Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Tin ngày 25/12/2012

  • Trung Quốc : mồ mả tổ tiên đem dâng cúng cho tăng trưởng (RFI) - Trong khi các nền kinh tế Tây phương vất vả kiếm 2% tăng trưởng thường niên, thì tại Trung Quốc, dù bị cho là mất đà tăng trưởng, nhưng vẫn ở mức trên dưới 8%. Nhưng để được sự tăng trưởng đó, Trung Quốc phải đánh đổi nhiều thứ, trong đó có một truyền thống lâu đời là : không xâm phạm đến mồ mả tổ tiên. Báo Le Figaro chạy tựa : "Trung Quốc đem mộ phần dâng cúng cho tăng trưởng".
  • Noel đầu tiên của Bethlehem, di sản văn hóa thế giới (RFI) - Palestine lần đầu tiên kể từ khi được công nhận là một nhà nước quan sát viên Liên Hiệp Quốc chuẩn bị đón mừng Noel. 2012 cũng là lần đầu tiên thánh địa Bethlehem đón mừng Giáng sinh kể từ khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
  • 88 người chết tại Nga do không khí lạnh khác thường (RFI) - Nước Nga đang phải hứng chịu đợt giá lạnh kéo dài hơn một tuần nay. Theo các giới chức Y tế nước này, đợt lạnh đã làm 88 người thiệt mạng trong cả nước. Nhiệt độ trong khu vực Matxcơva đã hạ xuống -30 độ. Hãng tin Nga Ria Novosti cho biết, chính quyền thành phố Matxcơva quyết định cho trẻ em nghỉ học.
  • Quân đội Syria bị tố cáo dùng khí độc để đàn áp phong trào nổi dậy (RFI) - Tổ chức bảo vệ nhân quyền Syria OSDH trích lời nhiều nhân chứng theo đó đã có sáu người thiệt mạng đêm qua vì một loại khí còn chưa được xác định. Quân đội sử dụng loại khí độc này để đàn áp phe nổi dậy tại thành phố Homs. Gần 200 người thiệt mạng trong ngày hôm qua 23/12/2012.
  • Nước Anh đón Giáng Sinh trong lụt lội (RFI) - Trong khi khắp nơi trên thế giới đang háo hức chuẩn bị đón Noel và năm mới thì hàng trăm địa điểm trên khắp nước Anh tiếp tục bị đặt trong tình trạng báo động lũ lụt sau nhiều ngày mưa to gió lớn khắp mọi nơi. Mùa Giáng sinh đang đến với người dân xứ sở sương mù với không khí không thể vui vẻ vì thời tiết xấu.
  • Hồng Kông : Một nhà đấu tranh ra tòa vì vụ ném áo vào Hồ Cẩm Đào (RFI) - Theo AFP, hôm nay 24/12/2012, nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông Avery Ng, phải ra tòa vì đã ném chiếc áo thun vào đoàn tùy tùng của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến thăm đặc khu hành chính này từ hồi tháng 6 năm nay. Hành động của ông Avery Ng, phó chủ tịch Liên đoàn Xã hội-Dân chủ Hồng Kông, bị chính quyền quy kết vào tội gây rối trật tự công cộng.
  • Một nữ sinh bị cưỡng hiếp tập thể : thủ tướng Ấn kêu gọi giữ bình tĩnh (RFI) - Hôm nay 24/12/2012, thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cam kết bảo đảm an ninh cho nữ giới sau vụ một sinh viên 23 tuổi bị cưỡng hiệp tập thể. Vụ việc làm rúng động dư luận tại New Delhi từ hơn một tuần qua. Hôm qua,  trung tâm thủ đô Ấn bị cấm lưu thông, và được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ sau nhiều vụ đụng độ nghiêm trọng giữa người biểu tình và cảnh sát.
  • "Danh sách Magnitski" : Quan hệ Mỹ-Nga nóng thêm (RFI) - Sau khi Viện Duma Nga thông qua luật cấm người Mỹ xin con nuôi ở Nga, một kiến nghị trên trang web của Phủ tổng thống Hoa Kỳ kêu gọi đưa toàn bộ các dân biểu Nga vào « danh sách Magnitski », gây phản ứng dữ dội từ phía Matxcơva.
  • Băng Nam Cực tan nhanh hơn dự kiến (RFI) - Theo một công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Geoscience, băng đá tại khu vực miền tây Nam Cực tan nhanh gấp hai lần so với chờ đợi. Hiện tượng tan băng trong vùng sẽ làm mực nước đại dương trên toàn cầu tăng lên thêm 10 %.
  • Cố vấn Nato bị nữ cảnh sát Afghanistan bắn chết (RFI) - Hôm nay 24/12/2012, một cố vấn dân sự của Nato đã bị một nữ cảnh sát Afghanistan nổ súng bắn chết ngay giữa sở cảnh sát tại Kabul. Đây là vụ tấn công « nội bộ » lực lượng an ninh địa phương đầu tiên mà tác giả là phụ nữ. Sau vụ tấn công này, lính Mỹ đã bao vây kín khu tổng hành dinh của cảnh sát trong trung tâm thủ đô Kabul.
  • Nhà đối lập Nga Navalny bị truy tố về tội biển thủ (RFI) - Hôm nay 24/12/2012, ngành tư pháp Nga thông báo mở một cuộc điều tra thứ ba nhắm vào lãnh đạo phong trào đối lập Alexei Navalny. Ông này bị tố cáo biển thu 2 triệu rưỡi euro. Alexei Navalny là một luật sư, nổi tiếng qua các cuộc vận động chống tham nhũng. Ông đã dẫn đầu các cuộc biểu tình chống ông Putin.
  • 7,5 tỷ đô la hợp đồng vũ khí : trọng tâm chuyến đi Ấn của tổng thống Nga (RFI) - Hôm nay 24/12/2012, Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm chính thức Ấn Độ . Chuyến công du kéo dài một ngày nhưng rất quan trọng với mục tiêu chính là củng cố quan hệ đối tác trong lĩnh vực quốc phòng, bên cạnh thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai nước. Ấn Độ, nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới và là bạn hàng truyền thống mua vũ khí của Nga.
  • Tân đại sứ Nhật tại Trung Quốc cam kết cải thiện quan hệ song phương (RFI) - Trên đài truyền hình Nhật NHK hôm nay, 24/12/2012, tân đại sứ Nhật tại Bắc Kinh Masato Kitera đã tuyên bố nhiệm vụ hàng đầu của ông sẽ là cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Ông Kitera nói : « Tôi sẽ giải thích với các lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc rằng chúng ta cần phải hâm nóng quan hệ kinh tế nếu quan hệ chính trị bị nguội lạnh đi, bởi vì hoạt động của các công ty Nhật góp phần vào việc phát triển kinh tế Trung Quốc ».
  • Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thấp nhất từ 13 năm qua (RFI) - Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố hôm nay 24/12/2012, tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam trong năm 2012 chỉ tăng 5,03%, mức thấp nhất kể từ năm 1999 (4,77% ). Mức tăng trưởng năm 2012 thấp hơn dự báo do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra ngày 10/12 là 5,2%, mà dự báo này vốn đã thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra ban đầu là 6,5%. Mức tăng trưởng 2011 của Việt Nam là 5,89%.
  • 'Cái nước mình nó thế!' (VOA) - Một trong những câu nói cửa miệng của nhiều người ở Việt Nam chắc chắn là câu 'Cái nước mình nó thế!'
  • Bầu Ferguson 'ca ngợi' Van Persie (BBC) - Trung phong Van Persie được bầu Alex Ferguson hết lời ca ngợi nhờ phong độ và thành tích ghi bàn đỉnh cao của anh ở Man Utd.
  • Quân sự Ấn Độ và vũ khí Nga (BBC) - Các lực lượng có vũ trang của Ấn Độ chủ yếu dựa vào nguồn cung ứng từ Nga, tuy gần đây đã có dịch chuyển sang đối tác phương Tây.
  • Thế giới 24h: Cố vấn Mỹ bị sát hại (BaoMoi) - Một nữ cảnh sát Afghanistan hạ sát một cố vấn người Mỹ; Nhật sẽ lập “đơn vị Senkaku” đối phó tàu Trung Quốc... là những tin đáng chú ý trong ngày.
  • Việt - Trung 2012: Sóng từ Biển Đông (BaoMoi) - Mặc dù quan hệ Việt - Trung năm qua có những tiến triển nhất định, song đáng tiếc Trung Quốc lại tiến hành những sự vụ liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông làm ảnh hưởng đà phát triển ổn định quan hệ song phương.
  • Thế giới chao đảo với những điểm nóng 2012 (BaoMoi) - Năm nay, thế giới đã “chao đảo” trước diễn biến của nội chiến đẫm máu tại Syria, “chảo dầu sôi” ở Trung Đông - Biển Đông - Hoa Đông, cho đến kịch tính của các cuộc chuyển giao quyền lực có ảnh hưởng toàn cầu…
  • Nhật lại đưa máy bay ra Senkaku (BaoMoi) - Nhật Bản đang thành lập một đơn vị biệt kích hải quân và bổ sung tàu để đối phó với tàu tuần tra Trung Quốc xâm nhập vùng biển xung quanh Senkaku
  • Trung Quốc thận trọng trước phản ứng của Ấn Độ (BaoMoi) - Theo tin trực tuyến của PTI ngày 24/12, trả lời khi được hỏi về việc New Delhi được đề nghị ủng hộ việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Ấn Độ ngày 20/12 vừa qua, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Bắc Kinh đã "lưu ý" phản ứng của Ấn Độ về vấn đề này.
  • Nhật: LDP trở lại nắm quyền, sự thắng thế của phe bảo thủ (BaoMoi) - Kết quả cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc. Trong một tuyên bố vừa được đưa ra, Trung Quốc cho biết họ "vô cùng lo ngại" về chính sách ngoại giao sắp tới của Nhật sau khi biết rằng nhân vật cứng rắn, Shinzo Abe vừa trở lại cầm quyền ở Tokyo. Phát biểu này đặt trong bối cảnh quan hệ Nhật-Trung đang càng lúc càng căng thẳng về vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Nhật Bản thành lập “Đơn vị Senkaku” (BaoMoi) - Dân Việt - Để đối phó với tàu của Trung Quốc trong khu vực đảo Senkaku/ Điếu Ngư, Nhật Bản sẽ tập trung khoảng 40 tàu tuần tra trong số 360 tàu của Cục bảo an trên biển của Nhật Bản để bảo vệ Senkaku.
  • Trung Quốc chỉ trích Mỹ ủng hộ Nhật Bản trong vụ Senkaku (BaoMoi) - Các phương tiện thông tin truyền thông tại Trung Quốc đang tập trung chỉ trích nội dung bản dự thảo chi tiêu quân sự mới của Hạ viện Mỹ, trong đó công nhận chủ quyền của Nhật Bản tại Điếu Ngư/Senkaku và xem xét việc bán chiến đấu cơ F-16 cho Đài Loan.
  • Nhật Bản lập lực lượng đặc nhiệm bảo vệ Senkaku (BaoMoi) - TTO - Theo Hãng tin Nga Itar Tass ngày 24-12, Nhật Bản cho biết sẽ thành lập một lực lượng hải quân đặc nhiệm để bảo vệ quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông mà họ gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
  • Tân thủ tướng Nhật Bản cử đại sứ tới Trung Quốc (BaoMoi) - Tân thủ tướng Nhật Bản - Shinzo Abe đang lên kế hoạch cử một đại sứ đặc biệt tới hàn gắn mối quan hệ với Trung Quốc sau chuỗi sự kiện tranh chấp lãnh thổ giữa 2 quốc gia trên khu vực Biển Hoa Đông.
  • Nhật thành lập 'Đơn vị Senkaku' (BaoMoi) - Cục Bảo an trên biển của Nhật Bản đang chuẩn bị tăng cường tàu cho Sở chỉ huy tuần duyên khu vực 11, có trụ sở tại Naha, tỉnh Okinawa và thành lập “Đơn vị Senkaku".
  • Nhật Bản thành lập đơn vị bảo vệ quần đảo Senkaku (BaoMoi) - Trong bối cảnh tàu Trung Quốc thường xuyên hoạt động ở vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), Cục bảo an trên biển của Nhật Bản sẽ tăng cường tàu tuần tra cho Sở chỉ huy lực lượng tuần duyên khu vực 11 có trụ sở tại Naha, Okinawa và thành lập “đơn vị Senkaku” để đối phó với tàu của chính phủ Trung Quốc.
  • Cần tiếp tục giao cho PTSC làm tổng thầu EPCI (BaoMoi) - Tiêu biểu cho hơn 40 dự án trên phải kể đến Dự án Biển Đông 1. Đây là dự án có qui mô lớn nhất, phức tạp nhất về mặt công nghệ và có tiến độ vô cùng gấp rút của ngành dầu khí từ trước đến nay.
  • Đối thủ đáng gờm mới trên biển Đông khiến TQ dè chừng (BaoMoi) - (Phunutoday) - Nỗ lực thắt chặt quan hệ với các nước ASEAN thời gian qua của Ấn Độ dường như muốn ngầm cho thấy, Ấn Độ để Trung Quốc độc chiếm khu vực Biển Đông chiến lược. Đây là đối thủ mà Trung Quốc phải giật mình, dè chừng.
  • Miền Bắc tiếp tục rét đậm, rét hại (BaoMoi) - QĐND Online - ngày 24-12, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh tăng cường sau có cường độ ổn định.
  • Thời tiết hôm nay (BaoMoi) - Tin gió mùa Đông Bắc: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh ở Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to; gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3, vùng ven biển cấp 4 - 5; ở vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật trên cấp 7, biển động; vùng biển ngoài khơi Trung Bộ và khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 7 - 8, giật cấp 9 - 10, biển động mạnh. Các tỉnh miền Bắc trời rét, có nơi rét đậm rét hại.
  • Máy bay Nhật lại cất cánh cản máy bay Trung Quốc (BaoMoi) - TTO - Một máy bay của Trung Quốc đã tiến gần quần đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông ngày 22-12, khiến Nhật Bản phải ra lệnh cho các máy bay chiến đấu của nước này cất cánh theo dõi và ngăn cản.
  • Nhật vừa cương vừa nhu với Trung Quốc (BaoMoi) - TT - Dù tuyên bố cứng rắn về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhưng thủ tướng tương lai của Nhật Bản Shinzo Abe lại đang đưa ra những tín hiệu hòa dịu nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc và Hàn Quốc.
  • Thời tiết 7 ngày: rét đậm, mưa nhiều (BaoMoi) - TT - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, đầu tuần nhiệt độ thấp nhất khu vực đồng bằng Bắc bộ là 10-120C, cao nhất 15-170C, khu vực miền núi nhiệt độ thấp hơn 3-50C.
  • Động thái dùng người lạ của Trung Quốc ở Biển Đông (BaoMoi) - Thời báo Hoàn Cầu ngày 21/12 dẫn nguồn tin trang hải quân Trung Quốc cho biết, ngày 10/12 Trung Quốc đã phái Lưu Khiết Thuần, một nữ sĩ quan trẻ ra đồn trú trái phép tại Trường Sa (quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam)
  • Rét đậm, rét hại kéo dài vài ngày tới (BaoMoi) - (Dân Việt) - Các tỉnh miền Bắc trời rét đậm, vùng núi cao chuyển rét hại với nền nhiệt thấp nhất chỉ còn 8 độ C. Khu vực Hà Nội rét đậm, thấp nhất chỉ còn 12 độ C.
Bản tin tiếng Anh
  • Internet gaming: 'A winning gamble' (Washington Post) - China's online gaming industry is set to grow rapidly as the nation connects more people with broadband Internet, said Blizzard Entertainment CEO.
  • French wine a Chinese entree (Washington Post) - Chinese people's understanding of French products has grown over the years, to the point where they know the country offers more than just red wine, snails and foie gras.
  • Chinese house hunters venture overseas (Washington Post) - Chinese families, ranging from the highly affluent to the middle class' upper crust, are showing a keener interest in purchasing overseas housing.
  • New Year resolutions on economy (Washington Post) - Increased domestic consumption will play a fundamental role in economic development, and opportunities from urbanization will be a main driver in this process.
  • Shoppers in China boost festival sales (Washington Post) - Sluggish orders for Christmas products from overseas buyers have forced a growing number of Chinese manufacturers to focus on the domestic market, which is showing an increasing demand of products for the festive season.
  • Shanghai promotes burials at sea (Washington Post) - A shortage of land in Shanghai has prompted the municipal government to offer a larger subsidy to promote sea burials.
  • A little child shall lead (Washington Post) - A number of Chinese adopted children are returning with their new overseas families to live in China for a while.
  • The key to tea (Washington Post) - Tea sommelier Zhou Yutong may not be familiar with every tea produced in China, but she comes pretty close.
  • Rainbow dumplings (Washington Post) - The winter solstice is upon us, and as the deepest winter nights fall, people in North China will be cooking dumplings. But, Fan Zhen and C.J. Henderson found a place where you can feast royally.
  • China maintains blue alert for cold wave (Washington Post) - China's National Meteorological Center(NMC) on Saturday kept its blue alert for the severe cold wave that is sweaping many northern China regions.
  • Mothers' wishes (Washington Post) - In 2012, four mothers shared their stories with us. They told us of their endless pursuits of happiness for their children and families. Though life may be difficult, illness may be painful, children may be away and home may be empty, our mothers always wish the best for us.
  • Peripheral vision (Washington Post) - The word haya in Haya Ensemble means 'the edge' in the Mongolian language, but the musicians tell Mu Qian they hope more people in the center will get to know them.
  • Sparks of genius (Washington Post) - A recent science and technology exposition suggests creativity is flashing at many of China's universities.
  • Xi Jinping: Loving son, husband, father (Washington Post) - A photo of Xi Jinping released Sunday by Xinhua shows the general secretary of the Central Committee of the Communist Party of China (CPC) accompanying his mother Qi Xin for a walk.
  • Li Keqiang: A man who puts people first (Washington Post) - His toughness in advancing complex reforms, as well as his social warmth and scholarly temperament have made him a major figure in China's political arena.
  • Leaders 'value US relations' (Washington Post) - Chinese leaders as always highly value ties with the United States, Vice-Premier Wang Qishan told US President Barack Obama in Washington on Thursday.
  • Wang Qishan attends JCCT (Washington Post) - Senior Chinese and US offcials announced progress at the 23rd session of the China-US Joint Commission on Commerce and Trade, held in Washington on Wednesday. the JCCT is a major forum for the two sides to address issues in trade and investment.
  • Li builds case for urbanization (Washington Post) - Urbanization will be the main driver of economic growth and growth will be more focused on quality and efficiency, Vice-Premier Li Keqiang Wednesday.
  • Policies on HK, Macao unchanged: Xi (Washington Post) - Chinese leader Xi Jinping on Thursday stressed that the central authorities' policies on Hong Kong and Macao will not change after the transition of power.

‘Mong tòa theo đúng trình tự tố tụng'

Ông Nguyễn Văn Hải trong phiên sơ thẩm
Cả ông Hải và bà Tần đều khẳng định mình 'không làm gì sai'

Trước thềm phiên tòa phúc thẩm xét xử ba cây viết blog thuộc Câu lạc bộ nhà báo Tự do, các luật sư bào chữa đều bày tỏ hy vọng phiên tòa sẽ diễn ra theo đúng trình tự tố tụng để quyền lợi của các bị cáo được đảm bảo.

Phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra vào thứ Sáu ngày 28/12 tới tại Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong phiên tòa sơ thẩm hôm 24/9, các ông bà Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, Tạ Phong Tần, chủ blog Công lý và Sự thật, và Phan Thanh Hải, tức Anh Ba Sài Gòn, đã nhận các mức án lần lượt là 12, 10 và 4 năm tù giam vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự.

Tuy nhiên phiên tòa này đã bị chỉ trích là thiếu công bằng và sai về trình tự tố tụng khi nhiều yêu cầu của luật sư không được đáp ứng trong khi các luật sư và bị cáo đều bị cản trở trong việc bào chữa.

‘Nhiều sai sót tố tụng’

Trao đổi với BBC, ông Nguyễn Thanh Lương, luật sư của bà Tạ Phong Tần, nói rằng việc tòa sơ thẩm kết án thân chủ của ông chiếu theo những điều luật hiện hành là ‘chưa thỏa đáng’.

“Hy vọng phiên phúc thẩm sẽ cởi mở hơn, thoáng hơn,” ông nói, “Luật sư sẽ có cơ hội trình bày để đem hết khả năng của mình giúp cho các bị cáo.”

Ông than phiền về quyền bào chữa của cả bị cáo lẫn luật sư đều không được bảo đảm, các chứng cứ thu thập chưa xác đáng và một số yêu cầu của luật sư về triệu tập giám định viên và triệu tập nhân chứng cũng không được đáp ứng trong phiên tòa sơ thẩm.

Còn luật sư của ông Nguyễn Văn Hải là Hà Huy Sơn cũng bày tỏ hy vọng tương tự.

“Tôi hy vọng phiên tòa sắp tới thực hiện tốt thủ tục tố tụng. Họ sẽ lắng nghe các luật sư và bị cáo tranh tụng với Viện Kiểm sát,” ông nói và cho biết ông ‘rất khó khăn’ thực hiện quyền bào chữa của mình trong phiên sơ thẩm.

“Tòa phải thực hiện phần đối đáp đầy đủ theo luật định chứ không thể cắt bỏ ngang nhiên như trong phiên sơ thẩm,” ông nói.

“Nếu (Tòa) khách quan xem xét trình bày của ông Hải và luật sư thì cũng có khả năng có thay đổi (trong bản án),” ông nói và nhận định cơ hội của các bị cáo là ‘nhiều’ nếu phiên tòa thực hiện đầy đủ trình tự tố tụng.

Về việc các thân nhân bị cáo có được dự phiên tòa hay không, luật sư Lương nhận định rằng khả năng này ‘rất khó khăn thậm chí là không tham gia được’ vì yêu cầu ‘giữ gìn an ninh trật tự’ cũng như ‘yêu cầu chính trị’.

Ông cũng nói rằng ‘về nguyên tắc các thân nhân và quần chúng đều có thể dự khán được’ vì đây là phiên tòa công khai.

‘Không nhận tội’

An ninh dày đặc trong phiên xử sơ thẩm
Thân nhân các bị cáo bị cấm cản đến tham dự phiên sơ thẩm

Mặt khác, cả hai luật sư này đều cho biết các thân chủ của họ vẫn kiên quyết không thừa nhận tội như cáo trạng.

Luật sư Hà Huy Sơn đã được gặp ông Hải hôm 19/12 còn luật sư Nguyễn Thanh Lương cũng đã vào trại giam gặp bà Tần một ngày sau đó.

Do đó, luật sư Lương cho biết ông sẽ bào chữa theo hướng là thân chủ của ông không nhận tội và cũng không xin giảm tội.

“Cô Tần nói cô không làm gì trái pháp luật. Cụ thể cô không chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo như cáo buộc của cơ quan tố tụng mà chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí theo tinh thần các công ước quốc tế,” ông nói.

Ông cho biết ông sẽ xoáy vào các ‘sai sót’ trong phiên tòa sơ thẩm như ‘những vấn đề chưa được đối chất’, ‘những vấn đề mâu thuẫn’, ‘các kết luận giám định’... để bào chữa cho thân chủ của mình.

Về phần mình, luật sư Sơn nói ông và thân chủ của ông đã thống nhất yêu cầu tòa xuất trình chứng cứ chứng minh những bài viết mà ông Hải bị buộc tội ‘xuất phát từ máy chủ nào’ và ‘lần đầu tiên được đăng tải vào lúc nào’.

“Đại diện Viện kiểm sát phải chứng minh hành vi (của ông Hải) là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng,” ông cho biết và nói thêm rằng thân chủ của ông cũng yêu cầu tòa triệu tập một số nhân chứng được nhắc đến trong cáo trạng để ‘làm rõ bản chất của vụ án’.

Cũng giống như bà Tạ Phong Tần, bị cáo Nguyễn Văn Hải ‘từ trước đến nay đều nói là không có tội’, luật sư Sơn nói, và rằng ông chỉ ‘thể hiện quan điểm suy nghĩ như thế thôi’.

“Ông Hải chuẩn bị tinh thần rất cao,” ông Sơn nói, “Dù sao ông ấy cũng sẽ phản ánh đúng lập trường quan điểm tại tòa rằng mình không có tội và ông ấy cũng sẵn sàng cho sự trả giá cao nhất.”
(BBC)

Lê Thái - Chúng ta nghĩ gì qua bài nói của ông Trần Đăng Thanh

 Bài 1: Những kẻ bàng quan
Thiển nghĩ thời kỳ ném đá ông Trần Đăng Thanh đã qua, bây giờ là lúc bình tỉnh để mổ xẻ ý định của CSVN qua bài nói của ông Thanh, bài nói thì đã cũ, nhưng vấn đề cần nói thì vẫn rất thời sự. Tôi không có ý định phản biện với những chuyên gia tuyên truyền. Tuyên truyền mà! Bịp là chính thì sao ta phải mất công vì những chuyện tào lao. Nhưng những người già thì lại khuyên: chính vì bịp nên chúng cho ta cơ hội để bóc mẽ, phản biện không phải vì chúng (cán bộ tuyên truyền) mà vì những người trúng độc lâu năm, trúng độc thì cần có thuốc giải, trúng độc lâu thì cần nhiều liều thuốc giải mới có hy vọng. Tôi nghe những người già...
Hôm nay tôi muốn thưa chuyện với ông Đại tá Phó giáo sư Tiến sĩ (nếu còn thiếu chức danh gì thì cho tôi xin lỗi) Trần Đăng Thanh. Trước khi thưa chuyện tôi muốn được chính danh, tuy ông mang học hàm PGS, học vị TS nhưng ông không phải nhà giáo như ông tự nhận là: “...chúng ta làm nghề sư phạm, cái nghề khó nhất trong muôn nghề,... nghề cao quý nhất trong muôn nghề...” Ông đại tá không những muốn làm thầy mà còn hơn thế là làm thầy của những ông thầy, cách ăn nói, cách nhắc nhở “đồng chí kia...” cho thấy điều đó. Đáng tiếc là ông không phải, ông không xứng với danh xưng “khó khăn mà cao quý” ấy. Nhà sư phạm không chỉ truyền kiến thức còn vun bồi nhân cách, trui rèn tư duy, ý chí cho học trò mình họ làm những việc này với tất cả lương tâm và trách nhiệm. Trái lại ông chỉ làm theo chỉ thị, uốn ba tấc lưỡi, bẻ cong sự thật chỉ với một mục đích lôi kéo, lừa bịp người khác theo mình, lệ thuộc mình, phục vụ mình. Nhà sư phạm nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí còn các ông chỉ muốn ngu dân. Không phải ai đứng trên bục giảng cũng là THẦY cả đâu, ông chỉ là một cán bộ tuyên truyền một dạng như thằng “Mõ làng” thời phong kiến, có điều bây giờ đã là thời TÂN PHONG KIẾN rồi, mà ông lại cao chức hơn mõ làng một chút, là mõ Nước, mõ cấp quốc gia thì cũng nên có chút mỹ danh, mỹ hàm, nhung phục cho nó hoành tráng thế thôi.
Tôi cũng là Mõ, mõ dân, tôi sẽ cố gắng theo sát bài nói của ông, cố gắng thật ngắn gọn theo những ý chính mà thôi để các ông hiểu dân nghĩ như thế nào về những điều các ông tuyên truyền.
Trước hết là Mỹ, thiên đường của nhân loại. Cái thiên đường này không do người Mỹ tự nhận mà do phần thế giới còn lại tặng cho. Tuy nhiên, ở đó là nơi cư trú của những con người, những con người yêu chuộng tự do chứ không phải là nơi ở của thần tiên. Đã là nơi cư trú của con người thì nơi đó cũng có đủ những thói tục của con người, cũng hỉ nộ ái ố, cũng tham lam, gian dối, tệ đoan... như bất cứ nơi nào khác trên hành tinh này. Được xưng tặng là “thiên đường” vì nó có một thứ mà những nơi khác không có hoặc có mà không nhiều, không đầy đủ như nó, đó là: CÔNG BẰNG. Công bằng là giá trị đích thực của Mỹ chứ không phải giàu có, phát triển như nhiều người ngộ nhận hoặc cố tình tạo ngộ nhận. Sự công bằng đó có tuyệt đối không thì không dám khẳng định nhưng chắc chắn là không nơi nào sánh bằng. Từ anh di dân đến dân bản địa đều công bằng trong cơ hội mưu tìm cho mình một vị trí trong xã hội, thậm chí những người thiểu năng còn được ưu tiên trợ giúp nhiều phương tiện để mưu cầu cuộc sống, thành công đến mức nào hoàn toàn do khả năng và nỗ lực của bản thân, có nỗ lực tất có thành tựu: đó là giấc mơ Mỹ, không ai ngăn cản được và không ai được ngăn cản. Nếu có ai đó vì căm ghét, kỳ thị muốn ngăn trở thì phải dấu kín trong lòng, phải làm thật bí mật, chứ để lộ ra dù chỉ là thái độ thôi thì pháp luật sẽ không buông tha cho dù thủ phạm là ai, tổng thống hay thường dân thì cũng phải bị chế tài rất công bằng bởi luật pháp, luật pháp Mỹ công bằng với ngay cả kẻ chống Mỹ nếu kẻ đó may mắn sống trên đất Mỹ.
Thế cho nên ông đại tá sợ “diễn biến hòa bình” thông qua giáo dục là thừa. Ông đại tá mà có cơ hội học ở Mỹ thì cũng như họ thôi, cũng bị “diễn biến hòa bình” từ ngay trong bản thân không nhiều thì ít, bởi vì giáo dục Mỹ không tuyên truyền, cũng chẳng nhồi sọ, không cải tạo mà cũng chẳng tiến công ai, mà họ để cho học viên tự cọ xát với thực tế, được mắt thấy, tai nghe, tay sờ người Mỹ, nước Mỹ thật sự khác với người Mỹ, nước Mỹ do cộng sản mô tả, vẽ vời khác nhau như thế nào. Một đất nước như Việt Nam ngày nay, sinh ra đã nói dối, đến trường được dạy dối trá, mưu sinh nhờ dối trá, thành công nhờ dối trá, lấy dối trá làm tiêu chuẩn đo khôn ngoan, dối trá là thông minh thật thà là đần độn, đến chết cũng không dám nói thật. Một con người lặn hụp hít thở trong dối trá như vậy làm sao hình dung chính xác được về người Mỹ, nước Mỹ, hình dung không đúng thì làm sao nhận định cho đúng?
Chỉ có thực tế mới là câu trả lời chính xác nhất, thuyết phục nhất và đặc biệt tạo chuyển biến nhanh nhất. TỰ DO, DÂN CHỦ thật sự nó không phải như cái thứ giả hiệu mà những người CS mớm cho dân của họ, tự do dân chủ thật nó như trái cấm tình yêu, đã nếm rồi thì không thể nào quên được, không thể nào bỏ được. Sợ “bị tiến công” qua diễn biến hòa bình thì đừng cho học sinh đến Mỹ. Đã cho du học sinh đến Mỹ thì có sợ cũng vô ích, sự thật luôn có hấp lực khó cưỡng, tự do, dân chủ là miếng ngon khó quên, ngấm rồi thì giải thể chủ nghĩa CS đầy dối trá chỉ là vấn đề thời gian mà thôi, vài thế hệ sau thì CNCS cũng bị xóa tên một cách hòa bình, đó là điều chắc chắn sẽ đến. (Nhưng người dân chúng tôi không đủ kiên nhẫn như người Mỹ, chúng tôi chịu đựng quá đủ rồi, chúng tôi chỉ muốn CSVN sập sớm ngày nào tốt ngày đó để còn lo việc chống cự với ngoại xâm, chúng tôi muốn thấy những tên xử ác với dân phải đền tội, muốn lấy lại của cải mà các tham quan đã thu gom...)
Một người hiểu biết chính trị đều phân biệt được giữa ngôn ngữ ngoại giao và trách nhiệm chính trị có khoảng cách rất lớn. Một lãnh đạo, một nhà hoạt động chính trị muốn được lòng dân phải đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên hết, vì quyền lợi của Tổ Quốc có khi họ phải hy sinh quyền lợi của đồng minh, đồng chí là chuyện thời thế mà thôi. Cho nên không riêng gì Mỹ mà Tây, Tàu, Nga, Nhật gì cũng “không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả”. Tuy nhiên nếu so sánh tội ác thì e rằng cọng cả Tây Mỹ Nhật lại cũng chưa bằng một góc của thằng Tàu, một nước đã xâm lấn nước ta suốt cả chiều dài lịch sử, đã hủy diệt và chiếm đoạt văn hóa Việt tộc suốt thời gian xâm lấn, đã đày đọa, bóc lột, khinh miệt dân Việt suốt thời gian đô hộ. Tàu là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam, đảng có đoàn kết với chúng hay không là chuyện của đảng, đừng nhân danh nhân dân, làm sao có thể gọi là đoàn kết khi chính ông đại tá cũng thừa nhận rằng “tay bắt nhưng chân đá lung tung”, đoàn kết kiểu gì lạ thế. Vậy cho nên, liên kết với ai thì phải xem ai đem lại cho Việt Nam mình nhiều quyền lợi hơn, ai bảo đảm, tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam hơn, chứ không phải căn cứ trên những khẩu hiệu rỗng tuếch. Ông đạt tá đừng quên, không chỉ riêng Mỹ chú ý đến dầu khí ở biển Đông, nhưng “người ta” đều giải quyết sự chú ý đó bằng thương lượng mua bán sòng phẳng, chỉ riêng Tàu, vâng chỉ duy nhất anh Tàu là dùng bạo lực để cưỡng chiếm mà thôi...
Chúng ta sẽ trở lại với Mỹ sau, bây giờ hãy qua Nga. Có hai người bị hàm oan trong sự suy sụp của Liên bang Nga, đó là M. Gorbachov và Boris Yeltsin. Gorbachov thì bị gán cho cái tội làm tan rã Liên Bang Nga, Boris Yeltsin thì mang tội kéo nước Nga thụt lùi, suy yếu.
Thật sự Gorbachov muốn cứu Liên bang Xô Viết (LBXV) mà cứu không nỗi. LBXV tới thời Gorbachov chỉ còn cái vỏ hào nhoáng bên ngoài, ruột thì đã “tộng bộng”, nhiều người không muốn tin cái sự thật bẽ bàng đó, cứ đổ lên đầu Gorbachov vì cải cách mà hư chuyện. Những người cộng sản trên thế giới không thể tin, không dám tin, không muốn tin; LBXV cái nôi của phong trào cộng sản, biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản, niền tự hào của những người cộng sản lại có thể kiệt quệ về kinh tế. Nhưng hãy nghĩ lại xem, nếu xuôi chèo mát mái, nếu hưng thịnh phát triển thì ai điên đâu mà cải với lại cách, nếu không bế tắc, trì trệ, kiệt quệ thì mắc mớ gì phải perestroika cho rách việc. Thật sự LBXV hùng mạnh lúc đầu là nhờ tài nguyên phong phú chứ không do hiệu quả kinh tế, kinh tế hoạch định cứng rắn kiểu chủ nghĩa cộng sản là không có sức sống, điều này đã được chứng minh qua tất cả các nước cộng sản. Phát triển kinh tế thì không bến bờ chứ tài nguyên thì có giới hạn, đã thế LBXV lại là đầu tàu của phong trào CS nên bị cuốn vào những cuộc chạy đua tốn kém, dài hơi của bọn “tư bản giãy chết” mà điển hình như: chạy đua vũ trang, chạy đua vào vũ trụ, chạy đua viện trợ để duy trì, mở rộng ảnh hưởng... toàn là những cuộc đua cực kỳ tốn kém. Còn nhớ trước ngày sụp đổ vài tháng, Nga kêu gọi tài giảm binh bị, cụ thể là giảm vũ khí hạt nhân, chuyện cứ như phép lạ là Xô Viết đơn phương giảm trước, thiệt là tử tế một cách khó ngờ. Nhân loại ca ngợi, nhưng bọn “giãy chết” phương Tây thì... “cười ruồi” vì biết “hắn” đuối rồi. Chế tạo và bảo trì vũ khí hạt nhân là vô cùng tốn kém, mà Nga thì có kho bom hạt nhân nhiều nhất thế giới, bảo trì số bom này không đơn giản chút nào.
“Đua” hoài mà không làm ra tiền lại phải giữ mặt mũi anh cả XHCN, thế thì phải móc gia sản ra chi dụng, bóc ngắn cắn dài, thu ít chi nhiều thì kiệt quệ, phá sản. LBXV có một lãnh thổ bao la trải dài từ Âu sang Á đó là ưu thế của họ, nhưng khi kiệt sức thì đó cũng là “tử huyệt” của họ. LBXV không sụp mới lạ liên quan gì tới Gorbachov?. Cái tội của Gorbachov là tại sao không dùng “bạo lực cách mạng” như Stalin đã dùng với dân Nga ngày trước hay Trung cộng đã làm ở Thiên An môn sau này mà lại dùng perestroika??? Điều này dân Nga phải nghĩ lại cho công bằng.
Boris Yeltsin là người cứu Gorbachov và suy cho cùng cũng là người cứu nước Nga, không để nước Nga rơi vào cuộc nồi da xáo thịt giữa dân Nga với đảng viên CS bằng chỉ thị mạnh mẽ cấm ĐCS Nga hoạt động, tuy vậy ông không cứu được nền kinh tế vốn đã quá bi đát của Nga, mà thật sự ra thánh cũng không thể cứu được Nga trong lúc này, vực một nền kinh tế bể nát cần phải có thời gian, một thời gian khá dài. Anh Putin cũng không khá gì hơn đâu. Cái tài nổi bậc nhất của anh Putin là lì lợm một cách dị hợm đảo chuyển vị trí để duy trì quyền lực, cái trò này xưa nay chưa hề có tiền lệ, các bộ lạc ở Somali không biết có chưa chứ châu Phi thì chưa có chứ đừng nói chi thế giới. So sánh Yeltsin và Putin qua các sự kiện Kosovo (1999) và Gruzia (2008) là việc làm ngớ ngẩn, hai sự kiện xảy ra ở hai thời điểm mà nền kinh tế Nga thăng trầm khác nhau thì cách ứng xử phải khác nhau, phản ứng quốc phòng như thế nào trước hết phải coi lại cái túi của mình, có tài mà cháy túi thì cũng chỉ biết giương mắt mà nhìn thôi.
Kinh tế Nga không còn rơi tự do nữa chưa hẳn là nhờ tài thao lược của anh Putin vì chủ yếu cũng chỉ là tiếp tục khai thác tài nguyên mà cân bằng thu chi, cái may mắn của Putin là bây giờ nước Nga không “bao chi” cho 14 nước thuộc Nga khi xưa, không cần bao bọc cho đám đàn em XHCN Đông Âu, lại không cần tranh đua giữ mặt mũi “anh cả đỏ” nữa thì đương nhiên ổn định, con ếch biết an phận con ếch thì đương nhiên bình an thôi. Ở đây cần mở ngoặc để khẳng định với ông đại tá rằng từ khi LBXV thành lập chưa bao giờ LBXV là một cường quốc kinh tế cả, nhiều tàu (chiến) lắm súng, bom đạn thừa thãi, xe tăng đại bác lềnh khênh nhưng kinh tế thì èo uộc đến xà phòng và kem đánh răng mà còn phải mua của Việt Nam. Ai còn nhớ xà phòng và kem đánh răng thời bao cấp hãi hùng như thế nào không? thế mà vẫn bán được cho Liên Xô đấy, còn bao nhiêu thứ khác nữa đây chỉ nêu tượng trưng gọi là minh họa cho cái mà ông đại tá nói là “cường quốc kinh tế” Nga..
Một điểm nữa trước khi đóng ngoặc là không biết ông đại tá có lộn không chứ với một nước Nga bề thế như ông đại tá ca tụng mà bán vũ khí chỉ 10 tỉ đô một năm thì chẳng có gì để khoe mẽ cả, e chưa bằng kiều hối mà các ông lượm được của người Việt ly hương. Điều bỉ ổi nhất là ông đại tá đem lợi tức hưu bổng ra để dọa dẫm các đấng “trí thức XHCN”, không biết đây là thói quen của các lãnh đạo CS đối với trí thức XHCN hay bản chất trí thức XHCN vốn dĩ như thế, coi phụ cấp lương bổng quan trọng hơn sự tồn vong của Tổ Quốc?
Điểm đặc biệt không thể bỏ qua liên quan đến nước Nga là ý định trở lại biển Đông của họ, một cường quốc quân sự như Nga tham gia vào cuộc chơi ở biển Đông với Việt Nam theo tôi là một tin vui, nhưng chưa đến độ gọi là đặc biệt. Điều đặc biệt đáng nói ở đây là ông đại tá khẳng định rằng sẽ không cho nước nào thuê cảng Cam Ranh vì: “chúng ta đã kí với một số quốc gia không cho bất cứ một quốc gia nào thuê mượn hoặc đóng đồn trú trên địa bàn của chúng ta để uy hiếp an ninh quốc phòng đối với những quốc gia khác”.
Thử hỏi “một số quốc gia nào” lại sợ bị kềm chế bởi các lực lượng quân sự tiên tiến nếu họ trú đóng ở Cam Ranh? Philippines? Brunei? Malaysia? Lào hay Campuchia?... Tôi nghĩ “một số quốc gia” là cách nói lấp lửng, gian trá, chỉ một quốc gia thôi mà ai cũng biết đó là quốc gia nào.
Câu hỏi cần giải đáp nhất là: Tại sao lãnh thổ của chúng ta mà phải kí với quốc gia khác cái chuyện cho hay không cho thuê?, Không phải chúng ta đã độc lập rồi sao?. Cho hay không là quyền tự quyết của chúng ta chứ, phải không?. Một câu hỏi liên quan cần hỏi thêm: Nếu ông đại tá bị hiếp đáp, mà kẻ hiếp đáp bảo ông “mày không được nhờ ai giúp đỡ” ông đại tá có làm theo không?. Nếu ông đại tá làm theo thì ông đại tá là người như thế nào?. Vậy việc kí không cho thuê Cam Ranh vì nước (khác) đang uy hiếp nước ta giải thích như thế nào?
Cố gắng viết ngắn nhưng không thể bỏ qua hai anh Iran và Bắc Hàn, hai tên côn đồ của thế giới, tôi thật không hiểu thiếu gì nước không học mà ông đại tá lại mang hai anh côn đồ này vào giảng đường?. Anh cao bồi W. Bush hơi trịch thượng khi gọi những nước này là côn đồ nhưng xét cho kỹ thì không từ gì chính xác hơn. Hung hăng, ngu muội, liều lĩnh, bất chấp đạo lý... thì chỉ có côn đồ.
Những nhà nước mặc đói no, sống chết của người dân, miệng hô hào hòa bình, tay thì rèn vũ khí cho bén, giũa móng vuốt cho nhọn, nay đòi đánh nước này (Nam Hàn, Nhật Bản), mai đòi diệt nước kia (Israel) thì có gì hay ho để ông đại tá ca tụng đó là “cái điều mà chúng ta cần học tập”? Hay là nhà nước CSVN cùng một giuộc với chúng. Tôi thật không hiểu tại sao ông đại tá có thể hân hoan khi thấy các lãnh đạo thế giới xôn xao khi thằng điên Bắc Hàn lên cơn? Dễ hiểu thôi mà, chén đất bể không tiếc, chén kiểu sứt một tí cũng đau, nó cũng như tập quán ở quê của ông đại tá ngày xưa thôi, nhà ai sắp cưới hỏi tiệc tùng thì việc trước tiên phải lo lót cho bọn ăn mày, sợ tụi nó chăng? Không biết, nhưng quên lo lót bọn chúng thì giữa cuộc vui bổng có vài thằng ăn mày lở loét hôi hám nhảy xổ vào là hỏng bét, mất vui, mất hên và có thể mất thêm nhiều thứ khác nữa, đáng nói là mất nhiều hơn rất nhiều số tiền lo lót cho “bang chủ cái bang”. Xưa nay anh hùng thì được nể phục, nhưng ai ai kể cả anh hùng cũng phải sợ... đạp cức. Muốn hỏi ông đại tá: Lãnh đạo CSVN muốn làm anh hùng hay làm... cức?
Nếu đại tá trả lời chính xác câu trên tức hiểu được tại sao cộng đồng thế giới ngăn chặn những nước này (Iran, Bắc Hàn) có vũ khí hủy diệt. Vì an toàn của nhân loại không có gì gọi là “bất bình đẳng” ở đây. Những nước phát triển họ có trách nhiệm hơn khi sở hữu vũ khí hủy diệt, dẫu vậy nhân loại vẫn không khỏi phấp phỏng lo âu huống chi những thằng côn đồ mà sở hữu thứ này thì nhân loại làm sao có ngày yên ổn mà sinh sống? Cứ nhìn anh Bắc Hàn là rõ ràng nhất, mới có vài quả hạt nhân đã tống tiền cả thế giới. Một lãnh tụ mà bất chấp no đói của dân, bất chấp quốc thể đến độ áo quần giày vớ ngoại giao cũng phải vay mượn trong khi lãnh tụ thì phè phỡn rượu ngoại món ngon, cao lương mỹ vị tràn họng, mập ú như heo, lãnh tụ như vậy có xứng đáng để tôn sùng không? và tôn sùng lãnh tụ có phải là hành vi yêu nước không? Một nhà nước để dân chết đói hằng năm mà không nỗ lực cải thiện cuộc sống cho dân mà lại nỗ lực chế vũ khí hủy diệt để uy hiếp nước khác, nhà nước đó có nên tôn vinh và để nó tồn tại không? Tại sao không đem tiền bạc, kỹ thuật nguyên tử để tạo điện năng, tạo phương tiện cải tạo đất đai cũng như kỹ thuật canh tác hầu đem lại cơm áo cho dân? Một nhà nước không quan tâm đến sự sống còn của dân mình sao đủ trách nhiệm với sự tồn vong của nhân loại?
Xin hỏi ông đại tá nếu ông có tiền thì ông sẽ gửi ngân hàng hay ông gửi tên có tiền án lừa đảo?. Tại sao vũ khí được giao cho công an mà không giao cho côn đồ? Ông có thấy những chuyện này là bất bình đẳng không?. Không chút nào, mà cần phải như thế. Nơi nào trên thế giới mà giao của cải, vũ khí đúng nơi đúng chổ thì nơi đó có an cư lạc nghiệp, công bằng thịnh vượng, Nơi nào giao của cải vũ khí nhằm nơi thiếu tin cậy tất xảy ra tranh chấp mâu thuẫn. Bất hạnh nhất là những nơi lừa đảo làm ngân hàng, côn đồ làm công an, ông đại tá mà lâm vào nơi ấy chắc chắn tiền mất tật mang, của cải bị cưỡng đoạt mà bản thân còn bị đánh đập, trù dập, tù tội thậm chí là chết oan, trừ phi ông đại tá là đồng bọn với chúng mới mong an thân...
Nếu ông đại tá và đảng của ông thực sự quan tâm đến an nguy của đồng bào, lo âu đến tồn vong của đất nước trước hiểm họa phương Bắc thì ông đại tá phải quảng bá hình ảnh kiêu hùng của Israel chứ không phải là tên ngông cuồng Iran. Một quốc gia diện tích nhỏ hơn Việt Nam, dân số chưa bằng 1/10 Việt Nam (# 7,5 triệu người), ở bên một khối Hồi giáo hơn cả tỉ người, lúc nào cũng muốn ăn tươi nuốt sống họ, thế mà họ (Israel) vẫn đường hoàng ăn miếng trả miếng đích đáng với bất cứ ai xâm phạm họ. So với Việt Nam cũng ở bên một anh khổng lồ TQ, dân số nhiều hơn khối Hồi giáo chút đỉnh, nhưng dân số VN thì gấp mười Israel, nhưng Bắc kinh mới đánh rắm một cái thì Hà Nội đã rét run là thế nào. Còn đâu hào khí Diên Hồng, còn đâu khí phách Bạch Đằng, Đống Đa? Khi Đại Việt đánh tan nát quân Nguyên, không phải một mà đến 3 lần, là khi Đế quốc Mông Cổ bách chiến bách thắng trải dài từ biển Thái bình Dương đến bờ Hắc Hải, nuốt trọn Nga la tư và nuốt gần hết Trung đông và một phần Đông âu, là nỗi kinh hoàng của châu Âu trong nhiều thế kỷ... Cha ông ta như thế sao lại có thứ con cháu ngày nay???
Cho nên, Việt Nam cần học cái tinh thần bất khuất của Israel, noi theo cái trí tuệ Israel, chứ đừng học thói ngông cuồng, xuẩn động như Iran, cuối cùng thì cũng chỉ có dân chúng gánh chịu hậu quả cho cái ngông cuồng của lãnh đạo mà thôi.

(còn tiếp - Bài 2: Đích danh kẻ thù)
Lê Thái
(DLB) 

“Nhẫn nhịn” đến mức kinh ngạc

000_Hkg8090526-250.jpg
Blogger Nguyễn Hữu Vinh: “người dân VN ngơ ngác, không hiểu nỗi nhà cầm quyền đang định làm gì trước hoạ mất nước? Đặc biệt nhiều người không thể hiểu và không thể giải thích thái độ của nhà nước trước kẻ thù”.
Họa mất nước gần kề
Nếu trước đây “thi bá” Tố Hữu – một cột trụ triều đình Hà Nội – từng ca ngợi tình nghĩa “môi hở răng lạnh” rằng  “Bên kia biên giới là nhà, bên này biên giới cũng là quê hương”, hay “Bên ni biên giới là mình, Bên kia biên giới cũng tình quê hương”, thì mấy ngày nay, xem chừng như dư luận xôn xao với bài nói chuyện của đại tá, phó giáo sư tiến sĩ Trần Đăng Thanh thuộc Học viện Chính trị Quốc gia của Bộ Quốc phòng Việt Nam bày tỏ sự căm thù Mỹ và ca ngợi Trung Quốc, cho rằng Việt Nam không thể vong ơn bội nghĩa với Trung Quốc về những giúp đỡ của họ trong những cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ dù rằng Trung Nam Hải từng xâm lược Việt Nam và có tham vọng ở biển Đông.
Nhưng Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh trong 13 năm có cái nhìn “ân oán sòng phẳng hơn”:
“Đúng là Trung Quốc giúp Việt Nam trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ; nhưng bên cạnh sự giúp đỡ ấy cũng có lợi ích của Trung Quốc chứ không phải chỉ đơn thuần 'vô tư' giúp Việt Nam đâu…Từ khi Trung Quốc trở mặt đánh chúng tôi rồi, tôi cho rằng không còn ơn nghĩa gì nữa. Ơn nghĩa gì mà anh giúp tôi rồi bây giờ anh giết dân tôi, anh phá nát mấy tỉnh biên giới của tôi thì còn ân nghĩa gì nữa! Bây giờ anh còn nợ máu với chúng tôi… Hiện nay không có biểu hiện Mỹ lại xâm chiếm hay nô dịch chúng tôi; nhưng hiện nay biểu hiện xâm lấn và nô dịch chúng tôi là từ Trung Quốc. Thì người ta phải xem xét sự việc thực tế để định ai là thù ai là bạn chứ.”
Như vậy, “sự việc thực tế” đó là gì? Qua bài “Lưỡi bò và lưỡi liềm”, blogger Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội báo nguy “cái họa mất nước sừng sững trước mọi nhà”, khi Hoàng Sa đã nằm trong tay TQ từ lâu, một phần Trường Sa cũng đang “dưới gót giày xâm lược”, trong khi mọi nẻo đường quê hương – từ Mũi Cà mau tới địa đầu Móng Cái – đều thấy dân phương Bắc ngênh ngang. Hiện tình quê hương, blogger Nguyễn Hữu Vinh lại báo động, đang tràn ngập người Trung Quốc qua việc thuê đất đai, trúng thầu những công trình trọng yếu, hàng hoá, thực phẩm, hoa quả nhiễm độc, kể cả áo ngực phụ nữ nhiễm độc “made in China”.
“Sự việc thực tế đó” cũng được blogger Thiện Tùng báo động qua bài “Không thể không hỏi, không luận bàn” liên quan hoạ xâm lược của phương Bắc, từ chuyện “tàu lạ”, Trung Quốc khai thác bauxite Tây Nguyên, vấn đề cho thuê rừng đầu nguồn, phim Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, lãnh đạo Việt Nam chọn ngày quốc khánh TQ để kỷ niệm “Ngàn năm Thăng Long”, phía Việt Nam tự ý thêm 1 sao nhỏ vô cờ TQ cho tới những hành động đáng ngại gần đây của Bắc Kinh.
Những hành động đáng ngại gần đây ấy, Blogger Huỳnh Ngọc Chênh từ Saigòn lưu ý, có liên quan đến “hộ chiếu lưỡi bò”, việc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam lần thứ ba, cùng biện pháp quản lý trị an biên phòng duyên hãy nhằm ngăn chận, khám xét, bắt giữ, trục xuất tàu thuyền nào mà Bắc Kinh cho là vi phạm “lãnh hải lưỡi bò” phi pháp của họ tại gần hết biển Đông. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh không quên báo động rằng Trung Quốc lại vào tận vùng nội thủy của Việt Nam, và điều đó cũng có nghĩa là hàng vạn tàu đánh cá của họ ngang nhiên tiếp tục hoạt động trong “đường lưỡi bò đơn phương và phi pháp’ của Bắc Kinh. Như vậy, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh báo nguy, “ đường lưỡi bò phi lý không còn là hình vẽ trên bản đồ nữa mà đang từng bước được hình thành và cũng cố trên thực tế bằng nhiều biện pháp công khai và xảo quyệt của Trung Quốc”. Và tình hình nguy ngập cận kề lắm rồi, như blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận thấy:
“Họ ngang nhiên đưa tàu giám ngư, hải giám, tàu đánh cá, tàu thăm dò, giàn khoan, phân lô lãnh hải của ta để gọi thầu thăm dò... để đến ngày 1 tháng Giêng, năm 2013 chính thức đưa tàu cảnh sát ra tuần tra và tuyên bố đuổi bắt, khám xét tất cả các tàu thuyền của Việt Nam ra biển của ta mà họ cho rằng xâm phạm lãnh hải áp đặt theo đường lưỡi bò của họ. Và đàng sau tất cả các tàu bè đó là tàu quân sự của họ… Khi tàu cảnh sát Trung Quốc tung ra tuần tra thì đừng hòng các tàu thuyền của ta ra khơi hoạt động và làm ăn gì nữa. Hàng hải, dầu khí, ngư nghiệp, tài nguyên.... đều mất sạch. Như vậy, nếu không có gì thay đổi, thì đến ngày 1 tháng Giêng, năm 2013, ta chính thức mất biển Đông trên thực tế. Một khi đã mất biển Đông thì nguy cơ mất nước cận kề. Việt Nam đang ở vào tình thế vô cùng nguy kịch.”
Nhưng blogger Huỳnh Ngọc Chênh thắc mắc rằng đảng và nhà nước “hầu như hoàn toàn nhẫn nhịn” đến mức “kinh ngạc, vượt qua ngưỡng của lòng tự trọng và không biết đã chạm đến đáy chưa?”
Theo nhận xét của blogger Nguyễn Hữu Vinh thì “người dân Việt Nam ngơ ngác, không hiểu nỗi nhà cầm quyền đang định làm gì trước hoạ mất nước? Đặc biệt nhiều người không thể hiểu và không thể giải thích thái độ của nhà nước trước kẻ thù”.
Lại lỡ tàu một lần nữa 
Lại lỡ tàu một lần nữa
Qua bài “Việt Nam lại lỡ tàu một lần nữa”, blogger Việt Hoàng báo động:
“Bên ngoài thì Trung Quốc ngày càng mạnh bạo và quyết tâm thôn tính Biển Đông, lạ lùng thay trước tình thế hiểm nghèo như vậy mà lãnh đạo Việt Nam vẫn bình chân như vại. Tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội vẫn không hề lên tiếng hay có động thái gì. Người dân, vì vậy không biết đường nào mà lần, xuống đường biểu tình thì bị bắt bớ, đàn áp, vu cáo, bôi nhọ là thế lực thù địch này nọ…”
Theo tác giả Việt Hoàng thì Việt Nam “đang thiếu lãnh đạo”, hay nói cách khác cho đúng hơn, là “những người lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam đã từ chối trách nhiệm của mình trước nhu cầu và đòi hỏi của tình thế và thực sự họ đã từ nhiệm vai trò của mình trước nhân dân và tổ quốc”. Tác giả Việt Hoàng nhân tiện liên tưởng tới tình cảnh dân oan hay ngư dân Việt bị bỏ mặc lâm nạn ngay trên vùng biển của Tổ Quốc Việt Nam, từ tiếng súng bất đắc dĩ của Đoàn Văn Vươn tới những cái chết oan uổng của người ngư dân Việt Nam ngoài Biển Đông, nhưng vẫn “không thức tỉnh được giới cầm quyền”. Và “thay vì thay đổi và đứng về phía người dân, họ đã chọn con đường quay lưng lại với nhân dân và thỏa hiệp với kẻ thù, lịch sử của một thời đen tối đang lặp lại…”
Nhắc tới chuyện lịch sử, blogger Thùy Linh không quên lưu ý:
“Lịch sử Việt Nam được viết bằng các cuộc chiến tranh với phương Bắc, với một đất nước lớn hơn nhiều lần. Tham vọng của Trung Quốc chưa bao giờ muốn Việt Nam yên ổn, hòa bình, vững mạnh, mà luôn đẩy đất nước bên bờ biển Đông vào thế bất ổn, suy yếu. Ngược lại với tham vọng đó, gần 20 thế kỷ, Việt Nam chưa bao giờ rơi vào thảm họa tận thế, kể cả 1.000 năm Bắc thuộc. Nhưng giờ đây, chính sách của chính quyền hiện hành khiến người dân đang lo lắng về một tương lai lệ thuộc vĩnh viễn vào Trung Quốc. Sự lệ thuộc này chính là ngày tận thế của dân tộc Đại Việt.”
Có lẽ tình cảnh ấy khiến blogger Thùy Linh than rằng " Hôm nay, Đất nước tôi vẫn không thể đứng lên, dù một lần được thét gào 'Nam quốc sơn hà nam đế cư' vào mặt quân cướp nước. Đất nước tôi quằn quại dưới sự thờ ơ, dối trá, ươn hèn. Những kẻ cam tâm bán Tổ quốc cho những dự án lớn nhỏ, những đồng tiền nhơ nhớp lót dưới những chiếc ghế chức quyền. Đất nước tôi không biết đi về đâu khi tứ bề thọ địch, lòng người hoang mang, tức tưởi, phẫn uất bởi những kẻ ươn hèn, tham lam... Những kẻ đang được gọi là đồng bào nhưng dị mộng".
Trong khi bọn bành trướng ngày càng hung hăn hơn, thì “những kẻ đồng bào dị mộng” ấy – nói theo lời blogger JB Nguyễn Hữu Vinh – “càng tổ chức đình đám hơn các lễ lạt nhớ ơn Trung Quốc”, kể cả việc blogger Trương Nhân Tuấn “… không ngạc nhiên khi nghe ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, luôn miệng ‘tụng niệm’ câu thần chú ‘biết ơn đảng và nhân dân Trung Quốc … Việt Nam nguyện hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc …’ ”. Khi bọn bành trướng ngày càng hung hăn thì blogger Nguyễn Hữu Vinh “thấy những hành động của nhà cầm quyền Việt Nam đi ngược lại với thái độ hiếu chiến” ấy, trong khi nhân dân phẫn uất xuống đường biểu tình yêu nước liền bị đàn áp, bị bôi xấu, bị kết tội, bị vu cáo là “thế lực thù địch” đang “diễn biến hoà bình”…
Cảnh nhiễu nhương đó khiến blogger VietTuSaigon không khỏi nêu lên câu hỏi rằng vì sao những cuộc biểu tình chống Trung Quốc đều bị nhà cầm quyền Hà Nội dập tắt bằng mọi giá? Qua bài “Biểu tình và chuyện đàn áp muôn thuở”, blogger ViettuSaigon giải thích rằng vì những cuộc biểu tình yêu nước ấy đều có chung một thông điệp: Chống Trung Quốc bá quyền; Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, và hoàn toàn không có sự ủng hộ hay ngầm ủng hộ của nhà cầm quyền, trong khi mọi cuộc biểu tình đều có nguy cơ vạch trần âm mưu bán nước, sự nhu nhược, tính bưng bít và thông đồng giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Tác giả tiếp tục nêu lên nghi vấn - rồi cũng tự giải đáp:
“Tại sao không cùng nhân dân tổ chức chống ngoại xâm? Không ủng hộ nhân dân biểu tình chống mưu đồ bá quyền của Trung Quốc mà lại dập tắt? Vì, hiện tại, ngoài những thứ trần ngôn sáo ngữ “bốn tốt, mười sáu chữ vàng”, “hợp tác cùng phát triển và cùng có lợi”… Thì vẫn còn một món nợ quá lớn mà đảng Cộng sản Việt Nam nợ đảng Cộng sản Trung Quốc từ những năm trước 1975 cho đến nay. Đặc biệt, trong công cuộc nhuộm đỏ chủ nghĩa Cộng sản trên dải đất hình chữ S.”
Qua bài “‘Sâu’ trong sách lược ‘bất chiến tự nhiên thành’”, blogger Hữu Nguyên chua chát rằng phương án tốt nhất vẫn là đàm phán song phương, hòa bình trên cửa miệng nhưng luôn ẩn chứa sự răn đe, trừng trị nếu đối tác không chấp nhận luật chơi được áp đặt bởi nước lớn có binh hùng tướng mạnh đang mai phục sẵn sàng. Phương thức này thuận lợi cho việc chìa ra “củ cà rốt” rồi nắm chặt lấy những con sâu bự nằm trong giới chóp bu quyền hành của quốc gia đối tác mà về lâu dài sẽ biến đối tác trở thành kẻ lệ thuộc, khiếp nhược và ngoan ngoãn. Sách lược này trong binh pháp người Trung Hoa gọi là “bất chiến tự nhiên thành”.
Tạp chí Điểm Blog xin tạm dừng ở đây. Và nhân dịp Giáng Sinh, Thanh Quang kính chúc quý vị cùng người thân được nhiều Ơn Chúa.

Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-12-24
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Vũ Cao Đàm - Chưa bao giờ Việt Nam bị cô lập như hiện nay

Chẳng mấy ngày nữa bước vào năm mới. Tôi giật mình đọc hai bài phân tích rất quan trọng: “Trung Quốc có khả năng đổ bộ và chiếm đóng Trường Sa bằng tàu cá?” của Nguyễn Trung Chính và “Nhìn vào năm tới – 2013” của Đoàn Nam Sinh vừa đăng trên Bauxite Việt Nam ngày 22/12/2012. Bài viết đưa ra một cảnh báo rất đáng quan ngại về nguy cơ nhãn tiền: Trung Cộng đang ráo riết chuẩn bị hoàn tất mưu đồ bá chiếm Biển Đông làm ao nhà của họ.

Cách đây mấy năm, một vị lãnh đạo cấp cao yêu cầu tôi viết một bài phân tích chính sách, tôi đã đưa ra nhận định: “Chưa bao giờ Việt Nam bị cô lập trên trường quốc tế như hiện nay”.

Đọc hai bài viết có tính cảnh báo rất cao của các anh Nguyễn Trung Chính và Đoàn Nam Sinh, tôi thấy cần thiết phải nêu thêm một lời cảnh báo nữa về tình thế nước sôi lửa bỏng của Việt Nam với những người đang có trọng trách lãnh đạo đất nước. Việt Nam đang sa lầy trong cái nghịch cảnh cực kỳ trớ trêu: các vị lãnh đạo lúng túng trong cái bẫy ý thức hệ vô cùng hiểm độc của Trung Cộng, đang đẩy đất nước vào một tình thế ngày càng bị cô lập, nguy hại khôn lường cho vận mệnh của dân tộc trước những mưu đồ xâm lược của bọn cộng sản xâm lược Đại Hán.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bị cô lập trên trường quốc tế, nhưng cũng có những lúc đưa ra được những đối sách khôn khéo nhằm tranh thủ đồng minh trong việc thực hiện mục đích của mình. Ngày nay Đảng Cộng sản Việt Nam đang phải ứng phó với những hoàn cảnh hết sức éo le, nếu không đưa ra được những giải pháp kịp thời, dũng cảm, chấp nhận hy sinh quyền lợi của Đảng để xoay chuyển tình thế, thì không thể lường trước được những mối hiểm nguy mà Tổ Quốc chúng ta đang và sẽ phải đối mặt trong tương lai cận kề.

*

Bi kịch cô lập lần thứ nhất

Đó là vào thời kỳ ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Chính phủ Hồ Chí Minh phải rút về căn cứ địa Việt Bắc, quân đội Pháp nhanh chóng chiếm đóng hầu như tất cả các thành phố lớn của Việt Nam, và lập nên chính phủ thân Pháp của Cựu hoàng Bảo Đại.

Đây là giai đoạn mà Chính phủ Hồ Chí Minh hoàn toàn bị cô lập trên trường quốc tế: Liên Xô nghi ngờ Hồ Chí Minh; Cộng sản Đại Hán chưa thống nhất Trung Hoa; Tổng thống Truman của Hoa Kỳ chấm dứt quan hệ hợp tác với Hồ Chí Minh – mối quan hệ được thiết lập từ thời Tổng thống Roosevelt. Roosevelt chủ trương ủng hộ phong trào giải phóng thuộc địa, còn Truman thì chống lại sự bành trướng của phong trào cộng sản quốc tế. Việt Nam lâm vào tình thế trớ trêu của lịch sử: giải phóng thuộc địa, nhưng xây dựng một quốc gia cộng sản. Và đương nhiên Truman phải ủng hộ Pháp tái chiếm Đông Dương để ngăn chặn con bài đô-mi-nô cộng sản lan tỏa trong vùng Đông Nam Á. Đó là căn nguyên sâu xa của việc Mỹ can thiệp vào cuộc chiến ở Đông Dương.

Tình thế cô lập này của Chính phủ Hồ Chí Minh kéo dài cho đến tháng 10/1950. Sau chiến thắng biên giới, căn cứ địa kháng chiến được nối liền với khối các nước cộng sản qua đất Trung Hoa đại lục vừa được thống lĩnh trong tay Mao Trạch Đông.

Sau khi nối liền với khối các nước cộng sản, Chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh được giải tỏa khỏi tình thế cô lập trên thế giới, nhận được sự chi viện từ các nước “anh em”, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc, nhưng bước vào một tình thế trớ trêu mới của lịch sử: Việt Nam trở thành “tiền đồn” của phong trào cộng sản quốc tế, đối đầu với một phía Việt Nam khác cũng trở thành một “tiền đồn” của phe chống cộng quốc tế.

Bi kịch cô lập lần thứ hai

Bi kịch cô lập lần này bắt đầu từ sau khi hàng loạt chính phủ theo chế độ XHCN sụp đổ và Trung Cộng trở thành kẻ thù phản bội lại các cam kết của phong trào cộng sản quốc tế đối với Việt Nam, nói chính xác hơn, là bọn cộng sản Đại Hán trút bỏ cái mặt nạ “anh em” đạo đức gỉả, lộ nguyên hình bộ mặt thật, là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam.

Các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam lo ngại trước sự cô lập này, đã thực hành những hoạt động con thoi nhằm “bình thường hóa” quan hệ giữa hai đảng cộng sản “anh em” và nối lại các quan hệ giữa hai nhà nước lân bang “môi hở răng lạnh”.

Trong khi một số nhà lãnh đạo Việt Nam ngây thơ tin vào giọng lưỡi “Bốn tốt”, “Mười sáu chữ vàng”, thì bọn gian manh Hán Cộng đã lừa những người lãnh đạo các cấp hết ký hàng loạt cam kết, từ trao đất, trao rừng, trao các cơ sở kinh tế cho “ông bạn vàng”, đến ngây ngô trao cả cứ điểm chiến lược quân sự Tây Nguyên.

Công bằng mà nói, một số nhà lãnh đạo cũng đã bớt ngây thơ về cái tình “đồng chí”… “quốc  tế vô sản”, lòng yêu nước chừng mực nào đó cũng đã thức tỉnh họ, nhưng họ chợt nhận ra sự bơ vơ, và nhất là sự bế tắc không tìm ra lối thoát.

Với nhân dân, đâu đâu họ cũng thấy dân trở thành “thế lực thù địch”! Đấy là mới nói cái đám “con dân cụ Hồ” đang ngày càng quay lưng với Đảng, chưa nói đến cái đám “dân theo Mỹ Ngụy” đã được xem là “thế lực thù địch” của Đảng từ khuya.

Nhìn các nước lân bang: kẻ thì không cùng ý thức hệ “tiên tiến của nhân loại”, kẻ cùng ý thức hệ thì lại đang lung lay, hoặc đã nằm trọn trong quỹ đạo thao túng của ông bạn vàng bốn tốt.

Với các nước xa hơn, dân chúng đã làm những phép thử đơn giản mà chuẩn xác. Mở trang mạng BBC của Anh thấy có tường lửa chặn: chắc Anh là thế lực thù địch. Mở trang mạng RFI của Pháp cũng thấy có tường lửa chặn: chắc Pháp cũng là thế lực thù địch… Dân đen đâu có tài liệu lý luận sâu xa để mà nghiên cứu! Họ chỉ cảm nhận trực tiếp như thế cũng đủ.

Vậy là chỉ còn có “Đảng ta” chơi với “Đảng ta”…

*

Với chính sách đối nội, đối ngoại như thế, Đảng và Nhà nước Việt Nam đang tự cô lập mình, cô lập mình với dân, cô lập mình trên trường quốc tế.

Nỗi lo của Đảng về nguy cơ sụp đổ nhãn tiền là đúng.

Nỗi lo của Dân về nguy cơ của ách Bắc thuộc hiện đại cũng lại càng rất đúng!

Vũ Cao Đàm
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN  

Nguyễn Hưng Quốc - 'Cái nước mình nó thế!'

24.12.2012
Từ trên dưới 10 năm nay, một trong những câu nói cửa miệng của mọi người, đặc biệt giới trí thức, ở Việt Nam, chắc chắn là câu “Cái nước mình nó thế!” Nghe nói câu ấy xuất phát từ Hoàng Ngọc Hiến. Nhưng tôi không chắc. Tôi chỉ chắc một điều: mỗi lần nghe đề cập đến tình trạng bi đát, nhiễu nhương, trớ trêu và bất công ở Việt Nam, ai nấy đều buông một câu, thoạt nghe, có vẻ đầy ưu thời mẫn thế: “Cái nước mình nó thế!”

Đường xá càng lúc càng xuống cấp, ở đâu và lúc nào cũng kẹt xe, tai nạn giao thông thuộc loại đứng đầu thế giới ư? – Cái nước mình nó thế! Giáo dục càng lúc càng suy đồi, học trò đạo văn; thầy cô giáo cũng đạo văn; thi cử thì đầy gian lận, bằng cấp giả tràn lan ở mọi cấp ư? - Ừ, thì cái nước mình nó thế! Kinh tế càng lúc càng suy thoái, hết đại công ty này phá sản đến tập đoàn quốc doanh kia phá sản, nợ nần quốc gia cứ chồng chất ư? - Ừ, thì cái nước mình nó thế! Chính trị sa lầy trong bế tắc, đối với dân thì độc tài và tàn bạo; với nước ngoài thì hèn yếu và xu nịnh ư? - Ừ, thì cái nước mình nó thế!

Vân vân.

Câu nói ấy không phải không đúng. Nó đúng ở hai khía cạnh. Thứ nhất, trên thực tế, quả thật tình hình Việt Nam càng ngày càng bế tắc. Bế tắc một cách đặc biệt, không giống với bất cứ một nước bình thường nào khác. Bế  tắc triền miên. Gỡ cái này thì vướng cái khác. Sửa cái sai này thì cái sai khác lại xuất hiện, có khi còn trầm trọng hơn. Thứ hai, về phương diện tâm lý, nó cũng phản ánh được tình trạng tuyệt vọng của mọi người. Người ta hiểu rõ tất cả bi kịch nhưng không biết cách nào thoát khỏi được bi kịch.

Tuy nhiên, ngay cả khi đúng về hai phương diện vừa kể, câu nói ấy vẫn sai.

Hơn nữa, sai một cách nguy hiểm.

Thứ nhất, nó là biểu hiện của tư tưởng định mệnh chủ nghĩa. Nó làm như mọi thứ đã được an bài, gắn liền với bản chất của người Việt Nam. Của dân tộc Việt Nam.

Nhưng chắc chắn sự thật không phải như vậy. Tất cả những cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ trong chế độ cũng như trong xã hội Việt Nam hiện nay không phải vì “cái nước mình nó thế”. Trong lịch sử, nước mình không thế. Ngày xưa, cả hàng ngàn năm, người Việt Nam đã từng bất khuất trước một nước Trung Hoa to lớn và hùng mạnh, hơn nữa, trước một nước Mông Cổ từng giẫm nát gần hết châu Á và một phần châu Âu. Ngày xưa, ngay cả dưới thời phong kiến, cha ông chúng ta cũng không phải chịu đựng nạn tham nhũng tràn lan như bây giờ. Chỉ cách đây hơn 40 năm, ở miền Nam, ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, giáo dục cũng không suy đồi như bây giờ; sinh viên và giáo sư không ăn cắp văn chương của người khác một cách phổ biến như bây giờ; học trò không khinh thường thầy cô giáo như bây giờ. Ở miền Nam lúc trước cũng như cả thời Pháp thuộc, người bị bệnh, khi vào bệnh viện, không phải đút lót hết người này đến người khác, từ y công đến y tá và bác sĩ như bây giờ. Thời nào giới làm chính trị cũng nói dối, nhưng chưa bao giờ họ nói dối một cách trơ trẽn như bây giờ.

Xem cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ là bản chất của dân tộc Việt Nam rõ ràng là không đúng.

Mà thật ra, trên thế giới, không có dân tộc nào có bản chất như vậy cả. Những cái xấu như thế không có tính chất bẩm sinh. Chúng chỉ là những hiện tượng có tính chất lịch sử. Ngay cả một dân tộc vĩ đại như Nga hay Trung Quốc, bình thường vĩ đại, nhưng dưới chế độ độc tài, bỗng dưng thành dốt, ngu, tham, ác và vô liêm sỉ một cách lạ lùng. Nhiều quốc gia khác ở Tây phương, bình thường đầy nhân đạo, nhưng thời tư tưởng thực dân chủ nghĩa bành trướng, cũng trở thành tham và ác, dù không phải lúc nào họ cũng dốt, ngu và vô liêm sỉ.

Bởi vậy, câu “cái nước mình nó thế”, thật ra, là một câu nói vô nghĩa.

Nói “chế độ mình nó thế” thì được. Còn “nước mình nó thế” thì sai.

Thứ hai, gắn liền với chủ nghĩa định mệnh, câu nói ấy cũng mang tính đầu hàng chủ nghĩa. Trước mọi nghịch cảnh, chỉ cần buông câu “cái nước mình nó thế”, người ta dễ có cảm tưởng an tâm và chấp nhận những nghịch cảnh ngang trái ấy như một cái gì hiển nhiên, đương nhiên, không thể tránh thoát. Nó tiêu diệt mọi ý chí phản kháng, hơn nữa, mọi nỗ lực thay đổi. Nó tạo ra vẻ ưu thời mẫn thế giả. Nó đóng kín mọi lối ra. Thực chất, nó dễ trở thành một sự đồng loã với những cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ.

Nhà cầm quyền Việt Nam không cần một thái độ nào hơn cái thái độ ấy.

Bởi vậy, tôi nghĩ, người Việt Nam hiện nay nên tập nghĩ và tập nói: CÁI NƯỚC MÌNH NÓ KHÔNG THỂ NHƯ THẾ!

Không thể.
Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Mơ ước của chúng ta cũng chính là mơ ước của cán bộ công an và quân đội Việt Nam!

Một số người vừa lên tiếng chỉ trích chính quyền là lú, ngu khi tổ chức và tuyên truyền về chuyện Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp để thực hiện cuộc diễn tập trấn áp một đám đông, biểu tình "đả đảo bọn tham nhũng", gây rối hôm 12 tháng 12.
Tôi không tán thành những nhận định này. Không thể xem đây là sự ấu trĩ hay non kém về chính trị. Xét về mặt chính trị, đối xử thô bạo với những người phản kháng các hành vi côn đồ, ngang ngược của Trung Quốc, xâm hại chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam rõ ràng là ấu trĩ và non kém hơn nhiều nhưng chính quyền vẫn làm, thậm chí làm đi, làm lại và rõ ràng là chẳng ngần ngại chút nào.
Cũng vì vậy, chuyện giao cho Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp để thực hiện cuộc diễn tập trấn áp một đám đông, biểu tình "đả đảo bọn tham nhũng" và tuyên truyền rộng rãi về cuộc diễn tập này là có dụng ý. Cuộc diễn tập là một tín hiệu rất rõ ràng nữa mà chính quyền muốn gửi tới tất cả công dân: Đừng tụ tập, đừng phản ứng, kể cả khi những phản ứng đó vốn dĩ rất hợp lý, hợp tình như "đả đảo bọn tham nhũng".

Chống tham nhũng là phải trấn áp (!?)
Đâu phải tự nhiên mà gần đây, những cuộc diễn tập chống gây rối, bạo động được tổ chức và giới thiệu liên tục trên hệ thống truyền thông của Nhà nước. Chúng tỷ lệ thuận với các cuộc biểu tình, phản kháng đòi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và đòi công lý, đòi quyền sống của những người mất đất, mất nhà.
Cho nên, bàn chuyện chính quyền khôn hay dại, góp ý với họ rằng nên làm thế này hay đừng làm thế kia là thừa. Trước đây, hiện nay và sau này, họ đã, đang cũng như sẽ không bao giờ quan tâm tới nhân tâm. Họ chủ động gieo rắc sự sợ hãi để tất cả mọi công dân phải "an phận thủ thường".
Theo tôi, bây giờ điều thật sự cần thảo luận là:
(1) Chúng ta có cần một chính quyền như chính quyền hiện nay tại Việt Nam hay không?
(2) Chúng ta có thật sự muốn bảo vệ chủ quyền quyền gia, lợi ích dân tộc hay không?
(3) Chúng ta có thật sự khao khát rằng cá nhân chúng ta, thân nhân chúng ta cũng như mọi người Việt khác có quyền được sống tử tế, bình an trong một xã hội thật sự công bằng hay không?
(4) Nếu chúng ta không cần một chính quyền như chính quyền hiện nay tại Việt Nam, nếu chúng ta thật sự muốn bảo vệ chủ quyền quyền gia, lợi ích dân tộc, nếu chúng ta thật sự khao khát rằng, cá nhân chúng ta, thân nhân chúng ta cũng như mọi người Việt khác có quyền được sống tử tế, bình an trong một xã hội thật sự công bằng thì chúng ta phải hành động. "Khóc: nhục. Rên: hèn. Van: Yếu đuối".
(5) Nếu đã thấy cần hành động chúng ta có dám dấn thân, có dám nhận chịu những mất mát, thua thiệt có thể xảy đến với mình không? Không phải tự nhiên mà phương Tây có câu ngạn ngữ: Tự do không bao giờ là miễn phí!
(6) Cảnh sát, an ninh hay quân nhân; chiến sĩ, hạ sĩ quan hay sĩ quan của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân cũng là người Việt, cùng sống trong môi trường xã hội như chúng ta đang phải sống, tôi tin họ cũng cảm nhận như chúng ta, cũng tự thấy ngột ngạt và bất bình như chúng ta. Họ cũng là nhân dân như chúng ta. Họ chỉ khác chúng ta ở chỗ họ được trả lương để ngăn cản chúng ta vươn đến mơ ước của chúng ta. Tại sao chúng ta không chia sẻ, không thuyết phục họ rằng, mơ ước của chúng ta cũng là mơ ước của họ, tương lai của chúng ta cũng là tương lai của họ? Rằng, khi "bỏ điều 4 của Hiến pháp hiện hành", những kẻ thấy cần "tự sát" chắc chắn nằm trong đám đang "đè đầu, cưỡi cổ" cả họ chứ không phải là họ. Rằng, khi chúng ta có thể tháo cởi xiềng xích đang quấn quanh, cột chặt dân tộc này thì chính họ cũng trở thành những con người tự do. Hãy tìm và cùng nhau kể cho họ nghe những câu chuyện xảy ra trước, trong và ngay sau khi khối XHCN ở Đông Âu cũng như Liên Xô sụp đổ. Hồi ấy, chỉ có những kẻ mù quáng tuân lệnh thượng cấp, dàn áp đồng bào của mình vươn tới khát vọng chung của cả dân tộc mới bị nguyền rủa, trừng phạt...
Đừng chờ ai hết. Mọi thay đổi tích cực cho xứ sở và dân tộc này khởi đầu từ chính bạn. Hãy hành động. Trước hết là kể những điều bạn biết, chia sẻ những điều bạn nghĩ với mọi người quanh bạn. Bạn không cần phải chỉ dẫn hay thuyết phục họ nên nghĩ gì, làm gì. Khi đã có thông tin, chính họ sẽ đối chiếu chúng với thực tế xã hội và hoàn cảnh, cũng như nhu cầu cả nhân của họ. Tự họ sẽ thấy họ nên làm gì, làm như thế nào. Bạn sẽ không cảm thấy lẻ loi, cô độc.

Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay.

Dong Phung Viet
(Blog Dong Phung Viet

VN 'cần quyết tâm lớn để vượt khó'

Hình minh họa
Kinh tế Việt Nam năm 2013 còn kế thừa nhiều vấn đề của năm cũ

Một phân tích gia về kinh tế, xã hội của Việt Nam dự đoán kinh tế Việt Nam năm 2013 sẽ mang nhiều gam màu, được cho là có phần "trầm" thậm chí khá "u ám", trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, kinh tế châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa kịp lấy lại đà tăng trưởng.

Từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói: "Ở Việt Nam, năm 2013 kế thừa của năm 2012 quá nhiều vấn đề nan giải của nền kinh tế. Đó là nợ xấu của ngân hàng và tồn kho lớn của các doanh nghiệp."

"Đó là nợ chồng chất như núi của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Đó là khu vực bất động sản bị đóng băng. Và điểm cuối cùng, nhưng vô cùng quan trọng, đó là khoảng 55 ngàn doanh nghiệp năm nay làm thủ tục phá sản, đóng cửa và xin ngừng nộp thuế."

'Cần quyết tâm lớn'
"Một số vấn đề hiện nay chưa được xác định rõ. Thí dụ quy mô nợ xấu là bao nhiêu và nợ xấu là ở đâu? Bao nhiêu ở bất động sản, bao nhiêu ở bản thân ngân hàng và bao nhiêu ở doanh nghiệp nhà nước"
TS Lê Đăng Doanh

Đánh giá mặt tiến bộ của năm nay, Tiến sỹ Doanh nói: "Năm 2012 có một số tiến bộ, ví dụ lạm phát đã giảm, cho đến tháng 12, tốc độ tăng giá là tăng 6,81% so với tháng 12/2011. Và như vậy có một bước giảm đáng kể.

"Dự trữ ngoại tệ tăng, xuất khẩu cũng tăng cao, và đã có xuất siêu ở mức độ nhất định, và tỷ giá cũng giữ được ổn định."

Tuy nhiên theo chuyên gia này, Việt Nam trong năm tới vẫn cần có "quyết tâm lớn" để giải quyết khó khăn và cải cách. Ông nói:

"Nhưng những khó khăn mà kinh tế đang đối mặt đòi hỏi có một quyết tâm rất lớn để tái cấu trúc nền kinh tế, để cải cách và trong đó, một vấn đề rất lớn là cải cách bộ máy và hệ thống luật pháp để cho nền kinh tế có thêm năng lực cạnh tranh."

Khi được hỏi về những điểm sáng, điểm đột phá nào có thể sẽ xuất hiện trong năm mới đem lại hy vọng trong quá trình Việt Nam nỗ lực tìm kiếm sự cải thiện và tái ổn định nền kinh tế, xã hội, Tiến sỹ Doanh cho hay:

"Cho đến nay có một số các biểu hiện, thí dụ như do lạm phát giảm, lãi suất ngân hàng cũng giảm, và nếu có một bước xử lý nợ xấu, và có việc mua bán nợ, giải quyết nợ cho khu vực nhỏ và vừa, tôi nghĩ rằng tình hình đóng băng tín dụng với các doanh nghiệp tư nhân sẽ giảm bớt."

"Và tôi cũng hy vọng tình hình các doanh nghiệp tư nhân bị phá sản, hoặc phải ngừng hoạt động, sẽ giảm trong năm tới."

'Trị bệnh chính xác'

TS Lê Đăng Doanh
TS Lê Đăng Doanh cho rằng năm 2013 sẽ còn nhiều khó khăn

Phân tích gia cho hay cũng có các hy vọng theo đó Việt Nam sẽ "cố gắng để thu hút thêm đầu tư nước ngoài", cũng như có hy vọng Việt Nam có thể thực hiện việc "tái cấu trúc nền kinh tế."

Theo ông, trong đó các nội dung quan trọng là "tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc các tập đoàn và các tổng công ty nhà nước, tái cấu trúc ngân hàng và hệ thống tín dụng ở Việt Nam."

Trong khi cho rằng đây là các vấn đề then chốt đang được đặt lên "bàn nghị sự" và được các giới tiếp tục theo dõi trong năm tới đây, kinh tế gia nhấn mạnh:

"Tôi cũng xin lưu ý là một số vấn đề hiện nay chưa được xác định rõ. Thí dụ là quy mô nợ xấu là bao nhiêu và nợ xấu là ở đâu?

"Bao nhiêu ở bất động sản, bao nhiêu ở bản thân ngân hàng và bao nhiêu ở chỗ doanh nghiệp nhà nước thì cũng chưa rõ."

Những điều này theo Tiến sỹ Doanh cần phải được nhà nước và chính phủ làm rõ hơn trong năm mới để có thể có "phương án trị bệnh" một cách "chính xác hơn."

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cũng nói thêm ông “chưa nghe tin” về việc liệu Trung ương Đảng cộng sản có tổ chức một Đại hội giữa kỳ trong năm mới hay không.
Tuy vậy, ông lưu ‎ ý Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp xúc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình 2013.

"Tôi chưa được biết về việc có Đại hội giữa nhiệm kỳ hay không, tôi chỉ được biết là ông Tổng bí thư có đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo là sẽ khó thực hiện được chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra cho kế hoạch 5 năm 2010 đến 2015. Vì vậy cần có một báo cáo giữa nhiệm kỳ."

"Báo cáo đó sẽ được trình ra Hội nghị Trung ương hay một Hội nghị giữa nhiệm kỳ thì tôi chưa rõ," ông nói.
(BBC)

 Quân sự Ấn Độ và vũ khí Nga

Nga là nhà cung ứng thiết bị quân sự truyền thống của Ấn Độ từ lâu nay

Ấn Độ có kế hoạch chi khoảng 100 tỷ đôla trong vòng 10 năm tới để nâng cấp thiết bị quân sự, hầu hết có từ thời kỷ nguyên Xô Viết, trong lúc nền kinh tế lớn thứ ba ở Á châu muốn nâng khả năng quân sự lên tương ứng với sự phát triển kinh tế của mình, hãng tin Reuters viết.

Bài viết của phóng viên Arup Roychoudhury nói rằng sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, Ấn Độ, một trong những nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, đã chuyến hướng sang mua của phương Tây, trong lúc các sản phẩm của Nga thường bị bàn giao chậm trễ, gặp trục trặc trong chuyện bảo dưỡng và thiếu thiết bị thay thế.

Tuy nhiên, Nga vẫn là một trong những nhà cung ứng chủ chốt của Ấn Độ.

Hôm thứ Hai, trong chuyến viếng thăm tới Ấn Độ, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã đồng ý bán cho nước chủ nhà hàng chục trực thăng quân sự Nga và các phần thiết bị nhằm lắp ráp chiến đấu cơ Sukhoi.

Vũ khí và thiết bị quân sự Nga hiện đang được Ấn Độ sử dụng cùng các hợp đồng sắp tới gồm:

Không quân

Lực lượng không quân dựa chủ yếu vào các chiến đấu cơ Mikoyan MiG thời Xô-viết, còn được mệnh danh là "quan tài bay" ở Ấn Độ bởi tỷ lệ tai nạn cao, cùng máy bay vận tải Antonov và Ilyushin và trực thăng Mil của OPK Oboronprom.

Phi cơ mạnh nhất trong đội bay của Ấn Độ là loại chiến đấu cơ đa năng Sukhoi Su-30MKI thuộc lực lượng United Aircraft Corp.

Hơn 150 chiếc hiện đang hoạt động và tổng số sẽ được nâng lên 272 chiếc tính đến năm 2019.

Hôm thứ Hai, Nga đồng ý cung cấp các thiết bị trị giá 1,6 tỷ đôla để lắp ráp 42 chiếc máy bay loại này.

Ấn Độ cũng đang phát triển một loại máy bay tàng hình cùng Nga. Ấn Độ sẽ nhận bàn giao khoảng 140 chiếc loại này sau năm 2020, giảm so với 200 chiếc ước tính ban đầu.

Tuy nhiên, trong năm nay nhà máy sản xuất trực thăng của Nga, Mil Moscow Helicopter, một đơn vị thuộc Oboronprom, đã để hợp đồng 15 chiếc trực thăng siêu trọng và 22 trực thăng chiến đấu rơi vào tay Boeing Co., với tổng trị giá 2,4 tỷ đôla.

Nga cũng mất hợp đồng 1 tỷ đôla vào hãng EADS của châu Âu, với nội dung cung ứng máy bay tiếp liệu trên không, trong lúc Mig-35 của Nga thất thế trước Dassaut của Pháp trong thỏa thuận trị giá 15 tỷ đô la cung ứng 126 chiến đấu cơ.

Tuy nhiên, các trực thăng có sức nâng tải cỡ trung đời mới Mil-17, có tên gọi Mil-17 V-5, đang được mua với mức 71 chiếc trong các thỏa thuận có tổng trị giá 1,3 tỷ đôla.

Hải quân

Nga đã trì hoãn việc bàn giao tàu hàng không mẫu hạm gặp trục trặc Admiral Gorshkov, được đặt tên mới là INS Vikramaditya, đến quý tư 2013, chậm ít nhất là một năm so với kế hoạch ban đầu. Đây là cú đánh mạnh vào các nỗ lực của Ấn Độ, muốn xây dựng lực lượng hải quân trong lúc Trung Quốc đang vươn rộng hoạt động trên biển.

Ấn Độ cũng đang tự xây dựng hai hàng không mẫu hạm, với sự trợ giúp kỹ thuật của Nga. Chiếc đầu tiên dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2017.

Ấn Độ hiện có khoảng 15 tàu ngầm đang hoạt động, trong đó 11 chiếc nguyên thủy của Liên xô/Nga, gồm một chiếc thuộc lớp Akula chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Nước này cũng sử dụng nhiều tàu chiến từ thời Xô-viết.

Ấn Độ hiện cũng đang mua mới từ Nga một loạt các tàu khu trục tàng hình lớp Talwar, là loại tàu được thiết kế để khó bị phát hiện.

Lực lượng hải quân Ấn Độ có kế hoạch trang bị các tàu của mình với khoảng 45 chiến đấu cơ MiG-29 của Nga và các trực thăng chống tàu ngầm Kamov.

Đội tàu cũ kỹ gồm các máy bay do thám trên biển Tupolev của Nga sẽ được thay thế bằng Boeing P-8.

Hải quân cũng có kế hoạch sử dụng chừng 60 trực thăng hậu cần.

Kamov, thuộc hãng Oboronprom hiện đang chạy đua giành hợp đồng trước đối thủ Âu châu và Hoa Kỳ.

Quân đội

Trong lực lượng của mình, quân đội Ấn Độ có hơn 5.000 xe tăng và chiến xa đánh bộ là sản phẩm của Liên Xô và Đông Âu, trong đó có các xe tăng T-72 và T-55.

Quân đội Ấn có kế hoạch triển khai khoảng 250 xe tăng chiến đấu được làm trong nước và hơn 2.000 xe tăng Nga T-90, tính đến năm 2020.

Một trong những sản phẩm của Nga được xuất khẩu nhiều nhất cho quân đội, cảnh sát và các lực lượng bán quân sự Ấn Độ là súng AK và các đời súng AK mới hơn.

Quân đội đã chọn Eurocopter AS 500 của EADS để đặt mua 197 trực thăng với trị giá chừng 550 triệu đô la hồi năm 2007. Thỏa thuận này sau đó đã bị bỏ do có các cáo buộc bất bình đẳng trong việc chọn thầu, và việc đấu thầu đã được tổ chức lại.

Các ứng viên dự thầu có Eurocopter và Kamov, và dự kiến quyết định chọn thầu sẽ sớm được đưa ra.
(BBC)

Đối chất vụ 'Lê Hoàng bị tố tráo kịch bản phim'

Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân nói, phim "Cát nóng" được nhà nước tài trợ 6 tỷ đồng và đề tên ông nhưng thực chất nó đã bị tráo bởi một kịch bản hoàn toàn khác của đạo diễn Lê Hoàng. 
Sau khi bộ phim Cát nóng trình chiếu tại LHP Quốc tế Hà Nội lần 2 gây thất vọng nặng nề cho dư luận, nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân, Ủy viên Hội đồng Thẩm định và Tuyển chọn kịch bản Trung ương - Cục Điện ảnh Việt Nam, Nguyên Phó Chủ Tịch Hội Điện Ảnh TP.HCM, quyết định lên tiếng. Ông cho biết, kịch bản phim với tên gọi là Cát nóng ban đầu do chính ông viết, được Hội đồng duyệt phim quốc gia duyệt và Cục điện ảnh giải ngân 6 tỷ đồng duyệt để sản xuất. Đơn vị sản xuất là Hãng phim Giải Phóng.
"Theo tôi biết, bên hãng phim mời nhiều đạo diễn như Hồ Quang Minh, Nguyễn Võ Nghiêm Minh nhưng họ không thực hiện được với nhiều lý do. Sau đó, hãng phim có mời được đạo diễn Lê Hoàng nhưng vị này không làm được theo kịch bản của tôi mà yêu cầu thay thế kịch bản khác được viết lại dựa trên cái sườn của tôi.
Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân.

Kịch bản của tôi nói về cặp vợ chồng nông dân trồng dưa trên một vùng cát trắng như ở Bình Thuận. Họ phải đối mặt với thiên tai, hạn hán… nhưng khi những luống dưa tươi tốt, họ lại phải chiến đấu với những con giông thích cắn phá dưa. Người chồng đã bị cát vùi lấp chết khi đào bắt con giông cuối cùng phá hoại vườn dưa.
Lê Hoàng không thể làm phim dựa trên kịch bản này của tôi bởi vì tư duy, thẩm mỹ của tôi và vị đạo diễn Gái nhảy này quá khác nhau. Vị này cũng không thể quay những con giông như trong kịch bản của tôi nên đã viết lại kịch bản khác cho dễ sản xuất nhưng vẫn được hãng phim chấp nhận. Trong kịch bản của Lê Hoàng, cảnh phim cũng là những đồi cát nhưng nội dung hoàn toàn khác. Đó là sự tranh chấp đất đai khi thu hồi, giải phóng mặt bằng của chủ resort với 2 chị em chủ đất", nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân nói.

Một cảnh trong phim Cát nóng.

Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân cho biết, ông đã lên tiếng xin hãng phim Giải phóng cho rút tên và kịch bản khỏi dự án phim trước khi sản xuất phịm nhưng không được. Giám đốc hãng phim Giải Phóng là ông Thái Hòa không đồng ý và yêu cầu ông Nhân đứng tên trên kịch bản của Lê Hoàng, giữ lại tên phim cho hợp thức hóa. Sau đó, ông Nhân đề nghị và được ông Hòa cấp cho một văn bản xác nhận quyền sở hữu nội dung kịch bản Cát nóng trước đó để sau này sản xuất với điều kiện là phải đổi tên khác.
Ông Nhân không dám "làm căng", đổi tên kịch bản lại là Mùa dưa vì lúc đó đang làm cho hãng phim này, khó khăn lắm mới được nhà nước duyệt và cấp kinh phí sản xuất. "Tuy nhiên, sau khi bộ phim được công chiếu đã có nhiều điều tiếng, bạn bè của tôi chỉ trích tôi khá nhiều. Tôi thấy cần phải lên tiếng bộ phim không phải là của tôi. Tôi không phỉ báng gì Lê Hoàng nhưng thẩm mỹ, quan điểm về phim của tôi hoàn toàn khác, được thể hiện qua mấy chục năm nay. Tôi cũng không cần gì bởi trước khi bộ phim sản xuất, tôi cũng khẳng định với đoàn phim là nếu có đoạt giải gì sau này về kịch bản, tôi cũng trả lại cho Lê Hoàng", ông Nhân nói.

Đạo diễn Lê Hoàng.

Sáng 22/12, Hãng phim Giải Phóng đã triệu tập buổi họp trực tiếp giữa các bên nhằm làm sáng tỏ sự việc. Tham dự buổi họp có ông Thái Hòa - Giám đốc Hãng phim Giải Phóng, các bên liên quan gồm đạo diễn Lê Hoàng, nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân, các thành viên hội đồng nghệ thuật hãng phim như đạo diễn Đào Bá Sơn, ĐD Hồ Ngọc Xum, nhà văn Văn Lê...
Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân giãi bày, kịch bản phim Cát nóng ông viết cách đây 14 năm (tựa cũ là Mùa dưa). Kịch bản này được hội đồng duyệt kịch bản quốc gia duyệt 6 tỷ đồng để làm phim sau khi hợp tác bất thành với một số đạo diễn. Ông Thái Hòa giao kịch bản này cho đạo diễn Lê Hoàng - người trước đó cũng đã từ chối. Lần này đạo diễn Lê Hoàng nhận nhưng với điều kiện là kịch bản phải được viết lại với nội dung theo ý của vị ông. 
Ông Nhân cho rằng, dù nội dung kịch bản phân cảnh của đạo diễn Lê Hoàng không như kịch bản của ông. Tuy nhiên trước đây từng có trường hợp là một bộ phim đứng hai tên tác giả kịch bản là kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh. Ví dụ: phim Trăng nơi đáy giếng có kịch bản văn học là Bích Thủy, kịch bản phân cảnh là đạo diễn Vinh Sơn. Vì thế, ông Nhân cho biết đã có tiền lệ này, ông cũng chấp nhận.
Trong vụ này ông Nhân nói, ông cũng không có ý kiện cáo, nhưng phim Cát nóng bị dư luận chê nhiều, một mặt bị gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... chất vấn, gây sức ép quá nên ông phải lên tiếng. Sau phần giải trình của ông Phạm Thùy Nhân, đạo diễn Lê Hoàng trình bày ngắn gọn hai ý. Thứ nhất, quy trình làm phim Cát nóng là công khai, theo trình tự của ban giám đốc, hội đồng nghệ thuật hãng phim. Lê Hoàng không phải lén lén lút lút cầm kịch bản người khác để làm ra sản phẩm của mình, không thể nói đạo diễn Lê Hoàng là “âm mưu rút ruột” kịch bản người khác.
Quách Ngọc Ngoan trong phim Cát nóng.

Thứ hai, Lê Hoàng đòi hỏi ông Phạm Thùy Nhân phải có cách cư xử "trượng phu". Làm nghệ sĩ ắt có tác phẩm hay, dở. Nếu tác phẩm hay cùng vui, nhưng đừng vì phim dở mà quay sang phản ứng như vậy.
Ông Thái Hòa nhấn mạnh, trong 8 cuộc họp hội đồng nghệ thuật về kịch bản phim Cát nóng đều có mặt ông Phạm Thùy Nhân. Sở dĩ ông giao kịch bản cho đạo diễn Lê Hoàng là vì áp lực thời gian phim phải ra mắt trong năm 2012, trong khi các đạo diễn do ông Phạm Thùy Nhân giới thiệu đều từ chối hoặc không đủ điều kiện. Giữa hãng phim và ông Phạm Thùy Nhân đã có những thỏa thuận bằng văn bản, tiền tác quyền 80 triệu đồng mà ông Phạm Thùy Nhân yêu cầu bên hãng phim cũng trả đủ. Cuộc đối chất khép lại với không khí ôn hòa hơn người ta tưởng. Sắp tới, ông Phạm Thùy Nhân vẫn hợp tác với Hãng phim Giải Phóng một dự án 50 tập phim.
(Tuổi Trẻ)

Bên trong kho vũ khí bí mật của Trung Quốc

Cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, đến nay, Trung Quốc đã tạo dựng được một lực lượng quân đội lớn mạnh và tinh vi hơn. Bài viết dưới đây của tác giả Peter W. Singer phân tích “người khổng lồ” này có những gì trong tay, mong muốn điều gì và điều đó có nghĩa ra sao với Hoa Kỳ.
Chỉ trong qua một thế hệ, Trung Quốc đã chuyển mình từ một quốc gia chủ yếu dựa vào nông nghiệp thành trung tâm sản xuất và thương mại toàn cầu. Nền kinh tế nước này đã lớn gấp 20 lần so với cách đây 2 thập kỷ và đang trên đường vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, điều khiến dư luận “giật mình” hơn cả chính là tham vọng và năng lực quân sự ngày càng tăng của nước này.
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã đầu tư rất lớn cho quân đội và xu hướng này được cho là sẽ còn tiếp tục.

Chỉ cách đây 10 năm, ngân sách dành cho Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) chỉ khoảng 20 tỷ USD. Ngày nay, con số đó lên tới hơn 100 tỷ USD (Một số nhà phân tích còn cho rằng con số đó đạt gần 160 tỷ USD). Ngân sách dành cho PLA chỉ bằng 1/ 6 ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ nhưng số tiền dành cho quốc phòng của Trung Quốc được tập trung nhiều cho chính nước này hơn và trong những năm sắp tới, chi tiêu quân sự của Trung Quốc sẽ lớn mạnh cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này. 
Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kêu gọi PLC tiến hành “những nhiệm vụ lịch sử mới” trong thế kỷ 21 – vượt ra ngoài mục tiêu truyền thống của nước này là bảo vệ chủ quyền quốc gia và mở rộng tầm với của quân đội ra toàn cầu để trở thành một siêu cường thực sự. 
Ở một số khía cạnh, sự hiện diện của Trung Quốc ngày càng gia tăng trên bình diện quốc tế sẽ đưa nước này tới sự hợp tác rộng lớn hơn với Hoa Kỳ, giống như vào  năm 2008 khi Trung Quốc tham gia vào các cuộc tuần tra chống cướp biển ngoài khơi Somalia. Tuy nhiên, nếu các lực lượng Mỹ và Trung Quốc lại tiến tới cùng một địa điểm nhưng với những mục tiêu khác nhau thì hậu quả có thể là sự đối đầu giữa 2 lực lượng quân đội được trang bị tốt nhất trên thế giới. 
Các quan chức Hoa Kỳ không chỉ quan ngại về số tiền mà Trung Quốc chi tiêu cho quân sự. Họ còn lo ngại về công nghệ mà nước này có được bằng số tiền đó. Đến nay vũ khí khí tài của Hoa Kỳ vẫn tiên tiến hơn 1 thế hệ so với bất kỳ đối thủ nào; tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã bắt đầu giảm dần khoảng cách. Một ví dụ điển hình là tiến bộ mà Trung Quốc đạt được trong lĩnh vực chế tạo máy bay chiến đấu tân tiến. 
Cho tới gần đây, các quan chức Mỹ cho rằng máy bay F-22 và F-35 của họ là máy bay chiến đấu thế hệ 5 duy nhất (máy bay chiến đấu thế hệ 5 được dùng để chỉ một loại máy bay chiến đấu tàng hình được chế tạo trong thập kỷ vừa qua, có trang bị chức năng tránh ra đa, động cơ và hệ thống điện tử tốt, và các hệ thống máy tính được kết nối với nhau). Sau đó, trong một chuyến thăm Trung Quốc năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó, ông Robert Gates, đã “té ngửa” nhận ra một thực tế khác. Khi ông Gates gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, nước chủ nhà đã “bí mật” tiết lộ về chiến đấu cơ tân tiến mới được Trung Quốc chế tạo, chiếc J-20, trong một buổi lễ bay ra mắt của chiếc máy bay này tại thành phố Thành Đô. 
J-20 không phải là loại máy bay mới duy nhất của Trung Quốc. Quân đội giải phóng nhân dân còn nâng cấp đội máy bay tàng hình của mình. Cách đây 1 thập kỷ, PLA gần như không có chiếc máy bay không người lái nào. Vậy mà tại các buổi triển lãm hàng không gần đây, các nhà thầu Trung Quốc phô diễn một loạt các loại máy bay không người lái hiện đang được họ chế tạo. Trong số đáng chú ý là: Yilong (Pterodactyl I) và BZK-005, hai chiếc máy bay rất giống chiếc Predator và Global Hawk của quân đội Mỹ. Và trong tương lai, những chiếc UAV (máy bay không người lái) của Trung Quốc cũng sẽ được chế tạo dựa trên công nghệ của Mỹ: được biết, Iran đã cho phép các nhà khoa học Trung Quốc được tiếp cận chiếc máy bay không người lái do thám tàng hình RQ-170 mà nước này bắt giữ được hồi năm ngoái. 
Máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc đang đầu tư rất mạnh tay cho hải quân. Hiện nay, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể điều động tàu sân bay chở chiến đấu cơ tới bất kỳ ngõ ngách nào trên thế giới. Nhưng Quân đội giải phóng nhân dân muốn thay đổi tình hình “đọc chiếm” đó của Mỹ. 
Trong những năm qua, Trung Quốc đã “tân trang” lại chiếc tàu sân bay nặng 65.000 tấn từ thời kỳ Liên Xô bằng cách lắp động cơ và vũ khí mới trong đó có các khẩu tên lửa đất đối không Phi Báo (Flying Leopard) và các hệ thống súng máy tự động. Con tàu sân bay này được Trung Quốc đặt tên là Liêu Ninh, có thể chở khoảng 50 chiếc máy bay, trong đó có Shenyang J-15 Flying Shark (Cá mập bay) – loại máy báy chiến đấu có năng lực hoạt động giống loại máy bay F-18. Bên cạnh đó, Viên ngọc xanh biển Bohai (Bahai Sea Green Pearl), một con tàu du lịch nặng 36.000 tấn được chỉnh sửa để phục vụ cho mục đích quân sự, có thể chở hơn 2.000 binh sĩ và 300 phương tiện vận tải quân sự. 
Với năng lực hải quân mới, Trung Quốc đã điều động binh sĩ và cảnh sát tới thực hiện các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại những nơi xa xôi như châu Phi và Mỹ La tinh. 
Ở góc độ nào đó, sự vươn lên của Trung Quốc giống sự vươn lên của Đức vào đầu thế kỷ 20. Vào thời điểm đó, Anh là siêu cường kinh tế và quân sự của thế giới mà không có ai sánh bằng. Khi nước Đức quyết định chế tạo tàu chiến để “tranh đua” với Đại đội tàu dreadnought của Anh, hai quốc gia đã bước vào cuộc chạy đua vũ trang, trải đường cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất diễn ra sau đó. Nhưng khi cuộc chiến nổ ra, quân đội Anh không thất bại trong bất kỳ trận thủy chiến nào với Hạm đội của Đức. Tuy vậy, mìn và tàu ngầm của quân đội Đức đã nhấn chìm 13 tàu chiến Anh – đây là những công nghệ mới xuất hiện đầy bất ngờ và đã làm thay đổi tính chất của các cuộc “thủy chiến”.
Cũng tương tự như vậy, khi chạy đua với năng lực hải quân và không quân Hoa Kỳ, cái Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc đạt được chính là các công nghệ mới. Trung Quốc không cần phải có một lực lượng hải quân mạnh như hạm đội hải quân của Hoa Kỳ nhưng nếu hải quân Trung Quốc có thể khiến các tàu chiến của Hoa Kỳ gặp khó khăn trong việc đi lại trên biển thì đó cũng là một thành công. Để đạt được mục đích đó, PLA sắp thu nhận các loại vũ khí như các tên lửa chống tàu di động và các tên lửa hành trình Sunburn tránh sóng ra đa, giúp không quân nước này chỉ cần 2 giây là có thể đáp trả được mục tiêu.

Vừa qua, máy bay chiến đấu J-15 của PLA đã cất cánh thành công từ tàu sân bay Liêu Ninh.

Trung Quốc cũng có thể dễ dàng khai thác những điểm yếu của Mỹ về lĩnh vực vũ trụ. Hơn 80% hoạt động thông tin liên lạc của quân đội và chính phủ Mỹ, với các chỉ thị trực tiếp mọi thứ từ các binh sĩ chiến đấu trên mặt trận tới các vụ phóng tên lửa đòi hỏi độ chính xác cao, đều thực hiện qua các vệ tinh. Hệ thống vệ tinh GPS điều khiển hoạt động của 800.000 thiết bị tiếp nhận của quân đội Mỹ được gài trên mọi loại vũ khí khí tài, từ tàu sân bay cho tới các quả bom và các quả pháo. Hệ thống này không phải là không bao giờ trục trặc. Hồi đầu năm 2010, một “lỗi nhỏ” trong hệ thống GPS đã khiến gần 10.000 thiết bị tiếp nhận không thể kết nối được trong nhiều ngày. 
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang mở rộng năng lực bắn hạ các “vũ khí vũ trụ”. Ngoài các tên lửa của nước này có thể dùng để bắn hạ vệ tinh, PLA còn đang chế tạo các vệ tinh siêu nhỏ có thể hoạt động giống như những “thần phong” vũ trụ loại nhỏ, được trang bị các thiết bị lazer có thể khiến các thiết bị của Mỹ trong vũ trụ bị “mù” hoặc bị tan chảy. 
Vào năm 2007, Đại tá Yao Yunzhu của Học viện khoa học quân sự Trung Quốc (cơ quan nghiên cứu cao nhất của Quân đội giải phóng nhân dân) đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ sớm không còn là “siêu cường” vũ trụ duy nhất trên thế giới nữa. Trung Quốc dự định trong thập kỷ tới sẽ phóng hơn 100 vệ tinh dân sự và quân sự vào quĩ đạo Trái Đất và PLA đang thử nghiệm một loại máy bay vũ trụ không người lái và có thể tái sử dụng. 
Tuy nhiên, năng lực chiến đấu mạnh mẽ nhất của Trung Quốc lại có thể là cái mà PLA gọi là “chiến tranh thông tin”, hay chính là chiến tranh mạng. Ngay khi quân đội Mỹ thành lập Tư lệnh chiến tranh mạng thì PLA đã cắt cử hơn 130.000 người tham gia vào các chương trình chiến tranh mạng. Và trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cảnh báo về nguy cơ xảy ra một trận Trân Châu Cảng trên mạng thì nguy cơ lớn nhất có thể là các bí mật và sở hữu trí tuệ của chính phủ Mỹ bị đánh cắp. Cho đến nay, một số hoạt động được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc đang “nhăm nhe” tới các mạng lưới nhạy cảm của Bộ Ngoại giao cũng như những máy tính phục vụ cho chương trình chế tạo máy bay F-35. 
Vào năm 1984, trong bộ phim Bình minh đỏ (Red Dawn), một nhân vật trong phim đã giải thích vì sao một cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô là điều không thể tránh khỏi: “Tôi cho rằng với hai đứa trẻ ngỗ ngược nhất, sớm muộn gì chúng cũng sẽ đánh nhau”. Cách đây vài năm, khi Hollywood bắt đầu tái sản xuất bộ phim này, các nhà sản xuất đã cập nhật bản thảo bằng cách thay thế “đứa trẻ ngỗ nghịch” Liên Xô thành Trung Quốc. Sau đó thì tình hình kinh tế lại “nhúng tay” vào can thiệp. Để tránh mất thị phần hàng tỷ đô la của thị trường phim ảnh Trung Quốc, các nhà làm phim trong phần hậu kỳ đã lấy Triều Tiên thay thế. 
Thực tế đó cho thấy một điểm rất quan trọng: Không giống như mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, Hoa Kỳ và Trung Quốc bị ràng buộc với nhau bởi hoạt động thương mại và đầu tư song phương trị giá hàng trăm tỉ USD. Nếu xảy ra chiến tranh giữa hai quốc gia thì hậu quả sẽ là sự hủy diệt đối với cả hai nước. Các nhà lãnh đạo hai bên đều hiểu rất rõ điều đó.
Nhưng ngay cả một cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Liên Xô – điều mà dư luận khi đó luôn lo sợ sẽ xảy ra – cũng không xảy ra trên thực tế. Do có quá nhiều thứ để mất, hai “đứa trẻ ngỗ nghịch” (Hoa Kỳ và Liên Xô) đã quyết định không đáng để chúng giao chiến với nhau.
(Infonet) 

Cô giáo lừa nữ sinh viên đến nhà để đại gia "giải đen" 2 lần

Vốn chẳng phải người môi giới mại dâm chuyên nghiệp, đang làm giáo viên thể dục ở một trường tiểu học ở Hà Nội, nhưng Quy vì cả nể Chiến đã từng giúp đỡ mình nhiều nên Quy đã không ngần ngại nhận lời giúp đỡ Chiến...
Chiều 24/12, TAND quận Cầu Giấy (TP. Hà Nội) đã xét xử vụ án hiếp dâm cách đây nửa năm trước. Đáng chú ý, các bị cáo trong vụ án này xuất phát từ mục đích môi giới mại dâm và mua dâm nhưng tất cả đều phạm tội hiếp dâm. Đây chính là vụ án đại gia đi mua dâm để “giải đen” gây xôn xao dư luận.
Trước đó, vì gặp đen đủi trong làm ăn, Trần Quang Chiến (SN 1968, ở Đông Anh, Hà Nội vốn là PGĐ Công ty Cổ phần kết cấu và tấm lợp Đông Anh) đã nhờ Nguyễn Thị Quy (SN 1986, quê ở Thái Nguyên, hiện trú tại phường Mai Dịch) tìm hộ cho mình gái trinh để “giải đen”.

Bị cáo Nguyễn Thị Quy đứng ở giữa
Vốn chẳng phải người môi giới mại dâm chuyên nghiệp, đang làm giáo viên thể dục ở một trường tiểu học ở Hà Nội, nhưng Quy vì cả nể Chiến đã từng giúp đỡ mình nhiều nên Quy đã không ngần ngại nhận lời giúp đỡ Chiến.
Sau khi nhận lời giúp Chiến tìm “gái nhà lành”, Quy bảo em họ mình là Nguyễn Văn Tuân (SN 1993, sinh viên năm thứ nhất một trường ĐH ở Bắc Ninh) đi tìm gái cho Chiến và hứa sẽ cho Tuân 1 triệu đồng nếu tìm được. Do hám tiền, Tuân đã nhận lời đồng ý.
Nhớ đến cô sinh viên N.T (SN 1992, ở Duy Tiên, Hà Nam) mà Tuân mới làm quen sau một lần nhắn tin nhầm, Tuân liền này sinh ý định đưa T đến cho Chiến. Để tạo lòng tin, Tuân liên tục hẹn T đi chơi để được gặp mặt rồi mới đến ăn tối ở nhà chị mình là Quy.
Theo kế hoạch, khi T đến dùng cơm, Chiến sẽ bỏ thuốc ngủ hoặc thuốc kích dục vào bia, nước ngọt của cô gái để Chiến có thể dễ dàng “giải đen”. Khoảng 17h ngày 14/5, Tuân dẫn T đến nhà Quy thuê ở phố Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội) ăn cơm, uống bia cùng Quy và Chiến.
Trong lúc ngồi ăn, Chiến ra hiệu cho Quy thực hiện chiêu trò của Chiến. Quy giả vờ xuống tầng 2 để tìm điều khiển ti vi nhưng không tìm thấy rồi gọi T và Tuân xuống tìm hộ. Nhân khi đó, Chiến ở lại cho thuốc vào bia của T. Sau đó, tất cả cùng ăn uống tiếp rồi cùng xuống tầng 2 ngồi hát karaoke. Tại đây, T say, mệt và đòi về nhưng Chiến đã lấy điện thoại không cho T nghe điện thoại.
Sau đó, Tuân bỏ đi chơi điện tử, còn T ngồi hát cùng Chiến và Quy. Một lúc sau, T đi vệ sinh, Chiến đi theo và túm tay T kéo vào phòng ngủ đối diện với phòng hát và đóng cửa lại. Lúc đó, Quy lên tầng 3 ngủ.
Sáng hôm sau, T hoảng hốt khi nhận ra mình đang nằm cùng giường với Chiến trong tình trạng không mảnh vải che thân. Lúc đó, Chiến tỉnh dậy và dùng vũ lực cưỡng hiếp T.
Đau đớn tủi nhục, T đi tìm Quy thì Quy đưa cho T chùm chìa khóa để tự mở cổng ra về mà không nói một lời. Về đến nhà, T nhắn tin trách Tuân thì Tuân nói: “Ai bảo mày ngu thì phải chịu thôi” đồng thời còn đe dọa: “Mày mà tố cáo thì mày chết”.
Sau đó, nhận được sự động viên của anh mình, T đã đến công an trình báo sự việc. Ngày 20/5/2012, Công an quận Cầu Giấy ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Thị Quy và Nguyễn Văn Tuân để làm rõ hành vi hiếp dâm. Tại cơ quan điều tra, Quy và Tuân đã khai nhận hành vi phạm tội của mình như nội dung nêu trên.
Sau đó 1 tuần, Công an quận Cầu Giấy ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Quy, Tuân và lệnh bắt bị can để tạm giam với Trần Quang Chiến nhưng Chiến đã bỏ trốn. Đến ngày 23/6/2012, Chiến đã đầu thú.
Tại phiên tòa xét xử lưu động, các bị cáo cũng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như ở cơ quan điều tra đồng thời bày tỏ sự ân hận về các hành vi của mình. Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên phạt mỗi bị cáo 5 năm tù về tội hiếp dâm.
(GDVN) 

Tầm Xuân – PGS, TS Nguyễn Tiến Bình muốn gì?!

Tầm Xuân
Hình minh họa: Kỳ Văn Cục
Sau khi PGS-TS Hà Nguyên Cát tay ôm khư khư Điều 4 Hiến pháp 1992 còn miệng thét ra những lời lẽ “cảnh báo” sáo rỗng, và thành tâm kính viếng Marx những con bọ chét, sau khi PGS-TS Trần Đăng Thanh lật ngửa con át chủ bài in hình “sổ hưu” của ông và của “đảng ông”, thì ông Nguyễn Tiến Bình – lại một vị PGS-TS khác – quyết không chịu kém cạnh, thậm chí còn mạnh bạo hơn khi đem cả quân đội ra đe nẹt “các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội chính trị”.
Đầu tiên, ông Bình cho rằng nếu “tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản” thì một là “quân đội mất định hướng chính trị, cơ chế lãnh đạo, chỉ huy bị suy yếu, bị tha hóa biến chất và mất sức chiến đấu”, hai là “Đảng không nắm được quân đội, dẫn đến mất vai trò đảng cầm quyền”, và ba là “đất nước lâm vào tình trạng mất ổn định và suy thoái.”
Thực ra, hậu quả thứ nhất chỉ là cách nói chung chung nhằm tung hỏa mù, hậu quả thứ hai mới là nội dung thầm kín bên trong lớp hỏa mù dày đặc ấy. Lớp hỏa mù ông Bình tung ra chẳng che mắt được ai ngoài chính các ông, bởi vì có nhiều đội quân hiện đại và thiện chiến ngày nay đều không nằm dưới sự lãnh đạo của một đảng Cộng sản. “Cơ chế lãnh đạo, chỉ huy bị suy yếu, bị tha hóa biến chất và mất sức chiến đấu” là những câu chữ trong hồ sơ bệnh án của “đảng ông” được phản ánh nhan nhản trên báo chí. Còn hậu quả thứ ba là cái nghĩa địa tương lai mà ông vẽ ra để dọa những “đồng bào” yếu bóng vía chớ có tiến lên. Nhà tiên tri, PGS-TS Nguyễn Tiến Bình càng hăng say với nghĩa địa tương lai hư ảo của mình thì ông càng quên rằng chính mình đang ở một nghĩa địa hiện tại thực sự.
Không cần nhờ tới “lịch sử chiến tranh và quân đội”, cũng không cần tìm kiếm tận các nước TBCN xa xôi như cái cách của mà ông Bình, mà chỉ cần đến huyện Tiên Lãng – Hải Phòng thì cũng đủ “chứng minh và khẳng định” quân đội “để đàn áp sự phản kháng của nhân dân lao động bị áp bức”.
Để hợp lý hóa “đảng ông”“quân đội ông”, PGS-TS Nguyễn Tiến Bình lặp lại những lý lẽ đã bị thực tiễn bác bỏ của đồng chí, đồng đội Hà Nguyên Cát, đó là khẳng định mà không chứng minh tính giai cấp vô sản, tính đảng cộng sản. Một mặt các ông dùng từ “giai cấp” để cấm cửa, thủ tiêu mọi đảng phái chính trị khác, một mặt các ông nhân danh “nhân dân”, “dân tộc” để tha hồ gầm thét, trấn áp, xung “công quỹ” – thực chất là “ông quỹ”. Các ông muốn người khác đoàn kết trong sự phục tùng, phục tùng rồi mới đoàn kết. Đoàn kết các giai cấp, quân đội “kiểu mới” – đó chính là “bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử nhân loại” với điểm ngoặt là “Cách mạng tháng Mười năm 1917″. Vĩ đại tới mức xoay 180 độ (hết cỡ!) và ném vào Marx những con bọ chét khổng lồ.
“Thực tiễn gần 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta đã chứng minh và khẳng định: Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội là nguyên tắc quan trọng hàng đầu, bảo đảm cho quân đội ta luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là lực lượng chính trị – lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng, Nhà nước, Tổ quốc XHCN và nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.”, nhưng xin bật mí rằng đội quân này bất lực trước mấy con sâu, chứ đừng nói gì đến việc chiến đấu với cả bầy sâu!
Từ “sự sụp đổ và tan rã của Liên bang Xô-viết” ông Bình rút ra một “bài học rất sâu sắc” rằng quân đội không do ĐCS lãnh đạo thì “không thể bảo vệ được Tổ quốc XHCN”. Thứ nhất, cái mà quân đội không bảo vệ được là “chế độ XHCN” hay sự lãnh đạo của ĐCS, chứ không phải “tổ quốc XHCN”, bởi chẳng có cuộc chiến tranh xâm lược nước Nga nào khi Liên bang Xô-Viết tan rã. Thứ hai, chính vì quân đội chịu “sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt” và là “lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy” của ĐCS cho nên khi ĐCS Liên Xô tan rã đã kéo theo quân đội tan rã. Điều đó là tất nhiên.
Do vậy, PGS-TS Nguyễn Tiến Bình càng buộc chặt quân đội một cách bị động vào ĐCS bao nhiêu thì vận mệnh của quân đội càng ăn khớp một cách bị động với vận mệnh của ĐCS bấy nhiêu. Tức là “sâu hóa” ĐCS kéo theo “sâu hóa” quân đội, đảng chết chìm kéo theo quân đội chết chìm, đảng nổ tan xác pháo kéo theo quân đội nổ tan xác pháo.
Cuối cùng, ông Bình quả quyết rằng “chúng ta không thể chấp nhận quan điểm “quốc gia hóa quân đội”; trái lại càng phải đặc biệt coi trọng giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội”. Ôi, tình yêu! Giữa chốn công cộng của 80 triệu người Việt nói riêng và 7 tỷ con người nói chung, cô gái “quân đội” thản nhiên thề non hẹn biển, ôm ấp chàng trai “đảng cộng sản” như vậy đấy!
Tầm Xuân
Hà Nội, ngày 24/12/2012
_________________________________________________________
PGS, TS HÀ NGUYÊN CÁT – Học viện Quốc phòng: Tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Báo Quân Đội Nhân Dân)
Trung tướng PGS,TS NGUYỄN TIẾN BÌNH: Không thể chấp nhận quan điểm “Quốc gia hóa quân đội” (Báo Quân Đội Nhân Dân)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét