Đảng CS không đối thủ vì đối lập yếu
Đảng Cộng sản VN nói có tới hàng chục triệu đảng, đoàn, đội viên hậu thuẫn
Lực lượng đối lập trong nước của Việt Nam hiện nay vừa yếu vừa không có
sức mạnh, trong khi đảng cộng sản đang không có đối thủ và có thể sẽ
giữ vững quyền lực trong nhiều thập kỷ nữa, theo một quan chức trong
ngạch giảng dạy cao cấp của Đảng.
Cùng lúc, một số nhà bất đồng chính kiến thừa nhận đối lập quả là còn yếu và phân tán nhưng cho rằng quá trình đất nước vận động đi đến một xã hội 'dân chủ đa đảng' là tất yếu.
Nhận xét về vị thế 'không đối thủ' của Đảng cầm quyền tại Việt Nam đến từ một quan chức thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trong dịp Việt Nam sắp kỷ niệm sự kiện 30/4/1975.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đình Tấn, Giám đốc Viện Xã hội học thuộc Học viện nói:
"Thực chất ở Việt Nam hiện nay, có thể nói với Đảng Cộng sản Việt Nam thì không có đối thủ. Nếu thể hiện là đối thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là một tổ chức, tôi nghĩ là không có,"
"Nó chỉ có thể có những ý kiến của những cá nhân, những nhóm người ta có những khác biệt với Đảng Cộng sản. Với tư cách đối thủ, tôi quan niệm là không có và trong tương lai tôi nghĩ là không có."
Ông khẳng định vị thế đạt được qua lịch sử của Đảng cộng sản:
"Đảng Cộng sản gắn với lịch sử, ra đời trong bối cảnh đất nước Việt Nam ngày xưa nghèo nàn và bị đô hộ bởi phong kiến. Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó được coi là đội quân tiên phong nhất, được xã hội rồi dân tộc lựa chọn."
"Trước đó cũng có nhiều kẻ sỹ, nhân sỹ và những người yêu nước khác nữa, nhưng Đảng Cộng sản và đứng đầu bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy được vị thế trong nhân dân."
"Việt Nam bây giờ có nhiều vấn đề, nhưng về cơ bản, uy tín của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn là lớn. Lực lượng rõ ràng có 4-5 triệu người, mà trong đó không chỉ có những triệu Đảng viên như vậy, mà con có gia đình của hàng triệu Đảng viên.
"Rồi nó cũng có hàng chục triệu Đoàn viên là cánh tay phải của Đảng, rồi hàng chục triệu thiếu niên nhi đồng cũng là những cánh tay mầm non của Đảng, nên theo quan điểm của tôi Đảng Cộng sản không có đối thủ; những đối thủ ra mặt và đầy đủ lực lượng tôi nghĩ là không có ai cả."
Quan chức nghiên cứu này nhận xét về lực lượng đối lập và đấu tranh cho dân chủ trong nước. Ông nói:
"Chỉ có điều là có những ý kiến, còn có những ý kiến mong muốn và thậm chí người ta còn phàn nàn về một số cá nhân, một số nhóm này nọ, và tôi cũng nghĩ không nên đánh giá họ nặng nề.
"Tôi nghĩ cái đó có, kể cả trong nhân dân cũng có, nhưng số đó là số ít và số đó không có sức mạnh. Và trong thập kỷ sắp tới chưa thể có cái gì đó để có thể vươn tới, tạo ra sự đối trọng với Đảng.
"Mà hơn nữa Đảng của chúng tôi đang tiến hành cải cách rất mạnh, vừa rồi tiến hành nghị quyết Trung ương IV, thực chất là tiến hành cuộc đấu tranh phê và tự phê, thực chất là tiến hành những cải cách rất mạnh mẽ, trung thực và cầu thị.
Theo Giáo sư Tấn, Đảng cộng sản đang tiếp tục khẳng định vị thế lãnh đạo, nhưng cho rằng Đảng sẽ không thể được chấp nhận nếu tiếp tục sai sót hay nếu không tự đổi mới vì như vậy theo ông sẽ không thể tiếp tục 'nắm bắt ngọn cờ.'
Ông cho rằng Việt Nam sẽ đi lên trong ổn định, hòa bình với ổn định phải là vấn đề 'nguyên tắc' và các tiếp thu phải có chọn lọc.
"Trước kia chúng tôi nói là theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng tôi dùng từ theo, nhưng bây giờ chúng tôi đặt vấn đề là chúng tôi nghiên cứu, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, và đồng thời vận dụng nó một cách sáng tạo, có phát triển, đổi mới và có phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin.
"Và chủ nghĩa Mác - Lênin không là duy nhất mà chúng tôi tiếp thu rất đa dạng các học thuyết khác, của cả Parsons, của cả Durkheim, của cả Auguste Compte, của Weber...những nhà khoa học, chúng tôi tiếp thu những hạt nhân hợp lý ở trong đó vào trong tư tưởng, phần hồn chỉ đạo đất nước của chúng tôi."
Giáo sư Tấn so sánh một số mô hình chính trị và cho rằng Đảng cộng sản Trung Quốc đang thành công với học thuyết phát triển lấy phương châm "hài hòa" làm trọng tâm, nhưng ông cũng đánh giá cao mô hình đa đảng ở Mỹ.
Ông nói:
"Hai đảng rất văn minh, trên thực tế nó không phải là hai cái đảng đối lập theo nghĩa là nó tiêu diệt lẫn nhau. Mà đây, hai Đảng có thể có những khác biệt, nhưng trong đó người ta tranh đua với nhau để đưa ra những phương án tốt nhất."
"Đồng thời đảng này sẽ bị đảng khác giám sát, nếu anh làm không tốt, thì đến một ngày nào đó, anh phải trao quyền lực, luân phiên một cách khách quan, thông qua bầu cử."
Tuy vậy, qua kinh nghiệm "Mùa Xuân Ả-rập," Giáo sư Tấn từ chối cho rằng Việt Nam sẽ cần tới 'vùng đệm' là thể chế đa đảng đối lập và đa nguyên chính trị để tránh 'nổi dậy, đổ vỡ', vì ông nhìn thấy mô hình đa đảng ở một số nước Trung Đông và Bắc Phi là "ma quái" và không đáng học tập.
Về lựa chọn mô hình chính trị và hướng đi tương lai, Giáo sư Tấn khẳng định:
"Trong tương lai xa, rồi thì Việt Nam cũng sẽ đi vào quỹ đạo chung, quỹ đạo bình thường của nền văn minh. Việt Nam đang đi, nhưng phải đi từ từ, dần dần, Việt Nam là phương Đông, không thể thực hiện những cú sốc được theo kiểu phương Tây."
Về cách thức và đường lối của phong trào dân chủ trong nước, ông Giang cho rằng đấu tranh dân chủ ở Việt Nam cần có chiến lược vừa đấu tranh, vừa lý luận vừa đồng thời tổ chức lực lượng quần chúng.
"Phải đồng thời xây và chống, nhiều tổ chức mới chỉ làm được chống mà chưa làm được xây...," ông nói.
Tuy nhiên, Tiến sỹ Giang tin rằng phong trào dân chủ và đối lập đang đứng trước những cơ hội vì theo ông Việt Nam đang chuyển mình trong khi đảng cộng sản đang tỏ ra suy yếu lại xuất hiện phân hóa nội bộ và 'đánh đá, tiêu diệt lẫn nhau'.
Về phần mình, luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà hoạt động dân chủ khác từ trong nước, cho rằng nhận xét của Giáo sư Tấn cũng có phần khách quan, khi lực lượng dân chủ và đối lập theo ông Đài vẫn còn yếu và chưa có chương trình dài hạn.
Ông Đài cho rằng tình hình Việt Nam hiện nay tương đồng với tình hình đêm trước các cuộc Cách mạng ở Đông Âu, khi đó các nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo còn khá mạnh và các lực lượng đối lập, dân chủ bị kìm kẹp chặt và có phân tán lực lượng.
"Nhưng mọi điều bất ngờ đều có thể xảy ra," ông nói trước khi đưa ra so sánh tương quan giữa phong trào đối lập và Đảng cộng sản hiện nay.
"Điểm mạnh của Đảng cộng sản hiện nay là họ nắm trong tay mọi công cụ sức mạnh từ quân đội, cảnh sát, tòa án rồi toàn bộ hệ thống chính trị của họ đều nằm trong tay của Đảng cộng sản. Điểm yếu của họ là họ đang ở vị trí phi nghĩa, khi họ áp đặt sự cai trị của họ lên cả dân tộc Việt Nam.
"Nó không tạo ra sự công bằng, bình đẳng cho tất cả người dân ở trong xã hội, và tệ nạn tham nhũng, suy thoái đạo đức của họ làm cho chính bản thân họ suy yếu đi rất nhiều."
"Con đường đấu tranh, sự lựa chọn là con đường chính nghĩa, là quá trình đi đến tất yếu của sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội Việt Nam, đó là một xã hội dân chủ đa đảng, đó là sức mạnh chính nghĩa và được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng như người dân ở trong nước,"
"Còn điểm yếu hiện nay là chúng tôi thiếu kinh nghiệm, và thiếu một chương trình để chúng tôi có thể làm việc một cách lâu dài, hướng đến một mục tiêu thành công ở trong tương lai."
Gần đây phong trào đấu tranh cho dân chủ và các lực lượng đối lập ôn hòa ở Việt Nam được cho là có thêm những bước phát triển mới phong phú, đa dạng hơn về nội dung và hình thức hoạt động, đấu tranh, đặc biệt với sự phát triển của mạng internet và các phong trào viết blog và mạng xã hội.
Trong khi đó, phong trào cũng được cho là gặp sự kiểm soát mạnh mẽ, chặt chẽ, có tính hệ thống của chính quyền, nhiều nhà hoạt động dân chủ ôn hòa, trong đó có một số bloggers có tiếng như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, các luật gia như Lê Quốc Quân và trước đó là Cù Huy Hà Vũ, đã bị bắt giữ và đối diện, hoặc có thể đối diện những bản án nghiêm khắc.
Cùng lúc một số quốc gia Phương Tây tiếp tục khuyến khích Việt Nam cải tổ hệ thống chính trị và các nhà ngoại giao của họ cố gắng tiếp xúc với giới bất đồng chính kiến để gửi thông điệp rằng họ ủng hộ cho một môi trường dân chủ hơn tại Việt Nam.
Quốc Phương
bbcvietnamese.com
Cùng lúc, một số nhà bất đồng chính kiến thừa nhận đối lập quả là còn yếu và phân tán nhưng cho rằng quá trình đất nước vận động đi đến một xã hội 'dân chủ đa đảng' là tất yếu.
Nhận xét về vị thế 'không đối thủ' của Đảng cầm quyền tại Việt Nam đến từ một quan chức thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trong dịp Việt Nam sắp kỷ niệm sự kiện 30/4/1975.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đình Tấn, Giám đốc Viện Xã hội học thuộc Học viện nói:
"Thực chất ở Việt Nam hiện nay, có thể nói với Đảng Cộng sản Việt Nam thì không có đối thủ. Nếu thể hiện là đối thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là một tổ chức, tôi nghĩ là không có,"
"Nó chỉ có thể có những ý kiến của những cá nhân, những nhóm người ta có những khác biệt với Đảng Cộng sản. Với tư cách đối thủ, tôi quan niệm là không có và trong tương lai tôi nghĩ là không có."
Ông khẳng định vị thế đạt được qua lịch sử của Đảng cộng sản:
"Đảng Cộng sản gắn với lịch sử, ra đời trong bối cảnh đất nước Việt Nam ngày xưa nghèo nàn và bị đô hộ bởi phong kiến. Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó được coi là đội quân tiên phong nhất, được xã hội rồi dân tộc lựa chọn."
"Trước đó cũng có nhiều kẻ sỹ, nhân sỹ và những người yêu nước khác nữa, nhưng Đảng Cộng sản và đứng đầu bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy được vị thế trong nhân dân."
'Uy tín vẫn lớn?'
Người đồng thời giữ cương vị Chủ tịch Hội Xã hội học Việt Nam nói uy tín, thế và lực của Đảng cộng sản còn rất mạnh:"Việt Nam bây giờ có nhiều vấn đề, nhưng về cơ bản, uy tín của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn là lớn. Lực lượng rõ ràng có 4-5 triệu người, mà trong đó không chỉ có những triệu Đảng viên như vậy, mà con có gia đình của hàng triệu Đảng viên.
"Trong tương lai xa, Việt Nam sẽ đi vào quỹ đạo văn minh, quốc tế. Việt Nam là phương Đông, không thể đổ vỡ, không thể thực hiện kiểu cú sốc như phương Tây"
Giáo sư Nguyễn Đình Tấn (giữa, hàng đầu)
"Rồi nó cũng có hàng chục triệu Đoàn viên là cánh tay phải của Đảng, rồi hàng chục triệu thiếu niên nhi đồng cũng là những cánh tay mầm non của Đảng, nên theo quan điểm của tôi Đảng Cộng sản không có đối thủ; những đối thủ ra mặt và đầy đủ lực lượng tôi nghĩ là không có ai cả."
Quan chức nghiên cứu này nhận xét về lực lượng đối lập và đấu tranh cho dân chủ trong nước. Ông nói:
"Chỉ có điều là có những ý kiến, còn có những ý kiến mong muốn và thậm chí người ta còn phàn nàn về một số cá nhân, một số nhóm này nọ, và tôi cũng nghĩ không nên đánh giá họ nặng nề.
"Tôi nghĩ cái đó có, kể cả trong nhân dân cũng có, nhưng số đó là số ít và số đó không có sức mạnh. Và trong thập kỷ sắp tới chưa thể có cái gì đó để có thể vươn tới, tạo ra sự đối trọng với Đảng.
"Mà hơn nữa Đảng của chúng tôi đang tiến hành cải cách rất mạnh, vừa rồi tiến hành nghị quyết Trung ương IV, thực chất là tiến hành cuộc đấu tranh phê và tự phê, thực chất là tiến hành những cải cách rất mạnh mẽ, trung thực và cầu thị.
Theo Giáo sư Tấn, Đảng cộng sản đang tiếp tục khẳng định vị thế lãnh đạo, nhưng cho rằng Đảng sẽ không thể được chấp nhận nếu tiếp tục sai sót hay nếu không tự đổi mới vì như vậy theo ông sẽ không thể tiếp tục 'nắm bắt ngọn cờ.'
Ông cho rằng Việt Nam sẽ đi lên trong ổn định, hòa bình với ổn định phải là vấn đề 'nguyên tắc' và các tiếp thu phải có chọn lọc.
'Không là duy nhất'
Về học thuyết chính trị Mác - Lênin mà Đảng Cộng sản Việt Nam lâu nay xếp là kim chỉ nam, ông nói:"Trước kia chúng tôi nói là theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng tôi dùng từ theo, nhưng bây giờ chúng tôi đặt vấn đề là chúng tôi nghiên cứu, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, và đồng thời vận dụng nó một cách sáng tạo, có phát triển, đổi mới và có phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin.
"Và chủ nghĩa Mác - Lênin không là duy nhất mà chúng tôi tiếp thu rất đa dạng các học thuyết khác, của cả Parsons, của cả Durkheim, của cả Auguste Compte, của Weber...những nhà khoa học, chúng tôi tiếp thu những hạt nhân hợp lý ở trong đó vào trong tư tưởng, phần hồn chỉ đạo đất nước của chúng tôi."
Giáo sư Tấn so sánh một số mô hình chính trị và cho rằng Đảng cộng sản Trung Quốc đang thành công với học thuyết phát triển lấy phương châm "hài hòa" làm trọng tâm, nhưng ông cũng đánh giá cao mô hình đa đảng ở Mỹ.
"Đấu tranh dân chủ ở VN phải vừa đấu tranh, vừa có lý luậtn, phải tổ chức lực lượng quần chúng. Phải đồng thời xây và chống, nhiều tổ chức mới chỉ làm được chống mà chưa làm được xây"
Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang (trái)
Ông nói:
"Hai đảng rất văn minh, trên thực tế nó không phải là hai cái đảng đối lập theo nghĩa là nó tiêu diệt lẫn nhau. Mà đây, hai Đảng có thể có những khác biệt, nhưng trong đó người ta tranh đua với nhau để đưa ra những phương án tốt nhất."
"Đồng thời đảng này sẽ bị đảng khác giám sát, nếu anh làm không tốt, thì đến một ngày nào đó, anh phải trao quyền lực, luân phiên một cách khách quan, thông qua bầu cử."
Tuy vậy, qua kinh nghiệm "Mùa Xuân Ả-rập," Giáo sư Tấn từ chối cho rằng Việt Nam sẽ cần tới 'vùng đệm' là thể chế đa đảng đối lập và đa nguyên chính trị để tránh 'nổi dậy, đổ vỡ', vì ông nhìn thấy mô hình đa đảng ở một số nước Trung Đông và Bắc Phi là "ma quái" và không đáng học tập.
Về lựa chọn mô hình chính trị và hướng đi tương lai, Giáo sư Tấn khẳng định:
"Trong tương lai xa, rồi thì Việt Nam cũng sẽ đi vào quỹ đạo chung, quỹ đạo bình thường của nền văn minh. Việt Nam đang đi, nhưng phải đi từ từ, dần dần, Việt Nam là phương Đông, không thể thực hiện những cú sốc được theo kiểu phương Tây."
'Cơ hội đổi mới'
Bình luận về ý kiến của ông Tấn, nhà hoạt động dân chủ, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nói với BBC từ Hà Nội rằng ông thừa nhận lực lượng đối lập và cổ súy cho dân chủ ở trong nước hiện nay chưa đủ mạnh."Điểm yếu của họ là họ đang ở vị trí phi nghĩa, khi họ áp đặt sự cai trị của họ lên cả dân tộc Việt Nam"Tuy nhiên ông cho rằng thực trạng này cũng có nguyên nhân từ việc chính quyền sử dụng các công cụ chuyên chính vô sản để ngăn chặn, kiềm chế, hoặc phân hóa.
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Về cách thức và đường lối của phong trào dân chủ trong nước, ông Giang cho rằng đấu tranh dân chủ ở Việt Nam cần có chiến lược vừa đấu tranh, vừa lý luận vừa đồng thời tổ chức lực lượng quần chúng.
"Phải đồng thời xây và chống, nhiều tổ chức mới chỉ làm được chống mà chưa làm được xây...," ông nói.
Tuy nhiên, Tiến sỹ Giang tin rằng phong trào dân chủ và đối lập đang đứng trước những cơ hội vì theo ông Việt Nam đang chuyển mình trong khi đảng cộng sản đang tỏ ra suy yếu lại xuất hiện phân hóa nội bộ và 'đánh đá, tiêu diệt lẫn nhau'.
Về phần mình, luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà hoạt động dân chủ khác từ trong nước, cho rằng nhận xét của Giáo sư Tấn cũng có phần khách quan, khi lực lượng dân chủ và đối lập theo ông Đài vẫn còn yếu và chưa có chương trình dài hạn.
Ông Đài cho rằng tình hình Việt Nam hiện nay tương đồng với tình hình đêm trước các cuộc Cách mạng ở Đông Âu, khi đó các nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo còn khá mạnh và các lực lượng đối lập, dân chủ bị kìm kẹp chặt và có phân tán lực lượng.
"Nhưng mọi điều bất ngờ đều có thể xảy ra," ông nói trước khi đưa ra so sánh tương quan giữa phong trào đối lập và Đảng cộng sản hiện nay.
"Điểm mạnh của Đảng cộng sản hiện nay là họ nắm trong tay mọi công cụ sức mạnh từ quân đội, cảnh sát, tòa án rồi toàn bộ hệ thống chính trị của họ đều nằm trong tay của Đảng cộng sản. Điểm yếu của họ là họ đang ở vị trí phi nghĩa, khi họ áp đặt sự cai trị của họ lên cả dân tộc Việt Nam.
"Nó không tạo ra sự công bằng, bình đẳng cho tất cả người dân ở trong xã hội, và tệ nạn tham nhũng, suy thoái đạo đức của họ làm cho chính bản thân họ suy yếu đi rất nhiều."
'Vận động tất yếu'
"Còn điểm yếu hiện nay là chúng tôi thiếu kinh nghiệm, và thiếu một chương trình để chúng tôi có thể làm việc một cách lâu dài, hướng đến một mục tiêu thành công ở trong tương lai"Về phong trào đấu tranh dân chủ, ông Đài nói:
"Con đường đấu tranh, sự lựa chọn là con đường chính nghĩa, là quá trình đi đến tất yếu của sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội Việt Nam, đó là một xã hội dân chủ đa đảng, đó là sức mạnh chính nghĩa và được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng như người dân ở trong nước,"
"Còn điểm yếu hiện nay là chúng tôi thiếu kinh nghiệm, và thiếu một chương trình để chúng tôi có thể làm việc một cách lâu dài, hướng đến một mục tiêu thành công ở trong tương lai."
Gần đây phong trào đấu tranh cho dân chủ và các lực lượng đối lập ôn hòa ở Việt Nam được cho là có thêm những bước phát triển mới phong phú, đa dạng hơn về nội dung và hình thức hoạt động, đấu tranh, đặc biệt với sự phát triển của mạng internet và các phong trào viết blog và mạng xã hội.
Trong khi đó, phong trào cũng được cho là gặp sự kiểm soát mạnh mẽ, chặt chẽ, có tính hệ thống của chính quyền, nhiều nhà hoạt động dân chủ ôn hòa, trong đó có một số bloggers có tiếng như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, các luật gia như Lê Quốc Quân và trước đó là Cù Huy Hà Vũ, đã bị bắt giữ và đối diện, hoặc có thể đối diện những bản án nghiêm khắc.
Cùng lúc một số quốc gia Phương Tây tiếp tục khuyến khích Việt Nam cải tổ hệ thống chính trị và các nhà ngoại giao của họ cố gắng tiếp xúc với giới bất đồng chính kiến để gửi thông điệp rằng họ ủng hộ cho một môi trường dân chủ hơn tại Việt Nam.
Quốc Phương
bbcvietnamese.com
LS Nguyễn Văn Đài: ‘Đảng đông nhưng thiếu chính nghĩa’
Luật sư Nguyễn Văn Đài |
Luật sư Đài nói đang đông nhưng đang suy yếu, còn lực lượng vì dân chủ nhỏ, lẻ, nhưng có tương lai và chính nghĩa
Nhà hoạt động vì dân chủ, nhân quyền trong nước so sánh tương quan mạnh
yếu giữa lực lượng đối lập, đấu tranh vì dân chủ trong nước hiện nay với
Đảng cộng sản cầm quyền.
Bình luận với BBC hôm 26/4/2013 về đánh giá của Bấm một Giáo sư từ Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia, ông Bấm Nguyễn Đình Tấn, về các
lực lượng đối lập trong nước, luật sư Nguyễn Văn Đài nói:
"Tôi cũng cho rằng đánh giá của ông ấy tương đối là khách quan, và thực
tế tôi cho rằng phong trào dân chủ ở Việt Nam vẫn còn rất yếu, mỏng và
thực sự chưa có một chương trình hành động dài hạn.
"Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay không phải là mạnh mẽ và cũng
không phải là có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp như là trước đây nữa."
So sánh tương quan giữa lực lượng đấu tranh cho dân chủ và Đảng, ông Đài nói:
"Điểm mạnh của Đảng Cộng sản hiện nay là họ nắm trong tay mọi công cụ
sức mạnh từ quân đội, cảnh sát, tòa án rồi toàn bộ hệ thống chính trị
của họ đều nằm trong tay của Đảng Cộng sản.
"Điểm yếu của họ là họ đang ở vị trí phi nghĩa, khi họ áp đặt sự cai trị của họ lên cả dân tộc Việt Nam."
Về phong trào đấu tranh dân chủ, ông Đài nói:
"Con đường đấu tranh, sự lựa chọn là con đường chính nghĩa, là quá trình
đi đến tất yếu của sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội Việt
Nam, đó là một xã hội dân chủ đa đảng, đó là sức mạnh chính nghĩa và
được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng như người dân ở trong nước,"
"Còn điểm yếu hiện nay là chúng tôi thiếu kinh nghiệm, và thiếu một
chương trình để chúng tôi có thể làm việc một cách lâu dài, hướng đến
một mục tiêu thành công ở trong tương lai."
(BBC)
Google bác bỏ 'yêu cầu kiểm duyệt từ VN'
Google hy vọng bản Báo cáo Minh bạch sẽ hướng dư luận vào những nước đang tìm cách kiểm soát tự do thông tin
Báo cáo Minh bạch
mới được đưa ra hôm 25/4 của Google nói chính phủ Việt Nam đã từng yêu
cầu gỡ bỏ từ khóa liên quan đến tài liệu diễn tả 'không tốt' về các
cựu lãnh đạo nước này.
Yêu cầu này được Google ghi rõ là đưa ra trong khoảng thời gian từ tháng 7 tới 12 năm 2010.
"Chúng tôi đã nhận được yêu cầu của chính phủ Việt Nam đề nghị gỡ bỏ các kết quả tìm kiếm một từ cụ thể mà khi gõ vào có thể mở ra nhiều tài liệu bị cáo buộc là đã miêu tả không tốt các cựu lãnh đạo của Việt Nam," trích phần chú thích bản báo cáo.
"Chúng tôi đã bác bỏ đề nghị này." Google cho biết.
Không chỉ có Việt Nam mà một số chính phủ các nước khác cũng đã từng gửi yêu cầu gỡ bỏ tài liệu tới Google.
"Từ tháng Bảy tới tháng 12 năm 2012, chúng tôi đã nhận được tổng cộng 2.285 yêu cầu gỡ bỏ 24.179 nội dung, cao hơn 1811 yêu cầu so với mức 18.070 của nửa đầu năm 2012," Susan Infantino, giám đốc mảngpháp lý của Google nói trên trang blog chính thức của công ty.
Lượng yêu cầu gỡ bỏ nội dung trên mạng từ Brazil đã tăng đáng kể, theo Google, từ 191 lên đến 697, tức khoảng 3,5 yêu cầu một ngày.
Việt Nam vẫn là một trong những nước bị cáo buộc đàn áp tự do ngôn luận trên Internet
Hết một nửa những yêu cầu này là đề nghị gỡ bỏ các nội dung blog phỉ báng những ứng viên trong đợt bầu cử cấp thành phố. Những lời đả kích ứng viên tranh cử bị cấm bởi Luật Bầu cử của Brazil.
Chính phủ Mỹ đã từng bị Google bác yêu cầu gỡ bỏ các video liên quan đến sự bạo hành của cảnh sát trong thời gian tháng 1 tới tháng 6 năm 2011.
Một ủy ban về đất đai của Trung Quốc trong năm 2012 đã yêu cầu gỡ các kết quả tìm kiếm dẫn đến một trang blog có nội dung phỉ báng một quan chức chính phủ. Yêu cầu này cũng bị bác bỏ.
Yêu cầu từ phía Nga cũng tăng từ 6 lên đến 114. 107 trong số này đòi xóa các tài liệu vi phạm điều luật mới thông qua nhằm vệ trẻ em khỏi "nội dung độc hại trên Internet."
20 nước đã gửi yêu cầu tới Google đòi xóa những phiên bản của video "Innocence of Muslims", nguyên nhân làm nổ ra bạo lực hồi đầu năm nay ở khu vực Trung Đông.
"Những thông tin chúng tôi chia sẻ trong Báo cáo Minh bạch chỉ là một phần nhỏ của những gì diễn ra trên Internet," Infantino viết.
"Tuy nhiên chúng tôi đang công bố thêm thông tin và sẽ mở rộng dần. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ hướng sự chú ý vào những luật pháp trên thế giới tìm cách kiểm soát tự do thông tin trên mạng," bà Susan Infatino cho biết.
(BBC)
Yêu cầu này được Google ghi rõ là đưa ra trong khoảng thời gian từ tháng 7 tới 12 năm 2010.
"Chúng tôi đã nhận được yêu cầu của chính phủ Việt Nam đề nghị gỡ bỏ các kết quả tìm kiếm một từ cụ thể mà khi gõ vào có thể mở ra nhiều tài liệu bị cáo buộc là đã miêu tả không tốt các cựu lãnh đạo của Việt Nam," trích phần chú thích bản báo cáo.
"Chúng tôi đã bác bỏ đề nghị này." Google cho biết.
Tăng cường kiểm soát
Cũng theo báo cáo của Google, chính phủ các nước đang có xu hướng tăng cường kiểm soát những gì được tung lên mạng.Không chỉ có Việt Nam mà một số chính phủ các nước khác cũng đã từng gửi yêu cầu gỡ bỏ tài liệu tới Google.
"Từ tháng Bảy tới tháng 12 năm 2012, chúng tôi đã nhận được tổng cộng 2.285 yêu cầu gỡ bỏ 24.179 nội dung, cao hơn 1811 yêu cầu so với mức 18.070 của nửa đầu năm 2012," Susan Infantino, giám đốc mảngpháp lý của Google nói trên trang blog chính thức của công ty.
Lượng yêu cầu gỡ bỏ nội dung trên mạng từ Brazil đã tăng đáng kể, theo Google, từ 191 lên đến 697, tức khoảng 3,5 yêu cầu một ngày.
Việt Nam vẫn là một trong những nước bị cáo buộc đàn áp tự do ngôn luận trên Internet
Hết một nửa những yêu cầu này là đề nghị gỡ bỏ các nội dung blog phỉ báng những ứng viên trong đợt bầu cử cấp thành phố. Những lời đả kích ứng viên tranh cử bị cấm bởi Luật Bầu cử của Brazil.
Chính phủ Mỹ đã từng bị Google bác yêu cầu gỡ bỏ các video liên quan đến sự bạo hành của cảnh sát trong thời gian tháng 1 tới tháng 6 năm 2011.
Một ủy ban về đất đai của Trung Quốc trong năm 2012 đã yêu cầu gỡ các kết quả tìm kiếm dẫn đến một trang blog có nội dung phỉ báng một quan chức chính phủ. Yêu cầu này cũng bị bác bỏ.
Yêu cầu từ phía Nga cũng tăng từ 6 lên đến 114. 107 trong số này đòi xóa các tài liệu vi phạm điều luật mới thông qua nhằm vệ trẻ em khỏi "nội dung độc hại trên Internet."
20 nước đã gửi yêu cầu tới Google đòi xóa những phiên bản của video "Innocence of Muslims", nguyên nhân làm nổ ra bạo lực hồi đầu năm nay ở khu vực Trung Đông.
"Những thông tin chúng tôi chia sẻ trong Báo cáo Minh bạch chỉ là một phần nhỏ của những gì diễn ra trên Internet," Infantino viết.
"Tuy nhiên chúng tôi đang công bố thêm thông tin và sẽ mở rộng dần. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ hướng sự chú ý vào những luật pháp trên thế giới tìm cách kiểm soát tự do thông tin trên mạng," bà Susan Infatino cho biết.
(BBC)
Kinh tế thất bại - bất mãn công khai - gia tăng đàn áp
GS Tương Lai - Nguyễn Phước Tường |
Sụp đổ đè lên chính nó
Tủ sách đầy những tuyển tập của Marx, Engels và Hồ Chí Minh, dấu ấn của
một sự nghiệp trung thành với đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng nhà học giả
77 tuổi nói ông không còn là “tín đồ” của Đảng.
Từng là cố vấn cho hai thời Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Phước Tường,
(tức giáo sư Tương Lai- ghi chú của người dịch), đang nói lên những
tiếng nói phản kháng mạnh mẽ chính quyền Việt Nam, giống như bao nhiêu
người khác ở Việt Nam ngày nay.
“Hệ thống của chúng tôi bây giờ là chế độ toàn trị độc đảng. Tôi xuất
thân từ bên trong hệ thống ấy – Tôi hiểu tất cả những khiếm khuyết,
những bất cập, những suy đồi thoái hóa của nó. Hệ thống này không được
sửa chữa thì sẽ sụp đổ đè lên trên chính bản thân nó” - Ông trả lời một
cuộc phỏng vấn, tại căn hộ ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh.
Đảng từng chiến thắng lực lượng miền Nam Việt Nam do Mỹ yểm trợ năm 1975
đang đối diện sự phẫn nộ ngày càng tăng trước một nền kinh tế suy sụp,
vì chia rẽ do những tranh cãi giữa những người bảo thủ ôm chặt truyền
thống muốn duy trì xã hội dưới những nguyên tắc chỉ đạo của xã hội chủ
nghĩa đi đôi với quyền lực độc tôn, chống lại bên kia là những người kêu
gọi (áp dụng) một hệ thống đa nguyên hơn cùng với sự hội nhập hoàn toàn
với chủ nghĩa tư bản.Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là đảng đang đấu
tranh đối phó với một xã hội được thông tin đầy đủ hơn, nhiều phê phán
hơn, nhờ những tin tức và ý kiến phổ biến qua internet, thoát khỏi (vòng
bưng bít) của truyền thông do Nhà nước kiểm soát.
Từ khi thống nhất xứ sở 38 năm về trước. đảng Cộng sản đã trải qua thử
thách với những cuộc xung đột với Trung Quốc và Cambodia, những khủng
hoảng tài chính và chia rẽ nội bộ. Sự khác biệt của ngày nay, theo học
giả chuyên gia hàng đầu về Việt Nam Carl A. Thayer, là sự phê phán giới
lãnh đạo “đã bùng nổ trên khắp nước.”
Trong một môi trường toàn trị khác, những chia rẽ trong đảng đã và đang
thực sự khuyến khích tự do ngôn luận vì các phe phái đều hăng hái bôi
nhọ lẫn nhau, theo học giả Thayer. Ông nói: “Có một nghịch lý ở Việt Nam
là những bất đồng bừng nở, và những đàn áp cũng gia tăng cùng lúc”
Thêm bất đồng, gia tăng đàn áp
Khi những tiếng nói bất đồng gia tăng gấp bội trong 92 triệu người dân
thì cũng là lúc chính quyền ra sức đàn áp. Các tòa án đã tuyên án tù
nhiều bloggers, nhà báo, nhà hoạt động, nhưng lời chỉ trích, nhiều nhất
là trên mạng online, vẫn tiếp tục, không giảm sút. Chính quyền cản phá
một số trang nhà và địa chỉ internet, nhưng nhiều người Việt sử dụng
software hay những trang nhà khác để đi vòng và lách khỏi kiểm duyệt.
“Thêm nhiều người đang cố gắng tự bày tỏ chính mình hơn trước đây, và
chỉ trích chính quyền” Ông Trương Huy San, một tác giả, nhà báo, và là
một blogger nổi tiếng với bút hiệu Huy Đức nói. “Và những điều họ nói đã
gay gắt hơn rất nhiều” Ông San, từng là nghiên cứu sinh đại học
Harvard, là tác giả quyển sách “Bên thắng cuộc”, có thể là cuốn sách
lịch sử có tính chất bao hàm đầu tiên của Việt Nam trong thời kỳ từ
1975, cũng là cuốn sách sử đầu tiên từ lúc đó mang tính cách phê phán,
được một người từ bên trong Việt Nam viết lên.
Bộ sách được nhiều người đọc ở Việt Nam, gồm 2 quyển, tác giả mang bút
hiệu Huy Đức, được in ra không có giấy phép của chính quyền. Bộ sách mô
tả cuộc thanh trừng những đảng viên không trung thành và việc chiếm đoạt
tài sản của các sở hữu chủ các doanh nghiệp ở miền Nam Việt Nam.
Nhà báo Huy Đức - Trương Huy San |
Bề mặt lành, bề đáy vỡ
Với những du khách hời hợt đến thăm Việt Nam, bề mặt nổi của sự tiến bộ
kinh tế có thể làm họ khó lòng hiểu được tâm trạng bi quan sâu đậm mà
nhiều người bày tỏ trong nước. Hằng triệu người mà mươi năm trước chỉ đi
xe đạp, ngày nay phóng xe gắn máy qua các nhà máy và cao ốc văn phòng.
Nền kinh tế bừng nở trong thập niên 1990 sau cuộc đổi mới đã sản sinh
cho Việt Nam một sự pha trộn của một nền kinh tế thị trường được đảng
Cộng sản kèm cặp chặt chẽ. Cả ngày nay nền kinh tế Việt Nam cũng vẫn
được dự kiến tăng trưởng khoảng 4 tới 5% cho năm nay, một phần nhờ vào
thế mạnh xuất khẩu gạo, cà phê và các sản phẩm nông nghiệp khác. Tuy
nhiên thị trường bất động sản đóng băng vì xây dựng dư thừa quá đáng,
các ngân hàng chất đầy nợ xấu, báo chí đăng tải những bài nói về nạn
thất nghiệp gia tăng, và xứ sở Việt Nam được xếp vào hàng ngũ những nước
tham nhũng nhất thế giới, do Transparency International, một tổ chức
theo dõi tham nhũng toàn cầu, đánh giá (Việt Nam xếp hạng 123 trong danh
sách 176 quốc gia, trong đó những nước mang số hạng càng nhỏ là những
nước càng ít tham nhũng)
Giới doanh nghiệp Việt Nam than phiền về những quy định của chính phủ
quá sức chịu đựng, bị áp đặt do một đảng tự tin họ là thành phần tiên
phong của các doanh nghiệp tư bản. Và nhiều người nói Việt Nam không có
định hướng, mặc dù có vẻ có một dân số trẻ siêng năng và không thể áp
chế được. “Trong 21 năm ở xứ này tôi chưa bao giờ thấy trong giới trí
thức và chủ doanh nghiệp có mức độ bất mãn đến thế đối với hệ thống
(chính quyền,) Ông Peter R. Ryder, giám đốc Indochina Capital, một công
ty đầu tư ở Việt Nam, nói “Có nhiều cuộc thảo luận rất có ý nghĩa trong
cộng đồng doanh nghiệp, và trong nội bộ đảng – giữa những người hết sức
quan tâm đến chiều hướng mà quốc gia đang đi theo”
Tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân, một hội nghị được Uỷ ban Kinh tế Quốc hội
Việt Nam tổ chức vào thượng tuần tháng tư hằng năm, những người tham dự
“đang tranh nhau cơ hội đứng trước chiếc microphone,” theo lời ông Lê
Đăng Doanh, một nhà kinh tế hàng đầu tham dự diễn đàn mà ông mô tả là
“đầy sóng gió.”
Ông nói có sự chỉ trích lan truyền rộng rãi rằng tuy nền kinh tế cần tái
cấu trúc sâu xa, nhưng “hầu như “chẳng có gì được thi hành.”
“Đó là khủng hoảng niềm tin” Ông Doanh nói. “Năm nào cũng hứa hẹn sẽ tốt đẹp hơn, nhưng người dân chẳng thấy gì”
TS Lê Đăng Doanh |
Vùng tâm bão
Ở tâm của cơn bão chính trị là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người nắm giữ
quyền lực từ năm 2006. Phong cách mạnh dạn và chương trình kinh tế nhiều
cao vọng của ông đầu tiên giúp ông được nhiều người ủng hộ vì ông bứt
khỏi khuôn thuớc ù lì của các “quan lớn” trong giới lãnh đạo đảng Cộng
sản.
Nhưng ông làm cho nhiều đảng viên xa lánh khi giải tán ban cố vấn từng
là bộ máy lãnh đạo đằng sau chưong trình đổi mới (và trong ban cố vấn đó
có ông Tường, học giả Mác-Xít, trong số nhìều đảng viên cao cấp). Quan
trọng hơn nữa, chính sách biểu hiệu của ông Dũng, là thúc đẩy mạnh mẽ
việc kiến tạo những công ty quốc doanh theo mẫu những đại công ty tư
nhân của Hàn quốc, đã phản tác dụng.
Được điều hành do những giám đốc có quan hệ gần gũi với hệ thống giai
tầng của đảng Cộng sản, các doanh nghiệp này mở rộng thành nhiều doanh
nghiệp nhỏ mà họ không đủ trình độ quản lý, theo các nhà kinh tế nói, và
đem đầu cơ vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Hai
đại công ty quốc do anh lớn nhất suýt sụp đổ và rơi xuống tình trạng gần
chìm ngập trong nợ nần không trả nổi.
Ông Tường, nhà học giả Mác-Xít, nói mối căng thẳng trong đảng Cộng sản đã tăng cao là do khó khăn kinh tế.
Vào tháng 2, ông góp chung tay viết một lá thư ngỏ lên Tổng bí thư đảng
Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi sửa đổi hiến pháp của quốc gia để “bảo đảm
quyền lực thực sự phải thuộc về nhân dân.” Ông vẫn chưa hề nhận được một
tiếng hồi âm.
Ông Tường nói ông vẫn khao khát xúc tiến thay đổi từ những ngày ông làm
cố vấn cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đã có công kiến tạo lại nền kinh
tế trong thập niên 1990.
Nhưng ngày hôm nay ông Tường cảm thấy áp lực của thời gian. Ông bị ung
thư, tuy có vẻ thuyên giảm, và ông nói về cơn bệnh như một loại giải
phóng tri tuệ thúc đẩy ông nói lên những gì mà hiện lúc này ông coi là
sự thật.
Việt-Long, RFA, phỏng theo The New York Times, Apr 24, 2013-
2013-04-26
Bình ổn hay thêm bất ổn?
Hôm nay ngày 26 tháng Tư Ngân hàng nhà nước cho đấu thầu thêm một tấn
vàng nữa. Đây là lần thứ 12 và là phiên thứ ba chỉ trong vòng một tuần
lễ, Ngân hàng nhà nước đã liên tiếp tung vàng bán ra cho các ngân hàng
thương mại nhằm bù vào số vàng cần phải tất toán vào ngày 30 tháng Sáu
tới chấm dứt tình trạng huy động vàng trong dân chúng của các ngân hàng.
Một cửa hàng mua bán vàng ở TPHCM. - RFA |
Ngân hàng: kiểu gì cũng lãi
Chủ trương cho phép ngân hàng huy động vàng thay vì tiền đồng có từ
nhiều năm qua đã bị Ngân hàng nhà nước chấm dứt bằng thông tư 11 vào
ngày 29 tháng Tư năm 2011 và thời hạn tất toán cuối cùng là ngày 30
tháng Sáu tới đây. Thời gian càng gần thì sự nôn nóng của các ngân hàng
càng lớn đó là lý do tại sao hơn 12 tấn vàng đã được Ngân hàng nhà nước
bán ra vẫn không làm giảm cơn khát vàng trả nợ của các ngân hàng.
Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước thành phố HCM cho biết tiền gửi bằng
vàng của khách hàng lên tới 25 tấn. Số vàng mà ngân hàng giữ hộ cho
khách hàng cũng lên tới gần 25 tấn nữa và nhiều ngân hàng đem cả số vàng
giữ hộ này ra kinh doanh do đó số lượng vàng cần phải tất toán lên tới
hơn 30 tấn.
Từ số cầu quá lớn của các ngân hàng thương mại phải giải quyết trong một
thời gian ngắn dẫn đến việc Ngân hàng nhà nước kêu giá bao nhiêu họ
cũng phải mua. Cầu lớn hơn cung khiến chênh lệch giá vàng trong nước và
thế giới tăng cao là điều tất yếu.
Trong động thái này người lợi đầu tiên là Ngân hàng nhà nước, được lợi
thứ hai là các ngân hàng, mặc dù họ phải mua vàng giá cao để tất toán,
tức trả nợ nhưng trong quá khứ khi họ bán vàng ra và cho vay với lãi
suất trên 20% thì họ đã quá lời để bù đắp chênh lệch giá của vàng hiện
nay.
Tình trạng nhà nước và ngân hàng chia nhau hưởng lợi ấy có phải được nhà
nước tạo điều kiện hay không? GSTS Ngô Trí Long một chuyên gia kinh tế
đưa ra nhận xét:
Vàng miếng thương hiệu quốc gia SJC Con Rồng. File photos
Người ta huy động vàng rồi người ta đem cái tiền đó người ta đem cho vay
với lãi suất rất cao cho nên mặc dầu trong bối cảnh hiện nay người ta
có mua giá vàng cao 42-43 triệu thì người ta vẫn lãi. Điều này phải nói
không phải do nhà nước tạo điều kiện mà do cơ chế, chính sách của nó dẫn
đến tình trạng này thôi cho nên bây giờ đang phải khắc phục hiện tượng
ấy.
Dĩ nhiên khi có một bên hưởng lời lớn sẽ kéo theo sự mất mát từ một đối
tượng khác. Trong tình hình hiện nay đó là sự nhảy múa của tỷ giá và sắp
tới sẽ là bão giá của các thứ vật phẩm tiêu dùng khác.
Nhiều bài báo kinh tế cho rằng giá vàng cao hơn giá thế giới một cách
bất thường phải kể tới trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước sau khi nghị
định 24 quản lý vàng ra đời. Mặc dù quan chức của Ngân hàng nhà nước lên
tiếng cho rằng sau ngày 30 tháng Sáu giá vàng sẽ đi vào ổn định nhưng
không mấy ai tin. Độ trễ mà các quan chức đưa ra không làm cho dư luận
an tâm mà trái lại những phát ngôn bất nhất từ Ngân hàng nhà nước đang
là nguyên nhân khiến người dân rút vàng về cất giữ nhằm tránh cho một
loạt cuồng phong mới có thể càn quét sâu hơn nữa thị trường vàng Việt
Nam trong thời gian tới.
Nói một đằng làm một nẻo
Thống đốc Nguyễn Văn Bình khi tuyên bố trước Quốc hội nếu giá vàng chênh
hơn giá thế giới 400 ngàn là đã có chỉ dấu đầu cơ và việc này cần chấm
dứt bằng biện pháp bình ổn giá.
Nghị định 24 ra đời trong mục tiêu này nhưng đáng buồn là không đạt
được. Giá vàng liên tục tăng trong khi Ngân hàng nhà nước tiếp tục cho
rằng nghị định 24 là cần thiết và đứng đắn. TS Phạm Chí Dũng cũng là một
nhà báo đưa ra nhận xét:
Trước khi nghị định 24 ra đời thì thị trường vàng đầu cơ phân tán manh
mún. Các nhóm nhỏ phải nói là dàn trải rất nhiều. Nhưng sau khi nghị
định 24 ra đời thì tình trạng đầu cơ bắt đầu co hẹp lại tập trung chủ
yếu vào SCB và một số ngân hàng thương mại do Ngân hàng nhà nước chỉ
định nên không lan rộng. Có hiện tượng nhóm quy tập vào trong những nhóm
lớn thay vì những nhóm nhỏ như trước đây.
Vào cuối năm 2011 thì Thống đốc Ngân hàng nhà nước trả lời trước Quốc
hội sẽ xóa tình trạng quá cao giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế
giới. Trước đó vào tháng 8 năm 2011 khi mới nhậm chức Thống đốc thì ông
Bình cũng cho rằng chỉ cần giá vàng trong nước và giá vàng thế giới
chênh nhau chỉ 400 ngàn đồng là đã có dấu hiệu đầu cơ. Thế còn bây giờ
là bao nhiêu? 6 tới 7 triệu đồng. Và trong suốt thời gian từ tháng 8 năm
2011 cho tới nay thì phải nói khoảng chênh nhau ít nhất là 2 triệu
đồng. Trung bình thường từ 3 tới 4 triệu đồng, có thời điểm 5 triệu đồng
và hiện nay là 6 tới 7 triệu đồng.
Khi cảm thấy không thể bình ổn giá bằng nghị định 24, Thống đốc Nguyễn
Văn Bình nảy ra chiêu thức mới để giải nhiệt thị trường vàng khi nói
rằng Ngân hàng nhà nước không bình ổn giá vàng nữa mà bình ổn thị trường
vàng. TS Lê Đăng Doanh tỏ ra ngạc nhiên trước sự chuyển hướng này và
theo vị chuyên gia từng nhiều lần lên tiếng trước các vấn đề kinh tế tài
chánh thì Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam không biết mình đang
làm gì khi có những chính sách không nhất quán như thế:
Gần đây thì ổng ấy nói rằng ổng lo bình ổn thị trường vàng chứ không
quan tâm tới bình ổn giá. Tôi không hiểu cái nội hàm của bình ổn thị
trường vàng của ông Thống đốc là cái gì? Và tôi cũng không rõ mục tiêu
định đạt được của việc đấu thầu vàng hiện nay là như thế nào và sẽ đấu
thầu, bán vàng ra cho đến bao giờ và để đạt mục tiêu gì? Tất cả những
điều này cho tới bây giờ tôi thấy chưa được rõ ràng.
Vàng là đơn vị quan trọng trong một nền kinh tế nhưng Ngân hàng nhà nước
dành độc quyền từ khâu chế biến tới cung cấp và tự đứng ra để trực tiếp
kinh doanh là một chính sách không những không kích thích nền kinh tế
mà còn khoanh vùng nó để cho một số tập đoàn, nhóm lợi ích chia nhau
hưởng lợi. Nếu lợi nhuận ấy được chia sẻ cho người dân thì kinh tế thị
trường mới phát huy được sức mạnh của nó. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí
Long nhận định về việc này:
Thị trường vàng là một bộ phận của hệ thống tài chánh tiền tệ trong một
quốc gia, biến động của nó tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến thị trường tài
chính tiền tệ cho nên nhà nước luôn luôn phải làm sao để hiểu cái thị
trường này. Trong bối cảnh hiện nay do cơ chế chính sách trong thời gian
gần đây đã làm cho vàng trở thành điểm nóng và chính vàng trong điểm
nóng đó chính là tâm bão của giai đoạn hiện nay mà chính phủ đang khắc
phục dần.
Còn trong bối cảnh hiện nay để thu hẹp được giá vàng trong nước và giá
vàng thế giới thì phải chờ thời gian. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Ngân
hàng nhà nước là phải dùng vai trò của mình bằng cơ chế chính sách chứ
không trực tiếp tham gia vào việc bán vàng, trực tiếp kinh doanh thì
chắc chắn hiệu quả sự ổn định trường vàng khó có khả năng thực thi trong
mục tiêu đã đặt ra.
Nhiều chuyên gia kinh tế trong đó có TS Nguyễn Thị Hiền cho rằng mục
đích quản lý vàng của Ngân hàng nhà nước bằng phương pháp độc quyền vàng
đang bị trả giá và cần phải xét lại. Tuy trước mắt ngân sách sẽ thu về
một số lợi từ việc bán vàng nhưng để trả lại cho lợi nhuận ấy là vô số
mất mát của toàn bộ các thành phần kinh tế Việt Nam.
Tin mới nhất cho biết trong 60 ngày sắp tới Thanh tra Chính phủ sẽ thanh
tra Ngân hàng nhà nước cũng như thị trường vàng để làm rõ trách nhiệm
mà cơ quan này đã thực hiện trong thời gian vừa qua. Tin này khiến dư
luận thêm bất ngờ và nó cho thấy tình trạng bất cập của cơ quan này đã
lên tới mức báo động cho cả hệ thống.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-04-26
Ông Bá Thanh nói gì về nghi vấn có chục tỷ USD?
Đối với nghi vấn của cử tri về việc mình có tài sản khổng lồ hàng chục
tỷ USD, ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh: Gia đình tôi khá giả nhưng không
giàu đến mức có hàng tỷ USD.
Dân phải có quyền được biết để giám sát
Sáng 26/4, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, kiêm
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Đà Nẵng đã có buổi tiếp xúc cử tri với
cử tri quận Sơn Trà. Và đây được coi là đợt tiếp xúc cử tri cuối cùng
của ông Nguyễn Bá Thanh với tư cách là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội
TP.Đà Nẵng.
Tại cuộc họp, nhiều vấn đề về dân sinh được cử tri bức xúc phản ánh như:
tình trạng ô nhiễm môi trường, ngập lụt tại khu dân cư P.Phước Mỹ, tình
trạng thiếu điện tại P.An Hải Bắc, những bất cập trong đền bù tái định
cư. Đặc biệt là công tác đền bù giải tỏa và tái định cư tại Ban quản lý
Bạch Đằng Đông (Đà Nẵng).
Ông Nguyễn Bá Thanh đề nghị các ngành chức năng phải công khai công tác
giải tỏa đền bù, bố trí tái định cư với người dân. Phải để người dân có
quyền được giám sát.
“Đề nghị dân không được họp, đề nghị không được công khai thì người dân
có quyền yêu cầu các Ban quản lý, ban giải tỏa đền bù tổ chức họp có sự
chứng kiến của phường, của quận. Phải công khai hóa với người dân.
Cái gì người dân không chấp hành, có ý kiến khác cũng là chuyện bình
thường. Việc mình làm là phải luôn rõ ràng, minh bạch. Đừng có sè sẹ,
người này làm người kia biết, còn lại không cho ai biết là không được.
Việc chi mà anh cứ mờ mờ ảo ảo.
Nghi vấn có chục tỷ USD, ông Nguyễn Bá Thanh nói gì? |
Phải công khai rõ ràng để người dân được biết để còn giám sát. Tại sao
trường hợp đó được 2 suất đất, trường hợp này 1 suất. Người dân có quyền
được chất vấn anh (Ban quản lý-PV) chứ. Ai được mấy lô, đường mất mét,
chỗ nào, phải công khai để dân giám sát. Chứ ông (Ban quản lý-PV) tiêu
cực thì ai giám sát ông”.
Đứng về phía người dân, ông Thanh nói: “Anh san ta với hộ khác rồi kê
thêm, hô thêm suất đất, anh thông thoáng. Còn hộ của tôi anh ép thì tôi
dứt khoát phải phát biểu, có ý kiến. Anh còn đì, còn hành tôi nữa thì
tôi kiến nghị tiếp. Chưa chắc anh đứng đó để làm Trưởng Ban quản lý mãi
được. Người dân phải như thế, phải có quyền được giám sát, được biết”.
Chẳng có tài khoản ở nước ngoài dù đó là 100USD !
Trả lời tiếp xúc của cử tri Võ Ký, cử tri phường Phước Mỹ thắc mắc :“Tại
sao ông chưa thực hiện kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 tại Thành
ủy Đà Nẵng mà lại lên Trung ương?”, ông Thanh giải thích là ông hoàn
thành thủ tục qua các bước rồi mới ra Hà Nội làm Trưởng ban Nội chính
Trung ương.
Đối với nghi vấn của cử tri về việc mình có tài sản khổng lồ hàng chục
tỷ USD, ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh: “Nói thì phải nói chính xác. Nói
không chính xác đừng nói, nói bậy họ cười cho. Kinh tế gia đình tôi là
khá giả, không nghèo đâu. Nhưng không giàu có đến mức có hàng tỷ USD như
vậy đâu”.
Về vấn đề có tài khoản ở nước ngoài, ông Thanh khẳng định: “Bản thân tôi
và các lãnh đạo TP.Đà Nẵng chả có ai có tài khoản ở nước ngoài hết chứ
đừng nói là có bao nhiêu tiền. Dù có 100 USD hay 200 USD cũng không bao
giờ có tài khoản ở nước ngoài.
Đó là nguyên tắc sống của chúng tôi. Anh nào nói sai thì phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật và bị pháp luật trừng phạt. Anh nào nói sai, sẽ
bị nhân dân Đà Nẵng coi thường”.
Không chỉ vậy, ông Thanh còn yêu cầu các cử tri nên phản ánh, có ý kiến
cũng phải mang tính tích cực, góp ý để tốt hơn lên và nói phải chính
xác, không nên kích động, chia rẽ.
“Sau buổi tiếp xúc cử tri lần này chuyện này, đề nghị Mặt trận tổ quốc
quận Sơn Trà trước khi tiếp túc cử tri phải hỏi các nội dung cử tri phản
ánh có chính xác không, chứ nói kích động, chia rẽ giữa chính quyền và
nhân dân là không nên”, ông Thanh nói trước khi kết thúc buổi tiếp xúc
với cử tri quận Sơn Trà.
(VTC News)
Đào Tuấn - Tiết tháo hay hạ cánh an toàn?
“Sức khỏe” sau các vụ “xin nghỉ hưu non”, “từ chức” của các quan chức, bỗng trở thành lý do quý như vàng SJC
Trung tuần tháng 4, khi Chủ tịch tỉnh Trà Vinh xin nghỉ hưu sớm (4
tháng) vì “lý do sức khỏe và không muốn người ta nói mình tham quyền cố
vị”, có một câu hỏi đã được đặt ra: Nếu không có scandal nữ phó phòng
đại náo trụ sở Ủy ban thì ông có xin nghỉ hưu sớm? thì ông có thấy sức
khỏe đang có vấn đề.
Người mạnh miệng hơn thì bảo đó là “hạn cánh an toàn” chứ chẳng phải cái gì gọi là tham quyền cố vị.
2 tháng trước đó, ở Lâm Đồng, một vị Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra xin thôi
chức. Nguyên cớ: Vị chủ nhiệm, trong một cuộc sát phạt, đã bị quay clip.
Và tình tiết “thú vị” là đơn thôi chức của vị này được gửi đi, ngay
trước cuộc họp xem xét hình thức kỷ luật của Huyện ủy Lâm Hà. Vị Chủ
nhiệm đã có một sự lựa chọn khôn ngoan, khi bước đúng bước chân của một
đồng nhiệm là Chánh án TAND huyện: Cũng đánh bạc, cũng bị phát hiện,
cũng hết cơ hội chối, cũng xin thôi chức. Và, thật tình cờ, cũng vì lý
do “sức khỏe không đảm bảo”.
Sức khỏe đúng là thứ lý do quý như vàng.
Nhìn ngược trở lại, hình như chẳng có mấy người xin nghỉ hưu sớm, nhất
là “từ chức” nếu không dính tới, nhẹ thì là scandal, nặng thì là những
hành vi vi phạm pháp luật.
Hành vi “treo mũ ở cửa Huyền Vũ”, một thời được xem như tiết tháo, bị
lạm dụng như một chiếc phao, cứu cánh cho những sai phạm, phổ biến đến
mức giờ đây, trước mỗi vụ từ chức, người dân liền đeo kính hiển vi xem
đằng sau đó là scandal, hay sai phạm.
Đó cũng là tâm trạng xã hội chung khi sáng nay, người dân đọc một bản
tin trên Thanh Niên về việc PGĐ Sở NN và PTNT Bình Thuận xin từ chức.
Thanh Niên dẫn lời Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận Huỳnh Thanh Cảnh xác
nhận vị Phó Giám đốc “Là người tốt, có chuyên môn giỏi. Nhưng bị bệnh
gút rất nặng không thể đi công trường trong khi ông lại phụ trách mảng
công trình thủy lợi”.
Vị Phó Giám đốc xin từ chức, một thạc sĩ chuyên ngành cơ khí học công
trình được đào tạo tại Pháp, từng cùng các chuyên gia của Hiệp hội Thủy
điện Thế giới chuyển giao công nghệ xây đập thủy lợi của Pháp cho Bình
Thuận- thì cho biết ông có nhiều trăn trở và không tán thành cơ bản với
cách triển khai một số công trình thủy lợi của tỉnh hiện nay. Đây là
nguyên do chính dẫn đến việc ông xin từ chức.
Nhưng, hoàn toàn không lạ, là sau vụ từ chức của vị PGĐ Sở, có vẻ người
dân đã rất dè dặt, thậm chí, xuất hiện những dấu hỏi lớn về nguyên nhân
thực sự.
Cũng phải thôi, nói đến ngành Nông nghiệp, người dân còn chưa quên vụ từ chức vô tiền khoáng hậu của Bộ trưởng Lê Huy Ngọ.
Năm 2004, Bộ trưởng Ngọ đã viết đơn xin từ chức trước trách nhiệm để
Công ty tiếp thị đầu tư thương mại vi phạm pháp luật, làm thất thoát hơn
100 tỷ đồng. Vụ này nghiêm trọng đến mức bị cáo chính bị tuyên tử hình,
2 thứ trưởng bị xử án dù (dù treo), còn chính Bộ trưởng phải đối chất.
Buồn nhất là lá đơn xin từ chức chỉ được gửi sau khi BCH TƯ đã quyết
định thi hành kỷ luật Đảng với Bộ trưởng, thậm chí, chỉ từ chức sau khi
Thủ tướng Phan Văn Khải đã có quyết định kỷ luật cảnh cáo.
Xin vị PGĐ tha lỗi nếu những dấu hỏi to tướng mà dư luận đang đặt ra là
khiếm nhã với vụ từ chức vì bất đồng ý kiến với cấp trên, một vụ từ chức
sẽ đúng tuyệt đối với hai chữ “tiết tháo”, sẽ trở thành một tiền lệ tốt
đẹp, nếu không có scandal hay vi phạm nào ẩn dấu sau đó.
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)
Lễ cúng mang tính chất phù thủy ở Đền Hùng
TIN MỚI: ĐẠI TÁ QUÂN ĐỘI NGUYỄN MINH THÔNG LÀ NGƯỜI CHỦ LỄ
Vừa qua, BQL Khu di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ đã xuyên tạc lịch
sử, nhạo báng tổ tiên lén lút ban ấn để tiến tới sẽ tổ chức ban/ bán ấn
đại trà kiếm tiền của đồng bào cả nước để trục lợi đã khiến dư luận rất
bức xúc.
Gần đây nhất, hòn đá mang một đạo bùa kỳ quái được yểm tại Đền Thượng
đã khiến dư luận xôn xao bàn luận trong hoang mang, và nhiều báo chí đã
bắt đầu lên tiếng, yêu cầu Tỉnh Phú Thọ và BQL Di tích Đền Hùng phải làm
sáng tỏ ai là người đưa đạo bùa này vào đền và với mục đích gì.
Chúng tôi lại vừa được một số người dân cung cấp các video và hình ảnh
về các cuộc cúng bái xa lạ, quàng xiên và rùng rợn được một số người
thực hiện tại Đền Thủy tổ trong khu di tích đặc biệt của quốc gia này.
Dưới đây là hai hình ảnh của một nghi lễ kỳ quái ở đền Thủy tổ:
Trên hình ảnh cho thấy một lễ cúng mang tính chất phù thủy rất rùng rợn
ở Đền Thủy tổ thuộc Khu di tích đền Hùng. Có hình nhân thế mạng, có cờ
lệnh của phù thủy, có dàn nến xếp hình các chòm sao, lại còn có hai chai
lavie đựng thứ nước gì đen đen nữa... rõ là một đàn tràng của đạo giáo
phù thủy, hoàn toàn xa lạ với nghi lễ thờ cúng thuần Việt. Khiếp quá!
* Ông Nguyễn Minh Thông-đại tá quân đội hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phương Đông
(Blog Tễu)
Bốn ông họ Lê (Phần 1)
Tổng BT Lê Duẩn |
“Bằng cách nào cũng phải chiếm lại Hoàng Sa” – câu nói của Lê Duẩn qua
lời bà Bảy Vân, phu nhân của ông, trong một cuộc trả lời phỏng vấn Đài
BBC. Cho đến nay, chưa có bất cứ lãnh đạo nào của VN thể hiện quan điểm
và quyết tâm sắt đá lấy lại Hoàng Sa như Lê Duẩn. Tầm nhìn sâu sắc của
Lê Duẩn về các mưu đồ đen tối của TQ đối với VN đã được lịch sử chứng
minh đầy thuyết phục.
Trong khi Hồ Chí Minh với tài ngoại giao kiệt xuất của mình đã cân bằng
mối quan hệ tam giác phức tạp giữa VN, TQ và LX, làm cả hai nước “đàn
anh XHCN” đều trợ giúp VN trong cuộc chiến với người Mỹ thì Lê Duẩn –
không ít trường hợp, không ngần ngại bày tỏ sự không hài lòng của ông
đối với các nhà lãnh đạo TQ. Ông giao thiệp với Mao một cách bình đẳng,
nhận ra lối chơi chữ của Mao rất nhanh. Một lần Mao hỏi Lê Duẩn: “Có
phải Việt Nam đã đánh thắng quân Nguyên và quân Thanh không?”. Lê Duẩn
đáp: “Đúng, còn đánh thắng cả quân Minh nữa” – quân Minh là người Hán,
dân tộc đa số của TQ. Ý của Lê Duẩn là chúng tôi đã và sẽ đánh thắng các
ông, chúng tôi không sợ các ông đâu.
Trong một lần gặp khác, chẳng biết Mao có ý gì khi nói với Lê Duẩn rằng
hiện ở nông thôn TQ thì địa chủ trở lại thống trị, còn ở thành thị thì
giai cấp tư sản thống trị, vì rằng các Chủ nhiệm hợp tác xã đều lấy vợ
là con của địa chủ, các giám đốc Xí nghiệp đều cưới con của tư bản làm
vợ? Mao rất đểu, nói theo kiểu bóng gió, ám chỉ…? Lê Duẩn rất bực, nói
với Trần Quỳnh, “Cha này lý luận lang bang, lấy vợ địa chủ trở thành
giai cấp địa chủ” (theo hồi ký Trần Quỳnh). Sử dụng từ “cha này” để chỉ
Mao, điều đó có nghĩa là Lê Duẩn không hề coi Mao là “thần thánh” hay
“lãnh tụ” gì cả. Khác với Mười Cúc Nguyễn Văn Linh, Bí thư Trung ương
Cục miền Nam, khi nói chuyện với Mao, thường gọi Mao là “Bác Mao” (Uncle
Mao) – Thưa bác Mao! Đúng vậy, bác Mao. Như bác Mao nói…
Đối với Mao như thế, thì đối với Chu Ân Lai hay Đặng Tiểu Bình, có gì đáng ngại?
Lê Duẩn đã trách cứ Chu về việc ép VN ký Hiệp nghị Geneve, chia cắt hai
miền Nam – Bắc, Chu đã phải tỏ ý xin lỗi ông. Đến năm 1972, Chu sang Hà
Nội thông báo về cuộc đi thăm TQ của Nixon, Chu lại bị Lê Duẩn chất vấn,
rằng TQ đưa VN ra đổi chác và Chu – lần thứ hai, lại phải xin lỗi ông.
Khi Chu trở về nước, Lê Duẩn thậm chí không tiễn ông ta theo phong cách
ngoại giao! Nhớ lại những năm năm mươi thế kỷ trước, Lê Duẩn hoạt động
bí mật ở miền Nam, thường lánh sang Cambodia. Tại Phnôm Pênh, có những
khi ông lặng lẽ quan sát dòng người vô tận Cambodia vẫy cờ hoa đón Chu
Ân Lai – khi đó Chu thật nổi danh trên toàn thế giới. Thế nhưng giờ đây,
ông đang đối mặt ngang hàng với Chu, kiên quyết bảo vệ lợi ích của VN.
Còn Đặng – một con người ghê gớm, đã không thể nào thuyết phục nổi Lê
Duẩn đi với TQ để chống LX, dù ông ta hứa cho không VN 2 tỷ nhân dân tệ.
Cú đụng đầu lịch sử giữa TQ và VN vào tháng 2 năm 1979, cũng có thể coi
là giữa Đặng và Lê Duẩn, kết thúc với thất bại thảm hại của Đặng.
Lê Duẩn – tất nhiên, không phải là nhà quân sự chuyên nghiệp, song ý
kiến của ông trong nhiều chiến dịch rất sắc sảo. Ông đã trực tiếp viết
một bức điện gửi Văn Tiến Dũng, đại diện A.75, trong trận Buôn Ma Thuột:
“Hai ngày nay tôi không ngủ được vì các anh đánh phân tán – Ba”. Nhưng
thế nào là “đánh phân tán” thì ông không chỉ ra.
Sau trận Buôn Ma Thuột, tình hình phát triển quá nhanh làm các nhà lãnh
đạo Bắc VN quyết định chiếm miền Nam trước mùa mưa. Thấy đã chắc ăn, Lê
Đức Thọ bèn xin Lê Duẩn vào Nam và được Lê Duẩn đồng ý với lời dặn dò:
lần này vào, nếu có gì trắc trở, hãy ở lại, giải phóng miền Nam xong rồi
mới về.
Ông Lê Đức Thọ |
Ngày 28.3.1975, Lê Đức Thọ đến Buôn Ma Thuột. Các lực lượng tại đấy nhận
lệnh gấp rút chuẩn bị cuộc đón tiếp. Một địa điểm được chọn là căn cứ
Trung đoàn 45 ở phía Đông thị xã, vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo bí
mật và khang trang hơn nơi khác. Gần trưa, mọi công tác chuẩn bị đón
tiếp tạm xong thì một tiếng nổ long trời vang lên, làm rung chuyển các
cánh cửa chớp rồi xen kẽ là các tiếng nổ khác. Hóa ra, một kho đạn súng
bộ binh nằm ngay cạnh phòng khách phát nổ. Thế là lại phải chạy nháo
nhào tìm một địa điểm khác đón Lê Đức Thọ.
Đây không phải là lần đầu tiên Lê Đức Thọ vào Nam. Năm 1949, ông là Phó
bí thư Xứ ủy Nam Bộ mà Bí thứ là Lê Duẩn. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc
và cuối năm đó, ông được bầu bổ sung vào Bộ chính trị. Trong cuộc tổng
tấn công năm 1968, ông cũng vào Nam chỉ đạo nhưng đến tháng Năm, tình
hình gần như không còn chút hy vọng gì vào một chiến thắng quân sự nữa,
ông được gọi trở về Bắc để làm Cố vấn đặc biệt cho Đoàn đại biểu VNDCCH
tại cuộc đàm phán Pari về VN. Ông có mặt ở nhiều sự kiện nổi bật của
lịch sử VN, song hãy nghe Lê Duẩn nhận xét, “anh lạ thật… Những khi nào
cần nổi danh là anh cứ xin tôi, đi Pari, rồi đi miền Nam khi sắp giành
chiến thắng…”.
Và giờ đây, Lê Đức Thọ – người được giải thưởng Nobel Hòa bình với
Kissinger, đang tiếp tục di chuyển vào Nam Bộ theo đường 14 với mục tiêu
“giải phóng miền Nam”. Công binh được lệnh phải rà phá kỹ bom mìn, lại
phải đưa nhiều xe tải chở đầy gạo chạy trước mở đường, tất cả tuyệt đối
không đi chệch khỏi vệt bánh xe, khi nghỉ chỉ đứng giữa đường. Từ trạm
đón tiếp của Trung ương Cục, một chiếc Honđa chở Lê Đức Thọ tới nơi làm
việc của Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng đang nóng lòng đón đợi.
Lê Mai(Blog Lê Mai)
Danlambao 26/4/2013
Đơn khiếu nại của gia đình blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
Về những việc làm trái pháp luật, lợi dụng chức vụ quyền hạn xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tù nhân và thân nhân đi thăm nuôi của các cán bộ quản lý phân trại K3 trại Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
CA Đăk Lăk đe dọa thầy giáo Đặng Đăng Phước vì công khai ký tên thực thi quyền công dân
Bao nhiêu năm…
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=9a3VvBlu9Qw
Những nụ hoa cho người hái. Những
thể xác cho ai đầy. Một thầy cô trong nhà chứa. Gặp trò xưa bỗng khóc
òa… Người hiền lương dẫu còn sống. Phải cật lưng trong thiên đường.
Những vết nhăn trên vừng trán. Và hòn than nung trong lòng…
Người còn yêu hãy còn nhớ, phải vượt qua những bến bờ. Phải tìm sâu trong hồn nước, những thoi thóp những mong chờ. Người còn tha thiết núi sông, thì sẽ thấy cơn mưa nguồn. Người lặn lội vẫn đi tìm, sẽ thấy đường dấu quê hương…Nghị viên Hoàng Duy Hùng: Từ “nói chuyện bằng bom” đến đối thoại ôn hòa
“Tôi thấy con đường tốt đẹp nhất cho Việt Nam là con đường hợp tác ổn định xây dựng và ôn hòa đối thoại giải quyết từng phần những mâu thuẫn. Họ nói họ rất vui mừng và tin ở tôi vì họ cho rằng tôi có con tim nhưng còn biết dùng cái đầu để suy nghĩ. Trong nhiều năm qua, ở hải ngoại, tôi đã từng lên tiếng nếu ai thấy có con đường nào khác tốt đẹp hơn cho Việt Nam, xin chỉ dạy tôi, tôi sẵn sàng đi xách dép cho người đó. Cho tới ngày hôm nay, không ai chỉ vẽ cho tôi con đường nào tốt đẹp hơn mà chỉ rủa sả vu chụp cho tôi là phản bội và là Việt gian…” – Hoàng Duy Hùng
Những sự thật cần phải biết – Mất!
Viết cho ngày 30/04 – ngày mà đất nước Việt Nam đã thực sự Mất!
Đặng Chí Hùng (Danlambao) – Quá
khứ đã qua, giờ là lúc nhìn lại quá khứ bằng lăng kính trung thực nhất
để trả lại cho lịch sử những gì là của lịch sử. Từ ngày 30/4/1975, cái
mất đã mất. Lúc này là lúc chúng ta đứng lên từ quá khứ đổ nát của dân
tộc.
Điều duy nhất an ủi chúng ta đó là chính nhờ cái mất đó mà chúng
ta có cái được: Ít nhất là những người miền Bắc như chúng tôi đã được
giải phóng bởi sự hi sinh của VNCH để chúng tôi không phải sống như dân
Bắc Hàn ngày này. Và cũng nhờ cái mất đó mà người dân ngày nay nhìn nhận
rõ cộng sản hơn. Để ai còn ảo tưởng về cộng sản nhận ra họ sai lầm…Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Bình và những phiên chợ vàng
Cập nhật: Cập nhật và tổng hợp tin tức, nhận định (26-06-2013)
Vũ Đông Hà (Danlambao) – Từ quyết định của Nguyễn Tấn Dũng 16/2013/QĐ-TTg sang đến 11 phiên chợ vàng của Nguyễn Văn Bình với 12 tấn vàng tống ra thị trường; Từ việc Ngân Hàng Nhà Nước cho tin đồn “không có đổi tiền vào thời điểm này” chính thức lên sân khấu lề đảng đến chuyện báo Thanh Niên tố cáo có 188.5 tấn vàng “chắc” được nhập lậu vào Việt Nam – chúng ta thấy gì?
Giới thiệu Album “Hòa Giải để Hy Vọng”
http://www.youtube.com/watch?v=G89SuWVxa_Q&list=PL0I6tRC7CC-VeJ4ZpVwUUj-N85uWqxuP-&feature=player_embeddedYTV – “Hòa Giải để Hi Vọng” là một album đặc biệt. Nó là tuyển tập những ca khúc về một cuộc chiến của thế kỉ trước, với hình ảnh và giai điệu thuộc về một dĩ vãng đã qua. Nhưng nó lại được giới thiệu bởi những người hoàn toàn vô can với quá khứ ấy, và chỉ chịu trách nhiệm về chuyện mai này. Chúng tôi, nhóm bạn biên tập bộ clip mà bạn đang xem, đều thuộc thế hệ trẻ sinh sau cuộc chiến.
Ngày cuối của Sài Gòn
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Sl5FoA3_Uh0
Square1 (Danlambao) – Đây là trích đoạn của phim tài liệu dài 60 phút tên The fall of Saigon,
tập thứ 12 trong bộ phim Battlefield Vietnam do mạng lưới truyền hình
Mỹ PBS thực hiện năm 1999. Trước đây, square1 đã dịch, đã đăng trong
blog của mình, và chỉ vài ngày sau, video có tiếng Việt bị các… a… người
quen xông vào, đập đầu, còng tay, bịt mắt lôi đi đâu mất tích!
Đổi tên đèo, đổi tên đảng
Ông Bút (Danlambao) – Lúc rày dư luận báo chí, bàn tán về việc đổi tên nước, đổi tiền, tôi đoán trước sau gì CSVN cũng đổi tên đảng, do đó tôi viết bài này để người ta bớt ngạc nhiên. Chắc nhiều người biết chuyện cười: Đổi tên đèo, như sau:
Phản đối báo cáo nhân quyền một chiều!
Nguyên Anh (Danlambao) – Kể từ cái hôm bác lên tiếng về tình hình nhân quyền nước em, nói thật với bác em chỉ cười khẩy, em là em chỉ làm nhiệm vụ của con vẹt thôi, bác muốn nói gì thì sếp em là lão Minh lão í nghe chứ em nghe làm gì cho rách việc!
Vài mẫu chuyện anh hùng bị lãng quên
Nhóm Hành Khất (Danlambao) – Trong cuộc sinh hoạt Hướng đạo “ngủ qua đêm” hai lần một tháng của Tráng sinh vốn thường được tổ chức tại trụ sở nhỏ nhoi của hội. Nhưng cứ mỗi năm vào tuần lễ của ngày 30 tháng Tư, kể từ khi tôi tham gia vào Hướng đạo, sinh hoạt đặc biệt nầy càng lúc càng được mở rộng với sự tham gia của các ngành Hướng đạo khác nhau đến nỗi hội phải xin phép mượn một phòng chơi bóng rổ của một nhà trường gần đó để hợp mặt sau giờ tan học cuối cùng dù chỉ trong vòng vài tiếng.
Công An bồi thường cho “bọn Phản Động”!?
Thư gởi người em gái
Nhân đọc: Tháng tư, và bạn, và tôi của Nguyễn Thị Hậu (*)
Nhã Trần (Danlambao) - Hồng Hà thương mến,
Nhận email em ngày 18/4 nhưng mãi đến
hôm nay mới reply, mong em hiểu và thông cảm về những bận rộn nơi anh.
Đọc những suy tư và băn khoăn của em, anh xin nói liền cho em rõ ký ức
của những ngày này cách đây gần 40 năm không hề làm anh nhói đau như em
tưởng. Có chăng chỉ là những kỷ niệm nếu có ai nhắc đến: chuyện sáng
ngày 30 tháng 4 ra đứng ở chân cầu Thị Nghè nhìn từng đoàn xe công-voa,
xe tăng chở bộ đội tiến về dinh Độc Lập; chuyện gia đình vất vả thăm
nuôi ba người anh là sĩ quan quân đội phải đi học tập; chuyện chở em đi
vòng vòng Sài Gòn lúc em từ Hà Nội vào; chuyện ăn bo bo, mì lát; chuyện
vượt biên… và mỗi lần nhắc lại, theo thời gian, anh và em đã quên đi một
vài câu chuyện. Bởi, chúng ta đang sống cho hiện tại và đang hướng về
tương lai bằng tâm thế của một con người chứ không phải bằng một thân
phận trong khái niệm thắng- thua thì hà cớ phải loay hoay, để tìm cái
gì, trong những ngày quá khứ ấy (?)
Chú Tư Sang – hứa lèo thì phải uốn nắn dần!
Nhiều đại biểu cũng đề nghị có chế tài để các vị bộ trưởng thực hiện lời hứa trước Quốc hội, chứ không phải hứa xong rồi để mặc đó… Chú Tư trả lời: “… đến cuối năm chúng ta có kiểm điểm ở các cấp, phải hết sức liên hệ những gì chúng ta đã hứa trước tập thể. Cái này phải uốn nắn dần. Phương pháp là thế. Chúng ta hứa với nhau rất nhiều ở trong hội nghị này. Tổng bí thư cũng hứa, chúng tôi cũng hứa, mọi người ở đây cũng hứa”. Bên cạnh về chủ quyền biển đảo, chú Tư tiếp tục khẳng định… chơi: “vấn đề chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm, đó là chuyện nhất quán, bất di bất dịch…”
Viết cho những người lính VNCH nhân ngày 30/4
Tháng Tư, và bạn và tôi
Tạp bút
Nguyễn Thị Hậu (viet-studies)
– Tháng Tư là một khoảng thời gian “âm tính” bởi những ký ức từ gần 40
năm trước luôn luôn quay về, mỗi năm như không hề nhạt bớt với cả bên
“thắng cuộc” hay bên “thua cuộc”. Nỗi đau của thế hệ tham chiến bên này
lẫn bên kia không chỉ vì sự hy sinh đã không được đáp đền xứng đáng mà
còn là nỗi đau của những lý tưởng đã không trở thành hiện thực… Họ, cả
hai bên, như những người anh em ruột thịt, thù/ hận/ ghét nhau nhưng
không thể quên nhau, càng không thể dửng dưng như những người xa lạ.Phản đối báo cáo nhân quyền một chiều !?
Kể từ cái hôm bác (Hoa Kỳ) lên tiếng về tình hình nhân quyền nước em, nói thật với bác em chỉ cười khuẩy, em là em chỉ làm nhiệm vụ của con vẹt thôi, bác muốn nói gì thì xếp em là lão Minh (Bộ trưởng bộ ngoại Phạm Bình Minh), để lão í nghe chứ em nghe làm gì cho rách việc. Bác nói xứ chúng em có các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia để bắt người yêu nước ư? Bác nhầm rồi! Nhầm to rồi!
Thái Bình: Dân “tố” bị cảnh sát cơ động đánh dùi cui vào mặt
Anh Phan Văn Miền khi được đưa đi cấp cứu vào tối 23.4 (ảnh do người nhà nạn nhân cung cấp).
Tất Thảo (Báo Lao Động) Sáng
25.4, anh Phan Văn Miền (SN 1987, trú tại xóm 2 xã Vũ Lễ, huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình) vẫn đang phải nằm điều trị tại khoa Răng-Hàm-Mặt
(BV Đa khoa tỉnh Thái Bình).‘Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh’
II. Cơ Sở Hình Thành Phương Pháp Dân Chủ Của Hồ Chí Minh: ”…cơ
sở hình thành tư tưởng và phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh không nằm
ngoài các yếu tố đã hình thành nên hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặt
khác, cũng thật là khó phân định cho rạch ròi đâu là cơ sở của tư tưởng
dân chủ và đâu là cơ sở của phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh. Bởi vì, tư
tưởng Hồ Chí Minh tuy không đồng nhất nhưng lại thống nhất…”
(Trích đoạn sách ‘Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh’ - Tác giả: Phạm Văn Bính) – Nguồn: Facebook
Bệnh nhân vái lạy bác sĩ mới cho thở oxy
Không chịu đựng được, anh Hải gõ cửa phòng bác sĩ rồi chắp tay lạy và thều thào: ‘Bác sĩ cứu em không chết mất’.
Mở Màn Cho Một Trò Hề Ở Trung Quốc
Đaikynguyen
Tác giả: BBT Epoch TimesKể từ vở diễn Shen Yun đầu tiên với những điệu múa và giai nhạc Trung Hoa truyền thống vào năm 2006 tại New York, các quan chức Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) đã ngấm ngầm phá hoại những buổi biểu diễn.
Áp lực ngoại giao, đe doạ kinh tế, cùng nhiều lời đe doạ đến các nhà hát – là những chiến thuật chủ yếu của các quan chức lãnh sự nước CHNDTH trong nỗ lực dập tắt Shen Yun.
Trong bóng tối, một chiến dịch nhơ bẩn bao gồm những cuộc điện thoại làm nghẽn đường dây nóng, rạch lốp xe lưu diễn Shen Yun, tạo ra những lời phàn nàn nguỵ tạo đến các nhà hát, và gửi thư nặc danh nhằm làm giảm uy tín của người dẫn chương trình.
ĐCSTQ vẫn kiên trì lì lợm thực hiện những việc trên trong suốt 8 năm qua nhưng hiệu quả đạt được thì rất ít.
Xem xét số liệu từ quầy bán vé Shen Yun. Trong 4 tháng lưu diễn Shen Yun tại Hoa Kỳ, Canada, Nam Mỹ, Châu Âu và Châu Á, 90% số vé đã được bán hết.
Tại Đài Loan – chỉ cách Trung Quốc đại lục một eo biển – 44 trên 46 buổi diễn đã bán hết vé, với 2 buổi diễn khác bán chỉ vé đứng.
Nhận thấy là không thể vượt qua được Shen Yun, ĐCSTQ đã có một đường lối khác. Theo như nguồn tin từ chính trường Bắc Kinh, ĐCSTQ giờ đây nhắm đến “học” theo Shen Yun.
Đương nhiên, ĐCSTQ không có ý định học hỏi Shen Yun một cách cởi mở và thẳng thắn, giống như kiểu một dàn nhạc giao hưởng chuyên nghiệp có thể mời một nhạc công xuất sắc chơi trong dàn nhạc và có những bài giảng chuyên sâu. Không hề có lời mời lưu diễn Shen Yun tại Trung Quốc nào được đưa ra.
Thay vào đó, ĐCSTQ dự dịnh học từ Shen Yun theo cách giống như tin tặc quân sự của họ “học” từ thương mại và chính quyền phương Tây – bằng cách ăn cắp.
Có lẽ đây là lý do tại sao thông báo sau xuất hiện trên phiên bản tiếng Hoa của website Shen Yun ngày 9/4:
“Kỹ thuật, nội dung, thiết kế và sự sáng tạo của biểu diễn Shen Yun được bảo vệ bởi đăng ký bản quyền. Những điều này cũng bao gồm sự đồng bộ và uyển chuyển giữa phông nền kỹ thuật số và diễn viên, cũng như tất cả những kiểu chuyển đoạn và tương tác giữa hình chiếu nền và diễn viên, dàn nhạc, ca sỹ, v.v. Những công ty, cá nhân hoặc tổ chức trình diễn nghệ thuât không được sao chép hoặc bắt chước những điều này, hoặc bất kỳ yếu tố nào của biểu diễn Shen Yun. Những người vi phạm sẽ bị khởi tố.”
Hai Thái Cực
Theo như website Shen Yun, sứ mệnh của nó là khôi phục truyền thống Trung Hoa, nền văn hoá thần truyền.Trong suốt những chiến dịch chính trị và đặc biệt là trong Cách mạng Văn hoá, ĐCSTQ đã tìm cách loại trừ nền văn hoá đó – từ gốc đến ngọn. Hàng tấn kinh thư cổ bị đốt, chùa chiền bị phá tan, sư sãi bị tra tấn và bị giết.
Theo sau sự điên cuồng của Cách mạng Văn hoá, ĐCSTQ tìm cách thay thế nền văn hoá Trung Hoa cổ đại bằng ham muốn làm giàu vô độ và một thuyết vô thần giáo điều.
Một bài báo đăng ngày 17/12/2011 từ cơ quan phát ngôn của Đảng, Tân Hoa Xã, là một trong số những tuyên bố tái khẳng định vị trí của ĐCSTQ. Với tiêu đề “Đảng viên không được tin theo bất kỳ tôn giáo nào”, bài báo giải thích rằng không tin theo một tôn giáo nào luôn là một nguyên tắc của ĐCSTQ. Nó chủ trương Đảng viên tuyên truyền thuyết vô thần và cảnh báo niềm tin tôn giáo sẽ “làm xói mòn và đình trệ Đảng tính”.
Theo các khán giả Shen Yun, buổi biểu diễn làm những điều thần thoại trở nên chân thực và đem đến những điều tốt nhất cho con người.
Daniel Brélaz, thị trưởng Lausanne, Thuỵ Sỹ, sau khi xem Shen Yun vào tháng 3, đã nói rằng buổi diễn có “một liên kết vĩnh hằng với thiên đường và thần thánh.”
Bluette Pache, một viên chức nghỉ hưu tại Lausanne, nói khi xem Shen Yun “Tôi có một cảm giác rằng tôi đang ở trong một thế giới thiêng liêng, tuyệt vời, gần như phi thực tế.”
Louis Fairbain tại Montreal, Canada, xem buổi diễn vào tháng Một. Nó làm cho anh muốn “cư xử tốt với bạn bè, giúp đỡ người khác khi có thể giúp, và chỉ cố gắng làm điều tốt cho mọi người.”
Ông Xu Zhen-Ji là một nguyên chủ tịch của Trung tâm Văn hoá Ulsan tại Hàn Quốc. Sau khi xem buổi biểu diễn tại Daegu vào đầu tháng Tư ông nói “Bất kỳ ai xem nó [Shen Yun] đều sẽ ca ngợi bởi nó chứa đầy sự chân thành tinh khiết, chan chứa tình thương và vẻ đẹp tuyệt đối.”
“Những điều thần thánh không thể nhìn thấy được, nhưng nó tồn tại trong trái tim mỗi người và nó rất khó diễn đạt,” ông Xu nói. “Tuy nhiên, Shen Yun đã mô tả điều đó dưới hình thức biểu diễn trên sân khấu.”
Thea Booth, một trị liệu viên âm nhạc tại Brisbane, Úc, sau khi xem buổi diễn vào tháng Hai, đã diễn tả sự khoan dung của Thần vẫn luôn trường tồn ẩn hiện trong diễn xuất của Shen Yun.
Lòng Dân
Theo một câu cổ ngữ Trung Hoa, di sản của văn hoá chính thống là nơi mà lòng dân tin theo. Người có thể hiểu được văn hoá Trung Hoa sẽ đại diện cho những điều chân chính của dân tộc Trung Hoa.Sau khi xem Shen Yun vào tháng Hai tại Washington D.C., người phản đối chính quyền Trung Quốc, ông Nguỵ Nguyên Sinh đã nói, “Shen Yun là thử thách lớn nhất cho ĐCSTQ. Người Trung Quốc đã được thức tỉnh bởi vẻ đẹp trong văn hoá truyền thống của chính họ.”
“Người Trung Quốc thấy rằng những gì Shen Yun trình diễn là văn hoá đích thực của họ và những biểu hiện của ĐCSTQ là sai trái. Như vậy, Shen Yun rất quan trọng đối với người Trung Quốc,” ông Nguỵ nói.
Bên cạnh thử thách như ông Nguỵ Nguyên Sinh mô tả, ĐCSTQ phải đối mặt với nhiều khủng hoảng nghiêm trọng đến mức một bài báo được đăng vào tháng Hai trên Tân Hoa Xã đã dự đoán rằng có 1,18 triệu “quan chức rỗng” tại Trung Quốc – những quan chức đã đưa gia đình và của cải ra nước ngoài do dự báo về sự sụp đổ của Đảng.
Đối diện với đe doạ về sự tồn vong của mình, ĐCSTQ hiện nay đang xem văn hoá truyền thống Trung Hoa như là một bộ y phục hấp dẫn mà nó có thể mặc được. Nó rõ ràng tin rằng với một vài nét trang điểm và thủ thuật, con quái vật già nua này có thể đánh lừa người dân Trung Quốc.
Biểu diễn Shen Yun giả đã bắt đầu xuất hiện tại thành phố cổ Tây An vùng Tây Bắc Trung Quốc và tại thành phố Cát Lâm ở vùng Đông Nam.
Khán giả của những buổi biểu diễn này nói “Họ [đoàn kịch của ĐCSTQ] đang có một giai đoạn khó khăn để học bản chất của văn hoá Trung Hoa truyền thống. Điều này là không thể học được.”
Làm thế nào mà những người đề cao văn hoá vô thần có thể học được thực chất của nền văn hoá Thần truyền? Hoặc là ĐCSTQ sẽ phải từ bỏ bản chất của mình, hoặc là ĐCSTQ sẽ phải đưa ra một phiên bản ăn cắp của văn hoá Trung Hoa truyền thống.
Nếu ĐCSTQ có thể bằng cách nào đó biểu diễn được văn hoá Trung Hoa cổ đại đích thực, thì nó đã đến hồi cáo chung.
Ông Trình (bí danh) đi du lịch cùng gia đình từ Trung Quốc Đại lục đến Daegu, Hàn Quốc, để xem buổi diễn hôm 6/4. “Không thể tìm thấy trình độ biểu diễn này tại Trung Quốc. Thật ra, có thể nói là ngoài sức tưởng tượng,” ông nói.
“Nó khuyến khích người ta tin vào Thần… Nếu người dân Trung Quốc không có tín ngưỡng, họ có thể làm bất kể điều tà ác nào, kể cả giết người. Điều mà người Trung Quốc cần là một niềm tin sẽ thức tỉnh con người,” ông Trình nói.
Trương Thiên Lượng, một nhà bình luận về chính trị Trung Quốc, đã viết về Shen Yun trên Đại Kỷ Nguyên vào năm 2008: “Khi niềm tin về văn hoá truyền thống và giá trị tinh thần khôi phục lại, lương tri của con người cũng sẽ thức tỉnh. Sự tan rã của văn hoá Đảng là hiển nhiên. Khi điều đó đến, ĐCSTQ, một hệ thống chính trị tàn ác, sẽ mất đi môi trường giúp nó duy trì sự sinh tồn.”
Karl Marx, người lãnh tụ tinh thần của ĐCSTQ, nổi tiếng với câu viết rằng lịch sử đầu tiên xuất hiện bằng bi kịch và tiếp theo là hài kịch.
Người dân Trung Quốc đã trải qua những màn bi kịch được dựng nên bởi ĐCSTQ. Giờ đây họ sắp được xem Đảng tự biến mình thành trò hề.
Vì ĐCSTQ vô thần cố sao chép sự thần thánh trong Shen Yun, nó sẽ xuất hiện trên sân khấu Trung Quốc một cách hết sức trơ trẽn và tham lam quyền lực.
Mỗi buổi diễn Shen Yun giả tại Trung Quốc sẽ thậm chí cho thấy rõ ràng hơn vẻ đẹp của nguyên bản. Dù thế nào đi nữa, ĐCSTQ sẽ chỉ nung nấu thêm niềm khao khát trong người Trung Quốc được thấy lại di sản đích thực của mình.
Đọc bản tiếng Anh
Đọc bản tiếng Hoa
Đào Hiếu - Phan Thành Lợi: mảnh vỡ của một cuộc chiến tranh bất tận
Cách đây 26 năm tôi có viết một truyện dài dựa theo cuộc đời của anh
thương binh Phan Thành Lợi. Đây là sáng kiến của bà Đỗ Duy Liên, lúc ấy
là phó chủ tịch UBND Thành phố HCM.
Anh Lợi quê ở Củ Chi, là một thương binh bị cụt cả hai tay, hai chân.
Lúc đó anh được cấp một căn hộ nhỏ trong “làng phế binh” Thủ Đức.
Tôi lui tới làm việc với anh trong vài tháng và viết xong một truyện dài
lấy tên là QUA SÔNG. Tác phẩm được nhà xuất bản Văn Nghệ in năm 1986
với số lượng là 10.150 cuốn, khổ 13x19cm.
Hồi đó sách in bằng giấy đen, sần sùi, trông rất xấu xí, nhưng vẫn không đủ sách để mà bán.
Sau khi anh Lợi qua đời vì những thương tích cũ hành hạ, tôi gần như
quên tác phẩm ấy, một phần vì tôi nghĩ đó chỉ là một cuốn sách viết theo
đơn đặt hàng, và phần khác vì đề tài “cách mạng” không còn được độc giả
quan tâm nữa, do những tác động quá tệ hại của guồng máy tham nhũng
ngoài xã hội.
Hai mươi bốn năm sau, trong lúc nhàn rỗi, tình cờ đọc lại “Qua Sông”,
tôi không thể ngờ rằng trong quá khứ mình đã từng tiếp xúc với một anh
du kích Củ Chi lạ lùng như vậy, đã từng viết về một cuộc tình đau đớn
như vậy.
Tôi từng xem những phim chiến tranh thuộc loại tầm cỡ của điện ảnh Mỹ
như “Giải cứu binh nhì Ryan”, “Huyền thoại mùa Thu”, “Cuốn theo chiều
gió”, “Trung đội”…nhưng chưa từng thấy nhân vật nào có số phận nghiệt
ngã như anh Phan Thành Lợi, chưa từng thấy có chiến trường nào bi thảm
như chiến trường Củ Chi khi phải hứng chịu những trận bom rải thảm của
máy bay B52 trong trận càn Cedar Falls đẫm máu đầu năm 1967.
Đọc lại QUA SÔNG, tôi chợt “ngộ” ra một điều, đó là: cuộc chiến vừa qua
không phải là cuộc chiến của những người đang cầm quyền hiện nay ở Việt
Nam, mà là cuộc chiến của những người lính đã chết ngoài mặt trận, của
những thương binh như Phan Thành Lợi, của những cô giao liên dũng cảm
như Huệ, của những bà mẹ thui thủi chờ mong con bên ánh đèn dầu, của
những đôi lứa yêu nhau đã phải chia lìa chỉ sau một trận đánh, của những
trẻ thơ chết như rạ giữa đồng sau một trận pháo bầy.
Còn chúng ta, những người đang cướp bóc, đang giành giựt của cải và
quyền lực… chỉ là một lũ ăn theo, một bọn dây máu ăn phần, một phường
hôi của bần tiện.
Trong kháng chiến chống Mỹ, những người như anh Lợi cứ nghĩ rằng mình là
“cộng sản” nhưng thực tế họ không hề biết chủ nghĩa cộng sản là gì. Ở
các đô thị miền Nam cũng vậy: Có những trí thức trẻ đã đấu tranh dưới
ngọn cờ của Đảng cộng sản Việt Nam, thậm chí đã là đảng viên, nhưng vẫn
không phải là một người cộng sản, vì không hề quan tâm đến triết học
Mác-Lênin và cũng không muốn tìm hiểu nó.
Lúc ấy, những người như anh Lợi cứ tưởng rằng Đảng đang lãnh đạo họ,
thực tế là Đảng chỉ giao việc cho họ, còn lãnh đạo họ chính là lòng yêu
nước.
Lúc ấy, những người như anh Lợi tưởng rằng mình đang “cùng hội cùng
thuyền” với Đảng cộng sản, thực tế họ chỉ “cùng thuyền” mà không bao giờ
“cùng hội”.
Cái con thuyền Mặt trận GPMN cũng như Mặt trận Việt Minh có nhiều người
ngồi trên đó, có cộng sản lẫn không cộng sản, thậm chí có cả người chống
cộng.
Họ có cùng một điểm đến là đánh đuổi ngoại xâm và một người cầm lái: đó
là Đảng. Họ không biết Đảng là ai, chỉ đến khi thuyền cập bến, thấy Đảng
coi những thành phần khác là “khách sang sông” và gạt họ qua một bên để
nắm trọn quyền lực và quyền lợi, thì đã muộn rồi.
Tôi cũng từng là một người “khách sang sông” như thế. Tôi cũng đã từng
đứng ở một chiến tuyến. Vì thế với tư cách nhà văn, tôi thấy có trách
nhiệm ghi lại bi kịch của những người lính trong chiến tuyến đó.
Những nhà văn ở chiến tuyến bên kia cũng đã viết về số phận, về nỗi đau
của những người lính trên chiến tuyến ấy. Đó là quyền của người cầm bút.
Những tác phẩm của hai bên sẽ bổ sung cho nhau, góp phần tạo nên diện
mạo của một người-lính-việt-nam-nạn-nhân-chiến-tranh, trong thân phận
chung của một dân tộc cùng khổ và bất hạnh.
Thật là ngu ngốc biết bao nếu chúng ta cứ công kích nhau, bôi lọ nhau và
bôi lọ những người đã chết cho cuộc chiến tranh khốn nạn này.
Thật là rồ dại biết bao nếu lòng chúng ta vẫn còn nuôi nấng hận thù…
Thù ai? Những người du kích, những anh bộ đội cụ Hồ, những anh lính Cộng
hòa, những trí thức, những công chức trong guồng máy của cả hai miền
Nam Bắc… họ là kẻ thù sao? Không. Họ chỉ là nạn nhân, họ đã bị lừa gạt,
bị xúi giục căm thù, bị xúi giục cầm súng… nhưng tất cả họ đều chỉ là
nạn nhân. Và phần lớn họ đã chết: trên rừng, dưới biển, trong đồng bưng,
ngoài biên giới, hải đảo, trong các nhà tù, các trại cải tạo. Số còn
lại cũng đã già rồi, lẫn khuất đâu đó trong làng xóm, trong ngõ hẻm,
trong sình lầy hay khói bụi.
Vậy thì kẻ thù của nhân dân là ai? Đó chính là bọn cầm quyền của cả hai
chế độ, bọn tướng lãnh đầu sỏ của cả hai chế độ. Và các thế lực ngoại
bang đứng đàng sau cuộc chiến để thủ lợi. Chính chúng đã phát động chiến
tranh, đã điều khiển chiến tranh, đã ra lệnh và đã làm chết hàng chục
triệu người, đã làm tan nát bao nhiêu gia đình.
*
Cuộc nội chiến vừa qua quá rộng lớn, quá hung dữ. Nó đã kéo cả dân tộc
vào cơn điên của nó, nó chi phối, nó quyết định mọi số phận, mọi cảnh
đời, nó hành hạ, chà đạp, hủy diệt.
Nó phanh thây tổ quốc.
Dù chọn lựa hay không chọn lựa, anh cũng phải bị cuốn theo dòng chảy của
nó. Cả dân tộc đều là nạn nhân của chiến tranh, kể cả những người đã
cầm súng và đã chiến đấu, đã giết và đã bị giết.
Vậy thì tại sao lại cứ đòi cho được rằng hồi đó theo cộng sản hay theo Mỹ là có tội?
Tôi hỏi anh, khi những người lính của cả hai bên chiến tuyến xả thân
giữa bom đạn, đầm đìa máu tươi nơi rừng sâu, nơi đồng bưng, nơi ngục tù
ác nghiệt của Mỹ-Thiệu, nơi trại cải tạo bạo tàn của cộng sản… thì anh
đang làm gì? Anh đang ở đâu? Nếu anh không từng là nạn nhân của cuộc
chiến ấy, thậm chí nếu anh lợi dụng cuộc chiến ấy để trục lợi cá nhân
như củng cố địa vị, quyền lực, hay đầu cơ chiến tranh để làm giàu thì
anh lấy tư cách gì để trách móc?
Là một người du kích, Phan Thành Lợi nói năng, hành xử, suy nghĩ rất
rạch ròi: “địch – ta” nhưng thực chất anh cũng chỉ là một người lính,
chẳng khác gì những người lính Cộng Hòa ở bên kia chiến tuyến.
Phan Thành Lợi là một người lính được số phận sắp xếp vào hàng ngũ cộng
sản. Anh đã chiến đấu cho cộng sản mà cứ tưởng lầm là đang chiến đấu cho
tổ quốc.
Tất cả những kiêu hãnh, những bi thương, những nghiệt ngã trong mối tình đau đớn của anh đều bắt nguồn từ sự “tưởng lầm” ấy.
Nhưng anh không có lỗi gì cả.
Anh cũng giống nhưSantiago, nhân vật “lão ngư ông” của Hemingway, sau
nhiều ngày đêm vật lộn với kình ngư, biển cả và đàn cá mập, đã chỉ đem
được vào bờ một bộ xương cá vô dụng.
Nhưng đó không phải là lỗi của ông.
Và ông vẫn là một nhân cách lớn.
Tuy nhiên dù lớn hay nhỏ, dù được các thế hệ sau tôn vinh hay phủ nhận,
thì giờ đây những người lính trẻ ở cả hai bên chiến tuyến cũng chỉ còn
là những nắm xương vô định, là cát bụi không tên, chìm khuất trong xó
xỉnh nào.
Đào Hiếu
GS.Tương Lai: Hệ thống chính trị Việt Nam ‘sẽ tự sụp đổ nếu không chỉnh đốn’
GS.Tương Lai |
Trong một căn hộ ở thành phố Hồ Chí Minh, giá sách của ông đầy những tác
phẩm của Marx, Engels và Hồ Chí Minh, một minh chứng cho sự trung thành
với Đảng Cộng sản, nhưng cựu viên chức chính phủ từng là cố vấn cho hai
đời thủ tướng – ông Nguyễn Phước Tương [tức giáo sư Tương Lai], năm nay
77 tuổi – cho biết ông chẳng còn tin tưởng gì vào Đảng nữa. Như nhiều
người Việt Nam khác hiện nay, ông Tương đã nói lên tiếng nói của mình
một cách mạnh mẽ.
“Hệ thống chính trị của chúng tôi hiện nay là một chế độ chuyên chế độc
đảng”, ông Tương cho biết trong một bài phỏng vấn tại căn hộ của ông ở
vùng ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh. “Tôi đã ở trong hệ thống, tôi hiểu
tất cả các thói xâu, các nhược điểm, và cả sự thoái hóa biến chất của
nó”, ông cho biết. “Nếu hệ thống này không được chỉnh đốn lại thì tự nó
sẽ sụp đổ mà thôi”.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng dành chiến thắng trước lực lượng Miền Nam
Việt Nam với sự hỗ trợ của Mỹ vào năm 1975. Tuy nhiên, hiện nay họ đang
phải đối phó với sự tức giận của người dân ngày càng gia tăng vì bất
ổn kinh tế và nội bộ bị chia rẽ thành hai phe phái – phe thủ cựu muốn
giữ nguyên những lý thuyết cộng sản lãnh đạo đất nước đi lên chủ nghĩa
xã hội, giữ nguyên sự chuyên chế của Đảng Cộng sản, và phe còn lại thì
muốn có một hệ thống đa đảng và đi theo các tư tưởng chủ nghĩa tư bản
một cách triệt để.
Có lẽ điều quan trọng nhất là Đảng Cộng sản đang phải đấu tranh vất vả
để đối phó với một xã hội ngày càng có những nhận thức rõ và sắc sảo hơn
nhờ tin tức cũng như các luồng ý kiến được phát tán mạnh mẽ trên mạng
Internet, mặc cho sự quản lý gắt gao của nhà nước.
Kể từ khi thống nhất đất nước tới nay đã 38 năm, Đảng Cộng sản đã trải
qua những thử thách từ các mâu thuẫn với Trung Quốc và Campuchia, các
cuộc khủng hoảng tài chính và cả những xung đột nội bộ. Điểm khác biệt
vào thời điểm hiện tại, theo ông Carlyle A.Thayer – một trong những học
giả hàng đầu về Việt Nam, là việc chỉ trích bộ máy lãnh đạo “đã bùng nổ
khắp xã hội”.
Trong một môi trường chuyên chế, sự khác biệt trong Đảng thực ra có thể
là một khích lệ cho sự tự do ngôn luận bởi các bè phái thường muốn làm
xấu mặt nhau, tiến sĩ Thayer cho biết.
“Nhưng có một sự mâu thuẫn ở Việt Nam”, ông nói thêm. “Sự chống đối ngày càng mạnh mẽ nhưng đồng thời đàn áp cũng ác liệt hơn”.
Vì những tiếng nói bất đồng đã và đang nhân lên nhanh chóng trong số 92
triệu dân tại Việt Nam, chính phủ nước này đang ra sức để cố gắng dập
tắt chúng. Tòa án đã tống giam nhiều blogger, nhà báo, và các nhà hoạt
động xã hội, thế nhưng những sự bất bình, đặc biệt trên các trang mạng
thì dường như vẫn không hề thuyên giảm. Chính phủ đã đóng cửa một số
trang web, nhưng nhiều người dân đã dùng các phần mềm hoặc các thủ thuật
khác để thoát ra khỏi vòng kiểm duyệt.
“Nhiều người đang cố gắng nói lên tiếng nói của mình hoặc lên tiếng chỉ
trích chính phủ”, ông Trương Huy San (tức Huy Đức) – một nhà báo, tác
giả của cuốn “Bên thắng cuộc” và cũng là một blogger có tiếng, cho biết.
“Và những điều họ nói thì ngày càng có vẻ nghiêm trọng hơn”.
Ông San hiện nay đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Harvard, và cuốn
“Bên thắng cuộc” của ông có lẽ chính là một bài lịch sử đầy đủ và có
tính phê bình đầu tiên kể từ năm 1975 đến từ một người ở bên trong đất
nước. Được nhiều người dân trong nước đón đọc, bộ sách hai tập này được
viết dưới bút danh Huy Đức, đã được in mà không có sự cho phép của chính
phủ, tái hiện những hành động thanh trừng giữa các đảng viên Đảng Cộng
sản không trung thành, và các vụ chiếm đoạt đất đai của các chủ sở hữu
đất tại miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.
Đối với những khách du lịch vãng lai, những gì họ nhận thấy khó có thể
giúp họ hiểu được sự bi quan sâu sắc mà nhiều người dân Việt Nam đang
phải gánh chịu. Hàng triệu người mười năm trước đây chỉ có mỗi chiếc xe
đạp để đi những giờ đây nhiều trong số họ ngồi phóng vèo vèo trên những
chiếc xe máy đắt tiền đi qua các nhà máy hoặc các tòa cao ốc chọc trời.
Một chung cư kế bên đường rail xe lửa tại thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Justin Mott/International Herald Tribune |
Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu nổi lên từ năm 1990 sau vụ cải cách, và từ
đó đã trở thành một nền kinh tế pha trộn giữa kinh tế thị trường nhưng
lại được định hướng nghiêm ngặt bởi Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay cả bây
giờ, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 4-5% mỗi năm, một phần là nhờ
xuất khẩu tăng mạnh đối với mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, và hạt
điều.
Nhưng thị trường nhà đất thì lại bị đóng băng vì cung quá nhiều, ngân
hàng thì liêu xiêu với các khoản nợ xấu, báo chí đưa tin nhiều về nạn
thất nghiệp đang gia tăng, và Việt Nam được xếp vào một trong những nước
tham nhũng nhất thế giới bởi Transparency International.
Các doanh nhân Việt phàn nàn vì phải gánh quá nhiều luật lệ do chính phủ
áp đặt vì Đảng tin rằng họ là đội ngũ tiên phong của các doanh nghiệp
theo chủ nghĩa tư bản.
Và nhiều người nhận định rằng Việt Nam đang mất phương hướng, dù cho nước này có đông dân số trẻ và làm việc chăm chỉ.
“Trong 21 năm tôi ở đây, tôi chưa bao giờ thấy nhiều trí thức và doanh
nhân tỏ vẻ không hài lòng đối với hệ thống như hiện nay”, ông Peter
R.Ryder, giám đốc điều hành Indochina Capital, một công ty đầu tư tại
Việt Nam, cho hay. “Có những cuộc đàm luận rất có ý nghĩa trong cộng
đồng doanh nghiệp và cả trong nội bộ Đảng – những người rất quan tâm về
hướng đi cho đất nước hiện nay”.
Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân năm nay, một cuộc hội thảo do Ủy ban Kinh
tế Quốc hội tổ chức hồi tháng Tư, những người tham dự đã “đánh nhau nảy
lửa để giành quyền cầm micro”, theo như lời của ông Lê Đăng Doanh, một
nhà kinh tế hàng đầu và cũng có mặt ở cuộc hội thảo cho biết.
Ông còn cho hay, sự chỉ trích đang lan rộng mặc dù nên kinh tế cần sự
cải cách mạnh mẽ và sâu sắc, nhưng “gần như chẳng có gì được thực hiện
tính cho tới thời điểm này”.
“Đây là một cuộc khủng hoảng niềm tin”, ông Doanh cho biết thêm. “Năm
nào chính phủ cũng hứa hẹn mọi việc sẽ khởi sắc, nhưng người dân vẫn
chưa thấy được điều đó”.
Trung tâm của cuộc tranh cãi chính trị này chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng, người đã ngồi vào chiếc ghế này từ năm 2006. Phong cách táo bạo
cùng với chương trình đầy tham vọng dành cho nền kinh tế của ông đã giúp
ông có được sự ủng hộ lúc đầu bởi vì ông đã phá vỡ khuôn mặt trì trệ
nặng nề của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhưng ông đã gây mất lòng của rất nhiều thành viên trong Đảng vì ông
giải tán một ban cố vấn đã từng là lực lượng lãnh đạo đứng sau cuộc đại
cải cách (và ban này bao gồm ông Tương – học giả lý luận Marx, cũng như
nhiều đảng viên kỳ cựu khác).
Quan trọng hơn nữa, chính sách thương hiệu của ông Dũng, bước đi đầy
mạnh mẽ và quyết đoán của ông nhằm xây dựng những tập đoàn kinh tế nhà
nước cùng với các tập đoàn tư nhân theo kiểu nhân Hàn Quốc đã phản tác
dụng.
Được điều hành bởi những người có quan hệ chặt chẽ trong hệ thống Đảng
Cộng sản, các tập đoàn này phát triển mạnh ra nhiều lĩnh vực kinh doanh
khác mà họ không hề có đủ khả năng quản lý – theo lời của các nhà kinh
tế học, và nhiều trong các doanh nghiệp đó còn đầu cơ sang thị trường cổ
phiếu và nhà đất. Hai trong số những tập đoàn nhà nước lớn nhất này đã
gần như sụp đổ hoàn toàn và giờ đây đứng trước nguy cơ phá sản.
Ông Tương cho biết căng thẳng trong nội bộ Đảng đã được đẩy lên cao từ khi nền kinh tế gặp vấn đề.
Vào tháng Hai vừa qua, ông đã giúp viết một lá thư mở gửi tới Tổng Bí
thư [Đảng Cộng sản Việt Nam] Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi thay đổi Hiến
pháp nhằm “đảm bảo quyền lực thật sự thuộc về nhân dân”. Nhưng cho đến
nay ông vẫn chưa nhận được hồi âm.
Ông Tương còn cho biết ông đã rất hào hứng thúc đẩy việc thay đổi từ
ngày đầu tiên ông làm cố vấn cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đã làm
thành công cải cách nền kinh tế vào thập niên 1990.
Nhưng ngày nay, ông cảm thấy có một gánh nặng về thời gian. Hiện ông
đang lâm bệnh ung thư và tình hình có vẻ đang thuyên giảm, và ông cho
hay căn bệnh này đã giúp ông nói lên những gì ông chất chứa trong lòng
bấy lâu nay, những sự thật mà người dân chưa được biết.
“Về cơ bản, Marx là một nhà tư tưởng lớn,” ông cho biết. “Nhưng nếu
chúng ta chưa hề có Marx trên đời này thì mọi thứ có thể đã tốt hơn rất
nhiều”.
Thomas Fuller, The New York Times
* Bài dịch do CTV Phía Trước
chuyển đổi tựa đề từ bài ‘Những lúc khó khăn cũng là lúc bất
đồng và trấn áp công khai nở rộ ở Việt Nam’.
Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© 2013 Bản tiếng Việt Tạp chí Phía trước
Chúng ta không cần một cuộc cải cách giáo dục rầm rộ
Chúng ta cảm giác bị thiếu hụt, chúng ta thấy mình không phát triển,
chúng ta hoang mang khi nhìn thấy những sinh viên tự tin và chuyên
nghiệp của các nước phương Tây và chúng ta vội vàng đổ lỗi cho nền giáo
dục. Hệ thống giáo dục còn rất nhiều sai lầm, điều đó không thể phủ
nhận, nhưng đó không phải nguyên nhân chính khiến chúng ta tụt hậu, kém
cỏi như ngày nay. Đổ lỗi tai ngoại cảnh, tại tình hình chính trị, tại
thực trạng xã hội… đó là căn bệnh ngàn đời của Việt Nam ta, để bao biện
cho sự lười biếng và thụ động của mình.
Trường học thực sự dậy gì cho chúng ta: 1. Sự thực đến từ người có quyền
bính/ 2. Trí tuệ là khả năng học thuộc lòng và nhai đi nhai lại/ 3. Học
vẹt và lặp lại sẽ được thưởng/ 4. Không tuân thủ sẽ bị trừng phạt/ 5.
Hãy phục tùng một cách lý trí và mang tính xã hội
Trường học thực sự dậy gì cho chúng ta: 1. Sự thực đến từ người có quyền
bính/ 2. Trí tuệ là khả năng học thuộc lòng và nhai đi nhai lại/ 3. Học
vẹt và lặp lại sẽ được thưởng/ 4. Không tuân thủ sẽ bị trừng phạt/ 5.
Hãy phục tùng một cách lý trí và mang tính xã hội
Nếu chúng ta cho rằng thay hệ thống giáo dục này bằng một hệ thống giáo
dục khác sẽ làm chúng ta được phát triển hơn, thì đó là một niềm tin sai
lầm. Khi đã hình thành hệ thống giáo dục thì việc giáo dục không hỗ trợ
cho việc con người được là chính mình. Không một hệ thống giáo dục nào
cho phép bạn được tồn tại đúng với con người thực của bạn. Bạn nói nền
giáo dục của Mỹ là tân tiến vì nó cho bạn cơ hội được sáng tạo. Thưa
không! Sự sáng tạo của bạn chỉ được ở trong vòng khuôn khổ là ở dưới các
cây cổ thụ. Bạn thấy nó vĩ đại chỉ bởi vì bạn vừa chuyển từ môi trường
này sang môi trường khác và bạn thấy nó mới lạ. Không hơn! Bởi thế, việc
học trong các trường đại học lớn để rồi bỏ học đã trở thành truyền
thống của những người tạo ra đột phá xã hội như Bill Gates hay Mark
Zuckerberg.
Hệ thống giáo dục ra đời không phải để hoàn thiện chúng ta, mà là để gọt
rũa tâm trí của chúng ta cho phù hợp với mục đích của một nhóm lợi ích
nào đó. Ở các quốc gia thần quyền, giáo dục phục vụ cho quyền lực của
tôn giáo. Ở các quốc gia quân chủ và chuyên chế, giáo dục phục vụ cho
chính trị. Ở các quốc gia tư bản, giáo dục phục vụ cho đồng tiền. Bằng
cách này hay cách khác, các hệ thống luôn kiểm soát chúng ta hoặc bằng
dọa dẫm hoặc tạo những cảm giác dễ chịu bằng phương tiện vật chất hoặc
cơ hội việc làm trong tương lai. Nhưng tất cả những điều đó không làm
chúng ta hoàn thiện bản thân mình. Hơn nữa, bản thân tôi nghĩ, con người
vốn bất toàn, không ai đủ tư cách để giáo dục ai với toàn bộ những ham
muốn, giận dữ, đố kỵ và nhỏ mọn ẩn dấu trong con người. Làm sao những
người chưa toàn thiện lại có thể hướng dẫn người khác cách trở nên toàn
thiện? Giáo dục không làm gì hơn được ngoài việc chỉ cho chúng ta cách
thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội. Còn lại, mọi lời hô hào chỉ
là sáo rỗng.
Tôi không có ý định phủ nhận vai trò của hệ thống giáo dục. Vai trò của
hệ thống giáo dục là để giữ độ ổn định của xã hội trong một thế cân
bằng. Thử tưởng tượng một tình trạng hỗn loạn ai cũng làm theo ý mình
xem! Đó sẽ là thảm họa! Hiểu được vai trò đó, chúng ta mới có thể chấp
nhận thích ứng với các dạng hệ thống nhưng không hề bị phụ thuộc vào hệ
thống.
Bạn có thể chửi rủa tất cả các lỗi lầm của hệ thống. Bạn có thể đưa ra
một mô hình và khẳng định rằng nó tân tiến hơn hệ thống cũ. Nhưng bạn
càng phản ứng thì tất cả điều đó cho thấy bạn không hề thoát khỏi sức
ảnh hưởng của hệ thống cũ. Mọi cuộc cải cách giáo dục sẽ là vô nghĩa khi
con người tạo ra những cải cách ấy không có gì mới mẻ. Vẫn lối tư duy
cũ, vẫn nhận thức cũ, vẫn ở trong một vị thế cũ, bạn hi vọng rằng bạn có
thể đưa ra cái mới? Và cho dù bạn có áp dụng mô hình giáo dục từ các
nước tân tiến hơn vào tình trạng của xã hội bạn sống, thì cũng sẽ chỉ là
một sự kệch cỡm, rồi bạn sẽ mất nhiều năm đi sửa lỗi hệ thống.
Vậy chẳng lẽ chúng ta ngồi im và chấp nhận thực tế buồn nản trong nền
giáo dục này? Đương nhiên là không? Nhưng bạn chờ đợi việc đưa ra một hệ
thống mới tốt đẹp hơn rồi mới cắp sách học hành nghiêm túc thì bạn quả
là vô vọng. Hệ thống có thay đổi hay không, điều đó phụ thuộc vào mỗi
chúng ta chứ không phải từ Bộ trưởng Bộ giáo dục.
Đã bao giờ bạn thử thôi cách suy nghĩ: Học để trở nên giàu có cho khoe
mẽ với đời, học để lấy điểm cao cho có vị thế xã hội, học để vừa lòng bố
mẹ… và thử học cho chính bản thân mình xem. Khi học để mở mang tâm trí
của chính mình, chúng ta có cơ hội để hiểu rõ bản chất của mọi sự vật,
sự việc xảy đến; chúng ta có cơ hội để có nhiều chọn lựa hơn cho tư
tưởng của mình; chúng ta sẽ kho bị lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc và có quyền
tự do ý chí cá nhân. Tự học không có nghĩa là cắm mặt vào quyển sách,
mà là với tinh thần đó, chúng ta học hỏi trong từng việc nhỏ nhặt. Ăn
một loại thức ăn ngon, cảm nhận hương vị và mường tượng về cách các
nguyên vật liệu hòa trộn với nhau, đó là tự học. Chơi game và ngẫm nghĩ
xem tại sao trò chơi này lại hấp dẫn mình đến vậy, trò chơi này khiến kỹ
năng nào của mình phát triển, đó là tự học. Lau dọn nhà cửa một cách có
trách nhiệm, sắp xếp thứ tự các hành động sao cho hiệu quả, đo độ tiêu
chuẩn hoàn hảo của mình đến đâu, đó là tự học. Đi chơi “chém gió” với
bạn bè, quan sát tâm lý người nói chuyện và theo dõi quá trình lên xuống
tình cảm cả bản thân, đó cũng là tự học. Thậm chí, khi bạn ngồi một
mình và không làm gì cả, để dòng suy nghĩ chạy qua chạy lại trong đầu,
lắng nghe những giọng nói nội tại tranh cãi nhau, đó cũng là tự học.
Và bởi thế, với việc tự học, chúng ta không cần mất thời gian để chửi
rủa hệ thống giáo dục lỗi thời và nhiều tiêu cực. Khi số lượng những
người tự học tăng lên, hệ thống tự khắc phải chuyển mình. Đừng đặt quyền
tạo dựng hệ thống giáo dục vào trong tay của một người nào đó khác chưa
toàn thiện, trong khi chính bạn mới là tương lai của hệ thống này. Nếu
bạn muốn hệ thống giáo dục phục vụ cho việc phát triển bản thân của bạn,
vậy thì tôi nhắc lại lần nữa, bạn đã sai lầm. Không ai có thể khiến cho
bạn phát triển nếu bạn không thấy việc phát triển ấy là cần thiết. Hệ
thống giáo dục sinh ra để ổn định xã hội, thế nên khi con người càng
phát triển thì hệ thống càng ổn định hơn và xã hội càng ổn định hơn.
Hãy hoàn thiện mình trước khi hoàn thiện xã hội! Hãy để cho mình hướng
tới sự cao đẹp và tiến bộ trước khi hướng xã hội theo điều đó. Và chúng
ta không cần những lời hô hào cải cách giáo dục rầm rộ. Chúng ta cần lời
hô hào: “Hãy tự cải cách chính bản thân mình”.
Hà Thủy Nguyên
27/04/2013
(TCPT)
Bối cảnh trước tháng 4-1975 - Từ Hà Nội
Những diễn biến đưa đến cuộc tổng tấn công của cộng sản Bắc Việt tại
Miền Nam Việt Nam, từ tháng 3 năm 1975 cho đến ngày Dương Văn Minh ra
lệnh đầu hàng, thật ra đã khởi đầu từ Washington vào mùa Thu năm 1974,
từ Mạc Tư Khoa vào cuối năm 1974, tại Hà Nội và tại Saigon cũng vào
tháng 12 năm đó và cuối cùng xa hơn nữa là từ Bắc Kinh vào năm 1971.
Sau khi ký Hiệp Định Paris vào cuối tháng 1 năm 1973, Hà Nội đã nhiều
lần xin Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa gia tăng viện trơ quân sự nhưng đã bị cả
hai quốc gia cộng sản đàn anh bác bỏ. Tuy nhiên một năm rưỡi sau đó thì
tình hình hoàn toàn thay đổi, thuận lợi nhiều hơn cho Bắc Việt, chỉ vì
một sự kiện chẳng có dính dáng gì đến Việt Nam mà chỉ có liên hệ đến
người Nga gốc Do Thái.
Trước khi trở thành Ngoại Trưởng, trong thời gian còn giữ chức Phụ Tá về
An Ninh Quốc Gia cho Tổng Thống Nixon, Tiến Sĩ Henry Kissinger đã mở
nhiều cuộc thương thuyết nhằm giảm bớt căng thẳng (détente) trong bang
giao Mỹ-Liên Xô và cũng nhằm lấy cảm tình với Liên Xô để nhờ đó, đại
cường cộng sản nầy có thể gây áp lực với Hà Nội nhằm tiến đến việc ký
kết hiệp ước mang lại hòa bình, cho người Mỹ, tại Việt Nam. Với mục tiêu
đó, Kissinger đã hứa hẹn với các nhà lãnh đạo Nga Xô rằng Hoa Kỳ sẽ cho
Liên Xô được hưởng quy chế tối-huệ-quốc (most-favored nation) và nếu
được hưởng quy chế nầy, Liên Xô có thể mở rộng giao thương với Hoa Kỳ và
Tây Phương, một mục tiêu mà Liên Xô đang cấp bách tìm cách thực hiện để
cứu vãn nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đang trên đà kiệt quệ.
Để đáp lại thiện chí nầy, lãnh tụ Liên Xô Brezhnev đã áp lực với Hà Nội
phải ngưng việc đòi hỏi phải loại bỏ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu như là
một trong những điều kiện căn bản để ký kết Hiệp Định Paris và sau khi
Hiệp Định Paris được ký kết vào đầu năm 1973, mặc dù cộng sản Bắc Việt
đã nhiều lần khẩn thiết yêu cầu, Liên Xô chỉ viện trợ kinh tế và đã từ
khước không chịu gia tăng viện trợ quân sự cho cộng sản Hà Nội ví không
muốn làm mất lòng Hoa Kỳ.
Vì lý do đó, kể từ sau Hiệp Định Ba Lê được ký kết vào ngày 27 tháng 1
năm 1973, tuy cộng sản Hà Nội cũng có trắng trơn vi phạm hiệp định rất
nhiều lần, nhưng trong hai năm 1973 và 1974 không có trận đánh quan
trọng nào xảy ra tại Miền Nam ngoài những trận đụng độ trong chiến dịch
chiếm đất dành dân giữa hai bên và các trận Cửa Việt, Sa Huỳnh, Hồng
Ngự, Trung Nghĩa và Tống Lê Chân…
Đến cuối 1973, cộng sản khởi sự các chiến dịch triệt hạ các tiền đồn và
căn cứ ở những vùng hẻo lánh của Việt Nam Cộng Hòa: Căn cứ Lê Minh (Plei
D’jerng) là căn cứ đầu tiên bị thất thủ vào tháng 9 năm 1973, tiếp theo
là căn cứ Ngọc Bảy, căn cứ Dak Song, và Kiến Đức căn cứ Núi Bạch Mã,
Gia Vực, Minh Long bị tràn ngập và căn cứ Tống Lê Chân bị di tản vì
không chịu nổi sự bao vây và pháo kích hơn 10.000 đạn đại bác của cộng
sản chỉ trong vòng 4 tháng trời. Trận quan trọng nhất là trận Thường Đức
ở Quảng Nam còn được gọi là Đồi 1062, nơi mà 2 Lữ Đoàn 1 và 2 Nhảy Dù
đã chiến đấu chống lại các trung đoàn 29, 31 và 66 thuộc sư đoàn 2, 324B
và 304 của cộng sản Bắc Việt. Trong trận nầy, về phía cộng sản có 2000
người chết, 5000 bị thương và về phía Việt Nam Cộng Hòa thì 500 Nhảy Dù
bị tử thương, hai ngàn bị thương.
Đối với người Mỹ thì Hiệp Định Ba Lê đã mang lại hòa bình cho họ, nhưng
đối với Miền Nam Việt Nam thì cái gọi là “Hiệp Định Về Chấm Dứt Chiến
Tranh, Lập Lại Hòa Bình ở Việt Nam ngày 27 tháng 1 năm 1973″ (danh từ do
chính Lưu văn Lợi, trợ lý của Lê Đức Thọ tại hội nghị Ba Lê dùng trong
cuốn sách của ông ta) thì lại chẳng thấy hòa bình đâu cả. Theo tài liệu
của Đại Tướng Cao Văn Viên thì vào năm 1972, kể cả cuộc “Tiến công Xuân
Hè 1972″ tức Mùa Hè Đỏ Lửa thì tại Miền Nam có tất cả 2.072 vụ tấn công,
tuy nhiên sau khi Hiệp Định Ba Lê được ký kết thì trong năm 1973 có đến
2.980 vụ tấn công, tức đã gia tăng trên 30 phần trăm.
Về phía việt cộng thì ngày 6 tháng 4 năm 1973, Ủy Ban Tố Cáo Tội Ác
Chiến Tranh của họ đã tố cáo rằng “trong thời gian 2 tháng từ 28 tháng 1
đến 28 tháng 2 năm 1973, chính quyền Saigon đã vi phạm hiệp định Paris 7
vạn (70.000) lần…”
Trong cuốn hồi ký “Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm” Trần Văn Trà tiết
lộ về thời gian “hòa bình” nầy: “Kết quả cụ thể riêng một đợt từ tháng
12 năm 1974 đến tháng 2 năm 1975, ta giải phóng hoàn toàn một Tỉnh, 4
Huyện, đã phá hủy 108 máy bay, 110 chiếc tàu, tiêu diệt 56.315 tên
địch…”
Những con số nầy là những con số không đúng sự thật vì từ tháng 12 năm
1974 cho đến tháng 2 năm 1975 thì Việt Nam Cộng Hòa chỉ mất 1 Tỉnh Phước
Long với số tổn thất khoảng 4.000 người thương vong và mất tích (theo
Tướng Cao Văn Viên trong The Final Collapse), ngoài ra trong toàn quốc
không hề có một trận đánh lớn nào trong suốt khoảng thời gian đó, làm
sao mà Trần Văn Trà lại có thể “tiêu diệt” được 56.315 “tên địch” tức là
quân số trên 5 Sư Đoàn!?
Tóm lại trong hai năm 1973 và 1974, sau Hiệp Định Ba Lê được ký kết thì
đối với người Mỹ, họ đã có “hòa bình trong danh dự”, đối với miến Bắc
thì họ cũng có hòa bình vì không bị phi cơ Mỹ oanh tạc, nhưng đối với
người Việt Nam tại Nam Việt Nam thì vẫn không hề có hòa bình, tuy nhiên
cũng không có trận đánh lớn nào xảy ra.
TỪ HÀ NỘI
Vào khoảng cuối năm 1974, Bộ Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân Bắc Việt đã soạn
thảo một kế hoạch quân sự cho năm 1975, theo kế hoạch nầy thì các lực
lượng cộng sản sẽ gia tăng đánh phá các chiến trường B2, B3 và B4 (ghi
chú: Theo giải thích của Tướng cộng sản Trần Văn Trà trong hồi ký “Những
Chặng Dường Lịch Sử của B2 Thành Đồng” thì B1 là ký hiệu của vùng đất
từ Quảng Nam vào đến Nha Trang, B3 là vùng Cao Nguyên, B4 là vùng Quảng
Trị Thừa Thiên và B2 là vùng đất rộng lớn từ Darlac, Lâm Đồng, Phan Rang
vào tới Mũi Cà Mâu, trang 9) để chiếm các tiền đồn, các Quận lỵ hẻo
lánh, cô lập các lực lượng của Việt Nam Cộng Hòa rồi sang năm 1976, khi
tại Hoa Kỳ đang diễn ra cuộc bầu cử Tổng Thống và tháng 11 thì cộng sản
Bắc Việt sẽ mở các cuộc tổng tấn công chiếm trọn Miền Nam. Kế hoạch nầy
đã được các cấp lãnh đạo của đảng lao động Việt Nam như Lê Duẫn, Lê Đức
Thọ, Phạm văn Đồng và Quân Ủy Trung Ương chấp thuận trên nguyên tắc, tuy
nhiên giới lãnh đạo đảng muốn đưa dự án kế hoạch nầy vào thảo luận
trước phiên họp khoáng đại lần thứ 23 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng
Lao Động Việt Nam vào ngày 18 tháng 12 năm 1974 để đại hội phê chuẩn.
Kế Hoạch Quân Sự 1975 của Hà Nội: Chỉ Đánh Đồng Bằng, Phá Bình Định.
Trong bức thư gởi cho “anh Bảy Cường” tức Phạm Hùng, Ủy Viên Bộ Chính
Trị, Bí Thư Đảng Ủy Trung Ương Miền Nam mà người Mỹ gọi là COSVN, ngày
10 tháng 10 năm 1974, Tổng Bí Thư Lê Duẫn nói rằng:
Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng đã họp bàn nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước trong
hai năm 1975-1976. Hội nghị bắt đầu ngày 30 tháng 9 năm 1974 và đến
ngày 8 tháng 10 năm 1974 thì tạm dừng, chớ anh và một số ở chiến trường
ra (BVCV: ???). Để kết thúc đợt thảo luận đó, tôi đã phát biểu một số ý
kiến. Văn phòng Bộ Tổng Tham Mưu đã ghi và tôi đã xem lại, nay gởi đến
anh để nghiên cứu trước khi Bộ Chính Trị họp tiếp.
Quyết tâm của ta là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân ở cả hai miền, mở cuộc tổng tấn công và nổi dây cuối cùng
đưa chiến tranh cách mạng phát triển đến mức cao nhất, tiêu diệt và làm
tan rã toàn quân ngụy, đánh chiếm Saigon, sào huyệt trung tâm của địch
cũng như tất cả các thành thị khác, đánh đổ ngụy quyền ở trung ương và
các cấp, dành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, giải phóng toàn bộ
Miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước,
tiến tới thống nhất đất nước nhà. Ngay từ giờ, phải tiến hành mọi công
việc chuẩn bị thật khẩn trương, tạo điều kiện và cơ sở vật chất đầy đủ
nhất để đánh mạnh, đánh nhanh, thắng gọn và thắng triệt để trong hai năm
19751976 (ghi chú: Đảng cộng sản Việt Nam: Đại Thắng Mùa Xuân 1975 Văn
Kiện Đảng. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2005, từ nay sẽ gọi
“Văn Kiện Đảng” trang 17-20)
Trong hồi ký của ông, Trần Văn Trà cho biết rằng sau khi gởi chỉ thị cho
Phạm Hùng và Trần Văn Trà phải ra Hà Nội để dự hội nghị Bộ Chính Trị
Trung Ương Đảng thì ít lâu sau, Bộ Chính Trị thay đổi ý kiến vì họ muốn
hai người nầy phải ở lại Miền Nam để thi hành những chỉ thị của Bộ Chính
Trị và Quân Ủy Trung Ương, do đó vào tháng 11 năm 1974, họ đã cho một
cán bộ tên là Hai Nhã đang dưỡng bệnh tại Hà Nội, mang chỉ thị về Miền
Nam cho Phạm Hùng và Trần Văn Trà.
Trần Văn Trà cho biết rằng Hai Nhã đến gặp Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham
Mưu Trưởng và Lê Ngọc Hiền, hait ướng nầy đã nói rõ từng chi tiết cho
Hai Nhã để người nầy mang vào Miền Nam. Sau đó Hai Nhã được lệnh đến
trình diện Văn Tiến Dũng tại Quân Ủy Trung Ương và khi Văn Tiến Dũng hỏi
Hai Nhã đã nắm rõ nhiệm vụ chưa thì Hai Nhã trả lời như sau:
“Tôi phải về ngay mang chỉ thị của Bộ Chính Trị về cho B2, anh Hùng và
anh Trà khỏi ra Bắc nữa: Năm 1975 không đánh lớn, chỉ lo đánh phá bình
định ở đồng bằng Sông Cửu Long. Ở miền Đông, chủ lực không đánh lớn, B2
định đánh Đồng Xoài, Phước Long nhưng Bộ không đồng ý mà chỉ cho đánh
nhỏ, giải quyết một số điểm nhỏ trên đường Quốc Lộ 14 thôi. Năm nay đánh
nhỏ, giải quyết là để tích lực lượng chờ đợi thời cơ. Không sử dụng xe
tăng, pháo lớn nếu không được Bộ Tổng Tham Mưu duyệt từng trường hợp.”
Nghe xong, Văn Tiến Dũng nói thêm:
“Anh hiểu như vậy là đúng rồi! Phải giữ lực lượng chờ thời cơ. Năm nay
chỉ đánh ở đồng bằng, phá bình định. Đạn dược nhất là pháo lớn ta còn
kém lắm. Không nên đánh lớn rồi khi có thời cơ không có lực lượng mà
đánh. Anh phải hiểu rằng cán Bộ Tham Mưu như các anh phải có trách nhiệm
để đạt ý với Tư Lệnh, chứ không phải chỉ có Tư Lệnh chịu trách nhiệm
đâu. Như vậy là anh quán triệt được ý kiến cấp trên rồi. Nhưng tôi sẽ
viết điện y như nội dung nầy để anh Ba (Lê Duẫn) ký gởi trước vào trong
ấy” (ghi chú: Trần Văn Trà: Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm, Nhà xuất
bản Văn Nghệ, Saigon, 1982, trang 172-174)
Phạm Hùng không nhận được công điện nầy nên ông ta cùng Trần Văn Trà lên
đường và giữa đường cũng không gặp Hai Nhã cho nên cả hai đến Hà Nội
vào khoảng giữa tháng 11.
Tại
Hà Nội hai ông được Tướng Lê Ngọc Hiền, phụ trách tác chiến thuộc Bộ
Tổng Tham Mưu Bắc Việt cho biết kế hoạch quân sự trong năm 1975 tại Miền
Nam đã được quyết định như sau:
Năm 1975 sẽ chia làm 3 đợt:
- Đợt 1 từ tháng 12 năm 1974 đến tháng 2 năm 1975. Đợt nầy chỉ B2 hoạt động vì B2 đã có kế hoạch sẵn.
- Đợt 2 là đợt toàn Miền từ tháng 3 đến tháng 6.
- Đợt 3 từ tháng 8 trở đi là đợt hoạt động nhỏ để chuẩn bị cho năm 1976.
Ngày 18 tháng 12 năm 1974, cuộc họp giữa Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung
Ương cùng với sự hiện diện của các Tư Lệnh chiến trường trong đó có Phạm
Hùng và Trần Văn Trà, Tư Lệnh Quân Sự B2 tức Miền Nam, đã khai mạc ở Hà
Nội. Trần Văn Trà cho biết:
Sau khi các chiến trường báo cáo, đồng chí Lê Ngọc Hiền thay mặt Bộ Tổng
Tham Mưu trình bày dự kiến của Bộ về kế hoạch hoạt động của năm 1975.
Kế hoạch dự kiến về xây dựng lực lượng ta trong năm về mở các hành lang
thông suốt, về dự trữ vật chất, hậu cần ở các hướng. Năm 1975 phải hoàn
thành mọi công tác chuẩn bị thật tốt để đảm bảo đánh lớn, tổng công
kích, tổng khởi nghĩa thắng lợi trong năm 1976.
Đồng chí báo cáo cụ thể về các lực lượng quân sự của ta hiện nay ở các
chiến trường và ở Trung Ương. Số lượng binh khí kỹ thuật và đạn dược
đang có ở các nơi và số dự trữ. Dự kiến phân chia việc sử dụng các loại ở
chiến trường trong hai năm. Riêng về số lượng đạn cỡ lớn, đồng chí báo
cáo: Số lượng còn lại phía trước và phía sau tổng cộng là 100% sẽ sử
dụng: Hơn 10% trong năm 1975, 45% trong năm 1976, còn lại là dự trữ gần
45% …
Tất cả xoay quanh nhận định đánh phá bình định trong, ngoài nước. Ta
đánh mạnh, ngụy sẽ ứng phó thế nào ? Mỹ sẽ hành động ra sao ? Có dám can
thiệp trở lại không hay có những âm mưu thủ đoạn nào khác ? Phương pháp
cách mạng thế nào là đúng nhất? Các bước đi trong hai năm (1975) và
(1976) nên bước thế nào cho kịp và cho vững. Năm 1975 nên thế nào ? Và
rồi 1976 ? Hai năm cuối cùng của 30 năm khổ cực thì sao thấy nó nhanh
quá, sắp đến nơi rồi.
Khi kết luận hội nghị, anh Ba (Lê Duẫn) đã nói: “Chuẩn bị hai năm tuy
ngắn đấy nhưng cũng có khi dài đấy”. Và khi phát biểu, anh Phạm văn Đồng
nói: “Lúc nào là thời điểm sụp đổ của Ngụy? Không phải chờ đến năm 1976
đâu, có thể nhanh, không phải dần dần đâu”. Và anh Võ cũng như nhiều
anh khác nhấn mạnh: Trong hai năm 1975-1976 là đúng. Nhưng kế hoạch cần
đề phòng sớm hơn, trong năm 1975 và cả tình huống kéo dài qua năm 1977.
Như vậy mới chủ động vững vàng (ghi chú: Trần Văn Trà, Sách đã dẫn,
trang 172-187)
Như vậy thì vào cuối năm 1974, Bộ Chính Trị của Đảng Lao Động đã chấp
thuận kế hoạch quân sự tại Miền Nam cho năm 1975 là chỉ tấn công những
mục tiêu lẻ tẻ để chiếm đất dành dân, làm tiêu hao Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa với 10% vũ khí dự trữ và sang đến cuối năm 1976, khi có cuộc
bầu cử Tổng Thống diễn ra tại Hoa Kỳ thì họ sẽ tổng tấn công để chiếm
Miền Nam.
Trong những phiên họp nầy, đại diện của Trung Ương Cục Miền Nam đã đưa
ra đề nghị tấn công và chiếm đóng Tỉnh Phước Long nhắm vào hai mục đích:
Về quân sự, khi tấn công Phước Long thì việt cộng sẽ chiếm được 5 tiền
đồn quan trọng, sẽ thiết lập con đường chiến lược cho các chiến xa, cơ
giới, trọng pháo, xe chở nhiên liệu và binh sĩ từ vùng phi quân sự di
chuyển thẳng xuống miền Đông Nam Phần tức lãnh thổ Vùng 3 Chiến Thuật
của Việt Nam Cộng Hòa một cách dễ dàng.
Cuộc tấn công nầy sẽ cầm chân các đơn vị Tổng Trừ Bị của Việt Nam Cộng
Hòa và do đó sẽ không còn quân để tiếp viện cho những chiến trường khác.
Về phương diện chính trị, nếu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu để mất Tỉnh
Phước Long thì ông sẽ mất rất nhiều uy tín tại Miền Nam vì đã không bảo
vệ được lập trường cứng rắn “4 không” của ông và quan trọng hơn cả là để
xem Hoa Kỳ sẽ phản ứng như thế nào khi cộng sản lần đầu tiên chiếm được
một Tỉnh tại Miền Nam Việt Nam, nhất là sau khi Tổng Thống Richard
Nixon phải từ chức vì vụ Watergate và Tổng Thống Gerald Ford lên thay
thế.
Đề nghị của Phạm Hùng và Trần Văn Trà ban đầu đã không được các cấp lãnh
đạo trong quân đội Bắc Việt ủng hộ và một trong những người chống đối
mạnh nhất lại chính là Thượng Tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham Mưu Trưởng
quân đội nhân dân Bắc Việt. Lý do mà lúc đầu Tướng Văn Tiến Dũng đã kịch
liệt chống lại Trung Ương Cục Miền Nam là vì chính Bộ Tư Lệnh Quân Đội
Nhân Dân Bắc Việt của Văn Tiến Dũng đã soạn thảo một kế hoạch quân sự
cho năm 1975 tại Miền Nam rồi và kế hoạch nầy đã được các cấp lãnh đạo
của đảng chấp thuận, do đó mà Bộ Tham Mưu của ông ta không muốn phải sửa
đổi lại kế hoạch nầy để soạn một kế hoạch mới cho cấp dưới tức là Trung
Ương Cục Miền Nam đề nghị.
Chính Lê Đức Thọ, nhân vật số 2 trong Bộ Chính Trị của Đảng Lao Động
cũng chống lại kế hoạch nầy. Lê Đức Thọ đã nói với Phạm Hùng và Trần Văn
Trà một cách rất ngoại giao rằng: Các tài nguyên nhân sự, vũ khí và
trang bị cần phải được bảo tồn để dành cho cuộc tổng tấn công tối hậu
(được dự liệu vào năm 1976) vì Liên Xô vẫn còn tiếp tục kiểm soát và hạn
chế mọi vận chuyển về chiến cụ cho chúng ta. Tình hình ở ngoại quốc rất
là phức tạp, do đó chúng ta phải giới hạn các hoạt động quân sự trong
năm 1975 (ghi chú: Lark Dougan, David Fulghum: The Vietnam Experience:
The Fall of the South, Boston Publishing Company, 1985, trang 16)
Trích VNCH - 10 ngày Cuối Cùng
Nguồn: Trần Đông Phong/ trinhanmedia
Bối cảnh trước tháng 4-1975 - Từ Washington
Cắt Giảm Viện Trợ Cho Việt Nam Cộng Hòa
Thực ra thì chẳng cần phải nhờ tới cơ quan Tình Báo KGB mới biết được chiều hướng chính trị đang trên đà giải kết tức là bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ. Trong bộ sách The Vietnam Experience, cuốn “The Fall of the South”, các tác giả bộ sách nầy đã nói rằng:
Các cấp lãnh đạo cộng sản chỉ cần đọc báo chí Tây Phương cũng đủ
biết rõ về sự suy giảm trong vấn đề viện trợ cho Miền Nam Việt Nam, cả
về số tiền viện trợ cũng như là thăm dò dư luận.
Ngày 22 tháng 5 năm 1974, Hạ Viện biểu quyết không được tăng số tiền viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa trong tài khóa 19741975 quá mức 1.126 triệu Mỹ kim dù rằng Ủy Ban Quân Vụ Hạ Viện đã đề nghị 400 triệu.
Ngày 22 tháng 5 năm 1974, Hạ Viện biểu quyết không được tăng số tiền viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa trong tài khóa 19741975 quá mức 1.126 triệu Mỹ kim dù rằng Ủy Ban Quân Vụ Hạ Viện đã đề nghị 400 triệu.
Sau đó, đến ngày 22 và 23 tháng 9 năm 1974, cả Hạ Viện và Thượng Viện
Hoa Kỳ lại biểu quyết cắt bớt thêm nữa và chỉ cấp cho Việt Nam Cộng Hòa
có 700 triệu Mỹ kim mà thôi (tính luôn cả kinh phí dành cho việc chuyên
chở từ Hoa Kỳ sang Việt Nam) vì công luận Hoa Kỳ không muốn nghe nói đến
chiến tranh Việt Nam nữa. Sự sút giảm về viện trợ nầy đã đưa đến ảnh
hưởng vô cùng sâu đậm cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vì nếu tính thêm
vào sự mất giá của đồng Mỹ kim sau khi Tổng Thống Richard Nixon “thả
nổi” đồng dollar và giá nhiên liệu, cũng như là tất cả các hàng hóa khác
trên thị trường thế giới gia tăng sau cuộc khủng hoảng nhiên liệu vào
năm 1973 thì con số viện trợ khiêm tốn nầy chẳng còn bao nhiêu (ghi chú:
The Vietnam Experience: The Fall of The South, trang 11)
Người biết rõ nhất về vấn đề viện trợ quân sự (military aids) cho Quân
Đội của Miền Nam Việt Nam không ai khác hơn là Đại Tướng Cao Văn Viên,
Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa suốt từ năm 1965 cho đến
tháng 4 năm 1975. Vào đầu năm 1974, chính ông đã được Tổng Thống Nguyễn
Văn Thiệu chỉ thị phải bay sang Washington để trình bày về tình hình
quân sự đang nguy ngập vì những cuộc tấn công quân sự của cộng sản Bắc
Việt và vận động với các viên chức trong Ngũ Giác Đài để họ ủng hộ và
vận động với Quốc Hội Hoa Kỳ nhằm gia tăng hay ít ra là duy trì mức quân
viện cho Việt Nam Cộng Hòa, tuy nhiên sứ mạng nầy đã không thành công.
Trong Chương 4 của cuốn The Final Collapse được xuất bản vào năm 1983
tại Hoa Kỳ, cựu Đại Tướng Cao Văn Viên đã dành hầu hết một chương để
trình bày rất rõ về “Sự Giảm Thiểu Quân Viện Của Hoa Kỳ” và những hậu
quả vô cùng trầm trọng đối với các hoạt động của Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa trong năm 1974 và những tháng đầu của năm 1975. Tướng Cao Văn Viên
cho biết rõ ràng hơn về sự giảm thiểu quân sự quá nhiều nầy:
“Quốc Hội Hoa Kỳ phủ quyết tất cả ngân sách phụ trội và trong tài khóa
1975 họ chỉ cho 1 tỷ Mỹ kim, nhưng sau đó con số 1 tỷ chỉ còn 700 triệu.
Ngân khoản 700 triệu nầy là kể luôn chi phí dành cho các hoạt động của
Phòng Tùy Viên Quân Lực Hoa Kỳ (DAO). Con số chính thức về quân viện làm
cho Quân Đội và dân chúng Miền Nam hốt hoảng. Sự cách biệt giữa quân
viện yêu cầu và con số được chi viện cách nhau quá xa. Không có một sự
tiết kiệm, giảm thiểu chi phí hay quản trị ngân quỹ nào có thể lấp đầy
được khoảng cách dị biệt đó.
Ngày 2 tháng 1 năm 1975, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ xin Quốc Hội một ngân
khoản phụ trội là 300 triệu Mỹ kim và ngân khoản nầy đã được Tổng Thống
Ford nâng lên 722 triệu khi đề nghị nầy được đưa sang Quốc Hội ngày 11
tháng 4 năm 1975. Quốc Hội đã bác bỏ đề nghị nầy. Khi ngân khoản nầy bị
Quốc Hội phủ quyết thì tình hình đã tuyệt vọng. Vận mệnh quốc gia đã
được quyết định.
Với ngân khoản viện trợ là 700 triệu, trừ đi ngân khoản trả lương cho
Quân Nhân Hoa Kỳ thuộc Văn Phòng DAO thì chỉ còn 654 triệu Mỹ kim, tức
chỉ còn 51 phần trăm nhu cầu cần thiết. Hậu quả là hơn 200 phi cơ các
loại tức khoảng 50 phần trăm của Không Quân bị đặt trong tình trạng bất
khiển dụng, Hải Quân cũng bị giảm hơn 50 phần trăm và 600 giang thuyền
bị “nằm ụ”, về phụ tùng quân cụ và súng đạn thì chỉ còn thay thế khoảng
27 phần trăm, hơn 4.000 quân xa do Quân Đội Hoa Kỳ chuyển giao lại sau
1975 thì không sử dụng được vì thiếu phụ tùng, nhiên liệu thì bị thiếu
thốn và đến tháng 5 năm 1975, nếu không được viện trợ thêm thì Quân Đội
sẽ không còn đủ nhiên liệu nữa. Về phía đạn dược thì từ tháng 7 năm 1974
cho đến tháng 2 năm 1975, Quân Đội chỉ xài khoảng 19.808 tấn đạn đủ
loại, tức là chỉ có 27 phần trăm so với mức tiêu thụ đạn dược trước đây
là 73.356 tấn mỗi tháng. Vào khoảng tháng 2 năm 1975, số đạn dược tồn
kho của Quân Đội chỉ còn có khoảng 30 ngày, có nghĩa là nếu không được
tăng viện thì cho đến hết tháng 3 năm 1975, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
sẽ không còn một viên đạn.
Đến giữa tháng 4 năm 1975, chúng ta đã xài hết quân dụng, vũ khí tồn kho
vào việc tái trang bị cho các đơn vị di tản từ Vùng I và II. Đến giờ
phút muộn màng đó, dù chúng ta có nhận được 300 trăm triệu Mỹ kim viện
trợ quân sự bổ túc đi nữa thì tình hình cũng đã quá trễ”
Tướng Cao Văn Viên nhận xét thêm:
“Tin tức về việc Quốc Hội Hoa Kỳ bàn cãi, mức độ viện trợ, số tiền viện
trợ thực sự được loan truyền rộng rãi và công khai trên báo chí, đài
phát thanh và truyền hình. Với tin tức đó ta và địch biết được những khó
khăn và trở ngại nào sẽ đến trong tương lai. Những tin tức đó đối với
chúng ta là những lo âu, nhưng đối với quân thù thì lại là một cơ hội
tốt vô cùng”[ Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa,
Nguyễn Kỳ Phong dịch từ nguyên tác "The Final Collapse" (1983) Vietnam
Bibliography, Virginia 2003, trang 83-93]
Tổng Thống Hoa Kỳ Gerald Ford và Ngoại Trưởng Kissinger cũng rất quan
tâm đến ảnh hưởng của sự cắt giảm viện trợ đối với tinh thần của các
Quân Nhân trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong một phiên họp của Hội
Đồng Nội Các tại Bạch Cung vào ngày 12 tháng 9 năm 1974, Tổng Thống Ford
đã nói rằng:
“Tôi có thảo luận về vấn đề Quốc Hội cắt giảm viện trợ cách đây vài
ngày. Thông thường thì khi đi tuần tiểu, mỗi người Quân Nhân (Việt Nam)
mang theo 8 trái lựu đạn. Bây giờ thì anh ta chỉ còn mang được 2 quả.
Điều nầy sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của anh như thế nào ? Tinh thần của
họ dĩ nhiên là xuống giốc và điều đó ít nhất cũng đã làm cho tình hình
tại Việt Nam càng ngày càng trở nên bất ổn hơn”
Ngoại Trưởng Kissingr tiếp lời:
“Đó là một cái vòng lẩn quẩn. Tình trạng tâm lý thì cũng quan trọng như
quân sự. Cho đến tháng 6 (năm 1974) thì người lính Việt Nam Cộng Hòa cảm
thấy tốt, không có gì phải lo ngại. Nhưng sau đó thì số đạn dược cấp
cho họ bị cắt giảm và tinh thần của họ bị sa sút. Rồi thì họ phải bỏ rơi
một vài tiền đồn và sau đó thì tinh thần của họ bị xuống giốc thêm nữa.
Chúng tôi nghĩ rằng Bắc Việt đang sắp sửa phải có một sự quyết định: Có
nên chọn con đường tấn công Miền Nam bằng võ lực quân sự hay không ?
Trước việc chúng ta cắt giảm viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa như hiện nay
thì tôi nghĩ rằng chúng ta đang khuyến khích cho Bắc Việt chọn lựa con
đường tổng tấn công bằng võ lực”
Về vấn đề quân sự, Tổng Thống Ford nói:
“Tôi hy vọng rằng Việt Nam Cộng Hòa sẽ giữ nguyên quân số vì phe Bắc Việt không hề giảm quân của họ”
Ngoại Trưởng Kissinger:
“Trái lại, các lực lượng của cộng sản Bắc Việt đã gia tăng gấp 3 lần kể
ngày ngưng chiến sau Hiệp Định Paris. Bắc Việt đã xây dựng một hệ thống
xa lộ tối tân đến nỗi họ có thể chuyên chở vũ khí, chiến cụ và bộ đội từ
Bắc vào Nam chỉ trong vòng một vài ngày. [Biên Bản Phiên Họp Hội Đồng
Nội Các tại Bạch Cung, Washington DC ngày 12 tháng 9 năm 1974. Tài liệu
"Mật" được giải mật ngày 10 tháng 1 năm 2000, hiện đang lưu trữ tại Viện
Bảo Toàn và Thư Viện Gerald Ford tại Grand Rapids, Tiểu Bang Michigan]
Chiến thuật của người Mỹ cũng là chiến thuật mà người Mỹ đã huấn luyện
cho Quân Đội Việt Nam là dùng võ lực để cứu sinh mạng, nhưng đến mùa
Xuân 1974, chiến thuật đó đã bị loại bỏ vì thiếu đạn dược. Trong một
cuộc điều trần tại Quốc Hội sau đó có được ghi lại trong biên bản của
Congressional Record ngày 6 tháng 3 năm 1975, Thiếu Tướng John Murray đã
nói với giọng đầy cay đắng như sau: “máu của người Việt Nam đã dùng
thay thế cho đạn dược Hoa Kỳ” [Nguyễn Tiến Hưng & J. Schecter: The
Palace file, Harper & Row Publishers, New York, 1986, trang 229]
Vào thời gian đó, Quốc Hội thứ 94 với thêm 75 tân Dân Biểu Đảng Dân Chủ
mới đắc cử vào tháng 11 năm 1974, họ cùng với những Dân Biểu và Nghị Sĩ
phản chiến nổi tiếng như Mike Mansfield, Edward Kennedy, Hubert Humphrey
v.v…đang phát động một chiến dịch chống việc tiếp tục viện trợ cho Việt
Nam. Nhóm tân Dân Biểu Dân Chủ đã cùng với một thiểu số đồng nghiệp
trong Đảng Cộng Hòa lập một nhóm gọi là Members of Congress for Peace
Through Law (Nhóm Dân Cử Vận Động cho Hòa Bình Qua Luật Pháp), họ đã
tuyên bố rằng:“Chúng tôi không thấy có một quyền lợi quốc gia hay nhân
đạo nào để mà biện minh cho việc tiếp tục viện trợ cho Việt Nam”.
Bồi thêm vào đó, Thương Nghị Sĩ Dân Chủ Edward Kennedy tuyên bố về việc
Tổng Thống Ford vận động xin tăng viện bổ túc cho Việt Nam như sau: “Một
lần nữa chúng ta lại nghe những luận điệu cũ rích về một cuộc chiến
tranh cũng cũ rích. Cuộc tranh chấp đổ máu đang tiếp diễn cần phải được
đối phó bằng phương tiện ngoại giao chứ không cần thêm vũ khí đạn dược
của chúng ta nữa”.
Nghị Sĩ Dân Chủ Mike Mansfield, Trưởng Khối Đa Số tại Thượng Viện tức là
nhân vật có thế lực hàng thứ 3 của nước Mỹ, đã tuyên bố rằng “tôi cảm
thấy chán ngán và muốn bệnh khi thấy hình ảnh những người đàn ông, đàn
bà và trẻ em Đông Dương đang bị ‘làm thịt’ bởi súng của người Mỹ, đạn
của người Mỹ tại những quốc gia mà chúng ta chẳng có quyền lợi nào cả”.
Khi tuyên bố những lời như vậy, ông Mansfield đã quên rằng người Mỹ đã
viện trợ vũ khí chiến cụ cho người Do Thái từ cuối thập niên 1940 cho
đến ngày nay và theo tài liệu của Phòng Nghiên Cứu Quốc Hội tại Thư Viện
Quốc Gia Hoa Kỳ thì sau khi cắt giảm viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa hồi
năm 1975, Quốc Hội Hoa Kỳ vẫn tiếp tục viện trợ cho Do Thái mỗi năm
1.800 triệu Mỹ kim, tức là một phần ba ngân sách ngoại viện của Hoa Kỳ
dành cho cả thế giới. Người Do Thái đã dùng những chiến cụ do Mỹ viện
trợ để đánh người Palestine và Ả Rập, đã dùng phi cơ và xe tăng do Mỹ
chế tạo tấn công ngay cả vào những trại tỵ nạn của người Palestine trên
nước Lebanon, do đó không có một nước Ả Rập nào, không có một người Ả
Rập nào có cảm tình với nước Mỹ và hậu quả là nước Mỹ đang sa lầy tại
Iraq như hiện nay.
Một nhân vật có rất nhiều thế lực khác tại Thượng Viện Hoa Kỳ là Nghị Sĩ
Hubert Humphrey, cựu ứng viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ vào năm 1968
và cũng là người được xem là “kẻ thù” của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu,
đã tuyên bố trên chương trình Face the Nation rằng “gia tăng quân viện
bổ túc cho Việt Nam chỉ kéo dài nỗi thống khổ cho nhân dân” và ông nói
thêm rằng Tiểu Ban Ngoại Viện của ông sẽ biểu quyết để cấp ngân khoản
viện trợ dành cho thực phẩm và nhân đạo mà thôi. [The Vietnam
Experience: The Fall of the South, trang 31]
Tướng cộng sản Văn Tiến Dũng cho biết rằng Tổng Bí Thư Lê Duẫn có nhận định như sau vào tháng 10 năm 1974:
“Sự mâu thuẩn càng ngày càng gia tăng trong chính phủ cũng như là các
chính đảng tại Hoa Kỳ. Vụ Watergate đã làm rúng động nước Mỹ. Viện trợ
quân sự của Mỹ dành cho Saigon đang trên đà suy giảm đến mức độ mà Hoa
Kỳ ‘không thể cứu vớt chính phủ Saigon khỏi bị sụp đổ’. Cuộc tổng tấn
công năm 1975 sẽ là một trắc nghiệm cho lập luận nầy. Các giới Tướng
lãnh (Bắc Việt) đều đồng ý rằng kế hoạch tấn công vào năm 1975 chỉ là
một sự khởi đầu cho chiến thắng toàn diện vào năm 1976 hay là 1977″.
[Văn Tiến Dũng: Đại Thắng Mùa Xuân, trang 19-20]
Như vậy thì việc Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa lúc đó,
mọi người, kể cả Hà Nội, đều biết rõ và cả hai phía Việt Nam Cộng Hòa
cũng như Hoa Kỳ đều rất lo ngại về việc cán cân lực lượng đang nghiên
mạnh về phía cộng sản Bắc Việt. Do đó, sự có mặt của Tướng Kulikov tại
Hà Nội vào tháng 12 năm 1974 cũng là một yếu tố đáng lo ngại mà về
phương diện tình báo chiến lược thì cần phải được phân tích kỹ càng.
Mấy tháng sau ngày cộng sản Bắc Việt thanh toán toàn bộ Miền Nam thì
chính phủ Hoa Kỳ mới biết được rằng Liên Xô đã tích cực khuyến khích Bắc
Việt mở cuộc tổng tấn công tại Miền Nam, chính Liên Xô lại gia tăng
viện trợ quân sự gấp 4 lần cho cộng sản Hà Nội, chính Liên Xô đã cố vấn
cho Hà Nội rằng Quốc Hội Mỹ đã nhất quyết không viện trợ thêm về kinh tế
cũng như là quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa có nghĩa là Hoa Kỳ đã bỏ rơi
Việt Nam Cộng Hòa và chính vì những hành động, những cố vấn và khuyến
khích đó của Liên Xô mà cộng sản Bắc Việt đã quyết định mở các cuộc tổng
tấn công tại Miền Nam vào mùa Xuân 1975.
Khi người Mỹ biết rõ như vậy thì lúc đó mọi sự đã quá trễ rồi!
Trích VNCH - 10 ngày Cuối Cùng
Nguồn: Trần Đông Phong/ trinhanmedia
Bối cảnh trước tháng 4-1975 - Từ Mạc Tư Khoa
Sự quyết tâm của Hà Nội trong nỗ lực gia tăng áp lực quân sự tại Miền
Nam lại được một sự hậu thuẫn bất ngờ do ở sự thay đổi chính sách hiển
nhiên của Liên Xô. Vào cuối năm 1974, lần đầu tiên sau ngày Hiệp Định
Paris được ký kết, một nhân vật cao cấp của Liên Xô bất thần đến viếng
thăm Hà Nội.
Gia Tăng Viện Trợ Gấp 4 Lần.
Trong khi hai đại diện của Trung Ương Cục Miền Nam đang vận động cho kế
hoạch tấn công Tỉnh Phước Long trong tháng 12 năm 1974 thì ngày 18
tháng, phiên họp khoáng đại kỳ thứ 23 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng
Lao Động Việt Nam đã khai mạc để thảo luận về các kế hoạch quân sự tại
Miền Nam trong năm 1975. Một nhân vật ngoại quốc bất ngờ xuất hiện trong
phiên họp khoáng đại nầy, đó là Đại Tướng Victro Kulikove, Thứ Trưởng
Bộ Quốc Phòng kiêm Tư Lệnh Hồng Quân Liên Bang Xô Viết mới từ Mạc Tư
Khoa đến Hà Nội.
Như đã nói ở trên, vào giữa năm 1974, sau khi lên làm Ngoại Trưởng, ông
Kissinger đã thực hiện lời hứa hẹn với Liên Xô hồi năm 1972, đã vận động
với Quốc Hội Mỹ cho Liên Xô được hưởng “tối-huệ-quốc” (most-favored
nation) và dự luật nầy đã được Hạ Viện thông qua.
Nhưng khi bản dự luật nầy được đưa lên Thượng Viện vào mùa Thu năm 1974
thì Thượng Nghị Sĩ Henry Jackson thuộc Đảng Dân Chủ Tiểu Bang
Washington, một Nghị Sĩ thuộc phe “diều hâu” tức là phe ủng hộ Việt Nam
Cộng Hòa, nhưng ông nầy lại không ưa Tiến Sĩ Henry Kissinger, ông là một
trong những Nghị Sĩ đang hy vọng ra ứng cử Tổng Thống vào năm 1976 cho
nên vì muốn chiếm được cảm tình của cử tri cũng như khối tài phiệt Do
Thái, đã kèm vào dự luật nầy một tu chính án (amendment) liên kết việc
thông qua dự luật với điều kiện Liên Xô phải có một chính sách cởi mở
hơn trong việc cho phép công dân Liên Xô gốc Do Thái được di dân sang
Tây Phương và cứu xét vấn đề nầy một cách dễ dãi hơn.
Dự luật nầy về sau được gọi là “tu chính án Vanix-Jackson” và trong thập
niên 1990, chính Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại đã vận động Quốc Hội Mỹ
áp để dụng chính án nầy nhằm chống đối việc bãi bỏ cấm vận cũng như là
ký kết thương ước giữa Hoa Kỳ và cộng sản Việt Nam.
Cũng trong thời gian đó, nhiều Nghị Sĩ khác đã kèm theo nhiều tu chính
khác vào bản Hiệp Ước Thương Mại 1974 (the Trade Act of 1974) với Liên
Bang Xô Viết nhằm giới hạn việc cho Liên Xô vay nhiều món nợ khác nếu
không dành sự dễ dãi cho người Nga gốc Do Thái trong việc di dân sang
nước Do Thái. Mạc Tư Khoa kịch liệt phản đối và Ngoại Trưởng Kissinger
đã nhiều lần cảnh cáo rằng nếu Quốc Hội thêm vào những tu chính như vậy
thì sẽ bị Liên Xô xem là can thiệp vào nội tình của quốc gia họ và sẽ
gây ra không có lợi cho Hoa Kỳ. Tuy nhiên cho đến tháng 12 năm 1974 thì
Quốc Hội cũng không nhượng bộ những sự vận động từ phía hành pháp và dự
luật về thương mại có kèm theo nhiều tu chính bất lợi cho Liên Xô đã
được đa số trong cả Hạ lẫn Thượng Nghị Viện thông qua.
Sự can thiệp của Quốc Hội vào việc thi hành chính sách đối ngoại đã trở
thành một trong những mối quan ngại của Tổng Thống Hoa Kỳ Gerald Ford vì
ông Ford biết rằng những sự hạn chế của Quốc Hội sẽ làm cho Liên Xô bất
bình và vì thế có thể đưa đến những hậu quả tiêu cực trong các lãnh vực
khác.
Trong bản Thông Điệp Về Tình Trạng Liên Bang (State of the Union) đọc
được trước Quốc Hội vào tháng Giêng năm 1975, Tổng Thống Gerald Ford đã
có đề cập đến những trở ngại và khó khăn trong lãnh vực đối ngoại do
những biện pháp của Quốc Hội gây ra:
Chúng ta đang gặp phải những khó khăn vô cùng nghiêm trọng mà muốn giải
quyết thì cần phải có sự cộng tác giữa Tổng Thống và Quốc Hội. Theo Hiến
Pháp và cũng theo truyền thống chính trị của Hoa Kỳ thì việc thi hành
các chính sách và đường lối về đối ngoại là trách nhiệm của Tổng Thống.
Nếu muốn cho chính sách đối ngoại được thành công, chúng ta không nên
dùng những đạo luật để giới hạn một cách quá cứng rắn những khả năng mà
Tổng Thống có thể hành động. Việc theo đuổi những sự thương thuyết sẽ
không thích hợp nếu có những sự hạn chế như vậy. Những giới hạn bởi các
luật tu chính dù rằng được nhắm vào những mục đích và mục tiêu tốt đẹp
nhất cũng có thể đi đến những hậu quả rất xấu như trong trường hợp mà
chúng ta được chứng kiến gần đây trong lãnh vực giao thương với Liên
Bang Xô Viết (ghi chú: President Gerald R. Ford: Address before a Joint
Sesion of Congress on the State of the Union, Washington DC. January
15,1975)
Dù rằng cho đến ngày 3 tháng 1 năm 1975 bản dự luật nầy mới được Tổng
Thống Gerald Ford ban hành nhưng về phía Liên Xô thì họ biểu lộ cho thấy
họ không thể chấp nhận được việc các Nghị Sĩ và Dân Biểu Hoa Kỳ đã can
thiệp vào việc nội chính của Liên Bang Xô Viết, do đó giới lãnh dạo Liên
Xô đã nổi giận và tìm cách trả đủa bằng cách “phá” Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Liên Xô phản đối mạnh mẽ đạo luật nầy, họ nói rằng sự “liên kết”
(likage) giữa thương mại với vấn đề di dân của người Nga gốc Do Thái là
đã vi phạm những sự hứa hẹn của Tiến Sĩ Kissinger. Hãng Thông Tấn Xã
Tass của Liên Xô lên tiếng cảnh cáo rằng người Nga sẽ có sự “trả đũa”,
họ không nói trả đũa như thế nào, nhưng một tuần sau đó thì Đại Sứ Liên
Xô tại Washington đã bị triệu hồi về nước để “tham khảo”, đồng thời Đại
Tướng Viktor Kulikov cũng bất thần được Điện Cẩm Linh phái sang Bắc
Việt.
Tướng Viktor Kulikov đến Hà Nội vào tháng 12 năm 1974, trên danh nghĩa
là tư cách đại diện cho Hồng Quân Xô Viết tham dự lễ Kỷ Niệm 30 năm ngày
thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, tuy nhiên sau đó đã tham dự phiên
họp khoáng đại kỳ thứ 33 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Lao Động
Việt Nam. Căn cứ vào sự phân tích của cơ quan Tình Báo KGB và cơ quan
Quân Báo GRU về tình hình chính trị tại Hoa Kỳ sau khi Tổng Thống
Richard Nixon bị áp lực phải từ chức, Tướng Kulikov nói với các lãnh đạo
đảng cộng sản và quân đội Bắc Việt rằng Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ sẽ không
chấp thuận thêm viện trợ kinh tế cũng như là quân sự cho Miền Nam Việt
Nam nữa, như vậy đây là lúc thuận lợi nhất để mở cuộc tấn công đại quy
mô tại Miền Nam và Liên Xô cam kết sẽ ủng hộ kế hoạch tấn công nầy bằng
cách tích cực gia tăng viện trợ quân sự cho Bắc Việt.
Sau khi Kulikov trở về Mạc Tư Khoa, Liên Xô đã thực hiện lời hứa của
Kulikov và viện trợ quân sự cho Bắc Việt đã gia tăng gấp 4 lần trong
những tháng giêng, hai và ba năm 1975. Tướng việt cộng Trần Văn Trà cho
biết rằng “Do quyết tâm giành thắng lợi lớn hơn của năm nay tạo điều
kiện sắp tới nên các anh có điều chỉnh kế hoạch chi viện. Đã đồng ý cho
ta (Miền Nam) năm 75 đúng như ta xin là 27.000 tấn chứ không phải 11.000
tấn như đã thông báo trước đây” (ghi chú: Trần Văn Trà: Sách đã dẫn,
trang 180)
Trong khi đó, vì Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ, các đơn vị Quân Đội của Việt
Nam Cộng Hòa lại lâm vào cảnh thiếu hụt trầm trọng về vũ khí, đạn dược,
nhiên liệu, phương tiện và nhất là phụ tùng cho các loại chiến xa, xe
vận tải, máy bay và tàu bè v.v. Đại Tướng Cao Văn Viên cho biết rằng
Quân Đội đã áp dụng những biện pháp tiết kiệm, chẳng hạn như trong toàn
quốc, Không Quân chỉ sử dụng từ 4 đến 8 chiếc phi cơ C-130 trong tổng số
32 chiếc mỗi ngày, các hoạt động của Hải Quân bị cắt giảm chỉ còn 28
phần trăm, 600 giang thuyền bị giải tán, khoảng 4.000 xe vận tải không
sử dụng được vì thiếu đồ phụ tùng và riêng số đạn dược thì phải giảm từ
73.356 tấn hàng tháng vào năm 1973 nay chỉ còn khoảng 19.808 tấn hàng
tháng trong 8 tháng đầu tài khóa 1975 (từ tháng 7 năm 1974 đến tháng 2
năm 1975), tức là giảm đến mức hai phần ba.
Không những chỉ gia tăng viện trợ vũ khí đạn dược, Liên Xô còn cung cấp
những tin tức tình báo bằng vệ tinh cho quân đội cộng sản tại Miền Nam.
Ngày 16 tháng 4 năm 1975, Liên Xô phóng vệ tinh từ căn cứ Plessetsk với
phương giác (góc độ) 65 độ và 8 ngày sau đó lại phóng thêm một vệ tinh
thứ 2 với phương giác 80 độ và cả hai vệ tinh nầy đã quan sát được mọi
hoạt động trên toàn cõi Việt Nam. Đây là loại vệ tinh mới nhất của Liên
Xô có đủ khả năng chụp được những bức không ảnh với hình ảnh những xe cộ
và chiến xa rất rõ ràng. Từ Mạc Tư Khoa, những bức không ảnh nầy được
chuyển sang Hà Nội trong vòng vài tiếng đồng hồ sau đó và Hà Nội lại
chuyển vào Nam cho Tướng Văn Tiến Dũng, nhờ đó cộng sản Bắc Việt biết rõ
họ đang phải đối đầu với quân số và đơn vị ở cấp nào trên chiến trường
tại Miền Nam Việt Nam.
Sự hiện diện của Tướng Viktor Kulikov cũng không tránh được sự quan sát
của các cơ quan Tình Báo của Hoa Kỳ tại Việt Nam và ông Wolfgang
Lehmann, Xử Lý Thường Vụ Đại Sứ Hoa Kỳ tại Saigon đã đánh một công điện
“mật” về Hoa Thịnh Đốn tường trình vụ nầy. Ngoài việc báo cáo sự hiện
diện của Tướng Viktor Kulikov tại Hà Nội mà ông Lehmann nói rằng ông
tướng Hồng Quân Liên Xô nầy không phải sang Hà Nội để chúc mừng Giáng
Sinh. Bức điện văn của ông Lehmann còn lưu ý và nhắc nhở một sự trùng
hợp tương tự về sự hiện diện của Nicolai Pogorny, Chủ Tịch Nhà Nước và
Pavel Batitsky, Thứ Trưởng Quốc Phòng Liên Xô tại Hà Nội vào cuối năm
1971 và sau đó Liên Xô đã gia tăng viện trợ quân sự cho Hà Nội để mở các
cuộc tấn công vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Tuy nhiên tại Hoa Thịnh Đốn lúc
đó, không có ai chú ý đến bức điện văn nầy của viên Xử Lý Thường Vụ Đại
Sứ Hoa Kỳ tại Miền Nam Việt Nam gửi về từ Saigon.
Ngoài điện văn của ông Lehmann, Trưởng Văn Phòng CIA ở Saigon là Thomas
Polga và Phụ Tá của ông là Frank Nepp cũng gửi một điện văn báo động về
việc nầy với CIA ở Washington. Frank Nepp cho biết điện văn nầy lưu ý
đến việc các nhân vật trọng yếu Liên Xô viếng thăm Hà Nội vào cuối năm
1971 đã đưa đến việc cộng sản mở cuộc tổng tấn công vào mùa Hè 1972 và
báo động với Washington rằng sự viếng thăm nầy cũng có thể đưa đến những
diễn tiến tương tự như hồi 1972.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger cũng có biết đến cuộc viếng thăm nầy và ông cũng ghi lại như sau:
“Sự quyết tâm của Hà Nội trong nỗ lực gia tăng áp lực quân sự tại Miền
Nam lại được một sự hậu thuẫn bất ngờ do ở sự thay đổi chính sách hiển
nhiên của Liên Xô. Vào cuối năm 1974, lần đầu tiên sau ngày Hiệp Định
Paris được ký kết, một nhân vật cao cấp của Liên Xô bất thần đến viếng
thăm Hà Nội. Cuộc viếng thăm nầy không phải là một cuộc viếng thăm xã
giao thường lệ. Tướng Viktor Kulikov, Tổng Tham Mưu Trưởng Hồng Quân
Liên Xô đã đích thân đến tham dự những cuộc thảo luận về chiến lược của
Bộ Chính Trị Đảng Lao Dộng Việt Nam, cũng như lần trước đây, một phái
đoàn như vậy đã đến thăm Hà Nội vào năm 1971 trước khi Bắc Việt mở các
cuộc tổng tấn công vào mùa Hè 1972.
Chúng ta không thể nào biết rõ được Liên Xô đã cố vấn cho Hà Nội như thế
nào, nhưng mà sau đó dường như rằng là Liên Xô đã bãi bỏ một số hạn chế
trước đây: Viện trợ về vũ khí chiến cụ cho Bắc Việt đã gia tăng gấp 4
lần trong những tháng kế tiếp. Cho đến khi nào mà văn khố Liên Xô được
giải mật thì chúng ta cũng không thể nào rõ được mục tiêu của Liên Xô
lúc đó là gì ? Có phải chăng họ đã hành động như vậy để trả đũa những sự
công kích của Quốc Hội Hoa Kỳ qua tu chính án Jackson và Thỏa Ước
Vladivosstok mà Tổng Thống Geral Ford vừa ký kết với Tổng Bí Thư
Brezhhnev, hay là việc đó chỉ là chính sách chiến lược của Liên Xô ủng
hộ cho Bắc Việt ?
Dù câu trả lời thế nào đi chăng nữa thì đó là một điều vô cùng rõ ràng
là Liên Xô đang khuyến khích Hà Nội gây hấn tại Miền Nam Việt Nam”(ghi
chú: Henry Kissinger: Ending the Vietnam War, Simon & Schuster, New
York 2003, trang 500-501)
Trích VNCH - 10 ngày Cuối Cùng
Nguồn: Trần Đông Phong/ trinhanmedia
Cho phép cá độ nhưng hạn chế tiền cược
(hề, chắc nguồn này cũng thu được kha khá cho ... trống rỗng nhỉ!!! Tích cực gom tài sản trong dân quá...)
Theo dự thảo Nghị định về kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế đang được
Bộ Tài chính lấy ý kiến, mức đặt cược tối thiểu cho một lần là 10.000
đồng, tối đa cho mỗi người chơi trong một ngày với từng sản phẩm là 1
triệu đồng.
Theo bà Phan Thị Thu Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng,
trường hợp người chơi đặt cược vượt mức tối đa theo quy định, sẽ không
được lĩnh khi trúng thưởng.
Quy định này nhằm hạn chế đặt cược tiếp cận đến các đối tượng thu nhập thấp và kiểm soát mức độ tham gia của người chơi.
Dự thảo nghị định cũng chỉ cho phép cá cược bóng đá quốc tế với hình
thức đơn giản để tránh tình trạng bóng đá trong nước bị bán độ.
Theo bà Hiền, sản phẩm đặt cược bóng đá quốc tế phải dựa trên tỷ số của
trận đấu, hiệp đấu, thứ hạng trong giải và các sự kiện xảy ra trong
trận. Các trận, giải đấu được lựa chọn kinh doanh đặt cược bóng đá phải
thuộc danh mục các giải thi đấu quốc tế được Bộ Tài chính quy định và
không bao gồm các giải của Việt Nam.
Hợp pháp hóa cá cược bóng đá là câu chuyện được đặt ra từ năm 2006. Đến
2010, Bộ Tài chính bắt tay xây dựng dự thảo nghị định quy định về vấn đề
này.
Trao đổi thêm về hoạt động kinh doanh xổ số hiện nay, đại diện Bộ Tài chính cho biết:
Tổng doanh thu toàn hệ thống năm 2012 là 53.800 tỷ đồng và khoảng 16.600
tỷ đồng trong số này đã được nộp vào ngân sách. Doanh thu chủ yếu đến
từ các tỉnh phía Nam (chiếm 85%) và tỷ lệ trả thưởng trung bình 52 - 55%
giá trị phát hành.
(VnExpress)
Tháng Tư, và bạn và tôi
Vietstudies
Tạp bút
Nguyễn Thị Hậu
Tháng
Tư là một khoảng thời gian “âm tính” bởi những ký ức từ gần 40 năm
trước luôn luôn quay về, mỗi năm như không hề nhạt bớt với cả bên “thắng
cuộc” hay bên “thua cuộc”. Nỗi đau của thế hệ tham chiến bên này lẫn
bên kia không chỉ vì sự hy sinh đã không được đáp đền xứng đáng mà còn
là nỗi đau của những lý tưởng đã không trở thành hiện thực… Họ, cả hai
bên, như những người anh em ruột thịt, thù/ hận/ ghét nhau nhưng không
thể quên nhau, càng không thể dửng dưng như những người xa lạ.
Nhưng
cũng từ ngày cuối tháng Tư năm ấy, thế hệ hậu chiến đã ra đời và
trưởng thành. Nhiều người trong họ tự nhận mình là “bên bỏ cuộc” –
không muốn nhắc lại “hận thù nợ máu” của những chính thể, mất mát tổn
thất của gia đình, họ nhìn về tương lai nhiều hơn, họ bình thản và cũng
xa lạ với nhau hơn khi cùng nhìn về quá khứ. Như những người “đồng
hương” mối liên hệ bà con xa gần giữa họ như một sợi dây mà thời gian
càng dài càng trở nên mỏng manh trong cái thế giới ngày càng phẳng…
Lại
có những người ở giữa hai thế hệ trên, họ là thế hệ “vùng biên” của
thời chiến và thời bình, tuổi thơ của họ là chiến tranh, bắt đầu trưởng
thành là cuộc sống khốn khó thời bao cấp, bước vào tuổi trung niên dù ở
trong hay ngoài nước hầu hết họ có một cuộc sống tương đối ổn định. Ở họ
vừa có sức chịu đựng của thế hệ tham chiến, lại vừa có sự bất mãn không
cam chịu của thế hệ thời hậu chiến. Ký ức chiến tranh tưởng đã biến mất
nhưng thật ra vẫn ẩn sâu trong tâm thức họ, để có khi vào một lần nào
đó, nhân một chuyện gì đó, tâm thế bên này bên kia ở họ sẽ vô tình bộc
lộ, nhói đau như chọc phải cái răng sâu lâu nay nằm im chưa gây nhức
nhối.
Bạn và tôi thuộc thế hệ “vùng biên” này.
Chúng
ta đều ý thức được rằng, thế hệ chúng ta có trách nhiệm cần phải mở
đầu, thúc đẩy và tiến hành những mối quan hệ nhằm làm lành những vết
thương của thế hệ tham chiến, làm cầu nối cho những trái tim thế hệ hậu
chiến còn thờ ơ đến được với nhau, bởi chúng ta có sự trải nghiệm chiến
tranh có cả sự hiểu biết của thời *toàn cầu hóa* để chia sẻ với thế hệ
cha anh và thế hệ con cái chúng ta.
Nhưng,
từ sự hiểu biết đến việc chia sẻ được vẫn là một khoảng cách không gần,
khoảng cách tạo ra bởi thiếu vắng sự cảm thông và lòng bao dung ngay
trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể thông cảm với hoàn cảnh của cả xã
hội, một cộng đồng hay một nhóm người yếu thế ở nơi này nơi kia… Nhưng
với mỗi con người, trong những trường hợp cụ thể thì dường như “cái tôi”
vẫn quá lớn, chỉ từ mình, vì mình, cho mình… Hiếm khi nào ta thử đặt ta
vào vị thế của người khác, vì thế sự khác biệt của chúng ta có vẻ như
ngày càng nhiều, có khi còn là hơn được thắng thua dù những điều ấy
không phải là quá quan trọng trong cuộc sống.
Nói
cho cùng, sự thiếu hụt tình cảm bao dung và lòng vị tha là một biểu
hiện khác của *mặc cảm thất bại* mà một thế hệ bị mất mát và tổn thương
về tinh thần đã không cố gắng để bù đắp lại những mất mát và tổn thương
ấy… Sự mặc cảm – dù ẩn dưới hình thức nào: kiêu ngạo của ý chí hay yếu
đuối của cảm xúc cũng cần được nhìn nhận, nếu không chúng ta sẽ không có
được sự đồng cảm trong hành xử, mọi điều ta nói chỉ là lý thuyết, những
việc ta làm sẽ là duy ý chí.
Thế
hệ chúng ta cũng đã ở vào lứa tuổi của thế hệ cha anh khi chiến tranh
kết thúc. Nếu chỉ biết trăn trở chỉ có ước mơ bạn và tôi sẽ không bao
giờ thực hiện được điều gì dù chỉ là một điều giản đơn nho nhỏ: làm sao
để những người Việt Nam từng ở bên này bên kia có thể gặp nhau ở bất cứ
đâu một cách thoải mái, chân tình, ấm áp như những người ruột thịt, để
cho người bạn vong niên thân quý của chúng ta có thể về lại quê hương,
sống bình an vào những năm cuối đời…
Gần
40 năm rồi sao chúng ta vẫn chưa thực sự ra khỏi cuộc chiến…? Câu hỏi
này đến lúc nào và ai sẽ trả lời, nếu không bắt đầu từ bây giờ, từ bạn
và tôi?
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 16-4-13
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét