Tin thứ Hai, 28-01-2013
<- Mừng xuân không quên biển đảo (DLB). – ĐẰM THẮM MỘT TÌNH YÊU TỔ QUỐC (Nguyễn Trọng Tạo). – Mùa Xuân về sớm trên “pháo đài” Bạch Long Vĩ (TTXVN).
- Hậu quả của việc bưng bít thông tin: Để không giật mình (TN). “Sau một bài viết về Hoàng Sa mới đăng tải trên Thanh Niên gần đây, chúng tôi đã một phen giật mình khi trong các phản hồi gửi về tòa soạn, không ít độc giả thổ lộ rằng bây giờ họ mới biết Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm từ gần 40 năm trước. Có bạn sinh viên cho biết mãi đến khi vào đại học thì mới biết được điều này”.
” … sẽ không khỏi giật mình khi vào hệ thống mạng chính thức của tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng, chúng ta không tìm thấy cổng thông tin của các huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trong khi hầu hết các quận, huyện trực thuộc khác đều có … một số website nghiên cứu biển Đông của cơ quan thuộc nhà nước hiện thiếu vắng mục ‘tự giới thiệu’. Sẽ thật khó thuyết phục được ai, nếu mình không ‘chính danh’ trước.”
Quanh những hiện tượng đáng lo ngại này, và rất nhiều biểu hiện tương tự, chúng ta không thể đặt nghi vấn về một âm mưu thâm hiểm, trên quy mô rất lớn của những kẻ cam tâm bán nước. Chúng sử dụng mọi phương cách luôn được che đậy dưới mỹ từ “hòa bình”, “ổn định” … để đe nẹt, dọa dẫm, trừng phạt những người dân yêu nước, cơ quan báo chí, đoàn thể, cán bộ đảng viên … nếu như họ vượt qua “lằn ranh” được chúng đặt ra mơ hồ trong đấu tranh cho chủ quyền biển đảo. Sau lưng họ – những người dám tranh đấu – là những kẻ dốt nát, lười biếng, xu thời, bọn nội xâm tham nhũng, chọn cách sống tròn vo, không thèm quan tâm tới chuyện chủ quyền bị xâm phạm, chúng luôn lăm le kiếm cớ hãm hại đồng nghiệp để kiếm lợi.
Vài ví dụ mà báo Thanh niên nêu ở trên là một trong những biểu hiện tê liệt do phải sống trong một môi trường đầy sợ hãi lâu ngày, nó đã tác động tới cả thế hệ trẻ, không chỉ đơn giản là “không biết”, “hiểu sai”, mà nguy hiểm hơn là họ sẽ học cha anh, trở thành những kẻ xu thời, chọn lối sống an toàn, bất chấp tất cả.
- Tăng công khai, giảm nhạy cảm (TN). - Tổng thống Philippines: Không kiện Trung Quốc bây giờ là họ sẽ lấn tới (Sống mới). - Phi đã sơ sót điều gì trong hồ sơ kiện Trung Quốc ? (Trương Nhân Tuấn). - Kỳ 3 cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đăng Thắng, giảng viên khoa Luật, Học viện Ngoại giao Việt Nam: Vụ kiện ‘đường lưỡi bò’ và hệ lụy tới Việt Nam (TVN). “Việt Nam nên tìm một phán quyết ràng buộc trong quan hệ với Trung Quốc, hoặc tự mình khởi kiện giống Philippines, hoặc tìm cách tham gia vào chính thủ tục trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc”. Hay!
- Cả nước Philipines đồng tình việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế (TT). - Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói về Philippin kiện TQ và Biển Đông (GDVN). - Đòn đích đáng vào “đường lưỡi bò”(DT). Cho tới 10h40′ sáng nay, chỉ sau 3 giờ lên mạng, đã có 124 phản hồi cho bài viết trên blog này của Dân trí. Trong đó một độc giả đặt dấu hỏi: “Philipin làm được tại sao Việt Nam không kiện trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam…” - Không để Trung Quốc “được đằng chân, lân đằng đầu” (ANTĐ).
- TQ tăng trợ giúp quân sự cho Campuchia (BBC). - Tại sao sự gần gũi địa lý không giúp cải thiện mối quan hệ của các nước láng giềng với Trung Quốc (Russian.china.org/ Kichbu). - Viện trưởng của TQ Ngô Sỹ Tồn: Năm 2013 Biển Đông vẫn có khả năng “mất kiểm soát” (GDVN).
- Tàu Trung Quốc, Đài Loan “song kiếm hợp bích” ngoài Senkaku? (GDVN). - Dân biểu Mỹ thăm căn cứ hải quân Đài Loan (RFI).
- Lý do Trung Quốc thành thách thức lớn nhất của Mỹ (TTXVN). - John Kerry chỉ trích chiến lược Á tâm? (SGTT). Đối phó với Trung Quốc, Bộ quốc phòng Nhật tăng quân (DT). - Trung Quốc nhúng tay vào biển Bắc Cực (TP). - Trung Quốc chưa thể xưng bá toàn cầu, nhưng có thể xưng bá khu vực (GDVN). - Không quân Trung Quốc tập trận ném bom thật (Soha).
- Chủ tịch nước thăm Đoàn Kinh tế quốc phòng 314 (TTXVN). - Giữ vững biên cương phên dậu quốc gia (TN). - Thủ tướng VN thị sát máy bay Su-30MK2 (BBC).
- Coi chừng “diễn biến hòa bình” vô tới trong đó: Nắm và quản lý tốt tư tưởng bộ đội – Kịp thời nắm bắt, cung cấp thông tin chính xác (QĐND).
- DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 7) (BoxitVN). Đã có 1.405 người ký tên. Cho tới sáng nay, đã có 750 ý kiến phản hồi cho bản Kiến nghị và Dự thảo Hiến pháp 2013. Trên mục “Trưng cầu dân mạng” về Điều 4 Hiến pháp, đã có 7.860 ý kiến, trong đó gần 93% nhất trí bỏ, không chấp nhận Đảng CSVN “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. (Xin lưu ý: mục thăm dò này ở đầu cột phải trang này, nhưng một số độc giả phải vượt tường lửa thì có thể không nhìn thấy, không tham gia bình chọn được).- Bàn Dân – Hào khí Diên Hồng & Tình thế hiện nay, Việt Nam chọn: Hoa Kỳ hay Đại Hán? (Dân Luận).
- Hoàng Hưng: Đảng phải tự lột xác nếu không muốn bị lột xác (BoxitVN). Hic! Cái tựa quá độc! Nhưng… xin bổ sung. Vẫn phải phân biệt “lột xác” theo kiểu gì. Con ve sầu nó lột xác để được từ loài chui rúc dưới đất bùn, mà bay lên, ca hát … Còn con rắn nó lột xác rồi, vẫn vậy, vẫn là con rắn.
- Việt Nam sửa đổi hiến pháp nhằm hỗ trợ cải cách kinh tế (Bloomberg/ TCPT). – Tại sao chúng ta phải sợ hãi và thụ động khi bàn về tương lai của chính chúng ta? (Dân Luận). =>
Một độc giả phản hồi: “Xin cám ơn bác, đưa ra hình ảnh đảng đang ở đâu? Không biết tôi nhìn có là sự thật hay không, nhưng rỏ ràng tôi thấy: - một phía DÂN LÀM BÁO không hoà hợp không hoà giải, tụi nó xạo ke, phải thay đổi, dứt khoát thay đổi. Một phía các bác khai tên tuổi đứng lên đòi thay đổi để sống còn, cho dân cho đảng. Một phía thầm lặng không cần biết [i don't care ]. Một phía giữ thù hận trong lòng, không nói nhưng chờ chặt cụt đầu, số này đông đảo lắm. Và phía đảng viên bà con đảng viên, mấy triệu người, nhưng không biết khi có biến thì còn ai không hay chỉ là bọn bần cố nông bất tài, vô đức thất học, ngu, nghèo, ăn gian ăn cắp như Nguyễn Chí Vịnh là đám con quan Việt cộng. Một phía là VIỆT KIỀU …”
- Khát vọng Hiến pháp (TVN). – Phỏng vấn Ủy viên thường trực UB Tài chính – Ngân sách QH Lê Thanh Vân: Trọng dụng nhân tài nên được ghi vào Hiến pháp (VNN). Dễ chỉ là hình thức.
- Sửa đổi Hiến pháp 1992 và việc bảo vệ chế độ xã hội XHCN của chúng ta (QĐND). Một độc giả phản hồi: “Hoan hô báo QĐND tự diễn biến tốt. Đã đăng bài ‘giới thiệu’ Hiến pháp do 72 nhân sĩ gợi ý. Với lời trách móc nhẹ nhàng, không cay cú nữa. ‘Tuy nhiên, trên một số trang mạng đã xuất hiện những ý kiến đóng góp không dựa trên những mục tiêu, nguyên tắc – xây dựng và hoàn thiện nhà nước CHXHCN Việt Nam và chế độ xã hội XHCN của nhân dân ta. Chẳng hạn, người ta góp ý thay đổi chế độ xã hội và gợi ý ‘tham khảo’, ‘thảo luận’ một bản hiến pháp hoàn toàn khác với Hiến pháp 1992, một bản Hiến pháp theo chế độ cộng hòa tổng thống. Trong đó, người ta gợi ý thay đổi tên nước, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện chế độ tổng thống với 2 viện – Thượng viện và Hạ viện…’.” Hoan hô QĐND phát nữa! Hề hề!
- DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992: Những nhận thức mới về quyền con người (PLTP). Phỏng vấn PGS-TS Nguyễn Như Phát, Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật.
- Những nguyện ước bước sang xuân Quí Tỵ (Nguyễn Tường Thụy). “Ôi giá có thể quay lại thời những năm đầu nội chiến!/ Để khuyên Bắc yêu thương Nam anh em chớ giết nhau/ Làm hàng triệu thanh niên trên Trường Sơn mất xác/ Bởi ai đó lỡ mắc mưu ‘người đồng chí’ họ Mao/ Ôi giá không có ‘những anh hùng thời đại’!/ Bao nhiêu năm phỉnh dân nuôi chính thể độc tài/ Hô ‘Dân Chủ’ sao không đi theo con đường dân chủ/ Như Liên Xô và Đông Âu…hay Miến Điện hôm nay?”. – Vì sao em không hỏi? (DLB). “Bởi vì điều em hỏi…/ Ai phải trả lời đây?”
- CLB BÓNG ĐÁ NO-U RA SÂN LẦN THỨ 54, CHIỀU 27/01/2013 – PHẢN ĐỐI ĐƯA LÊ ANH HÙNG VÀO TRẠI TÂM THẦN (Thành). – NHẬT KÝ CHUYỆN LÊ ANH HÙNG - NHẬT KÝ CHUYỆN LÊ ANH HÙNG – HÀNH TRÌNH TÌM BẠN (Bùi Hằng). “Một người được cho là ‘tâm thần’ mà lại được công an, an ninh của cả nơi sinh ra là Quảng
- Gia đình kêu gọi trả tự do cho các thanh niên Nghệ An (RFA). “… dù có lên tiếng thì bản án cũng được ấn định như vậy. Nhưng phải có một cái gì đó để lên án việc làm sai trái của chính quyền. Lên tiếng để có một tiếng nói chứng minh rằng những người này vô tội…” - VẬN ĐỘNG KÝ TÊN VÀO BẢN LÊN TIẾNG YÊU CẦU CHÍNH QUYÊN VIỆT NAM TRẢ TỰ DO 14 THANH NIÊN YÊU NƯỚC (CLB Nhà báo tự do).
- TÒA ÁN TỈNH PHÚ YÊN MỞ PHIÊN TÒA XÉT XỬ NHÓM “HỘI ĐỒNG LUẬT CÔNG ẤN BIA SƠN” VỀ TỘI HOẠT ĐỘNG NHĂM LẬT ĐỔ CHÌNH QUYÊN (CLB Nhà báo Tự do).
- Vụ ném bom xăng chống cướp đất tại Thủ Thiêm: Cô Trần Thị Ngọc Muội bị kết án 6 tháng tù (DLB). – NGÀY MAI 28.1 CÓ HAI PHIÊN TÒA PHÚC THẨM DƯ LUẬN RẤT QUAN TÂM (Tễu). – Dân oan chúng tôi cần …gạo, bánh mì, không cần hiến pháp (Xuân VN).
- BỊT MIỆNG DÂN – NGUY CƠ TAN VỠ, TIÊU VONG ! (Bùi Văn Bồng). “Khi người dân không dám mở miệng, ngày càng chất chứa trong họ những bất đồng phẫn uất mạnh, thì họ chỉ chờ để hành động, không nói nhiều. Đó là nguy cơ tan vỡ đảng cầm quyền, tiêu vong chế độ”.
- Muôn năm cười được mấy lần? (DLB).“Nhân dân Liên Xô vĩ đại muôn năm! Đảng Cộng sản Liên Xô muôn năm! Tình thần cách mạng Tháng Mười vĩ đại muôn năm! …” Với riêng thứ này thì đã rõ, cái nghĩa của từ “muôn năm” đó là chết đi muôn năm không thể sống lại, chứ không phải là sống dai tới muôn năm.
- Huỳnh Thục Vy – Tản mạn về trí thức và thời cuộc (Dân Luận). Góp ý với cây viết trẻ nhiều triển vọng: riêng mối quan hệ của Hồ Chí Minh với trí thức, cần tránh đặt chung một “rọ” với Mao, sẽ khó thuyết phục đông đảo giới trí thức ở VN. Bởi vì thông tin thiếu hoặc bị sai lạc, cho nên đến hôm nay, những hiện tượng HCM khuyến dụ trí thức ở Pháp về nước, từ chế độ cũ ra phục vụ chính phủ mới, vẫn là chủ yếu. Còn đằng sau đó có hay không sự coi rẻ thì chưa có bằng cớ. Riêng việc ông có bỏ mặc trí thức để đàn em đàn áp là do ông khinh miệt họ hay do bất lực thì cần được mổ xẻ nhiều. Không như Mao, quá khứ, con người thật của HCM đã bị chính ông và đàn em che đậy hoặc phủ lên bức màn bí hiểm để tạo nên một vị thánh sống, phục vụ mục tiêu tối thượng. Còn những người chống HCM thì đã làm ngược lại bằng cách xỉ vả và đổ tội hết cho ông. Đi giữa hai thái cực này để tìm ra sự thực quả là không dễ, nhất là khi đám đàn … con cháu trong đảng của ông lại tiếp tục lợi dụng hình tượng của ông cho một mục đích khác hẳn xưa.
- Nguyễn Hưng Quốc: Viết về chính trị (VOA’s blog). “Chỉ nhận thức không, không đủ tạo thành cách mạng. Chỉ cảm xúc không, cũng không đủ tạo thành cách mạng. Không phải chỉ nhờ việc nhận thức được bản chất của độc tài, người ta có thể sẵn sàng đổ xô xuống đường chống lại độc tài. Cũng không phải chỉ do bất mãn độc tài, người ta đã có thể sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để đánh đổ độc tài. Cách mạng bao giờ cũng là kết quả của cả hai, nhận thức và cảm xúc… “
- Video: Phim tài liệu: Mậu thân 1968 – Tập 1 – Phim tài liệu: Tết Mậu Thân 1968 – Tập 2: Bí mật kế hoạch X (VTV). – Phim tài liệu trên HTV9 nói về đặc công VC trận Mậu Thân 1968 (Aln Nam Việt). “Ông già đặc công VC nói thế này ‘Trong ba ngày tết’ ta ‘ký với bọn Ngụy ngừng chiến cho dân ăn tết, nhưng cuối cùng ta đánh,
ta đánh đây là đánh bọn Mỹ…’ , tức là ông ta muốn lý giải hành động đâm
lén ngay trong đêm giao thừa, ngày tết 1968… Ấy vậy mà … năm 2013 này
chính quyền VN sẽ rầm rộ làm lễ kỷ niệm 45 năm ‘Chiến thắng’ Mậu Thân,
họ vẫn không biết áy náy hay nhục một chút nào về sự kiện này, bản chất
vẫn không thay đổi”. Vậy là bác Aln Nam Việt không nhớ câu nói của Boris Yelsin rồi: “Cộng sản chỉ có thể thay thế chứ không thể thay đổi được!” (Công bằng).
- Hình : Xác
lính VC nằm chết như rạ trên đường phố SG 1968. Sau 1975 ông Võ Văn
Kiệt kể khi đó ông bị mấy bà má VC cằn nhằn “Tụi bây đánh kiểu này tao…
không đẻ con kịp cho tụi bây đánh”. =>
- LÊ ĐỨC THỌ: TỘI PHẠM CHIẾN TRANH (TNM).
- Các nhà ngoại giao VN mệt mỏi với lễ kỷ niệm: Vietnam diplomats facing anniversary fatigue
(AFP/ the Star). “‘The (top) leaders are OK because they don’t have to
do anything. We have to prepare so many things…”. Xin dịch 1 đoạn trong
bài: Một viên chức làm cho Bộ Ngoại giao VN cằn nhằn ‘Các lãnh đạo hàng đầu thì OK, bởi vì họ chẳng phải làm gì cả. Còn chúng tôi phải chuẩn bị nhiều thứ’. Một viên chức khác nói với AFP: ‘Cứ
lặp đi lặp lại những câu nói rập khuôn, quá nhàm chán, đối với hầu như
tất cả mỗi đoàn đại biểu, nhưng chúng tôi chẳng thể làm gì để cải thiện
tình hình này’.
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÉP LẠI QUÁ KHỨ ?! (TNM).
- HN Paris: Điều gì thực sự xảy ra 40 năm trước? (TVN). - Ảnh độc: Phong cách “Madam Bình” tại Hội nghị Paris 1968-1970 (KT). – M.Strachinescu – người lái xe cho đoàn Việt Nam đàm phán Hiệp định Paris: Tôi vừa là đồng chí, vừa là “người Việt Nam”(LĐ). - Hội thảo bàn tròn “Gặp gỡ các nhân chứng lịch sử” ngày ký Hiệp định Paris (VOH). - Từ Việt Nam, đại biểu quốc tế gửi thông điệp đoàn kết (PLTP). – Cuộc gặp nhân chứng lịch sử 40 năm ký kết Hiệp định Paris: Tấm gương Việt Nam sẽ cổ vũ các dân tộc khác (TP).
- “Quyền Bính” – vấn đề muôn thuở trong lịch sử Việt Nam hiện đại (Lê Mai). “Dẫu
sao, Bên Thắng Cuộc thực sự là một công trình rất đáng đọc, rất đáng
tìm hiểu, rất đáng suy ngẫm, với tất cả ý nghĩa đầy đủ của nó. Đọc Bên
Thắng Cuộc, chúng ta càng hiểu thêm nhận xét ‘có một lịch sử như nó diễn
ra và một lịch sử như nhà sử học viết ra’. Thử hỏi, đến nay, đã có công
trình nào phản ánh đầy đủ, trung thực và hấp dẫn lịch sử VN hiện đại do
các nhà sử học VN ‘nổi tiếng’ thể hiện? Cho nên, chúng ta không đòi hỏi
tác giả Bên Thắng Cuộc, song chúng ta có quyền hy vọng…“- Làm rõ thêm một giai đoạn lịch sử đen tối của nước nhà: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc (Thụy Khuê). Cuốn sách này BTV đã mua và gửi cho ABS để bổ sung vào kho tư liệu lịch sử. Năm ngoái, BTV có nhờ người bạn, là một nhà báo bên Tây, liên lạc với cô Thụy Khuê để xin được đăng lại quyển sách, trong khi chờ đợi thì cô Thụy Khuê đã phổ biến toàn bộ nội dung quyển sách trên mạng.- Mua bán mới nhanh, chứ phấn đấu thì…khí lâu (Phương Bích). “Hờ hờ, vừa rồi các vị ấy đi điều tra vụ chạy công chức giá 100 triệu, bảo làm gì có giá ấy? Dân mạng cười ầm ĩ, bảo đúng rồi, làm gì có cái giá nào rẻ thế?” - Ròn hồn (Cu Làng Cát).
- Chương 1 : Tìm hiểu phong trào Nhân Văn Giai Phẩm – Chương 2 : Lịch trình Nhân Văn Giai Phẩm – Chương 3 : Giai Phẩm Mùa Xuân – Chương 4 : Nguyên nhân đưa đến cuộc cách mạng mùa thu của tư tưởng – Chương 5 : Nội bộ báo Nhân Văn – Chương 6 : Trí thức và dân chủ tại Việt Nam trong thế kỷ XX – Từ Phan Châu Trinh, Hoàng Đạo đến Nhân Văn Giai Phẩm – Chương 7 : Biện pháp thanh trừng.
- Chương 8 : Thụy An (1916-1987) – Chương 9 : Nguyễn Hữu Đang (1913-2007) – Chương 10 : Lê Đạt (1929-2008) – Chương 11 : Trần Dần (1926-1997) – Chương 12 : Hoàng Cầm (1922-2010) – Chương 13 : Văn Cao (1923-1995) – Chương 14: Phùng Cung (1928-1998)
- Chương 15 : Cuộc cách mạng hiện đại đầu thế kỷ XX – Chương 16 : Nguyễn Tất Thành – Chương 17 : Hội Đồng Bào Thân Ái – Phong trào ái quốc đầu tiên tại Pháp – Chương 18 : Nguyễn Ái Quốc, lai lịch và văn bản – Chương 19 : Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc – Chương 20 : Vì sao Phan Châu Trinh phó thác “đại sự” cho Phan Khôi? – Chương 21 : Phan Khôi (1887-1959) – Chương 22 : Vụ án Nam Phong – Chương 23 : Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997) – Chương 24 : Une voix dans la nuit: Cải Cách Ruộng Đất và Cải Tạo Tư Sản – Chương 25 : Une voix dans la nuit: Vấn Đề Trí Thức và Độc Tài Đảng Trị
- Phụ Lục – Trò chuyện với người trong cuộc: Với nhà cách mạng Nguyễn Hữu Đang – Với nhà thơ Lê Đạt – Với nhà thơ Hoàng Cầm – Với họa sĩ Trần Duy.
- “Chúng ta” cứ nhăn răng cười hoài (Đào Tuấn). “Hình như bởi 30% đó cũng là ‘Chúng ta’ cả. Có mỗi một điều khẳng định không phải hình như hình nhiếc gì cả: ‘Chúng ta’, không phải là nhân dân, những người hàng ngày, đều như vắt chanh, đóng thuế để nuôi ‘chúng ta’.” – Tối qua đã điểm: Blog Thóc: Phải đuổi 30% công chức ăn hại ra đường (VOV).
- Lê Trung Thành: Tái cơ cấu Vinashin – Thành hay bại??? (BoxitVN). Sẽ “thành” … Vinasink! - Đưa tàu “ma” của Vinalines vào bờ (SGTT).
- Ai chịu trách nhiệm vụ Nhật Bản đòi bồi thường 200 tỉ tại cầu Nhật Tân? (Cầu Nhật Tân). “Thiết nghĩ, thay vì ép dân tuân thủ ‘tiến độ’, cần đưa tập đoàn sâu mọt trong chính quyền Hà Nội, quận Tây Hồ và Đông Anh ra tòa, cần điều chỉnh lại nút giao Nam cầu Nhật Tân theo đúng quy hoạch Thủ đô đã phê duyệt, cần đảm bảo lợi ích cho bà con mất đất ở cả bờ Bắc và Nam là cách làm tốt nhất đảm bảo tiến độ GPMB cầu Nhật Tân”.
- Vụ ra quyết định trái luật nhằm “phá” nhà dân: Lãnh đạo UBND quận Long Biên “tiền, hậu bất nhất” (LĐ).
<- Nhà thầu chây ì, người dân bị vạ (PLTP).
- Xét xử nhiều cán bộ xã tham ô (TN). - Cán bộ Trung tâm Hỗ trợ xã hội nhận hối lộ (LĐ).
- Lực lượng chức năng xông vào nhà dân để… tiêu hủy gà (TN). - Gí súng diệt gà (DV). - Đi xe trăm triệu vẫn nghèo (DV). - Chỉ được uống… 300 đồng! (TN).
- Kiều hối tăng vì nhân dân đang lầm than … bỗng hóa ‘thành tích’ của Chính Phủ! (VLB).
- Từ thứ trưởng thành chuyên viên (BBC).
- Một văn phòng luật sư xây nhà cho gia đình ông Vươn (NLĐ/PLTP). - Gia đình ông Vươn sẽ có nhà mới đón tết (DV).
- Nông dân bị gạt, lãnh đạo địa phương phủi tay trách nhiệm (Sống mới).
- Người dân Đồng Nai hỏi về cầu La Ngà (BoxitVN).
- Huỳnh Văn Úc: Ông Nguyễn Xuân Phúc và PMQ (Trần Nhương).
- Một nghi can bị đánh chết trong nhà tạm giữ (DV). - Một bị can bị đánh chết tại trại tạm giam (PLTP). - Ra tòa, tổng giám đốc bỗng bị… tâm thần (DV).
- Aung San Suu Kyi hy vọng trở thành tổng thống Miến Điện (RFI).
- Tòa án nhân dân trung cấp châu Tự trị dân tộc Tạng dân tộc Khương A-ba Tứ Xuyên mở phiên tòa sơ thẩm phán xét hai bị cáo cố tình giết người (CRI). Báo chí TQ kiêm luôn cả việc của Viện Công tố, không khác gì ở xứ ta: “Sự thực phạm tội đã rành rành, bằng chứng xác thực, đầy đủ, hành vi của hai bị cáo đã xúc phạm đến quy định điều thứ 232 của ‘Luật Hình sự Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa’, cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh cố ý giết người. Trong quá trình cùng phạm tội, Luo-rang-gong-qiu là thủ phạm, Luo-rang-cai-rang là tòng phạm”.
- Hãng chế tạo máy xây dựng Caterplillar bị lừa tại Trung Quốc (RFI). – Trung Quốc: Một ủy viên Bộ Chính trị bị điều tra (RFI). – Quan chức Trung Quốc tìm đủ cách triệt hạ nhau (RFI). “… việc nghe lén là khá phổ biến, và người thực hiện là các cán bộ nhà nước, họ theo dõi nhau để dò tìm sai phạm của nhau nhằm thanh trừng nhau”. Nghe sao giống chuyện của các quan lớn xứ mình quá vậy? - Tại sao vấn đề Cải Tổ Chính Trị lại tránh né TQ? (National Interest/ ĐCV).
- Bắc Triều Tiên sẽ trở thành một tỉnh phía Đông Trung Quốc (Kichbu). - Câu chuyện Bắc Hàn (Người Việt). - Bắc Hàn ‘đe dọa dùng biện pháp mạnh’ (BBC). - Quan hệ Trung-Triều có dấu hiệu lung lay? (VnMedia). - Bị quốc tế trừng phạt, Bắc Triều Tiên doạ trả đũa (RFI). – Bắc Triều Tiên dọa sẽ có ‘biện pháp mạnh’ (VOA).
- Nhật Bản phóng vệ tinh do thám để đối phó với Bắc Triều Tiên (RFI). – Nhật Bản phóng 2 vệ tinh tình báo (VOA).
- Nga đang điều tra hơn 50.000 vụ án tham nhũng (LĐ).
- Friederike Böge – Berlin vẫn chia cắt (TC Der Überblick/ Dân Luận).
- Cần hỗ trợ cho ngư dân bám biển (ĐĐK). – MANG TẾT RA ĐẢO TIỀN TIÊU (Mai Thanh Hải).
- Ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc (SGTT). – Giật mình (Sống mới).
- Nhật 160 lần chặn máy bay TQ (VNN).
- Mỹ, Trung cùng thử đánh chặn tên lửa (VNE). – Mỹ gia tăng áp lực, Trung Quốc “quyết không thỏa hiệp” (ANTĐ).
- NHÌN LẠI TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG THẤY GÌ VỀ HỒ CHÍ MINH? (Quỳnh Trâm).
- Góp ý của Trần Mạnh Hảo với bản Hiến pháp: Điều 4 phá hủy nền tảng của chính bản Hiến Pháp (DLB). – Nguyễn Huy Canh: Trao đổi với ông Bùi Đức Lại và ông Trần Mạnh Hảo về điều 4 Dự thảo Hiến pháp: Đảng cần phải làm gì? (Quê Choa).
- HIẾN PHÁP, TÊN NƯỚC VÀ CHIẾC MẶT NẠ CỦA THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ (Hồ Hải). – Chuẩn bị lấy ý kiến của lao động di cư về sửa đổi Hiến pháp (SGTT).
- Hai Lúa góp ý cho bài của Huỳnh Thục Vy (Ba Sàm). Góp ý cho bài: Huỳnh Thục Vy – Tản mạn về trí thức và thời cuộc (Dân Luận).
- Lỗ hổng pháp luật hết sức nguy hiểm! (Quê Choa).
- Giải trình hay điều trần? (LĐ). – Các Thứ trưởng bị xử lý thế nào sau sai phạm? (KT/Infonet). – Đòn bẩn (NNVN).
- Xây nhà cho gia đình ông Vươn (TT).
- ‘Sổ đen’…chen sổ đỏ! (TP). – Năm hộ dân không bàn giao mặt bằng đã bị cưỡng chế (Giadinh.net). – Hàng loạt dự án trọng điểm vốn ODA bị chậm mặt bằng (VNE/NNVN).
- Dự án ở Chùa Dơi, Sóc Trăng: Nói miệng để dừng dự án, doanh nghiệp ôm mặt khóc (TP).
- “CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH NĂM 2020-TẦM NHÌN 2030” DO BỘ VĂN HÓA…TRÌNH
THỦ TƯỚNG: MƯỢN “ĐẦU DÊ THIU” ĐỂ ĐỔI “THỊT CHÓ” TƯƠI SỐNG…(Phần 2) (Phạm Viết Đào).
- Những bí mật bất ngờ ở hội nghị Paris (VNE). – Thắng lợi của Hiệp định Pari là bài học về sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại (Tin tức). – Cuộc gặp gỡ lịch sử 40 năm (SGGP). – Bức tranh gốm 40 năm hiệp định Paris đã hoàn thành tại Pháp (TTVH).
- Viếng đám tang cán bộ, công chức vẫn được mang vòng hoa, rắc vàng mã (PT). – Chó, mèo chạy rông, người chịu phạt (LĐ).
- Từ “hổ” đến gà (LĐ).
- Bến xe Cần Thơ “loạn” thu phí (DV).
- Đức: internet được công nhận là nhu cầu cơ bản của con người (Inosmi/ Kichbu).
KINH TẾ- Thị trường tài chính năm 2013: Lạc quan thận trọng (TN). - 5 thông tin tiền tệ ngân hàng nổi bật tuần qua (Gafin). - Ông Bùi Kiến Thành: Nhà nước tạo lợi thế cho ngân hàng (ĐV). - Sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả (TN).
- Bảo lãnh Chính phủ khai thông bế tắc cho dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Sống mới). – Việt Nam ký hợp đồng xây nhà máy lọc dầu 9 tỉ đôla (VOA).
- Các công ty chứng khoán: Lỗ khủng, nợ xấu (LĐ). - Nới room ngoại và chuyện “mượn gió bẻ măng” (ĐTCK).
- Năm 2013: Năm của thị trường căn hộ phổ thông (LĐ). - Hà Nội: Dự kiến phí chung cư tối đa 12.500 đồng/m2 (DV). - “Giải cứu” thị trường bất động sản phải theo quy luật thị trường (HQ). - Sếp BĐS trốn nợ ngày tết (Vef/PT). - Cư dân Saigon Pearl phản đối phí chung cư (SGTT).
- Hàng không cạnh tranh khốc liệt (TN). - Jetstar Pacific cam kết bán vé rẻ nhất (LĐ).
- Thiếu chính sách hút khách quốc tế (PLTP).
- 37 dự án FDI vào Việt Nam trong tháng 1 (SGTT).
- Những thương hiệu Việt ‘vang bóng một thời’ (PT). Kem đánh răng Dạ Lan đã từng chiếm lĩnh 60% thị phần ở thị trường Việt Nam =>
- Nhật Bản tăng tuyển dụng lao động Việt Nam (SGTT). - Vuột cơ hội ở thị trường chất lượng cao (TN).
- Hướng mở cho cánh đồng mẫu lớn (SGGP).
- Thu mua tạm trữ lúa gạo: “Lối cũ ta về” (PLTP). - Thủ tướng Chính phủ làm việc tại Thanh Hóa: Không được lơi lỏng vấn đề nông nghiệp (LĐ).
- Con tôm cần được gỡ khó (TP). - “Chạy nước rút” chăm gà đồi Yên Thế (DV).
- Xuất khẩu càphê và tiêu vẫn tiếp tục đà tăng trưởng (TTXVN).
- Hoa kiểng rụt rè ra chợ tết (SGTT).
- Đặc sản tết Việt xuất ngoại (TT).
- Công nhân đình công đòi tiền thưởng tết (TN). - Khủng hoảng, nhà nhà “bóp” hầu bao đón Tết (VNN). - Giá hàng mã tăng, dân vẫn chi “khủng” (LĐ).
- TP.HCM: Số DN bị kiện do nợ BHXH cao nhất nước (Vietstock).
- “Trung Quốc không cố ý nâng giá đồng Nhân dân tệ” (TTXVN). -Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc giảm mạnh (LĐ).
- Hội nghị thượng đỉnh Davos kết thúc với cảnh báo mới về kinh tế toàn cầu (VOA).
- Nhận diện CPI 2013 (ĐT).
- Giảm lãi suất cho vay xuất khẩu xuống 10,2%/năm (VOV). – Nhiều ngân hàng ưu đãi vay tiêu dùng Tết (VnMedia). – Có một xu ngược ở Agribank! (PT).
- Ngoại tệ chảy mạnh từ dân cư (VnEco).
- NHNN sẽ tham gia thị trường vàng như thế nào? (DĐDN). – Ngân hàng Nhà nước sẽ ‘buôn vàng’ thế nào? (TP). – Ngân hàng Nhà nước với việc mua – bán vàng miếng (SGTT). – Sẽ lập Trung tâm giao dịch vàng miếng tại Hà Nội và TP.HCM (VTV). – Cân nhắc phản ứng phụ (ĐT).
- Khi lòng tham trỗi dậy (Vietstock).
- Nhà giàu kêu cứu? (ĐĐK). – Cho vay mua nhà: Nhìn Mỹ mà học hỏi (NCĐT). – Giải cứu thế nào? (NNVN).
- Tìm cơ hội kinh doanh trong khó khăn (Hải quan). – Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp (SGGP).
- Những ai sở hữu Hoàng Anh Gia Lai? (CafeBiz).
- Giá cá ngừ đại dương giảm mạnh, ngư dân lỗ vốn (SGGP). – Giải pháp mạnh chấn chỉnh ngành hàng cá tra (NNVN). – Con nghêu miền Tây: thất mùa lại rớt giá (SGTT). – Rộng đường xuất khẩu nông sản? (ĐĐK).
- Thị trường phân bón: Những chiêu “bịt mắt bắt dê” (NNVN).
- Chợ đêm cứu ế (SGTT).
- Apple đang trốn thuế hàng tỷ USD (GDVN).
- Sự lạc quan dè dặt (ĐĐK).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời tại Việt Nam (RFI). – Nhạc sĩ Phạm Duy từ trần (RFA). – Mẹ trong tâm thức Việt (SGTT). “Đó là tổng hợp tất cả tình cảm của Phạm Duy đối với quê hương và những trầm luân của mệnh nước nổi trôi qua hình ảnh người mẹ … Gọi là mẹ Việt Nam vì một cách nói, chứ mẹ là nguồn vốn không có quốc tịch. Mẹ là sông … mẹ là Biển Hồ lai láng, mẹ là trùng dương”. - “Ba đi đây, để gặp thằng Duy Quang…” (TN). - Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời: Chủ nhật buồn… (TT). – Những thổ lộ chưa công bố của nhạc sĩ Phạm Duy: “Tôi sung sướng được làm người hát rong của thế kỷ” (SGTT). - Nghệ sĩ khóc thương nhạc sĩ Phạm Duy (NLĐ). – Người họa hình đất nước (Dr. Nikonian). – Nhạc sỹ Phạm Duy – “Chàng dũng sĩ và con ngựa vàng” (chùa PL). - Vĩnh biệt nhạc sĩ Phạm Duy (TN). - 5 nhạc phẩm bất hủ của nhạc sỹ Phạm Duy (GDVN). - Phạm Duy đã nghìn trùng xa cách (LĐ).
.- Thành kính phân ưu cùng gia đình nhạc sĩ Phạm Duy (BoxitVN). - Nguyễn Ngọc Giao: Vì sao tôi đã mong Phạm Duy sống lâu (Diễn đàn). - Âm nhạc của Phạm Duy làm cho người Việt gần nhau hơn (Nguyễn Văn Tuấn). - PHẠM DUY – NGƯỜI ĐẾN CÕI VỀ (Nguyễn Trọng Tạo). - Đưa nhau vào chốn không tên … (Anh Vũ). – PHẠM DUY THÍCH BÀI CỦA MỘT TÁC GIẢ TRẺ VIẾT VỀ ÔNG (Nguyễn Trọng Tạo). - Phạm Duy – Còn đó nỗi buồn … (Phi Vũ). - NGHỆ SỸ VIỆT NGẬM NGÙI TIẾC NHỚ PHẠM DUY (Quỳnh Trâm). - Hai nhà thơ ở Mỹ nhớ nhạc sĩ Phạm Duy (VOA). - “Ca sĩ còn hát nhạc của tôi nghĩa là tôi còn sống” (VNN).
- ÔNG KHÔNG CÒN PHẢI TRỐN AI NỮA (Huỳnh Ngọc Chênh). Đọc bài này làm tui (BTV) nhớ lại, có lần đi giúp một người quen là 1 phóng viên nước ngoài viết phóng sự về người Việt tị nạn, ông phóng viên này hỏi 1 bà gốc Việt: Vì sao bà chạy qua đây? Quê bà ở đâu? Bà này trả lời: Quê tôi ở Hà Nội, miền Bắc VN. Khi người ta mang CNCS vào thì cả gia đình bố mẹ tôi dắt con cái bỏ chạy vào Nam. Năm 1975, CS vào miền Nam, một lần nữa, chúng tôi phải đánh đổi cả mạng sống, bỏ chạy ra nước ngoài. Bây giờ họ lại mang nghị quyết 36 ra nước ngoài, không biết chúng tôi sẽ chạy đi đâu?
- Hoàng Xuân Hãn - NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG MÃI MÃI Ở VỊ TRÍ DẪN ĐẦU (Hà Văn Tấn/ VSK).
- Trần Đình Sử. Cần đổi mới suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử (PBVH)
- Phát hiện ngôi mộ người Việt cổ niên đại hàng nghìn năm (DT).
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 13) (Nhật Tuấn).
- Tiểu thuyết dài kỳ “mở” của Inrasara: Palei có gì lạ không em? 05 (Inrasara).
- Trần Mạnh Hảo: Hoan hô UV BCH hội Nhà Văn Vũ Hồng xông lên tiêu diệt nạn đạo văn (ĐCV).- HÀ HƠI TIẾP SỨC CHO TRANG WEB “SỜ CỜ LỜ HỜ NHỜ VỜ”, NHÀ THƠ LÊ QUANG TRANG – QUẢN LÝ TRANG WEB NHÀ VĂN TP HCM, THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG CHUNG KHẢO XÉT GIẢI THƯỞNG LÀM ẢO THUẬT TUNG TIN BẬY NHÀ VĂN Y BAN ĐẠO Ý TƯỞNG “CƯỠNG CƠN GIÓ BẤC” (VC+).
- NHÀ THƠ VĂN CÔNG HÙNG, UV BCH, THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG CHUNG KHẢO XÉT GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN 2012 LÝ GIẢI VỀ VIỆC GHI NHẦM TÁC PHẨM “THẾ KỶ BỊ MẤT” (VC+/NVTPHCM).- PHẠM QUANG TRUNG: “LÀ MỘT HỘI VIÊN, TÔI CHẲNG THẤY THÍCH THÚ GÌ KHI ĐỌC CÁC BÀI VIẾT KHÁC NHAU BÀN VỀ GIẢI THƯỞNG THƯỜNG NIÊN NĂM NAY CỦA HỘI NHÀ VĂN VN” (VC+/KV). Hic! Đọc xong hai cái tựa nầy muốn ngộp thở luôn.
- Nguyễn Bình Phương (Nhị Linh).
- Một số dữ kiện để hiểu thêm về tên gọi Giao Chỉ (Người Hiếu Cổ).
- Trần Doãn Nho – Khoảng trống bâng khuâng (DĐTK). – Đạm Thạch – NHỚ VÀ QUÊN (DĐTK).
- Lê Xuân Quang: Đùa với lửa (Nguyễn Tường Thụy).
- Dạ Ngân: Tự vấn (Diễn đàn).
- Phạm Chu Sa: Thẩm định tác phẩm hay thẩm định tác giả? (Nguyễn Thông).
<- Anh hùng Hồ Giáo – Bên ngoài trang sách (TN).
- Loay hoay chống sách lậu (TN).
- Phản văn hóa (Nguyễn Thông).
- Người đẹp đêm giao thừa (Quê Choa).
- Võ Thuật và Võ Đạo Việt Nam, truyền thống và hiện tại (RFI).
- THƯ DZÃN: DINH-LẮC XIN-VẮT, CHỊ LÀ AI? (TSYG). “Ấy là ông còn chưa biết, bên Ru-ma-ni toàn cu không à, có một đồng chí tên là Xê-ra-tau-xét-cu nữa”.
- Những cái tên bình dị về Núi & Đèo (3) (Nguyễn Ngọc Chính).
- Cận cảnh “cần câu cơm” tự chế của người Việt (Kiến thức).
- Thánh Gandhi trong phim ảnh (ĐCV).
- ‘Fruitvale’ chiếm giải nhất tại liên hoan phim Sundance (VOA).
- Mariano Turzi – Tính đa nghĩa của “Gangnam Style” (World Policy/ Dân Luận).
- GIẢI CỜ VUA TRADEWISE GIBRALTAR 2013: Quang Liêm đánh “chung kết sớm” (PLTP). - Chuyên gia “xịn” gánh nợ đội bóng hai tên (LĐ).
- Lần đầu tiên Miến Điện tổ chức cuộc chạy đua marathon quốc tế (RFI).
- Chữ Nôm và giọng Quảng Nam (Bagan).
- Tôi đã sống cùng nhạc Phạm Duy như thế nào? (DV). - Phạm Duy – Còn đó một đời rong chơi (TTVH). – Nhạc sĩ Phạm Duy và những cuộc tình trên đường rong ruổi (DV). – Trái tim nghệ sĩ luôn lưu luyến cuộc đời (TT). – Nhạc sĩ Phạm Duy xuôi tay cùng đất mẹ bao dung (NNVN). – Ca sĩ Đức Tuấn: “Nhạc ông không hề già, không hề cũ” (TT).
- Thái độ nhà văn và các cuộc chơi (TTVH).
- TÂY NGUYÊN VÁY ÁO VÀ… NGỰC TRẦN (Văn Công Hùng).
- Hoa xuân bên trời cũ (Alan Phan).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Bộ trưởng GD-ĐT: Vẫn tuyển sinh ngành tài chính, ngân hàng (VOV). - Bộ trưởng GD&ĐT: ‘Chúng tôi sẽ phát cảnh báo thường xuyên’ (GDVN). - Chỉ dừng mở mới các cơ sở đào tạo tài chính, ngân hàng (PLTP).
- Bắt đầu công khai thông tin tuyển sinh (DV). - Nhiều thắc mắc về liên thông (TN). - Học sinh ít quan tâm khối ngành xã hội… (PLTP). - Ngành nào đang cần nhiều nhân lực? (TP). - Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận chấm thi chưa nghiêm túc (LĐ). - Tư vấn học ngành Kế toán Tài chính cấp bằng Anh Quốc (DT). - Trường ngoài công lập khó tuyển sinh (NLĐ). - Bổ nhiệm lãnh đạo Trường ĐH Văn Hiến (NLĐ). - Cùng con chọn tương lai (TT). - Sức hút của nhóm ngành Khoa học và công nghệ tăng mạnh (DT).
- Chủ tịch tỉnh lắng nghe cô giáo khóc (TP).
- Để con tả văn thực hay rập khuôn giả dối? (VNN).
- Những đứa trẻ chết vì kỳ vọng của cha mẹ (VnMedia).
- Học sinh làm gì trên Facebook? (LĐ). - Giáo viên, học sinh không sử dụng điện thoại di động trong giờ học (LĐ). - Nhà trường không tổ chức đi tham quan trước và sau Tết (TP).
- Phác họa chân dung một thế hệ (PLTP).
- Sân chơi sáng tạo của học sinh (PLTP).
- Nữ sinh Ngoại thương – cô gái trẻ nhất của Microsoft Việt Nam (GDVN).
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý tái đắc cử Chủ tịch Hội thể thao ĐH&CN Việt Nam (GD&TĐ).
- Cô giáo bị hủy quyết định chuyển giới: ‘Tôi sốc và thất vọng’ (GDVN).
- Nữ sinh đánh bạn dã man bật khóc bên giường bệnh (TP/ GDVN). - Một học sinh bị du côn đánh chết tại sân trường (PT). - “Bạo lực” học đường đối với học sinh là… (Kênh 14).
- Điểm danh những đồ chơi độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của bé (GD&TĐ).
- Áo tết lên “cổng trời” (TT).
- Cần xử lý nghiêm vi phạm tài chính ở Trường Mầm non Đoọc Mạy (Kỳ Sơn, Nghệ An) (GD&TĐ).
- TQ: Trường học chỉ có 2 thầy trò (GDVN).
- Mỹ: Nhiều trường học kiểm tra gắt gao khách viếng thăm (PNTP).
- Lê Văn Lân – Thử nhìn lại thể-chất và trí tuệ của người Việt-Nam sau nửa thế kỷ phế hưng về thế cuộc (DĐTK).
- Đào tạo liên thông sẽ đúng bản chất (Tin tức).
- Đào tạo theo tín chỉ còn hạn chế (Hải quan).
- Loạn phòng thi vì camera? (Giadinh.net).
- Gian nan y tế học đường bậc mầm non (VTV). – Vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh – ai lo? (ĐĐK).
- Giúp con tự học hiệu quả (ĐẸP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Người dân Tây Bắc vui mừng đi bộ cả chục cây số đến nhận quà Tết (GDVN). =>
- Gần 2 tỉ USD để ra nước ngoài khám – chữa bệnh mỗi năm: “Khoan trách người bệnh, hãy xem lại mình” (LĐ). - Nâng chất lượng của BV tuyến dưới (PLTP). - Bác sỹ tiêm nhầm thuốc, bé 6 ngày tuổi tử vong (VOV). - Tiêm nhầm thuốc, bệnh nhi tử vong (TN).
- Bì lợn thối thành đặc sản (TN). - Lại phát hiện cơ sở sản xuất bánh kẹo bẩn (LĐ).
- Hỗ trợ gia đình sinh con một bề là gái – Một chính sách nhân văn (DV)
- Video của Phạm Xuân Nguyên: Xóm chài bên dòng Tonle Shap (Trương Duy Nhất).
- Giám đốc doanh nghiệp nổi tiếng ở Thái Nguyên tử vong trong nhà nghỉ (NNVN/ DT). - Giữa Thủ đô, người sống ở cùng ‘người chết’ (NĐT).
- Sonadezi bồi thường cho người dân trước Tết Nguyên đán (PT).
- Hành khách đi lại thế nào trong dịp Tết? (TP). - Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung (VEF). - Gần Tết, đi xe khách cẩn trọng chiêu “bán thuốc lừa tiền” (GDVN).
- Xác minh chủ con tàu 3.000 tấn trôi dạt trên biển (PLTP).
- Lở đất chết nhiều người tại Indonesia (BBC).
- Người không nhà ở Anh (BBC).
- Thị trưởng New York tặng trường cũ 1 tỉ đôla (VOA).
- Indonesia: Đất lở giết 9 người, 17 người mất tích (VOA).
- Hơn 200 người chết trong biển lửa ở Brazil (TN). - Cháy vũ trường ở Brazil, ít nhất 245 người thiệt mạng (VOA). - Cháy hộp đêm làm ‘hàng trăm’ người chết (BBC).
- Nghi ngút khói thuốc lá trong Bệnh viện Bạch Mai (LĐ). – Khi bệnh viện thành cái chợ… (SGTT). – 1 tỉ USD để xuất ngoại chữa bệnh hàng năm: lạ hay không lạ? (SGTT).
- Thiện nguyện (Nguyễn Thông). – Còn nhiều thách thức (NNVN). – Giúp người, một miếng khi đói hơn cả gói khi no (TTVH).
- Con đường sáng của thầy giáo mù (SGTT).
- Một doanh nghiệp xả thải trực tiếp ra môi trường (TT). – Viết tiếp bài “Quảng Bình: Nhà máy lập lờ nông dân”: Khó hiểu trong cách xử lý (NNVN).
- Rác thải Hà Nội sẽ được biến thành… điện ? (VnMedia).
- “Khi tăng trưởng cần hơn cuộc sống” (BBC). “Tháng này, tình trạng ô nhiễm ở Bắc Kinh đã đi từ mức độ tệ tới… nguy hiểm.”
- Brazil cam kết hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy hộp đêm (VOV). – Ảnh vụ cháy vũ trường kinh hoàng ở Brazil (DT).
QUỐC TẾ- Quân Pháp ở Mali chiếm thành phố Gao (BBC). – Lực lượng Mali được Pháp yểm trợ chiếm lại thành phố Gao (VOA). – Hoa Kỳ đồng ý tiếp liệu trên không cho chiến đấu cơ của Pháp (RFI). – Binh sĩ Mali tiến chiếm thành phố Timbuktu (VOA). – Liên hiệp Châu Phi họp về tình hình Mali (VOA).
- Trưởng phái bộ nhân đạo LHQ đến Syria (VOA). - “Sư tử cái” của ông al-Assad (TN). - LHQ chuẩn bị hội nghị về viện trợ cho Syria (VOV). - Medvedev: “Cơ hội của Tổng thống Syria nhỏ dần” (TTXVN).
- Cảnh sát Ai Cập bắn hơi cay vào người biểu tình ở Cairo (VOA). - Bùng phát bạo động tại Ai Cập (TN). - Bạo động lan rộng, Ai Cập ban bố tình trạng khẩn cấp (VOV).
- Israel sẵn sàng đối mặt với các mối đe dọa trong khu vực (VOV).
<- LHQ đánh dấu ngày người Do Thái bị thảm sát (VOA).
- Nhiều cảnh sát Afghanistan chết vì bom (VOA).
- Miến Điện: Phe Kachin tuyên bố chiếm lại tiền đồn quan trọng (VOA).
- Ấn Độ diễu hành khoe tên lửa, Trung Quốc, Pakistan giật mình (GDVN).
- Cận mặt ‘quái vật biển tay dài’ của Hải quân Nga (VNN)
- Biểu tình đòi kiểm soát súng tại thủ đô Washington (VOA).
- Anonymous đánh sập trang mạng Bộ Tư pháp Mỹ (Sống mới). - Tin tặc đánh sập website chính quyền Mỹ (TN).
- Pháp: Phe ủng hộ “hôn nhân đồng tính” biểu tình (RFI).
- Chủ tịch hãng hàng không Easyjet từ chức (BBC).
- Mối đe dọa hòa bình xuất phát từ đâu? (MK/ Kichbu).
- Israel dọa tấn công Syria (VNE). – Thủ tướng Nga Medvedev: Cơ hội của Assad đang lụi dần (NLĐ). – Nga chỉ trích Syria gay gắt chưa từng thấy (LĐ). – Thủ tướng Nga: ‘Quyền lực của tổng thống Syria đang bị thu hẹp’ (TP). – Nga thừa nhận cơ hội tại vị của Tổng thống Syria rất ít (VOV). – Nga: Sự trì hoãn cải cách có thể là lầm lỗi ‘tai hại’ của TT Syria (VOA).
- Bạo lực tiếp tục leo thang tại Ai Cập (VOV). – Ai Cập: Tình hình rối loạn ở Port Said bước sang ngày thứ nhì (VOA). – Ai Cập ban bố tình trạng khẩn cấp (Infonet). – Ai Cập tuyên bố tình trạng khẩn trương sau các vụ bạo động chết người (VOA). – TT Ai Cập tuyên bố tình trạng khẩn cấp (BBC).
- Quân chính phủ Mali giành thắng lợi quan trọng ở miền bắc (TN). – Mali kích động cuộc “đại chiến châu Phi” (KT). – Pháp phá hủy sào huyệt của thủ lĩnh cực đoan ở đông bắc Mali (GDVN).
- Thủ tướng Medvedev: ”Quan hệ Nga- Mỹ đang rạn nứt” (VOV). – Medvedev “trách” Obama không giữ lời (DT).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 27/01/2013; + Nhịp đập 360 độ thể thao – 27/01/2013; + Thể thao 24/7 – 27/01/2013; + Dân hỏi Bộ trưởng trả lời – 27/01/2013; + Phim tài liệu: Tết Mậu Thân 1968 – Tập 2: Bí mật kế hoạch X; + Cuộc sống thường ngày – 27/01/2013; + Siêu đầu bếp – 27/01/2013; + Toàn cảnh thế giới – 27/01/2013; + Thời sự 12h – 27/01/2013; + Thời sự 19h – 27/01/2013. Điều “88″ thi hành chính sách “Cấm sách vở, Giam học trò”
Đanchimviet
Tác giả: Đỗ Thành CôngTrung Tướng Trần Độ, trong cuốn nhật ký Rồng Rắn, đã viết “Nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thuỷ Hoàng và các vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với tội ác của các chế độ phát xít, độc tài.”
Một người cả đời đi theo đảng, từng giữ những trọng trách cao cấp nhưng cuối đời đã dũng cảm quay lại phê phán đảng. Nhận xét của Tướng Trần Độ đáng cho chúng ta suy gẫm.
Nhắc đến Tần Thủy Hoàng, là nhắc đến chế độ “đốt sách vở, chôn sống học trò”. Một chế độ tàn ác trên cả tận cùng của tội ác. Tâm điểm chính sách tàn bạo đời Tần là “dùng tất cả tài nguyên trong thiên hạ để phụng sự cho sự cai trị của Hoàng Đế”. Để đạt được mục tiêu, Tần Thủy Hoàng đã gieo rắc sự khủng khiếp trong nhân dân, sử dụng luật lệ tàn bạo, tra tấn và trừng phạt nhằm trấn áp những ai dám chống lại chính sách của Tần. Chính sách đàn áp, tra tấn và trừng phạt nhà Tần không những chỉ nhắm chính vào người phạm tội mà luôn cả gia đình, thân nhân, dòng họ của kẻ phạm tội, nhằm gây khiếp đãm trong thiên hạ, giử chế độ Tần Thủy Hoàng được tồn tại.
Nổi bật lên trên sự dã man của nhà Tần là chủ trương triệt để kiểm soát tư tưởng, độc quyền chân lý, cấm tất cả những chính kiến ngược lại quan điểm của Hoàng Đế. Dưới nhà Tần, những ai dám phê phán triều đình đều bị giết. Để cho chắc ăn, bảo đảm không bất cứ ai có thể gieo rắc tư tưởng ngược lại quan điểm của Hoàng Đế, Tần Thủy Hoàng ra lệnh “đốt sách vở và chôn sống học trò”. Những kẻ phản kháng, những kẻ đối nghịch hay có hành động nguy hiểm cho triều đình, nặng thì bị giết, nhẹ thì bị tù, thân bị đày đi làm nô lệ. Thời Tần, dân số chừng 10 triệu, thì đã có hơn hai triệu người bị bắt làm nô lệ, bị đày ải, bị chết thãm bên bờ tường Vạn Lý Trường Thành. Sử sách ghi nhận, số học trò bị giết nhiều đến nỗi quan chức nhà Tần phải đẩy ra biển cho chết, thay vì đem chôn sống.
Đời Tần, tội nặng nhất là “Tự Do Tư Tưởng”. Các sách như Tứ Thư, Ngũ Kinh đều bị đem đi đốt hết. Cả nước chỉ được lưu truyền sách bói toán, sách trồng trọt, sách kỷ thuật v.v…Kẻ nào dám lưu trử, truyền bá các sách bị cấm. Nếu bị bắt sẽ bị truy tố tội “phản nghịch”, chịu hình phạt bêu đầu. Một chế độ cai trị tàn độc, dã man nhất cũng không đứng vững được 100 năm. Nhà Tần xụp đổ chỉ trong vòng 15 năm (221 TCN – 206 TCN), kết thúc trang sử đẫm máu của vị Hoàng Đế tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại.
Chế độ độc tài CS cai trị Việt Nam từ năm 1945-2013. Trải qua bao thăng trầm, chế độ CS đã tồn tại 68 năm. Mặc dù không lộ liểu “chôn sống học trò”, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội, vào những ngày đầu chiếm chánh quyền ở Miền Nam, đảng CSVN từng thì hành chính sách, tịch thu và “đốt sách vở Ngụy”, đối với các viên chức, trí thức của chế độ cũ thì “bị đày ải, giam cầm” cho đến chết, thân tàn ma dại nơi rừng sâu nước độc. Gần đây, bước vào kỷ nguyên của thế kỷ 21, trước sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản, chính sách cai trị Đảng CSVN tinh vi hơn, nhưng mục tiêu vẫn là tìm mọi cách để kiềm soát và độc quyền tư tưởng. Từ chính trị, kinh tế, tôn giáo đến xã hội, văn hoá, truyền thông, giáo dục, báo chí, giải trí v.v..Không lãnh vực nào không có sự hiện diện và kiểm soát chặt chẻ của đảng CSVN. Điều này, không khác gì tư tưởng chủ đạo của Tần Thuỷ Hoàng, “lấy hết của cải trong thiên hạ mà phụng sự cho ngai vàng của Hoàng Đế”.
Đối với Tần Thủy Hoàng, tội nặng nhất là tự do tư tưởng thì đối với Đảng CSVN, không có sự khác biệt. Những vụ án Nhân văn Giai phẩm, những cuộc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến như bắt giữ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà giáo Vũ Hùng, nhà thơ Trần Đức Thạch, sinh viên Ngô Quỳnh, chị Phạm Thanh Nghiên… v..v , những bản án tù cáo buộc vi phạm điều “88″ tức “làm ra và tàng trử tài liệu chống chế độ” dành cho Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Trần Quốc Hiền, Nguyễn Bắc Truyễn, ký giả Huỳnh Nguyên Đạo, luật sư Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, nhạc sĩ Việt Khang v.v….đều nằm trong phạm trù không chấp nhận quyền “Tự do Tư tưởng”.
Nếu chế độ CSVN khác đời Tần, thay vì dã man “đốt sách vở, chôn sống học trò” thì CSVN tinh khôn và tàn độc hơn, đảng CSVN đã và đang thi hành chính sách “hậu” Tần “cấm sách vở, giam học trò” qua điều “88″.
Mục tiêu của chế độ toàn trị vẫn là triệt hết các tư tưởng đối nghịch, ngược lại quan điểm “chủ nghĩa xã hội” của đảng cầm quyền. Đảng CSVN tận dụng mọi phương tiện trong tay như công an, nhà tù, luật pháp để huỷ diệt những mầm móng phản kháng, nhằm giữ chính quyền độc tài từ đời này sang đời khác. Đảng CSVN bất kể hậu quả của độc quyền tư tưởng, bất kể tương lai đất nước đi về đâu, bất kể nhân dân phẩn uất, căm hận, khinh bỉ chế độ đến mức độ nào. Nếu ở Việt Nam không có cảnh “cha truyền con nối” thô bỉ như ở Bắc Hàn, hoặc phẩn nộ kiểu “anh nhường ngôi cho em” như ở Cuba; thì sự liên tục cai trị của chế độ độc đảng, hết Tổng bí thư CS này, đến đời Tổng bí thư CS khác cũng là hình thức đánh tráo quyền lực. Từ khuôn mẫu dòng họ truyền ngôi, chế độ trá hình hậu phong kiến CSVN đã ma mãnh, biến thái qua mô thức truyền vai trò lãnh đạo cho người trong Đảng suốt 68 năm qua.
Lãnh tụ CS Joseph Stalin từng nói “Tư tưởng mạnh hơn súng. Chúng ta không cho kẻ thù có súng thì tại sao lại để bọn chúng có tư tưởng chứ”. (1) Stalin, chủ trương tiêu diệt hết mọi tư tưởng độc lập, phản kháng, dám chỉ trích chế độ Sô Viết. Thời Stalin, biết bao kẻ vô tội, trong và ngoài đảng, đã chết thảm vì bị đày ải từ các nhà tù ở vùng băng tuyết Tây Bá Lợi Á. Văn hào Nga, Alexander Solzhenitsyn, người từng đoạt giải Nobel Văn Chương năm 1970, đã là nhân chứng sống cho nhân loại trước sự tàn ác khủng khiếp của chế độ nhà tù thời Stalin.
“Ai dám cưỡng lại và tìm cách chứng tỏ rằng mình đúng, kẻ đó phải rời hàng ngũ lãnh đạo và sau đó sẽ bị tiêu diệt về tinh thần và thể xác. Ðiều này đã xảy ra sau Ðại hội thứ XVII của đảng, khi rất nhiều lãnh tụ xuất sắc của đảng và các đảng viên nòng cốt – biết bao chiến sĩ trung thực và ngay thẳng của sự nghiệp cộng sản – đã là nạn nhân của sự bạo ngược của Stalin.” Đó là bản báo cáo Mật mà chính Tổng bí thư Đảng CS Liên Xô Khrushop đã báo cáo về Stalin. Dù vậy, chủ nghĩa Cộng sản ở Liên Bang Xô Viết, sau nhiều năm gieo rắt tai hoạ cho nhân loại, đã kéo dài 73 năm, bằng tuổi thọ của một đời người.
Các chế độ từ phong kiến, thực dân đến phát xít, cộng sản qua độc tài toàn trị đều sợ hãi quyền “tự do tư tưởng”. Một quyền tự nhiên, khi sinh ra con người đã có. Nó là hơi thở của sự sống, trong đó con người đúng nghĩa phải được quyền tư duy độc lập, không bị chi phối và kiểm soát bởi bất cứ quyền lực độc đoán nào. Tự do tư tưởng không phải là thứ xa xí phẩm mà chế độ độc tài dành quyền ban phát cho con người. Tự bản thân, giá trị của “tự do tư tưởng” đã hình thành khi nhân loại hiện hữu, như cách nói “tôi tư duy tức là tôi hiện hữu”. Một sự hiện hữu trọn vẹn, độc lập không bị trói buộc bởi những quyền lực giả hình.
Trong bản Hiến chương Quốc tế Nhân Quyền, quyền tự do tư tưởng và phát biểu quan điểm, điều 19 ghi “Ai cũng có quyền tự do tư tưởng và phát biểu chính kiến của ḿình, được quyền tự do giữ vững quan điểm mà không bị người khác can thiệp. Ai cũng có quyền t́ìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tin tức và sư kiện về mọi vấn đề, bằng mọi phương tiện truyền thông không phân biệt biên giới quốc gia”
Tự do tư tưởng là một quyền căn bản nằm trong nhiều quyền, gọi chung là Nhân Quyền. Bao gồm quyền tự do báo chí, tự do lập hội, tư do đi lại, tự do tôn giáo v.v… Tuy nhiên, để cai trị và bảo vệ chế độ, những nhà nước toàn trị, tìm mọi cách kiểm soát chặt chẽ quyền tự do tư tưởng. Việc này, Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền trong phần mở đầu đã cảnh báo các chế độ độc tài… “việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đă đưa tới những hành động dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, được giải thoát khỏi sự sợ hãii và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người”.
Tự do tư tưởng là quyền bẩm sinh, nó hiện hữu và hình thành trước các chế độ chính trị. Và nhiều chế độ chính trị đã nhờ rao giảng quyền “tự do tư tưởng” này để nắm được chính quyền. Ông Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Hà nội, khi đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, đã từng nhắc nhở”Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Trời cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của nước Mỹ, suy rộng ra câu ấy có ý nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cải được”.
Đúng vậy, “đó là những lẽ phải không ai chối cải được” kể cả Đảng CSVN. Nhưng đến khi nắm được chính quyền thì ông Hồ và Đảng CS của ông lại phản bội ngay mục tiêu đã từng chiến đấu và cổ xuý.
Một chế độ, cai trị nhân dân chỉ biết dựa vào sức mạnh của bạo lực, chế độ đó, tự bản chất sẽ không ổn định và bền vững lâu dài. Khi sức mạnh của công an, mật vụ, pháp luật rừng và nhà tù không còn là nỗi sợ hãi của nhân dân, chế độ sẽ nhanh chóng sụp đổ. Khi đám đông khốn cùng dám ngẩng cao đầu đi đến lao tù, chấp nhận bị đày ải; đó cũng là lúc tiếng chuông vang báo tử của chế độ độc tài, toàn trị.
© Đỗ Thành Công
http://congtdo.blogspot.com/
——————————–
(1) Joseph Stalin (1879-1953)
“Ideas are far more powerful than guns. We don’t allow our enemies to have guns, why should we allow them to have ideas?”
TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU: HIỆP ĐỊNH PARIS LÀ MỘT GIẢI PHÁP RẤT NGHỊCH NGỢM CỦA CỘNG SẢN ?
PhamvietdaoBài diễn văn của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 24 tháng 10 năm 1972 (phần 1)
Gia đình kêu gọi trả tự do cho các thanh niên Nghệ An
Quỳnh Chi, phóng viên RFA - 2013-01-27
Sau phiên tòa xét xử 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành bị quốc tế lên án, gia đình các thanh niên này có bản lên tiếng kêu gọi trả tự do cho người thân của họ.
“Quyền kháng cáo là quyền của người đang bị giam. Nhưng vấn đề kêu gọi trả tự do cho họ thì đó là một việc tốt lành. Tất cả đều đồng lòng vì công lý. Trong trại giam, con tôi kháng án hay không là do nó nhưng đây là việc làm riêng của những người bên ngoài”.
Trần Minh Nhật bị mức án 4 năm tù giam, ba năm quản chế, một mức tương đối thấp so với một số nhân vật khác, lên đến 13 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Bản lên tiếng phản đối và phủ nhận bản án mà họ gọi là áp đặt đối với
14 thanh niên Nghệ An, cũng như phản đối những bản án kết tội những
người yêu nước khác. Anh Hồ Văn Lực, em trai Hồ Đức Hòa, một trong những
bị can nhận mức án cao nhất, nói với đài RFA rằng gia đình anh phản đối
bản án của anh Hòa:
“Hy vọng đòi lại công bằng cho tất cả các anh em, đặc biệt là các anh em Công Giáo bị xử ngày 8 và 9 vừa qua với những bản án nặng nề và những oan sai từ phía chính quyền. Những người dân cùng một tiếng nói nhằm phản đối việc đó”.
Trong chuyến viếng thăm Châu Âu vừa qua của Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, một lần nữa phiên tòa xử các thanh niên tại Nghệ An bị mang ra nhắc nhở.
Trong số các gia đình ký tên vào bản lên tiếng, không có chữ ký của gia đình Nông Hùng Anh, người nhận mức án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế. Người vận động ký tên vào bản lên tiếng này cho biết gia đình anh Nông Hùng Anh “đang chịu áp lực” từ phía chính quyền. Riêng ông Nguyễn Văn Lợi ký tên kêu gọi cho vợ và các con của mình là bà Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, và Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc. Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc là người duy nhất được nhận án treo.
Ngoài chữ ký của gia đình các thanh niên Nghệ An, còn có chữ ký của
các Linh mục giáo phận Vinh, các tu sĩ tôn giáo khác và những người quan
tâm. LM Antôn Nguyễn Văn Đính – Quản Hạt Thuận Nghĩa – Quỳnh Lưu, Nghệ
An, Giáo Phận Vinh cho biết lý do mình ký tên vào bản lên tiếng:
“Cũng có một số con em ở giáo xứ Yên Hòa, giáo hạt Thuận Nghĩa nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là tôi thấy các em bị mức án oan ức quá nên kiến nghị để họ (chính quyền) suy nghĩ lại”.
Vị LM trên cho biết thêm, ông không e ngại nếu phải gặp rắc rối vì cho rằng đây là việc làm đúng. Ông nói:
Bản lên tiếng kêu gọi trả tự do cho những người ở Nghệ An cũng nhận được sự quan tâm của các nhân vật đấu tranh dân chủ và thân nhân của những người từng bị xét xử vi phạm điều 88 và 79 BLHS Việt Nam. Bà Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày, người bị kêu án 12 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” cũng ký tên vào bản lên tiếng trên. Bà nói:
“Chúng tôi ký tên vào bản lên tiếng này cũng không hẳn vì cái riêng. Trong cái riêng có cả cái chung. Đây là những người nói lên tiếng nói bất công, những tiếng nói mà người dân đang bức xúc. Họ bị kết án bởi những điều rất mơ hồ khi bất đồng chính kiến hoặc không đồng ý với chính phủ. Tôi là một người Việt Nam và thấy đây là một sự bất công. Tôi không làm được như họ thì lên tiếng trả tự do cho họ”.
“Những người bị oan uổng khác thì mình cũng kêu oan dùm người ta. Nhiều khi họ bị cáo buộc như vậy nhưng chưa chắc là vi phạm”.
“Đây là một bản án bỏ túi, dù có lên tiếng thì bản án cũng được ấn định như vậy. Nhưng phải có một cái gì đó để lên án việc làm sai trái của chính quyền. Lên tiếng để có một tiếng nói chứng minh rằng những người này vô tội, rằng việc làm của họ không sai và nên làm để những người khác làm theo”.
Được biết, bản lên tiếng đang trong thời gian thu thập chữ ký. Khi đạt đến một số lượng chữ ký nhất định, bản lên tiếng sẽ được gởi cho các cơ quan chức năng có liên quan.
Các thanh niên Công Giáo và Tin Lành bị kết án vừa qua là những người hoạt động năng nổ trong công tác xã hội và tôn giáo. Họ tham gia viết blog để bày tỏ quan điểm của mình, tham gia biểu tình chống Trung Quốc, và tham gia các lớp huấn luyện bất bạo động. Trong khi Nhà nước Việt Nam cáo buộc họ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền thì các cơ quan quốc tế cho rằng đây chỉ là cách thực hiện quyền được bày tỏ của con người.
Sau phiên tòa xét xử 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành bị quốc tế lên án, gia đình các thanh niên này có bản lên tiếng kêu gọi trả tự do cho người thân của họ.
AFP -Các thanh niên Công giáo và Tin lành tại phiên xử ở Toà án nhân dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ngày 09 tháng 1 năm 2013.
Bản gốc của thư lên tiếng ghi ngày 15 tháng 1 năm 2013, hơn một tuần
sau khi phiên tòa dành cho các thanh niên Nghệ An khép lại. Bản lên
tiếng được công bố hôm nay, 27 tháng 1 cùng với chữ ký của đại diện các
gia đình bị can và chữ ký của những người khác có quan tâm. Ông Trần
Khắc Chín, cha của anh Trần Minh Nhật, cho biết gia đình sẽ làm những gì
có thể để lên tiếng cho thân nhân đang chịu cảnh lao tù:“Quyền kháng cáo là quyền của người đang bị giam. Nhưng vấn đề kêu gọi trả tự do cho họ thì đó là một việc tốt lành. Tất cả đều đồng lòng vì công lý. Trong trại giam, con tôi kháng án hay không là do nó nhưng đây là việc làm riêng của những người bên ngoài”.
Trần Minh Nhật bị mức án 4 năm tù giam, ba năm quản chế, một mức tương đối thấp so với một số nhân vật khác, lên đến 13 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Phản đối bản án
Hình ảnh các thanh niên công giáo được dán trên tường xung quanh khu vực toà án. Nuvuongcongly
“Hy vọng đòi lại công bằng cho tất cả các anh em, đặc biệt là các anh em Công Giáo bị xử ngày 8 và 9 vừa qua với những bản án nặng nề và những oan sai từ phía chính quyền. Những người dân cùng một tiếng nói nhằm phản đối việc đó”.
Hy vọng đòi lại công bằng cho tất cả các anh em, đặc biệt là các anh em Công Giáo bị xử ngày 8 và 9 vừa qua với những bản án nặng nề và những oan sai từ phía chính quyền.Hồ Đức Hòa là một trong số nhiều người lên tiếng nói rằng mình vô tội tại phiên tòa vừa qua. Phiên tòa hôm 8 và 9 tháng 1 xét xử các thanh niên Nghệ An theo tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” bị các nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ và Pháp cùng các tổ chức bênh vực nhân quyền lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Họ cho rằng những người bị kết tội chỉ đơn giản là thực hiện quyền tự do ngôn luận được luật pháp quốc tế và các công ước mà Việt Nam là thành viên bảo đảm. Bản lên tiếng cũng kêu gọi Việt Nam tôn trọng luật pháp quốc tế cũng như hiến pháp Việt Nam và chấm dứt việc bắt bớ tùy tiện.
Anh Hồ Văn Lực
Trong chuyến viếng thăm Châu Âu vừa qua của Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, một lần nữa phiên tòa xử các thanh niên tại Nghệ An bị mang ra nhắc nhở.
Trong số các gia đình ký tên vào bản lên tiếng, không có chữ ký của gia đình Nông Hùng Anh, người nhận mức án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế. Người vận động ký tên vào bản lên tiếng này cho biết gia đình anh Nông Hùng Anh “đang chịu áp lực” từ phía chính quyền. Riêng ông Nguyễn Văn Lợi ký tên kêu gọi cho vợ và các con của mình là bà Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, và Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc. Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc là người duy nhất được nhận án treo.
Không chỉ gia đình
Công an, an ninh bên ngoài phiên tòa xử 14 thanh niên Công giáo –
Tin Lành, tại tòa án thành phố Vinh sáng 08/01/2013. Photo courtesy of
VRNS.
“Cũng có một số con em ở giáo xứ Yên Hòa, giáo hạt Thuận Nghĩa nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là tôi thấy các em bị mức án oan ức quá nên kiến nghị để họ (chính quyền) suy nghĩ lại”.
Vị LM trên cho biết thêm, ông không e ngại nếu phải gặp rắc rối vì cho rằng đây là việc làm đúng. Ông nói:
Tôi là một người Việt Nam và thấy đây là một sự bất công. Tôi không làm được như họ thì lên tiếng trả tự do cho họ.“Bởi vì tôi thấy việc này hợp tình hợp lý mà lại công khai. Kiến nghị trả tự do cho 14 thanh niên trên thôi chứ có gì mà ngại”.
Bà Dương Thị Tân
Bản lên tiếng kêu gọi trả tự do cho những người ở Nghệ An cũng nhận được sự quan tâm của các nhân vật đấu tranh dân chủ và thân nhân của những người từng bị xét xử vi phạm điều 88 và 79 BLHS Việt Nam. Bà Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày, người bị kêu án 12 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” cũng ký tên vào bản lên tiếng trên. Bà nói:
“Chúng tôi ký tên vào bản lên tiếng này cũng không hẳn vì cái riêng. Trong cái riêng có cả cái chung. Đây là những người nói lên tiếng nói bất công, những tiếng nói mà người dân đang bức xúc. Họ bị kết án bởi những điều rất mơ hồ khi bất đồng chính kiến hoặc không đồng ý với chính phủ. Tôi là một người Việt Nam và thấy đây là một sự bất công. Tôi không làm được như họ thì lên tiếng trả tự do cho họ”.
Cần thiết
Thân nhân các thanh niên Nghệ An ngoài kêu gọi trả tự do cho người thân của mình, còn chỉ trích điều 79 và 88 BLHS Việt Nam đồng thời bày tỏ sự đồng cảm với những người bị kết tội oan sai. Ông Trần Khắc Chín, cha Trần Minh Nhật chia sẻ:“Những người bị oan uổng khác thì mình cũng kêu oan dùm người ta. Nhiều khi họ bị cáo buộc như vậy nhưng chưa chắc là vi phạm”.
Đây là một bản án bỏ túi, dù có lên tiếng thì bản án cũng được ấn định như vậy. Nhưng phải có một cái gì đó để lên án việc làm sai trái của chính quyền.Trước khi phiên tòa diễn ra, cũng từng có bản lên tiếng kêu gọi sự quan tâm của quốc tế. Nhưng kết quả phiên tòa vẫn là những bản án nặng nề. Mặc dù vậy, thân nhân các bị can vẫn tin rằng việc lên tiếng là cần thiết. Anh Hồ Văn Lực nói:
Anh Hồ Văn Lực
“Đây là một bản án bỏ túi, dù có lên tiếng thì bản án cũng được ấn định như vậy. Nhưng phải có một cái gì đó để lên án việc làm sai trái của chính quyền. Lên tiếng để có một tiếng nói chứng minh rằng những người này vô tội, rằng việc làm của họ không sai và nên làm để những người khác làm theo”.
Được biết, bản lên tiếng đang trong thời gian thu thập chữ ký. Khi đạt đến một số lượng chữ ký nhất định, bản lên tiếng sẽ được gởi cho các cơ quan chức năng có liên quan.
Các thanh niên Công Giáo và Tin Lành bị kết án vừa qua là những người hoạt động năng nổ trong công tác xã hội và tôn giáo. Họ tham gia viết blog để bày tỏ quan điểm của mình, tham gia biểu tình chống Trung Quốc, và tham gia các lớp huấn luyện bất bạo động. Trong khi Nhà nước Việt Nam cáo buộc họ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền thì các cơ quan quốc tế cho rằng đây chỉ là cách thực hiện quyền được bày tỏ của con người.
Hãy lên tiếng đòi trả tự do ngay lập tức cho Lê Anh Hùng!
Lê Diễn Đức -RFA
Lê Anh Hùng (cầm biểu ngữ bên trái) trong cuộc biểu tình tại Hà Nội năm 2009 – Ảnh: Nguyễn Lân Thắng Facebook
Bộ máy đàn áp của nhà cầm quyền CSVN bị côn đồ và lưu manh
hoá, đã và đang gây nên nhiều tai ương, nghịch chướng, huỷ hoại mọi
chuẩn mực đạo đức và tính nhân bản của xã hội, làm nhức nhối dư luận
quần chúng.
Nhận định trên đây không hề thái quá. Tôi đã chứng minh bằng những dữ liệu thực tế trong bài viết “Đảng Cộng sản Việt Nam: Không khác băng đảng tội phạm có tổ chức“.
Khó ứng phó trong khuôn khổ pháp lý trước tình trạng công dân phản
đối bất công ngày mỗi tăng và trực diện, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam
(CSVN) không ngừng sử dụng tuỳ tiện, vô lối những cách thức hèn hạ, bất
nhân.
Cách dây không lâu chúng ta đã chứng kiến Uỷ ban Nhân dân (UBND)
thành phố Hà Nội bắt giữ và đưa bà Bùi Thị Minh Hằng vào trại phục hồi
nhân phẩm Thanh Hà, trái pháp luật. Quyết định của UBND Hà Nội với những
dữ kiện sai trái, cho thấy nhà chức trách Hà Nội thực hiện vội vã việc
bắt giữ bà Hằng không những chà đạp lên luân thường, đạo lý, mà con trái
với các quy định của pháp luật hiện hành.
Trước áp lực của dư luận trong, ngoài nước và ý chí tranh đấu không
khoan nhượng của bà Hằng, nhà chức trách buộc phải trả tự do cho bà
dưới chiêu bài “khoan hồng”, nhưng lại thực thi bằng một thái độ ô nhục.
Được biết gần đây bà Hằng đã nộp đơn khiếu kiện về việc bắt giữ trái
pháp luật này. Tuy nhiên, làm sai không bao giờ nhận, thậm chí tiếp tục
dấn sâu vào sai lầm, là bản chất không bao giờ thay đổi của nhà cầm
quyền CSVN.
Vào lúc 10 giờ 15 phút sáng nay 24/1, trên mạng xã hội Facebook có
thông tin một nhóm công an gồm một người mặc quân phục, 5 người mặc
thường phục, đi trên chiếc xe Inova đã đến công ty HVT có trụ sở tại
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, do ông Hoàng Văn Trung làm giám đốc, yêu
cầu giám đốc cho gặp nhân viên Lê Anh Hùng “vì có việc liên quan đến
giấy tạm trú, tạm vắng”. Ông giám đốc đã cho gọi Lê Anh Hùng ra và công
an đã áp giải đưa Lê Anh Hùng đi. Bạn bè làm chung ở công ty với Lê Anh
Hùng cho hay “Lê Anh Hùng bị đưa vào trại tâm thần Hà Nội”.
Suốt trong ngày 24/1, những người quen biết Lê Anh Hùng đã trao đổi
thông tin rộng rãi với nhau và đồng kết luận việc làm của nhà chức
trách đối với Lê Anh Hùng là trái pháp luật, vô nhân đạo. Bà Bùi thị
Minh Hằng, người đã gặp và biết nhân thân của Lê Anh Hùng, cho rằng, đây
là hành động trả thù “giết người” bịt miệng vì
Lê Anh Hùng trong thời gian qua đã tới 70 lần làm đơn tố cáo các hành
vi buôn lậu, tham nhũng của một số vị lãnh đạo cao cấp của nhà nước
CSVN.
Sáng ngày 25/1, một số anh chị em trong đội bóng N0 U – FC,
là đội thể thao nghiêp dư bao gồm những người đã tham gia hoặc ủng hộ
các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam, đã đến
trại tâm thần, có tên là “Trung tâm bảo trợ xã hội II” tại xã Viên An,
Ứng Hòa để thăm hỏi về tình trạng của Lê Anh Hùng. Giám đốc trung tâm,
ông Đỗ TIến Vượng, và Phó giám đốc, ông Lê Công Vinh, đã tiếp và trả lời
các câu hỏi của bạn bè Lê Anh Hùng nêu ra.
Ông giám đốc trung tâm, cho biết: Họ tiếp nhận Lê Anh Hùng vào
chiều ngày 24/1, có đơn của mẹ Hùng đề nghị và quyết định của Phòng
thương binh xã hội Quận Thanh xuân, Hà Nội.
Tôi rất lo ngại cho Hùng, nên tìm hiểu sự việc dưới góc độ pháp lý và logic thực tế của sự việc này.
Điều 2, Thông tư số 06 -TBXH ngày 18/03/1978 của Bộ Thương binh – Xã hội về một số chế độ với người bệnh tâm thần mãn tính nặng được đưa vào khu nuôi dưỡng chăm sóc, quy định như sau:
“Người được xét nhận vào khu để nuôi dưỡng là người bệnh tâm
thần không còn khả năng hồi phục, đã ở giai đoạn sa sút, mãn tính,
thường gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động của gia
đình và xóm làng.
Khi xét, nhận cần theo thứ tự ưu tiên:
a) Người bệnh đi lang thang làm mất trật tự xã hội, không có thân nhân nhận về.
b) Người bệnh điều trị quá lâu tại các bệnh viện tâm thần, không
có thân thích chăm nom, không nơi nương tựa, không còn khả năng hồi
phục nhưng cũng không chuyển được đi nơi khác.
c) Người bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, lao động
của gia đình và xóm làng. Gia đình người bệnh đã vì vậy mà khó khăn
không đủ khả năng tiếp tục chăm sóc nuôi dưỡng; thân nhân người bệnh tha
thiết và tự nguyện xin gửi vào khu nuôi dưỡng người tâm thần mãn tính“.
Lê Anh Hùng không có bệnh án tâm thần, chưa từng phải điều trị ở
bất cứ bệnh viện nào, không đi lang thang làm mất trật tự xã hội, mà
thực tế Lê Anh Hùng đang làm việc tại công ty như một nhân viên bình
thường. Trước đây, Lê Anh Hùng đã từng tham gia một số cuộc biểu tình
yêu nước và gần đây sinh hoạt vui vẻ với bạn bè trong đội bóng NO U –
FC. Những người trong đội bóng và một số bạn bè khác làm việc cùng công
ty của Lê Anh hùng là những nhân chứng cho thấy Lê Anh Hùng là người
mạnh khoẻ, có thể lực tốt.
Trạng thái tâm lý và tư duy tốt của Lê Anh Hùng còn được chứng minh rõ ràng hơn nữa qua Blog của Lê Anh Hùng
với các bài viết và bài dịch từ tiếng nước ngoài. Những tố cáo của Lê
Anh Hùng, theo BLog, còn được gửi tới đại biểu Quốc hội Dương Trung
Quốc, đề nghị chuyển cho Quốc hội để điều tra, làm rõ trước công luận.
Blogger Lê Anh Hùng – Ảnh từ BLog của Lê Anh Hùng
Một người như thế mà nhà chức trách có thể lấy lý do bị bệnh tâm thần để để đưa vào trại tâm thần sao?
Chỉ một cơ sở duy nhất để lý giải, mà giám đốc Trung tâm bảo trợ xã
hội II, đề cập tới, thuộc mục c) của Thông tư số 06-TBXH là: “Gia
đình người bệnh đã vì vậy mà khó khăn không đủ khả năng tiếp tục chăm
sóc nuôi dưỡng; thân nhân người bệnh tha thiết và tự nguyện xin gửi vào
khu nuôi dưỡng người tâm thần mãn tính“.
Chưa thấy bạn bè của Lê Anh Hùng xác minh thực chất bên trong việc
viết đơn của mẹ Lê Anh Hùng ra sao. Nhưng thậm chí trong trường hợp mẹ
của Lê Anh Hùng có làm đơn vì bất kỳ lý do nào đi nữa, ví dụ vì bị đe
doạ, dụ dỗ, ép buôc, thì bản thân đơn đề nghị này hoàn toàn không đủ cơ
sở để đưa một con người vào trại tâm thần theo quy định của pháp luật,
như đã nêu, đối chiếu với các quy định của Thông tư số 06-TBXH.
Mặt khác, Lê Anh Hùng ở tuổi 40, là người đã trưởng thành, không
thể dựa trên một “đề nghị” khơi khơi của thân nhân, mà nhà chức trách có
thể cho phép mình hành động vô trách nhiệm, dẫm đạp lên pháp luật, xâm
hại phẩm hạnh con người như thế.
Một bạn trên Facbook giễu cợt rằng, với tình hình này, khi có xích
mích trong gia đình, ông chồng nổi giận viết đơn xin đưa vợ vào trại tâm
thần, công an CHXHCNVN cũng thực hiện chắc?
Vừa qua báo lề đảng cho hay đang có hiện tượng phổ biến chạy bệnh án tâm thần, “muốn có bệnh án tâm thần… xịn, chi 8 triệu đồng“,
đến mức huyện Nam Sách, Hải Duơng, có 500 người bị bệnh tâm thần. Đây
là hiện tượng nguy hiểm cho an toàn và trật tự xã hội, bởi vì những kẻ
chạy bệnh án là những đối tượng muốn lấy tiền trợ cấp xã hội, được miễn
trừ các nghĩa vụ công dân, hoặc khi phạm tội được giảm nhẹ hình phạt.
Một hiện tượng khác nữa! Vừa qua hàng loạt nghị định, quy định hài
hước, chướng tai, gai mắt, không thể nào áp dụng trong thực tế, được nhà
cầm quyền cho ra lò, như “cấm không được nhìn mặt người đã khuất“, “lễ tang công chức có không quá 7 vòng hoa“;”cấm cán bộ cưới quá 50 mâm“; “cấm mọi hình thức tặng quà tết cho cấp trên”; “cấm để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài“…
Thiết nghĩ, đúng đắn và hợp lý thì, những kẻ chạy bệnh án tâm thần,
những tay chấp bút cho ra các Nghị định dở hơi, ngớ ngẩn, mới đích thực
là những kẻ “gây mất trật tự xã hội” cần phải đưa đi chữa trị
bệnh rối loạn tư duy, đạo đức, nhân cách, chứ không phải một con người
bình thường, tử tế, dám công khai tranh đấu với các tệ nạn xã hội như Lê
Anh Hùng.
Hãy trả tự do cho Lê Anh Hùng ngay lập tức! Hãy cùng lên tiếng mạnh
mẽ, bảo vệ người lương thiện trước hành động vô nhân đạo, gian ác của
nhà chức trách CSVN và tố cáo trước dư luận quốc tế.
© 2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog
Làn sóng vượt biên lần thứ hai
Tôi có hai người bạn thành đạt. H là tổng giám đốc trong một quỹ
đầu tư lớn ở thành phố Hồ Chí Minh. Anh từng đi du học và lập gia đình ở
nước ngoài. Cách đây 8 năm, anh bỏ việc ở nước ngoài để về nước với
niềm phấn khích cao độ. Giờ đây, anh đang tính nộp hồ sơ xin di trú cho
gia đình sang Bắc Mỹ. Anh chưa tính sẽ sang Bắc Mỹ sống ngay, nhưng với
anh, đó là một cách bảo hiểm.
T là chủ một doanh nghiệp cổ phần cũng ở thành phố Hồ Chí Minh. Anh
từng bán một công ty trước đây do anh gây dựng và thu về một khoản tiền
lớn. Giờ đây anh vẫn còn hai công ty nữa ở Việt Nam. Tuy nhiên hiếm khi
anh ở Việt Nam. Anh dành phần lớn thời gian ở Mỹ với gia đình, nơi anh
mới mua một căn biệt thự giá hơn 3 triệu USD hồi đầu năm 2012.
Trở thành thường trú nhân, hay còn gọi là người có “thẻ xanh”, hoặc trở thành người song tịch, tức là vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch một nước khác, đang trở thành một xu thế thời thượng. Có nhiều hãng tư vấn di trú đang hoạt động tích cực ở Việt Nam như IMG, Kornova, USIS, Harvey Law Group (HLG), Immigration (IMM), US Investment (USI), ImmiCa… để phục vụ những khách hàng tiềm năng như H và T. Một số đang trong tình trạng chạy hết công suất vì khách hàng quá đông.
Hợp pháp và hợp lý
Việc làm thủ tục xin định cư ở nước ngoài là việc hoàn toàn hợp pháp ở Việt Nam. Thậm chí, ở một khía cạnh nào đó nó còn được khuyến khích. Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009, Luật Quốc tịch mới của Việt Nam có hiệu lực và luật này quy định công dân Việt Nam có quyền có hai quốc tịch. Theo Bộ Tư pháp, kể từ ngày đó, người Việt Nam ra định cư, nhập quốc tịch ở nước ngoài đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam mà không phải đăng ký. Điều đó có nghĩa là người Việt Nam có thể xin quốc tịch nước khác như Mỹ hay Canada mà không cần phải sợ mất quốc tịch Việt Nam.
Với nhiều người, việc có quốc tịch thứ hai cũng không quá quan trọng. Điều họ cần là quyền được định cư lâu dài ở nước mà họ lựa trọn ngoài Việt Nam. Và như vậy, chỉ cần là thường trú nhân (có thẻ xanh) là đủ. Điều đó có nghĩa là việc có hay không có quyền có hai quốc tịch theo luật Việt Nam không phải là yếu tố thúc đẩy họ xin định cư nước ngoài.
Xét về mặt cá nhân, việc thu xếp để có thêm một lựa chọn về nơi ở là chuyện bình thường và hợp lý. Cả H và T đều muốn con cái khi lớn lên được sống trong một môi trường an toàn và được hưởng thụ một nền giáo dục tốt. Ngay cả nếu không định cư dài hạn ở một nước khác, thì có được tự do trong việc đi lại và thay đổi môi trường sống theo sở thích cũng là một quyền lợi thú vị, mặc dù tốn kém. Đó là chưa kể việc một số người trở nên giàu có như T muốn đa dạng hoá tài sản của mình, vì thế, giữ một số tài sản bất động sản ở nước ngoài cũng là một lựa chọn thông minh.
Xã hội Việt Nam đang giàu lên. Cùng với sự phát triển chung của xã hội, Việt Nam ngày càng có nhiều người giàu. Đi kèm với nó là ngày càng nhiều những người có nhu cầu làm thường trú nhân ở các nước phát triển như H và T. Điều này xem ra có vẻ rất bình thường.
Không có số liệu chính thức về số hồ sơ xin định cư mà các hãng tư vấn định cư hoạt động ở Việt Nam đang giải quyết. Vì nhiều lý do tế nhị, cũng ít có người công khai tự nhận mình đang xin quyền định cư ở nước khác. Thế nhưng có nhiều bằng chứng gián tiếp cho thấy phong trào này hiện nay đang phát triển mạnh. Ngày càng có nhiều hãng tư vấn di trú quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam, ngày càng có nhiều đại lý độc lập mọc lên phục vụ khách hàng trên thị trường này. Một số hãng lớn trong năm 2012 thậm chí đã bị quá tải và phải outsource ra bên ngoài để có đủ nhân lực xử lý hồ sơ.
Thậm chí đã xuất hiện một số doanh nghiệp Việt Nam ngấp nghé đầu tư vào Bắc Mỹ hoặc Úc trong các ngành liên quan đến nông – lâm nghiệp với mục đích tạo càng nhiều công ăn việc làm ở các nước này càng tốt. Lý do là số lượng công ăn việc làm tạo ra càng nhiều thì các chủ dự án này càng xin được nhiều xuất thẻ xanh. Các xuất thẻ xanh này sau đó có thể bán lại cho các “nhà đầu tư”- thực chất là những người bỏ tiền ra mua thẻ xanh vào các nước phát triển.
Nhiều câu chuyện có vẻ hợp lý về mặt cá nhân nhưng khi gộp với nhau lại là tín hiệu cho thấy nhiều sự bất bình thường về mặt xã hội. Và câu truyện xin di trú ồ ạt này cũng vậy.
Bất bình thường về xã hội
Thông thường những đợt di cư ồ ạt ra nước ngoài thường là chỉ dấu cho thấy những vấn đề về mặt xã hội. Lý do thông thường nhất là sự khó khăn về kinh tế, hiểm hoạ chiến tranh, bất ổn chính trị, phân biệt chủng tộc…Làn sóng vượt biên ở Việt Nam trong những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 trước đây là một thí dụ. Nền kinh tế Việt Nam trước đổi mới đã rơi vào tình trạng kiệt quệ và điều này đã làm cho nhiều người Việt tìm cách vượt biên với hi vọng tìm được miền đất hứa.
Thế nhưng trào lưu di cư lần này của người Việt khác xa với trào lưu vượt biên trước đây, mặc dù có nhiều người gọi vui là phong trào vượt biên lần thứ hai. Khác biệt cơ bản nhất là phong trào hiện nay là phong trào di cư của những người giàu, những người thực sự có tiền để trở thành các nhà đầu tư và lấy thẻ xanh qua hình thức đầu tư. Nếu trước đây các thuyền nhân vượt biên nghèo đói chen chúc trên những thuyền cá nhỏ bé, thì những người di cư lần này đi máy bay trên ghế hạng C (hạng sang) và trong tài khoản đầy tiền.
Lý do thông thường khiến những người giàu muốn định cư ở nước phát triển là tìm đến một môi trường xã hội tốt hơn cho gia đình khi họ trở thành những người có khả năng chi trả cho một cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng đây không phải là lý do tạo ra các đợt di cư đột biến.
Lý do thường được nghe đến nhiều nhất trong số các chủ doanh nghiệp muốn di cư ra nước ngoài ở Việt Nam là sự bế tắc về cơ hội kinh doanh hiện nay cũng như sự bi quan về triển vọng trong tương lai. Các doanh nhân luôn muốn tìm kiếm môi trường kinh doanh nơi họ có thể kiếm tiền nhiều nhất. Khi thấy Việt Nam không phải là nơi họ có thể kiếm nhiều nhất nữa, họ đương nhiên muốn kiếm tìm một chân trời mới.
Cũng từ sự bi quan về hiện trạng và tương lai của nền kinh tế khiến nhiều chủ doanh nghiệp lo lắng về các bất ổn xã hội có thể xảy ra trong tương lai. Điều này dẫn họ tới chuyện lo xa cho gia đình. Từ những mối lo sợ có thật như môi trường xã hội ngày càng kém an toàn, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, tới những mối lo xa xôi như bất ổn và rối loạn xã hội hoặc chiến tranh. Trong khi còn có điều kiện về tài chính, việc thu xếp để gia đình có quyền thường chú ở nước khác xem ra là một dạng mua bảo hiểm khôn ngoan.
Ẩn sau câu chuyện đó, còn có những lý do tế nhị hơn. Việt Nam trong một giai đoạn dài phát triển rất mạnh. Do hệ thống luật pháp và chính sách không hoàn thiện và phải thay đổi thường xuyên, các lỗ hổng pháp lý rất nhiều và dẫn đến một thực tế là có nhiều người làm giàu dựa vào sự lỏng lẻo của quản lý hoặc các bất cập trong hệ thống pháp luật. Kết quả là các rủi ro pháp lý luôn luôn tồn tại, mặc dù không dưới các hình thái cụ thể. Ý thức về rủi ro pháp lý đối với các chủ doanh nghiệp Việt Nam thường không được rõ ràng lúc “thái bình” nhưng lại được làm sâu sắc hơn mỗi khi có các vụ bắt giữ hoặc điều tra quy mô lớn liên quan đến các chủ doanh nghiệp. Năm 2012 vừa qua là một năm như vậy.
Ra đi không tay trắng
Cuộc di cư của những người giàu thường là tai hại cho nền kinh tế nếu nó diễn ra trên diện rộng. Đầu tiên là sự thất thoát về chất xám. Không phải ai giàu có cũng giỏi, nhưng nhiều trong số những người này là những người có kinh nghiệm, có khả năng kinh doanh, hiểu biết, và thông minh. Sự ra đi của những cá nhân này là một thiệt thòi lớn cho nền kinh tế xét về mặt chất xám trong kinh doanh.
Thứ hai là sự thất thoát về của cải. Những người ra đi không phải với hai bàn tay trắng như phần lớn những người vượt biên bằng tàu cá hồi 30 năm trước. Những người ra đi lần này mang theo những khối tài sản lớn, thường là hàng triệu USD, ra nước ngoài. Rất nhiều, nếu không muốn nói là phần lớn, chủ doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đều đã có bất động sản và số dư tài khoản tiền mặt lớn ở nước ngoài.
Thứ ba, đó là các phong trào này tạo ra hiệu ứng tâm lý, làm tăng sự dao động, làm sâu sắc thêm tâm lý lo ngại, cũng như làm giảm nhiệt huyết của những người còn ở lại. Nó cũng đồng thời làm nản lòng những người muốn tới Việt Nam đầu tư và làm ăn. Đây cũng là một bất lợi nghiêm trọng mà các phong trào di cư của người giàu gây ra cho thị trường.
Dù có những tác động bất lợi như vậy, việc lựa chọn di cư là một quyền hợp pháp của người dân. Vì thế không thể ngăn chặn xu hướng này bằng các mệnh lệnh hành chính. Cũng không thể ngăn chặn nó bằng những lời kêu gọi suông.
Giữ chân người tài bằng cách tạo niềm tin
Để chống lại xu hướng “vượt biên lần thứ hai” này cần phải giải quyết tận gốc nguyên nhân khiến nhiều người có tiền đang muốn dứt áo ra đi. Đó là niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và niềm tin vào sự an toàn của bản thân họ và gia đình ở Việt Nam. Việc này không dễ dàng. Để khôi phục lại lòng tin vào tương lai phát triển của đất nước, điều quan trọng là nhà nước phải chứng minh được cho thị trường và công chúng thấy khả năng dẫn dắt, lộ trình và giải pháp cụ thể, và uy tín chính trị của lãnh đạo.
Liên quan đến lộ trình và giải pháp cụ thể, đưa Việt Nam ra khỏi vũng lầy hiện nay không phải là một nhiệm vụ bất khả thi. Ngược lại, tất cả các vấn đề này đều có giải pháp. Khủng hoảng kinh tế không phải là một câu chuyện xa lạ mà nó đã xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, trong mọi hình thái kinh tế mà loài người đã trải qua. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thực tế là các lời giải này đã được bàn đến nhiều, trong giới chuyên gia, trong các cơ quan tư vấn, từ các tổ chức hỗ trợ quốc tế, tới cả các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam.
Vì thế, vấn đề còn lại nằm ở việc chứng tỏ năng lực cũng như uy tín chính trị của người lãnh đạo.
Uy tín này phải được khôi phục và nó chỉ được khôi phục khi người dân nhìn thấy các động thái quyết đoán của Đảng và nhà nước liên quan đến tư cách, trình độ, đạo đức, phẩm chất, tính chuyên nghiệp, tinh thần phụng sự đất nước, và cái nhìn viễn kiến của bộ máy lãnh đạo.
Phải từ việc khôi phục uy tín này, lãnh đạo quốc gia mới có thể vực dậy lòng tin của người dân về tính khả thi của sự đổi thay tích cực. Đi kèm với lòng tin này, các quyết sách thực tế của nhà nước nhằm thẳng vào các vấn đề giai góc nhất đang tồn tại mới có thể giúp Việt Nam vượt qua khó khăn hiện tại.
Chỉ khi làm được như vậy, lòng tin của thị trường cũng như của giới doanh nhân vào tương lai ở Việt Nam mới được khôi phục. Và chỉ có thế, câu chuyện “vượt biên lần thứ 2” của những người có tiền và những người có tài mới giảm bớt và dần dần đảo ngược giống như thời kỳ các doanh nhân Việt kiều lũ lượt về nước làm ăn hồi 10 năm trước.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Cả nước Philipines đồng tình với việc kiện Trung Quốc (TT)
Phải nhắc lại cái Anh hùng của mấy ông cộng sản,dù có đôt cháy hết dãy Trường sơn cũng quyết đánh miền nam,dù có hy sinh Người Việt cuối cùng cũng đánh miền nam-Đúng,phải,vì Miền nam không cùng dòng máu “trán hói râu rìa,mắt xanh mũi lỏ”- Còn Biển Đảo Ải… bị Trung cộng cùng anh em giữ dùm không hà ,nên dùng “biện pháp hòa bình” để xin lại. Vì bọn này cùng dòng máu “mắt xanh mũi lỏ trán hói râu rìa”- Không biết Tổ tiên ta sanh cái loài lộn giống này hồi nào??? Nếu có quả là trệ nghịch!!!Không hiểu Chính phủ và Người Dân phi luật Tân họ được Tổ quốc của họ nuôi dưỡng bằng cái giống gì???mà khi bị Trung cộng hiếp đáp họ quyết chống tới cùng???Đây nầy,Giáo dục yêu Tổ quốc VNXHCN là đây:
Báo TQ lộ công nghệ mới cho tàu ngầm ở biển Đông - Báo Đất Việt —Đại Đoàn Kết -Cần hỗ trợ cho ngư dân bám biển
CafeF Land -Hàng loạt sai phạm đất đai ở xã có 3 dự án sân golf —–Gia đình ông Vươn sẽ có nhà mới đón tết - Dân Việt
Lãnh đạo UBND quận Long Biên “tiền, hậu bất nhất” (LĐ) —-Cán bộ Trung tâm Hỗ trợ xã hội nhận hối lộ (LĐ) —-Xét xử nhiều cán bộ xã tham ô (TN)
Giới trẻ ‘nghèo’ nhất tài sản gì? (TVN) – Hỏi gì lạ thế,đã nghèo nhất thì “vô sản” chớ sao lại có gì?
Chủ tịch tỉnh ‘giải vây’ 3.000 công nhân đòi thưởng Tết (TP) —Thưởng tết: Kẻ khóc, người cười (TP) —Khốn khổ vì bị nợ lương (NLĐ)
Cấm cầm quá 200.000 đồng khi đi làm (TP) -Cấm công nhân mang theo quá 200 ngàn….chịu chết,đồ điên-
Trần Đăng Khoa: Bao giờ hết cảnh ‘gầm giường, chiếu đất’? (TP) – Chờ cóc mọc râu!!!! —-Khi bệnh viện thành cái chợ… SGTT.VN
Kiều hối tăng vì nhân dân đang lầm than … bỗng hóa ‘thành tích’ của Chính Phủ! (VLB)
“Chúng ta” cứ nhăn răng cười hoài (Đào Tuấn)
Mua bán mới nhanh, chứ phấn đấu thì…khí lâu (Phương Bích)
Đảng cần phải làm gì? (Quechoa) -Trao đổi với ông Bùi Đức Lại và ông Trần Mạnh Hảo về điều 4 Dự thảo Hiến pháp -Nguyễn Huy Canh
Lỗ hổng pháp luật hết sức nguy hiểm! -Lê Nga- Thanh Tùng (Quechoa)
Đảng phải tự lột xác nếu không muốn bị lột xác -Hoàng Hưng (Quechoa)
Những nguyện ước bước sang xuân Quí Tỵ (TS. Đặng huy Văn -Nguyentuongthuy)
Đùa với lửa (Lê xuân Quang -Nguyentuongthuy)
Tái cơ cấu Vinashin – Thành hay bại??? -Lê Trung Thành (Boxitvn)
Tại sao chúng ta phải sợ hãi và thụ động khi bàn về tương lai của chính chúng ta?(Danluan)
Ngô Giang – Khảo sát chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển(Danluan)
Bàn Dân – Hào khí Diên Hồng & Tình thế hiện nay, Việt Nam chọn: Hoa Kỳ hay Đại Hán?(Danluan)
Thảm cảnh sếp BĐS trốn nợ ngày tết -VietnamNet - Trái với cảnh nhộn nhịp cuối năm, giới bất động sản lại tê tái vì một năm làm ăn thất bát. Trong khi nhân viên ngồi ngáp ngắn ngáp dài, giám đốc lại chạy vạy..
Điểm mặt công ty chứng khoán: Lỗ khủng, nợ xấu (VEF) —-Cận tết, BĐS đổ bộ xuống đường (BĐS)
65 triệu một chậu lan, 70 triệu một gốc đào (VEF)
Tin Bạc Hy Lai xét xử hôm nay là giả mạo (TP) —Trung Quốc nhúng tay vào biển Bắc Cực (TP)
Nhật 160 lần chặn máy bay TQ (VNN) —-Nhật tăng quân đối phó Trung Quốc (NLĐO) – Bộ Quốc phòng Nhật sẽ tăng quân số để “tăng cường kiểm soát phía tây nam” giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chưa hạ nhiệt.
Giáo viên ‘quây’ Chủ tịch tỉnh đòi quyền lợi (VNN) —-Để con tả văn thực hay rập khuôn giả dối? (VNN)
Học sinh trung học phổ thông đặc biệt khó khăn: Được hỗ trợ 40% lương tối thiểu/tháng từ ngày 15.3 (SGTT)
Khó tin kiểu khoe thân hết cỡ của “sao” nữ -VnMedia ===>>>
Đằng sau “khổ nhục kế” tạt a xít - ANTĐ – Cơ quan CSĐT – CAQ Thanh Xuân (Hà Nội) vừa làm rõ vụ kỳ án “xiết nợ bằng a xít”, xử lý “người bị hại” về hành vi báo thông tin giả đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Đại gia chè Thái Nguyên tử vong trong tư thế ở trần - Báo Đất Việt —Giám đốc doanh nghiệp nổi tiếng ở Thái Nguyên tử vong trong nhà nghỉ - Báo Nông nghiệp VN —Đại gia Thái Nguyên chết trần truồng trong nhà nghỉ (VEF)
Kênh 14 -2 “kiều nữ” tham gia băng cướp tại trung tâm Sài Gòn
Bì lợn thối thành đặc sản -Thanh Niên - Những ngày này, các lò chế biến bóng bì lợn truyền thống hoạt động hết công suất để có đủ hàng cung cấp cho thị trường tết. PV Thanh Niên đã thâm nhập vào nhiều…
<<<===VnExpress - Người xưa của Ferrari khoe ‘gò bồng đào’
Sohanews -Đồ chơi Trung Quốc hủy hoại sức khỏe trẻ em —–Cả gan dẫn bồ về ở với… vợ - aFamily —–Hà Nội: Phát hiện một xác chết cháy cạnh quốc lộ (VNN) —Ăn tiền “giải cứu” học viên, nhóm cán bộ bị truy tố (VNN) —Dùng oxy già tẩy trắng bì lợn thối (VNN)
Bắt băng cưỡng đoạt tài sản của con nợ (TN) —-Bắt 7 tên trong băng chém mướn (NLĐO) – Sau thời gian dài đánh đập, đe dọa buộc một người phải trả tiền thua độ bóng đá, cả băng đâm thuê chém mướn bị bắt gọn khi đang nhận tiền của nạn nhân tại một quán cà phê.
Chỉ được uống… 300 đồng! (TN) -Mỗi thí sinh tham dự cuộc thi, hội thi được hưởng chế độ nước uống… 300 đồng/ngày. Chuyện khôi hài này đã và đang diễn ra tại Ninh Thuận.
Nam sinh Sài Gòn ăn nằm với …búp bê tình dục (TP) —-Vờ xin việc cho bé 14 tuổi để rủ vào nhà nghỉ (TP) —–Tranh giành khách, xe ôm đâm chết đối thủ (PL)
Xác minh chủ con tàu 3.000 tấn trôi dạt trên biển (PL)- Sáng 27-1, ngư dân xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã dùng 15 tàu đánh cá lai dắt tàu Hải Đông 27 của Hải Phòng có trọng tải 3.000 tấn vào khu vực Hòn Sụp.
Gà, vịt “bẩn” tràn lan trên phố (NLĐ) —-Đình chỉ hoạt động 2 đơn vị sản xuất bánh kẹo bẩn (NLĐ) —Bắt 2 đối tượng cưỡng hiếp và cướp tài sản (NLĐ)
Một doanh nghiệp xả thải trực tiếp ra môi trường (TT)
Trở thành thường trú nhân, hay còn gọi là người có “thẻ xanh”, hoặc trở thành người song tịch, tức là vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch một nước khác, đang trở thành một xu thế thời thượng. Có nhiều hãng tư vấn di trú đang hoạt động tích cực ở Việt Nam như IMG, Kornova, USIS, Harvey Law Group (HLG), Immigration (IMM), US Investment (USI), ImmiCa… để phục vụ những khách hàng tiềm năng như H và T. Một số đang trong tình trạng chạy hết công suất vì khách hàng quá đông.
Hợp pháp và hợp lý
Việc làm thủ tục xin định cư ở nước ngoài là việc hoàn toàn hợp pháp ở Việt Nam. Thậm chí, ở một khía cạnh nào đó nó còn được khuyến khích. Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009, Luật Quốc tịch mới của Việt Nam có hiệu lực và luật này quy định công dân Việt Nam có quyền có hai quốc tịch. Theo Bộ Tư pháp, kể từ ngày đó, người Việt Nam ra định cư, nhập quốc tịch ở nước ngoài đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam mà không phải đăng ký. Điều đó có nghĩa là người Việt Nam có thể xin quốc tịch nước khác như Mỹ hay Canada mà không cần phải sợ mất quốc tịch Việt Nam.
Với nhiều người, việc có quốc tịch thứ hai cũng không quá quan trọng. Điều họ cần là quyền được định cư lâu dài ở nước mà họ lựa trọn ngoài Việt Nam. Và như vậy, chỉ cần là thường trú nhân (có thẻ xanh) là đủ. Điều đó có nghĩa là việc có hay không có quyền có hai quốc tịch theo luật Việt Nam không phải là yếu tố thúc đẩy họ xin định cư nước ngoài.
Xét về mặt cá nhân, việc thu xếp để có thêm một lựa chọn về nơi ở là chuyện bình thường và hợp lý. Cả H và T đều muốn con cái khi lớn lên được sống trong một môi trường an toàn và được hưởng thụ một nền giáo dục tốt. Ngay cả nếu không định cư dài hạn ở một nước khác, thì có được tự do trong việc đi lại và thay đổi môi trường sống theo sở thích cũng là một quyền lợi thú vị, mặc dù tốn kém. Đó là chưa kể việc một số người trở nên giàu có như T muốn đa dạng hoá tài sản của mình, vì thế, giữ một số tài sản bất động sản ở nước ngoài cũng là một lựa chọn thông minh.
Xã hội Việt Nam đang giàu lên. Cùng với sự phát triển chung của xã hội, Việt Nam ngày càng có nhiều người giàu. Đi kèm với nó là ngày càng nhiều những người có nhu cầu làm thường trú nhân ở các nước phát triển như H và T. Điều này xem ra có vẻ rất bình thường.
Không có số liệu chính thức về số hồ sơ xin định cư mà các hãng tư vấn định cư hoạt động ở Việt Nam đang giải quyết. Vì nhiều lý do tế nhị, cũng ít có người công khai tự nhận mình đang xin quyền định cư ở nước khác. Thế nhưng có nhiều bằng chứng gián tiếp cho thấy phong trào này hiện nay đang phát triển mạnh. Ngày càng có nhiều hãng tư vấn di trú quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam, ngày càng có nhiều đại lý độc lập mọc lên phục vụ khách hàng trên thị trường này. Một số hãng lớn trong năm 2012 thậm chí đã bị quá tải và phải outsource ra bên ngoài để có đủ nhân lực xử lý hồ sơ.
Thậm chí đã xuất hiện một số doanh nghiệp Việt Nam ngấp nghé đầu tư vào Bắc Mỹ hoặc Úc trong các ngành liên quan đến nông – lâm nghiệp với mục đích tạo càng nhiều công ăn việc làm ở các nước này càng tốt. Lý do là số lượng công ăn việc làm tạo ra càng nhiều thì các chủ dự án này càng xin được nhiều xuất thẻ xanh. Các xuất thẻ xanh này sau đó có thể bán lại cho các “nhà đầu tư”- thực chất là những người bỏ tiền ra mua thẻ xanh vào các nước phát triển.
Nhiều câu chuyện có vẻ hợp lý về mặt cá nhân nhưng khi gộp với nhau lại là tín hiệu cho thấy nhiều sự bất bình thường về mặt xã hội. Và câu truyện xin di trú ồ ạt này cũng vậy.
Bất bình thường về xã hội
Thông thường những đợt di cư ồ ạt ra nước ngoài thường là chỉ dấu cho thấy những vấn đề về mặt xã hội. Lý do thông thường nhất là sự khó khăn về kinh tế, hiểm hoạ chiến tranh, bất ổn chính trị, phân biệt chủng tộc…Làn sóng vượt biên ở Việt Nam trong những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 trước đây là một thí dụ. Nền kinh tế Việt Nam trước đổi mới đã rơi vào tình trạng kiệt quệ và điều này đã làm cho nhiều người Việt tìm cách vượt biên với hi vọng tìm được miền đất hứa.
Thế nhưng trào lưu di cư lần này của người Việt khác xa với trào lưu vượt biên trước đây, mặc dù có nhiều người gọi vui là phong trào vượt biên lần thứ hai. Khác biệt cơ bản nhất là phong trào hiện nay là phong trào di cư của những người giàu, những người thực sự có tiền để trở thành các nhà đầu tư và lấy thẻ xanh qua hình thức đầu tư. Nếu trước đây các thuyền nhân vượt biên nghèo đói chen chúc trên những thuyền cá nhỏ bé, thì những người di cư lần này đi máy bay trên ghế hạng C (hạng sang) và trong tài khoản đầy tiền.
Lý do thông thường khiến những người giàu muốn định cư ở nước phát triển là tìm đến một môi trường xã hội tốt hơn cho gia đình khi họ trở thành những người có khả năng chi trả cho một cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng đây không phải là lý do tạo ra các đợt di cư đột biến.
Lý do thường được nghe đến nhiều nhất trong số các chủ doanh nghiệp muốn di cư ra nước ngoài ở Việt Nam là sự bế tắc về cơ hội kinh doanh hiện nay cũng như sự bi quan về triển vọng trong tương lai. Các doanh nhân luôn muốn tìm kiếm môi trường kinh doanh nơi họ có thể kiếm tiền nhiều nhất. Khi thấy Việt Nam không phải là nơi họ có thể kiếm nhiều nhất nữa, họ đương nhiên muốn kiếm tìm một chân trời mới.
Cũng từ sự bi quan về hiện trạng và tương lai của nền kinh tế khiến nhiều chủ doanh nghiệp lo lắng về các bất ổn xã hội có thể xảy ra trong tương lai. Điều này dẫn họ tới chuyện lo xa cho gia đình. Từ những mối lo sợ có thật như môi trường xã hội ngày càng kém an toàn, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, tới những mối lo xa xôi như bất ổn và rối loạn xã hội hoặc chiến tranh. Trong khi còn có điều kiện về tài chính, việc thu xếp để gia đình có quyền thường chú ở nước khác xem ra là một dạng mua bảo hiểm khôn ngoan.
Ẩn sau câu chuyện đó, còn có những lý do tế nhị hơn. Việt Nam trong một giai đoạn dài phát triển rất mạnh. Do hệ thống luật pháp và chính sách không hoàn thiện và phải thay đổi thường xuyên, các lỗ hổng pháp lý rất nhiều và dẫn đến một thực tế là có nhiều người làm giàu dựa vào sự lỏng lẻo của quản lý hoặc các bất cập trong hệ thống pháp luật. Kết quả là các rủi ro pháp lý luôn luôn tồn tại, mặc dù không dưới các hình thái cụ thể. Ý thức về rủi ro pháp lý đối với các chủ doanh nghiệp Việt Nam thường không được rõ ràng lúc “thái bình” nhưng lại được làm sâu sắc hơn mỗi khi có các vụ bắt giữ hoặc điều tra quy mô lớn liên quan đến các chủ doanh nghiệp. Năm 2012 vừa qua là một năm như vậy.
Ra đi không tay trắng
Cuộc di cư của những người giàu thường là tai hại cho nền kinh tế nếu nó diễn ra trên diện rộng. Đầu tiên là sự thất thoát về chất xám. Không phải ai giàu có cũng giỏi, nhưng nhiều trong số những người này là những người có kinh nghiệm, có khả năng kinh doanh, hiểu biết, và thông minh. Sự ra đi của những cá nhân này là một thiệt thòi lớn cho nền kinh tế xét về mặt chất xám trong kinh doanh.
Thứ hai là sự thất thoát về của cải. Những người ra đi không phải với hai bàn tay trắng như phần lớn những người vượt biên bằng tàu cá hồi 30 năm trước. Những người ra đi lần này mang theo những khối tài sản lớn, thường là hàng triệu USD, ra nước ngoài. Rất nhiều, nếu không muốn nói là phần lớn, chủ doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đều đã có bất động sản và số dư tài khoản tiền mặt lớn ở nước ngoài.
Thứ ba, đó là các phong trào này tạo ra hiệu ứng tâm lý, làm tăng sự dao động, làm sâu sắc thêm tâm lý lo ngại, cũng như làm giảm nhiệt huyết của những người còn ở lại. Nó cũng đồng thời làm nản lòng những người muốn tới Việt Nam đầu tư và làm ăn. Đây cũng là một bất lợi nghiêm trọng mà các phong trào di cư của người giàu gây ra cho thị trường.
Dù có những tác động bất lợi như vậy, việc lựa chọn di cư là một quyền hợp pháp của người dân. Vì thế không thể ngăn chặn xu hướng này bằng các mệnh lệnh hành chính. Cũng không thể ngăn chặn nó bằng những lời kêu gọi suông.
Giữ chân người tài bằng cách tạo niềm tin
Để chống lại xu hướng “vượt biên lần thứ hai” này cần phải giải quyết tận gốc nguyên nhân khiến nhiều người có tiền đang muốn dứt áo ra đi. Đó là niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và niềm tin vào sự an toàn của bản thân họ và gia đình ở Việt Nam. Việc này không dễ dàng. Để khôi phục lại lòng tin vào tương lai phát triển của đất nước, điều quan trọng là nhà nước phải chứng minh được cho thị trường và công chúng thấy khả năng dẫn dắt, lộ trình và giải pháp cụ thể, và uy tín chính trị của lãnh đạo.
Liên quan đến lộ trình và giải pháp cụ thể, đưa Việt Nam ra khỏi vũng lầy hiện nay không phải là một nhiệm vụ bất khả thi. Ngược lại, tất cả các vấn đề này đều có giải pháp. Khủng hoảng kinh tế không phải là một câu chuyện xa lạ mà nó đã xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, trong mọi hình thái kinh tế mà loài người đã trải qua. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thực tế là các lời giải này đã được bàn đến nhiều, trong giới chuyên gia, trong các cơ quan tư vấn, từ các tổ chức hỗ trợ quốc tế, tới cả các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam.
Vì thế, vấn đề còn lại nằm ở việc chứng tỏ năng lực cũng như uy tín chính trị của người lãnh đạo.
Uy tín này phải được khôi phục và nó chỉ được khôi phục khi người dân nhìn thấy các động thái quyết đoán của Đảng và nhà nước liên quan đến tư cách, trình độ, đạo đức, phẩm chất, tính chuyên nghiệp, tinh thần phụng sự đất nước, và cái nhìn viễn kiến của bộ máy lãnh đạo.
Phải từ việc khôi phục uy tín này, lãnh đạo quốc gia mới có thể vực dậy lòng tin của người dân về tính khả thi của sự đổi thay tích cực. Đi kèm với lòng tin này, các quyết sách thực tế của nhà nước nhằm thẳng vào các vấn đề giai góc nhất đang tồn tại mới có thể giúp Việt Nam vượt qua khó khăn hiện tại.
Chỉ khi làm được như vậy, lòng tin của thị trường cũng như của giới doanh nhân vào tương lai ở Việt Nam mới được khôi phục. Và chỉ có thế, câu chuyện “vượt biên lần thứ 2” của những người có tiền và những người có tài mới giảm bớt và dần dần đảo ngược giống như thời kỳ các doanh nhân Việt kiều lũ lượt về nước làm ăn hồi 10 năm trước.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói về Philippin kiện TQ và Biển Đông
Lại ca cùng hệ cùng nhịp 16-4!!! Hay ,giỏi,mất Ải nam Quan,mất Hoàng
Trường sa…..bị chèn ép cũng cứ nập nuận theo lối mọp Tàu.Anh hùng ghê.
Hồng Chính Quan
(GDVN)
- “Việc kiện của Philippin là quyền của họ. Nhưng đối với Việt Nam,
theo tôi, chúng ta có nhiều phương pháp để mình bảo vệ chủ quyền của
mình. Và để giữ vững tình cảm bạn bè giữa hai nước, chúng ta có nhiều
biện pháp khác chứ không chỉ có biện pháp kiện…”, Thượng tướng Nguyễn
Văn Rinh nói.
LTS: Trước một loạt các hành động vừa qua của Trung Quốc
tại Biển Đông cùng với việc Philippin kiện Trung Quốc ra Toà án Trọng
tài quốc tế về “đường lưỡi bò”, phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam
đã có cuộc trao đổi với Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – Nguyên Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng về vấn đề này.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh |
Dùng quân sự để giải quyết tranh chấp là thiếu khôn ngoan
PV: Thượng tướng có đánh giá gì về một loạt động thái gần đây
của Trung Quốc như việc chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) thông qua
“Điều lệ quản lý biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam” cho phép cảnh sát địa
phương lên tàu, thu giữ và trục xuất tàu thuyền nước ngoài trên Biển
Đông từ 1/1/2013, việc nước này tập trận tại Biển Đông, cử tàu hải giám,
tàu quân sự lớn tới Biển Đông?
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Biển Đông là một
vùng biển quốc tế thuộc chủ quyền nhiều quốc gia trong đó có một số
nước như Việt Nam, Philipppin, Brunei, Trung Quốc… Và không có một chính
quyền nào có thể ra cấm những tàu của nước khác bởi việc này vi phạm
chủ quyền của các nước khác, vi phạm Hiến chương Liên Hợp quốc.
Việc chính quyền tỉnh Hải Nam dùng các hành động khám xét, bắt bớ, ngăn
cản tàu đánh cá nước ngoài trên vùng biển không phải của mình là việc
làm vi phạm thoả ước chung với các nước trong khu vực (DOC), trái với
Công ước quốc tế về Luật Biển 1982.
Theo quan điểm của Việt Nam, những hành động này đã xâm phạm quyền chủ
quyền của Việt Nam tại hai khu vực Hoàng Sa và Trường Sa. Lẽ ra, hai
nước phải thoả thuận – một biện pháp vốn đã được sự thống nhất giữa lãnh
đạo cấp cao hai nước không nên để xảy ra những hành động trái luật pháp
quốc tế như vậy.
PV: Trung Quốc liên tiếp hạ thuỷ những con tàu lớn được trang bị vũ
khí nhưng lại nấp dưới danh nghĩa là tàu dân sự. Thưa Thượng tướng, liệu
nhưng con tàu này có quyết định cục diện bàn cờ Biển Đông?
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Tàu dân sự phải
phù hợp với chức năng nhiệm vụ không có trang bị quân sự. Quan điểm của
Trung Quốc là hiện đại hoá quân đội trong đó có Hải quân.
Rõ ràng, yếu tố quyết định trên Biển Đông không phải là quân sự mà phải
dựa vào truyền thống của các nước trong khu vực và hiến chương Liên hợp
quốc. Và trong bối cảnh hiện nay, dùng biện pháp quân sự không phải là
một sự khôn ngoan.
PV: Từ trước tới nay, khi có những hành động xâm phạm chủ
quyền của Việt Nam và trái với Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 trên
Biển Đông, lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc thường đổ cho chính quyền địa
phương tự ý làm sai…
Đảo Trường Sa Lớn thuộc chủ quyền của Việt Nam (Ảnh: Duy Anh) |
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Thường từ trước
tới nay, sau những hành động trái luật pháp quốc tế, phía Trung Quốc vẫn
nói rằng: Trung ương Trung Quốc nhìn đại cục, địa phương tự làm. Nhưng
tôi nghĩ trong việc này, nếu không được “bật đèn xanh” thì chính quyền
Hải Nam sẽ khó có thể làm như vậy.
Biển Đông là vùng biển Quốc tế thì phải giải quyết đa phương, và nếu có
vấn đề riêng giữa hai nước thì hai nhà nước phải xử lý song phương. Còn
những lời nói mang tính hiếu chiến đi kèm với các hành động xâm phạm chủ
quyền Việt Nam thì họ phải xử lý. Thường Trung Quốc làm những việc đã
rồi và không nhắc lại để sửa những hành động sai trái đó.
TQ muốn biến cái chung thành cái riêng
PV: Thời gian vừa qua, có nhiều tiếng nói hiếu chiến từ phía một số tướng lĩnh Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và những tiếng nói này ngày càng nhiều cho thấy điều gì, thưa Thượng tướng?
PV: Thời gian vừa qua, có nhiều tiếng nói hiếu chiến từ phía một số tướng lĩnh Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và những tiếng nói này ngày càng nhiều cho thấy điều gì, thưa Thượng tướng?
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Theo tôi, một số
tướng lĩnh hung hăng nói như vậy là trái với tinh thần lãnh đạo cấp cao
của nhà nước Trung Quốc vì Trung Quốc và Việt Nam đã có những thoả
thuận từ lâu và luôn có sự tôn trọng lẫn nhau. Nhân dân Trung Quốc và
nhân dân Việt Nam có tình hữu nghị lâu đời, không bao giờ muốn chiến
tranh xảy ra.
Nếu có tranh chấp thì giải quyết bằng phương pháp hoà bình. Chúng ta
không nên quan tâm những ý kiến cá nhân của những tướng lĩnh hung hăng
như vậy.
PV: Mới đây, Trung Quốc đã tuyên bố về việc phát hành bản đồ Trung
Quốc có hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt
Nam cùng toàn bộ “đường lưỡi bò”. Trước đó, họ cũng đã cho in “đường
lưỡi bò” vào hộ chiếu để cấp cho các công dân của họ. Nhưng hành động
này cùng các hành động kiểm soát mang tính hành chính như ở trên cho
thấy dường như Trung Quốc đang nóng lòng muốn hợp thức hoá “đường lưỡi
bò”, thưa Thượng tướng?
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Việc in hình
lưỡi bò lên hộ chiếu là việc chưa từng có. Rõ ràng họ có mục đích riêng.
Thêm nữa, việc họ chuẩn bị công bố bản đồ Biển Đông là hòng hợp thức
hoá “đường lưỡi bò” do Tường Giới Thạch đưa ra. Việc này trái với Hiến
chương Liên Hợp quốc và Công ước quốc tế về Luật Biển 1982.
Được biết, “đường lưỡi bò” không phải của chính quyền Trung Quốc đưa ra
mà là của chính quyền Tưởng Giới Thạch trước đây. Lâu nay, dù đã không
được nói đến nhưng Trung Quốc thấy có lợi cho mình nên vẫn nhắc lại. Rõ
ràng họ có ý đồ độc chiếm Biển Đông từ đó vươn ra Đại dương để trở thành
siêu cường trên biển như đã tuyên bố.
Trung Quốc muốn răn đe các nước trong khu vực và rất muốn biến Biển Đông là cái chung thành cái riêng.
Có nhiều phương pháp để bảo vệ mình
PV: Vừa qua, Luật Biển của chúng ta đã có hiệu lực thi hành. Thưa ông, chúng ta còn phải làm gì thêm để Luật Biển đi vào đời sống của nhân dân chứ không chỉ là một văn bản mang tính hình thức?
PV: Vừa qua, Luật Biển của chúng ta đã có hiệu lực thi hành. Thưa ông, chúng ta còn phải làm gì thêm để Luật Biển đi vào đời sống của nhân dân chứ không chỉ là một văn bản mang tính hình thức?
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Về công tác
tuyên truyền, ta phải xác định đã là người Việt Nam thì phải am hiểu đất
nước của mình, lãnh thổ của mình, nghĩa vụ của mình. Trong thời gian
tới, công tác tuyên truyền của chúng ta phải có chiến lược toàn diện hơn
và thường xuyên hơn cả về luật pháp trong nước và quốc tế để sao cho
người dân thực hiện được nghĩa vụ của mình.
Về Luật Biển, luật pháp là vấn đề cơ bản của đất nước. Vấn đề chủ quyền
đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng đảo khác là những
vấn đề đã được khẳng định, không thay đổi.
Tuy nhiên, chúng ta phải có những văn bản cụ thể hơn để hướng dẫn thực
hiện. Ví dụ như trong Luật Biển quy định về vùng đặc quyền kinh tế 200
hải lý, nhưng có những vùng biển giữa hai nước chưa đến 200 hải lý thì
phải có một sự đàm phán, phân chia giữa hai nước sao cho hợp lý đồng
thời có hướng dẫn cụ thể về vùng này. Ta phải giáo dục cho công dân của
mình tôn trọng những vùng đã phân chia.
PV: Là một tướng lĩnh quân đội từng giữ chức vụ quan trọng trong Bộ
Quốc phòng, ông thấy những căng thẳng vừa qua giữa Trung Quốc và Nhật
Bản tại quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) như thế nào? Và việc này có ảnh
hưởng gì đến những tranh chấp tại Biển Đông?
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Quần đảo Senkaku
(Điếu Ngư) là khu vực tranh chấp và vừa qua, để xảy ra các hoạt động đe
doạ quân sự là một điều đáng tiếc cho mối quan hệ giữa hai nước Trung
Quốc – Nhật Bản. Nếu hai nước ngồi lại với nhau và bằng thoả thuận thì
sẽ tạo ra môi trường hoà bình cho vùng biển đó, ngăn chặn được những
điều đáng tiếc xảy ra.
Với khu vực Biển Đông, theo ý đồ của Trung Quốc, những việc làm đó có ý
nghĩa là để cho các nước trong khu vực cũng phải suy nghĩ về cách đối xử
của mình đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông.
PV: Vừa qua, Philippin đã kiện Trung Quốc về “đường lưỡi bò” ra Toà
án Trọng tài Quốc tế. Thượng tướng đánh giá thế nào về việc này và liệu
Việt Nam có nên có những biện pháp tương tự để giải quyết tranh chấp tại
Biển Đông?
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Việc kiện của
Philippin là quyền của họ. Nhưng đối với Việt Nam, theo tôi, chúng ta có
nhiều phương pháp để mình bảo vệ chủ quyền của mình. Và để giữ vững
tình cảm bạn bè giữa hai nước, chúng ta có nhiều biện pháp khác chứ
không chỉ có biện pháp kiện. Việc giải quyết tranh chấp dựa trên tinh
thần của lãnh đạo cấp cao hai nước và cả nhân dân hai nước là hữu nghị,
hoà bình.
Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của Thượng tướng!
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ
bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ “theo báo Giáo dục Việt
Nam” hoặc “theo Giaoduc.net.vn”. Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn
để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo
Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng,
tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục… của tất cả bạn đọc gửi về. Vui
lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận
tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Chính trị – Xã hội
Đòn đích đáng vào “đường lưỡi bò” - (Dân trí) – Không chỉ các nước trong khu vực mà cả thế giới quan tâm đến sự kiện Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án trọng tài Liên hiệp quốc. Các cáo buộc mà… —-Không để Trung Quốc “được đằng chân, lân đằng đầu” - ANTĐ -Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 26-1 đã giải thích lý do dẫn đến việc nước này quyết định đưa ra Tòa án quốc tế phân xử tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough trên Biển Đông.>>>>>Philippines kêu gọi toàn dân đoàn kết kiện Trung Quốc>>>>Philippines kiện Trung Quốc: Tổng Thư ký Liên hợp quốc lên tiếng >>>>Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế (ANTĐ) —-Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói về Philippin kiện TQ và Biển Đông - Báo Giáo dục Việt NamCả nước Philipines đồng tình với việc kiện Trung Quốc (TT)
Phải nhắc lại cái Anh hùng của mấy ông cộng sản,dù có đôt cháy hết dãy Trường sơn cũng quyết đánh miền nam,dù có hy sinh Người Việt cuối cùng cũng đánh miền nam-Đúng,phải,vì Miền nam không cùng dòng máu “trán hói râu rìa,mắt xanh mũi lỏ”- Còn Biển Đảo Ải… bị Trung cộng cùng anh em giữ dùm không hà ,nên dùng “biện pháp hòa bình” để xin lại. Vì bọn này cùng dòng máu “mắt xanh mũi lỏ trán hói râu rìa”- Không biết Tổ tiên ta sanh cái loài lộn giống này hồi nào??? Nếu có quả là trệ nghịch!!!Không hiểu Chính phủ và Người Dân phi luật Tân họ được Tổ quốc của họ nuôi dưỡng bằng cái giống gì???mà khi bị Trung cộng hiếp đáp họ quyết chống tới cùng???Đây nầy,Giáo dục yêu Tổ quốc VNXHCN là đây:
Để không giật mình (TN) -Sau một bài viết về Hoàng Sa mới đăng tải trên Thanh Niên
gần đây, chúng tôi đã một phen giật mình khi trong các phản hồi gửi về
tòa soạn, không ít độc giả thổ lộ rằng bây giờ họ mới biết Hoàng Sa đã
bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm từ gần 40 năm trước. Có bạn sinh
viên cho biết mãi đến khi vào đại học thì mới biết được điều này.
Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi nhận được những phản hồi như
thế, nhưng vẫn giật mình trước thực tế là thông tin về biển đảo trong
một thời gian dài đã không được phổ cập tới đông đảo nhân dân.
Câu chữ đỏ cũng là “hàng hai”- Cứ nói thẳng “Việt nam hoàn toàn ủng hộ Phi luật Tân kiện Trung cộng lấn chiếm Biển Đảo” có rõ ràng hơn không?
Ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc SGTT.VN
– Là hai nước “tuyến đầu”, Việt Nam ủng hộ Philippines và đương nhiên
chuẩn bị đối phó với nhiều tình huống bất ngờ khác.
…..Ngày 24.1, bộ Ngoại giao Việt Nam đã có ý kiến việc Manila chính thức khởi kiện Bắc Kinh là hành động “các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn biện pháp hoà bình để giải quyết các tranh chấp”.
Phát ngôn này cho thấy Việt Nam ủng hộ giải pháp hoà bình ở
toà án quốc tế của Philippines. Đây là một quan điểm tích cực…..Câu chữ đỏ cũng là “hàng hai”- Cứ nói thẳng “Việt nam hoàn toàn ủng hộ Phi luật Tân kiện Trung cộng lấn chiếm Biển Đảo” có rõ ràng hơn không?
Trọng dụng nhân tài nên được ghi vào Hiến pháp (VNN) -Người
có trình độ, năng lực lại không được đề bạt vì không có vây cánh… Phải
có hành lang pháp lý thực sự minh bạch để người tài đường hoàng bước ra
sân chơi. —-Khát vọng Hiến pháp (TVN)
HN Paris: Điều gì thực sự xảy ra 40 năm trước? (VNN) -Trực
tiếp thực hiện nhiệm vụ trung gian giữa các bên đàm phán Hiệp định
Paris, nhà ngoại giao Pháp Henri Froment-Meurice nhìn lại những gì thực
sự xảy ra từ hơn 40 năm trước. —-Nhân chứng hội nghị Paris ủng hộ VN bảo vệ chủ quyền (VNN)
Không ai bằng chính chúng ta “cương quyết và đồng lòng” đòi lại cho bằng được với bất kỳ cách nào để đạt được là thu hồi Lãnh Thổ? Còn ta mà “mê” thì mất chắc.
Không ai bằng chính chúng ta “cương quyết và đồng lòng” đòi lại cho bằng được với bất kỳ cách nào để đạt được là thu hồi Lãnh Thổ? Còn ta mà “mê” thì mất chắc.
Những nhận thức mới về quyền con người (PL) -Khi đã thừa nhận quyền con người thì chủ thể hưởng quyền phải rộng hơn, không chỉ là công dân. —-Chuẩn bị lấy ý kiến của lao động di cư về sửa đổi Hiến pháp (SGTT) -
Xử 22 bị cáo hoạt động lật đổ chính quyền (PL)-
Ngày 28-1, TAND tỉnh Phú Yên sẽ xét xử vụ hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân của tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” do Phan
Văn Thu (tên gọi khác là Trần Công) cầm đầu.
Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung (VEF.VN)
– Thưởng tết bèo bọt, giá cả leo thang khiến các bà nội trợ đau đầu
tính cách tiết kiệm chi tiêu tết. Săn hàng giảm giá, mua chung, mua tận
gốc, về quê sắm tết, tự chế biến…
Lãnh đạo UBND quận Long Biên “tiền, hậu bất nhất” (LĐ) —-Cán bộ Trung tâm Hỗ trợ xã hội nhận hối lộ (LĐ) —-Xét xử nhiều cán bộ xã tham ô (TN)
Giới trẻ ‘nghèo’ nhất tài sản gì? (TVN) – Hỏi gì lạ thế,đã nghèo nhất thì “vô sản” chớ sao lại có gì?
Chủ tịch tỉnh ‘giải vây’ 3.000 công nhân đòi thưởng Tết (TP) —Thưởng tết: Kẻ khóc, người cười (TP) —Khốn khổ vì bị nợ lương (NLĐ)
Cấm cầm quá 200.000 đồng khi đi làm (TP) -Cấm công nhân mang theo quá 200 ngàn….chịu chết,đồ điên-
Trần Đăng Khoa: Bao giờ hết cảnh ‘gầm giường, chiếu đất’? (TP) – Chờ cóc mọc râu!!!! —-Khi bệnh viện thành cái chợ… SGTT.VN
Kiều hối tăng vì nhân dân đang lầm than … bỗng hóa ‘thành tích’ của Chính Phủ! (VLB)
“Chúng ta” cứ nhăn răng cười hoài (Đào Tuấn)
Mua bán mới nhanh, chứ phấn đấu thì…khí lâu (Phương Bích)
Đảng cần phải làm gì? (Quechoa) -Trao đổi với ông Bùi Đức Lại và ông Trần Mạnh Hảo về điều 4 Dự thảo Hiến pháp -Nguyễn Huy Canh
Lỗ hổng pháp luật hết sức nguy hiểm! -Lê Nga- Thanh Tùng (Quechoa)
Đảng phải tự lột xác nếu không muốn bị lột xác -Hoàng Hưng (Quechoa)
Những nguyện ước bước sang xuân Quí Tỵ (TS. Đặng huy Văn -Nguyentuongthuy)
Đùa với lửa (Lê xuân Quang -Nguyentuongthuy)
Tái cơ cấu Vinashin – Thành hay bại??? -Lê Trung Thành (Boxitvn)
Người dân Đồng Nai hỏi về cầu La Ngà(Boxitvn)
Mariano Turzi – Tính đa nghĩa của “Gangnam Style” (Danluan)Tại sao chúng ta phải sợ hãi và thụ động khi bàn về tương lai của chính chúng ta?(Danluan)
Ngô Giang – Khảo sát chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển(Danluan)
Bàn Dân – Hào khí Diên Hồng & Tình thế hiện nay, Việt Nam chọn: Hoa Kỳ hay Đại Hán?(Danluan)
Kinh tế
Ông Bùi Kiến Thành: Nhà nước tạo lợi thế cho ngân hàng - Báo Đất ViệtThảm cảnh sếp BĐS trốn nợ ngày tết -VietnamNet - Trái với cảnh nhộn nhịp cuối năm, giới bất động sản lại tê tái vì một năm làm ăn thất bát. Trong khi nhân viên ngồi ngáp ngắn ngáp dài, giám đốc lại chạy vạy..
Điểm mặt công ty chứng khoán: Lỗ khủng, nợ xấu (VEF) —-Cận tết, BĐS đổ bộ xuống đường (BĐS)
65 triệu một chậu lan, 70 triệu một gốc đào (VEF)
Ngân hàng Nhà nước sẽ ‘buôn vàng’ thế nào? -TP
– Tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được trao quyền quyết định mua bán
vàng miếng. Nhưng với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước, chứ không
phải đơn vị kinh doanh, NHNN sẽ “buôn vàng” thế nào?
Sân sau của quan chức hưu! (TP)—–Con nghêu miền Tây: thất mùa lại rớt giá (SGTT)Thế giới
Tướng TQ Trần Hổ điểm binh: “Bất kể tàu bên nào đều rất khó sống…- (GDVN) – Tướng Trung Quốc khẳng định vấn đề đó, vì ai chiến thắng trong xung đột cũng “có lợi” cho Mỹ, và “xung đột quân sự hay không tùy thuộc Nhật Bản” —Quan hệ Trung-Triều có dấu hiệu lung lay? - VnMedia —–Trung Quốc thắng lớn trong cuộc chiến Afghanistan - VnMediaTin Bạc Hy Lai xét xử hôm nay là giả mạo (TP) —Trung Quốc nhúng tay vào biển Bắc Cực (TP)
Nhật 160 lần chặn máy bay TQ (VNN) —-Nhật tăng quân đối phó Trung Quốc (NLĐO) – Bộ Quốc phòng Nhật sẽ tăng quân số để “tăng cường kiểm soát phía tây nam” giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chưa hạ nhiệt.
Văn hóa – Giáo dục – Khoa học
Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận chấm thi chưa nghiêm túc - Lao Động —-Những đứa trẻ chết vì kỳ vọng của cha mẹ - VnMediaGiáo viên ‘quây’ Chủ tịch tỉnh đòi quyền lợi (VNN) —-Để con tả văn thực hay rập khuôn giả dối? (VNN)
Học sinh trung học phổ thông đặc biệt khó khăn: Được hỗ trợ 40% lương tối thiểu/tháng từ ngày 15.3 (SGTT)
Khó tin kiểu khoe thân hết cỡ của “sao” nữ -VnMedia ===>>>
Đằng sau “khổ nhục kế” tạt a xít - ANTĐ – Cơ quan CSĐT – CAQ Thanh Xuân (Hà Nội) vừa làm rõ vụ kỳ án “xiết nợ bằng a xít”, xử lý “người bị hại” về hành vi báo thông tin giả đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Đại gia chè Thái Nguyên tử vong trong tư thế ở trần - Báo Đất Việt —Giám đốc doanh nghiệp nổi tiếng ở Thái Nguyên tử vong trong nhà nghỉ - Báo Nông nghiệp VN —Đại gia Thái Nguyên chết trần truồng trong nhà nghỉ (VEF)
Kênh 14 -2 “kiều nữ” tham gia băng cướp tại trung tâm Sài Gòn
Bì lợn thối thành đặc sản -Thanh Niên - Những ngày này, các lò chế biến bóng bì lợn truyền thống hoạt động hết công suất để có đủ hàng cung cấp cho thị trường tết. PV Thanh Niên đã thâm nhập vào nhiều…
<<<===VnExpress - Người xưa của Ferrari khoe ‘gò bồng đào’
Sohanews -Đồ chơi Trung Quốc hủy hoại sức khỏe trẻ em —–Cả gan dẫn bồ về ở với… vợ - aFamily —–Hà Nội: Phát hiện một xác chết cháy cạnh quốc lộ (VNN) —Ăn tiền “giải cứu” học viên, nhóm cán bộ bị truy tố (VNN) —Dùng oxy già tẩy trắng bì lợn thối (VNN)
Bắt băng cưỡng đoạt tài sản của con nợ (TN) —-Bắt 7 tên trong băng chém mướn (NLĐO) – Sau thời gian dài đánh đập, đe dọa buộc một người phải trả tiền thua độ bóng đá, cả băng đâm thuê chém mướn bị bắt gọn khi đang nhận tiền của nạn nhân tại một quán cà phê.
Chỉ được uống… 300 đồng! (TN) -Mỗi thí sinh tham dự cuộc thi, hội thi được hưởng chế độ nước uống… 300 đồng/ngày. Chuyện khôi hài này đã và đang diễn ra tại Ninh Thuận.
Nam sinh Sài Gòn ăn nằm với …búp bê tình dục (TP) —-Vờ xin việc cho bé 14 tuổi để rủ vào nhà nghỉ (TP) —–Tranh giành khách, xe ôm đâm chết đối thủ (PL)
Xác minh chủ con tàu 3.000 tấn trôi dạt trên biển (PL)- Sáng 27-1, ngư dân xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã dùng 15 tàu đánh cá lai dắt tàu Hải Đông 27 của Hải Phòng có trọng tải 3.000 tấn vào khu vực Hòn Sụp.
Gà, vịt “bẩn” tràn lan trên phố (NLĐ) —-Đình chỉ hoạt động 2 đơn vị sản xuất bánh kẹo bẩn (NLĐ) —Bắt 2 đối tượng cưỡng hiếp và cướp tài sản (NLĐ)
Một doanh nghiệp xả thải trực tiếp ra môi trường (TT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét