Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Tin ngày 22/2/2013 - các bài viết nên đọc

  • Tăng trưởng của Pháp năm 2013 có thể chỉ đạt 0,1% (RFI) - Mặc dù ngày mai, 22/02/2013, Ủy ban châu Âu mới công bố các dự báo về tăng trưởng tại châu Âu, nhưng nhiều thông tin liên quan đến kinh tế Pháp đã được tiết lộ trên các phương tiện truyền thông, theo đó, tình hình trong năm nay sẽ ảm đạm
  • Mua bán trên mạng nở rộ tại Ấn Ðộ (VOA) - Ấn Ðộ đang chứng kiến một sự bùng phát về mua bán trên mạng trong khi ngày càng có nhiều người cảm thấy thoải mái khi tiêu tiền bằng cách 'bấm nút'
  • Malaysia bắt 11 ngư phủ Việt Nam (VOA) - Ðây là lần thứ ba trong vòng 2 tháng qua Cơ quan Thực thi Hàng hải bắt giữ các tàu cá Việt Nam bị xem là xâm phạm hải phận Malaysia bất hợp pháp
  • TQ lên án báo cáo của Mỹ về tin tặc (BBC) - Trung Quốc bác bỏ báo cáo của hãng an ninh mạng tại Hoa Kỳ liên kết các vụ tấn công vào mục tiêu tại Mỹ được thực hiện tại Thượng Hải.
  • Sri Lanka: Cứu 32 người gặp nạn khi đi xin tị nạn (BaoMoi) - Cảnh sát Sri Lanka vừa cứu 32 người gặp nạn khi đang vượt biển tới Australia và Indonesia để xin tị nạn. Con tàu của họ bị hỏng và đang chìm ở vị trí cách bờ biển Đông Nam Sri Lanka khoảng 250 km.
  • Trung Quốc - Philippines quyết liệt đối đầu pháp lý (BaoMoi) - Philippines hôm qua (20/2) đã thể hiện thái độ thách thức đến cùng với Trung Quốc ở Biển Đông khi tuyên bố sẽ tiếp tục đưa cuộc tranh chấp giữa hai nước ra tòa án quốc tế bất chấp sự phản đối dữ dội từ phía Bắc Kinh. Manila tuyên bố sẽ sớm đề nghị cơ quan có liên quan tại Liên Hợp Quốc lập ra một hội đồng trọng tài để giải quyết vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
  • Philippines - Nhật hợp tác hàng hải (BaoMoi) - TPO - Philippines và Nhật Bản tổ chức cuộc đối thoại về hợp tác hàng hải vào ngày 22 - 2 trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc đang căng thẳng, tờ Philstar đưa tin.
    Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang là vấn đề gây tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
  • Tin ảnh thế giới trong ngày (21/2) (BaoMoi) - Trung Quốc triển khai đội tàu tuần tra Biển Đông, phát hiện hành tinh tí hon bên ngoài hệ mặt trời, hay 4.700 người bỏ mạng vì máy bay không người lái Mỹ... là những tin tức nổi bật trong ngày.
  • Triển lãm tư liệu về Hoàng Sa thu hút khách quốc tế (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Triển lãm những tài liệu liên quan đến việc khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa, Viện Phát triển kinh tế- xã hội TP Đà Nẵng phối hợp với Bảo tàng Đà Nẵng, Hội Khoa học lịch sử TP Đà Nẵng và BáoTuổi trẻ tổ chức từ ngày 20/1 - 20/2.
  • Phát triển và mở rộng cảng biển Đông Nam Á 2013 (BaoMoi) - Ngày 21/2, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Hàng hải Việt Nam và Công ty L'noppen đã tổ chức hội thảo “Phát triển và mở rộng cảng biển khu vực Đông Nam Á 2013” với sự tham gia của 120 nhà quản lý hàng hải, khai thác vận tải biển, cảng biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, dịch vụ logistics ... của các nước trong khối ASEAN.
  • CRS: Mỹ có thể can dự trực tiếp xung đột Nhật-Trung (BaoMoi) - Kyodo dẫn báo cáo của Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS) vừa được công bố mới đây, Mỹ "có thể can dự trực tiếp vào một cuộc xung đột quân sự" giữa Tokyo và Bắc Kinh liên quan tới quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) hiện thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc lại điều Hải giám ra Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin Cục Hải dương quốc gia (SOA) nước này cho biết ,đầu tuần này, hôm 18/2, một đội tàu hải giám của Trung Quốc đã rời Quảng Châu để thực hiện cái gọi là “nhiệm vụ tuần tra định kỳ” trên Biển Đông.
  • Nga ’hái ra tiền’ từ xung đột biển Đông (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Số liệu thống kê mới nhất cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng Nga hái ra tiền nhờ bán vũ khí cho các quốc gia Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước ngày càng phức tạp.
  • Philippines có lợi thế trong vụ kiện TQ (BaoMoi) - Phủ tổng thống Philippines khẳng định, việc Trung Quốc từ chối ra tòa án quốc tế giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có thể tăng cường cơ hội của Manila để có được một phán quyết lợi thế tại Tòa án quốc tế về Luật biển.
  • Nhật cảnh báo Trung Quốc, Philippines lắp tên lửa trên tàu tuần duyên (BaoMoi) - Thủ tướng Nhật hôm nay 21/2 phát biểu Chính phủ Trung Quốc sẽ phải chịu tổn hại nếu các nước châu Á khác cắt giảm quan hệ thương mại để phản đối sự bành trướng trên biển. Trong lúc đó, Philippines tính chuyện trang bị tên lửa chống hạm cho hai con tàu tuần tra Biển Đông.
  • Đưa "lưỡi bò" ra trọng tài quốc tế, Trung Quốc càng né càng bị áp lực (BaoMoi) - (GDVN) - "Bất cứ điều gì xảy ra từ thời điểm này (sau khi Trung Quốc chính thức từ chối tham gia vụ kiện - PV), nó sẽ càng làm gia tăng áp lực buộc Trung Quốc phải làm rõ yêu sách của mình, những (cái gọi là) căn cứ lịch sử và pháp lý để biện minh cho đường lưỡi bò 9 đoạn"
  • Người dân nhiều nước tới xem triển lãm chủ quyền Hoàng Sa (BaoMoi) - (GD&TĐ) - UBND huyện đảo Hoàng Sa cho biết, sau một tháng tổ chức triển lãm các tư liệu có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đã có hàng nghìn người là cán bộ, chiến sĩ, học sinh, sinh viên, các cháu thiếu niên, nhi đồng và các tầng lớp nhân dân thành phố Đà Nẵng, các địa phương trong nước đến tham quan, tìm hiểu, chia sẻ và bày tỏ ý thức, trách nhiệm với chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
  • Hải giám Trung Quốc lại vào quấy Biển Đông (BaoMoi) - Theo thông báo của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) ngày 21/2/2013, Hải giám Trung Quốc lại tiếp tục nhân danh “tuần tra” để tăng cường sự hiện diện chủ quyền phi pháp tại Biển Đông.
  • Một đội tàu hải giám Trung Quốc đến biển Đông (BaoMoi) - TTO - Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc hôm qua 20-2 thông báo một đội tàu hải giám của Trung Quốc đã xuất phát từ thành phố Quảng Châu ngày 18-2 với nhiệm vụ “tuần tra định kỳ” biển Đông.
  • Gần 300 khách Trung Quốc tham quan triển lãm về Hoàng Sa (BaoMoi) - Sau 1 tháng mở cửa, chiều 20/2, cuộc triển lãm các tư liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức tại Bảo tàng Đà Nẵng đã khép lại với nhiều thành công tốt đẹp!
  • Thủ đoạn tinh vi trong cái đèn lồng (BaoMoi) - Mùng Ba tết Quý Tỵ, trên đường về thăm quê qua các dãy phố ven đường từ thị trấn Bình Lục, Mỹ Lộc, đến các thành phố Nam Định, Thái Bình… chúng tôi nhận ra sự khác biệt với những năm trước, đấy là việc xuất hiện các dãy đèn lồng màu đỏ sặc sỡ chăng trước cửa các nhà dân.
Bản tin tiếng Anh


  • Companies struggle to find, keep workers (Washington Post) - A labor shortage is sweeping through both the Pearl River Delta and Yangtze River Delta regions, the country's two major economic powerhouses.
  • Gansu gets bigger role on cultural map (Washington Post) - China is to create its first "Inheritance and Innovation Zone of Chinese Civilization" in Gansu province, which could be heritage blueprint for other financially stretched provinces.
  • China develops stronger links with eastern European nations (Washington Post) - As countries in western Europe continue to struggle against a tide of debt and stalled economic growth, countries in the east of the continent have been receiving record amounts of Chinese investment over the past year.
  • Nuke test 'fails to dent' trade ties (Washington Post) - Last week's nuclear test by the DPRK has had little effect on its trade with China, but the two new DPRK economic zones may suffer, analysts warned.
  • Fog disrupts travelers' return (Washington Post) - Smog blanketed Beijing and parts ofnorthern China on Sunday, disrupting many passengers' plans of returning to work after the Spring Festival holiday.
  • Super foods: facts & fiction (Washington Post) - Man has been looking for the elixir of eternal life for ages. The search is still on, and we now eat with more awareness than ever before.
  • BMW owner protests with cow (Washington Post) -
    A cow drags a red BMW in Qingdao, Shandong province, Feb 19, 2013. Li Liangkui spent 1,000 yuan to hire the cow to stage a protest after a repair shop repeatedly failed to fix his car since October.[Photo/asianewsphoto]
  • City bids farewell to young hero (Washington Post) - Thousands of Xingtai residents came to the streets with white flowers on a chilly Wednesday, bidding farewell to a young hero who died trying to rescue a drowning man.
  • Village of ringmasters (Washington Post) - It is an unusual hamlet, where almost every house has a couple of tigers and lions in the backyard.
  • Candlelight prayer for peace (Washington Post) - Candles are placed in the shape of various auspicious Chinese characters and figures to wish and supplicate for peace and health.
  • School uniforms recalled in cancer scare (Washington Post) - Thousands of children have been told not to wear their school uniform when the new term starts in Shanghai after samples tested by the city were found to contain carcinogenic chemicals.
  • Slacklife in Beijing (Washington Post) - In China, Zhang Liang is on the frontline of the increasingly popular daredevil activity of slacklining and is known as China's "No 1 Slackliner".
  • Overfishing depleting sea resources (Washington Post) - Deteriorating fish stocks off the coast of East China's Shandong province are forcing fishermen to travel increasingly farther from the shore.
  • Top Chinese legislator visits Macao (Washington Post) - Top legislator Wu Bangguo arrived in Macao on Wednesday for a three-day visit to mark the 20th anniversary of the promulgation of the Macao Basic Law.
  • China's fleet to join exercise in Pakistan (Washington Post) - The 14th Chinese naval squad heading for Somali waters will take part in a multi-national exercise in Pakistan in March, military sources said Sunday.
  • Management handover of Gwadar port begins (Washington Post) - An agreement was signed in Islamabad on Monday to hand over management of the strategic Gwadar port to a Chinese company, according to Pakistani media.
  • Recruiters return to job fairs (Washington Post) - As the Chinese New Year holidays draw to a close, job seekers and recruiters in the labor-intensive regions returned to job fairs.
  • 5 buried in SW China landslide (Washington Post) - Initial investigation has found that five people, including two children, were buried after a landslide hit Southwest China's Guizhou province on Monday.

Đảng coi Dân như rác, luỵ giặc như thần

Nếu bảo “báo chí nào thì dân tộc nấy” là không đúng với tình hình ở Việt Nam, nhất là đối với những việc có liên hệ đến “vinh” và “nhục” của đất nước và con người Việt Nam.
Trước hết, trong số 19 nghìn người có thẻ hội viên Hội Nhà Báo ở Việt Nam thì có 17 nghìn người được cấp thẻ hành nghề đang làm việc trong 700 cơ quan báo đài Trung ương và Địa phương nhưng điều này không có nghĩa có tự do báo chí ở Việt Nam.
Ai cũng biết như thế, riêng nhà nước thì không vì Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan cấp thẻ hành nghề không phân biệt được, hoặc cố tình không cho là quan trọng, về sự khác nhau giữa “người làm báo chuyên nghiệp” và “cán bộ báo chí”.
Một nhà báo chuyên nghiệp không chọn tin để viết. Một tờ báo hay một cơ quan truyền thông chuyên nghiệp không bị ai kiểm duyệt hay đăng tin “theo đơn đặt hàng”.
Nhưng một cán bộ báo chí làm việc trong hệ thống báo, đài của các tổ chức hay đoàn thể của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) thì quyền viết và đăng tin thuộc về người Tổng Biền tập. Trên người này là Cơ quan chủ quản (chủ nhân) của tờ báo và trên nữa là Cơ quan Tuyên giáo, lãnh đạo đường lối thông tin. Người phóng viên làm việc theo chỉ thị của Tổng Biên tập.
Luật nổi và luật ngầm
Nhưng cán bộ làm báo của Việt Nam cũng có Luật Báo chí, ra đời 28/12/1989. Nhiệm vụ của người làm báo là công cụ của đảng được quy định trong Điều I: “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức); là diễn đàn của nhân dân.”
Đến Điều 6, thì nhiệm vụ quan trọng của cán bộ làm báo là phải ưu tiên: “Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu văn hóa, khoa học, kỹ thuật trong nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần nâng cao kiến thức, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.”
Đến điều 15 nói về “Quyền và nghĩa vụ của nhà báo” thì ngay trong điểm 1 đã quy định: “Nhà báo có quyền và nghĩa vụ thông tin trung thực, phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.”
Nhưng sự “trung thực” của người làm báo trong chế độ một đảng cầm quyền và người làm báo cũng là “cán bộ của đảng” thì nhiệm vụ của họ là phải phục vụ đảng trước.
Do đó có nhiều trường hợp một bài hay tin vừa đăng lên đã bị rút xuống, nhất là các tin được gọi là “nhậy cảm” đụng chạm đến chỗ này, người nọ hay nước láng giềng Trung Cộng mà đảng CSVN lúc nào cũng sợ “mất lòng”!
Vì sự sợ hãi Trung Cộng của nhà nước mà làng báo Việt Nam không dám viết Tầu Trung Quốc mà phải viết là “tầu nước ngoài” hay “tầu lạ” đã tấn công tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở Biển Đông. Ngay cả mỗi lần tưởng niệm các chiến sỹ quân đội Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến chống quân Trung Cộng ở Trường Sa ngày 14/03/1988, các Sỹ quan hải quân Việt Nam cũng không dám nói tên “lính Trung Quốc” hay “tầu Trung quốc” mà phải nói là “lính” hay “tầu nước ngoài”!
Đây là việc làm sai trái lịch sử phải bị lên án và sửa đổi bởi báo chí nhưng những cán bộ làm báo của đảng CSVN đã phải cúi đầu tuân lệnh viết theo chỉ thị.
Ngay cả khi tầu tìm kiếm thăm dò Bình Minh II của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bị các tầu đánh cá của Trung Cộng “cắt cáp” ở khu vực Cồn Cỏ trong vùng Vịnh Bắc Bộ ngày 30-11-2012 mà báo chí cũng được lệnh phải sửa lại là “gây đứt cáp” thì phải hiểu “tính kiểm duyệt” báo chí Việt Nam để khỏi “mất lòng anh hàng xóm Trung Cộng” đã bị nhà nước nhúng tay vào sâu đến độ nào?
Nhưng đó là những sự việc được nhà nước cho phép. Ngay đến những việc xảy ra trước cả ngàn con mắt người dân ở hai Thành phố Sài Gòn và Hà Nội trong hai năm 1011 và 2012 khi có các cuộc biểu tình chống Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, một phần ở Trường Sa và âm mưu chiếm biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông thì cả làng báo Việt Nam hoặc tự ý “che mắt để không thấy” hay tự cho mình quyền “không nghe thấy ai nói gì hết”!
Vì vậy, những biến cố lớn lao này tuy đã được gửi nhanh đi khắp nơi trên thế giới bởi những nhà báo “truyền thông xã hội”, hay Bloggers thì người Việt ở trong nước không hay biết gì!
Đây cũng là trường hợp của các vụ nhà nước đàn áp dân khiếu kiện kéo về Hà Nội hay trong các vụ cưỡng chế đất đai của nông dân ở Tiên Lãng (Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên) và Vụ Bản (Nam Định) v.v... thường được các bloggers gửi ra nước ngoài nhanh và nhiều hơn báo chí trong nước.
Ngược lại, báo chí trong nước của đảng lại rất mau mắn đăng tải các phản ứng sai nhiều hơn đúng hay quyết định của chính quyền liên quan đến các vụ này.
Vì có Truyền Thông Xã Hội (hay còn được gọi là các Nhà báo tự do) mà cả thế giới mới biết tin và nhìn thấy mọi hình ảnh đàn áp dã man chống người dân biểu tình hay đánh đập nông dân của công an, cảnh sát, dân phòng và côn đồ được nhà nước thuê mướn.
Các ký giả người nước ngoài ở Việt Nam và du khách người ngoại quốc chứng kiến các biến cố này cũng đã gửi đi khắp thế giới bài viết, tin và hình ảnh của họ.
Người dân trong nước và báo chí thường bị cấm đến các vùng “nhạy cảm” này nên thông tin bị bưng bít.
Sự trái ngược này chứng minh ở Việt Nam không có tự do báo chí và cán bộ làm báo ở Việt Nam khác với nhà báo chuyên nghiệp.
Nó cũng chứng minh Điều 15 của Luật Báo chí có 2 mặt nổi và chìm khi nói về tính “trung thực” của một cán bộ làm báo khi tác nghiệp.
Chuyện mới xảy ra
Biến cố “báo trong nước được lệnh im lặng” gần nhất xảy ra vào ngày 17-2 (2013), vào dịp kỷ niệm 34 năm ngày Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình của Trung Cộng xua ngót nửa triệu quân (trên 400,000 quân) đánh vào 6 tỉnh dọc biện giới-Việt-Trung ngày 17/02/1979 để gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học.”
Trên 40,000 quân và dân Việt Nam, trong số này có rất nhiều trẻ em, phụ nữ và người già đã bị quân Tầu thảm sát tại 6 Tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Thiệt hại về phía quân Trung Cộng được ước tính trên 20,000 quân chết khi cuộc chiến biên giới thứ nhất chấm dứt vào ngày 18/03/1979.
Nhưng sau đó, vào năm 1984 quân Trung Cộng lại gây hấn và tấn công lần 2 chiếm đỉnh Núi Đất (người Tầu gọi là Lão Sơn) hay còn gọi là cứ điểm 1509 nằm trong lãnh thổ Việt Nam, thuộc xã Thanh Thủy, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên, nay là tỉnh Hà Giang.
Mặc dù Việt Nam và Trung Cộng đã có thỏa hiệp Biên giới năm 1999 nhưng Bắc Kinh nhất quyết không trả lại Núi Đất và những vùng đất quân Tầu chiếm của Việt Nam từ 1984 đến 1991.
Phía đảng CSVN không có bất cứ hành động nào đòi lại.
Vì vậy, nguyên Đại tá Quân đội Nhân dân CSVN Bùi Văn Bồng mới viết trong Website của ông: “Ngày 17-2 cách đây 34 năm, 200.000 quân Trung Quốc (sau đó được tăng cường thêm 400.000 quân) đã tràn sang tất cả các tỉnh biên giới phía Bắc, chính thức bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979.
Trời không dung, Đất không tha cho vô vàn tội ác dã man mà bọn bành trướng Trung Quốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân ta trong cuộc chiến ấy.
Và Trời Đất cũng sẽ không bao giờ tha thứ cho những kẻ đang cố tình lờ đi sự hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc của hàng chục ngàn người con đất Việt, cố tình bưng bít và che giấu những tội ác tày trời của quân bành trướng xâm lược.”
Nhà báo tự do Nguyễn Huy Canh cũng phổ biến trên Internet: “Ngày 17/2 là một ngày vinh quang của dân tộc chúng ta, vì chúng ta đã đánh bại nửa triệu quân xâm lược Trung Quốc được trang bị vũ khí hiện đại tại các tỉnh biên giới phía Bắc. Nhưng đó cũng là một ngày buồn, vì đã có hàng vạn người con của đất nước này đã hi sinh, đã phải ngã xuống cho chúng ta hôm nay. Buồn, vì hôm nay, vào ngày này lãnh đạo và nhân dân ta không có được nén hương thơm tưởng nhớ đến hương hồn các anh, các chị nơi chín suối!
Thật không thể nào hiểu được. Có thể vì thế này thế kia trong ứng xử ngoại giao với nước lớn láng giềng, các nhà lãnh đạo không tiện tổ chức lễ tưởng niệm long trọng trên toàn quốc, thì ít ra các vị nguyên thủ quốc gia cũng cần có nén hương thơm dâng lên vào ngày này để tưởng nhớ các vong linh đồng bào, các anh hùng liệt sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc. Đó cũng là cái đạo phải làm của các nguyên thủ của một quốc gia có chủ quyền. Thử hỏi có nhà lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới ngày nay mà không hành xử như vậy?
Đã như vậy, các vị lãnh đạo còn để cho tại Thủ đô-trung tâm của đất nước nghìn năm văn hiến có những hành vi gây khó dễ, cản trở các nhân sĩ, nhân dân vào thắp hương nơi đài tưởng niệm. Họ phải dâng hương và đứng từ bên ngoài vái vào!”
Tuy nhiên những đoạn Video và hình ảnh ngăn cấm này đã được chuyển đi khắp thế giới cho thấy hành động của công an, cảnh sát, dân phòng và cả bộ đội gác đài tưởng niệm tại Sài Gòn và Hà Nội đã cam tâm tháo gỡ tất cả các giây băng có viết các hàng chữ lên án Trung Quốc xâm lăng và ghi ơn, tượng niệm các chiến sỹ đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh chống quân Trung Cộng tại Hoàng Sa (binh sỹ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam VN trước 30/04/1975), Trường Sa và cuộc Chiến Biên Giới 1979.
Là người Việt Nam, liệu có ai hiểu nổi thái độ và hành động hèn nhát này của đảng và nhà nước CSVN không?
Những người cầm quyền ở Việt Nam và những người viết sử Cộng sản, trong đó có ông Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội Tỉnh Đồng Nai sẽ phải trả lời với các thế hệ người Việt Nam sau này như thế nào về sự vô ơn bạc nghĩa này?
Trước biến cố trọng đại của ngày 17/02/2013 tại đài Đức Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn và tại 3 địa điểm ở Hà Nội gồm Đài Cảm tử, Đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn và đài Vua Quang, hàng trăm người dân Việt Nam đã chứng kiến và tham gia đem hoa và nhang (hương) đến dâng cúng đều bị công an chìm nổi phá, bị khước từ chỉ vì có những hàng chữ lên án Trung Cộng xâm lược!
Chẳng nhẽ những người lãnh đạo CSVN ở Sài Gòn và Hà Nội không còn biết đến công ơn xương máu của tiền nhân và của những con dân binh sỹ Việt Nam Cộng Hòa và Cộng sản đã chết cho họ được sống hay sao, hay là “máu Việt” trong cơ thể họ đã biến thành “máu Tầu” phương Bắc?
Song song với thái độ quay lựng lại với những người đã hy sinh tính mạng để bảo vệ Tổ quốc của nhà nước thì cả làng báo của CSVN cũng “ngậm miệng” để được ăn tiền, không viết được 1 chữ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ và cũng làm ngơ luôn những tin trí thức và người dân bị ngăn cản không được truy niệm tại Sài Gòn và Hà Nội.
Duy nhất chỉ có báo Thanh Niên, vào ngày kỷ niệm 17/02 (2013) đã can đảm thực hiện cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công An về Cuộc chiến Biên giới năm 1979.
Hãy đọc một đoạn đối đáp giữa Phóng viên Ng.Phong và Tướng Lê Văn Cương trong bài viết này:
Báo Thanh Niên: Kể từ sau khi VN và TQ bình thường hóa quan hệ (1991), hai bên dường như đều không muốn nhắc lại cuộc chiến này. Từ hơn 30 năm qua, cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc gần như không được nhắc tới. Theo ông tại sao cuộc chiến lại bị rơi vào lãng quên như vậy?
TT L V Cương: “Để trả lời câu hỏi này có lẽ cần cả một hội thảo khoa học. Tôi chỉ xin lưu ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này? Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện.
Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của Trung Quốc tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN...”
Ông còn tiết lộ một thực tế đau buồn của Lịch sử khi nhà nước đã cố tình “xóa đi dấu tích xâm lược cho Trung Cộng” trong cuộc chiến Biên giới năm 1979.
Thiếu tướng Lê Văn Cương: “Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể lờ đi vấn đề lịch sử này được.”
Ấy thế mà “cái loa” cán báo Hoàng Anh Lân đã viết bài trên báo Nhân Dân, cơ quan thông tin của đảng CSVN, ngày 19-02 (2013) phản bác tố cáo ngày 14/02/2013 của Tổ chức bảo vệ nhà báo (Committee to Protect Journalists - CPJ) lên án Việt Nam bưng bít thông tin và đàn áp những nhà báo tự do.
Cán bộ làm báo Hoàng Anh Lân viết rằng: “Tổ chức bảo vệ nhà báo" công bố cái gọi là "phúc trình thường niên về tình hình tự do báo chí toàn cầu". Về tình hình báo chí ở Việt Nam, căn cứ vào thái độ tiếp cận và các đánh giá mà CPJ đã đưa ra, cần khẳng định rằng, thực chất đó là sự tiếp tay cho các thế lực đang hằng ngày, hằng giờ phá hoại, cản trở sự ổn định và phát triển của Việt Nam...
Lân khoe: “Hiện nay ở Việt Nam, có hơn 19 nghìn hội viên Hội Nhà báo, trong đó có gần 17 nghìn nhà báo đã được cấp thẻ hành nghề đang làm việc tại hàng trăm cơ quan báo chí (với rất nhiều loại hình khác nhau) từ trung ương tới địa phương. Đó là những nhà báo được đào tạo cơ bản, được xã hội công nhận, hoạt động dựa trên các quy định của Luật Báo chí, có hội nghề nghiệp riêng và được pháp luật bảo vệ khi hành nghề. Vì thế khi tác nghiệp, họ không gặp "nguy hiểm" từ xã hội như đánh giá tùy tiện của CPJ, nên không thể đánh đồng số đông các nhà báo với một số cá nhân có hành vi "tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" trên internet.”
Tuy nhiên, Hoàng Anh Lân đã không giải thích được tại sao nhà nước đã bắt giam nhiều nhà báo tự do (Bloggers) nhưng vẫn không ngăn cản được nhiều người khác truyền ra nước ngoài hình ảnh và nhiều tin bị nhà nước che giấu, hay ngăn cấm không cho báo chí, dù của đảng được phép đăng lên?
Đấy là sự khác biệt giữa “vinh” và “nhục” của một nước với nhiệm vụ của báo chí.
Việc đảng cấm không cho báo đăng tin các hoạt động tưởng niệm Cuộc chiến Biên giới 1979 cũng không khác gì lệnh cấm báo chí đăng tin có hàng ngàn công dân, trong số có rất nhiều Trí thức và Đảng viên CSVN, kể cả một số cựu Tướng lĩnh và Lão thành Cách mạng, đã ký tên kiến nghị bỏ Điều 4 trong dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi (2013) loại Đảng ra khỏi quyền đương nhiên được lãnh đạo đất nước mà không qua bầu cử của dân.
Như vậy thì làm gì có tự do báo chí ở Việt Nam như đảng vẫn tuyên truyền để hù họa dân, lừa bịp Thế giới và lụy giặc như Thần?
02/13
Phạm Trần
(Thông luận)

Rồi sẽ phải về Việt Nam với tấm hộ chiếu Trung Quốc?

Câu hỏi có vẻ lạ... vâng rất lạ. Nhưng điều không tưởng đó đã, đang và trong tương lai gần, hiện diện ngay trước mắt chúng ta.
Là người Việt Nam, không ai muốn và chấp nhận điều này. Nhưng để điều kinh khủng và ô nhục không trở thành sự thực, bạn và tôi cần phải làm gì? Điều đó phụ thuộc vào tôi, bạn, vào tất cả chúng ta, vào sự tỉnh táo, nỗ lực và quyết tâm của cả dân tộc có tới 4000 năm truyền thống yêu nước nồng nàn, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
Ngược dòng lịch sử, không riêng Việt Nam mà trên toàn thế giới, bộ lạc này muốn tiêu diệt bộ lạc khác, dân tộc này muốn tiêu diệt dân tộc khác, nhà nước này muốn thôn tính nhà nước khác. Đó là tham vọng từ cổ chí kim chưa bao giờ mất đi trong thuộc tính loài người. Để thỏa mãn tham vọng này, quy luật luôn bắt đầu bằng những cuộc chiến tranh, mà là những cuộc chiến tranh thì tất phải có kẻ thắng, người thua, kẻ chiến thắng sẽ làm bá chủ, kẻ thua sẽ bị đồng hóa làm kiếp tôi đòi.
Lịch sử đã chứng minh, có rất nhiều dân tộc đã bị đồng hóa gần như toàn diện, có nhiều quốc gia từng tồn tại đã bị xóa vĩnh viễn khỏi bản đồ thế giới, cũng có những dân tộc bé và yếu thí dụ như dân tộc Do Thái mà vùng đất của dân tộc họ tại Jerusalem (Trung Đông) đã bị đế quốc La Mã tấn công xóa sổ từ 3000 năm trước, nhưng là một dân tộc dù phân tán khắp thế giới nhưng họ và hậu duệ của họ không bao giờ ngừng nuôi tinh thần phục quốc. Nhờ ý chí tuyệt vời đó, cuối cùng nhà nước Do Thái (Isarael) đã phục quốc vào sau thế chiến thứ hai sau nhiều nghìn năm tưởng như vô vọng. Nhưng có hậu như Isarael thế giới không có nhiều.

Cản trở viếng liệt sĩ - họ là người Việt hay Hán gian?
Trở lại lịch sử Việt Nam. Tuy có nhiều điểm khác với Israel nhưng cũng là một dân tộc có số phân đặc biệt. Có thể rút gọn lịch sử bằng một ca từ nổi tiếng của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn ''Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu- Một trăm năm đô hộ giặc Tây- 20 năm nội chiến từng ngày''. 30- 4-1975 đất nước hoàn toàn thu về một mối sau một cuộc chiến đẫm máu mà sự thực là cuộc nội chiến anh em Bắc Nam, huynh đệ tương tàn. Đây là cuộc chiến kéo dài tàn khốc nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam, mà theo lời ông cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, cuộc chiến không có kẻ thắng, người thua, chỉ có nhân dân là thua thiệt, Ý ông muốn nói phù hợp nhận định của các nhà viết sử chân chính: ý thức hệ cộng sản, chủ thuyết mới mà khởi xướng đầu tiên là Liên Xô 'đã chết vào đầu những năm 90 thế kỉ trước' đương đầu với chủ nghĩa tư bản và phần còn lại của thế giới. Thật không may là Việt Nam ta đã vì nhiều lí do bị biến thành nạn nhân của cuộc chiến thử nghiệm ý thức hệ vô nghĩa này, là túi hứng bom đạn hao người tốn của bậc nhất trong lịch sử chiến tranh thế gới cận đại.

http://www.youtube.com/watch?v=_NkuoyYJ-ik&feature=player_embedded

Ngăn chặn đặt hoa ở đài Bắc Sơn.
Là người Việt Nam, ngoại trừ những kẻ theo đóm ăn tàn, cam tâm làm tay sai cho giặc Hán thì hầu hết đã được lập trình sẵn trong máu rằng, trong 1000 năm Bắc thuộc đó, chưa bao giờ dân tộc Việt cam chịu cúi đầu làm kiếp nô lệ. Mạnh yếu tùy từng thời kì nhưng hễ có cơ hội là các anh hùng hào kiệt lại cùng nhân dân nổi dậy đánh đuổi ngoại xâm, cởi ách nô lệ giữ yên bờ cõi. Lịch sử đã ghi nhận những chiến công lẫy lững khiến cho quân thù khiếp sợ nhiễm cả vào trong 'gien' ngay từ thời Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, đến Đinh- Lê- Lý- Trần Lê- Nguyễn. Đặc biệt anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã cùng vua tôi nhà Trần 3 lần đánh tan quân Mông nguyên mạnh gấp nhiều lần đã luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho lịch sử chống ngoại xâm vẻ vang bất diệt của dân tộc Việt Nam. Bài học kinh thiên động địa trên là bài học đau đớn nhất cho chủ nghĩa bá quyền phương Bắc ỷ mạnh hiếp yếu đến muôn đời muôn kiếp.
Sau 30-4-1975, những tưởng dân tộc Việt Nam được yên ổn xây dựng lại cuộc sống, hàn gắn vết thương sau những biến cố bi thảm thì chỉ 4 năm sau vào ngày 19-2-1979 cách đây đúng 34 năm, một lần nữa dân tộc Việt lại phải nhất tề đứng lên chiến đấu chống lại kẻ thù truyền kiếp.
Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đứng đầu là tên đồ tể Đặng Tiểu Bình, đại diện cho Đảng cộng sản Trung quốc, đại diện cho nước cộng sản Trung Quốc mà chúng luôn rêu rao bằng những lời đường mật kiểu ''núi liền núi, sông liền sông, 4 tốt 16 chữ vàng, môi hở răng lạnh, láng riềng hữu hảo...'' Trong một thời gian ngắn, Bắc Kinh đã huy động tới 600.000 quân và dân binh cùng với phương tiện chiến tranh lớn nhất trong mọi thời kì đồng loạt tiến công xâm lược suốt dọc 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam gây bao tội ác tầy trời mà chỉ đơn cử một ví dụ nhỏ: Ngay ngày đầu tiên khi tiến vào Lào Cai, binh lính Trung Quốc đã bao vây một trường học khi các thầy cô giáo và các học sinh còn ngỡ ngàng chưa kịp hiểu chuyên gì xảy ra. Chúng thi nhau hãm hiếp các cô giáo, kể cả các cháu vị thành niên, bắt các cháu nhỏ khác và các thầy giáo ngồi xem bữa tiệc nhầy nhụa máu... sau cùng chúng xẻo vú, cắt tai, móc mắt, nội tạng ngâm rượu và tặng tất cả mọi người còn lại những nhát cuốc, xẻng và tất cả chúng vất xác tập thể vào hang đá, nổ mìn đánh sập.
Tội ác luôn đi cùng sự trừng phạt. Sau một tháng chúng phải buộc rút quân sau khi phá sạch tất cả những gì có thể phá trên đường rút chạy. 30 vạn quân là con số giặc bành trướng phải trả giá cho hành động xâm lược, nhưng phía nhân dân Việt Nam cũng phải chịu đựng một cái giá quá đắt. Khoảng 20 vạn quân và dân vĩnh viễn nằm xuống cho độc lập dân tộc. Có hàng nghìn hài cốt các liệt sỹ cho tới nay vĩnh viễn nằm lại nơi biên cương hoang lạnh, nơi trước đây thuộc lãnh thổ Việt Nam. Hiệp định phân định biên giới đất liền giữa Việt- Trung đã xong nhưng đầy bí mật, không được bạch hóa toàn dân và vĩnh viễn các anh hùng liệt sỹ sẽ chẳng bao giờ được trở về nhà.
Dân tộc Viêt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình. Không bao giờ cổ vũ chiến tranh nhưng thật không may, đất nước chúng ta lại liền cạnh với một đất nước lớn mà lại là nước lớn nhưng không quân tử. Tham vọng bá quyền chưa bao giờ ngừng nghỉ trong suy nghĩ của họ.  Thật không may là chúng ta không thể chuyển nước mình đi nơi khác, như vậy có lẽ dân tộc Việt Nam sẽ hạnh phúc hơn.

http://www.youtube.com/watch?v=Y30tRWV6_8I&feature=player_embedded

Chặn viếng liệt sĩ ở đài tưởng niệm gần Bờ Hồ.

Hiệp định Thành Đô năm 1990 còn gọi là hiệp định hòa hảo được kí giữa đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản Trung Quốc cho tới nay hoàn toàn bí mật. Thật lạ là Đảng, là nhà nước Việt Nam vì dân, do dân, từ dân mà ra mà lại thay mặt dân kí một hiệp định quan trọng liên quan đến tồn vong của cả một dân tộc mà lại bí mật cho đến tận bây giờ, để cho những rò rỉ thông tin cho đây là hiệp định đầu hàng bán nước khi vào thời điểm đó chúng ta đang ở thế mạnh.
Thưa các con dân Việt! Thế kỉ 21 là thế kỉ có nhiều thay đổi. Chiến tranh lạnh đã tạm chấm dứt với sự sụp đổ không thể cưỡng của hệ thống ý thức hệ cộng sản trên qui mô toàn thế giới. Chỉ còn lại 4 nước đứng đầu là Trung Quốc nhưng thực chất cộng sản Trung Quốc cũng chỉ còn là cái vỏ, bền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vận hành theo mô hình tư bản, kết hợp với chính trị độc đảng biến tướng thành thứ chủ nghĩa quái thai, man rợ, nhưng âm mưu Hán hóa lâu đời với Việt Nam thì không hề thay đổi, có chăng còn mưu mô thâm độc gấp nhiều lần.
Chủ thuyết chiến tranh mà không cần phải đánh vẫn thắng có từ thời Khổng Tử là chủ thuyết nguy hiểm và thâm độc còn hơn chiến tranh ''nóng'' cổ điển gấp nhiều lần. Trong suốt một thập niên tới nay, một mặt Trung Quốc xâm lăng bằng kinh tế toàn diện để Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, mặt khác dùng các thủ đoạn nham hiểm để phá hoại kinh tế làm cho VN kiệt quệ như mua '' trâu, bò'' chỉ mua móng, mua ốc bươu vàng giá cao, mua lâm hải sản giá cao. Đặc biệt nguy hiểm là dùng công nghệ sinh học trộn vào đồ dùng, thực phẩm để giết nòi giống Việt một cách từ từ. Hiện tượng nòi giống Việt bị thoái hóa như ung thư tăng gấp nhiều lần, bệnh ngoài da, bệnh lạ trên diện rộng. Tỷ lệ vô sinh tăng đột biến theo một thống kê lên tới 20 phần trăm, các em bé sinh ra yếu ớt và thiểu trí năng là đòn vô phương cứu chữa. Gần đây, có gióng lên hồi chuông họ mua đỉa khô về tán ra cho vào đồ uống, bánh rẻ tiền, đồ may sẵn ... Nếu các cơ quan có trách nhiệm phân tích được, có bằng chứng cụ thể thì có thể kết luận đây là một tội ác.

Cờ Trung Quốc 6 sao trên truyền hình VTVCờ Trung Quốc 6 sao trên truyền hình VTV: Việt Nam sẽ là ngôi sao thứ 6?
Nhưng trên tất cả của chủ thuyết ''KHÔNG ĐÁNH MÀ THẮNG'' chính là âm mưu ''mua'' giới lãnh đạo Việt Nam là thâm hiểm nhất. Chưa kết luận các lãnh đạo các cấp Việt Nam đã bị TQ mua, chỉ khái quát hiện tượng không theo logic thông thường, và mong không bao giờ là như vậy như một số nhận định không chính thống qua các hiện tượng. Nếu vậy thì phúc cho dân ta quá.  Thấy gì khi một mặt Trung Quốc tăng cường xâm lấn gây sức ép từ biên giới tới biển đảo kèm những phát ngôn ngoại giao bịa đặt, hăm dọa??? Mặt khác đã từ vài năm nay, chính quyền trước những lấn lướt phi lí của Trung Quốc chỉ phản ứng yếu ớt cho có lệ. Mặt khác tăng cường đàn áp, bắt bớ khi những người dân của mình biểu thị lòng yêu nước thông qua những cuộc biểu tình ôn hòa. ''Đánh tráo khái niệm'' là động thái bóp méo thông tin không thể hiểu nổi thí dụ như công khai thay từ ''cắt cáp'' thành đứt cáp khi tàu cá trá hình Trung Quốc cố tình phá hoại tàu thăm dò biển VN đang hoạt động sâu trong lãnh hải VN. Hiện tượng các ''giáo sư, tiến sỹ quân đội'' đăng đàn phát ngôn linh tinh ngả hẳn vào Trung Quốc, đi ngược hẳn lại với nỗ lực hàn gắn ngoại giao của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Vào ngày 17.2.2013, kỉ niệm 34 năm cuộc chiến vĩ đại của dân tộc chống bành trướng Bắc Kinh xâm lược. Hãy xem nhà nước Việt Nam và ĐCSVN đã bộc lộ truyền thống ''uống nước nhớ nguồn'' như thế nào qua biểu hiện tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hiến mình cho tổ quốc ra sao? Đây là phép thử nối tiếp sau hàng loạt đồng thái bán mình hay gọi cách khác là Trung quốc đã ''mua'' đứt các lãnh đạo  Việt Nam từ sau hội nghị Thành Đô năm 1989. Hãy xem những thước video ghi lại sống động cảnh công an, bộ đội, an ninh, côn đồ giả dạng, bảo vệ phường xã, đã ngăn cản, cướp vòng hoa, băng rôn đề dòng chữ ''Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ chống Trung Quốc xâm lược'' vào ngày kỉ niệm thiêng liêng và tận mắt người Việt yêu nước có thể điểm mặt chỉ tên những tên Việt gian, Hán tặc đã hung hăng ngay tại Hà Nội như chính Việt Nam đã là Tây Tạng thứ hai của Trung Quốc.
Trận chiến bãi đá đảo Gạc Ma.
Điều khẳng định nữa là việc những chiếc đèn lồng Tam Sa đột nhiên xuất hiện có hệ thống từ vũng Tàu đến nhiều tỉnh thành khác, đặc biệt nghiêm trọng là Hải Phòng, điều từ trước đến nay, từ cổ chí kim không hề có mặt trong tế cổ truyền dân tộc. Có thể đặt ra câu hỏi tính hệ thống vì ''Sách lược mềm, không đánh mà thắng'' củaTrung Cộng đã bằng cách nào đó hiện diện ngay trong ngày đón tết cổ truyền tại praha cộng hòa Séc. Không thể là tình cờ ngẫu nhiên mà chắc chắn có bàn tay ''đen'' xuyên suốt  thông qua chủ trương thâm độc cho dân Việt Nam tập làm quen với 1000 năm Bắc thuộc mới hay còn gọi là Tây tạng 2.
Hỡi toàn thể dân tộc Việt Nam! Hỡi toàn thể đồng bào của đất nước Việt Nam có lịch sử 4000 năm bất khuất, anh hùng chống ngoại xâm.
Nước đã mất, nhà đã tan. Kẻ thù truyền kiếp mang danh cùng ý thức hệ cộng sản đã mua đứt tổ quốc thiêng liêng ngàn đời cha ông ta gìn giữ, vun đắp cho con cháu Việt bằng những thủ đoạn thâm hiểm không tốn một viên đạn mà chỉ bằng quyền lợi cho một nhóm lợi ích.
Chúng ta thà hi sinh tất cả, chúng ta sẽ đồng lòng đoàn kết vượt qua mọi sự sợ hãi, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Chúng ta sẽ không bao giờ cam tâm làm nô lệ cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc chúng ta. Chúng ta khẳng định: Thà làm nô lệ cho bất cứ ai chứ nói ' Không' với đại Hán Trung Quốc.
Hỡi con dân Việt Nam anh hùng!  Tiếng chuông lịch sử đã điểm! Chúng ta từ trẻ con trong bụng mẹ đến các cụ già mỗi người góp tiếng nói cho độc lập, tự do dân tộc. Hỡi quân đội nhân dân Việt Nam, các anh hãy tỉnh ngủ vì nhân dân, vì tổ quốc Việt Nam.
Hỡi các con dân Việt! Hãy bắt đầu đầu ngay từ hôm nay bằng hành động dù nhỏ bé nhất 'nói không với bất kì âm mưu Hán hóa nào'. Cho dù có thù trong giặc ngoài nhưng dân tộc Việt Nam, với chính nghĩa nhất định thắng lợi.
Chúng ta thà chết chứ không ra nước ngoài với bằng hộ chiếu Trung Quốc.

Bạn đọc Le Tran Viet

(Vietinfo.eu)

Phạm Thanh Nghiên - Câu chuyện nhỏ của tôi lúc trong tù

ptn[1]
Tôi xin được phép kể vài mẩu chuyện nhỏ về việc nhà cầm quyền Việt Nam thực thi sứ mệnh bảo vệ nhân quyền cho một công dân như tôi:
Tôi bị bắt với một lý do rất… cười: tọa kháng tại nhà với biểu ngữ (được phía Cơ quan An ninh điều tra kết luận rằng mang nội dung xấu): “Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam. Phản đối công hàm bán nước ngày 14/9/1958 của Phạm VănĐồng”. Hơn 16 tháng sau ra tòa, tôi nhận bản án 4 năm tù giam, thêm 3 năm quản chế về cái gọi là tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” mà không hề dính dáng đến việc “tọa kháng”, hành vi trực tiếp được nhà cầm quyền làm lý cớ bắt bỏ tù.
Hai chứng nhân “quan trọng” được đưa từ Thanh Hóa vào làm công cụ buộc tội bị cáo. Ông Nhiểm, ông Kính trông tội nghiệp với bộ mặt méo mó, khắc khổ ngồi lọt thỏm, bị bao vây giữa vô vàn những mật vụ dưới hàng ghế dự khán, thay vì ở vị trí dành cho người làm chứng theo quy định một phiên tòa: “Nếu thời gian quay trở lại hoặc có cơ hội khác, tôi vẫn sẽ giúp đỡ họ – những ngư dân Thanh Hóa – dù tôi biết trước có thể những con người này sẽ quay lại kết tội tôi. Họ buộc phải làm thế. Và tôi sẵn sàng tha thứ cho họ.” Tôi đã nói những lời này trước tòa dành cho những ngư dân Thanh Hóa tôi đã gặp và giúp đỡ hồi cuối tháng hai năm 2008.
Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, tôi sẽ không tường thuật lại chuyến đi Thanh Hóa cùng Ngô Quỳnh. Bạn đọc nào quan tâm và muốn tìm hiểu sự thật, xin tìm đọc bài viết “Uất ức – biển ta ơi!” tôi viết năm 2008. Tôi tin rằng, nếu ai còn là người Việt Nam thì không thể không đau xót trước việc đồng bào mình bị bắt giết ngay trên lãnh hải của Tổ Quốc mình, cũng như không thể phủ nhận Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Chỉ vì vạch trần và tố cáo một sự thật bị Đảng và Nhà nước giấu nhẹm, chỉ vì đòi quyền lợi chính đáng cho những nạn nhân, ngư dân Thanh Hóa mà tôi và Ngô Quỳnh đã bị tước mất tự do – dù là một thứ tự do đang hấp hối.
Biệt giam:
Những ngày đầu, tôi bị giam chung với các nữ tù hình sự khác. Trong cuộc vật lộn mưu sinh, trở thành đủ lọai tội phạm (họ vẫn thường tự hào rằng phải rất bản lĩnh mới dám thách thức pháp luật) thì sự xuất hiện của một cô gái nhỏ bé bị gán tội “chống Nhà Nước…” là điều ngoài sức tưởng tượng. Từ ngạc nhiên, tò mò rồi thiện cảm, chúng tôi trở nên gần gũi với nhau. Được vài hôm, những ánh mắt thân thiện, cảm mến biến mất. Thay vào đó là thái độ dè dặt, lảng tránh pha chút sợ sệt. Chính sách cô lập bắt đầu có hiệu quả!
Sắp đến giờ cơm chiều. Tiếng ổ khóa vang lên chát chúa. Tiếp đó là giọng nói lạnh tanh của quản giáo: “Phạm Thanh Nghiên chuẩn bị nội vụ!”. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía tôi, lo lắng, thương cảm, hoảng hốt: “Chết rồi, bị đi ép cung rồi”, “chị ơi! Biệt giam rồi. ”, “khổ thân, người bé như cái kẹo, chịu sao nổi cháu ơi”. Mỗi người góp một tí, từ chai mắm, gói lạc, ít bột canh, cuộn băng vệ sinh… tất cả được đùm vào một túi ni-lông, ấn vội vào tay tôi. Tôi không đủ thời gian đùn đẩy. Nhận cũng tốt. Đây sẽ là vốn liếng giúp tôi “cầm cự”, chờ đợi đến lúc nhận được quà tiếp tế từ gia đình. Tôi không sợ biệt giam, không sợ bị ép cung. Tôi sợ những ánh mắt thương cảm của họ. Những tình cảm rất con người mà vì một sức ép đáng sợ nào đó, họ đã buộc phải thủ tiêu đi.
Tôi bước ra cửa, không ngoái lại nhìn. Sau lưng, vài giọt nước mắt lặng lẽ rơi. Nhà tù, thì ra vẫn còn chỗ cho tình thương yêu và lòng nhân ái.
Dẫn tôi đi là người cán bộ tên C. Sau này tôi được nghe nhiều chuyện về ông ta, chủ yếu thành tích làm giầu bất chính và đánh tù. Tôi cắp túi quần áo, chân đất đi trên những con hẻm nhếch nhác vì mưa phùn, qua những dãy nhà giam lạnh ngắt và cũ kỹ. Trong những bức tường lặng câm kia là những sự chờ đợi và tuyệt vọng. Chờ đợi để được phán xử không theo cách của con người, rồi hiến mình cho sự khổ ải và hao mòn trong các trại cải tạo.
Khu giam giữ mới có khoảng sân khá rộng. Sau khi làm các thủ tục cần thiết, C giao tôi cho đồng nghiệp. Tôi đi theo K, cảm giác như đang bị nuốt vào một đường hầm. Lần đầu tiên kể từ khi bị bắt, tôi mới thực sự thấy hết cái âm u của chốn ngục tù. Chỉ khi dừng lại, tôi mới biết mình đang đứng trước một cánh cửa. Cửa mở, hai đồng tử của tôi giãn ra: đây là nơi dành cho con người ư?
Cái gọi là buồng giam rộng chừng 6m2. Hai bệ xi-măng đối diện nhau (chừa một lối đi hẹp ở giữa, tù quen gọi là “xa lộ”) dùng làm chỗ nằm. Từ cửa đến chân bệ nằm còn khoảng trống nho nhỏ để đồ ăn. Trong buồng không có nhà vệ sinh nên phải dùng bô. Chỗ để bô cách chỗ để đồ ăn chừng 3 bước chân. Một trong hai bệ nằm có gắn cố định một cùm sắt, dùng để cùm chân những người tù bị kỷ luật hoặc tử tù chờ ngày thi hành án. Tôi vào sau L vài ngày, đương nhiên phải nằm chung với cái cùm. L thường mắng tôi vì tội hay cho chân vào cùm. Bảo tôi không chịu kiêng kỵ, có ngày bị cùm thật cũng nên. Hàng ngày tôi đi bộ dọc trên “xa lộ”, coi như tập thể dục. Đoạn đường ngắn mấy bước chân, đi vài vòng phải nghỉ một lần để khỏi chóng mặt.
Mỗi ngày hai lần: sáng và chiều, công an mở cửa cho tù nhân ra ngoài làm vệ sinh cá nhân và lấy cơm. Mỗi lần chừng 20 đến 30 phút. Hầu như ngày nào tôi cũng phải đi cung nên mọi việc, từ giặt giũ, đổ bô, lấy cơm, rửa bát… L phải kiêm hết. Có hôm, chưa làm vệ sinh xong, điều tra viên đã đứng đợi ngoài cửa. Chắc chỉ có tù nhân lương tâm chúng tôi mới phải trải qua tình trạng ngồi bệ xí trong sự chờ đợi và thúc giục của cả cai tù lẫn điều tra viên mà thôi. Gần 4 tháng biệt giam, tôi phải đi cung hàng chục lần, chưa kể thời gian ở buồng chung hơn một năm. Chuyện này xin được kể trong một dịp khác.
L có tật xấu, đi ngoài vô tội vạ, không theo giờ giấc. Nhiều hôm cứ đóng cửa buồng cô nàng mới đi, mỗi lần như thế lại chữa ngượng: “Em luyện mãi mà không được, cứ nhìn thấy công an là nó lại thụt vào. Hình như c*t sợ công an chị ạ”. Hai cái bô chứa đầy “sản phẩm” của L. Mùi xú uế bốc lên nồng nặc. Đã thế, cô nàng còn lên lớp tôi: “Chị phải uống thật nhiều nước mới tốt cho sức khỏe, người đâu mà gầy đét, trông chán lắm”. Tôi bảo: “Có hai cái ngai vàng, mày ngự cả hai, chị uống nhiều nước thì chứa vào đâu?”. Cô nàng nhe hàm răng ám khói thuốc cười trừ. Nhìn L, tôi thấm thía hai câu thơ (được cho là của ông Hồ): “Cửa tù khi mở không đau bụng, đau bụng thì không mở cửa tù”.
Cánh cửa sắt, may quá có sáu lỗ thông hơi (to bằng quả trứng chim cút) – thứ duy nhất làm chúng tôi tạm quên mình đang ở trong một cái hộp. Hàng ngày được ra ngoài, tôi thường vãi cơm ra sân để dụ lũ chim sẻ đến. Qua sáu cái lỗ thông hơi quý giá đó, tôi và L luân phiên nhau chiêm ngưỡng, ngắm nghía chúng. L ước: “Giá biết bay như chúng, em sẽ bay về ôm hôn thằng Cu cho thật đã”. Rồi như tiếc rẻ “Nhưng làm con chim bay được thì lại không lắc, không phê được. Làm người như em, tuy tù tội nhưng được biết mùi đời. Sướng thân! Như chị thì thiệt, chả biết đếch gì. Chán chết”. Tôi không thích tranh cãi với L những lúc như thế. Lũ chim vô tâm, chúng nhặt nhạnh những hạt cơm cuối cùng rồi bay đi, mặc kệ tôi ngẩn ngơ. Không có cách nào gọi chúng lại. Tôi tủi thân, đâm ra giận chúng, hôm sau không vãi cơm cho chúng nữa. Theo thói quen, lũ chim bay đến ngơ ngác, tìm kiếm rồi bỏ đi. Tôi buồn! Từ đó không dám tự trừng phạt mình nữa.
Một lần đi cung:
Một vật gì giống như con rắn nằm lù lù giữa sân. Vừa nhận ra thứ đó dành cho mình, một luồng hơi lạnh chạy dọc sống lưng. Sau cái rùng mình, mặt tôi nóng ran, hai thái dương giật liên tục. Không thể để cơn phẫn nộ được dịp bung ra. Tôi sẽ luồn chân vào đó. Phải nếm trải hết mọi cay đắng của người tù. Tôi đứng im, ngoan ngoãn cho K xiềng chân mình. Nét ái ngại lộ rõ trên gương mặt anh ta: “Chị Nghiên đi chậm thôi, sẽ đỡ đau”. Tôi hít một hơi thở sâu chờ K mở cửa. Ánh mắt tôi đập vào ánh mắt người điều tra viên. Dù cố tỏ ra tự nhiên, nhưng tôi biết anh ta chứ không phải tôi đang bị chi phối bởi cái xiềng chân. Tôi không đi chậm như lời khuyên của K. Bị thôi thúc bởi lòng kiêu hãnh, tôi bước thật nhanh bất chấp hai vòng xích đập vào mắt cá chân đau điếng. Tôi không cho phép anh ta có cơ hội thấy tôi trong bộ dạng chậm chạp và đáng thương. Chỉ thể hiện ở bước đi thôi chưa đủ, tôi bông phèng:
- Này anh, giúp tôi một việc được không?
- Việc gì chị?
- Nhờ anh đăng ký với kỷ lục ghi-nét, công nhận tôi là người phụ nữ có cái lắc chân to và độc nhất thế giới nhé?
Bị bất ngờ, anh ta im lặng. Sau một hồi, tính háo thắng trỗi dậy, anh ta trả đũa:
- Nếu bây giờ tôi bắc thang cho chị trèo tường về, chị có về không?
- Sao nghiệp vụ anh kém thế?
- Gì cơ?
- Tôi bảo nghiệp vụ anh kém vì anh đi điều tra tôi mà không hiểu gì về tôi. Này nhé, tôi vào đây một cách đường hoàng thì cũng đường hoàng rời khỏi đây. Không phải các anh tùy tiện bắt rồi thả vô tội vạ là được.
Có lẽ anh ta thấy tiếc về câu hỏi vừa rồi.
Một cán bộ trực trại và một điều tra viên khác đã chầu sẵn ở buồng hỏi cung. Chờ tôi ngồi xuống, trực trại rướn người qua mặt tôi, kéo thanh sắt vốn được bắt vít cố định nơi tay vịn, khóa lại. Động tác rất dứt khoát với vẻ mặt rất nghiêm trọng. Chắc đấy là thứ công cụ được phát minh ra để bảo vệ các nhân viên điều tra khi hỏi cung những tên tội phạm thuộc diện đặc biệt nguy hiểm. Thế ra, tôi được liệt vào loại “đặc biệt nguy hiểm” cơ đấy. Tôi quan sát việc liên quan đến mình như một kẻ thực sự bị thuần phục. Xong việc, viên trực trại lui về đứng phía sau tôi (chắc sẵn sàng tung đòn cứu đồng đội nếu đối tượng manh động). Hai điều tra viên đặt hồ sơ lên bàn:
- Chúng ta bắt đầu làm việc!
Tôi lơ đễnh nhìn lên trần nhà.
- Chúng ta làm việc thôi chị Nghiên.
- Anh bảo gì cơ?
Vẻ ngoan ngoãn lúc đầu của tôi khiến họ không chuẩn bị tâm lý đối phó cho sự phản công.
- Chúng ta vào việc…
- Làm gì có chuyện ấy. Các anh nghĩ tôi sẽ làm việc với các anh trong tình trạng này sao?
- Đây là quy định của…
- Là quy định của các anh thôi. Nguyên tắc của tôi là không làm việc với các anh trong tình trạng này.
Hai điều tra viên nhìn tôi chằm chằm. Tôi tiếp tục nhìn lên trần nhà, lưng dựa ra sau, các ngón tay gõ gõ vào thanh sắt chắn ngang trước mặt, chân đung đưa khiến cái xiềng cọ xuống nền nhà phát ra thứ âm thanh khô khốc, nghe đến sốt ruột. Cuối cùng, một trong hai người điều tra viên phải ra hiệu cho trực trại mở xiềng chân và thanh sắt chắn ngang ra.
Tôi thôi nhìn lên trần nhà:
- Đây sẽ là lần đầu và cũng là lần cuối tôi cho phép các anh làm thế. Nếu việc này còn tái diễn thì các anh sẽ chỉ nhận được một thứ duy nhất từ tôi, đó là sự im lặng. Mong các anh nhớ cho.
Trở về buồng giam, tôi mệt mỏi nằm vật xuống. Nhìn L với đôi mắt đỏ hoe, tôi đâm cáu. Cô nàng mặc cho tôi mắng mỏ, cứ sấn vào xoa xoa bóp bóp chỗ đau cho tôi. Tôi hắt hủi cô nàng để khỏi phải thương hại mình. Tôi nghĩ đến chú Nghĩa, đến Ngô Quỳnh và các anh em khác bị bắt cùng đợt với tôi. Không biết họ bị đối xử ra sao? Nhưng tôi tin, dù ở trong hoàn cảnh nào thì những người anh em ấy (sẽ không cáu gắt bạn tù vô lối như tôi) mà sẽ ngạo nghễ và nở nụ cười nhân ái vì nhà tù là sự lựa chọn “bất khả kháng”, là cánh cửa duy nhất để đến với tự do.
(viết sau những ngày mới ra tù)
© Phạm Thanh Nghiên 

Đến tâm linh cũng không thoát khỏi "Cơ chế xin cho"


H1

Xem lại cái clip hôm 17/2/2013 vừa rồi, thấy cậu cảnh vệ ở đài liệt sĩ Bắc Sơn luôn miệng kêu: Khổ quá các bác ơi... thấy vừa bực mình vừa buồn cười. Hẳn rằng cậu ta đã được lệnh, bằng bất cứ giá nào cũng không được để cho “các bác ơi” ấy đặt được vòng hoa lên Đài...
Chắc thấy toàn các bậc cao niên, sợ một mình cậu ấy không dám quyết liệt, nên lát sau có thêm mấy cảnh vệ nữa đến chi viện? Họ viện ra đủ thứ lý do, quy định để làm nản lòng các bậc cao niên. Như là phải đem cả vòng hoa và người đi thêm vài cây số nữa để đi đăng ký và kiểm tra chẳng hạn. Rồi vòng hoa không được để băng đen, giá đỡ phải bằng sắt v.v...
Ngần ấy lý do khiến người nghe ai nấy đều ngạc nhiên. Đài liệt sĩ đặt ngay bên cạnh đường. Du khách hay dân thường đi qua đều có thể ghé vào đặt bông hoa, đứng tưởng niệm. Có thấy biển nào đề quy định, là muốn viếng thăm thì phải đi thêm vài cây số nữa để đăng ký đâu? Khách thập phương đến lại bảo: Đi đăng ký đã!
Cái nơi đăng ký ấy không ở ngay đó cho tiện đường khách  thập phương, mà lại cách rõ xa. Đây là Đài liệt sĩ, có phải chùa chiền để cầu tài cầu lộc gì đâu, mà gây phiền phức cho nhau vậy? Không lẽ ở chốn này cũng phải “làm luật”?
Đã có ý khó khăn thế, thì đăng ký chắc gì đã cho? Bảo phải chờ xin ý kiến lãnh đạo thì sao? Hóa ra cái cơ chế xin cho nó vận cả vào việc tâm linh. Vong linh các liệt sĩ có linh thiêng, xin chứng giám!
Nói vậy nhưng cứ băn khoăn, khi họ nói đem cả vòng hoa theo đến nơi đăng ký, để còn kiểm tra!
Kiểm tra gì thế nhỉ? Bom tự chế à?
Cơ khổ! Dân mình hiền lắm, có đánh bom cảm tử bao giờ đâu. Mấy vụ nổ mìn, hay bom đều nhè vào nhà đối phương trong các vụ tiền bạc gì đó, chứ ai đi đánh bom đài liệt sĩ bao giờ?
Rồi trên vòng hoa không được để băng đen. Vòng hoa thì dùng băng rôn màu đen là chuẩn rồi. Không băng đen thì “băng đỏ” à?
Đúng là trong con mắt các vị, cái gì cũng phải màu đỏ nhể?.
Nhớ lại chuyện của ông cụ. Cụ mất đi với ước nguyện được “hỏa táng, tro vào ba hộp sành, cho Bắc, Trung, Nam mỗi miền một hộp”, thế mà đám con cháu của cụ luôn miệng kêu gọi mọi người “học tập và làm theo” lời cụ, đã xây cái lăng to đùng để nhốt cụ lại, nhất quyết không cho cụ đi đầu thai. Đã bảo “đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối” mà, ông cụ làm sao thoát khỏi?

(Blog Phương Bích)

Khi Thủ tướng dám đối diện với sự thật

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, không chỉ vì địa điểm xây dựng rơi vào “tọa độ chết” mà còn bởi phương án đó không mang lại hiệu quả.
Quyết định này sẽ có thể đẩy Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) và tỉnh Bình Thuận đối mặt với những khoản bồi thường không nhỏ cho các nhà đầu tư trong khu vực, họ bị thiệt hại trong suốt thời gian dài sa lầy vì chờ đợi dự án. Nhưng tất nhiên, khoản bồi thường đó không thể so sánh được với những bi kịch nếu tiếp tục đầu tư cả tỉ USD để xây dựng cảng này, trên cơ sở những luận chứng kinh tế thiếu thuyết phục.

Những dự án du lịch hoàn chỉnh như thế này phải ngưng để nhường đất cho cảng Kê Gà. Nhưng suốt 5 năm qua cảng Kê Gà chỉ có trên giấy
Những dự án du lịch hoàn chỉnh như thế này phải ngưng để nhường đất cho cảng Kê Gà. Nhưng suốt 5 năm qua cảng Kê Gà chỉ có trên giấy
Ngay từ khi khởi động dự án, các chuyên gia khoa học đã lên tiếng phản đối dự án Kê Gà, đường sắt và bauxite Tây nguyên là không khả thi, không mang lại hiệu quả. Riêng với cảng Kê Gà, các nghiên cứu của Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đã chỉ ra, đây là  vùng  “biển chết”, rất nguy hiểm, không phù hợp xây dựng cảng cả về mặt địa lý lẫn thủy văn. Tiếc rằng, khi ấy cả TKV và tỉnh Bình Thuận đều đã bỏ qua, bằng cách này cách khác thuyết phục cấp cao hơn phê duyệt dự án.
Không chỉ với dự án Kê Gà mà rất nhiều cảnh báo trước đây, giờ đã thành hiện thực. Khi Tổ hợp bauxite Tân Rai - Lâm Đồng cho ra lò những mẻ nhôm oxit đầu tiên hồi cuối tháng 12.2012, so với giá thế giới, TKV đang phải chịu lỗ từ 80-90 USD/tấn. Nếu thuế xuất khẩu được giảm bằng 0 thì con số lỗ vẫn từ 30-40 USD/tấn. Đó là chưa tính tới những thiệt hại vô hình, hữu hình về môi trường mà vùng đất Tây nguyên phải gánh chịu. Đã có những khuyến cáo dành cho TKV, nên dũng cảm xin Chính phủ từ bỏ dự án Nhân Cơ để tránh sa lầy sâu hơn. Không nên vì ngại thừa nhận sai lầm mà đẩy sự việc đi quá xa, theo kiểu “phóng lao thì phải theo lao”.
Tất nhiên, không đơn giản khi một cấp lãnh đạo phải thay đổi quyết định của chính mình. Thế nhưng nếu kịp nhận ra sai lầm, sự thay đổi ấy lại thể hiện bản lĩnh của người lãnh đạo.
Quyết định dừng một dự án tốn kém mà không hiệu quả như cảng Kê Gà phải được coi là một quyết định cực kỳ dũng cảm. Và trên thực tế, còn rất nhiều vấn đề hệ trọng, chờ đợi bản lĩnh đối diện sự thật của nhà quản lý, của người lãnh đạo: từ những bất an ở thủy điện Sông Tranh, liên quan đến tính mạng, quyền được sống an toàn của người dân đến những quyết định gây phiền toái cho sinh hoạt của người dân như phạt xe không chính chủ, chứng minh thư ghi tên cha, mẹ... Tất cả đều đã được chỉ ra và thừa nhận và cũng cần nhanh chóng được sửa sai.

An  Nguyên

(Thanh niên)

Tây Nguyên đã biến mất?

  
Tây Nguyên là vùng đất lớn còn lại duy nhất của Việt Nam mà tôi chưa tới cho đến Tết Quí Tỵ này, không tính những chuyến lên Đà Lạt trước đó mà tôi không coi là lên Tây Nguyên. Vì lý do đó, tôi luôn cảm thấy mình có lỗi với Tây Nguyên, nhất là khi tôi nghĩ mình yêu Tây Nguyên, như yêu một phần của đất nước mình vậy.
Cảm nhận đầu tiên của tôi là Tây Nguyên là vùng đất trù phú, một cao nguyên bằng phẳng hơn tôi nghĩ rất nhiều, xanh rì giữa mùa khô dù dưới màu xanh đó là đất đỏ và lớp bụi đỏ phủ ít nhiều khắp nơi chỉ thấy được khi bạn tới gần…
Sự trù phú đó ở thành phố Buôn Mê Thuột, thị xã Buôn Hồ hay thị trấn huyện lỵ Krông Năng và các xã nới tôi đến, còn được thể hiện hoành tráng qua các công trình xây dựng công cộng của chính quyền, đường xá ở trung tâm, và nhà ở… Tôi muốn nghĩ và viết đó là “nhà dân” nhưng còn không chắc lắm nên đã khảo sát lại. Đó đa số là… nhà quan, và nhà giàu các kiểu liên quan mật thiết với các quan, còn nhà dân với nghĩa đại đa số thì khác, vẫn đói nghèo…
Trong dịp Tết này, sự trù phú còn được thể hiện qua… trang trí. Vâng, nghe nói chính quyền duyệt chi cho mỗi huyện lỵ, thị xã, thành phố trong cả nước từ 5-10 tỷ đến hàng trăm tỷ đồng chỉ để… bắn pháo hoa Tàu, trang trí đường phố cho “dân ăn Tết”! Tây Nguyên cũng không ngoại lệ. Một thị trấn cao nguyên cũng có rất nhiều đèn sáng nhấp nháy muôn màu (của Tàu) sáng trưng, cây cối “ăn tết” được quấn lụa, quét sơn như ở đường Nguyễn Huệ Sài Gòn, có thị trấn chơi đài phun nước với nhạc màu như Sentoza của Singapore, chỉ khác là không có bóng người… Dù không phải trả tiền điện nhưng tôi cứ xót xa… cho dân (phải trả nó).
Đúng là trù phú kiểu cộng sản, vì nhất thiết các trang trí đón tết đó, “cho dân ăn Tết” đó phải làm nổi các “trọng tâm” là các khẩu hiệu đỏ kiểu “Mừng Đảng, mừng Xuân”… – vâng, trên Tây Nguyên hôm nay vẫn Đảng đang đè Xuân... Xuân cao nguyên tươi tắn lâu nên Đảng còn đè Xuân chán…
Nhưng bất ngờ lớn nhất của tôi là về con người “Tây Nguyên”. Ở Tây Nguyên mấy ngày, đi qua nhiều nơi, vào thăm nhiều chỗ, tôi không thấy bóng dáng và không gặp người Tây Nguyên đích thực nào! Ý tôi là tôi không gặp, không thấy bóng dáng dấu vết, không nghe được giọng nói của một người dân tộc nào - những người chủ Tây Nguyên đích thực từ hàng nghìn năm qua, những dân tộc Việt trên đất Việt này mấy trăm năm rồi…
Tôi chỉ thấy, nhận ra và gặp những người có gương mặt và giọng nói từ miền Bắc, miền Trung Duyên hải và Nam bộ, còn người dân tộc trên Tây Nguyên đã biến mất không dấu vết trong mắt tôi – người lên Tây Nguyên lần đầu… Tôi không tin được là mình đang ở trên Tây Nguyên! Những công trình đồ sộ giả nhà Rông bằng bê tông ở Buôn Mê Thuột không cho tôi cảm nhận Tây Nguyên chút nào…, dù Tây Nguyên trong ký ức tôi chỉ là qua sách vở, bắt đầu từ “Đất nước đứng lên” và anh hùng Núp của Nguyên Ngọc đến mọi thứ khác mà người khắp vùng nói viết kể về Tây Nguyên… đều đã biến mất! Phải chăng con cháu anh hùng Núp đã ra quốc lộ làm những “anh hùng Núp” hết cả rồi?! Thật chua chát.
Mục đích chính của chuyến lên Tây Nguyên của tôi đã hoàn thành, thậm chí có thể nói là thành công, nhưng mục đich thứ hai: lên Tây Nguyên để cảm nhận Tây Nguyên yêu quí lần đầu, thì không thành. Và tôi có cảm giác mình đã mất Tây Nguyên, không bao giờ được cảm nhận Tây Nguyên như nó vốn là nữa. Tây Nguyên có người Tây Nguyên làm chủ đã biến mất rồi. Cái tôi thấy và cảm nhận là Buôn Mê Thuột, Buôn Hồ, Krông Năng,… giống hệt như các địa phương khác của Việt Nam hôm nay ở khắp Bắc Trung Nam, từ trong ra ngoài, từ con người đến quang cảnh, đến văn hóa...
Sau chuyến đi tôi cứ nghĩ miên man mãi về điều đó. Tôi có cảm nhận phiến diện không? Sao thế nhỉ, tại sao Tây Nguyên lại biến mất hoàn toàn thế được nhỉ? Đã có việc diệt chủng và đồng hóa các dân tộc Tây Nguyên thành dân tộc Kinh chăng? Không thể, người Kinh không thể đồng hóa (hòa đồng văn hóa) các dân tộc khác nhanh thế được, phải mất vài trăm năm, hàng nghìn năm! Chỉ có thể làm một dân tộc biến mất nhanh như thế qua tiêu diệt và/hoặc cướp đoạt đồng loạt như cha ông ta đã làm trong hàng nghín năm mở cõi về phía Nam với nhiều dân tộc văn minh lớn như Chàm, Chăm…nay đã thành các dân tộc Việt?
Nhưng các dân tộc Tây Nguyên đã là các dân tộc Việt mấy trăm năm nay rồi? Thế mà, thực tế sau vẻn vẹn mấy chục năm “giải phóng”, trên Tây Nguyên tôi chỉ thấy người Kinh, và màu cờ đỏ. Vẫn biết là tôi đi chưa đủ, nhìn chưa hết, nhưng… cảm nhận không biết đánh lừa.
Chả lẽ cuộc hành trình Nam tiến nhiều thế kỷ của dân tộc đã kết thúc từ lâu ở mũi Cà Mau, nay Đông tiến ra Biển Đông thì không dám vì đã ai đó/bọn nào đó dâng tặng Bắc Kinh để được làm vua nước Nam “mãi mãi”, giờ “ai đó” đã quay sang làm Tây tiến đến… Tây Nguyên, và quét sạch… các dân tộc Tây Nguyên?
Hơn bốn mươi, năm mươi năm trước, khi người Pháp thống kê để lại và tôi được học, dân tộc Việt có/gồm 64 sắc/chủng tộc cùng chung sống. Hôm nay, các con tôi được dậy dân tộc Việt chỉ gồm 53 dân tộc anh em. Tôi cứ thắc mắc chuyện gì đã xảy ra với 11 dân tộc nhỏ bé đã biến mất trong khi họ được chính quyền này “ưu tiên bảo vệ và giúp phát triển”? Tôi luôn cảm thấy mình hèn kém và có lỗi vì không trả lời được câu hỏi này cho mình và cho thế hệ sau…
Với cái đà “bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số” vô song này của chính quyền hiện nay, các cháu tôi sẽ chỉ còn được nghe đến bao nhiêu dân tộc Việt thiểu số nữa trong vài năm tới? Chắc chăn không phải 53. Và tại sao? Tôi thấy mình có tội vì không dám trả lời câu hỏi này.
Người Việt mình đâu có văn hóa đổi con để ăn thịt con mình khi nghèo đói như người Tàu, mà nay sao lại làm biến mất các dân tộc Tây Nguyên như thế, có khác nào học theo người phương Bắc ăn thịt con mình – những dân tộc thiểu số quí giá của mình? Và nhất là điều đó đã diễn ra không phải vì lý do nghèo đói, khó khăn, chiến tranh.
Vậy lý do thực sự của thực trạng người Tây Nguyên đã hầu như biến mất trên Tây Nguyên hôm nay là gì? Phải là một nỗi sợ khủng khiếp mới dẫn đến việc cha mẹ ăn thịt con mình như người Tàu đang làm với các dân tộc chống lại họ trên cao nguyên Nội Mông, Tây Tạng hay với chính con em họ trên quảng trường Thiên An môn…
Nhưng đây là người Việt trên Tây Nguyên và các dân tộc Tây Nguyên, các dân tộc Việt...
Với tôi, hình ảnh Tây Nguyên đã không còn. Tây Nguyên của tôi đã biến mất rồi! Tôi đã lên Tây Nguyên muộn quá mất rồi!
Nhưng ngay cả bác Nguyên Ngọc hôm nay lên Tây Nguyên liệu có tìm thấy Tây Nguyên?
Từ tây Nguyên về, tôi xin và mang theo một loại hoa lạ đẹp, hỏi người cho cũng không biết hoa gì. Tôi nâng niu ươm nó để trồng trong vườn nhà. Không biết nó có chịu được khí hậu nóng của Sài Gòn và ra hoa Tây Nguyên cho tôi không? Bất kể thế nào tôi cũng đã rất yêu quí nó rồi, kể cả nó sẽ “nỡ lòng” không ra hoa được, vì nó là cây lá Tây Nguyên.
Với tôi nó là Tây Nguyên thật, nó là hiện thân của trời đất Cao Nguyên, cái phần không thể bị mất đi, hay đánh tráo.
Phan Châu Thành
(Dân luận)

GS Nguyễn Minh Thuyết nói về vụ ông Hoàng Hữu Phước công kích ông Dương Trung Quốc

"Tôi thấy rằng việc ông Phước viết bài trên blog đả kích ông Dương Trung Quốc là hiện tượng chưa từng xảy ra trong hoạt động của Quốc hội VN."
GS Nguyễn Minh Thuyết nhận định như vậy về vụ ông Hoàng Hữu Phước dùng blog cá nhân công kích ông Dương Trung Quốc. Xung quanh vấn đề văn hóa tranh luận, GS Nguyễn Minh Thuyết nói:
- Trong tiến trình dân chủ hóa, trên nghị trường VN đã có rất nhiều tranh luận, phát biểu được cho là thẳng thắn, quyết liệt, gay gắt. Một vài đại biểu đôi lúc sử dụng từ ngữ hoặc nói một vài ý không thích hợp, nhưng tôi hiểu đây chỉ là những khoảnh khắc lỡ lời trong những hoàn cảnh đang tranh luận có nhiều cảm xúc.
* Cá nhân ông từng trải nghiệm những cuộc tranh luận gay gắt như thế nào?
- Nói thật là khi tôi kiến nghị Quốc hội thành lập ủy ban lâm thời để điều tra trách nhiệm trong vụ Vinashin thì tôi cũng nhận được nhiều lời chỉ trích, trong đó không phải không có những ý kiến chụp mũ. Tôi cũng đã trao đổi lại với những ý kiến như vậy một cách đúng mực, sau đó quan hệ giữa chúng tôi vẫn giữ được thoải mái. Việc các đại biểu Quốc hội có ý kiến khác nhau là chuyện hoàn toàn bình thường. Nhưng tuyệt đối không nên thóa mạ, chụp mũ lẫn nhau.
* Bên ngoài sinh hoạt nghị trường, ông có từng phải nhận những lời chỉ trích?
- Thường thì những tin nhắn hay cuộc điện thoại gọi cho tôi là những lời động viên. Nhìn lại quá trình tôi hoạt động với tư cách là đại biểu, tôi thấy chưa có những va chạm nào quá đáng, đi quá giới hạn của văn hóa giao tiếp.
* Ông nghĩ thế nào về sự việc ông Hoàng Hữu Phước dùng blog cá nhân công kích ông Dương Trung Quốc?
- Tôi thấy rằng việc ông Phước viết bài trên blog đả kích ông Dương Trung Quốc là hiện tượng chưa từng xảy ra trong hoạt động của Quốc hội VN. Những lời lẽ như thế không phù hợp với chuẩn mực giao tiếp thông thường chứ chưa nói đến văn hóa nghị trường. Kinh hãi nhất là những lời bàn của ông Phước về nạn mại dâm.
Qua những ý kiến ông Phước tung lên mạng, còn có thể thấy hiểu biết của vị đại biểu Quốc hội này về pháp luật rất hạn chế. Ví dụ việc ông phê phán đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn Thủ tướng là “hỗn xược” trong khi điều 49 Luật tổ chức Quốc hội cũng quy định đại biểu có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ... Đại biểu Hoàng Hữu Phước cũng có nguy cơ vi phạm quy định tại Bộ luật hình sự khi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, nhất là khi dựa trên những điều ông Dương Trung Quốc phát biểu tại nghị trường với tư cách một đại biểu Quốc hội đang thi hành công vụ. Chính vì vậy, bài viết của ông Phước đã phải nhận rất nhiều chỉ trích dữ dội từ dư luận, báo chí chính thống cũng như trên mạng Internet.
Tôi cũng thấy thất vọng khi nghe ông Phước trần tình với báo chí là ông không lường trước được phản ứng mạnh mẽ của công luận về bài viết của mình. Một người đã dấn thân vào con đường chính trị mà nhìn nhận một việc nhỏ cũng không ra thì hoạt động chính trị thế nào? Câu hỏi này chắc phải nhờ cử tri TP.HCM hỏi giúp vị đại biểu của mình.
* Theo ông, những tranh luận giữa các đại biểu Quốc hội với nhau thì như thế nào được coi là có văn hóa?
- Theo tôi, phát biểu của đại biểu Quốc hội trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải có mục đích xây dựng, có nội dung phù hợp với pháp luật và có cách thể hiện phù hợp với chuẩn mực văn hóa. Đại biểu Quốc hội có ý kiến trái ngược nhau là bình thường và đại biểu nên tranh luận cho ra lẽ, nhưng tranh luận gì thì cũng phải phù hợp với chuẩn mực, giống như trong trận bóng đá thì hai bên phải đá vào bóng chứ không thể nhằm vào người đối thủ
(Tuổi trẻ)

Hồn của sự phát triển

Quá trình phát triển vừa qua mới chỉ là gặt hái những gì dễ dãi, ngắn hạn, mà thiếu một cái hồn, Hồn của phát triển một triết lý, một nền tảng xuyên suốt lâu dài. Vậy đâu là cái hồn của phát triển cần vươn tới?
Bên cạnh một số thành quả đạt được qua hơn 25 năm đổi mới, con đường phát triển của đất nước những năm gần đây đối diện với nhiều thách thức nghiêm trọng: kinh tế vĩ mô ngày càng bất ổn, doanh nghiệp suy sụp và ngưng hoạt động hàng loạt. Giá cả không ngừng tăng khiến đời sống người dân ngày càng khó khăn. Tài nguyên khoáng sản, rừng bị khai thác cạn kiệt, môi trường sống ngày càng ô nhiễm nặng. Giáo dục, y tế khủng hoảng chưa thấy lối ra. Khoa học thiếu cơ chế để phát triển. Căng thẳng và bất an xã hội, những vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai, đền bù giải toả ngày càng gay gắt trong khi việc thực thi các quyền lợi của người dân còn hạn chế. Văn hoá và đạo đức xã hội xuống cấp, niềm tin sụt giảm nghiêm trọng…
Tất cả cho thấy quá trình phát triển vừa qua chỉ mới là gặt hái những cái gì dễ dãi, ngắn hạn, trước mắt, mà thiếu một cái hồn, một triết lý, một nền tảng xuyên suốt, lâu dài. Vậy đâu là cái hồn của phát triển cần vươn tới để đất nước đi lên một cách vững bền? Đó là nội dung của toạ đàm Đi tìm cái hồn của phát triển, do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức, với sự góp mặt của các chuyên gia kinh tế, văn hoá, nhà nghiên cứu triết học, doanh nhân, nhân khởi đầu năm mới Quý Tỵ.

Sức trẻ là tài sản lớn nhất của dân tộc.
Phát triển bằng mọi giá

Lãnh tụ của phong trào dân chủ Myanmar Aung San Suu Kyi nói khi lần đầu tiên sau 24 năm đi ra khỏi Myanmar để dự hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức tại Bangkok: "Myanmar không muốn bị áp đặt mô hình phát triển, dù chúng tôi cũng không muốn bị bỏ lại phía sau. Chúng tôi cần đầu tư, nhưng chúng tôi không cần thứ đầu tư sẽ đào sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo, cản trở người dân tiếp cận những lợi ích của cuộc cải cách. Tham nhũng sẽ đi liền với đầu tư, nên trước tiên, chúng ta phải quan tâm đến cải cách hệ thống pháp luật. Không phải thứ luật pháp sinh ra để dành quyền lợi cho một nhóm người, nên đừng chỉ suy nghĩ về luật đầu tư nước ngoài". Phải chăng đó cũng là một triết lý phát triển, là cái hồn của phát triển mà bà mong muốn cho đất nước của mình?

Nhìn bức tranh tổng thể phát triển đất nước những năm qua, thấy rõ tăng trưởng kinh tế chủ yếu chạy theo số lượng, đổ thật nhiều vốn, kể cả vốn vay mượn để tạo thành tích tăng trưởng bằng mọi giá dù hiệu quả thực sự không bao nhiêu (thể hiện qua hệ số ICOR ngày càng cao, năng suất ngày càng giảm). Mặt nhân văn trong phát triển bị xem nhẹ, biểu hiện qua giáo dục, y tế, văn hoá, đạo đức xã hội khủng hoảng kéo dài. Đó là một sự phát triển thiếu một cái hồn, một triết lý nhất quán làm nền tảng cho mọi chủ trương chính sách.
Giống như trong giáo dục, bao lâu chưa tìm được triết lý giáo dục phù hợp, giáo dục vẫn sẽ mãi loay hoay với những "cải cách" hình thức, nửa vời, thiếu tính hệ thống; trong phát triển cũng vậy, bao giờ chưa tìm ra được cái hồn hay triết lý phát triển phù hợp, đặt trọng tâm vào con người, vào hạnh phúc cụ thể, thực sự của người dân thay vì vào những con số, vào thành tích bề nổi, chưa phân bổ công bằng thành quả của phát triển, thì chừng đó vẫn chưa phát huy được nội lực, tính sáng tạo, tính chủ động của các tầng lớp nhân dân, từ đó mới có phát triển bền vững.
Vậy, cái hồn của phát triển của Việt Nam là gì?
Là người gắn bó máu thịt với Tây Nguyên, bằng những phân tích sắc sảo và thẳng thắn, nhà văn Nguyên Ngọc đã nhìn thấy những vấn đề của đất nước nói chung qua bài học Tây Nguyên. Ông khẩn thiết kêu cứu:
"Sau chiến tranh, xã hội Tây Nguyên vẫn còn nguyên, sức bền vững rất mạnh, nhưng khi bứng mất nền tảng vật chất làng và rừng, coi kinh tế động lực chỉ là khai thác tài nguyên, rừng tự nhiên cơ bản không còn nữa. Một ít khu bảo tồn còn sót lại nhưng chỉ là trang sức thôi, đã bị "móc" hết ruột bên trong. Chúng ta đã… băm nát Tây Nguyên.
Mỗi vùng kinh tế có chức năng của nó. Tây Nguyên là mái nhà cho toàn Đông Dương, là nơi để giữ nước. Mái nhà bị lở sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ đất nước. Tây Nguyên chi phối nước miền Đông và Tây Nam bộ. Rừng mất, nước mất, thuỷ điện băm nát hệ thống sông tự nhiên, nước ngầm tụt xuống 37m. Vấn đề Tây Nguyên phản ánh đậm nét nhất tư duy phát triển của chúng ta mười mấy năm qua. Từ kinh nghiệm ấy, phải dừng ngay tất cả mọi kế hoạch khai thác tận cùng tài nguyên. Phát triển phá vỡ tự nhiên theo nghĩa này cực kỳ nguy hiểm cho những vùng khác.
Khu vực Tây Nguyên rất đặc biệt, nhưng cũng chứa đựng những vấn đề rất chung cho phát triển kinh tế. Về cơ bản, xã hội Tây Nguyên trước năm 1975 là làng, nền tảng vật chất của làng là sở hữu đất và rừng, chưa có nơi nào vô chủ cả, tồn tại từ hàng ngàn năm, được hệ thống quản lý tập tục của làng bảo đảm. Sau năm 1975, chúng ta có hai chủ trương lớn về Tây Nguyên, đó là biến Tây Nguyên thành cứ địa vững chắc về an ninh, quốc phòng, và trở thành động lực phát triển kinh tế đất nước. Từ đó, chúng ta đã quốc hữu hoá toàn bộ đất và rừng, tiến hành cuộc đại di dân từ Bắc bộ và miền Trung lên Tây Nguyên. Mất đất và rừng, hệ thống làng sụp đổ, dẫn đến nhiều hệ quả khác. Trong lịch sử từng có những cuộc chuyển cư lớn, nhưng diễn ra nhiều thời kỳ tuần tự, nhưng cuộc tăng dân số rất nhanh, gấp năm lần dân số Tây Nguyên này không phải là tăng tự nhiên, làm đảo lộn cơ cấu dân cư, xã hội, dân tộc Tây Nguyên trở thành thiểu số, chỉ chiếm 15%. Dân số Tây Nguyên giờ có đủ 54 dân tộc! Tập quán canh tác hoàn toàn đảo lộn. Lấy đất làng cấp cho các binh đoàn làm kinh tế, cấp cho dân di cư, chúng ta không hề biết như vậy là cướp đất của các làng, cướp đất của dân Tây Nguyên… Người từ nơi khác đến nhìn rừng chỉ thấy gỗ, nhưng với người Tây Nguyên, rừng là toàn bộ đời sống của họ. Làng và rừng là một. Unesco trao danh hiệu di sản văn hoá Tây Nguyên không phải chỉ cho âm nhạc cồng chiêng, mà là không gian văn hoá cồng chiêng. Không gian là làng và rừng. Không còn làng và rừng là không còn Tây Nguyên. – Nhà văn Nguyên Ngọc
Từ bài học Tây Nguyên, đặt ra một vấn đề vô cùng hệ trọng, tất cả suy thoái, suy kiệt đó đã vượt ngưỡng chưa? Hay mấp mé ngưỡng? Liệu rừng có khôi phục lại được không? Rừng bị tàn phá nếu để nguyên có được tái sinh? Quá ngưỡng rồi. Trước đây, con người Tây Nguyên đường hoàng, tự chủ, cường tráng giữa thiên nhiên, giờ trở thành ngơ ngác, bơ vơ, hết sức thụ động".
Buổi toạ đàm dành nhiều thời gian để phân tích câu chuyện về lúa gạo và người nông dân. Ông Nguyễn Ngọc Trung, tổng giám đốc công ty Vinh Phát, một trong những đơn vị dẫn đầu về xuất khẩu gạo cả nước, đã phân tích lý do vì sao Việt Nam xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới, mà nông dân vẫn nghèo: "An Giang hiện có nhiều giống lúa cạnh tranh được với Thái Lan như giống lúa 4218, chất lượng lúa như nhau, nhưng cách nào giá mình vẫn thấp hơn Thái Lan vì bị cạnh tranh quá lớn. Nông dân mình giỏi lắm, đặt giống nào nông dân sản xuất được giống đó, nhưng do không thống nhất được giá bán, nên đời sống rất bấp bênh. Giá thị trường lúa gạo đang xuống, vai trò của Nhà nước trong việc định hình cho giá trị gạo Việt Nam không có, thả sức ai muốn kéo lưng ai xuống cũng được. Thái Lan phát triển được nhờ rất thống nhất giá bán, bảo đảm quyền lợi cho nông dân. Người Hàn Quốc có niềm tự hào riêng và không ai nắm lưng ai kéo xuống, người Nhật Bản cũng luôn giúp cho bạn hàng của mình. Do đặc tính dân tộc trong cả quá trình phát triển khiến văn hoá bị thui chột, nền văn hoá kém cỏi, không có chính sách giáo dục tốt để tăng lòng tự hào dân tộc trong làm ăn thời bình. Hồn dân tộc, hồn của hạt gạo phải là ý nguyện chung, từ cấp cao nhất. Chúng ta đã từng sát cánh bên nhau trước sự tồn vong của quốc gia, tại sao đất nước hoà bình, chúng ta lại không giữ được hồn mình?"
Quan trọng hơn cả: phát triển vì ai?
Đặt vấn đề thay đổi phải mang tính hệ thống, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tiếp lời: "Anh Nguyên Ngọc đặt câu hỏi, liệu tất cả đã tới ngưỡng chưa? Tôi thấy về kinh tế, đã quá ngưỡng rồi, đòi hỏi phải từ bỏ hoàn toàn cái cũ. Nền kinh tế chỉ dựa vào khai thác tài nguyên, hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước đập thẳng vào chủ trương lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo, làm nòng cốt. Đó là điều không thể. Bất công trong phát triển cũng quá ngưỡng rồi. Phát triển phải vì đại đa số người dân, lấy lợi ích số đông làm nền tảng, không thể phát triển vì một nhóm rất nhỏ hưởng lợi. Muốn thay đổi, phải nhìn cả hệ thống. Nhưng thay đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế dường như vẫn làm theo cách cũ, vẫn củng cố hệ thống ngân hàng quốc doanh, doanh nghiệp nhà nước thì làm sao phát triển?"
Đề cập cụ thể hơn điều này, chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí cho rằng: "Việt Nam hiện nợ trên 100 tỉ USD, trong đó nợ công bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 55%. Hệ thống ngân hàng lãi ảo, tiền huy động của dân đã bị dùng để đổ vào bất động sản, vào vàng, ấy là chưa kể thâu tóm ngân hàng. Nền kinh tế cần tín dụng đồng hành với doanh nghiệp, nhưng với lãi suất kiểu này, doanh nghiệp không vay nữa, ngân hàng sẽ phá sản. Phải quan tâm đến nông thôn, nông dân thì mới tạo mãi lực từ bên trong cho phát triển lâu dài. Làm gì cho nông thôn phải được coi là mục tiêu chính của phát triển kinh tế, có như vậy mới đổi được bộ mặt nông thôn. Nghiên cứu sâu về mô hình cảnh báo sớm vĩ mô, tôi thấy cái khó nhất với các nhà kinh tế bây giờ là nhìn trước mặt, chúng ta không biết sẽ đi về đâu? Làm sao thấy được cái gì sẽ xảy ra để có thể phòng ngừa? Chúng ta vẫn tô hồng bức tranh kinh tế, mà quên đi tiềm năng khủng hoảng lớn, thậm chí còn nặng hơn cả Thái Lan hồi năm 1997".

Ở Hàn Quốc, Thuỵ Điển, tổng thống có hẳn trang web công khai lịch làm việc từng tuần, nhờ đó dân có thể giám sát. Quan chức Thuỵ Điển cũng không được đi taxi, mà chỉ đi bộ, đi tàu điện. Sự ăn xài của các quan chức Việt Nam quá lãng phí, còn kéo nhau ra cả nước ngoài ăn xài, khiến cho chi tiêu công đội lên dữ dội. Mốt mới của ta bây giờ là lễ hội, thi hoa hậu nào cũng có quan chức đến, không biết việc đó thì có ích lợi gì cho người lao động? Phải có cơ chế giám sát. Không thể để quyền lực vô biên. Phải có một cơ chế giám sát quyền lực, tạo ra thể chế để người dân giám sát được các quan chức. Vấn đề kinh tế không thể giải quyết trong phạm vi kinh tế, mà dính đến cả chính trị, xã hội – tiến sĩ Lê Đăng Doanh.

Là một nhà công nghiệp, chủ tịch HĐQT công ty giấy Sài Gòn, ông Cao Tiến Vị, không chỉ ưu tư về doanh nghiệp mà còn về cây lúa, về người nông dân: "Với một đất nước, một doanh nghiệp, cái hồn rất quan trọng. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải có con người, đó là phần hồn của sản phẩm. Mỗi sản phẩm phải mang cái hồn, nếu không chỉ là xuất khẩu thô, giá rẻ mạt. Một dân tộc có truyền thống lúa nước mấy ngàn năm như Việt Nam rất dễ để xây dựng những sản phẩm lúa gạo có hồn, có trí tuệ, tính dân tộc trong đó. Nhưng cây lúa của chúng ta không có hồn, không có thương hiệu, không có tên Việt Nam. Phải làm sao tạo hồn cho hạt lúa Việt Nam mang ra thế giới".
Cũng coi trọng việc xây dựng phần hồn cho doanh nghiệp và đất nước, ông Lý Ngọc Minh, tổng giám đốc công ty gốm sứ Minh Long 1, cho rằng: "Bất cứ đất nước nào được biết đến đều bắt đầu từ những sản phẩm đặc trưng của mỗi quốc gia. Một đất nước nhỏ, không hề có tài nguyên như Singapore cũng trở thành đất nước số một về dịch vụ tài chính, y tế, cảng biển… nhờ biết xây dựng thương hiệu, thổi hồn vào sản phẩm, dịch vụ của họ. Vậy Việt Nam có gì? Ai cũng nói vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, càphê Tây Nguyên xuất khẩu nhiều, nhưng giá trị không cao. Phải thay đổi cả phần hồn và phần xác thì phát triển mới bền vững. Phần xác là cơ chế chính sách nhà nước, tạo điều kiện cho thương hiệu phát triển. Thương hiệu sản phẩm chủ lực chính là thế mạnh đất nước, làm nên câu chuyện thương hiệu đất nước. Không thể có đống cát nếu không có hạt cát.
Về phần hồn, nhà trường phải có những nhà giáo dục tốt mới đào tạo được những người yêu nước, chỉ có những người yêu nước mới làm ra những sản phẩm yêu nước. Truyền thông cũng phải kết hợp cùng ngành du lịch để quảng bá cho đất nước, quảng bá cho công chúng biết nhiều hơn những sản phẩm tốt của Việt Nam, tôn vinh những người có công với đất nước, làm nên những sản phẩm danh tiếng cho đất nước".
Nhấn mạnh cái đạo của người dẫn đầu, ông Đỗ Duy Thái, tổng giám đốc công ty Thép Việt (Pomina) nói đầy cảm khái: "Tôi ấn tượng mạnh về câu chuyện Tây Nguyên của nhà văn Nguyên Ngọc, đó là câu chuyện của cả nước. Bệnh thành tích, bệnh hình thức không biết xuất phát từ đâu, nhưng đã dẫn đến cái chết của nhiều doanh nghiệp nhà nước và sự thụt lùi của đất nước. Không sử dụng đồng tiền một cách cân nhắc, gây lãng phí nghiêm trọng là thất bại của cả nền kinh tế. Diễn tả của anh Ngọc về hình ảnh người dân Tây Nguyên ngơ ngác làm tôi hết sức đau lòng. Nếu có điều kiện cơ chế tốt, chúng ta có thể phát triển. Là một nhà công nghiệp, để làm ra lợi nhuận, bản thân tôi cũng phải nỗ lực, kiềm chế bản thân rất lớn, vì tôi cũng mê đánh golf, nhưng trong giờ làm việc không cho phép, phải chơi sau giờ làm việc. Nhiều khi đuổi việc một người chỉ vì anh ta lấy mấy triệu đồng của công ty đi nhậu, để giữ kỷ cương, giữ cái hồn của tổ chức, dù trong lòng mình muốn khóc, vì anh rất giỏi. Người lãnh đạo là hình ảnh đại diện một đơn vị, muốn tạo ra cái hồn thì văn hoá người đứng đầu phải được coi trọng. Trong gia đình cũng vậy, người cha không tốt thì các con không thể có cái đạo để đi. Văn hoá lãnh đạo ảnh hưởng đến các đơn vị, gia đình, những người có ảnh hưởng càng phải có đạo của chính mình. Không có đạo của chính mình thì không thể điều hành tốt được".
Đổ vỡ buộc phải đổi mới thực sự
Nói về mối liên quan giữa triết lý phát triển của cá nhân, gia đình, tổ chức và quốc gia, ông Giản Tư Trung, viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED) nhấn mạnh: "Một cá nhân muốn phát triển bền vững phải có triết lý sống, một gia đình muốn hạnh phúc dài lâu phải có gia đạo, một tổ chức hay một quốc gia cũng không thể có cái hồn để phát triển nếu tổ chức hay quốc gia đó không được dẫn dắt bởi những nhà lãnh đạo có tầm vóc văn hoá. Muốn tìm cái hồn cho phát triển, phải có triết lý phát triển. Triết lý phát triển là cái mà người ta cần nó như cái neo trong khủng hoảng và bệ phóng khi bình thường. Có một quan hệ chặt chẽ giữa triết lý cá nhân và triết lý của tổ chức, quốc gia. Gia đình cũng là một tổ chức, chưa bao giờ mà vấn đề gia đạo lại quan trọng như lúc này. Khi mà xã hội và nhà trường có quá nhiều bất trắc và biến loạn thì chỉ có gia đạo, gia phong mới có thể cứu được con trẻ. Đây là lúc mà chúng ta cần phải nghĩ nhiều về "cây roi gia pháp" thời toàn cầu hoá. Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình có gia đạo tử tế sẽ rất khó hư hỏng. Khi nền tảng xã hội và hệ thống giáo dục lung lay như hiện nay, giá trị gia đình cũng bị ảnh hưởng, cần phải giữ cho được thành trì cuối cùng này.
Muốn thực thi triết lý phát triển quốc gia, muốn tái cấu trúc nền kinh tế, phải tái cấu trúc nền quản trị quốc gia để bảo vệ cho được những quyền cơ bản của con người, quyền cơ bản của công dân, để thực thi cho được công lý và công bằng... Những triết lý phát triển căn bản này trên giấy tờ nhắc đến thì rất nhiều, nhưng sự hiện hữu của nó trên thực tế thì sao? Vậy bây giờ khi nói về triết lý phát triển chúng ta trông chờ vào ai? Có thể trông chờ cái mới và sự thay đổi từ trên xuống, nhưng còn có một con đường nữa, đó là từ dưới lên, đó là "Thay đổi đến từ TÔI". Khi mỗi người đều nghĩ vậy thì sẽ có sự thay đổi. Chuyện quốc gia khó bàn, nhưng ai cũng có tổ chức của mình, gia đình của mình. Hãy trông chờ vào bản thân mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp. Chẳng hạn, một người cha, người mẹ mất đi, có thể không để lại gia sản, nhưng để lại một gia đạo sâu dày, như thế là họ sống đến hai, ba trăm năm trong lòng các thế hệ con cháu của mình".
Chỉ rõ những tiêu chí tạo dựng triết lý phát triển bền vững, tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói: "Chúng ta phải hội nhập, nhưng phải giữ hồn dân tộc mình, phải có những thương hiệu và công ty lớn đại diện cho quốc gia. Nếu không có thương hiệu không thể trỗi dậy. Thương hiệu Việt Nam phải được đại diện bằng chính thương hiệu doanh nghiệp. Hội nhập rộng rãi hơn nữa, càng phải tạo nên thương hiệu mạnh. Lòng yêu nước và tự hào dân tộc cũng là một triết lý phát triển. Muốn làm được, cần phải cải cách, tái cấu trúc thể chế, vì mô hình kinh tế sinh ra từ đó: mọi người đều khai thác tài nguyên. Một ông đốn gỗ trở thành giàu nhất Việt Nam nhờ đốn hết gỗ tài nguyên đất nước thì đóng góp gì cho đất nước? Một công ty tự xưng là tập đoàn công nghệ Việt Nam mà chủ yếu chỉ bán điện thoại di động, làm khu công nghệ cao thì chủ yếu bán đất nền… Phải đào sâu mô hình tăng trưởng dựa trên giá trị gia tăng, lực lượng kỹ thuật, không thể dựa trên khai thác tài nguyên. "Về cơ bản, Tây Nguyên là "xong" rồi, chữ "xong" anh Nguyên Ngọc dùng thật đau đớn!"
Ở Hàn Quốc, Thuỵ Điển, tổng thống có hẳn trang web công khai lịch làm việc từng tuần, nhờ đó dân có thể giám sát. Quan chức Thuỵ Điển cũng không được đi taxi, mà chỉ đi bộ, đi tàu điện. Sự ăn xài của các quan chức Việt Nam quá lãng phí, còn kéo nhau ra cả nước ngoài ăn xài, khiến cho chi tiêu công đội lên dữ dội. Mốt mới của ta bây giờ là lễ hội, thi hoa hậu nào cũng có quan chức đến, không biết việc đó thì có ích lợi gì cho người lao động? Phải có cơ chế giám sát. Không thể để quyền lực vô biên. Phải có một cơ chế giám sát quyền lực, tạo ra thể chế để người dân giám sát được các quan chức. Vấn đề kinh tế không thể giải quyết trong phạm vi kinh tế, mà dính đến cả chính trị, xã hội. Phải điều chỉnh một cách có ý thức thể chế chính trị để có thể điều tiết kinh tế vĩ mô. Quan trọng nhất phải dựa trên lợi ích dân tộc, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết".
Chưa bao giờ vấn đề gia đạo lại quan trọng như lúc này. Ảnh: Phan Quang
Đổ vỡ buộc chúng ta phải đổi mới, không còn con đường nào khác. Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn cho rằng: "Cái hồn dân tộc đã có sẵn từ hàng ngàn năm, làm sao cho hồn đó trở lại, khôi phục đất nước, coi cái hồn phát triển là hồn dân tộc, đó là bài toán mới mà chúng ta phải đi tìm. Không thể từ bỏ giấc mơ độc lập dân tộc và mục tiêu phát triển, phải vượt lên, đi theo con đường phát triển, nhưng không mơ mộng, không mạo hiểm. Myanmar đã hoàn toàn từ bỏ mô hình cũ với những tín điều, mà vẫn giữ vững độc lập dân tộc, nhờ đó họ bắt đầu phát triển. Đừng chèn ép tầng lớp tư sản dân tộc, phải công nhận họ là lực lượng phát triển xã hội. Chèn ép giai cấp tư sản dân tộc chỉ chuốc lấy thiệt hại thôi. Mặt khác, hồn phát triển của kinh tế, xã hội không phải là cái mơ hồ, phải thể hiện bằng những cái hữu hình, thấy được. Chỉ nhìn vào mũi giày của người dân còn thẳng thớm là biết chưa thể chinh phục dân tộc ấy được, vì nước đó còn kỷ cương lắm. Ngày hôm nay, người ta đề ra khái niệm "văn hoá chính trị", văn hoá và chính trị là hai lĩnh vực tưởng chừng không hề dính dáng gì tới nhau giờ lại gắn với nhau mật thiết. Phải giải quyết mối quan hệ giữa văn hoá và chính trị, mối quan hệ giữa quyền lực và người dân, mới có cơ hội phát triển. Kinh nghiệm các nước, phát triển có lúc thăng, lúc trầm, phong độ nhất thời nhưng đẳng cấp thì bền vững. Đẳng cấp nằm ở đâu? Ít nhất phải giữ được những cứ điểm như kỷ cương và khung cảnh gia đình, vì nơi đó trực tiếp ảnh hưởng tới giáo dục con người. Những cứ điểm trực tiếp liên quan đến sự tồn tại của bản thân con người, ảnh hưởng đến an toàn về thân thể và phát triển văn hoá tinh thần, tình cảm như giáo dục, y tế, các cơ quan hành pháp, trị an… Những lĩnh vực đó mà không giữ được thì đừng nói gì đến phát triển. Phải tập trung cho thay đổi mô hình phát triển. Công nghiệp, nông nghiệp sẽ tự giải quyết nếu chúng ta giải quyết được mô hình phát triển".
Kim Yến (lược thuật)
(SGTT)

Phạm Ngọc Thái - Chùm thơ về Hà Nội

văn miếu quốc tử giám hà nội
Văn miếu - Hà nội

            
           NGHĨ VỀ HÀ NỘI

Hà Nội cứ suốt đời nghe lá rụng
Những ngọn đèn ô cửa mùa đông
Trái sấu nhỏ bàng hoàng như kỉ niệm
Nước hồ xanh rêu bám kín Tháp Rùa...

Hà Nội cứ rầm rì trang tình tự
Của những đôi trai gái bên bờ
Tà áo trắng em bay một thời thiếu nữ
Theo anh hoài tới tận lúc già nua.

Hà Nội mới mà như là cổ tích
Phía nhà ga đoàn tầu đến rồi đi
Những giọng nói lẫn vào lời gió thổi
Ai trở về và ai sắp chia ly?

Đêm tóc trắng lại nghĩ về Hà Nội
Nằm thở dài, nhớ quá! Bóng em xưa...


              DẮT CON ĐI
                             Tặng con trai Phạm Ngọc Bảo
                                (viết năm con lên hai tuổi)

Cha dắt con đi dưới hàng cây khuya
Phố của con thầm yên giấc ngủ
Ngôi chùa cổ và bóng đa cổ thụ
Phía hồ Tây se gió chớm đông về.

Tiếng lá bay xao xác vọng tàn thu
Buổi chiến tranh âm hao còn vẳng lại
Những bề bộn đời thường chiều mệt mỏi
Con là hạt ngọc của lòng cha!

Quê hương là mái nhà con ở
Có thiên nhiên với con người nữa
Ngày mai rồi con sẽ lớn khôn
Cha dắt con nghe những hàng cây râm ran.

Ru khe khẽ tiếng gọi thầm trong cỏ
Đất cựa mình hay hạt đang nứt vỏ?
Trên nhành cao động nhỏ một loài chim
Cuộc sống nào cũng từ mầm sống gieo lên!

Cha đã cấy cánh đồng chung xã hội
Gần trọn cuộc mai lại nhường con cấy…
Nói làm gì, con sẽ thấy con ơi:
Lẫn trong đá sỏi cuộc đời,
                        con hãy tự tìm lấy sắc hoa tươi!


        ĐÊM THĂNG LONG

Rụng xuống bờ hè nhỏ tôi yêu những câu thơ ngoài phố
Sợi tóc nào hoá lá để ru đêm.

Đêm Thăng Long đây đó ánh đèn
Đôi trai gái bên hồ khe khẽ ngủ...
Cơn gió thức cùng người thi sĩ
Đi lang thang về đâu?

Đêm Thăng Long trầm sâu, rất sâu
Lão hành khất trải mảnh chiếu nằm xuống đất
Cột thành xưa đứng nhìn ngước lên trời
Mấy ông quan to đi xe con về:
Bọn đánh bạc, người ơi!
                      
Phạm Ngọc Thái

* Bài do tác giả gửi tới TTHN

Tỉnh Phú Thọ: Nhạo báng Lịch sử, lừa gạt đồng bào cả nước


Trên đây là tờ GHI CÔNG ĐỨC TU BỔ ĐỀN HÙNG, do Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng phát ra, trên có cả chữ ký của Ông Nguyễn Xuân Các - GĐ Khu Di tích lịch sĐền Hùng. Trên tờ giấy ghi công đức có hình dấu ấn, có bốn chữ Nho trong ô vuông. Bốn chữ ấy là: 
TỔ VƯƠNG TỨ PHÚC 
(Vua Tổ ban phúc)
.

Tuy vậy, chữ "Tổ"  một nửa thì bị cụt đầu, mất nét; một nửa lòi ra thừa nét.









 
Đây là các chữ "T" lối chữ triện, theo ghi nhận của "Hán Điển Thư Pháp":



Chữ "Tổ" theo ghi nhận của "Khang Hy Tự điển" thì có một mã chữ không có nét ngang ở trên:

 
Tuy vậy, trong cùng một con triện, có hai chữ đều có bộ "Kỳ":


Đó là chữ TỔ và chữ PHÚC.
Chữ PHÚC trong con triện được viết như sau:


Còn chTỔ thì chđược viết:


Nửa của chữ TỔ là chữ "Thả". Chứ này, lối triện thư, theo ghi nhận của Hán Điển Thư pháp có:



Chứ không phải thừa ra nét ngang rời đít ch, như trong hình n đền Hùng:

 
[Nói thêm, ngoài lề, nhân nói đến chTỔ. Chữ này gồm 2 bộ phận: Bộ phận bên trái là bộ "Kỳ", nghĩa là Thần đất. Nó có hình dạng một cái đài thờ, một cây hương, bệ thđặt trên một cây ba chạc, biểu tượng cho Thờ Cúng. 

Bên phải là b"Thả", có hình dạng của cái Dương Vật - có khấc hẳn hoi, tượng trưng cho đàn ông/nam giới


Cả chữ Tổ này ngý nói đến việc thờ cúng Tổ tiên - nòi giống được duy trì bởi những người đàn ông các thế hệ nối nhau. Là hồi đi học, thầy cháu dạy thế!] 

Ngoài ra, chữ PHÚC cũng viết không thật chuẩn theo lối ch triện, mà nó được chế tác theo kiểu "dĩ khải tác triện" rt là ...Việt Nam. 

Chữ PHÚC đúng ra nếu viết theo lối triện thư, thì có hình như sau:

 
 
Nhưng mà thôi, cũng cho là được...

Bốn chữ: "TỔ VƯƠNG TỨ PHÚC" lại được ghi bên cạnh là HÙNG VƯƠNG TỨ PHÚC.

Hơn nữa, chúng tôi nghiên cứu Hán Nôm lâu nay không gặp từ ghép "Tổ Vương" vì đấy là tư duy tiếng Việt hiện nay

Trên ấn triện cũng không dùng chữ  "Tứ", mà dùng chữ  "Tích". 


Đã thế lại bịa đặt, nhạo báng rằng đây là "Dấu ấn Vua Hùng từ thời Lê Hồng Đức truy phong". Dấu ấn này từ thời Lê Hồng Đức ư? Thời Hồng Đức, Lê Thánh Tông trị vì mà làm cái ấn cẩu thả vậy chăng? 

Phú Thọ học đòi Nam Định, lợi dụng Vua Hùng để kiếm xèng của bà con đây mà! Cái ấn này đã được dùng để đóng vào giấy hoặc vải để thậm thụt "ban" cho rất nhiều người trong thời gian mấy tháng nay rồi, kiếm bộn tiền như Nam Định vẫn làm nhiều năm nay.

Dưới đây là miếng vải có đóng dấu ấn, xem ra cùng đóng bởi con ấn cho hình như trên phiếu ghi công đức, vừa được một thân hữu cung cấp cho chúng tôi - mà theo ông nói là mới nhận được trước Tết Quý Ty ít ngày:


Đi lễ Đền Hùng, xin đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài về chớ nên mang cái hình dấu ấn này về, vì như vậy là tiếp tay cho sự nhạo báng của tỉnh Phú Thọ, xúc phạm Quốc tổ Hùng Vương, xúc phạm Hoàng đế Lê Thánh Tông, xúc phạm Tổ tiên và Lịch sử!

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên đoán rằng: "Năm nay là đóng ấn vào tờ ghi công đức. Rồi sẽ có lúc Đền Hùng cũng sẽ bán/phát ấn cho mà xem! Mà muốn thế chắc chắn phải mời bằng được một bác VIP về đóng ấn, mới linh!"

Nguyễn Xuân Diện

(Blog Nguyễn Xuân Diện)

Hai tù nhân sống sót tố cáo sự khủng khiếp của các trại cải tạo Bắc Triều Tiên

Shin Dong-hyuk  đã sống trong Trại  14 suốt 23 năm.
Shin Dong-hyuk đã sống trong Trại 14 suốt 23 năm. (REUTERS)

Các trại cải tạo Bắc Triều Tiên là một thế giới của tra tấn và lao động khổ sai. Hai cựu tù nhân đã tố cáo như trên, trong một hội nghị về nhân quyền được các cơ quan phi chính phủ tổ chức tại Genève ngày 20/02/2013.

Kang Chol Hwan nói với AFP : « Mỗi ngày tôi đều trông thấy các vụ tra tấn, và những người tù chết đi vì suy dinh dưỡng và đói. Nhiều người bạn của tôi đã qua đời, và bản thân tôi cũng suýt chết đói ». Năm nay 43 tuổi, Kang Chol Hwan bị nhốt vào trại cải tạo số 15 cùng với gia đình lúc còn nhỏ, và đã ở trong trại suốt 10 năm.

Còn Shin Dong Hyuk, 30 tuổi, là tù nhân của trại cải tạo số 14, nơi anh sinh ra và sống tại đó suốt 23 năm trường. Anh bị tra tấn, bị cưỡng bức lao động, và đã trốn được khỏi trại cách đây 7 năm. Shin là người duy nhất sinh ra trong một trại cải tạo và đã trốn trại được, câu chuyện của anh được nhà báo Mỹ Blaine Harden kể lại trong cuốn sách mang tựa đề « Trốn thoát khỏi trại cải tạo số 14 ». Đây là một trại cải tạo lao động rộng mênh mông, gồm nhiều ngôi làng và xưởng máy, nông trại, hầm mỏ.

Theo Ủy ban vì nhân quyền cho Bắc Triều Tiên, một tổ chức phi chính phủ, thì có khoảng 200.000 người bị giam giữ trong các trại cải tạo nước này. Đến nay khoảng 400.000 người đã chết vì bị tra tấn, đói ăn, bệnh tật hay bị xử tử.

Cha và ông của Shin Dong Hyuk đã bị nhốt vào trại sau khi hai người cậu của anh trốn sang Hàn Quốc. Lẽ ra Shin phải sống suốt đời trong trại cải tạo vì hệ thống Bắc Triều Tiên trừng phạt đến ba đời. Trong các trại này, không tố cáo lỗi lầm của người khác thì trại viên có nguy cơ bị tử hình.

Năm 13 tuổi, Shin đã tố cáo việc mẹ và anh mình trốn trại và họ bị xử tử, nhưng anh không hề cảm thấy hối hận. Cho đến khi vượt thoát được ra thế giới bên ngoài thì Shin mới cảm nhận được tình cảm gia đình. Anh nói, ngày nay tuy đã thoát khỏi trại nhưng trong đầu anh vẫn luôn là một tù nhân.

Cả hai tù nhân sống sót từ trại cải tạo Bắc Triều Tiên đều cho rằng các trại cải tạo Bắc Triều Tiên đều khủng khiếp không kém các trại tập trung Đức quốc xã. Họ mong muốn cộng đồng quốc tế can thiệp để giúp đỡ cho người dân Bắc Triều Tiên.

Sau khi gặp gỡ Shin Dong Hyuk, bà Navi Pillay, cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế tỉ mỉ « về một trong những tình cảnh tồi tệ nhất trên thế giới ».
Thụy My (RFI)

Mỹ đe dọa phản ứng cứng rắn trước các vụ đánh cắp bí mật công nghiệp

Nhà Trắng muốn phản nứg mạnh mẽ trước các vụ đánh cấp bí mật công nghệ Mỹ. Cảnh Nhà Trắng  tại  Washington vào tháng 5/2012
Nhà Trắng muốn phản nứg mạnh mẽ trước các vụ đánh cấp bí mật công nghệ Mỹ. Cảnh Nhà Trắng tại Washington vào tháng 5/2012 (REUTERS/Larry Downing)

Vào lúc Trung Quốc bị cáo buộc đứng đằng sau các vụ tấn công tin học, ngày hôm qua, 20/02/2013, Hoa Kỳ đã công bố một tài liệu đe dọa có phản ứng « mạnh mẽ » trước các vụ đánh cắp bí mật công nghiệp đang ngày càng gia tăng.

Với tựa đề « Chiến lược làm giảm các vụ đánh cắp bí mật thương mại Mỹ - Administration Strategy On Mitigating The Thiefs of US Trade Secrets », tài liệu của Nhà Trắng ghi rõ : « Chúng ta sẽ tiếp tục hành động một cách mạnh mẽ để chống lại các vụ đánh cắp bí mật công nghiệp có thể được sử dụng bởi các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các nước khác nhằm có được lợi thế công nghiệp », đồng thời, tài liệu liệt kê ra nhiều vụ tình báo công nghiệp có dính líu tới Trung Quốc.

Sau khi nhận định là « các xu hướng đang trỗi dậy cho thấy, nhịp độ hoạt động tình báo kinh tế và đánh cắp bí mật công nghiệp mà nạn nhân là các doanh nghiệp Mỹ, hiện đang gia tăng », bản báo cáo đã đề ra chiến lược chống lại hiện tượng này, đặc biệt là tăng cường hợp tác liên chính phủ và vận động nâng cao ý thức của các doanh nghiệp.

Tài liệu cảnh báo : Các đối thủ cạnh tranh với các công ty Mỹ, trong đó, một số đối thủ có liên kết với chính phủ nước ngoài, đã gia tăng các ý đồ đánh cắp những thông tin liên quan các bí mật công nghiệp, thông qua việc tuyển dụng nhân viên hiện nay hoặc đã từng làm cho các công ty Mỹ.

Theo Washington, việc đánh cắp các bí mật công nghiệp đe dọa các công ty Mỹ, phá hoại an ninh quốc gia và đe dọa an ninh kinh tế Hoa Kỳ. Do vậy, chính quyền của tổng thống Barack Obama cảnh báo là sẽ phối hợp với các nước để gây áp lực ngoại giao mạnh mẽ, nhằm làm giảm các vụ đánh cắp.

Mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng tài liệu của Nhà Trắng lại dẫn ra nhiều vụ liên quan đến những người bị tư pháp Hoa Kỳ kết án vì đã có những hoạt động tình báo công nghiệp, bất lợi cho các công ty Mỹ và có lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Trong số các công ty Mỹ là nạn nhân, có các tập đoàn xe hơi Ford và General Motors, công ty hóa chất DuPont và Dow Chemical, công ty điện tử Motorola.
Chiến lược chống đánh cắp bí mật công nghiệp của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh, đặc biệt là quân đội Trung Quốc, bị cáo buộc đứng đầu một chiến dịch tình báo điện tử trên quy mô lớn.

Sau các cuộc điều tra về những vụ tin tặc diễn ra trong ba năm qua, công ty Mandiant, chuyên tư vấn cho chính phủ Mỹ trong lĩnh vực an ninh tin học, hôm thứ Ba, 19/02, đã tố cáo quân đội Trung Quốc chỉ đạo, kiểm soát hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tin tặc, thực hiện những vụ tấn công tinh vi.

Như thường lệ, Bắc Kinh đã lên tiếng bác bỏ bản báo cáo của Nhà Trắng và coi đó là những cáo buộc vô cớ.

Ngày hôm nay, báo chí Trung Quốc cho rằng những cáo buộc của Washington về các vụ tin tặc tấn công các doanh nghiệp Mỹ thực chất là một « chiến dịch thương mại ».

Xã luận tờ China Daily đặt câu hỏi là tại sao lại có sự huyên náo như vậy và giải thích, đó là vì việc phục hồi kinh tế của Mỹ bị chậm trễ, Washington sử dụng Trung Quốc như vật tế thần để làm cho công luận Hoa Kỳ quên đi tình hình tồi tệ của đất nước.

Trong khi đó, Tân Hoa Xã mỉa mai, là lãnh đạo công ty an ninh mạng Mandiant, lần sau, nên nói thẳng là hãy mua phần mềm bảo mật của công ty này.
Đức Tâm (RFI)
 

Hiến pháp nên bớt quyền Chính phủ

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chúc mừng tân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Khi còn là chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Phú Trọng có thấy bị lép vế so với Thủ tướng Dũng?

Theo quyết định của Bộ chính trị, Ban kinh tế trung ương có nhiệm vụ chủ trì, tham gia nghiên cứu thẩm định các đề án kinh tế - xã hội quan trọng trước khi trình Bộ chính trị, Ban bí thư.

Việc tái lập Ban kinh tế trung ương là bằng chứng cho thấy các cơ quan Đảng đã giảm sút niềm tin đối với hiệu quả điều hành kinh tế của Chính phủ. Ngoài ra cũng cho thấy Đảng muốn lấy lại thực quyền điều hành kinh tế vốn lâu nay do Chính phủ cầm trịch.

Một nguyên lý đơn giản là người lãnh đạo phải có trình độ hiểu biết, nắm chắc vấn đề hơn cấp dưới. Nếu yếu kém hơn, lãnh đạo dễ dàng bị cấp dưới qua mặt hoặc chơi xỏ.

Đảng với Chính phủ

Trước khi tái lập Ban kinh tế trung ương, vai trò tham mưu kinh tế cho Trung ương Đảng và Bộ chính trị là Vụ kinh tế thuộc Văn phòng trung ương Đảng. Để ý một chút thì sẽ thấy được sự chênh lệch thua sút lớn về nhân sự gồm số lượng chuyên viên, chuyên gia kinh tế của Vụ kinh tế so với số chuyên viên chuyên gia kinh tế của 30 đơn vị thuộc Chính phủ gồm bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Từ đó thấy được mức độ ảnh hưởng về số lượng đề án chính sách do chính phủ đề xuất so với số lượng chính sách do Vụ kinh tế đề xuất, hoặc thấy được mức độ khuynh loát về số lượng, chất lượng ý kiến tham mưu giải trình về ưu khuyết điểm của chủ trương chính sách, từ đó xác định quan điểm chủ đạo có thông qua hay không các đề án của Chính phủ.

Một sự việc dẫn chứng: Đến khi thấy các tập đoàn kinh tế nhà nước làm ăn thua lỗ do nguyên nhân chính là đầu tư dàn trải đa ngành. Khi làm rõ trách nhiệm thì thấy rằng chủ trương này đã được thông qua tại Nghị quyết Trung ương 3 và Đại hội X về thực hiện thí điểm tập đoàn kinh tế, có kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực.

Bình tĩnh đánh giá thì chủ trương cho phép tập đoàn đầu tư đa ngành không có gì cho thấy đây là một giải pháp cao kiến, không có gì cho thấy đây là giải pháp mang hàm lượng trí tuệ uyên thâm sâu sắc. Tập đoàn kinh tế luôn ở giữa hai nhiệm vụ hoạt động kinh doanh hiệu quả và chạy theo lợi nhuận hay hoạt động như là một công cụ điều tiết nền kinh tế.

Vậy các chuyên gia kinh tế bên Đảng đã tham mưu như thế nào để cuối cùng thông qua chủ trương cho đầu tư đa ngành? Các cơ quan này đã làm việc thế nào, chất lượng làm việc đến đâu, khả năng dự liệu ra sao để dẫn đến kết quả thực tế như tập đoàn Vinashin đầu tư hàng trăm tỉ vào nhà máy sản xuất bia rượu hoặc nhà máy sản xuất phụ tùng xe máy để đến cuối cùng là nợ xấu và suy sụp kinh tế, doanh nghiệp phá sản và công nhân thất nghiệp?

Một phiên họp toàn thể của Quốc hội Việt Nam
Quốc hội nên kiểm soát quyền ra thông tư, nghị định của Chính phủ?

Việc tái lập Ban kinh tế trung ương chưa chắc đã đạt hiệu quả trong điều hành kinh tế, do vậy cần có biện pháp hiệp đồng bổ sung.

Nay cùng thời điểm Hiến pháp sửa đổi, cần minh định lại vai trò thẩm quyền của Chính phủ trong lĩnh vực kinh tế, xem xét lại quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội. Làm được việc này cùng với việc tái lập Ban kinh tế trung ương sẽ nâng cao thực chất hiệu quả điều hành nền kinh tế.

Quốc hội với Chính phủ

Hiện tại Hiến pháp quy định nội dung quá dài và thừa cho Chính phủ, trong đó nổi bật lên Chính phủ đóng vai trò quản lý điều hành nền kinh tế. Vai trò Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế rất mờ nhạt.

Hiến pháp quy định Quốc hội có thẩm quyền quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế. Hiến pháp cũng quy định Chính phủ có nhiệm vụ thực hiện chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.

Tập đoàn kinh tế nhà nước sử dụng vốn chung quốc gia nên các chủ trương chính sách lớn của tập đoàn ảnh hưởng liên quan trực tiếp tới ngân sách nhà nước và chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, do vậy Quốc hội phải là nơi có thẩm quyền quyết định các chính sách lớn của tập đoàn. Lâu nay việc này vẫn do tự các tập đoàn hoặc Chính phủ quyết định.

Ví dụ việc tăng giảm giá xăng dầu, giá điện ảnh hưởng trực tiếp tới ngân sách nhà nước, chính sách tài chính tiền tệ quốc gia nhưng Quốc hội không hề có thẩm quyền. Việc giãn giảm thuế đối với doanh nghiệp lâu nay cũng do Chính phủ và các bộ quyết định mà không thông qua quốc hội.

Một phiên họp của nội các Thủ tướng Dũng
Để Chính phủ điều hành toàn bộ nền kinh tế sẽ dễ sa vào lợi ích nhóm?

Sửa đổi Hiến pháp cần xác định rạch ròi vai trò của Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Các chính sách kinh tế sẽ do Quốc hội quyết định, Chính phủ lập đề án trình Quốc hội quyết định thông qua, sau đó Chính phủ sẽ thực thi.

Quốc hội là cơ quan đại diện cho mọi tầng lớn nhân dân nên các quyết sách về kinh tế khi được thông qua là đã bàn thảo tính lường đến mọi góc độ lợi ích, nhờ vậy hạn chế được những quan liêu bất công trong chính sách. Nếu để Chính phủ nhiều quyền quản lý điều hành kinh tế thực chất là quyết định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, như thế vừa trái với Hiến pháp vừa dễ bị các nhóm lợi ích chi phối lũng đoạn mua chuộc.

Một điều thấy rõ là chính sách phát triển kinh tế thị trường của Việt Nam đi sau thế giới, các cấp lãnh đạo học được nhiều bài học từ các nước về chính sách phát triển, chính sách điều hành kinh tế, về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia. Thực tiễn bi đát hiện nay đặt ra câu hỏi: Có hay không việc cố tình đi vào vết xe đổ của người đi trước, thực hành theo các chính sách bất hợp lý lỗi thời dẫn đến kết quả nền kinh tế chung suy sụp còn nhóm lợi ích thì hưởng lợi?

Cần củng cố thực quyền cho Quốc hội bằng việc hoàn thiện xây dựng đề án mỗi đại biểu Quốc hội sẽ có đội ngũ chuyên gia cố vấn riêng về kinh tế, như thế sẽ đối trọng được với lực lượng chuyên viên chuyên gia thuộc Chính phủ.

Trong thời gian Quốc hội không họp Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ đảm trách việc quyết định các chính sách kinh tế. Quyết định này đúng sai hợp lý đến đâu Quốc hội sẽ họp và cho ý kiến ở kỳ họp gần nhất.

Cần thay đổi cách điều hành kinh tế, nếu không sẽ vẫn còn những chính sách như chính sách độc quyền vàng miếng của Ngân hàng nhà nước, một chính sách rất khó phân biệt mục đích là giữ ổn định hay làm náo loạn thị trường vàng.

Bằng cách nào?

Một con tàu của tập đoàn Vinashin
Đảng và Chính phủ ai chịu trách nhiệm chính trong vụ sụp đổ của Vinashin?

Do muốn tránh những quyết sách sai lầm của Chính phủ nên lấy bớt quyền hạn của Chính phủ thì những quyền lấy bớt đó được chuyển về đâu? Dường như việc tăng quyền hạn để các cơ quan Đảng can dự sâu vào quản lý điều hành kinh tế thị trường đi ngược lại chủ trương xây dựng quốc gia pháp quyền.

Những quyền định đoạt của Chính phủ bị lấy bớt cần chuyển về cho Quốc hội. Trong định hướng xây dựng quốc gia pháp quyền, giảm bớt quyền hạn của Chính phủ cần được thực hiện bằng phương pháp thực chất đúng đắn là giảm bớt quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

Hai đời tổng bí thư gần nhất của Đảng Cộng sản trước đó đều giữ cương vị chủ tịch Quốc hội, hẳn thấy được hạn chế của Quốc hội so với Chính phủ trong hoạt động làm luật.

Vì Quốc hội yếu nên đã tự mâu thuẫn và chia quyền làm luật với Chính phủ, biểu hiện ở chỗ Hiến pháp quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, trong khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng do Quốc hội ban hành lại quy định hàng loạt văn bản của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ cũng là văn bản quy phạm pháp luật.

Tính từ năm 1990 đến năm 2013 trong khi Quốc hội ban hành được 271 văn bản luật thì chính phủ ban hành 2.536 nghị định, các bộ ban hành 6.333 thông tư. Số văn bản bên Chính phủ nhiều gấp 33 lần số văn bản luật bên Quốc hội. Khi đã hơn chữ thì hơn nghĩa, như vậy các quan điểm của Chính phủ mới là cái thực chất được thi hành trong đời sống. Từ đó cho thấy Chính phủ hơn hẳn Quốc hội trong hoạt động ban hành ra các quy định ảnh hưởng trực tiếp vào mọi mặt đời sống người dân.

Sửa đổi Hiến pháp cần đặt chính phủ vào đúng chỗ là cơ quan hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan thực thi các quyết sách của Quốc hội. Các văn bản như nghị định, thông tư nếu cần thiết cho điều hành kinh tế đất nước thì Chính phủ dự thảo trình Quốc hội quyết định. Như thế sẽ tích hợp được nhu cầu điều hành thực tiễn của bên Chính phủ cũ với tư duy tri thức mới bên quốc hội. Từ đó sẽ giảm tránh được các tệ trạng như lợi ích nhóm chi phối lũng đoạn chính sách, hoặc việc ban hành ra những quy định bất công vô lý không thực tế.

Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của ông Ngô Ngọc Trai, một luật sư đang sinh sống và làm việc trong nước.
LS Ngô Ngọc Trai
Gửi đến (BBC) từ Việt Nam

Dịch vụ tiếng Việt giúp nhập tịch Mỹ


Gia đình bà Thuyet Phan tuyên thệ nhập tịch Mỹ ở Los Angeles năm 2010

Cơ quan di trú Mỹ mở các buổi ‘giao tiếp’ bằng tiếng Việt cho người nhập cư chuẩn bị vào quốc tịch Hoa Kỳ, theo tin từ trang web của Sở Nhập tịch và Di trú (USCIS) được các báo địa phương giới thiệu lại.

Dịch vụ miễn phí này đã có trên trang nhà của USCIS có mục tiêu giải đáp các câu hỏi “hoàn toàn bằng tiếng Việt” về thủ tục nhập tịch và còn được một số địa phương như Oakland truyền qua mạng video, theo báo Oakland Tribune hôm 19/2/2013.

Giới chức USCIS cũng nhận câu hỏi gửi đến cơ quan này qua điện thư bằng tiếng Việt như đã làm bằng tiếng Tây Ban Nha và Quan thoại cho các cộng đồng gốc Nam Mỹ và gốc Hoa.

Người Việt hoặc gốc Việt cũng có thể vào gọi điện vào USCIS hoặc đăng ký xem video từ xa với từ khóa là ‘ Bấm giao tiep’.

Bà Sharon Rummery, đại diện USCIS cho hay việc tổ chức các buổi giao tiếp không chỉ có mục tiêu tạo không khí dễ chịu cho người sắp nhập tịch Hoa Kỳ mà còn “cho họ cơ hội hiểu rõ và có cuộc đối thoại” bằng tiếng Việt.

Một buổi trình bày về dịch vụ này sẽ được tổ chức ở Santa Ana nhưng truyền trực tiếp tới trung tâm cộng đồng Việt Nam ở East Bay, Oakland nơi có đại diện của cơ quan di trú hiện diện.

Ngày càng đông đảo

"Có chừng 1 triệu 730 nghìn người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ"

Số người Việt tăng cao tại Hoa Kỳ khiến việc tổ chức các dịch vụ công cho họ bằng tiếng Việt trở nên phổ biến hơn.

Một nghiên cứu công bố giữa năm ngoái của Trung tâm Pew mang tên ' Bấm The Rise of Asian Americans' cho thấy người gốc châu Á mới nhập cư vào Mỹ (new immigrants) tăng nhanh hơn số người gốc châu Mỹ Latinh, tính từ 2005 đến 2009.

Có sáu nhóm đông nhất, chiếm tới 83% người gốc Á ở Mỹ là gốc Hoa, Philippines, Ấn Độ, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Người châu Á được coi là dẫn đầu về bằng cấp, với 49% có bằng đại học, so với 31% trong nhóm da trắng và 18% trong nhóm da đen.

Họ cũng có thu nhập bình quân cao nhất (66 nghìn USD/năm), so với mức trung bình của cả nước Mỹ là 49.800 USD/năm.

Nhưng ngay trong sáu nhóm gốc Á này, khảo sát của Pew cũng ghi nhận một số khác biệt về thu nhập, văn hóa và tôn giáo cũng như thái độ hòa hợp chủng tộc.

Chẳng hạn 7/10 người gốc Ấn trên 25 tuổi có bằng đại học, so với 50% trong nhóm gốc Hoa, Philippines và Nhật, và 1/4 trong nhóm gốc Việt.

Người gốc Nhật và Philippines là hai nhóm dễ chấp nhận hôn nhân khác chủng tộc hơn cả so với người gốc Hàn, Việt và Ấn Độ.

Người Mỹ gốc Nhật cũng là nhóm có đa số cao nhất đã sinh ra ở Mỹ (73%) trong khi đa số người thuộc các nhóm còn lại không sinh ra ở Mỹ.


Người gốc Á tham gia ngày càng đông đảo vào các hoạt động chính trị Hoa Kỳ

Người Nhật và Hàn cũng đa số vào Mỹ qua con đường kiếm việc và được chủ lao động bảo trợ.

Còn người Việt Nam chủ yếu đến Hoa Kỳ với tư cách tỵ nạn chính trị.

Cũng khảo sát của Pew 3/4 người sinh ở Việt Nam đã nhập tịch thành công dân Hoa Kỳ, cao sơn số 2/3 người gốc Philippines, 6/10 người gốc Hoa và Hàn.

Người gốc Việt, tính đến tháng 3/2012, theo báo cáo của Pew, chiếm 10% tổng số 17,3 triệu người gốc Á ở Hoa Kỳ.

(BBC)

Philippines xúc tiến vụ kiện Trung Quốc ra tòa án LHQ

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario.

MANILA — Chính phủ Philippines cho biết họ sẽ tiếp tục mưu tìm sự trọng tài quốc tế cho vụ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, bất chấp sự bác bỏ của Bắc Kinh. Theo bài tường thuật do thông tín viên Simone Orendain của đài chúng tôi gởi về từ Manila, Philippines nói rằng họ không cần sự đồng ý của Trung Quốc để đưa vấn đề này ra trước tòa án Liên hiệp quốc.

Các viên chức của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Công ước Liên hiệp quốc năm 1982 mà cả Trung Quốc và Philippines đều đã ký kết cho phép Manila yêu cầu tòa án phân xử mà không cần có sự tham gia của Trung Quốc. Trợ lý Ngoại trưởng Philippines đặc trách vấn đề hải dương, ông Gilberto Asuque, nói rằng sự trọng tài quốc tế dựa trên Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển là có tính chất bắt buộc.

Ông Asuque nói: "Tiến trình đã bắt đầu. Tiến trình này không thể bị cản trở. Những hành động của Trung Quốc không thể cản trở sự hoàn tất của tiến trình này vì không có điều khoản nào trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển nói rằng chúng ta có thể gây cản trở hoặc can thiệp vào tiến trình này."

Ðơn kiện nói rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ Biển Đông là bất hợp pháp.
Ðơn kiện nói rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ Biển Đông là bất hợp pháp.

​​Đơn kiện đòi trọng tài của Philippines cho rằng Trung Quốc vi phạm khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà Công ước Liên hiệp quốc đã qui định. Văn kiện này cũng nói rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ Biển Đông là bất hợp pháp.

Hôm thứ ba (19-02-2013), Đại sứ Trung Quốc tại Manila, bà Mã Khắc Khanh, đã trả lại công hàm về vụ kiện cho Philippines. Trong một cuộc họp báo sau đó ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, nói rằng đơn kiện của Philippines “sai lầm về lịch sử và pháp lý”.

Ông Hồng Lỗi cũng nói rằng hành động của Manila đi ngược với thỏa thuận không có tính chất cưỡng hành mà Trung Quốc đã đạt được với khối ASEAN gồm 10 nước hội viên là giải quyết các vụ tranh chấp biển đảo thông qua các cuộc đàm phán giữa đôi bên. Ông Hồng cũng cho biết Trung Quốc không thể chấp nhận sự chỉ trích sai lầm của Philippines.

Giáo sư Myron Norquist, Phó Giám đốc Trung tâm Luật pháp và Chính sách Hải dương của Đại học Virginia, cho rằng vụ kiện này “khá bất thường” vì chỉ có sự tham gia của một bên trong vụ tranh chấp.

Ông Norquist cho biết: "Có một điều cần nói tới là vụ kiện chắc chắn sẽ thất bại. Bởi vì nếu một bên không tán đồng thủ tục trọng tài thì kết quả trọng tài sẽ không thể chấp hành. Làm thế nào mà chúng ta có thể trông đợi một nước vốn dĩ đã không muốn vụ tranh chấp được giải quyết bởi một bên thứ ba lại cảm thấy bị ràng buộc bởi một quyết định của một tiến trình mà họ không hề tham gia."

Tuy nhiên, giáo sư Norquist cũng cho rằng vụ kiện này không phải là hoàn toàn vô ích, đặc biệt là vì Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng có đòi hỏi chủ quyền đối với vùng biển có nhiều tài nguyên này.

Ông Norquist nói: "Vụ kiện sẽ giúp Philippines đạt được một trong các mục tiêu của họ là thu hút sự chú ý đối với vấn đề này, và về mặt chính trị, nó giúp cho chính phủ Philippines có thể tuyên bố một cách mạnh mẽ là “Này nhé, chúng tôi đã cố gắng giải quyết vấn đề một cách hòa bình nhưng các ông lại không chịu như vậy.”

Trong vài năm gần đây, chính phủ Philippines đã nhiều lần kháng nghị với Trung Quốc điều mà họ cho là những vụ xâm nhập ngày càng nhiều vào khu vực đặc quyền kinh tế của họ. Đồng thời, họ cũng ra sức tăng cường các mối quan hệ đồng minh trên trường ngoại giao khu vực để củng cố vị thế của họ trong vụ tranh chấp. Ngoài ra, quốc gia tương đối yếu về mặt quân sự này cũng thiết lập lại các mối liên hệ với Hoa Kỳ, là nước đã ký Hiệp ước Phòng thủ chung với Philippines và đang theo dõi sát những diễn tiến trong khu vực.

Một tàu hải giám của Trung Quốc trong vùng biển Hoa Ðông.
Một tàu hải giám của Trung Quốc trong vùng biển Hoa Ðông.

Đại úy James Fanell, sĩ quan tình báo thuộc Hạm đội Thái bình dương của hải quân Hoa Kỳ, đã có một nhận định khá tiêu cực về những hoạt động hồi gần đây của Trung Quốc ở Biển Hoa Ðông và Biển Ðông.

Phát biểu tại một cuộc hội thảo về vấn đề quốc phòng ở California hồi tháng trước, ông Fanell mô tả các tàu hải giám Trung Quốc là “một tổ chức sách nhiễu chủ quyền biển đảo hoạt động toàn thời gian”. Ông nói rằng ông không thấy có vụ việc hay tranh cãi nào trong vùng biển ngoài khơi Trung Quốc, và vì vậy, ông cho rằng lập trường của Trung Quốc là “Của tôi là của tôi và chúng ta sẽ thương lượng với nhau về của anh.”

Đại úy Fanell cho biết Hoa Kỳ tiếp tục giữ vị thế trung lập trong những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo và Trung Quốc cần phải bảo đảm cho an ninh hải dương ở vùng Đông Á.

Trung Quốc lâu nay vẫn nhất mực chống đối những hành động của Philippines và các nước khác mà họ cho là quốc tế hóa vụ tranh chấp Biển Đông. Bắc Kinh cũng thường xuyên lên tiếng thúc giục Philippines thông qua các nỗ lực song phương để duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

VOA

Mặt thật của đại gia Huỳnh Uy Dũng – Chủ khu du lịch Đại Nam

Thời gian vừa qua, Huỷnh Uy Dũng, trước là Huỳnh Phi Dũng, biệt danh “Dũng lò vôi”, từng là đại biểu Quốc hội khóa X (1996-2001), lại khuấy động dư luận trong và ngoài nước về chuyện đời tư của mình. Thói thường, “tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”, đằng này vợ chồng Huỳnh Uy Dũng lại phô ra. Vì háo danh, hay bị luật nhân quả nó hành như vậy?
                 
Đầu tiên là chuyện lu loa mất hột xoàn kim cương, trị giá chục tỉ đồng. Nhưng khi bắt được thủ phạm, thì tài sản không đáng giá! Kế đó Dũng làm làm đơn gửi Bộ công an, rồi lên đài báo, tố cáo những kẻ đã tung tin đồn ác ý, làm cuộc sống gia đình ông điên đảo.
            
Ngày 17-1-2013, Huỳnh Uy Dũng rao trên báo Lao Động, treo thưởng 100 tỉ đồng cho bất kỳ ai có chứng cứ vợ ông vay nợ 2.000 tỉ đồng từ các ngân hàng và đối tượng bên ngoài.
           
Huỳnh Uy Dũng nói: “Họ đã vu khống, bôi nhọ tôi một cách hệ thống, bằng tờ rơi rải khắp Bình Dương, bằng tin trên mạng Internet, bằng truyền khẩu dân gian, làm hạnh phúc gia đình tôi bị điên đảo, tai tiếng suốt ba năm qua. Vợ chồng tôi phải rất thương yêu nhau và rất vững vàng mới trụ vững được”.
          
Cứ tưởng đây lại là một thế lực thủ địch, vì Huỳnh Uy Dũng từng làm đại biểu quốc hội với cái tên Huỳnh Phi Dũng, nên Bộ công an phải vào cuộc.  Nào ngờ, chả có thế lực thù dịch nào, mà kẻ “vu khống bôi nhọ” ấy đã bị Nguyễn Phương Hằng, tức Nguyễn Thị Thanh Tuyền, biệt danh “Hằng Canada”, vợ Huỳnh Phi Dũng, vạch mặt chỉ tên, đó chính là chồng cũ của  Nguyễn Phương Hằng.
            
Gần hai chục năm trước, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói với tôi: “Đảng, chính quyền và nhân dân  Bình Dương cảm ơn nhân dân Bình Định đã cống hiến cho Bình Dương một người con ưu tú....!”.
            
Người con “ưu tú” ấy, được nhà sử học Dương Trung Quốc gọi là “Kỳ nhân Huỳnh Phi Dũng”, mà tôi đã viết một bài báo dài đăng trên một số trang mạng.
             
Cứ tưởng tài thế, lắm mưu nhiều kế thế, lắm ô dù thế, nhiều kẻ bợ đỡ thế và nhiểu tiền bạc, danh giá thế, thì hạnh phúc hơn thiên đàng, không ngờ cuộc sống lại quắt quay, điên đảo, đến nỗi  phài công khai trên đài báo, làm trò cười cho thiên hạ, và sẵn sàng đánh đổi lấy sự bình an bằng 100 tỷ đồng?
              
Thỉ ra luật nhân quả bây giờ hiển hiện nhãn tiền, không phải “cha ăn mặn con khát nước!”.
              
Công an, báo chí, và tiền! Huỳnh Uy Dũng đã sử dụng một lúc ba thứ vũ khí mạnh nhất  để trừ khử kẻ thù, bảo vệ hạnh phúc gia đình!
              
Cái hạnh phúc gia đính Huỳnh Uy Dũng đã được xây dựng như thế nào? Bài viết này tôi không đề cập đến việc làm ăn của Huỳnh Uy Dũng, chỉ nói về mối quan hệ vợ chồng của nhân vật này. Tôi hoàn toàn không muốn soi mói đời tư của ai, nhưng Huỳnh Uy Dũng đã tự khơi lên, hơn nữa, ông  đã từng là một chính khách, do đó tôi nghĩ mình có quyền nói lên một sự thật.
              
Buổi sáng hôm ấy, tôi và nhà báo Hồng Quang, đài truyền hình Việt Nam, đang ngồi tán dóc ở văn phòng công ty Đại Nam, thì chiếc xe Lexus năm chỗ màu đen trờ tới. Bước ra khỏi  xe là một người đàn ông và hai phụ nữ. Họ vào phòng, vui vẻ chào chúng tôi, người  phụ nữ trẻ nhất  giới thiệu:
             - Thưa mấy anh, em là Hằng, mọi người quen gọi Hằng Canada vì em là Việt kiều Canada. Còn đây là chị gái em, và anh trai em!
            
Vợ chồng Dũng - Hằng
Hằng khoảng bốn chục tuổi, mặt bầu, trang điểm kỹ, miệng nhỏ, mắt to, nhìn  dạn dĩ  sắc sảo. Cô khoe bộ ngực nở căng  khêu gợi. Người phụ nữ  được giới thiệu là chị gái cao, gầy, ăn mặc giản dị, tương phản với cái dáng thấp đậm trang điểm lộng lẫy của Hằng. Người  đàn ông, được giới thiệu là anh trai, khoảng ngoài bốn mươi, cao to, ngăm đen, khuôn mặt lạnh  tỏ ra thiếu tự nhiên.
            
Nhà báo Hồng Quang nắm bàn tay nhỏ nhắn của Hằng:
            - Có lẽ hoa hậu còn phải gọi em bằng chị đó nghe!
            
Hằng Canada cười tươi rói:
            - Em đẹp lắm phải không anh?
           
Trong khi ông anh, bà chị ngồi khép nép ở góc bàn, thì Hằng Canada tự tay rót nước mời mọi người, nói chuyện rất tự nhiên như đã từng quen biết. Cô ngả vai, nghiêng đầu bên Huỳnh Phi Dũng rất thân mật.
             
Huỳnh Phi Dũng cho chúng tôi biết, Hằng sang Canada từ năm 16 tuổi, lấy chồng người Trung Quốc, đã có đứa con trai. Chồng Hằng chết trong một tai nạn, để lại tài sản trị giá 18 triệu đô la Mỹ. Mẹ chồng Hằng là một người Hoa, muốn Hằng lấy người em chồng, nhưng Hằng không chấp nhận. Một đêm Hằng đang ngủ, người em chồng với sự đồng lõa của bố mẹ, xông vào phòng cưỡng bức chị dâu. Hằng chống cự, và kêu cảnh sát tới can thiệp.
              
Sau sự việc đó, Hằng  thanh lý hết tài sản, gom 18 triệu đô la, đưa con về  Việt Nam thành lập công ty, kinh doanh bất động sản, trồng cao su, và mở siêu thị thời trang. Hiện nay Hằng có mấy trăm hec-ta cao su ở Bình Phước muốn bán cho Huỳnh Phi Dũng, đồng thời muốn thuê đất trong khuôn viên Đại Nam xây sốp thời trang cao cấp.
               
Câu chuyện hấp dẫn như tiểu thuyết làm mọi người trong phòng gật gù tán thưởng. Tôi cảm thấy nghi nghi khi nhìn cảnh đầu mày cuối mắt giữa Huỳnh Phi Dũng với  Hằng Canada. Lúc đi tham quan , tôi  nói nhỏ với Hồng Quang:
               - Dũng tiêu rồi!
              
Hồng Quang cười tinh quái:
               - Nó cứ áp vú vào vai thằng Dũng!
              
Tôi hỏi Sáu Bằng, thượng tá, trước làm việc ở cơ quan an ninh công an Bình Dương, là ân nhân của Huỳnh Phi Dũng, khi nghỉ hưu, được Dũng thuê làm bảo vệ nội bộ:
               - Anh có thấy không bình thường trong việc mua bàn cao su này không?
             
Sáu Bằng chép miệng :
               - Không! Có cao su thật. Tôi đến tận nơi rồi!
              - Chuyện khác cơ! Mối quan hệ tình cảm ấy?
              
Ông Sáu  Bằng suy nghĩ một lát rồi nói:
              - Tôi  nghi con nhỏ này muốn chài chú Dũng!
               
Tôi nói:
              - Anh cứu thằng Dũng, tan cửa nát nhà đấy!
               
Sáu Bằng gặp Hằng Canada nói thẳng: “Cô không nên phá sự nghiệp của chú Dũng”.
               
Không hiều Hằng mách Huỳnh phi Dũng thế nào, Dũng mắng Sáu Bằng te tua, đe đuổi việc. Gặp tôi, mặt Dũng đỏ gay: “Sáu Bằng nói năng tầm bậy, xúc phạm con nhỏ,  làm nó khóc hết nước mắt! Tôi sẽ cho cha ấy nghỉ việc!”.
Vợ chồng Dũng - Hằng
           
Một bữa cơm thân mật được tổ chức ở nhả hàng Vườn Xoài, có vợ chồng Huỳnh Phi Dũng, anh chị em Hằng. Ông Hoàng Sơn, Chủ tịch tỉnh Bình Dương, đang ngồi ở bàn tiệc bên cạnh cũng sang chung vui.
         
Hằng huyên thuyên  kể  chuyện tiếu lâm về bọn cướp biển. Không ngờ một phụ nữ trẻ, đẹp lại kể một câu chuyện dung tục đến thế giữa những người mới quen, đặc biệt có mặt ông Chủ tịch tỉnh? Tôi lái câu chuyện sang mối quan hệ  gia đình, bạn bè. Hình như hiểu ý tôi, Huỳnh Phi Dũng đứng dậy nói: “Có mặt anh Minh Diện và anh Hoàng Sơn  đây, em thề, cuộc đời thằng Huỳnh Phi Dũng, mà giàu bỏ bạn, sang bỏ vợ thì sẽ bị trời tru đất diệt!”.
             
Tiệc gần tàn, Hằng tặng Trần Thị Tuyết, vợ Dũng, chiếc nhẫn hột xoàn. Hằng nói:
             - Chiếc nhẫn này em mua bên Canada 40.000 đô la Mỹ, em tặng chị làm kỷ niệm!
            
Trần Thị Tuyết từ chối,  Huỳnh Phi Dũng nói:
             - Thì em cứ nhận! Rồi tặng lại cô ấy thứ khác!
            
Trần Thị Tuyết nhận chiếc nhẫn, nhìn qua rồi bỏ vào xách tay, nét mặt không vui cũng không buồn, chỉ thoáng băn khoăn. Là người sành sỏi trong kinh doanh, Trần Thị Tuyết hiểu đây là một món nợ, sẽ phải trả giá đắt hơn, nhưng lúc đó vẫn chưa biết phải đổi bằng hạnh phúc gia đình!
               
Chưa ở đâu, và bao giờ, có một lễ mừng thọ hoành tráng như lễ mừng thọ mẹ của Huỳnh Phi Dũng.
              
Trên quảng trường Đại Nam Văn Hiến, dưới ánh sáng của dàn đèn cao áp, một ngàn bàn tiệc mặn, tiệc chay với 10.000 thực khách. Tôi nhìn thấy Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng phu nhân, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và nhiều cán bộ cấp cao trung ương và địa phương tới dự.
             
Bà Chín, mẹ Huỳnh Phi Dũng mặc gấm đỏ, ngổi kiệu hồng, bồng bềnh trong cờ lọng, hoa đăng rực rỡ như giữa chốn thiên đình. Từng đôi vợ chồng dâu, rể lần lượt lên chúc thọ mẹ, tặng những món quà giá trị bằng cả  cơ nghiệp người thường.
             
Huỳnh Phi Dũng sánh vai vợ là Trần Thị Tuyết, quỳ lạy mẹ, dâng tặng vật cùng hiện kim 1 tỷ đồng.
             
Một tỷ đồng, với đa phần người dân Việt Nam là rất lớn,  bằng mức thu nhập 500 tháng của một cô thợ may làm việc 10 giờ một ngày để được trả lương 2.000.000 đồng một tháng. Đối với Huỳnh Phi Dũng, đó không bằng một hạt cát, so với  núi tiền được đắp  bằng hàng  trăm héc ta đất khu  Sóng Thần I, Sóng Thần  II, biến thành khu công nghiêp cho Minh Phụng, Epco và các doanh nghiệp thuê, hàng trăm héc ta đất  khu trung tâm đô thị mới chia lô bán nền, hơn 460 héc ta khu Đại Nam. Đất không phải là sản phẩm của Huỳnh Phi Dũng làm ra. Đó là mồ hôi, nước mắt và xương máu cùa người dân Bình Dương khai khẩn, gìn giữ, là phương tiện để bà con kiếm miếng cơm manh áo tự ngàn đời.
             
Huỳnh Phi Dũng, từ một kẻ không một tấc đất cắm dùi, trở thành chủ của bạt ngàn đồng xôi ruộng mật, xây núi non, thành quách đền đài trên xương cốt cùa dân lành, mà ba hoa miệng lưỡi, tung tẩy khoe khoang đến hợm hĩnh lố lăng.
            
Đêm ấy, Huỳnh Phi Dũng đọc những bài thơ mình sáng tác, rồi các nghệ sỹ ca ngâm. Lời thơ sáo rỗng vút lên như ganh đua với hòn non bộ uy nghi, cầu kỳ cao chót vót: “Trên đời này nếu có lời nào đẹp nhất, là lời mẹ của con! Có tình yêu nào sâu đậm nhất là tình yêu con dành cho mẹ!”.
             
Một cơn gió bỗng nổi lên, làm đổ chiếc lọng vàng và mấy chiếc dù, trong đó có chiếc dù của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Tôi tự hỏi, do lòng hiếu thảo của Huỳnh Phi Dũng đã thấu tới trời,  hay cái tình yêu Dũng vừa thể hiện chỉ là thứ đồ giả, như hòn non bộ chót vót kia, nên trời nổi phong ba? 
            
Không lâu sau bữa tiệc sinh nhật ấy, tôi nhận đước câu trả lời.
            
Điều mà tôi dự đoán đã xảy ra!
            
Đầu tiên cháu Huỳnh Phi Long, con trai đầu lòng của Dũng lên gặp tôi, khóc và nói: “Ba  đặt chúng con lên ngai vàng, rồi  đạp xuống bùn đen!”.
            
Hai anh em Long du học ở Mỹ, Huỳnh Phi Dũng gọi về, giao những chức vụ quan trọng trong công ty Đại Nam. Buổi lễ lên ngôi “Tổng giám đốc” của Huỳnh Phi Long, tôi cũng được mời dự, trang trọng lắm.  Không ngở  lại là một thứ bánh vẽ.
           
Mấy ngày sau bà Chín, mẹ Dũng và Trần Thị Tuyết, vợ Dũng  lên nhà tôi, kể  những chuyên không thể tin đã xảy ra .
           
Huỳnh Phi Dũng tuyên bố ly hôn với Trần Thị Tuyết, để kết hôn với Nguyễn Phương Hằng.  Bà Chín và các anh  chị em,  cũng như họ hàng, bạn bè  kiên quyết phản đổi, Dũng tuyên bố từ  bỏ tất. Không khí thù địch bao trùm lên một gia đình được coi danh giá  nền nếp nhất Bình Dương.
           
Vợ Dũng kể: “Ông ấy vác búa về ngôi nhà 81 Yersin,  đuổi đánh mẹ con tôi, rồi đập phá của kính, tủ, bàn bể nát, gãy vụn, rèn cừa tang hoang. Trong khi mẹ con tôi khóc thì ông Dũng gọi điện thoại khoe con Hằng là đã dạy cho “bọn chó” bài học đích đáng!”.
         
Tôi đã được nghe Dũng nói nhiều lời về đạo đức, về cách đối nhân xử thế, và Dũng thường ăn chay. Ngày bố Dũng bị bệnh nặng, Dũng lập đàn tế trời, xin mình giảm thọ mười năm, để bố sống thêm ít tuồi. Dũng cũng từng nói với chúng tôi: “Tuyết là người vợ tuyệt vời, đã cùng tôi tạo nên sự nghiệp!”.  Bây giờ phũ phàng như vậy sao?
            
Chị Tuyết kể cho tôi nghe câu chuyện cười ra nước mắt, về chiếc nhẫn hột xoàn Hằng Canada tặng chi hôm dư tiệc.
            
Chị nói: “Tôi đã đưa cho nó 40.000 đô la, coi như nó mua giúp chiếc nhẫn hột soàn. Mấy ngày sau, tôi mang chiếc nhẫn lên một tiệm mua bán hột xoàn kim cương nổi tiếng mà tôi quen ở Sài Gòn để kiểm tra. Người chủ tiệm vừa cầm chiếc nhẫn, đã nói ngay: “Chiếc nhẫn này mới mua ở tiệm tôi!”. Tôi  cãi: “ Bà nhầm rồi, chiếc nhẫn này mua ở Canada!”. Bà chủ nói: “Ca-na-ma thì có ấy!”.  Bà ta lấy chứng từ gốc ra đối chiếu. Đó chính là chiếc nhẫn Nguyễn Thị Thanh Tuyền mua tại đây, giá 10.500 đô la. Bà chủ tiệm giải thích: “ Nếu không bị tỉ vết, chiếc nhẫn này trị giá 40.000 đô la!”.
             
Trần Thị Tuyết đã săm soi chiếc nhẫn khi được tặng, và hình như đã nghi đồ giả, nhưng chị lại không hề nghi Hằng rắp tâm cướp chồng mình. Một thời gian dài, Trần Thị Tuyết để mặc Huỳnh Phi Dũng làm ăn với Hằng Canada, bỏ qua rất nhiều lời cảnh báo của bạn bè , người thân. Bây giờ thì đã quá muộn !
           
Tôi nhìn gương mặt xám xanh, đôi mắt thất thần của người phụ nữ bất hạnh, vừa thương hại vừa trách chị. Phải chăng  vừng hào quang tỏa ra từ 18 triệu đô la hư hư, thực thực đã làm lóa mắt người phụ nữ  nhiều  tham vọng làm giàu này?
            
Hơn hai chục năm trước, Trần Thị Tuyết kết hôn với Huỳnh Phi Dũng. Tuyết là con gái ông Ba Thu, Giám đốc Sở Nông nghiệp, người rất có uy tín ở tỉnh Sông Bé lúc bấy giờ. Tuyết hơn Dũng 6 tuổi, nhan sắc trung bình, được học hành tử tế. Lúc đó Dũng chỉ là một anh lính xuất ngũ, trình độ văn hóa chưa hết phổ thông trung học, bơ vơ xứ người, vai  ba lô, chân  dép râu.
           
Toản bộ chi phí đám cưới  vợ chồng Dũng,  gia đình ông Ba Thu lo. Sau đám cưới, ông Ba Thu xin cho con rề vào làm nhân viên Phòng  tổ chức Sở công an, sau đó Huỳnh Phi Dũng phải chuyển sang phòng hậu cần, vì vướng vào một vụ tuyển nhân sự.
           
Chị Tuyết nói: “Tài sản duy nhất cùa hai vợ chồng lúc đó là chiếc xe Honda đam trị giá  ba cây vàng, tiền mừng đám cưới ba má tôi cho!”.
            
Quá trình Huỳnh Phi Dũng làm giàu tôi đã viết trong bài báo trước, chỉ xin nhắc lại là, trong suốt những năm tháng ấy, đôi vợ chồng này tỏ ra tâm đầu ý hợp, sống hạnh phúc, mẫu mực trong các mối quan hệ với mọi người trong gia đình, họ hàng và xã hội. Huỳnh Phi Dũng có hai con trai và con gái út. Chiếc điện thoại di động nào Huỳnh Phi Dũng cũng cài hệ thống báo cuộc gọi đến bằng hình ảnh cô con gái út, gương mặt dễ thương,  giọng nói nhõng nhẽo: “ Ba ơi có điện thoại!”.
               
Huỳnh Phi Dũng đã hóa thân thành một vai diễn trong vở kịch đời, từ khi yêu Trần Thị Tuyết và suốt ngần ấy năm,  hay cái ung nhọt mới bùng phát ? Điều đó chỉ Huỳnh Phi Dũng biết.
          
Bà Chín và chị Tuyết nói với tôi là Huỳnh Phi Dũng bị bùa ngải, và nhờ tôi giúp. Tôi  đưa bà Chín và chị Tuyết xuống Đồng Tháp,  gặp Hòa thượng Quốc Ánh, rồi về  quận Phú Nhuận, gặp vị trụ trì chùa Pháp Hoa, Hòa thượng Thích Như Niệm nổi tiếng. Cả hai vị cao tăng  đều chỉ có một lời khuyên: “Cái  phúc cái họa đều do con người tạo ra, nhân nào quả ấy, không tránh được, hãy tự vấn, chăm làm việc thiện và chăm đọc  Chúc Đại bi may hóa giải được phần nào!”.
               
Căn bệnh ung thư cùa chị Trần Thị Tuyết mỗi ngày một nặng thêm vì sự quậy phá của Huỳnh Phi Dũng. Ông Ba Thu nói với tôi: “Cháu coi, chú gả con gái cho nó, lo cho nó như vậy, bây giờ chú chín chục tuổi, nó cứ réo tên chửi!”.
              
Để chấm dứt bi kịch đó, Chị Tuyết  đã chấp nhân ly hôn sau mấy lần không đồng ý.
            
Trần Thị Tuyết kể cho tôi nghe diễn biến phiên tòa đầy kịch tính . 
             
Hôm ấy Trần Thị Tuyết và ba đứa con  yêu cầu tài sản chia làm ba phần, Huỳnh Phi Dũng một phần, Trần Thị Tuyết một phần, ba người con một phần, trước khi chia nhờ một cơ quan kiểm toán độc lập, xác định rõ tài sản, công nợ. Huỳnh Phi Dũng đề nghị tòa không can thiệp việc phân chia tài sản, mà để hai bên tự giải quyết.
            
Trần Thị Tuyết nói: “ Ông Dũng quỳ xuống chắp tay lạy tôi và ba đứa con, xin cho ông ấy chia tài sản, để ông ấy trả nợ. Ba đứa con tôi nói với tôi, thôi má, làm theo ba đi!”.
              
Huỳnh Phi Dũng chia cho vợ khu nhà xưởng khu lò vôi cũ, cho mỗi đứa con 5 hec ta cao su, còn lại phần mình. Thật mỉa mai khi ông ta thường nói: “Tham của cải, của cải  bỏ ta mà đi, ví nghĩa nhân trường tồn mãi mãi!”.
Huỳnh Phi Dũng đổi tên thành Huỳnh Uy Dũng.
   
Nguyễn Thị Thanh Tuyền đổi tên thành Nguyễn Phương Hằng.
        
Họ tưởng thay tên đổi  họ là có thể đoạn tuyệt được quá  khứ chăng?
         
Đám cưới của Huỳnh Uy Dũng, Nguyễn Phương Hằng tổ chức linh đình, sau khi Nguyễn Phương Hằng ra tòa ly dị chồng. Người chồng ấy, không ai khác,  chính là người cùng ngồi trên chiếc xe Luxsus năm chỗ màu đen, tôi và nhà báo Hồng Quang đã gặp ở văn phòng công ty Đại Nam, mà Hằng Canada giới thiệu là “anh trai”. Đó là Trần Văn Thìn, quê Bến Tre, chồng chính thứ 2 của Nguyễn Phương Hằng, đã có với nhau một con gái, khi ly hôn mới 4 tuổi.
           
Tại sao Trần Văn Thìn lại đóng giả anh trai  cùng  vợ xuất hiện ở công ty Đại Nam? Tại sao một người chồng lại có thể ngồi nhìn vợ mình ngả ngớn với một người đàn ông khác? Phải chăng đó là một mưu toan đã được sắp đặt, thực  thi  kế mỹ nhân?  Câu hỏi đó xin dành cho  Trần Văn Thìn người đang là thủ phạm trong vụ án “vu khống bôi nhọ” đại gia Huỳnh Uy Dũng.
           
Điều mà mọi người đã biết, là Nguyễn Phương Hằng cướp chồng của Trần Thị Tuyết, Huỳnh Uy Dũng cướp vợ của Trần Văn Thìn, tạo nên ân oán. Mối ân oán này còn lâu mới giải được!
          
Huỳnh Uy Dũng và Nguyễn Phương Hằng có một đứa con trai hai tuổi, mọi người gọi đứa bé là “Thiếu gia”, Huỳnh Uy Dũng không đồng ý, bắt gọi là  “Cậu”. Huỳnh Uy Dũng muốn con mình lớn lên đi tu!
          
Huỳnh Uy Dũng đã xây chùa, giờ lại muốn con mình đi tu! Để tạo phúc cứu rỗi cho bá tánh hay giải bớt oán cừu?
          
Kinh Phật dạy: “Không đâu không hiện thân. Mười phương trong các cõi!”.
           
Đừng đánh lừa người đời và thần linh, con người mình hiện ra giữa trời đất không gì che giấu được.

Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng). 

Ai tung tin đồn bắt Chủ tịch BIDV và nhằm mục đích gì?

 
Bộ Công AN lập hẳn chuyên án để tìm thủ phạm.... Báo lề Đảng loan tin đầy trên mạng tối nay. Cu đen tôi chẳng cần đến mạng lưới của Bộ công an đã tìm ngay ra chính Phạm Quý Ngọ bật mý với 'một người thân' làng báo "Anh nói cho biết tin sắp bắt Bắc Hà đó ... lo mà săn tin trước đi kẻo không bị ... thua! Nhưng mà cấm không được đang gì đâu nhé!"
"Nhưng anh không nhận mình nói đâu nhé..."! Rồi cả hai cười ha hả...

 Nhưng 'màn răng' mà Phạm Quý Ngọ lại mau miệng thế? Ngọ 'ăn gan' vừa rời nhà đồng chí X ra bỗng trở thành 'xởi lởi với cánh nhà báo' đến thế?

Nhưng ở một quán cà phê khác thì một nhóm đang túm tum, bong một tên mà nhìn là biết ngay đích thị mật vụ của Tô Lâm và Hưởng thản nhiên nói "Nghe nói Bắc Hà bị bắt rồi!.............".

Cái tin 'cực HOT' này được ban bố khá nhanh khiến sàn chứng khoán gần muốn sập - dân nháo nhác .... Đó là cái mà 'ai đó' cần tung ra để rồi lấy cớ "Vị trí nhạy cảm và nguy hiểm cho nền kinh tế để chận đứng việc bắt Bắc Hà mà chỉ gang tấc là đến Công chúa và Bình ruồi"! Đây là bài đồng chí X và Bình ruồi đã tung ra để chặn hội chứng Đô-mi-nô sau khi bắt bố già Kiên khiến cả BCT 'sun' cả vòi đành thúc thủ!

Vậy thì cần gì phải điều tra cho tốn kém tiền của dân, của nước kia chứ?

Cứ ngỏng cổ lên xem, nếu họ muốn bắt Bắc Hà thật sự để giữ yên phép nước, lập lại trật tự, phát triển kinh tế bền vững thì chỉ việc thực hiện 'bài luân chuyển' như Trịnh Thế Bình và Đỗ Thanh Tân ở Agribank thì sẽ hóa giải ngay cái đòn "vừa ăn cướp vừa la làng của thầy trò nhà Ếch"!

Tại sao ngay từ đầu năm đã rộ lên tin đồn Chủ tịch BIDV bị bắt? Thực tế Trần Bắc Hà khó ai có thể động được đến 'lông chân' của ông khi ma ma trận do ông tạo dựng từ khi nắm giữ chức Chủ tịch BIDV đến nay. Chính tiền của nhà nước, tiền của nhân dân, tiền ODA vay ưu đãi từ các nước... đã tạo lên Thiên đường cho Bắc Hà dùng đó làm lợi thế cho vay để tạo dựng 'đế chế' của mình.

Chỉ cần nghe Bắc Hà vừa bị hắt hơi chút chút thì lập tức đám đàn em đang vay hàng chục ngàn tỷ của Bắc Hà đã phải chạy lọan lên để đỡ cho 'ông anh'! Bắc Hà mà bị bắt thật thì từ  cô gái rượu đồng chí X đến ông Thống đốc đã phá nát nền kinh tế Việt Nam, kẻ gây hỗn loạn thị trường vàng, kẻ tội đồ của Doanh nghiệp Việt Nam, nhưng lại 'lẻo mép' giỏi ba hoa lừa bịp 'đòi nữa giải Nobel sẽ là người đầu tiên cùng 'khăn gói, quả mướp' theo hầu 'Sư phụ' người không những 'cung cấp nguồn tài chính' mà còn ' hào phóng' nhường 'bồ nhí' của mình cho! Và rồi họ hàng nhà Ếch sẽ không thể thoát được ván cờ Đo-mi-nô nếu nó đã bị phá bởi một con 'XE' như Bắc Hà!

Do vậy, việc đồn đãi chẳng qua chỉ là thể hiện mong ước của nhân dân, của những người chống tham nhũng đã hiểu 'thấu cáy' tim gan hệ thống tham nhũng, lũng đoạn của đồng chí X mà thôi!

Đế chế Bắc Hà đang được bảo vệ bởi hai thế lực - Đám đàn em sẽ không tiếc tiền để cứu 'anh cả'. Bắc Hà mà bị bắt thì những Hoàng Anh Gia Lai, Vượng Vicom, Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang - Techcombank, Thái Hương - Bắc Á, Trầm Bê - NH Phương Nam... sẽ chỉ còn tính bằng giây phút... Cứu Bắc Hà là để cứu chính mình! 'Đám đàn em' này sẽ chẳng tiếc tiền để đổ vào 'cứu Sư phụ'! Ở Việt Nam tiền núi như Bắc Hà thì ai đó muốn bắt ông ta có lẽ đã 'chán sống' rồi!

Nếu 'xờ' đến Bắc Hà  chỉ còn một bước là đến Bình ruồi và không những cô gái rượu Nguyễn Thanh Phượng mà cả đồng chí X cũng sẽ trả lời sao về việc mỗi lần chỉ đạo Bắc Hà phải rót tiền cho dự án này, dự án khác của em vợ, của đệ tử.. chưa kể mỗi lần Bắc Hà đến thăm viếng thì cả 'anh ba, chị ba' đều được 'Quà' không phải '1 cục gạch' nhỏ mà ít nhất 10 cục gạch!

Người ta nói rằng: Đám doanh nghiệp nhà nước mỗi lần 'ra mắt' anh ba thì cần 01 cục gạch -100.000 Mỹ kim, nhưng Bắc Hà và Bình ruồi thì 10 cục gạch như vậy! Tiền 'vạ đá' của dân mà cứ việc 'thoải mái' cho anh chị ba vui lòng thì cái gì mà chẳngđược!

Bàn dân thiên hạ không thấy đám Bloggers ngọ ngoạy viết dăm điều bảy chuyện động chạm còn bị anh ba ra hẳn 'Luật 7169' bắt bớ từ đứa nhãi nhép đến Luật sư cũng chẳng tha...  chứ nói chi lại đòi truy bắt người đến tạn cửa nhà anh ba? Bộ thật chán sống rồi sao vậy? Ông Bá Thanh, hay đến cả Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước mà định 'rờ' đến Bắc Hà thì các ông coi chừng sẽ bị bắt trước và nên chuẩn bị để đối phó với một cuộc đảo chính của thầy trò nhà X là vừa!

Đừng có nằm mơ giữa ban ngày vậy chứ!

Bình ruồi muốn tung tin đồn đển làm gì?

Tại sao mấy hôm nay hết đồn tỷ giá rồi lại đến vàng, đến Bắc Hà bị bắt? Hà Nội còn bàn cả Trầm Bê bị bắt...

 Có phải đó là kết quả của việc Thống đốc mật vụ Bình vừa bị cấm không được ký bất cứ văn bản nào nữa mà phải ngồi yên đó chờ kết quả của Tướng Nguyễn Bá Thanh xung trận?

Tỷ lệ thuận với cường độ làm việc ngày đêm của Ban nội chính thì tin đồn càng được tung ra tíu tít như mưa rào. Khác với trước đây ra sức bưng bít thì xem ra lần này có ai đó lại thích tung thật nhiều tin đồn càng tốt để cho thị trường nhảy múa, để sập luôn nền kinh .. càng tốt.... chỉ để gởi thông điệp: "động đến chúng tao thì ... cho dân chửi chúng bay..." và để chứng minh: "không có Bình ruồi này thì nền tài chính, tiền tệ Việt Nam ... sập".

Giặc ngoại xâm chưa chắc đã làm gì được, còn giặc nội xâm đã và đang hủy diệt đất nước, hủy diệt nền kinh tế, bắt cả dân tộc làm con tin thì đã quá rõ!

Tội ác này là của ai? Ai đã gây ra? Ai đã đẩy hơn 300.000 doanh nghiệp chết tức tưởi, hàng triệu người thất nghiệp, tiền vàng của người dân bỗng dưng bị cướp chỉ vì phải 'đổi vàng'!

Ai đã dùng tiền của nhân dân vung vít cho những Quả đấm thép như Vinashin, Vinalines... rồi lại trắng trợn cướp tiền của các Ngân hàng thương mại bù lỗ 22.000 tỷ cho Vinashin để khỏa lấp hối lộ, tham nhũng, thất thoát????

Vậy mà kẻ thì đòi chia "nửa giải Nobel", người thì chỉ "nhận trách nhiệm chính trị"hòa cả làng???
(TTHN tổng hợp)

Đào Tuấn - Chỉ có thể là thảm họa nếu Quốc hội toàn nghị gật

Cuộc tấn công, dù bằng những lời lẽ “dưới thắt lưng” của ông Hoàng Hữu Phước, qua blog cá nhân, ít nhất cho thấy ông đã dám công khai quan điểm cá nhân hoàn toàn không che đậy, không khoan nhượng. Một cú Đia-rếch thực sự.

Năm 2007, lần đầu tiên một đại biểu QH Việt Nam mở blog. Thật tréo ngoe, đó chính là ĐBQH Dương Trung Quốc, người vừa đóng vai trò “nạn nhân” cho vụ “tấn công cá nhân”, bằng blog, của ĐBQH Hoàng Hữu Phước.

Bấy giờ, blogger Quốc Xưa Nay bày tỏ: Nếu blog của họ (một chính trị gia) có những điểm tích cực, họ có thể dùng nó để xây dựng hình ảnh, vận động tranh cử, truyền thông điệp tới người dân theo cách gần gũi hơn so với những bài phát biểu trước Quốc hội.

Trả lời câu hỏi của một tờ báo rằng: “Thế giới blog rất hỗn loạn. Thêm vào đó là tính nặc danh của môi trường internet. Đôi khi nhờ một cái nick ảo, người ta có thể bình luận thoải mái những gì mình thích, kể cả văng bậy… ?”. Vị ĐBQH lừng danh, người thứ nhì mang máy tính vào nghị trường, đáp: “Không, đó chính là môi trường để mình rèn luyện những phẩm chất cần có, có được một bản lĩnh để chấp nhận. Đối với một chính khách, theo tôi, điều đó rất quan trọng”.

Với việc mở blog, nghị sĩ nổi tiếng bày tỏ: “tôi chỉ muốn có một chỗ để đưa tất cả những gì mình viết vào để chia sẻ, để giới trẻ có thể bình luận, bình phẩm”.

Chỉ ít lâu sau đó, blog Quốc Xưa Nay đóng cửa. Ông Quốc cũng không có những bài bình luận mang tính chất cá nhân, dù trên nghị trường, ông vẫn là một trong số các vị ĐBQH thẳng thắn, không, phải gọi là “khảng khái”.

Để đánh giá một đại biểu dân cử, có lẽ không gì sinh động hơn câu “dân gian thời @”: “Nhất Ngoạn, nhì Trân, tam Lân, tứ Quốc”.

Blog, nói cho cùng, là nơi người ta bày tỏ quan điểm cá nhân trước những vấn đề của cuộc sống, của xã hội, và trách nhiệm hơn, là đối với những vấn đề của quốc gia, của dân tộc.

Cuộc tấn công, dù bằng những lời lẽ “dưới thắt lưng” của ông Hoàng Hữu Phước, qua blog cá nhân, ít nhất cho thấy ông đã dám công khai quan điểm cá nhân hoàn toàn không che đậy, không khoan nhượng. Một cú Đia-rếch thực sự.

Việc bày tỏ thẳng thắn quan điểm, dù phù hợp hay không, ít nhất cũng cho thấy một điểm tích cực: Ông là người đầu tiên dùng blog để bày tỏ chính kiến cá nhân. Điều này còn xa lạ, nhưng rất cần thiết.

Cũng không ngẫu nhiên, một blogger đã bình luận tuyệt vời rằng: Khi nói lời xin lỗi về entry “tứ đại ngu”, ông Phước ít nhất đã không đổ lỗi cho “cô đánh máy”.

Có người đã nói về việc bãi nhiệm tư cách ĐBQH của ông Phước. Có luật sư đã nói về một “dấu hiệu vi phạm pháp luật”. Nhưng rõ ràng, việc các ĐBQH bày tỏ quan điểm qua blog cá nhân, tranh luận thẳng thắn với các quan điểm khác, là có lợi cho cử tri, cho nhân dân, để ít nhất cử tri biết được vị ĐBQH đó có “gật” không, và “gật” cho ai.

Xuân thu nhị kỳ, mỗi kỳ họp QH kéo dài cả tháng với trên dưới 50-60 phiên họp. Nhưng không khó để cử tri nhận ra là có những vị ĐBQH không bao giờ bộc lộ quan điểm, thậm chí, có những vị cả kỳ họp, nếu như không nói cả khóa, không hề phát biểu. ĐBQH Nguyễn Lân Dũng có lần giải thích sự im tiếng đó là do “Trình độ hạn chế, hoặc do thái độ tự ty”. Có thể là do thiếu một chữ “dũng” cần thiết nữa. Nhưng do gì thì cử tri cũng không thể biết, với sự im lặng đó, họ đại diện cho ai.

Chỉ có thể là thảm họa nếu Quốc hội toàn nghị gật.

Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)
 

Thời cơ quyết định sự thay đổi đã đến (!?)

Bên ngoài Mỹ và các đồng minh Đông Á của mình đang buộc Trung Quốc sa vào những vấn đề nóng ở vùng Đông Bắc Á như tranh chấp chủ quyền với Nhật, hạt nhân của Triều Tiên. Sắp tới sẽ còn nhiều sự kiện nóng hơn nữa làm cho Trung Quốc mất tập trung không thể can thiệp phá bĩnh xu thế cải cách chính trị tiến bộ ở Việt Nam được. Mặt khác, Nguyễn Tấn Dũng đang bị tấn công mạnh ngay từ trong nội bộ lẫn dư luận của quần chúng. Con bài "thế lực thù địch" của Nguyễn Tấn Dũng đang bắt đầu không còn đắt khách. Nguyễn Tấn Dũng đang chuyển hướng hình ảnh của mình vào những chuyến thăm các đơn vị vũ trang hiện đại để thể hiện mình là người sẵn sàng đối đầu để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Điều này sẽ làm cho Nguyễn Phú Trọng không dễ dàng dựa vào Trung Quốc một cách giáo điều được nữa.
Bên trong, cuộc đấu nội bộ đang tạo lợi thế cho cánh cấp tiến. Lực lượng chủ lực ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng bây giờ chỉ còn lại những quan chức tham nhũng cơ hội. Chúng còn rất đông nhưng sắp tới đây sẽ phải co vòi vì "sâu chúa" của mình đã mất quyền ban phát kim bài miễn tội. Chúng sẽ nhanh chóng trở cờ theo đúng bản chất cơ hội mà quay ngoắt về phía Nguyễn Bá Thanh. Do vậy sức chống phá xu thế tiến bộ của bầy sâu sẽ bị vô hiệu đáng kể.
Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa. Chưa bao giờ Tổ quốc đứng trước một cơ hội thay đổi tốt như bây giờ. Kinh tế, xã hội suy đồi làm lòng dân mong muốn thay đổi hệ thống chính trị thối nát này hơn bao giờ hết. Cái cần duy nhất bây giờ là một chữ THỜI. Thời cơ đó đang đến và phải đến. Nhưng đến nhanh hay chậm là do các lực lượng xã hội có mau chóng hướng đến một mục tiêu chung duy nhất hay không. Qui tụ được về mục tiêu này thì thời cơ đó sẽ đến ngay trong năm nay và làm cho chế độ toàn trị cộng sản sụp đổ, cải biến thành một chế độ dân chủ.
Đến hiện nay mục tiêu này đã hiển hiện rất rõ ràng và không gì có thể khác hơn là Quyền Con Người. Mục tiêu này không chỉ là nhu cầu chung của toàn nhân dân Việt Nam mà còn là sự ủng hộ quốc tế của nhân dân toàn thế giới tiến bộ, dân chủ và văn minh. Mục tiêu Quyền con người là hoàn toàn chính nghĩa và không thể bác bỏ ngay cả bởi chính quyền Cộng Sản. Các lực lượng đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam cần gác bỏ những bất đồng về quan điểm, chủ thuyết chủ nghĩa, tên gọi, quá khứ và cả sự thù giận để cùng bước đến một mục tiêu đấu tranh duy nhất là Quyền Con Người. Như vậy nước sẽ đổ về một chỗ, lòng dân sẽ hướng về một mục tiêu nên sẽ tạo ra một sức mạnh không có bất cứ súng đạn nào của cường quyền có thể thắng nổi. Sự ủng hộ và sức ép quốc tế sẽ tiếp thêm sức cho sức mạnh này tạo nên những làn sóng mãnh liệt. Mục tiêu xóa bỏ chế độ cộng sản không thu hút được sức mạnh này. Nguyên tắc ngoại giao không cho phép các chính phủ cổ suý dư luận cho mục tiêu như vậy. Hơn nữa nếu hướng đến mục tiêu đó thì sẽ tạo nên một sức chống đối cực lớn từ những người cộng sản. Hướng đến mục tiêu Quyền Con Người không hận thù, đào khoét quá khứ thì tự động các sức chống đối sẽ bị triệt tiêu. Không có gì khôn ngoan hơn một đường lối chính trị như vậy cả. Tinh thần và niềm tin của những người cộng sản đang rệu rã. Nhưng nếu thấy bị phủ định và bị trả thù thì họ sẽ buộc phải chiến đấu tới cùng. Ngược lại họ sẽ âm thầm ủng hộ và khi thời cơ đã điểm họ sẽ ra tay hành động bất ngờ. Sự rệu rã đang diễn ra ngay trong các bộ phận trung và cao cấp. Ngày càng xuất hiện những kiểu như Trần Bình dùi đểu để đẩy Hạng Vũ vào chỗ chết. Khi sắp chết rồi thì sẽ buông súng và trở cờ. Sự thay đổi sẽ rất hòa bình, không đổ máu để sau đó cả dân tộc đoàn kết cùng nhau phát triển đất nước. Há chẳng phải quá tốt sao?


Đã có Quyền Con Người làm mục tiêu chiến lược rồi thì cần những phương pháp thực tế để đạt được mục tiêu đó. Vì muốn xây hầm trú ẩn cho mình mà chế độ toàn trị cộng sản đã vô tình tạo ra một cơ may hiếm có cho nhân dân là sửa đổi Hiến pháp. Tôi đánh giá rất cao bài viết “Làm sao lấy lại quyền làm người cho Việt Nam”. Bài này phân tích là cần có một thông điệp ngắn gọn, hàm chứa mục tiêu, thời cơ và phải rất dễ hiểu với quần chúng. Tôi thấy một khẩu hiệu đòi đảm bảo quyền phúc quyết hiến pháp vào lúc này đáp ứng được thông điệp đó. Nó chứa đựng quyền con người, chủ quyền của nhân dân và hội tụ thời cơ hành động trong năm 2013. Rất rõ ràng và dễ hiểu đối với tất cả mọi người. Các lực lượng đấu tranh vì dân chủ hãy tập trung vào một khẩu hiệu như vậy ngay từ bây giờ và dốc sức hành động kêu gọi người ủng hộ hướng đến đó. Chỉ cần không quá 6 tháng như vậy thì cả nước sẽ hình thành nên những làn sóng chính nghĩa đòi phúc quyết hiến pháp rất mạnh mẽ. Nếu chính quyền không đáp ứng mà dấm dúi để cho các nghị gật bấm nút thông qua hiến pháp thì chắc chắn những làn sóng đó sẽ nhanh chóng biến thành những phong trào quần chúng kinh hồn. Vì đã có chính nghĩa rồi và nhân dân trong và ngoài nước đều thấy được thời cơ chín mùi “ra tay là thắng lợi” nên sẽ dễ dàng phát động các phong trào:
- Đảng viên trả thẻ đảng. Người còn vương vấn thì bất tuân và phản đối 19 điều cấm đảng viên.
- Kiều bào biểu tình vận động dư luận quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh đòi Quyền Con Người và quyền phúc quyết hiến pháp của nhân dân Việt Nam.
- Bất tuân dân sự trong nước. Tổ chức bãi thị và bãi khoá để đòi hỏi quyền phúc quyết hiến pháp. Các chương trình đình công tự phát của công nhân cũng sẽ tìm được ý nghĩa và mục tiêu chiến lược để tự hướng tới hưởng ứng vào những thời điểm quyết định. Ý chí của những kẻ tham quyền cố vị sẽ mau chóng tê liệt.
- Vào lúc thời cơ chín mùi, xuống đường biểu tình đòi phúc quyết hiến pháp sẽ là đòn quyết định. Để xem nhà cầm quyền sẽ đối phó thế nào với dư luận và sức ép quốc tế nếu đàn áp những cuộc biểu tình như thế. Càng đàn áp thì chắc chắn phong trào này sẽ càng bùng phát dữ dội.
Chỉ cần nhưng việc trên kéo dài trong 3 tháng thì sẽ đông cứng. Chính quyền cộng sản sẽ tê liệt.
Lâu nay những phương pháp trên có được nhắc tới và cũng có những lời kêu gọi hành động nhưng không được hưởng ứng. Lý do là thời cơ chưa chín mùi. Người dân chỉ hành động khi nào họ có thể thấy được chính nghĩa và kết quả. Một lý do nữa là sự trông chờ tổ chức và lãnh tụ, cho rằng đây là nhân tố quyết định. Điều này rơi vào cái bẫy của chính quyền toàn trị. Biết sự trông chờ đó nên nhiều lần Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố, ra lệnh và răn đe để không hình thành được các lực lượng chính đối lập. Thực tế cách mạng lật đổ độc tài thế giới gần đây cho thấy đây không phải là nhân tố quyết định. Mùa xuân Ả Rập xuất phát từ những phong trào quần chúng được thúc đẩy bởi rất nhiều nhóm nhỏ khác nhau không có tổ chức chung. Đến thời điểm chín mùi thì họ tự liên kết với nhau vì một mục tiêu chung. Nếu cần thì một tổ chức liên minh sẽ dễ dàng hình thành vào lúc đó như một hệ quả tất yếu, chứ không phải là nhân tố quyết định.
Việt Nam hiện nay đã hình thành cả trăm nhóm đấu tranh, có những lợi thế khác nhau nhưng bổ sung nhau. Nhưng lâu nay chưa có mục tiêu đấu tranh giống nhau nên rất phân tán. Gần đây mục tiêu quyền con người đang thu hút các nhóm hướng đến ngày càng nhiều. Sửa hiến pháp là một cơ hội để hội tụ mục tiêu này vào một yêu cầu chung là đòi phúc quyết. Nếu tẩy chay việc sửa đổi hiến pháp vì nội dung của dự thảo của nó thì sẽ bỏ qua một cơ hội tốt.
Vận hội đã điểm. Thời cơ đang đến rõ rệt hơn bao giờ hết. Một mục tiêu chiến lược thuận theo qui luật có sức mạnh hơn nhiều lần một tổ chức. Thuận qui luật thì hợp lòng dân.
Hơn lúc nào hết, các lực lượng đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam cần hướng đến mục tiêu chung là Quyền Con Người và ủng hộ lẫn nhau. Đừng vì những khác biệt và thành kiến mà bài bác nhau và để cho an ninh cộng sản chia rẽ. Cũng không cần phải nghĩ đến hợp nhất lực lượng thì mới qui tụ được sức mạnh hành động. Chỉ cần cùng hướng đến một mục tiêu chiến lược chung thì sẽ tạo ra sức mạnh còn lớn hơn nhiều.
Lâu nay chế độ toàn trị cộng sản duy trì được vì nó đã thành công trong việc phá vỡ sự kết hợp các lực lượng. Nhưng sẽ không có thế lực nào đủ sức ngăn chặn một mục tiêu chiến lược chung là quyền con người. Và khi mục tiêu đó có cơ hội để kết tinh vào một đòi hỏi duy nhất là quyền phúc quyết hiến pháp thì nó sẽ tạo nên một thời cơ tuyệt vời cho dân tộc đứng lên giành lại quyền làm chủ của mình.
Mong rằng chúng ta sẽ không đánh mất thời cơ phải chờ đợi mấy chục năm nay.
Thanh Hương
(Dân luận) 

Cùng góp sức ngăn chặn hàng độc hại từ Trung Quốc, rất đơn giản!

"Chúng ta hãy tập thói quen kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì và hỏi rõ nguồn gốc hàng hóa khi mua sắm. Có thể lúc đầu điều này sẽ hơi khó chịu đối với người bán hàng, nhưng là cơ hội giải thích cho họ hiểu về sự lo ngại của chúng ta đối với hàng TQ. Chúng ta có quyền và có trách nhiệm cần biết rõ nguồn gốc của những sản phẩm dùng cho cuộc sống mình khi chúng ta bỏ tiền mua nó."
Thế nào là rẻ?
Trước hết chúng ta phải xác định lại cái "rẻ" của một sản phẩm không chỉ nằm ở đơn giá mà quan trọng ở chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm. Ví dụ ta mua một sản phẩm TQ với giá 2 đồng nhưng thời gian sử dụng chỉ được 1 tháng. Một sản phẩm tương tự với giá 3 đồng nhưng thời gian sử dụng được 6 tháng hoặc lâu hơn. Một sản phẩm rẻ từ TQ chắc chắn là một sản phẩm tồi, nhưng tệ hại hơn, nếu ta cộng thêm chí phí rủi ro về sự độc hại thì cái giá phải trả là rất cao! Ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải thay đổi thái độ đối với hàng "rẻ" này.


Là người tiêu dùng thông minh
Lâu nay chúng ta quá dễ dãi khi mua hàng hóa mà không quan tâm đến xuất xứ, nhất là các sản phẩm tiêu dùng thông thường. Chúng ta hãy tập thói quen kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì và hỏi rõ nguồn gốc hàng hóa khi mua sắm. Có thể, lúc đầu điều này sẽ hơi khó chịu đối với người bán hàng, nhưng là cơ hội giải thích cho họ hiểu về sự lo ngại của chúng ta đối với hàng TQ. Chúng ta có quyền và có trách nhiệm cần biết rõ nguồn gốc của những sản phẩm dùng cho cuộc sống mình khi chúng ta bỏ tiền mua nó.
Mỗi người là một chiến sĩ tuyên truyền
Chúng ta tận dụng các dịp mua sắm thông thường để gặp gỡ các nhân viên bán hàng, quản lý để nói rõ cho họ biết là chúng ta lo sợ và không thích xài hàng TQ. Chúng ta sẽ ủng hộ và giới thiệu cho bạn bè đến cửa hàng họ nếu họ có những sản phẩm không đến từ TQ. Mặt khác, chúng ta có thể dùng email, điện thoại liên hệ đến các công ty, cửa hàng bán lẻ hỏi thăm các mặt hàng và bày tỏ thái độ kiểu như trên. Đồng thời, chúng ta phải dứt khoát không xài hàng TQ, trừ khi quá cần thiết hoặc không có sản phẩm thay thế tương tự. Các đơn vị kinh doanh thường muốn làm hài lòng khách hàng và thành công tùy ở chỗ họ nắm bắt tâm lý khách hàng và tìm cách đáp ứng nó. Hành động và thái độ dứt khoát đó của mỗi người chúng ta sẽ tác động đến chiến lược của các đơn vị kinh doanh. Như chuỗi hệ thống cửa hàng bán thực phẩm an toàn của Saigon Co-op hiện nay đang đáp ứng tốt điều này.
Điều quan trọng là động lực vì tương lai của dân tộc, vì bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, vì giá trị cuộc sống tốt đẹp và an toàn. Chúng ta có sẵn sàng bỏ một ít thời gian quý giá của mỗi người để góp sức thực hiện điều đơn giản này không?

Paulo Thành Nguyễn

(nochina-shop.com

Tham nhũng hủy hoại thiên đường đầu tư tại Việt Nam

(The National) - Năm năm trước, Việt Nam từng là một nước Đông Nam Á thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất nhằm cạnh tranh với Trung Quốc vì giá lao động tương đối thấp hơn so với các nước lân cận.

Nhiều công ty hiện vẫn đầu tư tại Việt Nam nhưng nước này đã phải chịu nhiều tai tiếng từ một loạt các vụ gian lận hồ sơ và bắt giữ các doanh nhân hàng đầu, cũng như những câu chuyện về các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động kém hiệu quả và nhiều sự liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng và nhà nước.

Nền kinh tế Việt Nam đã tăng mạnh kể từ khi nước này bắt đầu mở cửa vào năm 1986 nhưng trong năm 2012 cả nền kinh tế chỉ tăng hơn 5%, độ tăng trưởng chậm nhất từ năm 1999.

Việt Nam đang mất dần sự hấp dẫn như các quốc gia Indonesia khi nhắc đến sự hiệu quả và giá trị tiền tệ.

Lạm phát hiện đang gia tăng, tiền đồng cũng đang suy yếu và không ai ngăn cản các DNNN vay vốn, gây ra nhiều căng thẳng đối với hệ thống ngân hàng dẫn đến nợ nần chồng chất.

Kinh te Vietnam-5
Hình minh họa
Phải đối mặt ngày càng nhiều bất mãn và chủ nghĩa hoài nghi ở nước ngoài, chính phủ đã đưa ra các kế hoạch nhằm trừng trị tệ nạn tham nhũng, tái cấu trúc lại 52 DNNN vào tháng Sáu năm nay, bao gồm cả việc bán các tài sản không hoạt động hiệu quả.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết sẽ tập trung vào các mối quan hệ giữa ngân hàng và các công ty nhà nước vốn chiếm phần lớn số tiền cho vay.

Chính phủ dự định sẽ bán tất cả các đơn vị doanh nghiệp nhà nước không cần thiết vào cuối năm 2015, và sẽ giữ lại chỉ 50% đến 75% vốn trong hầu hết các công ty nhà nước.
Hồi tháng Mười vừa qua, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã lên tiếng xin lỗi sau buổi họp kéo dài hai tuần trong đó ông mô tả là “sai lầm lớn”, bao gồm cả vấn nạn tham nhũng và thiếu giám sát đối với các tập đoàn nhà nước.

“Bộ Chính trị đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật xin lỗi Ủy ban Trung ương đối với những thiếu sót trong việc xây dựng trong Đảng, trong đó có các trường hợp đạo đức xuống cấp giữa các đảng viên và cán bộ”, ông Trọng nói.

Để sửa chữa những thiệt hại đối với danh tiếng của mình, chính quyền cộng sản thậm chí còn cắt giảm các chi tiết về xã hội chủ nghĩa trong chính quyền.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho biết một số sửa đổi nội dung hiến pháp đã được đề xuất để trình Quốc hội phê duyệt và hiện đang mở ra để lấy ý kiến ​​công chúng, loại bỏ các khái niệm về vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế.

Những tháng gần đây tại Việt Nam đã diễn ra một số vụ liên quan đến tham ô, tham nhũng, gian lận và quản lý yếu kém nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, làm suy sụp niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế và gây nhiều tức giận trong công chúng.

Đào Văn Hưng, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đã bị sa thải vào tháng Hai năm ngoái sau khi công ty điện lực bị mất 11,5 nghìn tỷ đồng (2.02 tỷ USD) trong hơn hai năm.
Hồi tháng Ba năm ngoái, chín quan chức hàng đầu đã bị bỏ tù vì điều hành yếu kém tại Vinashin – Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.

Làn sóng càng lan rộng hơn sau khi Việt Nam bắt giữ nhà tài phiệt ngân hàng Nguyễn Đức
Kiên hồi tháng Tám, một trong những người giàu nhất và nổi tiếng tại Việt Nam có kết nối chặt chẽ với Đảng Cộng sản cầm quyền. Ông bị cáo buộc tội “vi phạm kinh tế”.
Gia đình ông cũng là những thành viên đồng sáng lập Ngân hàng Á Châu, được biết đến với tên ACB và là một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam. Tin tức ông bị công an bắt đã giấy lên nhiều lo ngại, dẫn đến nhiều người đồng loạt rút tiền tại ngân hàng này lên đến cả trăm triệu USD.
Vào tháng Chín vừa rồi, công an đã bắt cựu chủ tịch Tập đoàn Hàng hải Việt Nam, hoặc Vinalines, vì bị nghi ngờ làm giả hợp đồng.
Tháng trước, một quả bom khác đã nổ tung. Công an đã bắt giữ ông Phạm Thành Tân, cựu giám đốc ngân hàng Agribank thuộc sở hữu nhà nước, với cáo buộc “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngân hàng này có số vốn cho vay kém hiếu quả rất cao, lên đến 6% trong nữa năm đầu 2012. Sự kiện này được đưa ra sau khi phát hiện một loạt các vụ tham ô khác tại nhiều chi nhánh khác nhau.
Hồi tháng Mười một vừa rồi, công an ở thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giữ ba giám đốc điều hành cấp cao với tội ăn cắp 960.000 USD từ ngân hàng, trong khi các công tố viên thành phố buộc tội bốn người khác trong một vụ án với số tiền bị trộm trị giá 5.33 triệu USD.
Trong tháng Mười năm ngoái, cảnh sát ở thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ hai quan chức và một nhân viên của Agribank với bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt 120 tỷ đồng từ Agribank.
Cũng trong tháng đó, một giám đốc điều hành khác đã bị bắt tại thành phố với tội lừa đảo cho vay 40 tỷ đồng.
Trong tháng Bảy, một nhân viên giao dịch ngân hàng ở tỉnh Bình Định tại miền trung Việt Nam đã bị tuyên án chung thân vì biển thủ gần 1 triệu USD để đánh bạc. Ông đã làm giả các tài liệu và giả mạo chữ ký của 20 khách hàng từ năm 2008 đến 2011 để bỏ tiền túi, báo Thanh Niên viết.
Sự kiện này được đưa ra chỉ 15 ngày sau khi một tòa án ở thủ đô Hà Nội kết án tử hình một nhân viên ngân hàng và hai người khác mức án tù chung thân vì biển thủ hơn 2,1 triệu USD.
Đó là vụ án tử hình đầu tiên tại Hà Nội liên quan đến tham nhũng.
Doanh nghiệp nhà nước chiếm đến 40% tổng sản lượng tại Việt Nam nhưng công chúng cho rằng phần nhiều trong số đó có liên quan đến tham nhũng.
Theo dữ liệu từ Bộ Tài chính, các DNNN chiếm một nửa trong số tất cả các dự án đầu tư của chính phủ, 70% hỗ trợ đến từ các dự án phát triển chính thức và hơn một nửa số nợ xấu từ hệ thống ngân hàng.
Một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy một nửa số doanh nhân thừa nhận hối lộ các quan chức để giành các hợp đồng kinh doanh.
“Khi Việt Nam di chuyển vào hàng ngũ các quốc gia có thu nhập trung bình thì đây là thời gian để xem xét lại bản chất và nguyên nhân của tham nhũng, thời gian để đưa các dữ liệu thực nghiệm để tìm hiểu về vấn đề này, và đây là thời gian để chống tham nhũng”, Ngân hàng Thế giới cho biết trong một bản báo cáo về tham nhũng tại Việt Nam được công bố vào tháng Mười hai.
Báo cáo cho thấy ít nhất 1/3 dân số cho rằng tham nhũng là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất tại Việt Nam.
Một tỷ lệ lớn dân số cho thấy họ sẵn sàng hối lộ với nhiều hình thức thanh toán không chính thức: trong vòng 12 tháng trước khi Phòng Thương mại khảo sát thì có 44% các doanh nghiệp và 28% công dân báo cáo rằng họ có kinh nghiệm trực tiếp với các vụ hối lộ bằng những khoản thanh toán không chính thức và 45% cán bộ nhà nước gặp phải hành vi tham nhũng.
“Thực tế là tất cả các nhóm dường như muốn thử bất cứ thứ gì để giảm tham nhũng, đây cũng là tín hiệu cần thiết để phục hồi năng lực trong cuộc chiến chống tham nhũng”, báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết.
Mặc dù đã có một số tiến bộ trong việc giảm tham nhũng hành chính cấp thấp, nhưng đồng thời cũng có sự đồng thuận chung rằng ít vụ tham nhũng có nghĩa rằng tham nhũng đang ngày càng trở nên phức tạp hơn, không phải là vì tham nhũng đang suy giảm”.
Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Clifford Coonan, The National
© Bản tiếng ViệtTC Phía trước

Tống Văn Công - Bắc Kinh đổi màu văn hóa

Từ cuối thế kỷ 20, dư luận quốc tế bắt đầu quan tâm đến một “nước Trung Hoa- công xưởng của thế giới”, “Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường trong thế kỷ 21”.  Bắc Kinh trấn an dư luận rằng họ đang “trỗi dậy hòa bình”, rằng “Giấc mơ đẹp của người Trung Quốc không phải là cơn ác mộng của người Mỹ”. Họ thực hiện lời dạy “thao quang dưỡng hối” của Đặng Tiểu Bình, nghĩa là che giấu ánh sáng, nuôi dưỡng bóng tối, giấu kín thực lực, giả ngu giả dại chờ đợi thời cơ. Một cách hành xử hoàn toàn trái với đòi hỏi của thế giới văn minh là mọi việc phải công khai minh bạch. Vì vậy mà nhà báo Ý Francesco Sisci khi tìm hiểu Trung Quốc đã phải kêu lên: “Một quốc gia bí hiểm còn hơn sao Hỏa!”

Giáo sư giám đốc Viện nghiên cứu xây dựng quân đội Đại học quốc phòng Trung Quốc, đại tá Lưu Minh Phúc viết quyển sách “Giấc Mơ Trung Quốc - Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ”, có lẽ cũng nằm trong chiến lược “thao quang dưỡng hối”nhằm trưng ra thế giới nền văn hóa hiếu hòa của Trung Quốc. Tác giả cho rằng Trung Quốc muốn trở thành quốc gia “dẫn dắt thế giới” thì phải chứng tỏ mô hình phát triển, các giá trị ưu việt, sức thu hút của tính cách không coi bá đạo, bành trướng là quốc sách, mà luôn luôn trọng đạo nghĩa, đặt “vương đạo” là bản sắc văn hóa không bao giờ đổi màu. Đặc biệt, ở “Chương VI – Thiên tính Hoa Hạ “tìm về cội nguồn sâu xa”, tác giả phân tích:

        “ …Nhìn chung hoàn cảnh địa lý thế nào thì sẽ hình thành truyền thống văn hóa như thế.

        Dân tộc Trung Hoa có truyền thống đại lục điển hình.Nền văn minh Hoa Hạ chủ yếu bắt nguồn tại lưu vực “Lưỡng Hà” của Đông Á, tức lưu vực Hoàng Hà và lưu vực Trường Giang. Lưu vực Lưỡng hà rộng rãi , màu mỡ và trù phú tạo ra không gian đầy đủ để dân tộc Trung Hoa kinh doanh và phát triển, khai thác và bảo vệ mảnh đất trù phú này là lợi ích cốt lõi của dân tộc Trung Hoa; ngăn chặn và đánh lui “mối đe dọa phương Bắc” đến từ các dân tộc du mục là nhiệm vụ quốc phòng lâu dài của dân tộc Trung Hoa. Từ sau năm 1840, các cuộc tấn công từ trên biển trở thành mối đe dọa chủ yếu mà dân tộc Trung Hoa phải hứng chịu. Hồi đó cuộc quyết đấu giữa quyền lục địa của Trung Quốc và quyền trên biển của phương Tây là nhằm mục đích giữ sự nguyên vẹn quyền lục địa của Trung Quốc chứ không phải là tranh chấp quyền trên biển của phương Tây. Trước sau , chủ quyền của Trung Quốc chưa đột phá phạm vi quyền lục địa. Bởi vậy văn hóa chiến lược của Trung Quốc trước sau vẫn là văn hóa bảo vệ quyền lục địa kiểu phòng ngự chứ không phải là loại văn hóa tranh giành quyền trên biển kiểu tấn công.“


Tuy nhiên, dư luận thế giới vẫn ngày càng lo ngại khi phát hiện dần chủ nghĩa dân tộc cực đoan ẩn giấu trong những lời hoa mỹ của Bắc Kinh. Nhà báo Philip Bowring nhận ra “chủ nghĩa bài ngoại được nhà nước Trung Quốc ủng hộ.” Bắc Kinh triển khai sức mạnh mềm thao túng các nước nhỏ láng giềng như Việt Nam, Lào, Miến Điện, Campuchia. Họ trúng thầu hầu hết các dự án xây dựng ở Việt Nam, ký hiệp định khai thác bô xit trên vùng chíến lược về an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên, xuất siêu hàng tiêu dùng giá rẻ, chất lượng kém tràn ngập. Họ ký nhiều hiệp định với chính phủ Myanma nhằm biến nước này thành đồng minh địa chính trị chiến lược, dòm ngó các nguồn dự trữ dầu hỏa, khí đốt của nước này, và mưu toan mở con đường bộ từ Vân Nam thông ra Ấn Độ Dương

Tuy nhiên vấn đề lớn nhất là Trung Quốc âm thầm chuẩn bị một chiến lược xâm chiếm hơn 3 triệu km2 mặt biển! Họ chọn Việt Nam làm nơi thí điểm thực hiện chiến lược này trên con đường bành trướng xuống Đông Nam Á. Năm 2007, họ bắt đầu chống ngư dân Việt Nam, chỉ riêng tháng 8 năm 2007 chúng bắnchết và bị thương nhiều người, bắt giữ 126 ngư dân, 9 tàu cá, đòi tiền chuộc 100 triệu đồng mỗi tàu.

Trung Quốc cho rằng đã đến lúc dùng phép thử đối với Mỹ .Ngày 8-3-2009, họ cho 5 chiến hạm vây tàu Impeccable của Mỹ trên biển Đông, với lý do xâm phạm vùng biển của Trung Quốc. Phía Mỹ phản ứng ôn hòa. Trung Quốc cho rằng phép thử đã có lời giải: Mỹ suy yếu, đã không còn sức để giữ quyền lực ở châu Á. Hơn một tháng sau, ngày 23-4 2009 Trung Quốc tổ chức lễ kỷ niệm hải quân tại thành phố cảng Thanh Đảo, chiếu phim đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam và trưng bày các tàu hải quân đánh thắng trận này. Nửa tháng sau, ngày 6- 5-2009 Trung Quốc trình bản đồ 9 đoạn, hình lưỡi bò liếm gần trọn Biển Đông lên LHQ. Nhiều học giả nổi tiếng của Trung Quốc lên tiếng không đồng tình, giáo sư Trương Tự Quang, Đại học Tứ Xuyên gọi đây là “kiểu hành xử chính trị quốc tế theo luật rừng”. Dư luận quốc tế cho rằng căng thẳng Biển Đông bắt đầu và sẽ trở thành biểu tượng bất an tập thể của cả Đông Nam Á.

Chính những hành động bành trướng hung hăng của Trung Quốc đã kích thích và tạo điều kiện cho Mỹ tuyên bố “trở lại châu Á” vào cuối năm 2009. Vùng Đông Bắc Á, các hiệp ước an ninh Mỹ-Hàn , Mỹ-Nhật hồi thập niên trước đã có bước lùi nay được phục hồi và tăng cường, từ chỗ quan hệ song phương có xu hướng tiến tới phối hợp 3 bên. Mỹ tuyên bố có trách nhiệm với Nhật về chủ quyền ở Sakaku. Mới đây Mỹ cảnh cáo Trung Quốc không được xâm phạm hiện trạng Sakacu đang được quản lý. Sau hai cuộc bầu cử tháng 12 -2012 ở Nhật và Hàn cho thấy triển vọng sẽ thắt chặt hơn nữa sự hợp tác 3 nước Mỹ - Nhật- Hàn nhằm đối phó với “tinh thần dân tộc nước lớn” của ban lãnh đạo mới Trung Quốc. Ngày 21-12 Trung Quốc cho 3 tàu tuần tra áp sát Senkaku nắn gân tân Thủ tướng Shinzo Abe của Đảng Dân chủ Tự do Nhật. Ngày 22- 12, ông S. Abe đã hồi đáp: Tôi sẽ đưa mối quan hệ Nhật – Trung trở lại bước khởi đầu của quan hệ hai bên cùng có lợi, nhưng sẽ không có thay đổi nào về quần đảo Senkaku.

Ở Đông Nam Á, Mỹ khẳng định Biển Đông liên quan đến lợi ích của Mỹ, sau đó lần lượt tham gia cơ chế đa phương khu vực một cách toàn diện và có ý xây dựng tiến trình hợp tác khu vực do Mỹ nắm vai chủ đạo.Chiến lược lớn là Mỹ tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), gồm 9 thành viên, trong đó có Việt Nam. Australia thỏa thuận với Mỹ cho 2500 thủy quân lục chiến đồn trú ở căn cứ Darwin, sử dụng sân bay quân sự cho máy bay hiện đại có khả năng kiểm soát tàu chiến và máy bay di chuyển trong vùng Biển Đông. Philippines đã mời Mỹ trở lại cảng chiến lược Subic, hâm nóng lại liên minh quân sự giữa hai nước. Mới đây Philippines đã đưa đơn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Mỹ đã mời Myanma tham gia cuộc tập trận ở Thái Lan năm 2013 và mới đây tuyên bố sẽ “khởi đầu mối quan hệ quân sự Mỹ-Myanma”. Đây là thất bại lớn của Trung Quốc. Sau cuộc bầu cử dân chủ, lãnh đạo mới của Myanma nhận thức mối nguy hiểm đe dọa chủ quyền đất nước đã thay đổi quỹ đạo chính trị, bắt đầu bằng việc hủy bỏ dự án thủy điện Myitsone do Trung Quốc đầu tư 3,6 tỉ USD. Ngày 21- 12, tại New Delhi gặp gỡ với 10 nhà lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Ấn Độ M.Singh nói:”Ấn Độ và ASEAN là một khối thống nhất trên đất liền và biển cả”, “Thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC) và tiến tới xây dựng Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Ấn Độ đã nhiều lần tuyên bố khi cần sẽ sẵn sàng cử tàu chiến ra Biển Đông để bảo vệ lợi ích khai thác vùng biển.

Hiện nay tình hình biển Đông Bắc và Biển Đông đang vô cùng căng thẳng bởi các hành vi khiêu khích bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Nhiều nhà bình luận gọi Trung Quốc là một “nước Phổ mới”. Cách gọi ẩn dụ này là sự báo trước thất bại hiển nhiên nếu Trung Quốc theo vết xe đổ của các thế lực xâm lược châm ngọn lửa chiến tranh xâm lược. Nếu cuộc chiến đó xảy ra thì cục diện sẽ là thế này:

Bên ngoài,Trung Quốc bị bao vây bởi các liên minh quân sự của các quốc gia dân chủ, đường tiếp tế nhiên liệu và xuất khẩu hàng hóa bị tắc ở eo Malacca. Bên trong, theo giáo sư Lưu Minh Phúc, nước này đang chứa 3 mâu thuẩn lớn: Một là mâu thuẩn với thiên nhiên, gây tai họa môi trường không chỉ cho Trung Quốc mà cho cả toàn cầu; Hai là khoảng cách giàu nghèo rất lớn, gây căng thẳng giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ tới mức cao nhất kể từ ngày lập quốc. Mỗi năm có khoảng 100000 cuộc bạo động nông dân và các vùng Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông; Ba là mâu thuẩn giữa Trung Quốc với thế giới. Nếu chiến tranh xâm lược nổ ra, nền kinh tế xuất khẩu bị đình trệ, sẽ kích thích ba mẩu thuẩn nói trên bùng phát.

Nhân dân Việt Nam mong muốn nhà cầm quyền Bắc Kinh từ bỏ tham vọng bá quyền, tôn trọng “16 chữ vàng” đã cam kết với Việt Nam để giữ vững tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Tuy nhiên nếu như buộc phải đối đầu với kẻ xâm lược để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc thì chúng ta hoàn toàn tự tin sẽ giành được thắng lợi, bởi chính nghĩa thuộc về chúng ta, nhân dân ASEAN và Thế giới đứng về phía chúng ta. Việt Nam nhất định thắng. Bọn phát xít mới Bắc Kinh nhất định thất bại.

Ngày 21-2-13
Tống Văn Công

(viet-studies)
 

Hệ lụy của một dự án thiếu tầm nhìn và không tỉnh táo


bauxite 

Ngày 18/2/2013, trang Bauxite Việt Nam đăng tải bài “Có chút hy vọng mong manh nào cho alumina Tân Rai” của nhà báo Lê Trung Thành – tác giả của phóng sự 6 kỳ mang tựa đề “Chuyện chưa biết nhiều về Dự án bauxite Tây Nguyên” đăng trên BVN trong tháng 11/2011.

Bài báo phân tích chân xác sự suy thoái của ngành công nghiệp nhôm toàn cầu, giá nhôm giảm liên tục mấy năm nay ảnh hưởng đến các tập đoàn sản xuất nhôm một thời lừng lẫy. Sản phẩm alumin của Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) ở Tổ hợp bauxite Tân Rai chuẩn bị chào hàng ra thị trường thế giới ngay lập tức phải hứng chịu thảm cảnh giá nhôm tuột dốc thê thảm. So sánh giá thành xuất xưởng tại Tân Rai và giá chào bán cho Trung Quốc và Malaysia, một tấn alumin sẽ bị lỗ thấp nhất 40-50 USD.

Ngày hôm sau, ngày 19/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với tỉnh Bình Thuận. Tại đây, ông chính thức tuyên bố dừng Dự án xây dựng cảng Kê Gà – một mắt xích quan trọng của Dự án bauxite Tây Nguyên do chính ông duyệt năm 2007 – vì xét thấy không có hiệu quả kinh tế.

Và rất kịp thời các báo Thanh niên, Người lao động, Dân trí, Pháp luật TPHCM, Tuổi trẻ,… cùng nhiều trang mạng đã có nhiều bài viết về những hệ lụy của việc dừng Dự án cảng Kê Gà đồng thời phân tích những sai lầm nghiêm trọng của Chính phủ, của Bộ Công thương, của Vinamin trong việc lập lấy được và triển khai lấy được Dự án bauxite Tân Rai, Nhân Cơ.

Nhiều chuyên gia kinh tế như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, bà Phạm Chi Lan… đã nêu rõ quan điểm của mình, đề nghị tạm dừng triển khai Dự án để giảm bớt thiệt hại vì sẽ thua lỗ lớn nếu cứ cố tình tiếp tục “đâm lao phải theo lao”.

Ý kiến của các chuyên gia lần này, không khác biệt với những kiến nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, của một số cá nhân chuyên gia khai khoáng, và của hàng ngàn nhân sĩ, trí thức, nhiều nhà khoa học, xã hội học, dân tộc học trong và ngoài nước cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân đã đồng ký tên vào các bản Kiến nghị tháng 4/2009 và các Thư ngỏ liên tiếp trong tháng 4, tháng 5 (7/5/200917/5/2009) do GS. Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn và GSTS. Nguyễn Thế Hùng khởi xướng… nhằm đánh động dư luận cả nước cũng như gửi tới các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội để đưa ra một lời cảnh báo mạnh mẽ về nguy cơ thua thiệt vô cùng lớn trên cả bốn phương diện: 1. An ninh quốc phòng; 2. Môi trường sinh thái; 3, Nền văn hóa cổ Tây Nguyên; 4. Kinh tế, giúp cho những ai nắm giữ quyền lực nhưng chưa đến nỗi mất tỉnh táo, hoặc bị thao túng bởi một thế lực bên ngoài nào đó, kịp thời thức ngộ và tránh cho đất nước một sự trả giá nặng nề.

Kết quả thì sao? Những gì ông Đoàn Văn Kiển phân bua, coi đây là một ván bạc 5 ăn 5 thua, và với tư cách “nhà cái” thì cứ đánh cược tính mạng và tài sản nhân dân vào ván bạc cái đã, thôi ta không cần nhắc lại làm gì. Nhưng lời lẽ gay gắt của người có tên Lê Dương Quang trong một hội nghị sát trước kỳ họp Quốc vào tháng 5/2009, nói xưng xưng rằng ý kiến phê phán của giới trí thức đối với Dự án bauxite Tây Nguyên là “rất kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên các thông tin sai lệch", thậm chí “dựng chuyện, trầm trọng hóa, thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng.”, thì hẳn không ai có thể quên.

Cũng không ai có thể quên được cùng với mấy Kiến nghị nóng hổi nói trên, trang Bauxite Việt Nam đã ra đời như một đòi hỏi chính đáng, tập hợp tiếng nói của những người nhiệt tâm với đất nước, lên tiếng phản biện thẳng thắn, sát sườn đối với những bước đi có thể nói là phiêu lưu của những người đứng đầu Đảng và Nhà nước lúc bấy giờ – vừa tự động ký tắt với nhà cầm quyền Trung Quốc xúc tiến xây dựng nhanh các nhà máy khai thác alumin ở Tân Rai và Nhân Cơ không đếm xỉa đến luật pháp quy định ai mới là người có đủ tư cách để ký, lại vừa ngấm ngầm chia nhỏ dự án thành từng gói nhỏ để khỏi phải đưa ra trình Quốc hội, cốt thực thi Dự án cho nhanh – và cũng hết sức thẳng thắn khi lên tiếng nhắc nhở kịp thời những hành vi không phù hợp đạo đức truyền thống, như thái độ bất nhất, coi thường lời can gián của một bậc thầy như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khiến dân chúng không khỏi ngỡ ngàng, ảnh hưởng rất bất lợi đến tâm lý và hành vi đạo lý trong xã hội... Sau mấy tháng hoạt động hết mình như thế, cái giá phải trả mà người trong cuộc cũng như công luận trong ngoài nước không thể nào tin, ấy là người điều hành trang Bauxite Việt Nam đã bị công an thẩm vấn suốt 22 ngày liền, ngay sau cái Tết Âm lịch năm 2010, mặc dù cuối cùng phải thừa nhận ông là một người yêu nước. Còn chính trang mạng – tiếng nói yêu nước mà ông được anh em ủy nhiệm điều hành – thì bị phong tỏa và đánh sập không phải một mà đến hai ba lần.

Bây giờ đây, khi một thảm họa lớn về kinh tế nối tiếp vụ Vinashin và vụ Vinalines đang lởn vởn như mây đen ở phía chân trời, không hiểu ông Lê Dương Quang có định nói lại một lời cho sòng phẳng với dân chúng và trí thức, về lời phát biểu không thể định danh khác đi là hung hăng của mình cách đây hơn 3 năm rưỡi hay không. Và những cấp cao hơn ông ta nữa, liệu đã tính đến những lời xin lỗi trước Quốc hội về “trách nhiệm chính trị” của mình hay không. Nhưng còn quan trọng hơn, và thiết thực hơn, theo chúng tôi nghĩ, đó là những người chủ chốt đóng vai chủ trương, chỉ đạo và điều hành Dự án bauxite ở Tây Nguyên cần sớm xem xét một cách cầu thị không phải chỉ phương diện kinh tế đã và sẽ thua lỗ như thế nào của dự án này, mà đồng bộ cả bốn mặt đã nêu trong các Kiến nghị phản biện Dự án bauxite Tây Nguyên năm 2009, để thấy đất nước ta đã, đang và sẽ thiệt hại to lớn – những thiệt hại không thể lường tính hết nguy cơ ghê gớm – đến thế nào.

Và cũng từ những hậu quả nhãn tiền nhìn thấy từ những gì đã triển khai trong ba năm qua, việc kịp thời dừng lại để tránh cho đất nước một vụ Vinashin trong ngành khai khoáng trong gang tấc cố nhiên là cần kíp. Song cũng cần kíp không kém, có lẽ còn là ở chỗ, cần đánh giá lại toàn diện quan điểm dùng người của các vị, khiến các vị đang ngày càng trở nên cô lập. Các vị đã nhất mực nghi ngờ, cảnh giác một cách thiếu căn cứ với trí thức, vô hình trung tự mình đẩy những người hết lòng với dân với nước và muốn đem trí tuệ cống hiến cho đất nước, soi tìm cho đất nước một con đường đúng, thành những người đối lập ảo với các vị. Và không cần nói cũng rõ, là kết quả của chủ trương “cảnh giác chính trị” lạ lùng ấy đã làm các vị đâm ra mất minh mẫn, vì chẳng còn mấy trí tuệ, nên việc gì các vị tiến hành cũng... nói như dân gian, “đâm quàng vào bụi”, để lại cho toàn dân những gánh nặng tày đình. Vụ bauxite chỉ mới là một dẫn chứng thôi, còn bao nhiêu vụ khác cũng quan trọng ngang hoặc còn hơn vụ bauxite mà trí thức đã từng cảnh báo, chẳng hạn: đừng nên mê muội trước kẻ thù truyền kiếp là bọn Đại Hán Trung Cộng, vì một thứ không có thực hoặc đã bị chính chúng xóa bỏ trong thực chất là chuyện “ý thức hệ”, chỉ đưa lại chút lợi cỏn con là duy trì lợi ích của một nhúm nhỏ mà đánh mất đi quyền lợi to lớn muôn đời của Tổ quốc, đẩy cả nước ta đến hiểm họa mất nền độc lập tối thiêng liêng mà tổ tiên giữ được hàng ngàn năm nay; hoặc nữa, cũng đừng vì quyền lợi ích kỷ của một tổ chức đang suy thoái trong thực tế mà khăng khăng tìm mọi xảo ngôn này khác để quyết giữ lại bằng được những điều trong bản Hiến pháp vốn đã không còn phù hợp với xu thế phát triển của cả dân tộc này, nó tất yếu sẽ gây ra những tấn kịch không thể nói là tốt đẹp cho chính Đảng Cộng sản và cho cả dân tộc chúng ta.

Trên đây là những gì có thể tạm gọi là bài học thiết thực mà chúng tôi chân thành gửi đến các vị, mong mỏi các vị hãy nghiêm túc rút ra qua một cuộc thử nghiệm không thành công về kinh tế khi các vị khăng khăng bỏ ngoài tai những lời can gián chân thành của trí thức và quần chúng.

Cũng theo yêu cầu của nhiều người gửi e-mail tới chúng tôi, để bạn đọc xa gần nhớ lại và tìm lại tài liệu về quá trình phản biện dự án bauxite Tây Nguyên, từ nay, BVN sẽ lần lượt đăng lại các bản Kiến nghị đã gửi đến các cấp có thẩm quyền cũng như đã công bố trên các trang BVN phiên bản cũ – nay đã là những trang mạng xấu số – trong năm 2009, cùng một số bài quan trọng khác trong hơn ba năm rưỡi qua, đồng thời cũng sẽ hệ thống hóa những bài viết khác về bauxite kể từ năm 2009 đến nay và làm đường link giúp quý bạn tìm đọc chúng, mà do dung lượng trang mạng có hạn nên không thể đăng lại được.

Bauxite Vietnam

* * *

Phụ lục:

Kiến Nghị 2009
Kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác Bauxite ở Việt Nam (12/04/2009)


Danh sách chữ ký 123456789

Kính gửi:

– Ông Nguyễn Minh Triết Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ;

– Ông Nguyễn Phú Trọng cùng toàn thể Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam ;

– Ông Nguyễn Tấn Dũng cùng các thành viên Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, lo lắng trước vận mệnh nước nhà về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên, xin kính gửi quý cơ quan bản kiến nghị này.

Thưa quý cơ quan,

Dân tộc Việt Nam chúng ta trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh giành độc lập và thống nhất, ngày nay đang huy động tổng lực sức người sức của và sức trí tuệ vào công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng đổi mới toàn diện.

Trong công cuộc xây dựng mới đất nước ta, trên nguyên tắc, không có sự đối lập về quyền lợi giữa Nhà nước và nhân dân – nhân dân ta ở trong nước cũng như ở ngoài nước, người giữ cương vị lãnh đạo cũng như người dân bình thường, ai ai cũng muốn đất nước ngày càng giàu mạnh, ngày càng văn minh, cả dân tộc sẽ là một gia đình lớn, vui tươi, ấm no, hạnh phúc.

Tiếc rằng, trong vụ bauxite đang diễn ra, những con người trung thực của đất nước bắt đầu thấy hẫng hụt, lý tưởng chung tay xây dựng đất nước gần như đang ít nhiều suy giảm vì cách làm việc của cơ quan điều hành đất nước, một tình trạng cần được phân tích ngắn gọn như dưới đây.

Thưa quý cơ quan,

Việc khai thác tài nguyên của đất nước, trong đó có tài nguyên bauxite, là việc làm cần thiết, nhưng đó không thể là việc làm bằng mọi giá!

Công việc chuẩn bị cho dự án bauxite đã được nhiều nhà khoa học chỉ ra những thiếu sót toàn diện, mà chỉ riêng hai lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đủ cho thấy những bất cập về chính trị, quốc phòng, môi trường, kinh tế, kỹ thuật, và kiến nghị của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, của Giáo sư Phạm Duy Hiển, và của các nhà nghiên cứu độc lập khác ở trong nước như nhà văn Nguyên Ngọc, học giả Nguyễn Trung, nhà báo Lê Phú Khải, nhà văn Phạm Đình Trọng, và ở ngoài nước như Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp chuyên gia về ô nhiễm môi sinh ở Úc, Kỹ sư tư vấn Đặng Đình Cung chuyên gia về mỏ ở Pháp… là những bổ sung toàn diện mang tính chất “kỹ thuật” cho hai lá thư tâm huyết của Đại tướng.

Tất cả các kiến nghị đó đã chỉ ra những kẽ hở hoặc những sai phạm khó chấp nhận trong chủ trương làm dự án bauxite này, mà chỉ ba điều sau cũng đủ để tất cả những ai có lương tri phải suy nghĩ:

- Chủ trương lập dự án được công khai hóa vào cuối năm 2008 sang đầu năm 2009, song thực ra nó đã được “ký tắt” với người Trung Quốc từ nhiều năm về trước mà không hề xin ý kiến nhân dân thông qua Quốc Hội do dân bầu ra; toàn bộ báo cáo tiền khả thi chưa bao giờ được trình ra trước nhân dân và đại diện của nhân dân tức Quốc Hội;

- Người Trung Quốc đóng cửa các mỏ khai thác bauxite của họ để chuyển sang khai thác ở Việt Nam, định trút gánh nặng ô nhiễm môi trường cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và nhiều đời mai sau – những hành động y hệt như họ đã và đang làm ở châu Phi với sự giúp sức của những chế độ cai trị tham nhũng tại châu lục này, và đang bị dư luận thế giới theo dõi chặt chẽ và hết sức công kích;

- Kỹ thuật, công nghệ và nhân công khai thác dự định du nhập chủ yếu từ Trung Quốc, một cường quốc mới nổi dậy với nền kinh tế đang giàu lên nhưng bên trong vẫn chứa đựng không ít thực trạng bất khả tín, trong đó liên quan đến vấn đề khai thác bauxite là sự “nổi tiếng” của Trung Quốc trên toàn thế giới hiện đại như là một quốc gia gây ô nhiễm môi trường vào bậc nhất, chưa kể những “vấn nạn” khác (chỉ mới trong tháng Ba vừa rồi Chính phủ nước Úc đã phải hủy bỏ một dự án khai thác khoáng sản ở Nam Úc ký với Trung Quốc vì lý do quốc phòng).

Thưa quý cơ quan,

Đất nước là của chung của cả dân tộc, chứ không là của riêng của một nhóm người nào, của một nhóm quyền lợi nào, hoặc một tổ chức nào dù tinh hoa đến đâu cũng vậy.

Tất cả những người có ý thức với dân tộc, với đất nước, xót xa trước những việc làm không được kiểm soát chặt chẽ xoay quanh vụ bauxite, đều thấy cần thiết phải lên tiếng.

Chúng tôi kiến nghị:

1) Phải đưa vấn đề dự án bauxite Tây Nguyên ra trước Quốc Hội và mọi chủ trương liên quan phải được Quốc Hội quyết định;

2) Dự án bauxite Tây Nguyên phải chính thức dừng ngay lại, có giám sát chặt chẽ cho tới khi Quốc Hội xem xét toàn bộ báo cáo tiền khả thi và đưa ra những phê chuẩn thích hợp. Kính mong Quốc Hội thấu suốt được tinh thần của đại đa số dân chúng không muốn dự án này tiếp tục vì tất cả những hệ lụy nặng nề của nó;

3) Những nghiên cứu tiền khả thi với vấn đề bauxite Tây Nguyên cần được dư luận rộng rãi tham gia và theo dõi.

Thưa quý cơ quan,

Những người ký tên dưới bản kiến nghị này bày tỏ sự lo lắng khôn cùng trước phương cách làm việc chưa thấu triệt và hoàn bị về nhiều mặt cho một dự án có tầm chiến lược sống còn của đất nước như dự án bauxite.

Xin quý cơ quan nhận ở đây lòng kính trọng của chúng tôi và rất mong được thông hiểu cho nỗi trăn trở của chúng tôi cả ở trong nước lẫn ở ngoài nước.

Nhân dịp này, chúng tôi cũng kêu gọi người Trung Hoa nhất là giới trí thức hãy ủng hộ dân tộc Việt Nam, giúp cho môi trường sống của nước láng giềng phía Nam được trong lành, giúp cho nhiều vấn đề còn dở dang giữa hai quốc gia được giải quyết trong hòa bình và hữu nghị.

Việt Nam, ngày 12 tháng 4 năm 2009

Ký tên

GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Phạm Toàn và GSTS Nguyễn Thế Hùng
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét