- Đúng như tin từ TTX Vỉa hè đã đưa (29/12),
VTV-Thời sự 19h tối nay vừa thông báo quyết định của BCT, ông Nguyễn Bá
Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính TƯ, ông Vương Đình Huệ Trưởng ban
Kinh tế TƯ. Đây rồi: Đồng chí Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương (ĐCSVN/ TTXVN). Sao chỉ đưa đ/c Bá Thanh trên tựa bản tin mà không đưa đ/c Vương Đình Huệ?
- Bộ đội Trường Sa được tuyên dương (GĐ). - Trường Sa xanh (QĐND). - Xuất quân và vận chuyển quà Tết ra quần đảo Trường Sa (QĐND).
- Việt – Trung họp Ủy ban biên giới (VNE). Có phải lại vì những dịp này mà “người phát ngôn” không được mở miệng phản bác tuyên bố của tụi nó bữa kia?
- Trung Quốc trấn an thế giới về Biển Đông (Petrotimes). - Tàu hải giám Trung Quốc đòi chặn tàu nước khác (VnMedia). - Biển Đông, Hoa Đông lại dậy sóng, tướng Đài làm gián điệp (PN Today).
- Lật tẩy bộ mặt thật của ‘Giải nhân quyền Hellman/Hammett 2012′ (Petrotimes).
- Khởi tố nguyên Chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền (NLĐ). - Khởi tố bị can nguyên Chủ tịch UBND H.Tiên Lãng (TN). - Khởi tố nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (TTXVN). - Khởi tố nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (DV). - Vụ phá nhà ông Đoàn Văn Vươn: Khởi tố bị can cựu chủ tịch huyện Tiên Lãng (TP).
- Quyết định lập Ban Nội chính TW, Ban Kinh tế TW (TTXVN). - Ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính T.Ư (TN).
- Cộng đồng vĩnh biệt ‘hiệp sĩ’ Nguyễn Công Hùng (VNE). - Những dấu ấn đẹp trong cuộc đời ‘Hiệp sĩ’ Nguyễn Công Hùng(Petrotimes).
- Bắc Giang: Nghi án CSGT “ra gậy”, thai phụ nguy kịch nhập viện (DT). - Hà Nội tung nữ CSGT xuống đường phân luồng chống ùn tắc (TN).
- Vụ đòi 55 triệu USD: Căng thẳng chờ phán quyết (VNN). - Vụ kiện 55 triệu USD: tiếp tục tranh luận nảy lửa (TT). - Vụ kiện đòi 55 triệu USD tiền thưởng: Đợi tuyên án trong… năm ngày (TP).
KINH TẾ
- Lãi suất: Đột phá vòng luẩn quẩn (DĐDN). - Lãi suất huy động chỉ nên ở mức 5-6% (VOV). - Năm 2013 sẽ là một năm không yên bình đối với ngành ngân hàng (CafeF). - Năm 2013: Ngân hàng chưa thoát “bão” (Công Thương). - Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 2-1-2013: 2013 – Chặng đường mới chông gai (VF).
- Dân mạng xả tức, kêu tẩy chay ATM (VEF). - Chủ thẻ nghĩ kế né phí ATM (VNE).
- Ngân hàng không được duy trì trạng thái vàng âm (Công Thương).
- 10 sự kiện tiêu biểu TTCK Việt Nam (ĐTCK). - Chứng khoán tăng mạnh phiên đầu năm (TN).
- Dự báo thị trường BĐS 2013 (VF).
- “Tắc” nguyên liệu, xuất khẩu tôm lao đao (TQ). - Tôm Việt Nam lại bị kiện ở Mỹ (VNE).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Dân tộc nhỏ nền văn minh lớn (VFPress).
- Phát hiện giếng cổ gần thành nhà Hồ (VNE).
- Pô Sah Inư và vũ điệu Áp sa ra (SK&ĐS).
- Tranh Tết – còn hay mất? (SK&ĐS). - Hội nhập: Tết cổ truyền nên tổ chức theo dương lịch (VTC).
- Phim rạp mùa Tết: “Hàng nội” lép vế (PN). - Khi nữ diễn viên “chuyển ngạch” (SK&ĐS).
- Người hùng bi kịch (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Sắp có chế độ cảnh báo cho sinh viên học kém (GĐ). - Cảnh báo 2 lần trước khi buộc thôi học với sinh viên học tín chỉ (LĐ).
- Tạm dừng tổ chức bán trú vì bếp ăn không đảm bảo VSATTP (DT). - Học trò vùng cao Kim Bon săn chuột để thoả cơn thèm thịt(PLVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Vụ 14 ngư dân mất tích: Trục vớt tàu bị chìm (TN). - Quảng Bình: Vẫn chưa thấy ngư dân mất tích trên biển (VOV). - Quảng Bình: Tang thương nơi xóm chài nghèo Cồn Sẻ (VOV).
- Xe chất lượng cao chở heo sữa không rõ nguồn gốc (TN). - Bắt xe khách chở hơn 400 kg heo sữa hôi thối (VOV). - Thanh Hóa: Cá nục khô có chứa hóa chất diệt ruồi, muỗi (VOV).
- SV cứu người… mất mạng: “Nóng” tranh luận người Việt vô cảm (KT). - Sau cái chết của “Lục Vân Tiên”, dạy con trẻ thế nào?(PN Today).
- Người ăn đất cuối cùng ở Lập Thạch (VNN).
QUỐC TẾ
- Phe đối lập Syria tấn công các căn cứ không quân (VOV). - Syria đón Năm Mới bằng bom đạn, 69 người chết (TTXVN).
- Thủ phạm hiếp dâm định cán chết nữ sinh Ấn Độ (NLĐ). - Tiết lộ sốc về hung thủ hiếp nữ sinh Ấn Độ (VNN). - Luật sư Ấn Độ từ chối bào chữa cho kẻ hiếp dâm (VNE).
Kami - Sự tồn tại của phe đối lập là giải pháp cho sự chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn hòa
Theo tin báo chí cho biết, tại Hội nghị Công an toàn quốc chiều
17.12.2012 vừa qua, phát biểu tại hội nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
yêu cầu lực lượng công an phải ngăn chặn âm mưu gây bạo loạn, không để
nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược
lợi ích của đất nước, nhân dân.
Trong điều kiện thể chế chính trị ở Việt nam theo chế độ một đảng chính
trị duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội được khẳng định
tại điều 4 Hiến pháp kể từ năm 1980 trở lại đây, mà thực chất là mộ
hành động thủ tiêu mâu thuẫn trong chính trị. Sau một quá trình 32 năm
áp dụng chế độ độc đảng, các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và đạo
đức ở Việt nam hiện nay đã cho thấy sự bất cập của nó trong việc giải
quyết các mâu thuẫn để tạo động lực cho sự phát triển. Nếu bỏ qua các
yếu tố chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, nhân dân thì sự có
mặt của các tổ chức chính trị đối lập là một yếu tố cần thiết nhằm hòa
thiện cơ chế điểu chỉnh và cân bằng quyền lực nhà nước.
Về mặt khoa học, trong triết học Mác - Lênin, một trong ba quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất đó là quy
luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy
luật mâu thuẫn. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận
động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn
và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện
tượng. Đồng thời theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì đối
lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy
định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, chúng luôn tồn tại một
cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Sự tồn
tại các mặt đối lập là khách quan trong là quy luật tất yếu của tự
nhiên, không thể và không có cánh gì có thể loại bỏ được. Và cũng theo
Engels hai mặt của đối lập sẽ tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại
trong một sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập
chính là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại song song và giữa chúng bao giờ
cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự
đồng nhất của các mặt đối lập.
Quy luật mâu thuẫn cho thấy mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những
mặt, những khuynh hướng đối lập để tạo thành những mâu thuẫn trong bản
thân của nó, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc
của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi cái mới ra đời.
Hay nói một cách khác mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. Hay nói
một cách khác, thì phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập, thông
qua đó sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình
thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, trong sự vận động
và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính
thay đổi, khi mâu thuẫn đã được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật
mới ra đời và lại nảy sinh các mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại được
triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn
luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Do vậy, chính sự đấu tranh của các
mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập - giải quyết mâu
thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Nếu mâu thuẩn
không được giải quyết, nghĩa là các mặt đối lập không chuyển hóa thì
không có sự phát triển. Và theo ông Hồ Chí Minh trong cuốn "Sửa đổi lối
làm việc" thì cho rằng “Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải
quyết tức là có vấn đề. Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái
gốc của mâu thuẫn là vấn đề gì. Phải điều tra, phải nghiên cứu các mâu
thuẫn đó. Phải phân tích rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là
mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ. Phải đề ra cách giải quyết".
Dẫn chứng như vậy để thấy suy nghĩ của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là
phản khoa học và trái ngược với tư tưởng Hồ Chí Minh, vì nó sự triệt
tiêu và thủ tiêu mâu thuẫn. Đồng nghĩa với việc thủ tiêu sự phát triển.
Cũng có người lý luận rằng mâu thuẫn trong xã hội có hai loại, mâu thuẫn
đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Vậy đối lập chính trị có phải
là mâu thuẫn đối kháng hay không? Điều này nên được hiểu như thế nào cho
đúng? Trước hết, mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những nhóm
người, có lợi ích cơ bản đối lập nhau, còn mâu thuẫn không đối kháng là
mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với
nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời. Ví dụ
như đối với nhóm người yêu nước biểu tình chống Trung quốc trong thời
gian qua, việc làm của họ có thể không phù hợp với đường lối ngoại giao
của chính quyền trong việc xử lý các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
Nhưng nó chỉ là mâu thuẫn cục bộ và tạm thời. Không thể coi họ là những
mầm mống của các nhóm chính trị đối lập và dùng biện pháp đối kháng để
trấn áp họ. Điều đó cho thấy, việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và
không đối kháng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định đúng
phương pháp để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên giải quyết mâu thuẫn đối
kháng phải dùng phương pháp đối kháng thậm chí phải dùng đến bạo lực.
Nói đến sự tồn tại của đối lập chính trị là người ta dễ nghĩ đến đa
nguyên và đa đảng chính trị. Ở Việt nam hình như người ta rất sợ từ “đa
nguyên”. Vậy liệu đa nguyên chính trị có thực sự ghê gớm như chúng ta
suy nghĩ hay không? Thực ra thể chế chính trị đa nguyên đã tồn tại cùng
với nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa từ trước ngày đầu lập thành lập.
Đó là Mặt trận Việt Minh là một tập hợp của các đảng phái chính trị cho
mục tiêu giành độc lập dân tộc từ 1941 đến 1945 do đảng CS Đông dương
lãnh đạo. Hay Quốc hội nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa khóa I là một Quốc
hội đa đảng phái, rồi phải kể tới Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam và Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng là một
tập hợp thống nhất đa nguyên chính trị, tập hợp của các chính khách và
trí thức yêu nước ngoài Đảng Cộng sản ở miền Nam trong giai đoạn1960 đến
1975. Đặc biệt là sự tồn tại liên tục cho đến năm 1987 của hai đảng Dân
chủ của ông Nghiêm Xuân Yêm và đảng Xã hội của ông Nguyễn Xiển, mà họ
vẫn sát cánh cùng Đảng Cộng sản trong suốt quá trình tranh đấu giành độc
lập dân tộc và phát triển đất nước trong nhiều thập kỷ. Dãn chứng các
vấn đề trên, để cho mọi người cùng thấy đa nguyên chính trị là một vấn
đề tích cực và đã trở thành biểu tượng của một hệ thống chính trị mà
trong đó nhân dân đóng vai trò làm chủ nhà nước và xã hội. Đa nguyên
chính trị đã từng tồn tại và đã góp phần trong sự nghiệp cách mạng của
đảng CSVN lãnh đạo.
Đa nguyên chính trị cũng như vậy, nó là sự tồn tại hợp pháp của các tổ
chức chính trị có các đường lối, cương lĩnh chính trị khác nhau trong
việc điều hành nhà nước và giám sát công việc của bộ máy chính quyền
thông qua hệ thống nghị trường. Ở đó các đảng chính trị căn cứ vào sự
tín nhiệm của cử tri để nắm quyền lực điều hành và giám sát hoạt động
của nhà nước. Các đảng phái nắm quyền điều hành bộ máy hành pháp được
gọi là phe chính phủ và các đảng phái khác còn lại sẽ làm nhiệm vụ giám
sát sự hoạt động của chính phủ đó là phe đối lập. Phe đối lập là phe
ngoài chính phủ có ba đặc điểm, đó là sự bất đồng về chính trị, có tính
cách tập thể và có tính cách hợp pháp. Nghĩa là, hiện tượng đối lập chỉ
có, khi nào sự phản kháng ấy được chính trị hóa thông qua một chính đảng
đối lập và hoạt động theo phương châm bất bạo động. Một trong những
nguyên tắc của nền chính trị Dân chủ là chấp nhận tiếng nói của đa số là
quyết định cuối cùng và tôn trọng lắng nghe ý kiến của thiểu số. Vai
trò của phe đối lập trong chính trị Dân chủ cũng vậy, phe đối lập ngoài
vai trò chính là hạn chế và kiểm soát chính quyền. Đây là một trong
những hoạt động cốt yếu của đối lập ở bất cứ lúc nào trong cuộc sinh
hoạt chính trị. Bên cạnh đó phe đối lập còn phải thực hiện vai trò hợp
tác với chính quyền, một điều tưởng chừng như vô lý, nhưng đó là khía
cạnh tích cực của vai trò đối lâp. Cần phải hiểu rằng đối lập không phải
là lực lượng luôn luôn chống đối chính quyền, mà đối lập nếu hoạt động
hiệu quả sẽ trở thành một lực lượng tích cực mang tính cách xây dựng.
Khi ấy, đối lập và chính quyền là hai mặt của một vấn đề, đồng thời nó
là yếu tố căn bản đảm bảo sự kiểm soát và cân bằng quyền lựccủa thể chế
chính trị trong chính thể Dân chủ. Qua đó cho thấy cái lợi của chính
quyền là duy trì sự hiện hữu của đối lập.
Một phe đối lập có tổ chức, có hệ thống đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc buộc chính quyền phải cân nhắc, thận trọng khi ban hành một
chủ trương, một chính sách để thay đổi cho chính sách chính quyền khi
thông qua Quốc hội. Đồng thời thông qua các phiên chất vấn chính phủ của
phe đối lập cũng là dịp cho các thành viên chính phủ minh bạch, công
khai các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Nhưng đáng tiếc, ở những
quốc gia độc tài, nơi mà nhà cầm quyền luôn cho rằng sự có mặt của phe
đối lập sẽ tạo ra tình trạng chính trị mất ổn định. Nhưng họ không hiểu
rằng trong những quốc gia mà đối lập vắng mặt, các nhà lãnh đạo độc tài
luôn luôn lo ngại cho tương lai chính trị của họ. Họ luôn lo sợ những
cuộc cách mạng, những cuộc chính biến để lật đổ họ và tiếp theo là những
cuộc trả thù đẫm máu. Mà những kẻ độc tài hoàn toàn không hiểu rằng sự
có mặt của phe đối lập trong thể chế chính trị Dân chủ, đó là một đất
nước có thể xoay chiều, thay đổi thể chế chính trị mà không gây nên sự
xáo trộn hay gián đoạn các sinh hoạt chính trị. Phe đối lập hôm nay là
chính phủ của ngày mai, đối lập tượng trưng sự tin tưởng vào định chế
quốc gia, đối lập duy trì sự liên tục của chính quyền. Trong thể chế
chính trị dân chủ thì những nhà lãnh đạo (nếu không vi phạm pháp luật)
sẽ trở thành một công dân bình thường khi sự tín nhiệm của họ đối với
nhân dân đã hết, khi nhân dân không muốn dùng họ nữa.
Nếu hiểu như thế, sẽ cho thấy việc chính quyền Việt nam khởi đầu với
việc chấp nhận đối lập trong nghị trường đồng nghĩa với việc chấp nhận
đa nguyên, sẽ là bước khởi đầu mang tính đột phá trong việc cải cách thể
chế chính trị, từ độc tài toàn trị sang thể chế Dân chủ. Trước khi tiến
hành một cuộc cải cách toàn diện, đặc biệt là vấn đề cải cách tư pháp
làm nền tảng cho việc hình thành một hệ thống lật pháp cho một nhà nước
pháp quyền. Đây cũng là điều kiện đảm bảo một sự chuyển đổi ôn hòa, lành
mạnh không đổ máu và chắc chắn đảng CSVN sẽ vẫn nắm giữ vai trò lãnh
đạo bộ máy hành pháp. Nhưng việc chuyển đổi nhận thức của các vị lãnh
đạo đảng CSVN để đi đến việc quyết định chấp nhận đối lập là một việc
hết sức khó khăn, bởi nó không chỉ dừng lại ở mức độ bản thân họ hy sinh
quyền lợi cá nhân trong vấn đề tiền tài và quyền lực. Mà nó đòi hỏi một
trình độ nhận thức và giác quan chính trị, đây có lẽ là vấn đề khó khăn
hơn cả bởi họ (những người lãnh đạo cộng sản) có một trình độ học vấn
quá thấp và họ không có ý thức thường xuyên nâng cao nhận thức của bản
thân. Đó chính là lý do vì sao ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại có các
quyết định hết sức ấu trĩ và phản khoa học. Các quyết định đó đã và đang
đi ngược lại quy luật phát triển tư nhiên của xã hội loài người, cũng
như lý luận của Chủ nghĩa Mark - Lenin. Đặc biệt là riết học duy vật
biện chứng của Engels.
Vạn vật trong tự nhiên và xã hội đều có hai mặt đối lập nhau song song
tồn tại và là hai mặt của một vấn đề, cũng như nếu có ánh sáng là do có
bóng tối, có nóng là do có lạnh, có âm là do có dương v.v... Triệt tiêu
đối lập là một hành động phản quy luật khách quan và thể hiện sự ấu trĩ
về nhãn quan chính trị. Để kết thúc bài viết, xin được trích lời của cố
GS Nguyễn Văn Bông khi nói về tầm quan trọng của đối lập trong một định
chế chính trị hoàn hảo như sau “Trong lĩnh vực chính trị và xã hội, sự
hoàn hảo của một định chế chính trị là kết quả của kinh nghiệm. Làm sao
hy vọng một nhận thức khá cao của quần chúng, nếu hôm nay không có học
tập hướng về Dân Chủ? Không phải nhất thiết áp dụng tất cả những gì đã
có hay đang có ở Tây Phương. Thực tại chính trị xã hội văn hóa của mỗi
nước là yếu tố căn bản. Nhưng điều kiện tối thiểu phải có để đối lập
được phép khởi đầu và phát triển.”
Khai bút đầu năm, 02 tháng 1 năm 2013
© Kami(RFA Blog's)
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
Ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính T.Ư
Theo quyết định của Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá
Thanh được phân công giữ chức Trưởng ban Nội chính T.Ư và Bộ trưởng Tài
chính Vương Đình Huệ giữ chức Trưởng ban Kinh tế T.Ư.
Bộ Chính trị ngày 28.12.2012 đã ban hành các quyết định thành lập Ban
Nội chính T.Ư, Ban Kinh tế T.Ư và chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy
của các Ban này. Việc ban hành các quyết định thành lập hai Ban quan
trọng nói trên thực hiện theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 và Hội
nghị Trung ương 6 khóa XI.Đồng thời, Bộ Chính trị cũng ban hành Quyết định 655 phân công ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng giữ chức Trưởng ban Nội chính T.Ư và Quyết định số 656 phân công Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ giữ chức Trưởng ban Kinh tế T.Ư.
Ông Nguyễn Bá Thanh sinh năm 1953, quê quán TP.Đà Nẵng. Trình độ học vấn Tiến sĩ. Trước khi được phân công giữ nhiệm vụ Trưởng ban Nội chính T.Ư, ông là Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng; Trưởng đoàn ĐBQH TP.Đà Nẵng; Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.
Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê quán Nghệ An; Học hàm, học vị: Giáo sư - Tiến sĩ. Ông Huệ được bầu giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước từ tháng 7.2006. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng; đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII (tháng 8.2011), được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bảo Cầm
(Báo Thanh niên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét