Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Tin ngày 06/2/2013

  • S&P có thể bị kiện về tội thổi phồng trái phiếu địa ốc năm 2007 (RFI) - Vào hôm qua, 04/02/2013, chính tập đoàn thẩm định tài chánh Standard&Poor’s đã xác nhận : Chính quyền Mỹ có kế hoạch kiện tập đoàn nổi tiếng này ra tòa về những đánh giá sai lạc của họ trên một số loại trái phiếu địa ốc, mà sự sụp giá đã gây nên cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008. Nguồn tin này chưa được bộ Tư Pháp Mỹ xác nhận, nhưng nhiều tờ báo thông thạo hồ sơ cho rằng đơn kiện S&P ra trước một tòa án dân sự có thể được đệ trình trong tuần này. Ngoài chính quyền Liên bang, đơn kiện sẽ có sự tham gia của một số chính quyền tiểu bang.
  • Europol phá vỡ mạng lưới cá độ bóng đá có đầu não tại Singapore (RFI) - Cảnh sát châu Âu Europol sau một cuộc điều tra với quy mô toàn diện đã phá vỡ một mạng lưới gian lận để cá cược cấp quốc tế. Uy tín của bóng đá thế giới bị thiệt hại nặng nề, với hơn 425 trọng tài, chủ tịch câu lạc bộ, cầu thủ và tội phạm ở 15 quốc gia có liên can. Đầu não của tổ chức xã hội đen đặt tại Singapore.
  • Indonesia : nền kinh tế năng động nhất Asean hiện nay (RFI) - Trong khi các nước đầu tàu kinh tế thế giới chao đảo trong khủng hoảng kinh tế, thì Indonesia vẫn tăng trưởng mạnh, và hiện tại đã là đích ngắm mới của các nhà đầu tư thế giới. Chủ đề này đã và đang thu hút sự quan tâm của báo giới Pháp. Nhật báo Le Monde số ra hôm nay dành hồ sơ bàn về kinh tế Indonesia với dòng tựa đáng chú ý: “Indonesia, đại gia mới của Châu Á”.
  • Trung Quốc dùng ra đa tác chiến ''nhắm vào'' chiến hạm Nhật (RFI) - Hôm nay 05/02/2013, chính phủ Nhật Bản đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Tokyo lên bộ Ngoại giao để phản đối hành vi của tàu chính phủ Trung Quốc xâm phạm hải phận quần đảo Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Cùng lúc, bộ Quốc phòng Nhật tố cáo tàu chiến Trung Quốc dùng ra đa hướng dẫn tên lửa « nhắm vào » hộ tống hạm Nhật Bản tại biển Hoa Đông.
  • Paris tăng tài trợ cho Tòa án xét xử Khmer Đỏ (RFI) - Phát biểu tại Cam Bốt hôm qua, 04/02/2013, thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault cho biết là Paris sẽ tăng phần đóng góp của mình vào hoạt động của Toà án đặc biệt xét xử Khmer Đỏ. Pháp sẽ góp thêm 200.000 euro vào khoản đóng góp hiện nay là 300.000 euro.
  • Hà Nội trả tự do cho blogger Lê Anh Hùng sau 10 ngày giam giữ trong trại tâm thần (RFI) - Chính quyền Việt Nam đã trả tự do cho anh Lê Anh Hùng, một blogger thường có mặt trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo. Lê Anh Hùng bị bắt vào ngày 24/01/2013, với lý do có « đơn thỉnh cầu của mẹ ». Suốt thời gian qua, giới tranh đấu trong nước đã báo động với công luận quốc tế về những nguy cơ đe dọa tính mạng trong trại tâm thần. Bốn ngày sau khi Ủy ban Bảo vệ Nhà báo quốc tế CPJ lên tiếng, Lê Anh Hùng ra khỏi trại « Bảo trợ xã hội số 2 » (Hà Nội) vào sáng nay, với sự chờ đón của mẹ và nhiều bạn bè.
  • Thủ tướng Pháp công du Thái Lan để thúc đẩy trở lại quan hệ kinh tế (RFI) - Sau khi ghé Phnom Penh dự tang lễ cố quốc vương Sihanouk, thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault đã đến Bangkok bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức Thái Lan trong hai ngày, kể từ hôm nay 05/02/2013. Trọng tâm chuyến công du là kinh tế. Tháp tùng theo ông Ayrault có bộ trưởng Thương mại, cùng một phái đoàn gồm hơn 30 doanh nhân.
  • Bộ Năng lượng Mỹ xác nhận bị tin tặc tấn công (RFI) - Sau một loạt phương tiện truyền thông ở Hoa Kỳ, hôm qua, 04/02/2013, đến lượt bộ Năng lượng Mỹ xác nhận là họ cũng bị tin tặc thâm nhập hồi tháng Giêng vừa qua. Kẻ gian đã đánh cắp dữ liệu về nhân viên cũng như các nhà thầu cung cấp của bộ, nhưng các thông tin mật không hề hấn gì.
  • Ðánh bom liều chết ở Iraq giết chết 4 người (VOA) - Một kẻ đánh bom liều chết đã cho nổ tung một chiếc xe chứa đầy thuốc nổ tại một chốt kiểm soát của quân đội ở Iraq, giết chết ít nhất 4 người và làm bị thương 12 người khác
  • Blogger Lê Anh Hùng được về nhà (BBC) - Ông Lê Anh Hùng, một blogger nhiều lần khiếu kiện lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, được thả từ trại tâm thần về nhà.
  • Tòa Phú Yên xử nặng tội 'lật đổ' (BBC) - Tòa án tỉnh Phú Yên xử 22 người thuộc Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn từ 10 năm tù giam tới án chung thân tội Âm mưu lật đổ chính quyền.
  • Trung Quốc hy vọng Mỹ cân bằng về Điếu Ngư/Senkaku (BaoMoi) - TPO – Một quan chức quân đội Trung Quốc vừa bày tỏ mong muốn Washington có những thay đổi tích cực nhất trong chính sách đối ngoại, đặc biệt khi can thiệp vào Điếu Ngư/Senkaku, quần đảo tranh chấp giữa Trung– Nhật.
    Tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
  • Trung Quốc lập Nhóm đặc biệt về tranh chấp biển (BaoMoi) - Những phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện tại đang nằm dưới sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của một nhóm chuyên trách gồm các quan chức cấp cao hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhóm này được đứng đầu bởi Tổng Bí thư Tập Cận Bình.
  • TQ lập nhóm chuyên trách Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Trung Quốc phản ứng với Nhật Bản trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bằng cách lập đội chuyên trách cấp cao do ông Tập Cận Bình đứng đầu.
  • Đặc nhiệm Senkaku/Điếu Ngư do ông Tập Cận Bình chỉ huy (BaoMoi) - TPO-Tờ Asahi Shimbun (Nhật) vừa đưa tin, Trung Quốc đã thành lập lực lượng đặc nhiệm cấp cao phụ trách vấn đề Senkaku/Điếu Ngư do Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ huy.
    Ông Tập Cận Bình là chủ tịch lực lượng đặc nhiệm Senkaku/Điếu Ngư.
  • BĐBP Bạc Liêu và Sóc Trăng: Hợp sức bảo vệ địa bàn giáp ranh (BaoMoi) - Vài năm trở lại đây, trên địa bàn giáp ranh giữa ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu và ấp Prey Chóp A,B, xã Lai Hòa, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thường xuyên xảy ra tình trạng trộm cướp, vượt biên trái phép, buôn bán phụ nữ, mại dâm… làm rối trật tự an ninh và gây tâm lý hoang mang cho nhân dân. Trước tình hình đó, chỉ huy Đồn BP Nhà Mát (BĐBP Bạc Liêu) và Đồn BP Lai Hòa (BĐBP Sóc Trăng) đã “hợp sức” thực hiện nhiều chương trình phối hợp đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm.
  • Hải quân TQ huấn luyện ở Biển Đông (BaoMoi) - Ba tàu chiến hiện đại của Trung Quốc đã thực hiện ngày 1/2 hàng loạt cuộc diễn tập huấn luyện có sự tham gia của máy bay trực thăng tác chiến trên tàu tại Biển Đông.
  • Tàu TQ lượn quanh đảo tranh chấp với Nhật (BaoMoi) - Lực lượng Tuần tra ven biển Nhật Bản co biết hai tàu hải giám của Trung Quốc đã rời vùng lãnh hải Nhật gần đảo Senkaku/Điếu Ngư sau khi ở lại đó 14 giờ đồng hồ.
  • Nhật lại triệu đại sứ Trung Quốc (BaoMoi) - TTO - Nhật Bản ngày 5-2 đã triệu đại sứ Trung Quốc tới để phản đối hành vi mà phía Tokyo xem như sự xâm phạm vào vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Ba tàu chiến Trung Quốc làm gì trên Biển Đông? (BaoMoi) - TPO – Nhật báo Nhân dân hôm qua (4–2) đưa tin, ba tàu chiến thuộc Hạm đội Bắc Hải (Trung Quốc) đã vượt qua eo biển Bashi, tiến vào Biển Đông để tuần tra và tiến hành diễn tập trên vùng biển này.
    Tàu chiến của Hạm đội Bắc Hải, Trung Quốc đã tiến vào vùng biển Đông.
  • Trung Quốc lập Nhóm đặc biệt về tranh chấp biển (BaoMoi) - Những phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện tại đang nằm dưới sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của một nhóm chuyên trách gồm các quan chức cấp cao hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhóm này được đứng đầu bởi Tổng Bí thư Tập Cận Bình.
  • Mỹ điều tàu khu trục mang tên lửa tới Philippines vào hôm nay (BaoMoi) - Hôm nay (5/2), chiếc tàu khu trục mang tên lửa lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ sẽ chính thức cập cảng Philippines để tiếp liệu cũng như thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước trong tình hình Biển Đông và Hoa Đông ngày một dậy sóng.
  • Tướng Trung Quốc: Cần nhịn nhục, chờ thời! (BaoMoi) - Một vị tướng hàng đầu của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) – Lưu Nguyên (Liu Yuan) mới đây đã lên tiếng kêu gọi, Trung Quốc “nhịn nhục” chờ đến ngày đủ mạnh để đánh trả đối thủ. Tuy nhiên, ông này cũng cho rằng, Trung Quốc không nên ngại ngần tung ra những hành động quân sự nếu thấy cần thiết. Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tranh chấp quyết liệt nhiều vùng lãnh thổ, lãnh hải với các nước láng giềng ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
  • Hải quân Trung Quốc diễn tập ở biển Đông (BaoMoi) - Báo chí Philippines ngày 3-2 cho biết, 3 tàu chiến Trung Quốc, thuộc Hạm đội Bắc Hải, đã vượt 1.200 hải lý đi ngang qua eo biển Ba Sĩ, tiến vào biển Đông để “thực tập tác chiến” bằng đạn thật.
  • Tàu chiến Trung Quốc tập trận ở Biển Đông (BaoMoi) - (Dân trí) - Ba tàu chiến hiện đại của Trung Quốc vừa tiến hành tập trận ở Biển Đông trước khi di chuyển tới các vùng biển khác trong khu vực trong bối cảnh căng thẳng lãnh hải vẫn tiếp tục gia tăng.
  • Báo Sankei: Phim chống Nhật tăng vọt ở Trung Quốc (BaoMoi) - Theo mạng tin Sankei ngày 4/2, giữa lúc căng thẳng Trung-Nhật dâng cao xung quanh vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, các bộ phim truyền hình với chủ đề chiến tranh Nhật-Trung 70 năm trước đang được sản xuất với số lượng lớn ở Trung Quốc.
  • Trung Quốc tập trận ’là cái tát vào mặt một số nước" (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trực thăng, tàu chiến Trung Quốc diễn tập "diệt tàu ngầm" ở Biển Đông, theo THX cuộc tập trận "là cái tát vào mặt một số nước", Trung-Hàn họp bàn ngăn chặn Triều Tiên thử hạt nhân... là tin tức thời sự chính ngày 4/2.
  • Tàu chiến Trung Quốc xâm nhập biển Đông (BaoMoi) - Truyền hình Trung Quốc (TQ) phô trương và báo chí Philippines báo động khi 3 tàu chiến TQ thuộc hạm đội Bắc Hải đã vượt 1.200 hải lý đi ngang qua eo biển Ba Sĩ, tiến vào biển Đông để “thực tập tác chiến” bằng đạn thật. Động thái này được đặc biệt chú ý, trong bối cảnh TQ đang tranh giành biển đảo gây căng thẳng với nhiều nước láng giềng.
  • Trung Quốc lập lực lượng đặc nhiệm (BaoMoi) - Báo Asahi Shimbun (Nhật) ngày 4-2 đưa tin phản ứng của Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang được đặt dưới sự phối hợp của lực lượng đặc nhiệm của đảng do Tổng Bí thư Tập Cận Bình chỉ huy.
Bản tin tiếng Anh


  • Ministry acts on dairy safety (Washington Post) - China's food safety watchdog plans to introduce tougher regulations on the import and export of dairy products, following a series of scandals.
  • Rural development remains a top priority (Washington Post) - Efforts will be intensified to accelerate the country's agricultural modernization and enhance developmental vitality in the sector, a central policy document said.
  • Self-developed nuclear reactor ready for export (Washington Post) - China's self-developed nuclear reactor, known as the CAP1400, will be ready for export this year, an executive from State Nuclear Power Technology Corp said on Friday.
  • Chinese to invest more in EU: survey (Washington Post) - Chinese investors generally see the European Union as being open to foreign investment, and are willing to increase investment there.
  • Hey, big cosmetics spender (Washington Post) - Few modern women can do without moisturizers and makeup, but do they all work as advertised?
  • West gets lesson in Chinese opera (Washington Post) - How difficult is it to sing opera in Mandarin? This was the first question raised by a middle school student at The Dalton School in Manhattan.
  • China talkswith India on cross-border river issue (Washington Post) - A Foreign Ministry spokeswoman said Monday that China is maintaining "communication and cooperation" with India on the issue of a cross-border river and ensure that no negative impact is caused on the river's lower reaches.
  • Cancer in China influenced by pollution, poverty (Washington Post) - Cancer and its treatment in China is influenced by air pollution, poverty and a fledgling medical insurance system, the Health News, an affiliate newspaper of the Health Ministry, reported Monday.
  • Political advisers tougher on local govt (Washington Post) - Although many see long beards as emblems of wisdom and old age, a south China political advisor is using his beard as a weapon to prod the government to unveil a controversial document.
  • 13 dead, 21 injured in SW China road accident (Washington Post) - Thirteen people died and 21 others were injured, including 11 seriously, after an overloaded coach turned over and crashed along a 100-meter slope in Southwest China's Guizhou province on Sunday, local authorities said.
  • Li urges more mutualtrust with US (Washington Post) - Vice-Premier Li Keqiang called for more trust between China and the United States while meeting a visiting US congressional delegation on Thursday.

3 P. Ban Nội chính TW nói gì?

Trước khi được Bộ Chính trị điều động về nhận nhiệm vụ ở Ban Nội chính Trung ương, các vị tân phó Ban Nội chính Trung ương đã từng công tác ở các vị trí, quản lý ở nhiều lĩnh vực khác nhau và họ đều có những phát biểu và những hành động cụ thể thể hiện quyết tâm trong công tác phòng chống tham nhũng....
Ông Phạm Anh Tuấn
Tờ báo Tuổi trẻ dẫn lời phát biểu của ông Phạm Tuấn Anh lúc đó đang là phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, tại hội nghị triển khai công tác phòng chống tham nhũng cho ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng các tỉnh thành trực thuộc trung ương ngày 11-3-2010: "Quyết tâm chính trị chống tham nhũng và hành động cụ thể chống tham nhũng phải là một. Chống tham nhũng không hình thức, chiếu lệ...".

Trả lời báo chí xung quanh vấn đề phòng, chống tham nhũng, ông Phạm Anh Tuấn cho rằng, sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, công chức cộng với tâm lý muốn được việc nên một số người đã chủ động quà cáp, “lót tay”... cho cán bộ - khiến tệ nạn tham nhũng ngày một phổ biến và rất dễ để nhận thấy trong xã hội hiện nay.






Trước câu hỏi của phóng viên: “Cuộc chiến chống tham nhũng, làm thanh sạch đội ngũ cán bộ công quyền, chúng ta nên bắt đầu từ đâu để tránh cái vòng luẩn quẩn đó?”, ông Phạm Tuấn Anh có nói: 
“Ai cũng thấy tham nhũng đang là một vấn nạn ở nước ta. Tham nhũng đã và đang xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Đi theo sự phát triển kinh tế - xã hội, tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp. Để có thể ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng thì trước hết chúng ta phải xây dựng đồng bộ các công cụ như cơ chế, chính sách, pháp luật; kết hợp tổ chức một bộ máy chuyên trách hoặc kiêm nhiệm phòng, chống nhũng hiệu quả, đồng thời huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng phòng, chống tham nhũng.

Rất khó trả lời chính xác là cuộc chiến chống tham nhũng, làm thanh sạch đội ngũ cán bộ công quyền bắt đầu từ đâu. Còn câu trả lời của tôi là phải có sự vào cuộc, sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; không hy vọng có một công cụ hay một biện pháp đơn lẻ nào có thể giải quyết ngay được vấn đề tham nhũng. Quyết tâm chính trị chống tham nhũng và hành động cụ thể chống tham nhũng phải là một. Chống tham nhũng không hình thức, chiếu lệ, càng không phải là phong trào”._ Ông Tuấn nhấn mạnh.
Qua khảo sát 30 vụ án xảy ra trong lĩnh vực vực tín dụng, ngân hàng vào năm 2011, ông Tuấn cho biết: cơ quan chức năng nhận thấy có thủ đoạn “cán bộ ngân hàng lợi dụng chức vụ, quyền hạn dùng vàng giả đưa vào thế chấp; giả mạo chữ ký khách hàng, làm giả giấy rút tiền; ép buộc khách hàng chi tiền trong vay vốn ngân hàng...”.
Tại Hội nghị chống sai phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng tổ chức, ông Tuấn cho biết còn thủ đoạn tham nhũng “tinh vi” hơn là cán bộ ngân hàng sử dụng các doanh nghiệp tư nhân làm “sân sau” để chiếm đoạt tiền. Điển hình như vụ án xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
Ông Tuấn cũng đánh giá: Để xảy ra những vụ chiếm đoạt tài sảntrong thời gian qua là do công tác phát hiện và xử lý tội phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng vẫn còn yếu kém. Cơ chế chính sách trong lĩnh này cũng như thanh tra, kiểm tra giám sát còn sơ hở và dễ bị kẻ xấu lợi dụng.

Ông Phan Đình Trạc: Làm tốt vai trò cầu nối giữa Quốc hội với cử tri
Theo Báo Nghệ An đã đưa tin: Ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Nghệ An, liên tiếp ba khóa: XI, XII, XIII làm đại biểu Quốc hội khóa, đã tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm, đồng thời xác định rõ những công việc cần làm trong nhiệm kì này. Ông tự tin cho rằng sẽ đem hết khả năng, trách nhiệm của mình để đóng góp nhiều hơn nữa tại diễn đàn Quốc hội, đồng thời chỉ đạo giải quyết các vấn đề đang đặt ra trên địa bàn tỉnh, góp phần đưa đất nước và quê hương phát triển nhanh, bền vững.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Nghệ An, ông Trạc cho biết: “Thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri và hoạt động giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội, bản thân tôi cùng với các đại biểu khác đã thực sự làm tốt vai trò cầu nối giữa Quốc hội với cử tri, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri”.
3 kì liên tiếp là đại biểu Quốc hội, ông Phan Đình Trạc sẽ làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng và cử tri.

Ông cho biết thêm sẽ thường xuyên liên hệ với cử tri, sâu sát cơ sở, đồng thời thông qua các kênh thông tin khác để tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri và phản ánh trung thực, đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri đến với Quốc hội, HĐND tỉnh và các cơ quan Nhà nước giải quyết.

Tích cực tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Quan tâm hướng dẫn hoặc tiếp nhận, chuyển giao, giám sát các cá nhân, tập thể có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân mà không thuộc thẩm quyền của mình. Tích cực tham gia các hoạt động của Quốc hội và HĐND tỉnh, nhất là công tác lập pháp, công tác giám sát, và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của tỉnh.

Thông qua vai trò của cá nhân và Đoàn Đại biểu Quốc hội Nghệ An để phản ánh được các vấn đề nổi lên trên cơ sở thực tiễn của tỉnh tại các diễn đàn của Quốc hội và HĐND tỉnh, để Nhà nước có chính sách kịp thời, phù hợp với cuộc sống của nhân dân, từng bước giải quyết các vấn đề bức xúc đang đặt ra từ thực tiễn.
Ông Nguyễn Doãn Khánh: Thành lập một tổ chức độc lập để thực hành phòng, chống tham nhũng.
Tại kì họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, ông Nguyễn Doãn Khánh, Bí thư tỉnh ủy Phú Thọ, đại biểu Quốc hội có nói: “Giao dịch sử dụng tiền mặt – khoảng trống lớn nhất về Pháp luật hiện nay của chúng ta”.
Theo ông Khánh, vấn đề này dẫn đến việc thực hiện rửa tiền nhằm che giấu những hành vi tham nhũng. Nhưng dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền chỉ quy định các biện pháp phòng, chống rửa tiền thông qua hoạt động tín dụng, tức là thông qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức, cơ sở kinh doanh phi tín dụng nhưng có liên quan đến tín dụng.

Còn phần lớn mảng giao dịch mà ta gọi là tảng băng chìm - giao dịch trực tiếp, không thông qua hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng – thì không được đề cập trong dự thảo Luật này. Như thế, chúng ta sẽ bỏ sót giao dịch và những cơ sở giao dịch. Đây là mảnh đất màu mỡ cho hoạt động rửa tiền, đặc biệt là nước ngoài vào rửa tiền ở nước ta…

Tôi cho rằng, nếu đặt vấn đề đưa cơ quan phòng, chống tội phạm rửa tiền vào trong ngân hàng là không hợp lý vì không đủ quyền năng, không đủ điều kiện để thực thi nhiệm vụ. Đề nghị nên áp dụng hình thức đặt trong cơ quan thi hành pháp luật, cụ thể là cơ quan công an; đồng thời ngân hàng có trung tâm giám sát và cung cấp thông tin về hoạt động rửa tiền thông qua hệ thống tín dụng”.
Ông Nguyễn Doãn Khánh hi vọng sẽ thành lập một tổ chức độc lập có khả năng đủ sức hoạt động để thực hành phòng, chống tham nhũng.

Tại kì họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, đã phát biểu: “Một vấn đề nữa tôi quan tâm là cơ chế trong Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đặt ra. Luật đã ban hành đủ quyền năng, khả năng trong công tác phòng, chống tham nhũng. Chúng ta đã chuyển đổi mô hình Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được giao cho đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo; điều đó thuận lợi cho việc chỉ đạo trực tiếp đối với công tác phòng, chống tham nhũng.

Tuy nhiên, về thiết chế, chúng ta phải hình thành một tổ chức độc lập có khả năng đủ sức hoạt động để thực hành phòng, chống tham nhũng theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương và Quốc hội. Muốn vậy, tôi thấy có một vài cơ quan cần quan tâm, đó là Kiểm toán nhà nước; Viện Kiểm sát nhân dân; Tòa án nhân dân. Những người đứng đầu cơ quan này do Quốc hội trực tiếp bầu ra cho nên Quốc hội có quyền điều hành và chỉ đạo trực tiếp, và họ có quyền năng độc lập so với các cơ quan khác của Chính phủ. Bên cạnh đó, tôi rất quan tâm đến việc nghiên cứu trả lại chức năng kiểm sát chung và khả năng độc lập trong điều tra, khởi tố đối với những tội đặc biệt”.
Trước đó, trong buổi làm việc tại Thị xã Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ), Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Doãn Khánh cũng mong muốn ngành Tư pháp tiếp tục chuyển biến đồng bộ, hiệu quả để có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

(GDVN)

Đại Đoàn Kết: Một nhà báo không có Tết vì tố cáo tổng biên tập Đinh Đức Lập

Hình minh họa
 
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn các cấp chính quyền, lãnh đạo hệ thống chính trị dù khó khăn tới đâu cũng phải cố gắng chăm lo cái Tết cho mọi người dân, không được để bất kỳ một người dân nào trong xã hội ta là không có Tết.

Đó cũng chính là quan điểm, ý chí, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị nước ta ngày nay. Hàng năm cứ tới mùa Xuân về, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ trung ương tới địa phương đều có các chỉ thị, hành động cụ thể vận động toàn Đảng, toàn dân chăm lo Tết cho đồng bào nghèo,cho những người dân ở các vùng khó khăn, để ai ai cũng có cái tết đần ấm, vui vẻ theo phong tục và truyền thống cổ truyền của dân tộc. Điều đó mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và cao cả biết bao.

Thế nhưng, ngay tại thủ đô Hà Nội, trong một cơ quan báo chí thuộc loại hàng đầu của đất nước, có một nhà báo năm nay không có Tết vì bị cắt lương từ nhiều tháng qua, mới đây còn bị cắt hết tiền thưởng Tết mà lẽ ra theo quy chế chi tiêu cơ quan, nhà báo này đương nhiên phải có. Chỉ vì nhà báo này dám cả gan tố cáo một cách không khoan nhượng những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật, coi thường nguyên tắc Đảng cũng như các biểu hiện phi đạo đức của ông Đinh Đức Lập, đương kim tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, là thủ trưởng trực tiếp của nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng, phó trưởng Ban Văn hóa - Văn nghệ của báo này.

Nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng đã từng bị ông Đinh Đức Lập trù dập liên tục trong suốt thời gian tố cáo, ông Thắng đã nhiều lần kêu gọi sự bảo vệ của lãnh đạo MTTQ VN, theo quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo tại nơi làm việc, song đều vô hiệu.

Việc ông Đinh Đức Lập cắt sạch tiền thưởng Tết của nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng vì ông Thắng đang tố cáo ông Lập không chỉ là hành vi vi phạm luật pháp mà còn cho thấy ông Lập có lòng thù ghét  vô độ đến mức mù quáng, chà đạp lên các mục tiêu quan điểm tốt đẹp của Đảng, Nhà nước ta trong việc chăm lo cái Tết cho mọi nhà. Càng nhẫn tâm hơn khi nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng còn đang nuôi con nhỏ.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN TỐ CÁO TỔNG BIÊN TẬP TRÙ DẬP CẮT LƯƠNG, 

CẮT TIỀN THƯỞNG TẾT NGƯỜI TỐ CÁO

Kính gửi:  - Đảng Đoàn, Đảng ủy, Ban Thường trực, Ban Thường vụ Công đoàn
                      Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam
     
Tôi là Nguyễn Mạnh Thắng - Phó Trưởng Ban Văn hóa - Nghệ thuật báo Đại Đoàn Kết xin được tiếp tục tố cáo hành vi trù dập người tố cáo của Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập. Những ngày này, người ta thường hỏi nhau về tiền thưởng Tết, mua sắm Tết... Vậy mà, tôi phải viết đơn phiền đến quý vị lãnh đạo đang phải lo cho nhiều người, ở nhiều địa phương có điều kiện ăn Tết cổ truyền, để tố cáo hành vi vô cớ cắt lương, chế độ khác và tiền thưởng Tết (đương nhiên tôi được hưởng) như các cán bộ, nhân viên khác của báo do Tổng biên tập Đinh Đức Lập chỉ đạo.

Tôi đã khiếu nại trực tiếp sự việc với ông Nguyễn Quốc Khánh – Bí thư chi bộ - Phó Tổng biên tập báo nhưng ông Khánh loanh quanh hứa hẹn. Ông Lê Văn Đang - tạm phụ trách Ban Kế hoạch Tài chính nói do Tổng biên tập chỉ đạo. Chiều 4/2/2013, tôi chất vấn ông Lập và đề nghị nếu cắt lương, tiền thưởng Tết của tôi thì phải gửi cho tôi văn bản Quyết định. Tổng biên tập Đinh Đức Lập nói mai mỉa: “Có giỏi cứ  kiện đi”... Vậy ông Lập cậy quyền, ỷ vào thế lực nào để thách thức?. Vô cớ cắt chế độ của tôi nhưng ông Lập quyết bảo vệ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm đến cùng khi tự ông ban cho mình - Đảng viên vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ (đánh giá Tổng kết Đảng ủy MTTQ VN) cùng những người trong nhóm lợi ích: Ông Đinh Quang Sơn – cháu ruột, bà Lê Thị Kim Dung - Thủ quỹ cùng thụt két trên 3 tỷ trong Dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên; bà Ma Thị Vân – nhân viên Ban Trị sự làm trái nguyên tắc văn thư, đóng dấu cho ông Nguyễn Xuân Huy giả mạo giấy tờ, hưởng 100% tiền thưởng Tết cùng các chế độ khác. Ngoài ra, việc chi tiền Tết còn không công bằng giữa người cũ, mới, người trong hay ngoài nhóm lợi ích... Không minh bạch, khuất tất nên ông Lập chỉ đạo không công khai thưởng Tết tới các Ban, thông báo trên bảng cơ quan...

Tôi rất mong quý vị lãnh đạo, nhất là ông Vũ Trọng Kim – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký - Thủ trưởng cơ quan Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam - Ủy viên Ban Phòng chống tham nhũng Trung ương (vừa công bố hôm qua 4/1) có ngay biện pháp bảo vệ, để tôi không còn bị trù dập thô bạo như từ tháng 7/2012 đến nay.

Trân trọng!.      
                                             
Nơi nhận:                                                                 Hà Nội ngày 5 tháng 2 năm 2013
- Như kính gửi                                                                                   Người viết đơn
- Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương
- Ban Tuyên giáo Trung ương
- Bộ Thông tin Truyền thông
- Bộ Lao động Thương binh và xã hội
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
- Cục Báo chí

Sau đây là đơn mới nhất của hai nhà báo tại báo Đại Đoàn Kết tố cáo ông tổng biên tập Đinh Đức Lập:


Kami - Vì sao tôi không góp ý và ký kiến nghị sửa đổi Hiến pháp?

Hôm vừa rồi có một anh bạn khoe với tôi là anh vừa ký vào bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 do các trí thức, nhân sĩ yêu nước soạn thảo trên trang Bauxite. Và anh hỏi tôi rằng "Ông có tham gia ký không?". Tôi trả lời ngay mà không cần suy nghĩ "Tôi chẳng bao giờ mất thì giờ cho những trò bịp bợm và hữu danh vô thực như thế!".

Cái trò bịp bợm và hữu danh vô thực mà tôi nói đến ở đây là việc góp ý hay ký kiến nghị cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Câu trả lời của tôi chắc không làm anh bạn tôi hài lòng, có thể anh nghĩ tôi vô trách nhiệm với những vấn đề trọng đại của đất nước? Không có thời gian và cơ hội để giải thích cùng anh ngay lúc đó, song trong bụng tôi lúc ấy nghĩ rằng sẽ tìm cách để giải thích để anh bạn và những người khác hiểu vì sao tôi không ký. Trước hết xin đọc câu chuyện "Ở đây Có Bán Cá Tươi" rồi sẽ hiểu vì sao?

Chuyện rằng: "Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng: "Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI". Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo: - Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là "cá tươi"! Nhà hàng nghe nói, xoá ngay chữ "tươi" đi. Hôm sau, có người đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo: - Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là: "Ở đây"! Nhà hàng nghe có lý, xóa hai chữ "Ở đây" đi. Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo: - Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán"! Nhà hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra trên biển chỉ còn có mỗi chữ "cá"! Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không ai còn bắt bẻ gì nữa. Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển nói: - Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đền biển làm gì nữa! Và thế là nhà hàng cất nối cái biển."

Câu chuyện trên có ý nhắc nhở và phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác, nó cũng tương tự như câu chuyện đẽo cày giữa đường. Từ câu chuyện này, giờ đây đã trở thành một thuật ngữ gọi là chiêu bán cá. Cũng tương tự trường hợp vừa rồi một cửa hàng ở Thượng Hải Trung quốc, nhằm khơi dậy lòng yêu nước của dân Trung quốc người ta treo biển đề “Cá đánh bắt từ Điếu Ngư”. Sự việc diễn ra giữa lúc căng thẳng tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp. Khi mà Nhật bản vừa bắt giữ được một tàu cá TQ xâm phạm lãnh hải. Sự việc khiến Thủ tướng Nhật nổi giận khẳng định: “Bằng mọi giá bảo vệ lãnh hải quốc gia…”.

1. Đảng CSVN có thực tâm sửa Hiến pháp hay không?

Về cơ bản là không. Nó không khác mấy câu chuyện "Ở đây Có Bán Cá Tươi". Mà trong bảng phân vai thì mỗi cá nhân chúng ta thủ vai người khách đến mua cá, còn đảng CSVN và chính quyền thủ vai lão bán cá và cái biển "Ở đây Có Bán Cá Tươi" được thay bằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Chỉ khác là lão bán cá ở đây là một kẻ láu cá, láu tôm. Lão muốn PR cho cái tiệm bán cá, nên đã có chủ ý bày ra chuyện làm cái bảng "Ở đây Có Bán Cá Tươi" để cho mọi người góp ý xong thì lão sẽ cất cái biển đi coi như không có chuyện gì xảy ra. Cũng như đảng và chính quyền để cho dân góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, mục đích chính là họ muốn chứng tỏ cho cho người dân và dư luận quốc tế thấy sự rất dân chủ, tự do và cầu thị của chính quyền trong việc này. Mà ít người biết rằng cái kết quả cuối cùng sẽ không khác gì cái biển "Ở đây Có Bán Cá Tươi" được cất đi, có nghĩa là đâu lại vào đấy, Nguyễn Y Vân - vẫn y nguyên. Mà vô tình chỉ có những ai tham gia góp ý sẽ trở thành những kẻ bị mắc lừa.

Nếu việc lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 mà chính quyền thực sự muốn làm thì đã không có chuyện Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định với báo giới rằng "Không có điều gì cấm kỵ khi nhân dân góp ý sửa Hiến pháp", thì  ngày 28/12/2012, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Với nội dung "phải kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta". Như vậy là có ý nghĩa gì?

Việc sửa đổi hiến pháp sẽ được đảng và nhà nước sử dụng thường xuyên, để xoa dịu sự bất bình của nhân dân và tạo cho họ một chút hy vọng nhỏ nhoi. Chứ không bao giờ chúng ta được phép tin rằng đảng và nhà nước có mong muốn để cải thiện cái cơ chế chính trị hiện tại đầy bất cập này. Vì chả có ai muốn đập vỡ nồi cơm và đốt cháy cái bảo tải tiền mà họ đang thỏa sức đánh chén và vơ vét cả.

2. Vậy tại sao đưa vấn đề sửa Hiến pháp ra vào thời điểm này?

Để lừa dân. Sự khủng hoảng lòng tin của dân chúng đối với chính quyền tại thời điểm hiện tại có lẽ là thấp nhất chưa từng có trong lịch sử 83 năm hoạt động của đảng CSVN. Việc đưa ra việc góp ý cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cũng chỉ là viên thuốc nhằm làm giảm nhiệt sự bất bình của nhân dân về những lỗi lầm do lãnh đạo đảng CSVN gây ra trên mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt là mặt kinh tế, đã gây ra biết bao hệ lụy, khiến đời sống của người dân đã khó khăn càng khó khăn hơn cộng với tình trạng quá nhiều doanh nghiệp đã phá sản và đang trên bờ vực của sự phá sản.

Về thực chất, việc góp ý cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cũng sẽ không khác gì chuyện bầu cử Quốc hội ở Việt nam theo công thức đảng cử dân bầu, và đảng chọn các Đại biểu Quốc hội theo ý của họ mà ai ai cũng biết là trò bịp. Cử tri đâu có biết ai được bao nhiêu phiếu, vì bầu xong đâu có thấy họ kiểm phiếu công khai và thông báo kết quả cụ thể ra sao. Vậy thì việc đi bầu, cũng như việc góp ý hay ký kiến nghị cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vô tình chúng ta tiếp tay cho họ nói dối và lừa bịp công luận quốc tế. Rằng Việt nam hết sức cởi mở và tôn trọng ý kiến đóng góp của nhân dân và Hiến pháp đưa ra sử dụng đã có sự tiếp thu góp ý sửa đổi của dân chúng thì đừng có ai bảo thể chế chính trị của Việt nam là độc tài. Dù ai cũng biết điều 4 của Hiến pháp khẳng định sự độc quyền chính trị của đảng CSVN nếu công khai cho trưng cầu dân ý thì không dưới 70% cử tri sẽ không chấp nhận. Nguy hiểm là ở chỗ đó.

3. Phải chăng họ đã có trong tay một bản Hiến pháp đã sửa đổi hoàn chỉnh?

Đã biết chắc việc có hay không góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 thì kết quả sẽ như nhau, vì Hiến pháp sửa đổi hay không sửa đổi, sửa đổi vấn đề gì hoàn toàn do đảng và chính quyền sẽ quyết định. Chắc chắn một điều, họ sẽ chỉ sửa đổi những cái gì có lợi cho họ, và đó là những cái sẽ có hại cho dân. Đành rằng việc sửa đổi Hiến pháp 1992 là cực kỳ quan trọng, nếu đảng và chính quyền làm đúng làm đủ với tinh thần công khai, minh bạch. Chính quyền thực sự lắng nghe ý kiến của người dân một cách thực sự, thì lúc đó nó sẽ là mốc xoay chuyển quan trọng, một sự chuyển đổi mạnh mẽ mang tính đột phá để đưa đất nước tiến lên.

Song trên thực tế có nhiều bằng chứng cho thấy việc sửa đổi Hiến pháp 1992 để nhằm mục đích hợp thức hóa các văn bản dưới luật mà chính quyền đã ban hành nhưng vi phạm Hiến pháp. Đây là cách làm luật ngược đời theo lối đẽo chân cho vừa giày, mà theo nguyên tắc Hiến pháp là luật pháp cao nhất của một quốc gia, các văn bản dưới luật ban hành phải trong khuôn khổ của Hiến pháp cho phép. Ví dụ trong cuộc tọa đàm trực tuyến của Cổng thông tin điện tử Chính phủ về việc tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992, ông Nguyễn Văn Phúc - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Ban Biên Tập dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 đã tuyên bố, "...nếu chúng ta thông qua dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) vào kỳ họp tháng 5-2013 thì phải làm thế nào để quy định của dự thảo sửa đổi Hiến Pháp thông qua sau đó vào tháng 10-2013 không trái với quy định của Luật đất đai (sửa đổi)". Hay như mặc dù dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới nhất đã bỏ khái niệm “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”, nhưng trên thực tế không phải như thế. Đó là lý do vì sao tại Hội nghị do Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức cuối tháng 1.2013, Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan phàn nàn “Kinh tế năm 2013 bàn nát ra rồi. Chính phủ có nghị quyết rồi, Quốc hội cũng thông qua kế hoạch rồi, bây giờ có bàn cũng là bàn chơi thế thôi”

Theo nhận xét của GS. Trần Hữu Dũng thì chắc là "Đảng cũng đã viết xong Hiến Pháp 2013 rồi, giả vờ "hỏi ý kiến" cũng là để chơi thôi!". Hoặc cũng như việc giữa năm 2010, chính quyền cũng đã từng rầm rộ về việc Sửa đổi Hiến pháp, mà bằng chứng là một bài trả lời phỏng vấn của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An có từ ngày 24.6.2010 vừa được đăng lại trên trang Tuần Việt nam.

4. Có cần thiết vội vã sửa Hiến pháp hiện tại?

Câu trả lời là không! Sửa Hiến pháp là việc trọng đại của quốc gia, cần có một thời gian dài để láy ý kiến nhân dân để tổng hợp các nguyện vọng của số đông và thể hiện trong bản Dự thảo Hiến pháp. Việc này không thể tiến hành một cách vội vã để xong ngay lập tức. Vì nếu như vậy Hiến pháp sẽ có nhiều lỗ hổng mà sau đó không lâu sẽ phải sửa đổi lại như ta từng thấy trong quá khứ. Sự khủng hoảng lòng tin của dân chúng đối với đảng và kể cả chuyện mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN hiện nay thực ra cũng là hệ quả tất yếu của một thiết chế chính trị không coi trọng việc kiểm tra và điều chỉnh (check and balances), sự độc quyền chính trị và thiếu vắng sự cạnh tranh trong chính trị. Đặc biệt là sự không thống nhất giữa lý thuyết (Hiến pháp) và hành động (thực hiện Hiến pháp). Nghĩa là hậu quả của tệ nạn luật pháp nói một đằng, nhưng thực hiện làm một nẻo trong một thời gian quá dài. Điều đó đã đến lúc thực tế cho thấy đảng CSVN không có khả năng kiểm soát quyền lực ngay trong nội bộ của đảng mình, từ trung ương tới địa phương cũng vì như vậy. Trên lý thuyết, tuy Hiến pháp 1992 cũng có những sự bất cập, nhưng nó không đến mức bắt buộc và cần thiết phải sửa đổi ngay lập tức như chúng ta nghĩ. Kể cả điều 4 cũng vậy, nếu các nội dung trong bản Hiến pháp năm 1992 được thực hiện đúng và đủ một cách nghiêm ngặt dưới sự kiểm soát của một Hội đồng bảo hiến độc lập, quyền lực thứ 4 là báo chí và sự giám sát chặt chẽ của người dân để bắt buộc đảng CSVN phải hoạt động theo đúng pháp luật.

Điều đó cho thấy lỗi mà chúng ta thấy là xuất hiện từ hành động chứ không phải do lý thuyết (Hiến pháp) chưa đúng. Và ngược lại, nếu như chúng ta có một bản Hiến pháp đã sửa đổi hoàn chỉnh, hợp lòng dân có đầy đủ tiêu chí của một bản Hiến pháp dân chủ, mà không có việc thực thi Hiến pháp một cách nghiêm ngặt dưới sự kiểm soát của một Hội đồng bảo hiến độc lập và các thiết chế kiểm soát khác thì mọi việc rồi sẽ vẫn diễn ra y như cũ. Như chuyện đã từng xảy ra sau khi bản Hiến pháp 1946 ra đời, đảng CSVN đã chủ trương thủ tiêu, đàn áp các đảng phái khác. Hay việc các văn bản dưới luật vi phạm Hiến pháp và vẫn ngang nhiên tồn tại là một minh chứng. Tóm lại, toàn bộ mọi vấn đề bất cập là ở việc thực thi Hiến pháp của chính quyền.

Kết

Một trong những nguyên tắc bất di, bất dịch của cá nhân tôi trong việc tiếp nhận thông tin, nếu là truyền thông nhà nước họ nói gì, viết gì thì cứ hiểu ngược lại sẽ là luôn luôn đúng sự thật. Nhờ cái phương châm này mà cá nhân tôi ít khi phải  bực mình mỗi khi tiếp nhận thông tin. Từ đó suy ra, những ai đã lỡ tham gia đóng góp ý kiến hay đặt bút ký kiến nghị Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, họ sẽ là những kẻ bị mắc lừa và tiếp tay cho màn kịch lừa bịp của chính quyền với dư luận quốc tế về thứ dân chủ giả hiệu. Được biết, trong thâm tâm của những người tham gia góp ý hay ký tên vào bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 họ cũng thừa biết những ý kiến của họ sẽ không bao giờ được tiếp thu và đưa vào Hiến pháp sửa đổi. Nhưng họ vẫn làm vì cái tâm của họ muốn góp sức vì sự tiến bộ đất nước và phát triển của đất nước.

Khi viết đến đây, thì vừa được tin 15 vị nhân sĩ, trí thức đại diện cho 72 vị khởi xướng việc ký Bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 đã mang Bản kiến nghị này để nộp cho Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội. Sáng nay lại nghe tin "Một nhà báo cho biết: báo Người lao động đã phải gỡ bỏ bản tin trao kiến nghị của các nhân sĩ, trí thức về “sửa đổi Hiến pháp 1992″ do có chỉ đạo từ “trên”. Nhưng hiện tin trên báo PLTP vẫn chưa bị gỡ. Một lúc sau thì lại: Tin bổ sung, hồi 10h30′ – Chúng tôi lại vừa phát hiện bản tin này đã được đưa lên trở lại" Không rõ lý do tại sao lại có chuyện lạ đời như thế và tại sao họ lại cố ý cho những việc làm đầy trách nhiệm của các nhân sĩ trí thức lại là những vấn đề nhạy cảm? Đã mất công, mất sức để rồi được chính quyền đền đáp bằng cái trò ú tim của lũ trẻ con như vậy, không biết các vị nhân sĩ, trí thức hay những người lên tiếng góp ý sửa đổi Hiến pháp họ sẽ nghĩ gì? Qua đó cho thấy, chính quyền họ đâu có thiết cho dân góp ý, mục đích của họ là cái khác như chúng ta nghĩ. Họ không muốn nhân dân xen vào công chuyện của họ. Nếu như thế màn kịch sửa đổi Hiến pháp mà chính quyền đang tiến hành chắc chắn chỉ phục vụ mục đích của riêng họ. Vậy khi ta tham gia vở diễn của họ, chúng ta sẽ làm lợi cho ai? Góp sức thay đổi đất nước đâu không thấy, chỉ thấy tiếp tay hợp pháp hóa tính chính danh của chính quyền?

Như Nhà văn Alexandre Solzenitsym: " Khi thấy thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu không can đảm nói nó nói láo, ta phải bỏ đi. Nếu không can đảm bỏ đi, ta sẽ không nói lại ..." chắc chúng ta còn nhớ câu này?

Ngày 05 tháng 2 năm 2013

© Kami - (RFA Blog's)

10 dấu hiệu cho biết chúng ta đang ở trong một nền kinh tế giả mạo

(Mượn góc nhìn về thực trạng nền Kinh tế Mỹ để cùng suy ngẫm về kinh tế Việt Nam)
Đã tới lúc phải thừa nhận rằng chúng ta đang sống trong một nền kinh tế giả tạo. Truyền thông được sử dụng để làm cho chúng ta tưởng rằng mình đang có một nền kinh tế khỏe mạnh.
economy-2Cùng lúc với việc các nhà chính trị gia vỗ về nhân dân bằng những dự đoán chắc như đinh đóng cột về sự khởi sắc của nền kinh tế, chúng ta phải liên tiếp đón nhận những tin không vui từ các thống kê tài chính và về sự kém cỏi của các tập đoàn trọng điểm quốc gia đang đứng trên bờ vực phá sản vì nợ nần chồng chất. Đáng buồn tức hơn nữa là chính phủ lại muốn dùng những đồng tiền thuế từ mồ hôi và nước mắt của người dân để cứu chính những tập đoàn mà đã đưa nền kinh tế đến với sự khủng hoảng
Hàng ngày, chúng ta nghe thấy người người vẫn đang vất vả với hi vọng mong manh tìm kiếm việc làm, dù cho phải làm những công việc trái với ngành được đào tạo. Các chính trị gia vẫn với giọng điệu chắc nịch hứa hẹn sẽ có việc, nhưng chính trị gia thì không thể nào tạo ra được việc làm. Nhìn thấy cả dòng người xếp hàng hay dựng trại ở bên ngoài những siêu thị lớn vào các ngày có chương trình khuyến mãi như thứ Sáu ngày mười 13, hay trong các khung giờ vàng làm cho chúng ta tưởng rằng mình vẫn đang sống trong một nền kinh tế cường thịnh. Nhưng đau buồn thay hóa ra tất cả sản phẩm không được mua bằng tiền thật mà bởi thẻ tín dụng – mua nợ.

economy-2
Hình minh họa
Các tin tức trên mạng, trên truyền hình, trên báo hay trên đài đều có chung một mục đích đó là làm mờ đi đôi mắt của chúng ta. Một người như Kim Kardashian – bắt đầu nổi tiếng vào năm 2007 khi kiện Vivid Entertainment vì đã phát hành video cô làm tình với rapper Ray J bốn năm trước đó, đã chiếm được sự ưu ái của trang báo điện từ Huffington Post khi cô được lên trang nhất của tờ báo này chỉ vì con mèo cưng của cô bị chết. Có lẽ chẳng cần phải bàn luận thêm
Trong khi đó, những bản tin tài chính luôn làm cho chúng ta cảm thấy nền kinh tế thật phức tạp và không một ai được phép nói sự thật về tình hình kinh tế đất nước hiện nay trong các bản tin đó
Liệu bạn có đang bực bội hay phân vân một chút nào đó về nền kinh tế của chúng ta
Vậy thì hi vọng những dấu hiệu về một nền kinh tế giả tạo sau đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ được những phân vân mà bạn đang có.
Việc giả: Không chỉ những con số thống kê tỉ lệ thất nghiệp là giả, mà các công việc hiện hành cũng là giả nốt. Trong số hàng ngàn công việc chúng ta đang làm, liệu bao nhiêu thực sự mang lại giá trị cho cuộc sống của loài người trên trái đất? Một con số nghiên cứu cho thấy 80% loại việc hiện hành có thể biến mất vào ngày mai mà không ảnh hưởng chút nào tới sự tồn tại hay hạnh phúc của con chúng ta. Do phương thức quản lý yếu kém, nhiều khi hàng hóa từ nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng phải trải qua một hệ thống phấn phối trung gian cồng kềnh và nặng nề, làm cho giá cả bị đội lên rất nhiều so với giá xuất xưởng của chúng. Nhiều công việc trong hệ thống đó chẳng hề mang lại chút lợi ích gì cho xã hội loài người. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về điểm này ở ý tiếp theo.
Vấn đề – chứ không phải giải pháp, tạo ra việc làm: Chúng ta không thể giải quyết những vấn đề thực sự bởi vì điều đó sẽ lại làm giảm công ăn việc làm trong xã hội. Không thể chấm dứt chiến tranh và mang những người lính đang trên chiến trường trở về nhà khi mà tỉ lệ thất nghiệp đã tương đối cao. Chúng ta cũng không thể chấm dứt cuộc chiến tranh chống buôn lậu ma túy và các hàng thuốc cấm vì điều đó sẽ làm cho hàng ngàn nhân viên DEA [Drug Enforcement Administration], giám ngục nhà tù của hệ thống luật pháp, nhân viên cảnh sát đi tuần, và toàn bộ những ai đang làm việc để giúp đỡ họ. Chúng ta cũng không thể đơn giản hóa hệ thống thuế má vì sẽ làm cho những nhân viên trông coi sổ sách, giáo viên dạy kế toán, luật sư ngành thuế và nhiều người có nghề liên quan bị thất nghiệp. Chúng ta cũng không thể đơn giản hóa bộ máy quản lý nhà nước hay hệ thống y tế quốc gia vì những nhân viên văn phòng đang phục vụ cho các hệ thống này hiện tại không có những kỹ năng đáng kể nào khác mà có thể mang lại lợi ích cho xã hội. Chúng ta không thể dừng lại việc giám sát người dân vì điều đó có thể làm cho hàng triệu người khác nữa thất nghiệp. Sau cùng, điều gì sẽ xảy ra đối với các trường đại học khi mà sinh viên nhân ra rằng những tấm bằng tốt nghiệp của họ không xứng đáng với cái giá mà họ đã bỏ ra, hoặc là khi mà chính các sinh viên nhận ra rằng họ có thể học được kiến thức tương tự như học ở đại học mà không mất một đồng nào từ Internet. Nói một cách khác, chúng ta đang sống trong một xã hội tự tạo ra vấn đề để mà sinh ra những việc làm – những công việc chẳng mang lại lợi ích thực sự gì cho xã hội.
Đồng tiền không có giá trị: Đồng tiền chính là thứ ảo tưởng nhất mọi thời đại. Tiền mà chúng ta đang dùng là được vay từ các tập đoàn độc quyền tư nhân với lãi suất một cách ngẫu nhiên do họ tự đặt ra. Chúng ta vay họ để dùng và chúng ta mang nợ. Đã có nợ thì phải trả trừ khi luật pháp có sự thay đổi nào đó. Những đồng tiền này có giá trị chính bởi vì luật pháp quy định như thế, và giá trị của đồng tiên thì lên xuống theo lượng sản phẩm được cung ứng bởi những tập đoàn độc quyền trên. Giá trị thực sự của tiền chỉ là con số không vì nó chỉ là một tờ giấy với những hoa văn mỹ miều được in lên. Những thứ mang lại giá trị thực sự cho con người đó là sức lao động, công cụ, tài nguyên, thực phẩm, nước và năng lượng chứ không phải tiền.
Cục Dữ trữ Liên bang nay đã mua tới 90% nợ quốc gia: Cục Dự trữ Liên bang đã cho chính phủ vay tiền thông qua việc mua trái phiếu nhà nước. Chính phủ Mỹ đã phát hành trái phiếu trên thị trường tự do thông qua hình thức đấu giá. Những ai tin tưởng và khả năng phát triển kinh tế của chính phủ thì sẽ bỏ tiền ra mua những trái phiếu trên và hưởng lãi theo kỳ hạn. Rõ ràng hiện nay chẳng còn mấy người muốn đầu tư cho bộ máy của Obama khi nhìn vào kết quả đấu giá là 90% số trái phiếu được phát ra được mua lại bởi chính Cục Dữ trữ Liên bang. Cách thức làm này của chính phủ Mỹ chẳng khác gì cách làm của chùm lừa gạt đầu tư Madoff. Bằng cách này, lãi suất có thể bị giữ ở mức thấp và rồi được đẩy lên để thu hút các nhà đầu tư bên ngoài. Theo như thuật ngữ phổ thông thì toàn bộ hệ thống tài chính của chúng ta chỉ như một con hổ giấy, một con cá gỗ hay bất cứ từ nào khác bạn muốn dùng để ám chỉ một thứ giả tạo.
Làm thế nào để xác định được giá trị của một đồ vật? Quá trình xác định giá trị của một mặt hàng nào đó trên thị trường đã trở nên rất phức tạp và việc định giá chính xác cho một vật phẩm nào đó đã trở nên gần như không thể. Giữa vòng vây của: sản phẩm được chính phủ trợ giá như thực phẩm, xăng dầu, giáo dục, nhà đất, bảo hiểm và thậm chí cả xe hơi; thuế, quy định và pháp luật; lợi dụng đồng tiền và tỉ lệ lãi suất; việc Wall Street đánh bạc với đồng tiền của các nhà đầu tư; thì liệu chúng ta còn có thể biết được giá trị thật của các vật phẩm nữa hay không? Ví dụ, tại sau một lạng marijuana (cần sa – một loại cỏ có thể mọc ở bất cứ đâu) lại có thể có giá lên tới 1.700 USD? Liệu đó có phải là giá trị thực sự của nó dựa trên công sức lao động bỏ ra và dựa trên quy luật cung cầu? Tất nhiên là không phải, giá trị của nó đã bị lạm phát lên bởi vì pháp luật và các quy định hiện hành.
Thất bại thì được tưởng thưởng: Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế giả tạo mà ở đó sự thất bại lại được khen thưởng còn thành công thì bị xử phạt. Công dân ở trên toàn đất nước đều được khích lệ tiết kiệm và chăm chỉ làm việc để rồi bỏ tiền ra cứu vớt những chính phủ hủ bại, các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và thậm chí là những công ty sản xuất ô tô kém cỏi. Và khi chúng ta chịu khó làm việc hơn và đạt được những thành công nhất định thì chính phủ đánh thuế nặng nề để trả tiền cho bộ máy chính quyền vô dụng. Tuy nhiên cách thu thuế vô biên này còn xa mới có thể giải quyết được vấn đề tận gốc. Thực tế là những phương án của các ngân hàng đưa ra mới chính là vấn đề, nó chỉ giúp làm giàu cho những nhà đầu tư của các ngân hàng bằng công sức của giai cấp trung lưu. Các tập đoàn ngân hàng toàn cầu đang chơi đùa ở các sòng bạc hoàng gia với những đồng thuế của người dân, cả những đồng tiền của rất nhiều thế hệ tương lai nữa. Và một sự thật đáng buồn là những sòng bạc này được tạo ra để họ luôn thất bại và rồi do đó họ có thể tiếp tục lấy tài sản của người dân. Mỗi ván chơi là được ăn cả ngã về không, nhưng mà tiền của họ thì là giả còn tài sản của chúng ta thì là thật.
Các tập đoàn có cùng quyền lợi như người dân nhưng hình phạt thì khác: Khi Tòa án tối cao ban hành luật cho phép các tập đoàn có quyền lợi được tự do ngôn luận như con người, đó chính là một trong những cái đinh cuối cùng đóng vào quan tài của nền cộng hòa. Các tập đoàn giờ đây có thể tài trợ cho các cuộc bầu cử và mua chuộc những pháp chế cần thiết để họ có thể hoạt động mà không bị xử phạt. Tập đoàn có thể được cấu thành từ con người, nhưng nó không có cùng chuẩn nhân đạo như con người. Vấn đề này đã được lên án quyết liệt trong bài báo “Nếu BP là một con người thì thế nào?”. Theo như những gì được viết, nếu xét theo chuẩn mực đạo đức hiện nay và những định nghĩa hiện hành về tội ác thì BP đáng lẽ ra phải bị xử như một tên giết người biến thái và…bất tử. Và khi mà những tập đoàn này đều có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ, chúng ta có cần nên xem lại bộ máy lãnh đạo của chính mình? Bằng việc thay đổi định nghĩa, họ đang cố gắng đổi trắng thay đen. Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra và sự thật thì luôn tìm cách lộ diện.
Người dân đang mua những thứ họ không cần bằng những đồng tiền họ không có: Sự chi tiêu thái quá của chính phủ đã có một phiên bản sao chép y hệt trong hành vi của người tiêu dùng Mỹ. Mặc cho lạm phát, mặc cho tỉ lệ thất nghiệp đang tăng và mặc cho sự sụp đổ của thị trường nhà đất, người dân Mỹ vẫn đang tiêu tiền mà họ không hề có từ những chiếc thẻ tín dụng điện tử. The Associated Press vừa đưa ra báo cáo cho biết trong tháng 10 năm 2012, người dân đã quét thẻ thường xuyên hơn và vay tiền nhiều hơn cho việc đi học và mua xe hơi. Sự lạm dụng này đã làm cho nợ của người tiêu dùng Mỹ trở nên cao nhất mọi thời đại. Cục Dự trữ Liên bang cho biết từ tháng 9 tới tháng 10, người dân Mỹ đã vay thêm tới 14.2 tỷ USD và hiện nay đã chạm mức 2.75 nghìn tỷ USD.
Việc vay tiền mua xe hơi hay đi học thực sự đáng lo ngại vì đây là những khoản đầu tư chỉ có lỗ.
Các nhà kinh doanh bị gán tội: Để có một cuộc sống đơn giản bằng chính đôi chân của bạn giờ đã trở nên gần như không thể. Nước Mỹ giờ đây là đất nước của nạn quan liêu, luôn muốn bóp ngạt những mô hình kinh doanh nhỏ và xử phạt sự tự cung tự cấp. Có lẽ không có ví dụ nào tốt hơn vì dụ về sự tấn công một mô hình trang trại tự cung ứng. Bằng cách viện lý lẽ từ Agenda 21, chính phủ đã đóng cửa những trang trại hộ gia đình bấy lâu nay hoạt động tốt đẹp và treo biển “khu vực được bảo vệ” lên đó. Trong trường hợp gần đây nhất, một trang trại nuôi trai lấy ngọc đã bị đóng cửa dựa trên những nghiên cứu khoa học và kết luận sai lầm. Điều này làm cho một mô hình kinh doanh đã 80 năm với 50.000 nghin khách du lịch mỗi năm và 30 công nhân làm việc full-time ở đây bị lâm vào cảnh bơ vơ. Trong nhiều trường hợp tương tự, một điều đau buồn đó là những khu trang trại do chính phủ cướp của người dân đã bị rơi vào tay những kẻ chẳng hề quan tâm gì tới nền kinh tế địa phương ở đó. Một trong những tính chất cố hữu của nền kinh tế giả tạo đó là tạo ra sự phụ thuộc trong khi đáng lẽ ra thì không nên có một chút nào.
Công nghiệp hóa nô lệ: Bạn nghĩ rằng nô lệ đã biến mất từ thế kỷ 19? Hãy nghĩ lại. Những tài phiệt đã thành công trong việc nô dịch hóa bằng nợ từ quốc gia này tới quốc gia khác, trong mọi lĩnh vực ngành nghề, các chính phủ bang cũng như địa phương và gần như tất cả mọi người dân trên thế giới. Họ đã mua chúng ta và biến chúng ta thành người hầu bởi những đồng tiền mà họ không hề có – họ chỉ đơn thuần hô “biến” và thế là tự nhiên họ có tiền để nô dịch chúng ta. Thậm chỉ một người không hề có liên quan hay dính lứu gì tới ngân hàng, không có thẻ tín dụng, thì họ cũng vẫn phải trả tiền cho Cục Dự trữ Liên bang thông qua lạm phát và thuế thu nhập. Tác giả của cuốn “Confessions of an Enonomic Hit Man”, John Perkins nhắc đi nhắc lại: Đã tới lúc những ngân hàng bóc lột tầng lớp trung lưu bằng cách tăng thuế, giảm dịch vụ công ích, và lấy đồng lương của bạn. Một ví dụ nữa rõ ràng hơn đó là việc bóc lột sức lao động của tù nhân. Luật pháp và quy định hiện hành được tạo ra là để lợi dụng sức lao động của tù nhân mà làm giàu cho những tập đoàn sở hữu các nhà tù đó, trong khi đó thì những cộng đồng địa phương thì trở nên ngèo hơn và nhiều nguy hiểm hơn.
George Carlin đã nói “Chúng ta gọi ‘Giấc mơ Mỹ’ là vì chỉ có mơ thì mới tin vào điều đó”. Có lẽ nếu như chúng ta chỉ sống trong một đất nước duy nhất thì sự tồi tệ đã dừng lại ở đó, nhưng chúng ta đang trải nghiệm một giấc mơ chung của toàn cầu về một chính phủ mà có thể xử lý mọi việc chỉ trong tích tắc. Tuy nhiên, trong thế giới thực chúng ta đang sống, sự sụp đổ đã thực sự bắt đầu. Từ nay tới lúc chúng ta quyết tâm không làm nô lệ nữa và xem xét 10 dấu hiệu đã nói ở trên, thì chúng ta sẽ mãi đắm chìm trong sự ảo tưởng mà thôi. May thay, đã có những dấu hiệu khả quan từ những cuộc biểu tình trên toàn cầu, những phong trào thay thế tiền tệ, và rất nhiều giải pháp sáng tạo tại những đất nước bị ảnh hưởng lớn nhất như Iceland, Greece, và Spain. Ở các nước này, người dân đã dần dần tỉnh giấc và soi vào gương để nhận ra rằng nền kinh tế mơ ước mà họ đã biết đã tạo ra nhằm làm cho họ lạc lối khi đi tìm giải pháp.
Lê Duy chuyển ngữ - The Idealist
© Bản tiếng Việt TC Phía trước

Đào Tuấn - Vị GS đã ăn thịt gì trước khi “ném đá” nền văn hóa Việt?

 
Người Việt không hề quá khích, không hề thích gây hấn nhưng rất sẵn lòng cho vị GS lừng danh về nói bậy của ĐH Stanford “đi gặp nha sĩ”.
“Bạn không cần dành quá nhiều thời gian ở Việt Nam trước khi bạn nhận ra một số thứ bất thường. Không một con chim nào hót, không một con sóc nào trèo trên cây hay con chuột nào chạy nhốn nháo giữa đống rác. Không một con chó nào đi dạo. …Thực ra bạn hầu như sẽ không thấy động vật hoang dại hay các vật nuôi đâu. Chúng đi đâu hết? Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi biết: bọn chúng bị thịt hết rồi”.
 
Đây là đoạn mở đầu của một bài báo đăng trên Chicago Tribune hôm 3.2. Tác giả của nó, thật ngạc nhiên, là một giáo sư ĐH Stanford, một nhà báo lừng danh thuộc diện “cây đa cây đề” từng giành giải Pulitzer. Và cũng cần phải nói thêm một thông tin bối cảnh khác là bài báo được viết sau “chuyến đi 10 ngày tới Việt Nam” của vị GS nọ.
Cái khẩu phàm của người Việt quả thực “danh bất hư truyền”. Bộ sưu tập “hải-lục-không quân”. Chim, chuột, rắn rết, sâu bọ, dơi cóc. Người Việt ăn tất những gì ngọ ngoạy, trừ lá ngón.
Của ăn đã là một thứ tàn sát. Cách ăn còn kinh khủng hơn khi không ít những người Việt nuông chiều cái khẩu phàm bằng cách “ăn gỏi” trên sự đau đớn của những loài sinh vật. Cách ăn đó gọi là gì nếu không phải là man rợ?!
Hồi giữa năm ngoái, Gordon Ramsay, vua bếp Anh Quốc, người từng được Nữ Hoàng Anh phong tước hiệp sĩ và là người Scotland đầu tiên nhận 3 ngôi sao Michelin - từng đến Việt Nam trong show truyền hình mang tên Gordon’s Great Sscape, nói về những trải nghiệm tuyệt vời của ông trên hành trình khám phá ẩm thực của các nước trên thế giới. Khi được mời thưởng thức món khai vị “rượu tim rắn”, Gordon Ramsay tận mắt những đầu bếp người Việt lấy tim con rắn như thế nào và ông thể hiện rõ vẻ hoảng sợ. “Ông có ổn không?”- một người bạn nhìn thấy sự bất bình thường đã hỏi ông. “Tôi ổn. Giờ thì không thể rút lui được nữa rồi”- Ramsay nói. Gương mặt của Ramsay sau đó gần như biến sắc hoàn toàn trước ly rượu chứa trái tim rắn còn chưa ngừng đập. Và sau đó, với vẻ mặt như đang uống thuốc độc, vị “Vua bếp” nổi tiếng thế giới… nhắm mắt.
Có một hình ảnh đáng nhớ, kiểu “chỉ có ở Việt Nam” là chiếc xe máy bị đốt cháy đen treo trên cột điện ở một vùng quê nào đó với lời cảnh cáo: “Xe máy của những kẻ trộm chó”. Cho thêm vào sự tàn tạo, và mông muội, là không thiếu những cái xác kẻ trộm bị đập chết, bị thui đen. Người ta có thể ăn tất, và đập chết đồng loại nhiều khi chỉ để bảo vệ thứ chỉ dành để ăn.
Câu chuyện của một người nước ngoài, một Giáo sư đại học, một tác giả giành giải Pulizer, vì thế, dù phiến diện, cũng là một cái nhìn cần thiết, để ít nhất, những người Việt chúng ta giật mình mỗi độ chọn…kem đánh răng.
Chỉ có điều, nói gì thì nói, người ta không thể dùng “cái ăn” để “tấn công trực diện vào nền văn hóa” của một dân tộc. Bởi thước đo văn hóa là chẳng có thước đo nào cả.
Câu chuyện “tấn công trực diện vào nền văn hóa” đến từ đoạn sau của bài báo. Vị “GS Pulizer” viết: “Việt Nam thường được biết đến như là một quốc gia thích gây hấn. Đã có 17 cuộc chiến tranh xảy ra với Trung Quốc từ sau khi giành độc lập hơn 1.000 năm về trước, và quốc gia này cũng xâm lược Cambodia rất nhiều lần, lần gần đây nhất là năm 1979. …Tôi cho rằng bởi vì người Việt Nam thường xuyên ăn thịt, bổ sung một nguồn đáng kể protein vào bữa ăn hàng ngày, điều đó giải thích tại sao quốc gia này hung hăng, thích gây hấn đến vậy và đó là sự đối lập rõ nhất so với các nước láng giềng của quốc gia này”.
Logic của bài viết, một cuộc tấn công với tinh thần miệt thị nhằm mục đích miệt thị, “tàn sát” nền văn hóa, là rất rõ ràng: Người Việt phàm ăn, đặc biệt các loại động vật chứa “đáng kể protein”, và việc phàm ăn, do đó sinh ra tính cách hung hăng, thích gây hấn.
Không hiểu vị GS đã ăn thịt gì trước khi đặt bút viết bài báo. Heo chăng?
Đào Tuấn
(Blog )

Bộ Tài chính sẽ 'giải cứu Vinashin'


Bộ Tài chính Việt Nam sắp giúp Vinashin phát hành trái phiếu để tái cơ cấu nợ, hơn hai năm sau khi tập đoàn đóng tàu Nhà nước Vinashin mất khả năng trả nợ, theo tin thông tấn ngày 5/2.

Bộ Tài chính đã quyết định bảo lãnh cho đợt trái phiếu sắp phát hành của tập đoàn này, hãng Reuters dẫn lời một nguồn tin gần với vụ việc.

Cùng ngày, chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin, ông Nguyễn Ngọc Sự cũng thừa nhận với báo trong nước rằng doanh nghiệp này đang lên kế hoạch tái cơ cấu khoản nợ 600 triệu USD do phát hành trái phiếu năm 2007 thông qua phát hành trái phiếu mới.

Kế hoạch này được Vinashin trình đến chủ nợ với hy vọng sẽ giúp chấm dứt vụ tai tiếng kéo dài từ năm 2010, khi Vinashin mất khả năng trả khoản nợ 60 triệu USD đầu tiên.

Chính phủ 'bỏ mặc'

Trước đó, các ngân hàng đã cho Vinashin vay dưới sự bảo lãnh của Nhà nước.
Tuy nhiên sau đó những ngân hàng này đã phải lãnh chịu hậu quả sau khi chính phủ bỏ mặc tập đoàn này chìm trong khoản nợ 4 tỷ USD.

Kể từ lúc đó, tập đoàn đóng tàu do Nhà nước sở hữu này vẫn chưa tìm được một phương án tái cơ cấu hiệu quả.

Phương án mới này sẽ được gửi đến cho hơn 20 chủ nợ, theo đó, Vinashin đề xuất hoán đổi khoản vay 600 triệu USD cộng tiền lãi chưa trả trị giá 20 triệu USD bằng 620 triệu USD trái phiếu với lợi tức danh nghĩa ở mức 0%.
Ngân hàng thương mại Habubank phải chịu sáp nhập vào SHB một phần vì nợ xấu do cho Vinashin vay

Thời hạn trả lời cuối cùng cho đề xuất này là ngày 15/2.

Reuters cho biết lượng trái phiếu này sẽ được Bộ Tài chính bảo lãnh với thời hạn 12 năm và hưởng lãi 1% mỗi năm. Số tiền lãi này sẽ được thanh toán một lần sau khi lô trái phiếu đáo hạn.

Kế hoạch này sẽ chỉ được thông qua nếu có sự đồng ý của 2/3 số chủ nợ, sở hữu ít nhất 2/3 số nợ.

Khoản nợ 600 triệu USD thời hạn 6 năm được ký năm 2007, với sự tham gia của hơn 20 ngân hàng, phần lớn là ngân hàng thương mại.

Đây là khoản gia tăng so với mức 200 triệu USD ban đầu, và cũng là khoản cho vay phối hợp lớn nhất của Việt Nam.

Credit Suisse lúc đó đóng vai trò tư vấn cho cả hai bên. Kế hoạch tái cơ cấu lần này của Vinashin cũng đã được gửi thông qua Credit Suisse
(BBC)

Vinalines sẽ thoái vốn, giải thể, phá sản hơn 40 công ty

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải...
Vinalines cho biết, tổng doanh thu toàn Tổng công ty năm 2013 dự kiến đạt 20.000 tỷ đồng, bằng 94% thực hiện năm 2012.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải với tư cách là doanh nghiệp nhà nước nòng cốt trong 3 lĩnh vực này.
Đó là mục tiêu chính của đề án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Vinalines sẽ thoái vốn, giải thể, phá sản hơn 40 công ty
Vinalines sẽ thoái vốn, giải thể, phá sản hơn 40 công ty
Theo nội dung đề án, ngành nghề kinh doanh chính của Vinalines là kinh doanh vận tải đường biển, đường thủy, đường bộ, đa phương thức; khai thác cảng biển, cảng sông; kinh doanh kho, bãi, dịch vụ logistics; đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải; cung ứng tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển, tàu sông, đưa đón thuyền viên và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động đường thủy.
Với 3 lĩnh vực chính, đề án đặt ra yêu cầu Vinlines phải tổ chức lại sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu đầu tư, trong đó đối với lĩnh vực cảng biển phải tập trung khai thác các cảng hiện có, trong đó ưu tiên đầu tư đồng bộ để khai thác có hiệu quả cụm cảng phía Bắc tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh và cụm cảng phía Nam khu vực Cái Mép – Thị Vải và khu vực Tp.HCM; rà soát cắt giảm chi phí, đảm bảo khai thác cảng biển có hiệu quả.
Vinalines không tiếp tục triển khai thực hiện dự án Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong để kêu gọi các nhà đầu tư khác trong và ngoài nước đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
Đối với lĩnh vực vận tải biển, Vinalines phải cơ cấu lại đội tàu phù hợp với nhu cầu của thị trường; có phương án bán những tàu cũ khai thác không hiệu quả để giảm lỗ; chú trọng khai thác thị trường vận tải biển trong nước; nâng thị phần vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng đường biển của nước ta lên 25% - 30%.
Cùng với đó phải rà soát lại các chương trình đóng mới tàu biển phù hợp với khả năng tài chính của Tổng công ty và nhu cầu thị trường. Trước mắt, dừng triển khai đóng mới 6 tàu, giãn tiến độ thực hiện 11 tàu và tập trung đóng mới dứt điểm 7 tàu để đưa vào khai thác trong các chương trình đóng mới tàu biển đã ký với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Vinalines phải chuyển đổi các công ty công nghiệp tàu thủy thành các đơn vị kinh doanh dịch vụ hàng hải và tiến hành cổ phần hóa khi đủ điều kiện.
Liên quan đến vấn đề sắp xếp doanh nghiệp, đề án nêu rõ, Vinalines có 2 doanh nghiệp do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ; 9 doanh nghiệp cổ phần do Vinalines nắm giữ 75% vốn điều lệ; 7 doanh nghiệp cổ phần do Tổng công ty nắm giữ trên 50 - 65% vốn điều lệ; 14 doanh nghiệp do Công ty mẹ nắm giữ từ trên 50% - 65% vốn điều lệ; 4 doanh nghiệp do Công ty mẹ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Đáng chú ý, đề án đặt ra nhiệm vụ cho Vinalines phải thoái vốn góp của Tổng công ty đã đầu tư tại 37 doanh nghiệp trong giai đoạn 2012 - 2015; sáp nhập Công ty Thương mại xăng dầu đường biển và Công ty Kinh doanh xăng dầu Vianlines phía Bắc, thực hiện cổ phần hóa Tổng công ty không nắm giữ cổ phần.
Ngoài ra, Tổng công ty sẽ thực hiện giải thể 2 doanh nghiệp, gồm: Chi nhánh Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tại thành phố Cần Thơ; Liên doanh Trung tâm Nhân lực hàng hải Đông Nam Á (Vina-STC); thực hiện phá sản 2 doanh nghiệp: Công ty TNHH Một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines); Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí Việt Nam (Falcon).
Mới đây, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2013, Vinalines đã cho biết, tổng doanh thu toàn Tổng công ty năm 2013 dự kiến đạt 20.000 tỷ đồng, bằng 94% thực hiện năm 2012.
Đối với lợi nhuận, mặc dù Vinalines không công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2013. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Cảnh Việt, Tổng giám đốc Vinalines, trong năm 2012 doanh nghiệp này lỗ 2.439 tỷ đồng, riêng năm 2013 dự kiến tiếp tục lỗ khoảng 2.100 tỷ đồng.
(VnEconomy).

Dân chủ kiểu Ả Cập, Tunisia, Lybia... mà có hạnh phúc, cơm no áo ấm đâu?

 
Nhiều người quá chán chế độ Cộng Sản, họ cho rằng chỉ cần lật đổ rồi bầu cử chính quyền mới với hình thức dân chủ là đủ. Nhưng cái đầy đủ bây giờ có thể là cái thiếu thốn trong tương lai. Có nhiều quốc gia trên thế giới đã lật đổ chế độ độc tài như Liên Xô, Irak, Iran... rồi mới đây Ả Cập, Tunisia, Lybia... mà có hạnh phúc, cơm no áo ấm đâu?
Khi một trật tự chính trị cũ đổ ngã, vừa vượt qua nạn không được lựa chọn chính trị thì dân chúng lại gặp khó khăn mới. Chọn gì, chọn ai trong những chính trị gia, đảng phái nở rộ như nấm mọc sau mưa? Phân biệt đâu ra những đảng phái phù hợp với mình trong khi ai ai cũng vỗ ngực lo dân và vì dân?
Xin mổ xẻ một đề tài nóng: Nước Ai Cập.
Sau khi lật đổ được chính quyền Mubarak, những người biểu tình hí hửng cho vậy là xong, bằng cách bầu cử dân chủ sẽ được một quốc gia dân chủ. Kết quả là đảng Huynh Đệ Hồi Giáo thắng cử. Tổng Thống Mohamed Morsi, dù đã được số đông dân chúng bầu cử một cách dân chủ, đang lăm le ra những đạo luật để thành một chế độ độc tài mới. Vậy là biểu tình, nội loạn tiếp.
Xa hơn trong quá khứ, chế độ Cộng Sản Liên Xô sập đổ. Gobachev xuống, Eltsine lên, rồi được Putin thay đổi thành chế độ độc tài khác. Dân chúng lầm than thì lầm than. Quốc gia nghèo nàn thì nghèo nàn. Chỉ có thiểu số giàu sụ lên nhờ tài nguyên, vây cánh chính trị và những kẻ hở của luật pháp, (Olygarchy).
Lịch sử luôn luôn lập lại những lỗi lầm của con người. Cách đây mấy trăm năm, dân chúng Pháp nổi lên cướp ngục tù Bastille, rồi cuối cùng phong trào Cách Mạng Pháp rơi vào tay Hoàng đế Nã Phá Luân. Châu Âu bị chiến tranh liên miên, nước Pháp thua trận, kiệt quệ kinh tế cả nhân lực.
Vậy lỗi tại ai? Xin thưa là tại dân chúng Ai Cập, Liên Xô và Pháp.
Lỗi tại vì dân chúng đã giao quyền hạn điều hành xứ sở của mình cho một số ít người khác. Lỗi của thái độ cho rằng lật đổ xong rồi bầu cử một cách dân chủ là đủ.
Sau nhiều thế hệ được giáo dục để tin tưởng tuyệt đối và thi hành cho chế độ độc tài. Người dân được tự do chính trị nhưng họ chưa biết dùng sự tự do cho đúng cách. Bằng hình thức bầu cử, họ đem sự quyết định của mình dâng cho một số ít người khác quyết định cuộc đời họ. Một “số ít người khác” này sẽ lập ra đảng phái, vây cánh, cho mình những quyền hành mới. Danh từ dân chủ bị lợi dụng. Chế độ độc tài đổi tên, đổi chủ nhưng không đổi bản chất. Nhiều người bạo miệng nói rằng: Có bầu cử thì hết dân chủ!!
Trong một số ít quốc gia thoát khỏi ách Cộng Sản và thành dân chủ liền nhưng tôi cho Việt Nam sẽ không thuộc diện này. Phần đông các nước khác đều bị dân chủ hụt thì sao Việt Nam lại khác được?
Khi đọc đến đây thì người chống cộng sản nghi tôi là công an mạng, CAM. Còn những công an mạng, lý thuyết gia ăn lương cộng sản lại mừng hết lớn. Họ có chứng cớ để bài bác phong trào dân chủ. Viễn cảnh tình trạng đất nước tệ hại hơn sau một cuộc tranh đấu để dành dân chủ là một trong những chiêu bài của các chế độ độc tài.
Xin hỏi tiếp:
Vậy dân chúng có muốn trở lại chế độ độc tài của Mubarak?
Có người dân Đông Đức nào muốn dựng lại bức tường Bá Linh?
Có quốc gia nào trong khối Đông Âu muốn trở lại chế độ cộng sản?
Câu trả lời là: Dứt khoát không!
Chẳng qua là khi dân chúng không được chuẩn bị, giáo dục để sống tự do thì nền dân chủ phải qua những giai đoạn chuyển tiếp. Ai Cập biểu tình rồi sao? Rồi sẽ biến chuyển để hình thành một chính quyền dân chủ hơn. Nếu không thì sẽ biểu tình, bạo động tiếp. Khi chính phủ cai trị không cho dân chúng quyền quyết định bằng những cách thức ôn hòa hơn thì biểu tình là một cách “bầu cử”, “tự điều hành”!
Tôi viết bài này không phải để bài bác dân chủ vì đây là một hiện tượng của lịch sử không thể tránh khỏi (inevitable). Nếu ta nhìn trên bản đồ thế giới, vào năm 1946 thì chỉ có 20 quốc gia được mang danh là dân chủ trong 72 quốc gia. Đến năm 2005 thì đã có 88 quốc gia dân chủ trong số 195 quốc gia hơn 1 triệu dân. Bây giờ con số này đã tăng lên thêm vì nhiều nước đang dân chủ như Tunisia, Lybia. Nhiều nước khác đang rục rịch dân chủ bằng cách ôn hòa như Miến Điện hay bằng bạo động như Syria.
Những người Việt có may mắn được sống ở những xứ tự do biết rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm công dân của họ. Biết vì luật lệ rõ ràng, minh bạch và công bằng hơn. Những luật lệ đó không phải phải ngủ qua đêm sáng dậy là có liền.
Trong nền chính trị dân chủ, mỗi công dân có những quyền lợi dính liền với những trách nhiệm. Trách nhiệm đó đòi hỏi nhiều hơn là thái độ đi “bầu cử một cách dân chủ là đủ”.
Có kiểu dân chủ nào khác ngoài kiểu dân chủ gián tiếp, “bầu cử là đủ”, trao thân gởi phận này không?
Dạ thưa có: Dân chủ trực tiếp.

Dân chủ trực tiếp. (Pure Democracy)
Tổng Thống Abraham Lincohn có nói: Chế độ dân chủ là một chính phủ của dân, vì dân và cho dân. (Thành ngữ này Cộng Sản Việt Nam vi phạm bản quyền. Của xứ Tự Do chứ không phải của Cộng Sản). Thì loại dân chủ trực tiếp gần sát với ý nghĩa của dân, cho dân và vì dân nhất.
Chế độ chính trị dân chủ trực tiếp lâu đời nhất là thành phố Athens. Ở đây quốc hội (Boulé) đề nghị những luật lệ, cách thức giải quyết những vấn đề hằng ngày, chi thu, thuế má... và mỗi công dân sẽ được quyền hạch hỏi, giải thích ý kiến của mình rồi phán quyết. Số đông sẽ thắng. Nền dân chủ này không có đại diện, không có vua chúa, tổng thống, thủ tướng... vì quyền hạn trong mỗi một công dân.
Trong lịch sử nhân loại, chỉ có vài ba thành phố, quốc gia có nền dân chủ trực tiếp như thế này mà thôi. Trở ngại lớn nhất là khoảng cách. Khi quốc gia trở nên rộng lớn thì không phải công dân nào cũng đến được trung tâm quyền lực để góp ý kiến và lựa chọn được. Nhờ internet xóa đi khoảng cách, dân chúng trên thế giới càng ngày càng nghiêng về cách thức dân chủ trực tiếp.
Ba Tây, Estonia... là những nước đi đầu về dân chủ trực tiếp với internet: e-dân chủ, e-democracy. Ở vài thành phố của Ba Tây, dân chúng có thể quyết định những việc xây cất về cầu đường, trường lớp. Họ cũng được quyết định những chi phí về y tế, giáo dục, an ninh.
Chính quyền của thành phố phải kê khai ngân sách, số tiền nào làm việc gì, do ai đấu thầu... Nhờ vậy mà tham nhũng giảm đi đáng kể.
Chúng ta đang áp dụng mô hình dân chủ trực tiếp cho cuộc sống hàng ngày mà không phải ai cũng ý thức được. Khi nhóm bạn bè cùng lứa tuổi họp lại, bàn với nhau đi nơi này nơi kia là dân chủ trực tiếp. Khi những thành viên của một câu lạc bộ bàn với nhau chuyện chi tiêu, cách điều hành của câu lạc bộ cũng là dân chủ trực tiếp. Hình thức dân chủ trực tiếp chỉ đòi hỏi một điều kiện duy nhất: Những thành viên đối thoại với nhau phải có quyền lực bằng nhau.
Tất nhiên như mỗi chế độ chính trị, nó cũng có nhiều người bài bác. Khi công khai minh bạch như vậy thì những người sống bằng cách buôn bán quyền lực, luật lệ (lobby) mất hết đất sống. Những chính trị gia không có thể làm gì thì làm nên họ tìm cách đả kích loại dân chủ này.
Công bằng mà nói, dân chủ trực tiếp cũng có cái sở đoản của nó. Plato nêu rõ là nền dân chủ trực tiếp này chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt mà thôi. Bởi gì người dân quyết định cái lợi trước mắt mà không chịu nghĩ xa xôi hơn. Một quốc gia điều hành bởi chế độ dân chủ trực tiếp không có một quốc sách, chiến lược, lối đi... cho trung và dài hạn.
Sở đoản nữa là số đông sẽ chèn ép thiểu số. Lấy Nguyễn Tấn Dũng làm thí dụ. Nếu cộng sản Việt Nam sụp đổ, đem Nguyễn Tấn Dũng ra đấu tố thì mạng sống của ông sẽ chấm dứt. Những người muốn Dũng chết nhất là ai? Trước hết là vây cánh của Dũng vì giết để bịt miệng, giết để đổ tội, giết để phủi tay. Khi nạn nhân được thành thẩm phán rồi thì họ cũng dễ thành đao phủ. Nhưng Dũng cùng những Trọng, Sang, Bình, Thanh... nên được những tòa án không thiên vị xét xử (như Tòa Án Quốc Tế). Trong quá khứ, hiền triết Socrate cũng bị “ tòa án nhân dân” thành phố Athens ép phải tự sát vì những tội vu vơ “đả kích chính quyền”, “đầu độc giới trẻ”!!!”
Vậy có nền dân chủ nào hòa hợp hai loại dân chủ này không?
Thưa có, dân chủ bán trực tiếp.
Dân chủ bán trực tiếp Half Direct Democracy.
Ở Thụy Sĩ, ai ai cũng có thể tham gia vào chính trị. Những nghị sĩ của quốc hội, cố vấn nửa ngày của phường, quận, tỉnh ngồi họp, tranh cãi, bỏ phiếu rồi đồng ý với nhau ở hội trường thì trở lại là người dân. Ai làm việc ấy. Ông chủ - đại biểu thì tiếp tục coi quản nhân viên, anh chàng sửa xe - đại biểu thì tiếp tục vặn mỏ lếch, thằng đại biểu- thất nghiệp thì tiếp tục kiếm... việc làm. Họ cũng được trả công nhưng rất ít, có thể xem như là trượng trưng. Không có ai có thể sống bằng lương đại biểu của mình. Vì những vấn đề mà họ phải đồng ý như giá như điện, nước, xăng, dầu... liên quan trực tiếp đến đời sống của họ nên sự bàn cãi đó rất nghiêm chỉnh và kịch liệt. Chi phí cho sự vận hành của chính quyền Thụy Sĩ cũng cực kỳ ít ỏi. (Một Thụy Sĩ 'keo kiệt' trong mắt người Trung Quốc - Tân Phúc Thản).
Nếu chúng ta muốn Việt Nam đi lên thì chúng ta nên có loại dân chủ bán trực tiếp này. Nó kiềm chế được khiếm khuyết của hai loại dân chủ trực tiếp và gián tiếp. Để có một quốc gia hùng mạnh, công dân tương lai trong nước Việt Nam dân chủ phải bầu ra những người làm bộ trưởng, tỉnh trưởng, xã trưởng, thành phần quốc hội... Nhưng họ cũng phải có quyền tham dự, đề nghị luật, trưng cầu dân ý, và bãi nhiệm bất cứ ai trong chính quyền nếu họ thấy sự lợi ích của họ bị đe dọa. Nhờ internet, họ cũng chẳng cần mất thời gian để đi xa xôi, chờ chực phiền phức. Họ chỉ cần vào những website của chính phủ, vào mục trưng cầu dân ý và bỏ phiếu thuận, nghịch hay trắng cũng dễ dàng như bầu hoa hậu ảnh, bài hát hay nhất trong năm...
Số đông sẽ thắng.
Khi họ bầu cử ông A, ông B đại diện cho họ, thì những ông này chỉ có quyền hạn tạm thời mà thôi. Công dân có thể lập tức lấy lại quyền quyết định của mình trong bất kể lúc nào mà họ muốn khi ông A, ông B đi ngược lại nguyện vọng của họ. Họ sẽ tự đại diện cho chính mình và có quyền lực của một cổ phiếu.
Dù chẳng phải là người đầu tiên, Bismarck đã từng nói:
Chỉ có người ngu mới rút kinh nghiệm của chính mình! (Mà không rút kinh nghiệm của người khác). Những gì đã xảy ra ở Ai Cập và trên thế giới cho chúng ta thấy, chỉ có những đảng phái chính trị tham gia điều hành chính phủ thì vẫn chưa đủ. Vì chỉ cần các đảng phái chính trị “ ăn-gơ” với chính phủ là đất nước sẽ rơi vào một chế độ độc tài. (''Các đảng phái'' có thể là một đảng cộng sản cầm quyền duy nhất của Việt Nam, một đảng chiếm đa số cử tri như Huynh đệ hồi giáo của Ai Cập, hay nhiều đảng đã có những thỏa thuận ngầm như Liên Xô).
Chính phủ, các đảng phái đối lập và quần chúng, cả ba đều đáng được cầm quyền song song, giám sát lẫn nhau. Giới trí thức dùng sự hiểu biết quảng bá cách nhìn của mình đến quần chúng bằng báo chí hay trên những website. Dân chúng có quyền quyết định theo lời khuyên của chính phủ, các đảng phái và các trí thức.
Để kết luận, tôi xin đưa ra đề nghị cuối cùng, là một trong những Tuyên Ngôn Quốc Tế về nhân quyền của Liên Hợp Quốc, điều 21 trong chương 1: Mọi người đều có quyền tham gia vào cách điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay gián tiếp qua những đại biểu được tuyển chọn một cách tự do.
Dân đọc báo
(DLB)

Chủ tịch nước chúc Tết lực lượng an ninh, cảnh sát

Ngày 5/2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm và chúc Tết cán bộ chiến sỹ Cục An ninh xã hội, Tổng cục An ninh II và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm thuộc Bộ Công an.
Là đơn vị tham mưu cho Đảng, Nhà nước và trực tiếp đấu tranh làm thất bại âm mưu xâm phạm an ninh quốc gia trên các lĩnh vực xã hội, trải qua 60 năm chiến đấu, xây dựng trưởng thành, các thế hệ lãnh đạo và cán bộ chiến sỹ Cục An ninh xã hội đã không ngừng thi đua, phấn đấu lập nhiều thành tích, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Năm 2012, thực hiện chỉ đạo của Bộ và Tổng cục An ninh II, Cục An ninh xã hội đã chủ động công tác nắm tình hình, sử dụng đồng bộ linh hoạt các biện pháp nghiệp vụ trong công tác phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh với âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo, lợi dụng khiếu kiện gây tình hình phức tạp về an ninh trật tự; đề xuất Tổng cục, Bộ Công an giải quyết đúng đắn, kịp thời, góp phần giữ vững ổn định chính trị.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Chúc cán bộ chiến sỹ trong lực lượng đón Tết vui vẻ, hạnh phúc và đạt nhiều thành tích mới, Chủ tịch nước cho rằng, bước sang năm mới 2013, trên cả nước sẽ diễn ra nhiều sự kiện đối nội và đối ngoại quan trọng. Trong bối cảnh đó, lực lượng an ninh xã hội ngày càng giữ vai trò trọng yếu, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt nhiều kỳ vọng.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, phát huy thành tựu đạt được, Cục An ninh xã hội cần quán triệt và triển khai các nghị quyết, chỉ thị, chương trình công tác của Bộ, Tổng cục; nghiêm túc chấn chỉnh những thiếu sót, điều chỉnh hợp lý về mục tiêu, yêu cầu, chủ trương đối sách chủ động nắm tình hình, tham mưu hướng dẫn và triển khai thực hiện các kế hoạch đấu tranh, làm thất bại âm mưu phá hoại của kẻ thù.
Hơn lúc nào hết, lực lượng an ninh xã hội cần tăng cường phối hợp với các ban ngành liên quan rà soát hệ thống văn bản pháp luật liên quan công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, dân tộc; cùng với tham mưu cho Đảng, Nhà nước bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật phù hợp với tình hình. Cán bộ chiến sỹ ngành an ninh xã hội cần phát huy tinh thần “kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả” xây dựng đơn vị đoàn kết trong sạch hoàn thành xuất sắc yêu cầu nhiệm vụ.
Chúc Tết cán bộ chiến sỹ Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước biểu dương những thành tích của lực lượng thời gian qua, với những kết quả nổi bật: bắt giữ hơn 19.580 vụ với gần 29.790 đối tượng liên quan đến tội phạm ma túy, tăng 14% so với năm 2011, thu giữ 390kg heroin. Chất lượng công tác điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự của lực lượng ngày càng được nâng cao. Trước những diễn biến ngày càng phức tạp của tội phạm ma túy, lực lượng điều tra tội phạm về ma túy đã phát huy tinh thần chủ động kịp thời tham mưu cho cấp ủy chính quyền nhiều chương trình kế hoạch phòng chống ma túy.
Chủ tịch nước xúc động nhắc đến những tấm gương hy sinh thầm lặng của các chiến sỹ trên trận tuyến phòng chống ma túy; mong muốn mỗi cán bộ chiến sỹ công an trong lực lượng cần giữ vững tâm sáng, chí bền, vượt qua gian khó phấn đấu hoàn thành trọng trách được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.
Khẳng định Đảng, Nhà nước tạo mọi điều kiện để cán bộ chiến sỹ lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy hoàn thành tốt nhiệm vụ, Chủ tịch nước cho rằng, cùng với mục tiêu thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nhiệm vụ của các cấp các ngành trong việc xây dựng xã hội yên bình, công bằng, dân chủ, văn minh là không thể xem nhẹ. Bởi vậy, cùng hòa nhịp với những chiến công của lực lượng an ninh xã hội trong giữ vững chủ quyền đất nước, lực lượng cảnh sát nói chung, phòng chống tội phạm về ma túy nói riêng phải làm tốt công tác bảo đảm an toàn xã hội, bình yên cho cuộc sống người dân.
Chủ tịch nước nhấn mạnh kinh tế càng phát triển, hội nhập càng sâu rộng, sẽ càng kéo theo những hệ lụy tiêu cực, nảy sinh tội phạm với tính chất phức tạp, diễn biến khó lường. Trận tuyến chống tội phạm ma túy sẽ còn nhiều cam go, đặt ra những thử thách mới cho toàn lực lượng. Công tác phòng chống tội phạm ma túy cần có sự phối hợp giữa lực lượng chuyên trách và thế trận toàn dân để nâng cao hiệu quả công tác, phát huy sức mạnh tổng hợp.
Chủ tịch nước nêu rõ, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống ma túy đến năm 2015, Đảng ủy, lãnh đạo Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cần tiếp tục chỉ đạo lực lượng điều tra tội phạm tội phạm về ma túy đề ra những chiến lược và sách lược phù hợp với tình hình, quan tâm tiến hành công tác chính trị tư tưởng, động viên cán bộ chiến sỹ vượt qua khó khăn, thử thách, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ./.
Hoàng Giang (TTXVN)

Carlyle Thayer - Đánh giá vị thế chiến lược của Việt Nam (1)

Việt Nam hiện tại với cái tên chính thức là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), được thiết lập từ năm 1976 sau bốn thập niên rưỡi đấu tranh do đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) lãnh đạo chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp và sự can thiệp của Hoa Kỳ. Khi cuộc chiến tranh chống Pháp chấm dứt vào năm 1954, Việt Nam bị chia đôi, và Bắc Việt Nam trở thành nhà nước cộng sản đầu tiên tại Đông Nam Á với tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Trong những năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Trung Quốc là nguồn viện trợ nước ngoài cũng như là khuôn mẫu phát triển chủ yếu của quốc gia này. Ví dụ, Việt Nam đã tiến hành cải cách ruộng đất vào giữa thập niên 1950 và đã tái tổ chức vùng nông thôn thành những hợp tác xã nông nghiệp xã hội chủ nghĩa.
Liên Xô thay thế Trung Quốc để trở thành nhà viện trợ và khuôn mẫu phát triển chính của Việt Nam trong cuối thập niên 1950, khi Việt Nam áp dụng nền kinh tế tập trung. Kế hoạch Ba Năm Đầu tiên (1958-1960) và Năm Năm Đầu tiên (1961-1965) tập trung vào việc xây dựng ngành công nghiệp nặng. Sau thập niên 1960, đã có một thế hệ những người cộng sản Việt Nam mới được đào tạo tại Liên Xô, và ngày nay họ đại diện cho một tiếng nói đầy ảnh hưởng bên trong ĐCSVN đó là tiếp tục xem Nga như là một đối tác không thể thiếu trong việc phát triển và hiện đại hoá đất nước.
Khi ĐCSVN tìm cách thống nhất đất nước bằng cách tái lập cuộc chiến tranh vũ trang ở Nam Việt nam từ 1960 đến 1973, nguồn viện trợ chủ yếu của họ đến từ Trung Quốc lẫn Liên Xô. Trong cùng lúc, Bắc Việt Nam cũng tìm kiếm và đạt được hỗ trợ về chính trị lẫn vật chất từ các quốc gia xã hội chủ nghĩa Đông Âu, những nhà nước cách mạng và Phong trào Không Liên kết nhằm đạt được mục tiêu thống nhất đất nước của mình.
Kinh nghiệm đã dạy cho Việt Nam giá trị của việc chủ động sử dụng quan hệ ngoại giao quốc tế như là công cụ để đạt được quyền lợi quốc gia. Họ đã tận dụng bài học này để làm lợi thế cho mình khi những dị biệt về học thuyết nổ ra giữa Liên Xô và Trung Quốc trong những năm 1960 dẫn đến việc chia rẽ trong khối xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới. Trong khi những diễn tiến này tạo ra trở ngại cho giới lãnh đạo Việt Nam, họ đã nhanh chóng biến khó khăn thành lợi thế, phát động những nỗ lực ngoại giao quốc tế rộng rãi để biến Việt Nam thành trọng tâm của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc trên toàn cầu.
Ban đầu, cả Bắc Kinh lẫn Moscow đều không muốn bị xem là thiếu ủng hộ một đất nước nhỏ bé nghèo đói đang đấu tranh giành độc lập trước một nước Mỹ hùng mạnh đang can thiệp để hỗ trợ Nam Việt Nam trong cuộc chiến. Kết quả là các nhà ngoại giao Việt Nam đã biến mối kình địch Trung - Mỹ thành lợi thế của mình để có được vũ khí và những viện trợ khác. Giới lãnh đạo Việt Nam ngày nay cũng sử dụng một chiến lược tương tự trong việc giữ gìn quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Bối cảnh chiến lược của Việt Nam đã biến đổi từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 khi Tổng thống Hoa Kỳ lúc ấy là Richard Nixon tìm cách nối lại quan hệ với Trung Quốc. Chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng Hai năm 1972 của Nixon là thời điểm thay đổi nó, sau đấy Trung Quốc bắt đầu cắt giảm viện trợ quân sự cho Việt Nam. Việc thay đổi chính sách của Trung Quốc dẫn đến tình trạng căng thẳng trong quan hệ Trung - Việt vào lúc cuộc chiến Việt Nam sắp chấm dứt. Những diễn tiến này đã củng cố niềm tin của nhiều người trong ĐCSVN rằmg những cường quốc chỉ biết chạy theo quyền lợi của chính mình. Họ kết luận rằng Việt Nam phải luôn cảnh giác để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi dân tộc.
Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam tìm cách tái tổ chức nền kinh tế miền nam theo con đường xã hội chủ nghĩa. Hà Nội quay lại chính sách kế hoạch tập trung với hàng loạt những kế hoạch 5 năm được khởi xướng vào năm 1976. Liên Xô vẫn là nguồn viện trợ chính từ nước ngoài và cứ sau mỗi kế hoạch 5 năm thành công lại tăng đôi số lượng trợ giúp.
Sự tiến bộ trong quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô lại trái ngược với mối quan hệ Trung - Việt đang bị xấu đi nhanh chóng, nó đạt đến điểm đáy khi Trung Quốc ủng hộ lực lượng Khmer Đỏ tại quốc gia láng giềng Cambodia. Vào năm 1977, Khmer Đỏ đã tổ chức những đợt xâm lấn qua biên giới vào miền nam Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã trả đũa với một cuộc tấn công qui mô lớn vào Cambodia, những cuộc xâm lấn của Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn vẫn tiếp tục.
Năm kế tiếp đã đánh dấu một điểm chuyển. Khi Việt Nam tham gia vào Hội đồng Hỗ trợ Kinh tế do Liên Xô đứng đầu vào giữa năm 1978, Trung Quốc phản ứng bằng cách cắt đứt chương trình viện trợ và rút hết các cố vấn về nước. Để đáp trả, Việt Nam ngã hoàn toàn về Liên Xô. Vào tháng Mười một 1978, Moscow và Hà Nội đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác 25 năm. Từ đó Việt Nam đã xem Liên Xô là điểm tựa của các chính sách quốc phòng và an ninh quốc gia của mình.
Vào tháng Mười hai năm ấy, Việt Nam đã tấn công và chiếm đóng Cambodia. Trung Quốc trả đũa vào đầu năm 1979 với một cuộc tấn công quân sự lớn vào các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam với mục đích “dạy cho Việt Nam một bài học.” Việt Nam sau đó đã đáp trả bằng cách cho phép Liên Xô được quyền đặt căn cứ tại Vịnh Cam Ranh. Mâu thuẫn Cambodia nhanh chóng chuyển thành một cuộc chiến tranh đại diện giữa Trung Quốc vốn đang hỗ trợ Khmer Đỏ và Liên Xô đang hậu thuẫn Việt Nam.
Vì chiếm đóng Cambodia, Việt Nam đã bị cắt viện trợ quốc tế và cấm vận thương mại. Ví dụ cả Nhật Bản và Úc đều đã phản đối bằng cách đình chỉ những chương trình hỗ trợ phát triển. Các quốc gia Đông nam Á trong tổ chức ASEAN đã đi đầu trong việc gây áp lực ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc và các diễn đàn quốc tế khác nhằm ngăn cản chính phủ lệ thuộc do Việt Nam lập ra là Cộng hoà Nhân dân Kampuchea được chính thức công nhận ngoại giao.
Vấn đề Cambodia cuối cùng cũng đã chấm dứt bằng ba tiến triển quan trọng. Thứ nhất, Việt Nam nhận ra rằng cái giá phải trả trong việc can thiệp vào Cambodia thì quá nặng đối với công cuộc phát triển của mình. Trong khi nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng với sự sụp đổ của hệ thống kế hoạch tập trung theo kiểu Xô Viết, Việt Nam đã tiến hành một chương trình cải cách quan trọng vào tháng Mười hai năm 1986 được biết với cái tên “đổi mới”. Từ bỏ nền kinh tế kế hoạch tập trung, Việt Nam bắt đầu thử nghiệm những lực lượng kinh tế thị trường một cách cẩn trọng trong khi cũng kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Thứ hai, sự xuất hiện của tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev vào năm 1985 đã khởi động những thay đổi có ảnh hưởng rộng rãi trong chính sách của nhà nước Xô Viết, cả trong nước lẫn quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Những thay đổi này đã tạo thêm áp lực bắt Việt Nam phải thay đổi nền kinh tế của mình và rút quân khỏi Cambodia và họ đã hoàn thành việc rút quân vào tháng Chín năm 1989.
Thứ ba, ngay sau khi Bức màn Sắt sụp đổ ở Đông Âu, năm thành viên vĩnh viễn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã có được một giai đoạn hợp tác dù ngắn ngủi nhưng chưa từng xảy ra, trong đó bao gồm những nỗ lực củng cố khu vực để đem lại những dàn xếp hoà bình cho Cambodia vào năm 1991.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu và sự tan rã của Liên bang Xô viết chắc chắn đã làm thay đổi bối cảnh chiến lược của Việt Nam, tạo nền tảng cho Việt Nam bước ra khỏi vòng cô lập và tiếp cận trực tiếp hơn với cộng đồng quốc tế trong khu vực lẫn toàn cầu.
Tuy nhiên, bất chấp sự đồng thuận trong toàn thể nội bộ ĐCSVN về việc cần thiết phải cải cách nền kinh tế trong nước, đảng vẫn tiếp tục bị chia rẽ trên nền tảng tư tưởng về định hướng chiến lược đối ngoại của đất nước. Giới bảo thủ trong đảng muốn Việt Nam nên nghiêng về Trung Quốc. Họ cho rằng Hoa Kỳ chỉ muốn lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa qua cái gọi là diễn biến hoà bình. Họ cũng tin rằng Việt Nam và Trung Quốc có thể giải quyết được những tranh chấp về hải phận trên biển Đông một cách hoà bình. Trong khi ấy những người cấp tiến trong đảng lại cho rằng Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu và tiến hành quan hệ ngoại giao với tất cả các quốc gia bất chấp hệ thống chính trị nào. Đặc biệt là họ muốn tiếp cận với những quốc gia có kinh tế phát triển, bao gồm Hoa Kỳ, để có được sức bật cho quá trình phát triển và hiện đại hoá của Việt Nam.
Cho đến nay, tình trạng chia rẽ này trong đảng vẫn tiếp tục ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế thị trường và giới hạn mối quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ. Về mặt chính trị, Việt Nam vẫn giữ nguyên là một quốc gia độc tài và độc đảng.
Chính sách đối ngoại
Trong suốt 40 năm sau khi Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập từ Pháp vào năm 1945, giới lãnh đạo cộng sản của Việt Nam đã chấp nhận một thế giới quan đồng nhất với tư tưởng Mác xít - Lê nin nít đang thịnh hành. Theo quan điểm này, hướng đi của nền chính trị toàn cầu được xác định bởi những mâu thuẫn giữa hai thế giới xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, hay nói nôm na là giữa “địch và ta”. Mối tương quan giữa hai thế giới này là một cuộc đấu tranh “ai thắng ai”. Trong suốt giai đoạn 1945-1985, Việt Nam xem mình là tiền đồn của cuộc đấu tranh này. Hệ quả là giới lãnh đạo Việt Nam cảm thấy khối xã hội chủ nghĩa đã nợ Việt Nam không chỉ về tinh thần đoàn kết chính trị mà còn về việc ủng hộ vật chất.
Thế giới quan này bắt đầu thay đổi trong từ giữa đến cuối thập niên 1980, tuy nhiên khi những nhà soạn thảo chính sách Việt Nam bắt đầu nhấn mạnh hơn về quyền lợi quốc gia và ngoại giao thực dụng, trong khi cũng thừa nhận sức mạnh của kinh tế toàn cầu cũng như tác động của khoa học kỹ thuật là những yếu tố quyết định sức mạnh. Học thuyết hai thế giới của Việt Nam dần dần phải nhường bước cho một quan điểm tích cực hơn về hội nhập với kinh tế thế giới. Trong khi quan điểm cũ cho rằng mở mang quan hệ kinh tế với các quốc gia tư bản sẽ dẫn đến tình trạng nương tựa kinh tế và hoà nhập, quan điểm mới lại nhấn mạnh tính hội nhập, vốn được xem là tích cực hơn vì nó tạo ra cơ hội lẫn thách thức. Thế giới quan này cũng đón nhận một chính sách an ninh toàn cục hơn so với khái niệm an ninh quân sự cũ hạn hẹp.
Sự chuyển hướng này, vốn là sản phẩm phụ của việc thay đổi hoàn cảnh chiến lược, đã mở ra một cuộc tranh cãi gay gắt trong nội bộ đảng và vẫn còn tiếp tục cho đến nay, và khuôn khổ tư tưởng cũ trong quá khứ cũng vẫn chưa được từ bỏ hoàn toàn. Tàn dư của nó có thể thấy được hiện nay qua những ám chỉ về “mối đe doạ diễn biến hoà bình” như là thách thức chủ yếu đối với nền an ninh quốc gia Việt Nam.
Tuy nhiên, đã có một cuộc cách mạng trong thế giới quan của Việt Nam, bằng chứng là đã có ba nghị quyết được thông qua bởi Bộ Chính trị ĐCSVN. Nghị quyết đầu tiên số 32, được thông qua vào tháng Bảy 1986, tuyên bố “cần chủ động hơn trong giai đoạn phát triển mới, và chung sống hoà bình với Trung Quốc, ASEAN và Hoa Kỳ, và xây dựng Đông nam Á thành một khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác.” Theo những chủ trương này, các báo cáo chính trị lên Đại hội Đảng Toàn Quốc lần Sáu vào cuối năm 1986 đã ưu tiên mở rộng và nâng cao tính hiệu quả của các quan hệ kinh tế với bên ngoài.
Nghị quyết thứ hai, số 2, được thông qua năm 1987, yêu cầu rút toàn bộ lực lượng quân sự Việt Nam ra khỏi Cambodia và Lào và tiến hành một đợt phục viên khổng lồ trong quân đội thường trực Việt Nam.
Nhưng có lẽ nghị quyết quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện tại là nghị quyết số 13, được thông qua vào tháng Năm 1988. Nghị quyết này kêu gọi một “chính sách ngoại giao đa phương,” ưu tiên cho phát triển kinh tế và lần đầu tiên sử dụng khái niệm “lợi ích dân tộc”. Nghị quyết này báo hiệu một cách rõ ràng sự chấm dứt của quan điểm hai thế giới và chấp thuận Việt Nam nên đón nhận một thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Việt Nam giờ đây đã quyết tâm chuyển toàn bộ chính sách ngoại giao đối đầu sang một chính sách hoà giải với những cựu thù.
Việt Nam hợp nhất chính sách ngoại giao đa phương của mình tại Đại hội Đảng Toàn Quốc lần thứ 7 vào tháng Bảy 199. Các tài liệu về chính sách đối ngoại kêu gọi Việt Nam “đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ thương mại với tất cả các nước và tổ chức kinh tế bất chấp những hệ thống chính trị xã hội khác biệt.” Chỉ trong bốn năm, Việt Nam đã đạt được thành công đáng kể trong việc bắt kịp mục tiêu mới của mình. Vào tháng Mười một 1991, Việt Nam và Trung Quốc chấm dứt mối bất hoà và vào năm 1995, Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, ký kết một hiệp ước hợp tác với Liên Âu và trở thành thành viên thứ bảy trong khối ASEAN.
Chính sách mở cửa của Việt Nam trong việc đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ thương mại đã được tái xác định tại những kỳ đại hội đảng kế tiếp. Ví dụ như Đại hội Đảng lần Chín vào năm 2001 đã tuyên bố rằng ‘Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước.” Đại hội lần chín cũng đưa ra mục tiêu đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010 và trở thành một quốc gia công nghiệp hoá hiện đại vào năm 2020. Đại hội Đảng gần đây nhất, đại hội lần thứ 11 vào năm 2011 còn đi xa hơn nữa khi kêu gọi Việt Nam phải chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới
Là một phần trong việc đẩy mạnh tiếp cận thế giới, vào năm 2001 Việt Nam đã tuyên bố sẽ ưu tiên phát triển quan hệ với “các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng và các quốc gia bạn bè truyền thống,” ám chỉ Trung Quốc, Lào, Cambodia và kế đến là Nga. Kể từ đấy, Việt Nam đã theo đuổi một chiến lược rộng lớn hơn trong việc đẩy mạnh quan hệ gần gũi với các thành viên vĩnh viễn Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và những cường quốc chính ở Đông bắc Á, Đông nam Á, Nam Á và châu Âu, cam kết hợp tác chiến lược với Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh Quốc và Đức. Úc cũng có chương trình hợp tác quốc phòng quan trọng với Việt Nam, nhưng chỉ muốn dùng khái niệm “đối tác toàn diện”.
Mỗi đối tác chiến lược đều khác nhau, nhưng chúng đều phản ánh trọng tâm mà Việt Nam đưa ra trong việc xây dựng hàng loạt quan hệ toàn diện rộng rãi kể từ đầu thập niên 1990. Trong đó có bốn đối tác đặc biệt quan trọng và đáng để phân tích chi tiết.
Thoả thuận đối tác chiến lược 2001 giữa Việt Nam và Nga là một trong những thoả thuận đầu tiên ở dạng này. Nó đề ra mối hợp tác rộng rãi trong những lĩnh vực quan trọng bao gồm chính trị và ngoại giao, quân cụ và kỹ thuật, việc phát triển nguồn năng lượng từ khai thác dầu khí đến thuỷ điện và điện hạt nhân, đầu tư thương mại, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, văn hoá và du lịch. Vào tháng Bảy 2012, Việt Nam và Nga đã nâng cấp quan hệ song phương của mình thành đối tác chiến lược toàn diện để phản ánh những đợt mua vũ khí quan trọng gần đây. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế song phương vẫn là một điểm yếu trong mối quan hệ toàn bộ. Thương mại song phương chỉ trị giá ở mức 2 tỉ Mỹ kim trong năm 2011, trong khi Nga vẫn đứng sau những đối tác chiến lược khác của Việt Nam về giá trị đầu tư.
Năm 2006, Việt Nam ký kết hiệp định đối tác chiến lược với Nhật Bản trong đó kêu gọi những cuộc thăm viếng cấp cao và thiết lập một Uỷ ban Hợp tác Chung cấp bộ. Trong năm kế tiếp, Nhật Bản và Việt Nam đã thông qua một nghị trình 44 điểm bao gồm bảy lĩnh vực hợp tác lâu dài: trao đổi chính sách cấp cao, quan hệ kinh tế, cải cách hành chính và luật pháp, khoa học kỹ thuật, trao đổi nhân sự, hợp tác trên các các diễn đàn đa phương và cam kết trong những vấn đề liên quan đến thay đổi khí hậu, môi trường, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ. Nhật hiện đang là nhà cung cấp nguồn tài trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam và là đối tác thương mại thứ nhì với tổng giá trị giao thương song phương đạt đến 21 tỉ Mỹ kim trong năm 2011 và cũng là nhà đầu tư lớn thứ ba ở Việt Nam.
Thoả thuận đối tác chiến lược mà Việt Nam ký kết với Ấn Độ vào năm 2007 đã vạch ra mối hợp tác trong năm lĩnh vực lớn: chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế và tiếp cận mậu dịch, khoa học kỹ thuật, văn hoá và các vấn đề đa phương và khu vực. Đối tác này vẫn mạnh nhất trong lĩnh vực hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng trước những thách thức từ sự đi lên của Trung Quốc đặt ra cho hai quốc gia, trong đó Ấn Độ đóng vai nhà cung cấp lớn thứ hai về huấn luyện quân sự và vũ khí sau Nga. Tuy nhiên cũng như đối tác Việt - Nga, đối tác Việt - Ấn vẫn chưa khai thác toàn bộ tiềm năng kinh tế, cả hai bên đều thừa nhận vấn đề này khi chủ tịch Việt Nam thăm viếng Ấn Độ vào tháng Mười 2011. Thương mại hai bên đạt ở mức 3,9 tỉ Mỹ kim trong năm ngoái.
Cuối cùng, đối tác chiến lược của Việt Nam với Trung Quốc, được thông qua vào năm 2008, đã vượt xa hơn xu hướng dần dần phát triển quan hệ, được kéo dài hai thập niên sau khi bình thường hoá quan hệ vào năm 1991. Mội hội nghị vào tháng Ba 1999 giữa lãnh đạo hai Đảng Cộng sản đã thông qua cơ cấu 16 chữ vàng, kêu gọi “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.” Một công bố chung được đưa ra vào năm kế trong đó thiết lập nền tảng cho quan hệ lâu dài giữa hai quốc gia vốn vẫn được áp dụng cho đến ngày nay. Trong giai đoạn này, Trung Quốc và Việt Nam cũng đã đạt được một thoả thuận phân đường biên giới đất liền và qui định đường lãnh hải trên Vịnh Bắc Bộ, thiết lập một khu vực đánh bắt cá chung. Rồi vào năm 2006, Việt Nam và Trung Quốc lại tạo ra một Uỷ ban Hướng dẫn Chung về Hợp tác Song phương ở mức thứ trưởng để điều phối mọi khía cạnh trong mối quan hệ song phương.
Mối quan hệ này chính thức được nâng cấp thành một đối tác chiến lược sau một hội nghị các nhà lãnh đạo đảng tại Bắc Kinh vào tháng Sáu 2008, và lại nâng cấp lên thành đối tác hợp tác chiến lược một năm sau đó. Dưới cơ cấu này, Trung Quốc và Việt Nam đã xây dựng một mạng lưới dày đặc gồm các cơ chế từ đảng, nhà nước, quốc phòng và đa phương để quản lý mối quan hệ song phương. Những cơ chế này tiếp tục hoạt động một cách hiệu quả bất kể những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Thương mại song phương đã vươn lên mạnh mẽ ở mức 36,9 tỉ Mỹ kim vào tháng Mười một 2012.
Quan hệ Việt - Trung còn được biểu hiện qua sự tựu trung quyền lợi trong một loạt vấn đề, cả trong nước và trong khu vực, vượt qua những cơ chế song phương chính thức. Ở mức độ đối nội, cả hai đều tìm cách cải tổ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mà không gây bất ổn cho chế độ độc đảng. Ở mức độ khu vực, cả hai đều tìm kiếm lợi ích qua việc hội nhập khu vực, bao gồm Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc và Khu vực Tiểu vùng Mê Kông Mở rộng. Bao quát hơn, cả hai đều chia sẻ mối quan tâm trong việc giữ gìn một môi trường khu vực hoà bình và ổn định.
Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1995 sau khi chính quyền Clinton bãi bỏ lệnh cấm vận mậu dịch từ thời Chiến tranh Việt Nam. Quan hệ song phương sau đó đã được phát triển dần, điểm cao trào là vào năm 2000 với bước ngoặt thoả thuận thương mại song phương. Trong năm 2011, tổng số thương mại song phương đã đạt đến 21,8 tỉ Mỹ kim, với việc Việt Nam đạt con số thặng dư kỷ lục 13,1 tỉ. Các công ty Mỹ đã đầu tư hơn 10 tỉ vào Việt Nam, biến Hoa Kỳ thành một trong 10 nhà đầu tư lớn nhất vào nước này.
Một thay đổi quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã xảy ra vào giữa năm 2003, khi hội nghị toàn thể lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN thay đổi hai khái niệm tư tưởng then chốt -- “Đối tượng” và “Đối tác” trong quan hệ ngoại giao, ám chỉ Hoa Kỳ và Trung Quốc theo cùng thứ tự. Nghị quyết của hội nghị tám kêu gọi việc áp dụng một cách tinh tế hơn khi biện chứng hai khái niệm này: “Với các đối tượng, chúng ta có thể tìm kiếm những lĩnh vực để hợp tác, với các đối tác, hiện có những quyền lợi trái ngược với quyền lợi của chúng ta.” Nghị quyết này tạo ra chính sách hợp lý để Việt Nam tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ, bao gồm những lĩnh vực nhạy cảm về hợp tác an ninh và quốc phòng. Sau hội nghị, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam lần đầu tiên đã đến thăm Washington, và Việt Nam cũng đồng ý cho những chuyến thăm cảng thường niên đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ.
Bên cạnh những đối tác chiến lược, Việt Nam cũng đã nhấn mạnh vào việc tiếp cận với các cơ quan đa phương trong khu vực và trên thế giới. Từ năm 1995, Việt Nam đã nổi lên như là một thành viên năng nổ của ASEAN và hệ thống an ninh khu vực mang trọng tâm ASEAN, bao gồm Diễn đàn Khu vực ASEAN, quá trình Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Việt Nam cũng tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương vào năm 1998 và trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007. Năm 2008, trong một thử nghiệm về chính sách ngoại giao được xem là thành công nhất của mình, Việt Nam đã được khối châu Á nhất trí lựa chọn làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, được sự ủng hộ nồng nhiệt của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc và đã phục vụ trong Hội đồng Bảo an từ 2008 đến 2009. Lê Lương Minh, đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc lúc ấy, đã trở thành tổng thư ký ASEAN vào tháng Giêng 2013 với thời hạn 5 năm.

 Diên Vỹ chuyển ngữ
Theo World Politics Review

Carlyle Thayer - Đánh giá vị thế chiến lược của Việt Nam (2)

Chính sách Quốc phòng
Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền chỉ với ba quốc gia: Trung Quốc, Lào và Cambodia. Nó cũng có một bờ biển dài hướng ra biển Đông kèm theo khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý. Việt Nam hiện đang đóng giữ khoảng 20 đảo và địa điểm trên biển Đông, mỗi vị trí này cho Việt Nam quyền thừa nhận chủ quyền tài nguyên dưới nước và bờ biển chung quanh các hòn đảo và địa điểm này. 
Học thuyết quốc phòng hiện tại của Việt Nam được xác định vào năm 1987, khi Nghị quyết số 2 của Bộ Chính trị đưa ra một học thuyết chiến lược mới gọi là “chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân.” Học thuyết này mang tính tự vệ trong thiết kế và yêu cầu sát nhập lực lượng gồm vài triệu quân dự bị, lực lượng tự vệ thành thị và dân quân vùng thôn quê vào thành lực lượng chính qui. Những đơn vị này với tên chung là Lực lượng Vũ trang Nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, an ninh trong nước và đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội bằng cách quản lý các khu vực kinh tế - quốc phòng tại những vùng xa xôi. Lực lượng chính qui, Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), bao gồm lục quân, hải quân, phòng không không quân và biên phòng. Học thuyết quốc phòng mới này cũng đặt ra các ưu tiên đối với ngành công nghệ quốc phòng và việc thiết lập một chương trình giảng dạy quốc phòng bắt buộc cho toàn bộ học sinh.
Trong giữa những năm 1990, Việt Nam đã đưa ra một nỗ lực khiêm tốn nhằm hiện đại hoá lực lượng hải quân và không quân của mình nhằm phản ứng lại những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông. Nỗ lực này đã tăng tốc trong nửa thập niên qua, trong đó Nga đóng một vai trò then chốt như là nguồn cung cấp chủ yếu cho các đợt mua sắm thiết bị quân sự của Việt Nam.
Kể từ năm 2008, hải quân Việt Nam đã tiếp nhận hai tàu khu trục tàng hình gắn tên lửa hạng Gepard và bốn tàu tuần duyên cao tốc hạng Svetlyak có trang bị tên lửa chống hạm. Từ năm 2010, không quân Việt Nam đã mua 20 chiến đấu cơ Su-30MK2V có trang bị tên lửa không đối không lẫn tên lửa chống hạm. Việt Nam cũng tăng cường hệ thống phòng không và bảo vệ bờ biển với việc mua hai tổ hợp tên lửa phòng không có khả năng tác chiến cao S-300 MPM-1 và hai tổ hợp tên lửa K-300P Bastion phòng thủ bờ biển. Quan trọng hơn, Việt Nam cũng đã đặt hàng với Liên Xô sáu chiếc tàu ngầm phi hạt nhân tấn công nhanh hạng Kilo, hai chiếc đầu tiên sẽ được bàn giao vào tháng Tám 2013. Tháng Tám 2011, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam tuyên bố rằng ông dự định sẽ triển khai một hạm đội tàu ngầm hiện đại vào năm 2016-2017. Việt Nam cũng đã đặt hàng mua bốn chiếc tàu hộ tống hạng Sigma của Hà Lan.
Những đợt mua vũ khí gần đây cho thấy thêm một số yếu tố dẫn đến việc cần thiết để hiện đại và nâng cấp hệ thống vũ khí và khí tài hiện có. Những yếu tố này bao gồm tầm quan trọng ngày càng cao của nền kinh tế biển Việt Nam, việc hiện đại hoá các lực lượng quân sự khác trong vùng cũng như việc đưa kỹ nghệ quân sự mới vào khu vực. Nhưng không có vấn đề nào khẩn thiết đối với vị thế quốc phòng của Việt Nam bằng việc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông, vốn càng trở nên cấp bách hơn vào năm 2007, khi Trung Quốc trở nên hung hãn hơn trong việc một mực đòi hỏi “chủ quyền không thể chối cãi” trên vùng biển bị tranh chấp.
Là một phần của chủ trương gây hấn hơn, Trung Quốc đã sách nhiễu các ngư nhân Việt Nam, tạo áp lực lên các công ty dầu mỏ nước ngoài phải rút ra khỏi Việt Nam và can thiệp vào hoạt động của các tàu thăm dò dầu khí trong đặc khu kinh tế Việt Nam. Đã có ít nhất ba sự kiện công khai cắt cáp những chiếc tàu thăm dò địa chấn có hợp đồng khảo sát trong khu vực EEZ của Việt Nam. Để đáp ứng với những căng thẳng tăng cao, năm ngoái Việt Nam đã khởi động những chiếc Su-27 và Su-30 bay tuần tra trên biển Đông.
Bên cạnh việc hiện đại hoá quân sự để tự giúp mình, Việt Nam cũng đã đáp trả lại thái độ cứng rắn của Trung Quốc bằng chính sách ngoại giao phòng thủ trong một nỗ lực nhằm kêu gọi ủng hộ từ các cường quốc hàng hải. Ví dụ vào năm 2010, Việt Nam đã sử dụng vị thế chủ tịch ASEAN của mình để vận động Hoa Kỳ và những cường quốc khác can tiệp vào tranh chấp biển Đông tại hội nghị bán niên của Diễn đàn Khu vực ASEAN và tại phiên họp khai mạc Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng trong tháng Mười cùng năm.
Kết quả là quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ được xem như là một động thái cân bằng ngoại giao đầy tinh tế không khác nào việc xử lý quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Việt Nam đã nâng các đối thoại chiến lược với Trung Quốc và Hoa Kỳ lên mức thứ trưởng và tiếp xúc quân sự đến quân sự với cả hai.
Đối với Trung Quốc, vào tháng Mười một 2008 Việt Nam đã mời hải quân Trung Quốc quay lại thăm cảng sau 17 năm vắng bóng. Các tàu hải quân Trung Quốc hiện đến thăm hàng năm. Trong tháng Giêng này, hai tàu khu trục và một tàu tiếp vận đã có chuyến thăm hữu nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh sau chuyến đi đến Vịnh Aden. Hải quân Việt Nam cũng đã có chuyến thăm cảng ở Trung Quốc vào tháng Sáu 2009 và đã quay lại lần nữa vào tháng Sáu 2011.
Vào tháng Tám 2011, Trung Quốc và Việt Nam tổ chức Đối thoại Chiến lược Quốc phòng An ninh lần thứ hai, trong đó hai bên đồng ý tăng cường trao đổi quân sự và thiết lập một đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng. Trung Quốc và Việt Nam cũng đã mở rộng phạm vi tuần tra chung trên Vịnh Bắc bộ vốn được khởi đầu từ tháng Tư 2006. Chuyến tuần tra chung lần thứ 13 được tiến hành vào tháng Sáu 2012 bao gồm những thao tập báo hiệu ngày và đêm và các cuộc tập trận chống hải tặc. Vào tháng Chín 2012, Trung Quốc và Việt Nam tổ chức cuộc hội thảo an ninh quốc phòng lần thứ sáu trong đó hai bên đồng ý “tiếp tục các chuyến thăm cao cấp, tăng cường đối thoại và tham vấn, phát triển hợp tác trên các lĩnh vực đào tạo nhân viên, trao đổi biên giới và các vấn đề hải quân và an ninh đa phương.”
Trong cùng thời gian, Việt Nam cũng đã ve vãn Hoa Kỳ bằng hàng loạt những tiếp xúc cấp cao và tiếp xúc quân sự với quân sự tương tự. Trong năm 2009, các quan chức Việt Nam bắt đầu hàng loạt các chuyến bay ra những tàu sân bay của Hoa Kỳ đang vận chuyển ngang biển Đông. Năm 2010, việc viếng thăm cảng thường niên của hải quân Hoa Kỳ đến Việt Nam được mở rộng thêm để bao gồm các hoạt động hải quân chung. Việt Nam cũng đã đồng ý tiểu tu những chiếc tàu thuộc Tư lệnh Hải vận Quân sự quá cảnh, sửa chữa gần đây nhất được thực hiện tại khu vực cảng thương mại dân sự ở Vịnh Cam Ranh. Mặc dù chủ yếu chỉ mang tính biểu tượng, ba tiến triển này cũng phục vụ cho mục đích của Việt Nam nhằm báo hiệu cho Trung Quốc biết rằng Hoa Kỳ là một đối tượng chính danh và đang được chào đón trong vấn đề an ninh hàng hải khu vực.
Quan hệ an ninh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ càng được củng cố thêm vào tháng Mười một 2011, tại cuộc Đối thoại Chính sách Quốc phòng Hoa Kỳ - Việt Nam lần thứ hai, trong đó cả hai bên ký kết một bản ghi nhớ nhận diện năm lĩnh vực ưu tiên hợp tác: thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại quốc phòng cấp cao, an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu hộ, công tác giữ gìn hoà bình, viện trợ nhân đạo và hỗ trợ thiên tai của Liên Hiệp Quốc. Ví dụ gần đây nhất về đối thoại quốc phòng cấp cao là chuyến thăm Hà Nội của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta vào tháng Sáu 2012 để đáp lại chuyến thăm Washington năm 2009 của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Tướng Phùng Quang Thanh. Panetta đã làm một chuyến đi vòng bất ngờ đến Vịnh Cam Ranh để gặp gỡ toán nhân viên của một chiếc tàu thuộc Tư lệnh Hải vận Quân sự đang nằm sửa chữa. Chuyến thăm của ông đã khiến giới truyền thông dự đoán rằng Hải quân Hoa Kỳ có thể quay trở lại căn cứ cũ của mình. Tuy nhiên các quan chức Việt Nam đã nhanh chóng nhấn mạnh rằng hải quân của bất cứ quốc gia nào cũng có thể sử dụng các cơ sở sửa chữa dân sự tại Cam Ranh, nhưng không quốc gia nào được phép mở căn cứ quân sự tại Việt Nam.
Cuộc gặp gỡ giữa Panetta và Thanh chủ yếu chú trọng vào việc xem xét tiến trình mà họ đã thoả thuận vào năm 2011. Thanh dọn đường cho mối hợp tác tương lai khi đề cập đến những vấn đề an ninh phi truyền thống như viện trợ nhân đạo, hỗ trợ thiên tai và tìm kiếm cứu hộ. Ông yêu cầu Hoa Kỳ hỗ trợ thêm để giải quyết những hệ quả từ cuộc chiến Việt Nam, ví dụ như dọn dẹp Chất độc Da cam và bom nổ chậm. Ông cũng yêu cầu Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Panetta đáp trả bằng các đề nghị Việt Nam cho phép thiết lập Văn phòng Hợp tác Quốc phòng tại Hà Nội để tạo điều kiện cho những tiếp xúc tương lai.
Bên cạnh những tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, việc hiện đại hoá quân đội và cân bằng quan hệ an ninh với Trung Quốc và Hoa Kỳ, những thách thức lớn của quốc phòng Việt Nam bao gồm “chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao... khủng bố, tội phạm công nghệ cao và liên quốc gia,” theo báo các chính trị đọc tại Đại hội Đảng Toàn Quốc lần thứ 11 vào tháng Giêng 2011. Để đối phó với những thử thách này, bản báo cáo đề nghị phải bảo đảm “lực lượng vũ trang ngày càng tiếp cận với thiết bị hiện đại trong đó ưu tiên cho các lực lượng hải quân, không quân, an ninh, tình báo và cảnh sát cơ động.”
Các lực lượng chính qui của QĐNDVN đóng quân trên khắp đất nước và có nhiệm vụ chính là phản công lại bất kỳ cuộc tấn công nào vào Việt Nam, tham gia các cuộc tập trận hàng năm, bao gồm toàn bộ các binh chủng ở toàn bộ các cấp từ trung đội đến quân đoàn. Theo những nhà quan sát quân sự ngoại quốc, khi so sánh khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang Việt Nam với những quốc gia Đông Á khác trong bốn lĩnh vực chủ chốt (bảo vệ lãnh thổ, chiếm đóng lãnh thổ, vai trò cảnh sát, tấn công chiến lược) với thước đo ở bốn mức độ (kém, trung bình, tốt, rất tốt), QĐNDVN xếp hạng tốt trong lĩnh vực bảo vệ lãnh thổ, trung bình trong khả năng chiếm giữ lãnh thổ và thực hiện vai trò cảnh sát, và kém trong lĩnh vực tấn công chiến lược. Đến năm 2015, chương trình mua sắm vũ khí hiện nay của Việt Nam sẽ không thể nâng cao khả năng chiến đấu của QĐNDVN trong ba lĩnh vực đầu, nhưng được trông đợi là sẽ nâng khả năng tấn công chiến lược của QĐNDVN từ kém lên trung bình.
Những Ưu tiên Chiến lược
Việt Nam hiện nay đang đối diện với những thử thách to lớn về chính sách kinh tế, chính trị, quốc phòng và chính sách đối ngoại.
Trên mặt trận kinh tế, năm 2009 Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp của Ngân hàng Thế giới. Tổng Sản lượng Nội địa (GDP) của Việt Nam, được đo lường bằng cách so sánh sức mua, hiện đang đứng thứ 40 trên thế giới. Ngành công nghiệp chiếm 41% số GDP và bao gồm chủ yếu ngành sản xuất nhẹ trên cách lĩnh vực chế biến thực phẩm, vải sợi, thuốc lá và hoá chất. Hiện tại các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bao gồm nông sản (17%), dầu thô (11%), vải sợi, quần áo và giày dép (7%). Bốn thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Úc, và các nguồn nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc. Năm 2008, công ty PricewaterhouseCoopers dự đoán rằng đến năm 2025 Việt Nam sẽ trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi phát triển nhanh nhất. Tuy nhiên, Việt Nam phải thực hiện những cải cách lớn về cơ chế để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này phải cần đến một nỗ lực nghiêm trọng nhằm cải cách hệ thống ngân hàng và tài chính quốc gia và tái cơ cấu lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước đang chồng chất nợ nần. Những việc này và các cải tổ khác thì cần thiết để đạt lại tỉ lệ tăng trưởng cao và bắt kịp mục tiêu lâu dài của Việt Nam là trở thành một quốc gia hiện đại và công nghiệp hoá vào năm 2020.
Trên mặt trận chính trị, Việt Nam cũng phải giải quyết vấn đề bệnh tham nhũng lan tràn đầy dẫy cũng như ảnh hưởng của các nhóm lợi ích tư nhân đang đứng trên pháp luật. Đây sẽ là một quá trình khó khăn và có tiềm năng gây bất ổn vì những mạng lưới này đã nở rộ dưới sự bảo trợ của các quan chức cấp cao. Năm 2012, đã có tranh chấp nội bộ nghiêm trọng giữa hai thành phần trong ĐCSVN về vấn đề này, gần đến mức hạ bệ vị thủ tướng.
Có nhiều mặt trong thách thức về quốc phòng của Việt Nam. Trước tiên, không chỉ cần phải tìm ra ngân sách để tài trợ cho chương trình mua sắm vũ khi đầy tham vọng mà còn cả ngân sách để bảo trì và sữa chữa những hệ thống này. Một ví dụ quan trọng là nguồn tài trợ suốt đời cho sáu chiếc tàu ngầm hạng Kilo mà Việt Nam sẽ mua trong 5 năm tới. Vào năm 2012, ngân sách quốc phòng chính thức được dự đoán ở mức 3,3 tỉ Mỹ kim, hoặc 2,5% GDP. Chi phí quốc phòng trong tương lai sẽ gắn chặt với sự mức tăng trưởng GDP.
Thứ hai, Việt Nam đang đối diện với những thử thách nghiêm trọng trong việc hội nhập những hệ thống vũ khí mới vào cơ chế lực lượng hiện tại. Ví dụ như các nhà phân tích hải quân khu vực cho rằng binh chủng hải quân của QĐNDVN với cơ cấu tổ chức hiện tại, sẽ không có khả năng vận hành một hạm đội gồm sáu tàu ngầm hạng Kilo một cách hiệu quả. Hơn nữa, Việt Nam vẫn chưa làm chủ được cuộc cách mạng về các vấn đề quân sự và chưa tạo ra được những nhóm tổng hợp hải-không quân thực sự có thể hoạt động được. Việt Nam có thể phải tính đến việc cắt giảm kích thước của quân đội thường trực để tài trợ và xây dựng lực lượng hải quân và không quân của mình.
Thứ ba, Đại hội Đảng lần thứ 11 đã ưu tiên việc hợp tác quốc phòng quốc tế, được xem như là một phần trong mỗi tám thoả thuận đối tác chiến lược. Một ưu tiên chủ chốt của Việt Nam là biến những ý định này thành thành quả hiện thực để giúp ích cho QĐNDVN. Việt Nam cũng đưa ra ưu tiên trong việc đóng góp quân sự khiêm tốn vào công tác giữ gìn hoà bình của Liên Hiệp Quốc. Thực hiện những mục tiêu này ra sao sẽ đóng một vai trò trong việc đánh giá khả năng luyện tập và tính sẵn sàng của các lực lượng vũ trang Việt Nam.
Việt Nam cũng đang đối điện với nhiều thử thách về chính sách đối ngoại, nổi bật nhất là việc xử lý mối quan hệ với Trung Quốc nhằm tránh việc tranh chấp biển Đông làm cản trở mối quan hệ song phương rộng lớn hơn. Hiện tại, ĐCSVN đang xem xét và sửa đổi nghị quyết hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần tám (2003) để bảo đảm có được một hướng đi quân bình hơn trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại là phát triển tính đoàn kết trong khối ASEAN và tăng cường khả năng đối phó với các vấn đề an ninh khu vực. Việt Nam sẽ vận động để đóng vai trò chủ động hơn trong nhóm các bộ trưởng quốc phòng và tham mưu trưởng khối ASEAN nhằm giải quyết vấn đề an ninh hàng hải, bao gồm tuần tra chung và tập trận hải quân. Việc này có thể củng cố ưu tiên khác của Việt Nam là tạo sự ổn định trên biển Đông, trong khi Hà Nội tiếp tục thúc đẩy ASEAN có được một quy tắc ứng xử hiệu quả hơn nhằm quân bình sự cứng rắn của Trung Quốc trong vùng.
Việt Nam cũng ưu tiên cho sự đoàn kết của ASEAN nhằm củng cố hai cơ phận đa phương khu vực mới là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á trong việc đối phó với các cường quốc chính, đặc biệt là Trung Quốc. Việt Nam đã đặt ưu tiên trong việc tăng cường thành viên của hai cơ phận này cũng như của Hội nghị Á Âu bằng cách bao gồm những đối tác chiến lược từ châu Âu là Đức và Anh.
Trong khi đó, Việt Nam đã tạo ưu tiên trong việc tăng cường danh sách gồm tám đối tác chiến lược của mình để bao gồm thêm Ý, Pháp, Singapore, Indonesia và Hoa Kỳ. Chắc chắn Việt Nam sẽ đạt được những thoả thuận đối tác chiến lược vào năm tới với tất cả các quốc gia trên ngoại trừ Hoa Kỳ, do những cố gắng tăng cường quan hệ đang bị chững lại vì thành tích nhân quyền yếu kém của Việt Nam. Việt Nam phải giải quyết vấn đề này để chính quyền Obama nới lỏng những giới hạn trong việc bán vũ khí cho Việt Nam chiếu theo Qui chế Buôn bán Vũ khí Quốc tế.
Ưu tiên chiến lược cuối cùng của Việt Nam là bắt đầu chuẩn bị vào giữa năm cho Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 12, được dự định tổ chức vào năm 2016. Mối quan tâm chủ chốt là việc lựa chọn đội ngũ lãnh đạo mới cho ĐCSVN.
Việt Nam đang nhanh chóng nổi lên như một cường quốc hạng trung quan trọng ở Đông nam Á. Nó có trong tay nguồn lực dồi dào về ngoại giao, kinh tế và quốc phòng để có thể có những đóng góp quan trọng vào mục tiêu tạo ra một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam vẫn còn có nhiều việc phải làm để cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ và để giữ vững tính thống nhất và đoàn kết trong khối ASEAN. Việt Nam đang đối diện với thử thách có lẽ là dữ dội nhất trong việc cải cách kinh tế, đạt lại tỉ lệ tăng trưởng cao và giữ gìn ổn định. Cuối cùng, Việt Nam sẽ đối diện với những cản trở quan trọng trong việc hội nhập những hệ thống vũ khí khí tài hiện đại mới mua để chúng có thể được triển khai một cách hiệu quả. Thất bại trên bất cứ mặt trận nào cũng có thể dẫn đến việc giảm giá trị vai trò chiến lược của Việt Nam trong các vấn đề khu vực và bị trống lưng khi đối phó với Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Carlyle A. Thayer
Diên Vỹ chuyển ngữ
* Carlyle A. Thayer là giáo sư danh dự Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Úc, Canberra và là giám đốc công ty Tư vấn Thayer.
(Dân luận)

Nguyễn Chí Đức - Những người thích cảm giác mạnh

Trong khi mọi người vẫn cứ phê phán rằng trong xã hội Việt Nam ngày nay nhiều người quá thờ ơ với mọi chuyện xung quanh, những chuyện xảy ra trong đời sống xã hội họ không hề quan tâm, mà chỉ lo xem lợi ích của mình thế nào. Trong khi đó, trong xã hội lại có 1 bộ phận nhỏ những người lại rất thích quan tâm đến mọi chuyện của xã hội. họ quan tâm theo cách của họ. họ quan tâm khiến những nhà quản lý và ca cảm thấy lo ngại. sự quan tâm của họ nhiều khi cũng gây ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh. Thông thường, sự quan tâm là đáng quý. Tuy nhiên, những sự quan tâm theo cách của họ này là như thế nào? có gì đáng chú ý, có gì đáng xem xét, và có tác động ảnh hưởng gì?
Suy nghĩ kỹ lại những sự kiện vừa qua, tôi phát hiện ra một điều. Tôi thấy có 1 loại người, họ thích những trò kích động, thích trêu ngươi, công kích chính quyền. Họ thích phản kháng, thích thể hiện, và thích xem cách xử trí của chính quyền. Họ thích chơi với lửa. Chơi nhiều thành quen, thành nghiện. Họ thích trò nguy hiểm. Càng nguy hiểm họ càng có hứng thú. Những lúc thấy phong trào trầm lắng thì thấy buồn, nhớ, bứt rứt. Hóa ra là trong xã hội luôn tồn tại những người thích châm bị thóc, chọc bị gạo. Họ luôn phải gây sự với chính quyền và những người xung quanh. Có như vậy đời họ mới có ý nghĩa. Họ mới được thể hiện. Họ mới phô chương được. Họ mới thành anh hùng trong mắt số đông. Họ muốn lợi dụng những cuộc BT để họ thỏa sức. Họ có được cảm giác mạnh. Họ thách thức được CA một cách chính đáng mà xưa nay chưa có cơ hội nào như vậy. Họ có được cái danh, là anh hùng trong mắt số đông. Họ đi đến đâu thì được là người của công chúng, và vì thế CA khó làm gì được họ (cái bọn CA kém tắm này, vớ vỉn hết chỗ). Họ lợi dụng danh tiếng của số đông, lợi dụng sức mạnh của số đông để gây danh tiếng cho họ. Tóm lại, họ làm tất cả chỉ vì cá nhân họ. Kể cả chuyện kiếm chác về tiền bạc. Nhân danh những người BT , nhân danh từ thiện… họ cũng kiếm được chút ít. Họ xả thân đấy, nhưng là vì chính họ. Vì danh tiếng, vì tiền, và vì sở thích cảm giác mạnh. Họ anh dũng đấy, nhưng là vì mục đích riêng của họ. Khi nói đến lợi ích chung, đến sự phát triển xã hội nói chung thì họ nói rối tung, rối mù lên. Thoạt nghe thì hoa mỹ, nhưng thật ra chỉ là che đậy cái cá nhân của họ. Thậm chí, họ sẵn sàng xông vào tranh giành danh tiếng, tranh giành tiền bạc ủng hộ. Họ sẵn sàng hạ bệ người giúp đỡ họ, bạn bè họ để giành lấy danh tiếng của mình. Họ sẵn sàng dùng những thủ đoạn đê tiện, bỉ ổi, xấu xa để bêu xấu từ bạn bè đến CA, chính quyền.
Tất cả những điều này nếu như cách đây vài tuần có ai nói thì tôi sẽ cho rằng người đó hoặc là điên, hoặc là con mắt nhìn bị có vấn đề, hoặc người đó ganh ghét, ghen tị. Nhưng chiều nay, ngồi chat với 1 người bạn, chợt những sự kiện trước đây hiện ra. Và khi liên kết các sự kiện lại, bất ngờ, khiến tôi thấy choáng váng, ngỡ ngàng. Đó là những sự kiện đã xuất hiện rải rác trong thời gian hơn năm qua. Nhưng bây giờ mình nhận ra bản chất của nó. Đã có nhiều lần, CA đã nói với tôi về chính những điều như thế này. Họ bảo chị cẩn thận, kẻo bị lừa. Tất nhiên, giữa những con người này với CA thì … cùng mèo mả gà đồng. Thảo nào mà CA nhìn ra bản chất của họ nhanh như thế. Thảo nào mà CA luôn luôn cảnh giác mọi người về điều này. Nhưng thật đáng tiếc là những người cả tin trong xã hội, trong đó có cả tôi, bị họ che mắt. Thật ra thì trong xã hội luôn có những người muốn lợi dụng công sức của người khác. Nhiều người che đậy động cơ xấu để trục lợi. Nhưng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, ít người có thể ngờ đến là lại tồn tại những người thích cảm giác mạnh. Và họ chỉ chờ có dịp là nhảy ra để tham gia hết mình. Chơi hết mình.
Không ngờ trong xã hội có nhiều người thích cảm giác mạnh đến như vậy.
Những loại Chí Phèo, và AQ này đã được các nhà văn, nhà triết học nói đến nhiều rồi. Nhưng bao lâu nay, nó vẫn bị giới truyền thông theo định hướng làm cho nó mông lung cả. Họ truyền thông đánh tráo khái niệm. Họ sợ nói ra sự thật là trong hàng ngũ của họ có nhiều CP và AQ. Họ sợ trong hàng ngũ của họ có nhiều người giữ vai trò quan trọng nhưng lại chính là những nhân vật thích cảm giác mạnh.
Công cuộc phát triển đất nước quả thực còn vô cùng gian nan. Tầng lớp bị tha hóa trong xã hội ngày càng tăng lên. Một xã hội mới lành mạnh làm sao!
HN 28/11/2012
Nguyễn Chí Đức
(Fb Donghailongvuong Mới)  

Ê-kíp của Bá Thanh xuất trận có gì mới?

Nếu đội ngũ mà anh Triệu Tử Long dẫn đi đủ 5 người thì có cả “anh nấu ăn” nữa đấy.
Phan Văn Tâm – Thư ký của Bí thư Nguyễn Bá Thanh trước khi làm Bí thư quận Liên Chiểu là một người may mắn vì hợp tuổi với anh Bá.
Lê Hồng Minh – Chánh văn phòng HĐND, dân gốc Nghệ Tĩnh được coi là quân sư quạt mo. Nhân vật này ít khi lộ diện, kín tiếng, bề ngoài không ai biết đây là đại gia.
Ông Thuận – thư ký hiện nay của ông Thanh là dân gốc Hà Tây – Hà Nội, học ở Anh. Sau khi Phan Văn Tâm đi làm Bí thư Liên Chiểu, ông Thanh tuyển nhân vật này trong thời điểm “nắm chắc” chức Chủ tịch Hà Nội. Ông Thuận tuổi trẻ, học hành đàng hoàng, được đánh giá là người lịch lãm.
Ông Nhe – lái chiếc Toyota Crown biển 0234 sau đổi qua xe Mẹc cũng biển tương tự.
Người thứ 5 là Mai Tài – Trưởng phòng quản trị ủy ban Đà Nẵng, đi chiếc BMW biển 0234. Mai Tài còn có biệt danh là Tài Râu vì có bộ râu rất kỳ quái, anh em ở văn phòng ủy ban còn gọi là Tài Hột Vịt Lộn vì nửa đêm anh Bá muốn ăn hột vịt lộn kêu một tiếng Tài Râu hộc tốc đi mua ngay. Mai Tài là người ông Thanh công khai nói với CLB Thái Phiên là “cơm đưa nước rước cho tôi mà con đi xe BMW được huống hồ gì con tôi”. Cán bộ Đà Nẵng rất ghét Tài Râu vì vô học nhưng ỷ lại. Anh Tài Râu là anh nấu ăn đấy!
Ngoài Thuận, tất cả những nhân vật trên đều là người tâm phúc của anh Triệu Tử Long đi theo anh từ thuở ở Sở Nông Nghiệp tỉnh QN – ĐN. Giang hồ đồn anh Triệu Tử Long luôn sát cánh đội ngũ phò tá này vì hợp tuổi, hợp mạng. Khi anh Tâm đi, anh Triết Bí thư thành Đoàn lên làm Bí thư Liên Chiểu, anh Nguyễn Bá Cảnh con trai vừa trúng cử Ủy viên BCH Trung ương Đoàn lên làm Bí thư thành đoàn Đà Nẵng.
Ngoài những người trên, Trương Duy Nhất, trước đây làm báo Đại Đoàn Kết, giả vờ chống anh Bá để tiếp cận sau thành tâm phúc. Dịp này sao không tuyển Trương Duy Nhất ra làm Tổng biên tập tạp chí Nội Chính luôn?
(Người thứ 6).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét