Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

CÁC BÀI VIẾT NÊN ĐỌC

1523. Con cháu các đồng chí của Mao nổi lên thành lớp quý tộc Tư bản Chủ nghĩa mới

Bloomberg

Con cháu các đồng chí của Mao nổi lên thành lớp quý tộc Tư bản Chủ nghĩa mới

Người dịch: Huỳnh Phan
26-12-2012
Nằm trong một bệnh viện quân sự Bắc Kinh năm 1990, tướng Vương Chấn (Wang Zhen) nói với một khách tới thăm rằng ông cảm thấy bị phản bội. Nhiều thập kỷ sau khi ông đã xả thân chiến đấu vì một xã hội hoàn thiện, bình đẳng không tưởng, lý tưởng mà ông theo đuổi với cương vị là một trong các vị cha đẻ của Trung Hoa Cộng sản, đã bị những phương cách tư bản chủ nghĩa của các con ông – lãnh đạo doanh nghiệp trongcác ngành hàng không, tài chính và máy tính – huỷ hoại.

H1Bấm vào đây xem các mối liên hệ làm ăn của con cháu “Bát Đại Công Thần”.
“Bọn lai căng”, ông nói với người khách đến thăm, dùng từ lóng chỉ bọn vô lại, “Tôi chẳng nhận chúng là con đâu”.
Hai trong số con trai ông bây giờ đang có kế hoạch biến một thung lũng ở phía tây bắc Trung Quốc, nơi mà cha của họ có lần đã cứu quân đội của Mao Trạch Đông khỏi chết đói, thành một điểm thu hút khách du lịch trị giá $1,6 tỉ. Khu nghỉ mát tại Nam Nê Loan (Nanniwan) sẽ có chủ đề về thời cách mạng và các phiên bản thu hút du khách về những chỗ trú trong hang mà các cán bộ cộng sản đã từng tránh lạnh trong đó.
Vương Quân (Wang Jun), một người con trai đứng đằng sau dự án đã giúp xây dựng hai xí nghiệp nhà nước lớn nhất: Tập đoàn Trung Tín Thái Phú (Citic (6030) Group Corp.), công ty đầu tư khổng lồ do nhà nước điều hành, là công ty đầu tiên bán trái phiếu ra nước ngoài kể từ thời cách mạng; và tập đoàn Bảo Lợi Trung Quốc (China Poly Group Corp), từng là cánh tay của quân đội, chuyên bán vũ khí và khoan dầu ở châu Phi.
Hiện nay, Vương Quân ở tuổi 71 tuổi được coi là cha đỡ đầu của các sân golf ở Trung Quốc. Ông cũng là chủ tịch của một công ty niêm yết ở Hong Kong cùng kiểm soát việc điều hành một hiệu cầm đồ và một công ty cung cấp các dịch vụ công nghệ sau hậu trường cho công an, hải quan và các ngân hàng Trung Quốc.
Học trường Thụy Sĩ
H2
Deng Xiaoping, center row third left, Yang Shangkun, center row second left, and Wang Zhen (center row third right) pose for a photograph with naval officers of the South China Sea Fleet at an undisclosed location on Jan. 26, 1984. Source: AFP/Getty Images
Nguyên Nguyên (Jingjing), cô con gái học ở Úc, ghi địa chỉ nhà trong hồ sơ kinh doanh là một căn hộ ở Hong Kong trị giá $7 triệu do Citic sở hữu một phần. Con gái bà, Clare 21 tuổi, mô tả chi tiết cuộc sống của mình trên phương tiện truyền thông xã hội, từ trường nội trú Thụy sĩ cô tới các phòng chờ sân bay hạng thương gia. Mục “cái nhìn trong ngày” đăng hôm 24/8 trưng lên hình ảnh của một chiếc túi xách Lady Dior (CDI), giày Valentino nạm vàng và một vòng đeo tay Alexander McQueen. Những món trang sức này có giá khoảng $ 5.000, cao hơn nửa năm tiền lương của người lao động trung bình ở Bắc Kinh.
Sự giàu có của gia đình này bắt nguồn từ canh bạc do tướng Chấn và một nhóm chiến sĩ cách mạng dày dạn chiến trường, những người được tôn kính ở Trung Quốc như “Bát Đại Công Thần” (Eight Immortals), thực hiện. Hậu thuẫn Đặng Tiểu Bình hai năm sau cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976, họ đánh cược rằng, mở cửaTrung Quốc ra thế giới bên ngoài sẽ nâng cao mức sống, đồng thời tránh được biến động xã hội có thể đe dọa việc cầm quyền của Đảng Cộng sản.
Giai cấp mới
Trong ba thập kỷ qua, họ và những người kế tục đã nâng cuộc sống hơn 600 triệu người thoát khỏi đói nghèo và tạo ra một giai cấp trung lưu có nhà riêng khi Trung Quốc vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung bình người Trung Quốc hiện nay ăn thịt gấp sáu lần năm 1976, và 100 triệu người đã đổi xe đạp mua xe hơi.
Nhóm Đại Công Thần cũng gieo mầm cho một trong những thách thức lớn nhất đối với thẩm quyền của Đảng. Họ đã giao một số tài sản chính yếu của nhà nước cho con cái mình, nhiều người trong số này đã trở nên giàu có. Đó là sự khởi đầu của một tầng lớp thương lưu (elite) mới, bây giờ được gọi là các thái tử đảng. Điều này thổi bùng ngọn lửa giận dữ của công chúng đối với việc tích tụ của cải không đồng đều, việc tiếp cận cơ hội không công bằng và việc khai thác đặc quyền – tất cả đều xa lạ với những mục tiêu ban đầu của cuộc cách mạng cộng sản.
Để phát hiện quy mô và nguồn gốc của tầng lớp quý tộc đỏ này, Bloomberg News đã truy tìm tài sản của 103 người, những con cháu trực tiếp của 8 Đại Công Thần và vợ/ chồng của họ. Kết quả cho ra một cái nhìn chi tiết một bộ phận của tầng lớp đặc quyền Trung Quốc và cách thức mà các thành viên của tầng lớp này thu vén lợi lộc từ sự phát triển của đất nước.
Kiểm soát của  Nhà nước
Top leaders of the Communist Party of China, from left: Zhou Enlai, Chen Yun, Liu Shaoqi, Mao Zedong, Deng Xiaoping, and Peng Zhen, chat during a meeting of the Central Committee of the CPC in Beijing in 1962. Source: AFP/Getty Images
Top leaders of the Communist Party of China, from left: Zhou Enlai, Chen Yun, Liu Shaoqi, Mao Zedong, Deng Xiaoping, and Peng Zhen, chat during a meeting of the Central Committee of the CPC in Beijing in 1962. Source: AFP/Getty Images
Dữ liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy, 26 hậu duệ này điều hành hoặc nắm giữ các chức vụ hàng đầu trong các công ty nhà nước thống trị nền kinh tế. Chỉ riêng 3 người con – con trai tướng Chấn, Vương Quân, con rể Đặng Tiểu Bình, Hà Bình (He Ping), và Trần Nguyên (Chen Yuan), con trai lãnh chúa (tsar) kinh tế của Mao (Trần Vân – ND) – đứng đầu hoặc vẫn điều hành các công ty thuộc sở hữu nhà nước với tài sản cộng chung khoảng $ 1,6 ngàn tỉ năm 2011. Con số này tương đương với hơn 1/5 tổng sản lượng kinh tế hàng năm của Trung Quốc.
Các gia đình này được hưởng lợi từ việc họ kiểm soát các công ty nhà nước, tích cóp của riêng khi họ đi theo nền kinh tế thị trường. Theo dữ liệu của Bloomberg, 43 trong số 103 người đã điều hành doanh nghiệp riêng hoặc trở thành giám đốc điều hành trong các công ty tư nhân.
Wall Street
Hà Bình là Chủ tịch Tập đoàn Poly cho đến năm 2010, nắm 22,9 triệu cổ phiếu của đơn vị kinh doanh bất động sản thuộc tập đoàn niêm yết ở Hong Kong, Poly Property Group Co (119), từ 29/4/2008. Vương Tiểu Sao (Wang Xiaochao), con rể cựu Chủ tịch Dương Thượng Côn (Yang Shangkun), một Đại Công Thần khác, sở hữu cổ phần trị giá khoảng $32 triệu trong một đơn vị bất động sản niêm yết ở Thượng Hải, Poly Real Estate Group Co (600048), tính từ cuối tháng 6. Vương Quân sở hữu 20% cổ phần của liên doanh về sân golf. Liên doanh này tính Citic, công ty mà ông điều hành trước đó, là một trong những khách hàng chính.
Thế hệ thứ ba – lớp cháu của 8 Đại Công Thần và vợ/chồng của họ, nhiều người trong số họ đang ở độ tuổi 30 và 40 – đã khai thác các mối quan hệ gia đình và việc học ở nước ngoài vào công việc làm ăn trong khu vực tư nhân. Ít nhất 11 trong tổng số 31 thành viên thuộc thế hệ này mà Bloomberg News truy được, đang điều hành các doanh nghiệp riêng hay giữ các chức vụ điều hành, phổ biến nhất là trong lĩnh vực tài chính và công nghệ.
Một số đã được các ngân hàng ở Wall Street thuê, có cả Citigroup Inc (C). và Morgan Stanley. (MS). Ít nhất 6 người làm việc cho các công ty cổ phần tư nhân và liên doanh vốn (các công ty này đôi khi tuyển dụng các thái tử đảng với ý định sử dụng các quan hệ của họ để giành được mối làm ăn).
Oán giận gia tăng
H4
Deng Xiaoping, China’s former leader, center, during a visit to Nanjing, Jiangsu Province, China, in 1985. Source: EyePress
Theo một cuộc khảo sát được ngân hàng trung ương Trung Quốc ủng hộ, công bố tháng này, cách biệt giàu nghèo của Trung Quốc là một trong những cách biệt rộng nhất thế giới – trên mức mà nhà phân tích dùng để dự đoán sự bất ổn tiềm năng 50%. Các cuộc biểu tình, bạo loạn và biến động khác, thường liên quan đến tham nhũng địa phương và suy thoái môi trường, tăng gấp đôi trong 5 năm, lên tới gần 500 vụ mỗi ngày trong năm 2010.
“Người dân bình thường ở Trung Quốc biết rõ những thái tử đảng này, và khi họ nghĩ về việc thay đổi đất nước, họ có một cảm giác tuyệt vọng vì sức mạnh của các nhóm lợi ích thâm căn cố đế như thế”, Naughton nói.
Các ông trùm ăn cướp
Cuộc sống của nhiều người trong số 1,3 tỉ người của Trung Quốc đã được cải thiện dưới chủ nghĩa tư bản nhà nước kiểm soát. Các thái tử đảng như Vương Quân cũng đã đóng một vai trò trung tâm trong việc xây dựng các thể chế củng cố những cái được này.
Và một số người giàu có nhất Trung Quốc không cần xuất thân từ dòng dõi nổi tiếng để trở nên giàu có. Trong số đó có các tỉ phú tự làm giàu như Lưu Vĩnh Hảo (Liu Yonghao), Chủ tịch công ty thức ăn chăn nuôi Tân Hy vọng (New Hope Group Co.), và Trương Nhân (Cheung Yan/Zhang Yin), một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc là chủ tịch Công ty giấy Cửu Long (Nine Dragons Paper Holdings Ltd. (2689).
Ngoài ra, sự thay đổi kinh tế nhanh chóng được chia sẻ không đồng đều không phải là điều bất thường. Các ông trùm tướt đoạt của Mỹ thế kỷ 19 và sự nổi lên của các tay đầu sỏ Nga hậu cộng sản là hai trường hợp khác. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, nơi các nhà lãnh đạo vẫn còn theo đuổi những lý tưởng của Marx và Mao, thì có sự oán giận đối với sự bất bình đẳng về cơ hội và đặc quyền của tầng lớp thượng lưu.
Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình, 59 tuổi, cũng là một thái tử đảng, vốn là con của một chiến sĩ cách mạng và phó thủ tướng [Tập Trọng Quân]. Có ba uỷ viên khác trong số 7 người ở ban Thường vụ Bộ Chính trị mới được bầu lên cũng là thái tử đảng.
Các thái tử đảng đồng trang lứa
Ngay cả một số con cháu của 8 Đại Công Thần cũng nói rằng, họ lo ngại về cái mà họ gọi là sự tham lam của các thái tử đảng đồng trang lứa.
“Thế hệ của tôi và thế hệ kế không có đóng góp gì cho cách mạng, độc lập và giải phóng của Trung Quốc”, ông Tống Khắc Hoang (Song Kehuang), 67 tuổi, một doanh nhân mà cha ông cũng thuộc nhóm Đại Công Thần, Tống Nhậm Cùng (Song Renqiong), người giám sát các tỉnh Đông Bắc của Trung Quốc sau cách mạng 1949. “Bây giờ, một số người lơi dụng địa vị của cha mẹ để vơ vét tới hàng trăm triệu nhân dân tệ. Dĩ nhiên công chúng nổi giận. Sự căm giận của họ là hợp lý”.
Sự rơi rụng của Bạc Hy Lai
Zhuo Lin, center, the widow of Deng Xiaoping, with sons Deng Pufang, left, and Deng Zhifang, third left, daughters Deng Nan, fourth left, and Deng Rong, third right, and Politburo Standing Comittee member Hu Jintao, right, attend a final rites ceremony for Deng Xiaoping off the eastern coast of China on March 2, 1997. Source: XINHUA/AFP/Getty Images
Zhuo Lin, center, the widow of Deng Xiaoping, with sons Deng Pufang, left, and Deng Zhifang, third left, daughters Deng Nan, fourth left, and Deng Rong, third right, and Politburo Standing Comittee member Hu Jintao, right, attend a final rites ceremony for Deng Xiaoping off the eastern coast of China on March 2, 1997. Source: XINHUA/AFP/Getty Images
Ngoài ra, người dân tức giận về tham nhũng trong đám công chức, bị xem là lợi dụng chức vụ của mình. Theo tường thuật của Tân Hoa Xã ngày 13 tháng 12, có ít nhất 10 viên chức chính quyền địa phương “đã bị đổ” trong các vụ  bê bối về tham nhũng và quan hệ tình dục từ ngày Tập Cận Bình nhậm chức tháng rồi.
Tham nhũng ở cấp cao đã thành tiêu điểm năm nay khi Bạc Hy Lai – con trai của Đại Công Thần Bạc Nhất Ba và đang là uỷ viên Bộ Chính trị  – đã bị loại khỏi Đảng Cộng sản và bị cáo buộc nhận hối lộ, sau khi vợ ông bị kết tội giết một doanh nhân Anh. Trừ khi tham nhũng bị loại đi, “cuối cùng và chắc chắn nó sẽ dẫn đảng và đất nước tới chỗ diệt vong!” Tập Cận Bình phát biểu tháng trước, theo báo Nhân Dân, một tờ báo của Đảng Cộng sản.
Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đã không trả lời các câu hỏi được gửi bằng fax hỏi rằng Chính phủ có kế hoạch như thế nào để đối phó với ảnh hưởng của các thái tử đảng và liệu các hành động của họ có đang thổi bùng sự oán giận của công chúng hay không.
“Khi tham nhũng xảy ra từ trên chóp bu, nó sẽ chạy thẳng xuống dưới”, Đái Tình (Dai Qing), một nhà môi trường học từng sinh hoạt từ nhỏ với nhiều thái tử đảng ở Bắc Kinh sau khi được một vị tướng nổi tiếng nhận làm con nuôi. “Chúng tôi không có tự do báo chí. Không có giám sát độc lập để ngăn chặn nó”.
Chỗ trú ở nước ngoài
Theo cái nhìn của người Trung Quốc bình thường việc kiểm soát của Nhà nước đối với các phương tiện truyền thông và Internet, hạn chế những thứ được viết về các gia đình này, che đậy các giao dịch làm ăn của họ. Những gì có thể tìm thấy được trong các tài liệu công khai thường vẫn còn bị che khuất do việc [một người] sử dụng nhiều tên bằng tiếng phổ thông, tiếng Quảng Đông và tiếng Anh.
Để lập hồ sơ nhận dạng và lợi ích kinh doanh của họ, Bloomberg News đã lùng sục hàng ngàn trang tài liệu công ty, hồ sơ tài sản và các trang web chính thức, và tiến hành hàng chục cuộc phỏng vấn – từ một sân golf ở miền nam Trung Quốc, tới khu nhà ở của gia đình Đặng Tiểu Bình ở Bắc Kinh, tới một ngôi nhà vùng ngoại ô Ann Arbor, Michigan.
Báo cáo cho thấy có ít nhất 18 con cháu của 8 Đại Công Thần sở hữu hoặc điều hành các cơ sở liên kết với các công ty đăng ký ở nước ngoài, bao gồm cả nhóm đảo British Virgin Islands và quần đảo Cayman, cũng như Liberia và các thể chế khác bảo đảm được bí mật.
Sự thu hút của Hoa Kỳ
Chen Yun, left, China's former economic planner, left, speaks with Bo Yibo, China's former vice premier, center, and Yao Yilin, then vice premier of the State Council, at an undisclosed location in 1984. Source: EyePress
Chen Yun, left, China’s former economic planner, left, speaks with Bo Yibo, China’s former vice premier, center, and Yao Yilin, then vice premier of the State Council, at an undisclosed location in 1984. Source: EyePress
Trong lúc 8 Đại Công Thần này phỉ báng “chủ nghĩa cá nhân tư sản” của các nước TBCN, thì gần một nửa con cháu của họ sống, học tập hoặc làm việc ở nước ngoài, một số ở Úc, Anh và Pháp. Các thái tử đảng là những người đi du lịch và du học ở nước ngoài đầu tiên, mang lại cho họ một lợi thế không có được đối với người Trung Quốc bình thường.
Hoa Kỳ, nước thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng sản Trung Quốc vào năm 1979, là điểm đến hàng đầu: Ít nhất 23 con cháu của nhóm 8 Đại Công Thần và vợ/chồng của họ từng học ở đó, với 3 người ở Đại học Harvard và 4 tại Đại học Stanford, theo dữ liệu của Bloomberg. Có ít nhất 18 người làm việc cho các cơ sở của Mỹ, gồm American International Group Inc (AIG) và công ty luật White & Case LLP, công ty này đã thuê một trong những cháu trai của Đặng Tiểu Bình. Mười hai người có tài sản ở Hoa Kỳ.
Không có biện pháp nào được chấp nhận về mức độ kiểm soát mà các thái tử đảng tác động đối với nền kinh tế. Các học giả nghiên cứu về Trung Quốc ước tính rằng, của cải và ảnh hưởng tập trung trong tay của khoảng từ 14 và đến vài trăm gia đình này.
Sự khống chế của các gia đình
“Dưới thời Tưởng Giới Thạch có 4 gia đình [có thế lực], bây giờ chúng ta có 44,” Roderick MacFarquhar, một nhà sử học Harvard nghiên cứu chính trị của giới thượng lưu Trung Quốc, nói có đối chiếu tới nhà lãnh đạo Quốc Dân Đảng bị thua Mao. “Để thay đổi hệ thống sẽ đòi hỏi một trãi nghiệm đớn đau nào đó tầm vóc quốc gia, khi mà người dân nói, ‘quá đủ rồi’.
Những người thường được coi như 8 Đại Công Thần bây giờ đều đã chết, dù có 3 người sống tới độ tuổi 90. Tầm vóc của họ ở Trung Quốc sánh ngang hàng với George Washington và Thomas Jefferson ở Mỹ. Họ là:
- Đặng Tiểu Bình;
- Tướng Vương Chấn (Wang Zhen), người lo chuyện ăn cho quân đội của Mao Trạch Đông;
- Trần Vân (Chen Yun), người phụ trách kinh tế khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền vào năm 1949;
- Lý Tiên Niệm (Li Xiannian), người có vai trò cốt cán trong mưu đồ làm kết thúc Cách mạng Văn hóa;
- Bành Chân (Peng Zhen), người đã giúp xây dựng lại hệ thống luật pháp của Trung Quốc trong thập niên 1980;
- Tống Nhậm Cùng (Song Renqiong), Trưởng ban tổ chức Đảng; người giám sát việc phục hồi các cán bộ bị thanh trừng sau Cách mạng Văn hoá;
- Chủ tịch Dương Thượng Côn (Yang Shangkun), người ủng hộ Đặng Tiểu Bình ra lệnh tiến hành vụ đàn áp ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989;
- Bạc Nhất Ba, cựu phó thủ tướng và là người trong 8 Đại Công Thần chết cuối cùng, ở tuổi 98, năm 2007.
Họ trồi dậy từ cuộc Cách mạng Văn hóa sau khi Mao chết năm 1976, trong giai đoạn đó, nhiều người trong số họ đã bị đày trong nước, thấy một nền kinh tế điêu tàn. Tổng sản phẩm quốc nội vào năm 1978 là $165 đầu người, so với $22 462 ở Mỹ. Với sự phát triển nổ bùng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông, nhóm Đại Công Thần bị bủa vây bởi những câu chuyện thành công của chủ nghĩa tư bản.
Những người Cộng sản chiến thắng đã xử tử các địa chủ sau năm 1949. Đồng ruộng đã trở thành Công xã Nhân dân. Các nhà máy thuộc về nhà nước.
Nhóm Đại Công Thần xoay ngược điều đó trong thập niên 1980: Nông dân có thể cho thuê đất. Doanh nghiệp tư nhân – lúc đầu ở quy mô nhỏ, sau đó lớn hơn – đã được dung nạp, sau đó được khuyến khích. Đặng Tiểu Bình đã đánh liều rằng để có tăng trưởng lớn, có thể chấp nhận một số “ruồi muỗi”, ông Ezra Vogel, giáo sư danh dự tại Đại học Harvard, ở Cambridge, Massachusetts, người đã viết tiểu sử của Đặng Tiểu Bình năm 2011, nói.
‘Đáng tin hơn’
Li Xiannian, then vice premier of China, second right, looks on as Zhou Enlai, then premier, third right, addresses workers in Siyang county, Jiangsu Province, China, on May 1, 1965. Source: AFP/Getty Images
Li Xiannian, then vice premier of China, second right, looks on as Zhou Enlai, then premier, third right, addresses workers in Siyang county, Jiangsu Province, China, on May 1, 1965. Source: AFP/Getty Images
Theo sưu tập các bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình, ông đã nói trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng ở Bắc Kinh vào tháng 12 năm 1978 “Chúng ta nên cho phép một số vùng và các doanh nghiệp và một số công nhân và nông dân kiếm được nhiều hơn và hưởng nhiều lợi ích hơn trước những người khác. Nếu mức sống của một số người được nâng lên trước, điều này chắc chắn sẽ là một ví dụ ấn tượng đối với ‘hàng xóm’ của họ.”
Theo Vogel thì Trần Vân, kiến trúc sư của nền kinh tế kế hoạch Trung Quốc, muốn giữ quyền kiểm soát của nhà nước trong tay của các đảng viên kỳ cựu và gia đình của họ, và Đặng đã đồng ý với ông.
Vogel nói “Ông ta quả thật cảm nhận rằng vì những người này có nhiều liên hệ với Đảng hơn nên họ có thể đáng tin hơn, những người này sẽ tuyệt đối hết lòng với Đảng và nên dựa vào họ khi cần kíp”.
Siêu công ty nhiều sắc màu (Sprawling Empire)
Trong vòng vài tháng, Vương Quân, con trai của tướng Chấn, đã được sắp đặt làm người đứng đầu các hoạt động kinh doanh tại công ty Citic mới được thành lập, lúc đó có tên là Công ty Tín thác và đầu tư quốc tế Trung Quốc (International Trust và Đầu tư Corp.), do Vinh Nghị Nhân (Rong Yiren) sáng lập. Công ty này được thành lập để thu hút đầu tư nước ngoài vào một thời điểm mà dự trữ ngoại hối của nước này là $840 triệu. Ông đã biến nó thành một siêu công ty nhiều sắc màu để thúc đẩy tăng trưởng của Trung Quốc. Hiện nay Citic điều hành công ty chứng khoán niêm yết lớn nhất của Trung Quốc, ủng hộ đội bóng đá Bắc Kinh và phát triển các dự án bất động sản cao cấp. Dự trữ của Trung Quốc hiện nay đạt tới mức $3,3 nghìn tỉ.
Trong một cuộc phỏng vấn tại câu lạc bộ golf CTS Tycoon ở Thẩm Quyến, thuộc miền nam Trung Quốc, Vương Quân cho biết nước này hiện nay hoàn thành các hy vọng của thế hệ cha của ông.
“Đảng Cộng sản muốn tất cả mọi người đều được giàu có để cuộc sống của họ có thể tốt hơn”, Vương Quân cho biết hôm 30 tháng 11, khi ông hút thuốc và nhấm nháp trà trong câu lạc bộ tại Nissan Dongfeng Cup. Ông nói “Trong thời cách mạng, nếu được ăn no bụng và có đủ quần áo để mặc ấm, thì người ta rất hài lòng. Nhưng bây giờ nhu cầu của người ta ngày càng tiếp tục lớn hơn”.
Đội Trung Quốc
H8
An undated photo of a statue on display in Nanniwan, Shaanxi Province, China. Photographer: Tian Ying/ImagineChina
Vương Quân cho biết, ông bắt đầu chơi golf vào năm 1986 vì một ngân hàng Nhật Bản có đầu tư cho sân golf thứ hai của Bắc Kinh đã cho ông làm thành viên danh dự.
Ông nói: “Trung Quốc mở cửa và muốn có các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu một thành phố thiếu sân golf, họ sẽ không đến”.
Citic đã trở thành nhà tài trợ hàng đầu cho các sân golf ở Trung Quốc và thậm chí đã đi vào thiết kế và quản lý các sân golf. Trong năm 2008, Vương Quân đã trở thành chủ tịch Công ty quản lý Thể thao Thẩm Quyến (Shenzhen Sports Management Ltd), một liên doanh được một chi nhánh của Citic lập ra 5 năm trước đó, theo hồ sơ của công ty. Ông đã mua lại của Citic 20% phần hùn trong liên doanh.
Đội ngũ cách mạng
Vương Quân đã không trả lời một email gửi đến ông và gửi tới Nhóm Chuyển tiếp với những câu hỏi thêm, bao gồm cả việc liệu cha ông có từng tỏ ra không chấp thuận đối với các giao dịch làm ăn của ông hay không. Người khách thăm năm 1990 bên giường bệnh của Vương Chấn khi ông đang hồi phục từ vụ gãy chân nói, ông tướng giải thích rằng ông rất buồn vì các con của ông đã đi lạc khỏi đội ngũ cách mạng. Người khách đồng cảm này yêu cầu không được nêu tên vì sợ bị trả thù.
Hai người con trai khác của tướng Chấn, Vương Chi (Wang Zhi) và Vương Binh (Wang Bing), đã không trả lời cho các câu hỏi gửi đến Nhóm Chuyển tiếp có liên hệ với đội golf của họ.
Citic đã không trả lời các cuộc điện thoại và câu hỏi gửi bằng fax, hỏi về mối quan hệ kinh doanh với Vương Quân.
Bloomberg đã thấy có con cháu của 6 trong 8 Đại Công Thần hay vợ/chồng họ đang làm việc tại Citic hoặc các đơn vị của nó. Con gái cố Chủ tịch Dương Thượng Côn tên Dương Lực (Yang Li), là Chủ tịch danh dự của một công ty do Citic sở hữu một phần. Bà ta đã ghi địa chỉ của mình trong hồ sơ của công ty là một căn hộ ở Hong Kong thuộc sở hữu của một đơn vị khác của Citic. Con trai của Bành Chân, Phó Lượng (Fu Liang), nằm trong hội đồng quản trị của một đài truyền hình truyền hình và phát triển bất động sản do Citic làm chủ.
Các nỗ lực để tiếp xúc với bà Lực và ông Lượng qua các đơn vị Citic tương ứng của họ đều không thành.
Công nghiệp vũ khí
Deng Rong, left, daughter of Deng Xiaoping, meets with Vladimir Putin, Russia's president, in Moscow on Oct. 20, 2005. Source: AP Photo/ITAR-TASS, Alexei Panov, Presidential Press Service
Deng Rong, left, daughter of Deng Xiaoping, meets with Vladimir Putin, Russia’s president, in Moscow on Oct. 20, 2005. Source: AP Photo/ITAR-TASS, Alexei Panov, Presidential Press Service
Năm 1983, Vương Quân nhảy vào ngành công nghiệp vũ khí, biến các nhà máy vũ khí do quân đội Trung Quốc điều hành thành các xí nghiệp thương mại. Ông là một trong những người sáng lập Poly cùng với con rể Đặng Tiểu Bình là Hà Bình, thiếu tướng trong Quân đội Giải phóng Nhân dân. Công ty thu được hàng trăm triệu đô la qua bán vũ khí cho Miến Điện, Iran và Pakistan, theo một báo cáo được công bố bởi Viện Nghiên cứu chiến lược Trường Cao đẳng Lục quân Hoa Kỳ.
Theo trang web của công ty, công ty đã mở rộng để điều hành các mỏ than, một nhà đấu giá và một liên doanh với Ferrari SpA, và xây dựng đường xá ở Sudan, biệt thự cho người nước ngoài ở Bắc Kinh. Công ty cũng có một kênh truyền hình du lịch và một chuỗi các rạp chiếu phim.
Ít nhất 3 người thân của các Đại Công Thần làm việc tại Poly. Vương Tiểu Sao, con rể của cựu Chủ tịch Dương Thượng Côn, là giám đốc điều hành tối cao.
Windows tiếng Trung
Tập đoàn Poly đã không trả lời một bản fax gửi đến trụ sở chính của họ ở Bắc Kinh, thu xếp một một cuộc phỏng vấn với Hà Bình và Vương Tiểu Sao. Ba cuộc gọi cho thư ký của Vương Tiểu Sao đều không được trả lời. Một phụ nữ trả lời điện thoại tại trụ sở Bắc Kinh cho biết, Hà Bình đã nghỉ hưu và không thể tiếp xúc được.
Dương Đại Lý (Yang Dali), giáo sư chính trị Đại học Chicago, người đã viết cuốn sách về kinh tế và chính trị của Trung Quốc, nói “Toàn bộ đất nước đều đang làm ăn -Đảng, quân đội, tòa án, văn phòng công tố, cảnh sát. Người trong cuộc có thể làm giàu rất nhanh chóng”.
Vương Chi, con trai thứ ba của tướng Chấn, sử dụng 300.000 nhân dân tệ ($48 112) từ Bộ Điện tử chủ quản, làm ra các máy tính cá nhân. Sau đó, ông hợp tác với Bill Gates để phát triển phần mềm Windows, phiên bản tiếng Trung.
Trốn thuế
He Ping, right, chairman of China Poly Group Corp. and son-in-law of Deng Xiaoping, seen here with Manabe Kunio, president of Sagawa Express Co., at an undisclosed location on July 30, 2003. Source: ImagineChina
He Ping, right, chairman of China Poly Group Corp. and son-in-law of Deng Xiaoping, seen here with Manabe Kunio, president of Sagawa Express Co., at an undisclosed location on July 30, 2003. Source: ImagineChina
Fraser Howie, đồng-tác giả quyển: “Chủ nghĩa tư bản đỏ: Nền móng tài chính mong manh của sự trỗi dậy thần kỳ của TQ” (Red Capitalism: The Fragile Financial Foundation of China’s Extraordinary Rise) nói: “Không có gì ngạc nhiên là những người có nhiều quan hệ có được những thứ tốt nhất trong thập niên 80. Vấn đề là sau 20 năm, họ vẫn có được tiếp cận tốt nhất bởi vì sân chơi chưa được san bằng”.
Trốn thuế và trục lợi quá tràn lan tại các công ty nhà nước vào năm 1988, đến nỗi 5 trong số công ty lớn nhất đã bị chính phủ điều tra và sau đó bị phạt vì các vi phạm này, báo Nhân Dân đưa tin vào tháng 8 năm sau đó. Trong các công ty [vi phạm] có cả Citic và Tổng công ty Phát triển Khang Hoa Trung Quốc (China Kanghua Development Corp), một doanh nghiệp có hàng chục công ty con và được thành lập bởi các tổ chức từ thiện, do con trai của Đặng Tiểu Bình là Phát Phương (Pufang), 68 tuổi, điều hành.
Bất ổn ngày càng tăng trong sinh viên, và công nhân tức giận với đặc quyền và việc gia tăng của cải của các thái tử đảng. Những thay đổi kinh tế do Đặng Tiểu Bình mở đường đã hồi sinh nông thôn Trung Quốc. Ở các thành phố, các đơn vị công tác nhân dân vẫn còn cung cấp tất cả mọi thứ từ nhà cửa đến chăm sóc y tế và giáo dục. Lạm phát đã chạy lên tới mức 18,8% vào năm 1988, xói mòn các nguồn thu nhập. Sự tức giận thậm chí còn lọt được vào Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh.
Visa mong ước
Vào đêm trước của vụ biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn,Trần Nguyên (con trai của Đại Công Thần Trần Vân), lúc đó là phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và bây giờ là chủ tịch ngân hàng chính sách lớn nhất của Trung Quốc, sử dụng mối quan hệ với Nhà Trắng để giúp con trai ông có được một visa mong muốn và một chỗ ngồi tại một trường tư nội trú có uy tín ở Mỹ vào thời điểm mà hầu hết người dân Trung Quốc không được phép rời khỏi đất nước này.
Người ông Nguyên tiếp xúc, Douglas Paal, chuyên gia châu Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống H.W. Bush, cho biết, ông sẽ giúp đỡ và đã liên hệ với Đại sứ lúc đó là James Lilley, nay đã mất. Paal nói rằng ông ta ngạc nhiên về sự phản ứng. Lilley đã nói với ông rằng sự giúp đỡ này sẽ làm nổ ra sự tức giận từ các nhân viên Trung Quốc trong Đại sứ quán.
Quảng trường Thiên An Môn
Bo Xilai, back left, then China's Minister of Commerce, stands with Deng Pufang, foreground, and Deng Nan, right, children of Deng Xiaoping, during a memorial ceremony for Bo's father Bo Yibo in Beijing on Jan. 17, 2007. Photographer: Alexander F. Yuan/AP Photo
Bo Xilai, back left, then China’s Minister of Commerce, stands with Deng Pufang, foreground, and Deng Nan, right, children of Deng Xiaoping, during a memorial ceremony for Bo’s father Bo Yibo in Beijing on Jan. 17, 2007. Photographer: Alexander F. Yuan/AP Photo
“Tôi mới phát hiện có bao nhiêu là nhân viên trong đại sứ quán, nhất là nhân viên Trung Quốc, rất ghét khi thấy các thái tử đảng có được các  lợi lộc,” Paal, hiện là Phó Chủ tịch nghiên cứu tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie ở Washington, nói.
Sự giận dữ của công chúng bùng nổ trong mùa xuân năm 1989. Sinh viên đã xuống đường và đổ xô vào Quảng trường Thiên An Môn. Trong khi các nhà quan sát xem truyền hình ngoài Trung Quốc chủ yếu nhìn thấy cuộc tuần hành như là một đòi hỏi về dân chủ, thì con cái có đặc quyền đặc lợi của cán bộ chóp bu cũng là một mục tiêu, theo Dương Đại Lý, giáo sư Đại học Chicago. Những người biểu tình thậm chí còn dám thách thức cả Phát Phương, con trai của Đặng Tiểu Bình, người đã bị liệt trong cuộc Cách mạng Văn hóa, qua việc phân phát tờ rơi cáo buộc các công ty của ông này trốn thuế và buôn lậu, theo các ghi nhận bao gồm một bộ sưu tập các bài phát biểu và các tác phẩm khác do Princeton University Press xuất bản.
Đó là mối đe dọa lớn nhất đối với kế hoạch cho Trung Quốc của nhóm Đại Công Thần kể từ khi họ đặt cược vào một cuộc chỉnh sửa lớn nền kinh tế một thập kỷ trước đó.
Đặng Tiểu Bình đã triệu tập một số Đại Công Thần đồng bạn đến nhà ông vào cuối tháng 5. Đối mặt với sự phá hỏng có thể có tất cả mọi thứ họ muốn xây dựng, Đặng Tiểu Bình và các nhà cách mạng kỳ cựu khác đã quyết định dùng quân đội để lập lại trật tự. Xe tăng đổ vào trung tâm Bắc Kinh và phong trào ủng hộ dân chủ đã bị nghiền nát mạnh bạo ngày 04 tháng 6.
Cuộc đàn áp đã dập tắt có hiệu quả các chiến dịch của công chúng chống tham nhũng, Bảo Đồng (Bao Tong), một quan chức cao cấp của đảng đã bị bắt vài ngày trước khi chiến dịch truy quét về tội phản cách mạng và đã chịu bảy năm tù giam, cho biết.
Rượu Mao Đài, Thuốc lá
“Nó che đậy, dung dưỡng, làm ngơ với tham nhũng và khuyến khích điều đó,” Bảo Đồng cho biết trong một cuộc phỏng vấn điện thoại ngày 11 tháng 12 từ nhà ông ở Bắc Kinh.
Tham nhũng hiện nay tồi tệ hơn rất nhiều so với thập niên 1980, ông Bảo nói.
Ông Bảo, 80 tuổi cho biết: “Một chai Mao Đài, hai thùng thuốc lá Trung Hoa – tham nhũng chỉ ở mức như thế vào lúc đầu. Bây giờ một doanh nghiệp trị giá 10 tỉ nhân dân tệ có thể được mua với 1 tỉ đồng. Đây sẽ là điều kinh hoàng đối với người dân thời đó”.
Các lãnh đạo Trung Quốc đã có giải quyết một số bất bình của những người biểu tình. Citic đã bị kiểm toán và bị phạt. Kanghua Development đã bị giải tán. Đảng đã ban hành một chỉ thị cấm con cái các cán bộ cao cấp tham gia hoạt động kinh doanh.
Thái tử đảng bật dậy trở lại
Chen Yuan, chairman of China Development Bank Corp. and son of Chen Yun, speaks with reporters in Beijing on June 6, 2012. Photographer: Nelson Ching/Bloomberg
Chen Yuan, chairman of China Development Bank Corp. and son of Chen Yun, speaks with reporters in Beijing on June 6, 2012. Photographer: Nelson Ching/Bloomberg
Lệnh cấm không kềm giữ con cái của nhóm Đại Công Thần quá lâu. Cơ hội cho các thái tử đảng đã tăng mạnh trong thập niên 1990 sau khi Đặng Tiểu Bình khởi động một làn sóng thay đổi kinh tế khác. Họ nhảy vào các ngành công nghiệp đang bùng nổ, bao gồm cả hàng tiêu dùng và bất động sản như nhà máy mới, mở rộng đô thị làm chuyển đổi cảnh quan của Trung Quốc.
Hai trong số các con của Đặng Tiểu Bình – Đặng Dung (Dang Rong), 62 tuổi, và anh trai bà, Đặng Thực Phương (Dang Zhifang) – là những người đầu tiên đi vào bất động sản, thậm chí trước khi có các quy định mới thương mại hóa thị trường nhà ở cho công chúng đại lục vào năm 1998. Hai năm sau khi Đặng Dung tháp tùng cha bà trong chuyến đi nổi tiếng về miền nam Trung Quốc năm 1992, để giới thiệu sự thành công của trung tâm xuất khẩu mới nổi Thẩm Quyến, bà đã ở Hồng Kông để quảng bá công ty phát triển mới do bà lãnh đạo ở Thẩm Quyến.
Một số căn hộ trong khu phức hợp 32 tầng đã được bán với giá khoảng $240.000 một căn, theo một mục trên trang nhất báo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post). Hồ sơ công ty cho thấy vào nửa cuối thập niên 1990 hai người có cùng tên với em dâu của Đặng Dung, Lưu Hiểu Nguyên (Liu Xiaoyuan), và cháu gái của Vương Chấn, Vương Nguyên Nguyên sở hữu phân nửa công ty này.
Đặng Dung và Đặng Thực Phương đã không trả lời các câu hỏi gửi bằng fax tới văn phòng của họ ở Bắc Kinh. Không tiếp xúc được Lưu Hiểu Nguyên thông qua một trong những công ty có liên quan để có được ý kiến phản hồi. Vương Nguyên Nguyên đã không trả lời các câu hỏi gửi tới văn phòng của bà ở thủ đô Trung Quốc và một phóng viên đã đến đó hai lần, được cho biết là bà ấy không ở đó.
Doanh nhân Chính phủ
Giáo sư Đinh Học Lương (Ding Xueliang) thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, người từng nghiên cứu cách thức mà một sở cảnh sát tỉnh lập ra công ty bất động sản với hàng tỉ nhân dân tệ, thuộc tài sản nhà nước vào thập niên 1990, cho biết, “sau chuyến đi kiểm tra phía nam của Đặng Tiểu Bình, nhiều doanh nghiệp nhà nước, văn phòng chính phủ, cảnh sát và quân đội đã bắt đầu phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ như khách sạn, du lịch, và nhà ở”. Ông nói ông đã dừng nghiên cứu của mình sau khi các quan chức cảnh báo là ông có thể bị giết. “Khi bạn đi đến độ con cái hoặc người thân của các lãnh đạo cấp cao nhất thì về cơ bản bạn đã đến chỗ cốt lõi. Bạn không thể điều tra được”.
Sự tăng trưởng của thị trường đã chuyển nhiều quan chức thành các nhà tư bản thị trường tự do khi các cơ quan chính phủ đưa các công ty lên niêm yết trên thị trường chứng khoán mới lập của đại lục. Ngoài ra còn có một làn sóng của các công ty niêm yết ngoài biên giới ở Hong Kong.
Đất hiếm
Wang Jun, second right in glasses, former chairman of Citic Group Corp. and son of Wang Zhen, at the Dongfeng Nissan Cup at the CTS Tycoon Golf Club in Shenzhen, China, on Dec. 1, 2012. Source: OneAsia
Wang Jun, second right in glasses, former chairman of Citic Group Corp. and son of Wang Zhen, at the Dongfeng Nissan Cup at the CTS Tycoon Golf Club in Shenzhen, China, on Dec. 1, 2012. Source: OneAsia
Con rể của Đặng Tiểu Bình là Ngô Kiến Thường (Wu Jianchang), giám đốc điều hành cao cấp trong một công ty kim loại thuộc sở hữu nhà nước, năm 1993 trở thành chủ tịch của một công ty con được niêm yết ở Hong Kong.
Ông tiếp tục đi lên thành Thứ trưởng Bộ Luyện kim và đứng đầu Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc, đồng thời cũng là Chủ tịch danh dự của Công ty thuỷ vận & chuyên chở Kim Huy (Jinhui Shipping & Transportation) niêm yết ở Oslo và là giám đốc củaCông ty đồng Giang Tây (Jiangxi Copper (358)) ở Hồng Kông, và các công ty công khác nữa.
Công ty do ông Thường điều hành và một công ty do một con rể khác của Đặng Tiểu Bình, Trương Hồng (Zhang Hong), điều hành hợp nhau mua một trong những nhà sản xuất chính vật liệu cho nam châm đất hiếm của General Motors Co (GM). Việc mua Magnequench và việc đóng cửa xưởng sản xuất Hoa Kỳ tiếp theo của nó đã giúp Trung Quốc hoàn thành mục tiêu của Đặng Tiểu Bình về thống trị thị trường khoáng sản này, bây giờ được sử dụng trong bom thông minh của Mỹ, tua bin gió và xe hybrid (xe có động cơ chạy bằng 2 hay nhiều nguồn năng lượng).
Glenn Maguire, cựu giám đốc kinh tế châu Á của Societe Generale SA tại Hong Kong nói, “Bằng chứng rõ mồn một: Con cháu và các gia đình trực hệ của 8 Đại Công Thần đã rút rỉa tài sản khổng lồ, quyền lực khổng lồ và đặc quyền khổng lồ từ các cải cách thị trường của các doanh nghiệp nhà nước trong thập niên 1990 và vào những năm 2000″.
Theo bước cha ông
Chỉ có hai người thuộc thế hệ cháu nhận việc làm nhà nước trong khi hầu hết đều đi thẳng vào doanh nghiệp tư nhân. Việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 đã dấy lên một thập kỷ tăng trưởng với mức trung bình 10,6% một năm mà các thái tử đảng có thể nhảy vào.
Cháu trai 38 tuổi của Đặng Tiểu Bình, Trác Tô (Zhuo Su), theo bước cha mình, Ngô Kiến Thường, đi vào kinh doanh kim loại. Tô lãnh đạo một công ty mua cổ phần thuộc một doanh nghiệp quặng sắt của Úc.
Trác Tô là Chủ tịch Công ty Nhất tiễn Đầu tư (Yijian Investment), theo danh thiếp và hồ sơ của công ty tại Trung Quốc và Hồng Kông liên kết Tô với công ty. Báo cáo thường niên năm 2012 của công ty Úc Golden West Resources (GWR) cho thấy, Yijian nắm 1,6 triệu cổ phiếu, hay 0,83% phần hùn của công ty này, như là một phần của thỏa thuận đạt được vào năm 2008.
Các thái tử đảng cũng sử dụng việc đào tạo và các quan hệ ở nước ngoài khi về nước để đi vào lĩnh vực tài chính và thực hiện các thỏa thuận làm ăn. Theo dữ liệu của Bloomberg, có ít nhất 12 trong số 31 cháu và vợ/ chồng của họ làm việc trong lĩnh vực tài chính, trong đó có 6 người trong cổ phần tư nhân hay vốn liên doanh.
Các trường học có uy tín
Chen Xiaoxin, a former board member of Abax Global Capital Ltd. and grandson of Chen Yun, seen in this undated photograph. Photographer: Ji Guoqiang/ImagineChina
Chen Xiaoxin, a former board member of Abax Global Capital Ltd. and grandson of Chen Yun, seen in this undated photograph. Photographer: Ji Guoqiang/ImagineChina
Khi các con của Trần Nguyên bước vào tuổi trưởng thành, ông đang giám sát việc mở rộng ngân hàng nhà nước mà ông điều hành từ năm 1998, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (China Development Bank Corp). Tài sản của ngân hàng này trị giá hơn $1 nghìn tỉ.
Sau khi theo học ở Concord Academy, bang Massachusetts, con trai ông, Trần Tiếu Hân (Chen Xiaoxin), còn có tên là Charles, học tiếp ở Đại học Cornell, và sau đó ở Stanford để lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA). Hân đã làm việc cho Citigroup ở Hồng Kông và cho Abax Global Capital Ltd, một công ty cổ phần tư nhân.
Em gái Hân, Trần Hiểu Đan (Chen Xiaodan), còn có tên là Sabrina, theo học ở Tabor Academy bang Massachusetts, nơi mà hiện nay học phí hàng năm cho học sinh nội trú là khoảng $50.000. Sau đó, cô học tiếp ở Đại học Duke, Bắc Carolina, và cuối cùng ở Harvard để lấy bằng MBA , tốt nghiệp vào đầu năm nay, theo hồ sơ nhà trường.
Sabrina Trần
Cô đã làm việc cho Morgan Stanley ở New York. Năm nay, Permira Advisers LLP, một công ty cổ phần tư nhân châu Âu, thuê cô ở Hồng Kông. Năm ngoái, Permira đã ký hợp tác với Ngân hàng Phát triển Trung Quốc do cha cô điều hành. Hai công ty đã đồng ý theo đuổi các cơ hội đầu tư ở Trung Quốc và hậu thuẫn các công ty Trung Quốc khi họ tìm cách mở rộng sang châu Âu.
Một phát ngôn viên của Permira, trụ sở tại London, cho biết qua một email, rằng công việc của Sabrina Trần không có một sự xung khắc lợi ích, và nếu có xung khắc nổi lên, công ty sẽ quản lý nó theo cách có lợi nhất cho các nhà đầu tư. Sabrina đã không trả lời các cú điện thoại gọi tới văn phòng cô.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã chưa tiến hành bất kỳ hoạt động làm ăn nào với Permira, và vì Sabrina Trần “chỉ mới ở đó một tháng, cô ấy chưa thể tham gia vào bất kỳ hoạt động nào có xung khắc lợi ích”, ngân hàng cho biết trong một bản fax hồi tháng 12.
Ít nhất một nhà đầu tư thấy rằng không nhận ra được các thành viên thuộc gia đình của 8 Đại Công Thần có thể sẽ là điều rắc rối.
“Thiếu cái gì đó”
Chen Xiaodan, granddaughter of Chen Yun, at a debutante ball in Paris in November, 2006. Photographer: Julian Andrews
Chen Xiaodan, granddaughter of Chen Yun, at a debutante ball in Paris in November, 2006. Photographer: Julian Andrews
Yemi Oshodi, giám đốc điều hành Wallachbeth Capital LLC ở New York lúc đó, kêu gọi các khách hàng của mình đánh cuộc chống lại đề xuất mua lại của Công ty Điện cơ Cáp Nhĩ Tân (Harbin Electric Inc) năm 2011. Việc mua lại này được sắp đặt chủ yếu từ tài trợ bằng một khoản vay trị giá $400 triệu từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Oshodi cho biết, ông tin rằng ngân hàng dứt khoát sẽ không thông qua số tài trợ này vì giá đưa ra cho nhà sản xuất động cơ điện của Trung Quốc niêm yết tại Mỹ là quá cao. Bị tấn công từ những người giao dịch khống (short seller – người vay cổ phiếu để bán với hy vọng kiếm lời – ND) chất vấn về tính chính xác của các báo cáo tài chính của của Harbin Electric, giá cổ phiếu của công ty này đã tụt hơn 50% trong một ngày vào tháng 6 năm 2011.
Oshodi nói: “Tôi không thể tin rằng ngân hàng sẽ cấp cho một khoản vay không có bảo đảm. Tôi chỉ tự nghĩ, rõ ràng tôi chưa nắm được một cái gì đó. Không có cách chi ngân hàng này sẽ thông qua khoản vay này”.
Sau đó, thỏa thuận đã được thông qua dễ dàng.
Điều mà Oshodi không biết là có một quan hệ gia đình trong đó. Thỏa thuận này đã được Abax tài trợ một phần. Abax là công ty cổ phần tư nhân mà Trần Tiếu Hân là một giám đốc của nhiều đơn vị có dính líu vào vụ giao dịch này.
Chối bỏ xung khắc
Oshodi nói nếu ông biết trước mối quan hệ gia đình giữa Abax và Ngân hàng Phát triển, thì ông đã đặt cược theo cách khác rồi. Mối liên hệ đó “tuyệt đối cần phải được” tiết lộ, ông nói.
Donald Dương, một thành viên trong ban giám đốc Abax, từ chối bình luận. Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cho biết trong bản fax trả lời các câu hỏi rằng Trần Tiếu Hân đã rời Abax và không bao giờ tham gia vào bất kỳ công việc nào tạo ra một xung khắc lợi ích. Harbin Electric đã không trả lời cho các câu hỏi được gửi qua email.
Tiếu Hân, 39 tuổi, đã không trả lời tin nhắnđể lại ở căn hộ của ông ở Bắc Kinh, cách trụ sở chính của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc hai dãy phố về phía bắc. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ tại Washington không bình luận.
Howie, trước đây là Giám đốc quản lý của CLSA Asia-Pacific Markets đóng ở Singapore, nói rằng điều quan trọng là phải đánh giá đúng sức mạnh của các quan hệ gia đình.
Ông nói tiếp: “Các cải cách đã không làm thị trường thành ẩn danh. Chúng làm cho nó quan trọng hơn để biết những người mà bạn đang giao dịch”
Đầu tư ra nước ngoài
Sự giàu có và các mối quan hệ của tầng lớp quý tộc mới ở Trung Quốc thường được giấu kín ở các địa điểm ở nước ngoài với các nguyên tắc bảo mật nghiêm ngặt.
Diệp Tĩnh Tử (Ye Jingzi), cháu gái của nguyên soái huyền thoại [Diệp Kiếm Anh] và là vợ của cháu trai của tướng Vương Chấn, mang cuộc thi Hoa hậu Thế giới về Trung Quốc và tổ chức các cuộc đua xe trên đường phố Thượng Hải.
Ít người biết đến việc Tĩnh Tử, 37 tuổi, là chủ tịch Công ty Động cơ Starpower Liêu Ninh (Starpower Engine Co), một công ty có kế hoạch sản xuất động cơ xe hơi ở phía đông bắc Trung Quốc với công nghệ do công ty dầu khổng lồ, thuộc sở hữu nhà nước Malaysia, Petroliam Nasional Bhd (PCHEM) cung cấp. Nhà đầu tư duy nhất này của Starpower đăng ký ở quần đảo Virgin thuộc Anh, theo hồ sơ của công ty. Cố gắng liên lạc với Diệp Tĩnh Tử nhiều lần đều không thành. Petronas không trả lời các câu hỏi đã gửi qua email.
Lối sống của một số thành viên thế hệ thứ ba theo lối sống của tầng lớp giàu có thế giới – những kẻ vốn là bạn học của họ ở Thụy Sĩ, Anh và các trường nội trú ở Mỹ.
Sabrina Trần đã gây xôn xao khi cô xuất hiện tại một buổi khiêu vũ của những người mới bắt đầu ở Paris vào năm 2006, đã khiêu vũ cùng với một công chúa Bỉ và bá tước Ý, theo trang web về sự kiện này.
‘Môi trường tư bản chủ nghĩa’
Bo Guagua, left, grandson of Bo Yibo, with Chen Xiaodan, granddaughter of Chen Yun, in an undisclosed location in this undated photograph. Source: EyePress
Bo Guagua, left, grandson of Bo Yibo, with Chen Xiaodan, granddaughter of Chen Yun, in an undisclosed location in this undated photograph. Source: EyePress
“Bây giờ với lớp trẻ lớn lên trong một môi trường cơ bản là tư bản chủ nghĩa, thậm chí họ vượt xa khỏi một xã hội không giai cấp và bất kỳ ước mơ không tưởng nào”, ông Sidney Rittenberg, 91 tuổi, cựu phiên dịch của Mao nói. Ông cùng sống với nhóm Đại Công Thần khi họ vẫn còn là các phiến quân chiến đấu để nắm quyền kiểm soát đất nước.
Một thành viên thế hệ thứ ba khác, Trác Duyệt (Zhuo Yue), 33 tuổi, con gái của Đặng Dung (Deng Rong), chú tâm vào công việc từ thiện.
Tháng trước, cô đã giúp tổ chức một hội nghị về hoạt động từ thiện ở Bắc Kinh. Các quan chức đã được di chuyển tới lui trên xe sedan BMW trắng với dòng chữ “Dịch vụ BMW VIP” dán trên cửa. Đồng hồ Thuỵ Sĩ Hublot giá $16.000 được bán ở sảnh bên ngoài hội trường hội nghị. Peter,con trai của Warren Buffett, và cựu Thủ tướng Anh Tony Blair nằm trong số khách dự.
Đột phá
Bảy trăm cây số về phía tây nam của Bắc Kinh ở Nanniwan, theo website của chính phủ, các con trai tướng Chấn lên kế hoạch làm khu du lịch nơi đây, dân làng đã bỏ lỡ dịp bùng nổ kinh tế của Trung Quốc. Một số vẫn còn sống trong nhà một phòng, xi măng, không lò sưởi. Ngược lại, nhiều nhà cao tầng hiện đại mọc lên ở khu đồi núi cách 40 phút về phía bắc, ở thành phố Diên An, nơi đó bảy thập kỷ trước, 8 Đại Công Thần đã giúp Mao xây dựng lực lượng nổi dậy lật đổ sự cai trị của Quốc Dân Đảng.
Hai năm trước, dân làng vây quanh anh em họ Vương khi họ đã động thổ dự án 265-km vuông, bên cạnh bảo tàng tưởng niệm lữ đoàn 359 của tướng Chấn. Binh sĩ của ông ăn “rau củ và cỏ dại” để sống sót, theo một tường thuật năm 1982 của một cựu chiến binh Diên An.
Theo một trang web chính phủ, Vương Quân nói tại buổi lễ: “Chúng tôi luôn luôn ghi nhớ tình thân hữu sâu đậm của người dân Nanniwan. Chúng tôi có trách nhiệm đóng góp cho sự phát triển kinh tế của nó”.
Lời cam kết đó đã cho dân làng hy vọng. Bây giờ, họ tự hỏi, liệu dự án có xúc tiến và tạo ra công ăn việc làm mới và những ngôi nhà hiện đại hay không.
ông Nghiêm Tuấn Huy (Yanjun Hui), người lãnh được số tiền tương đương $400 một tháng từ lương hưu, nói: “Nanniwan nổi tiếng, nhưng nó không còn mang lại gì nhiều cho người dân địa phương. Khi xưa, tất cả mọi công nhân đều như nhau. Từ anh lính trơn tới lãnh đạo, tất cả đều ăn chung và sống chung với nhau. Bây giờ thì khác rồi”.
Thành Long
A screen grab shows the Weibo page of Wang Jixiang, also known as Clare, great-granddaughter of Wang Zhen, with pictures of shoes, handbags and jewelry. Source: Sina Corp
A screen grab shows the Weibo page of Wang Jixiang, also known as Clare, great-granddaughter of Wang Zhen, with pictures of shoes, handbags and jewelry. Source: Sina Corp

Trong khi ông Huy chờ đợi những thay đổi trong cuộc sống của mình, cháu cố của tướng Chấn, Clare Vương, phổ biến trên các trang mạng truyền thông xã hội các thay đổi trong cuộc sống của cô: nhồi nhét kiến thức tới quá khuya cho một dự án thiết kế của khoá học kiến trúc tại một trường đại học ở Sydney, đi nghỉ mát ở khu nghỉ dưỡng suối nước nóng ở Nhật Bản, một chiếc khăn choàng mới cho sinh nhật thứ 21, thuốc nhuộm tóc màu xanh hoàng gia.
Hồi tháng 2, cô đăng một ảnh của cô chụp với ngôi sao điện ảnh Thành Long tại chỗ mà cô mô tả là cuộc triển lãm tranh của mình. Clare từ chối phỏng vấn khi tiếp xúc qua điện thoại. Cô cho biết trong một email rằng, cô tôn trọng ông cố của mình mà không trả lời các câu hỏi khác.
Ngày 6 tháng 12, cô đã đưa lên một bài về bộ móng tay được gọt dũa của cô. Cùng ngày, theo hồ sơ của Công ty đầu tư Đào hoa Thẩm Quyến (Shenzhen Blossom Investment), một công ty nắm giữ một phần vốn công ty thanh toán trực tuyến của Nguyên Nguyên, mẹ cô, kê tên một chủ tịch mới.
Chủ tịch mới là ai? Một người có tên là Vương Cát Tường (Wang Jixiang). Tên tiếng Trung của Clare.
Nguồn: Bloomberg
Bản tiếng Việt © BS 2012
Bản tiếng Việt © Huỳnh Phan

1524. Sống với Trung Quốc

Đôi lời: Một bài viết công phu, toàn diện, sâu sắc hiếm thấy liên quan chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Tuy nhiên, có một vài điều không ổn, khiếm khuyết “chết người”. Không biết có phải do để khỏi khiếm khuyết thì cũng dễ “chết mình”, nên phải né tránh chăng? Những không ổn này nếu không được chỉnh sửa một cách nghiêm túc thì nó sẽ xổ toẹt toàn bộ công phu của tác giả, thậm chí trở thành một thứ bả độc. 
PHẦN I
1. Đánh giá chung về một bên là chính quyền, một bên là giới trí thức và người dân trước họa TQ có cái vẻ ngoài khá công minh, thẳng thắn. Thế nhưng, khi thiếu sự gắn kết, về mối quan hệ nhân quả, trong thái độ ứng xử từ hai phía đã làm nội dung thiếu khách quan, không công bằng. Cụ thể, trong môi trường thông tin bị che giấu, hành động yêu nước bị bôi nhọ, trấn áp bằng quyền lực tuyệt đối nhưng lại không chịu chấp nhận bất cứ một giải pháp đối thoại nào, thì không thể dễ dãi ám chỉ rằng những kẻ yếu ớt bị áp chế đã thiếu tỉnh táo được. Suy nghĩ kiểu đó sẽ tự mình, nếu không muốn nói là khéo léo đẩy người đọc, rơi vào cái bẫy nguy hiểm, đó là “hòa cả làng”. Lối vuốt ve bên này cũng có cái dở, bên kia cũng mắc sai lầm, khi nhận định tình hình sẽ dẫn tới cái kết tất yếu là … “Nghĩ mãi không ra”, thậm chí sa vào hang cùng không thấy lối thoát.

Tệ hơn nữa, khi đem so sánh rất khập khiễng “ta” nay với cha ông xưa, những thời trên dưới một lòng, “có những vị vua vô cùng anh minh, lại khiêm nhường”, mà quan trọng hơn cả là tuyệt đối không có thứ “đồng chí”, “4 tốt”, 16 chữ vàng” cùng kẻ thù truyền kiếp, để rồi khuyên “con dân nước Việt mà đại diện của nó là giới trí thức, phải thật tỉnh táo để không gây ra trạng thái rối trí”. Dám so sánh vậy, dù có vô tình, cũng là rất hỗn với tiền nhân! 
2. Nhận định về thời chiến tranh VN, đánh đồng Pháp, cũng giống Mỹ, “quyết chia cắt Việt Nam để ngăn làn sóng đỏ” là không chính xác.  
3.  Từ khẳng định “không thể trách những nhà chính trị miền Bắc thời ấy khi họ buộc phải dựa vào Trung Quốc” rồi đi tới so sánh họ cũng “giống như những nhà chính trị của chính thể Việt Nam Cộng hoà phải dựa vào Hoa Kỳ”, mặc dù có thòng một nhận xét “bên trong những kiện hàng viện trợ là một tính toán lâu dài về lãnh thổ và lợi ích quốc gia của người Hán”, là rất sai về bản chất. Sai nhiều lẽ, trong đó có một cái sai khủng khiếp, sẽ dẫn dắt người đọc tới cái sai cuối cùng về giải pháp đối phó. Đó là một đằng dựa vào kẻ thù truyền kiếp, từng thôn tính ta hàng ngàn năm và mãi mãi muốn xâm chiếm hoàn toàn, cộng với truyền bá một thứ chủ thuyết sẽ không còn coi chủ quyền quốc gia là cái thá gì nữa, nên nay nó tệ hại hơn xưa rất nhiều, còn một đằng dựa vào đồng minh thực sự, không bao giờ có tham vọng xâm chiếm lãnh thổ. Thêm nữa, còn có thứ quan trọng không kém, là hai chỗ dựa đó khác nhau một trời một vực về bản chất chính trị – văn hóa nội tại, mà ngày nay gần như cả thế giới dân chủ văn minh đều phải công nhận. 
4. “Chúng ta đã thất bại quá lâu cho một cuộc hoà giải dân tộc …” Ô hay! “Chúng ta” là ai đây? Có phải cái tội lớn đã không thực hiện “hòa giải dân tộc” là tội chung của cả Dân tộc? Nếu vậy chắc cố TT Võ Văn Kiệt khi sinh thời đã không phải đơn độc để lên tiếng về vần đề này. 
5. “… mọi sự hữu hảo giữa hai đảng, hai nước, hai dân tộc… chỉ là sự vờ vịt mà cả hai bên đều đọc thấy hết những gì thật sự ẩn chứa bên trong, sẽ còn kéo dài chưa biết đến bao giờ…” Lại một lối “sập xí sập ngầu” nữa! Cái “hữu hảo” giữa hai đảng hoàn toàn khác với lối “hữu hảo” của người dân, thưa tác giả. 
Thêm nữa, là với cái hình tượng “một con mãnh thú luôn đói mồi”“một con nhím chỉ muốn yên thân nhưng bất khuất, đầy kinh nghiệm thoát hiểm và có khả năng làm đối phương phải tổn thương”, tuy người đọc được xoa dịu bằng đánh giá “những chữ vàng về tình anh em” chỉ là thứ son phấn, song cũng không che dấu được một lối ẩn dụ, so sánh theo kiểu vơ vào tất thẩy, rất khập khiễng, mị dân. Bởi cái gọi là “con nhím” này thật khó hiểu, nó là hình tượng của “toàn đảng, toàn quân, toàn dân nhất trí một lòng” hay sao?
Không lạ gì lối viết này, khi nó cũng có vài điểm na ná bài diễn thuyết của Trần Đăng Thanh, với nhiều lời đánh giá nghiêm khắc, nhưng chẳng có gì mới mẻ và khó nói, về bản chất, mưu đồ của TQ, làm không ít người đọc mê mẩn, song ở những điểm mấu chốt nhất mà người đọc cần có thì nó lại … méo mó. Đó là: + Bản chất mối quan hệ hai đảng CSVN và CSTQ; + Bản chất mối quan hệ giữa người dân với ĐCS, chính quyền VN trong vấn đề quan hệ với TQ.
PHẦN II
6. Khi bàn về ngoại giao, chứ không phải chỉ quân sự, trong nhiều năm qua mà coi Philippines cũng giống VN, đều “bình chân như vại”, cùng “nhắm mắt bịt tai tự dối lòng mình” trong một thời gian dài trước những “thủ đoạn chính trị” của TQ là không chính xác, là làm lơ những gì ĐCSVN đã thỏa thuận với TQ liên quan chủ quyền mà hiện giờ người dân vẫn chưa được biết. 
7. Toàn bộ Phần II là một sai lạc khổng lồ khi tác giả sa vào bàn tới lĩnh vực mà chắc chắn không thể thông tỏ được bao nhiêu, là chiến lược, chiến thuật quân sự trên biển, liên quan tới nhiều quốc gia, trong khi theo như tiểu tựa thì nó phải là những “điều có thể xảy ra”, không phải chỉ quanh chuyện “hải chiến” để “đánh chiếm Biển Đông”. Chính vì vậy nên người đọc bị ngập trong cả một biển chữ với nhiều từ ngữ văn vẻ, biểu lộ cảm xúc, nặng tính tuyên truyền, cổ võ, thứ không cần thiết cho thể loại được tự coi là “chuyên luận” này, cùng với nhiều nhận định có phần ngây thơ. 
Thực tế trong suốt ít nhất là 1 năm qua, TQ đã chứng tỏ khá thành công trong hàng loạt động thái lấn lướt trên biển, để rồi sẽ “bất chiến tự nhiên thành”. Họ lại được hậu thuẫn quá vững chắc bằng cam kết “16 chữ vàng”, “4 tốt”. Rất nhiều khả năng trong thời gian dài tới, họ vẫn sẽ tiếp tục chiến thuật này mà không cần phải động binh, hoặc nếu có thì cũng chỉ là vài động tác cảnh cáo, không đáng gọi là “hải chiến”, để phục vụ các hoạt động ngoại giao, kinh tế, pháp lý. Vậy thử hỏi cứ sa vào chỉ bàn tới chuyện TQ có dám đánh hay không, đánh thì thua hay thắng, thiệt hại tới đâu … có phải là một sự lạc hướng hay không? 
Một cái “lạc” khác không kém phần nguy hại, đó là coi cam kết “16 chữ vàng”, “4 tốt” như là sự “đánh lừa” của TQ đối với lãnh đạo ĐCSVN, như thể các vị này không khác gì một đám con nít, thậm chí như trâu bò, đang bị “dắt mũi”. Ẩn số mà tác giả quan tâm là có hay không chuyện “các lãnh tụ hàng đầu” của VN “đều tin vào những lời đường mật” của TQ, vì còn “chưa đủ bằng chứng”, chứ không phải là có hay không cả hai phía cùng nhất trí đồng lòng, chung lưng đấu cật để sống qua ngày đoạn tháng, trước nguy cơ sụp đổ nốt những mảnh tường thành còn lại của khối XHCN; họ ngấm ngầm chấp nhận trình diễn màn cãi cọ để một kẻ chịu để rơi mất cái mặt nạ “phát triển trong hòa bình”, còn kẻ kia thì hy sinh lợi ích Dân tộc, mất nốt niềm tin còn sót lại từ dân chúng. 
PHẦN III
8. Nhưng may là, toàn bộ nửa đầu của Phần III này đã sửa chữa phần nào cho cái sai lạc của Phần I và II, đó là việc nêu ra vài hoạt động phi quân sự đã, đang xảy ra hoặc quân sự nhỏ lẻ có thể có trong tương lai của TQ để gặm nhấm dần Biển Đông. Kể cả những cảnh báo với nhà cầm quyền VN về nguy cơ từ “tự bưng bít thông tin”, “tự làm nhụt chí nhau”, “viện vào ý thức hệ”, “tự nguyện quàng thêm vào cổ cái ách ý thức hệ để tự trói tay mình” cũng bổ trợ cho cả 2 phần trên. Nếu đoạn này được đưa lên Phần I và II, có vị trí xứng đáng hơn thì những nhận định tình hình sẽ rõ hơn, bớt sai lạc và tự mâu thuẫn hơn. 
Khi bàn tiếp về chỗ dựa “ý thức hệ”, tác giả đã làm rõ hơn sự nguy hại với nhận xét rất xác đáng rằng “nó đang trói tay chúng ta trong những hành động vì lợi ích lâu dài của dân tộc và cách ly Việt Nam khỏi thế giới”, có điều không rõ dựa vào đâu mà ngay trước đó lại đánh giá như trái ngược rằng những người cộng sản VN đang “khôn ngoan kiểu con sóc”, có “tài leo dây để thoát hiểm”
9. Chính thứ “đang trói tay chúng ta” đấy đã cách ly VN trong mối quan hệ, xây dựng niềm tin với Hoa Kỳ. Thế nhưng, trong phần bàn về giải pháp “dựa vào Hoa Kỳ” để bớt bị TQ bắt nạt, tác giả đã lan man quá dài những điều không cần thiết, mà quên mất điều hệ trọng nhất này, thứ có thể dẫn đến một kết cục là người Mỹ sẽ “buông” VN một khi không còn đủ kiên nhẫn trước một kẻ lá mặt là trái không thể tin cậy nổi. Với chỗ dựa ASEAN, tác giả cũng không nêu ra được điều quan trọng này, khi mà nhiều thành viên trong đó, chỉ mấy chục năm trước, từng nằm trong khối SAETO cùng ngăn chặn họa cộng sản từ phương Bắc và VN tràn xuống. Giờ đây, liệu có thể xây dựng được niềm tin với họ khi mà đằng sau những trò đỏng đảnh với “bạn vàng” là những thỏa thuận ngấm ngầm giữa hai đảng?
10. Một sai lầm tiếp theo là khi bàn về chỗ “dựa vào sức mình” để bảo vệ chủ quyền, tác giả lại hầu như chỉ chú tâm nói tới chiến tranh với TQ, tương tự như toàn bộ Phần II của bài. Tác giả đúc kết có tất cả “6 lợi thế”“6 bất lợi”, đều liên quan tới cuộc chiến tranh giữa hai nước nếu như xảy ra. Rõ ràng như vậy là rất phiến diện; còn bao nhiêu mặt trận đấu tranh như pháp lý, ngoại giao, truyền thông, kinh tế, … đã không được bàn đến. 
11. Có lẽ do ôm đồm quá trong một phạm vi quá rộng những điều đề cập tới, nên tác giả đã bị đuối khi nói về những “lợi thế”, “bất lợi” ở trên, gồm những khẳng định to tát nhưng rất sơ sài, cho tới phần cuối “kết luận” chung chung, vô thưởng vô phạt, kiểu như “không thể đưa đẩy trốn tránh trách nhiệm nhưng cũng không được nóng vội, hấp tấp, thiếu chín chắn”, hay “bất cứ sai lầm nào cũng đều không có cơ hội sửa chữa hoặc phải trả giá đắt kéo dài suốt nhiều đời”, hoặc mơ hồ như “chỉ riêng việc phải lựa chọn giữa sống hay là chết dưới tay Trung Quốc, chúng ta đã không còn thời gian để cân nhắc”, “nhiệm vụ quan trọng nhất là đất nước phải hùng mạnh và trở thành một thành tố trong chuỗi giá trị toàn cầu, càng nhanh càng tốt”. Những góp ý thiện chí về “xây dựng một xã hội dân chủ thực sự”“thực hiện triệt để hoà giải dân tộc”  đã không được đi sâu.
Ngoài yếu tố do ôm đồm quá sức mình dẫn tới những mâu thuẫn trong lập luận, bố cục lủng củng, ý hay, dở trái ngược nhau trong cùng một chủ đề, … không biết có phải tác giả vẫn viết theo kiểu “lách”, nên đã cho ra một sản phẩm như vậy? “Lách” kiểu đó, trong một “chuyên luận” công phu, của một nhà văn có tiếng, đăng trên một trang mạng tự do uy tín nhất với giới trí thức, chứ không phải trên báo nhà nước, là không hợp lẽ chút nào và sẽ có những tác động không tốt cho lợi ích chung.
Ba Sàm
Bauxite Việt Nam

Sống với Trung Quốc

Tạ Duy Anh
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông
(Nguyễn Trãi)
Lời tự bạch:
Cổ nhân có câu: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Người thất học còn phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của xã tắc, nữa là một kẻ ít nhiều có đọc qua vài trang sách Thánh hiền.
Tôi có ba tư cách để viết chuyên luận này: Tư cách con dân Việt, tư cách chiến binh Việt bẩm sinh và tư cách một kẻ sĩ Việt.
Tôi dựa trên nền tảng quan điểm sau:
- Mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc trong thế kỷ 21 là thôn tính Biển Đông và đối thủ số một là Việt Nam.
- Việt Nam là nước nhỏ hơn nên luôn cần hoà bình, sống yên ổn bên cạnh Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng cần yên bờ cõi không kém, đặc biệt là cửa ngõ phía Nam, nơi Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý trong tác chiến.
- Một cuộc chiến tổng lực giữa Việt Namvà Trung Quốc trên Biển Đông là bất phân thắng bại nhưng là thảm hoạ cho cả hai nước. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều cần hoà bình.
Tôi tin rằng:
- Thượng sách là làm sao để sống hòa bình với Trung Quốc mà vẫn giữ được chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền tinh thần (bao gồm chính trị, văn hóa, lối sống…)
- Hạ sách là phải lựa chọn chiến tranh, dù ngắn hay dài, bởi hệ lụy của nó thì chưa thể biết hết, nhưng điều biết trước là – do cùng chung biên giới – sau sự tan hoang, đổ máu sự căng thẳng luôn trở về đúng điểm xuất phát khi chưa xảy ra binh đao và nguy hiểm hơn là nó tiếp tục làm tăng thêm mối hằn thù dân tộc là thứ sẽ để lại hậu quả cho con cháu lâu dài.
- Tối hạ sách là quá sợ chiến tranh mà đành ôm mối nhục để kẻ thù xâu xé cương vực, nuốt dần lãnh thổ, giết hại dân lành.
Chuyên luận chia làm ba phần: Bản chất của mối quan hệ Việt-Trung; Biển Đông và những điều có thể xảy ra; và Dự đoán hành động của Trung Quốc và sự lựa chọn của Việt Nam.
Tôi được khích lệ, chia sẻ ý tưởng từ nhiều người, nhất là những bạn trẻ nhiệt huyết với vận mệnh đất nước, những đồng nghiệp nhiều ưu tư nhưng vì nhiều lý do mà không thể tự do phát biểu quan điểm như tôi. Tôi xin tặng lại chuyên luận này cho họ.
Có thể những gì tôi suy nghĩ và viết ra chỉ đáng là những điều vô bổ, nông cạn hoặc là những chuyện đã biết rồi, không ai cần đọc. Nhưng tôi không vì điều đó mà nản chí bởi đây là tấm lòng của tôi với đất nước, một đất nước chưa bao giờ thôi khốn khó nhưng là nơi duy nhất tôi có thể sống và chết. Tôi cũng không giấu giếm rằng, cho đến khi hạ chữ cuối cùng của chuyên luận này, tôi vẫn chưa thoát khỏi cảm giác Nghĩ mãi không ra.

PHẦN I:

BẢN CHẤT CỦA MỐI QUAN HỆ VIỆT-TRUNG

Kể từ cuộc xâm lược Đại Việt của nhà Tống cho đến năm 1979, cứ cách ngắn nhất là 200, dài nhất là gần 400 năm (trung bình khoảng 250 năm) người Hán lại chủ động gây can qua với nước ta. Tất cả đều nhằm tới mục tiêu thôn tính lãnh thổ, biến nước ta thành quận huyện của họ. Nếu khẩu độ thời gian này thành quy luật, thì chúng ta đang ở vào thời kỳ Hoà Bình với Trung Quốc. Nhưng không có bất cứ điều gì đảm bảo cho nhận định đó. Tôi luôn cảm thấy chúng ta còn rất ít thời gian để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu mới với Trung Quốc, vượt khỏi quy luật về tần suất vừa nêu và về mức độ khốc liệt. Nói cách khác, với Trung Quốc ngày nay, mọi sự đều vô cùng khó lường. Vì thế chúng ta cần phải động não đưa ra được một đối sách để tồn tại hoà bình lâu dài bên cạnh Trung Quốc mà không mất chủ quyền lãnh thổ (trước mắt là không mất thêm vì hiện tại Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của chúng ta) và chủ quyền chính trị. Trong thời gian qua, ngoài quan điểm được nói ra mồm của chính quyền: “Tránh những hành động làm ảnh hưởng đến đại cục trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc”, nổi lên những xu hướng sau từ phía dân chúng trong và ngoài nước:
Xu hướng chủ chiến muốn Việt Nam dàn quân ngay tức khắc, cụ thể là đưa tàu chiến, máy bay ra để đối lại với những hành động bắt nạt, cướp bóc và giết hại ngư dân Việt Nam mà phía Trung Quốc thực hiện, khi điều kiện cho phép có thể dùng vũ lực đánh chiếm lại quần đảo Hoàng Sa và những vị trí bị Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa. Xu hướng này cũng lập tức kết tội chính quyền hiện tại hèn nhát, bán nước, làm tay sai cho Trung Quốc và yêu cầu họ nhường quyền lãnh đạo đất nước cho những lực lượng khác. Trong khi chưa thể chỉ ra lực lượng khác ấy là lực lượng nào, những người theo xu hướng này có lẽ cũng đã quên rằng, phần quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc năm 1974 là từ quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng hoà, đồng minh số 1 của Hoa Kỳ lúc ấy, khiến hơn 60 chiến sĩ hải quân là con dân nước Việt bị bắn chết một cách tức tưởi trong cảm hứng vô cùng dã man của kẻ thù. Với một hạm đội khổng lồ của ông bạn lớn Hoa Kỳ nằm cách đó vài chục km, với rất nhiều vũ khí hiện đại, nếu người Việt (cụ thể là chính quyền miền Nam lúc ấy) định dàn quân giành lại Hoàng Sa thì không còn cơ hội nào tốt hơn chính thời điểm đó. Thực tế này với chính sách bị coi là nhu nhược của chính quyền hiện tại như một số người quy kết, là hai vấn đề khác nhau và mỗi vấn đề đều cần phải làm rõ, rạch ròi, công bằng trước lịch sử.
Xu hướng dân tộc chủ nghĩa cứng rắn muốn dựa vào tinh thần dân tộc, tinh thần bài Hán để thể hiện quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Giới hạn của xu hướng này là công khai đối đầu với Trung Quốc về chính trị, ngoại giao, thậm chí nếu cần thì cắt đứt bang giao, sẵn sàng cho một cuộc đánh trả bằng quân sự. Xu hướng này gây sức ép với chính quyền để họ phải tỏ rõ thái độ chống lại Trung Quốc bằng lời lẽ và hành động ngay lập tức.
Nếu sau mọi chuyện, sáng dậy mở mắt ra chúng ta đã không còn là láng giềng của Trung Quốc thì chẳng có gì phải bàn nhiều.
Thực ra dưới thời cố Tổng bí thư Lê Duẩn, quan hệ Việt-Trung là thể hiện rõ ràng nhất của xu hướng này, với đỉnh cao của cuộc đối đầu là trận chiến biên giới năm 1979, kéo dài 30 ngày trên lý thuyết nhưng phải hơn 7 năm sau mới chấm dứt được sự đổ máu, sau khi để lại một biên giới tan hoang và một nền kinh tế kiệt quệ. Đấy là chưa kể thiệt hại lớn nhất về nhân mạng mà con số chắc chắn là nhiều vạn người vẫn còn trong vòng bí mật quốc gia!
- Xu hướng dân tộc chủ nghĩa mềm dẻo muốn Việt Nam độc lập với Trung Quốc về chính trị, ngoại giao để tự chủ quan hệ đồng minh với những quốc gia có chung lợi ích chiến lược ở Biển Đông, số 1 là Hoa Kỳ, khiến Trung Quốc không dám cậy mạnh lấn lướt mà phải lựa chọn sự hữu hảo bình đẳng. Mặt khác nhà cầm quyền cần từ bỏ ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa như một mặc định vô lý, nhanh chóng dân chủ hoá đất nước theo tấm gương của một số quốc gia phát triển trong khu vực để nâng cao sức mạnh dân tộc, tập hợp được mọi lực lượng, tiến tới đưa nước ta thành một cường quốc kinh tế, quân sự… Khi đó nền hoà bình với Trung Quốc sẽ tự nhiên được thiết lập và có cơ sở để bền chắc và có cơ hội để đòi lại những phần lãnh thổ bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Hàng loạt kiến nghị, tuyên bố… của những nhân sĩ, trí thức, công, nông, binh… trong thời gian qua là theo xu hướng này. Cùng với đó là những đợt người dân hai thành phố lớn xuống đường giương biểu ngữ phản đối Trung Quốc khi có sự cố nào đó họ gây ra trên Biển Đông.
Đây là xu hướng trước sau đất nước cũng phải lựa chọn, bởi nó mang tính tất yếu về mặt phát triển, đáp ứng nhiều nhất lợi ích của dân tộc trên mọi phương diện. Tuy nhiên khi tiếp cận ở một vài vấn đề then chốt vẫn còn hấp tấp, thiếu đi độ lạnh của lý trí, sự điềm tĩnh cần thiết để duy trì sự tỉnh táo. Chính vì thế nhiều ý tưởng đầy trách nhiệm với quốc gia, xuất phát từ những tấm lòng lớn với xã tắc, lại bị lồng trong cái vỏ của thứ ngôn ngữ chỉ dùng khi chửi bới, miệt thị, chế nhạo khiến mất đi tính đối thoại, rất đáng tiếc. Ngoài ra, vì để cho sự bức xúc chi phối mà nhiều ý kiến thành tâm bị mọi người hiểu sai, dẫn đến tác giả của nó bị vùi dập không thương xót, cũng làm mất đi không khí bàn bạc, tôn trọng nhau mà đáng ra giới trí thức phải gương mẫu duy trì (*). Với cá nhân tôi, những gì xảy ra giữa một bộ phận người dân với chính quyền Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là với Nhà nước Việt Nam thời gian qua là một bi kịch dân tộc. Trong khi kẻ thù đang lăm le ăn sống nuốt tươi lãnh thổ của Tổ Quốc, thì nội bộ Dân tộc lại bị phân tán. Tôi phản đối mạnh mẽ cách thức hành xử của chính quyền khi đàn áp biểu tình, tấn công các blogger có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Hành xử như vậy cho thấy chính quyền thiếu tự tin về trí tuệ nhưng lại quá tự mãn, ngạo mạn với vai trò và quyền lực của mình. Chính quyền không thể cho mình cái quyền không cần đối thoại với dân chúng mà chỉ một mực đòi họ tuyệt đối tin tưởng, trước một vấn đề nước sôi lửa bỏng như vấn đề chủ quyền và sinh mệnh đồng bào. Họ là những người dân bình thường, không thể đòi hỏi họ cũng phải tư duy như những chính khách và càng không thể vì thiếu tư duy ấy mà họ bị khép tội. Họ có quyền lo lắng cho đất nước và cần biết niềm tin của họ có cơ sở hay không và đang đặt vào đâu. Ngay cả khi phải giữ bí mật, phải đóng kịch với Trung Quốc để không phá vỡ sách lược nào đó không cần phải cho người dân biết, thì vẫn có cách chuyển tải điều đó cho dân chúng. Sự vụng về thì có thể thông cảm được chứ rất khó mà chia sẻ với cái kiểu “bí thí tốt” như đã xảy ra.
Nhưng mặt khác cũng phải nói một sự thật rằng, chúng ta không thể đối phó được âm mưu của Trung Quốc muốn chiếm vĩnh viễn Hoàng Sa và Trường Sa nếu chỉ bằng những cuộc biểu tình trên đường phố hoặc những lời hô hào trên Internet. Đánh thức lòng yêu nước, sự cảnh giác của mọi tầng lớp dân chúng trước âm mưu Hán hoá mà Trung Quốc đang tiến hành với Việt Nam là cần thiết, thậm chí cấp thiết hơn bao giờ hết và chắc chắn còn có nhiều cách khác nữa. Nhưng sự tỉnh táo sau đó để giải mã hành động của Trung Quốc rồi đưa ra đối sách khôn ngoan mới là thứ cần thiết hơn. Chúng ta không sợ một cuộc chiến tranh với Trung Quốc – nếu nó xảy ra – không có nghĩa rằng chúng ta luôn sẵn sàng để tuyên chiến với Trung Quốc, đặt đất nước thường xuyên bên bờ vực chiến tranh. Những lời hô hào kích động cho một cuộc chiến tranh thấy rải rác đâu đó, là vô cùng thiếu lý trí, thậm chí là vô trách nhiệm. Nếu ai đó ở Trung Quốc cũng nuôi quan điểm như vậy với Việt Nam, cho dù họ ở thế nước lớn gấp 30 lần chúng ta, cũng đáng bị coi là thiển cận.
Một cuộc chiến tranh với Trung Quốc là điều đầu tiên chúng ta (và không chỉ chúng ta, ngay nước Mỹ, nước Nhật…) phải tìm mọi cách để tránh khi còn có thể. Bản thân Trung Quốc cũng phải làm điều tương tự với các láng giềng của họ, ngoại trừ họ ảo tưởng mù quáng về sức mạnh hoặc có kẻ nào đó trong giới chóp bu tại Bắc Kinh lại thích cá cược với lịch sử. Tìm mọi cách để tránh, khác với tránh nó bằng mọi giá. Đọc lại lịch sử chúng ta đều nhận thấy ông cha ta cực kỳ nhất quán với quan điểm đó, tức là cố gắng hoà hiếu đến phút chót và chỉ khi không còn cách nào khác mới phải dùng đến vũ khí. Trước thế giặc quá mạnh, Triều đình Nhà Trần thậm chí đã nghĩ đến chuyện buông vũ khí để mong không phải chịu cảnh binh đao khốc liệt có nguy cơ huỷ diệt cả dân tộc! Sửa chữa sai lầm chết người đó chính là nhân sĩ, trí thức, tướng lĩnh và những người dân cày Đại Việt. Rút cuộc vua tôi nhà Trần đã khiến kẻ thù phải bạc tóc hàng trăm năm sau mỗi khi nhớ lại cuộc xâm lược nhục nhã đó. Bởi vì nhà Trần có những vị vua vô cùng anh minh, lại khiêm nhường (những người còn tin có thần Phật, trời đất đều khiêm nhường), biết coi sinh mệnh của xã tắc cao hơn sĩ diện cá nhân, sĩ diện của triều đại. Nhà vua dám nói lên suy nghĩ của mình, dám thú nhận với bá tính sự kém cỏi, thiếu tự tin của mình trước một kẻ thù quá mạnh (dám thú nhận sự kém cỏi của mình chưa bao giờ là người kém cỏi!), cần đến các hiền tài dân tộc, cần tiếng nói quyết định của mọi tầng lớp nhân dân. Chính nhờ ở tinh thần “bóp nát quả cam”, ở những lời nói khẳng khái “Đầu thần còn trên cổ thì hoàng thượng chớ lo”, “Nếu định hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần đi đã”… mà Triều đình nhà Trần đã kết thành một khối rắn chắc chôn vùi huyền thoại sức mạnh Nguyên-Mông và tạo nên hào khí Đông A để tiếng thơm đến muôn đời. Có những bậc minh quân như vậy, những người biết chọn đối thoại, biết lắng nghe thay vì đối đầu với dân chúng, làm sao kẻ thù có thể thắng được.
Giờ đây là lúc cả dân tộc cần đến một sự gắn kết, cần một sự đồng lòng, cần những bộ óc thông minh, trong sạch hơn bao giờ hết. Bởi vì vận mạng của dân tộc, sự tồn vong của xã tắc chưa bao giờ bị đặt vào thế chông chênh như hiện tại. Kẻ thù ngày nay không phải là những đạo quân công khai tuyên bố sẽ làm cỏ cái nước Nam nhỏ bé với những tối hậu thư ngông cuồng và lỗ mãng, ép con dân Việt phải cầm vũ khí. Kẻ thù ngày nay luôn mang bộ mặt bạn bè, thậm chí còn là những người có cùng mục tiêu lý tưởng, luôn luôn vuốt ve bằng những lời lẽ ngoại giao thuộc loại lịch sự nhất. Kẻ thù trước đây đặt chúng ta vào tình thế hoặc đánh lại hoặc bị tiêu diệt. Kẻ thù ngày nay tạo cảm giác là chỗ dựa tin cậy, cùng tồn tại và cùng phát triển, vì một mục tiêu cao cả cùng hướng tới. Nhưng trên thực tế, chưa khi nào nước ta bị xâm lược ở quy mô lớn và toàn diện như hiện nay. Chưa khi nào nguy cơ lại rơi vào vòng lệ thuộc ngoại bang của dân tộc chúng ta hiển nhiên như hiện tại. Vì vậy con dân nước Việt mà đại diện của nó là giới trí thức, phải thật tỉnh táo để không gây ra trạng thái rối trí.
Chúng ta phải xác định ngay với nhau rằng, Trung Quốc là mối bận tâm lớn nhất của người Việt, từ cổ sử cho đến muôn đời. Người Pháp, người Nhật và sau cùng là người Mỹ, chỉ là những yếu tố ngẫu nhiên làm gián đoạn mối bận tâm chính yếu đó, xét trên suốt hành trình là không đáng kể cho dù nó cũng đã làm thay đổi số phận của dân tộc. Chính các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ đã giúp người Việt tạm thời quên đi những đau thương do Trung Quốc gây ra. Quan hệ Việt-Trung bỗng nồng ấm tình anh em khi người Pháp và liền sau là Mỹ quyết chia cắt Việt Nam để “ngăn cơn sóng đỏ”. Không thể trách những nhà chính trị miền Bắc thời ấy khi họ buộc phải dựa vào Trung Quốc (giống như những nhà chính trị của chính thể Việt Nam Cộng hoà phải dựa vào Hoa Kỳ) cho dù không ít người nhận ra bên trong những kiện hàng viện trợ là một tính toán lâu dài về lãnh thổ và lợi ích quốc gia của người Hán. Họ (bao gồm cả hai phía) đáng trách ở chỗ đã ngạo mạn đánh đồng các mục tiêu chính trị có tính đảng phái dựa trên những chủ thuyết chính trị, với các mục tiêu dân tộc vốn cao hơn, thiêng liêng hơn mọi ý thức hệ. Vì thế, người Việt nên trách nhau một cách nghiêm khắc thì công bằng hơn. Chúng ta đã thất bại quá lâu cho một cuộc hoà giải dân tộc (**) (giờ này vẫn chưa hết thất bại!), tạo cơ hội cho các loại ngoại bang nhảy vào xâu xé, chia chác, tự tiện đưa ra những quyết định theo ý họ trên lưng người Việt. Hàng triệu con cháu của bà Âu Cơ bị chính người anh em, đồng bào của họ giết chết bởi vũ khí ngoại bang, là điều khủng khiếp nhất của lịch sử đất nước và các thế hệ tương lai phải tiếp tục suy ngẫm về cơn bĩ cực đau thương đó. Trong số những ngoại bang ấy thì Trung Quốc là ẩn số lớn nhất, chứ không phải Hoa Kỳ. Việc Trung Quốc mạnh mẽ viện trợ chiến tranh cho Bắc Việt Nam nhưng lại không muốn thấy một nước Việt Nam thống nhất, là bằng chứng rõ ràng nhất về điều đó. Họ muốn người Việt tàn sát nhau cho tới người cuối cùng để dễ bề nuốt gọn cái dải đất phía Nam mà hàng ngàn năm ông cha họ không thực hiện được, hoặc ít ra cũng biến thành cái đệm an ninh như họ đang đạt được với Bắc Triều Tiên. Trung Quốc là bậc thầy thiên hạ về khả năng giấu kín những mục tiêu chiến lược của mình. Những lời dạy của Đặng Tiểu Bình “Giấu mình chờ thời” đã nói rõ bản chất của nền chính trị Trung Hoa hiện đại. Giấu mình khi chưa đủ mạnh. Chờ thời cơ chín muồi, trong đó Trung Quốc đã là cường quốc, trong khi những cường quốc khác suy yếu, sẽ làm một cuộc trỗi dậy, đánh úp thiên hạ để rửa nhục cho những thất bại triền miên của dân tộc Trung Hoa (không phải chỉ thất bại trước người Việt). Thực ra đây là một tư tưởng nguy hiểm cho thế giới, đặc biệt với những nước láng giềng trong đó có Việt Nam. Và cũng chính thủ đoạn đầy tinh thần Đại Hán đó đã xác định bản chất của mối quan hệ không chỉ Việt-Trung mà cả giữa Trung Quốc với thế giới.
Chưa khi nào Trung Quốc ngạo mạn và tự tin vào sức mạnh của họ như hiện nay.
May mắn lớn nhất là đến giờ này chúng ta vẫn chưa bị Hán hoá! Trên thế giới hiếm có một dân tộc nào bị đô hộ tới cả ngàn năm mà lại vẫn sống sót với tư cách một dân tộc, để rồi sau đó phát triển thành một quốc gia, như Việt Nam. Đó là bi kịch khủng khiếp cho cả hai phía. Trong khi chúng ta bị dồn đuổi, bị áp bức, bị lệ thuộc, thì kẻ đô hộ cũng chẳng sung sướng gì. Sau một ngàn năm, việc người Hán đành phải nuốt hận dừng chân trên đường chinh phạt xuống phía Nam, chấp nhận có một quốc gia bé hơn họ gần ba mươi lần về diện tích, sống bên cạnh như một láng giềng, mà lại là láng giềng bướng bỉnh, là nỗi hổ thẹn không dễ gì quên đi được. Bằng chứng là từ khi nhà nước Đại Việt ra đời cho đến cuối thế kỷ 20, tức là 1000 năm sau đó, họ đã tám lần xua binh hùng tướng mạnh, lần lượt đối đầu với sáu triều đại chính của Việt Nam, quyết rửa nỗi nhục đế quốc mà vẫn không thành. Điều đó xác lập nên mối quan hệ lịch sử trớ trêu và bi thảm giữa chúng ta và Trung Quốc. Mỗi lần Trung Quốc muốn làm cỏ nước Nam, thì thêm mỗi lần họ phải nuốt xuống sâu hơn nỗi nhục thất bại. Nỗi nhục đó là nỗi nhục Quốc truyền. Ý thức rõ không thể tránh được Trung Quốc, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tìm ra một triết lý sinh tồn bên cạnh người láng giềng khổng lồ và chưa bao giờ hết tham vọng lãnh thổ, đó là “thần phục giả vờ” (chữ của cố giáo sư Trần Quốc Vượng). Nghĩa là bề ngoài cha ông ta luôn tỏ vẻ thần phục Bắc triều với các hình thức dâng lễ vật hàng năm, bẩm báo một cách hình thức những việc trọng đại, chấp nhận chịu lễ phong vương (tức là chấp nhận thuộc quốc về mặt hình thức)… Thậm chí sau mỗi cuộc chiến, dù mình là người chính nghĩa và chiến thắng, nhưng – như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và sau này là Quang Trung đã làm – vẫn giành cho kẻ thù chút sĩ diện để nó không quá nhục mà trở nên điên cuồng. Nhưng bên trong thì lúc nào cha ông ta cũng giữ độc lập, bình đẳng với Trung Quốc trong mọi việc, sẵn sàng – cả về tinh thần (đoàn kết dân tộc) lẫn vật chất (rèn luyện binh sĩ, vũ khí, chẳng hạn chính sách “ngụ binh ư nông”… hoàn toàn chỉ để đối phó với Trung Quốc) – để cho gã khổng lồ nếm tiếp nỗi nhục thất bại nếu nó lại gây can qua. Về phía các triều đại Trung Quốc, một mặt họ cay đắng chấp nhận sự thần phục mà họ biết rõ là vờ vĩnh đó, một mặt họ không nguôi tìm cách xóa xổ nước Việt ở phương Nam, khi điều kiện cho phép. Điều kiện đó là khi nước nhà ta suy yếu hay lủng củng về nội bộ. Điều kiện đó còn là khi các triều đại của Trung Hoa tiếm quyền nhau và muốn lấy lòng dân chúng, muốn chứng tỏ họ hùng mạnh, muốn mở mang cương vực (thời điểm hiện tại có vẻ như đang hội đủ những yếu tố bên trong và bên ngoài như vậy!). Họ đã thành công với hầu hết các nước nhỏ ở phía Tây, phía Bắc nhưng chưa bao giờ làm được điều tương tự khi quay xuống phương Nam. Vì thế, sự ngang nhiên tồn tại một nhà nước của một trong số những tộc Việt không thể tiêu diệt, chính là nỗi hận truyền đời của người Hán. Vì những mục tiêu lâu dài, trong một số điều kiện không thể chủ động, Trung Quốc buộc phải làm chỗ dựa cho Việt Nam trong một thời gian. Đây là một phần của sự thật lịch sử bang giao hiện đại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sự thật này có vẻ bề ngoài ngọt ngào nhưng bên trong vẫn là cái hạt đắng đót kết lại từ hàng ngàn năm quá khứ mà chính sách trắng của Bộ ngoại giao Việt Nam năm 1979 đã chỉ ra. Cuộc chiến biên giới Tây Nam năm 1978 với chế độ đồ tể Pônpốt và cuộc chiến phía Bắc năm 1979 với bậc thầy của hắn ta, tuy với hai quốc gia khác nhau nhưng đều có một điểm xuất phát từ Bắc Kinh. Nó là nút thắt định mệnh mỗi 250 năm (chính xác chỉ có 190 năm, kể từ cuộc xâm lược của nhà Thanh, là khẩu độ thời gian ngắn nhất) của lịch sử chưa bao giờ hữu hảo thật sự giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Giờ đây, cho dù được khoác bằng những chữ vàng về tình anh em, được tô son trát phấn bởi đủ thứ mỹ tự, thì quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, trên thực tế là quan hệ giữa một con mãnh thú luôn đói mồi với một con nhím chỉ muốn yên thân nhưng bất khuất, đầy kinh nghiệm thoát hiểm và có khả năng làm đối phương phải tổn thương. Người Trung Quốc có thể cũng rất muốn có sự yên ổn ở phía Nam, nhưng với điều kiện các đòi hỏi về lãnh thổ và lãnh hải – đặc biệt là lãnh hải – của họ phải được thoả mãn. Mà điều vô lý theo kiểu sô-vanh đó thì không bao giờ được chấp nhận, một khi người Việt chưa diệt vong. Vì vậy, mọi sự hữu hảo giữa hai đảng, hai nước, hai dân tộc… chỉ là sự vờ vịt mà cả hai bên đều đọc thấy hết những gì thật sự ẩn chứa bên trong, sẽ còn kéo dài chưa biết đến bao giờ, ít nhất là chừng nào chúng ta còn chưa giành lại được Hoàng Sa, hoặc chừng nào Trung Quốc chưa trở thành một cường quốc dân chủ, có trách nhiệm và do đó từ bỏ tham vọng ngông cuồng, đầy ảo tưởng thể hiện trên bản đồ lãnh hải hình lưỡi bò.
Có thể đã thừa căn cứ để nói rằng: Không ai mong muốn làm láng giềng núi liền núi, sông liền sông với Trung Quốc như những gì thế giới chứng kiến ở họ. To lớn như nước Nga hay Ấn Độ họ cũng không thích thú gì có một ông bạn thâm hiểm, tham tàn và khó lường như Trung Quốc ở bên cạnh. Trong nửa sau thế kỷ 20, Trung Quốc trực tiếp và gián tiếp gây chiến tranh với hầu hết bạn bè lân bang, đúng tinh thần của Binh pháp Tôn Tử: “Viễn giao, cận công”. Vì thế, số phận quả là khắc nghiệt đã đặt chúng ta bên cạnh Trung Quốc, lại ở phía dễ tổn thương nhất. Việc thất bại trong quá trình đồng hoá và xâm lược Việt Nam suốt hai ngàn năm, chưa phải là bài học cuối cùng cần khép lại vĩnh viễn với người Trung Quốc. Họ sẵn sàng theo đuổi tiếp hai ngàn năm nữa để thực hiện mục tiêu đó. Mấy chục năm hữu hảo, mấy trăm triệu đô la viện trợ để chúng ta có thể “đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng” chỉ là bước đi nhỏ, của một tính toán dài hạn, lạnh lùng, không thay đổi một li một lai mà người Trung Quốc vạch ra chi tiết cho việc thôn tính chúng ta. Xét về mọi khía cạnh thì đây là một thực tế bi thảm mà chúng ta phải đối mặt. Bi thảm vì chúng ta luôn ở thế lép vế so với họ; bi thảm vì chúng ta không có quyền lựa chọn không gian sống khác; bi thảm vì dân tộc chúng ta là một dân tộc quật cường, hoặc sống hoặc chết chứ không trở thành họ, càng không trở thành một bộ phận dơ dáy của họ. Bi thảm còn vì chúng ta không thể nhắm mắt lại rồi hy vọng khi mở ra đã ở bên một nước khác không phải Trung Quốc. Chúng ta, trong bất cứ khoảnh khắc nào đều không được phép sao lãng công việc để ý ông bạn láng giềng. Bỗng dưng nó mạnh lên là phải cảnh giác. Nhưng đột nhiên nó có nguy cơ tan vỡ cũng lại là mối nguy hiểm. Thấy họ cãi nhau với người hàng xóm khác (chẳng hạn như những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay Philippines), phải nghĩ ngay đến việc họ đang giương đông kích tây, đánh lừa dư luận khỏi chú ý đến mục tiêu chính ở Biển Đông, tức là có thể bất ngờ đánh úp mình bất cứ lúc nào.
Nhưng có lẽ bi thảm nhất là vô tình chúng ta đóng vai trò vật cản tự nhiên của tham vọng bành trướng Đại Hán Trung Quốc. Đây là thực tế phũ phàng xác định tính thực chất lâu dài cho mối quan hệ Việt-Trung.
Nói gọn lại, chừng nào Trung Quốc còn nuôi ý đồ độc chiếm Biển Đông, chừng nào Trung Quốc còn chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa, tìm cách gặm dần Trường Sa của Việt Nam, chừng nào người Việt Nam còn không chấp nhận sự chiếm đóng của Trung Quốc trên một phần lãnh thổ, không chấp nhận sự lệ thuộc tinh thần, thì chừng đó quan hệ Việt-Trung là quan hệ của hai đối thủ, mọi sự hữu hảo chỉ là tạm thời và vờ vĩnh. Thực chất của mối quan hệ đó là bên này tìm cách cô lập, làm suy yếu bên kia càng nhiều càng tốt (trên thực tế điều này chỉ đang diễn ra một chiều, từ phía Trung Quốc). Với Trung Quốc là cả một chiến lược toàn diện, dài hạn, nhất quán, được chuẩn bị kỹ với tầm nhìn hàng trăm năm từ chuẩn bị lực lượng quân sự, chèn ép về buôn bán, giao thương, xâm lược văn hoá, quấy nhiễu, gây rối an ninh, áp đặt dư luận bằng quy mô tuyên truyền lớn, thao túng hàng hoá, tiền tệ, công nghệ, làm suy thoái nòi giống Việt (***)… không thể kể hết, đến những can dự vào chính trị, chia rẽ nội bộ, kiềm toả về ngoại giao, kinh tế, nhằm làm cho Việt Nam suy yếu toàn diện, … Còn về phía Việt Nam, chúng ta chỉ có một cách duy nhất là tỉnh táo thoát khỏi những mưu mô đó của Trung Quốc, tận dụng thời cơ trong đó có cả những mâu thuẫn giữa các cường quốc để phát triển. Về phần Trung Quốc, họ nắm toàn bộ sự chủ động, có thể đề ra luật chơi theo ý mình nhưng tuyệt đối không phải vì thế mà họ có quyền định đoạt. Về phần mình, chúng ta bắt buộc phải sống bên cạnh họ – nhiều người có vẻ không nhớ thực tế đơn giản này – đành ở vào thế phải nương theo và vì vậy chúng ta chỉ có thể tồn tại và phát triển bên cạnh Trung Quốc bằng một đối sách khôn ngoan.
PHẦN II:
BIỂN ĐÔNG VÀ ĐIỀU CÓ THỂ XẢY RA
Trung Quốc luôn viện dẫn căn cứ vùng biển lịch sử để bào chữa cho lý do họ muốn chiếm trọn Biển Đông. Một trong những căn cứ mơ hồ đó là tên gọi lấy phương vị dựa theo lục địa Trung Quốc: Biển Nam Trung Hoa. Diễn nôm ra theo ý họ thì đó là vùng biển phía Nam của Trung Quốc. Đây là sự diễn dịch vô lối: từ phương diện thuận tiện cho hàng hải biến thành phương diện chủ quyền. Nó cũng là căn cứ mang màu sắc nước lớn bắt nạt thiên hạ. Trung Quốc chỉ nên lấy đó làm niềm tự hào dân tộc – trên phương diện địa lý, văn hoá, chủng tộc. Thực tế là từng có cả một đại dương mang tên nước Ấn Độ song điều đó không có nghĩa Ấn Độ có chủ quyền toàn bộ cái đại dương mênh mông đó. Mexico trong quan hệ chủ quyền với vịnh Mexico sẽ là ví dụ tiếp theo.
Nhưng mọi tranh cãi chỉ là vô ích và vô nghĩa khi chúng ta hiểu người Trung Quốc nghĩ gì và muốn gì.
Người Trung Quốc tự coi họ là trung tâm của thế giới. Đây vừa là sự phô trương văn hoá, niềm hãnh diện tinh thần của một dân tộc lớn, nhưng chính điều đó cũng bắt đầu cho một bi kịch Trung Hoa kéo dài hàng ngàn năm qua chưa tìm ra lối thoát. Các triều đại Trung Hoa, với vị thế của một nước trung tâm, là vua thiên hạ, đã cố công để cho tấm áo khoác ngoài xứng tầm với vóc dáng của họ. Nhưng chính vì sự cao ngạo dân tộc đó mà suốt hàng ngàn năm, nước Trung Quốc thấy tự đủ là một thế giới, không cần phải mở ra bên ngoài, nơi chỉ là phên dậu, man di của họ. Hoàng đế tài giỏi Càn Long trở thành gã vua gàn khi cứ khăng khăng trước sứ thần người Anh là cho dù các ngươi tài giỏi đến đâu, cũng thua xa nước trẫm! (Chỉ mấy chục năm sau, Trung Quốc phải nhục nhã nhượng Hồng Kông cho Anh Quốc và chịu sự sai bảo như một thuộc quốc). Nghe nói Mao không thèm học ngoại ngữ, bởi vì với ông ta “Thế giới phải học tiếng Trung Quốc!”. Đó là một phần lý do khiến Trung Quốc ngủ yên trên ngai vàng suốt nhiều thế kỷ, tụt lại khá xa so với thế giới phương Tây và Nhật Bản.
Bi kịch xuất phát từ sự kiêu ngạo Trung Hoa khiến nước Trung Quốc chậm phát triển, bị canh chừng trên toàn thế giới. Nhưng điều đó chưa thấm vào đâu so với bi kịch về mặt địa lý trước vị thế của một cường quốc. Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga… đều là những cường quốc thông với thế giới, hoặc có khả năng mở ra mọi hướng. Riêng Trung Quốc thì lọt tỏm giữa các thành trì – xét theo cả hai nghĩa. Phía Bắc là nước Nga khổng lồ, phía Đông là Nhật Bản và không gian “lợi ích cốt lõi về an ninh” của Hoa Kỳ, phía Tây có Ấn Độ án ngữ, thêm vào đó là vùng đệm Hồi Giáo bị cạnh tranh ảnh hưởng mạnh mẽ giữa Hoa Kỳ và Nga. Về mặt địa lý đó đều là những vùng núi non hiểm trở, đất đai cằn cỗi do sa mạc hoá, lại luôn bất ổn về chính trị, sắc tộc, rất khó kiểm soát. Đó là lý do vì sao Trung Quốc quyết tâm gây chiến với Ấn Độ để thôn tính hoàn toàn vùng đất mà Ấn Độ gọi là Nam Tây Tạng làm ngõ ra phía Tây bằng cái giá đắt. Rủi cho họ là mục tiêu đó chưa thành. Như vậy là ba lối ra của gã khổng lồ mơ giấc mơ đại cường đều vấp phải thành luỹ khó vượt qua, thậm chí là không thể vượt qua. Cuối cùng chỉ còn duy nhất ngả phía Nam, nơi có vùng biển rộng gần bằng nửa diện tích Trung Quốc, nối với ba lục địa quan trọng là châu Âu, châu Mỹ, châu Phi (tức là phần lớn thế giới) và hai đại dương chiến lược. Vùng biển này quan trọng với Trung Quốc cả về quốc phòng, kinh tế lẫn giao thương. Nhưng có lẽ quan trọng nhất là vùng biển này xác định vị thế trung tâm chi phối của Trung Quốc với thế giới về khả năng ảnh hưởng. Nếu cần nói rõ hơn thì sẽ là: Trung Quốc coi Biển Đông của Việt Nam là khu vực Exit của họ, có giá trị bảo hiểm cho những rủi ro dân tộc Trung Hoa về lâu dài. Vì vậy có thể thấy đây là vùng biển yết hầu, có ảnh hưởng to lớn đến mục tiêu bá chủ thế giới của Trung Quốc. Khắc nghiệt nhất với họ là vùng biển ấy lại của người khác, mang sứ mệnh đảm bảo giao thương hàng hải cho cả thế giới. Đây có thể là ý Trời, không muốn quả địa cầu này đến lúc nào đó chỉ còn duy nhất giống người mang dòng máu Hán. Không dân tộc nào có lỗi với Trung Quốc trong vấn đề này. Những gì họ đang làm là hành động cưỡng lại định mệnh xuất phát từ tham vọng mang tinh thần Đại Hán. Hãy giả định Trung Quốc làm chủ phần biển nằm trong đường chữ U do họ tự vẽ. Khi đó toàn bộ nguồn tài nguyên dưới đáy biển, được dự đoán là cực kỳ lớn, thuộc về họ, là thứ của dự trữ tự nhiên, khổng lồ gấp trăm lần vài ngàn tỷ USD dự trữ hiện nay của họ. Toàn bộ nguồn hải sản, đủ nuôi sống hàng trăm triệu người, cũng thuộc về họ. Hình dung tiếp: ngày nào đó thế giới cạn dầu, trong khi Trung Quốc vẫn rủng rỉnh, họ sẽ có quyền đưa ra những quyết định khiến thế giới phải phục tùng. Khi có thể đưa ra bất cứ quyết định nào về Biển Đông, Trung Quốc cũng dễ dàng hơn trong việc bắt chẹt Nhật Bản, Hàn Quốc, đặc biệt là chiến lược thu hồi Đài Loan, hoặc chính Đài Loan, trong thế kẹt không còn sự lựa chọn, phải tự nguyện trở về với Đại Lục.
Lý do thứ tư mang tính võ đoán nhưng rất có thể lại là mục tiêu chủ chốt của Trung Quốc: Muốn thực hiện giấc mơ cai quản toàn bộ khu vực Đông Nam Á, chi phối châu Á, tiến tới thống trị ít nhất là một nửa bán cầu. Chính Mao Trạch Đông đã chả từng muốn làm chủ tịch 500 triệu bần nông Đông Nam Á đó sao? Chính ông ta chả muốn đưa người Trung Quốc xuống sinh sống ở Lào,Thái Lan,Myanmar… đó sao? Liệu đây là sự buột miệng của một hoàng đế tự coi mình ngang với trời, hay là mật chỉ cho các thế hệ con cháu? Chúng ta sẽ phải tìm lý do xác đáng cho nhận định này sau một vài sự kiện ở Indonesia, Campuchia hay gần đây là Myanmar… Nhưng nếu chỉ dừng ở những lý do trên, cũng dễ dàng nhận ra, Trung Quốc sẽ không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để có được điều họ vẫn thèm khát hàng trăm năm qua: Độc chiếm Biển Đông và trở thành đại cường số một thế giới!
Để thực hiện mục tiêu đó, nghe nói Trung Quốc đưa ra đường lối chiến lược 100 năm, lấy mốc là năm 2049, năm kỷ niệm chẵn một thế kỷ thành lập nước Trung Hoa hiện đại! Những năm đầu, do sai lầm trong đường lối kinh tế, do ảo tưởng về sức mạnh Trung Hoa và chủ yếu do mải mê củng cố quyền lực, đấu đá tiêu diệt lẫn nhau, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã khiến đất nước của họ tiều tuỵ, to xác nhưng rỗng ruột, không khiến ai vị nể. Họ đành tạm nuốt xuống mục tiêu đầy tham vọng đã nêu. Và nó được nhớ lại khi ông Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền, mở đầu thời kỳ tư bản hoá nền kinh tế, biến Trung Quốc thành một nước phát triển nhanh nhất (đồng thời cũng tàn phá kinh khủng nhất) thế giới trong ba chục năm qua. Cho dù nhiều người thích nói lấy được khi gán mọi sự tiêu cực cho sự vươn dậy của Trung Quốc, thì sức mạnh Trung Quốc vẫn không vì thế mà thiếu tính hiện thực. Giờ đây càng ngày Trung Quốc càng có trong tay nhiều công cụ để thực hiện giấc mơ cường quốc, thậm chí là cường quốc duy nhất. Nhưng họ vẫn chưa thể đủ sức đưa ra những phán quyết theo ý mình khi chưa có trong tay thứ quan trọng đang thuộc về người khác ở cửa ngõ phía Nam. Họ vẫn phải “giấu mình”. Nếu xét kỹ thì chiến lược “giấu mình chờ thời” của Trung Quốc là vì mục tiêu lớn nhất thâu tóm Biển Đông. Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng ở châu Phi, có thể chi phối Nam Á… nhưng đó chỉ là những chi phối mang màu sắc thương mại nhất thời. Tại đó Trung Quốc thực hiện cuộc “bòn vét”, “tận thu” thuộc địa mà không phải xua quân đội chiếm đóng, cai quản. Trên thực tế Trung Quốc thực hiện thứ chủ nghĩa thực dân kiểu Hán: Không chiếm đất mà chỉ cần chiếm của cải, sau đó rũ tay phủi trách nhiệm về vô vàn hậu quả họ để lại. Sẽ đến lúc những nền chính trị ở những khu vực đó trưởng thành, họ sẽ xua đuổi Trung Quốc, y như các thuộc địa xua đuổi thực dân châu Âu đầu và giữa thế kỷ trước. Khi đó người Trung Quốc sẽ thay chân người Mỹ trở thành mục tiêu khủng bố của những kẻ dân tộc chủ nghĩa cực đoan. Biển Hoa Đông, với vài hòn đảo tranh chấp, không quá quan trọng với Trung Quốc về kinh tế cũng như mở rộng không gian sinh tồn. Vả lại họ biết rằng không thể vượt qua bức thành trì Nhật Bản có Hoa Kỳ luôn ở phía sau, một cách dễ dàng. Cuối cùng chỉ có thâu tóm Biển Đông, Trung Quốc mới tạo ra được sự chi phối mang giá trị địa chính trị, chi phối về an ninh, tạo bàn đạp để Trung Quốc vươn ảnh hưởng ra toàn cầu. Thiếu cái bàn đạp định mệnh này, giống như Trung Quốc chưa có điểm dậm chân hữu hiệu cho cú nhảy quyết định xem mình ở tầm cao nào. Điều đó giải thích vì sao Trung Quốc giành mọi ưu tiên chiến lược lãnh thổ cho Biển Đông. Để làm điều này, Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn chính trị. Một trong những thủ đoạn thành công nhất của họ là đã khiến cho những đối thủ tiềm tàng mất cảnh giác. Đầu tiên họ tìm cách qua mặt Hoa Kỳ bằng cú lừa “trỗi dậy hoà bình”, chờ Hoa Kỳ sa lầy họ mới lộ diện. Với Việt Nam, đối thủ chính cần tiêu diệt đầu tiên nhưng lại khó nuốt nhất, họ đánh lừa bằng 16 chữ vàng, tinh thần 4 tốt, lấy lợi ích đại cục mang tính ý thức hệ làm chính. Chúng ta chưa đủ bằng chứng để kết luận các lãnh tụ hàng đầu của Việt Nam đều tin vào những lời đường mật của Trung Quốc, nhưng rõ ràng, chúng ta đã để cho Trung Quốc dắt mũi khá lâu (trong đó có cả việc khiến người Việt bịt miệng người Việt về chủ quyền lãnh hải) ít ra là cho đến khi họ vẽ đường lưỡi bò trên Biển Đông. Trong khoảng thời gian 20 năm chơi trò gian lận ngoại giao, Trung Quốc đã chủ động cầm cái cuộc chơi ấy, kịp cho họ âm thầm chuẩn bị lực lượng mọi mặt, trong khi Việt Nam và cả Philippines vẫn bình chân như vại. Hải quân, không quân Việt Nam đã thuộc loại yếu, những lực lượng này của Philippines còn yếu hơn, tạo cho Trung Quốc thế thượng phong tuyệt đối trên biển. Chỉ đến khi tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, nhòm ngó bãi cạn Scarborough mà Philippines tuyên bố chủ quyền, lãnh đạo của hai nước mới không còn có thể nhắm mắt bịt tai tự dối lòng mình được nữa.
Một câu hỏi cấp thiết đặt ra là: Với ý đồ chiến lược ấy, liệu Trung Quốc có quyết tâm đánh chiếm Biển Đông bằng một cuộc hải chiến toàn diện hay không và nó xảy ra khi nào?
Trả lời câu hỏi này trước hết phải trả lời được những câu hỏi sau:
- Hải quân và không quân của Trung Quốc nói riêng và tiềm lực của Trung Quốc nói chung thực chất mạnh đến cỡ nào?
- Nếu trận hải chiến toàn diện xảy ra, liệu nó sẽ kéo quốc gia nào vào cuộc?
- Phản ứng mạnh mẽ nhất của Hoa Kỳ sẽ ở mức nào?
- Hậu quả của cuộc hải chiến mà Trung Quốc phải gánh chịu lớn tới mức nào?
Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng khía cạnh một.
Trung Quốc có nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ, có thể nhanh chóng huy động tiềm lực quốc gia nhưng với hơn 1,3 tỉ dân, trong đó già nửa số đó thuộc diện nghèo đói, áp lực an sinh là vô cùng lớn. Trung Quốc luôn phải đối diện với sự rối loạn từ bên trong. Thay vì tập trung cho việc chiến đấu, quân đội Trung Quốc phải thường trực một lực lượng lớn để đề phòng hội chứng “mùa xuân Ả Rập”.
Hải quân, không quân Trung Quốc tuy mạnh lên khá nhanh nhưng chưa đủ áp đảo trong một cuộc chiến mà tầm hoạt động quá xa như ở Biển Đông. Với diện tích mặt nước mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền rộng hơn 3 triệu km vuông, thì lực lượng hải quân của Trung Quốc hiện tại quá mỏng, lại chưa từng qua thử thách chiến trường, trong khi đó đối phương sẽ không bao giờ chịu ngồi yên. Bài học về cuộc chiến biên giới năm 1979 hẳn nhiều nhà quân sự Trung Quốc chưa quên. Lừa được Việt Nam mất cảnh giác để bất ngờ mở cuộc đánh úp khiến lực lượng “mỏng dính” của Việt Nam nhanh chóng bị chọc thủng. Nhưng chỉ sau đó vài ngày phía Trung Quốc bắt đầu ngấm đòn từ những chiến binh Việt ngày thường mặc áo nông dân. Trên bộ còn thế nữa là trên biển, nơi chưa bao giờ Trung Quốc được coi là có thế mạnh. Đó là chưa kể sau khi đánh chiếm rồi thì còn phải giữ được nó. Trung Quốc rất biết điểm yếu này. Trung Quốc chưa có tàu sân bay và về lâu dài thì tàu sân bay của Trung Quốc cũng chưa thể hoạt động có hiệu quả. Không quân Trung Quốc giương oai thanh thế với thiên hạ là chính chứ chưa thể với tầm ra toàn bộ Biển Đông, đặc biệt là khả năng khống chế đối phương có bờ biển dài như Việt Nam. Nếu Việt Nam có kế hoạch phòng thủ tốt trên các đảo ở quần đảo Trường Sa, có sự hỗ trợ của không quân Việt Nam với tầm bay ngắn chỉ bằng một nửa của đối phương, thêm vào sự hỗ trợ của tên lửa phòng thủ bờ biển có độ chính xác cao, tên lửa đặt trên các tàu khu trục, tàu ngầm… thì mặc dù mỏng manh hơn Trung Quốc nhiều lần, các lực lượng phối hợp đó vẫn là đối tượng khó vượt qua của Trung Quốc. Vì vậy, ngay cả khi Trung Quốc có thể tự do hành động (ngụ ý không bị cản trở trực tiếp bởi Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ…), Trung Quốc cũng phải tính toán cực kỳ kỹ lưỡng trước khi khai hoả. Nếu chỉ dựa vào sức mạnh thuần tuý, Trung Quốc chưa dám phiêu lưu bằng cuộc chiến tổng lực quá nhiều rủi ro như vậy.
Việc quốc gia nào bị kéo vào cuộc xung đột trực tiếp, phần lớn phụ thuộc vào tính toán của Trung Quốc. Đây là lợi thế của nước lớn. Họ sẽ chủ động điều chỉnh phạm vi chiến trường sao cho không phải phân tán lực lượng và không thách thức công khai Hoa Kỳ. Bằng vào những thực tế chính trị, địa lý hiện tại, có thể trả lời, ngoài Việt Nam, sẽ không có nước nào bị lôi kéo đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Những gì mà Trung Quốc chuẩn bị công phu mấy chục năm qua cho lực lượng hải quân và không quân là để đối đầu và đè bẹp Việt Nam! Những hành động cố làm cho to chuyện ở biển Hoa Đông chỉ là đòn nghi binh của Trung Quốc, để Việt Nam mất cảnh giác. Nhưng Trung Quốc biết rõ những lực lượng nào của thế giới sẽ hậu thuẫn Việt Nam, những lực lượng mà chỉ khi chiến tranh nổ ra họ mới công khai xuất hiện, vì lợi ích của họ và còn cả vì sự căm ghét Trung Quốc là thứ tình cảm có thật vẫn tồn tại trên khắp hành tinh. Điều đó có nguy cơ đẩy Trung Quốc trở thành kẻ chống lại phần lớn thế giới.
Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất hiểu sâu sắc và thực tế cái giá đắt mà họ, sau đó đến thế giới phải trả một khi Trung Quốc chiếm được Biển Đông. Nếu để chuyện đó xảy ra, Hoa Kỳ sẽ mất lợi ích và mất quyền lãnh đạo thực sự với thế giới, đặc biệt là với khu vực Thái Bình Dương cực kỳ quan trọng với họ. Ngoài ra Hoa Kỳ còn có nghĩa vụ với đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Úc, Singapore… những quốc gia có lợi ích kinh tế và an ninh gắn chặt với Biển Đông. Vì những lý do chiến lược ấy, Hoa Kỳ sẽ quyết tâm ngăn cản bằng các biện pháp gián tiếp để cuộc chiến không xảy ra. Hoa Kỳ làm được điều này, ít nhất là trong tương quan hiện tại. Trung Quốc chưa đủ mạnh và còn rất lâu nữa vẫn chưa đủ mạnh đến mức có thể phớt lờ những cảnh báo mang tính răn đe của Hoa Kỳ!
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét đến yếu tố quan trọng nhất quyết định cuộc chiến Biển Đông có xảy ra hay không, đó là hậu quả của nó mà Trung Quốc phải gánh chịu lớn tới mức nào.
Thế giới này luôn luôn hiện hữu những mối ràng buộc giữa các quốc gia, các châu lục. Trung Quốc, như đã phân tích, cho dù có tiềm lực quốc gia lớn, nhưng vẫn là nước mới thoát nghèo về thu nhập. Trung Quốc luôn luôn có vấn đề nội bộ khiến họ rất khó phình to thêm mà không sợ bị tan vỡ. Chỉ riêng vấn đề Tây Tạng, Tân Cương… có thể sẽ hút cạn vốn liếng chính trị và sự tự tin của họ trong thời gian tới đây. Trên thực tế trong mấy thập kỷ qua Trung Quốc phát triển được là nhờ ở việc chấp nhận có sự phụ thuộc lẫn nhau. Không mở cửa với Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu… không bao giờ Trung Quốc có được vị thế kinh tế, quốc phòng như hiện nay. Mối liên quan ràng buộc chặt chẽ với nhau này khiến mỗi quốc gia không thể tuỳ tiện đưa ra những hành động đơn phương mà không gây tổn thất cho quốc gia khác và cho chính mình. Nền hoà bình thế giới và khu vực được duy trì chính bởi những sợi dây quyền lợi này. Vì thế Trung Quốc sẽ phải lượng xem họ có thể chịu nổi hậu quả của một sự ly khai của thế giới khi họ phát động chiến tranh hay không. Chẳng hạn một lệnh trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ và đồng minh nhắm vào Trung Quốc, nếu họ gây chiến với Việt Nam và Philippines. Một sự trừng phạt như vậy là hoàn toàn hiện thực. Và Trung Quốc như một gã khổng lồ với đôi chân yếu, có thể không chịu nổi điều đó nhiều hơn thời gian tối thiểu mà một quốc gia yếu kém có thể chịu đựng. Hoặc chẳng hạn một cuộc tẩy chay Trung Quốc và các lợi ích của Trung Quốc diễn ra trên toàn cầu? Điều này cũng hoàn toàn có thể thành hiện thực. Trung Quốc khi đó sẽ đánh mất toàn bộ thứ giá trị Trung Hoa mà họ gây dựng, cổ suý suốt bao nhiêu năm trước khi có thể trở thành cường quốc thực sự. Đó là chưa kể Trung Quốc có thể phải đối mặt với những cuộc ly khai mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa của các vùng lãnh thổ tự trị rộng lớn, tạo điều kiện cho Ấn Độ mở rộng ảnh hưởng. Bởi vì xã hội Trung Quốc chưa bao giờ thống nhất. Nó luôn tiềm ẩn sự chia rẽ sâu sắc và chỉ chờ cơ hội để nổ ra.
Trên đây chúng ta đã chỉ ra những hạn chế về thực lực quân sự và những ràng buộc chính trị khiến Trung Quốc phải cân nhắc khi họ dự định một cuộc hải chiến lớn ở Biển Đông. Dù sao thì những nhận định đó cũng chỉ là giả thuyết tương đối. Với nền chính trị kiểu Trung Hoa thì một cuộc phiêu lưu quân sự đôi khi được bắt đầu bằng những lý do rất mơ hồ và khó lường. Cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 cũng đã từng nằm ngoài mọi dự đoán của nhiều nhà phân tích trong và ngoài nước, khi họ quá tin vào logic thông thường, chỉ dựa trên những hiện tượng bề nổi. Nhưng còn có thứ logic khác, đó là logic của thứ phi logic mà văn minh Trung Hoa luôn coi đó như một sản phẩm độc đáo. Có thể đã đủ chứng cứ khẳng định cá nhân ông Đặng Tiểu Bình đưa ra quyết định xâm lược Việt Nam, phần nhiều vì sĩ diện cá nhân và còn vì ông muốn làm một cú test quyền lực cho bản thân. So với cú test của Mao, thì số sinh mạng ông Đặng đem ra đặt cược nhỏ hơn rất nhiều. Ngay cả con số lính Trung Quốc bỏ mạng trong một tháng Nam chinh ấy là 30 ngàn như ước tính của Hoa Kỳ, thì cũng chỉ bằng một phần ngàn số người mà bậc đàn anh của ông làm thịt vì cuộc thử nghiệm quái gở mang tên Cách mạng văn hoá. Nền chính trị Trung Hoa luôn ẩn chứa rủi ro không chỉ cho họ mà còn cho thế giới, vì nó vẫn là một nền chính trị tôn sùng bá đạo, thực chất là một nền chính trị thủ ác, nền chính trị của bóng tối. Vì thế, nếu chỉ vì những ràng buộc trên, chưa đủ để khẳng định một cuộc chiến đẫm máu, do Trung Quốc khởi xướng, không xảy ra trên Biển Đông. Nhưng lý do sau đây có thể là điều khiến Trung Quốc sẽ còn phải chùn tay: Họ không dám chắc thắng tuyệt đối bằng một trận tổng lực, trong thời gian ngắn, tức là chưa có trong tay kịch bản kết thúc cuộc chiến. Mà điều này thì hoàn toàn có thể xảy ra. Lịch sử của những cuộc nhà Hán chinh phục phương Nam hẳn là điều họ chưa thể quên được. Thêm một lần thất bại nữa, nước Trung Hoa hiện đại có thể sụp đổ, trước hết là sụp đổ tinh thần Trung Hoa mà họ đang tìm mọi cách dung dưỡng. Hậu quả nhãn tiền của nó là sẽ khiến mọi bí mật hư hư thực thực của tiềm lực Trung Hoa – thứ mà Trung Quốc đang sử dụng hiệu quả trong việc chèn ép thiên hạ – bị lộ mặt, từ đó bẽ mặt với cả đồng minh lẫn kẻ thù. Lợi thế răn đe của Trung Quốc với các lân bang khác ngoài Đông Nam Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, đặc biệt là Đài Loan… cũng vì thế mà không còn. Khi đó Trung Quốc mất sạch cả vốn lẫn lãi và có thể lịch sử Trung Hoa buộc phải viết lại từ nhiều trang trong quá khứ.
Vì vậy, như đã nói, vấn đề lớn nhất với Trung Quốc không phải là bắt đầu cuộc chiến như thế nào, mà sẽ kết thúc cuộc chiến ra sao? Các chiến lược gia diều hâu của Trung Quốc chưa thể nghĩ ra kịch bản nào tốt hơn là sau khi khai hoả, ồ ạt áp đảo đối phương bằng lực lượng vượt trội, có thể giành một chút chiến thắng nhưng sau đó sẽ lại phải rút về. Nếu biết trước như vậy mà vẫn lao vào thì chỉ những kẻ mất trí mới làm. Không kết thúc được, nghĩa là toàn bộ sườn phía Nam có giá trị như cửa sinh tử của Trung Quốc sẽ ở trong tình trạng chiến tranh, chưa biết đến bao giờ. Khi đó quyền chủ động cuộc chơi nằm trong tay các nước đối đầu mà nguy hiểm nhất với họ chính là Việt Nam. Việt Nam là dân tộc có khả năng phòng thủ kiên cường và nghệ thuật quân sự chứa nhiều ẩn số vào loại nhất thế giới. Khi buộc phải đánh nhau, khi Biển Đông là chiến trường, khi có sự hỗ trợ ngầm về vũ khí từ các cường quốc vì lợi ích của họ, thì Việt Nam có thể khiến Trung Quốc sống dở chết dở, có khả năng bóp nghẹt, cắt đứt con đường giao thương quan trọng nhất của họ để qua eo biển Malacca. Những gì họ đang làm ở Campuchia là để phòng xa sự cố này cũng sẽ vô ích. Không ai phải nghi ngờ điều này và cũng không cần phải có tới 5000 quả tên lửa diệt hạm, con số trên lý thuyết để dìm toàn bộ lực lượng hải quân của Trung Quốc xuống Biển Đông. Bởi vì đó là bản năng sinh tồn của người Việt hình thành từ hàng ngàn năm, để không thể bị tiêu diệt.
Kết lại: Trung Quốc sẽ khai hoả ngay tức thì ở Biển Đông một khi họ đã có trong tay kịch bản kết thúc chiến tranh. Chúng ta sẽ phải cho người Trung Quốc thấy, không bao giờ họ thực sự có trong tay cái bảo bối ấy và do đó, một điều tưởng phi logic khác lại trở thành thứ logic của định mệnh: Chính người Việt sẽ quyết định có cho phép Trung Quốc làm mưa làm gió ở Biển Đông hay không. Việt Nam là nước nhỏ hơn nên luôn cần hoà bình, sống yên ổn bên cạnh Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng cần yên bờ cõi không kém, đặc biệt là cửa ngõ phía Nam, nơi họ không thể phớt lờ Việt nếu muốn có sự đảm bảo trên thực tế về an ninh. 
PHẦN III:
DỰ ĐOÁN HÀNH ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG LỰA CHỌN CỦA VIỆT NAM
Tuy nhiên, việc Trung Quốc nuôi ý đồ quyết chiếm đoạt Biển Đông là điều không còn gì phải nghi ngờ. Đừng ai ảo tưởng tin vào thiện chí của Trung Quốc, được quảng bá bằng đủ thứ lời lẽ ngoại giao hoa mỹ. Vấn đề cần quan tâm là họ có khả năng làm được điều đó hay không và phương pháp mà họ sẽ tiến hành.
Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra phỏng đoán, trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ “doạ” là chính, tìm cách gây áp lực, mua chuộc, ve vãn, chèn ép… để các nước có liên quan đến Biển Đông lâm vào khó khăn phải tìm cách thoả thuận với Trung Quốc theo những điều kiện Trung Quốc đặt ra. Cách Trung Quốc làm vẫn sẽ là tạo ra những sự cố ồn ào rồi nhân đấy áp đặt quan điểm của họ hoặc nếu có thể thì gặm một miếng – như miếng Gạc-ma năm 1988 và miếng Vành khăn năm 1995, 1998. Khi các quốc gia kịp phản ứng thì việc đã ở vào chuyện đã rồi. Nói rõ ra thì Trung Quốc sẽ vẫn chỉ áp dụng biện pháp tằm ăn dâu, gặm từ từ, đánh lấn, quấy nhiễu, chủ động làm phức tạp hoá tình hình để can dự và gây áp lực. Cách làm này của Trung Quốc có lợi thế tuyệt đối với họ.
Thứ nhất họ chỉ có thắng mà không thua, chỉ được mà không mất, vì đối phương vốn ở thế yếu, sẽ phải kiềm chế, không dễ có hành động tương ứng đáp trả ngay tức khắc.
Thứ hai là họ phân hoá được đối tượng làm áp lực với họ. Vì lợi ích quốc gia, nhiều nước sẽ dĩ hoà vi quý để hưởng lợi. Nhiều nhà phân tích phương Tây cho rằng, không ít quyết định của chính quyền địa phương, của quân đội Trung Quốc liên quan đến Biển Đông là tự ý, chính quyền trung ương không biết. Nhận định này căn cứ trên lời bao biện của một số nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Nó có thể do quá ngây thơ, hoặc do thói quen sống trong môi trường thượng tôn luật pháp, mọi thứ đều minh bạch kiểu dân chủ phương Tây. Thực ra đó là thứ kế sách kiểu Trung Hoa. Họ dùng biện pháp đó để dò đường. Nếu mọi chuyện êm xuôi, thì coi như là chính sách của nhà nước. Còn nếu không thuận lợi, thì họ dễ bề chối bỏ trách nhiệm ở tầm quốc gia. Tương tự như vậy họ đã dùng tờ Hoàn Cầu thời báo để tung ra những quan điểm mang tính thám hiểm phản ứng của đối phương. Nó dễ dàng biến thành quan điểm của nhà nước Trung Quốc nếu điều kiện cho phép. Đó cũng là cách mà Trung Quốc dùng để “bắn tin dữ” với thiên hạ. Một nền chính trị như ở Trung Quốc hiện nay, nhất cử nhất động đều bị kiểm soát, không cấp dưới nào dám mạo hiểm làm như vậy nếu như đó không phải cũng là quan điểm của chính quyền trung ương.
Thứ ba là chỉ dừng lại ở những phi vụ “vặt vãnh” như vậy, chưa đủ là cái cớ để đối phương hoặc những quốc gia liên quan coi là chiến tranh.
Cái lợi thứ tư là Trung Quốc cho thấy họ liên tục đòi hỏi chủ quyền một cách quyết liệt ở những vùng mà nước khác cũng đòi hỏi. Đây là cách pháp lý hoá những việc bất hợp pháp sau này theo kiểu Trung Hoa. Bước chuẩn bị mà họ vừa làm là thành lập tỉnh Tam Sa. Chúng ta không nên coi thường động thái này. Đầu tiên chỉ là cái tỉnh trên giấy, bị Việt Nam, Philippines… coi là vô giá trị. Nhưng sau đó, họ sẽ ấn cái tỉnh đó vào đầu hàng tỉ người Trung Quốc, tạo ra những giao tiếp thương mại, ngoại giao với các nước láng giềng không bị ảnh hưởng quyền lợi bởi hành động của họ, thông qua Tam Sa. Chẳng hạn hành động mời thầu thăm dò dầu khí vừa rồi. Hay những phi vụ buôn bán thương mại với lợi nhuận hấp dẫn, gắn với cái địa danh Tam Sa? Những hội nghị, triển lãm, thi đấu thể thao nhỏ… do Trung Quốc đăng cai được tổ chức ở Tam Sa! Dần dần cái tên Tam Sa sẽ thành một địa danh quen thuộc với thế giới. Nó sẽ đi vào các văn bản giấy tờ mang tính quốc tế. Nó cứ từ từ là một đơn vị hành chính hiện thực của Trung Quốc. Khi đó những hoạt động trên Biển Đông của chúng ta, được mặc nhiên coi là hoạt động ở tỉnh Tam Sa của Trung Quốc! Thế giới không bị buộc phải nhớ Tam Sa thực chất là cái gì, gây tổn hại cho ai, mà họ chỉ cần biết Tam Sa mang lại cho họ cái gì. Giống như thói quen thế giới gọi biển phía Nam Trung Quốc là biển Hoa Nam, tết Âm lịch là tết Trung Quốc, đến lúc nào đó, họ chỉ còn biết Tam Sa là một tỉnh của Trung Quốc! Về phần mình, Trung Quốc sẽ dựa vào đó để coi hành động tuyên chiến của họ là quyền tự vệ, cụ thể ở đây là bảo vệ Tam Sa!
Đây là một mưu đồ rất thâm hiểm và nguy hiểm cho Việt Nam.
Chúng ta đang ở vào thế khó khi phải đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến vấn đề chủ quyền đối với Trung Quốc. Đó là thực tế hiện nay đặt ra trước cả dân tộc chứ không chỉ đối với Đảng Cộng sản. Những người cộng sản đương nhiên là rất bí bởi họ tự nguyện quàng thêm vào cổ cái ách ý thức hệ để tự trói tay mình. Trong khi ý thức hệ là cái bẫy chiến thuật của người Trung Quốc, thì với nhiều lãnh đạo cộng sản Việt Nam nó lại được coi là giải pháp mang tính chiến lược.
Kết luận rằng những người cộng sản Việt Nam không làm gì, hoặc không quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải là nói lấy được, cốt cho bõ tức hơn là đưa ra một nhận định nghiêm túc. Chỉ có thể nghi ngờ hiệu quả của biện pháp mà họ đang áp dụng. Trong thời gian qua, biện pháp ấy của họ là phỏng theo sự khôn ngoan kiểu con sóc: Dùng tài leo dây để thoát hiểm. Đó là một mưu mẹo không hề thiếu sự khôn ngoan. Nhưng chiến thuật này sẽ chỉ có tác dụng nhất thời, trong điều kiện hiện tại của Trung Quốc. Khi họ đã là cường quốc thì mọi xảo thuật lập tức bị vô hiệu hoá. Nói thẳng ra thì giải quyết tranh chấp với Trung Quốc vào thời điểm này, mặc dù cực kỳ khó khăn nhưng vẫn thuận lợi hơn phải làm điều đó với họ sau vài chục năm nữa. Vì vậy không cẩn thận chính người Việt đang tạo thuận lợi cho việc câu giờ của Trung Quốc. Chúng ta cứ hay quên rằng chính Trung Quốc mới là phía cần sự yên tĩnh xung quanh hơn chúng ta để thực hiện chiến lược trỗi dậy và ổn định nội tình. Chúng ta, do quá tự ti về tầm vóc, mà không dám tận dụng vị trí lợi hại của mình để chủ động áp đặt điều kiện ngược lại với Trung Quốc. Nói khác đi trong tay người Việt không thiếu “con bài” mà Trung Quốc phải dè chừng. Nếu không tỉnh táo, tự bịt mắt nhau, tự làm nhụt chí nhau, người Việt Nam sẽ mắc vào chính cái lưới do mình giăng ra với mục đích kìm chân đối phương. Cái lưới đó là viện vào ý thức hệ; cái lưới đó là không làm cho tình hình Biển Đông phức tạp thêm; cái lưới đó còn là tự bưng bít thông tin vì sợ làm xấu mối quan hệ hai đảng anh em, sau đó là làm suy yếu tư tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Quan điểm của chúng tôi là mọi biện pháp bảo vệ được chủ quyền, lợi ích đất nước, bảo vệ được công dân Việt Nam (đặc biệt là những ngư dân) đều tốt nếu nó thực sự cho thấy sự khôn ngoan và hữu hiệu. Hãy thử thật bình tĩnh, khách quan và lý trí phân tích xem chúng ta có thể dựa vào đâu để đạt mục tiêu đó.
Dựa vào ý thức hệ
Có vẻ như thực tế của những cuộc đối đầu giữa Việt Nam với Trung Quốc và giữa Philippines với Trung Quốc có sự khác biệt bởi có yếu tố ý thức hệ: Trung Quốc đối đầu với Philippines là đối đầu với một địch thủ, còn với Việt Nam là cuộc tranh giành của thừa kế giữa hai anh em? Vì thế, cho dù Việt Nam mới là vật cản chính trên con đường Nam tiến của Trung Quốc, thì những tranh chấp lại có vẻ đỡ khốc liệt hơn?
Nếu chỉ nhìn vào những biểu hiện thì quả là có thấy dấu hiệu này.
Nhưng đây là chỗ bất lợi nhất do chính Việt Nam tạo ra cho mình trong việc đề ra sách lược bảo vệ đất nước. Trung Quốc đã thổi phồng lợi ích của mối tương đồng hình thức về thể chế để lừa lại những nhà lãnh đạo của Việt Nam. Về lý thuyết thì khi chủ nghĩa cộng sản toàn thắng, mọi biên giới quốc gia, mọi nhà nước cũng sẽ biến mất. Không lý gì hai quốc gia đang nỗ lực hết mình cho mục tiêu ấy của nhân loại lại không hiểu tương lai nào mới là quan trọng với họ. Một số nhà lãnh đạo Việt Nam do cả tin và do tình cảm ý thức hệ chi phối, đã nhất nhất phụng sự mục tiêu đó bằng cách đẩy lợi ích dân tộc xuống hàng thứ yếu. Điều đó phản ánh sinh động và cô đọng nhất trong câu nói nổi tiếng của một trong những lãnh tụ cộng sản hàng đầu Việt Nam: “Trung Quốc có thể xấu, tham lam nhưng họ bảo vệ chủ nghĩa xã hội”. Chính nhà lãnh đạo này đã cấm tiệt báo chí trong suốt hàng chục năm, từ 1991 – sau Hội nghị Thành Đô – không được nhắc đến địa danh Hoàng Sa vì sợ điều đó làm phật lòng Trung Quốc, có thể khiến hỏng đại cục (lời thổ lộ của một cựu lãnh đạo báo Nhân Dân trong buổi nói chuyện tại Trường viết văn Nguyễn Du năm 1994 với mục đích ca ngợi “tầm nhìn” của nhà lãnh đạo kia). Đại cục ở đây là phong trào cộng sản quốc tế do Trung Quốc đi đầu. Một số còn lại thì thấy bám vào chỗ dựa ý thức hệ là cách tốt nhất để đẩy quả bóng chủ quyền cho thế hệ tương lai. Đối với những người này thì quyền lực của họ – núp dưới quyền lực đảng – cao hơn, quan trọng hơn quyền lợi dân tộc.
Không có gì phải bàn nếu Trung Quốc cũng nghĩ và hành động như vậy. Nhưng thực tế hoàn toàn khác. Trung Quốc tung ra chiêu hoả mù ý thức hệ như một chiến thuật vô hiệu hoá Việt Nam ít tốn kém nhất. Trong khi trói Việt Nam vào sợi dây vô hình đó khiến cho Việt Nam không dám tự ý hành động vì lợi ích quốc gia trong vấn đề Biển Đông và hàng loạt vấn đề khác, thì họ tranh thủ từng phút để lập hồ sơ giả về Biển Đông, nuôi dưỡng tinh thần dân tộc Đại Hán cho mục tiêu chiếm Biển Đông khi có điều kiện. Những thoả thuận mập mờ “giữa lãnh đạo hai nước” là đòn hiểm mà Trung Quốc đạt được quá dễ dàng trước các nhà lãnh đạo Việt Nam. Những thoả thuận không minh bạch nội dung như vậy có tác dụng chia rẽ nội bộ dân tộc, chia rẽ và gây nghi ngờ giữa các nhà lãnh đạo, giữa người dân với người cầm quyền… cực kỳ hữu hiệu. Nhưng nguy hiểm hơn, nó khiến cho những người ủng hộ Việt Nam mệt mỏi, chán ngán, thiếu tin tưởng và cứ thế phân tán dần sự quan tâm. Khi Philippines muốn biết Việt Nam thoả thuận gì với Trung Quốc, thì Trung Quốc đã coi như đạt mục đích, có thể ôm bụng mà cười đắc chí. Philippines có thể không quá quan trọng. Nhưng Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, thậm chí cả Nga cũng cùng có câu hỏi ấy, nghĩa là chúng ta sắp bị bỏ rơi cho con mãnh thú.
Vậy là có thể kết luận: Lá chắn ý thức hệ chỉ tạo ra ảo giác về lợi ích trước mắt, ngắn hạn, có lợi cho Trung Quốc nhiều hơn. Nhưng cái lá chắn giống như những sợi chỉ căng ngang ấy, một mặt không thể giúp ngăn được chút tham vọng nào của người Hán, mặt khác trên thực tế nó đang trói tay chúng ta trong những hành động vì lợi ích lâu dài của dân tộc và cách ly Việt Nam khỏi thế giới, điều có lẽ Trung Quốc không mong gì hơn.
Dựa vào khối ASEAN
Một trong những thành tựu ngoại giao lớn nhất mà những người cộng sản Việt Nam đạt được trong vòng 20 năm qua chính là đã đưa nước ta gia nhập khối ASEAN (chỉ cần nhớ lại thái độ bực tức, bất lực của Trung Quốc khi ấy cũng thấy). Có thể nói đó là dấu mốc của một sự chuyển hướng quan trọng trong tư duy chính trị Việt Nam. Là thành viên của khối ASEAN, Việt Nam đã mở được cửa chính thông ra với thế giới để từ đó đi những bước tiếp theo với vị thế của một nước lớn (hay ít ra cũng là nước quan trọng) trong tiểu khu vực. Không ở đâu chúng ta có được sự đánh giá này. Không ở đâu chúng ta có tiếng nói mà người khác buộc phải chăm chú lắng nghe, như trong Hiệp hội ASEAN. Cũng từ vị thế thành viên Hiệp hội, từ đây chúng ta có thêm nhiều thuận lợi trong việc thoát khỏi cái bóng khổng lồ Trung Quốc, đặt Trung Quốc vào thế phải tính toán thận trọng hơn khi đưa ra những đòi hỏi lợi ích liên quan đến toàn khu vực. Điều quan trọng hơn, chúng ta có thêm kênh để quan hệ với Hoa Kỳ và những nước quan trọng khác thường nhìn vào thái độ của Hoa Kỳ để đưa ra quyết định. Thế giới này đã, đang và sẽ còn sự phụ thuộc như vậy. Bỏ qua thực tế ấy là thiếu khôn ngoan, thiển cận về chính trị.
Nhưng trong vấn đề chủ quyền biển, đảo ở Biển Đông, ASEAN chỉ có tác dụng như một tiếng nói, có thể là tiếng nói quan trọng, về mặt dư luận và thể hiện thái độ. Trung Quốc không thể phớt lờ tiếng nói này, bởi quyền lợi của họ với cả khối là khá lớn. Vả lại, phía sau một mình Việt Nam là những lực lượng khác xa với phía sau ASEAN trong đó có Việt Nam. Trung Quốc biết rõ điều này, rằng luôn có một Hoa Kỳ lởn vởn lúc xa, lúc gần, là đối tác của cả khối, có quyền lợi quốc gia về thương mại, chính trị, ngoại giao, nơi họ có khá nhiều đồng minh truyền thống, trong đó quan trọng bậc nhất là Indonesia và nếu thời cuộc thuận lợi, Việt Nam sẽ là danh sách tiếp theo. Ngoài ra là Nhật Bản, Ấn Độ, Liên hiệp châu Âu và từ những sức ép lợi ích khiến cả Nga cũng nhập cuộc, trở thành những đối tác có sự can dự thường xuyên, biến ASEAN thành trung tâm quốc tế về an ninh, hàng hải, trao đổi các ý tưởng. Sự can dự này vô tình khiến Trung Quốc phải ở vào thế bị lép vế. Chúng ta cần phải triệt để khai thác vị thế thành viên của ASEAN, nơi những tranh chấp đơn phương nào cũng có nguy cơ thành tranh chấp đa phương – điều mà Trung Quốc ngán nhất. Không phải họ ngán lực lượng yếu ớt và không bao giờ thống nhất của ASEAN, mà họ biết rằng, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ bỏ mất cơ hội để can dự vào nội tình khu vực, mà thực chất của can dự đó là tìm bằng chứng ngăn cản Trung Quốc. Họ biết rõ, bất kỳ thỏa thuận nào giữa ASEAN và Trung Quốc cũng có bàn tay của Hoa Kỳ, khác rất xa những thoả thuận chỉ có Việt Nam và Trung Quốc.
Kết luận lại, chúng ta không thể dựa vào ASEAN như một lực lượng có thể răn đe hoặc để giành chiến thắng khi phải đối đầu quân sự trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền. Nhưng ASEAN là một tiếng nói có sức mạnh chính trị, nơi có khả năng khiến Trung Quốc không thể tự ý đưa ra quyết định độc đoán. Vì vậy, với Hiệp hội ASEAN, Việt Nam cần gắn kết chặt hơn nữa, thúc đẩy quá trình ràng buộc các bên nhiều hơn nữa, chứng tỏ sự chân thành hơn nữa, thậm chí phải hy sinh chút ít lợi ích nhỏ để kéo cả khối can dự sâu hơn nữa vào Biển Đông bằng nhiều cách thức, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề an ninh và tự do hàng hải. Biển Đông là vấn đề của cả Hiệp hội ASEAN, tức là của quốc tế – Việt Nam cần nhất quán lập trường này, ở bất cứ diễn đàn nào, bất cứ cuộc đối thoại nào, vô hiệu hoá mọi mưu đồ xé nhỏ ASEAN của Trung Quốc như họ đang làm và có vẻ thành công bước đầu trong trường hợp với chính phủ Campuchia.
Dựa vào các bạn bè truyền thống
Trong số này hiển nhiên quan trọng nhất là Liên bang Nga. Việt Nam cần phải duy trì mối quan hệ với người bạn quan trọng này, bất chấp mọi thời tiết chính trị của nước Nga cũng như của thế giới. Cho đến nay Nga vẫn là đối tác đáng nhờ cậy nhất về mặt quân sự. Nhưng nước Nga không phải là Liên Xô trước đây có thể dễ dàng đưa ra những quyết định cảm tính dựa trên tinh thần quốc tế, tức là phải hy sinh một phần lợi ích dân tộc. Nước Nga ngày nay có đường lối đối ngoại thực dụng, dân tộc lạnh lùng và khó đoán. Nga là quốc gia duy trì nhiều mối quan hệ phức tạp nhất trên thế giới và nó luôn được đảm bảo bằng công cụ dễ tráo trở là tiền. Nga không còn ở thế có thể can dự trực tiếp vào những vấn đề bên ngoài lãnh thổ của họ và các chính khách của Nga ngày nay sẽ không làm điều đó. Xét về mối quan hệ thương mại cũng như những lợi ích mà Nga đang có từ Trung Quốc, xét về vị trí địa lý và hàng loạt mối ràng buộc khác, có thể thấy Trung Quốc quan trọng với Nga gấp nhiều lần Việt Nam. Hy sinh lợi ích với Trung Quốc là một tính toán thiển cận và nước Nga giờ đây không cho phép bất cứ nhà lãnh đạo nào của họ tự ý làm điều đó. Vì thế, có thể thấy Nga không bao giờ mong muốn một Trung Quốc hùng mạnh, có thể nuốt chửng vùng Viễn Đông của họ trong tương lai, có thể áp chế họ như những gì nước Mỹ đang làm, nhưng Nga sẽ quyết tâm không bị lôi kéo vào cuộc đụng độ ở Biển Đông. Tuy vậy, Nga có sĩ diện dân tộc rất lớn, không dễ bỏ mất vị thế cường quốc của họ. Vả lại Nga cũng cần Việt Nam trong chiến lược trở lại Đông Nam Á. Đó là lý do Nga sẽ làm hết sức để Trung Quốc không ngang nhiên dàn quân uy hiếp Việt Nam, đẩy Nga vào thế khó. Trong tay họ có một vài quân bài như: năng lượng, công nghệ quân sự, lợi ích ngoại giao với vị thế là Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tạm thời những quân bài đó còn đủ mạnh để họ có thể chi phối phần nào những quyết định của Trung Quốc. Nhưng phép màu của những quân bài đó đang mất dần. Điều chúng ta có thể và cần tranh thủ Nga lúc này là mua những loại vũ khí hiện đại, có độ chính xác cao, tiếp cận công nghệ của họ tiến tới có thể sản xuất chúng ngay trên lãnh thổ Việt Nam như Nga đã và đang làm với Ấn Độ. Tạo mọi điều kiện để Nga can dự trở lại Đông Nam Á, phân tán mối quan tâm của Trung Quốc.
Khác với Nga, Nhật Bản và Ấn Độ ít ràng buộc lợi ích chiến lược với Trung Quốc hơn. Đường lối ngoại giao của họ cũng rõ ràng hơn. Đây là hai cường quốc khu vực cực kỳ quan trọng với Việt Nam. Nếu xét cả về lợi ích và vị thế cũng như tầm vóc, Ấn Độ dễ chấp nhận dấn thân hơn. Chúng tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của Ấn Độ với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Lịch sử quan hệ và tranh chấp lãnh thổ khiến nước lớn này là địch thủ công khai và lâu dài của Trung Quốc. Rất khó để hai nước tìm được sự hữu hảo thực sự, khi mà Trung Quốc còn công khai tuyên bố chủ quyền với vùng đất chiến lược của Ấn Độ. Ấn Độ không bao giờ chấp nhận sự lãnh đạo của Trung Quốc ở châu Á. Lòng tự trọng dân tộc, quy mô diện tích, dân số và vai trò nước lớn trong khu vực không cho Ấn Độ thoả hiệp với tư tưởng hạ mình ấy. Can dự vào những vấn đề an ninh khu vực được Ấn Độ coi là quyền lợi và sứ mệnh của họ. Mối quan hệ mật thiết của Trung Quốc với Pakistsan khiến Ấn Độ tìm thấy thêm lý do phải cân bằng lực lượng ở Biển Đông ngoài lý do bảo vệ lợi ích và đó là thuận lợi cho chúng ta. Nếu xảy ra đụng độ lớn tại Biển Đông, Ấn Độ sẽ là những quốc gia đứng về phía Việt Nam mạnh mẽ nhất, có thể công khai cung cấp vũ khí hiện đại cho Việt Nam, thậm chí sẵn sàng gây áp lực quân sự với Trung Quốc ở giới hạn nào đó. Ấn Độ ở vào vị thế tương đối độc lập khi đưa ra những quyết định như vậy. Nhưng Ấn Độ cũng sẽ không để bị lôi kéo vào cuộc chiến.
Trong khi đó Nhật Bản rất khó làm điều tương tự như Ấn Độ vì luật pháp hoà bình của nước này và vì mối ràng buộc với Hoa Kỳ. Cũng như Ấn Độ, Nhật Bản có lợi ích sống còn về hàng hải ở Biển Đông và chung lợi ích chiến lược, chia sẻ những giá trị lịch sử với Việt Nam trong vấn đề kìm chế Trung Quốc. Mà kìm chế tốt nhất là không để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông. Họ sẽ làm mọi cách có thể cùng với Việt Nam để thực hiện điều đó nhưng vai trò chi phối quân sự của Nhật là có giới hạn. Cũng như Úc, châu Âu, họ chỉ có thể ngầm giúp chúng ta, chỉ có thể đóng vai trò người can ngăn, có thể gián tiếp tạo ra một sự ủng hộ từ Hoa Kỳ với chúng ta.
Dựa vào Hoa Kỳ
Phải khẳng định là, nếu không có Hoa kỳ thì Trung Quốc không chỉ nuốt sống Biển Đông, biển Hoa Đông, mà đã tìm cách thống trị thế giới từ lâu rồi. Đó hoàn toàn không chỉ là một cách nói. Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, định nghĩa theo một cách dễ hiểu hơn, là không có giới hạn nào về địa lý thoả mãn được nó. Nếu không bị cả thế giới tìm cách ngăn chặn, sẽ đến lúc mục tiêu của nó là lãnh thổ Hoa Kỳ, trước khi nó hướng tới mặt trăng. Trung Quốc hiện tại, cho dù đang thức tỉnh, đang thay đổi thì vẫn cứ là một thực thể quá nặng nề để có thể mở cuộc đua bứt phá với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ chưa cần làm gì, Trung Quốc đã phải dè chừng. Nhưng vẫn có những biến số trong một thế giới đang thay đổi chóng mặt. Không ai tiên đoán nổi, chỉ trong vòng vài chục năm, cuộc đổi vai trò cường quốc giữa Liên Xô (sau đó là Nga) với Trung Quốc lại đơn giản thế. Đơn giản còn hơn cả việc thực thi một hiệp ước có ký kết. Chính sự thay đổi đó mà thế giới ngày nay thậm chí còn nguy hiểm hơn với những nước nhỏ, so với thời chiến tranh lạnh. Nguy hiểm nhất là không thể biết con sư tử Trung Hoa còn đói mồi đến bao lâu và có ai hy sinh lợi ích để ngăn chặn nó. Hàng trăm năm qua đã có tới cả ngàn lời khuyên quý giá của các triết gia, các nhà chính trị lớn, về cách mà thế giới sẽ phải làm để có thể sống với Trung Quốc. Nhưng chỉ có Hoa Kỳ quan tâm và hiểu những lời khuyên đó. Những cố gắng to lớn của Hoa Kỳ trong việc đưa Trung Quốc vào khuôn khổ, yêu cầu họ phải nhận lấy một phần trách nhiệm nước lớn, đã giúp thế giới có được sự yên ổn tương đối và những phát triển ngoạn mục khi Trung Quốc tư bản hoá nền kinh tế và nới rộng hơn chiếc cùm chính trị đối với hơn một tỷ người.
Nhưng Hoa Kỳ đang sắp phải trả giá cho hành động của mình. Trung Quốc đã đánh lừa cả thế giới bằng những thông điệp đơn giản nhưng dễ lọt tai. Giờ đây họ sắp sửa cười vào ngay chính những thông điệp đó. Đòi hỏi gần hết chủ quyền Biển Đông bằng cách vẽ trên giấy một đường ranh giới lãnh hải hình cái lưỡi bò, rồi bắt mọi người phải tôn trọng, không có chuyện tranh cãi, là hành động mang tính biểu tượng cao xác quyết quyền lực Trung Hoa, không chỉ nhằm vào lợi ích trực tiếp của Việt Nam và vài nước Đông Nam Á, mà hướng sự thách thức vào Hoa Kỳ và những nước lớn khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, thậm chí cả Nga. Đây là thông điệp mang tinh thần Trung Hoa hiện đại: Tự tin đến ngạo mạn gửi tới toàn thế giới. Sắp tới, theo lý luận Trung Hoa, toàn bộ châu Phi là vùng họ cai quản, toàn bộ châu Á thuộc về sự bảo hộ của họ. Phía bên kia, nước Mỹ là kẻ thù cuối cùng…
Với Trung Quốc mọi điều đều có thể.
Trước mắt giả thuyết đó còn cần một điều kiện: Nếu Hoa Kỳ khoanh tay đứng nhìn, làm ngơ hay bất lực.
May thay nước Mỹ đã kịp thức tỉnh khi nó còn là cường quốc số một. Bằng quyết định quay lại châu Á, ngài Barack Obama có lẽ là tổng thống thông minh nhất của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ trong vòng 20 năm trở lại đây. Bởi vì Trung Quốc trước sau cũng trở thành mối đe doạ toàn cầu, trước hết về mặt văn hoá, sản phẩm chính trị bẩn, sau mới đến hàng hoá giá rẻ có chứa chất độc và cuối cùng là sức mạnh quân sự. Những gì mà người Trung Quốc đang reo giắc ở châu Phi, Nam Á… là bằng chứng hiển nhiên nhất. Nó đương nhiên cũng là mối đe doạ cho riêng nước Mỹ.
Nhưng trên phương diện lợi ích dân tộc, chúng ta chờ đợi điều gì từ sự quay lại châu Á của Hoa Kỳ? Có thể nói ngay: Không chỉ Việt Nam mà cả thế giới, dù ghét bỏ Hoa Kỳ đến đâu đi nữa, thì cũng sẽ không thể thiếu được họ, nếu muốn cuộc sinh tồn này còn có công lý tương đối. Bất chấp thực tế này là thiếu công bằng và thiển cận. Chỉ có điều, sẽ còn thiển cận hơn với bất cứ người Việt Nam nào coi Hoa Kỳ là chỗ dựa tuyệt đối tin cậy, phó thác tất cả cho họ. Bởi vì ngay cả khi, giả dụ những người cộng sản Việt Nam đã được giải phóng khỏi cái ách ý thức hệ, Việt Nam trở thành nước dân chủ cùng chung hệ giá trị với các nước văn minh, thì ý tưởng trở thành đồng minh của Hoa Kỳ, được nằm trong cái ô hạt nhân của họ, như nhiều người đề xuất, chỉ đáng coi là một mong ước, rất thức thời, thể hiện nỗi âu lo chân thành cho vận mệnh đất nước nhưng không khả thi. Thậm chí trong một thời gian dài nữa đó vẫn còn là ý tưởng hão huyền. Nhiều người lấy nước Nhật ra làm bài học cho Việt Nam trong việc trở thành đồng minh của Mỹ. Có vẻ như họ tìm thấy rất nhiều tương đồng lý thú. Nhưng chưa kể đến sự khác biệt về thể chế, vị trí địa lý, sự lựa chọn con đường phát triển giữa Nhật Bản và Việt Nam, chưa kể đến sự khác biệt trong lịch sử bang giao Nhật-Mỹ so với Việt-Mỹ, thì hoàn cảnh lịch sử thế giới khi Nhật trở thành đồng minh của Mỹ sẽ không tái hiện thêm một lần nữa với Việt Nam. Thế giới của nửa thế kỷ trước là thế giới của những mối liên kết quân sự, phụ thuộc chính trị hơn là liên kết kinh tế, vì cuộc đối đầu ý thức hệ rạch một giới tuyến rõ ràng, bên này lùi thì bên kia tiến. Nó cần sự gắn kết chặt chẽ về mặt nhà nước giữa các quốc gia cùng hệ ý thức. Nhật Bản và sau này cả Hàn Quốc, Đài Loan… có giá trị với Mỹ như những căn cứ quân sự tiền đồn ở châu Á, những trạm trung chuyển hậu cần nếu chiến tranh ý thức hệ xảy ra, hơn là những đối tác thương mại. Còn giờ đây, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, nhu cầu hình thành vòng cung bao vây do Hoa Kỳ cầm đầu không còn cấp thiết nữa. Mối quan hệ Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn, Mỹ-Đài Loan… trở thành di sản cuối cùng của chiến tranh lạnh và thực tế là nó cũng đang lỏng dần ra vì những liên kết song phương khác do các bên tiến hành. Người ta từng chứng kiến Hiệp ước Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn nhiều phen gặp sóng gió do vấn đề lợi ích kinh tế – vấn đề mà trước đây bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Còn với Đài Loan, số phận của hòn đảo này từng có lúc được Mỹ đặt lên bàn cân với Trung Quốc đại lục (sau khi Mỹ hi sinh Việt Nam Cộng hoà trong vấn đề Hoàng Sa năm 1974, hy sinh tiếp tính mạng của gần hai triệu người dân Campuchia cũng đều vì lợi ích với Trung Quốc). Thực tế đó cho thấy hai điều: Thứ nhất, những mối quan hệ đồng minh toàn diện giữa hai quốc gia không còn hợp thời và thứ hai, chính Hoa Kỳ cũng có lúc không đáng tin! (Có thể giờ đây họ đang nỗ lực để sửa chữa sai lầm mang tính đạo đức này?).
Nhưng chúng ta tạm thời chỉ quan tâm đến vấn đề thứ nhất, là vấn đề khách quan quyết định những mối liên kết. Giờ đây thế giới đã bước vào thời kỳ của sự phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích và an ninh. Internet và chủ nghĩa khủng bố quyết định điều này. Internet khiến thế giới nhỏ lại, không còn ranh giới về địa lý, quốc tịch, ngôn ngữ, văn hoá… Chủ nghĩa khủng bố, với tư cách là kẻ thù của toàn cầu, đã tạo ra nỗi hoảng sợ khổng lồ, xuyên quốc gia và một bóng đen hiểm hoạ vô tận. Chưa bao giờ thế giới phẳng như hiện nay. Nhưng mặt khác, chưa bao giờ thế giới nhiều vách ngăn như hiện nay. Trong khi Internet chủ trương tạo ra kiểu công dân toàn cầu, tin tưởng lẫn nhau, phụ thuộc nhau về lợi ích, thì chưa bao giờ con người lại bị đẩy ra xa nhau, với đầy những nghi kị, những tính toán ích kỷ như hiện nay. Chủ nghĩa khủng bố tước đi của các cường quốc vị thế nước lớn trong nhiều vấn đề. Bởi vì không quốc gia nào đủ tự tin để không phải dựa vào quốc gia khác khi giải quyết nỗi sợ hãi do chủ nghĩa khủng bố tạo ra. Thay vì dựa lưng vào nhau, dựa vào một nhóm nước, giờ đây mỗi quốc gia là một tập hợp của các mối quan hệ chằng chéo. Nó tất yếu không thể bền chắc, cố định được mà phải lỏng lẻo, mang tính chiến thuật để dễ thay đổi. Nói như cách lý luận phương Đông: Trong kẻ thù có yếu tố bạn bè, đối tác và ngược lại! Vì thế việc hình thành nên những đồng minh giữa hai quốc gia vấp phải vật cản bất khả vượt qua dựng lên từ chính những tính toán lợi ích của các quốc gia đó. Những tính toán như vậy của Hoa Kỳ lớn hơn Việt Nam rất nhiều nếu đem đặt lên bàn cân. Nhưng giả sử cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều tìm thấy lợi ích sống còn khi là đồng minh quân sự với nhau, thì vấn đề lớn nhất mà cả hai bên khó lòng vượt qua là niềm tin.
Hãy gạt bỏ khỏi đầu mong ước trở thành đồng minh toàn diện của Hoa Kỳ để tính đến những liên kết khả thi và thực tế hơn. Chúng ta cần nắm lấy thời cơ là chưa bao giờ Việt Nam quan trọng với Hoa Kỳ như khi họ quyết định trở lại châu Á. Họ biết rõ chúng ta là ai, có thể làm gì giúp cho mục tiêu của họ. Cái mục tiêu ấy là không cho Trung Quốc vượt qua giới hạn đỏ về quyền lực bằng những bành trướng nhanh chóng lực lượng hải quân do đó phải thôn tính Biển Đông làm bàn đạp. May thay đấy cũng là mục tiêu của chúng ta, trùng khít với lợi ích của chúng ta ở khía cạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Sự trùng hợp lợi ích này chính là cơ sở bền chắc và đáng tin nhất cho một mối quan hệ thân cận, phụ thuộc nhau về mục tiêu chiến lược, lợi ích lâu dài giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Thời cơ cho mối quan hệ này đang chín muồi và Việt Nam, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, sẽ phải chủ động dọn dẹp, dũng cảm gạt sang một bên những vật cản mà lịch sử quăng lại để tiến về phía Hoa Kỳ, hơn là đòi hỏi điều ngược lại.
Dựa vào sức mình
Nếu xảy ra đụng độ với Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải chiến đấu một mình, đó là điều có thể thấy trước. Vì vậy trong vấn đề bảo vệ chủ quyền, Việt Nam chỉ có một chỗ dựa chắc chắn, đáng tin duy nhất là sức mạnh toàn dân tộc. Theo hướng đó, chúng tôi thấy hiện tại Việt Nam có sáu lợi thế quan trọng và đi kèm với nó là sáu bất lợi cơ bản sau:
Lợi thế và là điểm mạnh tuyệt đối của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông chính là ở vị trí địa lý và tâm lý dân tộc: Có bờ biển dài và không ai trong số 90 triệu dân sợ và chấp nhận quyền lực Trung Quốc. Dọc hơn 3000 km con đường hàng hải huyết mạch của Trung Quốc để qua eo biển Malacca, đều có thể nằm trong tầm khống chế của các lực lượng quân sự Việt Nam. Trong khi đó lượng vận tải của Trung Quốc rất lớn, chủ yếu phải đi qua khu vực này. Trung Quốc chỉ có thể an toàn trong hai trường hợp: Hoặc chiếm giữ toàn bộ Biển Đông, đủ sức kiểm soát nó bằng quân sự và được quốc tế thừa nhận; hoặc chấp nhận hiện trạng đó là vùng biển quốc tế, thừa nhận chủ quyền của các nước khác. Trường hợp thứ nhất là điều Trung Quốc mong muốn nhưng không bao giờ thành hiện thực. Vì vậy, trên thực tế, chỉ Việt Nam mới có thể đảm bảo an toàn hàng hải cho Trung Quốc.
Lợi thế thứ hai là chúng ta ở về phía phòng thủ, có thể bị động về thời gian xảy ra chiến sự nhưng lại hoàn toàn chủ động trong việc chi phối chiến cuộc, tránh được tổn thất vì vậy có thể duy trì chiến tranh trong thời gian đủ dài để lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc mất hết nhuệ khí. Điều Trung Quốc lo sợ nhất là không thể thắng chớp nhoáng, phải đánh nhau dằng dai thì lại đúng vào sở trường của phía Việt Nam: Lấy ít đánh lại nhiều và đánh trường kỳ, không cho kẻ thù kết thúc có lợi.
Lợi thế thứ ba là hầu hết các cường quốc còn lại và Liên hiệp châu Âu đều công khai hoặc ngấm ngầm đứng về phía Việt Nam vì họ không chấp nhận Trung Quốc quản lý Biển Đông.
Lợi thế thứ tư chính lại ở cái yếu thế của Việt Nam: Nước nhỏ hơn trong cuộc đối đầu, là nước bị bắt nạt, là phía chính nghĩa cả về pháp lý và tình cảm, sẽ nhận được sự ủng hộ của nhân dân các nước. Trung Quốc không thể coi thường những cuộc biểu tình phản đối với hàng chục triệu người xuống đường trên khắp thế giới.
Lợi thế thứ năm là chúng ta có kinh nghiệm chiến tranh, với một quân đội thiện chiến, được khích lệ bởi những chiến thắng trong lịch sử, có giá trị như một điểm tựa tinh thần chắc chắn.
Lợi thế thứ sáu đó là khả năng chịu đựng tốt của kết cấu xã hội trong tình trạng thời chiến nhờ đã được tôi luyện. Ngoài ra do chúng ta nhỏ hơn nên khả năng chuyển đổi để thích nghi nhanh hơn.
Còn đây là sáu bất lợi:
Bất lợi thứ nhất là tiềm lực kinh tế của chúng ta quá nhỏ bé, ít tích luỹ, hậu quả là tiềm lực quốc phòng, đặc biệt là hải quân và không quân thua xa đối phương cả về số lượng và công nghệ. Trong khi đó chúng ta vẫn đang tiếp tục lãng phí những nguồn lực quan trọng nhất của đất nước khiến hạn chế khả năng huy động tổng lực cho chiến tranh – nếu nó xảy ra. (****)
Bất lợi thứ hai là người dân bị bưng bít thông tin, kém hiểu biết về tình hình đất nước, tình hình lãnh thổ, lãnh hải, nếu chiến tranh xảy ra dễ ở vào thế hoang mang, bị động.
Bất lợi thứ ba là mâu thuẫn dân tộc còn khá nặng nề, không phát huy được tối đa sức mạnh trong và ngoài nước.
Bất lợi thứ tư là hạt nhân tập hợp lực lượng không còn đủ sức hút cần thiết, hạn chế khả năng lãnh đạo, động viên mọi tầng lớp xã hội trong tình trạng đất nước nguy cấp.
Bất lợi thứ năm là tiếng nói của Việt Nam ít gây chú ý với cộng đồng quốc tế do bị Trung Quốc thao túng dư luận, xuyên tạc sự thật quá lâu.
Bất lợi thứ sáu là Việt Nam không có đồng minh quân sự.
Những điểm yếu mà chúng tôi nêu ra đều có nguyên nhân chủ quan và đều thuộc về nội tình đất nước. Vì vậy vấn đề hoàn toàn phụ thuộc vào quyết tâm khắc phục của tất cả những con dân Việt. Với niềm tin rằng, không kẻ thù nào chiến thắng nổi một dân tộc có tới ngót 100 triệu quyết tâm, có nhiều hơn thế lòng tự tôn và có vô số khả năng nằm ngoài mọi phán đoán của những kẻ ngoại bang, chúng tôi đưa ra kiến nghị khẩn thiết sau:
Thực hiện triệt để hoà giải dân tộc thể hiện bằng một đạo luật, trong đó nghiêm cấm tất cả những hành vi phân biệt đối xử giữa các công dân Việt Nam qua các thời kỳ và các thể chế khác nhau và hiện sinh sống trên những quốc gia khác nhau, nghiêm cấm trả thù, nghiêm cấm hành vi tuyên truyền, kích động thù hận, hành vi gợi lại nỗi đau của dân tộc. Ngày 30-4 hàng năm trở thành ngày Hoà giải và tha thứ.
Làm được điều đó, chúng ta có thứ vũ khí mà kẻ xâm lược nào cũng không còn đáng sợ.
Kết luận:
Vấn đề làm thế nào để có thể tiếp tục sống yên ổn, nguyên vẹn bờ cõi bên cạnh Trung Quốc là chuyện của thời khắc này, nhưng cũng là chuyện của lâu dài, của muôn đời con cháu. Không thể đưa đẩy trốn tránh trách nhiệm nhưng cũng không được nóng vội, hấp tấp, thiếu chín chắn bởi dù thích hay không, người Việt không thể lựa chọn một láng giềng khác ở phía Bắc. Bất cứ sai lầm nào cũng đều không có cơ hội sửa chữa hoặc phải trả giá đắt kéo dài suốt nhiều đời. Đó là điều khác biệt cơ bản so với tất cả những vấn đề quốc gia đại sự còn lại. Nó luôn ở thì chưa hoàn thành, không có kết thúc. Những gì cha ông để lại cho chúng ta là một cương vực rõ ràng, một nền hoà bình tương đối và một kho báu kinh nghiệm để trường tồn. Chúng ta không thể để lại cho tương lai một di sản kém hơn.
Để làm được điều đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là đất nước phải hùng mạnh và trở thành một thành tố trong chuỗi giá trị toàn cầu, càng nhanh càng tốt. Vấn đề còn lại chỉ là người Việt sẽ đi đến mục tiêu đó bằng cách nào. Từ cuộc vươn dậy nhọc nhằn, đau thương của dân tộc và thực tế thế giới suốt một thế kỷ qua, đã đủ bằng chứng để rút ra kết luận: không có lựa chọn nào khác tốt hơn con đường xây dựng một xã hội dân chủ thực sự. Đó có thể là con đường chông gai nhất, đau đớn nhất, nhiều phân vân nhất của người Việt trong thế kỷ này. Nhưng chỉ riêng việc phải lựa chọn giữa sống hay là chết dưới tay Trung Quốc, chúng ta đã không còn thời gian để cân nhắc.

Hà Nội tháng 5 -2012 đến tháng 12-2012
(Rút từ cuốn Nghĩ mãi không ra)
T. D. A.
(*) Tôi muốn nhắc đến trường hợp bài trả lời phỏng vấn của ông Lê Vĩnh Trương trên báo Pháp luật TPHCM ngày 4/11/2012 (và trước đó nữa là bài của giáo sư Ngô Bảo Châu). Ông Trương – trong khuôn khổ của một tờ báo chính thống – đưa ra được một số thông điệp như vậy là rất cố gắng, thực tế là chưa có tiền lệ trong thời gian từ sau năm 1991. Ông không đáng bị “ném đá” như những gì đã xảy ra, nếu mỗi người tỉnh táo, suy ngẫm thấu đáo hơn. Tôi đồng ý với đánh giá khá bình tĩnh của ông Dương Danh Huy. Những người ném đá ông Trương quên mất một thực tế là, do bị nhồi sọ quá lâu, hàng triệu người –những người cần biết thực tế của mối quan hệ Việt-Trung cũng như những việc hệ trọng khác của đất nước – vẫn chưa có thói quen tin vào những trang mạng tự do. Những thông tin trên đó bị “hàng rào chính trị” trong đầu họ gói tuốt vào một rổ với những thứ chống phá đất nước. Chúng ta có thể trách họ nhưng đó đang là thực tế. Theo tôi, những người bình thường có thể xả ra mọi bức xúc, hay vẫn gọi là “ném đá”, còn thứ mà giới trí thức “ném ra” chỉ nên là những quan điểm, ý tưởng có giá trị phản biện.
(**) Năm 2002 tôi có chuyến sang Hoa Kỳ và khi đến vùng có nhiều người Việt sinh sống thì tôi được người dẫn đường nói nhỏ vào tai: Đừng nói gì nhé, kẻo bị hành hung đấy. Hành hung thì chưa, nhưng tôi bị một cháu sinh viên Việt lừ mắt hỏi “Sang đây làm chi?” đáp lại vẻ mặt hớn hở và lời hỏi thăm đầy tình đồng bào của tôi sau một tháng xa nhà. Sau đó tôi được biết nhà văn N. K. từng bị chính đồng bào mình nện mũ cối vào đầu, nhà văn L. M. K. và H. A. T. thì phải nhờ đến cảnh sát Hoa Kỳ làm hàng rào mới thoát khỏi cuộc vây hãm của hàng trăm người Việt, nhà văn N. H. T. bị bao vây khi ông đến nói chuyện tại một trường đại học… Lý do chỉ là những nhà văn đầy tinh thần dân chủ này (tất nhiên không ai thèm biết điều đó!) từng và đang làm việc cho nhà nước Cộng sản. Khi về nước tôi cứ đau buồn mãi về chuyện này và tự hỏi: Bao giờ thì quan hệ của những “đồng bào Việt” mới không gắn với chính trị và bao giờ thì họ mới tha thứ cho nhau?.
(***) Ở tầm vĩ mô, ngoài những gì ghi trong sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam năm 1979, có thể kể thêm vụ ngăn cản Việt Nam bình thường hóa với Hoa Kỳ, gia nhập WTO, ép các nhà thầu dầu khí nước ngoài không hợp tác với Việt Nam… Còn ở những tiểu xảo thì muôn hình vạn trạng. Những chuyện như thu mua rễ cây hồi, đuôi trâu, đỉa, râu ngô có thể là một vài ví dụ. Năm 1995, một anh bạn thạo tin rỉ tai tôi là Trung Quốc bỏ ra khoảng 27 tỉ nhân dân tệ (hơn 4 tỉ USD) để trợ giá cho những mặt hàng như điện máy, điện tử, giày dép, đồ may mặc của họ… để giết chết những ngành này ở Việt Nam bằng buôn bán tiểu ngạch. Tôi không có điều kiện kiểm chứng thông tin này. Nhưng năm 1995, khi tôi sang Bằng Tường rồi vào sâu trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 30 km, tôi tận mắt chứng kiến những mặt hàng đã kể, cùng chủng loại, cùng nhãn mác… ở nội địa Trung Quốc bán cao gấp từ 2 đến 3 lần ở Lạng Sơn, Móng Cái… Vì thế những người dân Trung Quốc ở vùng biên bèn sang ViệtNam để mua hàng Trung Quốc, rẻ chưa bằng một nửa khi bán tại nước họ, về tiêu dùng.
Năm 1999 tôi có dịp thăm cửa khẩu Sóc Giang, Cao Bằng, chứng kiến cảnh Trung Quốc xua người dân lấn đất của Việt Nam bằng các cách sau: Dịch cột mốc tạm thời, cho người cắt cỏ theo đường phân giới, lấn sâu vào phía Việt Nam rồi cứ thế căn cứ vào màu cỏ để coi là ranh giới, trồng cây sao cho gốc chéo sang đất Việt Nam nhưng ngọn vẫn ở bên đất Trung Quốc rồi chờ đêm đến cho người ra dựng thẳng cái cây đó lên, coi như gốc cây là điểm giáp biên. Hoặc ở cửa khẩu Tà Lùng, có một con suối trở thành một đoạn đường biên tự nhiên giữa hai nước. Phía Trung Quốc bèn xui ViệtNamcùng họ đắp đập để lấy nước tưới. Nhưng khi tháo nước thì chỉ có phía ViệtNamthực hiện. Bờ sông phía Việt Nam lập tức bị nước khoét lõm vào khoảng vài chục mét – do áp lực nước quá lớn – và phía Trung Quốc lấy ngay cái bờ mới đó để chia lại đường phân thủy, kết quả là họ được lợi vài ngàn mét vuông. Chính anh em biên phòng bảo với tôi, phía Trung Quốc định ra mức thưởng 1000 nhân dân tệ (khoảng hơn 2 triệu đồng Việt Nam lúc ấy) cho một héc ta đất rừng lấn chiếm được. Người dân Trung Quốc ở vùng giáp biên với ViệtNamđa phần rất nghèo, có thể là nghèo nhất thế giới, nên họ thấy tiền là bất chấp tính mạng để lao vào. Cũng phải chứng kiến tận nơi mới thấy bộ đội biên phòng của chúng ta cũng như đồng bào ViệtNamở vùng biên gian khổ nhưng bất khuất và giàu lòng yêu nước như thế nào.
(****) Chúng ta đang lãng phí một cách không thể chấp nhận được, gồm: 1-Lãng phí của cải và nguồn lực đất nước (chỉ riêng thiệt hại do một mình tập đoàn Vinashin gây ra tương đương với giá của gần 4000 quả tên lửa diệt hạm tối tân, tương đương với 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga, tương đương với hàng chục chiếc tàu khu trục hiện đại có khả năng tàng hình của Ấn Độ. Bất cứ quốc gia biển nào chỉ cần sở hữu một trong những số lượng vũ khí kể trên cũng được coi là một quốc gia có lực lượng hải quân đáng gờm); 2-Lãng phí nhân tài; 3-Lãng phí thời gian và cơ hội; 4-Lãng phí ý tưởng; 5-Lãng phí cảm hứng; 6-Lãng phí lòng yêu nước và cuối cùng là 7-Lãng phí sự chân thành và các giá trị đạo đức. Những lãng phí này khiến nội lực dân tộc bị suy nhựơc kinh niên.
Nguồn: Bauxite Việt Nam

1525. Tổ quốc ở Trường Sa

Tổ quốc ở Trường Sa

Nguyễn Việt Chiến
anh Nguyen Viet Chien 2
(Tưởng nhớ những người con đã hy sinh vì biển đảo Tổ quốc)

Các anh đứng như tượng đài quyết tử
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra
Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt
Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa
Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma
Các anh lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra
Máu các anh thấm vào lòng biển thẳm

Cờ Tổ quốc phất lên trong mưa đạn
Phút cuối cùng đảo đá hóa biên cương
Anh đã lấy thân mình làm cột mốc
Chặn quân thù trên biển đảo quê hương

Anh đã hóa cánh chim muôn dặm sóng
Hướng về nơi đất mẹ vẫn mong chờ
Nếu mẹ gặp cánh chim về từ biển
Con đấy mà, mẹ đã nhận ra chưa ?

Có nơi nào như đất nước chúng ta
Viết bằng máu cả ngàn chương sử đỏ
Khi giặc đến vạn người con quyết tử
Cho một lần Tổ quốc được sinh ra

Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa
Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển
Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta
Như máu ấm trong màu cờ nước Việt

Biển Tổ quốc đang cần người giữ biển
Máu ngư dân trên sóng lại chan hòa
Máu của họ ngân bài ca giữ nước
Để một lần Tổ quốc được sinh ra

Việt Nam ơi ! dưới bão táp mưa sa
Người thắp sáng một niềm tin bền bỉ
Những giếng dầu trụ vững giữa khơi xa
Dầu là máu thắp trên thềm lục địa

Sớm mai này nắng ấm ở Trường Sa
Tiếng gà gáy bình yên trên ngực đảo
Tiếng trẻ nhỏ đến trường nơi sóng bão
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra
 21-6-2011
(Bài thơ của Nhà thơ-Nhà báo Nguyễn Việt Chiến, được Nhạc sĩ Văn Phượng phổ nhạc và trình bày)
anh Ban nhac pho bai tho To quoc o Truong Sa cua Nguyen Viet Chien

1526. CHÂU Á ĐANG TRẢI QUA QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC ĐỊA CHÍNH TRỊ?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ bảy ngày 29/12/2012

CHÂU Á ĐANG TRẢI QUA QUÁ TRÌNH TÁI CU TRÚC ĐỊA CHÍNH TRỊ?

TTXVN (Angiê 28/12)
Theo đánh giá mới đây của mạng tin “Chân trời chiến lược”, một “siêu liên hiệp” châu Á đã hình thành. Chúng ta đang chứng kiến siêu liên hiệp này qua mô hình tăng cường gia nhập các tổ chức liên chính phủ châu Á, cùng sự xuất hiện các chính sách đối trọng với Trung Quốc, nhất là dựa vào Ấn Độ. Cam kết của Mỹ đối với Đông Á và Nam Á cũng góp phần củng cố siêu liên hiệp này. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Bắc Kinh từ năm 2008 đang giúp Oasinhtơn gia tăng ảnh hưởng tại châu Á bất chấp Mỹ đang trong giai đoạn suy tàn trên trường quốc tế.
Từ gần 10 năm nay, giới phân tích luôn nhấn mạnh đến khái niệm liên hiệp an ninh khu vực. Chúng ta đang đề cập đến sự xuất hiện của giả thiết một siêu liên hiệp tam giác nổi Nam Á và Đông Á trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. 5 xu hướng lớn bao trùm quá trình tái cấu trúc địa chính trị của châu Á 10 năm qua gồm: sự phát triển của Trung Quốc, Ấn Độ, sự suy yếu của Mỹ, các cuộc tranh giành ảnh hưởng để xác định một bản sắc khu vực châu Á và sự xuất hiện các chính sách đối trọng với Trung Quốc.
Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ
Chúng ta đã ghi nhận những số liệu về sự gia tăng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Sự phát triển này là điều hiển nhiên và hết sức ấn tượng. Phần lớn người Trung Quốc bày tỏ niềm tự hào. Tuy nhiên, cũng xuất hiện hai thái độ khác nhau: một mặt là chủ nghĩa quốc tế ở cấp độ nào đó và dự định hành động tích cực với phần còn lại của thế giới; mặt khác là chủ nghĩa dân tộc cứng rắn, trong đó những người bảo vệ xu hướng này cho rằng Bắc Kinh cần phải sử dụng quyền lực mới đạt được của mình để áp đặt quy chế cường quốc, yêu sách lãnh thổ và để làm lợi cho sức mạnh kinh tế bao trùm. Vì vậy, chúng ta đang chứng kiến hai nước Trung Quốc: một muốn hội nhập với cộng đồng quốc tế và cải cách bên trong, trong khi số khác từ chối và bảo vệ một khái niệm thực dụng, có tính truyền thống và tự điều hòa quan hệ hơn là một cường quốc phải duy trì với các đối tác khác của cộng đồng quốc tế. Theo diện mạo mà Trung Quốc muốn thể hiện, đất nước bị chứng “tâm thần phân liệt” này có thể xuất hiện một cách vô hại hơn là đe dọa. vẫn cần phải tìm hiểu xem hai xu hướng trên sẽ tiến triển trong lòng đất nước này như thế nào và mức độ chúng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của Trung Quốc với môi trường châu Á và với cộng đồng quốc tế một cách tổng thể. Chúng ta hãy phác thảo một bản tổng kết quá trình tiến triển của đất nước này trong 10 năm qua. Các điểm tích cực cũng nhiều. Trung Quốc đang hội nhập với các thể chế Đông Á xoay quanh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trung Quốc đã đóng vai trò hàng đầu trong các thể chế khu vực khác, nhất là Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và các cuộc đàm phán 6 bên về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Trung Quốc cũng ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước Đông Nam Á láng giềng và cho rằng đã thực hiện một chính sách có trách nhiệm trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990. Những mối quan hệ căng thẳng với Đài Loan đã giảm, về mặt quốc tế, Trung Quốc từ nay đóng góp một phần quan trọng vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình; tham gia các chiến dịch chống cướp biển ngoài khơi Xômali và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tại nhiều nước, đầu tư và các sản phẩm của Trung Quốc được chào đón. Trung Quốc đã đóng vai trò bình ổn khi mua trái phiếu kho bạc Mỹ để đổi lại Mỹ mở cửa thị trường cho lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc. Những điểm tiêu cực cũng không ít. Bắc Kinh đã công khai chứng tỏ tham vọng tăng cường khả năng quân sự và trấn áp mạnh tay đối với các phe đối lập trong nước, những phần tử đòi tự do trong xã hội hay những người dân không thuộc dân tộc Hán tại Tây Tạng hay Tân Cương. Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản luôn căng thẳng: tranh chấp lịch sử lại được khơi lại; đa số người Trung Quốc vẫn nung nấu tinh thần chống Nhật; những tranh chấp lãnh hải làm tăng mối hận thù giữa hai nước. Một vấn đề báo động khác là thái độ hung hăng của Trung Quốc trong các yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, Biển Hoa Đông và với Ấn Độ. Viện trợ mà Bắc Kinh dành cho Pakixtan trong lĩnh vực hạt nhân cũng là một mối quan tâm. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng công khai cùng các nước khác ngăn cản Nhật Bản đạt được quy chế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Lập trường của Trung Quốc trong các chủ đề toàn cầu, nhất là khí hậu trái đất nóng lên, đã cho thấy một sự thụt lùi trước nước Mỹ do những lợi ích quốc gia. Trung Quốc cũng từ chối đảm đương vai trò lãnh đạo hay làm theo những thỏa thuận mà các nước khác đưa ra. Việc dự báo những tác động mà cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ ảnh hưởng đến địa vị của nước này trong nền kinh tế thế
giới là điều vẫn còn khó khăn, song sự ủng hộ kiên định của Chính phủ Trung Quốc đối với các doanh nghiệp nhà nước nắm quyền kiểm soát toàn bộ các lĩnh vực kinh tế dự báo một sự tăng cường chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, là điều đáng lo ngại.
Liệu Trung Quốc có thực sự là một cường quc nguyên trạng?
Tất cả những điều trên đang làm xói mòn sự tin cậy về một nước Trung Quốc muốn trở thành cường quốc nguyên trạng, gắn với một sự phát triển hòa bình và duy trì quan hệ hài hòa với các đối tác. Liệu đó chỉ là những tuyên truyền nhạt nhẽo hay một sự lừa bịp rõ rệt? Mối nghi ngờ được củng cố bởi một sự tương quan bề ngoài giữa thái độ cương quyết của Trung Quốc trước sự suy yếu của Mỹ và phương Tây kể từ năm 2008. Kịch bản thích hợp với nhừng hành động thực dụng, dự báo rằng các cường quốc khu vực sẽ trờ nên khiêu khích hơn trong quá trình phát triển và tìm cách đảo lộn quy chế nguyên trạng, Sự sợ hãi và lo ngại, được tạo ra bởi sự tăng cường sức mạnh của Trung Quốc, đã gia tăng do ảnh hưởng đáng kể từ tư duy thực dụng tại nhiều nước, từ các môi trường đại học đến các tầng lớp chính trị. Nếu Bắc Kinh đang tìm cách hưởng lợi từ sự suy yếu của Mỹ và nếu sự suy yếu này là hiện thực, các nước láng giềng của Trung Quốc có cái để mà lo ngại. Và nếu thái độ đe dọa của Trung Quốc làm các nước láng giềng lo ngại thì cũng sẽ khiến Ấn Độ tham gia một chính sách đối trọng với Trung Quốc cho dù có Mỹ hậu thuẫn hay không.
Giả thiết về một nước Trung Quốc có thể trỗi dậy một cách hòa bình được đưa ra, song không dễ như vậy. Vi điều này, Bắc Kinh sẽ phải thực hiện một chính sách rất thận trọng và dè dặt trước các nước láng giềng. Đó không phải là trường hợp của ngày hôm nay và tình hình hiện nay sẽ có thể tiến triển một cách thực dụng. Thất bại trong cách phát triển hòa bình của Trung Quốc đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển một siêu liên hiệp châu Á yà đè nặng lên mối quan hệ Bắc Kinh – Oasinhtơn.
về phần mình, Ấn Độ hiện không nổi lên một cách ấn tượng và không đạt được mức độ phát triển bằng Trung Quốc song hưởng một tốc độ tăng trưởng kinh tế khá đều đặn. Tham vọng cường quốc mới nổi của Ấn Độ sẽ vượt ra khỏi không gian Nam Á. Nếu tiến triển dân chủ của Ấn Độ không khiến phương Tây lo ngại bằng Trung Quốc thì một số nước biên giới, hiển nhiên có Pakixtan, đang cảm thấy bị đe dọa bởi gã láng giềng khổng lồ này. Việc Ấn Độ thắt chặt quan hệ với Mỹ đã cho phép nước này gần đạt được mục đích, đó là quy chế cường quốc trên trường quốc tế. Ấn Độ đã đạt được một bước nữa theo hướng trên nhờ vào thỏa thuận với Oasinhtơn khi chính thức gia nhập Câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân. Ảnh hưởng kinh tế, chính trị và quân sự của Niu Đêli đang được thiêt lập tại nhiều khu vực trên thế giới. Nếu Ấn Độ đang cho thấy tham vọng trở thành cường quốc châu Á cai quản Ấn Độ Dương thì nước này cũng sẽ có một lý lẽ bổ sung để đạt quy chế cường quốc. Trung Quốc cũng đã bắt đàu các bước đi như vậy, nhất là tăng cường phát triển hải quân. Một số nhà phân tích ít nghiêng về giả thiết coi Ấn Độ là một cường quốc. Tuy nhiên, chừng nào Ấn Độ còn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nước này sẽ có được những dự báo lạc quan để tiếp cận quy chế mong muốn trên, như điều Trung Quốc đã làm từ lâu.
Trung Quốc và Ấn Độ là các cường quốc mới nổi trong khi Mỹ đang đứng bên bờ dốc, kèm với sự suy yếu toàn cầu của phương Tây. Theo chu kỳ, chúng ta đang chứng kiến thảm kịch suy tàn của Mỹ – mô hình đã hoành hành đầu những năm 1970 và cuối những năm 1980. Sự suy tàn hiện nay bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và là thách thức đối với Oasinhtơn. Chủ nghĩa đơn cực của Chính quyền Bush cùng những cách thức trong “cuộc chiến chống khủng bố” đã giáng một đòn mạnh vào tính hợp pháp của Oasinhtơn trong vai trò lãnh đạo cộng đồng quốc tế. Siêu cường duy nhất này cũng đã thiệt hại trong các cuộc chiến tranh dài hạn và tốn kém tại Irắc và Ápganixtan. Nếu Mỹ đang bị tụt hơi trên trường quốc tế thì họ vẫn đang đóng vai trò trọng tài và là người điều tiết quan trọng hơn tại Đông Á và Nam Á. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và thái độ ngày càng hung hăng của nước này đối với các nước láng giềng đã cho phép Mỹ củng cố địa vị tại châu Á. Việc thiết lập lại quan hệ với Ấn Độ được bắt đầu từ những năm 1990 và vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Liên minh quân sự với Nhật Bản và Ôxtrâylia cũng đã được củng cố.
Bản sắc khu vực như thế nào cho châu Á: cạnh tranh và cuộc chiến giành ảnh hưởng?        
Sự phụ thuộc của các nước Đông Nam Á theo các cấp độ khác nhau vào các tổ chức liên chính phủ (IGO) châu Á là một dấu hiệu nữa chứng tỏ sự tương tác gia tăng giữa hai phức hệ an ninh và đặt ra vấn đề nóng bỏng liên quan tới bản sắc của châu Á với tư cách là một khu vực. Loại hình tổ chức này đã được tăng cường trong những năm 1990. Như nhà phân tích T.J. Pempel nhận xét, Đông Á khác với các khu vực khác bởi có nhiều IGO với quy mô khiêm tốn và tồn tại không chồng lấn lên nhau. Không một IGO khu vực nào tập hợp đầy đủ các Nhà nước như tại Đông Á. Diện mạo Đông Á đặc biệt này được gọi là “cuộc chạy đua gia nhập hiệp hội”, nơi các Nhà nước khu vực đang lao vào một cuộc cạnh tranh dữ dội để xác định nước muốn trở thành thành viên của tổ chức hay nhóm nước nào qua cách mà nước đó thể hiện quan niệm về bản sắc, vai trò khu vực và địa vị của mình trong một cộng đồng quốc tế được phương Tây sắp xếp và quản lý.
ASEAN+3 (APT) và các cơ quan gắn với tổ chức này có tính đại diện nhất cho Đông Á, song không bao gồm Bắc Triều Tiên hay Đài Loan. Khởi nguồn, ASEAN có sự phân biệt giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á, song hiện tổ chức này tập hợp hai khu vực trên từ những năm 1990. về phần mình, Đông Bắc Á không bao giờ được tính vào các IGO khu vực, ít nhất là đến năm 2008 khi Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc đưa ra nguyên tắc nhóm họp tại hội nghị thượng đỉnh ba bên độc lập với APT. Bảng tổng kết các hội nghị trên sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 năm 2011 cho thấy vẫn còn khiêm tốn. Sự xuống cấp của mối quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc đã xếp lại dự định đối thoại thành yếu tố thứ yếu. Ban đầu Bắc Kinh mong muốn Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) tập hợp các Nhà nước trong khu vực, song Nhật Bản đã gây sức ép thành công để việc tổ chức EAS mở rộng ra ngoài phạm vi Đông Á. Bắc Kinh và Tôkyô đã lao vào một cuộc đấu không khoan nhượng trong hậu trường để nắm quyền thành lập và cơ cấu các IGO khu vực và thông qua các tổ chức này thể hiện tầm nhìn khu vực cũng như các tham “vọng của mình trong bối cảnh cộng đồng quốc tế bị ảnh hưởng bởi phương Tây. Trước nguy cơ đơn giản hóa IGO, chúng ta có thể thấy rằng Trung Quốc thường thể hiện sự đề cao các tổ chức liên chính phủ Đông Á hơn số khác bởi có thể áp đặt sự bá quyền. Chiến lược này tiếp nối khuynh hướng tiêu biểu của các cường quốc ủng hộ chủ nghĩa đa phương: Đó là tham gia các IGO khác nhau trong khi bảo đảm rằng mỗi một tổ chức bị chia tách với số khác. Trung Quốc hoàn toàn ý thức được sự cần thiết phải thể hiện ít đe dọa đối với các nước láng giềng và đánh giá những rủi ro gắn với hành động gia tăng cạnh tranh chống Tôkyô. Cam kết của Trung Quốc với ASEAN diễn ra theo chiều hướng ôn hòa, nhưng Bắc Kinh luôn thể hiện lập trường là nòng cốt cứng rắn của Đông Á, được hoàn thành bởi một hệ thống hợp tác khu vực rộng hơn, ví dụ trong khung cảnh EAS hay Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Ấn Độ và Nhật Bản có thể hỗ trợ nhau ở phạm vi khu vực cũng như quốc tế trong “cuộc chạy đua” giành một ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bản an Liên hợp quốc. Nhật Bản, cũng như nhiều nước thành viên ASEAN khác, muốn kết nạp Ấn Độ và các Nhà nước khác vào HĐBA LHQ để một mặt giảm tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh và mặt khác tạo mối quan hệ mạnh hơn giữa khu vực với cộng đồng quốc tế – phương Tây. Có hai yếu tố mang tính quyết định ở đây, đó là sự thiếu vắng mọi IGO-có tầm vóc là đầu cực gắn kết toàn bộ các Nhà nước Đông Á và mô hình khu vực bao gồm các IGO phạm vi hẹp. Các yếu tố trên giải thích sự tồn tại của một số lượng lớn IGO xung quanh Đông Á, gồm một hay nhiều Nhà nước Đông Á và kết nối các nhà nước này với một tình hữu nghị rộng hơn. Các IGO trên đang cho phép các nước thành viên Đông Á thiết lập các mối quan hệ đặc biệt với một khu vực láng giềng. Thông qua đó, các Nhà nước Đông Á đôi khi phối hợp
hành động trực tiếp với cộng đồng quốc tế – phương Tây. Cũng cần thiết đánh giá các IGO là khu vực để chứng kiến sự lặp lại của mô hình xã hội trên và phải thừa nhận rằng mô hình này cho phép thiết lập các mối quan hệ mạnh mẽ và đông đảo giữa các khu vực khác nhau.
Ở phía Bắc, chúng ta chứng kiến “các cuộc đàm phán 6 bên” và SCO. Mỹ, Nga, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc đang tham gia các cuộc đàm phán để thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân. SCO gồm các nước thành viên Trung Quốc, Nga, Udơbêkixtan, Tátgikixtan, Cadắcxtan và Cưrơgưxtan, cùng các nước quan sát viên Ấn Độ, Pakixtan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Mông cổ và Tuốcmênixtan. Mục đích của SCO là nhằm loại bỏ vai trò của Mỹ, dựa vào Nga và gắn kết Trung Quốc với Trung Á. Các nước quan sát viên đang thiết lập mối quan hệ đan chéo với Nam Á và Trung Đông. Ở phía Đông và Nam Á trải dài đến tận hai bờ Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tập hợp đa số-các Nhà nước Đông Á, Bắc Mỹ, châu Đại Dương và một số Nhà nước Nam Mỹ. Các diễn đàn ba bên khác nhau bao gồm cả APEC, có tham vọng thông qua các thỏa thuận an ninh song phương với Mỹ: Nhóm Giám sát và Phối hợp ba bên (TCOG) gồm Mỹ, Nhật Bàn và Hàn Quốc; một mô hình khác như trên gồm Mỹ, Ôxtrâylia và Nhật và một hội nghị thượng đỉnh mới đây gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Oasinhtơn qua các điều kiện trên đã chen một chân vào khu vực và chúng ta tự hỏi châu Đại Dương có thực sự thuộc về châu Á không hay trước tiên là tiền đồn của đầu cực quốc tế – phương Tây. Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Đại Tây Dương (TPP) vừa góp phần tăng vai trò vào đầu cực này. Ôxtrâylia, Brunây, Chilê, Malaixia, Niu Dilân, Pêru, Xinhgapo, Mỹ và Việt Nam đang tập hợp xung quanh một kế hoạch thỏa thuận mậu dịch tự do. Canada, Nhật Bản và Mêhicô sẽ có thể gia nhập. Nếu một hiệp định hoàn chỉnh và có chiều sâu ra đời, mối quan hệ đối tác trên sẽ trở nên rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để dự báo sự ra đời của dự án này. Nếu Bắc Kinh vẫn đứng ngoài TPP thì nước này có thể sẽ trở thành một công cụ chính trị đối trọng mới do nhiều nước lập ra dưới sự hô hào của Mỹ để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Với giả thiết ngược lại nếu Trung Quốc cuối cùng gia nhập TPP, mọi ý định của nước này nhằm cô lập Đông Á trong một khu vực chặt chẽ hơn để dễ cai trị, cũng sẽ bị cản trở. Khả năng cuối cùng, TPP sẽ có thể trở thành một “vỏ ốc trống rỗng”, ít có hiệu lực như những diễn đàn đa phương khác trước đó. Ở phía Nam cũng như phía Tây gần Ấn Độ Dương, chúng ta có Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), tập hợp toàn bộ các Nhà nước Nam Á và đã trao quy chế quan sát viên cho Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Mianma và Ôxtrâylia. SAARC ở phạm vi nào đó là tổ chức sóng đôi với SCO, nơi Ấn Độ và Pakixtan là quan sát viên. Cuối cùng, ARF và EAS đảm bảo mối quan hệ cấp thế giới khi củng cố quan hệ liên khu vực cấp cao. ARF cũng kết nối các Nhà nước từ Đông Á đến châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Nga và Liên minh châu Âu (EU). EAS cũng gồm các thành viên như Ôxtrâylia, Niu Dilân, Ấn Độ, Nga và Mỹ. Hình ảnh lưu lại từ những tổ chức trên là một phạm vi rộng lớn các đầu cực, các tổ chức hợp tác đang mở rộng tâm ảnh hưởng xa hơn và chồng lấn nhau từng phần, xích lại gần Đông Á và Nam Á, đôi khi kết nối hai khu vực này với Nga và phương Tây. Một số lượng lớn các Nhà nước Nam Á đang gia nhập các IGO Đông Á và các IGO này lại mở ra cho các nước thành viên ngoài châu Á. Tính thích đáng của quy mô khu vực đã bị chất vấn, hoặc bị mất đi bởi những tương tác trên và những mối quan hệ cắt ngang, hoặc mở rộng. Ý tưởng một “khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” đôi khi được Chính quyền Obama bảo vệ đang làm cho khái nhiệm về khu vực trở nên phi lý. Như đã từng đề cập, ý tưởng trên nằm trong chiến lược linh hoạt chống lại khu vực mà Mỹ triển khai từ nhiều năm qua. Nguyên tắc của chiến lược là Mỹ tham vọng tham gia nhiều tổ chức khu vực (Đại Tây Dương, châu Á-Thái Bình Dương, châu Mỹ) để hợp pháp hóa sự can dự của mình vào công việc của các nước và tạo một sự ảnh hưởng cần thiết để chống lại việc hình thành các tổ chức mà Mỹ bị cách ly (tại châu Âu, Đông Á, Mỹ Latinh). Xu hướng trên nằm trong các chiến lược đối trọng cấp siêu liên hiệp châu Á.
“Siêu liên hiệp” châu Á đã hình thành. Chúng ta thấy mô hình này qua sự gia nhập tăng cường đan chéo các tổ chức liên chính phủ châu Á với sự xuất hiện các chính sách đối trọng chống Trung Quốc, đặc biệt dựa vào Ấn Độ. Mỹ cam kết tại Đông Á và Nam Á cũng tham gia siêu liên hiệp này. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Bắc Kinh từ năm 2008 đang giúp Oasinhtơn gia tăng ảnh hưởng tại châu Á bất chấp Oasinhtơn đang trong giai đoạn suy tàn trên trường quốc tế. Việc lôi kéo một số Nhà nước láng giềng của Trung Quốc làm đối trọng là chiến lược làm hài lòng giới diều hâu tại Oasinhtơn, song đang cho thấy mối lo ngại rằng thái độ cương quyết mới đây của Trung Quốc liên quan tới những tranh chấp lãnh thổ cũng như trong các vấn đề nội bộ dự báo còn tồi tệ hơn. Mối lo ngại này đến từ các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Philíppin hay Ôxtrâylia, đang đẩy các nước này củng cố liên minh với Mỹ, nước đóng vai trò chiến lược tại Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ấn Độ và nhiều Nhà nước Đông Nam Á đang tìm cách liên minh với nhau, cả với Nhật Bản và Mỹ để hình thành một mặt trận chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Đó chính là một món quà ngoại giao và chiến lược thực sự mà những phe phái theo đường lối cứng rắn tại Trung Quốc ban tặng cho Mỹ. Vừa mới đây, Oasinhtơn đã chuyển hướng chiến lược đặt châu Á là trọng tâm chính sách an ninh của Mỹ. Việc tăng cường quan hệ chiến lược giữa Nam Á và Đông Á sẽ chủ yếu phụ thuộc vào cách thức trỗi dậy lần lượt của Ấn Độ và Trung Quốc. Từ nay chúng ta có thể nhận thấy được những dấu hiệu của một sự tương tác chiến lược, dù còn hạn chế song là thực tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Hai nước này đang đối đầu trực tiếp – tranh chấp biên giới và nguồn nước, đối đầu gián tiếp – cam kết của mỗi nước vào phạm vi ảnh hưởng của đối phương. Theo các nhà phân tích I. Rehman và D. Scott, Ấn Độ và Trung Quốc đang lao vào một cuộc chơi ngăn chặn và chống ngăn chặn, bị vướng vào những mối đe dọa an ninh. Nhìn chung, những phe phái theo chủ nghĩa thực dụng của Ấn Độ và Trung Quốc lo ngại về sự phát triển của một chủ nghĩa đối kháng sâu sắc giữa hai cường quốc mới nổi này mà theo họ là không thể tránh khỏi do những tranh chấp biên giới, việc sở hữu vũ khí nguyên tử, cạnh tranh hải quân, kinh tế và quy chế quốc tế.
Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật phân tán sự tập trung của Ấn Độ khi hỗ trợ các Nhà nước láng giềng; đang tăng cường sự hiện diện tại Nam Á – Pakixtan, Mianma và Xri Lanca. Trung Quốc đang cố gắng kiềm chế Ấn Độ tham gia các IGO Đông Á và HĐBA LHQ. Bắc Kinh cũng tăng cường sức mạnh quân sự tại Ấn Độ Dương, nhất là xây dựng các cơ sở hạ tầng cầu cảng và giao thông tại Pakixtan, Mianma và Xri Lanca; ưu tiên thúc đẩy trao đổi thương mại để triển khai sự hiện diện quân sự. Những kết quả từ việc gia tăng đáng kể trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với Ấn Độ còn chưa rõ ràng. Theo nhà phân tích B.R. Nayar, hiện tượng trên có tác động đổi mới tại Trung Quốc, làm giảm sự kích động các Nhà nước Nam Á thù nghịch với Ấn Độ. Tuy nhiên, đó không phải là những điều chúng ta thấy ngày nay. Trung Quốc đang thông qua một chiến lược cứng rắn hơn bao giờ hết liên quan tới những tranh chấp biên giới với Ấn Độ và cũng đang cung cấp các lò phản ứng hạt nhân cho Pakixtan. Giống như Mỹ, Ấn Độ đang tìm cách hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực nhạy cảm như năng lượng hay viễn thông.
Ấn Độ xích lại gần Oasinhtơn
Yếu tố chính trong chính sách đối trọng của Ấn Độ với Trung Quốc là xích lại gần Mỹ, và được bắt đầu năm 2000. Chính sách này đã cho phép Niu Đêli được thừa nhận là cường quốc hạt nhân. Tuy nhiên, Ấn Độ không dự định liên kết hay khép kín trong cuộc cạnh tranh với đối thủ Trung Quốc. Ấn Độ nuôi dưỡng một kế hoạch với tham vọng tăng cường các lực lượng, ví dụ một lực lượng hải quân hoạt động tầm xa được trang bị 3 tàu sân bay để khẳng định tư cách một cường quốc hàng hải tại Ấn Độ Dương. Niu Đêli cũng đã phát triển “chính sách hướng Đông” trước tiên nhằm đưa đất nước trở thành đầu tàu tăng trưởng kinh tế của khu vực tới cam kết tổng thể hơn tại Đông Á. Ấn Độ và Trung Quốc đang lao vào một cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng tại Mianma. Ấn Độ duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống chặt chẽ với Việt Nam với hy vọng biến Hà Nội thành một đồng minh trung thành giống Pakixtan đối với Trung Quốc. Tại Đông Nam Á, Ấn Độ đang thiết lập quan hệ tốt đẹp với Xinhgapo và Inđônêxia. Hải quân Ấn Độ thường xuyên có mặt trong khu vực và tham gia các cuộc tập trận hải quân với các nước khu vực. Điều này đóng vai trò làm đối trọng trước sự hiện diện của Trung Quốc. Niu Đêli cũng đang đóng vai trò gia tăng ảnh hưởng trong khai thác tài nguyên tại Biển Đông, khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước ven biển.
Từ những năm 2000, quan hệ giữa Ấn Độ với Nhật Bản đã được cải thiện, nhất là với Tuyên bố chung về hợp tác an ninh năm 2008. Mối quan hệ mới này trước tiên phục vụ mục đích chính trị, nhưng đến nay vẫn còn chưa được tăng cường, chưa có một thỏa thuận quân sự hay chưa thúc đẩy trao đối thương mại. Tuy nhiên, hải quân Ấn Độ đã mở rộng khu vực tập trận đến vùng lãnh hải của Nhật Bản và Hàn Quốc. Ấn Độ mong muốn có được công nghệ phòng thu tên lửa đạn đạo (DAMB), trong đó Nhật Bản hoặc Mỹ có thể là các đối tác cung cấp. Ấn Độ và Nhật Bản đă biết lựa chọn đứng về một phe trong cuộc chiến bá quyền giữa Oasinhtơn và Bắc Kinh. Bên cạnh đó, ngay từ năm 2007 một trục dân chủ đã từng bước được xây dựng tại châu Á giữa các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Ôxtrâylia và Mỹ. Điều này cũng làm Trung Quốc lo ngại. “Quân bài dân chủ” cho phép Ấn Độ tiến xa hơn mà không phải vội vàng và giúp liên kết với hệ thống các liên minh khu vực được xây dựng xung quanh Mỹ. Các mối quan hệ chính trị, quân sự và trong một phạm vi nào đó là kinh tế ngày càng chặt chẽ giữa Đông Á và Nam Á đang mở ra một siêu liên hiệp mới tại châu Á. Bị đặt bên ngoài lục địa châu Á, Nga trở nên quá yếu đến mức không thể gây ảnh hưởng thực sự từ sự năng động của mình. Việc Nga bị gạt ra khỏi khu vực dẫn đến khả năng Mátxcơva sẽ tăng cường phát triển quan hệ một cách nhanh chóng với các nước châu Á trong thời gian tới. vấn đề còn lại là các cuộc xung đột mở: giữa Trung Quốc và Đài Loan; hai miền Triều Tiên; Ấn Độ với Pakixtan. Từ lâu Trung Quốc là đối tác ủng hộ Pakixtan trong khi Ấn Độ không tham gia giải quyết tranh chấp liên quan tới hai miền Triều Tiên hay giữa Trung Quốc với Đài Loan. Thời gian tới có thể Ấn Độ sẽ thực hiện điều này. Hai trung tâm căng thẳng trên có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào song lại không ảnh hưởng đáng kể đến những biến động tổng thể của siêu liên hiệp.
Từ nay, sự tồn tại của một siêu liên hiệp châu Á là thực tế chứ không còn phôi thai nữa. Quan hệ giữa Đông Á và Nam Á về chính trị và an ninh đang được củng cố. Ấn Độ và Trung Quốc đang duy trì một sự liên quan chiến lược trong đó hai nước nhận biết rõ những thách thức. Trung Quốc mạnh hơn Ấn Độ và cảm thấy ít bị de dọa bởi đối thủ trong khi Ấn Độ thì ngược lại. Vị trí của Trung Quốc tại Nam Á có tính lâu đời và vững chắc hơn là vị trí của Ấn Độ tại. Đông Á. Tuy nhiên, Ấn Độ có một quân át chủ bài, đó là liên minh với Mỹ. Trung Quốc quả thực đang trên con đường phát triển song lại không liên kết với một cường quốc nào khác. Các nước láng giềng của Ấn Độ ủng hộ cam kết của Trung Quốc tại Nam Á, cũng như các nước Đông Á – Nhật Bản, Hàn Quốc không tin tưởng vào Mỹ – ủng hộ vai trò của Ấn Độ trong khu vực mình. Hầu như toàn bộ các nước Đông Á và Nam Á đang tìm cách tự bảo vệ mình trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một liên minh đang hình thành mở rộng từ Nhật Bản tới Ấn Độ, đi qua Việt Nam và Ôxtrâylia với sự hỗ trợ từ Mỹ.
Liệu có hình thành một liên minh chống lại Bắc Kinh?
Nếu Trung Quốc duy trì chính sách cứng rắn kể từ năm 2008, liên minh sắp được hình thành trên sẽ cứng rắn hơn. Các nước khu vực sẽ tìm cách tự bảo vệ chống lại mối đe dọa của Trung Quốc bằng cách củng cố sức mạnh quân sự trong khi hợp tác hơn nữa về an ninh và tìm kiếm sự hỗ trợ từ Mỹ. Một cuộc chiến tranh khu vực là ít có khả năng bởi nhiều nước có vũ khí hạt nhân trong khi Oasinhtơn đã cam kết trong khu vực và tất cả các nước châu Á đồng thuận cần thiết bảo vệ tăng trưởng. Tại Đông Á, sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau đang đóng vai trò điều hành trong dài hạn bằng cách ngăn cản mọi cuộc xung đột chính trị phát sinh. Trừ những thay đổi cấp tiến, sự phụ thuộc kinh tế sẽ cần phải giữ chức năng là sứ giả hòa bình. Yếu tố này không có thế mạnh tại Nam Á và tầm ảnh hưởng còn yếu trong quan hệ giữa Đông Á và Nam Á. Tuy nhiên, có khả năng các nước châu Á đang lao vào một cuộc chạy đua vũ trang và thực hiện các chính sách đối trọng. Mong muốn của Trung Quốc là bảo vệ hay đạt được những mục tiêu của một cường quốc hàng đầu – vũ khí nguyên tử, khả năng không gian, hải quân tầm xa – là điều hợp lệ, song Bắc Kinh cần trông chờ những điều mà các nước láng giềng hành động. Nhật Bản, Đông Nam Á và Ấn Độ liên quan tới sức mạnh quân sự gia tăng từ Trung Quốc. Các nước đang đáp trả bằng các phương tiện tương tự. Đó là một thế tiến thoái lưỡng nan an ninh cổ điển dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang nếu Trung Quốc không quay trở lại với thái độ ôn hòa và gắn kết hơn với ý tưởng phát triển hòa bình, song trước hết lại đang là một nền “hòa bình lạnh” có vũ trang.
Siêu liên hiệp châu Á từ nay bao gồm toàn bộ các hoạt động tương tác giữa Đông Á và Nam Á về an ninh và hội nhập cùng sự tham gia trước đây và hiện nay của Mỹ vào những biến động khu vực. Lúc này, Đông Á và Nam Á gắn nhiều với những biến động an ninh hơn là quan hệ kinh tế; còn cần phải xem xét sự cân bằng hay mất cân bằng sẽ đi đến đâu. Sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ được coi như một chất xúc tác hòa trộn giữa những biến động an ninh khu vực châu Á với những biến động của thế giới, bắt đầu với Ấn Độ và Trung Quốc. Do sự đan chéo trên, các nước châu Á khác đang bị cuốn vào một cuộc chơi của chủ nghĩa cân bằng để tự bảo vệ mình trước một nước Trung Quốc đang trỗi dậy và có tiềm năng đe dọa, trở nên chín muồi trước một nước Mỹ đang trong giai đoạn suy tàn; tránh mọi sự lôi kéo vào một cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc, nước sẽ không phục vụ cho lợi ích của khu vực. Hai yếu tố, động lực giải thích cho những biến động trên: sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như tương lai phát triển khó đoán định của nước này và cách thức Trung Quốc sẽ sử dụng trên vai trò là cường quốc mới. Bắc Kinh đang gặp khó khăn trong việc thuyết phục rằng mình khát khao một sự phát triển hòa bình và thái độ của nước này chỉ có thể khiến các nước láng giềng lo ngại. Đó là một mối lợi bất ngờ cho Mỹ, nước đang suy yếu và xem đây là dịp để bảo vệ và củng cố vị trí của mình tại châu Á. Thật nghịch lý là trong khi trấn an các nước láng giềng châu Á thì Bắc Kinh lại đặt Oasinhtơn vào thế khó…
***
Thời kỳ đô hộ 500 năm của phương Tây đi với thế giới đã chấm dứt. Đó là luận đim của nhà sử học người Anh và giáo sư Trường Đại học Havard, Niall Ferguson. Phân tích vn đề này trên tạp chí “Statafrik”, ông cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cuộc khủng hoảng nợ năm 2011 chỉ là những triệu chứng của việc sức mạnh kinh tế được chuyển từ Tây sang Đông.
Hai cuộc khủng hoảng nói trên cũng không phải là chu kỳ kinh tế đơn thuần, mà là triệu chứng và chất xúc tác thúc đẩy nhanh quá trình thay đổi về cơ bản tình trạng cân bằng sức mạnh thế giới với trọng lực dường như ít nhiều dịch chuyển từ phương Tây sang châu Á. Các cường quốc kinh tế tương lai sẽ không phải là Mỹ và châu Âu nữa, mà là Trung Quốc và Ấn Độ.
Năm 1913, của cải rõ ràng nằm trong tay các nước thực dân. Tại các nước Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nga, Anh và Mỹ, tập trung tới 61% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, trong khi các nước thuộc địa chỉ nắm giữ 18%. Trong khi đó, về diện tích, các nước thuộc địa bao phủ tới 48% tổng diện tích thế giới và có 31% dân số thế giới.
Người ta nhận thấy rằng từ năm 1500, cán cân hầu như không thay đổi: các cường quốc phương Tây nắm giữ tới 43% GDP thế giới. Nếu tính theo GDP theo đầu người, vào năm 1600, tình trạng mất cân đối còn nặng nề hơn giữa các nước phương Tây và các nước khác. Dân chúng ở các nước phương Tây giàu hơn rất nhiều so với người dân ở các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, đến thế kỷ 20 diễn ra chu trình đuổi bắt với tốc độ rất nhanh. Tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người ở Ấn Độ, vào năm 1600 chỉ bằng 2% so với của Anh, sau tăng lên mức 10%. Ở Mỹ so với ở Trung Quốc cũng như vậy. Vào thế kỷ 20, cuộc đuổi bắt diễn ra ở các nước châu Á với nhịp độ nhanh hơn ở các nước phương Tây trước đây. Tăng trưởng GDP trong cả thời kỳ Cách mạng công nghiệp là 4,4% ở Anh, 5,3% ở Mỹ, 7,7% ở Nhật Bản và 10,3% ở Trung Quốc. Tăng trưởng trung bình hàng năm GDP trong các thời kỳ “cách mạng công nghiệp” này là 2,2% ở Anh (từ năm 1830 đến năm 1900), 3,9% ở Mỹ (1870-1913), 9,3% ở Nhật Bản (1950-1973) và 9,4% ở Trung Quốc (1978-2004).
Tăng trưởng đều đặn ở các nước phương Đông dĩ nhiên dẫn đến hệ quả là phần GDP thế giới của các nước Khu vực đồng euro, Canađa, Nhật Bản, Anh và Mỹ suy giảm hay chững lại. Tỷ lệ đóng góp trong GDP thế giới của Trung Quốc, trái lại, tăng lên kể từ đầu những năm 2000. Tăng trưởng ở Trung Quốc dường như vẫn chưa dừng lại. Mức tăng GDP của Trung Quốc và Ấn Độ bỏ xa mức tăng ở các nước phương Tây. Chỉ có Mỹ là sẽ giữ được mức tăng trưởng GDP tương đối đều đặn sau năm 2025. Theo dự báo của Goldman Sachs, Trung Quốc có thể sẽ trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, vượt lên trước Mỹ bắt đầu từ thời kỳ 2026- 2027. Kể cả ở các nước có số dân ít hơn, mức độ chênh lệch giữa các nước Đông và Tây cũng thể hiện rõ. Tăng trưởng mạnh ở các nước châu Á còn hiển thị trong so sánh tiến triển GDP của Anh và Nhật Bản trong thời kỳ 1870-2008. Từ đầu những năm 1960, tăng trưởng kinh tế ở Nhật Bản cao hơn hẳn so với của Anh.
Liệu đó có phải là tiến trình phi công nghiệp hóa thế giới phương Tây không? Khái niệm này lúc này đang được nói đến nhiều, theo đó, về sản xuất công nghiệp, Trung Quốc là nước duy nhất có được tăng trưởng từ đầu những năm 1990, còn tất cả các nước khác chững lại hay giảm đáng kể, chẳng hạn như ở Mỹ. Có thể coi Trung Quốc giống như một chiếc xe khỏe trong thế kỷ 21. Sự phát triển mạnh mẽ của nước này được khẳng định qua các con số về GDP so với của Mỹ. Cụ thể là GDP của Trung Quốc, Hồng Công và Đài Loan cộng lại đạt xấp xỉ 90% GDP của Mỹ vào năm 2009 so với hơn 10% một chút vào năm 1950.
Phương Tây suy thoái không phải chỉ về kinh tế mà cả về dân số. số dân của các nước phương Tây trong dân số thế giới giảm từ 20% vào năm 1950 xuống còn 10% vào năm 2050. Trong khi tăng trưởng dân số ở các nước phương Tây đang trục trặc, món nợ của các nước được gọi là phát triển ngày càng lớn… Theo con số của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, món nợ của các nước đứng đầu trong số các nước thuộc nhóm G20 từ nay đến năm 2015 sẽ lên tới gần 120% GDP của các nước này so với 66% vào năm 2000. Số nợ của các nước đang phát triển giảm từ hơn 80% GDP vào năm 2000 xuống còn chưa đến 40% vào năm 2015. Tệ hơn thế là món nợ đó ngày càng tăng… Theo kịch bản tồi tệ nhất, món nợ đó có thế lên tới hơn 300% GDP của Bồ Đào ,Nha, Tây Ban Nha hay Ai Len vào năm 2040, 400% GDP của Hy Lạp, 450% GDP của Mỹ và hơn 500% GDP của Anh…
Những món nợ chồng chất như vậy không thể không gây hậu quả đối với sự ổn định chính trị của thế giới. Vì chưa bao giờ có một cuộc khủng hoảng nợ nào kết thúc mà không gây ra tình trạng tiền tệ hóa và/hay lạm phát, nên Trung Quốc ý thức rõ nguy cơ mà các nước phương Tây gây ra đối với sự ổn định kinh tế của thế giới. Bộ trưởng Thương mại nước này Trần Đức Minh từng tuyên bố rằng Mỹ in tiền mà không hề kiểm soát và giá nguyên liệu tiếp tục tăng khiến Trung Quốc phải chịu lạm phát nhập khẩu. Tình trạng không chắc chắn đó gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho doanh nghiệp.
Liệu điều đó có dẫn đến một cuộc chiến tranh tỷ giá không? Bởi lẽ các nựớc phương Tây cho rằng chính chính sách tỷ giá của Trung Quốc gây ra nhiều vấn đề cho nền kinh tế thế giới. Đồng nhân dân tệ được định giá thấp về phương diện cơ cấu. Cách đây vài tháng, Tổng thống Mỹ, Barack Obama, tuyên bố tại Liên hợp quốc rằng nếu Trung Quốc không có biện pháp – để chấm dứt thao túng đồng tiền của mình, Mỹ sẽ có cách khác để bảo vệ lợi ích của mình. Liên quan đến một cuộc “chiến tranh ngoại tệ” có thể xảy ra, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo phản ứng lại khi nói rằng không nên gây áp lực về tỷ giá đồng nhân dân tệ. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã phải đóng cửa và công nhân phải trở về quê hương mình. Nếu Trung Quốc phải chịu một cuộc khủng hoảng xã hội và kinh tế, đó sẽ là thảm họa đối với thế giới. Trên thị trường hối đoái, tỷ giá giữa đồng đôla Mỹ và đồng nhân dân tệ đã giảm từ năm 2005.
Trước nguy cơ mất ổn định xã hội và chính trị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra một kế hoạch đơn giản: tiêu thụ nhiều hơn nữa. Số xe hơi Trung Quốc bán được tăng từ 2 triệu chiếc/năm vào năm 2005 lên 14 triệu chiếc hiện nay (so với 11 triệu ở Mỹ). Và mức cầu xe hơi ở Trung Quốc có thể tăng gấp 10 lần. Năm 2035, Trung Quốc sẽ sử dụng 20% năng lượng của thế giới, tăng 75% so với năm 2008.
Mức tiêu thụ đó cũng dẫn đến tăng hàng nhập khẩu. Trung Quốc trở thành một trong những nước nhập khẩu nhiều nhất thế giới. Trung Quốc là khách hàng lớn của Braxin (12,5% hàng xuất khẩu của nước này vào năm 2009), Nam Phi (]0,3%), và Ôxtrâylia (21,8%). Mức tăng trưởng đó phải được duy trì: theo Viện than thế giới, Trung Quốc tiêu thụ 46% sản lượng than của thế giới. Năm 2009, mức tiêu thụ thép thô của nước này cao hơn hai lần so với của Liên minh châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cộng lại.
Trung Quốc cũng thực hiện chính sách đầu tư và mua hàng chiến lược của nước ngoài. Chẳng hạn châu Phi thư hút tới 41% tổng lượng đầu tư của Trung Quốc, chỉ đứng sau các nước châu Á (44%). Tháng 1/2010, các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư trực tiếp 2,4 tỷ USD vào 420 doanh nghiệp nước ngoài của 75 nước, chủ yếu trong các lĩnh vực viễn thông, vận tải và công nghiệp hóa dầu. Gần 800.000 người Trung Quốc ra làm việc ở nước ngoài – không tính số người di cư – trên khắp thế giới để quản lý số vốn đầu tư này.
Tại Pháp, người ta không có dầu mỏ, song có ý tưởng. Khẩu hiệu của những năm 1970 này liệu có còn giá trị đối với các nước phương Tây trước thực trạng này không? Có, gì mới về sáng chế ở các nước phát triển không?
Nhật Bản đứng đầu, Mỹ đứng thứ hai nhờ “nhập khẩu” ồ ạt chất xám của nước ngoài. Tiếp đó là Hàn Quốc. Các nước có tỷ lệ bằng phát minh sáng chế cao nhất là Nhật Bản với số bằng tăng từ 180.000 (năm 2005) lên 240.000 (năm 2008), và Trung Quốc tăng khoảng 100% trong ba năm (từ 25.000 lên 50.000 trong cùng thời gian trên).
Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự phân bố bằng phát minh sáng chế trên thế giới đó cũng phản ánh năng lực của các hệ thống giáo dục. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Anh và Italia là hai nước có tỷ lệ cao nhất số thanh niên không có trình độ hay có trình độ thấp. Đứng đầu các nước có số thanh niên có trình độ cao nhất là Hàn Quốc. Học sinh châu Á là những người lập được nhiều kỷ lục cao nhất trong các kỳ thi quốc tế. Chẳng hạn về toán học trong số học sinh ở độ tuổi 14 tuổi, trong Top 5 hoàn toàn là các nước châu Á, theo thứ tự là Đài Loan, Hàn Quốc, Xinhgapo, Hồng Công và Nhật Bản. Trong các kỳ thi về khoa học cũng gần như vậy, với Xinhgapo đứng đầu, sau đó là Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Như vậy, các nhà khoa học và nghiên cứu của tương lai phải chăng chắc chắn sẽ hoàn toàn là người của phương Đông?
Trong cuốn sách của mình xuất bản vào tháng 11/2012, Niall Ferguson cho rằng sự sụp đổ của các nền văn minh lớn diễn ra rất nhanh. Đế chế La Mã “vỡ tan chỉ trong vòng một thế hệ”, “cuộc chuyển tiếp thảm họa giữa cân bằng Khổng Tử và tình trạng hỗn loạn ở Trung Quốc thời nhà Minh diễn ra chỉ trong gần một thập kỷ và Liên Xô rơi thẳng từ vách đá xuống. Các nền văn minh là những hệ thống rất phức tạp dựa trên tác động tương hỗ của một số rất cao yếu tố cấu thành nhưng được sắp xếp một cách phi đối xứng khiến cấu trúc của chúng giống như một tổ mối ở Namibia hơn là một kim tự tháp ở Ai Cập. Các hệ thống đó có thể hoạt động ổn định trong một thời gian nhất định, bề ngoài có vẻ cân bằng nhưng trên thực tế lại luôn phải điều chỉnh. Nhưng đến một thời điểm quyết định nhất định, một rối loạn nhỏ cũng có thể dẫn đến một giai đoạn chuyển tiếp giữa tình trạng cân bằng bề ngoài đó và một cuộc khủng hoảng sâu rộng. Chỉ cần một hạt cát nhỏ cũng đủ để làm cho cả tòa lâu đài đó đổ sụp./.

1527. Đảng không phải là cọp

Đào Tuấn

Đảng không phải là cọp

H103-01-2012
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Phan Trung Lý đã có lời khẳng định: “Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”.
Điều 4 Hiến pháp quy định Đảng Cộng sản Việt Nam “lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Đảng không phải là cọp để phải gọi húy thành “ông ba mươi”.
Đảng cũng không phải là vua chúa phong kiến để dân đen phải kỵ húy không dám nói đến.
Hiểu đúng tinh thần những gì mà Trưởng Ban biên tập Dự thảo Hiến pháp sửa đổi thì có nghĩa là người dân có quyền đóng góp vào toàn bộ nội dung bản hiến pháp sửa đổi, không có vùng cấm, cũng chẳng phải lo phạm, kỵ gì cả.|
Nhìn chung, có nhiều “đất” để người dân đóng góp. Chẳng hạn đó “khoảng trống” mà Ban biên tập hoàn toàn không vô ý quên, khi bỏ đi quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Hoặc các thiết chế mới, không khó để nhận thấy rằng sẽ nhận được sự ủng hộ của người dân: Thiết chế Hội đồng Hiến pháp với nhiệm vụ phát hiện các vi phạm Hiến pháp, đặc biệt trong các văn bản quy phạm pháp luật; Thiết chế Hội đồng bầu cử quốc gia, để tạo ra sự độc lập trong vấn đề bầu cử. Và Kiểm toán Nhà nước, cơ quan về nguyên tắc là sẽ độc lập hoàn toàn với hành pháp…
Tuy  nhiên, vẫn phải nói đến hai chữ “tuy nhiên”.
Trong chỉ thị (số 22-CT/TW) mới nhất về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Bộ Chính trị lưu ý các cấp ủy Đảng, tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân các cấp: Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai (Nghị quyết 2) và kết luận Hội nghị lần thứ năm (Nghị quyết TƯ5) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết của Quốc hội. Nghị quyết 2 khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Về kinh tế, Nghị quyết cũng khẳng định:  Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa …. Còn TƯ 5, khẳng định lớn nhất là vấn đề sở hữu đất đai “thuộc sở hữu toàn dân”.
Trên Pháp luật TP,  Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư Pháp, GS TS Lê Hồng Hạnh thật thà: Hội nghị Trung ương 5 đã tái khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên dự thảo sửa đổi HP 1992 cũng quy định như vậy.
Câu này của ông bắt đầu bằng hai chữ “tuy nhiên”.
Vấn đề không thể không đặt ra là nếu “không có gì phải cấm kỵ”, chắc chắn sẽ có những ý kiến khác với các kết luận của Nghị quyết 2 và Nghị quyết TƯ 5.
Trong tất cả các bản Hiến pháp, đều gì nhận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, một trong những quyền cơ bản của người dân. Và việc thực hiện cụ thể nhất, sinh động nhất, chính là việc để người dân được tự do thể hiện trong việc đóng góp cho hiến pháp sửa đổi.
Nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, người dân có quyền, một cách trực tiếp, đóng góp ý kiến để xây dựng đạo luật gốc, luật mẹ của các luật. Và có lẽ, để việc đóng góp thực sự là phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp thì không nên đặt ra bất cứ một chữ “tuy nhiên” nào, không nên đặt ra một vấn đề “húy kỵ” nào. Bởi thật khó để chấp nhận một mệnh đề kiểu “Lòng dân, tuy nhiên, ý Đảng”.
Nguồn: Đào Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét