Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Tin thứ Ba, 25-12-2012

H4Kính chúc quý độc giả một mùa Giáng Sinh an lành và một năm mới sắp đến tràn đầy hạnh phúc. Merry Christmas! Happy Holidays!

Lưu ý: Ông già Noel đã bay tới Việt Nam lúc 0h khuya nay để phát quà cho các em, nhưng không rõ ông có phát được phần quà nào hay không, vì ông gặp nhiều thủ tục nhiêu khê, nhất là muốn phát quà ở đây phải qua Mặt trận Tổ Quốc. Không rõ ông có đủ thời gian để qua cửa ải này, kịp phát quà cho các em hay là ông đã ra đi mà không để lại phần quà nào. Hiện tại, lúc 2h10’ sáng, giờ VN, thấy ông đang trên đường tới Nairobi, Kenya và ông đã phát gần 2,5 tỉ phần quà cho các em trên thế giới.
——
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- CLB BÓNG ĐÁ NO-U RA SÂN LẦN THỨ 50, CHIỀU 23/12/2012 (Thành).
- Việt – Trung 2012: Sóng từ Biển Đông (VNN). – Việt Nam yêu cầu Ấn Độ đóng vai trò tích cực hơn ở Biển Đông (VOA). – Tàu huấn luyện của Hải quân Ấn Độ thăm Đà Nẵng (Infonet).    – Ấn Độ sẽ giúp ASEAN “vượt bão” ở biển Đông? (Infonet). - Trung Quốc “lưu ý” phản ứng của Ấn Độ về Biển Đông (Petrotimes).
- Putin thúc đẩy quan hệ quân sự với Ấn Độ (BBC). – 7,5 tỷ đô la hợp đồng vũ khí : trọng tâm chuyến đi Ấn của tổng thống Nga (RFI). – Nga-Ấn Ðộ củng cố quan hệ chính trị, quốc phòng (VOA). – Quân sự Ấn Độ và vũ khí Nga (BBC).
- Tân đại sứ Nhật tại Trung Quốc cam kết cải thiện quan hệ song phương (RFI). – Tranh chấp lãnh hải làm lu mờ quan hệ các nước Ðông Bắc Á (VOA).  – Nhật lập đội đặc nhiệm hải quân đối phó Trung Quốc (VnMedia). - Cảnh sát biển Nhật Bản lập đơn vị đặc biệt bảo vệ Senkaku (LĐ). - Nhật Bản lập đơn vị đặc biệt bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư (Petrotimes). - Trung Quốc tăng cường tàu hải giám (TN). - Trung Quốc đối mặt với đặc nhiệm hải quân Nhật (VnMedia). - Tàu, máy bay Trung Quốc tiếp tục xuất hiện tại Điếu Ngư/Senkaku( (DT).
- Báo Mỹ: TQ, Philippines ‘bên bờ vực đối đầu’ (VNN).
Mỹ phẩy tay đã có thể “tiêu diệt” tàu ngầm Trung Quốc hiện đại nhất (ANTĐ).
- Vũ Cao Đàm: Chưa bao giờ Việt Nam bị cô lập như hiện nay (BoxitVN). Có lẽ cái tựa nên là “Chưa bao giờ giới lãnh đạo VN cô đơn như hiện nay” thì hợp lý hơn.
- Chúng ta nghĩ gì qua bài nói của ông Trần Đăng Thanh (DLB). “Điều đặc biệt đáng nói ở đây là ông đại tá khẳng định rằng sẽ không cho nước nào thuê cảng Cam Ranh vì: chúng ta cũng đã ký với một số quốc gia, không cho bất cứ một quốc gia nào thuê mượn hoặc đóng đồn trú trên địa bàn của chúng ta để uy hiếp an ninh quốc phòng đối với những quốc gia khác’.”
- Huỳnh Văn Úc: Gửi ông đại tá (Nguyễn Tường Thụy).
- Về bài phát biểu đã gây sóng gió trong cộng đồng mạng gần một tuần qua của Đại tá Trần Đăng Thanh, một CTV, là một nhà nghiên cứu, cựu viên chức chính phủ, gửi lời bình như sau: “PGS-TS Trần Đăng Thanh nên trả lời sòng phẳng trên tinh thần khoa học, đối thoại thẳng thắn, bình đẳng về các ý kiến trên mạng phê phán bài nói của mình. Nếu sau 1 tuần không có ý kiến gì thì nên trưng cầu ý kiến cộng đồng mạng để xếp TĐT vào sọt rác của lịch sử và chính thức cho TĐT vào bọn Trần Ích Tăc và Lê Chiêu Thống đã đầu hàng bọn Tàu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao cần lên tiếng trả lời bài ‘tiết lộ bí mật nhà nước’ của báo nước ngoài, chính thức bác bỏ các luận điệu của TĐT không liên quan gì đến chính sách ngoại giao của VN. Nếu không sẽ gây hiểu lầm tai hại.
Cấp trên của TĐT và Ban Tuyên Giáo (định kỷ luật báo chí vì hai chứ ‘cắt’ và ‘đứt’ cáp hôm trước) phải có thái độ trả lời công luận, chính thức cải chính các luận điệu của TĐT không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc phòng và lãnh đạo Đảng. Nếu không, họ mặc nhiên công nhận luận điệu đó và thể hiện sự dung túng kẻ ninh bợ TQ và đánh anh em báo chí”.
- Tầm Xuân – PGS, TS Nguyễn Tiến Bình muốn gì?! (Dân Luận). – Tri thức bồi bút và tính đảng trong quân đội (DLB).
- “Nhẫn nhịn” đến mức kinh ngạc (RFA). “Bên ngoài thì Trung Quốc ngày càng mạnh bạo và quyết tâm thôn tính Biển Đông, lạ lùng thay trước tình thế hiểm nghèo như vậy mà lãnh đạo Việt Nam vẫn bình chân như vại. Tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội vẫn không hề lên tiếng hay có động thái gì. Người dân, vì vậy không biết đường nào mà lần, xuống đường biểu tình thì bị bắt bớ, đàn áp, vu cáo, bôi nhọ là thế lực thù địch này nọ…”
- Nguyễn Hưng Quốc: ‘Cái nước mình nó thế!’ (VOA’s blog). “Nói ‘chế độ mình nó thế’ thì được. Còn ‘nước mình nó thế’ thì sai”.
- Tạ Phong Tần khẳng định ‘không có tội’ (BBC).  – ‘Mong tòa theo đúng trình tự tố tụng’ (BBC).
Một sự tiếp tay cho các hoạt động chống phá Việt Nam (ND).
7
<- Về hội thảo Tác động của truyền thông xã hội (TTXH) lên tác nghiệp báo chí, do RED tổ chức sáng qua: - 1495. Hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí” (BS). - TÌM CƠ CHẾ ĐỂ TẠO CHO CÁC NHÀ BÁO ĐƯỢC BỘC LỘ CHÍNH KIẾN CỦA MÌNH NHƯ CÁC BLOGGER… (Phạm Viết Đào). Hội thảo đã diễn ra trong không khí thoải mái, đánh giá rất cao sức mạnh của TTXH lên báo chí, thế nhưng … cũng trong cùng buổi sáng qua, trên cùng con phố Nguyễn Du, Bộ trưởng 4T, trong Hội nghị triển khai công tác năm 2013, đã tuyên bố: - Sẽ quyết liệt trong quản lý Thông tin và Truyền thông (VNN).
- TIN NÓNG: Hơn 200 hộ kinh doanh tại chợ Vân Đình, huyện Ứng Hòa – Hà Nội đang kêu cứu khẩn cấp (VPLS Vì Dân). – Huyện Ứng Hoà Hà nội cướp chợ, đánh dân ! (Lê Hiền Đức).
- Không thể hiểu nổi làm sao mà Thanh niên lại có thể có một thứ tin tức kiểu này: Tạm giữ 12 người mang quan tài chặn quốc lộ. Mới thấy cái tựa đã tưởng 12 người này … điên. Đọc gần hết tin thấy còn “điên” hơn, nào là “ném đá vào công an”, “tổ chức cho người dân chặn quốc lộ” mà chằng hiểu vì lý do gì. Cuối bản tin mới lờ mờ đoán được những người dân này bức xúc gì đó liên quan tới “đền bù”, nhưng cũng chả hiểu “đền bù” cái gì (“bù giá vào lương”, há?). Chưa hết, ai mấy bữa nay không theo dõi vụ tranh đấu của dân ở Đông Triều, Quảng Ninh liên quan thu hồi đất cho dự án, nếu hy vọng được biết đầu đuôi thì đừng tìm những tin liên quan cuối bản tin này, vì toàn những tin về … quan tài, như “Quan tài biết hát“, “Công dụng khác của quan tài“, “Chữa bệnh bằng quan tài” … Chào thua chưa!? Thôi xin mời bà con qua coi chỗ khác: - Có kẻ lạ xúi giục tấn công cảnh sát ở Đông Triều (DV). – Vụ chống cưỡng chế ở Quảng Ninh: Do ‘đối tượng lạ’ xúi giục (DLB). – Quảng Ninh tiếp tục hành xử côn đồ với dân (Xuân VN).
Chuyện… khó tin: Một miếng đất, 2 lần đền bù (DV).
Người dân lại ngăn cản khai thác cát (TN).
Phó chủ tịch Hiệp hội Thanh long “chỉ đạo” doanh nghiệp ép giá nông dân (TN).
Hỗ trợ lãi suất tiền sử dụng đất (TT).
- Đường đi đến Cách Mạng Nông Điền (RFA’s blog). “Từ Tiên Lãng đến Văn Giang, Đông Triều… Tất cả sự kiện đều cho thấy một dấu hiệu chung: Cách Mạng! Tạm gọi cuộc cách mạng này là Cách Mạng Nông Điền”.
Bị phạt tù vì chửi nhau với cán bộ xã (TN).
- Đào Sỹ Quý: Ngán lắm… ông “Nguyên”! (Nguyễn Tường Thụy).
- Gam màu sáng tối của VN trong năm 2013 (BBC).  – Kinh tế VN tăng trưởng chậm nhất từ 1999 (BBC). – Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thấp nhất từ 13 năm qua (RFI). – Kinh tế trì trệ gây áp lực lên giới lãnh đạo Việt Nam (VOA). - VN ‘cần quyết tâm lớn để vượt khó’ (BBC). – ‘Quá khứ chiến tranh không phải là liều thuốc cho nền kinh tế Việt Nam’ (VOA). “Họ –tức lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam- phải nghĩ tới khả năng các thế hệ mới không còn dựa vào những thành tích của quá khứ khi quyết định hệ thống chính trị hiện hữu có đáng được sự hậu thuẫn của họ hay không.”
Lại động đất tại Bắc Trà My (TN). “…cách thủy điện Sông Tranh 2 hơn 10 km vẫn có thể cảm nhận các rung chấn động đất rất rõ do mái nhà rung lên bần bật””
H2- Hành trình 37 năm Thủy điện Sơn La (VNE).  – Hai chuyên cơ phục vụ Thủ tướng có gì đặc biệt? (Infonet). Một CTV, là một nhà nghiên cứu, cựu viên chức chính phủ gửi lời bình: “Đồng chí X quá giỏi trong ‘dân vận’ để lật ngược thế cờ: Khánh thành sân bay Phú Quốc thì mời LKP, khánh thành thủy điện Sơn La thì mời chú rể mới Mạnh Mượt. Cả hai đều cười nói rất tươi trong khi tại Hội nghị VI của TW, đ/c X và Mạnh Mượt bị phê phán và đề nghị kỷ luật, LKP cũng bị phê phán. Hai anh 4 và Lú chắc là thôi rồi”.  ”Đồng chí X”, “Mạnh Mượt” và Thiếu tướng Hà Tiến Dũng-Tổng Giám đốc Công ty trực thăng Việt Nam. =>
- Tiếp tục đưa việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đi vào thực chất (ND). - “Sửa lưng” công chức ham nhậu (TT). - Lãnh đạo ‘không đi chúc Tết địa phương’ (BBC).
Đề nghị kiểm điểm Ban Thường vụ Thành ủy Phan Thiết (TN).
Buộc phó giám đốc sở phải trồng lại 10ha rừng (TT).
Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (TT).
Lãnh đạo VNP lý giải vì sao “đánh rơi” nghìn tỷ lợi nhuận (VnEco/GDVN).
Luật bất cập khiến dân bức xúc (TT). - Chính phủ giải trình việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: “Chính sách sai phải sửa ngay” (DV). - Truy trách nhiệm ban hành văn bản trái luật (TN). - Chính phủ giải trình về quy định “xe chính chủ” (LĐ). - Quan tâm hơn đến đạo đức công vụ (SGGP). Làm người chết dễ hơn người sống? (TT).
3 phương án chính quyền đô thị: Dân có thể bầu trực tiếp thị trưởng (TN). - Chính quyền đô thị cần được chủ động về tài chính, thẩm quyền (SGGP).
- Trao Quyết định thăng cấp bậc hàm Tướng Công an (TTXVN). “… thể hiện sự ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những thành tích, công lao đóng góp to lớn của lực lượng Công an Nhân dân…”.  Nhiều quá rồi ngán hay sao mà không cho biết bao nhiêu tướng được phong hàm?
Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự Văn phòng Chính phủ (VNMedia). Một độc giả email cho biết, Hiện, bộ máy Văn phòng Chính phủ gồm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vũ Đức Đam và tám Phó chủ nhiệm: Văn Trọng Lý, Kiều Đình Thụ, Phạm Viết Muôn, Phạm Văn Phượng, Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Khắc Định và Nguyễn Văn Tùng.
- TRÊN-DƯỚI VÀ KỶ CƯƠNG PHÉP NƯỚC (Bùi Văn Bồng).
- Bộ trưởng giải trình, nhận lỗi về những quy định “hành dân” (DT).  – Ghi tên cha, mẹ lên CMT: Bộ Tư pháp nhận khuyết điểm (VTC).
- Buông xuôi giá vàng?   –   Hướng dẫn luật: Rối bời (NLĐ). – Ngân hàng Nhà nước “lách luật” trong quản lý vàng? (VnEconomy).
- Công khai thông tin thực phẩm “bẩn” để người dân nắm rõ (DT).  - Mạnh tay với thực phẩm bẩn (NLĐ).  – Kiểm soát, ngăn chặn thực phẩm “bẩn” dịp cuối năm (VnEconomy).
Những “bệnh nhân” của bệnh tham nhũng (TVN). - ’Con gái chủ tịch quận thi công chức còn trượt’ (PN Today).
Yêu cầu xem xét trách nhiệm hình sự một CSGT (NLĐ). - Nghiêm cấm cảnh sát giao thông… nấp (LĐ).
Mặc cảnh phục công an, chiếm đoạt hàng tỷ đồng (VTC). - Xét xử cảnh sát “gây thương tích khi thi hành công vụ” (NLĐ).
8<- Đà Nẵng: Xét xử hai băng nhóm giang hồ trong vụ án giết người  –   Cứa cổ, cướp xe máy giữa Sài Gòn (Infonet). - Thảm án kinh hoàng, cả gia đình bị sát hại dã man (DT).  - TỘI ÁC LŨY TIẾN (Văn Công Hùng). “Không thể cứ nhắm mắt nói xã hội ta tốt đẹp khi mà hàng ngày tội ác cứ diễn ra một cách kinh hoàng đến như thế. Sự tột cùng của cái ác không thể chỉ được nhởn nhơ chiêm ngắm, mà phải quyết liệt chặn lại và trừng phạt...”. - Những giọt nước mắt của quỷ dữ (VnMedia). -  Thảm sát cả nhà bạn gái, cướp tài sản   –  Chân dung sát thủ máu lạnh giết cả nhà người yêu (NLĐ). - Kẻ tham gia sát hại nam sinh trên giảng đường đầu thú (VTC).  - Vừa đưa tang đã thi sắc đẹp! (NLĐ). - Người bán hoa bị bắt vì mang dao… tỉa cành: Bị phạt 6,5 triệu đồng (TN).
EVN lập lờ giá điện (NLĐ).  – Tô Văn Trường: Câu chuyện “Điện lại tăng giá” (Nguyễn Vĩnh). - Thời điểm tăng giá điện: Có hợp lý không? (QĐND).
- HẺM “BUÔN” CHUYỆN ( KỲ 49 ): Ông già Nô-en đi đâu ? (Nhật Tuấn). “Không phải, năm nay ông già Nô-en không tới Việt Nam không phải vì không xin được VISA, ổng vô bằng xe bay trên trời đâu có qua cửa khẩu sân bay nào mà cần VISA ? Ổng không vô Việt Nam là vì ở đây thủ tục nhiêu khê lắm. Muốn trao quà cho con nít phải thông qua Mặt trận Tổ Quốc. Ổng mà trực tiếp tới gặp con nít trao quà là công an bắt liền”. – Huỳnh Thục Vy – Nỗi niềm Giáng sinh (Dân Luận).
- THE PENTAGON PAPERS Lịch sử những quyết định của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam – Kỳ 23 (Sống Magazine).
- Phạm Ngọc Thảo – Oanh liệt trong thầm lặng (Kỳ 6): Suýt làm Thủ tướng Việt Nam cộng hòa (TN). - Nguyễn Cao Kỳ: “Không do tôi,ông Thảo đã làm TTg Việt Nam Cộng hòa” (TN/GDVN).
An toàn điện hạt nhân không bao giờ là tuyệt đối (BoxitVN).
- Trung Quốc : mồ mả tổ tiên đem dâng cúng cho tăng trưởng (RFI) (còn ở VN thì????).  – Hồng Kông : Một nhà đấu tranh ra tòa vì vụ ném áo vào Hồ Cẩm Đào (RFI).  – Nghệ sĩ Trung Quốc ở Mỹ thắng kiện Tổng thống Đài Loan (VOA). – Ảnh hiếm: Thời niên thiếu của Tập Cận Bình (VTC). - Tân Hoa Xã: Tập Cận Bình trổ tài chơi thể thao (GDVN). - Không hoa, không quà, không thảm đỏ cho lãnh đạo (TT).
- ‘Bắc Triều Tiên có công nghệ tên lửa đạn đạo’ (VOA).  – Hàn Quốc lo LHQ hoãn ra nghị quyết với Triều Tiên (TT). – CHDCND Triều Tiên thành lập giải thưởng quốc tế mang tên Kim Jong-il (Lenta/ Kichbu). Bắc Triều Tiên không hiểu quốc tế ghê tởm Kim Jong-il như thế nào, lại lập giải thưởng mang tên Kim Jong-il?  – Bắc Triều Tiên: Cây Giáng Sinh Nam Triều Tiên là đòn chiến tranh tâm lý (VOA).
- Nhà đối lập Nga Navalny bị truy tố về tội biển thủ (RFI).
- Hường Nguyễn – Nhảy Gangnam Style trước Quốc hội Campuchia đòi chấm dứt cưỡng chế đất đai (Dân Luận).
KINH TẾ
Năm 2012, GDP tăng 5,03% là hợp lý (LĐ). - Xuất siêu… bất thường (TT). - CPI năm 2012 tăng 9,21% so với năm trước (QĐND).
- NHNN bơm ròng hơn 1.540 tỷ đồng trên OMO (NDHMoney/ Gafin).   – Mở rộng đối tượng bơm vốn (DĐDN).
Hạ lãi suất, tiền có chạy khỏi ngân hàng? (TP). - Nhiều ngân hàng giảm tiếp lãi suất huy động (TP). - Lãi suất kỳ hạn dài vẫn chưa hạ (Vietstock). - Eximbank phát hành thẻ quốc tế không tiếp xúc (SGĐT).
9Vụ VVF – SeABank: SeABank từ chối thanh toán bảo lãnh (HNM/ Vietstock).
- Nguyễn Hồng Khoái: Thị trường bất động sản bắt đầu từ đâu? (BoxitVN). - Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: ‘Chết vì bất động sản, nhiều lắm không chỉ Mai Linh’ (VTC). =>
Mua nhà thương mại làm nhà tái định cư, chuyện không dễ (NĐT). - “Phá băng” bất động sản: Chấm dứt đầu tư “ăn xổi” (TT).
- Đạt doanh thu khủng, Viettel ‘vượt mặt’ VNPT (VTC).  – Chủ tịch VNPT nói gì về lợi nhuận lao dốc? (Zing).
Năm 2013: Giá điện có thể tăng… 4 lần (DV). - Minh bạch giá xăng dầu theo cơ chế thị trường (Mega News).
Cá tra được giải nỗi oan! (DV).- Cơ hội đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu cá tra (DV).
Tôm xuất khẩu thêm “khổ” vì phí kiểm ethoxyquin (PLTP). - Từ tay trắng thu trăm triệu nhờ chim và hươu (DV).
- Giải pháp thanh toán quốc tế DN nhập khẩu (SGĐT).
Kích cầu, tháo gỡ nợ xấu (ND/Petrotimes).  - Sức mua càng kích càng yếu (TN). - Giá thực phẩm sẽ khó tăng thêm (DV).
- Đất “vàng” bán rẻ như cho (NLĐ). – Đại gia bỏ đất chạy lấy người (VEF).  – “Phá băng” bất động sản: Giá phải giảm thêm (TT). – Rào cản thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh (ND).
- 7 doanh nhân gây ấn tượng mạnh trên thương trường năm 2012 (CafeF).
Khó chữa được bệnh vốn mỏng (PLTP).
Hải Phòng: Buộc tái xuất lô hàng 6.400 tấn quặng kẽm (LĐ).
- Nhóm mua hoạt động trở lại (VTC). – Nhóm Mua hứa đền bù cho khách mua voucher (VNE).
Chưa xác định “hàng hiệu giá bèo” là thật hay giả (TT).
Lịch 2013: Chờ hết tháng… 1 mới mua cho rẻ (DV). - Hà Nội: Thưởng Tết cao nhất 75 triệu đồng (DV).
- Châu Á : Ông già Noel cũng gặp khó khăn kinh tế (RFI).
- Ðài Loan cấp phép cho dự án khai thác địa ốc đầu tiên của Trung Quốc (VOA).
VĂN HÓA-THỂ THAO
1<- Quốc phục Việt Nam: Đừng lâu hơn nữa! (Petrotimes). - Tranh cãi về quy chuẩn quốc phục Việt Nam (DT). - 20 năm vẫn chưa chọn được lễ phục quốc gia (Mega News).
Kỳ cuối: Ngôi đền ngàn tuổi và chiếc ấn thiêng bị đánh cắp (LĐ).
Sơn Tinh là nhân vật có thật trong lịch sử (Kiến thức).
Theo dấu người xưa: Ông Thủ Huồng (TN).
Độc đáo “đá kêu, đá thổi” (DV).
- Phạm Xuân Nguyên – CÓ MỘT TẤM LÒNG NHƯ THẾ.   –  Phạm Duy – VĂN CAO TRONG TÔI (DĐTK).
- Hữu Lý phỏng vấn Nguyễn Hoàng Đức: Bút pháp tư tưởng – ông chủ, bút pháp hình thức – nô bộc (Nguyễn Tường Thụy).
- Võ Phiến – Bình Thơ (DĐTK).
- Hoàng Ngọc Hiến: Trước hết là đổi mới cách nhìn   –  Nguyễn Minh Châu: Muốn làm ăn phát đạt thì phải coi trọng người trực tiếp sản xuất – Hồng Chương: Đổi mới nhận thức về sứ mệnh lịch sử của văn nghệ (PBVH).
- Trung tâm – Ngoại biên: Vua thất thế sãi làm vua (VHNA).
- ‘Sài Gòn ơi vĩnh biệt’ là ‘xúc động lớn’ (BBC).
- Phỏng vấn GM Hoàng Đức Oanh về Hội nghị HĐGM Á Châu (RFA).
- NHÀ PHÊ BÌNH HẬU HIỆN ĐẠI ĐỖ HOÀNG: “HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM NHIỆM KỲ NÀY GẶP NHIỀU ĐẠI HẠN” (Văn chương +).
- Khiếp sợ… tài năng! (NLĐ).
- LỜI XIN LỖI XÚC ĐỘNG (Văn Công Hùng).
- Có cần phải làm thân với cha mẹ của bạn của con bạn không? (Sống Magazine).
Tôi biết cách kể chuyện… (LĐ).
Truyền hình trả tiền còn nhiều sai phạm (TT).
- Chùm ảnh những ông già Noel “đổ bộ” xuống phố (DT). – Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng trong đêm Noel (DT). – Noel rộn ràng chạm ngõ Paris (Mega News).  - Nước Anh đón Giáng Sinh trong lụt lội (RFI).  – Thế giới tràn ngập không khí Giáng sinh (DT).  – Thế giới hân hoan đón mừng Lễ Giáng Sinh 2012 (RFA). – Ông già Noel không tặng quà cho thế giới (TT/ DNSG).  – Hài hước clip ông già Noel “đào hoa” như điệp viên 007 (DT).
- Noel đầu tiên của Bethlehem, di sản văn hóa thế giới (RFI). – Người hành hương đổ về Bethlehem mừng lễ Giáng Sinh (VOA).   – Nguyễn Thế Tuyền (Berlin): Lễ Noel ở Đức (Nguoiviet.de). – Trần Mộng Tú – Những Thiên Thần của tháng Mười hai (DĐTK).
- Nguyễn Đức Tùng: Leonard Cohen: Mang anh xuống một dòng sông (PBVH).
- Ảnh: Những người chiến thắng của năm 2012 (BBC).
- Găng tay của ‘Vua nhạc Pop’ bán được 4 tỷ đồng (Mega News).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Sử học Việt Nam hội nhập với cái gì? (VHNA).
Đổi mới kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ – Kỳ 2: Có thể chỉ một số trường tốp trên thi tuyển (TN). - Sẽ khuyến khích các trường tuyển sinh riêng? (GDVN). - Bao giờ mới bỏ thi “ba chung”? (GDVN).
Gần 600 GS, PGS được vinh danh tại Văn Miếu (Infonet).
Lê Công Cơ: Đào tạo trách nhiệm với đất nước (TN).
Người lớn là… rào cản khi giáo dục giới tính (TN).
Xưng “tôi” gọi “anh/chị”: Thầy e dè, trò “ngượng miệng” (DT).
- Công tác tư vấn tâm lý trường học còn  thiếu chuyên nghiệp (ND). Xài từ “công tác” loạn quá! - Thiếu trầm trọng giáo viên tư vấn (TN).
‘Cách học chết’ ở bậc tiểu học (GDVN).
Sao người lớn có thể nuốt trôi như thế!? (Kiến thức).
- Olusegun Obasanjo và Sunny Varkey – Giáo dục tư, lợi ích công (Phạm Nguyên Trường).
- 10 trường Đại học hàng đầu thế giới 2012-2013 (GDVN).
- Thiên nhiên và Kỹ thuật (Sống Magazine).
- Science bình chọn 10 sự kiện khoa học nổi bật 2012 (TTXVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Cứu hộ tàu nước ngoài trôi dạt (TN). - Vượt bão vào bờ nhưng không cứu được bệnh nhân (PLTP).  - Ngư dân VN cứu người Mỹ ở Biển Đông (BBC). - Ngư dân Việt cứu một người Mỹ ngoài biển (VOA). - Sóng lớn, nhiều tàu cá và ngư dân gặp nạn (TT). - Quảng Bình: Lật đò đêm Noel, 3 người mất tích (DT).
4,9% mẫu thịt nhiễm chất cấm (TN). - Siết chặt kiểm tra thực phẩm bẩn cận tết (LĐ). - Ớn lạnh thực phẩm bẩn nhập lậu (SGGP).
- Tết này, không được để người dân phải qua đêm ở ga tàu, bến xe (PetroTimes).
- Những bãi giữ xe gần trung tâm không “chặt chém” trong đêm Noel (DT).
- Giáng sinh buồn của cô bé… một mắt (DT).
- Có một giấc mơ như thế (RFA). “Nếu mà không nuôi tập trung các cháu như thế, để các cháu về nhà tự lập thì việc tìm thức ăn rất khó khăn. Rất hiếm khi họ kiếm được thức ăn. Họ chỉ ăn cơm với rau rừng thôi”
- Chuyện về doanh nhân thành đạt với quá khứ nghiện ngập (PLTP).
- Du lịch sinh thái – xây khó, phá dễ (RFA).
- Tiêm chất độc vào sừng tê giác để chống săn trộm (VnMedia).
Đi tìm bài thuốc xáo tam phân: “Thần y” ẩn tích (DV).
Chợ bỏ không, đường đông thành… chợ (Petrotimes).
Hà Nội: Hơn 500 vụ “khủng bố” để đòi nợ (DV).
‘Xếp hàng’ chờ mua đất lo hậu sự ở Thủ đô (VNN/ CafeF). - Nhà ‘quây’ nghĩa trang và hội thảo chọn chỗ chết! (VNN).
Ngăn cản đưa người chết đi chôn (PLTP).- Đưa quan tài đến cổng nông trường (TT).
Hà Nội: Gãy cẩu tháp ở tòa nhà 70 tầng, hàng trăm người hoảng loạn (DT). - Cháy trường, hơn 1.200 học bạ bị thiêu rụi (TT).
- Trung Quốc triệt phá đường dây buôn trẻ em, cứu 89 em nhỏ (DT). – Trung Quốc cứu 89 trẻ em khỏi một đường dây buôn người (VOA).
- Cô gái mặt biến dạng vì bị tạt axit trở thành triệu phú truyền hình Ấn Độ (DT).
Một nữ sinh bị cưỡng hiếp tập thể : thủ tướng Ấn kêu gọi giữ bình tĩnh (RFI). - Ấn Độ đóng đường, tàu điện ngầm để ngăn biểu tình (VOA). - New Delhi sôi sục vì vụ cưỡng hiếp (TN).
- 88 người chết tại Nga do không khí lạnh khác thường (RFI).
- Núi lửa Copahue đe dọa “bùng nổ”, Chile báo động đỏ (TT).
- Băng Nam Cực tan nhanh hơn dự kiến (RFI).
QUỐC TẾ
- Phe đối lập Ai Cập thề chống lại hiến pháp do phe Hồi giáo hậu thuẫn (VOA).
- Quân đội Syria bị tố cáo dùng khí độc để đàn áp phong trào nổi dậy (RFI). – Đặc sứ Brahimi hội đàm với Tổng thống Syria (VOA). - Nga cảnh báo Syria về vũ khí hóa học (TN). - Nga hoàn toàn bác tin cấp vũ khí tấn công cho Syria (TTXVN). - Truyền thông Ả Rập tố chính quyền Assad bắt đầu dùng vũ khí hóa học (GDVN).
- Cố vấn Nato bị nữ cảnh sát Afghanistan bắn chết (RFI). – Nữ cảnh sát Afghanistan giết chết cố vấn người Mỹ (VOA).
Iran đe hủy hợp đồng khí 5 tỷ USD với Trung Quốc (TTXVN).
Sức mạnh chiến hạm Mỹ đưa tới Iraq (PN Today).
- 6 thách thức với ông John Kerry (TT/ DNSG).
- Mỹ: Tranh cãi chính trị làm tổn thương nền kinh tế (VOA). - Gia tộc Kennedy lại nhắm ghế thượng nghị sĩ (TN).
- Say rượu lái xe, thượng nghị sĩ Mỹ bị bắt (NLĐ). Đúng là xứ “giãy chết”, xứ “thiên đường” không có chuyện này đâu.
- Venezuela sẽ không bầu lại tổng thống (BBC). – Sức khỏe của ông Chavez được cải thiện (VOA).
- Monti ‘sẵn sàng lãnh đạo chính phủ mới’ (BBC).
- Quốc hội Pakistan sắp đạt dấu mốc lịch sử (VOA).
- Các vụ lạm dụng tình dục các bé gái ở Kenya trên đà gia tăng (VOA).
- Phe Hồi giáo Mali phá hủy thêm mộ cổ ở Timbuktu (VOA).
- Luật mới của Philippines hình sự hóa các vụ cưỡng bức biệt tích (VOA).
- Đấu giá tài sản cựu tổng thống Tunisia (BBC).
- “Danh sách Magnitski” : Quan hệ Mỹ-Nga nóng thêm (RFI).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 24/12/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 24/12/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 24/12/2012; + Tài chính tiêu dùng – 24/12/2012; + Thời sự 12h – 24/12/2012; + Thời sự 19h – 24/12/2012; + Cuộc sống thường ngày – 24/12/2012.

1493. LUẬN VỀ TRUNG QUỐC PHẢI TIẾN HÀNH CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT LẦN 2

“… người nông dân vẫn chỉ có quyền sử dụng ruộng đất, chứ không có quyền sở hữu ruộng đất. Quyền sở hữu ruộng đất được nhấn mạnh rõ ràng là của nhà nước, nhưng thực tế là sở hữu của Đảng.”
Chính quyền các cấpcưỡng bức người nông dân bán ruộng đất với giá thấp, rồi bán lại với giá cao cho các đại gia nhằm mưu lợi nhiều hơn. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các dân oan bị cưỡng chế liên tục đi khiếu kiện trong những năm qua.”
Theo quy luật báo ứng nhân quả, ĐCSTQ đã đoạt được chính quyền nhờ vào sự lừa dối và lợi dụng người nông dân, thì cũng sẽ đi đến suy tàn và sụp đổ bởi sự tỉnh ngộ và phản kháng của người nông dân.”
Boxun

LUẬN VỀ TRUNG QUỐC PHẢI TIẾN HÀNH CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT LẦN 2

Tác giả:  Trần Ương Triều (Trần Nhĩ Tấn)
Người dịch:  XYZ   
22-12-2012
(“Thánh quân luận” Đệ tiết tuyển)

17.1. [i] Ở thế kỷ trước, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), với lá cờ và khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thực hiện người cày có ruộng, đã huy động được đông đảo nông dân Trung Quốc lao vào cải cách ruộng đất (CCRĐ) một cách thành công, rồi cuối cùng đã khiến cho ĐCSTQ đoạt được chính quyền trên cả nước.
17.2.  Sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, tháng 1 năm 1950, Trung ương ĐCSTQ truyền đạt “Chỉ thị về việc thành lập ủy ban CCRĐ trong chính quyền nhân dân các cấp và tổ chức phong trào CCRĐ do hiệp hội nông dân các cấp trực tiếp lãnh đạo”, mở đầu cuộc CCRĐ. Rồi quả đúng như lời hứa là đã phân chia ruộng đất đến tay đông đảo nông dân, thực hiện người cày có ruộng. Bởi thế mà ĐCSTQ đã rất được lòng dân và giành được quyền uy cực lớn.
 17.3.  Nhưng rồi chẳng bao lâu sau, ĐCSTQ bắt đầu trở mặt. Đầu tiên là chính sách thống nhất mua bán[ii], lợi dụng sức mạnh chính quyền của bộ máy nhà nước để cưỡng bức định giá trưng mua sản phẩm của nông dân, mà thực chất chính là bức cướp của nông dân. 
17.4.  Ngày hôm nay đòi hỏi phải giải thích cho rõ về điều này. Cái gọi là thống nhất mua bán chính là dùng lực lượng cưỡng chế của chính quyền để cưỡng bức nông dân bán lương thực mình đã sản xuất cho nhà nước, toàn bộ lương thực cho nhu cầu của xã hội hoàn toàn do nhà nước cung cấp, cả số lượng và chủng loại  sản phẩm mà chính người nông dân ăn cũng phải được nhà nước phê chuẩn đã mới được giữ lại. Mỗi gia đình ở thành phố, thị trấn có một sổ lương thực[iii] để cung cấp lương thực dựa theo sổ này. Ngoài ra, nhà nước còn khống chế chặt chẽ thị trường lương thực, cấm chỉ buôn bán tự do lương thực… ĐCSTQ thông qua sự độc quyền cực mạnh lương thực, là nhu cầu đầu tiên của dân sinh, để thực hiện sự chuyên chính toàn diện đối với toàn thể nông dân và toàn thể người dân.  
17.5.  Tiếp đến, ĐCSTQ lại thực hành chính sách biểu đồ tỷ giá công nông nghiệp suốt trong thời gian dài, để từ đó thực hiện sự tích lũy ban đầu cho công nghiệp hóa. Cũng có nghĩa là, nền kinh tế nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được xây dựng trên sự bóc lột và chèn ép tàn bạo đông đảo nông dân.
17.6.  Ngày hôm nay cũng cần phải giải thích cho rõ về cái gọi là biểu đồ tỷ giá công nông nghiệp này. Cái gọi biểu đồ tỷ giá công nông nghiệp là chỉ mức chênh lệch khi trao đổi các sản phẩm công nông nghiệp, giá cả sản phẩm công nghiệp sẽ cao hơn giá trị, còn giá cả sản phẩm nông nghiệp lại thấp hơn giá trị. Vì có ý đồ dùng biểu đồ này để biểu thị hình thái mở cắt giảm mà đặt tên như vậy. Nó cho thấy sự trao đổi giá bất bình đẳng giữa giá trị các sản phẩm công nông nghiệp, thực ra chính là thể hiện sự bội phản cùng sự bóc lột và chèn ép tàn bạo người nông dân suốt trong thời gian dài của ĐCSTQ.

17.7.  Điều thậm tệ hơn là, ĐCSTQ đã khoanh vùng hoạt động của người nông dân, tước đoạt sạch quyền tự do di chuyển của người nông dân. Người nông dân không được vào sinh sống trong thành phố, không được hưởng những đãi ngộ của người dân thành phố, trở thành thứ tiện dân hết đời này sang đời khác, kém xa người dân thành phố về các phương diện cung ứng vật chất, giáo dục văn hóa…! Thứ tiện dân hết đời này sang đời khác là người nông dân này đích xác đã rơi vào tình cảnh nô lệ, cho đến tận bây giờ vẫn không có gì thay đổi!
17.8.  Lại nói về vấn đề ruộng đất, ĐCSTQ bằng lực lượng cưỡng chế của nhà nước mà năm 1956 đã thực hiện phong trào hợp tác hóa, lại thu hồi ruộng đất từ tay nông dân quy về sở hữu hợp tác xã “tập thể” dưới sự kiểm soát của Đảng cộng sản. Khi thực hiện cái tên mỹ miều “chế độ công hữu tư liệu sản xuất”, tiến hành con đường thổ phỉ hàng thật giá thật để tước đoạt sạch ruộng đất của người nông dân, khiến cho chứng chỉ ruộng đất phát cho nông dân trong CCRĐ hoàn toàn mất giá trị và trở thành con số không.

17.9.  Tiếp đến lại tiến thêm một bước lấy danh nghĩa công xã hóa, sự thực là thu hồi hết sạch ruộng đất về cho Đảng một cách danh chính ngôn thuận -  bởi vì các công xã thực hành Đảng ủy lãnh đạo, cả nước thực hành sự lãnh đạo tập trung của Đảng.

17.10.  Kể từ ngày hợp tác hóa, người nông dân thực sự đã bị mất sạch quyền sở hữu ruộng đất, và cũng bị mất luôn cả quyền tự chủ kinh doanh ruộng đất.
17.11.  Tình trạng này kéo dài mãi đến năm 1978, khi thực hiện khoán đến từng hộ gia đình ở thôn Tiểu Cương, An Huy, thì người nông dân mới lại có quyền tự chủ kinh doanh ruộng đất một cách hạn chế, sức sản xuất ở nông thôn mới lại được giải phóng và nâng cao ở một chừng mực nhất định.

17.12.  Song, người nông dân vẫn chỉ có quyền sử dụng ruộng đất, chứ không có quyền sở hữu ruộng đất. Quyền sở hữu ruộng đất được nhấn mạnh rõ ràng là của nhà nước, nhưng thực tế là sở hữu của Đảng.

17.13.  Ruộng đất  thực tế là sở hữu của Đảng đã làm nảy sinh một loạt vấn đề. Chính quyền các cấp thực hành tài chính ruộng đất, tiến hành sự móc ngoặc giữa các quan tham, cưỡng bức người nông dân bán ruộng đất với giá thấp, rồi bán lại với giá cao cho các đại gia nhằm mưu lợi nhiều hơn. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các dân oan bị cưỡng chế liên tục đi khiếu kiện trong những năm qua.

17.14.  Và rồi, từ ngày mở cửa cải cách đến nay, Trung Quốc dựa vào cái gì mà giành được vị trí nước lớn thứ 2 về dự trữ ngoại hối và kinh tế như vậy? Suy cho cùng, cũng vẫn là dựa vào mồ hôi nước mắt của người nông dân bị nô dịch, bóc lột và chèn ép tàn ác mà có được.   
17.15.  Trước tiên là nhà nước đã vi phạm Hiến pháp, đã không chỉ bóc lột quyền tự do di chuyển của người nông dân, mà còn tước đoạt luôn cả quyền tự do liên kết của người nông dân, khiến cho người nông dân không thể tổ chức được hội nông dân để bảo vệ quyền lợi cho mình. Từ đó khiến cho các nhà đầu tư dùng mức tiền công rất thấp để kiếm được lợi nhuận cao, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thực sự đã lấy đó làm sự cám dỗ quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài.

17.16.  Từ bao nhiêu năm qua, rất nhiều người công nhân  nông dân đã phải từ bỏ quê hương, bôn ba khắp nơi để làm những công việc bẩn thỉu nhất, mệt mỏi nhất, cực khổ nhất, và rồi nhận được những đồng tiền công mà giá trị còn xa mới bằng được sức lao động của mình, thường là đừng có mà nói gì đến bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm y tế, lại càng chẳng có mối cơ duyên gì với bảo hiểm phúc lợi xã hội, có những người thậm chí còn rơi vào tình cảnh một thứ nô lệ kiểu mới, khổ mà không biết kêu ai.

17.17.  Sau lưng rất nhiều người công nhân nông dân ấy là bao nhiêu thôn làng bị rỗng ruột và ruộng đất bị bỏ hoang, ít nhất có tới 2-3 trăm triệu gia đình thường niên phải sống một cuộc sống gia đình không hoàn chỉnh. Rất nhiều trẻ em bị bỏ lại, phụ nữ bị bỏ lại, người già bị bỏ lại, cay đắng vô tận, nước mắt cứ tuôn rơi…    
 17.18.   Phía sau nền kinh tế tủ kính đô thị xa hoa lộng lẫy ấy là biết bao nhiêu ngôi nhà của các gia đình bị cưỡng chế phá dỡ, người dân không hề có một lực lượng nào để bảo vệ tài sản cho mình, chỉ biết đứng giương mắt nhìn bọn thổ phỉ chính hiệu hoành hành bá đạo.

17.19.  Quan chức thế hệ hai hưởng vinh quang phú quý bất tận, đại gia thế hệ hai tiêu tiền như rác, so với người công nhân nông dân thế hệ hai thì quả là khác biệt như thiên đường và địa ngục. Người công nhân nông dân thế hệ hai cuộc sống bấp bênh, ăn mặc không đủ, phân ly giữa thành thị và nông thôn. Rồi người công nhân nông dân và người công nhân nông dân thế hệ hai một ngày nào đó sẽ trở thành lực lượng xã hội mang sức tàn phá cực lớn, sẽ đòi lại công lý từ Đảng và xã hội…

17.20.  Tổng kết những sự thật trên đây, lịch sử đã chứng minh một cách hùng hồn rằng việc ĐCSTQ đã lừa dối và phản bội, nô dịch, bóc lột và chèn ép đông đảo nông dân Trung Quốc là sự bạo hành vô đạo chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc. Theo quy luật báo ứng nhân quả, ĐCSTQ đã đoạt được chính quyền nhờ vào sự lừa dối và lợi dụng người nông dân, thì cũng sẽ đi đến suy tàn và sụp đổ bởi sự tỉnh ngộ và phản kháng của người nông dân.

17.21.  Con đường cứu vãn, ĐCSTQ cần lấy tâm thế chuộc tội mà thực hiện lại lời hứa của cuộc cách mạng ruộng đất mà tiến hành cuộc CCRĐ lần 2 -  trả ruộng đất về cho nông dân!

17.22.  Để xây dựng nền kinh tế tủ kính đô thị trong những năm qua, sự cưỡng chế phá dỡ di dời đã đi tới cùng tận, không nên tiếp tục mãi nữa. Lớp lãnh đạo mới đứng đầu là Tập Cận Bình cần phải nhìn ra được là trả ruộng đất về cho nông dân, tiến hành cuộc CCRĐ lần 2 là công trình lương tâm lớn nhất, là vấn đề cốt lõi của cải cách kinh tế hiện nay, là biện pháp tối ưu để kích thích nhu cầu trong nước, làm sống lại nền kinh tế.

17.23.Cuộc CCRĐ mà Đài Loan tiến hành vào năm đó là do nhà nước xuất tiền mua lại ruộng đất từ tay địa chủ để phân chia cho nông dân, để thực hiện người cày có ruộng. Nguồn vốn mua ruộng đất này đã được chuyển hóa thành nguồn đầu tư vào công nghiệp hóa, hình thành nên chu trình lành tính của nền kinh tế thị trường, đã đặt nền móng cho sự nổi lên của Đài Loan là con rồng thứ tư của Châu Á.

17.24.  Tôi đặc biệt chọn ngày tái sinh thế giới 21.12.2012 để đăng bài viết ở tiết này, kính mời ngài Tập Cận Bình cùng đội ngũ chấp chính của mình hãy xem xét kỹ lưỡng kiến nghị này của tôi.

17. 25.  Có thể dũng cảm trả lại ruộng đất về cho nông dân, tiến hành cuộc CCRĐ lần 2 đúng với nghĩa của nó được hay không chính là hòn đá thử vàng nhằm kiểm nghiệm xem Tập Cận Bình có thành ý trả chính quyền về cho người dân hay không. Rất mong ngài Tập Cận Bình từng trải qua 7 năm trời cùng ăn, cùng ở, cùng lao động gần gũi thân thiết với người nông dân, bằng tính nhân dân mãnh liệt, sẽ mở ra một hình ảnh mới cho Trung Quốc, tạo ra một cục diện mới vạn thế thái bình, trở thành thánh quân vĩ đại!
Nguồn: Boxun.com
Bản tiếng Việt © BS 2012

[i]  Về các số thứ tự này, tôi để theo đúng như nguyên bản. Có lẽ đây là cách trình bày của tác giả trong cuốn sách gồm nhiều tiết. – ND.
[ii]  Nguyên văn:  统购统销.
[iii]   Nguyên văn:  粮本

1495. Hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí”

Hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí”

Do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) Sứ quán Anh tại Hà Nội phối hợp tổ chức.
Sáng thứ Hai, 24-12-2012, tại trụ sở Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội
Dưới đây xin đăng lại bài lược thuật trên VietnamNet.

PGS-TS Đoàn Thế Hanh, Ủy viên BBT Tạp chí Cộng sản: Mối quan hệ hai chiều giữa Truyền thông xã hội và Báo chí
Ông Lưu Đình Phúc, Trưởng phòng Quản lý báo chí TW: Tác động của Truyền thông xã hội tới Báo chí ở VN hiện nay – thực trạng và giải pháp
Ông Nguyễn Hữu Vinh, Giám đốc Cty VPI: “Đặc khu Thông tin”
Nhà báo Lê Ngọc Sơn, Ban thư ký, Báo Hoa học trò: Phóng viên khai thác thông tin từ Truyền thông xã hội
Nhà văn Phạm Viết Đào: Chính kiến của nhà báo và cơ chế truyền thông
Nhà báo Đào Tuấn, Báo Lao động: Trách nhiệm của nhà báo khi đưa tin, bình luận trên Truyền thông xã hội (bị thiếu đoạn đầu)
Nhà báo Mạnh Quân, Báo Sài Gòn Tiếp thị: Truyền thông xã hội với nhà báo – Không chỉ là tác nghiệp
Thảo luận chung

“Đặc khu Thông tin”

(Tham luận của ông Nguyễn Hữu Vinh, Giám đốc Công ty VPI)
Thưa các quý vị đại biểu và các bạn nhà báo,
Bài tham luận của tôi có hai phần, trước hết đề cập tới tác động của truyền thông xã hội (TTXH) lên báo chí, chủ yếu liên quan báo mạng, kế đến là đề xuất một thử nghiệm với báo chí nhằm tận dụng lợi thế của TTXH. Chính tựa đề bản tham luận là thể hiện đề xuất đó, lập “Đặc khu Thông tin”.
Tháng 12 này, chúng ta vừa kỷ niệm 15 năm Internet chính thức vào Việt Nam. Có báo mạng cũng đã kỷ niệm tròn 15 tuổi, như VietnamNet chẳng hạn. Nhiều báo mạng khác ra đời ngay sau khi có Internet, còn các diễn đàn trên mạng, các loại blog, web các nhân, kế đến là Facebook, được gọi là TTXH thì đi sau nhiều, tuổi đời có lẽ chỉ bằng nửa báo mạng, nhưng tốc độ phát triển rất nhanh và tác động lên báo chí đáng kể.
 1
Ông Nguyễn Hữu Vinh, Giám đốc Cty VPI đọc tham luận
I – Tác động.
1. Cơ quan quản lý, chủ quản.
Cũng có điểm tương đồng ít nhiều là cung cấp thông tin, song TTXH hầu như không bị giám sát, trong khi báo chí phải chịu sự quản lý nhất định. Điều này buộc phía chính quyền phải suy nghĩ để điều chỉnh phương pháp, các quy định kiểm soát báo chí, không thể theo lối cũ quản báo giấy trong bao nhiêu năm qua. Cũng không dễ làm cái chuyện như “bắt chim trời” với những quy định quản lý Internet từ Thông tư 07 cùng Nghị định 97/2008/NĐ-CP 4 năm trước, ra đời mà hầu như không được áp dụng, bị quốc tế phản ứng mạnh và được dự tính thay thế bằng một Nghị định mới, dự thảo từ cách hơn 1 năm, nhưng có lẽ tới giờ vẫn chưa ra được.
Trong hơn 10 năm qua, Chính phủ, các bộ đã có không dưới chục văn bản liên quan tới quản lý Internet, gồm chỉ thị, thông tư, và nghị định.
Có thể so sánh mối quan hệ, tác động qua lại giữa báo chí và TTXH với hình ảnh của một nền kinh tế tập trung, chỉ công nhận các doanh nghiệp nhà nước, trong khi kinh tế cá thể lại trỗi dậy mạnh mẽ, hấp dẫn người tiêu dùng, thế là nhà nước phải xem lại mô hình hoạt động của các “con đẻ” của mình, sao cho nó sống được, khỏe hơn, chứ không thể bóp nghẹt kinh tế tư nhân. Với báo chí và TTXH thì sự khác biệt còn lớn hơn, thay đổi nhanh hơn hẳn nhờ có Internet.
Nếu vì không thể quản được TTXH mà dẫn tới lại soi xét kỹ hơn báo chí thì vô hình trung sẽ làm khoảng cách về độ hấp dẫn độc giả của hai loại hình này ngày càng lớn. Độc giả lại tìm đến với TTXH nhiều hơn, là điều cơ quan quản lý không muốn chút nào.
Một điều không dễ nhận ra, đó là một khi khoảng cách giữa hai môi trường thông tin này càng lớn, thì càng dễ làm méo mó tâm lý, nhận thức của độc giả và người viết, tạo nên những thái độ cực đoan, hoặc quay lưng hẳn với báo chí, dễ tin vào mọi sản phẩm thông tin từ TTXH, hoặc quá e sợ TTXH, cố tình tránh né bằng thái độ bảo thủ quá mức.
Ngay trong các cơ quan liên quan cũng không phải không có sự khác biệt về quan điểm, chỉ xin nói về khác biệt giữa “cơ quan chức năng” với chủ quản, quản lý tài chính. Một đằng muốn giữ “an toàn” thông tin thì lại làm khó cho báo trong kinh doanh, một đằng lại không muốn cứ bao cấp, bù lỗ mãi cho báo, thành thứ “bỏ thì thương, vương thì tội”. Vậy là cần phải cố tìm tới sự dung hòa, không dễ.
2
2. Độc giả, chính là người tiêu dùng, như đang sống dưới chế độ bao cấp, bỗng kinh tế cá thể được bung ra, như đại hạn gặp mưa, liền đổ xô theo. Họ nhận được thông tin nhanh hơn, thoáng, hấp dẫn, được chia sẻ nhiều hơn hẳn.
Từ chỗ chỉ nhận được một thứ sản phẩm nhất định, nay được có nhiều lựa chọn, độc giả có sự so sánh và phản ứng với báo chí đòi hỏi thay đổi nhiều hơn. Như vậy, TTXH đã tác động lên báo chí gián tiếp qua độc giả.
Thêm nữa, khi nói tới độc giả không có nghĩa chỉ đơn thuần là người “ngoài cuộc”, mà chính ngay trong số họ là các nhà báo, các cán bộ trong các cơ quan quản lý báo chí, các vị lãnh đạo và người thân của họ, tất cả đều chịu tác động của TTXH, từ đó so sánh với báo chí chính thống, không thể không nảy sinh đòi hỏi nâng cao chất lượng cho thứ món ăn tình thần hàng ngày này.
Nói tới tình trạng kinh tế nguy ngập hiện nay không thể không thấy một phần nguyên nhân từ sự yếu kém của báo chí, kênh thông tin, phản biện vô cùng quan trọng. Các nhà lãnh đạo, những người làm chính sách, luật pháp thiếu thông tin, hoặc nhận thông tin sai lệch từ báo chí, sẽ dễ dẫn đến những quyết định sai. Muốn hạn chế hậu quả đó, họ cũng đã, đang tìm đến với TTXH.
Thế nhưng, không thể phủ nhận TTXH cũng chỉ là một kênh thông tin non trẻ và đầy khiếm khuyết khó tránh khỏi. Không khéo léo khích lệ nó để lành mạnh và hữu ích hơn, mà cố ngăn chặn, thì không những không thể, mà còn tạo ra thứ hỏa mù tác động ngược lại tới độc giả.
3. Với người viết. Các báo đều ít nhiều có những cây viết là cộng tác viên. Với cách biên tập, ứng xử theo khuôn phép cũ, mà không chú ý tận dụng lợi thế công nghệ, của Ineternet, sẽ dễ làm họ chán nản. Nhu cầu có tiếng nói đóng góp cho xã hội của họ sẽ đưa họ tới với TTXH. Trên thực tế đã, đang xảy ra như vậy. Từ đó, TTXH vốn đã có nhiều cây viết sắc sảo, đa dạng, kiến thức rộng, có tiếng trong nhiều lĩnh vực, nay ngày càng đông đảo hơn, có thêm cả những người nữa muốn thử sức mình, trở thành các nhà báo không chuyên, càng thu hút độc giả hơn. (Ví dụ về lối biên tập, thêm bớt chỉnh sửa, hỏi lại ý kiến người viết … ).
3
Nhà văn Phạm Viết Đào đọc tham luận
4. Các tòa báo, trước áp lực “mất khách” và thậm chí cả “soi lưng” từ TTXH, họ phải bươn chải hơn để tồn tại, tìm đủ cách “lách”, và câu khách bằng thị hiếu tầm thường, gây tác động làm méo mó thêm từ môi trường báo chí cho tới đời sống văn hóa, tinh thần cả xã hội.
Để góp phần giảm bớt áp lực đó, xin đi vào chi tiết, chuyện “bếp núc”, qua một số thay đổi hoặc chưa thay đổi được, liên quan tới việc tận dụng lợi thế đặc biệt của Internet trong cuộc “tranh đua” với TTXH:
- Thông tin tham chiếu. Một lợi thế mà báo giấy không thể có, là khi đọc một tin, bài, độc giả có thể ngay tức khắc truy cập hàng loạt thông tin liên quan cùng lúc hoặc đã từng được đăng, để đối chiếu, nắm rõ hơn vấn đề, mở mang kiến thức.
Có hai cách tham chiếu, một là đưa tên và đường dẫn những tin bài liên quan đi kèm, việc này nhiều báo đã làm, TTXH thì hầu như không. Cách hai là gắn đường dẫn-link ngay vào đoạn văn của bài viết, giúp độc giả chỉ bấm vào là truy cập được thông tin hữu ích, mới chỉ có vài báo thực hiện, TTXH cũng vậy.
- Lưu trữ bài vở, an toàn hệ thống, tìm kiếm thông tin. TTXH thường dựa trên các hệ thống ứng dụng-quản lý-lưu trữ thông tin của nước ngoài, hiện đại, an toàn, trong khi toàn bộ hệ thống báo mạng của VN thì đều sử dụng những sản phẩm phần mềm do các công ty trong nước viết, từ hình thức cho tới độ tiện dụng, an toàn, bảo mật đều yếu.
Ví dụ: + Tìm kiếm thông tin, trang Nhân dân không xếp theo thứ tự nào cả, đến cả Người lao động, Pháp luật TPHCM mà cũng vậy, làm hạn chế hiệu quả. + Lưu trữ: 3 báo này cũng chỉ cho phép nhận được tin bài trong khoảng 3-5 năm nay thôi, không rõ là chỉ có vậy hay khâu lưu trữ đã không được chú trọng?
Một số báo, tạp chí nước ngoài lưu trữ trên mạng toàn bộ các số báo của họ từ cách đây cả trăm năm, cho phép độc giả truy cập (thường phải phải trả tiền). Ở ta từng báo khó có điều kiện, mà danh nghĩa vẫn là báo nhà nước cả, vậy Bộ TTT nên cùng Thư viện Quốc gia thực hiện việc này, lưu toàn bộ báo giấy (bản ảnh), báo mạng từ ngày ra đời tới nay, rất hữu ích cho nghiên cứu, học tập.
- Cũng một tiện ích nhỏ nhưng khá hữu ích, giúp việc nắm bắt, chọn lựa thông tin của người đọc được nhanh chóng, chỉ ở báo mạng mới cần và làm được, đó là cho phép hiển thị một phần nội dung tin bài khi huơ con trỏ chuột lên tựa bài. Có báo thực hiện rất tốt, cho hiện cả thời điểm bài được lên trang, như Tuổi trẻ. Có báo có nhiều tin bài tốt, mang tên “tiếp thị”, nhưng việc có ý nghĩa tiếp thị này lại không làm, báo lớn như Thanh niên cũng không. Có trang web cá nhân của một nhà báo từ nội dung, tới hình thức tốt vào bậc nhất trên TTXH nhưng cũng không thực hiện cách này.
- Mối quan hệ giữa các báo. Trong khi các blog, FB có những danh mục bạn hữu, trao đổi thông tin, tranh cãi với nhau khá thoải mái, thì các báo mạng rất hạn chế, làm cho độc giả cảm giác thiếu thông tin, bị bó hẹp trong một môi trường nhất định khi truy cập vào một trang báo nào đó. (Ví dụ: yêu cầu bản quyền khác nhau: TT, VTV, DT, TN, … ).
- Đính chính, sửa nội dung. Khi có một thay đổi do sai sót, nhầm lẫn trong tin, bài, lợi thế của báo mạng là có thể thực hiện ngay trên bài viết ban đầu, ngoài một bản tin đính chính riêng. Thế nhưng, hầu như các báo vẫn theo lối cũ thời báo giấy, bài đính chính riêng, nằm ở đâu đó, trong khi độc giả vẫn có thể tiếp tục đọc bài ban đầu với những sai sót mà họ không hề được biết.
4
Nhà báo Mạnh Quân đọc tham luận
Chưa kể, có những tin bài đã lên mạng, vì lý do nào đó không được tồn tại nữa, nhưng lại bị âm thầm gỡ bỏ, hầu như không hề được thông báo, giải thích lý do, độc giả truy cập vào không được. Làm vậy vừa thiếu tôn trọng độc giả, vừa thiếu áp lực trách nhiệm lên chính nơi đã “gây ra” việc phải gỡ bỏ tin bài đó. Ví dụ có rất nhiều, nhưng gần đây nhất là bài trên báo Thanh tra: “‘Đánh đấm’ mạnh, ông Trần Nhung bị ‘trả thù’?” hiện còn thấy được trên mạng là phải nhờ thủ thuật tìm kiếm.
- Phản hồi của độc giả. Đây là một vấn đề rất quan trọng, thu hút người đọc tham gia nếu như nó thực chất, chắc báo nào cũng ý thức được, nhưng có lẽ chủ yếu sợ không quản nổi, sơ xảy bị cơ quan quản lý xử lý. Có báo lớn, số độc giả rất đông, nhưng lại hầu như không đăng ý kiến phản hồi, hoặc loan tin là có cả trăm, nhưng chỉ chọn đăng vài ý kiến. Làm vậy, độc giả rất nản!
Phải nói thêm rằng nhiều độc giả có thông tin, kiến thức rất tốt liên quan tới một bài báo mà họ đọc, muốn chia sẻ với cộng đồng, cùng nhau nâng cao dân trí, họ sẵn sàng viết phản hồi công phu không thua gì một bài báo, bài nghiên cứu, nhưng khi biết dẫu có viết ra, cũng sẽ bị “vứt sọt rác”, họ đành quay lưng. Cứ đao to búa lớn “chảy máu chất xám” ở ngành này, ngành kia, trong khi “chảy máu”, “mất máu” ngay tại đây từ những chuyện tưởng như nhỏ.
5. Các nhà báo là những người chịu sức ép trực tiếp của TTXH. Nội dung thông tin họ đưa, lối viết, mức độ nhanh nhạy … có thể được kiểm chứng, so sánh, đánh giá trên mạng TTXH. Mặt tốt là họ sẽ phải chủ động hơn trong trau dồi tay nghề, bớt xơ cứng, có thêm thông tin, đa chiều hơn, có điều kiện học hỏi, tìm ra ý tưởng mới … Mặt không lợi có thể sẽ ở chỗ bị cuốn theo nhu cầu quá độ của “thị trường”, dễ mắc sai sót, chất lượng bài vở thấp.
Được đào tạo trong trường lớp mà có lẽ việc chuẩn bị cho một thế giới TTXH phát triển mạnh như hiện nay là không được bao nhiêu.
Một số trong họ cũng đã “tự phát” tham gia vào TTXH, bằng việc mở blog, viết bài cho blog/web cá nhân, tham gia các diễn đàn… Nhưng hình như có báo lại hạn chế CBCNV lập blog? (Nghe đồn là Dân Việt?).
6. Phát hành. Mô hình xưa cũ phát hành báo giấy hoàn toàn xa lạ với báo mạng hiện nay. Tại sao không nghĩ tới việc báo mạng cũng phải có doanh nghiệp “phát hành”, tức là giúp “bán báo” trên mạng?
Hiện thấy có ít nhất 3 trang web của doanh nghiệp VN hoạt động dưới dạng này, với thứ tự xếp hạng trên Alexa tại VN là Báomới.com (14), Đọc báo (439), và Xem báo mới (1.350). Của nước ngoài thì có Google News tiếng Việt. Xin góp ý Hội Phát hành báo chí VN nên kết nạp các báo mạng, các công ty “đọc báo” này rồi cùng nhau bàn tính cách phát triển hơn.
 5
TS Nguyễn Quang A phát biểu ý kiến
II – Thử nghiệm.
Cách đây ¼ thế kỷ, nền kinh tế quan liêu bao cấp đứng trước thách thức, đòi hỏi của xã hội, buộc phải có những bước cải cách mạnh mẽ, chuyển sang kinh tế thị trường. Trước đó, trong nhiều năm, cũng đã có những thử nghiệm khuyến khích kinh tế cá thể, tạo nên những áp lực, cho ta kinh nghiệm đi tới “Đổi mới”.
Thế nhưng, mới cải cách kinh tế thôi, về chính trị thì chưa. Giáo dục, Tư pháp … cũng có những cố gắng gọi là “cải cách” nhưng rất chậm, luẩn quẩn, thậm chí bị cho là thụt lùi. Có lẽ vì đi tới theo lối “khập khiễng” nên mới có tình trạng kinh tế, xã hội hiện nay.
Vậy cũng cần nghĩ đến một điều, để chuẩn bị cho việc cải cách thể chế chính trị, thì nên cải cách báo chí trước; mà muốn thực hiện thì lại phải đi từng bước. Nếu không tính được từng bước khéo léo, dễ rơi vào tâm trạng e sợ, co thủ lại, càng lúng túng thêm.
Khi bước vào cải cách, hệ thống kinh tế XHCN đã đưa ra những mô hình thử nghiệm, là “Đặc khu Kinh tế”, “Khu công nghiệp”, “Khu chế xuất”, “Khu kinh tế mở”. Thử hình dung, nay bước vào một giai đoạn thử nghiệm cải cách báo chí trước áp lực phải thay đổi, một phần từ TTXH, có lẽ cũng cần thử một mô hình, tạm gọi là “Đặc khu Thông tin” (ĐKTT).
ĐKTT là khu vực trung dung giữa báo chí chính thống và TTXH. Ở đó có sự theo dõi, quản lý nhất định của cơ quan chức năng, nhưng không cần thiết chặt chẽ như với báo chí hiện nay. Ở đó thông tin cung cấp “thoáng” hơn báo chí chính thống nhưng sẽ cẩn trọng hơn so với TTXH.
Có những thông tin “nhạy cảm” của nhà nước, không tiện đưa lên báo (có thể tránh đụng chạm quan hệ ngoại giao chẳng hạn, vì mang tiếng là báo nhà nước), nhưng lại rất cần phổ biến tới người dân, để thử nghiệm hay tận dụng tiếng nói công luận. Có những vấn đề cần lắng nghe nguyện vọng, sáng kiến của dân, nhưng lâu nay vẫn lúng túng khi cần tổ chức thu thập qua báo chí “chính thống” …
ĐKTT sẽ là nơi gửi gắm những điều đó. Cụ thể tạm nêu ra 3 loại:
1. Tạo điều kiện, riêng, đặc biệt cho một số tờ báo.
Trước mắt chỉ thử nghiệm cho 1-2 báo, được đưa những tin bài phản ánh rõ, đầy đủ, nhiều chiều hơn, được thảo luận cởi mở hơn trong một số vấn đề được coi là “nhạy cảm” mà báo chí nhà nước tránh, hoặc thông tin không đầy đủ.
Những báo này có thể sử dụng địa chỉ tên miền quốc tế, ban lãnh đạo không hoàn toàn ở Việt Nam, nguồn tài chính có cả tư nhân, nhưng cơ quan, tổ chức của nhà nước vẫn nắm phần lớn.
Thực ra, đây cũng như một thử nghiệm, chuẩn bị cho việc chính thức cho phép có báo tư nhân. Trong hơn mười năm qua, thực tế đã có báo chí tư nhân, nhưng dưới nhiều dạng biến tướng, núp bóng cơ quan đoàn thể, không rõ ràng về quyền lợi, trách nhiệm, cũng không có một ý thức, phương pháp mạch lạc cho việc chuẩn bị từng bước cải cách hệ thống báo chí cả nước. Các báo nửa tư nhân này hầu như mang tính tự phát, thuần túy kinh doanh; phía cơ quan quản lý thì thụ động theo yêu cầu “làm kinh tế” của các cơ quan chủ quản có các báo “ăn theo” này.
6
LS Trần Vũ Hải phát biểu ý kiến
2. Blog trên báo. Cách này báo nước ngoài đã làm, ở VN cũng đã có báo thử nghiệm, nhưng không rõ tiêu chí, như VOV News, còn Lao động cũng có nhưng … như không. Khác với các nước có môi trường thông tin thoáng hơn, ta cần coi loại hình này như là một thứ “cửa sau” giúp báo chí nhà nước nâng chất lượng, độ hấp dẫn độc giả, nhưng bớt bị bó buộc vào khâu quản lý. Ở môi trường này, có thể có cả các nhà báo, cả những cây viết “ruột” của báo, nội dung, phạm vi đề cập được thoải mái hơn, BBT ít phải chịu trách nhiệm trực tiếp.
3. Khuyến khích một số trang mạng, blog cá nhân tự chấp nhận nằm trong sự quản lý ở mức độ nào đó của cơ quan chức năng.
Các trang mạng, blog cá nhân này sẽ tự nguyện đăng ký và được cơ quan quản lý báo chí công nhận.
Họ được hưởng một số quyền lợi nhất định, như cấp loại thẻ riêng (khác thẻ nhà báo), tham dự các khóa đào tạo nghiệp vụ báo chí, tham gia một số cuộc họp giao ban, hội thảo chuyên đề báo chí v.v..
Mặt khác, họ lại phải giữ mối quan hệ nhất định với cơ quan quản lý báo chí, chấp nhận một số yêu cầu đăng tải, điều chỉnh thông tin khi cần thiết, cũng có thể bị tước thẻ, rút giấy đăng ký … tùy phía cơ quan quản lý, nếu có nhiều bất đồng quan điểm liên quan đăng tải tin, bài với cơ quan này.
Cơ quan quản lý loại hình này chỉ nên là một, Bộ hoặc Sở TTTT.
Đây cũng là một kênh đối thoại, thông hiểu lẫn nhau giữa cơ quan chức năng và người dân, cư dân mạng, giảm bớt khoảng cách đang ngày càng lớn.
Trên đây chỉ là vài gợi mở, cần suy nghĩ thêm những hình thức khác và đi sâu mổ xẻ các cách thức thực hiện.
Xin cám ơn quý vị đã chú ý lắng nghe và mong nhận được ý kiến đóng góp.
-
Ghi chú: bài Tham luận được soạn cho việc trình bày trực tiếp, nên hạn chế cách hành văn như bài báo thông thường. Nhiều ý trong bài có thể sẽ được tác giả đi sâu hơn trong khi trình bày.
Ảnh: Cộng tác viên DM của trang Ba Sàm.
——————

Nhà báo, blogger: Chỉ cần đều vì độc giả

25/12/2012 00:19
 Các ý kiến tại hội thảo Tác động của truyền thông xã hội (TTXH) lên tác nghiệp báo chí chỉ ra một khoảng cách thực tế đang tồn tại giữa hai nguồn thông tin.
Trên mạng đang xôn xao vấn đề gì…
Các ý kiến tại hội thảo do Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) tổ chức sáng 24/12 thống nhất rằng sự ra đời và lớn mạnh TTXH – các mạng xã hội, blog, web cá nhân… chỉ trong vài năm đã thay đổi cách tiếp cận thông tin của công chúng.
PGS.TS Đoàn Thế Hanh, ủy viên Ban biên tập Tạp chí Cộng sản, chỉ ra: “TTXH đang góp phần đáp ứng một nhu cầu lớn của công chúng trong xã hội hiện đại, giúp họ không chỉ là người đón nhận thông tin mà còn là người phát tán thông tin và tham gia phát triển thông tin”.
Với lợi thế về kết nối và chia sẻ, TTXH đã chứng minh vai trò đối với báo chí chính thống. “TTXH hỗ trợ nhà báo phát hiện những vấn đề đang nổi lên, đang diễn ra. Từ những sự việc mà cư dân mạng bàn tán xôn xao, báo chí có thể kịp thời xác minh, phê phán những hành động tiêu cực và biểu dương những hành vi tích cực”, ông Hanh nói.
Công chúng coi TTXH là bạn đồng hành của báo chí trong cuộc đua cập nhật thông tin, thậm chí ở chừng mực nào đó, TTXH đang “dẫn dắt” xu hướng thông tin đối với báo chí, ông Hanh nhận định.
1
“Báo chí cũng có thể ‘định hướng’ thông tin trên TTXH nếu nhanh nhạy nắm bắt và cung cấp thông tin về những vấn đề đang được xã hội quan tâm, bình luận sắc sảo, năng cao năng lực tư duy và nhận thức của độc giả, giúp người đọc thấy được bản chất vấn đề”, PGS.TS Đoàn Thế Hanh nói.
Tuy nhiên, thực tế Việt Nam ở nay, TTXH và báo chí chính thống đang có một cuộc cạnh tranh khốc liệt trong việc “giành giật” công chúng và có vẻ TTXH đang thắng thế, nhà báo Lê Ngọc Sơn (báo Hoa Học trò) nhận định.
Theo ông Lưu Đình Phúc, Trưởng phòng quản lý báo chí TƯ, Cục Báo chí, Bộ Thông tin – Truyền thông, sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là người trẻ, tập trung ở thành thị, nhưng số người lớn tuổi đang tăng, có thể coi là dấu hiệu về sức hấp dẫn của TTXH.
Công chúng sàng lọc kim cương và rác
Theo đa số ý kiến, khoảng cách giữa báo chí và TTXH có phần do “lỗi” của chính báo chí. “Đặc thù của nền báo chí Việt Nam, đặc biệt trong quản lý, đang tạo ra khoảng cách giữa báo chí và xã hội”, nguyên trưởng phòng thanh tra hành chính chống tham nhũng, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch Phạm Viết Đào, người tự nhận đã kinh qua cả ba vai nhà quản lý – nhà báo – blogger, nhận định.
Trong nhiều ví dụ, ông Đào nêu nạn nợ xấu do tiền ngân hàng đổ nhiều vào thị trường bất động sản: “Hàng trăm tờ báo chuyên ngành về kinh tế, hoặc không chuyên nhưng vẫn có chuyên trang về thị trường, lại không có một phản biện, dự báo nào để ngăn các nhà đầu tư, tránh được thảm họa bất động sản hiện nay”.
2
Trong khi đó, TTXH lại “hấp dẫn mãnh liệt ở chỗ nó mở cho mỗi cá nhân cơ hội giao lưu với thế giới bên ngoài và bày tỏ chính kiến – một nhu cầu không có điểm dừng, là cuộc cách mạng với không chỉ một xã hội khép kín lâu năm như Việt Nam mà với cả những xã hội có truyền thống dân chủ cởi mở hơn” như nhà văn Phạm Viết Đào nhận định.
“Với cách nhìn nhận các vấn đề chính trị, xã hội theo quan điểm cá nhân, TTXH là một phần của xã hội dân chủ”, nhà báo Đào Tuấn (báo Lao động) nhận định.
Theo ông Tuấn, để cạnh tranh, nhà báo cần luôn nhớ vai trò “người chép sử của thời đại” – đừng để có những khoảng trống trong lịch sử.
Hay như nhà văn Phạm Viết Đào đúc kết: “Làm sao để các nhà báo hết mình với dòng chảy cuộc sống như các mạng xã hội”.
Từ đó, nhiều ý kiến tại hội thảo lưu tâm đến vai trò của các cơ quan quản lý – những người vẫn còn không ít nghi ngại đối với TTXH.
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Quang A, một nhà nghiên cứu kinh tế ham viết lách, TTXH thực ra là “những câu chuyện ở quán bia”, có cả rác và kim cương, tương tự ở báo chí chính thống.
Những tờ báo không còn thông tin những gì độc giả cần sẽ dần “mất khách”, những blogger không chứng minh được giá trị đối với độc giả sẽ bị “quay lưng”, ông A khẳng định độc giả đủ khả năng nhận biết rác và kim cương.
“Cơ quan quản lý cần tạo điều kiện để chính cộng đồng nâng cao năng lực sàng lọc và lựa chọn thông tin, ông Nguyễn Quang A nói.
Tuy nhiên, theo ông Lưu Đình Phúc, cần có thời gian cho các nhà quản lý vì TTXH là một hiện tượng mới.
Tính đến hết tháng 7/2012, Việt Nam có 263 mạng xã hội đăng ký hoạt động, chủ yếu là các mạng về tài chính, thương mại, giải trí, công nghệ…
Bài và ảnh: Chung Hoàng

Ghi chú: ảnh trong bài của VNN bị lẫn lộn giữa ông Lưu Đình Phúc với ông Đoàn Thế Hanh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét