Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT   
Trường Sa- mùa yêu thương (QĐND). - Phở Hà Nội nơi đầu sóng Trường Sa (TP).
- Ngư dân Quảng Ngãi: “Ngư dân Lý Sơn vẫn quyết tâm đạp sóng vươn khơi bám biển Hoàng Sa” (GDVN). - Quảng Nam, Quảng Ngãi: Ngư dân quyết tâm bám biển vươn khơi xa (ĐĐK).
Biển Đông: Dựa hoàn toàn vào Mỹ hay hy vọng TQ kiềm chế là ảo tưởng (GDVN).
Ảnh: Bên trong tàu Ngư chính ra Trường Sa có gì? (VTC).
Trung Quốc tăng cường tàu quét mìn hiện đại nhất từ trước tới nay cho Hạm đội Nam Hải (PT).
Philippines phản đối sự hiện diện ‘bất hợp pháp’ của Trung Quốc trên Biển Đông (SM).
Philippines sẽ đáp ứng yêu cầu hỗ trợ tư pháp của Đài Loan (PT). - Tại sao Đài Loan không dễ dàng nhận lời xin lỗi của Philippines? (PT).
Nhật đẩy nhanh tiến độ giao tàu tuần tra cho Philippines (TN).
TQ khích Đài Loan chơi rắn ‘quấy’ Mỹ, Phi (TP).
- CATP Hà Nội chúc mừng Đại lễ Phật đản 2013 (ANTĐ).
‘Tư lệnh ngành đều lo lắng trước giờ lấy phiếu’ (VNN). - Quốc hội sắp bầu tân Bộ trưởng Tài chính (TP).
- Kỳ họp thứ 5, quốc hội khóa XIII: ĐB Đinh Xuân Thảo: Tiền huy động vẫn chảy vào, vậy nó đang nằm ở đâu? (GDVN). - Quá xa thực tế (Infonet). - Các đại biểu Quốc hội nói về quản lý vàng (VOV). - Nhanh chóng xử lý “cục máu đông” nợ xấu (TN). - Cẩn trọng để việc ưu đãi thuế không biến Việt Nam thành “bãi rác” (LĐ). - Trăn trở trước bức tranh kinh tế (QĐND). - Nhiều ý kiến tâm huyết về điều hành, chỉ đạo nền kinh tế (ND). - Quốc hội tìm lối ra cho nền kinh tế (HQ). - Kinh tế khó khăn hơn, giải pháp phải mạnh mẽ, quyết liệt hơn (SGGP). - Nhật ký nghị trường: “Quyết liệt mà tôi chưa thấy” (VNEco). Một bài báo nhiều thông tin thú vị!Tại một tổ gồm 3 đoàn đại biểu đủ cả Bắc – Trung – Nam, khi tổ trưởng đang say sưa phát biểu thì âm thanh của một trò chơi quen thuộc bất ngờ phát ra từ chiếc iPad của một nữ đại biểu.”  ” … quá giờ làm việc chiều rồi mà phòng họp đoàn Hà Nội và tổ số 4 vẫn trống… Tổ số 3 cũng chỉ thảo luận đến 15h.”
Bauxite Tây nguyên tăng chi phí do sợ vỡ hồ bùn đỏ giống Hungary (TN).
Mức lương “phản cảm” của các sếp doanh nghiệp nhà nước (LĐ). - Làm ăn bết bát, lương vẫn trên trời (LĐ).
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Nguy cơ bị “vỡ” tiến độ (LĐ).
Lâm Đồng: PGĐ Sở lái xe con gây tai nạn kinh hoàng (Infonet).
Trung Quốc muốn lập “Hội đồng An ninh Quốc gia”? (TN).
Ông Kim Jong Un cử cố vấn đặc biệt thăm Trung Quốc (VOV).- Đặc sứ Triều Tiên làm gì ở Bắc Kinh? (VTC). - Phía sau việc Triều Tiên cử đặc phái viên đến Trung Quốc(DV).
Một Triều Tiên kỳ lạ qua chuyến đi của phóng viên ảnh người Anh (2) (DT).
Giải mật đợt diễn tập “Chống Triều Tiên đột nhập” của quân đội Hàn Quốc (ANTĐ). - Truyền hình Triều Tiên lần đầu tiên đưa hình ảnh cờ Hàn Quốc (NĐT).
KINH TẾ  
Nợ công Việt Nam bao nhiêu là “ngưỡng an toàn”? (DT).
Cần tổng lực để cứu nền kinh tế (VOV).
“Soi” ngân hàng Nhà nước, phát hiện nhiều vấn đề (SGTT). - Kiểm toán nhận xét điều hành của Ngân hàng Nhà nước (VnEco).
“Không hề có kế hoạch bơm tiền trực tiếp cho các ngân hàng” (DT).
Ngân hàng không quan tâm đến cho vay mà chỉ chú ý VAMC (SM). - Ngân hàng cho nhau vay lãi suất 37,5% (VNE). - Ngân hàng chật vật với lợi nhuận đầu năm (HQ).
Chính thức thành lập công ty xử lý nợ xấu, vốn điều lệ 500 tỷ đồng (GDVN). - Xem xét mua nợ xấu theo giá thị trường (Infonet).
NHNN yêu cầu triển khai ngay việc cho vay hỗ trợ nhà ở (SM). - Vay tiền mua nhà xã hội từ gói tín dụng 30.000 tỷ: Vướng đủ đường? (TP/GDVN). - Gập ghềnh thủ tục vay mua nhà ở xã hội (TP). - Đề xuất ba mức thời gian gia hạn nộp tiền sử dụng đất (TT). - Chỉ số giá nhà ở Hà Nội đã giảm 22% (HNM).
Điều còn thiếu của chính sách đúng đắn (NNVN). - Giảm thuế cho doanh nghiệp (NNVN).
Sức mua cạn kiệt, chợ vắng đìu hiu (TT/PLTP).
PVN sắp hoàn thành mục tiêu thoái vốn khỏi PVFC (TTXVN).
Tàu ‘khủng’ tấp nập trên biển Đông (TP).
TS. Alan Phan: Đất nước cần … Ta Ba Lô (ĐT).
2,5 triệu USD để hỗ trợ những người bán hàng rong (TTXVN).
Ba ba “sốt” giá, người dân vẫn thờ ơ (CafeF).
Hoạt động nuôi chim yến sẽ được ‘quản’ chặt (PT). - Quản nuôi yến như quản nuôi gà công nghiệp? (TT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- GS Trần Lâm Biền: “Ông Phạm Quang Nghị xin lỗi người dân Đường Lâm không có gì lạ” (GDVN). - “Nghịch cảnh” ở Đường Lâm khiến chính quyền lúng túng (DT). -Sớm có giải pháp cho làng cổ Đường Lâm (CAND). - Phải sớm “giải cứu” người dân Đường Lâm (LĐ). - Bảo tồn di tích không thể bằng những lời nói suông! (Soha).
Ai xin lỗi Đàn Xã Tắc, chùa Một Cột? (PN Today).
Trùng tu lăng Tự Đức (TT). - Khởi công trùng tu nhiều công trình tại Lăng Tự Đức (Huế) (SGGP).
Nick Vujicic đã đến TP.HCM, người hâm mộ cuồng nhiệt chào đón (DV). - Điều gì khiến chàng trai không tay, chân có sức hút như nam châm? (DV).
Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt: Chém gió! (TTVH).
Thi hát trên truyền hình: Liệu có cạn nguồn? (SGGP).
Xử phạt ban tổ chức, người mẫu tham gia Đêm hội chân dài (TT). - Bộ ngực – danh tiếng và tai tiếng (SGTT). - Showbiz thêm nghề… khoe thân (PT). - “Vạ miệng” – phút bất cẩn hay chiêu trò tạo scandal của giới showbiz? (LĐ).
Liên hoan phim Cannes “bê bối” vì trộm cướp (DT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Lo cho thi một, lo báo chí mười (Blog VOV).
Không nên xây dựng mạng xã hội “ngốn” tới 200 triệu USD (LĐ).
3 HSG quốc gia, quốc tế lắc đầu với ĐH Dược, Ngoại Thương! (GDVN).
Các trường ngoài công lập ‘phản ứng’ với Bộ GD-ĐT (PT).
Tuyển sinh 60 chỉ tiêu, chỉ có 2 hồ sơ đăng ký ! (NDHMoney). - Chuyên gia chỉ rõ 4 nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tuyển sinh ĐH (GDVN).
Mang máy quay vào thi: “Tôi sợ mất nhiều hơn được” (Infonet).
Giữa thủ đô, trường học biến thành chuồng bò (Infonet).
Vụ gian lận thi cử gây chấn động Hàn Quốc (GD&TĐ).
10 người thành công nổi tiếng không học hết phổ thông (DT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG 
Đình chỉ công tác bác sĩ tiêm vacxin hết đát (NNVN).
Nhậu… “sứ giả mùa xuân” (NNVN).
- Mối lo làng quê: Những đứa trẻ mẫu giáo… già (NNVN).
Mất điện đồng loạt 22 tỉnh thành phía Nam (DT). – Tin nổi không?  Xe cần cẩu là “thủ phạm” gây mất điện toàn miền Nam (DT).
Giám đốc bỏ nghìn đô giải duyên, xin bùa yêu chống ‘ế’ (VTC).
Máy phát điện phát cháy, hàng trăm trẻ mầm non hoảng loạn (TN).
- Họp báo vụ nổ súng bắt “lâm tặc”: Nhiều câu hỏi còn để ngỏ (NNVN).
Trung Quốc: thành phố càng lớn càng khó sống (TT). - 44,4% lúa gạo Trung Quốc nhiễm chất độc gây ung thư (PT).
- Mỹ: Lốc xoáy khó dự đoán hơn bão (TT).
QUỐC TẾ  
Syria và Israel đấu súng trên Cao nguyên Golan (ND). - Tướng Israel gửi cảnh báo ớn lạnh đến Assad (VnMedia).
Ai Cập mở lại cửa khẩu biên giới Rafah với Dải Gaza (TTXVN).
Iran: 2 ứng cử viên tổng thống tiềm năng bị loại (NLĐ).
Máy bay không người lái của Mỹ giết nhầm hàng nghìn thường dân (Infonet).
Ngày mai, tổng giám đốc IMF hầu tòa (NĐT).
Nga: Sốt bức ảnh ngồi trộm ghế Tổng thống (KP).
Thú vị nghề ‘nhái’ Tổng thống Obama (NĐT). - Obama sẽ bị luận tội? (VNN).

Nhật ký nghị trường: “Quyết liệt mà tôi chưa thấy”

Bao gồm cả kinh tế, xã hội, ngân sách, không gian để thảo luận tại tổ ngày 22/5 là vô cùng rộng lớn...

Nhật ký nghị trường: “Quyết liệt mà tôi chưa thấy”
Đại biểu Quốc hội nghiên cứu thêm tài liệu trong 20 phút đầu giờ thảo luận - Ảnh: NK.
Một ngày bàn thảo từ tình hình biển Đông đến giải pháp giảm tai nạn giao thông của Quốc hội vừa kết thúc. Bao gồm cả kinh tế, xã hội, ngân sách, không gian để thảo luận và cả tranh luận tại các tổ ngày 22/5 là vô cùng rộng lớn.

Không khí nghị trường tuy vậy nhiều nơi khá chùng chình. 20 phút đầu giờ dành nghiên cứu thêm tài liệu. 9h30 giải lao. Gần 11h kết thúc. Đó không chỉ là cảnh chỉ diễn ra ở một vài phòng họp.

Tại một tổ gồm 3 đoàn đại biểu đủ cả Bắc - Trung - Nam, khi tổ trưởng đang say sưa phát biểu thì âm thanh của một trò chơi quen thuộc bất ngờ phát ra từ chiếc iPad của một nữ đại biểu. Sau ít giây luống cuống chuyển chế độ, chiếc iPad mới chịu yên lặng, các đại biểu bấm nhau cười tủm tỉm.

Đoàn Tp.HCM vẫn sôi nổi cả sáng lẫn chiều. “Ông nghị” Trần Du Lịch nhấn mạnh trách nhiệm của Quốc hội “không để nền kinh tế tiếp tục trì trệ”.

Nữ đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nhận xét giải pháp tại báo cáo của Chính phủ đọc “không chê vào đâu được” nhưng có những vấn đề tồn tại kéo dài không chỉ 1 - 2 năm mà nhiều năm mà các giải pháp vẫn như vậy. Trong khi tình hình thực tế khó khăn hơn nhiều.

Chính sách của chúng ta làm cho người dân không yên tâm, cử tri hỏi do vấn đề gì mà đẩy khó khăn về cho người dân, tạo thuận lợi cho mình trong quản lý, câu hỏi này chưa trả lời được.

Sau câu kết của đại biểu Tâm, Trưởng đoàn Huỳnh Thành Lập bình luận, “đại biểu Tâm nói khiến tôi liên tưởng đến việc mình đưa ra chính sách cấm đội mũ bảo hiểm rởm, không phạt được ai lại đi phạt người mua”.

Nhận xét của Chính phủ vẫn lạc quan, khoảng cách giữa chính sách và cuộc sống còn xa cũng là nhận xét chung của rất nhiều ý kiến khác. "Tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thấy nhiều vấn đề đáng báo động nhưng qua báo cáo của Chính phủ thấy tình hình bình yên quá", đại biểu Võ Thị Dung thẳng thắn.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa phàn nàn, trong lúc nhiều chính sách bất hợp lý được ban hành, nhân dân và cả đại biểu rất cần đến thông tin từ báo chí. Thế mà vừa rồi lại định quy định báo chí cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra. Ông “can gián” Chính phủ xem lại để tránh ra đời những chủ trương không thúc đẩy được phát triển nền kinh tế, hạn chế dân sinh.

Ở các tổ thảo luận khác, nhiều vị đại biểu không giấu được sự sốt ruột khi tái cơ cấu nền kinh tế còn đang mờ mịt.

Quốc hội đã đặt ra yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế từ 2008 nhưng thực hiện thiếu mạnh mẽ và kiên quyết, làm phát triển thêm nhóm lợi ích chi phối đời sống gây cản trở cải cách. "Nhân dân mất lòng tin vì nói mà không làm, dễ bị kẻ xấu tác động", đại biểu Lê Hữu Phước (Bình Dương) phát biểu.

Cho rằng cần đánh giá trung thực trạng tình hình kinh tế hiện nay, đại biểu Nguyễn Hữu Hùng (Tiền Giang) nói, “tôi cảm nhận lòng tin với một số việc đang triển khai có vấn đề, lòng tin suy giảm thì chính sách khó đi vào cuộc sống”.

"Chưa biết kết quả xử lý các tập đoàn Vinashin thế nào, Vinalines ra sao, rồi dự án bauxite nữa, nợ công, nợ xấu đều chưa minh bạch, cử tri hỏi đại biểu không đủ thông tin giải đáp", ông Hùng nói tiếp.

Vị đại biểu này cũng đề nghị Chính phủ cần có báo cáo chuyên đề với Quốc hội về biển Đông, để đại biểu hiểu sâu hơn giải đáp cho cử tri, vì cử tri hỏi rất nhiều mà không thể trả lời cho thấu đáo.

"Lúc nào hạn chế yếu kém cũng do kinh tế thế giới và nguyên nhân khách quan thì không được, phải nói nguyên nhân còn từ chỉ đạo điều hành, nhiều việc cứ nói quyết liệt mà tôi chưa thấy, nhất là ở tái cơ cấu nền kinh tế", ông Hùng tiếp mạch băn khoăn.

Không đi sâu vào các ngóc ngách cụ thể của cơm áo gạo tiền mà đề cập đến cơ hội cải cách khi sửa Hiến pháp 1992, đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) bàn, nếu giải pháp ngân hàng trung ương độc lập không được đặt ra, Chính phủ cần in tiền thì Ngân hàng Nhà nước in tiền, thì khó khăn sẽ còn lâu dài.

Vị đại biểu này cũng khái quát, tình hình kinh tế hiện nay là hệ quả của sự phát triển nhanh mà mô hình kinh tế không giống ai. “Phát triển nhanh mà không có mô hình sẵn là cái giá phải trả, bây giờ là lúc bình tĩnh xem xét, nếu không chấn chỉnh thì không có tiền nuôi bộ máy và chi cho chính sách xã hội”.

Sau phát biểu của đại biểu Tiên, tổ thảo luận gồm các đoàn Bạc Liêu, Tiền Giang, Ninh Thuận và Bình Dương dừng phiên buổi sáng lúc kim giờ đồng hồ chưa chạm số 11. Tầng 1 cùng nhà, phòng họp tổ khác cũng chỉ còn nhân viên khách sạn đang dọn dẹp. Dưới sân, nhiều ôtô biển xanh chờ sẵn. Nhưng cũng có vị tự đi xe máy cho cơ động.

Các phóng viên cũng tranh thủ về cơ quan, để 14h lại lên đường theo nghị trình. Nhưng, quá giờ làm việc chiều rồi mà phòng họp đoàn Hà Nội và tổ số 4 vẫn trống... Tổ số 3 cũng chỉ thảo luận đến 15h.

Ở một tổ khác tại Nhà khách La Thành, 15h30 tổ trưởng “trưng cầu” ý đại biểu xem nên nghỉ giải lao rồi họp tiếp hay phát biểu hết ý kiến thì nghỉ luôn. Một nữ đại biểu lưu ý rằng báo chí đã có đăng bài phản ánh đại biểu Quốc hội họp tổ thường về sớm, phát biểu ít. Và qua báo chí, cử tri sẽ giám sát hoạt động của đại biểu.

Cả tổ nhất trí giải lao đúng giờ, sau đó lại vào họp tiếp.

"Cứ nói quyết liệt mà tôi chưa thấy", đó là lời không chỉ một đại biểu dành cho cơ quan điều hành. Nhưng thú thật là người viết cũng muốn dành nó cho một số vị đại diện của mình.

"Bauxite Tây nguyên tăng chi phí do sợ vỡ hồ bùn đỏ giống Hungary"

(TNO) Ông Võ Tuấn Nhân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội cho biết với dự án bauxite ở Tây nguyên hiện nay, môi trường không phải vấn đề lo lắng hay trở ngại lớn nhất, mà đó chính là hiệu quả kinh tế.

bauxit tây nguyên
Dự án Nhân Cơ tại Đắk Nông có tổng mức đầu tư khoảng 11.625 tỉ đồng - Ảnh: Phan Quốc Sỹ
Ông Nhân cho biết vừa rồi đoàn công tác của Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường đã lên Tây nguyên, tiến hành đánh giá và đưa ra kết luận việc xử lý hồ bùn đỏ thuộc dự án là an toàn thực sự, nhưng đầu tư lớn. Ban đầu dự kiến số tiền bỏ ra chỉ mấy chục tỉ đồng, nhưng sau đó vốn đầu tư vọt lên tới hơn trăm tỉ.
Nguyên nhân chi phí tăng, ông Võ Tuấn Nhân cho biết ban đầu thiết kế đầu tư hồ bùn đỏ có kinh phí không cao, nhưng khi đang làm thì xảy ra sự cố vỡ hồ bùn đỏ trong khai thác ở bauxite Hungary nên Chính phủ yêu cầu làm thêm đánh giá tác động môi trường, độ an toàn của hồ chứa. Thiết kế cũng được nâng lên ở mức rất chuẩn là nguyên nhân chính khiến cho chi phí vọt lên hơn trăm tỉ đồng.
“Việc xử lý như vậy, chúng tôi đánh giá là tốt, nhưng nó làm tăng mức đầu tư lên, và liên quan đến hiệu quả dự án. Ủy ban chúng tôi chỉ có ý kiến về môi trường và công nghệ, còn hiệu quả thì do Ủy ban Kinh tế đánh giá”, ông Nhân chia sẻ.
Đánh giá sự quan tâm của dư luận xã hội đối với vấn đề môi trường khi triển khai các dự án bauxite tại Tây nguyên là cần thiết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ môi trường Quốc hội cho biết đã có báo cáo gửi Quốc hội trong kỳ họp trước. Ông cho biết vì đã có ý kiến từ báo chí và dư luận, được Chính phủ chỉ đạo cần quyết liệt trong khâu đảm bảo môi trường, nên công trình chứa hồ bùn đỏ, theo khảo sát từ phía Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội đã được làm khá bài bản, khó có khả năng xảy ra sự cố như công trình tại Hungary.
Với các ý kiến chuyên gia đề nghị tạm dừng dự án Nhân Cơ để xem lại công nghệ và nhà thầu, ông Nhân cho biết Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường vẫn chưa bàn vấn đề này. “Còn cá nhân tôi cho rằng Nhân Cơ và Tân Rai là 2 dự án mà Bộ Chính trị đã cho phép thí điểm, đã thí điểm thì phải có các tiêu chí, sau đó mới nhân rộng để làm những cái khác nữa. Với Nhân Cơ, cần chỉ ra tiêu chí rõ ràng để sau này khi ra sản phẩm mới thấy được rõ ràng đầu tư như thế, hy sinh như thế thì kết quả ra thế nào, có mang lại hiệu quả xứng đáng không. Còn đang đầu tư mà dừng nửa chừng thì chưa đến được kết luận gì, nếu Chính phủ thấy có thể kết luận được rõ ràng là mô hình này không hiệu quả thì mới dừng”, ông Nhân bày tỏ.
Đại diện Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường cũng nêu quan điểm, khi dư luận còn nhiều tranh luận, dự án nên được đưa ra Quốc hội để thảo luận. Quốc hội cần phải thảo luận để từ ý kiến của đại biểu, Chính phủ cần tiếp thu, chỉ đạo, điều chỉnh, nhất là khi bàn về kinh tế xã hội, cần đề cập các nội dung còn khúc mắc như hiện tại. Yếu tố xét đến theo ông là chủ trương đầu tư công, khai thác bauxite có gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững hay không.
Bảo Cầm - Lê Quân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét