Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Bài viết đáng chú ý

Thùng thuốc nổ đảng đang ôm

thuocno
Chúng ta không cần phải giải thích sâu xa ý nghĩa của diễn biến hòa bình vì các báo lề đảng đã viết quá nhiều về nó rồi.  Điều quan trọng với chúng ta là đảng nhìn nhận nguy cơ của diễn biến hòa bình, nói đúng hơn là đảng rất lo sợ. Điều nguy hại cho đảng hơn nữa là diễn biến hòa bình dẫn đến tự diễn biến – sự biến đổi tâm thức của đảng viên.
Biến đổi tâm thức đồng nghĩa với sự thay đổi tư duy cs của đảng viên – niềm tin cốt lõi của người cs.  Khi niềm tin ấy bị sói mòn đến mức độ tan biến thì cs không còn là cs nữa.  Niềm tin là gì và nó tác động gì đến tư duy cs?
Niềm tin là điều không thể thiếu trong đời sống con người, như đã đề cập đến trong bài Khi nhân dân mất niềm tin, niềm tin không chỉ là niềm tin nơi Thượng Đế, đặc biệt đối với những người cs vô thần thì làm gì có niềm tin nơi Thượng Đế.  Niềm tin ở đây, trước nhất là niềm tin nơi chính mình – là điều kiện rất cần thiết cho một cuộc sống ý nghĩa; nó là động lực đưa chúng ta đi tới; là kích thích tố của mơ ước; là sức mạnh biến ước mơ thành sự thật.
Niềm tin nơi chính mình thôi chưa đủ, niềm tin cần được soi sáng bởi cái gì đó là cột trụ cho lẽ sống của mình, cái mà ta gọi là lý tưởng.  Sống mà không có lý tưởng thì đời vô vị, không định hướng – sống cũng như không sống.  Nhiều người đặt lý tưởng vào sự nghiệp làm giầu, làm công việc xã hội phục vụ người khác, nghiên cứu khoa học kỹ thuật … Lý tưởng là lễ sống của cuộc đời, và chính lý tưởng ấy soi lối, hướng dẫn chúng ta qua mỗi chọn lựa trong cuộc đời. Với người cs, lý tưởng của họ là chủ thuyết Macxít, là đảng cs.
Từ ngày mở ra phong chào đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế bao cấp qua kinh tế thị trường, đảng luôn nhắn nhủ đảng viên về nguy cơ diễn biến hòa bình vì không thể nào tránh nổi sự xâm nhập tư tưởng dân chủ từ bên ngoài.  Thế nhưng diễn biến hòa bình vẫn cứ từng bước xâm nhập não trạng của đảng viên, và ngày hôm nay thì đảng hoàn toàn bó tay bất lực trước sự phá sản tư duy cs của các đảng viên – đấy là tự diễn biến, và nó đang ở giai đoạn cuối.  Tự các đảng viên thay đổi lý tưởng cs với lý tưởng mới.  Nguyên nhân nào làm người cs thay đổi?
Đảng viên cũng thuộc nhiều tầng lớp khác nhau – trí thức có nhưng dân ba bứa cũng nhiều; người yêu nước có nhưng những người vì mục đích tư lợi cũng không thiếu.  Tự diễn biến đến với họ dưới nhiều hình thái khác nhau.  Xin nêu lên vài ví dụ.
Khi sự thật về lý tưởng cs được lột mặt thì thường người trí thức, những người yêu nước chân chính sẽ bắt đầu đặt câu hỏi nghi ngờ. Điển hình rõ nét nhất là nhà văn Dương Thu Hương – ngay trong ngày giải phóng, bà đã không thể kềm được nỗi xúc động, bà ngồi xuống vỉa hè trên phố Sài Gòn bật khóc trong tiếng reo hò mừng rỡ chiến thắng của các đồng chí chiến hữu, bà khóc không phải vì sung sướng giải phóng miền Nam, nhưng vì bà thấy quanh bà đầy dẫy sách vở, báo chí – đủ mọi ngôn ngữ quốc tế, cổ súy đủ các tư tưởng chính trị xã hội, kể cả báo chí ủng hộ cs … bà chợt ngộ ra mình đã bị đảng cho ăn bánh vẽ, đảng đã lừa bà và biết bao người trẻ miền Bắc cả cuộc đời xuân trẻ. Miền Nam mà bà tham gia giải phóng hoá ra lại là nơi có tự do dân chủ thật sự. Sự thật đánh thức tâm thức con người, dẫn đến tự diễn biến.
Đọc tác phẩm “Bên thắng cuộc” của Huy Đức chúng ta có thể rút ra một ý chính – đó là bên thắng cuộc đã thực sự chiến thắng trên bình diện một cuộc chiến, thế nhưng trên bình diện của sự thật thì họ đã thua nặng nề bởi vì họ đã hy sinh cuộc đời chiến đấu cho một sự thật giả trá, biết bao con người đã đổ máu cho sự giả trá đó.  Không chỉ những người cs chân chính, cán bộ và bộ đội, nhưng toàn thể nhân dân miền Bắc đã bị đảng lừa.  Bên thua cuộc giải phóng bên thắng cuộc khỏi ngục tù của sự giả trá; sau nhiều thập niên bên thắng cuộc được thấy ánh sánh của sự thật. Ý tưởng này như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm và được ông minh chứng với tài liệu cụ thể của cả hai bên.
Văn hào Fyodor Dostoyevsky, người được các nhà Tâm lý tôn sùng như một Tâm lý gia lỗi lạc của thời đại, trong tác phẩm “Tội ác và hình phạt” đã mô tả tâm lý của người thanh niên Raskolnikov trước va sau khi anh ta giết bà cụ chủ nhà trọ. Trước khi hành động, chàng thanh niên Raskolnikov đưa ra những lý luận biện hộ cho hành động giết người của mình là chính đáng. Những lập luận của anh qúa vững chắc đã đưa đẩy anh đến hành động. Nhưng Raskolnikov đã tính sai, anh chỉ lý luận trên phương diện lý trí mà quên hẳn con người còn có lương tâm.  Sau khi giết bà cụ chủ nhà trọ rôì, anh bắt đầu phải trực diện với tiếng nói của lương tâm – nó giày xéo anh đến độ làm anh như điên loạn và cuối cùng anh đã phải tự thú để tìm lại sự bình an nơi tâm hồn. Đúng như câu nói rất nổi tiếng trong Thánh Kinh: “Sự thật sẽ giải thoát anh em  (John 8:23).”
Đảng không thể che giấu được sự thật mãi vì thế đảng sợ.  Càng sợ, đảng càng xiết chặt sự kiểm soát, nhưng đảng tính sai y như chàng thanh niên Raskolnikov. Đảng có thể quản lý thân xác của đảng viên, của nhân dân nhưng đảng không thể quản lý lương tâm con người, và sức mạnh của lương tâm là sức mạnh vô hình có thể biến đổi con người như đã biến đổi anh chàng Raskolnikov trong tác phẩm Tội ác và hình phạt.  Không thiếu những người cs đã không chịu nổi sự cắn rứt của lương tâm để cuối cùng quyết định xé thẻ đảng. Điển hình là Leon Trosky, người cs số hai sau Lenin trong cuộc cách mạng Nga; ông không muốn trốn chạy với sự thật nữa nên ông bỏ đảng cs, đào thoát qua Anh.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với phóng viên Mặc Lâm của RFA, ông Phạm Chí Dũng đã thổ lộ: “Những người như tôi, càng ở trong ruột thì càng biết nhiều mà càng biết nhiều thì lại càng bức xúc. Trong một quá trình dài công tác trong ngành an ninh hay bảo vệ xã hội thì tôi rút ra một triết lý: Không phải viên chức nào cứ làm đúng chức trách nhiệm vụ là có lợi cho dân cho nước.” Bức xúc của lương tâm thôi thúc con người sống với sự thật – trở về với dân.
Qua chia sẻ của những người đã từng một thời là cs chúng ta có thể kết luận rằng người cs họ đã biết rõ sự thật về chủ thuyết Macxít và đảng cs, sự thật về những gì đảng nói và những điều đảng làm. Câu hỏi đặt ra là tại sao vẫn còn nhiều đảng viên chưa thức tỉnh?
Biết và chấp nhận sự thật đã là rất khó, để sống đúng với sự thật còn khó gấp bội lần; nó đòi hỏi con người sự can đảm vượt thoát ngục tù của giả dối và chiến thắng nỗi sợ đe dọa của đảng. Đối với người cs, sống với sự thật đồng nghĩa với chấp nhận mất mát vật chất và quyền lợi, tù đày, bị cô lập và loại trừ, và thậm chí cả cái chết.
Khốn khổ cho VN là một phần rất lớn đảng viên thuộc vào dạng ba bứa, lương tâm của họ sau nhiều năm tháng hà hiếp ăn cướp của dân đã ‘sún răng’ rồi, không còn cắn rứt lương tâm như ông Phạm Chí Dũng nữa, nhưng họ vẫn bị tự diễn biến dưới hình thái khác – vật chất hóa, lý tưởng cs bị thay thế bằng chiếm hữu tài sản. Cán bộ đảng không còn là những con người vô sản nhưng đã trở thành đại tư sản. Họ là tầng lớp bóc lột gấp trăm lần Thực dân.  Tầng lớp này dùng đủ mọi thủ đoạn để chiếm hữu tài sản của nhân dân, đưa đến tình trạng nhân dân khắp nơi đấu tranh giữ đất.  Tầng lớp này cũng chính là thủ phạm tham nhũng khắp nơi; cán bộ ở quận thì rút tiền từ những dự án địa phương; cán bộ cấp thành tỉnh thì rút tiền từ các dự án lớn; các lãnh đạo chóp bu thì bán tài nguyên, lũng loạn tài chánh – đưa nền kinh tế đến khánh kiệt. Đây là tầng lớp mà đảng cs phải có những hành động thay đổi quyết liệt như ông Phạm Chí Dũng nhận định.
Nhưng đã gần 40 năm miền Nam bị giải phóng rồi, một thời gian quá dư để chứng minh hy vọng vào đảng là hy vọng vào kẻ chết sống lại, vì tham nhũng là căn bệnh cancer từ não bộ đảng.  Chính vì đảng sẽ chẳng thay đổi được nên như ông Dũng nói: “… đến một lúc nào đó chính người lính lực lượng vũ trang họ sẽ quay về với nhân dân, họ không làm theo lệnh cấp trên nữa. Tôi cũng nói thêm là những bức xúc đó trong nội bộ, trong tình anh em trong tình con người nó sẽ sinh ra mâu thuẫn mà mâu thuẫn đến một mức độ nào đó nó sẽ sinh ra đối lập.”  Đúng thế, trong lực lượng vũ trang quân đội, ngoài các tướng chóp bu nung núc tài sản, bộ đội cũng chỉ là những người dân nghèo như nhân dân.  Tức nước vỡ bờ, họ sẽ đứng về phía nhân dân cùng nổi dậy.
Đảng không còn chọn lựa nữa.  Đảng phải thay đổi quyết liệt bằng cách chấp nhận dân chủ đa đảng, và rút lui một cách ôn hòa.  Sự thật nham hiểm và tàn bạo của một tổ chức đảng trị đã bị lột tẩy, và chính sự thật này đưa đẩy những đảng viên còn lương tâm và phần lớn quân đội trở thành đối lập, tự diễn biến đã trở thành thùng thuốc nổ đảng đang ôm.  Chỉ cần một cây diêm, đảng sẽ lên Thiên đường Macxít.  Sự cáo chung của đảng là một tất yếu lịch sử.  Và chúng ta có thể tin rằng ngày đó không còn xa lắm đâu. Trong tâm tình yêu thương đất nước dân tộc, chúng ta cùng mở rộng vòng tay đón chào những người cs thức tỉnh, lực lượng vũ trang quân đội trở về với dân.
© Charlie Nguyễn

Ngô Nhân Dụng - Tai hại của tư bản đỏ

Trung Quốc đang qua mặt Hoa Kỳ, trở thành thị trường lớn nhất thế giới bán các món hàng xa xỉ: đồng hồ Rolex, túi xách tay Vuiton, các nhãn rượu Cognac, vân vân, đang chạy đua vào lục địa kiếm lời. Thị trường xe hơi ở nước Tàu gia tăng 8% một năm, nhưng riêng loại xe hạng sang như Mercedes, Audi, BMW, Rolls-Royce thì gia tăng với tốc độ 36% mỗi năm; đến năm 2020 thì Trung Quốc sẽ là nơi bán nhiều xe “de luxe” nhất thế giới.

Tất nhiên đại đa số khách hàng là các nhà tư bản đỏ.

Các nhà tư bản đỏ ở Việt Nam còn đang lạch bạch bước đằng sau trong cuộc chạy đua xa xỉ này. Trong việc khoe khoang tiền của và thế lực họ cũng có những “phong cách” riêng: Làm chùa! Xây nhà thờ tổ tiên. Làm đám cưới vĩ đại. Nhưng ai cũng thấy, đây là một “lực lượng xã hội” đang lên ở các nước cộng sản.

Nhiều người nhìn vào hiện tượng “tư bản đỏ” làm giầu nhanh chóng ở các nước “hậu cộng sản” như Nga, Ukraine, đã đem so sánh tầng lớp đại gia này với những “nhà quý tộc ăn cướp” (tạm dịch chữ robber barons) ở nước Mỹ vào thế kỷ 19; như J.P. Morgan, Rockefeller, Vanderbilt, vân vân. Cả hai nhóm đều tích lũy các tài sản khổng lồ, họ đều dùng tiền bạc để ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của nhà nước để tiếp tục làm giầu,vân vân.

Siêu xe, siêu sao tụ họp tại triển lãm Thượng Hải
Hình minh họa
Nhưng có một điểm khác biệt sâu xa. Các nhà tư bản Mỹ vào thế kỷ 19, cũng như các gia đình Krupp ở Ðức, Agnelli ở Ý, và ngay cả các “chaebol” ở Nam Hàn vào cuối thế kỷ 20, đều khởi nghiệp bằng việc kinh doanh cạnh tranh thật sự, với những hoạt động tạo ra thêm giá trị kinh tế, tiếng chuyên môn gọi là “value-added.” Còn phần lớn các nhà tư bản đỏ khởi nghiệp không phải bằng kinh doanh cạnh tranh. Trái lại, họ dùng khả năng móc ngoặc để làm giầu nhờ được chế độ ưu đãi để tránh không phải cạnh tranh với ai hết.

Một gia đình Ðoàn Văn Vươn đổ công sức ra khai phá 40 mẫu đất ven biển thành đầm nuôi tôm cá là việc kinh doanh. Họ đã giúp “gia tăng giá trị kinh tế” cho khu đất hoang này. Một gia đình Trầm Bê dùng móc ngoặc để lấy giấy phép cho công ty chế biến lâm sản Ðông Anh phá rừng, chặt cây; được hưởng những món lợi khổng lồ so với công sức bỏ ra. Họ có thể “không gia tăng giá trị” mà lại làm “giảm giá trị” của một tài nguyên chung. Bởi vì nếu trong thị trường khai thác lâm sản có tự do cạnh tranh, ai cũng phải làm việc cho có hiệu năng hơn, sản xuất hàng tốt hơn, thì giá trị của những khối gỗ đó có thể còn cao hơn gấp bội. Nói chung, giới tư bản đỏ làm giầu nhờ những hoạt động “phi kinh tế,” có khi còn phản kinh tế.

Khi nói đến ưu điểm của hệ thống kinh tế tư bản, chúng ta biết nó nhờ hai cột trụ chính. Một là quyền tư hữu; hai là việc cạnh tranh tự do, trong luật lệ công khai minh bạch. Nếu chỉ có quyền tự hữu mà thiếu tự do cạnh tranh thì sẽ gây ra hiện tượng mà kinh tế học gọi là “rent-seeking,” tạm dịch là “thu tô,” giống như những chủ đất thời xưa ngồi mát ăn bát vàng “thu tô” của các nông dân, tá điền.

Ðể hiệu rõ hiện tượng thu tô này, có thể tìm thí dụ ngay trong một nước theo kinh tế tư bản lâu đời như nước Mỹ. Hiện tượng “thu tô” cũng diễn ra khi nhà nước can thiệp vào thị trường, vì thế đã ngăn cản hoặc giảm bớt sự cạnh tranh. Thí dụ như trong thập niên 1970, kỹ nghệ xe hơi ở Mỹ đang xuống dốc vì bị cạnh tranh bởi xe Nhật, họ bán xe bền, ít hao xăng, với giá rẻ. Ông Lee Iacocca, chủ tịch công ty Chrysler, đã bỏ thời giờ đi diễn thuyết khắp nơi về mối lo công nghiệp xe hơi Mỹ sắp bị xe hơi Nhật tiêu diệt. Ông cũng gặp các đại biểu Quốc Hội để vận động phục hồi ngành sản xuất xe, và để “cứu các công nhân” làm xe. Kết quả là, ngoài việc xin chính phủ bảo đảm để hãng Chrysler có thể đi vay nợ với lãi suất thấp, còn yêu cầu chính phủ ban hành lệnh “hạn chế tạm thời” việc nhập cảng xe Nhật. Chính sách đó được dân chúng và các nhà chính trị ủng hộ, vì tinh thần “bảo vệ quyền lợi quốc gia.”

Năm 1972, Quốc Hội Mỹ làm luật hạn chế xe Nhật “tạm thời.” Hậu quả là ngay sau đó giá mỗi chiếc xe hơi ở Mỹ đã tăng thêm từ 500 đến 1,000 đô la. Năm sau, công ty Chrysler đã báo cáo có lời một tỷ đô la, mà năm trước thì lỗ một tỷ! Ông Lee Iacocca được công ty thưởng “bonus” một triệu Mỹ kim, rất xứng đáng. Nhưng số chênh lệch hai tỷ đô la đó có thể gọi là “thu tô,” rents. Các công ty GM, Ford cũng được có lời.

Ở nước Mỹ, hiện tượng thu tô như vậy hiếm khi xẩy ra; vì chế độ dân chủ và tinh thần tôn trọng tự do cạnh tranh đã ăn sâu trong đầu óc người dân. Các công ty xe hơi Mỹ đã thành công trong thập niên 1970, sau khi đã thuyết phục được dư luận, nói rằng họ cần “có thời gian thở” để tái cấu trúc cho đủ sức cạnh tranh với xe Nhật; nếu không tất cả sẽ chết ngộp! Nhờ dân chúng Mỹ tin vào lý luận đó, các đại biểu Quốc Hội có lý do để “làm theo ý dân.”

Nhưng khi phá bỏ cả nguyên tắc tự do cạnh tranh thì người ta đã tạo cơ hội cho các nhà sản xuất xe “thu tô.” Người tiêu thụ phải trả tiền nhiều hơn khi mua xe. Các công ty xe hơi tiếp tục sống mạnh, nhưng họ vẫn chưa lo “cải tổ cơ cấu.” Một hậu quả tai hại là họ chỉ chú trọng đến việc vận động chính trị ngắn hạn mà không nghĩ tới kế hoạch kinh doanh lâu dài. Hệ quả tai hại khác là họ sẵn sàng ký những hợp đồng lao động “quá đắt” để làm vừa lòng các nghiệp đoàn. Sang thế kỷ 21, các công ty xe hơi Mỹ lại đứng trên bờ vực phá sản lần nữa, một phần vì không đủ tiền để trả bảo hiểm sức khỏe và hưu bổng cho những công nhân đã vào làm từ hơn hai chục năm trước, giờ đến tuổi về hưu. Một lần nữa, chính phủ Mỹ lại phải “ra tay cứu nguy” kỹ nghệ xe hơi! Trên đường dài, hiện tượng ‘thu tô” làm hại cho tất cả mọi người; người tiêu thụ thì phải trả giá đắt, nhà sản xuất thì yên tâm, nhắm mắt, không lo cải tổ cơ cấu. Chúng ta phải nhìn vào hiện tượng “thu tô” ngay trong một nước kinh tế tự do như ở Mỹ để thấy hiện tượng này có hại cho cả nền kinh tế, ở bất cứ nước nào.

Tại các nước cộng sản trong thời kỳ đổi mới kinh tế, hiện tượng thu tô diễn ra một cách công khai và thường xuyên, có khi vì chính những người đang chỉ huy bộ máy nhà nước muốn duy trì, hoặc vì các nhà tư bản đỏ đã lũng đoạn bộ máy nhà nước để tiếp tục hưởng lợi.

Tại sao ở các nước “hậu cộng sản” thường xẩy ra hiện tượng thu tô?

Vì khi “đổi mới kinh tế,” các nước này bắt đầu chỉ lo việc công nhận quyền sở hữu tư, cho phép tư nhân kinh doanh; thi hành các chương trình “tư nhân hóa” các xí nghiệp quốc doanh (ở Việt Nam gọi là cổ phần hóa). Công việc này có thể thực hiện rất nhanh, nhất là ở nơi nào chế độ cộng sản đã chính thức sụp đổ. Nhưng còn công việc thứ hai, rất cần thiết, là xây dựng nền tảng luật pháp cho một thị trường tự do cạnh tranh thì họ làm chậm chạp. Ở các nước còn chế độ cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam (mà mai mốt sẽ đến lượt Cuba, Bắc Hàn) thì đảng cộng sản cố tình trì hoãn không đổi mới toàn diện và nhanh chóng. Họ không muốn hoàn thiện hệ thống thị trường, để tạo cơ hội cho chính các đảng viên cao cấp hưởng lợi nhờ thu tô. Nhưng ngay tại các nước chế độ cộng sản đổ rồi, tại Ðông Âu và Liên xô cũ, ở nhiều nơi hiện tượng thu tô vẫn phát triển mạnh.

Nói chung, tại các nước “đổi mới nhanh chóng” như Cộng Hòa Tiệp, Ba Lan, ba nước miền Baltics, thì nạn thu tô ít xẩy ra. Ở các nước “đổi mới chậm và đều” như Hungary, Croatia, Slovenia cũng vậy. Các chính quyền hậu cộng sản ở các nước này lo mau chóng thiết lập hệ thống luật pháp làm nền tảng cho kinh tế thị trường, đồng thời cải tổ hệ thống tư pháp, dân chủ hóa để tạo thói quen pháp luật công minh. Chính nhờ thiết lập nhanh các định chế thượng tôn luật pháp, kinh tế các nước trên đã tiến nhanh hơn và vững chắc hơn.

Ngược lại, một số nước Ðông Âu và phần lớn các nước trong liên bang Xô Viết cũ đã cải tổ kinh tế rất chậm chạp, hoặc tiến một bước lại lùi một bước. Khung cảnh “nửa kinh tế thị trường, nửa kinh tế chỉ huy” tạo cơ hội cho hiện tượng “thu tô” bùng nổ. Nhiều thứ “giấy phép,” những “quyết định” về cân bằng giá cả, về “kế hoạch phát triển,” vân vân, đã tạo cơ hội cho nhiều người làm giầu mà không cần thực sự sản xuất, không cần đóng góp với các hoạt động “gia tăng giá trị kinh tế.” Thay vào đó, muốn làm giầu tốt nhất là biết móc ngoặc, đi cửa sau, hối lộ, vân vân. Một bài sau trong mục này sẽ trình bày hiện tượng “thu tô” ở các nước đó; để rút kinh nghiệm cho Việt Nam.

Ðiều nguy hiểm nhất là trong khi luật lệ kinh tế thay đổi một cách chậm chạp, những nhà tư bản đỏ sẽ trở thành một lực lượng xã hội rất mạnh. Họ cản trở công việc cải tổ, không cho tiến những bước nhanh hơn. Bởi vì chính họ phất lên được là nhờ việc “thu tô” thay vì bằng việc kinh doanh cạnh tranh; nếu hệ thống kinh tế trở nên minh bạch, công khai và cạnh tranh ráo tiết hơn thì quyền lợi họ đang được hưởng lợi nhờ việc thu tô sẽ bị giảm bớt. Khi trì hoãn việc đối mới, họ cũng cản trở cả việc phát triển kinh tế chung của quốc gia.
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt) 

Chuyện ít ai biết về CT Nước Trương Tấn Sang

CT Nước Trương Tấn Sang
“Tôi chẳng cần biết ông ta là Trương Tấn Sang hay Trương Tấn Hèn gì cả! Tôi chỉ biết là hôm nay ông ta vi phạm nội qui phòng thi nên tôi bắt! Đây là chỗ thi cử thì phải công bằng, nghiêm minh, hơn nữa vì đây là môn Luật, nếu muốn trở thành 1 Luật sư nhằm bảo vệ cho mọi người và khuyên bảo mọi người biết tôn trọng kỷ cương phép nước, thì trước hết, những người này hôm nay phải biết làm gương, phải biết tôn trọng pháp luật, phải biết tôn trọng qui chế thi cử trước đã!…” - Cô giáo Ẩn
Người dân Việt Nam có bao giờ được trực tiếp bầu tổng thống hoặc bầu chủ tịch nước theo ý của dân không? Hay chỉ do đảng chỉ định? Nếu có được quyền tự do, dân chủ bầu chủ tịch nước thì ai dám bầu cái ông Trương Tấn Sang bất tài, thất đức kia lên làm chủ tịch nước? Chỉ có đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) độc tài, độc đảng, kém tài, thất đức mới dám chỉ định một tên phản động, vô đạo đức như Trương Tấn Sang lên làm chủ tịch nước mà thôi, chứ nhân dân đã quá biết rõ ông này, quá sợ ông Sang này rồi, không người dân nào dám bầu ông ta đâu!
Ông Trương Tấn Sang, năm 2010 là thường trực Ban Bí thư trung ương đảng CSVN, hiện nay (năm 2012) là chủ tịch nước là một trong 4 người đã ra lệnh, hô hào học tập đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh. Câu chuyện về trường hợp của ông Sang sẽ giúp mọi người hiểu được rõ hơn về đạo đức cộng sản và nó cũng là 1 minh chứng điển hình cho đạo đức CSVN cùng bản chất của chế độ.
Vào những năm cuối của thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90 thế kỷ 20, kể từ khi Khoa Luật của Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) chưa tách ra thành Trường Đại học Luật TPHCM như hiện nay (2012), ông Trương Tấn Sang, bấy giờ, với chức vụ là phó Bí thư Thành Ủy TP Hồ Chí Minh ghi danh học lớp Luật tại chức tại Khoa Luật trường này, với đặc điểm là ông rất thường xuyên bỏ học. Vào ngày thi tốt nghiệp, ông Sang đã lật tài liệu, vi phạm qui chế thi cử và Cô giáo Ẩn là giảng viên của Trường Đại Học Tổng Hợp TPHCM và cũng là giám thị phòng thi hôm đó đã lập biên bản, xử lý.
Khi còn đi học tại chức, chưa đến ngày thi, thì hôm nào có đi học, ông Sang cũng đem theo 1 ông đệ tử để sai việc, người đệ tử này cũng đóng vai là học viên theo học luật cùng lớp luật với ông Sang. Vào ngày thi, chẳng biết ông Sang đã chuẩn bị từ trước như thế nào mà cái anh đệ tử đó cũng cùng đi thi chung phòng và ngồi phía sau lưng ông Sang, và rồi chính cái anh chàng đệ tử này là người chuẩn bị tài liệu và trình tài liệu ra cho ông Sang copy, “quai cop” ngay trong buổi thi. Sau khi bị cô giáo Ẩn bắt quả tang và lập biên bản, bắt ông Sang ký tên vào biên bản vi phạm qui chế thi, ông đệ tử đó liền khều khều vào lưng cô giáo Ẩn mà nói nhỏ rằng: “Cô giáo Ẩn à, cô tha cho ông ấy đi. Cô làm ngơ cho ông ấy việc này, cứ để cho ổng tiếp tục “thi” đi? Ông ta là ông Trương Tấn Sang – Phó bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đó, cô không biết sao ? !”  
Cô giáo Ấn đã trả lời bằng một câu nói nổi tiếng, trước hội đồng thi, trước mặt bao Luật sư tương lai rằng: “Tôi chẳng cần biết ông ta là Trương Tấn Sang hay Trương Tấn Hèn gì cả! Tôi chỉ biết là hôm nay ông ta vi phạm nội qui phòng thi nên tôi bắt! Đây là chỗ thi cử thì phải công bằng, nghiêm minh, hơn nữa vì đây là môn Luật, nếu muốn trở thành 1 Luật sư nhằm bảo vệ cho mọi người và khuyên bảo mọi người biết tôn trọng kỷ cương phép nước, thì trước hết, những người này hôm nay phải biết làm gương, phải biết tôn trọng pháp luật, phải biết tôn trọng qui chế thi cử trước đã!…”.
Trước những chứng cứ rành rành, trước mặt bao thí sinh dự thi và trước những lời lẽ đanh thép của cô giáo Ẩn, không còn cách nào khác, ông Sang đành phải ký tên vào biên bản, bị thu hồi bài thi và bị buộc rời khỏi phòng thi nếu như không nói là “bị đuổi khỏi phòng thi” trước giờ nộp bài. Thế mà, trước khi kỳ thi công bố kết quả, cô giáo Ẩn bị chuyển công tác, bị đổi đi đến một nơi nào đó mà từ đó cho đến nay, không ai biết cô Ẩn đã bị chuyển đi đâu và sống chết ra sao? Trong khi đó thì kết quả kỳ thi năm đó, ông Trương Tấn Sang vẫn có tên trong danh sách thi đậu Cử nhân Luật (“?”), và sau đó ông Sang vẫn ngang nhiên nhận bằng Cử nhân Luật. Một chuyện bất công tày trời không ai có thể ngờ nổi, nó chỉ xảy ra trong nền giáo dục CSVN, trong chế độ cộng sản độc tài VN và chỉ có thể tồn tại được trong chế độ “dân chủ” theo kiểu cộng sản mà thôi!
Lên tiếng thay cho những người yêu chuộng công lý, tôi kính kiến nghị là sau khi Cách mạng Dân chủ thắng lợi, một trong những việc cần làm ngay là phải đưa vấn đề cô giáo Ẩn và ông Trương Tấn Sang này ra điều tra trước ánh sáng công lý để nhằm bảo vệ sự thật, đem lại công bằng, trả lại nhân quyền, nhân phẩm cho những người dám đứng lên chống lại bạo quyền cộng sản trong suốt thời gian qua!
Trên thì bị đảng, nhà nước CSVN đè xuống bằng những áp lực và chỉ đạo cải cách kỳ quặc… Dưới thì bị các cán bộ đảng viên, cán bộ nhà nước các cấp địa phương (như ông Trương Tấn Sang) lũng đoạn bạo hành, đâm phá từ dưới lên… thử hỏi còn gì nữa là một nền giáo dục, còn đâu nữa kỷ cương phép nước, còn gì nữa là công lý ?!
Trong những năm làm Chủ tịch rồi sau đó là Bí thư thành ủy TPHCM, ông Trương Tấn Sang đã để cho băng đảng xã hội đen Năm Cam hoành hành, hiếp đáp, hãm hại, khủng bố, giết chóc dân lành khắp thành phố HCM. Nó như là 1 tổ chức mafia vì nó thao túng cả chính quyền và ngành Công an. Khác nào ông Sang đã bao che cho băng đảng tội phạm Năm Cam? Bởi vì, với cương vị Bí thư thành ủy, lãnh đạo thành phố HCM lúc bấy giờ, ông Sang đương nhiên đã nhận được tin tức tình báo hàng ngày từ 2 lực lượng: An ninh Quân đội và An ninh Công an báo về và ông ta thừa sức biết Năm Cam là ai, đang làm gì? Vấn đề ở chỗ là tại sao ông ta đã làm ngơ, không xử lý?
Những đảng viên cao cấp của CSVN luôn hô hào công lý và dân chủ. Họ luôn cố làm như họ “rất yêu quí công lý và dân chủ”, nhưng tất cả chỉ là gian dối, mị dân. Những giả tâm của họ, những thủ đoạn gian trá của họ không bao giờ che giấu được ai lâu cả. Bất kỳ làm 1 việc gì, họ cũng luôn bất chấp thủ đoạn để vì mục đích tư lợi cá nhân, đầu cơ chính trị nhằm đánh bóng “uy tín chính trị” cho cá nhân và cho đảng độc tài chứ không bao giờ biết nghĩ đến lợi ích thiết thực của nhân dân, nhưng miệng lưỡi của họ thì lúc nào cũng ra rả rêu rao “vì nước, vì dân” “?”.
Trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam diễn ra vào sáng 20 tháng 12/2010, tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu tại lễ kỷ niệm, thay mặt Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương ( BCHTW) đảng, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang khi ấy đã giả nhân, giả nghĩa mà nói rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam đã và sẽ mãi mãi hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân…”. Câu nói của ông ta làm cho mọi người càng thêm lo lắng. Thử hỏi: Đảng CSVN đã và sẽ mãi mãi “phụng sự tổ quốc” kiểu gì? Sẽ mãi mãi “phục vụ nhân dân” kiểu gì? Mãi mãi phụng sự và phục vụ theo kiểu nói suông của những tên cướp luôn mang tâm địa nham hiểm, độc ác đúng không? Bởi vì ông Sang là một đảng viên cộng sản cao cấp bậc nhất, nhì của đảng, là người đại diện cho đảng, cho nên, bản chất của đảng cũng chẳng khác nào bản chất đạo đức thâm độc, đầy thủ đoạn gian manh để lừa dối, gây tai họa cho nhân dân như ông Trương Tấn Sang mà thôi!
Ông Sang luôn trấn áp quyền bảo vệ công lý của mọi người dân bất kể người đó là phụ nữ, bất kể người đó là giáo viên, là nhà trí thức! Nhìn vào thủ đoạn của ông Trương Tấn Sang đã “đối đãi” với cô giáo Ẩn của trường Đại học Tổng hợp TPHCM khi xưa thì liệu có ai tin nổi rằng đảng và nhà nước CSVN “ rất ưu ái trí thức” như ưu ái Giáo sư Ngô Bảo Châu hôm nay là 1 sự thật hay không? Hay chỉ là trò “ăn mày danh vọng”, nịnh bợ, bon chen theo thói háo danh để đầu cơ chính trị cho đảng cộng sản độc tài? Người của đảng là như thế, cho nên những mệnh lệnh, chủ trương của đảng ban ra cũng mang tâm địa thâm độc chẳng khác nào cách hành xử của ông Trương Tấn Sang như vừa nói trên mà thôi. Vậy mà, “đảng cứ tỉnh queo”, vẫn cứ khoác lên mình những chiếc áo ngụy trang, tạo 1 vỏ bọc thật là lịch sự, thật đàng hoàng, để vẫn tiếp tục mị dân, lừa dân với những “chủ trương rừng, mệnh lệnh rừng , chỉ thị, chỉ đạo rừng”.
Ông Trương Tấn Sang chỉ biết gian dối và tuyên truyền mị dân, lừa dân. Nỗi thống khổ của nhân dân Việt Nam còn chưa thể thoát được khi mà ách thống trị của chế độ cộng sản còn tồn tại! Vẫn còn đó những thủ đoạn của đảng CSVN, những thủ đoạn gian manh của những ông đảng viên cao cấp giống như ông Sang, giờ đây, họ đang cố sức làm bất cứ việc gì có thể làm được nhằm để cứu đảng chứ chẳng phải cứu dân. Điển hình như ngày 7 tháng 11 năm 2006, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khi còn đương chức đã ký Chỉ thị số 06-CT/TW, tổ chức cuộc vận động toàn đảng, toàn quân và toàn dân “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm làm cho toàn thể mọi người nắm vững “nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (“?”).
Cuộc vận động sẽ khởi diễn từ ngày 3/2/2007 và tổng kết vào ngày 3/2/2011. Hàng năm, cuộc vận động sẽ được sơ kết vào ngày 19 tháng 5 (Theo đảng CSVN, ngày 3 tháng 2 là ngày kỷ niệm thành lập đảng, và ngày 19 tháng 5 là ngày kỷ niệm sinh nhật Hồ Chí Minh.). Trong cuộc vận động này, khi ấy, Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh (khi còn tại chức) là Trưởng Ban chỉ đạo trung ương (T.Ư) Cuộc vận động; Trương Tấn Sang lúc bấy giờ là Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo T.Ư Cuộc vận động; Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng Ban chỉ đạo T.Ư Cuộc vận động; Tô Huy Rứa lúc ấy là Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, Phó Trưởng Ban chỉ đạo T.Ư Cuộc vận động.
Có lần, tại Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí Việt Nam năm 2010, khi ấy do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trung ương Đảng Trương Tấn Sang và Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tuyên giáo trung ương Tô Huy Rứa chủ trì, được ông Trung tướng Vũ Hải Triều, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh, Bộ Công an báo cáo, khoe khoang rằng: Ông đã ra lệnh cho bộ phận kỹ thuật công an mạng phá sập hơn 300 trang báo mạng và blog cá nhân xấu, phản động có nội dung tuyên truyền chống đảng và nhà nước. Việc làm này của viên tướng công an CSVN nó thể hiện việc xài luật rừng ít nhất là ở 3 chỗ:
-Thứ nhất: Luật pháp VN cho phép “tự do báo chí” nhưng tại sao ông lại ngăn cản?
-Thứ hai: Ông dám tự tiện cho rằng ai đó có tội khi chưa có phán quyết của tòa án. Luật pháp “nghiêm cấm hành vi phá hoại tài sản người khác” nhưng ông vẫn cố tình ra lệnh cho quân lính công an của ông phá hoại theo luật rừng. Ông là thủ phạm đã phạm tội phá hoại tài sản người khác vì những trang mạng điện tử đó chính là tài sản của công dân. Chỉ khi nào tòa án tuyên án người nào có tội thì người đó mới có tội, trong khi, những trang báo điện tử đó cùng những chủ nhân của nó chưa được đưa ra tòa xét xử thì làm sao ông biết trang nào của ai là có tội hay không mà ông ta lại dám cho tất cả những trang báo đó đều là :“Xấu, là phản động, là phạm tội tuyên truyền chống đảng và nhà nước”?
-Thứ ba: Đảng và nhà nước chủ trương rằng: “VN sẽ là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”… Trong khi đó, ông Triều lại chỉ đạo cho công an phạm tội chống phá tình hữu nghị các quốc gia trên thế giới vì trong số các trang mạng ông đánh phá thì ngoài những trang tiếng Việt trong nước thì cũng có những trang báo điện tử ngoài nước. Tuy là người VN nhưng những chủ trang mạng này là những người có quốc tịch nước ngoài v.v…
Một nhà nước chuyên nuôi tin tặc, dung dưỡng tin tặc, sử dụng tin tặc để bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng thì thử hỏi 1 nhà nước như vậy có khác nào là 1 nhà nước “phản động”, là 1 tập đoàn “khủng bố quốc tế” có tổ chức cực kỳ nguy hiểm hay không “?”.
Theo Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ :
TS Luật Cù Huy Hà Vũ
“1. Trung tướng Công an Vũ Hải Triều là Tội phạm quốc gia đặc biệt nghiêm trọng vì đã trắng trợn hủy diệt Quyền Tự do Ngôn luận, Quyền Tự do Báo chí, Quyền được Thông tin của công dân được quy định tại Điều 69 Hiến pháp Việt Nam, công khai chia rẽ dân tộc bằng cách phân loại người Việt Nam theo tiêu chí “tốt – xấu”, công khai chống đối chính sách “hòa hợp, hòa giải dân tộc” của Nhà nước Việt Nam được cụ thể hóa bằng tuyên bố “Bất đồng chính kiến là chuyện bình thường” của Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến thăm Hoa Kỳ tháng 6 năm 2007 bởi chắc chắn có nhiều trong số “300 trang mạng và blog cá nhân xấu” bị phá sập là của người Việt Nam ở nước ngoài;
2. Trung tướng Công an Vũ Hải Triều là Tội phạm quốc gia và quốc tế đặc biệt nghiêm trọng vì đã ngang nhiên xâm phạm Tuyên bố quốc tế về Nhân quyền, xâm phạm “Quyền tự do phát biểu quan điểm” quy định tại Khoản 2 Điều 19 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết ngày 24/9/1982 (Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia) và ngang nhiên xâm phạm an ninh quốc gia của nước khác bởi chắc chắn nhiều máy chủ trong số “300 báo mạng và blog cá nhân xấu” bị phá sập nằm ở nhiều nước ngoài.
Nói cách khác, với hành vi chỉ đạo bộ phận kỹ thuật phá sập 300 trang mạng và blog cá nhân, trung tướng Công an Vũ Hải Triều đã phá hoại nghiêm trọng hình ảnh của Nhà nước Việt Nam trong con mắt quốc nội và quốc tế bằng cách biến Nhà nước Việt Nam thành Nhà nước Tội phạm Tin tặc; Vi phạm Nhân quyền. Do đó hành vi của Trung tướng Công an Vũ Hải Triều dứt khoát là hoạt động nhằm lật đổ Chính quyền nhân dân nếu Nhà nước Việt Nam là Chính quyền của Nhân dân (nếu không phải thì thôi)!
Điều 2 Hiến pháp quy định: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” và Điều 3 Hiến pháp quy định: “Nhà nước nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhân dân”. Công dân có quyền chất vấn công chức khi có chứng cứ cho rằng công chức đó đã, đang và sẽ có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhân dân đồng nghĩa xâm phạm lợi ích của Nhà nước. Như vậy, Trung tướng Vũ Hải Triều, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh – Bộ Công an phải có nghĩa vụ trả lời chất vấn của công dân Cù Huy Hà Vũ.”.
Tuy nhiên đã quá hạn một tuần (tính từ ngày 24/5/2010) theo yêu cầu của ông Vũ, nhưng ông Cù Huy Hà Vũ, không hề nhận được văn bản trả lời của Trung tướng Công an Vũ Hải Triều … với tố cáo trên, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã đề nghị đảng và nhà nước CSVN:
1. Chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố bị can và truy tố Trung tướng Vũ Hải Triều, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục An ninh – Bộ Công an về hành vi “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 ( Tội hoạt động nhằm lật đổ Chính quyền nhân dân – Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ), hành vi “chia rẽ dân tộc” theo Điều 87 Bộ Luật hình sự ( Tội phá hoại chính sách đoàn kết – Các Tội xâm phạm an ninh quốc gia ) và hành vi “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của công dân” theo Điều 143 Bộ Luật hình sự ( Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản – Các tội xâm phạm sở hữu) bởi các trang thông tin điện tử cá nhân (website và blog) cá nhân là tài sản cá nhân.
Mức án cho người phạm “Tội hoạt động nhằm lật đổ Chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ Luật hình sự là từ 12 năm đến tử hình. Mức án cho người người phạm “Tội phá hoại chính sách đoàn kết” theo Điểm b Khoản 1 Điều 87 Bộ Luật hình sự là từ 5 năm đến 15 năm.
Tính trung bình một trang thông tin điện tử hay trang mạng (website, blog) cá nhân có giá trị tối thiểu là 2.000.000 đồng (hai triệu VND)/năm 2010, thì giá trị thiệt hại mà Vũ Hải Triều gây ra cho các chủ sở hữu 300 trang thông tin điện tử bị Vũ Hải Triều chỉ đạo phá sập là 600.000.000 đồng (sáu trăm triệu VND). Do đó, mức án cho người phạm “Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Khoản 4 Điều 143 Bộ Luật hình sự (gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng) là từ 12 năm đến tù chung thân. Tổng hợp các hình phạt của 3 tội danh trên, đề nghị án tù chung thân cho Vũ Hải Triều. Nếu các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu, thì tôi ( TS Vũ ) sẵn sàng tham gia hỏi cung Vũ Hải Triều về các hành vi phạm tội của Vũ Hải Triều như trên đã đề cập!
2. Tước cấp bậc hàm sĩ quan Công an, cách chức của Vũ Hải Triều theo Điều 25 và tước Công an hiệu của Vũ Hải Triều theo Khoản 3 Điều 41 Luật Công an nhân dân. Đó là chưa nói về mặt nghiệp vụ, bắt buộc phải sa thải Vũ Hải Triều. Thực vậy, sĩ quan an ninh là sống để bụng, chết mang theo chứ với cái kiểu chưa khảo đã xưng như Vũ Hải Triều thì An ninh quốc gia của Việt Nam đã, đang và chẳng mấy chốc bị phá sập!…”
Tuy việc tố cáo, kiện tụng ầm ỹ đến như thế, nhưng ông Triều vẫn bình chân như vại và không có cơ quan pháp luật nào xử lý hay bận tâm đến ông Triều và Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cả. Dẫu rằng cơ quan pháp luật lặng thinh như thế, nhưng sự việc mà hết kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rồi đến tố cáo trung tướng Vũ Hải Triều, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã làm được 1 việc hết sức quan trọng, đó là đã chứng minh cho mọi người thấy được 1 điều: CSVN là 1 chế độ rừng rú và từ đảng đến nhà nước chỉ biết xài luật rừng mà thôi!
Vấn đề quan trọng hơn, ông Sang chủ trì một Hội nghị toàn quốc về Báo chí, trong lúc ông Triều, tướng công an báo cáo những việc làm sai trái của cơ quan công an, vi phạm pháp luật chẳng khác nào xài luật rừng để đàn áp, phá hoại sự tự do báo chí, tự do ngôn luận, dùng công an mạng và tin tặc để khủng bố, phá hoại internet, phá hoại các trang báo mạng, phá hoại tài sản nhân dân… Thế mà, ông Sang, người chủ trì hội nghị, có quyền hành cao nhất lúc ấy của hội nghị vẫn ngồi trơ mắt ếch, vẫn không có ý kiến ngăn cản hay phản đối ông Triều, khác nào ông Sang là kẻ đồng phạm, chủ trương coi thường luật pháp, chủ trương vi hiến một cách công khai trắng trợn “?”! Ông Sang, ông Rứa… là những người đại diện cho đảng, đại diện cho quốc hội, có cái miệng luôn nói tốt, luôn rao giảng “đạo đức, công bằng, dân chủ, văn minh, thượng tôn pháp luật…”, nhưng nhìn hành động đồng phạm của họ thì người ta mới hiểu tâm địa mấy ông là thế nào “?”.
Ông Trương Tấn Sang sẽ không lừa được dân tộc Việt Nam nữa đâu một khi mà dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước đã biết đoàn kết lại, cùng giúp nhau nhìn ra hết bản chất xấu xa, gian manh, bỉ ổi, tàn ác, tồi bại của ông!
(On The Net)

Trung Quốc cáo buộc Philippines hợp pháp hóa việc « chiếm đóng » các đảo tranh chấp

Người Philippines biểu tình đòi tàu Trung Quốc phải rút khỏi bãi cạn Scarborough.
Người Philippines biểu tình đòi tàu Trung Quốc phải rút khỏi bãi cạn Scarborough.
REUTERS/Cheryl Ravelo/Files

Thanh Phương
Hôm nay, 26/04/2013, Trung Quốc cáo buộc Philippines là đã hợp pháp hóa việc « chiếm đóng » các đảo mà hai nước đang tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhắc lại là Bắc Kinh không bao giờ chấp nhận đưa vấn đề này ra trước tòa án quốc tế.

Tháng Giêng vừa qua, Philippines đã đệ đơn kiện bản đồ « đường lưỡi bò » của Trung Quốc ra trước tòa án của Liên Hiệp Quốc, để yêu cầu tòa án này ra lệnh cho Bắc Kinh chấm dứt những hoạt động mà Manila cho là vi phạm chủ quyền của Philippines trên bãi Scarborough, mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham. Hành động này của Manila đã khiến Bắc Kinh giận dữ.
Hôm qua, Philippines cho biết tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc đã lập một tòa án để nghe đơn kiện của Manila, nhưng Bắc Kinh cho đây là một mưu toan « cướp » lãnh thổ của Trung Quốc. Một tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay  khẳng định : « Phía Philippines đang cố gắng dùng việc này để phủ nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và gắn vào một vẻ « hợp pháp » cho việc chiếm đóng trái phép các đảo và bãi đá của Trung Quốc ». Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Philippines rút ngay mọi nhân sự và cơ sở ra khỏi những đảo mà Bắc Kinh cho là Manila đang « chiếm đóng ». Bộ này nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh là hai nước nên giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng trực tiếp.
Tại cuộc họp thượng đỉnh ở Brunei hôm qua, các lãnh đạo ASEAN đã gia tăng nỗ lực để thúc đẩy Trung Quốc thương lượng về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, nhằm giải quyết những căng thẳng trên vùng biển này. Các lãnh đạo Đông Nam Á đồng ý sẽ họp lại để thống nhất lập trường trước các cuộc đàm phán với Trung Quốc dự trù vào cuối năm nay.
Năm ngoái, tại cuộc họp thượng đỉnh thường niên của ASEAN ở Phnom Penh, những nỗ lực của Philippines và Việt Nam nhằm thống nhất lập trường của khối này trên vấn đề Biển Đông đã không thành công, do sự chống đối của Cam Bốt, một đồng minh thân cận của Bắc Kinh và là chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm 2012.
Căng thẳng nội bộ do vấn đề này đã lên đến mức mà lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN, cuộc họp các Ngoại trưởng ASEAN ở Phnom Penh tháng 7 năm ngoái đã không đưa ra được một thông cáo chung.
Trung Quốc, vốn vẫn muốn thương lượng trực tiếp với từng nước hơn là đàm phán với cả khối ASEAN, không hề tỏ thái độ muốn nhanh chóng thảo luận về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Tàu hải giám Trung Quốc lại xâm nhập Senkaku
Về tình hình biển Hoa Đông, hôm nay, ba chiếc tàu hải giám của Trung Quốc lại xâm nhập vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trong khi Thủ tướng Nhật vừa cảnh báo là chính phủ Tokyo sẽ không dung thứ việc các tàu Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo này.
Hôm thứ Ba, đã có đến 8 tàu hải giám của Trung Quốc xâm nhập vùng này, khiến Nhật Bản đã triệu đại sứ Trung Quốc ở Tokyo lên để phản đối.

Lời tự thú lương tâm của một cựu điệp viên Trung Quốc

(Bài cũ từ năm 2009)

Danluan

Một cựu nhân viên tình báo người Trung Quốc đã đào thoát tới Hoa kỳ nói rằng sở gián điệp của Trung Quốc hiện nay đang dành phần lớn thời gian để cố gắng ăn cắp các bí mật ở nước ngoài nhưng cũng làm nhiều việc để củng cố sự cầm quyền của đảng Cộng Sản TQ bằng cách đàn áp tôn giáo và những người bất đồng chính kiến trong nước.
“Trong một số ý nghĩa nào đó, quí vị có thể nói rằng công tác tình báo giữa hai quốc gia thì cũng giống như một cuộc chiến tranh nhưng không có bắn nhau,” Li Fengzhi đã nói với tờ The Washington Times trong một cuộc phỏng vấn có người thông dịch giúp đỡ.
Ông Li đã làm việc nhiều năm như là một nhân viên tình báo của Bộ An Ninh Quốc gia (MSS của TQ) trước khi đào thoát tới Mỹ, nơi đây ông đang chờ đợi một sự trả lời (của Sở Di Trú) về yêu cầu của ông ta để được tị nạn chính trị.
Ông ta đã dành một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với tờ báo The Times vào ngày Chủ Nhật, liên quan tới những hoạt động của Bộ An Ninh Quốc Gia (MSS), một cơ quan gián điệp dân sự được chỉ huy bởi đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Công tác trước kia của ông ta là một gián điệp người Trung Quốc đã được xác nhận với tờ báo Times bởi một nguồn tin của một chính quyền phương Tây biết rõ về cuộc đào thoát của ông ta.
Li Fengzhi, đã từng làm việc trong nhiều năm như một nhân viên tình báo của Bộ An Ninh Quốc Gia ở Trung Quốc
Người đưa ra nguồn tin nầy phát biểu với điều kiện ẩn danh bởi tính nhạy cảm của trường hợp đào thoát của ông Li.
Ông Li đã nói với tờ báo The Times rằng Bộ An Ninh Quốc gia (TQ) đang tập trung vào cả hai sự việc, công tác phản tình báo [phản gián] – công tác chống lại các cơ quan tình báo ngoại quốc – và thu thập các tin bí mật và kỹ thuật công nghệ.
Tuy vậy, Bộ An Ninh Quốc gia MSS không giống như các cơ quan tình báo của các quốc gia khác, theo đó Sở này được rập khuôn mẫu giống như cơ quan tình báo KGB của Xô Viết.
Sứ mạng quan trọng nhất của Bộ An Ninh là “kiểm soát người dân Trung Quốc để duy trì quyền lực của đảng Cộng Sản,” ông Li nói thêm.
Ông Li nói rằng ông đã rời khỏi sở tình báo để phản đối vai trò của cơ quan nầy trong việc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và các nhóm tôn giáo nằm ngoài hệ thống chỉ đạo của đảng cộng sản.
Wang Baodong, một phát ngôn viên của tòa đại sứ Trung Quốc ở Washington, đã không nói gì về các bình luận của ông Li một cách trực tiếp nhưng đã lập lại những lời công bố từ trước của chính quyền TQ liên quan tới các hoạt đông tình báo.
“Các cáo buộc về Trung Quốc đang điều hành các hoạt động gián điệp chống lại nước Mỹ là không có căn cứ và không có gì bảo đảm chắc chắn,” ông ta phát biểu vào hôm thứ Tư. “Trung Quốc không bao giờ tham dự vào trong các hoạt động nhằm làm nguy hại tới các quyền lợi của các quốc gia khác.”
Ông Wang cho biết sự cầm quyền của đảng cộng sản ở TQ đã sản sinh ra các tiến bộ xã hội và kinh tế có tính cách lịch sử và rằng Trung Quốc đã và đang đóng góp cho một thế giới an ninh hơn. “Đó là một sự kiện mà không ai có thể chối cãi được,” ông Wang nói.
Về những người đang rời bỏ đảng cộng sản TQ, ông Wang nói “cũng có một nhóm nhỏ những người họ phản bội niềm tin của họ và rời bỏ đảng, hành động của họ cũng như một số lời nói láo chính trị của những người nầy sẽ không bao giờ che dấu được thành tựu vĩ đại của đảng nầy.”
Ông Li nói rằng ông đã rời khỏi sở tình báo để phản đối vai trò của cơ quan nầy trong việc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và các nhóm tôn giáo nằm ngoài hệ thống chỉ đạo của đảng cộng sản.
Ông Li nói: Bộ An Ninh quốc gia MSS, chủ yếu là một sở tình báo quốc ngoại, lại liên quan một cách sâu đậm trong việc đàn áp quốc nội, họ đàn áp các nhà thờ công giáo không thuộc chính quyền và đàn áp nhóm tôn giáo Pháp Luân Công bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Ông cho biết: “Thật sự, Bộ An Ninh Quốc Gia chẳng làm được gì cho an ninh của Trung Quốc, thay vì đó Bộ sử dụng nhiều nổ lực để kiểm soát nhân dân, kiểm soát những người bất đồng chính kiến, những người TQ thuộc tầng lớp hạ lưu, và làm cho những người nầy đau khổ, lo sợ và cũng làm cho đời sống của họ trở thành đáng thương.”
Trong cuộc phỏng vấn nầy, ông Li cho biết:
  • Cơ quan gián điệp của Trung Quốc đang tập trung để xâm nhập vào cộng đồng tình báo nước Mỹ, và cũng đang thu thập các bí mật (dân sự, kinh tế, doanh nghiệp) và kỹ thuật công nghệ từ nước Mỹ. Ông Li nói: “Trung Quốc đang sử dụng những nỗ lực rất lớn để gởi những điệp viên tới các quốc gia như Hoa Kỳ để thu lượm tin tức.”
  • Trung Quốc đang kiểm duyệt internet để ngăn chận dân chúng không biết về những gì hiện đang xảy ra ở bên ngoài Trung Quốc.
  • Một cẩm nang lưu hành nội bộ của Bô An Ninh Quốc gia (được giữ một cách bí mật không cho hầu hết các nhân viên biết) phác thảo vai trò chính yếu của Sở An Ninh là để hỗ trợ các quyền lợi của đảng Cộng Sản TQ.
  • Sự hợp tác đang diễn ra giữa CIA và Cục Điều tra Liên Bang của Mỹ và Bộ An Ninh Quốc gia (MSS) trong việc chiến đầu chống khủng bố quốc tế có thể có tính chất xây dựng, nhưng các cơ quan của Mỹ cần cảnh giác bởi vì Bộ An Ninh Quốc Gia MSS chủ yếu là một cơ quan của Đảng Cộng Sản TQ, và không trực tiếp phục vụ các quyền lợi của nước Trung Quốc hay quyền lợi của người dân, ông Li nói.
Ông Li cho biết rằng ông ta đã từng làm việc trong Bộ An Ninh có nhiệm vụ thu thập các tin tức kinh tế, chính trị và công nghệ ở Đông Âu và vùng Trung Á. Một số công việc bao gồm: nhắm mục tiêu vào các người nước ngoài và tuyển mộ những người nước ngoài đi du lịch tới Trung Quốc.
Sứ mạng quan trọng nhất của Bộ An Ninh là “kiểm soát người dân Trung Quốc để duy trì quyền lực của đảng Cộng Sản,” ông Li nói thêm.
Ông Li sinh năm 1968 ở miền bắc Trung Quốc và được tuyển mộ đầu tiên vào sở tình báo tỉnh trước khi được đề bạt lên Bộ An Ninh Quốc gia ở Bắc Kinh vài năm sau đó.
Ông nói rằng hai nhóm người ở Trung Quốc hiện đang là mục tiêu chính của Bô An Ninh, đó là các nhà thờ Thiên chúa giáo không trực thuộc chính quyền và nhóm tôn giáo Pháp Luân Công bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Ông cũng cho biết rằng Bộ An Ninh Quốc gia cũng nhắm mục tiêu vào các nhà hoạt động cổ võ dân chủ, giống như những ai đã từng liên quan vào các cuộc biểu tình tuần hành to lớn ở Thiên An Môn, Bắc kinh, vào năm 1989.
Bộ An Ninh Quốc Gia là sở gián điệp dân sự, sở nầy đang được các nhân viên tình báo Mỹ xem như là một trong những sở gián điệp năng động nhất trong việc đánh cắp các bí mật và điều hành các gián điệp hoạt động ở quốc ngoại.
Sở tình báo quân đội của Trung Quốc, Tổng Cục 2 của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân, hay 2 PLA, thì tập trung vào chuyện đánh cắp các công nghệ của nước ngoài, phần lớn các công nghệ nầy là dành cho các hệ thống có tính chất quân sự và hệ thống vũ khí.
Cùng hoạt động với nhau, hai sở tình báo của Trung Quốc nầy đang được ước tính là có nhiều ngàn nhân viên đã được huấn luyện làm việc khắp thế giới, hầu hết họ cải trang như các nhà ngoại giao, các ký giả, các đại diện doanh nghiệp và các nhà giáo dục. Hàng ngàn công dân Trung Quốc khác cũng làm nhiệm vụ như những người thu thập tin tức bán chuyên nghiệp.
Cựu nhân viên tình báo đặc biệt của Cục Điều tra Liên bang FBI (Mỹ), một nhà chuyên môn về phản-tình-báo-Trung- Quốc, đã xác nhận rằng Bộ An Ninh Quốc Gia (MSS của TQ) tập trung hoạt động của họ vào việc thâm nhập vào các cơ quan chính phủ và cơ quan tình báo Hoa Kỳ.
“Mục đích của mỗi cơ quan tình báo là cấy một người nào đó vào trong cơ quan, và trong trường hợp của Trung Quốc, họ dùng không chỉ những nhà tình báo mà còn các nhà giáo dục và bất cứ ai khác,” ông Smith đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Ông Li nói rằng quyền hành của ông ta được phép coi những tin tức mà người dân thường bị cấm đã giúp cho ông ta quay trở lại chống hệ thống nầy; các tin tức bị cấm bao gồm các báo cáo về lý tưởng của đảng Cộng Sản Trung Quốc, và tin tức về các giá trị về tự do và dân chủ của người Mỹ.
Ông Li nói rằng bởi vì ông ta là một ứng viên lấy bằng tiến sĩ, Bộ An Ninh đã gởi ông ta đi học tại một viện đại học Mỹ, một kinh nghiệm đã ảnh hưởng đến quyết định của ông ta để đào thoát.
Năm 2004, sau khi đào thoát, ông được thông báo công khai là một kẻ thù của quốc gia bởi Bộ An Ninh Quốc gia MSS; ít nhất là có hai thông báo đã được gởi tới các văn phòng an ninh ở Trung Quốc.
Theo các nhân viên phản tình báo của Mỹ, không giống như Liên Xô, nước Trung Quốc chỉ có một số nhỏ các cuộc đào thoát của các nhân viên tình báo giống như ông Li trên 30 năm qua.
Một gián điệp Trung Quốc khác đã đào thoát và nhân viên tình báo nầy được công luận biết dưới tên mật mã là “Plansman”, ông ta đã đưa cho FBI các dữ kiện đã dẫn tới cuộc bắt giữ vào năm 1985 một thông dịch viên của CIA, ông Larry Wu Tai Chin.
Một nhà tình báo đào thoát khác là ngài Đại tá Yu Jungping, một sĩ quan tình báo quân đội đã từng làm việc tại tòa Đại sứ Trung Quốc ở Washington, ông ta đã từng đến làm việc vào những năm 1990.
Ông Li hiện đang ở Washington để tham dự vào một cuộc hội nghị được bảo trợ bởi Pháp Luân Công, một nhóm có khuynh hướng Phật Giáo, ủng hộ sự thay thế chính quyền cộng sản Trung Quốc.
Ông Li nói rằng ông đã thông báo công khai từ bỏ đảng Cộng Sản Trung Quốc tại cuộc hội nghị nầy (tháng 3-2009), cùng lúc với người cha của ông cũng từ bỏ đảng, cha của ông Li cũng đang ở Mỹ.
Hàng ngàn công dân Trung Quốc khác cũng làm nhiệm vụ như những người thu thập tin tức bán chuyên nghiệp.
Ông Li nói rằng ông ta không phải là một con chiên của Thiên Chúa Giáo cũng không phải là một thành viên của Pháp Luân Công, nhưng rằng sự quan tâm của ông ta về tôn giáo và nổi sợ của việc bị đàn áp bởi Bộ An Ninh Trung Quốc đã đóng góp tới quyết định đào thoát.
Ông Li nói ông ta nghĩ rằng có một số lượng đáng kể của các nhân viên của Bộ An Ninh Quốc Gia MSS thiên về dân chủ đang làm việc trong cơ quan nầy, bao gồm những người ở các cấp bậc cao, những người nầy không ủng hộ đảng Cộng Sản Trung Quốc và họ “thậm chí chống lại đảng cộng sản”, nhưng sợ ra tay hành động (chống lại đảng).
“Nhưng tôi thành thật hy vọng rằng những người này có thể giữ một vai trò đặc biệt trong việc vứt bỏ Đảng Cộng Sản”
Người cựu tình báo nầy, gia đình của ông ta cũng rời bỏ Trung Quốc cùng với ông ta, đã nói rằng ông đã mất vài ba năm để thay đổi quan điểm của ông ta.
“Sau một vài ba năm theo kinh nghiệm của riêng tôi ở bên trong hệ thống nầy, tôi đã thật sự biết được Đảng Cộng Sản Trung Quốc quá xấu xa,” ông phát biểu.
“Thực ra, lý tưởng của tôi trong Sở An ninh Trung Quốc này là làm một điều gì đó cho nhân dân và đất nước Trung Quốc. Nhưng tôi thật sự chán ghét khi phải làm những việc chỉ phục vụ cho quyền lợi của Đảng Cộng Sản, và có rất nhiều lần điều lợi cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc lại làm hại tới nhân dân Trung Quốc.”

Ngạc Nhiên Hay Phẫn Nộ?


luongtamconggiao

Ngạc Nhiên Hay Phẫn Nộ?

 . Đinh Tấn Lực

 Ở đâu có vu khống, ở đó có quỷ Satan – ĐGH Phanxicô

 Thế thì người ta có thể sơ kết ngay tại thiên đường hình chữ S nơi đây đang có nhung nhúc hàng triệu quỷ Satan. Bởi, rõ ràng, chính sách cai trị của đảng và nhà nước này là vu khoát và vu khống.

Nó tự đánh đét vào đùi rồi lu loa òa khóc một mình mà vu khoát rằng chỉ có chủ nghĩa cộng sản, vũ khí quốc tế và bạo lực kách mệnh mới giải phóng được VN ra khỏi bàn tay thực dân/đế quốc.
 Nó liên tục vu khống để triệt tiêu đại khối nhân dân mà nó từng cậy nhờ đứng lên giành chính quyền cho nó là địa chủ (trong vụ Cải cách Ruộng đất); là “gián điệp” (trong vụ Nhân Văn-Giai Phẩm); là bọn cơ hội (trong vụ “Xét lại-Chống đảng”); là bọn phản động “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” hoặc là thành phần “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (trong nhiều vụ áp án những người yêu nước kình chống thái độ hung hăng xâm lấn của Tàu cộng suốt thập niên qua)…

Phiên tòa sơ thẩm tại thành phố Vinh, ngày 8-9/01/2013, là vụ áp án gần nhất, đối với 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành ở Vinh và Trà Vinh.
 Họ phạm tội yêu nước: Đã bày tỏ quan điểm gìn giữ vẹn toàn biên cương/biển đảo bằng các khẩu hiệu “HS-TS-VN”; Đã tham gia các cuộc học thảo về quyền con người và quyền công dân; Đã lên mạng tìm hiểu về kỹ thuật đấu tranh bất bạo động; Đã cổ súy và tự lực bảo vệ/nuôi dưỡng thai nhi; Đã vâng lời các chủ chăn: Đừng sợ hãi; Đã xiển dương Sự Thật và kêu gọi bằng hữu “Hãy sống cho đến chết, đừng chết ngay khi còn sống”…

Họ đã bị bắt cóc khắp nơi: Ngay tại học đường, sở làm, bến xe, phi trường… Họ bị giam giữ trái luật và bí mật hàng năm trời trước khi chính thức bị truy tố ra tòa. Thậm chí, không được biết tin mẹ tạ thế cho đến ngày giỗ đầu của mẹ. Họ bị xử trong một phiên tòa “công khai” có rào cản với công an trùng điệp nhiều vòng tứ phía, và nhiều người từ xa về theo dõi phiên tòa bị bắt giam ngay tại phòng trọ. Họ bị áp đặt những bản án bỏ túi, tổng cộng 83 năm tù giam và 42 năm quản chế, trong một phiên tòa vội vã tháo chạy như ngư dân ta bị giặc Tàu cộng rượt đuổi ngoài biển Đông. Họ đã dõng dạc trước tòa, với nhiều câu nói dũng cảm chạm vào lòng người như những danh ngôn thời đại.
 Hôm nay, 24/04/2013, lẽ ra là ngày bắt đầu phiên xử phúc thẩm của những thanh niên yêu nước vừa nói đã kháng án những bản án vi hiến vi luật của tòa sơ thẩm ở Nghệ An. Tuy nhiên, ngành tư pháp VN tại thành phố Vinh, dưới sự chỉ đạo tròng chéo của nhiều cấp đảng ủy địa phương lẫn trung ương, đã tuyên bố đình hoãn phiên xử phúc thẩm, với một lý do được nêu đầy tính trẻ con: “một thành viên của Hội đồng xét xử không thể tham gia phiên tòa theo dự kiến”; và bản thông báo cũng chẳng đề cập khi nào sẽ bắt đầu lại.

Giới quan tâm không mấy ngạc nhiên về sự kiện đình hoãn này. Họ chỉ chau mày về cái lý cớ đình hoãn. Và thực sự sốc, về chuỗi đối phó tình thế cực kỳ thụ động và ngược chiều nhau của đảng và nhà nước này, ngày càng dồn dập những sai phạm/lỗi lầm/khủng hoảng (luận lý lẫn pháp lý/kiến văn lẫn ứng xử) ngang tầm lịch sử, trong suốt năm qua.
 Những người cần tìm hiểu lý do đình hoãn thực sự, đã cất công duyệt lại những sự kiện chung quanh các bản án ngày 28/01/2013: Bắt người lặng lẽ – Xử án âm thầm – Án tù dậy sóng.


Tính từ thời Điếu Cày mặc áo 5 còng tẩy chay Olympic 2008, thì đây là một trong số nhiều vụ
  • Nhà nước bắt cóc nạn nhân rồi tự động dán nhãn nghi phạm;
  • Giam giữ trái luật các nạn nhân một thời gian dài trước khi thông báo cho gia đình họ;
  • Vi phạm luật quốc tế và cả luật VN về trình tự tố tụng các nạn nhân;
  • Nạn nhân bị ép cung, mớm cung để hoàn tất bản cáo trạng cho chính mình;
  • Luật sư bị hạn chế hoạt động, cả trong tòa lẫn trong tù;
  • Phiên xử “công khai” nhưng ngay cả thân nhân của nạn nhân cũng không được vào dự, thậm chí, bị hành hung đến trầy xước da, rách áo khoác, hoặc phải đi viện cấp cứu…;
  • Các công dân muốn theo dõi phiên tòa bị công an thường phục chận bắt/cướp điện thoại di động từ đêm trước, và trong cả buổi sáng bắt đầu phiên tòa;
  • Tòa án lóa xanh màu áo công an, cả trong lẫn ngoài, đặc biệt là rợp tiếng loa mở nhạc sàn để át tiếng cầu kinh của giáo dân cầm bảng “con/em/anh/bạn tôi vô tội” bên ngoài tòa án;
  • Bản án được quyết định sẵn bởi một cấp bí thư đảng nào đó bên ngoài hệ thống tư pháp;
  • Mục tiêu không nhằm thực thi pháp luật, mà là để trả thù nạn nhân (dám nói thật và thách thức chế độ), răn đe quần chúng (phải biết sợ bạo lực), hầu giữ quyền cai trị (bằng bạo lực).
 Ngược lại, đây cũng là một trong nhiều vụ án

  • Được nhiều cộng đồng (cả Công giáo lẫn ngoài Công giáo/cả trong nước lẫn ngoài nước) hiệp thông cầu nguyện (qua các hình thức thắp nến/đọc kinh/đi xe đạp 100 cây số…);
  • Được quần chúng quan tâm nhiều nhất. Nhiều đoàn người đến từ các giáo xứ quanh Vinh. Nhiều người đến từ Hà Nội và Sài Gòn, chỉ để theo dõi tận nơi về cái gọi là phiên tòa “công khai” này;
  • Rất nhiều trang mạng cập nhật tin tức hàng nửa giờ, bởi những cộng tác viên tình nguyện của làng dân báo;
  • Nhiều trang mạng tổng hợp tin tức các trang khác, giúp cho độc giả tiện theo dõi. Ngay từ hôm trước của phiên xử;
  • Được phản ảnh tin tức trên mạng nhiều nhất. Google cụm từ “14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành”, người ta có ngay hơn nửa triệu kết quả tìm kiếm;
  • Được truyền thông ngoại quốc loan báo nhiều nhất và nhanh nhất, với mức độ kỷ lục ngang ngửa lượng tin về phiên xử áp án LS Lê Công Định hay TS Cù Huy Hà Vũ trước đây. Riêng đài VOA đi tựa lớn bài phỏng vấn một luật sư trong nước: “Phiên tòa chưa khách quan, bản án không thuyết phục”.
  • Được ghi lại sự kiện ở nhiều góc cạnh ở nhiều nơi trên nhiều video clips, có thể lược kê:

-     Giáo xứ Yên Đại thắp nến cầu nguyện cho 14 thanh niên Công Giáo – Tin Lành
http://www.youtube.com/watch?v=DIyY1ja8t9s

-     Sydney cầu nguyện cho 15 thanh niên công giáo Vinh
http://www.youtube.com/watch?v=Pv4y…

-     Thanh niên Công Giáo bị Cộng sản Việt Nam bách hại: http://www.youtube.com/watch?v=XZmIcn_4YiI&noredirect=1

-     Thanh niên Công giáo Vinh: Phanxicô X. Đặng Xuân Diệu
http://www.youtube.com/watch?v=GrUvKC27pPA

-     Thanh niên Công giáo Vinh: Thư gửi gia đình của anh Thái Văn Dung
http://www.youtube.com/watch?v=H8F_dknL7FY

-     Thanh niên Công Giáo bị Cộng sản Việt Nam bách hại (phóng sự)
http://www.youtube.com/watch?v=XZmIcn_4YiI

-     Thư Nguyễn Thiên Kim gửi những thanh niên công giáo yêu nước (tâm tình)
http://www.youtube.com/watch?v=wp2qPna-tvc

-     Những Anh Chị Em – Vì sao những thanh niên Công Giáo yêu nước này bị bắt (bình luận)
http://www.youtube.com/watch?v=0brz4QYbDIg

-     Cập nhật vụ 14 thanh niên Công giáo bị giam tại VN
http://www.youtube.com/watch?v=k_9hzrL5i6M

-     Việt Nam đưa 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành ra tòa ngày 08/01/2013
http://www.youtube.com/watch?v=RykeGMInXSg


-     VN kết án 14 thanh niên Công giáo tội “lật đổ chính phủ”
http://www.youtube.com/watch?v=mBYRF5Wyxa0

-     Quốc tế chỉ trích VN về án tù của 14 thanh niên Công giáo
http://www.youtube.com/watch?v=T7jpHQ-FVO4

-     Thanh niên Công giáo vô tội bị giam cầm – Nỗi Đau Quê Hương (nhạc của Hoàng Nhật Thông)
http://www.youtube.com/watch?v=eCMAufAQi1I

-     Đặc biệt, một YouTube playlist tập trung trên dưới 80 video clips về các thanh niên Công giáo ở Vinh bị bách hại: Free Young Christians Immediately!(http://www.youtube.com/playlist?list=PLB80E148D9A1C1B2B)

  • Được 28.480 người ký tên ủng hộ Bản Lên Tiếng của gia đình/thân nhân các nạn nhân (tính tới ngày khóa sổ). Trong đó bao gồm con số kỷ lục chữ ký của quý Giám mục, Linh mục, Thượng tọa, Mục sư, Chức sắc (Cao Đài-Hòa Hảo), và giới đấu tranh cho dân chủ, cả trong lẫn ngoài nước…
  • Được nhiều đoàn thể/tổ chức ra kháng thư phản đối, đặc biệt, Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền đã công bố “Kháng thư về phiên tòa xử 14 công dân yêu nước tại Nghệ An ngày 08-09.01.2013”;
  • Được Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam (có trụ sở tại Úc châu) ra một Thông cáo Báo chí phát đi trên toàn thế giới với nội dung: “Nghiêm khắc lên án và tố cáo trước dư luận quốc tế những hành vi đàn áp và bắt bớ bất công. Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam:

1)     Thả ngay lập tức 14 thanh niên thuộc Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tin Lành đã bị bắt bớ bất công và còn giam giữ họ trái phép.

2)     Chấm dứt việc đàn áp Giáo Hội Công Giáo và các Tôn Giáo bạn. Bảo đảm an ninh cho các nơi thờ tự của tất cả các Tôn Giáo.

3)     Nghiêm chỉnh tôn trọng luật pháp do chính nhà cầm quyền Việt Nam ban hành. 

4)     Tuyệt đối tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo theo như bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc khẳng định”.

  • Được Human Rights Watch, Frontline Defenders, International Amnesty đòi thả ngay
    http://www.hrw.org/node/102032
    http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2013/04/front-line-defenders-keu-goi-ha-noi-huy.html
    Ông Rupert Abbott, nhà nghiên cứu về Việt Nam của Tổ chức Ân xá Quốc tế, tuyên bố rằng: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà hoạt động vừa bị kết án… Xuyên tạc các hoạt động của các nhà hoạt động như một cố gắng lật đổ chính phủ là hoàn toàn vô căn cứ – họ đã bị cầm tù chỉ vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận”;
  • Được Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội lên tiếng phản đối tức khắc: “Hành xử của chính quyền đối với những cá nhân này tỏ ra không phù hợp với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các điều khoản của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền liên quan đến tự do ngôn luận và xét xử theo đúng trình tự. Chúng tôi kêu gọi chính phủ trả tự do cho các cá nhân này và tất cả các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức”;
  • Được một tập thể dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ lên tiếng phản đối gần như tức khắc: DB. Edward R. Royce, DB. Daniel E. Lungren, DB. Loretta Sanchez, DB. Zoe Lofgren, DB. Gerald E. Connolly, DB. John R. Carter, DB. Susan A. Davis, DB. Christopher Smith, DB. Michael M. Honda.
    DB. Loretta Sanchez đã nhận định: “Trong hai ngày qua, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã đem 14 nhà tranh đấu cho nhân quyền ra xét xử, họ bị cáo buộc với tội danh ‘hoạt động lật đổ chính quyền’. Nhưng trên thực tế, họ chỉ tranh đấu cho sự công bằng xã hội và tham gia biểu tình ôn hoà phản đối sự xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc. Kết quả cuối cùng của một hệ thống tư pháp bất công trong vụ án (gọi là) lật đổ này là một tuyên án gần 100 năm tù bị giáng lên 14 nhà yêu nước”;
  • Được đại diện ngoại giao của các nước Canada, Hoa Kỳ, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Na-Uy và Liên Hiệp Âu Châu tiếp đón và hỗ trợ gia đình 14 thanh niên yêu nước ngay tại sứ quán Canada ở Hà Nội;
  • Được 12 tổ chức phi chính phủ trên thế giới cùng liên kết phản đối các bản án bỏ túi này. Bao gồm Human Rights Watch, ACAT France, Access Now, Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Media Legal Defense Initiative, International Freedom Of Expression, Electronic Frontier Foundation, Front Line Defenders, Southeast Asian Press Alliance SEAPA…
    Bà Nani Jansen, cố vấn pháp lý của tổ chức Khởi xướng Bảo vệ Pháp lý Truyền thông (Media Legal Defense Initiative) ở Anh Quốc nhận định: “Chúng tôi nghĩ những bản án mà những người trẻ này phải gánh chịu là bất công, họ chỉ  thực hiện quyền tự do tư tưởng và phát biểu họ một cách hòa nhã, không một dấu hiệu nào trong những hành động đó khiến họ bị xử phạt nặng đến như thế…”;
  • Được Dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Tiểu ban nhân quyền của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, tổ chức một cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ về Tình trạng Nhân Quyền ở VN, đòi hỏi Quốc hội Hoa Kỳ phải thông qua Đạo luật Nhân quyền cho Việt Nam và Đạo luật Cấm vận Việt Nam (Vietnam Sanction Act);
  • Được Giáo sư Allen Weiner (Đại học danh giá Stanford của Mỹ), đại diện cho 17 nhà hoạt động trẻ đang bị giam cầm tại Việt Nam gửi thỉnh nguyện thư lên Ủy ban Điều tra về Giam giữ Tùy tiện của Liên hiệp quốc (UNWGAD) trình bày về việc Hà Nội bắt giữ bất hợp pháp, giam giữ kéo dài các nhà hoạt động này, và đề nghị Liên hiệp quốc kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phải phóng thích họ ngay lập tức;
  • Được Liên Hiệp Quốc bênh vực: Phát Ngôn Nhân Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Rupert Colville phát biểu rằng “Chúng tôi vô cùng quan ngại về việc kết án và tuyên án nặng nề đối với 14 nhà đấu tranh trong phiên xử Tòa Án Nhân Dân Nghệ An tại Việt Nam ngày 9 tháng 1, 2013 với cáo buộc ‘lật đổ chính quyền’ theo Điều 79 Bộ luật Hình sự. Những người này đã bị cáo buộc tham gia và là thành viên của tổ chức Việt Tân. Mặc dầu Việt Tân là một tổ chức ôn hòa cổ xúy dân chủ, chính quyền [VN] cho rằng đây là một ‘tổ chức phản động’. Không một cá nhân nào trong số người bị kết án có dính dáng đến những hành vi bạo động”;
  • Được Quốc hội Châu Âu ra Nghị Quyết về Nhân quyền và Tôn giáo tại Việt Nam;
  • Được đưa vào nghị trình cuộc hội nghị Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt lần thứ 17 tại Hà Nội. Qua đó, ông Brad Adams, giám đốc châu Á của tổ chức HRW nói : “Nhà nước Việt Nam đã tiến hành nhiều vụ xử chính trị do họ cố ngăn chận phong trào đối lập đang gia tăng. Chính phủ Mỹ phải nhân cơ hội này nói rõ là phía Việt Nam cần tiến hành các cải tổ nghiêm chỉnh để cải thiện tình trạng nhân quyền, nếu không sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề, trong đó có việc gây tổn hại quan hệ với Hoa Kỳ”. Gần nhất là Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), bởi sự vi phạm tôn giáo, nhân quyền trong những vấn đề liên quan đến luật lao động, Việt Nam chưa thay đổi đủ để thành một quốc gia có đủ điều kiện tham gia vào chương trình TPP.

*

Tất cả những dữ kiện áp suất đan xen vừa duyệt kể trên, tự nó đã giúp cho người đọc tự sàng lọc ra các yếu tố tác động vào sự cố đình hoãn phiên tòa phúc thẩm các thanh niên yêu nước hôm nay.

Ngoài ra, người ta còn đúc rút ra được những điều đáng ngẫm nào khác?

Về tác dụng răn đe của 14 bản án sơ thẩm kia chăng?

Một bạn trẻ Công giáo phát biểu cảm tưởng về phiên tòa sơ thẩm hồi đầu tháng Giêng ở Vinh: “Những gì người ta làm đều là vì công lý và hòa bình. Nó vượt qua sự sự hãi đến mức mà người ta không còn sợ tù tội”.

Một giáo dân trẻ khác cho biết: “Em hoàn toàn không lo lắng và sợ hãi điều gì khi sống đức tin. Em cảm thấy điều mà mấy anh ấy làm là anh hùng, bởi vì mấy anh ấy nói là chấp nhận tất cả những gì mà nhà cầm quyền làm cho họ để họ được sống đúng với đức tin mà họ đã chọn”.

Tuấn, một thanh niên Công Giáo tại Sài Gòn, nói rằng : “Thực ra bản án rất bất công cho các bạn, là sự sai trái hoàn toàn của chính phủ khi ra một quyết định quá nặng cho các bạn như vậy là không hợp lý. Nó cũng không hợp lòng dân. Với một người Công Giáo như em thì những việc như em theo dõi các bạn làm thì không hề sai trái. Nhà nước làm như vậy thì chỉ làm giảm lòng tin của nhân dân hơn. Là một người Công Giáo thì thứ nhất là mình sống đức tin, thứ hai là phải làm chứng cho sự thật. Đối với Tuấn thì Tuấn cũng giống như các bạn đó thôi, khi mình làm chứng cho sự thật thì mình không sợ gì cả”.

Có thật những điều như thế này càng làm giảm niềm tin của nhân dân không?

Riêng về mặt truyền thông, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn xác nhận tại Hội nghị Toàn quốc về Công tác Tuyên giáo (xảy ra cùng ngày với phiên tòa sơ thẩm ở Vinh) rằng: “Báo chí đang đánh mất niềm tin của bạn đọc”. Đánh mất, chứ không chỉ làm giảm!

Và rõ là nhà nước thấm đòn nỗi sợ: Vỡ Trận.

Dù gì đi nữa, có lẽ bạn Đỗ nên tập bỏ dần thói quen đổ thừa đổ vấy vào cấp dưới như thế, cho báo chí hay cho bất cứ thành phần nào trực thuộc các bộ. Nó chẳng giúp điều gì cho việc PR đánh bóng vầng trán một lãnh đạo mặt trơ từ hàng thứ trưởng lên tới thủ tướng đâu, nếu không muốn nói ngược lại là đàng khác.

Bởi chưng, không một ai lạ gì trước chuỗi ứng xử đầu ngô mình sở/trống kèn loạn nhịp/quân hồi vô phèng… của toàn bộ phường hài thành phường rối ở Hà Nội hiện nay.

Nó không chỉ nối đuôi nhau. Nó đã giẫm đạp lên nhau.
 Nó là cái bóng lặp lại của lịch sử cận đại các nước Đông Âu trong thời vạch vẽ lại bản đồ Quốc Tế III vào những năm cuối của thập niên 1980.
 Dân biểu Loretta Sanchez có lý về các bản án ở VN gần đây: Chuyện này chẳng đáng ngạc nhiên mà chỉ gây thêm phẫn nộ!
 Hãy đợi đấy!
 24/04/2013 – Kỷ niệm tròn năm sự kiện cưỡng chế đất Văn Giang bằng nửa sư đoàn công an.
 Blogger Đinh Tấn Lực

Xích Tử – Chết rồi! Đảng CSVN sẽ không còn đảng viên!


Tác giả gửi tới Dân Luận


Ngày 30/3/2013, ông Lê Hồng Anh thay mặt Bộ Chính trị, Ban CHTƯ Đảng cộng sản Việt Nam ký ban hành quyết định số 181-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
Phải cố gắng đọc hết, nhưng đọc xong thì oải. Trước hết là cái chuyện chữ nghĩa có tính thủ tục. Ký hiệu của văn kiện vẫn dùng phần chữ QĐ/TW; trong đó chữ W được hiểu là Ư. Hiện nay, trong các văn bản do đảng ban hành, hai con chữ W và Ư được dùng xen kẽ, song song; chẳng hạn, khi thể hiện tên của tổ chức Ban chấp hành trung ương theo hình thức viết tắt thì người ta viết BCHTƯ. Việc dùng con chữ W để thay thế cho Ư không biết có từ lúc nào và để làm gì. Chữ Quốc ngữ vốn gốc latinh không có ký tự này; về sau, chữ Pháp cũng vậy. Khi chữ Quốc ngữ được sử dụng trong giải mã điện tín như telegraph, telex từ các hệ tín hiệu mật mã khác, người ta dùng một số con chữ để thay thế cho các dấu thanh của âm tiết và dấu phụ của nguyên âm; trong đó chữ W thay thế cho các dấu phụ trong chữ Ơ, Ư. Không biết có phải nguồn gốc của chữ W trong ký hiệu văn bản của đảng xuất phát từ đó không. Song dù gì, như đã nói, chữ Việt đang được dùng để dạy tiếng Việt dạy cho học sinh trong nhà trường Việt Nam không có chữ W; vậy thì đảng dùng nó để làm gì ? Hay đó cũng là thể hiện đỉnh cao trí tuệ? Có điều, con chữ này có vẻ không đậm đà bản sắc dân tộc, dù tương đối, theo nghĩa nó không được dùng để ghi một âm nào của tiếng Việt.
Cũng chuyện chữ nghĩa, trích yếu kèm tên loại văn bản được diễn đạt “xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”. Lạ thật, đảng viên có vi phạm thì mới xử lý chứ; không lẽ lại có xử lý kỷ luật đảng viên không vi phạm nữa sao. Nếu bỏ đi từ đảng viên, sự diễn đạt vẫn đủ ý. Tình trạng thừa từ kiểu “Từ lúc tôi mặc cái áo mới may để đi đám cưới đứng đây đến giờ không thấy con lợn nào chạy qua” đó không nên có ở tầm trí tuệ của cấp ban hành văn bản như vậy.
Nhưng oải và lo sợ thật sự vì nội dung văn kiện. Toàn bộ nội dung điều chỉnh của việc “xử lý đảng viên vi phạm” được trình bày trên 35 trang giấy A4, 36 điều; trong đó có 28 lĩnh vực vi phạm. Mỗi lĩnh vực có 3 mức xử lý: khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức và khai trừ. Mỗi mức lại có đối tượng gồm nhiều hành vi khác nhau; tổng cộng có đến 342 hành vi, hơn cả Bộ Luật hình sự với 267 điều về các tội phạm . Thực sự là một thiên la địa võng. Đọc xong, thấy hoang mang vô cùng. Với cái lưới 342 mắc đó, người ngoài khó vào, còn bên trong thì như trong một lỗ đen, vì nếu xét thực tế hành vi, tư tưởng của đảng viên, tất cả đều có vi phạm ở từng lĩnh vực và mức độ khác nhau; còn nếu không phát hiện được tình trạng này, có nghĩa là mọi công cụ phát hiện các thuộc tính tiêu cực của đối tượng bị vô hiệu hóa hoặc tự vô hiệu hóa; thông tin về thuộc tính của đối tượng biến mất. Đối với người đang quyết tâm “phấn đấu” vào đảng, thì phải dám chắc rằng mình, suốt đời, sẽ không phạm vào 342 cái mắc ấy; còn là đảng viên chính thức, cứ tự nhìn trung thực đi, ít nhất phải bị một lần kỷ luật khiển trách. Một đảng viên, được giả định là không bao giờ vi phạm/bi kỷ luật, tổng hợp 342 cái không vi phạm ấy lại, đảng viên ấy sẽ chỉ còn là một cục thịt. Khó thật, khổ thật.
Phật giáo có năm giới; Thiên chúa giáo có mười điều răn. Ấy vậy mà suốt hơn 25 thế kỷ, tu vẫn chưa đạt. Làm người cộng sản Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, quan hệ đa phương; một số đảng viên lại học tập, công tác ở nước ngoài, trong đó có một số nước chứa chấp lực lượng thù địch, với 342 điều phải tránh, cộng với 19 điều cấm, 4 lời thề, biết làm sao đây hỡi trời ?
Ở trên là những nhận thức về cái khó xét từ góc độ một chủ thể/cá thể đảng viên, với tư cách là người chấp hành, nhằm làm thế nào để không bị xử lý kỷ luật, tức là không vi phạm 1 trong 342 hành vi qui định. Nhưng cũng theo qui định ấy, trách nhiệm chấp hành không vi phạm và trách nhiệm/quyền xét kỷ luật người vi phạm là phân bổ đồng đều ở mọi cá thể đảng viên, không ai được vi phạm và ai cũng được xét kỷ luật đảng viên khác. Vậy khi tất cả đều vi phạm, ở bất kỳ một lĩnh vực hành vi nào đấy, thì ai sẽ xét ai ? Trong thực tế, có lúc cá nhân sai, tập thể đúng và có lúc ngược lại; có lúc cấp dưới đúng, cấp trên sai và có lúc ngược lại; có lúc quá khứ đúng, hiện tại sai, tương lai lại đúng và có lúc ngược lại; làm thế nào để xét trong mỗi trường hợp như vậy ? Liệu ủy ban kiểm tra các cấp có là luôn luôn đúng không ? Đó là những cái khó thứ hai.
Khó nhất vẫn là những nội dung qui định không thực tế, diễn đạt tù mù hoặc không nhất quán trong văn bản, thể hiện hầu như ở tất cả các lĩnh vực hành vi vi phạm. Chỉ đơn cử mấy chỗ :
- Ở điều 6, vi phạm về quan điểm chính trị và lịch sử chính trị, tại khoản 1, qui định kỷ luật khiển trách đối với hành vi “bị người khác xúi giục, lôi kéo, mua chuộc mà có hành vi nói, viết, lưu trữ, tán phát… thông tin… có nội dung trái với quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước”. Qui định này chắc chắn là không thể thực thi được vì:
+ Hiện nay chưa có sự phân loại và công khai tất cả các thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung nói trên của cơ quan có trách nhiệm, chức năng và thẩm quyền chuyên môn của đảng, nhà nước.
+ Giả định có một thông tin, tài liệu, hiện vật nào đó được truyền đạt trong nội bộ là vi phạm thi hầu như trong điều kiện hiện nay, mọi đảng viên có khả năng truy cập thông tin hoặc được nhận báo cáo thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, tuyên giáo, nghiên cứu giảng dạy, báo chí… đều có lưu trữ trong hồ sơ riêng. Nếu qui định xử lý kỷ luật là “bình đẳng” thì sẽ xử không xuể và không phù hợp cho từng mục đích lưu trữ này.
+ “Quan điểm của đảng” là một khái niệm không chu diên. Chẳng hạn, một tài liệu ca ngợi triều Nguyễn hiện nay được xem là phù hợp hay trái với quan điểm của đảng? Hay quan điểm đầy đủ, trọn vẹn nhất của đảng đối với Trung Quốc hiện nay là thế nào khi công bố cho đảng viên từ ủy viên trung ương đến đảng viên thường ở nông thôn, các bản làng dân tộc ít người, đảng viên người gốc Hoa?
+ Tại sao đảng lại xem những đảng viên trung kiên đã thề dưới cờ của mình như những thụ thể tiềm năng, dễ bị xúi giục, lôi kéo, mua chuộc như vậy trong mức độ khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức ở loại hành vi vi phạm này? Thế nào là phụ họa, a dua (ngay cả từ “a dua”, cũng không nên đưa vào văn kiện, giống như trong nghị quyết trung ương 4 vì không phù hợp văn phong chính luận)?
- Ở điều 30, khoản 1, khiển trách, qui định “để bố, mẹ, vợ (chồng), con cùng sống trong gia đình sử dụng, sản xuất, tràng trữ, mua bán, vận chuyển ma túy hoặc tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại mà không báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền” nhưng đến khoản 2, cảnh cáo hoặc cách chức lại qui định “Tàng trữ, lưu hành, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung độc hại”. Cái khó hiểu, khó áp dụng ở đây là định nghĩa về văn hóa phẩm độc hại (cũng chưa có phân loại và công bố như trên) và việc loại trừ văn hóa phẩm “cấm” ở khoản 2 nói trên.
- Điều 33, về tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, qui định kỷ luật khiển trách đối với đảng viên vi phạm “Đốt đồ mã với số lượng lớn”: Lớn là bao nhiêu? Khối lượng, loại hay giá trị bằng tiền của đồ mã?
V.v… và v.v…
Một điều oái ăm nữa là văn bản, trong từng điều của nó, có nhiều trường hợp cách gọi tên hành vi không rõ nghĩa, không nói rõ các dấu hiệu cấu thành hành vi, qui trình xác định nhận diện hành vi và cơ chế xét xử lý kỷ luật. Đây là cách đánh đố trong kỹ thuật lập qui; phần còn lại dành cho ủy ban kiểm tra giải quyết.
Trong hoang mang của cõi kỷ luật mênh mông đó, cũng tin rằng với kinh nghiệm và năng lực thiên tài, đảng sẽ thực hiện thành công qui định 181 như kết quả thực hiện nghị quyết trung ương 4 vừa rồi. Nhưng khi thành công thì đảng sẽ không còn đảng viên hoặc đảng viên bình thường nữa. Gã nào không u đầu thì sẽ mẻ trán, đi đứng xiêu vẹo hết. Vì như đã qui định sẽ hồi tố trong điều 1, Tổng bí thư sẽ là người phải nhận kỷ luật đầu tiên, ít nhất là với phát biểu sau nghị quyết trung ương 4, rằng, kỷ luật rồi sẽ ân oán, thù oán nhau: với phát biểu đó, Tổng bí thư đã đưa ngôn ngữ xã hội đen vào sinh hoạt của đảng cách mạng, xem kỷ luật vốn là công công cụ xây dựng đảng trở thành nguyên nhân của thù oán, ân oán, và ý thức tự giác kỷ luật của đảng viên bị triệt tiêu, thay vào đó là sự thù oán để phản ứng đối với việc xử lý kỷ luật đúng đắn của đảng. Từ đó, phát ngôn làm bộc lộ tình trạng thiếu lành mạnh, thiếu văn hóa, văn minh, thiếu đoàn kết trong đảng; làm suy giảm tính cách mạng, tính chiến đấu của đảng (vi phạm điều 9 và điều 11). Kế đó, phải xem xét xử lý kỷ luật với đồng chí X, một ủy viên Bộ chính trị nào đó với những vi phạm rõ ràng, nhãn tiền đã kiểm điểm trong Bộ chính trị theo nghị quyết trung ương 4 nhưng chưa xử lý. Rồi đến đồng chí Tổng bí thư nhiệm kỳ kế trước vì chuyện gia đình, chuyện vận động cho con trai vào các chức vụ vốn không đủ tiêu chuẩn, không có qui hoạch v.v…
Chỉ sợ càng sợ càng rối sẽ loạn.
Xích Tử

Trung Quốc bá quyền

Thái Bình Dương nổi sóng

Cậu Út Ân đọc sách “Quân Vương”



LTS: Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa… do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston. Độc giả có thể xem các bài viết của Việt Nguyên trên www.ngay-nay.com 

Ván cờ thế giới bất ngờ chuyển qua khúc quanh mới. Ngày 8 Tháng Tư, 2013 cựu thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher, một trong bốn diễn viên chính cùng với cựu T T Hoa Kỳ, Ronald Reagan, Giáo Hoàng John Paul II và Tổng Bí Thư Ðảng CS Xô Viết MiKhail Gorbachev, đã qua đời.

Chiến tranh lạnh giữa Hoa kỳ và Xô Viết đã kết thúc, chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tiếp diễn. Diễn viên phụ trong chiến tranh lạnh mới, ông Vua “nhi đồng” Cộng Sản Bắc Hàn Kim Chánh Ân, gương mặt đần độn giống như Trư Bát Giới, diễn kịch quá trớn ra ngoài sự kiểm soát của đàn anh Trung Cộng, cầm súng bắn thị oai, hăm dọa phóng hỏa tiễn tầm xa tưởng tượng qua Hoa Kỳ, đánh bom nguyên tử chưa làm. Hoa Kỳ phải đưa hỏa tiễn đến đảo Guam. Bắc Hàn đóng cửa các nhà máy vùng biên giới, tuyên bố sẽ không bảo đảm an toàn cho nhân viên các tòa Ðại Sứ và các cơ quan Quốc Tế ở Hàn Quốc. Hăm dọa lan qua đến Nhật Bản. Sự hăm dọa nguyên tử của Bắc Hàn là ván bài xì phé che lấp căn bản tranh chấp giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ từ sau trận chiến Triều Tiên như chủ tịch Kim Chánh Ân tuyên bố “giải quyết lần chót” nhằm đẩy 20,000 quân Hoa Kỳ ra khỏi vùng phi quân sự trong khi trận chiến với Hoa Kỳ và Nam Hàn ở vùng biên giới Bắc và Nam Hàn nếu xảy ra sẽ là một chiến bại chắc chắn cho Bắc Hàn. Với một triệu quân hiện dịch và 5 triệu quân trừ bị Bắc Hàn đối diện với 2000 xe tăng và 8000 hệ thống pháo binh phòng thủ, trận chiến sẽ kết thúc dưới ba ngày và Bắc Hàn sẽ biến mất trên bản đồ với một Triều Tiên thống nhất điều mà Trung Cộng không muốn.
Ván bài xì phé của cậu Út Ân lại có một kết quả tốt khác, Hoa Kỳ có lý do để mắt nhiều hơn vào vùng Thái Bình Dương và bá quyền Trung Quốc, sau khi Hoa Kỳ đã rút quân khỏi Iraq và A Phú Hãn

Hoa Kỳ Dân Chủ

Sở dĩ cả Bắc Hàn và Trung Cộng muốn thử thách Hoa Kỳ vì dưới cái nhìn của hai nước Hoa Kỳ đang trên đường suy thoái. Nền dân chủ trẻ trung hai trăm năm của Hoa Kỳ đang bị thách thức. Hệ thống dân chủ của Hoa Kỳ hỗn loạn sau kỳ bầu cử tổng thống Tháng Mười Một năm 2012, Hoa Kỳ đang mang món nợ khổng lồ hàng ngàn triệu Mỹ kim, ngân quỹ thâm thủng, chính khách được dân bầu không hiểu đứng về phía nào, dân chúng hay đảng? Cộng Hòa không hợp tác với tổng thống đảng Dân Chủ, ngay cả trong đảng Cộng Hòa cũng chia rẽ và hầu như không ông đại diện dân nào chú ý đến ngân sách. Trong vòng thập niên qua Hoa Kỳ, nhìn từ bên ngoài, kém hùng cường, kém phồn thịnh từ sau hai trận chiến Iraq và A Phú Hãn. Số thất nghiệp cao ở mức 7.6% không xuống dưới 6% như T T Obama đã hứa năm tranh cử 2008. Nhưng, nền dân chủ Hoa Kỳ trong hai trăm năm qua không bao giờ bằng phẳng.
Trong vòng 6 tháng qua, kinh tế có vẻ như đã ổn định, dân chúng có vẻ tin năm 2013 là năm kinh tế hồi phục như định luật kinh tế Vernon, trong đó theo chu kỳ trồi sụt mỗi hai mươi năm , năm 2013 là năm bắt đầu của chu kỳ mới bắt đầu lên và vì vậy quỹ đầu tư đổ vào thị trường chứng khoán Wall St.
Nhưng những dấu hiệu xấu và tốt hầu như ngang nhau. Những dấu hiệu tốt đang diễn ra trong sáu tháng qua có thể chỉ là một cái “nhảy mũi” của thập niên xấu. Không ai có thể đoán được tương lai của một Hoa Kỳ có lịch sử trẻ trung. Những người yêu nước Mỹ, khác với Trung Cộng và Bắc Hàn, thì nhận thấy nước Mỹ mỗi ngày một phồn thịnh và hùng cường hơn sau những “bước vấp” nhờ hệ thống chính quyền dân chủ hữu hiệu. Dân các nước như Trung Hoa, Việt Nam vẫn muốn đến Hoa Kỳ và chưa có ngọn sóng di dân nào qua Trung Hoa. Nền dân chủ Hoa Kỳ trong hai trăm năm vẫn đứng vững qua những biến động như trận nội chiến Nam Bắc, thập niên 1960 với nạn kỳ thị da màu, ám sát TT John F. Kennedy và Martin Luther King. Tổng cộng gia tài quốc gia và tài sản tính trung bình trên đầu người Hoa Kỳ vẫn giàu nhất thế giới (Na Uy là nước giàu nhất thế giới tính theo đầu người.)
Không ai biết rõ lịch sử sẽ đi về đâu nhưng Hoa Kỳ vẫn là một nước giàu, năng động, quân lực hùng mạnh nhất thế giới với sức mạnh quân sự không có đối thủ, các trường đại học đứng đầu thế giới vẫn là mơ ước của những sinh viên trẻ trên khắp thế giới, đồng Mỹ lim vẫn là căn bản tiền tệ mặc dù các nước đang lên BRICS (Ba Tây, Nga, Ấn, Trung Hoa) muốn thay đổi hệ thống tiền tệ.
Tình trạng Hoa Kỳ hiện nay đúng như Arthur Schlesinger mô tả trong sách “Chu kỳ của nền Dân Chủ Hoa Kỳ” năm 1986, chu kỳ đi từ thụ động qua chủ động, trong thời kỳ tốt như thời kỳ Reagan thì độc lập, tự do cá nhân, tự do kinh tế không tùy thuộc chính quyền, khi kinh tế suy thoái như thời kỳ Obama thì dân chúng trở lại cần chính quyền.
Ðiều khôi hài khác biệt nhất giữa nền dân chủ Hoa Kỳ và các chế độ độc tài Nga và Trung Cộng là “Bí Mật.” Các chế độ cộng sản cố tình giấu giếm, ngăn chặn tin tức từ quân sự đến kinh tế nhưng dân chúng đều rõ tất cả những điều chính quyền cố tình giấu giếm còn chính quyền Hoa Kỳ giữ bí mật (những bí mật chỉ được giải sau 50 năm) và không ai rõ chính quyền dân chủ Hoa Kỳ giấu bí mật nào và giấu bao nhiêu? Chính quyền ấy khác các chính quyền độc tài ở một điều chính là dân không bao giờ mất tin tưởng vào chính quyền và có phản ứng quá độ trong một xã hội cởi mở và kinh tế thị trường tự do.

Trung Quốc bá quyền

Trung Hoa với năm nghìn năm lịch sử khác với lịch sử của Hoa Kỳ. Trong năm nghìn năm, Trung Hoa cũng theo những chu kỳ lịch sử như những quốc gia khác, mỗi lần suy, con Rồng nằm ngủ, khi thịnh con Rồng vùng dậy và xâm lăng các nước láng giềng. Trong lịch sử cận đại, Trung Cộng vẫn có một thái độ cố hữu của người Hoa. Thập niên 1950 đến cuối thập niên 1970, trong hai mươi năm, Trung Cộng gây hấn với Xô Viết, Mao gây chiến tranh biên giới với Ấn Ðộ và năm 1979 đại bại khi Ðặng Tiểu Bình dạy Việt Nam một bài học, từ Indonesia qua Phi Châu những can thiệp quân sự của Trung Cộng đều mang đến kết quả thảm hại.
Ðặng Tiểu Bình có tinh thần của một anh “quân tử Tàu” người quân tử đợi mười năm trả thù không muộn, và người Tàu, như trong các truyện cổ, thù rất dai. Họ Ðặng trong thập niên 1980 ra chính sách cho đảng Cộng Sản Trung Hoa: “Giấu khả năng và tiềm lực để chờ đợi thời cơ,” chính sách tiên quyết của đảng. Bộ mặt hiền lành của Trung Cộng thể hiện trong hai thập niên từ 1980 đến năm 2000: Trung Cộng củng cố kinh tế, theo thị trường tự do, hòa hoãn với Hoa Kỳ. Năm 2011, được thế giới đánh giá là nền kinh tế Trung Hoa đứng hạng nhì sau Hoa Kỳ, vượt qua Nhật Bản, Trung Cộng trở mặt không còn giữ thái độ “xã hội hài hòa” của Khổng Tử, gây hấn trên biển Ðông, giành đất với láng giềng, vẽ bản đồ “lưỡi bò” trên Thái Bình Dương.
Kẻ thù số một của TC là Nhật, gây hấn trên Thái Bình Dương, Trung Cộng gây ra cuộc chạy đua vũ khí vĩ đại tại vùng Thái Bình Dương từ Malaysia, Indonesia, Brunei, Úc, Việt Nam, Philippines, nước nào cũng sắm tiềm thủy đĩnh. Philippines và Nhật thành đồng minh, đối tác chiến lược chống lại Trung Cộng nhưng chỉ có Nhật là cường quốc Hải Quân đối đầu với Trung Cộng, muốn trả thù Nhật về mối thù thời thế chiến thứ hai, Hải Quân Trung Cộng chưa đủ sức đối đầu với Nhật trên biển. Giành quần đảo Ðiếu Ngư, quần đảo nằm giữa TC, Ðài Loan và Nhật, Trung Cộng gây hấn cả mấy tháng. Tàu chiến nhắm vào các tàu Nhật, tàu tuần đi vào vùng Nhật kiểm soát không xin phép. Từ mùa Thu 2011 tổng cộng có 28 lần vi phạm hải phận. Năm 1895, sau chiến tranh Hoa Nhật, Nhật đã giành được Ðiếu Ngư, đến sau Thế Chiến Thứ Hai Hoa Kỳ kiểm soát đảo, năm 1972 Hoa Kỳ giao đảo cho Nhật làm cả Trung Cộng lẫn Ðài Loan giận dữ. Từ 1969 vùng đảo cho thấy có nhiều mỏ dầu hỏa, tương tự như ở Hoàng Sa vùng đảo có nhiều tài nguyên, nhưng khác với Nhật và Philippines đã đứng đối đầu với kẻ thù, bắt tàu đánh cá vũ trang, bắt giữ tàu chiến, Việt Nam nhượng bộ kẻ thù để Trung Cộng lập quận Tam Sa và đưa du khách ra du lịch Hoàng Sa.
Thủ đoạn của Trung Cộng trong hai năm qua đối với các nước láng giềng giống nhau: dùng thuyền đánh cá giả dạng đến các đảo để thử sau đó đến tàu thám thính với Hải Quân Trung Cộng đứng từ xa.
Trung Cộng với nền kinh tế đang lên, đang nghĩ là Nhật cần Trung Cộng hơn là TC cần Nhật. Năm 2010, Trung Cộng phản ứng Nhật bắt giữ thuyền đánh cá TC vi phạm hải phận bằng cách ngưng bán các loại “đất hiếm” (rare earth elements), bắt giữ thương gia Nhật, gây phong trào chống Nhật. Kết quả trái với Trung Cộng mong đợi, đây là bài học cho VN, TC không lấn tới ở Philippines và Nhật. Phong Trào chống Nhật gây kết quả ngược là năm 2012, thống đốc của Tokyo muốn mua những đất đai tranh giành bởi Trung Cộng và cuối cùng chính quyền Nhật đã mua những đảo đó. Bắc Kinh càng gây hấn càng thua, nếu chịu nhục như chính quyền CSVN thì Bắc Kinh làm tới.
Phong trào quốc gia quá khích do đảng CSTQ tạo ra nhằm để đoàn kết tất cả người Hoa trên thế giới dùng lại những bản đồ cũ của một đế quốc trước khi bị Ngũ cường chiếm. Cả Trung Cộng lẫn Kim Chánh Ân của Bắc Hàn áp dụng sách “Quân Vương” (The Prince) của Niccolo Machiavelli dạy cho ấu chúa Lorenzo de Medici thế kỷ 16, những nhà độc tài và những chính phủ độc tài muốn cai trị dân phải tạo ra một kẻ thù chung tưởng tượng để giữ chế độ và ngôi vua.
Hoa Kỳ từ sau Thế Chiến Thứ Hai thường hay bị gọi là Ðế Quốc Mỹ, nhưng khác với Ðế Quốc La Mã, Hoa Kỳ không chiếm đất bất kỳ quốc gia nào trong khi con rồng đỏ Trung Quốc đang lên giống như Ðại Tần (thời Tần, Trung Hoa gọi La Mã là Ðại Tần), chiếm đất (như vùng biên giới Việt Nam) dành đảo. Trung Cộng với nền kinh tế kỹ nghệ đang lên dường như không thể ngừng. Nhà bình luận Pháp nổi tiếng Martin Jacques năm 2009 nghĩ Trung Cộng sẽ qua mặt Mỹ và thế giới không thể nào chặn được con Rồng đang bay lên. Ông Arvind Subramarian thuộc viện nghiên cứu Peterson cũng cho là Trung Cộng sẽ qua mặt Hoa Kỳ, làm chủ thế giới vì Hoa Kỳ hiện giờ giống như Ðế Quốc Anh sau Thế Chiến Thứ Hai bị cuộc khủng hoảng kinh đào ở Suez Ai Cập năm 1956. Iraq và A Phú Hãn là bước đầu dẫn đến sự suy sụp cho Hoa Kỳ như Anh ở Ai Cập. Hai nhà bình luận Jacques và Subramarian thiên về kinh tế còn nhà phân tích Edward Luttwak không phải là kinh tế gia có cái nhìn khác. Ông cho là Trung Cộng có lợi thế kinh tế nhưng không thành siêu cường vì “định luật sắt về chiến lược” áp dụng cho mọi quốc gia, mọi văn hóa trong mọi thời kỳ cho thấy khi một quốc gia đang lên trở nên hùng mạnh và phách lối thì các quốc gia láng giềng sẽ đoàn kết chống lại như ở Âu Châu vào thế kỷ thứ 19, khi nước Ðức trở nên giàu có nhờ nền kinh tế lớn mạnh thì Pháp và Anh trở thành đồng minh ngăn chặn Ðức. Hiện nay ở Á Châu người ta đã thấy phản ứng tương tự, Philippies và Nhật đã liên kết ngăn chặn CSTQ, đồng minh của Hoa Kỳ trong nhiều thập niên dang tay chào đón Hoa Kỳ trở lại Thái Bình Dương không như CSVN vẫn xem anh CSTQ kẻ thù chung của dân Việt là đồng chí.
Bản chất người Hán không thay đổi. Ngày xưa Trung Hoa xem các nước láng giềng miền Bắc là Rợ, các nước miền Nam như Việt Nam là Man thì nay TC vẫn tự xem mình là Trung Quốc cái rốn của thiên hạ.
Năm 2011, Vương Kỳ Sơn (Wang Qi Shan) hiện là một trong bảy ủy viên Trung Ương đảng CSTQ, cầm đầu phái đoàn đối thoại kinh tế và chiến lược tới Hoa Kỳ đã tuyên bố “Trung Quốc có nền văn hóa cổ thâm sâu khó hiểu còn dân Hoa Kỳ là dân của một nước mới giản dị thiếu văn minh.” Ông Lattwak đem ví dụ lịch sử mà tất cả người Việt Nam đều thuộc: đời nhà Nguyên và nhà Thanh, Rợ ngoài biên cương chiếm Trung Hoa dù người Hán cố xây bức Ðại Trường Thành để ngăn chặn.
Năm 2007, một ví dụ khác cho thấy thái độ cao ngạo của chính quyền Trung Cộng, Ấn Ðộ gởi một phái đoàn trí thức trẻ đến Trung Hoa trao đổi văn hóa, Trung Cộng đã từ chối cấp giấy chiếu khán cho một thành viên Ấn vì ông ở trong vùng đang tranh chấp giữa Ấn và Hoa.
Cái xã hội hài hòa của Trung Cộng giống như nước Ðức thời Bismack. Ở biển Ðông, Trung Cộng không còn dùng sức mạnh kinh tế mềm dẻo, bộ mặt xâm lăng càng ngày càng hiện rõ. Ngược lại Hoa Kỳ từ sau Thế Chiến Thứ Hai, sau khi Pháp và Anh trở lại sau khi Nhật thua, đến vùng Thái Bình Dương với viện trợ kinh tế và sau chiến tranh Việt Nam đã có bộ mặt tử tế hơn. Trung Cộng phải đối đầu với Hoa Kỳ chẳng những ở Biển Ðông mà còn ở Phi Châu và A Phú Hãn vì lòng tham, xây hải cảng, lập ống dẫn dầu ở Phi Châu và A Phú Hãn. TC bị cái gai căn cứ quân sự Mỹ ở lại A phú Hãn đến 2024 sau Hoa Kỳ rút quân năm 2014.
Ông Odd Arne Westad cho thấy tương lai không có gì là sáng chói cho CSTQ về phương diện ngoại giao. Hồi thập niên 1960 Trung Cộng lên chân nhờ thế giới ghét Mỹ ghét Xô Viết nhưng sau đó vì Mao Trạch Ðông làm mất tình bằng hữu như ngăn viện trợ cho Bắc Việt thời chiến tranh Việt Nam (tài liệu của ông Westad khác với luận điệu bán nước, bán Trường Sa Hoàng Sa của đảng CSVN vì CSVN có nợ với Trung Cộng) sau đó Ðặng Tiểu Bình làm mất lòng VN vì trận chiến biên giới 1979. Ở Phi Châu hình ảnh Trung Cộng cũng bắt đầu đen tối khi TC ủng hộ chiến tranh du kích kiểu Mao ở Ghana. Kinh tế xây dựng của TC cũng khác với viện trợ Hoa Kỳ, chương trình kinh tế ngắn hạn chủ trương hối lộ, vơ vét nguyên liệu chở về Trung Hoa, xây đường sá cẩu thả sập đổ khi Trung Cộng rút về, vắt chanh bỏ vỏ.
Ông Luttwak nghĩ Trung Cộng chỉ có một cách giải quyết là cải tổ một nước Trung Hoa trở thành một nước hoàn toàn dân chủ.
Các học giả Tây Phương nghiên cứu thiếu ý kiến của người VIệt. Trên bốn nghìn năm ở cạnh Trung Hoa, người Việt hiểu thế nào là tình hữu nghị Trung Quốc. Ở thế kỷ thứ 21, Trung Cộng giống như triều nhà Minh vào thế kỷ 16, các nước “man rợ” nổi dậy chống Trung Hoa. Thời ấy Việt Nam có Vua Lê Lợi, với lòng yêu nước và dũng cảm, mười năm kháng chiến ở vùng Nghệ An. Thời nay, Việt Nam có đảng Cộng Sản, xuất phát từ Cách Mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh, với 14 tân thái thú có lòng yêu tiền cực độ. Gần đây, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã giận dữ với nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên và dân Việt Nam khi dân đòi bỏ điều bốn Hiến Pháp, ông Trọng đã kể công đảng từ ngày kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ, làm tôi nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn con cóc và con bò cạp: “Con bò cạp không biết bơi nên nhờ con cóc cõng qua sông. Qua được bên kia sông, con bò cạp quay lại trở mặt cắn chết con cóc và mắng: ‘Mày ngu nên đã nghe lời tao!’” Tội nghiệp cho con cóc Việt Nam!
(10 Tháng 4, 2013)

Nợ công: cần minh bạch, rõ ràng

Anhbasam
- Nợ 128,9 tỉ USD mà tính láo là 66,8 tỉ USD ?

- Cố tình trì hoãn đến 3 năm mới công bố chỉ số nợ công để dễ bề che đậy, lẩn tránh trách nhiệm?

- Nguy cơ nợ tư thành nợ công vì phải bỏ tiền ra cứu rất nhiều “đại gia” bất động sản vỡ nợ!

- Chỉ 3 năm nữa là rơi vào tình cảnh làm ra đồng nào phải đem trả nợ đồng ấy.

- Vay nợ Trung Quốc gia tăng nhanh!

- Tương lai sẽ trở thành một “Hy Lạp thứ hai” (?), để rồi cầu cứu “bạn vàng”, chịu quy phục bằng mọi giá? “Bán” biển đảo hay chấp nhận trở thành một kiểu “khu tự trị”?

Còn “kịch bản” nào tuyệt vời và “êm thấm” hơn cho kế hoạch hai đảng cùng dắt tay nhau tiến lên “thiên đường XHCN”? “Chiến công” này phải thuộc về “đồng chí X”, không phải “đồng chí Lú”!

________________________________________________________

Tuoitre

26/04/2013 08:00 (GMT + 7)
TT – Cần có những giải pháp xử lý trước khi quá muộn. Đó là khuyến cáo của nhiều chuyên gia tại hội thảo khoa học “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với VN” do Viện hàn lâm Khoa học VN tổ chức ngày 25-4.
Vinashin là một trong những tập đoàn kinh tế làm ăn thua lỗ mà Chính phủ phải trả nợ thay các khoản vay quốc tế. Trong ảnh là mô hình một con tàu được trưng bày trong trụ sở của Vinashin + Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Các đại biểu cũng đề nghị để khỏi bị động trong việc xử lý, VN cần theo thông lệ quốc tế trong cách tính nợ công.
Thế giới nói 128,9 tỉ USD, VN tính 66,8 tỉ USD
Dẫn tính toán của chuyên gia Liên Hiệp Quốc, trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội thảo, TS Nguyễn Trọng Hậu, Đại học Almamer, Ba Lan, cho biết nếu theo chuẩn quốc tế thì nợ công VN lên đến khoảng 128 tỉ USD, bằng khoảng 106% GDP năm 2011 – gần gấp đôi mức VN công bố chính thức.
TS Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch – đầu tư), cũng đồng tình và chỉ ra rằng năm 2011, ước tính theo quốc tế thì nợ công của VN là 128,9 tỉ USD, tương đương 106% GDP. Nhưng con số mà Bộ Tài chính công bố chỉ 66,8 tỉ USD và bằng 55% GDP.
Các nhà khoa học cũng đồng tình với nhận định của TS Hồ khi cho rằng cái khó nhất nói về thực trạng nợ công của VN là thiếu số liệu và không đủ tin cậy. Thời gian cập nhật nợ công của các nước là hằng quý, còn ở VN Bộ Tài chính mới chỉ công bố đến năm 2010 và ước tính đến năm 2011 thôi.
“Cứ thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại, cứ vay nợ không sử dụng hiệu quả chắc chắn khủng hoảng nợ công sẽ xảy ra”
PGS.TS Nguyễn An Hà
Bày tỏ quan điểm cá nhân, ThS Đinh Mai Long – Vụ Tổng hợp, Văn phòng Chủ tịch nước – nêu trong 10 năm trở lại đây, nợ công tại VN tăng nhanh một cách đáng lo ngại và có cơ cấu kém bền vững, bị tác động mạnh của những cú sốc từ nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các cú sốc tỉ giá. Cơ cấu đồng tiền vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu là các đồng tiền chủ chốt như JPY chiếm khoảng 39%, bằng SDR khoảng 27%, bằng USD khoảng 22%, bằng EUR khoảng 9%. Đối với vay nước ngoài của doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước – DNNN) được Chính phủ bảo lãnh) chủ yếu tập trung vào USD (chiếm từ 70-80%). Kể từ đầu năm 2010 đến cuối tháng 6-2011, ba đồng tiền chủ chốt gồm EUR, USD và JPY trong giỏ nợ nước ngoài của VN đã lên giá lần lượt khoảng 12%, 13% và 26% so với VND. Điều này cho thấy gánh nặng nợ nước ngoài tính theo nội tệ đang tăng với tốc độ chóng mặt và gây sức ép đối với thâm hụt ngân sách và chính sách tiền tệ.
Mặt khác, ông Long cũng lưu ý là vay nợ từ Trung Quốc gia tăng nhanh trong mấy năm gần đây – khoảng 1,2 tỉ USD. Ngoài ra, tốc độ gia tăng nợ công khoảng 15%/năm đang dần “bắt kịp” tốc độ tăng thu ngân sách khoảng 17-21%, có nghĩa là vài ba năm nữa nguồn tăng thu chỉ đủ để bù trả nợ – ông Long nhấn mạnh.
Nợ công của VN năm 2011
Chỉ số
Tỉ đồng
Tỉ USD
So với GDP
Nợ công theo định nghĩa của VN
1.391.478
66,8
55%
Nợ của Chính phủ
1.085.353
52,1
43%
Nợ của Chính phủ bảo lãnh
 292.210
14,0
12%
Nợ của chính quyền địa phương
 13.915
 0,7
 1%
Nợ công theo định nghĩa quốc tế
2.683.878
128,9
106%
Nợ công theo định nghĩa của VN
1.391.478
66,8
55%
Nợ của DNNN (trong và ngoài nước)
1.292.400
62,1
51%
Nguồn: Vũ Quang Việt, “Nợ công, nợ ngân hàng VN được hé mở”, tạp chí Diễn Ðàn, 25-11-2011
Bỏ qua nợ của DNNN
Nợ công của VN vì sao lại chỉ bằng một nửa so với cách tính của thế giới? TS Nguyễn Trọng Hậu cho rằng thế giới có tiêu chí nợ công chung, họ có năm thành tố thì VN chỉ có ba. Có hai yếu tố chưa được tính vào nợ công của VN đó là nợ của DNNN và khoản Nhà nước vay của quỹ hưu trí. Ông Hậu cho rằng với cách tính nợ công của VN thì thực tế những khoản nợ nước ngoài cả tỉ USD như của Vinashin không được tính vào nợ công trong khi các nước, doanh nghiệp nào có vốn nhà nước dù chỉ một vài phần trăm, khi vay nước ngoài cũng phải tính vào. Một khoản nữa VN chưa tính vào nợ công là khoản tiền Nhà nước vay của quỹ hưu trí (nếu có), vì về thực chất đây cũng là nợ của dân.
Cũng theo ông Hậu, kinh nghiệm hiện nay cần cảnh giác là rất nhiều khoản nợ tư cũng có thể biến thành nợ công. Như hiện nay có rất nhiều “đại gia” bất động sản có thể vay nợ nước ngoài. Đây không phải nợ công nhưng khi các “đại gia” phát triển đến quy mô rất lớn mà nếu để các doanh nghiệp này đổ vỡ có thể kéo theo hàng loạt hệ lụy cho nền kinh tế. Trong nhiều trường hợp, các “đại gia” không trả được nợ, Nhà nước sẽ phải đứng ra cứu. Như thế cũng tạo nguy cơ rất lớn khiến phình nợ công rất nhanh.
Còn ông Long thì cho rằng trên thực tế, dù được hay không được Chính phủ bảo lãnh nhưng nếu những DNNN không thể thanh toán một phần hoặc toàn bộ thì Chính phủ với vai trò chủ sở hữu vẫn phải gánh nợ cho các DNNN này.
Cần tính theo chuẩn quốc tế
Ông Hậu khuyến cáo VN cần theo thông lệ quốc tế trong cách tính nợ công bởi để đến khi “cái kim trong bọc lâu ngày lộ ra” thì khi đó ứng xử rất bị động. Đặc biệt, ông Hậu khuyến cáo nguy cơ vay nợ nhiều nhưng nếu sử dụng không hiệu quả thì rất nguy hiểm. Trong khi đó, nhiều khoản vay nợ của VN được phân bổ bởi Nhà nước lại có hiệu quả sử dụng không cao…
PGS.TS Nguyễn An Hà – Viện Nghiên cứu châu Âu – cho rằng với tình hình nợ công và quản lý nợ công của VN có thể thấy rằng nền kinh tế VN hiện đang có một số đặc điểm giống với các nước PIIGS (các nước châu Âu có tỉ lệ nợ cao, bao gồm Hi Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý) khi lâm vào khủng hoảng nợ công. Đó là tăng trưởng GDP giảm kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 đến nay, lạm phát luôn có xu hướng tăng mạnh, luôn cao trên 8% kể từ năm 2006-2011… Do vậy, cần có những giải pháp xử lý trước khi quá muộn.
Theo GS.TS Đỗ Hoài Nam – chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học xã hội VN, điều quan trọng là tìm ra được nguyên nhân của tình trạng đáng báo động về nợ công ở VN. “Phải chăng đó là vấn đề liên quan đến mô hình tăng trưởng kinh tế quá nóng, dựa quá nhiều vào vốn, phát triển theo chiều rộng. Điều đó đúng nhưng đã đủ chưa. Người ta còn nói mô hình tăng trưởng dựa vào DNNN làm ăn kém hiệu quả. Gần như là con nợ lớn nhất của nợ công. Thế thì chúng ta sẽ phải bắt đầu từ đâu?” – ông Nam băn khoăn.
Ông Nguyễn An Hà cũng cho rằng nợ công là nguồn lực quan trọng nhưng chất lượng sử dụng nợ còn quan trọng hơn. Rút ra các bài học từ nghiên cứu, ông Hà cho rằng con số tuyệt đối nợ công cần minh bạch, rõ ràng. Trong hội nhập quốc tế, VN phải theo luật chơi quốc tế. Bởi theo ông Hà, các khoản vay đến hạn thì nước ngoài họ xiết nợ theo luật quốc tế. VN sẽ khó lờ đi được bởi ông Hà ví dụ trường hợp Vinashin, khi phải trả lãi, ban lãnh đạo mới của Vinashin lờ đi, nhưng chỉ cần các tổ chức xếp hạng đưa định mức tín nhiệm của VN xuống một bậc, thành B- lãi suất cho các khoản vay đến VN tăng, thiệt hại có thể lớn hơn nhiều.
Đầu tư công cho nông nghiệp, y tế, giáo dục giảm
Ngày 25-4, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch – đầu tư) cùng Đại sứ quán Ireland đã tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả đầu tư công. Theo báo cáo nghiên cứu, tỉ trọng đầu tư công của VN còn bất cập. Ví dụ, trong giai đoạn 2006-2010, đầu tư công cho nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 6,51% trong tổng đầu tư công thì đến năm 2011 chỉ còn 5,6%; giáo dục – đào tạo giai đoạn 2006-2010 là 3,1% thì năm 2011 chỉ còn 2,93%; y tế và hoạt động trợ cấp xã hội từ 4,62% xuống 4,05%. Trong khi đó, đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế lại theo xu hướng tăng, ngay khách sạn nhà hàng cũng tăng từ 0,76% giai đoạn 2006-2010 lên mức 1,39% vào năm 2011. Cao nhất là vận tải, kho bãi, thông tin – truyền thông với tỉ lệ 22,95% lên 23,3%…
Báo cáo cũng khẳng định đầu tư công đã tác động tích cực tới tăng trưởng của VN nhưng chỉ tác động trong khoảng thời gian năm năm, sau đó giảm dần. Trong dài hạn, đầu tư tư nhân mới là yếu tố tác động mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế VN.
C.V.KÌNH – L.THANH


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét