Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC - NHÂN DÂN LẦM THAN - CÁC BÀI VIẾT NÊN ĐỌC




 


 Ông Dũng có thể là thủ tướng cuối cùng hay áp chót của Việt nam (!?)

LỊCH SỬ ĐANG LẶP LẠI

LTS: Ngày 26 tháng 12 năm 1991, lá cờ búa liềm, quốc kỳ Liên bang Xô viết chính thức được hạ khỏi điện Kremlin, đánh dấu chấm hết cho chế độ Xô viết tồn tại 74 năm. Những năm tháng cuối cùng của chế độ Xô viết bao trùm bởi những bất ổn chính trị, mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ và suy thoái kinh tế trầm trọng.

Có một quy luật muôn đời là bất cứ chế độ nào không đảm bảo được sự sung túc cho dân chúng hay nói tóm là đảm bảo kinh tế phát triển ắt sẽ sụp đổ. Liên Xô không nằm ngoài quy luật đó. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã diễn ra tại Liên Xô ngay từ những năm đầu thập niên 1980 và kéo dài qua cả lúc chế độ này sụp đổ. Sau khi Liên Xô sụp đổ, siêu lạm phát tại Nga đã có lúc lên tới 1000 %/năm.

Bài viết sau đây sẽ trình bày một phần cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra tại Liên Xô trong những năm tháng cuối cùng của nó. Hy vọng sẽ đem đến cho độc giả một góc nhìn mới và liên hệ với thực trạng khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam hiện nay.

Bản tin ngày 30 tháng 11 năm 1991 của hãng thông tấn AP tại Moscow đăng trên báo Waycross Journal Herald đưa tin về sự sụp đổ của Ngân hàng Nhà nước Liên Xô. Bản tin có nội dung như sau:

“Nỗi hoảng sợ đang bao trùm quốc gia có diện tích chiếm 1/6 thế giới này khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Liên Xô Viktor Gerashehenko thông báo trên truyền hình quốc gia rằng Ngân hàng Nhà nước đã dừng tất cả hoạt động chi trả cho chính phủ Liên Xô bởi vì Ngân hàng Nhà nước đã cạn sạch tiền. Hàng triệu công dân Xô viết từ bộ đội, bác sĩ đến những người về hưu lo lắng xem họ có thể nhận lương ở đâu để tồn tại qua mùa đông khắc nghiệt.

Yelena Savinskaya, bác sĩ bệnh viện nhi Moscow phát biểu: Chúng tôi đang có 1 tương lai vô định. Chúng tôi không biết mình có được nhận lương vào ngày 4 tháng 12 không. Chúng tôi đang đón chờ sự xấu nhất sẽ xảy tới.”

Sự kinh hoàng đó đang lặp lại tại Việt Nam. Hiện tại, có những doanh nghiệp vì nợ lương quá lâu mà nhân viên thẳng tay tấn công giám đốc. (Vietnamnet, 31/1/2013)

BÀI TẬP LỚP ECON 101

Hồi tôi mới vào đại học, các bài tập đầu tiên cho môn ECON 101 là phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Liên Xô. Có đoạn rất mắc cười.

Đại sứ Liên Xô tại Liên Hiêp quốc, Washington DC dùng Điện thoại Đỏ khẩn cấp gọi về Kremlin, rằng bọn phản động tư bản phá hoại cắt điện thoại, đe dọa cắt điện, nước của Tòa Đại sứ.

Báo NY Times đăng, mấy tấm checks trả tiền của Tòa Đại sứ LX bị trả lại, do không có tiền bảo chứng, vì Ngân hàng Nhà nước CCCP hết sạch ngoại tệ, không có tiền trả cho checks Tòa Đại sứ LX viết ra!

Do đó các cty điện thoại, điện, nước của Mỹ buộc lòng phải đe dọa cắt dịch vụ, và bên điện thoại cắt thật. Bên điện nước còn cho du di vài tuần.

Điện thoại Đỏ đặc biệt, qua vệ tinh về Kremlin, đương nhiên là chẳng ai nghe, vì khi đó nhân viên trong Kremlin đã bỏ nhiệm sở chạy về sắp hàng mua bột mì, bơ, đường sữa hết rồi!

Lịch sử chẳng qua là lập lại mà thôi, chứ chẳng "làm nên lịch sử" gì cả.

Nay không in tiền ra tăng lương cho công nhân viên chức - một số lớn thuộc cấp thấp, không ăn hối lộ, tham nhũng được gì - thì họ buộc phải bỏ nhiệm sở chạy đi kiếm tiền nuôi vợ con; mà nếu in ra thì lại gây lạm phát kinh hoàng.

Cho dù tăng lương cũng không thể nào đuổi kịp giá hàng hóa, đã tăng cả trăm %, nay tăng lương cho là 30% thì giá lại tăng thêm 50% ngay.

SIÊU LẠM PHÁT

Thời đại SIÊU LẠM PHÁT đã bị khởi đầu, do chính sách tăng tín dụng vô tội vạ, tăng không cần thiết, của ông TT Dũng trong vài năm qua, để ông này khoe thành tích "VN phát triển nhất Á châu".

Phát triển con khỉ mốc, quăng cả triệu tỉ VND vào nền KT thì nó chạy lẹ vài tháng, cho là vài chục tháng, rồi sau đó chậm lại đòi thêm hàng triệu tỉ VND nữa, nếu không nó sẽ đi THỤT LÙI còn mau hơn hồi nó chạy lẹ!

Liên Xô cũng phải xuất vàng hàng trăm tấn đi trả nợ, lấy ngoại tệ như Việt Nam bây giờ và SẬP. (New York Times, 21/10/1991)

Khi KT sụt quá, họ không còn cách nào khác.

Hồi Gorbachev, Yeltsin, nếu phe giáo điều MUỐN chống lại, thì đã dễ dàng đè bẹp phe cách mạng rồi.

Điều này cần giải thích 1 chút về KT, lấy metaphor trong y khoa: LẠM PHÁT siêu khủng là khi bệnh nhân bị tiểu đường loại 2, thời kỳ cuối.

Tiền bạc (nutrition) nhiều quá mà chẳng mua được bao nhiêu hàng về nhà (không vào được qua thành tế bào).

Nói khác đi, "cơ thể chết đói trong khi máu có quá nhiều chất bổ dưỡng, chỉ là các chất này vô ích, còn làm hại, cơ thể".

Tiền nay quá nhiều, coi báo nghe nói tới toàn là chục ngàn, thậm chí cả triệu tỉ bạc, trong khi 21850 TỈ VND là 1 tỉ USD, theo quy mô KT VN nhỏ hơn Mỹ 200 lần thì đó là 200 tỉ USD trong KT Mỹ.

FED năm 2010 tung ra 600 tỉ USD, tức tương đương như CSVN tung ra 3 tỉ USD = 66000 tỉ VND.

Bơm tiền 'khủng khiếp': Gần 300.000 tỷ đồng đi đâu mất hút | Vĩ mô | Vietstock

Chữ "khủng khiếp" là do chính ông Thống đốc Bình nói ra, báo LỀ PHẢI đăng lại.

Và đó chỉ là tính tới 22/6/2012 (các bạn xem ngày đăng bài trên).

Tới hôm nay, số tiền in ra THÊM sau ngày trên đã lên tới ít nhất 500 ngàn tỉ đồng, nhất là từ đầu năm 2013 tới nay.

Sáu tháng đầu năm 2012 in ra 300 ngàn tỉ, thì 6 tháng cuối năm cũng phải in ra ít nhất là bằng như vậy.

Tổng cộng, từ đầu năm 2012 tới nay, số tiền in ra không dưới 800 ngàn tỉ đồng, tương đương 40 tỉ USD.

Rồi báo VN khoe: "NHNN mua được 15 tỉ USD" (Gafin, 28/01/2013). Ai cũng biết đang thâm thủng tài khoá 137 ngàn tỉ đồng tính đến tháng 9 (con số chính thức, thực tế LUÔN cao hơn), thì đào đâu ra 315 ngàn tỉ đồng này, trừ khi là in ra. (Cafef, 12/10/2012)

Và thế là con bệnh KT VN bị tộng vào quá nhiều tiền, như người bệnh tiểu đường loại 2 (phát bệnh trên 35-40 tuổi, nói nôm na) bị dồn vào quá nhiều chất bổ béo, người mập thủng, kém sức khoẻ, cơ thể yếu ớt, bắp thịt giảm, do KHÔNG hấp thụ được các chất bổ này, mà chúng chỉ dồn vào mỡ, máu, gây kẹt tim (giao thông).

Đến thời kỳ cuối, bệnh nhập mập khủng, nhưng đi không nổi, mỡ nhiều hơn thịt, chẳng làm gì được, chỉ nằm rên chờ chết.

CCCP thời kỳ cuối là vậy, mong có cách mạng, có thay đổi, có cứu tinh. Yeltsin chẳng phải tài giỏi gì, từng là Chủ tịch Moscow, CS chính gốc. Nhưng dân coi như Thánh sống, ngay cả CS giáo điều cũng thờ phụng ông ta, buông hàng rả đám, xếp súng, chứ nếu chỉ cần 1000 lính tấn công thì có khi ông ta bị chết rồi.

Nói khác đi, Yeltsin ĐƯỢC CS giáo điều NGẦM ủng hộ, do chính họ cũng bị bụng phệ, chân sưng, thở phì phò, đi hết nổi.

CSVN đang mau chóng đi vào con đường đó. Bệnh toàn thân, suy nhược toàn quốc, nào là y tế, giáo dục, giao thông, điện, thức ăn, giá hàng hoá, trộm cướp, v.v... tất cả những gì có thể sai, có thể làm hại, thì ĐỀU đang và sẽ xảy ra, CÙNG LÚC.

Giờ chúng ta hãy cùng đọc lại lịch sử vào thời điểm trước khi Liên Xô sụp đổ:

Một bài viết trên báo Pravda (Sự thật) số ra ngày 18/10/1990 vẽ lên một thực tại báo động về sự tan rã của xã hội và kinh tế Liên Xô: “Tình trạng càng ngày càng tồi tệ. Sản lượng sụt giảm, các nguồn cung ứng tự sụp. Các khuynh hướng tự cung tự cấp đang tăng mạnh. Thị trường đang hoàn toàn rối loạn. Thâm hụt tài khóa và tín dụng nhà nước đã tới mức tối nguy hiểm. Trộm cướp và các hành vi chống bang xã hội nổi lên. Cuộc sống ngày càng khó khăn, động lực làm việc thấp hơn trước, niềm tin vào tương lai sụp đổ. Toàn nền kinh tế đang trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm.”

Nguồn tiếng Anh: http://easyweb.easynet.co.uk/~socappeal/russia/part7.html

KT VN đang theo đúng y chang lộ trình sụp đổ của nền KT Liên xô cũ: không tăng lương thì dân đói, nhiều công nhân viên chức bỏ việc; tăng lương thì phải in tiền ra, gây lạm phát.

VIỆT NAM 2013?

Năm 1992, giá hàng hóa tại Liên bang Nga tăng 4,22%/ NGÀY! (Washington Post, 21/08/2012)

THÁNG đó, Nga (LX cũ) bị siêu lạm phát 245%!

CHẮC CHẮN SẼ XẢY RA TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI, trong tình cảnh nền KT bị khủng hoảng, sắp bị ĐẠI KHỦNG HOẢNG kể từ sau Tết năm nay.

CP thiếu tiền chi tiêu, sẽ BUỘC phải in tiền ra ngày càng nhiều, lạm phát ngày càng tăng thì lại phải in ra nhiều thêm để trả lương công chức.

Đầu năm nay, lương công chức tăng, hoàn toàn không phải vì năng suất tăng, lợi nhuận tăng, mà chỉ vì LẠM PHÁT.

Cuộc chạy đua lạm phát -> in tiền -> lạm phát ngày càng dữ dội.

Sức CUNG giảm, do KT bị khủng hoảng, nhưng may mắn là trong vài chục tháng qua còn có hàng tồn kho, chủ hàng cần tiền bán ra giá rẻ, nên nhiều món hàng tuy không còn sản xuất nhưng giá còn rẻ hơn lúc từng sản xuất.

Một khi số hàng tồn kho này bị bán hết, sức CẦU tuy giảm nhưng vẫn còn đó, thì số hàng còn lại này sẽ tăng giá, người ta phải chạy qua mua "đồ cũ", như hồi đầu 1980s có nạn mua bán đồ cũ khắp nơi.

Giá sẽ tăng ngày càng khủng khiếp cho mọi mặt hàng nhu yếu phẩm, phụ tùng xe gắn máy, xe đạp sau này.

Bao cấp sẽ trở lại, và nền KT VN trở lại thời 1975-1987. Có điều, sẽ tệ hơn nhiều do dân số nay đông hơn gần gấp đôi, hạ tầng cơ sở sụp đổ, DÂN TRÍ kém cõi hơn, tâm linh lại càng tệ hại.

Hồi đó, nói công bằng, nạn trộm cướp không quá ghê sợ như bây giờ. Trộm vặt thì có, chứ loại "chặt tay lấy của", thì không tới nổi như hiện nay.

Theo tôi suy đoán, SIÊU LẠM PHÁT sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 3, 4. Sản xuất thấp, hàng tồn kho bán hết, sức cầu tuy giảm nhưng hơn xa sức cung, khi đó sẽ có lạm phát mạnh chưa từng thấy kể từ 1986.

Ông Dũng có thể là thủ tướng cuối cùng hay áp chót của CSVN.

--------------------------------

Vietnamnet, Nhân viên thẳng tay tẩn sếp vì bị nợ lương, 31/1/2013,
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/107698/nhan-vien-thang-tay-tan-sep-vi-bi-no-luong.html

New York Times, Big Soviet sale of gold denied, 21/10/1991,
http://www.nytimes.com/1991/10/21/business/big-soviet-sale-of-gold-denied.html

Gafin, NHNN mua vào khoảng 2 tỷ USD ngoại tệ từ đầu 2013, 28/01/2013, http://gafin.vn/20130128095336219p0c34/nhnn-mua-vao-khoang-2-ty-usd-ngoai-te-tu-dau-2013.htm

Cafef, Thâm hụt ngân sách 9 tháng hơn 6% GDP, 12/10/2012,
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/tham-hut-ngan-sach-9-thang-hon-6-gdp-20121012071930727ca33.chn

Washington Post, Great hyperinflation episodes in history — and what they tell us about the Fed, 21/08/2012,
http://www.washingtonpost.com/blogs/wonkblog/wp/2012/08/21/great-hyperinflation-episodes-in-history-and-what-they-tell-us-about-the-fed/

Vietstock, Bơm tiền 'khủng khiếp': Gần 300.000 tỷ đồng đi đâu mất hút, 22/06/2012,
http://vietstock.vn/2012/06/default-761-226646.htm

Ted Grant, Russia: From Revolution to Counterrevolution,
http://easyweb.easynet.co.uk/~socappeal/russia/part7.html

(Dự đoán KTVN) 

Trao ” Thượng phương bảo kiếm” cho ai?

01d7_thuongphg (1) 
Sau khi đăng bài “Đỗ Mười “đẻ ra” Lý Mỹ”, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi ai trao ‘Thượng phương bảo kiếm’ cho Đỗ Mười”?
Tôi xin trả lời đó chính là Tổng bí thư Lê Duẩn.
Nhưng ông Đỗ Mười đã lợi dụng “tướng ngoài biên ải”, không cần bàn bạc dân chủ, không cần điều tra, tính toán, cứ  chém bừa.
Tổng bí thư Lê Duẩn ngay từ thời kỳ đó đã ý thức được Trung quốc không muốn để Việt Nam yên, vì Việt Nam không nghe Trung Quốc ngừng tiến vào Sài Gòn, chậm thống nhất đất nước lại, và như vậy nghĩa là  duy trì chính sách “Trung quốc hóa thay Mỹ hóa”.
 Không thực hiện được mục đích đó, Trung Nam Hải đã tổchức huấn luyện quân đội Khmer đỏ, xúi dục bọn Pôn Pốt-Iengsari gây hấn vùng biên giới Châu Đốc, Hà Tiện, Tây Ninh và vùng đảo Thổ Chu. Bên trong chúng sử dụng “đội quân thứ 5” phá hoại kinh tếsẵn sàng tiếp ứng khi quân đội Khmer đỏ đánh sang Việt Nam. Ngày đó Khmer đỏ tuyên bố “Đánh sang tận Sài Gòn”, chúng nói khu vực Lăng Ông Bà Chiểu cũng là “đất Campuchia vì ở đó cũng có cây thốt nốt”. Còn ở Việt Nam, cái bài “Cải cách, cải tào đào tận gốc trốc tận rễ” cũng là do thầy Tàu chỉ dạy.
 Nguyên Tổng bí thư Lê Duẩn giao “Thượng phương bảo kiếm” cho Đỗ Mười với mục đích rất rõ ràng, là điều tra, xác minh và “trảm” những mục tiêu gây hậu họa cho đất nước. Những mục tiêu đó không nhiều, muốn phát hiện chính xác phải dựa vào lãnh đạo chính quyền địa phương.
            
Nhưng ông Đỗ Mười đóng đại bản doanh ở Thủ Đức, không tiếp xúc với lãnh đạo thành phố, chỉ tin những người ông đưa từ Hà Nội vào, lực lượng tại chỗ thì dựa vào thành đoàn và  thanh niên xung kich, được kích động như “hồng vệ binh” và ông ta ra lệnh chém bừa.
 Ông Nghị Đoàn, nguyên Bí thư quận 5, nói: “Hầu hết người Hoa quận 5 buôn bán nhỏ, những người buôn bán lớn, và những người có vấn đề chúng tôi biết từ trước giải phóng, nhưng X-3 không phân biệt, nhốt chung vào một rọ”.
 Ông Hoàng Tùng, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa (Tuyên giáo) Trung ương, nguyên Tổng biên tập báo Nhân dân, có lần nói trong cuộc họp giao ban tuyên huấn phía Nam: “Anh Ba nói tôi vào theo dõi chỉ đạo viết bài tuyên truyền cải tạo. Tôi ở T.78, nghe tình hình không ổn,  tôi quay ra Hà Nội. Anh Đỗ Mười hỏi: “Sao lại bỏ cuộc quay ra, tinh thần Bôn-sê-vích đâu?” Tôi nói: “Tôi không muốn bị sa lầy”. Tôi ra báo cáo với anh Ba và anh Ba có chỉ thị gấp, nếu  không thì hàng chục ngàn người Sài Gòn đã phải đi kinh tế chứ không ít”.
   
Ai cũng biết những thành công, thất bại của Đảng cộng sản Việt Nam đều là sản phẩm cùa một tập thể, nhưng  khi vận dụng chủ trương chính sách còn tùy thuộc vào trình độ, bản lĩnh và lương tâm của mỗi người. Đây là một trong những vụ (việc) thể hiện mặt trái bất lợi, dễ bị lợi dụng thực thi nhiệm vụ để độc đoán, chuyên quyền.
 
Ông Kim Ngọc, “cha đẻ của khoán hộ” là một điển hình của một con người bản lĩnh, có lương tâm, thương dân trọng lẽ phải. Còn Đỗ Mười thì ngược lại, thay vì nới tay cho dân lại trói chặt dân hơn.
 Manh Thường Quân thời chiến quốc là tể tướng nước Tề được vua ban Ấp Tiết. Mạnh Thường Quân nổi tiếng giàu có, nghĩa hiệp thường nuôi 3.000 kẻ sỹ trong nhà. Một trong những kẻ sỹ đó là Phùng Khoan.
  Suốt ba năm, hai mẹ con Phùng Khoan được đối đãi nhưthượng khách, nhưng Phùng Khoan không hiến được kế gì. Nhân có nhiều người ở Ấp Tiết trốn nợ, Phùng Khoan xin Mạnh Thường Quân đi đòi nợ. Mạnh Thường Quân nói: “Hẹn trong một tháng đòi nợxong!” Phùng Khoan đi ba ngày quay về. Mạnh Thường Quân hỏi: “Sao về sớm thế?“, Phùng Khoan đáp: “Đòi nợ xong rồi!”. Hỏi tiền bạc đâu, Phùng Khoan nói: “Tôi đã thu hết giấy  nợ của các con nợtuyên bố Tể tướng xóa nợ, rồi đốt trước mặt họ”. Mạnh Thường Quân không vui, hỏi: “Sao làm thế?”. Phùng Khoan đáp: “Tể tướng tiếng tăm lừng lẫy, uy quyền muôn một, chẳng thiếu gì, tôi thấy ngài còn thiếu cái đức nên giúp ngài”.
Mấy  năm sau Mạnh Thường Quân bị  vua Tề bãi chức đuổi khỏi kinh thành do bọn  nịnh thần xúi bẩy. Mạnh Thường Quân quay về Ấp Tiết, già trẻ gái trai ra đứng chật đường đón rước vì nhớơn xóa nợ mấy năm trước. Bấy giờ Mạnh Thường Quân mới thấy bản lĩnh và chữNhân trong lòng Phùng Khoan lớn cỡ nào.
 Thử hỏi, nếu Phùng Khoan cũng như Đỗ Mười thì Mạnh Thường Quân có đất dung thân không? Nguyên tắc “tập trung dân chủ” của Đảng ta mà vận dụng trật thì hậu họa cũng lớn vô cùng, thậm chí mất nước. Làm sai hoặc thiếu sự kết hợp đồng bộ, đầy đủ nguyên tắc này nó sẽ làm rệu rã bộ máy chính quyền, làm băng hoại đạo đức, làm đảo lộn giá trị xã hội dưới một bức bình phong lớn là “thượng phương bảo kiếm” – quyền lực nhà nước. Nhưng trao “thượng phương bảo kiếm” cho ai, đó là cả một vấn đề không đơn giản…
Một trong những lỗ hổng trong hệ thống là lỗ hổng về cán bộ: Hoặc do tham nhũng mà cố tình, hoặc vì quá tin cấp dưới, tin vào sự im lặng, sự a dua của nhiều người có chức năng thẩm định mà sợ quyền lực nên các cơ quan có thẩm quyền đã trao nhầm “thượng phương bảo kiếm” cho những người không xứng đáng! Dù là cố ý hay vô ý thì việc trao nhầm quyền lực cũng đều gián tiếp hoặc trực tiếp tạo ra mảnh đất màu mỡ cho nạn vi phạm quyền dân chủ,  độc đoán chuyên quyền, tham nhũng phát triển. Cho nên, người đời mới đúc kết rằng: Quan có đức có tài không giao việc lớn cho kẻ ngu muội, ác đức và tham lam. Đây cũng là thuật dùng người của bậc đế vương.

Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng) 

Vắng phản biện, cạnh tranh dễ độc đoán, chuyên quyền

Câu chuyện đổi mới, nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng là một trong những vấn đề “cốt tử” được bàn tại hội thảo “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta” sáng nay (31/1) ở Hà Nội.
Không lực lượng nào phản biện đủ mạnh
Một trong những vấn đề được xem là “cốt tử” được bàn tại hội thảo là câu chuyện đổi mới, nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng.
Nói như PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, hiện Đảng cũng đang gặp khó khăn, thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến uy tín chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn tại của chế độ. Đó là tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên dễ lộng quyền, lạm quyền, coi thường pháp luật. Đảng cũng đã coi trọng và tích cực khắc phục để loại trừ tình trạng này bằng nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát.
PGS.TS Trần Khắc Việt: Càng xuống dưới cơ sở thì tình trạng cấp ủy bao biện, làm thay việc của chính quyền càng thể hiện rõ
PGS.TS Mạch Quang Thắng cũng từ Học viện bổ sung thêm, do đặc trưng “duy nhất” đó nên dẫn đến một nguy cơ: không có lực lượng nào phản biện với tư cách một tổ chức chính trị đủ mạnh.
Ông Thắng phân tích, dùng Mặt trận để phản biện là cần thiết song chưa có cơ chế nào cho toàn thể nhân dân phản biện. Không có sự phản biện, sự cạnh tranh, Đảng dễ chủ quan, duy ý chí. Đường lối chính trị dễ bị sai lầm, hành động độc đoán, chuyên quyền, làm mất dân chủ trong xã hội và không bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, không bảo đảm và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước. Đặc biệt, quan điểm, đường lối của Đảng ít được cọ xát.
Sau khi trích dẫn văn kiện Đại hội Đảng về nguy cơ thoái hóa, biến chất trong đội ngũ, ông Thắng phân tích, các cảnh báo đó phản ánh tình hình thực trạng nguy hiểm cho Đảng.
“Chỉ những người có chức có quyền, những cán bộ, công chức nắm trong tay quyền, tiền, của cải thì mới có khả năng tham nhũng. Mà tuyệt đại đa số trong đó là đảng viên”, ông Thắng kết luận.
Theo TS Mạch Quang Thắng, sự suy yếu đó còn biểu hiện ở chỗ lòng tin của nhân dân với Đảng đã bị suy giảm.
PGS.TS Trần Khắc Việt (Học viện Xây dựng Đảng) phân tích, hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng với cơ quan nhà nước chưa thường xuyên, hiệu quả còn thấp. Việc xử lý các sai phạm của cán bộ, công chức chưa thật kiên quyết, nghiêm minh. “Phương thức lãnh đạo của Đảng với công tác cán bộ chậm đổi mới, quy trình phức tạp nhưng vẫn để lọt cán bộ không thật sự xứng đáng tham gia vào bộ máy lãnh đạo, quản lý của cơ quan nhà nước”, ông Việt cho hay.
Cũng theo ông Việt, tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm còn diễn ra ở nhiều nơi. Càng xuống dưới cơ sở thì tình trạng cấp ủy bao biện, làm thay việc của chính quyền càng thể hiện rõ. Còn nhiều trường hợp cấp ủy can thiệp sâu vào hoạt động của cơ quan điều tra, tố tụng, xét xử.
Trong tham luận công phu gửi hội thảo, GS Nguyễn Văn Huyên (nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học) cảnh báo, Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài.
Ông Huyên phân tích, một nguy cơ của đảng cầm quyền là dễ đi đến chuyên quyền, độc đoán. Khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo. Đặc biệt, việc ít chịu học tập, rèn luyện làm không ít người có chức quyền bị tụt hậu, trì trệ. Tất cả dẫn đến hạn chế tầm tư duy chiến lược, hoạch định chính sách, không theo kịp xu thế vận động, thậm chí còn bảo thủ  làm kìm hãm tốc độ phát triển của xã hội.
Tranh cử, cạnh tranh bình đẳng
Sau khi chỉ ra hàng loạt nguy cơ nói trên, rất nhiều đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát và giám sát quyền lực trong thể chế chính trị một đảng. Đặc biệt, cần xây dựng một cơ chế cụ thể để đảm bảo vai trò giám sát của nhân dân.
Theo TS Tống Đức Thảo (Viện Chính trị học), một trong các quyền quan trọng thể hiện quyền lực thuộc về nhân dân là quyền được quyết định chọn lựa các đại diện thể hiện cho ý chí của mình, đi đôi với nó là quyền phế truất khi người được ủy quyền không thi hành đúng ý nguyện của dân chúng.
Theo ông Thảo, Đảng nên giới thiệu cán bộ của mình ra tranh cử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và để dân được quyền lựa chọn người đại diện. “Làm như thế không những Đảng nâng cao uy tín, tính chính đáng cho quyền lãnh đạo của mình mà còn tăng thêm sức mạnh cho dân để cùng tham gia xây dựng bộ máy nhà nước”, ông Thảo nhận xét.
ĐB Trần Đình Nghiêm nói rõ hơn, vấn đề kiểm tra, giám sát của Đảng cần có sự phối hợp chặt chẽ với công tác thanh tra của Chính phủ, công tác giám sát của QH, với MTTQ và các đoàn thể xã hội.
“Nhân dân phải được giám sát quyền lực thông qua các hình thức phổ biến nhất như bầu người đại diện, bãi miễn người đại diện trong các cơ quan quyền lực. Người dân cũng phải có quyền phản biện với Hiến pháp, pháp luật cũng như các chủ trương lớn của nhà nước và phải được quyền bày tỏ chính kiến về những vấn đề quốc kế dân sinh”, ông Nghiêm cho hay.
Nhân cơ hội đang sửa đổi Hiến pháp 1992, một số đại biểu đề xuất xúc tiến xây dựng luật về Đảng để đảm bảo tổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Lê Nhung (VNN) 

Đã hết thời của Đảng (!?)

Có những điều mà một người dân vỉa hè nói lên thì ai cũng nghĩ thầm "biết rồi khổ lắm nói mãi". Nhưng khi những điều đó được phát biểu bởi các Giáo sư, Tiến sĩ thì lại trở thành một hiện tượng sốc. Hình như khi "trí thức của đảng", đảng viên, cán bộ phản biện đảng thì mới ăn tiền. Điều này đã lại xảy ra tại hội thảo “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta” vào sáng ngày 31/1 ở Hà Nội.
Lướt qua một vài ý được đăng trong bài "Vắng phản biện, cạnh tranh dễ độc đoán, chuyên quyền" trên Vietnamnet:
PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: hiện Đảng cũng đang gặp khó khăn, thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến uy tín chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn tại của chế độ. Đó là tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên dễ lộng quyền, lạm quyền, coi thường pháp luật.
Và PGS.TS Mạch Quang Thắng giải thích lý do lộng/lạm quyền, coi thường pháp luật: đặc trưng “duy nhất” đó nên dẫn đến một nguy cơ: không có lực lượng nào phản biện với tư cách một tổ chức chính trị đủ mạnh. Không có sự phản biện, sự cạnh tranh, Đảng dễ chủ quan, duy ý chí. Đường lối chính trị dễ bị sai lầm, hành động độc đoán, chuyên quyền, làm mất dân chủ trong xã hội và không bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, không bảo đảm và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước. Đặc biệt, quan điểm, đường lối của Đảng ít được cọ xát.
Đây là những ý tưởng ngầm cho thấy đang có những khuynh hướng chống lại sự độc quyền hoạt động chính trị duy nhất của đảng CSVN - tức là chống lại điều 4 Hiến pháp.
Bởi vì từ điều 4 - nhất định đảng cs phải lãnh đạo - cho nên mới có những điều (rất cũ - nhân gian ai cũng biết) mà PGS.TS Mạch Quang Thắng đưa ra:
“Chỉ những người có chức có quyền, những cán bộ, công chức nắm trong tay quyền, tiền, của cải thì mới có khả năng tham nhũng. Mà tuyệt đại đa số trong đó là đảng viên”.
Và cũng vì độc quyền chính trị lẫn cai trị cho nên mới dẫn đến những nhận xét của PGS.TS Trần Khắc Việt:
- Việc xử lý các sai phạm của cán bộ, công chức chưa thật kiên quyết, nghiêm minh.
- Tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm còn diễn ra ở nhiều nơi. Càng xuống dưới cơ sở thì tình trạng cấp ủy bao biện, làm thay việc của chính quyền càng thể hiện rõ. Còn nhiều trường hợp cấp ủy can thiệp sâu vào hoạt động của cơ quan điều tra, tố tụng, xét xử.
Và không gì xấu mặt hơn đối với một đảng đã tốn bao nhiêu tỷ tiền thuế của nhân dân trong suốt bao năm qua cho những chiến dịch mị dân "sống chiến đấu học tập theo gương bác Hồ" để rồi ông GS Nguyễn Văn Huyên - nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học - phải cảnh báo: đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuđệ, thiên tài. Thường thì hỏi tức là trả lời trong cái chế độ phải nói phải biết lách cho khéo này.
Và ông Huyên "phang" tiếp: Khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo. Đặc biệt, việc ít chịu học tập, rèn luyện làm không ít người có chức quyền bị tụt hậu, trì trệ.
"Việc ít chịu học tập, rèn luyện làm không ít người có chức quyền bị tụt hậu, trì trệ" này xảy ra trong bối cảnh "sống chiến đấu học tập theo gương bác Hồ" lúc nào cũng tưng bừng, và các cán bộ đảng ai cũng bằng cấp đầy mình. Rõ ràng từ hiện tượng đến bản chất không những tụt hậu mà còn là một tình trạng lừa đảo vĩ đại.
Và chính vì những vấn nạn cũng như tệ trạng hết thuốc chửa của đảng cs cầm quyền, TS Tống Đức Thảo (Viện Chính trị học) đã nói: một trong các quyền quan trọng thể hiện quyền lực thuộc về nhân dân là quyền được quyết định chọn lựa các đại diện thể hiện cho ý chí của mình, đi đôi với nó là quyền phế truất khi người được ủy quyền không thi hành đúng ý nguyện của dân chúng.
Rõ ràng là càng ngày các trí thức, cán bộ trong guồng máy đảng đã bắt đầu hiểu, bắt đầu từ-từ-dám-nói những điều mà người dân đen vỉa hè đã hiểu, đã nói từ nhiều năm nay.
(DLB) 

Nhân sĩ ở Việt Nam đòi chấm dứt Nhà nước độc đảng

Hà Nội - Đảng Cộng sản Việt Nam thực hành minh bạch: người dân được phép bày tỏ ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến Pháp sắp tới. Giới trí thức hiện nay đòi chấm dứt chế độ độc đảng.
Các trí thức có tên tuổi ở Việt Nam đã thách thức chính quyền với một bản tuyên cáo vang dội. Họ khởi thảo một bản kiến nghị trực tuyến đòi dẹp bỏ chế độ độc đảng. Tiếng vang ở chỗ là có nhiều đảng viên và cựu quan chức chính quyền đã tham gia ký tên vào bản kiến nghị.
“Việt Nam đang ở trong một tiến trình dân chủ hóa”. Cựu bộ trưởng bộ Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc nói hôm thứ tư. “Một hệ thống đa đảng có lẽ sẽ tốt đẹp hơn.”
Bản kiến nghị đã được phổ biến hôm thứ ba trên nhiều blogs. Trong vòng một ngày, nó đã thu thập được hơn 500 chữ ký. Các nhà chức trách đã cố gắng tìm cách để ngăn chặn các trang nói trên.
Ở Việt Nam mọi hành động tìm cách lật đổ đảng Cộng sản sẽ bị trừng phạt, tội lật đổ có thể dẫn đến bị tử hình. Vì vậy các nhà bất đồng chính kiến thường hay bị kết án về tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Các nhà đấu tranh nhân quyền cho rằng sự nổi tiếng của những người tham gia kiến nghị đã làm chính quyền gặp khó khăn, khi tìm cách chống lại họ. “Bản kiến nghị có sức mạnh như búa bổ”, một nhân viên quản lý thương mại ở Hà Nội nói, “Đảng Cộng sản nên chấp nhận đề nghị và không nên có hành động chống lại những người tham gia ký tên”.
Hồi đầu năm đảng Cộng sản kêu gọi người dân Việt Nam tham gia bày tỏ ý kiến xây dựng dự thảo sửa đổi hiến pháp, trước khi nó được quốc hội bỏ phiếu thông qua vào tháng 5. Tuy vậy, đảng cũng khẳng định rõ, không được đả động đến những trụ cột chính của hệ thống. Ví như vị trí tiên phong về quyền lực của đảng hoặc hệ thống độc đảng.
Trong tiềm thức của đảng chỉ có những thay đổi vô hại: ví như trong tương lai đất nước nên mang tên “Dân Chủ Cộng Hòa” thay cho “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa”. Và quyền lực cần phải được tách ra.
“Đây chẳng phải là một bước đột phá gì cả”, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội Trần Quốc Thuận nói. “Những thay đổi này chẳng liên quan gì đến những điều mà người dân mong muốn: Dân Chủ, Nhân Quyền và Sở hữu Đất đai.”
Trong số những người ký tên vào bản kiến nghị, có một cựu thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, một thiếu tướng quân đội, một cựu đại sứ tại Bắc Kinh, các cựu thành viên thuộc ban tư vấn của Thủ tướng Chính Phủ cũng như một số nhà kinh tế và khoa học có tên tuổi.

VN2006A theo Blick.ch
(Dân luận) 

Việt nam: Các lãnh tụ tranh giành cấu xé nhau đưa tất cả vào bế tắc rồi sẽ tan rã

Ðầu năm 2013 một nhà kinh tế mới qua đời nhưng ít được báo chí ở Mỹ loan tin. Ông là một người đã tiên đoán tình trạng khiếm hụt ngân sách và nợ chồng chất gây tê liệt trong chính quyền và Quốc hội từ hai năm nay; tháng tới lại sẽ tái diễn.
Chỉ phân tích cách quyết định việc chi thu của Quốc hội trong ngân sách quốc gia, James Buchanan đã báo trước là chính phủ liên bang sẽ càng ngày càng thiếu hụt, các món nợ công sẽ lên ngập đầu. Lý do chính là vì các đại biểu Quốc hội phải lo đáp ứng những đòi hỏi của các cử tri đã giúp họ đắc cử, tiêu biểu là những nhóm quyền lợi riêng biệt (tư lợi, special interests). Các ý kiến của ông được đặt tên là Lý thuyết về Lựa chọn Tập thể (Public Choice Theory); ông được trao giải Nobel về Kinh tế học năm 1986 về những đóng góp này.
Buchanan thường được coi như một nhà kinh tế bảo thủ, vì ông chủ trương phải giảm bớt luật lệ và thu gọn vai trò của chính phủ đến mức tối thiểu. Nhưng ông cũng là người chủ trương nên đánh thuế di sản tới 100%, một điều mà giới bảo thủ kịch liệt chống, vì họ thấy suất thuế 35% đã là quá cao rồi! Buchanan lý luận rằng việc thừa hưởng di sản là trái với quy tắc bình đẳng trong cơ hội, vì những người hưởng di sản được chiếm địa vị ưu đãi so với người khác. Ông viết, “Bảo đảm một số quyền bình đẳng về cơ hội là triết lý căn bản của một xã hội tự do,” trong cuốn The Limits of Liberty, năm 1975 viết chung với Robert P. Tollison. Cho đến khi qua đời, thọ 93 tuổi, ông vẫn là một người suy nghĩ tự do và độc lập, mối quan tâm chính là ích lợi chung.
Người Việt Nam nên biết cách suy nghĩ của James Buchanan. Cách phân tích của ông có thể giúp chúng ta hiểu rõ nguyên ủy của nạn tham nhũng lan tràn hiện nay cũng như tình trạng đấu đá tranh quyền trong nội bộ đảng Cộng sản. Tất cả bắt nguồn từ những Lựa chọn Tập thể sai lầm ngay từ đầu.
Trong cuốn “Bài toán về Thỏa thuận,” The Calculus of Consent, viết cùng Gordon Tullock năm 1962, Buchanan đặt tựa nhỏ: “Những Nền tảng Luận lý của Chế độ Dân chủ Hiến định,” Logical Foundations of Constitutional Democracy. Ông phân biệt hai cấp bậc của lựa chọn tập thể trong một quốc gia. Thứ nhất là ấn định các “luật chơi,” thứ hai là tham dự trong cuộc chơi, dựa trên các luật lệ “hiến định” đó.
Lý thuyết Lựa chọn Tập thể buộc mọi người phải chú ý nghiên cứu vai trò của nhà nước trong sinh hoạt kinh tế. Trong khi các nhà kinh tế khác chỉ lo tìm hiểu cách vận hành của cơ chế thị trường rồi đề nghị những giải pháp đáng được thi hành, Buchanan chú ý đến cơ chế chính trị, là nơi nắm quyền và được trao trách nhiệm áp dụng các chính sách kinh tế. Cho nên, phải dùng phương pháp kinh tế học soi sáng hành động của các nhà chính trị cũng như guồng máy công quyền; nhờ đó đặt ra các “luật chơi” nhằm bảo vệ các nguyên lý chung của cả xã hội như tự do, bình đẳng.
Bởi vì trong thực tế, các chính sách kinh tế đều chịu ảnh hưởng của những nhóm, những người nắm quyền quyết định, mọi người đều nhắm đến tư lợi. Trong kinh tế học người ta vẫn giả thiết là con người hành động vì tư lợi. Buchanan nhấn mạnh rằng những công chức và các đại biểu do dân bầu lên đều không phải sinh ra đã là những người vô vị lợi. Trong khi làm nhiệm vụ được mô tả là phục vụ công ích, họ cũng tự nhiên lo cho chính mình. Con người ai cũng muốn gia tăng quyền hành và lợi lộc. Các đại biểu Quốc hội bao giờ cũng muốn được đắc cử và tái đắc cử. Cử tri và những người có thể ảnh hưởng trong việc bỏ phiếu cũng có những quyền lợi riêng. Bỏ quên giả thiết này thì sống trong ảo tưởng.
Do đó, việc đầu tiên của một hệ thống chính trị là ấn định các “luật chơi chung,” để ngăn ngừa không cho tư lợi lấn lướt, làm chệch hướng, có khi làm hại công ích. Một luật chơi căn bản là bảo vệ tính công bằng trong xã hội, quan trọng nhất là bảo đảm mọi người đều có cơ hội bình đẳng. Phải bảo vệ lợi ích chung của xã hội bằng cách vạch rõ ranh giới giữa công và tư; khi nào quyền lợi công và tư xung khắc thì phải đạt công ích lên trên tư lợi. Ðó là những luật chơi căn bản mà một xã hội tự do dân chủ không thể thiếu được.
Phân tích theo lối của James Buchanan, chúng ta thấy đảng cộng sản đã “gian lận” ngay khi thiết lập các định chế làm “luật chơi” cho đời sống kinh tế. Thí dụ, họ đặt ra một luật chơi: “Ðất, ruộng thuộc quyền sở hữu của toàn dân;” không một cá nhân hay một tập hợp nào được hưởng quyền sở hữu. Kèm theo, là một luật chơi thứ nhì: “Ðảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước và xã hội.”
Với hai “luật chơi” này, đảng Cộng sản đã gian lận, giành quyền thủ lợi tối đa cho những kẻ nắm quyền trong đảng. Gian lận, vì họ hô hào nông dân giết địa chủ, rồi biến đảng thành chủ nhân duy nhất của tất cả đất đai, ruộng, rừng, sông, biển. Họ nắm quyền ban phát, cho ai được phép sử dụng các tài nguyên đó, ai được dùng nhiều hơn ai, còn đảng đóng vai thu tô, thu thuế. Họ nắm quyền cho nên có thể trao đất, trao rừng, trao quặng mỏ cho người Trung Quốc khai thác, không cần biết dân Việt Nam muốn thế nào. Ngày xưa quyền của các địa chủ còn bị giới hạn. Quyền hành của ông địa chủ đời nay là tuyệt đối và vô giới hạn.
Ông địa chủ đảng Cộng sản lại có quyền biến đổi giá trị của đất đai tùy thích, không theo một quy tắc giá cả nào theo lối kinh tế thị trường. Họ có thể chiếm lại một vùng đất ruộng của nông dân, đền bù với giá bồi hoàn rất rẻ, biện minh rằng đó là “thời giá” trong thị trường. Ðiều này có thể đúng, vì một thửa ruộng sinh lợi được bao nhiêu mỗi năm có thể kiểm chứng được. Nhưng ngay sau khi cướp đất hợp pháp rồi, với quyền hành vô hạn, họ biến mảnh đất thành khu công nghiệp, khu thương mại, cư trú hay du lịch. Trong chớp mắt, giá trị đất tăng lên hàng chục, hàng trăm, hay ngàn lần. Ðọc những lời biện minh của đảng Cộng sản ở thành phố Ðà Nẵng, chúng ta thấy lúc nào họ cũng biện minh rằng họ tính giá đất theo “thời giá” cả. Nhưng ai cũng biết các cán bộ nắm quyền lúc nào cũng nắm những pháp thuật biến đất thành vàng. Pháp thuật nào đã tạo ra giá trị gia tăng đó? Quyền. Ai được hưởng những giá trị gia tăng? Những kẻ nắm quyền.
Với những “luật chơi kinh tế” như vậy, cả guồng máy đảng Cộng sản là một hệ thống chia chác quyền hành cho nhau, để kiếm lợi trên đất đai, rừng biển của dân tộc Việt Nam. Ðảng Cộng sản đã tước đoạt tài sản của quốc gia để cho một tập đoàn tham ô làm giầu. Ngay từ khi họ đặt ra những luật chơi kinh tế bắt toàn dân phải chấp nhận, không ai được từ chối. Giống như một chủ sòng bài có quyền bắt cả nước phải tham dự trò đen đỏ với họ, với một quy luật: “Chẵn thì tôi ăn, lẻ thì anh thua.” Chưa bao giờ có một vụ cờ gian bạc lận rộng lớn và kéo dài như thế.
Những phân tích của James Buchanan đã dẫn tới những cải tổ về luật chơi trong đời sống chính trị và kinh tế ở nước Mỹ. Ông yêu cầu mọi người phải đề phòng những xung khắc giữa tư lợi và công ích; khi trao quyền cho ông tổng thống, các đại biểu Quốc hội hay các viên chức nhà nước, phải biết rằng họ đều có những quyền lợi riêng, không thể giả thiết là ai cũng chỉ nghĩ đến công ích. Chế độ Cộng sản không quan tâm đến vấn đề này. Trước hết, chủ nghĩa Cộng sản đặt trên một ảo tưởng. Trên lý thuyết, họ giả thiết là các người nắm quyền, từ giới lãnh đạo cho tới các cán bộ, sẽ thi hành các quyết định của đảng, không cán bộ nào nghĩ tới tư lợi cả. Họ đưa ra những cương lĩnh, những nghị quyết, chỉ tiêu, vân vân. Họ giả thiết các cán bộ sẽ thi hành những quy tắc hay khẩu hiệu trừu tượng đó; không bao giờ lo ngại để đề phòng là mọi người, mọi nhóm người đều chứa sẵn những động cơ riêng tư. Tất nhiên, giả thuyết đó sai lầm, hoàn toàn trái ngược với thực tế. Khi kết quả hoàn toàn trái ngược với các chỉ tiêu và khẩu hiệu, cả chế độ phải nói dối quẩn quanh, dối lẫn nhau và dối người ngoài, một tình trạng dối trá có hệ thống. Gốc rễ của chế độ tham nhũng, lạm quyền hiện nay là do một sai lầm căn bản, sai lầm nằm trong cốt lõi của hệ thống, ngay từ khi thiết lập các chế độ cộng sản đầu tiên.
Một chế độ đặt trên một giả thiết hoàn toàn trái ngược với bản tính con người, cuối cùng phải tan rã, như chúng ta đã chứng kiến ở Ðông Âu và Nga Xô.
Ðáng lẽ ra khi các đảng Cộng sản còn sống sót phải quay ngược đầu, bắt chước lối tư bản, gọi là kinh tế thị trường, thì những người cầm đầu phải chấp nhận một giả thiết thực tế, là trong phạm vi kinh tế mỗi người thường lo cho lợi ích của riêng mình trước hết. Nhưng để tiếp tục nắm quyền, họ vẫn giả bộ như không biết. Họ tiếp tục bảo vệ cái chủ nghĩa đầy ảo tưởng như cũ, vẫn coi lý thuyết Mác-Lê Nin là kim chỉ nam. Ðứng trước các hành động tham ô rừng rú, họ vẫn chỉ hô khẩu hiệu phải “cải tạo tư tưởng” các cán bộ. Họ không dám thay đổi cơ cấu để tác động ngay trên hành vi và thái độ của các cán bộ đang nắm quyền. Mà quyền hành của những người này thường vô giới hạn, hoặc chỉ giới hạn rất mơ hồ.
Quyền hạn mơ hồ cũng là một “luật chơi” căn bản của các chế độ Cộng sản. Vì mỗi lãnh tụ, cho đến mỗi cán bộ, đều bất chấp các quy tắc hành chánh và pháp lý. Xưa nay, “luật chơi” của chế độ Cộng sản là “không cần luật.” Các lãnh tụ cộng sản biết rằng khi nào luật lệ còn mơ hồ, lỏng lẻo, còn có thể thay đổi tùy tiện, thì họ còn có cơ hội thủ lợi. Vì vậy, những nhà kinh doanh thành công, như Trần Huỳnh Duy Thức, cũng thấy không thể sống được trong một xã hội mà ngay trong bước đầu ấn định luật chơi kinh tế đã không công bằng, không ngay thẳng. Khi một nhà kinh doanh thành công như Trần Huỳnh Duy Thức lên tiếng đòi thay đổi luật chơi, anh cũng biết là anh sẽ phải vào tù.
Nhưng kẻ dùng gươm sẽ chết bằng gươm. Ðảng Cộng sản bắt đầu tan rã khi chính những luật chơi họ đặt ra cũng quay ngược mũi dao, đâm vào chính họ. Chúng ta đang chứng kiến cảnh các lãnh tụ tranh giành nhau, cấu xé nhau, vì những luật chơi mơ hồ đang đưa tất cả vào bế tắc, sắp đến ngày tan rã.

Ngô Nhân Dụng
(Người Việt). 

Nhà báo Trần Đăng Tuấn - Thư ngỏ gửi Bộ trưởng LĐ-TB-XH

Sau câu hỏi trăn trở của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại một cuộc họp mới đây: “Bây giờ mình không thiếu gạo, mình cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn?”, câu chuyện về chính sách của nhà nước dành cho trẻ em nghèo vùng cao đang được dư luận hết sức quan tâm.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn, người khởi xướng chương trình “Cơm có thịt” vừa gửi đến Báo Thanh Niên thư ngỏ sau đây, như một đóng góp công dân gửi đến những vị có trách nhiệm, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Em bé vùng cao và suất cơm thiếu chất mà nhà báo Trần Đăng Tuấn bắt gặp - Ảnh: Trần Đăng Tuấn
Em bé vùng cao và suất cơm thiếu chất mà nhà báo Trần Đăng Tuấn bắt gặp - Ảnh: Trần Đăng Tuấn
Thưa Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền,
Xin được nói thật với Bộ trưởng: liên quan đến bữa ăn của học sinh vùng cao, nếu cuộc rà soát không thật sự cặn kẽ, có thể rồi ngành này ngành kia đều báo cáo: chính sách hỗ trợ nhà nước nhiều, cơ bản là đã triển khai, tiền đã về đến đối tượng, dù có khó khăn nhưng tình hình ăn uống của các em không quá thiếu thốn như dư luận nêu...
Vài điều nhìn thấy, xin được chia sẻ với Bộ trưởng:
Lên vùng cao, chúng tôi không chỉ nhìn, mà còn ghi hình lại nhiều cảnh ăn uống của học sinh. Có đủ mọi cảnh: 1-Có những học sinh buổi trưa nhịn ăn vì không có gì mang theo đến lớp. Có những bé mầm non đến bữa thì cô giáo phải “véo” từ các nắm cơm của các em khác dồn lại để cho cháu ăn. 2- Có những học sinh không ăn cơm, mà ăn bí, ăn củ. 3- Học sinh có đủ cơm ăn, nhưng thức ăn là măng, muối riềng, muối ớt 4- Học sinh ăn cơm có chút thức ăn mang từ nhà là chút cá khô hay thi thoảng (rất hiếm) có miếng thịt.
Trong các cảnh trên, phải nói rằng cảnh thứ ba (có cơm nhưng không thức ăn nhiều dinh dưỡng) là phổ biến nhất  (nhân thể xin nói chính vì vậy, chương trình nhỏ của chúng tôi giúp các em lấy tên là “Cơm có thịt”, chứ không phải là “Ăn có cơm”. Dù rằng, xin nhắc lại, cảnh thiếu cả cơm vẫn có).
Riêng học sinh bán trú, bức tranh khác biệt: Trước khi tiền hỗ trợ của nhà nước đến, các em ăn cơm như cảnh thứ ba. Khi đã nhận được tiền hỗ trợ và có tổ chức nấu ăn tập trung, các em đã có chút thức ăn, nhưng cũng còn đạm bạc.
Tại sao chính sách hỗ trợ đã bao phủ phần rất lớn học sinh (học sinh nội trú, học sinh bán trú, mầm non 3, 4 và 5 tuổi, một số tỉnh có hỗ trợ cả học sinh ngoài diện hỗ trợ của chính phủ) mà các em đã rất lâu và nay còn ăn cơm không có thức ăn?
Là do cách đưa tiền hỗ trợ về cho các em.
Thứ nhất, có quyết định của Thủ tướng nhưng triển khai rất chậm: ở những vùng Tây Bắc mà chúng tôi biết, Quyết định 85/2010/QĐ-TTg hỗ trợ học sinh bán trú phải một năm sau mới có thông tư liên bộ hướng dẫn, và tiền dĩ nhiên đến còn muộn hơn. Chủ trương hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 5 tuổi theo Quyết định 239/QĐ-TTg thành hiện thực chỉ sau 2 năm. Tiền hỗ trợ trẻ mầm non 3, 4 tuổi theo Quyết định 60/2011/QĐ-TTg sau 13 tháng, đến hôm nay chỗ đã chi, chỗ chưa, vì có tiền nhưng chưa có hướng dẫn!
Nếu là tiền xây dựng công trình, thì tiền về muộn công trình được xây muộn. Nhưng trẻ con có đợi được như công trình đâu. Khi tiền đến thì trẻ mầm non đã lên lớp một, lớp hai, học sinh tiểu học, trung học đã về nghỉ hè. Tiền được truy lĩnh, và được trao cho phụ huynh. Bộ trưởng thừa biết “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”, thành một bữa rượu liên hoan, hay hiếu hỷ, trả nợ… Vậy là ngân sách vẫn bỏ ra số tiền như dự trù, người (ngành) cấp phát báo cáo đã thực hiện xong nhiệm vụ giải ngân, nhưng còn đâu là mục tiêu tăng dinh dưỡng cho trẻ nhà nghèo có sức khỏe học trên lớp? Thiết tưởng hỗ trợ trẻ em phải như bố mẹ nuôi con, có bố mẹ nào nuôi kiểu no dồn đói góp như vậy?
Thứ hai: Các cụ dạy “của cho không bằng cách cho”. Khổ thay “của” ở đây là tiền nước, tiền dân, nhưng quyết định cách “cho” lại là những cấp quan chức ở giữa. Thưa thật với Bộ trưởng, tôi không hiểu nổi những quy định chi tiền kiểu này: trẻ học từ tháng 9 đến hết tháng 5, tiền ăn trưa chi hai đợt tháng 11 và tháng 4. Thử hỏi từ tháng 9 đến tháng 11, các thầy cô lấy tiền đâu để nấu ăn cho học sinh? Vâng, quả thật tôi đã gặp thầy cô lấy tiền túi ra tạm ứng, tôi cũng đã thấy các trường “cắm nợ” ngoài chợ. Nhưng chỉ ít nơi có thể làm thế và liệu chúng ta có thể đòi hỏi họ làm thế không? Còn tiền đợt tháng 4 thì nhiều khi đến học sinh đã nghỉ hè. Làm sao thầy cô giáo dám giữ lại qua hè để ứng cho năm học sau (vì danh sách học sinh mỗi năm một khác). Tôi muốn hỏi người đưa ra quy định này: ông (bà) có cho con ăn theo kiểu mỗi năm chi tiền hai lần không?
Thứ ba: Tôi khẳng định rằng hỗ trợ dinh dưỡng cho học sinh nhất định phải qua con đường nấu ăn cho các em ngay tại trường. Nếu phát thẳng không có gì đảm bảo nó thành cơm, rau, thịt cho các em. Ngay tại nơi mà dư luận xôn xao chuyện học sinh ăn thịt chuột, cũng theo báo chí thì trên đó mỗi học sinh có chế độ hỗ trợ 500.000 đồng/tháng. Nguyên do chắc cũng không ngoài cái “cách cho”.
Điều cuối cùng: Cũng là học sinh, cũng nghèo như nhau thôi, nhưng học sinh bán trú nhà xa, được hỗ trợ hằng tháng thì được ăn miếng cơm nóng có chút thức ăn. Còn học sinh nhà gần hơn, nhưng đủ xa để trưa vẫn phải ở lại lớp, thì mang cặp lồng cơm. Chúng tôi đã mở xem không biết bao nhiêu cặp lồng hoặc gói lá như thế và những gì trông thấy thật xót lòng. Xin nhà nước quan tâm đến “học sinh cặp lồng”. Hãy tiết kiệm các khoản chi khác để hỗ trợ cho tất cả trẻ nghèo miền núi. Và hãy tạo điều kiện để mọi tấm lòng yêu trẻ nghèo cùng nhà nước đến với các em. Làm như vậy được thì chuyện miếng ăn và tấm áo  cho các em không quá khó!
Trần Đăng Tuấn
(Thanh niên)
 

Thủ tướng ơi! đừng để chúng nó cởi truồng...

 
Mai Thanh Hải - Nói tụi lít nhít học sinh vùng cao biên giới (mà mình cứ quen mồm gọi là chúng nó) đói cơm, nhiều cán bộ cả Trung ương lẫn địa phương sẽ giãy nảy lên, bảo "nói bậy", bởi tụi đi học, từ bé đến lớn đều được chế độ của Nhà nước.
Cái sự thiếu tý cơm hay cơm ăn với muối, với nước, với măng... có chăng là do "cơ chế chính sách", "việc triển khai thực hiện", khiến tiền về chậm, các cháu biết thịt thà - mì chính qua buổi "truy lĩnh" cuối năm mà thôi.
Và như thế, đừng trách Nhà nước!
Ừ! Mà mình có trách đâu. Chính phủ mình đã lo hết thảy mọi thứ, từ các cháu cho đến người nghèo, cũng cứ danh sách - đầu người mà rót tiền, ấy chứ..
Nói chuyện ăn rồi, phải nói chuyện chuyện mặc, bởi cụm từ "ăn mặc" luôn đi cùng với nhau.
Đi miền núi mãi rồi, cũng quen với cách rách rưới - phong phanh của bọn trẻ. Nhưng cứ mùa đông, lên miền núi, nhìn chúng vẫn vậy chịu rét, mới giật mình lẩn thẩn: "Hình như, cũng chưa có 1 quy định nào về việc hỗ trợ cái mặc cho trẻ con, nhất là học sinh!".
Hỏi cán bộ địa phương và giáo viên, ai cũng cười: "Cái bụng còn chưa no, lo gì cái da!", khiến mình lại buồn nẫu...
Nẫu nhất khi nhìn bọn lít nhít Mầm non cởi truồng lồng lộng, chim cò cứ phơi phới tung tăng. Nhiều người liệt ra cả đống nguyên nhân, như: Đồng bào quen vậy rồi; để thế cho... nó mát; chống tè dầm...
Nhưng với mình, nói thật là họa có điên, giời lạnh đến vài độ C mà vẫn để con phong phanh không quần không áo, để nhìn chúng tím tái - run rẩy?.. Chỉ có thể là thiếu thốn, đến mức không có tiền để mua đồ ấm cho con, không xin đâu được đồ cũ cho con, mới đành để thế...

Vận động quần chúng quý lắm.
Dẫu biết, con trẻ vùng cao quen chịu khổ và cũng có sức đề kháng cao, nhưng rút cục chúng vẫn là đứa trẻ, là con người chứ chả phải siêu nhân - chiến binh chịu rét, nhịn đói làm tỷ điều siêu phàm vượt bậc...
Cứ qua quýt, lấp liếm theo cái kiểu "Ối Giời! Chúng nó quen rồi", "Sức đề kháng tốt lắm. Đứa nào không chịu được, bị loại ngay từ khi mới sinh. Đứa nào sống, chấp mọi điều kiện"... nhưng thật ra, phải cắn răng lại mà chịu đựng đấy.
Chả là mỗi chuyến đi công tác xuống địa bàn, đồng bào rét quá, toàn bế con chặn bộ đội giữa đường, xin cái mũ cái áo của anh em. Không cho thì không đành mà cho thì rét lắm, suốt quãng đường vài ngày lăn lóc bản này bản khác, rừng này rừng khác...
Nếu có ít quần áo trẻ em trong ba lô, lúc ấy giở ra, thì còn gì bằng?
Đại tá Phùng Tuấn, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cứ đau đáu cảnh: Xe Uoat chở ông lên triển khai công tác đầu năm trên đơn vị, tụi trẻ con thấy xe ôtô cứ níu lấy, chìa tay xin áo; Lên Đồn, lại chứng kiến cảnh bà con run rẩy kéo đến cổng Đồn Biên phòng, kêu ời ời: "Đồn ơi! Rét lắm!"... và chính vì thế, bây giờ cứ sắp đến mùa rét, Đại tá Phùng Tuấn lại ký điện gửi có đơn vị, yêu cầu vận động chiến sĩ hết nghĩa vụ nhường lại, cán bộ mới phát quân trang thu gom, tất cả quần áo - chăn đệm - tất giầy.. tặng đồng bào, trước mùa rét...

Nhưng vẫn không đủ.
Cái Chương trình "Áo ấm biên cương" be bé của tụi mình, mỗi lần triển khai ở địa bàn nào đấy, ngoài số quần áo - khăn ủng đúng theo số lượng học sinh (mà nhà trường, Biên phòng, chính quyền thống nhất, báo về), lúc nào cũng lủng lẳng 1 bao hàng gọi là dự trữ, cũng toàn quần áo, để quàng thêm cho những đứa trẻ rách áo, cởi truồng đứng bơ vơ bên đường hoặc không có trong danh sách, đứng ngoài thèm khát nhìn các bạn được nhận quần áo mới...
Nhìn chúng nó cởi truồng giữa mùa đông, xót xa lắm. Có cảm giác như vùng đất ấy, con người ấy trở lại thời hồng hoang, chỉ vỏ cây - áo lá che thân.
Và quan trọng hơn, cảm giác như nòi giống cứ bị lụi bại đi bởi chim cò tím tái, thông thống giữa gió lạnh, từ bên kia biên giới kèn kẹt thổi sang...
Lo được cái ăn rồi, nhưng căn cơ gì mà không lo thêm cái mặc, cho chính tương lai của đất liền, của vùng biên ải...
Không biết Thủ tướng của mình, đã bao giờ được chứng kiến những cảnh này chưa?
Hình ảnh ghi lại từ những chuyến đi của Thành viên Chương trình "Áo ấm biên cương" và trên một số trang xã hội của đồng nghiệp: xomnhiepanh.com; otofun.net; phuot.net...

Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích




Xem hình tiếp ở đây!

Mai Thanh Hải

Tranh chấp đất đai: Đảng đã tự đặt họ vào quan tài

Xung dot dat dai
(AP) - Phải đối mặt với một nhóm nông dân không chịu từ bỏ đất đai của họ cho một dự án bất động sản, các quan chức Đảng Cộng sản đã nghĩ ra một giải pháp khác để thỏa thuận: Họ đã đi đến ngân hàng, mở tài khoản dưới tên của những người chủ đất và gửi số tiền bồi thường mà họ cho là công bằng vào các tài khoản đó. Sau đó, họ lấy đất.
Những người nông dân đã trở nên giận dữ với số tiền ít ỏi và đối mặt với tình trạng buộc phải cạnh tranh công ăn việc làm trong nền kinh tế èo uột, họ đã quyết định chặn con đường chính nối vào thủ đô ở phía bắc nhiều giờ hồi tháng Mười hai vừa qua. Trong một cử chỉ rùng rợn hơn, một số họ đã tự đặt họ vào các quan tài. Công an ngăn chặn cuộc biểu tình đã bị ném đá. Trong số họ, nhiều người đã bị bắt giữ.
“Đây là một sự bất công”, ông Nguyễn Đức Hùng, một nông dân trồng lúa buộc phải từ bỏ mảnh trồng trọt đất 2.000 mét vuông mà ông đã làm việc trong hơn 15 năm qua.
“Số tiền bồi thường chỉ giúp chúng tôi tồn tại trong một vài năm, nhưng sau đó làm thế nào chúng tôi có thể sống được?”
Cưỡng bức, tịch thu đất đai là một trong những lý do chính làm nhiều người dân giận dữ chống lại chính quyền một đảng độc tài tại Việt Nam. Vấn đề này đi đôi với tham nhũng, các đảng viên Đảng Cộng sản địa phương thường có lợi ích độc quyền về các mối giao dịch đất đai, và nhiều trong số đó đã sử dụng việc này để làm giàu bất chính.
Những vấn đề liên quan đến đất đai đã giúp nông dân Việt Nam từ thành thị đến nông thôn đoàn kết lại với nhau, điều mà các lực lượng chính trị đối lập chưa thể làm được.
Những vụ tranh chấp đất đai cũng thường xảy ra ở những nơi khác tại châu Á, đặc biệt là nước láng giềng Trung Quốc ở phía bắc và cả hai nơi dường như có chung một đặc điểm. Trước đây, hai nước này nhân danh giai cấp nông dân để làm cách mạng nhằm mang lại quyền sở hữu đất đai tập thể cho dân chúng.
Những người nông dân chặn đường đã trích dẫn lời của lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh, với các biểu ngữ mang dòng chữ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
“Chúng tôi thà chết còn hơn bị mất đất của mình”, một người khác nói.
Chính phủ thừa nhận rằng sự giận dữ tại nhiều vùng nông thôn đang đe dọa tính hợp pháp của chế độ, và cam kết sẽ sửa đổi luật đất đai trong năm nay để cho công bằng hơn.
Tuy nhiên, để xác lập quyền sở hữu rõ ràng và thực thi pháp luật để bảo vệ chúng vẫn còn nhiều khó khăn vì ý thức hệ và nhà nước vẫn còn công khai cam kết rằng đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân ngay cả khi Việt Nam đang đi theo hướng thị trường tự do.
Việt Nam đã từ bỏ nông nghiệp tập thể theo kiểu Liên Xô trong những năm 1980 và bắt đầu phát triển theo hướng chủ nghĩa tư bản. Năm 1993, chính phủ nước này đã thông qua luật sửa đổi đất đai nhằm cho phép người dân có quyền sử dụng đất trong vòng 20 năm, nhưng không cho phép tư nhân sở hữu đất trong thời gian ngắn hạn. Các quan chức Đảng Cộng sản địa phương có thể ra lệnh cưỡng bức đất đai bất cứ lúc nào, không chỉ đối với các dự án mang lại lợi ích công cộng như cầu đường mà còn thay mặt cho các nhà đầu tư tư nhân cưỡng đoạt đất để xây dựng các dự án bất động sản hay các cơ sở công nghiệp và khu giải trí.
Nhiều vụ khiếu nại liên quan đến tham nhũng đã diễn ra tràn lan khi các dự án chia lô đất nông nghiệp để phát triển thành các khu công nghiệp đắt tiền. Vì vậy, có những cáo buộc rằng chính phủ chỉ trả tiền cho nông dân bằng một phần mười giá trị thị trường, hoặc thậm chí còn thấp hơn.
“Tỷ lệ bồi thường rất thấp và những người chiếm đoạt đất mang lại rất nhiều lợi nhuận”, Phạm Chi Lan, kinh tế gia và cựu cố vấn cho thủ tướng cho biết. “Pháp luật đất đai có nhiều sơ hở và đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các cán bộ với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để lấy đất từ ​​nông dân vì lợi ích cá nhân của họ”.
Nhiều nhóm nông dân, trong số đó đa phần là phụ nữ, thường xuyên biểu tình bên ngoài tòa nhà chính phủ tại Hà Nội liên quan đến những vụ tịch thu và cưỡng chế đất trái phép. Họ rất nhiệt tình để những người qua đường chụp ảnh hoặc cố gắng lắng nghe các câu chuyện của họ, nhưng lực lượng an ninh thường lập tức xua đuổi những người này đi khỏi hiện trường.
Tranh chấp đất đai đã phổ biến trong nhiều năm qua, nhưng ngày càng có xu hướng gia tăng khi nông dân bắt đầu có ý thức về quyền lợi của họ và nhu cầu phát triển tăng kinh tế đối với đất công nghiệp. Nhiều hợp đồng thuê đất 20 năm được cấp vào năm 1993 sẽ hết hạn trong năm nay, và điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội mới đối cho các địa phương phân chia lô đất và sẽ gây thêm nhiều cuộc xung đột.
Con số mà chính phủ báo cáo với Quốc hội hồi tháng Mười cho thấy khiếu nại đã tăng lên đến 4.200 vụ trong năm 2011, nhiều hơn gấp hai lần trong tổng số vụ khiếu nại mà chính phủ nhận được trong thời gian 2005 đến 2009. Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Thúy thừa nhận rằng các cán bộ địa phương tham nhũng chính là vấn đề mang lại nhiều vụ khiếu kiện trên.
“Một số người đã lạm dụng các chính sách nhà nước để trục lợi trái phép”, bà Thúy cho nói với báo chí nhà nước hồi tháng Mười.
Chính phủ đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới trong việc sửa đổi pháp luật đất đai nhằm giảm bớt xung đột. Ngân hàng Thế giới và các tổ chức bên ngoài khác đã kêu gọi chính phủ chỉ cho phép cưỡng chế đất đai đối với các công trình mang lại lợi ích công cộng chứ không phải các dự án thương mại, và quá trình này cần phải minh bạch hóa và công bằng hơn nữa.
Các quan chức Đảng Cộng sản tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội khoảng 90 km (56 dặm) về phía đông, đã cho phép một nhóm phóng viên AP đến thăm làng Kim Sơn. Các nhà báo được đi kèm bởi các quan chức trong làng. Họ đã trao đổi với các nông dân trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Các quan chức khẳng định rằng họ đã làm đúng theo các quy tắc khi lấy đất để xây các dự án nhà ở, điều mà họ cho là nhằm mục đích nâng cấp ngôi làng nhỏ lên thành một thị trấn.
“Chúng tôi đang cùng nhau làm việc để xây dựng làng Kim Sơn một ngày một thịnh vượng hơn”, ông Vũ Văn Học, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân địa phương cho biết.
Ông cho biết dự án đã lấy đất thuộc sở hữu của 852 gia đình, và ít hơn 10% trong số đó không đồng ý với tỷ lệ bồi thường của chính phủ – khoảng 6 USD cho mỗi mét vuông. Ông cho biết chỉ có bảy gia đình tiếp tục từ chối thỏa thuận trên.
Dân làng hiện đang cáo buộc rằng vùng đất vừa thu hồi đã được bán lại với giá 310 USD cho mỗi mét vuông. Tuy nhiên, ông Học phủ nhận cáo buộc trên và nói rằng đất vẫn chưa được bán.
Ông nói ông hy vọng rằng bằng cách gửi tiền vào các tài khoản ngân hàng với tên của những người dân tại đây, “vấn đề này có thể được giải quyết”. Ông đã ra lệnh giải tán cuộc biểu tình vào cuối tháng Mười hai vì những công việc “cực đoan của dân làng có thể thuyết phục người khác” tham gia.
Các đoạn video biểu tình đã được nhiều người dùng điện thoại di động ghi hình lại và đăng tải trên các trang mạng Internet bởi các nhóm bất đồng chính kiến.
Xem qua các đoạn video hai phút, hình ảnh công an co rúm núp dưới các tấm lưới chắn chống bạo động giữa lúc các thanh niên ném đá và bê tông vào họ, nhưng cuối cùng công an đã dành lại quyền kiểm soát.
Truyền thông nhà nước cho biết rằng 12 người đã bị bắt giữ. Tuy nhiên, trưởng công an tại đây đã từ chối đưa ra tên tuổi họ và cũng không cho biết liệu họ vẫn bị giam giữ bao lâu.
Đảng Cộng sản địa phương đã đưa năm người dân không phản đối về dự án cưỡng chế đất đến để nói chuyện với các phóng và đưa tất cả đi một vòng để  xem khu đất. Hiện nay đã có một công ty địa phương đang xây dựng đường xá và hệ thống thoát nước tại khu đất cưỡng chế. Khác với những người phản đối việc bồi thường, nhóm dân làng này dường như có một số đất đai ở một nơi khác hoặc các thành viên trẻ trong gia đình đã có công ăn việc làm ổn định.
Mạc Thị Thục, hiện nay 50 tuổi, người đã tham gia cuộc biểu tình và bà cũng là một trong bảy gia đình không chịu nhận bồi thường, cho biết chính quyền địa phương đã cắt các kênh dẫn nước trong năm 2010, làm cho việc trồng trọt trở nên rất khó khăn. Bà cho biết các nhà đầu tư nên đàm phán trực tiếp với gia đình bà thay vì qua chính quyền địa phương.
“Trong hai tháng qua, chồng tôi và tôi đã không có việc làm”, bà nói. “Chúng tôi đã cố gắng tìm việc làm, nhưng không có ai thuê bởi vì cả hai chúng tôi đều già. Chúng tôi không có tiền và chúng tôi sẽ đói khát và chúng tôi không biết làm thế nào để có thể sống trong những tháng tới”.
Bà vẫn có một số quỹ khác: tiền bồi thường mà các quan chức địa phương gửi vào tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, bà Thục nói rằng gia đình bà sẽ không đụng đến số tiền đó.
Chris Brummitt/Kim Sơn - Associated Press
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Ngày 31 tháng 1 2013© Bản tiếng Việt TC Phía trước

TS Nguyễn Quốc Quân trả lời RFA ngay khi về đến Mỹ

Sau hơn 9 tháng bị giam giữ tại Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đã được chính quyền Việt Nam trả tự do và trục xuất khỏi Việt Nam vào ngày 30 tháng 1 năm 2013.
Ngay sau khi TS Quân đặt chân trở về lại đến Hoa Kỳ vào lúc 7:25 phút tối giờ Cali, Chân Như của Đài Á Châu Tự Do đã có cuộc phỏng vấn đặc biệt vói TS Nguyễn Quốc Quân, mời quý vị cùng theo dõi:

TS Nguyễn Quốc Quân (giữa) được chào đón tại sân bay quốc tế Los Angeles ở California vào ngày 30 tháng 01 năm 2013.
Niềm vui không trọn vẹn

Chân Như: Xin gửi lời chào đến TS Nguyễn Quốc Quân. Lời đầu tiên xin chúc mừng ông vừa được tự do sau nhiều tháng bị giam cầm dưới nhà tù của Đảng CSVN. Xin được hỏi thăm sức khỏe và tâm trạng của Tiến Sĩ hiện tại ra sao ạ?
TS Nguyễn Quốc Quân: Vâng. Thì chắc là mọi người cũng đoán được, đã lâu rồi, và cũng rất là nhớ gia đình, nhớ bạn bè, cũng như nhớ cộng đồng ở những nơi sinh hoạt, cho nên khi về cũng tương đối bất ngờ. Cá nhân tôi được tin về 2 tiếng đồng hồ trước khi lên máy bay. Vợ tôi thì sau khi máy bay cất cánh rồi thì vợ tôi mới được biết. Lòng thì rất vui, dĩ nhiên. Khi mà mới bị bắt giữ thì tôi cũng rất là yên tâm, rằng là vợ tôi luôn luôn gần gũi bạn bè và cộng đồng lúc nào cũng lo lắng cho tình hình đất nước. Hiện giờ sức khỏe của tôi tương đối khá tốt. Còn tâm trạng thì thực sự khi gặp lại gia đình thì rất vui, nhưng mà rời Việt Nam thì mình thấy buồn vì mình có cảm giác như là mình đang bỏ lại một số người đang bị oan ức mà tội cũng y như mình vậy đó nhưng họ lại bị đến 13 năm tù, 12 năm tù, vân vân, thì cái buồn đó là mình chưa làm được gì giúp ích được cho các anh chị em đó.
Chân Như: Như chúng tôi được biết thì mới hồi tuần trước có tin ông sẽ bị đưa ra tòa xét xứ, sau đó lại có thông báo hoãn phiên tòa, và bây giờ là trả tự do và trục xuất. Ông có thấy ngạc nhiên khi nhận được thông báo này trong tù không?
TS Nguyễn Quốc Quân: Thực sự tôi cũng khó mà khẳng định lý do nào mà họ làm như vậy, nhưng mà tôi biết chắc rằng là cái áp lực của cộng đồng cũng như áp lực của đại sứ Mỹ là phải giải quyết cho sớm, bằng cách nào phải giải quyết cho sớm chứ không thể cò cưa được, thì chuyện đó chắc chắn là yếu tố quan trọng. Một yếu tố nữa thì tôi cho rằng phiên tòa này nó sẽ làm cho hội đồng xét xử rất là khó xử. Thứ nhất họ biết rằng là không thể quá ức chế một việc khi mà người ta không vi phạm pháp luật và nhất là tôi là người mang quốc tịch nước ngoài do đó sẽ có nhiều người chú ý hơn. Chính vì phải xử dưới ánh sáng nên sự thật sẽ lộ rõ hơn cho nên họ sẽ gặp rất là khó khăn.
Khi mới bị bắt vào khoảng chừng một tháng thì có một cán bộ điều tra nói với tôi rằng “Lần trước anh đi vào đây rồi đã bị phạt 6 tháng tù rồi, lần này anh lại vào làm phiền chúng tôi nữa. Có lẽ phải giữ anh một năm mới được và cũng chẳng cần phải ra tòa”. Tôi cho đó là câu phát biểu có thể là ý kiến cá nhân nhưng mà nó cũng thể hiện cái phương pháp nào đó để dọa những người muốn đóng góp sức mình cho công việc chung. Nhưng mà họ đã suy nghĩ sai do đó hành động sai. Khi mà ngưng phiên tòa này thì tôi cũng mừng, nhưng mà tôi nghĩ rằng hội đồng xét xử với lại công tố viên của tòa án TP.HCM có lẽ còn mừng hơn. Là vì sao? Là đỡ phải có một quyết định mà lòng không yên vì trái với lương tâm.
Chân Như: Theo ông thì đâu là lý do của việc chính quyền Việt Nam quyết định không đưa ông ra tòa để xét xử theo cáo buộc “hoạt đông lật đổ chính quyền” như trước đây mà lại trục xuất ông về lại Mỹ?
TS Nguyễn Quốc Quân: Đó là cái mà tôi cũng thấy ngạc nhiên. Họ phải thực hiện bằng cách này hay cách kia để đạt được mục đích là đỡ khỏi phải xử thôi, do đó cái lý do mà trục xuất tôi là tôi nhập cảnh mà không đúng mục tiêu, nghĩa là trái phép. Không đúng mục tiêu thì quả thật người ta tìm mãi mục tiêu để kết tội thì không có được. Nó hơi khó. Khi mà tôi mới nhập cảnh thì họ cho rằng tôi “khủng bố” theo điều 84. Xong rồi đi vào khoảng giữa tháng 4 thì họ cho rằng tôi có “âm mưu phá ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5” nhưng thấy cũng khó. Rồi sau đó một tháng không biết bằng cách nào họ lại đổi thành tội “lật đổ chính quyền” theo điều 79.
Cho nên tôi thấy cách làm việc của họ khá lúng túng và cũng không nhất quán. Lý do như thế nào thì tôi không rõ, nhưng mà thật tâm thì tôi thấy rằng họ không thể làm những điều sai trái dưới ánh sáng mặt trời, giống như họ đã làm với TS Cù Huy Hà Vũ, hay là họ đã từng làm với anh Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần. Đó là những người mà họ không cần lý cớ gì cả, họ cứ việc xử thôi, cũng như đối với những thanh niên yêu nước vừa qua. Đó cũng là cái mà tôi nhận thấy rằng là tôi cần phải làm nhân chứng cho sự bắt giữ tùy tiện theo điều 79.
Chân Như: Dạ vâng. Như chúng tôi được biết, đây đã là lần thứ 2 ông bị bắt giam khi trở về Việt Nam. Vậy trong tương lại ông có ý định tiếp tục về nước hay không?
TS Nguyễn Quốc Quân: (Cười) Cái này thì anh biết, ước vọng trở về nước để sinh sống là ước vọng lớn, ước vọng trở về nước để làm những điều đúng với ý nguyện của mình cũng là mộng ước của tôi. Chừng nào về thì cũng thật là khó nói. Có lẽ khi về rồi thì chúng ta biết ngay.
Chân Như: Xin cám ơn TS Nguyễn Quốc Quân đã dành đặc biệt cho Đài Á Châu Tự Do chúng tôi cuộc trả lời phỏng vấn ngày hôm nay. Cầu chúc ông và gia đình được luôn bằng an, và một lần nữa xin chúc mừng ông và gia đình đã được đoàn tụ.
TS Nguyễn Quốc Quân: Vâng, cảm ơn rất nhiều. Và tôi cũng cảm ơn Đài phát thanh Á Châu Tự Do cũng như các cơ quan truyền thông khác đã cùng tiếp xúc với những anh chị em ở trong nước để mang thật nhiều ánh sáng soi rọi vào thông tin làm cho bóng tối dần dần phải mất đi thôi. Cảm ơn rất nhiều và chúc tất cả anh chị em trong Đài được nhiều sức khỏe để phục vụ theo trách nhiệm của người làm truyền thông.
Chân Như, phóng viên RFA
2013-01-31 

Dân Dương Nội kiên cường phá vỡ việc cưỡng chế của chính quyền

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ năm, ngày 31 tháng một năm 2013

DN1Như đã đưa tin, tình hình Dương Nội những ngày qua hết sức căng thẳng. Nhiều cuộc đụng độ đã bùng phát. Chính quyền tung mọi lực lượng nhằm đè bẹp người dân hòng chiếm đất. Nông dân kiên cường bám trụ, đẩy lùi nhiều mũi tiến tiến công. Đúng 9h30 sáng nay, ngày 31/1/2013, một cuộc tấn công phối hợp đa binh chủng đã được chính quyền phát động nhằm chiếm lĩnh cứ điểm mà dân Dương Nội đang cầm cự. 
Quan sát lực lượng chính quyền như sau: hơn 200 lính đủ các binh chủng hợp thành như công an, dân phòng, đầu gấu, thanh tra giao thông với vũ khí nóng, lạnh hiện đại. Ngay từ đầu, chiến sự đã diễn ra vô cùng ác liệt trong thế giành giật một mất một còn. Sau gần 1 tiếng đánh giáp lá cà với nông dân chỉ có trống kẻng, hoả công, phân thối thì lực lượng đa binh chủng của chính quyền đã buộc phải tháo chạy. Chiến thắng này của dân Dương Nội đã làm nức lòng dân oan mất đất trong những ngày giáp Tết Quý Tị.

Cũng trong chiều nay tại một địa điểm khác tại Dương Nội, trước sự phản công mạnh mẽ của bà con Dương Nội, một công an trong đoàn đàn áp đã bị thương phải đi cấp cứu

 Dưới đây là một số hình ảnh:
.

DN3
Chiến địa
DN2
Phút giải lao
Xem clip video cuộc hỗn chiến:
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=0AeAAcwRYlY

Nguyễn Vạn Phú - Từ đất mà ra

Trường hợp 1: Doanh nghiệp A. viết một dự án rất thống thiết, xin địa phương cấp đất để xây nhà máy, hứa hẹn đem lại nhiều công ăn việc làm cho địa phương. Sau khi được cấp đất, doanh nghiệp này bèn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, dùng phần lớn diện tích để “phân lô bán nền”. Người dân trước đó bị giải tỏa nhường đất để xây nhà máy nay khiếu kiện liên miên vì không chịu nổi sự bất công mất đất cho người khác làm giàu.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp B. được cấp một mảnh đất với tổng giá trị 80 tỷ đồng. Ngay sau đó một thời gian doanh nghiệp này sang nhượng mảnh đất này cho một doanh nghiệp khác, có dây mơ rễ má với nhau, với giá được kê khống lên thành gần 600 tỷ đồng. Mảnh đất được dùng để thế chấp, vay tiền ở ngân hàng đến 300 tỷ đồng. Dù đất đóng băng, hai doanh nghiệp này vẫn đã hưởng những khoản lời khổng lồ còn ngân hàng ôm một cục nợ xấu.
Trường hợp 3: Công ty địa ốc C. lập dự án bất động sản, chi phí ban đầu bỏ ra chừng 100 tỷ đồng nhưng nhờ cơn sốt đất đai mấy năm trước định giá dự án đến 500 tỷ đồng. Bản thân dự án được thế chấp để vay vốn ngân hàng được đâu 300 tỷ đồng. Công ty này thu hồi ngay 100 tỷ đồng chi phí ban đầu, bỏ túi thêm 100 tỷ đồng tiền xem là lãi, còn 100 tỷ đồng đang xây dựng dở dang. Nay thị trường suy sụp, công ty bỏ mặc dự án cho ngân hàng; ngân hàng không thu hồi được nợ, cũng không dám xem nó là xấu vì như thế phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều. Họ cứ tìm cách đảo nợ, nuôi dự án chờ bất động sản được cứu.
Đây chỉ là một vài ví dụ minh họa cho muôn vàn bi hài kịch mà nền kinh tế và người dân đang gánh chịu, tất cả cũng vì đất mà ra. Mặc dù những trường hợp này được công khai trên báo chí trong thời gian gần đây, thiết tưởng nó là loại chuyện ai cũng biết từ lâu. Vì sao không ai can thiệp?
Với địa phương, tiền sử dụng đất thu từ những dự án trên địa bàn là nguồn thu ngân sách béo bở, dễ kiếm, dễ thu, chiếm một tỷ trọng lớn trong ngân sách, không ai dại gì bỏ qua. Có dự án, có ký giấy tờ tức là có xin-cho, một mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng được khích lệ phát triển ở khắp mọi nơi.
Với ngân hàng, những năm chạy đua tăng trưởng tín dụng, nhất là những năm kích cầu bù lãi suất, họ không dại gì không cho vay nhất là khi cứ tưởng nắm chắc thế chấp là đất đai đang lên giá từng ngày là nắm đằng chuôi. Không loại trừ tín dụng ngân hàng còn đổ vào các công ty địa ốc sân sau của một số cổ đông lớn bất kể thiệt hại trong tương lai cho ngân hàng. Cuộc đua này làm nảy sinh tình trạng sở hữu chéo giờ vẫn còn là mớ bòng bong.
Với doanh nghiệp, một khi mức lợi nhuận từ hoạt động truyền thống không bao nhiêu, lại nóng ruột vì đồng nghiệp lao vào địa ốc đang thắng lớn, rất dễ bị cám dỗ đổ vốn vào địa ốc. Đây là một canh bạc đang làm nhiều doanh nghiệp thua trắng khi đồng tiền lãi ít ỏi của hoạt động chính phải gánh chi phí tài chính nặng nề từ những dự án địa ốc dang dở.
Chừng đó thực tế cũng đủ để mọi người phải thức tỉnh để ít nhất lần sửa Luật Đất đai sắp tới phải cân nhắc những điều khoản nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng đất để thao túng nhiều hoạt động kinh tế.
Trước tiên, không ít thì nhiều, cố tình hay ngẫu nhiên, chính những bên tham gia, gồm doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền địa phương đã thay nhau đẩy giá đất lên cao, tạo ra bong bóng bất động sản. Cứ tưởng giá cao giúp thu được nhiều thuế, tăng lợi nhuận nhưng thật ra rốt cuộc giá cao gây thiệt hại cho tất cả. Chi phí làm ăn ở Việt Nam ngày càng lớn một phần do giá đất tăng vọt trong nhiều năm trước, không nhà đầu tư nghiêm túc nào chịu nổi.
Chuyện đó cũng chưa quan trọng bằng số phận của những người dân có đất bị thu hồi, đang chịu phần thiệt thòi nhiều nhất, đang cầm đơn đi khiếu kiện khắp nơi. Đây là nơi chất chứa mọi sự bất công của một thị trường méo mó, nhân danh phát triển để hưởng lợi trên lưng người dân. Áp lực xã hội, sự đổ vỡ về văn hóa, niềm tin đang là vấn đề gay gắt nhưng thường bị bỏ qua.
Phải sửa luật sao cho việc thu hồi đất của người dân là chuyện “vạn bất đắc dĩ” và không được dùng hai chữ “thu hồi”. Nếu có trưng mua đất của dân thì phải thương lượng với họ một cách sòng phẳng, quyền lợi của người có đất bị trưng mua phải được bảo vệ một cách chặt chẽ. Luật Đất đai 2003 quy định bốn trường hợp cụ thể Nhà nước “thu hồi” đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế gồm: “Đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ” nhưng thực tế chính quyền địa phương nhiều lúc cứ mạnh tay thu hồi đất của dân chỉ để trao cho một doanh nghiệp nào đó. Hạn chế quyền thu hồi đất của chính quyền cơ sở để luật pháp khỏi bị lợi dụng là một bước khởi đầu cần thiết.
Cao hơn hết, nếu đất có chủ thật sự, tức người dân được trao quyền sở hữu mảnh đất họ đang sử dụng lâu dài và hợp pháp, phần lớn các câu chuyện lợi dụng đất nói trên đã không thể xảy ra. Ngược lại, lúc người dân được làm chủ thật sự mảnh đất của họ, đất sẽ sản sinh sự giàu có cho xã hội tương tự câu chuyện khoán 10 năm xưa. Chúng ta đã không thừa nhận “chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” cho nền kinh tế thì tại sao không áp dụng tinh thần này cho người nông dân vì đất chính là tư liệu sản xuất chủ yếu của họ. Hiến pháp đang được sửa đổi, bổ sung. Tại sao không nhân cơ hội này sửa điều 57 để không nói đất đai “là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” nữa mà thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai, gồm cả sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước.
Nguyễn Vạn Phú
(Blog Nguyễn Vạn Phú) 

Nguyễn Ngọc Già - Vinh danh thiết thực các chiến sĩ chống bọn thế lực thù địch

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ năm, ngày 31 tháng một năm 2013

Thế là đất trời Việt Nam lại chuẩn bị vào Xuân! Những hoa Mai, hoa Đào nở sớm cùng hàng ngàn hương sắc rợp trời trên quê hương này lại đang lấn át mất "MÙI [*]... đảng". 
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất đảng, nhất định không chịu làm công bộc. Chúng ta thề một lòng bảo vệ đảng tới cùng (dù không biết tới cùng là tới đâu). Đồng chí nào thắc mắc đích đến này thì hãy ghi nhớ:
Tiến lên ta quyết tiến lên
Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu rồi tiến đi đâu?
Tiến đi đâu hổng biết
(Cứ) hàng đầu (ta) tiến lên!
Rõ?!
Chúng ta, những con sâu (ý lộn) con dân nước Việt ngày càng trở nên đổ đốn và rã rời, lắm mồm và nhiều nước bọt, chỉ giỏi cãi nhau sùi trắng mép tựa một lũ điên như tên khùng Lê Anh Hùng vừa bị đưa vào trại tâm thần. Suốt ngày đêm, chúng ta chỉ giỏi chí chóe với bọn phản động (mà không, từ nay phản động đã chết, chuyển qua thế lực thù địch, nhá!) mà chẳng làm nên trò trống gì dưới sự lãnh đạo của đảng! Chí ít, chúng ta cũng phải để cho thế lực thù địch thấy là chúng ta biết ăn và biết làm như đồng chí Nguyễn Bá Thanh, chứ đâu chỉ ăn rồi phá làng phá xóm như bọn côn đồ, thổ phỉ?! Không lẽ, chuyện nhỏ như thế mà chúng ta chịu thua lũ thế lực thù địch ư? 
Chúng ta ngày càng trở nên ích kỷ và bội bạc, bủn xỉn và kèn cựa với biết bao chiến sĩ đang ngày đêm trằn trọc, bất an, xen lẫn nơm nớp, hốt hoảng như ngài Thủ tướng anh minh thần võ Nguyễn Tấn Dũng đã tự trấn an mà đăm chiêu và đau lòng trước nạn đói ăn của mấy thằng nhóc tì vùng cao. 
Chúng ta quá tệ, bỏ mặc và lãng quên ngài cựu chủ tịch Nguyễn Minh Triết về lặng lẽ [1] trồng rau, nuôi cá trong cái "chòi trông cá" một trệt một lầu, mái ngói đỏ au với diện tích chỉ đâu cỡ 400 thước vuông. Chúng ta tàn nhẫn khi nhìn đồng chí Sáu Phong chiều chiều ra vườn tưới cây, sáng sáng ra ao bắt cá trong mảnh đất nhỏ bé, chỉ có 10.000 thước vuông (chớ mấy). Chúng ta chưa bao giờ băn khoăn trước sinh mạng con cháu đ/c mình, rủi ngày nào đó, đ/c Đỗ Hữu Ca vác súng ống, chó mèo nhào vào cào sạch cái chòi nhỏ bé của đ/c Triết sao?! Chúng ta bỉ ổi thật, các đồng chí ạ!
Không những thế, chúng ta đã để bọn phố BolsaTV chui sâu len vào tận cái hóc bà tó, nơi đ/c Triết của chúng ta quy ẩn để làm phóng sự [1]. Bọn chúng không buông tha người đ/c nhân từ, nhân hậu và nhân nghĩa, lợi dụng sự trong sáng, ngây thơ của đ/c Triết để ăn cơm, thăm thú và xéo xắt ngài chủ tịch bao dung và độ lượng, để chúng chửi mảnh vườn mà đ/c Triết đổ mồ hôi chăm sóc là "RẤT NHÀ QUÊ" ngay từ lời giới thiệu đầu tiên của tên phóng viên. Trong khi đó, chúng ta không chịu điều tra, xem đồng chí nào đã để sổng đồng chí thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cõng rắn cắn sáu Phong! Biết đâu, sau cuộc phỏng vấn và thăm thù này, bọn chúng gài con chip con chí gì đấy vào chòi của đ/c Sáu Phong thì sao? Tại sao các đ/c hớ hênh và hở hang quá vậy?!
Chúng ta quá tệ lậu, các đồng chí ạ! Chúng ta đã quên cái thuở "áo anh rách vai, quần tui có hai miếng vá", vì lý tưởng, vì đồng chí, đồng đội, đồng sàng, đồng liêu, đồng... bóng mà chúng ta bỏ ruộng bỏ nương để vợ chúng ta (tự) cày và để "gian nhà tranh mặc kệ gió lung lay" mà đuổi theo lý tưởng sáng ngời chính nghĩa của... chúng ta!
Hỡi các đồng chí thân mến!
Chúng ta đang đứng trước những thách đố nghiệt ngã nhất trong mùa xuân này. Chúng ta phải hành động gì đi chứ! Chúng ta phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đi chứ! Không lẽ, chúng ta cứ suốt ngày cắn xé nhau thế này mãi? Thế thì bọn thế lực thù địch nó gọi chúng ta là loài cẩu có sai đâu?! Hở chút ra là chúng ta cắn nhau bằng giấy, bằng phe; hở chút ra là chúng nó dùi đồng chí này đớp đồng chí nọ. Chúng ta đang đi bằng hai chân và có một cái đầu để nghĩ suy và yêu thương lẫn nhau. Sao chúng ta không nhức nhối với những ngày khói lửa bên nhau, những đêm soi ếch về nấu cháo, đút từng muỗng cho đồng đội với cơn sốt rét rừng hành hạ? Giờ đây:
Có giây phút bình yên sao tôi quên, sao tôi quên
Bài ca tôi đã hát bài ca tôi đã rống
Với quê hương với đồng đội với cả lòng mình
Tôi không thể nào quên! Tôi không thể nào quên!
Các đồng chí thân yêu, trìu mến hãy lắng nghe tiếng lòng tôi đây! Giữa không gian tĩnh mịch, u sầu tại một cái chòi Phú Mỹ Hưng, tôi bỗng nhớ tới đồng chí Hồ Thu Hồng với tôn chỉ "Cho ta nương nhờ chút thở than". Ôi! Sao mà cay đắng đến vậy, các đồng chí?! Đồng chí Đông La nữa đó! Suốt ngày chỉ lang thang trên mạng để tìm "đánh" hết thằng này, đến con kia. Trong khi các đồng chí không chịu vinh danh những đồng đội đang xông pha khói lửa như đồng chí: Hữu Ước, Hữu Thỉnh, Hồng Thanh Quang, Trần Đăng Thanh, Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn Phương Nga, Vũ Hải Triều, Phạm Bình Minh v.v... và hàng ngàn đồng chí khác đang nằm gai nếm mật trên mặt trận không tiếng súng! 
Các đồng chí chúng ta vất vả quá, các đồng chí ạ!
Đồng chí Tư Sang đang giao phó nhiệm vụ nặng nề và tàn khốc cho tấm thân già còm cõi và hom hem này để nỉ non và thiết tha kêu gọi các đồng chí rằng: Xin đừng! Xin đừng chém giết nhau nữa! Xin đừng xỉa xói nhau nữa! Hãy chĩa mũi dao về bọn thù địch kia. Đừng có nghe lời bà cụ hết hơi Lê Hiền Đức mà chĩa súng vào chúng ta lẫn nhau! Cac đồng chí ơi!!! Tôi van các đ/c đấy! 
Các đồng chí nhớ, có gì bực (cửa) mình thì nói riêng với đ/c Tư Sang, đừng đưa lên báo chí, nó rối lắm. Cái này là đ/c Tư Sang nói riêng với đ/c Nguyễn Trọng Vĩnh, nhá, đếch phải của tôi, khi đồng chí Tư Sang ghé thăm tư gia của đ/c Vĩnh. Nói thì tôi dẫn ra đây, chứ không các đồng chí bảo tôi nói láo (quen tật) [2]:
Đồng chí Tư Sang đề nghị với tôi: "Có ý kiến gì mỗi bác cứ gửi cho chúng tôi, không nên ký tập thể". Tôi nói: “Từng cá nhân gửi! Đến như Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi bao nhiêu kiến nghị cá nhân mà các vị lãnh đạo còn không chú ý đến, không hồi âm, mỗi chúng tôi gửi riêng lẻ thì có nghĩa lý gì. Chúng tôi bức xúc, phải ký tập thể may ra các vị còn chú ý đến". Đồng chí Tư Sang không nói gì.
Ấy thế mà, cái ông lão Nguyễn Trọng Vĩnh có tha cho đ/c Tư Sang đâu, lại tiếp tục đưa lên báo. Hỏi sao đồng chí chúng ta không đánh nhau sứt đầu mẻ trán?! Tôi đau lòng lắm các đồng chi ạ! Đau như Hương Đạo Vương khi xưa: "ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Các đồng chí biết rồi đó, ngày chúng ta quên ăn để còn lo kiếm vàng, kiếm đô, kiếm đất, lo cho con cái học ở xứ nào, nơm nớp coi đồng chí nào đang tính cầm dao đâm sau lưng ta; đêm thì quên ngủ để coi mầng thứ gì, mầng em nào, xảy ra biến thì trốn bằng đường nào, chạy ra nước nào nữa chứ!. Bởi lo quá nên bao tử ta đau, các đồng chí biết rồi đấy, đau bao tử phụ thuộc rất nhiều vào cái đầu (nghe nói đồng chí Lú cũng bị đau bao tử, không biết có phải lý do nghĩ suy quá độ thế này hay không).
Tấm lòng của tôi đối với các đồng chí bao la như trời như biển, bởi tôi thừa hưởng bản chất tốt đẹp, trong sáng như pha lê của đảng truyền vào "từ thuở còn nằm nôi, sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa", nên tôi quyết tâm bảo vệ đảng và yêu cầu các đồng chí cũng quyết liệt như vậy. Tôi nêu gương trước bằng hành động thiết thực để vinh danh, xốc lại tinh thần, phát huy truyền thống, tăng cường năng lực bằng cách cụ thể như sau: 
- Vinh danh và tiếp tục giao đ/c Vũ Hải Triều kết (giao) hợp nhịp nhàng với đ/c Hồ Quang Lợi huy động gấp 10 lần dư luận viên cùng 50.000 máy vi tính để tổng tấn công bọn thế lực thù địch trên mặt trận truyền thông, đặc biệt chú ý các trang cực kỳ thù địch như: Dân Luận, Xcafe, Anh Ba Sàm, Vua Làm Báo, Dân Làm Báo, Bô Xít, Đàn Chim Việt, Pro & Contra, Con Đường Việt Nam, Đối Thoại, Tin Tức Hàng Ngày, Châu Xuân Nguyễn, Vàng Anh, Diễn Đàn Thế Kỷ, Viet-Stuides, Biển Đông v.v... theo đúng công văn 7169 của đ/c rất có lòng tử trọng - Nguyễn Tấn Dũng. Chỉ tiêu giao cho các đồng chí là phải đánh sập 400 đến 450 trang báo và blog xấu, nhằm vượt chỉ tiêu 50% kế hoạch đề ra trước đây (là 300), bởi vì truyền thống vẻ vang của đảng ta là năm sau cao hơn năm trước, bất kể chuyện gì, miễn cao hơn là được rồi. Chi phí để có nhân lực và máy móc, các đ/c qua chỗ đ/c Nguyễn Thiện Nhân lấy, vì tôi được báo cáo là đ/c Nhân cấp cho ông Ngô Bảo Châu 650 tỉ mà không cần biết ông Châu làm gì, chứng tỏ đ/c Nhân hói rất nhiều tiền.
- Vinh danh đ/c Hoàng Kông Tư đã hạ gục tên Cù Huy Hà Vũ bằng hai bao cao su đã xài. Phát huy tinh thần này, yêu cầu đ/c Hoàng Kông Tư suy nghĩ thêm từ việc các đ/c trong Tp.HCM moi móc chỗ kín của con phản động Nguyễn Hoàng Vy, coi xem còn moi móc được con nào nữa không thì báo cáo ngay để triển khai kịp thời hành động, để moi móc ra cho...hết. Ngoài con phản động này, chú ý đặc biệt các con khác, mà không nói ra thì các đồng chí đã nắm hết rồi. Đặc biệt từ sáng kiến bùi nhùi mà đ/c Nguyễn Xuân Phúc vừa vinh danh các đ/c công an Thanh Hóa đó. "Sáng kiến móc moi" nào cũng được, miễn là sáng kiến đó đủ độ bùi nhùi là ngon rồi. Các đ/c nhớ chưa?
- Giao các đ/c bên VTV, VOV, HTV, VTC, Hà Nội Mới, CAND, QĐND v.v... nhanh chóng triển khai và giao (kết) hợp với nhau thực hiện các phóng sự nhiều kỳ lấy đề tài: "Những khuôn mặt thế lực thù địch xuyên thế kỷ" nằm trong loạt đề tài "làm thất bại diễn biến hòa bình" đang rất thành công của chúng ta, trong đó phanh phui thật rõ ràng, với tình tiết nóng, thật nhất, (dù lột truồng bọn chúng như kiểu con phản động Hoàng Vy, ta cũng phải làm và nhớ lưu đĩa gốc thật kỹ làm tư liệu bảo quản vĩnh viễn cho lịch sử đời con cháu chúng ta coi thay phim sex loại hardcore) các khuôn mặt cộm cán cho dân càng tin tưởng vào nền dân chủ vạn lần hơn theo đúng yêu cầu của đ/c Nguyễn Thị Doan, dù bọn này còn sống hay vừa mới chết như tên thù địch Hoàng Tiến vừa chết xong hay lão Nguyễn Chí Thiện vừa chết cách đây mấy tháng bên Mỹ. 
- Vừa qua, tôi mới nghe báo cáo tên Trần Huỳnh Duy Thức, một tên đặc biệt nguy hiểm bị biệt giam, thay mặt đảng và nhà nước tôi chúc mừng và vinh danh các đồng chí! Cứ thế mà làm cho đến khi nào nó chịu nhận tội. Riêng tên khủng bố Nguyễn Quốc Quân chúng ta vừa thả vì chế độ ta rất khoan hồng, tôi nghe nói hắn chuẩn bị làm gì nữa đó, thì giao các đồng chí ở hải ngoại kết hợp với đ/c Đào Ngọc Dung, Lê Văn Thái và nhiều đ/c khác theo dõi chặt chẽ tên này và tổ chức khủng bố Việt Tân. Nếu không biết đ/c Dung và đ/c Thái cùng nhiều đ/c đang hoạt động bí mật tại Mỹ hãy liên hệ với đài BBC, để nhận giúp đỡ liên lạc [3].
- Một chấn động mà tôi cũng thay mặt đảng và nhà nước kịp thời vinh danh các đ/c: Nguyễn Đức Hiển, Đông La, Lại Văn Long (tức Song Huy), Ngọc Điệp và nhiều đồng chí khác đã kịp thời vạch mặt tên cực kỳ thù địch Huy Đức. Tất cả các đ/c trong và ngoài nước phải luôn theo dõi từng bước đi, việc làm của tên ăn cháo đá bát này. Hắn làm gì, ở đâu đều phải báo cáo rõ, nhanh, kịp thời. Các đ/c phải nỗ lực tối đa để xứng đánh với từng nắm tiền, nắm đất, nắm vàng mà các đồng chí nhận của đảng hàng tháng. "Nuôi quân ba năm dùng một giờ" là lúc này đây. Các đ/c nên nhớ nó còn quan trọng hơn cả cái sổ hưu của đ/c Trần Đăng Thanh! Đặc biệt, sau khi ăn tết xong, các đ/c phải vận động thật đông các đ/c khác theo dõi sát sao khi nào tên Huy Đức về đến sân bay để chúng ta có kế hoạch chủ động đón lõng (hay đón chặt gì cũng được) tên thù địch này. Có thể nói, đây là một trong các mục tiêu trọng tâm trong kế hoạch "làm thất bại diễn biến hòa bình" do đảng ta chủ xướng. Nếu đ/c nào có sáng kiến hạ nhục tên này như đ/c Hoàng Kông Tư hạ nhục tên Cù Huy Hà Vũ, thì mật báo cho đ/c Lê Hồng Anh để duyệt trước khi triển khai phương án. Không được thắc mắc là sao không báo cáo đ/c Trần Đại Quang, vì đ/c Đại Quang không có kinh nghiệm hạ nhục bọn thù địch, vả lại, đ/c Quang tên là Đại Quang nghĩa là "sáng lắm lắm", làm sao chơi cái màn này được. Hiểu chưa các đ/c?
- Cuối cùng tôi nhiệt liệt vinh danh tất cả các đ/c trong ban soạn thảo Hiến pháp 2013, các đ/c đã thể hiện sự trung thành tuyệt đối với đảng (nghĩa là với tiền, vàng, sinh mạng của các đ/c và gia đình). Tôi chúc các đ/c phát huy tối đa trí tuệ mà chúng ta có được từ 83 năm qua để ra một bản Hiến pháp độc chiêu nhất thế giới, làm cho cả bọn hơn 1.700 tên phản động đang ký cọt gì đó, nó lé mắt chơi. Các đ/c cứ để nó ký với nhau, để chứng tỏ chúng ta rất dân chủ, còn xài hay không thì tụi nó hiểu rồi.
* * *
Các đồng chí thân mến!
Mùa Xuân là mùa của hy vọng và hân hoan; của rạng ngời và tươi mới; của xúc động và bồi hồi, trước cuộc giao mùa sắp diễn ra, trên tinh thần nhiệt liệt "mừng đảng, mừng xuân", chúng ta quyết tâm cùng nhau tiếp tục vinh danh các chiến sĩ chống bọn thế lực thù địch mà lâu nay chúng ta đã lãng quên với công việc bộn bề, đấu tắt mặt tối, chạy gạo đong cơm để rồi quên tình đồng liêu nghĩa đồng sàng. 
Tất cả chúng ta đều hãnh diện đứng dưới lá cờ đảng bay phần phật trước gió mà nguyện một lòng:
Trung với đảng, [khỏi cần] hiếu với dân
Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,
Khó khăn nào cũng vượt qua
Kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Quyết tâm! Quyết tâm! Quyết tâm! (nhớ vung tay lên cho quyết liệt các đ/c, nhé)
Cung hỷ phát tài! Cung hỷ phát tài! :)
Nguyễn Ngọc Già
________________
[*] Mùi đảng: là mùi tù ẩm mốc trên quần áo tù nhân, là mùi máu đang vấy đầy trên từng khuôn mặt dân đen, là mùi thối tha của những xác người sau bị cướp bóc, hãm hiếp. Tóm lại, ai thắc mắc mùi đảng là mùi gì thì đó là: mùi của máu, mùi tù, mùi xác chết hòa cùng vị mặn nước mắt của hàng triệu người dân. Đó là mùi đặc trưng mà người viết bài xin tạm đặt là "MÙI ĐẢNG". Ai chịu thì chịu, không chịu thì la lên :)
Mời đọc thêm:
(Dân luận)

Tại sao người Việt thông minh mà nhân tài lác đác?

“Lắng nghe tiếng nói của dân thấy muôn vàn tiếng kêu than về sự nhũng nhiễu của các cơ quan công quyền. Những việc như thế làm xói mòn lòng tin ghê lắm”.
Kẻ thù vô hình
Chúng ta nói nhiều tới truyền thống yêu nước. Nhưng nhiều khi tôi cứ tự hỏi, không biết người Việt mình bây giờ có còn yêu nước như xưa không?
Trước hết phải khẳng định một điều: Dân tộc Việt Nam tồn tại được cho đến ngày nay, qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh là nhờ vào lòng yêu nước. Lòng yêu nước đó là vĩnh cửu. Chỉ có điều khi dân tộc đứng trước hiểm hoạ xâm lược thì lòng yêu nước được thể hiện ở đỉnh cao nhất, đó là sự hy sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc. Còn bây giờ sang giai đoạn hoà bình, xây dựng đất nước, chúng ta hiểu nó, vận dụng, thể hiện nó bằng cách gì, như thế nào mà thôi.
Đó chính là điều khiến tôi băn khoăn. Liệu chúng ta có yêu nước không khi mà làm gì ta cũng nghĩ đến lợi ích bản thân mình trước tiên?
Đấy cũng là băn khoăn của rất nhiều người. Tôi đã gặp những người bộ đội, họ bảo: Ngày xưa tôi đi đánh giặc đâu có như thế này. Thấy kẻ thù trước mặt, phải chiến đấu đến cùng. Nhưng bây giờ khó quá. Kẻ thù vô hình, ở đâu đó, rất khó nhận biết. Nhiều người khóc thực sự, họ nói: Tôi nghĩ về đồng đội đã hy sinh, thương họ, không thể nào chịu được. Chúng tôi đã chiến đấu, hy sinh vì cái gì?
Trong thời bình của chúng ta, lòng yêu nước phải tiếp tục nung nấu, làm thế nào để mọi người dân, mọi thế hệ từ trẻ đến già, phải gắn bó, phải yêu đất nước này, phải thấy Việt Nam mãi là quê hương.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên.
Tham nhũng từ việc nhỏ đến việc lớn
Có những thanh niên nói rằng: xã hội lắm tiêu cực thế, có gì mà yêu? Tôi nghĩ họ cũng có lý.
Đó là biểu hiện của sự khủng hoảng về lòng tin. Thế hệ trẻ nhìn những người xung quanh, thấy có nhiều cái không như họ nghĩ, không như sách vở, nhà trường vẫn dạy, họ không hiểu được sự thật ở đâu, chân lý ở đâu. Trách nhiệm của các thế hệ đi trước là phải cố gắng nuôi giữ lòng tin, để xã hội này, dân tộc này, đất nước này phải trường tồn. Dân tộc Việt không thể mất đi được. Tôi có một niềm tin mãnh liệt như thế, nó chỉ chòng chành thế này, chỉ sóng gió thế này thôi… rồi sẽ trở lại.
Vì sao ông tin tưởng như thế?
Chính là dựa vào lịch sử. Chúng ta đã từng mất nước suốt 1.000 năm Bắc thuộc mà Ngô Quyền đã giành lại được độc lập. Hay khi nhà Hồ để mất nước, thì chỉ 20 năm sau thôi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi đã thành công. Không chỉ riêng Việt Nam, mà trên thế giới cũng vậy. Như dân tộc Palestin đấu tranh vô cùng quyết liệt để tồn tại. Tinh thần yêu nước ghê gớm lắm. Không có lòng yêu nước không thể làm được những điều vĩ đại như vậy. Vì vậy, vấn đề quan trọng là làm thế nào giáo dục cho lớp trẻ lòng yêu nước đó.
Làm thế nào giáo dục được lòng yêu nước khi mà học sinh không thích học sử?
Vì sử không lôi cuốn họ. Phải chăng vì chúng ta cứ lấy quan điểm của ngày hôm nay để nhìn lại lịch sử, đánh giá lại lịch sử? Lịch sử tự nó sẽ hấp dẫn nếu là tiếng nói công minh của chính nó. Đất nước Việt Nam có đến ngày hôm nay là do hàng bao thế hệ ông cha ta, tổ tiên ta đã đổ xương máu để gìn giữ. Lòng tự hào được xây dựng từ hàng ngàn năm nay chứ đâu phải chỉ từ ngày hôm nay.
Tuy nhiên, nói như thế là về lý thuyết thôi. Về thực tiễn có nhiều vấn đề quá: vấn đề xã hội, kinh tế, lý tưởng… của chúng ta. Phải làm thế nào để người dân tin tưởng.
Nhưng cụ thể là phải làm gì, thưa ông?
Tôi nghĩ phải có một chuyển động về tư duy thì mới làm chuyển biến được xã hội, được những vấn đề của chúng ta. Thoái hoá đạo đức, tham nhũng từ việc nhỏ đến việc lớn… làm mất lòng tin của dân. Lắng nghe tiếng nói của dân thấy muôn vàn tiếng kêu than về sự nhũng nhiễu của các cơ quan công quyền. Những việc như thế làm xói mòn lòng tin ghê lắm. Nói là quét sạch tham nhũng thì khó nhưng toàn xã hội phải đồng tâm nỗ lực ngăn chặn tham nhũng lại. Mỗi người góp một tay. Tôi nghĩ phải đưa ra định nghĩa: Người yêu nước phải là người không tham nhũng hoặc phải là người đấu tranh chống tham nhũng.
Tại sao người Việt thông minh mà nhân tài lác đác
Vậy còn chuyện người ta tìm mọi cách ra nước ngoài học rồi ở lại luôn… Như thế có yêu nước không?
Chuyện này cũng có lý do của nó. Tại sao người nào muốn thành tài lại phải ra nước ngoài? Tại sao người Việt mình thông minh là thế mà nhân tài vẫn lác đác như “lá mùa thu”? Nhiều người phải ra đi chỉ vì ở môi trường Việt Nam khó có thể phát triển được. Tôi đã đi hầu khắp thế giới, gặp nhiều người Việt Nam ở nước ngoài, gặp nhiều nhà trí thức lớn.
Những năm đầu sau khi giải phóng, gặp Việt kiều lúc đầu tưởng họ ghét mình, nhưng không phải, trừ một số ít người cực đoan, còn đa số họ nhớ quê hương lắm. Có người nhớ quê đến mức họ nuôi trong nhà một con ếch để đến chiều nó kêu cho đỡ nhớ. Lòng yêu nước là của tất cả mọi người, không phải chỉ người cộng sản mới yêu nước nhất đâu. Mỗi người dân Việt Nam mình ai cũng yêu nước.
Tức là dù có ý thức được hay không thì trong máu chúng ta đã có lòng yêu nước rồi?
Đúng vậy. Nó là truyền thống, là văn hoá vì chính cái kết tinh cao nhất trong văn hoá là lòng yêu nước. Vì là văn hoá nên nó thể hiện như lòng tự trọng. Khi người nước ngoài nói Vietnamese style (cái lối Việt Nam) với ý mỉa mai, xem thường thì mình thấy khó chịu lắm. Làm thế nào để mỗi người phải có lòng tự trọng, phải biết xấu hổ mà vươn lên. Người Nhật là một ví dụ điển hình về sự vươn lên vì lòng yêu nước. Thất bại của chiến tranh thế giới II làm nước Nhật cơ cực và đau lòng lắm, họ phải cắn răng chịu đựng mà vượt qua. Chỉ từ một lòng yêu nước, lòng tự trọng dân tộc mà nước Nhật vươn lên được như ngày hôm nay. Nước Nhật đã làm được như vậy, chẳng nhẽ Việt Nam mình lại không làm được?
Xin cảm ơn và chúc ông năm mới sức khoẻ, hạnh phúc!
(Kiến thức)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét