Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

NÓNG - CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM

LƯU MANH HÓA TRÍ THỨC

Bài viết về vấn đề này  “gói” trong hơn 2.500 chữ ,mà nói lên được sự thật trần trụi của “vấn đề trí thức” hiện nay(đã qua,tương lai chắc vẫn thế)!!! Rất hay tuyệt-

Nhưng cái “gốc” hay nguyên nhân do tữ chỗ nào,khởi phát từ đâu thì chưa rõ-Tất cả mọi việc :Nguyên nhân và Hậu quả xuất hiện trong đời sống Xã hội không tự nhiên ở trên Trời rơi xuống hay ở Địa ngục chui lên,mà chính con người tạo ra và cố tình tạo nên nó.,chính xác là những kẻ điều hành quản lý Xã hội ,thành phần khác “tự tham gia” vào tạo thành “lưu manh hóa xã hội” để đưa đến xã hội đó vào nơi gió cát hoang vu, hay quay lại thời hồng hoang của đời sống Bộ lạc mà cứ cố (ngụy tạo,ngụy biện) cho là cái Riều đá là “văn minh tuyệt vời”!!!

 Thùy Linh

TL: Thỉnh thoảng mình được đọc note của một bạn trẻ có nickname là Tiếu Bối, đâu chừng ngoài 20 tuổi. Hôm nay lại được đọc bài này. Nếu tuổi trẻ đã ưu tư những chuyện như thế này của đất nước thì VN vẫn còn hồng phúc lắm…Tự an ủi mình như vậy!
LƯU MANH HÓA TRÍ THỨC

Tượng trí thức (Thổ Nhĩ Kỳ)
Theo số liệu thống kê cho biết : Cả nước hiện có hơn 9. 000 Giáo Sư, 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ và 2.700.000 cử nhân đại học [1]. Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển như: nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên,….Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là ở yếu tố con người, do đất nước chúng ta không tôn trọng giá trị con người, không tôn trọng trí thức đích thực. Yếu tố con người chưa được quan tâm thích đáng trong khi nó mới là nhân tố chính cho sự hưng thịnh/ suy yếu của 1 quốc gia.
Một xã hội bảo thủ, trọng thành tích, hám danh sĩ diện với bằng cấp thường đi đôi với sự coi thường sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt Nam đã và đang tụt hậu. Cũng theo số liệu thống kế cho biết các chuyên gia WB tính toán “Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á: 158 hoặc cũng có thể là 175 năm với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm với Indonesia.” [2]
Vấn đề đầu tư vào giáo dục luôn quyết định hưng, suy của một quốc gia. Nền giáo dục của Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm nhân tài không có đất dụng võ. Với bằng cấp tràn lan, làm người Việt ảo tưởng về mình. Mỗi năm chúng ta có rất nhiều kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư mới nhưng nền kinh tế của chúng ta lẹt đẹt, èo uột, đất nước chúng ta lạc hậu. Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản [3]. Và với số lượng hùng hậu GS, TS, Ths, Cử nhân đã nêu trên, một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Nhưng hiện vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia, thiếu hẳn những công trình khoa học – sáng tạo – sáng chế được ứng dụng vào thưc tiễn cuộc sống…Trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc, công nghệ thì vẫn đang loay hoay ở trình… “sản xuất mì tôm”.
Người Hàn Quốc họ có quyền tự hào vì họ xây dựng được những sản phẩm mang tính thương hiệu quốc tế như: Sam Sung, Huyndai. Người Nhật có thể vỗ ngực tự hào với Sony, Toyota. Sing có quyền hãnh diện về hàng xuất khẩu điện tử của mình ra khắp thế giới,…Hoàn toàn thiếu một sản phẩm Việt sánh ngang tầm các quốc gia khác trên thế giới.
Thực tế này cho thấy, chất xám Việt đang bị lãng phí. Lãng phí từ khâu đào tạo (đào tạo quá nhiều GS, TS, Ths giả và dỏm), lãng phí cả khâu sử dựng (Nhân tài thực sự chưa được tin dùng và sử dụng hợp lý và trọng dụng họ).
Người Việt, trí thức Việt, dân Việt trách móc Xã hội này đôi khi, nhưng nếu nhìn kỹ lại, thì chính họ chính chúng ta tạo nên Xã hội này. Trí thức Việt nói riêng, dân Việt nói chung nhiều lúc đôi khi có xu hướng, chờ đợi mong mỏi một vị minh quân, 1 vị lãnh đạo tài ba xuất chúng nào đấy xuất hiện để đưa lối dẫn đường họ và lãnh đạo đất nước đang tụt hậu này, nhưng họ quên rằng không ai dẵn dắt và không ai hành động tốt hơn họ tự dẫn dắt mình định hướng cho mình. Đã đến lúc cả dân tộc này và giới trí thức Việt cần nhìn thẳng và nhìn thật vào chính mình, nhìn vào thực tế và tự gánh trách nhiệm cũng như vài trò của mình để tự thoát ra cái vòng luẩn quẩn này chứ không phải một ai đó, 1 vị cứu tinh nào đó hay 1 vị minh quân còn ẩn dật đâu đó.
Nghèo, dốt, thua kém người khác chưa hẳn là cái tội. Cái tội là ở chỗ: nghèo, đói, lạc hậu, thua kém người khác nhưng lại không biết, hay biết mà không chịu thừa nhận và tệ hơn là phải phủ nhận mình nghèo bằng mọi giá vì cái sĩ, để rồi không chịu tìm tòi hướng đi, lối thoát cho mình. Và nếu chúng ta không khắc phục được sự yếu kém của đất nước, nạn nhân cũng chính là chúng ta. Chúng ta là nạn nhân của chúng ta.
Bất cứ xã hội nào, trí thức và yếu tố con người mới là yếu tố hàng đầu để đưa đất nước đi lên. Nước Mỹ phồn vinh với giấc mơ Mỹ và là miền đất Hứa của biết bao người trên thế giới, Người Hàn Quốc chấp nhận “ăn mày chất xám” ở phương tây, tinh thần Samurai của Nhật…Sao không để cho trí thức Việt được tự do trong sáng tạo, tự do trong tư tưởng, tự do trong lựa chọn của mình !? Để họ được cống hiến !?
Ở một góc độ nào đó, có thể nói và khẳng định rằng, đất nước không phát triển được như người ta là vì trí thức Việt chưa phát huy hết vai trò và sứ mệnh của mình. Và lại ở 1 góc độ nào đó, họ bị kiềm kẹp, bị cột, bị trói chặt tư duy, tư tưởng, và cả ý thức hệ, họ cũng muốn sống, muốn cống hiến lắm, muốn được hy sinh nhưng ý thức hệ, sự khác biệt trong tư duy và tư tưởng đã làm cho họ không được chọn, và họ bị cuốn vào vòng xoáy luẩn quẩn của giới trí thức Việt bao đời nay, vòng xoáy của một xã hội mà ngay cả đến trí thức cũng bị đẩy vào con đường “lưu manh hóa”, ở đó nhân phẩm của trí thức bị người khác chà đạp và tự mình chà đạp lên mà sống ,để rồi họ không kịp nhận ra họ vừa là “nạn nhân” mà còn đồng thời là “thủ phạm”. Họ hành hạ nhau và dẫm đạp lên nhau mà sống:-Một bác sĩ với mức lương èo uột, 3 đồng 3 cọc , chết đói, anh ta tìm đủ cách làm khó bệnh nhân để được nhận “lót tay”. Nhưng khi anh ta sử dụng các dịch vụ khác, anh ta lại bị làm khó lại.
-Một thương gia (doanh nhân) vì chạy theo lợi nhuận và tham đồng tiền bất chính không ngại bán rẻ lương tâm mình sản xuất ra những hàng hóa chất lượng kém, độc hại tới sức khỏe của người tiêu dùng, miễn sao lợi nhuận nhiều, xả chất thải độc hại ra môi trường, nhưng rồi chính anh ta hủy hoại môi trường chung anh ta đang sống trong đó và sẽ ra sao nếu anh ta mua phải những sản phẩm độc hại khác do người khác cũng vì tham lam mà sản xuất ra như anh ta.
-Từ Vụ sập cầu Cần Thơ, cho đến sập cầu cống, hàng loạt công trình thủy điện quốc gia công trình dân sự khác,… những kỹ sư làm việc trên công trình đó đã làm hại hoặc tiếp tay cho người khác làm hại rất nhiều người. Sẽ ra sao nếu như những kỹ sư này đứng dưới công trình của chính họ thiết kế và xây dựng?
-Một nền giáo dục thay vì dạy con người ta cách học, nó chỉ dạy con người ta cách tin và phải đặt niềm tin vào đấy, kết quả tạo ra khg phải 1 thế hệ mà nhiều thế hệ cứ bắt thế hệ nối tiếp sau cứ tiếp tục đặt niềm tin. Bởi lẽ thế hệ này tiếp tục “dẫn dắt” (chăn dắt!?) thế hệ kia.
-Một công chức, phải bỏ ra 1 khoản tiền lớn để mua chạy chức, hối lộ cho người này, cho cơ quan kia để có cái ghế, cái chức. Khi có cái ghế, cái chức rồi lại quay lưng ra cướp phá, cướp bóc , hạch sách nhũng nhiều người khác để lấy lại những thứ mà mình từng bỏ ra. Và xem điều đó là lẽ đương nhiên và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn!
-Một nhà báo, nhà văn, người cầm bút vì lợi ích cá nhân riêng, có thể nhẫn tâm bẻ cong ngoài bút, viết láo và viết liều để nhận được những đồng tiền bẩn tưởng chừng như chỉ làm tổn hại tới người đọc nói riêng và nền văn báo chí văn hóa nước nhà nói chung nhưng anh ta cũng đang tự biến mình thành trò bỉ ổi và lố bịch trong mắt người đọc, vì người đọc bây giờ đủ thông minh để nhận biết đâu đúng, đâu sai. Bởi trước khi hốt bùn để ném vào mặt người khác, thì bàn tay anh ta cũng đã lấm bùn trước rồi…Và cứ thế, mỗi người trong xã hội cứ tự hại mình và hại người khác. Có thể nói trí thức Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung vừa tự hại mình và hại người, nạn nhân của nhau, nạn nhân của định hướng xã hội, nạn nhân của sự lãnh đạo và dẫn dắt tồi tệ.
Trong một xã hội, khi “sự thật” bị bóp méo, bị bẻ cong Trí thức Việt từ chỗ “người sáng” cũng trở thành “người mù”, người thẳng cũng thành “còng lưng”. Hoặc im lặng, cúi đầu chấp nhận để mà sống yên ổn thay vì cất tiếng nói phản kháng rồi bị vùi dập.
Với mức giá, mức lương hiện tại, Xã hội còn nhiều trí thức không sống được vói mức lương thực của mình. Người lao động trí thức bị bần cùng hóa và bị đẩy đến chỗ không còn có thể nghĩ gì khác ngoài việc làm sao kiếm cho đủ tiền để sống. Đây chính là một trong những lý do làm nên sự tha hóa, biến chất của giới lao động trí thức, thay vì đầu tư vào nghiên cứu, nâng cao chuyên môn tay nghề, phát minh ra cái này, khám phá ra cái kia họ lao đầu vào kiếm tiền kiếm sống, làm sao phải sống được cái đã. Chính điều này dẫn họ tới kết quả làm nhiều việc trái nghề, trái lương tâm, trái đạo đức xã hội…
Mua quan, bán chức, mua vị trí công tác diễn ra đều đặn trong giới lao động trí thức trong Xã hội để rồi khi lên nắm quyền thì Vua quan thi nhau chia chác, nhũng nhĩu, quan liêu, thằng lên sau thì dốt hơn nhưng lưu manh, khốn nạn hơn thằng trước. Khốn khổ cho một xã hội!
Chưa dừng lại ở đó, Giới lao động trí óc ở Việt Nam không những bị bần cùng hóa về đời sống vật chất, mà còn bị bần cùng hóa hay tự bần cùng hóa cả về tư duy đời sống tinh thần khác. Hiện tượng này đang thành ra phổ biến : những người, lẽ ra , phải làm việc với sách vở lại rất ít đọc sách, không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Họ tự phủ nhận vai trò và trách nhiệm xã hội của họ. Hoặc học nhiều đọc nhiều, có bằng này bằng nọ chỉ để tự hào, để khoe khoang, để lên lớp nhau, để mơn trớn nhau vì cái tính sĩ diện hảo. Và cách người Nga đáp trả: Mày giỏi (giáo dục cao, học giỏi…) sao mày không giàu (sao mày không thể bán chút kiến thức để kiếm tí tiền tiêu cho sang trọng). Có lẽ câu nói đó hơi sống sượng. Nó hơi chợ búa. Nhưng nó chỉ ra một thứ rất đáng nghĩ rằng: nếu như kiến thức của bạn không mang lại giá trị cho chính bản thân bạn thì bạn cần kiến thức đó làm gì. Để trang trí hả? Để khoe mẽ hả? Nói thẳng ra, nó hơi chợ búa, nhưng đấy là cách nghĩ của một con buôn chứ không phải 1 trí thức.
Mặt khác, một số đông trí thức và tự nhận mình là trí thức lại cố định, cột chặt và để người khác cột, trói chặt tư duy và suy nghĩ của mình bằng những định kiến có sẵn, những quan điểm tâm lý đám đông và những quy luật bất thành văn khác về tư duy và quan điểm của họ . Điều này dẫn đến họ không tự do tư duy, không có tính bức phá không có khả năng phán xét đâu đúng đâu sai, họ chỉ biết nghe, biết chấp nhận những điều từ người khác mớm cho, từ trên đưa xuống không cần phán xét coi nó đúng hay sai, lợi hại ra sao. Sự bần cùng hóa tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến giới lao động trí óc ở đây đánh mất sức mạnh, đánh mất khả năng phân biệt đúng sai, phải trái, và khiến họ có thể vi phạm các chuẩn mực đạo đức mà vẫn cảm thấy yên ổn lương tâm. Họ tìm sự yên ổn bằng cách sử dụng các lý lẽ mang tính ngụy biện để bào chữa hoặc hợp pháp hóa cho sự vi phạm đạo đức hay sự vi phạm pháp luật. Họ đã dùng cái sai này để ngụy biện bao che, phủ lấp cái sai khác, trong khi những giải pháp đúng đắn, khoa học đã không được lựa chọn.
Chính sự bần cùng và tự bần cùng hóa về tư duy, đạo đức và tinh thần, đời sống, trí tuệ đã khiến cho trí thức Việt Nam bị tha hóa nhiều mặt, mất cả năng lực làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mất luôn cả bản lĩnh văn hóa, cả ý thức về sự đúng sai, cả phẩm chất đạo đức công dân. Để tự giữ cho mình trong sạch, chuẩn mực còn khó, nói chi đến chuyện dám đứng lên bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật ! Chính vì thế nhiều người còn chút lương tri họ chấp nhận cắn răng chiệu đựng và thõa hiệp với cái ác và cái xấu để yên ổn mà sống.
Họ dối trá, tiếp tay cho sự dối trá, họ lừa lọc, tiếp tay cho sự lừa lọc, họ sĩ diện và tiếp tay cho sự sĩ diện. Tất cả nó làm nên dung mạo của nền trí thức bị “lưu manh hóa”.
Đất nước này đã phải trả cái giá quá đắt cho tệ nạn “lưu manh hóa trí thức” này rồi, bây giờ đã đến lúc chúng ta phải biết tự đứng dậy, dám nhìn thẳng, nhìn thật vào sự thật, nhìn vào thực tế,… tự bản thân mình thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy, đừng tự hại mình và hại người nữa.
[1] Số liệu Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales, Úc) đưa ra.
[2] Tính toán của các chuyên gia dựa trên báo cáo của WB năm 2007
[3]Theo TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc Gia.
OH, 30/12/2012
Được đăng bởi thùy linh
http://www.buudoan.com/2013/01/luu-manh-hoa-tri-thuc.html#more

Giã từ toàn cầu hoá

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA – 2013-01-02
Thế giới vừa trải qua một chu kỳ năm năm đầy biến động, lồng trong trận Tổng suy trầm kinh tế 2008-2009 và ba năm đình trệ.
AFP photo  -Hai cô gái trẻ Ấn Độ ở New Delhi đêm 31/12/2012.
Biến cố kéo dài này tất nhiên đã chi phối những tính toán kinh tế của mọi quốc gia và của mọi người trong từng quốc gia.
Hậu quả sẽ ra sao trong mấy năm tới? Vào dịp đầu năm, Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về biến chuyển ấy qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Nhìn lại 5 năm qua

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Theo thông lệ, khi mở đầu năm mới, diễn đàn của chúng ta thường nhắc đến yếu tố lạc quan và tích cực cho một vận hội mới. Nhưng những gì xảy ra cho kinh tế thế giới từ mấy năm qua khiến người ta khó thấy lạc quan mà cần nhìn vào những rủi ro có thể xảy ra trong thời gian tới. Vì vậy, chương trình kinh tế đầu tiên của năm 2013 cố phác họa một số viễn ảnh cho thời kỳ trước mặt để còn tự chuẩn bị. Ông nghĩ sao về đề nghị này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta đều ý thức được những giới hạn của con người khi dự báo tương lai, nhất là tương lai kinh tế, vốn tổng hợp sự tính toán của cả triệu cả tỷ tác nhân ở nhiều nơi. Nhưng xuyên qua những chuyển động tưởng như hỗn loạn phi lý người ta vẫn có thể nhìn ra một số yếu tố hợp lý. Sau những năm đầy biến động vừa qua, ta thấy rằng trật tự cũ mà nhiều người tin là vĩnh viễn trường cửu lại bị đào thải và thế giới có thể bước qua một trật tự khác. Vì vậy, mình thử nhìn vào các chỉ dấu tiên báo viễn ảnh mới để còn phần nào tự chuẩn bị lấy thân.
Vũ Hoàng: Như vậy, xin ông khởi đầu bằng cách trình bày lại bối cảnh chung ngõ hầu mình có thể thấy ra một số điều hợp lý giữa những biến động chung.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Về bối cảnh chung, ta có thể thấy năm năm vừa qua là thời trả nợ sau chu kỳ 30 năm vay mượn quá sức của ba khối kinh tế công nghiệp hoá và giàu có nhất thế giới. Biến cố ấy khởi sự từ đầu năm 2008 và giải thích bao khó khăn dồn dập của ba anh nhà giàu mắc nợ là Nhật Bản, Hoa Kỳ và Âu Châu. Khi các nước giàu có nhất lại thu vén chi tiêu để còn trả nợ thì kinh tế toàn cầu bị suy trầm và rất chậm phục hồi. Đấy là một lẽ.
Thứ hai, bên ngoài kinh tế thì còn chuyện sinh tử là an ninh. Sau 10 năm tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo, Hoa Kỳ ngập nợ phải tìm cách thoát khỏi những khó khăn đó. Nhưng khoảng trống do nước Mỹ để lại trên toàn cầu và các bài toán dồn dập khi phải trả nợ lại là sự cám dỗ cho chính sách bành trướng của Trung Quốc và gây phản ứng phòng thủ từ các quốc gia khác. Cùng những khó khăn kinh tế chung của toàn cầu, phản ứng này có chi phối chiến lược phát triển của các nước. Thứ ba, trong Liên hiệp của 27 nước Âu Châu và khối tiền tệ thống nhất của 17 nước cùng dùng chung đồng Euro, khó khăn tài chính dồn dập trong bốn năm liền cũng gây thất vọng cho nhiều nước và dẫn đến phản ứng quốc gia dân tộc, trong tinh thần xin tạm gọi là “đèn nhà nào nhà ấy rạng, mạng người nào người ấy giữ”.
Nói chung là tinh thần bảo thủ và co cụm của nhiều nước trên thế giới nhằm bảo vệ quyền lợi riêng. Nhìn trên toàn cảnh của ngần ấy chuyển động thì ta thấy ra một hậu quả bất ngờ cho cả thế giới, đó là sự thoái lui của trào lưu toàn cầu hóa. Mà điều đáng tiếc này thật ra cũng hợp lý.

Những thay đổi ảnh hưởng kinh tế

image.jpg
Nạn lão hóa dân số ở Trung Quốc. AFP photo
Vũ Hoàng: Ông vừa nói đến một điều rất lạ, thậm chí là nghịch lý. Đó là “điều đáng tiếc mà thật ra cũng hợp lý”. Xin đề nghị ông giải thích cho sự hợp lý này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng trước hết thì con người cũng là một sinh vật kinh tế nên phải thường xuyên ứng xử với hoàn cảnh hay chính sách để tìm lợi ích cao nhất. Nhưng người ta thay đổi với loại đổi thay lâu dài chứ không lụp chụp chạy theo biện pháp hay chính sách ngắn hạn. Vì vậy, sự thay đổi lớn lao này mới chậm xảy ra mà nếu chỉ để ý đến biến cố ngắn hạn thì ta cho là bị bất ngờ. Mà nếu chính sách lại đề ra cho một bài toán ngắn hạn thì có thể gây ra điều mà người ta gọi là “hậu quả bất lường” hay “liều thuốc đổ bệnh”. Bây giờ ta mới suy ra khung cảnh toàn cầu trong trường kỳ.
Về trường kỳ, hình thái sinh hoạt kinh tế của các nước có thay đổi và khu vực chế biến của các nước công nghiệp hoá đã thu hẹp và nhường chỗ cho khu vực dịch vụ. Tức là các nước giàu có đã đẩy đầu tư về chế biến cho các nước đang phát triển làm gia công để tìm lợi thế nhân công rẻ và điều ấy có góp một phần cho hiện tượng toàn cầu hóa và tự do chuyển dịch tư bản.
Thứ hai, trong trường kỳ, ta còn để ý đến sự thay đổi về “thuật lý” hay “technology” là chữ tôi đề nghị về cách tổ chức khoa học kỹ thuật, tương tự như sinh lý hay vật lý trong các bộ môn khoa học kia. Thay đổi về thuật lý có thể là kết quả của bài toán an ninh hay quân sự mà cũng là hậu quả của cơ cấu phí tổn vì người ta cần tìm ra cách sản xuất nào rẻ hơn. Rốt cuộc thì tiến bộ thuật lý cũng đảo lộn luôn cơ cấu phí tổn ấy, thí dụ như về giá biểu của các loại nguyên nhiên vật liệu. Một thí dụ khác là sự cải tiến về thuật lý với máy điện toán và công nghệ tín học làm thay đổi quy trình sản xuất và nâng cao năng suất kinh tế nhưng cũng dẫn đến các bài toán xã hội là thất nghiệp, giáo dục và đào tạo cho các gia đình hay chính quyền.
Vũ Hoàng: Đó là những chuyển động sâu xa về xã hội với ảnh hưởng dội ngược vào kinh tế. Thưa ông, ngoài ra còn có những thay đổi gì khác nữa?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng còn có sự đổi thay chậm rãi mà mãnh liệt hơn, đó là cơ cấu dân số trong các nước.
Nói chung, dân số địa cầu đã tăng vọt từ sau Thế chiến II nhưng nay đã đi hết chu kỳ và giảm dần. Càng tiến hóa thì càng giảm mạnh và bị nguy cơ gọi là lão hóa dân số. Sự thay đổi ấy cũng chi phối tính toán lời lãi của doanh nghiệp hay chiến lược kinh tế của quốc gia. Một cách cụ thể, lương bổng cho nhân công các nước đang phát triển không còn rẻ như trước khi các nước này trở thành “tân hưng”, nghĩa là bắt đầu phát triển.
Ngoại lệ ở đây là Trung Quốc, có dân số cao nhất địa cầu nhưng lãnh đạo tiêu cực và lạc hậu lại lầm tưởng rằng mỗi người sinh ra là một miệng ăn nên chủ động kiểm soát dân số qua kế hoạch mỗi hộ một con. Hậu quả là dân số cũng bắt đầu bị lão hóa, là người dân chưa giàu đã già, và lợi thế về nhân công nhiều và rẻ nay mất dần cho các nước khác vì doanh nghiệp của các nước tiên tiến đi tìm nơi rẻ hơn, có năng suất cao hơn. Mà cao nhất vẫn là trong các nước tiên tiến.

Thoái trào toàn cầu hóa

000_DV1076362-250.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói chuyện với Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk (P) tại diễn đàn APEC tại Honolulu, Hawaii, hôm 12/11/2011. AFP photo
Vũ Hoàng: Sau khi lần lượt tổng kết lại các chuyển động lớn của các nước trên thế giới để dẫn về viễn ảnh trước mắt là sự thoái trào của hiện tượng toàn cầu hóa, ông có thể đơn cử một số dấu hiệu tiên báo cái trật tự đáng tiếc mà có lẽ hợp lý ấy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đầu tiên, chẳng còn ai nói về Vòng Đàm Phán Doha do Tổng thống George W. Bush đề nghị với Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào Tháng 10 năm 2001 để phát triển ngoại thương của các nước nghèo trong tinh thần ngoại thương góp phần gia tăng lợi ích cho mọi quốc gia. Vòng đàm phán ấy thực tế bị khai tử và cơ chế WTO chỉ còn là nơi giải quyết quá nhiều vụ tranh tụng về mậu dịch giữa các hội viên.
Kế tiếp, chúng ta có Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình dương mà hai Tổng thống Mỹ đã liên tục đề cao từ 2008 đến 2010 và muốn sớm hoàn thành để phát triển ngoại thương và kinh tế giữa các nước trong vành cung Thái bình dương. Hiệp định ấy bị trở ngại và ngược lại, người ta lo sợ sự lớn mạnh của phản ứng bảo hộ mậu dịch với nhiều đòn trả đũa về ngoại thương để từng quốc gia bảo vệ quyền lợi riêng.
Giữa các nước đã phát triển với nhau, khó khăn chồng chất bên trong khiến xứ nào cũng tìm cách in tiền, hạ lãi suất và tìm lợi thế của đồng bạc rẻ để xuất khẩu và thoát hiểm. Hiện tượng ấy gây thêm vấn đề ngoại thương và trước hết thu hẹp nguồn tư bản có thể đầu tư vào các nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp giảm sút càng làm các nước nghèo gặp trở ngại khi thị trường xuất khẩu vào các nước giàu cũng co cụm dần. Nếu xứ nào cũng muốn bán hàng ra ngoài thì ai mua bây giờ? Tranh chấp mậu dịch vì vậy chỉ tăng chứ không giảm và toàn cầu hóa bị đẩy lui…
Vũ Hoàng: Thưa ông, riêng tại Hoa Kỳ, là quốc gia có thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, người ta có thấy ra sự thoái trào ấy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Người ta thấy ra rõ ràng nhất là tại Hoa Kỳ, sau đó mới tới Âu Châu, Nhật Bản hay Trung Quốc, là những khối kinh tế dẫn đầu thế giới.
Trên chính trường Mỹ, tự do mậu dịch hay toàn cầu hóa hết được coi là lý tưởng mà còn bị kết án là nguyên nhân gây ra thất nghiệp hay thiệt hại cho kinh tế và nhân công Mỹ. Dù sự thật chả đơn giản như vậy, lý luận ấy được rất nhiều người ủng hộ. Trong khi đó, về thực tế thì nhiều doanh nghiệp Mỹ hết thấy thị trường Trung Quốc là hấp dẫn và bắt đầu triệt thoái đầu tư để dồn qua xứ khác. Nhưng đáng chú ý nhất là để sản xuất lấy ở nhà, nhờ tiến bộ mới về thuật lý lẫn thay đổi về cơ cấu phí tổn. Nói chung, nước Mỹ hết tìm nơi làm gia công ở bên ngoài, hoặc chỉ tìm những công đoạn rẻ nhất ở xứ khác. Dù kinh tế Mỹ chỉ lệ thuộc bên ngoài có chừng 12% của tổng số tiêu thụ đấy vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất địa cầu. Nếu doanh nghiệp Mỹ tính lại cho thời gian năm bẩy năm tới thì kinh tế thế giới sẽ bị thiệt hại.
Vũ Hoàng: Câu kết cho đầu năm là gì thưa ông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi mong rằng sự thay đổi này chỉ là trung hạn tức là cho năm bảy năm mà thôi vì lợi thế của toàn cầu hóa là điều có thật và khó phủ nhận. Nhưng mình vẫn phải tự chuẩn bị cho tình huống đó. Riêng về Việt Nam thì với thị trường gần 90 triệu dân, Việt Nam nên sớm nghĩ đến nâng cao khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa thay vì chỉ trông chờ vào xuất khẩu và đầu tư của công quyền. Đây cũng là cơ hội nhìn lại lợi thế tương đối của mình trong dài hạn, không thể là nhân công rẻ mà còn tùy vào năng suất, tức là giáo dục và đào tạo. Đấy cũng là lời chúc đầu năm của chúng ta cho thế hệ trẻ tại Việt Nam.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa và kính chúc ông một năm an hảo.

Gỡ bài ‘Mùa xuân Ả rập và Myanmar’

- Cùng thuộc về một làn sóng dân chủ hóa trên thế giới, nhưng “Mùa xuân Ả rập” để lại những vết thương sâu sắc chưa hứa hẹn ngày lành, thì Mùa xuân Myanmar cũng chính là quá trình làm lành vết thương của thời kỳ độc tài.
Cập nhật: 12:14 GMT – thứ năm, 3 tháng 1, 2013  – BBC
Mùa xuân Ả rập là một cuộc cách mạng mang tính thế hệ
Một bài báo hiếm gặp trên truyền thông Việt Nam đã bị gỡ bỏ, với nội dung khen ngợi tiến trình đi lên con đường đa đảng, dân chủ ở các nước Ả rập và Miến Điện.
Bài “Mùa xuân Ả rập và mùa xuân Myanmar’ của tác giả Hồng Ngọc, nhìn lại đổi thay chính trị trong thế giới Ả rập và tại Miến Điện, đã “biến mất” khỏi trang Bấm VietNamNet và phụ san của trang này, Bấm Tuần Việt Nam.
Tác giả bài viết được nói là một người làm việc tại tòa soạn của VietNamNet.
Những người quản lý truyền thông tại Việt Nam luôn khẳng định không có chủ trương kiểm duyệt báo chí.
Nhưng dường như nội dung bài viết trên VietNamNet đã bị xem là ngầm ủng hộ đa nguyên, đa đảng, một chủ đề cấm kỵ, mặc dù bài viết không trực tiếp nhắc đến Việt Nam.
“Một loạt chế độ tại Ả rập – từng ưỡn ngực với sự ‘đặc thù’ của văn hóa Hồi giáo mà từ chối nền dân chủ – đã đồng loạt đi đến hồi kết. Tất cả được châm mồi với chỉ một đốm lửa ở Tunisia hai năm trước,” bài báo viết.
“Những cuộc nổi dậy của “Mùa xuân Ả rập” đã lột tả bản chất của sự “tín nhiệm cao” chính là sự sợ hãi của dân chúng, chứ không phải vì đó là chính quyền của nhân dân như các nhà độc tài vẫn tự xưng.”
“Nhưng sự cai trị bằng nỗi sợ hãi của dân chúng cũng tạo ra sự căm phẫn âm ỉ, và nó sẽ bùng lên khi tích tụ đủ mạnh và có một mồi lửa ném vào.”
Hậu quả của một chế độ độc tài, theo tác giả, không chỉ dừng lại ở “sự kiệt quệ của người dân do sự bòn rút của họ (chính quyền)”, mà còn gây nên “sự hèn đụt và tính thụ động của dân chúng do sự đe dọa của họ” và sự “khủng hoảng lòng tin và đạo đức của dân chúng”
Tác giả cũng cho rằng những cuộc nổi dậy như một “vết thương được làm loét thêm, do tâm lý trả thù không chỉ nhằm vào nhà độc tài mà còn hướng cả vào những người từng tham gia hệ thống ấy, và những người được lợi nhờ hệ thống ấy, tạo ra một xã hội bị chia rẽ.”
Tuy nhiên báo chí chính thống của Việt Nam lại có vẻ như có một cái nhìn khác về ‘Mùa xuân Ả rập’.
Sự ủng hộ phe đối lập trong cuộc chiến ở Lybia, theo Báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bài viết ngày 04/11/2011, là sự tấn công của Mỹ và các nước đồng minh vào “quốc gia có chủ quyền”, bằng cách “núp bóng nghị quyết Liên hiệp quốc”.
Tờ báo điện tử của Đảng Cộng sản cũng lên án sự can thiệp của Phương Tây vào Libya đã “khiến hàng nghìn người thiệt mạng; hàng chục nghìn người bị thương; hàng trăm nghìn người mất nhà cửa phải đi tha phương cầu thực, đồng thời kêu gọi “loài người phải tỉnh táo, không thể mơ hồ trước sự giả nhân, giả nghĩa của những thế lực hiếu chiến.”

Mùa xuân Miến Điện

Mỹ đã mở rộng cánh cửa ngoại giao hơn với Miến Điện kể từ ngày chính phủ ông Thein Sein có nhiều cải cách lớn
Miến Điện, cũng là một nước bị cai trị nhiều năm dưới chính quyền quân sự từ năm 1962, với các lãnh đạo quân sự nắm lượng lớn số ghế trong Quốc hội.
Tác giả bài viết trên VietNamNet gọi đây là chế độ ‘độc tài nhóm’, một “hình thức tinh vi hơn của độc tài cá nhân,” với điểm giống nhau là “dù tinh vi tới đâu thì bản chất của mọi chế độ độc tài đều là cai trị đất nước để phục vụ cho quyền lợi của những kẻ cai trị, thay vì để phụng sự nhân dân và đất nước.”
Miến Điện đã phải chịu trừng phạt kinh tế từ nhiều chính phủ trên thế giới và bị nhiều tổ chức khác liên tục tố cáo sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng có hệ thống của nước này, trong đó có ám sát, hãm hiếp , buôn người, bóp nghẹt tự do ngôn luận.
Nhưng từ 2011, sau khi Tổng thống Thein Sein nhậm chức, Miến Điện đã có nhiều thay đổi như công nhận đảng đối lập, trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến, bãi bỏ kiểm duyệt báo chí.
Từ đó đến nay, nước này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ quốc tế, trong đó có việc tháo gỡ cấm vận và chuyến thăm của tổng thống Mỹ Obama năm ngoái.
Tác giả bài đầu năm trên VietnamNet cho rằng lãnh đạo Miến Điện đã có những thay đổi “kịp thời” và “ngoạn mục” khi phải “đứng trước nguy cơ bị lệ thuộc vào ‘cường quốc láng giềng’”, mặc dù không chỉ rõ là nước nào.
Quá trình dân chủ của Miến Điện, theo tác giả, là giải pháp cho nhiều vấn đề, bởi đó là “lối thoát duy nhất cho một quốc gia muốn phát triển”, và “cũng là lối thoát duy nhất cho nhà độc tài để tránh bị xét xử hay bị giết hại khi dân chúng nổi dậy và trả thù, như đã diễn ra với Mùa xuân Ả rập”.

Việt Nam và ‘diễn biến hòa bình’

“Trong lúc Miến Điện đang trong giai đoạn đi lên, Việt Nam lại ngày càng lún sau vào vũng lầy, về cả kinh tế và nhân quyền”
Phil Robertson, phó giám đốc Human Rights Watch khu vực Châu Á
Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, trong chuyến thăm Miến Điện hồi năm 2010 đã kêu gọi nước này triển khai hiệu quả lộ trình dân chủ vì hòa bình và hòa hợp dân tộc, tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái, qua đó sớm tập trung ổn định để phát triển đất nước.
Tuy nhiên chính tại Việt Nam, quá trình xóa bỏ chế độ độc đảng bằng con đường phi bạo lực, hay còn gọi là ‘diễn biến hòa bình’ ở nước này thường bị coi là âm mưu chống lại chính quyền nhân dân, gây mất đoàn kết dân tộc, làm rối loạn trật tự xã hội.
Phó giám đốc Human Rights Watch tại Châu Á, ông Phil Robertson, trong bài viết đăng trên trang web của tổ chức này vào tháng 11 năm ngoái nhận xét Miến Điện và Việt Nam đang đi theo hai hướng khác nhau, ám chỉ sự tiến triển của Miến Điện và tụt hậu của Việt Nam về nhân quyền.
“Trong lúc Miến Điện đang trong giai đoạn đi lên, Việt Nam lại ngày càng lún sau vào vũng lầy, về cả kinh tế và nhân quyền”, ông Robertson viết.
Tại một hội thảo cuối tháng 12/2012 ở Hà Nội, ông Vũ Văn Phúc, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận của Đảng cho rằng đấu tranh chống ‘diễn biến hòa bình’ có mối liên hệ với đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu.
Ông Phúc cũng cảnh báo về việc các “thành phần nội bộ ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp” đang có nguy cơ rơi vào trong tình trạng ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ về tư tưởng, lối sống.
Điều 88 Bộ Luật Hình sự bị các tổ chức nhân quyền cáo buộc là phương tiện nhằm bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của chính phủ Việt Nam
Trước đó, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng có bài đăng trên tạp chí Quốc phòng Toàn dân, lên án ‘diễn biến hòa bình’ và cho rằng đây là “hoạt động tạo cơ hội cho nước nào đó từ bên ngoài phát động chiến tranh chống lại Việt Nam.”
Hiện nay, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia xếp hạng thấp nhất thế giới về nhân quyền cũng như tự do báo chí, tự do ngôn luận, qua đánh giá của nhiều tổ chức cố vấn của Liên Hiệp Quốc như Human Rights Watch và Phóng viên không biên giới.
Nhiều năm trở lại đây, các tổ chức này đã nhiều lần cáo buộc việc chính phủ bỏ tù hàng loạt các nhân vật bất đồng chính kiến, bloggers với lý do vi phạm Điều 88 Bộ Luật hình sự là nỗ lực ‘bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận’, vi phạm nghiêm trọng các điều khoản trong hiến pháp về nhân quyền mà Việt Nam đã ký.
Trong năm 2012, Phóng viên không biên giới đã đưa Việt Nam vào danh sách những nước ‘thù địch với Internet’ và xếp thứ ba trong danh sách các nước bắt bớ nhiều bloggers và bất đồng chính kiến nhất, chỉ sau Trung Quốc và Iran.

BÁO ĐẢNG TRUNG QUỐC TUYÊN TRUYỀN QUỐC SÁCH CHỐNG VIỆT NAM

Biendong.net


Ngày 30/11/2012, Bắc Kinh dùng tàu cá cắt cáp của tàu Bình Minh 02 của Việt Nam trong phạm vi thềm lục địa Việt Nam. Để biện hộ cho việc làm sai trái đó, ngày 5/12/2012 thời báo Hoàn Cầu – phụ san của tờ Nhân Dân Nhật Báo cho đăng bài nhan đề “Phải làm gia tăng độ rủi ro cho việc khai thác dầu khí của Việt Nam bên trong đường 9 đoạn”, trong đó vu cáo Việt Nam “không phải khai thác dầu mà là ăn cắp dầu”, “ Việt Nam ăn cắp đã thành nghiện” và “Việt Nam thường xuyên trông chờ vào áp lực của cộng đồng quốc tế buộc Trung Quốc phải rút lui”.
Đồng thời, theo chỉ đạo của Bắc Kinh trong cùng ngày đó tờ báo này đặt câu hỏi “Việt Nam ăn cắp dầu có phải là rắc rối lớn ở Nam Hải không?” để thăm dò ý kiến bạn đọc và trích đăng ý kiến “ cần phải đánh cho Việt Nam dập đầu”.
Ven Biển đông có 9 quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Cambodia, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Singapore. Singapore là quốc đảo nhỏ, nằm lọt giữa một loạt đảo của Indonesia và Malaysia. Diện tích các vùng biển của nước này rất ít (chủ yếu là lãnh hải 12 hải lý), nên không có điều kiện khai thác dầu khí. Singapore chủ yếu tham gia khai thác dầu khí trong vùng biển các nước láng giềng. Tám nước ven Biển Đông còn lại, kể cả Trung Quốc, đều phân lô, thăm dò và khai thác dầu khí trong thềm lục địa của mình. Cambodia cũng phân lô và mời các công ty dầu khí nước ngoài thăm dò, khai thác dầu khí trong thềm lục địa của họ, Malaysia cũng vậy. Philippines cũng vậy. Trung Quốc cũng thăm dò, khai thác dầu khí trong thềm lục địa 200 hải lý của Trung Quốc. Chưa bao giờ Bắc Kinh nói các nước đó ăn cắp dầu. Việt Nam phân lô, thăm dò và khai thác dầu khí trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Việc làm của Việt Nam cũng tương tự việc làm của các nước láng giềng khác. Khai thác tài nguyên trong vùng biển của mình là ăn cắp thì Trung Quốc cũng chính là kẻ ăn cắp.
alt
Về bản chất, Trung Quốc là kẻ cướp. Nhà Hán, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh đã nhiều lần đưa quân xâm lược Việt Nam và cướp không ít đất đai của Việt Nam. Dưới thời cộng sản, Bắc Kinh cũng đã 4 lần dùng vĩ lực xâm lược Việt Nam. Năm 1956 Bắc Kinh cho quân chiếm các đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việtu Nam. Năm 1974 Bắc Kinh cho quân chiếm các đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1979 Bắc Kinh cho 30 vạn quân xâm lược các tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Năm 1988 Bắc Kinh lại dùng vũ lực chiếm một số bãi đá san hô của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Đó là ăn cướp và xâm lược.
Bắc Kinh cho rằng “Việt Nam trông chờ vào áp lực của cộng đồng quốc tế buộc Trung Quốc phải rút lui” và kính động tư tưởng “ đánh cho Việt Nam dập đầu”. Mộng tưởng rất sai lầm và hão huyền. Người Việt Nam rất quý trọng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Người Việt Nam tin rằng cộng đồng quốc tế luôn đứng về phía Việt Nam vì dân tộc yêu chuộng hoà bình, muốn hoà thuận với láng giềng. Nhưng từ bao đời nay, người Việt Nam đã xác định rõ không bạn bè nào có thể làm thay cho Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Trung Quốc là nước lớn. Việt Nam là nước nhỏ. Vì thế, đã nhiều lần Trung Quốc cho quân xâm lược Việt Nam. Người Việt Nam đã tự mình chiến đấu. Người Việt Nam không trông chờ áp lực quốc tế để bọn xâm lược rút khỏi Việt Nam. Tổn thất về người về của là có, nhưng lần nào cũng vậy quân xâm lược phương Bắc phải cuốn gói nhục nhã. Nhân Dân Nhật Báo và Hoàn Cầu cần cho người đến gò Đống Đa ở Hà Nội để ôn lại lịch sử. Còn nhớ, năm 1979 Bắc Kinh cho quân đánh vào các tỉnh biên giới của Việt Nam với hy vọng Việt Nam sẽ rút quan chủ lực khỏi Cambodia và chế độ diệt chủng Khme Đỏ sẽ được cứu thoát. Mưu đồ của Bắc Kinh bị phá sản: quân Việt Nam vẫn ở lại Cambodia tiếp tục truy kích, tiêu diệt chế độ Khme Đỏ và Bắc Kinh phải rút quân khỏi các tỉnh biên giới Việt Nam.
Năm ngoái, tờ Hoàn Cầu cũng dùng thủ đoạn thăm dò dư luận, nhồi nhét và kích động tâm lý chống Việt Nam. Lần này Bắc Kinh lại một lần nữa sử dụng thủ đoạn này để khuyến khích, kích động người dân. Một hòn đá ném hai đích. Một, với thủ đoạn này Bắc Kinh mưu đồ che đậy những việc làm sai trái xấu xa của họ ở Biển Đông. Hai, Bắc Kinh cho rằng sẽ lừa bị được nhân dân Trung Quốc và như vậy sẽ lái tâm lý bất bình và căm phẫn với nạn tham những đang nảy nở ở các cấp chính quyền Trung Quốc hiện hay. Dù với động cơ gì đi nữa, thủ đoạn xấu xa đó của Bắc Kinh đối với Việt Nam hoàn toàn không chấp nhận được. Nhân Dân Nhật Báo và tờ Hoàn Cầu là cơ quan ngôn luộn chính thức của Đảng cộng sản Trung Quốc. Mỗi câu, mỗi từ của các tờ báo này đều được Ban lãnh đạo duyệt công phu. Nếu không được Ban lãnh đạo Trung Quốc, chắc chắn bọn bồi bút của tờ Hoàn Cầu không dám công khai tuyên truyền Việt Nam là “kẻ ăn cắp” và kích động tư tưởng “đánh cho Việt Nam dập đầu”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thề thốt họ luôn luôn xuất phát từ tầm cao chiến lược, vì đại cục quan hệ hai nước, phấn đấu tăng cường tình hữu nghị với Việt Nam theo phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt. Bằng việc chỉ đạo các tờ báo Đảng làm những việc xấu xa nói trên, Bắc Kinh càng cho thế giới thấy rõ chính sách chống Việt Nam của họ. Hà Nội phải lên tiếng với Bắc Kinh. Nhẫn nại là tốt, nhưng phải có giới hạn. Trong những vụ việc thế này, các báo, đài trong nước cần vạch trần quốc sách chống Việt Nam của Bắc Kinh để dư luận biết rõ.

Chính sách ngoại giao tồi tệ của Bắc Kinh

       BienDong.Net: Dưới đầu đề” chính sách ngoại giao tồi tệ của Bắc Kinh, tạp chí National Interest hôm 17.12 đăng bài của hai tác giả James CladRobert A. Manning (nguyên văn tiếng Anh cũng đã được dẫn đăng trên BienDong.Net) cho rằng chính sách ngoại giao của Trung Quốc vô tình đã có tác dụng hỗ trợ cho ngoại giao của Mỹ trong khu vực.
Bài báo viết: Một câu nói đùa đang được lan truyền ở châu Á đặt câu hỏi: Ai là nhà ngoại giao đắc lực nhất của Mỹ ở châu Á”, và câu trả lời nghe có vẻ hài hước đó là Ngài Bắc Kinh.
Yếu tố gây cười ở đây dựa trên qui luật về những hậu quả không mong đợi. Những hành động ngày càng khiêu khích của Bắc Kinh, trong đó có việc cắt cáp tàu thăm dò địa chấn, cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của Việt nam, việc đòi chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông và những hành động dù cho đến nay vẫn chưa được báo chí đưa tin công khai nhưng lại là những thách thức rất nhạy cảm đối với Malaysia. Tất cả những việc đó dường như đã tạo ra điều mà chính Trung Quốc vẫn nói là họ không muốn thấy: Đó là một liên minh chống Trung Quốc trên thực tế được Mỹ ngấm ngầm ủng hộ trải dài từ Ấn Độ cho tới Biển Nhật Bản.
Như để nhấn mạnh điều đó, Ngoại trưởng Philippines gần đây đã nói rằng Manila “sẽ rất hoan nghênh”nếu Nhật Bản tái vũ trang và từ bỏ hiến pháp hòa bình của họ.
alt
Ảnh: NI.
Chuyện gì đang diễn ra? Phải chăng thái độ ngoan cố và quyết đoán của Trung Quốc đang trở thành nhân tố dẫn đến sự hạn chế hay thậm chí cô lập nước này? Người ta có xu hướng nghĩ như vậy. Sau chuyến đi tới Nhật bản và một số nước châu Á, chúng tôi trở về với những kết luận như sau:
Thứ nhất, căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ đã gia tăng do hành vi dối trá của Trung Quốc. Trong năm 2011, tại các cuộc họp kín, lãnh tụ tương lai Tập Cận Bình đã tìm cách lấy lòng các nhà lãnh đạo ASEAN đến thăm nước này, gây cho họ cảm giác rõ ràng rằng ông sẽ cố gắng làm dịu đi các tranh chấp lãnh thổ. Ông này cũng nói như vậy với lãnh đạo Việt Nam trong các cuộc gặp kín hồi tháng 12/2011. Trên thực tế, đã diễn ra điều ngược lại.
Thứ hai, Trung Quốc đã trở nên hung hãn hơn ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Giữa tháng 8.2012, hai vụ cản trở tàu thăm dò địa chấn hoạt động hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia đã để lại hậu quả, như lời một quan chức cấp cao Malaysia, là ” phá rụp cả 3 thập niên ngoại giao được thực hành một cách cẩn trọng”. Không giống các nước Vietnam, Indonesia, Singapore hay Philippines, Malaysia luôn tránh trực tiếp thách thức bản đồ “đường 9 đoạn” của Trung Quốc vốn bao quát phần lớn diện tích Biển Đông. (Bắc Kinh từ chối đưa ra tọa độ của các đường này). Tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã thành lập một “thành phố” mới trên đảo Phú Lâm của Việt Nam để “quản lý” các yêu sách của họ trên Biển Đông, và tháng 11 họ phát hành hộ chiếu mới in bản đồ bao gồm toàn bộ Biển Đông. Điều này đã khiến Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan phải lên tiếng cảnh báo rằng Biển Đông có thể trở thành “Palestine của châu Á”.
Thứ ba, Trung Quốc đặc biệt khoanh riêng Nhật Bản sang một bên. Những hành động hung hăng mới đây đối với Nhật bản tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai nước tranh chấp tại biển Hoa Đông nằm trong trường phái ngoại giao của Trung Quốc nhằm “làm nản lòng kẻ khác”: Bắc Kinh biết rằng các quốc gia có đòi hỏi chủ quyền biển đảo sẽ nhận ra và lo ngại trước thái độ hiếu chiến của Trung Quốc đối với một cường quốc châu Á khác còn lớn và mạnh hơn họ rất nhiều.
Cuối cùng là nhiệt độ trên đất liền cũng đã tăng lên. Sau khi so sánh chính sách của Bắc Kinh đối với người thiểu số với các vụ tự thiêu của những người Tây Tạng, một quan chức Mỹ đã nhận được sự phản ứng đầy cay độc hồi tuần trước. Bộ Ngoại giao Trung Quốc miêu tả bình luận này là “vô cùng ghê tởm”.( Trung Quốc cũng muốn nhắn nhủ điều này tới rất nhiều các cử tọa khác là Australia, EU, Ấn Độ và Nhật Bản ).
Hai ông James CladRobert A. Manning nhấn mạnh: Trong số 4 kết luận nêu ra ở trên, hai điều đầu – liên quan đến giải quyết vấn đề lãnh thổ – đã thực sự gây sửng sốt. chúng giờ đây đang được định hình. Vốn dễ dàng cảm nhận một cách tự nhiên thái độ thù nghịch có chủ đích của đối phương, các cơ quan quốc phòng và an ninh ở các nước đã nhìn thấy thái độ lá mặt lá trái của ban lãnh đạo mới của Trung Quốc. Ít quốc gia láng giềng với TQ  tin vào việc quyết định  chính sách theo kiểu tìm cách phân biệt lập trường của nước này với nước kia, hay tìm kiếm một lập trường không xung đột với Trung Quốc.
Liệu có cách nào thoát khỏi cái vòng tự gây chấn thương này? Các quan chức Nhà Trắng cũng chưa giúp được gì khi họ lựa chọn sai động từ – “xoay trục” – để nói về chuyến công du châu Á của Tổng thống Obama mùa hè năm ngoái. Thuật ngữ thay thế của họ, “tái cân bằng “, cũng không làm thay đổi câu chuyện.
Nhưng “xoay trục” chỉ là nói xạo. Giống như các tiền nhiệm, chính quyền Obama tiếp tục xúc tiến triển khai quân Mỹ tại châu Á trong khi vun đắp các liên minh và đối tác. Trong từng trường hợp, lợi ích quốc gia đan xen cung cấp một thứ chất kết dính, hỗ trợ việc duy trì lợi ích tương đồng và cùng có lợi ở châu Á – Thái Bình Dương.
Hồi giữa những năm 2000 cả các nước lớn và nhỏ xung quanh Trung Quốc đều lặng lẽ cho thấy mong muốn Mỹ có một hành động cân bằng rõ ràng hơn. Trung Quốc làm như không biết điều này và họ tố cáo Washington hành động nhằm “kiềm chế” Trung Quốc. Trên thực tế, lập trường hiện nay của Trung Quốc đã gây ra phản ứng tìm đối trọng ở khắp khu vực, từ Ấn Độ tới Việt Nam và Nhật Bản. Ngược lại, “ chính sách ngoại giao nụ cười” hồi đầu của Bắc Kinh đã mang lại những điều thần kì cho Trung Quốc, chuẩn bị điều kiện cho Trung Quốc có được uy thế lớn hơn bao giờ hết trong khu vực.
Sự thay đổi này, bắt đầu diễn từ năm 2008 cũng gây trở ngại cho nhiều người Trung Quốc. Chúng tôi trước đó đã biết rằng nhiều nhân vật có ảnh hưởng ở Trung Quốc trong các cuộc trò chuyện riêng vẫn phàn nàn về ảnh hưởng quá lớn của các tư lệnh PLA. Họ không mấy tôn trọng Quân ủy Trung ương, nơi Tập Cận Bình có được chỗ dựa chủ lực.
Chúng tôi cũng biết một số quan chức lãnh đạo các công ty dầu lửa quốc gia (NOC), những người cũng thuộc hàng ngũ cấp cao của đảng Cộng sản. Trên phương diện kinh doanh thuần túy, nhiều người trong số đó nhận ra rằng tình hình căng thẳng sẽ làm gia tăng phí bảo hiểm hàng hải và làm nản nỗ lực thăm dò dầu khí và các khoáng sản khác ở tây Thái Bình Dương. Điều này khiến họ không hài lòng. Giống như các đối tác ở các công ty dầu khí quốc gia khác tại châu Á, họ cảm nhận sự gia tăng trong triển vọng thăm dò và sản xuất ở ngoài khơi.
Vậy thì tại sao Trung Quốc lại có thái độ ngỗ ngược như vậy? Chính sách quyết đoán của Trung Quốc đặt ra những câu hỏi cơ bản về những ý đồ sâu xa của nước này. Ví dụ như, phải chăng hành động hung hăng của Trung Quốc đang báo trước một học thuyết Monroe kiểu Trung Quốc ở Đông Á? Và phải chăng Bắc Kinh chẳng hề quan tâm đến câu chuyện là cách tiếp cận chủ quyền biển đảo của họ đang đi ngược hẳn lại với Công ước Luật Biển LHQ mà họ đã phê chuẩn?
Theo các tác giả, có lẽ Bắc Kinh là một cường quốc chủ trương “đòi lại” lãnh thổ hơn là xét lại, chủ yếu muốn đòi nợ cho những sự sỉ nhục và bẽ bàng mà họ phải chịu đựng trước đây. Song rốt cuộc trong 3 thập niên qua không một quốc gia nào được hưởng lợi từ hệ thống toàn cầu hóa hơn Trung Quốc….
Dù ra vẻ nghênh ngang, nhưng việc đưa ra tấm bản đồ đường 9 đoạn mơ hồ một cách cố ý và các hành động khác nhằm tìm kiếm lợi ích sau mấy thế kỉ tồi tệ, Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc thỏa thuận với các nước láng giềng đang hi vọng Mỹ vẫn là một cường quốc Thái Bình Dương trong một thời gian vô hạn định sắp tới. Bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, chính các cường quốc châu Á khác cũng muốn Mỹ đến đây – không phải với tư cách là một nước bá quyền, mà là một nước làm đối trọng. Sau khi đánh mất vị thế gần như độc quyền ở Myanmar, Trung Quốc hiện chỉ còn 2 bạn bè gần gũi trong toàn cõi châu Á là Pakistan bất ổn và Bắc Triều Tiên khốn cùng.
Nếu như những hành động đe dọa thô bạo kiểu dân tộc chủ nghĩa gần đây được sử dụng như là liều thuốc bổ cho những sự yếu kém ở trong nước thì Bắc Kinh đang tự chuốc lấy những rắc rối thực sự. Một con đường tốt hơn vẫn còn để ngỏ: Trung Quốc có thể đạt được sự hiểu biết chung với Mỹ về chỗ đứng của mỗi nước ở châu Á và sau đó cùng Mỹ quản lý một hệ thống biển dựa trên luật lệ. Tuy nhiên, những động thái gần đây của Trung Quốc thay vào đó lại dựa trên một chính sách ngớ ngẩn tự loại mình ra bên lề, nó làm gia tăng sự nghi kị lẫn nhau với Mỹ và khiến cho khả năng đi đến cái đích đôi bên cùng có lợi càng thêm khó khăn.
BND chuyển ngữ
 Tác giả bài viết, James Clad là Phụ Tá Trợ Lý Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ phụ trách Các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương từ năm 2007 – 2009. Robert A. Manning là chuyên gia cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương

Tàu cá Trung Quốc hành hoành trên các đại dương

Biendong.net


Cuộc truy bắt các nguồn thủy hải sản ngày một lớn của Trung Quốc đang là phép thử cho mối quan hệ giữa nước này với nhiều quốc gia. Nó cũng khiến các quan chức ngoại giao và nhà khoa học lo ngại sự tổn hại mà những đội tàu lớn này gây ra đối với nguồn cá toàn cầu.
Trong một ví dụ mới nhất, Argentina vừa cho hay, họ đã bắt giữ hai tàu cá Trung Quốc bị cho là đã đánh bắt trái phép ở vùng biển của họ. Theo cơ quan chức năng, lực lượng phòng vệ bờ biển Argentina đã tiếp cận hai tàu này sau khi nổ súng cảnh cáo ngăn không cho họ chạy ra vùng biển quốc tế.
Phía Argentina cho hay, các tàu Trung Quốc đã bị chặn lại ở ngoài khơi Patagonia bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Argentina. Thuyền trưởng các tàu đang bị thẩm vấn, còn bộ Ngoại giao Trung Quốc thì nỗ lực xác minh sự thật trường hợp này.
Vụ việc trên xảy ra trong bối cảnh các tàu cá Trung Quốc ngày càng dính líu nhiều hơn vào các tranh chấp xuyên biên giới và thương mại. Tàu cá Trung Quốc hoạt động ở cả vùng biển quốc tế lẫn theo khuôn khổ thỏa thuận thủy sản song phương trong vùng biển của các nước khác. Họ làm việc cho các công ty tư nhân lớn hoặc cho chính mình, và thường là không được Bắc Kinh “định hướng”.
Ảnh hưởng toàn cầu
Trong các vùng biển ở châu Á, dường như hoạt động của các đội tàu cá Trung Quốc không còn đơn thuần là đánh bắt cá, mà nó còn được gắn liền với những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng.
alt
Tàu cá Trung Quốc ở tỉnh Chiết Giang ồ ạt ra khơi ( ảnh AP )
Giới truyền thông đã ghi nhận nhiều vụ tàu cá Trung Quốc xâm nhập lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế các nước khác, từ Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản trên biển Hoa Đông, Hoàng Hải cho tới khu vực Biển Đông, bãi cạn Scarborough.
Hoạt động đánh bắt trái phép của các tàu cá Trung Quốc đang “góp phần” làm xấu đi mối quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng.
Trong một báo cáo đưa ra đầu năm nay, một cơ quan quốc hội Mỹ khi xem xét về tác động tới an ninh quốc gia từ quan hệ kinh tế Mỹ – Trung đã nhấn mạnh rằng, đội tàu ngày một phát triển của Trung Quốc có “những ảnh hưởng toàn cầu”.
alt
Cảnh sát biển Hàn Quốc đã phải điều động 30 tàu và 1 máy bay để vây bắt 21 tàu cá Trung Quốc
Vài tuần gần đây, Hàn Quốc đã bắt giữ một tàu và 24 thủy thủ Trung Quốc với cáo buộc đánh bắt trái phép ở Hoàng Hải. Việt Nam phản đối vụ tàu cá Trung Quốc làm đứt cáp tàu thăm dò dầu khí trên biển. Tàu cá Trung Quốc còn “dàn trận” ở xung quanh quần đảo tranh chấp ở Hoa Đông mà Nhật gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư làm tồi tệ thêm quan hệ song phương Trung – Nhật.
Số liệu chính thức cho thấy, Trung Quốc – nước tiêu dùng hải sản lớn nhất thế giới – đang hướng tới mục tiêu sản xuất hơn 60 triệu tấn hải sản tới năm 2015, tăng từ mức 53,7 triệu tấn hai năm trước đây. Một số quan chức nước ngoài nghi ngờ về số liệu của Trung Quốc và tin rằng, tổng sản lượng có thể còn cao hơn.
Ngân hàng đầu tư Rabobank ước tính, hải sản nhập khẩu vào Trung Quốc – nơi mà người tiêu dùng nhiều thế kỷ nay coi ăn cá có lợi cho trí não – sẽ đạt tổng giá trị 20 tỉ USD vào cuối thập niên so với 8 tỉ USD hiện tại.
Bắc Kinh có những kế hoạch lớn để mở rộng hạm đội tàu cá nhằm thỏa cơn khát hải sản. Họ dự kiến tăng cường đội tàu đánh bắt xa bờ lên khoảng 2.300 chiếc vào cuối năm 2015, tăng 16% so với năm 2010. Hãy so sánh với số lượng tàu đánh bắt xa bờ của Mỹ với khoảng 200 tàu.
Chiến lược hiện diện
“Trung Quốc sử dụng nguồn lực của năm cơ quan an ninh hàng hải để thực thi tuyên bố chủ quyền của họ tại các vùng biển tranh chấp bằng cách hộ tống các tàu cá, thực thi lệnh cấm đánh bắt theo mùa đối với các tàu nước ngoài”, nghị sĩ Mỹ Daniel Slane nói trong một phiên điều trần hồi tháng 1. “Các đội tàu dân sự cho phép Bắc Kinh duy trì sự hiện diện tại các vùng biển tranh chấp mà không cần đến sự hiện diện hải quân”.
Trung Quốc khăng khăng tuyên bố, họ có chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông nên có quyền hộ tống các tàu cá hoạt động tại đây.
Trung Quốc đã phải đối mặt với rất nhiều căng thẳng trong vấn đề lãnh thổ và môi trường ở hàng loạt ngành công nghiệp từ năng lượng tới khai khoáng hay nông nghiệp khi họ tìm kiếm nguyên liệu thô đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.
Trung Quốc đang ngày càng quả quyết hơn những năm gần đây trong việc theo đuổi các tài nguyên ở nước ngoài để đảm bảo bảo an ninh lương thực, nhu cầu nguyên liệu và an ninh năng lượng. Việc Bắc Kinh tăng cường đầu tư nước ngoài để gia tăng nguồn cung toàn cầu đã khiến Washington và nhiều quốc gia khác lo ngại về thế thống trị của Trung Quốc.
Cơn thèm khát của Trung Quốc ngày một lớn khi khoảng 87% nguồn thủy sản toàn cầu được xem là bị khai thác triệt để, tận thu hay cạn kiệt (theo Tổ chức Nông Lương LHQ). Trung Quốc cũng như những nước khác đã ký các thỏa thuận quốc tế cho phép họ đánh bắt tại các vùng biển toàn cầu.
Một báo cáo của Ủy ban châu Âu năm nay cho biết, Trung Quốc thông tin chỉ đánh bắt được 368.000 tấn giai đoạn 2010-2011 ở các vùng biển so với thực tế ước tính khoảng 4,6 triệu tấn. Châu Phi – nơi chính quyền địa phương có ít nguồn lực giám sát việc thực thi thỏa thuận đánh bắt song phương – chiếm hơn 2/3 sản lượng thu hoạch xa bờ của Trung Quốc.
Các tàu cá Trung Quốc đang hoạt động ở phạm vi ngày một xa hơn do nguồn hải sản cạn kiệt dần ở các vùng biển lân cận như xung quanh Triều Tiên, Indonesia và Myanmar, khiến sản lượng cá đánh bắt của Trung Quốc tại các vùng biển châu Á sụt giảm. Trong khi đó, sản lượng đánh bắt ở vùng Tây Phi lại tăng 14% về khối lượng và 41% về giá trị trong năm ngoái so với 2010.

Việt – Trung: ‘Những điều không thể không nói’

Làm cho nhân dân hai nước hiểu được, hiểu đúng mối quan hệ lịch sử này là một việc làm cần thiết, thậm chí rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Có thể khẳng định, quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc là một mối quan hệ đặc biệt. Nó đặc biệt ở sự gần gụi, tương đồng. Không chỉ tương đồng về chế độ chính trị, về phương thức tổ chức xã hội và phát triển kinh tế trong thời kỳ hiện đại mà trước hết ở sự gần gụi láng giềng, ở sự gần gụi văn hóa, lịch sử. Ít  nhất mối quan hệ này đã tồn tại từ khi lịch sử thành văn được ghi lại, hơn hai ngàn năm trước.
Một ví dụ là ngay từ thời Tần Thủy Hoàng đã lưu truyền câu truyện về tướng Lý Ông Trọng, một người to lớn dị thường và có tài thao lược của đất Giao Chỉ, làm đến chức Tư lệ hiệu úy của nước Tần, giúp Hoàng đế dẹp loạn miền Tây Vực khiến quân Hung nô còn khiếp oai ngay cả khi ông đã nằm xuống.
Làm cho nhân dân hai nước hiểu được, hiểu đúng mối quan hệ lịch sử này là một việc làm cần thiết, thậm chí rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà những sự tranh chấp về lợi ích lãnh thổ có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát và phủ mây đen lên mối quan hệ ấy.
Trong tinh thần đó, chúng tôi hoan nghênh loạt bài viết dưới mái chung: “Những điều không thể không nói ra” mà Tạp chí “Tri thức thế giới” của Trung Quốc đăng tải vào dịp này năm ngoái. Đó là các bài: “Lịch sử và sự thật: Diễn biến quan hệ Trung – Việt trước năm 1949″ (Tôn Hồng Niên, Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu lịch sử biên cương, Viện KHXH Trung Quốc) – “Quan hệ Trung – Việt từ 1949 đến nay” ( Vu Hướng Đông, Giám đốc Học viện Chủ nghĩa Mác, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) – “Những biến thiên trăm năm qua trong chiến lược ngoại giao với các nước lớn của Việt Nam” (Tôn Hồng Niên, Vương Thâm, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) – “Viện trợ Trung Quốc cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ” (Lục Đức An, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) và “Vấn đề biên giới trên đất liền và trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng Đông Nam Á” (Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Tế Nam).
Tất cả được đăng trong số 14, ra tháng 7 năm 2011. Như cách đặt vấn đề và như chúng tôi có thể hiểu, các tác giả muốn vẽ lên một bức tranh chân thực về những gì diễn ra trước hết trong quan hệ Việt – Trung, và sau nữa là trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng, qua đó góp phần điều chỉnh nhận thức của người này người khác, ở phía bên này hoặc bên kia.Ý định ấy là tốt và cần thiết. Lời lẽ trong các bài viết cũng tương đối vừa phải, trừ vài ngoại lệ.
Tuy nhiên, hoặc do quan điểm, nhận thức, hoặc do nguồn tư liệu dựa vào thiếu khách quan, nhiều nội dung trong loạt bài này đã không phản ánh sự thật, làm hỏng mục đích mà người viết có thể muốn đặt ra.
Vì một số lý do, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa có ý định trao đổi toàn bộ và triệt để các vấn đề mà “Những điều không thể không nói ra” đã đề cập. Chúng ta còn có nhiều dịp và nhiều cách để cùng nhau tìm đến sự thật.
*   *
1.  Lịch sử thành văn của nước Việt – nghĩa là những điều được ghi lại trên giấy trắng mực đen – xuất hiện khá muộn, hàng ngàn năm sau công nguyên. Hai lý do chủ yếu: chữ viết xuất hiện muộn và cả một thiên niên kỷ mất độc lập được gọi là “thời kỳ Bắc thuộc” – một ngàn năm Bắc thuộc. Lịch sử Việt Nam trong những năm tháng này còn là một phần lịch sử Trung Hoa, điều dù muốn hay không cũng phải thừa nhận. Và dù muốn hay không cũng phải thừa nhận, với Việt Nam một ngàn năm ấy là một ngàn năm không bình yên, nói một cách khiêm tốn.
Liệu có cần thiết phải nhắc lại những chuyện ” sát phu, hiếp phụ”, “bỏ xác cho hổ đói lên rừng bắt chim chả, chặt ngà voi; chịu để giao long ăn thịt xuống biển mò ngọc trai, kiếm đồi mồi” cung phụng các quan cai trị? Rồi một ngàn năm độc lập, những cuộc xâm lược từ phương Bắc đã để lại những gì tưởng chỉ cần nhắc đến một câu của thi hào Nguyễn Trãi thế kỷ thứ XV, “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn / Vùi con đỏ dưới hầm tai họa”, viết trong ” Đại cáo bình Ngô”.
Những cuộc xâm lược của Tống, Nguyên, Minh, Thanh trong kỷ nguyên độc lập của Việt Nam đều hết sức khốc liệt, đâu có phải quan hệ giữa hai nước trong thời kỳ này“trên tổng thể là hòa bình, hữu nghị”. Tác giả của “Diễn biến quan hệ Việt – Trung trước năm 1949″chỉ thừa nhận một cuộc xâm lược đến từ phía Bắc, đó là cuộc xâm lược của nhà Nguyên trong thời kỳ này (và lịch sử chính thống của Trung Quốc cũng chỉ thừa nhận như vậy) còn thì “phần nhiều những cuộc xung đột và chiến tranh giữa hai nước là do giới phong kiến Việt Nam quấy nhiễu biên giới Trung Quốc gây ra”.
Cần phải nói rõ những điều này. Một, chỉ một lần duy nhất nhà nước phong kiến Việt Nam có cuộc Bắc phạt và cũng chỉ với một mục đích duy nhất là phá cuộc chuẩn bị xâm lược Việt Nam của nhà Tống. Đó là vào ngay thời kỳ đầu sau Bắc thuộc, năm 1075, nhà Lý (Việt Nam) phát hiện nhà Tống (Trung Quốc) lập các tiền đồn tích trữ  binh lương ở Quảng Tây nhằm chuẩn bị tiến đánh “Giao Châu” (nước Việt) nên đã xuất quân, đánh xong lập tức rút ngay về phòng ngự mà vẫn không tránh khỏi cuộc tiến quân ồ ạt sau đó của nhà Tống.

“Hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới”. Tác giả: Nhan Sáng/ Ảnh đoạt giải cuộc thi Khoảnh khắc vàng
Hai, có lẽ chỉ dựa vào chính sử do các triều đại phong kiến Trung Quốc để lại mà các tác giả của “Những điều không thể không nói ra” không thừa nhận có các cuộc xâm lược Việt Nam của Tống, Minh, Thanh. Bởi vì “chính sử” luôn tìm cách mô tả đấy là những cuộc hành binh khôi phục trật tự, lập lại ngôi vương chính danh được các triều đình phong kiến Trung Quốc thừa nhận (nhưng là những phế để, phế triều đã bị sóng triều lịch sử Việt Nam gom về bến rác).
Sự thực như thế nào? Lấy ví dụ cuộc tiến quân dưới danh nghĩa “phù Trần, diệt Hồ” của nhà Minh đầu thế kỷ XV. “Phù Trần diệt Hồ” ở chỗ nào khi diệt xong cha con Hồ Quý Ly rồi liền bắt các kỳ hào, bô lão ký vào một tờ biểu dâng lên rằng: “Nay họ Trần không còn ai nữa, vả đất An Nam vốn là Giao Châu ngày trước, xin được đặt lại quận huyện như cũ” (theo “Minh sử”).
Nhưng có một thực tế là con cháu nhà Trần vẫn nổi lên ầm ầm chống lại quân Minh, lập nên một triều đại được lịch sử gọi là “kỷ Hậu Trần” thì người Minh lại gọi là “giặc” và phái binh đàn áp! Một thời kỳ “Bắc thuộc mới” kéo dài 20 năm với chính sách đồng hóa quyết liệt (tất cả sử sách nước Nam đều bị thu hết về Kim Lăng), với sưu cao thuế nặng, bắt phu khai mỏ vàng mỏ bạc rồi “chim chả, ngà voi” tận thu tận diệt khiến dân tình vô cùng khổ sở. Phải một cuộc kháng chiến gian khổ máu xương dằng dặc 10 năm của Lê Lợi – Nguyễn Trãi cuối cùng mới đưa được “cuộc phù Trần” về bên kia biên giới.
Làm sao có thể nói trong kỷ nguyên độc lập của Việt Nam ở thiên niên kỷ thứ hai, “giới thống trị Trung Quốc bấy giờ hoàn toàn không chủ động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam” được? Và ngay trong thời kỳ được coi là giao kết hòa hiếu giữa hai nước trong quan hệ “tông phiên” thì các triều đình phong kiến Việt Nam vẫn luôn bị sách nhiễu, áp lực.
Chỉ riêng việc đòi hỏi cung phụng, cống nạp – nhất là những sản vật quý hiếm – cũng trở thành gánh nặng tài chính cho nước Việt, gánh nặng khổ ải cho thứ dân, không thể nói là “không đáng kể”,tổng giá trị (của các đồ cống nạp) luôn thấp hơn đồ “hồi tặng” (từ phía triều đình Trung Quốc)” được.
Năm 1950, khi đích thân tiếp và tiễn đoàn cố vấn quân sự của nước Trung Hoa nhân dân sang giúp Việt Nam kháng Pháp, Chủ tịch Mao Trạch Đông căn dặn: “Các đồng chí phải nói với nhân dân Việt Nam rằng tổ tiên chúng ta đã có lỗi với Việt Nam, chúng ta xin tạ tội và nguyện một lòng một dạ ra sức giúp Việt Nam đánh bại thực dân Pháp” (trích Hồi ký xuất bản bằng tiếng Hán của các Cố vấn Trương Quang Hoa, Vũ Hóa Thẩm, Đặng Kim Ba).
Thủ tướng Chu Ân Lai trong lần đầu tiên sang thăm Việt Nam năm 1955, việc đầu tiên mà ông làm là đến thắp hương Đền thờ Hai Bà Trưng, những nữ tướng Việt Nam kiệt xuất trong thế kỷ thứ nhất cầm quân nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán và đã anh dũng hy sinh. Thiết nghĩ không cần phải dẫn thêm những ý kiến phát biểu của các nhà lãnh đạo khác như Diệp Kiếm Anh, Vi Quốc Thanh… xung quanh vấn đề này.
Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định, mối quan hệ tổng thể giữa hai nước láng giềng Việt Nam và Trung Quốc suốt mấy ngàn năm lịch sử không phải là một bức tranh tối màu, nhất là quan hệ dân gian. Trong sự phát triển và trưởng thành của mình, người Việt, nước Việt đã tiếp thu và học tập được nhiều từ nền văn hóa – văn minh Trung Hoa. Đấy cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến sự gần gụi, hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Đấy cũng là thực tế hiển nhiên không thể phủ định. Không thể có chuyện giới nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong trăn trở tìm về nguồn cội lại bỏ qua những giá trị xác định để thay bằng những lập luận“khoác lác”, “hư cấu”? Càng không thể tưởng tượng ra rằng nó có mục đích “đưa vào nội dung giáo dục quốc dân” để làm băng hoại quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc.
2.    Nửa sau của thế kỷ trước (thế kỷ XX), Việt Nam đã phải liên tục chiến đấu chống lại hai cuộc chiến tranh không cân sức: Kháng Pháp và kháng Mỹ. Cùng với nhân dân toàn thế giới, Trung Quốc đã có sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, có hiệu quả về cả vật chất lẫn tinh thần cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Vào thời kỳ cao điểm, khi Mỹ trực tiếp đổ quân vào tham chiến – có lúc lên đến hơn nửa triệu – nhiều chính phủ và tổ chức nhân dân trên thế giới đã tuyên bố sẵn sàng gửi quân chí nguyện đến giúp đỡ Việt Nam, nếu được phía Việt Nam chấp nhận.
Với tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính và cũng xét tới các hệ lụy, Chính phủ Việt Nam không chủ trương nhận quân tình nguyện chiến đấu, đặc biệt là bộ binh, và đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành của mình đến thiện chí năm châu. Những quân nhân nước ngoài có mặt ở phía Bắc Việt Nam lúc ấy bao gồm một số lượng hạn chế các cố vấn và chuyên gia quân sự Liên Xô trong các binh chủng kỹ thuật (tên lửa phòng không, không quân …), một vài biên đội không quân của CHDCND Triều Tiên mà lãnh đạo nước này mong muốn được đưa sang để thực tập chiến đấu.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã nhiều lần bày tỏ thiện chí sẵn sàng gửi quân tình nguyện đến Việt Nam trong các tuyên bố công khai cũng như trong những lần gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo Việt Nam. Kết quả là đã dẫn tới các ký kết giữa hai nước về việc đưa bộ đội hậu cần (công binh) của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào giúp việc khắc phục giao thông bị phá hoại bởi cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở Miền Bắc.
Trung Quốc cũng đề nghị đưa vào cả bộ đội pháo cao xạ để bảo vệ lực lượng công binh tác nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến lực lượng này. Người yêu cầu các nhà lãnh đạo Quân đội Việt Nam không đưa bộ đội Trung Quốc đến những vùng quá khó khăn ác liệt vì bạn chưa quen.
Thời kỳ đó, không quân Mỹ chia chiến trường Bắc Việt Nam thành ba vùng tác chiến: Vùng đánh phá tự do suốt ngày đêm từ Thanh Hóa trở vào vĩ tuyến 17, là vùng ác liệt nhất. Vùng thứ hai, vùng đánh phá có trọng điểm bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các vị trí chiến lược phía nam đường số 5. Vùng thứ ba, đánh phá có chọn lọc, là các tuyến giao thông phía bắc đường số 5.
Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ đội Trung Quốc đã được bố trí tác nghiệp trong vùng từ phía bắc đường số 5 đến biên giới Việt – Trung. Các lực lượng chí nguyện Quân Giải phòng Trung Quốc đã chiến đấu, phục vụ chiến đấu dũng cảm, quên mình vì nghĩa lớn, đồng cam cộng khổ với nhân dân Việt Nam, không chỉ góp phần khắc phục đường sá bị phá hoại, giúp Việt Nam làm mới nhiều con đường, nhiều công trình mà còn tham gia chiến đấu, trực tiếp bắn rơi hơn 100 máy bay Mỹ. Tổng cộng đã có hơn 310.000 lượt bộ đội Trung Quốc có mặt trên chiến trường miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968 (nói chung, 6 tháng thay quân một lần) trong đó hơn 1000 chiến sĩ hy sinh (hơn 4000, bao gồm cả các chiến sĩ bị thương).
Theo đề nghị của phía Trung Quốc, các liệt sĩ Trung Quốc đã được chôn cất tại trên 40 nghĩa trang ở Việt Nam và hiện nay vẫn được chính quyền và nhân dân các địa phương coi sóc, tu tạo.
3. Phía Trung Quốc từng xuất bản một cuốn sách công bố 7 lần xuất quân ra nước ngoài của Quân Giải phóng Nhân dân từ sau ngày thành lập nước CHND Trung Hoa, trong đó quá nửa là xuất quân sang Việt Nam. Điều đau lòng là, hầu hết những lần xuất quân đến Việt Nam ấy đều được mô tả là để “đánh trả”, “trừng phạt” cái quốc gia mà Trung Quốc từng coi là anh em (đến bây giờ có lẽ vẫn là “anh em” vì lãnh đạo hai bên nói chung vẫn ôm hôn nhau theo kiểu “các nước anh em” thường làm).
Chúng tôi sẽ không đề cập đến ở đây bản chất các cuộc “đánh trả”“trừng phạt” ấy – xin trở lại một dịp khác, nếu cần thiết – mà chỉ xin trao đổi những gì liên quan được nêu ra từ các bài viết trong “Những điều không thể không nói ra”.
Thứ nhất, phải khẳng định rằng, trừ cuộc “tiến quân” trong giai đoạn 1965 -1968 nhằm chi viện nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà tôi vừa đề cập, tất cả các cuộc tiến quân khác (1974: đánh chiếm Hoàng Sa – Trung Quốc gọi là Tây Sa; 1979: Chiến tranh biên giới Việt – Trung; 1983 – 1984: đánh chiếm các điểm cao chiến lược ở tỉnh Hà Giang – Trung Quốc gọi là Lão Sơn (và xung quanh); 1988: đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa – Trung Quốc gọi là Nam Sa) đều do Trung Quốc âm thầm khởi binh rồi bất ngờ đánh úp, nhằm lúc đối phương chưa sẵn sàng chuẩn bị. Tất cả đều giống nhau, không ngoại lệ. Làm gì có cái gọi là “sự xâm lăng, khiêu khích từ phía Việt Nam”? Mưu kế chiến tranh từ thời Tôn Tử đã chẳng lạ gì phương sách mà sau này L.Hart và nhiều tác gia quân sự đông tây phải ngả mũ, “Nguyên cớ ư ? Ở ta!”
Thêm nữa, sau năm 1975, mặc dù giành được nguyện vọng ngàn đời là độc lập dân tộc, thống nhất non sông, Việt Nam hoàn toàn bị kiệt quệ bởi ba mươi năm chiến tranh (nền kinh tế Việt Nam bị tụt đến đáy trong thập niên 75 – 85 là một minh chứng). Lo ăn, lo mặc cho dân mình còn chưa xong lẽ nào Việt Nam còn muốn mang sức kiệt đi đánh nước người? Mà đó lại là quốc gia hùng mạnh Trung Quốc và còn hơn thế nữa, một đất nước đã có sự ủng hộ to lớn cho Việt Nam trong kháng chiến! Ơn vừa mới đó mà đã quên được ư? Trọng ơn là truyền thống của dân tộc này, không ai có thể bới ra được chứng cứ ngược lại!
Và do đó phải thừa nhận là Việt Nam đã bị bất ngờ khi cuộc chiến tranh tháng 2/1979 xảy ra. Có thể có xung đột cường độ thấp nhưng là cả một cuộc chiến tranh với sự tiến quân ồ ạt của hàng chục sư đoàn đối phương trên toàn tuyến biên giới là điều chưa được phía Việt Nam tiên liệu.
Thứ hai, cần phải nói rõ một điều: Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố Trường Sa và Hoàng Sa (Nam Sa và Tây Sa) là của một quốc gia nào khác ngoài Việt Nam. Và càng không có việc Việt Nam đã “hoàn toàn thay đổi lập trường” về vấn đề này. Câu chuyện như sau: Năm 1958, sau khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền về lãnh hải 12 hải lý, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai bày tỏ sự ủng hộ tuyên bố ấy, chỉ đơn giản như vậy. Sự ủng hộ đó là thiện chí nếu tính tới cuộc xung đột giữa nước Trung Hoa nhân dân với Đài Loan trong vùng Kim Môn, Mã Tổ lúc bấy giờ. Còn trong năm 1974, khi xảy ra sự việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa (Tây Sa), chính các bên đang quản lý thực tế vùng biển này là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối.
Thứ ba. Bắt đầu từ sự xâm lược của thực dân Pháp thế kỷ XIX lập nên xứ Đông Dương thuộc Pháp rồi tiếp đến là cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra giữa thế kỷ XX mà mà vận mệnh của ba nước Đông Dương gắn chặt với nhau: chung một kẻ thù, chung một mục đích giải phóng và độc lập dân tộc. Trong cuộc đấu tranh chung, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân Lào, nhân dân Campuchia anh em và Việt Nam cũng hết lòng vì đất nước và nhân dân bạn. Làm theo lời dạy đầy ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giúp bạn là giúp mình”, hàng chục vạn chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đã không tiếc xương máu chiến đấu quên mình trên đất nước Lào và đất nước Campuchia, không nhằm một mục đích tiểu bá, đại bá hay Liên bang Đông Dương nào hết.
Một khi chiến tranh kết thúc, tình hình yên ổn trở lại và được nhân dân bạn cho phép, tất cả các lực lượng này đã rút hết về nước, bao gồm cả những liệt sĩ đã nằm xuống trên đất Lào, Campuchia cũng được quy tập về đất mẹ Việt Nam (con số được quy tập đến nay đã là gần 50.000 liệt sĩ). Việt Nam, Lào, Campuchia ngày nay lại cùng đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển đất nước mình, với tư cách là những quốc gia độc lập, có chế độ chính trị riêng biệt, điều mà cả thế giới đều thấy rõ.
Đáng ngạc nhiên là trong bài “Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á”, tác giả gợi lại vấn đề không có thực là “lãnh thổ K.K.K”“một phần đất đai Campuchia bị mất vào tay Việt Nam”. Với mục đích gì vậy? Tác giả có biết rằng trong tháng 8 năm 2012 vừa qua chính đại diện của nước CHND Trung Hoa tại Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu bác bỏ yêu cầu được có tiếng nói tại tổ chức quốc tế này của cái gọi là “phong trào K.K.K”? Sự trung thực cộng sản – nếu có thể gọi như vậy – là ở chỗ nào?
Thứ tư. Có những sự thực ít người biết đến, nhưng chẳng lẽ những người chủ trì một tạp chí có tên tuổi trong ngành như “Thế giới tri thức” lại ở trong trường hợp như vậy? Tôi muốn đề cập câu chuyện về điểm cao khống chế 1509 mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Trong bài “Quan hệ Việt – Trung từ năm 1949 đến nay”, tác giả đã mô tả những trận đánh đẫm máu, ác liệt để giành khu vực này vào năm 1984 như là cuộc chiến đấu vinh quang chống lại sự xâm lược của quân đội Việt Nam.
Hơn nữa, chúng tôi còn được biết, nơi đây nay đang trở thành một điểm du lịch của phía Trung Quốc với những trưng bày và thuyết minh bất chấp chân lý, bất chấp mọi sự nhẫn nhịn, trên thực tế phá hoại quan hệ Việt-Trung mà các bạn bày tỏ muốn vun đắp. Liệu có cần phải đánh thức “sự thật lịch sử”?
Cuối cùng, về câu chuyện hoang đường “Việt Nam bắt nạt Trung Quốc“, “Việt Nam luôn áp dụng phương châm đối đầu trực diện với Trung Quốc, một bước không lùi”, để thay lời kết luận, tôi xin kể hai chuyện nhỏ : Tháng 1/1979, khi quân đội Việt Nam mở chiến dịch phản công đánh trả cuộc xâm lấn toàn diện của chế độ Pôn Pốt với một tốc độ tiến quân mà các hãng thông tin trên thế giới mô tả là nhanh như điện sẹt, các mũi tiến công và vu hồi đã sẵn sàng khép chặt biên giới Campuchia – Thái Lan trong “tích tắc”, thì lập tức nhận được lệnh buông lỏng, nhờ đó mà bộ sậu lãnh đạo Khơme đỏ chạy thoát. Nhưng mục đích đã đạt được: Không để một ai trong số hàng ngàn chuyên gia cố vấn quân sự và dân sự “người nước ngoài” bị kẹt lại hoặc bị bắt giữ.
Câu chuyện thứ hai là tháng 2 năm ấy (1979), bị bất ngờ bởi cuộc tấn công của Quân đội Trung Quốc, các lực lượng phòng ngự Việt Nam tạm thời bị đẩy lui khỏi tuyến biên giới. Nhưng ngay sau cuộc phòng ngự, bộ đội Việt Nam đã tổ chức phản công và một chiến dịch – chiến lược tiến công quy mô với lực lượng mạnh cả xung lực lẫn hỏa lực nhằm vào đối phương đang tập trung ở một thành phố biên giới đã được triển khai. Mọi sự đã sẵn sàng và đây chắc chắn là một đòn giáng trả mạnh mẽ, gây thương vong nặng nề. Chỉ ít giờ trước thời điểm nổ súng, chiến dịch được hủy bỏ khi phía Trung Quốc tuyên bố bắt đầu cuộc triệt thoái.
Thẳng thắn và mà nhìn nhận, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bản chất là một mối quan hệ tích cực và cần phải như vậy. Xin được đề cập đến vào một dịp khác. Bài viết này của tôi không có mục đích tranh luận, ngay cả về phương diện học thuật. Nó đơn giản chỉ là “những điều không thể không nói ra”, không thể không làm rõ vậy thôi.
TS Vũ Cao Phan

—-
Chú thích: Những chữ để nghiêng trong bài này là trích từ “Những điều không thể không nói ra” hoặc từ các cuốn sách xuất bản ở Trung Quốc (TG).
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/103648/viet—trung—nhung-dieu-khong-the-khong-noi-.html

Mẹ của bé Phương Uyên gửi đơn tố cáo, kêu cứu khẩn cấp

 XuanVN blog

Mẹ của sinh viên Phương Uyên gửi Đơn Kêu Cứu tới Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo
Thưa các bạn sinh viên! Ngày 31/12/2012 vừa qua, Ban đại diện Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo có nhận được Đơn Kêu Cứu của Mẹ bạn sinh viên Phương Uyên với nội dung trình bày sự thật và xin được sự nâng đỡ về tinh thần. Bạn Phương Uyên là một sinh viên yêu nước và đã có những hành động chống lại sự xâm lược của Trung Quốc nên đang bị bắt giữ…
Xin được gửi tới các bạn sinh viên nội dung Đơn Kêu Cứu:

 SVCG.
Được đăng bởi XUANVN

Mỹ cam kết thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam

Việt Hà, phóng viên RFA -2013-01-03
Đầu năm mới 2013, đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã có một buổi gặp gỡ cởi mở với đông đảo cộng động người Việt tại Mỹ và báo giới để nêu lên những quan ngại về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
RFA photo/Đậu Thanh Vân -Bác sĩ Nguyễn Quốc quân, Chủ tịch Ủy ban yểm trợ cao trào nhân bản (phải) và ông Daniel Baer, Phó phụ tá Ngoại trưởng, đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động, tại buổi gặp gỡ cộng người Việt tại Falls Church, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, ngày 02/01/2013.
Qua buổi gặp gỡ, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho biết những kế hoạch sẽ xúc tiến trong năm mới để đẩy mạnh dân chủ nhân quyền ở đất nước vốn từng là cựu thù và nay đang có tiềm năng trở thành đối tác chiến lược quan trọng của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương.

Chia sẻ thông tin

Vào chiều ngày 2 tháng giêng, tại tư gia của bác sĩ Nguyễn Quốc quân, Chủ tịch Ủy ban yểm trợ cao trào nhân bản, tại Falls Church, tiểu bang Virginia, đã diễn ra buổi tiếp tân gặp mặt giữa ông Daniel Baer, Phó phụ tá Ngoại trưởng, đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động, với cộng đồng người Việt tại hải ngoại quan tâm đến vấn đề nhân quyền trong nước.
Mục đích của buổi tiếp tân nhằm chia sẻ thông tin giữa Bộ Ngoại giao với cộng đồng người Việt tại hải ngoai về vấn đề nhân quyền trong nước. Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, người tổ chức buổi tiếp tân cho chúng tôi biết:
Nhân quyền là vấn đề trung tâm của lãnh đạo Mỹ không chỉ bởi đó là xuất phát của chúng ta mà còn là mục đích mà chúng ta hướng tới. Ông Daniel Baer
“Tôi nhận thấy là cộng đồng người Mỹ gốc Việt đa số là lo lắng không thỏa mãn lắm với tình hình nhân quyền càng tồi tệ ở Việt Nam và họ cảm thấy là họ không được biết nhiều về chính sách của Mỹ với Việt Nam. Vì thế chúng tôi muốn làm nhịp cầu để có sự liên hệ giữa cộng đồng người Mỹ gốc Việt với Bộ Ngoại giao và tòa đại sứ và quốc hội Hoa Kỳ để chúng ta biết được đường lối của họ thì chúng ta mới có kế hoạch hoạt động hữu hiệu được.”
Ngay trong phần mở đầu bài phát biểu ngắn khoảng hơn 10 phút, ông Daniel Baer đã khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền tại các nước trong chính sách ngoại giao của Mỹ:
“Nhân quyền là vấn đề trung tâm của lãnh đạo Mỹ không chỉ bởi đó là xuất phát của chúng ta mà còn là mục đích mà chúng ta hướng tới.”
Sau khi khẳng định cam kết cổ vũ cho nhân quyền trên thế giới, ông Daniel Baer đã dành phần lớn thời gian bài phát biểu và trả lời câu hỏi về những dự định của Mỹ trong năm 2013 để cổ vũ cho nhân quyền tại Việt Nam. 3 điểm chính được ông nói tới, đồng thời cũng là những quan ngại từ lâu nay về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, bao gồm tự do internet, tự do báo chí, tự do tôn giáo và quyền của người lao động.
Ông cho biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chú ý nhiều hơn đến những thay đổi trong việc thắt chặt kiểm soát internet thời gian qua tại Việt Nam:
vh-0102-250.jpg
Việt Hà phỏng vấn ông Daniel Baer, Phó phụ tá Ngoại trưởng, đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động, tại tư gia của bác sĩ Nguyễn Quốc quân, Chủ tịch Ủy ban yểm trợ cao trào nhân bản, tại Falls Church, tiểu bang Virginia, chiều ngày 02/01/2013. RFA photo/Đậu Thanh Vân.
“Có rất nhiều những quy định mới về internet đã gây quan ngại và sẽ là quan ngại trong tương lai. Bên cạnh những thay đổi về quy định đó, chúng ta cũng thấy trong vòng 6 đến 12 tháng qua đã có nhiều vụ bắt giữ, truy tố những người thực hiện quyền con người của mình trên internet.….. Tự do internet là quyền lợi của Việt Nam và tất cả chúng ta. Càng có nhiều người được chia sẻ thông tin, ý tưởng trên mạng, thì càng có nhiều sáng tạo vượt biên giới, và đó là điều mà chúng ta cần phải đạt được tiến bộ trong năm 2013.”

Thúc đẩy tự do tôn giáo

Nói về vấn đề tự do tôn giáo, ông Daniel Baer thừa nhận đây là vấn đề tồn tại lâu dài và phía Hoa Kỳ đã nhiều lần thúc giục Việt Nam phải đảm bảo cho người dân thực hiện quyền tự do tín ngướng:
“Theo tôi đây cũng là lĩnh vực có những vấn đề cụ thể mà chính phủ có thể làm để đạt được tiến bộ. Tôi biết đã có nhiều thảo luận giữa Mỹ và Việt Nam về decree 92 và ý nghĩa của nó là gì đối với tự do tôn giáo. Đó là điều chúng tôi sẽ chú ý trong thời gian tới. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc giục chính phủ Việt Nam cho phép người dân thực hiện các quyền tự do tín ngưỡng của mình.”
Nghị định 92 của chính phủ Việt Nam ban hành tháng 11 năm 2012 quy định việc thi hành pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là nghị định gặp phải những chỉ trích từ cộng đồng nhân quyền.
Đại diện Bộ ngoại giao cũng khẳng định đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear đang làm tốt công việc của mình, bất chấp một số chỉ trích cho rằng ông đã không đẩy mạnh vấn đề nhân quyền tại Việt Nam:
Tôi nhận thấy là cộng đồng người Mỹ gốc Việt đa số là lo lắng không thỏa mãn lắm với tình hình nhân quyền càng tồi tệ ở Việt Nam. BS Nguyễn Quốc Quân
“Đại sứ Shear và nhân viên của mình ở Hà nội đang làm tốt công việc của mình, chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với họ để chia sẻ thông tin và có được ý tưởng tốt nhất từ những người ở Việt Nam làm thế nào để có thể chúng ta có được những cách làm việc hiệu quả với Việt Nam, với người Việt Nam và cổ vũ cho nhân quyền ở Việt Nam. Theo tôi điều này quan trọng hơn cả việc chỉ nói lên các quan ngại trong từng trường hợp cụ thể mặc dù chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục làm vậy. Chúng tôi cũng phải tìm ra các bước đi vững chắc tiếp theo để….. đồng thời cũng để cho mọi người thấy đây không phải là vấn đề bên lề mà phải được coi là vấn đề trung tâm trong quan hệ hai nước, trung tâm cho tương lai.”
Nói về tiến trình dân chủ hóa, ông  Daniel Baer cho rằng, dân chủ hóa ở Việt Nam cũng như ở các nước không thể đến một cách ép buộc và phải từ chính nội lực của người Việt trong nước tạo thay đổi. Đó cũng chính là điều đã xảy ra với Miến Điện.
Phát biểu cảm tưởng sau buổi tiếp tân, ông Đòan Hữu Định, chủ tịch cộng đồng người Việt hải ngoại ở Virginia cho biết:
“Tôi có cảm tưởng là nếu Hoa Kỳ có can thiệp với Việt Nam về vấn đề nhân quyền thì tôi mong muốn là cộng đồng hải ngoại có tiếng nói. Do đó đề nghị của tôi với bộ ngoại giao là chúng ta nên có một buổi họp làm việc chung với nhau để người Việt hải ngoại biết được tin tức gì từ trong nước thì chia sẻ, và bộ ngoại giao có tin tức nào từ trong nước thì cho chúng tôi biết rõ ràng, tin tức và nhân quyền phải được chia sẽ rõ ràng.”
Còn bác sĩ Nguyễn Quốc Quân thì cho rằng:
“Có lẽ đây là lần đầu tiên ông ấy ngồi trình bày đầy đủ về các câu hỏi về nhân quyền. Tôi thấy là phần nào, dù chưa thể đáp ứng ngay các đòi hỏi của chúng ta là có tự do dân chủ và nhân quyền ngay nhưng ít nhất họ đang cố gắng làm và họ chứng tỏ họ đang làm. Tôi thấy đó là tích cực gây sự hiểu biết và liên hệ để có thể làm việc chung với chính phủ Hoa Kỳ.”
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân hy vọng buổi gặp gỡ này sẽ là mở đầu cho những cuộc gặp tương tự khác trong tương lai giữa Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

Phó Trợ Lý Ngoại Trưởng Mỹ nói về vấn đề nhân quyền Việt Nam

Phó Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Daniel B. Baer (Ảnh: Hoài Hương-VOA)

03.01.2013
WASHINGTON, D.C. — Ngày 2 tháng Giêng năm 2013, Tiến sĩ Daniel Baer, Phó Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động đã có một buổi gặp gỡ với cộng đồng người Việt và giới truyền thông Việt ngữ tại tư gia Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, Chủ Tịch của tổ chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản và đại diện tổ chức Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ do bác sĩ Nguyễn Đan Quế thành lập. Phóng viên Hoài Hương của Ban Việt ngữ VOA có mặt trong cuộc gặp gỡ và được Phó Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Daniel Baer dành cho một cuộc phỏng vấn riêng. Mời quý vị theo dõi.

Trong năm 2012, Việt Nam đã leo thang chiến dịch đàn áp những tiếng nói bất đồng ở trong nước. Nhiều blogger, nhà báo, dân oan, lãnh đạo tôn giáo, các nhà đấu tranh cho dân chủ…đã bị bắt bớ, bỏ tù trong một chiến dịch đàn áp kéo dài cho tới những ngày cuối của năm 2012. Điển hình là trường hợp luật sư Lê Quốc Quân, một trong những nhân vật bất đồng được nhiều người biết tiếng, bị bắt hôm 27 tháng 12 ở Hà Nội, giữa lúc ông đang đưa con đi học.
Nhân quyền không chỉ là một vấn đề đạo đức, mà nhân quyền còn phục vụ quyền lợi chiến lược...

Một số trường hợp khác cũng thu hút sự chú ý đặc biệt của nhiều người trên thế giới, kể cả của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, như trường hợp blogger Điếu Cày, người bị tòa tuyên án tù cùng với 2 blogger khác thuộc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, là Tạ Phong Tần và anh Ba Saigon. Trả lời câu hỏi về các trường hợp này, Phó Trợ lý Ngoại Trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao Động Daniel Baer nói cần đặt xu hướng tiêu cực đó trong bối cảnh toàn cầu.

Ông Baer nói: “Một trong những điều chúng ta chứng kiến trên khắp thế giới là một số chính quyền ngày càng coi công nghệ mới là một mối đe dọa, do đó đã phản ứng bằng nhiều cách. Họ đặt ra những quy định mới để hạn chế khả năng của dân được hành xử các quyền tự do hoặc tiếp cận thông tin trên mạng; có khi họ áp dụng các biện pháp nhắm vào các cá nhân riêng lẻ để hạn chế những người được coi là chỉ trích chính quyền, hoặc chia sẻ những thông tin mà nhà nước lo ngại không biết sẽ gây phản ứng gì trong công chúng. Đó là những gì chúng ta thấy đã xảy ra trong 6 hay 12 tháng qua ở Việt Nam, và cũng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới.”
Khi một công dân Mỹ bị bắt hay bỏ tù, thủ tục thường lệ là lãnh sự sẽ tìm cách tạo điều kiện để người đó được bênh vực về mặt pháp lý...trường hợp Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân cũng thế, chúng tôi hy vọng ông, trong tư cách là một công dân Mỹ, phải được đối xử công bằng...

Một trường hợp đặc biệt gây căng thẳng cho quan hệ Việt-Mỹ trong năm qua là trường hợp Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, một công dân Mỹ bị bắt ngay khi vừa về tới Việt Nam, và hiện đang chờ ngày ra tòa.

Tiến sĩ Daniel Baer nói: “Người Mỹ du hành khắp nơi trên thế giới, và trong cương vị một nhà ngoại giao, tôi muốn các công dân Mỹ tự hào về những dịch vụ lãnh sự dành cho họ khi đi ra nước ngoài, sứ quán luôn tìm mọi cách để giúp bất cứ ai gặp khó khăn khi họ cần tới sự giúp đỡ của sứ quán. Khi một công dân Mỹ bị bắt hay bị bỏ tù, thủ tục thường lệ là lãnh sự sẽ tìm cách tạo điều kiện để người đó được bênh vực về mặt pháp lý, nhân viên lãnh sự sẽ trao đổi với chính quyền sở tại để bảo đảm công dân Mỹ được đối xử tử tế, tôi mong trường hợp Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân cũng thế, chúng tôi hy vọng ông, trong tư cách là một công dân Mỹ, phải được đối xử công bằng.”

Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear năm ngoái đã bị một số nhà lập pháp Mỹ chỉ trích nặng nề vì trường hợp của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, Phó Trợ Lý Ngoại Trưởng Daniel Baer nói ông hoàn toàn tin tưởng nơi ông đại sứ.

“Tôi cho rằng ông là một nhà ngoại giao tuyệt vời, chúng ta rất may mắn được Đại sứ Schear làm đại diện ngoại giao ở Việt Nam. Đối với ông, cũng như đối với tôi, nhân quyền là trọng tâm trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam.”

Được hỏi về thách thức lớn nhất trong công việc của ông, Phó Trợ lý Ngoại giao đặc trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động Mỹ nói nhân quyền là một vấn đề dài hạn, đòi hỏi nhiều năm trước khi thấy được những tiến bộ.
Tôi cho rằng Ðại sứ Mỹ David Shear là một nhà ngoại giao tuyệt vời, chúng ta rất may mắn được ông Schear làm đại diện ngoại giao ở Việt Nam...

Ông Baer nói: “Thách thức lớn nhất trong các cuộc thảo luận với các chính quyền trên khắp thế giới, là khẳng định lập trường kiên định của Hoa Kỳ, như cả Ngoại trưởng Clinton cũng như Tổng Thống Obama đã nói, lý do khiến nhân quyền được đặt tại trọng tâm chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, là bởi vì nhân quyền là quyền của mọi con người khi sinh ra, nhân quyền còn là một phần của luật quốc tế, và rõ rệt khi nhân quyền được tôn trọng trên thế giới, thì nhân quyền phục vụ quyền lợi của tất cả, bởi vì các quốc gia tôn trọng nhân quyền là đối tác tốt hơn của Hoa Kỳ, và có tôn trọng nhân quyền thì một quốc gia mới khai thác được hết tiềm năng kinh tế của mình. Chúng tôi tìm cách thuyết phục các nước khác là khi Hoa Kỳ nêu lên vấn đề nhân quyền thì không phải là vì người Mỹ muốn gây khó khăn, hay có ý muốn làm cho nước khác suy yếu, mà ngược lại, là vì muốn làm cho nước ấy mạnh hơn, bởi có như thế thì Hoa Kỳ mới mạnh hơn, nhân quyền không chỉ là một vấn đề đạo đức, mà nhân quyền còn phục vụ quyền lợi chiến lược. Nhân quyền là một chiến lược để thành công. ”

Ông Daniel Baer nói khi ông thảo luận với chính quyền Việt Nam, nơi mà người chủ các trang mạng phải chịu trách nhiệm về nội dung do người sử dụng tải lên, ông nhấn mạnh rằng biện pháp ấy có hệ quả không chỉ về nhân quyền, mà còn có hệ quả thương mại. Và ông đã tìm cách thuyết phục các nước có cao vọng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế rằng một mạng lưới thông tin toàn cầu tự do là một phần trong công thức đưa tới thành công.

Tôi mong Việt Nam sẽ đề ra những bước hướng tới một mạng internet thật sự cởi mở và tự do, khả dĩ có thể làm bàn đạp để tiếp tục tăng trưởng kinh tế, là điều mà cả chính phủ lẫn các công dân Việt Nam đều mong muốn...
Ông Baer nói quan hệ Việt-Mỹ không chỉ xoay quanh vấn đề nhân quyền mà mối quan hệ song phương sâu rộng và phức tạp hơn nhiều. Hướng tới phía trước, ông nói:

“Bước sang năm 2013, điều mà chúng tôi hy vọng là xu hướng tiêu cực về nhân quyền trong thời gian qua ở Việt Nam sẽ chấm dứt và tình hình này sẽ được đảo ngược, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam rất tự hào – một cách xứng đáng- là nơi có tỷ lệ sử dụng internet rất cao. Tôi mong Việt Nam sẽ đề ra những bước hướng tới một mạng internet thật sự cởi mở và tự do, khả dĩ có thể làm bàn đạp để tiếp tục tăng trưởng kinh tế, là điều mà cả chính phủ lẫn các công dân Việt Nam đều mong muốn.”

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân trao thư của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cho Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Baer. (Ảnh: Hoài Hương - VOA)

​​Trong buổi gặp gỡ với cộng đồng người Việt tại tư gia Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, Chủ Tịch của Tổ chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản vào đêm hôm qua, Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, trong tư cách đại diện Tổ chức Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ, đã trao lại cho Tiến sĩ Daniel Baer một bức thư của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, sáng lập viên của Tập Hợp vì Nền Dân Chủ, và là bào đệ của Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân. Bác sĩ Quân cho biết về nội dung của lá thư:

“Trong thư của Bác sĩ Quế có đề cập đến chuyện Tổng Thống Obama cũng có nói rằng thành công về kinh tế mà không đi đôi với dân chủ thì nó cũng chỉ là một hình thức khác của sự nghèo nàn. Và Ngoại trưởng Clinton trong buổi phát biểu tại Hawaii cũng nói rằng chúng tôi đã nói rất rõ cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là muốn trở thành một đối tác chiến lược của Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á và Thái bình dương thì họ phải cải thiện, tôn trọng vấn đề nhân quyền cho dân chúng Việt Nam. Bác sĩ Quế nói tất cả những lời khuyến cáo đó, nhà cầm quyền cộng sản đã bỏ ngoài tai và tiếp tục đàn áp, là vì họ sợ mất quyền hạn, mất quyền cai trị. Thành ra họ tiếp tục họ đàn áp, tước bỏ các quyền căn bản của dân chúng Việt Nam. Bác sĩ Quế dẫn chứng rằng chủ thuyết cộng sản đã thất bại, đường lối lãnh đạo đó đã thất bại, đưa Việt Nam đến bờ vực thẳm. Điều mà Bác sĩ Quế nhấn mạnh là tất cả những sự khó khăn, những bế tắc hiện nay, nguồn gốc là do Đảng Cộng Sản, thành ra vấn đề là phải thay đổi, Đảng Cộng Sản phải từ bỏ Điều 4 Hiến Pháp, độc quyền lãnh đạo đất nước.”

Hoài Hương - (VOA)

Trung Quốc đưa tàu chiến mới và mạnh nhất ra Biển Đông

Các tàu hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận ngoài khơi tỉnh Chiết Giang.

Trước sự tranh chấp của năm nước khác bao gồm Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đưa tàu tác chiến hiện đại nhất của mình ra Biển Đông như một hành động khẳng định chủ quyền tại đây.

Báo China Times của Đài Loan đưa tin tàu chiến Liễu Châu loại 054A được đưa vào hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc, trở thành chiếc tàu thứ sáu kiểu này hiện diện trong khu vực.

Dù tàu chiến loại 054A không phải là thiết kế mới nhưng chiếc Liễu Châu vừa bổ sung cho hải quân Trung Quốc được trang bị những công nghệ tiên tiến hàng đầu với một hệ thống phi đạn phòng không tầm trung có khả năng phá hủy các mục tiêu trên không ở khoảng cách tới 50 cây số.

Vì tàu Liễu Châu nằm dưới sự chỉ huy của Hạm đội Nam Hải đóng ở Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông, giới phân tích cho rằng nhiệm vụ chính của con tàu đa năng được trang bị võ khí tinh vi này là nhằm bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trung Quốc đưa tàu Liễu Châu ra Biển Đông không lâu sau khi Hoa Kỳ cam kết tăng cường sự hiện diện quân sự ở Philippines.

Hôm 27/12, Trung Quốc cũng đưa một tàu tuần tra đại dương lớn có trang bị bãi đáp trực thăng ra Biển Đông. Bắc Kinh nói tàu Hải Tuần 21 dưới sự quản lý của Cục An toàn Hàng hải tỉnh Hải Nam sẽ giám sát an toàn lưu thông hàng hải và thực hiện các quy ước quốc tế.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng tu sửa và chuyển giao 2 tàu khu trục và 9 tàu hải quân cũ vào hạm đội hải giám để tăng thêm sức mạnh bảo vệ các lợi ích hàng hải quốc gia trong khi bắt đầu thực thi quy định mới từ ngày 1/1 về lục soát, trục xuất tàu bè trên Biển Đông bị Bắc Kinh cho là xâm nhập lãnh hải bất hợp pháp.

Nguồn: China Times, Want Daily
VOA

Nguyễn Hưng Quốc - Tại sao nhà nước Việt Nam sợ biểu tình?

Người dân Việt Nam xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 9/12/2012.

Thái độ của chính quyền Việt Nam trước các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn và Hà Nội có thể tóm gọn vào một chữ: Sợ.

Nhưng tại sao họ lại sợ?

Có hai lý do chính:

Thứ nhất, họ không muốn làm phật lòng Trung Quốc. Trong các cuộc họp cấp cao giữa hai nước, bao giờ người ta cũng hứa hẹn là không khích động quần chúng để làm trầm trọng thêm các mâu thuẫn hiện có. Lời hứa ấy, Trung Quốc không cần giữ: báo chí nước họ tha hồ chửi bới Việt Nam, thậm chí, đe dọa tấn công Việt Nam; nhưng riêng Việt Nam thì Việt Nam phải giữ. Giữ vì sợ. Cái sợ của người yếu thế.

Nhưng lý do thứ hai này, theo tôi, mới quan trọng nhất: chính quyền Việt Nam sợ đám đông.

Sợ vì nhiều lý do.

Thứ nhất, đám đông nào cũng vận động theo luật quán tính. Đã được tự do biểu tình lần thứ nhất, họ sẽ xuống đường biểu tình lần thứ hai, rồi lần thứ ba, rồi lần thứ tư. Cứ thế, tiếp tục.

Thứ hai, đám đông, tự nó, là một lực hút. Từ một trăm, nó rất dễ trở thành một ngàn; và từ một ngàn, nó cũng rất dễ trở thành mười ngàn, vài chục ngàn, thậm chí, vài trăm ngàn người. Các phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại di động, với nhiều chức năng gắn liền với nó, càng làm mức độ tập trung người gia tăng nhanh chóng. Các cuộc cách mạng ở Trung Đông và Bắc Phi trong năm 2011 chứng minh cho điều đó. Qua các mạng truyền thông xã hội, tốc độ tập hợp dân chúng trong các cuộc biểu tình nhanh chóng đến độ vượt ra ngoài sự chuẩn bị cũng như tưởng tượng của bất cứ một lực lượng chính trị nào, theo hay chống, trong hay ngoài nước. Chúng giống như những đám mây, thoạt đầu, còn lẻ loi, sau, cứ ùn ùn từ đâu kéo đến, làm đen nghịt cả bầu trời. Đến lúc ấy, không ai có thể kháng cự lại được nữa. Kể cả những tên độc tài khát máu nhất.

Thứ ba, đám đông, tự bản chất, là phi lý tính. Đứng một mình, người ta thường rất tỉnh táo, biết tính toán, biết cân nhắc lợi hại, và do đó, biết sợ. Nhưng khi nhập vào đám đông, tất cả những tính toán ấy đều rất dễ biến mất. Người ta bị hút vào tập thể. Ở tập thể ấy, quan trọng nhất là người dẫn đầu. Nhà văn Nguyễn Viện, trong bài “Năm năm nhìn lại các cuộc biểu tình”, kể lại: Trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên tại Sài Gòn vào ngày 9/12/2007, trong lúc mọi người còn e dè, phân vân, lưỡng lự, sợ sệt, hai nhà thơ Phan Bá Thọ và Vương Văn Quang liều lĩnh tiến lên, từ Nhà Văn hóa Thanh niên băng qua đường đến sát Tòa Tổng Lãnh sự Trung Quốc. Mọi người ùa theo. Thế là cuộc biểu tình bùng nổ.

Thứ tư, cũng do bản chất phi lý tính ấy, đám đông nào cũng chứa đựng đầy bất trắc. Nó có thể biến tướng và biến dạng bất cứ lúc nào. Từ việc chống Trung Quốc, nó có thể biến thành chống chính quyền Việt Nam. Từ việc biểu tình một cách ôn hòa, nó có thể biến thành bạo động. Từ biểu tình nó rất dễ trở thành cách mạng. Xin lưu ý: nguy cơ này chỉ xảy ra ở các nước độc tài. Ở các nước dân chủ, biểu tình chủ yếu là để chống lại một chính sách. Ở các nước độc tài, người ta vừa chống lại các chính sách lại vừa chống lại cả thể chế.

Có thể vì sợ hãi hay vì một tính toán mang tính chiến lược, người ta thường đè nén ý đồ thay đổi thể chế để chỉ tập trung vào chính sách. Nhưng sự đè nén ấy rất dễ bùng vỡ vì một nhân tố rất ngẫu nhiên nào đó. Ví dụ, chỉ cần một người nào đó bỗng dưng hô đả đảo chính quyền, người ta rất dễ hô theo: Nội dung và mục tiêu của cuộc biểu tình sẽ thay đổi hẳn. Trong nháy mắt. Hoặc chỉ cần công an hay cảnh sát, khi đàn áp cuộc biểu tình, nặng tay một chút, khiến có ai đó chết ngay tại chỗ, tất cả sự điềm tĩnh của đám đông sẽ biến mất. Thế vào đó là sự phẫn nộ. Khi một đám đông phẫn nộ, không ai có thể biết trước hậu quả.

Chính vì thế, chính quyền Việt Nam mới sợ.

Mà thật ra, không phải chỉ có Việt Nam. Tất cả các chính quyền độc tài đều sợ đám đông.

Nhưng vì sợ như thế mà chống đối và đàn áp các cuộc biểu tình đầy chính nghĩa của dân chúng, chính quyền lại ở trong một tình thế đầy nguy hiểm khác: Họ sẽ biến thành một lực lượng phi chính nghĩa, chỉ biết đàn áp những người yêu nước. Bằng cách ấy, họ, một mặt, bị cô lập trước nhân dân; mặt khác, bị nhìn như những thế lực tiêu cực: nhẹ, là hèn trước “nước lạ”; nặng hơn, là đã toan tính bán nước.

Đằng nào cũng nguy hiểm.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nghị định mới về tôn giáo của Việt Nam gây quan ngại

Nhà thờ Sapa ở Việt Nam
03.01.2013
Tổ chức Đoàn kết Thiên Chúa Giáo Toàn thế giới (CSW) có trụ sở tại Anh ngày 2/1 ra thông cáo bày tỏ quan ngại sâu sắc về tính chất mơ hồ và giới hạn của Nghị định 92/2012 của Việt Nam có hiệu lực từ đầu năm nay liên quan đến quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
Nghị định này được Hà Nội ban hành tháng 11 năm ngoái để thay thế cho Nghị định 22 hồi năm 2005, quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Tổ chức CSW nói Nghị định mới đề ra các điều kiện đăng ký hoạt động tín ngưỡng bao gồm nhiều giới hạn về sinh hoạt tôn giáo đi ngược lại với các cam kết của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị công dân mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là điều khoản 18 liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Một viên chức phụ trách cổ võ tự do tôn giáo khu vực Đông Á thuộc CSW phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Tổ chức chức Đoàn kết Thiên Chúa Giáo Toàn thế giới cùng với nhiều tổ chức khác lâu nay kêu gọi Việt Nam sửa đổi tu chính Nghị định 92. Chúng tôi thừa nhận cần phải có nghị định hướng dẫn cụ thể pháp lệnh tôn giáo của Việt Nam, nhưng chúng tôi cho rằng Nghị định này nhằm để kiểm soát các tổ chức tôn giáo và sinh hoạt của họ thay vì là bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Hành động kiểm soát sinh hoạt tôn giáo này xâm phạm nghiêm trọng quyền căn bản của con người.”
Tổ chức chức Đoàn kết Thiên Chúa Giáo Toàn thế giới cùng với nhiều tổ chức khác kêu gọi Việt Nam sửa đổi tu chính Nghị định 92…Hành động kiểm soát sinh hoạt tôn giáo này xâm phạm nghiêm trọng quyền căn bản của con người…
Tổ chức Đoàn kết Thiên Chúa Giáo Toàn thế giới CSW.
Theo giới hoạt động bảo vệ nhân quyền, Nghị định 92 của Việt Nam là một bước thụt lùi so với Nghị định 22 trước đó 7 năm.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà bất đồng chính kiến được nhiều người biết tới và cũng là một tín đồ Tin Lành đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam, nhận xét rằng những qui định về việc đăng ký hoạt động và sinh hoạt tôn giáo trong Nghị định 92 là trái với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được qui định tại điều 70 Hiến pháp và không phù hợp với thực tiễn của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. Ông viện dẫn một điều khoản trong Nghị định yêu cầu tổ chức tôn giáo phải sinh hoạt tôn giáo ổn định trên 20 năm kể từ ngày được chính quyền xã chấp thuận sinh hoạt tôn giáo thì mới được đăng ký hoạt động tôn giáo.
Tổ chức Đoàn kết Thiên Chúa Giáo Toàn thế giới kêu gọi chính quyền Việt Nam bảo đảm rằng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo được bảo vệ đầy đủ bằng luật pháp.

Giáo dục với tư duy hậu hiện đại

03/01/2013 /- Phỉatruoc
Diệp Phương Chi
newvietart
I. Đặt vấn đề:
Thế giới ngày nay đang đứng trước rất nhiều những biến động về mọi mặt. Điều đó gây tác động sâu rộng đến tất cả mọi lĩnh vực từ khoa học kĩ thuật đến khoa học xã hội và nhân văn, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc… Lĩnh vực giáo dục cũng không phải là ngoại lệ. Tất cả những người làm công tác giáo dục trong thời đại mới đều phải trăn trở suy nghĩ về việc cải tiến phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của thời đại để có thể giúp con người – những nhân cách được phát triển thông qua giáo dục – có thể hòa nhập và thích nghi với một cuộc sống liên tục thay đổi như ngày nay. Dưới góc nhìn của tư duy hậu hiện đại, khoa học giáo dục mà cụ thể hơn là khía cạnh phương pháp giảng dạy đang dần tìm ra những lối đi mới cũng như đối diện với những thách thức mới để có thể hoàn thành được nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục, và phát triển con người trong thời đại mới với chất lượng tối ưu.
II. Giáo dục với tư duy hậu hiện đại:
Ngoài những tiền đề về kinh tế, xã hội, văn hoá…với sự ra đời của một số lý thuyết khoa học như thuyết tai biến (catastrophe theory) của nhà toán học Pháp Rene Thom, thuyết hỗn độn (chaos theory) của Edward Lorentz, điều khiển học (cybernetics) hay khoa học thông tin (science of information) của nhà toán học Norbert Wiener…tư duy hậu hiện đại đã chớm phát sinh và ảnh hưởng đến cuộc sống con người trong cách cảm nhận cuộc sống, định hình nhân cách và tương tác với thế giới xung quanh. Với tư duy hậu hiện đại, thế giới ngày nay hiện lên mang nhiều tính chất như bất định (có thể liên tục biến đổi, có thể ẩn chứa nhiều “gián đoạn”, tai biến-catastrophe), đa tầng, hỗn độn, chứa nhiều tính ngẫu nhiên, đa chiều trong tiếp cận đối tượng, mọi tồn tại đều có tính phân mảnh cao. Các kiến thức đều cùng một lúc mang tính địa phương và tính toàn cầu, tính phi thời gian và tính trực hiện với sự xuất hiện của công nghệ thông tin, internet… Đặc biệt là tư duy hậu hiện đại coi trọng tính cụ thể, phân mảnh, đi vào từng tình huống nhất định, từng lĩnh vực thực tiễn nhất định hơn là dựa vào sự tổng quát chung, những quy luật chung. Vì thế, trong giáo dục, phương pháp giảng dạy hiện nay cũng phải theo xu hướng đi vào từng lĩnh vực riêng biệt cụ thể, từng chuyên ngành cụ thể chứ không thể dừng lại ở mức độ nghiên cứu phương pháp giảng dạy chung cho tất cả mọi chuyên ngành. Cụ thể, trước đây người ta thường nghiên cứu phương pháp giảng dạy ở mức độ chung, tổng quát như phương pháp giảng dạy phổ thông, phương pháp giảng dạy nghề kĩ thuật…bây giờ, người ta phải nghiên cứu đi sâu vào từng cấp bậc, từng chuyên ngành rõ ràng, ví dụ như trong giảng dạy ngành kĩ thuật , người ta phải đi sâu vào phương pháp giảng dạy ngành Điện, phương pháp giảng dạy ngành Cơ khí, phương pháp giảng dạy ngành Kỹ thuật nữ công v.v…để thích ứng được với các đặc thù của từng chuyên ngành, từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo. Ngoài ra, ở thời kì hậu hiện đại, các chuyên ngành khoa học đều có xu hướng phối hợp với nhau, tác động lẫn nhau, hỗ trợ nhau để phát triển rất linh hoạt nhiều mảng “liên chuyên ngành”, nên một đòi hỏi đặt ra đối với những người làm công tác giảng dạy ở một chuyên ngành nhất định đó là phải liên tục cập nhật tự bồi dưỡng cũng như nghiên cứu mở rộng ở các chuyên môn xung quanh, các chuyên môn kế cận, để từ đó xây dựng được phương pháp giảng dạy thích ứng với thời đại liên thông đa chuyên ngành.
Thế giới hậu hiện đại hiện lên với nhiều nét bất định, đầy linh hoạt, biến đổi liên tục với hàng chuỗi những vấn đề được phát sinh và tiếp cận một cách đa chiều. Do đó, một xu hướng mới của phương pháp dạy học được chú trọng hiện nay đó là phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. Quá trình dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề có thể diễn ra với nhiều hình thức tổ chức đa dạng khác nhau như làm việc nhóm, thực hiện những kĩ thuật hỗ trợ tranh luận, tấn công não (brain storming), đóng vai (role play), mô phỏng (simulation), báo cáo và trình bày, tổ chức cho người học nghiên cứu tình huống và giải quyết tình huống có vấn đề, tổ chức cho người học quản lý dự án và tạo ra thành phẩm… với mục đích tích cực hoá người học, khiến người học động não, linh hoạt, chủ động tìm tòi phương án giải quyết vấn đề, nâng cao năng lực thu nhận thông tin, tổ chức thực hiện công việc.
Dưới nhãn quan của tư duy hậu hiện đại, con người trở thành chủ thể bị phân mảnh, thể hiện đa bản ngã, đóng rất nhiều vai trò khác nhau trong những tình huống, lĩnh vực, giai đoạn… khác nhau, đồng thời sở hữu nhiều khái niệm, tri thức không tương thích với nhau. Sống trong một thế giới đầy những biến động, ngập tràn những kiến thức, khoa học kĩ thuật mới, các mối quan hệ xã hội mở rộng, đa dạng, và phải giải quyết hàng loạt những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống nghề nghiệp, cuộc sống riêng tư và “cuộc sống công cộng”…con người rất cần được giáo dục hỗ trợ những “kĩ năng mềm” (soft-skill) để thích ứng với cuộc sống xã hội và nghề nghiệp. Vì vậy, trong phương pháp giảng dạy hiện nay, bên cạnh kĩ năng chuyên môn, người ta còn chú trọng phát triển cho người học những kĩ năng mềm như kĩ năng phương pháp (kĩ năng thông tin, kĩ năng tư duy, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng đánh giá, kiểm tra…), kĩ năng xã hội (kĩ năng điều hoà giải quyết xung đột, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng trình bày…), kĩ năng cá nhân (tự phát triển cá nhân, tự đánh giá, lập kế hoạch…). Vì thế, có thể thấy rằng hiện nay, phương pháp dạy học tích cực được khuyến khích và phát triển trên phạm vi toàn cầu. Phong cách dạy học thuyết trình trực diện (frontal Stil) dần dần bị thu hẹp, nhường chỗ cho phương pháp đàm thoại, thảo luận, phương pháp giải quyết vấn đề…lấy người học làm trung tâm, tích cực hoá người học, đẩy sự độc lập tương tác giữa người học với kiến thức, với vấn đề và với tập thể xung quanh lên cao, giúp phát huy sự độc lập tư duy, sáng tạo và phát triển những kĩ năng mềm.
Cuối cùng, trong ba nhiệm vụ của qúa trình dạy học là giáo dưỡng (dạy nghề), phát triển và giáo dục (dạy người), nhiệm vụ giáo dục “dạy người” vẫn là nhiệm vụ cao cả và khó khăn nhất, bởi như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “con người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới hậu hiện đại với sự tác động tiêu cực của chủ nghĩa tiêu dùng (consumer society) bắt nguồn từ động cơ tối đa hoá lợi nhuận, con người ngày càng bị tác động, lún sâu vào mê lộ vật chất và tha hoá trong tiêu dùng. Vì thế, một yêu cầu bức thiết được đặt ra trong giáo dục đó chính là giáo dục về đạo đức và các giá trị tinh thần. Trong quá trình dạy học, những người làm công tác giảng dạy ở tất cả mọi chuyên ngành, mọi cấp từ dạy phổ thông đến dạy nghề, dạy cao đẳng, đại học… đều phải có trách nhiệm kết hợp lồng ghép giáo dục học trò về khía cạnh đạo đức, từ đạo đức trong nghề nghiệp, trong kĩ thuật đến đạo đức trong xã hội, trong lối sống cá nhân…thông qua nhiều nhóm biện pháp sư phạm như: nhóm biện pháp dùng ngôn ngữ, trò chuyện, thuyết phục, nhóm biện pháp giao việc, rèn luyện, tập luyện, nhóm biện pháp khen thưởng, trách phạt. Có như thế mới có thể đào tạo ra được những nhân cách biết sống có ích để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, đào tạo ra được những thế hệ biết nhận thức rằng cho dù họ đang sống trong thế giới hiện đại hay hậu hiện đại, thì “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí…” như lời nói của nhân vật Paven Corsaghin trong “Thép đã tôi thế đấy” một thời đã làm kim chỉ nam cho cả một thế hệ sống vì lý tưởng tôn trọng con người và giải phóng con người.
III. Kết luận:
Như vậy, trong thế giới đa chiều với tính phân mảnh cao, bất định, biến đổi liên tục và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa tiêu dùng, giáo dục cần phát huy vai trò của mình trong việc trang bị cho con người khả năng thích ứng với cuộc sống bằng cách rèn luyện cho họ những kỹ năng mềm (kỹ năng cá nhân, kỹ năng xã hội, kỹ năng phương pháp) bên cạnh kỹ năng chuyên môn thông qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học, phát huy vai trò độc lập, tự lực, tự giác của người học. Đặc biệt cần trang bị cho người học khả năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, giao tiếp, hợp tác. Bên cạnh đó, việc giáo dục đạo đức, thái độ, lối sống cũng cần hết sức được chú trọng để định hướng con người giữ lấy những đạo đức nền tảng trong thời kì đầy biến động của thế giới hậu hiện đại với chủ nghĩa tiêu dùng, chủ nghĩa đồng tiền đang lũng đoạn mạnh mẽ nhiều môi trường xã hội.

TNS Ngô Thanh Hải: Tuổi trẻ phải tiếp nối

Như bản tin của đài Á Châu Tự Do và cũng như nhiều cơ quan truyền thông Việt Ngữ trước đây đã loan tải, ngày 25 tháng 9 vừa qua, ông Ngô Thanh Hải , một công dân Canada gốc Việt đầu tiên đã được chính thức bổ nhiệm vào chức vụ Thượng Nghị Sĩ Liên Bang của Canada.

(Photo by Tuong An, RFA) Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải trả lời RFA tại Paris

Đừng quên nguồn gốc của mình

Ngày 30 tháng 12 vừa qua,  TNS Ngô Thanh Hải  đã công du sang Pháp để tiếp xúc với Cộng đồng người Việt tại Paris và vùng phụ cận. Thông tín viên Tường An đã tiếp xúc với TNS Ngô Thanh Hải để tìm hiểu những trải nghiệm của ông trong 3 tháng đầu tiên trong Thượng viện Candada

Nguyên Thẩm phán toà quốc tịch Ngô Thanh Hải là 1 trong 5 Thượng Nghị Sĩ mới được bổ nhiệm vào Thượng viện Canada , trở thành TNS Canada gốc Việt đầu tiên của quốc gia này. Canada có khoảng 250.000 người Việt, đa số dịnh cư sau năm 1975.  Ontario, nơi ông Ngô Thanh Hải cư ngụ là tỉnh bang lớn nhất Canada, có khoảng 100.000 người Việt đang sinh sống.

Sau khi đặt bút ký tên nhậm chức ngày 25 tháng 9 để trở thành TNS liên bang, đại diện cho tỉnh Ontario ông đã chọn tham gia vào Ủy Ban Nhân quyền và Ủy Ban Lập Pháp, Hành Pháp của Thượng viện, ông cho biết về những khó khăn, những thách thức cũng như những trải nghiệm sau 3 tháng làm việc như sau :

Lễ nhậm chức của thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải. photo by NTH
Lễ nhậm chức của thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải. photo by NTH

« Khó khăn thì cũng không khó khăn gì lắm vì mình ở trên Thượng viện thì mình chỉ phải thông qua những đạo luật mà ở trên Thượng viện đưa lên. Riêng đối với vấn đề đấu tranh Dân chủ cho Việt Nam thì mình thấy mình có 1 cái lợi là nằm trong Thượng viện mình biết cách thức làm việc, biết cách thức tranh đấu, làm sao cho chính phủ Canada biết đến vấn đề Việt Nam của mình.

Khi vừa nhậm chức xong là tôi đã đi có thể nói là gần hết Canada rồi, tôi nêu lên một số vấn đề, một số ý kiến mà tôi nói chuyện với một số cộng đồng người Việt ở nơi đó để cho họ hiểu rõ thêm vai trò của TNS có thể làm gì được trong Thượng viện và cộng đồng có thể làm gì cho chính phủ Canada để ý đến vấn đề Nhân quyền và Tự do Dân chủ tại Việt Nam. »
Tôi tuyên thệ bằng tiếng Anh, sau đó tôi tuyên thệ bằng tiếng Pháp và sau cùng tôi tuyên thệ bằng tiếng Việt. Cái đó là cũng để nói lại cho con cháu chúng ta: thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba đừng quên nguồn gốc của mình, dù chúng ta ở đâu ở cương vị nào thì chúng ta vẫn nên nhớ rằng chúng ta vẫn còn là người VN. - TNS Ngô Thanh Hải
Candada có 308 dân biểu Hạ viện được dân bầu với nhiệm kỳ 4 năm và 105 Thượng nghị sĩ. Chức vụ này do Thủ Tướng đề nghị lên Thống đốc Candada, được sự chấp nhận của Nữ Hoàng Anh và là chức vụ suốt đời.  Ông Ngô Thanh Hải cho biết ông nhận được cú điện thoại lúc 11giờ15 phút ngày 4 tháng 9 từ thủ tướng Stephen Harper để hỏi ông có chấp nhận sự bổ nhiệm vào Thượng viện hay không? Thời gian như ngừng lại với ông lúc đó. Khoảnh khắc chần chừ dù chưa đến hai giây, nhưng đối với ông như cả một thiên thu. Ngày nhậm chức, ông đã tuyên thệ bằng 3 thứ tiếng Anh Pháp và Việt, đây là điều chưa có tiền lệ. TNS Ngô Thanh Hải cho biết lý do ông muốn tuyên thệ bằng cả tiếng Việt:

«Khi mà tôi tuyên thệ bằng tiếng Anh, sau đó tôi tuyên thệ bằng tiếng Pháp và sau cùng tôi tuyên thệ bằng tiếng Việt. Cái đó là cũng để nói lại cho con cháu chúng ta: thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba đừng quên nguồn gốc của mình, dù chúng ta ở đâu ở cương vị nào thì chúng ta vẫn nên nhớ rằng chúng ta vẫn còn là người Việt Nam»

Ông Ngô Thanh Hải được biết đến như là thành viên năng nổ của cộng đồng người Việt tại Canada và hải ngoại và là sáng lập viên, cựu Chủ tịch Công ty Gia cư bất vụ lợi Ottawa. Ông cũng là đồng sáng lập Ủy ban Quốc tế vì Việt Nam Tự do, phân hội Canada.Trước khi trở thành Thượng nghị sĩ, ông Hải là Thẩm phán đặc trách vể Di trú và Công dân ở Ottawa từ tháng 12 năm 2007. Ông cũng là đương kim Chủ tịch của Liên Minh Dân Chủ Việt Nam ( một tổ chức do Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thành lập )

Đối thoại hay không với chính quyền VN

Thủ tướng Canada, Stephen Harper và thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải trong buổi lễ nhậm chức. photo by NTH
Thủ tướng Canada, Stephen Harper và thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải trong buổi lễ nhậm chức. photo by NTH

Gần đây, có nhiều phản ứng trái ngược chung quanh vấn đề có nên đối thoại hay không với chính quyền Việt Nam. Với những người Việt gốc Hoa Kỳ, Pháp, Úc…v.v… đang giữ những chức vụ trong quốc hội của chính quyền sở tại, về phương diện ngoại giao, đó là một bổn phận của người đại diện quốc gia nơi mình cư ngụ, nhưng trên bình diện một người tị nạn đã từng chạy trốn chế độ CS thì đó vẫn còn là một vấn đề gây ra nhiều tranh cải. Là một TNS của Canada, một nước đã có quan hệ thương mại với Việt Nam từ năm 1973 và là chủ tịch LMDCVN từ năm 2009, ông cho biết quan điểm rõ ràng của ông như sau :
Chúng ta ở ngoài này chúng ta không có đối thoại mà chúng ta phải nêu lên tiếng nói cho 90 triệu người dân trong nước, họ không có cơ hội để nêu lên tiếng nói của họ.
TNS Ngô Thanh Hải
«Nếu tôi có đại diện cho Canada đi công tác về Việt Nam , khi về đến Việt Nam tôi chỉ lo việc thương mại, ngoại giao của đôi bên, thì là xong. Nhưng trên cương vị của một người TNS Việt Nam tôi phải nêu lên vấn đề Nhân quyền , tôi phải nêu lên vấn đề Tự do Tôn giáo. Với cương vị đó, mình phải đặt câu hỏi, mình phải đòi hỏi CSVN phải tuân theo những vấn đề đó. Tôi là một TNS Canada gốc Việt, tôi không có lý do gì để tôi đối thoại với CSVN cả.

Trên cương vị đó, trách nhiệm của tôi là đòi hỏi CSVN phải thả tù nhân chính trị, đòi hỏi phải có Tự do Dân chủ , phải có Nhân quyền. Đó là nhiệm vụ của TNS. Đối thoại thì CSVN phải đối thoại với những nhà đấu tranh trong nước. Thành ra chúng ta ở ngoài này chúng ta không có đối thoại mà chúng ta phải nêu lên tiếng nói cho 90 triệu người dân trong nước, họ không có cơ hội để nêu lên tiếng nói của họ. Nếu mà có đối thoại, tôi nói với CSVN đối thoại với những nhà đấu tranh trong nước, chúng ta ở hải ngoại chúng ta không có gì để mà đối thoại hết. Đó là quan điểm của tôi.»

Thông điệp gửi giới trẻ

Sau khi nhậm chức, TNS Ngô Thanh Hải đã đi hầu hết các tiểu bang tại Canada, ông đặc biệt chú ý đến giới trẻ. Theo ông, thế hệ thứ nhất đã bỏ nước ra đi, đã lập lại cuộc đời. Thế hệ đó đã đi qua. Bây giờ là thời điểm của thế hệ thứ hai. Họ phải biết vì sao mà Cha Mẹ họ phải bỏ nước ra đi. Họ phải biết tiếp tục công việc đấu tranh của thế hệ trước để sự hy sinh này không trở thành vô nghĩa. Chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài ngày 30/12 tại Paris, thông điệp của ông muốn gửi gấm đến giới trẻ trong một buổi nói chuyện được tổ chức tại chùa Khánh Anh là:

«Con em chúng ta phải hiểu rẳng: tại sao tôi ở đây? tại sao Ba má tôi bỏ nước ra đi? Tội là ai ? Tôi là người Việt Nam , tôi là người Pháp gốc Việt, tôi là người Anh gốc Việt, tôi là người Canada gốc Việt. Cái chữ « gốc Việt» của mình phải giữ. Cái thế hệ đó phải tiếp nối chương trình đấu tranh Tự do Dân chủ mà Cha Ông của các em đã đấu tranh từ xưa đến giờ. Có thể nó có 1 cái nhìn khác, nhưng mà đường hướng đấu tranh về vấn đề Nhân quyền là con em mình phải tiếp tục. Đó là nhiệm vụ của con em của mình.»

Theo ông sự dấn thân của thế hệ trẻ tuy có, nhưng chưa đủ. Ông nói rằng sự phát triển về kinh tế của Việt Nam không đi đôi với sự phát triển về Nhân quyền, bất công xã hội còn quá nhiều. Một trong những phương pháp ôn hoà để đấu tranh cho Nhân quyền tại Việt Nam là dùng lá phiếu của mình để lên tiếng, Ông khuyến khích giới trẻ tham gia nhiều hơn vào chính trị và, thậm chí, tiến thêm một bước nữa để ra ứng cử, thế hệ trẻ nên dấn thân vào chính trường sở tại để ở một mức độ nào đó trở thành đại sứ cho 85 triệu người dân Việt Nam đang không được lên tiếng, ông nói:

«Nếu được, các em dấn thân vào trong dòng chính ở xứ sở nơi mình cư ngụ. Nếu các em đắc cử Dân biểu hay là Tỉnh hay là…, chúng ta cũng có tiếng nói. Cái ảnh hưởng của chúng ta với 1 Nghị viên, với 1 Thượng nghị sĩ rất là mạnh trong xứ mà nới chúng ta cư ngụ. Cái thứ hai, nếu chúng ta không vô được dòng chánh, chúng ta có lá phiếu, chúng ta tranh đấu bằng cái lá phiếu để yêu cầu vị Dân biểu đại diện cho mình nêu lên nhưng yêu cầu của mình cần.»

Trong buổi nói chuyện với cộng đồng Paris ngày 31 tháng 12 vừa qua, ông cũng nói lên ưu tư của ông:

«Cái ưu tư hiện nay của chúng tôi là trong nước, thế hệ trẻ đã đấu tranh rồi, nhưng mà đấu tranh  cô đơn, không có ai yểm trợ thì sẽ rất là bơ vơ, thì thế hệ trẻ ở hải ngoại có bổn phận đứng lên đảm nhận vai trò yểm trợ thay cho thế hệ số 1»

Anh Linh, một người trẻ có mặt tại đó rất tâm đắc với những chia sẽ của TNS Ngô Thanh Hải:
Cái ưu tư hiện nay của chúng tôi là trong nước, thế hệ trẻ đã đấu tranh rồi, nhưng mà đấu tranh cô đơn, không có ai yểm trợ thì sẽ rất là bơ vơ, thì thế hệ trẻ ở hải ngoại có bổn phận đứng lên đảm nhận vai trò yểm trợ thay cho thế hệ số 1.
TNS Ngô Thanh Hải
« Sau khi tôi tham gia lắng nghe thì tôi thấy tất cả các điểm TNS đưa lên rất là hợp lý,  đứng về phương diện cá nhân, tôi rất là tán thành. Tất cả những câu hỏi mọi người đưa lên thì TNS trả lời trả lời rất là thích hợp cho hoàn cảnh của cộng đồng của người Việt hải ngoại. »

Nhà văn Trúc Giang lúa 9, đến từ Đức quốc thì nhận xét :

«  Thì mình thấy thứ nhất, đúng về cương vị người chính trị gia như ông thì mình thấy ông trả lời rất dè dặt và khéo léo với tư các một người chính trị gia, thì mình biết như vậy. Nhưng mình hiểu tình yêu nước của ông qua những sự quan tâm của ông cũng như câu nói của ông ấy là ông không có đối thoại với CSVN, mình cũng rất là hài lòng. »

Ộng Ngô Thanh Hải quê tại Sa-đéc, tốt nghiệp cử nhân giáo dục tại đại học Sorbonne, năm 1970 trở thành nhà ngoại giao trẻ nhất của VNCH ở tuổi 24 trong ngạch Tham vụ ngoại giao năm 1973 là Tùy viên báo chí của tòa đại sứ VNCH tại Thái Lan và năm 1975 ông và gia đình sang tị nạn tại Canada, 4 người con : 3 gái,1 trai của ông đều trở thảnh luật sư tại quốc gia này. Hiện nay Canada có 2 Dân biểu gốc Việt thuộc đảng đối lập, TNS Ngô Thanh Hải thuộc đảng Bảo thủ. Nhưng dù thuộc đảng nào đi chăng nữa. Tân Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải   vẫn mong rẳng ông là TNS Canada gốc Việt đầu tiên, nhưng sẽ không phải là người cuối cùng.
Tường An, thông tín viên RFA, Paris

Vũ Anh - Vài suy nghĩ về “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức

Gặp Huy Đức nhân một bữa tiệc tại nhà một người bạn. Chúng tôi có trao đổi một vài câu chuyện. Đây là lần đầu tiên tôi gặp anh dù rằng trước đó tôi thường đọc những bài của anh trên blog Osin, có nội dung chỉ trích chế độ rất khéo léo và suy nghĩ sâu sắc. Huy Đức sang Mỹ theo một chương trình nghiên cứu của Đại học Harvard, một đại học hiện có khá nhiều sinh viên từ Việt Nam qua theo học. Câu chuyện trao đổi liên quan đến nội dung một tác phẩm, đó là “Bên Thắng Cuộc”. Tôi có nói với Huy Đức là đề tài mà anh đề cập tới rất tế nhị và anh sẽ phải đi dưới hai lằn đạn. Bởi vì viết những gì dù dựa trên sự thật mà bên thắng cuộc không thích, anh cũng sẽ “lãnh đủ” và viết ra những gì mà chỉ một số người bên thua cuộc không thích, anh cũng sẽ bị biểu tình và họ sẽ lôi gốc gác của anh ra mà xỉ vả. Lý do rất dễ hiểu: Kể cả bên thắng cuộc và bên thua cuộc đều vẫn còn nhiều người chỉ thích “uống nước đường” chứ không thích người nào nói sự thực hay chứng minh đó là sự thực.
Ít lâu sau tôi nhận được tập bản thảo “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức và tập bản thảo dù dầy đến 680 trang, tôi vẫn đọc một cách cẩn thận và có ghi chú. Tôi kết thúc trang cuối cùng vào đúng lúc Đài BBC đưa ra bản tin phản ứng của độc giả đối với “Bên Thắng Cuộc”, ủng hộ cũng như chỉ trích, phần lớn đều rất lịch sự. Tôi nghĩ chỉ cần phản ứng lịch sự là được rồi, dù phản ứng bao gồm cả những lời chỉ trích, bởi vì chỉ trích lịch sự, ôn tồn ở cái đất này giống như lá mùa thu.
Cảm tưởng của tôi đối với “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức: Lần đầu tiên tôi được đọc tác phẩm của một nhà báo trẻ trong nước viết với giọng văn bình thản, cố tránh những tĩnh từ vô ích, trích dẫn có cân bằng và đối chiếu thận trọng. Mặc dù nội dung tác phẩm còn nhiều khiếm khuyết khi Huy Đức viết về phần bên thua cuộc, nhưng ở vào thế hệ của anh không thể tránh những lỗi này được và điều này theo tôi cũng không có gì là “big deal” vì anh vẫn còn đầy đủ cơ hội hiệu đính lần xuất bản sau. Nhưng tại sao lại là “Bên Thắng Cuộc” mà không là “Bên Thắng Trận”? Nguyễn Giang, trưởng ban Việt ngữ của Đài BBC cũng đã có những thắc mắc này và tự lý giải nó bằng một tự nhủ:
“Khi đọc bản thảo “Bên Thắng Cuộc” (cả hai tập), tôi băn khoăn không hiểu vì sao Huy Đức không đặt tựa cho sách là “Bên Thắng Trận” với tất cả sự oai hùng, hào khi cách mạng như truyền thông chính thống vẫn nêu. Có phải trận chiến quân sự và ý thức hệ dù lớn lao đến đâu cũng chỉ là một cuộc cờ vì trận chiến vì tâm hồn và tương lại Việt Nam vẫn chưa chấm dứt?”.
Tôi cũng có những thắc mắc giống như ông Nguyễn Giang, nhưng tôi tự lý giải theo cách nhìn khác. Trong một trận banh, tỷ số các bàn thắng bại được ghi ngay trên bản và được dứt khoát quyết định, bên bị loại không thể thể giải thích “tại”, “bị” hay “do... mà tôi thua”. Nhưng cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến rất phức tạp. Những người Cộng sản Miền Bắc tấn công Miền Nam Việt Nam trước và dưới cái nhãn “giải phóng và thống nhất đất nước”. Miền Nam Việt Nam chống trả dưới cái nhãn khác, đó là “tiền đồn của thế giới tự do”. Cả hai bên lao vào một cuộc huyết nhục tương tàn với súng đạn hai bên chẳng do người Việt Nam sản xuất. Chúng đến từ Nga, Tầu và Mỹ. Hai bên cứ thế mà lao đầu vào chém giết nhau, trong khi ở các bàn hội nghị quốc tế, những siêu cường thương lượng về ảnh hưởng của họ trên núi xương sông máu của nhân dân cả hai miền Nam Bắc. Đó là lý do tại sao những người thức tỉnh nhận ra “cuộc cờ” khốn nạn ấy mà những người nắm quyền lưc hiện nay ở Việt Nam không nhận ra? Huy Đức đã ghi ở trang đầu của cuốn sách một nhận định ngắn ngủi của Nguyễn Duy nhưng đầy ý nghĩa “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, bên nào thắng thì nhân dân cũng bại”. Tôi cho rằng những suy tưởng này chính là lý do khiến Huy Đức không dùng tựa đề bên thắng trận mà dùng tựa đề “Bên Thắng Cuộc”. Chỉ cần dùng tựa đề này, Huy Đức cũng đã can đảm rồi. Cậu bé chăn trâu ở một làng quê nghèo ở Hà Tĩnh ngày nào nay đã thành danh trong nghề nghiệp báo chí với cái tên blogger Osin đang cố gắng giữ sự tỉnh táo bằng cách học hỏi và nghiên cứu tại một trường đại học nổi danh ở Mỹ là trường Harvard. Cuộc nghiên cứu chỉ kéo đài có một năm thôi, nhưng tôi tin rằng ở ngôi trường vốn là mẫu mực cho nền tự trị đại học và suy nghĩ tự do ấy đủ để cho những người bảo thủ phải thay đổi suy nghĩ của mình hay ít ra là cũng làm mới lại suy nghĩ mà họ đã có từ trước.
Tôi muốn nhắc lại ở đây một điều đã quá cũ, nhưng vẫn cứ phải khẳng định đây là loại tác phẩm chính văn căn cứ vào những dữ kiện như cuốn “Bên Thắng Cuộc” một kiểu viết đòi hỏi phải có một phương pháp làm việc mang nhiều tính chất sử học chẳng hạn như việc lựa chọn dữ kiện, phỏng vấn những nhân chứng còn sống, sưu tầm những tài liệu của những nhân chứng đã chết, phân tích (chứ không phải bình luận) những tài liệu, văn kiện sưu tầm được, đi và nói chuyện với những nhân vật lịch sử có liên hệ hiện còn sống. Xét đến những điều kiện để thực hiện tác phẩm rõ ràng Huy Đức đã đáp ứng đầy đủ như anh đã trình bày trong Lời Nói Đầu và nội dung các chương của tác phẩm. Làm được đầy đủ công việc này, phải mất 10 năm là điều mà tôi tin rằng Huy Đức nói không ngoa.
Đọc một tác phẩm dầy như “Bên Thắng Cuộc” với biết bao nhiêu dữ kiện lịch sử, nhiều cuộc phỏng vấn, nói chuyện với những nhân vật, những nhân chứng lịch sử của cả hai bên, nhất là phần chú thích (nhất thiết phải đọc cả phần chú thích này, bởi vì nó cung cấp cho những luận đoán của người đọc nhiều chi tiết thú vị), người đọc phải mất rất nhiều thời giờ, ngoại trừ, những người vì nghề nghiệp cần phải đọc hết những trang sách trong thời gian ngắn nhất. Ví thử như Huy Đức viết “Bên Thắng Cuộc” chỉ để thỏa mãn nhu cầu chính trị ca ngợi chế độ thì không cần phải 3 năm để đọc tài liệu và 10 năm mới hoàn thành. Cho nên, việc tác giả dùng thời gian hơn một thập niên để viết “Bên Thắng Cuộc” là có lý do của nó. Huy Đức cần phải căn cứ vào cách làm của những nhà văn viết ký sự dựa theo dữ kiện lịch sử để bảo đảm tính “không dễ dãi với cách nhìn những gì đã từng xảy ra trên đất nước Việt Nam”. Đọc “Bên Thắng Cuộc” từ trang đầu đến trang cuối, người đọc có thể thấy nỗ lực của Huy Đức cố gắng không để cho tác phẩm của mình trở thành những ly nước đường cho cả bên thắng cuộc lẫn bên thua cuộc, dù những cố gắng của anh chỉ có giới hạn. Hãy đọc Huy Đức  viết trên trang Facebook lập ra cho cuốn sách:
“Tôi mong các nhà lãnh đạo hiện nay đọc Bên Thắng Cuộc cho dù họ đánh giá cuốn sách như thế nào. Nhận ra những sai lầm để ‘đưa dân tộc Việt Nam đi đúng con đường dân chủ, phát triển’ là mong ước của chúng ta. Nhưng tương lai dân tộc không thể chỉ trông cậy vào một cuốn sách hay chỉ trông cậy vào những nhà lãnh đạo ở bên thắng cuộc.”
Ý kiến mà tôi vừa trích dẫn chỉ là một phần nhỏ trong phần trả lời của tác giả đối với những phản ứng hay ý kiến của độc giả mà tác giả đặt tên là  “Không thể cứ trú ngụ trong sự sợ hãi”. Đài BBC ghi lại một câu hỏi khá quan trọng, đó là “liệu ông có sợ những điều không hay xảy ra với ông vì vi phạm các qui định của Đảng và Nhà Nước”, Huy Đức đã thẳng thừng:
“Tôi không nghĩ là mình nằm trong phạm vi điều chỉnh các qui định đó. Tôi ý thức được những việc gì mình đang làm. Sự thật không  chỉ giúp chúng ta tìm ra những phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không vi phạm những sai lầm mới. Không ai muốn hứng chịu những điều không hay nhưng nếu cứ trú ngụ trong sự sở hãi thì sự thật sẽ không bao giờ được nói ra, bạn ạ!”
Huy Đức có thể trình bày suy nghĩ của mình về đứa con tinh thần được kể là quan trọng của anh khi chính quyền mà anh đang sống với chưa có dấu hiệu gì muốn nhìn nhận những sự thật mà anh trình bày trong “Bên Thắng Cuộc” là vì những lý do như anh đã viết trên Facebook. Những đoạn trong tác phẩm mà tôi cho rằng quan trọng và người Việt ở hải ngoại nên đọc chính là những đoạn mà tác giả tổng hợp được cách nhìn về mọi phía và về các bên lâm chiến từ giai đoạn lực lượng Cộng Sản tiến vào Saigon và thời kỳ quân quản, hiệp thương thống nhất hai miền Nam Bắc.
Nhưng sau ngày 30-4-1975, thảm kịch diễn ra từ việc trả thù những sĩ quan công chức, cảnh sát VNCH cho tới việc đánh tư sản, tiêu diệt văn hóa văn nghệ tự do, qui kết loại trừ tư bản Tầu Chợ Lớn, cưỡng bức người dân thành phố đi kinh tế mới, cuộc chiến với Khmer Đỏ cùng với những nỗ lực được mệnh danh là “duy ý chí” nhằm áp đặt các mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa bao cấp trên cả nước với chế độ khẩu phần khắt khe đưa đến thảm họa nhân đạo và sự suy sụp kinh tế.
Nguyễn Giang, trưởng ban Việt ngữ đài BBC nhận định về  văn phong của Huy Đức trong các chương nói trên: “Ở các chương này, ngòi bút Huy Đức tỏa sáng trong giọng văn âm thầm, cố gắng giữ vẻ bình thản nhưng bên trong sôi sục, thậm chí có chỗ nghẹn đi vì những biến cố đau đớn cho hàng triệu người  mà anh chứng kiến cận cảnh, nhất là tâm thức một người đi bộ đội và từ Bắc vào Nam”.
Ngay từ những dòng đầu tiên, niềm đau ấy, tâm thức ấy được phản ảnh như dưới đây về một sự thực ở Miền Nam Việt Nam. Sự thực ấy khác những điều mà Huy Đức được dạy dỗ từ thuở thiếu thời:
“Nhưng hình ảnh Miền Nam đến với tôi trước cả khi tôi có cơ hội rời làng quê nghèo đói của mình. Trên Quốc lộ 1, bắt đầu xuất hiện những chiếc xe khách hiệu Phi Long thỉnh thoảng tấp lại bên những làng xóm xác xơ. Một anh chàng tóc ngang vai, quần loe, nhảy xuống đỡ khách rồi rất nhanh đu ra ngoài cánh cửa gần như trong một giây trước khi xe rú ga, vọt đi ngạo nghễ. Hàng chục năm sau tôi vẫn nhớ hai chữ chạy suốt bay bướm, sặc sỡ  sơn hai bên thành xe. Cho đến lúc ấy thứ tiếng Việt khổ lớn mà chúng tôi nhìn thấy chỉ là những chữ in hoa cứng rắn viết trên những băng khẩu hiệu kêu gọi xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh Mỹ. Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật đơn giản: mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe, cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết (ra Bắc) vừa về Nam thăm quê ra, con búp bê nhựa biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe, buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn. Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh... được những bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp cho bọn trẻ chúng tôi biết một thế giới văn chương gần gũi hơn là “Rừng thẳm tuyết dày”, “Thép đã tôi thế đấy”, những chiếc máy Akai, radio cassettes được những người hàng xóm tập kết mang ra giúp chúng tôi nhận ra người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ nhớ em, chứ không chỉ là ‘Đêm Trường Sơn nhớ Bác’. Có một miền Nam không giống như Miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.”
Qua đoạn văn này trong Lời Nói Đầu, người ta thấy tác giả  tự tay chém vào thân người mình những vết thương sâu hoắm để tự cảm thấy một nỗi đau, nỗi đau không thảng thốt, nhưng nó sẽ cắn xé, gậm nhấm từ từ một con người còn tỉnh táo để nhận biết sự thật, để nhận biết là trong bao nhiêu lâu của tuổi xuân  mình chỉ được biết những gì không phải sự thật. Theo tôi, nỗi đau của Huy Đức cũng như hàng triệu người có cùng một cảm xúc như anh không khác gì nỗi đau đớn của hàng triệu người ở Miền Nam Việt Nam đã để mất cái phần đất mà chỉ sau 30-4-1975 họ mới có thể hoàn toàn thấu hiểu rằng so với Miền Bắc, nó thật là quí giá, đúng như lời cựu Tướng độc nhãn của Do Thái Moshe Dayan đã nhận định khi ông đến Saigon để viết một phúc trình cho tờ Israel Times rằng người Miền Nam Việt Nam phải biết thua Cộng sản thì mới có thể chiến thắng được họ. Theo tôi nỗi đau ấy không thể được làm thuyên giảm chỉ với những tập tài liệu “Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập” hoặc “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” hay “Tâm Tư của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu”, hoặc những cuốn hồi ký trong đó có một số tướng lãnh hay các sĩ quan cao cấp không ngại ngùng nói thẳng ra chuyện các ông bỏ đơn vị, bỏ lính của mình như thế nào để thoát ra nước ngoài trong cơn lốc nghiêng ngửa của Miền Nam. Những cuốn sách ấy không thể là những thắc mắc mà cho tới bây giờ vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát, đó là: “Một quân đội thiện chiến, quả cảm, chiến đấu không mệt mỏi trong một cuộc chiến dài và đẫm máu như thế, tại sao họ vẫn thất bại”?
Suy nghĩ của tôi cũng chỉ là cái cớ để nói tới cái bối cảnh ra đời của “Bên Thắng Cuộc”. Sống trong lòng chế độ ở Việt Nam mà đề cập tới những người thắng cuộc cũng đã là một điều khó khăn và đe dọa cho Huy Đức rồi, nhưng đề cập tới những người thuộc bên thua cuộc lại càng khó khăn, phức tạp và nhạy cảm hơn đối với một tác giả xuất thân từ phía thắng cuộc. Tôi xin trích dẫn lời kết luận của một trong những phản ứng chỉ trích của một cựu sĩ quan bên thua cuộc (VML) qua một e-mail được một bạn tù forward cho tôi: “Tác giả đã bỏ ba năm, ngồi đọc 126 quyển, rồi trích lấy 609 câu ghép lại thành từng chương mục thêm vào mấy lời cám ơn, thế là xong một tác phẩm vĩ đại! Tóm lại Bên Thắng Cuộc chỉ là một công trình đáng giá 3 xu hoàn thành từ một Cháu ngoan của Bác”. Tôi không ngạc nhiên về những lời phán này bởi vì trong 20 năm sống ở Mỹ, thói quen của một số người thuộc phía thua trận là bác bỏ và phủ nhận bất cứ một cuốn sách nào từ phía những người thắng trận, nhưng không may, họ lại không thể trưng ra được một tác phẩm nào của họ để đối chiếu. Andrew Wiest khi viết cuốn “Vietnam‘s Army Forgotten” đã có một thư mục sách ông tham khảo dài, những cuộc phỏng vấn và mất cả 3 năm trời để tìm cách phỏng vấn người anh hùng trong quân đội VNCH Trần Ngọc Huế và cả người mà ông cho rằng một nửa giai đoạn chiến tranh là anh hùng nhưng cuối cuộc chiến trở thành người phản bội, Phạm Văn Đính. Larry Berman cũng đã mất khoảng 10 năm trời, dùng số sách tham khảo nhiều hơn Huy Đức và nhất là tìm cách phỏng vấn cho được tình báo viên Phạm Xuân Ẩn trước khi ông ta qua đời để viết cuốn “Perfect Spy”. Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ khi viết cuốn “Argument Without End” cũng đã phải vùi đầu vào một núi tài liệu trong văn khố quốc gia Mỹ, rồi phải vận động để được phép thu thập cái kho tài liệu về chiến tranh Việt Nam của Hà Nội mà trước đó không một tác giả Mỹ nào xâm nhập vào được, tổ chức các buổi hội thảo tốn kém để đối thoại với các cựu tướng lãnh và giới chức quân sự chính trị cao cấp từng đối đầu với Hoa Kỳ trong chiến tranh, gặp gỡ riêng tư những người cầm chịch trong cuộc chiến Việt Nam cả về phía Mỹ, Việt Nam và VNCH. Ấy vậy mà trong buổi giới thiệu sách ở New York, tác giả vẫn còn xin lỗi vì những tham khảo chưa trọn vẹn. Có thể có nhiều người không thích những tác phẩm trên của các tác giả Mỹ với nhiều lý do khác nhau, nhưng bảo chúng là ba xu hay vô giá trị, tôi thấy chưa ai dám hạ bút như vậy. Một phản ứng khác từ Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh viết trên Facebook, vốn là con của một viên chức cao cấp của VNCH, về cuốn “Bên Thắng Cuộc”, xin trích:
“Không ai trong chúng tôi lại có thể ngờ có ngày những ký ức và sự kiện lịch sử ấy lại được một người từ bên thắng cuộc viết ra. Những dòng chữ trong cuốn sách của Huy Đức được tác giả viết bằng giọng văn bình thản, khách quan chẳng thấm vào đâu so với những ký ức đầy cảm xúc của chúng tôi, những người phải trải nghiệm thực sự những thí nghiệm của chế độ mới với những người anh em thua cuộc của họ... Những thông tin trong cuốn sách không làm tôi xúc động-vì chắc chắn những chi tiết mà tôi có thể kể ra từ kinh nghiệm cá nhân còn lâm ly và kỳ bí hơn nhiều - mà chỉ làm cho tôi thắc mắc không biết đến bao giờ người anh em thắng cuộc  mới thực sự hiểu đầy đủ những người thua cuộc và ý thức rõ những điều phi nghĩa phi nhân mà họ đã làm đối với người anh em kém may mắn của họ”.
Tiến sĩ Phương Anh cũng nói “chính quyền hiện nay không chân thành nhận lỗi thì sẽ không bao giờ có hòa giải thực sự”. Một nhân vật lịch sử cổ đại là Vua Trần Nhân Tôn, một vị vua nhân đức và một tấm lòng mở rộng như Phật sống, tha tội cho tất cả quan quân đã từng cộng tác với giặc Phương Bắc với để hàn gắn, hòa giải dân Việt có phải nhận lỗi với phe thua cuộc? Lịch sử cận đại của cuộc chiến tranh Nam-Bắc Mỹ, Tổng Thống Abraham Lincoln khi chiến thắng Nam quân sau trận Gettysburg đã ra lệnh cho tướng Grant phải đứng ra để chào kính viên tướng Nam quân lên ngựa sau khi họ đã ký vào văn bản đầu hàng của Nam quân. Nhưng để hàn gắn, Tổng Thống Abraham Lincoln không phải ra lời xin lỗi Nam quân vì thực sự chiến thắng của Bắc Quân không phải là lỗi của ông. Nhưng hành động cấm tất cả binh lính dưới quyền Tổng Tư Lệnh Abraham Lincoln không được truy bức những cựu thù là một cách hàn gắn rất thông minh và văn minh khi bên chiến thắng chìa bàn tay ra trước. Và chung quanh các cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ tổ chức rất long trọng những ngày gọi là Quốc Hận, nhưng đã có ai trong số những người lãnh đạo quân sự và chính trị còn sống ở đây dám đứng ra nhận lỗi với chính những người thua cuộc và dân chúng còn ủng hộ bên thua cuộc dù đã để mất miền Nam Việt Nam không, hay họ vẫn cứ vẫn dễ dãi đổ tất cả tội lỗi cho Mỹ và Dương Văn Minh?
Cho nên, sau 37 năm Hà Nội chưa bị đe dọa bởi những chống đối trong nước hay tại hải ngoại thì mơ ước của Tiến sĩ Phương Anh vẫn chỉ là một giấc mơ đẹp nhưng không bao giờ thành hiện thực. Bởi một điều: Khó có thể đổ lỗi cho bên chiến thắng khi cuộc chiến đã bị quốc tế hóa thành ý thức hệ của hai khối Cộng Sản và Tư Bản. Trong một trận banh, bên nào lừa banh được thì bên đó dễ dàng xuyên thủng lưới đối phương. Bên thua khó lòng viện dẫn lý do là bên kia quỷ quyệt, chơi xấu nên mới thắng. Có phải do thế mà bên chiến thắng phải xin lỗi thì các khán giả ủng hộ hai bên trong trận banh từng chia rẽ nay mới có thể bắt tay đi uống bia với nhau được? Làm gì có chuyện đó, thưa Tiến sĩ Phương Anh? Tỷ số bàn thắng thua trong một trận đá banh hay bóng rổ vẫn là những con số lạnh lẽo, nhưng đáng buồn là nó xác định được thứ ưu thế cũng lạnh lẽo không kém của bên thắng trận. Làm sao có ai trả lời được câu hỏi nếu như Miền Nam là bên thắng cuộc thì liệu sự trả thù có diễn ra với bên thua cuộc là miền Bắc hay không?
Nay có một người như tác giả “Bên Thắng Cuộc” nói tới những xúc cảm của chính mình khi viết một tác phẩm về thắng, thua trên bàn cờ chính trị và quân sự Việt Nam, tôi nghĩ đó là một điều đáng quí. Văn phong bình thản và ôn tồn của một người viết xuất thân từ xã hội Cộng sản cho thấy đây là một yếu tố rất quan trọng của một tác giả còn dính líu nhiều đến quá khứ của các phe lâm chiến trong một cuộc chiến không vinh hạnh gì cho đất nước Việt Nam. Càng bình thản và ôn tồn sự trình bày của mình càng thuyết phục. Càng gồng mình, càng dao to búa lớn, càng biểu lộ cảm tính đối với những vấn đề nay đã trở thành lịch sử thì càng thiếu thuyết phục và trong nhiều trường hợp lộ cho người khác thấy cái non nớt ấu trĩ của mình.
Khi viết về bên thua cuộc, Huy Đức còn nhiều thiếu sót nhất là những chương nói về tù cải tạo và cuộc vượt biển của hàng triệu người Việt Nam (cho tới nay không có con số ước lượng gần sự thật). Nhưng tôi vẫn nghĩ ở thế hệ của Huy Đức (thế hệ 1.5), anh không thể hiểu hết những gì diễn ra trong hai tấn bi kịch đầy thương tổn trong lịch sử cận đại hậu chiến tranh Việt Nam. Hơn nữa, nội dung cuốn sách chỉ mô tả lại hình ảnh về những sai lầm của bên thắng cuộc, kể cả sai lầm đối với bên thua cuộc. Ngay cả người Việt Nam thuộc thế hệ 1.0, 1.5 và 2.0 hiện nay ở Mỹ có người còn không hiểu hết những gì cha anh họ từng phải trải qua trong các trại cải tạo hay trên đường vượt biển, huống chi một nhà báo trẻ như Huy Đức sinh ra và lớn lên trong môi trường xã hội chủ nghĩa và chỉ khi vào Nam mới biết rằng có một Miền Nam không giống như sách giáo khoa miền Bắc đã dạy anh. Cho nên chỉ cần Huy Đức viết về những bi kịch nói trên của bên thua cuộc không giống như lời lẽ của Phan Xuân Huy, một cựu dân biểu dưới chế độ VNCH mà anh trích dẫn trong sách là tôi đã có thể gọi anh là một nhà báo còn giữ được nhân cách và còn tỉnh táo trong suy nghĩ giữa một xã hội mà lòng người ngày càng tao loạn, và những người quản trị đất nước ngày càng khắt khe đối với những ý tưởng độc lập.
Cái oái oăm của lịch sử cũng vẫn theo đuổi những người Việt Nam đã bỏ nước ra đi và nhận nơi này làm quê hương thứ hai của họ. Người Việt Nam ở quận Cam hình thành một cộng đồng từ ngày những bước chân còn bàng hoàng của họ từ các trại tị nạn đặt xuống đây. Cộng đồng này sống giữa một đất nước nơi mà quyền tự do ngôn luận được thiết đã từ lâu và rộng thênh thang. Ấy vậy mà từ 37 năm qua, người dân ở đây cho biết chưa bao giờ họ được nhìn thấy hay được nghe những lời lẽ ôn tồn, lịch sự trong các cuộc thảo luận những vấn đề nhậy cảm. Người ta chỉ thấy diễn ra những lời cuồng nộ và nhục mạ những người có những suy nghĩ khác suy nghĩ của vài cá nhân hay phe nhóm ở đây. Người Mỹ gốc Việt ở quận Cam nói riêng ngày nay thấy một số cá nhân hoạt động chính trị trong cộng đồng bỗng trở thành những “ông biện lý” hay “quan tòa” chỉ biết “phán” mà không hề biết lắng nghe. Họ động dao, động thớt bằng những lời lăng mạ trước, dọa biểu tình sau và cuối cùng bơi móc đời tư của “đối thủ” trên một vài cơ quan truyền thông Việt ngữ. Trong bối cảnh này còn diễn ra một số những hành động ngược ngạo khác: có một vài tờ báo hay cơ quan truyền thông có những bài viết bị kết án là thân Cộng thì chẳng ai làm gì họ được, nhưng ngược lại có những cơ quan truyền thông hay báo chí khác cũng bị cáo buộc tương tự thì bị làm tình làm tội. Chính nghĩa nào cho những người cứ mở miệng ra là nói mình phục vụ cộng đồng hay chống Cộng trong khi chỉ đi làm chuyện tào lao này vậy? Chưa hết, còn một vài nghịch lý nữa: trong một vài buổi ra mắt sách ở đây, có những nhà “phê bình” lên diễn đàn thú nhận chưa đọc tác phẩm của người ta mà vẫn tiếp tục khen lấy khen để chỉ vì tác giả thuộc “phe ta”. Ngược ngạo này sinh ra ngược ngạo khác. Có một thời kỳ, nhiều nhà hoạt động ở Little Saigon này coi Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Tiêu Dao Bảo Cự,  Hà Sĩ Phu là khuôn vàng thước ngọc cho công cuộc chống Cộng nhưng cũng lại chính những người đó nay buông ra những lời lẽ thiếu lịch sự với Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần và thậm chí cả Vũ Thư Hiên.
Vì thế, tác phẩm của Huy Đức, ngoài những lời phê bình nghiêm túc, đứng đắn cũng đã nhận được một số phản ứng đại loại như “Việt cộng con”, “răng hô”, “cháu ngoan của Bác”, “ve vãn người quốc gia”, “lộng giả thành chân”, “Bên Thắng Cuộc chỉ đáng gia ba xu” cũng là chuyện thường tình. Trong cơn cuồng nộ của một nhóm người, những cảm tính này rất dễ diễn tả, rất dễ buột ra khỏi cửa miệng, nhưng để có những bằng chứng đi kèm cho thuyết phục thì thật là khó khăn vô cùng vì nó cũng buộc những người phản bác cũng phải dùng một thời gian nghiên cứu lâu ít nhất cũng lâu bằng thời gian tác giả Huy Đức thai nghén “Bên Thắng Cuộc”.
Cho nên, theo tôi, khen, chê, phủ nhận, bác bỏ là quyền đánh giá của người đọc trên một đất nước tự do. Không ai có quyền ngồi lên trên sự tự do đó được. Như thế rõ ràng, người đọc có quyền rộng rãi để lựa chọn một thái độ thì không lý do gì một người nào đó lại cần phải dùng những lời lẽ thô bạo để phê phán một tác phẩm được viết ra bằng một văn phong thầm lặng như trong “Bên Thắng Cuộc”. Trong tinh thần suy nghĩ của một người tự do, tôi đọc “Bên Thắng Cuộc” gần một tháng mới xong và giữ một nhận định riêng cho mình đối với toàn bộ tác phẩm. Bài viết này được viết để chia sẻ với bạn đọc vào ngày cuối cùng của năm 2012 mới chỉ đề cập tới phần bên thua cuộc trong tác phẩm “Bên Thắng Cuộc”. Những phần khác, tôi sẽ đưa ra vào những số báo của năm 2013.
Vũ Anh
(Sống Magazine)

Viết về “Bên Thắng Cuộc” cuả Mường Giang

Đừng tin những gì Huy Đức viết trong “ bên thắng cuộc “
mà chỉ cần nhìn VN sau 37 năm dưới ách thống trị của CSVN

Mường Giang
1-Kẻ thắng cuộc :
Năm 1969 Hồ Chí Minh chết, từ đó Lê Duẩn liên kết với Lê Ðức Thọ lập bè phái từ trung ương đảng tới tận quân đội, công an.. để nắm trọn quyền hành. Tháng 12-1976, Hà Nội họp đại hội đảng lần thứ IV. Dịp này Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) được bầu làm ủy viên thứ 12 bộ Chính Trị, còn Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) đang làm Thành Ủy TP Sài Gòn, cũng được chọn làm ủy viên dự khuyết với Tố Hửu và Ðổ Mười. Riêng Nguyễn Hửu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình.. trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) năm nào, cũng được giữ những chức vụ ‘ ngồi chơi sơi nước ‘.trong đảng
Thảm nhất có Trịnh Ðình Thảo, Lâm Văn Tết, Trương Như Tảng.. bị cho về vườn. Còn những thành phần đối lập cũ thời VNCH trong lực lượng thứ ba (LLTB) như Ngô Công Ðức, Lý Quý Chung, Lý Chánh Trung, Trần Thúc Linh, Nguyễn Hữu Hạnh, Dương Văn Ba, Hồ ngọc Nhuận.. được đảng giao cho Vũ Khiêu (bộ ngoại giao) chỉ dạy về cách làm chính trị XHCH, lòng trung thành với “ chủ nghĩa Mác-Lê “ để phục vụ tốt cho Hà Nội. Sau đó các tờ phản tỉnh của thành phần trên, được đảng công bố trên báo Ðại Ðoàn Kết, để làm gương cho thiên hạ về mặt thật của những trí thức “ đối lập “ của Miền Nam trước ngày 30-4-1975.
Vì CSVN vừa chiếm được miền Nam, nên cán bộ đảng từ trên xuống dưới đều tin tưởng vào tính ưu việt “ bách chiến bách thắng “ của chủ nghĩa Marx trước sự suy tàn của tư bản nhất là Hoa Kỳ. Vì vậy đảng “ Duẩn-Thọ “ nhất quyết đưa đất nước và dân tộc VN vào con đường tiên tiến của XHCN, để nắm vững chuyên chính vô sản với mục đích “ kiểm soát toàn bộ người dân cả nước “, từ tư tưởng, văn hóa cho tới kinh tế, xã hội. Tóm lại tất cả đồng bào cả nước (ngụy hay ta), từ đó coi như những con cá nằm trong rọ của bộ máy công an, được thiết lập chằng chịt như mạng nhện, tổ ong, từ trung ương tới tận các tổ dân phố và các công đoàn, đoàn thể phụ nữ, thiếu nhi..
Cũng từ đó đã phát sinh ra thói kiêu căng phách lối và ngạo mạn của các đỉnh cao trí tuệ tại bắc bộ phủ, mà lố bịch nhất là chuyện “ thủ tướng CSVN Phạm Văn Ðồng, kẻ đã ký bán Hoàng-Trường Sa cho TC năm 1958 “ trong hội nghị thượng đỉnh các quốc gia không liên kết vào tháng 8-1976 tại Tích Lan, đã công khai đe dọa và phỉ báng các nước Á Châu lân cận. Hậu quả trên, khiến chẳng còn ai muốn liên lạc và tiếp xúc với VC. Ðã thế Lê Duẩn còn ký với tổng bí thứ Liên Xô Brezhnev bản thông cáo chung về việc hợp tác và liên minh quân sự giữa hai nước. Ðể theo đuổi cuộc chiến mới, CSVN lai vay nợ của Liên Xô nhiều tỷ Mỹ kim tiền súng đạn, bom , mìn. Sau đó cho hạm đội Nga vào trú đóng tại Ðà Nẳng và Cam Ranh để trừ nợ.
Trong kế hoạch ngũ niên lần thứ hai (1976-1980), Nguyễn Văn Linh là người đầu tiên được đảng giao nhiệm vụ “ cải tạo kinh tế Miền Nam “, để bắt kịp kinh tế tiền tiến XHCN Miền Bắc trước tháng 4-1975. Kế tiếp là Ðổ Mười, Trần Văn Danh, Cao Ðăng Chiếm thay Mười Cúc.. nhưng tất cả đều thất bại vì tiến trình tập thể hoá kinh tế, nông nghiệp không thực hiện được theo chính sách đảng nghị quyết. Do người dân Miền Nam không chịu hợp tác nên lương thực bị thiếu hụt trầm trọng. Nhiều nơi kể cả vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long phải ăn độn hay bị đói vì thiếu lương thực.
Tại Sài Gòn và các thành phố lớn của Miền Nam, qua hai đợt đánh tu sản mại bản , theo ám số X1-X2 do Ðổ Mười phụ trách, đã biến nền công kỷ nghệ phồn thịnh trước tháng 5/1975 của VNCH tê liệt và sụp đổ hoàn toàn. Ở miền Bắc các cơ sở kỷ nghệ nặng cũng bị thiệt hại trầm trọng qua cuộc chiến biên giới Việt Trung, khiến cả nước lâm vào cảnh thất nghiệp. Ðể cứu đói và ngăn chận cảnh hổn loạn, CSVN xuất cảng lao động tới các nước Ðông Âu và Liên Xô, bắt đầu từ đó. Ðã thế chiến tranh với Tàu và Kampuchia, càng lúc càng thảm khốc và kéo dài, làm cho ngân sách nhà nước trở nên thâm thủng, khiến nền kinh tế quốc doanh vốn đã èo uột, nay như chiếc xe không phanh phăng phăng lao nhanh xuống vực thẳm XHCN.
Ðất nước điêu tàn, dân chúng lầm than đói rách khổ sở nhưng đảng vẫn không nhận chịu thất bại để sửa đổi, vẫn cứ bè phái tranh dành chức vụ béo bở sau bức màn đỏ , cứ nhắm mắt trung thành với Mac-Lê, với chính sách kinh tế tập trung siêu việt. Rồi lại tiếp tục đổ thừa sự thất bại do “ tàn dư Mỹ-Ngụy “ phá hoại, để có cớ bắt giam những người chống đói chính sách đảng. Cuối cùng với quyết tâm “ xã hội chủ nghĩa hóa kinh tế theo Nga “ thi hào Tố Hửu “ một thời nổi tiếng với bài thơ ca tụng Stalin, được phong chức phó thủ tướng đặc trách kinh tế.
Tháng 3-1982 lại họp đại hội đảng lần thứ V trong cảnh suy sụp toàn diện tại VN. Lần này Võ Văn Kiệt trở thành ủy viên chính thức thứ 10 của bộ Chính Trị, giữ chức vụ chủ nhiệm ủy ban Kê Hoạch Nhà Nước. Trong khi đó Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh .. lại bị loại khỏi bộ Chính Trị. Nổi nhất trong kỳ đại hội này là sự kiện đảng ban hành “ Bản Hiến Pháp Mớirập đúng theo khuôn mẫu bản hiến pháp củạ Liên Xô , từ cơ cấu tổ chức cho tới lối hành văn , với câu mở đầu thay vìHọc tập tư tưởng Mao Trạch Ðông “, nay được đổi thành “ Trung Quốc là kẻ thù đầu đời và nguy hiểm nhất .. “.Ngoài ra đảng còn dựng tượng Lê Nin cao trên 5m tại Hà Nội. Nói chung đại hội đảng năm 1982, CSVN ÐỔI MỚI TƯ DUY “ BỎ TÀU ÐỎ THEO LIÊN XÔ “, tăng cường thêm quyền lực cho Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ và bè nhóm thân Nga, mục đích chính chỉ vậy.
Trước cảnh khủng hoảng kinh tế cả nước, nhất là tại thành phố Sài Gòn có dân số đông nhất VN. Nên cả Nguyễn Văn Linh lẫn Võ Văn Kiệt, lần lượt trong chức vụ Thành Ủy đã tự cứu mình trước, bằng cách cho một số doanh nhân xé rào “ cơ chế tập trung và qui hoạch của đảng “, lập ra những công ty hợp doanh, làm ăn theo lối kinh tế thị trướng, mở đầu cho con đường Ðổi Mới Chính Thức sau này. Tuy nhiên việc làm ăn “ chui “ này cũng chỉ kéo dài hơn một năm, thì bị bộ Chính Trị gai mắt ứa gan vì cảnh “ trâu cột ghét trâu ăn “, nên đã ban hành nghị quyết số 01/NQ-TW ngày 14-9-1982, chỉ trích và kết tội những thành phần kinh doanh trên là đi trật đường hướng XHCN. Sự thật là thế đó, vậy mà Trần Trọng Thức qua bài viết “ Nhìn lại một chặng đường Ðổi Mới “ đăng trong Kiến Thức Ngày Nay số 314 ngày 1/5/1999 lại cuồng điều rằng “ Nếu không có sự quyết tâm, tích lũy kinh nghiệm của đảng qua nhiều chặng đường thử thách, đúc kết thành cương lỉnh .. “ thì làm gì có đổi mới kinh tế tại VN ?
Năm 1985 Tố Hửu đặc trách kinh tế lại ra lệnh đổi tiền làm cho tình trạng lạm phát tăng vọt tới 700% vì tiền Hồ mất giá trị, hậu quả đưa tới việc thi hào bị mất chức trong đợt cải tổ chính phủ vào tháng 6/1986.
Tại Liên Xô, năm 1982 Brezhnev chết báo hiệu sự sụp đổ gần kề của đế quốc Nga qua hai triều đại kế tiếp Andropov và Chernenko.. Tình trạng bi đát càng thêm thảm thê vì không có một biện pháp cải thiện nào được nhắc tới. Tháng 3-1985 Gorbachev lên làm tổng bí thư Liên Bang Sô Viết, trực diện với các nguy cơ kinh tế xã hội. Vì vậy để cứu đảng, cứu thân bắt buộc người lảnh đạo nước Nga phải Ðổi Mới bằng hai chính sách “ Cởi Mở (Glasnov) “ để bài trừ tham nhũng và “ Tái Cấu Trúc (Perestroika) “ để cứu kinh tế quốc doanh đang suy sụp.
Sau tháng 5-1975, CSVN không còn là chư hầu của Tàu đỏ mà lệ thuộc hẳn vàọ Liên Xô, nên Nga đã cung ứng hầu hết nhu cầu cho Hà Nội lên tới 97%. Về lãnh vực quân sự, Nga viện trợ cho CSVN hơn 1 tỷ rưởi USD hằng năm, kèm theo hàng chục ngàn cố vấn.. Do đó Gorbachev đã thông báo cho Hà Nội phải chuyển hướng để tự cứu và sinh tồn.. vì lúc đó chính Nga cũng đang trên đà sắp vỡ nợ. Nhờ cơ hội này, Nguyễn Văn Linh lại được đảng kêu về Bắc và cho vô lại bộ Chính Trị. Tháng 7/1986 đảng đưa ra nghị quyết chuẩn bị rút quân khỏi Kampuchia. Tháng 8-1986, đảng lại tuyên bố muốn nối lại bang giao với Trung Cộng và Thái Lan nhưng Tàu đỏ không thèm trả lời, lại cứ xua quân đánh chiếm liên tục đất đai của VN tại biên giới hai nước.
Lê Duẩn chết ngày 10-7-1986 nhưng thế lực của Lê Ðức Thọ vẫn còn nguyên vẹn, tuy nhiên vì thời cuộc diễn ra quá bật ngờ, liên quan tới sống chết giữa ba đảng CS Nga, Tàu và VN. Vì vậy trong cái thế không thể dừng được, nên Trường Chinh (thân Tàu đỏ), bị hạ bệ từ 1956 qua việc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, được Thọ cho làm quyền tổng bí thư thay Duẩn. Tất cả đều là mệnh lệnh của Gorbachev, nhằm làm lợi cho Nga trong chính sách đối ngoại mua chuộc Tàu và làm vừa lòng Mỹ. Rồi Trường Chinh và nhiều cán gộc trong bộ Chính Trị lại phải sang chầu Liên Xô để gặp Gorbachev tại Hải Sâm Uy (Vladivostok) nhận chỉ thị. Từ đó đảng CSVN mới quay sang Ðổi Mới qua khẩu hiệu “ Ðổi Mới Hay Là Chết “.Dịp này, đảng lại phát minh ra một từ ngữ rất mới lạ, để ám chí chính sách “ Kinh tế Thị Trường “ . Ðó là “ Hạch Toán Kinh Doanh XHCH “.
Kế tiếp là màn diễn “ bộ ba Tho-Chinh-Ðồng từ chức vì tuổi gia “,để có cớ loại hẳn Võ Nguyên Giáp ra khỏi chính trường, tới chuyện ủng hộ Mười Cúc Nguyễn văn Linh lên làm tổng bí thư trong kỳ đại hội đảng lần thứ VI vào cuối năm 1986. Tóm lại năm 1982, CSVN họp đại hội đảng lần thứ V, kiên quyết bỏ Tàu theo Nga. Bốn năm sau (1986), trong nổi điêu tàn của CS Nga báo hiệu giờ thứ 25 sụp đổ, nên trong đại hội đảng lân thứ VI (12-1986) được nhóm họp với mục đích đổi mới tư duy “ Bỏ Nga Theo Tàu “ thế thôi.
Công cuộc Ðổi Mới coi như mở màn từ năm 1987. Lúc đó CSVN chỉ có Nga là đối tượng duy nhất để học hỏi nên hằng hằng lớp lớp cán gộc từ Linh tới Phạm Hùng, Nguyễn Quyết (quân đội) chen chân nhau sang chầu Mạc Tư Khoa. Vì không thể che dấu được sự thật, nên Linh xác nhận thất bại của hệ thống kinh tế quốc doanh và ra lệnh sửa đổi bằng “ kinh tế thị trường “ . Nhưng để không mất ưu quyền độc tôn, đảng gọi đó “ Kinh Tế Thị trường Theo Ðịnh Hứng XHCN “.Tuy Nguyễn Văn Linh ban hành lệnh Ðổi Mới nhưng Võ Văn Kiệt qua cố vấn của các chuyên viên kinh tế thời VNCH giúp, mới là người dám thi hành nhũng cải cách kinh tế táo bạo, mà mục đích chính là để được chia phần lớn lợi nhuận khi đứng làm “ ô dù “.Do sự cởi mở có chừng mực được thi hành, nên bắt đầu từ thập niên 90 nên kinh tế VN mới bắt đầu hồi phục và phát triển. nhất là trong lãnh vực nông nghiệp vì nông dân không còn bị bắt buộc tập thể hóa lao động và bán luá cho nhà nước với giá rẽ mạt.
Trước nguy cơ bị sụp đổ và tan vở như Ðông Ðức, Ðông Âu, Liên Xô.. nên bộ Chính Trị mở phiên họp khẩn cấp ngày 10-4-1990 để tìm lối thoát cứu đảng, cứu thân. Hầu hết các cán gộc có mặt đều đổ thừa cho đế quốc Mỹ, qua âm mưu thâm độc ‘ diễn biến hòa bình (dịch từ tiếng Tàu – He Ping Yan Biang . mà TC đã xài sau vụ thảm sát Thiên An Môn) ‘.Sau đó đảng nghị quyết bằng mọi giá, phải nối lại tình đồng chí với TC để bảo vệ CNXH. Tóm lại Ðổi Mới tại VN chỉ là sự góp nhặt từ cởi mở, để theo đó mà tái cấu trúc các sự kiện có liên quan tới kinh tế, ngoại giao như là hậu quả tất yếu của thời mở cửa đón nhận con buôn nước ngoài.
Giữa năm 1991, đảng lại dại hội lần thứ VII (1991-1996). Kỳ này Ðổ Mười làm tổng bí thư, Lê Ðức Anh chủ tịch nhà nước và Võ Văn Kiệt thủ tướng. Ngoài ra Phan Văn Khải, Nông Ðức Mạnh.. đều vào bộ Chính Trị. Trừ Kiệt và Khải tương đối cởi mở, hầu hết số cán gộc còn lại thuộc phe bảo thủ, nắm quyền quân đội và công an. Tuy nhiên vì không còn con đường lựa chọn nào để cứu đảng, trong lúc nguồn tài trợ từ Nga, Ðông Âu đã chấm dứt, nên bộ Chính Trị đành cắn răng ủng hộ ‘ đổi mới ‘.Kỳ này Mười Cúc bị loại ra khỏi trung tâm quyền lực.
Không ai phủ nhận những thành tích của Võ Văn Kiệt từ khi còn làm Thành Ủy Sài Gòn cho tới lúc giữ chức thủ tướng (1991-1997) qua công cuộc đổi mới. Câu hỏi được đặt ra là thành tích đó, thật sự ai được hưởng ? . Ngoài ra Kiệt chỉ đổi mới về kinh tế để có cơ hội chia chát hưởng lợi nhuận. Nhưng về lãnh vực chính trị, vẫn răm rắp tuân hành theo đường lối nghị quyết của đảng, đã được ghi trong bản hiến pháp mới năm 1992 ‘ VN tiếp tục độc đảng song song với chính sách ‘ kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ‘.Ngoài ra điều 4 của HP trên còn xác nhận thêm ‘ đảng là đai biểu về quyền lợi của giai cấp công nhân, lao động và cả dân tộc theo chủ nghĩa Lê-Mark và tư tưởng HCM (thay Mao Trạch Ðông) ‘.
Hy vọng giữ chức thủ tướng thêm một nhiệm kỳ vào đại hội đảng kỳ VIII (1996-2000) , Kiệt đã gủi bản cáo chính trị ‘ tối mật ‘ về trung ương vào tháng 8-1995 với lập trường luôn ủng hộ ‘ độc đảng ‘.Nhưng sự nịnh hót trên không được phe bảo thủ để ý tới. Bởi vậy sắp đến kỳ đại hội đảng, Kiệt bị Ðổ Mười và Lê Ðức Anh chỉ trích nặng nề về công cuộc đổi mới và âm mưu diễn biến hòa bình. Nhưng kết quả bộ ba Mười, Anh, Kiệt vẫn được giữ chức cũ, Nông Ðức Mạnh (chủ tịch QH), Phan Văn Khải, Trần Ðức Lương (phó thủ tướng). Riêng Nguyễn tấn Dũng được vào bộ Chính Trị (13) cũng giữ chức phó thủ tướng).
Tháng 11-1996, Lê Ðức Anh bị sốt xuất huyết nảo, sau đó bị liệt nữa thân. Trước khi về vườn, Anh dựa vào vấn đề tuổi tác kéo theo kẻ thù không đội trời chung của mình là Kiệt cùng từ chức vào tháng 9-1997. Lương được thế chức Anh, còn Khải làm thủ tướng thay Kiệt. Cũng từ đó Võ Văn Kiệt dần dần bị thất thế dù trên danh nghĩa vẫn là cố vấn. Trong khi đó Ðổ Mười và Lê Ðức Anh có nhiều bè phái, nên vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ trong bộ Chính Trị và Ban Thường Vụ kéo dài tới nay. Ðó là lý do khiến Kiệt bất mãn nên đã viết một lá thư phổ biến ra hải ngoại, về vụ Nguyễn Khoa Ðiềm cấm báo chí trong nước, không được phổ biến bài viết của Kiệt nói về cuốn hồi ký của Lý Quý Chung. Chỉ vậy thôi mà báo chí hải ngoại đã bốc Kiệt lên tận mây xanh, còn phong chức là Ðặng Tiểu Bình gì gì đó, thật là hết ý.
Ðổi mới là vậy đó nhưng Trần Bạch Ðằng (Tư Ánh-Trương Gia Triều), một trong những cố vấn của Võ Văn Kiệt, vào cuối năm 1996 đã cuồng điệu khi nhân danh cho đảng CSVN viết gủi thiên hạ ‘ bản thông điệp của thế kỷ XXI ‘ đại ý xác quyết rằng cái lớn nhất của thế kỷ XX tại VN, đó là sự hoán chuyển vị trí từ nước thuộc địa sang độc lập, dân nô lệ sang tự do và quốc gia đoí nghèo sang quốc gia chắc chắn sẽ giàu mạnh ‘.Tiếc thay nay cả Võ Văn Kiệt lẫn Trần Bạch Ðằng đều chết, nên không thấy được sự khủng hoảng về kinh tế lẫn chính trị tại VN từ đầu năm 2008, hậu quả tất yếu của cái gọi là ‘ Ðổi Mới Tư Duy’ với mục đích kinh tài cứu đảng và làm giàu cho tư bản đỏ, mà ai cũng thấy . Ngoài ra dân đói cũng kệ, nước sắp mất về Tàu đỏ.. có sao đâu, miễn đảng ta đời đời độc tôn và bền vững là đủ.
Sau khi VNCH bị sụp đổ,chẳng những tất cả Quân,Công, Cán, Cảnh của Miền Nam bị trả thù, cọng sản Hà Nội còn tận tuyệt hủy diệt các tầng lớp tư sản qua tội danh gán ghép, chụp mũ, bịa đặt cho mọi người là bóc lột, phồn vinh giả tạo, nguy dân.. Tại Ðại Hội đảng lần thứ IV vào tháng 5-1975, Lê Duẩn đã vênh váo tuyên bố rằng, từ nay người VN sẽ đi trên thảm vàng, đồng thời đuổi kịp rồi qua mặt Nhật Bản trong vòng 15 năm tới. Trên thực tế ai cũng biết trước tháng 4-1975, Bắc Việt chỉ có hai công trình vĩ đại nhất là Lăng Hồ Chí Minh tại Ba Ðình Hà Nội và Khách sạn quốc tế trên bờ Hồ Tây, do Fidel Castro của Cu Ba xây tặng. Trong lúc đó tại VNCH, đâu đâu cũng có những cơ sở kỹ nghệ nặng và nhẹ, đều được trang bị máy móc mới và tối tân, nhất là các ngành dệt, điện, lắp ráp các loại hàng sản xuất tiêu thụ. Khi VC vào, đã tận tình vơ vét máy móc đem về Bắc, ra lệnh cho nhiều nhà máy ngưng hoạt động hay biến thành quốc doanh, hữu danh vô thực.
Song song với kế hoạch trả thù và tận diệt các tầng lớp trên, VC còn bày thêm quốc sách kinh tế mới vào cuối năm 1975, để đuổi hết số gia đình có liên hệ tới chế độ VNCH, đang sống tại Sài Gòn và các tỉnh thành, đi lao động canh tác tại rừng sâu, núi cao, ma thiêng nước độc. Kế hoạch thâm độc này, vừa tống khứ được những thành phần còn lại mà VC đã xếp loại nguy hiểm, sau khi chồng con thân nhân của họ đã bi đảng gạt vào tù. Có như vậy, VC mới chiếm được nhà cửa ruộng vườn và các tiện nghi của Miền Nam, để phân phối cho cán bộ miền Bắc, lúc đó chỉ có súng đạn, tăng pháo và mớ lý thuyết của Mác-Lê-Mao-Hồ mà thôi.
2-Kẻ thua cuộc :
Ai đã từng là tù nhân của VC , dù có ở trong các trại tù tại miền Nam hay bị đầy ải ra vùng biên giới Việt Bắc, đã bị giặc cầm giam lâu hay mau, chắc hẳn sẽ chẳng bao giờ quên nổi những đau đớn về vật chất và nhất là sự tủi nhục tinh thần, khi bị bọn VC gọi chúng ta là “ ngụy quân, ngụy quyền, là những đống rác bẩn thỉu, cặn bã của xã hội, đánh giặc thuê cho Mỹ, Pháp, Nhật..”.
Ai đã từng bị VC cướp của, cướp nhà, cướp vợ con, bị đày đoạ lên tận miền rừng núi để phát triển kinh tế mới. Ða số đã ngã quỵ vì không chịu nổi mưa nắng, cùng cảnh ma thiêng nước độc, bệnh sốt rét rừng, ghẻ lở, kiết lỵ.. mà không có thuốc uống. Cuối cùng những người còn sống, kiệt sức vì đói bệnh, nên đã bỏ rừng chạy ngược về thành. Họ đã trở nên vô gia cư và ở bất cừ nơi nào, kể cả nghĩa địa, gầm cầu, chùa miễu.. ăn sống, phó mặc cho định mệnh và bọn công an, tới hốt bắt, đưa lên lại vùng kinh tế mới, rồi họ lại về.Rốt cục huề cả làng, và càng ngày càng có nhiều người vô gia cư sống khắp mọi nẻo đường đất nước, trong xã nghĩa thiên đường.
Chắn chắn những thành phần trên, nếu may mắn bằng mọi lý do gì, nay tới được bến bờ tự do và được sống tạm trên mọi nẽo đường thế giới, chẳng ai có thể vô tâm để quên kiếp đời ‘ Tị Nạn Việt Cộng ‘ trăm đắng ngàn cay, biển hờn trời hận, chỉ có thể đầu thai lần khác , họa chăng mới xóa nổi vết nhơ của Dân Tộc VN trong giòng lịch sử cận đại. Bởi vậy mấy năm trước, VC đã dùng quyền lợi để yêu cầu chính quyền Mã Lai, Nam Dương.. phá bỏ các Tượng Ðài kỷ niệm Thuyền Nhân VN đã bỏ mình trên biển Ðông, khi trốn chạy khỏi thiên đàng xã nghĩa, tại các trại Tị nam Việt Cộng. Hành động dã man này của bọn đầu sõ Bắc Bộ Phủ, chẳng những không làm ai khiếp sợ, trái lại còn bị Cộng đồng Người Việt Tị Nạn Cọng Sản khắp thế giới thêm khinh ghét , khiến chúng đi tới đâu cũng bị mọi người tẩy chay và biểu tình đã đảo.
-AI GÂY RA CHIẾN TRANH, ÐỂ MỸ RẢI CHẤT ÐỘC MÀU DA CAM ?
Sau khi được Lào và Kampuchia đồng thuận, ngày 19-5-1959 Hồ Chí Minh nhân danh Trung Ương Ðảng VC, ra lệnh mở đường rừng Trường Sơn và đường biển, để chuyển quân và vũ khí của Nga-Tàu và khối Cộng Sản, vào miền nam xâm lăng VNCH. Con đường mang bí danh 559 do Võ Bẩm khai phá đầu tiên. Ðường gồm ba giai đoạn, đầu tiên là đường bô, gùi thồ. Từ năm 1964-1971 giai đoạn cơ giới hóa. Từ 1971-1975, thành xa lộ đất với đủ cầu cống và ống dẫn dầu. Song song còn có đường biển 759 nhưng chỉ hoạt động thời gian ngắn thì dẹp, vì bị Hải Quân Hoa Kỳ và VNCH ngăn chận. Ðể hoàn thành giấc mộng xâm lăng, từ năm 1964 Ðồng Sĩ Nguyên thay thế Ðinh Ðức Thiện và Phan Trọng Tuệ, chỉ huy đường 559. Tại đây, VC luôn duy trì 120.000 bộ đội chiến đấu, gồm 8 Sư đoàn bộ binh, 10.000 nam nữ Thanh Niên Xung Phong và 1 Sư đoàn phòng không của Bộ TTM biệt phái.
Năm 1973 sau hiệp ước ngưng bắn, VC công khai di chuyển quân và vũ khí đêm ngày trên đường. Bỏ cung trạm, hằng sư đoàn lính và xe cộ, di chuyển thẳng từ Bắc vào Nam. Trước kia muốn hoàn thành một chuyến đi, phải mất 4 tháng. Từ năm 1973-1975, chỉ cần 12 ngày. Phụ trách chuyên chở, VC thành lập 2 Sư đoàn vận tải , dành cho Ðoàn 559 với hơn 10.000 xe cộ đủ loại. Nói chung tới đầu năm 1975, VC đã xây dựng được con đường rừng dã chiến Trường Sơn, xuyên qua Lào, Nam VN và Kapuchia dài 16.700 cây số, cộng thêm 1500 km rải đá, 200 km tráng nhựa.
Song song có 1500 km ống dẫn dầu, 1350 km đường dây truyền tin , 3800 km đường giao liên và 500 km đường sông. Theo Ðồng Sĩ Nguyên, đã có hơn 19.000 người chết và hơn 30.000 khác bị thương tại đây nhưng bi thảm nhất là thân phận những người con gái trong lực lượng Thanh Niên Xung Phong, cũng như Ðại Ðội Pháo Nữ Ngư Thủy của tỉnh Quảng Bình. Họ vì sợ chế độ hộ khẩu, công an và tem phiếu thực phẩm, nên hy sinh cho đảng, tiêu phí cả một đời con gái tuổi trăng tròn, dưới mưa bom trời đạn. Rốt cục ngày VC đại công cáo thành, chiếm trọn được của cải vật chất miền Nam. Theo Huỳnh văn Mỹ, văn công đảng viết trên báo, thì những kẻ may mắn còn sống sót, sau khi nhận được bằng khen là chiến sĩ gái xuất sắc, những cô gái quê miền Bắc, đa số vào chùa làm sư nữ, riêng những người làng quê xóm biển Quảng Bình, thì sống goá bụa trọn đời, vì sau cuộc chiến , ai cũng già nua đen đũi, thì có ma nào dám ngó ?
Chưa hết đâu, chẳng những thanh niên nam nữ phải ra tuyền tuyến hy sinh cho đảng, mà các bà mẹ cũng phải hy sinh. ‘ Mẹ đào hầm , mẹ đào hầm từ lúc tuổi còn xanh, nay mẹ đã phơi phới tóc bạc mà vẫn cũng phải đào hầm dưới bom đạn’. Ðó là một đoạn trong bài vè tuyên truyền của đảng . Từ năm 1956 ngay khi mở lại cuộc chiến xâm lăng tại miền nam, Hồ Chí Minh thay vì di tản dân chúng tại làng Vĩnh Mốc, thuộc quận Vĩnh Linh, bên kia cầu Hiền Lương, tỉnh Quảng Trị, thuộc khu phi quân sự, để đồng bào có thể tránh được bom đạn vô tình của cả hai phía.
Nhưng không Hồ đã bắt dân chúng phải bám trụ tại đây, biến cả làng Vĩnh Mộc thành địa đạo, ăn, ngủ, sinh sống và chết ngay trong lòng đất. Có vậy mới dòm ngó được biển Ðông, Cửa Tùng và tiếp tế cho du kích bộ đội hoạt động tại Cồn Cỏ sát nách. Theo một số du khách xuống thăm địa đạo Vĩnh Mốc, thì chỉ mới sống ở địa ngục trần gian có 15 phút, mà ai cũng đã ôm ngực khó thở. Vậy mà Hồ và đảng, bắt ép dân làng phải sống dưới nhiều năm, đến độ sinh được 17 trẻ trai gái. Cuộc sống hiện thực như vậy, không sinh quái thai, dị tật hay mang hận bẩm sinh, thì đó mới là chuyện lạ trên đời.
Theo tài liệu, thì làng Vĩnh Mốc có diện tích hơn 3km2 mà 1/3 là địa đạo. Nơi này truớc 1975, là chỗ sinh sống của 237 gia đình với hơn 1196 nạn nhân. Ðã hứng chịu 9680 tấn bom đạn vì đảng không cho di tản, phải sống chui trong lòng đất suốt 600 ngày đêm. Cũng tại đây qua những tấm bia thịt, VC đã chuyển đươc vào nam 3350 tấn hàng hóa và 11.500 tấn hàng cho bộ đội , trên đảo Cồn Cỏ.
Khác với Vĩnh Mốc nằm ngay bờ biển, địa đạo Củ Chi nằm dưới lòng đất thuộc các khu rừng già Hó Bò, Bời Lời, Bến Súc, Thanh Ðiền.. nhưng không liên tục mà riêng rẽ đứt đoạn và gần như có đủ trong 15 xã của quận Củ Chi như Phú Mỹ Hưng, An Phú, An Nhơn Tây, Nhuận Ðức, Trung Lập, Phú Hòa Ðông, Tân Thạnh Ðông, Trung An, Phước Vĩnh Ninh, Phước Thạnh, Phước Hiệp, Thái Mỹ, Tân Thông Hội, Tân Phú Trung và Tân An Hội. Nói chung điạ đạo Củ Chi đã có thời kỳ chống Pháp.
Bắt đầu năm 1960, cục R quanh quẩn đóng tại Tây Ninh sát biên giới Việt Miên, nên các hầm hố trong địa đạo tại Củ Chi được bới mốc sửa sang trở lại, để tiện cho cán bộ đảng trốn và tẩu thoát, khi có pháo kích, giội bom hay hành quân càn quét. Vì hầu hết dân chúng vùng này đều về an cư lập nghiệp trong vùng quốc gia, nên không được đảng nhắc tới trong danh sách nạn nhân chất độc màu da cam. Ngoài ra tại An Thới, Trảng Bàng Tây Ninh cũng có một địa đạo nhưng không quan trọng. Trên đảo Phú Quốc, VC cũng đào một con đường hầm dài từ trại Tù Quân Cây Dừa ra biển, để vượt ngục. Tất cả đều thấm máu người, lót đường cho đảng được giàu có, tỷ phú như ngày nay.
Nhưng éo le và bi thảm nhất vẫn là đồng bào Quảng Trị, khi bị lịch sử chọn làm nơi đối đầu bom đạn, khiến cho người dân của cả hai phe, phải gánh chịu biển lệ, núi xương, sông máu và trời sầu hận khổ. Những địa danh một thời long trời đất lở như Hiên Lương, Bến Hải, Vĩnh Mốc, Cồn Cỏ, Cổ Thành, Quốc Lộ 9, Khe Sanh, Caroll, Tà Cơn, Dốc Miếu, Cồn Tiên và nhất là con đường sông máu mang tên Ðại Lộ Kinh Hoàng, ngàn năm muôn thuở sống mãi trong Việt Sử, nói lên một tai kiếp của dân tộc, do Hồ và đảng VC cõng rắn về cắn gà nhà.
Cả con sông Thach Hãn hiền hòa khả ái cũng đầy vết bom dạn, ngay từ đầu nguồn qua các nhánh khe Tà Lụ, Ba Lòng, Ái Tử, Vĩnh Phước, Vĩnh Ðịnh, Bích La, Bến Hải và Triệu Hải, trước khi chảy vào biển Ðông. Cổ thành Dinh Công Tráng một di tích lịch sử, có từ năm 1823 thời vua Minh Mạng, cũng là nơi chứng kiến bom đạn và mạng người lá rụng của hai phía, trong 82 ngày đêm giựt dành trong năm 1972. Rốt cục những người lính Dù,TQLC, BDQ, Thiết Giáp, SD1,2,3 và ngay cả DPQ, NQ Quảng Trị đã chiến đấu liên tục, để cắm lại ngọn cờ quốc dân, màu vàng 3 sọc đỏ trên nóc cổ thành thân yêu, cho tới tháng 4-1975 mới lọt vào tay giặc Cộng. Dân chúng sống lầm than khổ ải như thế, thì đâu cần phải bị hội chứng chất độc màu da cam, da vàng.. mới bị quái thai, bạo bệnh như VC tuyên truyền , để đòi tiền bồi thường.
-PHONG TRÀO VƯỢT BIỂN , TỊ NẠN CỌNG SẢN TÌM TỰ DO (4/1975-2006) :
Ðầu tháng 4-1975, Người Mỷ đã bắt đầu chạy khỏi Nam VN bằng chuyến bay định mệnh, đưa 250 trẻ mồ côi và 37 nhân viên của Dao đi theo săn sóc. Nhưng chiếc C5 đó đã bị tai nạn, chỉ còn 175 em sống sót với một số người lớn may mắn. Tai nạn này đã báo trước những thảm kịch sắp tới cho làn sóng người bỏ nước ra đi vì không muốn sống chung với rợ Hồ, giết người cướp của.
Ngày 15-4-1975, thượng viên Hoa Kỳ thông qua đạo luật, cho phép 200.000 dân tị nạn Ðông Dương, được vào sống trên đất Mỹ. Song song, chính phủ Mỹ cũng mở chién dịch Frequent Wind tại Sài Gòn, để di tản các công dân Mỹ và 17.000 người Việt có liên hệ. Máu lệ và thảm kịch VN đã khơi nguồn từ đó, vào những ngày cuối tháng 4-1975, khi ngàn ngàn vạn vạn người với đủ mọi phương tiện, tiến ra biển Ðông, để mong được Ðệ Thất Hạm Ðội cứu vớt những chỉ tới ngày 2-5-1975 thì chấm dứt. Tóm lại từ tháng 5-1975 tới bây giờ, người Việt bỏ nước ra đi để tìm tự do và đất sống, hoàn toàn chấp nhận may rủi “ một sống chín chết “, trong hoàn cảnh bơ vơ tự cứu. Do trên hầu hết những người đến được bờ đất hứa, đã phải trả một giá thật đắt, trong đó một dạo có hằng trăm ngàn câu chuyện, bi thảm não nùng của thuyền nhân VN, bị HẢI TẶC THÁI LAN cướp giết, trôi giạt vào hoang đảo và đã ĂN THỊT NGƯỜI lẫn nhau để mà sống.
Sau khi cưỡng chiếm xong VN, đảng Hồ và đảng Mao trở mặt, nên VC đã quy tội cho Ba Tàu Sài Gòn-Chợ Lớn là mối đe dọa, rồi đòi Trung Cộng phải qua hốt hết 1,2 triệu người Việt gốc Hoa về nước. Sự kiện được Tàu Cộng chấp nhận, phái hai chiến hạm tới các hải cảng VN để nhận người. Nhưng đến cho có mặt, chứ Tàu Cộng đâu có ngu, lãnh đám dân nghèo này về nước đê nuôi ăn, vì vậy nửa đêm nhổ neo rút cầu, âm thầm về nước. Sáng ngày 24-3-1978 trên khắp các nẻo đường Sai Gòn-Chợ Lớn, bổng xuất hiện rất nhiều xe vận tải, chở công an, bộ đội và hằng ngàn thanh niên nam nữ đeo băng đỏ trên tay áo. Theo đài phát thanh của VC thông báo, thì đây là chiến dịch “ Ðánh Tư Bản -Diệt Thương Gia “.Trước đây vào sáng ngày 20-3-1978, tại Chợ Lớn, cũng đã có một cuộc xô xát, giữa trăm người Hoa và công An VC phản đối bắt bắt lính, bắt đi kinh tế mới và đòi được trở về Tàu, sống với Trung Cộng. Nhưng lần này, cuộc bố ráp qui mô không phải để bắt người Hoa chống đối hôm trước, mà là xộc vào từng nhà,cùng các cửa tiệm, để kiếm tiền đôla và vàng cất dấu, cũng như kiểm kê tất cả hàng hóa kể cả cây chổi, ngoại trừ hình “ bác “ và lá cờ “ đảng “, máu đỏ sao vàng. Nghe nói lần đó, đảng đã hốt của Người Hoa gần 7 tấn vàng và cả mấy chục bao bố tiền đô Mỹ, khiến cho mấy chục người uất hận phải tự tử chết. Vậy là đảng đã ba bước nhảy vọt, chiến thắng tư bản chủ nghĩa, bước lên thiên đàng xã nghĩa ưu việt. Cũng từ đó đã có trên 250.000 Hoa kiều phải bỏ nước ra đi và theo thống kê của Cao Ủy Tị Nạn năm 1983, trong số này có trên 50.000 đã chết trên biển vì sóng gío và hải tặc Thái Lan.
Sau ngày 30-4-1975 khi Miền Nam bị VC Hà Nội cưởng chiếm, thì Biển Ðông đã trở thành cửa ngỏ để đồng bào vượt thoát tìm tự do. Nhưng đồng thời biển cũng đã biến thành hỏa ngục và trên hết, đảng VC đã thưc hiện được công trình vĩ đại nhất trong Việt Sử. Ðó là KỸ NGHỆ XUẤT CẢNG NGƯỜI, từ cho thuyền nhân vượt biển chính thức, tới các chương trình ra đi có trật tự (ODP), hồi hương con Mỹ Lai và Mua Vợ Bán Chồng giả. Tất cả các nghiệp vụ trên, đều giúp cho tập thể lãnh đạo đảng giàu to nhờ thu vào được nhiều vàng, tính tới cuối năm 1989, đảng thu vào chừng 3.000 triệu mỹ kim, con số nhìn vào thấy rởn tóc gáy nhưng lại là sự thật. Bởi vậy đâu có ngạc nhiên, khi biết xã nghĩa VN, là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, lại có nhiều tỷ phú đứng hàng đầu nhân loại.
Theo sử liệu thì năm 1978 là năm VC chính thức trục xuất người Hoa ra biển. Ðây cũng là thời gian đảng xuất cảng người nhiều nhất, mà theo thống kê của Cao Uỷ Tị Nạn, số người tạm trú tại các Trại khắp Ðông Nam Á, lên tới 292.315 người. Cũng theo tài liệu của Hồng Thập Tự Quốc Tế, thì từ năm 1977-1983 đã có khoảng 290.000 người đã chết hay mất tích trên biển Ðông.
Ngày 15-1-1990 khi mà Mỹ chuẩn bị bãi bỏ lệnh cấm vận và lập bang giao với VC, thì tại vùng biển Nakhon Si Thammarat, có 11 thi thể PHỤ NỮ VIỆT NAM, tất cả đều trần tuồng thê thảm, trôi tắp vào bờ. Theo Thiếu tá cảnh sát Thái Chumphol, người có trách nhiệm lập biên bản khám nghiệm, cho báo chí biết, thì tất cả các nạn nhân, có tuổi từ 18-20. Họ bị giết sau khi bị hải tặc Thái Lan hãm bức nhiều làn. Ðây cũng chỉ là một trong ngàn muôn thảm kịch máu lệ của thân phận VN, từ khi VC cưỡng chiếm được đất nước. Ðã có hằng triệu người chết trong lòng biển, khi tìm tới những địa danh Songkhia,, Pulau Tanga, Pulau Bidong, Galang.. Có nhiều cái chết của thuyền nhân thật tức tưởi và oan khiên, mà không bút mực nào viết cho nổi, chẳng hạn như Tàu của Chủ Khách Sạn “ Lộc Hotel “ ở An Ðông, chở trên 500 người, đi bán chính thức nhưng khi tới Gò Công thì bị gài bom nổ, chết sạch chỉ có tài công và 3 người may mắn sống sót. Tàu Lập Xương di bán chính thức ngày 22-1-1979, chở 200 người, cũng bị gài bom nổ ngoài biển, chỉ còn một vài người may mắn sống sót được Tàu Panama cứu đem vào trại Tị Nạn. Ðây cũng chỉ là một vài chuyện nhỏ trong ngàn muôn thảm kịch mà thuyền nhân, đã chịu từ khi phong trào vượt biển bùng nổ vào d0ầu năm 1977-1989.
Người vượt biển tìm tự do, ngoài sóng gió bão tố bất thường không biết trước, còn chịu thêm cảnh săn đuổi của công an, bộ đội biên phòng và ghe tàu đánh cá quốc doanh có trang bị súng máy và súng cá nhân. Nhưng hãi hùng nhất vẫn là Nạn Hải Tặc Thái Lan. Bọn này rất hung ác, tàn bạo, sau khi chận bắt thuyền vượt biển, chúng cướp giựt hết tất cả tài sản, đánh đập mọi người, hãm hiếp phụ nữ và bắn bỏ những ai muốn trốn hay chống lại. Sau đó để phi tang, chúng đốt thuyền cho chìm, giết hết đàn ông và bắt đem theo phụ nữ, hành lạc cho tàn tạ và đem về đất liền bán cho các động đĩ.
Câu chuyện của một chiếc tàu vượt biển lênh đênh sau 32 ngày bị hải tặc Thái Lan đánh cướp, chỉ còn có 52 người sống sót, thì gặp được Chiến Hạm USN.Dubuque, do Ðại Tá Alexander chỉ huy, nhưng bị từ chối không cứu vớt, khiến cho số người trên chết gần hết. Những người sống sót phải ăn thịt bạn bè để cầu sinh. Viên Ðại Tá Mỹ vô nhân đạo trên, bị Bộ Hải Quân Mỹ lột chức và truy tố ra Tòa Quân Sự.
Cũng do hằng ngàn câu chuyện đứt ruột của người vượt biển tìm tự do, mà nhân loại ngày nay có thêm một danh từ độc đáo “ Boat People “, giống như trước kia người Do Thái, qua cuộc hành trình tìm đường về đất hứa, cũng đã làm nảy sinh danh từ “ Holocaust “.Tuy nhiên, nếu đem so sánh, kể cả chuyện người Do Thái bị Ðức Quốc Xã tàn sát trong thế chiến 2, thì thảm kịch vượt biển của người VN trên biển Ðông, vẫn bi đát hơn nhiều.
Ngày nay, VC lại đem tình thương nhớ quê hương VN ra khuyến dụ người tị nạn, mong mọi người hòa hợp hòa giải, xóa bỏ hận nước thù nhà. Nhưng VC đã lầm, cho dù đã có nhiều người tị nạn trở về VN nhưng thực tế hầu hết chỉ vì gia đình. Sau đó ai cũng quay lại miền đất tự do, để chờ một ngày chính thức được theo sau gót voi của Quang Trung Ðại Ðế về giải phóng Thủ Ðo Sài Gòn-Huế-Hà Nội. Ngày đó chắc không xa, vì hiện nay cả nước đều biết chế độ cọng sản đã sụp đổ toàn diện, từ ý thức hệ, lãnh đạo, kể cả huyền thoại Hồ Chí Minh, cho tới đời sống tinh thần, kinh tế, xã hôi. Chính sự xét lại của đảng, đã minh chứng sự sụp đổ trên.
Thân phận người Thuyền Nhân VN là thế đó, tại sao ngày nay lại có một số người đòi bỏ danh từ ‘ Ti Nạn Việt Cộng ‘ ? , để đồng hóa chúng ta thành kẻ di dân vì miếng cơm manh áo, trong lúc đó thật sự chúng ta chỉ bỏ nước ra đi để tị nạn chính trị, vì không thể nào sống nổi dưới chế độ cầm thú bất nhân vô tổ quốc của VC.
-TỪ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TỚI CƯỠNG ĐOẠT ĐẤT VƯỜN CỦA ĐỒNG BÀO :
Trên đời này đã không có cái gì đáng để gọi là tất yếu cả, giống như lịch sử được hoàn thành, chẳng qua cũng chỉ nhờ vào sự bất ngờ mà tạo nên những sự kiện. Bởi vậy nếu năm 1945 không có sự xuất hiện của Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng Sản, thì chắc chắn Dân Tộc Việt đã thoát được cảnh núi xương sông máu và sự chậm tiến suốt 80 năm qua, khi phải sống dưới ách thống trị của chủ thuyết Mác-Lênin, được đảng ngụy trang qua cái gọi là ‘ tư tưởng HCM ‘.Kể làm sao cho hết được những thảm kịch VN trong thiên đàng xã nghĩa ? sau khi Hồ và đảng đã cưởng đoạt được chính quyền.
Tóm lại VN ngày nay trong xích xiềng nô lệ của đảng, đã trở thành một xã hội trộm cướp phi luân, từ trong cung đình ra tới hè phố mà thủ phạm không ai khác hơn là cán bộ, công an và các thành phần xã hội đen, đã và đang công tác mật thiết với đảng cầm quyền. Ðó chẳng phải là sự nghịch lý hay sao ?, vì cả nước ngày nay đâu có khác gì một nhà tù mà cai ngục là mạng lưới công an đen nghịt vây bũa. Do đó để sống còn, cả nước đã học theo guơng đảng nói láo và lừa bịp lẫn nhau kể cả người thân trong gia đình, đảng đoàn và ngoài xã hội. Trong hệ quả tất yếu của sinh mệnh, mọi tầng lớp đồng bào nghèo nhất là giới thanh niên chỉ còn biết buông xuôi tương lai, bê tha cuộc sống để tự giết mình quên đời. Tất cả mọi sự đổ vở của căn nhà văn hiến VN bao đời, cũng đều do chế độ và chủ nghĩa CS phá sập hay bôi lọ xuyên tạc những quan niệm, truyền thống nếp sống luân lý của dân tộc, để thay vào đó bằng mớ luận thuyết sặc mùi đấu tranh giai cấp Nga-Tàu, nhằm gây chia rẽ mọi người để đảng thao túng cai trị.
Ðó chính là những đóng góp và cái được gọi là tinh thần vô sản ưu việt của đảng CSVN trong dòng lịch sử dân tộc, mà Trần Bạch Ðằng trước khi chết đã to miệng bảo rằng thực thể VN đang thành tựu trong sự phồn vinh ? . Nhận xét trên thật đúng nhưng chỉ dành cho đảng mà thôi vì trong lúc dân nghèo mạt rệp thì chưa lúc nào đảng giàu bằng lúc này, qua nguồn tiền của tư bản đổ vào ào ào như nước chảy, cộng với tham nhũng và tiền cướp giựt từ đất đai vườn ruộng của người dân cả nước, đã giúp các giai cấp lãnh đạo chính quyền chỉ một sớm một chiều, từ bần cố nông trở nên địa chủ, phú nông và hàng thượng lưu trưởng giả nhất trong xã hội đương thời. VN từ ngày lập quốc tới nay vẫn dựa vào ‘ nông, công và thương nghiệp ‘ để mà sinh tồn mặc dù địa vị của người sĩ phu trí thức được đứng đầu và nông gia chiếm tới 85% dân số cả nước. Chính nhờ vào nền kinh tế tự túc có tính cách gia đình này, mà VN ngay thời kỳ chiến tranh hay bị Pháp đô hộ, vẫn nằm ngoài danh sách 20 quốc gia nghèo đói trên hoàn vũ, trong lúc đó dưới sự hỗn mang của chế độ ‘ công tư sản lẫn lộn ‘ , nước ta bị các cơ quan quốc tế tài trợ như IMF, WB.. xếp vào số 10 nước thiếu ăn, tệ mạt nhất thế giới “ dù mang tiếng là nước đứng thứ hai hiện nay xuất cảng nhiều gạo “
Giữa lúc cả nước vẫn coi cái ăn là điều quan trong của kiếp người, thì đảng lại đốt giai đoạn một trăm năm lạc hậu, xóa bỏ cái nền kinh tế tự túc của dân tộc bao đời, để thay thế vào những bước nhảy vọt giống như Mao Trạch Ðông từng làm thuở nào, qua cái gọi ‘ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ‘ nhưng thực chất là thừa cơ làm thêm một vụ ‘ cải cách ruộng đất ‘ như đã làm trên đất Bắc, để thu gọn vào tay tất cả đất đai vườn ruộng của đồng bào miền Nam VN (lẫn miền Bắc), một giấc mơ vĩ đại mà đảng đã đeo đẳng suốt 37 năm qua nhưng chưa đạt được vì vấp phải sự chống đối mãnh liệt của tầng lớp nông dân VN, chẳng những tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, cao nguyên Trung Phần và mới nhất tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) và huyện Văn Giang (Hưng Yên) bùng phát từ đầu năm 2012 tới nay.
Nhìn lại lịch sử thế giới đặc biệt là tại Trung Hoa, ta thấy hầu hết các cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống lại chính quyền, đều do nông dân khởi xướng và tham dự, vì họ chính là nạn nhân bị cường hào ác bá toa rập với bọn quan lại áp chế gây nên cảnh đói khổ lầm than. Ðó là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Trần Thắng, Ngô Quảng rồi sau đó có Hạng Võ, Lưu Bang.. vào năm 209 trước Tây Lịch, chống lại Tần Nhị Thế và đã làm sụp đổ cơ nghiệp bá quyền của Tần Thỉ Hoàng đã xây dựng trên xương máu của Hán tộc. Nói chung tất cả các triều đại Hán, Tuy, Ðường, Tống, Nguyên Mông, Minh, Thanh đều có các cuộc khởi nghĩa của nông dân để đòi quyền sống, trong số này lừng lẫy nhất là cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào với hơn 600.000 ngàn người tham dự vào năm 878 sau TL, chống lại nhà Ðường. Lịch sử lại tái diễn vào cuối đời Bắc Tống có Tống Giang khởi nghĩa tại Lương Son Bạc, đời Nguyên Mông có Từ Thọ Huy, Trương Sĩ Thành, Chu Nguyên Chương .. cầm đầu những người nông dân nghèo khổ, đánh đuổi được giặc Mông ra khỏi Trường Thành vào năm 1368, khôi phục lại đất nước.
Ở nước ta cũng vậy, vào cuối các đời nhà Lý, Trần, Lê và đầu nhà Nguyễn, nông dân bị bọn quan lại địa phương cấu kết với đám địa chủ, cường hào bốc lột áp chế nên đã nổi dậy khắp nơi chống lại chính quyền. Năm 1945 quân phiệt Nhật cấu kết với thực dân Pháp chiếm gần như toàn bộ đất đai và lúa thóc của nông dân miền Bắc và các tỉnh Bắc Trung Phần, đã gây nên trận đói kinh khiếp nhất trong dòng sử Việt, làm hơn triệu người chết đói, tạo cơ hội để Hồ và đảng CS cướp được chính quyền. Tất cả những dẫn chứng trên, đều là những bài học đích thực của lịch sử chẳng lẽ đảng không biết hay cố tình tự lừa dối mình, để nhắm mắt lao vào một trận cuồng phong bảo táp, do nông dân các tỉnh Nam và Trung Phần tạo nên từ đầu tháng 6-2007 tới nay vẫn còn tiếp diễn, khi quyền sống và sinh mệnh của họ bị đảng cưởng bức, bốc lột và cướp giựt một cách tận tuyệt.
Ðầu tháng 6 năm 1989, cả thế giới bàng hoàng khựng điếng và phẩn nộ trước cuộc thảm sát tại Thiên An Môn, do Trung Cộng gây ra. Phải chăng nhờ có những hình ảnh thực tế của bạo lực được phơi bày ra trước mắt nhân loại, đã mở đường cho sự sụp đổ toàn diện sau đó của khối CS Ðông Âu, Ðông Ðức, Liên Bang Sô Viết và nhiều nước khác khắp thế giới, ngoại trừ Trung Cộng, Việt Cộng, Bắc Hàn và Cu Ba. Nhưng tình hình thế giới ngày nay đã thay đổi, nên dù bị đảng CS dấu kín những thông tin từ bên ngoài, người dân trong nước vẫn có đủ trăm phương ngàn kế để theo dõi ứng phó như vụ Tiên Lãng hay Văn Giang là một biến chuyển mới lạ nhất trong những bức tranh xã hội chủ nghĩa, chua hề có từ trước tại VN.
Nhờ vậy nhân loại mới có được những tấm hình lịch sử , nhìn rõ tận mắt cảnh Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị công an VC bịt miệng bóp cổ ngay trước mặt quan tòa, cảnh Đoàn Văn Vượn bị cướp giựt đầm cá, san bằng nhà cửa nhưng trên hết là hình ảnh hàng ngàn “ công an, bộ đội, pháo, đạn..nhắm vào người dân Văn Giang bóp cò !.” . Gần nhất là cảnh công an đàn áp, khủng bố những người tuổi trẻ trong nước đứng dậy chống giặc Tàu cưởng đoat biển, đảo của VN.. Ðiều này cho thấy sau hàng rào kẽm gai và mạng lưới công an với súng đạn mã tấu dao găm, dân tộc VN suốt 37 năm qua đã trãi qua một cuộc sống nô lệ mới, dưới sự cai trị độc ác siêu phong kiến của những khuôn mặt già trẻ độc tài trong chính trị bộ. Thế giới bên ngoài ngày nay đã gần như từng phút một biết được một cách chính xác cuộc sống lầm than của đồng bào cả nước, đến nổi họ đã bất kể mạng sống liều chết đứng dậy tố cáo tội ác của đảng cầm quyền, đòi lại những gì đã bị Việt Cộng tước đoạt suốt 37 năm qua, trong đó có quyền được làm một kiếp người bình thường với những gì của mình được tạo dựng bằng mồ hội nước mắt. Tất cả sự thay đổi chỉ còn là thời gian rất ngắn, có điều chắc chắn là VN ngày nào còn bị đảng CS cai trị, ngày đó nạn ngoại xâm và họa thôn tính của Trung Cộng sẽ không còn bao xa như tin tức loan báo hằng ngày các vu “ Hải tặc Trung Cộng “ cướp tàu đánh cá hay bắn vào ngư dân VN khi họ hành nghề trên chính quê hương mình tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa..để đòi tiền chuộc mạng . Nhưng quan trọng nhất là việc phi cơ chiến đấu của Tàu đỏ đã công khai xâm phạm không phận VN tại Cam Ranh và Ninh Thuậm mới đây, trước sự im lặng không một phản ứng của CSVN.
+CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT TRÊN ÐẤT BẮC DO HỒ CHÍ MINH KHỞI XƯỚNG :
Ngày 5-6-1948 Cao Ủy Liên Bang Ðông Dương là Emile Bollaert qua Thỏa Ước Hạ Long đã thừa nhận Quốc Gia VN dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Ðại là một nước Ðộc Lập trong Liên Hiệp Pháp. Ngày 8-3-1949 Quốc Trưởng Bảo Ðại lại ký với Tổng Thống Pháp Vincent Auriol Thỏa Ước Elysée tại Paris, theo đó Pháp công nhận VN là một Quốc Gia thống nhất gồm 3 miền, Bắc, Trung và Nam Phần. Chính vì vậy nên Trung Cộng và Liên Xô trước sau vào tháng 1-1950 đã vội vã công nhận chính phủ VN Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Kể từ đó, VN đã có hai chính phủ đối lập, một của người Việt Quốc Gia và một của Ðệ Tam Cộng Sản Quốc Tế. Năm 1950, Hồ sang Liên Xô cầu viện đồng thời nhận chỉ thị của Staline đem về nước thi hành, trong đó có việc công khai hóa hoạt động của đảng Cộng Sản và đẩy mạnh công tác cải cách ruộng đất theo đường hướng của Sô Viết. Công tác này được Hồ cho thi hành qua năm đợt, bắt đầu năm 1949 tới 1956 mới tạm kết thúc vì nhu cầu tuyên truyền ‘ sinh Bắc tử Nam ‘ qua cuộc chiến xâm lăng VNCH.
Nói chung cảnh đấu tố của VC chỉ xãy ra dữ dội tại lãnh thổ của VN dân Chủ Cộng Hòa gồm Bắc Phần và các tỉnh Thanh, Nghệ , Tỉnh, Quảng Bình và một phần Quảng Trị nằm bên kia vĩ tuyến 17. Ở miền Nam VN trước ngày chia đôi đất nưóc năm 1954, các tình Nam. Ngãi, Bình, Phú bị Việt Minh chiếm đóng được gọi là Liên Khu 5 cũng diễn ra cảnh đấu tố nhưng không sắt máu chết người như ở miền Bắc , nhất là giai đoạn từ 1955-1956 khi Hồ thi hành theo lệnh của Staline và Mao Trạch Ðông.
Khởi đầu cuộc cải cách ruộng đất, Hồ đã ký sắc lệnh số 78 ngày 14-7-1949 thành lập Hội Ðồng Giảm Tô bắt các đia chủ phải giảm tiền thuê đất cho tá điền từ 25-30% và thông tư số 33 ngày 21-8-1949 về nguyên tắc phân chia số ruộng đất cho nông dân nghèo, vừa được tịch thu của các điền chủ người Pháp và người Việt bị đảng gán tội là Việt Gian. Năm 1950 Hồ ký hai sắc lệnh số 89 ngày 22-5 xóa bỏ tất cả hợp đồng thuê mướn ruộng giữa điền chủ tá điền trước và sau năm 1945 và sắc lệnh số 90 ký cùng ngày , quốc hữu hóa tất cả những ruộng đất đã bỏ hoang trên 5 năm, nói là để cấp phát cho người nghèo tạm thời sử dụng trong 10 năm và miễn đóng thuế trong 3 năm đầu. Một đại hội đảng CS đã được triệu tập vào cuối tháng 11-1953 tại chiến khu Việt Bắc để bàn về việc ‘ cải cách ruộng đất ‘ và quyết định này lại được Quốc Hội VC vừa mới được thành lập vào năm 1946 hợp thức hóa trước khi đem thi hành. Lần cải cách này, Hồ không theo Liên Xô mà lại theo đường lối của Trung Cộng và Bắc Hàn không bỏ hẳn quyền sở hữu đất đai của nông dân dù thực tế chỉ là lý thuyết vì đảng đã quản lý tất cả. Cũng trong đợt cải cách này đảng công khai tịch thu đất đai của các địa chủ đã bỏ về Tề bị kết tội là Việt Gian, của người Pháp và những ngoại kiều khác. Nhiều tòa án nhân dân đặc biệt được thành lập để xét xử bất cứ ai chống lại đảng về việc cải cách ruộng đất.
Sau khi đất nước bị chia đôi vào năm 1954, tình hình ruộng đất ở miền Bắc thuộc Cộng Sản cai trị đã có sự thay đổi rất lớn vì đã có hơn 1 triệu người di cư vào Nam bỏ lại toàn bộ điền sản, nên vào ngày 14-6-1955 HCM lại ký một sắc lệnh về cải cách ruộng đất mới, ra lệnh tịch thu toàn bộ đất đai tài sản của bất cứ ai bị gán cho cái tội phản động, Việt Gian, địa chủ, cường hào ác bá. trong đó có cả các cơ sở tôn giáo, những người từng tham gia cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.. Sự trưng thu trên chẳng những không được bồi thường mà Hồ còn ra lệnh cho các tòa án nhân dân đặc biệt định tội những nạn nhân bị đảng qui kết tội mà không cần phải xét xử điều tra gì cả vì mọi vấn đề liên quan tới sự phân chia tài sản, ruộng đất và thành phần xã hội đã được các chóp bu trong chính tri bộ quyết định sẳn theo sự chỉ đạo của Liên Xô và Trung Cộng.
Ðể tiến hành cuộc cải cách ruộng đất, Hồ ban hành lệnh ‘ rèn cán chỉnh quân ‘ và ‘ rèn cán chỉnh cơ ‘ vào năm 1949. Trong lúc cả nước đều phải học tập về chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng Hồ vẫn chưa thấy đủ nên năm 1950 lại bắt ‘ chỉnh huấn ‘ vừa để thanh lọc hàng ngũ đảng, củng cố tư tưởng vô sản để hổ trợ công tác sắp tới. Tháng 3-1953 đảng ban hành một sắc lệnh qui định lại những thành phần xã hội gồm : Ðịa Chủ là những người có từ 3 mẫu ta ruộng đất trở lên, Phú Nông có 3 mẫu ruộng và 1 con trâu, Trung Nông có 1 tới 3 mẫu ruộng và 1 con trâu, Bần Nông có ít ruộng đất và Bần Cố Nông là những tá điền không đất ruộng.
Ðể lôi cuốn quần chúng nông thôn, đảng khích động sự căm thù giai cấp , đưa cán bộ về tận nông thôn để sống với dân cùng ăn, cùng ở, cùng làm để nạp bè kết đảng. Có như vậy cán bộ đảng mới nắm rõ tình hình của địa phương, tìm đúng những tên đầu trộm đuôi cướp hung hãn để khuyến khích chúng đứng ra tố khổ các nạn nhân theo danh sách đảng đã lập sẳn, qua cái gọi là tòa án nhân dân đặc biệt. Công tác được tiến hành ngay khi đất nước vừa chia đôi vào ngày 20-7-1954 do một Uỷ Ban Cải Cách Ruộng Ðất lãnh đạo tại trung ương có Trường Chinh (TBT) và ba phụ tá là Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Hồ Viết Thắng. Tại địa phương, đảng cho thành lập mỗi tỉnh 10 đoàn với nhân số mỗi đoan có 100 cán bộ, đoàn trưởng có chức vụ ngang hàng với bí thư tỉnh uỷ, chỉ làm việc thẳng với trung ương . Mỗi đoàn lại chia thành nhiều đội cải cách với nhân số từ 6-7 người mà đội trưởng lại là thành phần bần cố nông sinh sống tại địa phương. Tất cả những thành phần trên được Hồ ra lệnh cho bộ đội chính qui vừa từ mặt trận Ðiện Biên Phủ trở về bảo vệ. Do đó chúng đã phóng tay, khiến cho chẳng những người sống phải khiếp sợ mà cả đất trời cây cỏ và súc vật cũng phải điêu đứng vì ‘ Thà giết oan 10 người còn hơn bỏ sót một tên phản động ‘.
Hiện vẫn còn nhiều người được chứng kiến cảnh đấu tố năm nào trên đất Bắc, khi kể lại cảnh tượng trên, vẫn không ngăn nổi sự khiếp đãm rùng mình về sự tra tấn các nạn nhân như bỏ cho chết đói, mắng chữi hành hạ trước khi đào hố chôn sống hay đánh đập cho tới chết..
+ Hậu Quả Cuộc Cải Cách Ruộng Ðất ở Miền Bắc : Theo các tài liệu còn lưu trử , thì cuộc cải cách ruộng đất trong năm 1955-1956, đã bức hại từ 120.000 – 200.000 người, trong số này có khoảng 40.000 – 60.000 cán bộ đảng viên. Ngoài số người bị tử hình trên, còn có rất nhiều người khác bị liên hệ, phải chịu cảnh tù đày trong các trại cải tạo. Sự tàn bạo có một không hai trên trong dòng sử Việt, khiến cho cả nước oán hận căm thù nên họ bất chấp súng đạn, nổi lên phản đối, dữ dội nhất là tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), khiến Hồ ngày 13-11-1956 phải điều động sư đoàn 325 tới đàn áp cuộc nổi dậy của nông dân trong tay chỉ có gậy gộc, cuốc xẻng.. kéo dài hơn 10 ngày, cuối cùng có thêm 1000 người vô tội bị bắn chết, nhiều người khác bị bỏ tù
Mặt khác để trấn an và trên hết là tiếp tục sử dụng máu xương của thanh thiếu niên nam nữ vào cuộc chiến xâm lăng Miền Nam đang bắt đầu, Hồ nhân danh đảng qua thư ngày 1-7-1956 và 18-8-1956 nhận lỗi sai lầm, đồng thời cách chức tổng bí thư của Trường Chinh cùng các chức vụ của Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và Hồ Viết Thắng… Nhưng đó cũng chỉ là hành động mị dân, vì chẳng bao lâu Hồ lại phục chức cho Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và Hồ Viết Thắng.
Hậu quả cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc do Hồ khởi xướng theo lệnh của Liên Xô và Trung Cộng, chẳng những đã không cải thiện được cuộc sống nghèo nàn của người dân nơi thôn dã mà còn gây nên sự tê liệt về nông nghiệp vì những người còn sống sót sau cuộc cải cách vẫn cứ lo sợ một sự trả thù. Ngoài ra qua lần cải cách trên, Hồ coi như đã đạt được mục tiêu chính trị mong muốn là xóa bỏ hẵn cấu trúc xã thôn cũ, để thay vào đó là hàng lãnh đao của đảng. Làm cuộc cải cách ruộng đất để đẩy nông dân vào thêm con đường khốn cùng để họ chỉ còn biết nghĩ tới miếng ăn và sự căng thẳng tinh thần vì màn lưới khủng bố của công an khu vực luôn rình rập.
Cuối cùng người dân miền Bắc bất cứ là ai cũng đều giống như cánh chim bị đạn, mất hết hồn vía sau trận đấu tố kinh hồn, nên đã ngoan ngoản chui vào những hợp tác xã nông nghiệp do đảng thành lập và sau rốt ruộng đất, trâu bò, nông cụ.. đều thuộc tài sản tập thể quản lý, bất kể là ruộng của mình hay vừa mới được chia trong cuộc cải cách.
Tóm lại Hồ Chí Minh tổ chức cuộc cải cách ruộng đất, vừa đạt được mục tiêu chính trị là bần cùng hóa mọi thành phần trong xã hội, vừa thanh lọc được hàng ngũ đảng sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, vừa cướp trọn điền sản đất đai của nông dân miền Bắc để tất cả trở thành vô sản chuyên chính, có vậy mới lùa họ một cuộc chiến mới, qua tem phiếu sổ hộ khẩu do đảng phân phối quản lý. Hởi ôi còn gì ngao ngán hơn khi đọc những lời thơ sắt máu của Tố Hữu
‘ giết, giết nữa bàn tay không phút nghĩ
cho ruộng đồng lúa tốt , thuế mau xong
cho đảng bều lâu, cùng rập bước chung lòng
thờ Mao chủ tịch, thờ Staline bất diệt ‘.
+CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT Ở MIỀN NAM VN, QUA CHIÊU BÀI CÔNG NGHỆ HÓA NÔNG THÔN :
Ngày nay nhìn vào báo cáo xuất cảng nông phẩm của đảng CSVN, ai cũng tưởng VN là một nước lớn và giàu manh. Thật sự đấy chỉ là bề trái của huyền thoại mà Trần Bạch Ðằng nói tới ‘ đầu thế kỷ chưa lo nổi bát cơm cho 20 triệu người, cuối thế kỷ giải quyết xong cho hơn 70 triệu người và là nước xuất cảng gạo thứ 2 trên thế giới ‘.Ðó chỉ là tường trình vì thực tế ai cũng biết năng suất cũng như hoa lợi của nông dân VN rất thâp so với các nước trong khu vực ASEAN. Riêng việc hổ trọ giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền là vậy nhưng đảng chỉ hổ trợ cho các doanh nghệp ‘ phe ta’ mua lúa xuất khẩu trong lúc nông dân bị ép giá rất thấp khi bán lúa cho nhà nước theo chỉ tiêu đã ấn định, nên nhiều hộ phải thắt lưng buộc bụng thiếu ăn nhịn đói mới đủ số. Bởi vậy không ai ngạc nhiên, khi biết đồng bằng sông Cửu Long từ trước tới nay là vựa lúa của cả nước và chiếm 90% lượng gạo xuất cảng nhưng nông dân lại bị xếp vào hạng nghèo nhất cả nước, với lợi tức không quá 300 mỹ kim/1 năm ?
Một bi thãm nữa mà người ngoài không biết là ngày nay hầu hết đồng ruộng của Miền Nam VN trở thành tư hữu của giai cấp địa chủ mới. Chính thành phần này mới là chủ nhân ông thực sự còn nông dân chỉ là những người làm thuê như thời Pháp thuộc, giúp cho đảng vừa trưng dụng được sức lao động rẽ tiền, vừa thu được nguồn lợi nhuận to lớn qua các doanh nghiệp đỏ hay quốc doanh. Ðã thế cán bộ đảng còn cố vơ vét cho hết lúa gạo để chuyển lậu ra Bắc rồi vượt biên giới xuất cảng lậu bằng đường biển. Tất cả đều là những lý do để giải thích sự nghịch lý ‘ gạo thừa nhưng vẫn thiếu khiến cho dân đói ‘.
VN ngày nay vẫn còn được cơ quan lương nông thế giới (FAO) cùng các tổ chức nhân đạo viện trợ lương thực. Nhìn vào ai cũng tưởng các cơ quan trên cố tình bao che cho chế độ kể cả việc hũy tiền lời hàng năm càng lúc càng tích lũy không biết đâu mà mò. Ðây là mánh lới của bọn con buôn quốc tế một tay thì bỏ tiền ra cứu đói, còn tay kia cứ đổ vốn vào ào ào để nhà nước ta tha hồ lãng phí rồi bắt dân ỳ cổ đóng góp trả tiền lời. Vòng đời cứ quẩn quanh như thế thì bảo sao người nghèo cả nước càng lúc càng không tăng ?
Michael Chossudovsky, giáo sư kinh tế học tại Ðại Học Ottawa (Canada) đã nói không cần úp mở “ VN ngày nay là một trong những nước chậm tiến đang bị cột chặt vào nợ nần lút đầu với tiền lời phải trả. Do dó nền kinh tế nổi (hợp pháp) vì lo cho tiền trả nợ càng lúc càng suy sụp. Ðó cũng là lý do chựt giụp mọi thứ để xuất khẩu như một phương cách giải cứu, thậm chí phải bán cả ma tuý như Miến Ðiện để trang trải tiền lời. Nên phân biệt làm gì tiền sạch tiền dơ, miễn sao có tiền trả nợ là đủ “.Còn VN may mắn hơn vì đã có các cơ quan IMF, WB,ADB bao che sẳn sàng trả tiền lời, vì vậy đảng đâu có sợ mà không tiếp tục vay nợ.
Thông tin một chiều, kiến thức tạp nhạp đảng đã dẫn đường cho cả nước vào chổ bế tắc suốt mười mấy năm qua kể từ ngày mở cữa đổi mới, với các kế hoạch nuôi tôm cá, trồng cà phê cao su, lập vườn trồng cây ăn trái.. khiến cho nhu cầu thừa mứa dẫn tới tình trạng phá sản sạt nghiệp phải bán hết điền sản để trả nợ ngân hàng, còn không thì phải tự vẫn. Vì vậy nên ở nông thôn hiện nay, hầu hết ai cũng muốn bán hết ruộng đất để đi làm mướn vì thu nhập quá thấp lại bấp bênh đủ thứ. Tình trạng này cũng đã xảy ra tại Trung Cộng và Ðại Hàn hiện nay hay Âu Châu vào thế kỷ XIX , làm đảo lộn hết mọi nếp sống cũ, tạo cơ hội vàng ròng để đảng mua hết đất đai hoa màu tại nông thôn, rồi cải tạo thành các khu công nghiệp hóa bán lại cho tư bản với giá rất cao như bài diễn văn của Võ Văn Kiện lúc còn làm Thủ Tướng VC đọc trong ngày 30-4-1995 ‘ làm thế nào để sớm đưa nước ta từ nước nông nghiệp trở thành quốc gia công nghiệp hóa ‘ . Ðể đạt được mục đích trên, Kiệt đã ký quyết định ngày 16-8-1996 ra lệnh đuổi đồng bào tại nhiều tỉnh miền Trung nằm trong các vùng dự án . Tất cả đều ăn khớp với cái gọi là ‘ quốc sách hiện đại hóa công nghệ hóa ‘ với thực chất tạo điều kiện tối ưu cho tư bản làm giàu, đầy người dân nhất là nông gia vào con đường chết, mất hết đất đai vườn ruộng, cuối cùng chỉ còn con đường thế con đợ vợ và ngay bản thân mình cũng biến thành con vật hai chân để phục vụ cho chế độ hiện hữu. Thiên đàng xã hội chủ nghĩa là thế đó !
+ ÐẢNG HỒI SINH GIAI CẤP ÐỊA CHỦ CƯỜNG HÀO ÐỎ TẠI NÔNG THÔN :
Qua cái gọi là ‘ chính sách tạo điều kiện làm giàu cho nông dân ‘ đảng đã tạo điều kiện hồi sinh cho giai cấp địa chủ phú hào đỏ tại địa phương. Theo luật đất đai của xã nghĩa VN được công bố ngày 14-7-1993 với 3 điều căn bản tựu trung cũng vẫn nhắm tới việc tập thể hóa ruộng đất như thời còn bao cấp hay hợp tác xã kiểu cũ, nhằm biến nông dân thành công nhân lãnh lương bằng hoa lợi được thu hoạch do chính mình làm ra, không hơn không kém những tá điền được đảng khoán đất nộp thuế. Sự khác biệt trong bộ luật đất đai mới năm 1993, một mặt nới rộng cho phép nông dân được sử dụng đất đai của mình nhưng mặt khác tạo điều kiện cho bọn cường hào tại địa phương gồm đoàn trưởng, chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ các cấp.. tha hồ tác quái đầu cơ. Ðó mới chính là những địa chủ thực sự vì có toàn quyền thu hồi hay cấp phát ruộng cho dân nhất là khi đảng ban hành nghị quyết 10 trả lại đất cho nông dân. Chính cái thời điểm này mới xãy ra cơn sốt sang nhượng đất đai, được đảng gọi là ‘ cải tạo đất ‘ mà thực chất giúp bọn đầu cơ mua lại đất của nông dân bằng cái giá tượng trưng rẽ mạt 11.000 tiền Hồ /1m2.. Từ đó nông dân mất quyền tư hữu vĩnh viễn vì đã bán lại cho người khác. Cứ thế đất trồng lúa dần dần bị phá đi để cải tạo đất hay chuyển sang mục đích khác mà chủ yếu bán cho tư bản trong đó có cả con người như bản nghị quyết trong Ðại hội VIII của đảng đã nói ‘ con người cũng là một nguồn lực cần phải tận lực sử dụng, để tạo ưu thế thực hiện các chính sách của đảng ‘.
Tóm lại đảng CSVN từ khi ra đời tới nay đã nắm được ba cái bất ngờ, chứ không là ‘ tất yếu ‘ , đó là cướp được chính quyền vào tháng 8-1945, chiến thắng VNCH ngày 30-4-1975 và vì thời cuộc mà phải mở cửa đổi mới vào đầu thập niên 90 khi trào lưu quần chúng không thế nào đảo ngược lại được, nếu không muốn bị tiêu diệt như Ðông Âu hay Liên Xô. Do tình trạng đột xuất không dự liệu nên đảng phải chạy theo thời cuộc và cũng vì để làm vừa lòng tư bản, nên đã phải thi hành một chính sách cải tố kinh tế kiểu lươn lẹo báo cáo láo. Hậu quả đẩy đất nước nhất là giới nông ngư dân nghèo vào con đường bế tắc vì đây là cơ hội để bọn tư bản nhất là giới thương buôn Á Châu trong đó có Tầu đỏ, Tàu trắng, Nam Hàn.. tha hồ săn quét moi móc cho tận tuyệt các tài nguyên trên mãnh đất trù phú VN, từ đất liền ra tới biển khơi hải đảo. Trước tình thế này, tập đoàn CSVN chỉ còn một cách để kéo dài quyền lực, là phải biến thành một Tập Ðoàn Tư Ban Ðỏ, để cùng hòa nhập vào các thế lực tư bản khác đang bỏ vốn đầu tư tại VN, tận lực khai thác cho hết mọi thứ sẳn có, trong đó có con người sống và cả nơi yên chốn nghĩ của những người khuất mặt, mà điển hình là Nghĩa Trang Quân Ðội VNCH tại Biên Hòa cũng không ngoại lệ.
Sự thật đã quá rõ ràng mà bất cứ ai cũng thấy được, đó là sự tồn vong của đảng CSVN ngày nay không còn dính líu gì tới chủ nghĩa hay tư tưởng nào khác ngoài Ðồng Tiền góp vốn của các thế lực tư bản tư nhân trong và ngoài nước. Nói một cách trắng trợn là đảng qua vai trò tư bản đỏ nay đã xác định vai trò lãnh đạo của mình dựa trên hai yếu tố : Tiền Ðầu Tư Ngoại Quốc và Bạo Lực Ðang Nắm Sẳn Trong Tay., mà hai thứ trên chẳng bao giờ đáp ứng được mục tiêu của đảng luôn đề cao tuyên truyền ‘ Dân Giàu Nước Mạnh, Xã Hội Tự Do Công Bằng ‘.
Vốn đầu tư nước ngoài nếu có đổ vào VN cũng chỉ nhắm vào nguồn lao động rẽ mat hay dùng để tạo nên những cơ sở vật chất cho tư bản khi tới địa phương thụ hưởng như hệ thống khách sạn, các trung tâm du lịch, nâng cấp các sản phẩm nội hóa để xuất cảng.. mọi thứ đều sinh lời đổ tiền vào túi đảng và tư bản, còn người dân có chấm mút được gì ngoài sự hưởng ké các phương tiện.
Tức nước thì vở bờ, người dân cả nước hiện nay đã bị đảng dồn vào chân tường, nên chỉ còn cách đối mặt với bạo lực để mà sinh tồn. Hai mươi năm tồn tại VNCH (1955-1975) vì là một đất nước pháp trị, nên đả xãy ra không biết bao nhiêu cuộc biểu tình chống chính quyền nhưng đặc biệt là trong tất cả các cuộc biểu tình, hoàn toàn là những thành phần cao quí, dư thừa và được ưu đãi nhất trong xã hội Miền Nam lúc đó. Tuyệt nhiên chẳng bao giờ có giới lao động nông dân tham dự vì họ đâu có nhiều thì giờ nhàn rỗi hay uất ức nào để mà đòi hỏi tra vấn chính phủ. Tất cả sự thật về những bức tranh vân cẩu trên đã lộ nguyên hình sau ngày VNCH sụp đổ, thì ra biểu tình giả và kẻ đề xướng tham dự phần lớn cũng là của đảng gài lại.
Nhưng nay thì khác, từ tháng 6-2007 tới nay (12-2012) , đã có hàng ngàn nông dân từ nhiều tỉnh thành lặn lội tới Sài Gòn hay ra tận Hà Nội để biểu tình bất baọ động. Họ không đòi hỏi những thứ vô lý như những người biểu tình giả trước tháng 4-1975 tại Nam VN, mà chỉ van xin đảng CSVN trả lại Ðất Ðai, Vườn Tược, Nhà Cửa, Sản Nghiệp để mọi người sống. Ðòi hỏi chỉ có vậy thôi, cho nên trong các cuộc biểu tình đâu thấy bóng trí thức sĩ phu tham dự, vì những thứ đòi hỏi trên, các nhà báo nhà văn tại thanh thị đâu có mất ?.
Tháng 5-1989 phong trào đòi dân chủ của giới trẻ Trung Hoa bùng nổ dữ dội cơ hồ làm rung chuyển nền móng của đảng cộng sản Tàu. Bất chấp nguyện vọng của toàn dân, Ðặng Tiểu Bình và đám chóp bu trong Trung Nam Hải đã sử dụng bạo lực để đè bẹp. Không thành công nhưng ít ra phong trào đòi dân chủ trên, cũng đã gây được một sự xúc động mãnh liệt tới thế giới, khi đưa những hình ảnh thật về sự bạo ngược, dã man của cộng sản ra ngoài anh sáng nhân loại. Chính những hình ảnh này mới là yếu tố giúp cho người dân Ðông Âu, Ðông Ðức và Liên Xô thức tỉnh, đứng đậy đạp đổ chũ nghĩa Mác Lê, xóa sạch thiên đường xã nghĩa đã cùm xích thân phận con người gần thế kỷ ô nhục.
Tại VN ngày nay, qua những hình ảnh về Linh Mục Nguyễn văn Lý bị bóp cổ, bịt miệng và các cuộc biểu tình đòi quyền sống của cả nước,..đã đánh động lương tâm nhân loại, trong đó có Cộng Ðồng Chung Âu Châu và Cộng Ðồng Người Việt Tị Nạn CS khắp thế giới. Rồi giữa lúc tình hình đang loạn lạc vì dân chúng đã không còn ngồi chờ ‘ tự do có sẳn ‘ do đảng ban phát, nên rũ nhau liều chết đi đòi, thì hải tặc Trung Cộng đổ thêm dầu vào kho xăng chờ phát lửa, khi ngày ngày ngang nhiên bắn vào thuyển của ngư dân đang hành nghề tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN, trước sự hèn nhát cúi đầu để cho giặc cướp giết đồng bào mình.
Tiên Lãng (Hải Phòng), Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Văn Giang (Hưng Yên) và phong trào yêu nước của tuổi trẻ VN trước giặc Tàu xâm lược,.chỉ mới là bước khởi đầu của một trận bão tố cuồng phong, đã và đang thành hình khắp nước trước sự công phẫn của đồng bào không ai còn có thể nhịn được, qua hình ảnh “ công an bộ đội “ chĩa súng vào dân bóp cò, chỉ vì mục đích cướp nhà, cướp đất của dân ! Đó là hậu quả tất yếu mà Hồ Chí Minh và CSVN đã làm càn suốt mấy chục năm tồn tại, qua khẩu hiệu cà chớn “ dân làm chủ, nhà nước quản lý “ !
Xóm Cồn Hạ Uy Di
Cuối năm 2012
MƯỜNG GIANG

Giấc Mơ Nước Mỹ

Tác giả : Nguyên Giang
Bài dự viết về nước Mỹ gửi từ Sài Gòn bằng email, được đăng nguyên văn, không thêm bớt. Bài viết ngắn, tác giả 30 tuổi, cho biết đây là những câu hỏi mong được các chú bác anh em ở Mỹ trả lời.
Tôi muốn được đặt chân tới Mỹ!
Đó là điều mơ ước cháy bỏng của tôi từ khi biết nhận thức sau khi rời Trung Học để bước vào đời. Vì sao ư? Để tôi tìm hiểu về nền văn hóa, chính trị, giáo dục, kinh tế của nước này. Để tôi tự trả lời cho nhiều câu hỏi cứ thôi thúc trong đầu mình bao nhiêu năm qua từ khi tôi biết nhận thức về đời sống.
Tôi muốn đến Mỹ, để tôi hỏi vì sao đồng bào tôi có mặt ở đây, và sự ra đi này kéo dài hơn một thế hệ rồi, mà đến bây giờ hằng ngày đi ngang Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn vẫn còn lũ lượt người chờ đợi một tấm vé đặt chân vào Mỹ, dù đất nước Việt tôi đã im tiếng súng đã lâu, từ khi tôi chưa chào đời.
Tôi muốn đến Mỹ xem coi có phải đó là Thiên Đường không mà đồng bào tôi, bạn bè tôi sau khi định cư vài năm có trở về thăm quê họ như một con người khác, lịch sự nhã nhặn, có kiến thức giỏi giang hơn rất nhiều. Tôi tự hỏi điều gì đã làm nên đôi hia bảy dăm đó?
Tôi muốn đi để hỏi các cô gái lấy chồng “Việt Kiều Mỹ” niềm vui rạng ngời hơn các cô gái phải bán thân đi Đài Loan, Hàn Quốc, Campuchia?
Tôi muốn đi để thấy, để biết Tổng Thống Mỹ có phải ông Trời không mà sao cả thế giới phải nghe ngóng, chờ đợi mỗi mùa bầu cử Tổng Thống Mỹ?
Và tôi muốn đi để hỏi các Chú Bác những chiến hữu của Ba tôi ngày xưa được chìa khóa HO để đến thiên đường nước Mỹ, có còn nhớ đến bạn bè chiến hữu, quê hương hay không. Mà sao ai cũng chen chân bỏ lại “chùm khế ngọt” mà hân hoan làm kẻ lưu vong?
Tôi muốn gặp những người cùng lứa tuổi tôi là Người Mỹ Gốc Việt để thử xem cách xa hai nửa bán cầu, tuổi trẻ có gì giống và khác nhau.
Cuối cùng tôi muốn đi để xem vì sao, hấp lực gì mà hàng triệu người miền Nam đổ xô ra biển không định hướng những năm sau 1975 đến những năm 1990 và tiếp tục đến bây giờ bằng nhiều cách.
Nhưng đường đến nước Mỹ với mình chắc xa diệu vợi. Thôi thì các Chú, Bác anh em đồng bào ở Mỹ có ai còn tâm tình với những người bên này vui lòng trả lời dùm tôi, một thanh niên 30 tuổi những câu hỏi vừa nêu, để tôi khỏi khắc khoải về một nước Mỹ vô cùng lạ lẫm, và thần kỳ. Nếu vậy thì âu cũng là một niềm vui lớn rồi, chứ chưa dám nghĩ ngày nào đó mình đạt chân đến Mỹ quốc!
Mong lắm thay!
Nguyên Giang

Hồ Xuân Hương: Thay đổi một quốc gia bằng thơ

02/01/2013 / – Phiatruoc
Elena Nguyễn, Đại học Mary Baldwin
Nguyễn thị Hải Hà dịch, trích từ TQBT số 53
Nhà thơ Việt Nam Hồ Xuân Hương từ xưa đến nay vẫn được xem là một trong những nhà thơ lớn nhất và gây nhiều tranh luận nhất. Vào thời kỳ vị trí của người phụ nữ trong xã hội càng lúc càng trở nên khiêm nhường vì bị ảnh hưởng bởi học thuyết Khổng Tử, chỉ riêng cái ý muốn làm thơ của bà cũng đủ làm dư luận bất bình. Thơ của bà càng đáng sợ hơn bởi vì ý tứ chua cay phê phán xã hội đương thời, ẩn chứa nhục cảm, và sự khôi hài dí dỏm ngụ ý tình dục đã phản kháng phá vỡ những qui luật xã hội, mang giọng nói cho phụ nữ Việt cũng như tạo tiếng vang cho ngôn ngữ Việt.
Cơ cấu và kỹ thuật thơ đã hữu hiệu đưa những bài thơ của bà Hồ Xuân Hương vượt qua mức đơn giản của ẩn dụ và so sánh. Thơ Hồ Xuân Hương giống như những mảnh rời nối kết với nhau một cách rất phức tạp không chỉ mang một nghĩa ngầm, mà có hai nghĩa – nghĩa thứ nhất có tính cách trêu cợt gợi cảm và nghĩa thứ hai nghiêm túc hơn kêu gọi cải cách xã hội. Thường khi, cái có vẻ như miêu tả phong cảnh Việt Nam thật ra tràn đầy những ẩn dụ tình dục. “Đèo Ba Dội” là thí dụ điển hình của loại thơ này được John Balaban dịch ra như sau: (1)
A cliff face. Another. And still a third.
Who was so skilled to carve this craggy scene
The cavern’s red door, the ridge’s narrow cleft,
The black knoll bearded with little mosses?
A twisting pine bough plunges in the wind,
Showering a willow’s leaves with glistening drops.
Gentlemen, lords, who could refuse, though weary
And shaky in his knees, to mount once more?
Nguyên tác:
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo
Hiền nhân quan tử ai mà chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo (2)
Đối với tư tưởng người trinh bạch, bài thơ này có vẻ như lời kể vô tư về chuyến leo núi của một nhóm quan chức. Mặt khác, những người ít “trong sạch” ngay tức khắc sẽ nhìn thấy sự ví von về âm hộ cũng như giao hợp (ở Việt Nam, cây thông là hình ảnh tượng trưng cho đàn ông và cây liễu tượng trưng cho đàn bà).
Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương
Điều thất thoát trong bản dịch bài thơ “Đèo Ba Dội”, là cách chơi chữ ranh mãnh độc đáo của bà, đổi vị trí của chữ – cách chơi chữ phổ thông của người Việt gọi là nói lái – và “âm vang của chữ” (cùng vần nhưng khác dấu) làm cho bài thơ mang nhiều ngụ ý rất thú vị. Thí dụ, câu đầu tiên của bài thơ trong nguyên tác là “Một đèo, một đèo, lại một đèo” (Dinh, para. 7). Bởi vì tiếng Việt dựa vào sự lên xuống giọng của chữ, “đeo” có thể biến thành nghĩa khác tùy theo dấu của chữ và nội dung của bài (văn cảnh).
Trong bài thơ, chữ “đèo,” trích từ câu “một đèo, một đèo, lại một đèo.” Tuy nhiên, nếu dấu trên chữ nghiêng về phía ngược lại (ý nói là dấu sắc), như trong chữ “đéo,” câu thơ dịch thành “Một đéo, một đéo, lại một đéo” (B&N.com) – điều này đa số người Việt nhận ra ngay lập tức.
Trên bề mặt, những bài thơ tương tự “Đèo Ba Dội” dường như là những bài thơ hoàn toàn đúng niêm luật và bảo thủ dùng hình ảnh cổ truyền của Khổng giáo liên quan đến thiên nhiên. Tuy nhiên, cái tư tưởng dục vọng trác táng gói ghém trong sự miêu tả cảnh thiên nhiên đã thêm chiều hướng phản kháng vào trong nền thi ca tượng trưng cho sự cao quí của xã hội bị ảnh hưởng bởi Trung quốc. Trong khi chính quyền có vẻ như liêm chính và đức hạnh trong việc áp dụng quan niệm Khổng tử để ngăn cấm sự lõa thể và tình dục trong nghệ thuật, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã vạch ra rằng đám quan lại nam giới này gian dối và đạo đức giả trong cách cai trị, hầu hết bọn họ có nhiều vợ và ngoại tình – một sự thật mà bà Hồ Xuân Hương có thể làm nhân chứng, vì bà cũng là vợ lẽ.
Bên cạnh những câu thơ khéo léo ngầm chứa những lời phê phán xã hội và chính trị thấy trong thơ của bà, trong nhiều bài thơ khác bà cũng bày tỏ cảm tưởng về các nhà lãnh đạo tôn giáo. Một lần nữa, trong khi chủ đề tôn giáo trong những bài thơ biểu hiện lòng tôn kính và mộ đạo của bà, đọc kỹ sẽ nhìn thấy sự phê phán chua cay về giới chức tôn giáo đã bị băng hoại. Thí dụ, “Vịnh Sư Hoành Dâm” (3) diễn tả sự cố gắng của ông nhà sư đương đầu với cuộc hành trình để đến “Tây Trúc” tìm Phật (dịch bởi John Balaban):
Bản dịch:
A life in religion weighs heavier than stone.
Everything can rest on just one little thing.
My boat of compassion would have sailed to Paradise
If only bad winds hadn’t turned me around
Nguyên tác:
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
Vị gì một chút tẻo tèo teo
Buồm từ cũng muốn về Tây Trúc
Trái gió cho nên phải lộn lèo
Trong nguyên tác tiếng Việt, câu đầu tiên “Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,”(Dinh, para. 12) với chữ “đeo” có nghĩa là “mang hay khiêng.” Đọc trại giọng một chút, “đeo” có thể biến thành “đéo,” có nghĩa là “giao hợp,” như đã nói trong bài thơ “Đèo Ba Dội.” Bài thơ còn mang ý nghĩa ngầm rất tục tằn biểu lộ trong câu cuối “Trái gió cho nên phải lộn lèo.” Ở đây nhà thơ đã nhẹ nhàng ám chỉ dụng ý của bà qua hai chữ “lộn lèo,” có nghĩa là “quay trở lại hay quay hướng khác” (para. 13). Khi nói lái, nó biến thành “lẹo lồn” là một cách diễn tả chuyện giao hợp và âm hộ một cách rất tục tằn. (4)
Mặc dù điều này có lẽ đã được ám chỉ ở tựa đề của bài thơ, giọng điệu ẩn chứa trong bài thơ “Vịnh Sư Hoành Dâm” đã thay đổi hoàn toàn nghĩa của bài thơ. Cái dường như là cuộc hành trình đi tìm Phật thật ra đầy dẫy gian dối dâm dật. Cái “tẻo tèo teo” đã hành hạ nhà sư và “trái gió” đã ngăn cản nhà sư tìm về Tây Trúc được dùng để ám chỉ cùng một thứ – tình dục. Trong khi bài thơ không có ý nói rằng các nhà sư lúc nào cũng lén lút ân ái với phụ nữ, chắc chắn nó biểu lộ tình trạng đạo đức của các giới chức tôn giáo lúc bấy giờ.
Thêm vào những thông điệp hấp dẫn được giấu giếm tài tình trong vẻ lấp lánh của cái tục, tính chất độc nhất vô nhị về thơ của bà Hồ Xuân Hương nằm ở trong chính cái ngôn ngữ bà dùng. Trong khi hầu hết mọi nhà thơ Việt thời bấy giờ dùng chữ Hán, bà Hồ Xuân Hương chọn cách viết bằng tiếng Việt – hay nói đúng hơn là dùng chữ Nôm cổ, cách viết tiếng Việt trước khi dùng mẫu tự La Tinh như cách viết bây giờ. Dùng chữ Nôm, bà Hồ Xuân Hương đã chế nhạo văn thi sĩ thời bấy giờ, những kẻ đầy tự phụ tuân theo cái được xem là ảnh hưởng cao quý của Trung quốc – chọn những chủ đề tầm thường vô vị của Khổng giáo mà, thật tất yếu, đã ruồng bỏ dân tộc của mình. Bằng cách dùng chữ Nôm, bà Hồ Xuân Hương đã đi ngược lại thói thường và làm vang vọng tiếng nói của người dân bình thường – trái tim của Việt Nam – cũng như đã trình bày cái thẩm mỹ và khả năng văn chương phi thường của ngôn ngữ Việt.
Trong khi thực hiện kỳ công sáng tác ba bài thơ gồm trong một, Hồ Xuân Hương không những làm độc giả thú vị với sự tinh quái tục ngầm mà còn trưng ra lời phê bình về xã hội phụ hệ đặt nền tảng trên ảnh hưởng của Trung quốc – một “toan tính” khá nguy hiểm đã thành công trong việc lẩn tránh và tự giải thoát khỏi vòng kiểm duyệt nhờ sự giả trang khôn khéo này. Nếu như tài làm thơ của bà kém đi một chút, có lẽ bà đã bị trừng phạt và có thể bị xử tử ngay lúc ấy. Sự thật là những bài thơ của bà đã được kính trọng và bảo tồn cả hằng mấy thế kỷ đã chứng minh rằng bà đã đi trước thời đại của bà rất xa, bằng sự hiểu biết sâu sắc đầy tính xúc tác của bà và cái óc khôi hài sắc sảo không ai có thể so sánh bà đã mạo hiểm đến những nơi mà những văn thi sĩ đồng thời với bà – cả nam lẫn nữ – đều không dám đến và làm nổi bật bà thành biểu tượng tuyệt đối của lòng can đảm và nhiệt huyết của người Việt Nam.
———
(1) Bài thơ dịch của John Balaban được giữ để độc giả tiếng Việt thưởng thức hay tham khảo
(2) http://vi.wikisource.org/wiki/%C4%90%C3%A8o_Ba_D% E1%BB%99i
(3) http://www.johnbalaban.com/articles/translatingvietnamese-
poetry.html
Chú thích của người dịch: tôi tìm thấy tên của bài thơ trong bài tiểu luận của Giáo Sư John Balaban. Tôi không có điều kiện để kiểm chứng sự chính xác của tựa đề. Rất có thể tựa đề là Vịnh Sư Hoang Dâm chứ không phải Hoành Dâm do đó ông Balaban dịch chữ “hoang dâm” thành chữ “lustful.” Có một nguồn khác dùng là “Vịnh Kiếp Tu Hành.”
(4) Chú thích của người dịch: Ở đây tác giả bài viết đã không chú ý đến chữ “trái gió” nếu nói lái sẽ biến thành “dái chó” cũng là một cách để mắng các nhà sư hoang dâm. Xin nhớ cách phát âm của người miền Bắc chữ “tr” thường được phát âm giống như “ch” và chữ “gi” thường được phát âm giống như “d.”

Thùy Dương - Mạt vận

Tôi dùng chữ Đảng viết hoa vì ở đất nước chúng ta chỉ có một đảng duy nhất vừa lãnh đạo vừa cầm quyền, các đảng khác bị cấm tiệt, thậm chí những đảng được Đảng dựng lên làm hoa lá cành trước kia như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội cũng đã được “làm xong vai trò lịch sử” và bị giải tán.
Trong những nước Đảng yêu thương nhất có anh Cuba và anh Triều Tiên, còn anh Tàu thì vừa giận vừa thương và vừa sợ. Chữ sợ được Tuyên giáo bôi son trát phấn, nhưng dù son phấn thế nào thì cả nước ai cũng biết, có lẽ chữ sợ cũng nên viết hoa luôn chăng.
Từ Triều Tiên đến tư duy hiện nay
Nói đến Triều Tiên, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh đói kém của dân chúng, hình ảnh lãnh tụ cha truyền con nối như thời phong kiến, hình ảnh nạn đói năm 1945 mà những con người tiều tụy đáng thương cứ xông vào nhà vừa xin ăn vừa hăm dọa nếu không được ăn thì liều mạng.
Ở đất nước 23 triệu nhân khẩu đó chất chứa những gì là phản tự nhiên nhất: cậu Thái tử vừa quá tuổi hai mươi, hôm trước còn học một nước tư bản đang giãy chết, thì hôm sau khi cha chết, trở thành lãnh tụ, từ một anh sinh viên chưa có được bằng cấp gì thì hôm sau trở thành Đại tướng, dân Triều Tiên phải “trả ơn, trả công của cố chủ tịch Kim Chang In và thực hiện đúng lời dặn của Chủ tịch Kim Chang In”.
Thế mà Tuyên giáo ta hết lời ngợi khen, tấm tắc: “Như vậy là ta phải nói công tác tuyên truyền của họ vô cùng giỏi, vô cùng là nhạy bén. Họ tôn thờ lãnh tụ đến mức độ như vậy.” (tuyên bố của ông Đại tá Trần Đăng Thanh, người xứng đáng được đặt tên mới là “Đồng chí kia cất cái báo đi nhé, cất kính đi! Tôi nói như vậy mà vẫn đọc báo, không nên như vậy”).
Chỉ cần nói đến Triều Tiên như thế thôi cũng làm nổi bật được tư duy hiện nay của Tuyên Giáo, của Đảng. May thay cho đất nước này là Tuyên giáo của ta, Đảng của ta vô cùng kém nên đất nước chúng ta không phải là Triều Tiên, một đất nước “nghèo đến nỗi cán bộ cấp Cục, cấp Trung ương đi nước ngoài phải đến Cục Đối ngoại mượn giày, mượn cà vạt, mượn complê, mượn vali đi công tác nước ngoài xong về lại trả lại cái Cục Đối ngoại đấy.” (cũng nhắc lại lời ông Đại tá nói trên).
Cũng cần nhắc lại cho các đồng chí lãnh đạo nhớ mãi: thời bao cấp, Việt Nam cũng không khác gì Triều Tiên là mấy. Hãy đọc lại hồi ký “Viết về bè bạn” của nhà văn từng ở tù Bùi Ngọc Tấn để thấy những nhà văn phải bán máu kiếm sống để không mất nhân cách của mình: “Bán máu thành công, Tường [Dương Tường] nghĩ ngay đến Mạc Lân. Mạc Lân bán được. Bán đều. Thừa thắng xông lên, Tường kéo Châu Diên đi. Nhưng đến Châu Diên thì thất bại. Máu Châu Diên không đông. Mới chọc kim lấy máu để thử, rút mũi kim ra máu đã chảy đầy bắp tay, chảy xuống nền nhà lênh láng đỏ lòm. Mọi người nhìn vào đều sợ. Châu Diên hoảng, vớ vội nắm bông băng chạy vào nhà vệ sinh cho khuất rồi băng ở trong ấy.”
Hãy xem hình ảnh “thời bao cấp” đăng trên báo Tiền Phong gần đây, để thấy thoát ra được thời bao cấp là một ơn huệ mà Allah, Chúa, Phật, đã ban cho chúng ta. Chúng ta đã tạm thoát được bàn tay của mấy cái anh lãnh đạo vừa nghèo rách vừa kiêu căng chẳng khác gì Triều Tiên là mấy:
“Chào 61 đỉnh cao muôn trượng

Ta đứng đây mắt nhìn tám hướng,

Trông lại ngày xưa trông tới mai sau

Trông Bắc trông Nam trông cả địa cầu.”
(Tố Hữu, nhà thơ, Ủy viên Bộ chính trị)
Hiện nay, Đảng cứ hùa theo Trung Quốc để ủng hộ mấy tay độc tài từ Lybia đến Syria mà không rút ra bài học vừa mới đây thôi: khi tên độc tài Mouammar Kadhafi bị lật, Đại sứ quán của ta ở đó bị những người đòi tự do bao vây đập phá, làm đại sứ và nhân viên phải chạy thoát thân, xấu hổ cho cả đất nước.
Đừng để miệng thế gian nói câu “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Hãy nhớ bài học này để đừng bị động ở Iran, Syria, thậm chí ở Cuba là viện “bảo tàng sống” thứ hai về chủ nghĩa xã hội mà không ai muốn xóa bỏ để còn làm bài học cho con cháu.
Giận, thương, sợ
Đó là nói đến anh Trung Quốc. Đảng vừa giận, vừa thương và vừa sợ.
Giận là vì cùng đồng chí với nhau mà chẳng xem đàn em ra gì, “cứ đá lung tung” (chữ của ông Đại tá tuyên giáo nói trên). Thậm chí TBT đã tỏ hết thiện chí ruột gan bằng cách cấm ngặt bọn biểu tình yêu nước khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam lấy cớ rằng đó là yêu nước bất hợp pháp, yêu nước không xin phép, bằng cách rỉ nhỏ với Hồ Cẩm Đào là Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, nhưng nếu các đồng chí không đồng ý thì xin đồng chí cho phép chúng ta cùng ra tòa. Nhún đến thế, bỏ luôn sĩ diện quốc gia, chúng cũng không đếm xỉa gì đến, cứ đem tàu ra cắt cáp và lấn chiếm Biển Đông buộc đàn em phải ú ớ rằng đã có “Đảng và Chính phủ lo”. Nhưng lo cái gì? Cứ bị gặm nhắm biển đảo như thế thì lo là lo cái gì? Chẳng lẽ chỉ lo nhân dân uất ức đứng lên lật đổ?
Thương là vì, lại tính toán kinh tế, anh Trung Quốc tuy có thể chiếm đất, chiếm biển nhưng không chiếm Đảng. Đảng mà mất thì quyền lợi kinh tế cũng không còn, sổ lương hưu chắc không giữ được. (Ông Đại tá nói trên đã dọa rồi nhé).
Đảng thương anh Trung Quốc vì chỉ có anh Trung Quốc mới thông cảm được việc xem Tổ quốc sau Đảng, điều đó đã rõ lắm rồi. Anh Trung Quốc có muốn dùng “Tiền-hàng-vàng-gái, tiền-hàng-vàng-trai” gì cũng qua, chỉ mong sao anh cho phép đàn em vuốt mặt là mọi việc đều hữu hảo.
Sợ là gì? Chữ sợ đáng để viết hoa. Tựu trung là sợ, nhưng chữ sợ này được diễn giải tùy theo thời kỳ, tùy theo hoàn cảnh.
Hiện nay sợ là vì Trung Quốc “không phải giấu mình chờ thời nữa“, “sức mạnh hải quân Trung Quốc tới đâu thì biển của Trung Quốc tới đó“.
Một nỗi sợ khác là đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đang tả tơi như lời vị Đại tá tuyên giáo: “Đất nước chúng ta đang bộn bề công việc. Nào là Nghị quyết trung ương 3 tổ chức lại nền kinh tế, Nghị quyết Trung ương 4 một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, Nghị quyết Trung ương 5, 4 kết luận và một nghị quyết, đang rất nhiều vấn đề, đang phải chống một loại giặc, mà là giặc vô hình nhưng rất tác hại đó là giặc nội xâm. Bây giờ báo cáo các đồng chí, rất nhiều người hỏi tìm được người bệnh rồi, bốc được thuốc rồi nhưng mà ai uống thuốc đầu tiên? Tìm được người bệnh rồi, bốc đúng thuốc rồi, bảo người bệnh uống nhưng người bệnh lại không uống. Khó thế! Báo cáo các đồng chí như vậy. Nên xin thưa với các đồng chí, nội trong đất nước chúng ta, kinh tế vĩ mô thì vậy, kinh tế vi mô thì vậy, đối nội thì vậy, đối ngoại thì vậy…” tình hình bi đát như vậy Đảng sợ không thể đối đầu với Trung Quốc để bảo vệ biển đảo.
Ban Tuyên giáo ra sức bôi son trét phấn cho nỗi sợ của Đảng rằng: “ưu tiên tối thượng phải giữ được môi trường hòa bình“, rằng “không làm tổn hại đến quan hệ hai nước“, rằng “không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa“…
Nói gì thì nói, cứ loạn ngôn đi, chúng ta đã mất Hoàng Sa, một phần Trường Sa, một phần biển trên Vịnh Bắc Bộ nơi được che đậy bằng mỹ từ “cùng khai thác”, và bây giờ đang mất dần Biển Đông, ngày 1/1/2013 mất luôn quyền đánh bắt cá, quyền thăm dò dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền của mình mà Trung Quốc gộp vào đường lưỡi bò của họ khi họ tự cho phép kiểm soát tất cả các tàu, cụ thể là của Việt Nam.
Sợ quá hóa hèn. Tư duy bảo vệ tổ quốc bị nhụt từ từ trong khi Trung Quốc ngày càng lấn lướt. Nỗi sợ át cả tiếng kêu của dân rằng Đảng ơi, Đảng hãy dựa vào dân mà bảo vệ tổ quốc, đừng sợ Tàu, đừng sợ dân, đừng bôi vôi trét trấu vào mặt tiền nhân khi mang họ ra để ngụy biện cho nỗi sợ của mình. Khi đã quyết tâm không sợ, khi đã nhất quyết bảo vệ tổ quốc thì tiếng hát cũng có thể át tiếng bom. Đảng còn nhớ không?
Ở đây nhân việc ông Tuyên giáo Đại tá quân đội tuyên bố trước những người mà ông gọi là nguyên khí của đất nước để tự tôn vinh: “Tôi bảo với các đồng chí, mấy vị biểu tình ấy viết đơn tình nguyện ra Hoàng Sa, Trường Sa đi xem có đi không hay lúc đó lại kêu em đau khớp, kêu em đau dạ dày.“, tôi thấy cần phải nói một lần cho rõ: giữa những người biểu tình và quân đội thì quân đội phải tình nguyện, phải được chỉ định ra tiền tuyến, không thể ngược lại.
Bổn phận của quân đội là bảo vệ tổ quốc, họ lãnh lương của nhân dân được nhân dân trả tiền hưu trí, họ được luyện tập để đánh nhau khi cần thiết, họ có vũ khí để bảo vệ nhân dân, nếu cần đi bất cứ nơi nào để bảo vệ đất nước, đồng bào, họ cũng phải đi và đó là bổn phận của họ chứ chưa nói đến vấn đề tình nguyện.
Quân đội ta đã kiên cường thực hiện nhiệm vụ người lính trong chiến tranh. Hà cớ gì ông Đại tá quân đội lại đùn đẩy cho thường dân.
Kiểu nói như trên của ông Đại tá quân đội là một kiểu nói loạn ngôn. Lấy đầu làm đuôi! Là quân nhân, ông Đại tá phải tình nguyện trước, nếu cần, có thể chỉ định ông ra trước, nếu sợ thì ông đùn đẩy các đồng nghiệp quân đội của ông chứ không được đùn đẩy thường dân là những người không được đào tạo để cầm súng.
Câu nói ra từ cửa miệng của một ông Đại tá quân đội thật làm hổ danh quân đội Việt Nam anh hùng. Hay là vì trong quân đội, ông Đại tá này chỉ giữ vai trò bảo vệ Đảng thay vì bảo vệ Tổ quốc nên chỉ biết đánh võ mồm?
Có lối thoát nào để bảo vệ Tổ quốc không?
Trước hết phải khẳng định rõ ai là bạn ai là thù.
Năm 1920, ông Hồ Chí Minh dự hội nghị của Đảng Xã hội Pháp tại Tours. Hội nghị này chia Đảng Xã hội ra làm hai đảng do bất đồng chính kiến: Đảng Xã hội cũ và một đảng mới là Đảng Cộng sản theo Đệ tam quốc tế. Ông Hồ theo Đảng Cộng sản. Người ta kể lại rằng khi được hỏi tại sao ông theo Đệ tam, ông trả lời giản dị là vì Đệ tam chủ trương giải phóng thuộc địa nên ông theo.
Tại sao những người lãnh đạo Đảng hiện nay không đặt một câu hỏi giản dị không kém: “Giữa Trung Quốc và Mỹ ai đang lấn chiếm biển đảo Việt Nam?”. Câu trả lời là Trung Quốc. Trung Quốc chứ không phải là Mỹ.
Nếu là hậu duệ của Chủ tịch Hồ chí Minh thì không được chạy theo Trung Quốc mà phải kết bạn với Mỹ để đối trọng với bọn xâm lấn. Chạy theo Trung Quốc là phản lại tư tưởng Hồ Chí Minh.
Mỹ là chưa bao giờ cướp đất của ai.
Trung Quốc mưu mô dùng Việt Nam đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng, ép Việt Minh phải chịu chia cắt đất nước, không muốn thấy một Việt Nam mạnh thì đến nay ai cũng tận mục sở thị hết rồi. Các hồi ký của những người có trọng trách trong mỗi thời đã kể lại rất rõ.
Vì lý do nào mà trong khi đánh trống thổi kèn tuyên truyền học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng lãnh đạo Đảng lại chạy ngược theo Trung Quốc? Phải chăng vì tâm lý sợ?
Có thể khẳng định rằng với quá trình chiến tranh chống thực dân Pháp, chống can thiệp Mỹ, chống Polpot và chống cuộc chiến do Đặng Tiểu Bình muốn dạy cho Việt Nam một bài học, Quân đội anh hùng ta cóc sợ Trung Quốc.
Phải chăng tâm lý sợ này có nguyên nhân nơi cái chăn êm nệm ấm đang có?
Phải chăng bọn “cõng rắn cắn gà nhà” đã chui sâu, leo cao trong Đảng để đưa ra chiêu bài “Ưu tiên tối thượng là phải giữ được môi trường hòa bình” thậm chí biển đảo có mất, dân tộc có bị nhục?
Bằng mọi cách chúng ru ngủ nhân dân, từ giấu nhẹm đến làm giảm tình tiết xâm lược cho Trung Quốc, từ chỗ không cho nhân dân bảo vệ đất nước đến việc thóa mạ, ngăn chặn, bắt bớ, tù đày những người yêu nước. Có ở đất nước nào mà yêu nước lại có việc yêu nước bất hợp pháp như ở đất nước chúng ta? Pháp luật nước ta ngăn chặn yêu nước ư? Đất nước chúng ta quả đến thời mạt vận nên lãnh đạo mới đưa ra những phân biệt yêu nước lụn bại đến thế!
Nếu không phải là bọn “cõng rắn cắn gà nhà” thì tại sao xem chống Trung Quốc là chống Đảng?
Khi dựa vào dân và cùng nhân dân bảo vệ tổ quốc thì đây là một việc đáng tuyên dương, Đảng không việc gì phải sợ. Uy tín của Đảng sẽ lên cao chứ không xuống thấp như hiện nay.
Có một lối thoát cho Đảng. Cho Đảng chứ không phải cho bọn “cõng rắn cắn gà nhà“. Lối thoát đó là biết dựa vào sức dân, biết cùng nhân dân làm nên lịch sử. Dựa vào dân thật sự thì chẳng những sẽ bảo vệ được tổ quốc, mà còn thừa sức chống lại giặc nội xâm là tham nhũng mà bao nhiêu nghị quyết chỉnh đốn đều bị tham nhũng vô hiệu hóa đến độ Đảng xa rời nhân dân như hiện nay, từ đó sợ chống Trung Quốc là chống chính mình.
Đảng đã có được hơn 70 năm sinh tồn mà quá khứ nặng công hơn tội. Đến nay vì xa rời nhân dân nên Đảng bây giờ nặng tội hơn công. Lòng người ta thán, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, nhìn đâu cũng sợ nhân dân chống mình. Đảng còn có thể gượng dậy lấy lại lòng tin nếu thật sự biết dựa vào dân. Uy tín của Đảng sắp chạm đáy rồi, hãy cố ngoi lên mà nắm lấy tay dân, thời gian không còn để chờ đợi nữa đâu.

Thùy Dương
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN. 

Đào Tuấn - Đảng không phải là cọp

1 
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Phan Trung Lý đã có lời khẳng định: “Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”.

Điều 4 Hiến pháp quy định Đảng Cộng sản Việt Nam “lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Đảng không phải là cọp để phải gọi húy thành “ông ba mươi”.

Đảng cũng không phải là vua chúa phong kiến để dân đen phải kỵ húy không dám nói đến.
Hiểu đúng tinh thần những gì mà Trưởng Ban biên tập Dự thảo Hiến pháp sửa đổi thì có nghĩa là người dân có quyền đóng góp vào toàn bộ nội dung bản hiến pháp sửa đổi, không có vùng cấm, cũng chẳng phải lo phạm, kỵ gì cả.|

Nhìn chung, có nhiều “đất” để người dân đóng góp. Chẳng hạn đó “khoảng trống” mà Ban biên tập hoàn toàn không vô ý quên, khi bỏ đi quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Hoặc các thiết chế mới, không khó để nhận thấy rằng sẽ nhận được sự ủng hộ của người dân: Thiết chế Hội đồng Hiến pháp với nhiệm vụ phát hiện các vi phạm Hiến pháp, đặc biệt trong các văn bản quy phạm pháp luật; Thiết chế Hội đồng bầu cử quốc gia, để tạo ra sự độc lập trong vấn đề bầu cử. Và Kiểm toán Nhà nước, cơ quan về nguyên tắc là sẽ độc lập hoàn toàn với hành pháp…

Tuy  nhiên, vẫn phải nói đến hai chữ tuy nhiên.

Trong chỉ thị (số 22-CT/TW) mới nhất về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Bộ Chính trị lưu ý các cấp ủy Đảng, tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân các cấp: Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai (Nghị quyết 2) và kết luận Hội nghị lần thứ năm (Nghị quyết TƯ5) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết của Quốc hội. Nghị quyết 2 khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Về kinh tế, Nghị quyết cũng khẳng định:  Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa …. Còn TƯ 5, khẳng định lớn nhất là vấn đề sở hữu đất đai “thuộc sở hữu toàn dân”.

Trên Pháp luật TP,  Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư Pháp, GS TS Lê Hồng Hạnh thật thà: Hội nghị Trung ương 5 đã tái khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên dự thảo sửa đổi HP 1992 cũng quy định như vậy.

Câu này của ông bắt đầu bằng hai chữ “Tuy nhiên”.

Vấn đề không thể không đặt ra là nếu “không có gì phải cấm kỵ”, chắc chắn sẽ ó những ý kiến khác với các kết luận của Nghị quyết 2 và Nghị quyết TƯ 5.

Trong tất cả các bản Hiến pháp, đều gì nhận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, một trong những quyền cơ bản của người dân. Và việc thực hiện cụ thể nhất, sinh động nhất, chính là việc để người dân được tự do thể hiện trong việc đóng góp cho hiến pháp sửa đổi.

Nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, người dân có quyền, một cách trực tiếp, đóng góp ý kiến để xây dựng đạo luật gốc, luật mẹ của các luật. Và có lẽ, để việc đóng góp thực sự là phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp thì không nên đặt ra bất cứ một chữ “tuy nhiên” nào, không nên đặt ra một vấn đề “húy kỵ” nào. Bởi thật khó để chấp nhận một mệnh đề kiểu “Lòng dân, tuy nhiên, ý Đảng”.
Đào Tuấn
(Blog ) 

Hiến pháp càng sửa càng nát - Càng độc tài

Vai "chủ đạo" kinh tế của Nhà nước bị loại khỏi hiến pháp
Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã công khai Bản Dự thảo sửa Hiến pháp 1992 để lấy ý kiến tòan dân kể từ ngày 02/01 đến ngày 31/03/2013 nhưng Bộ Chính trị lại vội ra lệnh phải "kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta."
Tại sao một việc làm "danh chính ngôn thuận" như chỉ muốn dân cho biết ý kiến xem họ nghĩ sao về những điều của bản Hiến pháp mới mà Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng phải thay mặt Bộ Chính trị công bố Chỉ thị 6 điểm có vẻ như khẩn trương lắm?
Trước tiên ông bảo: "Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiếp pháp năm 1992 là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến Pháp, thi hành Hiến pháp, pháp luật và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân."
Không quan trọng sao được vì Hiến pháp là bộ luật cao nhất và quan trọng nhất của một quốc gia nhất là khi ông Trọng đề cao sự đóng góp ý kiến của dân là để xây dựng nhà nước cho mình chứ không phải cho đảng hay ai khác !
Vì vậy phải cẩn trọng là điếu chí phải, nhưng ông Trọng cũng đã gây thắc mắc cho dân khi Bộ Chính trị ra lệnh cho các đơn vị phải làm cả công tác gọi là "uốn nắn" cả những "biểu hiện lệch lạc" trong dân.
Chỉ thị ra lệnh cho các cấp lãnh đạo, tổ chức đơn vị phải: "Đôn đốc, kiểm tra và tạo điều kiện cần thiết cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ở bộ, ngành, địa phương mình phụ trách tổ chức tốt việc lấy ý kiến nhân dân; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong quá trình tổ chức lấy ý kiến."
Có gì khác thường chăng? Hay là đó đây trong nhân dân và trong hàng ngủ cán bộ, đảng viên đã có những biểu hiện không đồng tình với bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp?
Hay trong dự thảo có những điều sẽ làm cho dân nổi giận, hoặc đảng sợ sẽ có số đông người bác bỏ hay sao mà ông Nguyễn Phú Trọng còn ra lệnh: "Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương lãnh đạo, kiểm tra việc lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chỉ đạo chặt chẽ công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta."
Nhưng ở Việt Nam làm gì có dân chủ mà đảng sợ dân sẽ "lợi dụng" để chống văn kiện quan trọng này?
Như vậy, nếu có những ý kiến trái chiều, không hợp vớ ý muốn của đảng thì bị ghép ngay vào tội "chống phá đảng và nhà nước" hay sao?
Nếu làm như vậy thì còn ai muốn hy sinh thời giờ và tâm trí để đóng góp vào việc "xây dựng nhà nước pháp quyền" nữa? Bởi vì nếu đã có pháp quyền thì đảng và nhà nước phải biết tôn trọng ý kiến khác với đảng chứ. Nếu triệu người như một chỉ biết "gật đầu theo đảng" thì làm sao mà đảng tìm ra được khuyết tật của mình?
Ngay cả Quốc hội cũng đã run lên khi cảnh giác các cơ quan báo chí nhà nước phải đề phòng khi tiếp nhận ý kiến của người dân.
Nghị quyết của Quốc hội về việc Tổ chức lấy ý kiến nhân dân ngày 23/11/2012 yêu cầu các nhà báo cần: "Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và phản ánh trung thực, kịp thời ý kiến của nhân dân; không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước."
Hiến pháp có mới không?
Nhưng nếu "không có tật" thì làm sao mà cả Đảng và Quốc hội phải rào trước đón sau qúa mức như thế?
Vậy ta thử mò mẫm xem dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có gì "hấp dẫn" không nhé?
Trước hết Văn kiện mới chỉ có XI Chương và 124 Điều, thay vì XII Chương và 147 Điều như Hiến pháp 1992, ngắn được 23 Điều.
Cơ bản nội dung ngắn gọn và trong sáng hơn, nhưng "cái sườn" thì vẫn trơ xương sống ra nguyên hình "bộ cũ" trông không mát mắt chút nào.
Điều quan trọng nhất mang số 4 vẫn bảo vệ tuyệt đối chỗ ngồi của đảng trên đầu người dân, mặc dù chưa bao giờ nhân dân bằng lòng cho đảng "đè đầu đè cổ" mình nhưng cứ phải cắn răng mà chịu từ bao nhiêu năm rồi !
Điều này viết:
"1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình .
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."
Thứ nhất, đảng tiếp tục "tự nhận" có quyền cai trị dân và "tự ý" đem Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin từ bên ngoài vào áp đặt bắt dân phải đi theo rồi cũng "tự khoe" gắn bó với dân, phục vụ dân theo nhu cầu của đảng.
Như vậy thì làm gì có "dân chủ" như Nhà nước đã tự khoe ngay trong Điều 1 khi viết: " Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời."
Các nhá sọan thảo phô trương rằng: "Dự thảo giữ các nội dung của Điều 1 Hiến pháp năm 1992, đồng thời bổ sung "dân chủ" để làm rõ hơn bản chất của Nhà nước ta, chế độ ta." (Bản so sánh của Quốc hội)
Có điều gì khôi hài hơn không? Đâu phải cứ "phang" cụm từ "dân chủ" vào là chế độ có dân chủ ngay? Phép lạ hay sao?
Ai cũng biết Việt Nam cai trị bởi đảng Cộng sản là một nhà nước độc tài, đảng trị và độc tôn nên việc "dựng đứng" lên "bộ vó" dân chủ chỉ làm cho cái mặt nạ méo mó thêm mà thôi.
Chưa hết, Ban sọan thảo còn viết trong Điều 2 rằng: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức."
Khổ qúa, biết rồi nói mãi. Cả 3 giai cấp "công nhân, nông dân và trí thức" là những thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội Việt Nam ngày nay, dù đất nước đả trải qua gần 30 năm Đổi mới !
Và khi nói đến phân quyền thì nhà nước giáng thêm một câu: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp."
Đã "thống nhất" thì dù có "phân công" đến đâu cũng châu về một mối cho đảng kiểm soát, nắm tất vì cả 3 ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp đều do đảng kiểm soát hết trọi.
Vì vậy, Bản dự thào sửa đổi Hiến pháp 1992 chẳng nói lên được một ước vọng nào của dân.
Người dân muốn có tự do, dân chủ và đầy đủ quyền làm người như các dân tộc trong các nước tự do khác thì nhà nước lại khép họ vào rọ lôi đi như đàn cừu.
Chẳng thế mà ngay trong Lời mở đầu của dự thảo, những nhà sọan thảo đã lạc hậu viết rằng: " Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp này tiếp tục khẳng định mạnh mẽ ý chí của nhân dân Việt Nam; chủ quyền nhân dân và chủ quyền quốc gia; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện công bằng xã hội; gìn giữ và phát huy văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới."
Không biết khi viết ra những lời lẽ lỗi thời như thế thì Quốc hội và Ban sọan thảo do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đứng đầu có nhìn sang Nga sô và các nước cựu Cộng sản Đông Âu xem nhân dân người ta đã làm gì đồi với Chủ nghĩa Mác-Lênin từ năm 1989 ?
Nhưng nếu đảng và nhà nước CSVN cứ "chũi đầu xuống cát" để tin rằng "ánh sáng "tù mù" của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng "lạc hậu" Hồ Chí Minh" sẽ dẫn họ đến "thiên đàng" của xã hội chủ nghĩa thì có ngày họ sẽ rơi cả đám xuống tận "đáy tầng địa ngục" tụt hậu.
Quân đội và cái đuôi của hiến pháp
Bản dự thảo cũng lập lại tất cả những điều đã viết nhưng chưa bao giờ thực hiện của Hiến pháp 1992 như quyền bầu cử và ứng cự tự do, quyền bất khả xâm phạm, an tòan cá nhân, bảo đảm thư tín không bị tự động bóc ra xem trước hay nghe lóm điện thọai, len lỏi vào máy vi tính của công dân, ngăn cấm bắt người vô cớ, xâm nhập gia cư bất hợp pháp của lực lượng công an v.v...
Riêng quyền "biểu tình" thì cứ tự do lập đi lập lại trong Điều 26 khi viết rằng: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật."
Nhưng cái đuôi "theo quy định của pháp luật" của nhà nước CSVN lại triệt tiêu quyền của công dân ghi trong Hiến pháp cho nên người dân không được có báo tư nhân, chẳng bao giờ được lập đảng, hội họp phải có phép và biểu tình chống bất công xã hội, đòi công bằng không theo ý đảng là tức thời bị cấm.
Thậm chí chính quyền cứ tự do áp dụng các biện pháp hành chính tùy tiện để đàn áp cả dân biểu tình chống âm mưu chiếm đóng biển đảo Việt Nam của Trung Cộng thì hành động này có vi hiến không hay đã công khai "phản quốc" như viết trong Điều 47:
"Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất?"
Nhưng khi người dân muốn hành động yêu nước thì bị cấm còn Quân đội của cái nhà nước này làm gì?
Ngạc nhiên thay, trên 5 triệu tay súng chính quy và trừ bị đã được "cột chặt" vào nhiệm vụ ưu tiên phải "bảo vệ đảng" trên cả Tổ quốc và nhân dân thì có "ngửi" được không?
Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45) viết rằng: "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế. "
Như thế là đảng đã "ăn trùm" cả thiên hạ phải không?
Nhưng Quốc hội lại không có quyền hiến định cho phép "chất vấn đảng và Lãnh đạo đảng" thì có "trớ trêu" không?
Bằng chứng này được nêu trong Điều 85 (sửa đổi, bổ sung Điều 98), theo đó Đại biểu Quốc hội chỉ được "sờ đến chân lông" các cấp theo thứ tự:
1. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Tại sao đảng có quyền lãnh đạo mà không bị ràng buộc bởi bất cứ luật lệ nào của quốc gia thì đây là chuyện cực kỳ phản dân chủ.
Khi bàn đến quyền phúc quyết của dân về Dự thảo Hiến pháp sau khi đã được hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội thông qua thì Hiến pháp sửa đổi 1992 lại dành độc quyền cho Quốc hội quyết định, như Khỏan 4 của Điều 124 viết: "Dự thảo Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định."
Nếu Quốc hội không muốn "trưng cầu ý dân" thì dân có làm gì được không? Nhưng người dân cũng cần được biết "ai cho phép Quốc hội" không hỏi ý dân việc hệ trọng này?
Trong trường hợp Việt Nam, hầu hết đại biểu Quốc hội là đảng viên của đảng cầm quyền thì việc "thả lỏng" cho Quốc hội muốn làm gì thì làm chỉ có lợi cho đảng mà thôi.
Quyền chủ quản ra khỏi hiến pháp
Trái với những điểm xấu của Dự thảo, Quốc hội và ủy ban sọan thảo đã đồng ý loại vai trò "chủ qủan nền kinh tế quốc gia của nhà nước" ra khỏi Hiến pháp. Đây là điểm son duy nhất, sau khi Quốc hội nhìn nhận doanh nghiệp nhà nước đã làm suy thoái nền kinh tế quốc gia trong nhiều năm, trong khi kinh tế tư nhân phát triển mạnh.
Vì vậy Điều 54 (sửa đổi, bổ sung các điều 15, 16, 19, 20, 21 và 25) đã viết:
1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.
Điều 55 (sửa đổi, bổ sung Điều 24, Điều 26)
1. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, bảo đảm cho nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường; thực hiện sự phân công, phân cấp quản lý nhà nước giữa các ngành, các cấp, thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm phát triển hợp lý, hài hòa giữa các vùng, địa phương và tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
2. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức hợp tác kinh tế với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và cùng có lợi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
Điều 56 (sửa đổi, bổ sung các điều 22, 23 và 25)
1. Tổ chức, cá nhân được tự do kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước thực hiện chính sách chống độc quyền và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.
3. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân được Nhà nước thừa nhận, bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, tổ chức theo giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định."
Trong Hiến pháp 1992, chủ trương kinh tế thu gọn trong 2 Điều sau:
Điều 16:
Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới.
Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất, kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.
Nhà nước thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Điều 19:
Kinh tế nhà nước được củng cố và phát triển, nhất là trong các ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên cái gai trước mắt của chủ trương "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" vẫn là chuyện nửa giăng, nửa đèn nhằm đánh lừa dư luận để che dấu việc Việt Nam đã bỏ kinh tế Cộng sản chạy theo Tư bản mà vẫn còn ỡm ờ không dám nói ra.
Như vậy có phải Việt Nam càng sửa Hiến pháp thì càng làm cho đất nước nát thêm không, hay là đảng muốn như thế để có thể kéo dài độc tài lâu hơn?
(01/2013)
Phạm Trần 

Kiểm soát quyền lực bằng cơ quan độc lập

ĐB Nguyễn Văn Luật (Kiên Giang) tại kỳ họp QH vừa rồi nhận định: “Quyền lực không bị kiểm soát sẽ dễ bị tha hóa. Vì vậy, quyền lực phải được kiểm soát bằng quyền lực thì mới có hiệu quả”.
Vị thế độc tôn của QH
Điều 2 dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ghi: "Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
 ĐB Nguyễn Văn Luật: Quyền lực phải được kiểm soát bằng quyền lực
Nhiều ý kiến ĐB đề nghị phân công các trách nhiệm rõ ràng và có cơ chế kiểm soát hiệu quả, nhấn mạnh vai trò của các cơ quan dân cử.
Điều 6 tại dự thảo ghi: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua QH, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.
ĐB Trần Minh Diệu (Quảng Bình) muốn ghi rõ hơn QH và HĐND là “những cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu và chịu trách nhiệm trước nhân dân".
Điều 74 tại dự thảo ghi: “QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.
QH thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”.
ĐB Trần Đình Sơn (Đắc Lắk) đề nghị khẳng định rõ ràng, dứt khoát địa vị pháp lý của QH: "QH là cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, QH có quyền quyết định những việc quan trọng nhất của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước".
Các ĐB đặc biệt nhấn mạnh vai trò độc tôn, duy nhất của QH trong các nhiệm vụ của mình, cũng như quyền quyết định về mặt nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Nhiều ĐB đồng ý với điều 116 tại dự thảo về “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”, chứ không đơn thuần là cơ quan đại diện tại địa phương.
“Nếu chỉ đóng vai trò là cơ quan đại diện thì HĐND sẽ không còn quyền giám sát, tức là không thể hiện được đầy đủ quyền lực của nhân dân với vai trò cơ quan quyền lực địa phương”, ĐB Nguyễn Doãn Khánh (Phú Thọ) nói.
ĐB Triệu Là Pham (Hà Giang) thì đề nghị “bổ sung chế định bỏ phiếu tín nhiệm đối với UBND, các cơ quan chuyên môn, những người do HĐND bầu thành chế định thường xuyên hàng năm để giám sát có hiệu quả hoạt động các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương”.
Hiện nay tại dự thảo mới chỉ có nội dung “lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn”.
Thêm nhiều cơ quan độc lập
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã có thêm một chương với ba điều mới về Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.
Ba cơ quan này đều do QH thành lập. Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật. Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức bầu cử đại ĐBQH; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử ĐB HĐND các cấp. Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Nhưng chỉ có Kiểm toán Nhà nước được ghi rõ “hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
Tại kỳ họp QH vừa rồi, nhiều ĐB đề nghị có một cơ quan bảo vệ Hiến pháp, tên có thể là Tòa án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến, nhưng quan trọng là độc lập để “phán quyết những vi phạm Hiến pháp xảy ra trong tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
ĐB Trần Đình Nhã (Thừa Thiên - Huế) còn cho rằng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng phải là cơ quan độc lập do QH thành lập, có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan hành pháp, tư pháp.
ĐB Trần Văn Độ (An Giang) thì thấy Ngân hàng Nhà nước cũng phải trở thành một chế định độc lập và trực thuộc QH.
ĐB Bùi Ngọc Chương (Cà Mau) lại muốn QH có UB Phòng, chống tham nhũng riêng.
ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) thì đồng tình với điều 83, cũng là một điều mới, về việc “khi cần thiết, QH thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định”, chẳng hạn các vụ việc sai phạm nghiêm trọng ở các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.

Chung Hoàng - Ảnh: Minh Thăng
(VNN)  

Cách mạng Nhung

Giới thiệu của người dịch:
1. May thay, cuộc đấu tranh cho quyền làm người tại các nước cộng sản Đông Âu là một câu chuyện có hậu. Cách mạng Nhung 1989 diễn ra tại Tiệp Khắc, xứ sở của Franz Kafka, cũng là một câu chuyện có hậu.
Nhưng có hậu cho dân lại là bi kịch cho người cộng sản. Bi kịch vì đang ở chót vót quyền lực, người cộng sản bỗng bị truất phế, trắng tay. Nếu có trí tưởng tượng, rất có thể anh ta sẽ thấy mình giống nhân vật Gregor, trong Hóa thân của Kafka, một buổi sáng thức dậy thấy mình hóa thành một con sâu.
Vị lãnh đạo nhà nước cộng sản Việt Nam cũng có trí tưởng tượng như thế, gần đây ông cũng nhắc tới sâu. Nhưng, thay vì như Gregor, thấy mình là sâu, ông lại thấy người khác là sâu. Không tự biết mình cũng là một bi kịch của người cộng sản trong Cách Mạng Nhung.
2. Sự khác biệt lớn nhất của Cách mạng Nhung 1989 với Mùa Xuân Praha 1968, hoặc cuộc nổi dậy của người dân Hungary năm 1956, là “Quân Đỏ” từ bên ngoài đã không tràn vào, tấn công, chiếm đóng, đè bẹp người nổi dậy.
Hồng Quân từ lâu cũng đã hóa thân thành “đội quân đánh thuê” trong tay Đảng Cộng sản Liên Xô chuyên đi trấn áp dân các nước chư hầu, duy trì các chế độ toàn trị. Các chế độ này cũng có cấu trúc giống như tòa nhà một cột, với cái cột duy nhất là họng súng ngoại bang, súng gẫy thì sập. Đó cũng là một bi kịch khác của người cộng sản Tiệp Khắc.
3. Bài này được dịch từ bản Anh ngữ “The Velvet Revolution”, chương thứ 47 trong cuốn Revolution 1989, the Fall of the Soviet Empire (Cách mạng 1989, Đế quốc Xô-viết sụp đổ) của Victor Sebestyen, do Pantheon Books, New York, xuất bản năm 2009. Các tiêu đề, cách xuống hàng và các ghi chú trong ngoặc vuông là của người dịch.
Đầu năm 2013, xin gửi đến bạn đọc câu chuyện có hậu này như một lời chúc Tết chân tình, nhất là đến những người đang lao tâm khổ tứ, bị sách nhiễu, phải vào tù ra khám vì quyền làm người và vì độc lập dân tộc.
Phan Trinh

_______________

JPEG - 106.6 kb
Sức Mạnh Nhân Dân - Cách mạng Nhung ở Tiệp khắc
Người đặt tên
Praha, thứ sáu 17 tháng 11, năm 1989
Rita Klimova là người đặt tên “Cách mạng Nhung”. Bà từng làm giảng viên chính trị học tại Đại học Charles cổ kính ở thủ đô Praha, và cũng là phát ngôn viên vô cùng uyên bác của phe đối lập, lực lượng đã truất phế quyền lực của những người cộng sản Tiệp Khắc.
Vóc nhỏ nhắn, tóc vàng óng, Klimova nói tiếng Anh cực chuẩn với giọng Manhattan có đôi chỗ chèn thành ngữ West Side. Số là vì lúc còn bé, bà đã từng đi học ở New York, nơi người cha, nhà văn cánh tả Batya Bat, đến định cư sau khi đào thoát khỏi Đức Quốc xã năm 1938. Khi thế chiến kết thúc, gia đình bà trở về Praha.
Câu chuyện của bà cũng là câu chuyện tiêu biểu của một người bất đồng chính kiến Tiệp Khắc những năm 1980. Bà từng là một người cộng sản thuần thành, giống như chồng bà, ông Zdenek Mlynar, bạn học của Mikhail Gorbachev tại Đại học Quốc gia Moscow vào thập niên 1950. Ông thăng quan tiến chức trong Đảng, bà thì thuận buồm xuôi gió trong giới khoa bảng. Khi Mùa Xuân Praha 1968 bị đàn áp thì hai ông bà mất việc, và mất luôn niềm tin đầy mộng mị rằng chủ nghĩa cộng sản là hy vọng của loài người. Trong những năm khốn khó thời kỳ “bình thường hóa” [thời đàn áp sau 1968] bà làm dịch thuật để kiếm sống, bà cũng tham gia tích cực vào Hiến chương 77 [1977], và là bạn thân của Vaclav Havel.
Bà Klimova, vốn cực kỳ thông minh, có lúc rất nghiêm nghị khiến người ta ngại, nhưng ở tuổi 58, bà vẫn còn rõ nét thanh xuân và không kém phần hài hước. Như Klimova từng nói, chính sự hài hước đã tạo nên đặc tính của Cách mạng Nhung, làm nó khác hẳn các cuộc cách mạng khác tại Trung Âu vào mùa hè-thu 1989.
Đánh bại chủ nghĩa cộng sản là việc nghiêm túc. Chẳng ai nghi ngờ điều này. Nhưng ở Tiệp Khắc, cách mạng diễn ra với ngập tràn âm nhạc, sự dí dỏm, hài hước, tiếng cười, đôi khi pha chút phi lý, diễn ra hầu như theo kịch bản của nhà biên kịch nổi tiếng Vaclav Havel.
Ảo tưởng “vô nhiễm”
Cách mạng diễn ra cũng rất nhanh, y như lời giáo sư Timothy Garton Ash, chuyên gia lịch sử Trung Âu nhận xét về tốc độ sụp đổ của các chế độ cộng sản: “Ba Lan mất mười năm; Đông Đức mất mười tuần; Tiệp Khắc mất mười ngày.”
Chưa đầy một tháng trước đó, giữa tháng 10, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc Milos Jakes còn trấn an nhóm cộng sản chóp bu rằng “Chúng ta sẽ ổn thôi. Chừng nào kinh tế còn trụ được, và dân chúng còn có cái để ăn.” Nói thế nhưng thực ra ông đang tự dối mình. Giống như các đồng nghiệp tại Bá Linh hay Leipzig, khi Jakes và cộng sự tại Lâu Đài Praha [trụ sở nhà cầm quyền] hiểu được những gì đang đến với mình thì đã quá trễ.
Trong một tuần, từ khi Bức tường Bá Linh sụp đổ, một không khí im lặng đáng ngại bao trùm thủ đô Tiệp Khắc. Mọi người đã thấy hình ảnh dân Bá Linh ăn mừng, chụp từ Khải hoàn Môn Brandenburg chỉ cách đó 200 km. Chủ nghĩa cộng sản tại Đông Đức đã sụp đổ. Đảng Cộng sản Đông Đức đã thất bại và đang thương lượng để đầu hàng.
Tuy vậy, các đồng chí tại Praha thì vẫn mơ mộng rằng mình sẽ có thể ở lại, bằng cách nào đó mình sẽ vô nhiễm với “căn bệnh truyền nhiễm”, theo cách gọi của Vasil Bil’ak, người theo phái Stalin kiểu mới trong giới lãnh đạo Tiệp Khắc. Vì vậy, họ không chịu thương lượng với phe đối lập. Ngược lại, họ đặt lực lượng công an chống bạo động và mật vụ StB vào tình trạng báo động toàn phần.
Một báo cáo mật viết ngay sau khi Bức tường Bá Linh đổ, gửi Phó Bộ trưởng Bộ Nội vụ phụ trách an ninh Rudolf Hegenbart, đã mô tả chi tiết việc các lực lượng an ninh chuẩn bị để “bảo vệ trị an, chống lại những phần tử thù địch, phá hoại và các lực lượng phản cách mạng” ra sao. Theo đó, việc tuần tra những khu nhạy cảm ở trung tâm thành phố phải được tăng cường.
Một đồng chí lão thành kể rằng “Chúng tôi sống ở một nơi khác hẳn với phần thế giới còn lại. Chúng tôi ở trong cái cõi của riêng mình”, đồng chí này thú nhận ông chẳng thấy chuyện gì sắp xảy ra, dù tất cả đang chuyển mình trước mắt ông.
Biểu tình và đàn áp
Sinh viên châm ngòi mọi sự.
Thông qua Đoàn Thanh niên Cộng sản (viết tắt là SSM, Liên đoàn Thanh niên Xã hội Chủ nghĩa), giới sinh viên được phép tổ chức một buổi diễu hành đánh dấu 50 năm cái chết của anh hùng Jan Opletal. Thực ra, chính quyền muốn cấm cuộc diễu hành này nhưng không tìm được lý do chính đáng.
Opletal là anh hùng của Cộng hòa Nhân dân Tiệp Khắc. Chế độ cộng sản đã dùng tên anh trong tuyên truyền chống phát-xít suốt 40 năm qua. Anh bị quân Đức bắn chết trong một cuộc biểu tình chống Quốc xã chiếm đóng, ngay sau đó 1.000 sinh viên Tiệp Khắc bị bắt vào trại tập trung và tất cả các đại học bị bãi khóa trong nhiều tháng.
Ba tuần trước ngày diễu hành, công an và đại diện thanh niên SSM đã đồng ý một lộ trình, họ sẽ tránh đi qua trung tâm thành phố và sẽ kết thúc tại Nghĩa trang Quốc gia ở Vysehrad, nơi an nghỉ của Dvorak, Smetana, những danh nhân khác và của Jan Opletal.
Hơn 50.000 người đã tham gia diễu hành trong trật tự. Nhưng, khẩu hiệu được hô to nhiều nhất lại là “Hãy nhớ Mùa Xuân 68!”, “Đả đảo cộng sản!”, “40 năm là quá đủ!” và “Perestroika ngay lập tức!”. Giữa cuộc diễu hành, một biểu ngữ lớn được bung ra, trên ghi câu nói của Gorbachev “Không bây giờ, thì lúc nào?” Công an án binh bất động. Họ để đoàn người tiếp tục.
Theo thỏa thuận với chính quyền, cuộc diễu hành lẽ ra đã chấm dứt tại nghĩa trang, lúc phần lớn người tham dự đã ra về, nhất là những bác cao niên.
5g30 chiều, cuối một ngày mùa đông giá lạnh, một màn sương nhờ nhờ có mùi lưu huỳnh ô nhiễm bao phủ toàn Praha. Một nhóm nòng cốt khoảng 3.000 người, toàn bộ là sinh viên và công nhân trẻ, ở lại nghĩa trang, họ đứng loanh quanh trong cơn lạnh, không làm gì đáng kể.
6g30 tối, vài người trong số hô to: “Tiến về Quảng trường Wenceslas!” Thế là họ quay lại, tiến về trung tâm Praha. Đoàn người băng qua Nhà hát Quốc gia Tiệp Khắc trên Đường Narodni. Ở đây họ đã đối đầu với lực lượng công an chống bạo động đầu đội mũ sắt, tay mang khiên nhựa cứng. Bên cạnh đó là các đội chống khủng bố đội mũ nồi đỏ, tay huơ gậy to.
Sinh viên đồng loạt ngồi xuống giữa đường, và bắt đầu hát. Họ hát quốc ca, những khúc hát ngắn, những bài hit của nhóm Beatles, họ hát bài “Chúng ta sẽ vượt qua!” [We Shall Overcome, bài  hát đấu tranh nổi tiếng của phong trào dân quyền Mỹ thập niên 1960].
Pavlina Rousova, sinh viên kinh tế Đại học Charles kể lại: “Chúng tôi hô to: ‘Sinh viên không có vũ khí!’ Chúng tôi chỉ có nến và hoa để tặng công an. Còn họ thì dùng loa quát tháo: ‘Yêu cầu giải tán, về nhà!’, nhưng họ lại chặn đường về của chúng tôi!”
Thật vậy, một đơn vị công an chống bạo động khác di chuyển đến phía sau đoàn biểu tình. Chặn trước, chặn sau, đoàn biểu tình kẹt ở giữa, không thể di chuyển.
Họ tiếp tục ngồi giữa cái lạnh cắt da. Họ co mình trong áo khoác, hoặc ôm lấy nhau cho bớt lạnh và bớt sợ. Họ chờ đợi, họ hát. Trong hai tiếng đồng hồ, họ nhìn chằm chằm vào những đội chống bạo động nấp sau những tấm khiên che.
Thỉnh thoảng một vài sinh viên đứng dậy yêu cầu công an cho họ rời đám đông ra về, nhưng công an phớt lờ yêu cầu của họ. Hiện trường lúc này trông như một cái bẫy.
Vừa sau 9g tối, một chiếc xe thùng của đội chống bạo động xuất hiện phía sau hàng công an dày đặc. Chiếc xe cố tình húc vào đám đông, gây hoảng loạn. Công an tấn công sinh viên, dùng gậy đánh tới tấp trong khi họ chạy tán loạn.
Sinh viên Dasa Antelova, chạy nấp trong một đường hẻm, sau đó thoát được, kể lại rằng: “Máu chảy khắp nơi. Tôi có nghe cả tiếng xương gẫy. Họ nhắm vào người đứng hàng đầu đoàn biểu tình. Họ đánh người không thương tiếc. Họ không cho ai đi đâu hết. Họ mang xe buýt đến bắt hết!”
Chính quyền cũng chẳng buồn che giấu sự đàn áp thô bạo.
Edward Lucas, một nhà ngoại giao Anh, người vừa chứng kiến cảnh công an tấn công sinh viên, đã bị hai nhân viên an ninh áp sát dẫn đi. Khi đang bị dẫn đi thì một nhân viên mật vụ StB mặc thường phục đến đánh mạnh, khiến ông ngã xuống đất bất tỉnh.
Philip Bye, một nhà quay phim phóng sự của hãng Tin tức Truyền hình Độc lập, cũng bị đánh tơi tả.
Khoảng 9g45 tối, bạo động chấm dứt, đột ngột như lúc bắt đầu. Những bạn trẻ bị thương hoặc đổ máu gượng đứng dậy loạng choạng tìm đường về nhà hoặc đến bệnh viện cấp cứu.
561 người bị thương. Khoảng 120 người bị hốt lên các xe thùng mang đi. Trong xe, họ lại tiếp tục bị đánh.
Một thanh niên nằm bất động trên mặt đường trải đá Đường Narodni. Người ta phủ lên anh một chiếc chăn và sau đó xe cứu thương đến mang anh đi.
Quần chúng giận dữ
Đó là lúc cuộc cách mạng tại Tiệp Khắc bước vào giai đoạn mập mờ, nhập nhằng, thêm chút xuẩn động, có không khí như trong tiểu thuyết Kafka và chuyện anh lính Svejk [của Jaroslav Hasek], pha chất trinh thám kiểu John Le Carre.
Tin đồn thường lan nhanh tại thủ đô các nước cộng sản. Quần chúng tin vào tin đồn hơn là tin tức do truyền thông nhà nước rêu rao. Lần này cũng thế.
Chỉ trong vài tiếng, thiên hạ kháo nhau rằng thi thể nằm lại trên Đường Narodni là sinh viên chuyên toán Martin Smid. Tin đồn chủ yếu xuất phát từ ông Peter Uhl, nhà trí thức phản kháng thuộc nhóm Hiến chương 77, người vẫn cung cấp thông tin của phe đối lập cho báo chí phương Tây mỗi ngày.
Một cô gái tự xưng là Drahomira Drazska và cũng xưng là bạn cũ của Martin Smid cho Uhl biết tin về cái chết kia. Uhl lập tức báo cho Đài Phát thanh Châu Âu Tự do, Đài BBC và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Những đài này tường thuật về cái chết của Smid như một sự kiện xác thực.
Dư luận giận dữ nổ ra trên toàn Tiệp Khắc. Chế độ chối rằng không có ai chết trong vụ bạo loạn, và ngày hôm sau trình làng hai người có tên là Martin Smid, cả hai đều sống nhăn. Một trong hai có mặt tại cuộc biểu tình, xuất hiện trên Đài Truyền hình toàn quốc cho thấy mình bình an vô sự. Nhưng, chiêu này cũng chẳng tác dụng gì. Chẳng ai tin những gì cộng sản nói.
Cuối tuần đó, những cuộc biểu tình khổng lồ tự phát đã diễn ra tại Praha với quy mô chưa từng có. Một cổng vòm trên Đường Narodni nơi nhiều thanh niên bị công an đánh không thương tiếc đã trở thành điểm tưởng niệm, thu hút hàng ngàn người ghé thăm. Có người vẽ một cây thập giá trên tường bên cạnh và nhiều người đi ngang đã thắp nến cầu nguyện tại chỗ.
Sinh viên Dasa Antelova kể: “Tin về cái chết đã thay đổi mọi sự, không chỉ với chúng tôi, mà với cả thế hệ cha mẹ chúng tôi nữa. Cha mẹ chúng tôi đã câm nín từ năm 1968, vì sợ bị đàn áp. Nhưng giờ đây, họ cũng phát rồ lên chẳng khác gì giới trẻ. Các mẹ, cả các bà cụ nữa, đều theo sinh viên và công nhân xuống đường. Có thể nói là vui và rất phấn khích, nhưng ai nấy cũng rất quyết tâm.”
Chính quyền không nghĩ ra được cách phản ứng nào khác, ngoài việc cho bắt giam Peter Uhl vì tội phao tin đồn nhảm.
Âm mưu ly kỳ
Chế độ chia rẽ sâu sắc. Câu chuyện về Martin Smid là bằng chứng. Chiến dịch “thanh kiếm và lá chắn” của Đảng trở thành gậy ông đập lưng ông.
Thường thì thuyết âm mưu các kiểu dễ bị bác bỏ, ngay cả tại Trung Âu dưới thời cộng sản, nơi có đầy dẫy các giả thuyết về mưu mô loại này. Nhưng đôi khi cũng có những âm mưu thật đàng sau các giả thuyết kia. Và đây là một vụ tiêu biểu.
Thực ra thì chính cơ quan mật vụ Tiệp Khắc StB đã ngụy tạo ra “cái chết” của Martin Smid nhằm khích động sự giận dữ của quần chúng để từ đó loại bỏ Tổng Bí thư Jakes, cùng với Bí thư Thành ủy Praha, Miroslav Stepan, cũng như các nhân vật bảo thủ cứng rắn khác và thay bằng những nhân vật cải cách theo kiểu Gorbachev.
Nghe thì có vẻ ly kỳ, nhưng đây không phải là kịch bản một phim trinh thám, mà là một âm mưu có thật với chứng cớ chính xác, được tiết lộ qua một cuộc điều tra do nhà nước hậu cộng sản tiến hành.
Kế hoạch này là chiêu thức của tướng Alois Lorenc, trùm mật vụ StB, và một nhóm nhỏ các thành phần cấp tiến trong Đảng. Sau khi quan sát các diễn biến vừa xảy ra tại Ba Lan và Hungary, họ cho rằng cách duy nhất để khống chế phe đối lập là tìm cách thương lượng ở vị trí kẻ mạnh, vào lúc phe đối lập chia rẽ.
Cùng lúc, có một kế hoạch quan trọng khác, mang mật danh “Wedge”, là xâm nhập phe đối lập và tìm ra nhân vật sẵn lòng thỏa hiệp với phe cộng sản cấp tiến.
Toàn bộ kế hoạch quả là loằng ngoằng, dựa trên phán đoán sai, và hoàn toàn không nắm bắt được bản chất cũng như tính cách của phe đối lập Tiệp Khắc. Tuy nhiên, đó là một kế hoạch táo bạo.
Kế hoạch hành động chi tiết được vạch ra khi StB biết sẽ có cuộc diễu hành lớn của sinh viên nhân ngày tưởng niệm Opletal. Nhân vật trung tâm trong màn kịch này là trung sĩ Ludvik Zifcak, một nhân viên StB trẻ, theo lệnh, anh đột nhập vào hàng ngũ sinh viên chống đối ngầm. Với bài bản đúng kiểu “xách động”, anh là một trong những lãnh tụ sinh viên trong cuộc diễu hành tiến về Nghĩa trang Quốc gia. Và khi cuộc diễu hành kết thúc chiều hôm đó, thì anh là một trong những người mạnh miệng hô to “Tiến về Quảng trường Wenceslas”. Anh biết sẽ có một cái bẫy cài sẵn chờ sinh viên đến. Khi bạo động diễn ra anh tìm cách tránh đòn, rồi giả vờ nằm chết trên đường.
Cô gái tên Drahomira Drazska, người sau này cũng lặn mất tăm, là một mật vụ khác. Cô nhận lệnh đưa tin cho Uhl rằng một sinh viên đã chết.
Liên Xô biết được đến đâu về âm mưu này, hoặc nhân vật Liên Xô nào thực sự biết chuyện? Đến nay, đây vẫn còn là dấu hỏi. Vào lúc công an đang đánh đập sinh viên biểu tình tại trung tâm Praha thì trùm StB, tướng Lorenc, đang ăn tối với trùm mật vụ KGB chi nhánh Tiệp Khắc, tướng Gennady Teslenko, và nhân vật số hai của KGB, tướng Viktor Grushko, người vừa đến Praha mấy ngày trước đó.
Lát sau, họ cùng nhau đến tổng hành dinh StB, một tòa nhà kiếng và bê tông xám u ám trên Đường Bartolomejska, không xa Quảng trường Wenceslas. Nhưng ông trùm StB Lorenc vẫn tiếp khách KGB như bình thường. Điều đó cho thấy Liên Xô không can thiệp trực tiếp vào kế hoạch này. Âm mưu dạng này cũng không phải là loại hành động mà những người thân cận với Gorbachev lúc đó đề bạt, vì rủi ro thì quá cao còn mục tiêu thì lờ mờ.
Những kẻ chủ mưu cũng chọn được ứng viên cho vị trí lãnh đạo, đó là ông Zdenek Mlynar [chồng bà Rita Klimova, nói đến ở đầu chương], người mà họ nghĩ sẽ tiến hành các cuộc cải cách kiểu Mùa Xuân Praha và họ sẽ ủng hộ ông. Nhưng ông Mlynar không còn là người cộng sản từ lâu, ông từng sống nhiều năm lưu vong khá thoải mái tại Vienna, Áo, và cũng chẳng muốn dính líu gì đến âm mưu này.
Thật hiếm có âm mưu nào mà lại phức tạp đến thế, tính toán sai đến thế, và thất bại thảm hại đến thế.
Người Tiệp Khắc không nổi dậy để đạp đổ những quá quắt của đường lối Stalin kiểu mới. Mà họ nổi dậy để thoát ách cộng sản, và đặc biệt thoát ách thống trị của người Nga.
Như trung sĩ “xác chết” Zifcak nói, anh và những kẻ tham gia âm mưu kia chỉ muốn cứu vãn chủ nghĩa cộng sản. Nhưng, thay vì cứu vãn, họ đã góp phần làm nó kết liễu nhanh hơn.

Cách mạng từ nhà hát
Trong khi cuộc cách mạng tưởng tượng đang diễn ra trong đầu các ông trùm mật vụ, thì cuộc cách mạng thật lại diễn ra trên đường phố Praha và trong một nhà hát hình hộp gần Quảng trường Wenceslas, có tên là “Đèn Thần”.
Khi xảy ra vụ sinh viên biểu tình bị đánh thì Vaclav Havel đang ở miền quê Bohemia. Ông trở về Praha vào chủ nhật 19 tháng 11. Ông hiểu rằng khi Bức tường Bá Linh sụp đổ thì chế độ cộng sản Tiệp Khắc cũng sắp đến ngày tàn, nhưng không biết ngày tàn đó sẽ đến vào lúc nào và đến ra sao. Nhưng rõ ràng, nó cần một cú hích.
Khi ông trở về thành phố, thì một nhóm bạn gồm các nhà bất đồng, các nhà hoạt động đối lập đã tụ tập sẵn tại căn hộ chật nhưng lịch lãm của ông nằm bên bờ sông, nhìn ra thấy được Lâu Đài, đầu não quyền lực của chế độ.
Các bạn muốn ông đứng ra lãnh đạo cuộc đấu tranh. Và từ phút đó, ông giữ vai trò chủ chốt của cuộc Cách Mạng Nhung. Ông không còn là một  trí thức hay e thẹn và đầy hoài nghi nữa, mà trở thành một người có quyền lực, mạnh mẽ và quyết đoán. Có thể nói ông là một chiến thuật gia chính trị đáng gờm.
Vào lúc đó, với phần lớn dân chúng Tiệp Khắc, Havel vẫn còn là một cái tên xa lạ. Theo lời tiểu thuyết gia Tiệp Khắc Ivan Klima, người biết Havel trong nhiều năm và không phải lúc nào cũng đồng ý với ông thì “Havel chưa được nhiều người biết đến, hoặc người ta chỉ nghe nói ông là con một nhà tư bản giàu có, cũng đã từng vào tù ra khám. Nhưng lúc ấy, khí thế cách mạng bao trùm cả nước đã khiến quần chúng thay đổi thái độ… Trong không khí hừng hực lúc đó, một cá nhân bỗng trở thành biểu tượng cho cảm xúc của quần chúng và đại diện được cho sự phấn khích của đám đông… Chỉ trong vài ngày, Havel đã trở thành biểu tượng của cách mạng, người sẽ dẫn dắt xã hội ra khỏi khủng hoảng.”
Ưu tiên lớn nhất lúc bấy giờ, theo lời Havel kể với cộng sự, là hình thành một nhóm thống nhất, một tiếng nói có thể đại diện cho phe đối lập, để khi thời cơ đến, có thể thương lượng với chế độ về bàn giao quyền lực trong ôn hòa.
Havel nhấn mạnh, việc đầu tiên là phải hợp sức hủy bỏ chế độ toàn trị. Nếu có bất đồng thì bất đồng sau này trong quá trình xây dựng nền dân chủ.
Havel gọi cho Rita Klimova mời bà làm thông dịch viên cho ông trong một cuộc họp báo với các phóng viên nước ngoài. Đó là một bước khôn ngoan. Havel nói tiếng Anh tốt, nhưng với giọng Tiệp khá nặng, và ông tin rằng bà Klimova, với tiếng Anh giọng New York pha Trung Âu cộng thêm sự hóm hỉnh của bà sẽ chinh phục được các phóng viên phương Tây. Và ông đã không sai.
Ông tuyên bố: “Những lý tưởng mà chúng tôi đã lao tâm khổ tứ trong nhiều năm để theo đuổi, và vì đó mà chúng tôi vào tù ra khám, bắt đầu trở thành hiện thực và thể hiện được khát khao chung của người dân.” Cuối cùng thì người Tiệp Khắc cũng đã bắt đầu thức dậy, thoát khỏi trạng thái trì trệ lâu nay.
Diễn đàn Dân sự
Đầu tiên, họ cần một tổng hành dinh. Hôm trước, các diễn viên kịch tại nhà hát đã tuyên bố đình công cùng sinh viên học sinh. Vì vậy, nhà biên kịch của chúng ta đã có thể “đạo diễn” cuộc đấu tranh của ông từ trong lòng một nhà hát. 10 giờ đêm hôm đó, ông vào ở hẳn trong nhà hát Đèn Thần.
Các suất diễn cho vở kịch kinh điển thể loại biểu hiện The Minotaur của Friedrich Dürrenmatt được hoãn lại trong khi dân Tiệp Khắc xuống đường lật đổ chính quyền.
Đến nửa đêm, mọi người đồng ý với tên gọi mới, Civic Forum, Diễn đàn Dân sự, và đưa ra loạt tuyên bố và yêu cầu đầu tiên.
Diễn đàn Dân sự công bố mình là “người phát ngôn đại diện cho quần chúng Tiệp Khắc vừa trải qua chấn động sâu sắc vì vụ giết hại dã man sinh viên biểu tình ôn hòa.” Thoạt đầu, họ có bốn yêu cầu:
- Yêu cầu các lãnh đạo cộng sản chịu trách nhiệm đè bẹp Mùa Xuân Praha và đàn áp thời kỳ “bình thường hóa” phải từ chức ngay lập tức, trong số có cựu Tổng Bí thư Gustav Husak, và Tổng Bí thư đương nhiệm Milos Jakes.
- Yêu cầu các Bí thư Thành ủy Praha, Miroslav Stepan, các quan chức chỉ đạo cuộc tấn công vào sinh viên hai ngày trước đó phải từ chức.
- Yêu cầu mở một cuộc điều tra chính thức và độc lập về các cuộc biểu tình ngày 17 tháng 11.
- Yêu cầu thả ngay tất cả các tù nhân chính trị.
Ngay sau khi đưa ra yêu cầu, Havel nói nửa đùa nửa thật rằng đây là lúc Nga sẽ xua quân Tiệp lần nữa, chỉ khác là, vẫn theo lời Havel, lần này thì Điện Kremlin sẽ đứng về phía ông nhiều hơn là sát cánh với chế độ cầm quyền.
Biểu tình sau giờ làm việc
Sáu ngày sau đó, tối nào cũng vậy, những cuộc biểu tình khổng lồ đã tràn ngập Quảng trường Wenceslas. Hầu hết mọi người sau giờ làm việc là ra biểu tình.
Cũng giống như những gì diễn ra tại Đông Đức, cuộc cách mạng diễn ra trong trật tự và rất lịch sự. Khi các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp đình công để biểu tình thì họ lại sắp xếp thi đấu thêm 90 phút vào chiều chủ nhật, để người hâm mộ không mất trận đấu nào.
Nhạc sĩ Ondrej Soukup nhận xét: “Mỗi ngày trôi qua là một ngày dân chúng cảm thấy mình mạnh mẽ hơn, và đứng thẳng lưng hơn. Tôi có cảm tưởng như tảng đá nặng đè trong lòng suốt 20 năm vừa qua giờ đã được gỡ bỏ. Người Tiệp chúng tôi thấy mình đường hoàng hơn. Chúng tôi đã quá hèn mọn. Nhưng giờ chúng tôi bắt đầu cảm thấy tự hào. Quả là một cảm giác phi thường.”
Công an không động tịnh gì khi đám đông biểu tình mỗi lúc một đông. Vào ngày thứ hai 20 tháng 11, có đến 300.000 người biểu tình, dù trời lạnh như cắt. Thỉnh thoảng tuyết rơi, nhưng tuyết cũng chẳng thể làm nguội bầu máu nóng và lòng khấp khởi hưng phấn của mọi người. Người ta không còn nghi ngại nhau, ngược lại, đó là lần đầu tiên trong hai thập niên họ có kể cho nhau nghe với sự tin cậy về những hy vọng và ước mơ của mình.
Một số diễn văn được đọc lên. Nhưng nhiều hơn nữa là âm nhạc. Ban nhạc rock do nghệ sĩ rất nổi tiếng của Tiệp Khắc, Michale Kocab, một người bạn của Havel, mang cả hệ thống âm thanh đến biểu diễn.
Khi nhạc dứt thì âm thanh nghe được rôm rả nhất chính là tiếng lắc chìa khóa của hàng trăm ngàn người, tiếng lắc leng leng dội quanh quảng trường và lan ra cả trung tâm Praha. Tiếng lắc chìa khóa gửi đến các ông trùm cộng sản thông điệp rằng “Đến giờ rồi! Đi thôi các ông ơi!”
Những cuộc biểu tình khổng lồ tương tự cũng diễn ra tại các thành phố và thị trấn khác trên cả nước, kể cả những nơi như Brno và Ostrava, nơi không hề có hoạt động đối lập chính trị nào trong suốt 20 năm trước đó.
Tại Bratislava, Ủy ban Bảo vệ Người bị Ngược đãi, viết tắt là VONS, tổ chức kết nghĩa của Hiến chương 77, được thành lập từ cuối thập niên 1970 nhưng chỉ có một ít thành viên, nay trở thành chi nhánh trung tâm của Hiến chương 77 tại Slovakia, nơi Alexander Dubcek xuất hiện trở lại như một nhân vật chính trị. Khi ông lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình tại Quảng trường Wenceslas, hầu như cả thành phố đều hoan hô ông vang dội.
Mùi cách mạng và đồng thuận
Bên trong nhà hát Đèn Thần lúc đó lúc nào cũng vang lên âm thanh rì rào của những hoạt động náo nhiệt. Đám đông trong nhà hát cũng thật đa dạng. Như giáo sư Timothy Garton Ash, người có mặt nhiều giờ để tiếp cận, trò chuyện với nhiều người tại chỗ kể lại thì “căn phòng đầy mùi khói thuốc, mùi mồ hôi, mùi áo choàng ẩm và mùi cách mạng!”
Havel đã khéo léo đưa được những con người thuộc nhiều thành phần có quan điểm hoàn toàn đối nghịch ngồi lại với nhau với một mục đích duy nhất: Loại bỏ chủ nghĩa toàn trị. Có những người theo chủ nghĩa Trosky, có người cộng sản cấp tiến, có các nhà bảo vệ môi trường, bảo vệ nữ quyền, các nhà hoạt động Công giáo cánh hữu, các mục sư Calvin, và các nghệ sĩ nhạc rock với ước muốn đơn giản là được tự do sáng tác thứ nhạc mình thích.
Người thì mặc quần jeans, người thì mặc đồng phục công nhân, cứ thế họ đến Đèn Thần một lúc vào giờ ăn trưa hoặc cuối giờ chiều, trước khi trở lại với công việc kiếm sống của mình.
Cũng nên nhắc lại là rất nhiều người trong số này, vào thời kỳ Mùa Xuân Praha 1968 họ từng là luật sư, là nhà văn có tác phẩm được in, là đảng viên cộng sản, hoặc là giáo sư, giới khoa bảng. Họ bị sa thải khi Mùa Xuân Praha bị đàn áp. Giờ đây, họ hoạt động chính trị bán thời gian trong khi vẫn là công nhân, là thợ điện, là nhân viên văn phòng toàn thời gian.
Một trong những nhân vật hàng đầu của Diễn đàn Dân sự là ông Jiri Dienstbier, một người luôn tươm tất và có khả năng sáng tạo đến bất ngờ. Ông từng là một trong những phóng viên nổi tiếng nhất của Tiệp Khắc, một thông tin viên năng nổ cho hãng tin nước ngoài, cho đến khi ông bị sa thải vào mùa thu 1968. Từ đó, ông làm bảo vệ. Giờ đây, nhiều khi đang họp dở dang ở Đèn Thần ông lại phải đi, vì đã đến giờ đốt lò ở tòa nhà ông làm bảo vệ.
Miệng mạnh, chân chùn
Trước sự kiện đang diễn ra, những người cộng sản Tiệp Khắc chia rẽ trầm trọng.
Tổng Bí thư Jakes, Bí thư thành ủy Stepan và những người Stalin cựu trào như Jan Fojtik thì muốn tiếp tục đàn áp thẳng tay bằng công an mật vụ.
Họ định áp đặt thiết quân luật vào sáng 19 tháng 11. Ban đầu, Bộ trưởng Quốc phòng Jaroslav Vaclavik còn đề nghị dùng “biện pháp quân sự”, điều xe tăng vào những điểm trọng yếu quanh thủ đô, đặt không quân Tiệp trong tình trạng báo động sẵn sàng tác chiến.
Nhưng những biện pháp vừa kể không còn thực tế nữa vào giai đoạn này. Và đã không hề có bất cứ binh sĩ nào được lệnh rời căn cứ trong suốt thời gian diễn ra Cách Mạng Nhung.
Tổng Bí thư Jakes triệu tập một loạt các phiên họp với phe cứng rắn. Họ đưa ra những đe dọa nghe rợn tóc gáy nhưng chẳng được ai thi hành. Jakes tuyên bố: “Phải lấy sức chọi sức! Chúng ta không thể ngồi yên giương mắt nhìn hành vi của các nhóm hoạt động ngoài vòng pháp luật và bị nước ngoài giật dây. Những âm mưu khích động các thành phần thanh niên Tiệp có thể đưa xã hội vào vòng khủng hoảng với hậu quả khó lường!”
Một người Stalin cựu trào sau này kể lại rằng: “Chúng tôi theo dõi những gì vừa xảy ra tại Bá Linh. Giới lãnh đạo Bá Linh ngồi yên không làm gì cả, và ai cũng biết hậu quả ra sao. Vì vậy, một số chúng tôi quyết tâm phải làm gì đó, bằng được.” Quyết thì quyết, cái khó là Đảng Cộng sản Tiệp Khắc lúc này đang tan rã.
Không phải trẻ con
Sáng thứ tư, ngày 22 tháng 11, Tổng Bí thư Jakes quyết định điều động một lực lượng có tên là “Dân Quân” đến dẹp biểu tình. Đây là quân đội riêng của Đảng, hoạt động bán thời gian, gồm 20.000 quân, được tuyển chọn từ những thành phần tuyệt đối trung thành, phần lớn là công nhân nhà máy, được trả lương ngoài giờ hậu hĩnh để tham gia các hoạt động tự nguyện vào cuối tuần và vài buổi tối mỗi tháng.
Lực lượng này không là một phần chính thức của quân đội hay của hệ thống an ninh quốc gia, nhưng họ được cho là sẵn sàng đứng ra bảo vệ những người cộng sản, như một chỗ dựa cuối cùng. Nhưng, lúc này, cả lực lượng dân quân cũng từ chối cứu Đảng.
Bí thư Thành ủy Stepan cố gắng vận động công nhân và dân quân tại một nhà máy thép lớn ở ngoại ô Praha đến dẹp sinh viên biểu tình. Stepan tuyên bố: “Chúng ta không muốn bị một đám trẻ con chỉ đạo.” Nhưng thay vì đồng tình, đám đông đã la lối đáp lại: “Chúng tôi cũng không phải trẻ con!”
Diễn đàn Dân sự kêu gọi một cuộc tổng đình công ngày thứ hai 27 tháng 11, nhưng theo đúng kiểu của người Tiệp, chỉ trong hai tiếng đồng hồ mà thôi. Từ giữa trưa đến 2 giờ chiều.
Cuộc tổng đình công được dùng như một biểu thị để thăm dò sức mạnh quần chúng. Khi có dấu hiệu cho thấy hầu như tất cả mọi công nhân Tiệp đều đồng ý tham gia đình công, thì ý chí của phe bảo thủ già nua trong Đảng tan thành mây khói.
Phó Thủ tướng Marian Calfa ngồi nghe ý kiến của phe cứng rắn, sửng sốt vì họ không còn thực dụng như trước, không còn có phản ứng như thường thấy, và vì họ không dám quyết định. Ông than vãn: “Toàn bộ guồng máy công an và an ninh nằm trong tay chúng tôi. Vậy mà không ai có đủ dũng cảm, đủ nhạy bén, đủ bản lĩnh, nói chung là đủ những gì cần thiết để dùng vũ lực hoặc thuyết phục người khác rằng dùng vũ lực là cần thiết.”
Không nơi nương tựa
Tổng Bí thư Jakes được một quan chức cao cấp từ Điện Kremlin nói thẳng thừng rằng ông không thể chờ mong gì ở các lực lượng vũ trang Xô-viết, cũng không có bất cứ hỗ trợ chính trị nào để Jakes tiếp tục nắm quyền.
Gorbachev đã cử Valeri Musatov, một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong vai trò Trưởng ban Quốc tế Đảng Cộng sản Liên Xô, đến Praha để quan sát tình hình.
Điện Kremlin muốn có thông tin chính xác, vì theo lời Musatov thì vị đại sứ Xô-viết tại Praha, ông Viktor Lomakin, là người cực kỳ bảo thủ, ông ta không có bất cứ quan hệ nào ngay cả với những người cộng sản cải cách, huống hồ là với phe đối lập. Phái viên Musatov nói: “Ông đại sứ chỉ chăm chăm nói chuyện với cái được gọi là ‘nguồn thông tin sạch’, vốn chẳng có giá trị nào trong tình hình lúc đó.”
Không chỉ thế, Musatov còn làm một việc chưa từng có trong tư thế là một quan chức Xô-viết cao cấp, đó là ông đến họp với Diễn đàn Dân sự tại nhà hát Đèn Thần. Đó là một cú đánh trời giáng dành cho Đảng Cộng sản Tiệp Khắc và cho cá nhân Jakes.
Quân đội, cúm cách mạng và đài truyền hình
Trên thực tế, có thể nói phe cứng rắn đã giương cờ trắng đầu hàng vào tối ngày 22 tháng 11, khi Bộ trưởng Quốc phòng Vaclavik tuyên bố trên truyền hình rằng “Quân đội sẽ không chống lại nhân dân. Chúng tôi sẽ không can thiệp.”
Lý do thật rõ ràng: binh sĩ sẽ không tuân lệnh cấp trên nếu được lệnh bắn vào người dân tay không.
Qua từng đêm, các cuộc biểu tình lại càng lớn mạnh. Quần chúng lúc này đi biểu tình vừa như đi giải trí, vừa như đi vì khí thế chính trị dâng trào, dù nhiệt độ tại Praha xuống rất thấp dưới không độ vào ban đêm, và một dịch cúm khó chịu, mà người dân gọi vui là “cúm cách mạng”, đang quấy nhiễu người dân thành phố.
Trong lúc Đảng mất dần khả năng kiểm soát thì đài truyền hình nhà nước lại càng táo bạo hơn. Lần đầu tiên đài cho truyền hình trực tiếp cuộc biểu tình đêm thứ tư, dù rằng phút cởi mở ấy rất ngắn ngủi. Ngay sáng hôm sau, công an đột nhập vào đài, sa thải ban giám đốc cấp cao và đặt một tay chân của Jakes, là Phó Thủ tướng Matek Lucan, làm tổng giám đốc. Nhưng nhân viên trong đài vẫn đòi hỏi phải tiếp tục truyền hình trực tiếp biểu tình.
Một thứ bán-kiểm-duyệt quái lạ được các bên đồng ý như sau: Cuộc biểu tình sẽ được truyền hình trực tiếp, nhưng chỉ trong một lúc, sau đó màn hình sẽ tắt để nhạc nhảy vui nhộn nổi lên, trước khi đài tiếp tục truyền hình trực tiếp biểu tình.
Thực ra kiểm duyệt kiểu đó cũng chẳng có tác dụng. Vì như đã diễn ra tại Đông Đức, hầu hết người dân Tiệp có thể bắt sóng các chương trình nước ngoài, và dù không hiểu tiếng nước ngoài bao nhiêu, họ vẫn biết những gì đang xảy ra.
Xúc động và lạc điệu
Cuộc biểu tình xúc động nhất diễn ra vào thứ sáu, một tuần sau vụ sinh viên bị đánh đập.
Đám đông ước tính lên đến nửa triệu người. Bất ngờ, không báo trước, một người lưng hơi khom, nhưng nhìn thân thiện như một người ông đáng kính, với khuôn mặt đường hoàng, sáng bừng, vẫn còn đẹp so với tuổi 68, xuất hiện tại ban-công nhìn ra quảng trường.
Thoạt đầu, ít người nhận ra ông là ai. Rồi họ biết đó chính là Alexander Dubcek [vị Tổng Bí thư khơi mào cho Mùa Xuân Praha 1968, sau đó bị cộng sản thanh trừng] ông vừa từ Bratislava đến Praha buổi sáng hôm đó.
Thế là đám đông gào thét vỡ òa: “Dubcek na hrad, Dubcek na hrad” (“Dubcek về Lâu Đài” có nghĩa là “Chọn Dubcek làm Tổng thống”).
Đó là lúc người hùng của Mùa Xuân Praha tận hưởng giây phút được khẳng định mình, được quần chúng vinh danh. Ông quay sang ôm một người khác cũng có mặt tại ban-công và cũng được quần chúng hò reo chào đón, Vaclav Havel.
Có thể nói đó là một đêm say mê và đầy kịch tính. Dubcek nói năng cứ như hai thập niên qua chưa hề tồn tại, về chủ nghĩa xã hội với khuôn mặt người. Ông nói: “20 năm trước, chúng ta tìm cách cải thiện chủ nghĩa xã hội, làm cho nó tốt đẹp hơn. Trong những ngày tháng đó, quân đội và công an đứng về phía nhân dân, và tôi tin chắc hôm nay điều đó sẽ xảy ra lần nữa.” Quần chúng vỗ tay đáng kể nhưng không sôi nổi như lúc ông xuất hiện.
Nhạc sĩ Ondrej Soukup kể rằng: “Chúng tôi không nghĩ ông ấy vẫn còn là cộng sản. Cũng không thất vọng lắm đâu, dù sao ông cũng là người hùng vì dám đứng lên chống lại ách thống trị của người Nga. Nhưng vào thời điểm này, chúng tôi không tin cộng sản nữa, không muốn nghe ai rêu rao là nếu gặp điều kiện thuận tiện, chủ nghĩa cộng sản sẽ vĩ đại ra sao nữa.” Nhưng đó lại là những gì Dubcek nói trong đêm đó.
Khoảng một giờ sau khi xuất hiện trước công chúng, Dubcek và Havel cùng có mặt trong cuộc họp báo tại nhà hát Đèn Thần.
Một quan sát viên nhận xét rằng vị cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc như vừa bước ra từ một bức ảnh trắng đen cũ kỹ, nói năng những điều cũ kỹ. Ông cứ nói về “khả năng có thể sửa đổi của chủ nghĩa xã hội nếu chúng ta biết tránh xa những sai lầm của nó!”
Havel có vẻ không thoải mái, các nhân vật khác của Diễn đàn Dân sự cũng không thoải mái trước quan điểm của Dubcek. Havel nói: “Chủ nghĩa xã hội là một cụm từ đã mất hết ý nghĩa tại đất nước chúng ta. Cứ nghe tới chủ nghĩa xã hội là tôi liên tưởng đến những nhân vật kiểu Tổng Bí thư Jakes!”
Vừa dứt lời thì một thanh niên mặc quần jeans áo thun đi lên sân khấu, nói nhỏ vào tai Havel và Dubcek, hai ông nghe xong bèn nhìn nhau cười. Tin tức đã được loan đi là Tổng Bí thư Jakes và toàn bộ hàng ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã từ chức.
Tiếng hoan hô vỡ òa điếc cả tai. Ai đó đưa ra một chai rượu Sekt. Dubcek ôm lấy Havel, và Havel nâng ly nói “Nước Tiệp Khắc tự do muôn năm!” Họ uống một hơi cạn ly.
Không một ai trong phòng cầm được nước mắt.
Rocker và Thủ tướng
Các sĩ quan mật vụ StB cao cấp và thành phần ôn hòa trong giới lãnh đạo Đảng cũng tìm mọi cách để thương lượng với phe đối lập.
Thủ tướng Ladislav Adamec, 63 tuổi, người nổi tiếng nhất trong những người cộng sản cấp tiến, chính là người thương lượng với Havel để đưa ra cái kết cho chủ nghĩa cộng sản Tiệp Khắc.
Họ biết mình không thể cứu vãn chế độ, thật ra họ cũng chưa từng tin tưởng chủ nghĩa mà họ đã rêu rao suốt bao nhiêu năm trời.
Có thể nói, Thủ tướng Adamec trước hết là một người mê sự nghiệp, thứ hai là người hay hoài nghi, và thứ ba mới là người cộng sản, mà không phải là kẻ ác. Ông và nhóm thân cận muốn tự bảo vệ mình, nhất là khỏi bị trừng trị nếu phe đối lập lên nắm quyền.
Trước hết, những cuộc thương lượng diễn ra trong bí mật. Adamec không muốn đồng nghiệp biết mình đang nói chuyện với Diễn đàn Dân sự.
Havel cũng chỉ muốn công khai khi biết mình đang thương lượng với đúng người cần gặp và chắc chắn hai bên có thể đạt được thỏa thuận. Vì vậy, Havel dùng một người đại diện là nhạc sĩ sáng tác Michael Kocab, một người bạn thân, đã gặp Adamec vài lần và biết gia đình ông.
Kocab cao khẳng khiu, 35 tuổi, là ngôi sao nhạc rock nổi tiếng nhất Tiệp Khắc. Kocab từ trước đến giờ tuy không quá công khai đã bày tỏ thái độ chính trị, nhưng vẫn tìm được cách để mọi người biết mình cảm nhận thế nào về chế độ. Ông đã khéo léo sống trong vòng pháp luật và ngoài vòng lao lý.
Kocab kể: “Cả hai bên biết cần phải thương lượng, nhưng đều muốn đưa ra những thỏa thuận cơ bản trước đã.” Buổi gặp gỡ đầu tiên, trong vòng bí mật, diễn ra một ngày sau khi Diễn đàn Dân sự ra đời ngày 20 tháng 11. Kocab kể tiếp: “Thật lạ lùng là người ta cần đến một nhạc sĩ để bôi trơn cỗ máy thế này, nhưng đây là Tiệp Khắc mà! Khi Havel biết những người cộng sản sẵn sàng thương lượng, ông hiểu ngay thời của cộng sản đã hết rồi. Nhưng ông vẫn muốn biết họ nghiêm túc đến đâu. Adamec rõ ràng là muốn tiếp tục giữ một vai trò nào đó trong chính trị Tiệp Khắc, và việc nói chuyện với Havel là cách duy nhất để Adamec đạt mục tiêu này.”
Kocab gặp kín nhóm cộng sản cấp tiến vài lần. Ông sắp xếp để hai bên gặp chính thức vào chủ nhật 26 tháng 11, và cuộc họp đã diễn ra với một nghi thức khá khôi hài: Havel và Adamec, cả hai đều cười gượng gạo, ngồi đối diện nhau tại một chiếc bàn đông người, trong căn phòng chật chội, đầy khói thuốc. Hai người đứng lên gần như cùng lúc, với cùng suy nghĩ. Rồi Havel nói: “Chào ông, ta chưa gặp nhau bao giờ, tôi tên Havel.” Adamec đáp: “Chưa, chưa bao giờ. Tên tôi là Adamec.”
Vài ngày sau, thương lượng nghiêm túc về việc chuyển giao quyền lực trong ôn hòa đã diễn ra, trong khi đám đông khổng lồ vẫn tiếp tục chiếm ngự đường phố Praha.
Trong hai tuần tiếp theo, những người cộng sản hứa sẽ tổ chức bầu cử tự do vào mùa xuân sắp tới. Họ cũng hủy bỏ “vai trò lãnh đạo của Đảng” cũng như hầu hết các nguồn tài lực mình nắm giữ, và Husak cũng từ chức Chủ tịch nước.
Adamec tìm cách vớt vát một vị trí nào đó cho sự nghiệp của mình nhưng đã thất bại thảm hại. Vì đám đông đã trở nên vô cùng lớn, các cuộc biểu tình được chuyển từ Quảng trường Wenceslas tới Công viên Letna, ngay cạnh trung tâm thành phố.
Adamec xuất hiện ngay cuộc biểu tình đầu tiên tại công viên, vào đêm trước khi các cuộc thương lượng bắt đầu. Trước đó, ông đã tự thêu dệt mình như một nhà cải cách vĩ đại, vì vậy, quần chúng hoan hô ông nhiệt liệt trước khi ông bắt đầu nói.
Câu đầu tiên, ông tuyên bố chính quyền đã chấp nhận các yêu sách của Diễn đàn Dân sự, và ông được hoan hô tưng bừng. Nhưng rồi ông bắt đầu “nhưng, nhị”, nói tới các các điều kiện này kia. Trên thực tế thì ông không hề hứa hẹn điều gì, và như ngựa quen đường cũ, ông bắt đầu dùng ngôn từ Mác-Lê khi diễn thuyết. Ngay lập tức, ông bị quần chúng la ó phản đối kịch liệt, đến độ ông phải rời bục phát biểu và được đưa đi ngay để bảo tồn tính mạng.
Khởi đầu mới
Mặc dù Havel không có vai trò gì chính thức nhưng trên thực tế, thành phần chính quyền mới được công bố vào ngày 7 tháng 12 là do ông lựa chọn.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ là nhà bất đồng chính kiến người Slovak, cũng là nhà vận động dân quyền, ông Jan Carnogursky, công việc mới của ông là chỉ huy sở mật vụ, dù chỉ vài ngày trước đó ông còn bị giam giữ ở ngay sở mật vụ.
Bác nhà báo kiêm bảo vệ Jiri Dienstbier thì được chọn làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Vị trí Thủ tướng thuộc về Phó Thủ tướng của chế độ cộng sản cũ, ông Marian Calfa. Havel giải thích rằng đất nước Tiệp Khắc cần một số người có kinh nghiệm điều hành chính quyền, cũng như cần một số trí thức. Havel nói “Calfa làm được việc” trong khi cộng sự của Havel tỏ vẻ nghi ngại.
Havel dễ dàng đánh bại Dubcek để được chọn vào ghế Tổng thống. Thực ra thì cũng chẳng có một cuộc đọ sức nào đúng nghĩa giữa hai ông. Vì ngay từ đầu tháng 12, khi các chiến thuật gia của Diễn đàn Dân sự bắt đầu tính toán đến ứng viên tiềm năng thì gần như không có bất cứ tranh cãi hay bất đồng nào. Kể cả người theo phái Trosky, Petr Uhl, và người Công giáo bảo thủ, Vaclav Benda, cũng đều nói một điều như nhau, gần như cùng lúc: “Phải là Vaclav Havel thôi.”
Dubcek tuy được đông đảo quần chúng kính trọng, nhưng càng lúc càng có vẻ lỗi thời. Ông trở thành phát ngôn viên Quốc hội.
Có thể nói vui rằng Havel đã điều động cuộc cách mạng, và cuộc chuyển giao quyền lực ngay sau đó, giống như điều động một vở diễn lớn trên sân khấu chính trị.
Victor Sebestyen
Phan Trinh dịch
Bản tiếng Việt © 2012 Phan Trinh & pro&contra
 

VKSND trả lại hồ sơ vụ án hủy hoại tài sản gia đình ông Vươn

Chiều 3-1, ông Nguyễn Văn Quảng, Viện trưởng VKSND TP Hải Phòng, cho biết cơ quan này đã trả lại hồ sơ vụ án “Hủy hoại tài sản” tại khu vực đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn theo Kết luận số 03/KLĐT cho Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng để điều tra bổ sung. Tuy nhiên, ông Quảng không cho biết lý do trả lại hồ sơ vụ án.
Theo Kết luận điều tra số 03, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng đề nghị truy tố các bị can Nguyễn Văn Khanh, nguyên phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; Phạm Xuân Hoa, nguyên trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Tiên Lãng; Phạm Đăng Hoan, nguyên bí thư xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng và Lê Thanh Liêm, nguyên chủ tịch UBND xã Vinh Quang, cùng về tội “Hủy hoại tài sản”.
Kết luận điều tra cũng nêu rõ: Trong vụ án hủy hoại tài sản, ông Lê Văn Hiền, nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, có dấu hiệu của hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Cơ quan CSĐT Công an TP sẽ tiếp tục điều tra làm rõ. Đối với ông Bùi Thế Nghĩa, Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng, tài liệu điều tra chưa đủ căn cứ chứng minh có hành vi phạm tội hủy hoại tài sản nên không khởi tố điều tra.
Sau khi Kết luận điều tra số 03 ban hành, ngày 21-12-2012, Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng có công văn gửi cơ quan chức năng để phản đối. Theo công văn này, ông Nguyễn Văn Khanh phải chịu trách nhiệm toàn bộ về hành vi hủy hoại tài sản là hoàn toàn không chính xác. Thủ phạm chính phải là ông Bùi Thế Nghĩa và ông Lê Văn Hiền. Ông Nghĩa đã ban hành nghị quyết của Thường vụ Huyện ủy cho phép UBND huyện Tiên Lãng thu hồi và cưỡng chế đất của gia đình ông Vươn cùng hàng trăm hộ khác; còn ông Hiền ban hành quyết định thu hồi đất và cưỡng chế đối với gia đình ông Vươn.
Liên quan tới vụ án, cơ quan CSĐT mới chỉ khởi tố thêm ông Lê Văn Hiền để điều tra về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nhưng cho tại ngoại.
Tr.Đức
(Người Lao Động) 

Kết luận điều tra vụ Tiên Lãng chưa chặt chẽ

Trong kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT CA TP Hải Phòng không thấy một dòng nhắc đến quá trình, công lao anh em ông Đoàn Văn Vươn đắp đất lấn biển trong hàng chục năm trời mới có được những khu đầm nuôi trồng thủy sản như ngày nay.
Như báo PL & XH đã phản ánh, ngày 28-12-2012, Cơ quan CSĐT CA TP Hải Phòng đã kết luận điều tra vụ án anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý dùng súng bắn đạn hoa cải bắn vào lực lượng cưỡng chế trái luật ngày 5-1-2012 khiến 7 cán bộ chiến sĩ CA, bộ đội huyện Tiên Lãng bị trọng thương. Tuy nhiên, kết luận điều tra vụ án vẫn tồn tại quá nhiều sạn.

Nhiều yếu tố định khung hình phạt bị bỏ qua
Theo kết luận điều tra vụ án, từ tháng 12-2012 đến ngày 4-1-2011, do không chấp hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất của huyện Tiên Lãng, ông Đoàn Văn Vươn đã tập hợp các anh em là các ông Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Thoại để bàn bạc, thống nhất lên kế hoạch chuẩn bị, thực hiện việc chống đối lại lực lượng cưỡng chế…. Cũng theo kết luận điều tra, bà Phạm Thị Hiền, vợ ông Đoàn Văn Quý trực tiếp tham gia làm hàng rào, trực tiếp đi mua 20 lít xăng, mua ba chiếc mũ len cho các ông Quý, Thoại và Thái (em vợ ông Đoàn Văn Quý) để thực hiện hành vi chống đối lại lực lượng cưỡng chế.
Ngoài ra, kết luận điều tra nhận định, tất cả mọi người trong nhà ông Đoàn Văn Vươn (trong đó có cả bà Thương, vợ ông Vươn; bà Hiền, vợ ông Quý – PV) đều làm theo chỉ đạo của ông Vươn.
Như vậy đã rõ, nếu “chiểu” theo kết luận điều tra của CA TP Hải Phòng, đối chiếu với các quy định về các yếu tố cấu thành tội phạm của Bộ luật Hình sự, bà Phạm Thị Hiền phải được xác định có hành vi đồng phạm giúp sức cho ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, phải chịu trách nhiệm hình sự về cùng tội danh với vai trò đồng phạm, giúp sức. Tuy nhiên, mặc dù xác định bà Hiền có nhiều hành vi “giúp” cho anh em ông Đoàn Văn Vươn chuẩn bị phạm tội nhưng bà Hiền lại chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, cùng nhóm tội danh với ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý.
Theo kết luận điều tra vụ án, ông Vươn đã có hành vi tổ chức bàn bạc, lên kế hoạch chống đối lực lượng cưỡng chế. Như vậy đã rõ, với hành vi này, các ông Vươn, Quý “chí ít” cũng phải bị xem xét ở một tình tiết tăng nặng, định khung hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự là phạm tội có tổ chức. Ngoài ra, hậu quả vụ nổ súng đã khiến 7 cán bộ, chiến sĩ CA, bộ đội huyện Tiên Lãng bị trọng thương, người nặng nhất bị thiệt hại lên đến 43% sức lao động.  Hậu quả vụ án giết người có thêm một tình tiết tăng nặng nữa là làm bị thương nhiều người.
Trong kết luận điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT CA TP Hải Phòng cũng đã xác định anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý dùng hai khẩu súng bắn đạn hoa cải đều có thể gây sát thương (chết hoặc bị thương) là hung khí theo quy định của Bộ luật Hình sự phải được xác định là phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.
Tuy nhiên, trong bản kết luận điều tra của mình, Cơ quan CSĐT xác định anh em ông Đoàn Văn Vươn chỉ vi phạm vào điểm d khoản 1, Điều 93 quy định về tội giết người có tình tiết định khung là giết người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Những yếu tố định khung hình phạt như phạm tội có tổ chức, bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người, giết nhiều người đã được bỏ qua.

LS Nguyễn Việt Hùng cho rằng kết luận điều tra vụ án có một số điểm thiếu khách quan.    Ảnh: TL
Có hay không yêu cầu đòi bồi thường về vật chất?
Cũng trong kết luận điều tra vụ án, đối với phần dân sự trong vụ án hình sự, Cơ quan CSĐT cho biết 7 nạn nhân là các ông Lê Văn Mải (trưởng CA huyện Tiên Lãng), cùng cấp dưới và 2 cán bộ Ban chỉ huy quân sự huyện không yêu cầu bồi thường về chi phí thuốc, tiền viện phí. Các nạn nhân chỉ đòi bồi thường tổn thất về tinh thần.
Mặc dù kết luận điều tra ghi nhận như thế nhưng ngay sau đó, bản kết luận điều tra lại “ghi nhận” một quân nhân đề nghị bồi thường dân sự số tiền thuốc mà nạn nhân này đã chi trả.
Liên quan đến việc bồi thường dân sự, cơ quan CSĐT “chấp thuận” yêu cầu của CA huyện Tiên Lãng, Ban chỉ huy quân sự huyện Tiên Lãng đòi anh em ông Vươn, ông Quý… phải bồi thường gần 60 triệu đồng, là các thiệt hại về thương tích của cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền được “lượng” hóa bằng tiền.
Luật sư Nguyễn Việt Hùng, luật sư Phạm Xuân Nga thuộc Văn phòng luật sư Kinh Đô – Đoàn luật sư TP Hà Nội, người bảo vệ quyền lợi cho các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý trăn trở, các nạn nhân đã không đòi bồi thường thiệt hại về vật chất thì các cơ quan chủ quản có quyền đòi thay cho người của cơ quan tổ chức mình quản lý hay không cần phải xem xét. Tuy nhiên, khi đưa ra yêu cầu bồi thường này, Cơ quan CSĐT vẫn chưa xác định CA huyện Tiên Lãng, Ban chỉ huy quân sự huyện tham gia vào quá trình tố tụng với vai trò là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan hay là bị hại trong vụ án. Trong kết luận điều tra của CA TP Hải Phòng cũng không đặt ra vấn đề này.
Theo lập luận của Cơ quan CSĐT CA TP Hải Phòng, các quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với ông Đoàn Văn Vươn đã có tính pháp lý. Các cán bộ CA, Ban chỉ huy quân sự huyện Tiên Lãng được trưng dụng, có kế hoạch phân công giao việc… Do vậy, những người tham gia thực hiện cưỡng chế là những người thi hành công vụ.
Lập luận của Cơ quan CSĐT có được các cơ quan tố tụng khác như VKS, TAND chấp thuận hay không còn là việc khác. Biết rằng, ngày 10-2-2012, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận vụ cưỡng chế là trái luật. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của huyện Tiên Lãng liên quan đến việc thu hồi đất đã được Chánh án TAND Tối cao kháng nghị, bản án có hiệu lực pháp luật đã bị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao tuyên hủy. Như vậy, yếu tố công vụ của các nạn nhân trong vụ việc cần được các cơ quan công tố, cơ quan xét xử cân nhắc.
Cũng xin được nhắc thêm, khi kết luận vụ việc cưỡng chế thu hồi đất trái luật, Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị cơ quan bảo vệ pháp luật cần xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho anh em ông Vươn, ông Quý. Trong kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT CA TP Hải Phòng không thấy một dòng nhắc đến quá trình, công lao anh em ông Đoàn Văn Vươn đắp đất lấn biển trong hàng chục năm trời mới có được những khu đầm nuôi trồng thủy sản như ngày nay.
Luật sư Nguyễn Việt Hùng cho hay, kết luận điều tra vụ án của Cơ quan CSĐT CA TP Hải Phòng cũng không đề cập đến nguyên nhân anh em ông Vươn nổ súng tấn công vào lực lượng cưỡng chế trái luật có dấu hiện bị kích động mạnh về tinh thần do hành vi trái pháp luật là các quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế của nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền; bản án trái pháp luật và các thỏa thuận ngoài luật của TAND huyện Tiên Lãng, TAND TP Hải Phòng. Luật sư Hùng kiến nghị, cơ quan công tố cần chuyển tội danh cho anh em ông Vươn, ông Quý từ tội Giết người sang tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với tình tiết giảm nhẹ được xác định là hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong vụ án này như quy định tại Điều 95 Bộ luật Hình sự.
Nam Khánh
(Báo PL&XH)

Nhà thầu Trung Quốc đẽo cày giữa đường: Thiệt hại nặng nề cho các chủ đầu tư Việt Nam

Tình trạng các nhà thầu xây dựng Trung Quốc bỏ thầu rẻ để trúng bằng mọi giá, rồi tìm cách bỏ ngang trong quá trình thực hiện hợp đồng đang trở nên ngày một phổ biến. Thực trạng này không những gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động đầu tư công lẫn các hoạt động phát triển kinh tế khác của Việt Nam, mà còn tạo nên một hình ảnh kém hấp dẫn về môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong mắt các nhà thầu có chất lượng khác.
Thực trạng bê bối…
Nhiều năm trở lại đây, rất nhiều các dự án xây dựng ở Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm. Tuy nhiên, phần lớn các công trình đó đều có chất lượng không đạt tiêu chuẩn hoặc chậm tiến độ, thậm chí nhiều trường hợp nhà thầu âm thầm rút quân gây thiệt hại nặng nề cho chủ đầu tư sau khi đã “ăn” gần trọn giá trị hợp đồng.
Một trong những dự án dính bê bối từ phía nhà thầu Trung Quốc là công trình xây dựng Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn (Quảng Nam). Đơn vị trúng thầu gói thầu nhà máy chính của là Tổng công ty thiết bị nặng Trung Quốc. Theo hợp đồng thời gian thi công chỉ 2 năm kể từ 3/2008, song cho đến nay nhà thầu chỉ thi công được 56% khối lượng công trình. Không chỉ dừng lại ở việc chậm tiến độ, từ tháng 10/2012, hàng trăm cán bộ kỹ thuật và công nhân Trung Quốc đã rút hết về nước, công trình dừng thi công vô thời hạn.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn đã bị nhà thầu Trung Quốc bỏ dở hơn 7 tháng trời - Ảnh: Nld
Dự án thủy điện Dakr’tih còn “kém may mắn” hơn khi nhà thầu IWHR của Trung Quốc trúng gói thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị cơ - điện chính với tổng giá trị hợp đồng trên 30 tỉ đồng. Tuy nhiên, ngay cả khi đã chậm tiến độ đến hơn một năm, tới tháng 7/2012 IWHR mới hoàn thiện được 50% khối lượng công việc và đột ngột rút chuyên gia kỹ thuật khỏi công trường. Đáng nói ở chỗ, chủ đầu tư là Tổng công ty Xây dựng số 1 đã “kịp” thanh toán tới 85% giá trị hợp đồng cho IWHR theo thỏa thuận, còn 15% sẽ thanh toán sau khi hoàn thiện. Mặc dù vậy, IWHR vẫn bầy hầy đưa ra yêu sách phải thanh toán tiếp 10% thì mới chịu tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Trong khi đó, hàng loạt các dự án đường cao tốc trọng điểm quốc gia như đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng (QL 5B), TP HCM-Long Thành-Dầu Giây… đều có sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và đều bị chậm tiến độ. Điển hình là dự án Nội Bài-Lào Cai với sự tham gia của Công ty Cầu đường Quảng Tây (Trung Quốc), có những gói thầu mới chỉ thực hiện được 5% tiến độ. Thực tế cho thấy các nhà thầu thi công đều yếu kém về năng lực, phương tiện không đầy đủ, đặc biệt là năng lực tài chính của các nhà thầu đều không như công bố.
Trong khi Trung Quốc chỉ đứng cuối trong danh sách 10 quốc gia rót vốn FDI vào Việt Nam thì các doanh nghiệp của nước này lại xuất hiện trong hầu hết các dự án ODA, FDI. Chiếm ưu thế tuyệt đối so với các nhà thầu giàu kinh nghiệm và năng lực đến từ các quốc gia khác.
Trước đó, Tổng Công ty Xây dựng Quốc gia Trung Quốc (CSCEC) cũng gây ra hàng loạt bê bối, từ việc chậm tiến độ, bỏ công trình cho tới tai nạn lao động nghiêm trọng trong các công trình rải từ Nam ra Bắc, từ dự án nạo vét kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, xây cầu trên QL 1 tuyến Cần Thơ-Cà Mau, cho đến dựa án Melberry Lane thuộc khu đô thị Mỗ Lao (Hà Nội)… Đến nay, CSCEC cũng đã “bán xới” trên mọi “mặt trận”, để lại các công trình dở dang gây thiệt hại lớn cho các chủ đầu tư.
… từ lách luật, thông thầu
Với những hạn chế của Luật Đấu thầu hiện tại, các nhà thầu Trung Quốc dễ dàng sử dụng đủ mánh khóe để thắng thầu, mà phổ biến nhất vẫn là bỏ thầu giá rẻ. Tuy Luật Đấu thầu có quy định phải đưa ra các yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật đối với vòng sơ loại, song các nhà thầu Trung Quốc vẫn có thể thuê các bên tư vấn hoăc liên danh với nhà thầu có kinh nghiệm, dễ dàng vượt qua vòng loại hồ sơ. Vào đến các vòng trong, các quy định cũng không đủ chặt chẽ, chưa phân biệt cụ thể nguồn gốc, xuất xứ của thiết bị thi công nên các chủ thầu Trung Quốc thường dành lợi thế, bỏ giá chỉ bằng phân nửa các đơn vị khác.
Trên thực tế, nến phía Việt Nam quy định chặt chẽ chủng loại chất lượng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… và có sự kiểm soát chặt chẽ thì các nhà thầu Trung Quốc có muốn lách cũng khó. Vấn đề không chỉ nằm ở phía các nhà thầu Trung Quốc mà chủ yếu, nằm ở cơ chế và những vị trí chấm thầu. Có thể thấy, phần lớn các công trình có sử dụng nhà thầu Trung Quốc đề là những dự án đầu tư công, sử dụng vốn ODA, FDI. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân đứng trước bài toán lợi nhuận và yêu cầu bảo toàn vốn đều hết sức thận trọng, hạn chế hạn chế hợp tác với nhà thầu Trung Quốc.
Ngoài ra, tình trạng chỉ định thầu cũng là cơ chế tiếp tay cho tiêu cực trong hoạt động thầu. Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, cho biết: “Mặc dù đã có Luật Đấu thầu nhưng 75% các gói thầu vẫn là chỉ định thầu, chiếm đến 45% tổng vốn đầu tư. Việc chỉ định thầu tràn lan đang là mảnh đất màu mỡ nảy sinh tiêu cực, lãng phí…”.
Xuất phát từ chỉ định thầu tràn lan với hiện tượng “đi đêm” mà các nhà thầu có năng lực thực sự không có cơ hội tham gia vào các dự án quan trọng. Điều này không chỉ làm lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước, mà còn tác động tiêu cực đến hoạt động của những doanh nghiệp là nhà thầu chân chính, có năng lực thực sự.
Chừng nào Luật Đấu thầu chưa được sửa đổi, bổ sung để có những quy định chặt chẽ hơn nhằm điều chỉnh cả hành vi của bên đấu thầu lẫn chủ đầu tư theo hướng công bằng, minh bạch và phù hợp với lợi ích của quốc gia, và Luật được thực thi nghiêm túc thì khi đó chưa hy vọng hạn chế được tình trạng các nhà thầu Trung Quốc gây thiệt hại lớn cho ngân sách quốc gia hiện nay.
(Người Lao động) 

Nguyễn Vạn Phú - Các kiểu nợ xấu

Cũng là nợ xấu nhưng vấn đề nợ nước ngoài của Thái Lan năm 1997, nợ dưới chuẩn của Mỹ và nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam có những đặc điểm khác nhau nên cách giải quyết cũng khác nhau. 
Khủng hoảng do nợ ở Thái Lan năm 1997
Cách đây hơn 15 năm, vào tháng 7-1997 tôi có dịp đi công tác ở Thái Lan ngay đúng ngày chính phủ nước này quyết định thả nổi đồng baht, khơi mào cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn châu Á. Lúc đó dĩ nhiên báo chí đưa tin rầm rộ, phân tích đủ kiểu nhưng vẫn thiếu vắng một cái nhìn tỉnh táo toàn diện vấn đề nợ của Thái Lan – một cái nhìn chỉ vài năm sau mới lắng xuống thành lịch sử kinh tế. Thậm chí lúc đó, tôi còn khá ngây thơ khi phỏng vấn Thủ tướng đương nhiệm Chavalit Yongchaiyudh, “ông có thể tiên đoán gì cho nền kinh tế Thái Lan trong sáu tháng tới?” Câu trả lời của Chavalit cũng “ngây thơ” không kém: “Tại bất kỳ nước nào, tình hình kinh tế không thể đảo ngược trong vòng sáu tháng. Chúng ta không thể trông chờ sự phục hồi trong sáu tháng. Nhưng các bạn sẽ thấy phép lạ xảy ra tại Thái Lan, tôi tin thế”.
Những tháng sau đó, đồng baht mất một nửa giá trị, nền kinh tế Thái Lan suy sụp hoàn toàn, hàng loạt cao ốc, công trình xây dựng bị đình trệ, nạn thất nghiệp tràn lan, hàng loạt doanh nghiệp lớn phá sản, nhiều ngân hàng đóng cửa. Chỉ một tháng sau tuyên bố của Chavalit, IMF phải nhảy vào và bỏ ra 17,2 tỷ đô-la Mỹ để cứu nền kinh tế Thái Lan.
Bài học về nợ của Thái Lan là gì? Vấn đề nợ của Thái Lan mang yếu tố nước ngoài. Trong nhiều năm liền GDP của Thái Lan tăng bình quân đến 9% mỗi năm, lạm phát thấp, đồng baht gắn cố định với đồng đô-la Mỹ (25 baht ăn 1 đô-la Mỹ) nhưng lãi suất cao (khoảng 13,25% trước khủng hoảng) nên người ta thay nhau vay tiền nước ngoài vô tội vạ. Vay tiền về đổi ra đồng baht gởi vào ngân hàng cũng đã có lãi rồi nên nợ nước ngoài của Thái Lan tăng nhanh, là nguyên nhân chính gây khủng hoảng. Nhất là các khoản tiền này đổ vào bất động sản, tạo ra tình trạng bong bóng hay đổ vào xây dựng nhà máy xi măng, sắt, thép, hoá dầu để cuối cùng xảy ra tình trạng dư thừa ở hầu hết các ngành cơ bản.
Đến năm 1997, nợ nước ngoài của Thái Lan vọt lên 109 tỷ đô-la Mỹ, đa phần là vay ngắn hạn, cán cân vãng lai lại thâm hụt trong nhiều năm liền. Giới đầu cơ nhận định trước sau gì chính phủ Thái cũng phải phá giá đồng tiền bèn nhảy vào đầu cơ đánh giá xuống. Họ vay tiền baht, đổi ra tiền đô-la, khiến chính phủ Thái phải bỏ ra 24 tỷ đô-la (gần hai phần ba dự trữ ngoại tệ) để bảo vệ cái tỷ giá cố định trên và đến khi hết tiền, phải tuyên bố thả nổi đồng baht. Từ 25 baht ăn 1 đô-la Mỹ chỉ trong vòng vài tháng, giá trị đồng tiền này sụt xuống còn 56 baht/1 đô-la Mỹ. Rõ ràng các khoản vay nợ nước ngoài tính bằng tiền baht bỗng dưng tăng gấp đôi, làm nhiều ngân hàng phá sản vì con nợ trong nước phá sản. Khủng hoảng xảy ra và chứng khoán Thái Lan giảm từ đỉnh cao 1.753 điểm còn 207 điểm vào năm 1998. Phải mất 10 năm GDP Thái Lan tính theo đô-la mới phục hồi về lại mức năm 1996. Một ghi chú nhỏ: Thủ tướng Chavalit phải từ chức vào tháng 11-1997, không thể chờ phép lạ xảy ra.
Nợ dưới chuẩn ở Mỹ
Năm 2004 khi qua Mỹ tiếp xúc với khá nhiều người trong cộng đồng người Việt, tôi thấy nổi lên một xu hướng rất rõ: vay tiền mua nhà, rồi dùng nhà đó vay tiền mua nhà tiếp, chờ giá lên để bán hưởng lợi. Có người có đến 4 căn nhà to đùng trong khi nhu cầu không có. Lúc đó, ai cũng “phấn khởi” vì giá nhà vẫn đang lên, cao hơn so với giá mua khá nhiều. Nhẩm tính tiền lãi, ai nấy cũng rộng tay chi xài nhiều hơn thường lệ.
Thật vậy, sau này nhìn lại, người ta bảo lúc đó cho vay mua nhà ở Mỹ khá dễ dàng, những tiêu chí về nguồn thu nhập để trả nợ bị xem nhẹ - từ đó mới có từ “nợ dưới chuẩn”. Bong bóng bất động sản thu hút nhiều người tham gia (đến 40% mua nhà để đầu tư chứ không phải để ở) chừng nào giá nhà vẫn tăng đều đặn (tăng đến 124% từ năm 1997 đến năm 2006). Đến giữa năm 2006 lúc giá nhà đã lên đến đỉnh và bắt đầu giảm nhanh, vấn đề nợ dưới chuẩn nổ ra.
Tiền vay mua nhà thường có lãi suất thả nổi và khi lãi suất tăng mạnh, nhiều người mất khả năng chi trả tiền nhà hàng tháng cho ngân hàng. Ngân hàng, trước đó, đã gói những hợp đồng vay tiền mua nhà trả góp đó thành sản phẩm tài chính, đem bán trên thị trường chứng khoán. Các tập đoàn tài chính ôm lấy những loại chứng khoán không còn sinh lợi này bắt đầu rơi vào tình trạng khó khăn, có nơi phá sản. Khủng hoảng nổ ra mà hiệu ứng vẫn còn kéo dài cho đến tận bây giờ.
Bài học nợ dưới chuẩn ở Mỹ là sự dễ dãi của giới ngân hàng khi cho vay rồi sự lừa dối của nhiều bên liên quan khi biến nợ thành sản phẩm chứng khoán, mua bán trên thị trường làm lây lan một cuộc khủng hoảng lẽ ra chỉ giới hạn trong lãnh vực bất động sản. Ở đây vấn đề tín dụng rẻ, dễ dãi cũng là thủ phạm; tiền cũng chạy từ nhiều nước vào Mỹ nên khủng hoảng quay ngược ảnh hưởng trở lại nhiều nước. Tỷ lệ nợ dưới chuẩn tăng nhanh lên đến 20% tổng dư nợ cho vay mua nhà và hậu quả là tháng 10-2007, tỷ lệ nợ xấu buộc phải tịch biên nhà lên 16%, tăng lên 21% vào đầu năm 2008 và 25% vào tháng 5-2008.
Trở lại Mỹ vào năm 2010, gặp nhau, người ta không còn kể chuyện mua nhà nữa mà là chuyện “kéo nhà”, tức là nơi cho vay tịch biên nhà, bán để thu hồi nợ. Người nào trước đây mua càng nhiều nhà, giờ càng bạc tóc vì lo vì trở thành con nợ không lối thoát.
Nợ xấu Việt Nam
Mới nhìn qua vấn đề nợ xấu Việt Nam cũng có những căn nguyên tương tự: tín dụng dễ dãi, dư nợ tăng vọt, tiền đổ vào nhiều, bất động sản nóng sốt, chứng khoán lên ngôi, thúc đẩy nhiều dự án hoành tráng chỉ để làm tăng giá trị cổ phiếu. Đến khi chứng khoán suy sụp, thị trường bất động sản đóng băng và nhất là khi tín dụng bị siết chặt, nợ xấu bùng phát.
Nhưng nợ xấu ở Việt Nam không giống ở Thái Lan thời thập niên 1990 ở góc cạnh không phải là nợ nước ngoài. Dư nợ của hệ thống ngân hàng Việt Nam chủ yếu là từ trong nước. Cho đến nay áp lực của nợ xấu lên tỷ giá là chưa đáng kể, nên không gây ra áp lực phá giá đồng tiền. Nợ nước ngoài của Việt Nam tăng khá nhanh, từ 31,4% GDP năm 2006 lên 41,5% GDP năm 2011 nhưng chủ yếu là các khoản vay dài hạn của Chính phủ như vốn vay ODA chứ vay thương mại chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Giả thử có thêm vài ba khoản nợ xấu có nguồn gốc nước ngoài như các khoản vay của Vinashin bị Elliott đòi như vừa qua thì tình hình đã rối ren hơn nhiều.
Các gói nợ xấu của Việt Nam cũng chưa bị đóng gói thành sản phẩm chứng khoán để đem ra bán nên tác động của nợ xấu chưa mang tính lây lan mạnh như cuộc khủng hoảng ở Mỹ.
Tuy nhiên nợ xấu Việt Nam lại mang những đặc điểm đáng lo ngại không kém. Đầu tiên là sự thiếu vắng những con số chính xác, được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem như chuyện bình thường. Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra hai con số: “Theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến ngày 30-9 thì nợ xấu là 4,93%. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước thì con số này nằm ở khoảng 8,82%”. Các ngân hàng báo cáo một đằng, đánh giá của NHNN một nẻo mà lại không có biện pháp gì chấn chỉnh, ít nhất về mặt báo cáo số liệu là chuyện khó chấp nhận. Muốn có những giải pháp tốt cho vấn đề nợ xấu thì trước tiên phải có thông tin chính xác về nợ xấu.
Thứ hai, nguồn gốc nợ xấu chủ yếu do doanh nghiệp nhà nước hay chính quyền các cấp. Chỉ tính riêng tập đoàn Vinashin, các khoản nợ đến hạn phải trả hàng năm từ lúc nổ ra khủng hoảng lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm. Vinashin bất lực, không trả được, chúng đã biến thành nợ xấu của các ngân hàng! Hàng loạt doanh nghiệp nhà nước như thế hiện là con nợ khó đòi. Theo một báo cáo, doanh nghiệp nhà nước chiếm đến 70% tổng nợ xấu. Bên cạnh đó, nợ đọng xây dựng cơ bản mà con nợ là các bộ, ngành và chính quyền địa phương cũng làm nhiều nhà thầu trở thành con nợ xấu của ngân hàng. Con số nợ đọng này lên đến 90.000 tỷ đồng nhưng bao nhiêu phần trăm biến thành nợ xấu thì không có số liệu. Như thế, giải quyết nợ xấu trở thành chuyện của nhà nước, phải tính đến chuyện khoanh nợ, tái cấp vốn – tất cả sẽ đè nặng lên ngân sách vốn đã eo hẹp. Nếu không, làm sao có chuyện ngân hàng phát mãi tài sản thế chấp của doanh nghiệp nhà nước, có ai dám bán tài sản của các doanh nghiệp này dưới giá sổ sách, đất đai được cấp nay giải quyết làm sao?
Loại trừ khoản nợ xấu nói trên, phần còn lại thiết nghĩ không khó giải quyết. Lúc đó bài học giải quyết nợ xấu ở Thái Lan hay ở Mỹ sẽ rất hữu ích. Đó là mạnh dạn cho đóng cửa những ngân hàng nào yếu kém, cho vay bất chấp rủi ro, định giá tài sản thế chấp sai lầm, lại không chịu trích lập dự phòng đầy đủ… Đó là sửa đổi Luật Phá sản để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản có lối thoát, tự nhiên giá cả sẽ quay về mức xã hội chấp nhận được và một phần lớn nợ xấu sẽ được thu hồi. Không lẽ chúng ta phải đợi những hệ quả của nợ xấu xảy ra như phá giá đồng tiền ở Thái Lan, vỡ nợ tại nhiều ngân hàng ở Mỹ… lúc đó mới chịu có biện pháp mạnh tay?
Nguyễn Vạn Phú
(Blog Nguyễn Vạn Phú) 

Về nhà thờ của gia đình Thủ tướng: Khi thị phi lộng hành

(thêm 1 tay nâng bi nữa!!!!)
 Nhân chuyện về nhà thờ của gia đình Thủ tướng vừa qua bị đồn thổi, thấy rõ công nghệ "thêu dệt” của những kẻ ham thị phi, khi sự thật được tỏ bày. Thế nên khi một số báo chí, trong đó có Nhà báo và Công luận, đăng bài viết sự thật về nhà thờ của gia đình Thủ tướng, sau đó Tuổi trẻ TP.HCM và một số báo đăng lại, khẳng định việc đồn thổi "nhà thờ họ” của Thủ tướng "nguy nga gấp nhiều lần đình thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực” sự thật chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng và hư cấu, không ít kẻ ham đồn bậy quá tẽn.
Nhiều người ngạc nhiên về sự lộng hành của thị phi. Trên một số trang mạng lâu nay đầy rẫy thị phi. Chuyện tào lao liên quan đến VIP râm ran nằm trong số đó. Rặt bôi đen lãnh đạo, gây mâu thuẫn nội bộ và kích động số đông. Đi tìm sự thật, tác giả Ngọc Niên viết trên "Nhà báo và Công luận”: "Số nhà 1108 này chính là địa chỉ ngôi nhà của người em trai út và thân mẫu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang sinh sống ở Kiên Giang - miền quê nơi ông sinh trưởng. Bước chân vào khuôn viên, đảo hết một vòng, mang thông tin loan truyền ra đối chiếu, tôi bỗng thấy sửng sốt… Toàn bộ khuôn viên này theo con mắt ước tính của tôi chỉ cỡ năm sáu trăm mét vuông là "kịch đường tàu”, chứ không phải tọa lạc trên diện tích tới hơn 4.000m2 như đồn thổi!... Mới rồi nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã vào tận đây và cũng đã phải thốt lên rằng "Hóa ra tất cả chỉ là sự thêu dệt”.

Nhà Thờ họ Nguyễn Tấn, ở Rạch Giá
Nhà thờ họ của TTg "thêu dệt” của những kẻ ham thị phi (Chụp mặt chính)
Khá nhiều thông tin trong bài báo trên cho thấy chuyện có gì mà ầm ĩ. Song khi "ném đá” trở thành "nghề”, những kẻ quen bịa đặt bất chấp phải trái, những kẻ cả tin thành nạn nhân đáng thương. Vẫn theo bài báo tìm sự thật, "Qua xác minh tôi được biết vào khoảng những năm 1980, nơi đây vốn là một xưởng sản xuất nước mắm của tư nhân rất ô nhiễm. Con lộ khang trang nơi mặt tiền bây giờ ngày ấy chỉ là một con đường xấu xí và nhỏ hẹp. Lúc bấy giờ, Thủ tướng ngày nay đang là Bí thư ở huyện Hà Tiên. Mẹ và em trai của Thủ tướng là Tư Thắng đã mua mảnh đất này với thời giá lúc đó "rẻ như bèo” và được cấp đầy đủ quyền sử dụng. Như thế thông tin mảnh đất này là đất thu hồi từ đất ruộng của dân rồi quy hoạch… thật sự chỉ là sự thêu dệt!... Phòng khách đơn sơ tới mức vượt xa trí tưởng tượng của tôi. Thân mẫu của Thủ tướng năm nay đã 87 tuổi, hiện đang sống trong căn nhà này. Tôi không thể ngờ rằng căn phòng đang sinh sống của thân mẫu Thủ tướng lại đơn sơ, mộc mạc và bình dị đến mức thật khó tin!”.
Khi thị phi lộng hành, không ít những nhân vật tên tuổi vẫn đang là tâm điểm chỉ trích mà đôi khi, lý do chẳng mấy liên quan đến cái việc họ bị đem ra thị phi. Sở dĩ nhiều nhà báo và cơ quan truyền thông phải vào cuộc làm sáng tỏ bởi dư luận có lúc tỏ ra "bị lừa” đến không ngờ trước nhiều thông tin đồn thổi ác ý. Vụ nhà thờ của Thủ tướng bị xuyên tạc cường điệu chỉ là một. Nhiều nhân vật của công chúng cũng là người "quen” phải hứng chịu cơn "ném đá” khi các trang mạng "đen” nhảy vào ra tay.
Một tác giả khác "Nghĩ từ chuyện nhà thờ họ của Thủ tướng” đã viết, "Tôi là một trong số nhiều người chưa hài lòng với những gì mà ông Thủ tướng đã làm được ở cương vị lãnh đạo Chính phủ. Đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, ổn định kinh tế chưa bền vững; nợ xấu chưa giải quyết được; hàng tồn kho còn nhiều, nhất là nhà đất; nạn tham nhũng vẫn còn gây nhức nhối lòng người… Những người ngay thẳng có thể và có quyền phê bình, góp ý ông, nhưng chẳng ai vì thế mà lại đi bịa đặt trắng trợn để bôi đen uy tín của ông. Những người đàng hoàng đã thẳng thắn chất vấn ông trước Quốc hội, trước thanh thiên bạch nhật để cả bàn dân, thiên hạ cùng quan tâm theo dõi”.

Cổng chính Nhà thờ họ của TTg chụp từ ngõ bên hông
Sai lầm, khuyết điểm nào cũng đáng tiếc, nhưng đó là một phần tất yếu trong mỗi người, trong cuộc sống. Phải điều chỉnh, sửa sai, hoàn thiện… Nhưng câu hỏi đặt ra là có nhất thiết phải trút lên đầu người sai lầm mọi lời chỉ trích cay nghiệt không? Người nào, khuyết điểm nào nếu có cũng hoàn toàn có thể góp ý xây dựng, thay vì bịa đặt vu khống hay kiếm cớ ném đá băng nhóm, a dua, quy kết tội lỗi kèm miệt thị.
Nhưng liệu có trách được, xử được những kẻ say đòn? Luật Báo chí đã có, bất cứ cơ quan truyền thông nào đưa tin nhảm đều phải xử phạt nghiêm khắc. Song Luật mạng chưa rõ ràng nên tung tin đồn thất thiệt chưa bị xử lý. Nếu xử nghiêm ắt dẹp được. Còn với thị phi nặc danh? Coi như … cỏ rác! Quan trọng là, vững chãi trước thị phi.
Trong thể thao, cả những danh thủ lẫy lừng như Roberto Baggio, Predrag Mijatovic hay Bebeto cũng từng "diễn xuất” để kiếm phạt đền. Việc ngã vờ là phi thể thao nhưng chí ít nó có những cái lợi: buộc trọng tài phải tinh mắt hơn, buộc các trợ lý cầu môn phải tập trung hơn và buộc hậu vệ phải khôn ngoan hơn trong những tình huống cản phá. Thế nên hãy xem cú đơm đặt thị phi dựng đứng chuyện nhà thờ họ của Thủ tướng là một phép thử để dư luận, mỗi người tỉnh táo. Đó cũng là vấn đề về mặt... "chuyên môn truyền thông”. Ấy là những kẻ thị phi đang bế tắc. Thèm khát chỉ trích mà chưa kiếm ra lý do thì tiếp tục phải kiếm cớ… bịa đặt và vu khống.
Nhà văn Andecxen trong truyện ngắn "Một Chuyện Có Thật” đã kể một câu chuyện bi hài về thị phi, với "chỉ có một cái lông gà con thôi mà thành ra năm con gà mái được cơ đấy!”. Thêu dệt một cách điên cuồng chỉ là sản phẩm của công nghệ phóng đại và hư cấu tội nghiệp. Thị phi lộng hành quả là một thứ nhân tai!
Thanh Như
(Đại Đoàn Kết) 

Ông Thanh sẽ làm gì ở Hà Nội?

Xử lý đ/c X?
 Sáu nhóm nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương
Một trong những chức năng của Ban Nội chính là đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.
Cùng với quyết định thành lập Ban Nội chính Trung ương do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đã ký Quyết định 159 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan này.
Theo đó, Ban Nội chính Trung ương được xác định chức năng là cơ quan tham mưu của BCH Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng (PCTN).
Thường trực của Ban Chỉ đạo chống tham nhũng
Nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương gồm sáu nhóm.
Thứ nhất là nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật (trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính và PCTN); một số chủ trương, chính sách về an ninh quốc gia và PCTN; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (được xác định gồm VKS, tòa án, tư pháp và các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội) và Hội Luật gia VN, Liên đoàn Luật sư VN. Cũng trong nhóm này, Ban Nội chính có nhiệm vụ đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.
Thứ hai là hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc các cấp ủy, tổ chức đảng trong lĩnh vực nội chính; phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động ở các cơ quan nội chính và hai tổ chức xã hội nghề nghiệp đã đề cập. Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN giao.
Ban Nội chính trung ương thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN. Trong ảnh: Xử phúc thẩm vụ án Vinashin. Ảnh: TTXVN
Thứ ba là nhiệm vụ thẩm định các đề án về lĩnh vực nội chính và PCTN trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Thứ tư, Ban Nội chính Trung ương sẽ tham gia ý kiến trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong các cơ quan nội chính theo phân công, phân cấp, bao gồm cả việc bổ nhiệm kiểm sát viên cao cấp, thẩm phán TAND Tối cao.
Thứ năm, Ban Nội chính Trung ương thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN.
Thứ sáu, Ban sẽ thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.

Quy định cụ thể hơn
Về bộ máy, Ban Nội chính Trung ương gồm trưởng ban và các phó trưởng ban, được tổ chức thành chín đơn vị cấp vụ, trong đó có một vụ theo dõi công tác PCTN, một vụ theo dõi xử lý các vụ án.
So với Ban Nội chính Trung ương trước khi bị giải thể, nhiệm vụ hiện nay được quy định cụ thể hơn, trong đó bổ sung thêm mảng PCTN. Tuy nhiên, lại không có nhiệm vụ thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương như trước đây. Nhiệm vụ này hiện được tách cho Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tư pháp - thuộc Văn phòng Trung ương Đảng.
Được biết, cùng với việc ra quyết định thành lập và chức năng, nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương, Bộ Chính trị cũng giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì cùng các cơ quan liên quan xây dựng đề án chuyển giao tổ chức, bộ máy, con người thuộc Vụ Nội chính, Vụ Pháp luật (thuộc Văn phòng Trung ương Đảng) và Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN về Ban Nội chính Trung ương. Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng đang hoàn thiện đề án về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN theo mô hình mới do Tổng Bí thư đứng đầu, để kịp ra quyết định thành lập ngay khi cơ sở pháp lý của Ban Chỉ đạo PCTN hiện tại (quy định trong Luật PCTN) hết hiệu lực vào tháng 2 tới.
Trước đó, Bộ Chính trị cũng ban hành Quyết định số 655-QĐNS/TW về việc phân công ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, giữ chức trưởng Ban Nội chính Trung ương.
(Báo PLTP) 

Đồng Phụng Việt - Phải tự thắng mình trước đã!

Vừa có hai sự kiện, cùng liên quan đến cuốn “Bên thắng cuộc” làm mình chú ý: (1) Tờ Pháp luật TP.HCM đăng “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử” của Nguyễn Đức Hiển. Và (2) Liên Ủy ban chống Cộng sản, tay sai và chống tuyên vận Cộng sản ở Mỹ gửi thư mời họp để bàn bạc về chuyện tổ chức biểu tình chống tờ Người Việt phát hành cuốn sách này.
Sự kiện (1) mình biết qua trang web BS. Sự kiện (2) mình biết qua email của một người bạn, kèm câu hỏi: Ông nghĩ sao?..
Thay vì trả lời riêng bạn qua email, mình viết vài dòng trên facebook để có thể chia sẻ với cả bạn và các bạn khác vài điều mà mình nghĩ…
1.
Hồi nhỏ, ở nhà mình có vài cuốn album để cất ảnh. Mấy cuốn album này do trường Võ bị Quốc gia ở Đà Lạt dùng làm quà. Nếu mình nhớ không lầm thì cuốn nào trên góc trái, phía trên cùng, cũng in chìm hình một sinh viên sĩ quan, kèm dòng chữ “Tự thắng - Chỉ huy”. Lúc đó, xem – nhớ nhưng thật tình, mình không hiểu tại sao trường Võ bị Quốc gia (một nơi danh giá, đào tạo sĩ quan chuyên nghiệp cho quân đội miền Nam Việt Nam trước tháng 4 năm 1975, vốn là chỗ không dễ vào, nếu vào và ra được thì vừa là sĩ quan, vừa có văn bằng cử nhân khoa học – một thời đã từng là mơ ước của mình), lại chọn “Tự thắng – Chỉ huy” làm slogan.
Lớn lên thì mình hiểu tại sao trường Võ bị Quốc gia lại chọn “Tự thắng – Chỉ huy” làm slogan. Không tự thắng chính mình thì làm người tử tế còn khó, nói gì đến chuyện chỉ huy!
2.
Khi sinh ra mình là công dân Việt Nam Cộng hòa nhưng lúc lớn lên, mình trở thành công dân Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng tại vậy mà mình có nhiều người thân, người quen bị gọi là “ngụy quân, ngụy quyền”. Sau ngày “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, phần lớn “ngụy quân, ngụy quyền” mất sạch mọi thứ: nhà cửa, tài sản, tương lai, một số người mất cả sinh mạng. Gia đình mình cũng thế.
Nếu ai hỏi mình: có oán Cộng sản không? Mình sẽ trả lời rằng: Có! Song đối tượng của sự oán hận đó đã khác nhiều so với trước.
Lúc đầu, mình ghét tất cả những người từ ngoài Bắc vào. Rồi oán hờn thu hẹp, mình chỉ còn căm giận cán bộ, đảng viên, bộ đội, công an. Sự căm giận này bây giờ không còn. Chính xác hơn, sự căm giận này vẫn còn nhưng nó hướng vào chủ nghĩa cộng sản và sự tồn tại của thể chế chính trị là con đẻ của nó trên xứ sở này.
Sở dĩ nhận thức của mình thay đổi liên tục như thế là nhờ sách vở, tài liệu và thực tế cuộc sống. Hồi đọc “Những thiên đường mù” của Dương Thu Hương, mình choáng váng vì hóa ra người dân miền Bắc còn khổ hơn người dân miền Nam. Mình dùng hai chữ “khổ hơn” vì ít ra, người dân miền Nam đã từng có lúc được sống “cho ra hồn người”, trước khi cùng khốn khổ, khốn nạn như nhau. Sau này, hỏi thăm một số người lớn tuổi đã từng sống ở miền Bắc trước tháng 4 năm 1975, họ bảo, thật ra, “Những thiên đường mù” chỉ khắc họa một phần sự thật, chưa lột tả được toàn bộ môi trường xã hội miền Bắc trước tháng 4 năm 1975... Tương tự, sự căm giận bộ đội giảm dần khi cuộc chiến ở Campuchia biến một mớ bạn bè mình thành bộ đội, thương binh, có đứa trở thành liệt sĩ. Còn một thực tế khác, chẳng riêng mình mà ai cũng thấy, đó là, đa số những người đóng góp tuổi trẻ, sức lực, máu xương, thân nhân cho việc tạo lập ra chính quyền này cũng chẳng sung sướng gì hơn. Đến giờ, đâu có ít gia đình liệt sĩ, thương binh, có công cũng đã mất sạch mọi thứ. Xét cho đến cùng, tất cả đều là nạn nhân. Ngay cả cán bộ, đảng viên cũng là nạn nhân, họ cắn răng chịu đựng đủ thứ bất toàn của hệ thống, ngửa tay nhận đồng lương chết đói và để tồn tại phải tìm đủ cách để “ăn”, vừa phải chuốc sự khinh bỉ của người bị “ăn”, vừa phải chấp nhận cho các đồng liêu khác “ăn” lại. Một kiểu “ăn lẫn nhau”, một thứ bi kịch kéo dài từ đời cha sang đời con và có thể còn tiếp tục kéo dài sang đời cháu. Họ có muốn như vậy không? Mình nghĩ là không nhưng họ chẳng có lựa chọn nào khác.
Lý do mình tóm tắt quá trình định hình và chuyển đổi nhận thức của mình, vì mình tin nó tương đồng với quá trình định hình và chuyển đổi nhận thức của nhiều người khác, trong số hàng chục triệu dân miền Nam Việt Nam trước và sau tháng 4 năm 1975. Mình chỉ là một trong hàng chục triệu số phận na ná như thế do thời cuộc tạo ra. Dù muốn hay không, hàng chục triệu số phận này đã và sẽ là một phần của lịch sử.
Bài “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử” của Nguyễn Đức Hiển không những không đếm xỉa gì đến phần này của lịch sử mà còn bóp méo nó, nên có thể vì vậy mà bị nhiều người chửi.
Theo mình, nhìn, nghe, đọc, hỏi, nghĩ là điều cần thiết mà ai cũng nên làm. Mình tin, do đặc điểm nghề nghiệp, một nhà báo cần làm những điều này gấp nhiều lần những người bình thường, đặc biệt là khi máy tính, Internet đã trở thành phương tiện đại chúng. Tiếc là bạn Hiển ít nhìn, ít nghe, ít đọc, ít nghĩ, chỉ quen bông phèng, chớt nhả, nhận được vài lời khen, lại tưởng mình hơn người, thành ra làm điều quá phận.
Vì bạn Hiển bảo: “Bóp méo sự thật lịch sử dù với bất cứ lý do gì thì đều là tệ hại” nên mình cung cấp cho bạn hai chuyện mà bạn có thể xác minh ngay và sắp tới, mong bạn cho mình biết thêm suy nghĩ của bạn về bản chất cuộc chiến, mà bạn muốn biện minh rằng chính đáng:
- Chuyện thứ nhất là vụ ném lựu đạn vào buổi lửa trại, tổ chức cho các Hướng đạo sinh, thành viên Gia đình Phật tử và học sinh các trường trung học ở Quy Nhơn, tại sân vận động Quy Nhơn (nay là thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định), vào đêm 9 tháng 1 năm 1972, để giết tỉnh trưởng Nguyễn Văn Chức nhưng ông Chức không chết, chỉ có vài chục người là giáo viên, học sinh chết, bị thương. Người tổ chức vụ ném lựu đạn này là bà Huỳnh Thị Ngọc đã được Đảng và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang” hồi Quốc khánh năm 1995, báo Quân đội Nhân dân có bài ca ngợi (tựa là “Giả điên trong tù”, đưa lên Internet hôm 16 tháng 7 năm 2007). Sau khi đọc “Giả điên trong tù”, bạn có thể tìm gặp những người dân Quy Nhơn, nay trong độ tuổi khoảng 60, để hỏi thăm và nghe thêm về bản chất – kết quả thật sự của một “chiến công”, trong cuộc chiến được bảo là chính nghĩa đó.
- Chuyện thứ hai là vụ pháo kích vào Trường Tiểu học Cộng đồng ở thị trấn Cai Lậy, tỉnh Định Tường (nay là huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), ngày 9 tháng 3 năm 1974, khiến 32 học sinh chết tại chỗ và 55 học sinh khác bị thương. Những người dân Cai Lậy, Tiền Giang, nay trong độ tuổi khoảng 55, cũng có thể kể để bạn biết thêm về “chiến công” tệ hại này.
Những “chiến công” kiểu như vậy đã được lập trên xác rất nhiều thường dân, trong đó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em ở miền Nam (mình muốn nhấn mạnh yếu tố này). Khi thân nhân của các nạn nhân vẫn còn, làm sao có thể bảo với họ rằng, cuộc chiến do miền Bắc khởi xướng, mục tiêu chính là thiết lập “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á” lại là cần thiết và chính đáng. Người ta chỉ mới thôi tự hào về sự tự nguyện đảm nhận vai trò “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á” chừng 20 năm nay thôi bạn Hiển à!
Bạn Hiển,
Làm báo ở Cộng hòa XHCN Việt Nam quả thật là rất khó nhưng nếu bạn không muốn, chẳng ai có thể bắt bạn làm bồi. Ngay cả khi chấp nhận làm bồi thì ít nhất cũng có hai loại bồi. Một loại hiểu và xấu hổ vì chuyện làm bồi nên chỉ dùng bút danh. Loại còn lại
vừa hám lợi, vừa chuộng hư danh tới mức mụ mẫm, nên sẵn sàng vỗ ngực, xưng tên. Nguyễn Đức Hiển, bạn thuộc loại nào vậy?
Nếu thật sự bạn vẫn muốn nuốt thêm một hoặc nhiều lần nữa những luận điệu cũ rích mà Đảng đã nhai đi, nhai lại, ụa ra, cho các loại bồi nuốt vào, rồi phun phe phè suốt mấy chục năm qua, muốn hãnh diện vì bạn vẫn còn thích làm gia súc, vẫn tự nguyện giữ bản năng tiêu hóa, “kiên quyết” không thèm tiến hóa như thế thì nó là quyền của bạn, song đừng mửa mớ luận điệu ấy ra, nó khiến nhiều người cảm thấy phiền bởi sự “kiên quyết” ấy!
3.
Giống nhiều người, mình cũng ráng kiếm một bản “Bên thắng cuộc” nhưng thú thật là mình chỉ mới lướt qua. Mình đọc chưa kỹ, do còn chờ phần sau.
Đọc chưa kỹ nhưng mình tin “Bên thắng cuộc” có khiếm khuyết, thiếu sót, thậm chí có cả những điểm chưa chính xác. Đó là điều đương nhiên, không thể tránh khỏi đối với những cuốn sách thuộc loại như “Bên thắng cuộc”. Do vậy, phân tích hay – dở, góp ý đúng – sai, đưa ra đề nghị này – khác, để cả tác giả lẫn người đọc cùng xem xét – ngẫm nghĩ thêm là điều cần thiết.
Với mình, dẫu cho còn khiếm khuyết, thiếu sót, thậm chí có cả những điểm chưa chính xác thì “Bên thắng cuộc” vẫn là một cuốn sách cần đọc, vì loại sách này giúp người đọc có một cái nhìn bao quát về chính trường – xã hội Việt Nam sau tháng 4 năm 1975. Khi đã có thể nhìn một cách bao quát, hiểu rõ hơn về những chuyện vốn chỉ nghe nói loáng thoáng, từng người có thể ngẫm nghĩ – tìm kiếm thêm thông tin để tự lý giải tại sao xã hội chúng ta đang sống lại như thế này? Mình tin “Bên thắng cuộc” còn có tác dụng như một gợi ý, kích thích những người khác, đặc biệt là những người trong “cung đình” kể lại, nói thêm về những chuyện họ biết cho mọi người cùng biết. Mình vẫn tin rằng, mọi thay đổi tích cực cho xứ sở và dân tộc này khởi đầu từ từng người. Trước hết là kể những điều mình biết, chia sẻ những điều mình nghĩ với mọi người quanh mình. Chỉ thế thôi. Không cần phải chỉ dẫn hay thuyết phục ai rằng họ nên nghĩ gì, làm gì. Khi đã có thông tin, từng cá nhân sẽ tự đối chiếu chúng với thực tế xã hội và hoàn cảnh, cũng như nhu cầu cá nhân của họ. Tự họ sẽ thấy họ nên làm gì, làm như thế nào. Có lẽ đó mới là giá trị thực của “Bên thắng cuộc” và là đóng góp đáng ghi nhận của Huy Đức.
Điều đáng ngạc nhiên là không chỉ Đảng cầm quyền thù ghét những thứ như “Bên thắng cuộc” mà ngay cả một số người chống Đảng này ở bên ngoài Việt Nam cũng tỏ ra thù ghét nó. Mình đã thử tìm hiểu tại sao và rất ngao ngán khi nhận ra rằng, có những người thù ghét Cộng sản nhưng lối suy nghĩ, cách hành xử của họ y hệt như Cộng sản.
Đọc những bài họ viết, xem những ý kiến họ bày tỏ, những video clip quay chuyện họ làm, nghe họ nói, mình thấy phẫn nộ khi họ nhân danh “chính nghĩa”. Miền Nam Việt Nam mà mình biết không có thứ “chính nghĩa” đó.
Nửa đầu thập niên 1970 là giai đoạn miền Nam Việt Nam đỏ máu và trắng khăn tang. Hết Hạ Lào tới An Lộc, Quảng Trị, Phước Long,… Trong bối cảnh ấy, dân miền Nam vừa nghe “Thề không phản bội quê hương” (của Cục Chính huấn Quân lực Việt Nam Công hòa) với những: “…Quyết chiến! Thề quyết chiến! Quyết chiến! Đánh cho cùng dù mình phải chết. Để mai này về sau con cháu ta sống còn…”, vừa hát “Kỷ vật cho em” (thơ Linh Phương, Phạm Duy phổ nhạc): “…Anh trở về trên đội nạng gỗ. Anh trở về bại tướng cụt chân…”, vừa ngâm “Ngày mai đi nhận xác chồng” (thơ Lê Thị Ý, Phạm Duy phổ nhạc thành “Tưởng như còn người yêu”): “…Dài hơi hát khúc thương ca. Thân côi khép kín trong tà áo đen. Chao ơi thèm nụ hôn quen. Ðêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau. Chiếc quan tài phủ cờ màu. Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng…”. Hay đọc “Chiều mệnh danh Tổ quốc” (thơ Nguyễn Tất Nhiên): “…Chiều quân đội nghĩa trang. Chiều mệnh danh tổ quốc. Có muôn ngàn câu kinh. Có muôn ngàn tiếng khóc. Có chuyến xe nhà binh. Đưa ‘Thiên Thần’ xuống đất…”.
Miền Nam Việt Nam hồi đó mà mình biết cũng có tham nhũng, hối lộ, phe phái và nhiều điều bất toàn khác nhưng đó là chỗ mà những “Thề không phản bội quê hương”,… có thể đứng chung cùng những “Kỷ vật cho em”, “Ngày mai đi nhận xác chồng”, “Chiều mệnh danh Tổ quốc”,… Nhiều “Thiên Thần” chấp nhận ra trận, rồi đi luôn vào lòng đất để những người còn lại được quyền làm những chuyện có vẻ như rất mâu thuẫn ấy. Đó là điều khiến miền Nam Việt Nam khác xa miền Bắc Việt Nam.
Miền Nam Việt Nam hồi đó mà mình biết, không có những kẻ “bảo vệ chính nghĩa quốc gia” bằng cách “đụ mẹ”, “đéo bà” người khác chỉ vì họ không nói, không làm điều những kẻ đó muốn nghe, muốn thấy. Cũng không có những kẻ, một tay giương cao quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, tay còn lại tụt quần, chổng mông vào mặt người khác giữa nơi công cộng để khẳng định quyết tâm… chống Cộng sản.
Miền Nam Việt Nam hồi đó mà mình biết, tuy chống Cộng nhưng vẫn tiếp nhận “Tiếng gọi công dân” (tên nguyên thủy là “Thanh niên hành khúc”) của Lưu Hữu Phước – một cán bộ Cộng sản cao cấp - làm Quốc ca, sau khi kế thừa chính thể Cộng hòa Tự trị Nam kỳ. Mình nghĩ chỉ chi tiết này thôi có lẽ cũng đủ để biết tinh thần, quan niệm của miền Nam Việt Nam hồi đó ra sao.
Với những gì mới biết về những cá nhân, những nhóm cựu công dân miền Nam Việt Nam, bây giờ đang chống Cộng theo kiểu chống hết mọi thứ, bất kể tình – lý, chỉ để thiên hạ biết mình đang “bảo vệ chính nghĩa quốc gia”, mình tự hỏi, không biết bao giờ thì những ông, những bà này sẽ chống hát Quốc ca Việt Nam Cộng hòa, vì tác giả của bài hát này là một Việt cộng cao cấp? Có nên xem chuyện hát “Tiếng gọi công dân” đã và đang diễn ra ở những nơi có cựu công dân Việt Nam Cộng hòa là một hình thức tuyên vận của Cộng sản và rất cần chống ngay lập tức hay không? Mình tin sẽ không có ai trong số các ông, các bà đó dám cổ súy chuyện này. Nếu không dám và chắc là không dám thì “chính nghĩa” mà qúy vị tạo ra, nhảy múa để “bảo vệ” rõ ràng là chưa (không thể) ổn. Xin qúy vị hãy xem lại lối nghĩ, cách hành xử của qúy vị.
Tuy số lượng của những vị này chẳng đáng là bao trong khối người Việt đang phải sống bên ngoài Việt Nam nhưng mình không thể không nói. Kiểu chống hết mọi thứ chỉ để thiên hạ biết mình đang “bảo vệ chính nghĩa quốc gia” của những vị này, không chỉ làm hoen ố hình ảnh miền Nam Việt Nam ngày xưa. Chúng đang được Đảng CSVN khai thác triệt để nhằm chống nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên của họ. Đặc biệt là vào lúc này, khi hệ thống đã mục ruỗng, thông tin đa chiều đang làm cho nhận thức cán bộ, đảng viên thay đổi và nhiều người bắt đầu “muốn làm một cái gì đó” thì những bài viết, ý kiến, hành động cực đoan của những vị này trở thành một món quà quý. Chúng đã và đang được sử dụng để minh họa cho những lời răn đe, kêu gọi kiểu như: “Bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”; “Còn Đảng, còn mình”; “Quân đội là của Đảng và phải bảo vệ Đảng”; “Bảo vệ chế độ XHCN là bảo vệ sổ hưu”.
Đồng Phụng Việt
(FB. Đồng Phụng Việt) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét