Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

HOT - THỜI SỰ NÓNG

 Nhìn lại biểu tình 9/12 ở Sài Gòn

Chính quyền TP. HCM huy động lực lượng dập tắt cuộc biểu tình

Cuộc biểu tình sáng ngày 9.12.2012 đã đi qua, nhưng càng nghĩ chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc, to lớn của nó.

Thứ nhất, tuy những người chủ súy phát động nó là các vị nhân sĩ trí thức Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng, Tương Lai... bị ngăn chặn đến nơi tập kết một cách hết sức vô lý, bất chấp pháp luật như các vị ấy đã lên tiếng tố cáo, phản đối sau này... nhưng cuộc biểu tình vẫn nổ ra rất ròn rã trong tiếng thét vang của lớp trẻ.

Những tiếng hô: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, hay “Đả đảo Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam” và “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”... vang vọng cả một góc trời, nói lên rằng lòng yêu nước thiết tha của giới trẻ với khát vọng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc mà cha ông đã đổ bao xương máu để gìn giữ là có thật. Điều đó nói lên rằng, những người chủ xướng cuộc biểu tình này là lương tâm của đất nước. Lòng yêu nước thiết tha của họ từ lúc mái tóc còn xanh đến khi bạc đầu đã khiến họ có được sự nhạy bén sâu sắc để đón nhận được “những luồng khí quyển lưu hành trong xã hội” (Stefan Zweig) để rồi đồng hành cùng thời đại, cùng các thế hệ nối tiếp đến tương lai. Họ chính là tầng lớp ưu tú nhất của dân tộc. Thực tế cuộc biểu tình, thực tế cuộc sống là câu trả lời, đã cho thấy không ai có thể nghi ngờ gì về những người chủ xướng, và cũng không ai được phép có thể xuyên tạc về họ.

Thứ hai, lớp trẻ Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung... bao giờ cũng là những người lính tiên phong, can đảm nhất để bảo vệ Tổ quốc cho dù bao nhiêu cám dỗ, bao nhiêu sự bày đặt để đánh lạc hướng tuổi trẻ, nhưng những tâm hồn trẻ sáng suốt và nhạy cảm nhất vẫn dũng cảm xông lên hàng đầu bất chấp hiểm nguy để “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Dày đặc bạo lực

Ngày 9.12 ấy, tôi đi từ đường Lê Lợi tiến về phía nhà hát lớn thành phố, liếc mắt quan sát bốn bề thấy dày đặc những lực lượng của bạo lực: cảnh sát, công an đủ loại chìm nổi, dân phòng, trật tự đường phố, thanh niên tình nguyện mặc đồng phục... tất, tất cả đều trong tư thế sẵn sàng! Tôi có thể khẳng định rằng, những người yếu bóng vía, thiếu chút ít can đảm thì chỉ cần nhìn thấy hiện trường này đã phải quay ngay lại để lánh xa... chứ đừng nói xông vào giữa vòng vây này để tung cờ và hô khẩu hiệu. Có thể nói lúc đó, tất cả đều yên lặng. Người người nhìn nhau ngờ vực. Không khí rất nặng nề. Nhiều người sau này tâm sự rằng, rất lo cuộc biểu tình không thành.
"Một điều tất yếu là đã có tự do ngôn luận thì đương nhiên phải chấp nhận có biểu tình. Người dân có quyền thể hiện thái độ chính trị của mình để ủng hộ hoặc phản đối một sự kiện gì đó, một ai đó. "
Thế rồi vào đúng cái giây phút căng thẳng ấy, từ phía mép vườn hoa đối diện nhà hát lớn, một thanh niên đẹp trai, mặc áo màu nhạt, đeo kính trắng bỗng tung lá cờ Tổ quốc từ trong túi mình ra, giơ thẳng hai tay đỡ lá cờ trên đầu, miệng hô rất to “Việt Nam, Việt Nam muôn năm!”, vừa hô vừa tiến về phía nhà hát. Như tiếng pháo lệnh tất cả bạn trẻ và nhân dân có mặt đã đồng loạt tung cờ, biểu ngữ, đồng thanh hô “Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam”. Cuộc biểu tình nổ ra trước mắt tôi một cách hết sức bất ngờ và sôi động như thế.

Những người biểu tình kéo nhau lên thềm Nhà hát lớn và thật bất ngờ, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm đã xuất hiện đúng lúc. Ông là người duy nhất trong số năm vị nhân sĩ thoát được vòng vây của cảnh sát và an ninh để đến được điểm hẹn. Ông đọc diễn văn không một tờ giấy trong tay rồi cùng nhân dân hô khẩu hiệu. Hàng trăm cánh tay giơ lên. Những tiếng hô như gào thét. Nhà thơ Lưu Trọng Văn hô lớn: “Tổ quốc trên hết!”. Tiếng hô của ông được hưởng ứng nhiệt liệt... Từ đây sau những đợt hô vang, tất cả tiến xuống và đi về phía đường Lê Lợi để tuần hành. Dẫn đầu vẫn là các bạn trẻ nhưng thật oái ăm là hai chiếc hàng rào đã được giăng ra để cản bước đoàn biểu tình. Cảnh sát và nhân dân, hai bên đối mặt và những tiếng gọi Tổ quốc lại vang lên.

Một vị trong bộ đồng phục màu xanh từ phía rào cản nhảy vào định bắt bớ. Thế là có xô đẩy, giằng co... Không khí nóng lên rừng rực. Lần đầu tiên tham gia biểu tình, tôi cảm nhận được lời tâm sự trước đó của bạn tôi, họa sĩ Hồ Thanh, người từng tham gia biểu tình ở Huế thời Ngô Đình Diệm. Ông nói đại ý khi vào cuộc biểu tình, như là người ta bước vào một “chảo lửa”! Đúng vậy, chỉ cần một sự quá khích ở cả hai phía là có thể châm ngòi cho một thùng thuốc nổ. Nhẹ thì xô xát, ẩu đả, nặng thì có thể đổ máu. Nếu các cuộc biểu tình như thế diễn ra ở nhiều nơi, liên tiếp thì có thể gây ra một cuộc nội chiến. Vì thế, văn hóa biểu tình là cần thiết. Ở những xã hội dân chủ, văn minh, luật biểu tình được ban hành và quy định rất rõ ràng.

Biểu tình chống Trung Quốc cũng diễn ra ở Hà Nội ngày 9/12

Một điều tất yếu là đã có tự do ngôn luận thì đương nhiên phải chấp nhận có biểu tình. Người dân có quyền thể hiện thái độ chính trị của mình để ủng hộ hoặc phản đối một sự kiện gì đó, một ai đó. Cũng nhờ biểu tình, nhà cầm quyền có cơ hội nhìn thấy và hiểu được thái độ và suy nghĩ của dân chúng và giữ cho cuộc biểu tình diễn ra trong trật tự. Từ thực tế này, nước ta cần sớm có luật biểu tình để giữ cho xã hội ổn định và có pháp luật.

Giữ gìn non sông

Bị cản trở bởi hai hàng rào sắt, đoàn biểu tình quay trở lại nhà hát lớn để tiếp tục hô vang các khẩu hiệu. Tôi không thể khỏi nghẹn ngào khi nghe tiếng lòng và hình ảnh của một vị cao niên, tay chống gậy, miệng dõng dạc: “Tổ quốc này là của cha ông ta để lại. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn. Ai mà bán nước là có tội với tổ tiên”. Lời thề nguyền giữ gìn non sông Việt Nam này đã được các bạn trẻ và nhân dân hưởng ứng bằng những tiếng thét: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”!

Cũng qua cuộc biểu tình này, tôi càng thêm yêu mến các bạn trẻ và càng nhớ đến cuộc phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hôm đó, tại nhà riêng của đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, sau nửa tiếng trò chuyện tôi hỏi: “Thưa Đại tướng, cái gì là quyết định của chiến thắng Điện Biên Phủ?”. Đại tướng trả lời ngay, không cần suy nghĩ: “Tuổi trẻ, sức trẻ”! Đúng vậy, chỉ có sức trẻ, tuổi trẻ mới bảo vệ được Tổ quốc, bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Đó là thông điệp tôi cảm nhận được từ sáng ngày 9.12.2012 tại Sài Gòn. Những chiến sĩ đang cầm súng ở Trường Sa kia cũng là những bạn trẻ như tôi gặp ở Sài Gòn sáng hôm đó.
"Ngay cả những bạn trẻ được điều đến để “chia cắt” cuộc biểu tình thì từ đáy lòng họ cũng cảm thấy mình đang làm điều gì đó không phải, không đúng với lương tâm mình."
Điều thứ ba tôi cảm nhận được ở sáng ngày 9.12 đó là ngay cả những bạn trẻ được điều đến để “chia cắt” cuộc biểu tình thì từ đáy lòng họ cũng cảm thấy mình đang làm điều gì đó không phải, không đúng với lương tâm mình. Tôi đã tiến đến trước hàng quân áo xanh của “thanh niên tình nguyện” và nhìn thẳng vào các bạn trẻ này. Thực lòng, tôi rất cảm tình với các bạn bởi hầu hết các gương mặt đều ánh lên vẻ hiền hòa, dễ mến. Chính vì thế mà khi ông chỉ huy của họ mặc áo sơ mi cộc tay (sau này tôi mới biết là thượng tá, Trưởng Công an quận 1 Trần Đức Tài) ra lệnh: “Chia cắt ra!”. Nghe lệnh mà các bạn trẻ này vẫn đứng yên.

Sau nhiều lần thúc giục, họ mới từ tốn tiến lên bậc thềm cao của nhà hát lớn, đứng sau đoàn biểu tình và đội quân áo xanh này vẫn không hành động gì cả. Mãi sau họ mới “chia cắt” đoàn bằng những đợt xô đẩy. Vì từ trên thềm cao, bất ngờ bị xô xuống nên vị Kiến trúc sư cao tuổi Nguyễn Trọng Huấn mới bị té bươu cả trán. Nhưng khi nghe vợ ông, họa sĩ Anh Thơ, than phiền với tôi “Anh Huấn nhà em bị té sưng cả trán đây này”, thì KTS Huấn điềm tĩnh nói: “Không hề chi, đó là bình thường thôi!”. Lúc ấy, giác quan thứ sáu của tôi cảm nhận rằng người trí thức trong con người Kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn không hề giận dữ gì những người đã xô té mình. Đấy chỉ là “hoàn cảnh” của đất nước lúc này mà thôi. Tình cảm dân tộc trong con người ông đã nâng ông vượt lên hoàn cảnh. Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng bất kỳ kẻ thù xâm lược nào khi có những tâm hồn can đảm và cao cả như Kiến trúc sư Huấn.

Cuối cùng, tôi chỉ muốn nói rằng, riêng với tôi cuộc biểu tình sáng ngày 9.12.2012 là một điều bất ngờ thú vị. Nhớ lại sau ngày đất nước thống nhất, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất, tôi nhận được chỉ đạo của Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam lúc đó là ông Trần Lâm đi làm một cuộc tọa đàm thu thanh các vị đại biểu Quốc hội là trí thức miền Nam. Khó khăn lắm tôi mới tổ chức được cuộc tọa đàm đó với sự có mặt của các đại biểu Quốc hội trí thức miền Nam gồm các vị: GS Lý Chánh Trung, luật sư Nguyễn Long, các anh Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm... chỉ thiếu bà Ngô Bá Thành. Tôi sung sướng được ngắm nhìn GS Lý Chánh Trung và các gương mặt trẻ nổi tiếng xuống đường đấu tranh đòi dân chủ, chống chế độ độc tài Nguyễn Văn Thiệu, đòi hòa bình độc lập cho Việt Nam như các anh Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm... Trong ánh đèn lung linh bên Hồ Tây tại khách sạn sang trọng nhất ở Hà Nội lúc đó, tôi đã xiết chặt tay anh Huỳnh Tấn Mẫm.

Vậy là đúng 36 năm, cũng tại thềm nhà hát lớn Sài Gòn, nơi mà gần 40 năm trước anh Huỳnh Tấn Mẫm đã từ đây dẫn đầu đoàn biểu tình của sinh viên Sài Gòn chống chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Hôm nay, tôi lại được gặp anh Mẫm đứng đầu trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Dĩ nhiên là anh Mẫm đã không nhận ra tôi, nhưng một người nổi tiếng như Huỳnh Tấn Mẫm thì bất cứ ai gặp một lần thôi cũng phải nhớ. Tôi đã nhận ra anh Mẫm không già đi bao nhiêu với cuộc đọ sức 36 năm trường, nhưng chững chạc, bề thế, phúc hậu và vẫn đẹp như xưa.

Cuộc đời cứ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở Sài Gòn, Việt Nam.


Lê Phú Khải, nhà báo
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn

Nước Mỹ và nạn bạo lực súng đạn

Đau thương đổ xuống thị trấn Newtown chưa đầy 30 nghìn dân

Hai ngày qua, dân chúng Mỹ theo dõi tường thuật về những cái chết của học sinh trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut mà không thể không xúc động.

Tổng thống Barack Obama, Thống đốc bang Connecticut Dannel Malloy cùng các phóng viên, cảnh sát và nhiều người khác đã không ngăn nổi dòng lệ vì những cái chết thảm thương và quá đột ngột của hai mươi em học sinh ở tuổi lên 6, lên 7 cùng sáu thày cô của các em.

Sáng hôm đó, trên đường lái xe đi làm thoáng nghe bản tin có kẻ đem súng vào trường bắn loạn xạ. Mình liên tưởng ngay đến Columbine High School ở Colorado, đến Virginia Tech Univeristy cách đây ít năm. Rồi không thấy tin chi tiết.

Lúc đó là bảy giờ sáng ở California, mười giờ ở Connecticut, nơi vụ nổ súng mới xảy ra chừng nửa giờ trước đó.

Vào lớp nghe xôn xao bàn tán về những gì xảy ra làm mình cảm thấy khinh hoàng và xúc động tột cùng vì có nhiều em học sinh mới chỉ lớp Một đã bị kẻ sát nhân hạ sát bằng súng.

Bạo lực bằng súng đạn ở Mỹ xảy hàng ngày ở nhiều nơi, nhưng đối với những trẻ nhỏ hồn nhiên và thánh thiện như thiên thần mà mạng sống bị cướp mất bằng súng đạn là điều khó tin và không chấp nhận được.

Chết vì bạo lực

Mỗi tối, bản tin thường có những tin hàng đầu liên quan đến bắn giết người. Khi nghe mình cảm thấy buồn vì xã hội Mỹ ngày nay có quá nhiều người chết vì bạo lực.
"Nước chúng ta là một quốc gia đặc biệt bạo lực"

Theo số liệu từ Center for Disease Control thì một năm ít nhất cũng có cả vạn người chết do bởi những hành vi tội phạm bạo lực có dùng súng.

Quanh nơi mình ở có ba thành phố lớn. Oakland với nửa triệu dân năm nào cũng có trên một trăm vụ giết người, năm nay đã có cả 100 án mạng, nhiều nạn nhân chết vì súng. San Jose với một triệu dân, trước đây được coi là yên bình, từ đầu năm đến giờ đã có hơn 40 án mạng.

San Francisco cũng thế, con số nạn nhân chết vì bạo lực cũng ngày một nhiều. Nếu kể cả những vụ nổ súng không gây chết người thì tin tức về tội phạm có tiếng súng nổ coi như xảy ra mỗi ngày.

Cách đây vài tuần, một người đang lái xe trên xa lộ gần Sacracmento là thủ phủ của bang California, thấy một xe khác có những hoạt động khả nghi, anh táp vào lề gọi điện thoại khẩn cấp báo cho cảnh sát. Khi đang báo cho cơ quan hữu trách thì bị kẻ lạ bắn chết ngay tại chỗ.

Thống đốc bang Connecticut khi gặp gỡ báo chí sáng Chủ Nhật đã nghẹn ngào vì chính ông là người đưa tin báo tử cho từng gia đình của của 20 em học sinh. Ông than thở: “Nước chúng ta là một quốc gia đặc biệt bạo lực.”.

Nhận xét của ông đúng vì con số người chết vì súng đạn ở Hoa Kỳ không chỉ xảy ra ở những chốn đô thị đông dân sô bồ như New York, Chicago, San Francisco hay Los Angeles.

Newtown, nơi xảy ra vụ thảm sát 20 học sinh chỉ có 27 nghìn dân.

Câu hỏi mọi người đặt ra là: tại sao kẻ giết người lại có hành động dã man như thế?

Đạn Nga bán tại Kentucky: Hoa Kỳ là thị trường súng đạn lớn

Mình chẳng bao giờ động đến trò chơi điện tử nhưng thỉnh thoảng có ghé vào các tiệm bán trò chơi để xem có những thứ gì. Đua xe và bắn súng là phổ thông nhất, rồi đến các môn thể thao.

Đủ loại xe đua, đủ loại trò chơi bắn súng, từ bắn chim, bắn cá, thuyền bè đến trừ gian diệt bạo, giết quân thù. Đời sống giải trí bên ngoài, những trung tâm thương mại, những nơi trẻ em thường lui tới đều có các các ghế đua, súng bắn.

Ngay từ khi biết dùng ổ điều khiển màn hình trên ti vi, rất nhiều trẻ em ở Mỹ đã biết đến những trò chơi đầy tính bạo lực. Dù là giả tưởng, bạo lực đã in vào ký ức nhiều trẻ em Mỹ.

Khi lớn lên, một hôm nào đó, vì bị chọc tức, vì bị bắt nạt hay vì một lý do tâm thần nào đó, trong cả triệu con người chỉ cần có một vài cá nhân bất bình và súng nhan nhản thì hậu quả là những cái chết oan khiên cho nhiều người.

Dân Mỹ được quyền mua súng để phòng thân, theo như Hiến pháp cho phép.
Người dân có thể mua súng nhỏ và cả những súng liên thanh như M-16, AR-15 hay AK-47.

Xã hội Mỹ lại đầy rẫy trò chơi mang tính bạo lực vì thế khi súng đạn lọt vào tay một kẻ gian, một người nổi nóng hay một ai đó với trạng thái tâm lí bất bình thường thì khó có thể tránh được súng đạn bắn vào thường dân vô tội.

Khi nào từng gia đình vất bỏ đi những trò chơi súng đạn, những khu giải trí cũng không còn những trò chơi này nữa, khi đó trẻ em Mỹ sẽ có một tâm lý ít bị ô nhiễm bạo lực. Về lâu về dài, xã hội cũng sẽ bớt đi những cảnh bắn giết như trong phim, trong các trò chơi.

Tác giả là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco. Bài viết phản ánh cách nhìn của riêng ông.

Nhà báo tự do Bùi Văn Phú
Gửi cho (BBC) từ California

Bất động sản VN 'chờ giải cứu'

Bất động sản
Nhiều dự án bất động sản tại Việt Nam nằm im lìm do không tìm được đầu ra trong lúc chủ đầu tư khó khăn vì đói vốn.

Thị trường bất động sản Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn vì nợ xấu và tình trạng ứ đọng, mặc dù nhu cầu mua vẫn tăng.

Cổng thông tin chính phủ ngày 17/12 công bố kết quả khảo sát thị trường, trong đó cho thấy từ năm 2008 đến nay, tỷ lệ đầu tư bất động sản đã giảm từ 80% xuống còn 10%, trong khi cùng thời gian trên, tỷ lệ khách hàng có nhu cầu thực lại tăng mạnh từ 20% lên 90% thị trường.

Trong phiên họp giữa Bộ tài chính với doanh nghiệp và lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/12, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản thành phố cho biết hiện khối lượng hàng tồn kho bất động sản trên địa bàn đang ở mức 30 nghìn tỷ đồng, nợ xấu trên 4 nghìn tỷ đồng.

Ông Châu cũng cho biết thêm nhiều doanh nghiệp trong nước đã giảm giá bán từ 30-40% nhưng vẫn không có người mua.

Trả lời trong một phiên chất vấn trước Quốc hội cách đây không lâu về nguyên nhân tình trạng tồn kho hiện nay của thị trường bất động sản, Bộ trưởng xây dựng ông Trịnh Đình Dũng cho rằng số lượng các dự án hiện tại là quá nhiều, vượt xa với mức nhu cầu thực của xã hội và thị trường do quá trình phát triển các công trình bất động sản tự phát, phong trào và thiếu tuân thủ quy hoạch, kế hoạch.

Ông Dũng cũng cho rằng cơ cấu bất động sản là bất hợp lý khi các căn hộ cao cấp, trung bình thì chiếm tỷ lệ quá lớn mà bất động sản đáp ứng nhu cầu người dân có thu nhập thấp vẫn thiếu.

Cổng thông tin chính phủ cho biết hiện nay, nhu cầu với căn hộ giá cả phải chăng vẫn rất lớn; bằng chứng là các chủ đầu tư với các dự án vừa phải, giá bán từ 600 triệu đến 1 tỷ đồng vẫn đạt được con số bán rất khả quan.

Điều này cho thấy cơ cấu thị trường đang chuyển dần sang các dự án đáp ứng đúng nhu cầu thực của người mua.

Khi nào chạm đáy?

Ngân hàng Nhà nước
Áp lực lãi suất ngân hàng đang khiến nhiều nhà đầu tư bất động sản hạ giá mạnh vào thời điểm cuối năm

Áp lực lãi suất ngân hàng và tâm lý tiêu dùng cuối năm đang thúc đẩy các chủ đầu tư bất động sản tiếp tục hạ giá ồ ạt.

Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng giá bất động sản sẽ không tiếp tục giảm vào năm 2013.

Trả lời báo chí trong nước, ông Nguyễn Hồng Thái, Tổng giám đốc Hải Phát, chủ đầu tư dự án chung cư Phúc Thịnh cho rằng giá bán vẫn phải dựa vào chi phí đầu tư và điều này sẽ khiến chủ đầu tư không thể tiếp tục giảm giá trong năm 2013.

“Nếu giảm giá mà lỗ thì không chủ đầu tư nào dám làm”, ông Thái nói.

Trái với ý kiến của ông Thái; phát biểu trong hội thảo "Triển vọng bất động sản Việt Nam năm 2013" hôm 11/12, Tiến sỹ Trần Kim Chung, Viện Nghiên cứu kinh tế và quản lý Trung Ương cho rằng thị trường sẽ tiếp tục trầm lắng và xu hướng giảm giá có thể sẽ tiếp diễn đối với các dự án quy mô lớn và vừa. Trong khi đó các dự án có diện tích nhỏ, giá rẻ có nhiều triển vọng hơn.

Một ý kiến khác của kinh tế gia Phạm Đỗ Chí thì cho rằng thị trường bất động sản sẽ tiếp tục khó khăn trong năm tới vì lượng hàng tồn kho rất lớn, giá bất động sản vẫn chưa chạm đáy và sẽ còn giảm từ 30 – 40% trong thời gian tới.

"Đã có cách cứu"

"Hiện kịch bản giải cứu cho nền kinh tế, cho bất động sản chúng tôi đã có trong tay rồi"
Bộ trưởng Bộ tài chính Vương Đình Huệ

Trước kiến nghị của các đại diện doanh nghiệp có mặt trong buổi họp ngày 15/12, Bộ trưởng Bộ tài chính ông Vương Đình Huệ cho biết hiện Bộ này đã khảo sát thị trường ở ba miền Bắc, Trung, Nam và đang xây dựng đề án giải cứu cho thị trường bất động sản tại Việt Nam.

Trang web Bộ tài chính trong tin đăng ngày 16/12 dẫn lời ông Huệ nói “Hiện kịch bản giải cứu cho nền kinh tế, cho bất động sản chúng tôi đã có trong tay rồi. Bất động sản sẽ được cứu bằng giải pháp tài chính."

Ông Huệ cũng cho biết Bộ tài chính đã thống nhất với đề xuất giảm thuế để tăng thu cho doanh nghiệp, cụ thể là thuế thu nhập doanh nghiệp đang được xem xét để giảm từ mức 25% xuống còn 23%; riêng doanh nghiệp dưới 200 lao động và doanh thu dưới 20 tỷ đồng có thể được áp dụng mức thuế 20% từ năm 2014 hoặc sớm hơn.

Ngoài ra, thuế ưu đãi cho nhà ở xã hội sẽ là 10%. Tiền thuê đất tiếp tục cho giảm 50%.

Bộ cũng đề xuất tiếp tục giãn thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 và các doanh nghiệp bất động sản sẽ được cho giãn thuế nhiều hơn và thống nhất tiếp thu việc cho phép nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ.

Cũng theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, cần phải tác động thị trường vật liệu xây dựng, cụ thể thông qua việc đề nghị gói hỗ trợ lãi suất 0% cho các hoạt động liên quan đến khu vực này, nhằm gián tiếp khơi thông thị trường bất động sản.

Ngoài ra, Bộ tài chính cũng cho biết sắp tới sẽ phối hợp địa phương để phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, đẩy nhanh vốn trái phiếu chính phủ nhằm huy động đầu tư vào giao thông.

Nợ chạy đi đâu?

Xây dựng
Bộ Tài chính cho rằng cần đẩy mạnh thị trường vật liệu xây dựng để gián tiếp tác động thị trường bất động sản

Khẳng định rằng chính phủ đang gấp rút xem xét giải cứu cho khu vực bất động sản, tuy nhiên Bộ trưởng Bộ tài chính cũng đặt nghi vấn cho độ chính xác của thông số nợ của khu vực này.

“Dư nợ cho vay bất động sản trên 66.000 tỷ đồng trong khi tồn kho chỉ có 30.000 tỷ đồng thì số tiền kia chạy đi đâu? Chưa kể vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư còn bỏ tiền ra nữa”, ông Huệ bình luận về thống kê nợ của khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

“Theo tôi biết, hiện nay doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu 30%, đi vay 70%, sau hai năm làm bán không được nhà coi như mất hết. 66.000 tỷ đồng vốn vay, cộng vốn chủ sở hữu nữa, phải trên 100.000 tỷ đồng, như vậy nói tồn kho 30.000 tỷ đồng thì 70.000 tỷ đồng chạy đi đâu?"

Ông cũng nhận xét thêm nếu số nợ xấu chỉ có 4.145 tỷ đồng thì quá nhỏ và không đáng lo, do đó cần phải "xác định chính xác, nếu không đánh giá đúng thì khó bắt bệnh được”.
(BBC)

Thủ tướng VN đề ra nhiệm vụ cho công an

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói công an cần ngăn chặn tổ chức đối lập

Thủ tướng Việt Nam căn dặn ngành công an “cương quyết không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập”.

Ông Nguyễn Tấn Dũng đến dự và chỉ đạo Hội nghị Công an toàn quốc chiều ngày 17/12 tại Hà Nội.

Phát biểu với lực lượng được xem là trụ cột bảo vệ chế độ bên cạnh quân đội, ông Dũng khen ngợi công an trong năm 2012 đã “phát huy tốt vai trò nòng cốt trong bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội”.

Cũng theo tường thuật của trang web Chính phủ, Thủ tướng Việt Nam nói thách thức nổi lên là “các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua diễn biến hòa bình, chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lý; sự gia tăng về tội phạm hình sự, khủng bố…”

Ông Dũng nói công an cần “tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ an ninh, trật tự xã hội trên mọi lĩnh vực và địa bàn”.

“Đấu tranh ngăn chặn kịp thời âm mưu, ý đồ kích động, gây bạo loạn của các thế lực thù địch, cương quyết không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, của nhân dân,” theo bản tin.

Luật Công an Nhân dân của Việt Nam quy định lực lượng này “đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Giới quan sát cũng nhận định từ khi lên làm Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng có ảnh hưởng lớn trong ngành công an.

Trong năm 2011, một số tướng lĩnh Công an đã được cơ cấu sang lãnh đạo các cơ quan bộ ngành dân sự và đảng, như tại Tòa án Nhân dân Tối cao và Thường trực Ban Bí thư.
(BBC)

TQ và yêu sách về Biển Hoa Đông

Ngày 14/12/2012 Trung Quốc thông qua Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đệ trình lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa về yêu sách thềm lục địa của họ trong Biển Hoa Đông.

Cũng gần như Biển Đông, Biển Hoa Đông là một vùng biển có nhiều tranh chấp. Về phía Nam là tranh chấp giữa Nhật, Trung Quốc và Đài Loan về quần đảo với tên tiếng Trung là Điếu Ngư và tên tiếng Nhật là Senkaku.

Về phía Bắc, ranh giới giữa Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc chưa được phân định. Ở giữa Nam và Bắc là tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Nhật và Trung Quốc.

Trong khu vực giữa Nam và Bắc này, chuỗi đảo Lưu Cầu của Nhật nằm cách đất liền và các đảo ven bờ Trung Quốc từ khoảng 320 đến khoảng 400 hải lý.

Cơ sở pháp lý

Nhật cho rằng ranh giới giữa hai nước phải là đường trung tuyến, cách đều hai nước từ khoảng 160 đến khoảng 200 hải lý.

Ngược lại, Trung Quốc dùng lập luận đáy biển trong khu vực này là sự kéo dài tự nhiên của đất liền Trung Quốc để cho rằng thềm lục địa của họ ra xa hơn đường tuyến. Nhưng trước đây Trung Quốc chưa tuyên bố ranh giới cụ thể cho yêu sách của họ.
Trung Quốc đòi thềm lục địa (đường vàng) tới sát Lưu Cầu của Nhật (Nguồn: CLCS)
Với đệ trình ngày 14/12/2012, Trung Quốc đã vận dụng một số điều khoản của UNCLOS về thềm lục địa mở rộng để biện minh cho việc đòi thềm lục địa ra tới đường nối một số điểm sâu nhất của Rãnh Okinawa.

Với đường nối đường nối các điểm sâu nhất đó, Trung Quốc đòi thềm lục địa ra đến từ khoảng 290 đến khoảng 340 hải lý, tức là khoảng 85% vùng đáy biển giữa Trung Quốc và Lưu Cầu, hoàn toàn bỏ qua các quyền lợi của Nhật.

Tuy nhiên, lập luận của Trung Quốc là không phù hợp với luật quốc tế.

Theo án lệ của các phiên tòa quốc tế thì khi vùng biển giữa hai quốc gia không rộng hơn 400 hải lý thì việc phân định không dựa vào sự kéo dài tự nhiên của đất liền hay địa lý đáy biển, mà chỉ dựa vào đất liền và đảo, các đảo nhỏ có thể bị bỏ qua hoặc chỉ được tính một phần hiệu lực.

Vì chuỗi đảo Lưu Cầu có nhiều đảo lớn, khó có thể bỏ qua hoặc chỉ được tính một phần hiệu lực, lập luận của Nhật có vẻ phù hợp với luật quốc tế hơn. Về sức mạnh thì Trung Quốc cũng khó lấn lướt được Nhật.

Thực tế áp dụng

Trên thực tế, khi Trung Quốc và Nhật thỏa thuận khai thác chung trong vùng tranh chấp này thì đối tượng khai thác chung, tức là mỏ khí đốt Chunxiao/Shirakaba, nằm vắt ngang đường trung tuyến.

Như vậy thỏa thuận khai thác chung đó đã dựa theo quan điểm của Nhật về ranh giới, trong khi quan điểm của Trung Quốc đòi thềm lục địa tới Rãnh Okinawa đã không có vai trò gì.

Nếu Nhật, và có thể cả Hàn Quốc, phản đối, Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa có thể khước từ không xét đệ trình của Trung Quốc. Trong trường hợp Ủy ban có xét đi nữa, Ủy ban cũng không có thẩm quyền để phân định vùng nào là của Trung Quốc, vùng nào là của Nhật.

Bản đệ trình vẽ Senkaku / Điếu Ngư là của Trung Quốc (Nguồn: CLCS)

Về phía Nam, Trung Quốc cũng vẽ các đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư như các điểm cơ sở của họ, và các đường cơ sở thẳng họ tuyên bố cho quần đảo này năm nay.

Như vậy, Trung Quốc cũng dùng đệ trình lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa như một cơ hội để khẳng định chủ quyền trên quần đảo này, mặc dù Ủy ban không có thẩm quyền để phán xét gì về vấn đề đó.

Tóm lại, đệ trình của Trung Quốc chỉ có giá trị chính thức hóa yêu sách của họ về thềm lục địa và là một cơ hội để tuyên bố về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, chứ không có giá trị pháp lý để hợp pháp hóa các yêu sách đó.

Việc Trung Quốc chính thức hóa yêu sách của họ về thềm lục địa cũng có giá trị nào đó trong tranh cãi pháp lý, mặc dù lập luận của họ vẫn là không hợp lý, nhưng có lẽ đệ trình này chủ yếu là một động thái chính trị trong bối cảnh căng thẳng Trung-Nhật nhằm gây sức ép lên Nhật, cũng như nhằm thỏa mãn tinh thần dân tộc trong nước.

Nhưng đệ trình này cũng cho thấy sự bất cập trong cách Trung Quốc vận dụng luật quốc tế.

Tại Biển Hoa Đông thì Trung Quốc vận dụng UNCLOS một cách một chiều, bỏ qua các án lệ của các phiên tòa quốc tế, để đòi 85% diện tích thềm lục địa giữa Trung Quốc và chuỗi đảo Lưu Cầu của Nhật.

Tại Biển Đông thì Trung Quốc cũng bỏ qua các án lệ của các phiên tòa quốc tế, còn UNCLOS thì có khi họ bỏ qua, có khi họ vận dụng Công ước đó một cách một chiều.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Dương Danh Huy, một nhà nghiên cứu về Biển Đông, hiện đang sống tại Oxford, Anh Quốc.

Dương Danh Huy
Nhà nghiên cứu về biển Đông
(BBC)

Lãnh tụ 'diều hâu' dẫn dắt Nhật Bản

Thắng lợi bầu cử của LDP đã được tiên liệu trước.

Ông Shinzo Abe, 58 tuổi, vừa trở thành tân thủ tướng Nhật Bản sau chiến thắng áp đảo của Đảng Dân chủ Tự do của ông.

Đây là lần thứ hai ông Abe ngồi ghế thủ tướng sau nhiệm kỳ ngắn ngủi đầu năm 2006-7. Khi đó, ông là nhà lãnh đạo trẻ nhất của Nhật Bản kể từ Thế chiến II - nhưng ông từ chức chưa đầy một năm sau đó, với lý do sức khỏe kém, trong bối cảnh sự ủng hộ cho chính quyền ông giảm mạnh vào lúc đó.

Nay ông Abe trở lại lãnh đạo đất nước, sau khi Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đối tác liên minh là giành được 294 ghế và đối tác liên minh của đảng này là đảng Komei được 31 ghế trong Hạ viện 480 ghế.

Như vậy, số ghế của hai đảng này đã vượt 320 ghế - mức đa số hai phần ba theo đó cho phép hai đảng ban hành các dự luật trong một cuộc biểu quyết lại, nếu Thượng viện bác bỏ những dự luật này.

"Tôi đã từng trải nghiệm sự thất bại khi là một chính trị gia và chính với lý do đó, tôi sẵn sàng làm tất cả những gì có thể cho Nhật Bản," ông viết trong một bài báo trước ngày bỏ phiếu.

Con nhà "chính trị nòi"

Nhà lập pháp vốn được biết tới như diều hâu cánh hữu, sinh gia trong một gia đình chính có truyền thống chính trị cao cấp.

Cha của ông, Shintaro Abe, là cựu ngoại trưởng. Ông của ông là cựu Thủ tướng Nobusuke Kishi, người bị bắt vì cáo buộc nghi phạm tội ác chiến tranh sau Thế chiến II, nhưng chưa bao giờ bị buộc tội.

Ông Abe tốt nghiệp khoa học chính trị từ Đại học Seikei trước khi học chính trị tại Đại học Nam California (USC).

Ông Abe ra tranh cử với cam kết bảo vệ chủ quyền và củng cố kinh tế.

Ông từng giành ghế đầu tiên của mình trong quốc hội vào năm 1993 và sau đó đã trở thành thứ trưởng nội các. Trong tháng Chín năm 2003, ông trở thành Tổng thư ký LDP là đảng đương quyền khi đó.

Được bổ nhiệm vào nội các lần đầu tiên trong tháng 10 năm 2005, ông đã được trao vai trò Chánh Văn phòng Nội các.

Khi ông trở thành thủ tướng một năm sau đó, ông được xem là một người đàn ông tiếp bước hình ảnh của người tiền nhiệm Junichiro Koizumi với phong cách thẳng thắn và được lòng cử tri tựa như ông Koizumi.

Trong những ngày đầu ngồi ghế thủ tướng của mình, ông từng giành điểm chính trị từ việc hàn gắn lại mối quan hệ hữu nghị cấp cao với Trung Quốc và giành được sự hậu thuẫn ở trong nước với lập trường cứng rắn với Bắc Hàn.
"Vùng biển đẹp và lãnh thổ của Nhật Bản đang bị đe dọa, và lớp trẻ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hy vọng trong tương lai trong bối cảnh suy thoái kinh tế"

Là người theo chủ trương bảo thủ, ông Abe đã đẩy mạnh cho một chính sách đối ngoại quyết đoán hơn và vai trò lớn hơn cho Nhật Bản trên trường quốc tế.
Trong giai đoạn ông nắm quyền, Nhật đã thông qua một dự luật thiết lập các bước để tổ chức trưng cầu dân ý nhằm sửa đổi hiến pháp hòa bình của đất nước này.

Ông Abe cũng kêu gọi người dân có ý thức hơn về niềm tự hào dân tộc và ủng hộ một đạo luật yêu cầu giảng dạy lòng yêu nước trong trường học.

Tuy nhiên, một loạt các vụ bê bối và lỡ mồm do cả chính ông và các bộ trưởng của mình từng làm tổn hại đến chính phủ, và thăm dò dư luận cho thấy ông mất đi sự ủng hộ rõ rệt.

Ông từng gây phẫn nộ ở Trung Quốc và Hàn Quốc khi nói rằng không có bằng chứng cho thấy quân đội Nhật Bản ép buộc phụ nữ bị buộc phải trở thành nô lệ tình dục của trong Thế chiến II. Ông bị buộc phải giải thích rõ nhận xét của mình và sau đó đưa ra lời xin lỗi trước quốc hội.

Tuy nhiên, điều gây phương hại nhất cho ông Abe là việc tiết lộ rằng qua thời gian chính phủ đã mất đi quỹ lương hưu ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu trường hợp.

Việc LDP cầm quyền mất nhiều ghế trong cuộc bầu cử thượng viện vào tháng Bảy năm 2007 kể như yếu tố lớn dẫn tới việc ông quyết định từ chức.
Ông đã từ nhiệm vào tháng Chín năm đó và rời vũ đài chính trị.

Cơ hội thứ hai
"Tôi hứa sẽ bảo vệ đất và biển của Nhật Bản, và cuộc sống của người dân Nhật Bản dù bất kỳ điều gì"
Sinzo Abe, Tân Thủ tướng Nhật Bản

Với vai trò là lãnh đạo LDP từ tháng Chín năm 2012 trong cuộc tranh cử, ông đã trở lại sân khấu chính trị của Nhật Bản, nhanh chóng thể hiện lập trường mạnh mẽ đối với tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và Nam Hàn.

"Vùng biển đẹp và lãnh thổ của Nhật Bản đang bị đe dọa, và lớp trẻ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hy vọng trong tương lai trong bối cảnh suy thoái kinh tế," ông nói.

"Tôi hứa sẽ bảo vệ đất và biển của Nhật Bản, và cuộc sống của người dân Nhật Bản dù bất kỳ điều gì."

Ông cũng đã tới thăm Đền Yasukuni gây tranh cãi, và bày tỏ mong muốn sửa đổi luật ngân hàng trung ương để củng củng cố cho kinh tế của đất nước.

Phát biểu sau khi giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 16/12/2012, ông thừa nhận tình cảm của đông đảo người dân rằng chiến thắng của LDP là do sự tức giận đối với thất bại của DPJ hơn là vị thế tin tưởng của họ vào LDP.

"Người ta sẽ nghiêm túc xem liệu LDP sẽ có thể làm được những gì họ hứa hay không," ông nói.
(BBC)

Từ trận Mậu Thân tới Ngũ Giác Đài?

Thế hệ cựu chiến binh Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò lớn tại Mỹ?

Cựu binh Mỹ từng bị thương trong cuộc chiến Việt Nam, ông Chuck Hagel đang là ứng viên sáng giá để làm Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Barack Obama.

Ông Charles (Chuck) Hagel, năm nay 66 tuổi, cũng từng làm Thượng nghị sỹ bang Nebraska và là nhân vật ‘ôn hòa’ của đảng Cộng hòa, chủ trương rút quân nhanh khỏi Afghanistan.

Nếu chọn ông Chuck Hagel, tổng thống Obama sẽ chứng tỏ ông uốn duy trì một truyền thống ‘cân bằng lưỡng đảng’ như kỳ thắng cử lần đầu bốn năm trước.

Việc giữ ông Gates tại Ngũ Giác Đài năm 2009 cho tới khi thay ông bằng Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta từ tháng 7/2011, được cho là cách ông Barack Obama tin cậy một nhân vật của đảng Cộng hòa nắm Bộ Quốc phòng.

Hai ông Gates và Hagel cũng có quan điểm giống nhau là cần dùng cách cách thức ‘toàn cầu’ để đối phó với thách thức mang tính khu vực.

Dù từng bị thương và được thưởng huân chương cho chiến tích tại Nam Việt Nam, ông Hagel được xem như là người ủng hộ rút quân nhanh khỏi Afghanistan.

Theo AP từ Mỹ hôm 16/12/2012, ông tạo dựng quan hệ tốt với ông Barack Obama khi cả hai còn làm việc tại Thượng viện.
"[Tăng quân cho Iraq] là việc làm nguy hiểm nhất trong ngoại giao kể từ chiến tranh Việt Nam"
Chuck Hagel

Hai thượng nghị sỹ khi đó đã từng có nhiều chuyến công du nước ngoài cùng nhau.

Ông Hagel dù ủng hộ Hoa Kỳ đem quân vào Iraq nhưng sau trở thành nhân vật phản đối và phê phán mạnh cách tiến hành cuộc chiến của chính quyền Bush.
Ông cũng thường xuyên sang Iraq và Afghanistan để xem xét tình hình.

Ông từng gọi kế hoạch của Tổng thống George W. Bush khi đó muốn tăng 30 nghìn quân cho chiến trường Iraq là “vụ việc nguy hiểm nhất trong chính sách ngoại giao kể từ chiến tranh Việt Nam”.

Hiện nay, ngoài ông Chuck Hagel, một cựu binh từ cuộc chiến Việt Nam nữa, Thượng nghị sỹ John Kerry, đang là ứng viên cho chức Bộ trưởng Ngoại giao.

Việc Tòa Bạch Ốc có thể chọn 'hai cựu binh Việt Nam' nắm hai bộ quan trọng nhất của Mỹ hiện là chuyện được báo chí nước này bàn thảo nhiều.

Trận chiến năm 1968

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên báo Mỹ (historynet.com) về chiến tranh Việt Nam gần đây, ông Bấm Chuck Hagel kể ông được huấn luyện làm xạ thủ bắn hỏa tiễn Red Eye (dùng cảm ứng nhiệt tìm mục tiêu) và sang Nam Việt Nam từ tháng 12/1967.

Phục vụ trong trong tiểu đoàn cơ giới số 2 thuộc sư đoàn bộ binh số 9 ông được điều tới khu vực tác chiến tại vùng sông Mekong năm 21 tuổi.

Giai đoạn tham chiến ở Nam Việt Nam vẫn thường được gợi lại ở Hoa Kỳ

Điều thú vị, như lời kể Chuck Hagel là em trai ông, Tom Hagel (19 tuổi) cũng ở cùng đơn vị ông trong 10 tháng sau khi chuyền về từ đơn vị Khinh kỵ 11 gần giới tuyến DMZ.

Cả hai xung phong vào đơn vị tác chiến và cùng tuần tiễu ở một rừng cao su gần Long Binh khi trận Tết Mậu Thân nổ ra.

“Đơn vị của chúng tôi là nhóm đầu tiên vào Long Bình. Không ai biết chuyện gì xảy ra khi chúng tôi vào đó lúc 6:30 sáng. Cả khu vực nổ tung lên. Hai xe thiết giáp đi trước coi như tan biến thành khói. Đến cuối ngày đầu tiên thì gần như mọi sỹ quan và hạ sỹ quan bị giết hoặc bị thương. Tôi chỉ là binh nhìn như trong gần một tháng, tôi đóng vai trò của một trung sỹ và chúng tôi phải đánh cận chiến giành từng căn nhà để rút ngược ra lưu vực sông”.

Nhưng phải đến một cuộc hành quân ‘Tìm và Diệt’ vào tháng 3/1968 ông Chuck Hagel mới bị thương và cả hai người, ông và Tom nhận được huy chương Chiến thương Bội tinh (Purple Heart):

“Chúng tôi đi dọc một con sông trong rừng rậm nơi có Việt Cộng. Nhóm đi trước dẫm phải dây gài và làm nổ tung một loạt mìn Trung Quốc trong bụi cây, giết chết luôn ba người và làm một loạt bị thương. Tom bị trúng mảnh vào cổ và tay, còn tôi bị trúng vào ngực. Sau đó, Việt Cộng nổ súng vào chúng tôi. Khi tình hình ổn lại thì trực thăng y tế bay tới, quăng các túi từ trên qua vòng cây xuống cho người chết và người bị thương. Nhưng trời đã tối và cần phải rút nhanh nên đại uý chỉ huy ra lệnh cho tôi và Tom quay lại điểm tập kết. Khi đó Tom tìm thấy một quả lực đạn gài ngay ở dưới gốc cây và thật may là chúng tôi không gây nổ.”

Trả lời phỏng vấn, ông Hagel còn nói về trận đi tuần tra ‘truy tìm VC trong một làng” và lại gặp mìn. Cú nổ khiến em trai ông, Tom bị ngất còn ông bị bỏng nặng ở mặt, phải vào quân y viện và chỉ bỏ băng mặt sau sáu tuần.

Sang tháng 5/1968, ở trận gọi là ‘mini- Tết’ ông Chuck Hagel kể, Tom lại bị thương lần nữa khi trúng đạn lúc nhào xuống sông để cứu trung tá Frederick Van Deusen, em rể của Tướng William Westmoreland.

Phim về hai anh em nhà Hagel từ Nebraska nói về Tom (trái) và Chuck (phải) với các chiến tích tại Việt Nam

Ông Van Deusen bị rơi xuống nước khi trực thăng Huey chở ông trúng đạn và Tom Hagel cũng bị bắn trúng khi bơi ra cứu nhưng thoát chết.

Trung tá Bấm Van Deusen, năm ấy 37 tuổi, đã chết đuối dưới sông Vàm Cỏ Đông và được truy tặng huân chương cho tử sỹ.

Sau chiến tranh Việt Nam, cả hai anh em nhà Hagel quay về đời sống dân sự. Ông Chuck Hagel làm người bán bar, rồi nhà báo trước khi tham gia chính trị còn Tom Hagel hiện giảng dạy đại học Dayton.

Hồi năm 1999, tiểu bang Nebraska có làm Bấm bộ phim tài liệu về họ và các chiến tích vì tổ quốc trong thời gian ở Việt Nam.

Ông Chuck Hagel dùng kinh nghiệm chiến trường của mình để thuyết phục chính giới Mỹ nên có chính sách sát thực hơn tình hình bên ngoài Hoa Kỳ, và ủng hộ dùng vũ lực khi cần.

Ông cũng phủ nhận quan điểm rằng ông là 'nhân vật bồ câu' hay 'phi chiến tranh' (pacifist).
(BBC)

Bùi Tín - Nguyễn Chí Đức chờ nghị quyết của chi bộ

Bức ảnh trích từ video viên đại úy công an Minh đạp giày vào mặt anh Nguyễn Chí Đức, ngày 17/7/2011.
16.12.2012
Anh Nguyễn Chí Đức là một trường hợp được bàn tán khá rôm rả trên các mạng và blogger tự do, trong giới viên chức trẻ, sinh viên, học sinh, thanh niên và trí thức. Bức ảnh anh bị tên đại úy công an Minh đạp giày vào giữa mặt ngày 17/7/2011 đã đi vòng quanh thế giới, tố cáo chế độ cảnh sát trị tàn ác lộng hành ở nước ta.

Anh Nguyễn Chí Đức còn có một bí danh là Đông Hải Long Vương - Vua rồng biển Đông - từng lên tiếng tố cáo mạnh mẽ bành trướng Trung Quốc trên blog riêng của anh. Anh cũng lên tiếng mạnh mẽ bênh vực luật sư Cù Huy Hà Vũ và cô Bùi Thị Minh Hằng.

Nguyễn Chí Đức, sinh năm 1976, người gốc Nghệ An, ông nội, ông chú và cha đều là đảng viên cộng sản, có người hy sinh trong chiến tranh. Anh học giỏi, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2000, cũng vào đảng CS năm này khi anh 24 tuổi. Anh là người đọc nhiều, suy nghĩ sâu, luyện cho mình tư duy khoa học, độc lập, tự tin - điều khá hiếm trong một môi trường giáo dục nặng về giáo điều, học vẹt, nhồi sọ, như anh từng kể.

Anh làm việc tại trung tâm dịch vụ của công ty Viễn thông Việt Nam, có nhiều quan hệ với khách hàng, cũng tiếp thu thường xuyên nhiều thông tin mọi mặt của thế giới. Anh giao du rộng, có nhiều bạn.

Từ cuối năm 2004, nghĩa là 4 năm sau khi trở thành đảng viên, Nguyễn Chí Đức ngày càng băn khoăn, hoài nghi rồi bất đồng với đảng. Lý do không thiếu. Đại Hội X năm 2006 rồi Đại hội XI năm 2011 càng làm anh thất vọng. Sau này anh tâm sự: «Biến động chính trị trên thế giới quán chiếu theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được coi là đuốc soi đường và kim chỉ nam rõ ràng là không ổn». Anh nhận ra đường lối đó là sai từ trên căn bản học thuyết, ý thức hệ, trong khi tệ nạn tham nhũng bất trị, hoành hành ngang nhiên làm anh thất vọng. Lòng yêu nước thúc đẩy hành động, không thể ngồi im, đứng nhìn khi đảng đã «hèn với giặc, ác với dân».

Thế là anh suy nghĩ, cân nhắc, rồi quyết định dứt khoát: xuống đường!

Vốn làm công việc chuyên môn về viễn thông, anh liền lập blog riêng của mình, mang tên Đông Hải Long Vương, vừa nghiêm cách vừa trào lộng, tự nhận là vua rồng biển Đông. Các bài của anh đều tâm tư với giới thanh niên, với đảng viên trẻ về những băn khoăn lo nghĩ của trai thời loạn, khi Tổ quốc lâm nguy, thù trong giặc ngoài, vì đảng cũng gọi nạn tham nhũng là quốc nạn, là giặc nội xâm. Anh tham gia biểu tình đòi tự do cho Ls Cù Huy Hà Vũ, dấn thân hết mình, giương biểu ngữ, hô khẩu hiệu, đi hàng đầu, tranh cãi với nhân viên an ninh ngăn cản, đàn áp nguời yêu nước.

Họ chụp ảnh anh, ghi tên anh, biết địa chỉ anh, thông báo cho gia đình và cơ quan anh làm việc, ghi tên anh vào sổ đen, coi anh là phần tử nguy hiểm thuộc loại đặc biệt. Tất cả chỉ làm anh thêm kiên định, thêm thương dân, thêm yêu nước, gắn bó hơn với các bạn đồng hành cùng tham gia các cuộc biểu tình còn hơn anh chị em ruột thịt.

Tháng 7 năm 2011, một chục cuộc biểu tình chống bành trướng ngày chủ nhật nổ ra, Nguyễn Chí Đức luôn có mặt; anh và cô Bùi Thị Minh Hằng là hai nhân vật trung kiên nòng cốt của phong trào đang lan rộng.

Sự kiện chấn động xảy ra trưa 17-7-2011 khi 4 tên an ninh hung hãn lôi, kéo, nhấc bổng anh quẳng lên xe lớn của công an, trong khi tên đại úy Minh đạp giày vào giữa mặt anh và trên ngực anh, nét mặt hung tợn như muốn làm thịt anh tức khắc.

Chuyện trở tên nghiêm trọng khi ngay chiều 17/7 giám đốc công an Hà Nội Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh tuyên bố không hề có lệnh đàn áp biểu tình. Sáng 18/7 báo Hà Nội Mới, cơ quan chính thức của thành ủy CS, đăng tin là không có biểu hiện gì chứng tỏ cuộc biểu tình bị đàn áp, ngụ ý không có chuyện công an đạp giày vào mặt người biểu tình.

Đến nước này thì anh đảng viên CS Nguyễn Chí Đức không sao chịu nổi. Trả lời phóng viên ở nước ngoài, anh nói «họ đã chơi đồng chí của họ», họ làm nhục anh đến hai lần, đạp giày vào mặt rồi còn rêu rao anh là kẻ dối trá, bịa ra chuyện ấy. Anh cho rằng thái độ hèn hạ của tay trùm công an CS và bài báo của thành ủy CS đã đẩy mối quan hệ giữa đảng CS với anh «từ trạng thái nghi ngờ, dồn nén đến chỗ bùng nổ». Theo anh, cái đảng này đã hư hỏng đến mức không thể sửa chữa, phục hồi, chỉnh đốn được nữa. Anh nói: «Họ đẩy tôi đến đường cùng ».

Thế là anh quyết định xin ra khỏi đảng. Anh viết lá đơn xin ra đảng ngày 12 tháng 9/2011.

Đơn xin ra đảng CS và bài điều trần của anh về việc này rất nên phổ biến rộng cho toàn đảng được rõ. Lời lẽ chân thật, mực thước, đàng hoàng, có nơi dùng từ dân gian rất ngộ. Bài viết đăng đơn xin ra đảng của anh mang tít: «Như lời chia tay buồn, một đi không trở lại».

Anh nói về những bất công, bất cập, nghịch lý của đảng CS mà bất cứ ai có chút lương tri cũng có thể thấy, không cần phải có hiểu biết gì cao siêu. Anh thấy những quan hệ thiếu minh bạch, thiếu tương xứng của đảng CS ngày càng tệ hại. Anh nhấn mạnh rằng «thâm cung bí sử» của đảng CS còn khốn nạn hơn cả chuyện dân gian. Anh không thể chịu nổi cảnh xa hoa khệnh khạng, ăn tục nói phét của cấp trên. Anh cho rằng hai mươi năm «đổi mới» vừa qua thực chất chỉ là hai mươi năm chụp giựt của đảng CS, tước đoạt thành quả phát triển của người dân, viên chức. Anh cho rằng công an là lực lượng phá hoại đảng CS mạnh mẽ nhất.

Anh yêu cầu đảng ủy và chi bộ đảng CS nơi anh sinh hoạt chấp nhận đơn xin ra đảng này và chấm dứt sinh hoạt đảng của anh trong thời gian sớm nhất. Đến nay anh vẫn còn chờ quyết định của chi bộ nơi anh sinh hoạt.

Nhưng đã quá 3 tháng mà anh vẫn chưa nhận được hồi âm. Họ không thể đuổi việc, cũng không dám đưa ra chi bộ đảng như điều lệ đảng quy định, càng không dám khai trừ anh, sợ gây bất ổn ngay trong nội bộ công ty. Anh vẫn đi làm nghiêm chỉnh, có nhiều bạn hơn, cả ở cơ quan và khắp cả nước; blog Đông Hải Long Vương thêm nhiều bạn đọc.

Anh Nguyễn Chí Đức ra đảng CS, từ biệt đảng CS, cũng giống như hơn 40 triệu đảng viên cộng sản Liên Xô đã nói «Vĩnh biệt Lênin!» là điều tất nhiên phải đến với mọi con người lương thiện, có tư duy lành mạnh. Nghị quyết của Đại hội XI nêu rõ đang có «không ít» đảng viên nhạt đảng, không quan tâm sinh hoạt đảng, bỏ sinh hoạt đảng do khủng hoảng niềm tin, do mất lý tưởng, cần ra sức giáo dục…

Việc câm lặng, chọn cách đối phó giả câm giả điếc chỉ làm nổi bật tình trạng bế tắc của đảng CS Việt Nam.. Chắc chắn đảng bộ CS của công ty Viễn thông Việt Nam có xin ý kiến của Trung ương, của Bộ Chính trị, của Ban Tổ chức Trung ưong Đảng, nhưng các vị này đều bế tắc, chủ trương cứ câm như hến là thượng sách.

Tuy tỏ ra mong đợi quyết định của đảng bộ và chi bộ, trên thực tế Nguyễn Chí Đức càng ngày càng xa đảng CS, anh đã «vĩnh biệt đảng CS», còn nhấn mạnh «một đi không trở lại,» nghĩa là một cuộc ly hôn, một cuộc tuyệt giao nhẹ nhàng, không luyến tiếc. Anh còn đưa ra sáng kiến lập «Câu lạc bộ Huynh đệ lầm đường lạc lối» để giúp các đảng viên CS, nhất là các đảng viên trẻ, trở về với nhân dân.

Nguyễn Chí Đức đã trở nên một chiến sỹ dân chủ kiên cường, một công dân yêu nước khảng khái, một kẻ sỹ được các anh chị em trí thức quý mến, là người con yêu của nhân dân.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Sự thật phũ phàng về Hiệp định Paris 1973

2012-12-17
Ngày 27-1-2013 sắp đến sẽ đánh dấu 40 năm ký kết Hiệp Định Paris 1973, một biến cố lịch sử vô cùng quan trọng đối với Việt Nam vì những hậu quả của nó áp đặt trên mảnh đất này trong gần bốn thập niên cho tới ngày nay.

(Ảnh tư liệu) Hiệp Định Paris 1973 được thỏa hiệp tại Bắc Kinh, chứ không phải tại Paris. Từ trái: Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger, Thủ Tướng Chu Ân Lai, và Chủ Tịch Mao Trạch Đông, Bắc Kinh, 1972.

Thay vì đưa đến “hòa bình trong danh dự”, hiệp định này mở đường cho CSVN xâm chiếm trọn vẹn miền Nam Việt Nam trong vòng hơn hai năm sau. Những tài liệu về chiến tranh Việt Nam được bạch hóa trong thời gian gần đây cho thấy những sự thật phũ phàng đã đưa đến Hiệp Định Paris 1973.

Tóm tắt diễn tiến Hiệp Định Paris 1973

Cuộc hòa đàm tại Paris bắt đầu từ 1968 vào cuối thời Tổng thống Lyndon Johnson và tiếp tục dưới thời Tổng Thống Richard Nixon nhưng không đạt được tiến bộ nào cả cho đến cuối nhiệm kỳ I của Ông Nixon khi Ông Henry Kissinger, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Nixon đạt được một số đồng thuận trong những phiên họp bí mật với Ông Lê Đức Thọ, Trưởng Phái Đoàn Thương Thuyết của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) và trong cuộc tiếp súc bí mật với các Ông Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh.  Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không đồng ý những điều kiện do CSBV đưa ra và đòi hỏi nhiều thay đổi. Hà Nội phản ứng bằng cách công bố chi tiết về những điều hai Ông Kissinger và Lê Đức Thọ đã đồng ý. Cuộc hòa đàm trở nên bế tắc. Một mặt Ông Nixon ra lệnh ném bom Hà Nội và Hải Phòng liên tục trong 12 ngày vào cuối năm 1972. Mặt khác, Chính quyền Hoa Kỳ áp lực VNCH chấp nhận điều kiện ngưng chiến.

Ngày 23-1-1973, hai Ông Lê Đức Thọ và Kissinger đồng ý về một thỏa hiệp sơ bộ. Bốn ngày sau đó, Hiệp Định Paris được chính thức ký kết vào 27-1-1973. Hiệp Định này đòi hỏi ngưng bắn toàn diện tại miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ rút hết số quân còn lại tại Việt Nam trong vòng 60 ngày, quân CSBV (khoảng 150,000 binh sĩ) được phép ở lại miền Nam Việt Nam tại những vùng CSBV đã chiếm đoạt, và tất cả tù binh Hoa Kỳ được hồi hương. Hiệp Định Paris cũng kêu gọi Chính Phủ VNCH và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam thực hiện một cuộc bầu cử dân chủ và tự do tại miền Nam Việt Nam để chấm dứt cuộc xung đột. Tổng Thống Nixon hứa sẽ sử dụng Không Lực Hoa Kỳ để bảo đảm sự thi hành hiệp định này.

Trong khi đàm phán, Hoa Kỳ tiếp tục rút quân và thi hành chương trình Việt Nam hóa để quân lực VNCH dần dần thay thế quân lực Hoa Kỳ.

Khoảng cách chạy tội

image003-250.jpg
Hiệp Định Paris được ký kết ngày 27-1-1973.

Việc mất miền Nam Việt Nam ít người Việt thời đó có thể dự đoán, nhưng không phải là điều ngạc nhiên đối với Hoa Kỳ mặc dù đã có Hiệp Định Paris. Thật vậy, chánh quyền Nixon không muốn thấy miền Nam Việt Nam sụp đổ trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, 1972, vì như thế có nghĩa là hi vọng thắng cử nhiệm kỳ II của Ông Nixon cũng sẽ sụp đổ theo.

Vì muốn bảo vệ thanh danh cho Hoa Kỳ và sự nghiệp chính trị của mình, Ông Nixon đã làm đủ mọi thứ để giữ miền Nam Việt Nam khỏi phải rơi vào tay CSVN trong nhiệm kỳ I (1969-1972). Trong cuộc họp bí mật đầu tiên với Thủ Tướng Chu Ân Lai vào tháng 7, 1971 tại Bắc Kinh, Ông Kissinger bán đứng miền Nam Việt Nam cho Cộng Sản.

Trên một tài liệu thuyết trình cho chuyến đi Bắc Kinh bí mật đầu tiên, Ông Kissinger ghi chú rằng Hoa Kỳ cần một thời gian chạy tội. Trung Quốc có sự cam kết của Hoa Kỳ. Ông Kissinger viết nguyên văn như sau:

“We need a decent interval. You have our assurance.”

Theo những tài liệu do các phụ tá của Ông Kissinger ghi chép lại những lời đối thoại của ông với Thủ Tướng Chu Ân Lai, Ông Kissinger nói rằng Hoa Kỳ sẽ ấn định thời hạn chót cho việc rút quân và trong thời gian rút quân sẽ có ngưng bắn trong khoảng 18 tháng và đàm phán. Nếu thỏa hiệp thất bại, dân Việt Nam sẽ tự giải quyết. Nếu chính phủ miền Nam Việt Nam không được quần chúng ưa chuộng, lực lượng của Hoa Kỳ càng rút nhanh, chính phủ này càng sớm bị lật đổ và Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.

Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:

“We will set a deadline for withdrawals, and during withdrawals there should be a cease-fire, and some attempt at negotiations. If the agreement breaks down then it is quite possible that the people in Vietnam will fight it out. If the [South Vietnamese] government is as unpopular as you seem to think, then the quicker our forces are withdrawn the quicker it will be overthrown. And if it is overthrown after we withdraw, we will not intervene. We can put on a time limit, say 18 months or some period [for a cease-fire].  National Security Advisor Henry Kissinger, Beijing, July 9, 1971.

Hoa Kỳ cũng không muốn miền Nam Việt Nam mất nhanh chóng trong vòng sáu tháng sau khi Hiệp Định Paris ký kết để Hoa Kỳ không bị mang tiếng thua trận. Nhưng nếu là hai năm, sẽ không có vấn đề gì cả.  VNCH cần phải tự lực chiến đấu trong một thời gian đủ dài để chịu trách nhiệm về cuộc bại trận cuối cùng. Sau đây là phần phát biểu thâu băng của Ông Nixon về vấn đề này:

“The country would care if South Vietnam became Communist in a matter of six months. They will not give a damn if it’s two years.” President Richard M. Nixon, March 17, 1973.

Ông Kissinger trước đó cũng có quan điểm tương tự về việc mua thời gian để tháo chạy mà không bị bẽ mặt:

“ We’ve got to find some formula that holds the thing together a year or two, after which – after a year, Mr. President, Vietnam will be a backwater. If we settle it, say, this October, by January ’74 no one will give a damn.” National Security Adviser Henry A. Kissinger, August 1972.

Cả hai ông Nixon và Kissinger đều đồng ý rằng VNCH có thể sẽ mất sau cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ vào tháng 11, 1974. Nếu xẩy ra vào mùa xuân 1975, thời điểm này tốt hơn là mùa xuân 1976.

Nhà Sử Học Ken Hughes thuộc University of Virginia nhận xét rằng:

“Nhiều người có tư tưởng phóng khoáng nghĩ rằng Ông Nixon thật sự cương quyết muốn ngăn chặn Cộng Sản thắng ở Việt Nam. Nhưng Ông ta chỉ cương quyết ngăn chặn Đảng Dân Chủ thắng tại Hoa Kỳ mà thôi.” Sử Gia Ken Hughes, June 2010.

Vào tháng 2, 1972, Ông Nixon viếng thăm Bắc Kinh lần đầu tiên, làm thân với Trung Quốc, khởi sự thảo luận với Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ Tướng Chu Ân Lai về chính sách một nước Trung Hoa, và đạt được sự bảo đảm của Bắc Kinh về giải pháp hòa bình trong danh dự đối với Việt Nam với một khoảng cách chạy tội (decent interval).

Kéo dài chương trình Rút Quân và Việt Nam Hóa chiến tranh

Những tài liệu mới giải mật cũng cho thấy Ông Nixon và Ông Kissinger tin rằng:

1.    Chương trình Việt Nam hóa chiến tranh sẽ không làm cho miền Nam Việt Nam có đủ khả năng để tự bảo vệ.
2.    Những điều kiện “hòa bình” mà Ông Kissinger đã thương thuyết sẽ làm miền Nam Việt Nam sụp đổ sau một thời gian một hoặc hai năm (khoảng cách chạy tội).

Để che đậy sự thất bại của chiến lược Việt Nam Hóa và thương thuyết, Ông Nixon với sự khuyến cáo của Ông Kissinger, kéo dài cuộc chiến tranh đến năm thứ tư (1972) của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên – dài đủ để tránh sự sụp đổ của VNCH trước ngày bầu cử nhiệm kỳ II.  Chính vì vậy mà Ông Nixon kéo dài chương trình rút quân qua nhiều năm.

Trong cuốn băng thâu bí mật tại phòng bầu dục trong Tòa Nhà Trắng, Ông Nixon nói:

“We’ve got dates in mind. We’ve got dates everywhere [from] July to August to September [to] October [to] November to December [to] January of 1973.” President Richard Nixon, September 4, 1971.

Quân số Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu giảm từ cao điểm 543,000 người vào năm 1968 và đến đầu năm 1973 mới chấm dứt, tức là sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, 1972.

Đối với công chúng, Ông Nixon phải rút một số quân về nước đủ để thỏa mãn hai mục tiêu:

1.    Chứng tỏ chương trình Việt Nam hóa thành công.
2.    Giữ lời hứa khi tranh cử.

Đối với sự nghiệp chính trị, Ông Nixon hoàn toàn bám vào lịch trình tranh cử để hoạch định chương trình rút quân, dù có đạt được thỏa thuận với Hà Nội hay không (Theo Ông Nixon sắc xuất chỉ có 40% - 55 %) và bất kể VNCH có đứng vững sau khi quân Hoa Kỳ rút về nước hay không.

Hãy nghe cuộc đối thoại giữa Tổng Thống Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger vào ngày 11-3-1971:

Nixon: “We’ve got to get the hell out of there.”
Kissinger: “No Question.”

Tuy nhiên trước công chúng Hoa Kỳ, Ông Nixon vẫn hứa một giải pháp hòa bình trong danh dự. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ rút quân ra khỏi Việt Nam chỉ khi nào chương trình Việt Nam hóa hoặc cuộc thương thuyết thành công – khi miền Nam Việt Nam có thể tự bảo vệ và tự quản trị.

Hoa Kỳ thất hứa không can thiệp trong trường hợp Hiệp Định Paris bị vi phạm

Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tin rằng những điều kiện Hoa Kỳ cho phép 150,000 quân CSBV ở lại miền Nam sẽ khiến VNCH sụp đổ. Theo tài liệu mới được bạch hóa, trong buổi họp với Tướng Alexander Haig, phụ tá Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, tại Saigon vào ngày 4-10-1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố rằng theo đề nghị của Hoa Kỳ, chính phủ VNCH tiếp tục tồn tại. Nhưng đây chỉ là giải pháp đau lòng và sớm muộn chính phủ này sẽ sụp đổ và theo đó Ông Thiệu sẽ phải tự sát.

Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:

“In the proposal you have suggested, our Government will continue to exist. But it is only an agonizing solution, and sooner or later the Government will crumble and Nguyen Van Thieu will have to commit suicide somewhere along the line.” President Nguyen Van Thieu, Saigon, October 4, 1972.

Ông Thiệu cực lực phản đối đề nghị hòa bình giả tạo của Hoa Kỳ làm cho cuộc hòa đàm ở Paris ngưng lại. Ông Nixon phải hứa sẽ tăng viện trợ quân sự và Hoa Kỳ sẽ trở lại Việt Nam nếu CSBV tấn công. Đồng thời Ông Nixon đe dọa sẽ cắt viện trợ để buộc Ông Thiệu phải chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ. Một tài liệu mới được bạch hóa cho thấy rằng Ông Nixon đe dọa đến cả tính mạng của Ông Thiệu:

“I don’t know whether the threat goes too far or not, but I’d do any damn thing, that is, or to cut off his head if necessary.” President Richard Nixon, January 20, 1973.

image005-250.jpg
Ông Lê Đức Thọ và Ông Henri Kissinger tại cuộc hòa đàm Paris.

Hiệp Định Paris chỉ giúp Hoa Kỳ rút được quân ra khỏi Việt Nam an toàn, chấm dứt việc can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tại Việt Nam, nhưng đã không mang lại hòa bình cho Việt Nam. Thật vậy, khoảng một năm sau, vào tháng 1, 1974, Tổng Thống Thiệu tuyên bố Hiệp Định Paris không còn giá trị sau khi Cộng quân lợi dụng cuộc ngưng chiến trong năm 1973, tiến hành những trận đánh nhỏ để chiếm những vùng xa xôi hẻo lãnh.

Trong khi đó Quốc Hội Hoa Kỳ tiếp tục giảm viện trợ cho Việt Nam từ 2.2 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1973, 1.1 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1974, và 700 triệu Mỹ kim cho tài khóa 1975. Tình trạng miền Nam Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn vào cuối năm 1974 khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật 1974 Foreign Assistance Act, chấm dứt tất cả những viện trợ quân sự. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ không thể thể dùng không lực để trợ giúp miền Nam Việt Nam khi CSBV vi phạm Hiệp Định Paris.

Sau khi Đạo Luật Viện Trợ Ngoại Quốc 1974 ban hành ít lâu, CSBV tiến đánh và chiếm tỉnh Phước Long vào ngày 6-1-1975 và tỉnh Bình Long vào ngày 7-1-1975. Khi không thấy Hoa Kỳ có phản ứng nào cả, ngày 8-1-1975 Hà Nội ra lệnh tổng tấn công để giải phóng miền Nam bằng cách ngang nhiên xua quân vượt qua biên giới Bắc Nam, tấn công toàn diện Vùng I và II Chiến Thuật vào tháng 3, 1975 và cuối cùng chiếm Saigon vào 30-4-1975 đúng với thời hạn mà hai Ông Nixon và Kissinger dự đoán.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Schlesinger điều trần trước Quốc Hội vào ngày 14-1-1975 rằng Hoa Kỳ không giữ lời hứa với Tổng Thống Thiệu. Bẩy ngày sau, Tổng Thống Gerald Ford, người thay thế ông Nixon từ chức vì vụ Watergate, tuyên bố rằng Hoa Kỳ không sẵn sàng tái tham chiến tại Việt Nam. Tại New Orleans vào ngày 23-4-1975, Ông Ford tuyên bố chiến tranh Việt Nam chấm dứt.
Vào buổi trưa ngày 29-4-1973, Đài Phát Thanh Saigon truyền đi bản nhạc “I’m Dreaming of a White Christmas” qua dọng ca của Bing Crosby, báo hiệu cuộc di tản cuối cùng của Hoa Kỳ bắt đầu.

Phục hồi Hiệp Định Paris 1973?

Gần đây, có vài nhóm người Việt tại hải ngoại chủ trương vận động quốc tế để phục hồi lại Hiệp Định Paris 1973, đặc biệt mới đây nhất là Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH (UBLĐLTVNCH), một hình thức chính phủ lưu vong nhưng không dùng danh xưng tổng thống hay thủ tướng, của Ông Nguyễn Ngọc Bích (75 tuổi). Các tổ chức này tin rằng nếu vận động quốc quốc tế làm sống lại Hiệp Định Paris 1973 (nhưng không nói gì đến Hiệp Định Geneva 1954 mà chính VNCH đã xé bỏ), Hà Nội sẽ phải trả lại miền Nam Việt Nam cho VNCH.

Giả sử rằng UBLĐLTVNCH có khả năng làm chuyện này, mặc dù tôi nghĩ là không có một cơ may nào cả, UBLĐLTVNCH sẽ không thâu tóm toàn bộ phần đất dưới vĩ tuyến thứ 17 ngay được. Hiệp Định Paris đòi hỏi tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam, UBLĐLTVNCH sẽ phải ra tranh cử với Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (chính thức bị giải tán vào ngày 25-4-1976) . Nhưng trước hết, UBLĐLTVNCH sẽ phải đưa hàng triệu người Bắc 75 về nguyên quán ngoại trừ 150,000 quân CSBV được Ông Kissinger và Ông Chu Ân Lai cho phép ở lại miền Nam từ 1973 đến nay. Tóm tắt lại để đỡ tốn giấy mực, ý tưởng phục hồi Hiệp Định Paris là hoang tưởng nếu không muốn nói là bệnh hoạn. Ngay cả nước Mỹ cũng muốn quên Hiệp Định Paris 1973 đau lòng này do chính họ dựng lên.

Kết luận

Hoa Kỳ dưới thời Nixon đã bỏ rơi đông minh của mình là một điều đáng hổ thẹn đối với một quốc gia biết tôn trọng những giá trị cao quý. Nhưng may thay, những sử gia và những nhà phân tách Hoa Kỳ ngày nay đã phanh phui ra sự thật và lên án nặng nề những lỗi lầm đó. Đặc biệt GS Larry Berman đã viết hai cuốn sách được nồng nhiệt đón nhận:

1.    Planning Tragedy: The Americanization of the War in Vietnam (1982).
2.    No Peace No Honor: Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam (2001).

Về phía người Việt, hơn ai hết, chúng ta có trách nhiệm lớn về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam và đưa phần đất này vào tay Cộng Sản. Nếu Ông Hồ Chí Minh khôn ngoan đã không du nhập chế độ Cộng Sản vào Việt Nam và nếu người dân Việt Nam, kể cả một thành phần không nhỏ trí thức, khôn ngoan đã không đi theo Cộng Sản để reo rắc đau thương triền miên cho đất nước trong một nửa thế kỷ và làm đất nước chậm tiến như ngày nay. Một bài học lớn là đừng bao giờ chui vào vòng nô lệ của bất cứ ngoại bang nào dù là đồng minh.

Tài liệu tham khảo:
1. Larry Berman, “No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam,” The Free Press, 2001.
2. Finding Dulcinea, “On this Day: Paris Peace Accords Signed, Ending American Involvement in Vietnam War,” January 27, 2012.
3. Trọng Đạt, “Nixon và Hòa Bình Trong Danh Dự,” 27-01-2012.
4. Kennedy Hickman, “Vietnam War end of conflict, 1973-1975,” Military History.
5. Ken Hughes, “Fatal Politics: Nixon’s Political Timetable For Withdrawing From Vietnam,” Diplomatic History, Vol. 34, No. 3, June 2010.
6. Stanley Karnow, “Vietnam A History,” Penguin Books, 1997.
7. Jeffrey Kimball, “Decent Interval or Not? The Paris Agreement and the End of the Vietnam War,”December 2003.
8. Henry Kissinger, “Years of Renewal,” Simon & Schuster, 1999.
9. Richard Nixon, “No More Vietnam,” Arbor House, New York 1985.
10. Frank Snepp, “Decent Interval,” Random House, 1977.
11. Global Security, “A Decent Interval – Who Lost Vietnam?” May 7, 2011.
12. Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia, “Hiệp Định Paris 1973.”

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
Nguyễn Quốc Khải gửi RFA

Hùng hổ thô bạo với dân, ươn hèn với Trung Quốc

2012-12-17
Các nhân sĩ trí thức ở Sài Gòn kêu gọi và tham gia biểu tình chống Trung Quốc gây hấn tiếp tục bị chính quyền thành phố ngăn chặn, sách nhiễu vào chủ nhật 16 tháng 12 vừ qua. Tuy nhiên họ tuyên bố tiếp tục hoạt động của họ cũng như tố cáo biện pháp cản trở từ phía chính quyền.

(AFP) Công an Hà Nội ngăn cản người dân biểu tình chống Trung Quốc.

Một tuần lễ sau ngày chủ nhật 9 tháng 12 với cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngắn ngủi diễn ra trước tiền sảnh Nhà hát lớn thành phố, các vị nhân sĩ, trí thức hàng đầu tham gia biểu tình và ký tên trong đề nghị hồi ngày 27 tháng 7 yêu cầu thành phố tổ chức cho người dân biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, cũng như thông báo cuộc biểu tình vào ngày 9 tháng 12 vừa qua, tiếp tục bị nhân viên an ninh cầm chân ở nhà hay theo dõi; thậm chí ép xe gây tai nạn cho họ như trường hợp nhà báo Nguyễn Quốc Thái.

Thô bạo với dân

Ông này có cuộc nói chuyện với Đài Á Châu Tự do và trước hết trình bày lại sự việc của bản thân ông trong ngày 16 tháng 12 như sau:

Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Sáng hôm qua tôi đi lễ giỗ thân phụ tôi dưới Thủ Đức. Trên đường từ nhà tôi đi đến gần ngã tư Điện Biên Phủ- Phạm Ngọc Thạch, có một thanh niên tông vào tôi rất mạnh. Tôi năm nay lớn tuổi rồi nên tay lái lạng quạng. Tôi cố kềm lại để không bị té; nhưng cổ tay bị trặt, đau cho đến hôm nay. Khi tôi dựng xe, khi chưa định hồn được bởi cú va đập mạnh như vậy, thì có hai cảnh sát giao thông ập tới và cướp chìa khóa xe của tôi.

Sau đó họ hỏi giấy tờ của tôi và tôi đưa giấy tờ cho họ. Họ giữ xe của tôi và đòi chở tôi về Công an Quận 3. Tôi nói tôi bị người khác tông và cố tình gây ra vụ va đập này, sao lại giữ tôi như vậy?  Họ nói cứ về Quận 3 giải quyết bởi vì đây là vụ va đập mà đây là Tuần lễ An Toàn Giao thông nên chúng tôi phải giải quyết.
Tôi không ngờ họ dùng một biện pháp rất thô bạo như vậy đối với tôi. Bởi vì nếu họ cần giử tôi hay làm bất cứ gì thì có luật pháp: họ có thể dừng xe tôi lại, họ có thể xét hỏi giấy tờ của tôi, họ mời tôi về một cơ quan pháp luật; nhưng họ không thể dùng một biện pháp là tông xe, đạp xe tôi
nhà báo Nguyễn Quốc Thái
Khi về đến Quận 3, tôi biết người tông xe vào tôi là một cảnh sát hình sự. Họ bắt tôi ngồi làm việc, đưa tôi tờ khai, rồi họ đóng cửa và bỏ đi từ lúc 6:30. Đó là sự việc rất bất hợp lý, gây ra những tổn thương về tinh thần cho tôi và những bạn bè của tôi.

Tôi không ngờ họ dùng một biện pháp rất thô bạo như vậy đối với tôi. Bởi vì nếu họ cần giử tôi hay làm bất cứ gì thì có luật pháp: họ có thể dừng xe tôi lại, họ có thể xét hỏi giấy tờ của tôi, họ mời tôi về một cơ quan pháp luật; nhưng họ không thể dùng một biện pháp là tông xe, đạp xe tôi để tôi có thể té xuống và gây ra tại nạn như vậy được. Nhưng rất may, tôi là người Công giáo, tôi tin có Chúa phù hộ tôi khỏi những tai họa và dã tâm muốn gây cho tôi.

Gia Minh: Ông có thể lý giải vì sao bản thân ông lại gặp sự việc như vậy?

Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Theo tôi được biết thì họ nghĩ tôi đi biểu tình; bởi vì theo tôi được biết tất cả những người trong số 42 người ký vào thư gửi UBND Thành phố đều bị cầm giữ tại nhà bằng nhiều cách khác nhau. Có người đi ra đường như anh Lê Công Giàu, anh Huỳnh Tấn Mẫm, hay ai đó cũng đều bị chặn lại, và có người bị ép lên xe đưa về nhà hoặc đâu đó. Riêng tôi bị sử dụng một biện pháp thô bạo như vậy. Rất may lúc này tôi còn được ngồi nói chuyện với anh ở đây.

Nhà báo Nguyễn Quốc Thái
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái

Gia Minh: Như vậy trong ngày 9 tháng 12, ông cũng không thể tham gia biểu tình?

Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Ngày 9 tháng 12 tôi ở cách Sài Gòn 300 cây số. Lúc đó tôi phải đi công việc riêng.

Gia Minh: Trước đó tại những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, ông đều có tham gia?

Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Không phải có mặt mà còn đi hàng đầu nữa. Đó là chuyện lương tâm của mình mà. Trước tình hình của đất nước như vậy, thì lương tâm của mình mách bảo và dẫn dắt mình đến những nơi mà mình phải làm gì.

Đừng làm mất lòng tin người dân

Gia Minh: Mặc dù lương tâm và ý thức của người công dân thúc đẩy làm vậy, nhưng phía chính quyền vẫn ngăn trở; ông nghĩ sao về những hành động lâu nay của phía chính quyền đối với những người Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc gây hấn?

Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Trong cuộc nói chuyện với UBND Thành phố gồm có anh Lê Công Giàu, anh Cao Lập và tôi, tôi có hỏi ông đại diện của UBND Thành phố là các ông có cảm thấy vui khi chúng tôi có mặt trong những cuộc biểu tình phản đối những thế lực nước ngoài xâm lược nước ta hay không và các ông nghĩ thế nào vào lúc đó chúng tôi đang ngồi trong một bar uống rượu, chơi bida hoặc làm điều gì đó? Các ông có hãnh diện là thành phố này có những công dân như chúng tôi hay không? Và tôi cũng nói với họ là xin các ông hãy giữ gìn niềm tin của nhân dân vào những người lãnh đạo của thành phố này.

Gia Minh: Nhưng chính quyền vẫn không làm những việc để đáp ứng những nguyện vọng như vậy; theo ông những biện pháp tốt nhất cho đất nước sắp tới đây là thế nào?
là một công dân bình thường tôi cầu mong những vị lãnh đạo đất nước này có một sự sáng suốt và có một quyết định rất đúng đắn, hợp thời, và đúng lúc để nhân dân còn tin ở người lãnh đạo của mình và kính trọng những người lãnh đạo của mình
nhà báo Nguyễn Quốc Thái
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Tôi có trả lời một cuộc phỏng vấn của VTV nhưng sau đó họ không phát đi cuộc trả lời phỏng vấn đó. Tôi có nói rằng sự hòa hoãn, nhân nhượng, hữu nghị nếu bước qua một ranh giới nào đó thì sẽ biểu hiện một sự ươn hèn và sợ hãi. Những người lãnh đạo đất nước này đừng bao giờ để cho nhân dân nghĩ rằng những lãnh đạo của mình ở trong tâm trạng ươn hèn và sợ hãi.

Gia Minh: Còn cụ thể gì nữa không thưa ông?

Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Trong hoàn cảnh đất nước mà chúng tôi đang sống, có những điều mà chúng tôi được thông tin, có những điều chúng tôi chỉ biết một phần, có những điều chúng tôi biết hết; trong hoàn cảnh đất nước này, là một công dân bình thường tôi cầu mong những vị lãnh đạo đất nước này có một sự sáng suốt và có một quyết định rất đúng đắn, hợp thời, và đúng lúc để nhân dân còn tin ở người lãnh đạo của mình và kính trọng những người lãnh đạo của mình.

Sau khi xảy ra những sự việc như đối với một trong 42 người ký tên vào kiến nghị thành phố tổ chức biểu tình chống Trung Quốc hồi ngày 27 tháng 7, xuất hiện văn bản nêu rõ 'Tôi tiếp tục tố cáo' ký bởi ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt Trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh và hiện là phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung Ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam,

Ông này nhắc lại mọi trường hợp bị sách nhiễu trong ngày 16 tháng 12, trong đó có những cá nhân và gia đình của họ cũng như điều mà ông này cho là thủ đoạn khi Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí do bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm phụ trách cũng bị đe dọa. Đây là nơi đang giúp chữa trị cho hơn 100 cháu bé bị tự kỷ.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Báo chí bị khiển trách do đưa thông tin sai chỉ thị

2012-12-17
Tại buổi họp giao ban báo chí ngày 11 tháng 12 vừa rồi, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương VN đã khiển trách báo chí không chấp hành chỉ thị về việc đưa tin liên quan tới Trung Quốc.

(Photo courtesy of vinacorp) Tàu Bình Minh 2 trên vùng biển Việt Nam

"Tàu của ta đuổi tàu TQ"!

Ông cho biết rằng “Về vụ đứt cáp tàu Bình Minh 2: Đại diện Bộ ngoại giao đến buổi giao ban cung cấp đầy đủ, cụ thể và chính xác để báo chí có thông tin… Thực tế, khi bị lực lượng của ta đuổi, hai tàu cá TQ bỏ chạy nên làm đứt cáp tàu BM2. Các đồng chí đều nắm rõ, thông tin như vậy đều được các đồng chí nắm rõ, nhưng có những báo vẫn cố tình đưa là cắt cáp. Hai sự việc này là khác nhau hoàn toàn…

Qua bài “Về cái gọi là ‘thực tế’ của ông Nguyễn Thế Kỷ”, tác giả Tâm Sự Y Giáo lưu ý rằng ông Kỷ dùng cái gọi là “thực tế” ấy “để chỉ đạo cũng như hăm doạ kỷ luật báo chí, nó khác xa với tình hình thực tế dồn dập trong thời gian gần đây mà người dân gọi là “sự thật”. Sự thật đó là gì ? Tác giả trích dẫn ngay chính tin của báo Petrotimes cho biết sự thật đó là hiện ngày càng có nhiều tàu đánh cá TQ ngang nhiên xâm phạm lãnh hải của VN, đánh bắt đồng thời cố ý huỷ hoại nguồn hải sản của ngư dân Việt; họ không những vi phạm chủ quyền lãnh hải VN mà còn cản trở hoạt động bình thường của ngư dân VN và ảnh hưởng đến hoạt động trên biển của Petro VN. Sự thật đó, tác giả nêu lên câu hỏi, sao ông Nguyễn Thế Kỷ không nói ? Rồi có 2 sự thật nổi bật trong rất nhiều sự thật khác nữa chứng tỏ TQ hành động gây hấn, lấn lướt VN sao ông Nguyễn Thế Kỷ không nói ? Đó là:
Ông nói tàu của ta đuổi tàu TQ, nhưng với số lượng tàu của bọn chúng đông đảo như thế đang bủa vây tàu ta thì ai mới là đuổi ai ?
Tác giả Tâm Sự Y Giáo
Sự thật là, tại thời điểm tàu Bình Minh 2 bị cắt cáp, có hơn 20 tàu TQ đang bủa vây quanh tàu Bình Minh 2, theo bức chụp màn hình rada lúc 4h19’ ngày 30-11-2012 của tàu Bình Minh 2 với lời chú thích của Petrotimes: các chấm tròn màu sáng là biểu thị hàng mấy chục tàu cá Trung Quốc “bủa vây” Bình Minh 2 . Ông nói tàu của ta đuổi tàu TQ, nhưng với số lượng tàu của bọn chúng đông đảo như thế đang bủa vây tàu ta thì ai mới là đuổi ai ? Đây chính là sự khiêu khích cố tình của Trung Quốc nhằm gây ra một sự cố nào đó, ảnh hưởng đến hoạt động của tàu Bình Minh 2, và sâu xa hơn nhằm chứng tỏ chủ quyền thực tế của bọn chúng trên toàn bộ Biển Đông. Sự thật này, sao ông lờ tịt đi ?

Sự thật là, “Ngày 3-12-2012, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội đến để phản đối vụ tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 2”. Điều này nói lên mức độ nghiêm trọng của một vụ việc chưa từng xảy ra kể từ khi VN và TQ bình thường hóa quan hệ, vậy mà đồng loạt báo chí VN chỉ đăng nhẹ nhàng: Đại diện Bộ Ngoại giao VN gặp đại diện sứ quán TQ trao công hàm ? Sự thật này, sao ông cũng bỏ qua luôn ?

Gậy ông đập lưng ông

petrotimes-250.jpg
Màn hình rada của tàu Bình Minh 02: Các chấm tròn, màu sáng là biểu thị hàng mấy chục tàu cá Trung Quốc bao vây Bình Minh 02. Photo courtesy of petrotimes

Cái gọi là “thực tế” của ông Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ tạo thuận lợi cho phương Bắc và hoàn toàn bất lợi cho quê hương VN cũng gây phản ứng mạnh mẽ đối với những người Việt yêu nước, kể cả tác giả Phúc Lộc Thọ, khiến tác giả kể chuyện “Ông ‘Kỷ’ TQ suốt ngày lo trời sập; ông ‘Kỷ’ VN suốt ngày ‘cò mồi’ cho lợi ích TQ”, rằng “ Ngày xưa bên Tàu có một ông người nước Kỷ, suốt ngày không chịu lo làm ăn giúp đỡ vợ con mà chỉ ngồi lo trời sập không biết trốn vào đâu; Còn ở Việt Nam lại có một ông Kỷ (Nguyễn Thế Kỷ-Phó Ban Tuyên giáo TW ) nhằm " cò mồi " cho lợi ích Trung Quốc, suốt ngày không nghĩ ra được việc gì ích nước lợi dân mà chỉ xăm xăm đe nẹt báo chí, dọa xử phạt tờ nào vì lợi ích dân tộc đã tìm cách thông tin về sự gian manh côn đồ của Trung Quốc trên Biển Đông...”. Tác giả nhận xét:

Sự bênh vực của ông Nguyễn Thế Kỷ đã dồn Bộ Ngoại giao Việt Nam vào thế sai trái vì đã lên tiếng phản đối cái hành vi chưa đến mức phải phản đối bằng con đường ngoại giao nhà nước; Điều nghiêm trọng hơn là việc Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin Truyền thông buộc các báo phải cải chính, phải bị xử phạt hành chính và kỷ luật Đảng trong đó có những cơ quan hành đầu như TTXVN và Đài truyền hình TW, 2 cơ quan ngôn luận của Chính phủ không chỉ là những “cái tát" vào các cơ quan này mà hành vi này là đã vô tình xác nhận một thông tin mà Báo Hoàn Cầu Trung Quốc vừa đưa: Việt Nam đang hút trộm dầu của Trung Quốc ? Rõ ràng tàu Bình Minh 02 của Việt Nam đang thăm dò dầu trong vùng biển có tàu cá Trung Quốc hoạt động, tức lãnh hải Trung Quốc ? Các báo đưa tin này lên đã bị Ban Tuyên giáo và Bộ 4 T cho là đưa tin sai sự thật và đã xử lý kỷ luật ? Có sự xác nhận nào hơn đối với Trung Quốc bằng sự xác nhận này của “ông Kỷ” Việt Nam ?

Trong khi “ông Kỷ VN” làm “cò mồi cho lợi ích TQ”, thì theo blogger Cầu Nhật Tân, “Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải giúp TQ chiếm vị trí yết hầu của VN” tại khu vực Vũng Áng nước sâu thuộc tỉnh Hà Tĩnh  nằm ở cửa phía Nam Vịnh Bắc Bộ, một vị trí chiến lược chia cắt giao thông Bắc-Nam, có thể khống chế thủy lộ ra, vào cảng Hải Phòng cũng như giao thông với toàn miền Bắc, nhất là tiếp cận dễ dàng với các vị trí chiến lược của VN ở biển Đông…
Sự bênh vực của ông Nguyễn Thế Kỷ đã dồn Bộ Ngoại giao Việt Nam vào thế sai trái vì đã lên tiếng phản đối cái hành vi chưa đến mức phải phản đối bằng con đường ngoại giao nhà nước.
Tác giả Tâm Sự Y Giáo
Vụ sự bắt đầu từ dự án của tập đoàn Formosa mà bây giờ do TQ hoàn toàn làm chủ đã “vẽ ra” một dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài tới 23 tỷ đô la, cộng với “khoản lót tay hậu hĩ nhằm làm mờ các quan to” VN để “thôn tính vị trí đắc địa này phục vụ mưu đồ chiến lược lâu dài”.

“Phó thủ tướng gốc Tàu” Hoàng Trung Hải đã nhanh chóng được chính quyền Nguyễn Tấn Dũng phân công phê chuẩn dự án, với sự “phụ hoạ” của nhiều Bộ, Ngành liên quan một cách trái pháp luật và có tính cách “làm khống” vì phía người Hoa dưới bình phong “nhà đầu tư” chưa có tư cách pháp nhân. Sự “bật đèn xanh” đó mở đường cho giới lãnh đạo Hà Tĩnh cấp ngay 33 km2 đất chiến lược an ninh cho phía Tàu thuê dài hạn trong 70 năm, khiến hàng chục ngàn công nhân TQ “ùn ùn” kéo tới Vũng Áng, rồi sinh con, đẻ cái, kết hôn với gái Việt địa phương, khiến nhiều “khu cư dân TQ” xuất hiện khắp nơi quanh Vũng Áng, khiến 33.000 dân Việt ở Hà Tĩnh bị cưỡng bức ra đi…Tóm lại, vùng đất chiến lược Vũng Áng hiện trở thành “Vương Quốc Vũng Áng của Tàu”. Blogger Cầu Nhật Tân báo động:

Trung Quốc ngang nhiên chiếm được hẳn 1 khu vực cảng nước sâu chiến lược trọng yếu của Việt Nam, chiếm được 33km2 ở khu vực yết hầu của nước ta. Bên trong và xung quanh khu vực này, hiện có hàng chục nghìn người Trung Quốc định cư với nhiều “khu dân cư” mọc lên rất náo nhiệt. Điều dễ nhận ra nữa là hơn 33.000 dân địa phương sinh sống tại đây từ bao đời đã bị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh dùng công an cưỡng bức đi chỗ khác xa xôi, hẻo lánh, khó khăn hơn nhiều. Bản chất của vấn đề mà ai cũng nhận ra ở đây là: với mưu sâu kế hiểm, Trung Quốc chỉ cần bỏ ra rất ít tiền mua quan chức chóp bu Việt Nam và đã làm chủ ngay được một vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng hạng nhất của nước ta.

Thế lực thù địch là ai?

000_Hkg8090526-250.jpg
Công an ngăn cản người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 09/12/2012. AFP photo

Có lẽ những cảnh nhiễu nhương “ mãi quốc cầu vinh” như vậy khiến blogger Người Buôn Gió không khỏi phẫn nộ mà “Vạch rõ bộ mặt bọn tay sai bán nước và thế lực thù địch bên ngoài”.

Blogger Người Buôn Gió mở đầu cáo giác rằng hiện nay các thế lực thù địch bên ngoài đang ra sức chống phá ta, tiếp sức cho bọn phản động trong nước nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ta do bác và đảng dựng lên. Những thế lực thù địch đó là ai ? Đó hiện là đế quốc lớn “từ lâu có dã tâm nhòm ngó tài nguyên, chủ quyền của đất nước ta” và “chưa bao giờ từ bỏ dã tâm ấy” dù lịch sử chứng minh nhiều lần chúng thất bại.

Điều đáng lưu ý, theo Người Buôn Gió, là trong giai đoạn hiện nay, cường quốc thù địch này, vì e ngại dư luận quốc tế nếu thôn tính nước ta hoàn toàn bằng võ lực, nên dựng lên một chính quyền tay sai, bù nhìn cho chúng để sai khiến và trả công hậu hĩ với số tiền tính ra vẫn con ít hơn nhiều so với chiến phí do mang tới máy bay, tàu ngầm, tên lửa, quân xâm lược. Trong khi số tài nguyên và cả chủ quyền VN mà họ thu về được lợi gấp bội, đó là chưa kể họ “dùng người Việt trị người Việt”. Những tay sai này của “thế lực thù địch bên ngoài” phổ biến nhiều luận điệu thâm độc, chẳng hạn như “đừng biểu tình, đã có đảng và nhà nước lo”,  ngày càng làm tiêu tan chí khí dân tộc, u mê hoá dân tộc thành chỉ lo cho bản thân, khiến họ “chỉ toan tính được những cái trước mắt mà không thể nào nghĩ đến nguyên nhân vì đâu khó khăn ngày một khó khăn hơn”. Blogger Người Buôn Gió ca ngợi:

Đảng ta thật vĩ đại, Đảng đã thấy âm mưu của bọn đế quốc khi tiếp tay cho bọn phản động trong nước nhằm lật đổ chính quyền hiện nay, là để thay thế một chính quyền tay sai, qua đó thao túng chính quyền này để chiếm đoạt tài nguyên, chủ quyền, sức lao động, chất xám... biến nước ta thành con nợ khổng lồ luôn phải lệ thuộc vào đó. Đảng đã liên tục tuyên truyền cho nhân dân rất kịp thời về bản chất của bọn phản động, âm mưu của các cường quốc thù địch, đồng thời chỉ rõ đâu là địch, đâu là bạn bè tốt luôn sát cánh chia sẻ, giúp đỡ vô tư cho nước ta, điển hình là nước Trung Quốc anh em, láng giềng. Đồng thời Đảng và Nhà Nước cũng luôn quan tâm chăm lo đời sống cho các chiến sĩ lực lượng vũ trang, nâng cao những trang thiết bị hiện đại, bổ sung thêm quân số, bổ túc thêm kiến thức để các lực lượng này luôn là lưỡi gươm và lá chắn của Đảng. Một lòng gìn giữ chế độ XHCN tươi đẹp, giàu mạnh mà bác Hồ và toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã chọn.
Thôi hãy buông đi chén Mao Đài
Lòng thành hối cải, tỉnh cơn say
Quay về với nẻo đường Dân Tộc
Chớ để thiên thu oán hận hoài…
Thơ Minh Sơn Lê
Người Buôn Gió cảnh cáo rằng “Những kẻ cam tâm nhận đồng tiền bẩn thỉu của bọn ngoại bang,…bán rẻ tài nguyên, chủ quyền đất nước, sinh mạng dân tộc thì sớm hay muộn cũng bị vạch rõ trước lịch sử”.

“Quê hương bây giờ như thế đó”, đó là tâm sự u buồn và cũng là lời cảnh báo của nhà thơ Minh Sơn Lê qua những vần thơ như sau:

Người lên núi Quyết khấn Quang Trung
Người ra Phú Thọ vái vua Hùng
Người đi Yên Tử cầu tiên đế
Người thét gào giữa chốn lao lung…
Quê hương bây giờ như thế đó
Xương máu anh hùng đã thành tro
Đập vỡ gương xưa hồn Dân Tộc
Phá nát sơn hà lấp Tự Do!
....
Mấy chục năm qua đã thấy gì?
Dân hiền nào có tội tình chi?
Nước Biển Đông rửa không hết tội
Rừng đâu còn đủ lá để ghi…
Thôi hãy buông đi chén Mao Đài
Lòng thành hối cải, tỉnh cơn say
Quay về với nẻo đường Dân Tộc
Chớ để thiên thu oán hận hoài…
Thanh Quang, phóng viên RFA

Blogger Huỳnh Trọng Hiếu bị cấm xuất cảnh

2012-12-17
Tối hôm qua, 16/12, Huỳnh Trọng Hiếu trong khi làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất để đến Hoa Kỳ nhận giải thưởng nhân quyền Hellman - Hemmett cho thân phụ là ông Huỳnh Ngọc Tấn và chị gái là cô Huỳnh Thục Vy đã bị câu lưu không cho xuất cảnh.
(File photo) Blogger Huỳnh Trọng Hiếu (trái) và chị gái là blogger Huỳnh Thục Vy, ảnh chụp trước đây.

Huỳnh Trọng Hiếu dành cho đài ACTD cuộc phỏng vấn với phóng viên Hòa Ái về vụ việc vừa xảy ra. Mời quý vị cùng theo dõi.

Vi phạm quyền công dân

Hòa Ái: Xin chào Huỳnh Trọng Hiếu. Trước tiên, Trọng Hiếu có thể cho biết về mục đích của chuyến đi Hoa Kỳ lần này là gì?

Họ hăm dọa, đe dọa tôi rất nhiều thứ: “Ở đây chứ không phải ngoài kia và anh không có quyền yêu cầu bất kỳ điều gì hết. Chúng tôi không cho anh đi là không cho anh đi”.
Blogger Huỳnh Trọng Hiếu

Huỳnh Trọng Hiếu: Dạ thưa chị Hòa Ái, giải Hellman-Hammett được Tổ chức Nhân quyền Quốc tế trao giải ở tại New York và em định qua Mỹ 2 tuần để nhận giải, gặp gỡ những người đã vận động cho gia đình em trong những lần bị khó khăn, trong những lần gia đình bị chế độ Cộng Sản trù dập và chuẩn bị bắt bớ. Đồng thời em cũng muốn có mối quan hệ rộng rãi với những người đã giúp đỡ gia đình em, đã đăng tải những bài viết của ba, của chị hai và của em nữa, thưa chị.

Hòa Ái: Khi làm thủ tục xuất cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất vào tối Chủ nhật, 16/12 thì Hiếu gặp phải rắc rối nào?

Huỳnh Trọng Hiếu: Dạ, hôm qua khi em làm thủ tục chuẩn bị xuất cảnh thì bên Hải quan đã chặn hồ sơ của em lại và sau đó em được đưa vào một phòng làm việc riêng. Tại phòng làm việc riêng này, người ta tìm mọi cách để trì hoãn chuyến bay. Ban đầu người ta nói thẳng với em là “anh không được phép đi, chúng tôi không cho anh đi”. Em chờ khoảng nửa tiếng đồng hồ đến 45 phút thì em ra về. Bởi vì em nghĩ đây là một cách trì hoãn để cố tình làm trễ chuyến bay. Em nói là “bây giờ các ông không cho tôi xuất cảnh và cố tình làm trễ chuyến bay của tôi thì chính các ông là người chịu trách nhiệm. Tuy là tôi bị cấm, tôi không có bất kỳ một văn bản nào chứng minh là các ông làm điều đó nhưng vấn đề này sẽ được đưa lên công luận quốc tế và tôi bất chấp các ông có làm điều gì hay các ông suy nghĩ như thế nào”.

Hòa Ái: Và Hiếu có được họ đồng ý cho về nhà không?

Huỳnh Trọng Hiếu:Em đã phản đối. Sau đó có 2 người công an mà em đã quen mặt bởi vì trong những lần làm việc với họ khi mà trong cái vụ vi phạm hành chính. Họ mới dẫn em đến 1 phòng làm việc riêng. Phòng làm việc này hoàn toàn cách ly với phòng làm việc bên ngoài. Có một người giới thiệu anh ta tên là Quân và anh kia giới thiệu tên là Bình.

bienbanhth200.jpg
Biên bản công an cấm xuất cảnh Blogger Huỳnh Trọng Hiếu. Citizen photo.

Họ làm việc với em với thái độ là rất thiếu tôn trọng, thiếu sự lễ phép thiếu lịch sự, có thể nói là với thái độ một cách rất côn đồ. Ban đầu người ta phủ đầu em bằng cách là người ta muốn sử dụng bạo lực với mình. Họ hăm dọa, đe dọa em rất nhiều thứ: “Ở đây chứ không phải ngoài kia và anh không có quyền yêu cầu bất kỳ điều gì hết. Chúng tôi không cho anh đi là không cho anh đi”. Anh Bình là người đóng vai côn đồ trong vụ này còn anh Quân tương đối hòa nhã nhưng anh ta cũng tỏ một thái độ rất là lưu manh. Anh ta nói là “ở đây chúng tôi thích dùng luật rừng thì dùng luật rừng. Anh đừng nghĩ ở đây tôi chưa cầm viết thì anh có thể cầm viết, tôi chưa nói mà anh có thể nói. Ở đây tôi thích làm gì thì làm được chưa?”

Hòa Ái: Vậy trong buổi làm việc tại phòng cách ly, cảm giác của Hiếu thế nào và kết thúc buổi làm việc, chắc chắn là Hiếu đã bị trễ chuyến bay, nhưng cuối cùng thì ra sao?
Việc cấm tôi xuất cảnh do tôi vi phạm trong lãnh vực thông tin và truyền thông thì luật rất là mập mờ.
Blogger Huỳnh Trọng Hiếu

Huỳnh Trọng Hiếu: Toàn bộ buổi nói chuyện đó trong 2 tiếng đồng hồ, họ cố tình làm cho em lo lắng lo sợ và đánh vào vấn đề tinh thần rằng khi ai đó chống lại chế độ Cộng Sản, chống đối Đảng Cộng Sản thì họ sẽ bị cắt liên lạc với bên ngoài, họ sẽ bị trù dập với mọi hình thức. và họ đưa ra cho em một văn bản. Trong văn bản này thông báo là “anh Huỳnh Trọng Hiếu bị tạm thời cấm xuất cảnh trong thời gian này vì lý do vi phạm hành chính”. Vé máy bay và hộ chiếu của em bị người ta tịch thu. Và họ không nói gì về họ sẽ trả tiền vé máy bay và họ sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào hết, thưa chị.

Hòa Ái: Qua vụ việc nhận biên bản tạm thời bị cấm xuất cảnh và không có ghi rõ thời hạn trong bao lâu, Hiếu sẽ có hành động gì, Hiếu có ý định thưa kiện không?

Huỳnh Trọng Hiếu: Dạ việc cấm em xuất cảnh do em vi phạm trong lãnh vực thông tin và truyền thông thì luật rất là mập mờ. Thực sự vụ vi phạm hành chính đó có chấm dứt hay không mà nó cứ treo lơ lửng như vậy, cho nên để phân xử vấn đề này có lẽ sẽ khó khăn nhưng chắc chắn là em sẽ đưa vấn đề này ra kiện. Bởi vì vấn đề này ảnh hưởng đến tương lai của em, ảnh hưởng đến công việc của em hiện tại và đã vi phạm một cách nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân Việt Nam. Sáng nay em sẽ chụp hình văn bản đó và đăng tải trên internet để cho tất cả mọi người biết được lý do tại sao người ta không cho xuất nhập cảnh.

Hòa Ái: Cảm ơn Huỳnh Trọng Hiếu đã dành thời gian chia sẻ thông tin này với quý độc giả của đài ACTD.
Hòa Ái, phóng viên RFA

Sự hy sinh cần được trả công xứng đáng

2012-12-17
Một bản đề nghị gửi tới lãnh đạo cao cấp nhất Việt Nam vừa đựơc công khai trên mạng sau hai tháng không nhận được hồi báo. Bản kiến nghị nêu ra năm điểm có liên quan tới sự hy sinh của bộ đội, chiến sĩ và nhân dân trong các cuộc chiến tranh từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

(Photo by Lê Quang Nhật) Hình đăng trên bài báo của Huy Đức trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị-2009 (đã bị gỡ xuống). Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên hoang vắng, quạnh quẽ.

Bản kiến nghị nêu ra năm điểm có liên quan tới sự hy sinh của bộ đội, chiến sĩ và nhân dân trong các cuộc chiến tranh từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Ký tên trong kiến nghị là: Thiếu tướng Lê Duy Mật, nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 2, Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang. Đại tá Cao Sơn, nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 2, Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang. Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên Quân sự ĐSQ Việt Nam tại Trung Quốc. Đại tá Phạm Xuân Phương, nguyên chuyên viên Tổng Cục Chính trị. Nhà báo, nhà văn Phạm Viết Đào nguyên Trưởng phòng Thanh tra hành chính chống tham nhũng của Bộ Văn Hóa.

Những cuộc chiến sau năm 1975

Mặc Lâm có bài phỏng vấn Đại tá Phạm Xuân Phương và nhà văn Phạm Viết Đào để biết thêm chi tiết bản kiến nghị này. Trước tiên Đại tá Phạm Xuân Phương cho biết:

Đại tá Phạm Xuân Phương : Chúng tôi dựa vào một nghị định của chính phủ. Đó là Nghị Định số 23 mà chúng tôi đánh giá cao về một số chế độ đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc từ sau 1975 đến nay. Chúng tôi nghĩ rằng nghị định này đã chứng tỏ đây là nghị định thực hiện chỉ thị của Bộ Chính Trị - Tháng 4/2012. Đã xác định những thời hạn mà chúng tôi hoàn toàn đồng tình, tức là chiến đấu trên biên giới phía Nam từ tháng 5/1975 đến ngày 7/1/1979.

Chiến đấu chống quân FULRO Tây Nguyên từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1992. Thứ ba là làm nghiệm vụ quốc tế giúp bạn từ tháng 1/1979 đến 31/8/1989. Từ khi chúng ta hoàn thành việc rút quân khỏi Campuchia, và chiến cuộc trên biên giới phía Bắc và biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa từ 17/2/1979 đến 31/12/1988. Việc tính toán thời gian để tính chế độ cho anh em thì chúng tôi cho là một cách tính toán chính xác, nó phản ánh đúng thực tế đã xảy ra.
Chiến đấu chống quân FULRO Tây Nguyên từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1992. Thứ ba là làm nghiệm vụ quốc tế giúp bạn từ ...1979 đến ...1989. Từ khi chúng ta hoàn thành việc rút quân khỏi Campuchia, và chiến cuộc trên biên giới phía Bắc và biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa
Đại tá Phạm Xuân Phương

Chuyển quân từ chiến trường Campuchia ra biên giới phía Bắc. Source bmt9x.com

Mặc Lâm : Xin Đại Tá cho biết kiến nghị nhắm vào những điều gì bên cạnh những mặt tích cực của nghị định 23 đã được chính phủ cho lưu hành trong toàn bộ các cơ quan truyền thông?

Đại tá Phạm Xuân Phương : Phải nói rằng từ sau 1975 chúng ta đã chuyển sang một hình thái chiến tranh mới. Nếu chúng ta xâu chuổi tất cả những sự kiện đó lại, tức là chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Đáng tiếc rằng nghị định 23 này mới chỉ giải đáp một phần nhỏ của vấn đề chiến tranh này.

Đây là cuộc chiến tranh có 5 đặc điểm lớn mà đặc điểm thứ nhất là ngay sau 30 tháng 4, sáng 1 tháng 5 bè lũ tay sai của đám bành trướng bá quyền Đại Hán Bắc Kinh thì chúng ta đã tiếp nhận một cuộc chiến tranh với đội quân mà sau này chúng ta gọi là đội quân diệt chủng. Đội quân Pol Pot diệt chủng của Khmer Đỏ đấy. Sáng mùng 1 tháng 5 họ đã bắt đầu tấn công ta, tức là Trung Quốc đã sử dụng đội quân này để tấn công chúng tôi. Ngày 1 tháng 5 họ đã tấn công rồi cho nên đấy là đặc điểm mà chúng ta phải thấy ngay.

Cuộc chiến tranh đó kéo dài và diễn ra trên quy mô toàn quốc, từ Nam tới Bắc. Trên cả đất liền cũng như trên biển và hải đảo, trên cả hai đất nước bạn là Lào và Campuchia, mà chủ yếu là Campuchia. Đấy là đặc điểm thứ hai.

Cán binh CSVN bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến biên giới 1979. Để ý, có nhiều súng M79 và súng tiểu liên của Mỹ, bị TQ thu. Source báo chí TQ
Cán binh CSVN bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến biên giới 1979. Để ý, có nhiều súng M79 và súng tiểu liên của Mỹ, bị TQ thu. Source báo chí TQ

Đặc điểm thứ ba là chúng ta đã phải chiến đấu ròng rã với một đội quân xâm lược đã được động viên, tổ chức từ năm 1972. Đội quân đó chính là đội quân của Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc thuộc nhiều đại quân khu, và khi họ tiến công chúng ta vào tháng 2/1979 thì họ đã chuẩn bị từ năm 1972. Đội quân này được sử dụng với 60 vạn tên.

Đặc điểm thứ tư là chúng ta bị buộc phải bước vào một loại hình chiến tranh mới với một đối tượng tác chiến chiến thuật đặc biệt mà ta chưa hiểu rõ. Trong hoàn cảnh chúng ta vừa kết thúc chiến tranh và chưa kịp hàn gắn các vết thương. Trong một bối cảnh khu vực và bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp, đan xen nhiều mối quan hệ chồng chéo các lợi ích quốc gia, lợi ích hai phe, lợi ích từng phe, thậm chí còn bị cấm vận và cô lập. Đấy là đặc điểm thứ tư.
Cuộc chiến tranh đó kéo dài và diễn ra trên quy mô toàn quốc, từ Nam tới Bắc. Trên cả đất liền cũng như trên biển và hải đảo, trên cả hai đất nước bạn là Lào và Campuchia, mà chủ yếu là Campuchia
Đại tá Phạm Xuân Phương
Đặc điểm thứ năm là mặc dầu chịu nhiều thiệt hại và tổn thất làm chậm lại công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng và phát triển đất nước, nhưng rốt cuộc quân dân ta đã giành được thắng lợi. Tức là thế nào ? Tức là chúng ta đánh bại được cuộc chiến tranh này, giữ vững chủ quyền và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là đã tiêu diệt bọn Pol Pot và chế độ diệt chủng man rợ mà cả loài người tiến bộ toàn thế giới lên tiếng ủng hộ.

Cuộc chiến bị lãng quên?


Mặc Lâm : Xin cám ơn đại tá Phạm Xuân Phương. Chúng tôi sẽ quay lại với ông ở câu hỏi thứ hai. Thưa nhà văn Phạm Viết Đào, xin ông chia sẻ thêm chi tiết những điểm được đưa ra trong bản kiến nghị này là gì, thưa ông?

Nhà văn Phạm Viết Đào : Bản kiến nghị có 5 điểm, chủ yếu là 4 điểm về nội dung, mà nội dung thứ nhất là nhân Nghị Định 23 do Thủ Tướng ban hành theo chỉ thị của Bộ Chính Trị, đấy là chỉ thị xác định mốc giới cuộc chiến tranh và ghi nhận lệnh nhà nước là các cuộc chiến tranh sau năm 1975.

Doanh trại CSVN bị lính Trung Cộng chiếm năm 1979.
Doanh trại CSVN bị lính Trung Cộng chiếm năm 1979. RFA file

Có rất nhiều cuộc chiến tranh mà quan trọng nhất là cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Nhìn chung tôi thấy đây là lần đầu tiên công khai bằng một nghị định, chúng tôi nghĩ cái nghị định ấy là một phần thôi mà cần phải làm rõ hơn, đó là bài học của các cuộc chiến tranh ấy cần phải tổng kết. Mà tổng kết không phải chỉ riêng về mặt sử học, về mặt các văn bản, mà tôi đề nghị cần phải tổng kết về mặt chiến dịch, chiến thuật và những bài học lịch sử chiến tranh. Đấy là kiến nghị thứ nhất.

Kiến nghị thứ hai là sau khi cuộc chiến tranh kết thúc thì Việt Nam – Trung Quốc có hoạch định đường biên giới, mà theo tôi biết thì một số đoạn đường biên giới đã nắn lại, không theo đường biên giới cũ, cho nên có tình trạng là có một số những trận chiến đấu, lúc ấy mình chiến đấu trên đất mình nhưng khi hoạch định biên giới rồi thì nó trở thành của Trung Quốc, thành ra rất nhiều những hài cốt liệt sĩ bây giờ nắm trên đất Trung Quốc.

Nhân dân cũng rất nhiều người bị lâm hoàn cảnh này và tôi biết rất nhiều vùng của nhân dân mình bây giờ cũng thành ra đất Trung Quốc.

Bây giờ chuyển sang dân sự thì thôi nhưng về mặt các liệt sĩ mình hy sinh nằm lại bên đó thì cần phải có chính sách để đưa về. Một số cao điểm ở vùng Hà Giang, Cao Bằng trong chiến tranh xảy ra đánh nhau rất là ác liệt, hài cốt anh em mình nằm ở đấy không lấy về được, mà chung quanh còn bom mìn còn nhiều.
Những năm kỷ niệm sự kiện lớn là mình phải có những mốc giới để ghi lại cái đó, cũng như sự kiện Đống Đa, sự kiện Điện Biên Phủ trên không. Tại sao sau cuộc chiến tranh với Trung Quốc chúng ta lại không làm
nhà văn Phạm Viết Đào
Về phía nhà nước thì Bộ Quốc Phòng có dự án rà những chỗ bom mìn ở phía bên phần đất của mình để anh em cựu chiến binh tìm lại hài cốt đồng đội mình. Vừa rồi một số đơn vị tìm lại hài cốt đồng đội cũ nhưng người ta tự đi theo những con đường mà họ biết có những trận đánh hy sinh hàng trăm hàng nghìn bộ đội ở vùng biên giới. Những hài cốt ấy cần phải được đưa về bằng một chính sách.
Điều thứ ba là cần phải bạch hóa các cuộc chiến tranh này và phải đưa vào lịch sử, đưa vào các văn kiện.

Cái thứ tư là phải tổ chức kỷ niệm, xác nhận đấy là cuộc chiến tranh. Đây là cuộc chiến tranh kết cấu bằng xương máu của đồng bào chiến sĩ thì về mặt lịch sử cần phải có những kỷ niệm, những ngày lễ chính. Những năm kỷ niệm sự kiện lớn là mình phải có những mốc giới để ghi lại cái đó, cũng như sự kiện Đống Đa, sự kiện Điện Biên Phủ trên không. Tại sao sau cuộc chiến tranh với Trung Quốc chúng ta lại không làm ?

Cho nên bốn vấn đề đấy là những vấn đề chúng tôi rất là bức thiết.

Mặc Lâm : Xin cám ơn nhà văn Phạm Viết Đào. Quay lại với Đại tá Phạm Xuân Phương, xin Đại Tá cho biết là sau hai tháng gửi đi và không nhận được hồi báo, lúc gần đây thì quý vị có nhân được dấu hiệu tích cực nào hơn hay không, thưa ông?

Đại Tá Phạm Xuân Phương : Chúng tôi phối hợp tất cả các cách để yêu cầu những người lãnh đạo có liên quan phải trả lời. Theo anh Vinh thông báo với tôi thì ông Lê Hồng Anh đã có điện thoại cho anh Lê Duy Mật và hẹn sẽ làm việc. Chúng tôi đang chuẩn bị để chờ buổi làm việc này đấy anh.

Là những người trực tiếp nên chúng tôi rất sốt ruột. Chúng tôi nghĩ thế này, 37 năm đã qua rồi thế mà cái nghị định này mới đáp ứng được một phần thôi, còn một loạt vấn đề lớn cần phải đặt ra.

Mặc Lâm : Xin được cám ơn Đại tá Phạm Xuân Phương và Nhà văn Phạm Viêt Đào
Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Có bằng chứng vụ “100 triệu đồng đỗ công chức”

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực cho biết, việc ông chỉ ra Trưởng phòng Nội vụ một số quận, huyện ở Hà Nội là đầu mối nhận hồ sơ, chạy việc thì “phải biết chứ không thể lờ mờ được”.

Trao đổi với Báo Người Lao động ngày 17-12, ông Trần Trọng Dực – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội – khẳng định có bằng chứng việc “100 triệu đồng đỗ công chức” ở Thủ đô. 
Tiếp nhận thông tin Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo làm rõ sự việc “100 triệu đồng đỗ công chức”, ông Dực cho biết, những phát biểu của ông tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội vừa qua xuất phát từ phản ánh của dư luận nhân dân.

Người đứng đầu Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ Hà Nội cho hay ông hoàn toàn lường trước được những hậu quả khi phát biểu như vậy. Ngoài 2 người đang công tác tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã bị ông đề nghị kiểm điểm, kỷ luật vì tự ý lấy bài thi để chấm, một số Trưởng phòng Nội vụ quận, huyện cũng có thể sẽ phải đối diện với những vấn đề pháp lý nếu việc nhận hồ sơ và nhận tiền chạy “đỗ công chức” với giá không dưới 100 triệu bị phanh phui.

Ông Dực cho biết, trách nhiệm của UBND TP Hà Nội là chỉ đạo các sở ngành liên quan tiến hành thanh tra ngay việc chạy suất công chức để ngăn chặn việc làm bôi nhọ hình ảnh Thủ đô. “Đến thời điểm này tôi không phải chịu sức ép nào cả” – ông Dực thẳng thắn.

Phát biểu tại HĐND TP Hà Nội ngày 7-12, ông Trần Trọng Dực cho biết phải mất 100 triệu đồng mới đỗ công chức
Trả lời câu hỏi về việc nếu Hà Nội tiến hành thanh tra theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì có sẵn sàng cung cấp hồ sơ, tài liệu, ông Dực cho biết khi đấy sẽ tính.

“Việc tôi chỉ ra Trưởng phòng Nội vụ một số quận, huyện là đầu mối nhận hồ sơ, chạy việc thì phải biết chứ không thể lờ mờ được” – ông Dực nói và cho biết đến giờ vẫn chưa phải chịu bất cứ một sức ép nào sau khi công bố thông tin gây rúng động dư luận cả nước.

Trước đó, tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội ngày 7-12, ông Trần Trọng Dực cho biết, cơ quan mình có khoảng 30% cán bộ làm việc tốt, 35% làm việc khá và trung bình, còn lại là giao việc không yên tâm. Điều này cho thấy khoảng 40% cán bộ đang hưởng lương Nhà nước không đáp ứng được công việc, nhưng không thể cho nghỉ vì động chạm đến quyền lợi của một bộ phận cán bộ.

Việc tuyển dụng biên chế công chức ở Thủ đô Hà Nội hiện cũng có rất nhiều bất hợp lý, như UBND quận Long Biên có 230 biên chế thì thanh tra chiếm 70. Tương tự, huyện Sóc Sơn có 274 biên chế thì có tới 121 thanh tra xây dựng. Ông Dực cũng nhận xét chất lượng thi công chức có nhiều vấn đề, bài thi của một số công chức không sai so với đáp án một dấu phẩy.

Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cho biết, chất lượng cán bộ yếu kém là tồn tại lịch sử, việc nhận cán bộ vào làm việc đã được phân cấp cho quận, huyện, sở, ngành khác.
T.Kha
(Báo Người Lao động)

10 sự kiện chính trị – xã hội nổi bật năm 2012

(VietQ.vn) – Chất lượng Việt Nam bình chọn 10 sự kiện Chính trị – Xã hội nổi bật năm 2012.

1. BCH Trung ương Đảng họp lần thứ 6
Từ 1 đến 15/10, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã họp Hội nghị lần thứ 6 để thảo luận, cho ý kiến các báo cáo, đề án về: Tình hình kinh tế – xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và nhiều vấn đề khác.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thảo luận, cho ý kiến về kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.”
Trong kỳ họp này, Trung ương Đảng đã nhất trí thông qua Nghị quyết “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Sau đó, Quốc hội đã thông qua luật Khoa học Công nghệ sửa đổi
2. Nghị quyết Trung ương 4 đi vào cuộc sống
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, công tác xây dựng Đảng đạt được kết quả quan trọng, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, phương thức lãnh đạo của Đảng từng bước được nâng cao, niềm tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố; đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp có bước trưởng thành và tiến bộ nhiều mặt. Nhưng công tác xây dựng Đảng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, có mặt kéo dài.
Các tổ chức đã tiến hành kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo các nội dung Nghị quyết đã nêu: về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…
3. Việt Nam là một trong những nước hạnh phúc nhất thế giới
Theo bảng xếp hạng Chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) do Quỹ kinh tế mới (New Economics Foundation- NEF), một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường có trụ sở tại Anh, công bố ngày 14/6, Việt Nam chỉ xếp sau Costa Rica trong danh sách 151 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát.
Việt Nam là nước hạnh phúc thứ 2 trên thế giới
Việt Nam là nước hạnh phúc thứ 2 trên thế giới 
HPI được xây dựng căn cứ 3 tiêu chí mức độ hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình khi mới sinh và dấu chân sinh thái.
Chỉ số HPI được công bố lần đầu tiên năm 2006 và lần thứ 2 vào năm 2009. Việt Nam đã liên tục được thăng bậc tại các lần xếp hạng, từ vị trí 12 năm 2006 lên vị trí thứ 5 năm 2009 và vị trí thứ 2 năm 2012, với điểm đạt được lần lượt là 61,2; 66,5 và 60,4 (trên thang điểm 100).
4. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, phải giải thể. Bất động sản đóng băng…
Năm 2012 đánh dấu một năm gặp nhiều sóng gió cho nền kinh tế Việt Nam. Có hơn 40 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, nhiều doanh nghiệp phải giải thể.
Bất động sản 2012 "đóng băng".
Bất động sản 2012 “đóng băng”.
Hàng triệu căn hộ “ế” làm thị trường bất động sản 2012 ảm đạm, kéo theo nhiều ngành kinh tế gặp khó khăn. Tuy nhiên, năm 2013, Chính phủ đã có kế hoạch “giải cứu thị trường bất động sản”, khơi thông các dòng tiền đầu tư, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
5. Ông Dương Chí Dũng và bầu Kiên bị bắt. Nhiều người liên quan đến ngân hàng đối diện với vòng lao lý. Xuất hiện các trang mạng “gây nhiễu” cho người dân…
Ngày 18/5, cơ quan điều tra khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng cục Hàng hải về hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Thời điểm nhà chức trách tống đạt các quyết định trên, ông Dũng đã chạy trốn.
Bầu Kiên bị bắt gây chấn động dư luận.
Bầu Kiên bị bắt gây chấn động dư luận.
Sau hơn 3 tháng bị truy nã, ông Dương Chí Dũng, cựu Cục trưởng Hàng hải, đã bị bắt vào ngày 4/9.
Cùng với ông Dũng, nhiều người liên quan đến ngân hàng như Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lý Xuân Hải…cũng được đưa tới cơ quan công an để điều tra.
Tuy nhiên, những điều này không ảnh hưởng nhiều đến việc gửi tiền của các ngân hàng như nhiều trang web đã đồn đại.
6. Xe không chính chủ gây lo ngại cho người dân
Việc thực hiện Nghị định 71 từ 10/11 trong đó có nội dung phạt xe không chính chủ đã gây nên nỗi lo ngại cho người dân.
Trước việc này, Chính phủ, Bộ Công an đã yêu cầu dừng thực hiện điều trên và nghiên cứu triển khai phù hợp trong thời gian tới.
7. Động đất nhiều lần ở khu thủy điện sông Tranh 2. Dự án thủy điện 6 và 6A gây tranh cãi
Hàng loạt vụ động đất xảy ra tại  khu vực Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) gây lo ngại cho người dân.
Chất lượng công trình thủy điện Sông Tranh 2 khiến người dân cả nước lo lắng
Các nhà chức trách đang vào cuộc để điều tra, tìm hiểu. Nhiều nhà khoa học đã đưa ra nhận định song vẫn còn mâu thuẫn nhau và mâu thuẫn với thực tế nên nhân dân chưa thể yên tâm.
Cùng với đó, dự án thủy điện 6 và 6A ở Đồng Nai chưa được tiến hành vì những lo ngại ảnh hưởng xấu đến môi trường.
8. Vệ sinh, an toàn thực phẩm, cháy nổ xe máy…đe dọa sức khỏe, tính mạng người dân
Các cơ quan kiểm nghiệm năm qua đưa ra nhiều kết quả cảnh báo người tiêu dùng về hoa quả, thực phẩm, hàng hóa của Trung Quốc…gây tác động xấu đến sức khỏe.
Các vụ cháy nổ xe cũng dần được hé mở nguyên nhân từ xăng dầu, song, việc quản lý kinh doanh mặt hàng này còn nhiều khó khăn vì gian lận ngày càng tinh vi.
9. Việt Nam dành quyền đăng cai ASIAD và nỗi lo của người dân
Chiều ngày 8/11, tại phiên họp toàn thể Hội đồng Olympic châu Á (OCA) diễn ra tại Macao, Chủ tịch OCA ông đã thông báo kết quả cuộc chạy đua giành quyền đăng cai kỳ Asian Games lần thứ 18 năm 2019. Theo đó, Việt Nam lần đầu tiên trở thành chủ nhà của một kỳ ASIAD.
Kinh phí theo dự toán khoảng 150 triệu USD (hơn 3.000 tỷ VNĐ). Vì thế nhiều người dân lo ngại, việc tổ chức xây dựng cần tiến hành công khai, tiết kiệm, tránh lãng phí ngân sách.
10. Trung Quốc có nhiều hoạt động gây bất bình ở biển Đông
Năm 2012, Trung Quốc đã đưa nhiều tàu ra biển Đông và có những phát ngôn khiến thế giới bất bình.
Ngày 27/11/2012, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, trong đó đã đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào phạm vi áp dụng. Trước đó, ngày 23/11/2012, Trung Quốc cho xuất bản bản đồ “Tam Sa”, phạm vi bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Diễn biến ở Biển Đông thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước
Diễn biến ở Biển Đông thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước
Gần đây nhất, sáng sớm ngày 30/11/2012, trong khi tàu Bình Minh 02 của Việt Nam đang tiến hành thăm dò địa chấn bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam (tại tọa độ 17026,2’ vĩ tuyến Bắc, 1080 02’ kinh tuyến Đông, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, chỉ cách đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) khoảng 43 hải lý) thì bị 02 tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 16025 và 16028 cố tình cản trở và gây đứt cáp, bất chấp các lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh báo.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước những hành động trên của phía Trung Quốc, ngày 4/12/2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:
“Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.
Ngày 3/12/2012, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm kiên quyết phản đối những việc làm nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay những việc làm sai trái đó và không để tái diễn những hành động tương tự”.
(Chất lượng Việt Nam) 

Nghi ngờ khoản vay 38.000 tỷ đồng cho cá tra

Bộ NN&PTNT vừa có báo cáo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đề nghị kiểm tra lại con số dư nợ 38.000 tỷ đồng cho ngành cá tra vay 9 tháng đầu năm 2012, mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) báo cáo mới đây. Bởi thực tế, số doanh nghiệp cá tra phá sản, ngừng sản xuất ngày càng tăng, do không vay được vốn…

Dư nợ 38.000 tỷ thật, DN đã không “chết” nhiều thế

Tại cuộc họp giữa Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) với Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát mới đây, đại diện NHNN cho biết trong 9 tháng đầu năm 2012, dư nợ cho vay đối với sản xuất cá tra đạt trên 38.000 tỷ đồng.

Số dư nợ trên cho hơn 6.000 hộ nuôi và hơn 250 DN vay. Chỉ tính từ sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng (công văn 1149, ngày 8-8-2012) về chính sách tín dụng cho thủy sản và chăn nuôi, dư nợ cho vay đối với hộ nuôi, chế biến cá tra lên tới trên 10.300 tỷ đồng.

Ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Vasep cho biết, con số trên là không thể có, cần kiểm tra lại.

“Hồi tháng 2-2012, cũng tại cuộc họp do Bộ trưởng Cao Đức Phát chủ trì, NHNN đưa ra con số dư nợ cho ngành cá tra khoảng 19.000 tỷ đồng. Bây giờ, 7 tháng sau nhảy lên 38.000 tỷ đồng. Con số này quá lớn, mà nếu có, thì các DN không phải bán tháo cá tra, để giá giảm như hiện nay”- ông Minh nói.

Theo lãnh đạo Vasep, ngân hàng nghe nói đến cá tra, “họ mường tượng như địa ốc, thì lấy đâu mà bơm ra”. Mặt khác, năm 2012, cơ cấu nuôi trồng là DN nuôi 70%, còn dân nuôi 30%.

“Trong số hộ dân nuôi cá, phần lớn là họ có tiền, nên tỷ lệ vay ngân hàng rất ít, còn hộ nuôi nhỏ lẻ, gần như không vay được vốn, nên lấy đâu con số hơn 6.000 hộ vay” – ông Minh nói.

Theo ông Minh, số DN chế biến xuất khẩu cá tra chỉ khoảng 70 DN, trong đó khoảng 30% gần như chết rồi, thì lấy đâu ra hơn 250 DN chế biến cá tra? Còn khoản dư nợ hơn 10.300 tỷ đồng cho vay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, ông Minh cho rằng, nếu có, cũng không quá 20% con số này.

Ông Minh nói, cần xem lại đối tượng được vay trong lĩnh vực cá tra có đúng như Thủ tướng chỉ đạo không. Còn về góc độ Hiệp hội, rõ ràng không có con số như NHNN báo cáo.

Vasep đặt nghi vấn: Có thể chi nhánh dưới cho vay sai mục đích, bây giờ lại hướng dẫn người vay làm đề án nuôi cá tra, vì đây là lĩnh vực đang được ưu tiên, để biến nợ xấu đó, qua nợ con cá tra.

Trước những con số “khủng” trên, Bộ NN&PTNT trong báo cáo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải mới đây về tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản, đề nghị cần kiểm tra, xác minh lại, vì thực tế con số từ các doanh nghiệp và địa phương thấp hơn nhiều.

Bộ NN&PTNT đề nghị Phó Thủ tướng nghiên cứu cách tính tài sản thế chấp của DN và hộ nuôi từ chính giá trị của thủy sản trong ao, để nâng hạn mức cho vay cao hơn so với hiện nay. Đồng thời, cần cơ cấu lại vốn từ ngắn hạn sang trung và dài hạn để cứu ngành cá tra.

Theo đại diện Vasep, với những DN hoạt động tốt, có thị trường xuất khẩu, nhưng đang gặp khó khăn về vốn thì ngân hàng nên cơ cấu lại vốn, cho họ vay.

Người nuôi lỗ trên 3.000 đồng/kg

Theo Tổng Cục thủy sản (Bộ NN&PTNT), diện tích nuôi thả cá tra từ đầu năm đến nay là gần 5.500 ha, tăng 12% so cùng kỳ năm ngoái. Hiện diện tích đã thu hoạch hơn 3.850 ha.

Tổng sản lượng thu hoạch từ đầu năm đến nay gần 1,1 triệu tấn, năng suất bình quân chỉ 279 tấn/ha, trong khi năm ngoái là 305 tấn/ha.

Vào thời điểm cuối quý II, đầu quý III, sau khi có thông tin về gói tín dụng giải cứu ngành cá tra, giá cá nguyên liệu tăng nhẹ, ở mức 20.500-22.300 đồng/kg.

Hiện, dù nhu cầu tiêu thụ cá tra một số nước có dấu hiệu tăng để đón Giáng sinh và năm mới, nhưng giá cá tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn 20.500- 21.700 đồng/kg, giảm 500-700 đồng/kg so với đầu tháng 12.

Việc giảm này là do hàng tồn kho lớn, và sức ép từ cá đến kỳ thu hoạch. Hiện giá thành sản xuất cá tra là 23.000 – 24.000 đồng/kg, người nuôi đang lỗ 3.000-3.300 đồng/kg.

Tổng cục Thủy sản cho biết, đến 15-11-2012, xuất khẩu cá tra chỉ đạt hơn 1,52 tỷ USD, giảm 1,7% so cùng kỳ năm ngoái, nhưng dự báo tổng xuất khẩu cá tra cả năm sẽ vào khoảng 1,8 tỷ USD, tương đương năm 2011.

Ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Vasep cho biết: Hiện cả nước có khoảng 70 DN chế biến cá tra, trong đó chỉ khoảng 15 DN hoạt động khá ổn định, số còn lại gần như phụ thuộc ngân hàng. Trong số các DN sống phụ thuộc vào vốn vay, có khoảng 15 DN gần như chết từ năm ngoái, do dùng tiền cá tra đầu tư vào mục đích khác như địa ốc, chứng khoán…; khoảng 40 DN chế biến cá tra, dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn như làm hạ tầng ao nuôi, đầu tư vào quá trình nuôi cá. Bởi vậy, không thể có con số cho vay tới 38.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2012.

Phạm Anh
(Tiền Phong)

Câu hỏi đắng lòng và bi thảm về thân phận người phụ nữ Việt

Vì sao hình ảnh một bộ phận không nhỏ về người phụ nữ Việt Nam lại thê lương như hiện nay? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đắng lòng và bi thảm này? Có lẽ câu trả lời không chỉ bắt nguồn từ gia đình mà còn từ cả nền tảng giáo dục và công tác quản lý xã hội hôm nay…
Nhiều phụ nữ các tỉnh miền Tây sang Campuchia làm gái mại dâm. Nhiều phụ nữ các tỉnh biên giới phía Bắc bị lừa qua biên giới lấy chồng Trung Quốc hay bị đẩy vào nhà chứa. Nhiều và rất nhiều phụ nữ cả nước lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan…
Đã xuất hiện các công ty môi giới hôn nhân với người nước ngoài mà thực chất là tìm vợ cho người ngoại quốc. Đã có không ít những cuộc thi tuyển cô dâu phảng phất như buổi đấu giá nô lệ thời “Túp lều của bác Tôm”. Đã có nhiều và rất nhiều vụ cô dâu lấy chồng ngoại quốc bị hành hung man rợ, thậm chí bị đánh đến chết. Đã có hơn một lần các cô dâu này tìm đến con đường cuối cùng là quyên sinh mà gần đây nhất là trường hợp một cô dâu Hàn Quốc quê ở Hậu Giang đã ôm cả 2 con nhảy lầu tự tử.
Một tiếng chuông bi thảm đã gióng lên!
Khó có số liệu chính xác bao nhiêu phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại quốc nhưng chắc chắn phải là hàng vài trăm ngàn. Cái “phong trào” lấy chồng ngoại quốc bắt đầu từ các tỉnh miền Tây Nam bộ mấy năm trước giờ đây đã lan ra khắp các tỉnh thành trong cả nước, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Tại một số huyện ở Hải Phòng, Quảng Ninh, số xã có trên 500 trường hợp lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan không phải hiếm. Một lãnh đạo địa phương đã thốt lên đầy cay đắng: “Rể nước ngoài “hốt” gần hết gái làng rồi !”…
Đáng buồn thay, theo một con số thống kê của Bộ Tư pháp thì có đến 85% trường hợp lấy chồng không vì tình yêu mà vì lợi ích kinh tế. Trong Hội nghị toàn quốc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Thành phố Cần Thơ tháng 4/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã từng nhận dạng hôn nhân kiểu này là mô hình “4 không &1 vì”. Đó là: Không tương đồng văn hóa, luật pháp, ngôn ngữ; Không biết hoàn cảnh người chồng tương lai; Không biết mặt chồng tương lai; Không có tình yêu. “1 vì” là đổi đời & giúp đỡ người thân.
Đành rằng trong xu thế hội nhập, việc kết hôn giữa người dân tộc này với dân tộc khác, người của nước này với người nước khác là điều bình thường. Ngoài “tiếng sét” của tình yêu không biên giới, việc kết hôn này còn tạo sự giao thoa giữa các nền văn hóa, trao dồi kỹ năng giao tiếp, học hỏi lẫn nhau về khoa học, kỹ thuật, làm phong phú đời sống tinh thần…
Tuy nhiên, đó là với những cuộc hôn nhân bình thường còn đối với các cuộc hôn nhân “4 không & 1 vì” bản chất cuối cùng chỉ là cuộc bán mua, trao đổi. Cái yếu tố vì giúp đỡ gia đình thoát khỏi nghèo khó có gì đó na ná như thân phận nàng Kiều bán mình chuộc cha thời Nguyễn Du hơn 300 năm trước.
Một điều cay đắng là các cuộc hôn nhân ở đây đều rất khập khiễng. Không ít cô dâu trẻ, xinh đẹp phải lấy những chú rể thuộc dạng “chổi cùn, rế rách”. Đa số những chú rể Đài Loan, Hàn quốc do không lấy được vợ “nội” nên phải tìm vợ “ngoại”. Họ hầu hết là những người lao động bình thường, có thu nhập thấp, nhiều người thất nghiệp hoặc không có nghề nghiệp ổn định, tức là thuộc thành phần nghèo khó trong xã hội. Thậm chí, không ít người trong số họ già yếu, tàn tật, dị dạng, thậm chí mất năng lực hành vi dân sự vì bệnh tâm thần.
Họ sang Việt Nam làm rể chỉ vì một lý do đắng lòng: Lấy vợ Việt Nam rất… rẻ!
Phải chăng những phẩm chất tốt đẹp được hình thành và hun đúc qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của người phụ nữ Việt Nam giờ đây lại trở nên rẻ mạt đến thế này ư? Đâu rồi thời 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Đâu rồi những phẩm chất cao đẹp vốn là truyền thống của người phụ nữ Việt Nam như yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, thủy chung, giàu đức hy sinh…
Vì sao hình ảnh một bộ phận không nhỏ về người phụ nữ Việt Nam lại thê lương như hiện nay? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đắng lòng và bi thảm này? Có lẽ câu trả lời không chỉ bắt nguồn từ gia đình mà còn từ cả nền tảng giáo dục và công tác quản lý xã hội hôm nay…

Bìu Hoàng Tám
(Dân trí)

Vấn đề nhân quyền cản trở mối bang giao Việt-Mỹ

Nguyễn Quốc Khải gửi RFA
2012-12-17
Hoa Kỳ và Việt-Nam là cựu thù và cùng lo ngại về sự vươn lên của Trung Quốc. Vấn đề nhân quyền đang làm cho hai nước không trở thành thân thiện hơn.
AFP photo -Công an Hà Nội ngăn cản người dân biểu tình chống Trung Quốc hôm 09/12/2012.

Từ đàn áp blogger…

Sự căng thẳng giữa hai nước rõ rệt làm trì hoãn phiên họp hàng năm về vấn đề nhân quyền. Những phiên họp tham khảo như vậy được tổ chức mỗi năm kể từ 2006, nhưng những lần họp cuối cùng vào tháng 11, 2011 đạt được ít kết quả, và một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng hai bên còn đang tìm những “thông số” để cho phiên họp sắp đến có thể thành công.
Hoa Kỳ thất vọng về những vụ đàn áp gần đây tại Việt Nam chống lại những bloggers, những nhà hoạt động và những đoàn thể tôn giáo mà Việt Nam cho rằng có thể đe dọa đến việc duy trì quyền lực của họ và việc giam giữ một công dân Hoa Kỳ về tội lật đổ chánh phủ mà hình phạt có thể là tử hình.
Một viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói với điều kiện giấu tên vì không được phép tuyên bố công khai, rằng “Chúng tôi không thấy những tiến bộ mà chúng tôi mong muốn. Chúng tôi rất mong thấy những hành động cụ thể.”
Phiên họp sẽ được tổ chức tại Hà Nội có thể bị trì hoãn vài tuần lễ. Nhưng điều này nhấn mạnh một sự kiện là việc đối xử ngày càng tồi tệ đối với những nhà bất đồng chính kiến trong hơn hai năm qua đã làm cho những cố gắng của Việt Nam nhắm cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ trở nên phức tạp.
Ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói rằng những cuộc đối thoại về nhân quyền đã đóng góp vào việc tăng cường sự tin cậy giữa hai nước và hai bên hiện đang thảo luận về thời điểm cho vòng họp sắp đến. Phát ngôn nhân của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ cũng nói rằng hai quốc gia đang thảo luận khi nào sẽ họp.
Giống như Hoa Kỳ, Việt Nam muốn tăng cường những liên hệ thương mại và an ninh, nhưng Hoa Kỳ muốn điều này phải đi đôi với những cải tiến về nhân quyền. Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đang áp lực chính phủ Obama phải cứng rắn hơn về việc Hà Nội đàn áp những người bất đồng chính kiến và tự do tôn giáo.
Bang giao của Việt Nam với Hoa Kỳ đã cải tiến rất nhiều trong những năm qua, phần lớn vì hai nước cùng quan tâm về hành động gây gỗ và xâm lược của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á. Hai nước cùng chia sẻ quyền lợi chiến lược rõ rệt nhất trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tại Biển Đông (South China Sea), nơi mà đòi hỏi về lãnh thổ của Bắc Kinh va chạm với đòi hỏi của Việt Nam và bốn quốc gia khác trong vùng.
Kể từ khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ, Việt Nam mở rộng kinh tế nhưng không sẵn sàng ban hành tự do tôn giáo và chính trị cho 89 triệu dân. Hoa Kỳ và Việt Nam đã tái lập ngoại giao vào 1995, 20 năm sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt và hai nước đã tiến gần đến với nhau nhanh hơn kể từ khi Tổng Thống Barack Obama đặt ưu tiên về quan hệ với Đông Nam Á.
Việt Nam đàn áp những nhà bất đồng chính kiến sau khi nền kinh tế, một thời mạnh mẽ, trở nên suy thoái. Những nhà phân tách nói rằng giới lãnh đạo Hà Nội ở vào thế thủ đối với những chỉ trích ở trong nước về chính sách kinh tế, tham nhũng và tranh chấp nội bộ. Phần lớn những sự kiện này được phổ biến rộng rãi trên Internet mà chính quyền không thể kiểm soát được.
Trong năm vừa qua, Việt Nam bắt giam trên 30 nhà hoạt động bất bạo động, bloggers, và những người bất đồng chính kiến theo Human Rights Watch. Trong năm nay, 12 nhà hoạt động bị kết án trong những phiên tòa ngắn, thông thường là một ngày, và lãnh án tù nhiều năm một cách bất thường.  Bẩy người khác chờ đợi ra tòa. Việt Nam cũng đang chuẩn bị luật để đàn áp thẳng tay tự do Internet.
Ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam thuộc Đại Học New South Wales nói rằng “Những cuộc ẩu đả trong nội bộ đảng đã làm đảo lộn mọi thứ. Họ rối loạn tinh thần một cách hoang tưởng vì những chỉ trích và không quan tâm gì đến Hoa Kỳ.”
Việc bắt giữ và phiên tòa sắp đến của một nhà hoạt động dân chủ Mỹ Nguyễn Quốc Quân là một thí dụ rõ rệt nhất về việc Hà Nội không sẵn sàng đáp ứng đến những quan tâm của Hoa Kỳ về nhân quyền.
TS Quân, 59 tuổi, bị bắt giữ tại phi trường thành phố Hồ Chí Minh ngay khi mới đến bằng một chuyến bay từ Hoa Kỳ, nơi ông sanh sống kể từ khi ông trốn thoát ra khỏi Việt Nam bằng thuyền khi còn là một thanh niên.  Gia đình và bạn bè của Ông Quân nói rằng ông là một thành viên lãnh đạo của Việt Tân, một đoàn thể vận động dân chủ bất bạo động mà chính quyền Việt Nam gán cho nhãn hiệu khủng bố. Ông đã bị tù sáu tháng tại Việt Nam vào 2007.
Chính quyền Việt Nam lúc đầu tố cáo Ông Quân là khủng bố, nhưng bây giờ ông bị buộc tội lật đổ nhà nước, với một hình phạt từ 12 năm tù đến tử hình. Với cuộc điều tra đã kết thúc, phiên xử sẽ sớm xẩy ra. Ngày ra tòa thường chỉ được thông báo vài ngày trước.

… đến kết tội một công dân Hoa Kỳ

nguyenquocquan-afp-250.jpg
Tíến sĩ Nguyễn Quốc Quân. AFP photo
Theo bản cáo trạng mà hãng tin Associated Press (AP) thu thập được, Ông Quân họp với những nhà hoạt động Việt Nam tại Thái Lan và Mã Lai trong khoảng thời gian 2009-2010 để bàn về an ninh Internet và chống đối bất bạo động. Bản cáo trạng nói ông tới Việt Nam với giấy thông hành mang tên Richard Nguyen vào năm 2011, khi ông tuyển mộ bốn thành viên cho Việt Tân.
Vợ ông Quân không phủ nhận rằng ông Quân muốn thay đổi hệ thống chính trị tại Việt Nam. Bà Hương Mai Ngô nói trong cuộc phỏng vấn của AP tại Sacramento bằng điện thoại:  “Chồng tôi muốn nói chuyện với những người trẻ và đề cập đến ý kiến dân chủ tại Việt Nam. Chồng tôi sống tại Hoa Kỳ, ở đây chồng tôi có tự do và chồng tôi muốn họ cũng có tự do như vậy.”
Thành viên quốc hội của những vùng đông cử tri Mỹ gốc Việt đang gây áp lực với chính quyền Obama.
Dân biểu Frank Wolf, một người chỉ trích hàng đầu, bảo vệ ý kiến của ông rằng chính phủ Obama xem ra đã xao lãng vấn đề nhân quyền để tăng cường quan hệ kinh tế và an ninh. Với ba đồng nghiệp Cộng Hòa, vị dân biểu của tiểu bang Virginia đã đòi cách chức Đại Sứ David Shear, buộc tội ông đã không mời những nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền tham sự buổi tiếp tân ăn mừng Ngày Độc Lập 4 tháng 7 tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội sau khi ông đã cam kết sẽ làm như vậy.
DB Wolf, người đã nhắm vào Đại Sứ Shear vì Ông Đại Sứ đã không viếng thăm TS Quân tại nhà giam, nói rằng “Đường lối của chánh quyền là một thảm họa. Tất cả những gì họ lo lắng là vấn đề kinh tế và quốc phòng. Nhân quyền và tự do tôn giáo cần phải là ưu tiên một.”
Viên chức Hoa Kỳ đã thăm viếng TS Quân năm lần, hầu hết gần đây trong cuối tháng 9.
Phát ngôn viên của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ Christopher Hodges nói: “Chúng tôi tin rằng không ai nên bị giam cầm vì bày tỏ lập trường chính trị của mình một cách hòa bình hay ước vọng của họ về một tương lai tự do, dân chủ và thịnh vượng hơn. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi chánh phủ Việt Nam sẽ giải quyết trường hợp này một cách nhanh chóng và minh bạch.”
DB Wolf và những nhà lập pháp khác chú trọng về Việt Nam không có nhiều ảnh hưởng vào việc thiết lập chính sách. Nhưng những vị dân biểu này có thể làm gây trở ngại cho chánh quyền Obama. Ông Wolf ám chỉ rằng ông có thể đề nghị những tu chánh án về luật ngân sách để tạo áp lực với chánh quyền về chánh sách Việt Nam. DB Wolf là một thành viên cao cấp của Ủy Ban Ngân Sách Hạ Viện, một ủy ban nhiều quyền lực trong coi về ngân sách liên bang.
Hoa Kỳ có một vài ảnh hưởng nếu muốn thử dùng để thúc đẩy Việt Nam cải tiến tình trạng nhân quyền: Việt Nam là một trong những nước nhận viện trợ của Hoa Kỳ nhiều nhất tại Á châu và hiện đang thương lượng về hiệp ước thương mại với Hoa Kỳ và bẩy nước khác.
Chánh phủ Việt Nam từ chối không phê bình về việc kết tội Ông Quân, nhưng Hà Nội biết rõ về sự nhạy cảm của Hoa Kỳ trong trường hợp này. Nhiều nhà quan sát nói rằng TS Quân sẽ bị tuyên bố có tội, và sẽ bị tuyên án tù một thời gian đã thi hành và sẽ bị trục xuất nhanh chóng, nhưng như thế cũng đủ cho Quốc Hội tăng cường áp lực vào Tòa Nhà Trắng để liên kết vấn đề thương mại và viện trợ vào sự cải thiện nhân quyền.
Bà Linda Malone, giáo sư tại trường luật William and Mary, cố vấn cho luật sư bào chữa tại địa phương của Ông Quân, nói rằng: “Việt Nam sẽ gặp tai họa nếu họ kết án nặng nề một công dân Hoa Kỳ vì bênh vực nhân quyền một cách hòa bình. Họ sẽ thoái lui về những gì họ tìm cách tự thăng tiến.”
Source: Delay in US-Vietnam meeting a sign relationship is cooling as Hanoi cracks down on activists
Matthew Pennington
Washington Post, December 11, 2012
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải
 

Cảm nghĩ của giới trẻ về cách ứng phó của VN trước hộ chiếu ‘lưỡi bò’của TQ

Hộ chiếu của Trung Quốc có in hình bản đồ ‘lưỡi bò’ trên góc trái, 23/11/12
Trà Mi-VOA – 16.12.2012
Trà Mi xin chào đón quý vị và các bạn đến với Tạp chí Thanh Niên hằng tuần của đài VOA.
Trong cuộc thảo luận trên Tạp chí Thanh Niên tuần trước, ba thanh niên trong nước đã bày tỏ phẫn nộ trước việc Trung Quốc in bản đồ hình lưỡi bò vào hộ chiếu của công dân và cùng nhau phân tích các động thái dành chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông mà họ miêu tả là ‘thâm độc’ và ‘dã tâm’. Hôm nay, chúng ta sẽ nghe phản hồi của những người trẻ Việt Nam trước cách ứng phó của chính quyền Hà Nội. Việt Nam nên thể hiện sự phản đối và khẳng định chủ quyền của mình thế nào có hiệu quả tốt nhất, trong mắt người trẻ?
Mời quý vị theo dõi phần trao đổi tiếp theo giữa Cường, quản trị viên trang blog đội bóng đá NO-U, nơi sinh hoạt của những người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội; Lâm người từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc 7 lần ở Hà Nội, và Thắng, một cư dân Hà thành thường xuyên qua lại Trung Quốc và làm việc với người Trung Quốc.
Trà Mi: Các chuyên gia phân tích cho rằng hành động của Trung Quốc in bản đồ đường lưỡi bò vào hộ chiếu có thể vừa là cơ hội vừa là thách thức với Việt Nam. Những cơ hội và thách thức ở đây như thế nào trong ánh mắt người trẻ các bạn?
Thắng: Mình bị đặt trong một bối cảnh lịch sử nhất định. Lúc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Trung Quốc là nước đầu tiên công nhận, sau mới tới các nước khác trong đó có Liên Xô. Khi Việt Nam kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Trung Quốc giúp đỡ hết sức nhiệt tình dù sự nhiệt tình này cũng xuất phát từ lợi ích cá nhân của họ. Thời gian sau khi Việt Nam đánh thắng Mỹ, hai bên Việt-Trung quan hệ không tốt. Trong suốt thời kỳ lịch sử đó, Việt Nam luôn đi dây giữa hai thế lực Nga và Trung để đảm bảo sao có thể nhận được viện trợ tốt từ cả hai phía. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam bơ vơ, bắt đầu xác định xu hướng là chỉ còn có thể bấu víu vào ông anh có hệ tư tưởng giống mình. Thế nhưng tới thời điểm hiện nay, khi ông anh đấy có lập trường, lợi ích đi ngược lại lợi ích của toàn dân tộc Việt, thì chính quyền Việt Nam đang phân vân. Họ vẫn cố gắng bảo vệ những ảo tưởng còn sót lại đối với đất nước có cùng chế độ và ý thức hệ. Sau thời điểm này, sự ảo tưởng đấy cũng bị tan vỡ và điều này chính là sự thức tỉnh và là đòn giáng cuối cùng đối với sự ảo tưởng ấy. 
Trà Mi: Nói vậy có nghĩa là anh cho đây là cơ hội. Còn về mặt thách thức thì sao?
Thắng: Đây cũng là một thách thức vô cùng nghiêm trọng. Ở Việt Nam bây giờ không giống ngày xưa khi mà sự tuyên truyền có thể bịp bợm được hết. Bây giờ thông tin nhiều rồi nên mọi người đều có thể biết. Nếu chính quyền Việt Nam không xử lý thận trọng hoặc không khẳng định lập trường của mình bảo vệ được quốc gia này thì có thể chính họ cũng sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi. Đặc phái viên Trung Quốc, Đới Bỉnh Quốc sang Việt Nam từng tuyên bố rằng Việt-Trung là hai nước lân bang, nếu Trung Quốc không dễ chịu thì Việt Nam cũng sẽ cảm thấy không dễ chịu. Ý ông ấy muốn gửi tín hiệu cho chính quyền Việt Nam rằng ‘Chúng tôi mà khó chịu thì quý vị cũng chẳng dễ chịu gì’. Trong suốt lịch sử, Việt Nam xử lý rất thận trọng trong quan hệ với Trung Quốc. Cho tới thời điểm này, khi dã tâm của Trung Quốc lộ rõ, đây là một áp lực rất lớn cho chính quyền Việt Nam trong việc xử lý với phản ứng của quần chúng nhân dân. Chính phủ Trung Quốc đang đặt ‘đồng chí’ của mình ở Việt Nam vào một thế khó một cách mãnh liệt và quá đáng như thế.
Trà Mi: Cảm ơn ý kiến của Thắng. Cường và Lâm các bạn có ý kiến nào khác muốn bổ sung? Hành động của Trung Quốc in bản đồ lưỡi bò vào hộ chiếu mang lại cơ hội và thách thức đối với Việt Nam đến mức nào?

Cường:
Đấy là thách thức rất lớn. Việt Nam chả có cơ hội gì trong vấn đề ấy cả. Người dân Việt Nam từ lâu lắm đã nhận ra bộ mặt bẩn thỉu của Trung Quốc. Bất kỳ gia đình nào ở Việt Nam cũng có nỗi đau về con người đối với người Trung Quốc: những người đã ngã xuống, những thương binh từ các cuộc chiến tranh biên giới.
Trà Mi: Cường cho rằng không có cơ hội nào cả đối với Việt Nam?
Cường: Không có.
Trà Mi: Ý kiến Lâm thế nào? Giữa bối cảnh sự khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ngày càng mang tính gây hấn, thách thức đối với quốc tế, không chỉ Việt Nam mà cả Ấn Độ, Philippines, Đài Loan cùng lên tiếng phản đối tấm hộ chiếu đó. Giữa lúc sự phản đối Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng dâng cao thì Việt Nam có cơ hội nào không?
Cường: Với nhà cầm quyền Việt Nam bây giờ, mình nghĩ rằng cũng chả tác dụng gì đâu, người ta cũng kệ thôi.

Thắng:
Tôi cho rằng đây là cơ hội rất lớn đối với chính quyền Việt Nam để thể hiện khả năng của mình trước quốc dân đồng bào. Thứ hai, Việt Nam có cơ hội nhất định trên trường quốc tế để khẳng định lập trường của mình. Từ trước nay, chúng ta luôn đứng đằng sau chứ không ra mặt ở bất kỳ cuộc phản đối nào đối với Trung Quốc, cố gắng né tránh để tránh làm phật lòng Trung Quốc. Họ có thể lấn từng bước, đầu tiên là trên biển, dần dần đến trên bộ.
Trà Mi: Cường cho rằng không hy vọng gì ở giới lãnh đạo Việt Nam vì bạn không đặt niềm tin vào họ trước những gì đã chứng kiến từ lịch sử năm 1979 đến những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gần đây nhất. Ý Lâm thế nào?
Lâm: Em cũng không tin tưởng rằng giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay có thể dành lại Hoàng Sa-Trừơng Sa được.

Trà Mi:
Thế bạn có hy vọng họ sẽ tận dụng cơ hội này để có thêm sự ửng hộ quốc tế đối với chủ quyền của Việt Nam chăng?
Lâm: Lời phản đối của người phát ngôn Bộ Ngoại giao, trước đó họ đã biết sự việc mà không hề đưa ra thông tin gì cả. Tại sao lại thế? Em hoàn toàn không tin tưởng vào lời nói của họ nữa.
 
Trà Mi:
Trước nay mình nghe rất nhiều rằng Việt Nam tuyên bố phản đối Trung Quốc lấn lướt ở Biển Đông, nhưng không có hành động gì cụ thể hơn trừ lần này, khi hộ chiếu mang ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc đi khắp nơi trên thế giới, Việt Nam có hành động tương đối cụ thể là từ chối không đóng dấu cấp visa nhập cảnh vào bản đồ ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc. Mà thay vào đó, họ cấp visa rời. Nhiều ngừơi cho rằng đây là một hành động cụ thể hiếm hoi của Việt Nam, một tín hiệu đáng mừng. Các bạn có đồng ý không?

Cường:
Mình không đồng ý. Thật ra kiểu visa rời đó, Việt Nam đã làm rất nhiều từ lâu rồi. Hộ chiếu lưỡi bò này xuất hiện từ tháng 5, tháng 6 mà Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng chỉ thông báo chung chung là đã trao công văn. Đúng ra họ phải nói một cách cương quyết rằng chính phủ Việt Nam mời đại sứ Trung Quốc đến trao công hàm. 
Trà Mi: Cường tỏ ra chưa hài lòng về cách xử lý của Việt Nam. Lâm thấy cách xử lý và ứng phó của Việt Nam trước hộ chiếu ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc thế nào?
Lâm: Em không hề hài lòng. Nếu họ muốn phản đối, phải phản đối một cách mạnh mẽ. Đằng này họ chỉ đưa ra vài lời chung chung. Thật sự những hành động của chính quyền này không xứng đáng.

Trà Mi: Nhưng phải chăng dù sao đi nữa, từ chối đóng dấu thị thực vào tờ hộ chiếu đó cũng chứng tỏ một thái độ dứt khoát của Việt Nam? Các bạn không đồng ý sao?

Thắng:
Đúng rồi chị ạ. Từ trước nay Việt Nam đối với Trung Quốc mềm dẻo và thận trọng. Dù tôi không thích cách điều hành của chính phủ cộng sản, thế nhưng cũng có những cái mình phải thông cảm với người ta. Trước giờ Việt Nam, kể cả khi đánh thắng giòn giã Trung Quốc như vua Quang Trung chẳng hạn, nhưng sau đó vẫn phải sai sứ sang cầu hòa, làm thân với chính quyền nhà Thanh. Trung Quốc là đất nước rất lớn bên cạnh chúng ta. Chúng ta không thể nào không ngoại giao tốt với họ. Hiện nay, từ đứa trẻ con đến những người lãnh đạo đều căm thù Trung Quốc đến tận xương tủy và tôi tin rằng chính quyền cộng sản Việt Nam không đến nỗi đồi bại đến mức quên đi điều đấy. Tờ visa đóng rời là một bước biểu hiện của Việt Nam.

Trà Mi:
Anh Thắng cho rằng cách ứng phó của Việt Nam dù gì cũng là một bước tiến bộ đáng mừng. Lâm thì cảm thấy chưa hợp lý, chưa hợp lòng dân. Bạn kỳ vọng gì hơn thế nữa?
Lâm: Em vẫn muốn một phản ứng mạnh mẽ từ Bộ Ngoại giao, yêu cầu tất cả các cửa khẩu từ chối hộ chiếu của Trung Quốc.

Cường: Để mình nối tiếp ý Lâm. Chủ quyền của mình sao mình không ra bố cáo nghiêm túc công bố lên các phương tiện thông tin đại chúng rằng bất kỳ công dân nước ngoài nào vào Việt Nam với hộ chiếu sai trái chủ quyền Việt Nam thì không cho vào.
Trà Mi: Xét về phương diện ngoại giao và tiêu chuẩn quốc tế, nếu không có cơ sở pháp lý, khó từ chối nhập cảnh cho các công dân nước ngoài. Biện pháp Cường đưa ra các bạn thấy có khả thi không?
Cường: Ý mình là phải có một công bố rất rõ ràng rằng bất kỳ một công dân nước ngoài nào vào Việt Nam phải tôn trọng địa lý, lãnh hải, chủ quyền Việt Nam. Thế có phải là quang minh, chính đại và được lòng dân không? Nhân dịp này chúng ta công bố luôn rằng bất kỳ cái gì sai trái với thuần phong, mỹ tục, bản đồ địa lý của Việt Nam, chúng tôi từ chối cho các bạn nhập cảnh.
Trà Mi: Cường cho rằng phản ứng của Việt Nam đóng thị thực nhập cảnh vào tờ giấy rời là chưa đủ. Một lời công bố như Cường đề nghị có thể gọi là đủ hay chưa trong việc khẳng định chủ quyền Việt Nam trên trường quốc tế trước hàng loạt các động thái liên tiếp của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam?
Cường: Chúng ta nên kiên quyết ngay từ bây giờ, phải đưa vấn đề này lên ngay Tòa án Quốc tế rằng chúng tôi phản biện tất cả. Nên làm một hồ sơ trình lên Liên hiệp quốc, chứ còn phát ngôn (của người phát ngôn Bộ Ngoại giao) thì cũng như là chúng ta đang cãi nhau thôi. Phải có những chứng cớ xác thực và gửi bằng văn bản, chứ người Việt Nam chúng tôi vẫn nghĩ rằng ‘lời nói gió bay’.

Thắng:
Trước nay hoạt động của Trung Quốc là nhất quán từ trung ương tới địa phương, nhưng chính phủ Việt Nam vẫn cố gắng ru ngủ mình. Lần này họ ứng phó bằng thị thực rời một phần vì không thể từ chối khách du lịch Trung Quốc. Những du khách này họ không có tội gì. Để giữ được tình hữu hảo, giao thương với các nước, chúng ta vẫn chấp nhận cho công dân nước đó nhập cảnh. Nhưng chúng ta không chấp nhận một tờ giấy do công dân nước đó cầm vi phạm chủ quyền nước ta. Cấp thị thực rời là một biện pháp hợp lý. Những người nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế như Nội Bài, Tân Sơn Nhất sẽ thấy một dòng chữ ‘Bạn có biết Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam hay không?’ Đó là cách rất thân thiện và lịch sự, đối ngược lại hoàn toàn sự báng bổ, đốn mạt của chính phủ Trung Quốc với việc vẽ ‘đường lưỡi bò’ thô bỉ như thế.
 
Cường:
Ngày xưa Quang Trung-Nguyễn Huệ hành quân đánh giặc từ Trung ra Bắc có vấn đề gì đâu? Bây giờ thời đại năm 2012 rồi, ra một công bố có gì đâu? Mình cũng không phản đối Thắng, nhưng những cái câu chữ đấy mà không viết được từ tháng 5 tới giờ. Sau khi quốc tế lên tiếng, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới buộc phải lên tiếng một cách hổn hển.
Thắng: Thời ông Phụng còn làm đại sứ Trung Quốc, có những khi nửa đêm, Trung Quốc gọi ông dậy, triệu đại sứ để phản đối báo chí Việt Nam nói về sự hỏng hóc của sản phẩm Trung Quốc hay thực phẩm Trung Quốc có độc. Ông Phụng bảo rằng nói đúng đấy chứ thì họ nói đại ý rằng có đúng cũng không được nói. Đấy là ngày trước. Nhưng đến bây giờ các phương tiện truyền thông của Việt Nam không ngày nào không nói đến vấn đề thực phẩm, hàng hóa Trung Quốc có độc. Hành động này được quyết định từ trung ương nhưng không để ra mặt. Vì nếu để ra mặt có thể sẽ làm Trung Quốc cảm thấy bị vuốt mặt. Nhưng làm như vậy đủ để Trung Quốc biết rằng Việt Nam kiên quyết.

Trà Mi
: Anh Thắng cho rằng Việt Nam muốn phản ứng mạnh với Trung Quốc cũng rất khó giữa tình thế Trung Quốc vừa là đồng chí, vừa là láng giềng rất mạnh bên cạnh Việt Nam. Cho nên, Việt Nam muốn phản đối phải uyển chuyển, nếu không sẽ gay go, có nhiều rủi ro.

Lâm:
Bộ Ngoại giao Việt Nam cần phải thể hiện rõ tinh thần dân tộc của Việt Nam hơn nữa. Họ vẫn còn yếu ớt lắm.
Trà Mi: Việt Nam nên thể hiện sự phản đối và khẳng định chủ quyền của mình thế nào có hiệu quả tốt nhất trước những hành động của Trung Quốc?

Lâm:
Ít nhất cũng phải tương tự như Phippines.
Trà Mi: Philippines có nhiều lý do để thể hiện thái độ quyết liệt vì họ có đồng minh rất mạnh là Mỹ. Ấn Độ thì in ngay bản đồ vào visa đáp lại với hộ chiếu lưỡi bò của Trung Quốc. Đó là những nước hùng mạnh và có đồng minh. Còn vị thế của Việt Nam, liệu chăng mình cũng nên thông cảm với những đường hướng, chính sách của Hà Nội?
Cường: Tôi phản đối. Dân tộc Việt là một dân tộc anh hùng. 90 triệu dân không phải là ít. 90 triệu dân này đang bị cản trở bởi một lực cản rất lớn là Bộ chính trị. Đương nhiên mình là nước yếu, nước nghèo. Nhưng chúng ta nghèo rất lâu rồi, nghèo nốt lần nữa có gì đâu? Dân tộc Việt Nam không bao giờ yếu hèn cả mà làm như bây giờ tôi cảm thấy là hơi yếu hèn. Chúng ta chỉ nghèo vì sự tham nhũng, vì sự quản lý yếu kém thôi. Chứ đâu có phải là con người Việt Nam yếu hèn!
Lâm: Em nghĩ chắc là chính quyền Việt Nam cũng không dám làm điều gì lớn hơn như thế được đâu. Họ còn sợ một điều gì đó từ chính trong lòng mình chứ không phải từ Trung Quốc nữa. Nếu họ phản ứng quá thì họ lo sợ một điều gì đó sẽ xảy ra với chính nội tại của họ.

Trà Mi:
Cảm ơn các bạn rất nhiều đã dành thời gian tham gia chương trình này.
Vừa rồi là phần trao đổi tiếp nối trong loạt thảo luận hai kỳ giữa 3 bạn trẻ trong nước phản hồi trước việc Trung Quốc in bản đồ đường lưỡi bò vào hộ chiếu và cách ứng phó của chính quyền Việt Nam.
Qúy thính giả muốn nghe lại toàn bộ hai phần cuộc thảo luận, chia sẻ quan điểm với các khách mời của chương trình, hoặc trao đổi với độc giả khắp nơi về đề tài này, xin tham gia mục Ý kiến ngay dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com.
Để nhận các câu chuyện hằng tuần của Tạp chí Thanh Niên đài VOA gửi trực tiếp vào máy tính của mình, mời quý vị và các bạn đăng ký dịch vụ RSS miễn phí và tải PODCAST từ trang chính của Ban Việt Ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ www.voatiengviet.com.
Trà Mi xin cảm ơn và hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong Tạp chí Thanh Niên đài VOA tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Q0Xj357PGq0

Ở Việt Nam cái gì mà không phải chạy?

Chuyện vỉa hè
Tư Ngộ / Nguoiviet
Ngày Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012, báo Tuổi Trẻ có một cái tin ngồ ngộ.
“Chia sẻ với người dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói cùng với kê khai tài sản, việc bỏ phiếu tín nhiệm nghe ra rất đáng hoan nghênh. Nhưng đó chỉ mới là một vế…” Báo Tuổi Trẻ đưa tin như vậy rồi dẫn lời ông Sang là “vế sau phải coi chừng là chạy đi vận động, mà vận động ở đây là vận động nháy nháy, móc ngoặc với nhau, được anh được tôi. Ðó là chuyện không lành mạnh.”
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc với “cử tri” ở Sài Gòn ngày 17 tháng 10, 2012. (Hình: VietNamNet)
Ở cái nước Việt Nam hiện nay “dân chủ gấp triệu lần tư bản” như bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan của ông từng huênh hoang, cái gì mà không phải “chạy”?
Từ nhà quê đến thành phố, hang cùng ngõ hẻm, bất cứ cái gì, không “chạy” là không xong.
Quan chức các cấp đua nhau “chạy dự án” vì một dự án được “ở trên” chấp thuận dù lớn dù nhỏ các quan đều có cơ hội chấm mút. Muốn cho con vào học, cha mẹ nào tránh được cái cảnh lót tay “chạy trường?” Muốn có bằng này bằng kia để tiến thân mà không phải học, ngay cả bằng trung cấp, trung học, không ít ông cán bộ đảng viên thoát cảnh “chạy” bằng. Ðể có chức nọ chức kia, cái cảnh “chạy chức” không phổ biến là gì? Báo chí của các ông không nói đi nói lại đó thôi?
Mới đây, ông Trần Trọng Dực, tiết lộ trong phiên họp ngày 7 tháng 12, 2012 của “hội đồng nhân dân” thành phố Hà Nội là người ta phải tốn hơn 100 triệu đồng để “chạy” một suất làm công chức trong thành phố. Ý kiến rất nhiều độc giả một số tờ báo nói cái giá đó quá “bèo” tức không đúng sự thật. Bởi vì chỉ “chạy” một cái ghế làng nhàng ở các tỉnh lẻ đã đắt hơn cái giá đó rồi.
Bất cứ cái gì ở Việt Nam cũng đều phải “chạy” vì nó là cái “luật bất thành văn” của cái xứ “dân chủ gấp triệu lần tư bản” hiện đang làm nước Việt Nam ngày càng sa đọa, khủng hoảng mọi mặt.
Ðến cái ghế tổng bí thư, những cái ghế chop bu trong đảng và nhà nước CSVN của các ông mà không phải “chạy” à? Trong các dịp các ông họp đảng để chia ghế chia phần, tin tức lộ ra cho thiên hạ biết các ông đấu đá kịch liệt ra sao.
Ðể ông ngồi vào ghế chủ tịch nước, ông có phải chạy không? Bọn ông đã không chia nhau từ trước rồi à? Ai là tổng bí thư, ai chủ tịch nước, ai thủ tướng rồi chia tiếp xuống dưới. Cơ cấu là cái gì nếu không có chuyện “chạy” trước với nhau? Ngay cái chức “đại biểu” ở các “hội đồng nhân dân” hay ở cái Quốc Hội bù nhìn ở Hà Nội, nếu để dân tham gia bầu cử trực tiếp và công khai thì làm gì có chuyện “chạy,” chuyện “cơ cấu”?
Muốn tránh cái chuyện “chạy” thì cái gì cũng phải công khai, minh bạch là cái không thể có ở cái xã hội CSVN. Các ông cứ tổ chức bầu cử công khai, trực tiếp đi xem. Nào có dám!
Có vẻ như ông Trương Tấn Sang muốn bắn tiếng cho ai đó như “đồng chí X” hay phe đảng của đồng chí X là ông “rành sáu câu” của họ. Ðừng tưởng ông ngu, không biết gì mà qua mặt.
Sau cuộc họp Trung Ương Ðảng hồi đầu tháng 10 vừa qua, người ta thấy ông Tư Sang ăn nói có vẻ bạo mồm, đã mấy lần đả “đồng chí X.” Ông kêu gọi mọi người “đừng sợ trùm úm” vì “không ai trù úm được cả dân tộc” khi ông bị cật vấn về chuyện chống tham nhũng kiểu đánh trống bỏ dùi. Nhưng ông có dám cầm đầu một đoàn biểu tình đi hỏi tội tham nhũng hay không? Hay chỉ la lên như kiểu chó sủa trăng?
Ngày 21 tháng 11, 2012, Quốc Hội bù nhìn của các ông thông qua nghị quyết “lấy phiếu tín nhiệm” đối với những người cầm đầu chế độ như các ông gồm 49 người. Ông cảnh cáo coi chừng có kẻ “chạy bỏ phiếu tín nhiệm” nhưng được mấy người tin ông là không “chạy”?

Song Chi :Ngoại giao nước đôi, lợi hay hại?

Ðọc bài dịch của G.S. Nguyễn Huệ Chi đăng trên trang Bauxite Vietnam về “Hai bài viết nặng chùy của truyền thông Trung Quốc chỉ trích ‘nói’ và ‘làm’ của Việt Nam”, thử hỏi người Việt Nam nào còn có lòng với đất nước, có tinh thần tự tôn dân tộc mà không cảm thấy đau, nhục?
Hai bài viết nặng chùy của truyền thông Trung Quốc… (Boxitvn)
Hàng trăm người Việt Nam đã biểu tình ở Hà Nội buổi sáng ngày Chủ Nhật 9 tháng 12, 2012 bày tỏ lòng yêu nước và chống Trung Quốc bá quyền bành trướng. Một trong những biểu ngữ họ mang theo với lời nguyền rủa: “Láng giềng khốn nạn, thôn tính tương lai” với cái mặt Tập Cận Bình bị gạch chéo. (Hình: AP photo/Na Son Nguyễn)
Hai bài báo của Trung Quốc nói về sự bất nhất trong những phát ngôn từ phía Việt Nam, qua vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 vào ngày 30 tháng 11 vừa qua.
Thực tế, khi sự việc xảy ra, báo chí Việt Nam đã đưa tin về hành động cắt cáp này. Nhưng ngay sau đó, vì sợ làm mất lòng Bắc Kinh, nhà nước Việt Nam đã tìm cách làm giảm nhẹ tính nghiêm trọng của sự việc, bằng cách “lệnh” cho báo chí xuống giọng, điều chỉnh từ “cắt cáp”, “phá hoại” thành ra “vô tình làm đứt cáp”.
Không những thế, trong cuộc họp giao ban báo chí vào ngày 11 tháng 12, cả phó vụ trưởng Vụ Báo Chí Xuất Bản-Ban Tuyên Giáo Trung Ương, bà Doãn Thị Thuận, lẫn phó trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, ông Nguyễn Thế Kỷ, đã phê bình báo chí không chấp hành sự chỉ đạo từ trên, đưa tin làm nóng thêm tình hình.
Ông Nguyễn Thế Kỷ còn đe sẽ xử lý các báo, các cá nhân vi phạm cả về mặt đảng lẫn bên nhà nước.
Nhà cầm quyền Việt Nam tưởng rằng khi tự làm nhẹ tình hình, bỏ qua một sự việc xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng như vậy (và không phải là lần đầu) thì phía Trung Quốc sẽ hài lòng.
Nào ngờ báo chí truyền thông Trung Quốc nhân dịp đó làm luôn 2 bài, tố Việt Nam tự mâu thuẫn, nói năng bất nhất. Rằng những lời “buộc tội vô căn cứ này” đã từng xảy ra, khi Việt Nam từng lên tiếng bị tàu Trung Quốc cắt cáp vào tháng 6 năm 2011.
Báo chí Trung Quốc cũng bồi luôn, rằng gần đây, Việt Nam không ngừng có những động thái mới. Chẳng hạn, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký một pháp lệnh “về việc hoạt động của tổ chức ngư chính, để đến đầu sang năm thì thiết lập Cục Ngư Chính (Cục Kiểm Ngư), nhằm tăng cường bảo vệ quyền hành nghề đánh bắt cá và chủ quyền lãnh hải” của nước mình.
Theo họ, đây là hành động vừa nhằm giành được sự ủng hộ của quốc tế về tình trạng “bị bắt nạt” của Việt Nam khi đưa ra một số biện pháp bảo vệ vùng biển, vừa tranh thủ cho tàu của Petro Vietnam đến khai thác dầu “bất chính”. Là trò hai mặt, mà trong bài G.S. Nguyễn Huệ Chi dịch là “trò tấu kèn đôi”.
Như vậy, vì bạc nhược mà Việt Nam đã bị rơi vào thế kẹt, bị Trung Quốc cười vào mũi. Thế giới thì hoang mang không biết có đúng là tàu Việt Nam bị cắt cáp ngay trong vùng biển thuộc lãnh hải của Việt Nam hay không, và suy rộng ra, ai đúng ai sai trong cuộc tranh chấp chủ quyền về lãnh hải này.
Lẽ ra, thay vì khiếp sợ, phát ngôn mâu thuẫn trước sau để cả dân ta lẫn cái kẻ “vừa ăn cướp vừa la làng” cười cho, nhà nước Việt Nam phải nhân dịp này lên tiếng tố cáo hành động xâm phạm chủ quyền và vi phạm nghiêm trọng luật lệ, quy ước quốc tế của Trung Quốc đối với Việt Nam trước thế giới.
Như Việt Nam đã từng lên tiếng phản đối hành vi tương tự của Trung Quốc trước đây.
Ðồng thời ủng hộ hoặc ít nhất để yên, thay vì tiếp tục thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc của người dân Sài Gòn, Hà Nội trong ngày 9 tháng 12.
Chỉ cần suy nghĩ một cách hợp lý cũng thấy rằng không thể nào chỉ vì người dân Việt Nam biểu tình phản đối những hành vi ngang ngược sai trái của Trung Quốc mà Trung Quốc lại gây chiến tranh với Việt Nam.
Mà giả sử nếu Trung Quốc thật sự muốn đánh Việt Nam, hay ít nhất, muốn chiếm lãnh hải Việt Nam, thì dù Việt Nam có nhẫn nhục đến mấy, họ cũng sẽ làm, vì quyền lợi quốc gia của họ.
Từ trước đến giờ Việt Nam đã từng nhiều lần rơi vào thế kẹt về ngoại giao lẫn đối nội bởi lối hành xử bất nhất, nước đôi, như vậy.
So với các nước khác trong khu vực cũng đang tranh chấp biển, đảo với Trung Quốc nhưng có thái độ khác hẳn như Nhật Bản, Philippines… sự bạc nhược của nhà nước Việt Nam một phần do Việt Nam lép vế hơn về sức mạnh quốc phòng hoặc không có đồng minh thực sự.
Nhưng điều đáng nói nhất, khiến nhà nước Việt Nam càng ngày càng lâm vào thế yếu trên mọi phương diện chính trị, ngoại giao là do chính sách đối ngoại không minh bạch, nhất quán.
Thế giới không hiểu rõ nhà nước Việt Nam thật sự muốn gì, có quyết tâm bảo vệ lãnh thổ lãnh hải không, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thực chất ra sao.
Chỉ thấy hai bên tiếp tục thường xuyên có các cuộc thăm viếng trao đổi về ngoại giao các cấp, trong đó Việt Nam luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ “16 chữ vàng” giữa hai đảng, hai nhà nước.
Trước mọi động thái leo thang trên biển Ðông của Trung Quốc, Việt Nam tiếp tục giữ thái độ im lặng hoặc không rõ ràng. Và nếu người dân vì căm phẫn định lên tiếng hoặc biểu tình phản đối thì lập tức bị đàn áp, bắt bớ…
Việt Nam cũng ngày càng thụt lùi về nhân quyền, càng đi ngược chiều với xu hướng dân chủ tiến bộ chung trên thế giới, khiến Hoa Kỳ và các nước phải nản lòng.
Mới đây, Tổng Thống Barack Obama hồ hởi đến thăm Myanmar để tán thành những bước đổi mới ngoạn mục về đường lối chính trị của nước này, trong khi ông không hề muốn ghé Việt Nam. Cuộc đối thoại nhân quyền thường niên giữa Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2012 bị lùi lại, mà theo các nhà bình luận chính trị, là một dấu hiệu của sự lạnh nhạt trong mối quan hệ Việt-Mỹ.
Bởi vì Mỹ không nhìn thấy nhà cầm quyền Việt Nam có những tiến bộ gì về đường lối chính trị, cũng không tin tưởng rằng Việt Nam thực sự muốn thoát ra khỏi vòng kềm tỏa của Trung Quốc.
Chưa kể, nhà nước Việt Nam một mặt rất mong Mỹ sẽ quay trở lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và ủng hộ Việt Nam trước tình hình căng thẳng với Trung Quốc, nhưng đôi khi họ lại có những hành động khó giải thích, thậm chí vụng về về mặt ngoại giao.
Như vừa qua họ tổ chức rình rang kỷ niệm 40 năm “Ðiện Biên Phủ trên không”, như cố tình xới lại vết thương của cuộc chiến Việt Nam với Mỹ, trong khi vẫn lờ tịt không dám nhắc nhở gì đến cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979.
Chính đường lối chính trị, ngoại giao mập mờ nước đôi mà Việt Nam đã từng sử dụng rất thành công trước kia khi đánh đu giữa Liên Xô và Trung Quốc, nay lại gây hại cho Việt Nam. Khi một nhà cầm quyền còn không biết họ thực sự muốn gì, tương lai đất nước sẽ đi về đâu thì các nước khác làm sao biết được và ủng hộ hay không?
Với nhân dân cũng thế.
Chuyện “nói một đằng làm một nẻo” là thường tình, giữa việc đề ra và việc thực hiện nhiều chủ trương đường lối, chính sách của đảng, mối quan hệ giữa nhân dân và chính quyền, cho tới những phát biểu/hành vi/việc làm của các quan chức từ trên xuống dưới.
Coi người dân như trẻ con, nhà nước Việt Nam luôn luôn lặp đi lặp lại “chuyện chính trị đã có đảng, nhà nước lo”. Nhưng chính ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi nói chuyện tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh khai mạc tại Hà Nội vào sáng 12 tháng 12, lại “than thở”: Một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay “ít quan tâm đến tình hình đất nước”.
Nhà văn Nguyễn Quang Lập viết trên trang blog Quê Choa của mình “Cụ tổng còn trách ai?”
Khi thanh niên sinh viên, người dân quan tâm đến tình hình đất nước, xuống đường biểu tình thì bị coi là tụ tập gây rối, bị đàn áp. Biểu tình chống tham nhũng cũng bị cho là tụ tập gây rối. Bộ Công An Hà Nội vừa có một buổi diễn tập trừng trị thẳng tay “đám khủng bố” dám lợi dụng biểu tình chống tham nhũng để chống phá chế độ.
Hai vấn đề lớn nhất, đáng quan tâm nhất là tham nhũng và chủ quyền đất nước đều bị cấm không cho đụng đến, thử hỏi thanh niên, nhân dân còn dám làm gì mà ông tổng lại trách là “ít quan tâm đến tình hình đất nước”?
Nhìn lại suốt hơn 6 thập kỷ cầm quyền của đảng cộng sản, chúng ta có thể liệt kê ra vô số những hiện tượng “nói một đằng làm một nẻo” như vậy, khiến người dân hoang mang, đồng thời mất lòng tin vào chính quyền. Dẫn đến tình trạng thờ ơ, vô cảm với tình hình đất nước cũng là dễ hiểu.
Dân không có lòng tin, bạn bè thế giới cũng không tin tưởng. Nhà nước Việt Nam càng trở nên cô độc hơn bao giờ hết trong tình huống phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng từ phía Trung Quốc. Buộc phải lùi dần, từ bỏ dần chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ cho đến khi hoàn toàn mất nước.

Thay đổi chế độ ở Trung Quốc?

Bùi Mẫn Hân – Boxitvn

Phạm Nguyên Trường dịch
Một câu hỏi cần phải hỏi về Đảng cộng sản Trung Quốc, một đảng vừa thực hiện xong việc luân chuyền ban lãnh đạo, là bài tập được dàn dựng một cách công phu này có giống như việc sắp xếp lại bàn ghế trong boong tàu Titanic hay không. Lễ nhậm chức của ban lãnh đạo mới có thể chẳng có mấy ý nghĩa vì ngày tàn của Đảng cộng sản Trung Quốc vừa có thể dự đoán được, vừa có nhiều khả năng là sẽ xảy ra.
Nhiều nhà quan sát có thể cho rằng lời khẳng định đó là sai. Họ bảo rằng Đảng cộng sản Trung Quốc đã chứng tỏ được sức sống của nó sau sự kiện Thiên An Môn vào năm 1989 và sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Liên Xô vào năm 1991. Vậy thì tại sao hiện nay lại phải xem xét những dự báo về sự sụp đổ của Đảng cộng sản Trung Quốc một cách nghiêm túc?
 
SV biểu tình ở Thiên An Môn 6/1989
 
 SV bị giết ngày 4/6/1989 tại Thiên An Môn
 
Quân đội chiếm giữ quảng trường Thiên An Môn sau ngày 4/6/1989
 Trong khi tương lai của Trung Quốc là điều không thể dự đoán được, nhưng có thể đánh giá được sự bền vững của chế độ hậu-toàn trị của nó với độ tin cậy nào đó. Trung Quốc có thể là một đất nước độc đáo về nhiều mặt, nhưng chế độ độc đảng khó mà là một ngoại lệ. Thực ra, chế độ chính trị của nước này cũng đang bị những lực tự hủy tấn công, đấy cũng là những lực lượng đã đưa các chế độ độc tài sang thế giới bên kia.
Trong số những khiếm khuyết của chế độ độc tài thì sự thoái hóa ở trên đỉnh kim tự tháp quyền lực, được thể hiện bởi những nhà lãnh đạo yếu kém chưa từng thấy, là hiện tượng ngày càng thể hiện rõ và không thể nào cứu chữa được. Bản chất đóng và không chấp nhận những nhân tố mới, theo mô hình kế vị, tức là tưởng thưởng cho lòng trung thành về mặt chính trị chứ không phải khả năng – cản trở, không cho nhiều người có tài leo lên những chức vụ cao trong chính phủ. Trên thực tế, những nhà cầm quyền độc tài thường ủng hộ những người kế nhiệm ít tài năng vì dễ lèo lái và kiểm soát khi họ bước trên đường tiến đến quyền lực.
Sự thoái hóa càng gia tăng khi chế độ độc tài bước vào giai đoạn già cỗi và quan liêu hơn. Khi các cá nhân leo lên những nấc thang cao hơn trong bộ máy quyền lực thì ô dù và tìm kiếm người bảo trợ là những tác nhân quan trọng nhất trong việc quyết định cơ hội thăng tiến của họ. Hậu quả là chế độ đó càng ngày càng trở nên sơ cứng khi họ lựa chọn các nhà lãnh đạo với những bản sơ yếu lý lịch sáng chói nhưng lại chẳng có mấy thành tích thực sự.
Căng thẳng chết người nhất của sự thoái hóa lãnh đạo là hiện tượng ăn thịt lẫn nhau đang ngày càng gia tăng trong giới tinh hoa chính trị. Triệu chứng dễ nhìn thấy nhất là nạn tham nhũng, nhưng nguyên nhân lại là bản chất của chế độ độc tài. Thường thì, những người cách mạng thuộc thế hệ đầu tiên là những người có sự gắn bó mạnh mẽ về tư tưởng và tình cảm với một số lý tưởng nào đó, mặc dù đấy có thể là những lý tưởng sai lầm. Nhưng giới tinh hoa hậu cách mạng lại là những kẻ cơ hội, chẳng còn tin gì lý tưởng nữa. Và giống như những nhà đầu tư, họ tìm kiếm lợi nhuận, càng cao càng tốt.
Khi các thế hệ lãnh đạo trước dùng quyền lực kiếm tiền bất hợp pháp thì những kẻ kế nhiệm lại được thúc đẩy bằng động cơ vừa muốn cướp bóc thậm chí còn nhiều hơn, lại vừa sợ là đến lượt mình sẽ chẳng còn gì. Đấy là cơ chế thúc đẩy nạn tham nhũng ở Trung Quốc hiện nay. Trên thực tế, có thể dễ dàng nhìn thấy hậu quả của sự thoái hóa lãnh đạo: kinh tế trì trệ và tốc độ phát triển thấp, căng thẳng xã hội gia tăng và mất niềm tin vào chính phủ.
Vấn đề là vì sao cả logic về sự tự hủy của chế độ độc tài lẫn những bằng chứng về hiệu năng kém của chế độ ở Trung Quốc vẫn không thuyết phục được phần lớn những nhà quan sát am tường rằng sự cáo chung của Đảng cộng sản Trung Quốc là một khả năng không thể nghi ngờ.
Rõ ràng đấy là do cách tư duy thông thường. Các chế độ cầm quyền lâu đời – thí dụ như chế độ Đảng cộng sản Liên Xô, của Shuharto ở Indonesia, của Hosni Mubarak ở Ai Cập – thường được cho là vững như bàn thạch, thậm chí ngay trước khi chúng sụp đổ người ta vẫn nghĩ như thế. Nhưng những người tin rằng Đảng cộng sản Trung Quốc có thể thách thức được cả cơ chế thoái hóa từ bên trong lẫn ghi nhận của lịch sử về những chế độ độc đảng đã sụp đổ có thể đọc Leon Trotsky, người đã từng biết một cái gì đó về những cuộc cách mạng. Trước khi sụp đổ, tất cả các chế độ độc tài đều được coi là bất khả chiến bại, Trotsky nhắc chúng ta như thế, nhưng sự cáo chung của chúng lại được coi là không thể tránh được ngay khi chúng bị lật đổ.
Lý do thứ hai là sợ tư duy về điều chưa biết. Chính quyền của Đảng cộng sản có thể không thể tồn tại mãi, nhưng thay vào đó – sự sụp đổ của nhà nước và sự hỗn loạn xã hội – có thể còn xấu hơn rất nhiều so với hiện trạng. Nhưng ghi nhận về những cuộc chuyển hóa dân chủ từ năm 1974 tới nay cho thấy rằng sự thay đổi chế độ ở Trung Quốc có thể không phải là một tai họa. Tác nhân quyết định là liệu nó có được giới tinh hoa cầm quyền khởi động và lãnh đạo, như đã từng xảy ra ở Đài Loan, Mexico, Brazil và Tây Ban Nha, hay không. Những cuộc chuyển hóa có lãnh đạo tạo ra những nền dân chủ ổn định hơn. Nếu một quá trình như thế diễn ra ở Trung Quốc thì Đảng cộng sản Trung Quốc có thể tự chuyển hóa thành đảng chính trị lớn, cạnh tranh với những đảng phái khác để giành quyền lực, như những đảng độc tài trước đây đã từng làm ở Đài Loan và Mexico.
Nhưng ngay cả khi sự chuyển hóa chế độ có xảy ra một cách hỗn loạn thì những chấn thương và lộn xộn diễn ra trong ngắn hạn cũng có thể tạo ra một hệ thống tốt đẹp hơn là chế độ độc tài, tham nhũng, hà khắc và trì trệ. Chế độ dân chủ mới của Indonesia có thể là chưa hoàn hảo, nhưng là chế độ thịnh vượng mặc dù ban đầu đã có viễn cảnh tồi tệ. Tương tự như thế, nước Nga của Putin, một chế độ độc tài lai ghép rất không hoàn hảo, nhưng vẫn là chỗ sống tốt hơn nhiều lần Liên Xô trước đây.
Nếu có một bài học cần phải học từ lịch sử của những cuộc chuyển hóa dân chủ trong suốt 38 năm qua thì đấy là: khi giới tinh hoa và xã hội vất bỏ chế độ độc tài, họ sẽ làm hết sức mình để cho hệ thống mới hoạt động. Nếu cuộc chuyển hóa như thế xảy ra ở Trung Quốc thì cũng không có lý do gì để nghĩ rằng quá trình và kết quả sẽ khác hoàn toàn.
Bùi Mẫn Hân 裴敏欣là Giáo sư về quản trị tại Claremont MacKenna College và thành viên không thường trú của của Quỹ Marshall Đức ở Hoa Kỳ.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
Được đăng bởi bvnpost3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét