Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Tin ngày 01/2/2013

  • Tân ngoại trưởng Mỹ dưới bóng của Hillary Clinton (RFI) - Libération hôm nay 31/01/2013, trong bài viết « Tân ngoại trưởng Mỹ dưới bóng của Hillary », đã phác họa chân dung tân ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và các thách thức đang chờ đón người kế nhiệm bà Hillary Clinton.
  • Trung Quốc tăng tốc đầu tư vào Châu Âu (RFI) - Theo một cuộc tham khảo ý kiến do Phòng Thương mại Châu Âu tại Bắc Kinh thực hiện, 97 % các công ty được hỏi cho biết ý định tiếp tục đầu tư vào Liên Hiệp Châu Âu
  • VN 'không có tự do báo chí' (BBC) - Miến Điện là quốc gia duy nhất có tiến bộ về tự do báo chí, ngược hẳn các quốc gia châu Á, trong khi Việt Nam xếp gần chót bảng.
  • VN 'khá lúng túng' vì ông Quân (BBC) - Chủ tịch Đảng Việt Tân, cho rằng lý do chủ yếu khiến Việt Nam bất ngờ thả ông Nguyễn Quốc Quân là do sức ép quốc tế.
  • Vợ ông Nguyễn Quốc Quân vui mừng (BBC) - Vợ nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt nói chồng bà 'không nhận tội', trái với tuyên bố của Việt Nam sau khi trục xuất ông.
  • NS Phạm Duy ở VN 'sướng hơn ở Mỹ' (BBC) - Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, bạn tâm giao của nhạc sỹ Phạm Duy, nói ông "quá khiếp" hận thù ở Mỹ và thấy "sướng hơn" khi về VN.
  • 'Sai lầm vì học mót' (BBC) - Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định kinh tế Việt Nam khó khăn vì ưu tiên cho các tập đoàn kinh tế và khối doanh nghiệp nhà nước.
  • WeChat dính phốt, đối thủ nhân cơ hội hốt khách (BaoMoi) - Mấy ngày qua, cộng đồng mạng nước đột nhiên nóng lên bởi thông tin phần bản đồ của WeChat thể hiện đường lưỡi bò phi pháp và vô lý. Ngay lập tức, một làn sóng tẩy chay ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc này nổ ra khắp Việt Nam.
  • Chơi dao...! (BaoMoi) - Bùi Anh Tuấn và Bảo Anh - hai thí sinh The Voice - Giọng hát Việt khiến cộng đồng mạng bức xúc vì “vô tình” quảng bá cho ứng dụng chat có sử dụng bản đồ lưỡi bò của Trung Quốc trên trang cá nhân.
  • Nhật tố Trung Quốc “nói một đằng làm một nẻo” (BaoMoi) - Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản hôm nay (31/1) tố cáo, tàu tuần tra Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng lãnh hải của nước này quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bất chấp những lời cam kết đầy tích cực mà Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra gần đây về triển vọng phát triển quan hệ song phương.
  • Tin ảnh thế giới trong ngày (30/1) (BaoMoi) - Cuộc đua không gian bùng lên tại Bắc Á; "Vạch mặt'' hạm đội tàu ngầm TQ ở Biển Đông; Khách hàng quen thuộc nhất của gái mại dâm ĐNÁ... là những tin tức đáng chú ý nhất trong ngày.
  • Hải quân TQ tập trận chống tàu ngầm (BaoMoi) - Hải quân Trung Quốc sẽ tiến hành buổi tập trận nước sâu giữa lúc tranh chấp với Nhật Bản gia tăng xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
  • Lợi dụng WeChat: “Nếu là sự thật, phải lên tiếng phản đối” (BaoMoi) - (Soha.vn) - Thời gian gần đây cộng đồng mạng xôn xao về một phần mềm xuất xứ từ Trung Quốc với tên gọi là Wechat. Đây là ứng dụng giúp người dùng tán gẫu với bạn bè bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên không ít người sử dụng phần mềm wechat này lại đang lên tiếng về nguy cơ bị quấy rầy và bị đánh cắp dữ liệu.
  • Trung Quốc sẽ không gây tổn hại cho các nước láng giềng? (BaoMoi) - (Petrotimes) - Phát biểu trong Hội nghị Bộ Chính trị mới đây, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc không bao giờ đem “lợi ích cốt lõi” quốc gia đi đổi chác và Bắc Kinh quyết không thỏa hiệp về “chủ quyền, an ninh và lợi ích của mình”.
  • Mỹ cảnh báo ngòi nổ chiến tranh Trung - Nhật (BaoMoi) - Căng thẳng Trung Quốc - Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang chuyển biến từ đấu khẩu sang đối đầu quân sự. Việc tàu thuyền Trung Quốc ra vào hải phận quần đảo hiện do Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền đã leo thang sang lĩnh vực không quân.
  • Các “lò đối ngoại” Mỹ khuyến nghị điều gì? (BaoMoi) - SGTT.VN - Trong thư gửi Tổng thống Obama trước ngày nhậm chức, nhóm học giả Richard Bush, Bruce Jones và Jonathan Pollack thuộc viện Nghiên cứu Brookings khẳng định rằng việc đóng vai trò giúp quản lý xung đột ở Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt với lợi ích của Hoa Kỳ ở khu vực.
  • Gỡ WeChat, dùng ứng dụng nào? (BaoMoi) - WeChat hiện đang gặp sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng mạng, khi có thông tin phần mềm này đang ngấm ngầm đưa “đường lưỡi bò” vào Việt Nam.
  • Nhật vạch mặt sự ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông (BaoMoi) - Sau 2 thập kỷ phê chuẩn Công ước luật biển của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đang có những hành động ngang nhiên phá hủy chính những gì mình đã công nhận. Tờ Thời báo Nhật Bản đã có một bài phân tích về khái niệm "chủ quyền" của Trung Quốc trong các vụ tranh chấp tại biển Đông.
  • Nhật Bản sẽ lập đơn vị đặc biệt bảo vệ Senkaku (BaoMoi) - TP - Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản sẽ thành lập một đơn vị 600 quân chuyên bảo vệ lãnh hải quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trong khi ba tàu chiến Trung Quốc có thể sắp đi qua vùng biển tranh chấp ở biển Hoa Đông và biển Đông.
    Hai tàu của JCG khống chế tàu cá Trung Quốc chở các nhà hoạt động tới Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 8-2012. Ảnh: Kyodo.
  • Ca sĩ Thu Minh: 'Tôi đã xóa ngay và không dùng WeChat' (BaoMoi) - Ngay khi biết tin Trung Quốc đưa bản đồ lưỡi bò vào Việt Nam qua WeChat (sản phẩm của công ty Tencent), một số Sao, hot teen và đông đảo cư dân mạng đã kêu gọi dừng sử dụng dịch vụ này.
  • Trung Quốc thề “không thương lượng trên lãnh thổ tranh chấp” (BaoMoi) - (CATP) Trung Quốc sẽ không bao giờ thương lượng những gì mà họ cho là lãnh thổ “cốt lõi” và lợi ích an ninh của mình. Ông Tập Cận Bình vừa có bài diễn văn công khai đầu tiên về các quan điểm đối ngoại của mình kể từ khi trở thành lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ở thời điểm những căng thẳng với Nhật Bản và các láng giềng châu Á khác, trong đó có Việt Nam và Philippines, qua những tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, dễ thay đổi đột ngột, ông Tập đã đặt ra một số nguyên tắc cho Bộ chính trị mang tính định hướng ngoại giao cho Trung Quốc, tìm cách cân bằng những cam kết theo đuổi hòa bình với một cảnh báo rằng có những yêu cầu là bất khả xâm phạm với Bắc Kinh.
  • Thời tiết hôm nay (BaoMoi) - Tin thời tiết nguy hiểm trên biển: Do ảnh hưởng của khối không khí lạnh suy yếu và biến tính nên ở khu vực vịnh Bắc Bộ có sương mù và sương mù nhẹ làm cho tầm nhìn xa giảm xuống dưới 1km. Ở khu vực phía Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7. Biển động. Các tỉnh miền Bắc có mưa, đêm và sáng trời rét.
  • Chạy đua vũ trang ở Đông Nam Á (BaoMoi) - SGTT.VN - Trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, vùng Đông Nam Á trở nên thu hút giới đầu tư vì có tiềm năng kinh tế to lớn. Bên cạnh đó, khu vực này còn là một thị trường béo bở đối với các nhà kinh doanh vũ khí.
Bản tin tiếng Anh


  • Smog affected more than 800m people: report (Washington Post) - The Chinese Academy of Sciences estimated that the recent smog across China has affected more than 800 million people, China Central Television reported on Thursday.
  • Demand for oil to rise 4.8% (Washington Post) - As China's economy gradually rebounds, its demand for oil will rise at a modest rate of 4.8 percent to 514 million metric tons this year, and imports will continue to grow, the CNPC Economic and Technology Research Institute said on the same day.
  • China's first luxury cruise liner ready to make waves (Washington Post) - China's first luxury cruise liner, the Henna, left the southern resort island province of Hainan for her maiden voyage on Saturday, marking what experts say is a major breakthrough for the cruise industry.
  • Deals signed for yuan loans (Washington Post) - The first batch of cross-border yuan loans agreements were signed after the Chinese government approved the Qianhai area in Shenzhen to test a freer yuan.
  • Toy makers feel pinch of decrease in exports (Washington Post) - Traditional toy makers in China say they are being hit hard on two fronts: a dramatic fall in exports and a huge rise in the popularity of electronic toys.
  • Paralyzed man gets new ventilator (Washington Post) - The paralyzed man who has been breathing with the help of a respiratory bag and a home-made ventilator for seven years is getting a new "lung".
  • Train tickets in short supply (Washington Post) - Transport authorities have taken contingency measures to ensure the smooth movement of people during the world's largest annual migration that started on Saturday, but train tickets are still hard to get because of the gap between supply and demand.
  • Some things old, some things new (Washington Post) - While the traditional family structure and values have changed in recent decades, but some things never change.
  • Premier underscores inflation issue (Washington Post) - Chinese Premier Wen Jiabao on Wednesday stressed that issues regarding consumer prices should never be underestimated, though the country's inflation has remained moderate.
  • 12 dead in NE China mine accident (Washington Post) - Death toll rose to 12 Wednesday afternoon from a coal mine accident in Northeast China's Heilongjiang province, local authorities said.
  • China willing to consolidate trust with ROK (Washington Post) - China is willing to further consolidate mutual trust with the Republic of Korea and work together to maintain peace and stability in Northeast Asia, said a senior Chinese leader.
  • China to prioritize strategic ties with Russia (Washington Post) - The new Chinese leadership will prioritize the development of the comprehensive strategic partnership between Russia and China, a senior Chinese leader said on Monday.

Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ vượt qua thử thách khó khăn?

“Trong quá trình làm việc, nếu có phương pháp mềm dẻo mang tính nguyên tắc, kiên quyết thì sức ép nào cũng có thể xử lý được. Tôi tin đồng chí Nguyễn Bá Thanh sẽ vượt được qua những khó khăn…”, đại biểu QH Bùi Thị An chia sẻ.

Bắt đầu từ hôm nay, Ban Nội Chính Trung ương chính thức đi vào hoạt động, sự kiện này đang được rất nhiều người dân trên cả nước quan tâm chú ý. Trao đổi với Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, bà Bùi Thị An – Đại biểu QH TP. Hà Nội chia sẻ: “Việc tái lập Ban Nội chính Trung ương là một sự cân nhắc rất cẩn trọng của Bộ Chính trị, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Việc này đã đáp ứng mong muốn của dân nói chung cũng như ý muốn của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng.

Bà Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội (Ảnh: Đại đoàn kết)
Trong công tác quản lý nhà nước giai đoạn vừa qua, tuy có thu được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó còn một số vấn đề tồn tại. Ban Nội chính Trung ương đã được tái lập với những chức năng rõ ràng làm cho mọi người không chỉ đối với các Đảng viên mà đối với nhân dân cả nước có một niềm tin rằng Ban sẽ có đóng góp tích cực trong quá trình phát triển đất nước và trước hết là trong quá trình nâng cao, củng cố vị thế và lòng tin của Đảng đối với dân”.

Nói về vị tân Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, bà An cho biết: “Trong suốt quá trình làm việc, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đã có công rất lớn đối với Đà Nẵng dù trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi điều nọ điều kia.

Nhìn tổng thể thấy nhân dân Đà Nẵng ghi nhận sự đóng góp của đồng chí Nguyễn Bá Thanh: Bộ mặt TP. Đà Nẵng thay đổi, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao và một loạt vấn đề liên quan đến sự phát triển của Đà Nẵng mang tính bền vững. Không những nhân dân Đà Nẵng mà những người qua lại Đà Nẵng cũng ghi nhận những sự thay đổi đó”.

Bày tỏ sự hy vọng vào ông Nguyễn Bá Thanh, bà An nói tiếp: “Tôi hy vọng đồng chí Nguyễn Bá Thanh với những kinh nghiệm trong đó bao gồm cả những thành công và cả sự va vấp trong quá trình lãnh đạo Nhân dân và Đảng bộ Đà Nẵng vững mạnh sẽ tiếp tục phát huy trên cương vị mới. Đó là người có bản lĩnh và sẽ thể hiện được khả năng của mình trong tầm vĩ mô hơn”.

Theo bà An, ông Nguyễn Bá Thanh cùng Ban Nội chính Trung ương sẽ gặp không ít khó khăn
Khi được hỏi về những thuận lợi của Ban Nội chính Trung ương khi được tái lập và tân Trưởng ban Nguyễn Bá Thanh trong bối cảnh hiện nay, bà Bùi Thị An cho rằng: “Thuận lợi lớn nhất dành cho đồng chí Nguyễn Bá Thanh cùng Ban Nội chính Trung ương là sự ủng hộ của toàn Đảng, toàn dân mà trước nhất là từ Bộ Chính trị và Trung ương Đảng. Thứ hai là những kinh nghiệm của vị tân Trường ban khi đã qua một giai đoạn dài lãnh đạo một địa phương không phải ít “gai góc” như Đà Nẵng, giúp Đà Nẵng phát triển khá vững chắc”.

Tuy nhiên, Bà An cũng cho rằng, trước vấn đề tham nhũng nghiêm trọng và công tác cán bộ có vấn đề khi đã có nhận định cho rằng 30% cán bộ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô” về thì Ban Nội chính Trung ương sẽ gặp không ít khó khăn. “Đó là môi trường làm việc khi đồng chí Nguyễn Bá Thanh khi chuyển từ một địa phương (ở tầm nhỏ) ra Trung ương (ở tầm lớn hơn rất nhiều) với những đặc điểm khác hẳn nhau. Tất nhiên, với tầm nhìn của mình, đồng chí Nguyễn Bá Thanh sẽ phải cân nhắc rất nhiều khi ban hành những chủ trương trong quá trình lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương.

Còn trong công tác phòng chống tham nhũng, đó là việc vô cùng cam go, khó khăn. Giặc ngoại xâm còn nhìn rõ hình thù, nhưng tham nhũng vẫn được ví như giặc nội xâm thì rất khó nhận biết và xử lý vì nó tồn tại ở ngay trong nội bộ của mình. Sự khó khăn trong công tác chống giặc nội xâm còn thể hiện ở chỗ, chính đồng chí ấy sẽ phải chống lại những cán bộ thoái hoá biến chất có chức, có quyền trong đó có thể có cả những người đồng chí của mình”.

Còn về những áp lực mà ông Nguyễn Bá Thanh có thể gặp phải trong quá trình làm việc, bà An nói: “Việc có sức ép là chắc chắn có và bất kỳ công việc nào cũng có sức ép. Chỉ có điều, nếu vì một mục tiêu trong sáng và vì lợi ích chung thì quan niệm về sức ép sẽ khác đi. Chỉ khi mục tiêu của mình không trong sáng, vụ lợi cá nhân không vì nhân dân, vì Đảng thì sức ép mới lớn đến mức khó có thể hoàn thành nhiệm vụ thôi. 

Trước đây, những người lĩnh ra trận dối diện với bom đạn, với cái chết thì sức ép cũng rất lớn chứ. Nhưng những người lính đó vẫn phơi phới lên đường đi cứu nước vì lý tưởng vì đất nước. Nên tôi nghĩ, trong quá trình làm việc, nếu có phương pháp mềm dẻo mang tính nguyên tắc, kiên quyết thì sức ép nào cũng có thể xử lý được. Tôi tin đồng chí Nguyễn Bá Thanh sẽ vượt được qua những khó khăn và sức ép để có thể tận dụng tốt những thuận lợi hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị mới”.
Hôm qua, 31/1, Ban Nội chính Trung ương tiếp nhận con người, cơ sở vật chất từ Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN). Với hơn 80 nhân sự ban đầu, Ban Nội chính sẽ chính thức hoạt động, đầu tiên là với chức năng cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, kể từ ngày Luật PCTN sửa đổi có hiệu lực 01/2. Việc tiếp nhận tổ chức, bộ máy, nhân sự từ Vụ Pháp luật và Vụ Nội chính - thuộc Văn phòng Trung ương - như quyết định của Bộ Chính trị đã đề ra, sẽ được triển khai sau đó.
(GDVN)

Nhật Bản: Chiến lược 'an ninh dân chủ kim cương' đối phó với Trung Quốc

Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trước Quốc Hội Nhật Bản.
Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trước Quốc Hội Nhật Bản. (Reuters)

Sau chiến lược « tái định vị » của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương và « hướng đông » của Ấn Độ, Nhật Bản thông báo chính sách « hướng nam » mà thủ tướng Shinzo Abe gọi là « Chiến lược An ninh Dân chủ Kim cương » tăng cường vòng vây án ngữ Trung Quốc.

Sau nửa thế kỷ tự kềm trong chính sách hiếu hòa, Nhật Bản bắt đầu chuyển mình để đảm nhận vai trò của một đại cường kinh tế và quân sự. Trong thông điệp 31/01/2013 gửi Quốc hội, tân thủ tướng Shinzo Abe thông báo ông muốn « tu chính bản Hiến pháp » được soạn thảo dưới sức ép của Hoa Kỳ sau đệ nhị thế chiến, ngăn cấm Nhật Bản vĩnh viễn không được sử dụng đến chiến tranh.

Tân thủ tướng Nhật mong muốn xây dựng một chiến lược địa chính trị mới « hướng nam » và được đặt tên là « An ninh Dân chủ Kim cương » liên kết tất cả những quốc gia từ Ấn Độ kéo dài xuống Đông Nam Á và đến tận Úc Tất cả những quốc gia này có cùng một mối quan ngại chung là bị sức mạnh quân sự của Trung Quốc đe dọa.

Để có thể chủ động trong thế phân tranh Washington-Bắc Kinh, chiến lược « an ninh dân chủ kim cương » được Tokyo xây dựng với bốn quốc gia dân chủ trụ cột là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Tuy không nói ra, nhưng đối tượng nằm trong tầm nhắm của vòng đai này là Trung Quốc

Chỉ trong vòng một tháng cầm quyền, thủ tướng Nhật liên tục có một loạt động thái chinh phục cảm tình các quốc gia trong vùng Thái Bình Dương từ Úc , Ấn, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Miến Điện và Việt Nam.

Đầu tháng giêng, thủ tướng Nhật chọn Hà Nội để thăm viếng đầu tiên, và sau đó sang Thái Lan và Indonesia. Tại Jakarta, ông thông báo « 5 điểm cơ bản chỉ đạo bang giao ». Cùng lúc đó, phó thủ tướng Taro Aso sang Miến Điện và ngoại trưởng Fumio Kishida đi Úc, Brunei , Philippines và Singapore.

Giới phân tích quốc tế gọi đây là chiến lược « định vị hướng nam ». Trong bài báo cùng tên trên AsiaTimes, nhà phân tích Richard Javal Heydarian nhấn mạnh về một chuổi sự kiện cụ thể : Tokyo đang được tăng cường quan hệ quân sự với Washington, gia tăng ngân sách quốc phòng, hào phóng cung cấp 12 tàu chiến và 10 tàu đổ bộ cho Philippines, xem xét khả năng bán tầu ngầm tối tân Soryu cho Úc và Việt nam.

Vì sao chiến lược « trỗi dậy » của Nhật Bản được đặt tên là « dân chủ kim cương » ?

Trong thế trận đối phó với Trung Quốc, phải chăng đây là một cơ hội cho Đông Nam Á và Việt Nam ?

RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney.

« Chính sách an ninh dân chủ kim cương có thể coi đó là phản ứng chiến lược của Nhật Bản đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc đặc biệt là về quân sự đã trở thành một mối đe dọa cho nhiều nước trong vùng kể cả Nhật Bản và Việt Nam. Trong những năm cuối thế kỷ 20 thì Nhật Bản cũng trỗi dậy nhưng sự trỗi dậy hòa bình của Nhật không đem lại căng thẳng trong vùng. Trái lại, vào đầu thế kỷ 21, sự trỗi dậy của Trung Quốc về kinh tế và quân sự tạo ra căng thẳng đến mức Tổng thống Obama đã thực hiện chính sách «tái định vị » tại châu Á Thái Bình dương và Ấn Độ đã theo đuổi một cách tích cực hơn cái chính sách gọi là « Hướng Đông ». Bây giờ có thêm chính sách mới từ Nhật Bản là « chính sách kim cương về an ninh và dân chủ ». Điều này cho thấy lực đối trọng từ Hoa Kỳ, Nhật và Ấn Độ đã bắt đầu hình thành…

Ông Shinzo Abe đã trình bày khái niệm « an ninh dân chủ kim cương » lần đầu tiên vào năm 2007 khi ông đi thăm quốc hội Ấn Độ với tư cách thủ tướng Nhật. Ông trình bày khái niệm về sự giao thoa giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình dương mà ông cho rằng có nhiều điểm chung về hòa bình, ổn định, tự do lưu thông hàng hải. Nhưng ông cũng lập luận là khi Trung Quốc coi 85% Biển Đông là « đại hồ » của Trung Quốc thì điều này gây tai hại cho giao thương hàng hải. Đến tháng 12/2012, trước bầu cử quốc hội tại Nhật, ông Shinzo Abe đã phổ biến bài tham luận của ông dưới cái nhan đề « An ninh Dân chủ Kim cương » tại châu Á.

Trong cốt lõi ông nói rằng thái độ xác quyết của Trung Quốc tại biển Hoa Đông và Hoa Nam đã tạo ra cái « ưu tiên » cho chính sách ngoại giao của Nhật Bản và Nhật Bản phải mở rộng tầm nhìn chiến lược . Cũng theo ông Abe, Nhật Bản là một cường quốc hàng hải và dân chủ trưởng thành nên cái sự lựa chọn chiến lược của Nhật cũng phản ảnh thực tế đó : bốn nước Úc Ấn Mỹ và Nhật hợp thành một chuổi kim cương bảo vệ tài sản chung của nhân loại, bảo vệ tự do giao thông hàng hải trong khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương…

Thật ra cái khung hợp tác chiến lược đã được thực hiện từ lâu ở cấp tam cường Mỹ-Nhật-Úc và ở cấp song phương với các hiệp ước an ninh chung giữa Mỹ- Nhật hay Mỹ-Úc …do vậy chiến lược mới sẽ được hình thành nhanh chóng…

Tháng Giêng 2013, trong chuyến công du Việt Nam, Thái Lan và Indonesia , thủ tướng Shinzo Abe trình bày tại Indonesia 5 nguyên tắc gọi là Hướng dẫn chỉ đạo bang giao giữa Nhật Bản và các quốc gia trong vùng mà nguyên tắc thứ nhất là « quý trọng những giá trị đại đồng về dân chủ và nhân quyền », thứ hai là « coi trọng tự do thông thương hàng hải », thứ ba là « tạo một hệ thống phát triển kinh tế và thương mại chung », thứ tư là « duy trì phát triển truyền thống văn hóa châu Á và thứ năm là « trao đổi giới trẻ ». Năm điểm này không gây vấn đề gì (cho các nước Đông Nam Á ) trừ điểm thứ nhất « tôn trọng dân chủ nhân quyền » có thể gây ra những khó khăn giữa Tokyo và Hà Nội…. »
Lưu Tường Quang/Tú Anh (RFI)

Tin tặc tấn công báo Mỹ từng tiết lộ tài sản kếch xù của lãnh đạo Trung Quốc

Trụ sở  báo The New York Times.
Trụ sở báo The New York Times
Ngày 30/01/2013, nhật báo Mỹ The New York Times xác nhận là trong thời gian gần đây, họ đã bị tin tặc liên tục tấn công. Mục tiêu của tin tặc là dò xét thông tin liên quan đến phóng sự điều tra mà tờ báo này đã thực hiện về tài sản khổng lồ mà thân nhân Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tích lũy được. Nhân dịp này, báo New York Times cũng tiết lộ sự kiện hãng tin Mỹ Bloomberg News cũng từng bị tin tặc nhòm ngó, sau khi đưa tin về tài sản to lớn của nhân vật lãnh đạo Trung Quốc hiện nay là Tập Cận Bình.
Trong bản tin của mình, New York Times khẳng định là các vụ tấn công xẩy ra sau khi tờ báo công bố bài viết ngày 25/10/ 2012, về tài sản gia đình đương kim Thủ tướng Ôn Gia Bảo, theo đó những người thân của ông nắm trong tay hàng tỷ đô la qua các giao dịch thương mại. Cụ thể, các khoản “đầu tư” của vợ con ông Ôn Gia Bảo cùng nhiều người khác vào các lãnh vực ngân hàng, đá quý và viễn thông, lên đến ít nhất 2,7 tỷ đô la !
Trong vòng 4 tháng, tin tặc đã thâm nhập vào hệ thống máy tính của tờ báo Mỹ, đánh cắp mật khẩu, và đặc biệt tập trung vào các bức thư điện tử của ông David Barboza, Trưởng văn phòng của tờ báo tại Thượng Hải, tác giả bài điều tra.
Tính ra, máy tính của hơn 50 nhân viên của New York Times đã bị nhòm ngó, trong đó có nguyên Trưởng văn phòng tờ báo tại Bắc Kinh Jim Yardley (hiện đang ở Ấn Độ, phụ trách khu vực Nam Á).
Điều khiến New York Times lưu ý là tin tặc chỉ quan tâm đến cuộc điều tra về tài sản của ông Ôn Gia Bảo mà thôi : “Các chuyên gia (an ninh mạng) không thấy dấu hiệu nào cho thấy là tin tặc quan tâm đến các thông tin khác ngoài bài phóng sự về gia đình Thủ tướng Trung Quốc”. Các dữ liệu về khách hàng của tờ báo cũng không bị đánh cắp.
Ngược lại thư điện tử, tài liệu, trong tài khoản email của hai nhà báo Barboza và Yardley, hai tác nhân quan trọng trong cuộc điều tra đã bị đánh cắp. Theo nhật báo Mỹ : “Có dấu hiệu là tin tặc muốn tìm tên tuổi của những ai đã cung cấp thông tin cho nhà báo Barboza”.
Trung Quốc, thậm chí Quân đội Trung Quốc, đứng sau tin tặc
Theo New York Times, các chuyên gia an ninh mạng, dựa trên các dấu vết mà những kẻ xâm nhập để lại, đã cho rằng thủ phạm là tin tặc Trung Quốc, thậm chí là người của quân đội Trung Quốc : “Tin tặc đã sử dụng các phương thức tương tự như quân đội Trung Quốc từng dùng trong quá khứ”.
New York Times cho biết là các chuyên gia tham vấn về công nghệ thông tin thẩm định rõ ràng là các cuộc tấn công xuất phát từ cùng những máy tính của một trường Đại học, từng được Quân đội Trung Quốc dùng để đột nhập vào các nhà thầu cung cấp cho Quân đội Mỹ trong thời gian qua.
Richard Bejtlich, người đặc trách vấn đề an ninh mạng của công ty Mandiant – được New York Times thuê để đối phó với các cuộc tấn công - khẳng định : “Nếu xem xét riêng rẽ từng cuộc tấn công, thì không thể nói rằng ‘đó là quân đội Trung Quốc’. Thế nhưng khi thấy là cũng nhóm đó từng đánh cắp dữ liệu về các nhà ly khai Trung Quốc và những người đấu tranh cho Tây Tạng, rồi tấn công một hãng hàng không không gian, tất cả các dấu hiệu đó đều quy về một đầu mối”.
Đối với tờ New York Times, họ không phải là nạn nhân duy nhất của tin tặc Trung Quốc. Sau khi công bố một bài viết hồi tháng Sáu năm ngoái về tài sản mà thân nhân ông Tập Cận Bình thu vén được, hãng tin Mỹ Bloomberg News cũng đã bị tin tặc Trung Quốc tấn công.
Lẽ đương nhiên là phía Trung Quốc đã phủ nhận hoàn toàn sự dính líu của họ vào vụ tin tặc tấn công tờ New York Times. Thậm chí Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn đả kich tờ báo Mỹ, cho rằng việc tờ báo tố cáo quân đội Trung Quốc tung ra các cuôc tấn công trên mạng mà không có bằng chứng vững chắc, là một hành động “không chuyên nghiệp và không cơ sở”.
Một cách chính thức hơn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vào hôm nay cũng lập lại quan điểm trên, cho rằng cáo buộc của tờ New York Times “hoàn toàn vô căn cứ và vô trách nhiệm”.
Trọng Nghĩa (RFI)

Chuck Hagel điều trần trước Thượng viện Mỹ về chính sách Quốc phòng

C. Hagel chuẩn bị lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ (trái)
Chuck Hagel (Reuters)
C. Hagel chuẩn bị lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ (trái)

Cuộc điều trần của cựu Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Hagel được đánh giá là sẽ sôi nổi. Được tổng thống Hoa Kỳ chỉ định vào chức vụ bộ trưởng Quốc phòng, ngày 31/01/2013 ông Chuck Hagel ra điều trần trước Ủy ban Quân vụ tại Thượng viện về những ưu tiên của ông trong vai trò người đứng đầu Lầu Năm Góc.

Vào lúc 9g30 sáng, giờ Washington hôm nay, cựu Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa, Chuck Hagel sẽ ra điều trần tại Thượng Viện. Theo giới quan sát cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ sẽ « gay go » do bộ trưởng Quốc phòng tương lai của Hoa Kỳ từng bị chỉ trích là đã « ngây thơ trên hồ sơ hạt nhân Iran và kém mặn mà với Israel ».

Là một cựu chiến binh từng chiến đấu tại Việt Nam, ông cũng đã đả kích chính quyền Bush đưa quan sang Irak. Ngoài ra trên hồ sơ hạt nhân Iran, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tương lai đã từng chỉ trích chính sách đơn phương trừng phạt Teheran của Washington. Một việc làm mà ông coi là « không có hiệu quả ». Trong khi đó đối với Israel thì ông Hagel lại tỏ ra kém « nhiệt tình ». Đó là điều mà phe Cộng Hòa đưa ra để chỉ trích người sắp lên thay thế ông Leon Panetta ở Lầu Năm Góc.

Tuy nhiên trong một bức thư gửi đến các đồng nghiệp cũ ông Hagel đã viết : « Đe dọa đến từ Iran vãn tiềm tàng. Bộ trưởng Quốc phòng tương lai của Hoa Kỳ phải đề cao cảnh giác và tiếp tục ngăn cản Iran chế tạo vũ khí hạt nhân cũng như sẽ phải bảo đảm về an ninh cho Israel ».

Dù sao đi chăng nữa theo rất nhiều nhà quan sát tại Washington, cuộc điều trần của cựu Thượng nghị sĩ bang Nebraska tại Thượng viện hôm nay chỉ là một thủ tục để đưa ông Hagel vào chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Thanh Hà (RFI)
 

Hàn Quốc cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu Bắc Triều thử hạt nhân

Biểu tình tại Seoul đòi Bình Nhưỡng 'chấm dứt ngay việc thử nghiệm hạt nhân'. Ảnh ngày 31/01/2013
Biểu tình tại Seoul đòi Bình Nhưỡng 'chấm dứt ngay việc thử nghiệm hạt nhân'. Ảnh ngày 31/01/2013 (Reuters)

Theo AFP, hôm nay 31/01/2013, Tổng thống Hàn Quốc đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp đối phó với khả năng Bắc Triều Tiên có thể tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3. Ông Lee Myung bak cảnh báo Bình Nhưỡng sẽ phải gánh chịu những « hậu quả nghiêm trọng » nếu họ tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba như thông báo.

Thông cáo của chính phủ Hàn Quốc cho biết phiên họp khẩn cấp diễn ra tại phủ tổng thống với sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng, lãnh đạo các cơ quan tình báo và Cố vấn an ninh quốc gia.

Tổng thống Lee Myung -bak, chỉ còn nắm quyền lãnh đạo đến ngày 25/2 tới, đã nhấn mạnh đến việc tăng cường khả năng quốc phòng của đất nước trong lúc này. Theo ông Bình Nhưỡng muốn tận dụng thời điểm chuyển giao quyền điều hành đất nước ở Hàn Quốc để khiêu khích gây căng thẳng.

Với Bắc Triều Tiên, thông cáo của phủ tổng thống Hàn Quốc tỏ rõ thái độ : « Chính phủ yêu cầu khẩn thiết Bắc Triều Tiên ngừng ngay lập tức tất cả các tuyên bố và hành động khiêu khích, đồng thời tôn trọng các ràng buộc quốc tế trong đó có các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc …. Nếu miền Bắc mắc sai lầm và có những hành động khiêu khích, họ sẽ phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng ».

Xin nhắc lại, tuần trước Bình Nhưỡng đã thông báo sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân mới vào thời điểm chưa xác định. Hành động này được coi là một thách thức của Bắc Triều Tiên nhằm đáp trả việc Liên hiệp quốc mở rộng trừng phạt đối với Bình Nhưỡng vì vụ phóng vệ tinh hồi cuối năm ngoái, bị các nước phương Tây đánh giá là vụ thử tê lửa đạn đạo trá hình.

Hôm thứ Sáu tuần qua, miền Bắc còn đe dọa tấn công miền Nam nếu Seoul tham dự gia tăng trừng phạt của Liên hiệp quốc.

Theo cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc, Chun Young-Woo, được nhật báo Chosun Ilbo, nhiều cơ quan của Bắc Triều Tiên đã mở tài khoản tại Trung Quốc để né tránh các biện pháp trừng phạt mới của Liên hiệp quốc.

Bắc Kinh, một đồng minh duy nhất và có ảnh hưởng với Bình Nhưỡng, cũng đã lên tiếng nhắn nhủ người hàng xóm liều lĩnh rằng có thể sẽ cắt giảm viện trợ nếu Bắc Triều Tiên cứ tiến hành thử hạt nhân.
Anh Vũ (RFI)

Trung Quốc kết án nặng nề 2 người Tây Tạng vì tội « xúi giục » tự thiêu

Tưởng niệm những Tây Tạng người tự thiêu :  Tuần hành  ở  New York  ngày  10/12/ 2012.
Tưởng niệm những Tây Tạng người tự thiêu : Tuần hành ở New York ngày 10/12/ 2012. (REUTERS/Lucas Jackson)

Lần đầu tiên ngành Tư pháp Trung Quốc kết án nặng nề hai người Tây Tạng với tội danh « xúi giục kẻ khác tự thiêu ». Từ năm 2009, đã có gần 100 người Tây Tạng tại Trung Quốc, đặc biệt là tại tỉnh Tứ Xuyên, tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp của Bắc Kinh.

Báo chí Trung Quốc ngày 31/01/2013 cho biết tòa án huyện A Bá, thuộc tỉnh Tứ Xuyên tuyên án theo thứ tự 10 năm tù giam và án tử hình nhưng chưa thi hành án trước hai năm đối với Lorang Tsering 31 tuổi và người chú là Lorang Konchok, 40 tuổi. Cả hai bị kết án nặng nề vì tội đã « xúi giục 8 người tự thiêu và ba trong số đó đã thiệt mạng ». Bản tin của Tân Hoa Xã cho biết là 5 người còn lại tuy bị hai chú cháu nhà Lorang xúi giục nhưng cuối cùng « họ đã không châm lửa tự thiêu hoặc được toàn mạng nhờ công an can thiệp kịp thời ».

Bản tin của AFP nói rõ : ông Lorang Konchok bị kết án tử hình nhưng đó là một bản án treo và sẽ không được thi hành trước hai năm. Tại Trung Quốc đây là hình thức để chuyển bản án tử hình thành án tù chung thân. Ngoài ra nhân vật này còn bị tố cáo đã làm việc với một tổ chức ở hải ngoại để bảo vệ người Tây Tạng.

Tình từ năm 2009 tới nay đã có khoảng 100 người Tây Tạng tự thiêu để bày tỏ bất mãn với chính quyền Bắc Kinh đàn áp tôn giáo và cũng như với chính sách Hán hóa do Trung Quốc áp đặt.

Cho dù lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn khẳng định không tán đồng hình thức phản kháng nói trên nhưng Ngài vẫn bị Trung Quốc tố cáo đứng đằng sau các vụ tự thiêu trong vùng tự trị Tây Tạng.

Vẫn theo các nguồn tin từ phía báo chí Trung Quốc, hai người vừa bị tuyên án hôm nay đã bị bắt vào tháng 8/2012 và họ thú nhận là đã hành xử theo lời kêu gọi của lãnh đạo tinh thần Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng như của chính phủ lưu vong.

Căn cứ trên lời khai của hai chú cháu Lorang Konchok và Lorang Tsering, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố : Trung Quốc hy vọng rằng phán quyết của tòa án A Bá « cho thế giới thấy rõ lối hành xử độc địa của bè lũ Đạt Lai Lạt Ma và quốc tế sẽ lên án những tội ác đó ».
Thanh Hà (RFI)
 

Thủ tướng Nhật thông báo ý định sửa đổi Hiến pháp hiếu hòa

Thủ tướng Shinzo phát biểu trước Quốc Hội Nhật Bản
Thủ tướng Shinzo phát biểu trước Quốc Hội Nhật Bản (Reuters)

Như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, hôm nay 31/01/2013, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, người được cho là bảo thủ, đã thông báo ông mong muốn sửa đổi lại bản Hiến pháp hiếu hòa được sọan thảo sau khi kết thúc thế chiến thứ 2. Đề xuất này khó có thể tìm được sự đồng thuận hoàn toàn bởi những lo ngại gây thêm căng thẳng với các nước láng giềng Trung Quốc và Hàn Quốc.

Trước khi trở lại nắm quyền, ông Shinzo Abe vẫn nổi tiếng là một nhân vật cứng rắn trong chính sách đối ngoại. Mặc dù trong bối cảnh cần phải ưu tiên vực dậy nền kinh tế, thủ tướng Nhật không quên khơi dậy tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.
Trước Quốc hội ngày hôm nay, ông Abe đã cho biết dự định sửa đổi lại bản Hiến pháp của nước Nhật, được sọan ra dưới sự áp đặt của Hoa Kỳ sau khi quân Nhật thất trận năm 1945. Không chỉ cụ thể muốn sửa đổi nội dung nào nhưng mọi người đều hiểu ông Abe muốn nhắm tới điều 9 của Hiến pháp quy định nước Nhật không bao giờ được quyền tham chiến mà chỉ được phép tự vệ.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật nói ông muốn thay đổi điều 96, điều khoản quy định mọi tu chính khác của Hiến pháp do người Mỹ áp đặt và có hiệu lực từ năm 1947. Theo các chuyên gia tại Nhật Bản thì đây là một bước đi dần dần để tiến tới thay đổi nội dung của điều 9 nói trên. Thủ tục sử đổi Hiến Pháp ở Nhật không mấy dễ dàng vì mọi đề nghị tu chính hiến pháp đều phải do hai viện Quốc hội đưa ra dựa trên ít nhất 2 phần 3 phiếu thuận của thành viên Thượng và Hạ viện.
Thực tế hiện nay đảng Tư do Dân chủ (PLD) cầm quyền và liên minh có nắm đa số ở Hạ viện nhưng Thượng viên thì họ lại không có được ưu thế này. Các sửa đổi Hiến pháp sau đó phải được thông qua trưng cầu dân ý. Theo các thăm dò dư luận không có gì bảo đảm người dân Nhật ngày nay có thể dễ dàng từ bỏ tinh thần hiếu hòa của bản Hiến pháp hiện hành.

Dù kết quả cuối cùng ra sao thì đề xuất của Thủ tướng Shinzo Abe cũng có được một ý nghĩa biểu tượng cao, nhất là vào thời điểm quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đang căng thẳng vì tranh chấp biển đảo, đồng thời Trung Quốc vẫn không quên nhắc lại quá khứ quân phiệt của Nhật như là món nợ với các nước láng giềng.

Trong chiến dịch tranh cử năm ngoái, ông Shinzo Abe đã không ít lần nói đến việc phải định nghĩa lại khái niệm « lực lượng phòng vệ », tên gọi chính thức và cũng là hàm ý giới hạn hành động của quân đội Nhật.

Trong một động thái khác, ngày 29/1 vừa rồi chính phủ Nhật đã thông qua ngân sách quốc phòng trong năm 2013-2014 lên gần 50 tỷ đô la, điều chưa từng có trong hơn một thập kỷ qua.

Chính ông Shinzo Abe là người khi là thủ tướng năm 2007 đã đưa ra sáng kiến chuyển tên gọi « Cơ quan Quốc phòng » thành « Bộ Quốc phòng ». Lần này ông hứa sẽ đổi tên « Lực lượgn phòng vệ » thành « Quân đội quốc gia ».

Với Trung Quốc, ông Abe không ngần ngại tuyên bố « việc gia tăng sức mạnh quân sự không minh bạch và các họat động của hải quân Trung Quốc là mối quan ngại cho tòan bộ khu vực, trong đó có nước Nhật ».

Để « kiềm chế » Trung Quốc, bên cạnh đồng minh thân hữu Hoa Kỳ, ông Shinzo Abe chủ trương tăng cường quan hệ với các nước như Úc và Asean. Chuyến công du Đông Nam Á mở đầu nhiệm kỳ cầm quyền của ông là một minh chứng.
Anh Vũ (RFI)

Hoa Kỳ “hài lòng” về việc chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Quốc Quân

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân (DR)
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân (DR)

Được bất ngờ phóng thích và trục xuất ngay về Mỹ vào hôm qua, 30/01/2013, ông Nguyễn Quốc Quân, một công dân Mỹ gốc Việt bị Hà Nội buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền, đã về đến California. Sự kiện ông Quân được thả ra đã lập tức được chínhquyền Mỹ đánh giá là một “tin vui”.

Phát biểu nhân cuộc tiếp xúc thường kỳ với báo chí vào hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland xác định là đối với chính quyền Hoa Kỳ, “không có một ưu tiên nào cao hơn sự an toàn và an ninh của công dân Mỹ ở ngoại quốc”. Trên tinh thần đó, theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, Hoa Kỳ cảm thấy “hài lòng về việc công dân Mỹ Richard Nguyễn được trả tự do”, và đấy là một “tin vui”.

Trước đó, phát biểu với hãng tin Pháp AFP, phát ngôn viên của đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, Christopher Hodges, đã cho biết là phía Mỹ cảm thấy “khích lệ” trước việc ông Nguyễn Quốc Quân được phóng thích.

Xin nhắc lại là vào hôm qua, trong một bản tin ngắn, Thông Tấn Xã Việt Nam loan báo quyết định trục xuất ông Nguyễn Quốc Quân, bị giam giữ từ ngày 17/4/2012 khi ông đáp máy bay về tới phi trường Tân Sơn Nhất.

Là một thành viên cao cấp trong đảng Việt Tân, trụ sở tại Hoa Kỳ, ông Quân thoạt đầu bị cáo buộc vào tội danh “khủng bố”, nhưng sau đó chuyển thành “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Đảng này luôn khẳng định lập trường đấu tranh ôn hòa cho dân chủ, nhưng theo chính quyền Việt Nam, đó là một tổ chức “khủng bố”.

Việt Nam từng loan báo sẽ mang ông Quân ra toà xét xử vào hạ tuần tháng giêng này, nhưng rốt cuộc phiên xử không diễn ra và ông bị cấp tốc trục xuất về Mỹ vào hôm qua.

Theo hãng tin Mỹ AP, việc trả tự do cho ông Nguyễn Quốc Quân được thực hiện sau khi có áp lực ngoại giao từ phía Mỹ. Sư kiện này đồng thời cho phép gỡ bỏ một cái gai cụ thể trong quan hệ giữa Hà Nội và Washington, trong bối cảnh cả hai nước đang cố gắng tăng cường quan hệ vì cùng chia sẻ mối quan ngại trước sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Trọng Nghĩa (RFI)

Kiện TQ, Philippines muốn điều gì?

Dân Philippines biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila

Thực ra Philippines không khởi kiện Trung Quốc ra một Tòa án quốc tế như báo chí viết mà chỉ khởi kiện yêu cầu một Hội đồng trọng tài - do các bên tranh chấp lựa chọn trọng tài viên – giải quyết tranh chấp.

Theo điều 287, khoản 1 của Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), để giải quyết tranh chấp liên quan đến lý giải hoặc áp dụng UNCLOS, mỗi nước thành viên có quyền chọn một hoặc các công cụ sau:

- Tòa án biển quốc tế theo qui định tại Phụ lục VI (Trụ sở tại Hamburg, CHLB Đức)
- Tòa án quốc tế (trụ sở tại The Hague, Hà lan)
- Hội đồng trọng tài được thành lập theo phụ lục VII
- Hội đồng trọng tài được thành lập đặc biệt theo phụ lục VIII

Theo điều 2 Phụ lục VII, mỗi nước thành viên can dự vào tranh chấp có quyền chọn ra bốn trọng tài viên từ danh sách trọng tài viên do Tổng thư ký Liên hiệp quốc (LHQ) lập, để dựa vào đó hai bên chọn ra năm (5) trọng tài viên của Hội đồng xét xử.

Trong danh sách tám (8) trọng tài này, mỗi nước được chọn một trọng tài. Ba trọng tài còn lại sẽ được các nước cùng lựa chọn theo nguyên tắc nhất trí.

Đạt mục tiêu lớn

Nếu chú ý rằng các Tòa án quốc tế nêu trên dù được Liên hiệp quốc thành lập nhưng vẫn không phải là một cơ quan của Liên hiệp quốc và trình tự giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng Trọng tài phải tuân theo nguyên tắc được các bên cùng đồng ý thực hiện, thì có thể khẳng định rằng Philippines chưa khởi kiện Trung quốc ra Tòa án quốc tế, mà ra Hội đồng Trọng tài.

Một hình thức tuy ít làm Trung Quốc „mất mặt“ nhất, nhưng cơ hội thành công cũng thấp nhất.
"Sau nhiều lần trưng bày 'bằng chứng vi phạm' của tàu thuyền Trung Quốc trên biển, nay Philippines quyết định đưa ra trọng tài quốc tế"

Tuy nhiên, chỉ cần chính thức gửi đơn khởi kiện, Philippines đã ngay lập tức đạt được những mục tiêu lớn, rất quan trọng:

Chủ động tự bảo vệ ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực.

Là thành viên LHQ, Trung Quốc có nghĩa vụ phải giải quyết tranh chấp với một nước thành viên LHQ khác một cách hòa bình theo khoản 03 điều 2 Hiến chương LHQ (HCLHQ).

Điều 279 UNCLOS khẳng định lại nghĩa vụ này của các nước ký kết UNCLOS khi có tranh chấp liên quan đến lý giải, áp dụng UNCLOS.

Nói một cách khác, một biện pháp sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp chỉ có thể được công đồng quốc tế „nhắm mắt cho qua“ như một biện pháp cuối cùng, nếu tất cả mọi cố gắng sử dụng các biện pháp hòa bình khác đều vô hiệu.

Philippines đã chính thức yêu cầu Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng một Hội đồng Trọng tài theo qui chế của LHQ.

Trung Quốc có thể từ chối, nhưng như vậy cũng đồng nghĩa là từ chối một cách giải quyết hòa bình.

Cho đến khi Trung Quốc vẫn từ chối cách này, thì Trung Quốc vẫn không có lý do gì để can thiệp vũ lực chống Philippines.

Nếu không, Trung Quốc phải tính đến những rủi ro rất lớn như:
  • Theo điều 39 HCLHQ hành động vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ theo công pháp quốc tế có thể bị coi là hoạt động đe dọa hòa bình thế giới để LHQ và Hội đồng bảo an LHQ phải có các biện pháp khẩn cấp nhằm bảo vệ hòa bình.
Ngoài các nghị quyết lên án của Đại hội đồng LHQ, căn cứ Chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Bảo an có quyền quyết định thực hiện mọi biện pháp cần thiết từ trừng phạt kinh tế đến can thiệp bằng vũ lực đối với nước vi phạm.

Trước mắt, nếu sử dụng vũ lực chống Phillipin, Trung Quốc có thể chỉ bị Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lên án.

Hội đồng Bảo an sẽ không thể quyết định được bất cứ biện pháp nào chống Trung Quốc vì nước này có quyền phủ quyết. Nhưng uy tín của Trung Quốc sẽ giảm mạnh, sự nghi ngại của cộng đồng quốc tế về ý thức tôn trọng các cam kết quốc tế của Trung Quốc cũng tăng mạnh.

Tuy nhiên, nếu việc Trung Quốc sử dụng vũ lực thực sự ảnh hưởng đến quyền lợi của cộng đồng quốc tế (chẳng hạn xung đột kéo dài, nghĩa là Philippines chỉ cần cầm cự không cho Trung Quốc đánh nhanh, thắng nhanh), thì nguyên tắc đặt quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế lên trên chủ quyền quốc gia sẽ được áp dụng.

Khi đó các nước hoặc khối liên minh quân sự sẽ can thiệp để chấm dứt xung đột mà không cần phải được sự cho phép của Hội đồng bảo an LHQ (Như khối NATO đã tấn công vào Kosovo năm 1999). Có thể nói, lúc đó Trung Quốc sẽ phải đối đầu với cả thế giới.

Khẳng định vùng biển được Philippines nói đến không phải là của Trung Quốc vì đang là vùng tranh chấp.


Philippines khẳng định chủ quyền trên đảo Pagasa (Thị Tứ)

Nếu Trung Quốc, trong vòng 30 ngày sau khi nhận được đơn kiện, không chọn một trọng tài, cũng không cùng Philippines chọn ba (3) trọng tài khác, Chánh án tòa án biển quốc tế sẽ chọn các trọng tài đó.

Công nhận tranh chấp

Việc công bố quyết định chọn trọng tài này (nếu có) cũng chính là sự công nhận, dù gián tiếp, vùng biển diễn ra các tranh chấp là vùng biển tranh chấp chứ không phải là vùng biển chỉ của Trung Quốc.

Chính thức quốc tế hóa, đa phương hóa việc giải quyết tranh chấp với Trung quốc.

Philippines đã công khai chọn cách giải quyết xung đột theo đúng qui định của các Thỏa ước, Hiệp định quốc tế. Khi cách thức này không thể thực hiện do sự bất hợp tác của Trung Quốc, thì cộng đồng quốc tế buộc phải:
  1. Xem xét tu chính các Thỏa thuận đó sao cho chúng giải quyết hữu hiệu được các tranh chấp quốc tế một cách hòa bình. Bởi nếu không, chính các cam kết quốc tế cũng sẽ trở thành vô nghĩa; và
  2. Trong khi đợi tu chính, cộng đồng quốc tế phải (và vì vậy cũng có quyền) chung tay giải quyết tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc sao cho ít nhất cũng không được để nó biến thành xung đột vũ trang.
Thật ra, UNCLOS và Qui chế Tòa án biển quốc tế mở ra hàng loạt khả năng khác nhau để giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên, đủ sức buộc một nước thành viên dù có các tuyên bố bảo lưu khi gia nhập vẫn có thể bị đưa ra xét xử.

Chẳng hạn, Tòa án biển quốc tế cũng là Tòa án quốc tế đầu tiên trên thế giới còn cho phép cả cá nhân và các pháp nhân khác không phải là Nhà nước (chính phủ) được khởi kiện yêu cầu giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc lý giải hoặc áp dụng UNCLOS.

Do theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau, Phillipin trước tiên chỉ muốn kiện tại Hội đồng trọng tài.

Bài thể hiện quan điểm của Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam, Giáo sư Luật từ CH Liên Bang Đức, hiện đang hành nghề tư vấn ở Sài Gòn.

Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam
Gửi tới (BBC) từ Sài Gòn

Giáo sư 'bị cắt xén' khi góp ý hiến pháp

Giáo sư vật lý Đàm Thanh Sơn
Giáo sư vật lý Đàm Thanh Sơn đang làm việc tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ

Một Giáo sư vật lý gốc Việt làm việc tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ, phản ánh trên mạng việc ông bị 'cắt xén' ý kiến khi ông đáp ứng lời kêu gọi gần đây của chính quyền và quốc hội Việt Nam, góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992.

Trong một Bấm thông điệp đưa ra trên trang blog "Hiến pháp", Giáo sư Đàm Thanh Sơn cho hay ông đã gửi một 'thư' góp ý tới Văn phòng Quốc hội vào hôm thứ Ba tuần trước, nhưng khi được công bố, trang mạng chính thức về dự thảo hiến pháp của Quốc hội và chính quyền đã "cắt bỏ" ý kiến của ông và không hồi đáp để giải thích lý do, mặc dù ông đã "nhiều lần" liên lạc chấn vấn.

Giáo sư Sơn viết: "Thư dưới đây đã được chuyển đến trang “Dự thảo online” (duthaoonline.quochoi.vn) của Văn phòng Quốc hội vào ngày 22/1/2013.

"Sau đó một đoạn ngắn (về Điều 42) được đăng trong phần “Ý kiến người dân” ( Bấm xem ở đây), còn lại bị cắt bỏ đi. Tôi đã nhiều lần email hỏi những người quản trị trang mạng về phần còn lại của bức thư, nhưng tới nay tôi vẫn không nhận được trả lời.

Giáo sư cho hay sau đó ông đã quyết định đăng toàn văn bức thư đã gửi đi hai tuần trước vì không muốn tính toàn vẹn trong ý kiến đóng góp của ông bị ảnh hưởng, đồng thời ông nhận xét một số điểm trong bản Dự thảo hiến pháp do Quốc hội và chính quyền công bố có chất lượng "giảm đi rất nhiều."

Giáo sư Sơn viết: "Do không muốn góp ý của mình xuất hiện ở dạng đã bị cắt xén nên tôi đăng lại toàn bộ ở đây. Bức thư có phạm vi hạn chế, chỉ nói đến một số thay đổi trong bản Dự thảo mà tôi thấy làm cho chất lượng của Hiến pháp giảm đi rất nhiều."

Trong phần đăng ý kiến đóng góp của công dân, trang "Dự thảo online" của Quốc hội chọn đăng phần đóng góp của Giáo sư Sơn về một điều khoản liên quan tới giáo dục, nhưng có vẻ đã "lờ đi" phần ông đóng góp ý kiến liên quan tới "tính trung thành với đảng" được đặt lên trước dân tộc, đất nước và nhân dân của "các lực lượng vũ trang."

'Trung thành với ai?'
"Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là một bộ phận của nhân dân Việt Nam, do đó đặt cụm từ “Đảng cộng sản Việt Nam” lên trước hai từ “Tổ quốc” và “nhân dân” như trong dự thảo là không hợp lý"
Giáo sư Đàm Thanh Sơn

Phần đóng góp liên quan điều 70 (sửa đổi, bổ sung điều 45), Giáo sư Sơn đề nghị và nhấn mạnh:

“Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ dân chủ, cùng toàn dân xây dựng đất nước”.

Ông cho rằng không nên quy định như bản dự thảo hiến pháp của chính quyền nói: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân”.

Giáo sư nêu quan điểm: "Theo tôi, các lực lượng vũ trang của Việt Nam phải tuyệt đối trung thành với đất nước và nhân dân Việt Nam, do đó quy định như trong Hiến pháp hiện hành là đủ.

"Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là một bộ phận của nhân dân Việt Nam, do đó đặt cụm từ “Đảng cộng sản Việt Nam” lên trước hai từ “Tổ quốc” và “nhân dân” như trong dự thảo là không hợp lý."

Ông cũng không đồng tình với điều 70 của bản dự thảo khi chính quyền quy định một nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang là “bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân” và cho rằng quy định này "không hợp lý" vì theo ông các từ 'Đảng' và 'Nhà nước' đã "được đặt lên trước “nhân dân.'”

Được biết, chính quyền đã tuyên bố góp ý của dân cho Dự thảo Hiến pháp, dựa trên sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 lần này là "không có cấm kỵ", như khẳng định trước công luận của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, ông Bấm Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

"Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả," ông Lý được truyền thông trong nước trích lời nói.

'Đảng sẽ tiếp thu?'

Giáo sư Hoàng Xuân Phú
Giáo sư toán học Hoàng Xuân Phú cho rằng có 'bãi mìn' về pháp lý trong bản Dự thảo Hiến pháp của chính quyền

Gần đây đã có nhiều ý kiến của người dân, trong đó có giới trí thức trong và ngoài nước góp ý cho Dự thảo Hiến pháp, một số ý kiến tỏ ra 'trực diện, mạnh mẽ' khi góp ý về vai trò, vị thế và các quyền của Đảng được ghi trong dự thảo.

Có ý kiến cho rằng cần loại bỏ các điều khoản quy định các quyền lực độc tôn của Đảng về chính trị và kinh tế, trong đó có điều 4 về vai trò, phạm vi quyền độc tôn của Đảng và quy định khác về việc chính quyền do Đảng lập và điều hành có quyền độc tôn định đoạt chế độ sở hữu đất đai tư nhân.

Một số cũng yêu cầu trưng cầu dân ý về việc nên sửa đổi Hiến pháp, hoặc lập Hiến pháp mới, trong đó thực sự bảo đảm các quyền cơ bản của người dân, được sự phúc quyết của toàn dân, thay vì các bộ phận dân chúng chỉ được quyền "góp ý" trong vòng vài ba tháng như hiện nay, trên một bản dự thảo được cho là do chính quyền và quốc hội do đảng nắm đa số và lãnh đạo, "soạn sẵn."

Nhiều ý kiến khác của giới trí thức cũng đặt vấn đề nếu "Dự thảo Hiến pháp" và lần sửa đổi, bổ sung lần này có nguy cơ dẫn tới sự "thụt lùi" hay "thu hẹp" các quyền cơ bản của người dân, được hiểu là nhân quyền, trước khi nói tới quyền công dân, với những gì được cho là những "bãi mìn pháp lý" được ai đó "gài cắm," thì nên tạm dừng hay ngừng hẳn "việc sửa đổi lần này."

Trong một trao đổi với BBC Việt ngữ gần đây, một chuyên gia giảng dạy về luật Hiến pháp ở trong nước, không muốn tiết lộ danh tính, bình luận:

"Quy định 'không có vùng cấm' không có nghĩa là hoàn toàn đảm bảo và bao hàm rằng những người nêu ý kiến có thể sẽ bị xem xét về thái độ, quan điểm hay không trên cơ sở hồ sơ cá nhân sau này của họ," vì theo chuyên gia này "các chính sách ở VN có xu hướng tương đối và có thể chỉ nhất thời."

Trong một trao đổi khác với BBC, Giáo sư Bấm Nguyễn Minh Thuyết, cựu Đại biểu Quốc hội cho rằng một số ý kiến đóng góp có thể được đặt ra, nhưng việc quốc hội và nhà nước lắng nghe và tiếp thu tới đâu và ra sao "lại là chuyện khác."
Quốc Phương
(BBC) Việt ngữ

'Đô thị VN phát triển theo phong trào’


Ông Nguyễn Thanh Nghị tốt nghiệp ngành kiến trúc tại Hoa Kỳ

Trả lời phỏng vấn báo Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cam kết “sẽ lập lại trật tự trong phát triển đô thị” sau giai đoạn “tự phát”.

Ông Nguyễn Thanh Nghị, người giữ chức Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng đã nói về đô thị hóa như một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia.

Nhưng theo ông, dù Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong việc phát triển đô thị gắn liền với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, số lượng đô thị tăng lên nhưng chất lượng chưa được quan tâm đúng mức.

Trả lời Bấm Báo Xây Dựng hôm 30/1/2013 ông nói:

"Phát triển đô thị còn tự phát, phong trào, không theo quy hoạch và kế hoạch. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không đồng bộ và quá tải."

"Công tác quy hoạch giao thông và chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông tại các đô thị vẫn còn thấp dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra ngày càng nghiêm trọng..."

"Con người là trung tâm"

Ngoài ra, ông cho rằng hệ thống đô thị Việt Nam cũng đang phải đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

"Định hướng của Việt Nam trong thời gian tới là phát triển đô thị sinh thái, đô thị xanh, đô thị bền vững, đô thị cân bằng, đô thị thông minh… mà ở đó con người là trung tâm của sự phát triển." - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị
Về trách nhiệm của Nhà nước, Thứ trưởng Nghị cũng phê phán:

"Công tác quy hoạch còn thiếu, chậm và có chất lượng chưa tốt so với yêu cầu phát triển, thiếu kế hoạch cho phát triển đô thị."

Ông cũng cho rằng ở Việt Nam những năm qua, "đầu tư hạ tầng thiếu đồng bộ. Năng lực quản lý phát triển đô thị chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế” trong ngành phát triển đô thị."

Nay, ông Nguyễn Thanh Nghị cho hay:

"Đô thị sẽ được phát triển theo quy hoạch và kế hoạch nhằm khắc phục tình trạng phát triển tự phát, phong trào, khai thác tài nguyên đất không hiệu quả và những tồn tại của đô thị hiện nay."

Triết lý phát triển đô thị của Việt Nam, theo ông là đặt con người vào "trung tâm của sự phát triển".

Bài trả lời phỏng vấn của ông Nghị xuất hiện trong dịp Bộ Xây dựng thực hiện Đề án 1961 của Chính phủ về “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2010 - 2015” và “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Xây dựng giai đoạn 2011 - 2020”.

Đây là hai đề án đã được Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt ngày 13/9/2012, theo các báo Việt Nam.

Tuy nhiên, bài báo không nói rõ việc phát triển đô thị tại Việt Nam sẽ được tiến hành ra sao khi một số dự án thường gây ra tranh chấp đất tới mức bạo lực.

Vào tháng 1/2011, vào kỳ Đại hội Đảng XI, ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó Hiệu Trưởng Đại Học Kiến Trúc TP Hồ Chí Minh, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thu hút nhiều sự chú ý của dư luận.

Là Bấm con trai lớn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, ông đã tốt nghiệp ngành kiến trúc tại Hoa Kỳ.
(BBC)
 

VN không đủ chứng cứ buộc tội ông Nguyễn Quốc Quân?

Ông Nguyễn Quốc Quân, một người Mỹ gốc Việt, đảng viên Đảng Việt Tân về Việt Nam bị bắt từ ngày 17 tháng tư năm ngoái, vừa bị chính quyền Hà Nội trục xuất về Hoa Kỳ vào ngày 30 tháng 1 vừa qua.


(Courtesy Diễn Đàn CTM) Sau hơn 9 tháng bị CSVN giam giữ, TS Nguyễn Quốc Quân đã về đến Hoa Kỳ.

Trước tin đó, người luật sư tại Việt Nam nhận bào chữa cho ông Nguyễn Quốc Quân có những chia xẻ gì?

Luật sư Nguyễn thị Ánh Hương trả lời Gia Minh về điều đó và trước hết trả lời câu hỏi bà có biết gì về tin ông Nguyễn Quốc Quân không phải ra tòa mà bị trục xuất, bà trả lời:

Ls Nguyễn thị Ánh Hương: Bên Trại giam, Chính phủ và Lãnh sự quán ( Hoa Kỳ) làm việc với nhau thôi chứ không có thông báo cho tôi.

Gia Minh: Vậy luật sư biết tin vào lúc nào?

Ls Nguyễn thị Ánh Hương: Cũng do truyền thông; phải công nhận truyền thông ở bên ngoài rất nhạy,họ gọi điện thoại cho tôi để kiểm chứng thì tôi nói tôi chưa nhận được tin. Vì tôi là luật sư của ông Nguyễn Quốc Quân, nên giữa tôi và Lãnh sự quán ( Hoa Kỳ) có mối liên hệ để bảo vệ quyền lợi của ông Quân. Tôi liên hệ với Lãnh sự quán và họ trả lời là ông Quân được đưa về rồi. Lúc đó cũng 5 giờ chiều rồi, nhưng bên đó bảo thông tin đó không được phổ biến ra ngoài cho nên cũng không thông báo cho bên tôi. Họ chỉ mong muốn để ông Quân lên máy bay, ra khỏi Việt Nam an toàn. Lúc bấy giờ truyền thông đưa tin lên là chuyện của truyền thông.

Gia Minh: Là người nhận bào chữa cho ông Nguyễn Quốc Quân tại Việt Nam, sau khi biết tin như thế, luật sư nghĩ thế nào?

Ls Nguyễn thị Ánh Hương: Bây giờ đáp số đã rõ ràng ra rồi. Ví dụ những lần trước cho rằng ông Quân vi phạm luật pháp thì ông Quân phải bị đưa ra xét xử. Lần trước bị xét xử mấy tháng rồi mới được cho về; còn lần này thì không qua xét xử; đó là một cách trả lời, một cách xác định.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân lúc ở trại giam. Source Dien Dan CTM
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân lúc ở trại giam. Source Dien Dan CTM

Gia Minh: Người ta đã có đáp án cho vấn đề rồi; nhưng khi tiếp cận hồ sơ thì tội danh được nêu ra là ông Quân về Việt Nam tiến hành ‘khủng bố’, thì ra sao?

Ls Nguyễn thị Ánh Hương: Ngay từ đầu ông Quân về, không cầm gì ngoài một quyển sách triết và chín trang nói về ‘kỹ năng mềm’. Máy tính thì ông nói xóa sạch rồi, máy ‘trắng’ mang về. Thì với những chứng cứ như thế không thể gọi là tội danh ‘khủng bố’. Sau đó chuyển sang tội danh khác, nhưng chứng cứ cũng không chặt chẽ.

Gia Minh: Xin luật sư cho biết chuyển sang tội danh gì?
Ngay từ đầu ông Quân về, không cầm gì ngoài một quyển sách triết và 9 trang nói về ‘kỹ năng mềm’. Máy tính thì ông nói xóa sạch rồi, máy ‘trắng’ mang về. Thì với những chứng cứ như thế không thể gọi là tội danh ‘khủng bố’.
LS.Nguyễn thị Ánh Hương
Ls Nguyễn thị Ánh Hương: Tội danh âm mưu hoạt động chống phá Nhà nước. Tội danh đó họ dựa trên quá khứ ông về Việt Nam và bị trục xuất một lần rồi. Trong lời khai của ông là có liên hệ với người này, người kia; có biết người này, người khác và có người xác nhận. Một mặt khác nữa là ông Quân có đổi tên. Theo lời ông Quân nói với tôi, do ông có một công ty phần mềm nên phải đổi tên để tiện giao dịch thành Richard Nguyễn. Nhưng phía Việt Nam không cho là như thế mà nói ông này đổi tên để tìm cách thâm nhập vào Việt Nam. Điều đó cũng khó khẳng định được vì chứng cứ không phù hợp. Nếu vào Việt Nam âm mưu, chống phá phải có hành động đi đôi, việc làm cụ thể mới thuyết phục; nhưng chưa có làm gì mà nói như thế thì tôi cho là thiếu chứng cứ.

Gia Minh: Trong quá trình tiếp cận hồ sơ, tiếp cận thân chủ, luật sư thấy có những thuận lợi, khó khăn gì?

Ls Nguyễn thị Ánh Hương: Khó khăn thì chúng ta biết rồi. Ông Quân khi đến Việt Nam và bị bắt thì ông yêu cầu có luật sư; nhưng do điều luật của Việt Nam những tội thuộc vào khung ‘an ninh quốc gia’ thì không cho luật sư tham gia ngay mà phải đợi qua hết giai đoạn điều tra. Đây là do qui định của Việt Nam mà không phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Theo tôi để thuyết phục hơn, Việt Nam cần có những bước song hành cùng luật pháp quốc tế; tức bất cứ ai khi bị bắt họ đều có quyền yêu cầu luật sư và có quyền tiếp xúc với luật sư hơn. Điều đó làm thuyết phục hơn, giúp luật pháp Việt Nam và điều cáo buộc mạnh mẽ hơn. Nếu ngăn chặn luật sư tham gia, thứ nhất không phù hợp luật pháp quốc tế; thứ hai nữa làm cho người bị giam giữ dù có tội hay không có tội bị thiệt thòi.
Nếu vào Việt Nam âm mưu, chống phá phải có hành động đi đôi, việc làm cụ thể mới thuyết phục; nhưng chưa có làm gì mà nói như thế thì tôi cho là thiếu chứng cứ.
LS Nguyễn thị Ánh Hương
Vấn đề nữa là ông Quân đã qua ba lần tuyệt thực, đến khi kết thúc điều tra rồi vẫn không cho tiếp xúc luật sư. Bản thân tôi thì bị vấn đề hành chính khiến phải chạy vòng vòng, đuổi theo hồ sơ. Mãi đến lần tuyệt thực cuối cùng, lần thứ tám của ông Quân mà tôi vẫn chưa vào được trại giam. Đến cửa trại giam rồi mà còn đợi cho phải đủ giấy tờ, phép tắc ‘linh tinh’ đủ hết. Khi còn đứng trước trại giam, bên tòa án có gọi. Trước đó mấy lần, bên tòa án hỏi có tiếp xúc được với bị cáo chưa; tôi cho họ biết chưa vì cứ khi nào tôi đến họ đều đòi hỏi phải làm đơn. Đơn từ tôi chuyển đi rồi mà lâu quá vẫn không được. Đến bữa thứ tám thì thẩm phán điện thoại cho tôi bảo cứ đứng chờ, rồi ông gọi điện thoại vào trong có người ra đưa vào. Lúc đó mới được vô. Nếu như ông Quân không có quyết liệt yêu cầu đến như vậy thì chắc cũng còn lâu!

Gia Minh: Cám ơn Luật sư Nguyễn thị Ánh Hương.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
 

“Thương lái Trung Quốc tàn sát cây quý đường biên.”

Nghe tin ở tỉnh Hà Giang, nhiều loại cây quý hiếm đang bị thương lái Trung Quốc thu mua ồ ạt, chúng tôi tìm đến đây thì được biết nhiều loài quý hiếm có trong Sách Đỏ VN đã bị khai thác "triệt để”.
Thài Phìn Tủng là một trong những xã của huyện Đồng Văn từng có nhiều cây thông tre lá ngắn. Loại cây quý hiếm đang bị khai thác ồ ạt để bán cho thương lái Trung Quốc.
Một tháng trước Tết Quý Tỵ, đến nơi đấy hỏi mua cây chư - pẩy - đơ (tiếng Mông của thông tre lá ngắn), chúng tôi nhận được những cái lắc đầu. Một người Mông ngoài bốn mươi tuổi nói: “Giờ không còn nữa đâu. Bên kia (chỉ sang Trung Quốc) trả tiền cao, mua hết rồi. Chặt được một cây thông là có tiền triệu đấy. Đủ ăn cả năm đấy”.

Những cây thông tre lá ngắn hiếm hoi còn sót lại trên vùng núi đá tai mèo của xã Thài Phìn Tủng, Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh: Nguyễn Hoài
Những cây thông tre lá ngắn hiếm hoi còn sót lại trên vùng núi đá tai mèo của xã Thài Phìn Tủng, Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh: Nguyễn Hoài
Thông tre lá ngắn được mua nhiều từ đầu năm 2012, rộ nhất là vào khoảng giữa năm. Theo anh Phùng Mý Cở, Phó Chủ tịch UBND xã Thài Phìn Tủng, cây thông tre lá ngắn từng xuất hiện khá nhiều ở vùng núi đá tai mèo của Thài Phìn Tủng cũng như các xã lân cận của huyện Đồng Văn.
Thương lái Trung Quốc thu mua loại cây này từ vài năm trước nhưng giá khá thấp. Năm 2012, giá thu mua tăng đột biến khiến mọi người ồ ạt khai thác.
“Họ chỉ mua những cây đã trưởng thành. Cây to bằng cái phích là bán được 10 triệu đồng rồi. Cây nhỏ hơn cũng được năm triệu. Mới đây, một cây chư phẩy đơ ở huyện Yên Minh đường kính vài chục cm bán được trăm triệu”, anh Cở nói.
Không chỉ ở Thài Phìn Tủng, các xã lân cận như Sà Phìn, Tả Phìn, Sính Lủng (huyện Đồng Văn) cũng diễn ra cảnh tương tự. Nhiều đối tượng còn ăn trộm thông tre lá ngắn của nhà khác để bán cho thương lái Trung Quốc.
Có gia đình sống trên núi, cạnh nhà có cây thông tre lá ngắn chưa kịp đào thì trộm đã đào mất. Có thời điểm các chuyến xe chở gốc thông tre lá ngắn thường xuyên đi qua quốc lộ 4C trên địa bàn xã.
Không rõ mục đích thu mua
Ban đầu họ dùng ô tô thu mua. Sau khi kiểm lâm vào cuộc, tiến hành bắt giữ thì họ đi vào ban đêm. Kiểm lâm bắt giữ ban đêm thì họ lại dùng xe máy để vận chuyển.
Hiện thông tre lá ngắn đã trưởng thành trên địa bàn xã Thài Phìn Tủng và các xã lân cận gần như không còn nữa. Dẫn chúng tôi đi thực địa trên những ngọn núi đá tai mèo nhọn hoắt của cao nguyên đá Đồng Văn, anh Cở chỉ vào một cây nhỏ trên lưng chừng một ngọn núi: “Chỉ còn những cây nhỏ. Hôm trước có hai cây to vừa bị chặt mất rồi. Giờ cả vùng chỉ còn một cây to duy nhất. Rễ ăn sâu vào đá nên không khai thác được”.
Thu mua thông tre lá ngắn, thương lái chỉ lấy phần gốc rễ cây chừng 30 cm, còn toàn bộ phần thân bị bỏ lại. Anh Phúc, xã Sà Phìn (Đồng Văn), cho hay: “Gốc thông phải sạch sẽ và nguyên vẹn. Nếu vỡ sẽ không được giá”.
Ở Đồng Văn, cây thông tre lá ngắn chỉ mọc ở trên lưng chừng hoặc đỉnh núi đá tai mèo chứ không mọc dưới đất. “Từ trước đến nay, chúng tôi chỉ lấy gỗ cây để làm củi đốt, cột nhà, xẻ ván. Không rõ gốc cây dùng để làm gì”, anh Phùng Mý Cở nói.
TS Lê Trần Chấn, Giám đốc Trung tâm An toàn & Đa dạng Sinh học (Liên hiệp các Hội Khoa học&Kỹ thuật Việt Nam), đơn vị từng tiến hành các dự án bảo tồn cây quý hiếm ở xã Thài Phìn Tủng, cho hay cây thông tre lá ngắn từng khá phổ biến ở huyện Đồng Văn.
Riêng với xã Thài Phìn Tủng, khi các nhà khoa học đến khảo sát hai đợt, có 140 cây. Loại cây này có tên khoa học là Podocarpus Pilgeri Foxw, thuộc họ cây Kim Giao “Đây là loại cây thuộc nhóm quý hiếm, từng nằm trong Sách Đỏ Việt Nam.
Mới đây, giống được khôi phục nhờ các công trình bảo tồn đa dạng sinh học. “Nhưng với tình trạng hiện nay, nguy cơ tuyệt chủng khá cao”, TS Chấn nói.
Thông tre lá ngắn không có chất chữa ung thư taxtere giống như thông đỏ bắc. Cho đến nay khoa học chỉ ghi nhận loại cây này có thớ thẳng, mịn, hơi cứng, có vân hoa đẹp, thích hợp làm đồ gia dụng và làm cây cảnh. “Việc thương lái chỉ thu mua phần gốc chứ không lấy phần thân gỗ quả là khó hiểu”, TS Chấn nói.
(Tiền phong) 

Tranh chấp đất đai: Đảng đã tự đặt họ vào quan tài

Xung dot dat dai
(AP) - Phải đối mặt với một nhóm nông dân không chịu từ bỏ đất đai của họ cho một dự án bất động sản, các quan chức Đảng Cộng sản đã nghĩ ra một giải pháp khác để thỏa thuận: Họ đã đi đến ngân hàng, mở tài khoản dưới tên của những người chủ đất và gửi số tiền bồi thường mà họ cho là công bằng vào các tài khoản đó. Sau đó, họ lấy đất.
Những người nông dân đã trở nên giận dữ với số tiền ít ỏi và đối mặt với tình trạng buộc phải cạnh tranh công ăn việc làm trong nền kinh tế èo uột, họ đã quyết định chặn con đường chính nối vào thủ đô ở phía bắc nhiều giờ hồi tháng Mười hai vừa qua. Trong một cử chỉ rùng rợn hơn, một số họ đã tự đặt họ vào các quan tài. Công an ngăn chặn cuộc biểu tình đã bị ném đá. Trong số họ, nhiều người đã bị bắt giữ.
“Đây là một sự bất công”, ông Nguyễn Đức Hùng, một nông dân trồng lúa buộc phải từ bỏ mảnh trồng trọt đất 2.000 mét vuông mà ông đã làm việc trong hơn 15 năm qua.
“Số tiền bồi thường chỉ giúp chúng tôi tồn tại trong một vài năm, nhưng sau đó làm thế nào chúng tôi có thể sống được?”
Cưỡng bức, tịch thu đất đai là một trong những lý do chính làm nhiều người dân giận dữ chống lại chính quyền một đảng độc tài tại Việt Nam. Vấn đề này đi đôi với tham nhũng, các đảng viên Đảng Cộng sản địa phương thường có lợi ích độc quyền về các mối giao dịch đất đai, và nhiều trong số đó đã sử dụng việc này để làm giàu bất chính.
Những vấn đề liên quan đến đất đai đã giúp nông dân Việt Nam từ thành thị đến nông thôn đoàn kết lại với nhau, điều mà các lực lượng chính trị đối lập chưa thể làm được.
Những vụ tranh chấp đất đai cũng thường xảy ra ở những nơi khác tại châu Á, đặc biệt là nước láng giềng Trung Quốc ở phía bắc và cả hai nơi dường như có chung một đặc điểm. Trước đây, hai nước này nhân danh giai cấp nông dân để làm cách mạng nhằm mang lại quyền sở hữu đất đai tập thể cho dân chúng.
Những người nông dân chặn đường đã trích dẫn lời của lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh, với các biểu ngữ mang dòng chữ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
“Chúng tôi thà chết còn hơn bị mất đất của mình”, một người khác nói.
Chính phủ thừa nhận rằng sự giận dữ tại nhiều vùng nông thôn đang đe dọa tính hợp pháp của chế độ, và cam kết sẽ sửa đổi luật đất đai trong năm nay để cho công bằng hơn.
Tuy nhiên, để xác lập quyền sở hữu rõ ràng và thực thi pháp luật để bảo vệ chúng vẫn còn nhiều khó khăn vì ý thức hệ và nhà nước vẫn còn công khai cam kết rằng đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân ngay cả khi Việt Nam đang đi theo hướng thị trường tự do.
Việt Nam đã từ bỏ nông nghiệp tập thể theo kiểu Liên Xô trong những năm 1980 và bắt đầu phát triển theo hướng chủ nghĩa tư bản. Năm 1993, chính phủ nước này đã thông qua luật sửa đổi đất đai nhằm cho phép người dân có quyền sử dụng đất trong vòng 20 năm, nhưng không cho phép tư nhân sở hữu đất trong thời gian ngắn hạn. Các quan chức Đảng Cộng sản địa phương có thể ra lệnh cưỡng bức đất đai bất cứ lúc nào, không chỉ đối với các dự án mang lại lợi ích công cộng như cầu đường mà còn thay mặt cho các nhà đầu tư tư nhân cưỡng đoạt đất để xây dựng các dự án bất động sản hay các cơ sở công nghiệp và khu giải trí.
Nhiều vụ khiếu nại liên quan đến tham nhũng đã diễn ra tràn lan khi các dự án chia lô đất nông nghiệp để phát triển thành các khu công nghiệp đắt tiền. Vì vậy, có những cáo buộc rằng chính phủ chỉ trả tiền cho nông dân bằng một phần mười giá trị thị trường, hoặc thậm chí còn thấp hơn.
“Tỷ lệ bồi thường rất thấp và những người chiếm đoạt đất mang lại rất nhiều lợi nhuận”, Phạm Chi Lan, kinh tế gia và cựu cố vấn cho thủ tướng cho biết. “Pháp luật đất đai có nhiều sơ hở và đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các cán bộ với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để lấy đất từ ​​nông dân vì lợi ích cá nhân của họ”.
Nhiều nhóm nông dân, trong số đó đa phần là phụ nữ, thường xuyên biểu tình bên ngoài tòa nhà chính phủ tại Hà Nội liên quan đến những vụ tịch thu và cưỡng chế đất trái phép. Họ rất nhiệt tình để những người qua đường chụp ảnh hoặc cố gắng lắng nghe các câu chuyện của họ, nhưng lực lượng an ninh thường lập tức xua đuổi những người này đi khỏi hiện trường.
Tranh chấp đất đai đã phổ biến trong nhiều năm qua, nhưng ngày càng có xu hướng gia tăng khi nông dân bắt đầu có ý thức về quyền lợi của họ và nhu cầu phát triển tăng kinh tế đối với đất công nghiệp. Nhiều hợp đồng thuê đất 20 năm được cấp vào năm 1993 sẽ hết hạn trong năm nay, và điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội mới đối cho các địa phương phân chia lô đất và sẽ gây thêm nhiều cuộc xung đột.
Con số mà chính phủ báo cáo với Quốc hội hồi tháng Mười cho thấy khiếu nại đã tăng lên đến 4.200 vụ trong năm 2011, nhiều hơn gấp hai lần trong tổng số vụ khiếu nại mà chính phủ nhận được trong thời gian 2005 đến 2009. Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Thúy thừa nhận rằng các cán bộ địa phương tham nhũng chính là vấn đề mang lại nhiều vụ khiếu kiện trên.
“Một số người đã lạm dụng các chính sách nhà nước để trục lợi trái phép”, bà Thúy cho nói với báo chí nhà nước hồi tháng Mười.
Chính phủ đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới trong việc sửa đổi pháp luật đất đai nhằm giảm bớt xung đột. Ngân hàng Thế giới và các tổ chức bên ngoài khác đã kêu gọi chính phủ chỉ cho phép cưỡng chế đất đai đối với các công trình mang lại lợi ích công cộng chứ không phải các dự án thương mại, và quá trình này cần phải minh bạch hóa và công bằng hơn nữa.
Các quan chức Đảng Cộng sản tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội khoảng 90 km (56 dặm) về phía đông, đã cho phép một nhóm phóng viên AP đến thăm làng Kim Sơn. Các nhà báo được đi kèm bởi các quan chức trong làng. Họ đã trao đổi với các nông dân trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Các quan chức khẳng định rằng họ đã làm đúng theo các quy tắc khi lấy đất để xây các dự án nhà ở, điều mà họ cho là nhằm mục đích nâng cấp ngôi làng nhỏ lên thành một thị trấn.
“Chúng tôi đang cùng nhau làm việc để xây dựng làng Kim Sơn một ngày một thịnh vượng hơn”, ông Vũ Văn Học, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân địa phương cho biết.
Ông cho biết dự án đã lấy đất thuộc sở hữu của 852 gia đình, và ít hơn 10% trong số đó không đồng ý với tỷ lệ bồi thường của chính phủ – khoảng 6 USD cho mỗi mét vuông. Ông cho biết chỉ có bảy gia đình tiếp tục từ chối thỏa thuận trên.
Dân làng hiện đang cáo buộc rằng vùng đất vừa thu hồi đã được bán lại với giá 310 USD cho mỗi mét vuông. Tuy nhiên, ông Học phủ nhận cáo buộc trên và nói rằng đất vẫn chưa được bán.
Ông nói ông hy vọng rằng bằng cách gửi tiền vào các tài khoản ngân hàng với tên của những người dân tại đây, “vấn đề này có thể được giải quyết”. Ông đã ra lệnh giải tán cuộc biểu tình vào cuối tháng Mười hai vì những công việc “cực đoan của dân làng có thể thuyết phục người khác” tham gia.
Các đoạn video biểu tình đã được nhiều người dùng điện thoại di động ghi hình lại và đăng tải trên các trang mạng Internet bởi các nhóm bất đồng chính kiến.
Xem qua các đoạn video hai phút, hình ảnh công an co rúm núp dưới các tấm lưới chắn chống bạo động giữa lúc các thanh niên ném đá và bê tông vào họ, nhưng cuối cùng công an đã dành lại quyền kiểm soát.
Truyền thông nhà nước cho biết rằng 12 người đã bị bắt giữ. Tuy nhiên, trưởng công an tại đây đã từ chối đưa ra tên tuổi họ và cũng không cho biết liệu họ vẫn bị giam giữ bao lâu.
Đảng Cộng sản địa phương đã đưa năm người dân không phản đối về dự án cưỡng chế đất đến để nói chuyện với các phóng và đưa tất cả đi một vòng để  xem khu đất. Hiện nay đã có một công ty địa phương đang xây dựng đường xá và hệ thống thoát nước tại khu đất cưỡng chế. Khác với những người phản đối việc bồi thường, nhóm dân làng này dường như có một số đất đai ở một nơi khác hoặc các thành viên trẻ trong gia đình đã có công ăn việc làm ổn định.
Mạc Thị Thục, hiện nay 50 tuổi, người đã tham gia cuộc biểu tình và bà cũng là một trong bảy gia đình không chịu nhận bồi thường, cho biết chính quyền địa phương đã cắt các kênh dẫn nước trong năm 2010, làm cho việc trồng trọt trở nên rất khó khăn. Bà cho biết các nhà đầu tư nên đàm phán trực tiếp với gia đình bà thay vì qua chính quyền địa phương.
“Trong hai tháng qua, chồng tôi và tôi đã không có việc làm”, bà nói. “Chúng tôi đã cố gắng tìm việc làm, nhưng không có ai thuê bởi vì cả hai chúng tôi đều già. Chúng tôi không có tiền và chúng tôi sẽ đói khát và chúng tôi không biết làm thế nào để có thể sống trong những tháng tới”.
Bà vẫn có một số quỹ khác: tiền bồi thường mà các quan chức địa phương gửi vào tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, bà Thục nói rằng gia đình bà sẽ không đụng đến số tiền đó.
Chris Brummitt/Kim Sơn - Associated Press
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Ngày 31 tháng 1 2013© Bản tiếng Việt TC Phía trước 
 

Nền kinh tế Việt Nam đang yếu đi một cách từ từ

Triển vọng kinh tế năm 2013 không có nhiều đột biến so với năm 2012. Lạm phát cao có thể trở lại vào năm 2013 khiến mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 6% của Chính phủ đặt ra trở nên mong manh. Chính sách điều hành kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều vào các biện pháp hành chính hơn là thị trường.
Đây là một trong những nhận định của các chuyên gia kinh tế về triển vọng kinh tế năm 2013 tại hội thảo: “Những rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nhìn chính sách 2013” do Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng 30/1.

Ngay cả vấn đề lạm phát thì cũng chỉ giải quyết phần ngọn

Theo TS Lê Quốc Phương, Phó giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại, Bộ Công thương, năm 2012 bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam.

Thâm hụt ngân sách cả năm lên khoảng 162 nghìn tỉ đồng – tương đương 4,8% GDP. Thâm hụt ngân sách tăng nhanh buộc Chính phủ phải tăng cường vay mượn thông qua trái phiếu bất chấp lãi suất cao và đẩy thêm gánh nặng về phí và thuế sang cho người dân.

Theo chuyên gia Bùi Trinh, thời gian qua các nhà tư vấn kinh tế về các chính sách của Nhà nước tập trung vào vấn đề tiền tệ nhằm ngăn cản sự gia tăng của giá cả mà bỏ qua các yếu tố khác.
 
Năm 2012 bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm - TS Lê Quốc Phương
Năm 2012 bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm - TS Lê Quốc Phương

Ngay cả vấn đề lạm phát thì cũng chỉ giải quyết phần ngọn. Nguyên nhân sâu xa của lạm phát lại là do việc sản xuất và đầu tư thiếu hiệu quả và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) giảm mạnh. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GDP khoảng 22% trong giai đoạn 2000-2005 thì đến 2006-2011 là dưới 10%. Bên cạnh đó nếu tính toán từ hệ số giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất từ giai đoạn năm 2000 đến nay, tỉ lệ này ngày càng nhỏ đi.

“Năm 2000 sản xuất ra 10 đồng sẽ tạo ra trên 4 đồng giá trị gia tăng, đến giai đoạn hiện nay sản xuất 19 đồng chỉ tạo ra chưa đến 3 đồng giá trị gia tăng. Như vậy một lượng tiền lớn bỏ ra để sản xuất nhưng lại tạo ra một lượng hàng hóa ít hơn sẽ làm phá vỡ quan hệ tiền – hàng và góp phần làm tăng chi phí của hàng hóa sản xuất trong nước”, ông Bùi Trinh nói.

Nhìn ở nhiều góc độ của nền kinh tế, chuyên gia Bùi Trinh cho rằng, triển vọng kinh tế năm 2013 không có điểm nào sáng.

Nghiên cứu của chuyên gia Bùi Trinh và Ths Nguyễn Viết Phong cũng chỉ ra kịch bản tăng trưởng GDP cho năm 2013 có thể đạt được từ 4% đến 5% trong điều kiện tăng trưởng về các yếu tố tổng cầu vẫn được đảm bảo và hiệu quả đầu tư không thay đổi so với năm 2012.

Tuy nhiên, điểm mà các chuyên gia nhấn mạnh là khi đầu tư công của nửa cuối năm 2012 vào (đập phá, xây dựng trụ sở mới của các cơ quan nhà nước, mua sắm xe cộ, đào và lát lại vỉa hè lòng đường…) có thể làm trực tiếp tăng GDP của năm đó, “nhưng cách thực hiện vốn đầu tư kiểu này không hề lan tỏa cho các năm sau. Đầu tư công như vậy là không hiệu quả’, ông Trinh nhấn mạnh.
Khi nền sản xuất bị giảm tốc độ tăng trưởng, các khoản thu ngân sách gặp khó khăn dẫn tới bội chi ngân sách, nợ nần tăng thêm. Nếu đầu tư của khu vực tư nhân cũng gặp khó do tín dụng gần như không tăng sẽ không chỉ gây nên nguy cơ suy giảm kinh tế mà biện pháp khắc phục suy giảm bằng cho vay ồ ạt trong điều kiện giá năng lượng, giá dịch vụ trong nước tăng mạnh và giá cả thế giới cũng tăng sẽ tạo vòng xoáy phức tạp hơn về nguy cơ lạm phát mới.
- Ths Nguyễn Viết Phong
Thêm vào đó, hiện nay cả người tiêu dùng và nhà đầu tư đều khá thận trọng trong chi tiêu dẫn tới khả năng mở rộng sản xuất rất khó. Như vậy có thể thấy nền kinh tế hiện đang thực sự khó khăn ở cả phía cung lẫn cầu.

TS Nguyễn Đức Thành, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng, kinh tế 2013 không có nhiều đột biến so với năm 2012 do chưa có cuộc cải cách nào lớn thực sự được thực hiện ngoại trừ sự khởi động mạnh mẽ của ngành tài chính ngân hàng.

“Lạm phát cao trong năm 2013 có thể trở lại khiến mục tiêu lạm phát dưới 6% của Chính phủ đặt ra vào cuối năm 2012 trở nên mong manh. Nhiều khả năng Chính phủ không đạt được mục tiêu này. Dự báo của chúng tôi cho rằng làm phát 2013 có thể hướng tới mức 10%”, TS Thành nhận định.

TS Lưu Bích Hồ thì cho rằng, triển vọng kinh tế năm 2013 duy nhất có một điểm sáng là nông nghiệp, nông dân và nông thôn. “Chỉ có nông nghiệp là tạo ra giá trị thật, hạt gạo, hạt thóc và xuất khẩu thật. Hai lần khủng hoảng kinh tế đều do nông nghiệp ‘cứu’. Do vậy không nên nhìn vào con số xuất siêu, thặng dư vì đó chỉ là con số ảo”, TS Bích Hồ khẳng định.

Lợi ích nhóm làm xói mòn uy tín

Theo TS Nguyễn Đức Thành, năm 2012 ngành ngân hàng có những khủng hoảng nhỏ và đỉnh cao là một số lãnh đạo ngân hàng bị bắt và nhiều tin đồn lan truyền. Điều này làm cho lần đầu tiên trong lịch sử hệ thống ngân hàng thương mại với nhau cho vay qua đêm phải có cầm cố thế chấp.

Năm 2012 cũng là năm nhiều ngân hàng không đòi được tiền đã cho vay. Lưu lượng giao dịch ngân hàng giảm dần và lãi suất liên ngân hàng cũng giảm.

“Các chính sách đổ xô vào những cú sốc lớn - như bất động sản – trong khi nền kinh tế của Việt Nam đang yếu đi một cách từ từ thì không ai để ý. Hiện tượng phá sản ngành thủy sản (cá tra, cá ba sa) chính là một ví dụ điển hình cho các tín hiệu về chỉ số vĩ mô, giá không được lưu ý”, TS Thành nói.

Việc điều hành giá thời gian qua như sự can thiệp vào thị trường vàng và dự thảo Nghị định về thanh toán bằng tiền mặt trong đó, các giao dịch mua bán bất động sản, ô tô, xe máy… sẽ phải thực hiện qua tài khoản, theo TS Thành tư tưởng chính sách rất hay và đúng.
“Một nền kinh tế kinh tế vàng không vào quỹ lưu thông và tiền chạy qua tài khoản là rất đúng, nhưng cách làm theo kiểu gò vào như hiện nay thì bản thân tôi và nhiều chuyên gia kinh tế ngờ rằng đó chỉ là cách cứu các ngân hàng trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn. Nếu mục tiêu chính sách hay mà công cụ thực hiện áp đặt phục vụ lợi ích nhóm sẽ làm cho chính sách rất khó khả thi và làm sói mòn uy tín của Chính phủ”, TS Thành lo ngại.
Theo TS Thành Nếu mục tiêu chính sách hay mà công cụ thực hiện áp đặt phục vụ lợi ích nhóm sẽ làm cho chính sách rất khó khả thi và làm sói mòn uy tín của Chính phủ”
Theo TS Thành: "Nếu mục tiêu chính sách hay mà công cụ thực hiện áp đặt phục vụ lợi ích nhóm sẽ làm cho chính sách rất khó khả thi và làm sói mòn uy tín của Chính phủ”

Những gợi ý

Giới chuyên môn đưa ra nhiều gợi ý chính sách năm 2013. Theo đó cần phục hồi đà tăng trưởng kinh tế bằng cách nỗ lực giảm lãi suất cho vay ra và tiếp tục cung ứng tín dụng ổn định kinh tế, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng xuất khẩu, đẩy mạnh bán hàng, giảm tồn kho, tạo thêm việc làm và khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh dài hạn.

TS Lưu Bích Hồ cho rằng, Chính phủ phải tập trung số 1 vào tái cơ cấu chứ không phải là lạm phát. Cần phải chấn chỉnh lại sự điều hành và nhìn bài học về sự không đồng bộ, sử dụng quá nhiều biện pháp hành chính. Tím ra nguyên nhân nói mà không làm được, hoặc nói nhiều làm ít, làm không hiệu quả.

TS Thành gợi ý, Chính phủ thực hiện các giải pháp giúp doanh nghiệp tái cơ cấu nợ để tiếp tục được cấp vốn nếu có dự án kinh doanh hiệu quả, đặc biệt là các hợp đồng tiêu thụ hoặc đơn hàng xuất khẩu.

Phục hồi thị trường bất động sản bằng biện pháp giữ lãi suất cho vay mua nhà trong khoảng 10-12%/năm, kỳ hạn 15-20 năm và có thể điều chỉnh theo lạm phát được kỳ vọng có thể làm một động lực mạnh để tăng lực cầu các căn hộ tại phân khúc bình dân.

Xử lý nợ xấu bằng cách thành lập công ty mua bán nợ tập trung hoặc trực tiếp bơm vốn cho hệ thống ngân hàng tự xử lý hoặc phối hợp cả hai biện pháp trên. Ngoài ra, xử lý nợ xấu cũng sẽ gắn với việc sắp xếp dứt điểm các ngân hàng thương mại yếu kém đang là nhân tố gây bất ổn thanh khoản của hệ thống.
(Đất Việt) 

“Bên thắng cuộc” và sự tụng ca của những mịt mù

Oshin Huy Đức
Phải lâu lắm rồi, đám đông mới có dịp xôn xao trước một cuốn sách, mà tác giả không phải là một nhà văn nổi tiếng.
“Bên thắng cuộc”, tác phẩm của nhà báo Huy Đức. Một nhà báo có tên tuổi trong làng báo Việt Nam. Anh từng làm phóng viên của nhiều tờ báo khác nhau, trước khi đóng đinh tên mình bằng những bài xã luận thường là gây nên những đánh giá khác nhau tại tờ tuần báo Sài Gòn tiếp thị.
Huy Đức rời khỏi nghề báo, vì lý do gì đó không rõ, chỉ nghe đồn thế này thế kia. Và rồi, anh đạt được học bổng tại một trường đại học ở Mỹ. Sang Mỹ, anh cho xuất bản “Bên thắng cuộc”…
1. "Bên thắng cuộc", được xuất bản dưới dạng sách in (ở Mỹ) và sách mạng, nên nếu người đọc không mua được sách in thì có thể đăng ký qua mạng rồi chuyển tiền đến các trang mạng để những trang mạng này chuyển sách về hộp thư điện tử của mình. Sách gồm hai tập, nhan đề "Giải phóng" và "Quyền bính".
Nội dung chủ yếu của “Bên thắng cuộc”, là những chi tiết lịch sử mà theo Huy Đức, là anh đã dành thời gian hàng chục năm trời để sưu tập, ghi chép. Đại ý, anh có nói, anh viết là bởi khi nghe một nhạc sĩ nổi tiếng đề nghị "Anh phải viết để trả sự thật lại cho lịch sử". Có thể, xem đây là tuyên ngôn chính của anh, một tuyên ngôn mang dáng dấp sứ mệnh cao cả của cá nhân anh.
Ngay khi “Bên thắng cuộc” xuất bản, rất đông người hồ hởi đón nhận. Và cũng rất nhanh chóng, cuốn sách được một số người tung hô.
Vốn dĩ, người Việt có thói quen tò mò. Kích thích được sự tò mò của đám đông, đã là thành công của bất cứ loại hình nghệ thuật nào, không chỉ gói gọn trong phạm trù chữ nghĩa.
“Bên thắng cuộc” được một vài nhân vật trong giới văn nghệ sĩ hải ngoại đánh giá cực cao, thậm chí có ai đó còn đòi trao giải Nobel cho nó. Đọc, tùy theo quan điểm hay sở thích của mỗi cá nhân. Từ đó, cá nhân có quyền đưa ra nhận định của riêng mình.
Tôi đọc "Bên thắng cuộc" cả hai tập, thấy không có gì là đặc sắc. Có lẽ, do thích đọc sử,  nên tư liệu mà anh Huy Đức đưa ra trong “Bên thắng cuộc” đối với tôi không có gì mới. Anh Huy Đức viết “Bên thắng cuộc” bằng giọng văn quá khó để có thể gọi đúng tên thể loại. Gọi là tiểu thuyết cũng không phải, gọi là bút ký lại càng không, gọi là ghi chép cũng không đúng mà gọi là viết sử lại càng sai.
Sòng phẳng mà thừa nhận, anh Huy Đức đưa ra các ý kiến ngắn cho một vấn đề gì đó rất sắc sảo, tư duy phản biện tốt. Thế nhưng, khi viết hàng trăm trang sách thì có vẻ như sự sắp xếp cho liền mạch theo sự kiện là việc khiến anh khó khăn. Anh bị lẫn lộn giữa những sự kiện, năm tháng… đoạn nọ xọ đoạn kia.
Điều quan trọng nhất, anh viết “Bên thắng cuộc” bằng cái nhìn không có thiện cảm với từng cá nhân, nhóm đối tượng, thể chế… mà anh đã nhắc đến. Tôi đọc "Việt Nam Sử lược", "Đại Việt Sử Ký toàn thư"… hay nhiều hồi ký của các tướng lĩnh của cả hai miền Nam - Bắc trong thời đất nước bị chia cắt, các nhân chứng lịch sử trong giai đoạn đặc biệt của đất nước… không thấy những tác giả này có lối viết giống anh Huy Đức.
Như đám đông đang tung hô, anh Huy Đức "đã trả lại sự thật cho lịch sử", thì e rằng rất đáng ngại! Bởi người theo nghề viết, một khi đã viết bằng tâm thế dành hết sự thiện cảm của mình cho cá nhân hay nhóm đối tượng nào đó, thì quá khó để hy vọng vào "một sự thật". Quan trọng hơn, rất nhiều những cá nhân bị anh Huy Đức dùng chữ nghĩa đặc tả biến họ thành những người "không có trái tim, cổ hủ, cực đoan, ấu trĩ, thù vặt"… đều là những người đã khuất. Họ không có cơ hội để phản biện.
Chính vì họ không có cơ hội để phản biện, nên đám đông thiếu mất cơ hội để xác tín những gì anh Huy Đức viết có đúng hay không? Viết bằng sự khách quan hay chủ quan? Viết để trả lại sự thật cho lịch sử hoặc viết để "theo mục đích riêng mà mình hướng đến".
2. "Bên thắng cuộc” tạo cho mình vị thế hư ảo để đám đông nghĩ rằng, một cuốn sách không thể được cho xuất bản trong nước thì phải có gì đó bí ẩn, nhạy cảm(?!).
Tôi rất thích cái ý của một nhà báo cho rằng, “Bên thắng cuộc” vẫn có thể được xuất bản trong nước. Có điều, chắc chắn không nhà xuất bản nào đủ nhân lực và thời gian để thẩm định các chi tiết được nhắc đến trong cuốn sách. Nếu “Bên thắng cuộc” chỉ là hồi ký của anh Huy Đức, thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn cho việc thẩm định của biên tập viên nhà xuất bản. Đằng này, “Bên thắng cuộc” dẫn lại sự quan sát của anh Huy Đức đối với rất nhiều cá nhân (mà như tôi đã nói, đa phần là người đã khuất) thì không nhà xuất bản nào lại dám in một cuốn sách "nhục mạ rất nhiều người" trong lúc họ lại không có cơ sở để thẩm định.
Có lẽ, đây là lý do chính vì sao “Bên thắng cuộc” không xuất bản dưới hình thức sách in trong nước. Chỉ là vậy thôi, chứ có gì đâu mà phải phập phồng tin đồn để được tụng ca.
Trong bất cứ một thể chế nào, cũng có những bí mật mà chỉ một nhóm người biết. Đó là vấn đề thuộc về nguyên tắc, về nội bộ. Ngay cả cá nhân hay gia đình cũng có những bí mật, thì làm sao có thể gào lên "Hãy nói hết sự thật với chúng tôi". Trong chúng ta, mấy ai sẽ đủ dũng khí để nói tất tần tật về bản thân mình (?!). Chắc chắn là không có ai rồi. Một cá nhân còn có bí mật, huống hồ gì một thể chế.
Bên cạnh đó, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào cũng đều có hoàn cảnh cụ thể của riêng nó. Không ai lại lấy tư duy của thời điểm hiện tại, để phán xét tư duy của… cái thời xa lắc. Không nhẽ bây giờ, chúng ta lại xét hành vi "Cô Tấm nấu nước sôi giết Cám rồi chặt xác làm mắm gửi cho dì ghẻ" là hành vi có man rợ hay không(?!).
Anh Huy Đức, bằng thủ thuật của một cây bút mưu sinh bằng nghề viết chuyên nghiệp, lại hướng đám đông đến điều này. Mà theo tôi, đây là hành động không đàng hoàng của người cầm bút. Không hiểu được cái tâm thế của người xưa, thì sao lại có thể phán xét hành động của tiền nhân.
Không gì đau lòng hơn đối với một công dân, khi thấy Tổ quốc mình bị chia cắt. Không gì xót xa hơn khi sự chia cắt ấy lại được thực hiện bởi sức ép (và sự bao bọc giả tạo) của một quốc gia thứ ba… Làm sao một cá nhân miệng thì nói yêu nước, nhưng lòng lại quên mất bom đạn của "kẻ bảo trợ" tàn sát đồng bào của chính mình(?!). Chính vì vậy, làm sao có thể xem xương máu của những anh hùng chí sĩ, sự lao tâm khổ tứ của các bậc tiền bối… để hòa hợp hai miền, thống nhất Tổ quốc là điều "phi nghĩa"… như trong “Bên thắng cuộc” mà anh Huy Đức đã sử dụng chữ nghĩa của mình để kích động suy nghĩ của đám đông(?!). Thật lòng tôi không thể nào hiểu được.
Làm sao anh Huy Đức lại có thể "khoét sâu vào sai lầm của một thời", những sai lầm đã được khắc phục để phủ nhận toàn bộ những máu xương của hàng vạn liệt sĩ, những người đã hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc. Mà họ là ai, họ chính là những đồng đội của anh Huy Đức như cái cách mà anh thừa nhận về chính anh trong “Bên thắng cuộc”.
Vậy đó, khi một đồng đội biến sự hy sinh của những đồng đội khác thành điều "vô nghĩa" trong mắt thế hệ trẻ bằng xảo thuật chữ nghĩa, thì tôi không biết phải xếp anh Huy Đức vào thể loại gì (?!).
Anh Huy Đức đang ở nước Mỹ, bằng sự quan sát sắc bén của mình, anh Huy Đức thừa sức hiểu ngay cả quốc gia đang dung dưỡng cho anh, cũng có không ít hạn chế của nó. Có thứ gì là toàn bích đâu, vấn đề là lòng mình có đủ bao dung để nhìn về phía tích cực hay mang sự thù hằn ích kỷ ra để soi vào tiêu cực.
Điều mà một người cầm bút chân chính thể hiện, chính là tuyệt đối không vì lý do gì để chối bỏ những thứ đã cho mình một hình hài, một dòng máu, một danh vọng. Có ai tử tế mà nhìn Tổ quốc mình chỉ toàn bằng sự u ám như anh Huy Đức đã thể hiện trong “Bên thắng cuộc” đâu.
Chắc là rất nhiều người thân, kể cả cha mẹ anh Huy Đức từ nhiều đời nay lưu ngụ trên mảnh đất hình chữ S này. Và giờ, anh Huy Đức lại đang tìm cách chối bỏ nó. Tiền nhân dạy "Cây có cội, người có tông". Ai lại vì chút quyền lợi của cá nhân nỡ nào cầm dao mổ rạch lại vết thương đã khép miệng của nơi nuôi mình khôn lớn. Khi mà chính cá nhân ấy, là người hiểu rõ nhất hoàn cảnh đặc biệt của Tổ quốc mình. Để rồi bây giờ, lại đưa ra “một nửa sự thật” nhằm kích động đám đông, với mong muốn được thụ hưởng từ sự ban phát của “bên nào đó” theo nhu cầu của chính mình. Làm người, không ai lại nỡ nào làm thế.
3. Nhà báo Lưu Đình Triều, nguyên Tổng Thư ký tòa soạn Báo Tuổi trẻ, một nhân vật được nhắc trong “Bên thắng cuộc” của anh Huy Đức, vừa có ý kiến phản hồi về chuyện "một nửa sự thật" mà anh Huy Đức nhắc đã nhắc về anh lẫn bố anh.
"…Sau này khi tôi đang học tập cải tạo, ba tôi vào Sài Gòn công tác được Trưởng trại mời lên bàn chuyện bảo lãnh. Ông từ chối và muốn tôi có thời gian học tập, rèn luyện như những người khác. Ông cũng từ chối sự ưu ái được thăm con không theo quy định mà chỉ viết một lá thư nhờ chuyển. Đến giờ tôi vẫn nhớ như in là mình đã cầm lá thư chạy ra vườn rau, lặng lẽ vừa đọc thư vừa khóc. Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi bơ vơ như thuở nào… Tôi đã xé lá thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi… Mấy đứa em của tôi ở Hà Nội khi đọc cuốn sách này đã trách ông sao nặng lời với cha mình (nhà báo Lưu Quý Kỳ) như vậy. Nhưng sự thật tôi đã có nhiều câu nhận xét cao đẹp về cha mình, nhưng tác giả cuốn sách đã không đưa vào", lời của nhà báo Lưu Đình Triều trả lời trên tờ Thế giới và Hội nhập, một ấn phẩm của Báo Nông thôn ngày nay.
Trước khi anh Lưu Đình Triều trả lời chính thức báo chí về việc này, tôi có ngồi với anh trong một buổi ăn trưa ở đường Nguyễn Thị Diệu. Tôi hỏi anh Triều: "Không nhẽ, bố anh lại đối xử với con cái mình như anh Huy Đức đã viết. Đúng nghĩa, không có trái tim". Anh Lưu Đình Triều có trả lời: "Không phải đâu, Huy Đức có hỏi mình. Mình trả lời có đầu có đuôi, tự dưng khi trích vào “Bên thắng cuộc” thì Huy Đức lại cố tình giấu nhẹm những chi tiết quan trọng, khiến mình bị anh chị em trong nhà phản ứng lắm".
Tôi có nói: "Anh có quan điểm của riêng anh, nhưng em nghĩ rằng, nếu ai đó viết sai về mình, mình có thể im lặng cho qua. Tuy nhiên, một khi đã chạm đến thân sinh của mình. Đặc biệt là lúc ông cụ đã mất hàng chục năm trời, thì là con anh phải có trách nhiệm giải oan cho ông cụ". Anh Lưu Đình Triều suy nghĩ lâu lắm, xong anh bảo: "Mình cũng đã tính đến điều này. Mình sẽ nói lại cho rõ".
Tối Thứ ba (ngày 15/1/2013), tôi có ngồi với một nhân vật khác được anh Huy Đức nhắc đến trong “Bên thắng cuộc”. Tôi hỏi quan điểm của anh về “Bên thắng cuộc”. Đặc biệt là những chi tiết có liên quan đến anh.
Anh trả lời: "Anh già rồi, không muốn dây vào những chuyện này. Có điều, Huy Đức hỏi anh này kia đúng kiểu trà dư tửu hậu như anh em mình bây giờ, thì biết gì anh nói thôi. Huy Đức hoàn toàn không trình bày là Huy Đức sẽ đưa những chuyện ấy vào sách hay báo gì cả. Chứ nếu Huy Đức nói rõ, anh đã không trả lời gì. Anh rất bất ngờ vì điều này. Còn “Bên thắng cuộc”, anh cho rằng đó là một cái lẩu thập cẩm dở được nấu bởi một đầu bếp quá tồi".
Tôi không muốn nhắc đến tên anh, theo đúng yêu cầu của anh. Tôi còn nghe nhiều anh em văn nghệ sĩ khác được anh Huy Đức nhắc đến, họ cũng có phản ứng. Không biết ở trên đất Mỹ anh Huy Đức có biết chuyện này không?!
Ngô Kinh Luân
(CAND)
 

Cái nách Ngọc Quyên và thông điệp của “người trồng cải”

Người đẹp Ngọc Quyên
 Bức ảnh mà báo chí “cận cảnh” cái nách của người đẹp Ngọc Quyên đã được dùng để thảo luận trong một hội nghị về bình đẳng giới do Ủy ban các Vấn đề xã hội của QH tổ chức sáng nay- 29.1, tại Hà Nội.
Trong các quảng cáo được khảo sát trên VTV và VOV, nữ giới được giả định như những người cần phải đẹp từ dáng đến da, từ trong ra ngoài. Váy ngắn, hở hang, trong một thừa nhận rằng “bất cứ hình ảnh phụ nữ nào trong quảng cáo cũng liên quan đến tình dục”.
Trên báo, phụ nữ bị lạm dụng thân xác từ những bản tin cho đến “tư vấn giữ lửa”. Đỉnh điểm của câu chuyện lạm dụng phụ nữ, là ví dụ về “cái nách” của người đẹp Ngọc Quyên, được một số tờ báo “cận cảnh” dưới danh nghĩa “vết sẹo dao kéo”. Thông điệp ở bức ảnh cái nách là gì? Có lẽ, ngay chính người viết cũng khó mà xác định được. Phụ nữ- trên báo- phải là “vòng một khủng nhất thế giới”, là “máy bay bà già”, bầu đến tháng thứ bảy cũng bị buộc phải “xinh như mộng”. Sự khai thác triệt để “tài nguyên thân xác” phụ nữ- từ ngôn ngữ kiểu “đại chiến siêu mẫu ngực khủng” cho đến những bức ảnh “cái nách”- cho thấy tính "vườn cải" của báo chí.
Thậm chí xuất hiện mà không ngắn, không hở còn bị truyền thông chê là “ăn mặc quá kín đáo”. Kỳ đến nỗi khi viết về tàu điện một ray, có tờ báo đã 4 lần đem “một ray” ra so sánh với “một cô gái đẹp nhưng không làm được việc”. Nguyễn Minh Dung- giảng viên XHH Học viện Báo chí và Tuyên truyền - cho rằng, những thông tin như thế này “vô tình tạo ra định  kiến giới”, cũng như sự “không tôn trọng phụ nữ”.
Trong nghiên cứu của CSAGA - một tổ chức nghiên cứu về giới và phụ nữ - có 2 ví dụ mà những “tờ báo chính thống” đã chuyển thông điệp tới bạn đọc.
“Với tuyệt đại đa số nam giới, tình yêu phải được thể hiện qua việc gối chăn. Vạn bất đắc dĩ bạn mới nên cự tuyệt “đòi hỏi” của chàng...”.
Và đây nữa “Không yên tâm để các em chân dài ở spa phục vụ ông xã “từ A đến Z”, chị Hà quyết tâm đi học lớp nghệ thuật massage để tự tay phục vụ anh”.
Một thông điệp, được CSAGA gọi là “thông điệp chiều chồng” và cổ vũ cho định kiến giới trong tình dục.
Báo chí cũng không tha ngay nạn nhân của những vụ xâm hại tình dục. “Cả hai cô tiểu thư tuổi trăng non đến Công an phường Ô Chợ Dừa với giấy chứng thương thể hiện “màng trinh rách cũ”. Không biết với cách sống buông thả, thiếu giữ gìn của mình như thế, các cô bé đã tự đặt mình vào hoàn cảnh trớ trêu bao nhiêu lần”. Hai câu, nhưng có tới 4 từ mang hàm ý đánh giá, trách cứ (thậm chí xúc phạm) nạn nhân. “Liệu những ai bị lạm dụng, bị cưỡng hiếp tình dục sau khi đọc bài báo này có dám tố cáo thủ phạm và đương đầu với sự kỳ thị của cả cộng đồng hay không?”- CSAGA đặt câu hỏi, sau đó khẳng định, báo chí “không thể dùng những ngôn từ buộc tội cho nạn nhân”.
Nhưng tệ nhất là câu chuyện báo chí “câu view” đối với ngay cả những người chết khi la liệt những kinh hãi, rùng mình, với những “xác chết lõa thể”, “tình trạng không mặc quần áo”. Thậm chí, ngay hôm qua, một tờ báo đã giật tít “Đại gia chè chết trần truồng trong khách sạn”.
Cái nách của Ngọc Quyên và tình trạng “trần truồng” của đại gia chè đang chỉ mang đến một thông điệp duy nhất: Những người trồng cải đang cho bạn đọc của mình ăn một loại rau chứa đầy chất độc.
Đào Tuấn (Lao động)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét