Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Tin ngày 10/1/2013 - chuẩn bị chiến tranh?

  • Nhật tăng cường quốc phòng do Trung Quốc gây sức ép trên biển đảo (RFI) - Giữa lúc quan hệ ngoại giao Trung -Nhật vẫn tiếp tục căng thẳng do tranh chấp chủ quyền biển đảo, chính phủ của ông Shinzo Abe mới lên lãnh đạo đã thông báo tăng ngân sách quân sự thêm hơn 1,5 tỷ đô la Mỹ. Đây là một việc làm chưa từng có kể từ hơn một thập niên qua, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Nhật đang gặp nhiều khó khăn cần một nguồn tài chính lớn để kích thích tăng trưởng.
  • Cộng đồng công giáo Việt Nam không ngừng bị sách nhiễu (RFI) - Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội châu Á, nhất là tại vùng Đông và Đông Nam Á được các báo Pháp số ra hôm nay quan tâm nhiều : từ vấn đề xung khắc giữa cộng đồng công giáo và chính phủ Việt Nam trên báo La Croix, chủ tịch tập đoàn Google bất ngờ viếng thăm Bình Nhưỡng của báo Le Monde, đến làn sóng phản đối kiểm duyệt báo chí tại Trung Quốc đăng trên Le Figaro.
  • Biển Đông : Manila chất vấn Bắc Kinh về chỉ thị khám soát tàu thuyền (RFI) - Phát biểu tại Manila vào hôm nay, 09/01/2012, Ngoại trưởng Philippines Albert Rosario xác nhận là chính quyền nước này đã yêu cầu Trung Quốc giải thích hai sự kiện làm tình hình Biển Đông căng thẳng thêm trong những ngày đầu năm 2013 : Chỉ thị cho công an biên phòng tỉnh Hải Nam quyền khám soát tàu thuyền ngoại quốc bị cho là thâm nhập trái phép vùng Biển Đông mà Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền, và quyết định triển khai một tàu tuần tra hạng nặng xuống Biển Đông.
  • Việt Nam kết án tù 13 người Thiên chúa giáo với tội "lật đổ chính quyền" (RFI) - Phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 người Thiên Chúa giáo đã kết thúc chiều hôm nay 09/01/2013 tại thành phố Vinh. AFP dẫn nguồn tin của một trong các luật sư của các bị cáo cho biết, tòa đã tuyên án 13 bản án tù nặng nề vì những cáo buộc « âm mưu lật đổ chính quyền ». Ba án tù nặng nhất lên tới 13 năm, mười bị cáo khác lần lượt phải chịu các hình phạt từ 3 đến 8 năm tù giam cùng với thời hạn quản chế nhiều năm sau khi mãn án.
  • Trung Quốc tăng cường kiểm tra trái cây nhập từ Việt Nam (RFI) - Theo tin tức được nhật báo Trung Quốc China Daily đăng tải vào hôm nay 09/01/2013, cơ quan kiểm dịch tỉnh Quảng Tây vừa quyết định giám sát chặt chẽ trái cây nhập khẩu từ Việt Nam. Theo cơ quan này, biện pháp này được ban hành sau khi họ đã khám phá một chất độc hại được biết dưới tên gọi khoa học Planococcus lilacinus trên một chuyến bay chở chôm chôm nhập từ Việt Nam.
  • Báo chí Trung Quốc : Làn sóng ngầm chống kiểm duyệt lan rộng (RFI) - Từ đầu tuần này, các biên tập viên của tờ Nam Phương Chu Mạt tại Quảng Đông đã có hành động phản ứng mạnh mẽ bất thường chống lại việc kiểm duyệt báo chí thô bạo của cơ quan tuyên huấn. Vào ngày hôm nay 09/01/2013, các phóng viên đã trở lại làm việc sau hai ngày đình công. Sự việc diễn ra ở tuần báo Nam Phương không chỉ gây bất bình trong xã hội mà còn báo khác đầu lan sang một tờ báo khác ở thủ đô.
  • Bộ Quốc phòng Nhật đòi thêm 2 tỷ đô la để cải thiện không quân (RFI) - Cho dù ngân sách quốc phòng dự trù cho tài khóa 2013-2013 vừa được quyết định tăng lên, lần đầu tiên từ năm 2002 đến nay, tân chính phủ Nhật Bản vào hôm nay, 09/01/2013 đã cho biết là họ quyết định xin thêm hơn hai tỷ đô la khác. Mục tiêu là để nâng cấp ngay lập tức hệ thống phòng không và lực lượng không quân.
  • Tokyo nhanh chóng triển khai chính sách Đông Nam Á (RFI) - Ngoại trưởng Nhật Bản đã đến Manila hôm nay, 09/01/2013 trong khuôn khổ chuyến công du sẽ tiếp tục đưa ông qua Singapore, Brunei và Úc. Sau chuyến đi thăm Miến Điện vào tuần qua của Phó Thủ tướng Taro Aso, sự kiện này lại càng khẳng định hướng tăng cường quan hệ với Đông Nam Á của tân chính phủ Nhật Bản, nhất là khi có tin là đích thân Thủ tướng Shinzo Abe cũng sẽ đến Indonesia, Thái Lan và đặc biệt là Việt Nam, nhân chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông trong cương vị tân lãnh đạo Nhật Bản.
  • Hỏi đáp Y học: Viêm màng não (VOA) - Trong chương trình hỏi đáp y học kỳ này, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền trả lời thắc mắc về ‘viêm màng não, dẫn đến yếu mắt, tai điếc, mặt bị méo qua một bên’
  • Chavez chưa làm lễ nhậm chức (BBC) - Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, hiện nằm viện sau phẫu thuật, sẽ nghỉ cho tới khi hồi phục mới tuyên thệ nhậm chức.
  • Nhìn lại Hiệp định Paris 1973 (BBC) - Sử gia Vũ Minh Giang từ Hà Nội coi Hiệp định Paris là cách thức chấm dứt một cuộc chiến và lý giải số phận của lực lượng thứ ba.
  • Thị trường game sẽ biến đổi? (BBC) - Tập đoàn Xi3 công bố sản phẩm mới để cạnh tranh với các thiết bị chơi game console hiện tại trên thị trường như Xbox 360, PS3, Wii.
  • Nhạc sĩ Hoàng Hiệp qua đời (BBC) - Nhìn lại sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, người qua đời trưa ngày 9/1/2012 tại tư gia ở thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bên trong tổ tò vò có gì? (BBC) - Tác giả Phạm Toàn chưa tin tưởng vào khả năng xoay chuyển tình thế khi ông Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội.
  • Tuyên giáo trừng phạt báo Nam Phương (BBC) - Tuyên giáo TQ ra chỉ thị bắt truyền thông đồng loạt lên án tuần báo Nam Phương ở Quảng Châu nhưng cũng có báo tỏ ý bất đồng.
  • TQ âm thầm ‘thâu tóm’ mỏ của Philippines (BaoMoi) - Khi người dân Philippines và quốc tế mải mê chú ý đến hành động gây hấn của Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông thì lại quên hoặc ít đề cập tới việc Trung Quốc đang thâu tóm ngành công nghiệp khai khoáng của Philippines.
  • Tân Thủ tướng Nhật Bản dự kiến thăm Đông Nam Á (BaoMoi) - Hãng thông tấn Kyodo dẫn các nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết, tân Thủ tướng Sin-dô A-bê (Shinzo Abe) đang cân nhắc thăm In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt Nam vào cuối tuần tới trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng trước.
  • Thúc đẩy phát triển hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (BaoMoi) - QĐND - Nhận lời mời của Chính phủ Ấn Độ, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã thăm chính thức Ấn Độ và tham dự Lễ tổng kết năm Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ từ ngày 7 đến 10-1. Sáng 9-1, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ San-man Khơ-sít (Salman Khurshid).
  • Philippines yêu cầu Trung Quốc xác định ranh giới (BaoMoi) - Manila yêu cầu Bắc Kinh giải thích rõ về việc triển khai một tàu tuần tra bảo vệ vùng tranh chấp mà Philippines tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, cho rằng động thái này làm dấy lên căng thẳng mới tại đây.
  • 4 tàu Hải giám mới xuống Biển Đông (BaoMoi) - Báo Philippines: Chiến hạm đổ bộ Trung Quốc ở sát Trường Sa "Thủ tướng Nhật Abe sẽ thăm Việt Nam trước Mỹ” Triều Tiên đầu tư 10 triệu USD tại Campuchia
  • Việt Nam đảm nhận cương vị Tổng Thư ký ASEAN (BaoMoi) - Việt Nam chính thức đảm nhận cương vị Tổng Thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017. Ngày 9-1, lễ bàn giao được tổ chức tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a), giữa Tổng Thư ký ASEAN mãn nhiệm Xu-rin Pít-xu-văn và nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao In-đô-nê-xi-a, Đại sứ - Trưởng phái đoàn đại diện thường trực các nước ASEAN và các nước đối tác của ASEAN; đại sứ, đại diện các nước ASEAN, Đoàn Ngoại giao tại In-đô-nê-xi-a và các tổ chức khu vực và quốc tế...
  • Nhật triệu Đại sứ Trung Quốc để phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền (BaoMoi) - PN - Ngày 8/1/2013, Bộ Ngoại giao Nhật đã triệu Đại sứ Trung Quốc tới để kịch liệt phản đối sự hiện diện của các tàu Trung Quốc trong vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang bị tranh chấp giữa hai nước và yêu cầu không tái diễn các hành động tương tự. Trước đó, vào hôm 7/1, Trung Quốc đã phái bốn tàu tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Nâng kim ngạch thương mại Việt Nam-Ấn Độ lên 7 tỷ USD (BaoMoi) - (Chinhphu.vn)-Sáng 9/1, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Salman Khurshid và khẳng định Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư tại Việt Nam.
  • Chiến hạm đổ bộ TQ gần Trường Sa, Mỹ ủng hộ Nhật (BaoMoi) - (Phunutoday) - Chiến hạm đổ bộ Trung Quốc kéo sát Trường Sa, Mỹ đứng về phía Nhật trong tranh chấp trên biển Hoa Đông, vũ khí hóa học Syria có thể triển khai chỉ trong 2 giờ... là tin tức thời sự chính ngày 9/1.
  • Philippines yêu cầu Trung Quốc xác định rõ ranh giới (BaoMoi) - Theo AP, Philippines ngày 9/1 đã yêu cầu Trung Quốc giải thích việc Bắc Kinh triển khai một tàu tuần tra để bảo vệ quần đảo và vùng biển giàu tiềm năng dầu mỏ mà nước này tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, cho rằng động thái này làm dấy lên căng thẳng mới liên quan đến vùng biển tranh chấp này.
  • Nhật tăng hợp tác với Mỹ để giải quyết tranh chấp đảo (BaoMoi) - Ngày 8/1, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nhất trí tăng cường quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, đồng thời hợp tác chặt chẽ trong những vấn đề như tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.
  • Cuộc “đua” nghẹt thở giữa máy bay Trung, Nhật (BaoMoi) - Máy bay không người lái hiện đang trở thành trung tâm của “cuộc đua vũ trang” căng thẳng đến nghẹt thở giữa Trung Quốc và Nhật Bản khi hai nước đang tìm cách “khẳng định chủ quyền” đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc 'đe', Philippines đáp trả (BaoMoi) - TPO-Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines ngày 8-1 lên tiếng khẳng định chủ quyền với đảo Thị Tứ, một động thái cứng rắn trước việc Trung Quốc “đe” Philippines không làm phức tạp Biển Đông.
    Đảo Thị Tứ. Ảnh: Interaksyon.
  • Tranh chấp Biển Đông vẫn là thách thức của ASEAN (BaoMoi) - Dân Việt - Ngày 9.1, lễ nhậm chức Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) của ông Lê Lương Minh đã được tổ chức tại trụ sở ASEAN ở Indonesa với sự tham dự của khoảng 200 đại sứ và nhà ngoại giao các nước.
  • Tân TTK ASEAN Lê Lương Minh phát biểu về biển Đông (BaoMoi) - (NLĐO) - Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ nhanh chóng tìm cách đàm phán với Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), tân Tổng thư ký Lê Lương Minh phát biểu tại lễ nhậm chức sáng 9-1.
  • Ông Lê Lương Minh kỳ vọng giải quyết tranh chấp biển Đông (BaoMoi) - TTO - Ngày 9-1, lễ chuyển giao cương vị tổng thư ký Asean đã diễn ra tại Jakarta, Indonesia, nơi có trụ sở Ban thư ký Asean. Ông Lê Lương Minh, thứ trưởng Ngoại giao VN, đảm nhận vị trí này từ người tiền nhiệm Thái Lan là tiến sĩ Surin Pitsuwan.
  • Việt Nam chính thức đảm nhận cương vị Tổng Thư ký ASEAN (BaoMoi) - (Dân trí) - Sáng nay 9/1, ông Lê Lương Minh đã chính thức đảm nhận cương vị Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhiệm kỳ 2013-2017, với lễ bàn giao được tổ chức trọng thể tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở thủ đô Jakarta.
  • Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh: 'Tôi bị sét đánh...' (BaoMoi) - Trong bài phát biểu nhậm chức sáng nay (9/1) tại Jakarta, tân Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh đề cập việc ASEAN cần tăng tốc đàm phán với Trung Quốc để sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
  • Trung Quốc dừng ngăn tàu cá Việt Nam vào Hoàng Sa tránh bão (BaoMoi) - Sáng 9/1, Trung tâm Phòng chống lụt bão (PCLB) miền Trung - Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng) cho biết, tàu hải quân Trung Quốc đã dừng ngăn chặn hai tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi bị nạn trên biển vào đảo Bom Bay (trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) để tránh bão số 1
  • Nhật Bản triệu hồi đại sứ Trung Quốc để phản đối (BaoMoi) - (Petrotimes) - Ngoại trưởng Nhật Bản vừa triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, ông Trình Vĩnh Hoa, để phản đối việc tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Bản tin tiếng Anh


  • Chinese companies want more staff (Washington Post) - China tops any other Asia-Pacific market in its number of companies that plan to hire more employees, a report says.
  • Price cut for 20 types of drugs (Washington Post) - China will adopt new methods, including international price comparisons, to regulate the price of imported drugs, an official at the country's top price regulator said on Tuesday.
  • Firms chase overseas deals (Washington Post) - Global economic woes have boosted outbound mergers and acquisitions by Chinese companies to a new high in 2012.
  • Mainland tourists to Taiwan hit record high (Washington Post) - Chinese mainland visitors to Taiwan topped 1.97 million in 2012, up 57.6 percent year on year, hitting a record high, the cross-Straits tourism authority said Sunday.
  • Overseas yuan gets nod in mainland PE market (Washington Post) - The mainland private equity (PE) market is heralding a new stage, as the mainland regulator allows overseas yuan capital to come in to boost PE investments.
  • Bourses mixed on first trading day of year yet outlook bright (Washington Post) - China's two bourses turned in a mixed performance on Friday, the first trading day of 2013.The Shanghai Composite Index ended up 0.35 percent at 2,276.99 points, while the Shenzhen Component Index edged down 0.22 percent, closing at 9,096.07.
  • Uncool, or simply warm? (Washington Post) - Peking University graduate Wu Qi's friends told him to bring several pair of qiuku, or thermal underwear, when he was preparing to study in Stockholm in 2009.
  • Brixton's Beijing jiaozi (Washington Post) - It is cold and bone-chilling weather, and the rising steam from cooking dumplings mist up the little shop. Ellie Buchdahl finds comfort in feasting on Chinese dumplings in south London.
  • Orphanage owner hospitalized (Washington Post) - The owner of an illegal orphanage in Central China was sent to hospital over the weekend suffering a heart attack after she was questioned by police about a fire that killed six children and a young adult.
  • Being gay in China (Washington Post) - In both Chinese history and literature, homosexuality was open and tolerated.
  • What a catch (Washington Post) - In northeast China, ice fishing is an ancient tradition. The season usually runs throughout the freezing months of winter, from the end of December to just before Spring Festival.
  • First public lesbian wedding held in S China (Washington Post) - A lesbian couple, 36-year-old Dongdong (alias) and 30-year-old Qiqi (alias), stand together at their wedding in Shenzhen city, South China's Guangdong province on Jan 4, 2013.
  • Ice threatens Bohai oilfields, farms (Washington Post) - Frozen seas off the coast of China are expected to expand to severe levels in late January, posing threats to offshore oil and gas fields, leaving thousands of ships stranded and affecting aquaculture farms.
  • Xi: China-Russia ties prioritized in diplomacy (Washington Post) - Chinese leader Xi Jinping on Tuesday said that promoting relations with Russia is a priority for Chinese diplomacy as he met with a Russian delegation in Beijing.
  • Father of Indian rape victim wants her named (Washington Post) - The father of the Indian student whose brutal rape provoked a global outcry said he wanted her name made public so she could be an inspiration to victims of sexual assault.
  • Egyptians debate over draft law limiting protests (Washington Post) - The draft law limiting protests in Egypt, which is currently being studied after recently being announced by Justice Minister Ahmed Mekki, stirred up an overwhelming debate in the Egyptian political arena.
  • Chavez to keep his presidency beyond Jan 10 (Washington Post) - President of the National Assembly of Venezuela, Diosdado Cabello, said that Venezuelan President Hugo Chavez "will still be the President beyond January 10th", despite of his precarious health.
  • Majority of postgrad examinees seeking better jobs (Washington Post) - College graduates who are taking postgraduate entrance exams are doing so largely because they desire better job opportunities, according to survey results released on Saturday.

‘Trung Quốc đã chiếm ba phần tư khu vực quần đảo Trường Sa’

Theo tin của báo Philippines đưa ngày 8/1, một chiến hạm đổ bộ có chở theo xe tăng và thủy quân Trung Quốc đã 2 lần xuất hiện gần đảo Thị Tứ, nằm trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Hình ảnh đảo Thị Tứ.
Đảo Thị Tứ hiện do Philippines chiếm giữ, với tên gọi Kalayaan. Theo tin của tờ Philstar, Thị trưởng Eugenio Bito-onon đã chụp được hình ảnh con tàu này và khẳng định trên đó có cả xe tăng lẫn lực lượng thủy quân lục chiến.
 
Đây là một trong 6 tàu mà Trung Quốc tuyên bố sử dụng để duy trì chủ quyền trên Biển Đông, khu vực gần Philippines. Tháng 10/2012, một tàu chiến Trung Quốc đã bám theo và quấy nhiễu đoàn 4 tàu chở hàng tiếp tế của Philippines từ tỉnh Palawan tới đảo Thị Tứ.
 
“Trung Quốc đang liên tục tăng cường lực lượng hải quân trong khu vực, chiếm đóng và cho xây dựng trên các đảo không có người ở”, Eugenio Bito-onon nói trong một cuộc phỏng vấn cuối năm ngoái. 
 
“Tôi nghĩ rằng họ đã chiếm ba phần tư toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa”.
  Nguyên Phong 
  (Sống mới)

Trần Kinh Nghị - Sĩ và Sợ

Sĩ diện và sợ hãi là hai thuộc tính bản năng của con người. Ai sinh ra cũng đều biết sĩ diện và biết sợ hãi; khác nhau chăng chỉ là mức độ và khi con người ta càng lớn lên, chúng có thể diển biến  theo hai hướng trái ngược nhau và thường khi càng sĩ diện thì càng sợ hãi. Cả hai đều đóng vai trò điều tiết cách ứng xử của  con người tùy theo tình huống và trạng thái quan hệ xã hội của chủ nhân.
Ở Việt Nam hai thuộc tính sĩ và sợ có bề dầy lịch sử ngót 5.000 năm rồi đấy, chính xác là từ thời Kinh Dương Vương năm 2.879 trước CN. Nhưng không hiểu sao đã hơn nửa thế kỷ nay sách sử của ta có xu hướng giảm dần số niên đại xuống, gần đây chỉ còn hơn 2.000 năm thôi. Phải chăng đó cũng là một dấu hiệu của sự sợ hãi?
Lịch sử dân tộc Việt Nam có rất nhiều tấm gương phản ánh một cách sinh động về hai tính cách sĩ và sợ. Bên cạnh các anh hùng dân tộc từ huyền thoại như Thạch Sanh, Thánh Gióng đến các nhân vật có thật như Bà Triệu, Bà Trưng, Trần Quốc Tuấn, Tôn Thất Thiết, Lý Tự Trọng...bao giờ cũng có những kẻ như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống,....  Sĩ và sợ không chỉ thể hiện trong chuyện quốc gia đại sự mà trong đời thường. Đó là chuyện anh nông dân nghèo rớt mồng tơi quanh năm  phải ăn cháo, nhưng khi ra ngõ không quên ngậm que tăm như để nói với thiên hạ rằng ta đây ăm cơm thịt!  Lối ứng xử này hình như vẫn còn đến ngày nay khi nhiều người thích ngậm tăm hoặc búng tăm tanh tách khi bước ra cửa hàng ăn. Còn nhớ Hà Nội thời Pháp với những cô gái dù giàu, nghèo khi ra đường vẫn khoác bộ cánh áo dài, đầu đội nón lá. Con gái  thời nay ít ra cũng phải có chiếc xe tay ga! Trong giới quan trường đang rộ lên "mốt" chơi bằng cấp, chức danh không khác nào loài chim khoe lông vũ. Nói chung là, cái tính sĩ có sức lan tỏa ghê gớm lắm và trở thành sự hảo huyền, hư danh (hửu danh vô thực) với rất nhiều cung bậc trong mọi tầng lớp xã hội.
Tính sợ cũng không kém phần tinh vi, phức tạp. Con người ta ai cũng có lý do để lo sợ. Sợ vu vơ là sợ ma, sợ bóng tối; sợ cụ thể là sợ kẻ thù, người ngay sợ kẻ gian; kẻ yếu sợ kẻ mạnh, người có chức sợ mất chức; quan dưới sợ quan trên; v.v... nghĩa là trăm nổi sợ. Trãi qua hàng ngàn năm Bắc thuộc rồi Tây thuộc,  hai đặc tính sĩ và sợ của người Việt có những đặc thù riêng. Người dân bình thường sợ đã đành, nhưng tầng lớp quan lại cũng luôn canh cánh nỗi lo sợ trước kẻ thống trị ngoại bang. Phàm kẻ nào có nhiều chức quyền và giàu có hơn thì càng lo sợ hơn. Có lẽ chỉ những ai không có hai thứ đó mới có xu hướng đề cao tính sĩ diện. Và thuật ngữ "kẻ sĩ" ra đời từ đó. Tuy nhiên khái niệm kẻ sĩ vốn là một khái niệm  mơ hồ. Nó được sử dụng như một tiêu chí để phân loại về nhân cách và tính cách của con người Việt Nam trong bối cảnh một dân tộc bị ngoại bang đô hộ. Bằng khái niệm "kẻ sĩ" họ muốn tự vạch ra một ranh giới giữa cái thiện, sự liêm chính với cái ác độc và sự gian dối. Oái om thay, những kẻ sĩ thường là chẳng có chức tước, quyền hành gì; họ đơn giản chỉ là những người trí thức, đôi khi không xu dích túi. "Sĩ phu Bắc Hà" chính là một trong những loại kẻ sĩ như vậy. Trong bối cảnh xã hội phong kiến thuộcđịa, "kẻ sĩ" tồn tại như một khái niệm đạo đức lỏng lẻo không hề có tính ràng buộc nào. Nếu người Hán có khái niệm "Đại nhân", người Nhật có "Võ sĩ đạo", người Âu châu có "Hiệp sĩ" để chỉ tầng lớp quý tộc và quan lại thì ở Việt Nam không có một tiêu chí như vậy . Phải chăng đây chính là một nhược điểm trong phạm trù đạo lý của người Việt?. Và nó được cố ý duy trì bởi giới thống trị nhằm làm thuận tiện cho các tầng lớp quan lại và nhà giàu tránh trớ trách nhiệm trước bàn dân thiên hạ. Khi cần họ sẵn sàng làm những việc của kẻ hạ tiện mà không sợ bị chỉ trích hoặc cắn rứt lương tâm. Đây là lý do tại sao có rất ít trường hợp từ quan, từ chức trong xã hội Việt Nam xưa cũng như nay. Trong một xã hội mà quyền lực không chỉ là công cụ để "vinh thân phì gia" thì không ai lại chịu từ bỏ quyền lực. Xã hôi đó thật sự không có chỗ đứng cho những "kẻ sĩ" thực thụ, mà là mãnh đất dung dưỡng thói dối trá và đạo đức giả. Ở đó một ông quan có thể tha hồ dở mọi thủ đoạn đê tiện để làm giàu, nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả đối với xã hội và cũng không cảm thấy xấu hổ trước bàn dân thiên hạ. 
 
Lạm bàn qua đôi điều như trên chỉ để gợi mở một cách nhìn trước những diễn biến tình hình chính trị-xã hội  đất nước ngày nay. Hiện đang có nhiều ý kiến đổ tại trình độ dân trí còn thấp nên chưa thể có những cải cách lớn lao...Và theo họ, hãy chờ đợi, và trong khi chờ đợi hãy chấp nhận nổi sợ hãi mà quên đi sự sĩ diện mà họ cho là viễn vông, kể các ý kiến phản biện sâu sắc của giới trí thức và học giả vốn là nguồn nguyên khí quý báu của quốc gia . Xem ra, dân trí là một chuyện; cách tư duy về đạo lý giữa sự sĩ diện và nổi sợ hãi của người Việt Nam ta như nói trên mới là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến trình cải cách kinh tế-chính trị-xã hội của đất nước./.

Trần Kinh Nghị
(Blog Bách Việt)

Trần Khải - Chuẩn Bị Đánh Tàu?

Có phải rằng nhà nước Hà Nội đang chuẩn bị cho một cuộc chiến quân sự với phương Bắc?
Nếu không chuẩn bị, tất nhiên khi hữu sự sẽ trở tay không kịp, và thua là dễ hiểu. Nhưng nếu đang chuẩn bị, lại là điều khó hiểu khi nhà nước CSVN không chịu làm hòa với toàn dân để chuẩn bị những trận đánh phần chắc là sẽ long trời lở đất sau này.
Bản tin BBC hôm Thứ Hai 7-1-2013 cho biết, VN diễn tập bắn đạn thật 'quy mô lớn'...
Bản tin ghi nhận rằng:
“Việt Nam vừa tiến hành tập trận bắn đạn thật trên bộ trong dịp cuối năm, được cho là lần diễn tập quy mô nhất kể từ 1975 trở lại đây, với sự hiện diện của xe tăng, xe thiết giáp và máy bay chiến đấu SU-30.
Truyền thông trong nước nói sự kiện của Binh đoàn Cửu Long (Quân đoàn Bốn) đã diễn ra tại Trường bắn khu vực III ở tỉnh Đồng Nai.
Đây là chương trình “diễn tập thực nghiệm thực binh, hiệp đồng quân, binh chủng quy mô lớn... nhằm nghiên cứu khả năng tổ chức chỉ huy hiệp đồng của sư đoàn bộ binh,” đài truyền hình trung ương VTV1 tường thuật trong bản tin ngày 2/1/2013.
Các lực lượng tham gia có không quân, pháo binh, pháo phòng không, xe tăng, và bộ binh.
Các hình ảnh về cuộc diễn tập cho thấy ngoài việc giao tranh trên bộ thông thường, còn có diễn biến phía "địch" thả quân từ trên không xuống, và sử dụng các chất hóa học để tấn công.
Tuy nhiên, thời điểm chính xác của cuộc diễn tập không được tiết lộ...
...Chỉ ít hôm sau sự kiện trên, báo Quân Giải phóng Nhân Dân Trung Quốc tường thuật ngày 2/1/2013, binh lính thuộc hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã tiến hành tập trận tại đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa, hiện do Trung Quốc chiếm từ 1974 nhưng Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Cũng trong ngày, các cuộc tập trận phòng không, chống khủng bố, duyệt binh khẩn cấp được tổ chức tại Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh, và Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông.”(hết trích)
Nghĩa là, khi VN tập trận, thì TQ cũng tập trận? Có phải 2 bên chuẩn bị cho cuộc chiếns ắp tới?
Thực ra, bề ngoài vẫn cho thấy có ngoại giao “thắm thiết,” nghĩa là có sự thân tình “đồng chí xã hội chủ nghĩa” giữa VN và TQ.
Có thực như thế không?
Theo Blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh thì có 3 tàu chiến TQ đang vào thăm Cảng Sài Gòn, và thông tin này được báo chí trong nước ém nhẹm, theo chỉ thị: “Ban TH TW có thông báo: Đến ngày 11/1/2013, sau khi 3 tàu chiến TQ đã rút khỏi cảng SG thì mới được đăng một mẩu tin ngắn về việc này, không đưa trước nhằm loại trừ trường hợp thế lực thù địch lợi dụng biểu tình những ngày tàu chiến TQ chưa về”.
Vậy rồi  những vụ cắt cáp tàu dầu Bình Minh 2 là sao?
Bản tin báo Dân Việt hôm 7-1-2013 ghi rằng tổng kết năm 2012, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết trong năm ngoái đã xua đuổi 116 tàu Trung Quốc.
Nghĩa là, có tàu cá TQ xâm nhập, mà tàu cá TQ có khi lại là tàu gián điệp vào biển VN để chụp hình các bãi biển để dò tìm nơi sẽ đổ bộ sau này.
Thực ra thì VN sức yếu lắm. Bản tin RFI hôm 7-1-2013 ghi lời Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc Đại Học Maine (Hoa Kỳ) nhận xét:
“...Trung Quốc ngày càng ép các nước khác, mà Việt Nam là đối tượng chính của họ.
Về phần Việt Nam quyết định tuần tra trên Biển Đông, tôi nghĩ rằng Việt Nam không đủ sức để làm việc này. Việt Nam chỉ nói để cho có nói...
...Vấn đề không phải là chờ đến khi có sự cố rồi mới phản ứng. Tôi nghĩ rằng phải có trước một chính sách rõ ràng.
Trước hết, trong vùng lãnh hải của Việt Nam, nếu Trung Quốc tiến vào, thì Việt Nam phải hô hoán. Còn khi ngư dân Việt Nam đi qua các vùng đảo đang tranh chấp - chứ không phải là vùng lãnh hải của Trung Quốc - nếu bị Trung Quốc bắn hay bắt, thì Việt Nam phải tỏ thái độ rõ ràng. Phải nói trước, chứ không được chờ lúc sự cố xẩy ra rồi mới nói...”(hết trích)
Nhưng chiến tranh là một hoạt động toàn lực. Vì chiến tranh là phải chuẩn bị các quân y viện, nơi chưã trị thương binh, nguồn thiết bị y khoa và các nhiều lượng máu dự trữ sẵn.
Việt Nam đã chuẩn bị hậu phương này như thế nào?
Có vẻ như, phía VN đã chuẩn bị  cho việc khi chiến tranh bùng nổ khẩn cấp, sẽ đưa các đoàn y tế đi các trường học để rút máu học sinh.
Đã có một thí điểm hút máu cưỡng bức rồi: đó là ở Nghệ An, hình như thế...
Báo Công An TP ghi theo báo Tiền Phong đã kể về chiến dịch hút máu học sinh.
Bản tin này đăng hôm Thứ Bảy 5-1-2013 tưạ đề “Chính quyền Nghệ an cướp máu của học sinh?” -- trong đó kể rằng:
“..."Năm sáu cháu dùng chung một xi lanh hút máu, cháu nào khoẻ thì hút hai tay, yếu thì hút một tay, cho vào các bao tay, cho vào sô ..."
Các cán bộ xã trả lời phóng viên rằng : " Tỉnh Nghệ an chỉ đạo làm ...hợp pháp " thế nhưng bảo đưa ra các văn bản thì không có, chủ tịch xã trốn nhà báo.
Đây đích thực là ăn cướp máu và giết người có chủ tâm, nếu các cháu bị dùng chung kim tiêm hút máu lỡ lây bệnh HIV thì ai chịu trách nhiệm thưa ông chủ tịch Nghệ an, thưa chị Kim Tiến y tế , thưa ông bộ trưởng công an?
Yêu cầu các anh chị làm rõ vụ việc này, trả lại công bằng cho các cháu tại Nghệ An,  truy cứu trách nhiệm của các tên tội phạm tại Nghệ an liên quan vụ việc.
Phẫn nộ với việc hàng trăm học sinh bất ngờ bị... lấy máu
Hàng trăm em học sinh THCS của hai xã Châu Hồng và Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) được nhà trường thực hiện theo “lệnh” của chủ tịch UBND xã và trạm y tế cho một tổ chức lấy máu, đã làm xôn xao dư luận người dân ở miền núi hẻo lánh suốt thời gian qua...”(hết trích)
Thực ra, chuyện lấy máu chuẩn bị chiến tranh là việc làm chính nghĩa, không có gì cần phảỉ cưỡng bức học sinh như thế.
Chỉ cần một Hội Nghị Diên Hồng, chấp nhận thả hết tất cả những người bất đồng chính kiến, nói về hoàn cảnh đất nước cơ nguy trở thành một Tây Tạng thứ nhì... thì ai mà không sẵn sàng hiến máu.
Nhưng khi không có dấu hiệu hòa giải, dấu hiệu đối thoạị... thì đành phải làm trò bá đạo là cướp máu hay sao?
Muốn chuẩn bị đánh Tàu, mà để tiếp nối chế độ vương trìều đỏ này thì chỉ là nằm mơ, không ai hết lòng ra trận đâu.
Trần Khải
(Việt báo)

Vũ Mão - “Cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng”

Những nội dung mới trong quy định về Đảng trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi theo ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là cần thiết, nhưng điều quan trọng hơn là làm sao cho những quy định mới này thực sự đi vào cuộc sống.
Bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi được đưa ra lấy ý kiến nhân dân đang thu hút nhiều sự quan tâm việc bổ sung một nội dung trong Điều 4 về vai trò lãnh đạo của Đảng. Cụ thể, Điều 4 được thiết kế thêm khoản 2, quy định “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Ông có ý kiến gì về điểm mới này?
Trong các cuộc Hội thảo về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thời gian vừa qua, đa số ý kiến đề nghị giữ Điều 4 về sự lãnh đạo của Đảng; tuy nhiên cũng có ý kiến chưa đồng tình. Ý kiến của tôi phát biểu ở các cuộc Hội thảo ấy là cần giữ Điều 4 và có những bổ sung cần thiết.
Bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, ở Điều 4, với việc bổ sung thêm nội dung mới là cần thiết. Điều đó, thể hiện sự nghiêm túc và tính khiêm tốn của Đảng ta. Tuy nhiên, để khắc phục những nhược điểm trong Điều 4 của Hiến pháp năm 1992 cũng như Điều 4 mới được bổ sung, tôi đề nghị 2 phương án sau:
Phương án 1: Việc bổ sung nội dung mới vào Điều 4, qua nghiên cứu thấy rằng, thực chất đã nằm trong nội dung của khoản 2 Điều 4 của Hiến pháp năm 1992. Việc đưa nội dung mới này nên bổ sung vào khoản 2 Điều 4 của Hiến pháp năm 1992 và điều 4 nên được viết lại như sau: 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.” 
“Cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng”
Ông Vũ Mão: "'Nnội dung mới trong Điều 4 là một trong những chốt quan trọng nhất của Hiến pháp sửa đổi lần này" 
Phương án 2: Việc bổ sung nội dung mới là cần thiết, nhưng cần làm rõ cơ chế nào để nhân dân giám sát các hoạt đông của Đảng; cơ chế nào để Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình? Đây là vấn đề rất quan trọng, có làm rõ được vấn đề này thì mới khắc phục được những thiếu sót vừa qua. Vậy cần thiết bổ sung vào khoản 2 Điều 4 như sau:
2. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân; việc giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình, do luật định.” 
Vậy theo quan điểm cá nhân ông, bước tiếp theo phải làm như thế nào để những quy định mới này có thể đi vào thực tiễn?
Theo tôi, việc Đảng ta chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình cần được luật hóa. Luật này quy định rõ nội dung, cách thức Đảng lãnh đạo và chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước nhân dân. Khi tôi nêu ý kiến này cũng có người không đồng ý vì cho rằng sẽ ràng buộc Đảng hoặc hạ thấp uy tín của Đảng. Nhưng theo tôi, cần có luật này vì nội dung mới trong Điều 4 là một trong những chốt quan trọng nhất của Hiến pháp sửa đổi lần này và thể hiện tư duy đổi mới của chúng ta trong hoàn cảnh hiện nay, Đảng phải thực sự là của dân, vì cuộc sống của dân, là đầy tớ của dân chứ không phải là loại người như Nghị quyết Trung ương 4 đã chỉ rõ: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...” 
Thế đấy, một bộ phận không nhỏ này là vô đạo đức, họ đứng trên dân, tham nhũng và vơ vét của dân. Đó là điều không thể chấp nhận được. Trong khi đó ta lại chưa có một chế tài cụ thể nào về sự lãnh đạo của Đảng, về cơ chế giám sát của nhân dân và sự chịu trách nhiệm của Đảng trước nhân dân về quyết định của mình. Vì thế rất cần có Luật về sự lãnh đạo của Đảng.
Cũng nhằm tăng cơ chế kiểm soát, giám sát quyền lực giữa các cơ quan lãnh đạo đất nước, bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng sửa đổi bổ sung một số vấn đề liên quan đến chế định Chủ tịch nước. Chủ tịch nước được tăng thêm một số quyền như phong hàm sỹ quan cấp tướng, quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu triệu tập Chính phủ họp về những vấn đề thuộc trách nhiệm quyền hạn của Chủ tịch nước… Ông đánh giá thế nào về hướng thay đổi này? 

Tôi tán thành việc lập Hội đồng Hiến pháp, nhưng cần làm rõ hơn về thành phần của Hội đồng, không nên chỉ toàn đại biểu QH. Đại biểu QH chiếm 1 tỷ lệ hợp lý. Ngoài ra, Hội đồng cần gồm những người có nhiều kinh nghiệm về chính trị, luật pháp và tư duy đổi mới.
Tôi ủng hộ việc quy định Chủ tịch nước phong hàm sỹ quan cấp tướng thay vì quy định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân như hiện hành. Tôi cũng tán thành việc quy định Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ và khi cần thiết, Chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. Nhưng viết như dự thảo thì nội dung điều luật này không rõ. Nếu Chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp nhưng ai chủ trì cuộc họp này? Ở đây cần nêu rõ là Chủ tịch nước chủ trì phiên họp. 
Còn quy định nữa về quyền hạn của Chủ tịch nước, căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương thì sao thưa ông?
Trong các nội dung mới của chương về Chủ tịch nước duy điểm này tôi không đồng ý. Quy định như vậy không hợp lý vì hiện nay Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã hoạt động chuyên trách, số thành viên cũng chỉ có hơn mười lăm người, thường xuyên có mặt ở Thủ đô Hà Nội, cớ gì không tổ chức họp được.
Một hướng sửa đổi khác hiện đang nhận nhiều tranh luận là việc bỏ quy định “thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế”. Quan điểm của cá nhân ông về vấn đề này?
Tôi rất hoan nghênh. Việc thay đổi này là thể hiện quan điểm, tư duy mới về kinh tế đã đề cập trong Nghị quyết Trung ương 6. Nếu Hiến pháp lần này thực hiện được thì sẽ tạo những thay đổi mang tính đột phá, thậm chí hơn cả cương lĩnh Đại hội 11 đưa ra. Quy định này làm cho tất cả các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau và cùng phát triển. 
Liệu có phải việc xác định thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế trước đây đã tạo ra hệ quả thực trạng hoạt động của khối DNNN với nhiều tồn tại và cả nhức nhối như hiện nay? 
Thực ra, nói cho công bằng, cũng không nên đổ dồn toàn bộ cho quy định như thế. Những tồn tại quá nặng nề như hiện nay, một phần không nhỏ là còn do điều hành. Nếu cứ làm thẳng thắn, làm một cách trong sáng, khách quan, không vụ lợi thì cũng không đến mức làm “đứa con cưng” hư hỏng, gây thiệt hại cho nền kinh tế đến mức như vừa rồi. 
Tôi muốn nhắc lại: Chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là một quá trình gian khổ đau đớn. Tôi mừng vì có nhận thức mới và mong rằng ở nhiều nội dung quan trọng khác trong Hiến pháp cũng có những đổi mới về tư duy. 

Thời điểm làm Hiến pháp 1980, tôi đang là Bí thư huyện ủy Tiên Yên (Quảng Ninh). Theo kế hoạch chung, tôi chỉ đạo nhân dân trong huyện đóng góp rất nhiều ý kiến. Nhưng sau đó không nhận được phản hồi gì, không biết được tiếp thu đến đâu. Xây dựng Hiến pháp 1992, là thành viên Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp, tôi biết rất rõ việc tiếp thu ý kiến của nhân dân không được bao nhiêu. Nhân dân thì rất tâm huyết và công phu đóng góp ý kiến. Nhưng cũng không vui bởi sự tiếp thu có là bao nhiêu! Nguyên nhân là do nhân thức và dẫn đến cách làm vẫn còn mang tính hình thức. Vậy lần này phải tính tới việc đổi mới phương thức lấy ý kiến người dân. Sau bước lấy ý kiến này phải tổng hợp một cách rất công phu. Đồng thời Ủy ban sửa đổi Hiến pháp phải thảo luận về kỹ những nội dung mà người dân tham gia ý kiến, nên làm từng chương một và phải thảo luận một cách công khai, tường thuật trực tiếp cho người dân theo dõi.
Xin cảm ơn ông!
Phương Thảo – Cấn Cường (thực hiện)
(Dân trí)

Nguyễn Huy Canh - Đảng và Hiến pháp

Hỏng rồi!
Công việc sửa đổi Hiến pháp 1992 (HP) đặt ra rất nhiều nội dung phải giải quyết từ tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền sở hữu đất đai đến quyền phúc quyết HP của người dân… Và đặc biệt, nó được sự quan tâm, kỳ vọng rất lớn của nhân dân.
Tôi cho rằng các nhà chính trị, các luật gia sẽ là khó khăn trong việc giải quyết các nội dung này, nếu như ngay từ đầu, không có một quan niệm đúng đắn và đầy đủ về HP.
HP đã được chúng ta quan niệm như thế nào? Đó là bộ luật gốc, luật mẹ, luật cơ bản và có hiệu lực pháp lí cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác không được trái với nó. Đó là một hệ thống những qui định về bản chất nhà nước, chế độ chính trị-kinh tế-xã hội; những qui định về quyền và nghĩa vụ công dân… Đó là những quan điểm đúng về HP, nhưng tôi cho rằng chưa đầy đủ, chưa đi vào thực chất cốt lõi của nó. Nếu không có một lí thuyết về HP dẫn đường, soi sáng những vấn đề, những nhu cầu của xã hội, cái logic vận động của đời sống hiện thực thì tôi e rằng lần sửa đổi HP này vẫn chưa thể đáp ứng được tâm nguyện và ước vọng sâu xa của nhân dân.
Một lí thuyết mới về HP dẫn đường không thể không đặt ra vấn đề quyền lực và mối quan hệ của quyền lực chính trị của Đảng với bản thân nó. Khi nói về vấn đề này, GS Nguyễn Đăng Dung đã có một ý kiến đúng rằng, cốt lõi của HP là ở sự giới hạn quyền lực. Tôi xin được nói thêm rằng bản chất của HP của chế độ dân chủ là quyền lực nhà nước chính là quyền lực chính trị của nhân dân trao cho, ủy thác cho. Nếu nội dung này không được khẳng định, không được làm rõ ngay từ đầu thì cũng không có vấn đề được đặt ra về sự giới hạn quyền lực nhà nước.
Quyền lực chính trị của nhân dân trao cho nhà nước bằng HP và thông qua HP là gì? Chúng ta phải nói đến đó là quyền được quyết định những vấn đề lớn, trọng đại của đất nước về đối nội, đối ngoại; về an ninh, quốc phòng; về kinh tế, văn hóa-xã hội; về dự toán ngân sách; về cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, về quản lí và bổ nhiệm cán bộ; về cơ chế kiểm soát, hạn chế quyền lực…
Kết quả ấy, thành quả ấy đương nhiên thuộc về sự hi sinh, sự lãnh đạo của Đảng
Nhưng có một điều làm chúng ta phải suy nghĩ, phải đặt ra bởi những khó khăn của HP khi nó va chạm, gặp phải những vấn đề gọi là nhạy cảm. Đó là quyền được quyết định những vấn đề lớn của đất nước, của xã hội đã thuộc về Đảng như một tất yếu lịch sử khi Đảng lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền, và xây dựng chính quyền nhà nước trong suốt những năm kháng chiến, chiến tranh chống giặc ngoại xâm.
Một tất yếu lịch sử đã không được soi sáng bởi một trí tuệ, một tư duy chính trị sâu sắc và dũng cảm khi chiến tranh đã đi qua, đất nước đã được độc lập, được tự do. Kết quả ấy, thành quả ấy đương nhiên thuộc về sự hi sinh, sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng thực tiễn và triết lí lịch sử cũng đã hiểu ra rằng thành quả ấy đầu tiên và cuối cùng cũng là của nhân dân, thuộc về nhân dân, của sự hi sinh xương máu của nhân dân. Sự hi sinh ấy đã đem lại cho nhân dân cái khả năng, cái tư thế của người làm chủ đất nước, của người có khả năng đưa ra được những quyết định về các vấn đề lớn, hệ trọng của đất nước và của cuộc đời mình dưới sự lãnh đạo của các chính đảng, của một chính đảng.
Cái khả năng ấy, trong tính thực tại, tính hiện thực chính là quyền lực chính trị. Nó phải là của nhân dân, thuộc về nhân dân ngay từ đầu. Nhưng tiếc rằng, như một sự trớ trêu của lịch sử, cho đến tận ngày hôm nay nhân dân chúng ta vẫn chưa có được cái điều tưởng như là logic, là hiển nhiên đó.
Điều lệ Đảng, chương 3, điều 16, Đảng đã tự qui định nội dung quyền lực chính trị này thuộc về BCHTW, BCT.... Cái cấu trúc này nó được tổ chức, được thiết kế hoàn toàn khép kín với người dân. Người dân đã như một kẻ đứng ngoài, xa lạ đối với quá trình chính trị diễn ra gắn liền với đời sống xã hội, với sinh mệnh của đất nước và của chính mình. Như vậy có thể nói quyền lực chính trị của đất nước đã không thuộc về nhân dân ngay từ đầu, đã bị đảng “tước mất” dù điều 74 HP dự thảo có khẳng định: QH là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất... và, có quyền quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước. Thực tế nhà nước chỉ là công cụ hiện thực hóa, thực thi hóa, thể chế hóa đường lối, chính sách, nghị quyết của đảng. Điều ấy có nghĩa là: quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, HP là văn bản xác nhận quyền lực của nhân dân, và nhân dân trao quyền lực ấy cho nhà nước chỉ còn là một thứ giả, là vật trang trí của xã hội hiện đại.
Như vậy, nói theo ngôn ngữ HP, quyền lực chính trị của Đảng là vi hiến (mặc dù đã có qui định của điều 4). Nhưng tiếc rằng thể chế chính trị này đã không có được cơ quan tư pháp (hiểu theo đúng chức năng và nhiệm vụ của nó), và cũng chẳng có được một chính trị gia, một lí luận gia nào cắt nghĩa cho được một cách minh bạch và thẳng thắn cái điều phi logic này ngoài việc cổ vũ cho Đảng phải luật hóa điều 4, hoặc tiêu cực hơn là đòi xóa bỏ nó. Đó là điều không thể làm được vì những hệ lụy của nó đối với sự lãnh đạo của Đảng cũng như với đời sống thực tiễn chính trị nước nhà trong giai đoạn này.
Theo logic của lịch sử, của nhà nước pháp quyền hiện đại, quyền lực chính trị thực sự thuộc về nhân dân thì nhân dân phải có được 2 hành động liên tiếp sau:
Bước 1/ nhân dân trao, ủy thác quyền lực chính trị của mình cho nhà nước bằng HP, thông qua HP do chính mình viết ra bởi một Hội đồng lập hiến, và với sự tham gia của toàn dân (theo 2 công đoạn đóng góp ý kiến vào dự thảo và, trưng cầu ý dân)
Bước 2/ nhân dân tiếp tục trao các cơ quan nhà nước cho các chủ thể chính trị bằng lá phiếu của mình. Bởi vì, các cơ quan nhà nước phải do những con người bằng xương, bằng thịt thuộc các chính đảng nắm giữ, điều hành.
Trong trường hợp người viết bài này, đó là một tiên đề chính trị đã được mặc định (giống như tiên đề 5 Ơclit vậy), đó là việc nhân dân ta trao các cơ quan nhà nước, và cùng với điều đó là quyền lực nhà nước cho ĐCS thông qua cuộc bầu cử QH, và đảng điều hành nhà nước phải theo và chỉ theo những quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Bộ phận quan chức này đang hàng ngày hàng giờ làm cho Đảng tự diễn biến, chuyển hóa theo hướng suy yếu, xa dân, đối lập và mất uy tín trầm trọng với nhân dân.
Vì không thấy được cách thức tổ chức mô hình chính trị của mình là lạc hậu, không dân chủ và vi hiến, Đảng đã “vô tình” tạo ra những cơ chế chính trị cho sự sản sinh và nuôi dưỡng đạo chuyên quyền, đức tham nhũng và sự giả dối, thờ ơ ở nhiều cấp, nhiều ngành.
Một bộ phận không nhỏ trong Đảng đã tìm thấy cơ sở lí luận cho hành động biến quyền lực của Đảng thành lợi ích, thành tiền bạc cho bản thân, cho vợ con, anh em của mình, cho những đ/c của mình. Điều này càng trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn bởi lịch sử nước nhà đang bị chi phối mạnh mẽ bởi qui luật đa nguyên (ít ra chúng ta cũng đã nhìn thấy rõ qui luật đó trong lĩnh vực của các quan hệ kinh tế, của các lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường, đa thành phần).
Cơ sở lí luận cho lực lượng bảo thủ, giáo điều, tha hóa ấy chính là cơ chế quyền lực của đảng không bị kiểm soát, không có giới hạn bởi nó đã đứng ở bên ngoài và bên trên nhà nước, trên HP và pháp luật.
Bộ phận quan chức này đang hàng ngày hàng giờ làm cho Đảng tự diễn biến, chuyển hóa theo hướng suy yếu, xa dân, đối lập và mất uy tín trầm trọng với nhân dân.
Từ những phân tích ở trên, tôi đề nghị:
1/ Công cuộc sửa đổi HP chỉ có thể có được thành quả như một bước ngoặt lịch sử, khi ĐCS nhất định hiểu ra được rằng: Đảng không phải là một tổ chức có quyền lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội mà chỉ là một tổ chức chính trị (thuần túy) xét trong mối quan hệ tồn tại với xã hội. Chỉ trở thành một tổ chức có quyền lực, có quyền được ra quyết định về tất cả những vấn đề lớn, trọng đại của đất nước từ đối nội đến đối ngoại, từ kinh tế đến an ninh, quốc phòng khi đảng trở thành đảng cầm quyền thông qua bầu cử tự do, qua lá phiếu bầu của nhân dân.
2/ Điều đó đòi hỏi Đảng phải dũng cảm, mạnh mẽ trả lại quyền lực chính trị cho nhân dân bằng cách thay đổi nhiều nội dung của Điều lệ trong đó có việc phải bỏ điều 16 chương 3, thay đổi cách thức tổ chức của mình bằng việc bỏ đi các tổ chức BCHTW, BCT, BBT... và các cấp ủy ở địa phương.
3/ Do đó Hiến pháp phải có ít nhất một điều qui định riêng về đảng (thay cho điều 4 hiện nay).
-ĐCS Việt Nam là một tổ chức chính trị-xã hội đóng vai trò thiết yếu trong chế độ.
-Trở thành đảng cầm quyền, đảng thực hiện vai trò lãnh đạo xã hội của mình theo qui định của Hiến pháp, pháp luật.
Những thay đổi trên đây, mặc dù là rất khó khăn, nhưng tôi tin rằng với điều đó Đảng sẽ “trường tồn”, đi lên cùng dân tộc và, đó cũng chính là cơ sở lí thuyết và thực tiễn cho công cuộc đổi mới mạnh mẽ HP 92 nhằm làm cho nó trở thành Tuyên ngôn chính trị của chế độ chúng ta.

Ngày 5/1/2013
Nguyễn Huy Canh
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)

Việt Nam: Quốc gia cần theo dõi

Joel Brinkley
Joel Brinkley
Đà nẵng, Việt Nam – Sự bí ẩn đang bao phủ nơi này.
Tại Trung Đông, châu Phi, Nga, một số các nước châu Âu – thậm chí ngay cả Hoa Kỳ – hàng nghìn công dân giận dữ đã nổi lên thách thức chính phủ của họ trong vòng hai năm vừa qua. Trong nhiều trường hợp, họ đã lật đổ cả những kẻ độc tài ra khỏi chính quyền.
Nhưng tại châu Á – một số quốc gia độc tài nhất trên thế giới – thì chúng ta chưa thấy việc này xảy ra. Tuy nhiên, Việt Nam có thể là trở thành một nước gương mẫu cho các nước châu Á khác. Cuối tháng trước, chính quyền cộng sản đã bắt Lê Quốc Quân, một luật sư bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng có nhiều bài viết trên trang blog chống chính phủ.
Vụ bắt giam luật sư Lê Quốc Quân là sự kiến mới nhất trong một loạt vụ bắt giữ những người bất đồng chính kiến. Mùa thu vừa qua chính quyền cũng đã kết án ba blogger [blogger Điếu Cày–Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, AnhbaSG–Phan Thanh Hải] từ bốn đến mười hai năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Đó là một hiện tượng tương đối mới tại đây.
Ở Trung Quốc, Campuchia và các quốc gia khác trong khu vực, nhiều người dân đã bắt đầu lên tiếng, giận dữ phản đối về các tình trạng thu hồi đất trái phép, cơ quan địa phương tham nhũng, khai thác gỗ trái phép, ô nhiễm và nhiều sự lạm dụng khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Nhưng hầu như không có nơi nào ở châu Á đã diễn ra các cuộc biểu tình lớn thách thức tính hợp pháp của chính phủ.
Ngay cả ở Miến Điện, nơi mà giới lãnh đạo đang từng bước cẩn thận chuyển đổi nước này sang một xã hội dân chủ, cởi mở hơn – động lực chính cho sự thay đổi tất nhiên bao gồm cả lợi ích riêng của chính quyền – lý do chủ yếu là nhằm tách nền kinh tế mà phần lớn lâu nay bị phụ thuộc vào Trung Quốc.
Các chuyên gia trong khu vực cho biết một loạt các giải thích đối với sự bất thường này – bao gồm cả văn hóa, tôn giáo, kinh tế … nhưng tất cả đều có vẻ những điều này không phải là duy nhất. Và những vụ bắt bớ đột ngột gần đây tại Việt Nam có thể không có gì hơn ngoài một vài người bất đồng chính kiến ​​đơn lẻ lên tiếng thách thức chính quyền, tương tự như ở Trung Quốc. Vẫn còn quá sớm để biết chắc chắn điều gì sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, Việt Nam lại khác các nước láng giềng lân cận. Bước ra từ Trung Quốc, trước đây là một tỉnh phía bắc cho đến khi giành được độc lập từ năm 938 sau C.N., Việt Nam đã phải đấu tranh liên tục để tồn tại. Vương quốc Khmer thuộc Campuchia đã chiếm phía nam Việt Nam ngay sau khi Trung Quốc rút khỏi nước này. Trung Quốc đã xâm chiếm Việt Nam tổng cộng 17 lần, và gần đây nhất là vào năm 1979. Trong khi đó, Pháp chiếm đóng Việt Nam trong sáu thập kỷ liên tục, tiếp theo là Nhật Bản trong thời gian Đệ nhị Thế chiến. Sau đó, như chúng ta đã biết, là chiến tranh Việt Nam [giữa hai miền].
Nhìn vào di tích lịch sử thì Việt Nam trưng ra những điểm đặc trưng của riêng họ từ tranh ảnh, trụ gạch, bạn sẽ sẽ thấy một dân tộc hiếu chiến cầm gươm, bắn tên, bắn ná – giết chết kẻ thù đa dạng của họ. Những điều đó đã lập nên số phận của quốc gia trong một thiên niên kỷ qua, giúp hình thành những đặc điểm của họ.
Vì vậy, phải chăng điều này là một nghịch lý khi một dân tộc bị thống trị và và bị lạm dụng bởi các lực lượng xâm lược và chiếm đóng gần như toàn bộ cả nền lịch sử bây giờ lại phẫn nộ trước một chính phủ tham nhũng mà đôi khi còn bị trấn áp?
Một quy tắc gần như không thay đổi đối với các cuộc tranh luận như thế này. Nhiều thay đổi đáng kể đã diễn ra đối trên phương diện xã hội ở nước độc tài này từ khi nền kinh tế bắt đầu phát triển và hội nhập. Khi mọi người trở nên thịnh vượng hơn, với du lịch, truyền hình, Internet, phương tiện truyền thông xã hội, họ bắt đầu hiểu rõ hơn về phần còn lại của thế giới sống như nào và những gì họ đang thiếu sót. Đó là khi mọi người bắt đầu tỏ ra không hài lòng. Và đó là những gì đang xảy ra tại đây.
Khi đến thành phố Hồ Chí Minh (cho đến này tên Sài Gòn vẫn còn rất phổ biến) bạn sẽ thấy hàng chục cửa hàng cao cấp của phương Tây – như Dior, Piaget, Louis Vuitton. Vào ngày 3 tháng Một vừa qua, hãng cà phê Starbucks thông báo sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại ở Sài Gòn trong thời gian sắp tới đây. Phần lớn các cửa hàng kinh doanh bán lẻ mới theo phong cách phương Tây đều dành cho ngành công nghiệp du lịch – nơi thu hút hơn 6 triệu du khách mỗi năm. Nhưng tất cả điều đó cũng đã giúp mang lại nhiều công ăn việc làm và sự thịnh vượng hơn cho Việt Nam, một trong những quốc gia có số người học thức cao nhất ở Châu Á.
Chính phủ độc tài bảo thủ tại đây hầu như không cho phép nảy sinh những bất đồng chính kiến ​​trong công chúng, tuy nhiên so với các nước láng giềng thì Việt Nam vẫn còn lỏng lẻo hơn. Bạn không thể viết blog, tổ chức các cuộc biểu tình công khai hoặc phát biểu những ý kiến có nội dung chống chính quyền. Báo chí tại đây không được tự do hoạt động. Nhưng mặt khác thì chính phủ phần lớn không để mặc gì đến các công dân của họ. Và những người đầy tham vọng này đã tích cực phát triển nhằm đạt được sự thịnh vượng, giống như những người họ hàng của họ ở phía Trung Quốc.
Các chi phí y tế và giáo dục ở Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất trong khu vực. Hầu như tất cả người dân đều biết chữ tại đây. Bảy mươi phần trăm dân số ở Việt Nam vẫn sống ở những vùng nông thôn, trồng lúa, nhưng hàng năm có tỷ lệ khoảng 3% thanh niên nông thôn di chuyển lên các thành phố, chủ yếu là Sài Gòn, để tìm kiếm việc làm tốt hơn.
Trớ trêu thay, Hoa Kỳ lại là một người bạn tốt nhất của Việt Nam – chủ yếu là nhằm đối trọng lại với kẻ thù lịch sử và hiện tại của Việt Nam ở phía bắc, Trung Quốc. Về mặt này, Hà Nội cũng bắt đầu kết bạn với Nhật Bản, Nga, Indonesia, Đài Loan và những nước khác – và dần dần hiểu ra rằng thông qua liên minh, chứ không phải chiến tranh, là cách hiệu quả nhất để tiếp tục tiến lên như ngày hôm nay.
Theo quan điểm của tôi, đây là một quốc gia cần theo dõi và có lẽ, một ngày không xa, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia đáng để chiêm ngưỡng.
Joel Brinkley*, Chicago Tribune 
Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Ngày 08 tháng 01 năm 2013
*Joel Brinkley, giáo sư báo chí tại Đại học Stanford, từng đoạt giải Pulitzer và là cựu phóng viên nước ngoài cho tờ New York Times.
© Bản tiếng Việt TCPT

Thư Không Niêm Gởi Đến Cộng Đồng Nam California Về Cuộc Biểu Tình Chống "Bên Thắng Cuộc"

Kính gởi ông Phan Kỳ Nhơn, Phan Tấn Ngưu, Nguyễn Xuân Nghĩa… cùng quý nhân sĩ trong cộng đồng Việt Nam tại Nam California
Hôm nay, được biết quý vị đã họp và chọn ngày 19-1-2013 làm ngày biểu tình chống cuốn sách "Bên Thắng Cuộc" của anh Osin Huy Đức trước báo Người Việt. Trước đây tôi có nghe một số vị trong cộng đồng nói là không ưa cuốn sách này vì cái tựa nghe có vẻ so găng quá! Tôi thiển nghĩ ưa hay không ưa thì cũng chỉ làm cuốn sách này thêm nổi tiếng và bởi vì nguồn tài liệu của anh Huy Đức có thể tạo nên cảm xúc quốc cộng triền miên nên không có ý kiến. Độc giả hiếu kỳ chắc sẽ tự tìm đến cuốn sách này xem tác giả viết như thế nào.
Cộng đồng Việt Nam tại California dù sao cũng là nơi có những nhân vật lương tri khí chất như một số người mà tôi kính mến nhưng sao lại bị kích động tinh vi dẫn đến hành động đòi biểu tình chống anh Huy Đức và báo Người Việt. Có nhiều vị phần lớn không đọc sách này vì bị tâm lý tẩy chay bao phủ lấy cho nên đã tự lòng hãm huyết kêu rằng "Bên Thắng Cuộc" là "Bát Tiết Canh" ngữ điệu đầy máu me và thô tục.
Có vị cũng cố tình quên đi tình tiết Huy Đức chính là Osin, một blogger nổi tiếng từ lâu mà báo chí hải ngọai đã khai thác tận tình các bài bình luận đầy những cảm xúc cháy bỏng của anh ấy về Hòang Sa - Trường Sa, Biên Giới Việt Trung, và Vịnh Bắc Bộ…
Do đó, việc quý vị cứ dùng từ ngữ "cộng con", "việt cộng" Huy Đức để miệt thị là chính ra quý vị đang tự mâu thuẫn lương trí và lý trí của con người. Những ngôn từ này lại xuất phát từ những người lớn tuổi có danh nghĩa đại diện một nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa nối dài ở hải ngọai. Thật là điều rất đáng tiếc. Đúng không?
Chúng ta thường rất lấy làm tự hào với chính thể bao dung, chính trị nhân bản, chính sách chiêu hồi của VNCH đối với những người bên kia giới tuyến trước năm 1975. Thế nhưng hôm nay sao lại đối đãi với Huy Đức như thế?. Dù sao sách của anh ấy cũng là một dạng "cấm thư" không được xuất bản trong nước nên tác giả đành xuất bản ở hải ngọai. Đứng ở vị trí người Việt hải ngọai mà nhận xét, "Bên Thắng Cuộc" nên được coi như là một tiếng nói mang tính đối lập với nền bạo chính sau năm 75. Nếu cuốn sách có dụng ý tuyên truyền thì nhà cầm quyền cộng sản phải cho xuất bản trong nước chứ! Đằng này họ cũng cho "dư luận viên", "hồng vệ binh" lên tiếng chỉ trích và phỉ báng tác giả Huy Đức một cách cạn tào ráo máng. Quý vị cũng định làm giống như họ à? Nghĩ lại mà xem.
Trong lúc quý vị bắt bẻ từng câu từng chữ để tìm cố tìm ra một lý do bắt buộc tác giả có luận điệu thiên vị, thiên cộng. Nhưng quý vị ơi, nội hàm của "Bên Thắng Cuộc" về phương diện tu từ trong ngữ pháp tiếng Việt thì chẳng khác gì ví dụ trong câu "Đánh Bại Quân Tàu" vs. "Đánh Thắng Quân Tàu" hay là " Thể Nào Quên" vs. "Không Thể Nào Quên". Trong các trường hợp như thế này thì "Có" hay "Không", "Thắng" hay "Bại" đều quy đồng về một ý nghĩa.
Do đó, các luận điệu đả kích tựa đề và ngôn từ xưng hô trong cuốn sách chứng tỏ một sự vô tri và ấu trĩ. Có người lấy chứng cớ lời mở đầu của cuốn sách mang tính "Thank But No Thank" với các nhân vật chính trị cho Huy Đức nguồn tin và tài liệu mà phỉ báng tác giả. Khi phê bình nội dung sách báo mà quý vị nhăm nhe chỉ trích kiểu này thì có chủ quan lắm không?
Nhiều người còn lấy hồ sơ cá nhân của anh Huy Đức để chống đối cuốn sách. Anh này từng là đảng viên cộng sản, từng đứng trong quân ngũ, đi lính ở chiến trường Cao Miên để rồi kết luận nội dung và tư tưởng. Nếu như thế thì quý vị làm sao lý giải được chuyện các anh chị Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Nguyễn Tiến Trung… Các bạn ấy đều là đòan viên, đảng viên, công an trong chế độ cộng sản Việt Nam cả đấy.
Chỉ e rằng khi nói ra quá nhiều lời hàm hồ thì sau khi quý vị chết rồi chỉ làm trò cười cho người hậu thế. Các hình ảnh chiếu trên youtube được lưu lại coi như là chứng tích hùng hồn về sự lố bịch của của quý vị trong cuộc họp mà thôi. Xin lỗi là tôi không ám chỉ ai trong này nhưng khi mở băng xem lại, quý vị sẽ cảm thấy ngượng ngùng thay! họp cộng đồng kiểu gì mà giống như một phiên chợ vỡ. Những luận điệu kích động vô lý mà cũng được những cánh tay giơ lên hoan hô biểu quyết thì rõ ràng đó là biểu hiện sự thiếu bình tĩnh, bồn chồn và hời hợt lắm! Tôi thấy có nhiều người xưng là tuổi già mà còn vọng động tay chân quá mức. Tuổi tác hay là chỉ số thời gian của những đứa trẻ sống được nhiều năm. Hay ho gì mà cứ gân cổ cứ như là đang làm việc dối già một cách giả dối. Ngưỡng cửa quy tiên không trừ một ai, càng huyên náo thì càng lao lực trên con đường trở về thân cát bụi. Nhân nhân giai quy lão. Khi về đến nhà, soi gương thấy lại chân tướng của mình thật sự không dữ dằn như trên youtube mới thấy rằng hối tiếc thì cũng muộn màng.
Nhưng rồi hầu như những nhiệt huyết chống cộng ở Bolsa chẳng qua là trò chơi "núp bóng cờ vàng" để phục vụ cho mưu đồ cá nhân đen tối do đó càng ngày càng thiếu sức thu hút. Có nhiều người từ bỏ con đường chống cộng vì thấy sự lố bịch và già nua trong cách mọi người đối xử với nhau.
Anh Huy Đức rõ ràng là người có tâm huyết tìm sự công bằng cho lịch sử. Trong tình cảm ngay thật, anh ấy luôn thương tiếc các chiến sĩ VNCH đã ngã xuống vào ngày 19-1-1974 và từng viết trên blog Osin với những dòng tâm tư trĩu nặng. Vì vậy, việc quý vị đòi mượn nhân sự của hội Hải Quân để biểu tình chống "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức vào ngày 19-1-2013 chính là sự xúc phạm linh hồn anh linh tử sĩ hải quân VNCH. Đừng làm điều nhẫn tâm như thế chứ!
Tôi cũng biết từ trong dụng ý, ghét "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức thực sự lúc đầu là không có lý do chính đáng nhưng ghét cơ sở xuất bản này là Nhật Báo Người Việt thì nhiều. Do đó, dồn hai vào một theo kiểu quy đồng mẫu số khiến cường độ cảm xúc thương ghét tăng lên ngòai tầm kiểm sóat.
Vu cáo chụp mũ quen miệng rồi cứ tưởng đó là sự thật. Nói Huy Đức là "cộng con" thì cứ đinh ninh là cộng con đến mức không còn ngượng miệng. Tất cả đều lấy danh nghĩa chống Nhật Báo Người Việt để dựng chuyện ngậm máu phun người. Những thứ người tạo ra việc này thường là không có trí tuệ, nhân cách và lương tâm thì việc gì đường đường chính chính như quý vị là cựu nhân sĩ VNCH, tranh đấu cho dân chủ nhân quyền mà phải bị những tên vô lại ăn bám cộng đồng bám quần lèo lái.
Trong lúc những người lớn lên ở miền Bắc dần dần nhận ra một phần của chân tướng lịch sử. Họ có thiện chí với nền Cộng Hòa ở miền Nam trước năm 75 và ghi lại những chi tiết mà chúng ta chưa biết đươc. Lương tri và ngay thật có thể thấy được qua tổng thể của cuốn sách, thế thì lấy cớ gì mà chống người ta hả quý vị?.
Không nói ra thôi, anh Huy Đức lớn lên từ phía Bắc mà đang miệt mài trên con đường lương tâm và công lý cho lịch sử Việt Nam, cho các chiến sĩ Hòang Sa và cả danh dự của Việt Nam Cộng Hòa. Phải chăng anh Huy Đức chính là người mà cộng đồng Việt Nam hải ngọai luôn mong ước để sự mất mát của VNCH trong mấy chục năm qua càng lúc càng được người đời thấu hiểu.
Quý vị nên xem xét lại hành vi, lương tri và cách hành xử của mình đi.
Trần Đông Đức
(Fb Trần Đông Đức)

 Khoản đầu tư tư nhân ‘lớn nhất VN’

Masan Group hiện đang chiếm thị phần nước chấm áp đảo tại Việt Nam.

KKR, Kohlberg Kravis Roberts, sẽ đầu tư 200 triệu đôla, bằng cách tăng cổ phần của mình thông qua việc mua lại cổ phiếu phát hành mới và đang lưu hành của Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer thuộc Tập đoàn Masan).

Tập đoàn Masan hiện là một trong các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Việt Nam trong ngành hàng nước chấm, mì ăn liền và cà phê hòa tan.

Đây là khoản đầu tư cổ phần đơn lẻ lớn nhất tại Việt Nam và là giao dịch lớn nhất của họ tại Đông Nam Á.

Với khoản đầu tư này, KKR tăng số vốn đầu tư vào Masan lên 359 triệu đôla, bên cạnh 159 triệu đôla Mỹ đã đầu tư vào ngày 15 tháng 4 năm 2011,

KKR nói họ sẽ mua thêm cổ phiếu sơ cấp và thứ cấp của Masan Consumer, nhưng không nói kích cỡ của cổ phần mà họ nắm thêm này là bao nhiêu.
"Niềm tin cốt lõi của chúng tôi là ở tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng mang tính cơ cấu và sự phát triển của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam"
Madhur Maini, Tổng Giám Đốc của Tập đoàn Ma San

KKR, công ty quản l‎y 66 tỉ đôla tài sản, đánh cược vào thị trường Việt Nam với dân số trẻ và tầng lớp trung lưu gia tăng sẽ giúp đầu tư của họ sinh lời nhanh.

Ông Ming Lu, thành viên của KKR và là Giám Đốc của khu vực Đông Nam Á, cho biết trong Bấm thông cáo báo chí rằng, "Nhân đôi khoản đầu tư của chúng tôi trong chưa đầy hai năm thể hiện niềm tin mạnh mẽ của chúng tôi vào câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam, vào Tập đoàn Masan với tư cách là đối tác mà chúng tôi đã lựa chọn tại Việt Nam và vào Masan Consumer với tư cách là nền tảng dẫn đầu trong lĩnh vực tiêu dùng ở Việt Nam."

Trong khi đó ông Madhur Maini, Tổng Giám Đốc của Tập đoàn Masan nói "Niềm tin cốt lõi của chúng tôi là ở tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng mang tính cơ cấu và sự phát triển của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng KKR là đối tác thích hợp để mở rộng và củng cố nền tảng tiêu dùng của chúng tôi trong việc nắm bắt cơ hội này."

TPG Inc. and BankInvest, một quỹ đầu tư của Đan Mạch, mua cổ phần trị giá 50 triệu đôla của Masan Group vào tháng 10/2009.

Mount Kellett Capital Management LP, tập đoàn vốn tư nhân Hoa Kỳ, nói vào tháng Một 2011 họ chi 100 triệu đôla cho 20% cổ phần của Masan Resources, là công ty con của Masan Group, hiện đang phát triển dự án mỏ đá kim Núi Pháo ở miền Bắc Việt Nam.

Công ty đầu tư KKR

  • Được thành lập vào năm 1976
  • Tổng tài sản (tới 9/2012) là 66,3 USD
  • Có 7 văn phòng ở châu Á
  • Đầu tư vào các nhượng quyền thương mại chất lượng cao

KKR, thành lập văn phòng đầu tiên tại châu Á vào năm 2005, tuyển dụng gần 100 người tại vùng và mở văn phòng thứ bảy tại châu Á ở Singapore như văn phòng chính tại Đông Nam Á. Công ty này cũng đã lập quỹ đầu tư châu Á lên tới 6 tỷ đôla.

Trong khi đó Bấm FT bình luận bước đi của KKR có thể do hãng này nắm được chủ trương mới của Việt Nam trong bối cảnh Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào tuần trước công bố kế hoạch tham vọng thu hút cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài 13-14 tỉ đôla vào năm nay, so với 13 tỉ đôla vào năm ngoái.

Trong một bước ve vãn giới đầu tư nước ngoài, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang cân nhắc nâng mức sở hữu nước ngoài tại một số công ty, một trong các động thái tăng cường cho thị trường vốn tại Việt Nam.

Một công bố từ ủy ban này vào hôm 08/01/2012 nói sẽ thử nghiệm chương trình cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hơn 49% cổ phần của một số công ty.

Chứng khoán tăng 2% sau khi có tin này và là phiên tăng thứ 11 liên tục sau hơn một năm ế ẩm.
(BBC)

Tỷ lệ ung thư ở Việt Nam cao nhất thế giới do thực phẩm

 
Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam, Việt Nam là nước có bệnh nhân ung thư nhiều nhất trên thế giới mà nguyên nhân chủ yếu do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày.
 Kết quả khảo sát năm 2011 cho thấy,  tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan và các nước trong khu vực.
Trong cả nước, Hà Nội và TP.HCM có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỷ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000  người tại TP.HCM (năm 2010). Ung thư vú hiện đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng.
Hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú và cổ tử cung (đối với nữ). Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong. Theo dự báo, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.
Nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, song chủ yếu là do nguồn nước ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại.
Hàng ngày, người dân phải ăn những loại thực phẩm bị tẩm độc bởi những loại hóa chất độc hại từ Trung quốc. Chỉ tính trong năm 2012 đã có hàng ngàn vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc trong nước  bị phát hiện và bắt giữ. Trong đó, hầu hết đều có chứa các chất bảo quản gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người tiêu dùng: táo, khoai tây, lê…
Người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Quốc và lựa chọn thực phẩm trong nước nhưng cũng chẳng được an toàn hơn khi hàng loạt các thực phẩm, hoa quả trong nước được tẩm ướp và chế biến, bảo quản bằng hóa chất như giá đỗ, chuối, đu đủ, cà chua, mít…
Ngay cả những thứ quà vặt cho trẻ em như bim bim, bánh kẹo hay những thứ đồ chơi cho trẻ như thú nhún, cây thông Noel cũng trở nên nguy hiểm đổi với con người bởi bên trong đó là những loại hóa chất trở thành tác nhân gây ra bệnh ung thư. Chính điều này đã dẫn đến tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ em của Việt Nam vào loại cao nhất thế giới trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng.
Tỷ lệ ung thư vú ở phụ nữ tăng cao do mỗi ngày phải sử dụng những chiếc áo ngực Trung Quốc có chứa đủ thứ hóa chất gây bệnh mà không hề hay biết. Chỉ khi dư luận xôn xao thì người dân mới nháo nhào rạch áo kiểm tra. Song những chiếc áo này đã được sử dụng từ lâu, và cũng không ít người đã phải chịu ảnh hưởng từ nó.
“Công nghệ” càng hiện đại đồng nghĩa với cuộc sống của con người lại ngày càng trở nên bất an hơn. Mỗi ngày, người tiêu dùng thường phải đối mặt với bao nguy hiểm đang rình rập bởi những thứ hóa chất độc hại mà chẳng có cách nào để phòng tránh. Không phải người Trung Quốc đầu độc mà chính người Việt Nam đang tự đầu độc chính mình.
(Khampha.vn)

Tại sao phải ăn chay ngày mùng 1, 8, 15…?

Vấn đề ăn chay là để trưởng dưỡng lòng từ bi đối với các loài động vật và cũng để giảm bớt nghiệp sát cho chính bản thân của người ăn chay.
Ăn chay càng nhiều ngày…càng quý

Nếu ăn chay bất cứ ngày nào trong tuần và tu tập tâm thương người mến vật cũng đều được, mấy ngày ấy đều trở nên cát tường quý báu cả.

Theo tài liệu ghi trong Buddhismtoday thì vấn đề ăn chay như là một pháp môn tu đầu tiên. Vì thế, để khuyến khích Phật tử hạn chế nghiệp sát và trưởng dưỡng lòng từ bi vốn có trong chúng ta.

 Ăn chay càng nhiều ngày càng quý

Bởi vậy, trong buổi đầu tu học Phật, chư Tăng Đại thừa đã chọn các ngày trong tháng như mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30 để tiêu chuẩn hoá các ngày ăn chay. Song tuỳ theo sự phát tâm của mỗi người để thực hành việc ăn chay với thời gian khác nhau là 2 ngày, 4 , 6 hoặc 10 ngày.

Khi đức Phật còn tại thế có truyền thống của cả Nam truyền và Bắc truyền, vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch, chư Tăng đều tụ họp lại tại một trú xứ nào đó gần nhất để kiểm thảo, nhắc nhở lẫn nhau.

Do đó, hai ngày này trở thành ngày hội của chư Tăng lúc bấy giờ. Và cũng từ đó, hai ngày này có ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo không những cho hàng xuất gia mà cả cho hàng cư sĩ tại gia.

Sau này các bậc Tổ sư đã giới thiệu 2 ngày (mùng 1 và 15 - PV) hàng Phật tử tại gia không nên dùng huyết nhục của loài động vật và cũng để nuôi lớn lòng bi mẫn đối với chúng sinh.

Tại sao đức Phật không chọn ngày khác mà lại chọn mùng 1 và 15  âm lịch?

Theo thầy Thích Giác Hoàng (Trang tin Đạo Phật ngày nay) thì việc thành lập truyền thống tụng giới của Tăng đoàn là vì nhu cầu chung. Đức Phật không bao giờ đặt ra một đạo luật, giới điều để thiết chế tăng đoàn khi sự kiện đó chưa xảy ra.

 Thiền sinh ăn chay tại khóa tu mùa hè

Ngày Bố tát (ngày chư Tăng nhắc nhở nhau về giới pháp để tu hành – PV) cũng tương tự, không phải do Đức Phật tự đặt ra mà do vua Tần-bà-sa-la thưa với Đức Phật chọn ngày truyền thống tổ chức như các giáo phái khác.

Theo đó, họ biết quy tụ vào ngày mùng 8, 14, 15 của nửa tháng đầu, tương tự tụ họp vào ngày 23, 29 và 30 cho nửa tháng sau ở tại một nơi để thuyết giảng cho cho tín đồ.

Cũng theo câu chuyện trên, Đức Phật không rập khuôn với những truyền thống khác mà chỉ cho phép các vị Tỳ-kheo tụng giới và kiểm thảo vào ngày 14 hoặc ngày 15 và tương tự cho nửa tháng sau là cuối tháng hoặc đầu tháng tới.

Đó là nguyên nhân Phật giáo có ngày hội họp vào 14 hoặc 15, cũng như 30 cuối tháng hoặc đầu tháng (âm lịch) của mỗi tháng, đương nhiên là chư Tăng sẽ ăn chay vào những ngày này.

Tại sao khi Phật tử phát tâm ăn chay một tháng: 4 ngày, 6 ngày, 10 ngày thì lại chọn một vài ngày khác như là mùng 8, 14 , 23, 24, 28 và 29?

Các ngày đó được phân bố đều trong tuần của tháng. Để nhắc nhở các Phật tử thường xuyên tu tập tâm từ bi đến với các loài động vật mà không nỡ giết để làm thực phẩm cho mình.

Đấy cũng là phương pháp gieo nhân lành, tránh nghiệp sát để kiếp sau khỏi phải trả nợ máu cho chúng sinh. Được biết, truyền thống này cũng được các Phật tử tại Ấn Độ thời đức Phật còn tại thế đã thực hiện tu tập Bát Quan Trai Giới (thọ trì 8 giới, tập tu giống như một vị xuất gia trong một ngày - PV).

 Ăn chay để trưởng dưỡng lòng từ bi

Theo thầy Thích Giác Hoàng, vì để tổ chức hoá thời gian nên ăn chay cũng như đến chùa lễ Phật, tụng kinh…các bậc Tổ Sư, Thánh triết sau này đã chọn ngày đầu tháng thay vì ngày 30.

Nhằm nhắc nhở hàng Phật tử một tháng đã đi qua, khởi điểm của một tháng mới. Theo đó người Phật tử nên sống như thế nào để có ý nghĩa trong tháng này.

Ngoài ra đức Phật dạy con người do các duyên mà thành, thế giới vạn hữu này cũng do các duyên mà thành, tất cả đều cộng trụ tương sanh và tương diệt.

Sự hiện hữu của cái này cũng là sự hiện hữu của cái kia, sự vắng mặt của cái này cũng là sự vắng mặt của cái khác, đây là định lý “duyên khởi pháp”. Mọi sự vật hiện tượng đều tác động và chịu ảnh hưởng lẫn nhau.
  (Kiến thức)

Một người Đức: Bệnh viện Việt Nam – nỗi ám ảnh

Có lần tôi đến bệnh viện thăm mẹ bạn tôi. Bác ấy vừa bị tai nạn xe máy. Người đâm vào bác ấy đã bỏ chạy mà không thèm ngó ngàng gì đến bác ấy.

Kết quả là bác ấy bị gẫy xương đùi, hai xương sườn và cả xương đòn. Ngoài ra, trên người bác còn có nhiều vết bầm, vết xước. Cũng may là có người đi ngang qua đã đưa bác ấy đến bệnh viện cấp cứu.
Người bệnh và thăm bệnh. Ảnh: vcmedia.
Phòng bệnh nơi các bệnh nhân nằm điều trị đều có cửa sổ nhìn ra hành lang, vì vậy mọi người đi qua đi lại trong bệnh viện đều có thể nhìn vào các phòng bệnh và có thể thấy các bệnh nhân nằm trên giường. Quần áo của bệnh nhân trong bệnh viện là bộ đồ ngủ kẻ trắng xanh, nhìn hơi giống đồng phục của tù nhân. Thường thì bốn bệnh nhân nằm chung một phòng, mỗi người một giường, cạnh giường có kê tủ con và trong góc phòng có bồn rửa tay.
Những bệnh nhân khác nằm cùng phòng với mẹ bạn tôi đều là nạn nhân của tai nạn giao thông. Và quanh đi quẩn lại vẫn là vấn đề giao thông. Trong một thông báo của Bộ ngoại giao Việt Nam có viết: Mối đe dọa lớn nhất đối với người dân xuất phát từ giao thông trên đường phố. Theo thống kê của toàn thế giới, với số người chết do tai nạn giao thông (hiện đang là trên 12 000 người một năm), Việt Nam là một trong những nước đang đứng đầu trong “lĩnh vực“ này. Một kỷ lục đáng buồn!
Nằm đối diện giường mẹ bạn tôi là một người đàn ông đã có tuổi. Ông đứng tập thể dục gần đường cái và đã phải nhập viện với nhiều viết thương khắp người. Chắc chắn ông ấy phải đau đớn lắm, cũng như mẹ bạn tôi. Bác ấy ở trong viện đã gần một tuần rồi và một hai hôm nữa các bác sĩ sẽ quyết định về cái chân bị gẫy, xem có phải phẫu thuật hay không. Xem chừng, bác còn sợ phẫu thuật hơn là phải tiếp tục chịu đau đớn như vậy.
Đây chính là nỗi ám ảnh của những người bệnh. Ảnh: thanhnien.
Đây chính là nỗi ám ảnh của những người bệnh. Ảnh: thanhnien.

Ở bệnh viện, gia đình bệnh nhân luôn luôn phải túc trực, chăm sóc cho bệnh nhân. Các bữa ăn cho bệnh nhân gia đình đều phải tự lo, bệnh viện hầu như không cung cấp “dịch vụ“ đó. Theo nội quy của bệnh viện, bữa sáng người nhà có thể mang đến cho bệnh nhân vào khoảng từ 6:30 đến 7:30, sau đó bữa trưa từ 10 đến 12 giờ và chiều sau 16 giờ gia đình có thể đến thăm bệnh nhân và mang bữa tối đến. Ấy vậy mà ngoài những giờ thăm nuôi đó ra, bệnh nhân cũng không được hưởng sự yên tĩnh. Bệnh viện là vậy mà. Có lần, khi tôi hỏi một cô bạn người Việt rằng, nếu như tôi phải nằm viện, bệnh viện sẽ cho tôi ăn uống như thế nào, bạn tôi đã rất ngạc nhiên với câu hỏi đó.
Trong phòng bệnh, chỗ kê ghế cho người nhà bệnh nhân cũng không có vì phòng quá nhỏ. Vì thế nên mọi người đến thăm đều phải ngồi lên giường của bệnh nhân. Nhiều khi hai, ba người bệnh phải năm chung một giường. Nhất là khoa phụ sản. Tại đây, hai bà mẹ mới sinh cùng hai đứa trẻ nằm chung một giường. Và để các cô y tá chăm sóc tốt cho các bé, hàng ngày các bà mẹ phải đút lót cho họ một khoản tiền.
Tôi mong là sẽ không bao giờ phải vào bệnh viện hoặc nếu có nguy cấp quá thì tôi sẽ bay sang Thái Lan. Tôi mới phát hiện mình có một nỗi ám ảnh, đó chính là bệnh viện!!!
Nguy Nga (dịch) 
  (vietinfo.eu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét