Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Tin thứ Sáu, 08-02-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Huỳnh Văn Úc: Văn tế liệt sĩ Hoàng Sa (Bạn Trỗi). “Hỡi ơi! / Bảy mươi tư liệt sĩ đã hy sinh vì nước/ Những người con của Mẹ hiền Tổ Quốc/ Thác mà trả nợ nước non, danh thơm còn lưu giữ muôn đời/ Thác mà lòng dân còn nhớ, tên còn lưu muôn đời ai cũng mộ …”
- Một nhà báo méc 2 bài này: Tặng ngư dân Quảng Ngãi 300 triệu đồng (ND), Trao 300 triệu đồng cho 50 hộ ngư dân nghèo ăn Tết (QĐND) và bình: “Chuyên gia biểu tình chống TQ Hồ Cương Quyết trên các báo ‘bảo hoàng hơn vua’ nè!”
1<- Gặp gỡ trực tuyến giữa y, bác sĩ Bệnh xá Trường Sa Lớn và gia đình (DT).  – TẾT Ở TRƯỜNG SA (Bùi Văn Bồng). – Cầu truyền hình chúc Tết huyện đảo Trường Sa (TTXVN). – NỮ CHIẾN SĨ CANH TRỜI XUÂN (Mai Thanh Hải).  – Chuẩn bị đón Tết chu đáo, sẵn sàng chiến đấu cao (Infonet).
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh: Phải sớm kết thúc COC (PT). - Tổng thư ký ASEAN: Sẽ phải sớm có COC (Sống mới).
Trung Quốc lại ngang ngược “khuấy” Biển Đông (VnMedia).  Trung Quốc sẽ thực hiện bảo vệ quyền ngự nghiệp bình thường tại vùng biển Nam Hải vào năm 2014 (CRI). - Chính phủ Trung Quốc nghiên cứu xác định biện pháp chính sách thúc đẩy nghề cá phát triển bền vững và lành mạnh.
- Trung Quốc tập trận, Philippines bị chọc giận (VnMedia).
- ASEAN 2013 – những xu thế đáng dõi theo (VNN). – Chủ nghĩa dân tộc và thách thức cho châu Á (VNN). “… thách thức lớn nhất ở Đông Á là hoàn toàn thiếu vắng một tiến trình hay giải pháp giải quyết vấn đề. Không một sáng kiến ngoại giao nào được đề xuất, không một giải pháp căn bản nào cho thỏa thuận lớn hơn. Thay vào đó, quan điểm dân tộc chủ nghĩa, lập trường cứng rắn hơn được các chính khách thay nhau công bố”.
- Thủy quân lục chiến Mỹ tới Việt Nam (BBC). – Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ‘sẽ tập luyện chung với Việt Nam’ (Người Việt).  – Đại úy tình báo Mỹ ‘nói thẳng về TQ’ (BBC).
- Biển Đông 2013: Đặt cược vào con ngựa Mỹ (Asia Sentinel/ Gốc sân).
Sau Biển Đông, Trung Quốc tìm mọi cách lắp trạm nghe lén ở Ấn Độ Dương (GDVN). - Bắc Kinh vẫn “làm thinh” vụ hải cảng của Pakistan (TTXVN). - Ấn Độ: Trung Quốc muốn khóa chặt khu vực Nam Á bằng “Chuỗi ngọc trai” (GDVN).
Bộ trưởng QP Nhật: Trung Quốc đang đe dọa Nhật Bản bằng vũ lực (GDVN). - Bộ QP Trung Quốc: Tàu Nhật Bản “tự chạy vào tầm ngắm của tên lửa TQ” (GDVN). - TQ cáo buộc Nhật “bôi nhọ” hình ảnh của nước này (TTXVN). - Đằng sau vụ Trung Quốc “ngắm bắn” tàu Nhật (VnMedia). - Diễn viên đóng vai lính Nhật phải “chết” 8 lần/ngày (TTXVN). - “Mỹ sẽ can dự vụ radar gây căng thẳng Nhật-Trung” (TTXVN).
Hai chiến đấu cơ Nga vi phạm không phận Nhật? (TT). - Chiến đấu cơ Nga, Nhật “đối đầu” trên không (VnMedia). - Nhật Bản điều F-2 xuất kích chặn 2 chiếc Su-27 của Nga (GDVN). - Nhật Bản cam kết giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nga (PT). - Nga bác bỏ cáo buộc xâm phạm không phận Nhật Bản (VOV).
Việt Nam – Nhật Bản bạn bè thân thiết (VOV).
- Ông Nguyễn Bá Đăng mãn hạn tù (DLB). “Ông Nguyễn Bá Đăng từng là một sỹ quan trong quân đội nhân dân Việt Nam. Khi còn trong quân đội, ông đã bị đảng bộ quân sự theo dõi vì những lời góp ý. Đến năm 1989, ông trở về quê hương và chính thức tham gia đấu tranh đòi tự do dân chủ”. Mời xem lại: Ông Nguyễn Bá Đăng bị bắt (BBC). – Hồi ký Nguyễn Bá Đăng (Văn Tuyển). Hồi ký gồm 9 phần, mời bà con bấm vào các phần bên dưới để đọc tiếp.
- Lê Công Định: sự trở về mang hy vọng (BBC). “… ông Thayer nói việc thả hai nhân vật đấu tranh dân chủ mới đây cho thấy Hà Nội có thể đang muốn hợp tác với Washington để xua tan một số quan ngại về nhân quyền”. - Về một con người trong tù (DLB).

- Nguyễn Đình Ấm: Ngành công an đừng xúc phạm thiên hạ nữa! (Nguyễn Tường Thụy). “Thiết nghĩ, ngành CA nên ‘hiện đại hóa’ ngành sản xuất kịch bản, đào tạo hoặc thuê nhiều nghệ sĩ giỏi sáng tác kịch bản bắt các đối tượng kiểu Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Lê Quốc Quân, Lê Anh Hùng… đang mỗi ngày một đông đảo để đỡ quay vòng vài kịch bản quá cũ xúc phạm thiên hạ”.
- Điếu Cày bị chuyển đi Xuyên Mộc, giám thị Bố Lá vô trách nhiệm (Chuacuuthe).
- Nguyễn Văn Thạnh: Giấy mời và dân chủ (DLB). “Nên nhớ một quyền đó là ‘chúng ta có quyền im lặng, từ chối trả lời’, không cần thiết là họ hỏi gì trả lời đó. Công an có tính cù nhầy và hay hỏi nhiều câu rất vớ vẩn. Nên minh bạch. Thời buổi này không gì tốt hơn minh bạch. Trong thể chế mà tư pháp không độc lập, chính quyền trên dưới một giuột thì để bảo vệ mình không gì tốt hơn là công luận. Chính công luận sẽ làm chùn bước âm mưu khép tội bẩn thỉu”. – TÔI MUỐN ĐỐI CHẤT VỚI LÃNH ĐẠO ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM (Quỳnh Trâm).
2- Vụ án Hội đồng công luật công án Bia Sơn: Một Cuộc Chiến Ngầm (RFA’s blog). Một góc Khu du lịch sinh thái Đá Bia =>
- Âu Dương Thệ: Nội trị, đối với dân: Đàn áp trí thức, thanh niên và coi thường nhân dân! (Bài 3) (DLB). Mời xem lại: Bài 1 – Đối ngoại: Lẫn lộn giữa bạn và thùBài 2 – Nội bộ phe cầm quyền: Nguyễn Phú Trọng chủ quan khinh địch nên Nguyễn Tấn Dũng vẫn giữ ghế Thủ tướng.
- Bùi Tín: Xe bốn bánh nhãn hiệu ‘NKG’ (VOA’s blog). Nguyễn Kiến Giang đưa ra hình ảnh của một xe ô tô hiện đại có bốn bánh. Bánh thứ nhất là bánh ‘Kinh tế thị trường’,… Bánh thứ hai là bánh ‘Xã hội công dân’, … Bánh thứ ba là bánh ‘Nhà nước pháp quyền’, … Bánh thứ tư là bánh ‘Chính trị dân chủ’.”
- Đón Xuân trong nỗi ngậm ngùi (RFA). Chính quyền thì nó mạnh, … Nó cướp hết rồi. Chẳng ai còn tin vào chính quyền Việt Nam nữa. Ai tin vào chính quyền Việt Nam người đó bị bệnh tâm thần đó… Ông Đoàn Văn Vươn là dạng một anh hùng, có trình độ… 80 chục triệu người dân nhưng chỉ có một Đoàn Văn Vươn… Em cũng muốn học tập theo Đoàn Văn Vươn nhưng em chưa được như vậy”.
- Bà Hiền Đức kể tặng quà Tết ‘dân oan’ (BBC).  – Thay vì chìa ra, chúng khum lại thành nắm đấm (RFA’s blog). “Từ một thứ chủ nghĩa ích kỉ và máu lạnh như thế, người Cộng sản không biết và không bao giờ chịu cúi xuống để nhìn thấy những cuộc đời thống khổ trên quê hương, mà nỗi thống khổ này có nguyên nhân từ sự đàn áp và cai trị của họ.  Đến đây, một câu hỏi khác được nêu ra: Đất nước này sẽ đi đến đâu với một thứ chủ nghĩa vô cảm và cụt tay, què tay?” – NHỮNG CUNG BẬC NGÀY TẾT (Bùi Văn Bồng).  – Đỗ Xuân Thọ – Tết đến tôi buồn với nước non (Đỗ Xuân Thọ). – Nhâm Thìn vụt qua (TVN).
- Việt Nam trở thành “ngôi nhà ma” trên mạng Internet (NQ&TD). – Khi báo Nhân dân giới thiệu dâm thư và phim kinh dị (pro&contra).
- Hữu Thọ Hà Nôi cứ chơi trái khoáy (Trần Nhương). – Nguyễn Quốc Sơn: Bó tay.com­ (Trần Nhương).
- Đồng Phụng Việt: Hiến pháp, những “trò khỉ” và chuyện góp ý hay không (Ba Sàm). “Lẽ ra nên ngừng ‘chơi’, các bác vẫn muốn ‘gỡ gạc’ bằng cách bày thêm một ván bài nữa. Trong ván bài ‘củng cố và giữ quyền lực’, các bác không chỉ đã ‘cháy túi’ mà thiên hạ còn tỏ tường việc các bác chuyên đánh ‘bạc bịp’. Trò ‘sửa đổi Hiến pháp 1992’ do các bác bày ra giống như chuyện ‘lột nốt’ và ‘đặt cược’ bằng ‘cái quần đùi’. Nó vừa thảm hại, vừa nhiều rủi ro… Bỏ qua cơ hội cuối cùng này, các bác sẽ mất luôn cái ‘quần đùi’, hoàn toàn trần truồng, ở không được mà về cũng chẳng còn lối”. – 1599. Vì sao tôi ký? (Trần Đức Tuấn/ BS).
- Nhà báo Trần Định: Thư ngỏ gửi Giáo sư Vật lý Đàm Thanh Sơn, Đại học Chicago (Cùng viết HP). “Pháp quyền XHCN là một sáng tạo rất đặc sắc , dù rất vô nghĩa về khoa học, nhưng tránh né được phải thừa nhận là nhà nước chuyên chính (độc tài) như Hiến pháp 1980 mà vẫn là chuyên chính (độc tài). Bằng cách sử dụng xảo thuật ngôn ngữ, đặt ra một định danh không hề và không thể định nghĩa trước đó, là “pháp quyền XHCN”, dù  vô lý, mù mờ  nhưng vừa dễ nghe, dễ thuyết phục lại vừa che đậy bản chất “Chuyên chính” phản dân chủ của Nhà nước XHCN.”
- Xích Tử – Điều 4 và các nghị quyết của đảng (Dân Luận).
- Nguyễn Tiến Dũng: Hiến pháp Việt Nam: police state (Zetamu). “Ngoài tính chất Đảng trị được chỉ ra phía trên, hiến pháp Việt Nam 1992 và dự thảo 01/2013 có một tính chất rất nổi bật nữa so với các hiến pháp khác, đó là sự ôm đồm quyền lực: Đảng không những nắm chính quyền, mà còn muốn kiểm soát chặt chẽ tất tật mọi thứ trong xã hội: kinh tế, chính trị, thông tin, văn hóa, tư tưởng, giáo dục, v.v.”
- Dương Vinh Không: TRI THỨC ĐẤT NƯỚC: NIỀM TỰ HÀO HAY SỰ CAY ĐẮNG CỦA DÂN TỘC VIỆT ? (DĐCN). “Hiến pháp là nền tảng quan trọng của nhà nước, Quốc hội đã có chủ trương kêu gọi sự đóng góp ý kiến của toàn dân. Đề nghị Quốc hội hãy làm cho thật lòng, công khai các ý kiến đóng góp quan trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng.”
- Chính phủ X đang tiêu diệt Trí thức.    - Hoan hô động thái tiến bộ và “biết giữ lời” của đảng CSVN ! (DĐCN).
- Nguyên phó Thủ tướng Vũ Khoan: “Hội nhập phải làm cho người ta phục mình” (GDVN). - “Nghị quyết Trung ương 4 thể hiện sự đột phá về tư duy lãnh đạo”.
“Người như ông Nguyễn Bá Thanh sẽ không chịu bó tay!” (DT). - Bàn tay sạch (LĐ).- Lý Sinh Sự: Ăn cả con gà.
7<- Bùi Hoàng Tám: Đừng vay nợ về để… tham nhũng! (DT).
Khởi tố Phó giám đốc truyền thông ngân hàng về hành vi tổ chức đánh bạc (PT).
- Nhìn Trầm Bê để mà lo cuốn gói phòng thân… (VLB).
- Đứa nào không nhúng chàm DƠ tay lên! (DLB). – Trần Huy Thuận: Thách đối và đối lại (Trần Nhương). “QUAN THAM ĐI THAM QUAN CÀNG QUAN CÀNG THAM CÀNG THAM LẠI CÀNG QUAN/ LỆ NHIỄU THÍCH NHIỄU LỆ LẮM LỆ LẮM NHIỄU, LẮM NHIỄU THÊM LẮM LỆ/ LẠI NHŨNG TRỊ NHŨNG LẠI, CÒN NHŨNG CÒN LẠI, CÒN LẠI THÌ CÒN NHŨNG”.
- Giáp Văn Dương: Câu chuyện của niềm tin (Tia sáng). “Đất nước đã thống nhất nhưng lòng người chưa thống nhất. Di sản của mấy mươi năm chiến tranh quá đỗi nặng nề. Trong này kinh tế khó khăn. Ngoài kia Biển Đông nổi sóng. Một cuộc hòa giải, để sau đó thực sự có một sự hòa hợp Nam Bắc, trong ngoài là cần thiết hơn bao giờ hết. Muốn vậy cần xóa bỏ mọi nghi kỵ lẫn nhau giữa mọi tầng lớp xã hội. Nhiều học giả đã gọi niềm tin là một thành phần quan trọng của vốn xã hội. Khi niềm tin cạn thì vốn xã hội cũng cạn theo. Mà cạn vốn thì làm sao phát triển?
- Lê Xuân Khoa: VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 3: Chính sách Cải cách Ruộng đất (Ba Sàm). Mời xem lại bộ phim Chúng tôi muốn sống (We want to live) (MrVietphim). Nam diễn viên thủ vai đại đội trưởng Vinh trong bộ phim này là diễn viên điện ảnh Lê Quỳnh, em của GS Lê Xuân Khoa.
- Bên Thắng Cuộc – Quyền bính: Tướng Giáp (1) (Nguyễn Ngọc Chính). – Ghi chép từ Hội nghị nhà văn đảng viên 6-1979Ghi chép từ Hội nghị nhà văn đảng viên 6-1979 (tiếp) (Vương Trí Nhàn).
- Phạm Ngũ: Ngắm tranh trong khi đại tiện (Phước Béo).
- Chuối (Đào). “Có thể có ai đó vui tính bảo ‘giá chuối’ tăng 1.000% là một hình thức “phân phối lại thu nhập” giữa người giàu/người nghèo. Nhưng rất rõ ràng, chúng ta đang nhìn thấy sự bất lương, được khoe khoang công khai, với một vẻ đắc ý không thèm che dấu. Sự bất lương đã tăng còn hơn tỷ lệ 1.000%. Và sự bất lương đó, đang tồn tại trong sự bất lực của các cơ quan quản lý giá”.
“Điểm mặt” 3 công trình “nợ đọng” tại quận Hai Bà Trưng (ANTĐ).
Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự: Bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa (PLVN). - Tội phạm mua bán người đang hoành hành.  -  Ngồi tù vì bắt người trừ nợ.  - Kỳ án hiếp dâm ở Hà Đông: Cuộc đời tưởng đã mỉm cười…! (DV). “Cuộc đời tưởng đã mỉm cười với 3 thanh niên ở Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) sau 10 năm ở tù và kêu oan không biết mệt mỏi.”
- Miến Điện hứa lập ủy ban để xem xét việc phóng thích tù chính trị (VOA). – Miến Điện lập ủy ban điều tra về tù nhân chính trị (RFI). Trong quá trình xây dựng hòa giải dân tộc, cần phải giải quyết việc trả tự do cho các nhà tranh đấu chính trị hiện đang bị cầm tù”.
- VOA bác bỏ cáo buộc kích động người Tây Tạng tự thiêu (VOA).
- Biểu tình chống ô nhiễm : 3 người Trung Quốc bị chính quyền bắt giam (RFI).  - Dân Trung Quốc dùng internet chống tham nhũng (VOA).  – Trung Quốc bắt đầu hạn chế việc giam giữ trong trại “lao giáo” (RFI).
- Seoul loan báo áp dụng lệnh trừng phạt Bắc Triều Tiên của Liên Hiệp Quốc (RFI). – Triều Tiên dọa biến khu công nghiệp Kaesong thành khu quân sự (VOA). - Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên không thử hạt nhân (VOV). - Ông Kerry cảnh báo Triều Tiên về nguy cơ xung đột (TTXVN).  - Tên lửa HQ Hàn Quốc đưa tất cả mục tiêu ở Triều Tiên vào tầm ngắm (GDVN). - Triều Tiên đạt cấp độ sản xuất vũ khí hạt nhân mới (TTXVN). - Mỹ tiếp tục cấm viện trợ lương thực cho Triều Tiên (VOV). - Bắc Triều Tiên không tiếp đặc sứ Trung Quốc Vũ Đại Vĩ (GDVN).
- Các thành viên ban nhạc Nga bị tù kháng án lên Tòa châu Âu (VOA).

- Chiều 28 Tết đọc sách  (Người Buôn Gió). “Tổ quốc lâm nguy là thế nào,những người dân thường rất khó có thể thấy được điều đó. Bởi chế độ cai trị vẫn hàng ngay ra rả xuyên tạc rằng đất nước đang ổn định, đời sống nhân dân đang cao, các cuộc tổ chức vui vẫn được nhà nước cai trị tổ chức rầm rộ. Điều đó đã từng xảy ra ở hơn 90 năm trước khi mà Việt Nam dưới sự cai trị của thực dân Pháp qua một chế độ bù nhìn do chúng dựng lên. Qua cách tuyên truyền như thế, chuyện một số người không thấy tổ quốc lâm nguy là điều tất nhiên”.
- Nguyễn Ngọc Già – Đảng Cộng sản Việt Nam đừng có mơ! (Dân Luận). “Dù trường hợp nào đi nữa, những dấu hiệu tích cực vừa qua vẫn còn quá ít ỏi so với “tiềm năng to lớn” mà ĐCSVN ‘thừa sức’ để làm nhằm chứng tỏ ‘ruột gan’ của họ :D . Dân tình đã tỉnh ngủ từ lâu rồi, nếu ĐCSVN thích mơ về liều thuốc an thần, thì… hãy đợi đấy!
- Đào Tấn Phần – Trả lại chúng tôi (Dân Luận). “Có một thời chúng tôi đã có tất cả/ Giờ thì mất tất cả/ Hỡi những người anh em cộng sản vô thần ‘Bên thắng cuộc’/ Hãy trả lại chúng tôi/ Trả lại/ Trả lại/ Trả lại tất cả những gì mà trước 1975 chúng tôi đã có”.
KINH TẾ
- Phỏng vấn ông Vũ Tiến Lộc, hủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI): Khó khăn giúp ta tỉnh ngộ nhiều (TT).
GS Nguyễn Lân Dũng: Quá phi lý khi siêu thị bán cả đũa, tăm nhập khẩu (GDVN). “… một nước 90 triệu dân mà cho đến nay chưa làm được 1mg nào chất kháng sinh, vitamin, hormone và hàng loạt thuốc chữa bệnh thông thường khác …  phải nhập cả đũa, cả tăm, cả bông ngoáy tai… Tức là nói trắng ra, những “thành tích” tự tụng ca rầm trời chỉ là lếu láo hết!? Mà cứ ham chạy theo cái này, bất chấp hết: Việt Nam trượt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh (VNE). - GS Nguyễn Lân Dũng: Nhờ nông nghiệp mà ổn định (DV) nhưng không phải là vì “đã có những thành tựu lớn lao đáng ghi nhận” ông ạ.
- Huy động được 5.450 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (TTXVN).
- Lượng kiều hối đổ về Việt Nam năm 2012 tăng vượt bậc (VOA).
- Cuối năm ngẫm về trách nhiệm Bộ trưởng Bộ Xây dựng (Cafeland/VNN). - Hỗ trợ bất động sản không “quên” kiềm chế lạm phát (CP). - Nghị định về Quản lý chất lượng công trình xây dựng  (TTXVN).  - Tổ ấm cho người! (ĐTCK).
2
“Tám” chuyện tỷ giá năm 2013 (VnEco). - ATM gặp sự cố, ngân hàng bị phạt (GD&TĐ). - Tết đến, “Thượng Đế” ATM càng bị hành (DT). Cảnh hàng dài người xếp hàng đợi rút tiền càng khá phổ biến ở nhiều nơi vào dịp Tết =>
Ngân hàng Nhà nước quản chặt mua bán vàng miếng (VnMedia). - Nỗi lo suy thoái kéo giá vàng đi xuống (Cafef).
EVN nợ PetroVietnam hơn 14.000 tỉ vẫn lấy lãi ’chia nhau’ (PN Today).
- KCX Tân Thuận: Phát triển thành phố về phía Đông (SGGP).
Nữ nông dân thành doanh nhân thành đạt toàn cầu nhờ chổi chít (DV).
“Quốc lủi” lủi luật ào ào cung cấp cho Tết (KT).
Đặc sản vùng miền hút khách dịp Tết (PT).
- No đủ nhờ… phật thủ: Hàng “độc” chơi tết không lo ế (DV).
- http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/108934/quy-ty-cung-go–cuon-chi-roi-.html&#8221; target=”_blank”>Quý Tỵ cùng gỡ “cuộn chỉ rối” (VEF).
Thế giới sẽ khủng hoảng việc làm (DV). - Ở đâu đắt đỏ nhất thế giới? (DT).
- Francisco Guerrera – Trận Chiến Hối Đoái (AP/ WSJ/ Dân Luận).
- Họp thượng đỉnh về ngân sách EU (BBC). – Tranh luận gay go tại thượng đỉnh Châu Âu về ngân sách chung (RFI). - ECB sẽ giám sát tác động của đồng euro mạnh (VOV).

VĂN HÓA-THỂ THAO
288. “XI VẪN” TRONG BÀI THƠ VỀ CHÙA MỘT CỘT CỦA NHÀ SƯ HUYỀN QUANG (Hà Văn Tấn/ VSK).
Bàn cờ Phật: Phương tiện khuyến tu thú vị (KT).
Trang phục Việt thời Lý – tiền đề của “chuẩn mực thời trang Việt” (PT).
‘Câu chuyện bắt đầu từ trái tim’ (TVN).
- Nguyễn Hoàng Đức: Ngày tận thế không thể do nhân dịnh (Nguyễn Tường Thụy).
- Đã ngừng đập một trái tim điện ảnh (PN Today). – Ngậm ngùi đưa tiễn đạo diễn Hải Ninh về trời (Quê Choa).
- Năm Tỵ nói chuyện rắn trong dân gian (RFI).
- ĐẶC SẢN TẾT ĐẤT MŨI – CÀ MAU (Bùi Văn Bồng).
3<- Nghệ sĩ Văn Thọ mở “Mùa xuân Kinh Bắc” tại Đền Lý Bát Đế (TTVH). 
Giọng hát Việt – Kết thúc “có hậu”! (TT).
- Tết Xưa và Nay (RFA).  – Tết truyền thống của người Hrê (TCPT).
- SẮC LỬA HOA ĐÀO (Bùi Văn Bồng).
- Chuyện lì xì (Chuacuuthe).
- Khai mạc chương trình lễ hội Đường sách năm 2013 (TTXVN).
- ÔNG “LẮM ĐIỀU”- Truyện ngắn của Mai Tiến Nghị (Cua rận).
- Hàng cực “độc” cho năm Quý Tỵ ở Phố núi (DT).
- Nghệ nhân kể chuyện làm cây kiểng hình… máy bay đón tết (DV).
- Cáp treo Bà Nà đạt 4 kỷ lục guinness (VTC).
- Sebastian Fitzek: Truyện ngắn kinh dị: Giết nó đi! (Phan Ba).
- Viện bảo tàng Guimet Paris vinh danh nghệ thuật Cải Lương của Việt Nam (RFI).
Tranh lụa Nguyễn Phan Chánh trên báo Pháp cách đây 81 năm (VOV).
- Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 63 khai mạc (RFI).
- Nga tổ chức chương trình đặc biệt đúng một năm trước Thế Vận Hội mùa đông Sotchi (RFI).
Bóng đá Việt: Bầu “vỡ”, giải loạn, cầu thủ nằm nhà (DV).

- MÙA XUÂN TRONG MẮT (Nguyễn Trọng Tạo).
- PHỐ HIẾN LẦN ĐẦU (Văn Công Hùng).
- Tửu lượng của…Voi (Hiệu Minh).
- http://www.voatiengviet.com/content/phim-di-lac-o-thai-lan-thu-hut-nhieu-du-khach-trung-quoc/1599495.html&#8221; target=”_blank”>Phim ‘Đi Lạc ở Thái Lan’ thu hút nhiều du khách Trung Quốc (VOA).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Luật Giáo dục Đại học đi vào cuộc sống – bước tạo đà cho giáo dục đại học phát triển (GD&TĐ).
- Bạn tôi viết (8): Toa thuốc cho một nền giáo dục đàng hoàng (Anh Vũ). “Mong muốn số 1 : nghề giáo được xem là một nghề chuyên nghiệp. Mong muốn số 2 : tập trung vào việc dạy người. Mong muốn số 3 : khống chế sự mất giá trước xã hội của ngành giáo dục”.
Tiết Sử Việt cuối năm ở trường quốc tế Việt – Mỹ (VNN).
Tuyển giáo viên nên để các trường tự quyết (VNN). - Ba thầy giáo tuổi rắn được học trò ngưỡng mộ (Zing/ Infonet).
Cậu học trò xứ Thanh và bí quyết giành giải Nhất Toán quốc gia (DT). - Gặp cậu bé “vàng” hai lần giành giải Nhất quốc gia môn Tin học.
- Hà Nội sẽ ban hành mức trần thu tiền dạy thêm (GD&TĐ).
4“Thưởng Tết” giáo viên bằng… gói bột ngọt (DT). - Trường mầm non thưởng Tết bằng… nải chuối cau (TP/ Zing).  =>
- Giáo viên tố quyền hiệu trưởng bị đe dọa (DV).
- Quảng Nam: Trao học bổng cho sinh viên, học sinh nghèo (DV).
- Du học sinh và vui buồn đón Tết xứ người (DT).
- Học bổng thạc sỹ Fulbright năm học 2014 – 2015 (GD&TĐ).
- Cùng con chọn tương lai (NLĐ).

- Phiếu bé ngoan (Phước Béo).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Người Hà Nội ra đường luộc bánh Chưng (GD&TĐ). – Tình hàng xóm bên nồi bánh chưng tập thể (DT).
Ðón tết ở vùng lũ xứ Thanh (DV).
Năm Tỵ kể chuyện “đệ nhất” rượu đẻn (DV). - Nhộn nhịp chợ gốm sứ vỉa hè ngày giáp Tết (PT). - Tự thêu tranh, thiết kế lịch làm quà tết (VEF).
Xuôi ngược thương hồ (SGGP). Tết này ở tây Trường Sơn (GDTĐ). - Đường 1A ùn tắc trầm trọng, dòng người chật vật rời Thủ đô (DT).
- Buồn khi Tết quá dài? (FB Dung Le/ HDTG).
- Chàng “xe ôm Tây” kể chuyện Tết ở Việt Nam (DT).
Công dân quốc tế (TT). - Ấm cúng Tết Việt trên đất Mỹ (DT).  – Người Việt tại quận Cam đón Tết Quý Tỵ (RFA).
5<- Cần Thơ: Giật mình mứt táo có hạt bằng… nhựa (TN/ DV). – ĐB Trần Thị Quốc Khánh: Thực phẩm bẩn dẫn đến chết người (PN Today).
- Hà Nội: Va chạm với xe chở rác, Phó trưởng công an phường tử nạn (DT).
- Thương cảnh “gà trống” nuôi hai con sinh đôi 7 tháng tuổi (DT).
‘Dị nhân’ xứ Quảng 80 năm không… mặc áo (Zing).
- Bí quyết trường thọ của cặp đôi trên 100 tuổi (DV).
- Quán ăn ở Việt Nam: Những hình ảnh giết thịt khỉ rùng rợn (Der Spiegel/ Dân Luận). – Giáo sư Mỹ bị đòi đuổi việc vì chê VN (BBC).
- Cầy hương gốc Việt về quê trước Tết (BBC).
- Kẹt tiền, tờ báo hàng đầu của Mỹ tính bán trụ sở (DT).
- Vì sao nữ giới TQ thuê bạn trai giả? (BBC). – Cuộc ‘xuân vận’ ở Trung Quốc lên tới đỉnh điểm (VOA).

QUỐC TẾ
- Tunisia : từ ám sát chính trị đến khủng hoảng chế độ (RFI).  - Khủng hoảng chính trị tại Tunisia sau vụ sát hại một lãnh đạo đối lập (RFI).  – Tunisia bất ổn sau vụ giết hại một chính trị gia (VOA). – Tunisia thành lập tân chính phủ sau vụ sát hại thủ lĩnh đối lập (VOA).
- Mỹ: Các biện pháp chế tài mới nhằm thúc đẩy Iran đàm phán (VOA). – Iran từ chối đối thoại hạt nhân trực tiếp với Mỹ (VOA). - Tổng thống Iran dọa “san bằng Israel khỏi mặt đất” (TTXVN). - Iran khởi động dây chuyền “nhân bản” máy bay do thám thu của Mỹ (GDVN). - Lãnh đạo Iran: Không đàm phán với Mỹ dưới áp lực (GD&TĐ).
6Syria: Giao tranh ác liệt tại thủ đô Damascus (SGGP). - Giao tranh tiếp diễn tại thủ đô của Syria (VOA). =>
- LHQ cân nhắc việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Mali (VOA).
Chính đảng đối lập Pakistan kêu gọi đàm phán với Taliban (VOV).
- http://www.voatiengviet.com/content/y-si-khong-bietn-gioi-canh-bao-khung-hoang-nhan-dao-o-bang-rakhine/1599293.html&#8221; target=”_blank”>Y sĩ Không Biên giới cảnh báo về khủng hoảng nhân đạo ở bang Rakhine (VOA).
- Tokyo: Chiến đấu cơ Nga xâm phạm không phận Nhật (VOA).
- Ba Lan dẫn độ về Nga cựu Phó Công tố Ignatenko (TTXVN).
- Tai nạn thảm khốc ở Zambia, 53 người thiệt mạng (TTXVN).
- Số tử vong vì sóng thần ở quần đảo Solomon tăng lên 9 người (VOA).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 07/02/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 07/02/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 07/02/2013; + Tài chính tiêu dùng – 07/02/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 07/02/2013; + Trò chơi âm nhạc – 07/02/2013; + Nhịp đập 360 độ thể thao – 07/02/2013; + Thể thao 24/7 – 07/02/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 07/02/2013; + Cuộc sống thường ngày – 07/02/2013; + Thời sự 12h – 07/02/2013; + Thời sự 19h – 07/02/2013.

1599. TRUNG QUỐC TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH QUÂN SỰ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ tư, ngày 6/2/2013

TRUNG QUỐC TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH QUÂN SỰ

TTXVN (Niu Yoóc 1/2)
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong thập kỷ 60 hoặc 70 của thế kỷ trước, các nước đặt mua xe tăng, tàu chiến hoặc máy bay của Trung Quốc rất có thế đẩy binh sĩ của họ vào tình thế nguy hiểm gấp đôi vì phải chống lại kẻ thù bằng các loại vũ khí trang bị rẻ tiền bắt chước từ các loại vũ khí trang bị của Liên Xô vốn không có độ tin cậy cao. Nhưng hiện nay tình hình đó đã hoàn toàn thay đổi, như cuộc triển lãm hàng không lần thứ 9 của Trung Quốc đã khẳng định với các nước tham gia cuộc triển lãm.

Trung Quốc đang dần dần thay thế các loại máy bay, rađa, tên lửa và các trang thiết bị khác bắt chước của Nga trước đây bằng các loại vũ khí chất lượng cao do Trung Quốc tự sản xuất. Thực tế phần lớn các loại vũ khí trang thiết bị quân sự của Trung Quốc có nguồn gốc của Nga hoặc Ucraina, nhưng các kỹ sư và các nhà sản xuất Trung Quốc đã học được rất nhiều từ các loại vũ khí trang bị đó. Cuộc cách mạng công nghiệp quân sự của Trung Quốc đã đến tuổi trưởng thành. Không cần lấy dẫn chứng nào hơn bằng cuộc triển lãm hàng không Chu Hải gần đây, từ trước đến nay đây là cuộc triển lãm lớn nhất, quy mô nhất, tổ chức tốt nhất và thân thiện nhất. Cuộc triển lãm này có thể góp phần làm tăng cảm giác tự hào của người Trung Quốc về vai trò đang nổi lên của họ trong việc cân bằng địa chiến lược của thế giới. Một nhà phân tích quốc phòng của Mỹ từng tham dự các cuộc triển lãm Chu Hải từ lâu cho biết Trung Quốc có rất nhiều loại vũ khí mà ông ta chưa bao giờ thấy từ trước đến nay: Nhìn chung, cuộc triển lãm Chu Hải 2012 đã phát triển trên cơ sở các loại vũ khí của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và xu hướng đó có thể thấy rõ từ năm 2004: ngân sách chi cho các hệ thống vũ khí tên lửa và máy bay tăng gấp nhiều lần để thúc đẩy sự cạnh tranh trong nước, các chu kỳ phát triển nhanh hơn và tung các sản phẩm ra các thị trường tràn ngập vũ khí nước ngoài. PLA có thể mua các loại vũ khí mới xuất hiện, nhưng Trung Quốc cũng có khả năng nhanh chóng chào bán hầu hết các loại vũ khí mới đó. Trung Quốc cũng đang cố gắng đóng vai trò hàng đầu như một cố Vấn dày dạn kinh nghiệm cho nhiều nước khác. Pháp, Đức, Pakixtan, Nga và Tandania đã tham gia Hội nghị Huấn luyện Chuyến bay Quân sự (MF-TC 2012) được tổ chức tại Chu Hải ngày 11-12/11 do Lực lượng không quân PLA (PLAAF) và Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) tài trợ.
Nhưng có một vấn đề không rõ ràng về thành phần quốc tế tham dự triển lãm hàng không Chu Hải như trước đây. Các quan chức chính phủ Mỹ cho biết một phái đoàn của Chính phủ Xuđăng tham dự triển lãm để đặt mua các loại vũ khí. Hơn 10 năm qua, Trung Quốc đã và đang tăng cường cung cấp các loại vũ khí cho một số quốc gia châu Phi nhằm giành quyền khai thác các khu Vực dầu lửa mà bỏ qua những lời tố cáo của quốc tế về các vụ vi phạm nhân quyền của Xuđăng và nhiều nước châu Phi khác. Xuđăng, từng mua của Trung Quốc 20 máy chiến đấu Fantan (MiG- 19) hay Q-5/A-5C và 6 máy bay chiến đấu/huấn luyện Hongdu JL-8/K-8, và hiện đang đặt mua 12 máy bay chiến đấu Thần sấm FC-1 Xiaolong/JF- 17. Ông Richard Fisher, chuyên gia cao cấp về các Vấn đề quân sự châu Á thuộc Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế, cho biết vấn đề là Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn về máy bay, bởi vì phần lớn vật liệu của chúng không tốt. Mặc dù giá của Trung Quốc tương đối rẻ, nhưng thị trường đang tràn ngập các đối thủ cạnh tranh với giá cả hợp lý, chẳng hạn loại máy bay chiến F-16 và Gripen. Ngoài ra, hầu hết các nước sẽ không mua máy bay chiến đấu của Trung Quốc bởi vì chúng có nhiều nhược điểm và những nước không đủ khả năng mua các loại máy bay tốt hơn nên họ buộc phải mua các máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Nhưng nhiều nước châu Phi sẽ mua một số phương tiện thậm chí rẻ hơn và đơn giản hơn để dễ sử dụng. Triển lãm là nơi tạo thuận lợi cho Trung Quốc bán các máy bay chiến đấu/huấn luyện K-8. Ông Richard Bitzinger, cựu chuyên gia phân tích của CIA, khẳng định hầu hết các nước không có khả năng hoặc không thể hoạt động các loại máy bay hiện đại hơn có thể thực sự không cần chúng và loại máy bay hạng nhẹ K-8 của Trung Quốc sẽ đáp ứng nhu cầu của họ để trang bị cho lực lượng không quân. Các máy bay chiến đấu của Trung Quốc vẫn đang ở trong tình trạng: máy bay quá đắt đối với các nước thực sự nghèo và quá kém đối với các nước đang phát triển muốn có các hệ thống vũ khí của phương Tây. Cuộc triển lãm trưng bày nhiều loại máy bay như: máy bay ném bom tầm trung H-6; các loại máy bay trực thăng Z-8 và Z- 9; máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không KJ-200, Y-8 và các máy bay chiến đấu JF 17/FC-1 và J-10. Nhưng có một số bất ngờ trong cuộc triển lãm như sau.
Lần đầu tiên AVIC trưng bày một số mô hình máy bay mới như: máy bay tàng hình J-31; máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) Wing Loong. Máy bay UCAV giống như máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ. Cuộc triển lãm cũng trung bày 4 loại vũ khí chưa từng thấy trước đây: bom dẫn đường chính xác YZ-102A; tên lửa không đối đất BA-7 được điều khiển bằng tia lade bán tự động; bom điều khiển loại nhỏ LS-6/50 kg và bom được điều khiển bằng tia lade YZ- 121. Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc cho biết các máy bay chiến đấu không người lái Loong Wing bán trên thị trường quốc phòng quốc tế với giá 1 triệu USD, trong khi mỗi máy bay Reaper của Mỹ bán với giá 37 triệu USD. Trung Quốc đã thử nghiệm máy bay UCAV một thời gian, bao gồm mô hình máy bay CH-4 của Tổ hợp Công nghệ và Khoa học Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC). Máy bay CH-4 có thể bay ở độ cao trung bình và có thể mang bom điều khiển bằng tia lade không đối đất tầm ngắn AR-1. Một quan chức của CASC cho biết máy bay CH-4 có tầm bay 3.500 km, độ cao tối đa 8 km và có thể tiếp tục hoạt động trên không 30 giờ. Trong số danh mục máy bay mới tại cuộc triển lãm có mô hình và tài liệu của các loại máy bay UAV mới như Platypus, Avant Courier! và Bateleur của AVIC, nhưng không có sẵn thông tin về các máy bay này.
Các động cơ và máy bay không người lái mới: Trong thời gian kỷ niệm sáng kiến đổi mới UAV cúp quốc tế của AVIC ngày 14/11, Trung Quốc trình chiếu một cuộn băng video về máy bay UCAV Shark đang tấn công tàu sân bay Vikramaditya của hải quân Ấn Độ. Mặt dù có những cải tiến về khung máy bay và những tiến bộ đột biến về kỹ thuật sản xuất hàng không, nhưng ngành công nghiệp hàng không quân sự của Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào các loại động cơ của Nga và Ucraina. Phần còn lại mà các nhà sản xuất của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc phải làm chủ là động cơ phản lực hiệu suất cao. Nhưng có nhiều dấu hiệu thay đổi về Vấn đề này. Trong thời gian diễn ra triển lãm Chu Hải, AVIC công bố các kế hoạch chế tạo động cơ phản lực cánh quạt đẩy để thay thế động cơ AI-22K-25 của Ucraina và trang bị trên các máy bay huấn luyện
chiến đấu hiện đại Hongdu L-15 Hunting Eagle. Các quan chức AVIC cũng tiết lộ các kế hoạch sửa đổi máy bay L-15 thành loại máy bay không người lái tấn công mục tiêu cơ động được gọi là máy bay không người lái Blue Fox. Được cung cấp lực đẩy bằng hai động cơ phản lực tuabin thu nhỏ, Blue Fox sẽ dựa trên cơ sở hình dạng khí động lực của máy bay L-15 và được thiết kế thông qua các sửa đổi thích nghi với thân máy bay, lượng không khí và đuôi thẳng đứng. Máy bay L-15 được dựa trên cơ sở máy bay Ya-130 của Nga.
Các loại tên lửa mới: Trong số những bất ngờ lớn nhất của triển lãm là các loại tên lửa mới xuất hiện của Trung Quốc. Phần lớn các tên lửa đó được sửa đổi từ các tên lửa không đối không thành đất đối không hoặc tên lửa chống bức xạ. Ví dụ, Trung Quốc có các tên lửa chống bức xạ không đối đất AVIC LD-10 có tầm bắn 60 km. Dựa trên cơ sở tên lửa không đối không tầm trung hiện đại SD-1 OA, tên lửa LD-10 có thể được trang bị trên các máy bay JF-17. Chưa biết tại sao tên lửa này chỉ được trang bị trên các máy bay JF-17, bởi vì máy bay này là một trong những máy bay chiến đấu có thể được xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc. Tên lửa đất đối không SD-10A không hề giống chút nào loại tên lửa LD-10. Thực tế, nó trông giống nhiều hơn các tên lửa Standard do công ty chế tạo vũ khí Raytheon của Mỹ sản xuất.
Đáng chú ý, điểm nổi bật của triển lãm Chu Hải là sự phát triển từ 2 lên 4 công ty Trung Quốc có thể sản xuất các loại vũ khí tấn công chính xác để trang bị trên các máy bay Trung Quốc. Các ngành công nghiệp miền Bắc (NORINCO) và các tập đoàn chế tạo vũ khí của miền Nam đã tham gia các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Trung Quốc và tập đoàn Lạc Dương của AVIC để chế tạo các thế hệ bom chính xác, Các ngành công nghiệp phía Bắc và phía Nam đề nghị sản xuất loại vũ khí giống như vũ khí AGM-154 của tập đoàn Raytheon của Mỹ. NORINCO cũng cho biết họ đã sản xuất loại bom Tiange-1000 có trọng lượng 1.050 kg, được điều khiển bằng lade và có khả năng thâm nhập nhập sâu mục tiêu và hình dáng tương tự loại bom thâm nhập sâu GBU-28 có trọng lượng 2.132 kg của Mỹ. Loại bom này cũng là sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, từ đó sẽ thách thức Mỹ và các đồng minh châu Á của Mỹ để nghiên cứu các biện pháp mới nhằm củng cố các căn cứ vững chắc.
***
TTXVN (Prêtôria 2/2)
Trang mạng AllAfrica có bài phân tích cho rằng mặc dù còn chập chững trong công nghệ chế tạo và vận hành tàu sân bay, những tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc trong lĩnh vực này có thể khiến Mỹ gặp khó khăn trong kế hoạch triển khai lực lượng tại Thái Bình Dương.
Cách đây mới vài tháng, thế giới hay tin Trung Quốc đưa tàu sân bay đầu tiên của họ – mang tên Liêu Ninh – vào thử nghiệm. Khi Liêu Ninh được hạ thủy, các chuyên gia hải quân quốc tế cho rằng nó sẽ phải nằm không ngoài biển một thời gian trước khi Hải quân Trung Quốc đủ sức tiến hành các cuộc cất cánh, chứ chưa nói gì đến việc hạ cánh, trên con tàu mới mẻ này.
Nhưng thật ngạc nhiên, mới đây, Tân Hoa xã – hãng tin chính thức của Trung Quốc – đã tuyên bố rằng một máy bay chiến đấu J-15 đã hạ cánh thành công xuống chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này sau khi cất cánh lần đầu tiên cũng từ chính con tàu này. Sau chuyến bay thử thành công, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã hãnh diện phát đi những hình ảnh cả về hoạt động cất cánh lẫn hạ cánh nói trên. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, các phương tiện thông tin đại chúng do nhà nước quản lý hôm đó cũng đã phải thông báo về cái chết của tổng công trình sư của J-15, ông La Dương, ngay sau khi quan sát cuộc hạ cánh lần đầu tiên trong lịch sử của chiếc máy bay do ông chế tạo xuống chiếc tàu sân bay này.
Theo tờ “The New York Times” và các nguồn tin khác, chiếc J-15 do Trung Quốc thiết kế và chế tạo là loại máy bay chiến đấu đa mục đích thế hệ đầu tiên phục vụ tàu sân bay và là loại có thể mang các loại tên lửa chống hạm, không đối không và không đối đất cũng như có thể thực hiện các cuộc ném bom chính xác nhờ hệ thống dẫn đường. Theo Tân Hoa xã, máy bay J-15 có thể sánh ngang với máy bay Su-33 của Nga hay F-18 của Mỹ. Cho đến khi bay thử thành công, các phi công lái máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bị quản thúc để thực hiện các cuộc hạ cánh mô phỏng trên tàu sân bay, được tiến hành trên các đường băng thiết kế trên mặt đất.
Theo các phi công trên tàu sân bay, việc cất cánh cũng như hạ cánh trên biển không hề giống như trên mặt đất. Trước tiên là việc mặt đất. không bồng bềnh như mặt biển và sau đó là việc phi công phải sử dụng rất nhiều chỉ dấu bằng mắt thường khi rađa không thể chỉ dẫn cho họ cách trở về căn cứ.
Hạ cánh xuống một tàu sân bay khó hơn nhiều so với việc cất cánh. Để có thể cất cánh, chiếc phi cơ bị khóa vào một thiết bị phóng hơi nước, nơi áp lực không khí được xác định một cách chính xác trong thiết bị này. Sau đó, viên phi công sẽ tăng ga để chuẩn bị cho việc cất cánh. Sau công đoạn này, chỉ cần để cho các quy luật vật lý thực hiện nốt các nhiệm vụ còn lại. Tuy nhiên, việc hạ cánh trở lại con tàu lại là một công việc phức tạp. Người ta sẽ phải bố trí sao cho máy bay có thể đáp xuống theo một góc độ không quá cao nhưng cũng không quá thấp, với tốc độ không quá nhanh nhưng cũng không quá chậm trong khi hướng một cách chính xác tới tọa độ định sẵn – và các thao tác này hầu như phải được thực hiện một cách đồng thời. Ngoài ra, việc hạ cánh trong chiến trận còn khó hơn cả hạ cánh về ban đêm.
Tuy nhiên, từ nay trở đi Trung Quốc sẽ bắt đầu bằng việc luyện tập nghiêm túc với “những đồ chơi mới” của họ – càng nhiều lần càng tốt – để mọi thứ phải hoạt động và vận hành ăn khớp với nhau. Theo Tân Hoa xã, chiếc tàu sân bay mới của họ vẫn đang ra khơi với nhiều cuộc thử nghiệm công nghệ từ cuối tháng 9 và đã thực hiện được hơn 100 cuộc huấn luyện và thao diễn.
Hồ sơ của Liêu Ninh cho thấy boong tàu được thiết kế theo kiến trúc bao-lơn đặc biệt nhằm cải thiện khả năng cất cánh. Nó được thiết kế lại từ con tàu mang tên Varyag, chưa hoàn thành và bị xếp xó dưới thời Liên Xô. Khi Trung Quốc mua con tàu này từ Ucraina, một trong những ý tưởng được đưa ra là biến nó thành một sòng bạc hay một khách sạn nổi chứ ít ai nghĩ sẽ biến nó thành một tàu sân bay.
Các chuyên gia quân sự cho rằng mặc dù Trung Quốc đã đạt được thành tựu to lớn, họ vẫn phải xây dựng được một đội ngũ phi công và kỹ thật viên có khả năng bảo đảm cho các máy bay chiến đấu trên tàu có thể hoạt động trong các điều kiện dại dương khác nhau. Họ cũng cần phải phát triển khả năng vận hành con tàu của mình dọc theo các con tàu khác trong một đội hình các chiến hạm. Liêu Ninh ở tình trạng hiện nay vẫn chưa thể tham chiến một cách thực sự. Ngoài ra, một tàu sân bay, xét cho cùng, chỉ là đồ trưng bày nếu nó chỉ có một máy bay để phục vụ. Trung Quốc cần phải có ba tàu sân bay mới có thể duv trì sự hiện diện thường xuyên trên biển. Theo một số báo cáo mới đây, Trung Quốc đang chế tạo thêm một số tàu sân bay nữa tại các nhà máy đóng tàu trong khu vực Thượng Hải.
Các nhà phân tích quân sự phương Tây cho rằng Hải quân Trung Quốc đang được hiện đại hoá với tốc độ nhanh hơn trong các binh chủng khác của quân đội nước này. Khi được trang bị đầy đủ, Liêu Ninh sẽ có thể chứa tới 50 máy bay phản lực và một số máy bay trực thăng khác. Ngoài ra, có vẻ gần như chắc chắn là Trung Quốc đã xác định rằng lực lượng hải quân của họ sẽ đóng vai trò then chốt trong kể hoạch triển khai lực lượng quân sự trong những thập kỷ tới, và địa bàn tác chiến chính của lực lượng này sẽ là Thái Bình Dương. Trong trường hợp đó, kẻ thù tiềm tàng số một của lực lượng này sẽ là Hải quân Mỹ. Mỹ hiện có 11 tàu sân bay khổng lồ đang trấn giữ tại các vùng có tầm quan trọng chiến lược. Anh, Ấn Độ, Braxin, Thái Lan, Tây Ban Nha, Nga và Pháp mỗi nước đều có một tàu sân bay, trong khi Italia có tới hai tàu. Tuy nhiên, Liêu Ninh là một con tàu lớn. Nó chỉ ngắn hơn khoảng 30 mét so với con tàu lớp Nimitz của Mỹ và lớn hơn nhiều so với tất cả những con tàu đang hoạt động không phải của Mỹ.
Cuộc cất cánh và hạ cánh thành công từ một tàu sân bay của Trung Quốc diễn ra giữa lúc Mỹ tiếp tục chính sách “chuyển hướng” sang Đông Á, xa rời cuộc can dự từ một thập kỷ nay tại Ápganixtan, đặc biệt là sau khi nước này thoát khỏi chiến dịch quân sự không mang lại kết quả nào tại Irắc. Khác với khu vực trên, Đông Á là khu vực có các nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới, nơi tồn tại một loạt bất đồng về lãnh thồ chưa được giải quyết trong đó có các cuộc tranh cãi về một loạt các quần đảo ở Biển Đông, các đảo nhỏ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Và cái chính là các nguồn tài nguyên chưa được khai thác như hải sản, dầu mỏ và khí đốt…
Trong mấy năm qua, hầu hết các nước láng giềng và một số nước gần Trung Quốc đã lên tiếng về tình trạng căng thẳng ngày một gia tăng trước những tham vọng của nước này. Tranh chấp xung quanh một số quần đảo như Senkaku/Điếu ngư đôi khi dẫn đến các hành động gay gắt, trong đó có cuộc biểu tình dẫn đến bạo lực ở Bắc Kinh chống lại việc làm ăn với Nhật Bản. Bất cứ sự căng thẳng nào như vậy đều có thể trở thành một vấn đề nan giải nếu xét đến sự kiên kết chặt chẽ giữa các cường quốc kinh tế như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc.
Nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng nguy cơ về một cuộc xung đột tại eo biển Đài Loan luôn nằm trong trọng tâm của chiến lược hiện đại hoá Hải quân Trung Quốc. Khả năng xảy ra xung đột dường như vẫn nằm ở vị trí trung tâm trong học thuyết chiến lược quân sự và kế hoạch của Trung Quốc. Nhưng ít nhất về mặt công khai, cả Trung Quốc lẫn Mỹ sẽ tiếp tục từ bỏ bất cứ mối quan tâm công khai nào trong cuộc ganh đua quân sự tại Thái Bình Dương. Là con nợ khổng lồ của Trung Quốc, Mỹ có thể sẽ gặp khó khăn trong kế hoạch triển khai lực lượng trong khu vực này.
Bốn năm tới có thể là khoảng thời gian quyết định để tạo ra một kiểu quan hệ mới giữa Mỹ và Trung Quốc. Rất may là hai nước này sẽ không phải đối chọi với các ý tưởng của một tổng thống như Mit Romney, người đang tỏ ra nôn nóng trong việc xử lý vấn đề tỷ giá hối đoái với Trung Quốc, điều có thể dẫn tới một cuộc xung đột lớn mang tính chất ăn miếng trả miếng về mặt thương mại giữa nền kinh tế số một và số hai của thế giới.
Ông Obama từng sống nhiều năm tại Inđônêxia và Haoai, và thích gọi mình là Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ. Trong khi đó, ông Tập Cận Bình đang trong quá trình thâu tóm quyền lực cả trong đảng lẫn trong chính quyền, một quá trình dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 3/2013. Ông Tập cũng từng có kinh nghiệm đối với các vấn đề trong khu vực Thái Bình Dương, đặc biệt là về nền nông nghiệp Mỹ, khi ông còn làm một quan chức cấp tỉnh. Có thể, hai ông sẽ cùng chia sẻ nhiệm kỳ bốn năm tới để xây dựng một quan hệ chính trị vững chắc hơn, Và chắc hẳn là họ nên làm như thế.
***
TTXVN (Ángiê 2/2)
- Ngày 27/11/2012, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc chính thức thông báo máy bay tiêm kích J-15 của lực lượng không quân hải quân đã hạ cánh thử nghiệm thành công xuống tàu sân bay Liêu Ninh, tức chưa đây hai tháng sau khi chiếc tàu này được bàn giao cho lực lượng hải quân. Đồng thời, kênh truyền hình Nhà nước CCTV phát đi một phóng sự dài cho thấy một chiếc J-15 hạ cánh rồi cất cánh và những hình ảnh đó được truyền đi khắp thế giới qua mạng Youtube. Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích Francis Daho của tạp chí “Đại Tây Dương”, đối với quân đội Trung Quốc, đây mới chỉ là bước đi đầu tiên trên một chặng đường dài.
Để phản bác lại những lời cáo buộc cho đây là hình ghép mỗi khi nước này công bố sáng chế hay tiến bộ công nghệ và máy bay tiêm kích J- 15 của Trung Quốc giống hệt loại Su-33 của Nga, CCTV nói rằng chiếc máy bay tiêm kích trên tàu Liêu Ninh là do “các kỹ sư Trung Quốc tự thiết kế và chế tạo” và sở hữu trí tuệ.
Và rõ ràng là để ám chỉ quyết tâm trong tương lai sẽ làm sao để tàu sân bay Liêu Ninh có khả năng triển khai sức mạnh và vai trò răn đe đối với tàu sân bay Mỹ có mặt ở vùng giáp ranh với Trung Quốc, CCTV nói rõ J-15 có thể thực hiện các phi vụ ngày cũng như đêm, và nói thêm rằng loại máy bay này có thể mang vũ khí hạt nhân.
Điều không thể phủ nhận là quãng thời gian rất ngắn giữa lễ tiếp nhận tàu Liêu Ninh và và vụ hạ cánh đầu tiên khiến phần lớn các nhà quan sát phải ngạc nhiên vì họ vốn nghi ngờ hiện trạng phát triến loại máy bay J-15, thậm chí cả về năng lực của phi công. Như vậy, cần phải tổng kết các tiến bộ của lực lượng không quân hải quân Trung Quốc và lường trước sẽ có thêm bước tiến nào khác, về kỹ thuật cũng như trong lĩnh vực thiết kế sử dụng tàu sân bay. Bối cảnh lúc này không phải là đơn giản. Việc kênh truyền hình Nhà nước quảng bá rộng rãi sự kiện này sẽ thúc đẩy
nhanh việc phát triển lực không  quân cho tàu sân bay. Tuy nhiên, các sự cố hay tai nạn – vốn không thể tránh khỏi trong quá trinh làm chủ tri thức và kỹ thuật phức tạp như vậy và cũng thường là khá giống nhào lộn – có nguy cơ làm suy yếu khả năng răn đe của loại công cụ mà Hải quân Trung Quốc muốn tạo ra.
Để xác định tính chất của những tiến bộ nhanh chóng mà lực lượng không quân hải quân Trung Quốc đạt được, ông Andrew Erickson, chuyên gia thuộc trường hải quân Mỹ, dân lời một sỹ quan Hải quân Mỹ nói trong một bài viết đăng trên tờ “Wall Street Journal”: “Đó là cây số đầu tiên trong cuộc chạy việt dã của một vận động viên mới tham gia thi chạy đường dài. Người ta có thể hoặc thấy có tiến bộ bắt đầu từ con số không, hoặc xem cần phải chạy nốt số 41 cây số còn lại như thế nào.” Con đường dẫn tới một đội tàu sân bay có khả năng tác chiến sẽ phải trải qua hai loại khó khăn: thiết lập một môi trường chung, không những về hậu cần (tổ chức hạm đội, duy trì năng lượng, tiếp chế) mà cả về chiến thuật (nghiên cứu học thuyết và khái niệm sử dụng), cộng với công tác đào tạo và huấn luyện đội thủy thủ và đội ngũ phi công.
Trong lĩnh vực cuối cùng nêu trên, nếu muốn đi nhanh có thể sẽ vấp phải đòi hỏi về an ninh và sự thận trọng do ban lãnh đạo chính trị áp đặt nhằm tránh để sảy ra tai nạn có thể gây ra hậu quả tiêu cực đối với hình ảnh -  lúc này vốn không phải không có tỳ vết – về lực lượng không quân hải quân mới mẻ của Trung Quốc. Nhưng tất cả các phi công trên tàu sân bay, dù họ là ai, đều biết rằng muốn đạt được tiến bộ về kỹ thuật hạ cánh
vốn rất nguy hiểm, nhất là vào ban đêm hay trong thời tiết xấu, phải sẽ phải trả giá cao về rủi ro và tai nạn, cộng với thiệt hại về người trong huấn luyện cao hơn rất nhiều so với thiệt hại trong các binh chủng đặc biệt khác.
Các nhà lãnh đạo Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng phải nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là các mối nguy hiểm không thể tránh khỏi đi liền với nỗ lực đuổi kịp người đi trước và bên kia là sự thận trọng về chính trị để giữ gìn hình ảnh, nhưng lại không có lợi ở chỗ làm gia tăng khoảng cách giữa kỹ năng của phi công Trung Quốc và kỹ năng mà không quân hải quân Mỹ có được nhờ kinh nghiệm rút ra được sau nhiều thập kỷ cùng với nhiều thiệt hại về người trong huấn luyện và các chiến dịch tác chiến thật. Đối với các chỉ huy quân sự và các nhà lãnh đạo chính trị Trung Quốc, duy trì hướng đi trung dung có hiệu quả sẽ càng khó thực hiện hơn khi tàu sân bay phát triển trong thời bình. Đó là lúc dư luận ít có thiên hướng chấp nhận những thiệt hại liên tiếp về người hơn. Trong khi đó, các phương tiện tuyên truyền của đối phương sẽ chộp lấy cơ hội, mỗi khi xảy ra tai nạn, để đặt lại vấn đề đối với năng lực tác chiến của tàu sân bay của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, con át chủ bài của Hải quân và công cụ mang tính biểu tượng để Bắc Kinh nâng cao uy tín của mình trong khu vực và rộng hơn thế.
Vậy Trung Quốc cần có bao nhiêu tàu sân bay và để làm gì ? Trong môi trường căng thẳng với các cuộc tranh cãi về chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) hay với Nhật Bản, cộng với sự có mặt gây khó chịu của các tàu sân bay thiện chiến của Hải quân Mỹ, với những phi công đều đã thực hiện ít nhất 500 lần hạ cánh trong bốn năm đào tạo, lúc này có thế tàu sân bay Liêu Ninh, tuy trở thành nơi tiến hành thử nghiệm, cũng sẽ được sử dụng để khẳng định uy tín và sức mạnh của Trung Quốc. Loại sứ mệnh đó chỉ có thể thực hiện được khi toàn bộ số phi công của một phi đoàn máy bay trên tàu sân bay được đào tạo xong, nghĩa là có thể đủ tự tin để cất cánh từ tàu sân bay và hạ cánh xuống đây.
Bên cạnh các sứ mệnh nhằm biểu dương sức mạnh, với khả năng răn đe cũng có ý nghĩa đối với Đài Loan, Quân giải phóng nhân,dân Trung Quốc có thể còn nghĩ ra nhiều sứ mệnh mạo hiểm hơn. Đó có thể là gây sức ép đối với các nước ven biển Nam Trung Hoa, chủ yếu là Việt Nam và .. Philippin, và để cho các nước khác thấy rằng máy bay tiêm kích trên tàu sân bay từ trên không có thể đảm nhiệm việc yểm trợ các đơn vị đánh bộ được tung vào để đánh chiếm một hòn đảo nhỏ bị tranh chấp.
Nhưng những hành động phô trương hung hãn, ngược lại, cũng có thể chứa đựng nguy cơ mà ngay cả các lực lượng hải quân nhỏ như của Philippin và Hà Nội có thể gây ra cho tàu sân bay. Muốn khắc phục tính dễ bị tổn thương nội tại của một tàu sân bay phải có một biên đội nhỏ tàu ngầm và tàu nổi có khả năng đánh bại một cuộc tấn công từ trên không hay tên lửa hành trình. Một khó khăn khác là phải biết định lượng các hành động uy hiếp để tránh xảy ra việc làm quá đà. Ngày 11/4/2001, trong một sứ mệnh của không quân nhằm làm nhụt chí các chuyển bay tuần tiễu của máy bay do thám Mỹ gần không phận Trung Quốc, một máy bay tiêm kích J-8II của nước này đã đâm vào một máy bay trinh sát loại EP-3 của Mỹ, buộc chiếc máy bay này phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam.
Vấn đề quy mô của đội tàu sân bay tương lai của Trung Quốc mới đây đã được đề cập đến bởi Hồ Vấn Minh, Chủ tịch Tập đoàn đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CSSC) với kế hoạch đóng 3 hay 4 chiếc tàu sân bay. Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết đối với Trung Quốc phải vượt qua được kỹ thuật “sao chép” từ các tàu mua của Nga. Theo một thông tin không được khẳng định từ Đài Loan, hai chiếc tàu sân bay khác dường như đã được khởi công.
Hiện nay, các nhà quan sát thận trọng nhất vẫn tỉnh táo và không đưa ra những đánh giá quá mức gây hoang mang, Narushige Michishita, một chuyên gia Nhật Bản thuộc Viện nghiên cứu chính trị quốc gia Tokyo, mới đây giải thích việc đưa vào sử dụng tàu sân bay Trung Quốc là một chiến dịch nhằm khuấy động lòng yêu nước trong lúc diễn ra Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc, hơn là một mối đe dọa liên quan đến cuộc tranh cãi xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo ông, những tiến bộ của không quân hải quân Trung Quốc chưa phá vỡ được cân bằng chiến lược trong khu vực.
***
Cuối mùa Hè và đầu mùa Thu vừa qua là thời kỳ có rất nhiều thông tin về các loại vũ khí tấn công và phòng thủ của Trung Quốc trong các lĩnh vực không quân và hải quân, trong bối cảnh tất cả các nhà quan sát đều quan tâm đến tình hình căng thẳng ở các biển Nam Trung Hoa (Biển Đông- TTXVN) và Hoa Đông, nơi tàu chiến và máy bay mới của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc sẽ được sử dụng trong trường hợp xảy ra xung đột. Theo đánh giá của chuyên gia Francis Daho trên tạp chí “Đại Tây Dương”, nỗ lực hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc, được khởi động từ những năm 1980 bởi Đô đốc Lưu Hoa Thanh, nguyên Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, ủy viên Bộ Chính trị cho đến năm 1997, đang mang lại kết quả, ít nhất là về chất lượng và số lượng vũ khí.
Nhưng trong lĩnh vực máy bay chiến đấu, cũng như lĩnh yực máy bay dân dụng, tiến bộ của Trung Quốc vẫn luôn vấp phải vấn đề không giải quyết được là chế tạo động cơ. Giới chuyên gia Trung Quốc thuộc lĩnh vực này và cả giới lãnh đạo chính trị đều cay đắng nhận thấy điều đó. Nhưng cũng từ đó mà có thể mọi việc sẽ được sắp xếp lại và dẫn đến một nỗ lực chưa từng thấy liên quan đến động cơ dùng cho dân sự và quân sự, vì công tác nghiên cứu quân sự là gốc rễ của quá trình hiện đại hóa.
Các nhà nghiên cứu thuộc tổ hợp quân sự-công nghiệp thế giới biết rằng thị trường Trung Quôc là rất hấp dẫn, được đánh giá vào khoảng 15.000 động cơ, hơn nữa lại sắp được cấp những khoản tiền lớn trong bối cảnh chính quyền nước này đã bắt đầu tiến hành cải tổ cơ cấu một lĩnh Vực rất manh mún và không đồng nhất như chế tạo động cơ máy bay dân dụng và quân sự. Điều đó chắc chắn sẽ thúc đẩy các nhà chế tạo nước ngoài hợp tác với Trung Quốc, với hy vọng giành được thị phần mới. Đây là một xu thế mà không một nhà chế tạo tầm cỡ nào trong lĩnh Vực này – dù đó là General Electric, Safran, Rolls Royce hay Pratt & Whitney – có thể cưỡng lại được, từ đó có thể tạo ra cơ hội chuyển giao công nghệ tiên tiến, dù có được các nhà chế tạo máy bay nước ngoài đồng ý hay không.
Dĩ nhiên là các nhà quan sát tập trung chú ý vào việc hạ thủy tàu Liêu Ninh vào ngày 25/9/2012 tại thành phố Đại Liên, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, và có thể sẽ có thêm hai hay ba chiếc nữa trong một tương lai gần, mặc dù tính hiệu quả tác chiến còn phụ thuộc vào những thời kỳ dài thử nghiệm và điều chỉnh. Ngày 23/11/2012, một chiếc J-15, phiên bản sao chép loại SU-23 của Nga, đã hạ cánh thành công trên tàu Liêu Ninh. Nhưng sẽ còn phải có nhiều cuộc hạ cánh như vậy và nhiều năm luyện tập nữa thì chiếc tàu sân bay, cho đến lúc này được Hải quân Trung Quốc dùng để huấn luyện và thử nghiệm, mới có thể được đưa vào tác chiến.
Nhưng có một điều mới có thể có ý nghĩa hơn trong thời gian trước mắt mà không được báo chí nói đến nhiều. Ngày 28/8/2012, tại nhà máy Trường Hung, gần Thượng Hải, diễn ra lễ hạ thủy vỏ chiếc tàu khu trục phóng tên lửa 6.000 tấn thử hai lớp Lữ Dương III. Tàu này được dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2014 và sẽ tăng đáng kể năng lực tác chiến của Hải quân Trung Quốc. Theo nguồn tin từ Đài Loan, 10 chiếc tàu loại này sẽ được đóng, từ đó cho thấy chương trình này được thúc đẩy nhanh và năng lực của ngành đóng tàu Trung Quốc đã được cải thiện nhiều. Chiếc tàu mới này có một số cải tiến quan trọng so với những chiếc thuộc lớp Lữ Dương II. Cụ thể là hệ thống phòng không – ngoài rađa bắt và theo dõi mục tiêu đã được đưa vào sử dụng trên các tàu lớp Lữ Dương II – còn có thêm 32 ống phóng đứng tên lửa phòng không HQ-9B đã được thử nghiệm năm 2006. Thêm vào đó là các phiên bản cho Hải quân loại tên lửa hành trình DH 10 có điều khiển nhờ hệ thống định vị không gian Compass của Trung Quốc hiện đã phủ sóng ở vùng châu Á.
Nếu như số lượng các tàu khu trục mới này là 10 như các nguồn tin từ Đài Loan khẳng định thì từ năm 2020 Hải quân Trung Quốc có thể có trong tay một số tàu chiến có giá trị tác chiến cao giúp hải quân nước này trở thành lực lượng hải quân đứng thứ hai trong vùng, sau của Mỹ. Ngoài ra còn phải nói đến 60 tàu cao tốc phóng tên lửa lớp Hầu Bắc được trang bị mỗi tàu 8 tên lửa hành trình chống tàu, khoảng 15 chiếc khinh hạm phòng không hiện đại lớp Giang Khải II, được đưa vào sử dụng năm 2007 và được trang bị tên lửa hải đối không HQ-16 cũng được phóng theo chiều thẳng đứng (5 chiếc khinh hạm loại này đang được đóng), 13 chiếc tàu ngầm cổ điển lớp Tống và 8 chiếc khác thuộc lớp Nguyên, hiện đại hơn và êm hơn, được trang bị hệ thống đẩy độc lập kiểu AIP. Đến năm 2015, Hải quân Trung Quốc sẽ được tăng cường thêm 5 chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công loại 095 (tên Trung Quốc là 09-V) dùng để bảo vệ các tàu sân bay tương lai, từ nay đến năm 2020. Như vậy, Trung Quốc sẽ sở hữu một hạm đội đáng kể mà chỉ có Nhật Bản và Mỹ có khả năng đối đầu và với năng lực răn đe tăng đáng kể.
Vào trung tuần tháng 11/2012, tại Triển lãm Chu Hài, được tổ chức hai nãm một lần, ngành hàng không Trung Quốc tỏ ra mập mờ về tiến bộ công nghệ của mình. Quả thực là cũng khó có thể đoán định được hạn chế của họ vì. như thường lệ, phiên bản mẫu và thật được bày lẫn lộn với nhau. Tại gian trưng bày của Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) có một mô hình máy bay do thám biển được thiết ké theo loại MA 60 dân sự. Theo tài liệu hướng dẫn, loại máy bay này được trang bị thiết bị cảm ứng quang điện tử và rađa cảnh giới, nhưng lại có cửa ngang để thả hàng nằm đối diện với cánh quạt, do đó không thể sử dụng được trong các phi vụ cứu nạn trên biển. Lần đầu tiên người ta được chứng kiến hai máy bay trực thăng chiến đấu bay biểu diễn tại Chu Hải. Đây là hai loại nằm trong kế hoạch phát triển của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc: một là Z-19 được chế tạo tại Cáp Nhĩ Tân, nhẹ hơn và thuộc lớp Cobra, và một là WZ-10, nặng hơn và được chế tạo bởi công ty chế tạo máy bay Xương Hà đặt ở Cảnh Đức Trấn – Giang Tây (liên doanh với Augusta, với sự hỗ trợ của Sikorsky).
Giữa các loại máy bay không người lái thuộc đủ kích cỡ khác nhau – điều cho thấy sự cạnh tranh nội bộ giữa các nhà máy thuộc ngành công nghiệp vũ khí và mối quan tâm của Trung Quốc đối với loại máy bay không người lái – là bản mẫu loại WJ-600 được đặt tên là Dực Long, được chế tạo tại Thành Đô bởi Tổng công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC) và đã bay thử nghiệm lần đầu vào năm 2008. Máy bay không người lái WJ-600 trông khá giống loại MQ-9 “Reaper” của Mỹ, có khả năng mang hai tên lửa giống loại AGM-114, Hellfire, và có thể bay liên tục trong 3-5 giờ với tốc độ 900 km/giờ. Cũng tại triển lãm này vào năm 2010, loại WJ-600 tùng được trưng bày như một phần của tổng thể hệ thống hoàn chỉnh chống tàu (cảnh giới, phát hiện, bắt mục tiêu và tấn công), Tại đây, khách tham quan có thể thấy hình minh họa máy bay WJ- 600 tấn công một tàu khu trục phóng tên lửa của Mỹ, trong khi một tên lửa tầm trung được phóng đi từ đất liền hiển thị một cuộc tấn công vào một tàu sân bay của quân đội Mỹ. Nhưng tại triển lãm lần này, vũ khí của Mỹ không còn được dùng làm mục tiêu nữa.
Ngoài máy bay không người lái, điểm sáng quân sự tại Triển lãm Chu Hải 2012 là Công ty máy bay Thẩm Dương (SAC) với mầu máy bay tàng hình J-31 và chuyến bay đầu tiên của loại này kéo dài trong 10 phút ngày 31/10/2012. Có nhiều lời đồn đại về lý do khiến Trung Quốc chế tạo hai loại máy bay tàng hình, trong đó loại thứ nhất, được đặt tên là J-20, đã được tiết lộ vào tháng 1/2011. Có người cho rằng loại J-31 có thể được xuất khẩu để cạnh tranh với loại F-35 của Mỹ, nhưng điều này có vẻ ít có khả năng xảy ra. Người khác cho đó là loại máy bay tương lai được “hải quân hóa” vì có khả năng hạ cánh trên tàu sân bay. Trong bổi cảnh có ít thông tin, các chuyên gia đặt đang tự hỏi Trung Quốc có được những tiến bộ thực sự nào trong lĩnh vực vật liệu tàng hình và chế tạo động cơ.
Tuy đã tiến hành nghiên cứu và phát triển trong nhiều năm, song ngành hàng không Trung Quốc chưa bao giờ thành công trong việc thiết kế được một động cơ phản lực với tính năng tương đương với động cơ của phương Tây. Nguyên nhân trước hết là lĩnh vực này rất nặng nề và bị chia nhỏ thành nhiều cơ sở cạnh tranh nhau, sáng chế bị khập khiễng do nhãn quan quan liêu được chỉ đạo từ cấp trên và bị vướng nhiễu liên tục về chính trị. Đấy là chưa nói đến việc các ngành công nghiệp hàng không phương Tây ngày càng có nhiều kinh nghiệm, từ đó ngày càng dè dặt trong chuyển giao công nghệ, trong khi kỹ thuật “sao chép” từ động cơ mua được vấp phải vấn đề thiếu kinh nghiệm của Trung Quốc trong quy trình chế tạo và điều hợp.
Trong khi đó từ năm 2000, Trung Quốc tăng thêm 500 máy bay chiến đấu và giảm đáng kể số máy bay đã quá cũ. Động cơ AL-31FN Turbofan của Nga lắp trên máy bay SU-27, J-10 và máy bay mới của Trung Quốc khiến nước này bị thua thiệt trong việc làm chủ bầu trời ở eo biển Đài Loan nếu xảy ra xung đột. về phiên bản động cơ tương đương của Trung Quốc, loại WS-10A Thái Hàng được lắp trên máy bay J-11 B, theo đánh giá của chính giới kỹ sư Trung Quốc, không bằng các loại động cơ cũ nhất của Nga. Một trong những khiếm khuyết liên quan đến chất lượng cánh nhỏ của động cơ phản lực.
Tất cả các chuyên gia đều nói như vậy. Nếu không làm chủ được vấn đề chế tạo động cơ, ngành hàng không Trung Quốc, dù là dân sự hay quân sự, vẫn sẽ bị tụt hậu. Chính phủ Trung Quốc ý thức được điểm yếu đó và biết được giá trị chiến lược của lĩnh vực này, không những về quân sự mà cả trong lĩnh vực vận tải thương mại, vừa quyết định tăng cường năng lực cho ngành này, một hành động quen thuộc của Bắc Kinh khi muốn tránh tụt hậu.
Chiến lược này có hai vế: tăng đáng kế tài trợ cho nghiên cứu – có thể là 16 tỷ USD về trung hạn và 49 tỷ USD trong 20 năm tới – và tổ chức lại lĩnh vực này. Công ty chế tạo động cơ Tây An, một trong những công ty hàng đầu về động cơ quân sự ở Trung Quốc và hiện đang hợp tác với Safran, General Electric và Rolls Royce, có thể sẽ được giao nhiệm vụ điều phối công tác nghiên cứu. Do Công ty chế tạo động cơ Tây An có liên hệ với bên ngoài thông qua hợp tác với tất cả các nhà chế tạo động cơ trên thế giới, nên không khó để thấy rằng ngoài ý định tài chính và tổ chức lại, còn có một ẩn ý chuyển giao công nghệ hàng không tiên tiến cho Trung Quốc, bằng mọi cách.
Đối với Không quân Trung Quốc được giao nhiệm vụ thiết lập sức mạnh răn đe đáng tin cậy trên bầu trời eo biển Đài Loan, hành động trên có giá trị chiến lược hàng đầu. Nhưng một số chuyên gia phương Tây khẳng định mặc dù đưa ra những biện pháp trên, song Trung Quốc còn phải mất từ 10 đến 15 năm mới chế tạo được động cơ tương đương với của các nước phương Tây, như máy bay F-22 của Mỹ. Việc Trung Quốc mới đây đặt mua 123 động cơ của Nga khẳng định rằng bản thân các kỹ sư Trung Quốc không tin tưởng vào động cơ chế tạo trong nước vốn chỉ được lắp trên 20% số máy bay hiện đại của không quân. Máy bay dân sự được quảng bá rộng rãi tại Triển lãm Chu Hải đều được lắp động cơ của nước ngoài.
Khi triển lãm khai mạc, Trung Quốc nói đã ký được 50 hợp đồng bán loại máy bay C919 (168-190 chỗ) của hãng chế tạo máy bay COMAC, có thể cạnh tranh được với loại B 737 và Airbus A 320, và được lắp động cơ của CFM International, liên doanh giữa General Electric Aviation (Mỹ) và SNECMA (Pháp). Với lời hứa của các công ty Trung Quốc như Công ty hàng không Hà Bắc và Joy Air (mỗi công ty 20 chiếc) và GECAS, công ty thuê mua của General Electric có tham gia dự án C919 và là công ty duy nhất không phải của Trung Quốc ký hợp đồng mua chắc chắn, hứa mua thêm 10 chiếc cộng với 10 chiếc đã đặt hàng từ năm 2010, tổng số máy bay được ký hợp đồng mua lên tới 380 chiếc. Theo COMAC, một số công ty “giá rẻ” khác như Ryannair và IVAG.L của British Airways cũng quan tâm đến loại máy bay này.
Nhưng xem xét nguồn gốc các hợp đồng cho thấy bán được loại máy bay này không phải là dễ. Trong tổng số 380 chiếc được đặt hàng chắc chắn, 180 chiếc quả thực được đặt mua bởi 5 ngân hàng nhà nước Trung Quốc và 20 chiếc bởi một công ty thuê mua có trụ sở tại Hồng Công. Các đơn đặt hàng khác đều là của GECAS và một số công ty hàng không Trung Quốc, mỗi công ty đặt mua 20 chiếc dưới áp lực của ban lãnh đạo chính trị. Việc chế tạo máy bay đã bắt đầu từ năm 2009 với chuyến bay đầu tiên được dự kiến vào năm 2014 và các đợt giao hàng đầu tiên sẽ được thực hiện vào năm 2016. Theo đánh giá của Airbus, loại C919 sẽ không thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế trước năm 2020.
Loại máy bay thứ hai của COMAC, ARJ-21-700, loại máy bay tầm trung 70-90 chỗ với hai động cơ đuôi sao chép theo loại MD-90 và từng bay biểu diễn tại triển lãm, bị chậm nhiều trong khâu thiết kế kể từ khi được đưa vào chế tạo năm 2002. Chuyến bay khai trương đã diễn ra vào năm 2008, nhưng đến năm 2010, các cuộc thử nghiệm khí động lực cho thấy có vấn đề ở cánh. Tháng 6/2012, một lãnh đạo CEMAC thông báo máy bay này sẽ không được chứng nhận trước năm 2013, tức chậm 5 năm so với kế hoạch ban đầu. Những khiếm khuyết chính gặp phải là vết rạn xuất hiện trên cánh và trong hệ thống điều khiển điện tử.
Theo COMAC, số máy bay thương mại của thế giới sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới, với nhịp độ tăng hàng năm là 7,2%. Đến năm 2031, tổng số sẽ có khoảng 31.739 máy bay với tổng giá trị lên tới 3.900 tỷ USD. Chỉ riêng các công ty Trung Quốc đã sử dụng tới 4.000-5.000 chiếc./.

Danlambao 8/2/2013

Ông Nguyễn Bá Đăng mãn hạn tù 

Ông Nguyễn Bá Đăng (trái) và ông Vi Đức Hồi (phải) trong đám tang cụ Hoàng Minh Chính
CTV Danlambao – Tối hôm 6/2/2013, ông Nguyễn Bá Đăng – cựu sỹ quan quân đội đã về đến nhà sau khi mãn hạn bản án 3 năm tù giam vì bị cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Chuyển trở về của ông diễn ra một cách âm thầm, có phần mệt mỏi sau những lần chuyển xe liên tục từ trại giam Nghệ An về đến nhà ở Hải Dương.

Đôi lời với ông Giả Sư

Đặng Chí Hùng (Danlambao) – Nhân đọc bài mới của ông “sử gia” Dương Trung Quốc trên báo Tuổi trẻ đã được khá nhiều tác giả bình luận rất hay, rất sâu sắc trên Danlambao như bài của tác giả Vũ Đông Hà, Nguyễn Bá Chổi… thì tôi cũng có cảm hứng đôi lời đến ngài họ Dương.

Phóng sự đặc biệt – Farewell Hillary

Đỗ Nguyên (Danlambao)Trong tiền sảnh của Bộ Ngoại Giao chiều hôm ấy, 1-2-2013, một trang sử của nền dân chủ Hiệp Chủng Quốc lại vừa được lật qua. Sau bài nói chuyện ngắn, Ngoại Trưởng Clinton bước xuống bắt tay từng nhân viên rồi bước ra sân có đoàn xe hộ tống đang chờ, đây là chuyến đi cuối cùng từ Bộ Ngoại Giao trở về tư gia của bà. Hàng trăm người đưa tay vẩy chào người lãnh đạo nhiệt tâm. Có ai đó hô to “2016”, một chức vụ Tổng Thống cho Hillary vào nhiệm kỳ tới? Và những tiếng cười thông cảm và lịch sự. Không thấy nỗi xúc động bộc lộ trên những khuôn mặt của nhân viên, cũng không có những bàn cãi sôi nổi, và mọi người bình thản quay trở lại nhiêm sở của mình. Một người ra đi, sẽ có một người đến thay thế đã là một thông lệ quen thuộc ở đây…

Giấy mời và dân chủ

Nguyễn Văn Thạnh (Danlambao) - Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn đã đọc bài viết “Nhật ký làm việc với PA61 – An ninh thành phố Đà Nẵng”, xin cảm ơn một số bạn đã đồng cảm và lo lắng cho tôi, mong được biết tin buổi làm việc tiếp theo.
Theo hẹn, sang 06.02.2013, tôi lên làm việc, không biết do cuối năm, do cũng chẳng còn gì để “làm việc” hay do bài viết làm việc với an ninh được công khai minh bạch mà hai anh cán bộ làm việc rất nhanh gọn. Họ đưa ra một số bài viết được họ in xuống từ web PTCĐVN, Danluan, họ hỏi đây có phải là những bài tôi viết không?

Nội trị, đối với dân: Đàn áp trí thức, thanh niên và coi thường nhân dân! (Bài 3)

Hai năm làm Tổng bí thư (1.2011 – 1. 2013) - Nguyễn Phú Trọng đang đưa chế độ và đất nước đi về đâu? (Phần 3)
Âu Dương Thệ - … Tóm lại, tâm lí thần phục mù quáng với Bắc kinh dẫn đến lẫn lộn coi thù làm bạn, tư duy sai lầm và cực kì bảo thủ lỗi thời tôn thờ chủ nghĩa Marx-Lenin đã phá sản và vẫn giữ thái độ ngang ngược đặt quyền lợi đảng lên trên lợi ích của nhân dân là những tiêu biểu đặc thù nhất về tâm lí, tư duy và tư cách của Nguyễn Phú Trọng, người cầm đầu chế độ toàn trị. Chính trên những cơ sở đó cho nên mặc dầu cầm đầu chế độ vào đầu Thế kỉ 21, nhưng ông Trọng lại đang tìm cách xây dựng một xã hội theo thế giới quan của giữa thế kỉ 20, vừa bảo thủ, vừa sai lầm và đầy phản động!…

Trần Tư – người tù thầm lặng, bất khuất

Lê Minh Úc – Trong khi chúng ta đang chuẩn bị đón xuân sang thì trong nhà tù Việt Cộng có một người tù thầm lặng, hiện đang mang bản án chung thân, phải chuẩn bị đón cái Tết thứ 20 trong ngục tù.
Ông là Trần Tư, nay đã 72 tuổi, một người tù chính trị thuộc Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam, bị bắt năm 1993 với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” và nhận bản án chung thân.

Chính trị – Xã hội

Tân Ngoại trưởng Mỹ chúc Tết Nguyên Đán (VOA)    —Mỹ kêu gọi Trung Quốc đối thoại với láng giềng về tranh chấp lãnh thổ  (RFI)
Tổng thư ký ASEAN: Sẽ phải sớm có COC – Songmoi.vn    —-Mỹ: Trung Quốc phải ngừng ngay việc đe dọa láng giềng! - Infonet
Thử nghiệm thành công tàu ngầm HQ-182 (RFA)   —-Tầu ngầm Kilo đã hoàn tất thử nghiệm để bàn giao cho VN (RFA)
Đại úy tình báo Mỹ ‘nói thẳng về TQ’ (BBC) -Một đại úy hải quân Mỹ nói Trung Quốc ‘bắt nạt láng giềng’ nhằm chiếm biển theo cách ‘của ta ta giữ và sẽ đàm phán về phần của các người’.   —Thủy quân lục chiến Mỹ tới Việt Nam (BBC)
Blogger Điếu Cày tố cáo các vi phạm trong vụ án của mình (VOA)
Tín hiệu chuyển biến? (BBC) -LS Lê Công Định ra tù mang hy vọng chuyển biến dân chủ?
Bà Hiền Đức tặng quà Tết ‘dân oan’ (BBC/nghe)
Từ anh hùng đến bạo chúa (Nguyễn hưng Quốc-VOA) – Ðảng CSVN thường hay nói họ có công trong việc giành độc lập cho đất nước từ tay thực dân Pháp
Xe bốn bánh nhãn hiệu ‘NKG’ (Bùi Tín -VOA) -Cuộc thảo luận về hiến pháp mới đang được mở rộng. Đã có kiến nghị kéo dài thời gian góp ý kiến suốt cả năm

Định thân (Trịnh Hội -VOA)

Những tranh luận và giá trị của Hiệp định Paris 1973 (Lê Quế Lâm)- Thongluan
Bia Sơn, một vụ án dàn dựng để chiếm đoạt tài sản công dân (Nguyễn Văn Huy) -Thongluan
“Vô ơn bạc nghĩa” (Nguyễn Đại) -Thongluan – “…Nhân nói về chuyện vô ơn bạc nghĩa, lại nhớ đến ngài đại tá – PGS – TS –NGUT  – Trần Đăng Thanh. Ông nói : “họ (Trung Quốc) đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa…”
10 dấu hiệu cho biết chúng ta đang ở trong một nền kinh tế giả mạoLê Duy chuyển ngữ, CTV Phía TrướcThe Idealist
TÔ SON CHO LỢN (Trinhanmedia)
CHIẾN DỊCH NĂM 1979: CHIẾN TRANH KHÔNG QUY ƯỚC – -Edward C. O’Dowd -Marine Corps University, Quantico-(Trinhanmedia)
ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ SAU VIỆC THẢ ÔNG LÊ CÔNG ĐỊNH- Hoàng Lan -(Trinhanmedia)
SAU LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH SẼ LÀ NHỮNG AI? VÀ SẼ LÀ NHỮNG GÌ?  -Nguyễn Thu Trâm -(Trinhanmedia)

Mùa Xuân, nhìn lại 20 năm tân nhạc miền Nam (Du tử Lê -Nguoiviet)
Khi Trung Quốc làm tin tặc (Lê Phan- Nguoiviet)
‘Cái quan luận định’ (Huy Phương -Nguoiviet)Người xưa có câu “Cái quan luận định” là khi người chết, đậy nắp quan tài rồi thì lời khen chê, luận công tội mới chính xác, nhưng cũng có câu “nghĩa tử là nghĩa tận” chết là hết, mọi sự thù hận nên bỏ qua, tương tự như một thành ngữ Pháp: “Laissez les morts tranquilles” là hãy để yên người đã chết, nghĩa là không nói đến nữa!
Hơn 90% dân Việt thắt lưng buộc bụng mùa Tết (NV)    —Quà Tết tặng sếp vài chục ngàn đô chỉ là ‘chuyện nhỏ’(NV)    —-Miền Bắc Việt Nam lo hứng khói bụi từ Trung Quốc(NV)   —-Người Việt tại quận Cam đón Tết Quý Tỵ (RFA)
Đón Xuân trong nỗi ngậm ngùi (RFA) –  Tết Nguyên Đán năm 2013 đang đến. Mọi người đang nô nức đón chào năm mới nhưng gia đình vợ con của bốn anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sinh, Đoàn Văn Vệ vẫn không có nụ cười
Hàng nghìn người chen chân trên đường hoa Nguyễn Huệ  -VnExpress    —VnExpress  ‘Hàng độc’ ở hội hoa Xuân lớn nhất TP HCM
Chủ tịch nước chúc Tết 4 Văn phòng Trung ương- (Chinhphu.vn)    —  “Hỏi mồi” làm giảm lòng tin cử tri (DV) —TPHCM: Ngừng chạy 7 tuyến xe buýt dịp Tết Nguyên đán - Dân Trí   —“Thưởng Tết” giáo viên bằng… gói bột ngọt  (Dantri)
Tết đến, “Thượng Đế” ATM càng bị hành (Dân trí)   — Mai, đào, quất rụng tan tác khắp chợ hoa xuân vì nắng to -Dân Việt

Kinh tế

Việt Nam phải bảo lãnh cho Vinashin món nợ $600 triệu (NV)
Gánh nợ của Hoa Kỳ (NV)  —Họp thượng đỉnh về ngân sách EU (BBC)    —Tranh luận gay go tại thượng đỉnh Châu Âu về ngân sách chung (RFI)
Lượng kiều hối đổ về Việt Nam năm 2012 tăng vượt bậc (VOA)   —EVN vẫn nợ Petro Vietnam hơn 14.000 tỷ đồng (RFA)
MSN: Lãi ròng quý 4 giảm gần 85%, năm 2012 đạt doanh thu thuần gần 10.400 tỷ đồng (CafeF)   —SJS bất ngờ lỗ khủng hơn 300 tỷ đồng năm 2012  (CafeF)   —-PPC: Lãi gộp quý 4 giảm sâu, cả năm lãi ròng gần 620 tỷ đồng  (CafeF)    —Vụ nhân viên SHB Đà Nẵng chiếm đoạt tiền tỉ: Bài học nhãn tiền cho các ngân hàng  (CafeF)
Khởi tố nguyên một cán bộ ngân hàng liên quan đường dây đánh bạc M88  (CafeF)     —TIE: 2 nhân viên lãnh án tù do tham ô tài sản(CafeF)

Thế giới

Seoul loan báo áp dụng lệnh trừng phạt Bắc Triều Tiên của Liên Hiệp Quốc  (RFI)
Trung Quốc quan ngại đe dọa của Bắc Hàn (NV)   —-Cuộc ‘xuân vận’ ở Trung Quốc lên tới đỉnh điểm(VOA)   —-Dân Trung Quốc dùng internet để chống tham nhũng(VOA)   —-Đặc phái viên cao cấp Bắc Hàn tới Bắc Kinh (RFA)  —Trung Quốc bắt đầu hạn chế việc giam giữ trong trại “lao giáo” (RFI)    —Biểu tình chống ô nhiễm : 3 người Trung Quốc bị chính quyền bắt giam (RFI)
Tokyo: Chiến đấu cơ Nga xâm phạm không phận Nhật (VOA)    —-Thủ tướng Nhật cam kết giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nga(VOA)   —Nga bác bỏ cáo buộc xâm phạm không phận Nhật (RFA)   —Hoa Kỳ kêu gọi Nhật – Trung đừng để căng thẳng vượt tầm kiểm soát (RFA)
Thủ tướng Nhật khẳng định cánh cửa đối thoại với Trung Quốc vẫn mở (RFI)
Mỹ: Các biện pháp chế tài mới nhằm thúc đẩy Iran đàm phán(VOA)   —-VOA bác bỏ cáo buộc kích động người Tây Tạng tự thiêu(VOA)
Iran từ chối đối thoại hạt nhân trực tiếp với Mỹ(VOA)   —Thủ lĩnh tối cao Iran bác bỏ đề nghị đàm phán của Mỹ về hạt nhân (RFA)   —Iran trình chiếu máy bay không người lái của Mỹ bị thu giữ(VOA)
Giao tranh tiếp diễn tại thủ đô của Syria(VOA)   —Hàng trăm người tị nạn Syria ở Lebanon không được chăm sóc y tế đầy đủ (RFA)   —Tunisia bất ổn sau vụ giết hại một chính trị gia (VOA)   —Khủng hoảng chính trị tại Tunisia sau vụ sát hại một lãnh đạo đối lập (RFI)   —Tunisia : từ ám sát chính trị đến khủng hoảng chế độ  (RFI)
Y sĩ Không Biên giới cảnh báo về khủng hoảng nhân đạo ở bang Rakhine(VOA)
Miến Điện hứa lập ủy ban để xem xét việc phóng thích tù chính trị(VOA)  —Miến Điện thành lập ủy ban duyệt xét thả tù chính trị (RFA)    —Hàng chục ngàn công chức Miến bị phạt do vi phạm hành chánh (RFA)  —Miến Điện lập ủy ban điều tra về tù nhân chính trị (RFI)
3 người chết trong tai nạn sập cầu ở Ấn Độ(VOA)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Giao Thừa, Trừ Tịch, Tết, vài nét trong thơ văn xưa (NV)
Những hành tinh giống như trái đất gần hơn chúng ta tưởng (VOA)
Tết Xưa và Nay (RFA)  —Ăn tết ta theo ngày dương, nên hay không ? (RFI)
Viện bảo tàng Guimet Paris vinh danh nghệ thuật Cải Lương của Việt Nam (RFI)
Năm Tỵ nói chuyện rắn trong dân gian (RFI)

Lừa tặng quà Tết, cuỗm gọn iPhone 5 (DV)  —Bắt 3 cán bộ đường sắt trộm dây cáp viễn thông (DV)   —Phát hiện 300 khẩu súng trong lô hàng nhập khẩu (DV)
Chủ nhân vườn cảnh 15 tỷ đồng (DV)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét