Lê Đức Thọ: Tôi còn để cái đầu ông Giáp trên cổ là đã may lắm!
Thăng yên hạ mã bách thiên nan
Quốc thế như kim thực vị an
Nùng mạt, đạm trang, nhân tính cựu
Nguyên nhung bát thập bất tri nhàn
(Lên yên xuống ngựa khó muôn vàn
Thế nước hôm nay thực chửa an
Đậm, nhạt, mau, thưa người nếp cũ
Tám mươi lão tướng chẳng mong nhàn)
Tôi mở đầu vài cảm nghĩ về cuốn sách “Quyền Bính” (Tập 2 – Bên Thắng
Cuộc, Huy Đức) bằng bài thơ của Tào Mạt: “Gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp
đi bộ ứng khẩu làm ngay”. Năm 1991 ấy, tướng Giáp tròn 80 tuổi. Sau Đại
hội VII ĐCSVN, ông Võ Nguyên Giáp – một đại công thần của chế độ, chính
thức rời khỏi chính trường. Rồi những cuốn hồi ký nổi tiếng, rất có giá
trị sử học của ông liên tiếp ra đời: Chiến đấu trong vòng vây, Đường tới
Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Tổng hành dinh trong mùa
xuân toàn thắng…Nhưng, trong những cuốn hồi ký ấy, ông chỉ nói rất ít
về bản thân mình.
Thì đây, “Quyền Bính” có một chương riêng về tướng Giáp. Tác giả đã cho
chúng ta biết một câu nói rợn người đầy kinh hãi của Lê Đức Thọ qua lời
kể của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, con rể Lê Duẩn: “Có lần ông Thọ nói ông còn
để cái đầu ông Giáp trên cổ là đã may lắm”. Than ôi! Một ông Đại tướng
Tổng tư lệnh, người Anh Cả đầu tiên và duy nhất của quân đội, đã làm nên
biết bao công tích, được thế giới ca ngợi, đã phạm “tội” gì mà Lê Đức
Thọ dám đưa ra một lời kết án tai ác đến cỡ đó?
Trong Quân ủy Trung ương, ông Thọ chỉ là Phó Bí thư, cấp dưới của ông
Giáp. Ông ta dĩ nhiên không phải là nhà quân sự chuyên nghiệp. Chiến
lược, chiến thuật quân sự, điều quân đánh đông dẹp bắc là nhờ tài năng
của các tướng lĩnh. Thế mà trong chiến dịch Quảng Trị (không chỉ chiến
dịch Quảng Trị), “Lê Đức Thọ không hiểu bằng con đường nào, thường xuyên
điện thẳng cho các sư đoàn không qua điện đài của Bộ Tổng Tham mưu, vừa
để nắm tình hình vừa tự ý đôn đốc đánh. Kỳ quặc!”.
Lê Đức Thọ thường gọi ông Trần Bạch Đằng, một người cộng sản cấp tiến
cực kỳ tài hoa, tiếng tăm lẫy lừng là “thằng trời đánh” – điều cay đắng
là ông Đằng không bao giờ được vào Trung ương, dù có ông Lê Duẩn đỡ đầu.
Chính Giáo sư Hồ Ngọc Đại cũng đã một phen hoảng hốt sau khi bố vợ mất,
ông hỏi Đoàn Duy Thành, “Ba cháu mất rồi, liệu họ… có giết gia đình nhà
cháu không?” (Làm người là khó – Đoàn Duy Thành). Quả thật, quyền bính –
vấn đề muôn thuở trong lịch sử VN hiện đại.
Người làm chính trị, nắm quyền bính, điều quan trọng nhất là để lại
tiếng thơm trong sử sách. Tôi xin lưu ý, một Giáo sư người Mỹ sau khi
nghiên cứu về Mao Trạch Đông đã kết luận, cuộc đời ông ta làm được 31
việc nhưng có tới 20 việc liên quan đến việc hủy hoại tinh thần và đạo
đức con người!
Quan sát sự vận hành quyền bính tại VN cho thấy, dường như không ít nhà
lãnh đạo cao cấp ghen tỵ với tài năng và vinh quang của tướng Giáp, họ
muốn hạ bệ uy tín cực lớn của ông trong đảng và dân chúng. Đến như ông
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, thay vì bác bỏ bản báo cáo sai sự thật của
Nguyễn Đức Tâm về vụ Sáu Sứ, ông lại chỉ đạo điều tra hai ông Võ Nguyên
Giáp và Trần Văn Trà; thay vì minh oan cho ông Giáp và ông Trà sau khi
biết kết quả điều tra, ông và Bộ Chính trị lại im lặng “đáng sợ”.
Có nhà nghiên cứu cho rằng, ông Võ Nguyên Giáp là điển hình của một tài
năng không được phát huy hết trong một xã hội mà sự vận hành quyền lực
tập trung vào tay một số người, lại thiếu công cụ để khống chế, kiểm
soát quyền lực ấy. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tham nhũng tuyệt đối
và quyền lực tuyệt đối cũng sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối.
Đúng như tác giả Huy Đức nhận xét, ông “mưu lược và quyết liệt không chỉ
trong những cuộc chiến quy ước như Điện Biên Phủ, năm 1946, khi Hồ Chí
Minh đi Pháp nhân Hội nghị Fontainebleau, ở Hà Nội, Tướng Giáp đã cùng
với Trường Chinh thanh trừng đối lập gần như triệt để. Nhưng trước những
đối thủ chính trị nhân danh Đảng, Tướng Giáp trở nên cam chịu và thụ
động. Có lẽ lòng trung thành với tổ chức và ý thức tuân thủ kỷ luật đã
rút đi thanh gươm trận của ông”.
Thêm một điểm cần lưu ý, đó là ông Võ Nguyên Giáp đã xử lý mẫu thuẫn
“địch – ta” khác hẳn việc xử lý mẫu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Xử lý
mẫu thuẫn “địch – ta” là xử lý mâu thuẫn đối kháng, một mất một còn –
chiến tranh là như thế. Song, xử lý mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân thì
phải khác. Ông Trần Bạch Đằng từng nói: “Đành rằng làm chính trị là phải
thủ đoạn. Nhưng làm chính trị thì cũng phải có tình nghĩa, bạn bè chứ”.
Chỉ có điều, đối thủ chính trị của các ông không nghĩ và làm như vậy.
Quyền bính (quyền hành) và quyền lực đều có điểm chung là quyền định
đoạt mọi công việc và sức mạnh để đảm bảo thực hiện quyền ấy. Quyền lực
đồng nghĩa với sức mạnh và như vậy, kẻ mạnh nắm quyền lực sẽ thống trị
và chi phối kẻ yếu. “Quyền Bính” đã làm nổi bật tư duy và quyền lực của
nhiều nhà lãnh đạo cao cấp VN, của tập thể, của cả chế độ, trong mọi
lĩnh vực kinh tế, chính trị, con người và tư tưởng; sự vận hành và chi
phối của quyền lực, kết quả của việc thực thi quyền lực. Có thể nói,
“Quyền Bính” đã cho chúng ta thấy sự vận hành quyền lực ảnh hưởng như
thế nào đến tương lai đất nước và dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử
VN hiện đại.
Anh Doan Tran, một người bạn thân của tôi ở Hoa Kỳ, rất am hiểu văn hóa
và lịch sử VN – người đã gửi tặng tôi ấn bản điện tử “Quyền Bính” ngay
sau khi phát hành, bằng một sự liên tưởng và tinh tế hiếm có, nhận xét:
“Hãy lưu ý hình bìa cuốn sách với chiếc xe hơi Lada, dây điện, đèn tín
hiệu giao thông rồi đọc chi tiết này trong cuốn sách để thấy sự thú vị:
“Khi nhậm chức, Nguyễn Văn Linh vẫn sử dụng một chiếc xe hơi hiệu Lada
của Liên Xô đã cũ thay vì tiêu chuẩn của Tổng bí thư phải là “Volga đen”
hoặc Toyota. Theo ông Bùi Văn Giao, trợ lý của Nguyễn Văn Linh: “Ông
không biết rằng, để Lada có thể chở Tổng bí thư, Văn phòng phải gắn thêm
máy lạnh. Vì tải thêm máy lạnh mà tuổi thọ của những chiếc Lada này bị
giảm đi rất nhanh, cứ sau một hai năm là phá luôn giàn máy. Một lần ông
Linh đi công tác về tỉnh, chiếc máy lạnh tự chế phát nổ. May mà khi đó,
ông Linh đang ngồi trong phòng họp còn chiếc xe thì đậu ngoài sân”.
Phải chăng, đưa “cái lạnh” của tư bản vào “cái nóng” của xã hội chủ
nghĩa, nó sẽ “trung hòa” và “bộ máy” sẽ vận hành tốt hơn? Không phải!
Trên thực tế, làm như vậy “bộ máy” bị hỏng nhanh hơn và tệ hơn nữa – nó
phát “nổ” rất nguy hiểm. Không thể “lắp ghép” một cách tùy tiện, bởi nó
không thể tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, dù gắn cho nó cái “đầu” hay
cái “đuôi” gì đi nữa (“đuôi” định hướng XHCN chăng – một gợi ý!). Tri
thức nhân loại đã kết tinh hàng ngàn năm, sao người ta không tiến cùng
văn minh thời đại, mà lại “sáng tạo” ra con đường đi mới chưa có tiền lệ
trong lịch sử và than ôi, sự “sáng tạo” đó đã cho kết quả nhãn tiền
rồi!
Cũng như “Giải Phóng”, “Quyền Bính” – dù khách quan đến đâu, chúng ta
vẫn nhận thấy tác giả tiếp tục dành cho ông Võ Văn Kiệt nhiều thiện cảm.
Anh Doan Tran cho rằng tác giả dường như “thần tượng hóa” ông Kiệt –
tôi nghĩ nhận xét đó hơi quá. Dù sao, cách sử dụng quyền lực và việc nắm
quyền bính của ông Kiệt được nhiều người ủng hộ, dù ông Tố Hữu bóng
gió: “Sáu Dân muốn làm vua Saigon”.
Ông Võ Văn Kiệt có cách giải quyết mâu thuẫn về chính trị khá hay. Đã
một lần ông nói với người lãnh đạo văn nghệ: “Ở Sài Gòn nếu đòi hỏi
người xứng đáng theo tiêu chuẩn chính trị để đóng Hai Bà Trưng thì chỉ
có Bà Định; đóng Lênin thì chỉ có Bác Tôn thôi. Các anh cứ mời các vị ấy
đóng xem thử có ai đi coi không?”. Lại một lần khác, khi họp Bộ Chính
trị để thông qua việc chọn BHP làm đối tác thăm dò dầu ở mỏ Đại Hùng,
Nguyễn Hà Phan phản đối: “Đồng bào miền Nam chắc chắn không một ai đồng
tình chọn Úc làm đối tác khai thác dầu khí vì bọn Úc đã từng đưa quân
vào tàn sát đồng bào ta”. Ông Võ Văn Kiệt liền đứng dậy: “Nếu nói như
Sáu Phan thì tôi đề nghị Bộ Chính trị nên chọn Lào đầu tư. Mỹ là kẻ thù
mới đánh ta; Pháp đô hộ 80 năm; Nhật khiến cho 2 triệu người chết đói;
Úc, Hàn theo Mỹ mang quân sang… Không có nước nào có công nghệ tốt lại
không có dính líu vào một ‘tội ác’ nào đó”.
Đọc “Quyền Bính” và “Giải Phóng”, chúng ta nhận thấy có một điểm nổi bật
nữa là tính tự trọng của nhiều nhà lãnh đạo cao cấp thời ấy. Họ dám làm
và dám chịu trách nhiệm. Các ông Trường Chinh từ chức Tổng bí thư, Lê
Văn Lương ra khỏi Bộ Chính trị, Hồ Viết Thắng bị kỷ luật do sai lầm của
cải cách ruộng đất. Ông Linh cũng đã phải một lần ra khỏi Bộ Chính trị.
Ông Kiệt xé rào, đổi mới. Ông Trần Phương quyết định từ chức sau vụ “giá
– lương – tiền” cho dù ông không phải là người chịu trách nhiệm chính.
Ông Lê Duẩn thấy rằng, sau vụ “giá – lương – tiền”, Tố Hữu không còn khả
năng làm Tổng bí thư, dù đã được chọn vào hàng ngũ kế cận. Và thực tế,
tại Đại hội VI, Tố Hữu thậm chí không được bầu vào Trung ương.
Phải thừa nhận, thời ấy đa số các nhà lãnh đạo cao cấp không được đào
tạo bài bản, song họ rất có trình độ, chỉ bằng tự học. Còn gần đây và
hiện nay thì sao? Không ít người gần như “mất trí” vì ham mê quyền bính:
dấu bệnh để mong làm Chủ tịch nước, dấu bệnh để làm Thường trực Ban bí
thư, sợ ra khỏi Bộ Chính trị thì chết không nhắm được mắt…Rồi một Tổng
bí thư hai nhiệm kỳ mà Phó Ban Tổ chức Trung ương nhận xét trình độ chỉ
tầm cỡ cán bộ cấp huyện, một Thủ tướng mà chỉ mới nghe tên thôi, người
dân đã lắc đầu ngán ngẩm. Liệu đất nước có thể phát triển sánh vai với
thế giới nếu vấn đề quyền bính được vận hành như thế?
Rốt cuộc, ai là người có quyền lực nhất? Nhà tương lai học người Mỹ,
Alvin Toffler, trong tác phẩm Thăng trầm quyền lực, đã phân tích rất sâu
sắc về quyền lực. Bạo lực, của cải và tri thức là ba đỉnh của một tam
giác quyền lực. Bạo lực chủ yếu dùng để trừng phạt, làm người ta khiếp
sợ nhưng là nguồn quyền lực ít linh hoạt nhất. Đọc Bên Thắng Cuộc (“Giải
Phóng” và “Quyền Bính”), chúng ta đã rõ nhân vật nào, thời nào ưa sử
dụng nguồn quyền lực bạo lực nhất.
Của cải được dùng vừa trừng phạt lại vừa ban thưởng và có thể được
chuyển thành nhiều nguồn khác, là một công cụ quyền lực rất uyển chuyển.
Đọc Bên Thắng Cuộc cũng như quan sát tình hình hiện nay, chúng ta đã rõ
nhân vật nào, thời nào ưa sử dụng và sử dụng hết sức “thành công” nguồn
quyền lực của cải nhất.
Tuy vậy, tri thức mới là nguồn quyền lực cơ bản và linh hoạt nhất, vì
một người có tri thức có thể tránh được những thử thách đòi hỏi sử dụng
bạo lực hay của cải và có thể thuyết phục được những người khác để hoàn
tất những ý định mình mong ước. Tri thức tạo ra quyền lực có phẩm chất
cao nhất. Đọc Bên Thắng Cuộc, chúng ta đã rõ nhân vật nào thường sử dụng
nguồn quyền lực tri thức nhất. Nếu nhân vật ấy sử dụng nguồn quyền lực
bạo lực, chắc chắn lịch sử VN hiện đại đã khác rồi.
Và một khi quyền lực được tạo ra từ quyền mưu hay từ những yếu tố khác
thay vì tri thức thì quyền lực đó không thể bền vững, khiến cho những
người nắm quyền lực kiểu đó trở nên đáng sợ – ngay cả với bạn bè, đồng
chí, người thân của họ. Lịch sử hiện đại VN không thiếu thí dụ minh họa
điều này.
“Quyền Bính” – vấn đề muôn thuở trong lịch sử VN hiện đại. Một xã hội
chỉ có thể phát triển tốt khi “quyền bính” được cân bằng, không bị lũng
đoạn hoặc tập trung vào trong tay một số người – cũng tức là phải tạo ra
một tam giác đều quyền lực trong đó ba đỉnh của nó chính là bạo lực,
của cải và tri thức.
Để kết thúc, tôi xin nhìn đôi nét tổng quát về Bên Thắng Cuộc. Điểm mạnh
của “Quyền Bính” cũng như “Giải Phóng” là nhiều tư liệu, vừa trực tiếp,
vừa gián tiếp, được thể hiện bởi một nhà báo lão luyện – công trình
mang phong cách báo chí. Tuy nhiên, tác giả Bên Thắng Cuộc tái hiện một
giai đoạn lịch sử VN hiện đại nhưng tư liệu gốc chiếm tỷ trọng không
nhiều lắm, chỉ có một số bức điện, một số báo cáo, một số biên bản, một
số nghị quyết, còn chủ yếu sử dụng các hồi ký và phỏng vấn nhân chứng.
Đối với những người am hiểu, còn rất nhiều sự kiện lịch sử VN cực kỳ
quan trọng, song có thể vì lẽ này, lẽ khác chưa được tác giả đề cập. Vì
vậy, tính đầy đủ và chính xác của nó chắc rằng còn phải thảo luận nhiều.
Các Phụ lục cuối mỗi tập sách không có gì đặc biệt, chưa tương xứng với
nội dung phong phú và những vấn đề rất lớn mà bộ sách đặt ra. Và, tác
giả chỉ nêu các sự kiện lịch sử nhưng không phân tích, không bình luận
làm cho bộ sách thiếu hẳn tính “hàn lâm” – đó không hẳn là một phương
pháp tốt nhất?
Dẫu sao, Bên Thắng Cuộc thực sự là một công trình rất đáng đọc, rất đáng
tìm hiểu, rất đáng suy ngẫm, với tất cả ý nghĩa đầy đủ của nó. Đọc Bên
Thắng Cuộc, chúng ta càng hiểu thêm nhận xét “có một lịch sử như nó diễn
ra và một lịch sử như nhà sử học viết ra”. Thử hỏi, đến nay, đã có công
trình nào phản ánh đầy đủ, trung thực và hấp dẫn lịch sử VN hiện đại do
các nhà sử học VN “nổi tiếng” thể hiện? Cho nên, chúng ta không đòi hỏi
tác giả Bên Thắng Cuộc, song chúng ta có quyền hy vọng…
Lê Mai
(Blog Lê Mai )
Đọc sách: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc của Thụy Khuê
- Chương 1 : Tìm hiểu phong trào Nhân Văn Giai Phẩm – Chương 2 : Lịch trình Nhân Văn Giai Phẩm – Chương 3 : Giai Phẩm Mùa Xuân – Chương 4 : Nguyên nhân đưa đến cuộc cách mạng mùa thu của tư tưởng – Chương 5 : Nội bộ báo Nhân Văn – Chương 6 : Trí thức và dân chủ tại Việt Nam trong thế kỷ XX – Từ Phan Châu Trinh, Hoàng Đạo đến Nhân Văn Giai Phẩm – Chương 7 : Biện pháp thanh trừng.
- Chương 8 : Thụy An (1916-1987) – Chương 9 : Nguyễn Hữu Đang (1913-2007) – Chương 10 : Lê Đạt (1929-2008) – Chương 11 : Trần Dần (1926-1997) – Chương 12 : Hoàng Cầm (1922-2010) – Chương 13 : Văn Cao (1923-1995) – Chương 14: Phùng Cung (1928-1998)
- Chương 15 : Cuộc cách mạng hiện đại đầu thế kỷ XX – Chương 16 : Nguyễn Tất Thành – Chương 17 : Hội Đồng Bào Thân Ái – Phong trào ái quốc đầu tiên tại Pháp – Chương 18 : Nguyễn Ái Quốc, lai lịch và văn bản – Chương 19 : Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc – Chương 20 : Vì sao Phan Châu Trinh phó thác “đại sự” cho Phan Khôi? – Chương 21 : Phan Khôi (1887-1959) – Chương 22 : Vụ án Nam Phong – Chương 23 : Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997) – Chương 24 : Une voix dans la nuit: Cải Cách Ruộng Đất và Cải Tạo Tư Sản – Chương 25 : Une voix dans la nuit: Vấn Đề Trí Thức và Độc Tài Đảng Trị
- Phụ Lục – Trò chuyện với người trong cuộc: Với nhà cách mạng Nguyễn Hữu Đang – Với nhà thơ Lê Đạt – Với nhà thơ Hoàng Cầm – Với họa sĩ Trần Duy.
Ai chịu trách nhiệm vụ Nhật Bản đòi bồi thường 200 tỉ tại cầu Nhật Tân?
Tuần qua, báo chí rộ thông tin Nhật Bản đòi Việt Nam bồi thường 200 tỉ
do chậm tiến độ giao mặt bằng tại dự án cầu Nhật Tân. Quan chức, báo chí
nhà nước, thậm chí một số vị giáo sư tai to mặt lớn đều to mồm cho rằng
chính quyền cần có kế hoạch GPMB nhanh hơn. Một sự thật mà không ai
(trừ nhân dân) dám phanh phui là quan chức chính quyền thành phố Hà Nội
(với sự thông đồng của quan chức Bộ GTVT) đã ngang nhiên vi phạm pháp
luật, biến việc GPMB cầu Nhật Tân thành một “quả làm ăn đậm” và khoản
bồi thường 200 tỉ chỉ chiếm một phần nhỏ trong hậu quả của các hành vi
vi phạm pháp luật mà quan chức Hà Nội là thủ phạm chính.
Cụ thể là, dưới sự chỉ đạo chung từ thành ủy, UBND, các chuyên gia bẻ quy hoạch
như Đỗ Hoàng Ân, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thế Thảo, Nguyễn Văn Khôi, Vũ Hồng
Khanh đã cố tình làm trái pháp luật, làm lợi cá nhân, cố tình vẽ ra
đường đỏ nút giao Nam cầu Nhật Tân trái với quy hoạch Thủ đô đã được phê
duyệt, liên tiếp tự ý điều chỉnh quy hoạch cầu Nhật Tân (cả bờ Bắc và
Nam). Mục đích của hành vi vi phạm pháp luật này là lái nút giao Nam cầu
Nhật Tân ra khỏi các lô đất mà tập đoàn sâu mọt trên có lợi ích (hiện
vẫn bỏ hoang), đưa nút giao vào thẳng khu dân cư mà gần 400 hộ dân đang
sinh sống hợp pháp, lái đầu cầu Nhật Tân ở bờ Bắc ra khỏi các khu vực
lợi ích của chúng.
Hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật nói trên là hơn gần 400 hộ gia
đình mất nhà, đất. Nhà nước phải bỏ ra hàng chục nghìn tỉ đồng để bồi
thường. Dự án cầu Nhật Tân bị phát sinh thêm kinh phí hành chục
nghìn tỉ đồng nữa và tiến độ bị chậm thảm hại (cả bờ Bắc và Nam), phía
Nhật Bản đâm đơn đòi Việt Nam bồi thường. Việc nhân dân kiên cường, bền
bỉ tố cáo, chống lại các hành vi vi phạm pháp luật của tập đoàn sâu mọt
nói trên là hành động cần được khen ngợi và biểu dương. Vị luật sư tài
ba Trần Đình Triển cũng đã thay mặt nhân dân tiến hành các thủ tục cần
thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người mất đất oan. Cay
cú trước nhân dân, tập đoàn sâu mọt nói trên không những huy động các
lực lượng hòng dập tắt tiếng nói của nhân dân mà còn tìm mọi thủ đoạn ti
tiện, tung đội quân mạng hùng hậu của an ninh và tuyên giáo “vào cuộc”
để bôi nhọ, vu cáo Blog Cầu Nhật Tân (là nơi đăng tải các nội dung tố
cáo tập đoàn sâu mọt).
Thiết nghĩ, thay vì ép dân tuân thủ “tiến độ”, cần đưa tập đoàn sâu mọt
trong chính quyền Hà Nội, quận Tây Hồ và Đông Anh ra tòa, cần điều chỉnh
lại nút giao Nam cầu Nhật Tân theo đúng quy hoạch Thủ đô đã phê duyệt,
cần đảm bảo lợi ích cho bà con mất đất ở cả bờ Bắc và Nam là cách làm
tốt nhất đảm bảo tiến độ GPMB cầu Nhật Tân. Cũng lưu ý thêm rằng, phía
Nhật Bản sẽ tiếp tục đòi bồi thường (ngoài khoản 200 tỉ đã nêu) nếu bọn
sâu mọt nói trên còn tác oai tác quái làm chậm tiến độ.
Đọc thêm:
1. Lộ rõ bộ mặt lưu manh của lãnh đạo Hà Nội
2. Vi phạm chưa giải quyết, Hà Nội dọa cưỡng chế xóa dấu vết
3. Bị phát hiện tiêu cực tại dự án tỉ đô, Hà Nội dọa cưỡng chế để lấp liếm
.
Video: “Đội quân tóc dài” buộc Công an phải rút lui trong GPMB bờ Bắc cầu Nhật Tân:
http://www.youtube.com/watch?v=vakxkCj_0Jg&feature=player_embedded2. Vi phạm chưa giải quyết, Hà Nội dọa cưỡng chế xóa dấu vết
3. Bị phát hiện tiêu cực tại dự án tỉ đô, Hà Nội dọa cưỡng chế để lấp liếm
.
Video: “Đội quân tóc dài” buộc Công an phải rút lui trong GPMB bờ Bắc cầu Nhật Tân:
Tai sao đồng chí X không tham dự mít tinh cấp nhà nước, kỷ niệm 40 năm ký HĐ Paris ?
Bạn Ruồi Trâu "đặt hàng" Phamvietdao.net: Sao không thấy bác Đào bình
luận về cuộc mít tinh sáng 25: "Mít tinh cấp nhà nước kỷ niện 40 ký kết
hiệp định Pa ri" có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương
MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo
Đảng Nhà nước, các mẹ Việt Nam Anh hùng... Mà không có Thủ tướng hoặc 1
phó thủ tướng nào đến dự ??? Phải chăng quan chức chính phủ không muốn
dự và nghe ô Sang đọc diễn văn???!!!”
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lễ kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Sau khi nhận được “ đặt hàng” này của Ruồi Trâu, chủ blog vội lướt nhanh
qua các báo để kiểm chứng thông tin thì thấy thông tin mà Ruồi Trâu
phát hiện là có cơ sở vì: các tờ báo đều đưa tin về các nhân sự tham dự
mít tinh đúng như bạn Ruồi Trâu phản ánh; Chỉ riêng VTV thì đưa tin
chung chung, không nêu đích danh tên các quan chức tham dự...
Thủ tướng không những không tham dự mít tinh mà cũng không thấy đưa tin
tiếp các quan khách ngoại giao, chỉ thấy đưa tin Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang tiếp ?
Kiểm chứng thêm thông tin báo chí về hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng trong dịp này thấy: Ngày 26/1/2013 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm
sân bay Sao Vàng ở Thanh Hóa; thăm Thanh Hóa ngày 26 thì nếu Thủ tướng
vào sớm thì chiều 25 vẫn kịp, do vậy sáng 25, Thủ tướng vẫn ở Hà Nội,
chủ động tránh hoặc vì lý do sức khỏe hay gì đó mà không có mặt ?
Phạm Viết Đào
(Blog Phạm Viết Đào)
Tại sao vấn đề Cải Tổ Chính Trị lại tránh né Trung quốc?
Kể từ khi Ông John Winthrop phát hành cuốn sách “Thành Phố Trên Đồi”
(City on a Hill), người dân Hoa Kỳ đã trở nên quen thuộc với những nhà
lãnh đạo quốc gia thường xuyên ca ngợi sự vĩ đại đặc biệt của Hoa Kỳ.
Ngay cả trong khi những nhà lãnh đạo hiện nay xem raphải chạy lung tung
để lo đối phó từ cuộc khủng hoảng này sang cuộc khủng hoảng kế tiếp, sự
ngụ ý củanhững hình ảnh này vẫn còn có nhiều sự thật. Những đợt bầu cử
liên tục và những sự chuyển tiếp lãnh đạo một cách ôn hòa là một thứ mà
hầu hết người dân Hoa Kỳ đã quen và không biết giá trị đúng mức của nó,
nhưng thật sự đó là một thành quả ngoạn muc mà đa số những quốc gia khác
không được biết tới. Sự quan trọng của những định chếtrưởng thành đểbảo
đảm sự phát triển bền vững được phơi bầy rõ ràng tại Trung Quốc hơn bất
cứ nơi nào khác. Sự thất bại của những định chế này tạo ra một thử
thách to lớn nhất cho Đảng Cộng Sản đang cai trị Trung Quốc.
Sự chuyển giao quyền lực lần thứ hai không đổ máu thành công phần lớn
nhờ vào sự phát triển của những định chế chính trị ở Trung Quốc. Từ tình
trạng xáo động của thời đại Mao Trạch Đông, những sự chuyển tiếp có vẻ
tiên đoán được nhưng không vững vàng. Sự thành công trong một số lãnh
vực chỉ làm nổi bật những thất bại rành rành ở những nơi khác. Trong bài
diễn văn từ biệt tại Đại Hội Đảng thứ 18, Thủ Tướng sắp ra đi Ôn Gia
Bảo đã nói (như nhiều lần trước đây) về sự cần thiết hiện nay của việc
cải tổ chính trị.
Vì Ông Đặng Tiểu Bình đã mở đầu một thời đại cải tổ kinh tế lịch sử tại
Trung Quốc, những nhà lãnh đạo mới cũng phải đi tiên phong về chính trị —
hoặc là chịu rủi ro về những hậu quả khốc liệt. Tuy nhiên bất cứ cải tổ
nào không bao giờ dễ dàng. Ngay cả đối với Ông Đặng Tiểu Bình, một vị
anh hùng của cách mạng Trung Quốc với sự lãnh đạo chính thống không có
nghi vấn nào cả, việc cải tổ kinh tế là một cuộc tranh đấu không ngừng.
Trong 15 năm sau cùng của cuộc đời, ông phải chiến đấu chống lại những
đối phương phản động muốn làm hại những cố gắng của ông. Chỉ có sức mạnh
về ý chí của ông đã nuôi dưỡng hạt giống của một nước Trung Hoa hiện
đại và xây dựng nền tảng cho một quốc gia mà chúng ta biết ngày nay.
Hình (Xinhua): Ông Đặng Tiểu Bình (1904-1997), người khởi xương chương trình cải tổ Trung Quốc, bao gồm cả hai lãnh vực kinh tế và chính trị. Những nhà lãnh đạo tiếp nối ông tiếp tục trì hoãn cuộc cải tổ chính trị và đang tạo nguy cơ cho một cuôc cách mạng bạo lực tại Trung Quốc (1). |
Một cuộc cải tổ chính trị thật sự hầu như sẽ đòi hỏi một cố gắng mạnh mẽ
hơn thế. Cải tổ kinh tế cho phép những người chủ trương cải tổ trở nên
giầu có hơn, nhưng cải tổ chính trị làm cho những người chủ trương trở
nên lỗi thời. Ngày nay không có ai như Ông Đặng Tiểu Bình và khi sức
mạnh của những cá nhân giảm bớt, nó không được thay thế bởi một quyền
lực có cùng một trình độ tương xứng do những định chế đào tạo. Trong
lịch sử, sự thay đổi ở Trung Quốc luôn luôn là tầm nhìn của những cá
nhân có uy thế lớn, hoặc là những vị hoàng đế trong thời kỳ đế quốc của
quá khứ, những ông tướngquốc gia đánh giặc như Ông Tưởng Giới Thạch hoặc
là những lãnh tụ Cộng Sản vĩ đại như Ông Mao Trạch Đông. Ngày nay không
có những người này trong giới lãnh đạo Trung Quốc và những định chế
hướng dẫn những người nhỏ bé hơn như ở Tây Phương không cung cấp đủ che
chở cho họ về mặt chính trị.
Vào giai đoạn đầu của sự nghiệp, Đức Hồng Y Richelieu, vị bộ trưởng nổi
tiếng đầu tiên của Vua Pháp Louis XIII và là một trong những nhà kiến
trúc của chính trị dựa trên căn bản “quyền lợi quốc gia” đã dùng Ông
Francois Le Clerc du Tremblay, một nhà tu thuộc dòng Franciscan, làm cố
vấn. Ông thầy dòng yên lặng và khiêm tốn này phát triển một quan hệ cá
nhân gần gũi với Đức Hồng Y. Do đó ông thầy dòng Tremblay có biệt hiệu
là “Eminence Grise” [eminence là giáo chủ; griselà mầu xám] – áo choàng
của thầy tu dòng Franciscan cũng được đặt tên như vậy. Biệt hiệu của
thầy dòng xâm nhập vào tự điển và có nghĩa là bất cứ ai có ảnh hưởng làm
việc bí mật đàng sau những trung tâm quyền lực chính thức. Ngày nay,
những định chế yếu ớt của Trung Quốc truyền lại không phải chỉ một mà
tới vài chục quân sư (Eminence Grise).
Vào tháng 11 vừa qua, tờ báo New York Times đã trình bầy một biểu đồ tác
động qua lại khá thú vị (2). Biểu đồ này cho thấy vấn đề bằng phương
pháp tượng hình. Quyền lực của những cá nhân tại Trung Quốc giảm mỗi lần
có thế hệ lãnh đạo mới. Thay vì tập trung vào văn phòng của những nhân
vật lãnh đạo này, quyền hành lại được ủy thác và phân tán ra tất cả
những người này. Ngày càng có nhiều nhiều đảng viên già về hưu, mỗi
người có những quyền lợi cá nhân và cái tôi. Họ sử dụng thế lực của họ
từ hậu trường. Ông Tập Cận Bình, cũng như Ông Hồ Cẩm Đào người tiền
nhiệm, sẽ phải cai trị theo sự đồng thuận không phải chỉ với Ban Thường
Trực hiện nay, mà còn với tất cả những thành viên của những Ban Thường
Trực trước ẩn náu ở phía sau. Ngoại trừ một cuộc khủng hoảng nghiêm
trọng, làm cho đoàn xiệc gồm những tiểu hoàng đế hài lòng sẽ tạo ra sự
trì trệ ghê gớm. Sự trì trệ này hầu như chắc chắn sẽ bóp chết cuộc cải
tổ chính trị từ trên xuống trong một tương lai gần có thể thấy trước
được.
Người ta nói rằng Ông Đặng Tiểu Bình đã riêng tư gọi Ông Mikhai
Gorbachev là một kẻ ngu đần. Ông Đặng Tiểu Bình lập luận rằng chương
trình minh bạch hóa (Glasnost) của Ông Gorbachev là liều lĩnh một cách
dại dột và nguy hiểm vì đã không hoàn tất tái cấu trúc kinh tế toàn bộ
trước hết. Trong sự sáng sáng suốt của một người già có một cái gì hơn
là sự thật nhỏ bé.
Trong thập niên 1990, hàng triệu công nhân bị cho nghỉ việc khi Thủ
Tướng Chu Dung Cơ (Zhu Rongji) bắt đầu thực hiện cuộc tái cấu trúc đầu
tiên các doanh nghiệp nhà nước đang hấp hối. Không dễ để chuyển đổi một
nền kinh tế chỉ huy sang một nền kinh tế thị trường. Môt hệ thống khế
ước xã hội bảo đảm việc làm của Ông Mao Trạch Đông được gọi là “bát cơm
sắt” (iron ricebowl), yếu đuối và vô hiệu quả trầm trọng,đã bị hủy bỏ.
Sự bình đẳng về nghèo đói trong 30 năm của Trung Quốc được thay thế
bẳngsự tham lợi và phú quí. Trong khi tại những nước dân chủ hơn, những
cuộc phản đối bạo lực ở ngoài dường và những viên chức theo phái mị dân
được bầu lên có thể làm hỏng chương trình cải tổ khó khăn, nhưng sự cấm
đoán tự do phát biểu tại Trung Quốc đã bảo đảm sự hoàn tất của những cải
tổ và sự liên tục của lãnh đạo.
Để vấn đề đạo đức qua một bên, việc chuyển tiếp kinh tế tại Trung Quốc
đã tiếp diễn một cách trôi chảy hơn những xã hội hậu Cộng Sản khác. Sự
nguy hiểm ngày nay là Trung Quốc sẽ không hoàn tất phương trình mà Ông
Đặng Tiểu Bình đã hình dung. Ở thời điểm nào Trung Quốc sẽ sẳn sàng cho
cuộc cải tổ chính trị? Một cách tự nhiên đây không thể là một câu hỏi,
nhưng rửi ro của một cuộc cải tổ chính trị quá sớm ngày càng xem ra ít
hơn so với rủi ro của một cuộc cải tổ chậm trễ. Dân Trung Quốc muốn biết
liệu những nhà lãnh đạo của họ đang trì hoãn vì Trung Quốc chưa sẵn
sàng – hay Đảng Cộng Sản chưa sẵn sàng.
Sự trễ nải xẩy ra đúng ngay lúc mà những cuộc cải tổ nguy kịch trở nên
cần thiết hơn. Những chính sách trì hoãn quyết định để hi vọng vấn đề sẽ
qua đi của Ông Hồ Cẩm Đào sẽ không thể kéo dài thêm một thập niên nữa.
Internet, và đặc biệt là sự phát triển tuyệt vời của Weibo (một sản phẩm
của Trung Quốc giống như Twitter), đã giúp cho những thường dân Trung
Quốc một khả năng chưa từng có để tố giác những hành vi phi pháp của
những viên chức trong chánh quyền. Trong trường hợp không có một đảng
thứ hai, phương cách đặc thù này đã chứng tỏ là một cách chữa trị có khả
năng nhất đối với tai họa tham nhũng kinh niên trong giới chức chính
quyền.
Nhưng Đảng Cộng Sản đã thực hiện những biện pháp để giới hạn những công
dân sử dụng Internet. Có những luật lệ mới đòi hỏi họ phải ghi danh với
tên thật với Weibo và chánh quyền đã gia tăng mạnh mẽ việc kiểm duyệt
toàn bộ Internet. (Đặc biệt, dịch vụ Gmail của Google, trong khi không
bị ngăn chặn, nhưng đã trở nên khó sử dụng tại Trung Quốc đến nỗi tác
giả thỉnh thoảng phải cần trên 10 phút để gửi những điện thư).
Tại một cuộc họp báo vào tháng 1, 2003, Thủ Tướng lúc đó Chu Dung Cơ
được hỏi là khi nào Trung Quốc trù tính mở rộng những cuộc bầu cử trực
tiếp thành công với nhiều ứng cử viên ở cấp thấp nhất của hệ thống chính
trị tới những cấp bang, tỉnh và quốc gia. Ông trả lời: “Càng sớm càng
tốt.”
Mười năm sau, Trung Quốc vẫn còn chờ đợi. Mỗi năm cách biệt lợi tức (thu
nhập) gia tăng, những tai nạn ảnh hưởng đến đại chúng nhiều hơn và tham
nhũng lại phát triển thêm. Gần đây, một nhóm những nhà trí thức Trung
Quốc nổi tiếng đã cảnh báo nhà nước trong một thỉnh nguyện thư mạnh bạo
và công khai rằng cuộc cách mạng bạo lực có thể xẩy ra nếu không tiến
hành sớm cuộc cải tổ chính trị đã bị đình trệ lâu nay. Dù sao, hồi
chuông báo động của nhóm trí thức này rất bảo thủ. Những cuộc thử nghiệm
cấp tiến về chủ nghĩa tư bản nhà nước đã đạt được nhiều kết quả lớn lao
trong nhiều năm qua, nhưng nếu cải tổ [chinh tri] tiếp tục bịtránh né,
tương lai sẽ ảm đạm.
Jonathan Levine - The National Interest
17-1-2013
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải
© Đàn Chim Việt
————————————–
Chú thích:
(1) Chú thích của người dịch.
(2) Biểu đồ trình bầy số lãnh tụ có ảnh hưởng ngày càng nhiều tại Trung Quốc:
* Tác gỉa: Ông Johnathan Levin là một giảng viên về nghiên cứu Hoa Kỳ
và Anh ngữ của Đại Học Tsinghua tại Bắc Kinh và một phân tách gia tại
Wikistrat, một nhóm tham vấn về chiến lược địa lý. Liên lạc qua Twitter
tại @levineJonathan.
Huỳnh Thục Vy - Tản mạn về trí thức và thời cuộc
Trước nay, trước mỗi kỳ đại hội đảng CS, thiên hạ hay bàn chuyện ông
này, ông kia có tư tưởng cải cách, có khả năng thay đổi thể chế để dân
chủ hóa đất nước. Thế rồi hết kỳ này đến kỳ khác đất nước vẫn chìm trong
độc tài – đàn áp. Giờ nghĩ lại mới thấy thời cuộc đã làm cho những ưu
tư, hy vọng về vận mệnh đất nước vỡ tan.
Cộng đồng yếu đuối mới cần cá nhân anh hùng
Có một thời, giới trí thức trong nước đã hy vọng và hết lời ca ngợi Võ
Văn Kiệt như là một chính khách có tư tưởng tiến bộ và gần đây nhất, một
số người đặt hy vọng vào Nguyễn Bá Thanh. Chưa nói đến thiện chí thực
sự của họ, một cá nhân và một số ít người trong vây cánh của ông ta quả
thật quá yếu để tin cậy, bởi không một cá nhân nào trong các chế độ độc
tài có khả năng thoát ra khỏi guồng máy cai trị để tiến hành thay đổi
thể chế nếu nó đi ngược lại ý chí của tập đoàn (chưa kể đến việc tập
đoàn này đang bị khống chế bởi một đàn anh ngoại bang), dù đó là một cựu
lãnh đạo hay là một lãnh tụ đương quyền; và càng quá phiêu lưu để giao
phó vận mệnh đất nước trong tay một vài người. Bởi con người vốn dĩ
không thể tuyệt đối tin cậy, đặc biệt khi họ có quyền lực mà ít chịu
trói buộc.
Một “cứu tinh” rồi sẽ trở thành một tên tội đồ nếu xã hội dân sự rã rời.
Cái tâm lý sai lầm cố hữu về xã hội và chính trị khiến chúng ta luôn
ngộ nhận. Người ta cứ nghĩ mọi thứ có thể giải quyết bằng một đề án
chính trị áp đặt từ trên xuống, và mọi đề án chính trị quốc gia có thể
được giải quyết với một cá nhân.
Nói đến đây chắc nhiều độc giả liên tưởng đến Gorbachov. Thật ra, trường
hợp này không mâu thuẫn với quan điểm của người viết. Tình thế Nga Sô
lúc đó buộc đảng CS phải đi đến chỗ sụp đổ. Ông Gorbachov chỉ là người
tuyên bố một sự kiện không thể đảo ngược. Cuộc cách mạng Nhung, với sự
nổi lên của những người hùng như Gorbachov và Yelsin, đã xảy đến với một
nước Nga kiệt quệ sau chiến tranh Lạnh và hầu như không có xã hội dân
sự sau thời kỳ CS. Điều đó chỉ mang lại danh tiếng cho các cá nhân này
nhưng không đem đến một tương lai đáng mơ ước cho nước Nga. Bởi khi các
lực lượng dân sự yếu đuối thì một người hùng có thể mang đất nước ra
khỏi, dĩ nhiên có khả năng đưa đất nước trở lại chế độ độc tài. Như
chúng ta có thể thấy, một ý chí đầy cảm tính đã khiến Yelsin chọn Putin –
một kẻ cực đoan, chống phương Tây – làm người kế tục ông, đã đẩy nước
Nga vào một chế độ dân chủ giả hiệu như hôm nay. Người dân Nga chẳng có
đóng góp nào cho những cuộc chuyển mình lớn lao của nước họ. Và hậu quả
là họ tiếp tục không có tiếng nói đáng kể nào trong các vấn đề đất nước.
Đồng ý, cá nhân vượt trội luôn có vai trò không thể chối cãi trong phong
trào xã hội vì khả năng gắn kết những sức mạnh sẵn có và phát huy hiệu
quả vận động xã hội, như trong bài viết gần đây nhất của tôi về người
lãnh đạo. Nhưng đặt tất cả mọi hy vọng và toàn toàn dựa giẫm vào một cá
nhân không phải là tâm lý của một dân tộc trưởng thành. Bởi một dân tộc
trưởng thành cần một lãnh đạo chứ không cần lãnh tụ.
Chính trị là tất cả?
Không thể phủ nhận chính trị là quan trọng, bởi nếu nó không quan trọng
thì nó đã không tồn tại từ khi con người được tổ chức thành xã hội cho
tới bây giờ. Nó quan trọng đến nỗi mọi nỗ lực gạt bỏ quyền lực chính trị
(nhà nước) ra khỏi xã hội dù chỉ trên lý thuyết (chủ nghĩa Marx) cuối
cùng đã đưa đến một “siêu nhà nước” trong thực tế. Thế nhưng, từ khi nhà
nước xuất hiện, chúng ta nhận thấy toàn khối xã hội cơ bản được chia
thành hai phía: người được/bị cai trị và người cai trị, xã hội và nhà
nước, dân sự và chính trị. Hệ thống chính trị giúp xã hội được điều hành
một cách văn minh, quy củ và giữ chức năng trọng tài cho mọi tranh chấp
xã hội. Nhưng để giữ cho xã hội hài hòa, cân bằng, đảm bảo tự do cá
nhân, tất yếu không thể để nhà nước lấn át xã hội.
Thế nhưng, từ lịch sử bị cai trị chuyên quyền, người Việt Nam coi chính
trị là cái gì đó vượt lên trên xã hội, tách khỏi xã hội và độc tôn.
Nhưng, chính trị chỉ là một trong nhiều mảng hoạt động trong xã hội con
người và tương tác trực tiếp với những cái còn lại. Nhà nước là một hệ
thống nên/phải bị kiểm soát bởi sức mạnh dân sự. Khi nhận thức được
rằng, ngoài quyền lực chính trị còn có quyền lực kinh tế và quyền lực
dân sự, chúng ta sẽ không quá đề cao chính trị và coi nó là đáp án cho
mọi vấn đề.
Gần đây, tôi được hỏi rằng: khi tôi lên tiếng đấu tranh, tôi có mong cầu
một vị trí chính trị trong tương lai? Dù vô tình hay hữu ý, cách suy
nghĩ này xuất phát từ tâm lý coi quyền lực chính trị là độc tôn. Vấn đề
không phải ở chỗ người ta cho rằng: những người dấn thân và lên tiếng
nên có vị trí xứng đáng; mà vì người ta quá đề cao quyền lực chính trị.
Tất nhiên những người can đảm và có thực tài nên được trọng dụng, nhưng
tại sao không phải ở chỗ nào khác mà là trong hệ thống chính trị? Chỉ có
nắm quyền lực chính trị mới là chỗ đứng thích đáng cho người tài đức?
Không nơi đâu khác ngoài chính trị, nơi mà một cá nhân có thể trở nên
hữu ích và tỏa sáng?
Đến đây tôi nhớ đến một nhân vật rất nổi bật trong phong trào Otpor ở
Serbia – Srdja Popovic. Sau khi chế độ Slobodan Milosevic sụp đổ, anh ta
được bầu vào Quốc hội Serbia. Nhưng sau đó ít lâu, anh ta rời khỏi
chính trường và thành lập một tổ chức phi chính phủ ở Belgrade. Sự ra đi
ấy có thể được suy đoán với nhiều lý do nhưng không thể bỏ qua một lý
do quan trọng – đó là sự trưởng thành trong tâm lý và nhận thức của giới
trẻ Serbia: chính trị không là tất cả!
Vì coi chính trị là tối cao và là cứu cánh, người Việt Nam vẫn chưa thể
tìm thấy sức mạnh thực sự ở chính mình và ở cộng đồng quanh mình khi
giải quyết các vấn đề quốc gia, mà luôn trông ngóng vào một chính khách
“vĩ đại” làm thay tất cả cho mình. Nhưng làm sao cá nhân nào đó lại thực
hiện tốt khát vọng của chúng ta hơn là chính chúng ta? Thực ra, tình
trạng chính trị chỉ là biểu hiện của năng lực dân sự. Không thể có chính
trị tốt nếu quần chúng chỉ là những con người bạc nhược.
Quả thật, không phải ngoài chính trị ra, không còn “đất dụng võ” cho
những người tài năng mà vì chúng ta chưa mở rộng tâm trí và cả tâm lý để
nhìn thấy một nơi như thế. Hình như đối với chúng ta, tất cả những gì
đáng vinh danh và mong ước đều nằm ở chính trị bởi từ trước đến nay,
chúng ta chưa hề được sống trong một không gian khác, một không gian đối
trọng với quyền lực chính trị. Chính nơi ấy, một cá nhân không chỉ tỏa
sáng mà còn tỏa sáng độc lập, không bị không chế và cũng không cần dựa
giẫm vào hào quang chính trị.
Sức mạnh dân sự yếu kém, trí thức bị khinh miệt
Tâm lý dựa giẫm và giao phó đưa đến hai hệ lụy nghiêm trọng. Thứ nhất,
sự tuân phục và phụ thuộc vào quyền lực chính trị khiến cho cả xã hội,
đặc biệt là giới trí thức, không nhận thức được vị trí quan trọng của
mình trong việc giải quyết các vấn nạn xã hội. Điều này tạo điều kiện
cho chế độ độc tài cai trị tùy tiện và vô thời hạn. Thứ hai, nếu một
nguyên nhân nào đó khiến chế độ độc tài sụp đổ, thì sự yếu kém của các
thế lực dân sự sẽ khiến đất nước gặp rất nhiều trở ngại trong việc xây
dựng dân chủ, mà trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là, sự xuất hiện một
chế độ độc tài mới.
Người dân ít học lơ là chuyện xã hội thì đã rõ; giới trung lưu trí thức
thì làm ngơ, hoặc có quan tâm nhưng im tiếng, hoặc dựa vào quyền lực
chính trị để tiến thân. Sự dựa giẫm vào chính trị tỏ ra đặc biệt nguy
hiểm, khi địa vị và sự vinh quang của giới trí thức trong xã hội được
ban phát bởi Nhà nước thì không thể nào có suy nghĩ và hành động độc lập
hay đối kháng. Cuộc cách mạng Pháp đẫm máu đã không mang lại tự do thực
sự cho người Pháp cũng bởi trước đó, giới trung lưu và quý tộc Pháp chỉ
là một tập đoàn người tập trung quanh vương miện vua Pháp, ca ngợi và
hưởng lợi từ đó. Hiện nay, Việt Nam không có giới trung lưu theo đúng
tinh thần: mãnh mẽ, độc lập và có năng lực đối kháng với nhà nước.
Không ngẫu nhiên và vô lý khi cả Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh và những
người CS nói chung khinh miệt trí thức. Bởi vì đối với họ, trí thức vừa
có quá nhiều chữ để có thể bị lừa gạt lâu dài, nhưng cũng quá nhu nhược
để là những đối thủ xứng tầm với họ.Tại sao trung lưu trí thức trong các
xã hội tự do là lực lượng tiên phong cho các giá trị dân chủ tiến bộ,
còn thân phận trí thức Việt Nam lại rẻ rúng như thế?
Phải chăng khi còn mang tâm lý xem chính trị là tất cả, các công dân
chưa thể thoát khỏi thân phận thần dân? Phải chăng khi trí thức chưa
nhận thấy vai trò to lớn của mình là đảm đương và lãnh đạo khối dân sự,
kiềm chế khối chính trị; mà chỉ bám vào chính trị để “vinh thân phì gia”
thì chính trị sẽ còn kiêu ngạo và mặc sức tung hoành? Phải chăng khi
khối hoạt động dân sự vẫn yếu đuối, và trí thức chỉ là người đi bên lề
mọi quyết định quan trọng của quốc gia; thì trí thức – trung lưu vẫn bị
coi thường và con đường đi đến Tự do của dân tộc sẽ vô vàn khó khăn?
Thay lời kết
Đất nước đang đối mặt với những bế tắc và khủng hoảng. Kinh tế đang kiệt
quệ. Đảng CSVN đang mạnh tay đàn áp đối kháng để giành ưu thế thời gian
cho một cuộc đào thoát lớn của họ. Vận mệnh nước nhà sẽ giao vào tay ai
nếu không đặt lên vai mọi tầng lớp dân chúng, đặc biệt là tầng lớp
trung lưu trí thức? Đây chính là cơ hội để giới trí thức dành lại trọng
trách, khẳng định vai trò và mở rộng tầm vóc của mình. Vị trí cao quý
nhất cho những người trí thức không nhất thiết phải là trong một thế lực
chính trị mà là trong xã hội dân sự đang nhen nhóm hình thành. Người
trí thức phải nhận lấy vai trò và vinh quang của một thế lực dân sự có
khả năng kìm chế quyền lực chính trị. Còn gì quan trọng và vinh dự hơn
vai trò kiểm soát nhà nước? Còn gì nổi bật hơn vị thế “lương đống” cho
toàn khối dân sự? Còn gì đáng mong ước hơn tư cách độc lập và không bị
ràng buộc bởi bất cứ thế lực chính trị nào để chỉ hành động vì quyền lợi
quốc gia?
Để rồi từ đó, bắt đầu một giai đoạn lịch sử hoàn toàn mới cho Việt Nam,
trí thức giờ đây không còn chịu thân phận bề tôi mà mạnh mẽ sánh ngang
với quyền lực chính trị, để thực hiện những nhiệm vụ mà lịch sử và quốc
gia giao phó. Trút bỏ được sự ràng buộc với chính trị và tâm lý e dè đối
với quyền lực chính trị, tầng lớp trí thức Việt Nam sẽ là Hercules, có
sức mạnh nâng đỡ cả dân tộc.
Buôn Hồ ngày 23 tháng 1 năm 2013
© Huỳnh Thục Vy
© Đàn Chim Việt
Việt Nam sửa đổi hiến pháp nhằm hỗ trợ cải cách kinh tế
Việt Nam sẽ sửa đổi hiến pháp để hỗ trợ cho việc cải cách kinh tế giữa
lúc nước này đang tìm cách mở rộng tăng trưởng từ kế hoạch kinh tế tập
trung theo kiểu Liên Xô sang mô hình định hướng thị trường từ hơn hai
thập kỷ trước.
Theo bản tin trên trang web chính phủ thì mục đích là để đảm bảo sự đồng
bộ trong việc cải cách chính trị và kinh tế, Thứ trưởng Bộ Tư pháp
Hoàng Thế Liên cho biết trong một phiên họp và trả lời các câu hỏi liên
quan đến các phiên bản dự thảo [sửa đổi hiến pháp]. Một số điều sẽ được
sửa đổi bao gồm các mảng kinh tế, giáo dục, môi trường và văn hóa, theo
ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XII và
Phó Trưởng Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nói.
“Hiến pháp năm 1992 đã được xây dựng khi chúng tôi bắt đầu quá trình cải
cách kinh tế”, ông Liên nói. “Hiến pháp năm 1992 nhắm mục tiêu thay đổi
kinh tế, với sự chuyển đổi quan trọng từ nền kinh tế kế hoạch tập trung
sang nền kinh tế định hướng thị trường. Chúng tôi đã đạt được những
thành tựu to lớn trong vòng 20 năm qua. Tổng kết thực hiện Hiến pháp
1992 trong 20 năm qua, chúng tôi nhận ra rằng vẫn còn nhiều vướng mắc.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, Trưởng Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và hai Phó Trưởng Ban biên tập Lê Minh Thông, Nguyễn Văn Phúc chủ trì buổi họp báo. Ảnh: Tiền Phong Online |
Sau khi khu vực Đông Nam Á trở thành điểm đến của giới đầu tư nước
ngoài, Việt Nam đã nhanh chóng nới lỏng hơn qua chính sách “Đổi mới” từ
đầu năm 1986, cho phép đổi mới kinh tế và doanh nghiệp tư nhân. Chính
phủ do Đảng Cộng sản Việt Nam điều hành đã cam kết cơ cấu lại ngành ngân
hàng, hạn chế tham nhũng và tổ chức lại lĩnh vực công khi tăng trưởng
đang trên đà sụt giảm, bị các đối thủ như Indonesia bỏ lại phía sau
trong những năm gần đây.
Tăng trưởng ‘thấp’
Việt Nam phải chấp nhận tăng trưởng kinh tế “thấp” trong lúc tái cấu
trúc lại nền kinh tế và nhắm mục tiêu tăng trưởng hàng năm ít nhất là
5%, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói. Kinh tế tại Việt Nam chỉ tăng
trưởng 5,03% trong năm 2012, mức thấp nhất trong 13 năm qua do vốn vây
từ ngành ngân hàng cũng như nhu cầu nội địa suy giảm, gây thêm áp lực
lên chính phủ đối với việc cải cách lại hệ thống tài chính để thu hút
đầu tư nước ngoài nhiều hơn.
Bản dự thảo hiến pháp sửa đổi đã loại bỏ ngôn ngữ quy định rằng khu vực
nhà nước sẽ “đảm nhận vai trò chủ đạo” trong nền kinh tế quốc gia.
“Việc này cho thấy một bước tiến rất lớn và sự thay đổi trong tư duy”,
kinh tế gia Lê Đăng Doanh, cố vấn cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho
biết. “Nếu bản dự thảo này được phê duyệt thì các doanh nghiệp nhà nước
sẽ không còn cơ sở nào để tiếp tục nhận tiền cũng như sự quan tâm đặc
biệt từ phía chính phủ”.
Bản dự thảo cũng gián tiếp thừa nhận vai trò của khu vực kinh tế tư nhân.
Đối xử công bằng
“Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu và thành phần kinh tế”, bản dự thảo
viết. “Tất cả các thành phần kinh tế đều là những thành phần quan trọng
của nền kinh tế quốc gia, và tất cả sẽ được phát triển trong thời gian
dài hạn”. Theo bản dự thảo thì tất cả những thành phần này sẽ hoạt động
bình đẳng và cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Thông tin về sự
thay đổi này đã được đăng trên trang web của chính phủ để lấy thêm ý
kiến từ công chúng trong tháng này.
Bản hiến pháp sửa đổi sẽ nhấn mạnh về quyền con người và quyền công dân,
ông Phúc cho biết kèm các thông tin được đưa ra trên trang web của
chính phủ ngày 23 tháng Một vừa qua. Thay đổi hiến pháp lần này sẽ là
“tiền đề chính trị để phát triển kinh tế”, ông Liên nói.
Bản dự thảo sửa đổi sẽ được trình lên Quốc hội để phê duyệt sau khi tham
khảo ý kiến công chúng. Quốc hội sẽ hoàn chỉnh bản dự thảo hiến pháp
sửa đổi vào ngày 31 tháng Ba và sẽ tiếp tục được thảo luận tại cuộc họp
tiếp theo vào tháng Năm. Phiên bản cuối cùng sẽ được xem xét và phê
duyệt vào cuối năm nay, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc
hội cho biết qua điện thoại ngày 24 tháng Một, 2013.
Nick Heath & Nguyễn Diệu Tú Uyên - Bloomberg
Thanh Ngân chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Liên hệ với biên tập viên chịu trách nhiệm về bài viết này: Stephanie Phang qua email sphang@bloomberg.net
© Bản tiếng Việt TC Phía Trước
Vì sao Báo chí chính thống không có người đọc?
Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2012, triển khai nhiệm vụ
năm 2013 của ngành tuyên giáo mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho
rằng, chưa bao giờ Việt Nam có đội ngũ làm công tác tư tưởng hùng hậu,
phương tiện hiện đại, nhanh nhạy như bây giờ, với hơn 800 cơ quan báo
chí, hàng nghìn ấn phẩm, 17.000 nhà báo...
Mặc dù vậy, đây đó vẫn có băn khoăn, thậm chí của cán bộ có trách nhiệm
là tại sao chúng ta có một hệ thống báo chí hùng hậu như vậy mà thông
tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân?
Thực ra không hẳn như vậy. Cái gọi là “thông tin lưu truyền trong xã
hội” không phải thông tin báo chí và không thể lấn lướt được dòng thông
tin chủ lưu. Sẽ là thiếu sót nếu không làm rõ việc các báo điện tử hàng
đầu luôn có lượng độc giả truy cập lên tới 7 con số hàng ngày và trên
mặt bằng báo chí, một số báo điện tử của chúng ta được xếp hạng ngang
ngửa với các báo xuất hiện trước hàng chục năm.
Trong lĩnh vực thông tin chính thống, hệ thống báo giấy, báo mạng từ
Trung ương đến các ngành, các địa phương đang làm chủ diễn đàn, hướng
dẫn dư luận và đấu tranh với các thông tin sai trái bịa đặt, xuyên tạc.
Dòng thông tin chủ lưu được tổng hòa từ toàn bộ hệ thống báo chí cách
mạng.
Đây hẳn là lý do để Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá rằng, chưa bao
giờ chúng ta có đội ngũ làm công tác tư tưởng hùng hậu, phương tiện
hiện đại, nhanh nhạy như bây giờ. Nếu nói các thông tin từ blog được lưu
truyền lấn lướt hệ thống báo chí rất có thể sẽ là phiến diện. Trước hết
cần làm rõ các thông tin blog này là thông tin lĩnh vực nào?
Hình như bây giờ, thông tin về giới showbiz nặng về đời tư, tình yêu,
scandal, lộ hàng, trưng diện khoe của… không còn nóng nữa. Bạn đọc chân
chính quá nhàm chán và dễ dàng bỏ qua loại tin tức này rồi. Đáng tiếc là
chính một số trang mạng đã vẽ đường cho hươu chạy, tiếp sức không công
cho các thông tin loại này gây ngộ nhận về độ bao phủ thông tin.
Tất nhiên trong hệ thống báo chí với 800 đầu mối không khỏi có lúc có
nơi để xảy ra sai sót, thậm chí vi phạm. Được biết, trong năm 2012, Bộ
Thông tin và Truyền thông đã xử lý vi phạm 57 cơ quan báo chí, thu 6 thẻ
nhà báo, đình bản 2 tờ báo điện tử, 9 ấn phẩm tự đình bản. Theo Thứ
trưởng Đỗ Quý Doãn đây là sự răn đe nghiêm khắc của cơ quan Nhà nước đối
với một số cơ quan báo chí.
Được biết, trong tất cả các văn bản, kể cả quy chế của Ban Bí thư về
thông tin nói chung, trong đó có cả một số thông tin về vấn đề phức tạp,
nhạy cảm, cũng như quy chế về phát ngôn và thông tin cho báo chí, nếu
thực hiện tốt cũng đã giúp cho báo chí có những nguồn thông tin quan
trọng, chính xác, kịp thời để thông tin đến công chúng. Nhưng trong thực
tế, những người có trách nhiệm thay mặt cho các cơ quan hành chính Nhà
nước, khi sự kiện xảy ra, hoặc những thông tin mang tính thường xuyên
thì không có chế độ thông tin kịp thời. Thậm chí, đối với những vấn đề
nổi cộm còn bị né tránh, ngại trách nhiệm. Vì vậy có báo đã tiếp cận
những nguồn thông tin có khi độ tin cậy thấphoặc không đủ độ tin cậy,
dẫn đến thông tin thiếu chính xác, hoặc không đại diện, không thể hiện
đầy đủ tính chính thống.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đây là vấn đề đã đề cập trong tổng
kết 5 năm thực hiện Quyết định 77 của Thủ tướng Chính phủ về cung cấp
thông tin cho báo chí. Vấn đề quan trọng nhất của báo chí vẫn là vấn đề
thông tin. Cho nên, việc đổi mới cung cấp thông tin là vấn đề đang được
đặt ra.
Làm sao để các cơ quan, ban, ngành, địa phương bảo đảm chủ động cung cấp
thông tin cho báo chí. Đây cũng chính là định hướng dư luận về những
vấn đề mà xã hội quan tâm chắc chắn sẽ rất thuận lợi. Còn nhớ vụ máy bay
của hàng không Việt Nam bị sét đánh gây thảm họa ở Thái Lan mãi mới có
thông tin chính thức.
Gần đây chúng ta có thêm bài học về việc báo chí chủ động thông tin, làm
rõ mục đích, yêu cầu, lộ trình, cách làm trong việc cấm đốt pháo, đội
mũ bảo hiểm khi đi xe máy tham gia giao thông thì người dân thấy đó là
lợi ích thực sự và sau đó, nghiêm túc thực hiện trở thành nét đẹp văn
hóa của cả xã hội.
Trong thực tế, từng có những vụ việc xảy ra nhưng do có ý kiến lo ngại
nếu thông tin sẽ hoang mang, lo lắng không cần thiết, dẫn đến “bí mật
hóa” quá mức như các vụ tai nạn, hỏa hoạn lớn, cưỡng chế giải phóng mặt
bằng… khiến báo chí chính thống không giữ được thế chủ động thông tin.
Vì vậy trong các trường hợp này, dòng thông tin chủ lưu đã bị cản bởi
các tin tức lan truyền trên mạng, trên blog. Theo các nhà báo lão thành,
tại sao trước một cuộc cưỡng chế các cơ quan chức năng không chịu cung
cấp đầy đủ thông tin cho báo chí về nội dung, ý nghĩa, cách thức và đề
nghị báo chí tập trung định hướng, tạo sự nhất quán trong chỉ đạo giữa
Trung ương và địa phương, giữa báo chí và các cơ quan chỉ đạo thì thiết
nghĩ chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều.
Gần đây, Thủ tướng đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp ý kiến
các bộ, ban, ngành, địa phương để có một quyết định thay thế Quyết định
77. Trong đó sẽ có những chế tài, những quy định bắt buộc. Nếu cơ quan,
đơn vị và cá nhân không thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin và phát
ngôn thì được xem là vi phạm quy định của Chính phủ, vi phạm quy định
của Luật Báo chí và sẽ bị xem xét. Hy vọng, khi đó tính nghiêm minh sẽ
cao hơn rất nhiều.
Đã đến lúc, theo Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn là cần có đủ cán bộ, công chức
có kỹ năng, bản lĩnh, tác phong, thái độ để thay mặt cho cơ quan hành
chính Nhà nước phát ngôn báo chí.Và cũng theo báo giới, Luật Báo chí cần
sửa đổi. Trong sự phát triển của thông tin truyền thông hiện nay đã có
những loại hình rất mới, như báo điện tử, cần có sự điều chỉnh của pháp
luật.
Gần đây, trong báo giới lại rộ lên việc xử lý thông tin “nhạy cảm” đang
làm khó các tổng biên tập. Khái niệm “nhạy cảm” hiện chưa được làm rõ
bởi không có tiêu chí cụ thể. Phóng viên thì hào hứng muốn đưa tin ngay
vì vấn đề đang nóng, hấp dẫn dư luận. Thế nhưng, Ban Biên tập một số tờ
báo lại ngại ngần đụng chạm, cân nhắc lâu khiến thông tin báo nhà bị
thiu và báo ngoài thì nóng. Nhưng cũng có báo sa đà vào những thông tin
“nhạy cảm” này với mục đích câu khách, khiến có trang, có mục trở nên
lạc lõng, thậm chí bị chính bạn đọc lên tiếng phản bác trước khi cơ quan
quản lý nhắc nhở.
Theo các nhà báo lão thành, cả hai khuynh hướng “nhạy cảm hóa” và “bình
thường hóa” thái quá đều bất cập, ảnh hưởng đến vai trò của các báo
chính thống khi tham gia dòng thông tin chủ lưu. Hãy trao quyền cho Tổng
biên tập tự chịu trách nhiệm khi xử lý thông tin, kể cả thông tin “nhạy
cảm”.
Bảo Dân
(PetroTimes)
Việt Nam ký hợp đồng xây nhà máy lọc dầu 9 tỉ đôla
Hôm Chủ nhật, Việt Nam đã ký hợp đồng với các công ty của Nhật Bản và
Kuwait để xây một khu phức hợp lọc dầu gần 9 tỉ đôla, trong nỗ lực đáp
ứng nhu cầu năng lượng của mình.
Quần thể nhà máy lọc dầu Nghi Sơn trong tỉnh Thanh Hóa sẽ bước vào hoạt động năm 2017, biến dầu hỏa của Kuwait thành xăng và các sản phẩm dầu hỏa khác, nhà máy có thể xử lý 10 triệu tấn dầu thô một năm.
Đây là một liên doanh giữa tập đoàn PetroVietnam và hai công ty của Nhật - Idemitsu Kosan và Mitsui Chemicals – cộng với công ty Petroleum International của Kuwait.
Việt Nam có dầu hỏa ở vùng biển nhưng vẫn chi nhiều tỉ đôla mỗi năm để nhập xăng dầu tiêu dùng.
Nhà máy Nghi Sơn đã được khánh thành hồi tháng 5, năm 2008 nhưng dự án này đã gặp một số vấn đề nên phải dời lại.
Một giới chức của PetroVietnam nói với hãng tin AFP chưa biết ngày khởi công xây dựng lần này.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đầu tiên, xây tốn 2,5 tỉ đôla có công suất 6,5 triệu tấn dầu thô một năm, khai trương năm 2009 sau nhiều lần trì hoãn.
PetroVietnam hy vọng hai nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn sẽ giải quyết 65% nhu cầu dầu khí của Việt Nam.
Một nhà máy lọc dầu thứ ba tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang được chuẩn bị.
Nguồn: AFP, france24.com
VOA
Quần thể nhà máy lọc dầu Nghi Sơn trong tỉnh Thanh Hóa sẽ bước vào hoạt động năm 2017, biến dầu hỏa của Kuwait thành xăng và các sản phẩm dầu hỏa khác, nhà máy có thể xử lý 10 triệu tấn dầu thô một năm.
Đây là một liên doanh giữa tập đoàn PetroVietnam và hai công ty của Nhật - Idemitsu Kosan và Mitsui Chemicals – cộng với công ty Petroleum International của Kuwait.
Việt Nam có dầu hỏa ở vùng biển nhưng vẫn chi nhiều tỉ đôla mỗi năm để nhập xăng dầu tiêu dùng.
Nhà máy Nghi Sơn đã được khánh thành hồi tháng 5, năm 2008 nhưng dự án này đã gặp một số vấn đề nên phải dời lại.
Một giới chức của PetroVietnam nói với hãng tin AFP chưa biết ngày khởi công xây dựng lần này.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đầu tiên, xây tốn 2,5 tỉ đôla có công suất 6,5 triệu tấn dầu thô một năm, khai trương năm 2009 sau nhiều lần trì hoãn.
PetroVietnam hy vọng hai nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn sẽ giải quyết 65% nhu cầu dầu khí của Việt Nam.
Một nhà máy lọc dầu thứ ba tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang được chuẩn bị.
Nguồn: AFP, france24.com
VOA
Việt Nam bó tay trước 'bệnh' địa ốc đóng băng
“Chữa bệnh mà không biết bệnh nhân có bệnh gì.” Ðây là một trong những
lời chỉ trích người ta nghe thấy trong cuộc “giải trình” về các biện
pháp của nhà nước loay hoay cứu thị trường địa ốc đang “đóng băng” vừa
được tổ chức buổi sáng ngày Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013 tại Ủy Ban Kinh Tế
của Quốc Hội CSVN.
Quan chức các Bộ Xây Dựng, Bộ Kế Hoạch và Ðầu Tư, Bộ Tài Chính, Bộ Công
Thương, và Ngân Hàng Nhà Nước cùng với những tập báo cáo về “thực trạng
và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản” có vẻ vừa che
đậy sự thật, vừa không biết giải pháp nào đem đến hiệu quả mà “tiền
cứu” thì bây giờ đào ở đâu ra, chưa ai biết đích xác.
Những căn biệt thự xây dở dang ở một khu vực thuộc ngoại ô Hà Nội hiện đang bị bỏ hoang cho cỏ dại mọc vì bán không ai mua. Nhà đầu tư phần lớn là các đại gia quốc doanh đang lún sâu trong nợ nần, kéo theo các ngân hàng. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/GettyImages) |
Người ta mới chỉ thấy những giải pháp được “bàn.”
Giữa tháng 12, 2012, báo Lao Ðộng dẫn một bài tham luận về kinh tế Việt
Nam năm 2012 của bộ phận nghiên cứu thuộc tổ chức đầu tư Dragon Capital
cho biết, trên các thành phố lớn, đặc biệt là Sài Gòn và Hà Nội, hiện
đang “tồn kho” tới 70,000 căn nhà và biệt thự xây dở dang rồi bỏ cho cỏ
mọc. Các nhà đầu tư mà không ít là các đại gia quốc doanh “mượn đầu heo
nấu cháo” bị chôn trong đó từ 70,000 tỉ đồng (lối 3.5 tỉ USD) tới
140,000 tỉ đồng (lối 7 tỉ USD) nếu tính trung bình trị giá các căn nhà
đó từ 1 tỉ đồng (50,000 USD) đến 2 tỉ đồng (100,000 USD).
Tờ báo dẫn chi tiết của bản tham luận cho biết 69 đại gia đầu tư địa ốc
(gồm nhiều đại gia quốc doanh của Bộ Xây Dựng CSVN) niêm yết trên sàn
giao dịch, tính đến quý thứ tư của năm 2011, đã gánh số nợ khoảng 67,000
tỉ đồng (khoảng 3.35 tỉ USD) từ các ngân hàng thương mại và phải trả
tiền lời mỗi năm 13,400 tỉ đồng (khoảng 670 triệu USD).
Riêng trong năm nay, nợ đáo hạn phải trả lên đến 39,800 tỉ đồng hay
khoảng $1.99 tỉ USD. Các công ty đầu tư xây cất không bán được nhà,
không có tiền trả nợ, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam ôm một số nợ khó đòi
khổng lồ, rất có thể mất luôn.
Theo tờ Lao Ðộng, tiền mặt của 69 đại gia đó chỉ đủ trả một phần tư số
nợ và “lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước lãi vay và thuế chỉ bằng
1/3 chi phí lãi vay mỗi năm. Ước lượng, tổng tiền nợ khách hàng của các
doanh nghiệp bất động sản chừng 50,000 tỉ đồng - tương đương 2.5 tỉ USD.
Ðây là số nợ khủng khiếp. Con số này có thể còn lớn hơn cả nợ xấu ngân
hàng.”
Bán không được, bị chôn vốn, có những công ty quảng cáo bán giảm giá tới
50% trên 1m2. Liên tiếp mấy năm trước, tăng trưởng kinh tế hơn 7%, nhà
xây lên bán ào ào. Nhiều công ty quốc doanh lớn dù không phải trong
ngành xây dựng, như Vinashin, cũng chen vào vay tiền ngân hàng xây nhà
kiếm ăn.
“Những năm qua, thị trường bất động sản Việt Nam phát triển không ổn
định. Những cơn sốt giá và lợi nhuận trong kinh doanh đã phát đi những
tín hiệu sai lệch về nhu cầu và khả năng chi trả thực sự của thị trường,
tạo nên làn sóng doanh nghiệp ồ ạt đổ vào đầu tư phát triển bất động
sản, kể cả các đơn vị không có kinh nghiệm và năng lực tài chính. Dư nợ
cho vay bất động sản tăng nhanh lại đầu tư quá lớn vào phân khúc cao
cấp, trong khi nguồn cầu lại chủ yếu là phân khúc bình dân và thu nhập
thấp.” Ông Nguyễn Trần Nam, thứ trưởng Bộ Xây Dựng CSVN nói trên báo Lao
Ðộng.
Tuy nhiên, trong cuộc “giải trình” ở Quốc Hội ngày 24 tháng 1, 2013, ông
Ngô Văn Minh, ủy viên Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội CSVN căn cứ trên
tài liệu báo cáo dài 29 trang giấy của Bộ Xây Dựng nói cách giải thích
(trong tài liệu) về “sự trầm lắng của thị trường bất động sản chưa
chuẩn, từ đó cách tiếp cận chưa thuyết phục.”
Ông đại biểu này đả kích giải pháp sẽ đi vay rồi trả tiền lời 3% cho nhà
đầu tư hoặc cộng thêm 1% cho người mua nhà (phải trả thêm) thì “không
khả thi.”
Ông cũng kêu rằng một căn nhà bán 1 tỉ đồng cộng với tiền lãi 100 triệu
đồng phải trả mỗi năm thì “người thu nhập thấp làm gì có tiền mà mua
nhà, khi đó không giải cứu được thị trường, nợ xấu chồng lên nợ xấu...”
Theo bản tin trên báo VNEconomy hôm Thứ Năm, “Nêu các con số về nợ xấu
liên quan đến bất động sản khác xa nhau, Ủy viên Ủy Ban Kinh Tế Trần
Xuân Hòa bình luận thực trạng thị trường còn là điều bí ẩn, vậy nên việc
giải cứu giống như đang chữa bệnh mà không biết bệnh nhân có bệnh gì.”
Nói khác, các quan chức của đảng và nhà nước, vì lợi ích cục bộ, vẫn che
giấu sự thật. Họ chỉ muốn bơm được thật nhiều tiền như một thứ cây tầm
gửi ăn bám cần được cây mẹ nuôi sữa.
Ông Trần Du Lịch, một nhà kinh tế và đại biểu Quốc Hội ở Sài Gòn thì kêu “càng can thiệp, coi chừng càng rối.”
Ngày 10 tháng 1, 2013, ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành ủy Ðà Nẵng mới
được phát cho chức Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương của đảng CSVN, điểm
mặt mấy đại gia lươn lẹo đầu tư địa ốc và dọa “hốt liền, không nói
nhiều.”
Nhưng với cái núi nợ khổng lồ có thể mất luôn, các đại gia đầu tư địa ốc đang chờ những “gói cứu trợ” chứ không phải chờ bị hốt.
(Người Việt) Phỏng vấn một me Tây
Gần đây truyền thông trong nước rộ lên những chủ đề tranh cãi về đẳng
cấp của đàn ông Việt Nam trên trường quốc tế. Một cô nghệ sĩ múa tên là
Michiyo Phạm Ngà đen so sánh trai Việt với trai Tây qua những ngôn từ
biếm chỉ làm dấy lên một làn sóng sôi nổi trên các trang mạng xã hội về
vai trò của người đàn ông vs. phụ nữ trong xã hội Việt Nam.
Người Việt Ðông Bắc thông qua Blog RFA (Ðài Á Châu Tự Do) của Trần Ðông
Ðức xin giới thiệu bài phỏng vấn tự nguyện của một “Me Tây” có nội
dung liên quan đến trào lưu đang nóng này. Lê Anh Thư cũng người từng
cộng tác với blog RFA qua các chuyên đề về Trung Quốc. Lê Anh Thư (người
gốc Nghệ An) từng du học ở Trung Quốc và nay lấy chồng và định cư ở
Pháp. Cô nói được 4 ngoại ngữ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và có
nhiều góc nhìn rất đặc biệt về văn hóa chính trị xã hội v.v... Xin giới
thiệu “cuộc phỏng vấn” này:
-Phóng viên (viết tắt PV): Xin mợ cho biết tên?
-Me Tây (viết tắt Me): Chú cứ gọi me Tây, me đại diện cho 1 group đương manh nha bành trướng xã hội. Group còn lại thì có thể gọi là các me Ta.
-PV: Vầng, me nghĩ thế nào trước trào lưu cặp giai nước lạ, lấy chồng ngoại ạ?
-Me: Tốt! Báo hiệu một xã hội bắt đầu cởi mở. Dung nạp được các sắc tộc, màu da, luồng văn hóa, chính kiến khác nhau. Quốc gia càng phát triển thì yêu đương hôn nhân đa chủng tộc càng nhiều, đừng cãi. Sang Âu, Mỹ, Latin mà coi..
-PV: Dưng ở các xứ ấy... có phân biệt chủng tộc ạ?
-Me: Hỏi ngẩn! Phân biệt đối xử là thứ muôn đời tồn tại ở bất cứ
đâu. Những quốc gia đa màu... thực chất ít phân biệt chúng tộc hơn
dòng thuần chủng một màu. Tại vì họ có kinh nghiệm đón tiếp và quản lý
các sắc dân khác nhau. Và mảnh đất đó phải màu mỡ thì hàng ngày trắng
đen vàng đỏ mới đổ đến kìn kìn, nào có ai ép người tứ xứ di cư đến đó.
Còn dửng nơi mà tuyền đầu đen, hoặc tuyền đầu vàng... tất nhiên quan
trên không có kinh nghiệm quản lý đa sắc tộc. Người dân cũng không có
phông nền văn hóa đa sắc. Càng dễ phân biệt đối xử nhố nhăng kệch cỡm.
Mà nói thẳng ra, chính họ, những đồng bào thuần chủng, quay ra phân
biệt và kỳ thị lẫn nhau.
-PV: Nhưng chưa chắc cuộc hôn nhân đa sắc đã tồn tại được lâu dài?
-Me: Trào lưu nào dù có tiến bộ đến mấy, cũng có những thử
nghiệm thất bại. Ðể đúc được vỏ chai nước hoa Thierry Mugler , người ta
mất 2 năm thử nghiệm cưng ạ. Hàng trăm khuôn demo đã bị đập bỏ... Rồi
mới dẫn đến cái thành tựu là 1 trong 10 chai bán chạy nhất mọi thời
đại.
-PV: Me quen anh í ở đâu, chắc là thơ mộng lắm?
-Me: Cũng thường thôi, quán bar Propaganda ở Bắc Kinh. Ðêm ấy me
chủ động làm quen xin số điện thoại (xong nhủ thầm... éo bao giờ tao
liên lạc đâu)
-PV: Èo! Me không sợ bị mang tiếng à? Với lại quen ở bar thường là thành phần tạp nham, mối quan hệ không đứng đắn?
-Me: Nẫu! Ở xứ Châu Á chúng ta, nơi nào chả hỗn loạn nham hiểm.
Trong nhà trường đáng phải thánh thiện, chúng ta mua bán điểm chác bằng
cấp. Trong bệnh viện đáng phải thuần khiết, bác sĩ y tá vòi tiền tắc
trách... bỏ mặc sinh mệnh con bệnh. Trong văn phòng đáng phải sáng
choang, chúng ta bàn chuyện tham nhũng hối lộ buôn lậu mánh mung, đá
ông nọ lật thằng kia... Trong khuôn viên Vinashin đáng nhẽ phải chứa
những lãnh đạo tài ba với công nhân miệt mài, chúng ta lại có những con
dòi ăn hại hàng tỷ đô. Xét đi xét lại, đâm ra quán bar lại là nơi vui
tươi nhí nhảnh trong sáng hết. Ai đi bar cũng ăn mặc đẹp, vui vẻ, hay
chí ít cũng tỏ ra lãng mạn, ăn nói ngọt ngào dễ nghe... Giai gái đi bar
để giải trí cưa cẩm, chứ không thấy mấy ai đi bar bàn chuyện tham
nhũng hay vòi tiền lường gạt cả. Chả làm quen trai ở bar thì đi đâu cho
trong sạch?
-PV: Khéo me có lý. Ðàn ông phương Tây nghe đâu sợ cưới xin, hôn nhân?
-Me: Thú thật, me không rõ lắm, vì me mới cưới có 1 chồng Tây,
chứ me chưa cưới hết cả tập thể “đàn ông phương Tây” bao la để biết
được chúng nghĩ gì. Chỉ biết hôm cưới, lão nhà được me đặt may cho bộ
đũi trắng không đụng hàng, được cầm bó hoa không đụng hàng, được trèo
lên con xe cổ không đụng hàng. Lão thì thầm vào tai me: Em làm tôi biến
thành movie star, movie star hi hi...
-PV: Sau đám cưới, me sống ra sao?
-Me: Bọn me ăn cơm trước kẻng 5 năm trời sống với nhau rồi mới cưới.
Sau đám cưới á, y như lúc trước, tức là vui vẻ hạnh phúc, mặc dù cũng có
những mâu thuẫn vớ vẩn...
-PV: Ðàn ông phương Tây chắc hâm mộ phụ nữ VN lắm? Nhân hậu
vị tha, đảm đang, tần tảo hy sinh, công dung ngôn hạnh này. Không đâu
được như phụ nữ VN ta đâu me nhỉ?
-Me: Phỉ phui cái mồm. Tư duy con lừa cụt đuôi. Cái gì mà đàn
ông phương Tây hâm mộ phụ nữ VN. Cái đó chính là dân tộc ta bày ra để
tự sướng với nhau, và để đầy ải phụ nữ trong cái danh xưng nết na. Mật
ngọt chết ruồi. Thẳng thắn ra ranking của phụ nữ VN trên trường quốc tế
không hề cao, cưng đừng ảo tưởng. Phụ nữ VN bị đàn ông nó nhử cái bả
nhân hậu hy sinh, thế là cảm đám kéo nhau chui vào cái bẫy ấy. Rồi tự
hoang tưởng tâng bốc nhau lên, phải cần cù nhẫn nại hy sinh. Phải bỏ
hết mọi cái tôi, bỏ mọi sở nguyện để cống hiến cho chồng và... nhà
chồng, thế mới là đàn bà Việt??!!! Hơ hơ me nói thẳng, nơi nào tôn vinh
hy sinh với công dung ngôn hạnh, nơi ấy đàn bà chỉ có... bất hạnh.
-PV: Vậy ra ranking của phụ nữ VN thấp ạ? Ðàn ông VN thì sao?
-Me: Ranking phụ nữ VN thấp dẫn đến hệ quả là ranking đàn ông VN cũng chả cao. Bởi hai giống này sinh ra nhau, giáo dục nhau.
-PV: Nhưng em tưởng phụ nữ VN đảm đang nội trợ chứ nhỉ? Cái gì làm nên người đàn bà đích thực nhỉ?
-Me: Mời chú tẩy não đi. Nội trợ là thứ dễ ợt, he he quá đơn
giản. Cô nào dốt đến mấy cho học vài khóa về nấu ăn, dọn dẹp, giặt
đồ... vươn vươn, là xong. Cái làm nên người đàn bà đích thực không phải
ở nội trợ cưng ạ. Học từ gốc chứ bố ai học từ ngọn như thế. Ðàn bà
đích thực là người biết yêu thương bản thân, biết nâng cấp bản thân từng
ngày. Có cái đó rồi sẽ dẫn đến mọi thứ khác. Ý thức quyết định hành
động.
-PV: Nâng cấp bản thân à? Phụ nữ VN thường học xong ÐH (mà
sao luôn luôn là ÐH nhỉ?), đi làm vài năm rồi lấy chồng. Họ nghĩ kiến
thức thế là đủ...
-Me: Ờ, vậy nên đất nước mới nhuôm nhoam thế. Từng người dân mới
vất vả cần lao thế. Chưa biết gì về cuộc sống, chỉ vì lời sàm tấu của
xã hội mà vội lao và xây tổ ấm. Họ tạo số phận của họ. You are what you
do...
-PV: Ðàn ông VN có cần nâng cấp bản thân không?
-Me: Ðàn ông đàn bà, đàn đông đàn Tây đều cần hết. Me trước có
ex, anh ta bảo xong ÐH rồi là ok. Ði sang đến China nước bạn thôi, cùng
văn hóa với ta thôi mà anh ta lúng túng như gà mắc tóc. Vì tự quản lý
cuộc sống, tự đối diện với bản ngã cô đơn.. chao ơi mới khó làm sao.
Anh ta bấu víu vào các cô bạn gái, chia tay cô này thì phải kiếm ngay
cô khác.. vì không thể sống xa nhà được. Vậy đó.
-PV: Anh nhà me thì sao?
-Me: Như me... Me không có số lấy đại trí thức, vì kiến thức của
me cũng chụp giật lởm khởm bỏ cha. Nhưng kiếm được người đầu óc không
ngừng vận động, canh tân làm mới bản thân. Học tốt, làm tốt cái này rồi
thì sẽ nhảy sang cái khác thử sức... Anh ấy cũng phải cách mạng bản
thân triệt để thì mới giữ được me chứ, đùa đâu. Me đâu phải “con rùa
nuôi nơi xó bếp” mà đứng hoài một chỗ (chữ mượn của Tô Hoài).
-PV: Thế mà các anh VN lại bẩu gái Việt lấy Tây là đú đởn, hư hỏng, vì sex?
-Me: Nó nói đúng mẹ rồi, vì sex chứ còn gì nữa. Thế hóa ra lấy
chồng VN không vì... sex? Ðàn ông VN cổ vũ đàn bà hy sinh hết mọi thứ,
hy sinh mẹ cả nhu cầu sex? Thế hóa ra sống để cống nạp hiến dâng chứ éo
phải để làm con đàn bà đúng nghĩa. Phản động bỏ mẹ...
-PV: Các anh/các chị bẩu gái lấy Tây là để lợi dụng tiền tài, quốc tịch?
-Me: Chuẩn luôn, họ nói đúng đới. Thiên hạ lắm đứa trông đần đần
thế thôi mà phát ngôn chí lý phết. Me lấy chồng Tây là để lợi dụng
triệt để đới. Lợi dụng từ tiền bạc, nhan sắc, học vấn, sự nghiệp, họ
hàng, quen biết, quốc tịch, sức khỏe, sex, đạo đức... Lợi dụng hết để
phục vụ cho công cuộc tiến đến hạnh phúc của me. Me đồ rằng anh í cũng
lợi dụng me tương tự. Me lấy chồng, ừ, một tay chồng với đầy đủ tính
năng tác dụng cần phải có để tạo nên hạnh phúc. Chứ me có lấy cái sọt
rác đâu, sọt rác có mỗi cái tính năng chứa đồ bỏ. Lấy cái... sọt rác
mới vô tư không tính toán được.
-PV: Các anh/các chị vẫn thấy nóng mắt. Chắc họ nghĩ đến lịch
sử nước nhà. Quá khứ nước đã từng dính bị ngoại xâm hoặc dính dáng
chính trị với Pháp, Mỹ, Tàu, Nga... Những thứ gái cặp với ngoại quốc là
loại vong nô, mất gốc, trơ lì trước nỗi đau giống nòi: “Gái buôn quên
nhục sơn hà” (thương nữ bất tri vong quốc hận).
-Me: Các anh chị ấy đừng làm hàng me. Me thẳng thắn rằng dân VN
chả quan tâm gì đến lịch sử văn hóa đâu, đừng ngụy biện. Nước ta thằng
nghèo lo ăn. Thằng giàu lo hưởng thụ. Thằng vừa vừa chưa kịp hưởng thụ
đã lại phải lo ăn. Tất cả cần lao nháo nhào thế chả ai quan tâm gì đến
văn hóa với chả kiến thức với chả lịch sử đâu. Cứ túm một người dân
xem, hỏi rộng ra ngoài hoàn cảnh sống của họ, hỏi chuyện vài chục năm
trước, sẽ lúng túng như gà mắc tóc. Dân ta chỉ thấy cái gì là lạ, không
giống nhà mình thì chọc ngoáy vào&tỏ vẻ nguy hiểm tí. Lấy đâu ra
mà bởi nguyên nhân lịch sử... tạo nên tâm lý ác cảm.
-Me: Tây nó rước gái xấu VN, thế để lại toàn gái đẹp cho các anh rồi còn gì. Thẩm mỹ dân Tây khác, họ thích nâu nâu rắn rỏi. Ta quan trọng đường nét, họ quan trọng thần thái... Mà thôi, me không tranh luận về thẩm mỹ với các anh chị đâu, nhọc lắm! Thẩm mỹ các anh chị mà cao, thì các anh chị đã xây lâu đài, đúc tượng đá... từ lâu rồi. Chứ không để nền kiến trúc mỹ thuật nó nhươm nhoam như bây giờ.
-PV: Nhưng mà da me...?
-Me: Uh, rất hồng, mới lại me tròn quay chứ có gầy gầy que củi
như các anh chị bêu riếu đâu. Hà hà... Hôm trước me mua mẹ chai kem màu
nâu về bôi lên da, cho nó ram rám sexy. Me có nhu cầu thấy bản thân
sexy, để mình yêu mình hơn.
-PV: Me đặt bản thân lên trên hết? Phớt lờ ý kiến của trai Tây lẫn trai ta?
-Me: Làm người nó phải thế.
-PV: Me có nhời gì nhắn nhủ cho các chị em chưa chồng?
-Me: Học tập rèn luyện nhan sắc thể lực và kiến thức. Mở mang hiểu biết, nhưng đừng có đọc bọn lá cải nhan nhản vỉa hè.
-PV: Ối!
Hình như có hai Thủ tướng?
Ngày 18/01/2013, báo chí khắp nơi đăng tải việc Thanh tra Chính phủ công
bố kết luận thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng trong
việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng chống
tham nhũng; đặc biệt là một số dự án đầu tư có liên quan đến việc quản
lý, sử dụng đất trong thời kỳ 2003-2011.
Theo TTCP, Thủ tướng đã đồng ý kiến nghị của TTCP kiểm điểm Chủ tịch,
các phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, các tổ chức và cá nhân có liên quan
(thời kỳ 2003 - 2011) theo phân cấp quản lý cán bộ, đã vi phạm quy định
về quản lý sử dụng đất đai liên quan đến việc xác định giá thu tiền sử
dụng đất; giảm tiền sử dụng đất phải nộp cho các đơn vị và cá nhân gây
thất thu ngân sách trên 3.434 tỉ đồng; chấm dứt việc giao đất (bán đất)
theo hình thức ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ.
Ngay sáng hôm sau, Đà Nẵng 'phản pháo' rầm rộ bằng những dòng tít ấn tượng ngập các báo giấy, báo mạng...
"Vấn đề mà TTCP đưa ra là có thất thoát hay không, cái này chưa thể nói
rạch ròi được. Thật ra vụ này TTCP tiến hành thanh tra cả năm trời rồi,
TP cũng giải trình lui, giải trình tới miết mà mấy ổng đâu có chịu nghe.
Đến khi TTCP báo cáo Thủ tướng, TP xin được giải trình thêm cho rõ lần
nữa nhưng TTCP không cho. Giờ đùng một cái, TTCP công bố. Trong khi đó
Thủ tướng Chính phủ có văn bản yêu cầu giao các bộ, ngành trung ương
(như Bộ Tài nguyên - môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - đầu tư và
Bộ Công an) vào Đà Nẵng để tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định
của pháp luật về quản lý sử dụng đất đai, thu chi tài chính đối với các
dự án đầu tư liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất mà trong kết luận
của TTCP đã đề cập. Trong khi các bộ, ngành chưa có ý kiến gì, phía
TTCP đã chuyển cho Thủ tướng ra kết luận."
Ông Văn Hữu Chiến - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng: "Bây giờ chưa xác
định được có thất thoát hay không thì làm sao xử lý được. TP khẳng định
không thất thoát, còn TTCP tính toán theo kiểu của họ rồi bảo thất
thoát. Cả hai bên không đến với nhau được thì làm sao phê bình, kỷ luật
được ai?"
Ông Chiến khẳng định: "Không giải trình nữa, vì TP giải trình rất nhiều lần rồi."
Thế rồi, báo chí bỗng nhiên bình yên khác thường, công dân mạng thủ thỉ thì thầm tai nhau thế là đã có lệnh giới nghiêm...
Không ngẫu nhiên, ngày 21/01/2013, báo chí ra bản tin "Đà Nẵng: Yêu cầu
các hộ dân chấm dứt khiếu kiện cũ", kết thúc buổi làm việc, có 2 hộ dân
được UBND TP Đà Nẵng đồng ý bố trí thêm 2 lô đất tái định cư (hộ phụ) và
thông báo chấm dứt việc xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo do đã có
kết luận của Thủ tướng Chính phủ và văn bản trả lời của Thanh tra Chính
phủ đối những trường hợp này.
Gần 20 hộ dân khiếu kiện đất đai kéo dài 10-20 năm nay trên địa bàn
thành phố, tập trung vào các vấn đề: đòi lại đất do xí nghiệp đường sắt
quản lý; khiếu kiện chủ trương thu hồi đất xây dựng dự án đường Liên
Chiểu - Thuận Phước; khiếu kiện việc đền bù để mở rộng quốc lộ 1A… Theo
các hộ dân này thì việc thu hồi đất của họ là sai quy định của pháp luật
và sử dụng đất sai mục đích. Đồng thời, việc áp dụng bồi thường, tái
định cư chưa sát với thực tế.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến cho biết UBND TP thực hiện theo
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là không chấp nhận các khiếu kiện cũ và
yêu cầu các hộ này chấm dứt khiếu kiện. TP sẽ chỉ ghi nhận các ý kiến
mới mà các hộ dân nêu để xem xét giải quyết.
Như vậy, cũng hai "nổi oan", nhưng "nổi oan" của UBND TP Đà Nẵng được
chia sẻ nồng nhiệt trên khắp phương tiện đại chúng một cách kịp thời,
đúng lúc, còn "nổi oan" của những hộ dân khiếu kiện đất đai kéo dài
10-20 năm kia (chưa kể những khó khăn mà họ phải gặp phải trong quá
trình đi đòi "công lý") hình như ít được báo chí cách mạng biết đến và
cùng lắm là một bản tin ngắn mà đường link này dẫn đến.
Như vậy, cũng hai kết quả "kết luận của TTCP và kiến nghị của Thủ tướng
Chính phủ", đối với sai phạm trong quản lý, sử dụng đất từ năm 2003-2011
tại địa phương mình, UBND TP Đà Nẵng đã "bật lại", nhưng trong trường
hợp cụ thể khác, ông Văn Hữu Chiến lại dùng "kết luận của Thủ tướng
Chính phủ và văn bản trả lời của Thanh tra Chính phủ" để yêu cầu các hộ
dân chấm dứt khiếu kiện cũ.
Và như thế, hình như có hai Thủ tướng.., một Thủ tướng không thấu hiểu
được "nổi oan" của UBND TP Đà Nẵng, và một Thủ tướng đồng thuận với chỉ
đạo của thành phố trước "nổi oan'' của nhân dân, mà hình như, khiếu kiện
10 đến 20 năm không phải là con số lọt tai... nếu đặt vào những phát
ngôn kiểu "đã kịp thời xử lý" ra rả hằng ngày trên các phương tiện thông
tin đai chúng của các vị quan chức.
Minh Phước
P/s: Báo chí chữ nghĩa nhiều nên nhìn đâu cũng thấy... "dân quyền", còn
người dân ít chữ, an phận thủ thường nhỏ to động viên an ủi nhau... mình
là phận "dân quèn".
(Blog Phước béo)
Về nghi án Nguyễn Bá Thanh nhận hối lộ 4,2 tỷ đồng
(TTHN) - Tác giả Dương Tiến, vì viết bài báo này mà bị cho rằng "bị
cáo đã lợi dụng quyền tự do báo chí để viết bài không đúng sự thật về
tình hình Đà Nẵng nhằm gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ lãnh đạo
cũng như chính quyền TP Đà Nẵng"
TP. Đà Nẵng: Nguyên nhân nào một số công dân khiếu kiện gay gắt? (Thứ năm , 10/05/2007, 10:32)
(CATP) - Cuối tháng 3-2000, CATP Đà Nẵng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị
can, bắt tạm giam Phạm Minh Thông, giám đốc Công ty Hợp doanh xây lắp và
kinh doanh Quảng Nam - Đà Nẵng về các hành vi phạm tội: cố ý làm trái
các qui định của Nhà nước, thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý
kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản XHCN. Quá trình điều tra xác
định tài sản thiệt hại trên 10 tỷ đồng do hành vi phạm tội của Thông và
đồng bọn gây ra. Số tiền này Thông đã khai dùng một phần vào chi phí
cho chủ đầu tư và chi cho một số cán bộ của UBNDTP Đà Nẵng. Ở công
trường đường Bắc - Nam TP. Đà Nẵng, Thông cũng đã lấy hơn 1 tỷ đồng để
chi phí giao dịch. Lời khai của Thông và những người liên quan đến việc
hối lộ, nhận hối lộ khá rõ ràng, còn một số chi tiết cũng có mâu thuẫn
cần được làm rõ. Ngay sau khi phiên tòa xét xử Phạm Minh Thông và đồng
bọn kết thúc, dư luận bức xúc đặt câu hỏi Phạm Minh Thông đã đưa hối
lộ và người nhận hối lộ là ai vẫn chưa được làm rõ, như vậy có dấu hiệu
lọt người, lọt tội?
Dư âm tai tiếng từ vụ án Phạm Minh Thông ở TP. Đà Nẵng chưa yên thì
trong 3 năm qua, một số công dân TP. Đã Nẵng đã có đơn thư gửi đến các
cơ quan TW và rất nhiều công dân ra tận Hà Nội để khiếu nại, tố cáo
những sai phạm trong việc đền bù giải phóng mặt bằng, cố ý làm trái
pháp luật. Có cá nhân lãnh đạo TP. Đà Nẵng có dấu hiệu bao che, tham
nhũng nhưng vẫn chưa có cấp nào giải quyết dứt điểm, khiến đơn thư của
công dân gửi đi nhiều nơi, gay gắt hơn. Thậm chí có những đơn người dân
tỏ thái độ “tiêu cực” với cách giải quyết của các cơ quan có trách
nhiệm. Qua các tài liệu cho thấy ngày 24-8-2000, Phó Thủ tướng Nguyễn
Công Tạn ký quyết định số 801/QĐ-TTg giao đất cho TP Đã Nẵng xây dựng
tuyến đường Liên Chiểu - Thuận Phước (giai đoạn 1), thu hồi 459.628,1m2
thì trước đó hơn 2 tháng, ngày 19-6-2000 ông Nguyễn Bá Thanh, Chủ tịch
UBNDTP Đã Nẵng đã ký quyết định 6580/QĐ-UB thu hồi 4.908.728,33m2 để
xây dựng công trình này. Đáng chú ý là tại quyết định này có mục ghi
khai thác vệt 30m diện tích 649.906m2 (theo đơn tố cáo của công dân
diện tích này nằm ngoài chỉ giới đường Liên Chiểu - Thuận Phước đã được
chia lô bán (?).
Tại quyết định số 465/QĐ-TTg ngày 17-6-2002 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2020,
quyết định ghi rõ: Nâng cấp các cơ sở hiện có như sân vận động Chi Lăng
khoảng 4,5ha, trung tâm thể dục thể thao Nguyễn Tri Phương. Thế nhưng
trước đó, ngày 27-8-2001 Chủ tịch UBNDTP Đà Nẵng đã ký quyết định số
5062/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng chi tiết mở rộng sân
vận động Chi Lăng với quy hoạch sử dụng đất 62.043m2. Về tái định cư
tại chỗ, điều đáng chú ý một số hộ dân có đất ở hợp pháp lại phải mua
lại chính lô đất họ đã ở với giá cao hơn hàng trăm triệu đồng. Ví dụ
như hộ bà Hoài diện tích bị thu hồi 314,5m2 bị chia ra hạn mức, số tiền
đền bù 400 triệu đồng, nhưng mua đất tái định cư tại chỗ 142,5m2 là
812 triệu đồng! (Văn bản số 3048/UB-VP ngày 22-10-2002 gửi Ban quản lý
các dự án xây dựng công nghiệp và dân dụng về bố trí tái định cư đợt 1-
dự án mở rộng sân vận động Chi Lăng do ông Chủ tịch UBNDTP Đà Nẵng
ký).
Ngoài ra, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo tham nhũng, bán nhà công
sản, nhiều công trình có dấu hiệu sai phạm như: công viên nước, siêu
thị Đà Nẵng, khách sạn Bạch Đằng, rạp chiếu bóng Lê Đô, dự án đường
Liên Chiểu - Thuận Phước, dự án thủy sản ở phường Thọ Quang - Sơn Trà,
khu tái định cư Nguyễn Huy Tưởng... Trong báo cáo quyết toán ngân sách
năm 2004 lập tháng 9-2005, UBNDTP Đà Nẵng đã miễn giảm tiền sử dụng đất
với số tiền 6 tỷ 322 triệu đồng (gồm Công ty TNHH Nam Việt Á, giảm 50%
với số tiền 5 tỷ 603 triệu đồng và bà Nguyễn Thị Chi giảm 10% với số
tiền 719 triệu đồng) là chưa hợp lý.
Đề nghị các cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ và xử lý nghiêm
những cá nhân sai phạm và những ai lợi dụng khiếu nại, tố cáo không
đúng sự thật.
Dương Tiến
(CATP)
Nguyễn Huy Canh - Trao đổi với ông Bùi Đức Lại và ông Trần Mạnh Hảo về điều 4 Dự thảo Hiến pháp
Ông Trần Mạnh Hảo vừa có bài viết trên trang của n/v Phạm Viết Đào về
nền tảng của HP92 (hiện nay ta gọi là Dự thảo sửa đổi HP) bị phá hủy bởi
chính điều 4 của nó. Toàn bộ bài viết chặt chẽ, chính xác của ông chỉ
nhằm đi tới một kết luận, một đòi hỏi xóa bỏ điều 4 của DT. Đòi hỏi này
phù hợp với tâm nguyện của nhiều nhân sĩ trí thức từ Tướng Nguyễn Trọng
Vĩnh, GS Nguyễn Minh Thuyết, TS Nguyễn Thanh Giang cho đến cựu lãnh đạo
Ban tổ chức TW Bùi Đức Lại…
Trước hiện thực nhiều đau buồn, nhức nhối của đất nước như sự nghèo khó
cùng cực của người dân, những bất công và nỗi oan trái, sự tha hóa mạnh
mẽ của Đảng…, những nguyện vọng trên đã nhìn thấy rất đúng rằng nó là hệ
quả của việc áp đặt quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với nhà nước
và xã hội. Nhưng từ đó tiếc rằng, các ý kiến đó lại đẩy tới một nguyên
nhân cội nguồn sâu sa hơn từ trong điều 4HP.
Trong chiều suy tư và kinh nghiệm đầy máu lửa và nước mắt của nhân loại
đã rút ra được một kết luận có tính nguyên lí: mọi lí thuyết xét theo
nguồn gốc hình thành của nó, ít ra, nó đều phải là hình ảnh của hiện
thực, của đời sống hiện thực.
HP là một lí thuyết, một nguyên lí được xây dựng trong hình thức là các
qui định có tính chất pháp luật. Và vì vậy 1/Những phân tích dựa trên
qui luật của tư duy logic rất đúng đắn, chính xác của ông TMH không phải
đã là chân lí, là ý nghĩa trong sự tồn tại của nó. Và 2/Tính chân lí
của một hệ thống lí thuyết không bao giờ được chứng minh chỉ từ những
tiên đề của hệ thống ấy.
Vì thế cái ý muốn bác bỏ điều 4 DT(dự thảo) của ông để nhằm có được một
bản HP logic và hoàn hảo là một sự phiến diện và vô nghĩa: Tính chân lí
của HP sửa đổi phải là đích tìm kiếm và vận động của chính hiện thực
lịch sử này, chứ không phải ở sự chặt chẽ có tính hình thức của tư duy
chúng ta.
Cùng trong chiều hướng bác bỏ điều 4HP được đặt trong hình thái của
câu hỏi về lí do tồn tại của nó, ông Bùi Đức Lại đã đi xa hơn một bước
khi ông không bị vướng vào định đề của logic hình thức của bản HP, mà là
sự đặt thành vấn đề cơ sở cho sự tồn tại của nó bằng việc yêu cầu phải
luật hóa được điều 4.
Ông đã rất đúng khi cho rằng sự lãnh đạo của Đảng sao cho không phải là
sự áp đặt lên xã hội và nhân dân mà phải trên cơ sở tín nhiệm, ủy quyền
của người dân được xác lập ngay từ trong thủ tục lập hiến. Có như thế
thì theo ông, đảng sẽ nằm ngay trong HP, chịu sự qui định của nó…
Có một thực tế này tôi muốn nói với ông, trong cơ cấu tồn tại của mình,
Đảng và nhà nước đã là hai thực tại. Và quyền lực của Đảng đã được đảng
xác lập từ các Đại hội và các trung tâm như một quyền lực bóng tối.
Người dân hoàn toàn đứng ngoài quá trình chính trị đó, họ chỉ như những
kẻ xa lạ. Bởi vì, ngay từ đầu như một mặc định, họ chỉ được xem như một
đối tượng được chăn dắt,chỉ dẫn, giáo dục và ban cho (xin nói thêm, đó
cũng là lí do vì sao các cán bộ chỉ cần bằng cách nào đó được vào cấp ủy
thì coi như đã chắc chắn 99% được cơ cấu vào trong bộ máy đảng, chính
quyền hoặc đoàn thể, còn lá phiếu sau này của người dân như thế nào thì
hoàn toàn không quan trọng, và do đó họ đã mắc phải bệnh khinh miệt,coi
thường nhân dân như một gien di truyền vậy). Vậy thì làm sao có thể nói
được là nhân dân ủy quyền cho đảng trong thủ tục lập hiến trong cái cấu
trúc quyền lực còn nguyên vẹn sau hơn 50 năm ấy?
Vì quá mơ hồ như thế nên ông cho rằng phải luật hóa điều 4HP. Cách lí
giải của ông mắc phải hai sai lầm nghiêm trọng, một là ông đã lấy luật
làm cơ sở cho sự tồn tại của điều 4, và do đó cho HP-đó là điều chưa bao
giờ thấy!
Thứ hai, ông đã không nhìn thấy trong sự hiện ra của mình, đảng đã như
một tổ chức quyền lực: thể chế chính trị trong đó chúng ta đã và đang
sống là đảng trị hiểu theo nghĩa của hình thái “quân chủ chuyên chế” đã
biến dạng. Do đó, Đảng đã đứng trên, và ngoài HP và PL từ trong cơ cấu
tồn tại của mình. Vậy làm sao nhân dân thông qua QH viết ra những điều
qui định cho sự lãnh đạo của đảng được. Không có một đạo luật nào làm
được điều đó ngoài những ý nghĩ điên rồ.
Thực tiễn chính trị của đất nước đang đặt ra những thử thách nghiêm
trọng cho đảng và dân tộc chúng ta lúc này, rằng cần phải thiết kế những
con đường, những dự án, những bước đi thích hợp cho một cuộc cách tân
lớn hơn là những tranh cãi “kinh viện”cho những qui định của HP như một
không gian riêng của lí tính thuần túy.
Nhân dân, sự chịu đựng như đang chạm đáy bởi sự nghèo khó, bất công, bị
áp bức và khinh rẻ cùng nhiều giá trị của giáo dục, đạo đức bị đảo lộn.
Về phía Đảng là một quá trình tha hóa diễn ra ngày một mạnh mẽ như một
sự kiện khách quan của lịch sử. Cái tha hóa được hiểu ở đây là một cuộc
chuyển hóa, chuyển biến của Đảng thành cái khác mình trước đó. Công cuộc
tha hóa này được đánh dấu về mặt lịch sử bắt đầu từ thời kì đổi mới:
thực tiễn và pháp luật thừa nhận sở hữu tư nhân, chế độ sở hữu tư nhân
như một tất yếu khách quan của sự tồn tại phát triển xã hội, và do đó
quyền sở hữu tư nhân của mọi người dân là chính đáng. Cùng với điều đó
là quyền sản xuất và kinh doanh của công dân là không hạn chế và được
pháp luật bảo hộ. Những đảng viên của Đảng, với tính cách là công dân,
sau này cũng đã được thừa nhận quyền tổ chức kinh doanh theo phương cách
tư nhân tư bản chủ nghĩa. Có nghĩa là đảng viên cũng được suy nghĩ làm
giàu cho bản thân mình, và hoàn toàn được tham gia vào quan hệ bóc lột
khách quan giữa người và người diễn ra trong quá trình tổ chức lao động
và sản xuất.
Đảng từ trong máu lửa là một Lí tưởng cứu đời, vì dân vì nước; và mỗi
một đảng viên là một bộ phận, một thành tố, yếu tố cấu thành hệ thống lí
tưởng đó-cái lí tưởng xóa bỏ chế độ tư hữu và mọi khác biệt về gia cấp,
và vì thế mỗi một con người đảng viên là một vô thân, vô ngã . Phấn đấu
hi sinh vì dân tộc, vì người khác, vị tha đã trở thành phẩm chất, thành
đặc trưng riêng biệt của Đảng và của những đảng viên. Qúa trình biến
đổi lịch sử nói trên, đối với mỗi đảng viên cũng đồng thời là quá
trình chuyển hóa, tha hóa, nói theo ngôn ngữ triết học, là từ vô ngã, vô
thân đến hữu ngã, có bản ngã. Lo toan, thu vén, quan tâm cho lợi ích
của bản thân, của vợ con và những thú vui trần tục được thỏa mãn cùng
diễn ra trong mối quan tâm, bận tâm tới hạnh phúc của người khác đã trở
thành nhu cầu chính đáng của đảng viên, và được xã hội và pháp luật thừa
nhận. Nhưng cái quá trình tha hóa khách quan này của Đảng cũng đã kéo
theo nó một quá trình tha hóa kép hiểu theo nghĩa hẹp là một sự hư hỏng,
suy đồi của phẩm chất một con người khi toàn bộ cấu trúc và vận hành
của Đảng đã không có một sự thay đổi tương ứng nhằm đáp ứng quá trình
tha hóa khách quan đó của mình. Thành ra sự biến đổi này từng ngày, từng
giờ đã biến thành đe dọa sự tồn vong của Đảng. Đó là điều mà TBT đã cảm
nhận thấy một cách rõ ràng và đau đớn, còn tân trưởng ban nội chính TW
thì nhìn thấy sự lâm nguy đang đến rất gần.
Nhưng tiếc rằng, các vị lãnh đạo cao cấp của đảng đã không nhìn thấy
được mặt khách quan, lịch sử của những diễn biến đó, của công cuộc tha
hóa đó đang nằm ngay trong cơ chế, cơ cấu kinh tế- xã hội đã thay đổi
theo hướng qui hồi bản ngã chân chính của mỗi con người, cùng với một
thể chế quyền lực phi dân chủ, khép kín vẫn được giữ nguyên của đảng.
Vì chỉ nhìn thấy mặt chủ quan, chủ thể của quá trình tha hóa, nên TBT đã
kiến tạo nên nqtw4 xem việc tự nêu gương, tự rèn luyện, tự nhận lỗi của
quan chức là điều kiện tiên quyết ngăn chặn sự suy thoái của đảng…Nhưng
tư tưởng về con đường của TBT đã thất bại. Cái còn lại chỉ là một lò
lửa đang tắt dần cùng với một chiến lược củng cố vị thế và quyền lực
trong cái cấu trúc đã cũ của đảng. Còn tân trưởng ban nội chính thì đưa
ra quyết sách gì? Ông kêu gọi cần đến một sự “chiến đấu” để lấy lại lòng
tin của nhân dân.
Chiến đấu để làm trong sạch Đảng-đó là một điều quí. Nhưng tôi e rằng
với con đường này, có thể ông sẽ đẩy Đảng vào trạng thái tê liệt, hoặc
khủng hoảng. Đó là điều mà TBT đã cảm nhận được khi ông nói về “ân oán,
cừu thù…”.
Đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của nhân dân về một xã hội công bằng,
dân chủ, nhân ái và phát triển; đồng thời ngăn chặn có hiệu quả tình
trạng đang lâm nguy của Đảng song song với nhu cầu ổn định đất nước, xã
hội, tôi cho rằng giai đoạn hiện nay không có con đường nào khác bằng
việc thay thế thể chế chuyên chế, phi dân chủ đã cũ và lạc hậu của Đảng
bằng một thể chế dân trị: nhân dân toàn quyền lựa chọn những đảng viên
ưu tú của Đảng vào nắm giữ 2 cơ quan lập pháp (với một tỉ lệ thích hợp
từ 60%->65% số ghế trong QH) và hành pháp thông qua bầu cử QH và
nguyên thủ QG được tổ chức bởi hội đồng bầu cử quốc gia (độc lập). Tuy
rằng một dự án cho công cuộc chuyển đổi thành công đó không phải là mục
đích của bài viết, nhưng tôi hiểu từ 2 cơ quan này, đặc biệt với cơ quan
quyền lực hành pháp, Đảng sẽ thực hiện được vai trò lãnh đạo đất nước,
lãnh đạo quốc gia của mình trong thể chế cộng hòa-dân chủ bởi một chế độ
nhất đảng…
Ngày 28/1/013
Nguyễn Huy Canh
(Blog Phạm Viết Đào)
Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật đầy nghi vấn
Nguyễn Ái Quốc |
Trích từ cuốn Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc của tác giả Thụy Khuê phát hành tại Pháp
Chương 16 - Nguyễn Tất Thành
Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật.
Chỗ nào ông muốn viết hoặc chỉ thị cho viết, chỗ nào giấu đi hoặc thêm
thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình
là tác giả những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận
này, chúng tôi chỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919
đến 1923. Thời gian này, ông tự nhận là Nguyễn Ái Quốc và chính những
bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên tên tuổi và huyền
thoại Hồ Chí Minh.
Thật vậy, về Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tường Bách, em Nhất Linh Nguyễn
Tường Tam viết: "Ngày 2/9 chính phủ Hồ Chí Minh làm lễ tuyên thệ độc lập
ở Quảng trường Ba Đình. Tôi đã biết từ lâu Hồ Chí Minh ngày nay là
Nguyễn Ái Quốc mà chúng tôi vẫn khâm phục như một nhân vật thần kỳ thời
thiếu niên. Éo le là vận mệnh đã làm cho tôi đứng vào hàng ngũ đối
lập"[1].
Đặng Thai Mai cũng viết tương tự: "Chúng tôi được đọc báo Nhân Đạo và
những tờ báo Bác Hồ viết ở Pháp như tờ Le Paria. Chúng tôi nhận những
sách báo đó qua cụ Ngô Đức Kế, lúc đó đang làm báo Hữu Thanh (...) Kể từ
những năm 1925 trở đi, chúng tôi hiểu được Liên Xô hơn vì được đọc các
báo Việt Nam Hồn, Le Paria, L'Humanité, do Thủy thủ Pháp, đảng viên đảng
Cộng Sản đưa vào Sài Gòn"[2].
● Một tiểu sử đầy nghi vấn
Cuối lá thư đề Marseille ngày 15/9/1911, gửi Tổng thống Pháp, xin học
trường Thuộc địa, ghi sinh năm 1892 ở Vinh. Một mật báo ghi Nguyễn sinh
ngày 24/1/1892. Một mật báo khác ghi 15/1/1894. Hộ chiếu vào Nga năm
1923, theo Hồng Hà, ghi 15/1/1895. Còn ngày sinh chính thức 19/5/1890,
có từ năm 1946, theo Nguyễn Thế Anh, có thể là ngày kỷ niệm thành lập
Mặt Trận Việt Minh, 19/5/1941[3]. Daniel Hémery cho rằng chọn năm sinh
chính thức 1890 -thay vì 1895 hay 1898- chỉ có mục đích phục vụ huyền
thoại: 1890 tính đến 1945 là đã ngoại ngũ tuần, đáng được gọi bằng Bác.
Năm Nguyễn Tất Thành từ Anh sang Pháp cũng thế, theo Hémery, Thành đến
Pháp năm 1919, nhưng lại chọn năm 1917, vì năm này có những mốc lịch sử
gắn liền: những cuộc binh biến trong quân đội Pháp và cuộc cách mạng
tháng 10 của Nga[4].
Tiểu sử chính thức của Hồ Chí Minh được rút ra từ ba cuốn hồi ký Những
mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch của Trần Dân Tiên, được coi
là chính Hồ Chí Minh viết. Cuối sách này đề (viết xong) Mùa xuân năm
1948. Bản gốc, chữ Hán được in ở Thượng Hải năm 1949, dịch ra quốc ngữ
và in ở Hà Nội lần đầu năm 1958. Cuốn thứ nhì: Vừa đi đường vừa kể
chuyện của T. Lan[5], một bút hiệu khác của Hồ Chí Minh, in năm 1963. Và
Cuốn thứ ba: Thời thanh niên của Bác Hồ, của Hồng Hà, nhà xuất bản
Thanh Niên in năm 1976.
Viết về thời gian ở Pháp, cuốn Trần Dân Tiên có một số đoạn tương đối
thành thực hơn cả. Cuốn Hồng Hà sửa lại, đầy đủ và hợp lý hơn, nhưng
nhiều đoạn thêm bớt khá lộ liễu.
Lữ Phương nhận xét: "Cuốn "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ
Tịch" của Trần Dân Tiên, viết từ năm 1948, đến nay đã in đi in lại đã có
cả chục lần rồi. Cuốn sách này đã đóng vai trò hết sức đặc biệt đối với
giới nghiên cứu, giảng dạy về Hồ Chí Minh trong chế độ cộng sản Việt
Nam từ đó đến nay: nó được mọi người coi như là tác phẩm do chính Hồ Chí
Minh viết về mình dưới bút danh Trần Dân Tiên, một tài liệu được tác
giả giới thiệu như một "tiểu sử trung thành, đúng đắn, sinh động, không
thêu dệt, không bày đặt". Cuốn sách vì thế đã thành một nguồn tham khảo
căn bản, quan trọng nhất cho tất cả những công trình biên khảo về Hồ Chí
Minh: các sự kiện về cuộc đời hoạt động của ông đã được đương nhiên coi
là chính xác, không thể nói khác, nói ngược lại"[6].
Dựa vào sự kiện bà Lê Thị Kinh đã gặp ông Vũ Kỳ và kể lại rằng: "Chiều
ngày 2 tháng 3 năm 1993, tôi đã được gặp ông Vũ Kỳ là thư ký riêng của
Bác từ Cách Mạng Tháng Tám đến ngày Bác qua đời và đã cùng một số người
quanh Bác là đồng tác giả cuốn "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ
Chủ tịch" với bút danh Trần Dân Tiên", Lữ Phương đưa ra lập luận sau
đây: "Không có gì ngăn cản người ta tin rằng cái "tiểu sử" dưới hình
thức "truyện" ấy được chính Vũ Kỳ và những người cộng sự viết ra và ký
là Trần Dân Tiên. Nhưng như vậy thì lại gặp điều khó khăn phải giải
thích tại sao cuốn sách tầm thường của một tác giả vô danh là Trần Dân
Tiên ấy lại có thể trở thành một thứ tài liệu tham khảo vào bậc nhất về
Hồ Chí Minh như đã xẩy ra, đặc biệt trong giới nghiên cứu, giảng dạy? Sự
quan trọng ấy không thể nào có được nếu những gì đã viết về ông Hồ
trong cuốn sách ấy không được chính ông xét duyệt (Vũ Kỳ là thư ký riêng
của ông) và một cách nào đó đã làm cho người ta hiểu rằng chính ông đã
muốn phổ biến cái "tiểu sử" có nội dung như vậy. Cuốn sách, do đó, dù có
do Vũ Kỳ lấy tài liệu từ Hồ Chí Minh để viết hoặc do chính Hồ Chí Minh
trực tiếp viết (hay đọc cho Vũ Kỳ viết), thiết tưởng ý nghiã cũng đều
như nhau: Sự xuất hiện của nó là "cái cần thiết" cho nhu cầu cách mạng
của bản thân Hồ Chí Minh sau 1945"[7].
Tại sao lại cần thiết cho nhu cầu cách mạng của bản thân Hồ Chí Minh, Lữ
Phương giải thích: "Sau 1945, Khi Nguyễn Tất Thành đã trở thành chủ
tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà với cái tên mới là Hồ Chí Minh (dân
chúng chưa biết rõ lắm về lai lịch của cái tên này), 1948, đang ở chiến
khu Việt Bắc kháng chiến chống Pháp: phải tạo cho mình hình ảnh một
"đấng bậc trưởng thượng" kiểu Châu Á có uy tín vượt trội (...) một con
người trong sạch, giản dị, hoà mình vào quần chúng, được bạn bè khắp
hoàn vũ mến yêu giúp đỡ còn đồng bào trong nước thì đặt hình lãnh tụ lên
bàn thờ và tôn xưng là "Cha già của dân tộc" v.v... Cuốn "tiểu sử" viết
về Hồ Chí Minh của Trần Dân Tiên đã biểu lộ rất rõ cái nhu cầu năm 1948
mà Hồ Chí Minh và cuộc cách mạng của ông đang muốn tạo ra cho phong
trào yêu nước cộng sản trước tình hình mới - một lãnh tụ tuyệt vời và
chỉ có lãnh tụ đó mới là tuyệt vời thôi!"[8]
Lập luận của Lữ Phương rất sắc bén. Duy có một điểm: bản gốc cuốn "tiểu
sử" là chữ Hán, in năm 1949, tại Thượng Hải, chắc chắn phải do Hồ Chí
Minh viết - trừ khi Vũ Kỳ biết chữ Hán, nhưng điều này khó mường tượng:
ông Hồ đọc cho Vũ Kỳ bằng tiếng Việt rồi Vũ Kỳ dịch sang tiếng Tàu! Ông
Hồ viết chữ Hán vì ông giỏi chữ Hán hơn quốc ngữ. Nhưng bản dịch quốc
ngữ in năm 1958 tại Hà Nội, chắc phải do Vũ Kỳ và những người "quanh
Bác" thực hiện, vì trình độ quốc ngữ của "Bác" không cao -xin xem bài
Việt Nam Yêu Cầu Ca- không thể viết được cuốn "Những mẩu chuyện..." Lữ
Phương có lý khi ông cho rằng Vũ Kỳ và những người "quanh Bác" đã góp
phần trong bản quốc ngữ. So với bản chính Hán văn, sự khác biệt ra sao?
Phải hỏi những nhà Hán học. Nhưng chắc bản Hán văn gần với lời ông Hồ
hơn cả.
Vậy cuộc đời "thật" của Nguyễn Tất Thành từ ngày rời nước năm 1911 đến năm 1923, đi Nga, như thế nào?
Từ 1911 đến 1923, cuộc đời Nguyễn Tất Thành, có thể đã diễn ra như sau:
Ngày 4/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời Sài Gòn trên tàu L'Amiral
Latouche-Tréville, thuộc Compagnies des Chargeurs Réunis - Công ty vận
tải liên kết, chạy đường Hải Phòng - Dunkerque, làm phụ bếp, lấy tên Văn
Ba. Trên tàu gặp ông Bùi Quang Chiêu và được 2 người lính trẻ, giải
ngũ, hồi hương, dạy đọc và viết tiếng Pháp. Ông Chiêu nói với Tất Thành:
"Tại sao con lại làm cái nghề khó nhọc này? Bỏ nghề này đi. Con nên
chọn một nghề khác, danh giá hơn..."[9].
Sổ hành trình ghi: Ngày 5/6/1911 rời Sài Gòn; 6/7 đến Marseille; 15/7
tới Le Havre; 26/8/1911 đến Dunkerque[10]. Theo Trần Dân Tiên, tàu đến
Le Havre để sửa chữa. Nhân viên được chuyển sang một chiếc tàu khác để
trở về Đông Dương, nhưng anh Ba không muốn về, anh ở lại Le Havre, làm
vườn cho ông chủ tàu tại Sainte-Adresse, ngoại ô Le Havre, trong khoảng
một tháng, rồi lại tiếp tục lên tàu đi Phi Châu. Tại nhà ông chủ, anh Ba
học tiếng Pháp với cô sen[11].
Lê Thị Kinh viết: "Từ Dunkerque, tàu quay lại Sài Gòn và trên sổ lương
của tàu có ghi: "Văn Ba đã lĩnh lương tại Sài Gòn ngày 16/10/1911". Ngày
31/10/1911 Tất Thành đã gửi một thư cho cha. Thư lọt vài tay mật thám
và được chuyển cho khâm sứ Trung Kỳ"[12].
Vậy Trần Dân Tiên giấu việc trở lại Việt Nam, bịa ra chuyện đi vòng
châu Phi để làm gì? Nếu không phải là để chứng minh muốn "đi xem các
nước" để tính chuyện "giúp đồng bào" ngay từ 1911? Tất Thành lúc đó chưa
thể bị "mật thám" theo dõi, vì chưa có thành tích gì. Thành viết thư
thẳng đến Tòa Khâm, nhờ khâm sứ chuyển tiền cho cha, đồng thời viết thư
cho anh là ông cả Đạt, đang làm việc tại Tòa Khâm - Sẽ nói rõ hơn ở
dưới. Trong các thư Tất Thành gửi cho cha hay cho toàn quyền, năm
1911-1912, còn ký cả tên Tây: Paul Tatthanh hay Paul Thành... nữa, vậy
khó có thể nói đến việc đi Tây "tìm đường cứu nước".
● Đơn xin học trường Thuộc Địa
Lá thư đề Marseille ngày 15/9/1911, gửi Tổng Thống Pháp xin vào nội trú
trường Thuộc Địa được Henri de Turenne[13] phát hiện và công bố trên đài
truyền hình Pháp trong chương trình về Hồ Chí Minh, tháng 1/1982. Vũ
Ngự Chiêu và Nguyễn Thế Anh chụp được hai bức thư viết tay giống hệt
nhau: một gửi Tổng Thống Pháp và một gửi Bộ Trưởng Thuộc Địa[14] cùng về
việc xin học.
Daniel Hémery, cho rằng sự lựa chọn này là do Phan Châu Trinh dẫn dắt.
Lê Thị Kinh, có lẽ do ảnh hưởng Hémery, đưa ra giả thuyết: Khi ở
Sainte-Adresse: "Chắc chắn Người đã tranh thủ đến Paris gặp bác Phan,
làm quen với những người quanh bác, và đặc biệt để bàn bạc với bác về
hướng sống và học tập... Và có thể không phải chỉ đến một lần". Và bà
tiếp tục cho rằng nhân dịp này "Người" gặp Bùi Kỷ, đang học trường Thuộc
Địa và Bùi Kỷ đã gợi ý và viết đơn giùm[15].
Lập luận này không vững vì nhiều lẽ: Tất Thành chỉ ở Le Havre từ
15/7/1911 đến 26/8 đã theo tầu lên Dunkerque. Phan Châu Trinh tới Paris
ngày 27/4/1911, lúc đó chưa quen Phan Văn Trường -chỉ gặp ông Trường
tháng 1/1912- và chưa chắc đã biết Bùi Kỷ ở đâu. Việc thông tin thời ấy
không dễ dàng, Tất Thành vừa từ Sài Gòn sang, tiếng Pháp chưa biết, lạ
nước lạ cái, mà cũng chỉ ở Le Havre hơn một tháng, làm sao đã tìm được
địa chỉ của Phan Châu Trinh? Mà dù có địa chỉ cũng chưa chắc đã dám xin
chủ nghỉ việc để về Paris nhiều lần thăm bác, vì thời ấy di chuyển không
dễ dàng như bây giờ. Hơn nữa, cả Trần Dân Tiên, Bùi Kỷ và Phan Châu
Trinh đều không nói đến những cuộc gặp gỡ này. Vậy giả thiết "Bác" đã
gặp Bùi Kỷ và Phan Văn Trường tại nhà Phan Châu Trinh không thể đứng
vững.
Ngoài ra, hầu hết các tư liệu đều chứng minh: Năm 1911 Tất Thành chưa
có ý đồ hoạt động chính trị, chỉ muốn giúp cha và tiến thân. Sau cùng,
nếu Bùi Kỷ viết đơn giùm Tất Thành, thì cũng không gửi đơn xin học cho
tổng thống và bộ trưởng, mà viết thẳng cho hiệu trưởng. Vậy người viết
đơn giùm Tất Thành phải là người không có trình độ cao lắm, làm việc
cùng với Tất Thành ở Công Ty Vận Tải tại Marseille, Le Havre hay
Dunkerque, hoặc một sự quen biết nào khác. Ngày 21/10/1911, ông hiệu
trưởng trường Thuộc Địa viết thư trả lời từ chối, chỉ nhận những người
đã học và được toàn quyền tuyển chọn tại Đông Dương[16].
Lữ Phương dựa theo tài liệu của Hémery, thuật lại những sự kiện: khi tàu
ghé Sài Gòn giữa tháng 10/1911, ngày 31/10/1911, Tất Thành viết thư gửi
khâm sứ Trung Kỳ nhờ chuyển cho cha mandat 15 đồng Đông Dương và viết
thư cho anh là ông cả Khiêm -Nguyễn Sinh Khâm hoặc Nguyễn Tất Đạt- đang
giúp việc vặt tại Toà Khâm Sứ Trung Kỳ, nhờ vận động xin vào Ecole
Coloniale. Việc này cũng thất bại.
Theo lời khai của ông Bùi Quang Chiêu với mật thám Sài Gòn ngày
21/9/1922, thì khi gặp trên tàu, Tất Thành nói với ông mục đích sang
Pháp là để xin khiếu nại cho cha vừa bị bãi chức, và muốn đến ở nhà
thuyền trưởng Do Huu Chan đang làm việc ở Marseille để nhờ ông giúp đỡ
trong việc khiếu nại đó[17].
Xin nhắc lại: "Nguyễn Sinh Huy đậu phó bảng năm 1901; năm 1906 vào Huế
nhậm chức thừa biện Bộ Lễ; 1909 được cử làm tri huyện Bình Khê (tỉnh
Bình Định), nhưng chỉ 7 tháng sau, tháng 1/1910, thì bị bãi chức và bị
triệu về Huế. Lý do: theo sở mật thám ông đã uống rượu say và đánh chết
người"[18].
Vậy việc khuyên Tất Thành xin vào trường Thuộc Địa và viết đơn giùm có
thể là thuyền trưởng Đỗ Hữu Chân -hay Chấn- làm. Cũng không loại trừ khả
năng chính ông Bùi Quang Chiêu đã nghĩ ra, vì thương Tất Thành là con
quan -ông Chiêu đã dạy ông Nguyễn Sinh Huy về nông nghiệp- phải làm việc
trên tàu cực khổ, nên đã giới thiệu Thành với ông Đỗ Hữu Chấn và nhờ
ông Chấn giúp đỡ, vì ông Chấn ở cùng công ty hàng hải. Đơn xin học đề
ngày 15/9/1911 ở Marseille, đúng là thời gian tàu ghé Marseille trên
đường về Sài Gòn. Ngày 16/10/1911, Văn Ba lĩnh lương tại Sài Gòn. Tất cả
ăn khớp vì đường Thủy Marseille - Sài Gòn là một tháng. Tại Sài Gòn,
Tất Thành lại nhờ anh, ông Đạt, viết thư gửi khâm sứ và toàn quyền, xin
vào trường Thuộc Địa một lần nữa, nhưng vẫn bị từ chối. Từ đây, Tất
Thành phải chấp nhận nghề thủy thủ.
Theo Hémery, từ 1912 tới mùa hè 1914, Tất Thành vẫn dùng tên Ba, tiếp
tục làm bồi, phụ bếp, hoặc phu khuân vác trên những tàu xuyên Đại Tây
Dương, chạy đường Le Havre - Londres - New York, hoặc Châu Phi - Châu
Mỹ.
Từ 1914 đến 1919, bỏ việc trên tàu, sống tại Luân Đôn với tên Nguyễn
Tất Thành, ở số 8 Tottenham Road. Hémery cho rằng trong thế chiến, Tất
Thành không sang Pháp vì sợ có thể bị gọi đi quân dịch. Làm việc tại
khách sạn Carlton, rửa bát, rồi phụ bếp. Học tiếng Anh và hình như buổi
tối có học thêm Máy móc (Mécanique) và Điện. Trao đổi thư từ với Phan
Châu Trinh bằng Hán văn. Giữa tháng 6/1919, sang Paris. Hoạt động trong
nhóm An Nam Yêu Nước. Ngày 27/12/1920, khai mạc hội nghị Tours của đảng
Xã Hội (SFIO), Nguyễn Tất Thành xuất hiện công khai với tên Nguyễn Ái
Quốc. Ngày13/6/1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật đi Nga, tới Moscou ngày
30/6/1923. Tháng 2/1925, Lý Thụy xuất hiện ở Quảng Đông, tình báo Trung
Hoa nhận diện là Nguyễn Ái Quốc. Thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh
Đồng Chí Hội.
● Trình độ học vấn
Theo năm sinh chính thức 1890, thì khi xuống tàu đi Pháp năm 1911, Tất Thành 21 tuổi.
Từ điển Văn học và các tiểu sử chính thức khác đều ghi: thủa nhỏ học chữ
Hán rồi quốc ngữ, sau vào Quốc Học Huế. Đầu năm 1911, bỏ học vào Phan
Thiết dạy trường Dục Thanh, ít lâu sau vào Sài Gòn, rồi từ Sàigòn "xuất
dương tìm đường cứu nước".
Daniel Hémery viết: "Theo lời khai của Đạt (anh cả của Thành) với Sở Mật
thám năm 1920, thì Thành học trường bảo hộ (franco-indigène), dường như
Đông Ba, đậu bằng Tiểu học (Certificat d'études primaires). Cả hai ghi
tên vào trường Quốc học (...) nhưng Thành học dở dang, bỏ đi làm (khoảng
1909?), làm trợ giáo, lương 8 đồng một tháng, ở trường Dục Thanh tại
Phan Thiết"[19].
Hémery ghi rõ học trường Pháp-Việt, còn đậu cả bằng Certificat d'études
primaires. Nếu chi tiết này đúng, tức là Nguyễn Tất Thành đi học đến năm
19 hoặc 21 tuổi, và nếu có Certificat d'études primaires, tất phải biết
tiếng Pháp.
Nhưng Trần Dân Tiên viết ngược lại: Ở tàu Latouche-Tréville "mỗi ngày
anh Ba phải làm từ 4 giờ sáng", "công việc kéo dài suốt ngày", "suốt
ngày anh Ba đẫm nước, hơi và mồ hôi, mình đầy bụi than", buổi tối có hai
người lính giải ngũ về Pháp, tốt bụng, "dạy cho anh đọc và viết". Và
khi làm vườn cho ông chủ tàu ở Sainte-Adresse, "anh học tiếng Pháp với
cô sen"[20]. Một người đã có bằng Certificat d'études primaires không
thể không biết đọc và viết tiếng Pháp, mà phải học tiếng Pháp với cô
sen.
Nhưng cũng không có lý gì mà Hồ Chí Minh viết sai về chuyện này, nhất là
ông lập lại nhiều lần rằng khi đến Pháp ông không rành tiếng Pháp,
không viết được tiếng Pháp, phải nhờ Phan Văn Trường viết hộ.
Tại sao có nghịch lý này? Xin tạm giải thích như sau: Trong lá thư từ
chối đơn xin học của Nguyễn Tất Thành[21], ông hiệu trưởng trường Thuộc
Địa nói rõ lý do: Trường chỉ nhận những học sinh đã học ở Đông Dương và
do toàn quyền Đông Dương quyết định. Vì vậy, khi về qua Sài Gòn, Tất
Thành mới viết thư cho ông cả Đạt, nhờ ông viết thư cho khâm sứ và toàn
quyền, để xin cho em mình vào học trường Thuộc Địa. Trong hai lá thư
này, để có trọng lượng, chắc ông Đạt khai là em mình đã học các trường
Pháp Việt Đông Ba và Quốc Học... Vì vậy, năm 1920, khi Nguyễn Tất Thành
đã "nổi danh" là Nguyễn Ái Quốc, sở Mật Thám gọi ông Đạt lên hỏi cung,
ông giữ nguyên lời khai cũ.
Tóm lại, vấn đề học vấn của Nguyễn Tất Thành, phần chữ Hán là chắc chắn,
vì cha là phó bảng Nguyễn Sinh Huy, bạn của Trần Quý Cáp, Phan Châu
Trinh... Còn việc học ở các trường Đông Ba, Quốc Học, dường như không
lấy gì làm chắc lắm.
● Nguyễn Tất Thành đến Paris
1/ Trong thời gian ở Anh, Nguyễn Tất Thành có trao đổi thư từ với Phan
Châu Trinh, gọi cụ Phan là Hy Mã nghi bá đại nhơn - Hy Mã là tên hiệu
của Phan Châu Trinh, nghi bá là bác kính- tự xưng là cuồng điệt Nguyễn
Tất Thành -cuồng điệt là người cháu hăng say. Vì Phan Châu Trinh bị theo
dõi rất kỹ, loạt thư này không qua mắt được mật thám, đó cũng là một
trong những lý do xác định khoảng 1914-1918, Nguyễn Tất Thành sống ở
Luân Đôn.
2- Theo Thu Trang, mật thám tìm thấy thẻ thư viện mang tên Nguyễn Ái
Quốc, ghi năm 1919[22]. Chứng này không đáng tin, vì thẻ thư viện, cũng
như thẻ sinh viên, phải đề đầy đủ họ và tên thật Nguyễn Tất Thành, hoặc
chỉ đề họ Nguyễn, chứ không thể đề tên hiệu Nguyễn Ái Quốc. Việc này có
thể do mật thám nhìn thấy thẻ có tên Nguyễn, rồi bịa thêm thành Nguyễn
Ái Quốc để lấy điểm.
3- Về thời điểm sang Pháp, Trần Dân Tiên viết:
Thế giới đại chiến bùng nổ. (....) Anh Ba đến nói với tôi: "Xin từ biệt anh Nam".
- Anh đi đâu?
Tôi đi Pháp (...)
Sau khi rời Luân Đôn, anh Ba viết thư cho tôi. Đại ý thế này:
"Tôi đã gặp nhà ái quốc Phan Châu Trinh. (...) Tôi cũng gặp luật sư Phan
Văn Trường và những người khác. Tôi nói với họ: Trong khi vua Duy Tân
nổi dậy ở Huế, nhân dân Thái Nguyên và nhiều nơi khác khởi nghiã, thì
chúng ta phải làm gì chứ?"[23]
Trích đoạn trên đây cho thấy, "lần sang Pháp vào lúc đại chiến bùng nổ"
Tất Thành mới gặp Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường. Nhưng lại có mâu
thuẫn: Đại chiến thứ nhất bùng nổ năm 1914. Vua Duy Tân nổi dậy, 1916 và
khởi nghiã Thái Nguyên, 1917. Vậy nếu Tất Thành sang Paris khi đại
chiến bùng nổ vào năm 1914, thì làm sao biết được những biến cố xẩy ra
năm 1916 và 1917?
Tại sao phải nói bừa như vậy?
Đọc đoạn Trần Dân Tiên viết về Hội Nghị Hoà Bình Versailles 1919, chúng ta có thể hiểu lý do:
"Họ đến để yêu cầu độc lập và tự do. Trong số đó, người ta thấy có ông
Nguyễn Ái Quốc (tức là anh Ba). (...) Ông Nguyễn tổ chức nhóm người Việt
Nam Yêu Nước ở Pa-ri và ở các tỉnh Pháp. Với danh nghiã của tổ chức
này, ông đã đưa những yêu cầu ra trước hội nghị Véc-Xây (...) Cũng nên
nhắc lại ý kiến đưa yêu cầu do ông Nguyễn đề ra nhưng lại do luật sư
Phan Văn Trường viết, vì lúc bấy giờ ông Nguyễn chưa viết được tiếng
Pháp. Cũng nên nhắc lại là ông Phan Châu Trinh và ông Phan Văn Trường
không tán thành hoạt động của nhóm Việt Nam Yêu Nước, vì các ông ấy cho
nhóm thanh niên là trẻ con"[24].
Trần Dân Tiên nhận mình đã "tổ chức nhóm người Việt Nam Yêu Nước ở Paris
và ở các tỉnh", là nói bậy. Về bản Thỉnh Nguyện Thư thì viết đúng: luật
sư Phan Văn Trường viết, vì lúc bấy giờ ông Nguyễn chưa viết được tiếng
Pháp. Còn câu: "các ông ấy cho nhóm thanh niên là trẻ con" nên hiểu:
hai ông Phan thuộc lớp già, chê lớp trẻ: Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế
Truyền, Nguyễn Tất Thành là trẻ con.
Tóm lại, đoạn "anh Ba đi Pháp khi đại chiến thế giới bùng nổ" sở dĩ có
nhiều chỗ vô lý, vì nó được viết ra với hậu ý chứng minh rằng:
- Chính Nguyễn Tất Thành đã dựng nên nhóm Người An Nam Yêu Nước.
- Chính Nguyễn Tất Thành là tác giả những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc.
- Chính Nguyễn Tất Thành chủ động đưa ra ý kiến về bản Thỉnh Nguyện Thư ở Hội nghị Hoà Bình Versailles 1919.
- Và Nguyễn Tất Thành viết được những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc là
do đã ở Pháp từ 1914 và đã hết sức cố gắng học tiếng Pháp.
Xin nhắc lại: Khi Nguyễn Tất Thành đến Pháp -sẽ được xác định vào tháng
6/1919- Hội Nghị Hoà Bình Thế Giới đã khai mạc từ 18/1/1919 ở
Versailles, tức là nửa năm trước, và nhóm An Nam Yêu Nước đã hoạt động
từ khoảng 1916. Vậy Nguyễn Tất Thành không thể "tổ chức" nhóm An Nam Yêu
Nước và cũng không "đề ra những yêu cầu" ở Versailles. Tất Thành chỉ là
người được nhóm An Nam Yêu Nước chỉ định đem bản Thỉnh Nguyện Thư Của
Người An Nam đến Hội Nghị Hoà Bình Versaillles.
Hội Nghị Hoà Bình (Conférence de la Paix) do khối đồng minh thắng trận
đại chiến thứ nhất tổ chức, khai mạc ở Versailles ngày 18/1/1919 và kết
thúc tháng 8/1920.
Ủy ban tối cao gồm các nước Mỹ, Pháp, Anh, Ý, Nhật.
Hội nghị bàn nhiều vấn đề, chủ yếu như:
- Sự cáo chung của Đế quốc Đức, đế quốc Áo-Hung, đế quốc Ottoman.
- Xây dựng ba nhà nước ở Âu châu: hồi sinh nước Ba Lan (Pologne), tạo ra các nước mới: Tchécoslovaquie và Yougoslavie.
- Thuộc địa Đức được lấy lại để chia cho Anh, Pháp, Bỉ, Nam Phi, Mỹ và Nhật.
- Đức phải bồi thường chiến tranh.
Bên lề hội nghị còn có những vấn đề:
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các giống người.
- Hội nghị về Châu Phi tại Paris tháng 7/1919.
Ngày 8/1/1918, Tổng thống Mỹ đọc một diễn văn quan trọng tại Nghị Viện
Hoa Kỳ, chủ yếu gồm 14 điểm, mà hội nghị Versailles sẽ lấy làm nền để
bàn luận, nội dung nằm trên hai nguyên tắc: Dân tộc tự quyết và Tự do
hoà bình.
Wilson được giải Nobel Hoà Bình năm 1919.
Đối với Việt Nam và các dân tộc bị trị trên thế giới, chủ trương của
tổng thống Wilson sẽ là cơ hội và nền móng cho các chuyển động đòi độc
lập.
Tuyên bố Wilson đi đôi với những cuộc tranh luận về vấn đề thuộc địa ở
nghị viện Pháp, tiếp đó, nền chính trị thuộc địa được bàn cãi rộng rãi ở
Hà Nội từ ngày 24/4/1919 với bài diễn văn cởi mở của toàn quyền Albert
Sarraut, thuộc đảng Xã Hội, đề ra khái niệm "công dân bản xứ" (citoyens
indigènes), một thứ "quyền chính trị mở rộng cho người dân bản xứ" (une
extension sensible de leurs droits politiques dans la cité indigène),
và sau cùng là Hội Nghị các vấn đề Châu Phi tháng 7 năm 1919.
Tất cả những biến cố này đã góp phần củng cố các phong trào đòi độc lập và hoà bình của các nước bị trị.
Bản Thỉnh Nguyện Thư của Phan Văn Trường đưa ra giữa tháng 6/1919, là
lúc cao trào mọi chuyển động. Phan Văn Trường dùng hai nguyên tắc chủ
yếu của Wilson là Dân tộc tự quyết và Tự do hoà bình làm nền tảng cho
việc đòi hỏi tự do dân chủ của nước mình.
Theo Daniel Hémery trong cuốn Ho Chi Minh de L'indochine au Vietnam[25],
dựa vào tư tưởng chống thực dân của tổng thống Mỹ, mùa thu năm 1918,
trước khi Hội Nghị Hoà Bình họp, nhóm Tunisie và Algérie đã cho in Bản
tuyên ngôn của Ủy ban Tunisie và Algérie tại Hội Nghị Hoà Bình, và Hội
những người lao động Trung hoa ở Pháp, những người Ái Nhĩ Lan, Hội những
người Triều Tiên cũng đã phát hành những tờ báo hoặc những bản công
bố. Một trong những bản thỉnh nguyện đầu tiên của người Việt Nam đòi độc
lập là của cựu hoàng Duy Tân, bị đầy từ năm 1916.
Trong chiến tranh, Pháp đã tập trung 900 ngàn người ở các thuộc địa đến
Pháp để đánh giúp, trong đó có 92 ngàn người Việt Nam[26]. Số lính thợ
di dân tạo nên những phong trào yêu nước chống Pháp của người dân các
thuộc địa như Tunisie, Algérie... và Việt Nam với nhóm An Nam Yêu Nước
của Phan Văn Trường. Trong bối cảnh tổng thống Wilson tuyên bố chống lại
chính sách thuộc địa, Hội Nghị Hoà Bình Thế Giới là cơ hội hiếm có để
tiếng nói của các nước bị đô hộ vùng lên, và nhóm Yêu Nước đã nhắm đúng
thời cơ để công bố bản Thỉnh Nguyện Thư tám điểm, ký tên Nguyễn Ái Quấc.
● Xác định ngày Nguyễn Tất Thành đến Paris
1/ Việc Tất Thành sang Pháp năm 1914, quá khó tin; cho nên trong cuốn
Thời thanh niên của bác Hồ[27], Hồng Hà (được lệnh) sửa lại như sau:
"Anh bỏ nghề phụ bếp ở Luân Đôn, sang Pháp, đấy là vào cuối năm 1917"[28].
"Vừa tới Pa-ri, anh Nguyễn Ái Quốc đến ở nhà số 6 phố Vi-la đề
Gô-bơ-lanh[29] một phố yên tĩnh của quận 13. Đây là nhà của luật sư Phan
Văn Trường. Cùng ở có cụ Phan Châu Trinh mà anh Nguyễn Ái Quốc có thư
từ thăm hỏi luôn khi anh còn ở Luân Đôn. Ông Trường nhường cho anh một
buồng con trên gác ba, vừa đủ kê một cái bàn, một cái giường và một cái
tủ con. Dạo ấy, nhà số 6 phố Vi-la đề Gô-bơ-lanh là một trung tâm gặp gỡ
của nhiều Việt kiều ở Pa-ri. Có khi bà con đến chơi ăn ở liền mấy ngày
(...) Cụ [Phan Châu Trinh] làm nghề ảnh tư ngay tại nhà số 6. Để sống,
anh Nguyễn - cả người Việt lẫn người Pháp quen gọi anh Nguyễn Ái Quốc
như thế - cùng với một kiều bào khác là Tuyết giúp việc cho cụ Phan đồng
thời học nghề rửa ảnh và phóng đại ảnh. Cụ Phan là một nhà yêu nước
chân thành, nổi tiếng ở Việt Nam và nước ngoài. Cụ hơn anh Nguyễn 19
tuổi, còn ông Trường vốn là thông ngôn, học đến tiến sĩ luật học, làm
nghề luật sư ở Pa-ri. Ông giỏi tiếng Pháp, vào quốc tịch Pháp, có nghiên
cứu chủ nghiã Mác, quen biết nhiều trí thức và nhà chính trị Pháp. Điều
mà anh Nguyễn băn khoăn hỏi hai người lúc đó làm gì cho đất nước trong
khi đồng bào khao khát cách mạng thì không được trả lời thoả đáng, rõ
ràng. Anh Nguyễn vừa làm nghề rửa ảnh vừa chăm chỉ học thêm tiếng Pháp
với ông Trường"[30].
Trích đoạn này cho ta một số thông tin rất đáng lưu ý. Đặc biệt câu:
"Vừa tới Pa-ri, anh Nguyễn Ái Quốc đến ở nhà số 6 phố Vi-la đề
Gô-bơ-lanh". Chính câu này đã xác định, một lần nữa, ngày tháng Nguyễn
Tất Thành đến Paris: Bởi vì căn nhà số 6, ngõ cụt Gobelins, Phan Văn
Trường chỉ ở sau giải ngũ, tức là từ tháng 4/1919, khi ông về sống tại
Paris[31].
Tóm lại, nếu Nguyễn Tất Thành đến Paris ở ngay nhà Phan Văn Trường, 6
Villa des Gobelins, thì chỉ có thể là sau tháng 4/1919, thời điểm Phan
Văn Trường đã giải ngũ, lên Paris và trước khi Nguyễn Tất Thành đem bản
Thỉnh Nguyện đến Versailles, giữa tháng 6/1919.
2/ Một mật báo của Pierre Guesde - tổng thanh tra quân đội Đông Dương
và người Đông Dương- Contrôleur général des troupes indochinois et des
Indochinois chắc là chức vụ tình báo cao nhất về vấn đề Đông Dương, thời
đó - không đề ngày, nhưng chắc là cuối năm 1919, ghi như sau:
"Người có tên gọi là Nguyễn Ái Quốc, 27 tuổi, quê ở Đông Dương. Anh ta
đã từ Luân Đôn (Anh) đến Paris hồi tháng 6 vừa qua, ở một mình từ ngày 7
đến ngày 11/6/ tại số nhà 10 phố Stockholm, rồi từ ngày 12/6 đến ngày
13/7 vừa qua tại 56 Monsieur Le Prince. Sau đó, anh ta cư trú tại 6
Villa des Gobelins, ở với người đồng hương có tên là Phan Văn Trường
sinh năm 1878 ở Hà Nội (Bắc Kỳ), luật sư toà Phúc Thẩm Paris"[32].
Mật báo này có lẽ là nguồn mà Sophie Quinn-Judge trích dẫn trong bài
viết của bà, để xác định Tất Thành từ London đến Paris ngày 7/6/1919.
Tóm lại, theo tổng thanh tra Guesde: Tất Thành đến Pháp ngày 7/6/1919. Ở
số 10 Stockholm từ 7/6 đến 11/6. Ở 56 Monsieur Le Prince từ 12/6 đến
13/7. Và từ 14/7/1919 đến ở 6 Villa des Gobelins. Được ông Khánh Ký dạy
cho nghề rửa ảnh.
Vậy có thể xác định chắc chắn rằng: Nguyễn Tất Thành đến Pháp ngày
7/6/1919. Kết hợp mật báo của Pierre Guesde và các sự kiện khác, tất cả
đều ăn khớp.
Nguyễn Tất Thành ở nhà số 6 Villa des Gobelins của Phan Văn Trường trong
hai năm, từ tháng 6/1919 đến ngày 14/7/1921 mới dọn tới số 9, Impasse
Compoint, khu 17.
Đây là khu phố nghèo dành cho thợ thuyền, gần ngoại ô phía Bắc Paris,
Tất Thành tiếp tục nghề ảnh ở một cửa hiệu gần nhà. Ngày 14/3/1923, Tất
Thành dọn về trụ sở báo Le Paria, số 3 Marché des Patriaches[33], ở được
ba tháng đến 13/6/1923, lên đường đi Nga.
Khi đã xác định được đúng thời điểm Nguyễn Tất Thành đến Pháp, ta có thể
đi sâu hơn nữa vào các tổ chức Việt kiều, vào sự phát sinh cái tên
Nguyễn Ái Quấc/Quốc và những công trình Hồ Chí Minh nhận là của ông
nhưng lúc đó ông chưa có mặt tại Paris.
● Căn nhà số 6 Villa des Gobelins và ông Khánh Ký
Căn nhà số 6 Villa des Gobelins, được coi là "trụ sở" của Hội Người An
Nam Yêu Nước, nhiều nơi ghi là địa chỉ của Phan Văn Trường từ 1912, đặc
biệt trong bản báo cáo của dự thẩm quan ba Caron, ngày 23/6/1915, với
câu: "Sở Mật Thám khám nhà hai ông: không bắt được gì tại nhà ông Trường
ở 6 Villa des Gobelins. Tại nhà ông Trinh ở 16 Cujas có bắt được một số
tư liệu chữ Hán và quốc ngữ"[34].
Trong hồi ký, Phan Văn Trường cho biết: Từ khi sang Pháp cuối năm 1908
đến 1913, cuộc đời ông chia đôi giữa trường Sinh Ngữ Đông Phương, nơi
ông dạy học và trường Luật, nơi ông học.
Bắt đầu từ tháng 4/1913, ông nói đến địa chỉ rue Bertholet (PVT, trang
99). Và đến tháng 2/1916, đóng ở Toulouse, khi được nghỉ phép về Paris,
ông vẫn ở cái appartement ấy (PVT, trang 168).
1914-1915, đi tù. Ra tù, bị đổi xuống Toulouse, nhưng không ở trong trại
lính mà thuê nhà ở riêng, đổi nhà 2 lần, đều ở Phố Taur - Rue du Taur.
Appartement phố Bertholet có lúc cho cháu ở, bị an ninh khám 2 lần, đều
giả ăn trộm, lần thứ nhất khi ông vừa nhập ngũ, lần thứ nhì khi ông đã
bị tù trong ngục Cherche-Midi, và mật thám đã lấy đi tất cả tài liệu
(PVT, trang 112), cả bài diễn văn Les revendications indigènes - Những
thỉnh nguyện của người bản xứ, đọc ở trường Cao Đẳng Xã Hội ngày
13/3/1914, cũng bị tịch thu trong 2 buổi khám nhà này.
Sự nhầm lẫn của Caron có thể giải thích như sau: số 6 Villa des Gobelins
là một nhà lầu (immeuble) có nhiều phòng. Khoảng 1914-1915, có thể ông
Khánh Ký đã thuê cho những người đồng hương lỡ bước ở nhờ.
Ông Khánh Ký tên thật là Nguyễn Văn Xuân, là một nhà ái quốc, thợ ảnh và
doanh nhân, một trong ba cột trụ của Hội Đồng Bào Thân Ái, là người
kinh tài cho tổ chức Yêu Nước ngay từ những ngày đầu, bạn thân của Phan
Văn Trường, không hề rời ông Phan, dù ở Paris, Toulouse hay sang
Mayence, Đức. Chính ông Khánh Ký đã dạy cho Phan Châu Trinh và Nguyễn
Tất Thành nghề ảnh để kiếm sống tại Pháp. Và Nguyễn Như Chuyên -có nhiệm
vụ theo dõi Phan Châu Trinh từ trên tàu rời Việt Nam- cũng đã ở số 6
Villa des Gobelins trong thời điểm đó.
Vì vậy mới có sự lầm lẫn trong phúc trình Caron và trong báo cáo của
một số chỉ điểm khác. Mà cũng chưa hẳn là nhầm: có thể chính Nguyễn Như
Chuyên đã dẫn mật thám đến khám nhà này năm 1914 và bảo đó là nhà của
Phan Văn Trường.
Một mật báo của Deveze ngày 29/4/1921 cho biết thêm: "Hôm qua trong căn
hộ của Phan Văn Trường ở 6 Villa des Gobelins đã xẩy ra một cuộc cãi cọ
dữ dội giữa một bên là Khánh Ký và bên kia là Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái
Quốc và Tạ Văn Căn. Khánh Ký đã nhân danh Phan Văn Trường cam kết với
chủ ngôi nhà, ông Richard, là sẽ trả dần tiền thuê nhà trong 5 năm chiến
tranh, nay không thể tiếp tục trả nữa và nói rằng những người ở nhà
phải trả nợ đó (...) Khánh Ký còn báo với Phan Châu Trinh là người cháu
của Phan Văn Trường là Phan Cao Lu (Lục?) làm cho một ngân hàng tư nhân ở
Toulon sẽ đến ở Paris cùng với vợ và một cháu bé và phải giành chỗ ở
cho anh ta trong căn hộ. Tình hình đó làm cho Phan Châu Trinh, Tạ Văn Hộ
và Nguyễn Ái Quốc rất lo lắng, họ không biết sẽ làm sao ở chung được
với gia đình trẻ có một cháu bé như vậy. Do đó họ đã tìm bà gác cổng để
hỏi xem trong nhà còn nơi nào chưa có người thuê không"[35].
Như vậy, ông Khánh Ký đã thuê căn nhà Villa des Gobelins từ trong chiến
tranh, và tới tháng 4/1921, ông báo cho những ai ở đó phải lo trả tiền
nhà. Bởi vì ông đang sửa soạn về nước. Ông về Hà Nội ngày 25/7/1921[36].
Đó là lý do khiến ngày 14/7/1921, Tất Thành phải dọn tới 9 Impasse
Compoint. Phan Châu Trinh ở lại đến cuối năm 1921 mới dọn ra 21 Pernety.
Có lẽ vì giận Tất Thành hay làm ẩu nên ông Khánh Ký nói vậy -khi ở
Mayence, ông Khánh Ký đã viết thư răn đe Tất Thành nên ăn ở tử tế với
ông Trường- chứ ông Trường viết thư cho ông Trinh ngày 27/4/1921 còn dặn
dò: "Tôi đã bảo cho Lục nếu nó cần ở Paris mấy tháng thì có thể đến căn
hộ của tôi nhưng phải để gia đình ở Toulon. Nếu nó đem theo ai thì anh
báo cho tôi. Roux đến Paris có việc gì hay chỉ đến thăm anh"[37].
● Trình độ chính trị của Nguyễn Tất Thành
Trần Dân Tiên viết: "Lúc ấy, ông Nguyễn là một người yêu nước quyết tâm
hy sinh tất cả vì tổ quốc; nhưng ông Nguyễn lúc đó rất ít hiểu về chính
trị, không biết thế nào là công hội, thế nào là bãi công và thế nào là
chính đảng (...) Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết và phải khẩn
khoản yêu cầu ông Phan Văn Trường viết thay. Ông Trường viết giỏi, nhưng
không muốn ký tên. Mà chính ông Nguyễn đã phải ký tên những bài
báo"[38].
Đoạn này xác định thêm một lần nữa: Nguyễn Tất Thành không biết tiếng
Pháp và cũng không hiểu gì về chính trị, nhưng những chi tiết này ở các
bản tiểu sử chính thức về sau sẽ bị xoá hẳn. Trần Dân Tiên viết tiếp về
việc học viết báo tiếng Pháp: "Nhược điểm về tri thức làm ông Nguyễn rất
khó chịu. Nhất là ông Trường không viết tất cả những điều ông Nguyễn
muốn nói. Vì vậy, ông Nguyễn bắt tay vào việc học làm báo. Thường lui
tới toà báo "Dân Chúng", ông làm quen với những người Pháp khác trong đó
có chủ bút tờ "Đời sống thợ thuyền". Cũng như ông Lông-ghê, người chủ
bút này cũng rất đáng mến. Ông bảo ông Nguyễn viết tin tức cho tờ báo
của ông. Biết rằng không thể nhờ ông Trường viết mãi, ông Nguyễn nói
thật là mình cón kém tiếng Pháp. Người chủ bút nói: "Điều đó không ngại,
có thế nào anh viết thế ấy. Tôi sẽ chữa bài của anh trước khi đưa in.
Anh không cần viết dài, năm, sáu dòng cũng được". Ông Nguyễn bắt đầu
viết rất khó khăn. Tin tức về Việt Nam, ông Nguyễn không thiếu. Ông
thiếu nhất là văn Pháp (...) Khi thấy viết đã bớt sai lầm, ông chủ bút
bảo ông Nguyễn: "Bây giờ anh viết dài hơn một tý, viết độ bảy tám dòng".
Ông Nguyễn viết bảy, tám dòng. Dần dần, ông Nguyễn có thể viết cả một
cột báo và có khi dài hơn. Lúc bấy giờ người chủ bút bạn thân của ông
Nguyễn khẽ bảo:"Bây giờ anh viết ngắn lại. Viết từng này hoặc từng này
dòng. Không viết dài hơn"[39].
Việc học tiếng Pháp để viết báo trong vài năm chỉ có thể đưa đến kết
quả: Nguyễn Tất Thành có thể viết được vài hàng tin tức. Còn viết được
những bài xã luận ký tên Nguyễn Ái Quốc là một chuyện khác. Nhất là Tất
Thành chỉ ở Pháp có 4 năm.
Tóm lại, phần thành thật trong nhật ký Trần Dân Tiên là nhìn nhận lúc ở
Pháp, Tất Thành chưa biết gì về chính trị, tiếng Pháp kém và muốn học để
viết báo. Nhưng cũng có chỗ không thành thật: vì ông đã nâng thời điểm
Tất Thành đến Pháp từ 1919 lên 1914, để chứng tỏ những việc làm của Phan
Văn Trường là Nguyễn Tất Thành làm. Theo thông tin tình báo, ông chơi
rất thân với Nguyễn Thế Truyền, người bạn có lúc ở chung với ông, hoặc
ngày nào cũng gặp, có lẽ Nguyễn Thế Truyền mới là người đắc lực dạy ông
tiếng Pháp.
Ở Hội Nghị Tours, khai mạc ngày 27/12/1920, Nguyễn Tất Thành xuất hiện
công khai với cái tên Nguyễn Ái Quốc. Hémery viết: "Nguyễn xoay sở để
được mời đi dự Đại Hội đảng Xã Hội ở Tours, nhân danh đại biểu khu 13
của nhóm Xã Hội Đông Dương ma (fantomatique). Ngày 27/12 anh phát biểu
ủng hộ kiến nghị Cachin-Frossard, ủng hộ việc đảng Xã Hội gia nhập Quốc
Tế Cộng Sản"[40].
Về Hội Nghị Tours, Trần Dân Tiên viết: "ông Nguyễn lắng nghe nhưng không
hiểu rõ lắm, vì người ta thường nhắc đi nhắc lại những tiếng, những
câu: chủ nghiã tư bản, giai cấp vô sản, bóc lột, chủ nghiã xã hội, cách
mạng (...) Ông Nguyễn nhức đầu vì khó hiểu"[41].
Tuy không hiểu rõ những bàn cãi chính trị trong Hội Nghị Tours, nhưng
Nguyễn vẫn bỏ phiếu cho Đệ Tam Quốc Tế vì ông nghĩ: "Đệ Tam Quốc Tế nói
sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ"[42].
Đoạn này Trần Dân Tiên cũng viết rất thực, nhưng trong cuốn Hồng Hà và
các tiểu sử chính thức về sau, những đoạn thành thực như thế sẽ bị xoá
hẳn, để thêm vào những đoạn dài mô tả "Bác" đã "nghiên cứu" kỹ càng lý
thuyết Mác-Lê trước khi dự Hội Nghị Tours.
Thụy Khuê
---------------------------
Chú thích:
[1] Nguyễn Tường Bách, Việt Nam những ngày lịch sử, Tủ sách nghiên cứu, Montréal, 1981, trang 70.
[2] Đặng Thai Mai, Hồi ký, Tác phẩm mới, 1985, trang 355.
[3] Nguyễn Thế Anh, L'itinéraire politique de Ho Chi Minh, in trong cuốn
Ho Chi Minh, L'homme et son héritage, Đường Mới, Paris, 1990.
[4] P. Brocheux dẫn Hémery, Ho Chi Minh, Presses Sciences Po, 2000, trg15.
[5] T. Lan là một trong những bút hiệu của Hồ Chí Minh sau 1951, theo
Bùi Tín, ông Hồ rút ngắn bí danh Trần Thái Lan của Nguyễn Thị Minh Khai
khi hoạt động ở Hương Cảng và Quảng Đông.
[6] Lữ Phương, Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh, Thư Nhà, Melbourne, Australia, 2002, trang 5.
[7] Lữ Phương, sđd, trang 26-27).
[8] Lữ Phương, sđd, trang 25.
[9] Trần Dân Tiên, trang 17.
[10] Chép theo sổ hành trình của tàu, Hồng Hà, trang 27-28-29. Lê Thị Kinh, sđd, tập 1, quyển 3, trang 187.
[11] Trần Dân Tiên, trang 18-19-20.
[12] Lê Thị Kinh, sđd, tập 1, quyển 3, trang 187-188.
[13] Nhà báo Pháp, cánh tả, nổi tiếng làm phim thời sự về Việt Nam.
[14] Vũ Ngự Chiêu &Nguyễn Thế Anh, Một ngôi trường khác cho Nguyễn Tất Thành, Tủ sách Văn Hoá, Paris, 1983, trang 117- 118.
[15] Lê Thị Kinh, sđd, trang 188-190.
[16] Vũ Ngự Chiêu & Nguyễn Thế Anh, trang 121.
[17] Hémery, sđd, trang 36-37. Lữ Phương, sđd, trang 19-20.
[18] Trích theo Lữ Phương, sđd, trang 16, LP trích lại Hémery, Jeunesse
d'un colonisé, genèse d'un exil. Ho Chi Minh jusqu'en 1911, Approche
Asie, No 11, 1992.
[19] Daniel Hémery, Ho Chi Minh De L'Indochine au Viet Nam, Gallimard 1990, trang 32-33.
[20] Trần Dân Tiên các trang 15-16-17 và 20.
[21] Vũ Ngự Chiêu & Nguyễn Thế Anh, sđd, trang 121.
[22] Thu Trang, Rapport ký tên Jean, in trong Phụ lục cuốn Những hoạt
động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911-1925, Đông Nam Á, Paris, 1983.
[23] Trần Dân Tiên, trang 30-31.
[24] Trần Dân Tiên, trang 32.
[25] Découverte Gallimard, 1990, trang 43
[26] Hémery, sđd, trang 42.
[27] Nxb Thanh Niên, 1976.
[28] Hồng Hà, trang 38.
[29] 6 villa des Gobelins. Villa ở đây nghiã là Ngõ cụt, không phải là Phố.
[30] Hồng Hà, sđd, trang 38 và 19.
[31] Phan Văn Trường, Une histoire de conspirateurs annamites à Paris ou
la vérité sur L'Indochine - Chuyện những người An Nam âm mưu ở Paris
hay Sự thật về Đông Dương, L'Insomniaque, 2003.
[32] Lê Thị Kinh, sđd, tập 2, quyển 1, trang 64.
[33] Hồng Hà, trang 187.
[34] Lê Thị Kinh, sđd, tập 1, quyển 3, trang 14.
[35] Lê Thị Kinh, sđd, tập 2, quyển 1, trang 188.
[36] Lê Thị Kinh, tập 2, quyển 1, trang 211.
[37] Lê Thị Kinh, sđd, t2, q1, trang 190.
[38] Trần Dân Tiên, trang 34- 35.
[39] Trần Dân Tiên, trang 35- 36.
[40] Hémery, trang 46.
[41] Trần Dân Tiên, trang 46-47.
[42] Trần Dân Tiên, trang 49.
© 1984-2012 Thụy Khuê
Cưỡng bức đưa vào bệnh viện tâm thần: Lỗ hổng pháp luật hết sức nguy hiểm!
Dắt xe ra cửa chuẩn bị đi làm, người đàn ông bị 4 thanh niên lạ mặt
xuất hiện, áp tải đưa lên xe trực chỉ Bệnh viện (BV) Tâm thần… Nhận
được điện thoại kêu cứu của ông M.V.T (68 tuổi, ngụ Q.1, TP.HCM) về
việc bỗng dưng bị bắt đưa vào BV Tâm thần TP, cả Công ty Công nghệ mới
(Ecotec), nơi ông T. đang làm việc hết sức bất ngờ vì lâu nay không ai
thấy ông T. biểu hiện bệnh tâm thần. Ngay sau đó, Giám đốc Ecotec trực
tiếp vào BV để can thiệp, định bảo lãnh cho ông T. ra, nhưng không
được, vì quy định: chỉ có người nào đưa bệnh nhân (BN) vào viện ký giấy
đồng ý nhận người thân về, thì BV mới cho BN ra.
''Chúng tôi chỉ đạo BS khám,
kiểm tra, và nhận thấy trường hợp ông T. chưa có sự kích động có thể
gây nguy hiểm gì cho ông và người thân, nên ngày hôm sau BV có gọi
người nhà đưa ông về. Thế nhưng, người nhà bảo chưa thu xếp được - BS Trịnh Tất Thắng, Giám đốc BV Tâm thần TP.HCM
|
Nhận được thông tin, ngày 1.10, PV Thanh Niên đi cùng những
người làm việc chung công ty với ông T. vào BV Tâm thần. Theo lời ông T.
kể với các đồng nghiệp, vụ việc xảy ra như sau:
Ngày 29.9, khi ông vừa dắt xe ra cửa đi làm thì có 4 thanh niên lạ mặt
xuất hiện, và hỏi: “Bác có phải bác T. không?”. Khi ông vừa trả lời:
“Ừ, tôi đây. Có việc gì không?”, thì lập tức 4 thanh niên khống chế, áp
tải đưa ông lên xe taxi, chở thẳng vào BV Tâm thần TP. Khi đến trước
cửa BV, ông T. chỉ kịp gọi một cuộc điện thoại báo cho đồng nghiệp biết
sự việc và nhờ giúp đỡ, rồi sau đó bị đưa vào cùng các BN tâm thần khác
và bị giữ luôn ở đó.
Cũng theo ông T., khi bị đưa vào BV, vợ ông bảo ông bị bệnh tâm thần,
còn ông thì bảo mình không bệnh, nhưng bác sĩ (BS) vẫn đưa ông hai viên
thuốc bảo uống. “Tôi không uống, họ lấy thuốc lại và cho người trói
tôi, chích thuốc mà chẳng biết thuốc gì. Sau đó, cứ ngày hai lần, họ lại
bắt uống thuốc”, ông T. kể.
Sáng 3.10, chúng tôi quay trở lại BV Tâm thần, ông T. vẫn bị “nhốt” ở
khu A cùng các BN khác. Chứng kiến cảnh ông T. phải “nằm viện” với vài
chục BN tâm thần, chúng tôi không khỏi ái ngại. Nếu người không bệnh bị
"nhốt" kiểu này cũng dễ… điên. Lúc chúng tôi đến, ông T. đang nói
chuyện với ông D. (một đồng nghiệp vào thăm ông). Nói chuyện rất từ
tốn, nhỏ nhẹ, ông T. cho biết, ông không có một người thân nào khác
ngoài vợ và các con. Ông D. khẳng định: “Ông T. là người rất giỏi, tỉnh
táo, nên đang được hai công ty, tại Q.1 mời làm cố vấn chuyên môn. Ông
ấy mà tâm thần gì”.
Tương tự, ông N.P.Đ (Công ty Ecotec) cũng tỏ ra khó hiểu: “Tôi khẳng
định ông T. bình thường, không hề có biểu hiện bệnh tâm thần. Trước đây
ông T. là giảng viên trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, gần đây ông được
mời làm chuyên viên cho Công ty Ecotec. Ông rất giỏi chuyên môn, giàu
kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại thương. Hiện ông đang làm việc ở bộ
phận triển khai dự án về trồng lúa, dạy nghề, thương mại”.
Ông N.V.T - cố vấn Công ty Ecotec, bức xúc: “Khi Ban giám đốc công ty
chúng tôi vào gặp Ban giám đốc BV Tâm thần, thì chính bác sĩ Giám đốc
cũng nói ông T. không bệnh tâm thần, và nói sẽ cho ông T. về...”.
|
Cần có quy định rõ ràng
Tiếp xúc với chúng tôi, BS Trịnh Tất Thắng - Giám đốc BV Tâm thần TP,
cho biết sau khi ông T. được người thân đưa vào BV ngày 29.9, vì cho
rằng ông có những biểu hiện bệnh tâm thần, thì một số đồng nghiệp của
ông có vào và nói ông T. không bị bệnh, mà có những chuyện liên quan đến
gia đình. “Chúng tôi chỉ đạo BS khám, kiểm tra, và nhận thấy trường
hợp ông T. chưa có sự kích động có thể gây nguy hiểm gì cho ông và
người thân, nên ngày hôm sau BV có gọi người nhà đưa ông về. Thế nhưng,
người nhà bảo chưa thu xếp được”, BS Thắng nói.
Vậy, nếu một ai đó bị người thân áp tải đưa vào yêu cầu cho nhập
viện nhằm mưu đồ gì đó thì BV cũng tiếp nhận và cho họ nhập viện hay
sao?
Bác sĩ Trịnh Tất Thắng: Với những trường hợp bình thường, khi
khám, nhận thấy không có bệnh, BS sẽ cho về, hoặc chỉ cần điều trị
ngoại trú; một số trường hợp cần nhập viện theo dõi, điều trị. Nhưng,
không như một số bệnh khác xét nghiệm, chụp chiếu có thể cho kết quả
bệnh rõ ràng, bệnh tâm thần có nhiều trường hợp rất khó xác định ngay.
Nhiều ca bệnh rất kín kẽ, thường ngày họ vẫn làm việc, giao tiếp bình
thường; và 90% người có bệnh tâm thần luôn phản đối, cho rằng mình
không bệnh khi có yêu cầu nhập viện. Ngoài ra, hiện nay còn có những
trường hợp rất phức tạp - có trường hợp giả vờ bệnh tâm thần; hoặc bị
người thân đưa vào BV, cung cấp thông tin cho BV sai sự thật, cả hai là
nhằm mục đích riêng nào đó, thì sẽ gây nhiều khó khăn cho BS, cần thời
gian theo dõi, xác định bệnh hay không.
Với trường hợp bị người thân áp tải đưa vào viện, nhưng sau đó xác
định họ không có bệnh, hoặc không cần nhập viện, như trường hợp của ông
T., thì cũng phải đợi người đã đưa họ vào viện ký nhận về. Nhưng, nếu
người thân lấy lý do gì đó mà chậm trễ hoặc không đến ký bảo lãnh thì
sao?
BS Trịnh Tất Thắng: Đây là điều lâu nay những người làm chuyên
môn chúng tôi cần có luật quy định rõ ràng, BS hay người nhà BN quyết
định chính cho BN về trong trường hợp này? Bởi, nếu BV cho về mà không
có mặt, ký nhận của người đưa vào, lỡ có chuyện gì đó thì người nhà sẽ
đổ lỗi cho BV. Cũng có những trường hợp, khi BV xác định không có bệnh
mà người đưa BN vào viện không đến bảo lãnh về thì BV phải làm việc với
địa phương, hay ngành LĐ-TB-XH để đưa BN ra khỏi BV.
Lỗ hổng pháp luật hết sức nguy hiểm!
Trao đổi với Thanh Niên,
Luật sư Nguyễn Văn Đức - Công ty Luật TNHH MTV Biển Đông, phân tích:
“Hiện nay, ở VN cũng như các nước trên thế giới, một người vào BV tâm
thần có thể thuộc một trong ba dạng sau: nhập viện tự nguyện; nhập viện
theo yêu cầu của người khác (thường được gọi là người thứ ba, ngoài BN
và pháp luật); nhập viện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tố tụng.
Trường hợp của ông T. nói trên, rơi vào dạng thứ hai.
Ở các nước Âu, Mỹ, pháp luật quy định rất chặt chẽ về trường hợp người nhập viện theo yêu cầu của người khác. Người yêu cầu người khác vào BV phải có quan hệ rõ ràng với BN, sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật nếu yêu cầu của họ bị phát hiện là có ý đồ xấu, phi y tế. Ngay cả BS được giao nhiệm vụ tiếp nhận BN cũng phải xác định có cần thiết nhập viện hay không theo quy định chuyên môn nghiệp vụ. Khi ký giấy cho họ nhập viện, BS phải chịu trách nhiệm liên đới về việc điều trị của mình.
Ở nước ta, tại điều 12, Luật Khám chữa bệnh có quy định về quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh chữa bệnh. Tuy nhiên, quy định này còn chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể. Cho nên, một khi xảy ra tranh chấp giữa người đưa BN vào viện với những người thân thích còn lại, cơ sở y tế bị mắc “kẹt”. Trường hợp người ký đưa vào không đồng ý cho ra thì người bị đưa vào BV không thể ra được, kể cả họ được xác định không bị bệnh tâm thần. Đây là một kẽ hở của pháp luật hết sức nguy hiểm, một số đối tượng xấu có thể lợi dụng điều này để đưa người vào BV tâm thần, với ý đồ tước đoạt quyền tự do, xâm phạm đến quyền nhân thân của họ. Ở ta đã từng xảy ra những trường hợp như vậy, và hậu quả pháp lý để lại cũng hết sức nặng nề, nên theo tôi, đã đến lúc cần xây dựng luật về sức khỏe tâm thần quy định cụ thể, chặt chẽ vấn đề này”.
Ở các nước Âu, Mỹ, pháp luật quy định rất chặt chẽ về trường hợp người nhập viện theo yêu cầu của người khác. Người yêu cầu người khác vào BV phải có quan hệ rõ ràng với BN, sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật nếu yêu cầu của họ bị phát hiện là có ý đồ xấu, phi y tế. Ngay cả BS được giao nhiệm vụ tiếp nhận BN cũng phải xác định có cần thiết nhập viện hay không theo quy định chuyên môn nghiệp vụ. Khi ký giấy cho họ nhập viện, BS phải chịu trách nhiệm liên đới về việc điều trị của mình.
Ở nước ta, tại điều 12, Luật Khám chữa bệnh có quy định về quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh chữa bệnh. Tuy nhiên, quy định này còn chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể. Cho nên, một khi xảy ra tranh chấp giữa người đưa BN vào viện với những người thân thích còn lại, cơ sở y tế bị mắc “kẹt”. Trường hợp người ký đưa vào không đồng ý cho ra thì người bị đưa vào BV không thể ra được, kể cả họ được xác định không bị bệnh tâm thần. Đây là một kẽ hở của pháp luật hết sức nguy hiểm, một số đối tượng xấu có thể lợi dụng điều này để đưa người vào BV tâm thần, với ý đồ tước đoạt quyền tự do, xâm phạm đến quyền nhân thân của họ. Ở ta đã từng xảy ra những trường hợp như vậy, và hậu quả pháp lý để lại cũng hết sức nặng nề, nên theo tôi, đã đến lúc cần xây dựng luật về sức khỏe tâm thần quy định cụ thể, chặt chẽ vấn đề này”.
Đảng phải tự lột xác nếu không muốn bị người ta lột xác
Xin nói ngay rằng, đầu đề trên tôi lấy từ một ý kiến “góp ý với Đảng”
trên báo Lao Động Chủ Nhật cách đây 20 năm, lúc làn gió “Đổi mới” đang
ào ào trên khắp đất nước (chưa bị Đảng chặn lại và cố thổi ngược sau
đó). Lúc ấy, nhiều đảng viên cũng như trí thức các cỡ vẫn còn tin/hy
vọng Đảng “đổi mới” thực sự và toàn diện.
Nhưng sau một lúc hoang mang trước khủng hoảng chính trị của cả phe XHCN
và tạm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhờ đường lối tự do hóa, lại bấu
chặt được vào kẻ thù chưa xa bỗng thành ra “bạn vàng” rất gần, Đảng trấn
tĩnh lại và hạ quyết tâm chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị.
Cho nên câu dự đoán táo bạo trên của một đảng viên tâm huyết tạm thời
chưa đúng. Sau 20 năm, Đảng vẫn chưa bị lột xác, mà còn hăm hở lột xác
ngày càng nhiều người bất đồng chính kiến.
Đến hôm nay, tình hình ra sao?
Đổi mới kinh tế sau 20 năm thu được một số thành tựu, nhưng đã nhanh
chóng thụt lùi và lại đang ở đêm trước của cuộc khủng hoảng mới. Nguyên
nhân chủ yếu: Đổi mới nửa vời, có tự do hóa (cho tư nhân kinh doanh)
nhưng vẫn kiên trì “thành phần chủ đạo” kinh tế nhà nước. Kết quả đã
biết trước: quả đấm “chủ đạo” này đấm thẳng như trời giáng vào nền kinh
tế quốc dân.
Giờ Đảng lại phải sửa soạn cuộc “đổi mới” lần hai. Cũng vẫn tư duy cũ:
chỉ đổi mới kinh tế (tiến thêm một bước: có thể không còn khẳng định
“kinh tế nhà nước” là chủ đạo), còn chính trị thì đổi mới một cách rụt
rè e thẹn (nhấn mạnh “trên giấy” quyền con người kèm theo đủ thứ ràng
buộc để sẵn sàng tước bỏ trên thực tế,… nhưng vẫn khăng khăng “điều 4”
hiến định sự độc quyền của Đảng).
Với tư duy ấy, kết quả những năm tới của đất nước cũng có thể biết
trước: Nếu kinh tế nhà nước – tức sự độc quyền kinh tế – đã đấm nát nền
kinh tế quốc dân, thì tới đây, độc quyền của Đảng trên lĩnh vực chính
trị chắc chắn sẽ làm tan hoang toàn bộ đời sống xã hội vốn đang lao
nhanh trên con đường băng hoại chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc.
Nếu 20 năm trước, Đảng quyết định biến kẻ thù cũ thành “bạn vàng” để bấu
vào mà tồn tại, thì tình thế hôm nay không cho phép nữa! Thực tế đã
chứng tỏ chính sự bấu víu này là nguyên nhân đẩy nhanh đất nước đến nguy
cơ mất mát lãnh thổ, mất quyền tự chủ và nhiều hiểm họa khôn lường
khác. Lòng dân đang hết sức bức xúc! Trước nguy cơ đánh mất tính chính
danh của một đảng từng tự hào có công giành độc lập dân tộc, Đảng đang
rất lúng túng tìm cách thoát ra nghịch cảnh “còn Đảng mất nước, còn nước
mất Đảng”.
Là một người cầm bút từng chịu sự lãnh đạo của Đảng gần hết đời (không
tự nguyện nhưng biết là chưa thể khác, chỉ cố gắng giữ gìn “chút lòng
trinh bạch” bằng cách không vào Đảng và không nhận bất cứ bổng lộc nào
của Đảng), tôi vẫn băn khoăn “nghĩ hộ” Đảng (vô duyên?) cách thoát ra an
toàn (vì nó cũng sẽ an toàn cho toàn dân tộc). Nhiều Đảng viên ưu tú đã
chân thành vạch lối ra cho Đảng, nhưng Đảng chưa chịu nghe mà còn sách
nhiễu họ đủ điều. Đảng còn quá tự tin vào “chính quyền trên mũi súng”
của mình, còn quá khinh thường lòng dân?
Nhưng với bản Kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp 2013 vừa đây, mới mấy ngày đã
thu được hàng ngàn chữ ký, trong đó lần đầu tiên có các cựu quan chức
cao cấp và rất nhiều Đảng viên cỡ bự tham gia bất chấp mười mấy điều cấm
mà Đảng ban hành, hồi chuông cấp báo đã rung lên! Triệt để và mạnh mẽ
hơn hẳn Hiến chương 77 mở đầu cao trào dân chủ dẫn đến sự sụp đổ của
Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, Kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp 2013 là dấu son
lịch sử của cách mạng Việt Nam. Rất có thể nó sẽ dẫn đến một cuộc thanh
trừng khủng bố khốc liệt, rất có thể hàng trăm người bị bắt, bị truy
bức, bị đưa vào trại “phục hồi nhân phẩm” hoặc “nhà thương điên”, bị
đụng xe, bị côn đồ hành hung… nhưng sẽ không gì cưỡng nổi ngọn triều dân
chủ cuồn cuộn mà Kiến nghị đã phát động.
Vào lúc này, tôi bỗng nhớ đến câu góp ý với Đảng trên báo Lao Động Chủ
Nhật cách đây 20 năm. Tôi muốn lấy lại câu ấy để nói với Đảng nhân ngày
kỷ niệm Đảng Cộng sản ViệtNamra đời (3/2/1930 – 3/2/2013). Với tất cả sự
chân thành. Vì nhớ đến những ngày tháng đẹp đẽ trong quá khứ của Đảng,
với bao người con ưu tú đã hy sinh thân mình vì nền độc lập, vì nhớ đến
lòng tin của bao nhiêu trí thức đã lựa chọn đi theo Hồ Chí Minh trong đó
có cụ thân sinh ra tôi, vì nhớ đến những ngày tháng tanh xuân đẹp nhất
của mình đã nghe lời kêu gọi của Đảng nguyện lên đường phục vụ công nông
binh, vì lòng yêu mến nhiều người thầy, người anh, người bạn đã và đang
là những đảng viên trung thực của Đảng. Vì tấm gương Myanmar trước mắt
khi nhà độc tài và người đối lập bắt tay nhau xóa bỏ quá khứ hận thù để
xây dựng một đất nước của tương lai.
ĐẢNG PHẢI TỰ LỘT XÁC NẾU KHÔNG MUỐN BỊ LỘT XÁC!
Mà trước mắt, hãy bước đi một bước nhỏ nhưng sẽ là bước nhảy vĩ đại: tự
xóa bỏ “Điều 4” phi lý nực cười trong Hiến pháp. Nhân đây xin sửa câu
nói thiếu thông minh của một người đồng tuế: “Bỏ điều 4 là tự sát” thành
“Bỏ điều 4 là tự cứu”!
SG cuối tháng 1/2013
Hoàng Hưng
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Viện trưởng Viện KSND Đà Nẵng: Nguyễn Bá Thanh nếu mày không có quá nhiều tiền thì mày đã xanh cỏ với tao từ lâu rồi!
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ: Đảng lệ đè pháp luật?
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi bảo kê bỏ tù những
người tố cáo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh tham nhũng hay Đảng
lệ đè pháp luật?
Dù muốn hay không, Ban lãnh đạo Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam cũng
đã phải thừa nhận “Tham nhũng là quốc nạn” với việc lập ra cả một Ban
chỉ đạo trung ương chống tham nhũng do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cầm
chịch có chân rết trong tất cả các Bộ, ngành và địa phương. Điều này
không chỉ cho thấy tham nhũng có phạm vi toàn Việt mà còn cho thấy cuộc
chiến chống tham nhũng là Một mất một còn.
Chỉ lấy ví dụ ở Đà Nẵng, đáng tiếc là các thế lực tham nhũng và bao che
tham nhũng đang thắng thế với việc những người tố cáo hành vi “nhận hối
lộ” của Bí thư thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND
thành phố Đà Nẵng, Đại biểu Quốc Hội Nguyễn Bá Thanh, bị Hội đồng xét xử
Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao do thẩm phán Trần Mẫn làm Chủ
tọa bỏ tù vào cuối tháng 12 năm ngoái do đã “Lợi dụng các quyền tự do,
dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, công dân”?!
Mọi chuyện bắt đầu từ Công văn số 73/KSĐT-KT ngày 31/10/2000 của Viện
KSND thành phố Đà Nẵng gửi Lãnh đạo Viện KSNDTC và Công văn số
77/KSĐT/KT ngày 01/11/2000 của Viện KSND thành phố Đà Nẵng gửi Viện
trưởng Viện KSNDTC và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Phan Diễn đề nghị xử lý
Nguyễn Bá Thanh về tội nhận hối lộ của Phạm Minh Thông, Giám đốc Công ty
hợp doanh xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng, Nguyễn Hưng, Chỉ huy phó
Công trình đường Bắc Nam.
Đặc biệt Công văn số 77/KSĐT/KT ghi rõ: “Thông khai có đưa cho ông
Nguyễn Bá Thanh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng nhiều lần
số tiền là 4.425 triệu đồng theo yêu cầu của ông Thanh là Công ty muốn
được thanh toán vốn nhanh phải trích lại cho ông 5% trên số vốn do công
trình xây dựng bằng vốn ngân sách và 150.000đ/m2 trên số mét vuông đất
do Ủy ban nhân dân thanh toán bằng quỹ đất đường Bắc Na… Với các tài
liệu, chứng cứ nêu trên, vào chiều ngày 31/10/2000 sau khi phân tích một
cách sâu sắc và có trách nhiệm, thì có 5/7 thành viên Ủy ban kiểm sát
thống nhất Phạm Minh Thông, Nguyễn Hưng phạm tội: Đưa hối lộ, Nguyễn Bá
Thanh phạm tội: Nhận hối lộ. Do đó nếu vụ án dừng lại chỉ xử lý quy buộc
số tiền trên cho Phạm Minh Thông và Nguyễn Hưng mà không điều tra, xử
lý đối tượng nhận tiền thì sẽ oan cho người đưa tiền, trong khi đó người
đòi hối lộ thì vô can, dư luận nhân dân không đồng tình và vụ án không
được giải quyết triệt để và thỏa đáng”.
Do hai công văn này cùng với những lá đơn tố cáo hành vi tham nhũng của
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh được một công dân thành phố Đà
Nẵng là Đinh Công Sắt lưu hành trong dân chúng mà trong mắt Công an
thành phố Đà Nẵng là hành vi xâm hại đến uy tín, danh dự của Nguyễn Bá
Thanh nên vụ án “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” đã được khởi
tố. Trong số các bị can rồi tiếp đó là bị cáo ngoài Thiếu tướng Trần Văn
Thanh, Chánh Thanh tra Bộ Công an, người đã tổ chức điều tra hành vi
“nhận hối lộ” của Nguyễn Bá Thanh, còn có một cán bộ công an khác là
Trung tá Dương Tiến, Trưởng Đại diện báo Công an thành phố Hồ Chí Minh.
Nếu như Thiếu tướng Trần Văn Thanh đã là nạn nhân của sự trả thù tư pháp
phi nhân chưa từng thấy trong lịch sử thế giới hiện đại khi ông bị
Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Văn Quận điệu ra nơi
xét xử khi đang hôn mê và bị Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xử 12
tháng tù treo, Trung tá Dương Tiến bị Tòa án thành phố Đà Nẵng kết án
17 tháng 5 ngày tù giam và bị Hội đồng xét xử phúc thẩm y án, đúng bằng
thời gian ông bị giam cầm trái pháp luật. Và phân tích sau đây chỉ riêng
những hành vi phản pháp luật thể hiện trong bản án hình sự phúc thẩm
đối với Trung tá Dương Tiến cũng đã đủ cho thấy thế lực tham nhũng có
tính hệ thống trả thù những người chống tham nhũng điên cuồng và hèn hạ
đến mức nào.
Hội đồng xét xử phúc thẩm đã kết án Trung tá Dương Tiến với lời buộc tội sau đây:
“Tại đơn kháng cáo kêu oan cũng như tại phiên tòa sơ thẩm trước đây và
phiên tòa phúc thẩm hôm nay, bị cáo chỉ thừa nhận vào ngày 14/5/2007,
tại Văn phòng đại diện báo Công an TP. Hồ Chí Minh tại Hà Nội, bị cáo có
giao cho Đinh Công Sắt tài liệu gồm: công văn số 73/KSĐT-KT ngày
31/10/2000 và công văn số 77/KSĐT-KT ngày 01/11/2000 của VKSND TP. Đà
Nẵng gửi lãnh đạo VKSNDTC và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nội dung công văn
có nêu kết quả điều tra vụ án Phạm Minh Thông, trong đó có một số lời
khai của Phạm Minh Thông có liên quan đến lãnh đạo thành phố Đà Nẵng; bị
cáo không thừa nhận có bảo Đinh Công Sắt đem tài liệu về phát tán cho
dân Đà Nẵng đọc.
Xét thấy, vụ án Phạm Minh Thông và vụ án Nguyễn Hưng đã được Tòa phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm từ năm 2002,
án đã có hiệu lực pháp luật, không có cán bộ lãnh đạo nào của thành phố
Đà Nẵng liên quan đến bản án đã xét xử. Do đó mọi hành vi nhằm xúc phạm
đến uy tín, danh dự lãnh đạo thành phố Đà Nẵng trong vụ án trên là phạm
pháp.
Tại các biên bản ghi lời khai và tại các bản tường thuật trong giai đoạn
điều tra cho thấy bị cáo Dương Tiến khi cung cấp hai công văn
73,77/KSĐT-KT nói trên đã bảo với Đinh Công Sắt đem đi photocopy nhiều
bản, mang về cho dân Đà Nẵng đọc. Lời khai này phù hợp với lời khai của
Đinh Công Sắt. Tài liệu này cùng với một số tài liệu khác sau đó đã được
Sắt phát tán nhiều nơi, cho nhiều người tại địa bàn thành phố Đà Nẵng
vào các ngày 15,16,17,18/5/2007 gần ngày bầu cử Quốc hội khóa 12 nhằm
mục đích làm ảnh hưởng, gây khó khăn cho công tác bầu cử tại địa phương,
làm giảm uy tín ứng cử viên đại biểu Quốc hội. Hành vi của bị cáo Dương
Tiến và Đinh Công Sắt đã làm cho một bộ phận cử tri hoang mang, khiến
chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan có trách nhiệm
trong công tác chuẩn bị bầu cử cũng như giới thiệu ứng cử viên phải huy
động lực lượng cho việc khắc phục hậu quả, thu hồi tài liệu mà các bị
cáo tán phát và trấn an dư luận nhằm đảm bảo cho công tác bầu cử được
diễn ra thuận lợi.
Về việc bị cáo Dương Tiến và Luật sư cho rằng công văn 73,77 không có
dấu mật, công khai, ai đọc cũng được là điều không thể chấp nhận. Bởi lẽ
bị cáo là công an, đồng thời giữ chức vụ Trưởng Văn phòng đại diện của
một tờ báo ngành công an, bị cáo phải nhận thức rõ nội dung 2 công văn
trên có đề cập đến cá nhân lãnh đạo địa phương, vì vậy chỉ có người có
thẩm quyền mới được biết.
Việc Dương Tiến đã chủ động gọi cho Đinh Công Sắt ra Hà Nội để cung cấp 2
công văn trên, hỗ trợ tiền cho Sắt làm chi phí đi lại, bảo Sắt mang về
tán phát đã thể hiện rõ mục đích, ý thức phạm tội của bị cáo. Do biết
đây là hành vi vi phạm pháp luật nên bị cáo đã dặn Sắt “Phải cẩn thận”.
Sau đó ngày 17/5/2007, bị cáo vào Đà Nẵng gặp Đinh Công Sắt để nắm tình
hình dư luận Đà Nẵng sau khi Sắt tán phát tài liệu như lời khai tại bút
lục 912, ngày 04/3/2008. Trong vụ án này, Dương Tiến và bị cáo Đinh Công
Sắt là đồng phạm về hành vi tán phát tài liệu 2 công văn 73,77/KSĐT-KT
tại thời điểm gần đến ngày bầu cử Quốc hội khóa 12, làm ảnh hưởng đến
hoạt động của Nhà nước, tổ chức xã hội địa phương về công tác bầu cử,
làm ảnh hưởng đến uy tín của người khác. Dương Tiến là đồng phạm với
Đinh Công Sắt về hành vi trên. Án sơ thẩm không quy buộc bị cáo Tiến là
đồng phạm với Trần Văn Thanh và Nguyễn Phi Duy Linh.
Với những căn cứ trên, xét án sơ thẩm áp dụng Khoản 1 Điều 258 BLHS để
xử phạt Dương Tiến về “Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” là
có căn cứ, đúng tội. Do đó, cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo kêu
oan của bị cáo cũng như quan điểm của Luật sư bào chữa cho bị cáo”.
Thế nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm đã cố tình kết án oan Trung tá Dương
Tiến vì vụ án hình sự này không có người bị hại như chứng minh sau đây.
Điều 8 BLHS quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài
sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân…” , Điều 51 BLTTHS
quy định: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần,
tài sản do tội phạm gây ra” .
Rồi các Điều 68, 137 BLTTHS quy định về lời khai của người bị hại, Điều
191 BLTTHS quy định sự có mặt của người bị hại tại phiên tòa… Như vậy,
theo pháp luật hình sự, tội phạm được xác định bởi người bị hại, không
có người bị hại thì không có tội phạm.
Chắc chắn “Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” không thuộc các
tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe và vì thế người bị hại bởi tội phạm
này chắc chắn không chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, đồng nghĩa
với việc người bị hại phải lên tiếng về tội phạm bằng cách này hay cách
khác.
Công văn số 73/KSĐT-KT ngày 31/10/2000 của Viện KSND thành phố Đà Nẵng
gửi Lãnh đạo VKSNDTC và Công văn số 77/KSĐT/KT ngày 01/11/2000 của Viện
KSND thành phố Đà Nẵng gửi Đ/c Viện trưởng VKSNDTC và Đ/c Phan Diễn, Bí
thư Thành ủy Đà Nẵng đều đề cập đến việc Nguyễn Bá Thanh, Chủ tịch UBND
thành phố Đà Nẵng đã nhận hối lộ của Phạm Minh Thông, Giám đốc Công ty
hợp doanh xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng, Nguyễn Hưng, Chỉ huy phó
Công trình đường Bắc Nam.
Đặc biệt Công văn số 77/KSĐT/KT ghi rõ: “Thông khai có đưa cho ông
Nguyễn Bá Thanh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng nhiều lần
số tiền là 4.425 triệu đồng theo yêu cầu của ông Thanh là Công ty muốn
được thanh toán vốn nhanh phải trích lại cho ông 5% trên số vốn do công
trình xây dựng bằng vốn ngân sách và 150.000đ/m2 trên số mét vuông đất
do Ủy ban nhân dân thanh toán bằng quỹ đất đường Bắc Nam… Với các tài
liệu, chứng cứ nêu trên, vào chiều ngày 31/10/2000 sau khi phân tích một
cách sâu sắc và có trách nhiệm, thì có 5/7 thành viên Ủy ban kiểm sát
thống nhất Phạm Minh Thông, Nguyễn Hưng phạm tội: Đưa hối lộ, Nguyễn Bá
Thanh phạm tội: Nhận hối lộ. Do đó nếu vụ án dừng lại chỉ xử lý quy buộc
số tiền trên cho Phạm Minh Thông và Nguyễn Hưng mà không điều tra, xử
lý đối tượng nhận tiền thì sẽ oan cho người đưa tiền, trong khi đó người
đòi hối lộ thì vô can, dư luận nhân dân không đồng tình và vụ án không
được giải quyết triệt để và thỏa đáng”.
Như vậy, theo quan điểm của Hội đồng xét xử phúc thẩm, việc Trung tá
Dương Tiến, cung cấp 02 công văn 73,77/KSĐT-KT của Viện Kiểm sát nhân
dân thành phố Đà Nẵng cho Đinh Công Sắt là hành vi “xúc phạm đến uy tín,
danh dự” của Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy ĐCSVN thành phố Đà Nẵng,
Đại biểu Quốc hội, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và do đó
Nguyễn Bá Thanh là “người bị hại”. Thế nhưng, trong toàn bộ hồ sơ của vụ
án phần liên quan đến Trung tá Dương Tiến không có bất cứ dấu vết nào
dù là nhỏ nhất cho thấy Nguyễn Bá Thanh là “người bị hại”, chẳng hạn
như: đơn tố cáo, lời khai của chính Nguyễn Bá Thanh tại Cơ quan điều tra
về hành vi phạm tội của Trung tá Dương Tiến. Mà đã không có “người bị
hại” thì không thể có việc Trung tá Dương Tiến phạm tội.
Tóm lại, chỉ riêng việc không có “người bị hại” trong vụ án hình sự này
cũng đã đủ chứng minh Trung tá Dương Tiến hoàn toàn vô tội. Do đó, việc
Hội đồng xét xử phúc thẩm đưa vụ án ra xét xử mà lẽ ra phải đình chỉ
theo Khoản 2 Điều 239 (Kháng cáo kháng nghị những quyết định của Tòa án
cấp sơ thẩm) Bộ Luật TTHS và hơn thế nữa, kết án Trung tá Dương Tiến dứt
khoát là hành vi phạm “Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có
tội” quy định tại Điều 294 và “Tội ra bản án trái pháp luật” quy định
tại Điều 295 Bộ Luật Hình sự!
Như vậy, người viết bài này đã chứng minh xong sự vô tội của Trung tá
Dương Tiến cũng như chứng minh xong tội phạm “Truy cứu trách nhiệm hình
sự người không có tội” của Hội đồng xét xử phúc thẩm – Tòa án nhân dân
thành phố Đà Nẵng do Thẩm phán Trần Mẫn làm Chủ tọa. Tuy nhiên, điều
nghiêm trọng hơn rất nhiều là Hội đồng xét xử phúc thẩm kết án oan Trung
tá Dương Tiến không hẳn do dốt nát về nghiệp vụ hoặc do có vấn đề về
tâm thần mà là do cố ý hãm hại người vô tội nhằm bao che hành vi “nhận
hối lộ” của Bí thư Thành ủy Đảng cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội,
nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh.
Thực vậy, có cả một loạt chứng cứ chứng minh nhận định này.
1. Hội đồng xét xử phúc thẩm bịa đặt căn cứ để kết tội
Pháp luật quy định các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ có thể điều tra,
kiểm sát, xét xử trên cơ sở các quy định của pháp luật. Thế nhưng Hội
đồng xét xử phúc thẩm đưa ra ít nhất 02 căn cứ không có trong bất kỳ văn
bản pháp luật nào để kết tội Trung tá Dương Tiến.
Tại bản án phúc thẩm có ghi: “Xét thấy, vụ án Phạm Minh Thông và vụ án
Nguyễn Hưng đã được Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng
xét xử phúc thẩm từ năm 2002, án đã có hiệu lực pháp luật, không có cán
bộ lãnh đạo nào của thành phố Đà Nẵng liên quan đến bản án đã xét xử. Do
đó mọi hành vi nhằm xúc phạm đến uy tín, danh dự lãnh đạo thành phố Đà
Nẵng trong vụ án trên là phạm pháp”.
Sự bịa đặt của Hội đồng xét xử phúc thẩm được thể hiện như sau:
Thứ nhất , không có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định bản án hình sự
phúc thẩm có hiệu lực pháp luật đối với người không phải là bị cáo. Vì
vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm muốn bản án hình sự phúc thẩm vụ án Phạm
Minh Thông và Nguyễn Hưng có hiệu lực pháp luật với Nguyễn Bá Thanh thì
nhân vật này bắt buộc phải là bị cáo trong vụ án này. Thế nhưng Nguyễn
Bá Thanh không phải là bị cáo trong vụ án vì chưa bị Công an thành phố
Đà Nẵng khởi tố bị can để điều tra để rồi bị Viện kiểm sát truy tố ra
Tòa án để xét xử về “Tội nhận hối lộ” quy định tại Điều 279 Bộ Luật Hình
sự!
Nói cách khác, muốn pháp luật xác nhận Nguyễn Bá Thanh không phạm “Tội
nhận hối lộ” của Phạm Minh Thông và Nguyễn Hưng thì cách duy nhất là
phải khởi tố bị can và truy tố Nguyễn Bá Thanh ra Tòa án để rồi Hội đồng
xét xử tuyên Nguyễn Bá Thanh không phạm tội sau khi bác bỏ những chứng
cứ buộc tội của đại diện Viện kiểm sát thực hiện công tố đối với nhân
vật này. Đó chính là điều mà Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã không dưới 2
lần cấp thiết đề nghị ngay giữa phiên tòa trước một cử tọa đông đảo
nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm đã cố tình lờ đi.
Thứ hai , không có bất cứ quy định pháp luật nào cấm công dân tiếp tục
tố cáo hành vi phạm pháp của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng nói chung, hành
vi phạm pháp của Nguyễn Bá Thanh nói riêng với các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền ngay cả trong trường hợp Nguyễn Bá Thanh với tư cách bị cáo
được Tòa án tuyên vô tội như giả thiết nêu trên.
Nhân đây cần khẳng định rằng chống tham nhũng là sự nghiệp của toàn dân
chứ không phải là việc riêng của chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp
luật, đồng nghĩa hoạt động của các cơ quan này phải chịu sự giám sát
chặt chẽ của người dân và của xã hội thông qua báo chí. Để nói việc
Trung tá Dương Tiến đưa cho Đinh Công Sắt xem hai công văn số 73 và
77/KSĐT-KT của Viện kiểm sát thành phố Đà Nẵng là hoàn toàn chính đáng
và cần thiết, không chỉ trao đổi thông tin để chống tham nhũng có hiệu
quả hơn mà còn để giám sát chính quyền nói chung, cơ quan bảo vệ pháp
luật nói riêng trong đấu tranh chống tham nhũng!
Theo Khoản 3 Điều 8 BLHS thì “Tội nhận hối lộ” là tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng nên thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm
này quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 23 BLHS là 20 năm. Do Nguyễn Bá
Thanh chưa bị Công an thành phố Đà Nẵng khởi tố để điều tra về hành vi
nhận hối lộ như Viện KSND thành phố Đà Nẵng đề xuất tại 02 công văn 73
và 77/KSĐT-KT nên việc công dân phẫn nộ, tiếp tục tố cáo hành vi phạm
pháp này của Nguyễn Bá Thanh không những là bình thường mà còn rất cần
thiết để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý Nguyễn Bá Thanh một
cách triệt để bằng biện pháp tư pháp.
Tóm lại, tố cáo là quyền công dân được Hiến pháp và Luật khiếu nại, tố
cáo bảo hộ. Do đó việc Hội đồng xét xử phúc thẩm xét xử và kết án những
người liên quan đến việc tố cáo Nguyễn Bá Thanh nhận hối lộ rõ ràng là
hành vi cản trở việc tố cáo và cản trở việc xử lý ông Thanh theo pháp
luật và vì vậy phạm “Tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo” quy định tại
Điểm a Khoản 1 Điều 132 Bộ Luật Hình sự.
Ngoài ra, tại bản án phúc thẩm còn ghi: “bị cáo Dương Tiến và Luật sư
cho rằng công văn 73,77 không có dấu mật, công khai, ai đọc cũng được là
điều không thể chấp nhận. Bởi lẽ bị cáo là công an, đồng thời giữ chức
vụ Trưởng Văn phòng đại diện của một tờ báo ngành công an, bị cáo phải
nhận thức rõ nội dung 2 công văn trên có đề cập đến cá nhân lãnh đạo địa
phương, vì vậy chỉ có người có thẩm quyền mới được biết”.
Sự bịa đặt của Hội đồng xét xử phúc thẩm được thể hiện như sau:
Thứ nhất , không có bất cứ quy định pháp luật nào cấm công dân đọc công
văn có dấu “Mật” của các cơ quan Nhà nước huống chi công văn không có
dấu “Mật” như hai công văn số 73 và 77/KSĐT-KT của Viện kiểm sát nhân
dân thành phố Đà Nẵng.
Thứ hai , không có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định công văn đề cập
đến cá nhân lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ người có thẩm quyền mới
được biết.
Tóm lại, chỉ trong trường hợp tài liệu có dấu “Mật” bị lọt ra ngoài xã
hội thì mới có thể truy cứu trách nhiệm và người bị truy cứu trách nhiệm
là người có thẩm quyền đã để lọt tài liệu đó ra ngoài chứ tuyệt nhiên
không thể truy cứu trách nhiệm người dân hay người không có thẩm quyền
đã đọc tài liệu đó.
2. Hội đồng xét xử phúc thẩm tự mâu thuẫn khi một mặt, mặc nhiên thừa
nhận Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND thành
phố Đà Nẵng, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh có hành vi “nhận hối lộ”
như kết luận của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng tại 02 công
văn số 73 và 77/KSĐT-KT nhưng mặt khác, lại kết luận việc lưu hành 02
công văn này xúc phạm danh dự, uy tín của Nguyễn Bá Thanh
Nếu Hội đồng xét xử cho rằng việc lưu hành 02 công văn số 73 và
77/KSĐT-KT của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng là hành vi xúc
phạm danh dự, uy tín của Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh thì
người có hành vi này phải biết rõ những điều mà họ loan truyền, lưu hành
là bịa đặt, tương tự hành vi của người phạm “Tội vu khống” quy định tại
Điều 122 Bộ Luật Hình sự.
Thế nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm đã không đả động một chút nào đến
nội dung của 02 công văn này, tức mặc nhiên thừa nhận việc Nguyễn Bá
Thanh nhận hối lộ không phải là bịa đặt, tức có thực.
Điều đáng lưu ý là ngoài hai công văn 73,77 của Viện kiểm sát nhân dân
thành phố Đà Nẵng, theo Thiếu tướng Trần Văn Thanh, Chánh Thanh tra Bộ
Công an tại Bản trình bày ngày 03/11/2008 làm theo yêu cầu của tổ công
tác liên ngành kèm theo công văn 3429/VKSTC-V2 ngày 30/10/2008 của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, còn có nhiều văn bản của các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền khác xác nhận các đơn tố cáo về hành vi tham nhũng của
Nguyễn Bá Thanh của một số công dân thành phố Đà Nẵng (trong đó có đơn
tố cáo của Đinh Công Sắt) là có cơ sở và đề xuất xử lý hình sự Nguyễn Bá
Thanh như:
- Báo cáo số 73/BC-VPBCĐ ngày 26/10/2007 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung
ương về phòng chống tham nhũng gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực
Ban bí thư và Báo cáo số 38/BC-VPBCĐ ngày 07/4/2008 của Văn phòng Ban
chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gửi Ban Bí thư Trung ương
Đảng đề xuất xử lý Nguyễn Bá Thanh theo quy định của pháp luật.
- Kết luận thanh tra số 524/KLTT-BCA (V24) ngày 06/6/2008 của Bộ Công an
xác định có đủ căn cứ để khởi tố vụ án và bị can đối với Nguyễn Bá
Thanh và việc Công an thành phố Đà Nẵng không khởi tố để điều tra là vi
phạm Điều 103, 104 BLTTHS, có dấu hiệu vi phạm Điều 294 BLHS.
3. Hội đồng xét xử phúc thẩm cố ý vi phạm tố tụng hình sự do đã không
triệu tập ông Nguyễn Trịnh Thăng tham gia tố tụng với tư cách nhân chứng
duy nhất cuộc gặp giữa Đinh Công Sắt và Trung tá Dương Tiến, ngày
14/5/2007 tại Văn phòng đại diện báo Công an thành phố Hồ Chí Minh tại
Hà Nội.
Ngày 11/01/2010, ông Nguyễn Trịnh Thăng, thường trú tại Tổ 42 An Hòa,
phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đã viết Đơn gửi Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao tố cáo Hội đồng xét xử sơ thẩm – Tòa án nhân
dân thành phố Đà Nẵng do Thẩm phán Nguyễn Thành làm Chủ tọa và Hội đồng
xét xử phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng do thẩm phán
Trần Mẫn làm Chủ tọa đã cố ý gạt bỏ ông Thăng với tư cách nhân chứng để
kết án oan Trung tá Dương Tiến cho bằng được. Nội dung Đơn tố cáo như
sau:
“Vào ngày 14/05/2007, ông Sắt gọi điện thoại cho tôi báo ông Sắt đã ra
đến Hà Nội và đề nghị tôi cùng đến gặp ông Dương Tiến tại Văn phòng đại
diện báo Công an thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Khoảng 5 đến 6 giờ
tối cùng ngày tôi và ông Sắt được ông Dương Tiến tiếp tại phòng khách
của Văn phòng và ông Sắt có đưa cho ông Dương Tiến một tập tài liệu (nội
dung tài liệu thì tôi không được biết). Do thấy hai người nói chuyện
cho nên tôi xin phép ra ngoài khoảng 15 phút. Khi quay lại thì tôi thấy
ông Sắt đang đọc hai tài liệu. Sau đó ông Sắt có đưa cho tôi xem qua thì
tôi được biết đây là 02 Công văn số 73,77/KSĐT-KT của Viện kiểm sát
nhân dân thành phố Đà Nẵng đề nghị xử lý ông Nguyễn Bá Thanh, Chủ tịch
UBND thành phố Đà Nẵng lúc đó, do đã nhận hối lộ của Phạm Minh Thông.
Đọc xong tôi trả lại hai tài liệu này cho ông Sắt. Lúc này ông Sắt nói
với ông Dương Tiến cho ông Sắt mượn 02 Công văn số 73,77/KSĐT-KT của
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng để đi photocopy và ông Dương
Tiến đồng ý. Sau đó ông Sắt rủ tôi cùng đi đến một cửa hàng photocopy
thuộc phường Cát Linh nhưng do cửa hàng đó đóng cửa nên ông Sắt bảo tôi
vào quán uống nước đợi ông. Khoảng 20 phút sau ông Sắt quay lại và bảo
tôi đi cùng để trả hai tài liệu trên cho ông Dương Tiến. Sau khi trả hai
tài liệu, ông Sắt nói với ông Dương Tiến rằng ông Sắt không có tiền để
về Đà Nẵng thì ông Dương Tiến đưa cho ông Sắt một triệu đồng để hỗ trợ.
Sau đó tôi đưa ông Sắt ra ga Hà Nội để về Đà Nẵng, còn tôi thì vẫn ở lại
Hà Nội.
Vào ngày 16-17/05/20007, ông Dương Tiến vào Đà Nẵng và ở tại khách sạn
Xanh và có nhờ tôi chở đi xem một số dự án, công trình mà các công dân
Đà Nẵng đang khiếu kiện mà ông Tiến đã phản ánh qua bài báo “Nguyên nhân
nào một số công dân Đà Nẵng khiếu kiện gay gắt” đăng trên báo Công an
thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/05/2007. Tôi có chở ông đi một số nơi
trong đó có dự án sân vận động Chi Lăng, dự án thủy sản Thọ Quang đường
Liên Chiểu, Thuận Phước… Trong thời gian ở khách sạn Xanh, ông Dương
Tiến nhận được một bản fax bài viết của ông Trần Đình Bá và có cho tôi
và ông Sắt xem ngay tại quán cà fê của khách sạn. Xem xong, chúng tôi
trả lại ông Dương Tiến bản fax đó.
Kết luận lại, tôi, Nguyễn Trịnh Thăng, một lần nữa khẳng định ông Dương Tiến không hề:
1. Bảo chúng tôi, Nguyễn Trịnh Thăng và Đinh Công Sắt phát tán 02 Công
văn số 73 và 77 của Viện kiểm sát thành phố Đà Nẵng cho nhân dân Đà Nẵng
đọc;
2. Vào Đà Nẵng chỉ để theo dõi, nắm tình hình dư luận về bài báo của ông viết về Đà Nẵng;
3. Cung cấp cho Đinh Công Sắt bài viết của ông Trần Đình Bá với những
nội dung không đúng sự thật để Sắt đọc, sử dụng cho mục đích khiếu nại,
tố cáo.
Là người có mặt trong các cuộc gặp giữa ông Dương Tiến và ông Đinh Công
Sắt nhưng tôi không hề được cấp Tòa sơ thẩm cũng như cấp Tòa phúc thẩm
triệu tập tham gia tố tụng với tư cách nhân chứng. Điều này cho thấy cả
hai cấp Tòa đã chủ định kết án oan ông Dương Tiến nên mới gạt tôi,
Nguyễn Trịnh Thăng, nhân chứng chứng minh ông Dương Tiến vô tội, ra khỏi
thành phần tham gia tố tụng trong vụ án “Lợi dụng các quyền tự do, dân
chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân”.
4. Thẩm phán Trần Mẫn, Chủ tọa phiên Tòa phúc thẩm đã vi phạm nghiêm trọng Điều 218 (Đối đáp) Bộ Luật tố tụng hình sự.
Điều 218 (Đối đáp) Bộ Luật hình sự quy định:
“Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền
trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của
mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý
kiến.
Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ
tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho
những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền
cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án.
Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý
kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia
tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận”.
Thế nhưng Thẩm phán Trần Mẫn, Chủ tọa phiên Tòa phúc thẩm đã liên tục vi phạm quy định tố tụng hình sự này:
Ø Khi Luật sư Nguyễn Thị Dương bắt đầu tranh luận thì ngăn Luật sư bằng
cách nói là chưa đến phần tranh luận. Khi Luật sư đòi tranh luận, đối
đáp với đại diện Viện kiểm sát thì lại nói là phần tranh luận đã qua
rồi, Luật sư không được tranh luận nữa?!
5.- Nhiều lần cắt ngang, ngăn cản Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà thực hiện
bào chữa thô bạo đến mức Luật sư phải tuyên bố thẳng thừng là Chủ tọa
phiên tòa đã vi phạm nghiêm trọng Điều 218 Bộ Luật tố tụng hình sự thì
mới chịu để Luật sư tiếp tục công việc của mình.
Ø Không yêu cầu Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ
án của Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát
viên tranh luận.
6.- Nhiều lần trực tiếp tranh luận với Luật sư thay cho đại diện Viện kiểm sát, vi phạm tính khách quan của Hội đồng xét xử!!!
7.-Ra lệnh cho nhân viên kỹ thuật tắt micro mỗi khi Luật sư Nguyễn Thị
Dương Hà thực hiện công việc bào chữa nhằm ngăn cử tọa nghe được nội
dung bào chữa liên quan đến hành vi “nhận hối lộ” của ông Nguyễn Bá
Thanh!!!
8. Thẩm phán Trần Mẫn, Chủ tọa phiên Tòa phúc thẩm đã vi phạm nghiêm
trọng tố tụng hình sự khi cho phép vị đại diện Mặt trận Tổ quốc thành
phố Đà Nẵng - không phải là người tham gia tố tụng hình sự theo quy định
tại Chương IV Bộ Luật tố tụng hình sự - lên án các bị cáo ngay giữa
phiên tòa để bênh ông Nguyễn Bá Thanh.
Việc thẩm phán Trần Mẫn, Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm cho phép đại diện
Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng không phải là người tham gia tố tụng
phát biểu ý kiến trong khi lại ngăn cản Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà là
người tham gia tố tụng thực hiện quyền bào chữa được pháp luật tố tụng
hình sự bảo hộ là bằng chứng không thể chối cãi về việc Hội đồng xét xử
phúc thẩm cố ý làm trái luật pháp nhằm bao che hành vi “nhận hối lộ” của
Nguyễn Bá Thanh và nhằm bao che hành vi “truy cứu trách nhiệm hình sự
người không có tội” và hành vi “ra bản án trái pháp luật” của Tòa án
nhân dân thành phố Đà Nẵng do thẩm phán Nguyễn Thành làm Chủ tọa.
Cũng cần nói thêm rằng việc thay Thẩm phán trước đó đã được giao nhiệm
vụ Chủ tọa Hội đồng xét xử phúc thẩm bằng thẩm phán Trần Mẫn chuẩn bị
nghỉ hưu và việc Thẩm phán họ Trần này đã phải tập dượt xử án vì đã lâu
không ngồi tòa theo một nguồn tin đáng tin cậy càng chứng tỏ Thẩm phán
này không có vai trò nào khác là tuyên một bản án “bỏ túi” hay được định
sẵn để bỏ tù những người đã “dám” tố cáo hành vi tham nhũng của Nguyễn
Bá Thanh!
Ngoài những hành vi cố ý xâm phạm pháp luật tố tụng nói trên, Hội đồng
xét xử phúc thẩm còn cố ý lờ đi những phản bác của Luật sư Nguyễn Thị
Dương Hà đối với hành vi “viết bài không đúng sự thật về tình hình Đà
Nẵng nhằm gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ lãnh đạo cũng như
chính quyền thành phố Đà Nẵng” và hành vi “cung cấp cho Đinh Công Sắt
bài viết của nhà báo Trần Đình Bá với những nội dung không đúng sự thật
để Sắt đọc, sử dụng cho mục đích khiếu nại, tố cáo” mà Tòa án nhân dân
thành phố Đà Nẵng đã buộc cho Trung tá Dương Tiến. Nói cách khác, Hội
đồng xét xử phúc thẩm tìm mọi cách để bao che Bản án trái pháp luật của
Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Kết luận lại, bằng việc xâm phạm trắng trợn pháp luật tố tụng hình sự,
bịa đặt chứng cứ để kết tội Trung tá Dương Tiến như trên đã chứng minh,
Hội đồng xét xử phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng do thẩm
phán Trần Mẫn làm Chủ tọa là điển hình xâm phạm hoạt động tư pháp, khép
tội oan công dân nhằm bao che tham nhũng và trả thù người chống tham
nhũng!
Không chấp nhận Bất công tột bậc này của những kẻ nhân danh Công lý tại
Đà Nẵng, ngày 19/5 vừa qua, đúng sinh nhật lần thứ 120 của Hồ Chí Minh,
người khai sáng Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, Trung tá Dương Tiến
đã chính thức gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình và
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng “Đơn đề nghị
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Bản án hình sự số 78/2009/HSPT
ngày 07/12/2009 của Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng
liên quan đến việc “nhận hối lộ” của Bí thư Thành ủy ĐCSVN, nguyên Chủ
tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh” với yêu
cầu không gì rõ ràng hơn:
Thứ nhất, tuyên Trung tá Dương Tiến, tức Dương Ngọc Tiến, không phạm
“Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, đình chỉ vụ án và phục
hồi cho Trung tá Dương Tiến mọi quyền và lợi ích hợp pháp.
Thứ hai, yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị
can đối với các thành viên Hội đồng xét xử sơ thẩm - Tòa án nhân dân
thành phố Đà Nẵng tại phiên tòa ngày 6-7/8/2009 và Hội đồng xét xử phúc
thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng tại phiên tòa ngày 07/12/2009
về “Tội truy cứu trách trách nhiệm hình sự người không có tội” quy định
tại Điều 295 Bộ Luật hình sự về “Tội ra bản án trái pháp luật” quy định
tại Điều 295 Bộ Luật Hình sự.
Thứ ba, yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can
đối với ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam,
nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về hành vi “nhận hối lộ” như đề
nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng tại Công văn số
73/KSĐT-KT ngày 31/10/2000.
Cũng chính việc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và Tòa phúc thẩm – Tòa
án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã đạp lên luật pháp để bao che tham
nhũng nghiêm trọng của Nguyễn Bá Thanh và đàn áp một cách tàn bạo những
người tố cáo đã gây phẫn nộ cao độ trong nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Liên tục từ cuối năm ngoái khi phiên tòa phúc thẩm kết thúc, công dân Đà
Nẵng đã liên tiếp viết Đơn tập thể gửi các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà
nước tố cáo và yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật hình sự cả
Nguyễn Bá Thanh lẫn các thế lực bao che nhân vật này mà cụ thể là Thẩm
phán Nguyễn Thành, Phó chánh án Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, Chủ
tọa Hội đồng xét xử sơ thẩm và và thẩm phán Trần Mẫn, Chánh tòa phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà nẵng, Chủ tọa Hội đồng xét xử phúc
thẩm vụ án “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền là không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng
không được làm oan người vô tội nên người viết bài này thấy không có lý
do gì để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình và Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng có thể chần chừ trong
việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Bản án hình sự phúc thẩm để
minh oan Trung tá Dương Tiến, Thiếu tướng Trần Văn Thanh - những sĩ quan
công an xứng danh “Vì nhân dân phục vụ” - và các bị cáo khác trong cùng
vụ án “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” là Nguyễn Phi Duy
Linh và Đinh Công Sắt cũng như để trừng trị nghiêm khắc những kẻ đã dựng
đứng lên vụ án này!
Mặc dầu vậy, ai cũng thấy rõ là việc trừng trị đến nơi đến chốn tham
nhũng cũng như những thẩm phán “coi Pháp luật bằng vung” như Trần Mẫn là
“bất khả thi” nếu như không vạch ra được thế lực “ô, dù” bao che cho
cái lũ “thù trong” này. Bởi thế nhiều người cho rằng chính ông Nguyễn
Văn Chi, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương của
Đảng là một trong số vai vế đã “bảo kê” ông Nguyễn Bá Thanh tham nhũng
và do đó “bảo kê” luôn việc bỏ tù Trung tá Dương Tiến, Thiếu tướng Trần
Văn Thanh… theo đúng nguyên tắc “Một mất Một còn” với 2 chứng cứ không
dễ gì bác được:
Một là, kể từ sau Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban kiểm tra
trung ương có thể nói là “độc quyền” hay “múa gậy vườn hoang” theo cách
nói dân gian trong việc xử lý các cán bộ “có vấn đề” thuộc “diện Trung
ương quản lý”, tức từ Phó chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
và cấp tương đương trở lên, sau khi những cơ quan khác của Đảng có cùng
chức năng là Ban Nội chính trung ương, Ban bảo vệ chính trị nội bộ đã
bị “xóa sổ”, hay nói đúng hơn là bị sáp nhập vào Văn phòng Trung ương
Đảng.
Nói cách khác, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Chi một khi “lắc đầu” thì dù Ban chỉ
đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thù tướng đứng đầu có muốn
xử lý cũng phải chào thua. Bằng chứng là Báo cáo số 73/BC-VPBCĐ ngày
26/10/2007 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Ban bí thư và Báo cáo số
38/BC-VPBCĐ ngày 07/4/2008 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng
chống tham nhũng gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng đề xuất xử lý ông
Nguyễn Bá Thanh theo quy định của pháp luật cũng đã không “đè” nổi,
“đánh xuôi” nổi Thông báo số 94TB/KTTW ngày 25/4/2007 của Ủy ban kiểm
tra trung ương do Phó Chủ nhiệm Nguyễn Thị Doan, nay là Phó Chủ tịch
Nước, ký thay Chủ nhiệm Nguyễn Văn Chi “thổi ngược”, phủi sạch trơn mọi
tố cáo đối với ông Nguyễn Bá Thanh!
Hai là, Thẩm phán Trần Mẫn là em ruột bà Trần Thị Thủy mà bà Thủy lại
chính là… vợ Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi!
Đó chưa kể “thâm giao” khó có thể không có giữa Nguyễn Bá Thanh và Chủ
nhiệm Chi bởi ông Chi là Bí thư Quảng Nam – Đà Nẵng trong gần cả chục
năm, từ 1986 đến 1994.
Để nói rằng, vẫn theo những ý kiến trên, oan khuất tày trời mà Trung tá
Dương Tiến, Thiếu tướng Trần Văn Thanh và hai bị cáo khác của vụ án “Lợi
dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” khó có thể được giải quyết chừng
nào Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi vẫn còn tại vị,
chừng nào Nhà nước nói chung, các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng,
vẫn còn đặt lợi ích của Đảng lên trên lợi ích của Tổ Quốc và Nhân Dân,
tóm lại chừng nào Đảng lệ vẫn còn đè Pháp luật!
Thế nhưng tôi vẫn tin rằng lũ “nội xâm” như Nguyễn Bá Thanh và các thế
lực “bảo kê” không thể tiếp tục tồn tại bởi Nước Nam này Hào Kiệt đời
nào chẳng có, mảnh đất Đà Nẵng kia đâu có thiếu Anh Hùng, mà bắt đầu
bằng tác giả của hai công văn 73,77/KSĐT-KT giờ đã thành huyền thoại:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Quốc Dũng.
Rất có thể tôi bị thuyết phục bởi bộc bạch này của người Viện trưởng –
cựu chiến binh quả cảm ấy: “Tôi đã ký lệnh bắt nó rồi… Tôi đã nói thẳng
với Nguyễn Bá Thanh rằng nếu mày không có quá nhiều tiền thì mày đã xanh
cỏ với tao từ lâu rồi”!!
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ
(Blog Cù Huy Hà Vũ)
Điều 4 Hiến Pháp 1992 phá hủy nền tảng của chính bản Hiến Pháp
Góp ý về Điều 4 Hiến pháp
Điều 4 trong bản “Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992” (Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia – 2005 – Bản sửa đổi), có đoạn viết như sau:
“Đảng Cộng Sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Điều 4 này mâu thuẫn và chống lại Điều 2, Điều 3, Điều 8, Điều 15, Điều
16, Điều 21, Điều 83… của chính bản Hiến pháp. Chúng tôi sẽ lần lượt
chứng minh.
Điều 2 của bản Hiến pháp có đoạn viết như sau: “Nhà nước CHXHCNVN là nhà
nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Theo Điều 2 này khẳng định nước
CHXHCNVN là một nước dân chủ. Bởi, Điều 2 nhắc lại định nghĩa của Ngài
Abraham Lincoln (1809-1865) – vị anh hùng giải phóng nô lệ, vị tổng
thống thứ 16 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, thần tượng của Karl Marx, được
Marx tôn làm biểu tượng của Tự Do – định nghĩa về một quốc gia dân chủ
như sau: “Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà chính quyền của dân,
do dân, vì dân!”.
Như vậy, khi Điều 4 khẳng định: “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà
nước và xã hội”, tức là nước CHXHCNVN theo một chế độ Đảng trị = Đảng
chủ, hoàn toàn chống lại Điều 2: khẳng định nước CHXHCNVN là một nhà
nước Dân trị = Dân chủ! Như vậy, nếu căn cứ vào Điều 2, thì Điều 4 là vi
hiến và ngược lại; nhưng Điều 2 có trước Điều 4, nên ta có thể coi Điều
4 là điều vi hiến được chăng?
Điều 83 của Hiến pháp có đoạn viết như sau: “Quốc hội là cơ quan đại
biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước
CHXHCNVN. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp…”.
Như vậy, Điều 2 và Điều 83 cùng khẳng định quyền tối thượng của nước
CHXHCNVN thuộc về nhân dân chứ không thuộc về Đảng CSVN như Điều 4 đã
quy định Đảng CSVN nắm quyền tuyệt đối: “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước
và xã hội”. Xã hội là toàn bộ đời sống văn hoá, chính trị, kinh tế, pháp
luật, thể chế, lịch sử, tôn giáo…của con người trong một quốc gia. Tức
là Điều 4 quy định Đảng CSVN là chủ nhân ông của đất nước và dân tộc
Việt Nam, là ông vua của các vua, chúa của các chúa. Nhưng oái oăm thay,
ở Điều 2 và Điều 83, bản Hiến pháp năm 1992 lại khẳng định Nhân Dân là
chủ nhân ông của đất nước và dân tộc, nắm quyền tối thượng quốc gia, y
hệt các nhà nước dân chủ khác trên thế giới vậy (Thế giới ngày nay có
chừng 95% số quốc gia theo chế độ dân chủ đại nghị). Do đó, cứ theo Điều
4, Điều 2, Điều 83, thì nước Việt Nam ta có hai “vua”: “Vua Đảng CSVN”
và “Vua Nhân Dân” ư? Nếu lấy hai chọi một, thì Điều 4 là thiểu số phải
bị coi là vi hiến trước Điều 2 và Điều 83 đa số?
Chưa hết, ngay cả ở Điều 3 trong bản Hiến pháp 1992 cũng hàm chứa yếu tố chống lại Điều 4.
Điều 3 có đoạn viết như sau: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy
quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân”. “Quyền làm chủ về mọi mặt của
nhân dân” nghĩa là nhân dân làm chủ tất tần tật mọi sinh hoạt xã hội từ
chính trị, văn hoá xã hội, thể chế, luật pháp, lịch sử… của nước Việt
Nam. Mệnh đề này của Điều 3 trong Hiến pháp phủ nhận Điều 4. Như vậy,
Điều 3 đã về hùa với các Điều 2 và Điều 83 cùng xóa bỏ Điều 4 trong bản
Hiến pháp.
Mệnh đề thứ 2 của Điều 3 viết như sau: “… Thực hiện mục tiêu: dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc…”. Chính Điều 3 trong Hiến pháp đã xác định xã
hội Việt Nam là một xã hội công bằng, tự do. Tự do và Công bằng xã hội
là mọi công dân đều bình đẳng, không ai nhảy ra sai khiến (lãnh đạo) ai
mà không được sự đồng ý của người bị sai khiến (bị lãnh đạo). Đảng CSVN
chỉ là một nhóm người rất thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
(ngót ba triệu đảng viên CS trong khi đó có hơn 90 triệu người dân ngoài
đảng). Vậy thiểu số kia muốn cai trị (lãnh đạo) đa số này phải hỏi ý
kiến xem 80 triệu dân có đồng ý (cho phép) Đảng CSVN cai trị đại đa số
nhân dân Việt Nam hay không?
Nghe câu hỏi này, Đảng CSVN bèn bảo: – Quốc hội nước CHXHCNVN đã bỏ
phiếu xác định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng CS thì không phải là
toàn dân đồng thuận là gì? Vâng, đấy chỉ là sự đồng thuận hình thức,
đồng thuận ảo, đồng thuận giả tạo! Vì trong Quốc hội có đến hơn 95% đại
biểu là đảng viên CS, thì Quốc Hội thực chất chỉ là Quốc hội của Đảng CS
mà thôi! Với phương châm bầu cử: “Đảng cử, Dân bầu” của Đảng CS, thì
người dân (hơn 80 triệu) đã bị tước quyền ứng cử và bầu cử. Khi Nhân Dân
mất quyền “cử” thì chữ “bầu” cũng thành vô nghĩa, thành trò hề! Do đó,
mọi cuộc bầu bán do Đảng CS tổ chức để hình thành Quốc hội đều chỉ là
hình thức, là trò ảo thuật kiểu Đảng CS vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa
lĩnh thưởng mà thôi! Bầu cử Quốc Hội mà Đảng CS toàn cử người của mình
ra ứng cử, rồi bắt dân chỉ được quyền “Bầu”, không được quyền “Cử”, Dân
không được quyền kiểm phiếu… thì cái Quốc Hội kia chỉ là Quốc Hội của
Đảng chứ nào đâu còn là Quốc hội của Dân? Do đó, chính Đảng CSVN đã vi
phạm Điều 3 của Hiến pháp là không tôn trọng hai chữ: Tự do – Bình đẳng
(Công bằng)!
Như vậy, Điều 3 trong Hiến pháp đã phủ nhận chính Điều 4 vậy!
Điều 8 trong bản Hiến pháp 1992 có đoạn viết như sau: “… Kiên quyết đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch,
cửa quyền”. Điều 8 không cho phép ai (kể cả Đảng CS) được phép quan
liêu, cửa quyền. Nhưng ở Điều 4, Đảng CSVN đã chứng tỏ sự quan liêu, cửa
quyền của mình bằng cách tự cho mình quyền lãnh đạo tối thượng nhân dân
Việt Nam trái với quy định ở Điều 2, Điều 3 và Điều 83. Do đó, Điều 8
cũng đã phủ nhận chính Điều 4.
Điều 15 trong bản Hiến pháp, có đoạn viết: “Nhà nước thực hiện nhất quán
chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa…dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân,
trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng…”. Chính sự khẳng
định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường (khái niệm “định
hướng XHCN” hoàn toàn vô nghĩa), chấp nhận nền kinh tế tư nhân tại Việt
Nam nơi Điều 15 này đã phủ nhận Điều 4; vì Điều 4 ghi: “Đảng CSVN theo
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Vì sao vậy? Vì ai đã đọc
Mác - Lênin, dù chỉ ở trình độ sơ cấp, cũng biết chủ nghĩa Mác-Lê phủ
nhận kinh tế thị trường = tư bản, xóa bỏ sở hữu tư nhân. Có chủ nghĩa
Mác - Lê thì không có kinh tế tư bản = kinh tế thị trường và sở hữu tư
nhân và ngược lại! Như vậy, Điều 15 đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại!?
Điều 17 trong bản Hiến pháp 1992 tiếp tục phủ nhận Điều 4 bằng cách nói
rõ hơn sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam như sau: “Phát huy mọi
năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế
nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư
nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài…”.
Chính sự khẳng định Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam đang
xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Điều 17 này đã giết chết chủ
nghĩa Mác - Lênin là tôn giáo và cương lĩnh của Đảng như Điều 4 đã quy
định. Vậy, Điều 17 này đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại?
Điều 21 trong bản Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định Việt Nam xây dựng
nền kinh tế thị trường, tức kinh tế tư bản chủ nghĩa, như có đoạn viết
sau: “Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình
thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị
hạn chế về quy mô hoạt động…”. Mục đích của chủ nghĩa Mác - Lê Nin là
chôn chủ nghĩa tư bản. Sao Đảng CSVN ghi trong Điều 4 Hiến pháp “là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội… theo chủ nghĩa Mác-Lênin” lại phát
triển kinh tế tư bản? Hóa ra, bằng cách đề ra bốn Điều: 15, 16,17, 21
trong Hiến pháp 1992 là xây dựng nền kinh tế tư bản trên đất nước Việt
Nam, Đảng CSVN đã làm ngược lại 180 độ chủ nghĩa Mác–Lênin; cũng có
nghĩa là chính Đảng CSVN không chôn tư bản như nguyên lý Mác-Lênin đã
dạy, mà ngược lại còn đi xây dựng tư bản chủ nghĩa. Như vậy, có phải
chính là Đảng CSVN đã ngầm xóa bỏ Điều 4 trong bản Hiến pháp?
Tựu trung, Điều 4 trong Hiến pháp 1992 (bản sửa đổi) đã xóa bỏ các Điều
2, 3, 8,15, 16, 21, 83… của chính bản Hiến pháp, cũng là xóa bỏ nền tảng
của bản Hiến pháp vậy! Muốn bản Hiến pháp không bị vô hiệu hoá vì sự
thậm vô lý (ngược đời), cần phải xóa bỏ Điều 4. Vả lại, nếu Điều 4 Hiến
pháp không bị xóa bỏ, hiển nhiên là các cuộc bầu cử của nhà nước Việt
Nam chung quy chỉ là hình thức, là trò đùa mà thôi; vì Hiến pháp đã
khẳng định đảng cộng sản Việt Nam với số đảng viên thiểu số (ba triệu)
là lực lượng vĩnh viễn lãnh đạo đất nước, lãnh đạo khối nhân dân đa số
(90 triệu) thì còn bầu cử làm gì cho mất công, vô ích. Chính Điều 4 Hiến
pháp này đã thông báo một điều hiển nhiên: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM LÀ NHÀ NƯỚC ĐỘC TÀI, ĐỘC ĐẢNG, TUYỆT ĐỐI KHÔNG PHẢI LÀ
NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ như Hiến pháp đã lừa dối tuyên bố.,.
Sài Gòn 2006-2013
Trần Mạnh Hảo
Viết báo, viết văn, làm thơ, viết phê bình văn học
(Dân luận)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét