Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Lượm tin tức


CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Việt Nam: Hãy trả tự do cho những nhà hoạt động bị kết tội: Vietnam: Release Convicted Activists (Human Rights Watch). “Drop Charges Against Blogger Le Quoc Quan”. “The 14 convicted are Dang Ngoc Minh, Dang Xuan Dieu, Ho Duc Hoa, Ho Van Oanh, Le Van Son, Nguyen Dang Minh Man, Nguyen Dang Vinh Phuc, Nguyen Dinh Cuong, Nguyen Van Duyet, Nguyen Van Oai, Nguyen Xuan Oanh, Nong Hung Anh, Thai Van Dung, and Tran Minh Nhat (for biographical information on each, see the appendix). They were arrested between August and December 2011 and held for more than a year before being put on trial.”

Đề nghị mức án các bị cáo trong vụ Hồ Đức Hòa. Không biết có phải Tuổi trẻ bất đắc dĩ và bất mãn phải đưa tin phiên tòa này hay sao mà tin chẳng có đầu có đũa, xử ở đâu chẳng biết … Có những 17 thanh niên bị đi tù án nặng mà thông tin quá sơ sài.  - Xét xử các đối tượng phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước (CAND).
-  Góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Nên phân quyền, ủy quyền cho chính quyền địa phương (VOV).  - “Cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng” (DT).
Phí chồng phí, dân gánh! (LĐ).  - Người nghèo đi xe máy phải cầm Sổ hộ nghèo? (TP).  - Chuyên gia: “Bộ ngành đang tính quẩn”(TBKTSG). Nhà nước mình cứ dùng cả hai tay, một tay thả và một tay lấy lại mà tay lấy lại còn nhiều hơn tay thả”.
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ

Rồi sẽ đến lúc phải bật khóc

SGTT.VN - Bỏ qua chuyện xách dao bầu (văn bản quy phạm pháp luật tầm nghị định) đi mổ gà (việc nhỏ và riêng như tổ chức tang lễ khi qua đời cho cá nhân là (hoặc thuộc gia đình) cán bộ, công, viên chức bình thường) trong khi thực tế còn bao chuyện cần pháp luật điều chỉnh; bỏ qua những nội dung khiến thiên hạ phải “bật cười” vì tính chi tiết, vặt vãnh, thiếu khả thi như hình thức quan tài, số lượng vòng hoa, cách thức bố trí, thời gian thực hiện; bỏ qua cả lời giải thích càng khiến người ta bật cười hơn của ông vụ trưởng vụ Tổ chức – cán bộ về việc vì sao không được dùng loại quan tài có lắp kính để nhìn mặt người đã mất, điều dễ đọng lại nhất của tất cả những chuyện ấy là sự tồn tại dai dẳng lối suy nghĩ cũ kỹ, duy ý chí của một thời tưởng có thể đứng trên, làm thay cho cả chuyện tình cảm, ứng xử riêng tư của con người ta và vì vậy, trở thành kiểu can thiệp thô bạo không cần thiết vào tất cả ngõ ngách đời sống! Bỏ qua, không phải vì chuyện đó không đáng nói, mà bởi, cái sự bật cười kia đã… thay lời muốn nói!
Nhiều chi tiết hết sức vặt vãnh về quy định đám tang khiến người xem phải bật cười. Ảnh: mang tính minh họa
Nghị định 105 ban hành ngày 17.12.2012 có đối tượng điều chỉnh hẹp, về một chuyện hết sức riêng (trừ việc tổ chức các đám tang lớn như quốc tang…) Không thấy phản ứng mạnh từ những người phải chịu trách nhiệm thi hành những quy định trên. Không biết họ có được tham vấn ý kiến với tư cách này như một quy trình bắt buộc mà luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã ấn định hay không, và nếu có, thì họ đã nói gì nhưng rõ ràng, “cán bộ, công chức trước hết là công dân, quy định gì cho họ cũng không thể vượt quá nhân quyền”. Và lời biện minh cho các quy định này, ví dụ như về vệ sinh môi trường, chẳng phải đã có các quy định chung rồi sao? Hơn nữa, trong một xã hội văn minh, có tổ chức, những quy định đó nên được thể hiện dưới hình thức các thiết chế xã hội, cộng đồng mà ở đó, lại một lần nữa, dân cũng như cán bộ, đều là người sống cùng trong một cộng đồng nào đó với những tình cảm, phong tục, tập quán riêng khác nhau.
Quy định về việc tổ chức tang lễ là câu chuyện mang tính thời sự nối dài những quy định hay dự thảo gần đây đối với cán bộ công chức nói chung hoặc với một số đối tượng trong số họ tại một số không gian địa lý, ngành nghề khác nhau: cán bộ, công chức không được nhận quà tết, không được uống bia buổi trưa, không được tổ chức đám cưới quá bao nhiêu bàn, cán bộ ngành giao thông không được chơi golf, cảnh sát giao thông không được mang quá bao nhiêu tiền trong túi, nhân viên trạm thu phí giao thông không được mặc quần có túi… Các quy định này thường được thuyết minh là để chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả làm việc hay… làm gương. Có “chống” hay “nâng cao” được không bằng các quy định ấy, chưa có câu trả lời; song, ở một khía cạnh khác, người ta lại đọc thấy rõ ràng nguyên nhân của sự ra đời (hay phôi thai) hàng loạt những quy định đó không gì khác hơn là sự phạm pháp, hư hỏng kiểu tham nhũng, lãng phí, hiệu quả làm việc chưa cao, chưa gương mẫu của cán bộ, công, viên chức đang “leo thang”. Như cái việc tổ chức đám cưới hay đám tang, nếu bấy lâu nay nó không bị lạm dụng ở nơi này nơi khác để biến thể thành nơi mua bán bổng lộc, trao danh đổi chức... nhiều khi lộ liễu đến mức khó chịu khiến cộng đồng phải lên tiếng phản ứng mạnh mẽ thì quy định về chuyện cán bộ, viên chức tổ chức đám cưới hay đám tang có cần phải ra đời? Vấn đề là giờ đây, tuy đã ra đời, nhưng văn bản pháp quy nhằm chấn chỉnh đạo đức, tác phong căn bản của những cán bộ, công, viên chức ấy “chủ yếu mang tính hình thức” thì phỏng có ích gì? Hình thức – bởi không giải quyết được vấn đề từ gốc, không khả thi vì khó giám sát, chế tài nên việc thực thi không biết được mấy thì rốt cuộc, quy định chỉ trở thành trò cười.
Nhưng, có cười hoài được không?
E rằng cứ phải bật cười suốt trước những văn bản pháp quy mà lại thiếu pháp quy như thế thì rồi sẽ đến lúc phải bật khóc!
Nguyên Lê

Sự thật hãi hùng về vi cá mập ở Trung Quốc

Sự thật hãi hùng về vi cá mập ở Trung Quốc
Vi cá mập cỡ lớn - Ảnh: Reuters

(TNO) Một phóng sự điều tra của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 8.1 tiết lộ sự thật hãi hùng về vi cá mập bán tại các nhà hàng ở Bắc Kinh, Quảng Đông, Chiết Giang và Phúc Kiến: phần lớn vi cá mập được làm từ độc chất.

Được tạo ra từ hỗn hợp bột đậu, chất gelatin, natri và một số hóa chất khác, vi cá mập giả tại các nhà hàng đắt tiền và tiệc cưới đã trở thành một lựa chọn ưa thích của khách hàng, đặc biệt những người muốn gây ấn tượng với khách mời bằng các món “sơn hào hải vị”.
CCTV ước lượng khoảng 40% vi cá mập tiêu thụ tại các nhà hàng ở Trung Quốc có thể là đồ giả. Các chuyên gia cảnh báo rằng những hóa chất và chất phụ gia sử dụng để làm vi cá mập giả có độc và có thể làm tổn hại phổi cùng các cơ quan khác.
Tờ China Daily hôm nay (9.1) cũng cho biết nhà chức trách ở tỉnh Chiết Giang đã phát hiện nhiều vi cá mập bán tại chợ là sản phẩm nhân tạo và một số chứa dư lượng cadmium, một kim loại độc.
Theo tờ China Daily, các nhà hàng mua vi cá mập giả với giá rẻ song bán với giá cắt cổ lên đến 1.000 NDT/chén (160 USD, khoảng 3,35 triệu đồng VN).
Kết quả tương tự cũng được phát hiện trong cuộc điều tra của cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ở Chiết Giang. Cơ quan này đã chọn ngẫu nhiên 10 mẫu vi cá mập từ các nhà hàng địa phương để mang đi kiểm tra ADN và kết quả là không tìm ra chút vi cá mập nào.
Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Chiết Giang cũng phát hiện một phần ba số vi cá mập sấy khô bán ở các ngôi chợ trong tỉnh chứa dư lượng cadmium và thủy ngân.
Tiết lộ hãi hùng về vi cá mập đã trở thành chủ đề được bàn tán xôn xao trên trang Sina Weibo của Trung Quốc, theo tờ South China Morning Post.
Một cư dân mạng Trung Quốc mỉa mai: “Các quan chức tham nhũng là những người ăn vi cá mập đúng không? Thế giới quả là công bằng”.
Sơn Duân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét