Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Tin ngày 1/3/2013 - Tiếp tục cuộc tranh luận Hiến pháp với TBT - Nội bộ tiếp tục thanh trừng đấu đá

  • Tỷ phú Châu Á đông nhất hành tinh (RFI) - Hơn 40% trên tổng số 1 453 người có tài sản hơn 1 tỷ đô la là người Á châu. Trong số đó có trên 300 nhà tỷ phú người Trung Quốc. Nhưng nếu tính theo quốc tịch, thì Mỹ vẫn đứng đầu bảng với 408 đại gia bạc tỷ.
  • Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đặt tại Thanh Đảo (RFI) - Song song với việc liên tục cho tàu hải giám tiến vào khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Tokyo, Bắc Kinh lại có thêm một động thái được cho là nhằm răn đe Nhật Bản. Đó là quyết định chọn quân cảng Thanh Đảo làm căn cứ cho chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, tức là chiếc Liêu Ninh.
  • Nobel Văn học Mạc Ngôn : ''Tôi không viết cho đảng'' (RFI) - Trả lời các chỉ trích nói rằng ông quá thân cận với chính quyền, trong một bài phỏng vấn báo Đức, giải Nobel Văn học 2012 Mạc Ngôn khẳng định lại rằng ông không viết cho đảng Cộng sản, mà chỉ viết cho nhân dân Trung Quốc.
  • HRW tố cáo Indonesia thụ động trước tình trạng bạo động tôn giáo (RFI) - Trong báo cáo dày 107 trang vừa công bố hôm nay (28/02/2013), Human Rights Watch quan ngại trước tình hình bạo động tôn giáo ngày càng gia tăng tại Indonesia. Tổ chức nhân quyền này kêu gọi tổng thống Yudhoyono nhanh chóng phản ứng để ngăn chặn các các vụ tấn công nhắm vào các cộng đồng tôn giáo thiểu số tại nước Hồi giáo đông dân nhất địa cầu.
  • Chính quyền Thái Lan sắp đàm phán với một nhóm đòi ly khai (RFI) - Trong vòng 15 ngày tới đây, chính quyền Thái Lan và một nhóm nổi dậy đòi ly khai ở miền Nam Thái Lan sẽ tiến hành đàm phán hòa bình. Một thỏa thuận về việc khởi động thương thuyết vừa được ký kết vào hôm nay, 28/02/2013,
  • Ưu tiên đối ngoại thời Tập Cận Bình : Mỹ, Nhật, Triều Tiên (RFI) - Quan hệ không mấy trơn tru giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Bắc Triều Tiên phải chăng sẽ là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền Bắc Kinh trong thời gian tới đây ? Câu hỏi này vừa được giới phân tích đặt ra, sau khi một số nguồn tin cho rằng hai nhân vật có thể gọi là “chuyên gia” trong lãnh vực này sắp lên nắm quyền lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc.
  • Châu Âu điều tra chống phá giá với kính pin mặt trời từ Trung Quốc (RFI) - Sau khi có đơn kiện của các nhà sản xuất châu Âu, hôm nay 28/2/2013, Ủy ban châu Âu thông báo mở điều tra chống phá giá đối với mặt hàng kính tấm để chế tạo pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc. Cuộc điều tra này là diễn biến mới nhất trong cuộc chiến thương mại giữa Bruxelles và Bắc Kinh liên quan đến mặt hàng pin mặt trời đã kéo dài từ nhiều tháng qua.
  • Steven Spielberg được mời làm chủ tịch giám khảo liên hoan điện ảnh Cannes 2013 (RFI) - Liên hoan phim quốc tế Cannes lần thứ 66 diễn ra từ ngày 15 đến 26/05/2013. Chủ tịch ban giám khảo năm nay là đạo diễn người Mỹ Steven Spielberg. Là người từng đoạt giải thưởng dành cho kịch bản xuất sắc nhất của liên hoan Cannes. Nhiều tác phẩm của Spielberg được coi là những bộ phim kinh điển của nghệ thuật thứ bảy thế giới.
  • Quán ăn tại Bắc Kinh gỡ thông báo có nội dung kỳ thị bài ngoại (RFI) - Sau khi gây làn sóng phẫn nộ tại nhiều nước, tấm bảng thông báo có nội dung kỳ thị bài ngoại nhằm trực tiếp vào người Việt Nam, Nhật Bản và Philippines của một quán ăn tại Bắc Kinh hôm nay 28/2/2013 đã được gỡ bỏ, tuy nhiên chủ quán không thừa nhận việc làm của mình là sai.
  • Tàu hải giám Trung Quốc lại thâm nhập hải phận Nhật Bản (RFI) - Cơ quan tuần duyên Nhật Bản thông báo tàu hải giám Trung Quốc lại thâm nhập vào lãnh hải Nhật Bản, gần khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ba chiếc tàu Trung Quốc đã neo lại trong khu vực 2 giờ đồng hồ cách đảo Uotsuri 12 hải lý.
  • Biết đủ là khôn (VOA) - Triết lý minh triết xưa của cha ông ta dạy rằng người quân tử tự mình biết bao nhiêu là đủ
  • Giáo hoàng chia tay Vatican (BBC) - Giáo hoàng Benedict XVI rời khỏi Vatican, chính thức rút lui khỏi cương vị người đứng đầu Giáo hội Công giáo.
  • Úc bắt lượng ma túy lớn từ TQ (BBC) - Cảnh sát Australia nói đã phát hiện một lượng methamphetamine lớn nhất từ trước tới nay giấu trong kiện hàng từ Trung Quốc.
  • Tương lai nhân loại? (BBC) - Tác phẩm dự cuộc thi của BBC chia sẻ viễn kiến về tương lai nhân loại.
  • 'Sẽ đưa bauxite ra Quốc hội' (BBC) - Đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm nói với báo trong nước rằng ông sẽ đưa vấn đề bauxite ra chất vấn trong kỳ họp tới.
  • Bộ Công an rút đề xuất về hộ khẩu (BBC) - Sau khi gặp nhiều phản đối, Bộ Công an phải rút đề xuất trong dự thảo Luật cư trú về xóa đăng ký thường trú đối với người đi nước ngoài trên hai năm và người đi tù.
  • Dự án xây dựng tàu Titanic II (BBC) - Một tỷ phú ngành khai thác mỏ người Úc quyết tâm xây dựng lại con tàu Titanic II, theo nguyên ban tàu Titanic bị đắm năm 1912.
  • Lenin 'biết thở' ở Moscow (BBC) - Một bảo tàng ở Moscow bỗng đông khách hẳn nhờ có tượng lãnh tụ cộng sản một thời bằng sáp biết nằm thở như người đang ngủ.
  • Mỹ: Bắc Kinh ngầm chuẩn bị chiến tranh với Nhật (BaoMoi) - Các cơ quan tình báo Mỹ gần đây phát hiện quân đội Trung Quốc đang di chuyển tên lửa đạn đạo đến gần bờ biển phía nam nước này. Đây là địa điểm gần với quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Hoạt động di chuyển tên lửa nói trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ Bắc Kinh và Tokyo đang “căng như dây đàn” vì cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông. Vì thế, Mỹ nghi ngờ động thái của Trung Quốc là nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến tranh với Nhật.
  • Tranh chấp Biển Đông cần giải quyết bằng ngoại giao (BaoMoi) - TPO- Reuters mới đây đăng tải bài viết về vấn tranh chấp trên biển Đông với tựa đề : “Biển Đông: Cuộc chơi sẽ kết thúc bằng số 0” và cần giải quyết bằng ngoại giao hơn là xung đột.
    Tranh chấp Biển Đông đang là vấn đề "nóng" ở khu vực Đông Nam Á.
  • Ngư chính của Trung Quốc thay lốt quân sự tại Trường Sa (BaoMoi) - Theo Thời báo Hoàn cầu, lực lượng Ngư chính đang đồn trú trái phép tại bãi Đá Vành Khăn, cụm Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa đã chính thức thay quân phục, chuyển mã hiệu dân sự theo hệ thống phiên hiệu hải quân.
  • Nhật triển khai máy bay chặn máy bay Trung Quốc (BaoMoi) - Theo AFP, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay nước này ngày 28/2 đã triển khai các máy bay chiến đấu để chặn một máy bay của Chính phủ Trung Quốc đang bay về phía quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông.
  • Mỹ điều tàu USS Warrios tới Nhật Bản (BaoMoi) - TPO-Hải quân Mỹ điều tàu quét mìn USS Warrior tới Nhật Bản trong bối cảnh cơ quan tình báo nước này phát hiện nhiều động thái cho thấy Trung Quốc đang chuyển các tên lửa đạn đạo về bờ biển phía Nam gần Senkaku/Điếu Ngư.
  • Tàu Trung Quốc lại xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - TTO - Ngày 28-2, Lực lượng tuần duyên Nhật (JCG) cho biết lại phát hiện ba tàu tuần tra Trung Quốc xâm nhập vùng biển thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật kiểm soát.
  • Tình báo Mỹ: Trung Quốc đang chuẩn bị chiến tranh (BaoMoi) - TPO- Cơ quan tình báo Mỹ gần đây phát hiện quân đội Trung Quốc đang di chuyển tên lửa đạo đạo tới gần bờ biển phía nam của nước này. Đây cũng là nơi gần quần đảo tranh chấp với Nhật là Senkaku/Điếu Ngư.
    Quần đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản Senkaku/Điếu Ngư.
  • Trung Quốc hung hăng tại Hoa Đông (BaoMoi) - Ngay sau khi viên tướng La Viện của Trung Quốc đã hung hăng kích động quân đội nước này cần “phá vòng vây của Nhật”, ngày 27/2, Nhật Bản ngày đã lên tiếng tố cáo tàu Hải giám 66 của Trung Quốc chĩa cả súng máy vào ngư dân Nhật ngay tại vùng biển Senkaku.
  • VietinBank Ninh Bình xin lại quà từ khách hàng (BaoMoi) - Chi nhánh VietinBank Ninh Bình thừa nhận có tổ chức tặng cho khách hàng quả địa cầu in chữ Trung Quốc nói sai về 2 quần đảo của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện, chi nhánh đang gặp khách hàng và xin lại quà tặng này để tiêu hủy.
  • Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh với Nhật? (BaoMoi) - (TNO) Cơ quan tình báo Mỹ vừa mới phát hiện Trung Quốc di chuyển các tên lửa đạn đạo di động về sát bờ biển phía nam gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật, theo trang Washington Free Beacon hôm 27.2.
  • TQ bác tin tàu hải giám nhắm bắn tàu cá Nhật (BaoMoi) - TPO – Trung Quốc ngày 27–2 lên tiếng bác bỏ thông tin về việc tàu hải giám nước này chĩa súng máy vào tàu cá Nhật Bản trên vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku do truyền thông Nhật Bản đưa tin.
    Tàu hải giám Trung Quốc tiến gần tới quần đảo Điếu Ngư/Senkaku hồi đầu tháng nay.
  • Tin vắn quốc tế ngày 28/2 (BaoMoi) - Hôm 26/2, Philippines đã phản đối Trung Quốc tiến hành các đợt tuần tra ở biển Đông trong đó có bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham. Đồng thời, Manila kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
  • Tàu TQ lại xâm nhập vùng biển tranh chấp với Nhật (BaoMoi) - Hãng AFP/Kyodo dẫn nguồn từ Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ra tuyên bố cho biết sáng 28/2, ba tàu hải giám của Trung Quốc đã xâm nhập vùng lãnh hải thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông.
  • Tình báo Mỹ: TQ dịch chuyển tên lửa (BaoMoi) - Cơ quan tình báo Mỹ phát hiện quân đội Trung Quốc đang dịch chuyển các tên lửa đạn đạo di động trên đường tới sát bờ biển phía nam gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa lúc căng thẳng Trung - Nhật ngày một gia tăng.
  • Trung Quốc mất uy tín khi từ chối ra tòa cùng Philippines (BaoMoi) - (PL&XH) - Trước vụ kiện của Philippines giải quyết tranh chấp trên biển Đông thông qua tòa án trọng tài về Luật Biển quốc tế theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), mới đây Trung Quốc đã chính thức thông báo nước này từ chối tham gia vụ kiện.
  • Vụ kiện Philippines và Trung Quốc sẽ được thụ lý? (Bài 3) (BaoMoi) - Việc Philippines đưa vấn đề Biển Đông ra Tòa án Trọng tài Quốc tế về Luật biển đã tạo ra “bước chuyển” mới, hứa hẹn một hướng tháo gỡ mới cho vấn đề Biển Đông. Vậy vụ kiện này có được thụ lý hay không?
  • Thu hồi và tiêu hủy quả địa cầu xuất xứ Trung Quốc (BaoMoi) - TT - Ngày 27-2, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương VN (VietinBank) cho biết đã yêu cầu VietinBank chi nhánh Ninh Bình giải trình về việc trên trang thông tin điện tử http://facebook.com.vn có đưa thông tin VietinBank Ninh Bình tặng khách hàng quả địa cầu xuất xứ Trung Quốc, trên quả địa cầu có những thông tin không chính xác về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của VN (bằng tiếng Trung Quốc).
  • Lính Trung Quốc hiện nguyên hình ngoài Đá Vành Khăn, Trường Sa (BaoMoi) - (GDVN) - Từ ngày 18/2/2013 lính Trung Quốc đồn trú (trái phép) trên Đá Vành Khăn (trong cụm Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) "suốt 20 năm nay" vẫn khoác áo "Ngư chính" đã chính thức thay quân phục quân đội Trung Quốc.
Bản tin tiếng Anh


  • Media Markt to close stores by end of April (Washington Post) - Media Markt China Ltd, the electronic products chain owned by Germany's Media-Saturn Holdings and Foxconn Technology Group, will close its seven Chinese stores on March 11, a senior company official said on Wednesday.
  • 10,000 bottles of liquor on the wall (Washington Post) - Dong Hanglin, of Yangzhou, East China's Jiangsu province, adds a porcelain bottle to his collection, Feb 27, 2013. Dong has collected more than 10,000 liquor bottles over 14 years.
  • ZTE plans to target top tier (Washington Post) - ZTE Corp hopes to discard its often-used tag of "low-end mobile phone vendor" by increasing its production of mid to high-end smartphones this year.
  • 4G network to lead the world (Washington Post) - China Mobile Communications Corp plans to deploy the world's biggest 4G LTE network in China this year, covering more than half a billion people.
  • WeChat makes inroads abroad (Washington Post) - Tencent Holding Ltd is seeing a shift in the demographics of the user base of its WeChat messaging application, as international users start to adopt the mobile service.
  • No let-up in lure of luxury lines (Washington Post) - Millions of Chinese females still want to buy luxury items in 2013, but they are now more likely to question the real value of brands.
  • Dial C-H-I-N-A for smartphone growth (Washington Post) - Three Chinese companies were ranked among the world's top five smartphone vendors in the fourth quarter of last year, making China a strong competitor to traditional manufacturing countries.
  • Traffic jam music to driver’s ears (Washington Post) - The 300-meter long road at an ecological park in Changge city, Central China's Henan province is reportedly the country's only "musical road".
  • Tall tales tell kids all about history (Washington Post) - The newly released Comprehensive World's History in Stories series for young readers is the first of its kind written from a Chinese perspective.
  • Fashionistas grab handbags you might live in (Washington Post) - When a fashionable woman strides into the street of big cities in China, it's becoming quite likely that her bag is a small tower, an opera house or a modern office building.
  • Tapestries of history (Washington Post) - The art of embroidery was an important part of a woman's education in China, at least until a few generations ago.
  • Stitches from time (Washington Post) - Embroidery is part of the Chinese cultural fabric, and there are many schools with unique stitches, designs and characteristics from various regions.
  • Chinese team arrives in Egypt over balloon crash (Washington Post) - A Chinese Foreign Ministry work panel arrived in Egypt on Wednesday to deal with the aftermath of a deadly hot air balloon crash, in the wake of nine Hong Kong tourists dying in the tragedy in the country.
  • Vehicle pile-up kills 3, injures 13 in C China (Washington Post) - More than 40 vehicles were involved in a pile-up on the Beijing-Hong Kong-Macao expressway near Luohenan station in Luohe city, Henan province, at 7:40 am Wednesday.
  • Hu stresses peaceful cross-Straits ties (Washington Post) - President Hu Jintao on Tuesday stressed that the peaceful development of cross-Straits relations is in accord with the overall interests of the Chinese nation.
  • Technology used to combat graft (Washington Post) - China has improved the way it deals with corruption and is increasingly using technology to combat graft, but experts say preventing the technology from being abused must also be taken into consideration.
  • Magazine chief serving soul to NPC (Washington Post) - Peng Changcheng, director of editorial board of the magazine Reader, prepares proposals on improving the education of teenagers and their psychological wellbeing.

Hiến pháp VN: sửa đổi hay thay mới?

Đầu năm 2013, đảng Cộng sản Việt Nam phát động phong trào góp ý “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”.
Mặc cho thông tin chính thống ra rả tuyên truyền, phong trào bị một phần dư luận xã hội xem là trò hề, sửa đổi thì cũng như rắn lột da, rắn lại hòan rắn, chả mấy người tin.
Theo một hướng khác, ngày 19-1-2013, 72 người, hầu hết là các quan chức từng có chân trong đảng và nhà nước cộng sản, cho công bố một kiến nghị và khởi xướng một phong trào thu thập chữ ký. Đến nay họ đã thu được trên 5,659 chữ ký, phần đông những người ký hiện đang sống tại Việt Nam.
Bản Kiến Nghị gồm 7 điểm, trong đó có điểm nhấn mạnh quyền lập hiến:
“Quyền lập hiến (xây dựng, ban hành hay sửa đổi hiến pháp) là quyền sinh ra các quyền khác (lập pháp, hành pháp và tư pháp) phải thuộc về toàn dân, chứ không thể thuộc về bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào, kể cả Quốc hội.”
Đến ngày 21-2-2013, một nhóm sinh viên và cựu sinh viên luật ở Hà Nội cho công bố một bản kiến nghị khác cho rằng:
“Quyền lập hiến là quyền tự nhiên thuộc về nhân dân và vì vậy quyền phúc quyết Hiến pháp đương nhiên cũng là của nhân dân… một bản Hiến pháp ban hành mà không thông qua thủ tục phúc quyết sẽ mất đi phần lớn ý nghĩa vốn có và không được nhân dân cũng như cộng đồng quốc tế ghi nhận.”
Bài viết này mong chia sẻ đôi điều suy nghĩ về quyền lập hiến và quyền phúc quyết (trưng cầu dân ý) của người Việt chúng ta.

Hiện chưa rõ Quốc hội Việt Nam sẽ có vai trò mạnh hơn hay không
Hiến pháp là gì?
Hiến pháp là một văn kiện vạch ra một viễn kiến, một hướng vươn tới cho xã hội, cho chính trị, cho kinh tế, cho giáo dục, cho văn hoá... là văn kiện nền tảng xây dựng một quốc gia.
Hiến pháp quy định các nguyên tắc để xây dựng chính phủ, các giới hạn của chính phủ và đề ra các thủ tục họat động cơ bản cho chính phủ.
Nói một cách bình dân, hiến pháp là một hợp đồng giữa dân và chính phủ. Cũng như mọi hợp đồng, hiến pháp quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên, vì thế hiến Pháp phải được đồng thuận của đại đa số ngừơi dân. Nói rõ hơn quyền lập hiến và quyền phúc quyết là quyền của tòan dân.
Về Hiến Pháp Việt Nam, vì nhận rõ vai trò quan trọng của hiến pháp, ngay khi lên ngôi, vua Bảo Đại đã tỏ ý muốn có một hiến pháp, xây dựng một thể chế Quân Chủ Lập Hiến cho Việt Nam, nhưng ý nguyện của nhà vua không được người Pháp đồng ý.
Cựu Hoàng Bảo Đại từng đóng vai trò soạn thảo Hiến Pháp 1945
Sau khi thoái vị, vua Bảo Đại đã giữ một vai trò trong việc soạn thảo Bản Dự Thảo Hiến Pháp 1945. Bản dự thảo được phổ biến trên báo vào cuối tháng 11 năm 1945. Nó được sửa đổi và được Quốc Hội thông qua vào tháng 11 năm 1946, nhưng lại không được Chủ tịch nước cho ban hành.
Ban hành hiến pháp là một thủ tục luật pháp để xác nhận rằng hiến pháp đã được biểu quyết một cách hợp lệ. Hiến pháp sẽ có hiệu lực từ lúc được ban hành và mọi người phải tuân theo. Mặc dù không được ban hành đa số người Việt vẫn đồng thuận xem Hiến Pháp 1946 như hiến pháp đầu tiên của Việt Nam.
Trên tạp chí Bách Khoa, Đoàn Thêm - một người chuyên ghi lại các sự kiện lịch sử, một chứng nhân trong việc xây dựng và thông qua Hiến Pháp 1946, cho biết Hiến Pháp 1946 chỉ có giá trị ba ngày, nhưng ông không cho biết lý do vì sao hiến pháp này chỉ có giá trị ba ngày.
Điều rõ nhất là Hồ chí Minh và đảng Cộng sản chỉ sử dụng những sắc lệnh và nghị quyết của đảng, không hề đếm xỉa đến những điều ghi trong Hiến Pháp 1946.
Trong kỳ họp thứ 11 Quốc Hội khoá I, Hồ chí minh thông báo dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1946. Ngày 31-12-1959, quốc hội đã đồng ý thông qua hiến pháp sửa đổi. Và ngày 1-1-1960, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố, không màng đến việc “đưa ra tòan dân phúc quyết” theo đúng khỏan c điều thứ 70 của Hiến Pháp 1946.
Quyền lập hiến cuả người dân đã bị đảng Cộng sản sang đoạt qua Hiến Pháp 1946 và bị chiếm đoạt trong các Hiến Pháp 1959, 1980 và 1992.
Tại miền Nam hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng được xây dựng dựa trên hai Hiến Pháp 1956 và 1967.

"Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ chỉ cầm súng bảo vệ Đảng Cộng sản?"
Hiến pháp hay Cương lĩnh Đảng?
Đảng Cộng sản dùng hiến pháp như một phương thức để thể chế hóa các sách lược cai trị trong từng giai đọan, luật hóa nhiệm vụ chính trị và bảo đảm vai trò lãnh đạo.
Các sách lược và nhiệm vụ của đảng Cộng sản đều được Bộ Chính Trị họp kín quyết định, được các Đại Hội, Hội Nghị Đảng thông qua, rồi đưa ra Quốc Hội, đưa vào Hiến Pháp. Vì thế dưới chế độ cộng sản Hiến Pháp chỉ là Cương lĩnh của đảng Cộng sản.
Chính vì thế các Hiến Pháp 1959, 1980 và 1992 càng ngày càng xa lìa thực tế xã hội, càng xa cách người dân và càng trở nên lạc hậu. Cụ thể là Đại Hội Đảng 6 ra quyết định giải tán hai đảng ngọai vi: đảng Xã Hội và đảng Dân chủ. Sang đến Đại Hội 7 quyết định bắt chước Liên Xô đưa điều 4 vào Hiến Pháp, công khai đặt “Đảng” trên Hiến Pháp trên Quốc Hội.
Bản Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp lần này còn đặt “Đảng” trên Tổ Quốc, trên Nhân Dân, buộc Quân Đội phải “trung” với “Đảng”. Việc thể chế hóa Quân Đội phục vụ “Đảng” lại bộc lộ nỗi lo tự chuyển biến, tự chuyển hóa, trong diễn biến hòa bình đang ngấm ngầm xảy ra bên trong Quân Đội thách thức sự tồn vong của đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì không có một Hiến pháp vạch ra một viễn kiến, một hướng vươn tới cho xã hội, cho chính trị, cho kinh tế, cho giáo dục, cho văn hoá... đảng Cộng sản đã và đang đưa đất nước vào cuộc khủng hỏang tòan diện và bế tắc, với nguy cơ mất nước.
Trước tình thế thay vì trao trả quyền lập hiến cho dân, đảng Cộng sản lại dở trò góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992. Việc đảng Cộng sản tuyên truyền giữ điều 4 Hiến Pháp đã được nhà báo Huy Đức ví đảng Cộng sản lấy điều 4 Hiến Pháp làm hầm trú ẩn.
   
Suy rộng ra các chiến sĩ thông tin tự do là pháo binh từ xa liên tiếp pháo vào hầm. Các chiến sĩ dân chủ đang cùng đồng bào ngày đêm vây hãm quanh hầm. Còn các nhân sĩ “Kiến Nghị 72”, các sinh viên “Kiến Nghị Sinh Viên” là các chiến sĩ công khai “diễn biến hòa bình” ngay trong hầm trú ẩn.
Thứ hai tuần này, 25-2-2013, Nguyễn Phú Trọng công khai xác nhận việc góp ý điều 4, đòi đa đảng, đòi tam quyền phân lập, đòi phi chính trị hóa quân đội đều là những biểu hiện suy thóai chính trị tư tưởng đạo đức. Đảng cần “lãnh đạo”, cần “xem ai” có những biểu hiện đòi hỏi nói trên.
Khổ nội Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Phan Trung Lý lại từng tuyên bố: "Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả."
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Nguyễn Sỹ Dũng, còn nói rõ hơn: “Quyền lập hiến của nhân dân trước hết thể hiện ở quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân. Khi mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, thì mọi quyền lực đều chỉ hợp pháp khi được nhân dân phân chia. Chính vì vậy, bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân là bảo đảm tính chính danh của toàn bộ hệ thống quyền lực nhà nước.”
Thế ra tư tưởng chính trị của hai viên chức cao cấp Quốc Hội suy thóai hay họ đã “phản động” tiếp tay với nhân dân mở cửa hầm trú ẩn.
Ngay tối ngày 25-2-2013, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, phó phòng, biên tập viên báo Gia đình và Xã hội, phổ biến trên Facebook năm điều muốn nói với Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng.
Ngay ở điều một ông Kiên tuyên bố:
“Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.”
Ngày 26-2-2013, báo Gia đình và Xã hội ra Quyết định kỷ luật, buộc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên phải thôi việc. Ông Kiên cho biết đã lên tiếng vì đạo đức và đã chọn con đường đến với dân chủ tự do dẫu biết con đường ấy đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn và hy sinh.
Trước đây Nguyễn Minh Triết còn nhìn nhận bỏ điều 4 cũng như bỏ hầm trú ẩn là tự sát. Ông Triết không nhận ra nếu họ tiếp tục cầm cự, buộc cách mạng xẩy ra, tạo thêm rủi ro cho họ và gia đình. Chỉ có diễn biến hòa bình để chuyển tiếp sang thể chế tự do dân chủ mới có thể giúp họ tồn tại và quay về với dân tộc.
Tiến trình dân chủ hóa Việt Nam
Trước tình trạng đảng Cộng sản càng ngày càng bị cô lập, tháng 9 năm 2005, Phó Giáo sư - Tiến sỹ Phạm duy Nghĩa , Đại Học Quốc Gia Hà Nội, lên tiếng kêu gọi đảng Cộng sản cần quay về giá trị Hiến Pháp 1946, bởi mỗi câu chữ trong đó đều "vang vọng tiếng dân".
Trên diễn đàn đài BBC, người viết có bài “Hiến pháp đúng mực sẽ giúp người dân làm chủ”, giải thích mô hình nhà nước trong Hiến Pháp 1946 còn rất nhiều khiếm khuyết: tam quyền không phân lập, mọi quyền lực đều tập trung trong tay chủ tịch nước, mà chủ tịch nhà nước lại không được dân chúng trực tiếp bầu. Mô hình này tạo cơ sở xây dựng thể chế độc tài cộng sản.
Từ đó người viết kêu gọi cùng vận động một hiến Pháp mới tự do dân chủ với tam quyền phân lập, với viễn kiến, với hướng đi rõ ràng cho dân tộc Việt Nam.
Luật sư Lê Công Định đã soạn ra một bản hiến pháp mới cho Việt Nam
Đến ngày 08 tháng 4 năm 2006, Khối 8406 công bố một Tiến Trình Dân Chủ Hóa Việt Nam gồm 4 giai đoạn. Giai đoạn cuối là việc thành lập Hội đồng soạn thảo hiến pháp lâm thời, soạn thảo hiến pháp mới và đưa dự thảo hiến pháp mới ra trưng cầu dân ý; thành lập Hội đồng thi hành Hiến pháp mới, Hội Đồng Tổ chức bầu cử Quốc Hội; Quốc hội đầu tiên họp để thông qua và ban hành Hiến Pháp này.
Tiến Trình Dân Chủ Hóa Việt Nam của Khối 8406 đã được hằng chục ngàn người đồng ý và ghi tên gia nhập. Từ đó nhiều Tổ chức chính trị được hình thành và công khai họat động đưa cuộc đấu tranh lên một cao trào đòi lại quyền lập hiến và quyền phúc quyết đã bị đảng chiếm đoạt bấy lâu nay. Luật sư Lê Công Định còn soạn một Tân Hiến Pháp để tương lai có thể dễ dàng tham khảo.
Kiến Nghị 72, Kiến Nghị Sinh Viên và tiếng nói của những người như nhà báo Nguyễn Đắc Kiên là dấu hiệu mới của Tiến trình cách mạng Dân Chủ Hóa Việt Nam trong ôn hòa nhưng triệt để, giải thể chế độ độc tài cộng sản xây dựng một thể chế tự do dân chủ.
Một Hiến Pháp được đưa ra trưng cầu và được đồng thuận của đa số người Việt trong và ngòai Việt Nam sẽ là giải pháp tốt đẹp nhất cho tòan dân tộc Việt Nam, trong đó có các đảng viên đảng Cộng sản.
Đã đến lúc, để mọi người Việt chúng ta đồng tâm, đồng chí, đồng lực Vận Động một Hiến Pháp Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam.
Nguyễn Quang Duy
* Bài viết của ông Nguyễn Quang Duy, Melbourne, Australia (27/2/2013) viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, nguyên chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra và phó chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu.

Nhà văn Võ Thị Hảo nói về việc Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải vì viết bài phê phán TBT Đảng

Chính quyền Việt Nam đã có phản ứng cực kỳ nhanh : Phóng viên Nguyễn Đắc Kiên, thuộc báo Gia đình và Xã hội đã bị sa thải, chỉ một ngày sau khi ông có bài viết trên internet chỉ trích mạnh mẽ tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Hôm nay, 26/02/2013, trên trang mạng của báo Gia đình & Xã hội có một thông báo ngắn về việc sa thải phóng viên Nguyễn Đắc Kiên, với lý do « vi phạm Quy chế hoạt động của báo và Hợp đồng lao động ». Tối hôm qua, ông Nguyễn Đắc Kiên đã có bài viết trên mạng thu hút sự chú ý của công luận, nhan đề : « Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng ».

Bài viết này của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên là phản ứng tức thời trước một phát biểu của tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc họp với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, được phát lại trên kênh thời sự VTV1 vào lúc 19 giờ (giờ Việt Nam) tối qua 25/02. Trong bài phát biểu này ông Nguyễn Phú Trọng đã chỉ trích một số quan điểm được lưu truyền trong xã hội Việt Nam, mà ông đánh giá là « suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống », trong đó có quan điểm « muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp », « phủ nhận vai trò lãnh dạo của đảng », cũng như ủng hộ đa nguyên đa đảng…

Bài phê phán của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên nhấn mạnh đến việc tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam « không có tư cách » để nói về những điều này « với nhân dân cả nước », « những ý muốn trên đây chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng » và « chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay ». Tác giả bài viết cũng bày tỏ mong muốn « bỏ điều 4 Hiến pháp » qui định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với toàn xã hội, « lập một Hiến pháp mới (…) thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam », « ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình tiến bộ của dân tộc Việt Nam »…

Sự việc ông Nguyễn Đắc Kiên bị báo Gia đình & Xã hội, thuộc Bộ Y tế Việt Nam, có trụ sở tại Hà Nội, buộc thôi việc chỉ mới diễn ra ít giờ, nhưng đã có rất nhiều ý kiến bày tỏ thái độ trên các trang mạng xã hội.

RFI Việt ngữ xin chuyển đến quý vị những suy nghĩ và cảm nhận của nhà văn Võ Thị Hảo (từ Hà Nội) về vụ việc này :
 
Võ Thị Hảo
 
26/02/2013
 
Nhà văn Võ Thị Hảo : « Trước đây, tôi có phụ trách nội dung ở tờ Gia đình & Xã hội trong hai năm. Tôi rất tiếc là cái thời tôi làm việc ở đó, thì bạn Nguyễn Đắc Kiên chưa về báo Gia đình & Xã hội. Nếu mà tôi có một nhân viên như Nguyễn Đắc Kiên, thì tôi sẽ vô cùng hân hạnh, tôi sẽ rất hạnh phúc, bởi vì người trung thực, dám nói lên tiếng nói chân thành, ở Việt Nam bây giờ vô cùng hiếm. Và nếu mà trong tòa báo, hay bất kỳ cơ quan nào có một con người trung thực như thế, thì rất là đáng quý. Tôi thấy rất là vui, và rất là khâm phục, bởi vì, chưa nói đến đúng sai như thế nào, nhưng mà anh ấy đã rất dũng cảm.

Mà tôi nghĩ rằng trong một thể chế được xưng là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc", thì cái việc mà một người không bằng lòng với ý kiến của một người nào đó, dù đó là lãnh đạo hay là một dân thường, thì đó là chuyện quá bình thường, có gì đâu ? mà tại sao lại có thể ?… Anh ấy vừa đưa lên mạng một bài như vậy, bày tỏ chính kiến của anh ấy, thế mà báo Gia đình & Xã hội đã sa thải anh ấy nhanh thế ?!

Theo tôi được biết, đấy là trái luật lao động và như thế là vi phạm quyền con người. Nếu mà muốn sa thải, theo luật lao động, thì thứ nhất vi phạm đó phải nặng ở mức độ nào, chứ không phải vấn đề phát ngôn. Nếu anh ấy làm sai, lấy chứng cứ sai, viết bài sai, vu cáo cho người khác, thì cũng phải nhắc nhở, cũng phải có một nhắc nhở có hệ thống, có quá trình, theo đúng luật lao động mà làm. Sao tự dưng lại sa thải ngay một người như thế ? Tôi nghĩ như thế là trái với luật lao động, như thế chứng tỏ là con người lao động ở Việt Nam đã bị đối xử như thế nào. Trong khi đó, có những tờ báo như tờ Tuổi trẻ hay Thanh niên, khi có vấn đề gì, họ cũng đã bị rất nhiều áp lực, nhưng họ cũng bình tĩnh họ xem xét lại, họ xem phóng viên của họ sai hay đúng ở mức độ nào. Chẳng hạn như trường hợp một số người, thậm chí họ bị tù, sau khi ra tù tờ báo vẫn tạo điều kiện cho họ có lại công ăn việc làm, thậm chí giữ lại chức vụ của họ. Thì tôi thấy : Đây là một điều hết sức vô lý !

Tôi muốn nói thêm một điều nữa. Tôi nghĩ rằng những người quản lý ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải hiểu rằng, cần phải làm quen với việc có những ý kiến trái mình. Đó là : Có những ý kiến trái mình là cái chuyện đương nhiên. Đừng trả thù họ ! Không được quyền trả thù họ như vậy !

Bởi vì bây giờ là thế kỷ XXI rồi, nếu mà làm như vậy chỉ có thiệt hại về mình mà thôi, và mất uy tín mà thôi. Có lợi bây giờ, thì lại cái hại về sau. Dân chúng bây giờ thông minh lắm và thời đại toàn cầu hóa sẽ không có bất kỳ một hành vi nào hãm hại người khác mà có thể thoát khỏi dư luận và những quả báo. Cho nên là, các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải làm quen với cái việc người ta chỉ trích mình. Không đồng ý với ý kiến của mình đó là chuyện bình thường. Nếu mình mạnh và mình đúng, mình đâu có sợ những ý kiến đó. Đó là quyền tự do ngôn luận của mỗi người, quyền tự do ngôn luận cơ mà. »

RFI xin chân thành cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo

26/02/2013
(RFI)

Phương Hà - Thưa Đảng quang Vinh!

Hồi còn học phổ thông để chống phong kiến đồi trụy và lạc hậu thầy giáo dạy văn tôi thường sang sảng đọc “ Bộ binh, bộ hộ, bộ hình/ Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi” rồi ông khẳng định đó là sự thông đồng áp bức bóp lột nhân dân. Phủ bênh phủ, huyện bênh huyện. Sự thối nát của chế độ phong kiến.

Đến thời nay khi được đảng ( Đảng của ông Trọng) ca dao mới cũng có nhưng không được đăng tải cho toàn dân đọc mà thuộc dòng văn học truyền khẩu bắt đầu lan truyền trong dân chúng. Họ kể chuyên về ông bố giảng dạy cho con cuả minh để phân biệt thé nào là Đảng và Nhà nước, Công đoàn.. Ông bố nói Nhà ta Ba là “Đảng” lãnh đạo đường lối chung chung, Mẹ con là “Nhà nước” nắm tay hòm chìa khóa, hoach định chính sách kinh tế, nuôi con gì, trồng cây gì. Bà ngoại con là “công đoàn” chăm lo đời sống cả nhà. Đến bữa thằng con đi học về nhìn vào nhà thấy Cha với Mẹ đang ôm nhau ngủ, nó lớn tiếng nói rằng:  Ơ hay Đảng và nhà nước ôm nhau ngủ, Công đoàn lo chay cám lợn, để cho quần chúng đói meo!

Đến thời ông Trọng làm chủ tịch Quộc hội dân lại có câu rằng:

Đảng chỉ tay/nhà nước ra tay/ quốc hội dơ tay/ Mặt trận vỗ tay/ công an còng ta/ Nhân dân trắng tay.

Không có tam quyền phân lập, không có nhà nước pháp quyền, chỉ có tam quyền phân công

Hèn chi chỉ một bài phát biểu của nhà báo Nguyên Đăng Kiên sau 24 tiếng đồng hồ đã bị báo Lao động & xã hội cúp cắt hợp đồng cho thôi việc bất chấp luật lệ về lao động do chính nhà nước ban hành. Đề nghi Đảng nên thưởng cho ông TBT báo này huy chương vì sự nghiêp phạm pháp.

Nhân dân muốn có một hiến pháp dân chủ, nhân dân muốn có quyền làm chủ thật sự, muốn có một nhà nước của dân do dân vì dân, bảo vệ nhân dân bảo, vệ cương vực toàn vẹn lãnh thổ biên cương hải đảo của Tổ quốc, bao vệ sự tồn vong của Dân tộc

Ông Trọng muốn bảo về Đảng cầm quyền, các ông đã đánh đồng nhiều khái niệm  như Đảng với Mùa Xuân, Đảng với dân tôc , Đảng với nhân dân… vậy hà cớ gì các ông không nhân thấy những Vinasin, những vinaline, những PU này nọ, những Bauxite, những Tiên Lãng, những Văn Giang,…Và những con số thất thoát tài sản của dân của nước hàng trăm ngàn tỷ VND, những khoản nợ mà gần 90 triệu người dân đang phải gánh trên đôi vài còm cõi.

Sao Đảng không thấy những trí thức phản biện dự án Bauxit với trên 2 ngàn chữ kí kiến nghị là đúng? Sao Đảng không thấy trí thức đang kiến nghị sửa đổi hiến pháp với hơn 5 ngàn chữ kí  là đúng? Sao Đảng không cùng đồng hành cùng họ, bởi đồng hành với trí thức là đồng hành với nhân dân và dân tộc?

 Chúng ta cần một Đảng quang minh lỗi lạc chứ không mong vào môt Đảng vô minh, bao hiểm họa đang chờ chực đối với bất kỳ ai dám cất cao  tiếng nói trung thực .

“Lật thuyền mới biết dân là nước”- Nguyễn Trãi đã từng nói vậy đó, thưa Đảng quang vinh!

Phương Hà
(Quê Choa)

Gò Cỏ May - “Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng” (*)

question
Ngay sau khi VTV1 (lúc 19 giờ, ngày 25/2) đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu với đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu “xử lý” những ai có tư tưởng “… muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp…, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng…. Muốn đa nguyên đa đảng…. Muốn ‘tam quyền phân lập’…. Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’…. Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể …” là các luồng ý kiến ”suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” (Xem trích đoạn clíp)
Ngược với động thái trên, ý kiến của vị đảng trưởng, người cách đây chưa lâu đã từng nghẹn ngào trong cuộc ”tắm gội” mà chưa sạch được các vết nhơ do “một bộ phận không nhỏ” thoái hoá biến chất có nguy cơ làm tan rã đảng. Rồi lớn tiếng hô hào “nhóm lò” để cho tất cả củi khô củi ướt cùng cháy để hun đúc nên ngọn lửa nhiệt tình cách mạng…. Khiến biết bao người nhẹ dạ cả tin xúc động.
Việc ông Phan Trung Lý, cấp thừa hành của ông Tổng Trọng tuyên bố “không có vùng cấm trong góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992… kể cả điều 4…” càng làm nhiều người hy vọng hơn.
Trớ trêu thay, khi về Vĩnh Phúc kinh lý, trong phần nói về góp ý sửa đổi Hiến pháp. Chỉ với 1 phút 8 giây nhẩn nha nhỏ nhẹ, có hơi chút đay nghiến thôi, cái roi “quan tâm xử lý” của ông Trọng đã được vung ra sắc lẻm.
Kết qủa chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau, nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên (đang có công ăn việc làm ổn định tại một tờ báo của nhà nước) đã bị sa thải vì can tội có ”Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng“. Khiến nhiều người từ ngạc nhiên đến thất vọng. Cho rằng ông TBT đã lú lẫn qúa mất rồi! Cả những người (có thể do còn chút kỳ vọng ở ĐCSVN) mà qui tội ông TBT là ”phản động”, là “suy thoái đạo đức”, là “đi ngược lại xu thế tiến bộ của nhân loại”… Nhưng suy cho cùng chúng ta phải cảm ơn cái “lú” có tính “biện chứng khách quan” của ông Tổng mới phải chứ? Bởi dù tiền hậu bất nhất, ông Trọng đã nói thật lòng mình, điều này giúp cho nhiều người còn mơ hồ thấy được chân tướng của kẻ mình luôn kỳ vọng và đặt niềm tin.
Hôm nay để chia lửa với ông Phú Trọng, ông Sinh Hùng đã không cần úp mở như mấy hôm kinh lý các tỉnh miền Trung nữa. Phát biểu với các lãnh đạo thành phố Hà Nội sáng 27/2, Chủ tịch Quốc hội nói “tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước, cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh”.
Ông Hùng kêu gọi phải ngăn chặn “lợi dụng” để “phá hoại” trong vấn đề Hiến pháp. (Xem bản tin thời sự VTV1 ngày 27/02/2013)
Phụ hoạ thêm với 2 ông Trọng và Hùng, đã có thêm các “âm binh” mới xuất chiêu như: Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; Tiến sĩ Hồ Trọng Ngũ, phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – an ninh của Quốc hội. Ngoài ra các biên tập viên của VTV1 còn giới thiệu 2 bài viết được đăng trên Báo Nhân Dân và QĐND của một bạn đọc được giới thiệu là Việt kiều trẻ sống ở Mỹ đã hơn 10 năm và của Thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên Việt trưởng viện Chiến lược-Bộ CA)… Tuy khác nhau về cương vị, tuổi tác, địạ lý, tất cả đều cho rằng, không thể bỏ điều 4 và không ai có thể phủ nhận vai trò của ĐCSVN… Các luận điệu tuyên truyền đa nguyên đa đảng ở Việt Nam thực chất chỉ nhằm thực hiện mục tiêu chính trị đen tối của các thế lực đi ngược lại xu thế phát triển tất yếu của đất nước. Không ai có thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSVN. Qúa khứ và hiện tại đều khẳng định chân lý đó.
Đặc biệt trong ý kiến của Phó GS-TS Lê Văn Cương trong bài “Đa đảng không hẳn là ưu việt” (QĐND) còn so sánh 2 thể chế đa nguyên đa đảng tam quyền phân lập và chế độ nhất nguyên một đảng ở 2 nước Ấn Độ và Trung Quốc. Trên các tiêu chí cơ bản, trình độ phát triển, vào năm 1960, 2 nước là ở cùng một cấp độ. Nhưng sau 50 năm Trung Quốc đã vượt xa Ấn Độ. Ở đây có nhiều nguyên nhân nhưng chắc chắn trong đó có nguyên nhân thuộc về thể chế chính trị…
Ông Phó GS-TS “còn đảng còn mình” đi đến kết luận: Một đảng lãnh đạo chưa phải là sai lầm và đa đảng không hẳn là ưu việt“!
…… ( bỏ một đoạn nói về ô nhiễm)
Như vậy, tín hiệu mà đảng (thông qua các ông Trọng và Hùng) vừa phun ra đã làm cho tất cả chúng ta sáng mắt sáng lòng. Chỉ có những ai còn nhẹ dạ cả tin, mới ngộ nhận mà khuyên và mong đảng nhân cơ hội sửa Hiến pháp kỳ này, vứt phăng cái vòng kim cô ý thức hệ mà trở về chung lưng đấu cật với nhân dân để đưa đát nước thoát khỏi suy thoái bế tắc để vươn lên.
Tất cả chúng ta hãy mở mắt, dỏng tai mà nghe cho rõ rằng cái “Bản lấy ý kiến là bản của ủy ban dự thảo Hiến pháp công bố… Đó là bản duy nhất. Còn anh tự tổ chức lấy ý kiến khác của anh, là không được… là không đúng qui định nếu chưa muốn nói là vi phạm pháp luật” (Lời Nguyễn Sinh Hùng)

Đó chính là minh chứng hùng hồn cho ý kiến tinh tường của nhà báo Huy Đức khi nhận định rằng, cái đảng mà ông Tổng Trọng cầm đầu “thay vì nắm bắt tư duy của thời đại và ý chí của nhân dân, chỉ có thể loay hoay trong một cái vòng tự vẽ. Hệ thống chính trị, trải qua nhiều thế hệ, càng về sau lại càng có ít khả năng khắc phục sai lầm”.
Cho nên thay vì nặng lời với ông Cả Trọng, ta cần cám ơn sự thật thà của ông ấy để từ nay về sau đừng bận tâm vào những giọt lệ nhạt hoét mà… có thể ổng lại sắp sửa nghẹn ngào…
Gò Cỏ May

………………………..
(*) Dựa theo tên một nhạc phẩm của nhạc sỹ Phạm Tuyên/con cụ Phạm Quỳnh: ĐẢNG ĐÃ CHO TÔI SÁNG MẮT SÁNG LÒNG 
(Blog Gò Cỏ May)

Đại tá Bùi Quang Cường - "Phi chính trị hóa quân đội" là luận điệu phản động

 
Đó là khẳng định của Đại tá Bùi Quang Cường, Viện phó Viện Khoa học xã hội nhân văn, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng. Theo ông Cường, đây là luận điệu phản động, phản khoa học nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm suy yếu sức chiến đấu của quân đội.
Sáng 27/2, tại buổi làm việc với Thành phố Hà Nội để kiểm tra việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã cho rằng, trong quá trình đóng góp ý kiến vào dự thảo, đã có một số người lợi dụng việc đóng góp ý kiến để tuyên truyền, vận động nhân dân chống phá Đảng.
Cách đây hai ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã cảnh báo về việc xuất hiện tư tưởng suy thoái khi có người lợi dụng việc đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp để đưa ra tư tưởng muốn bỏ Điều 4, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, muốn đa nguyên đa Đảng, tam quyền phân lập và phi chính trị hóa quân đội. Nói cách khác là hiến định việc đặt quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng và quân đội không cần phải trung thành với Đảng.
Là người đã từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hơn ai hết Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, hiểu rõ ý nghĩa tên gọi của Quân đội ta - "Quân đội Nhân dân Việt Nam". Ông khẳng định: “Quân đội là do Đảng sinh ra, để đảm bảo thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước, mà đường lối này xuất phát từ dân và vì dân. Cho nên, mọi hoạt động của quân đội được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được quản lý, điều hành của Nhà nước, tất cả những điều đó đều để phục vụ cho lợi ích chung là vì dân, vì đất nước, Tổ quốc, tương lai tươi đẹp của xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Ngoài mục đích đó, không có mục đích nào khác cả”.
Thực hiện nghĩa vụ của một công dân, với tâm huyết của mình, ông Đăng đang tích cực cùng nhân dân cả nước đóng góp vào dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Ông cho rằng, việc tranh luận để đi đến thống nhất nhận thức cũng một là quá trình, song quan điểm phi chính trị hóa quân đội, nghĩa là quân đội phải trung lập, đứng ngoài chính trị... dù có lý giải thế nào thì quan điểm này cũng không được thuyết phục.
Trung tướng Phùng Khắc Đăng nói: “Đảng là người khởi xướng thành lập ra quân đội, quân đội được lập ra cũng chỉ để đảm bảo lợi ích cho nhân dân, dân tộc. Suốt chiều dài lịch sử từ khi có Đảng đến nay, chúng ta phải khẳng định mọi sự thắng lợi của Cách mạng Việt Nam nói chung và của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng đều gắn với sự lãnh đạo của Đảng. Trong thực tế lịch sử, quân đội luôn gắn với giai cấp và luôn gắn với chính trị chứ không thể có một quân đội đứng ngoài giai cấp và đứng ngoài chính trị. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, quân đội đứng ngoài chính trị là một điều khó và không thể có như thế được”.
Đối với những người làm công tác nghiên cứu, lý luận như Đại tá Bùi Quang Cường thì cho rằng, quan điểm "Phi chính trị hóa quân đội" là một thủ đoạn nham hiểm trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" của thế lực thù địch hòng chống phá cách mạng nước ta. Đây là luận điệu phản động, phản khoa học nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm suy yếu sức chiến đấu của quân đội.
Đại tá Cường khẳng định: “Không thể có và không bao giờ có một quân đội phi chính trị, trung lập, đứng ngoài giai cấp. Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta sáng lập, giáo dục, rèn luyện làm quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc. Trước yêu cầu và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trong giai đoạn cách mạng mới, vấn đề đặt ra là xây dựng quân đội là quân đội thực sự là lực lượng chiến đấu, lực lượng chính trị, tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước, của chế độ XHCN và của nhân dân”.
Lịch sử gần 70 năm chiến đấu và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, Quân đội ta đã không ngừng phát huy mạnh mẽ truyền thống anh hùng cách mạng. Quân đội ta đã cùng với nhân dân cả nước vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù giành lại độc lập cho Tổ quốc, bảo vệ chính quyền cách mạng, làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, giải phóng miền Bắc, đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, làm hậu thuẫn vững chắc cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Ngày nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra cho quân đội ta những yêu cầu cao hơn, nặng nề hơn. Song quân đội ta luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, cần cù lao động sản xuất ra nhiều của cải vừa bảo đảm cho yêu cầu ngày càng cao của quốc phòng, vừa góp phần cùng toàn dân thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, sẵn sàng ứng phó kịp thời cùng với nhân dân phòng chống thiên tai, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân khi có bão lụt, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho nhân dân. Quân đội ta thực sự xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và của nhân dân, xứng đáng với sự tuyên dương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.    
(VTV)

Quyền lãnh đạo của Ðảng là sự tín nhiệm, thừa nhận của nhân dân

Hơn 80 năm qua, những thắng lợi vĩ đại có ý nghĩa lịch sử của dân tộc Việt Nam đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng Cộng sản Việt Nam, đó là sự thật không ai có thể bác bỏ. Sự đúng đắn đó thể hiện trước hết ở mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát trong sáu chữ "độc lập - tự do - hạnh phúc", và ngày nay trong bước phát triển mới của lịch sử, đó chính là mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"...
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức của thực dân, đế quốc. Tư tưởng của Người về cách mạng giải phóng dân tộc là nền tảng và gắn liền với quá trình xây dựng đường lối, lãnh đạo đấu tranh của Ðảng Cộng sản Việt Nam, gắn liền với lịch sử hiện đại của đất nước. Tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh được hình thành, phát triển, bổ sung, hoàn thiện qua mỗi giai đoạn lịch sử thông qua việc kết hợp lý luận với thực tiễn, được kiểm nghiệm qua thực tiễn và đã trở thành đường lối của Ðảng, được hiện thực hóa trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Con đường cách mạng giải phóng dân tộc mà Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn không theo lối mòn, mà đó là chiến lược luôn luôn phát triển trong sự tiếp thu, có phê phán và chọn lọc, hướng tới mục tiêu triệt để là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Hồ Chí Minh đã thể hiện sự độc lập sáng tạo và cả sự dũng cảm trong tư duy, hành động của mình khi khẳng định rằng: Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, nhân dân thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng chính mình và cuộc cách mạng có thể thắng lợi trước ở một nước thuộc địa. Ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, giành độc lập, giải phóng dân tộc thành công sẽ tạo tiền đề để tiến lên giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Ðộc lập dân tộc phải được xem là mục tiêu chủ yếu, nhiệm vụ cơ bản của cách mạng ở các nước thuộc địa mà Việt Nam là một trường hợp điển hình.
  Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời từ sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam - đây là điểm khác biệt với lịch sử hình thành các Ðảng Cộng sản ở những nước khác. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Ðảng đã tập hợp được lực lượng đông đảo nhất, huy động được sức mạnh đoàn kết to lớn nhất để bảo đảm giành thắng lợi. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa dân tộc (chân chính) là động lực lớn của đất nước và khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng của liên minh công - nông và trí thức là lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam, đại đoàn kết là một chiến lược cách mạng.
  Lý luận cách mạng tiên tiến, khoa học là điều kiện cần cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, điều kiện đủ không thể thiếu là phải xây dựng được một Ðảng cách mạng vững mạnh, với đội ngũ cán bộ cách mạng trung kiên, đủ nhiệt tình và năng lực đưa lý luận cách mạng vào thực tiễn đấu tranh. Hồ Chí Minh đã chuẩn bị "mảnh đất" để gieo những "hạt giống đỏ" đầu tiên cho cách mạng Việt Nam, từng bước đưa tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin bén rễ vào thực tiễn cuộc đấu tranh ở Việt Nam. Nhìn lùi về lịch sử hơn 80 năm, chúng ta càng thấy rõ hơn sự năng động, sáng tạo, nhạy bén kịp thời, vai trò to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với việc tổ chức Hội nghị hợp nhất thành lập Ðảng - sự kiện mang tính bước ngoặt trong phong trào cách mạng Việt Nam và lịch sử dân tộc nói chung, cũng như các cống hiến quan trọng của Người về mặt lý luận, đường lối cho Ðảng. Chúng ta cũng thấy rõ hơn tư duy sáng tạo, vượt trước thời đại của Người đã góp phần định hướng đúng đắn cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
  Quan điểm về Ðảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân Việt Nam đồng thời là đảng của nhân dân lao động, của dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh đưa ra lần đầu tiên trong Báo cáo chính trị đọc tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Ðảng (3-1951): "Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân, và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Ðảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Ðảng của dân tộc Việt Nam" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, NXB CTQG, H.2011, tr 41). Hồ Chí Minh nêu luận điểm: Ðảng Cộng sản Việt Nam là Ðảng của giai cấp công nhân "phải là" Ðảng của nhân dân lao động, của dân tộc Việt Nam khi Người bàn đến và nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của Ðảng trong khi gánh vác các nhiệm vụ mà cách mạng đặt ra. Quyền lợi của giai cấp công nhân Việt Nam nằm trong và đồng hành với những quyền lợi của dân tộc. Ðiều này luôn phù hợp trong tất cả các giai đoạn cách mạng. Thực tiễn lịch sử cho thấy, khi Ðảng Cộng sản Việt Nam nhận thức rõ điều này trong việc xác định mục tiêu của cách mạng cũng như khi xác định trận tuyến, bố trí lực lượng cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thì cách mạng Việt Nam phát triển, đạt rất nhiều thắng lợi.
  Ðảng là một bộ phận của nhân dân, phân biệt với bộ phận còn lại ở tính cách mạng, tính tiên phong, tính tổ chức của mình. Ðảng là người lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành lấy những quyền lợi của mình và là người bảo vệ kiên quyết nhất đối với các lợi ích của nhân dân. Những điều này nêu bật tính nhân dân của Ðảng, cũng như nhấn mạnh mối quan hệ khăng khít Ðảng với nhân dân - quan hệ tạo nên cội nguồn sức mạnh vô địch của Ðảng. Ðảng đại diện cho lợi ích của người lao động trong xã hội, tranh đấu nhằm đạt mục tiêu mang lại lợi ích cho số đông quần chúng chứ không phải chỉ cho một nhóm nhỏ nào. Mọi hành động của Ðảng đều tuân theo, nhằm thực hiện những ý nguyện của toàn dân như Hồ Chí Minh nhấn mạnh với các cán bộ, đảng viên: "Ðảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, NXB CTQG, H.2011, tr.289).
  Chính vì thế, quyền lãnh đạo của Ðảng là dựa trên sự tín nhiệm của nhân dân. Quyền ấy được nhân dân trao cho. Sự tín nhiệm đó có được từ sự đúng đắn của đường lối, chính sách ở tầm vĩ mô, từ sự gương mẫu hy sinh, phấn đấu của mỗi cán bộ, đảng viên trên từng cương vị của mình, trong đó có sự hòa đồng giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa quyền lợi của giai cấp và lợi ích của toàn thể dân tộc. Bản chất giai cấp của Ðảng được thể hiện rõ ở mục đích lý tưởng cao đẹp của Ðảng giải phóng giai cấp khỏi mọi xiềng xích áp bức, bóc lột, ở sự kiên định phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng đó. Tuy nhiên, giai cấp công nhân ở Việt Nam có những đặc điểm riêng của mình. Xem xét những đặc điểm riêng đó với tính lịch sử của nó có thể lý giải thêm quan điểm của Hồ Chí Minh nêu lên từ năm 1951, đại ý: Ðảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Ðảng của dân tộc Việt Nam. Ðiều đó hoàn toàn tương đồng với luận điểm của C. Mác và F. Ăng-ghen đã nêu trước đó hơn 100 năm, khi hai ông cho rằng giai cấp vô sản ở mỗi nước trong quá trình đấu tranh giành chính quyền về tay mình cần "phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc" (Mác - Ăng-ghen Toàn tập, tập 4, NXB CTQG, H.1995, tr.624). Theo quan điểm đó, Ðại hội lần thứ XI của Ðảng khẳng định: "Ðảng Cộng  sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc". (Ðiều lệ Ðảng Cộng sản Việt Nam - NXB CTQG, H.2011, tr.4).
  Ngọn cờ chính nghĩa thể hiện khát vọng về quyền lợi thiêng liêng, chính đáng của dân tộc, của con người về một xã hội mới dân chủ và công bằng, bình đẳng và tự quyết, không có sự áp bức nô dịch dân tộc, không có sự phân biệt đối xử giữa con người,... đã được Ðảng Cộng sản Việt Nam giương cao trong cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ của nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc và chống lại các thế lực xâm lược. Trong công cuộc Ðổi mới, từ đổi mới tư duy, Ðảng đã tìm được con đường và những bước đi thích hợp để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, từng bước tiến lên, tích cực, chủ động hội nhập để phát triển đi vào chiều sâu, bền vững trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn của một thế giới đầy biến động. Ðể đảm đương được vai trò lãnh đạo, Ðảng ta thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong; xây dựng Ðảng thật sự trong sạch, vững mạnh, có tầm cao trí tuệ, có phương thức lãnh đạo khoa học... Những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam tiếp tục giữ vững ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, xác lập được vị thế ngày càng quan trọng trong các quan hệ quốc tế và khu vực. Sự thật ấy bác bỏ ý kiến của một số cá nhân đang cố tình hạ thấp vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình phát triển đất nước.
Thiên Phương
(Nhân dân)

GS Tương Lai - Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Phú Trọng

  • Kính gửi Ô. Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư BCHTƯĐCSVN,
Kính thưa anh Nguyễn Phú Trọng,
Tôi dùng cách xưng hô này để tiện cho nội dung thư sẽ viết với tư cách của một người có hân hạnh được quen biết Anh. Đúng hơn là biết, chứ chưa dám nói là quen, vì tôi cũng chỉ gặp và nói chuyện với anh đôi ba lần kể từ dạo anh làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản và có mặt trong buổi tôi báo cáo với Tổng bí thư Đỗ Mười và Bộ Chính trị về cuộc Khảo sát xã hội học về Cơ cấu xã hội và Phân tầng xã hội, một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Theo lời thuật lại của Chu Hảo, lúc ấy là Thứ trưởng Bộ KH và CN ngồi cạnh Anh, thì anh đã nhận xét về tôi ” Tay này báo cáo với Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mà cứ nói khơi khơi như nói trước Hội đồng Khoa học của Viện không bằng !”.
Lần gặp gần đây nhất là ngày 17 tháng 1 năm 2011 tại Hội trường Hội nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Hà Nội. Có thể Anh quên vì bận nhiều việc nên tôi xin được nhắc lại : Hôm ấy, khi tôi đi đăng ký phát biểu ý kiến với Đoàn Chủ tịch Hội nghị, ngang qua chỗ Anh ngồi, Anh đã chủ động đứng dậy chào gọi và bắt tay tôi. Tôi cảm kích về cử chỉ thân thiện này, biết rằng thế là Anh vẫn nhớ tôi, nên đã bắt tay Anh rất chặt và nói “Xin chúc mừng Tân Tổng Bí thư“.
Anh cười và hỏi : “Chúc mừng cơ à?”. Tôi đoán biết và mang máng hiểu ra Anh đang nghĩ gì và định nói gì, nên cũng vui vẻ trả lời ” Phải chúc mừng chứ. Hãy cứ chúc mừng đã. Và rồi tôi sẽ dõi theo công việc của Anh làm, hành động và ứng xử của Anh với tư cách Tổng Bí thư, để rồi có tiếp tục chúc mừng hay không là chuyện về sau, còn bây giờ thì phải chúc mừng đã”.  Cả Anh và tôi cùng cười. Những người đứng cạnh cũng cười vì tôi vốn nói to, mọi người đều nghe và nhìn thấy. Nhắc lại chuyện này để nói rằng, hai năm qua, dõi theo những công việc Anh làm, quả thật tôi nghĩ là phải rút lại lời chúc mừng đã đưa ra với Anh hai năm trước. Vì sao?
Vì chưa lúc nào vận mệnh của đất nước lại bấp bênh, chao đảo như hiện nay khi mà bàn tay của Trung Quốc đã thọc quá sâu vào mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước,của đời sống đất nước ta. Chính vì thế, chưa bao giờ uy tín của Đảng xuống thấp đến vậy. Điều này liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của Tổng Bí thư. Thực trạng này được phơi bày quá rõ ràng mà chính Anh, cũng như nhiều người giữ vị trí cao trong bộ máy cầm quyền, đã nhiều lần trực tiếp hoặc gián tiếp nói ra, chứ chẳng phải do “những phần tử thù địch” nào bôi nhọ cả!
Đành rằng với nguyên tắc “lãnh đạo tập thể“, cả Bộ Chính trị, và toàn thể BCHTƯĐ phải chịu trách nhiệm, tuy nhiên, với trách nhiệm là người đứng đầu BCHTƯ, Tổng bí thư là người phải gánh vác, không thể đổ cho ai được cả.
Trong bức thư này chưa thể nói nhiều về thực trạng của đất nước mà người Tổng bí thư phải chịu trách nhiệm, xin chỉ nêu lên hai điều trực tiếp nhất và gần đây nhất đã làm trầm trọng thêm sự mất uy tín của Đảng, gây bức xúc trong lòng dân : Một là phát biểu tùy tiện của Tổng Bí thư tại Vĩnh Phúc gây phẫn nộ trong công luận, và hai là sự câm lặng của Đảng, Nhà nước và cả Hệ thống chính trị trong ngày 17 tháng 2! Cái ngày mà cách đây 34 năm, hơn nửa triệu quân Trung Quốc xâm lược theo lệnh của Đặng Tiểu Bình đã tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc, gây nên tội ác tày trời đối với đồng bào ta, hàng van chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến đấu đánh trả quân xâm lược, buộc chúng phải tuyên bố rút quân.
Trong phạm vi bức thư ngắn này, tôi chỉ đề cập đến hai vấn đề nói trên để mong được Anh xem xét và cho tôi câu trả lời.
Quả thật, tôi quá sửng sốt khi nghe anh nói : “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”
Sửng sốt vì không thể hình dung được đây là lời của Tổng Bí thư, một người vốn tính thận trọng, lại tùy tiện quy kết một cách hồ đồ như vậy. Sẽ quá dài dòng và có lẽ cũng chưa là thật sự cấp bách vào lúc này để chỉ ra sự lẫn lộn, nếu không muốn nói là đánh tráo khái niệm, khi Tổng Bí thư nói đến “các luồng ý kiến” được nêu lên trong dịp các tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến vào Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp theo Nghị quyết và lời kêu gọi của Quốc hội, lại là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống“.
Là một trong những người đã ký vào Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, tham gia vào đoàn đại biểu do ông Nguyễn Đình Lộc làm trưởng đoàn đến 34 Hùng Vương Hà Nội để trao bản Kiến nghị đó cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 kèm theo một Dự thảo Hiến pháp mới để tham khảo, tôi hết sức bất bình về quy kết hồ đồ của Tổng Bí thư đối với một số điểm trong nội dung của 7 vấn đề mà bản Kiến nghị của chúng tôi đã chuyển cho Ủy ban Dự thảo nói trên. Tuy vậy, trong thư ngỏ này, tôi chỉ nói ý kiến của riêng tôi và chịu trách nhiệm về những điều tôi nói trong bức thư này.
Phải nói thêm là, đoàn đại biểu chúng tôi đã được Ủy ban Dự thảo tiếp đón trọng thị và tiếp nhận Kiến nghị có 72 chữ ký cùng với Dự thảo Hiến pháp 2013. Một số phóng viên báo đến dự và sau đó một số báo đã đưa tin về cuộc gặp này. Trong thư gửi ông Nguyễn Đình Lộc, người dẫn đầu đoàn đại biểu đến trao Kiến nghị, ông Ủy viên Ủy ban, Trưởng Ban Biên tập đã cho biết là “những điều nêu trong Kiến nghị nói trên sẽ được tập hợp, nghiên cứu trong quá trình chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp”. Vậy thì, khi Tổng Bí thư quy kết ” vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì nữa? ” liệu có phải là nhằm vào những vấn đề mà bản Kiến nghị của chúng tôi nêu lên không? Nếu vậy thì Nghị quyết và lời kêu gọi toàn dân góp ý kiến vào việc Sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội còn có giá trị gì nữa khi mà những ý kiến trái tai lãnh đạo thì bị quy là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống! Là một đại biểu Quốc hội, Tổng Bí thư phải trả lời với Quốc hội và với cử tri về kết luận hồ đồ nói trên. Ít nhất, Tổng Bí thư cần giải thích rõ những ý kiến mà Tổng Bí thư dẫn ra, vì sao gọi đó là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Là nhà lý luận, lại từng là Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Tổng Bí thư cần giải thích rõ nội hàm của khái niệm đạo đức, lối sống và tư tưởng chính trị để từ đó mà nói rõ những “kiến nghị…” dẫn ra ở trên là suy thoái đạo đức, lối sống,suy thoái về tư tưởng chính trị như thế nào? Một nhà lý luận sao lại có thể giải thích tùy tiện và hồ đồ rằng : “Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!“. Vậy thì đã thừa nhận người ta nêu lên “quan điểm” thì cần phải tranh luận để làm sáng tỏ đúng sai, sao lại quy kết đó là “suy thoái” và đòi phải “ xử lý“? Sẽ không đúng lúc nếu lại đưa ra tất cả những điều mà Tổng Bí thư cho đó là suy thoái về tư tưởng, đạo đưc, lối sống, xin chỉ đề cập đến mấy vấn đề sau đây :
Ở đâu thì tôi không rõ, chứ trong 7 điểm nêu trong Kiến nghi về sửa đổi Hiến pháp 1992, thì kiến nghị bỏ Điều 4 của Hiến pháp không đồng nghĩa với “phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng” theo cách hiểu của Tổng Bí thư. Xin nhắc lại nguyên văn nội dung của kiến nghị đó trong văn bản đã được trao cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 :” … Chính vì vậy chúng tôi đề nghị bỏ Điều 4 của Dự thảo. Việc tiếp thu đề nghị này tạo cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận“.
Một vấn đề nữa được Tổng Bí thư nêu lên: “Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả?” và quy kết đó là “ suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” thì lại càng hồ đồ hơn nữa. Xin nhắc lại rằng, đây là quan điểm chúng tôi đã nêu hơn mười năm trước trong nhiều Hội thảo Khoa học do các cơ quan Nhà nước tổ chức và đã đăng công khai trên nhiều tờ báo.                                                                                                                                                         
Xin chỉ dẫn ra một ví dụ ; trong bài “Nhà nước pháp quyền và Xã hội dân sự” đăng trên báo “Người Đại biểu Nhân dân“, tiếng nói của Quốc Hội và Hội đồng Nhân dân,  ngày 26.5.2006 và bài “Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “Làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền” cũng đăng trên “Người Đại biểu Nhân dân” ngày 10.6.2013, tôi đã trình bày về vấn đề “tam quyền phân lập” như sau :
” Vấn đề cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền là pháp quyền ở trên nhà nước. Theo nguyên lý của tư tưởng pháp quyền đó, nhà nước phải được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập”. Mục đích của sự phân quyền đó là trong cơ cấu quyền lực phải có sự kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau nhằm tránh sự độc quyền, lạm quyền. Nhà nước và công chức chỉ được làm những điều luật pháp cho phép, còn dân thì được làm tất cả những điều mà luật pháp không cấm, thể hiện rõ nguyên lý quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền tham gia vào việc hoạch đinh pháp luật, giám sát và kiểm soát hoạt động và nhân sự của bộ máy nhà nước. Đây là điểm quy chiếu để xác lập sự khác biệt giữa nhà nước pháp quyền và nhà nước không pháp quyền…Ở các kiểu loại nhà nước không pháp quyền thì quyền lực được tập trung vào độc quyền cá nhân [nhà vua] hay một nhóm người định đoạt mọi vấn đề của đất nước. Sự chuyển giao quyền lực giữa các chủ thể quyền lực là cơ chế nối truyền [gia đình, dòng tộc, các nhóm quyền lực cùng chung lợi ích, nhân dân đứng ngoài tiến trình này, hoặc chỉ là vật trang sức để lừa mị mà thôi".
Vậy thì dựa vào cơ sở nào để quy kết rằng nói đến "tam quyền phân lập" là " suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống" xin Tổng Bí thư chỉ rõ ra đặng chúng tôi nâng cao nhận thức. Cũng xin nói thêm rằng, hai bài báo nói trên lại nằm trong cụm bài trong mục "Đàm luận sáng thứ hai" của tôi đã được tặng thưởng báo chí về Đề tài Quốc hội và Hội đồng Nhân dân năm 2006. Ban tổ chức đã động viên tôi bay ra Hà Nội nhận giải thưởng bằng việc cho biết là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng sẽ là người đứng ra trao giải thưởng đó. Tôi đã gửi thư cám ơn và in lỗi đã không ra Hà Nội được, và bức thư đó đăng trên báo. [Xin nói thêm là tiếp năm sau, tôi lại được tặng thưởng lần thứ hai giải báo chí về Đề tài Quốc hội và Hội đồng Nhân dân năm 2007 cùng với hai tác giả khác là ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội và hòa thượng Thích Chơn Thiện, đại biểu Quốc hội] ! Vậy mà nay tôi lại bị Tổng Bí thư quy kết là “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống” vì đã có tư tưởng về “tam quyền phân lập” thì xem ra tôi khó mà tiếp thu sự khiển trách của Tổng Bí thư về sự “suy thoái” của mình.
Đành tự an ủi với quan điểm tôi đã viết trong bức thư nói trên [đăng trên báo Người Đại biểu Nhân dân ngày 31.12.2006 với đầu đề do Tòa soạn đặt : "Dùng ngòi bút của mình chiến đấu cho lý tưởng cao cả".  Quan điểm đó là : "Nhằm giữ cho ngòi bút của mình không thẹn với chính mình, phải có sự lao tâm khổ tứ để chọn ý, chọn lời, chọn cách diễn đạt để sao cho những cá nhân nào đó khỏi động lòng, khiến họ có thể dùng thói độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, tùy tiện quy kết, gây khó khăn cho tờ báo đã đăng bài của mình...Nhưng rồi nghề nào cũng có nghiệp ấy, "đã mang lấy nghiệp vào thân" thì cũng phải bằng mọi cách mà đi cho trọn con đường đã chọn...tôi sẽ tiếp tục chiến đấu bằng ngòi bút trung thực của chính mình...!".
Vả chăng, thưa anh Nguyễn Phú Trọng, tôi chỉ là hạt cát nhỏ nhoi trong biển cả nhân dân, sự bị xúc phạm của tôi chưa là gì so với điều mà anh đã xúc phạm đến nhân dân, trong đó có những bậc lão thành cách mạng đáng kính, những trí thức tâm huyết, những người từng giữ trọng trách, nay tuy đã về hưu, tuy tuổi cao sức yếu, vẫn cố gắng tham gia soạn thảo và ký vào Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992.
Họ làm điều ấy với lòng mong mỏi đóng góp vào việc soạn thảo một Hiến pháp ngang tầm với đòi hỏi của thời đại, đáp ứng được khát vọng của cả dân tộc muốn hội nhập vào quỹ đạo phát triển của thế giới trong bối cảnh của nền văn minh mới thế kỷ XXI. Trong số đó, có người từng được Anh mời đến góp ý kiến với Hội đồng lý luận Trung ương, mà nếu tôi nhớ không nhầm, thì rất nhiều lần Anh tỏ ý kính phục và trân trọng trí tuệ và tâm huyết của những đóng góp ấy với tư cách là Chủ tịch Hội đồng lý luận TƯ. Những người như vậy mà Anh dám quy cho họ là "suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống" sao?
Anh Trọng ạ, nếu thật sự muốn chỉ ra sự suy thoái ấy thì phải tìm vào trong những kẻ vong ân bội nghĩa với đồng bào, đồng chí từng ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới cách đây 34 năm! Vong ân bội nghĩa bằng sự câm lặng trong ngày 17 tháng 2 để khỏi phải phạm vào "điều cam kết" với những kẻ đã từng xua hơn nửa triệu quân xâm lược tràn vào các tỉnh biên giới năm 1979, tàn sát dân lành, tiêu hủy nhà cửa, đốt phá làng mạc, kể cả việc đặt bom phá khu di tích Păc bó. Vì vậy, nói về "suy thoái tư tưởng chính trị" thì không thể chỉ quy chiếu vào sự trung thành hay không trung thành với một hệ tư tưởng được áp đặt, khi mà thực tiễn đã chứng minh những giáo điều từng được học thuộc lòng về hệ tư tưởng ấy đã gây tai họa cho sự nghiệp của đất nước ghê gớm như thế nào. Thì chẳng phải "Đổi Mới" được xem là một cột mốc trong đời sống của dân tộc ta vì nó đã đưa đất nước vượt qua thảm họa của sự sụp đổ những năm 80 do sự áp đặt mô hình được xây nên bằng những giáo điều tai hại đó sao!
Cho nên, trung thành vơi truyền thống không có nghĩa là quay về những thế kỷ đã lụi tàn để ngắm một dãy dài những bóng ma, mà trái lại phải đem hết sức mình tiến về phía trước, như dòng sông chỉ có  chảy ra biển mới gọi là trung thành với ngọn nguồn của nó. Còn nói về tư tưởng chính trị của Đảng thì có lẽ nên tham khảo cách định nghĩa về "đảng chính trị" của Đại Bách khoa Toàn thư Pháp :" Nhìn chung, một đảng chính trị có thể được định nghĩa như thể là một tập thể xã hội tìm kiếm sự ủng hộ của nhân dân nhằm trực tiếp thực thi quyền lực, và tập thể này được tổ chức theo thời gian và không gian sao cho nó có thể vượt qua được ảnh hưởng cá nhân của người lãnh đạo. Định nghĩa này vận dụng ba yếu tố: nền tảng của đảng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của nó mà người ta xem xét trước khi xem xét những đảng được định nghĩa như vậy đã hình thành trong lịch sử như thế nào".
Ấy vậy mà, đã từ lâu, ở ta, thường quen dùng và thích dùng khái niệm "Đảng ta", xem đấy như là một lời phong tặng về uy tín của Đảng trong lòng dân, biến khái niệm đảng chính trị thành một thứ "bái vật giáo", mà quên mất rằng, khi là đảng cầm quyền, thì cũng như mọi thực thể quyền lực khác, đều không tránh khỏi sự tha hóa. Biểu hiện rõ nhất của sự tha hóa ấy chính là sự suy thoái về tư tưởng chính trị : ngày càng xa dân, cưỡi lên đầu lên cổ dân do cơ chế toàn trị, không muốn và không dám tiếp nhận sự phản biện xã hội [vì không có tự do tư tưởng, không có tự do báo chí, không cho phép quyền tư do lập hội...]. Và sự tha hóa ấy bộc lộ rõ quy luật đã được lịch sử đúc kết “quyền lực có xu hướng tham nhũng, quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối“! Câu chuyện về “một bộ phận không nhỏ” thoái hóa biến chất cứ ngày càng to dần lên, càng chống càng phình to ra như một căn bệnh ung thư đã di căn vô phương cứu chữa, mới đích thực là sự “suy thoái về tư tưởng chính trị” gắn liền với “suy thoái về đạo đức lối sống” đáng sợ nhất.
Thưa anh Nguyễn Phú Trọng.
Sự suy thoái mà Anh vừa nói, trước hết được biểu hiện quá rõ mà “triệu con mắt đều nhìn vào, triệu ngón tay đều chỉ vào” trong ngày 17.2. 2013 vừa rồi : Đó là sự quay lưng lại với đồng chí, đồng bào đã chết dưới họng súng của quân Trung Quốc xâm lược. Máu của hàng vạn đồng bào và chiến sĩ ta đã thấm đẫm giải đất biên cương. Máu người đâu phải là nước lã, ấy vậy mà để giữ “cam kết” với thế lực hiếu chiến Bắc Kinh, người ta đã chỉ đạo quán xuyến từ trên xuống dưới không có một nén hương, một vòng hoa tưởng niệm? Cần phải nói thêm rằng, thế lực hiếu chiến mà ai đó đã “cam kết” lại đã ngang nhiên tổ chức rầm rộ lễ kỷ niệm về ngày 17.2, ngày chúng mở cuộc chiến tranh xâm lược, nhưng lại rao rêu khắp cả nước, đưa cả vào sách giáo khoa dạy trẻ em Trung Quốc, rằng đó là cuộc chiến tranh tự vệ nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”! Thế lực hiếu chiến mà ai đó “cam kết” lại đang dung dưỡng cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan, công nhiên đưa lên bảng hiệu trong cửa hàng Beijing Snacks tại Bắc Kinh dòng chữ ngạo ngược :” không phục vụ người Việt Nam, Philippines, Nhật Bản và chó!”.
Vậy thì ai đã đưa ra lời “cam kết” với bọn xâm lược là “không nhắc lại quá khứ” để tuyệt đối câm lặng trong ngày 17.2 vừa rôi?  Ai đã làm chuyện xấu hổ và dại dột ấy? Ai? Xin Tổng Bí thư chỉ ra.
Thực hiện sự “cam kết” đó, cùng với hương tàn khói lạnh trên các nghĩa trang liệt sĩ trong ngày 17.2, là sự câm lặng trên toàn bộ báo chí chính thống và hệ thống truyền thông theo một cây gậy chì huy thống nhất, là sự ngăn chặn, cản trở, đe dọa bắt bớ và trấn áp những ai đã dâng hương hoa tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược ở biên giới phía Bắc, biên giới phía Tây Nam, ở Hoàng Sa năm 1974 và ở trận Gạc Ma, Trường Sa năm 1988. Còn sự suy thoái tư tưởng nào bằng sự vong ân bội nghĩa ấy thưa anh Nguyễn Phú Trọng. Có sự sa đọa về đạo đức và lối sống nào bằng sự vong ân bội nghĩa ấy thưa Tổng Bí thư?
Mặt khác, nếu muốn rao giảng về đạo đức thì chính là đạo đức đích thực khi dám vượt qua mọi sự đe dọa, trù dập, trấn áp cho đến những thủ đoạn thấp hèn quen thuộc là đuổi việc, đuổi học, vẫn quyết theo tiếng gọi của lương tâm, phạm trù cơ bản nhất của đạo đức, quyết dâng vòng hoa tưởng niệm tại Đài Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, thắp nén hương tại tượng Quang Trung nơi Gò Đống Đa, giương cao vòng hoa trắng quyết không cho những bọn vô sỉ giành giật và bóc xé dòng chữ tưởng niệm tại tượng đài Cảm Tử bên hồ Hoàn Kiếm, vượt qua mọi sự rình mò và soi mói để trang trọng dâng hoa và những dòng chữ tưởng niệm nhân ngày 17.2.2013 dưới chân tượng Đức Thánh Trần gần bến Bạch Đằng, quận I, thành phô Hồ Chí Minh. Chính là đạo đức, khi trong mỗi ngôi nhà, không phân biệt là nhà cao tầng, biệt thự hay nhà tranh vách đất, người ta thành tâm thắp một nén hương, bày bình hoa trên ban thờ với dòng tưởng niệm những người đã chết trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược nhân ngày 17.2. Cũng chính là đạo đức, khi nêu cao một lối sống không chịu khuất phục, dám ngẩng cao đầu để biểu thị chính kiến của mình như nhà báo trẻ nọ ” làm báo từ năm 2006 đến giờ. Tôi nhận thức được hệ quả sẽ đến với tôi.” Biết rõ như vậy, nhưng nhà báo ấy vẫn nói lên tiếng nói trung thực của chính mình, “hoàn toàn do mệnh lệnh đạo đức của tôi ” như anh khẳng định.
Thưa anh Nguyễn Phú Trọng,
Liệu sau khi nhỡ lời, anh có thấy hối tiếc vì mình đã xúc phạm đến những người được nhân dân kính trọng, vị tướng lão thành từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc, năm nay đã 97 tuổi, đã suy nghĩ, nghiền ngẫm từng chữ từng lời, thêm bớt, bổ sung trước khi ký vào Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, và ngày 17.2 vừa qua đã cùng với một số người đáng kính khác ký vào Kiến nghị ấy đã mang hoa đến tưởng niệm các liệt sĩ ngã xuống vì sự tồn vong của Tổ quốc? Nếu có, thì Anh nên xin lỗi họ, cũng tức là xin lỗi nhân dân. Chuyện nhất thời có sự hồ đồ thiếu tỉnh táo cũng là chuyện thường tình, cho nên xin lỗi là một cử chỉ văn minh trong lối sống của người có hiểu biết và có đạo đức. Người có “tư tưởng chính trị” vững vàng chính là người có bản lĩnh dám nhận sai lầm.
Vả chăng, hơn lúc nào hết, khi con thuyền của đất nước đang chao đảo, là người giữ trọng trách lèo lái thì biết thu phục nhân tâm, trân trọng hiền tài phải là cái đức của người biết mình, biết người. Trót hồ đồ, nói thiếu cân nhắc, xúc phạm những người đáng lý phải trân trọng, gây phẫn nộ trong công luận, thì việc lắng nghe để bình tĩnh nhận ra chân lý, có ứng xử thích hợp, luôn là điều đáng làm.
Đến một vị vua từng nằm gai nếm mật, mười năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống giặc Minh, lên ngôi đại định, mở đầu cho một triều đại vẻ vang thế kỷ XV, vua Lê Thái Tổ vẫn một lòng khiêm nhường kính cẩn : “Nay trẫm gánh vác trách nhiệm nặng nề, sớm khuya kính cẩn lo sợ, như đi trên băng mỏng, như đứng bờ vực thẳm chỉ vì chưa kiếm được hiền tài giúp đỡ việc trị nước…”. Còn vua Lê Thánh Tông, gặp khi có thiên tai đã chỉ dụ rằng “Bởi chính trị có thiếu sót, nên trời chỉ cho bằng tai biến. Đó là do lỗi lầm của trẫm mà chuốc lấy họa chứ trăm họ có tội gì đâu? Có phải vì trẫm đức tin chưa đến dân, lòng thành chưa thấu tới trời mà đến nỗi như thế chăng?”.  Cũng trên cái mạch tư duy ấy, vua Minh Mạng thế kỷ XIX khi nghe tâu về vỡ đê, dân tình cơ cực đã xót xa tự vấn :” Nghĩ tấm thân lạm ở trên trăm họ, không biết tu đức để trời cho hòa khí, đến nỗi dân ta bị tai họa ấy, thực là một điều lỗi lầm của ta“! Thì ra, cha ông ta xưa đã không mắc phải điều mà ngày nay đã trở thành ca dao hiện đại : “mất mùa bởi tại thiên tai, được mùa bởi tại thiên tài đảng ta“!
Gợi lên vài dòng lịch sử chi nhằm nói thêm với người gánh vác trọng trách quốc gia rằng : phải biết “kính cẩn, lo sợ, như đi trên băng mỏng, như đứng bên bờ vực” chứ không thể tùy tiện phán bảo và quen thói bịt miệng dân, chỉ muốn dân cúi đầu tuân phục “chỉ thị, nghị quyết”, cho dù thực tiễn cho thấy có quá nhiều chỉ thị nghị quyết sai lầm gây bao tai họa cho dân. Và rồi, cái cách lớn tiếng đe dọa “lợi dụng việc góp ý kiến vào Hiến pháp để phá hoại đường lối chính sách, làm mất uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng” của một vài người có trọng trách trên báo chí và trên tivi mấy ngày qua đã không hù dọa được ai! Trái lại, chỉ làm cho lòng dân thêm phẫn nộ. Điều này mong Tổng Bí thư cần lưu ý.
Đối với riêng tôi, khi tham gia soạn thảo và ký vào Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 mà Tổng Bí thư đã phê phán nặng lời, tôi chỉ muốn nói rằng, tôi đã thực hiện lời chỉ dẫn của Các Mác “ trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì đang hiện hữu. Không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của chính mình, hoặc trước xung đột với quyền lực, bất cứ quyền lực nào”.
Cho nên dù bị quy kết thế nào đi chăng nữa, tôi cũng thấy là chẳng có gì đáng bận tâm. Bởi lẽ, là người am hiểu và tôn trọng phép biện chứng, chắc Tổng Bí thư nhớ nằm lòng ý tưởng của Hégel được Ph. Angghen dẫn ra để nói về biện chứng của sự phát triển : “mỗi bước tiến mới sẽ tất yếu biểu hiện ra như là một sự xúc phạm tới cái thiêng liêng, là một sự nổi loạn chống lại trạng thái cũ, đang suy đồi nhưng được tập quán thần thánh hoá”.
Người am hiểu về biện chứng như Tổng Bí thư chắc sẽ bình tâm suy nghĩ về “những bước tiến mới” mà đời sống đất nước đang chứng kiến, để với cương vị của mình, thúc đẩy cho những ý tưởng mới phát triển nhằm đẩy lùi trạng thái cũ đang suy đồi nhưng được tập quán thần thánh hóa. Làm được như vậy thì dấu ấn để lại trong lòng người và cho lịch sử sẽ không là sự cáo chung của lực lượng bảo thủ cố duy trì cái cơ chế đã đưa đất nước vào ngõ cụt, mà là người đem lại sự canh tân, thuận với quy luật phát triển, đáp ứng được lòng dân.

Kính gửi Tổng Bí thư lời chào trân trọng.

TP Hồ Chí Minh ngày 28.2.2013

Tương Lai

(Quê Choa)

Màn trình diễn Góp ý sửa HP đã hiện nguyên hình trò bịp bợm

Đảng Cộng Sản Việtnam quen thói mượn danh nghĩa nhân dân, cứ mỗi lần Đại Hội Đảng, là họ đều trình diễn màn ‘vận động toàn đảng, toàn quân, toàn dân’ góp ý kiến ‘xây dựng đảng’. Nhưng rồi ý kiến hay ho nào cũng đều bị liệng thùng rác hết.
Đến lần buộc phải sửa đổi Hiến Pháp này, nhằm đáp ứng với tình thế mới, dù Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương đã quyết định không bỏ Điều 4 về quyền lãnh đạo tuyệt đối toàn trị của đảng Cộng Sản, và vẫn duy trì Điều Khoản, quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu”.
Nhưng lại đã ra lệnh cho Quốc Hội làm trò hề, phát động Phong Trào Toàn Dân Góp Ý Sửa Hiến Pháp 1992, để một lần nữa đảng Việtcộng mượn danh nghĩa đại diện toàn dân, thực hiện mưu đồ toàn trị và hợp pháp hóa việc cướp đoạt tài sản quốc dân Việt Nam.
Nhân đó, một nhóm Trí Thức Việtnam đưa ra kiến nghị với Quốc Hội, khởi đầu với 72 người đứng tên - đến nay, ngày 25/02/13, đã lên con số 5365 người ký tên – Theo nhóm Trí Thức này:
“Hiến Pháp của một quốc gia do dân làm chủ bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về toàn dân và được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các thành phần đa dạng trong xã hội”. “Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 chưa thấu suốt bản chất của một Hiến Pháp Dân Chủ…”.
Đúng, vì lời nói đầu của Bản Hiến Pháp 1992 chứng tỏ đây chỉ là ‘Cương Lĩnh’ của một đảng chính trị cầm quyền, bắt cả nước phải theo đuổi một chủ nghĩa không tưởng, chứ không phải là mục tiêu tạo ra Công Ước Quốc Gia Dân Chủ, bởi dân, do dân, vì dân, nhằm bảo vệ Quyền Làm Chủ thật sự của Công Dân, tạo môi trường cho toàn dân chung sức bảo vệ Chủ Quyền Độc Lập Dân Tộc và Toàn Vẹn Lãnh Thổ Tổ Quốc, Phát Huy nền Văn Hóa Viên Dung Đa Nguyên, Phân Nhiệm, Điều Hợp, Phát Triển Kinh Tế Thị Trường Tự Do, thực thi Công Bằng Nhân Ái và An Toàn Xã Hội…trong một thế giới Nhân Chủ Nhân Văn. 
Nhóm Trí Thức này thêm rằng:
“Hiến Pháp phải mang tính chính đáng được đo bằng nhiều tiêu chí: Thứ Nhất, hiến pháp phải có mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền, kiến tạo tự do, dân chủ, công bằng, hạnh phúc, đồng thời đoàn kết toàn dân, loại bỏ mọi sự chia rẽ hay áp bức, hướng đến sự phát triển dân tộc. Thứ Hai, hiến pháp phải thể hiện ý chí chung của nhân dân, thể hiện sự đồng thuận của nhân dân để lập ra các cơ quan nhà nước. Thứ Ba, hiến pháp phải được xây dựng theo các nguyên tắc pháp luật phổ biến của thế giới văn minh, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt nam đã tham gia.
Nên nhóm 72 Trí Thức đã Kiến Nghị 7 điểm:
1- về Lời Nói Đầu.
2- về Quyền Con Người.
3- về Sở Hữu Đất Đai.
4- về Tổ Chức Nhà Nước.
5- về Lực Lượng Vũ Trang.
6- về Trưng Cầu Đân Ý.
7-  về Thời Hạn Góp Ý.
Đồng thời đưa ra bản DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 gồm Lời Nói Đầu, với VII Chương, 81 Điều. Trong đó, tuy Lá Cờ Đỏ Sao Vàng đẫm máu người dân, và bàn Tiến Quân Ca man rợ khát máu “Thề phanh thây uống máu quân thù” vẫn còn là Quốc Kỳ và Quốc Ca.
Nhưng dĩ nhiên Điều 4 Hiến Pháp và Điều Khoản về đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu, bị biến mất. Khiến cho Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư cộng đảng hoảng hồn, coi đó là “biểu hiện của suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Đài truyền hình  Việtnam tối 25/02/13, dẫn lời Nguyễn Phú Trọng phát biểu ở tỉnh Phú Thọ, rằng:
“Vừa rồi đã có các luồng ý kiến, cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.  Trọng lớn tiếng đe dọa: “Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến Pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên, đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký nộp đơn tập thể, thì nó là cái gì? Nên phải quan tâm xử lý những điều đó”.
Chưa biết Nguyễn Phú Trọng và đảng Việtcộng xử lý ra sao với 72 nhà Trí Thức đã từng góp công sức ‘hãn mã’ cho đảng và chế độ, cùng gần Sáu Ngàn công dân ký vào bàn Kiến Nghị đây?
Thực tế cho thấy, Nguyễn Phú Trọng đã sớm phá hỏng màn trình diễn góp ý sửa hiến pháp bịp bợm của đảng Việtcộng rồi. Nhưng dù sao, tòan dân trong, ngoài nước và cả thế giới đã thấy rõ nhu cầu Đa Nguyên Chính trị đã xuất hiện trong đời sống chính trị ở Việtnam.
Gần Sáu Ngàn người đã bất chấp hiểm nguy ký tên vào bản Kiến Nghị, đưa ra Dự Thảo Hiến Pháp Dân Chủ, đòi bỏ Dự Thảo Hiến Pháp Độc Tài thì đúng là Đa Nguyên Chính Trị rồi, dù đây chỉ là một trò hề của Việtcộng, nhưng với những người ký tên vào Kiến Nghị thì lại là “lộng giả thành chân”.  Khiến cho Người Dân không còn sợ Việtcộng nữa. 
Chưa biết nhóm 72 Trí Thức phản ứng ra sao về sự đe dọa của Nguyễn Phú Trọng? Riêng nhà báo Nguyễn Đắc Kiên phóng viên, biên tập viên trang mạng của báo Gia Đình và Xã Hội của lề phải, đã bị buộc phải thôi việc vì bài viết bộc trực, thẳng thừng phản đối lập luận của ông Nguyễn Phú Trọng về sự ‘suy thoái’.
Nguyễn Đắc Kiên viết rằng:
“Đầu tiên, cần  phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ ‘suy thoái’ thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người là đảng vìên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4 Hiến Pháp, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việtnam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay…ông nói  suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân Tộc VN? Tôi đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông… Thế ra những người không theo đảng cộng sản trên thế giới này là vô đạo đức hết à? … đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng…chính trị, tư tưỏng ông đang muốn nói là chính trị tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản?... ông thử đọc lại Cương Lĩnh chính trị và Điều Lệ đảng của các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hoá quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng…đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái…”.
Nguyễn Đắc Kiên đòi tổ chức một Hội Nghị Lập Hiến để Hiến Pháp đó thể hiện ý chí của toàn dân Việtnam, chứ không chỉ kiến nghị sửa Hiến Pháp như 72 nhà Trí Thức. Vậy là thêm một Nguồn Tư Tưởng Chính Trị nữa của giới trẻ cùng xuất hiện tại Việtnam.
Little Saigon ngày 26/02/2013
Lý Đại Nguyên
(Trí Nhân Media)

GS. Chu Hảo: Sửa đổi Hiến pháp - Hoãn được thì nên hoãn

Theo Nghị quyết số 38 2012 QH13 ngày 23-11-2012 của Quốc hội thì thời hạn lấy ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3 sắp tới. Sau đó Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ tham khảo các ý kiến ấy để chỉnh sửa Dự thảo và trình Quốc hội thông qua vào tháng 10 năm nay.
Đến nay đã có rất nhiều ý kiến cho rằng quy định thời hạn như trên là hoàn toàn không thích hợp đối với một vấn đề cực kỳ hệ trọng như việc sửa đổi Hiến Pháp.  Hình như lâu nay ta đã quen coi việc thay đổi Hiến pháp chỉ là để “ thích hợp ” với tình hình  trước mắt mà không nhận thức rõ rằng Hiến pháp phải là một văn kiện pháp lý tối thượng thể hiện khát vọng trường tồn của cả một dân tộc và quyết định thể chế chính trị lâu dài cho một quốc gia . Chắc hẳn chính vì thế mà từ năm 1945 tới nay nước ta đã có tới bốn lần làm Hiến pháp mới (vào các năm 1946, 1959, 1980, 1992) và một lần sửa đổi (vào năm 2001). Lần này, theo dự kiến ban đầu, Quốc hội cũng chỉ định sửa đổi chứ không làm mới. Nhưng Dự thảo đưa ra lấy ý kiến toàn dân thì đã  vượt ra khỏi khuôn khổ của việc sửa đổi về quy mô cũng như kết cấu. Và sau khi đại diện Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tuyên bố “không có vùng cấm trong việc góp ý” thì cuộc thảo luận về Hiến pháp đã trở nên sôi động bất ngờ.
Thật đáng mừng vì chưa bao giờ nhân dân lại quan tâm đến việc  sửa đổi Hiến pháp  như thế. Chưa bao giờ một bộ phận không nhỏ cộng đồng người Việt lại được thảo luận rộng rãi những vấn cốt lõi của Hiến pháp đến như thế. Sẽ thật đáng buồn nếu cuối cùng  xin ý kiến nhân dân chỉ là chiếu lệ. Dù có thế đi chăng nữa thì chúng ta vẫn cứ nên tích cực tham gia thực tập dần những cuộc thảo luận chính trị dân chủ như thế này trong một xã hội dân sự lành mạnh.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo có một vài tiến bộ nhưng lại có những điểm thụt lùi so với Hiến pháp hiện hành và về bản chất thì chưa có gì thay đổi. Những vấn đề cốt lõi đang cản trở sự phát triển bền vững của đất nước vẫn còn đó. Có thể tóm tắt những điểm chính cần phải được tiếp tục thảo luận rộng rãi như sau.
            1) Hiến pháp là “Luât lệ cơ bản của nhà nước quy định chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước” như quan niệm của đa số người dân Việt Nam hiện nay ( Xem chẳng hạn Từ điển tiêng Việt, NXB KHXH 1994 ),  hay Hiến pháp thường phải là  “Một khế ước xã hội theo tinh thần thỏa thuận giữa nhân dân với chính quyền nhằm kiến tạo môi trường pháp lý có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực” như quan niệm phổ quát mà hầu hết các nước dân chủ trên thế giới chấp nhận.
            2) Quyền con người (gắn với quyền Tự do mà Tạo hóa dành cho Con người với tư cách  một cá thể độc lập) khác với Quyền công dân (gắn với thể chế Dân chủ quy định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người với tư cách là một thành viên của cộng đồng) như thế nào? Chúng ta nên thể hiện trong Hiến pháp và thực thi quyền con người, quyền công dân theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn về Quyền con người năm 1948  và các Công ước quốc tế khác mà Việt Nam đã tham gia như thế nào?
            3) Quyền lập hiến  nhất thiết phải là của nhân dân (khác với quyền lập pháp là của Quốc hội), vì vậy quyền phúc quyết Hiến pháp và những vấn đề quan trọng liên quan đến vận mệnh của đất nước  phải thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền phúc quyết ấy chỉ bằng việc tham gia góp ý kiến xây dựng và chỉnh sửa Hiến pháp (như đang làm  hiện nay), hay nhất thiết phải thông qua trưng cấu dân ý, trong đó toàn dân  bày tỏ ý kiến tán thành hoặc không tán thành của mình bằng phiếu kín như một hình thức phổ thông đầu phiếu sau khi được thông tin đầy đủ và minh bạch các ý kiến đa chiều, nhất là trái chiều, để lựa chọn quyết định của riêng mình?
            4) Xét cho cùng chế độ sở hữu tư nhân đối với đất đai đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta. Cuộc cách mạng dân tộc năm 1945 cũng thực hiện khẩu hiệu chính trị “Người cày có ruộng !”. Chỉ từ Hiến pháp 1980 ta mới bắt chước Liên xô quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” để gây ra biết bao hệ lụy bất ổn xã hội hết sức nặng nề. Dự thảo Hiến pháp 1992 vẫn khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nên chăng cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận và có nhiều góp ý để nội dung này của Hiến pháp được sửa đổi theo hướng tiến bộ, dân chủ, tôn trọng quyền sở hữu của nhân dân.
            5) Mọi hoạt động của lực lượng vũ trang nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân, phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân. Vì vậy nội dung này của Dự thảo sửa đổi cũng cần tiếp tục thảo luận một cách nghiêm túc và sâu sắc hơn nữa.
            6) Cuối cùng, một vấn đề  hết sức quan trọng  nhưng rất ‘nhậy cảm” cũng đang được đặt ra . Đó là về Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp mới. Tôi xin góp phần  hóa giải sự “nhậy cảm” này bằng cách viện dẫn  lời phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự lãnh đạo của Đảng như sau: “ Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo” ( Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5 , trang 115, NXB Sự thật 1983 ). Có nghĩa là Đảng phải giành được sự tín nhiệm của quần chúng bằng đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn và năng lực thực hiện (cán bộ giỏi) của mình. Vì vậy, nhận thức và thể hiện luận điểm quan trọng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hiến pháp lần này là điều cần bàn thảo kĩ càng, sâu sắc.
Lẽ nào một cuộc thảo luận dân chủ về một vấn đề hệ trọng như vậy lại có thể làm một cách thật nghiêm chỉnh chỉ trong vòng 3 tháng?. Nên chăng cần kéo dài thời gian thảo luận dân chủ đến khi có một bản  Dự thảo Hiến pháp phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ, sự hòa giải-hòa hợp dân tộc và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Bản Dự thảo ấy phải được toàn dân phúc quyết mới trở thành Hiến pháp có hiệu lực.   
GS. Chu Hảo
(Văn hóa Nghệ An)

Nguyễn Đắc Kiên - ”Ông Tổng Trọng không sai và không lú”

Nhiều bạn cho rằng ông Tổng trọng “sai” và “lú”, nhất là sau khi theo dõi phát biểu của ông trên truyền thông trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Phú Thọ.
Nếu bạn nào theo dõi truyền hình của ông Trần Bình Minh, các chương trình bình luận về Hiến pháp, điểm báo góp ý kiến, phỏng vấn, đối thoại với Tổng thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương, và tuần trước về các hội thảo góp ý về sửa Hiến Pháp (HP) (có cả GS Thuyết, TS Nguyễn Đình Lộc tham gia, nhưng không được dẫn ý kiến mà chỉ quay điểm hình ảnh nhanh…), thì thấy rõ có sự chuyển biến rõ ràng so với những gì được thông báo về “không có vùng cấm” trong góp ý mà cụ thể hơn là có sự “rụt lại”, “khép lại” của chính quyền.
Trên VTV, dịp cuối tuần vừa rồi, ông Phan Trung Lý cũng nói rõ về việc “Quốc hội (của chính quyền do đảng lãnh đạo hiện nay – chú thích) là cơ quan quyền lực duy nhất có quyền lập Hiến, và cũng khẳng định mọi góp ý phải trong khuôn khổ “Bản Hiến pháp” mà Chính quyền và Quốc hội đã đưa ra và đang đạo diễn việc lấy ý kiến… Dù ông Lý không nói mạnh tới việc “cấm động tới điều 4″ hay “cấm phi đảng phái hóa lực lượng vũ trang”, thì hai phát biểu trên của ông cũng trả lời thẳng một lần nữa việc bác bỏ kiến nghị của nhóm 72 và một số nỗ lực của một số nhóm, hay cá nhân khác.
Tôi cho rằng đang có một cuộc siết lại để trung thành với chuyên chính vô sản như đã xảy ra. Do đó mà trong một comment ngắn gọn trên FB tới một bạn viết trên trang này, tôi chỉ bày tỏ ngắn một ý là “Quả táo tư tưởng không lăn xa lắm khỏi gốc chuyên chính vô sản gần một trăm năm qua” như dân vốn thấy.
Người ta bung ra một chút để theo dõi phản ứng, nhưng bạn nhớ là nếu thả con cá ra, nó bơi mất hút, lọt đi cả đàn thì sao, vậy cho nên, tốt nhất là đóng miệng hom lại cho chắc vẫn hơn. Đóng ngay lúc này, và có thể đóng quyết liệt hơn bao lần trước.
Phép thử chỉ có hạn, đã tới lúc thít miệng bình lại.
Chính vì vậy, tôi nghĩ mọi người sẽ không ngạc nhiên nếu mọi sự sẽ vẫn như cũ, vài hay một số điểm, vấn đề kỹ thuật sẽ được sửa (thoải mái), còn điểm then chốt như điều 4, các điều khoản liên quan tới duy trì chuyên chính vô sản (như các trí thức và chuyên gia có tầm nhìn, trách nhiệm và tâm huyết đã chỉ ra), duy trì vị thế độc tôn, nghiêm cấm cạnh tranh, về quyền lực lãnh đạo toàn trị, các quyền hành trải rộng, không được kiểm soát và có vẻ không có giới hạn từ lập hiến, lập pháp, hành pháp, tư pháp, trải rộng từ cá lĩnh vực chính trị, cho tới kinh tài… sẽ không được thay đổi về bản chất.
Ông Tổng Bí thư có “lú” có “sai” như ai đó nói không?
Tôi nghĩ là không. Ông chỉ thực hiện đúng phận sự của mình.
Làm thế nào mà ông Tổng Bí thư có thể tự loại bỏ chính chiếc ghế quyền lực mà ông đang ngồi, nếu loại bỏ nó, ông và các đồng chí sẽ ngồi ở đâu.
Cho nên xét về lô-gic, ông Trọng có vẻ thông minh chứ không hề lú lẫn như ai đó nói, khi kiên quyết bảo vệ quyền lợi, quyền lực của đảng của ông, ông có thể chỉ muốn thay đổi để làm sao không đổi thay tới các tính nguyên tắc trong duy trì quyền lực của đảng của ông.
Ông vận dụng mọi phương thức, huy động mọi nguồn lực từ trí tuệ, tình cảm ngoài đảng, trong dân… để giúp cho đảng của ông lãnh đạo nhân dân và xã hội, kể cả vụ chỉnh đảng mà dân có người gọi là “gãi ghẻ” hoặc “nửa mùa”, hoặc “câu giwof”.
Tôi nghĩ ông làm phận sự đúng theo nghĩa trách nhiệm của một nhà lãnh đạo và một đảng viên trung kiên với đảng của ông khi cảnh báo mọi đảng viên và cán bộ các cấp chính quyền không “suy thoái” về tư tưởng khi đánh rơi quyền lực hoặc tơ tưởng tới việc bỏ điều nọ, điều kia có thể ảnh hưởng tới chuyên chính vô sản và quyền lực của đảng ông.
Trong năm qua, không nói tới kết quả, ông TBT đã có những lúc và thời điểm thu hút mạnh mẽ công luận, thậm chí có vẻ đã nằm ở trọng tâm kỳ vọng của xã hội, của nhiều tầng lớp.
Thế nhưng, với bản chất của ông, một người “khá tròn trịa”, một lý luận gia trung kiên của Đảng, ai hy vọng ông đi khác, đi trệch, đi ngược con đường mấy chục năm trọn đời ông đã chọn và đưa ông và các đồng chí tới đỉnh cao danh vọng và quyền lực trong đảng của ông và của họ, thì có thể có phần nhầm lẫn chăng?
Ông Trọng có vẻ không nhầm lẫn như những ý kiến ấy.
Ông Trọng có thể cũng không có nhiều thời gian và lực lượng và có thể ông không hề có mảy may tư duy nào để đổi mới theo cách thức mà ai đó có thể kỳ vọng ông đi theo lối khác, tốt nhất là ông đi mấy bài quyền, biểu diễn xong trên sân khấu chính trị, thu được một số chú ý, lấy được một số thời gian, lợi thế cần có cho đảng của ông, có thể là cánh của ông nữa, sau đó, dàn xếp việc hạ màn, trong khi thu xếp người thay thế diễn tiếp, thì như vậy có thể sẽ an toàn hơn cho ông và cho đảng.
Tấm gương Trần Xuân Bách, Trần Độ v.v… vẫn còn đó, dại gì.
Và lại, con đường con dài, còn nhiều kế hoạch 5 năm hay đại hội. Một nhiệm kỳ, không nói tới tư duy măng-đa, mít sần, không ai có thể làm được hết, nên khó ai trách ông, chỉ làm thế thôi rồi rút.
Nhiệm kỳ của ông, ông đặt nền móng để người sau đi tiếp, dù vấn đề đặt ra là đi đâu, cho ai?
Tóm lại, ông Trọng là lý luận gia trung kiên, biết quyền biến, ông có thể tỏ ra là nhà đổi mới nhiều nhất để trung kiên nhất, nhưng chắc hản không phải là nhà cách tân theo nghĩa Gorbachov.
Do đó, lần sửa HP này sẽ không có gì mới, chỉ có điều, như chúng tôi đã có dịp đề cập, những ai quá công khai và thiếu thận trọng, có thể sẽ bị VẠ MIỆNG lần này.
Tất nhiên, no pain, no gain, phải có những ý kiến dũng cảm, nhưng cũng cần tới những sự tỉnh táo để phân biệt chân giả, để có sự thận trọng cần thiết.
Cuộc biểu diễn vẫn còn ở phía trước, còn nhiều chương, hồi, lớp, lang, rất mong các khán giả bình tĩnh, sáng suốt, an toàn trên con đường có thể còn xa!
Và cuối cùng, chác các quý vị khán giả cũng rõ hơn ai hết, có nhiều sân khấu, nhiều vở kịch đang diễn ra, không nên quá chú ý tới một sân khấu nào quá, đến mức lãng quên một số sân khấu khác, hoặc công việc khác cần làm, cần theo dõi.
Ngô Quốc Phương
Vài lời với TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng
Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”(*)
Bằng tất cả sự tôn trọng với người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:
Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.
Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN? … Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?
Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng… đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái. Ông đương kim tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.
Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:
1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.
2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.
3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.
4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
5- Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tức đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.
Nguyễn Đắc Kiên

___________

(*) Nguồn: Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2; phần âm thanh và gỡ băng của Anhbasam.

(FB Ngô Quốc Phương)

Nhóm “Công dân tự do” ra tuyên bố ủng hộ PV Nguyễn Đắc Kiên

ndk250.jpg
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Tán đồng
Những người ký tên vào Lời Tuyên bố là những blogger, nhà báo, nhân sĩ, sinh viên… Nội dung của Lời tuyên bố cho biết  họ sát cánh với nhà báo Nguyễn Đức Kiên; đồng thời kêu gọi những công dân khác cùng sác cánh với họ nêu ra 5 tuyên bố.
Thứ nhất họ không chỉ muốn bãi bỏ điều 4 qui định về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam mà cũng như trong bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên là muốn tiến hành một hội nghị lập hiến. Từ đó lập ra một hiến pháp mà họ cho là thực sự phản ánh ý chí của toàn thể người dân Việt Nam. Nhóm cũng nói họ ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đảng cho một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ, tiến bộ và vì hòa bình. Nhóm cũng ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập; tăng tính tự trị cho các địa phương , xóa bỏ những tập đoàn quốc gia làm tiêu tốn ngân sách nhà nước… Nhóm cho rằng họ có quyền tự do được tuyên bố những điều như vừa nêu không ai có thể tước đoạt quyền đó của họ.
Blogger Gió Lang Thang, một trong nhóm những người ký tên đầu tiên trình bày lại lý do tham gia Lời Tuyên bố của các Công dân tự do:
“Những điều trong bài viết của anh Nguyễn Đắc Kiên được đưa lên mạng thì mọi người đều cho đó là việc thể hiện quyền con người, tự do cá nhân, tự do ngôn luận. Ai cũng có những quyền như vậy. Nhưng sự việc mà anh ấy bị cơ quan chủ quản, tổng biên tập báo cho nghỉ; đó là một sự vi phạm các quyền đó một cách trắng trợn.
Những điều anh ấy nói, phát biểu là đóng góp cho kiến nghị mà các cơ quan truyền thông, đài báo chính thống của Nhà nước tuyên truyền mọi công dân có quyền nói lên tiếng nói của mình; như vậy anh ấy làm việc đáng ra được khích lệ nhưng vì những lời phát biểu của anh ấy không theo định hướng của Đảng, không theo ý muốn của các nhà lãnh đạo của Đảng nên anh ấy bị như thế.
Việc ký tên vào bản tuyên bố của Các Công dân Tự do như em nhằm ủng hộ tinh thần và thể hiện thái độ của mình, các quyền tự do của mình.”


Một blogger khác là ông Huỳnh Công Thuận tại Sài Gòn nêu lại thực tế trong việc người dân góp ý cho cơ quan chức năng tại Việt Nam trong thời gian qua:
“Đã nhiều chuyện lắm rồi; nhưng vừa qua người ta đưa ra yêu cầu toàn  dân góp ỷ sửa đổi hiến pháp. 72 nhân sĩ, trí thức đã đưa ra bản góp ý, và đến Quốc hội để trình đàng hoàng rồi. Chúng tôi cũng ủng hộ việc đó. Bây giờ đến trường hợp của anh Nguyễn Đắc Kiên quá nặng rồi. Người ta góp ý thực sự, công khai, ‘nhẹ nhàng, êm thắm’; người ta dùng quyền công dân để nói thì lại bị trù dập, trù ém một cách có thể nói theo từ bình dân là ‘đê tiện, hèn hạ’ quá. Thành ra tôi không thể chịu được trò đó nữa.”
Tác động
Tuy nhiên theo blogger Gió Lang Thang thì việc đưa ra lời tuyên bố ủng hộ cho nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đó cũng có thông điệp nhắn gửi tới nhà cầm quyền Việt Nam:
“Việc sửa đổi hiến pháp phải tôn trọng quyền lập pháp của người dân. Mọi người dân đều có quyền được đóng góp và phải được tôn trọng.Việc sửa đổi hiến pháp đó phải vì quyền lợi của nhân dân, chứ không phải vì giữ gìn một ‘chính thể, chính đảng’ đang nắm giữ quyền lực, và dùng quyền lực đó để bắt mọi người, mọi công dân phải im miệng, phải nghe theo những điều mà Đảng Cộng sản, những nhà lãnh đạo Nhà nước hiện tại muốn làm.”
Blogger Huỳnh Công Thuận tại Sài Gòn cũng nói đến tác dụng có lợi của việc lên tiếng lâu nay của nhiều tầng lớp người dân trong các vấn đề của đất nước nhất là đợt góp ý sửa đổi hiến pháp năm 1992 hiện nay:
“Dù theo chiều hướng nào cũng có lợi. Nếu theo chiều hướng tích cực, người ta có nghe, có sửa đổi thì tốt; còn nếu người ta đàn áp mạnh thêm nữa cũng tốt thôi. Ví dụ bản thân tôi bị theo dõi bao nhiêu năm nay, bị những trò ‘dơ bẩn’ đối với tôi rồi, bây giờ làm thêm nữa có sao đâu. Cũng dấn thân cho sự nghiệp dân chủ của đất nước này chứ có hại gì lắm đâu. Điếu Cày bị tù 12 năm, Tạ Phong Tần 10 năm, rồi những người ở Bia Sơn có gì đâu mà tù chung thân!
Theo tôi thì hai chiều hướng: tích cực cũng tốt mà tiêu cực cũng tốt. Lúc trước chúng tôi góp ý, kiến nghị; qua giai đoạn bây giờ chúng tôi lại tuyên bố, và chúng tôi đưa ra tố cáo những sự việc mà nhân danh công an làm những chuyện phi pháp về hiến pháp và pháp luật. Chúng tôi không xin xỏ, không khiếu nại nữa. Rõ ràng đó là một bước dài, phải mười mấy năm mới được như vậy.
Chúng tôi từng kêu gọi người dân có quyền lập hiến. Đầu năm vừa rồi chúng tôi dựng biểu ngữ kêu gọi người dân có quyền lập hiến. Đó là quyền ở tất cả các nước. Lập hiến là quyền của công dân chứ không phải của một đảng phái nào!”
Trong thời gian gần đây những người có tâm huyết với vấn đề đất nước đã cùng nhau đưa ra những bản kiến nghị tập thể nêu ý kiến giúp mang lại những thay đổi tốt đẹp cho đất nước, cũng như ủng hộ cho những người dám công khai bày tỏ chính kiến và bị nhà cầm quyền trù dập.
Việc làm đó đang lớn dần và có thể nói là một phong trào mà nhiều người biết đến đều ủng hộ.

(RFA)

Phạm Thị Hoài - Tôi không chúc bạn Nguyễn Đắc Kiên thuận buồm xuôi gió

Trước đây tôi hầu như không bước vào trang Gia đình & Xã hội điện tử, nơi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên vài ngày trước còn là phó phòng. Bây giờ nghe danh lại ghé qua, gặp những thông tin đăng kín từ trên xuống dưới như sau:
Hậu scandal tình và tiền với Adam Nguyễn: Cao Thái Sơn lên tiếng làm hòa
Kết cục buồn của thú uống rượu trong giới trẻ
Chồng đổ đốn còn giở trò “Chí Phèo”
Chồng có con với người yêu cũ
10 thói quen tốt giúp vòng 1 luôn căng tròn
12 “cục cưng” của các sao Việt
Bé gái sinh ra với một nửa trái tim
Phi vụ cảm cúm của cậu chàng 22 tháng
Toàn những thứ như thế. Nó lá cải, điều đó thì đã rõ, nhưng vấn đề không phải ở chỗ ấy, mà ở chỗ:
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Thứ nhất, nó lá cải ở hạng  làng nhàng [i], không được đùng đoàng như Dân trí (“Đêm giật mình thức giấc, tưởng vợ là… tử thi“, không được bất trị như Phụ nữ Today (“Tôi đã phá trinh em gái vợ“); không được mặt dày như Dân Việt (“Oái oăm trai 15 hiếp gái 18“), không được tạp nham đặc sệt như Ngôi sao (“Chó chết khi đang phẫu thuật nâng cơ mặt“), không được thô bỉ tầm phào như Giáo dục (“Những bức ảnh tố cáo sự thật về vòng một lép xẹp của mỹ nhân Việt“) và không được thản nhiên một cục như VnEx (“Tôi chán chồng“).
Thứ hai, trong khi các tờ lá cải khác còn có một vài tham vọng thầm kín và ít nhiều chưa bị tận diệt nào đó về vai trò (tất nhiên là nghiêm túc) của báo chí với xã hội [ii], thì Gia đình & Xã hội, tờ báo của Bộ Y tế, thuần túy lá cải. Việc sa thải nhà báo Nguyễn Đắc Kiên mang tính chính trị, song một tờ báo như thế rõ ràng không có một xác tín chính trị nào hết. Nó chỉ không muốn gặp rắc rối về chính trị để bảo vệ thị phần nhỏ nhoi của nó giữa các đại gia trong ngành. Không được quảng cáo cho các nhà băng, shop thời trang, hàng mĩ phẩm cao cấp, điện thoại thông minh đời mới nhất nhưng dù sao cũng còn được hợp đồng với thuốc ho. Ai bảo ho ở Việt Nam là phi chính trị?
Tinh thần tuân lệnh trước kẻng của lãnh đạo tờ Gia đình & Xã hội là hoàn toàn bình thường, không hơn không kém ở phần lớn các nơi khác, vì thế không có gì đáng nói thêm. Nhưng hành động theo “mệnh lệnh đạo đức” sáng rõ của Nguyễn Đắc Kiên thì hiếm hoi và đáng được ghi vào lịch sử báo chí Việt Nam. Tuy nhiên, điều làm tôi bối rối là: một nhà báo với bản lĩnh, ý thức xã hội, nhận thức và năng lực như anh thì làm gì tại một tờ báo như Gia đình & Xã hội, thậm chí ở một cương vị không phải là vô can với những nội dung thảm hại vừa nêu trên? Bất chấp tiến trình lá cải hóa cao độ không thể đẩy lùi của báo chí Việt Nam, những nhà báo nghiêm túc từng gặp tai nạn nghề nghiệp, từng bị cách li hay đã tự thoát li khỏi nền báo chí chính thống, như Huy Đức, Đoan Trang, Trương Duy Nhất, Hoàng Khương, Nguyễn Việt Chiến… chắc chắn chưa bao giờ gắn tên tuổi và sự nghiệp của mình với những tờ báo thuần túy lá cải.
Trong họa có phúc. Nếu có một mệnh lệnh nghề nghiệp thì nhìn từ khía cạnh đó, tôi thấy việc Nguyễn Đắc Kiên phải chia tay với tờ Gia đình & Xã hội là điều đáng mừng. Sự nghiệp và cuộc sống của anh trong tương lai dĩ nhiên là đầy khó khăn, song tôi tin rằng những thử thách đó xứng đáng với con người anh hơn việc yên vị ở chức phó phòng phụ trách một trang điện tử sống bằng tin nhặt nhạnh xoàng xĩnh và quảng cáo thuốc ho.
Khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện và gây bão táp trong văn học hai mươi lăm năm trước, nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến đã không chúc ông thuận buồm xuôi gió. Lời không chúc ấy cũng thật phù hợp với Nguyễn Đắc Kiên.
Tháng 2 28, 2013
Phạm Thị Hoài
© 2013 pro&contra

[i] Gia đình & Xã hội ít khi được trang của nhà văn Phan An tận tình điểm báo lá cải chiếu cố.
[ii] Chẳng hạn mục “Trái hay phải” của trang thường bị gọi là Phụ nữ To Dày

Vĩnh phúc: Một đ/c thuộc diện Tỉnh ủy quản lý suy thoái về tư tưởng chính trị ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ là ai?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kiểm tra thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 ở Vĩnh Phúc
Ngày 25-2, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có các buổi làm việc với các Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ và Vĩnh Phúc, nghe báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết T.Ư 4, khóa XI về xây dựng Ðảng, trọng tâm là kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân từ tỉnh đến cơ sở. Cùng dự, có đại diện lãnh đạo các Ban xây dựng Ðảng T.Ư, Văn phòng T.Ư Ðảng và Văn phòng Tổng Bí thư.
Tại các buổi làm việc, sau khi nghe các Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ và Vĩnh Phúc báo cáo và các đại biểu thảo luận, Tổng Bí thư phát biểu ý kiến, đánh giá cao việc các đảng bộ hai tỉnh triển khai nghiêm túc, chặt chẽ, thận trọng việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Ðảng và đạt kết quả bước đầu quan trọng. Từ đó, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của nghị quyết. Nghị quyết đã cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn sự suy thoái đối với cán bộ, đảng viên. Các tổ chức đảng, nhất là các cơ quan, đơn vị nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của công tác Ðảng. Qua kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, các tập thể, cá nhân nhận thức sâu sắc hơn ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục; thấy rõ hơn trách nhiệm của mình; đề ra biện pháp khắc phục, sửa chữa yếu kém, khuyết điểm; củng cố được đoàn kết nội bộ; quan hệ giữa Ðảng và nhân dân tốt hơn. Tổng Bí thư nhấn mạnh, đây mới là kết quả bước đầu, còn nhiều việc phải làm. Có những việc có thể sửa chữa được ngay thì cố gắng sửa chữa; có những việc cần thời gian, thì xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể. Tổng Bí thư khẳng định, việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Ðảng mới cơ bản đạt yêu cầu đề ra; làm cơ sở để tiếp tục làm tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cán bộ lãnh đạo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. ( Ảnh: Trí Dũng (TTXVN) )
Tổng Bí thư lưu ý, các cấp ủy đảng cần tiếp tục chỉ đạo, đánh giá, rút kinh nghiệm sâu sắc; nêu rõ những việc đã làm, việc chưa làm được, hoặc làm chưa tốt để tiếp tục thực hiện thật tốt nghị quyết đặc biệt quan trọng này; tìm xem lợi ích nhóm nằm ở đâu, nó hiện diện ở chỗ này chỗ khác; một bộ phận không nhỏ cán bộ suy thoái mà nghị quyết nêu nằm ở đâu. Tổng Bí thư cho rằng, do tác dụng của Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Ðảng, năm 2012, bước đầu đã thực hiện quyết liệt trong chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ, trong đó có việc xem xét thi hành kỷ luật đảng, xử lý các vụ phạm pháp. Toàn Ðảng đã thi hành kỷ luật 15.913 đảng viên, tăng 16% so với năm 2011, trong đó khiển trách 8.700, cảnh cáo 4.705, cách chức 821, khai trừ 1.687 trường hợp. Cũng trong năm 2012, toàn quốc, các cơ quan pháp luật đã khởi tố 267/574 bị can về các tội tham nhũng, tăng 32,18% so với năm 2011,...
Tổng Bí thư phân tích, chỉ ra rằng, trong mỗi con người đều có mặt tốt, mặt xấu luôn luôn đấu tranh với nhau. Nếu tập thể tốt, môi trường tốt, thường xuyên rèn luyện, đấu tranh thì mặt tốt tốt lên, mặt xấu bị đẩy lùi, nếu không thì mặt xấu sẽ có cơ hội nảy nở. Tổng Bí thư đề nghị các Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc cần yêu cầu các cấp ủy trực thuộc báo cáo Tỉnh ủy tình hình kiểm điểm tự phê bình và phê bình; quyết định nơi nào, tập thể, cá nhân nào phải kiểm điểm lại, hoặc kiểm điểm bổ sung; chuẩn bị báo cáo một năm thực hiện nghị quyết đặc biệt quan trọng này; tổng hợp, thống kê những việc đã làm, đã sửa; việc nào cần làm tiếp; tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo cấp huyện và tương đương thực hiện việc khắc phục yếu kém mà qua tự phê bình và phê bình đã chỉ ra. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần chỉ đạo những việc cần làm ngay; những công việc mà kế hoạch đã đề ra như lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm; kê khai tài sản; việc đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Lợi dụng việc đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng, đòi đa nguyên, đa đảng, phi chính trị hóa quân đội, đi ngược lại đường lối của Ðảng, lợi ích của dân tộc, của nhân dân, hoặc thờ ơ với công việc này đều là biểu hiện của suy thoái tư tưởng chính trị.
Tổng Bí thư lưu ý việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Ðảng phải gắn với thực hiện các nghị quyết của Ðảng; quan tâm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Theo báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, điểm nổi bật trong thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Ðảng của Tỉnh ủy là Ban Thường vụ Tỉnh ủy gợi ý nội dung kiểm điểm đối với 23 tập thể ban thường vụ và cá nhân; gắn việc kiểm điểm với xử lý những khuyết điểm được chỉ ra. Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhận trách nhiệm trong việc để một số cán bộ lãnh đạo sở, ngành ở những năm cuối nhiệm kỳ, chuẩn bị nghỉ hưu có biểu hiện trì trệ, sao nhãng chức trách nhiệm vụ, vơ vén cá nhân, điều động cán bộ, đề bạt, bổ nhiệm người thân không đủ tiêu chuẩn, như nguyên Chánh Thanh tra tỉnh; nguyên Giám đốc Sở Nội vụ và Sở Giáo dục và Ðào tạo; Giám đốc Sở Công thương; Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy Thanh Ba,...
Sau kiểm điểm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo xác minh và làm rõ sáu nhóm vấn đề, vấn đề; tập trung thực hiện một số việc cần làm ngay, như: rà soát các dự án trọng điểm, dự án lớn; nắm bắt điều tra mức độ suy thoái đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, nắm bắt dư luận xã hội, mức thu nhập đời sống của nhân dân,... Về công tác cán bộ, trên cơ sở kết quả kiểm điểm, các cấp ủy đã rà soát lại đội ngũ cán bộ, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ; triển khai việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, kiên quyết thay thế những trường hợp tín nhiệm thấp, hạn chế về năng lực phẩm chất;...
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ việc đóng góp ý kiến đối với tập thể, cá nhân, có đơn vị, địa phương còn chung chung, dàn trải; nội dung góp ý chủ yếu nêu ưu điểm, ít góp ý về khuyết điểm hạn chế, nặng về kiểm điểm chức trách nhiệm vụ được giao, chưa bám vào ba vấn đề cấp bách mà nghị quyết đã nêu; có nơi chưa chỉ đích danh tập thể, cá nhân vi phạm. Có cấp ủy còn lúng túng trong việc tham gia đóng góp ý kiến với cấp trên và việc tổ chức lấy ý kiến góp ý của cấp dưới,...
Báo cáo với Tổng Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nêu rõ: các vấn đề nổi cộm được đưa ra kiểm điểm sâu sắc. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nhận trách nhiệm trong công tác quản lý cán bộ, để một đồng chí thuộc diện Tỉnh ủy quản lý suy thoái về tư tưởng chính trị "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; một số cán bộ vi phạm pháp luật liên quan quản lý đất đai ở phường Ðồng Tâm, TP Vĩnh Yên; những sai phạm ở báo Vĩnh Phúc,...
Sau kiểm điểm, Tỉnh ủy tập trung khắc phục những yếu kém, khuyết điểm đã chỉ ra trong kiểm điểm; chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xác minh kiểm tra một số cán bộ lãnh đạo vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm; vi phạm quy định tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ ở huyện Tam Dương; một số cán bộ sau khi nghỉ hưu vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình ở các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, TP Vĩnh Yên. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành chỉ thị đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, tổ chức các ngày kỷ niệm, không uống rượu, bia trong ngày làm việc và không hút thuốc lá nơi công sở; chỉ đạo rà soát tình hình quản lý, sử dụng đất đai; ngăn chặn ngay việc khai thác cát trái phép trên sông Lô; hạn chế và từng bước xử lý tình trạng lấn chiếm đất nông nghiệp, làm nhà trái phép, chuyển nhượng bất hợp pháp đất đai; chỉ đạo xử lý nghiêm, truy tố các đối tượng vi phạm Luật Ðất đai như dự án trang trại Ðồng Tâm, TP Vĩnh Yên, vi phạm tại xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên...
Buổi chiều cùng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu đã đến thắp hương, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà tưởng niệm Người ở TP Vĩnh Yên; trồng cây lưu niệm tại Quảng trường tỉnh Vĩnh Phúc.

(Nhân Dân)

Người Buôn Gió - Xã hội suy thoái đạo đức chưa?

Sáng nay ra quán nước đầu ngõ, thấy mọi người nói chuyện về xã hội đang suy thoái về đạo đức. Người bảo là suy thoái trầm trọng, người bảo chưa. Cãi nhau điếc cả tai, Ông bán nước tức quát.
- Ai cho chúng mày nhận định xã hội suy thoái đạo đức hay không, việc đó là của người quản lý, họ trên cao, họ nhìn toàn diện mới nhận định. Bọn mày ếch ngồi đáy giếng nhìn trời băng vung.
Anh xe ôm nói.
- Ông không xem tin không biết, giờ cướp giết hiếp tràn lan. Cướp trắng trợn người ta đang đi xe máy, nó vác dạo chặt đứt tay cướp xe. Đang nhắn tin điện thoại đắt tiền, ipad trong quán cà fe. Nó vào tận quán nó cướp.
Anh ghi số đề.
- Nó còn nhờ bạn bè hiếp dâm vợ để ly dị, rồi có đứa hạ thủ chồng đi với trai, có đứa mang con nhỏ vài tuổi ra đập chết vì tức chuyện vợ chồng.
Ông bán nước xua tay.
- Những chuyện đó là suy thoái về lối sống, nó chỉ chiếm một số ít trong nhân dân, vài trường hợp thôi. Không thể đem mấy cái chuyện đó mà nói là suy thoái đạo đức trong xã hội.
Mấy người hỏi.
- Giết, cướp, hiếp tràn lan, lọc lừa nhau từng ngày, từng giờ. Không phải suy thoái đạo đức thì đến bao giờ chết hết mới là suy thoái à ông già.
Ông bán nước nói.
- Tao đã bảo chúng mày, đó chỉ là phần nhỏ, xã hội nào, đất nước nào mà không có chuyện giết người, cướp của , hiếp dâm. Mỹ  cũng thế, Anh , Pháp, Đức cũng thế. Người ta có bảo xã hội họ suy thoái đạo đức đâu, sao chúng mày cứ nhục mạ dân tộc thế. Khi mà suy thoái đạo đức nó cũng phải có tiêu chuẩn người ta mới nhận xét được thế. Phải là người có trách nhiệm phát ngôn, không bừa bãi như mấy thằng mày.
Bọn trẻ xúm lại hỏi.
- Vậy tiêu chuẩn nào thì gọi là suy thoái đạo đức xã hội.? Bố nói con nghe.
Ông già nói.
- Đầu tiên phải là người có trách nhiệm, lãnh cương vị cao.
Bọn trẻ thắc mắc.
- Cao cỡ nào.?
Ông già.
- Cao như tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chỉ tịch quốc hội. Những người nắm giữ chức vụ cao như thế, họ quan sát  có thông tin toàn diện, đầy đủ từ mọi địa phương,họ mới nhận xét được.
Cả bọn gật gù.
- Đúng, người ta có chức vụ cao, người ta nói mới đúng, vì họ chịu trách nhiệm.
Ông già bán nước nói.
- Thì đúng thế mà, suy thoái xã hội là một việc nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quốc gia đại sự, chứ mấy thằng ăn cướp, giết người đâu gọi là suy thoái xã hội được. Suy thoái đạo đức xã hội như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, là đã có trường hợp lợi dụng việc đóng góp ý kiến sửa đổi hiến pháp để chống phá Đảng ta, đòi đa nguyên, đòi phi chính trị hoá quân đội, đòi bỏ điều 4 hiến pháp quy định Đảng lãnh đạo. Phải vi phạm những điều lớn lao như thế mới đúng là suy thoái đạo đức xã hội, vì Đảng ta là đạo đức, là văn minh, kết tinh mọi trí tuệ dân tộc. Đòi truất vài trò lãnh đạo của Đảng mới đúng là suy thoái đạo đức xã hội.
Cả bọn ồ lên tán thưởng, chí lý, chí lý. Rồi chúng hể hả bảo nhau.
- MK, thế mới là suy thoái đạo đức chứ, còn như anh em ta cờ bạc, gái mú một tí gọi là vui chơi, tệ nạn. Bọn cướp, giết , hiếp kia chỉ là phần nhỏ phạm tội nước văn minh đến đâu mà chả có. Chơi vô tư đê.
Lúc đó có một người bán hàng rong tạp hoá đỗ cạnh, nghe hết chuyện. Ông ta lẩm bẩm.
- Đm hài thật, giờ tiêu chí đánh giá đạo đức xã hội lại là nhìn vào việc góp ý kiến có vừa tai các ông ấy hay không, chả vừa tai là thành suy thoái đạo đức.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

Đà Nẵng 'chưa báo cáo Thủ tướng'


Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói Đà Nẵng vẫn chưa báo cáo Thủ tướng

Chính quyền Đà Nẵng vẫn chưa báo cáo Thủ tướng về việc thực hiện kết luận thanh tra đất đai ở thành phố, theo người phát ngôn chính phủ Việt Nam.

Tại cuộc họp báo ngày 28/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng nói sẽ “thông tin đầy đủ tới nhân dân” các khía cạnh “không liên quan đến bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng” trong vụ việc.

Theo tờ Thanh Niên, ông Vũ Đức Đam nói UBND Đà Nẵng và các bộ, ngành phải có trách nhiệm thực hiện kết luận thanh tra.

Nhưng “đến giờ phút này các bộ, ngành và UBND chưa có báo cáo nào tới Chính phủ về kết quả thực hiện”.

Hôm 17/1, Thanh tra Chính phủ đã cho đăng lên truyền thông kết luận điều tra của cơ quan này cáo buộc những sai phạm trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng dẫn tới thất thoát tới hơn 3.400 tỉ đồng.

Hai ngày sau đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, ông Văn Hữu Chiến, đã ra thông báo phản hồi đăng trên báo trong nước, với kết luận rằng "Thanh tra Chính phủ kết luận gây thất thu ngân sách 3.434.254.712.950 đồng là không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục."

Nhiều ý kiến cho rằng vụ sai phạm trên sẽ ảnh hưởng đến uy tín của tân Trưởng Ban nội chính, ông Nguyễn Bá Thanh.

Kết quả điều tra của Thanh tra Chính phủ nhắm vào thời gian từ 2003 - 2011, cũng là lúc mà ông Thanh đóng vai trò Bí thư thành ủy Đà Nẵng.

Ông Thanh cũng là người gần đây đã có nhiều phát biểu trước báo chí, trong đó lên án các hành động tham nhũng gây thất thoát nặng nề.

Hiện Đà Nẵng chưa có Bí thư mới, trong khi một người được cho là ứng viên của vị trí này, ông Trần Văn Minh, đang là Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Ông Minh cũng là Chủ tịch UBND Tp Đà Nẵng trong giai đoạn bị chính phủ thanh tra.

(BBC)

Ưu tiên đối ngoại thời Tập Cận Bình : Mỹ, Nhật, Triều Tiên

Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, New York, 27/09/2012
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, New York, 27/09/2012 (REUTERS)

Quan hệ không mấy trơn tru giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Bắc Triều Tiên phải chăng sẽ là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền Bắc Kinh trong thời gian tới đây ? Câu hỏi này vừa được giới phân tích đặt ra, sau khi một số nguồn tin cho rằng hai nhân vật có thể gọi là “chuyên gia” trong lãnh vực này sắp lên nắm quyền lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc.

Theo hãng tin Anh Reuters vào hôm nay, 28/02/2013, ba nguồn tin độc lập tại Bắc Kinh đã cho rằng người điều hành cao nhất của chính sách đối ngoại Trung Quốc thời ông Tập Cận Bình sẽ là đương kim Ngoại trưởng Dương Khiết Trì.
Từng là đại sứ tại Washington từ năm 2001 đến năm 2005, nói thạo tiếng Anh, ông Dương Khiết Trì, năm nay 62 tuổi, được cho là sẽ lên làm Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc phụ trách đối ngoại, một chức vụ hiện do ông Đới Bỉnh Quốc nắm giữ. Trong guồng máy lãnh đạo tại Bắc Kinh, chỉ có vỏn vẹn năm Ủy viên Quốc vụ viện, và chức vụ đó của ông Dương Khiết Trì sẽ cao hơn chức Ngoại trưởng.

Người sẽ thay thế ông Dương Khiết Trì ở chức ngoại trưởng sẽ là ông Vương Nghị (Wang Yi), 59 tuổi, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản từ năm 2004 đến năm 2007, và đã từng là đại diện Trung Quốc tại vòng đàm phán sáu bên về hạt nhân Bắc Triều Tiên từ năm 2007 đến năm 2008.

Việc bổ nhiệm chính thức hai nhân vật này sẽ được quyết định tại khóa họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc mở ra trong tháng Ba này.

Jean-Pierre Cabestan, chuyên gia người Pháp về Trung Quốc tại trường Đại học Baptist ở Hồng Kông nhận định : “Dương Khiết Trì sẽ ngồi ở vị trí người cầm lái (chính sách Hoa Kỳ của Trung Quốc). Ông ấy biết rất nhiều về mối quan hệ Trung-Mỹ”. Theo ông Cabestan : "Quan hệ Trung-Nhật cũng sẽ ở vị trí hàng đầu… Với việc ông Shinzo Abe và đảng Dân chủ Tự do trở lại nắm quyền ở Tokyo, tôi chắc chắn rằng Bắc Kinh sẽ phải khá là quan tâm đến xu hướng thiên hữu trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản.”

Theo các nhà quan sát, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã theo dõi với một thái độ hết sức quan ngại chiến lược “xoay trục” qua châu Á của Mỹ, sợ rằng đó là một phần trong chính sách “ngăn chặn” đà vươn lên của Trung Quốc, vào lúc cả hai nước vẫn có những bất đồng cơ bản về tất cả mọi vấn đề, từ nhân quyền cho đến thương mại.

Còn với Nhật Bản, Trung Quốc luôn luôn có một quan hệ trắc trở bắt nguồn từ thời một phần lãnh thổ Trung Hoa bị quân đội Nhật hoàng chiếm đóng cho đến khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc. Tuy nhiên, bang giao Bắc Kinh-Tokyo đã đặc biệt xấu hẳn đi từ năm 2012, khi tranh chấp bùng lên về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Mặc dù vẫn đấu khẩu gay gắt với nhau trên hồ sơ này, trong bối cảnh nguy cơ leo thang quân sự rình rập, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn cố gắng tìm cách giảm nhiệt vì thấy rằng quan hệ kinh tế và đầu tư giữa hai bên rất quan trọng. Trong chiều hướng đó, ông Vương Nghị, nhà ngoại giao biết nói tiếng Nhật sẽ là một trợ thủ hữu ích.

Một chuyên gia Nhật Bản tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh phân tích : “Do việc ông Vương Nghị từng là đại sứ tại Nhật, và hiểu rõ người Nhật, điều đó sẽ giúp Trung Quốc xử lý tốt hơn quan hệ Trung-Nhật”.

Một hồ sơ nhức đầu khác mà kinh nghiệm hoạt động của tân Ngoại trưởng Vương Nghị là một lợi thế không nhỏ: Bắc Triều Tiên. Ngày 12/02/2013, Bình Nhưỡng đã cho tiến hành một vụ thử hạt nhân thứ ba, bất chấp sự can gián của Bắc Kinh, đồng minh lớn duy nhất của chế độ Kim Jong Un. Thậm chí, Bắc Triều Tiên còn tỏ ý sẵn sàng xúc tiến thêm một, thậm chí hai cuộc thử nghiệm khác.

Tóm lại, có thể nói là với việc đề bạt hai ông Dương Khiết Trì và Vương Nghị, Trung Quốc đã bắn đi tín hiệu cho thấy các ưu tiên ngoại giao của họ trong thời gian sắp tới. Tuy vậy, theo thể chế hiện hành tại Trung Quốc, chính sách đối ngoại của nước suy cho cùng, vẫn do giới lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng sản quyết định.

Trọng Nghĩa (RFI)

“Nếu cần thiết, có thể điều chỉnh dự án bôxít”

“Hiệu quả một dự án cần tính trong cả vòng đời. Với những dự án có hiệu quả nhưng trước mắt gặp khó khăn, nhà nước có thể xem xét một số cơ chế hỗ trợ” – Bộ trưởng Vũ Đức Đam trao đổi về việc Vinacomin xin cơ chế đặc thù cho bôxít Tây Nguyên.
Trả lời nhiều câu hỏi về những diễn biến “nóng” nhất liên quan đến dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên trong cuộc họp báo Chính phủ tháng 2, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, bôxít là một trong rất ít tài nguyên của Việt Nam có quy mô ở tầm quốc tế, thuộc số ít nước đứng hàng đầu thế giới. Vì vậy, trong nhiều nhiệm kỳ gần đây, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước là phải thăm dò, khai thác để phục vụ việc phát triển kinh tế của khu vực và cả đất nước.
Từ năm 2007, Chính phủ đã có chủ trương đầu tư, tiến hành các dự án thử nghiệm với tinh thần vừa làm vừa xem xét kỹ lưỡng không chỉ với từng công trình dự án mà với cả chủ trương đầu tư để có điều chỉnh phù hợp.
“Trữ lượng bô xít của ta rất lớn, không phải ngay một lúc khai thác hết. Chúng ta cũng chưa có kinh nghiệm về việc khai thác, chế biến tài nguyên này nên không chỉ cân nhắc các yếu tố môi trường, điều kiện hạ tầng kỹ thuật mà còn cả các yếu tố thị trường thế giới…” – Bộ trưởng Đam trao đổi.
Ông Đam khẳng định, nguyên tắc chung, tài nguyên là hữu hạn nên dử dụng phải tiết kiệm, khai thác phải dùng công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường. Dự án cũng chỉ được thực hiện khi có hiệu quả kinh tế xã hội. Đối với từng dự án cụ thể, hiệu quả phải tính trên cả vòng đời của dự án cũng như các lợi ích gián tiếp mang lại.
Với câu hỏi Chính phủ có tính đến việc tạm dừng dự án bôxít Tây Nguyên chờ thời điểm phù hợp hơn, ông Đam trả lời, dự án này nằm trong quy hoạch phát triển của một ngành công nghiệp. Trong quá trình thực hiện, nếu cần thiết có thể cân đối, điều chỉnh.
Về vấn đề tập đoàn Than-Khoáng sản (Vinacomin) xin cơ chế đặc thù trong bối cảnh nhà máy đầu tiên đi vào hoạt động đã thua lỗ, nhiều khó khăn phát sinh, ông Đam chia sẻ: “Hiệu quả một dự án cần tính trong cả vòng đời, có khi tới 30-50 năm, trong khi thị trường luôn đầy biến động. Trường hợp những dự án có hiệu quả nhưng trước mắt chưa có hiệu quả kinh tế ngay, nhà nước cũng có thể xem xét một số cơ chế hỗ trợ”.
Lấy ví dụ về hiệu quả tổng hợp của một dự án, ông Đam đề cập câu chuyện địa điểm nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi). Khi chuẩn bị đầu tư, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đều “can gián” vị trí đặt nhà máy. Nếu xét ở khía cạnh kinh tế đơn thuần, thực hiện dự án tại Quảng Ngãi không có nhiều lợi thế. Nhưng xét đến khả năng tạo hiệu quả lan tỏa, “làm bừng dậy cả khu vực kinh tế miền Trung”, phương án vẫn được quyết định.
Thông tin về quyết định dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định, Vinacomin được giao đầu tư hợp phần này để phục vụ việc vận chuyển, tiêu thụ bôxít. Khi làm dự án, Vinacomin đã khảo sát năng lực, nhu cầu vận chuyển, đầu tư đường sá và báo cáo việc cần thiết phải làm cảng này.
Tuy nhiên, quá trình triển khai, xem xét lại quy mô dự án tại thời điểm này cũng như tổng quy hoạch phát triển giao thông, hạ tầng của khu vực, Vinacomin thấy chưa cần thiết đầu tư cảng Kê Gà. Thời gian trước mắt có thể sử dụng cảng lân cận trong khu vực như cảng Dầu Giây… nên đề xuất dừng dự án.
“Đây là quyết định hợp lý. Đương nhiên mỗi dự án khi chuẩn bị dầu tư cũng đã phải mất một phần chi phí nhưng tính toán lại, nếu thấy việc dừng lại có lợi hơn việc tiếp tục thì phải cân nhắc dừng. Theo Bộ Công thương và các cơ quan chức năng, việc dừng xây dựng cảng này cũng không ảnh hưởng lớn đến quy hoạch phát triển Cảng biển khu vực” – ông Đam nói.
(Dân trí)

Các băng nhóm lợi ích đang tranh nhau thâu tóm tài sản

Nhìn qua báo chí lề phải cho thấy tình hình làm ăn của các trọc phú tại Việt nam đang trong cảnh trứng để đầu gậy.
Băng nhóm chính trị đang ra sức tìm mọi cách thâu tóm tài sản, thâu tóm doanh nghiệp bằng mọi thủ đoạn bẩn thỉu, bất lương trong lúc bối cảnh xã hội đang trong cơn hoảng loạn. Chỉ nhìn riêng những ông chủ sân sau của các quan chức đang phải đối mặt nvới truyền thông ra sao thì biết rõ, kẻ nào đang đứng sau từng tờ báo nào để hạ gục các con mồi, tranh giành thành quả mà con mồi được vỗ béo sau gần chục năm ky cóp được.
 Báo Dân trí, Tiền Phong, VNN...và các tờ báo đang được dùng làm vũ khí để các nhóm lợi ích tấn công các " ông chủ '' nhỏ, tạo ra các mâu thuẫn để mượn tay lực lượng chuyên chính để can thiệp và thâu tóm. Một cách thâu tóm, thu gom tài sản rồi bán sang tay cho các Mafia ngoại rồi ...chuồn.
Vincom đang bị báo Dân trí, Tiền phong đánh tơi tả, nào khách hàng mua chung cư kiện, chung cư cao cấp tại Bà Triệu phải bán cho ngân hàng để trả nợ, đẩy dân cư tại đây vào chỗ mang con bỏ chợ, bê đồ chạy vì không có thang máy, không điện nước giữa Thủ đô.

Cư dân chung cư " cao cấp" dán biểu ngữ phản đối VINCOM cắt điện nước thang máy sáng nay. Ảnh : net
Nhóm nào đứng sau đang âm mưu thôn tính VIC ? chỉ có các anh X Y Z mới hiểu được.
 Một " Ông chủ " khác cũng đang bị doạ làm thịt : Mai Linh Group: Bán xe mà trả lãi ngân hàng, nếu không thì bán cổ phần cho anh mua, anh cứu cho. Chính tên đứng ra cứu là ông trùm đó thôi.
 Một " ông chủ " khác nổi tiếng về bia tại Việt nam - Đường " bia" cũng đang bị báo Tiền phong - công cụ của nhóm lợi ích X Y Z - lao vào cắn xé, đánh tơi tả, Đường bia còn mang thương binh kiện cả Chủ tịch nước trong vụ chống lại nhóm X ( em rể X đang là trùm Sabeco) cướp đoạt thành quả, tống tù " ông chủ " bia từng được vinh danh " Chàng xich lô thứ một trăm ". Tuy nhiên, nhờ có cổ phần  của các anh em trong bộ " Còn đảng còn mình " mà Đường '' bia" tạm thắng trong phút chót, vẫn giữ được thị phần man bia số một Việt nam.
Đường '' bia " đang bị nhóm X Y Z nhăm nhe nuốt cái dự án ngàn tỷ đã bỏ ra tại Minh khai, Vũ Hồng Khanh, một ông trùm thứ cấp tuy đã ăn đủ khi trong tay có các lực lượng cấp phép, phê duyệt, đóng dấu này nọ hồ sơ của các " ông chủ đầu tư " như dạng Đường " bia", Mai Linh Mỹ đình, Vượng Vincom Minh Khai...tuy nhiên vẫn cố tìm cách móc thêm tiền từ các " ông chủ " con này.
 Nuôi con gì thì thịt con đó - phương châm của các bố già trong nhóm X Y X nay lộ diện quá rõ. Các " ông chủ " như Vượng VINCOM, Đường " bia", Mai Linh ...chỉ là các con mồi được nuôi béo bởi cái bẫy chính sách do nhóm lợi ích giăng sẵn. Nay tình hình chính trị đã bắt đầu hỗn loạn thì mang mồi ra thịt, thâu tóm thịt bán cho khách ngoại.
 Chuồn - đó là kế bảo toàn tài sản tối ưu nhất cho các " ông chủ". Vincom lộ mặt nhanh quá mức khi ngang nhiên cắt điện, nước, thang máy của cư dân chung cư cao cấp, một nhóm dân cư có nhiều tiềm lực tài chính, quan hệ, uy tín trong cộng đồng trong việc có thể đẩy VIC đến bờ vực xoá sổ nhanh nhất. Đụng đến miếng cơm manh áo của đám trung lưu này thì VIC cũng biết sẽ trả giá đau đớn nhưng không còn lối thoát nào khác để lực chọn.
 Một Đất nước được cai trị bởi các nhóm lợi ích, thâu tóm chính sách, mấy ông già tóc bạc da mồi, đi còn phải chống gậy nhưng được  tiêm thuốc lú, nhồi thuốc cường dương để mang ra màn hình tivi khua chân múa tay, lẻo mép hù doạ dân chúng, lừa đảo cả Dân tộc để lũ sâu mọt đằng sau lưng đục ruỗng Đất nước, thâu tóm tài sản Quốc gia làm của riêng. Thật bất hạnh cho nước Việt !
(Xuân VN) 

Điều gì khiến "ông lớn" chứng khoán Sacombank "sống dở, chết dở"?

Điều gì khiến SBS từ một trong những công ty chứng khoán hàng đầu chỉ trong vòng hai năm đã sống dở chết dở?...
Mở trang web của công ty chứng khoán Sacombank (SBS-HSX) vẫn còn thấy lời “hiệu triệu”: “Cơ hội vàng đón đầu các IPO tại thị trường chứng khoán Campuchia”, cho dù, SBS-Campuchia vừa bị đại hội cổ đông hôm 26/2 quyết định giải thể.
Đại hội cổ đông cuối cùng trước khi SBS bị hủy niêm yết bắt buộc với con số âm vốn chủ sở hữu 251 tỷ đồng, đã thông qua tất cả các tờ trình với mong ước cứu vớt công ty khỏi bờ vực phá sản. Điều gì khiến SBS từ một trong những công ty chứng khoán hàng đầu chỉ trong vòng hai năm đã sống dở chết dở?
Kế hoạch giải cứu SBS mới chỉ là mong ước của cổ đông.
Cuộc đua giành thị phần
Theo đuổi chiến lược tăng trưởng nhanh nhưng quản lý rủi ro kém, theo người viết, có lẽ là nguyên nhân quan trọng nhất đưa SBS đến tình cảnh hiện tại. Những mầm mống của kết cục thê thảm hiện tại đã có từ nhiều năm trước khi SBS xây dựng chiến lược đẩy mạnh hoạt động cho vay ký quỹ, hợp tác đầu tư tràn lan thiếu kiểm soát nhằm thúc đẩy phát triển doanh thu, thị phần.
Không chỉ SBS mà nhiều công ty chứng khoán khác, từ lớn đến nhỏ, lại mắc những lỗi cơ bản vốn thường
xuất hiện ở các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm: không xây dựng hoặc bỏ qua những hàng rào phòng thủ rủi ro trong những tình huống xấu nhất, đặc biệt là khi thị trường chứng khoán biến động khó lường trước được.
SBS chào sàn với vị thế của một công ty chứng khoán lớn thứ 4 trong tổng số gần 100 công ty chứng khoán, xếp theo quy mô vốn điều lệ. Vị thế của SBS trong ngành cũng thuộc nhóm dẫn đầu với thống kê năm 2009 của HSX ghi nhận công ty xếp thứ 3 về thị phần môi giới với 7,77%, sau SSI và TSC (hiện là MBS). Năm 2009 cũng là năm mà thị trường chứng khoán Việt Nam có một chu kỳ tăng trưởng hoành tráng với chính sách nới lỏng tiền tệ ồ ạt. Tuy nhiên đến quý 1/2010, thị phần môi giới của SBS lại lùi về vị trí thứ 7 trên HNX, chấp nhận đứng sau khá nhiều công ty khác. Nguyên nhân là SBS xuất phát chậm hơn nhiều công ty trong cuộc chạy đua giành thị phần, phát triển khách hàng.
Thời kỳ này, cơn lốc giành thị phần đã bùng nổ chóng mặt với sự cạnh tranh dịch vụ, lôi kéo khách hàng của nhau lên đến đỉnh điểm. Một số công ty vốn “ngang hàng” với SBS đã tung ra rất nhiều chiêu hút khách hàng, trong đó nổi bật là các dịch vụ cung cấp đòn bẩy, hỗ trợ tài chính dạng hợp tác đầu tư, các dịch vụ giao dịch mới. Nếu muốn giành lại “khẩu phần” của mình trong “bữa tiệc” thị phần, SBS không thể không đi theo. Đến quý 2/2010, SBS đã nhanh chóng giành lại vị trí thứ 4 đã để mất. Vị trí này được nỗ lực duy trì sau đó trong cả năm 2010.
Đằng sau vị thế thị phần sáng lạn này là tình trạng mất cân đối trong cơ cấu tài sản của SBS. Theo số liệu của Stox, năm 2009, tổng tài sản của SBS là 7.132,2 tỷ đồng thì vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 1.238,6 tỷ đồng, phần còn lại là nợ. Nợ ngắn hạn thời điểm 2009 là 3.764,9 tỷ đồng.
Năm 2010, tổng tài sản của SBS tăng vọt lên 9.191,6 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng thêm 386,8 tỷ đồng nhờ phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn và có thặng dư. Như vậy việc vay nợ của SBS đã tăng thêm chóng mặt. Đặc biệt là năm 2009 SBS còn có khoản trái phiếu giúp cho tỉ trọng nợ ngắn hạn so với tổng nợ mới xấp xỉ 64%. Năm 2010, tổng nợ của SBS lên tới 7.566,4 tỷ đồng thì nợ ngắn hạn chiếm tới trên 98%, tương đương 7.426,6 tỷ đồng.
Nhờ nguồn vốn nợ lớn, năm 2010 SBS có đột biến trong doanh thu, đạt 1.377,2 tỷ đồng, tăng 81% so với năm 2009. Trong đó, doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn chiếm 1.131 tỷ đồng, tăng gấp đôi năm 2009. Như vậy, có thể thấy SBS đã đẩy rất mạnh hoạt động hợp tác kinh doanh, vốn là “mốt” của thời điểm cuối 2009, đầu 2010. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán năm 2010 lại diễn biến bất lợi và SBS chỉ đạt một con số lợi nhuận sau thuế khiêm tốn 98,3 tỷ đồng, giảm hơn 62% so với năm 2009!
Hệ lụy
Cuộc “đại phẫu” các khoản hợp tác đầu tư được SBS tiến hành trong năm 2011 đem lại quá nhiều cay đắng.
Đầu tiên là việc hạn chế các khoản hợp tác đầu tư mới, đẩy thị phần của SBS rơi về vị trí thứ 10 ở cả hai sàn ngay trong quý 1. Đến hết quý 2/2011, thị phần của SBS đã “bay” khỏi top 10. Tiếp đến, việc cắt lỗ các danh mục đầu tư đã khiến lợi nhuận hợp nhất đến hết tháng 6/2011 ghi nhận lỗ 164,7 tỷ đồng.
Cuộc “đại phẫu” triệt để năm 2011 rốt cục đã tước khỏi bảng cân đối kế toán của SBS trên 5.500 tỷ đồng giá trị tài sản, còn 3.660,7 tỷ đồng nhưng gánh nặng nợ ngắn hạn vẫn còn 2.776,5 tỷ đồng. Thêm vào đó là khoản lỗ sau thuế 788 tỷ đồng.
Cho đến hết tháng 3/2012, SBS mới giải thoát khỏi các khoản vay và các khoản hợp tác đầu tư nhưng hệ lụy để lại là con số lỗ lũy kế theo báo cáo quý 2/2012 tới 1.771,2 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đã -255,2 tỷ đồng. Có thể hiểu là SBS chấp nhận cắt lỗ quyết liệt và sử dụng vốn của mình để bù đắp các thua lỗ. Nguồn vốn của công ty đã “tan hoang” và để có thể tiếp tục hoạt động, SBS không còn cách nào khác là phải tăng vốn, hoặc lại vay nợ.
Ngày 12/3/2012, SBS công bố việc phát hành thành công 800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi và tiền nhận được vào ngày 9/3/2012. “Mạnh Thường Quân” là Công ty Cổ phần Dịch vụ Giá trị mới - một cái tên không ai biết đến, thậm chí còn không thể tìm thấy trên Internet. Sau này, thông tin thanh tra của Ngân hàng Nhà nước mới xác nhận công ty này là một tổ chức trung gian cho ngân hàng mẹ Sacombank bơm tiền vào cứu SBS.
Nguy cơ dừng hoạt động
Đại hội cổ đông của SBS mấy ngày trước đã thông qua kế hoạch tái cấu trúc công ty mà chính đại hội này đã phủ quyết một lần trước đó. Điều này hé mở khả năng cứu sống SBS với 3 bước: chuyển đổi trái phiếu thành vốn cổ phần; gộp cổ phiếu và dùng vốn tự có để xóa lỗ; phát hành tăng vốn.
Vấn đề quan trọng nhất của sự thành công trong kế hoạch này là “cái gật đầu” của cơ quan quản lý. Cửa đầu tiên là Ngân hàng Nhà nước. Kết luận thanh tra Ngân hàng Nhà nước ngày 16/1/2013 khẳng định việc Sacombank mua trái phiếu chuyển đổi của SBS phát hành lần đầu với thủ tục lắt léo - thông qua Công ty cổ phần Đầu tư Mới là vi phạm nghiêm trọng các quy định của Ngân hàng nhà nước khi chưa xin phép thực hiện. Sacombank không được phép mua trái phiếu chuyển đổi phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp. Thanh tra yêu cầu Sacombank áp dụng mọi biện pháp thu hồi đầy đủ lãi và gốc của khoản đầu tư này.
Sacombank đã có công văn “xin” Ngân hàng Nhà nước cho phép chuyển đổi một phần (500 tỷ đồng) thành vốn góp, phần còn lại cộng lãi SBS sẽ hoàn trả trong một năm. Lưu ý rằng kế hoạch chuyển đổi một phần này mới được đại hội cổ đông SBS thông qua và Sacombank chấp thuận, không có nghĩa là sẽ được thực hiện. Vấn đề vướng mắc là Sacombank đã vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nếu Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thì có thể tạo ra tiền lệ.
Vấn đề thứ hai là gộp cổ phiếu để xóa lỗ. Vướng mắc chính là không có hướng dẫn cụ thể về pháp lý nên Ủy ban Chứng khoán nếu chấp nhận sẽ có rủi ro phát sinh rất nhiều hệ lụy khác, e rằng còn phức tạp hơn. Chuyện gộp cổ phiếu giảm vốn điều lệ với công ty cổ phần không biết phải thực hiện như thế nào khi không có hướng dẫn. Cộng thêm là nghĩa vụ đối với khoản nợ chỉ có thể “cân đối” được nếu bước một (chuyển đổi trái phiếu) thông suốt. Bất cứ rủi ro pháp lý nào phát sinh trong quá trình tái cấu trúc này thì lỗi đầu tiên thuộc về hành động chấp thuận mà chưa có hướng dẫn trong quy định pháp luật.
Cố gắng “cứu” SBS là điều mà cổ đông và chủ nợ mong muốn, nhưng liệu SBS có phải đến mức “quá lớn để chết” (too big to fail) hay không?
Ảnh hưởng lớn nhất tới thị trường của SBS là tư cách thành viên, cung cấp dịch vụ môi giới. Các quy định hiện tại về an toàn tài chính cũng như các biện pháp liên quan là rất rõ ràng. SBS bị rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, với hạn cuối là 28/2/2013. Sau thời gian này SBS không khắc phục được tình trạng sẽ bị đình chỉ hoạt động trong hai tháng. Khi đó SBS sẽ phải chuyển tài khoản khách hàng sang các công ty khác. Ảnh hưởng tới nhà đầu tư là không còn và nghĩa vụ còn lại thuộc về pháp nhân SBS với các bên liên quan. Điều tối quan trọng trong việc xử lý trường hợp của SBS được ưu tiên chỉ là đảm bảo quyền lợi của khách hàng chứ không phải của SBS hay cổ đông SBS. Thời gian không còn nhiều!
(VnEconomy).
 

Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp TPHCM lăng loàn với cháu ruột của vợ mình: Giá phải trả cho sự dối trá

Lam tien si khong nen ngan phan bien

Ngày 19-6-2011, trên trang Web của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, ông Tạ Xuân Tề có bài: “Nhà giáo Tạ Xuân Tề một đời gắn bó với sự nghiệp trồng người” của tác giả T.Thủy.

Bài báo có đoạn viết: “Nhà giáo Tạ Xuân Tề là một trong số ít người trong ngành GD & ĐT, và là người duy nhất trong 40 trường của Bộ Công nghiệp, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời đổi mới. Thật khó khi viết về Nhà giáo, Hiệu trưởng, Anh hùng lao động Tạ Xuân Tề. Bởi lẽ, khi đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng thì đã có bao nhiêu thành tích, nên không biết chọn lựa thành tích nào để viết...”.
Mời xem lại: 
Theo bài báo, Tạ Xuân Tề sinh năm 1952, vì ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc đã khai tăng một tuổi để đi bộ đội, nhưng  năm 1967, Tề vào  học Trường công nhân kỹ thuật 1 Hà Bắc; 1969 nhập ngũ, công tác tại Phòng chính trị Bộ tham mưu Quân giải phóng miền Nam, tháng  4-1976,  chuyền ngành sang Trường công nhân kỹ thuật 4, làm cán bộ thi đua, cán bộ đời sống, công đoàn và năm 1996 được đề bạt chức vụ Hiệu phó. Khi trường công nhân kỹ thuật được nâng lên cao đẳng, rồi đại học, Tạ Xuân Tề làm hiệu trưởng và được tuyên dương Anh hùng thời đổi mới...
              
Với thành tích như vậy, Tạ Xuân Tề, được tặng  4 Huân chương, 3 Huy chương, 7 bằng khen. Bài báo kết luận, Tạ Xuân Tề là một nhà giáo giản dị khiêm tốn, trung thực, đạo đức cao cả, hết lòng vì sự nghiệp trồng người. Tác giả cho rằng “Nhà giáo Anh hùng Tạ Xuân Tề đạt được thành tích trên nhờ sự đoàn kết của tập thể cán bộ, giáo viên toàn trường, và ngoài một tầm nhìn xuyên suốt của một tấm gương tận tâm với sự nghiệp giáo dục, phải kể đến sự hỗ trợ và tình yêu của người vợ với mái ấm gia đình”.
              
Mấy năm trước, tiếng tăm Trường đại học công nghiệp thành phố Hổ Chí Minh đã nổi như cồn. Cái tên Tạ Xuân Tề gắn với trường Đại học Công nghiệp thành phố HCM như hình với bóng. Bao nhiêu bài báo ca ngợi tấm gương tài, đức Tạ Xuân Tề khó mà thống kê hết.
             
Như lớp vàng son bóng nhoáng phết lên chiếc ghế tre! Như vầng hào quang bong bóng xà phòng! Lớp sơn đã bung ra, vầng hào quang tắt lụi, phơi bày sự thật Tạ Xuân Tề. Đau đớn thay hai chục năm trời, hàng ngàn sinh viên ngưỡng mộ tôn sùng một thần tượng giả!
             
Cái thần tượng giả ấy không tự sinh ra, nó được dựng lên bởi phù phép của cả một hệ thống từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, đủ sức che mặt thế gian, đánh lừa thiên hạ. Thần tượng giả ấy mang danh lợi cho quan to, quan bé, và không ít lâu la láo nháo chung quanh.
             
Bởi thế, người ta chẳng những không ngó ngàng tới những tập đơn tử tố cáo, mà khi thần tượng Tạ Xuân Tề sụp đổ còn có kẻ lao  vào chống đỡ. Nhưng đã qua rồi cái thời bịt tai bịt mắt nhân dân, lấy uy quyền, chữ nghĩa, tiền bạc che đậy sự giả trá.
            
Khi bài báo của T. Thủy vừa đăng, đã nhận được phản hổi  của bạn đọc Nathan19: “Cảm ơn bài bồi bút của bác! Chắc trong trường CN4 bác được nâng đỡ lắm he? Riêng về đồng chí TXT này, mình chỉ biết đến một giai thoại lấy tiền công mua một lúc 6 chiếc xe BMW”.
             
Rồi độc giả Hoàng Khương đặt câu hỏi: “Sao tự nhiên có bài báo này ngay thời điểm nhạy cảm? Thấy cái nickname mới reg có tên trùng với một nhân vật trong Scandal gần đây ?”.
            
Nhân vật liên quan đến Scandal ấy là Nguyễn Thị Thủy, Phó phòng Tổ chức nhân sự, Trường đại học Công nghiệp thành phồ Hồ Chí Minh.
            
Bà Nguyễn Thị Xô, vợ ông Tạ Xuân Tề, tâm sự với Hạnh Dung, báo Phụ Nữ:  “Nguyễn Thị Thủy gọi tôi là dì ruột. Thủy ở  quê không có công ăn việc làm nên tôi đưa Thủy vào nuôi như con, cho học hành, tìm việc làm, gả chồng. Nhưng  thật trớ trêu, cháu ruột tôi  lại trở thành bồ cùa chồng tôi” .
          
Một  Phó giáo sư-tiến sỹ, bạn thân của Tạ Xuân Tề, nói với tôi: “Một lần mình  ăn ở nhà hàng Phố Cổ, Tạ Xuân Tề cũng ăn ở đấy. Tề kéo mình qua bàn Tề,  giới thiệu cô cháu gái có khuôn mặt tròn, môi dày, tóc xoăn thưa.  Nhìn cử chỉ  hai người với nhau, mình thấy không còn là tình cảm chú cháu !”.
           
Bề ngoài chú cháu, bề trong người tình! Vì tình yêu hay bị ràng buộc bởi tiền tài danh vọng? Những bí mật không thể dấu kín mãi, khi vợ con vừa là nạn nhân vừa là quan tòa cất tiếng nói phẫn uất.
           
Hãy đọc những dòng trên mạng của  Phương Nam, con gái  Tạ Xuân Tề: “Có bao giờ bạn chứng kiến cảnh ông Tề đuổi đánh mẹ tôi khi mẹ tôi đang bồng trên tay đứa cháu ngoại 14 tháng tuổi chưa? Có bao giờ bạn chứng kiến cảnh ông Tề đập phá nhà cửa rồi gọi điện thoại khoe với Thị Thủy “Anh đang chống cự quyết liệt với ba con chó ghẻ!?”.
             
Phương Nam nói với bố: “Bố cùng ứng cử viên hiệu trưởng Nguyễn Xuân Hoàn, em ruột Thị Thủy và vài người cao to, mặt dữ dằn đi răn đe những người công khai khuyên bố. Bổ hỏi làm sao con biết chuyện này ư? Con biết hết! Kể cả chuyện Nguyễn Đình Hưng ngồi quán nhậu oang oang, rằng ông Tề chỉ cần ngồi lại trường thêm hai năm là kiếm 100 tỷ con cũng biết. Bố bảo tao đĩ thì kệ tao ư?   Con hỏi, thế bố có cất cái ổ cùa bố vào một nơi kín đáo không? Hay bố để cái ổ của bố lũng đoạn tổ chức danh tiếng của nhà nước?”.
             
Chỉ cần “ngồi lại thêm 2 năm là kiếm 100 tỷ đồng!”. Có ngành kinh doanh chân chính nào lời thế không nhỉ? Kinh doanh  quyền lực, bẳng cấp trên đầu những sinh viên nghèo! Mỉa mai thay  cái gọi là “sự nghiệp trồng người” được tô vẽ, xưng tụng cả ở những nơi linh thiêng như Văn Miếu!
             
Theo bài báo của tác giả T. Thủy, trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có 2.000 cán bộ, giảng viên công nhân viên chức, trong đó 60% có trình độ trên đại học, hơn 100 tiến sỹ, 600 thạc sỹ, với hơn 100.000 sinh viên, là nơi có chất lượng đào tạo tốt nhất cả nước, và  năm 2015, sẽ   đạt  đẳng cấp quốc tế.
             
Cái chất lượng tốt nhất ấy thế nào, hãy đọc những dòng sau đây của một sinh viên: “Trường đại học CN4 thi rớt thì đi thẳng lên phòng chấm điểm nộp 500.000 đồng một môn, nói tên, lớp, môn thi rớt , tự hiểu khỏi nhiều lời!”.
            
Những tiến sỹ, thạc sỹ giảng viên ở ngôi trường có người Anh hùng Lao động làm hiệu trưởng này được đối xử thế nào, hãy nghe con gái Tạ Xuân Tề nói về uy quyền người cháu, người tình của bố mình: “Bạn có bao giờ nhìn thấy Thị Thủy hạch xách giảng viên trong trường và hỏi, muốn đi dạy hay quét rác chưa?”.
            
Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo và những quan chức cao cấp từng về thăm trường đại học nông, tắm mình trong cờ hoa và những “lời hay ý đep” đã bị lừa hay ngoảnh mặt làm ngơ ?
              
Nếu không nhờ những bài báo trên mạng xã hội, thì Tạ Xuân Tề mãi mãi là thần tượng, khi Tạ Xuân Tề nghỉ hưu, em trai Nguyễn Thị Thủy là Nguyễn Xuân Hoàn sẽ làm hiệu trưởng, trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh sẽ là của riêng một nhóm lợi ích.
             
Cách đây không lâu, trong buổi họp đồng hương, tôi gặp vị Phó giáo sư-tiến sĩ đã từng nhận xét về Tạ Xuân Tề và Nguyễn Thị Thủy ở nhà hàng Phố Cổ. Ông nói với tôi :
            - Tề phải trả giá đau quá. Bây giờ có nhà mà không được về, phải lang thang trốn tránh.
            - Tại sao vậy?
            - Tề mất chức, con Thủy quay lại quậy tới nơi! Nó đe sẽ đưa hình ảnh lên mạng!
            - Kết cục đen tối quá!?
           
Vị Phó giáo sư khuyên tôi không nên viết về Tạ Xuân Tề, vì cái giá ông  phải quá đắt rồi. Một sự nghiệp, cho dù chỉ như một thứ hàng mã bị tiêu tan, một gia đình bị nát bấy. Nhưng tôi nghĩ đâu phải chuyện riêng Tạ Xuân Tề?
          
Một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất đang ngự trị từ trên xuống dưới, từ chốn thâm cung ra ngõ ngách đời thường, hiện diện như trời sinh ra, tồn tại bằng giả dối, nếu không thức tỉnh nhất định sẽ có ngày họ phải trà giá, có khi còn đắt hơn Tạ Xuân Tề.

Minh Diện

(Blog Bùi Văn Bồng)

Hiệp Hội Luật Sư Liên Bang Đức gửi thư tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ

.
                                                                         Berlin, ngày 6 tháng 2 năm 2013
                                                                  Về việc: Luật sư Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Ngài Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
1 Hoàng Hoa Thám
Hà Nội, Việt Nam

Thưa Ngài,
Tổ chức Bundesrechtsanwaltskammer (Hiệp Hội Luật Sư Liên Bang Đức) đại diện cho quyền lợi của 28 Hội Luật Sư Đức và vì thế là đại diện của toàn bộ giới chuyên môn về luật của Cộng Hoà Liên Bang Đức, một tổ chức hiện có khoảng 160 ngàn luật sư, vis-à-vis authorities, các toà án và tổ chức ở mức quốc gia, Châu Âu và quốc tế.
Đại diện cho giới chuyên môn về Luật ở Đức, chúng tôi cũng cổ vũ cho việc tôn trọng các quyền con người được quốc tế công nhận. Với cách nhìn của chúng tôi thì việc bảo vệ các quyền con người, theo quy định trong các điều luật quốc tế được công nhận trên toàn thế giới, là một nhiệm vụ quốc tế.
Chúng tôi đặc biệt để ý tới các luật sư đang phải đối mặt với sự sách nhiễu hoặc nguy hiểm, những người bị hạn chế quyền được tự do thực hiện các hoạt động mang tính chuyên môn của mình, những người bị đe doạ hoặc bị ngược đãi, và những người phải đối mặt với sự đàn áp như bỏ tù, chỉ bởi họ theo đuổi việc bảo vệ quyền con người.
Chúng tôi vì thế chủ động đề nghị Ngài chú ý tới sự việc sau:
Dựa trên những thông tin mà chúng tôi có, luật sư người Việt, nhà bảo vệ quyền con người và bảo vệ môi trường, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã bị kết án vào ngày 4/4/2011 bảy năm tù giam kèm theo 3 năm quản chế sau phiên toà kéo dài có 6 tiếng đồng hồ. Ông bị bắt vào ngày 5/11/2010 và bị kết tội "tuyên truyền chống nhà nước". Ông đã bị buộc tội đòi đa đảng và chấm dứt thể chế độc đảng tại Việt Nam. Trong năm năm qua, ông Vũ đã liên tục lên tiếng một cách ôn hòa phản đối việc lạm dụng quyền lực, bảo vệ các dân oan bị tước đoạt ruộng đất và bảo vệ môi trường.
Vào tháng 6/2009 và tháng 10/2010 ông Vũ đã phản đối dự án khai thác mỏ bô-xít đầy tranh cãi có liên quan đến Trung Quốc ở cao nguyên miền Trung Việt Nam, một dự án đã được chính phủ phê duyệt. Việc khai thác bô-xít đã tạo ra nhiều vấn đề môi trường đáng quan ngại. Vào tháng 10/2010 ông đứng ra bảo vệ một nhóm giáo dân Công Giáo ở Đà nẵng, những người bị bắt vào tháng 5/2010 sau khi lực lượng công an dùng vũ lực giải tán một lễ tang. Sau đó ít lâu, chính ông Vũ cũng bị bắt.
Phiên tòa kéo dài một ngày để kết tội ông Vũ đã không được tổ chức công khai; báo chí nước ngoài chỉ có quyền truy cập hạn chế. Trong phiên tòa, thẩm phán đã đuổi một luật sư bào chữa ra khỏi tòa, khiến cho ba vị luật sư bào chữa còn lại cũng rời phiên tòa để phản đối.
Trước phiên tòa ông Vũ đã đưa ra yêu cầu được giao bản cáo trạng để chuẩn bị cho việc bào chữa cùng với luật sư của mình. Ông đã không được cung cấp bất kỳ tài liệu nào, bất chấp sự thật rằng, theo thủ tục tố tụng hình sự, thì phía bên bị phải được quyền truy cập các tài liệu này. Trong phiên tòa, một luật sư của ông đã liên tục yêu cầu xem xét các hồ sơ, và dựa vào lý do đó mà thẩm phán đã đuổi vị luật sư này ra ngoài phòng xét xử. Ông Cù Huy Hà Vũ đã đồng ý với sự phản đối của các đồng nghiệp của mình trong tình huống này. Ông Vũ đã trở thành luật sư tự bào chữa cho mình. Phiên tòa như thế là vi hiến và cũng không tuân thủ theo thủ tục tố tụng hình sự.
Trong số các tài liệu không được quyền truy cập có 10 cuộc phỏng vấn được cho là ông Vũ đã thực hiện với truyền thông quốc tế. Trong số đó có cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do (RFA), là bằng chứng chủ yếu kết tội ông Vũ. Thẩm phán đã từ chối đọc công khai tài liệu này trước tòa.
Báo cáo cho biết phiên tòa đã không tuân thủ pháp luật, chỉ dựa trên lý do rằng hồ sơ cáo trạng đã không được công bố. Tất cả những gì được công bố công khai trước phiên tòa là ông Vũ đã "phá hoại chính quyền nhân dân, tiến hành chiến tranh tâm lý chống lại chính quyền và cố gắng lật đổ chính quyền bằng cách đòi đa nguyên đa đảng". Nguyên tắc vô tội cho tới khi bị kết án, cũng như nguyên tắc mọi người đều có quyền được bảo vệ mình trước tòa đã bị tảng lờ. Tòa phúc thẩm ở Hà Nội giữ phán quyết của tòa sơ thẩm đối với ông Vũ vào tháng 8/2011.
Chúng tôi rất quan ngại về số phận của đồng nghiệp của mình và mong Ngài làm sáng tỏ tình hình án phạt hiện thời của ông Cù Huy Hà Vũ. Xin Ngài hãy thông báo cho chúng tôi biết rằng những thông tin mà chúng tôi có là đúng hay sai, và quan điểm của Ngài về vụ việc này như thế nào.
Nếu những gì chúng tôi nêu ở trên là đúng sự thực, thì việc kết án ông Cù Huy Hà Vũ là vi phạm những nghĩa vụ được nêu trong Công ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị của Liên Hiệp Quốc, mà Việt Nam là một nước đã phê chuẩn. Theo điều khoản số 14, mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án độc lập, vô tư và có thẩm quyền theo luật, để phán xử về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc hay về những quyền lợi và nghiã vụ của mình trong các vụ tranh tụng khác. Bị cáo về các tội hình sự có quyền được suy đoán là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội theo luật. Điều 19 khoản 2 cho phép mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
Bên cạnh đó, theo Các Nguyên Tắc Cơ Bản về Vai Trò của Luật Sư của Liên Hiệp Quốc, các luật sư phải được "thực hiện đầy đủ các chức năng nghề nghiệp của họ mà không bị đe dọa, ngăn cản, sách nhiễu hay can thiệp một cách không đúng pháp luật". Những điều khoản này cũng cho phép luật sư "có quyền được tham gia vào những cuộc thảo luận công khai về những vấn đề liên quan đến luật pháp, đến thực thi công lý và khuyến khích cũng như bảo vệ các quyền con người".
Cuối cùng, chúng tôi đề nghị Ngài hãy đảm bảo bằng mọi cách rằng các biện pháp cần thiết sẽ được thực hiện để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho ông Cù Huy Hà Vũ, và để thúc đẩy việc trả tự do cho ông. Hãy đảm bảo rằng ông Vũ có cơ hội tiếp xúc với gia đình và luật sư của mình thường xuyên. 
Trân trọng,

Axel C. Filges (đã ký)
Chủ tịch Hiệp Hội Luật Sư Đức
Đồng gửi:
- Bộ Tư Pháp, Hà Nội
- Bộ Công An, Hà Nội
- Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Hà Nội
- Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Hà Nội
- Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức, Berlin
- Bộ Tư Pháp Đức, Berlin
- Bộ Ngoại Giao Đức, Berlin
2013_02_06_urgent-action-letter_i._s._dr._cu_huy_ha_vu_1_page_1.png
2013_02_06_urgent-action-letter_i._s._dr._cu_huy_ha_vu_1_page_2.png
2013_02_06_urgent-action-letter_i._s._dr._cu_huy_ha_vu_1_page_3.png
Bundesrechtsanwaltskammer
Littenstrafe 9 / 10179 Berlin 

Báo Trung Quốc: 'Kỳ thị chủng tộc là tự sỉ nhục mình'

Báo Trung Quốc nói cửa hàng ở Bắc Kinh treo biển không tiếp người Nhật, Philippines và Việt Nam là tự sỉ nhục chính người Trung Quốc. 
Theo Chinanews, việc một chủ cửa hàng ở Bắc Kinh treo biển: “Không phục vụ người Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và chó” được “một hãng thông tấn nước ngoài” ghi nhận hôm 26/2.
Kỳ thị dân tộc là tự sỉ nhục mình - Ảnh: Tin tức Đông Bắc, Trung Quốc

Tuy nhiên, một ngày sau, một số trang mạng xã hội và trang tin tổng hợp ở Trung Quốc chỉ ghi nhận vụ việc là: Một cửa hàng ở Bắc Kinh treo biển từ chối phục vụ người Nhật Bản và chó.

Hôm nay, 28/2, hàng loạt trang mạng xã hội Trung Quốc đăng tải thông tin đầy đủ về tấm biển và cuộc tranh luận trên mạng nổ ra khá gay gắt.

'Tối kiến’ của Vương – chủ cửa hàng nói trên hứng chịu sự ‘ném đá’ của cư dân mạng nhiều hơn ủng hộ.

Hôm nay, 28/2, báo mạng Tin tức Đông Bắc đăng bài khẳng định: “Một cá nhân ở Bắc Kinh đang sỉ nhục chính mình và khiến người Trung Quốc xấu hổ”.

VTC News lược dịch nội dung bài viết trên Tin tức Đông Bắc:

Mới đọc qua tấm biển này, hẳn nhiều người nghĩ đến quần đảo Điếu Ngư và những hòn đảo ở Nam Hải (Biển Đông). Nhưng rất nhiều người cảm thấy khó hiểu với hành động của ông Vương, nhiều người khi được hỏi đã không kìm được sự phẫn nộ vì sự kỳ thị chủng tộc này.

Năm 1939, khi Trung Quốc là thuộc địa, một công viên ở Thượng Hải ghi dòng chữ: “Người Trung Quốc và chó không được vào”, việc này trở thành một biểu tượng của sự nhục nhã khi một dân tộc bị xâm lược, áp bức.

Cho dù ông Vương treo tấm biển đó với mục đích gì, nguyên nhân gì thì sự việc này cũng là sự nhục nhã tới đáng kinh ngạc.

Người nước ngoài khi biết việc này hẳn sẽ cho rằng chúng ta (người Trung Quốc) là những kẻ mù quáng, không biết đúng sai.

Hơn nữa, tinh thần dân tộc cực đoan không thể giải quyết những mâu thuẫn trên biển, nó chỉ khiến sự thù hận càng tăng thêm. Thậm chí, sự việc này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngoại giao và kinh tế đất nước.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, những sự việc tương tự chỉ khiến người Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới bị xa lánh.

Phải nhìn mọi sự xung đột với con mắt chiến lược, thể hiện tấm lòng bao dung, tăng cường ý thức tự tôn dân tộc chứ không phải thù hận dân tộc để đưa Trung Quốc tiến xa hơn. Hãy làm cho Trung Quốc mạnh lên bằng sự cư xử văn minh.

Đây không phải lần đầu tiên một số cá nhân ở Trung Quốc có hành vi kỳ thị dân tộc. Năm 2010, một cửa hàng cơm ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc từng giăng biển: Không tiếp người Nhật và chó.

Chủ cửa hàng sau đó ít lâu phải gỡ tấm biển kèm lời hứa không gây ra những sự vụ tương tự.

(Theo VTC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét