện thuế má ở xứ Cờ Hoa: Mùa Kiểm Thuế (Sống Magazine). - Vượt qua kỳ kiểm toán thuế.
- Giải cứu nền kinh tế: Chấp nhận bội chi? (TP). - Cần “liều thuốc“ mạnh để vực dậy nền kinh tế (PLVN).
- Thủ tướng ký quyết định lập Công ty xử lý nợ xấu (Infonet). - Thành lập công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu (LĐ). - Giải quyết lãi suất, hãy xử lý nợ xấu (PLTP).
- Lỗ và nợ của tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện thế nào? (VnEco/TP).
- Có giao dịch lãi suất 37,5% ! (TN).
- Chộn rộn với tiền nhàn rỗi (SGTT).
- Trong ngắn hạn, khó đạt tăng trưởng cao (SGGP). - Lạm phát Việt Nam có xu hướng tăng cao (PLTP).
- Thất thường như giá vàng trong nước (LĐ). - Làm sao tránh vàng nhái SJC? (PLTP).
- Rớt 24 bậc trong top đại gia, ông Đặng Văn Thành còn bao nhiêu tiền? (GDVN).
- Giám đốc ‘bó gối’, thừa vốn vẫn nghĩ kế thoái lui (VEF). - Lao đao cổ phiếu thép (VnEco). - TTCK đang dần mất sức hấp dẫn? (LĐ).
- Yêu cầu báo cáo hằng tháng về giao dịch, kinh doanh bất động sản (LĐ).
- Ưu đãi thuế mạnh hơn nữa để cứu DN (PLTP). - Giảm thuế VAT cho nhà ở xã hội dễ gây áp lực cho ngân sách (VOV). - Thu ngân sách phải trông vào doanh nghiệp (TN).
- ‘Số lượng lớn doanh nghiệp đã chết, chỉ chờ chôn thôi’ (VNE). - Doanh nhân trần tình những lý do ‘chết thảm’ (PT).
- Ý kiến: Liên kết kinh tế vùng (SGGP).
- Mỹ tăng mức thuế chống bán phá giá cá tra (PLTP). – Thuế chống bán phá giá tăng 65%: Cá tra Việt Nam bị chặn đường vào Mỹ (DV).
- Vụ lúa lép: Báo cáo Thủ tướng và đề xuất hỗ trợ (DV). - Nông dân sớm được hỗ trợ (TP).
- Apple, công ty trốn thuế lớn nhất tại Mỹ? (Infonet).
- Quốc hội “mổ xẻ” nút thắt về nợ xấu, lãi suất, đầu tư công (HNM).
- Kinh tế khó khăn hơn, giải pháp phải mạnh mẽ, quyết liệt hơn (SGGP). - Kinh tế khó khăn: “Hãy làm gì đi chứ!” (VnEco).
- Không thể chờ “phép màu” từ một mình chính sách tiền tệ (NDHMoney).
- Bloomberg: Việt Nam có ít khả năng tiếp tục hạ lãi suất trong năm nay (Vinacorp).
- Tăng bội chi ngân sách, nới lỏng tài khóa để kích cầu? (VOV).
- Phiên đấu thầu vàng thứ 20: Toàn bộ vàng được mua hết (CAND). - Vàng trong nước tiếp tục bất thường (NLĐ).
- Xu hướng trữ tiền trong tài khoản chứng khoán (VTV).
- Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin): Bất tuân “thượng lệnh”, coi thường đối tác (CL).
- Giảm thuế để vực dậy doanh nghiệp (TT). - Khống chế trần quảng cáo là “trói tay” doanh nghiệp (SM).
- Thâm hụt thương mại Nhật Bản tăng tới mức kỷ lục (TTXVN).
- Khủng hoảng dai dẳng ở Eurozone bao giờ kết thúc? (TTXVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Lãnh đạo Hà Nội xin lỗi người dân Đường Lâm (VNN). - Bí thư Hà Nội xin lỗi người dân Đường Lâm (VNE). - Bí thư Hà Nội yêu cầu sớm hoàn thành quy hoạch Làng cổ Đường Lâm (CP). - Tìm ra “chìa khóa” bảo vệ di sản Đường Lâm (KTĐT). - Chán nản ở làng di sản (NLĐ). - Cần sớm tháo gỡ những khúc mắc tại Làng cổ Đường Lâm (NB&CL). - Giải pháp bảo tồn Đường Lâm: vẫn chờ (TQ). - Bảo tồn Làng cổ Đường Lâm: Chưa có tiền lệ!(ND). Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị nói chuyện với ông Hà Hữu Thể, chủ nhân ngôi nhà đang được JICA giúp đỡ tu bổ. =>
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 39) (Nhật Tuấn).
- NHÀ THƠ XƠ XÁC… VÌ THƠ (Nguyễn Trọng Tạo).
- VĨNH BIỆT NHÀ THƠ, NHẠC SĨ ĐOÀN VĨNH PHÚC (LÊ VŨ) (Nguyễn Trọng Tạo). - NHÀ THƠ LÊ VŨ: “CHÚ GÀ TRỐNG GÁY VỠ MẶT TRỜI” (Văn chương +). - LÊ VŨ: “BÙI GIÁNG, ĐIỆU THÊ THIẾT RỐNG, ĐIỆU BÀNG BẠC CA” .- CHO ANH VỀ TRÚ MÁI HIÊN EM, PHỐ KHÓI – ĐOÀN VĨNH PHÚC .
- NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ: TÀI NĂNG VÀ TẤM LÒNG THƠM THẢO (VC+).
- CHIA BUỒN VỚI NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ THU HUỆ (Văn Công Hùng).
- ai đem phân chất một mùi hương (Nhị Linh).
- Nhà khoa học và phản ứng xã hội (TS).
- Đóng vai độc, lạ (NLĐ).
- Nhạc Việt bị đạo: Huề cả làng (PNTP).
- Vết đen ở LHP Cannes (NLĐ).
- SỐNG NHƯ NICK VUJICIC: Hạnh phúc vẹn tròn (NLĐ).
- Không cần K+ vẫn có thể xem EPL: Sáng kiến hại dân (DV).
- Video: Phim tài liệu: Văn hoá Hàn Việt: Sức mạnh mềm (VTV).
- “Behind the Candelabra “, cuộc chung sống với Liberace (RFI). - Nhiều lời khen cho bộ phim về tội ác Khmer Đỏ của Rithy Panh (RFI).
- Nhân sự VFF: Tổ kiểm phiếu trần tình về vụ kiểm phiếu nhầm (VNN). - Sai sót kiểm phiếu là nghiêm trọng (NLĐ).
- Triển lãm hoa Chelsea 2013 (BBC).
- Phải lo cho dân bên cạnh giữ di sản (TN).
- Vụ san lấp, bán hiện vật di tích quốc gia: Sẽ khôi phục theo đúng hiện trạng (TN).
- GS Trần Lâm Biền: Cần một cái bắt tay (PT).
- Nghề chơi cũng lắm công phu – Kỳ 26: Người “cuồng si” văn hóa Tà Ôi (TN).
- “Làng ma- 10 năm sau”: Ma mới có hơn ma cũ? (TP).
- Buồn cho điện ảnh Việt (DV).
- Tự truyện Nick Vujicic (P10): Sống có mục đích và đam mê (GDVN).
- Khi Sidney Sheldon kể khổ (TP).
- Nhiều lý do để xem xét hoãn Đại hội VFF (KP).
- Khi ông Nghị lần nữa xin lỗi dân (VNN). - Tu bổ, tôn tạo Làng cổ Đường Lâm sẽ có 50% kinh phí từ Nhà nước (DV). - Bảo tồn làng cổ Đường Lâm: Chưa vội Di sản thế giới! (TTVH).
- Vụ bán hiện vật di tích quốc gia: Sẽ khôi phục lại hiện trạng (Tinnong).
- Ban quản lý di tích Đình làng Trung Tự nên biết việc này! (PL&XH).
- Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú qua đời (TTVH).
- Phạm Thành Hưng: ĐỌC “NỘI DUNG XÃ HỘI TRUYỆN KIỀU” NGẪM LẠI THÂN PHẬN MỘT TRIẾT GIA (Nguyễn Trọng Tạo).
- Chuyện về ông “nhà báo xóm” (QĐND).
- Sao Mai 2013 sang châu Âu kiếm tài năng (TTVH).
- Chiều nay, Nick Vujicic sẽ đến Việt Nam (PT).
- Đại hội VFF đủ trí tuệ để tự kiểm phiếu! (LĐ). - VFF: Giải trình… (LĐ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- ‘Không giới hạn báo chí đưa tin tiêu cực’ (VNN). - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: không cấm báo chí đăng tiêu cực thi cử (TT). - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: “Đưa tin tiêu cực khiến thí sinh sốc…” (NLĐ).
<- Tại sao đại học hàng đầu lại kiện cáo liên miên? (VNN).
- Trường nghề vẫn chưa hấp dẫn (NLĐ).
- Học sinh vẫn mơ hồ về giáo dục giới tính (GD&TĐ).
- Trường phải triển khai ngay biện pháp phòng, tránh đuối nước cho HS-SV (PNTP).
- Hoa Kỳ: Học sinh gốc Việt được học bổng của tỷ phú Bill Gates (VOA).
- Trung Quốc: Đào tạo đại học thiếu tính thực tiễn (VTV).
- Giáp Văn Dương: 60 năm ngày khám phá ADN – Kỳ cuối: Mở cuốn sách bí mật sự sống (TTCT).
- Khi bước vào tuổi 40 (Todaysparent/ Sống Magazine).
- Đánh máy là một nghề “nguy hiểm”? (TVN).
- Trường hoãn thi liên thông vì không có thí sinh (TN).
- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận: Chống gian lận thi cử phải có trách nhiệm! (SGGP). - Không giới hạn báo chí đưa tin tiêu cực thi cử ! (TN). - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Không bao che tiêu cực thi cử! (PLTP). - Chống tiêu cực trong thi cử phải làm từng bước, kiên trì (HNM). - Chẳng ai dại dột chỉ đạo báo chí “ém” tiêu cực! (Infonet).
- Giải tỏa áp lực mùa thi (TT).
- Cần lắm lời thầy cô dành cho trẻ (PLTP).
- Học thuộc Văn mẫu là đánh mất tư duy sáng tạo (VOV).
- Giáo dục cảm xúc cho học sinh: Vẫn là khoảng lặng (HNM).
- Yêu cầu các trường khẩn trương dạy bơi cho học sinh (PLTP).
- Chàng trai xứ Thanh có duyên với giải thưởng Vật lý (DT).
- “Ép” trẻ mầm non học chữ (SGGP).
- Khi thạc sĩ bán hàng đa cấp (TT).
- Ứng dụng công nghệ nano – Kỳ 3: Niềm hy vọng cho người bị ung thư (TN).
- Chủ tịch Viện Nghiên cứu vì sự Phát triển Pháp thăm Việt Nam (TP).
- Dự thảo: Đại học vùng được phép tổ chức thi tuyển sinh riêng (GD&TĐ).
- Sinh viên bị “bắt chẹt” khi muốn rút hồ sơ học tập (ANTĐ).
- Thông tin chính xác, sĩ tử an tâm (GD&TĐ).
- Chấm dứt hoạt động giáo dục tại hai cơ sở không phép (PNTP).
- Nghịch cảnh: Cấp 1 học chung phòng với cấp 2 (GDVN).
- Người dân vùng sâu đua nhau hiến đất xây trường (GD&TĐ).
- Thanh Hóa: Tăng cường giáo viên cho vùng cao, vẫn thiếu (GD&TĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- 48 em bé đã bị tiêm lô văcxin hết hạn sử dụng (VNE). - Đình chỉ bác sĩ tiêm vắc-xin hết đát (VNN).
- Dịch bệnh gia súc, gia cầm cơ bản được khống chế (TTXVN). - Chặn 320 kg thịt heo thối vào TPHCM (NLĐ).
- Đường sắt trên cao Hà Nội có thể “vỡ” tiến độ! (VNN).
- Người đi tìm ‘chất xúc tác’ ngăn chặn nạn buôn người ở Việt Nam (P2) (VOA). Mời xem lại phần (P1).
- ‘Trinh nữ Việt Nam’ bị rao giá 3.000 USD (VNE).
- Điều tra vụ “lén lút” bán quặng sắt ra ngoài (DV).
- Bứng tận gốc trâm cổ thụ bán sang Trung Quốc (DV).
- Cô bé 2 tuổi đọc báo trôi chảy (LĐ).
- Tử hình kẻ chủ mưu vụ nổ mìn tiệm vàng Hoàng Tín (TTXVN). – TP.HCM: Xét xử băng cướp dùng súng chuyên cướp tiệm vàng (TN).
- ‘Bức tử’ sông Hồng, cầu nghìn tỷ bị đe dọa (VTC). - Hà Nội: “Băm nát” một khúc sông Hồng (DT).
- Người dân miền Trung “trốn chạy” nắng đổ lửa (VOV).
- Rừng tây nam chân núi Chóp Chài đang cháy (TT). - Dập lửa bằng… cành lá, bất lực nhìn 50 ha rừng cháy rụi (NLĐ).
- Nhiều “sức ép” với ĐBSCL (NLĐ). - ĐBSCL ngày càng dễ bị tổn thương (TN).
- Video: Tình trạng chống đối quyết liệt kinh doanh gia cầm trái phép (VTV). Xem để suy ngẫm 3 điều: 1- “Đói ăn vụng, túng làm liều”, người dân đã quá cùng cực, nên mới phải vậy. 2- “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, quan chức, cán bộ từ chóp bu cho tới cấp phường xã tham nhũng, vi phạm pháp luật đủ kiểu mà không bị pháp luật trừng trị. Vậy thì cố “giáo dục” nhân dân “tuân thủ” quy định này nọ phỏng có ích gì? 3- Nói rằng họ “kinh doanh trái phép”, vậy thử hỏi cụ già kia, muốn “kinh doanh” ba con gà để kiếm cháo qua ngày, làm sao được “cấp phép” đây? =>
- Video: Talk Việt Nam: Bác sỹ Mỹ và dự án mang tên ‘Hạt gạo’ (VTV).
- Nhà khoa học Mỹ liên quan đến tập đoàn Hoa Vi tại Singapore bị sát hại (RFI).
- Video: Khám phá thế giới: Người Bedouin ở Jordan (VTV).
- Mỹ: Thương vong do lốc xoáy lên tới 324 người (NLĐ). - 91 người chết vì bão lốc, Tổng thống Mỹ tuyên bố tình trạng thảm họa (TN).
- Vụ tiêm vắc xin quá hạn: Có sai sót trong quy trình nhập vắc xin (TN). - Kiểm tra toàn bộ vaccine hiện có (LĐ). - Đình chỉ cán bộ tiêm vắc xin hết hạn cho trẻ (TP). - Tiêm vaccin viêm gan B: Người dân còn thờ ơ (DV).
- Rợn người ‘công nghệ’ sản xuất giò, nem (PT).
- Những chủ nợ bất đắc dĩ (TP).
- Dẹp xe quá tải: Chỉ phạt ngoài đường thì không thể! SGTT).
- Phụ nữ mua dâm: Rủi ro lớn, đau khổ nhiều (DV).
- Virus H7N9 ở Trung Quốc đã được kiểm soát đáng kể (VOV).
- Lốc xoáy kinh hoàng ở Mỹ (TN).
- Bộ Y tế chấn chỉnh công tác tiêm chủng (CP). - Nhiều sai phạm ở Trung tâm Y tế huyện Ea Kar (VOV).
- Lâm Đồng: Xét nghiệm dịch bệnh trên đàn chim yến (DV). - Người dân hun khói đuổi chim yến (NLĐ).
- TP HCM: Gian nan quản lý kinh doanh gia cầm trái phép (PT). - Xem xét kiểm điểm việc để trứng bẩn bán tràn lan (SGTT). - Kinh hoàng công nghệ làm thạch đen (VTV).
- Ấm áp những ngôi nhà Nghĩa tình Trường Sơn (BP).
- Người nhà tổng giám đốc một công ty nấu cao hổ (NĐT).
- Hít khí độc, hàng trăm người nôn ói (TT).
- An Giang: Tòa tuyên hủy các sổ đỏ “siêu nhanh” (CL).
- Bảo vệ rừng nổ súng làm chết người: Mỗi bên nói một phách (TT).
- Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ dự án điện mặt trời phơi mưa nắng (SM).
- “Không thể sống nổi” ở các thành phố loại 1 của Trung Quốc (Gafin).
- Mỹ: Chỉ có 24 người chết vì lốc xoáy tại Oklahoma (Tinnong).
QUỐC TẾ
- Israel và Syria đấu súng nảy lửa qua biên giới (NLĐ). - Nga muốn Iran được phép tham dự hội nghị hòa bình Syria (VOA).
- Iran: 2 nhân vật có tiếng tăm không được tranh cử tổng thống (VOA).
- 7 người chết, hơn 60 người bị thương trong các vụ tấn công ở Iraq (VOA).
- Afghanistan mưu tìm sự hỗ trợ quân sự từ Ấn Độ (VOA). - Bom vệ đường giết chết 10 cảnh sát Afghanistan (VOA)
- Trung-Ấn nhất trí giảm căng thẳng biên giới (TQ)..
- Tìm thấy dầu ngoài khơi bờ biển Namibia (VOA).
<- Lốc xoáy khủng khiếp tàn phá Oklahoma (VOA). - Nhiều người thiệt mạng vì lốc xoáy ở Mỹ (BBC). - Oklahoma sau cơn lốc xoáy (BBC). - Lốc xoáy tàn phá Oklahoma (BBC). - Hoa Kỳ : Lốc xoáy tại Oklahoma làm hàng chục người chết (RFI). - Nhân viên cứu hộ tìm kiếm người sống sót sau trận lốc xoáy ở Oklahoma (VOA). “Các giới chức tại Oklahoma đã duyệt lại con số tử vong và cho biết chỉ có 24 tử thi được tìm thấy sau cơn lốc xoáy tàn phá thị trấn Moore”. - 51 người thiệt mạng trong trận bão lốc ở Oklahoma (VOA). - TT Obama nói với nạn nhân bão lốc: Các bạn không đơn độc (VOA).
- Thị trưởng Osaka, ông Toru Hashimoto: ‘Lính Hàn Quốc lạm dụng phụ nữ VN’ (BBC).
- Ủy ban Thượng viện Mỹ đồng ý vũ trang cho phe nổi dậy Syria (TTXVN/Tin tức).
- Phát hiện xe quân sự Israel tại Syria (TN). - Mỹ: Iran và Hezbollah trực tiếp tham chiến tại Syria (TTXVN).
- Ai Cập mở chiến dịch giải cứu 7 binh sỹ bị bắt cóc (VOV).
- Taliban tính cướp chính quyền Afghanistan vào 2014 (TTXVN).
- Một thông điệp mạnh mẽ của Moskva (GD&TĐ).
- Thị trưởng Nhật bị nhiều nước chỉ trích (PLTP).
- Syria và Israel đấu súng nảy lửa qua biên giới (ĐV). - Thế giới chuẩn bị Hội nghị quốc tế Geneva 2 về Syria (VOV). - Mỹ sẽ cung cấp vũ khí hợp pháp cho phe đối lập ở Syria? (QĐND). - Hé mở cánh cửa hòa bình tại Syria (CP).
- Quân đội Iran đưa vào trang bị một loạt tên lửa hiện đại (ANTĐ). - Iran là mối đe dọa lớn nhất của Israel (VnM).
- Thủ tướng Iraq ra chỉ thị về cải tổ lực lượng an ninh (TTXVN).
- Đưa Hezbollah vào danh sách các nhóm khủng bố (VOV).
- Thế giới ngầm của Tình báo nội địa Shin Bet (ANTĐ).
- Mỹ: Còn quá sớm để bỏ lệnh cấm vận Myanmar (Infonet). - Mỹ-Myanmar ký thỏa thuận về thương mại và đầu tư (TTXVN).
- Tổng thống Obama chịu áp lực lớn (NLĐ).
- Nga sắp tháo dỡ tàu ngầm “khủng” nhất thế giới (TN).
- Pháp: Nhà sử học tự sát trong nhà thờ Đức Bà (KP).
*RFA: + Sáng 21-05-2013; + Tối 21-05-2013
*RFI: 21-05-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 21/05/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 21/05/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 21/05/2013; + Tài chính tiêu dùng – 21/05/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 21/05/2013; + Nhịp đập 360 độ thể thao – 21/05/2013; + 360 độ thể thao – 21/05/2013; + Thể thao 24/7 – 21/05/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 21/05/2013; + Cuộc sống thường ngày – 21/05/2013; + Danh ngôn và cuộc sống – 21/05/2013; + Thời tiết du lịch – 21/05/2013; + Thời sự 12h – 21/05/2013.
Nguyễn Anh Tuấn - Trao đổi về bài viết “Tại sao Việt Nam liên tục ‘nhai đi nhai lại’ các thông điệp phản đối Trung Quốc?"
Nội dung bài viết đan xen giữa các lập luận với những trải nghiệm, cảm
xúc cá nhân của tác giả, bởi vậy tương đối khó theo dõi. Đối với phần
trải nghiệm của tác giả, tôi xin phép không bàn tới, vì nó không biện
minh được gì nhiều cho các lập luận, mà đơn thuần chỉ khiến tôi ‘ghen
tỵ’ bởi tác giả, nhờ một lý do nào đó (‘đi thăm và kiểm tra các đảo’),
đã có may mắn được đến một phần lãnh thổ máu thịt của đất nước – điều mà
nhiều người Việt Nam khác cũng mong mỏi nhưng không có cơ hội.
Về phần lập luận, tôi muốn trao đổi xung quanh hai luận điểm chính của
tác giả: (1) Không thể và không nên kiện Trung Quốc ra Tòa Quốc tế, và
(2) Những thông tin về hành vi ngang ngược của Trung Quốc đối với ngư
dân cũng như chủ quyền Việt Nam do các nhà báo đưa ra trong nhiều trường
hợp đã có sự nhầm lẫn.
Vị trí của tàu cá Trung Quốc xâm nhập. ảnh:Tuoitre.vn |
Về luận điểm thứ nhất: ‘không thể và không nên kiện Trung Quốc ra Tòa quốc tế’, được tác giả biện minh bằng các lý do sau:
Lý do thứ nhất là,
"Chúng ta đang bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc (bạn nào có comment ý
này vô cùng chuẩn xác). Nếu chúng ta chỉ cần “lên gân” với Trung Quốc
thì có thể hàng chục triệu gia đình sẽ lâm vào cảnh lầm than bằng những
đòn đánh vào kinh tế."
Chưa nói đến ảnh hưởng từ những đòn trừng phạt kinh tế của Trung Quốc
liệu có lớn đến mức mà tác giả lượng định (hàng chục triệu gia đình sẽ
lầm than?) và trách nhiệm chủ yếu của chính quyền Việt Nam trong việc
‘lệ thuộc quá nhiều’ vào Trung Quốc như hiện nay, lập luận này tiềm ẩn
những nguy hiểm trong vấn đề đối ngoại: nó tạo ra khuôn khổ cho một thái
độ nhân nhượng vô hạn định đối với nước lớn và xác lập thứ tự ưu tiên
cho lợi ích kinh tế đối với chủ quyền quốc gia.
Lý do thứ hai của tác giả là,
"Ngay cả nếu chúng ta “kiện thắng” thì tòa án Quốc tế cũng không có chức năng hành pháp."
Bỏ qua nhầm lẫn về khái niệm ( thuật ngữ ‘hành pháp’/executive thông
thường được dùng để chỉ chức năng và thẩm quyền của chính phủ; còn trên
website của mình, Tòa án Quốc tế về Luật biển ITLOS nói rằng ‘ Tòa không
có phương tiện/cách thức để thi hành các phán quyết của nó’/ the
Tribunal has no means of enforcing its decisions.), vấn đề đặt ra là,
nếu như phán quyết của ITLOS hoàn toàn không có ảnh hưởng gì thì cớ sao
nó lại tồn tại đến bây giờ và mỗi năm còn tiêu tốn đến hàng chục triệu
euro? Sao không giải tán nó đi?
Cần đặt câu hỏi này trong bối cảnh nền chính trị toàn cầu hiện đại, nơi
mà quyền lực mềm đang nổi lên như một nhân tố quan trọng trong quan hệ
quốc tế . Ngay cả những quốc gia nổi tiếng độc đoán như Trung Quốc và
Nga thời gian gần đây cũng phải chú ý đến sức ảnh hưởng của thứ quyền
lực này. Mà quyền lực mềm thì luôn gắn liền với các giá trị phổ quát,
nhân bản, bao gồm cả công lý, được thể hiện phần nào qua các phán quyết
của các Tòa án Quốc tế. Đúng là, thắng lợi của Việt Nam trong một phiên
tòa của ITLOS chưa chắc có thể đem về chủ quyền thực tế ngay cho Việt
Nam nhưng ít nhất sẽ tạo ra một hậu thuẫn quốc tế hết sức rộng lớn và
vững chắc cho tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, đồng thời khiến yêu sách
của Trung Quốc trở nên lố bịch trong mắt công luận thế giới.
Lý do thứ ba là,
"Cùng với đó, họ sẽ dùng ảnh hưởng của mình để gây sức ép lên cộng đồng
Quốc tế và cô lập Việt Nam, bao vây kinh tế v.v… Trong khi đó, cái mà
chúng ta cần nhất bây giờ là tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế.
Tôi không rõ vì sao tác giả cho rằng, một khi Việt Nam kiện Trung Quốc
ra ITLOS thì Trung Quốc sẽ ‘gây sức ép lên cộng đồng Quốc tế và cô lập
Việt Nam, bao vây kinh tế v.v…’."
Tôi cũng không rõ bằng cách nào mà Trung Quốc có thể làm được điều này,
và ‘cộng đồng quốc tế’ nào sẽ cô lập Việt Nam chỉ vì Việt Nam lựa chọn
con đường tài phán – một giải pháp văn minh trong quan hệ quốc tế - để
giải quyết tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Đúng ra, một khi đã thừa
nhận rằng ‘cái chúng ta cần nhất bây giờ là tranh thủ sự ủng hộ của
cộng đồng quốc tế’, tác giả phải ủng hộ giải pháp nhà nước Việt Nam kiện
Trung Quốc ra ITLOS và tìm kiếm chiến thắng ở phiên tòa này như là cách
thức tốt nhất để thu được sự chú ý và ủng hộ của dư luận quốc tế trong
một thế giới văn minh, trọng pháp.
Về luận điểm thứ hai, tác giả đề cập hai chuyện:
Một là,
Các tàu đó bị bắn phá do xâm phạm vào “lãnh hải có được vì chiếm đóng
trái phép” của Trung Quốc, nhưng lại là “lãnh hải dựa trên cơ sở pháp lý
quốc tế và căn cứ lịch sử không thể tranh cãi” của Việt Nam. Cho nên
báo chí sẽ phải đưa tin là tàu cá ngư dân bị bắn trong vùng lãnh hải
“của Việt Nam”. Thậm chí Bộ Ngoại Giao cũng phải tuyên bố như vậy. Và
chính sự nhập nhằng này cũng khiến nhiều người cho rằng chúng ta quá hèn
kém khi để cho ngư dân bị vạ lây như vậy.
Chính phủ tuyên bố một khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngư dân tiến
vào khu vực ấy đánh bắt cá thì bị phía Trung Quốc bắn mà hoàn toàn không
nhận được sự bảo vệ nào từ phía Chính phủ. Một chính phủ như thế, nếu
không hèn, không kém, còn biết gọi là gì?
Trong khi đó tác giả lại nhận định rằng,
Chúng ta cũng chấp nhận việc “gây hiểu lầm” về năng lực bảo vệ ngư dân
Tôi không rõ sự ‘hiểu lầm’ mà tác giả muốn nói đến là gì. Song, mấy năm
qua, có không ngớt những thông tin đau lòng về ngư dân Việt trên biển
Đông, bị Trung Quốc đuổi bắn, bắt giam, đòi tiền chuộc. Ngư dân có lẽ
không cần chính phủ phải ‘gây hiểu lầm’ về năng lực bảo vệ họ, mà họ cần
được bảo vệ một cách thực chất.
Hai là,
"Tương tự với việc Trung Quốc xua đội tàu cá hàng chục chiếc “tràn vào
khu vực Trường Sa và Hoàng Sa” của Việt Nam để đánh bắt trái phép. Trong
thực tế, quanh năm suốt tháng đều có tàu cá của Trung Quốc “mon men”đến
gần các đảo của Việt Nam. Điều tương tự xảy ra nếu các tàu này đi vào
lãnh hải của các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị đánh cướp bằng vũ
lực và chiếm đóng trái phép trong quá khứ."
Những lập luận này của tác giả chỉ có thể nói lên một điều rằng, các nhà
báo Việt Nam vừa qua chẳng những đã không cường điệu mối đe dọa từ
chiến lược ‘coi biển Đông là ao nhà’ được thực hiện bằng các tàu cá của
Trung Quốc, mà còn chưa thể hiện đầy đủ mức độ nghiêm trọng của chiến
lược này. Nó cũng chứng tỏ năng lực của chính phủ Việt Nam trong việc
đối phó với chiến lược thâm hiểm của Trung Quốc, thể hiện qua tình trạng
xâm phạm ‘quanh năm suốt tháng’ của tàu cá Trung Quốc như chính tác giả
đã đề cập.
Đôi dòng
Tôi muốn chia sẻ thêm với tác giả bài viết trên một vài điểm như sau:
Thứ nhất, về lý do phê phán chính quyền,
Thực ra, lý do mà nhiều người phê phán sự nhu nhược của chính quyền
trong vấn đề biển Đông không đến từ việc phát ngôn viên Lương Thanh Nghi
‘nhai đi nhai lại’ thông điệp phản đối – điều cần thiết theo thông lệ
quốc tế để có thể thực hiện các giải pháp tài phán về sau – mà chủ yếu
đến từ việc chính quyền đã không hành động đủ mạnh mẽ theo sau những
tuyên bố này, đặc biệt là khi so sánh với những động thái quyết liệt từ
một quốc gia khác trong khu vực là Philippines.
Bên cạnh đó, liệu chính quyền có nhu nhược hay không khi năm 2005, chín
ngư dân Việt Nam bị Cảnh sát biển Trung Quốc bắn chết, và rồi tám năm
sau đó, với biết bao tiền của được đổ vào để hiện đại hóa hải quân, ngư
dân Việt Nam vẫn phải đơn độc trước làn đạn của tàu chiến Trung Quốc
trong vụ việc xảy ra với tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân Lý Sơn tháng 3
năm nay.
Ngoài ra, liệu chính quyền có nhu nhược hay không khi người dân đi biểu
tình chống Trung Quốc bành trướng biển Đông thì bị chính quyền bắt giữ,
đánh đập và chụp mũ ‘phản động’.
Tôi nghĩ, đây mới chính là những nguyên nhân cho thái độ phê phán trên.
Thứ hai, về thái độ ứng xử với Trung Quốc,
Không thể phủ nhận sức mạnh kinh tế là một con bài quan trọng trong
tranh chấp chủ quyền, và không dễ chút nào cho một chính quyền khi phải
cân đo giữa lợi ích kinh tế và chủ quyền quốc gia trong tranh chấp với
với một nước lớn hơn. Song, việc tỏ thái độ mạnh mẽ hơn đối với Trung
Quốc trong vấn đề chủ quyền lại có thể đem đến những cơ hội mới.
Đầu tiên là tạo ra được một đồng thuận xã hội mạnh mẽ của người Việt
trong và ngoài nước, trước mối đe dọa ngày càng lớn từ phía Trung Quốc.
Đồng thuận xã hội là điều cốt yếu cho bất kỳ quốc gia nào muốn ổn định
và phát triển.
Sau nữa là mở ra những cơ hội mới để nâng tầm quan hệ với các đối tác
khác trong khu vực và trên thế giới. Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần xóa
bỏ hình ảnh ‘đồng chí tốt – anh em tốt’ với Trung Quốc vốn tiềm ẩn khả
năng cô lập Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các
tranh chấp với nước này.
Chính sách đối ngoại quả thực không dễ để bàn luận qua đôi ba dòng. Ở
đây, tôi chỉ đưa ra một khả năng khác cho thái độ của chính quyền Việt
Nam đối với Trung Quốc, để có thể tìm kiếm được sự ủng hộ rộng rãi hơn
từ nhiều phía, so với thái độ ‘đồng chí tốt-anh em tốt’ đặt căn bản trên
ý thức hệ hiện nay.
Nguyễn Anh Tuấn
Phan Thanh Tùng, phó tổng giám đốc PTSC chạy chức ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giá ... 28 tỷ
Phan Thanh Tùng |
Trước đó, ngày 13/5, ông Nguyễn Trần Toàn có làm văn bản báo cáo Đảng
ủy, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Ban Thường vụ
Đảng ủy PTSC về việc điện thoại ông nhận được tin nhắn có nội dung cáo
buộc ông Phan Thanh Tùng, phó tổng giám đốc PTSC đã dùng nhiều tỷ đồng
đề chạy chức TGĐ PTSC.
Tin nhắn có nhắc đến hai cán bộ lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam dính líu vụ việc.
Tin nhắn tố chi 28 tỷ chạy chức ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. (Ảnh minh họa) |
Việc làm báo cáo trên của ông Toàn là để bảo vệ uy tín cán bộ cao cấp của Tập đoàn và cán bộ của PTSC.
Chiều 20/5, trả lời báo Người đưa tin qua điện thoại, TGĐ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đỗ Văn Hậu cho biết, Đảng ủy Tập đoàn không nhận được báo cáo nói trên.
'Tôi cũng đã gọi cho anh Hiệp (chủ tịch PTSC - PV) để kiểm tra lại. Hiện nay chúng tôi không nhận được báo cáo này', TGĐ Hậu giãi bày.
Trả lời câu hỏi của phóng viên, có cán bộ nào ở Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy PTSC là Nguyễn Trần Toàn hay không, TGĐ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho hay 'có một nhân sự tên là Nguyễn Trần Toàn ở PTSC'.
Ông Phan Thanh Tùng, người được nhắc đến trong tin nhắn nói trên, sinh ngày 22/07/1970 tại Hải Phòng; Trình độ chuyên môn: Cử nhân Quản trị kinh doanh; Kỹ sư khai thác máy tàu biển; cử nhân Anh văn. Trước khi giữ chức PTGĐ PTSC, ông Tùng là giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải.
Việc bầu TGĐ ở PTSC đang vào hồi gấp rút thì xuất hiện báo cáo này.
Đặng Minh Chính
(Người đưa tin)
Chiều 20/5, trả lời báo Người đưa tin qua điện thoại, TGĐ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đỗ Văn Hậu cho biết, Đảng ủy Tập đoàn không nhận được báo cáo nói trên.
'Tôi cũng đã gọi cho anh Hiệp (chủ tịch PTSC - PV) để kiểm tra lại. Hiện nay chúng tôi không nhận được báo cáo này', TGĐ Hậu giãi bày.
Trả lời câu hỏi của phóng viên, có cán bộ nào ở Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy PTSC là Nguyễn Trần Toàn hay không, TGĐ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho hay 'có một nhân sự tên là Nguyễn Trần Toàn ở PTSC'.
Ông Phan Thanh Tùng, người được nhắc đến trong tin nhắn nói trên, sinh ngày 22/07/1970 tại Hải Phòng; Trình độ chuyên môn: Cử nhân Quản trị kinh doanh; Kỹ sư khai thác máy tàu biển; cử nhân Anh văn. Trước khi giữ chức PTGĐ PTSC, ông Tùng là giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải.
Việc bầu TGĐ ở PTSC đang vào hồi gấp rút thì xuất hiện báo cáo này.
Đặng Minh Chính
(Người đưa tin)
Rộ tin đổi tiền 1.000 đồng lấy 50.000 đồng
Từ giữa tháng 5 đến nay, trên địa bàn TP Nha Trang, Diên Khánh (Khánh
Hòa) rộ lên tin có người đổi tiền lẻ 1.000 đồng có số seri cuối 70 lấy
20.000 - 50.000 đồng.
Thấy lợi từ việc đổi 1.000 đồng để lấy 20.000 - 50.000 đồng, nhiều người
dân đã đổ xô tìm tiền lẻ mệnh giá nhỏ trên để đổi mà không biết các đối
tượng đổi tiền để làm gì.
Tại chợ Xóm Mới và chợ Đầm (TP. Nha Trang), nhiều tiểu thương nhốn nháo
lục tìm đồng tiền cotton 1.000 đồng có số seri cuối là 70 để đi đổi.
Bà Nguyễn Thị O., bán cá ở chợ Xóm Mới, cho biết: “Không phải tin đồn mà
ngày 19/5, tôi mới đổi cho một người tờ 1.000 đồng có số seri cuối 70
được 20.000 đồng. Tuy nhiên, mấy hôm nay họ đã tăng lên giá từ 45-50.000
đồng".
Chiều 21/5, tại chợ Vĩnh Lương (xã Vĩnh Lương, Nha Trang), các tiểu
thương ở đây đang bàn tán xôn xao, ai cũng “soi” những tờ tiền lẻ kể cả
nhàu nát để dành đổi vì nghe tin có mấy người đổi tiền mệnh giá 2.000
đồng để lấy 50.000 nghìn đồng.
Chị H., bán hàng khô ở chợ Vĩnh Lương kể: “Mấy ngày trước, có người tên
B.H nói với chúng tôi tìm tờ tiền mệnh giá có 2 số seri cuối là 70 sẽ có
người mua với giá 50.000 đồng”.
Theo Công an xã Vĩnh Lương, sau khi xác minh thì không phát hiện ra ai đổi tiền, từ đó tin đồn trên mới lắng xuống.
Hiện Công an TP. Nha Trang đang tiến hành điều tra, làm rõ động cơ của việc đổi tiền này.
(Khám phá)
Về chiến lược phát triển kinh tế cho VN, tầm nhìn trong khoảng 15-20 năm: NÔNG NGHIỆP
Độc giả Hai Lúa phản hồi, 21/5/2013
Hôm nay, Lúa xin bàn về chiến lược phát triển kinh tế cho VN, tầm nhìn trong khoảng 15-20 năm, các bác nghe xem thế nào?
(Lúa xin mở một dấu ngoặc là với điều kiện đất nước thực sự dân chủ)
- Xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp/thủy sản/cây công nghiệp chủ lực như Lúa, trái cây đặc sản, cá, tôm, cà phê, chè, điều… làm mũi nhọn.
Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc sản xuất bền vững, đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu (hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, ….)
Nghe có vẻ khó hiểu nhưng cũng đơn giản thôi. Tức là mình chú trọng vào chất lượng, không tăng sản lượng nữa.
Xin đừng xem thường nông nghiệp. Dù xã hội có phát triển tới đâu đi chăng nữa thì nhu cầu lương thực thực phẩm là hàng đầu, nhất là trong thời khắc khủng hoảng này, người ta có thể không mua ô tô, không dùng iphone nhưng không thể không ăn.
Mỹ không dám lơ là với nông nghiệp, Anh Pháp cũng vậy. Nhật đưa mục tiêu là sần xuất nông nghiệp phải cung cấp ít nhất 50% nhu cầu trong nước.
Nếu ai đã từng qua Nhật/Iceland, rau muống về mùa đông, đắt hơn thịt lợn/bò. Một tí rau muống chừng 10 ngọn, chắc khoảng 80-100g, có giá 298yên, trong khi thịt lợn loại trung bình khoảng 180yên/100gam. Họ phải trồng trong nhà kính với bao công sức, năng lượng tiêu tốn. Vào mùa hè cũng không hề rẻ, khoảng 198yên/100gam. Đu đủ thì vô cùng đắt, chất lượng kém xa đu đủ của VN.
Những thứ đó ỏ Vn giá bao nhiêu, chỉ cần chúng ta vứt hột, tưới nước là có, chúng ta có khí hậu thiên nhiên quá thuận lợi cho nông nghiệp, nếu không dùng phân thuốc thì sản lượng thấp hơn nhưng sản phẩm sẽ được chấp nhận ở rất nhiều thị trường.
Tất cả những tiến bộ, khoa học, sản phẩm biến đổi gen này kia…chỉ tung hô rầm rộ một thời gian rồi lại tranh cãi, lại ,lấn cấn lại có nhiều nơi tẩy chay, và họ lại tìm về những sản phẩm nguyên bản, tự nhiên để dùng.
Ở VN chúng ta có cái may là những sản phẩm biến đổi gen chưa phải là thói quen của đại đa số nông dân….chúng ta vẫn có rất nhiều những cây con nguyên thủy, chỉ sàng lọc qua chọn giống bằng phương pháp cổ truyền.
Lúa ví dụ thôi nhé: trước đây, cả thế giới tung hô chào đón giống ngô của Monsanto, nào là kháng sâu rầy, sản lượng cao……thế nhưng sau đó, họ dùng ngô này nuôi bò lấy thịt lấy sữa thì xuất hiện bò điên, sữa cũng có những prôtein khác với sữa truyền thống. Một số nước cấm tiệt trồng và nhập khẩu ngô của Monsanto. Rồi sau dó họ lại phát hiện tiếp, giống ngô biến đổi gen mất dần khả năng kháng rầy/bệnh (vì vi khuẩn hay virus gây bệnh có khả năng thích nghi rất cao, đột biến rất nhanh để tồn tại).
Hay như giống lúa vàng (có vitamine A hạm lượng cực cao). Nhật là nước lai tạo tuyển chọn ra giống lúa đó, nhưng ai đã từng ở Nhật, họ không hề trồng đại trà để bán cho dân chúng. Người Nhật vẫn dùng giống lúa truyến thống của họ, canh tác khoảng 5-6 tháng mới thu hoạch, 1 năm họ chỉ làm một vụ, gạo của Nhật thì…ngon thôi rồi. Các bác thấy, để cho ra giống lúa đó chi phí bao nhiêu? rồi bao nhiêu nhữ gen bị phá vỡ, gen chỉ thị kèm trong sản phẩm? Trong khi nguồn Vitamine A thì dồi dào vô cùng, trong rau trái, cá biển….mà rất rẻ. Thử hỏi, với giống lúa 3 tháng thu hoạch, về độ “chín”, đủ thời gian cho biến đổi dinh dưỡng, làm sao bằng 5-6 tháng? Rồi sự khai thác đất nông nghiệp dầy đặc như thế thì việc bạc màu, chai đá của đất sẽ diễn ra chóng mặt. người Nhật nhập khẩu gạo của Thái Lan chỉ dùng để nuôi heo gà…, giá gạo của họ đắt gắp 10 lần gạo của Thái Lan (khoảng 600-900yên/ký = 140-220nghìn/ký).
Lúa đã từng gặp một ông GS trùm về chọn giống của một trường ĐH nổi tiếng nhất Nhật Bản, lúc say say rồi, Lúa hỏi, sao các ông ca ngơị giống lúa lai, biến đổi gen mà các ông lại không trồng, thế nghiên cứu để làm gì? ông ta cuời cười và nói, “nghiên cứu để không bị lạc hậu, chứ còn mấy thứ đó, rủi ro chưa biết thế nào…cuối cùng không cái gì bằng tự nhiên đâu”.
Một kẻ ngồi ở vị trí điều hành nên kinh tế, phải biết mình mạnh cái gì, yếu cái gì. Không phải cứ thấy người ta là nước công nghiệp rồi nhảy dựng lên thành nước CN. Đi lên từ sở trường, bao giờ cũng bền vững và chắc chắn hơn sở đoản.
Người Sing, họ không lao vào CN nặng mà họ làm kinh tế dựa vào vị trí địa lý họ có, cộng với vận tải. Họ cũng đầu tư vào sản xuất linh kiện bán dẫn. Đến khi họ giàu rồi, tự khắc mọi thứ nó đến.
Các bác xem, họ có sản phẩm nào là đình đám thế giới không? thưa không, nhưng dân Sing được hưởng, được dùng tất cả những gì tốt nhất, sa xỉ nhất, hiện đại nhất. Họ thiếu cả nước ngọt nên trong ngoại giao họ “mềm dẻo” với Malaysia ra sao?
Hôm nay, Lúa xin bàn về chiến lược phát triển kinh tế cho VN, tầm nhìn trong khoảng 15-20 năm, các bác nghe xem thế nào?
(Lúa xin mở một dấu ngoặc là với điều kiện đất nước thực sự dân chủ)
- Xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp/thủy sản/cây công nghiệp chủ lực như Lúa, trái cây đặc sản, cá, tôm, cà phê, chè, điều… làm mũi nhọn.
Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc sản xuất bền vững, đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu (hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, ….)
Nghe có vẻ khó hiểu nhưng cũng đơn giản thôi. Tức là mình chú trọng vào chất lượng, không tăng sản lượng nữa.
Xin đừng xem thường nông nghiệp. Dù xã hội có phát triển tới đâu đi chăng nữa thì nhu cầu lương thực thực phẩm là hàng đầu, nhất là trong thời khắc khủng hoảng này, người ta có thể không mua ô tô, không dùng iphone nhưng không thể không ăn.
Mỹ không dám lơ là với nông nghiệp, Anh Pháp cũng vậy. Nhật đưa mục tiêu là sần xuất nông nghiệp phải cung cấp ít nhất 50% nhu cầu trong nước.
Nếu ai đã từng qua Nhật/Iceland, rau muống về mùa đông, đắt hơn thịt lợn/bò. Một tí rau muống chừng 10 ngọn, chắc khoảng 80-100g, có giá 298yên, trong khi thịt lợn loại trung bình khoảng 180yên/100gam. Họ phải trồng trong nhà kính với bao công sức, năng lượng tiêu tốn. Vào mùa hè cũng không hề rẻ, khoảng 198yên/100gam. Đu đủ thì vô cùng đắt, chất lượng kém xa đu đủ của VN.
Những thứ đó ỏ Vn giá bao nhiêu, chỉ cần chúng ta vứt hột, tưới nước là có, chúng ta có khí hậu thiên nhiên quá thuận lợi cho nông nghiệp, nếu không dùng phân thuốc thì sản lượng thấp hơn nhưng sản phẩm sẽ được chấp nhận ở rất nhiều thị trường.
Tất cả những tiến bộ, khoa học, sản phẩm biến đổi gen này kia…chỉ tung hô rầm rộ một thời gian rồi lại tranh cãi, lại ,lấn cấn lại có nhiều nơi tẩy chay, và họ lại tìm về những sản phẩm nguyên bản, tự nhiên để dùng.
Ở VN chúng ta có cái may là những sản phẩm biến đổi gen chưa phải là thói quen của đại đa số nông dân….chúng ta vẫn có rất nhiều những cây con nguyên thủy, chỉ sàng lọc qua chọn giống bằng phương pháp cổ truyền.
Lúa ví dụ thôi nhé: trước đây, cả thế giới tung hô chào đón giống ngô của Monsanto, nào là kháng sâu rầy, sản lượng cao……thế nhưng sau đó, họ dùng ngô này nuôi bò lấy thịt lấy sữa thì xuất hiện bò điên, sữa cũng có những prôtein khác với sữa truyền thống. Một số nước cấm tiệt trồng và nhập khẩu ngô của Monsanto. Rồi sau dó họ lại phát hiện tiếp, giống ngô biến đổi gen mất dần khả năng kháng rầy/bệnh (vì vi khuẩn hay virus gây bệnh có khả năng thích nghi rất cao, đột biến rất nhanh để tồn tại).
Hay như giống lúa vàng (có vitamine A hạm lượng cực cao). Nhật là nước lai tạo tuyển chọn ra giống lúa đó, nhưng ai đã từng ở Nhật, họ không hề trồng đại trà để bán cho dân chúng. Người Nhật vẫn dùng giống lúa truyến thống của họ, canh tác khoảng 5-6 tháng mới thu hoạch, 1 năm họ chỉ làm một vụ, gạo của Nhật thì…ngon thôi rồi. Các bác thấy, để cho ra giống lúa đó chi phí bao nhiêu? rồi bao nhiêu nhữ gen bị phá vỡ, gen chỉ thị kèm trong sản phẩm? Trong khi nguồn Vitamine A thì dồi dào vô cùng, trong rau trái, cá biển….mà rất rẻ. Thử hỏi, với giống lúa 3 tháng thu hoạch, về độ “chín”, đủ thời gian cho biến đổi dinh dưỡng, làm sao bằng 5-6 tháng? Rồi sự khai thác đất nông nghiệp dầy đặc như thế thì việc bạc màu, chai đá của đất sẽ diễn ra chóng mặt. người Nhật nhập khẩu gạo của Thái Lan chỉ dùng để nuôi heo gà…, giá gạo của họ đắt gắp 10 lần gạo của Thái Lan (khoảng 600-900yên/ký = 140-220nghìn/ký).
Lúa đã từng gặp một ông GS trùm về chọn giống của một trường ĐH nổi tiếng nhất Nhật Bản, lúc say say rồi, Lúa hỏi, sao các ông ca ngơị giống lúa lai, biến đổi gen mà các ông lại không trồng, thế nghiên cứu để làm gì? ông ta cuời cười và nói, “nghiên cứu để không bị lạc hậu, chứ còn mấy thứ đó, rủi ro chưa biết thế nào…cuối cùng không cái gì bằng tự nhiên đâu”.
Một kẻ ngồi ở vị trí điều hành nên kinh tế, phải biết mình mạnh cái gì, yếu cái gì. Không phải cứ thấy người ta là nước công nghiệp rồi nhảy dựng lên thành nước CN. Đi lên từ sở trường, bao giờ cũng bền vững và chắc chắn hơn sở đoản.
Người Sing, họ không lao vào CN nặng mà họ làm kinh tế dựa vào vị trí địa lý họ có, cộng với vận tải. Họ cũng đầu tư vào sản xuất linh kiện bán dẫn. Đến khi họ giàu rồi, tự khắc mọi thứ nó đến.
Các bác xem, họ có sản phẩm nào là đình đám thế giới không? thưa không, nhưng dân Sing được hưởng, được dùng tất cả những gì tốt nhất, sa xỉ nhất, hiện đại nhất. Họ thiếu cả nước ngọt nên trong ngoại giao họ “mềm dẻo” với Malaysia ra sao?
CẤP BÁO! CẤP BÁO! ĐÃ TÌM ĐƯỢC RẤT NHIỀU TÀI LIỆU PHẢN ĐỘNG!
Các tài liệu này gồm có:
1- "Thư gửi tổng thống Mỹ" của Nguyễn Ái Quốc, gửi cho "thế lực ngoại bang", "thế lực thù địch" là tổng thống Woodrow Wilson, ngày 18-6-1919.
2- Yêu sách của Nhân dân An Nam (1919), cũng của Nguyễn Ái Quốc, đòi các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp, tự do xuất ngoại...
3- "VIỆT NAM YÊU CẦU CA" của Nguyễn Ái Quốc, vẫn tiếp tục đòi các quyền ấy.
Yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc ngay lập tức, tịch thu và khởi tố vụ này gấp, kẻo các em thanh niên, sinh viên, học sinh bắt chước, in các tài liệu này ra để phân phát cho bà con thì nguy quá!
------
VIỆT NAM YÊU CẦU CA
Một xin tha kẻ đồng bào,
Vì chưng chính trị mắc vào tù giam.
Hai xin phép luật sửa sang,
Người Tây người Việt hai phương cùng đồng.
Những toà đặc biệt bất công,
Giám xin bỏ dứt rộng dung dân lành.
Ba xin rộng phép học hành,
Mở mang kỹ nghệ, lập thành công thương.
Bốn xin được phép hội hàng,
Năm xin nghĩ ngợi nói bàn tự do.
Sáu xin được phép lịch du,
Bốn phương mặc sức, năm châu mặc tình
Bảy xin hiến pháp ban hành,
Trăm đều phải có thần linh pháp quyền
Tám xin được cử nghị viên,
Qua Tây thay mặt giữ quyền thổ dân.
Mời xem tài liệu "phản động" ở đây:
http://
Đây là bài viết TS.Cao Đức Thái đã chứng minh sự "phản động" của ông HCM khi nói về "quyền con người": Những đóng góp có ý nghĩa thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người: http://
TRUNG QUỐC: BAN LÃNH ĐẠO MỚI SẼ ĐƯA ĐẤT NƯỚC ĐI ĐẾN ĐÂU?
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)Thứ Sáu, ngày 17/5/2013
TTXVN (Hồng Công 5/5)
Giờ đây, khi tiến trình chuyển giao lãnh đạo của Trung Quốc đã hoàn thành, thế giới đang đặt câu hỏi: Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ đưa đất nước mình đến đâu? Liệu tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các đồng sự của nhà lãnh đạo này có thực hiện được mục tiêu thiết lập một xã hội dưới sự cai trị của luật pháp hay không?
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Công) số ra ngày 8/4, ông Ira Belkin, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Luật pháp Mỹ-Châu Á thuộc Đại học New York cho rằng đến nay Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát đi những tín hiệu lẫn lộn. Nhà lãnh đạo này đã nói về sự khoan dung đối với những người chỉ trích gay gắt Đảng Cộng sản Trung Quốc, hủy bỏ hoạt động cải tạo lao động, và “đặt quyền lực vào một khuôn khổ mang tính chất tập thể” để ngăn chặn nạn tham nhũng của giới quan chức. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình cũng tham khảo ý kiến các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc “quan tâm đến những sai lầm gây nên sự sụp đổ khi chúng trở thành những vấn đề cơ bản”.
Trung Quốc đã đạt được những bước tiến đáng kể trong cải cách luật pháp, nhưng vẫn có những trở ngại lớn đối với việc thực hiện sự cai trị của luật pháp. Các tòa án Trung Quốc vẫn phải chịu những sự can thiệp chính trị. Nhà nước độc đảng Trung Quốc vẫn trừng phạt những người chỉ trích chính phủ, khép họ vào những tội danh mơ hồ như gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và tống họ đi cải tạo lao động, hoặc đơn giản là dùng vũ lực để giam hãm họ ngay tại nhà (quản thúc tại gia). Các quan chức địa phương bắt giữ những người khiếu kiện và tống giam họ vào những nhà tù bí mật để ngăn cản họ nói lên tiếng nói bày tỏ sự bất bình.
Theo Hiến pháp Trung Quốc, các tòa án có sự hoạt động độc lập và người dân được đảm bảo quyền tự do ngôn luận và quyền đệ đơn khiếu nại. Các nhà tù bí mật, hoạt động quản thúc tại gia và những vụ can thiệp chính trị vào những quyết định của cơ quan tư pháp, những sự trừng phạt vì thể hiện tự do ngôn luận…, tất cả những việc này đều trái với luật pháp Trung Quốc. Những hành động này là một sự vi phạm pháp luật Trung Quốc hay có một số điều về hệ thống luật pháp Trung Quốc mà người bên ngoài không hiểu được?
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường đề cập đến một “hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc” nhưng “chủ nghĩa xã hội” của họ có ý nghĩa là gì và những “đặc sắc Trung Quốc” là gì? Dường như chưa bao giờ có một lời giải thích và chúng ta buộc phải tự suy luận về việc tại sao Trung Quốc có vẻ như không tuân theo những quy định pháp luật của riêng họ, đặc biệt là trong những trường hợp được cho là “nhạy cảm”. Tại sao Chính phủ Trung Quốc lại áp đặt biện pháp trừng phạt nặng nề như vậy đối với những người chỉ trích, những người không làm gì hơn việc đăng tải những bài viết trên Internet? Tại sao Chính phủ Trung Quốc lại bắt giữ người dân mà không có cơ sở pháp lý rõ ràng và không có tiến trình xử lý phù hợp với quy định của pháp luật?
Liệu điều đó có thể là do bất chấp tất cả những thay đổi to lớn trong xã hội Trung Quốc, nguyên tắc định hướng của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn là tư tưởng Cộng sản được nêu lên trong bài diễn văn nổi tiếng của Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông năm 1957 về việc “giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn trong nhân dân?” Theo Mao Trạch Đông, có hai loại mâu thuẫn: những mâu thuẫn trong nhân dân và những mâu thuẫn “giữa bản thân chúng ta với kẻ thù”.
Những mâu thuẫn trong nhân dân có thể được loại bỏ thông qua sự thuyết phục nhưng khi chúng trở thành những mâu thuẫn với kẻ thù, chúng phải bị sửa đổi thông qua lao động bắt buộc hoặc là bị loại bỏ.
Mao Trạch Động phân biệt giữa bạn bè và kẻ thù như thế nào? Định hướng duy nhất mà nhà lãnh đạo này đã đưa ra là sự nhận diện bởi tầng lớp và một bài thử nghiệm sự trung thành đơn giản: Anh theo chúng tôi hoặc chống lại chúng tôi.
Chưa bao giờ có một tiêu chuẩn chỉ đạo được viết ra và không có tiến trình nào để xác định ai là người phản cách mạng và ai không phải là người phản cách mạng. Chắc chắn không có tiến trình nào thách thức quyết định một khi nó đã được đưa ra.
Biện pháp “giải quyết những mâu thuẫn” của Mao Trạch Đông là định nghĩa riêng về tính độc đoán và nó dẫn tới những chiến dịch chính trị hung bạo lên đến cực điểm kinh hoàng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Liệu những suy nghĩ của cộng sản từ những năm 1950 có chỗ đứng ở xã hội Trung Quốc ngày nay hay không? Định hướng của Mao Trạch Đông trong cách thức giải quyết những mâu thuẫn, về bản chất là một sự chối bỏ việc thực hiện sự cai trị của pháp luật.
Ở một mức độ tối thiểu, một xã hội nằm dưới sự cai trị của luật pháp đòi hỏi những tiêu chuẩn rõ ràng về hành vi và thủ tục pháp lý công bằng để xác định xem liệu những tiêu chuẩn đó có bị vi phạm hay không. Trung Quốc đã thực hiện một hiến pháp rõ ràng là bóp nghẹt sự cai trị của luật pháp và đã thông qua sự xây dựng luật pháp dường như đặt ra những tiêu chuẩn về hành vi. Đến nay Nhà nước độc đảng Trung Quốc dường như vẫn giữ cho bản thân mình quyền không để ý gì đến Hiến pháp và luật pháp khi can thiệp bằng mệnh lệnh để loại bỏ những gì mà nó cho là kẻ thù.
Có sự biện minh về mặt lương tâm hoặc thậm chí một sự biện minh thực tế cho tình trạng vô pháp luật rõ ràng như vậy hay không? Có phải rằng sự cấp bách phải duy trì trật tự xã hội của nhà nước độc đảng giải thích tại sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy có lý do chính đáng để phớt lờ các nguyên tắc hiến pháp và lập pháp? Có phải họ vẫn chú ý đến lời hô hào của Mao Trạch Đông nhằm định danh các kẻ thù của nhà nước và xử lý chúng mà không cần sử dụng đến bất kỳ khuôn khổ pháp lý nào?
Một số nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tin rằng xã hội Trung Quốc chỉ có thể duy trì sự ổn định khi Đảng Cộng sản Trung Quốc duy trì được sự độc quyền của họ về mặt quyền lực chính trị. Quan điểm này cực đoan đến mức tất cả những lời chỉ trích nhằm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc đều có thể bị cho là những nỗ lực nhằm làm suy yếu quyền lực của đảng này và do vậy đe dọa sự ổn định xã hội. Điều này dường như là lý lẽ để họ biện minh việc đàn áp những nhân vật bất đồng chính kiến.
Liệu có phải hiện vẫn chưa phải lúc để thách thức tư tưởng giả định này? Việc nắm giữ quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc hầu như không bị nghi ngờ. Nguy cơ thực tế duy nhất đối với quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc là khả năng tự gây cho mình những vết thương khiến đảng này mất đi sự ủng hộ của số đông. Sử dụng luật pháp để điều chỉnh các mối quan hệ của người dân với nhau, giữa người dân với nhà nước, và giải quyết “những mâu thuẫn” xuất hiện, là biện pháp ổn định nhất và văn minh nhất trong việc giải quyết những tranh chấp và làm tiêu tan những xung đột xã hội.
Những sự chỉ trích đối với chính quyền đã gióng lên hồi chuông cảnh báo nhà chức trách Trung Quốc về những vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Những vụ việc lớn đôi khi trở thành những vụ bạo lực không phải là kết quả của sự kích động từ bên ngoài mà là kết quả do những sự bất bình của người dân không được giải quyết. Không có sự cai trị của luật pháp để giải quyết những mối bất bình này theo một cách thức văn minh và hiệu quả, người dân có thể và buộc phải sử dụng đến những hành động có xu hướng làm suy yếu sự ổn định xã hội.
Thực hiện sự cai trị của pháp luật không những không làm suy yếu sự ổn định xã hội, mà ngược lại, tăng cường sự ổn định xã hội. Sự cai trị của pháp luật về cơ bản là không phù hợp với việc sử dụng quyền lực một cách chuyên quyền độc đoán mà Mao Trạch Đông khuyến khích trong một giai đoạn rất khác biệt ở một kiểu xã hội rất khác biệt. Đây không phải là một thời điểm tốt đẹp để các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ bỏ phương pháp giải quyết những mâu thuẫn và thay vào đó thực hiện rõ ràng sự cai trị của pháp luật hay sao?.
***
(Tạp chí “Time ”, 4/2/2013) Chính khách lão thành của Xingapo đưa ra những nhận định thấu đáo và dự báo về Trung Quốc và thế giới, trong một bài phỏng vấn mới được sắp xếp lại một cách riêng biệt dưới đây.
- Liệu các nhà lãnh đạo Trung Quốc có nghiêm túc về ý định thay thế Mỹ trở thành cường quốc số 1 ở châu Á và cuối cùng là thế giới?
+ Tất nhiên. Bằng một phép màu kinh tế, họ đã biến một xã hội nghèo đói giờ đây trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – đang trên đường trở thành nền kinh tế số 1 thế giới. Họ đã tiếp bước nước Mỹ trong việc đưa người lên vũ trụ và dùng tên lửa bắn hạ vệ tinh. Họ có nền văn hóa 4000 năm, với 1,3 tỷ người, với lực lượng đông đảo những người rất tài giỏi. Tại sao họ lại không khao khát vị trí số 1 tại châu Á và cuối cùng là thế giới? Người Trung Quốc đã nâng cao kỳ vọng và mong muốn của họ. Tất cả người Trung Quốc đều muốn một Trung Quốc giàu mạnh, một quốc gia thịnh vượng, tiến bộ và công nghệ cao cạnh tranh như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Ý thức được thức tỉnh về vận mệnh này là một động lực ghê gớm. Người Trung Quốc sẽ muốn chia sẻ thế kỷ nàv một cách bình đẳng với Mỹ.
- Cách hành xử của Trung Quốc đòi với những nước khác sẽ thay đổi như thế nào nếu Trung Quốc trở thành cường quốc châu Á thống trị?
+ Điều cốt lõi trong tư duy của họ là thế giới của họ trước khi có sự thực dân hóa, sự bóc lột và sự xúc phạm mà thực dân hóa đã mang lại. Đối với người Trung Quốc, Trung Quốc có nghĩa là Vương quốc ở trung tâm, gợi lại một thế giới mà ở đó họ chi phối cả khu vực này, khi những nhà nước khác quan hệ với họ như những kẻ cầu khẩn trước đấng bề trên và là những nước chư hầu đến Bắc Kinh để cống nạp. Liệu một Trung Quốc công nghiệp hóa và hùng mạnh sẽ trở nên ôn hòa với Đông Nam Á như Mỹ kể từ năm 1945? Xinhgapo không chắc. Cả Brunây, Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan và Việt Nam cũng không chắc. Chúng ta đã nhìn thấy một Trung Quốc tự tin và sẵn sàng có những lập trường cứng rắn. Nỗi lo lắng của Mỹ là họ sẽ phải đối mặt với kiểu thế giới nào khi Trung Quốc có thể giành lấy vị trí thống trị của họ. Nhiều quốc gia vừa và nhỏ ở châu Á cũng lo lắng. Họ lo sợ rằng Trung Quốc có thể muốn khôi phục lại vị thế đế quốc như họ đã từng có trong những thế kỷ trước đây và lo sợ về việc bị đối xử như những nước chư hầu, phải cống nạp cho Trung Quốc như họ đã từng phải làm trong những thế kỷ trước. [Người Trung Quốc] nói với chúng ta rằng các nước dù lớn hay nhỏ đều bình đẳng như nhau; [rằng họ] không phải bá chủ. Nhưng khi chúng ta làm điều gì đó mà họ không thích, họ tuyên bố rằng bạn khiến 1,3 tỷ dân không hài lòng. Vì thế hãy biết vị thế của mình.
- Chiến lược của Trung Quốc đề trở’ thành cường quốc số 1 là gì?
+ Người Trung Quốc đã kết luận rằng chiến lược tốt nhất của họ là xây dựng một tương lai vưng mạnh và thịnh vượng, dùng lực lượng lao động đông đảo và ngày càng lành nghề, và có trí thức của họ để bán nhiều hơn và xây dựng nhiều hơn tất cả những nước khác. Người Trung Quốc đã tính toán rằng họ cần từ 30 đến 40 – có thể là 50 – năm hòa bình và yên lặng để đuổi kịp và tăng cường hệ thống của họ, và thay đổi nó từ hệ thống cộng sản sang hệ thống thị trường. Họ phải tránh được những sai lầm của Đức và Nhật Bản. Cuộc tranh giành quyền lực, tầm ảnh hưởng và các nguồn lực của nhũng nước này trong thế kỷ trước đã dẫn đến 2 cuộc chiến tranh tàn khốc. Sai lầm của Nga là họ đã chi quá nhiều cho quân sự và quá ít cho công nghệ dân sự đến mức nền kinh tế của họ đã sụp đổ. Tôi tin rằng ban lãnh đạo Trung Quốc đã học được rằng nếu người ta cạnh tranh với Mỹ về vũ trang, người ta sẽ thua. Người ta sẽ tự phá sản. Vì vậy hãy biết cúi đầu và mỉm cười trong 40 đến 50 năm.
- Những khó khăn chính trong việc thực hiện chiến lược đó là gì?
+ Sẽ có những áp lực to lớn vì quy mô của nước này và bản chất nan giải của các vấn đề: cơ sở hạ tầng nghèo nàn, các thể chế yếu kém, những hệ thống sai lầm mà họ đã thiếp lập nên. Những suy luận theo một hướng duy nhất từ thành tựu khác thường của Trung Quốc là không thực tế. Trung Quốc có nhiều khó khăn trước mắt và nhiều chướng ngại vậí phải vượt qua hơn hầu hết các quan sát viên có thể nhận thấy. Chủ yếu trong số đó là các vấn đề về quản lý đất nước: thiếu sự cai trị của pháp luật mà ở Trung Quốc ngày nay đang tiến gần hơn tới sự cai trị của hoàng đế; một nước lớn mà ở đó những vị hoàng đế nhỏ trên khắp một vùng đất rộng lớn gây ảnh hưởng lớn ở địa phương; những tập quán văn hóa hạn chế trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo, tán thưỏng ý thức tuân thủ; ngôn ngữ cực kỳ khó học đối với người nước ngoài, đủ để chấp nhận Trung Quốc và được xã hội nước này chấp nhận; và khả năng rất hạn chế trong việc thu hút và khai thác tài năng từ [những nước] khác.
Chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ đuổi kịp Mỹ về con số tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nhưng khả năng sáng tạo có lẽ không bao giờ sánh được với Mỹ vì văn hóa của nước này không cho phép trao đổi và tranh luận về những ý tưởng một cách tự do. Còn điều gì nữa có thể giải thích vì sao một đất nước có dân số gấp 4 lần Mỹ – và có lẽ số người tài cũng gấp 4 lần – không hề có những đột phá về công nghệ?
Công nghệ sẽ khiến cho hệ thống cai trị của họ trở nên lỗi thời. Vào năm 2030, 70% hoặc có thể là 75% người dân Trung Quốc sẽ sống trong các thành phố, các thị trấn nhỏ, lớn và cực kỳ lớn. Họ sẽ có điện thoại di động, Internet, truyền hình vệ tinh. Họ sẽ được thông tin đầy đủ; họ có thể tự sắp đặt cuộc sống của họ. Bạn không thể quản lý họ theo cách như hiện nay bạn đang làm, khi người ta chỉ xoa dịu và giám sát được một số ít người vì số lượng người sẽ quá lớn.
- Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận định vai trò của Mỹ ở châu Á thay đổi như thế nào khi Trung Quốc trở thành cường quốc số 1?
+ Ban lãnh đạo Trung Quốc nhận ra rằng, là cường quốc dẫn đầu ở khu vực này trong 7 thập kỷ kề từ Chiến tranh Thế giới thứ II, Mỹ đã mang đến sự ổn định mà cho phép sự tăng trưởng chưa từng có đối với nhiều quốc gia bao gồm Nhật Bản, những con rồng châu Á và cả Trung Quốc. Trung Quốc hiểu rằng nước này cần phải tiếp cận với các thị trường tại Mỹ, công nghệ của Mỹ, những cơ hội học tập tại Mỹ cho sinh viên Trung Quốc để họ mang về nước những ý tưởng mới về những lĩnh vực mới. Do đó, nước này nhận thấy rằng chẳng có ích lợi gì trong việc đối đầu với Mỹ trong vòng 20 đến 30 năm tới, theo cách có thể hủy hoại những lợi ích này. Thay vào đó, chiến lược của Trung Quốc là phát triển trong khuôn khổ này, chờ đợi một cơ hội tốt cho đến khi nó đủ mạnh để có thể xác định lại thành công trật tự chính trị và xã hội hiện nay.
- Sự trỗi dậy của Trung Quốc có ảnh hưởng gì đến những nước láng giềng ở châu Á?
+ Chiến lược của Trung Quốc đối với Đông Nam Á khá giản đơn: Trung Quốc nói với khu vực này “Hãy đến đây và phát triển cùng với chúng tôi”. Đồng thời, các nhà lành đạo Trung Quốc muốn gây cảm tưởng rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể tránh khỏi và các nước sẽ cần phải quyết định họ muốn là bạn hay kẻ thù của Trung Quốc. Trung Quốc cũng sẵn sàng điều chỉnh lại sự can dự của mình để đạt được những gì nước này muốn hoặc thể hiện sự bất bình.
- Liệu Trung Quốc sẽ trở nên dân chủ?
+ Không, Trung Quốc sẽ không trở thành một nền dân chủ tự do; nếu có, nó sẽ sụp đổ. Đó là một trong những điều tôi hoàn toàn chắc chắn, và giới trí thức Trung Quốc cũng hiểu điều đó. Nếu bạn tin rằng sẽ có một cuộc cách mạng vì dân chủ bằng hình thức nào đó ở Trung Quốc thì bạn đã nhầm. Các sinh viên của Thiên An Môn giờ đây đang ở đâu? Họ không liên quan. Người Trung Quốc muốn một nước Trung Quốc được hồi sinh. Liệu nước này có thể trở thành một nền dân chủ nghị viện hay không? Đây là một khả năng có thể xảy ra ở các ngôi làng và thị trấn nhỏ. Người Trung Quốc sợ tình trạng hỗn loạn và sẽ luôn thiên về sự thận trọng. Nó sẽ là một quá trình tiến triển dài, nhưng có thể tính đến những thay đổi đó. Giao thông và thông tin liêc lạc đã trở nên nhanh và rẻ hơn rất nhiều. Người Trung Quốc sẽ dễ bị tác động trước những hệ thống và nền văn hóa khác và biết đến những xã hội khác qua du lịch, Internet và điện thoại di động thông minh. Có một điều chắc chắn: chế độ hiện tại sẽ không phải vẫn không thay đổi trong 50 năm tới. Để hoàn thành tiến trình hiện đại hóa Trung Quốc, các nhà lãnh đạo cộng sản của nước này sẵn sàng thử mọi giải pháp, trừ nền dân chủ với một người và một phiếu bầu trong một hệ thống đa đảng. Hai lý do chính của họ là niềm tin rằng Đảng cộng sản Trung Quốc phải được độc quyền để đảm bảo sự ổn định và nỗi lo sợ sâu sắc của họ về sự mất ổn định trong một chế độ đa đảng tự do cho tất cả mọi người, điều sẽ dẫn đến chính quyền trung ương mất quyền kiểm soát đối với các tỉnh. Liệu Trung Quốc có thể trở thành một nền dân chủ không khi mà trong 5000 năm lịch sử được ghi chép của nó, nước này chưa từng đếm đầu người – tất cả những người đứng đầu đều cai trị đất nước bằng quyền hành của một hoàng đế; nếu họ không đồng ý, họ chém đầu, chứ không đếm đầu người.
- Người ta nên đánh giá thế nào về Tổng Bí thư mới của Đảng cộng sản Tập Cận Bình?
+ Cuộc đời của ông ấy khó khăn hơn người tiền nhiệm của ông, Hồ Cẩm Đào. Cha ông đã bị đuổi về nông thôn, và ông ấy cũng vậy. Ông ấy đã dễ dàng chấp nhận chuyện này và phấn đấu để tiến lên. Nó không phải một chặng đường suôn sẻ đối với ông. Những trải nghiệm trong cuộc sống của ông ấy chắc hẳn đã tôi luyện ông. Ông ấy kín đáo – không phải theo cách ông ấy sẽ không nói chuyện với bạn, mà theo chiều hướng ông ấy sẽ không thể hiện ông ấy thích hay không thích điều gì. Luôn luôn thấy một nụ cười dễ chịu trên gương mặt của ông, dù bạn có nói điều gì khiến ông ấy tức giận. Ông ấy có một tinh thần thép, hơn Hồ Cẩm Đào, người đã thăng tiến mà chưa từng trải qua những thử thách và đau khổ mà Tập Cận Bình đã phải chịu đựng. Ông ấy là một người có sự ổn định tâm lý rất lớn, không cho phép những nỗi bất hạnh và đau khổ của cá nhân ảnh hưởng đến quyết định của mình. Ông ấy rất gây ấn tượng./.
Chính trị – Xã hội
“Lính Trung Quốc có thể cải trang ngư dân chiếm đảo, đá ở Trường Sa” -(GDVN)
– Sau khi điều 32 tàu cá ra Trường Sa, theo nhận định của học giả Dương
Danh Dy, rất có khả năng trong thời gian tới Bắc Kinh…
4 tàu Trung Quốc âm thầm chiếm đoạt phi pháp Bãi Cỏ Mây, Trường Sa? (GDVN) —Tàu chiến Trung Quốc xâm phạm Bãi Cỏ Mây -(Petrotimes)
Philippines phản đối TQ đưa tàu chiến ra Biển Đông (VNN) —TQ khích Đài Loan chơi rắn ‘quấy’ Mỹ, Phi (TP)
Điều kỳ lạ xảy ra với tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa (VTC News) – Những điều kỳ lạ đang liên tiếp xảy ra với tàu cá Trung Quốc đang xâm phạm Trường Sa…Những lắt léo của chính trị Trung Quốc (TVN) —TQ đe dọa sự tồn vong ngư nghiệp quốc tế (VNN)
Liệu Mỹ có đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC? -(RFA) —-Tự do Tôn giáo tại VN vẫn rất hạn chế-(RFA) —Việt Nam đối mặt với áp lực phải cải thiện nhân quyền, tự do tôn giáo (VOA) — Hoa Kỳ chỉ trích chính sách hai mặt về tôn giáo của Việt Nam (RFI)
Khi ý kiến người dân bị “bỏ sọt rác”-(RFA) —-Chính quyền phớt lờ mọi góp ý của dân-(RFA) -Một
nguy hiểm hiện nay từ lãnh đạo cho đến cấp dưới là sự dối trá, không
trung thực. Một xã hội dối trá và không trung thực thì hỏng cả.Không lập Tòa án Hiến pháp, không đa sở hữu đất đai (GDVN) —Không đổi tên nước, không bỏ Điều 4-(RFA) —-Dự thảo Hiến pháp ‘giữ nguyên ý chính’ (BBC) —Giữ nguyên tên nước CHXHCN Việt Nam (VNN)“Đề nghị kế thừa mô hình Chủ tịch nước như hiện nay” (VnEc) —Kỳ họp thứ 5 và “nhãn lực tinh tường” của Quốc hội (VnEc)—Không trình Quốc hội phương án đổi tên nước (Dân trí)Không có thêm phương án về tên nước (VnEc) —Đề nghị không đổi tên nước, không xây dựng Luật về lãnh đạo của Đảng (GDVN) – Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội: “Việc giữ nguyên tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định…Vậy thì nói mẹ nó là ” KHÔNG ĐƯỢC ĐỔI CÁI GÌ HẾT” cho nó gọn – Cứ bảo đưa ra hỏi ý kiến Dân về DTSĐHP là giỡn chơi thôi- Tiền trong “kho” còn nhiều quá nên chi xài bớt- Lắm chuyện, cái gì cũng không thì hỏi Dân cái con bú dù gì??????????????????????????Đây chỉ là cái BẨY để “bọn vô đạo đức,bọn suy thoái..” đòi sửa này nọ lòi ra mà thôi – Một thắng lợi to lớn của Đảng ta mà bọn chúng “mắc mưu” -
Sửa đổi Hiến pháp: chính quyền làm cho có, không có gì thay đổi-DienDanCTM
Thiên hạ sự tình: Giáo dục giấu giếm …-DienDanCTM
Việt Nam: Hàng ngàn người ký kiến nghị đòi trả tự do cho Phương Uyên và Nguyên Kha (RFI) —Ô.Lê Hiếu Đằng : Bản án cho Phương Uyên và Nguyên Kha phản ánh khuynh hướng “phát-xít” đáng ngại (RFI)
Kêu gọi trả tự do cho hai sinh viên (BBC) -Nhiều
trí thức ký tên vào kêu gọi “đòi nhà cầm quyền trả tự do cho
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha”, hai sinh viên bị cầm tù.
—-Thấy gì qua bản án Phương Uyên và Nguyên Kha ? (CTM)
CÁC BẠN TRẺ CHIA SẺ VỀ VỤ ÁN 14 TNCG & TL (TNCG)Thuê đất nuôi yến – một kiểu đánh cắp tài nguyên của TQ-(RFA) -Gần đây, Trung Quốc sang những huyện gần khu vực đảo yến của Việt Nam để thuê đất nuôi chim yến như Nha Trang – Khánh Hòa, Mộ Đức – Quảng Ngãi, Điện Bàn, Hội An – Quảng Nam, thành phố Vũng Tàu – Vũng Tàu.
Quản lý nuôi yến: Rối! (NLĐ) —Sớm lập trạm kiểm ngư tại Trường Sa (SM)
Global Witness tái khẳng định Hoàng Anh Gia Lai đã vi phạm pháp luật -(RFA) —-Tổ chức môi trường quốc tế tố giác tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai-(RFA) —-Global Witness phản ứng trước tuyên bố của Hoàng Anh Gia Lai (RFI)
Global Witness tiếp tục cảnh báo lâm tặc làm đường cao tốc (ĐV)
Học sinh gốc Việt được học bổng của tỷ phú Bill Gates -(VOA) —Tại sao nhà nước CSVN công bố bỏ dự án đường sắt cao tốc ? (CTM)
Chủ tịch TKV: Lo lắng về dự án bauxite Tây Nguyên là thừa? (GDVN) —-Báo TQ: Israel, Slovenia giúp Việt Nam nâng cấp 300 chiếc xe tăng cũ (GDVN)
Có báo cáo của bộ trưởng dài gần 40 trang! (VNN) —‘Hoa thơm’ mỗi bộ, ngành hưởng một tý? (TVN) —Đề xuất Thủ tướng làm Trưởng Ban chỉ đạo chống khủng bố (VNN)
Khó biện minh (TN) -Dư
luận còn chưa nguôi việc “côn đồ” đánh dân ở Tiên Lãng, Hải Phòng thì
lại bức xúc về vụ xô xát giữa người dân bị thu hồi đất với doanh nghiệp
được giao đất vừa xảy ra tại Nho Quan, Ninh Bình.
Vậy là cái LIỀM thua mã tấu ,dùi cui!!!! Mã tấu dùi cui tự do , còn cầm LIỀM thì là tự do làm chủ “cái tự do”!!!!
Choáng với thu nhập… “trên đầu, trên cổ” nông dân! (NLĐ) -Kết
quả kiểm toán năm 2011 của Kiểm toán Nhà nước nêu rõ thu nhập của lãnh
đạo Vinafood 2 gần 80 triệu đồng/tháng còn Vinafood 1 xấp xỉ 56,5 triệu
đồng/tháng -Ai? thằng nào con nào ngồi trên đầu trên cổ Nông Dân ta???trong khi có đảng của GIAI CẤP lãnh đạo? Tại sao? —Mức lương “phản cảm” của các sếp doanh nghiệp nhà nước (LĐ) —Lương lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước cao ngất ngưởng (LĐ) – Phải dùng chữ nghĩa như hồi còn “đấu tranh giai cấp” mới đúng : Bóc lột Nông Dân- Hút mồ hôi xương máu của Nông Dân…Nhà báo Hữu Thọ: Phong bì lớn phải nằm ở cửa quan! (ĐV) – Chớ hổng lẽ nó nằm ở cữa chòi của Nhân dân Vô sản?- Phải lựa cái chỗ DZÔ SẢN mà nằm chớ , thế mới “mua bán” được, đám Vô sản có cái quần tà lõn mua bán cái gì , có nước bán cái “tự do”.
ĐBSCL ngày càng dễ bị tổn thương (TN) — Mỹ cam kết hỗ trợ phát triển hệ sinh thái ĐBSCL (TN) — Chán nản ở làng di sản (NLĐ)
Tết này được đốt pháo không tiếng nổ (TN) -Tổng
cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội Bộ Công an
đang nghiên cứu sửa đổi quy định để người dân được mua, đốt pháo không
có tiếng nổ vào dịp Tết Nguyên đán 2014 – Ai sản xuất đây?mới có tin làm pháo “không nổ” là cho làm liền.Lo mất thị trường Đài Loan (NLĐ)
Đại gia nhập viện tâm thần vì làm ăn thua lỗ (ĐVO) – Kinh doanh thua lỗ, phá sản, nợ nần chồng chất đã khiến nhiều đại gia hoảng loạn và phải nhập viện tâm thần.
Họ bỏ tù “chị Thắng” như thế nào? (Canhco -RFA) -Nhân có người nhắc chuyện “nụ cười chị Thắng” sau khi bản án dành cho hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên đọc rõ to tại tòa án Long An, mình lần mò tìm lại một số tư liệu về người phụ nữ nay đã luống tuổi này.
Dân vận là thế này ư? (Bùi Tín -VOA) - ….Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng báo trước rằng Ban dự thảo Hiến pháp tiếp thu có chọn lọc 26 triệu ý kiến của cử tri, để rồi một mực giữ hầu như nguyên bản dự thảo đã bị hàng vạn trí thức tiêu biểu phủ định với lý lẽ vững chắc, cũng là một biểu hiện của chính sách «trọng dân, gần dân, hiểu dân, tin dân» đó ư ?…
LỜI CUỐI CHO BAUXITE TÂY NGUYÊN -Tô Văn Trường – (Boxitvn)
Lá thư của một người Việt Nam trăn trở vì đất nước -Lê Quốc Trinh -
- (Boxitvn)
Dân chủ và cái giá phải trả! -TNT - Ông
TBT Đảng CSVN có thực sự “cầu thị và lòng nhiệt thành” trong các lời
ông nói cũng như việc ông làm lâu nay hay không, đó là những đánh giá
còn cần được trao đổi và kiểm chứng trong thực tiễn, riêng chúng tôi thì
hết sức nghi ngờ. Cũng nghi ngờ hệt như ai đó đưa ra dự kiến về một ông
X tham nhũng và bạo ngược thành tinh, trở mặt như chớp mắt, mà lại có
thể trở thành… Tỏng thống đảng X nay mai, nghe mà rùng mình hốt hoảng.
Tuy vậy, bài viết của bạn TNT cũng gợi lên nhiều điều để chúng ta cùng
suy nghĩ. Xin đăng lên để chất chính quý bạn.- (Boxitvn)
Hồi ký trên những nẻo đường chiến tranh -PHẦN CUỐI: “CUỘC CHIẾN”… GIỮA THỜI BÌNH – Nguyễn Anh Dũng – (Boxitvn)
Trương Đình Trung – Sự thiếu vắng Ý Thức Dân Chủ trong lời kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh -(Danluan)
Nguyễn Anh Tuấn – Trao đổi về bài viết “Tại sao Việt Nam liên tục ‘nhai đi nhai lại’ các thông điệp phản đối Trung Quốc?”-(Danluan)
Dương Đình Tường – Mối lo làng quê: Vỡ làng…-(Danluan)
Đông A – Vụ Phương Uyên và Nguyên Kha-(Danluan)
Tâm Sự Y Giáo – Các thế lực thù địch không được xuyên tạc nữa, mà phải tin vào Ủy ban dự thảo hiến pháp!-(Danluan)
Đoan Trang – “Nói với mình và các bạn”: Mặt trái của biểu tình-(Danluan)
BS Hồ Hải – Câu chuyện thực về một người bạn-(Danluan)
Trường Sa – Hoàng Sa và những chuyện chưa bao giờ kể-(Danluan)
Kinh tế
Giảm thuế để vực dậy doanh nghiệp (TT)Những chủ nợ bất đắc dĩ -TP – Không chỉ nợ lương, “xù” đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM…
Giá vàng lên 40,80 triệu đồng/lượng (VOV)
“Công cụ lãi suất không còn tác dụng” (VNN) -ĐBQH
Trần Du Lịch cho rằng, cuối năm ngoái đã có những kêu gọi giảm lãi suất
cho DN nhưng giờ công cụ lãi suất không còn nhiều tác dụng nữa.
‘Hàng TQ kém chất có phần lỗi thương nhân Việt’ (TVN) —-Doanh nhân trần tình những lý do ‘chết thảm’ (VEF) —Rộ tin đổi tiền 1.000 đồng để lấy 50.000 đồng(VEF) —-Phá sản, đại gia trốn sang Campuchia(VEF)Giám đốc ‘bó gối’, thừa vốn vẫn nghĩ kế thoái lui (VEF) —Kiếm sống từ dự án nghìn tỷ bỏ hoang (VNN) —Giá nhà “bốc hơi” gần 30% trong hai năm (VnEc) —-Nối gót TP.HCM, CPI tháng 5 của Hà Nội cũng giảm (SM)
Kỷ lục lạm phát của Việt Nam vượt mọi quốc gia(VEF) —30.000 tỷ đồng không phải hỗ trợ người thu nhập thấp (VL)
Kinh tế khó khăn: “Hãy làm gì đi chứ!” (VnEc) —-IMF: Nợ công cao xô khủng hoảng tài chính tới mép bờ vực (SM)
Chợ cóc, chợ tạm, càng dẹp càng mọc như nấm (SM) —-Tiền chênh giá vàng có thực rót vào ngân sách? (ĐV)
Thế giới
Đến cả Tổng thống Mỹ cũng có thể bị luận tội (SM) - Tờ The National Review dẫn tuyên bố của Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Jason Chaffetz cho biết Tổng thống Barack Obama có thể sẽ bị luận tội vì hành vi cố tình che giấu cái chết của 4 công dân Mỹ trong vụ tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Libya ngày 11/9/2012.Mấy Quốc gia tự do Dân chủ dại quá ,chết có mấy người Dân mà luận tội Tổng thống, cứ chơi như XHCN , có giết (không phải quốc gia khác giết mà chính giới lãnh đạo giết Dân của họ) chết hàng trăm ngàn Dân cũng chả sao cả- Mỹ nên theo CNXH đi , ai chống cứ bỏ tù, kết đại cái tội : trốn thuế, bao cao su đi chơi gái , tội chống Cu ba chẳn hạn…
‘Quyền tự do tôn giáo toàn cầu bị thách thức trong năm 2012′ -(VOA)
Đài Loan xác định tàu cá không xâm phạm hải phận Philippines -(RFA) —Philippines phản đối tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải (RFI)
Bắc Hàn trao trả thủy thủ tàu cá cho Trung Quốc-(RFA) —Kim Jong-un không còn đe dọa Mỹ – Hàn, chia sẻ bí kíp nấu rượu ngon (GDVN)
Ông Kim Jong-un cử đặc phái viên cấp cao đến Trung Quốc (TN)
Chủ tịch Trung Quốc sẽ họp với Tổng thống Mỹ sớm hơn dự kiến-(RFA) —Trung Quốc tìm cách tăng cường quan hệ kinh tế lẫn chính trị -(VOA)
Trung Quốc chi hơn trăm tỉ USD để duy trì an ninh trong nước (TN) —Nam Triều Tiên: Mối đe dọa từ miền Bắc ở mức ‘chưa từng có’ -(VOA)
Iran: 2 nhân vật có tiếng tăm không được tranh cử tổng thống -(VOA) —Afghanistan mưu tìm sự hỗ trợ quân sự từ Ấn Độ -(VOA)
Philippines tăng cường quốc phòng chống “bắt nạt”-(RFA)
Tổng thống Mỹ, Miến Ðiện thảo luận về việc xúc tiến cải cách -(VOA) —–TT Miến Điện kết thúc chuyến đi thăm Mỹ với hiệp định thương mại -(VOA)
Có thể còn nhiều người chết vì cơn bão lốc ở Oklahoma-(RFA) —-TT Obama nói với nạn nhân bão lốc: Các bạn không đơn độc -(VOA) —Nhân viên cứu hộ tìm kiếm người sống sót sau trận lốc xoáy ở Oklahoma -(VOA)
Ngoại trưởng Kerry đến Oman hội đàm về vấn đề Syria (VOA) —Báo Mỹ: Có thể dùng bom lượn tấn công Trung Quốc (ĐV) —Tên lửa Tomahawk diệt mục tiêu (ĐV)
Công ty Apple bị cáo buộc lợi dụng sơ hở của thuế -(VOA) —-Nóng bỏng quan hệ thương mại Trung Quốc – châu Âu (RFI)
Tìm thấy dầu ngoài khơi bờ biển Namibia (VOA) —Nhiều lời khen cho bộ phim về tội ác Khmer Đỏ của Rithy Panh (RFI)
Văn hóa – XH-Giáo dục – Khoa học
“Không có chuyện phải ‘bôi trơn’ hay ‘nhóm lợi ích’ ở bến xe Mỹ Đình (GDVN) —Chưa rõ ai là người chỉ huy chống khủng bố (LĐ)
Bắt quả tang vụ nghi nấu cao hổ ở nhà giám đốc -(VNN) —-Chỉ có CSGT mang giấy chứng nhận mới được phạt vi phạm? -(VNN) –Xác định rõ 2 “quý bà” đi mua dâm -(VNN) —Đường sắt trên cao Hà Nội có thể “vỡ” tiến độ! -(VNN) —Thời sự trong ngày: 2 vợ chồng ôm nhau chết -(VNN)
Nhan nhản Bim Bim “bẩn” công nghệ Trung Quốc -(VNN) —“Luận tội” công trình sai phép(TN)
Tai nạn trên đèo Bảo Lộc, 60 người thoát chết(TNO) Khoảng 15 giờ 30 phút, ngày 21.5, tại quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc (thuộc địa phận huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng), đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm một người bị thương nặng và 60 người khác may mắn thoát chết.
Đối phó với nạn trộm cắp trên xe buýt (TN) —Lốc xoáy ở Hà Nội(TN) —Cháy rừng tại Phú Yên do mìn nổ(TN)
Giữa trưa công an ập vào Trung tâm y tế bắt bạc (ĐV)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét