- Dù đạt thỏa thuận ngân sách, nhưng 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ còn nhiều bất đồng (RFI) - Hôm qua, với 257 phiếu thuận và 167 phiếu chống, đến lượt Hạ viện Mỹ thông qua thỏa thuận tránh cho nước Mỹ « bức tường ngân sách », tức là tránh cho nước này buộc phải thi hành những biện pháp khắc khổ gắt gao. Tuy thoả thuận này đã được thông qua, nhưng giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ còn rất nhiều bất đồng về vấn đề thuế khóa, cắt giảm chi tiêu, phúc lợi xã hội... Cho nên, thương thuyết giữa Quốc hội với chính quyền Obama trong những tháng tới sẽ còn rất gay go.
- Kim Jong Un ngỏ ý muốn hòa giải với Hàn Quốc (RFI) - Tại Bắc Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã xuất hiện trên truyền hình để đọc diễn văn chúc mừng năm mới với tư cách là nguyên thủ quốc gia. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm qua, một nguyên thủ quốc gia nước này xuất hiện trên truyền hình để chúc mừng năm mới như vậy.
- Chiến sự ác liệt : Lần đầu tiên phi trường Alep phải đóng cửa (RFI) - Trong những ngày đầu năm, người dân Syria tiếp tục phải sống trong khói lửa. Chiến sự vẫn dữ dội chung quanh sân bay quân sự Afis, gần thành phố Taftanaz, tỉnh Idleb miền Tây Bắc, và tại vùng ngoại ô thủ đô Damas. Một dấu hiệu cho thấy tình hình hết sức căng thẳng : Hôm qua, 01/01/2012, lần đầu tiên từ khi chiến sự bùng lên vào mùa xuân năm 2011, chính quyền Syria đã phải đóng cửa phi trường quốc tế thủ phủ kinh tế Alep.
- Singapore tránh khỏi suy thoái nhưng viễn cảnh 2013 không sáng sủa (RFI) - Theo số liệu chính thức công bố hôm nay, 02/01/2013, nền kinh tế Singapore đã tăng trưởng 1,1% vào quý Tư 2012 - tính theo nhịp độ thường niên - nhờ lãnh vực dịch vụ. Mức tăng này dù nhẹ nhưng đã giúp Singapore thoát được suy thoái vì vào quý 3 vừa qua, tỷ lệ tăng trưởng của nước này đã bị tụt xuống mức âm.
- Trung Quốc giành hợp đồng đầu tư lớn kỷ lục tại Cam Bốt (RFI) - Hôm nay 02/01/2013, hãng tin Reuters cho biết hai công ty Trung Quốc đã giành được hợp đồng có tổng giá trị lên tới 11,2 tỷ đô la Mỹ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Cam Bốt, đây là mức đầu tư nước ngoài lớn chưa từng có đổ vào nước này.
- Mỹ thông qua luật cho phép nhận trẻ mồ côi Bắc Triều Tiên làm con nuôi (RFI) - Theo AFP, tuần qua, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật theo hướng cho phép công dân Mỹ nhận trẻ mồ côi Bắc Triều Tiên làm con nuôi. Dự luật trên yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ soạn thảo một chiến lược toàn bộ nhằm tạo điều kiện cho công dân Mỹ được nhận con nuôi là trẻ Bắc Triều Tiên. Dự luật này đã được Hạ viện thông qua hồi tháng 9/2012 và tuần trước cũng đã được Thượng viện bỏ phiếu tán thành.
- Chiến sự leo thang giữa quân đội Miến Điện và quân nổi dậy Kachin (RFI) - Hãng tin AFP hôm nay 02/01/2013, dẫn nguồn tin của các bên giao tranh cho biết quân đội chính quyền Miến Điện trong những ngày qua đã tiến hành nhiều đợt không kích vào quân nổi dậy thuộc sắc tộc thiểu số Kachin ở miền cực bắc nước này.
- Ấn Độ : Các thủ phạm vụ hiếp dâm tập thể có thể lãnh án tử hình (RFI) - Vào ngày mai, 03/01/2013, toà án quận Saket, phía Nam New Delhi, sẽ khai mạc phiên xử các nghi phạm vụ hiếp dâm tập thể một nữ sinh ngày 16/12 vừa qua. Đã có 6 người đã bị bắt sau vụ này, trong lúc nạn nhân đã qua đời tại một bệnh viện Singapore vì thương tích quá nặng. Phiên xử dựa trên báo cáo dày 1000 trang của cảnh sát, và các nghi phạm có khả năng bị tử hình nếu tội trạng được xác định.
- Mỹ đạt thỏa thuận về ngân sách : Thị trường chứng khoán tăng điểm (RFI) - Tối qua 01/01/2013, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật tránh cho Hoa Kỳ « bức tường ngân sách », tức là tránh cho nước này phải thi hành những biện pháp khắc khổ triệt để, một viễn cảnh mà các thị trường tài chính thế giới rất lo ngại trong những ngày qua, vì trong trường hợp đó, kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
- Sức khỏe tổng thống Chavez : Chính quyền cố trấn an dân chúng (RFI) - Không chỉ người dân Venezuela mà dư luận quốc tế cũng đang rất quan tâm đến sức khỏe của Tổng thống Hugo Chavez. Ở Venezuela, mọi người đều đặt câu hỏi không biết thực hư tình trạng sức khỏe của ông Hugo Chavez ra sao, sau 20 ngày trở lại La Habana, Cuba để chữa bệnh ung thư.
- Tàu hải giám Trung Quốc tuần tra tại vùng Vịnh Bắc Bộ (RFI) - Theo tin của Tân Hoa Xã, trích dẫn thông cáo của Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc, một đội gồm 2 tàu hải giám của Trung Quốc, với sự yểm trợ của máy bay trinh sát, hôm qua, 01/01/2013, đã đi vào vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, để « tiến hành tuần tra định kỳ vùng sản xuất dầu trên biển của Trung Quốc ». Không rõ là các tàu hải giám và máy bay trinh sát nói trên có đã đi vào vùng hải phận và không phận của Việt Nam hay không.
- Du kích quân Cộng sản bác bỏ hưu chiến với chính quyền Philippines (RFI) - Hôm nay, 02/01/2013, lực lượng nổi dậy Cộng sản Philippines đã bác bỏ thỏa thuận ngưng bắn với chính quyền, gần hai tuần lễ trước thời hạn dự kiến. Quyết định này gây lo ngại cho tiến trình thương thuyết hòa bình. Theo AFP, đảng Cộng sản Philippines quy trách nhiệm cho Manila, ngược lại phát ngôn viên chính phủ cho là đảng Cộng sản viện cớ để rút ngắn thời gian ngưng bắn.
- 2012 : Số người Bắc Triều Tiên vượt biên sang Hàn Quốc sút giảm (RFI) - Theo AFP, chính quyền Hàn Quốc hôm nay, 02/01/2013, thông báo số người Bắc Triều Tiên bỏ chạy khỏi đất nước trong năm 2012 đã giảm mạnh. Nguyên nhân có thể là do Bình Nhưỡng đã tăng cường trấn áp và kiểm soát biên giới chặt hơn từ sau khi chuyển giao quyền lực cho Kim Jong Un.
- Hàn Quốc lạnh nhạt với lời kêu gọi giảm căng thẳng của Kim Jong Un (RFI) - Hôm nay 02/01/2013, phản ứng trước thông điệp đầu năm mới của lãnh tụ Bắc Triều Tiên trong đó kêu gọi hòa dịu hai miền, Seoul tỏ thái độ thờ ơ và đánh giá thông điệp của Kim Jong Un là « nhạt nhẽo ». Bộ trưởng bộ Thống nhất Hàn Quốc, ông Yu Wo-Ik nói với báo chí rằng « nội dung thông điệp nhạt nhẽo và không có tiến bộ nào đáng kể ».
- Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam vẫn quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước (RFI) - Kể từ hôm nay, 02/01/2013, người dân Việt Nam được mời tham gia đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Hiến pháp, mà toàn văn đã được báo chí chính thức đăng tải hôm nay. Việc lấy ý kiến nhân dân sẽ kéo dài đến ngày 30/03/2013. Theo dự thảo Hiến pháp vừa được công bố, có 8 nội dung sửa đổi được lấy ý kiến nhân dân, trong đó có Lời nói đầu của Hiến pháp; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bộ máy Nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp, v.v...
- Vài diễn tiến quan trọng trong quan hệ ngoại giao quốc phòng của Úc 2012 (VOA) - Australia thắt chặt liên minh chiến lược với Hoa Kỳ mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trong khi cải thiện bang giao với Ấn Độ, đánh dấu 40 năm quan hệ
- Chứng khoán thế giới đồng loạt tăng điểm (VOA) - Thị trường toàn cầu đồng loạt tăng giá khi Quốc hội Mỹ ngăn được cuộc khủng hoảng tài chánh
- Miến Điện xác nhận không kích phiến quân Kachin (VOA) - Chính phủ Miến Điện xác nhận đã thực hiện các cuộc không kích nhắm vào các phiến quân dân tộc thiểu số ở bang Kachin
- Thái Lan trục xuất người Hồi giáo Rohingya tị nạn (VOA) - Thái Lan cho biết một chiếc thuyền chở người tị nạn Hồi giáo Rohingya, được cho là chạy trốn bạo lực sắc tộc và đàn áp ở Miến Điện, phải bị trả về nước.
- Hàn Quốc bác bỏ kêu gọi 'chấm dứt đối đầu' của Triều Tiên (VOA) - Nam Triều Tiên bác bỏ diễn văn nhân ngày đầu năm của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un kêu gọi giảm căng thẳng với Seoul
- Tàu hải quân Ấn Độ thăm Việt Nam (VOA) - Tàu hải quân INS Sudarshini của Ấn Độcập cảng Tiên Sa của Đà Nẵng ngày 1/1, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị trong ba ngày
- Trung Quốc cấp quỹ hỗ trợ các mối quan hệ ở Biển Đông (VOA) - Cơ quan theo dõi hải dương Trung Quốc công bố sẽ chi 4,8 triệu đô la để tăng cường hợp tác quốc tế với các nền kinh tế đang phát triển ở Biển Đông.
- Thị trường Châu Á tăng sau thỏa hiệp về 'bờ vực tài chính' (VOA) - Các thị trường tại châu Á phản ứng tích cực sau khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua thỏa thuận tránh 'bờ vực tài chính'
- NASA: Sắp có trận mưa sao băng đầu tiên của năm 2013 (VOA) - Người xem với bầu trời quang đãng ở châu Á có cơ hội thấy được số lượng lớn nhất các sao băng
- Hạ viện Mỹ chưa thông qua khoản cứu trợ cho nạn nhân bão Sandy (VOA) - Các thành viên Quốc hội Mỹ bày tỏ thất vọng vì quyết định ngừng phiên họp mà không thông qua khoản viện trợ cho các nạn nhân của siêu bão Sandy
- Phe nổi dậy Syria tấn công một sân bay ở miền bắc (VOA) - Các nhà hoạt động đối lập nói rằng các lực lượng chính phủ và quân nổi dậy Syria đang giao tranh khốc liệt gần một sân bay ở tỉnh Idlib ở miền bắc
- Trung Quốc tăng cường hạm đội tàu hải giám (VOA) - Sức mạnh của đội tàu hải giám được tăng cường đáng kể và khả năng thi hành nhiệm vụ cũng được cải thiện để bảo vệ lợi ích hàng hải của Trung Quốc.
- Trung Quốc cho tàu hải giám tuần tra gần Vịnh Bắc Bộ (VOA) - Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đưa hai tàu hải giám 75 và 84 được hỗ trợ bởi máy bay trinh sát B-3843 tới tuần tra gần Vịnh Bắc Bộ
- Chương trình đưa gấu trúc vào môi trường tự nhiên gặp khó khăn (VOA) - Chương trình đưa gấu nuôi chuồng vào môi trường thiên nhiên bị tạm ngưng sau cái chết của chú gấu Tường Tường, được thả vào rừng năm 2006
- Houston gây quỹ giúp nạn nhân nô lệ tình dục Việt Nam (VOA) - Chương trình 'Làng Một Thân Hình' - One Body Village (OBV) - giúp các trẻ em Việt Nam đang bị dụ dỗ hay bị bắt cóc làm nô lệ tình dục tại Campuchia
- Các nhà lập pháp Mỹ thông qua dự luật về bờ vực tài chính (VOA) - Tổng thống Barack Obama hoan nghênh hành động vào phút chót của Quốc hội trước khi các thị trường tài chánh mở cửa trở lại sau Tết dương lịch
- Các nhà lập pháp Mỹ chấp thuận thỏa hiệp về 'bờ vực tài chánh' (VOA) - Các nhà lập pháp Mỹ đã chấp thuận một biện pháp để né tránh tình trạng được gọi là 'bờ vực tài chánh'
- 31 Tháng 12 Năm 2012 (VOA) - Hôm nay là ngày 31 tháng 12. Chỉ còn vài tiếng nữa thôi là cánh cửa năm 2012 sẽ vĩnh viễn khép lại
- Quốc hội Mỹ không đáp ứng thời hạn của ‘bờ vực tài chính’ (VOA) - Vào chiều thứ Hai, vẫn chưa rõ liệu Thượng Viện có biểu quyết trước 12 giờ đêm hay không, sau khi đã chạy đua với đồng hồ trong suốt ngày
- Máu đông của bà Clinton nằm ở đầu, không làm hại não bộ (VOA) - Các bác sĩ cho biết tinh thần của bà rất tốt, trò chuyện vui vẻ với bác sĩ, nhân viên bệnh viện và người trong gia đình
- Nhà báo Mỹ phải rời Trung Quốc vì không được gia hạn thị thực (VOA) - Một Nhà báo Mỹ của tờ New York Times hành nghề hơn 10 năm qua tại Trung Quốc phải rời nước này hôm thứ Hai vì thị thực của ông không được gia hạn
- Blogger VN bị cấm du hành: Nhân quyền vẫn chưa được tôn trọng (VOA) - Trước tình hình nhân quyền ở VN đang xấu đi, Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ VN thực hiện các bước cụ thể để cải thiện thành tích nhân quyền và tuân thủ nghĩa vụ quốc tế
- Báo VN khen mùa xuân Ả rập và Myanmar (BBC) - Trang VietnamNet có bài viết năm mới nhìn tích cực về con đường dân chủ, đa đảng sau các chuyển biến ở Trung Đông và Miến Điện.
- Ông Nguyễn Bá Thanh ‘ra Ba Đình’ (BBC) - Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản cầm quyền ở Việt Nam vừa công bố quyết định đưa Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh ra giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương.
- Biểu tình chống chính quyền ở Hong Kong (BBC) - Người dân Hong Kong xuống đường đòi trưởng đặc khu từ chức và đòi được quyền bầu lãnh đạo.
- Dẫm đạp chết 60 người tại Bờ Biển Ngà (BBC) - Ít nhất 60 người đã bị dẫm đạp chết và khoảng 250 người bị thương tại buổi lễ mừng năm mới ở thành phố Abidjan của Bờ Biển Ngà.
- Lệnh lục soát tàu ở Biển Đông có hiệu lực (BBC) - Quy định mới của tỉnh Hải Nam về chặn và lục soát tàu nước ngoài bắt đầu có hiệu lực cùng ngày Việt Nam thực thi Luật Biển.
- TQ 'điều tàu chiến tàng hình ra Biển Đông' (BBC) - Trung Quốc bổ sung thêm tàu khu trục đời mới nhất có vũ khí chống tàu ngầm và các tính năng tàng hình.
- Giao tranh ở vùng Kachin của Miến Điện (BBC) - Phi cơ chiến đấu bắn phá khu vực phe nổi dậy ở Kachin, Miến Điện, khiến nảy sinh câu hỏi về quyền lực của quân đội tại nước này.
- 'Đảng càng lý luận càng tối' (BBC) - Nhà bất đồng Nguyễn Thanh Giang nói công tác lý luận của Đảng không phản ánh thực tế và kìm hãm đất nước.
- Thế giới đón Năm mới 2013 (BBC) - Từ châu Úc, tới châu Á, châu Âu và châu Mỹ các nước trên khắp thế giới lần lượt tổ chức bắn pháo hoa đón Năm mới 2013.
- Máy bay Nga lao xuống đất gần Moscow (BBC) - Hình ảnh chiếc Tupolev-204 trượt khỏi đường băng khi xuống sân bay Vnukovo gần Moscow và lao vào đường cao tốc ở gần đó.
- Nhìn lại Hiệp định Paris 1973 (BBC) - Sử gia Vũ Minh Giang từ Hà Nội coi Hiệp định Paris là cách thức chấm dứt một cuộc chiến và lý giải số phận của lực lượng thứ ba.
- Hòa đàm Paris và tam giác Mỹ Xô Trung (I) (BBC) - Phần I: Cái nhìn của sử gia trong nước về Hòa đàm Paris 1973 và tác động của tam giác Mỹ - Xô - Trung với văn bản lịch sử này.
- Chavez ‘sớm muộn cũng bình phục’ (BBC) - Phó Tổng thống Venezuela nói mặc dù tình trạng Tổng thống Chavez rất phức tạp nhưng sớm muộn ông cũng bình phục.
- Kim Jong-un đọc thông điệp năm mới (BBC) - lãnh đạo Bắc Hàn có thông điệp năm mới đầu tiên kêu gọi cải thiện kinh tế, xây dựng quân đội và tránh đối đầu.
- Nhật phạt nặng tàu TQ xâm phạm (BBC) - Nhật thả tàu cá TQ xâm phạm lãnh hải của họ sau khi yêu cầu nộp phạt gần 50.000 đô la.
- Biểu tình chống TQ ‘gây bất ổn’ (BBC) - Một thứ trưởng quốc phòng Việt Nam nói các cuộc biểu tình chống Trung Quốc 'gây mất ổn định'.
- Bộ trưởng công VN an lên đại tướng (BBC) - Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang được lên lon Đại tướng sau khi một loạt cán bộ cấp dưới cũng được nâng quân hàm.
- Đảng lo ‘tự diễn biến’ và sụp đổ (BBC) - Đảng muốn tăng sức đề kháng cho mọi đảng viên và 'dựa vào dân để xây dựng Đảng' trước nguy cơ 'tự diễn biến' ở VN.
- Hạ viện Mỹ thông qua thỏa thuận tài chính (BBC) - Hạ viện Mỹ vừa gấp rút thông qua thỏa thuận ‘chữa cháy’ để hạn chế tối đa tác động của ‘vách đá tài chính’.
- Ông Dũng để Western Bank-PVFC hợp nhất (BBC) - Thủ tướng VN thông qua vụ hợp nhất giữa Ngân hàng Phương tây và Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí, theo Thời báo Kinh tế.
- Bất động sản VN khó phục hồi năm sau (BBC) - Tân Hoa Xã nói bất động sản Việt Nam khó lòng phục hồi trong năm 2013 sau những biến động năm 2012.
- Ca sĩ Bi Rain bị quân đội điều tra (BBC) - Quan chức quốc phòng Nam Hàn điều tra ca sĩ nhạc pop Rain có vi phạm quy định của quân đội khi đang đi nghĩa vụ quân sự hay không.
- Báo VN lần đầu phê ‘Bên Thắng Cuộc’ (BBC) - Bài của Nguyễn Đức Hiển trên Pháp luật TPHCM phê cách viết về thời kỳ sau 1975 trong 'Bên Thắng Cuộc' là ‘thiên kiến’.
- Đảng nhấn mạnh công tác lý luận (BBC) - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có buổi huấn thị với cơ quan lý luận để bàn về 'đấu tranh chống diễn biến hòa bình'.
- Nạn nhân của tội phạm tình dục ở VN (BBC) - VN tuyên truyền chống nạn mại dâm và tội phạm tình dục nhưng bị phê phán chưa bảo vệ đủ mức nữ giới bị xâm hại tình dục.
- Việt-Trung-Xô thời chiến và thời nay (BBC) - Về sự tham gia của Liên Xô và Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam và niềm vui của Việt Nam đón người Nga trở lại.
- Châu Á đua nhau mua vũ khí Mỹ (BBC) - Ngành công nghiệp vũ khí Mỹ hưởng lợi từ chiến lược chuyển hướng về vùng Thái Bình Dương
- Dân TQ chưa tin nước họ là 'siêu cường' (BBC) - Chỉ có 12% người Trung Quốc tin nước họ là ‘siêu cường’ và đa số lo ngại bị Phương Tây và Hoa Kỳ 'ngăn chặn'.
- Sex, dối trá và video: TQ một năm nhìn lại (BBC) - Năm 2012 là năm đầy những bê bối liên quan đến tình dục, video bị quay lén và những lời nói dối của các quan chức Trung Quốc.
- Dân Hong Kong muốn có quyền bầu lãnh đạo (BBC) - Đầu năm, dân Hong Kong xuống đường đòi Chủ tịch đặc khu hành chính từ chức và muốn có quyền bầu lãnh đạo.
- Every dog has its day for dinner (Washington Post) - Serving their pets with specially made food is an increasingly popular trend among young owners.
- E-commerce finds markets overseas (Washington Post) - While e-commerce companies have plunged into ever-increasing competition in the Chinese domestic market, some are trying their luck outside China.
- Making the real difference (Washington Post) - Tencent Weibo develops a charity program to welcome and celebrate the New Year holidays with children who are victims of disasters in rural areas.
- Steelmaker bets big on diversification (Washington Post) - Tangshan Iron and Steel Group Co plans to further expand its overseas businesses and offer more steel products for automobile use.
- Solar energy faces obstacles abroad and at home (Washington Post) - China's solar manufacturing industry has risen from insignificance to dominating the globe in the past decade.
- Chinese demand keeps watchmakers ticking in Lucerne (Washington Post) - The Chinese mainland and Hong Kong make up the biggest market for Swiss timepieces, accounting for 30 percent of country's watch exports.
- Dalian futures market broadens horizons (Washington Post) - Dalian Commodity Exchange will improve services via cooperation with international counterparts to boost its global presence.
- Aviation sector cleared for takeoff (Washington Post) - General aviation, an industry that includes civil aviation other than commercial flights, is seen as a new engine for growth.
- Online matchmaking flourishes in China (Washington Post) - China's young singles under pressure from parents and family to get married are increasingly turning to websites to find Ms or Mr Right.
- Small but perfectly formed (Washington Post) - The hustle and bustle of cities sometimes numbs us, so why not travel a fresh path in 2013 and savor the countryside?Disappeared, not forgotten
- White tea lifts Guizhou county out of poverty (Washington Post) - Poverty-stricken farmers across the country are all expected to develop their own GI brands as a way to improve livelihoods.
- Three firemen die in E China plant blaze (Washington Post) - Three firemen died while trying to extinguish a factory blaze which broke out in the early hours of Tuesday in East China's Zhejiang province, fire authorities said.
- Go East, young man (Washington Post) - It used to be that the buzzword was "Go West, young man". But in the 21st century, it is China which attracts the young and adventurous.
- Young designer produces mature masterpiece (Washington Post) - Ran Xiangfei could be mistaken as an undergraduate student strolling into the Shanghai Italian Center exhibition hall.Trend alert: Losers take it all
- New Year celebration (Washington Post) - Beijing will hold its unique New Year countdown by lighting a gigantic ball at the China Millennium Monument.
- The wow of qipao (Washington Post) - Shanghai's iconic garment is the focus of a new exhibition and its organizers are not looking just at the qipao's past but also its future.
- Volunteers safeguard 'lake city' (Washington Post) - Ke Zhiqiang takes a stroll around East Lake in Wuhan every weekend, but it is not the fresh air or the exercise that draws him there. Rather than taking in the scenery, his gaze is generally fixed on the lake's surface, on the lookout for trash, dead fish or anything else that shouldn't be there. He is one of 40 volunteer guardians helping environmental authorities to protect the city's many lakes against new sources of pollution and illegal land reclamation projects.
- China to boost public diplomacy, exchanges (Washington Post) - Public diplomacy is a major direction for China to explore in the future, and tangible efforts will be made to boost public diplomacy and cultural exchanges, Foreign Minister Yang Jiechi said in Beijing on Monday.
- China's leaders celebrate New Year with political advisors (Washington Post) - China's leaders on Tuesday morning celebrated the New Year of 2013 with political advisors in Beijing.
- China to continue reform, development drive in 2013 (Washington Post)
- Hu said the country aims to make a "good start" in the new year in
achieving development goals outlined during the 18th CPC National
Congress.
Hu delivers New Year address
- New Year wish to end poverty (Washington Post) - Top leaders urged greater efforts to combat poverty during visits to impoverished areas, in a move that analysts said reflects the leadership's resolve to achieve more balanced regional development.
- Guiyang plants seeds for a greener future (Washington Post) - Guiyang has vowed to increase its forest coverage to 50 percent in 2020 from 42 percent.
- Internet legislation timely, necessary (Washington Post) - China's latest legislation on Internet management complies with the development trend of the Internet and the aspirations of the people.
- Xi urges greater poverty-alleviation efforts (Washington Post) - Chinese leader Xi Jinping urged local authorities to escalate poverty-alleviation work during his weekend visit to impoverished villages in north China's remote Fuping County. Li stressing eliminating poverty
- Hu Jintao urges scientific innovation (Washington Post) - Chinese President Hu Jintao has urged to boost China's overall national power through continuous scientific innovation.
Tàu hải giám Trung Quốc tuần tra tại vùng Vịnh Bắc Bộ
Theo tin của Tân Hoa Xã, trích dẫn thông cáo của Cục Hải
dương Nhà nước Trung Quốc, một đội gồm 2 tàu hải giám của Trung Quốc,
với sự yểm trợ của máy bay trinh sát, hôm qua, 01/01/2013, đã đi vào
vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, để « tiến hành tuần tra định kỳ vùng
sản xuất dầu trên biển của Trung Quốc ». Không rõ là các tàu hải giám và
máy bay trinh sát nói trên có đã đi vào vùng hải phận và không phận của
Việt Nam hay không.
Đội tàu hải giám Trung Quốc đã đến vùng Vịnh Bắc Bộ sau khi tuần tra
tại vùng biển Trường Sa. Theo Tân Hoa Xã, trong ngày đầu tiên của năm
2013, đã có 5 tàu chủ lực thuộc đội hải giám Trung Quốc tại Biển Đông
tuần tra « bảo vệ chủ quyền trên biển ». Cục Hải dương Nhà nước Trung
Quốc cũng cho biết là trong toàn bộ năm 2012, tàu hải giám của Trung
Quốc đã thực hiện 58 nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông.
Hôm qua 01/01/2013, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, bắt đầu áp dụng quy định cho phép cảnh sát biên phòng của tỉnh này khám xét toàn bộ các tàu bị xem là « hoạt động trái phép » trong khu vực mà Trung Quốc xem là vùng biển của họ trên Biển Đông.
Trước đó, ngày 31/12/2012, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam « chấm dứt những biện pháp làm phức tạp và trầm trọng thêm các vấn đề giữa hai nước, như Luật Biển của Việt Nam, bắt đầu có hiệu lực ngày 01/01/2013 ».
Trong cuộc họp báo, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhấn mạnh rằng « Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi tại các quần đảo Tây Sa, Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) và các vùng biển liền kề tại Nam Hải (tức Biển Đông). Tất cả các yêu sách và hành động của nước khác liên quan đến chủ quyền các quần đảo này là bất hợp pháp và vô giá trị ».
Luật Biển của Việt Nam đã được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2012, trong đó khẳng định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Hôm qua 01/01/2013, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, bắt đầu áp dụng quy định cho phép cảnh sát biên phòng của tỉnh này khám xét toàn bộ các tàu bị xem là « hoạt động trái phép » trong khu vực mà Trung Quốc xem là vùng biển của họ trên Biển Đông.
Trước đó, ngày 31/12/2012, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam « chấm dứt những biện pháp làm phức tạp và trầm trọng thêm các vấn đề giữa hai nước, như Luật Biển của Việt Nam, bắt đầu có hiệu lực ngày 01/01/2013 ».
Trong cuộc họp báo, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhấn mạnh rằng « Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi tại các quần đảo Tây Sa, Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) và các vùng biển liền kề tại Nam Hải (tức Biển Đông). Tất cả các yêu sách và hành động của nước khác liên quan đến chủ quyền các quần đảo này là bất hợp pháp và vô giá trị ».
Luật Biển của Việt Nam đã được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2012, trong đó khẳng định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam vẫn quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước
Ông Phan Trung Lý trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong cuộc họp báo ngày 29/12/2012 (DR)
Kể từ hôm nay, 02/01/2013, người dân Việt Nam được mời tham gia đóng
góp ý kiến cho bản dự thảo Hiến pháp, mà toàn văn đã được báo chí chính
thức đăng tải hôm nay. Việc lấy ý kiến nhân dân sẽ kéo dài đến ngày
30/03/2013. Theo dự thảo Hiến pháp vừa được công bố, có 8 nội dung sửa
đổi được lấy ý kiến nhân dân, trong đó có Lời nói đầu của Hiến pháp;
chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân; bộ máy Nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp, v.v...
Trong cuộc họp báo ngày 29/12/2012 vừa qua, ông Phan Trung Lý, trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã tuyên bố là nhân dân có thể cho ý kiến đối với mọi nội dung trong bản dự thảo, kể cả điều 4 của Hiến pháp Việt Nam, « không có cấm kỵ gì cả ».
Trong bản hiến pháp 1992, điều 4 quy định vai trò của Đảng là « lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội », đồng thời khẳng định : « Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. ». Trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, điều 4 vẫn quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước, chỉ có thêm một câu nghe giống như một khẩu hiệu: « Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. »
Cho tới nay, ở Việt Nam, điều 4 Hiến pháp vẫn là chủ đề cấm kỵ. Cựu chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết khi còn tại chức đã từng tuyên bố rằng : « Bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát ». Một số người như Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đã bị kết án tù nặng nề một phần là vì đã dám lên tiếng đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, tức là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.
Trong chỉ thị 22 mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã xem việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân cho bản dự thảo Hiến pháp là « một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị ». Thế nhưng, ngay trong chỉ thị đó, ông Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu công an và quân đội phải « ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước. »
Lời răn đe này chắc chắn là khiến chẳng có mấy ai dám góp ý về những vấn đề nhạy cảm trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, như điều 4, sợ rồi sẽ bị khép vào tội « tuyên truyền chống Nhà nước », theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Trong « Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp tại Việt Nam », đề ngày 28/12/2012, một số nhân sĩ trí thức có tên tuổi ở Việt Nam đã yêu cầu hủy bỏ điều 88 Bộ Luật Hình sự, một điều luật mà theo họ « thực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về những quyền chính trị và dân sự ghi nhận và bảo đảm ».
Các nhân sĩ trí thức này yêu cầu chính quyền phải trả tự do cho những người đã bị quy vào tội danh theo điều 88 Bộ luật Hình sự. Họ còn yêu cầu chính phủ hủy bỏ nghị định ngày 18/03/2005 « quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng », mà thực chất là một nghị định « cấm biểu tình », hoàn toàn vi hiến. Nói chung, các nhân sĩ trí thức chỉ yêu cầu chính quyền Việt Nam thực thi đúng những gì mà bản Hiến pháp hiện hành quy định.
Nhưng những đòi hỏi đó chỉ có thể được đáp ứng trong một thể chế chính trị có tam quyền phân lập, tức là có sự độc lập và sự kiểm soát lẫn nhau giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp. Một khi Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là « lực lượng lãnh đạo Nhà nước » thì không thể nào có tam quyền phân lập.
Thanh Phương (RFI)
Trong cuộc họp báo ngày 29/12/2012 vừa qua, ông Phan Trung Lý, trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã tuyên bố là nhân dân có thể cho ý kiến đối với mọi nội dung trong bản dự thảo, kể cả điều 4 của Hiến pháp Việt Nam, « không có cấm kỵ gì cả ».
Trong bản hiến pháp 1992, điều 4 quy định vai trò của Đảng là « lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội », đồng thời khẳng định : « Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. ». Trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, điều 4 vẫn quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước, chỉ có thêm một câu nghe giống như một khẩu hiệu: « Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. »
Cho tới nay, ở Việt Nam, điều 4 Hiến pháp vẫn là chủ đề cấm kỵ. Cựu chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết khi còn tại chức đã từng tuyên bố rằng : « Bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát ». Một số người như Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đã bị kết án tù nặng nề một phần là vì đã dám lên tiếng đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, tức là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.
Trong chỉ thị 22 mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã xem việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân cho bản dự thảo Hiến pháp là « một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị ». Thế nhưng, ngay trong chỉ thị đó, ông Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu công an và quân đội phải « ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước. »
Lời răn đe này chắc chắn là khiến chẳng có mấy ai dám góp ý về những vấn đề nhạy cảm trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, như điều 4, sợ rồi sẽ bị khép vào tội « tuyên truyền chống Nhà nước », theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Trong « Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp tại Việt Nam », đề ngày 28/12/2012, một số nhân sĩ trí thức có tên tuổi ở Việt Nam đã yêu cầu hủy bỏ điều 88 Bộ Luật Hình sự, một điều luật mà theo họ « thực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về những quyền chính trị và dân sự ghi nhận và bảo đảm ».
Các nhân sĩ trí thức này yêu cầu chính quyền phải trả tự do cho những người đã bị quy vào tội danh theo điều 88 Bộ luật Hình sự. Họ còn yêu cầu chính phủ hủy bỏ nghị định ngày 18/03/2005 « quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng », mà thực chất là một nghị định « cấm biểu tình », hoàn toàn vi hiến. Nói chung, các nhân sĩ trí thức chỉ yêu cầu chính quyền Việt Nam thực thi đúng những gì mà bản Hiến pháp hiện hành quy định.
Nhưng những đòi hỏi đó chỉ có thể được đáp ứng trong một thể chế chính trị có tam quyền phân lập, tức là có sự độc lập và sự kiểm soát lẫn nhau giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp. Một khi Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là « lực lượng lãnh đạo Nhà nước » thì không thể nào có tam quyền phân lập.
Thanh Phương (RFI)
Phỏng vấn Thượng nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hải
Thượng nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hải -Thanh Phương/RFI
Vào đầu tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên một người gốc Việt được
thủ tướng Canada Stephen Harper chỉ định làm Thượng nghị sĩ, đại diện
cho vùng Ottawa, đó là ông Ngô Thanh Hải. Với tư cách là uỷ viên Uỷ ban
Nhân quyền và Uỷ ban Luật pháp và Hiến pháp của Thượng viện Canada, ông
Ngô Thanh Hải tiếp nối con đường mà ông theo đuổi từ nhiều năm qua : đấu
tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và Nhà nước pháp trị cho Việt Nam.
Nguyên là một sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ông Ngô Thanh Hải
đã vượt biên và sang tỵ nạn ở Canada sau năm 1975. Trước khi làm Thượng
nghị sĩ, ông Ngô Thanh Hải đã là một thẩm phán.Theo bản tiểu sử đăng trên trang web của Quốc hội Liên bang Canada, thẩm phán Ngô Thanh Hải đã được bổ nhiệm vào chức vụ Chánh án chuyên về Di trú & Quốc Tịch tại Ottawa vào tháng 12 năm 2007. Ông từng là Chủ Tịch Hội Ðồng Bảo Hiểm Nhân Sự tại Ottawa. Ông Hải cũng đã làm việc nhiều năm trong ngành giáo dục tại Ottawa và trước đó ở Malaysia, Việt Nam.
|
Trong tư cách Thượng nghị sĩ Canada, ông Ngô Thanh Hải đã ra bản thông cáo ngày 06/11/2012, lên án việc chính quyền Việt Nam kết án tù hai nhạc sĩ Việt Khang ( 4 năm tù ) và Trần Vũ Anh Bình ( 6 năm tù ) ngày 30/10/2012 với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước ».
Trong bản thông cáo đó, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã kêu gọi chính phủ Canada bảo đảm là những người này, cũng như tất cả những tù nhân lương tâm đã bị kết án sai trái, được trả tự do ngay lập tức, cũng như gây áp lực buộc chính quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và tuân thủ những trách nhiệm quốc tế của họ.
Vào cuối tuần qua, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã sang Paris để gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Pháp. Nhân dịp này, RFI Việt ngữ đã phỏng vấn Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải :
Thượng nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hải
02/01/2013
Báo VN lần đầu phê ‘Bên Thắng Cuộc’
Lần đầu tiên từ khi cuốn sách ‘Bên Thắng Cuộc’ của nhà báo
Huy Đức xuất bản tập một trên mạng Internet, một tờ báo Việt
Nam lên tiếng cho rằng cách nhìn của tác giả về lịch sử
Việt Nam là ‘thiên kiến’.
Bài trên trang Bấm Pháp luật TP Hồ Chí Minh của Nguyễn Đức Hiển cũng phê phán cách viết về chiến tranh mà “mục đích chống xâm lược giành độc lập và thống nhất nước nhà bị bỏ qua”.
Theo tác giả bài báo cách viết này “không thể lý giải thỏa đáng nguyên nhân và ý nghĩa của chiến thắng” và “còn bóp méo sự thật lịch sử dù với bất cứ lý do gì thì đều là tệ hại”.
Tuy tác giả Nguyễn Đức Hiển không có ý định đi sâu vào "tính chính xác của từng sự việc, từng chi tiết” nhưng cũng nêu ra các ví dụ về tù nhân chiến tranh của hai phía Nam và Bắc Việt Nam để nói sách mang tính thiên kiến.
Tác giả Nguyễn Đức Hiển cũng để cụm từ ‘tù cải tạo’ vào ngoặc kép, theo ý bác bỏ định nghĩa này và cho rằng chuyện đưa hàng vạn quân nhân cán chính Việt Nam Cộng hòa vào các trại lao cải sau 1975 chỉ là chuyện đi học tập có tính “nhân văn”.
Gọi chuyện giam cầm không án nhiều năm với nhiều người chỉ là 'cái khó khăn', bài báo đặt câu hỏi về cuốn sách:
“Thật ra cái khó khăn mà những sĩ quan cao cấp đó gánh chịu chỉ bằng một phần rất nhỏ những gì mà quân và dân Việt Nam chịu đựng suốt trong hai cuộc kháng chiến, không lẽ tác giả không biết?”
“Nhấn mạnh 'chế độ hà khắc' của các trại cải tạo nhưng cuốn sách lại không nhắc đến những trại tù và cách ứng xử của chế độ Sài Gòn cũ đối với những người yêu nước.”
“Không nhắc đến một thực tế là đã không có người tù cải tạo nào bị tra tấn bằng vôi bột, bị đóng đinh, gí điện, bị đánh đến tàn phế... như những gì mà nhiều người trong số họ từng đối xử với đối phương của mình ở Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Chuồng cọp Sở thú và hàng trăm nhà tù khác khắp miền Nam,”
“Cuốn sách cũng đã không nói rằng sau khi tiếp quản, không hề có việc lê máy chém đi khắp miền Nam như chế độ cũ đã làm với cán bộ cách mạng và thân nhân trong Luật 10-1959”.
Hiện chưa rõ sau bài trên trang Pháp luật TPHCM sẽ có các bài khác trên truyền thông Việt Nam phê phán cuốn sách tác giả Huy Đức công bố khi ông đang làm nghiên cứu tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ, hồi tháng 12/2012 nữa hay là không.
Sinh năm 1962, nhà báo Huy Đức, như chính bài báo ghi nhận "là phóng viên của nhiều tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Sài Gòn Tiếp Thị nên có cơ hội tiếp cận với nhiều thông tin" trong lính vực nội chính ở Việt Nam.
Ông nổi tiếng với blog bình luận chính trị - xã hội với cái tên Bấm Osin, được tạp chí Time trích trong một Bấm bài gần đây về không gian mạng ở Việt Nam.
Bài trên Pháp luật TPHCM cũng ghi nhận việc "sưu tập tư liệu" cho cuốn sách nhưng phê phán về cách đặt vấn đề của ông Huy Đức:
"Công bằng mà nói, lao động và khả năng của Huy Đức đối với việc sưu tập tư liệu cho cuốn sách là điều cần được nhìn nhận...Rất tiếc những thông tin ấy được cố ý sắp đặt để phục vụ chủ kiến của tác giả, vì vậy nó hoàn toàn không chân thật."
Cho đến đầu giờ sáng 2/1/2013 theo giờ miền Đông Hoa Kỳ, trên trang Facebook của Osin đã có trên 160 bình luận liên quan đến bài viết của tác giả Nguyễn Đức Hiển.
Có những ý kiến chia sẻ cách phê phán 'Bên Thắng Cuộc' của ông Nguyễn Đức Hiển (blogger Bố Cu Hưng) chẳng hạn như của Huong Tran:
"Nhà báo Đức Hiển đã rất thẳng thắn nói rõ quan điểm của mình. Tôi phục những người có cái nhìn tỉnh táo và có quan điểm riêng, không a dua theo số đông..."
Trong những số ý kiến phê bình lại chính tác giả Nguyễn Đức Hiển hiện chiếm nhiều hơn có các câu bình luận như của Nam Huynh gọi đây là "lối viết cao đạo, ngụy biện mang âm hưởng tuyên giáo":
"Chứng tỏ ông nhà báo này là đỉnh của đỉnh cao trí tuệ thật. Đoạn lý luận về 'Hợp tác xã và thời bao cấp' đúng là tột cùng của sự thảm hại."
(BBC)
Bài trên trang Bấm Pháp luật TP Hồ Chí Minh của Nguyễn Đức Hiển cũng phê phán cách viết về chiến tranh mà “mục đích chống xâm lược giành độc lập và thống nhất nước nhà bị bỏ qua”.
Theo tác giả bài báo cách viết này “không thể lý giải thỏa đáng nguyên nhân và ý nghĩa của chiến thắng” và “còn bóp méo sự thật lịch sử dù với bất cứ lý do gì thì đều là tệ hại”.
Tuy tác giả Nguyễn Đức Hiển không có ý định đi sâu vào "tính chính xác của từng sự việc, từng chi tiết” nhưng cũng nêu ra các ví dụ về tù nhân chiến tranh của hai phía Nam và Bắc Việt Nam để nói sách mang tính thiên kiến.
Ai thiếu nhân văn?
Ví dụ, bài báo cho rằng “Bên thắng cuộc” đã hướng suy nghĩ của người đọc rằng chế độ mới thiếu nhân văn khi nói về điều kiện sống của những sĩ quan chế độ Sài Gòn bị đưa đi học tập.Tác giả Nguyễn Đức Hiển cũng để cụm từ ‘tù cải tạo’ vào ngoặc kép, theo ý bác bỏ định nghĩa này và cho rằng chuyện đưa hàng vạn quân nhân cán chính Việt Nam Cộng hòa vào các trại lao cải sau 1975 chỉ là chuyện đi học tập có tính “nhân văn”.
Gọi chuyện giam cầm không án nhiều năm với nhiều người chỉ là 'cái khó khăn', bài báo đặt câu hỏi về cuốn sách:
“Thật ra cái khó khăn mà những sĩ quan cao cấp đó gánh chịu chỉ bằng một phần rất nhỏ những gì mà quân và dân Việt Nam chịu đựng suốt trong hai cuộc kháng chiến, không lẽ tác giả không biết?”
"Thật ra cái khó khăn mà những sĩ quan cao cấp đó gánh chịu chỉ bằng một phần rất nhỏ những gì mà quân và dân Việt Nam chịu đựng suốt trong hai cuộc kháng chiến, không lẽ tác giả không biết?"
Nguyễn Đức Hiển
“Nhấn mạnh 'chế độ hà khắc' của các trại cải tạo nhưng cuốn sách lại không nhắc đến những trại tù và cách ứng xử của chế độ Sài Gòn cũ đối với những người yêu nước.”
“Không nhắc đến một thực tế là đã không có người tù cải tạo nào bị tra tấn bằng vôi bột, bị đóng đinh, gí điện, bị đánh đến tàn phế... như những gì mà nhiều người trong số họ từng đối xử với đối phương của mình ở Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Chuồng cọp Sở thú và hàng trăm nhà tù khác khắp miền Nam,”
“Cuốn sách cũng đã không nói rằng sau khi tiếp quản, không hề có việc lê máy chém đi khắp miền Nam như chế độ cũ đã làm với cán bộ cách mạng và thân nhân trong Luật 10-1959”.
Hiện chưa rõ sau bài trên trang Pháp luật TPHCM sẽ có các bài khác trên truyền thông Việt Nam phê phán cuốn sách tác giả Huy Đức công bố khi ông đang làm nghiên cứu tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ, hồi tháng 12/2012 nữa hay là không.
Sinh năm 1962, nhà báo Huy Đức, như chính bài báo ghi nhận "là phóng viên của nhiều tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Sài Gòn Tiếp Thị nên có cơ hội tiếp cận với nhiều thông tin" trong lính vực nội chính ở Việt Nam.
Ông nổi tiếng với blog bình luận chính trị - xã hội với cái tên Bấm Osin, được tạp chí Time trích trong một Bấm bài gần đây về không gian mạng ở Việt Nam.
Bài trên Pháp luật TPHCM cũng ghi nhận việc "sưu tập tư liệu" cho cuốn sách nhưng phê phán về cách đặt vấn đề của ông Huy Đức:
"Công bằng mà nói, lao động và khả năng của Huy Đức đối với việc sưu tập tư liệu cho cuốn sách là điều cần được nhìn nhận...Rất tiếc những thông tin ấy được cố ý sắp đặt để phục vụ chủ kiến của tác giả, vì vậy nó hoàn toàn không chân thật."
Cho đến đầu giờ sáng 2/1/2013 theo giờ miền Đông Hoa Kỳ, trên trang Facebook của Osin đã có trên 160 bình luận liên quan đến bài viết của tác giả Nguyễn Đức Hiển.
Có những ý kiến chia sẻ cách phê phán 'Bên Thắng Cuộc' của ông Nguyễn Đức Hiển (blogger Bố Cu Hưng) chẳng hạn như của Huong Tran:
"Nhà báo Đức Hiển đã rất thẳng thắn nói rõ quan điểm của mình. Tôi phục những người có cái nhìn tỉnh táo và có quan điểm riêng, không a dua theo số đông..."
Trong những số ý kiến phê bình lại chính tác giả Nguyễn Đức Hiển hiện chiếm nhiều hơn có các câu bình luận như của Nam Huynh gọi đây là "lối viết cao đạo, ngụy biện mang âm hưởng tuyên giáo":
"Chứng tỏ ông nhà báo này là đỉnh của đỉnh cao trí tuệ thật. Đoạn lý luận về 'Hợp tác xã và thời bao cấp' đúng là tột cùng của sự thảm hại."
(BBC)
Ông Nguyễn Bá Thanh ‘ra Ba Đình’
Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản cầm
quyền ở Việt Nam vừa công bố quyết định đưa Bí thư Thành ủy Đà
Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh ra giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương.
Quyết định đề cử ông Thanh được đưa ra đồng thời với quyết định Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 158-QĐ/TW về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương, một động thái nhằm chấn chỉnh nội bộ trong nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng.
Truyền thông Việt Nam cho hay tại hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI hồi tháng 5 năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất chủ trương lập lại Ban Nội chính Trung ương, đồng thời thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo chí trong nước dẫn lời nói với cử tri Hà Nội sau kỳ họp Quốc hội vừa qua, rằng lý do phải lập lại Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương cho dù vừa được giải tán là vì "Đã sinh ra quyền lực thì phải có cơ quan giám sát quyền lực ấy".
Được biết Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định thành lập thành lập Ban Kinh tế Trung ương và bổ nhiệm Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, làm Trưởng ban này.
Ông Nguyễn Bá Thanh hiện là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Quyết định bổ nhiệm ông Thanh làm Trưởng ban Nội chính Trung ương chấm dứt nhiều tháng có những đồn đoán về việc ông có ra Hà Nội hay không để nắm một ghế quan trọng trong Trung ương Đảng.
Ông cũng được truyền thông chú ý nhiều sau những thông điệp khá thẳng và mạnh liên quan tới tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng từng bày tỏ quan điểm “sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ sự toàn vẹn của Tổ quốc nếu Trung Quốc có bất cứ hành động xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
Tuy niên ông cũng nói ‘cần phải có phương pháp đấu tranh khôn ngoan, không gây căng thẳng, giữ ổn định để phát triển’ trong bối cảnh tình hình hình trên Biển Đông diễn biến ‘hết sức phức tạp’.
Hồi tháng 12 năm 2012, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã cảnh báo tình hình kinh tế, xã hội thành phố đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân Thành phố.
Trong tháng 9 năm qua, ông gây nhiều chú y khi cảnh cáo điều ông gọi là “các ngân hàng nào cố tình o ép doanh nghiệp cho vay với lãi suất cao”.
Bí thư Nguyễn Bá Thanh được báo chí phương Tây xem là một "nhà độc tài" nhưng lại có năng lực trong một đất nước nghẹt thở vì tệ nạn quan liêu.
Đà Nẵng, dưới sự lãnh đạo của ông, được xem là thành phố thông thoáng và thuận lợi cho kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam.
Đầu năm 2012, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh gây chú ý khi có buổi nói chuyện với hơn 4000 cán bộ, được đài địa phương truyền hình trực tiếp để người dân theo dõi trong suốt ba tiếng đồng hồ.
Tuy nhiên cũng có những tin đồn không tốt về ông, và vụ xử Thiếu tướng công an Trần Văn Thanh, nguyên Giám đốc Công An Đà Nẵng, đã từng dấy lên cáo buộc về nguồn gốc "mờ ám" trong quá trình duy trì quyền lực của ông Thanh.
Tuy vậy, dư luận trong nước cho rằng so với nhiều chính khách "không nói cũng không làm", thì ông Nguyễn Bá Thanh là một lãnh đạo biết tạo ấn tượng cả qua lời nói và việc làm.
Blogger Trương Duy Nhất nhận định điều ông mô tả là "Nếu có một cuộc bỏ phiếu thật sự dân chủ vào lúc này, tôi tin dân tình cả nước dồn phiếu cho cái tên Nguyễn Bá Thanh nhiều nhất' trong bài có tựa ' Bấm Trọng Thanh Hùng Dũng", đăng hồi tháng 12/2012.
Hồi tháng 7/2012, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Vũ Mão được báo Việt Nam trích lời khen ngợi sự năng động và tính cách mạnh mẽ của ông Nguyễn Bá Thanh:
"Tính anh Thanh như vậy rồi, có chuyển anh ấy đi đâu thì anh ấy cũng thế và thậm chí nếu ở một vị trí ở cấp Trung ương thì anh ấy cũng làm như vậy."
Hiện dư luận Việt Nam còn tiếp tục chờ xem có các chuyển biến gì tiếp tại Hội nghị Trung ương 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam tới đây sau hai quyết định 'năm mới' về các ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ.
(BBC)
Quyết định đề cử ông Thanh được đưa ra đồng thời với quyết định Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 158-QĐ/TW về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương, một động thái nhằm chấn chỉnh nội bộ trong nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng.
Truyền thông Việt Nam cho hay tại hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI hồi tháng 5 năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất chủ trương lập lại Ban Nội chính Trung ương, đồng thời thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo chí trong nước dẫn lời nói với cử tri Hà Nội sau kỳ họp Quốc hội vừa qua, rằng lý do phải lập lại Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương cho dù vừa được giải tán là vì "Đã sinh ra quyền lực thì phải có cơ quan giám sát quyền lực ấy".
Được biết Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định thành lập thành lập Ban Kinh tế Trung ương và bổ nhiệm Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, làm Trưởng ban này.
"Nếu ở một vị trí ở cấp Trung ương thì anh [Nguyễn Bá Thanh] cũng làm như vậy"
Ông Vũ Mão
Ông Nguyễn Bá Thanh hiện là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Quyết định bổ nhiệm ông Thanh làm Trưởng ban Nội chính Trung ương chấm dứt nhiều tháng có những đồn đoán về việc ông có ra Hà Nội hay không để nắm một ghế quan trọng trong Trung ương Đảng.
Ông cũng được truyền thông chú ý nhiều sau những thông điệp khá thẳng và mạnh liên quan tới tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam.
'Đấu tranh khôn ngoan'
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng từng bày tỏ quan điểm “sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ sự toàn vẹn của Tổ quốc nếu Trung Quốc có bất cứ hành động xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
Tuy niên ông cũng nói ‘cần phải có phương pháp đấu tranh khôn ngoan, không gây căng thẳng, giữ ổn định để phát triển’ trong bối cảnh tình hình hình trên Biển Đông diễn biến ‘hết sức phức tạp’.
Hồi tháng 12 năm 2012, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã cảnh báo tình hình kinh tế, xã hội thành phố đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân Thành phố.
Trong tháng 9 năm qua, ông gây nhiều chú y khi cảnh cáo điều ông gọi là “các ngân hàng nào cố tình o ép doanh nghiệp cho vay với lãi suất cao”.
Các câu "nổi tiếng" của ông Bá Thanh
- Đối với Biển Đông, cần phải có phương pháp đấu tranh khôn ngoan, không gây căng thẳng
- Ở Hàn Quốc, Singapore… người ta đâu có hô "toàn đảng, toàn quân, toàn dân" mà họ vẫn làm rất tốt
- Làm thì phải có lửa! Ai mệt quá thì giơ tay xin nghỉ!
- Phải biến Đà Nẵng thành đô thị đáng sống chứ không phải chán sống!
- Cán bộ bây giờ phải biết tập xấu hổ!
- Sẽ nhậu với những người lái xe ôm
- Chuyện Vinashin thật mà cứ như đùa
Bí thư Nguyễn Bá Thanh được báo chí phương Tây xem là một "nhà độc tài" nhưng lại có năng lực trong một đất nước nghẹt thở vì tệ nạn quan liêu.
Đà Nẵng, dưới sự lãnh đạo của ông, được xem là thành phố thông thoáng và thuận lợi cho kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam.
Đầu năm 2012, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh gây chú ý khi có buổi nói chuyện với hơn 4000 cán bộ, được đài địa phương truyền hình trực tiếp để người dân theo dõi trong suốt ba tiếng đồng hồ.
Tuy nhiên cũng có những tin đồn không tốt về ông, và vụ xử Thiếu tướng công an Trần Văn Thanh, nguyên Giám đốc Công An Đà Nẵng, đã từng dấy lên cáo buộc về nguồn gốc "mờ ám" trong quá trình duy trì quyền lực của ông Thanh.
Tuy vậy, dư luận trong nước cho rằng so với nhiều chính khách "không nói cũng không làm", thì ông Nguyễn Bá Thanh là một lãnh đạo biết tạo ấn tượng cả qua lời nói và việc làm.
Blogger Trương Duy Nhất nhận định điều ông mô tả là "Nếu có một cuộc bỏ phiếu thật sự dân chủ vào lúc này, tôi tin dân tình cả nước dồn phiếu cho cái tên Nguyễn Bá Thanh nhiều nhất' trong bài có tựa ' Bấm Trọng Thanh Hùng Dũng", đăng hồi tháng 12/2012.
Hồi tháng 7/2012, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Vũ Mão được báo Việt Nam trích lời khen ngợi sự năng động và tính cách mạnh mẽ của ông Nguyễn Bá Thanh:
"Tính anh Thanh như vậy rồi, có chuyển anh ấy đi đâu thì anh ấy cũng thế và thậm chí nếu ở một vị trí ở cấp Trung ương thì anh ấy cũng làm như vậy."
Hiện dư luận Việt Nam còn tiếp tục chờ xem có các chuyển biến gì tiếp tại Hội nghị Trung ương 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam tới đây sau hai quyết định 'năm mới' về các ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ.
(BBC)
Báo VN khen mùa xuân Ả rập và Myanmar
Mùa xuân Ả rập là một cuộc cách mạng mang tính thế hệ
Sáng ngày 2/1, trong bài viết hiếm có, một trang báo Việt Nam đã có
bài viết với góc nhìn tích cực về tiến trình đi lên con đường đa
đảng, dân chủ ở các nước Ả rập và Miến Điện.
Bài viết của Hồng Ngọc với tựa đề ' Bấm Mùa xuân Ả rập và mùa xuân Myanma' nhìn lại về các chế độ độc tài ở Ả rập:
"Một loạt chế độ tại Ả rập - từng ưỡn ngực với sự 'đặc thù' của văn hóa Hồi giáo mà từ chối nền dân chủ - đã đồng loạt đi đến hồi kết. Tất cả được châm mồi với chỉ một đốm lửa ở Tunisia hai năm trước," bài báo viết.
"Những cuộc nổi dậy của "Mùa xuân Ả rập" đã lột tả bản chất của sự "tín nhiệm cao" chính là sự sợ hãi của dân chúng, chứ không phải vì đó là chính quyền của nhân dân như các nhà độc tài vẫn tự xưng."
"Nhưng sự cai trị bằng nỗi sợ hãi của dân chúng cũng tạo ra sự căm phẫn âm ỉ, và nó sẽ bùng lên khi tích tụ đủ mạnh và có một mồi lửa ném vào."
Hậu quả của một chế độ độc tài, theo tác giả, không chỉ dừng lại ở "sự kiệt quệ của người dân do sự bòn rút của họ (chính quyền)", mà còn gây nên "sự hèn đụt và tính thụ động của dân chúng do sự đe dọa của họ" và sự "khủng hoảng lòng tin và đạo đức của dân chúng"
Tác giả cũng cho rằng những cuộc nổi dậy như một "vết thương được làm loét thêm, do tâm lý trả thù không chỉ nhằm vào nhà độc tài mà còn hướng cả vào những người từng tham gia hệ thống ấy, và những người được lợi nhờ hệ thống ấy, tạo ra một xã hội bị chia rẽ."
Tuy nhiên báo chí chính thống của Việt Nam lại có vẻ như có một cái nhìn khác về 'Mùa xuân Ả rập'.
Sự ủng hộ phe đối lập trong cuộc chiến ở Lybia, theo Báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bài viết ngày 04/11/2011, là sự tấn công của Mỹ và các nước đồng minh vào "quốc gia có chủ quyền", bằng cách "núp bóng nghị quyết Liên hiệp quốc".
Tờ báo điện tử của Đảng Cộng sản cũng lên án sự can thiệp của Phương Tây vào Libya đã "khiến hàng nghìn người thiệt mạng; hàng chục nghìn người bị thương; hàng trăm nghìn người mất nhà cửa phải đi tha phương cầu thực, đồng thời kêu gọi "loài người phải tỉnh táo, không thể mơ hồ trước sự giả nhân, giả nghĩa của những thế lực hiếu chiến."
Miến Điện, cũng là một nước bị cai trị nhiều năm dưới chính quyền quân sự từ năm 1962, với các lãnh đạo quân sự nắm lượng lớn số ghế trong Quốc hội.
Tác giả bài viết trên VietNamNet gọi đây là chế độ 'độc tài nhóm', một "hình thức tinh vi hơn của độc tài cá nhân," với điểm giống nhau là "dù tinh vi tới đâu thì bản chất của mọi chế độ độc tài đều là cai trị đất nước để phục vụ cho quyền lợi của những kẻ cai trị, thay vì để phụng sự nhân dân và đất nước."
Miến Điện đã phải chịu trừng phạt kinh tế từ nhiều chính phủ trên thế giới và bị nhiều tổ chức khác liên tục tố cáo sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng có hệ thống của nước này, trong đó có ám sát, hãm hiếp , buôn người, bóp nghẹt tự do ngôn luận.
Nhưng từ 2011, sau khi Tổng thống Thein Sein nhậm chức, Miến Điện đã có nhiều thay đổi như công nhận đảng đối lập, trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến, bãi bỏ kiểm duyệt báo chí.
Từ đó đến nay, nước này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ quốc tế, trong đó có việc tháo gỡ cấm vận và chuyến thăm của tổng thống Mỹ Obama năm ngoái.
Tác giả bài đầu năm trên VietnamNet cho rằng lãnh đạo Miến Điện đã có những thay đổi "kịp thời" và "ngoạn mục" khi phải "đứng trước nguy cơ bị lệ thuộc vào 'cường quốc láng giềng'", mặc dù không chỉ rõ là nước nào.
Quá trình dân chủ của Miến Điện, theo tác giả, là giải pháp cho nhiều vấn đề, bởi đó là "lối thoát duy nhất cho một quốc gia muốn phát triển", và "cũng là lối thoát duy nhất cho nhà độc tài để tránh bị xét xử hay bị giết hại khi dân chúng nổi dậy và trả thù, như đã diễn ra với Mùa xuân Ả rập".
Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, trong chuyến thăm Miến Điện hồi năm 2010 đã kêu gọi nước này triển khai hiệu quả lộ trình dân chủ vì hòa bình và hòa hợp dân tộc, tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái, qua đó sớm tập trung ổn định để phát triển đất nước.
Tuy nhiên chính tại Việt Nam, quá trình xóa bỏ chế độ độc đảng bằng con đường phi bạo lực, hay còn gọi là 'diễn biến hòa bình' ở nước này thường bị coi là âm mưu chống lại chính quyền nhân dân, gây mất đoàn kết dân tộc, làm rối loạn trật tự xã hội.
Phó giám đốc Human Rights Watch tại Châu Á, ông Phil Robertson, trong bài viết đăng trên trang web của tổ chức này vào tháng 11 năm ngoái nhận xét Miến Điện và Việt Nam đang đi theo hai hướng khác nhau, ám chỉ sự tiến triển của Miến Điện và tụt hậu của Việt Nam về nhân quyền.
"Trong lúc Miến Điện đang trong giai đoạn đi lên, Việt Nam lại ngày càng lún sau vào vũng lầy, về cả kinh tế và nhân quyền", ông Robertson viết.
Tại một hội thảo cuối tháng 12/2012 ở Hà Nội, ông Vũ Văn Phúc, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận của Đảng cho rằng đấu tranh chống ‘diễn biến hòa bình’ có mối liên hệ với đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu.
Ông Phúc cũng cảnh báo về việc các "thành phần nội bộ ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp" đang có nguy cơ rơi vào trong tình trạng ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ về tư tưởng, lối sống.
Trước đó, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng có bài đăng trên tạp chí Quốc phòng Toàn dân, lên án ‘diễn biến hòa bình’ và cho rằng đây là "hoạt động tạo cơ hội cho nước nào đó từ bên ngoài phát động chiến tranh chống lại Việt Nam."
Hiện nay, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia xếp hạng thấp nhất thế giới về nhân quyền cũng như tự do báo chí, tự do ngôn luận, qua đánh giá của nhiều tổ chức cố vấn của Liên Hiệp Quốc như Human Rights Watch và Phóng viên không biên giới.
Nhiều năm trở lại đây, các tổ chức này đã nhiều lần cáo buộc việc chính phủ bỏ tù hàng loạt các nhân vật bất đồng chính kiến, bloggers với lý do vi phạm Điều 88 Bộ Luật hình sự là nỗ lực 'bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận', vi phạm nghiêm trọng các điều khoản trong hiến pháp về nhân quyền mà Việt Nam đã ký.
Trong năm 2012, Phóng viên không biên giới đã đưa Việt Nam vào danh sách những nước 'thù địch với Internet' và xếp thứ ba trong danh sách các nước bắt bớ nhiều bloggers và bất đồng chính kiến nhất, chỉ sau Trung Quốc và Iran.
(BBC)
Bài viết của Hồng Ngọc với tựa đề ' Bấm Mùa xuân Ả rập và mùa xuân Myanma' nhìn lại về các chế độ độc tài ở Ả rập:
"Một loạt chế độ tại Ả rập - từng ưỡn ngực với sự 'đặc thù' của văn hóa Hồi giáo mà từ chối nền dân chủ - đã đồng loạt đi đến hồi kết. Tất cả được châm mồi với chỉ một đốm lửa ở Tunisia hai năm trước," bài báo viết.
"Những cuộc nổi dậy của "Mùa xuân Ả rập" đã lột tả bản chất của sự "tín nhiệm cao" chính là sự sợ hãi của dân chúng, chứ không phải vì đó là chính quyền của nhân dân như các nhà độc tài vẫn tự xưng."
"Nhưng sự cai trị bằng nỗi sợ hãi của dân chúng cũng tạo ra sự căm phẫn âm ỉ, và nó sẽ bùng lên khi tích tụ đủ mạnh và có một mồi lửa ném vào."
Hậu quả của một chế độ độc tài, theo tác giả, không chỉ dừng lại ở "sự kiệt quệ của người dân do sự bòn rút của họ (chính quyền)", mà còn gây nên "sự hèn đụt và tính thụ động của dân chúng do sự đe dọa của họ" và sự "khủng hoảng lòng tin và đạo đức của dân chúng"
Tác giả cũng cho rằng những cuộc nổi dậy như một "vết thương được làm loét thêm, do tâm lý trả thù không chỉ nhằm vào nhà độc tài mà còn hướng cả vào những người từng tham gia hệ thống ấy, và những người được lợi nhờ hệ thống ấy, tạo ra một xã hội bị chia rẽ."
Tuy nhiên báo chí chính thống của Việt Nam lại có vẻ như có một cái nhìn khác về 'Mùa xuân Ả rập'.
Sự ủng hộ phe đối lập trong cuộc chiến ở Lybia, theo Báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bài viết ngày 04/11/2011, là sự tấn công của Mỹ và các nước đồng minh vào "quốc gia có chủ quyền", bằng cách "núp bóng nghị quyết Liên hiệp quốc".
Tờ báo điện tử của Đảng Cộng sản cũng lên án sự can thiệp của Phương Tây vào Libya đã "khiến hàng nghìn người thiệt mạng; hàng chục nghìn người bị thương; hàng trăm nghìn người mất nhà cửa phải đi tha phương cầu thực, đồng thời kêu gọi "loài người phải tỉnh táo, không thể mơ hồ trước sự giả nhân, giả nghĩa của những thế lực hiếu chiến."
Mùa xuân Miến Điện
Miến Điện, cũng là một nước bị cai trị nhiều năm dưới chính quyền quân sự từ năm 1962, với các lãnh đạo quân sự nắm lượng lớn số ghế trong Quốc hội.
Tác giả bài viết trên VietNamNet gọi đây là chế độ 'độc tài nhóm', một "hình thức tinh vi hơn của độc tài cá nhân," với điểm giống nhau là "dù tinh vi tới đâu thì bản chất của mọi chế độ độc tài đều là cai trị đất nước để phục vụ cho quyền lợi của những kẻ cai trị, thay vì để phụng sự nhân dân và đất nước."
Miến Điện đã phải chịu trừng phạt kinh tế từ nhiều chính phủ trên thế giới và bị nhiều tổ chức khác liên tục tố cáo sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng có hệ thống của nước này, trong đó có ám sát, hãm hiếp , buôn người, bóp nghẹt tự do ngôn luận.
Nhưng từ 2011, sau khi Tổng thống Thein Sein nhậm chức, Miến Điện đã có nhiều thay đổi như công nhận đảng đối lập, trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến, bãi bỏ kiểm duyệt báo chí.
Từ đó đến nay, nước này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ quốc tế, trong đó có việc tháo gỡ cấm vận và chuyến thăm của tổng thống Mỹ Obama năm ngoái.
Tác giả bài đầu năm trên VietnamNet cho rằng lãnh đạo Miến Điện đã có những thay đổi "kịp thời" và "ngoạn mục" khi phải "đứng trước nguy cơ bị lệ thuộc vào 'cường quốc láng giềng'", mặc dù không chỉ rõ là nước nào.
Quá trình dân chủ của Miến Điện, theo tác giả, là giải pháp cho nhiều vấn đề, bởi đó là "lối thoát duy nhất cho một quốc gia muốn phát triển", và "cũng là lối thoát duy nhất cho nhà độc tài để tránh bị xét xử hay bị giết hại khi dân chúng nổi dậy và trả thù, như đã diễn ra với Mùa xuân Ả rập".
Việt Nam và 'diễn biến hòa bình'
"Trong lúc Miến Điện đang trong giai đoạn đi lên, Việt Nam lại ngày càng lún sau vào vũng lầy, về cả kinh tế và nhân quyền"
Phil Robertson, phó giám đốc Human Rights Watch khu vực Châu Á
Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, trong chuyến thăm Miến Điện hồi năm 2010 đã kêu gọi nước này triển khai hiệu quả lộ trình dân chủ vì hòa bình và hòa hợp dân tộc, tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái, qua đó sớm tập trung ổn định để phát triển đất nước.
Tuy nhiên chính tại Việt Nam, quá trình xóa bỏ chế độ độc đảng bằng con đường phi bạo lực, hay còn gọi là 'diễn biến hòa bình' ở nước này thường bị coi là âm mưu chống lại chính quyền nhân dân, gây mất đoàn kết dân tộc, làm rối loạn trật tự xã hội.
Phó giám đốc Human Rights Watch tại Châu Á, ông Phil Robertson, trong bài viết đăng trên trang web của tổ chức này vào tháng 11 năm ngoái nhận xét Miến Điện và Việt Nam đang đi theo hai hướng khác nhau, ám chỉ sự tiến triển của Miến Điện và tụt hậu của Việt Nam về nhân quyền.
"Trong lúc Miến Điện đang trong giai đoạn đi lên, Việt Nam lại ngày càng lún sau vào vũng lầy, về cả kinh tế và nhân quyền", ông Robertson viết.
Tại một hội thảo cuối tháng 12/2012 ở Hà Nội, ông Vũ Văn Phúc, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận của Đảng cho rằng đấu tranh chống ‘diễn biến hòa bình’ có mối liên hệ với đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu.
Ông Phúc cũng cảnh báo về việc các "thành phần nội bộ ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp" đang có nguy cơ rơi vào trong tình trạng ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ về tư tưởng, lối sống.
Điều 88 Bộ Luật Hình sự bị các tổ chức nhân quyền cáo buộc là phương
tiện nhằm bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của chính phủ Việt Nam
Trước đó, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng có bài đăng trên tạp chí Quốc phòng Toàn dân, lên án ‘diễn biến hòa bình’ và cho rằng đây là "hoạt động tạo cơ hội cho nước nào đó từ bên ngoài phát động chiến tranh chống lại Việt Nam."
Hiện nay, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia xếp hạng thấp nhất thế giới về nhân quyền cũng như tự do báo chí, tự do ngôn luận, qua đánh giá của nhiều tổ chức cố vấn của Liên Hiệp Quốc như Human Rights Watch và Phóng viên không biên giới.
Nhiều năm trở lại đây, các tổ chức này đã nhiều lần cáo buộc việc chính phủ bỏ tù hàng loạt các nhân vật bất đồng chính kiến, bloggers với lý do vi phạm Điều 88 Bộ Luật hình sự là nỗ lực 'bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận', vi phạm nghiêm trọng các điều khoản trong hiến pháp về nhân quyền mà Việt Nam đã ký.
Trong năm 2012, Phóng viên không biên giới đã đưa Việt Nam vào danh sách những nước 'thù địch với Internet' và xếp thứ ba trong danh sách các nước bắt bớ nhiều bloggers và bất đồng chính kiến nhất, chỉ sau Trung Quốc và Iran.
(BBC)
Trung Quốc cấp quỹ hỗ trợ các mối quan hệ ở Biển Đông
Ðoàn tàu đánh cá của Trung Quốc ngoài khơi đảo Hải Nam ở Biển Ðông.
Cơ quan theo dõi hải dương Trung Quốc công bố trong năm nay sẽ chi 4,8
triệu đô la để tăng cường hợp tác quốc tế với các nền kinh tế đang phát
triển ở Biển Đông.
Các chuyên gia Trung Quốc tin rằng gia tăng hợp tác với các nước ở Biển Đông sẽ giúp xoa dịu căng thẳng trong các tranh chấp chủ quyền phức tạp tại đây.
Tin Asia News Network trích phát biểu của Giám đốc Viện Hải dương học thứ nhất thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, ông Ma Deyi, cho rằng qua sự hợp tác này, Bắc Kinh có thể tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xóa bỏ những ngờ vực và lo âu.
Ông Zhang Zhanhai, Giám đốc khâu hợp tác quốc tế của Cục, nói tranh chấp Biển Đông không thể giải quyết trong thời gian ngắn, nhưng tạm thời nên được để qua một bên, và cùng nhau phát triển sẽ là một phương cách hữu hiệu vì lợi ích kinh tế-chính trị của tất cả các bên.
Truyền thông Trung Quốc cho hay Bắc Kinh lâu nay cam kết tăng cường hợp tác quốc tế với các nước ở khu vực Biển Đông với kế hoạch 2011-2015 về hợp tác Biển Đông và các vùng biển lân cận.
Theo Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, trong năm rồi, có hơn 30 dự án hợp tác về bảo vệ môi trường hàng hải, nghiên cứu hải dương học khu vực, và ngăn ngừa-giảm nhẹ thảm họa ở Biển Đông đã được thực hiện.
Dù chưa công bố thời điểm cụ thể, nhưng Trung Quốc cho biết trong tương lai sẽ xây dựng trung tâm cảnh báo sóng thần để thu thập dữ liệu về môi trường hàng hải và đưa ra các báo cáo về nguy cơ để giảm tác hại của thảm họa này.
Các nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố hữu nghị với các nước có tranh chấp ở Biển Đông bao gồm Việt Nam được loan báo trong lúc căng thẳng giữa Bắc Kinh với các nước trong khu vực đang gia tăng vì những động thái của Trung Quốc tại vùng biển có các tuyên bố chủ quyền chồng chéo này.
Nguồn: China Daily, ANN
VOA
Các chuyên gia Trung Quốc tin rằng gia tăng hợp tác với các nước ở Biển Đông sẽ giúp xoa dịu căng thẳng trong các tranh chấp chủ quyền phức tạp tại đây.
Tin Asia News Network trích phát biểu của Giám đốc Viện Hải dương học thứ nhất thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, ông Ma Deyi, cho rằng qua sự hợp tác này, Bắc Kinh có thể tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xóa bỏ những ngờ vực và lo âu.
Ông Zhang Zhanhai, Giám đốc khâu hợp tác quốc tế của Cục, nói tranh chấp Biển Đông không thể giải quyết trong thời gian ngắn, nhưng tạm thời nên được để qua một bên, và cùng nhau phát triển sẽ là một phương cách hữu hiệu vì lợi ích kinh tế-chính trị của tất cả các bên.
Truyền thông Trung Quốc cho hay Bắc Kinh lâu nay cam kết tăng cường hợp tác quốc tế với các nước ở khu vực Biển Đông với kế hoạch 2011-2015 về hợp tác Biển Đông và các vùng biển lân cận.
Theo Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, trong năm rồi, có hơn 30 dự án hợp tác về bảo vệ môi trường hàng hải, nghiên cứu hải dương học khu vực, và ngăn ngừa-giảm nhẹ thảm họa ở Biển Đông đã được thực hiện.
Dù chưa công bố thời điểm cụ thể, nhưng Trung Quốc cho biết trong tương lai sẽ xây dựng trung tâm cảnh báo sóng thần để thu thập dữ liệu về môi trường hàng hải và đưa ra các báo cáo về nguy cơ để giảm tác hại của thảm họa này.
Các nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố hữu nghị với các nước có tranh chấp ở Biển Đông bao gồm Việt Nam được loan báo trong lúc căng thẳng giữa Bắc Kinh với các nước trong khu vực đang gia tăng vì những động thái của Trung Quốc tại vùng biển có các tuyên bố chủ quyền chồng chéo này.
Nguồn: China Daily, ANN
VOA
Giải mã chính sách Biển Đông
Ngày đầu năm 2013, báo Tuổi Trẻ đăng một bài viết quan trọng của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, bày tỏ quan điểm của chính phủ Việt Nam đối với sự tham gia của các bên trong vấn đề Biển Đông.Nội dung bài viết có thể rút ra ba điều chính, thứ nhất Việt Nam trước sau vẫn xem Trung Quốc là cùng ý thức hệ và hai chữ đồng chí lúc nào cũng quan trọng trong các cuộc đối thoại cấp quốc gia. Thứ hai, Việt Nam xem sự tham gia của Hoa Kỳ vào Biển Đông phát xuất từ lợi ích kinh tế của nước này và cảnh giác rằng không để lịch sử lập lại. Thứ ba, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hoàn toàn không có lợi mà trái lại làm cho Trung Quốc viện cớ để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam.
Tương đồng ý thức hệ hay quyền lợi quốc gia?
Khi nói tới Trung Quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc Phòng khẳng định tính cách tương đồng của Hà Nội và Bắc Kinh cùng chung một ý thức hệ Cộng sản sẽ giúp cho sự nghiệp xây dựng CNXH dễ dàng hơn.Thứ trưởng Vịnh công nhận rằng “Nền tảng di sản đó chi phối cách ứng xử của hai nước. Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.”
Đào sâu hơn vào sự khẳng định này sẽ nảy sinh hai câu hỏi lớn. Thứ nhất liệu Trung Quốc có còn theo đuổi con đường CNXH mà Việt Nam lúc nào cũng xác định hay không. Trả lời câu hỏi này, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh một nhà ngoại giao lão thành từng giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Bắc Kinh cho biết:
Truyền thống ông cha đến giờ thì thời kỳ nào Trung Quốc cũng xâm lược Việt Nam thì làm gì có truyền thống hữu nghị? Chẳng qua là bịa ra thôi. Hai nữa là cái Ý thức hệ tương đồng cũng không đúng bởi vì từ khi ông Đặng Tiểu Bình ông ấy phát biểu câu “mèo trắng mèo đen mèo nào bắt được chuột thì là mèo tốt” thế nghĩa là ông ta đã đi theo con đường tư bản rồi, đã bỏ con đường Xã hội chủ nghĩa mặc dầu ông ấy vẫn nói XHCN mang mầu sắc Trung Quốc.
Trong thực tế ông ta đã đi con đường tư bản chủ nghĩa và hiện giờ xã hội Trung Quốc là một xã hội tư bản, phát triển chưa đầy đủ chứ không phải là xã hội chủ nghĩa, không tìm thấy cái gì gọi là XHCN. Tôi cho ông Nguyễn Chí Vịnh nói thế là không đúng, là cố nói lấy được mà thôi.
Câu hỏi thứ hai, người bạn mà Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho là rất lớn ấy có thật sự ủng hộ và hợp tác với Việt Nam hay không? Câu trả lời sẽ rất nhanh và ngắn gọn là “không” dựa trên những sự thật lịch sử không ai có thể chối cãi. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã làm sáng tỏ cho những ai còn tin rằng Trung Quốc giúp Việt Nam đánh Mỹ hoàn toàn phát xuất từ lý tưởng Cộng Sản. Sự thật này nếu không bị Hội Nghị Thành Đô khống chế thì có lẽ Đảng Cộng sản Việt Nam không đem sự tương đồng ý thức hệ ra để bảo vệ cho những hành vi mà Trung Quốc vẫn thường xuyên áp dụng với Việt Nam.
Có hai nước Trung Quốc hay sao?
Hai nữa, nếu nhận diện vấn đề Biển Đông dưới cái nhìn tổng quan sẽ thấy rất rõ sự ham muốn Hoàng Sa, Trường Sa cùng nhiều đảo lớn nhỏ khác của Trung Quốc là chính sách xuyên suốt kéo dài nhiều chục năm qua mà điển hình nhất là vụ chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma năm 1988.
Người đọc bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sẽ cảm thấy rằng có hai nước Trung Quốc trong toàn văn bản này. Một Trung Quốc mang vẻ hiền lành, thân hữu, chí tình và đáng tin cậy trong các cuộc đàm phán giữa hai Đảng. Một Trung Quốc khác mà ông Vịnh nhắc tới trong cung cách e dè, cẩn trọng, tránh né không nêu bật lên tham vọng của nó trong các hành động xâm lược đối với Việt Nam.
Từ sự thật này, các câu trả lời của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã khiến người đọc lạc lối: vậy thì Trung Quốc nào mới là tác nhân gây nên sự tranh chấp hiện nay? Trung Quốc với cùng hệ thống chính trị với Hà Nội hay Trung Quốc đã và đang xâm chiếm đất đai, lãnh thổ, chủ quyền biển đảo của Việt Nam qua sức mạnh của quân xâm lược?
Vai trò nước nhỏ luôn chịu thiệt thòi trong các cuộc giàn xếp của nước lớn đó là sự thật. Nước Mỹ từng bỏ rơi Việt Nam trong thập niên 70 cũng là sự thật. Tuy nhiên thiếu tế nhị trong việc đem sự thật ấy ra trong cung cách ngoại giao sẽ khiến đất nước dấn sâu vào vị thế tự cô lập mình là một sự thật khác.
Câu chuyện về nước Mỹ được Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhắc tới như một cảnh báo trong tư thế quay lại Châu Á Thái bình dương của Washington. Ông Vịnh kể lại ông đã từng nói thẳng với một viên chức quốc phòng cao cấp của Mỹ rằng: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam”.
Người dân Việt Nam nghe chuyện ước rằng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng dùng khẩu khí này để nói với Bắc Kinh vì Hà Nội hoàn toàn đủ thẩm quyền phát biểu với Trung Quốc những điều tương tự như thế đó là: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói về 16 chữ 4 tốt thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1979 rời khỏi Việt Nam”.
Dưới con mắt của các chính khách thiên tả, nước Mỹ đã và vẫn được nhìn như một sen đầm quốc tế. Cộng sản khai thác triệt để tư tưởng này trong các bài học tuyên truyền chống Mỹ trong thời chiến tranh lạnh và nó vẫn còn tiếp tục kéo dài cho tới ngày nay nhằm bảo vệ hệ thống độc đảng của các nước theo chế độ Cộng sản.
Nước Mỹ và sự thật lịch sử
Cách nhìn này ảnh hưởng sâu đậm tới từng cái bắt tay ngoại giao với Mỹ và nó tiềm ẩn trong não trạng của lãnh đạo các nước độc tài. Việt Nam theo thể chế một Đảng nên tâm lý sợ Mỹ cũng không thể khác. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là: liệu Mỹ có thực sự cần vai trò của Việt nam đến mức phải van nài như ông Vịnh miêu tả trong cái gằn giọng của ông với viên chức quốc phòng của họ hay không?
Nhiều người sẽ tin là không. Và cũng không ít người cho rằng Việt Nam đã tự nhấc mình lên khỏi mặt đất một cách thái quá.
Nếu so với một Trung Quốc đơn độc chỉ có vài đồng minh như Việt Nam hay Bắc Hàn thì nước Mỹ có đồng minh trên khắp thế giới. Không cần phân tích cũng thấy Hoa Kỳ đối xử với đồng minh của họ ra sao để cho tới giờ này sau hơn nửa thế kỷ những nước như Úc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines…vẫn gắn bó với họ và không nước nào tỏ ra sợ hãi như sợ một nước gian hùng như Trung Quốc.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đưa ra sự lo ngại đối với Hoa Kỳ là cần thiết nhưng cách nói của ông sẽ khiến cho cả thế giới nghĩ rằng Hoa kỳ là một nước nhiều tham vọng và đáng bị dè chừng hơn Trung Quốc. Trong khi Hoàng Sa và một phần Trường Sa nằm trong tay họ. Trong khi ngư dân Việt Nam không thể ra khơi và mỗi lần bị bắt thì Quân đội Nhân dân Việt Nam bất lực ngồi nhìn. Thế nhưng Hà Nội vẫn coi trọng mối quan hệ độc Đảng hay sự giống nhau về ý thức hệ giữa hai nước thì khó có thể thuyết phục dư luận ngay cả trong nội bộ đảng viên Đảng Cộng sản.
Một sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam không muốn nêu tên cho biết nhận xét của ông về sức chiến đấu hiện nay trong quân đội:
Tôi nghĩ rằng càng lên cao thì cái động cơ “trung với nứơc hiếu vời dân” càng giảm dần. Còn những người lính trơn thì người ta xuất phát từ con em của nhân dân cho nên tôi nghĩ nếu có chiến tranh thì người ta sẽ quyết tâm chiến đấu vì nhân dân thôi chứ còn ở trên thì càng lên cao càng giảm dần.
Giới nhân sĩ trí thức từng lo ngại rằng một đất nước có bề dày chiến đấu như Việt Nam nhưng ngủ quên trên chiến thắng quá lâu vẫn có thể trở thành yếu đuối và bị động. Một chính thể lấy quyền lợi đảng phái đặt lên trên quyền lợi quốc gia, nhất là đảng phái ấy liên hệ mật thiết với một nước khác thì sẽ không thể tránh họa mất nước vào tay người đồng chí của mình.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
GS Trương Bổn Tài: Bảo tồn văn hóa để xây dựng nội lực và chống ngoại xâm
GS Trương Bổn Tài, giảng dạy môn Kinh tế học, Quản trị học tại trường
ĐH Pheonix, Arizona, Hoa Kỳ là một người đam mê văn hóa Việt và nghiên
cứu văn hóa trong 40 qua. Ông cùng những người có chung sở thích thường
tìm hiểu văn hóa các nước và chia sẻ trong các buổi học thảo.
Nhân dịp năm mới Dương lịch và trong chuyến đi đến một vài nước ĐNA, GS Trương Bổn Tài dành cho Quỳnh Chi một cuộc trò chuyện ngắn liên quan đến văn hóa Việt Nam. Sau đây là một số điểm chính trong cuộc trò chuyện:
Không giữ được văn hóa thì khó giữ được độc lập dân tộc
GS Trương Bổn Tài : Văn hóa người Việt Nam hiện nay rất sa sút bởi mình đã du nhập những nền văn hóa khác, trong đó có những cái đã đi khỏi truyền thống cha ông chúng ta. Nền văn hóa bên ngoài thì cũng có những cái tốt để mình có thể du nhập vào nhưng đa số những gì mà mình du nhập hiện nay không làm cho con người, xã hội Việt Nam được tốt như những truyền thống xa xưa từ thời Lý, Trần chẳng hạn.
Quỳnh Chi: Theo ông, sức mạnh nền văn hóa một nước có ý nghĩa như thế nào đối với nền độc lập, sự đoàn kết dân tộc và đối với sức mạnh đất nước?
GS Trương Bổn Tài : Nó rất là quan trọng, tôi không nghĩ là chúng ta đủ thời giờ để nói sâu vào chi tiết. Nhưng có sự liên hệ rất chặt chẽ giữa nghiên cứu về văn hóa và dân tộc học. Nếu không giữ được văn hóa thì khó giữ được sự độc lập dân tộc. Nếu đi sâu để hiểu văn hóa truyền thống Việt Nam đời Lý, Trần Lê và trước đời Tần Hán thì mới giữ vững được nội lực dân tộc. Văn hóa là một nguồn văn để cảm hóa, chuyển hóa con người, cũng như xã hội.
Nếu không giữ được văn hóa thì khó giữ được sự độc lập dân tộc. Nếu đi sâu để hiểu văn hóa truyền thống Việt Nam đời Lý, Trần Lê và trước đời Tần Hán thì mới giữ vững được nội lực dân tộc
GS Trương Bổn Tài
Quỳnh Chi: Người dân một nước được nhận dạng qua nền văn hóa. Ví dụ dù cho người Nhật ở đâu trên thế giới vẫn được biết đến với một nền văn hóa chung đặc trưng. Một số người cho rằng sự đoàn kết dân tộc sẽ mạnh mẽ hơn nếu dân tộc đó giữ được nền văn hóa chung đặc trưng. Ông nhận xét thế nào về quan niệm này?
GS Trương Bổn Tài : Theo chúng tôi, văn hóa có bốn vòng tất cả từ ngoài vào trong. Vòng thứ nhất là những vật dụng cần thiết trong nếp sống hằng ngày. Thứ nhì là phong tục, tập quán. Thứ ba là khoa học, nghệ thuật, văn chương. Và vòng cuối cùng là đạo lý, tinh thần, triết lý. Đối với nền văn hóa Việt Nam, sự đoàn kết thể hiện rõ vòng thứ tư. Chẳng hạn vào đời Lý, đời Trần, sự đoàn kết của dân và chính quyền rất được biểu lộ rất rõ ràng. Đó là cơ sở để chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
Người Nhật còn giữ được sợi dây đoàn kết văn hóa giữa Nhà nước và dân chúng. Trong khi đó Việt Nam đã bị văn hóa ngoại lai đặc biệt là văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng và điều này không cho phép người Việt Nam tạo được sự đoàn kết giữa dân và quân. Nói về vấn đề bảo vệ và phát văn hóa là nói về sự sinh tồn và tiến hóa của một dân tộc. Hai điều này phải đi song song nhau. Đối với việc giữa gìn văn hóa thì phải đặt giáo dục hàng đầu, làm sao cho con người tránh được “tham, sân, si” rồi từ đó tạo được nội lực và bảo tồn văn hóa để chống ngoại xâm đồng thời lại xây dựng nội lực.
Đối với việc giữa gìn văn hóa thì phải đặt giáo dục hàng đầu, làm sao cho con người tránh được “tham, sân, si” rồi từ đó tạo được nội lực và bảo tồn văn hóa để chống ngoại xâm đồng thời lại xây dựng nội lực
GS Trương Bổn Tài
Quỳnh Chi: Theo ông thì việc giữ gìn và phát huy văn hóa Việt Nam gặp những trở ngại nào?
GS Trương Bổn Tài : Một trong những trở ngại lớn nhất để biết hoặc nghiên cứu về văn hóa là phương pháp luận nghiên cứu về văn hóa và về dân tộc. Phải dùng một phương pháp làm sao cho nó mang tính khoa học và phù hợp với sự toàn cầu hóa trong thời đại hiện nay. Hiện nay, việc nghiên cứu về văn hóa của người Việt Nam bị trở ngại vì tư tưởng Maxit đã đè nặng trong xã hội, dân tộc từ mấy mươi năm nay. Cho nên điều này gây nên sự chủ quan, duy ý chí, mù quáng trong vấn đề nghiên cứu văn hóa. Chúng ta phải áp dụng tất cả các biện pháp như khảo cổ học, ngôn ngữ học, địa chất học...
Nếu được áp dụng, mới thấy văn hóa cha ông chúng ta đã có từ trước đa nguyên, trước khi văn hóa Trung Quốc du nhập vào Việt Nam. Thậm chí có thể nói văn hóa Trung Quốc đã vay mượn văn hóa Việt học. Hiện giờ có những minh chứng về ngôn ngữ học, về nhiễm thể học chứng minh điều đó. Nhưng trong nước lại không thấy điều này. Đó là do thuyết duy vật đè nặng nên những nhà nghiên cứu dân tộc học trong nước hiện rất khổ sở. Nếu nói đúng sự thật thì họ có thể bị mất quyền lợi. Thực ra văn hóa ảnh hưởng về chính trị rất rõ ràng, trực tiếp và cụ thể. Nếu người Việt hải ngoại biết được điều này và đóng góp lại trong nước, hợp tác với những nhà dân tộc học trong nước thì tương lai Việt Nam sẽ sáng hơn.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn GS Trương Bổn Tài về cuộc nói chuyện thú vị đầu năm.
Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok
Khẳng định chủ quyền biển đảo trong Hiến pháp
Không ít đại biểu tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi nhận định sửa đổi Hiến pháp lần này là cơ hội quý báu để khẳng định mạnh mẽ hơn chủ quyền của đất nước.ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) cho rằng tại điều 1, sau khi khẳng định chủ quyền quốc gia, cần đưa khoản 1, điều 11 "Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm" lên.
Khi ấy, điều 1 sẽ được viết thành: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập dân chủ, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm.
ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) còn cho rằng cần nghiên cứu cẩn trọng để đưa tuyên bố chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa vào Hiến pháp.
"Biết rằng đây là một nội dung nhạy cảm và một cuộc tranh đấu khó khăn lâu dài, nhưng tôi nghĩ đây là cơ hội chín muồi và hết sức cần thiết để chúng ta thể hiện tuyên bố mạnh mẽ về chủ quyền với những chứng cứ lịch sử rõ ràng và sự ủng hộ của phần đông dư luận thế giới. Có thể hôm nay chúng ta chưa làm được nhưng với ý chí ngoan cường không dễ bị khuất phục của dân tộc Việt Nam, tôi có niềm tin vững chắc rằng các thế hệ tiếp nối sẽ thực hiện lời tuyên bố của chúng ta hôm nay đó là toàn vẹn lãnh thổ, toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam là bất tử, là bất khả xâm phạm", ông Nhân nói.
Hệ thống thắp sáng và tua-bin gió trên đảo Trường Sa. Ảnh: Ngô Xuân Quang |
"Nước ta là một quốc gia có biển lớn, chứa đựng nhiều tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng quy mô lớn cho phép phát triển nhiều lĩnh vực về kinh tế biển quan trọng góp phần lớn trong việc xây dựng cho nền kinh tế quốc dân", ông Pham nói. "Nhưng việc khai thác về các ngành du lịch biển, khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản, dầu khí, các dịch vụ kinh tế biển và ven biển chưa được quy hoạch cụ thể, quy mô còn nhỏ bé chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế, những lợi ích kinh tế của biển, đảo còn thiếu bền vững, chưa thực sự đi vào phát triển đúng tiềm năng và lợi thế của biển đảo".
Vì vậy cần thống nhất quản lý theo Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo khai thác có hiệu quả vùng kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển, quy hoạch, khai thác theo quy trình nguồn tài nguyên biển. "Công tác nghiên cứu xây dựng quy hoạch không gian biển, bảo vệ môi trường biển kết hợp với phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng an ninh, chủ quyền biển, đảo của nước ta", ĐB Hà Giang nói.
Khoản 2, điều 11: "Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị theo pháp luật", cũng nhận được góp ý của các ĐBQH.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa (đại biểu TP.HCM) đề nghị sửa thành: "Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xâm hại lợi ích của đất nước và nhân dân đều bị cấm và nghiêm trị".
ĐB Đỗ Hữu Lâm (Long An) thì lưu ý điều 13 Hiến pháp 1992 diễn giải mọi âm mưu và hành động chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc... bị nghiêm trị, nhưng điều 11 của dự thảo sửa đổi bỏ từ "âm mưu và hành động" mà thay bằng "hành vi".
Ông Lâm cho rằng "có âm mưu mới có hành vi, đã có hành vi mới nghiêm trị thì quá trễ" nên đề nghị diễn đạt thành: "Mọi âm mưu và hành vi chống lại độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xâm phạm lợi ích của tổ quốc và nhân dân đều bị nghiêm trị theo pháp luật".
Quy định rõ nhiệm vụ quốc tế của quân đội
Chính vì vậy, các ĐB đều đồng tình chương IV về bảo vệ Tổ quốc phải khẳng định đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng: "Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc phải được thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh, xác định vị trí nòng cốt của quân đội nhân dân, công an nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc".
Một điểm còn có ý kiến khác nhau từ các ĐB là việc "lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện nghĩa vụ quốc tế". ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cho rằng việc bổ sung nhiệm vụ này là "tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng vũ trang khi thực hiện các nghĩa vụ quốc tế góp phần bảo vệ hòa bình thế giới và khu vực".
Trong khi đó, ĐB Nguyễn Hữu Hùng (Tiền Giang) đề nghị nghiên cứu khả năng lực lượng vũ trang của chúng ta tham gia nhiệm vụ giữ gìn hòa bình, tham gia nhiệm vụ bảo đảm an ninh phi truyền thống ở nước ngoài.
"Đây là vấn đề rất hệ trọng mà chưa được Hiến pháp quy định. Để nước ta thực hiện vai trò là thành viên có trách nhiệm của LHQ thể hiện tinh thần chủ động và tích cực của ta trong hội nhập quốc tế góp phần bảo vệ lợi ích và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng phải tính đến khả năng này", ông Hùng nói. "Tuy nhiên trong thực hiện nhiệm vụ này phải có bước đi thích hợp, bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và phù hợp với lòng dân và phải hợp hiến, hợp pháp".
Cho rằng viết "thực hiện nghĩa vụ quốc tế" là quá rộng, ĐB Tiền Giang đề nghị chỉ viết "nhiệm vụ góp phần bảo vệ hòa bình trong khu vực và thế giới", sau này sẽ có các luật cụ thể để điều chỉnh khi nào thực hiện nhiệm vụ và khi nào sẽ sử dụng lực lượng vũ trang đối với nhiệm vụ đó.
Chung Hoàng
(VNN).
Nguyễn Thanh Giang - 'Đảng càng lý luận càng tối'
Bình luận về việc
nghiên cứu lý luận của Đảng, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn
Thanh Giang ở Hà Nội nói rằng các nhà lý luận của Đảng không
làm cho vấn đề sáng tỏ mà 'ngày càng u tối'.
"Nếu (con đường đi lên xã hội chủ nghĩa)
ngày một sáng tỏ thì đất nước đã không rơi vào cái vòng lẩn
quẩn này rồi," ông Giang nói với BBC ngày đầu năm 2013.
Theo ông thì công tác lý luận của Đảng
‘ngày càng xa rời thực tiễn của tình hình thế giới, ngày
càng xa rời thực tế xã hội Việt Nam, ngày càng xa rời suy
nghĩ, trăn trở của giới trí thức chân chính Việt Nam nói riêng
và dân chúng Việt Nam nói chung’.
Ông nêu ra hai vấn đề lớn mà ông cho rằng
công tác lý luận Đảng ‘đã sai lầm’ đó là ‘kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa’ và cách xác định bạn thù
trong quan hệ đối ngoại.
“Kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa ngày càng trật với thực tế, càng làm cho thực
tế trở nên rối bời và đẩy xã hội Việt Nam đến những mâu
thuẫn lớn khiến cho bùng nổ phản kháng, biểu tình và dân oan
ngày càng đông đảo lên,” ông phân tích.
“Về đối ngoại, vẫn xác định Trung Quốc
dù có xâm lược vẫn là ân nhân và Mỹ vẫn là kẻ thù. Đây là
điều trật với tình hình thế giới và trật lất trong lòng nhân
dân Việt Nam.”
Lý do mà đội ngũ tinh hoa trí tuệ của
Đảng nghiên cứu bao nhiêu năm mà, theo như lời ông Giang, mà vấn
đề không trở nên sáng tỏ mà ‘ngày càng u tối’.
Những người trí thức của Đảng này được
ông Giang miêu tả là ‘nhắm mắt ca ngợi Đảng chỉ vì quyền lợi
kinh tế hoặc một vài chức tước như kiểu Đại tá Trần Đăng
Thanh’.
“Họ không chịu nhìn vào quy luật vận động của nhân loại nói chung và của xã hội Việt Nam nói riêng,” ông nói.
(BBC)
Bùi Tín - Năm 2013: Mùa gặt trên cánh đồng Dân Chủ
Năm 2013 đã bắt đầu. Những ngày cuối năm, tòa án trong nước bất chấp dư
luận trong và ngoài nước cảnh báo, vẫn tuyên án các chiến sỹ dân chủ
những mức án rất cao. Cũng trong mấy ngày cuối năm một số trí thức dân
chủ đã ra Lời kêu gọi thực thi Quyền Con Người theo Hiến pháp để trả lời
cho thái độ tìm diệt dân chủ của 14 vị vua tập thể mang danh Cộng sản.
Năm 2013 hứa hẹn một năm đấu tranh ôn hòa nhưng quyết liệt, hòa bình
nhưng mạnh mẽ, gay go nhưng quyết thắng của thế lực dân chủ đang dẫn đầu
lực lượng yêu nước, tiến bộ của dân tộc, một dân tộc có truyền thống
bất khuất luôn biết cùng nhau gắn bó để tự cứu lấy mình.
Thời đại, thời cơ thuộc hẳn về phía thế lực dân chủ. Cao trào dân chủ ở
Bắc Phi, Trung Đông, Miến Điện… đang làm sụp đổ hàng loạt chế độ độc
tài, độc ác, độc quyền về chính trị, kinh tế. Các nhà lãnh đạo độc tài
Saddam Hussein, Osama bin Laden, Ben Ali, Hosni Mubarak, Muammar
Gaddafi…mới đang hét ra lửa đó đã bị tóm cổ, đền tội hay chờ ngày ra tòa
để trả lời về tội ác khi cầm quyền.
Cảnh sát, nhân viên an ninh bên ngoài cổng vào Tòa án Nhân dân TPHCM. |
Chủ nghĩa Cộng sản một thời bao trùm thế giới với sức mạnh quân sự-chính
trị-kinh tế toàn cầu đã bị tan vỡ thê thảm, với đầu tầu Liên Bang Xô
Viết nổ tung, đảng CS Liên Xô nát vụn, gần 100 đảng CS đầy uy thế nay
chỉ còn hơn 10 đảng CS tàn dư cô lập, trơ trọi, khủng hoảng từ nền tảng
lý luận đến sự khinh bỉ và xa lánh của quần chúng.
Ngay trong những tuần lễ đầu năm mới Bộ Chính trị Đảng CSVN đã bị bắt
buộc phải đặt vấn đề lấy ý kiến rộng rãi toàn dân về thay đổi, bổ sung
bản Hiến pháp hiện hành. Đợt vận động này - dự kiến được tiến hành trong
gần 3 tháng - là một dịp tốt để các lực lượng lành mạnh trong nhân dân
lên tiếng mạnh mẽ, quyết liệt đòi giải quyết «những vấn đề thực sự cần
thiết, được thực tế chứng minh là đúng đắn, có đủ cơ sở và sự thống nhất
cao, khi thời điểm đã chín muồi», theo lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng.
Nhiều nhà trí thức tiêu biểu và luật gia uyên thâm, nhiều nhân vật CS kỳ
cựu… đã nêu rõ cần nhân dịp này đổi mới cả hệ thống cai trị- cầm quyền
theo hướng dân chủ và hiện đại, từ bỏ những khái niệm mơ hồ thiếu nội
dung rõ ràng như «chủ nghĩa Cộng sản», «theo định hướng xã hội chủ
nghĩa» để trở lại chế độ cộng hòa dân chủ; đề cao nghĩa vụ bảo vệ lãnh
thổ và chủ quyền quốc gia; xác lập quyền tư hữu về ruộng đất và công cụ
sản xuất; khẳng định quyền «tự do kinh doanh» là nền tảng pháp lý phổ
cập thiêng liêng của chế độ; từ đó từ bỏ hẳn khái niệm lấy «kinh tế quốc
doanh làm chủ đạo cho nền kinh tế ».
Một nội dung cực kỳ phi lý, phản dân chủ, là Điều 4 Hiến pháp phải bị
hủy bỏ không thương tiếc, vì uy tín của đảng trong xã hội không thể lấy
Hiến pháp để cưỡng bách nhân dân phải theo, mà đảng phải tự tạo nên bằng
đường lối đúng đắn, bằng thái độ trong sáng gương mẫu; khi đảng CS đã
tỏ ra suy thoái, hư hỏng không thể dùng Hiến pháp để ép buộc nhân dân
phải tin theo mình được. Đây là thái độ cường hào trọc phú tự cho mình
quyền đè nén, áp bức toàn dân, coi thường Hiến pháp và luật pháp, khinh
miệt nhân dân.
Xin các bạn theo dõi cuộc họp «Chống diễn biến hòa bình và tự diễn biến»
của ngành tuyên giáo – công an giữa thủ đô Hà Nội vào ngày cuối năm.
Lãnh đạo của hai ngành này công khai thừa nhận rằng họ xem trí thức,
tuổi trẻ, đảng viên có bản lĩnh suy nghĩ độc lập trong nước là thế lực
chống đảng CS nguy hiểm nhất. Chính ông tướng Võ Hải Triều, tổng biên
tập Tạp chí Cộng sản Võ Văn Phúc, và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phương
Anh đã nói lên nỗi lo sợ ấy. Vào năm 2013 chắc chắn họ sẽ phản kích dữ
dội phong trào dân chủ vì họ coi dân là kẻ thù. Nhưng với tâm lý thất
bại, chưa đánh đã run như thế, họ không hy vọng gì gặt hái được thành
công.
Chính do vậy mà năm 2013 sẽ là năm phong trào dân chủ - yêu nước -
thương dân - gắn bó với thế giới dân chủ, trong kỷ nguyên tri thức, sẽ
bật dậy tự khẳng định chính nghĩa và thế tiến công hiên ngang bất khuất
của mình, đẩy chính quyền độc đoán độc quyền chính trị - kinh tế vào thế
bị động.
Trong dịp đầu năm này các chiến sỹ dân chủ đã mở chiến dịch Lời Kêu gọi
thực thi Quyền Con Người theo Hiến pháp; chỉ trong vài ngày đã có 300
người ký tên tham gia. Mong rằng đến Tết Quý tỵ con số này sẽ lên đến
5.000.
Tiếp theo sẽ là chiến dịch toàn dân góp ý về nội dung sửa đổi Hiến pháp;
có phần chắc cuộc vận động này sẽ diễn ra một cách sôi nổi, hào hứng,
và quyết liệt hơn. Ông Phan Trung Lý, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của
Quốc hội, đã chính thức cho biết đây là đợt góp ý rộng rãi của toàn dân,
trong và ngoài nước, không hạn chế về nội dung, có nghĩa là về cả tên
nước, cả Điều 4, cả về quyền sở hữu cá nhân, cả về việc tách rời các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp để có sự kiểm soát, cân bằng và
thay thế các quyền lực.
Cũng vào ngày gần cuối năm viên Đại tá Trần Đăng Thanh đăng đàn ở một
cuộc họp lớn để phổ biến quan điểm mới toanh và tuyệt mật của Bộ Chính
trị là: thâm thù Hoa Kỳ vì liên minh với Washington sẽ mất đảng, gắn bó
với Trung cộng vì «lý tưởng tương thông» và «vận mệnh tương quan» giữa 2
đảng CS. Bộ Chính trị tuyên chiến với trí thức thức tỉnh chính là ở
điểm then chốt về bạn và thù này. Chính trong hoàn cảnh nguy khốn trên
lãnh vực nội trị - không dọa và thuyết phục được trí thức - và ngoại
giao - bị toàn thế giới lên án về nhân quyền - nên mới có những quan
niệm chính trị lẩm cẩm đi rao bán công khai, như ca ngợi Bắc Hàn làm tên
lửa, ca ngợi Iran làm bom hạt nhân.
Không có gì cổ vũ ý thức yêu nước và động viên tinh thần dân chủ bằng
những đường lối đối nội đàn áp biểu tình, bỏ tù người yêu nước, bịt mồm
báo chí, và đường lối đối ngoại đời đời nhớ ơn bành trướng như thế.
Ngày đầu năm, các trí thức dấn thân, các thanh niên yêu nước, mọi tấm
lòng yêu tự do, trọng công lý đều nhớ đến các bạn thân thiết đang ở
trong tù, như Luật sư Cù Huy Hà Vũ, nhà nghiên cứu Trần Huỳnh Duy Thức,
Tiến sỹ Nguyễn Tiến Trung, các nhà báo Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần,
Phan Thanh Hải và Hoàng Khương, các nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Việt
Khang, các cô Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, và Lê thị Kim Thu,
các bạn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và biết bao các bạn khác trong
bà con dân oan và các tín đồ đòi tự do tôn giáo...
Trong những điều kiện nghiệt ngã ở trong tù, ốm đau không có thuốc men,
người thân không được thăm nuôi theo luật định, nhưng các bạn luôn tin
tưởng, lạc quan. Các bạn có thể nở nụ cười khi đón chào năm mới, năm
2013, vì phong trào đang mở rộng, có thêm nhiều lực lượng trẻ trung, có
nhiều sáng kiến, có thêm kinh nghiệm của mùa xuân Bắc Phi và Trung Đông.
Năm 2013 nhất định là năm khởi sắc, thu hoạch và phát triển lên đến mức
cao chưa từng có của phong trào dấn thân cho tự do, dân chủ, cho toàn
vẹn lãnh thổ quê hương.
Bùi Tín
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog
được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm
hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nguyễn Quốc Khải - Phục hồi Hiệp Định Paris 1973: Hoang tưởng hay hiện thực?
Hội nghị Paris, 23/1/1973. |
Sáng kiến phục hồi Hiệp Định Paris 1973
Sáng kiến phục hồi Hiệp Định Paris 1973 đã có từ cuối thập niên 1970.
Sau khi GS Vũ Quốc Thúc được chính phủ Pháp can thiệp cho di cư sang
Pháp vào 1978, ông đã nhận thấy những nhân vật chủ chốt cũ của VNCH cần
thành lập một chính phủ lưu vong để phục hồi Hiệp Định Paris và tiếp tục
tranh đấu chống Cộng Sản. Nhưng mãi đến cuối 1986, ý kiến này mới
được thảo luận nghiêm chỉnh trong một cuộc hội thảo tại Paris để bàn về
vấn đề thuyền nhân. LS Vương Văn Bắc, cựu bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, nhận
định rằng Hiệp Định Paris vẫn còn có giá trị và có những điều khoản
giúp thiết lập hòa bình ở Việt Nam và như vậy sẽ chấm dứt được thảm cảnh
vượt biển và quốc tế sẽ không nhìn những thuyền nhân như những người tị
nạn kinh tế.
Các tham dự viên của cuộc hội thảo đã quyết định thành lập Ủy Ban
Luật Gia Việt NamVận Động Vãn Hồi Hiệp Định Paris 1973 (Comité de
Juristes Vietnamiens pour la Remise en Vigueur des Accords de Paris de
1973) do GS Vũ Quốc Thúc làm chủ tịch.Ủy Ban Luật Gia Việt Nam(Ủy Ban
Luật Gia Việt NamVận Động Vãn Hồi Hiệp Định Paris 1973 viết tắt) soạn
thảo bạch thư “Chiến Tranh và Hòa Bình ở Đông Dương” (Guèrre et Paix en
Indochine) và chính thức kêu gọi Chánh Phủ Pháp đứng ra hòa giải vì Pháp
đã tổ chức cuộc hòa đàm đưa đến Hiệp Định Paris 1973.
Tiếp theo sáng kiến của Ủy Ban Luật Gia Việt Nam Vãn Hồi Hiệp Định
Paris 1973, một vài nhân vật và một số tổ chức khác đã theo đuổi việc
phục hồi Hiệp Định Paris 1973.
Trước và sau khi của Ủy Ban Luật Gia Việt Nam Vãn Hồi Hiệp Định Paris
1973 được thành lập, cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã tiếp xúc với tổ
chức này thường xuyên, vì ông ủng hộ việc vãn hồi Hiệp Định Paris.
Chính cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đã gửi thư lên Liên Hiệp Quốc
về vấn đề này vào năm 1993.
Đến năm 2008, Ông Nguyễn Bá Cẩn, cựu chủ tích Hạ Viện và cựu thủ
tướng VNCH, thành lập Chánh Phủ VNCH lưu vong tại Hoa Kỳ. Ông Cẩn cũng
chủ trương phục hồi Hiệp Định Paris 1973. Sau khi ông đột ngột từ trần
vào năm 2009, hai Ông nguyễn Văn Chức và Lý Tòng Bá của Chính Phủ VNCH
lưu vong tiếp tục công việc vận động này. Người ta không rõchính phủ lưu
vong này đã đạt những kết quả cụ thể nào.
Gần đây nhất, Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH (UBLĐLTVNCH) của Ông
Nguyễn Ngọc Bích mới thành lập vào tháng 10, 2012 cũng gửi thỉnh nguyện
thư gồm trên 30.000 chữ ký, kêu gọi Liên Hiệp Quốc tái nhóm một Hội Nghị
Quốc Tế khẩn cấp về Việt Nam để “phục hồi Hiệp Định Paris 1973 nhắm trả
lại danh dự và công bằng cho 40 triệu quân, dân, cán, chính Việt Nam
Cộng Hòa”.
Thỉnh nguyện thư này gián tiếp xác nhận UBLĐLTVNCH là một chánh phủ
lưu vong và có một “quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ngoài lãnh thổ”. Việc
phục hồi Hiệp Định Paris 1973 và thành lập chính phủ lưu vong VNCH chỉ
là phương tiện.Mục tiêu của UBLĐLTVNCH là phục hoạt chế độ Việt Nam Cộng
Hòa tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết những nhân vật chính của
VNCH từ ngày ra nước ngoài sống ẩn dật hoặc ngày nay đã quá lớn tuổi
hoặc đã qua đời.
LS Lâm Chấn Thọ, một người chủ trương trở lại Hiệp Định Paris 1973,
phân tách rằng “Vì không có một tổ chức nào ở hải ngoại hoặc quốc nội có
đủ tầm vóc để được các thành phần không cộng sản tín nhiệm, chính phủ
lưu vong là chất keo kết nạp tất cả các tổ chức không cộng sản lại.”
Người ta muốn biết tất cả bốn chính phủ Việt Nam lưu vong ở Hoa Kỳ có
được người Việt trong và ngoài nước ủng hộ hay không, cho đến nay đã kết
nạp được bao nhiêu đoàn thể, có bao nhiêu thành viên, thành lập được
bao nhiêu cơ sở.
Trở ngại chính cho việc phục hồi Hiệp Định Paris 1973
Việc làm của Ủy Ban Luật Gia Việt Nam Vận Động Vãn Hồi Hiệp Định
Paris 1973 được một phần chính giới Pháp ủng hộ. Tuy nhiên, quan điểm
chính thức của Pháp đã được DB Georges Mesmin trình bầy tại cuộc hội
thảo 1986 tại Paris rằng:
“Khi chính phủ Pháp chính thức yểm trợ Việt Nam (Cộng Sản) gia
nhập Liên Hiệp Quốc [1977], thì mặc nhiên Pháp đã xí xóa việc Hà Nội vi
phạm Hiệp định Paris 1973.”
Ủy Ban Luật Gia Việt Nam cũng không nhận được sự tiếp tay của Hoa Kỳ. Trước cuộc hội thảo một ngày, Ông David Steinman, một luật sư Hoa Kỳ và cộng sự viên của TNS Daniel Moynihan, đến gặp GS Vũ Quốc Thúc và cho biết rằng Hoa Kỳ không muốn cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu công khai tham gia hội thảo mà nên đứng sau hội trường. Ông Steinman cũng khuyến cáo rằng:
Ủy Ban Luật Gia Việt Nam cũng không nhận được sự tiếp tay của Hoa Kỳ. Trước cuộc hội thảo một ngày, Ông David Steinman, một luật sư Hoa Kỳ và cộng sự viên của TNS Daniel Moynihan, đến gặp GS Vũ Quốc Thúc và cho biết rằng Hoa Kỳ không muốn cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu công khai tham gia hội thảo mà nên đứng sau hội trường. Ông Steinman cũng khuyến cáo rằng:
“Sớm muộn gì quý vị cũng phải dùng biện pháp bất tuân dân sự
(civil disobedience).Phải có phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc
mới hy vọng thay đổi được chế độ cộng sản độc tài.”
Hình (NQK): LS Nguyễn Hữu Thống, chủ tịch Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền, cựu dân biểu Quốc Hội VNCH. |
Vào năm 1989, cựu TNS Phạm Nam Sách và cựu DB Nguyễn Hữu Thống gửi
đơn lên Tòa Án Công Lý Quốc Tế (International Court of Justice) tại The
Hague, Hòa Lan để kiện CSVN vi phạm Hiệp Định Paris 1973. Tòa Án Công
Lý Quốc Tế không thụ lý được trường hợp này vì cơ quan này chỉ sử tranh
chấp giữa các quốc gia hội viên thuộc Liên Hiệp Quốc mà thôi.
Hoa Kỳ không đưa ra một quan điểm chính thức nào về việc vãn hồi Hiệp
Định Paris 1973 cho đến năm 1990. Sau khi cuộc vận động tại Tòa Án Công
Lý Quốc Tế không thành công, Luật sư Nguyễn Hữu Thống nhân danh Ủy Ban
Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền (UBLGBVDQ) vận động thẳng với chánh phủ Hoa Kỳ
và được Tổng Thống George H. W. Bush phúc đáp rằng Hoa Kỳ không trở lại
Hiệp Định Paris 1973 nữa.
UBLGBVDQ được thành lập vào 1990 gồm có LS Nguyễn Hữu Thống, LS
Nguyễn Văn Chức, GS Vũ Quốc Thúc, LS Phạm Nam Sách, LS Nghiêm Xuân
Hồng,và GS Nguyễn Cao Hách.
Không có quốc tế yểm trợ, kế hoạch vận động vãn hồi Hiệp Định Paris
1973 do Ủy Ban Luật Gia Việt Nam Vận Động Vãn Hồi Hiệp Định Paris 1973
chủ xướng từ năm 1986 đã thất bại. GS Vũ Quốc Thúc chia sẻ cảm nghĩ của
ông về sự kiện này như sau:
“Dù biết trước những sự khó khăn này, ngay từ năm 1986, chúng tôi
đã tìm cách nêu vấn đề trở lại Hiệp định Paris. Mục đích của chúng tôi,
lúc bấy giờ, là kích thích tinh thần đấu tranh của Cộng đồng Việt Nam
tại Pháp, phần nào đã suy giảm sau khi thấy CSVN rầm rộ ăn mừng “mười
năm tái thống nhất đất nước … Tóm lại, vấn đề trở lại Hiệp định Paris,
coi như đã bị các đồng minh cũ của Việt Nam Cộng Hoà gạt bỏ hẳn.”
Sau khi công cuộc phục hồi Hiệp Định Paris bất thành và Hoa Kỳ bình
thường hóa ngoại giao với Hà Nội, GS Vũ Quốc Thúc đã hợp tác TS Nguyễn
Bá Long, rút kinh nghiệm của những cuộc cách mạng lật đổ chế độ Cộng Sản
ở Đông Âu, thiết lập Phong Trào Hiến Chương 2000 để đấu tranh với CSVN
và vận động cho một thể chế tự do dân chủ tại Việt Nam. Bản Hiến Chương
2000 được công bố vào ngày 25-11-2000 tại Paris.
Kể từ năm 1977, khi Việt Nam được gia nhập Liên Hiệp Quốc, tức là đã
được hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận, ngày càng có thêm trở
ngại cho việc vãn hồi Hiệp Định Paris 1973 và đến nay có thể nói không
còn một hi vọng nào cả.Đối với quốc gia công nhận và quốc gia được công
nhận, Hiệp Định Paris không còn giá trị nữa.
Hoa Kỳ chính thức công nhận Việt Nam khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận với
Việt Nam vào năm 1994 và tái lập bang giao với Việt Nam vào năm 1995. Kể
từ thời điểm này Hoa Kỳ chính thức không còn tôn trọng Hiệp Định Paris
1973.
Ngay từ đầu Hiệp Định Paris 1973 cũng chỉ là một thỏa hiệp tạm bợ để
Hoa Kỳ hi vọng có thêm thời gian tháo chạy ra khỏi Việt Nam mà không bị
mất mặt. Do đó, không có một động cơ nào để Hoa Kỳ phục hồi hiệp định
này.Trái lại, chính sách của Hoa Kỳ hiện nay là liên kết với chính quyền
Hà Nội để ngăn chặn lại sự bành trướng của Trung Quốc.
Tại buổi hội thảo về chính sách ngoại giao vào giữa tháng 12 vừa qua
tại Hà Nội, Đại Tá CSVN Trần Đăng Thanh, giảng viên thuộc Học Viện Chính
Trị, Bộ Quốc Phòng, nói rằng Hoa Kỳ “đang dùng Việt Nam như một lực
lượng tiên phong để chặn Trung Quốc.”
Trong một buổi hội thảo vào cuối năm 1987 cũng tại Paris do do Ủy Ban
Luật Gia Việt Nam Vận Động Vãn Hồi Hiệp Định Paris 1973 tổ chức, ông
Henri Kissinger, cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của cựu Tổng Thống Richard
Nixon, giải thích rằng:
“Hoa Kỳ không phản ứng khi Hà Nội vi phạm hiệp định vì Hoa Kỳ đang bị
lúng túng với vụ Watergate. Dư luận Hoa Kỳ cho rằng Hoa Kỳ đã rút hết
quân rồi, việc Bắc Việt vi phạm Hiệp Định Paris xâm chiếm miền Nam là
việc nội bộ của Việt Nam, Hoa Kỳ không thể nào nhân cơ hội này trở lại
Việt Nam để bị lôi cuốn một lần nữa vào ‘vũng bùn chiến tranh’ và Quốc
hội Mỹ cũng không chấp nhận.”
Trở ngại chính cho việc phục hồi Hiệp Định Paris 1973 là thiếu hỗ trợ
quốc tế.Phục hồi nó không dễ dàng và không đem lại quyền lợi thực tiễn
nào cho các nước tham dự Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam.Từ lâu hiệp định
này đã là một sự kiện quá khứ.
Trong 40 năm vừa qua, theo thiển ý của tôi, mặc dù có những cá nhân
xuất sắc nhưng ở hải ngoại chưa thấy xuất hiện một tổ chức nào lớn mạnh,
có uy tín và hậu thuẫn của người Việt để có thể đảm đương những việc
làm có tầm vóc quốc tế như việc vận động phục hồi Hiệp Định Paris, giả
sử nếu đó là một việc hợp lý đáng làm. Chúng ta không có thực lực.Đó là
trở ngại không kém quan trọng.Và nếu không có thực lực, không một định
chế quốc tế nào ủng hộ chúng ta cả.
Hiệp Định Paris 1973 chỉ còn giá trị lịch sử
Hiệp Định Paris 1973 đã chết ngắc ngoải vào đầu năm 1974, khi Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố Hiệp Định Paris 1973 vô giá trị vì CSVN
lợi dụng thời gian ngưng bắn để lấn chiếm những vùng hẻo lãnh. Những vi
phạm này được xác nhận trong thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ
ngày 10-4-1973 và công hàm của Hoa Kỳ gửi 11 nước yểm trợ Hội Nghị Quốc
Tế về Việt Nam.
Khi CSBV xua quân vượt qua sông Bến Hải để tiến chiếm Việt Nam vào
8-1-1975, Hiệp Định Paris đã bị khai tử từ ngày đó.Cả thế giới làm ngơ
trước sư vi phạm trắng trợn này. Hoa Kỳ cũng không có một phản ứng nào
mặc dù Điều 7 (b) của Đạo Luật về Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam (Act of
The International Conference of Vietnam) ký ngày 2-3-1973 bởi 12 nước
bảo đảm Hiệp Định Paris 1973 qui định rằng trong trường hợp có sự vi
phạm Hiệp Định Paris 1973, Hoa Kỳ và nước Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam có
thể triệu tập hội nghị quốc tế thay mặt những nước đã ký kết hoặc trong
trường hợp có it nhất sáu nước đồng ý.
Hiệp định Paris 1973 đã chết thì không thể làm sống lại được vì những
điều khoản trong hiệp định này. Thật vậy, Hiệp Định Paris 1973 công
nhận Việt Nam có hai miền Bắc và Nam. Riêng miền Nam Việt Nam có hai
chánh phủ: (1) Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa và (2) Chánh Phủ Cách Mạng
Lâm thời Miền Nam Việt Nam.
Điều 9 (b) của Chương IV qui định rằng:
“Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ tự quyết định tương lai chính trị
của miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử thực sự tự do và dân chủ
có giám sát quốc tế.”
Sau ngày 30-4-1975, chánh phủ VNCH không còn và sau ngày 2-7-1976
Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam cũng bị sát nhập vào
Chánh Phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Việt Nam không có hai miền
Nam Bắc riêng biệt nữa.Sau 30-4-1975 cả triệu người Bắc di cư vào Nam
lập nghiệp, không kể 150,000 quân CSBV được hai Ông Chu Ân Lai và
Kissinger cho phép chính thức ở lại miền Nam Việt Nam kể từ ngày Hiệp
Định Paris được ký kết vào ngày 27-1-1973. Miền Nam hiện nay không còn
là miền Nam trước 30-4-1975 nữa.Phục hồi Hiệp Định Paris 1973 để đòi
Chánh Phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trả lại phần đất phía nam
vĩ tuyến 17, để miền Nam tổ chức tổng tuyển cử là một chuyện hoàn toàn
thiếu thực tế. Ngoài ra, không ai muốn Việt Nam lại bị chia cắt ra làm
hai phần một lần nữa.
Kết luận
Sau 40 năm, tình hình thế giới đã thay đổi.Biển Đông nổi sóng vì tham
vọng bành trướng củaTrung Quốc.Bàn cờ Việt Nam đã thay đổi hoàn
toàn.Không nên và cũng không thể nào lập lại bàn cờ cũ được.Cách đây một
phần tư thế kỷ, những cố gắng của Ủy Ban Luật Gia Việt Nam Vận Động Vãn
Hồi Hiệp Định Paris 1973 và Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền chứng tỏđã
quá trễ rồi. Rút kinh nghiệm của những người đi trước, ngày nay ý tưởng
phục hồi một hiệp định đã trở thành vô giá trị, với toan tính dựa dẫm
nặng nề một lần nữa vào thế lực ngoại quốc, là một hoang tưởng và một
dại dột.
Ông Lê Quế Lâm, một độc giả, sau khi đọc bản thảo của bài viết này đã tóm tắt suy nghĩ của ông như sau:
“Hiệp Định Paris 1973 ra đời đến nay vừa tròn 40 năm, đất nước đã
thay đổi quá nhiều, làm sao có thể tái tạo bối cảnh cũ để trình diễn.
Chỉ còn cách đóng tuồng để hoài vọng quá khứ.”
Theo thiển ý của tôi, về mặt quốc tế, lội ngược dòng là chết. Tương
kế tựu kế là sách lược khôn ngoan cho một quốc gia nhỏ bé và chậm tiến
như Việt Nam trong tình trạng hiện nay. Về mặt quốc nội, yểm trợ những
nhà dân chủ kiên cường ở trong nước là quốc sách.
Cách đây vài năm, tôi được dịp tham gia một cuộc hội thảo quốc tế về
Việt Nam tại Hòa Lan. Trong dịp này tôi được hân hạnh gặp một thuyết
trình viên là Bà J. W. E Spies, lúc đó Bà là Chủ Tịch Đảng Christian
Democratic Appeal và dân biểu Quốc Hội Hòa Lan, và hiện nay Bà là Bộ
Trưởng Bộ Nội Vụ. Khi được hỏi về vấn đề vận động quốc tế cho tự do dân
chủ ở Việt Nam, Bà nói rằng người Việt Nam trước tiên phải hi sinh,
phải tranh đấu cụ thể cho đất nước của chính mình trước khi mong đợi
người ngoài giúp đỡ. Tôi nghĩ rằng lời khuyến cáo của Bà Spies thật
rấtthực tiễn và chí lý đáng cho chúng ta suy ngẫm.
© Nguyễn Quốc Khải
© Đàn Chim Việt
—————————————
Tài liệu tham khảo:
1. Lam Chan Tho, “Est-il Une Solution Pour Le Vietnam?” 2-10-2012.
2. Lê Quế Lâm, “Những Đóng Góp Cho Đất Nước Sau 1975 Của Một Chứng Nhân Lịch Sử: GS Vũ Quốc Thúc,” Thụ Nhân Âu Châu, 16-7-2011.
3. Lê Quế Lâm, “Đọc Hồi Ký của GS Vũ Quốc Thúc,” Việt Thức, 28-12-2010.
4. Nguyễn Hữu Thống, “Hiệp Định Hòa Bình Paris Dẫn Đến Hòa Bình của Những Nấm Mồ,” Việt Vùng Vịnh, 2-6-2010.
5. Nguyễn Quốc Khải, “Sự Thật Phũ Phàng Về Hiệp Định Paris 1973,” RFA, 17-12-2012.
6. Nguyễn Quốc Khải, “Mạn Đàm về Chính Phủ Lưu Vong,” Đàn Chim Việt, 05-12-2012.
7. Nguyễn Thiếu Nhẫn, “Sự Vong Thân Của Một Vị Tôn Sư,” Tin Paris, 2-10-2011.
8. Paris Peace Accords, “Act of The International Conference of Vietnam”, March 2, 1973.
9. Trần Đăng Thanh, “Đại tá Trần Đăng Thanh giảng về Biển Đông cho lãnh đạo các trường Đại học,” Ba Sàm. 19-12-2012.
10. Trần Thị Diệu Tâm, “Buổi Giới Thiệu Sách của GS Vũ Quốc Thúc tại Paris,” 12-11-2010.
11. Trần Thị Diệu Tâm, “Tang Lễ của LS Vương Văn Bắc,” 28-12-2011.
12. U.S. Department of State, “Complaints of Violations of the Cease-fire: United States Note Verbale transmitted April 10, 1973 for delivery to prticipants in the International Conference in Vietnam,” April 10, 1973.
13. Vũ Quốc Thúc, “Thời Đại của Tôi,” nhà xuất bản Người Việt, 2010.
14. Đào Nương, “Chỉ Một Ngày Là Lập Xong Chính Phủ,” Saigon Nhỏ số 1019, 9-11-2012.
2. Lê Quế Lâm, “Những Đóng Góp Cho Đất Nước Sau 1975 Của Một Chứng Nhân Lịch Sử: GS Vũ Quốc Thúc,” Thụ Nhân Âu Châu, 16-7-2011.
3. Lê Quế Lâm, “Đọc Hồi Ký của GS Vũ Quốc Thúc,” Việt Thức, 28-12-2010.
4. Nguyễn Hữu Thống, “Hiệp Định Hòa Bình Paris Dẫn Đến Hòa Bình của Những Nấm Mồ,” Việt Vùng Vịnh, 2-6-2010.
5. Nguyễn Quốc Khải, “Sự Thật Phũ Phàng Về Hiệp Định Paris 1973,” RFA, 17-12-2012.
6. Nguyễn Quốc Khải, “Mạn Đàm về Chính Phủ Lưu Vong,” Đàn Chim Việt, 05-12-2012.
7. Nguyễn Thiếu Nhẫn, “Sự Vong Thân Của Một Vị Tôn Sư,” Tin Paris, 2-10-2011.
8. Paris Peace Accords, “Act of The International Conference of Vietnam”, March 2, 1973.
9. Trần Đăng Thanh, “Đại tá Trần Đăng Thanh giảng về Biển Đông cho lãnh đạo các trường Đại học,” Ba Sàm. 19-12-2012.
10. Trần Thị Diệu Tâm, “Buổi Giới Thiệu Sách của GS Vũ Quốc Thúc tại Paris,” 12-11-2010.
11. Trần Thị Diệu Tâm, “Tang Lễ của LS Vương Văn Bắc,” 28-12-2011.
12. U.S. Department of State, “Complaints of Violations of the Cease-fire: United States Note Verbale transmitted April 10, 1973 for delivery to prticipants in the International Conference in Vietnam,” April 10, 1973.
13. Vũ Quốc Thúc, “Thời Đại của Tôi,” nhà xuất bản Người Việt, 2010.
14. Đào Nương, “Chỉ Một Ngày Là Lập Xong Chính Phủ,” Saigon Nhỏ số 1019, 9-11-2012.
Ôn cố - Cái hoang tưởng của chúng ta
Mỗi khi gặp chuyện gì khó khăn, chúng ta thường mang cái quá khứ oanh
liệt ra để tự ru ngủ, mong cái men chiến thắng của cha ông thành liều
thuốc an thần trấn áp đi cái bất định, cái nan giải hiện tại. Chúng ta
từ khước một đặc điểm sinh tồn cốt yếu: học từ thất bại quá khứ để xác
định bước đi hiện tại sao cho dẫn đến thành công tương lai. Chúng ta
nhắc đến cái chiến thắng giặc Hán, Pháp Mỹ mỗi ngày nhưng chúng ta tuyệt
nhiên không hề nhắc đến cái nạn đói 1975-1990 do sai lầm của chúng ta,
một nạn đói có thể tránh được nếu chúng ta đừng quá say mê với chiến
thắng và vì say mê với chiến thắng, chúng ta coi thường cái nguy cơ tụt
hậu, nghèo đói, bị cô lập.
Năm 1978 trước khi xua đại quân tiến chiếm Nam Vang, bộ ngoại giao nước
ta tung ra một chiến dịch ngoại giao để lôi kéo các quốc gia lân cận để
cùng nhau liên minh chống hiểm họa bành trướng Bắc Kinh, mặc dầu suốt
cuộc chiến chống Mỹ, chúng ta không tiếc lời mạt sát khối liên Minh Đông
Nam Á là sản phẩm của chính sách gây hấn và can thiệp của đế quốc Mỹ.
Tháng 6 năm 1978, khi Việt Nam bắt đầu oanh tạc Cambodia, Phan Hiền sang
Mã Lai tuyên bố ủng hộ một Đông Nam Á hòa bình và trung lập. Sau đó vào
tháng 9 năm đó Thủ Tướng Phạm Văn Đồng sang Mã Lai đặt vòng hoa tưởng
niệm các chiến sĩ Mã đã hy sinh vì chống… Mã Cộng. Thêm vào đó, ông còn
xin lỗi các lãnh đạo Mã Lai vì trót lỡ viện trợ vũ khí cho phiến quân Mã
Cộng vì “hiểu sai tình hình” (flawed understanding of the situation).
Sang Băng Cốc, Thái Lan, thủ tướng Phạm Văn Đồng cam kết không yểm trợ
bọn Thái Cộng CPT (Communist Party of Thailand) vốn bị hiến pháp Thái
Lan đặt ngoài vòng pháp luật. Lãnh đạo Việt Nam chỉ muốn ký kết một hiệp
ước hữu nghị và hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á để chuẩn bị cho một
hàng cừ hay bờ đê ngăn chận cơn lũ bành trướng Bắc Kinh.
Đồng thời cách nửa vòng Trái đất, ở Nữu Ước, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn
Cơ Thạch cũng thúc đẩy nỗ lực bình thường hóa ngoại giao với Mỹ. Lần
này, chúng ta không đặt điều kiện bồi thường 3 tỉ mà Nixon đã hứa ở hiệp
định Paris 1972. Nguồn Brother Enemy của Nayan Chanda.
Như chúng ta đã biết, tất cả đều vô ích. Liên Minh Đông Nam Á từ lâu bị
ám ảnh một Việt Nam hung hãn, quyết làm một mũi nhọn xung kích của thế
lực Cộng Sản đều lịch sự từ chối “lòng tốt” của chúng ta và Mỹ sau khi
tiếp Đặng Tiểu Bình, cũng lịch sự gác lại chuyện bình thường hóa ngoại
giao với Việt Nam và không hứa ngày đàm phán lại vấn đề đó.
Kết quả là chúng ta sa lầy ở Cambodia suốt 10 năm và đói nghèo suốt 15
năm. Quan trọng hơn, chúng ta chựng lại trong khi các quốc gia láng
giềng tiến bộ vượt bực về khoa học, kỹ thuật, giáo dục, xã hội, kinh
tế…Chúng ta quay về thời xe hơi chạy than, xe bò, ăn bo bo, mặc quần áo
vá, dùng phân xanh như thời trung cổ.
Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh
được đó chỉ vì hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng đế quốc Mỹ ta có
thể lướt thắng được mọi thứ khác. Chúng ta hoang tưởng rằng cả thế giới
đều ngưỡng mộ chúng ta và cả thế giới cần chúng ta hơn là chúng ta cần
họ. Với Mỹ, họ là kẻ thua họ phải “bồi thường” mới hòng được chúng ta
chìa tay cho mà bắt. Với Đông Nam Á, một Việt Nam với hơn 8 quân đoàn
sát bên nách đáng gờm hơn là cái hiểm họa bành trướng từ Bắc Kinh xa vời
vợi. Nếu chúng ta hồi tưởng lại, việc tiếp tế cho phiến quân Mã cộng,
Thái cộng không thể khôi phục được lòng tin của các quốc gia Đông Nam Á
bằng một vài cử chỉ ngoại giao thân thiện. Xét cho cùng, ta vẫn có thể
chiến thắng Mỹ mà không cần phải thù nghịch với các quốc gia Đông Nam Á
vì họ thủy chung không tiếp tay với Mỹ trong cuộc chiến ngoại trừ Thái
Lan (cho mướn căn cứ Utapao) và Hàn Quốc (Hàn Quốc gửi quân tham chiến
nhưng Hàn Quốc không thuộc Đông Nam Á).
Ta học được điều gì nếu chúng ta thực sự muốn học? Không nên có nhiều kẻ
thù không cần thiết và tuyệt đối không hoang tưởng ta quan trọng tới
mức họ cần ta hơn ta cần họ.
Tri tân: Lại hoang tưởng Mỹ cần Biển Đông hơn ta cần Biển Đông
Đệ nhị thế chiến có một nguyên nhân kinh tế và sâu xa hơn, một nhu cầu
thời đại. Đó là có vài cường quốc muốn xóa mọi trật tự thế giới để mong
có phần của mình trong bối cảnh mới. Cách mạng khoa học kỹ thuật trên
nền tảng Newton đã phát sinh động cơ nổ kéo các toa xe lửa, xe hơi, tàu
bè và máy bay. Từ đấy các quốc gia tiên tiến tìm kiếm, bòn rút các thuộc
địa nhằm đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, nguyên liệu cho kỹ thuật. Đức, Ý,
Nhật là những cường quốc chậm chân không có thuộc địa để phát triển và
tận dụng khoa học kỹ thuật mới. Lấy đâu ra cao su làm vỏ xe hơi? Xăng
dầu? Sắt thép? So với các cường quốc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha… thì Đức, Ý, Nhật mạnh hơn nhưng không có tương lai vì không có
nguyên liệu lấy từ các thuộc địa. Họ muốn xóa bỏ mọi trật tự cũ hòng
mong thế giới chia cho mình cái phần mình đáng được hưởng. Đức tiến
chiếm Âu Châu. Không chịu kém, Nhật tiến chiếm Á châu và thế chiến bùng
nổ để khởi đầu cho một trật tự mới mà trong đó, các cường quốc nào cảm
thấy mình chịu thiệt, phải chiến đấu giành bằng được cái phần mà họ cho
rằng mình đáng được hưởng.
Trung Quốc chẳng học được điều gì cả. Họ cần con đường chuyên chở nhiên
liệu từ Trung Đông mà họ cho rằng với vị thế của họ hiện nay, họ đáng
được hưởng. Tham vọng của họ xuyên suốt từ Bắc Kinh vòng qua eo Malacca,
băng qua Ấn Độ vào Trung Đông chứ không chỉ ngừng lại sau khi chiếm
trọn biển Việt Nam. Không may cho ta, Việt Nam là mục đích đầu tiên
trong cuồng vọng chiếm lĩnh cái hải trình năng lượng đó. Trung Quốc sai ở
chỗ nó không tự lượng sức. Thời đệ nhị thế chiến, hải quân hoàng gia
Nhật có 20 hàng không mẫu hạmvà vẫn thảm bại trước hạm đội 7 Mỹ.
Ngày nay Trung Quốc mua được một tàu phế thải, vá víu sửa chữa cho giống
một mẫu hạm rồi tập tành chinh phục thế giới. Không cần là một chuyên
gia quân sự, ai cũng có thể nhận thấy Trung Quốc phải cần ít nhất 20 mẩu
hạm để có thể uy hiếp Nhật, 20 nữa để có thể uy hiếp Ấn và không biết
bao nhiêu nữa mới có thể uy hiếp Nga hay Mỹ. Năm xưa Sô Viết sa lầy ở
Afghanistan và Cambodia (tiếng rằng Việt Nam sa lầy nhưng chỉ tổn thất
nhân mạng, thục ra Sô Viết sa lầy vì phải chi viện đạn, xăng, khí cụ cho
Việt Nam) 10 năm sa lầy khiến Sô Viết không dẫy mà chết. Để làm chủ
hành lang năng lượng, với bao nhiêu mẫu hạm và nguy cơ đối đầu với một
siêu cường có thể sản suất ra một số lượng mẫu hạm không thể ước tính
nổi là Mỹ, bao lâu thì Trung Quốc không dãy mà chết? Nhà giàu đứt tay
bằng ăn mày đổ ruột. Ở vị thế siêu cường số 2, Trung Quốc không muốn thi
gan một mất một còn với ai, mà chỉ muốn áp đảo những kẻ không thể tự
bảo vệ. Vâng. Nếu Meta là thằng nhà giàu số 2 còn hơn làm thằng nghèo
sặc máu hạng bét nếu thua trận. Tốt nhất chỉ nên bắt nạt thằng không thể
tự vệ.
Không may Việt Nam ta là thằng không thể tự vệ. Đúng hơn chúng ta là
thằng tự xua đuổi đồng minh nên không thể tự vệ. Mới đây một đại tá Việt
Nam ông Trần Đăng Thanh, Phó giáo sư tiến sĩ Học viện Chính trị, Bộ
Quốc phòng đã nói: “Nước Mỹ chẳng bao giờ tốt với chúng ta, chỉ có Trung
Quốc tốt với chúng ta.” Câu này thật là tai hại. Các tay yêu nước kiểu
loa phường thường đòi “bằng chứng đâu?”, “sai chỗ nào?” mỗi khi chúng ta
vấp phải những sai lầm chí tử. Thậm chí có bác còn chống chế: “Ứng khẩu
nói không thể chính xác như đã soạn trước rồi đọc” khi thấy ông đại tá
nói sai be bét. Như chúng ta biết, một giáo viên cấp cơ sở cũng ứng khẩu
chứ có ai giảng bài mà đọc từ giấy đâu mà chẳng bao giờ sai. Cái này rõ
ràng trình độ ông đại tá có vấn đề. Thì tiện đây, Meta xin phân tích
cái tai hại của ông đại tá.
Vẫn là hoang tưởng rằng Mỹ là bọn thèm Biển Đông hơn chúng ta thèm Biển
Đông. Từ lâu chúng ta yên chí rằng chỉ cần búng tay một cái, Mỹ sẵn sàng
lao vào lửa đạn bảo vệ chúng ta trong khi đó chúng ta vẫn sa sả chửi
rủa Mỹ. Chúng ta yên chí rằng Mỹ là cỗ máy chiến tranh luôn sẵn sàng chờ
lịnh ta để khai hỏa. Làm như cái “lịnh ta” là một ơn huệ hay một vinh
dự chúng ta ban cho Mỹ vậy. Tệ hơn nữa, chúng ta chẳng bao giờ thèm tìm
hiểu xem tại sao ta có được mỗi năm 100 tỉ tiền đầu tư FDI để phát triển
kinh tế. Ta cũng không mảy may lo ngại từ nay cái FDI đó sẽ chuyển
hướng sang Miến Điện, nơi thỉnh thoảng không có những trò bẽ mặt như
công an quăng nhà ngoại giao Mỹ lên xe cây, làm ngơ khi tổng thống Mỹ
xin ân xá cho một vài người phạm tội rất nhẹ và mới đây, qua miệng một
đại tá thuộc bộ Quốc Phòng nói thẳng Mỹ luôn luôn có tâm địa xấu với
Việt Nam. Vâng điều này vẫn có thể là chủ trương của chính phủ vì nỗi sợ
canh cánh những cuộc cách mạng hoa hồng khắp nơi nhưng nói toạc ra điều
này nó chặn đứng ngay tức khắc bao nhiệu nguồn trợ giúp đang xúc tiến
và sẽ thục hiện giữa 2 nước. Hãy giả thử một mai Trung Quốc nuốt gọn
Biển Đông, Mỹ phải làm sao khi “người ta” đã nói thẳng “mày không bao
giờ tử tế”? Một kẻ có chút liêm sỉ sẽ không xăn tay áo giúp đỡ ta một
khi ta từng mắng mỏ và từ chối mọi hảo tâm của nó.
Hãy đặt mình vào não trạng một người bị cự tuyệt để suy luận phản ứng
của họ trong tình huống khẩn thiết nhất. Năm 1975 Mỹ bỏ Nam Việt Nam
được thì Mỹ bỏ Biển Đông năm 2012 được. Đối với Mỹ, 1 nước Cộng Sản kéo
dài từ Yên Kinh tới Côn Minh hay kéo dài tới Cà Mau (trường hợp Trung
Quốc nuốt gọn Việt Nam) cũng vẫn là 1 nước cộng sản, chẳng qua là 1 nước
Cộng sản dài hơn 1 chút xíu. Nói khác đi, một Việt Nam do Tập Cận Bình
lãnh đạo cũng chẳng khác gì một Việt Nam do Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo.
Mỹ chỉ quan tâm nếu Việt Nam lột xác thay đổi như kiểu Miến điện thôi.
Ngoài ra Cộng Sản nào cũng rứa. Điều đáng lẽ chỉ nên giấu kín trong bụng
nay đã lỡ nói toạc ra rồi thì Mỹ không còn lý do gì lưu luyến nữa cả.
Từ nay khỏi phải nói về nhân quyền nữa để khỏi bị cái sượng sùng của
tình cảnh nước đổ đầu vịt, về tham nhũng để khỏi phải kinh doanh ở một
nơi vô luật lệ, về dân chủ để khỏi bị lên án là phá hoại, ác ý.
Việt Nam và Phi Luật Tân cách nhau một chuỗi đảo là Hoàng Sa và Trường
Sa. Có 2 con đường hàng hải đi qua Biển Đông là Tây Trường Sa và Đông
Trường Sa. Nếu Việt Nam tỏ ý không cần Biển Đông bằng Mỹ cần Biển Đông
thì từ nay Mỹ sẽ bỏ Biển Đông như đã bỏ Nam Việt Nam năm 1975. Lịch sử
cho thấy mất Sài Gòn không kéo theo mất Mã Lai, Thái Lan, Singapore như
chủ thuyết Domino tiên đoán thì mất tây Biển Đông cũng không có nghĩa
mất con đường hàng hải phía bên kia Trường Sa phía Phi Luật Tân. Mỹ chỉ
cần bảo vệ Mã Lai, Phi Luật Tân, Nhật và các đồng minh khác, những đồng
minh chưa bao giờ phát biểu: “Mỹ luôn là kẻ có tâm địa xấu”, dù trong
thâm tâm cũng có các quốc gia Đông Nam Á nghĩ như vậy.
Trong lịch sử cận đại và hiện đại, dân tộc chúng ta hứng chịu nhiều cái
sai lầm của lãnh đạo nhưng mặc cảm tự ti hóa trang thành tự tôn làm
chúng ta không lãnh hội được gì cả. Một chủng loài sẽ đi về đâu khi
không thể sửa sai? Một thửa ruộng sẽ cho nhiều lúa hơn nếu chúng ta biết
và muốn triệt cỏ năn. Củ năn cũng ngon ra phết. Phải ăn năn đã thì
không sợ thiếu lúa.
Metamorph(Diễn đàn Việt Thức)
Quốc hội Việt Nam đang bị thao túng như thế nào?
Hình minh họa |
Theo Tờ trình về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 5 thì trong kỳ họp tới, Quốc
hội sẽ làm việc từ ngày 20/5 đến ngày 18/6/2013. Thông tin này hẳn
khiến không ít người phải băn khoăn, bởi nếu vậy thì đây sẽ là kỳ họp
Quốc hội với số ngày làm việc ít nhất suốt 12 năm qua (kể từ Kỳ họp thứ
9 Quốc hội khoá X giữa năm 2001, không tính kỳ họp đầu tiên và kỳ họp
cuối cùng của mỗi khoá vốn do tính chất đặc thù nên thường chỉ diễn ra
trong ít ngày), trong khi tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của
đất nước lại đang ngày càng xấu đi một cách đáng báo động. Tuy nhiên,
nếu điểm lại các kỳ họp Quốc hội từ năm 2001 đến nay thì diễn tiến này
lại không có gì đáng ngạc nhiên, mà ngược lại, nó phù hợp với một xu
hướng đã xác lập từ hơn một thập niên qua – đó là số ngày Quốc hội họp
ngày càng teo tóp, thể hiện qua Bảng 1 và Biểu đồ 1 dưới đây:
Bảng: THỜI GIAN CÁC KỲ HỌP QUỐC HỘI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
| ||||
TT
|
KỲ HỌP QUỐC HỘI
|
THỜI GIAN
|
SỐ NGÀY
|
GHI CHÚ
|
1
|
Kỳ 9 Khoá X
|
22/5 - 29/6/2001
|
39
| |
2
|
Kỳ 10 Khoá X
|
20/11 - 25/12/2001
|
37
| |
3
|
44
|
15/3 - 2/4 & 19/7 - 12/8/2002
| ||
4
|
Kỳ 2 Khoá XI
|
12/11 - 16/12/2002
|
36
| |
5
|
Kỳ 3 Khoá XI
|
3/5 - 18/6/2003
|
47
| |
6
|
Kỳ 4 Khoá XI
|
21/10 - 26/11/2003
|
37
| |
7
|
Kỳ 5 Khoá XI
|
11/5 - 15/6/2004
|
36
| |
8
|
Kỳ 6 Khoá XI
|
25/10 - 3/12/2004
|
40
| |
9
|
Kỳ 7 Khoá XI
|
5/5 - 14/6/2005
|
41
| |
10
|
Kỳ 8 Khoá XI
|
17/10 - 29/11/2005
|
44
| |
11
|
Kỳ 9 Khoá XI
|
16/5 - 29/6/2006
|
45
| |
12
|
Kỳ 10 Khoá XI
|
17/10 - 29/11/2006
|
37
|
Nghỉ một tuần để tổ chức Hội nghị APEC
|
13
|
Cuối XI + Đầu XII
|
35
|
20/3 - 6/4 & 19/7 - 4/8/2007
| |
14
|
Kỳ 2 Khoá XII
|
22/10 - 21/11/2007
|
31
| |
15
|
Kỳ 3 Khoá XII
|
6/5 - 7/6/2008
|
33
| |
16
|
Kỳ 4 Khoá XII
|
16/10 - 15/11/2008
|
31
| |
17
|
Kỳ 5 Khoá XII
|
20/5 - 20/6/2009
|
32
| |
18
|
Kỳ 6 Khoá XII
|
20/10 - 27/11/2009
|
39
| |
19
|
Kỳ 7 Khoá XII
|
20/5 - 19/6/2010
|
31
| |
20
|
Kỳ 8 Khoá XII
|
20/10 - 26/11/2010
|
38
| |
21
|
Cuối XII + Đầu XIII
|
26
|
21/3 - 29/3 & 21/7 - 6/8/2011
| |
22
|
Kỳ 2 Khoá XIII
|
20/10 - 26/11/2011
|
38
| |
23
|
Kỳ 3 Khoá XIII
|
21/5 - 21/6/2012
|
32
| |
24
|
Kỳ 4 Khoá XIII
|
22/10 - 23/11/2012
|
33
| |
25
|
Kỳ 5 Khoá XIII
|
20/5 - 18/6 /2013
|
30
|
Đường thẳng màu đỏ là đường xu hướng, độ dốc khá lớn của nó cho thấy
rõ thời gian Quốc hội họp mỗi kỳ kể từ năm 2001 đến nay ngày càng giảm
với tốc độ khá nhanh.
Theo Điều 83 Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001): “Quốc hội là […] cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.” Điều 84 thì ghi rõ một loạt nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.
Như vậy, có thể nói ngay là Quốc hội không thiếu việc để làm. Tuy
nhiên, trên thực tế, ngay cả việc sửa đổi Hiến pháp hệ trọng đến thế mà
trong kỳ họp vừa rồi, Quốc hội cũng chỉ (được) dành vỏn vẹn 1,5 ngày
để “bàn thảo” thôi. Các vị Đại biểu Quốc hội thì vẫn kêu ca là vào đầu
mỗi kỳ họp, mỗi người phải “ôm” hàng nghìn trang tài liệu (báo cáo của
Chính phủ, các dự luật, v.v.), thử hỏi làm sao họ có thể kịp nhồi nhét
cho hết để mà “giám sát” hay “góp ý xây dựng luật”? Cần nói thêm là
trong quãng thời gian Quốc hội họp, số ngày làm việc thực tế còn khiêm
tốn hơn nhiều do Quốc hội nghỉ ngày Chủ nhật và một số ngày thứ Bảy;
chẳng hạn, từ 20/5 - 18/6/2013 là 30 ngày nhưng thời gian Quốc hội làm
việc thực tế theo dự kiến lại chỉ có 22,5 ngày.
Rút ngắn thời gian làm việc của Quốc hội chỉ là một trong nhiều mưu
chước khác nhau mà người ta vẫn áp dụng nhằm mục đích khống chế và thao
túng Quốc hội. Xin nêu ra đây vài “ngón nghề” tiêu biểu khác:
1) Khống chế ngặt nghèo thời gian phát biểu của ĐBQH: Theo Điều 16 Nội
quy Kỳ họp Quốc hội, ban hành kèm theo Nghị quyết số 07/2002/NQ-QH11
ngày 16/12/2002, thời gian phát biểu của mỗi ĐBQH khi thảo luận tại hội
trường không quá 15 phút lần đầu và 5 phút lần thứ hai. Tuy nhiên,
trong các kỳ họp gần đây, người ta đã rút xuống chỉ còn 7 phút cho lần
đầu và 3 phút cho lần thứ hai. Quy định này đã được chính thức hoá theo
Nghị quyết số 27/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
2) Duy trì tỷ lệ đại biểu tái cử thấp, tỷ lệ đại biểu mới cao: Trong
498 ĐBQH khoá XI, số đại biểu khoá trước là 135 người, chiếm 27,11%;
trong 493 ĐBQH khoá XII chỉ có 138 đại biểu của khoá trước, chiếm 28%;
trong 500 ĐBQH khoá XIII số tái cử là 167 người (33,4%).[2] (Lưu ý: Tỷ lệ nghị sĩ Quốc hội ở Mỹ tái đắc cử
lên đến trên 90%; quan trọng hơn, đây hoàn toàn là quyết định của cử
tri Mỹ, chứ không phải theo kiểu “đảng cử, dân bầu” như ở Việt Nam.) Các
tân đại biểu dĩ nhiên là thường bỡ ngỡ, phải mất một thời gian đáng kể
mới làm quen được với văn hoá nghị trường, mà đến lúc đó thì lại gần
hết nhiệm kỳ mất rồi;
3) Lập Đoàn ĐBQH theo tỉnh/thành để dễ bề “quản lý” đại biểu. ĐBQH
Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội, từng phát biểu tại Quốc hội: “Công
chức trong bộ máy hành chính thì trên nói dưới phải nghe. Nếu Quốc hội
vẫn đa số là công chức nhà nước thì không thể có tranh luận, phản biện
các bộ, ngành. Rốt cuộc chỉ những đại biểu không ràng buộc gì, là có
thể nói.” Trên thực tế, “những đại biểu không ràng buộc gì” lại rất hiếm. Trong một dịp khác, ông lại nói: “Có
một thực tế là Đại biểu Quốc hội cơ cấu ở địa phương, nếu phát biểu
điều gì ‘mạnh’ quá thì lại được lãnh đạo địa phương ‘nhắc nhở’ vì có thể
địa phương sẽ bị ‘kẹt’ với các bộ. Ở một số đoàn, ĐBQH muốn phát biểu
phải được sự đồng ý của trưởng đoàn về nội dung. Trong các ĐBQH cơ cấu
theo ngành cũng có tình trạng như vậy, không dám nói những vấn đề liên
quan đến ngành mình vì ngại đụng chạm”;
4) Thao túng quy trình hiệp thương để loại bỏ những ứng cử viên ĐBQH “nguy hiểm”, mà trường hợp nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải hay luật sư Lê Quốc Quân
trong kỳ bầu cử Quốc hội vừa rồi là những minh chứng điển hình. Tại
vòng lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, những “cử tri” được mời phần lớn là
lạ hoắc với ứng viên không được nhà cầm quyền ưa chuộng và họ thi nhau
“đấu tố” những ứng viên đó.
Giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước là một chức năng hết sức quan
trọng của Quốc hội nói chung và từng ĐBQH nói riêng. Nhưng trên thực
tế, các ĐBQH lại không có mấy thực quyền.
Họ chỉ có “quyền” thực thi vai trò một “ông bưu điện” là tiếp nhận đơn
thư của nhân dân và đóng dấu “kính chuyển” cho các cấp chính quyền rồi
ngồi chờ câu trả lời theo kiểu được chăng hay chớ. ĐBQH Nguyễn Lân
Dũng (ĐBQH các khoá X, XI & XII) cho biết:
“Mỗi năm tôi nhận được rất nhiều đơn thư của dân, có nhiều người đi xa
hàng trăm cây số, ra Hà Nội ở trọ rồi tìm đến nhà tôi. Việc của tôi
cũng chỉ là chuyển đơn rồi đợi trả lời. Nhiều nơi người ta trả lời qua
loa cho xong chuyện. Tôi cảm thấy rằng việc chuyển đơn của mình hiệu
quả rất thấp, nhưng vì trách nhiệm với bà con mình vẫn cứ phải ký để
chuyển đi. Luật nên quy định cho đại biểu Quốc hội có thêm quyền hạn
nào đấy chứ cứ như hiện nay gần như không có kết quả gì”.[3]
Như chúng ta đều biết, quyền lực càng tập trung thì càng dễ bị tha hoá.
Theo Hiến pháp hiện hành, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường
trực của Quốc hội; giữa hai kỳ họp Quốc hội thì quyền lực của Quốc hội
Việt Nam nằm trong tay cơ quan này.[4]
Tuy nhiên, đây lại là thiết chế dễ bị tha hoá và lũng đoạn hơn nhiều
so với Quốc hội. Một minh chứng về khả năng “làm xiếc” của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội là trường hợp Luật Tố cáo
mà Quốc hội khoá XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 2. Mặc dù trong phiên
thảo luận ngày 12/10/2011 tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đa số thành
viên đã chấp nhận hình thức tố cáo qua e-mail, điện thoại nhưng đến ngày
25/10/2011 thì chính UBTVQH lại không chấp nhận hình thức tố cáo qua
e-mail, điện thoại trong dự luật trình ra Quốc hội!?
Một khi quyền lực của quảng đại quần chúng nhân dân mà Quốc hội là đại
diện tăng lên, quyền lực của các nhóm lợi ích vị kỷ trong xã hội tất
yếu phải suy giảm. Đó chính là căn nguyên của hiện tượng cứ Quốc hội họp là giá xăng dầu lại giảm
suốt mấy năm qua. Chừng nào Quốc hội Việt Nam còn bị khống chế và thao
túng bằng đủ mọi mưu ma chước quỷ như trên, chừng đó bộ máy hành pháp
còn nằm ngoài vòng giám sát của một cơ quan lập pháp hữu hiệu, các nhóm
lợi ích còn tha hồ tác oai tác quái, và đất nước vẫn tiếp tục chìm sâu
vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng nhất kể từ giữa thập
niên 1980 đến nay./.
Lê Anh Hùng
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
-----------------
-----------------
[1] Do cứ 5 năm thì có 1 năm diễn ra kỳ họp cuối cùng của khoá trước và
kỳ họp đầu tiên của khoá sau mà hai kỳ họp này lại kéo dài không lâu
nên chúng tôi gộp lại và tính là 1 kỳ họp theo lệ thường mỗi năm 2 kỳ
như Hiến pháp quy định để tiện cho việc đánh giá.
[2]
Số uỷ viên BCHTW Đảng khoá IX được tái cử trong khoá X là 80/150 ≈
53,3%; số uỷ viên BCHTW Đảng khoá X được tái cử trong khoá XI là 87/160 ≈
54,4%.
[3] Bản thân tác giả cũng có đơn thư tố cáo những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng
gửi một vị ĐBQH nổi tiếng và ông đã xác nhận là đã chuyển đơn thư cho
ông Chủ tịch Quốc hội ngày 19/6/2012 nhưng kể từ đó đến nay hơn 6 tháng
đã trôi qua mà người ta vẫn chưa trả lời gì cho cả người tố cáo lẫn vị
ĐBQH kia.
[4] Ở các nước dân chủ, quốc hội không có cơ quan thường trực mà thường họp quanh năm, với 100% đại biểu chuyên nghiệp.
Hãy sờ lên gáy mình, thưa anh Nguyễn Như Phong
Ông Nguyễn Như Phong |
Hôm nay, tờ báo của ngành dầu khí do anh Nguyễn Như Phong làm Tổng biên tập đăng bài viết
có nêu tên tôi. Điều không ai bất ngờ, là giọng lưỡi của Nguyễn Như
Phong, một viên công an làm văn nghệ chuyên có nhiều bài viết mà nói
theo ngôn ngữ dân gian là chuyên “bóp dái” nhân dân, làm người đọc tức
anh ách. Nhưng vì anh cậy mình là công an nên với thời kỳ công an trị,
nhân dân phải câm miệng nghe anh thổi vào tai. Bởi anh cậy có lực lượng,
có súng và có nhà tù. Được thể, anh càng lớn tiếng và càng “bóp” cho
dân lè lưỡi bằng chính những tờ báo anh thò tay vào lãnh đạo.
Và càng lớn tiếng anh càng thể hiện sự dốt nát của mình như để chứng minh cho câu nói của người xưa “nói dài, nói dai sẽ thành nói dại”.
Khi cả thế giới đang mong từng giờ cho chế độ độc tài Gadhafi cáo chung, thì tờ báo của anh ta xuất hiện bài viết “Sự thật về Libya và Kadhafi”.
Bài viết đã làm bao nhiêu người phải “choáng” vì nhiều tình tiết anh
đưa ra chứng minh rằng Gadhafi như một lãnh tụ vĩ đại, một cha già dân
tộc của lục địa đen. Nhưng Gadhafi đã không không được một sự che chở
nào của đám thần dân và bè bạn của hắn, thậm chí là của cả nhà nước Việt
Nam khi lòng dân trào lên lật đổ.
Thế nhưng, khi Gadhafi hết nơi ẩn náu, chui vào ống cống rồi lãnh đạn
để trả món nợ với nhân dân, báo chí Việt Nam hô hoán, anh lờ tịt. Đến
mức, tôi phải nhắc anh Nguyễn Như Phong bằng bài viết: “Nguy rồi anh Nguyễn Như Phong ơi: Quân Kadhafi sắp hết nơi ẩn náu”.
Hôm nay, cũng trên tờ báo của Nguyễn Như Phong có bài trong đó viết: “Nguyễn Hữu Vinh, một kẻ đội lốt tôn giáo…”
Theo định nghĩa thông thường, “đội lốt” có nghĩa là mang danh nghĩa,
hình thức bề ngoài nào đó để che giấu bản chất thật sự của tôi không
đúng như hình thức phản ánh. Vậy thì đội lốt tôn giáo là mang danh nghĩa
tôn giáo, hình thức tôn giáo chứ không phải là người có tôn giáo thật.
Vậy, thì tôi là một giáo dân, trong hồ sơ công an ghi rõ, mọi giáo dân,
giáo sĩ đều công nhận, Giáo hội thừa nhận rõ ràng bằng tất cả mọi thứ
liên quan đến tôi. Và trên hết, tôi có một Đức Tin về tôn giáo của tôi.
Vậy thì chỗ nào là đội lốt và đội như thế nào? Tại sao tôi phải đội lốt một tôn giáo mà tôn tin, tôi sẵn sàng hi sinh vì nó?
Anh Nguyễn Như Phong nên nhớ rằng: Tôn giáo không phải là cái thẻ đảng
viên, không phải là cái cần câu cơm để người ta vào đó hòng kiếm chác
hoặc thăng quan tiến chức nhằm thỏa mãn cái bụng và quả cật. Vì thế,
với tôn giáo, không nhất thiết phải có những lời thể kiểu như “suốt đời hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ Quốc”
nhưng sểnh ra là ăn cắp, là tham nhũng và cướp bóc của dân, là đĩ
điếm, là hèn nhát với giặc, hung hãn với nhân dân. Tôn giáo cũng không
phải là nơi thỏa mãn sự vinh thân phì gia, không phải là nơi có thể dựa
vào đó mà ăn không nói có, bốc lửa bỏ tay người hay tung tin lừa bịp
dọa dẫm thiên hạ. Bởi tôn giáo không có súng, không có nhà tù, không có
tiền thuế của nhân dân để nuôi dù làm những việc bất nghĩa.
Với người giáo dân Công giáo, họ nhận thức được rất rõ ràng lời Chúa Giêsu dạy: “Ai mến ta, hãy vác Thánh giá mọi ngày mà theo ta”.
Mà vác Thánh giá thì không một ai cho là dễ chịu. Quả là anh Nguyễn
Như Phong sẽ không bao giờ hiểu điều này, nên anh ta nói quàng nói xiên
rằng một giáo dân lại đi “đội lốt tôn giáo”.
Ai đội lốt tôn giáo?
Thực tế trong cuộc sống cũng không thiếu những kẻ đội lốt tôn giáo, đó
là những tín đồ theo lý thuyết Mác – Lênin. Những người đã từng giơ nắm
tay thề nguyền “Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ
kiến thức, năng lực canh tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng,
có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục
bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác”. Rồi thì là “Liên
hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính
đáng của nhân dân”. Thế nhưng, những lời thề này đúng nghĩa theo
ngạn ngữ “thề cá trê chui ống” khi mà chẳng mấy chốc, thì đám cán bộ,
đảng viên đã “thành một bầy sâu” tham nhũng, đục khoét nhân dân từ cấp
cao nhất đến cấp thấp nhất như lời chính anh Chủ tịch nước Nguyễn Tấn
Sang đã xác nhận. Chính những kẻ giơ nắm tay thề đó là những quan chức
tham nhũng, những kẻ giơ nắm tay thề đó là những kẻ hống hách, bóc lột,
hà hiếp nhân dân mà cả nước đều thấy, bởi đơn giản họ là kẻ có chức,
có quyền sau khi đã giơ nắm tay đó lên thề.
Nếu nói chính xác rằng đội lốt, lợi dụng tôn giáo, phải kể đến những kẻ
đã đưa những người không tôn giáo, vô thần vào nơi tôn nghiêm của tôn
giáo để lợi dụng. Rất nhiều tin đồn trong dân chúng, rằng sư nọ, nhà tu
hành kia là công an? Không chỉ là người còn sống, mà cả những người đã
chết cũng bị lợi dụng. Muốn chứng minh điều này, mời anh Nguyễn Như
Phong vào Khu du lịch Đại Nam để thấy có người ta đã cố tình đưa tượng
ông Hồ Chí Minh, một người cộng sản vô thần vào Chùa ngồi với tượng
Phật. Hoặc một số nơi đã cố tình đưa ông Hồ Chí Minh vào làm “đồng Thành
Hoàng làng”.
Mục đích của những người làm những việc này là gì nếu không phải là
những kẻ này đã buộc ông Hồ Chí Minh phải “đội lốt” tôn giáo?
Thưa anh Nguyễn Như Phong, tôi tin rằng chính những kẻ đó đã phản bội
lại ông Hồ Chí Minh, một người đã suốt đời theo Chủ nghĩa Cộng sản vô
thần. Hẳn chính ông Hồ Chí Minh chắc cũng chẳng bao giờ nghĩ rằng đến
một bây giờ anh đã bị đưa vào chỗ thần thánh để lợi dụng.
Đấy mới thực sự là đội lốt tôn giáo, thưa anh Nguyễn Như Phong.
Lật tẩy bộ mặt của Nguyễn Như Phong
Nguyễn Như Phong là một TBT tờ báo của ngành dầu khí, ăn lương từ
ngành dầu khí. Vậy nhưng khi tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của
chính ngành mình, không dám đưa một lời lên án, lại còn hèn hạ âm thầm
sửa chữa bài viết mà nhà văn Phạm Viết Đào đã phát hiện như sau:
“Tờ báo thuộc Tập Đoàn Dầu Khí VN của ông đại tá công an Nguyễn Như
Phong đã tự chỉnh sửa lại bản tin, chữ ‘cắt cáp’ bị thay bằng ‘gây đứt
cáp’ ngay trong tựa đề.
Tờ báo do Nguyễn Như Phong làm TBT âm thầm sửa bài, Ảnh Phạm Viết Đào |
Tựa ‘Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu Bình Minh 02′ đã bị sửa thành
‘Tàu Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02′. Nội dung bản tin cũng đã
bị chỉnh sửa lại một số chi tiết. Từ ‘phá hoại’ bị sửa thành ‘gây đứt
cáp’. Đồng thời đoạn văn dưới đây tố cáo thủ đoạn của TQ mạnh mẽ nhất
trong bài cũng bị rút bỏ.’Đây là một thủ đoạn mới của Trung Quốc khi cho
tàu cá vừa đánh bắt hải sản trái phép vừa cản trở, xâm hại hoạt động
hợp pháp của PVN trên vùng biển Việt Nam”.
Như vậy, thử hỏi anh Đại tá Nguyễn Như Phong này là hạng gì?
Trong bài viết nói trên do Nguyễn Như Phong làm TBT viết về tôi như sau: “…đã
nhiều lần bị cơ quan bảo vệ pháp luật triệu tập, tạm giữ đấu tranh lật
tẩy trò kích động chống chính quyền, biểu tình, gây rối ở Hà Nội”.
Ở đây, hoặc thói đặt điều, vu cáo có lẽ là bệnh nghề nghiệp của Nguyễn
Như Phong, hoặc chính công an Hà Nội đã làm trò mèo với công dân của
mình. Trong rất nhiều lần triệu tập mà không đưa lý do chính đáng đối
với tôi, chưa lần nào Công an Hà Nội có lệnh tạm giữ tôi đúng quy định
của pháp luật. Đó chỉ là những lần triệu tập và cố tình giữ người trái
pháp luật, không nêu rõ lý do nhằm ngăn chặn tôi và tước đoạt quyền tự
do của công dân một cách bất hợp pháp. Cũng chưa bao giờ có ai kết luận
tôi biểu tình gây rối ở Hà Nội hoặc bất cứ đâu, cũng chưa bao giờ có
bản án nào kết tội tôi kích động biểu tình hoặc bất cứ điều gì như
Nguyễn Như Phong đã cho kết tội tôi trên tờ báo của mình.
Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, đã được chính Tướng
Công an Nguyễn Đức Nhanh xác nhận đó là những cuộc biểu tình yêu nước.
Cỡ Đại tá Nguyễn Như Phong sao đủ tư cách kết tội người yêu nước?
Phải chăng, Nguyễn Như Phong vẫn ấm ức khi tôi nhắc anh ta chuyện Gadhafi hồi nào? Sự tiểu nhân, hèn hạ của một người chức hàm, chức vụ to lớn thể hiện ở những chỗ này sao? Thưa ông Đại tá?
Bỗng nhớ có lần nào đó đã đọc những câu “chói ngời đạo đức” của Nguyễn như Phong như sau: “Cũng có những nhà báo từng giàu, bằng cách đi viết “đâm thuê, chém mướn”, bẻ cong ngòi bút và tống tiền các doanh nghiệp. Hoặc “Làm
báo cho đến cùng mà tôi vẫn dẫn chứng một cái rất thô thiển với mọi
người, là nhà báo như con… khuyển. Tức là phải biết ngửi, đánh hơi, phải
thính nhưng cũng phải biết sủa, biết cảnh giác”. Rồi thì: “Nhất
là trong thời buổi hiện nay, thông tin phức tạp, chồng chéo, cái thật
giả lẫn lộn, chưa được minh bạch, thế nên mình mà viết theo cảm nhận
một chiều là rất nguy hiểm”. Và: “Cùng với đó, rất đáng buồn là
một bộ phận các nhà báo trẻ hiện nay rất coi thường về đạo đức nghề
nghiệp. Vừa ra trường, mới làm báo được vài ba năm, viết được vài ba
bài có chất lượng, thế là bắt đầu cao giọng phán xét, dạy dỗ người
khác. Thái độ, tư thế, tác phong đi làm việc ở nơi này, nơi kia thì
khệnh khạng, ăn nói thì hỗn xược”.
Qua bài báo trên và những điều anh Nguyễn Như Phong đã cho đăng trên tờ
báo do anh làm TBT được người dân đánh giá, anh ta đã thể hiện rõ ràng
những tính cách ““đâm thuê, chém mướn”, bẻ cong ngòi bút..” với tính cách của “con… khuyển” “biết sủa” và “viết theo cảm nhận một chiều”… của riêng anh.
Đặc biệt, điều anh nói vô cùng đúng cho anh trong trường hợp này không chỉ là nhà báo trẻ mà như nói cho chính mình “rất coi thường về đạo đức nghề nghiệp… cao giọng phán xét, dạy dỗ người khác”.
Điều anh nói, ai cũng nghe là đúng nhưng anh đã không làm được hoặc đi ngược lại điều đó “Làm báo cần đạo đức”.
Hãy sờ lên gáy mình, thưa anh Nguyễn Như Phong.
Hà Nội, ngày 2/1/2013
(Blog J.B Nguyễn Hữu Vinh)
Khi chính quyền biến “nạn nhân thành thủ phạm”
Ông Đoàn Văn Vươn tại nơi bị giam giữ, ảnh chụp trước đây. |
Theo bản kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an TP Hải Phòng thì ông Đoàn Văn Vươn cùng những người thân Đoàn Văn Quý, Đoạn Văn Vệ , Đoàn Văn Sịnh bị cáo buộc tội “giết người đang thi hành công vụ”, mà theo quy định, mức án dành cho tội danh này từ 12 năm tới 20 năm tù, hoặc có thể chung thân hay tử hình.
Vợ ông Đoàn Văn Vươn là bà Nguyễn Thị Thương và vợ ông Đoàn Văn Quý – em ông Vươn – là bà Phạm Thị Hiền cũng bị gán ghép tội danh “chống người thi hành công vụ”. Lên tiếng mới đây với Đài ACTD, bà Phạm Thị Hiền cho biết:
“Nếu khởi tố tội danh giết người thì có ai chết trong vụ án đó mà nói giết người. Còn đối với tội danh “chống người thi hành công vụ” đối với hai chị em tôi, thì những người đó có thi hành công vụ hay không, thực tế chứng minh hoàn toàn họ không phải thi hành công vụ, nên không thể khép tội chống người thi hành công vụ.”
Nếu khởi tố tội danh giết người thì có ai chết trong vụ án đó mà nói giết người.
Bà Phạm Thị Hiền
Trong mấy ngày nay, công luận ngày càng bất bình và phẫn nộ, dù không ngạc nhiên, trước kết luận này của công an Hải Phòng vốn đã biến “nạn nhân trở thành thủ phạm”, khiến nạn nhân Phạm Thị Hiền than rằng “nếu để công an TP Hải Phòng điều tra thì không mong gì có công tâm”; khiến công luận lên án rằng “cái sai quấy rành rành ra đó không xử, lại xử nạn nhân”. Điều rõ ràng “không cần phải chứng minh thì ai cũng biết”, đó là anh em nạn nhân Đoàn Văn Vươn bị buộc phải tự vệ bằng “tiếng súng hoa cải bắt đắc dĩ” trước một đám quân đội, công an được trang bị tận răng, với cả chó, để thực hiện “cuộc đánh đẹp, đáng ghi thành sách”, đó là cưỡng chế, cướp phá trái phép khu đầm thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, kể cả ngôi nhà gia đình nạn nhân vốn nằm bên ngoài khu vực có lệnh cưỡng chế. Thế nhưng, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội lưu ý, luật pháp đã dẫn đến việc anh em nhà Đoàn Văn Vươn bị truy tố tội giết người, bị giam cầm gần cả năm nay trong khi đám quân quan đã phá nhà, bắn súng, bắt phụ nữ trẻ em đánh đập, vơ vét tài sản, kể cả con chó con của họ cũng không tha thì lại được nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Và chuyện “ngược đời” bây giờ, theo blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, là “đám người tự dưng đến nổ mìn, nổ súng phá nhà, bắt đánh người kia lại còn đòi nạn nhân phải bồi thường”. Qua bài “Lạ thay! Kẻ đi cướp phá bắt đền nạn nhân”, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh lưu ý:
“Cần phải xác định rằng, dù dưới nhãn mác nào, danh hiệu nào nhưng khi quay súng bắn vào nhân dân, chống lại lợi ích hợp pháp của nhân dân, thì những người đó, lực lượng đó phải được gọi là lực lượng phản động. Họ đã làm ngược lại nhiệm vụ và sứ mệnh của họ là phục vụ nhân dân. Trong trường hợp này, thì đó phải gọi là một đám cướp có vũ trang, xét về phương diện luật pháp… Xưa nay trên thế giới, chẳng có quốc gia nào mà nạn nhân lại phải đền bù cho bọn cướp… Loại trừ những toán thổ phỉ cậy mạnh hiếp yếu trong rừng sâu hoặc bọn Tàu cướp bóc ngoài biển Đông đang làm với ngư dân Việt Nam mà thôi.”
Kẻ gây án là nạn nhân?
Sau kết luận “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện” của công an Hải Phòng, nhà báo Minh Diện trong nước chua chát:“Làm gì có công tâm khi kẻ gây án, (lại tự cho là) nạn nhân, và điều tra chỉ là một? Nói đúng hơn, một tổ chức thống nhất vô cùng chặt chẽ, nắm quyền lực trong tay? Còn nạn nhân thật sự bị dồn thành “thủ phạm” là một dân đen, thấp cổ bé họng?”
Qua bài “Vụ án Đoàn Văn Vươn – sự trả thù thấp hèn!”, tác giả Minh Diện nêu lên một loạt nghi vấn rằng cái mà cơ quan điều tra gọi là “quả mìn” vốn không còn tang vật, không được giám định ấy có đúng là mìn không? Nó thuộc loại thuốc nổ nào, mức độ sát thương ra sao? Rồi 2 khẩu súng hoa cải nổ bất đắc dĩ trong ngày “trăm quân đại chiến tam dân” ấy có thực sự bắn vào lực lượng cưỡng chế không? Súng hoa cải loại gì, tầm sát thương ra sao, nòng bao nhiêu, đạn chì hay chỉ là diêm sinh? Theo nhà báo Minh Diện thì những chi tiết “đơn giản nhất của một vụ án” như vậy vẫn chưa được làm rõ, đó là chưa kể một chi tiết “hé lộ” trong kết luận điều tra cuả công an Hải Phòng mà nhà báo Minh Diện không quên đề cập đến là “anh em Vươn kích nổ (cái gọi là) ‘quả mìn’ khi lực lượng cưỡng chế còn cách 40 mét, không làm ai bị thương. Tình tiết ấy đã chứng tỏ Đoàn Văn Vươn không có ý định giết người, mà họ chỉ dọa thôi”.
Nhưng tình cảnh oan khuất tiếp diễn đáng ngại hiện nay cho ông Đoàn Văn Vươn cùng người thân sau khi biết bao mồ hồi, nước mắt, cả mạng sống đứa con gái thân yêu của gia đình đã bỏ ra cùng vô vàn nỗi khó khăn khác đã “trộn vào bùn tanh và nước phèn Cống Rộc”, khiến nhà báo Minh Diện không khỏi thốt lên rằng “Thế là một kết cục thê thảm, oan khốc đã đến!”.
Đối với tội danh “chống người thi hành công vụ” đối với hai chị em tôi, thì những người đó có thi hành công vụ hay không?
Bà Phạm Thị Hiền
Tình cảnh dân oan Đoàn Văn Vươn cùng người thân hiện giờ - cũng như vô số dân oan tức tưởi khác trong khắp nước – xem chừng như lâm vào cảnh mà “thi hào” Tố Hữu ngày nào của Hà Nội lớn tiếng cáo giác thực dân Pháp đã gây ra:
“Cảnh cơ hàn trời đất tối tăm
Cuộc đời đau suốt trăm năm
Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao”.
Nhưng, nhà báo Minh Diện nhớ lại trong gần một thế kỷ trước thực dân Pháp đô hộ nước ta, “vụ án Đồng Nọc Nạn, và nhiều vụ án khác, cán cân công lý nghiêng về phía dân lành. Còn nay, thấy rõ nhiều cán bộ vi phạm pháp luật đã trở lại làm việc hoặc bố trí chức danh khác, riêng thảo dân - tép tôm dân Đoàn Văn Vươn bị công an đề nghị Viện kiểm sát kết tội quá nặng. Theo nhà báo Minh diện, cách làm của Hải Phòng đề nghị xét xử công dân Đoàn Văn Vươn tội giết người là sự cố tình trả thù dân nghèo một cách quá đáng. Và như thế có nghĩa là phát sinh thêm nghịch lý:
“Quan xử theo Lễ, dân xử nặng Hình
Công minh pháp luật bất bình vậy sao?”
Thanh Quang, phóng viên RFA
Biên bản của Cảnh Sát Công An (VNCH) về việc bắt đại tá Phạm Ngọc Thảo năm 1965
Đại tá Phạm Ngọc Thảo (đứng) |
Liền sau phiên tòa xử vụ đảo chánh nhằm lật đổ Tướng Nguyễn Khánh ngày
20/2/1965 bất thành, hai phần vụ lãnh đạo vụ đảo chánh là cựu Đại Tá
Phạm Ngọc Thảo và Nguyễn Bảo Kiếm (bị xử tử hình khiếm diện) đã quyết
định tổ chức một cuộc đảo chính khác. Các bị can trong vụ đảo chánh bất
thành bị truy nã gắt gao.
Ngày 19/7/1965, trong phiếu trình số 031881/TCSQG/S2/D gửi đến Thiếu
tướng, Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, Tổng Giám Đốc Nha Tổng GĐ
CSCA, Trung tá Phạm Văn Liễu, cho biết đã bắt được cựu Đại tá Phạm Ngọc
Thảo.
Nội dung phiếu trình như sau:
1. Tin tức do Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia nhận được về hoạt động của Thảo hai ngày trước khi bị bắt.
- Gần đây theo cung xuất của Đại tá Bùi Dzinh, được biết co sự lủng
củng nội bộ rất trầm trọng giữa bọn Kiếm, Thảo và Chung, Diễn, Bọn chúng
nghi ngờ nhau và dự định thanh toán lẫn nhau, nhất là sau vụ 20/5/1965
thất bại.
- Ngoài ra, ngày 16/7 lúc 5 giờ, Đại Úy Phạm Minh Khâm (Trưởng Ty CSQG
Gia Định) nhận được điện thoại của một kẻ vô danh cho biết như sau:
“Chúng tôi đã giết tên Thảo rồi vì tên Thảo đã đi ngược đường lối
của chúng tôi. Yêu cầu Ông (tức Đại Úy Khâm) đi theo xa lộ về hướng Biên
Hòa, qua khỏi cầu sông đồng Nai, đến một ngã tư, bên trái rẻ về Hảng
Cogido, bên phải về hướng lộ số 10, Ông theo hướng hương lộ 10 khoảng
700 thước thì gặp hương lộ 2, chưa tới ngã ba HL10-HL2 độ 30 thước, gặp 1
đường mòn. Ông đi theo đường mòn vào trong độ 100 th, bên phải có một
lùm cây thì gặp xác của Thảo tại đây. Thảo mặc bộ đồ bà ba trắng và bị
chúng tôi bắn bằng súng hãm âm thanh”
Căn cứ vào nguồn tin này, Nha tôi có chỉ thị cho Đại Uý Khâm đến tận
nơi điều tra và phối kiểm. Kết quả không tìm được xác Đại tá Thảo nhưng
thấy tại địa điểm được báo cáo vào lúc 15 giờ 45 ngày 16/7 có những vết
máu đông đặc lại, một đôi dép da và 1 chăn xà rông bông.
2. Diễn tiến cuộc điều tra và vây bắt cựu Đại tá Thảo.
Song song với sự việc vừa kể, Nha tôi cũng chỉ thị cho Nha Cảnh Sát Đặc
Biệt Miền Đông và Ty Cảnh Sát Quốc Gia Biên Hòa điều tra về người bị
thương mà Ty Cảnh Sát Quốc Gia Gia Định vừa được báo cáo.
Kêt quả sự diễn tiến cuộc điều tra và vây bắt như sau:
Ông Nguyễn Phước Hiệp, Trưởng Chi CSQG Quận Đức Tu (Biên Hòa) cho biết:
- Ngày 16/7/65, lúc 10 giờ 30, một nhân viên Cảnh sát tại trạm kiểm
soát Tân Mai 1 cũng là một giáo dân ngụ trong Xứ Đa Minh, có trông thấy
Cha Cường,
Cha Xứ Nữ Tu Viện Đa Minh ngồi trên xe Lambretta (3 bánh) số NA-6575-A
từ hướng xa lộ vào quận Đức Tu (Biên Hòa) cùng với một người mặc bà ba
trắng dính máu và có vết thương nơi mặt. Khi đến trạm kiểm soát, Cha
Cường vội khoát tay chào và xe chạy luôn về hướng Biên Hòa. Ông này nghi
ngờ và vội báo tin trên cho Ông Nguyễn Phước Hiệp, Trưởng Chi CSQG Đức
Tu. Ông này liền phân phối nhân viên an ninh chìm dò la tin tức để truy
nguyên chiếc xe Lambretta và sự việc. Sau đó, ông ta được biết xe
Lambretta nói trên phát xuất từ thị xả Long Bình Tân (ngang với công ty
giấy Cogido)
Ông liền dò la tin tức và được biết như sau:
- Vào khoảng 9 giờ sáng 16/7/65, các em bé muc đồng và những người
tiều phu tại khu rừng chồi (xả Long Bình Tân) có trông thấy một người
đàn ông mặc áo bà ba trắng dinh đầy máu và bị thương nơi mặt. Người đàn
ông này tự xưng là Thầy Dòng và xin được gặp Cha Xứ để chịu phép (xức
dầu trước khi chết). Dân chúng liền đem y vào trại tạm cư Công giáo
người miền Trung. Tại đây, y được người Trùm Họ Nguyễn Trọng Điền kiêm y
tá nông thôn săn sóc vết thương mặt. Y tỏ ý muốn gặp Cha Xứ tại đây
nhưng giáo dân cho biết Cha Xứ đã đi Saigon cấm phòng. Y liền yêu cầu
cho y được gặp một Cha khác thì ông Điền cho ông Đặng Văn Nhung (giáo
dân xả Long Bình Tân) đi mời Cha Cường, dòng Đa Minh để y chịu phép và
xức dầu. Ông Nhung dùng xe gắn máy đến Nữ Tu viện Đa Minh tìm gặp Cha
Cường. Sau khi nghe ông Nhung trình bày tự sự, Cha Cường liền theo ông
Nhung đến Long Bình Tân để gặp người đàn ông bị thương nói trên, Đến
nơi, Cha Cường vội vàng cho xe Lambretta số NA-6575-A cùng ông Điền,
Nhung và một số giáo dân lên xe đưa người đàn ông bị thương đi Biên Hòa
cứu cấp. Khi xe đến cổng ấp Tân Mai 1 (xả Bùi Tiềng) Cha Cường bảo giáo
dân xuống xe để một mình Cha đưa người bị thương đi cứu cấp cũng được.
(Lúc này không rõ xe Lambretta đưa Cha Cường và người bị thương đi về
đâu).
- Sau khi thâu lượm các tin tức trên, ông Hiệp (Trưởng Chi CSQG Đức Tu)
tình nghi nên mời Trùm Họ Nguyễn Trọng Điền và ông Bạch Văn Nhung hỏi
thêm chi tiết. Ông Hiệp có cho các ông này xem một số ảnh của những
người tại đào trong đó có ảnh cựu Đại tá Phạm Ngọc Thảo. Sau khi xem
ảnh, hai ông Hiền và Nhung đều xác nhận người bị thương gương mặt giống
cựu Đại tá Thảo phần trên từ mắt lên đến đầu, tuy nhiên tóc của người bị
thương đã hoa râm, cao và gầy.
- Lúc 14 giờ, trong khi tiếp tục theo dõi, ông Hiệp liền trình báo tự
sự lên ông Dương Đình Đôi (Trưởng Ty CSQG Biên Hòa) và Đại úy Cao Văn
Của (Quận trưởng Đắc Tu) để xin chi thị. Đồng thời ông Hiệp được biết
thêm chiếc xe chở người bị thương được xác nhận là cựu Đại tá Phạm Ngọc
Thảo chạy qua khỏi Nữ Tu Viện Đa Minh một khoảng rồi rẻ vào đường mòn
vào nhà Cha Cường có lẽ nhằm đánh lạc hướng chánh quyền. Cựu Đại tá Thảo
được Cha Cường săn sóc vết thương, chịu phép và xức dầu tại nhà thờ Đa
Minh, kế đó đưa ra ngoài ẩn trú,
- 16 giờ cùng ngày, Đại úy Quận trưởng Đức Tu, Trưởng Ty CSQG Biên Hòa
họp nhau tại Chi CSQG Đức Tu để đặt kế hoạch bao vây vùng Xứ Đa Minh
(chỉ thị của Tổng Giám Đốc CSQG, trong giờ phút này là phải tìm cho ra
người đàn ông bị thương đã nói trên). Sau đó ông Trưởng Ty CSQG Biên Hòa
đi cùng Trưởng Chi CSQG Đức Tu đến nhà thờ Đa Minh tìm gặp Cha Cường.
Tại đây, Cha Cường xác nhận có săn sóc cứu cấp một giáo dân cùng chịu
phép và xức dầu tại nhà thờ nhưng Cha Cường không cho biết danh tánh và
nơi ẩn trú hiện tại của người ấy. Ông Trưởng Ty CSQG Biên Hòa bèn trình
với Trung tá Tỉnh trưởng Biên Hòa để thỉnh thị. Còn ông Hiệp (Trưởng Chi
CSQG Đức Tu) thì phân phối nhân viên an ninh chìm đi sâu vào trong vùng
xứ Đa Minh. Đến 17 giờ (16/6/65), ông Hiệp được biết Thảo đang ẩn trú
tại một căn nhà mới cất cách Nữ Tu Viện Đa Minh 50 thước (YT.034.108).
Ông liền chỉ thị các nhân viên CSQG siết chặt vòng vây.
- Đúng 17 giờ 10, có một người đàn ông mặc áo cánh nâu, quần đùi đen từ
căn nhà nói trên chạy ra, ông Hiệp liền chặn lại và bắt giữ. Nhưng Thảo
cự nự và la lớn có ý bào động trong Xứ Đạo, đồng thời chuông báo động
của nhà thờ đổ vang, Ông Hiệp vội vàng xưng chức vụ và gọi đích danh Đại
tá Thảo rồi đưa xe áp giải thẳng về Ty CSQG Biên Hòa theo lời yêu cầu
của Thảo, ông Hiệp vội vàng đưa Thảo đến trình diện ông Tỉnh trưởng.
- Trên đường áp giải về Ty CSQG Biên Hòa và Tòa Tỉnh trưởng Biên Hòa,
ông Hiệp có hỏi Thảo nguyên do y bị thương tích, Thảo tiết lộ: “Nội bộ
thanh toán tôi”, ngoài ra không nói gì thêm.
- Ông Nguyễn Đình Đôi, Trưởng Ty CSQG Biên Hòa xác nhận lời ông Nguyễn
Phước Hiệp, Trưởng chi CSQG Đức Tu và cho biết thêm các chi tiết như
sau:
- Sau khi được ông Hiệp trình bày sự việc hồi 15 giờ, ông có chỉ thị
Chi CSQG Đức Tu phải truy nả chiếc xe Lambretta và tìm cho được nơi ẩn
trú của Thảo. Đồng thời ông đến trình với ông Tỉnh trưởng Biên Hòa và
Giám Đốc CSQG Miền Đông để xin chỉ thị.
- 18 giờ, ông có đến gặp Cha Cường như đã nói ở đoạn trên. Sau khi gặp
Cha Cường, ông đến thẳng Tòa Tỉnh trưởng trình bày với ông Tỉnh Trưởng
sự việc cùng những khó khăn vấp phải là Thảo đang ẩn trú trong Xứ Đa
Minh, vùng giáo dân cư ngụ rất trở ngại cho việc theo dõi.
- Hồi 17 giờ 10, trong lúc còn đang hội thảo với các cấp chỉ huy quân
sự để đặt kế hoạch và tìm biện pháp bao vây vùng xứ Đa Minh (ấp Tân Mai)
hầu truy bắt Thảo thì ông Hiệp áp giải Thảo đến. Tại đây, ông Đôi được
Thảo tiết lộ như sau:
- Lúc 7 giờ sáng 16/7/65 có 10 người đi trên 2 xe trong có một chiếc
xe JEEP “ Land-Rower” sơn màu trắng (không rõ số) bắt chở y đến xả Long
Bình Tân và dẫn y vào trong rừng chồi cách xa lộ 1 cây số (YT-027-043)
rồi hạ sát y bằng một phát súng rouleau có gắn bộ phận hãm thanh. Sau
phát súng nội bọn tưởng y đã chết nên bỏ ra về. Sau cùng Thảo xác nhận
là nội bộ thanh toán nhưng không nói rõ danh tánh của một ai cả.
- Vì thấy Thảo mặc áo cánh nâu và quần đùi đen lại sợ có giấu giấy tờ
trong người nên ông mới xin ông Tỉnh Trưởng Biên Hòa cho Thảo một quần
tây dacron màu xanh xậm và một sơ mi trắng ngắn tay để thay.
- 18 giờ hơn, ông Đối được lệnh phải áp giải Thảo về Saigon và ông ta đã giải giao Thảo cho Cục An Ninh lúc 19 giờ
- Nha tôi có cử đại diện đến tận nơi điều tra và xác nhận nguồn tin của Đại úy Khâm (Trưởng Ty CSQG Gia Định) là đúng.
- Điểm đáng lưu ý là đồng bọn đã dùng súng lục có bộ phận hãm thanh để
hạ sát Thảo nhưng có lẽ vì hành động bị địa phương phát giác và tưởng
lầm Thảo đã chết vì vết thương nặng nơi mặt nên đồng bọn hấp tấp bỏ đi
3. Nhận xét
Bằng vào tin tức nhận được và sụ kiện xảy ra, Nha tôi nhận thấy Thảo đã bi đồng bọn thanh toán
Sự lủng củng nội bộ giữa Thảo, Kiếm và Dzinh Chương, Diễn trước đây đã
có cựu Trung tá Lê Hoằng Thao khai trình, nay lại được sự xác nhận bởi
cựu Đại tá Bùi Dzinh.
Giả thiết đặt ra là có lẽ nhóm cựu sĩ quan tại đào có xu hướng Quốc gia
thấy rằng họ đã bị 2 tên cán bộ Cộng sản Thảo, Kiếm phỉnh gạt nên đã hạ
sát Thảo mà còn chỉ điểm cho ta đến tìm xác của Thảo, có lẽ để chứng
minh phần nào hành động của họ trong các vụ 19/2 và 2-/5 vừa qua.
Nha tôi trân trọng trình Thiếu tướng Chủ tịch tường lãm..
Con dấu và chữ ký
Trung tá Phạm Văn Liễu
(Viet-studies)
Qua năm mới, bỏ thói quen xấu năm cũ
Nếu
chưa hài lòng với những gì làm được trong năm 2012, bạn có thể nhân dịp
đầu năm để bắt đầu những thay đổi tích cực cho bản thân. “Gieo hành
động, gặt thói quen; Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo tính cách, gặt
số phận” - Ghandi.
Thói quen ăn nhiều bánh kẹo, hay lười tập thể dục, đều có thể thay đổi được. (Hình minh họa: Cate Gillon/Getty Images) |
Dù bạn ra quyết tâm tập thể dục đều đặn hay ăn nhiều trái cây hơn,
việc nên làm trước tiên là loại bỏ những thói quen xấu của năm cũ.
Theo tạp chí khoa học Journal of Clinical Psychology, cứ hai người
được hỏi thì có một nói không thực hiện được những “quyết tâm đầu năm”
như bớt lo lắng hay bỏ thuốc. “Vấn đề là cơ thể chúng ta níu kéo các
thói quen cũ”, tiến sĩ tâm lý Jeremy Dean nói, “60% các ‘quyết tâm đầu
năm’ không kéo dài quá vài phút.”
Tiến Sĩ Dean cho rằng thói quen khó được từ bỏ vì hành động của con
người nhiều lúc như các nhu liệu lập trình cho máy tính. “Ðiều này thuận
theo tự nhiên, vì thói quen giúp chúng ta tiết kiệm năng lượng tối đa,”
ông nói, “để cơ thể tập trung vào những việc quan trọng hơn”.
Ðể từ bỏ thói quen xấu hoặc tập cho mình một thói quen mới, việc hiểu
rõ cách hoạt động của não bộ sẽ giúp được phần nào. Sau đây là những
mẹo nhỏ được khuyên bởi chuyên gia tâm lý, Tiến Sĩ Dean, khá đơn giản
nhưng hiệu quả trong việc từ bỏ các thói quen xấu.
1. Nhìn lại quá trình hình thành thói quen xấu
“Mọi thói quen đều hình thành từ một thời điểm và hoàn cảnh nào đó,” Tiến Sĩ Dean khẳng định.
Theo ông, việc đầu tiên cần làm là nhìn lại quá trình thói quen cũ đã
hình thành. Ở đâu, khi nào, tại sao và như thế nào mà bạn lại có những
hành động không tốt đó. Ví dụ, nếu muốn bỏ bia rượu, bạn hãy nhớ lại
mình đã bắt đầu uống nhiều vì phải giao tiếp trong công việc, hay do
phiền muộn và dùng men say để giải sầu.
Khi đã biết được cơ nguồn dẫn đến thói quen xấu, tìm cách giải quyết vấn đề từ gốc rễ.
2. Dùng một thói quen tốt để thay vào thói quen xấu
Tiến Sĩ Dean viết trong Making Habits, Breaking Habits, “việc từ từ
lập ra một thói quen mới thực ra dễ hơn việc lập tức từ bỏ thói quen
cũ”.
Dùng thói quen tốt để thay vào thói quen cũ. Ví dụ, trữ một số trái cây trong tủ lạnh thay cho bánh kẹo. (Hình: Abid Katid/Getty Images) |
3. Ðừng cấm bản thân nhớ về thói quen xấu
“Khi cố quên là lúc càng nhớ thêm.” Cũng theo ông Dean, việc cấm bản
thân không nghĩ đến một việc gì đó sẽ gây tác dụng ngược. Nghĩa là, khi
cố không nghĩ tới việc nào, não bộ của bạn sẽ càng tập trung tư tưởng
vào vấn đề đó hơn, làm cho vấn đề càng thêm dai dẳng.
“Khi một người nói sẽ không nghĩ đến việc ăn bánh ngọt, tất cả những
gì hiện lên trong đầu người đó là một chiếc bánh ngọt nào đó,” Tiến Sĩ
Dean phân tích.
4. Thay đổi môi trường sống
Khi môi trường xung quanh thay đổi, bạn tiếp nhận một thói quen mới,
cũng như từ bỏ thói quen cũ, dễ dàng hơn. Theo ông Dean, “những hoàn
cảnh mới thôi thúc bạn suy nghĩ về lối sống và các sự lựa chọn của
mình”.
Ðương nhiên bạn không cần phải chuyển nhà đi chỗ khác mỗi khi cần từ
bỏ thói quen xấu. Tuy vậy, bạn có thể thay đổi môi trường sống bằng
nhiều cách, ví dụ như đổi gym sẽ giúp bạn lấy lại hứng thú luyện tập thể
thao, hay đổi tiệm ăn cuối tuần sang một nhà hàng chay.
Bạn có thể kết hợp nhiều thay đổi nhỏ, để tạo ra sự khác biệt lớn của
môi trường sinh hoạt mới, ví dụ như nấu ăn với nhiều loại rau củ, gói
lại trong túi ăn trưa kiểu mới, rồi mang chúng theo ăn cùng đồng nghiệp
trong giờ trưa. Trong ví dụ đơn giản trên, bạn vừa ăn uống tốt hơn cho
sức khỏe, tiết kiệm được tiền mua các loại thực phẩm bán sẵn, và có thêm
giờ trò chuyện trao đổi với bạn bè.
Dùng thói quen tốt để thay thế thói quen xấu, một công đôi chuyện.
5. Chuẩn bị cho những phút “yếu lòng”
Hầu hết mọi người đều quá tin tưởng vào ý chí của bản thân trong việc
gầy dựng hay từ bỏ thói quen. “Tự chủ là một khả năng có hạn,” Tiến Sĩ
Dean viết.
Thay vì chỉ trông chờ vào sức mạnh của ý chí, ông Dean khuyên các
khách hàng của mình nên chuẩn bị cho những lúc “xao nhãng hay yếu lòng”.
Nếu bạn muốn bỏ thuốc lá, bạn có thể suy nghĩ trước xem mình phải làm
gì khi gặp lại đám bạn cũ thích hút thuốc. Ra nơi khác gọi một cú điện
thoại, đi bộ một vòng xung quanh, hay bật một bài hát yêu thích để
thưởng thức trong giây lát, là những ý tưởng không tồi giúp bạn tránh xa
điếu thuốc lúc đó.
Lời cuối cùng, đừng quên tiếp tục duy trì những thói quen mới, để thói quen xấu bị loại bỏ một cách tự nhiên, dễ dàng.
(Người Việt)
Lật tẩy bộ mặt thật của 'Giải nhân quyền Hellman/Hammett 2012'
Bắt đầu từ năm 1989, HRW lập giải nhân quyền Hellman/Hammett đến nay, đã
trao giải này cho trên 700 người trên thế giới, trong đó có gần 30 công
dân Việt Nam, gồm những người có hành vi vi phạm pháp luật, chống đối,
lật đổ chế độ ở Việt Nam.
Ngày 20/12/2012, tổ chức “Theo dõi
nhân quyền”(Human Rights Watch - HRW), trụ sở chính ở New York, Mỹ đã ra
thông báo công bố trao “Giải nhân quyền Hellman/Hammett 2012” cho 41
người từ 19 quốc gia, trong đó có 5 công dân Việt Nam, gồm những người
có hành vi chống đối, vi phạm phạm luật ở Việt Nam: Huỳnh Ngọc Tuấn,
Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng, Vũ Quốc Tú để “vinh
danh lòng can đảm và kiên định trước áp lực chính trị”(!?) Hành động của
HRW đã lật tẩy bộ mặt thật công nhiên cổ xúy hoạt động chống đối, lật
đổ ở Việt Nam.
5 công dân Việt Nam được HRW trao “Giải nhân quyền Hellman/Hammett 2012” |
Sự thật 5 công dân Việt Nam được HRW
trao “Giải nhân quyền Hellman/Hammett 2012”(giải thưởng mang tên hai văn
sĩ quá cố người Mỹ - Nhà biên kịch Lillian Hellman và tiểu thuyết gia
Dashiell Hammett) đều là những đối tượng vi phạm luật pháp.
Cha con Huỳnh Ngọc Tuấn (49 tuổi),
Huỳnh Thục Vy (27 tuổi) quê ở Quảng Nam hoạt động chống đối chính quyền,
gây rối ở tỉnh Quảng Nam, biểu tình ở TP Hồ Chí Minh… đã nhiều lần bị
cơ quan bảo vệ pháp luật triệu tập, tạm giữ. Nguyễn Hữu Vinh, một kẻ đội
lốt tôn giáo đã nhiều lần bị cơ quan bảo vệ pháp luật triệu tập, tạm
giữ đấu tranh lật tẩy trò kích động chống chính quyền, biểu tình, gây
rối ở Hà Nội.
Phạm Minh Hoàng (57 tuổi), thành viên
khủng bố “Việt Tân” núp danh giảng viên đại học hoạt động lật đổ chính
quyền ở TP Hồ Chí Minh, từng bị Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh tuyên
phạt 3 năm tù giam. Vũ Quốc Tú hoạt động trong nhóm “Câu lạc bộ nhà báo
tự do” gồm Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu cày), Phan Thanh Hải, Tạ Phong
Tần… chống chính quyền ở TP Hồ Chí Minh.
Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn
Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng và Vũ Quốc Tú đều là những con bài chính trị
của các thế lực thù địch, bọn phản động người Việt ở hải ngoại chủ động
tạo dựng thành “ngọn cờ”, hậu thuẫn, tài trợ tiền hoạt động chống đối ở
Việt Nam.
Báo chí phương Tây, một số tổ chức
nhân quyền quốc tế, các nhóm phản động người Việt ở hải ngoại tâng bốc
số đối tượng này bằng hỗn danh “nhà đấu tranh dân chủ quốc nội”.
“Giải thưởng nhân quyền
Hellman/Hammett 2012” của HRW trao cho 5 công dân Việt Nam đều có vai
trò tích cực của các cá nhân, tổ chức chống đối Việt Nam, như “Việt
Tân”, “Tập hợp dân chủ đa nguyên”, “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”, “Cao
trào nhân bản”… Huỳnh Thục Vy vừa được tổ chức phản động “Mạng lưới
nhân quyền Việt Nam” ở Mỹ công bố trao “Giải nhân quyền Việt Nam 2012”
ngày 10/12/2012, tại Canada.
Bằng hành động trao “Giải nhân
quyềnHellman/Hammett 2012” cho 5 công dân Việt Nam kể trên đã lật tẩy bộ
mặt công nhiên, trắng trợn cố xúy, kích động, hậu thuẫn, tài trợ (HRW
công bố trị giá của mỗi giải thưởng là 10 nghìn USD) cho hoạt động
chống đối, lật đổ chế độ ở Việt Nam của HRW.
“Giải Hellman/Hammett” là giải thưởng
nhân quyền thường niên của HRW mà tiền thân là tổ chức Helsinki để “giám
sát” dân chủ, nhân quyền của Liên Xô cũ, sau này bị biến dạng, mở rộng
thành một tổ chức tự phong cho mình quyền giám sát nhân quyền thế giới.
Bắt đầu từ năm 1989, HRW lập giải nhân
quyền Hellman/Hammett đến nay, đã trao giải này cho trên 700 người trên
thế giới, trong đó có gần 30 công dân Việt Nam, gồm những người có hành
vi vi phạm pháp luật, chống đối, lật đổ chế độ ở Việt Nam như: Thích
Quảng Độ, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn
Khắc Toàn, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Văn Lý Nguyễn Bắc Truyển, Phan
Thanh Hải, Nguyễn Xuân Nghĩa, Hồ Thị Bích Khương, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong
Tần, Lê Trần Luật, Vi Đức Hồi…
Giở thêm trò “Giải thưởng nhân quyền
Hellman/Hammett 2012” cho Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu
Vinh, Phạm Minh Hoàng, Vũ Quốc Tú là không nằm ngoài ý đồ hà hơi, tiếp
sức, hậu thuẫn cho các hoạt động chống đối, lật đổ ở Việt Nam của HRW.
Trò ấy chỉ là màn kịch lập liếm theo đóm ăn tàn, theo “gu”, điều hành dân chủ Mỹ và phương Tây mà thôi!
Thi Nga
(Petrotimes)
Trung Quốc dồn sức cho 3 mục tiêu trên Biển Đông
Tàu hải giám Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm sâu vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Đưa ra Thông điệp đầu năm 2013, Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào, nói: “Nhân
loại chỉ có một Trái đất, các nước chung sống trong cùng một thế giới.
Hoà bình và phát triển của thế giới đòi hỏi nhân dân các nước chung lưng
đấu cật, cùng nhau thúc đẩy. Nhân dân Trung Quốc trước sau như một là
lực lượng kiên định thúc đẩy hoà bình và phát triển của thế giới. Bất kể
tình hình quốc tế biến đổi ra sao, nhân dân Trung Quốc sẽ không dao
động quyết tâm kiên định đi con đường phát triển hoà bình. Trung Quốc sẽ
trước sau như một phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước
trên cơ sở năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, tích cực thúc đẩy giải
quyết thoả đáng các vấn đề nóng quốc tế và khu vực bằng phương thức hoà
bình”.
Thế nhưng, dù ông Hồ Cẩm Đào phát biểu với những lời lẽ “ngọt như mía lùi”, ngay từ ngày đầu năm mới Trung Quốc chính thức triển khai kế hoạch ngăn chặn, lục soát, kiểm tra các tàu nước ngoài trên biển Đông, nhất là khu vực nằm trong “đường Lưỡi Bò”.
Cũng ngày hôm qua (1/1), Trung Quốc đã làm cuộc “Khai trương Nam Hải” cho tàu hải giám cùng máy bay yểm trợ rà quét khắp vùng biển giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc cho tàu hải giám tuần tra vùng tranh chấp ở Biển Đông, chính thức thực thi luật gây tranh cãi trong đó cho phép lực lượng cảnh sát nước này chặn và bắt giữ tàu nước khác ở khu vực tranh chấp mà Bắc Kinh tự nhận là thuộc chủ quyền của mình. Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc (SOA) cho biết, hai tàu hải giám Hải giám 75 và Hải giám 84 dưới sự hậu thuẫn của máy bay trinh sát B-3843 đã tuần tra ở khu vực lãnh hải gần Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông. Vịnh Bắc Bộ là nơi tàu thuyền Trung Quốc nhiều lần quấy nhiễu, gây cản trở đối với tàu thăm dò của Việt Nam.
Trước đó, ngày cùng tháng tận 31/12/2012, tờ Nhật báo "Pháp chế Trung Quốc" đưa tin, diễn đàn "Quyền và lợi ích biển - an ninh và lợi ích quốc gia Trung Quốc" tổ chức tại Bắc Kinh đã bế mạc. Nhiều tướng quân đội và học giả Trung Quốc đã có tham luận xung quan đề tài hiện trạng và thách thức mà Trung Quốc đang "đối mặt trên biển" nhằm biến nước này thành một cường quốc biển.
Ông Tùng cho rằng, Trung Quốc cần phải thống nhất các lực lượng, tăng cường xây dựng đội ngũ "chấp pháp", bảo vệ lợi ích trên biển, tăng cường công tác chuẩn bị cho cuộc đấu tranh đòi chủ quyền Senkaku, chuẩn bị tư tưởng tác chiến lâu dài và chuẩn bị cho hành động.
Một viên tướng khác,Vũ Quế Phốc, cựu Phó phòng Nghiên cứu đại học Quốc phòng Trung Quốc, lon Thiếu tướng nhận định, trọng tâm của chiến lược xây dựng Trung Quốc thành cường quốc về biển là tổng hòa việc xây dựng và phát triển một cách khoa học quyền lợi biển, khai thác biển và phòng vệ trên biển.
Đáng chú ý trong các tham luận tại diễn đàn này, La Viện, một học giả đeo lon Thiếu tướng đã đề cập thẳng một vài vấn đề chiến lược đối với nhóm đảo Senkaku trong khi một viên tướng khác, Đường Dần Sơ, cố vấn cao cấp Học hội chiến lược quốc tế Trung Quốc lại trình bày vấn đề diễn biến tranh chấp chủ quyền Biển Hầu hết giới tướng tá, học giả Trung Quốc tham dự diễn đàn này đều thống nhất đề xuất giới chức Bắc Kinh xây dựng Luật Biển cơ bản của Trung Quốc, thông qua hình thức lập pháp để "cố định" chiến lược xây dựng cường quốc về biển.
Đối với lực lượng "chấp pháp, bảo vệ quyền lợi biển", giới học giả và tướng lĩnh Trung Quốc cho rằng, đến năm 2020 Bắc Kinh phải thống nhất đội ngũ cảnh vệ biển về một mối và giao cho cơ quan hành chính điều hành trong thời bình, nhưng sẽ do Bộ Quốc phòng (Hải quân) Trung Quốc trực tiếp chỉ huy trong thời chiến.
Hiện tại, lực lượng "chấp pháp trên biển" do Trung Quốc lập ra gồm có Tổng đội Hải giám của Cục Hải dương Quốc gia, Cục Ngư chính thuộc Bộ Nông nghiệp, Cảnh sát biển thuộc Bộ Công an, lực lượng Hải quan và lực lượng kiểm tra an toàn hàng hải phụ trách các vấn đề khác nhau trên biển Đông. Tuy nhiên giới truyền thông Trung Quốc không đề cập các nội dung cụ thể.
Trước khi luật Biển Việt Nam có hiệu lực một ngày, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi tại các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và vùng biển tiếp giáp trong Biển Ðông. Người phát ngôn cũng nói rằng bất kỳ đòi hỏi chủ quyền nào do bất kỳ nước nào đưa ra, và bất kỳ hành động nào do bất kỳ nước nào tiến hành liên quan đến chủ quyền lãnh thổ tại các đảo và vùng biển tiếp giáp “đều bất hợp pháp và không có hiệu lực”. Trên thực tế, Bắc Kinh đã tăng cường thêm hai khu trục hạm và chín tàu khác từng được hải quân sử dụng cho việc tuần tra biển.
Trong một tuyên bố cuối tuần qua, bộ Ngoại giao Philippines phản đối việc Trung Quốc điều động tàu “Hải tuần 21” đến Biển Đông. Dư luận quốc tế cũng lưu ý việc tăng cường tàu của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và ở Hoa Đông. Hồi đầu tháng trước một máy bay của Trung Quốc bay trên vùng biển Hoa Đông, điều mà Nhật Bản cho là sự vi phạm không phận Nhật Bản lần đầu tiên xảy ra kể từ năm 1958.
Cách đây hơn 10 năm, tháng 11-2002, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8 nhóm họp tại CPC, Trung Quốc cùng các bên trong khối ASEAN ra “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông”(viết tắt làDOC). Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông và được coi là bước đột phá quan trọng trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việc ký DOC là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là của bốn nước liên quan trực tiếp tranh chấp ởquần đảo Trường Sa trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Theo điều 1trong cam kết này: “Các bên tái khẳng định cam kết của mình đối với các mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác khu vực Đông Nam Á (TAC), với năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình (của Trung Quốc) và những nguyên tắc được thừa nhận phổ biến khác của luật pháp quốc tế được coi là quy tắc căn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước với nhà nước. Điều 3 trong cam kết DOC nêu rõ: “Các bên tái khẳng định sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hoạt động hàng hải và bay trên vùng trời Biển Nam Trung Hoa như đã được minh thị bởi các nguyên tắc được thừa nhận phổ biến trong luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982”. Trong điều 5, quy định cam kết rõ hơn về ứng xử và hành động: “Các bên chịu trách nhiệm thực hiện sự tự chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định, kiềm chế không tiến hành đưa người đến sinh sống trên những hòn đảo hiện không có người sinh sống…”.
Thế nhưng, suốt hơn 10 năm qua, Trung Quốc vẫn không thực hiện đúng những “lời hứa” trong cam kết DOC. Không những thế, mọi nỗ lực của Hiệp hội Đông Nam Á nhằm thúc đẩy Bắc Kinh thực thi lời cam kết đều bị gạt bỏ. TQ không thực hiện đúng theo lập trường không thương thuyết đa phương của mình. Ngoài ra, vì chỉ nhăm nhe lo mở rộng quyền lợi và cả quyền lực trên Biển Đông và cả khu vực, Trung Quốc không ngần ngại dùng ảnh hưởng của mình để tạo ra tình trạng chia rẽ trong ASEAN, giữa các nước có tranh chấp với Trung Quốc và các nước ít dính dáng đến những gay cấn thường trực trên Biển Đông.
Đối với Biển Đông, TQ có ít nhất ba mục tiêu chiến lược từ trung hạn đến dài hạn.
Mục tiêu thứ nhấtlà bảo đảm các lợi ích, đặc biệt là kinh tế, trên Biển Đông, chủ yếu là dầu khí và thuế hàng hải. Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc ngày càng lớn, khi mà phụ thuộc vào dầu thô nhập khẩu đã lên đến 55,2% năm ngoái, cao hơn cả Mỹ (53,5%). Bắc Kinh ngày càng tin rằng sẽ tuyệt vời nếu khai thác được tài nguyên dưới lòng Biển Đông, đường ngắm chính diện là các khu vực mỏ dầu của Việt Nam.
Mục tiêu thứ hailà bảo đảm tuyến đường vận tải trên Biển Đông, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc ngày càng gắn chặt với kinh tế toàn cầu. Trung Quốc đặc biệt phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển đi qua eo biển Malacca - khoảng 60% tàu bè đi qua nút thắt cổ chai này treo cờ Trung Quốc hoặc là đang vận chuyển hàng cho Trung Quốc, việc ngăn chặn, kiểm tra, lục soát đưa ra các quy định do Trung Quốc đặt ra là cần thiết nhất.
Mục tiêu thứ baxa hơn là phát triển mạnh lực lượng hải quân và không quân yểm trợ đánh biển hiện đại, sẵn sàng đối chọi với quân lực Mỹ và nhiều nước khác. Muốn vậy phải ngăn chặn, làm suy yếu các nước trong khu vực, nhất là việc các láng giềng tranh chấp như Việt Nam Malaysia, Philippines, Nhật Bản; răn đe, hạn chế họ mua tàu ngầm và các vũ khí, trang bị hải quân. Theo báo cáo, tàu ngầm là vũ khí thích hợp để phá vỡ các tuyến đường biển huyết mạch, và đây cũng là lý do để Trung Quốc đẩy nhanh sự hiện diện của hải quân trong vùng.
Ông Ernest Z.Bower, Cố vấn cấp cao, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, nhìn nhận: “Nếu xem xét lại một chuỗi hành động gần đây của TQ, có thể thấy rằng nước này không chỉ có một giọng điệu duy nhất về các mục tiêu và ý định của họ tại biển Đông...Nhiều nhà phân tích cho rằng các thông điệp không nhất quán của TQ nằm trong một chiến lược dài hơi của họ về đòi hỏi chủ quyền, trong đó có nỗ lực biến các yêu sách lịch sử thành yêu sách pháp lý. Nếu các nước yếu hơn không phản đối các yêu sách này và đưa ra yêu sách của chính mình, thì theo thời gian, bằng sức mạnh quân sự, bằng phát ngôn cứng rắn và bằng áp lực kinh tế, các yêu sách của TQ sẽ có chỗ đứng pháp lý mạnh hơn.
Trong suốt mấy thập niên qua, từ khi Mỹ rút quân khỏi Đông Dương, thực tế mọi thủ đoạn, cung cách ứng xử và hành động của Trung Quốc trên biển Đông cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc không hề buông mục tiêu, chủ đích chiếm được quyền kiểm soát và thôn tính các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhất là những nơi có dầu mỏ và nhiều tài nguyên trên vùng biển, đảo, thềm lục địa. Nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ ViệtNam, ông Trần Công Trục, nói:“Như mọi người biết Năm vừa rồi TQ có rất nhiều hoạt động rất quyết đoán và rất mạnh mẽ, những hành động có thể nói bất chấp luật pháp quốc tế trong hoạt động trên vùng Biển Đông.Tại sao lại có chuyện đó? Theo tôi, đó là những hoạt động đã nằm trong chiến lược của Trung Quốc đã vạch sẵn từ lâu rồi chứ không phải mới bây giờ. Đây là những bước đi được tính toán và sở dĩ gần đây mạnh lên có lẽ họ cũng tính toán tình hình quốc tế và khu vực, và cả trong nội bộ của họ nữa để thực hiện những bước đi đó. Mà theo tôi đó là cũng là một phép thử để xem phản ứng của quốc tế và những nước có quan tâm đến khu vực này như thế nào để họ tính toán trong bước thực hiện các mục tiêu của họ. Đó là thực hiện ý đồ trong việc muốn biến vùng Biển Đông trong khu vực thành vùng mà họ chiếm diện tích gần như hoàn toàn đến 80%, trong đường biên giới mà họ gọi là đường biên giới lưỡi bò”.
Hiện nay, với mưu đồ bành trướng độc chiếm biển Đông, Trung Quốc vẫn không ngừng hăng máu dấn lên để lặp lại hoặc phát sinh những vi phạm cam kết DOC, vi phạm Công ước quốc tế về Luật biển 1982, phản ứng quyết liệt với luật Biển của Việt Nam. Nhà cầm quyền Trung Nam Hải đang khẩn trương để ra luật Biển của Trung Quốc.
BVBThế nhưng, dù ông Hồ Cẩm Đào phát biểu với những lời lẽ “ngọt như mía lùi”, ngay từ ngày đầu năm mới Trung Quốc chính thức triển khai kế hoạch ngăn chặn, lục soát, kiểm tra các tàu nước ngoài trên biển Đông, nhất là khu vực nằm trong “đường Lưỡi Bò”.
Cũng ngày hôm qua (1/1), Trung Quốc đã làm cuộc “Khai trương Nam Hải” cho tàu hải giám cùng máy bay yểm trợ rà quét khắp vùng biển giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc cho tàu hải giám tuần tra vùng tranh chấp ở Biển Đông, chính thức thực thi luật gây tranh cãi trong đó cho phép lực lượng cảnh sát nước này chặn và bắt giữ tàu nước khác ở khu vực tranh chấp mà Bắc Kinh tự nhận là thuộc chủ quyền của mình. Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc (SOA) cho biết, hai tàu hải giám Hải giám 75 và Hải giám 84 dưới sự hậu thuẫn của máy bay trinh sát B-3843 đã tuần tra ở khu vực lãnh hải gần Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông. Vịnh Bắc Bộ là nơi tàu thuyền Trung Quốc nhiều lần quấy nhiễu, gây cản trở đối với tàu thăm dò của Việt Nam.
Trước đó, ngày cùng tháng tận 31/12/2012, tờ Nhật báo "Pháp chế Trung Quốc" đưa tin, diễn đàn "Quyền và lợi ích biển - an ninh và lợi ích quốc gia Trung Quốc" tổ chức tại Bắc Kinh đã bế mạc. Nhiều tướng quân đội và học giả Trung Quốc đã có tham luận xung quan đề tài hiện trạng và thách thức mà Trung Quốc đang "đối mặt trên biển" nhằm biến nước này thành một cường quốc biển.
Ông Tùng cho rằng, Trung Quốc cần phải thống nhất các lực lượng, tăng cường xây dựng đội ngũ "chấp pháp", bảo vệ lợi ích trên biển, tăng cường công tác chuẩn bị cho cuộc đấu tranh đòi chủ quyền Senkaku, chuẩn bị tư tưởng tác chiến lâu dài và chuẩn bị cho hành động.
Một viên tướng khác,Vũ Quế Phốc, cựu Phó phòng Nghiên cứu đại học Quốc phòng Trung Quốc, lon Thiếu tướng nhận định, trọng tâm của chiến lược xây dựng Trung Quốc thành cường quốc về biển là tổng hòa việc xây dựng và phát triển một cách khoa học quyền lợi biển, khai thác biển và phòng vệ trên biển.
Đáng chú ý trong các tham luận tại diễn đàn này, La Viện, một học giả đeo lon Thiếu tướng đã đề cập thẳng một vài vấn đề chiến lược đối với nhóm đảo Senkaku trong khi một viên tướng khác, Đường Dần Sơ, cố vấn cao cấp Học hội chiến lược quốc tế Trung Quốc lại trình bày vấn đề diễn biến tranh chấp chủ quyền Biển Hầu hết giới tướng tá, học giả Trung Quốc tham dự diễn đàn này đều thống nhất đề xuất giới chức Bắc Kinh xây dựng Luật Biển cơ bản của Trung Quốc, thông qua hình thức lập pháp để "cố định" chiến lược xây dựng cường quốc về biển.
Đối với lực lượng "chấp pháp, bảo vệ quyền lợi biển", giới học giả và tướng lĩnh Trung Quốc cho rằng, đến năm 2020 Bắc Kinh phải thống nhất đội ngũ cảnh vệ biển về một mối và giao cho cơ quan hành chính điều hành trong thời bình, nhưng sẽ do Bộ Quốc phòng (Hải quân) Trung Quốc trực tiếp chỉ huy trong thời chiến.
Hiện tại, lực lượng "chấp pháp trên biển" do Trung Quốc lập ra gồm có Tổng đội Hải giám của Cục Hải dương Quốc gia, Cục Ngư chính thuộc Bộ Nông nghiệp, Cảnh sát biển thuộc Bộ Công an, lực lượng Hải quan và lực lượng kiểm tra an toàn hàng hải phụ trách các vấn đề khác nhau trên biển Đông. Tuy nhiên giới truyền thông Trung Quốc không đề cập các nội dung cụ thể.
Trước khi luật Biển Việt Nam có hiệu lực một ngày, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi tại các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và vùng biển tiếp giáp trong Biển Ðông. Người phát ngôn cũng nói rằng bất kỳ đòi hỏi chủ quyền nào do bất kỳ nước nào đưa ra, và bất kỳ hành động nào do bất kỳ nước nào tiến hành liên quan đến chủ quyền lãnh thổ tại các đảo và vùng biển tiếp giáp “đều bất hợp pháp và không có hiệu lực”. Trên thực tế, Bắc Kinh đã tăng cường thêm hai khu trục hạm và chín tàu khác từng được hải quân sử dụng cho việc tuần tra biển.
Trong một tuyên bố cuối tuần qua, bộ Ngoại giao Philippines phản đối việc Trung Quốc điều động tàu “Hải tuần 21” đến Biển Đông. Dư luận quốc tế cũng lưu ý việc tăng cường tàu của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và ở Hoa Đông. Hồi đầu tháng trước một máy bay của Trung Quốc bay trên vùng biển Hoa Đông, điều mà Nhật Bản cho là sự vi phạm không phận Nhật Bản lần đầu tiên xảy ra kể từ năm 1958.
Cách đây hơn 10 năm, tháng 11-2002, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8 nhóm họp tại CPC, Trung Quốc cùng các bên trong khối ASEAN ra “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông”(viết tắt làDOC). Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông và được coi là bước đột phá quan trọng trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việc ký DOC là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là của bốn nước liên quan trực tiếp tranh chấp ởquần đảo Trường Sa trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Theo điều 1trong cam kết này: “Các bên tái khẳng định cam kết của mình đối với các mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác khu vực Đông Nam Á (TAC), với năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình (của Trung Quốc) và những nguyên tắc được thừa nhận phổ biến khác của luật pháp quốc tế được coi là quy tắc căn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước với nhà nước. Điều 3 trong cam kết DOC nêu rõ: “Các bên tái khẳng định sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hoạt động hàng hải và bay trên vùng trời Biển Nam Trung Hoa như đã được minh thị bởi các nguyên tắc được thừa nhận phổ biến trong luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982”. Trong điều 5, quy định cam kết rõ hơn về ứng xử và hành động: “Các bên chịu trách nhiệm thực hiện sự tự chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định, kiềm chế không tiến hành đưa người đến sinh sống trên những hòn đảo hiện không có người sinh sống…”.
Thế nhưng, suốt hơn 10 năm qua, Trung Quốc vẫn không thực hiện đúng những “lời hứa” trong cam kết DOC. Không những thế, mọi nỗ lực của Hiệp hội Đông Nam Á nhằm thúc đẩy Bắc Kinh thực thi lời cam kết đều bị gạt bỏ. TQ không thực hiện đúng theo lập trường không thương thuyết đa phương của mình. Ngoài ra, vì chỉ nhăm nhe lo mở rộng quyền lợi và cả quyền lực trên Biển Đông và cả khu vực, Trung Quốc không ngần ngại dùng ảnh hưởng của mình để tạo ra tình trạng chia rẽ trong ASEAN, giữa các nước có tranh chấp với Trung Quốc và các nước ít dính dáng đến những gay cấn thường trực trên Biển Đông.
Đối với Biển Đông, TQ có ít nhất ba mục tiêu chiến lược từ trung hạn đến dài hạn.
Mục tiêu thứ nhấtlà bảo đảm các lợi ích, đặc biệt là kinh tế, trên Biển Đông, chủ yếu là dầu khí và thuế hàng hải. Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc ngày càng lớn, khi mà phụ thuộc vào dầu thô nhập khẩu đã lên đến 55,2% năm ngoái, cao hơn cả Mỹ (53,5%). Bắc Kinh ngày càng tin rằng sẽ tuyệt vời nếu khai thác được tài nguyên dưới lòng Biển Đông, đường ngắm chính diện là các khu vực mỏ dầu của Việt Nam.
Mục tiêu thứ hailà bảo đảm tuyến đường vận tải trên Biển Đông, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc ngày càng gắn chặt với kinh tế toàn cầu. Trung Quốc đặc biệt phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển đi qua eo biển Malacca - khoảng 60% tàu bè đi qua nút thắt cổ chai này treo cờ Trung Quốc hoặc là đang vận chuyển hàng cho Trung Quốc, việc ngăn chặn, kiểm tra, lục soát đưa ra các quy định do Trung Quốc đặt ra là cần thiết nhất.
Mục tiêu thứ baxa hơn là phát triển mạnh lực lượng hải quân và không quân yểm trợ đánh biển hiện đại, sẵn sàng đối chọi với quân lực Mỹ và nhiều nước khác. Muốn vậy phải ngăn chặn, làm suy yếu các nước trong khu vực, nhất là việc các láng giềng tranh chấp như Việt Nam Malaysia, Philippines, Nhật Bản; răn đe, hạn chế họ mua tàu ngầm và các vũ khí, trang bị hải quân. Theo báo cáo, tàu ngầm là vũ khí thích hợp để phá vỡ các tuyến đường biển huyết mạch, và đây cũng là lý do để Trung Quốc đẩy nhanh sự hiện diện của hải quân trong vùng.
Ông Ernest Z.Bower, Cố vấn cấp cao, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, nhìn nhận: “Nếu xem xét lại một chuỗi hành động gần đây của TQ, có thể thấy rằng nước này không chỉ có một giọng điệu duy nhất về các mục tiêu và ý định của họ tại biển Đông...Nhiều nhà phân tích cho rằng các thông điệp không nhất quán của TQ nằm trong một chiến lược dài hơi của họ về đòi hỏi chủ quyền, trong đó có nỗ lực biến các yêu sách lịch sử thành yêu sách pháp lý. Nếu các nước yếu hơn không phản đối các yêu sách này và đưa ra yêu sách của chính mình, thì theo thời gian, bằng sức mạnh quân sự, bằng phát ngôn cứng rắn và bằng áp lực kinh tế, các yêu sách của TQ sẽ có chỗ đứng pháp lý mạnh hơn.
Trong suốt mấy thập niên qua, từ khi Mỹ rút quân khỏi Đông Dương, thực tế mọi thủ đoạn, cung cách ứng xử và hành động của Trung Quốc trên biển Đông cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc không hề buông mục tiêu, chủ đích chiếm được quyền kiểm soát và thôn tính các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhất là những nơi có dầu mỏ và nhiều tài nguyên trên vùng biển, đảo, thềm lục địa. Nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ ViệtNam, ông Trần Công Trục, nói:“Như mọi người biết Năm vừa rồi TQ có rất nhiều hoạt động rất quyết đoán và rất mạnh mẽ, những hành động có thể nói bất chấp luật pháp quốc tế trong hoạt động trên vùng Biển Đông.Tại sao lại có chuyện đó? Theo tôi, đó là những hoạt động đã nằm trong chiến lược của Trung Quốc đã vạch sẵn từ lâu rồi chứ không phải mới bây giờ. Đây là những bước đi được tính toán và sở dĩ gần đây mạnh lên có lẽ họ cũng tính toán tình hình quốc tế và khu vực, và cả trong nội bộ của họ nữa để thực hiện những bước đi đó. Mà theo tôi đó là cũng là một phép thử để xem phản ứng của quốc tế và những nước có quan tâm đến khu vực này như thế nào để họ tính toán trong bước thực hiện các mục tiêu của họ. Đó là thực hiện ý đồ trong việc muốn biến vùng Biển Đông trong khu vực thành vùng mà họ chiếm diện tích gần như hoàn toàn đến 80%, trong đường biên giới mà họ gọi là đường biên giới lưỡi bò”.
Hiện nay, với mưu đồ bành trướng độc chiếm biển Đông, Trung Quốc vẫn không ngừng hăng máu dấn lên để lặp lại hoặc phát sinh những vi phạm cam kết DOC, vi phạm Công ước quốc tế về Luật biển 1982, phản ứng quyết liệt với luật Biển của Việt Nam. Nhà cầm quyền Trung Nam Hải đang khẩn trương để ra luật Biển của Trung Quốc.
(Bùi Văn Bồng Blog)
Tiền xử lý trăm ngàn tỷ nợ xấu lấy từ đâu?
Điểm mấu chốt quyết định sự phát triển của kinh tế Việt Nam năm 2013
là có xử lý được nợ xấu hay không. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa rõ nguồn
tiền xử lý nợ xấu lấy từ đâu. Một số chuyên gia cho rằng, để xử lý nợ
xấu hàng trăm ngàn tỷ, Việt Nam có thể tận dụng các nguồn tiền vay từ
bên ngoài.
Phải làm rõ tổng nợ xấu
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các khoản nợ xấu được các tổ
chức tín dụng cơ cấu lại tính đến tháng 10/2012 cỡ 250.000 tỷ đồng,
tương ứng 8% dư nợ tín dụng.
Tuy nhiên, trao đổi với PV, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, con số mới nhất mà ông được biết thì nợ xấu ngân hàng tới 400.000 tỷ đồng.
Ông Thiên bày tỏ sự băn khoăn đến nay chưa có con số nợ xấu chính xác của toàn quốc gia, nên bức tranh nợ xấu chưa biết mức độ sáng tối thế nào.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, riêng nợ liên quan bất động sản khoảng trên 1 triệu tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu chưa được bóc tách nhưng chắc chắn không hề nhỏ.
Nợ xấu trong xây dựng cơ bản đang là vấn đề nhức đầu với doanh nghiệp hiện nay.
Tuy nhiên, trao đổi với PV, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, con số mới nhất mà ông được biết thì nợ xấu ngân hàng tới 400.000 tỷ đồng.
Ông Thiên bày tỏ sự băn khoăn đến nay chưa có con số nợ xấu chính xác của toàn quốc gia, nên bức tranh nợ xấu chưa biết mức độ sáng tối thế nào.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, riêng nợ liên quan bất động sản khoảng trên 1 triệu tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu chưa được bóc tách nhưng chắc chắn không hề nhỏ.
Nợ xấu trong xây dựng cơ bản đang là vấn đề nhức đầu với doanh nghiệp hiện nay.
Nhiều chuyên gia gợi ý Việt Nam nên cầu viện nguồn tiền từ bên ngoài để xử lý nợ xấu năm 2013. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Đến hết năm 2011, số tiền nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các chính
quyền địa phương nợ doanh nghiệp lên tới 91.273 tỷ đồng. Xét theo tiêu
chí chính thì nợ của các địa phương là rất lớn, chưa biết khi nào mới
trả được. Vì phần lớn các tỉnh hiện nay vẫn thu không đủ chi.
Tổng nợ xấu thương mại giữa các doanh nghiệp đến nay là bao nhiêu và liên quan đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thế nào, hiện không có cơ quan nào thống kê và đưa ra.
Chỉ tính riêng khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN), theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2011, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 1.292.400 tỷ đồng, nhưng bao nhiêu trong số này là nợ xấu vẫn đang là ẩn số.
Trao đổi với báo chí ngày 27/12, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra, Cơ quan thanh tra giám sát, NHNN, thừa nhận, hiện nợ xấu ở mức đủ lớn, làm ngưng trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự an toàn hệ thống.
Vì vậy cần phải xử lý nhanh. Xử lý nợ xấu chỉ có 2 cách. Một là tăng dự phòng, tăng tài sản đảm bảo. Hai là tích cực tái cơ cấu lại các khoản nợ xấu, thu hồi, cố gắng kìm hãm sự gia tăng nợ xấu.
“Để kiềm chế gia tăng nợ xấu, NHNN đã có Quyết định 780 cho phép các tổ chức tín dụng được phép giữ nguyên nhóm nợ nếu xét thấy khách hàng cơ cấu lại vẫn có thể phát triển tốt. Cùng với đó cũng cho phép các tổ chức tín dụng dùng dự phòng rủi ro để tự xử lý nợ xấu, cơ cấu lại nợ, xử lý tài sản đảm bảo thu hồi”- ông Nghĩa nói.
Tuy nhiên, cách mà ông Nghĩa đưa ra chủ yếu mới giải quyết được vấn đề nội tại của ngân hàng, nhằm tránh rủi ro hệ thống, còn chưa có nhiều ý nghĩa với doanh nghiệp. Vì nợ xấu của DN không xử lý được thì không thể vay vốn mới.
Vay vốn ngoại để xử lý?
Như vậy, để xử lý tổng thể nợ xấu, Việt Nam cần có hàng chục tỷ USD. Trong buổi gặp gỡ báo chí cuối năm, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng thừa nhận chưa biết nguồn tiền xử lý nợ xấu lấy ở đâu, trong khi vẫn buộc phải giải bài toán này.
TS Vũ Đình Ánh cho rằng, vấn đề xử lý nợ phụ thuộc vào việc làm rõ khối nợ xấu cơ cấu thế nào, hiện trạng ra sao. Chừng nào không làm rõ nguyên nhân vì sao nợ xấu lớn như vậy thì sẽ không thể xử lý được, dù chúng ta có đi học kinh nghiệm ở nước ngoài.
Ngay trong việc xác định nợ xấu, ngoài số nợ đã xuất hiện, cần tính tới cả nợ đã được giãn, hoãn và đảo nợ để xác định được các rủi ro tiềm ẩn có thể xuất hiện trong tương lai. Có như vậy mới giải quyết được vấn đề.
Theo TS Trần Đình Thiên, để xử lý các khoản nợ xấu, có thể tính đến những khoản hỗ trợ tài chính từ các tổ chức bên ngoài vì càng để lâu chi phí xử lý càng tăng cao.
“Ngay cả việc lập công ty xử lý nợ xấu cũng còn lâu mới thực hiện được do phải có thủ tục, phải được Quốc hội đồng ý, phải có kế hoạch thực hiện xử lý nợ xấu… trong khi hiện nay chưa có gì thực hiện được.
Nếu định tái cơ cấu thì phải trả lời được câu hỏi tiền ở đâu. Riêng với ngành ngân hàng ở Việt Nam ước tính phải mất 5 tỷ USD để thực hiện tái cơ cấu”- ông Thiên nói.
Đồng quan điểm, TS Lê Đăng Doanh cho rằng phải ưu tiên thực hiện tái cấu trúc nợ của các tập đoàn, tổng công ty song hành cùng với việc tái cấu trúc, xử lý nợ của ngành ngân hàng, dù biết rằng đây là việc rất khó khăn do đòi hỏi có nguồn lực rất lớn về tài chính.
Theo TS Doanh, để giải quyết nợ xấu, cũng có thể “cầu viện“ đến sự hỗ trợ về kỹ thuật và nguồn tiền từ bên ngoài, từ các tổ chức quốc tế để thực hiện tái cơ cấu, xử lý nợ xấu hiện nay.
Việc đi vay các nguồn vốn bên ngoài để thực hiện việc tái cấu trúc là cần thiết do các tổ chức quốc tế cũng quan tâm đến việc này. Họ cũng có thể có sự hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam.
Việc Việt Nam mới đây vay Ngân hàng Thế giới (WB) 300 triệu USD để thực hiện tái cấu trúc các DNNN là số tiền lớn nhưng so với số nợ của các đơn vị hiện nay vẫn quá nhỏ, chưa thể giải quyết được hết các vấn đề. Đặc biệt, không thể tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nếu không giải quyết được "núi nợ" hiện nay.
Tại hội nghị bàn tròn về Dò đáy khủng hoảng kinh tế năm 2013 cuối tuần qua, TS. Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) cho rằng, hiện nợ tồn đọng ở Việt Nam có 3 loại: Trong sản xuất kinh doanh, trong bất động sản, nợ xây dựng cơ bản.
Các khoản nợ này không những liên quan tới tiền mà còn liên quan tới chính sách của từng địa phương, các hình thái nợ và tính pháp lý. Hiện nay bước làm đầu tiên là phải minh bạch để xử lý trong từng vấn đề. “Tiền không thiếu, vấn đề là ý tưởng, lòng tin, minh bạch và chính sách nhất quán.
Tôi tin nếu giải quyết được những điều này chúng ta có thể giải quyết được vấn đề nguồn vốn: Có lẽ là từ các ngân hàng, từ các doanh nghiệp và từ các tổ chức tài chính quốc tế...
Ngoài ra, chính sách phải nhất quán và thực sự bắt tay vào công cuộc cải cách nền kinh tế (bên cạnh xử lý nợ xấu, ngân hàng yếu kém thì phải điều chỉnh cả khu vực DNNN, đầu tư công)” - ông Thành nói.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, trong năm 2013, NHNN sẽ đưa ra khoảng 100.000-150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu, chủ yếu tập trung xử lý nợ xấu liên quan đến bất động sản ngay trong quý 2 và quý 3 năm 2013.
Đồng thời sẵn sàng cung ứng khoảng 20.000 - 40.000 tỷ đồng hỗ trợ người mua nhà với lãi suất hợp lý khoảng 8% trong thời hạn 5-10 năm và sẵn sàng hỗ trợ cho các dự án phục vụ mục đích này...
Tổng nợ xấu thương mại giữa các doanh nghiệp đến nay là bao nhiêu và liên quan đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thế nào, hiện không có cơ quan nào thống kê và đưa ra.
Chỉ tính riêng khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN), theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2011, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 1.292.400 tỷ đồng, nhưng bao nhiêu trong số này là nợ xấu vẫn đang là ẩn số.
Trao đổi với báo chí ngày 27/12, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra, Cơ quan thanh tra giám sát, NHNN, thừa nhận, hiện nợ xấu ở mức đủ lớn, làm ngưng trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự an toàn hệ thống.
Vì vậy cần phải xử lý nhanh. Xử lý nợ xấu chỉ có 2 cách. Một là tăng dự phòng, tăng tài sản đảm bảo. Hai là tích cực tái cơ cấu lại các khoản nợ xấu, thu hồi, cố gắng kìm hãm sự gia tăng nợ xấu.
“Để kiềm chế gia tăng nợ xấu, NHNN đã có Quyết định 780 cho phép các tổ chức tín dụng được phép giữ nguyên nhóm nợ nếu xét thấy khách hàng cơ cấu lại vẫn có thể phát triển tốt. Cùng với đó cũng cho phép các tổ chức tín dụng dùng dự phòng rủi ro để tự xử lý nợ xấu, cơ cấu lại nợ, xử lý tài sản đảm bảo thu hồi”- ông Nghĩa nói.
Tuy nhiên, cách mà ông Nghĩa đưa ra chủ yếu mới giải quyết được vấn đề nội tại của ngân hàng, nhằm tránh rủi ro hệ thống, còn chưa có nhiều ý nghĩa với doanh nghiệp. Vì nợ xấu của DN không xử lý được thì không thể vay vốn mới.
Vay vốn ngoại để xử lý?
Như vậy, để xử lý tổng thể nợ xấu, Việt Nam cần có hàng chục tỷ USD. Trong buổi gặp gỡ báo chí cuối năm, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng thừa nhận chưa biết nguồn tiền xử lý nợ xấu lấy ở đâu, trong khi vẫn buộc phải giải bài toán này.
TS Vũ Đình Ánh cho rằng, vấn đề xử lý nợ phụ thuộc vào việc làm rõ khối nợ xấu cơ cấu thế nào, hiện trạng ra sao. Chừng nào không làm rõ nguyên nhân vì sao nợ xấu lớn như vậy thì sẽ không thể xử lý được, dù chúng ta có đi học kinh nghiệm ở nước ngoài.
Ngay trong việc xác định nợ xấu, ngoài số nợ đã xuất hiện, cần tính tới cả nợ đã được giãn, hoãn và đảo nợ để xác định được các rủi ro tiềm ẩn có thể xuất hiện trong tương lai. Có như vậy mới giải quyết được vấn đề.
Theo TS Trần Đình Thiên, để xử lý các khoản nợ xấu, có thể tính đến những khoản hỗ trợ tài chính từ các tổ chức bên ngoài vì càng để lâu chi phí xử lý càng tăng cao.
“Ngay cả việc lập công ty xử lý nợ xấu cũng còn lâu mới thực hiện được do phải có thủ tục, phải được Quốc hội đồng ý, phải có kế hoạch thực hiện xử lý nợ xấu… trong khi hiện nay chưa có gì thực hiện được.
Nếu định tái cơ cấu thì phải trả lời được câu hỏi tiền ở đâu. Riêng với ngành ngân hàng ở Việt Nam ước tính phải mất 5 tỷ USD để thực hiện tái cơ cấu”- ông Thiên nói.
Đồng quan điểm, TS Lê Đăng Doanh cho rằng phải ưu tiên thực hiện tái cấu trúc nợ của các tập đoàn, tổng công ty song hành cùng với việc tái cấu trúc, xử lý nợ của ngành ngân hàng, dù biết rằng đây là việc rất khó khăn do đòi hỏi có nguồn lực rất lớn về tài chính.
Theo TS Doanh, để giải quyết nợ xấu, cũng có thể “cầu viện“ đến sự hỗ trợ về kỹ thuật và nguồn tiền từ bên ngoài, từ các tổ chức quốc tế để thực hiện tái cơ cấu, xử lý nợ xấu hiện nay.
Việc đi vay các nguồn vốn bên ngoài để thực hiện việc tái cấu trúc là cần thiết do các tổ chức quốc tế cũng quan tâm đến việc này. Họ cũng có thể có sự hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam.
Việc Việt Nam mới đây vay Ngân hàng Thế giới (WB) 300 triệu USD để thực hiện tái cấu trúc các DNNN là số tiền lớn nhưng so với số nợ của các đơn vị hiện nay vẫn quá nhỏ, chưa thể giải quyết được hết các vấn đề. Đặc biệt, không thể tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nếu không giải quyết được "núi nợ" hiện nay.
Tại hội nghị bàn tròn về Dò đáy khủng hoảng kinh tế năm 2013 cuối tuần qua, TS. Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) cho rằng, hiện nợ tồn đọng ở Việt Nam có 3 loại: Trong sản xuất kinh doanh, trong bất động sản, nợ xây dựng cơ bản.
Các khoản nợ này không những liên quan tới tiền mà còn liên quan tới chính sách của từng địa phương, các hình thái nợ và tính pháp lý. Hiện nay bước làm đầu tiên là phải minh bạch để xử lý trong từng vấn đề. “Tiền không thiếu, vấn đề là ý tưởng, lòng tin, minh bạch và chính sách nhất quán.
Tôi tin nếu giải quyết được những điều này chúng ta có thể giải quyết được vấn đề nguồn vốn: Có lẽ là từ các ngân hàng, từ các doanh nghiệp và từ các tổ chức tài chính quốc tế...
Ngoài ra, chính sách phải nhất quán và thực sự bắt tay vào công cuộc cải cách nền kinh tế (bên cạnh xử lý nợ xấu, ngân hàng yếu kém thì phải điều chỉnh cả khu vực DNNN, đầu tư công)” - ông Thành nói.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, trong năm 2013, NHNN sẽ đưa ra khoảng 100.000-150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu, chủ yếu tập trung xử lý nợ xấu liên quan đến bất động sản ngay trong quý 2 và quý 3 năm 2013.
Đồng thời sẵn sàng cung ứng khoảng 20.000 - 40.000 tỷ đồng hỗ trợ người mua nhà với lãi suất hợp lý khoảng 8% trong thời hạn 5-10 năm và sẵn sàng hỗ trợ cho các dự án phục vụ mục đích này...
Theo TPO
(Bùi Văn Bồng Blog)
Kami - Sự tồn tại của phe đối lập là giải pháp cho sự chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn hòa
Theo tin báo chí cho biết, tại Hội nghị Công an toàn quốc chiều
17.12.2012 vừa qua, phát biểu tại hội nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
yêu cầu lực lượng công an phải ngăn chặn âm mưu gây bạo loạn, không để
nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược
lợi ích của đất nước, nhân dân.
Trong điều kiện thể chế chính trị ở Việt nam theo chế độ một đảng chính
trị duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội được khẳng định
tại điều 4 Hiến pháp kể từ năm 1980 trở lại đây, mà thực chất là mộ
hành động thủ tiêu mâu thuẫn trong chính trị. Sau một quá trình 32 năm
áp dụng chế độ độc đảng, các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và đạo
đức ở Việt nam hiện nay đã cho thấy sự bất cập của nó trong việc giải
quyết các mâu thuẫn để tạo động lực cho sự phát triển. Nếu bỏ qua các
yếu tố chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, nhân dân thì sự có
mặt của các tổ chức chính trị đối lập là một yếu tố cần thiết nhằm hòa
thiện cơ chế điểu chỉnh và cân bằng quyền lực nhà nước.
Về mặt khoa học, trong triết học Mác - Lênin, một trong ba quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất đó là quy
luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy
luật mâu thuẫn. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận
động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn
và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện
tượng. Đồng thời theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì đối
lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy
định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, chúng luôn tồn tại một
cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Sự tồn
tại các mặt đối lập là khách quan trong là quy luật tất yếu của tự
nhiên, không thể và không có cánh gì có thể loại bỏ được. Và cũng theo
Engels hai mặt của đối lập sẽ tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại
trong một sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập
chính là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại song song và giữa chúng bao giờ
cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự
đồng nhất của các mặt đối lập.
Quy luật mâu thuẫn cho thấy mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những
mặt, những khuynh hướng đối lập để tạo thành những mâu thuẫn trong bản
thân của nó, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc
của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi cái mới ra đời.
Hay nói một cách khác mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. Hay nói
một cách khác, thì phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập, thông
qua đó sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình
thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, trong sự vận động
và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính
thay đổi, khi mâu thuẫn đã được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật
mới ra đời và lại nảy sinh các mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại được
triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn
luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Do vậy, chính sự đấu tranh của các
mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập - giải quyết mâu
thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Nếu mâu thuẩn
không được giải quyết, nghĩa là các mặt đối lập không chuyển hóa thì
không có sự phát triển. Và theo ông Hồ Chí Minh trong cuốn "Sửa đổi lối
làm việc" thì cho rằng “Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải
quyết tức là có vấn đề. Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái
gốc của mâu thuẫn là vấn đề gì. Phải điều tra, phải nghiên cứu các mâu
thuẫn đó. Phải phân tích rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là
mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ. Phải đề ra cách giải quyết".
Dẫn chứng như vậy để thấy suy nghĩ của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là
phản khoa học và trái ngược với tư tưởng Hồ Chí Minh, vì nó sự triệt
tiêu và thủ tiêu mâu thuẫn. Đồng nghĩa với việc thủ tiêu sự phát triển.
Cũng có người lý luận rằng mâu thuẫn trong xã hội có hai loại, mâu thuẫn
đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Vậy đối lập chính trị có phải
là mâu thuẫn đối kháng hay không? Điều này nên được hiểu như thế nào cho
đúng? Trước hết, mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những nhóm
người, có lợi ích cơ bản đối lập nhau, còn mâu thuẫn không đối kháng là
mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với
nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời. Ví dụ
như đối với nhóm người yêu nước biểu tình chống Trung quốc trong thời
gian qua, việc làm của họ có thể không phù hợp với đường lối ngoại giao
của chính quyền trong việc xử lý các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
Nhưng nó chỉ là mâu thuẫn cục bộ và tạm thời. Không thể coi họ là những
mầm mống của các nhóm chính trị đối lập và dùng biện pháp đối kháng để
trấn áp họ. Điều đó cho thấy, việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và
không đối kháng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định đúng
phương pháp để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên giải quyết mâu thuẫn đối
kháng phải dùng phương pháp đối kháng thậm chí phải dùng đến bạo lực.
Nói đến sự tồn tại của đối lập chính trị là người ta dễ nghĩ đến đa
nguyên và đa đảng chính trị. Ở Việt nam hình như người ta rất sợ từ “đa
nguyên”. Vậy liệu đa nguyên chính trị có thực sự ghê gớm như chúng ta
suy nghĩ hay không? Thực ra thể chế chính trị đa nguyên đã tồn tại cùng
với nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa từ trước ngày đầu lập thành lập.
Đó là Mặt trận Việt Minh là một tập hợp của các đảng phái chính trị cho
mục tiêu giành độc lập dân tộc từ 1941 đến 1945 do đảng CS Đông dương
lãnh đạo. Hay Quốc hội nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa khóa I là một Quốc
hội đa đảng phái, rồi phải kể tới Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam và Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng là một
tập hợp thống nhất đa nguyên chính trị, tập hợp của các chính khách và
trí thức yêu nước ngoài Đảng Cộng sản ở miền Nam trong giai đoạn1960 đến
1975. Đặc biệt là sự tồn tại liên tục cho đến năm 1987 của hai đảng Dân
chủ của ông Nghiêm Xuân Yêm và đảng Xã hội của ông Nguyễn Xiển, mà họ
vẫn sát cánh cùng Đảng Cộng sản trong suốt quá trình tranh đấu giành độc
lập dân tộc và phát triển đất nước trong nhiều thập kỷ. Dãn chứng các
vấn đề trên, để cho mọi người cùng thấy đa nguyên chính trị là một vấn
đề tích cực và đã trở thành biểu tượng của một hệ thống chính trị mà
trong đó nhân dân đóng vai trò làm chủ nhà nước và xã hội. Đa nguyên
chính trị đã từng tồn tại và đã góp phần trong sự nghiệp cách mạng của
đảng CSVN lãnh đạo.
Đa nguyên chính trị cũng như vậy, nó là sự tồn tại hợp pháp của các tổ
chức chính trị có các đường lối, cương lĩnh chính trị khác nhau trong
việc điều hành nhà nước và giám sát công việc của bộ máy chính quyền
thông qua hệ thống nghị trường. Ở đó các đảng chính trị căn cứ vào sự
tín nhiệm của cử tri để nắm quyền lực điều hành và giám sát hoạt động
của nhà nước. Các đảng phái nắm quyền điều hành bộ máy hành pháp được
gọi là phe chính phủ và các đảng phái khác còn lại sẽ làm nhiệm vụ giám
sát sự hoạt động của chính phủ đó là phe đối lập. Phe đối lập là phe
ngoài chính phủ có ba đặc điểm, đó là sự bất đồng về chính trị, có tính
cách tập thể và có tính cách hợp pháp. Nghĩa là, hiện tượng đối lập chỉ
có, khi nào sự phản kháng ấy được chính trị hóa thông qua một chính đảng
đối lập và hoạt động theo phương châm bất bạo động. Một trong những
nguyên tắc của nền chính trị Dân chủ là chấp nhận tiếng nói của đa số là
quyết định cuối cùng và tôn trọng lắng nghe ý kiến của thiểu số. Vai
trò của phe đối lập trong chính trị Dân chủ cũng vậy, phe đối lập ngoài
vai trò chính là hạn chế và kiểm soát chính quyền. Đây là một trong
những hoạt động cốt yếu của đối lập ở bất cứ lúc nào trong cuộc sinh
hoạt chính trị. Bên cạnh đó phe đối lập còn phải thực hiện vai trò hợp
tác với chính quyền, một điều tưởng chừng như vô lý, nhưng đó là khía
cạnh tích cực của vai trò đối lâp. Cần phải hiểu rằng đối lập không phải
là lực lượng luôn luôn chống đối chính quyền, mà đối lập nếu hoạt động
hiệu quả sẽ trở thành một lực lượng tích cực mang tính cách xây dựng.
Khi ấy, đối lập và chính quyền là hai mặt của một vấn đề, đồng thời nó
là yếu tố căn bản đảm bảo sự kiểm soát và cân bằng quyền lựccủa thể chế
chính trị trong chính thể Dân chủ. Qua đó cho thấy cái lợi của chính
quyền là duy trì sự hiện hữu của đối lập.
Một phe đối lập có tổ chức, có hệ thống đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc buộc chính quyền phải cân nhắc, thận trọng khi ban hành một
chủ trương, một chính sách để thay đổi cho chính sách chính quyền khi
thông qua Quốc hội. Đồng thời thông qua các phiên chất vấn chính phủ của
phe đối lập cũng là dịp cho các thành viên chính phủ minh bạch, công
khai các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Nhưng đáng tiếc, ở những
quốc gia độc tài, nơi mà nhà cầm quyền luôn cho rằng sự có mặt của phe
đối lập sẽ tạo ra tình trạng chính trị mất ổn định. Nhưng họ không hiểu
rằng trong những quốc gia mà đối lập vắng mặt, các nhà lãnh đạo độc tài
luôn luôn lo ngại cho tương lai chính trị của họ. Họ luôn lo sợ những
cuộc cách mạng, những cuộc chính biến để lật đổ họ và tiếp theo là những
cuộc trả thù đẫm máu. Mà những kẻ độc tài hoàn toàn không hiểu rằng sự
có mặt của phe đối lập trong thể chế chính trị Dân chủ, đó là một đất
nước có thể xoay chiều, thay đổi thể chế chính trị mà không gây nên sự
xáo trộn hay gián đoạn các sinh hoạt chính trị. Phe đối lập hôm nay là
chính phủ của ngày mai, đối lập tượng trưng sự tin tưởng vào định chế
quốc gia, đối lập duy trì sự liên tục của chính quyền. Trong thể chế
chính trị dân chủ thì những nhà lãnh đạo (nếu không vi phạm pháp luật)
sẽ trở thành một công dân bình thường khi sự tín nhiệm của họ đối với
nhân dân đã hết, khi nhân dân không muốn dùng họ nữa.
Nếu hiểu như thế, sẽ cho thấy việc chính quyền Việt nam khởi đầu với
việc chấp nhận đối lập trong nghị trường đồng nghĩa với việc chấp nhận
đa nguyên, sẽ là bước khởi đầu mang tính đột phá trong việc cải cách thể
chế chính trị, từ độc tài toàn trị sang thể chế Dân chủ. Trước khi tiến
hành một cuộc cải cách toàn diện, đặc biệt là vấn đề cải cách tư pháp
làm nền tảng cho việc hình thành một hệ thống lật pháp cho một nhà nước
pháp quyền. Đây cũng là điều kiện đảm bảo một sự chuyển đổi ôn hòa, lành
mạnh không đổ máu và chắc chắn đảng CSVN sẽ vẫn nắm giữ vai trò lãnh
đạo bộ máy hành pháp. Nhưng việc chuyển đổi nhận thức của các vị lãnh
đạo đảng CSVN để đi đến việc quyết định chấp nhận đối lập là một việc
hết sức khó khăn, bởi nó không chỉ dừng lại ở mức độ bản thân họ hy sinh
quyền lợi cá nhân trong vấn đề tiền tài và quyền lực. Mà nó đòi hỏi một
trình độ nhận thức và giác quan chính trị, đây có lẽ là vấn đề khó khăn
hơn cả bởi họ (những người lãnh đạo cộng sản) có một trình độ học vấn
quá thấp và họ không có ý thức thường xuyên nâng cao nhận thức của bản
thân. Đó chính là lý do vì sao ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại có các
quyết định hết sức ấu trĩ và phản khoa học. Các quyết định đó đã và đang
đi ngược lại quy luật phát triển tư nhiên của xã hội loài người, cũng
như lý luận của Chủ nghĩa Mark - Lenin. Đặc biệt là riết học duy vật
biện chứng của Engels.
Vạn vật trong tự nhiên và xã hội đều có hai mặt đối lập nhau song song
tồn tại và là hai mặt của một vấn đề, cũng như nếu có ánh sáng là do có
bóng tối, có nóng là do có lạnh, có âm là do có dương v.v... Triệt tiêu
đối lập là một hành động phản quy luật khách quan và thể hiện sự ấu trĩ
về nhãn quan chính trị. Để kết thúc bài viết, xin được trích lời của cố
GS Nguyễn Văn Bông khi nói về tầm quan trọng của đối lập trong một định
chế chính trị hoàn hảo như sau “Trong lĩnh vực chính trị và xã hội, sự
hoàn hảo của một định chế chính trị là kết quả của kinh nghiệm. Làm sao
hy vọng một nhận thức khá cao của quần chúng, nếu hôm nay không có học
tập hướng về Dân Chủ? Không phải nhất thiết áp dụng tất cả những gì đã
có hay đang có ở Tây Phương. Thực tại chính trị xã hội văn hóa của mỗi
nước là yếu tố căn bản. Nhưng điều kiện tối thiểu phải có để đối lập
được phép khởi đầu và phát triển.”
Khai bút đầu năm, 02 tháng 1 năm 2013
© Kami(RFA Blog's)
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
Minh Diện - Chìa tay thay chìa khóa
Thà hy sinh quyết giữ đảo Gạc Ma |
Mấy người lính già ngồi với nhau trong cái quán lợp lá dừa nước trên bờ sông Sài Gòn.
Buổi chiều cuối năm. Lòng sông hất nắng gió lên, xơ xác những mái đầu bạc. Một đĩa ốc, một bình rượu đế Gò Đen. Những gương mặt một thời trai trẻ nay đã quắt lại. Những câu chuyện chiến tranh, những mất mát hy sinh, và những bức xúc hôm nay, nói với nhau cùng ly rượu đắng.
Dòng sông vẫn cuộn chảy mang theo từng đám lục bình ra biển. Nhìn dòng sông chảy xiết, cảm thấy như thời gian trôi nhanh hơn. Quá khứ bỗng hiện trước mắt mình. Một quá khứ oai hùng, hào sảng đã mất! Cảm giác đó nhân lên khi nhìn bờ Bắc, bức tượng Trần Hưng Đạo trên bến Bạch Đằng đỏ rực trong ráng chiều, oai nghiêm chỉ tay xuống dòng sông như đang nói: “Non sông này ta để lại cho các người, các người không lo gìn giữ, lại quay ngọn giáo mà đi theo kẻ thù thì mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa!”.
Thiếu tá hải quân Lê Văn Thụy, kể lại giờ phút cuối cùng cùa Thiếu úy Trần Văn Phương trên đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988. Nước mắt người lính hải quân già chảy đầm đìa, giọng anh ngẹn lại:
- Hôm đó, khi bọn Trung quốc tràn lên đảo, hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh đang ôm lá cờ Tổ quốc. Chúng đâm lưỡi lê vào ngực Nhanh và bắn anh. Trước khi ngã xuống, Nhanh kịp trao cờ cho thiều úy Trần Văn Phương. Bọn lính Trung Quốc nhào tới giật lá cờ, Phương chống cự quyết liệt, chúng bắn một tràng AK vào ngực Phương. Anh vẫn nắm chặt cán cờ phất lên, nói với đồng đội: “ Thà chết không chịu mất đảo. Hãy lấy máu mình tô thắm cờ truyền thống Quân chủng hải quân Việt Nam!”.
Đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa bị Trung quốc chiếm từ ngày hôm đó cúng với đảo Cô Lin, thiếu úy Trần Văn Phương cùng 63 chiến sỹ Hải quân nhân dân hy sinh ở đó. Những người chiến sỹ anh hùng ấy không tiếc thân mình quyết bảo vệ biển đảo Tổ quốc giờ như bị lãng quên.
Mười bốn năm trước, cách Trường Sa không xa, các chiến sỹ Hải quân Việt Nam cộng hòa cũng đã anh dũng chiến đấu với bọn lính Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Trung tá Ngụy Văn Thà cũng cất tiếng nói dõng dạc, “Thà chết bảo bảo vệ lãnh tổ quốc gia không hàng giăc!” trước khi tuẫn tiết. Hơn 80 người con của nhân dân Việt Nam hy sinh ở đó chẳng những bị quên lãng mà còn bị mang tiếng là ngụy! Thât trớ trêu khi lịch sử phải ghi nhận sự lộn sòng đánh lận con đen giữa bạn thù!
Hoàng Sa và mấy đảo Trường Sa giờ đây Trung Quốc vẫn chiếm đóng, đang đổ tiền xây dựng thành phố gọi là Tam Sa, cũng như ở biên giới phía Bắc, chúng chiếm hơn 60 km2 sau cuộc xâm lược thánh giêng 1979…
Thiếu úy Nguyễn Văn Thức, người lính trực tiếp tham gia chiến đấu ở thị xã Lạng Sơn năm 1979, hồi tưởng lai:
-Xe tăng Trung Quốc bị bắn cháy năm sáu chiếc ở cửa ngõ thị xã, có những chiếc vướng mìn lật nhào buộc chúng nó phải chùn lại. Nhưng sau đó bọn nội gián là người Hoa trong thị xã ra dẫn đường cho xe tăng tránh bãi mìn và những ổ phục kích của ta. Những tên nội gián Trung Quốc gọi là “đội quân thứ năm” thuộc lòng ngõ ngách thị xã, chỉ cho xe tăng từng mục tiêu để chúng bắn hạ. Đi đến đâu chúng ủi sập nhà cửa, bắn giết dân mình tới đó. Bọn lính sơn cước trọc đầu vô cùng hung ác như thổ phỉ gặp người nào giết người đó.
Thức kể lại những ngày thị xã Lạng Sơn bị quân Trung Quốc chiếm đóng, anh và đồng đội đưa dân đi sơ tán, chỗ nào cũng thấy xác người. Bọn lính Trung Quốc không bắn mà giết người bằng lưỡi lê. Có những đứa trẻ năm sáu tuồi cũng bị chúng đâm ba bốn nhát vào ngực. Có người mẹ ôm con bị chúng đâm thấu lưỡi lê qua hai người. Bọn lính sơn cước giết người rồi cắt lỗ tai về tính công lĩnh thường…
Nguyễn Thanh Hùng, chuẩn úy, nói tháng 5-1979 đơn vị anh đang ở Kông pông chàm, Campuchia được lệnh hành quân ra biên giới phía Bắc. Đơn vị đi tới đâu cũng gặp người dân di tản …
Những chuyện xảy ra mấy chục năm, giờ nghe kể lại vẫn thấy như đang diễn ra trước mặt.
Thanh Trúc, nguyên nữ diễn viên của Đoàn văn công quân giải phóng cất tiếng hát: “Đoàn quân lại đi, đi về biên giới, ngược từ biên giới về những bầy trẻ nhỏ…! ‘.
Tất cả hát theo chị Thanh Trúc. Những giọng hát khàn khàn bị đứt hơi thoát ra từ nỗi niềm chất chứa trong tim, nghe đắng đuốt. Những cựu chiến binh lâu ngày mới gặp nhau bỗng thấy mình như trẻ lại, thấy gần gũi nhau hơn, nhẽ ra phải vui, bàn chuyện con cháu trưởng thành, nhưng lại chỉ nói về đồng đội đã hy sinh, về sự mất còn của đất nước. Tình cảm của người lính đối với Tổ Quốc, với nhân dân, với đồng đội như lò than âm ỉ, gặp gió là bùng cháy lên !
Thượng tá Võ Thưởng nguyên tiểu đoàn trưởng pháo phòng không sư đoàn 367, uống ực một ly rượu, chém mạnh tay xuống bàn, giọng nói đanh lại như ngày nào ra lệnh cho lính bắn máy bay trên bầu trời Hà Nội:
-Tại sao suốt một năm không có ngày kỷ niệm nào dành cho đồng đội chúng ta ở Hoàng Sa, Trường Sa, ở biên giới phía Nam, phía Bắc? Tại sao vậy ?
Ông quay sang tôi :
- Mầy có biết bao nhiêu lính mình hy sinh ở biên giới phía Nam, phía Bắc không?
Tội nói:
- Ơ Campuchia 25.300 người chết, 55.000 người bị thương...
- Biên giới phía Bắc bao nhiêu?
- Còn tù mù chưa rõ lắm!
Thượng tá Thưởng nổi cáu:
- Con người chứ có phải con kiến đâu mà tù mù? Hơn ba chục năm rồi ? Hình như bây giờ người ta cố tình quên cuộc chiến tranh đó, quên đồng đội chúng ta?
Chuần úy Nguyễn Thanh Hùng nói:
- Khi đơn vị tôi lên Vị Xuyên, nghe nói có tiểu đoàn hy sinh hết. Hồi đó đã nghe nói mấy chục ngàn thương vong rồi.
Thiếu tá Lê Văn Thụy nói:
- Tôi đã xem bộ phim “Thị xã trong tầm tay” nói về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Nhưng bấy giờ nghe nói cấm chiếu. Làm như vậy con cháu mình quên công lao cha ông là phải rồi. Hơn tám mươi người lính Việt Nam cộng hòa hy sinh ở Hoàng Sa lơ đi đã đành, 64 chiến sỹ mình ở Trường Sa cũng bị lơ luôn, hàng chục ngàn lính hy sinh ở Cao Bắng, Lạng Sơn, Lào Cai cũng lơ nốt là sao?
Thượng tá Thưởng dốc cạn ly rượu nữa:
- Đ.má ! Hôm rồi tao ngó dô cái mạng Internet, thấy cái bia căm thù bị đập bỏ tức muốn ứa máu! Tao hỏi mầy, thằng Trung Quốc nói dạy cho Viêt Nam một bài học chớ không thèm chiếm dủ chỉ một tấc đất của Việt Nam có láo không? Biển đảo mình nó chiếm, biên giới mình nó lấn mà nói không tham một tấc đất của mình, mà vẫn nói đồng chí tốt, láng giềng tốt con mẹ gì mầy?
Trung Quốc xưa đến nay có bao giờ muốn làm đồng chí tốt, láng giềng tốt với Việt Nam đâu? Từ ngàn năm họ đã muốn thôn tính Việt Nam, đó là bản chất dân tộc của họ, hết đời này qua đời khác, hết chế độ này đến chế độ khác nung nấu tham vọng đó. Gần nhất, cuộc xâm lược Việt Nam ngày 17-2-1979, cũng vậy. Nó đã được Đặng Tiểu Bình tính toán, thông đồng với Mỹ từ năm 1974, khi Việt Nam còn đang vùi đầu vào cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Năm ấy, trong chuyến thăm Mỹ, từ ngày 6 đến ngày 14-4, với cam két “ không xưng bá”, phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình, trở thành bạn của Kissinger và được Tổng thống G. Carter dành cho tình cảm đặc biệt.
Carter nói với Đặng : “Ngày mùng một tết cổ truyền của Trung Quốc là ngày thần linh mở cửa, dẹp hết hận thù. Việc ông chọn ngày đó sang đây là có ý nghĩa như vậy. Từ thời khắc này, Mỹ- Trung là bạn, mở cánh cửa đóng kín !”.
Chuyến đi ấy Đặng đã trút bỏ khẩu hiệu “Lấy đấu tranh giai cấp làm triết lý!” thay vào đó là khẩu hiệu: “ Trung hoa phồn vinh”.
Đặng đã tìm thấy chìa khóa mở cửa cho sự tăng trưởng của Trung Quốc, là không mâu thuẫn với chủ nghĩa tư bản, mà lấy tư bản làm động lực phát triển kinh tế. Để giành được cái chìa khóa đó, Đặng lấy Việt Nam làm vật thế chấp. Đặng hứa với G, Carter cắt viện trợ vũ khí cho Việt Nam, ép Việt Nam chấp nhận những điều kiện do Mỹ đưa ra trong đàm phán Pari. Bấy giờ Mỹ đang sa lầy, muốn rút chân ra khỏi Việt Nam trong danh dự, cái mồi Đặng đưa ra vô cùng hấp hẫn G.Carter!
Nhờ con mồi Việt Nam, Đặng câu được con cá khổng lồ: Mỹ dành cho Trung Quốc những hợp đồng béo bở về thương mại, đầu tư, cử chuyên gia sang tái cấu trúc ngành ngân hàng Trung Quốc, giải toả sự mặc cảm một bộ phận Hoa kiều giàu có để họ bỏ tiền đầu tư vào đại lục. Người ta nói chuyến đi Mỹ ấy Đặng không chỉ mang về 200 chiếc bánh sừng bò tặng cho chiến hữu của mình mà biến Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế.
Với thành công đó Đặng Tiểu Bình đã được phục hồi tất cả các chức vụ vào năm 1977, tham vọng biến Trung Quốc thành siêu cường cháy lên trong cặp mắt ti hí dưới cái vành mũ cao bồi mua từ Mỹ…
Đặng muốn đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, nhưng vấp phải tư tưởng tả khuynh từ cuộc cách mạng văn hóa còn khuynh loát trong đảng . Hoa Quốc phong nắm quyền cao nhất vẫn chủ trương duy trì lý luận thực tiễn theo nguyên tắc “ Phàm là!”. Quân đội nhiều tướng lĩnh chưa ủng hộ Đặng.
Muốn mở cửa phải đạp đổ các chướng ngại. Cụ thể là phài dẹp bỏ đường lối: “Phàm là”! Phàm là quyết sách của Mao Trạch Đông chúng ta phải thực hiện ! Phàm là, chỉ thị của Mao Trạch Đông chúng ta phải kiên quyết bảo vệ!”.
Muốn phá, phải có sự ủng hộ của giới cựu tướng soái quân đội. Đặng đã tìm kiếm sự ủng hộ này bằng cuộc chiến tranh. Và Đặng chọn mục là Việt Nam. Cái “ổ khóa” để Đặng tra chìa là Việt Nam vốn đã mấy nghìn năm ngập tràn đau thương, máu và nước mắt chảy thành sông.
Cuối 1975, Trung Quốc viện trợ cho Khmer đỏ 500 triệu đô la và đưa sang Campuchia 35.000 cố vấn quân sự, huấn luyện tới cấp trung đội, chỉ đạo đánh Việt Nam. Việt Nam phải tự vệ bằng chiến lược phản công, đẩy cuộc chiến tranh sang Camphuchia.
Năm 1979, Đặng Tiểu Bình lấy cớ Việt Nam xâm lược Campuchia để “dạy cho Việt Nam một bài học. Cuộc chiến tranh bẩn thỉu của Đặng nhằm mục đích giài quyết nôi bộ được mang danh nghĩa trả đũa Việt Nam xâm lược Campuchia!
Phát động cuộc chiến tranh đó Đăng vừa giải quyết mâu thuẫn trong nước vừa lấy lòng Mỹ. Với mối hận thù với Việt Nam sau thất bại 1975, Mỹ ủng hộ cuộc chiến tranh này của Trung Quốc, dù trên thế giớ đồng loạt phản đối.
Đăng Tiểu Bình đã sử dụng 32 sư đoàn bộ binh,6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn pháo binh,550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.200 súng cố, 1700 máy bay, 200 tàu chiến với 300.000 quân chủ lực và 215.000 dân quân, giao cho hai viên tướng là Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí chỉ huy. Đây là cuộc huy động binh lực lớn thứ hai sau cuộc chiến tranh Triều Tiên do đích thân Mao phát động.
Cuộc xâm lược tàn bạo này quân Trung Quốc đã triệt hạ 320 xã, một thành phố, 735 trường học, 428 bệnh viện, giết hại hàng trăm ngàn đồng bào ta, làm 3,5 triệu người dân mất nhà cửa.
Về phía Trung Quốc 62.000 tên lính phải bỏ mạng tại Viêt Nam, lót đường cho Đặng Tiểu Bình lật đổ phái Hoa Quốc Phong, nắm trọn quyền cai trị Trung Quốc, thực hiện “Tư bản hóa trong màu áo cộng sản” lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, đối đầu với lực lượng khổng lồ với chiến thuật "biển người" của Trung Quốc, chúng ta có các sư đoàn 316A, 346, 325, 345, 326; các trung đoàn 141,147,148,197, trung đòan 68 pháo binh, các đơn vị địa phương 121, 192, 254, 95, 741…
Mười ngày dữ dội nhất của cuộc chiến tranh trải dài trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới phía Bắc, có những giao điểm vô cùng ác liệt như Vị Xuyên, thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, đặc biệt các cao điểm 1059, 1032. Có những trận địa cán bộ chiến sĩ ta đã anh dũng chiến đấu đến người cuối cùng, nhưng con số thương vong đến bây giờ vẫn chưa được cống bố chính thức…Thế mà, chỉ một Hội nghị Thành Đô "hỷ hỷ-hảo hảo" "ní ngộ - huynh đệ", từ “chìa khóa” Đặng đã tráo trở rât nanh sang “chìa tay”! Hội nghị của một bên tráo trở và một bên nông cạn cả tin, đớn hèn, mất cảnh giác! Họ "chuyển tông" rất nhanh từ BẠN thành THÙ, rồi lại đang Thù đáo BẠN, với "16 chữ vàng", "4 tốt"; như ly rượu chiều nay đang cay nồng bỗng hóa ra đắng chát!
Thượng tá Võ Thưởng ngổi lặng đi rất lâu rồi nói:
- Cũng là người lính mang danh anh bộ đội Cụ Hồ, hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thì được tôn vinh, hy sinh trong kháng chiến chống Trung Quốc xâm lược lại không được tôn vinh? Bọn lính Mỹ giết mấy trăm người dân ở Mỹ Lai thì dựng bia căm thù, bọn lính Trung Quốc giết hàng ngàn người dân ở biên giới phìa Bắc thì không? Có cái bia kỷ niệm thấp tè dựng lên lại đập bỏ? Một năm không có một ngày tôn vinh, không có chính sách khen thưởng đàng hoàng, xứng đáng là vì sao vậy ? Ăn phải bã độc "16+4" giả dối của chúngchớ gì?
Người cựu chiến binh già vừa hỏi vừa trả lời.
Ông cầm ly rượu dốc ngược vào miệng mình, ực một cái như cố nuốt nỗi đắng cay bức xúc vào lòng bụng mình. Nhưng bỗng ông ôm chặp lấy ngực và há miệng, phun ngụm rượu ra, ông không thể nuốt nổi sự bức xúc vào lòng. Ông chém bàn tay xuống bàn làm mấy ly rượu đổ tung tóe:
- Hèn, hèn quá! Ác với dân, hèn với kẻ thù!
Ánh hoàng hôn đỏ rực trên mặt sông Sài Gòn. Bóng pho tượng Trần Hưng Đạo ươn cao trên nền trời. Tôi nhìn ngưới lính già Võ Thưởng, nhìn những người cựu chiến binh bạn bè muốn nói câu gì mà cổ nghẹn lại không nói được. Tôi cũng chỉ là một kẻ bạc nhược đớn hèn, tham bả vinh hoa, không dám ngẩng đầu nhìn cái bóng của tiền nhân!
Minh Diện
(Bùi Văn Bồng Blog)
Buổi chiều cuối năm. Lòng sông hất nắng gió lên, xơ xác những mái đầu bạc. Một đĩa ốc, một bình rượu đế Gò Đen. Những gương mặt một thời trai trẻ nay đã quắt lại. Những câu chuyện chiến tranh, những mất mát hy sinh, và những bức xúc hôm nay, nói với nhau cùng ly rượu đắng.
Dòng sông vẫn cuộn chảy mang theo từng đám lục bình ra biển. Nhìn dòng sông chảy xiết, cảm thấy như thời gian trôi nhanh hơn. Quá khứ bỗng hiện trước mắt mình. Một quá khứ oai hùng, hào sảng đã mất! Cảm giác đó nhân lên khi nhìn bờ Bắc, bức tượng Trần Hưng Đạo trên bến Bạch Đằng đỏ rực trong ráng chiều, oai nghiêm chỉ tay xuống dòng sông như đang nói: “Non sông này ta để lại cho các người, các người không lo gìn giữ, lại quay ngọn giáo mà đi theo kẻ thù thì mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa!”.
Thiếu tá hải quân Lê Văn Thụy, kể lại giờ phút cuối cùng cùa Thiếu úy Trần Văn Phương trên đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988. Nước mắt người lính hải quân già chảy đầm đìa, giọng anh ngẹn lại:
- Hôm đó, khi bọn Trung quốc tràn lên đảo, hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh đang ôm lá cờ Tổ quốc. Chúng đâm lưỡi lê vào ngực Nhanh và bắn anh. Trước khi ngã xuống, Nhanh kịp trao cờ cho thiều úy Trần Văn Phương. Bọn lính Trung Quốc nhào tới giật lá cờ, Phương chống cự quyết liệt, chúng bắn một tràng AK vào ngực Phương. Anh vẫn nắm chặt cán cờ phất lên, nói với đồng đội: “ Thà chết không chịu mất đảo. Hãy lấy máu mình tô thắm cờ truyền thống Quân chủng hải quân Việt Nam!”.
Đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa bị Trung quốc chiếm từ ngày hôm đó cúng với đảo Cô Lin, thiếu úy Trần Văn Phương cùng 63 chiến sỹ Hải quân nhân dân hy sinh ở đó. Những người chiến sỹ anh hùng ấy không tiếc thân mình quyết bảo vệ biển đảo Tổ quốc giờ như bị lãng quên.
Mười bốn năm trước, cách Trường Sa không xa, các chiến sỹ Hải quân Việt Nam cộng hòa cũng đã anh dũng chiến đấu với bọn lính Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Trung tá Ngụy Văn Thà cũng cất tiếng nói dõng dạc, “Thà chết bảo bảo vệ lãnh tổ quốc gia không hàng giăc!” trước khi tuẫn tiết. Hơn 80 người con của nhân dân Việt Nam hy sinh ở đó chẳng những bị quên lãng mà còn bị mang tiếng là ngụy! Thât trớ trêu khi lịch sử phải ghi nhận sự lộn sòng đánh lận con đen giữa bạn thù!
Hoàng Sa và mấy đảo Trường Sa giờ đây Trung Quốc vẫn chiếm đóng, đang đổ tiền xây dựng thành phố gọi là Tam Sa, cũng như ở biên giới phía Bắc, chúng chiếm hơn 60 km2 sau cuộc xâm lược thánh giêng 1979…
Thiếu úy Nguyễn Văn Thức, người lính trực tiếp tham gia chiến đấu ở thị xã Lạng Sơn năm 1979, hồi tưởng lai:
-Xe tăng Trung Quốc bị bắn cháy năm sáu chiếc ở cửa ngõ thị xã, có những chiếc vướng mìn lật nhào buộc chúng nó phải chùn lại. Nhưng sau đó bọn nội gián là người Hoa trong thị xã ra dẫn đường cho xe tăng tránh bãi mìn và những ổ phục kích của ta. Những tên nội gián Trung Quốc gọi là “đội quân thứ năm” thuộc lòng ngõ ngách thị xã, chỉ cho xe tăng từng mục tiêu để chúng bắn hạ. Đi đến đâu chúng ủi sập nhà cửa, bắn giết dân mình tới đó. Bọn lính sơn cước trọc đầu vô cùng hung ác như thổ phỉ gặp người nào giết người đó.
Thức kể lại những ngày thị xã Lạng Sơn bị quân Trung Quốc chiếm đóng, anh và đồng đội đưa dân đi sơ tán, chỗ nào cũng thấy xác người. Bọn lính Trung Quốc không bắn mà giết người bằng lưỡi lê. Có những đứa trẻ năm sáu tuồi cũng bị chúng đâm ba bốn nhát vào ngực. Có người mẹ ôm con bị chúng đâm thấu lưỡi lê qua hai người. Bọn lính sơn cước giết người rồi cắt lỗ tai về tính công lĩnh thường…
Nguyễn Thanh Hùng, chuẩn úy, nói tháng 5-1979 đơn vị anh đang ở Kông pông chàm, Campuchia được lệnh hành quân ra biên giới phía Bắc. Đơn vị đi tới đâu cũng gặp người dân di tản …
Những chuyện xảy ra mấy chục năm, giờ nghe kể lại vẫn thấy như đang diễn ra trước mặt.
Thanh Trúc, nguyên nữ diễn viên của Đoàn văn công quân giải phóng cất tiếng hát: “Đoàn quân lại đi, đi về biên giới, ngược từ biên giới về những bầy trẻ nhỏ…! ‘.
Tất cả hát theo chị Thanh Trúc. Những giọng hát khàn khàn bị đứt hơi thoát ra từ nỗi niềm chất chứa trong tim, nghe đắng đuốt. Những cựu chiến binh lâu ngày mới gặp nhau bỗng thấy mình như trẻ lại, thấy gần gũi nhau hơn, nhẽ ra phải vui, bàn chuyện con cháu trưởng thành, nhưng lại chỉ nói về đồng đội đã hy sinh, về sự mất còn của đất nước. Tình cảm của người lính đối với Tổ Quốc, với nhân dân, với đồng đội như lò than âm ỉ, gặp gió là bùng cháy lên !
Thượng tá Võ Thưởng nguyên tiểu đoàn trưởng pháo phòng không sư đoàn 367, uống ực một ly rượu, chém mạnh tay xuống bàn, giọng nói đanh lại như ngày nào ra lệnh cho lính bắn máy bay trên bầu trời Hà Nội:
-Tại sao suốt một năm không có ngày kỷ niệm nào dành cho đồng đội chúng ta ở Hoàng Sa, Trường Sa, ở biên giới phía Nam, phía Bắc? Tại sao vậy ?
Ông quay sang tôi :
- Mầy có biết bao nhiêu lính mình hy sinh ở biên giới phía Nam, phía Bắc không?
Tội nói:
- Ơ Campuchia 25.300 người chết, 55.000 người bị thương...
- Biên giới phía Bắc bao nhiêu?
- Còn tù mù chưa rõ lắm!
Thượng tá Thưởng nổi cáu:
- Con người chứ có phải con kiến đâu mà tù mù? Hơn ba chục năm rồi ? Hình như bây giờ người ta cố tình quên cuộc chiến tranh đó, quên đồng đội chúng ta?
Chuần úy Nguyễn Thanh Hùng nói:
- Khi đơn vị tôi lên Vị Xuyên, nghe nói có tiểu đoàn hy sinh hết. Hồi đó đã nghe nói mấy chục ngàn thương vong rồi.
Thiếu tá Lê Văn Thụy nói:
- Tôi đã xem bộ phim “Thị xã trong tầm tay” nói về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Nhưng bấy giờ nghe nói cấm chiếu. Làm như vậy con cháu mình quên công lao cha ông là phải rồi. Hơn tám mươi người lính Việt Nam cộng hòa hy sinh ở Hoàng Sa lơ đi đã đành, 64 chiến sỹ mình ở Trường Sa cũng bị lơ luôn, hàng chục ngàn lính hy sinh ở Cao Bắng, Lạng Sơn, Lào Cai cũng lơ nốt là sao?
Thượng tá Thưởng dốc cạn ly rượu nữa:
- Đ.má ! Hôm rồi tao ngó dô cái mạng Internet, thấy cái bia căm thù bị đập bỏ tức muốn ứa máu! Tao hỏi mầy, thằng Trung Quốc nói dạy cho Viêt Nam một bài học chớ không thèm chiếm dủ chỉ một tấc đất của Việt Nam có láo không? Biển đảo mình nó chiếm, biên giới mình nó lấn mà nói không tham một tấc đất của mình, mà vẫn nói đồng chí tốt, láng giềng tốt con mẹ gì mầy?
Trung Quốc xưa đến nay có bao giờ muốn làm đồng chí tốt, láng giềng tốt với Việt Nam đâu? Từ ngàn năm họ đã muốn thôn tính Việt Nam, đó là bản chất dân tộc của họ, hết đời này qua đời khác, hết chế độ này đến chế độ khác nung nấu tham vọng đó. Gần nhất, cuộc xâm lược Việt Nam ngày 17-2-1979, cũng vậy. Nó đã được Đặng Tiểu Bình tính toán, thông đồng với Mỹ từ năm 1974, khi Việt Nam còn đang vùi đầu vào cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Năm ấy, trong chuyến thăm Mỹ, từ ngày 6 đến ngày 14-4, với cam két “ không xưng bá”, phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình, trở thành bạn của Kissinger và được Tổng thống G. Carter dành cho tình cảm đặc biệt.
Carter nói với Đặng : “Ngày mùng một tết cổ truyền của Trung Quốc là ngày thần linh mở cửa, dẹp hết hận thù. Việc ông chọn ngày đó sang đây là có ý nghĩa như vậy. Từ thời khắc này, Mỹ- Trung là bạn, mở cánh cửa đóng kín !”.
Chuyến đi ấy Đặng đã trút bỏ khẩu hiệu “Lấy đấu tranh giai cấp làm triết lý!” thay vào đó là khẩu hiệu: “ Trung hoa phồn vinh”.
Đặng đã tìm thấy chìa khóa mở cửa cho sự tăng trưởng của Trung Quốc, là không mâu thuẫn với chủ nghĩa tư bản, mà lấy tư bản làm động lực phát triển kinh tế. Để giành được cái chìa khóa đó, Đặng lấy Việt Nam làm vật thế chấp. Đặng hứa với G, Carter cắt viện trợ vũ khí cho Việt Nam, ép Việt Nam chấp nhận những điều kiện do Mỹ đưa ra trong đàm phán Pari. Bấy giờ Mỹ đang sa lầy, muốn rút chân ra khỏi Việt Nam trong danh dự, cái mồi Đặng đưa ra vô cùng hấp hẫn G.Carter!
Nhờ con mồi Việt Nam, Đặng câu được con cá khổng lồ: Mỹ dành cho Trung Quốc những hợp đồng béo bở về thương mại, đầu tư, cử chuyên gia sang tái cấu trúc ngành ngân hàng Trung Quốc, giải toả sự mặc cảm một bộ phận Hoa kiều giàu có để họ bỏ tiền đầu tư vào đại lục. Người ta nói chuyến đi Mỹ ấy Đặng không chỉ mang về 200 chiếc bánh sừng bò tặng cho chiến hữu của mình mà biến Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế.
Với thành công đó Đặng Tiểu Bình đã được phục hồi tất cả các chức vụ vào năm 1977, tham vọng biến Trung Quốc thành siêu cường cháy lên trong cặp mắt ti hí dưới cái vành mũ cao bồi mua từ Mỹ…
Đặng muốn đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, nhưng vấp phải tư tưởng tả khuynh từ cuộc cách mạng văn hóa còn khuynh loát trong đảng . Hoa Quốc phong nắm quyền cao nhất vẫn chủ trương duy trì lý luận thực tiễn theo nguyên tắc “ Phàm là!”. Quân đội nhiều tướng lĩnh chưa ủng hộ Đặng.
Muốn mở cửa phải đạp đổ các chướng ngại. Cụ thể là phài dẹp bỏ đường lối: “Phàm là”! Phàm là quyết sách của Mao Trạch Đông chúng ta phải thực hiện ! Phàm là, chỉ thị của Mao Trạch Đông chúng ta phải kiên quyết bảo vệ!”.
Muốn phá, phải có sự ủng hộ của giới cựu tướng soái quân đội. Đặng đã tìm kiếm sự ủng hộ này bằng cuộc chiến tranh. Và Đặng chọn mục là Việt Nam. Cái “ổ khóa” để Đặng tra chìa là Việt Nam vốn đã mấy nghìn năm ngập tràn đau thương, máu và nước mắt chảy thành sông.
Cuối 1975, Trung Quốc viện trợ cho Khmer đỏ 500 triệu đô la và đưa sang Campuchia 35.000 cố vấn quân sự, huấn luyện tới cấp trung đội, chỉ đạo đánh Việt Nam. Việt Nam phải tự vệ bằng chiến lược phản công, đẩy cuộc chiến tranh sang Camphuchia.
Năm 1979, Đặng Tiểu Bình lấy cớ Việt Nam xâm lược Campuchia để “dạy cho Việt Nam một bài học. Cuộc chiến tranh bẩn thỉu của Đặng nhằm mục đích giài quyết nôi bộ được mang danh nghĩa trả đũa Việt Nam xâm lược Campuchia!
Phát động cuộc chiến tranh đó Đăng vừa giải quyết mâu thuẫn trong nước vừa lấy lòng Mỹ. Với mối hận thù với Việt Nam sau thất bại 1975, Mỹ ủng hộ cuộc chiến tranh này của Trung Quốc, dù trên thế giớ đồng loạt phản đối.
Đăng Tiểu Bình đã sử dụng 32 sư đoàn bộ binh,6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn pháo binh,550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.200 súng cố, 1700 máy bay, 200 tàu chiến với 300.000 quân chủ lực và 215.000 dân quân, giao cho hai viên tướng là Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí chỉ huy. Đây là cuộc huy động binh lực lớn thứ hai sau cuộc chiến tranh Triều Tiên do đích thân Mao phát động.
Cuộc xâm lược tàn bạo này quân Trung Quốc đã triệt hạ 320 xã, một thành phố, 735 trường học, 428 bệnh viện, giết hại hàng trăm ngàn đồng bào ta, làm 3,5 triệu người dân mất nhà cửa.
Về phía Trung Quốc 62.000 tên lính phải bỏ mạng tại Viêt Nam, lót đường cho Đặng Tiểu Bình lật đổ phái Hoa Quốc Phong, nắm trọn quyền cai trị Trung Quốc, thực hiện “Tư bản hóa trong màu áo cộng sản” lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, đối đầu với lực lượng khổng lồ với chiến thuật "biển người" của Trung Quốc, chúng ta có các sư đoàn 316A, 346, 325, 345, 326; các trung đoàn 141,147,148,197, trung đòan 68 pháo binh, các đơn vị địa phương 121, 192, 254, 95, 741…
Mười ngày dữ dội nhất của cuộc chiến tranh trải dài trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới phía Bắc, có những giao điểm vô cùng ác liệt như Vị Xuyên, thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, đặc biệt các cao điểm 1059, 1032. Có những trận địa cán bộ chiến sĩ ta đã anh dũng chiến đấu đến người cuối cùng, nhưng con số thương vong đến bây giờ vẫn chưa được cống bố chính thức…Thế mà, chỉ một Hội nghị Thành Đô "hỷ hỷ-hảo hảo" "ní ngộ - huynh đệ", từ “chìa khóa” Đặng đã tráo trở rât nanh sang “chìa tay”! Hội nghị của một bên tráo trở và một bên nông cạn cả tin, đớn hèn, mất cảnh giác! Họ "chuyển tông" rất nhanh từ BẠN thành THÙ, rồi lại đang Thù đáo BẠN, với "16 chữ vàng", "4 tốt"; như ly rượu chiều nay đang cay nồng bỗng hóa ra đắng chát!
Thượng tá Võ Thưởng ngổi lặng đi rất lâu rồi nói:
- Cũng là người lính mang danh anh bộ đội Cụ Hồ, hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thì được tôn vinh, hy sinh trong kháng chiến chống Trung Quốc xâm lược lại không được tôn vinh? Bọn lính Mỹ giết mấy trăm người dân ở Mỹ Lai thì dựng bia căm thù, bọn lính Trung Quốc giết hàng ngàn người dân ở biên giới phìa Bắc thì không? Có cái bia kỷ niệm thấp tè dựng lên lại đập bỏ? Một năm không có một ngày tôn vinh, không có chính sách khen thưởng đàng hoàng, xứng đáng là vì sao vậy ? Ăn phải bã độc "16+4" giả dối của chúngchớ gì?
Người cựu chiến binh già vừa hỏi vừa trả lời.
Ông cầm ly rượu dốc ngược vào miệng mình, ực một cái như cố nuốt nỗi đắng cay bức xúc vào lòng bụng mình. Nhưng bỗng ông ôm chặp lấy ngực và há miệng, phun ngụm rượu ra, ông không thể nuốt nổi sự bức xúc vào lòng. Ông chém bàn tay xuống bàn làm mấy ly rượu đổ tung tóe:
- Hèn, hèn quá! Ác với dân, hèn với kẻ thù!
Ánh hoàng hôn đỏ rực trên mặt sông Sài Gòn. Bóng pho tượng Trần Hưng Đạo ươn cao trên nền trời. Tôi nhìn ngưới lính già Võ Thưởng, nhìn những người cựu chiến binh bạn bè muốn nói câu gì mà cổ nghẹn lại không nói được. Tôi cũng chỉ là một kẻ bạc nhược đớn hèn, tham bả vinh hoa, không dám ngẩng đầu nhìn cái bóng của tiền nhân!
Minh Diện
(Bùi Văn Bồng Blog)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét