Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

HOT - TIN NÊN ĐỌC

Nguyễn Bá Thanh sẽ không chịu bó tay!

“Trong công việc, tốt bảy phần thì sai sót cũng lên tới ba phần. Ông Thanh đã đi lên từ những thử thách ban đầu như thế. Trước mắt đúng là có quá nhiều thử thách nhưng tôi có niềm tin, con người như ông Thanh sẽ không chịu bó tay”…
 >> “Không có ban chỉ đạo chống tham nhũng nào giống như Bao Công”
 >> “Tôi đặt niềm tin vào ông Nguyễn Bá Thanh”

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão trao đổi thẳng thắn nhiều vấn đề về Ban Chỉ đạo TƯ về Phòng chống tham nhũng (PCTN), Ban Nội chính TƯ sau phiên họp đầu tiên của cơ quan này ngày 4/2 vừa qua.
Việc Ban Chỉ đạo TƯ về PCTN họp phiên đầu tiên, ra mắt tổ chức, nhân sự, giới thiệu cơ quan thường trực là Ban Nội chính TƯ thu hút nhiều sự quan tâm, chờ đợi của dư luận. Hẳn ông cũng quan tâm nhiều đến sự kiện này?
Tôi rất hoan nghênh, vui mừng và chờ đợi. Tôi vui mừng trước quyết định này và hiểu rằng việc này thể hiện quyết tâm rất cao của TƯ Đảng ta, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Phú Trọng trong cuộc đấu tranh với tham nhũng.
Là người công tác lâu năm ở Quốc hội, tôi quan tâm đến cơ sở pháp lý của tổ chức này và đã dành nhiều thời gian nghiên cứu. Ở kỳ họp Quốc hội vừa qua, các đại biểu thảo luận rất sôi nổi về 3 phương án tổ chức bộ máy. Đây quả thật là việc khó nên tạm chấp nhận phương án hiện tại (phương án 3) với lập luận: Ban chỉ đạo là cơ quan của Đảng, không phải là cơ quan nhà nước nên luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN không quy định về việc thành lập, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của cơ quan này. Việc thành lập, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo TƯ về PCTN sẽ do Đảng quy định. Đồng thời, công tác chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của cơ quan này sẽ được thực hiện thông qua các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng.
“Người như ông Nguyễn Bá Thanh sẽ không chịu bó tay!”
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão: "Việc làm đầu tiên, các thành viên Ban Chỉ đạo cần kê khai tài sản, thu nhập của mình".
Dù được chọn, được đa số các đại biểu chấp nhận, thông qua nhưng cũng vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, phương án không quy định về Ban Chỉ đạo TƯ về PCTN trong luật, cơ quan này sẽ khó “danh chính ngôn thuận” trong hoạt động về sau, nhất là khi “xử” những vụ tham nhũng cụ thể?
Theo tôi, đúng là phương án này sẽ làm cho hoạt động của Ban chỉ đạo gặp khó khăn vì thiếu cơ sở pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ công tác với cơ quan, đơn vị trong bộ máy nhà nước.
Riêng tôi đồng tình với phương án 1 (quy định rõ trong Luật PCTN việc Ban Chỉ đạo trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư đứng đầu). Tuy nhiên UB Tư pháp của Quốc hội khi đó lại phân tích rằng, nếu trong Luật quy định về Ban Chỉ đạo như phương án này là không phù hợp với tiền lệ quy định của hệ thống pháp luật hiện hành. Cụ thể là văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội không thể quy định tổ chức, hoạt động, chức năng của cơ quan Đảng. 
Đây chính là vấn đề cần bàn ngay bởi vì việc này còn liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp hiện nay. Tôi chỉ đưa ra lập luận rất đơn giản, Điều 4 Hiến pháp xác lập sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn thể xã hội thì tại sao trong Luật phòng chống tham nhũng lại không đưa vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư đứng đầu?
Vấn đề nguyên lý có thể tiếp tục được đề cập. Việc Ban Chỉ đạo theo mô hình mới chính thức đi vào hoạt động với phiên họp thứ nhất diễn ra đầu tuần này, ngay trước khi kỳ nghỉ Tết bắt đầu đã trở thành một điểm nhấn thời sự những ngày cuối năm với nhiều kỳ vọng, chờ đợi như ông đã chia sẻ. Phát biểu tại phiên họp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt vấn đề, mỗi thành viên, mỗi cán bộ làm việc trong lĩnh vực này phải hết sức gương mẫu, liêm, dũng, chính, trực, tức là phải trong sạch, dũng cảm, ngay thẳng, công tâm, trung thực. Bản thân mỗi thành viên của Ban và cả gia đình, vợ, con, phải giữ gìn sự trong sạch, rồi mới chống tham nhũng được, nếu không nói chẳng ai nghe, tay đã nhúng chàm thì không thể làm gì khác được. Ông có thể nói gì về những yêu cầu đặt ra với các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng? 
Phát biểu của Tổng Bí thư rất hay, nhưng cơ chế nào để thực hiện được ý kiến chỉ đạo đó mới là quan trọng. Nói thực lòng, trong cơ chế hiện nay có nhiều khe kẽ, có nhiều lỗ hổng để những người có chức có quyền được hưởng bổng lộc, ấy là chưa nói tới tham nhũng.
Tôi kiến nghị, việc cần làm đầu tiên là các thành viên Ban chỉ đạo kê khai tài sản và được xác minh chính xác của các cơ quan có thẩm quyền. Hàng năm (nếu làm được theo chu kỳ 6 tháng thì càng tốt), mỗi thành viên trong Ban Chỉ đạo cần được báo cáo về sự mẫu mực của mình, trong đó làm rõ số tài sản tăng thêm. Sau nữa, mỗi thành viên phải giải trình về những dư luận tham nhũng đối với bản thân (nếu có) và có kết luận của Ban chỉ đạo. 
Những thông tin này được công bố trên báo chí để nhân dân hiểu, giám sát, để có niềm tin với Ban chỉ đạo. 
 Theo yêu cầu, 16 thành viên Ban Chỉ đạo phải là 16 tấm gương về giữ gìn đạo đức lối sống, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào, phải cam kết với nhau, mỗi thành viên Ban Chỉ đạo phải là một tấm gương về liêm sáng, trung thực, công tâm, khách quan. Phải làm thế nào để những yêu cầu này khả thi, thưa ông? 
Yêu cầu này chỉ khả thi khi thực hiện được các giải pháp mà tôi vừa kiến nghị ở trên. Trong mỗi người chúng ta có ánh sáng và bóng tối, có ban ngày và có ban đêm. Không ai có thể chủ quan được. Ba vấn đề đặt ra là: Tự rèn luyện, không tạo ra môi trường cho tiêu cực và kiểm kê, kiểm soát.
Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo là Ban Nội chính Trung ương, do Bộ Chính trị thành lập, trực thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có vị thế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rất quan trọng, không chỉ có chống mà cả phòng. Mô hình này sẽ tạo ra khác biệt gì so với mô hình Ban Chỉ đạo thuộc Chính phủ vừa qua, thưa ông?
Mô hình này khác với mô hình Ban chỉ đạo trước đây, hạn chế tối đa tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Tôi có niềm tin vào sự mới mẻ và tràn đầy sinh khí của cơ quan này. Tất nhiên gánh nặng đè lên vai của họ rất lớn. Toàn Đảng toàn dân đứng bên, động viên: “Hãy cố lên, hãy cố lên, các bạn không đơn độc đâu!”.
 Nhiều người đã nêu quan điểm lo lắng về việc Ban Nội chính có thể trở thành một “quyền lực mới” mà nếu thiếu công cụ kiểm soát sẽ lại nảy sinh nhiều vấn đề, tương tự mô hình cơ quan trước đây. Vậy cơ chế kiểm soát ngược lại hoạt động của Ban Nội chính cần được chuẩn bị như thế nào?
Thứ nhất, cần nói rõ, mô hình trước đây và mô hình hiện nay khác nhau rất xa, trước hết là khác nhau về bản chất. Thứ hai, việc Ban Nội chính có thể trở thành một “quyền lực mới” hay không thì cần trao đổi cho rõ. Tôi thấy khả năng này là có nhưng không nhiều.
Về cơ chế kiểm soát ngược lại đối với cơ quan này tôi đã kiến nghị như trên.
Về nhân sự mới của Ban Nội chính, ông Nguyễn Bá Thanh đã khá thành công ở Đà Nẵng và được nhiều người mến mộ, tin tưởng. Nhưng công việc của ông Thanh sẽ hoàn toàn khác với công việc ở Đà Nẵng và nhiều người dự đoán, nhiều thử thách đang chờ đợi ông Thanh ở phía trước. Ông có thể nói gì về điều này?
Tôi có những hiểu biết ít nhiều về ông Nguyễn Bá Thanh. Tôi đánh giá cao tấm lòng nhiệt thành, tâm huyết với cuộc sống của nhân dân và với công việc cách mạng của ông Thanh. Vừa qua ông Thanh đã thành công ở Đà Nẵng bởi tầm nhìn, tinh thần quyết liệt và được sự thương yêu đùm bọc của nhân dân, đặc biệt là các bậc lão thành cách mạng. Tôi hiểu rằng, trong công việc thì tốt bảy phần, còn sai sót cũng lên tới ba phần. 
Có lần tôi được nghe câu chuyện, lúc đầu có việc nhiều bậc lão thành cách mạng ở Đà Nẵng không hài lòng, bức xúc với ông Thanh. Nhưng sau khi tìm hiểu kỹ, nghĩ đi nghĩ lại, các bác rút ra nhận xét: “Thanh là con liệt sỹ, lớn lên trong lò lửa cách mạng, được Đảng dìu dắt và trưởng thành như ngày hôm nay. Nơi chín suối, chắc rằng ba của Thanh cũng mát mặt lắm. Động cơ của Thanh là tốt, hết lòng lo cho dân, nhưng phương pháp chưa ổn thì yêu cầu phải sửa”. 
Đấy là thực tế. Ngợi ca quá mức thì dễ làm cho người ta chủ quan. Còn khắt khe, xét nét quá mức cũng dễ làm cho người ta thui chột, mất lửa, không dám làm gì nữa! Nguyễn Bá Thanh đã đi lên từ những thử thách ban đầu và sống trong lòng người dân là thế.
Trước mắt đúng là có qúa nhiều thử thách với ông Thanh, nhưng tôi có niềm tin, con người như ông Thanh thì không chịu bó tay đâu. Tất nhiên, sự nghiệp cách mạng là của quần chúng, sự nghiệp chống tham nhũng của chúng ta là thiêng liêng lắm. Đó là sự tồn vong của cả Đảng này, của cả chế độ này. Nhân dân ta đã quả cảm vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất để Đại thắng Mùa xuân và thống nhất giang sơn thì nhân dân ta cũng quyết tâm chiến thắng kẻ thù nội xâm.
Xin cảm ơn những chia sẻ tâm huyết của ông!
(Dân trí)

Trần Thiên Lương - Đã "nói đi" nên nghe "nói lại"

Suốt mấy tuần nay, trên nhiều trang mạng, tôi đã đọc được nhiều bài viết và lời bình luận xoay quanh cuốn "Bên thắng cuộc" của nhà báo Huy Đức. Sách gồm 2 tập, được phát hành trên internet từ trung tuần tháng 12/2012.
Cũng đã có không ít bài viết trên báo chí chính thống ở Việt Nam lên tiếng phê phán một số tình tiết trong cuốn sách, đặc biệt là về góc nhìn của tác giả Huy Đức khi anh đưa ra những câu chuyện được xem như "thảm cảnh" của những người thuộc đối tượng ngụy quân, ngụy quyền bị "phía cộng sản" đưa đi tập trung cải tạo sau 30/4/1975. Tất nhiên, phía tung hô cuốn sách có nhiều lý do để họ làm điều này. Và phía những người phản bác lại cũng không chỉ đơn thuần là những người "ăn cơm của chế độ" như ái đó qui chụp. Đã có những người lên tiếng vì trách nhiệm phải bảo vệ một lẽ phải, một thực tế cuộc sống mà họ từng chứng kiến và đối chiếu trên cả bề rộng lẫn bề sâu.
Dân gian ta có câu "Nói dễ làm khó". Một nhà thơ người Dagestan lại nói "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn lại anh bằng đại bác". Giữa hai câu nói xem chừng chẳng có gì liên quan tới nhau này, cá nhân tôi lại thấy nó có một điểm chung: Nhắc nhở mọi người phải hết sức thận trọng khi nhìn nhận, đánh giá một sự việc nào đó, nhất là những sự việc xảy ra trong quá khứ, tránh đưa ra những cái nhìn thiếu biện chứng, mang tính chủ quan, áp đặt, không đặt sự việc trong bối cảnh và tình hình chung.
Ở đây, tôi xin không nói nhiều về cuốn sách của Huy Đức, bởi với một tác giả đã phải mất tới mấy chục năm sưu tầm tài liệu để thực hiện cuốn sách (như Huy Đức cho biết) thì để nói lại cho kỹ, cho đúng, cho "thỏa" cũng cần phải công phu. Tôi chỉ xin nói một điểm nhỏ: Ấy là cách nhìn nhận vấn đề của Huy Đức. Theo tôi, cách nhìn ấy có những chỗ chưa được thỏa đáng. Tôi còn nhớ, cách đây ít năm, cũng trên tờ VNCA này, tôi đã có đôi dòng trao đổi lại với Huy Đức nhân việc anh bình phẩm một câu thơ của nhà thơ Tố Hữu viết trước Cách mạng Tháng Tám. Chẳng là, nhân sự kiện khánh thành nhà lưu niệm Tố Hữu, Huy Đức đã cho post lên blog của mình một bài v iết với một số tình tiết thiếu chân xác về cuộc đời và văn nghiệp của nhà thơ Tố Hữu, trong đó, Huy Đức còn tỏ ra miệt thị khi nhắc tới hai câu thơ: "Má thét lớn: Tụi bay đồ chó/ Cướp nước tao, cắt cổ dân tao" trong bài "Bà má Hậu Giang" của ông.
Tôi nhớ, bấy giờ tôi đã bình luận như thế này: "Sở dĩ, Huy Đức có thái độ trên bởi anh hoàn toàn tách bài thơ ra khỏi bối cảnh lịch sử, cắt hai câu thơ ra khỏi văn mạch chung của toàn bài. Bởi vậy, anh mới thấy cách đưa những chữ "đồ chó" vào trong thơ là… không lọt tai chăng? Là "viết huỵch toẹt" chăng? Cần nhớ, khi viết bài thơ này, Tố Hữu đang bị địch giam trong nhà lao Buôn Mê Thuột. Trong hồi ký "Nhớ lại một thời", nhà thơ cho biết: "Trong nhiều câu chuyện kể về quần chúng có một bà mẹ đã dũng cảm nấu cơm nuôi quân du kích, và bị địch giết, làm tôi rất xúc động" và "Bài ca này về sau, đến hoạt động nơi nào tôi cũng đọc. Bà con, nhất là các mẹ, các chị rất cảm động và càng tin yêu cán bộ chúng tôi trong thời kỳ bí mật". Sở dĩ bài thơ của Tố Hữu có sức chinh phục vậy, bởi ông đã dựng lên một hình tượng thơ rất đẹp, với những tình huống rất xúc động. Những người yêu bài thơ, hiểu quá khứ đau thương của dân tộc chắc không ai cảm thấy chối tai khi nghe bà má thét vào mặt quân xâm lược những lời đanh thép như vậy".
Chúng ta đều biết, trước một sự việc, một vấn đề, con người có thể có nhiều cách nhìn nhận, suy xét khác nhau. Nhất là với một vấn đề lớn, phức tạp như đời sống, sinh hoạt của người dân trong một chế độ, nếu ta không có cảm tình, ta hoàn toàn có thể tìm ra những dẫn chứng, và có cách xâu chuỗi để tạo cho người đọc - nhất là những người đọc ít có điều kiện kiểm chứng vì bối cảnh không gian, thời gian - một cái nhìn như ta muốn. Nhưng chân lý bao giờ cũng là khách quan, nó được suy xét cả ở bề rộng lẫn bề sâu của hiện tượng, sự việc. Không thể lấy chủ quan của mình, nhất là tư duy của ngày hôm nay mà áp đặt hoặc làm thay đổi tính chất vụ việc. Lại nhớ, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, cựu phi công từng bị giam tại Việt Nam trong những năm chiến tranh trước đây đã từng có lúc lên tiếng than phiền Việt Nam đã ngược đãi tù binh Mỹ. Đã có ý kiến nói lại, chứng minh cho vị cựu tù này biết trong thực tế, chế độ ăn uống, sinh hoạt mà chính phủ Việt Nam áp dụng cho các tù binh Mỹ lúc bấy giờ cao hơn rất nhiều so với những gì mà các cán bộ quản giáo của chúng ta được hưởng. Ngay sau đó, ông John McCain đã lên tiếng xin lỗi về những phát ngôn của mình. Không biết thực tâm ông nghĩ gì, nhưng bằng vào những việc làm, chúng ta có thể thấy trong vai trò của mình, John McCain đã có những hành xử được xem là khá thân thiện và tạo được những thuận lợi cho đất nước và con người Việt Nam.
Như ở đầu bài đã nói, đã có những ý kiến không phải không thuyết phục phản bác cách đưa dẫn thông tin và một số quan điểm, cách nhìn nhận của tác giả Huy Đức. Liệu đã lúc nào đọc những bài viết này, Huy Đức suy ngẫm lại cách nhìn có những chỗ thiên kiến của mình?
Viết đến đây, bất giác tôi nhớ tới một bài thơ của nhà thơ Dagestan Rasul Gamzatov. Bài thơ đại thể kể chuyện một người trước khi từ giã cõi đời đã kêu lên: "Đời thật tồi tệ". Cũng hôm ấy, ở bên kia quả đất, một người khác trước khi trút hơi thở cuối cùng lại thốt lên rằng: "Đời thật đáng yêu". Kết bài, Gamzatov yêu cầu: Cuộc đời có thế nào, hãy nói như thế. Tất nhiên, để làm được điều ấy, nghĩa là nói đúng được bản chất của sự việc, của vấn đề không hề đơn giản. Nó đòi hỏi người ta phải có đầy đủ thông tin và có một cái nhìn thật bao quát, và đặc biệt không để len vào đó những cái nhìn mang nặng ý đồ chủ quan
Trần Thiên Lương
(CAND)

"Bí quyết" cầu lành, tránh dữ năm Quý Tỵ 2013

Chuyên gia phong thủy Phạm Cương đã đưa ra những phương án giúp độc giả hạn chế khó khăn, đón năng lượng tích cực.
Năm Quý Tỵ 2013 với Thiên Can xung khắc Địa Chi dưới góc nhìn phong thủy là một năm khó khăn và thách thức đối với kinh tế. Chuyên gia Phạm Cương có chia sẻ một số "bí quyết" để có một ngôi nhà yên ấm, cát lành trong những năm tháng được cho là đầy sóng gió ở phía trước.

Hạn chế nhược điểm
Với mọi căn nhà điều cần thiết phải có những cách ứng xử phù hợp với môi trường xung quanh, nhất là trong thời điểm trước thềm năm mới. Dưới đây là một vài gợi ý giúp gia chủ thực hiện mà không mất nhiều thời gian và tiền bạc:
Mở rộng cải tạo minh đường tức là khu vực phía trước ngoài nhà, trang trí mặt tiền bằng cách đơn giản như tỉa cành cây khô, nhánh cây đâm vào nhà.

Những người làm nghề kinh doanh nên chú trọng mặt tiền ngôi nhà. Với những bức tường rêu phong quá tối tăm, u ám, nên sơn sửa kỹ càng hoặc tối thiểu là làm sạch rêu phong.
Huyền quan tức là không gian tiền phòng cũng như lối đi hành lang vào nhà, nên kê dọn lại đồ đạc, dọn những chiếc tủ giày quá chật ních, giầy dép để bừa bộn. Với những hành lang nhỏ hẹp tối tăm, giải pháp bố trí thêm gương hoặc thắp thêm ngọn đèn tạo hiệu ứng mở rộng không gian cần chú ý thực hiện.

Cầu lành, tránh dữ
Phong thủy với thuyết Tam nguyên cửu vận giúp chúng ta biết được tính chất ngũ hành của các dòng năng lượng khác nhau để từ đó có phương án kích hoạt hoặc chế ngự những dòng năng lượng này.
Nhà hướng Nam: Trong năm Quý Tỵ sẽ đón dòng năng lượng số 9 hay theo khoa Phong thủy cổ truyền là sao Cửu Tử.
Năng lượng mang số 9 là một trong những dòng năng lượng tốt chủ về văn chương, danh tiếng. Để nghinh đón nguồn năng lượng cát lành này, chúng ta nên tận dụng tối đa những không gian trước cửa nhà thành những không gian cây xanh, treo đèn lồng đỏ trước nhà. Điều này vừa tạo cảm giác dễ chịu, thêm vào đó lại kích thích, tăng cường nguồn năng lượng tốt lành này.

Nhà hướng Tây Nam
: Sẽ nhận dòng năng lượng số 2, tức sao Nhị Hắc trong phong thủy cổ truyền.
Năng lượng mang số 2 là dòng năng lượng mang thiên hướng xấu, bất lợi về sức khoẻ, dễ mang đến những xích mích, cãi vã, chỉ lợi cho nguời nữ chủ nhân, mang bất lợi đến người nam... Nên đặt những pho tượng mang tính tín ngưỡng bằng đồng tại khu vực này hoặc treo xâu tiền xu, treo chuông gió đồng cũng hóa giải bất lợi.
Nhà hướng Tây: Trong năm 2013 sẽ đón năng lượng số 7 hay theo khoa Phong thủy cổ truyền là sao Thất Xích.
Năng lượng mang số 7 là dòng năng lượng xấu trong năm Quý Tỵ, chủ đem lại sự bất hòa trong gia đạo, hao tài, tốn của... Vì vậy, nên hạn chế gây động đến hướng Tây để tránh tạo ra những ảnh hướng xấu tới từ nguồn năng lượng ở khu vực này gây ra. Trong năm 2013 ưu tiên sử dụng những đồ vật màu xanh nước biển trong phòng khách của căn nhà hoặc có thể dùng bể cá cảnh nhỏ nuôi 1 con cá màu đen đặt trước sảnh nhà để hóa giải dòng năng lượng này.
Nhà hướng Tây Bắc: Trong năm Quý Tỵ sẽ nhận dòng năng lượng số 6, tức sao Lục Bạch trong phong thủy cổ truyền. Năng lượng mang số 6 là dòng năng lượng tốt, chủ về danh chức, uy quyền, có thiên hướng thuận lợi đối với các lĩnh vực luật pháp, chính quyền, mang lại nhiều cơ hội cho thăng tiến  cho gia chủ. Vì vậy, nên ưu tiên sử dụng những đồ vật màu vàng trong phòng khách của căn nhà hoặc có thể dùng đôi Kỳ lân, Tỳ hưu đồng hoặc đặt hòn đá hình dáng đẹp trước cửa để nghinh đón những dòng năng lượng tốt lành này.

Nhà hướng Bắ
c: Theo phong thủy cổ truyền, trong năm Quý Tỵ sẽ đón sao Nhất Bạch mang dòng năng lượng số 1.
Năng lượng mang số 1 là dòng năng lượng tốt, đặc biệt lợi về công danh, khoa bảng, học vấn, những chuyện vui vẻ, có hỷ sự như hôn nhân, sum họp, thành công trong công việc... Nên treo những xâu tiền hoặc chuông gió trước nhà hoặc đặt bể cá trong phòng khách ngay nơi cửa ra vào để tăng cường năng lượng khu vực này.
Nhà hướng Đông Bắc: Theo phong thủy cổ truyền, trong năm Quý Tỵ sẽ đón sao Bát Bạch mang dòng năng lượng số 8.
Năng lượng mang số 8 vừa là dòng năng lượng chủ đem đến mọi sự thuận lợi, may mắn, cho tài lộc đặc biệt về điền trạch... Để giúp những dòng năng lượng này dễ dàng tiến vào ngôi nhà của mình hơn, gia chủ nên treo đèn lồng đỏ hay sử dụng đôi câu đối trước cửa nhà, trang hoàng ngày Tết với những quả cầu pha lê, đồ vật làm bằng gốm sứ trước sảnh để kích thích nguồn năng lượng này...
Nhà hướng Đông: Theo phong thủy cổ truyền, trong năm Quý Tỵ sẽ đón sao Tam Bích mang dòng năng lượng số 3.
Năng lượng mang số 3 là dòng năng lượng mang thiên hướng xấu dễ mang đến những xích mích, kiện tụng, lợi cho nguời nam chủ nhân, mang bất lợi đến người nữ... Nên trải thảm đỏ trước cửa nhà hoặc treo đèn lồng đỏ hoặc dán chữ Phúc trên nền giấy đỏ sẽ hóa giải bất lợi và tăng cường năng lượng khu vực này.
Nhà hướng Đông Nam: Đón năng lượng số 4 hay theo khoa Phong thủy cổ truyền là sao Tứ Lục.
Năng lượng mang số 4 là dòng năng lượng tốt, chủ về văn chương, thi cử, học vấn, danh tiếng... Trong năm Quý Tỵ nên sử dụng những đồ vật trang trí chứa nước nhỏ hay những tấm thảm màu xanh nước biển trải trước cửa phòng khách để tăng cường thêm những nguồn năng lượng tốt cho căn nhà của mình.
(Kiến thức)

Năm Qúy Tỵ: Năm Rắn đen năm xảy ra nhiều điều bất ngờ

Năm mới của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 năm 2013, nhưng ngày đầu tiên của chiêm tinh sẽ được tính từ ngày 04 tháng 2. Nhiều nhà nghiên cứu lịch pháp, tử vi Trung Quốc đã nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố hên xui trong năm Rắn đen này. Nhiều nhà chiêm tin cho rằng năm 2013 là năm Rắn nước, là năm chứa đựng nhiều yếu tố xung khắc do bởi sự bất ổn và sự phát triển năng động của tất cả các lĩnh vực trong xã hội…

Năm Rắn nước kéo dài cho đến 31 Tháng 1 năm 2014 và đặc điểm bao trùm của năm 2013 đó là năm có những sự thay đổi đột ngột, gây sửng sốt, sự năng động và bất ổn... Theo truyền thống Trung Quốc, năm Rắn là năm tốt lành đối với gia đình.

Rắn nước, theo truyền thống châu Á, một khoảng thời gian yên tĩnh, trong đó tình yêu và sự thịnh vượng sẽ có thể cảm nhận được. Năm 2013 là năm thuận lợi trong các hoạt động kinh doanh...

Năm rắn được dự báo lạc quan hơn năm rồng
Năm Qúy Tỵ
Màu sắc chiếm ưu thế trong năm 2013 đó là màu đen, xanh dương và xanh lá cây. Theo truyền thống Trung Quốc, sử dụng các màu trên sẽ gặp may mắn trong năm Rắn nước...
Theo các nhà chiêm tinh Trung Quốc, vũ trụ được chi phối bởi năm yếu tố: Thủy, Hỏa, Thổ, Kim, Mộc; năm Rắn nước có liên quan tới màu đen nên còi gọi là năm Rắn đen...
Các nhà chiêm tinh học Trung Quốc dựa trên cơ sở của sự tương sinh, tương khắc của ngũ hành; mỗi ngũ hành tương ứng với một con vật. Rắn chủ yếu tương sinh với lửa, có chứa những thành phần của Kim và Thổ... Trong khi đó Thủy, thành phần chủ đạo chi phối năm 2013, và Rắn tương sinh với Hỏa ( lửa) , chính là những yếu tộ tạo nên sự xung khắc của năm Rắn đen...Sự xung khắc bắt nguồn từ sự xung khắc giữa ngũ hành và bản thể của năm Rắn đen; năm 2013 là năm Thủy khắc với ngũ hành của năm là Hỏa, Thổ, Kim...Người Trung Quốc cho rằng năm 2013 không phải là năm mang lại nhiều may mắn cho nhân quần...
Rắn nước là biểu tượng của lửa ( Hỏa)  dưới nước ( Thủy ): Rắn hiền hòa, nhút nhát, thận trọng và là một động vật ẩn mình. Rắn không chủ động tấn công kẻ thù, trừ khi bị quấy rầy hoặc đói. Những người không hợp, khắc với Hỏa nên cẩn thận trong mọi hoạt động trong năm Rắn nước 2013...
Rắn luôn luôn là con vật hấp và được mọi người yêu mến.Những người được sinh ra trong năm Rắn thường là người có uy tín lớn và nổi tiếng.  Tuy nhiên, rắn là động vật không thích ồn ào và cởi mở...
Năm 2012 vừa kết thúc là năm Rồng đen, kết thúc của chu kỳ năm Mộc và chuyển qua chu kỳ năm Hỏa...
Không liên quan đến con rắn Kinh Thánh
Các nhà chiêm tinh Trung Quốc cho rằng người sinh năm Rắn bản mệnh không xấu thậm chí là rất tốt, họ thường là người kiên định và có sức cuốn hút...Họ rất ghét thói vô trách nhiệm, buông xuôi, họ thường có các quyết định dứt khoát, rất nhanh và chắc chắn...
Theo chiêm tinh học Trung Quốc, những người sinh ra trong năm Tỵ rất được yêu mến, rất kiên cường; họ không bao giờ đưa ra quyết định theo những ấn tượng ban đầu hoặc cảm tính...
Những khiếm khuyết của Rắn
Những người sinh năm Rắn thường là những con người không mấy hào phóng khi nói đến việc cho tiền, hay ra tay giúp đỡ người khác. Khuyết điểm lớn nhất của người có chân mạng Rắn đó là hay phóng đại kể cả đối với việc giúp đỡ người khác..Mỗi khi họ ra tay giúp đỡ ai đó họ thường tìm cách khống chế, chi phối người đó...
Một nhược điểm khá nổi bật của người mang chân mạng Rắn đó là họ rất hay nói dối và có khả năng nói dối trở thành phong cách sống của họ; Họ nói dối kể cả khi mà họ không bị một sự đe dọa nào..
Không thể bỏ qua
Người sinh năm Rắn thường gặp may mắn về tiền bạc, theo chiêm tinh học Trung Quốc, đôi khi họ cũng tỏ ra hào phóng với bạn bè và gia đình. Họ cũng là những con người lãng mạn và quyến rũ, ít nhiều có tính hài hước và có thể chất đẹp.Họ cũng là những con người hay ghen tuông...
Người ta nói rằng những người sinh ra trong năm Rắn thường là người bản chất khôn ngoan và xảo quyệt; Họ thường dễ thành đạt, trở nên nổi tiếng, họ thường tỏ ra là những con người bí hiểm. Những người sinh năm rắn cũng giống như loài rắn trong tự nhiên, họ ẩn mình ngủ trong mùa đông và cở mở, năng nổ, tươi sáng trong mùa hè...
Một số người nổi tiếng sinh năm rắn đó là: Picasso, Audrey Hepburn, John Fitzgerald Kennedy, Brooke Shields, Felix Mendelssohn và Jacqueline Onassis.

( Theo Adevarul.ro ) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét