Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

TIN NGÀY 06/11/2012 - UPDATE

http://www.youtube.com/watch?v=IWZvksd20hc&list=PL0Xd6_vQV82LCudJK71X7MHMDWYDAxgBN&feature=player_embedded
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=cmlQ6aWZyeA
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=lFtf0f9YUJs

Chính trị – Xã hội

Posted by basamnews on 06/11/2012
NÓNG! 10h – Tin từ CTV: “Sáng nay 06/11/2012 ở 46 Tràng Thi có khoảng 200 nông dân Văn Giang lại tập trung biểu tình, nhiều công an chìm nổi các loại bao vây xung quanh, rất khó tác nghiệp… Ở vườn hoa Lý Tự Trọng, khoảng 70 dân oan các tỉnh cũng đang tập trung tại đây… “. Xem thêm:  Dân oan và thương binh lại biểu tình khắp Thủ đô - (Lê Hiền Đức).

Trung Quốc công bố kế hoạch phát triển trên quần đảo Hoàng Sa (VOA)   —-Vietnam Plus  Trung Quốc tập trận đổ bộ tái chiếm đảo Biển Đông

Châu Âu ủng hộ giải pháp quốc tế về Biển Đông - Petrotimes   —-Châu Âu muốn gì ở châu Á? - Petrotimes
Vấn đề Biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (RFA)   —Trung Quốc ngăn cản ASEM đề cập đến tranh chấp biển đảo (RFI)  —-Philippines kêu gọi EU quan tâm tranh chấp biển Đông(RFA)   —Tổng thống Philippines nêu vấn đề biển Đông tại hội nghị Á-Âu (RFI)
Philippines đưa vụ tranh chấp Biển Đông ra thượng đỉnh Á-Âu (VOA)  –Việt nam đưa vụ tranh chấp Biển đông ra “ầu ơ ví dầu tình nghĩa anh em,nếu mà răng gãy có đâu đành lòng”.Chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những tiếng nói phản đối Trung Quốc (RFI)    —Ông Nguyễn Tấn Dũng tự « đánh roi vào mình »(RFI)
Lào bắt đầu xây dựng đập thủy điện Xayaburi(RFA)   —Lào sắp khởi công xây đập thủy điện Xayaburi trên sông Mêkông (RFI)    —-Ngày mai 7.11, Lào chính thức khởi công xây đập Xayaburi    SGTT.VN – Lào sẽ khởi công xây đập thủy điện Xayaburi trên sông Mêkông – công trình đã bị hoãn lại từ một năm rưỡi qua vì bị các nước láng giềng phản đối. Nhiều người dân Thái Lan biểu tình phản đối việc này.

“Việt Nam tôi đâu?” – Án tù cho nghệ sĩ (RFA) –  Vào đêm 31 tháng 10 vừa rồi, cảnh “ma, quỷ lộ hình” Halloween lại tái diễn ở các nước Phương Tây – và ở cả Việt Nam……Quyền phản ánh hiện thực – không phản bội lại nhân cách của mình, là một giá trị tuyệt đối của người nghệ sĩ.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh….Blogger kêu gọi đa đảng có thể bị tù (NV)

Từ trái: Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần và Huỳnh Thục VyBa phụ nữ trẻ Việt Nam được trao giải Nhân quyền 2012 (VOA)======>>>

Giới trẻ trong cuộc chơi chính trị mới (BBC) -Phạm Lê Vương Các gửi cho BBCVietnamese từ TP HCM   —Phản ứng trước những lời buộc tội SV Nguyễn Phương Uyên (RFA)

NH Thế giới thúc giục VN sửa Luật đất đai (RFA)
TT Bangladesh Sheikh Hasina kết thúc chuyến thăm VN(RFA)   —-Bungary – VN sẽ ký hiệp định hợp tác chiến lược vào năm 2013(RFA)   —–Mỹ – VN bàn thảo vấn đề trẻ em và cho nhận con nuôi(RFA)  —TT Medvedev: Nga – VN phải củng cố mối quan hệ truyền thống(RFA)  —-Nga muốn tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam (VOA)   —–Hội nghị BT Quốc phòng ASEAN sẽ diễn ra tại Campuchia tháng này(RFA)    —-Công an VN-Belarus tăng cường hợp tác (BBC)
Việt Khang và Ðỗ Trung Quân (Huy Phương -Nguoiviet)
Việt Nam, ngay cái vỏ ‘ổn định chính trị’ cũng không còn (Song Chi -Nguoiviet)

Kinh tế Việt Nam và Đông Nam Á: Những sắc màu sáng tối (2) (Trần vinh Dự -VOA) ->>>Kinh tế Việt Nam và Đông Nam Á: Những sắc màu sáng tối

Xã hội công dân (Trịnh Hội -VOA) -Cứ mỗi khi tôi phải dịch ‘Civil Society’ ra tiếng Việt thì không cần suy nghĩ tôi đều dịch nó ra là ‘Xã Hội Dân Sự’
Đọc lịch sử mà muốn khóc (Bằng Phong Đặng Văn Âu)-Thongluan -Những người miền Nam bây giờ là đồng bào của chúng ta, và chúng ta không nên có thái độ đắc chí trên sự suy sụp của họ”.
Lời khuyên cho ông Đặng Văn Thành và toàn thể Doanh nhân Việt Nam! -Quanlambao - Tên Tướng vô nhân tính Phạm Quý Ngọ buộc phải thả cha con ông Đặng Văn Thành ra tại ngoại điều tra. Song chính sự thất bại này đang bị thầy trò hắn cho là nỗi nhục và càng nung nấu quyết tam để tống cả nhà ông vào ngục thất càng sớm càng tốt.
Không có Quan làm báo ‘phản động’ thì Giới chóp bu Hà Nội cứ ngồi đó chờ Nguyễn Văn Hưởng cho bắt nhốt hết …. Quanlambao – Có lẽ cha con, thầy trò Hưởng, Tô Lâm và Phạm Quý Ngọ đang tự chủi mình về cái tội huyênh hoang quá sớm về vụ bắt giữ cha con ông Đăng Văn Thành!
Tại sao vợ chồng ông Thành phải bay ra Hà Nội làm việc với cơ quan điều tra? -Quanlambao – Bộ công an đã ó văn phòng 2 tại TP>HCM, từ trước đến nay các vụ án ở phía Nam sẽ do Văn Phòng 2 này chịu trách nhiệm. Vậy tại sao vợ chồng ông Thành phải bay ra Hà Nội để làm việc với cơ quan điều tra?
Người Tù Bị Bỏ Quên: Lô Thanh Thảo Bị Công An vây Bắt Vì Chụp Hình Biểu Tình ! (Danglambao)
NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN, TÔI CÓ THỂ LÀM GÌ CHO EM? (Danglambao)   —-BẢN NHẬN TỘI VIẾT TAY CỦA PHƯƠNG UYÊN(Danglambao)    —-Xung quanh việc bắt giữ Phương Uyên: Mần cách mạng chỉ vì ham cái Laptop(Danglambao)
Giải pháp để buộc đảng CSVN phải tuân thủ pháp luật (Kami -RFA)
Hương Nguyễn – Thư gởi những người liên hệ đến chuyện cháu Vân Anh bị xách tai và tát vào mặt (Danluan)
Nhạc sĩ Trúc Hồ nói về chiến dịch Triệu Con Tim – Một Tiếng Nói (phần 2) (RCTM)
Hệ quả lớn nhất của Hội nghị 6: VUA Nguyễn Tấn Dũng (phần 1) (RCTM)
‘Mặt Trời’ của Vinashin thành tàu ma?(BBC)  —-Ông Đặng Văn Thành ‘đã trở về nhà’ (BBC)    — Ông Thành chưa thể rút khỏi HĐQT Sacombank (VNN) —-Cần vị thế mới để chống tham nhũng - Tuổi Trẻ   —-Đừng biến Hà Nội thành “khu kinh tế mới”! - Petrotimes
Kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng (VNN) -Phó chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Nga nói, để chống tham nhũng tốt, quốc gia nào cũng buộc phải xây dựng thể chế kiểm soát quyền lực hiệu quả.   —Có thực chưa trao đủ quyền? (TVN)   —Cởi trói đã đủ chưa? (TVN)
Ai đang nhảy vào Sacombank, Eximbank?  (VEF.VN) – Cùng với sự thoái vốn và rút lui của ông Đặng Văn Thành và gia đình khỏi Sacombank, một lượng lớn cổ phiếu Eximbank đang bán ra và được thu gom. Ai đang đứng đằng sau các giao dịch này?Vì đâu sếp ngân hàng nhất loạt đổ bệnh? (VEF)

Đề xuất áp thuế TNCN ngay đầu 2013  (VNN) -Thảo luận tại tổ về dự án luật TNCN sửa đổi, ĐBQH đề xuất áp dụng luật ngay đầu 2013 và nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 4,5 triệu đồng.   —“Ông lớn” dầu khí xin… đủ thứ(VEF)    —Hết thời loạn hoa hồng xăng dầu(VEF)
Hạnh phúc và nỗi lo kiếm tiền sạch từ nơi bẩn nhất (VNN) -“Trước đây, cứ mỗi ngày tôi đi một kênh, sau một tuần quay lại giáp vòng. Thế mà bây giờ sáng ra không biết phải làm ở đâu. Chỗ nào cũng quang đãng”.>>>>Kiếm đồng tiền sạch từ nơi bẩn nhất Sài thành    —–Làng nghề cũng thiếu việc làm (SGTT)
Tăng giảm trừ gia cảnh, thực hiện từ 1.1.2013   SGTT.VN - Thảo luận tại tổ về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thuế thu nhập cá nhân, nhiều đại biểu cho rằng cần tiếp tục nâng mức giảm trừ gia cảnh và thực hiện ngay đầu năm 2013 thay vì từ 1.7 như tờ trình…
Quy phạm an toàn điện hạt nhân chưa hoàn tất   SGTT.VN – Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận đang xúc tiến, nhưng theo nhiều chuyên gia, quy phạm pháp lý an toàn hạt nhân chưa hoàn chỉnh.   —-Thống đốc NHNN sẽ trả lời chất vấn về nợ xấu, thị trường vàng (TN)

Kinh tế

Nguy cơ lạm phát tăng cao cuối năm(RFA)   —Làm ăn lỗ lã, đại gia Việt đổ tiền sang lân bang (NV)   —-Indonesia mua 300.000 tấn gạo từ Việt Nam (RFA)    —-Dự án Nam Đô Complex: Dân cũng phát hoảng (BĐS)
80% Nhà Máy Thủy Sản Có Cơ Sập Tiệm (Vietbao) -   —-Khoảng 80% nhà máy thủy sản có nguy cơ đóng cửa (Hanoimoi) – Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 10 tháng năm 2012, xuất khẩu thủy sản nước ta đạt 5 tỷ USD, song nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản đang đứng bên bờ vực phá sản.
CafeF  Tình hình nợ xấu các ngân hàng   —-StockBiz  Nhiều ngân hàng báo cáo không trung thực lãi – lỗ   —–Quản lý FDI: Sẽ soi kỹ chuyện “tiền vào tiền ra-VnEconomy     —Bớt “bật tường”, tổng tài sản nhiều ngân hàng giảm mạnh - VnEconomy   —-Sau “đại địa chấn”, giá vàng tăng vọt - Khampha.vn    —-StockBiz -Giá vàng tăng trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ
Điểm con số nợ xấu các ngân hàng (VNN)    —Không có hiện tượng rút tiền khỏi Sacombank (NLĐ)
VN-Index
375,32  -1,95  -0,52%
HNX-Index
50,43  -0,32  -0,63%
DowJones
13.112,44  19,28  0,15%
Vàng
1.684,50  1,30  0,08%
USD
20.825,00  0,00  0,00%
Dầu thô
85,55  0,10  0,1
Giá vàng bật cao trên 46 triệu đồng/lượng (VnEc) -Phiên tăng gần chục USD mỗi ounce của giá vàng quốc tế đêm qua đã đưa giá vàng trong nước sáng nay lên 46,2 triệu đồng/lượng. Giới phân tích dự báo, giá vàng có thể có những thay đổi đáng kể khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có kết quả vào ngày 6/11 theo giờ địa phương.
Lúc 9h45 sáng nay, giá vàng SJC tại Tp.HCM theo niêm yết của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là 46,05 triệu đồng/lượng và 46,25 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán. Tại Hà Nội, giá vàng SJC cùng thời điểm được Công ty Phú Quý công bố ở mức 46,15 triệu đồng/lượng và 46,25 triệu đồng/lượng.Giá vàng bất ngờ tăng vọt (VnEx)

Doanh nghiệp chết vì ‘nền kinh tế 1 đôla’  (VnEx) -Một đôi giày hiệu có giá bán cỡ vài triệu nhưng thật ra giá gia công tại Việt Nam chỉ khoảng 1 đôla. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tạo ra giá trị gia tăng cực thấp.Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa: Nên dỡ ngay trần lãi suất huy động (DDDN)
Tất toán, quản lý vàng: Dân gánh thiệt ?   (DĐDN) Vấn đề tất toán vàng, quản lý vàng theo quy định mới của NHNN đang là đề tài tranh luận nóng bỏng trong những ngày gần đây.

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Patrick Deville tác giả  cuốn  « Peste et Choléra » được trao giải văn học Femina 2012.
Tiểu sử Yersin đoạt giải văn học Pháp Femina  (RFI) -Tại Paris hôm nay 05/11/2012, giải thưởng văn học Pháp Femina được trao cho nhà văn Patrick Deville, tác giả quyển sách Peste et Choléra (Dịch hạch và Thổ tả) kể lại cuộc đời của bác sĩ Alexandre Yersin.
Hồ Xuân Hương & Phật Giáo - TS Phạm Trọng Chánh (VB)   ——Đêm Nhạc Dân Tộc Lửa Đông Sơn: Sự Hòa Hợp Giữa Nhạc Cổ Truyền VN Và Dòng Nhạc Hiện Đại (VB)    —-Học giả trung quốc cũng chưa dám nhận kinh dịch của mình (AVTC)
Viết lại tên bách việt  (AVTC) -Sau khi hợp lực đánh đổ nhà Tần năm 206 trước Công Nguyên (TCN), Lưu Bang bất thần xé bỏ hòa ước Hồng Câu xua quân bao vây Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ và diệt nước Sở năm 202 TCN. Cùng năm đó, ông lên ngôi hoàng đế sáng lập ra nhà Hán còn gọi là nhà Tiền Hán hay nhà Tây Hán. Về chữ viết, Hán triều tiếp tục chính sách của Tần Thủy Hoàng trong việc sửa đổi và tiêu chuẩn hóa một loại cổ ngữ thành một hệ thống chữ viết gọi là Hán ngữ.
Bi hài chuyện giáo viên tiếng Anh dạy thể dục (VNN)   —-Nhật thực, nguyệt thực xuất hiện trong tháng 11 (VnEx)
Người nghèo, người khổ trong thơ Nguyễn Huy Hoàng (VNN) -Sứ mệnh của một nhà thơ là thức tỉnh lương tâm, tình yêu và lòng trắc ẩn của con người.
Tháo “vòng kim cô” xuất bản (TN) -Việc cho tư nhân thành lập nhà xuất bản dù được không ít đại biểu quốc hội lên tiếng ủng hộ, nhưng vẫn dấy lên không ít tranh cãi.

Thế giới

Nguyên thủ các nước dự hội nghị ASEM 9 tại Viên Chăn chụp ảnh trước giờ khai mạc ngày 05/11/2012;
ASEM 9 khai mạc: Châu Âu trấn an châu Á về khủng hoảng kinh tế (RFI)==>>
Hội nghị ASEM 9 khai mạc tại Vientiane (VOA)  —-ASEM khó khăn (BBC)
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ ráo riết vận động trước ngày bầu cử (VOA)   —-Cách biệt trong tỉ lệ ủng hộ hai ứng viên là 0.1%(VOA)   —Nhân bầu cử, tìm hiểu các sắc tộc Mỹ (BBC/video)   —Người Trung Quốc thích Mitt Romney làm Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới (GDVN)   —Hôm nay, nước Mỹ bầu Tổng thống - Dân Việt
Tranh cử tổng thống Mỹ tốn bao nhiêu? (BBC) –  Số tiền các ứng viên tổng thống quyên được trong chiến dịch tranh cử có thể mua được những gì?
81% người dân thế giới ‘bầu cho Obama’ (VnEx)    —Thầy bói đoán Obama thắng cử (VnEx)
Các cách Thống Ðốc Romney có thể chiến thắng (NV)    –Các cách Tổng Thống Obama có thể chiến thắng (NV)   —-Chưa ai đủ 270 phiếu cần thiết để trở thành tổng thống(NV)   —Anh cùng cha khác mẹ của Obama nói em mình sẽ thắng cử (NV)—-Mỹ-Nhật tập trận trên biển Hoa Đông (BBC)
New York thiếu xăng dầu nghiêm trọng(VOA)   —-Giá dầu Mỹ tiếp tục giảm mạnh (BBC)   —-Quân nhân Mỹ ra tòa vì vụ thảm sát ở Afghanistan(VOA)  
Nhóm máu và tính cách (BBC)-Người Nhật tin là nhóm máu định hình tính cách của mỗi người.
Afghanistan: Một thủ lĩnh Taliban bị bắt tại Kandahar (RFA)   —–Syria: chiến sự tiếp diễn tại Damascus và Aleppo(RFA)    —-TT Pháp chỉ trích việc giữ giá đồng nhân dân tệ(RFA)
Matxcơva: Hàng ngàn người tuần hành lên án chính phủ(RFA)    —Phe dân tộc cực đoan Nga đòi Putin phải ra đi (RFI)    —-Nga:Phe dân tộc cực đoan biểu tình chống Putin và dân nhập cư (RFI)
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma: Lãnh vực cải tổ sắp tới của Trung Quốc là chính trị (VOA) -Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói khu vực duy nhất còn lại để chủ tịch sắp tới của Trung Quốc là ông Tập Cận Bình là cải tổ chính trị trong nước    —-Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc (BBC)

Trung Quốc đả kích chỉ trích của LHQ về Tây Tạng(VOA)   —Đảng Cộng sản Trung quốc điều tra tài sản của ông Ôn Gia Bảo (RFI)    — TQ điều tra tài sản gia đình thủ tướng  (BBC)  —Tập Cận Bình sẽ đối đầu với phong trào phản kháng ngày càng mạnh ở Trung Quốc (RFI)    —-Đức Đạt Lai Lạt Ma tố cáo chính sách thô bạo với Tây Tạng của Trung Quốc (RFI)   —-Kinh tế TQ đứng đầu thế giới vào 2025? (BBC)

10 vấn đề lớn của đảng Cộng sản Trung Quốc (Bùi Tín -VOA) —-Một trận bão mới đe dọa vùng duyên hải phía đông nước Mỹ  (VOA)

Lãnh đạo Na Uy – Trung Quốc gặp nhau (RFA)   —-Đức Dalai Lama: bây giờ là thời đại của ông Tập Cận Bình (RFA)    —-Mỹ, Trung đổi lãnh đạo và vai trò đầu tàu (TVN)
Tranh chấp đảo Senkaku: Ngoại giao đã hết, TQ ám chỉ sử dụng vũ lực (GDVN)   —-Nhật sẽ tăng cường sức mạnh phòng vệ biển? - VnMedia   —–“Trung Quốc ngày càng mạnh bạo, tùy tiện trong tranh chấp lãnh thổ” (GDVN)    —-Căng thẳng Trung-Nhật: Ra uy, đàm phán, kêu gọi - (Phunutoday)   —–Mỹ – Nhật ‘vung kiếm’ dọa Trung Quốc -Zing
Đài Loan kiểm tra lòng trung thành của 50 tướng tá quân đội (GDVN)   —-Đài Loan muốn mua hai khu trục hạm của Mỹ (RFI)  —Hàn Quốc ra lệnh đóng cửa 2 lò phản ứng hạt nhân(VOA)   —-Hàn Quốc: Ứng viên tổng thống Park Geun Hye hứa hòa dịu với Bình Nhưỡng(RFI)
5 quả bom tự chế phát nổ ở Bahrain (VOA) – —-Nổ tại Bahrain, 2 người chết(VOA)   —-Dân Hy Lạp lại đình công vì biện pháp tiết kiệm mới(VOA)    —-Tây Ban Nha : Gần 5 triệu người không việc làm (RFI)   —–Standard & Poor’s bị tư pháp Úc trừng phạt vì gian trá(RFI)
Giải mã biểu tượng bí ẩn trên sa mạc Gobi, Trung Quốc(GDVN)   —-Myanmar đón nhận ‘cơn bão’ đầu tư - Sàn OTC   –ASEAN quan ngại xung đột sắc tộc tại Miến(RFA)
50 quân chính phủ thiệt mạng tại Syria hôm qua (RFA)

XH-VH_MT

Giám đốc bệnh viện lộng quyền, tư lợi (TN) -Nhiều bác sĩ trong Bệnh viện Răng Hàm Mặt T.Ư ở TP.HCM phản ánh bác sĩ Lâm Hoài Phương, Giám đốc bệnh viện đưa bệnh nhân ra phòng khám cá nhân thu hàng chục triệu đồng mỗi ca…Cô giáo nhắn tin “khủng bố” chủ tịch HĐND xã (TN)

Dân Ðà Nẵng hỗn chiến với công nhân (NV)   —–Video: Sốc với “công nghệ” nhuộm cốm xanh bằng phẩm màu (GDVN) -    —-‘Kẻ miệt thị thợ xây như lợn ăn cám sống ở nơi không có con người’(GDVN)    —-Lấy lời khai của công an bị tố sàm sỡ, dâm ô hàng loạt nữ sinh(GDVN)    —-Vụ công an bị tố dâm ô nhiều trẻ em: Lời kể của các nữ sinh - (Dân Việt)
Con trai của CT HĐTV một Tổng C.ty xây dựng gây tai nạn rồi bỏ chạy?    —-Áo ngực có chứa chất lạ: Dân hoang mang, cơ quan chức năng “im lặng”(GDVN)   —-Phát hiện thêm áo ngực Trung Quốc có chất lạ đổi màu (GDVN)     —-Hình ảnh hàng nhái dễ dàng “qua mắt” người tiêu dùng(GDVN)
Kiếm bộn tiền nhờ ‘dịch vụ ôm ngủ’ - Ngoisao.net   —-Đà Nẵng: Đại học Đông Á bị trộm “viếng” két sắt! - Pháp luật & Xã hội   —Hàng trăm hộ dân sống chung với mùi hôi thối(VNN)   —-Thu giữ 80.000 lọ hóa chất làm giá đỗ (VNN)   —-Tông dải phân cách, xế hộp lật ngửa giữa đường(VNN)   —-Nắn gân nhà thầu dự án 700 tỷ hoen gỉ (VNN)    —Nữ công nhân bỏ con vào thùng rác mới hơn 16 tuổi (VNN)
Xe ba bánh liều mạng, hét giá vì độc quyền (VEF.VN) – Với những con phố, ngõ nhỏ, hẹp, muốn vận chuyển đồ đạc, hàng hóa việc sử dụng xe ba bánh (xe lam) là hợp lý hơn cả. Vì thế, nhiều người coi nghề này là độc quyền và “bóc lột” khách hàng.Việt Nam thu hồi mì Hàn Quốc có chất độc (VnEx)

Dân oan hàng ngày đến nhà tôi kêu cứu

Lê hiền Đức
Thứ hai, ngày 05 tháng mười một năm 2012
 Ngày nào cũng có hàng chục người thậm chí đông hơn toàn bà con dân oan từ khắp nơi đến nhà tôi kêu cứu. Họ mang theo đơn từ đã đi gửi khắp nơi từ trung ương đến địa phương nhưng tất cả chỉ nhận đơn và chuyển…
Sáng nay bà con  từ khắp nơi đến.
 Tôi đã từng đăng bài về một trường hợp của bà con trong mièn nam với hơn hai ngàn lá đơn, khiếu nại nhiều năm vì sự chây ì của chính quyền địa phương, không thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng.
 Dưới đây là một vài lá đơn kêu cứu của dân oan Thanh Oai Hà nội :
 Tố cáo chính quyền Thanh Oai Hà nội cướp đất, phá nhà, đuổi thân nhân Liệt sỹ ra sống bên hè đường.
 Hiện rất nhiều đơn từ tố cáo, khiếu kiện mà dân oan khắp nơi đã gửi đến nhà tôi cùng với gửi cho các cơ quan chức năng. Bà con con cho biết : họ đã khiếu kiện nhiều năm nhưng vụ việc của họ được các cơ quan chuyền bóng cho nhau, gây ra rất nhiều oan ức và bất bình cho họ.
 Tôi sẽ cho đăng tải liên tục các hồ sơ của bà con đã gửi để bạn đọc thấy được dân oan của chúng ta đang khốn khổ như thế nào.
Được đăng bởi

Trung Quốc điều tra tài sản của Thủ tướng Ôn Gia Bảo

Trung Quốc điều tra tài sản của Thủ tướng Ôn Gia Bảo
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.
(LĐO) – Thứ hai 05/11/2012 11:29
Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc điều tra nội bộ dựa trên những cáo buộc của tờ báo Mỹ New York Times rằng Thủ tướng Ôn Gia Bảo tích lũy bí mật được ít nhất 2,7 tỉ USD.

Tờ Nhật báo Hoa nam Buổi sáng số ra ngày hôm nay (5.11) cho biết đích thân Thủ tướng Ôn Gia Bảo gửi thư tới Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đề nghị tiến hành điều tra – một động thái nhằm làm rõ trắng đen và làm trong sạch tên tuổi của ông. Trước đó luật sư đại diện cho gia đình ông Ôn Gia Bảo đã phủ nhận thông tin đăng trên tờ New York Times ngày 26.10, trong đó nói rằng mẹ Thủ tướng cùng các anh chị em và con cái ông đã tích lũy được số tài sản nói trên kể từ khi ông làm Thủ tướng năm 1998.
“Bộ Chính trị đã đồng ý với đề nghị của ông Ôn Gia Bảo” – tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời một số nguồn tin giấu tên cho biết.
Tờ báo cũng dẫn lời một số nhà phân tích nói rằng đề nghị của ông Ôn Gia Bảo cho thấy Thủ tướng tranh thủ tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh việc thực thi quy định về công khai tài sản cá nhân trong gia đình các lãnh đạo cấp cao, vốn bị trì hoãn đã lâu.
Theo Reuters

Frank Jannuzi – Điều Gì Xảy Ra Cho Nhân Quyền Trung Quốc?

Danluan

Frank Jannuzi
Cam Táo chuyển ngữ
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm nay, không thấy nhắc đến dân chúng Trung Quốc
Cứ mỗi bốn năm, chiến dịch tranh cử tổng thống luôn đưa Trung Quốc ra trước ánh đèn sân khấu chính trị. Các ứng cử viên đều tỏ ra mãn nguyện khi nắm bắt bất cứ cơ hội nào để “chụp mũ” đối thủ là “nhu nhược” trước Trung Quốc và trước sự lạm dụng nhân quyền của đất nước này. Tuy nhiên, lúc bài diễn thuyết mạnh mẽ và sự phấn khích với chiến dịch đã qua đi, thường có một cảm giác nôn nao, chuếnh choáng sau nhậm chức, khi người chiến thắng nhận ra rằng việc tìm kiếm giải pháp cho hàng loạt thách thức có tầm vóc quốc tế — như ngăn chặn sự phát triển vũ khí hạt nhân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường trái đất, bảo đảm an ninh năng lượng – đều không đi tới đâu nếu không có sự hợp tác của chính quyền Trung Quốc. Đây là một thông lệ mà Hoa Thịnh Đốn luôn thực hiện kể từ khi Trung Quốc lập quốc năm 1949, và cũng là lúc người ta tranh luận ai là người có lỗi khi để Trung Quốc lọt vào tay những người cộng sản “vô đạo đức” và “vô thần.”
Tổng Thống Jimmy Carter nổi tiếng vì đã đặt vấn đề nhân quyền một cách mạnh mẽ hơn vào chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, nhưng khi ông bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh năm 1979, ứng cử viên đảng Cộng Hòa Ronald Reagan đã nắm lấy cơ hội này để nói về phẩm chất đạo đức ở chuẩn mức cao khi phát biểu rằng ông “sẽ không bỏ rơi bằng hữu và đồng minh.” (Trớ trêu thay, Tổng Thống Reagon lại là người đã cho phép bán vũ khí hạng nặng tiên tiến, kể cả trực thăng Diều Hâu Đen (Blackhawk) cho Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc). Trước cuộc thảm sát tại Quảng Trường Thiên An Môn năm 1989, ứng cử viên Bill Clinton cáo buộc Tổng Thống George H.W. Bush đã đối xử khoan dung quá mức cần thiết với “những tên đồ tể Bắc Kinh,” để rồi khi nhậm chức ông đã nhanh chóng quên mất là mình cần phải nỗ lực liên kết vấn đề thương mại và nhân quyền với Bắc Kinh.
Nhưng năm nay, yếu tố nhân quyền gần như bị bỏ quên trong chiến dịch tranh cử. Ngay cả khi có trường hợp nổi bật của nhà hoạt động khiếm thị bảo vệ nhân quyền Trần Quang Thành, người đã đưa các vấn đề về pháp quyền và nhân quyền vào chương trình nghị sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hồi tháng Tư, khi ông chạy trốn vào Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh; thì cả hai ứng cử viên đều chẳng mấy bận tâm, ngoại trừ một nỗ lực nhỏ của Mitt Rommey trong việc chỉ trích Trung Quốc về trường hợp của luật sư Thành. So sánh với những chiến dịch trong quá khứ, thì nhân quyền ở Trung Quốc lần này chỉ được coi như là một chuyện thứ yếu.
Ông Romney và đối thủ của ông là Tổng Thống Barack Obama, đã có cơ hội nói rõ ràng hơn về Trung Quốc trong buổi tranh luận chính sách ngoại giao của họ ngày 22 tháng 10, nhưng cả hai đều tránh né vấn đề. Khi ông Bob Schieffer – người điểu khiển chương trình – hỏi các ứng cử viên đường lối quan hệ nào họ muốn có với nước Trung Quốc đang phát triển, Tổng Thống Obama đã nói Trung Quốc là “đối thủ” và cũng là “đối tác đầy tiềm năng trong cộng đồng quốc tế, nếu nó tuân thủ luật chơi.” Những luật chơi mà Tổng Thống Obama dẫn chứng chỉ liên quan đến thương mại và tự do hàng hải, không phải là nhân quyền. Cũng giống Tổng Thống Obama, ông Romney nói với giọng hợp tác: “Chúng ta có thể hợp tác với họ, nếu họ sẵn sàng chịu trách nhiệm.” Nhưng ông cũng chỉ xác định “trách nhiệm” nằm trong vấn đề thương mại.
Không ứng cử viên nào đề cập đến nhân quyền, Tây Tạng, Tân Cương, Tường Lửa, việc bỏ tù nhà hoạt động nhân quyền đoạt giải Nobel Hoà Bình Lưu Hiểu Ba, việc Trung Quốc hỗ trợ Su-đăng, hay việc Trung Quốc ngăn cản hành động của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về Syria. Cũng không nêu tên nhà lãnh đạo Trung Quốc Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào, hay đưa ra nhận định về quá trình chuyển giao lãnh đạo và những gì có thể tiên đoán.
Trung Quốc được đề cập đến trong chiến dịch tranh cử, nhưng gần như chỉ theo một khía cạnh: thương mại. Tổng Thống Obama đã khai hỏa trong Thông Điệp Liên Bang của năm nay, lưu ý rằng chính quyền của ông đã đem lại nhiều gấp đôi các thương vụ với Trung Quốc so với chính quyền trước. Tổng Thống cũng công bố đã thành lập Cơ Quan Thực Thi Pháp Luật Thương Mại để điều tra “việc thi hành thương mại bất bình đẳng ở các quốc gia như Trung Quốc.”
Ông Romney tấn công bằng bài phản biện đăng trên Wall Street Journal hồi tháng Hai 2012, lập luận rằng Hoa Kỳ nên “trực tiếp đối phó với cách hành xử đầy lạm dụng của Trung Quốc trong các lãnh vực thương mại, tài sản trí tuệ, và giá trị tiền tệ.” Ông cam kết sẽ chỉ đích danh Trung Quốc là “kẻ thao túng tiền tệ” ngay ngày đầu tiên nhiệm kỳ tổng thống của ông, và cũng cam kết tăng cường lực lượng quân sự Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương để “bảo đảm khu vực này vẫn mở cửa cho việc hợp tác thương mại.” Ông Romney cũng đã ngắn gọn đề cập đến kỷ lục nhân quyền của Trung Quốc trong bài phản biện của ông, nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể chính quyền của ông sẽ hỗ trợ các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc như thế nào, hay cách tiếp cận vấn đề của ông sẽ khác Tổng Thống Obama ra sao.
Hiện nay có thể là Trung Quốc đủ mạnh để cả hai ứng cử viên ngần ngại khi nói đến vấn đề nhân quyền, vì sợ Trung Quốc không hợp tác trong các lãnh vực khác. Tháng Hai 2009, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên Ngoại Trưởng Hillary Clinton đề cập đến các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, và nhân quyền như thế này: “Các chính quyền Trung Quốc nối tiếp nhau luôn được nhắc nhở về các vấn đề này, và chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy họ. Nhưng cách thúc đẩy của chúng tôi trên những vấn đề ấy sẽ can thiệp vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng thay đổi khí hậu toàn cầu, và cuộc khủng hoảng an ninh.”
Nhưng Đại Sứ Winston Lord, một trong số những kiến trúc sư quan trọng đối với sự gắn bó giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, có một cái nhìn khác biệt. Trong cuộc điều trần trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện, ông Lord người từng là đại sứ ở Trung Quốc từ năm 1985 đến năm 1989, đề nghị “10 điều răn” để trao đổi có hiệu quả với Trung Quốc. Điều răn thứ nhất: “Chớ Hủy Bỏ Tiền Tệ của Trung Quốc.” Điều răn thứ hai: “Chớ Gây Rắc Rối với Trung Quốc.” Nói đến nhân quyền ở Trung Quốc sẽ không được tầng lớp lãnh đạo ưu tú Trung Quốc ủng hộ, nhưng theo cuộc thăm dò của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew hồi tháng Mười, 52% người Trung Quốc vẫn thích nghiêng về ý tưởng dân chủ của Hoa Kỳ, cho dù chỉ có 43% cho rằng mọi quan hệ với Hoa Kỳ đều tốt. Chắc chẳng có gì đáng ngạc nhiên vì những người Trung Quốc trẻ hơn, hào phóng hơn, có giáo dục tốt hơn, càng có nhiều khả năng để họ nhận định ý tưởng của Hoa Kỳ về dân chủ và nhân quyền. Điều này cho thấy sự vận động của Hoa Kỳ về nhân quyền, có thể được những người Trung Quốc có khả năng nhất hưởng ứng để hình thành tương lai đất nước.
Và vấn đề nhân quyền không nhất thiết phải được nhìn nhận như một vấn đề riêng biệt. Các ứng cử viên có thể dễ dàng dẫn dắt từ nhân quyền ở Trung Quốc sang tạo công ăn việc làm cho Hoa Kỳ. Sự liên hệ giữa việc thực hành nhân quyền của Trung Quốc với khả năng của Hoa Kỳ trong việc cạnh tranh trên thế giới trên một sân chơi bình đẳng có thể không dễ thấy, nhưng chúng có liên hệ với nhau, như Yoda từng nói. Trung Quốc chiếm lợi thế trong việc cạnh tranh nhờ lao động rẻ, luật pháp bảo vệ môi trường lỏng lẻo, và đất đai bị tước đoạt. Bắc Kinh sẽ tiếp tục hưởng thụ những lợi thế này dài dài, chừng nào mà người công nhân Trung Quốc chưa có quyền thành lập công đoàn độc lập bảo vệ cho họ, dân chúng Trung Quốc vẫn bị trừng phạt nếu đòi hỏi nguồn nước và không khí trong sạch, và nông dân Trung Quốc vẫn bị tước đoạt đất đai mà không được đền bù tương xứng.
Sự thất bại của các ứng cử viên trong việc đưa ra những ý tưởng cụ thể như làm thế nào để thúc đẩy nhân quyền ở Trung Quốc, là một điều đáng hổ thẹn. Có sẵn nhiều con đường để khuyến khích cải cách – - thông qua trao đổi giáo dục, đào tạo tư pháp, đào tạo nhà báo, hội thảo về pháp trị, hỗ trợ xã hội dân sự, phát thanh truyền hình, các sáng kiến tự do Internet, hỗ trợ tiếng nói của những người bất đồng chính kiến, và chính thức đối thoại về nhân quyền.
Có ba lý do cho thấy, việc Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ về pháp quyền và nhân quyền tại Trung Quốc, là một cách chơi thông minh. Thứ nhất, sẽ thu hút sự ủng hộ ở bên trong Trung Quốc. Những người ủng hộ can đảm nhất cho nhân quyền và công lý ở Trung Quốc sống ngay trong đất nước này, chứ không phải là những người sống dọc theo bờ sông Potomac. Thứ hai, sẽ có thêm nhiều cơ hội kinh tế cho Hoa Kỳ nhờ giai cấp trung lưu Trung Quốc (những khách hàng tương lai), đồng thời ngăn cản các công ty quốc doanh Trung Quốc hưởng những lợi thế bất công vì mức lương thấp, vì quy định về môi trường lỏng lẻo, và vì cướp đất. Thứ ba, sẽ thực sự thúc đẩy sự ổn định lâu dài của Trung Quốc. Mỗi năm có hàng chục ngàn cuộc biểu tình xảy ra tại Trung Quốc, nhiều cuộc biểu tình chỉ chú trọng đến sự bất công về kinh tế. Bằng cách áp bức những ai tìm cách tố cáo sự bất bình — cho dẫu họ chỉ là những tu sĩ Tây Tạng hay những công nhân hãng xưởng bất mãn — Đảng Cộng Sản Trung Quốc chỉ làm suy yếu tính chính danh của riêng họ, cũng như cho phép các vấn đề trở nên đau đớn. Có lẽ đến mùa tuyển cử 2016, một ứng cử viên tổng thống Mỹ sẽ lưu ý (những điều kể trên).
Cam Táo
4:30pm Chủ Nhật ngày 4 tháng 11 năm 2012

Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960

Tác giả:

1.-   TÌNH HÌNH CHUNG TRƯỚC ĐẢO CHÁNH
Sau khi thành lập năm 1955, tình hình an ninh và chính trị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khả quan được vài năm thì bị xáo trộn trở lại vào đầu thập niên 60, có thể vì nhiều lý do:
Thứ nhất, tại Hà Nội sau hội nghị Trung ương đảng ngày 13-5-1959 và Đại hội III đảng Lao Động (từ 5-9 đến 10-9-1960), Bắc Việt Nam (BVN) quyết định tấn công Nam Việt Nam (NVN) mà CS nói là”giải phóng” miền Nam bằng võ lực. Theo hiệu lệnh nầy, du kích cộng sản nằm vùng tại NVN từ năm 1954, hoạt động trở lại, quậy phá và tấn công khắp nơi. Miền Nam bắt đầu mất an ninh.
Thứ hai, hiến pháp VNCH ngày 26-10-1956 thừa nhận quyền tự do lập hội (điều 15), tự do nghiệp đoàn (điều 23), nhưng không đề cập đến quy chế chính đảng, quyền lập chính đảng và quyền đối lập chính trị. Chế độ Ngô Đình Diệm không chấp nhận bất đồng chính kiến và đối lập chính trị. Các đảng phái bị đánh dẹp trừ đảng Cần Lao do Ngô Đình Nhu lãnh đạo. Đảng Cần Lao là đảng duy nhất có quân ủy tức ủy ban đảng trong quân đội, ngược với truyền thống đứng ngoài các đảng phái chính trị của quân đội VNCH. Những lãnh tụ đối lập với chính quyền Diệm lần lượt bị bắt giam. (Sau nầy có một số tướng lãnh và sĩ quan gia nhập đảng phái là cá nhân bí mật vào đảng, trong khi tập thể quân đội đứng ngoài đảng.)
Ông Diệm đi vào con đường sùng bái cá nhân. Rõ nhất là ngay từ năm 1955, mỗi lần chào cờ bất cứ ở đâu, bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” đều được trình diễn tiếp ngay sau bản quốc ca.  Bài hát xưng tụng “Ngô tổng thống, Ngô tổng thống muôn năm...” Ông Diệm biết, nghe, và chứng kiến việc suy tôn mình trong các buổi lễ, mà không ra lệnh sửa sai, dẹp bỏ, nghĩa là ông Diệm đồng lòng với sự suy tôn nầy. (Bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” do Thanh Nam đặt lời, Ngọc Bích phổ nhạc.)
Sau khi củng cố được địa vị, trong công việc cai trị, tổng thống Diệm chỉ tin tưởng và trọng dụng những người trong gia đình, những đảng viên Cần Lao và những thủ hạ thân tín chung quanh gia đình của ông. (Vĩnh Phúc, Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, California: Nxb. Văn Nghệ, 1998, tr. 24.) Ngoài ra, “Sau khi đã vững chỗ ngồi, ông [Diệm] quay qua thanh toán những người đã từng sát cánh với ông, đã từng phò tá ông trong những lúc hoạn nạn khó khăn…” (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 446), nên nhân tài lần lượt tránh xa ông Diệm, nếu không bị ông thanh toán.
Thứ ba, lúc đó dân chúng than phiền về nạn tham nhũng và lạm quyền của một số viên chức chính phủ hay đảng viên Cần Lao, càng ngày càng gia tăng, làm tổn hại đến uy tín chính trị của chế độ Diệm. Sách hồi ký của các tướng lãnh hay các nhân vật chính trị đương thời đều đề cập đến nạn tham nhũng thời kỳ nầy. (Ví dụ: các sách của Đỗ Thọ, Trần Văn Đôn, Nguyễn Trân, Nguyễn Bá Cẩn …) Tham nhũng thời ông Diệm còn giới hạn chứ không tràn lan như cộng sản ngày nay.
Quốc hội lập pháp khóa 2 được bầu ngày 30-8-1959. Cũng như quốc hội khóa trước, đại đa số đắc cử đều thân chính quyền. Tại Sài Gòn, Nguyễn Trân đắc cử ở quận I và Phan Quang Đán đắc cử ở quận II, nhưng cả hai đều bị “Ủy ban hợp thức hóa” của Quốc hội loại bỏ, vì cho rằng các ông vi phạm luật bầu cử. Ai cũng biết ông Diệm sử dụng Ủy ban hợp thức hóa của Quốc hội để loại bỏ những nhân vật đối lập. (Đoàn Thêm, 1945-1964, Việc từng ngày, Hai mươi năm qua, California: Xuân Thu tái bản, tr. 260.)
Chính phủ Diệm kiếm cách ngăn chận đối lập chính trị, nhưng cũng không cản được 18 chính khách trong Ủy Ban Tiến Bộ và Tự Do, hội họp tại khách sạn Caravelle ở Sài Gòn ngày 26-4-1960, cùng ký kháng thư công khai phản đối chế độ Diệm. Kháng thư nầy thường được gọi là “Tuyên ngôn Caravelle”, phản đối việc kiểm soát báo chí, tố cáo nạn bè phái và yêu cầu tổng thống Diệm nới rộng chính phủ, tái lập các quyền tự do căn bản. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu , 1992, tr. 324.)  Mười tám người nầy là (theo thứ tự A, B, C, họ, chữ lót, tên): Hồ Văn Vui (linh mục), Huỳnh Kim Hữu, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Hữu Chương, Phan Huy Quát, Phan Khắc Sửu, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Hương, Trần Văn Lý, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Văn. (Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, California: Nxb. Xuân Thu, 1989,  tt. 168-169.) Mười tám chính khách nầy thuộc nhiều tôn giáo khác nhau và có nhiều người đã từng giúp đỡ hay cộng tác với ông Diệm.
Các nhân sĩ ký tên vào bản “Tuyên ngôn Caravelle” không bị chính phủ Diệm bắt giam, một phần vì các nhân sĩ nầy uy tín khá lớn, thuộc nhiều thành phần xã hội, tôn giáo và chính trị, kể cả một số đã từng cộng tác với ông Diệm, và một phần khác vì áp lực của Tòa đại sứ Hoa Kỳ.
Lúc đó, về phía Hoa Kỳ, tòa đại sứ ngầm yêu cầu chính phủ Diệm tìm cách cải cách chính trị.  Có lần đại sứ Elbridge Durbrow thúc đẩy tổng thống Diệm nên gởi cố vấn Ngô Đình Nhu ra nước ngoài, nhưng tổng thống Diệm không nghe theo những yêu cầu về phía Hoa Kỳ.  (Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, tr. 138.)
Để đáp ứng tình thế mới, tổng thống Diệm cải tổ chính phủ ngày 18-10-1960, không nới rộng mà chỉ thay đổi các chức vụ sau: bộ trưởng Quốc phòng: Nguyễn Đình Thuần thay Trần Trung Dung; bộ trưởng Nội vụ: Bùi Văn Lương thay Lâm Lễ Trinh; bộ trưởng Tư pháp: Nguyễn Văn Lượng thay Nguyễn Văn Sĩ.
Một biến chuyển quốc tế ảnh hưởng nhiều đến nền chính trị Việt Nam là vào ngày 8-11-1960, trong cuộc tranh cử ở Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ John F. Kennedy, ứng cử viên đảng Dân Chủ, đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng Hòa là Richard Nixon. Nixon nguyên là phó tổng thống trong chính phủ Dwight David Eisenhower (tổng thống hai nhiệm kỳ1953-1961). Thay đổi tổng thống mới theo chính đảng đối lập ở Hoa Kỳ, báo hiệu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trên thế giới nói chung và về Việt Nam nói riêng sẽ có những thay đổi mới.
2.-   DIỄN TIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH
Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 do một nhóm sĩ quan cấp tá lãnh đạo.  Các nhân vật chính trong binh biến nầy là các trung tá Nguyễn Triệu Hồng, Vương Văn Đông, đại tá Nguyễn Chánh Thi (tư lịnh Lữ đoàn Nhảy dù), và các thiếu tá Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu…
Theo Nguyễn Chánh Thi, thì chính ông ta là người chủ xướng cuộc đảo chánh. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: một trời tâm sự, California: Nxb. Xuân Thu, 1987, tr. 115.)  Tuy nhiên, theo luật sư Hoàng Cơ Thụy, hai trung tá Nguyễn Triệu Hồng và Vương Văn Đông (tùng sự tại Đại học Quân sự Sài Gòn) mới là những người chủ xướng cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 và đại tá Nguyễn Chánh Thi hợp tác vào giờ chót. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nam Á, 2002, tr. 2824.)  Hoàng Cơ Thụy còn trưng ra bản cáo trạng của chính phủ Diệm sau khi cuộc đảo chánh thất bại, theo đó Vương Văn Đông và Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và ép Nguyễn Chánh Thi phải hợp tác.
Nhân vật chính về phía dân sự tham gia vào biến cố nầy lúc đầu là luật sư Hoàng Cơ Thụy.  Trong cuộc họp tại nhà Hoàng Cơ Thụy vào đêm trước ngày đảo chánh, có một nhân viên CIA tên là George Carver.  Về mặt nổi, Carver là một nhân viên USOM. (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 264-265.)
Lực lượng đảo chánh gồm 4 tiểu đoàn Nhảy dù (1, 3, 4, và 8) và Liên đoàn Biệt động quân.  Sáng ngày 11-11-1960, khoảng 3G:30, nhóm đảo chánh bao vây dinh Độc Lập và chiếm nhà Bưu điện Sài Gòn.  Viên sĩ quan phụ trách việc phá hệ thống điện thoại Sở Bưu điện thiếu hiểu biết chuyên môn, không phá được hệ thống khẩn cấp đặt dưới hầm nhà Bưu điện, nên từ dinh Độc Lập, nơi tổng thống ở và làm việc, tổng thống vẫn liên lạc được với bên ngoài. (Vĩnh Phúc, sđd. tr 266.)
Lực lượng đảo chánh tấn công thành Cộng Hòa (trên đường Thống Nhất, gần Thảo cầm viên tức Sở thú), nhưng Liên binh Phòng vệ Phủ tổng thống đóng ở đây, chống trả mãnh liệt.
Cho đến 5G:00 sáng ngày 11-11, phía đảo chánh chiếm được các vị trí sau đây:  Bộ tổng tham mưu Quân đội VNCH (gần Tân Sơn Nhất), Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, Nha tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia và Nha Cảnh sát đô thành (lúc đó ở vùng đường Nguyễn Cư Trinh -Võ Tánh), Bộ Tư lệnh Quân khu thủ đô (lúc đó ở Hòa Hưng) và bắt giam tư lệnh quân khu là trung tướng Thái Quang Hoàng.  Trong khoảng thời gian nầy (5G:00 sáng), một sĩ quan chỉ huy cuộc đảo chánh là trung tá Nguyễn Triệu Hồng bị tử thương ở gần dinh Độc Lập.
Lúc đó, trong Dinh Độc Lập, ngoài tổng thống Diệm, gia đình Ngô Đình Nhu, còn có Võ Văn Hải, chánh văn phòng tổng thống và đại úy Bằng, sĩ quan cận vệ, cùng bộ phận quân đội phòng thủ. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2843.)  Quân đảo chánh tìm bắt thiếu tướng Nguyễn Khánh, nhưng trước đó vài tuần, Nguyễn Khánh đã dọn đến một ngôi nhà mới, nên phe đảo chánh không biết.  Khi nghe súng nổ, Nguyễn Khánh kiếm cách trốn vào dinh Độc Lập lúc 3G:30 sáng. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, the Vietnam War, 1954-1965, Cambridge: Cambridge University Press, 2006, tr. 110.)
Khoảng 8G:30 sáng 11-11-1960, Đài phát thanh Sài Gòn phát đi nhật lệnh của đại tá Nguyễn Chánh Thi, tự xưng là tổng tư lệnh quân đội cách mạng, gởi tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính, tố cáo nặng nề chính phủ Ngô Đình Diệm và kêu gọi quân đội hoàn thành nhiệm vụ cứu nước.
Trong khi đó, về phía chính phủ, tổng thống Diệm giao cho Võ Văn Hải, chánh văn phòng phủ tổng thống, nhiệm vụ liên lạc và nói chuyện với nhóm đảo chánh.  Khoảng trước 9 giờ sáng ngày 11-11-1960, ông Hải gặp Nguyễn Chánh Thi, rồi gặp Vương Văn Đông.  Ông Đông đồng ý điều đình, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm phải từ chức và “Hội đồng Cách mạng” sẽ bảo đảm an ninh cho gia đình ông Diệm ra nước ngoài. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2847.)
Trong dinh Độc Lập, từ sau 10 giờ sáng, tổng thống Diệm dùng hệ thống vô tuyến riêng, đọc lời kêu gọi các lực lượng trung thành với chính phủ đem quân về thủ đô dẹp cuộc đảo chánh, cứ khoảng 5 phút phát một lần. (Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)  Nguyên văn điện văn như sau: “Đây là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, ra lệnh cho Bộ chỉ huy các Quân khu:  Đêm nay hồi 3 giờ sáng, một số sĩ quan trung cấp đã bội phản và phỉnh gạt binh sĩ để mưu đảo chánh tại Thủ đô.  Hiện giờ Tổng tham mưu và Quân khu Thủ đô tạm thời gián đoạn liên lạc, một số sĩ quan cao cấp cũng mất liên lạc.  Vậy các Tư lệnh Quân khu phải bình tĩnh và tự vệ cẩn mật để chờ lệnh của sĩ quan liên lạc Phủ tổng thống.  Đại tá Trần Thiện Khiêm, Quân khu 5, phải cho đoàn Thiết giáp Mỹ Tho lên ngay đậu tại Phú Lâm chờ lệnh, và đại tá Trần Thiện Khiêm lấy một tiểu đoàn lên ngay tại Phú Lâm đợi lệnh.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)
Võ Văn Hải làm con thoi liên lạc giữa dinh Độc Lập và nhóm sĩ quan đảo chánh.  Sau khi ông Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ 3 tại nhà trung tướng Dương Văn Minh, lúc 12G:30 ngày 11-11-1960, Vương Văn Đông điện thoại và nói chuyện trực tiếp với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm báo cho ông Đông biết là muốn cải tổ chính phủ thì phải theo thể thức hợp pháp, tức phải thông qua Quốc hội, nhưng ông Đông vẫn nhất quyết đòi tổng thống phải từ chức. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tt. 2849-2850.)
Chiều 11-11-1960, Võ Văn Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ tư tại nhà tướng Lionel C. McGarr,  người mới thay tướng Williams đứng đầu đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ.  Ông Hải đưa ra giải pháp dung hòa là lưu giữ tổng thống Diệm và giải tán chính phủ, chỉ định một thủ tướng mới nhằm thành lập chính phủ lâm thời.  Trung tá Vương Văn Đông đồng ý, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm chính thức tuyên bố giải tán chính phủ.
Tối hôm đó, lúc 8 giờ tối 11-11-1960, tổng thống Diệm điện thoại cho đại tướng Lê Văn Tỵ, giao cho ông Tỵ trách nhiệm lập chính phủ quân nhân.  Đại tướng Lê Văn Tỵ công bố trên Đài phát thanh một bản nhật lệnh lúc 9 giờ tối 11-11-1960, gồm ba điểm chính, nguyên văn như sau: “Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa,/ Giữa lúc cuộc chính biến nghiêm trọng diễn ra tại Thủ đô, hôm nay tôi đã hội đàm với Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã đi đến những thỏa thuận sau đây để duy trì sự đoàn kết của Quân đội: 1) Tổng thống đồng ý giải tán chính phủ hiện tại sau khi đã thảo luận về vấn đề quốc sự với Ủy ban Cách mạng.  2) Với sự đồng ý của Ủy ban Cách mạng, Tổng thống ủy thác cho một số sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm thành lập một chánh phủ quân nhân lâm thời.  Chánh phủ nầy tiếp tục cuộc chiến đấu chống Cộng sản để bảo vệ Tổ quốc.  3) Ngay sau khi nhận được lệnh nầy, tất cả các đơn vị phải lập tức ngưng bắn, tiếp tục hoạt động trở lại và phải luôn luôn bình tĩnh đề cao cảnh giác đề phòng sự phá hoại của Việt Cộng.  KBC 4002, ngày 12 thánh 11 năm 1960 / Đại tướng Lê Văn Tỵ/ Tổng tham mưu trưởng QĐ/ VNCH.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tt. 144-145.)
Đến 6G:20 sáng 12-11-1960, bản “Tuyên cáo của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa” được đưa lên Đài phát thanh do tổng thống Diệm đọc. (Mark Moyar, sđd. tr. 112.)  Nguyên văn bản tuyên cáo như sau: “Quốc dân đồng bào,/ Tiếp theo cuộc nổi dậy tại Thủ đô tối nay, để cho Quân đội chúng ta được toàn vẹn trong cuộc chiến đấu chống cộng, Tôi, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã quyết định giải tán Chính phủ hiện thời.  Tôi kêu gọi các Tướng lãnh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thành lập một Chánh phủ Lâm thời để có thể chiến đấu chống cộng và bảo vệ xứ sở. Đồng thời tôi sẽ phối hợp với Hội đồng Cách mạng thành lập một chánh phủ Liên hiệp.  Để tránh đổ máu và trấn an dân chúng, tôi ra lệnh Hội đồng các tướng lãnh tìm tất cả các phương pháp thích nghi chấm dứt mọi cuộc tuyên truyền xuyên tạc và ngưng bắn./ Ngô Đình Diệm.” (Trích: Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2855.)
Trong khi đó, đại tá Trần Thiện Khiêm đem quân Sư đoàn 7 từ Mỹ Tho và đại tá Huỳnh Văn Cao đưa quân Sư đoàn 5 từ Biên Hòa về thủ đô cứu viện, đến Sài Gòn sáng 12-11.  Lực lượng đảo chánh bắt đầu nao núng.  Vào buổi chiều, các tiểu đoàn Nhảy dù rút lui dần dần.  Quân trung thành với chính phủ Diệm làm chủ tình thế.
Trước khi phi trường Tân Sơn Nhất được quân chính phủ kiểm soát trở lại khoảng trưa ngày 12-11-1960, các sĩ quan đảo chánh dùng phi cơ C-47 rời khỏi Việt Nam, bắt theo trung tướng Thái Quang Hoàng làm con tin.  Qua Cao Miên, trung tướng Hoàng xin trở về Việt Nam, và được Miên trả về Việt Nam ngày 15-11-1960. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)
Khoảng 6 giờ chiều ngày 12-11-1960, tổng thống Diệm tuyên bố trên đài phát thanh rằng chính phủ đã dẹp yên quân phiến loạn, hứa “sẽ tiếp tục phục vụ đất nước và dân tộc theo đường lối Cộng Hòa và Nhân vị...” (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập I-C, Houston: Nxb. Văn Hóa: 2000, tr. 194.)  Ngày 15-11-1960, tổng thống Diệm thành lập Uỷ ban điều tra về cuộc đảo chánh 11-11-1960, do thiếu tá Trần Khắc Kính cầm đầu.  Uỷ ban nầy làm việc đến cuối tháng 3-1961, thì hoàn tất hồ sơ.
3.-   HẬU QUẢ CUỘC ĐẢO CHÁNH
Sau cuộc binh biến, chính phủ bắt giữ nhiều nhà chính trị đối lập như Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Phan Bá Cầm, Bùi Lương, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Chữ, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Thành Vinh, Trương Bảo Sơn, Lê Ngọc Chấn … vì liên hệ đến binh biến.  Trong số nầy, một số người trước đây đã ký vào “Tuyên ngôn Caravelle” ngày 26-4-1960.   Trần Văn Hương bị bắt ngày 12-11-1960, nhưng được thả trong vài tuần. (Hoàng Cơ Thụy, sđd., tr. 2866.)  Nhất Linh Nguyễn Tường Tam bị bắt rồi được thả về.
Theo tác giả Nguyễn Tường Thiết (con của Nhất Linh), trong bài “Sự thật về cái chết của Nhất Linh”, nhật báo Người Việt, California ngày 1-2-2012, thì Nhất Linh biết trước cuộc đảo chánh sẽ xảy ra, nhưng Nhất Linh không tham gia và không liên hệ đến cuộc đảo chánh, nên chính quyền Diệm thả Nhất Linh. Theo Vĩnh Phúc, sđd. tt. 220-224, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vào tỵ nạn trong Tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Sài Gòn.  (Nhất Linh quen biết với các lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng khi hoạt động ở Trung Hoa.)  Đại sứ Vương Tử Kiện nhờ một linh mục Dòng Tên (Jésuite) người Bỉ trình bày với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm chuyển qua ông Nhu.  Ông Nhu giao cho Trần Kim Tuyến.  Ông Tuyến bảo lãnh với đại sứ Đài Loan.  Tòa đại sứ Đài Loan giao Nhất Linh cho Công an Việt Nam.  Nhất Linh bị giữ hai ngày, làm thủ tục rồi được thả về. Vĩnh Phúc dựa theo tài liệu của Trần Kim Tuyến.
Một nhân vật dân sự quan trọng trong cuộc binh biến ngày 11-11-1960 là Hoàng Cơ Thụy nhờ người Mỹ sắp đặt, giúp ông trốn thoát ra nước ngoài. (Mark Moyar, sđd., tr. 114.)  Trong sách Việt sử khảo luận cuốn 5, Hoàng Cơ Thụy cho biết ông lưu vong từ 4-12-1960 đến ngày 20-11-1963 mới trở về sau khi chính phủ Diệm sụp đổ, nhưng không cho biết nơi lưu vong.  Có tài liệu cho rằng ông Thụy trốn vào Tòa đại sứ Mỹ, qua Phi Luật Tân, rồi qua Nhật Bản.
Số thiệt hại nhân mạng trong cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là: 20 thường dân và 23 quân nhân thiệt mạng, trong đó có trung tá Nguyễn Triệu Hồng; số bị thương khoảng 54 thường dân và 214 quân nhân. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)
Về phương diện chính trị, trong thời gian quân đảo chánh làm chủ Đài phát thanh, chính phủ Diệm bị chỉ trích nặng nề. Trên đài Phát thanh, những sai lầm của chính phủ lâu nay bưng bít, nay có cơ hội được đưa ra ánh sáng và truyền đi công khai khắp nước.
Trong khi thương thuyết với phe đảo chánh, tổng thống Diệm công khai hứa trên đài phát thanh sẽ giải tán chính phủ, thành lập chính phủ lâm thời, nhưng khi lật ngược được tình thế, ông Diệm không giữ lời hứa, quay qua đàn áp những người đảo chánh và các nhóm đối lập mạnh mẽ hơn.  Tổng thống, kiêm nhiệm tổng tư lệnh quân đội VNCH, còn hứa hẹn với đại tướng tổng tham mưu trưởng để ông nầy ra nhật lệnh trấn an các sĩ quan đảo chánh.  Vì nghe lời thượng cấp, các sĩ quan nầy bị đàn áp.  Dân chúng và quân đội nghĩ gì về việc nầy?  Lúc đó dưới quyền lực của chế độ Diệm, không ai dám nói ra, nhưng sự thất hứa của tổng thống đã phải trả giá ba năm sau:  Khi đảo chánh bùng nổ trưa ngày 1-11-1963, từ dinh Gia Long, tổng thống Diệm điện thoại cho trung tướng Trần Văn Đôn trong nhóm đảo chánh lúc 3G.30 chiều hôm đó, hỏi lý do động binh và yêu cầu các tướng đảo chánh đến dinh Gia Long điều đình, nhưng phía đảo chánh không chấp thuận, vì sợ bị sập bẫy như cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960. (Mark Moyar, sđd., tr. 268.)
KẾT LUẬN
Như thế, tổng thống Ngô Đình Diệm gặp nhiều chống đối vào khoảng cuối nhiệm kỳ đầu; những người tài giỏi giúp ông Diệm lần lượt tránh xa ông; những bất mãn về nạn tham ô của các quan chức; và nhất là sự chống đối của những đảng phái đối lập và những nhà bất đồng chính kiến.
Thông thường, một chế độ không chấp nhận bất đồng chính kiến, tiêu diệt đối lập chính trị, thì giới đối lập chính trị bị dồn vào thế phải hoạt động bí mật và vì sự sống còn của chính mình, kiếm cách lật đổ chế độ để tự giải thoát.  Trong giai đoạn 1954-1955, Ngô Đình Diệm đã từng nhờ đại tá CIA Mỹ là Edward G. Lansdale để ổn định tình hình, thì lần nầy các sĩ quan đảo chánh cũng nhờ người Mỹ, tạo cơ hội cho người Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ VNCH.
Như thế, có thể nói cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là tiếng chuông báo động công khai cho chế độ Diệm về những phản đối tiềm tàng trong các tầng lớp dân chúng khác nhau, nhưng rất tiếc sau khi dẹp yên cuộc đảo chánh, tổng thống Diệm chẳng mấy quan tâm đến tiếng chuông báo động nầy.  Phải chăng vì vậy mà cuối cùng chế độ Diệm kết thúc một cách bi thảm năm 1963?
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 01-11-2012)
Đàn Chim Việt

NẾU TỔNG THỐNG DIỆM KHÔNG BỊ LẬT ĐỔ VÀ SÁT HẠI, VIỆT NAM SẼ RA SAO?

      Thấm thoát mà đã 49 năm kể từ biến cố ngày 1-11-1963, một số Tướng Tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã làm cuộc đảo chánh quân sự và sát hại dã man Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào huynh Ngô Đình Nhu trong cương vị cố vấn chính trị.Mặc dầu lịch sử đã sang trang, song những di hại khởi đi từ biến cố này đã là một trong những nguyên nhân đưa đến thực tế tồi tệ hôm nay:Miền Nam tự do mất vào tay Việt cộng, nhân dân Việt Nam trên cả nước đã  phải sống dưới ách một chế độ độc tài toàn trị cộng sản đã 37 năm qua và vẫn đang phải tiếp tục sống dưới chế độ tàn hại này chưa biết đến bao giờ
Chính vì vậy mà nhiều người, trong đó có chúng tôi tự hỏi: Nếu như ngày ấy Tổng Thống Diệm không bị lật đổ và sát hại, Việt Nam có tránh được thực tế ngày càng tồi tệ như hôm nay không?
Bài viết nhàn đề “Nếu Tổng Thống Diệm không bị lật đổ và sát hại, Việt Nam sẽ ra sao” chúng tôi đã viết năm 1996 và đã đăng tải trên Nguyệt san Dân Ta ở Houston, texas, Hoa Kỳ, là một suy tư cá nhân để tìm câu trả lời cho một giả định lịch sử này.
Bài viết lần lượt trình bầy:
- Từ một biến cố lịch sử đưa đến cái chết cho một vị Tổng Thống.
- Đến một giả định lịch sử: Nếu Tổng Thống Diệm không bị lật đổ và sát hại, Việt Nam sẽ ra sao?
- Kết luận.
I/- TỪ MỘT BIẾN CỐ LỊCH SỬ ĐƯA ĐẾN CÁI CHẾT CHO MỘT VỊ TỔNG THỐNG.
Lịch sử ghi nhận rằng: Ngày 1-11-1963, với sự gợi ý, cho phép và ngầm hổ trợ, cam kết của chính phủ Hoa Kỳ, một nhóm Tướng Tá Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đã thành công trong việc đảo chánh lật đổ và sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đưa đến sự cáo chung nền Đệ Nhất chế độ Việt Nam Cộng Hòa (1956-1963), khai sinh nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa (1963-1975) tại Miền Nam Việt Nam.Cuộc đảo chánh quân sự này đã đưa đến cái chết bi thảm cho một vị Tổng Thống tiên khởi của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, vốn có tiếng là thanh liêm chính trực, có đạo đức và tác phong lãnh đạo. Cùng bị sát hại với Tổng Thống là bào đệ Ngô Đình Nhu, Cố vấn của Tổng Thống, một nhà trính trị uyên thâm, mưu lược và có viễn kiến.
Lý do mà các Tướng Tá làm đảo chánh đưa ra là vì chế độ Ngô Đình Diệm là chế độ độc tài gia đình trị, chủ trương tiêu diệt đối lập chính trị, kỳ thị và đàn áp tôn giáo; lại có âm trực tiếp thương lượng với chế độ Cộng sản Bắc Việt về một giải pháp chính trị cho Việt Nam,làm cho công cuộc chống cộng sản ở Miền Nam có thể bị lâm nguy. Vì vậy cần phải lật đổ chế độ Diệm để có điều kiện củng cố phát triển một chế độ dân chủ đích thực tại Miền Nam, để công cuộc chống cộng ở Miền Nam hữu hiệu và bảo đảm cho chiến thắng cuối cùng của chính nghĩa quốc gia ở Miền Nam  đối với ngụy nghĩa cộng sản Bắc Việt.
Nếu quả đúng như những lý do và mục đích mà các Tướng Tá đảo chánh đưa ra, thì đảo chánh đúng là điều cần thiết, nên làm và cần phải làm. Và cái chết bi thảm của anh em cố Tổng Thống Diệm cũng như sự hy sinh mạng sống của các quân sĩ tham gia đảo chánh và chống đảo chánh ngày ấy (1-11-1963) coi như là giá máu tương xứng để đổi lấy những điều tốt đẹp hơn cho nhân dân Miền Nam, cho Đất nước và Dân Tộc Việt.
Thế nhưng, thực tế những tháng năm sau đó đã cho thấy nhiều lý do ngụy tạo và các mục tiêu cuộc đảo chánh đưa ra đã không thực hiện được: Chế độ dân chủ đích thực ở Miền Nam đã không củng cố và phát triển được sau đảo chánh mà đôi lúc còn tệ hại hơn nhiều so với chế độ “Độc tài gia đình trị” trước đó.; công cuộc chống cộng bảo vệ Miền Nam đã không hữu hiệu và bảo đảm hơn cho chiến thắng cuối cùng, mà đảo chánh đã mở đầu cho một giai đoạn suy thoái chính trị, suy yếu quân sự và suy đồi toàn diện ở Miền Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho đối phương cộng sản Bắc Việt thôn tính Miền Nam.
Như mọi người đã biết, cầm đầu cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 là  Tướng Dương Văn Minh, cũng là người trực tiếp ra lệnh cho một tùy viên thân tín (Đại Úy Nhung) sát hại dã man anh em cố Tổng Thống Diệm trong lòng chiếc thiết vận xa M.113 trên đường đón đưa Tổng Thống và bào đệ Ngô Đình Nhu từ Nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn về Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, nơi đặt bản doanh của các Tướng Tá cầm đầu đảo chánh.
Như là con người của định mệnh, mười hai năm sau (1963-1975), ngày 30-4-1975, một lần nữa. Tướng Dương Văn Minh lại được ngoại bang (người Mỹ) tuyển chọn làm công việc bàn giao một nửa đất nước còn lại cho đối phương Cộng sản Bắc việt, khai tử chế độ Việt Nam Cộng Hòa, như đã từng khai tử Đệ Nhất chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đó vào ngày 1-11-1963. Chính con người của định mệnh này đã được ngoại bang (Hoa Kỳ) trao cho một trách nhiệm lịch sử: Mở đầu và kết thúc một quá trình triệt tiêu chế độ Việt Nam Cộng Hòa theo đúng ý đồ của Mỹ. Chiến tranh Việt Nam kết thúc sau khi Hoa kỳ đã “rút ra khỏi cuộc chiến một cách danh dự” vài năm trước đó, thông qua bản Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam. Một Hiệp định được coi như bản án tử hình chế độ Việt Nam Cộng Hòa được Hoa Kỳ và Việt cộng hợp soạn, ép Việt Nam Cộng Hòa phải ký vào, để sau cùng Tướng Dương Văn Minh làm nhiệm vụ đao phủ, bắn phát súng ân huệ cuối cùng. Đất nước Việt Nam được thống nhất trong hòa bình, nhưng nhân dân Việt Nam trên cả nước đều bị ném vào một thảm trạng mới, thảm trạng trong hòa bình theo nghĩa không còn nghe tiếng súng, nhưng cả nước phải sống dưới một chế độ độc tài tàn bạo tiêu biểu nhất của thời đại, chế độ độc tài toàn trị cộng sản. Trong chế độ tàn hại này, quyền tự do và các nhân quyền, dân quyền cơ bản đều bị tước đoạt hay hạn chế tối đa. Đất nước, con người và xã hội bị suy đồi toàn diện. Lịch sử Việt Nam đã sang trang với một trang sau tệ hại, suy đồi hơn trang trước. Đó là thạm trạng không may cho lịch sử, con người và đất nước Việt Nam. Hậu quả này, ai phải chịu trách nhiệm trước lịch sử?- (Lịch sử sẽ có câu trả lời mai hậu).
Thấm thoát mà đã gần nửa Thế kỷ kể từ ngày đảo chánh Mùng 1-11-1963, đưa đến cái chết thảm thương cho một vị Tổng Thống đầy lòng nhân ái: Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Hàng năm trong cũng như ngoài nước, nhũng người tin yêu, ngưỡng phục Ông vẫn thường âm thầm hay công khai cầu nguyện cho Ông và tôn vinh Ông  như một nhà ái quốc chân chính đã “Vị quốc vong thân”. Theo thời gian năm tháng, ngày càng có thêm nhiều người ngưỡng mô Ông khi thấy thực tế ngày một khẳng định: Chí sĩ Ngô Đình Diệm quả là một nhà ái quốc chân chính, một lãnh tụ chính trị tài đức, tiêu biểu cho ý chí bất khuất quật cường, tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam, đã sống, chiến đấu và hy sinh mạng sống cho lý tưởng “Tự Do Dân Chủ, Độc Lập Dân Tộc”.
Đứng trước một thực trạng Đất nước ngày một suy đồi toàn diện,kể từ sau ngày đảo chánh lật đổ, sát hại Tổng Thống Diệm, nhất là thảm trạng ngày nay khoảng 90 triệu nhân dân Việt Nam đã và đang phải sống dưới ách chế độ độc tài toàn trị Việt cộng, nhiều người tin yêu và ngưỡng mộ Ông, đã tỏ ra nuối tiếc rằng: Nếu như ngày ấy Tổng Thống Diệm không bị lật đổ và sát hại, tình hình Miền Nam Việt Nam phải khác, không thể có ngày 30-4-1975 và lịch sử Việt Nam đã biến chuyển theo một chiều hướng tốt đẹp hơn cho Đất nước và Dân Tộc Việt.Vì sao?

II/- ĐẾN MỘT GIẢ ĐỊNH LỊCH SỬ: NẾU TỔNG THỐNG DIỆM KHÔNG BỊ LẬT ĐỔ VÀ SÁT HẠI, VIỆT NAM SẼ RA SAO?
Giả định lịch sử này chỉ có được với những điều kiện tiên quyết là: Người Mỹ giữ đúng cương vị của một nước đồng minh (khác với Đế quốc thực dân), tôn trọng độc lập chủ quyền chế độ Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia độc lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của VNCH, nhất là chỉ hổ trợ mà không trực tiếp chỉ đạo, đưa quân tham gia cuộc chiến tranh chống lại cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam của Cộng sản Bắc Việt. Nếu không thì ít ra mọi ý đồ can thiệp vào công việc nội bộ của VNCH của Hoa Kỳ phải không được người Việt Nam nào tiếp tay thực hiện.
Chẳng hạn như khi người Mỹ muốn lật đổ Tổng Thống Diệm, ngày 1-11-1963 sẽ không xẩy ra cuộc đảo chánh quân sự, nếu các Tướng Tá quân đội VNCH lúc bấy giờ cảnh giác không nghe lời khuyến dụ, mua chuộc kích động của cơ quan tình báo Hoa Kỳ (CIA) Tất cả dều ý thức rằng quyền lợi Đất nước và Dân tộc là tối thượng, nguy cơ cộng sản thôn tính Miền Nam là quan trọng hàng đầu, và thấy được ý đồ thực sự này của ngoại bang: Mỹ muốn xử dụng họ như một công cụ để thành đạt ý đồ triệt hạ  Tổng Thống Diệm vì Ông đã hành xử năng quyền Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa như là một quốc gia độc lập, có chủ quyền lãnh đạo đất nước đối nội cũng như đối ngoại, trong đó công cuộc chống cộng bảo vệ chế độ VNCH và phần đất Miền Nam tự do là ưu tiên hàng đầu. Những lý do trọng yếu mà người Mỹ đưa ra như là khuyết điểm không thề sửa chữa khác hơn là một cuộc lật dổ Tổng Thống Diệm,thực ra chỉ là những lý do ngụy tạo để kích động mà thực chất phải lật đổ chỉ vì Ông Diệm đã dám chống lại sự áp đặt chính sách cai trị và chỉ đạo cuộc chiến chống cộng của Mỹ, biến chính quyền VNCH như một công cụ chống cộng của Mỹ,chống cộng theo sách lược và sự chỉ đạo trực tiếp của Mỹ, làm mất chính nghĩa quốc gia của chính quyền và quân dân Miền Nam Việt Nam.(Thực tế quả đúng như vậy sau khi lật đổ TT. Diệm, Mỹ đưa quân vào Miền Nam, đối phương Việt cộng khai thác triệt để chính nghĩa dân tộc chống ngoại xâm…).
Vậy thì, một giả định lịch sử, nếu Tổng Thống Diệm không bị lật đổ và sát hại, tình hình Việt Nam sả ra sao?
Theo suy luận, nhận định của chúng tôi và có lẽ cũng là của nhiều người Việt Nam sau cuộc chiến Quốc-Công (1954-1975), căn cứ trên những sự kiện, biến cố diễn ra từ sau cuộc đảo chánh 1-11-1963 đến khi Miền Nam sụp đổ, bị CSBV thôn tính, câu trả lời là: Nếu Tổng Thống Diệm không bị lật đổ và sát hại thì:
1.-Chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam sẽ được cải thiện từng bước,ngày một vững mạnh và tồn tại cho đến hôm nay.
- Vì cái tội “Độc tài gia đình trị” nếu có lớn thì không thể lớn hơn sự sống còn của Miền Nam Việt Nam trước hiểm họa cộng sản và hoàn toàn có thể cải sửa được bằng phương cách khác hơn.Chẳng hạn, dưới áp lực gia tăng vừa đủ của Hoa Kỳ, đồng minh, đòi hỏi chính đáng của các chính đảng quốc gia và quần chúng, sẽ buộc được Tổng Thống Diệm phải thay đổi, sửa chửa các nhược điểm. Người ta tin rằng, một nhà lãnh đạo tài đức với tâm địa “Tiết-Trực-Tâm hư”, hết lòng lo cho dân cho nước như TT. Diệm, bên cạnh lại có một cố vấn mưu lược là bào đệ Ngô Đình Như, và nhiều người tài đức khác trong chính quyền, sớm muộn gì các nhược điểm của cá nhân và chính quyền của TT Diệm sẽ được điều chỉnh, sửa sai.
2.- Chính trường Miền Nam sẽ dần dần ổn định, đối lập chính trị có tiếng nói,chế độ được dân chủ hóa theo một tiến trình phù hợp với tình trạng đang có chiến tranh với VC, niềm tin của dân với chính quyền và  sưc mạnh đoàn kết quân dân  ngày một củng cố tạo thế và lực đương đầu thắng lợi với quân CSBV xâm lăng.
- Với phương thức cải sửa “Độc tài gia đình trị” ôn hòa, có thời gian và hữu hiệu, Miền Nam Việt Nam sẽ tránh được bất ổn, xáo trộn nghiêm trọng như đã xẩy ra sau đảo chánh. Các Tướng Tá quân đội thì mải mê tranh giành quyền lực, bỏ ngỏ chiến trường, nếu lúc đó quân Mỹ không kéo vào thì Miền Nam đã lâm nguy.Nhiều đảng phái mới được thành lập không phải để tạo thế và lực mới cho mục tiêu chống cộng mà chỉ cốt để có bảng hiệu, kết bè phái tranh thâu chống cộng hoặc chia chác quyền hành với phe nhóm đã được Hoa Kỳ chấp nhận cho “Trúng thầu chống cộng”.
Thượng tầng kiến trúc chế độ Miền Nam sau đảo chánh thì  băng hoại như vậy, hạ tầng cơ sở chống cộng thì bị phá đổ nhiều mảng, ví như quốc sách “Ấp Chiến Lược” dù có cố gắng đổi tên thành “Ấp Tân Sinh” vẫn không tránh khỏi tan rã. Quần chúng nhân dân thì bị phân hóa bởi óc kỳ thị địa phương, tôn giáo chống phá lẫn nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần đoàn kết và sức mạnh chiến đấu của quân dân Miền Nam,nhất là lực lượng chủ lực là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.Tựu chung Miền Nam Việt Nam sau đảo chánh đã suy đồi toàn diện, rơi vào tình trạng tự do vô tổ chức, vô chính phủ…
3.-Chính nghĩa đấu tranh của nhân dân Việt Nam sẽ ngày một sáng ngời trong nhân dân và trên trường quốc tế.
- Vì đảo chánh rồi, quân Mỹ ồ ạt kéo vào trực tiếp tham chiến chống cộng, Hoa Kỳ trực tiếp chỉ đạo chiến tranh, cuộc chiến đấu cho chính nghĩa Dân Chủ, Tự Do và độc lập Dân tôc của chính quyền và quân dân Miền Nam bị đối phương xuyên tạc trong nhân dân hai miền để kích động lòng ái quốc chống ngoại xâm,tuyên truyền trên trường quốc tế để cô lập chính quyền VNCH. Đây là điều Tổng Thống Diệm cấm kỵ từ lâu và đã có hành động cản ngăn ngay cả việc Hoa Kỳ muốn mở rộng lực lượng “Cố vấn Mỹ” trong các cấp chính quyền và quân đội VNCH. Điều này sẽ không xẩy ra nếu còn TT. Diệm và cũng vì muốn bảo vệ chủ quyền của một quốc gia độc lập mà TT. Diệm đã bị lật đổ và sát hại thảm thương như thế đó. Nói cách khác, nếu không thì chính nghĩa đấu tranh của chính quyền và quân dân VNCH sẽ bảo đảm cho thắng lợi sau cùng. Vì đó là chính nghĩa quốc gia dân tộc dân chủ tất thắng ngụy nghĩa cộng sản quốc tế phi dân tộc, phản dân chủ. Cuộc chiến tranh phi nghĩa của công cụ CSBV nhằm nhuộm đỏ Miến Nam chắc chắn bị tàn lụi, ý chí xâm lăng của tập đoàn tay sai cộng sản quốc tế là Cộng đảng Viêt Nam sẽ bị đập tan,một khi chính nghĩa quốc gia dân tộc dân chủ sẽ cho nhân dân hai miền thấy rõ đâu là chính (Việt quốc) đâu là tà (Việt cộng). Thực hất của cái gọi là “Cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước trong Độc Lập-Tự Do- Hạnh Phúc” mà CSBV lúc bây giờ tuyên truyên lừa mị sẽ bị vạch trần trước nhân dân và công luận thế giới. Một khi nhân dân biết rõ mặt thật, Việt cộng sẽ không còn huy động được “sức người, sức của” để làm “Chiến tranh giải phóng Miền Nam”, lại bị cô lập trên trường quốc tế, bị quân dân Miền Nam đánh trả quyết liệt, với sự hổ trợ tích cực, hữu hiệu  của nước bạn đồng minh Hoa Kỳ (theo đúng nghĩa) và hậu thuẫn quốc tề, Cộng sản Hà Nội sẽ không còn con đường nào khác là phải rút về cố thủ Miền Bắc, như cộng sản Bắc Hàn đã làm sau khi bị đánh bại cuộc xâm lăng Nam Hàn năm 1953.
4.- Sau cùng, nếu Miền Nam không muốn “Bắc tiến” để giải phóng Miền Bắc như chủ trương của các chính quyền quốc gia để tránh đổ máu, thì ít ra cũng duy trì được tình trạng tạm thời qua phân như Bắc Hàn và Nam Hàn hiện nay, để chờ cơ may thống nhất Đất nước một cách hòa bình, bằng sự ưu thắng của chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa giầu mạnh ở Miền Nam, trên chế độ độc tài đảng trị nghèo yếu ở Miền Bắc.
- Đó chính là cơ may đã dến với dân tộc Đức quốc năm 1989, đã thống nhất đất nước một cách hòa bình, với phần ưu thắng của Tây Đức dân chủ giầu mạnh trên Đông Đức độc tài cộng sản nghèo yếu, để có một Nước Đức thống nhất trong một chế độ dân chủ ngày nay.
III/- KẾT LUẬN:
Việt Nam nhất định đã có được tình trạng song song tồn tại hai chế độ đối nghịch trên hai Miền Đất nước như Nam- Bắc Triều Tiên ngày nay, nếu Tổng Thống Diệm không bị lật đổ và sát hại. Điều này không có nghĩa là chỉ có Tổng Thống Diệm mới tạo cho Đất nước có được tình trạng và chiều hướng phát triển tốt đẹp như thế.Và cũng không có nghĩa là Tổng Thống Diệm sẽ tồn tại lâu dài trong ngôi vị lãnh đạo chính quyền VNCH cho đến hôm nay. Đến một lúc nào đó, Tổng Thống Diệm phải được thay thế và cần thiết phải thay thế cho phù hợp với thể chế dân chủ, nhưng không phải và chưa phải vào thời điểm năm 1963; Càng không phải và không cần thay thế TT. Diệm bằng bạo lực và sát hại tàn bạo một nhà ái quốc như thế, mà xét ra trong chín năm cầm quyền đã làm được nhiều điều tốt đẹp cho dân, cho nước, dù cũng có những sai lầm, khiếm khuyết về lãnh đạo .Tuy nhiên vẫn có thể cải sửa bằng phường pháp dân chủ và phải để cho Ông có đủ thời gian cải sửa, đặt nền móng cho chế độ VNCH vững mạnh về chính trị, kinh tế, ổn định xã hội, tiến tới tự úc tự cường vừa chiến đấu, vừa phát triển, như chủ trương tự túc tự cường (tam túc, tam giác) mà Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu dự hoạch thực hiện nhằm chống lại áp lức ngày một gia tăng của Hoa Kỳ, tạo thế lực bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Tựu chung, nếu không có cuộc đảo chánh quân sự lật đổ và sát hại TT. Diệm vào ngày 1-11-1963, thì chắc chắn Cộng sản Bắc việt đã không cưỡng đoạt được Miền Nam vào ngày 30-4-1975, xô đẩy nhân dân Việt Nam trên cả hai miền đất nước vào một thạm trạng trong hòa bình:Cả nước phải sống đói nghèo cơm áo, đói nghèo tự do dưới chế độ độc tài cộng sản sắt máu, nhiều người dân đã phải trốn chậy bỏ nước ra đi tìm tự do bằng mọi cách và bằng mọi giá, kể cả mạng sống, nhiều người đã chết trong lòng biển cả hay rừng già biên giới trên đường tìm tự do.
Nếu không có đảo chánh lật đổ và sát hại cố Tổng Thống Diệm, chế độ tự do dân chủ Việt Nam Cộng Hòa vẫn tồn tại ở Miền Nam Việt Nam cho đến hôm nay, và triển vọng thống nhất đất nước bằng sự  tất thắng chế độ độc tài phản dân chủ Cộng sản Bắc việt phải là một tất yếu, sớm muộn chỉ còn là vấn đề thời gian.
Thiện Ý
Houston, Ngày 1-11-1996
Hiệu đính ngày 1-11-2012
http://www.hennhausaigon2015.com/2012/29315/#more-29315

Danlambao 5/11/2012


Cám ơn Mẹ

Dân Làm Báo – Giữa những luận điệu xuyên tạc, chụp lên đầu bạn của các em tội khủng bố, giữa những muôn trùng khốn khó bủa vây, bạn bè của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha như bầy chim vỡ tổ vẫn viết nên những thiết tha đứt ruột này dành cho bạn của các em: tụi em không dám liên lạc nhiều, nếu có chuyện gì thì không ai đưa tin giúp Uyên và lo lắng cho Uyên nữa. Kèm theo lá thư ngắn ngủi là một video clip với lời nhắn: 1 video bọn em làm cho Nguyễn Phương Uyên.

Cha mẹ Phương Uyên ‘khâm phục’ con

“Sau này mà có gặp cháu, thì… ba mẹ rất cảm phục con có một lòng yêu nước, là ba mẹ rất hãnh diện, vì [con] có một lòng yêu nước vì dân tộc Việt Nam.”

Đảng công bố tang vật của khủng bố

Biếm họa Babui (Danlambao)

Đinh Nguyên Kha đã “thử nghiệm gây nổ” như thế nào


Bói ra ma, bắt cóc ra tội

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Việt Nam ta có câu tục ngữ “bói ra ma, quét nhà ra rác”. Nay đất nước lội bùn qua ao thời kỳ đồ XXX (Ba Ếch), có nền tư pháp theo định hướng “bói ra ma”, bắt cóc con nhà người ta rồi mới họp báo cho phòi ra tội.

Ai đem bom đạn cày nát đất Tổ

Huỳnh Tâm (Danlambao)“…đất nước Việt Nam khéo có một biên giới thiên nhiên từ Đông qua Tây, nếu Trung Quốc chiếm cứ được núi cao tại biên giới, đương nhiên Việt Nam tự nó biến thành chư hầu… Tôi ghi chép tỉ mỉ, có cả hình ảnh đính kèm, chỉ rõ từng sự việc tại chiến trường Hà Giang Việt Nam. Nhờ cuốn nhật ký này, tôi tự làm một thống kê tổn thất về phía Việt Nam và Trung Quốc, từ ngày 17 tháng 02 năm 1979 đến ngày 16 tháng 03 cùng năm, có thể nói rằng con số tổn thất chính xác 90%.” – Đại tá TQ Hoa Chí Cường.
Mấy giờ liền tôi phỏng vấn tên Đại tá Hoa Chí Cường. Y trình bày về chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc vào năm 1979, mọi diễn biến tại chiến trường trong lãnh thổ Việt Nam rất tỉ mỉ, y là nguyên sĩ quan Tư lệnh phó Sư đoàn 40 thuộc Quân đoàn 14, y đón tiếp chúng tôi qua cung cách kính trọng. Phần tôi hình dung không khác nào tư cách đại diện của Bộ tư lệnh Quân ủy Vân Nam thuộc Quân khu Côn Minh, đang lắng nghe một thuộc cấp báo cáo về chiến trường.

Bài học yêu nước qua tấm gương Ngô Đình Diệm

Nguyễn Hội (Danlambao) - Trong buổi thuyết trình với Sinh viên cao học khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, một sinh viên đặt câu hỏi “tại sao nước Đức đã phát triển một cách nhanh chóng và trở thành nước giàu nhất Âu châu mặc dù đất nước họ bị tàn phá nặng nề sau thế chiến thứ hai?”. Người viết đã trả lời rằng “trong những thập niên gần đây những quốc gia phát triển nổi bật là Nhật, Đức, Hàn quốc, Do Thái và Đài Loan. Đặc tính rõ rệt chung của 5 dân tộc này là lòng yêu nước và tự hào Dân tộc. Một thí dụ nhỏ là khi sản xuất một cái muỗng (thìa) mang tên nước họ, vì tính tự hào Dân tộc họ cố sức sản xuất cái muỗng (thìa) với chất lượng cao nhất để xuất cảng ra nước ngoài để người tiêu dùng nể nang Dân tộc họ. Do đó sản phẩm của họ được mua nhiều và đất nước họ được phát triển”.

Vẫn một điệp khúc cũ lỗi thời

Huỳnh Bá Hải (Danlambao) - Như vậy là sau hơn nữa tháng công an Việt Nam phải họp báo về việc bắt cóc sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Lần này thì họ miễn cưởng “họp báo” ở cái thế không thể yên lặng. Toàn bộ tiến trình của vụ việc này cũng y nguyên như các kịch bản trước đây trấn áp những ai dám lên tiếng cho sự thật và công lý ở Việt Nam: bắt cóc lén lút, chối ra rả là không biết gì về đối tượng bị bắt, ra thông báo rất trễ, dùng nhục hình ép cung, cố gán ghép đối tượng với thuốc nổ, bom đạn để làm tăng tính liên quan chuyện ” khủng bố”, sau đó thì đưa các đối tượng lên TV để ăn năn nhận tội xin nhà nước khoan hồng.

Đồng chí “X” có muốn anh hùng!?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Nếu phấn đấu chức quyền là một việc khó, giữ được chức quyền còn khó hơn, thì dám từ bỏ chức vụ mới thực sự là anh hùng, vì có lợi cho dân cho nước” (Ngày 1/11 vừa rồi tại hội trường Quốc Hội – ĐB Đỗ Văn Đương đề xuất mở cuộc vận động từ chức: Trước hết là với các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh trong các lĩnh vực để xảy ra tham nhũng, thất thoát, lãng phí nghiêm trọng. ĐB/QH này nhấn mạnh như vậy) (vietnamnet.vn).

Văn chương và con người

Đỗ Trường (Danlambao)Tài năng của các bác nhà văn, nhà thơ trên, chỉ bộc lộ thực sự những năm khi họ còn trẻ, còn sau này họ không viết được như trước vì một phần tài năng họ đã cạn, chứ trói tay, trói chân không phải là nguyên nhân chính. Nếu họ còn tài năng, trói như vậy chứ trói nữa, họ vẫn viết được. Họ không được viết công khai, thì viết bí mật. Sách của họ không được in, không được phổ biến, nhưng họ có thể cất đi, lúc nào đó sẽ được in có sao đâu. Mà văn thơ viết ra đâu chỉ nhằm có một mục đích để in bằng giấy mực. Đã là các nhà thơ, nhà văn tác phẩm của họ phải in vào lòng độc giả, mới là những giải thưởng đích thực…

Vụ Nguyễn Phương Uyên: Tôi vẫn tin ở cô bé

J.B Nguyễn Hữu VinhGiả sử cô bé có mệnh hệ nào như “tự tử” chẳng hạn, thì gia đình, bạn bè cũng đành chấp nhận chứ biết kêu ai giữa trời? Bao nhiêu tấm gương những người đang yêu đời khỏe mạnh bỗng dưng đến đồn công an rồi thích tự tử vẫn còn đó, chắc tuổi sinh viên ngày nay cô không thể không cập nhật. Và cô cũng thừa hiểu rằng nếu cô “chán sống”, nếu cô thích “tự tử” ở đồn công an, thì chắc chắn chẳng ai biết cô đang ở đâu mà tìm. Ngay cả đồn công an nơi bắt cô ban đầu cũng đã chối phăng là không có vụ việc bắt giữ nào cơ mà. Do vậy, việc cô nhận tội là điều hoàn toàn không có gì khó hiểu…

Sao cứ bán nước buôn dân?

Nguyễn Thu Trâm, 8406 (Danlambao) - Hôm nay Chúa Nhật ngày 04 tháng 10 năm 2012, Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Quốc Hội, Chính Phủ và lãnh đạo nhà nước cộng sản Việt Nam hết sức hồ hỡi phấn khởi trước nguồn tin “Thái Lan sắp tiếp nhận lao động Việt Nam”.

Viết cho em tôi

Minh Sơn Lê (Danlambao) – “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho Tổ quốc” - “ask not what your country can do for you — ask what you can do for your country - Tổng thống John F. Kennedy.
Em tôi còn đi học
Tóc em vừa chấm vai
Mắt em tròn bích ngọc
Buồn tương lai mệt nhoài!
Em cười ngây thơ quá!
Áo em màu trắng tinh
Dung nhan em mùa hạ
Buồn như quê hương mình…

Lời sám hối muộn màng

Nguyễn Anh Dũng – Trên miền Bắc Việt Nam vào thập niên 50 của thế kỷ trước, đảng và nhà nước CS Việt Nam, đã tiến hành cuộc cải cách ruộng đất “long trời, lở đất”. Với khẩu hiệu hành động Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ đã biến làng quê Việt Nam vốn bình yên sau lũy tre làng, với hình ảnh quen thuộc như cây đa, giếng nước, sân đình… thành nơi đầy máu và nước mắt của những người dân bị “quy” thành địa chủ, kể cả những người được gọi là địa chủ kháng chiến, có công với cách mạng.

Thời của điếm làm quan

Phóng viên Tự Do – Thời xưa gọi những kẻ làm quan mà không làm tròn bổn phận, tham ô, tham nhũng, phạm tội… là cẩu quan – có thể hiểu là quan chó, một sự khinh miệt dành cho kẻ ăn cơm dân nhưng không hoàn thành nhiệm vụ.

Hèn với giặc ác với dân: sinh viên chống tàu thì bắt, tàu lạ chiếm đất thì… la chơi

(Mà chẳng biết… đứa nào của chú Phỉnh… la!. Ngay cả ông bà phóng viên nào đó cũng ký cái tên AT!)
Phản đối Trung Quốc xây dựng một loạt công trình ở Hoàng Sa
AT (Phapluat) – Ngày 2-11, các mạng Nhân dân và Tân Hoa của Trung Quốc đưa tin “thành phố Tam Sa” đã tổ chức gặp gỡ báo chí “nhân 100 ngày thành lập” và cho biết “chính quyền thành phố” này đang gấp rút xây dựng một loạt công trình như bến cảng, sân bay, cầu tàu, văn phòng hành chính…

‘Doanh nghiệp chưa bao giờ chết nhiều như 2 năm qua’

VnExpress

“Trong vòng 2 năm, dự báo có gần 100.000 doanh nghiệp rời thị trường, tương đương với một nửa số doanh nghiệp đóng cửa trong vòng 20 năm qua”, Chủ tịch VCCI – Vũ Tiến Lộc cho biết.
>Doanh nghiệp thủy sản kêu cứu
>Lao động mất việc hàng loạt

- Ông nhận định tình hình doanh nghiệp trong nước thế nào qua đợt khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TP HCM và một số địa phương?
Chủ tịch VCCI - Vũ Tiến Lộc cho rằng cần thêm các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: Nhật Minh
Chủ tịch VCCI – Vũ Tiến Lộc cho rằng cần thêm các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: Nhật Minh
- Khảo sát của VCCI vừa qua là chọn mẫu ở quy mô nhỏ, chúng tôi chủ yếu lắng nghe doanh nghiệp nhiều hơn. Do vậy, nếu thống kê thì ít có tính đại diện. Tuy nhiên, căn cứ vào những số liệu của cơ quan chức năng thì đến nay, có ít nhất 30% doanh nghiệp đã rời thị trường. 70% còn lại cũng hết sức khó khăn, phần lớn là thua lỗ. Thực tế cho thấy hầu hết doanh nghiệp sống được đến thời điểm này là nhờ “lương khô” – những gì họ tích lũy được từ nhiều năm. Nhưng nay lương khô có lẽ cũng cạn rồi. Nếu tình trạng khó khăn này kéo dài, tôi không nghĩ doanh nghiệp trụ được lâu.
Theo dự báo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư thì năm nay có khoảng 50.000 doanh nghiệp rời thị trường, cộng với 49.000 của năm ngoái là xấp xỉ 100.000. Con số này tương đương với một nửa số doanh nghiệp “chết” trong vòng 20 năm qua, kể từ khi có Luật Doanh nghiệp. Chưa bao giờ doanh nghiệp lại chết nhiều như vậy.
- Bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế, theo ông, đâu là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bết bát của doanh nghiệp hiện nay?
- Trước hết cần thừa nhận các chính sách kinh tế vừa qua đã tác động không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp. Có nhiều vấn đề nhưng ở đây tôi muốn nhấn mạnh tính minh bạch trong chính sách. Doanh nghiệp thực ra có sức sống rất bền bỉ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ đều có thể tìm cách sống được. Điều họ cần là tính khả đoán của chính sách, cũng như thông tin đầy đủ về thị trường. Ở Việt Nam trước nay làm việc này chưa tốt.
Thứ hai là khả năng quản trị của chính doanh nghiệp. Qua khảo sát vừa rồi, chúng tôi thấy vẫn có một bộ phận sống rất tốt trong khủng hoảng. Họ đa phần là những công ty có quy mô vừa, được lãnh đạo bởi các doanh nhân trẻ, được đào tạo bài bản, quản trị tài chính tốt. Quan trọng hơn là họ tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính nhưng biết đa dạng hóa thị trường. Những trường hợp “chết” thì ngược lại, họ làm ngoài ngành nhiều nhưng thị trường thì lại bó hẹp.
Một vấn đề nữa là các công ty nhỏ trước đây, mỗi lần kiếm được hợp đồng, làm thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn thì rất yên tâm. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, khi các công trình do doanh nghiệp lớn làm gặp khó khăn, không minh bạch về tài chính, thì nhà thầu phụ bị kẹt vốn, khó khăn theo. Nhiều trường hợp đã “chết theo” những ông lớn.
- Kể từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm “cứu” doanh nghiệp. Ông đánh giá như thế nào về kết quả của những chính sách này?
- Không thể phủ nhận những kết quả đã đạt được từ những chính sách vừa qua. Tuy nhiên, tôi thấy bản thân những chính sách này chủ yếu vẫn tập trung vào hỗ trợ chi phí, chẳng hạn như giãn – giảm thuế, cho hoãn các khoản phải nộp… Những biện pháp này là đúng nhưng chưa đủ. Chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp là có nhưng chưa thực hiện được nhiều. Tôi cho rằng cần đẩy mạnh việc làm này hơn nữa.
Một vấn đề khác là lựa chọn đối tượng hỗ trợ. Hiện chúng ta mới tiến hành hỗ trợ chủ yếu theo lĩnh vực, theo quy mô trong khi việc lựa chọn thông qua năng lực cạnh tranh còn bị bỏ ngỏ. Điều này đã phần nào hạn chế hiệu quả của chính sách, bởi trong cùng một ngành, có nhiều doanh nghiệp chỉ gặp khó khăn tạm thời, vượt qua được sẽ phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên cũng có những anh mà chỉ cần dứt hỗ trợ là chết. Những đối tượng như vậy cần phải thanh lọc qua khủng hoảng.
- Vậy theo ông, cần phải làm thêm gì để hỗ trợ doanh nghiệp?
- Tôi cho rằng cần làm 2 việc: không tạo thêm khó khăn và đưa doanh nghiệp tiến mạnh hơn vào quá trình tái cấu trúc. Để không tạo thêm khó khăn, tôi đồng ý là phải hỗ trợ chi phí, nhất là trong các khoản thuế và chính sách lương. Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện cao hơn so với các nước trong khu vực. Như Thái Lan, họ vừa giảm từ 30% xuống 23%. Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đều đang áp thuế với khu vực vừa và nhỏ là 17%, trong khi ở Việt Nam hiện vẫn là 25%.
Tôi nghĩ cần phải giảm ngay mức thu này. Cụ thể bao nhiêu còn tuy thuộc vào ngân sách nhưng nếu có thể, nên đưa ngay xuống 20%. Vừa qua cũng có ý kiến cho rằng giảm thuế vào lúc này không có nhiều ý nghĩa, bởi thực tế đâu có nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận để đánh thuế. Tuy nhiên tôi cho rằng đây mới chính là lúc cần hỗ trợ số ít các doanh nghiệp đang có lãi, để họ có cơ hội tích lũy, đầu tư trong tương lai.
Về lương, VCCI cùng một số hiệp hội ngành nghề lớn vừa có văn bản kiến nghị lên các cơ quan chức năng về lộ trình tăng lương tối thiểu. Chúng tôi đồng ý cần tăng lương để cải thiện đời sống người lao động. Tuy nhiên, đây là việc ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp nên cần tính toán kỹ, có lộ trình cụ thể cho trung hạn, thay vì cứ mỗi năm lại có mức tăng khác nhau.
Cũng cần lưu ý rằng, tăng lương phải gắn với tăng năng suất lao động. Tốc độ tăng năng suất bình quân ở Việt Nam hiện là 4,5 – 5% một năm, trong khi trung bình ASEAN là 10%. Do vậy, sau khi cân nhắc, chúng tôi đề xuất mức tăng lương 15% một năm, trong vòng 3 năm tới. Tăng ổn định như vậy thì doanh nghiệp mới tính toán, đưa vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh được. Cuối cùng, như đã nói ở trên, tôi cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa quá trính tái cơ cấu, tăng cường tính minh bạch trong cả chính sách lẫn tại doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể giữ kín bí mật kinh doanh, nhưng tài chính thì phải công khai, rõ ràng.
- Ở góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp, ông dự báo như thế nào về triển vọng kinh doanh thời gian tới?
- Với tình hình hiện nay, tôi cho rằng doanh nghiệp sẽ còn khó khăn trong vòng 1- 2 năm tới. Bởi cho đến thời điểm hiện tại, tôi chưa thấy có nhân tố nào đột biến khi mà đầu tư công sẽ tiếp tục bị kiểm soát chặt, tiếp cận tín dụng khó khăn, thị trường chứng khoán ảm đạm trong khi vốn nước ngoài cũng huy động rất khó khăn. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không có ánh sáng. Bởi tình thế hiện nay đang buộc doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý thay đổi và tất nhiên, thay đổi này phải theo hướng tích cực hơn.
Nhật Minh (ghi)
___________________________________________________________________________
Tại sao nhiều doanh nghiệp chết?
Một đất nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng thì các doanh nghiệp chết là điều tất yếu. Tham nhũng đã tạo ra các doanh nghiệp ảo, doanh nghiệp không có trình độ để rồi nuôi dưỡng nó, dùng nó bóp chết các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh khác. Tham nhũng cũng làm tăng các giá trị đầu vào của doanh nghiệp, do đó giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp lành mạnh sẽ không đủ sức cạnh tranh với các h nghiệp được bảo kê bởi tham nhũng, và tất nhiên chưa nói đến yếu tố giá thành do hàng nhậu khẩu cạnh tranh.
Các doanh nghiệp được tạo ra bởi tham nhũng sẽ nếm đòn bước ra sân chơi quốc tế nơi mà sự minh bạch, tài năng được đề cao. Hãy nhìn vào các báo cáo minh bạch của các tổ chức quốc tế. Việt Nam chúng ta đang tụt hậu vì chính sách chưa phù hợp, nạn tham nhũng hoành hành đó là lý do các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ chết. Những người kinh doanh cần một môi trường cạnh tranh lành mạnh, không có tham nhũng có như thế họ mới đứng vững được.
Trần Hòa   |   8 giờ 51 phút trước Thích   |   205
Thời thế của nhân tài 8x tỏa sáng?
Thật sự chưa năm nào Khủng khoảng KT lại có sức ảnh hưởng sâu và rộng đến vậy. Mọi năm các doanh nghiệp lớn chao đảo, thì năm nay đa phần các DN đều lung lay, không nhiều thì cũng 1 phần đáng kể. ” Qua khảo sát vừa rồi, chúng tôi thấy vẫn có một bộ phận sống rất tốt trong khủng hoảng. Họ đa phần là những công ty có quy mô vừa, được lãnh đạo bởi các doanh nhân trẻ, được đào tạo bài bản, quản trị tài chính tốt. ” Trong bối cảnh này, các doanh nhân trẻ tuổi thế hệ 8x đang chứng tỏ bãn lĩnh của mình với những nguyên tắc kinh doanh tiến bộ, linh hoạt trong việc ứng phó với thị trường. Thế hệ 8x vẫn luôn đc dự báo là sẽ tạo ra sự đột phá và kiến tạo tương lai tươi sáng.
KB Design   |   9 giờ 7 phút trước Thích   |   73
Lãi suất ngân hàng quá cao!
Lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng thì doanh nghiệp chết là phải? Tiền lợi nhuận làm ra bao nhiêu cũng chẳng trả nổi lãi ngân hàng thì làm sao mà sống nổi.
Chau Lam Anh   |   8 giờ 49 phút trước Thích   |   42
Do cơ quản lý lỏng lẻo
Tôi là Doanh nghiệp thương mại.
tôi thấy vấn đề nhà nước là như : thuế, hải quan, cần cải cách thêm,…
Như tôi lấy sản phẩm dầu thực vật công nghiệp do người VN sản xuất bán cho các tập đoàn nước ngoài nhưng trớ trêu thay là khi khai hải quan thì bị làm khó như phải đóng thuế bảo vệ môi trường nhưng nhà nước quy định máy sản xuất thì phải đóng mới được xuất hàng.
VD: DN SX xuất hàng 9 thì đến tận mới khai 20/10 mới đóng thếu nhưng DN thương mại nói hàng của tôi chưa đóng thuế hải quan không chịu. vậy chứng tỏ luật thuế đá ông hải quan và để hàng đến khách hàng thì DN thương mại phải đóng thuế lần 2 . ( tôi nói sẽ ngày 20 tháng sau tôi sẽ bổ sung sau hải quan ko chịu ) vì nếu đóng thì thuế chồng thếu.
DN tôi khi bán hàng cho các tập đoàn nước ngoài thì phải chịu trách nhiệm với khách hàng và cũng phải đảm bảo là ko làm sai pháp luật của VN.
Bây giờ tôi biết kêu ai.
Chính người việt đá người việt.
lam_CSDD   |   8 giờ 54 phút trước Thích   |   42
Doanh nghiệp kêu cứu!
Doanh nghiệp ở Việt Nam thời khủng hoảng phải chống chọi với xu hướng khủng hoảng chung, ngoài ra còn phải gồng mình gánh chịu hàng bao nhiêu cái phí không tên khác, chẳng hạn như Doanh nghiệp chúng tôi thực thi đúng pháp luật, đúng qui định nhà nước, nhưng mỗi khi có phái đoàn thanh tra kiểm tra về thuế, về môi trường …đều phải thực thi “Luật phong bì”, các cuộc ăn nhậu hội đồng sử dụng rượu ngoại đắt tiền nhất, nhà hàng bản địa cấm quay phim chụp hình, và chưa kể rượu ngoại mang về cho sếp thứ n, nếu Doanh nghiệp không muốn bị gây khó dễ, bắt chẹt và hàng tá sai phạm không đáng có. Tại Công ty thì có “Luật ” như thế, hàng hóa trên đường vận chuyển thì có “Luật” chung chi không nói nhưng ai cũng hiểu?! Thử hỏi khủng hoảng bóp chết doanh nghiệp hay DN bị chết vì “tham quan “?! Giá tăng vì đâu?! lương công nhân không tăng vì đâu?! Xin nhường câu trả lời cho các Lãnh đạo.
Nguyen Phuc An   |   8 giờ 38 phút trước Thích   |   35
Nền kinh tế gia công và dựa vào nguyên liệu thô giá trị gia tăng thấp
Nền kinh tế Việt Nam chúng ta nói thẳng ra là nền kinh tế tạo ra giá trị gia tăng cực thấp. Gia công một đôi giày thể thao Adidas nếu xem giá bán ở cửa hàng thể thao cỡ vài triệu một đôi, thế mà đơn giá gia công của các công ty giày da gia công ở Việt Nam là bao nhiêu, chỉ trên dưới 1 USD/1 đôi là mừng rơn rồi vì có đơn hàng để có việc làm cho công nhân. Khâu thiết kế sản phẩm, sáng tạo mẫu mã, thương hiệu các hãng nước ngoài đã ăn hết trong đó.
Buồn hơn là những khâu gia công các mặt hàng có công nghệ cao như điện tử cao cấp gia dụng, điện toán đã chuyển dịch hết ra các quốc gia khác như Trung Quốc và gần đây nhất là Indonesía, và sắp tới sẽ là Myanmar chăng? Về lĩnh vực phần mềm chất xám đúng nghĩa cũng loay hoay gia công cho người ta từng module, những mảng đòi hỏi tính tỉ mỉ, thời gian tốn nhiều và nhân lực số đông chứ khâu sáng tạo tận dụng đầu óc trí thông minh cũng chưa tận dụng tạo ra sản phẩm nội địa cho Việt Nam.
Các đại gia giàu sụ trong nước chủ yếu dựa trên bóc lột, khai thác tài nguyên đất đai, thiên nhiên khoáng sản, thủy điện ăn vào môi trường, lấy nguyên liệu thô xuất khẩu đến cạn kiệt nhanh chóng hết dành cho thế hệ con cháu mai sau, hiện nay các đại gia này đang nhiều người suy tư và nghĩ đến nguyên lý “cái máng heo” nho nhỏ vậy mà sướng hơn khi giá trị ảo bị đổ vỡ xì hơi.
Nguyên lý thị trường danh nghĩa chứ thật ra là độc quyền nhóm, độc quyền dựa trên lịch sử để lại như ông điện nước, xăng dầu muốn tăng giá nào không ai tẩy chay được vì không dùng của ông thì dùng của ai cung cấp để thay thế cho những mặt hàng các ông này độc quyền? Khi nào các doanh nghiệp đại gia trong nước tiến tới cạnh tranh được với thị trường khu vực gần gần như Asian thôi, cạnh tranh được với Thái Lan sát nách thôi thì cũng đủ mừng rồi, cái này chắc là phải chờ đến vài chục năm nữa với kế sách đột phá dữ dằn mới mong hi vọng.
Ví dụ như thập niên 90, chiếc xe máy Dream Thái đã thống lĩnh trong tâm trí người tiêu dùng hâm một vì nó hiện đại, đẹp, bền vì được chế tạo với lương tâm trách nhiệm của người công nhân được rèn luyện cả tay nghề lẫn đạo đức. Còn hiện nay thì sao? Nền công nghiệp ô tô trong nước lao đao trong khi Thái Lan đã vươn lên thêm đỉnh cao mới cao hơn. Khi mua 1 ô tô nhập khẩu từ Thái Lan đảm bảo là ăn đứt xe nội địa về chất lượng, độ bền, tin cậy cao. Xe hơn trong nước giờ chỉ còn chiếc lá chắn cuối cùng là thuế quan, nhưng rất hiu vì lộ trình xóa bỏ thuế quan trong khu vực mà Việt Nam cam kết đã phải tiến hành theo thời gian năm sau phải giảm thêm so với năm trước.
Nói chung, nền kinh tế Việt Nam hiện nay trụ được là nhờ công lao của bao nhiêu triệu nông dân chắt chiu dãi nắng dầm mưa để tận dụng đất đai thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước, ánh sáng mặt trời và kinh nghiệm ngàn đời cha ông để lại để tạo ra sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo giá hạ nuôi sống cư dân, rau trái phong phú để khỏi phải mọi thứ phải mua như Singapore chắc là giờ nay bao nhiêu cư dân phải đói vì thiếu cơm ăn, bạn nhờ cơm gạo thực phẩm tự túc được nên mỗi ngày làm ra 1 USD cũng đủ cơm ăn ngày 2 buổi, vì cơm trắng mỗi phần ăn chỉ vài ngàn đồng thôi.
Văn hóa kinh doanh, văn minh doanh nghiệp cũng chưa được đề cao. Luật thương mại chưa được tôn trọng và đề cao trong làm ăn, chỉ theo cách nghĩ chủ quan kiểu cũ quen biết bao biện cho nhau rồi xảy ra xung đột cứ giải quyết thô thiển mất hết cả niềm tin của khách hàng đối tác.. Còn nhiều thứ khác nữa, nói ra chắc là mất vài ngày để viết. Cảm ơn mọi người đã đọc những cảm nghĩ của tôi. Thân chúc may mắn và thuận lợi thành công đến với các bạn!
Nguyen Tran   |   6 giờ 53 phút trước Thích   |   31
Nền kinh tế bong bóng
Nguyên nhân thì chắc có thể kể đến cả nghìn nguyên nhân, khách quan có, chủ quan có, tuy nhiên theo tôi nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do bản thân doanh nghiệp và sự điều hành kém cỏi của một số ban ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế. Sau đó hậu quả là tạo ra những quả bong bóng kinh tế . Đầu tiên là bong bóng chứng khoán rồi đến bong bóng bất động sản và đây là 2 quả bóng lớn nhất gây ra hệ luỵ cho nhiều ngành nhiều cấp bậc khác…Nếu bản thân doanh nghiệp không đa dạng hoá đầu tư (Doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân vừa thấy có tiền là đầu tư ngay vào lĩnh vực Bất động sản mà không cần biết đó có phải là ngành chính của mình hay không…từ đó dẫn đến bỏ bê chuyên môn, lơ là ngành nghề chính của mình) Chứng khoán thì lên vù vù dạng Siêu Phi Mã để rồi ai có tiền cũng mua chứng…Ngân hàng thì liên tục tạo điều kiện cho vay đặc biệt là vay cho đầu tư chứng khoán và bất động sản, đến khi thấy quả bóng phình ra chuẩn bị nổ thì “rụp” cắt hết, thì hỏi kinh tế nào chịu nổi. 2 lĩnh vực này mà sụp thì chẳng có ai mà không bị hệ luỵ cả. Bên cạnh đó là tham nhũng, tham ô, hối lộ của một bộ phận quan chức, sự xuống cấp của đạo đức, học vấn của tầng lớp thanh niên. Nếu ai đã từng đọc Báo Cáo Của Harvard Về Tương Lai Việt Nam 2011-2020 thì sẽ hiểu. Những điều này đều được báo trước.
vũ hảo   |   8 giờ 8 phút trước Thích   |   31
Nên phát triển những gì mà mình có
Việt Nam là QUỐC GIA có thế manh về đường biển, chưa có một đất nước nào có tỉ lệ diện tích / chiều dài ranh giới giáp biển như VN . Hiện tại nguồn titan giàu có đủ để sản xuất tàu biển đánh cá…..hoạt động trên biển. tại sao không đầu tư mạnh vào tiềm lực này mà đi miên man chẳng vào đâu? hãy đầu tư chính vào tàu biển và các hoạt động biển và có thế mới giữ vững và phát triển ,.. tốt về biển cũng như lãnh thổ VN nói về biển.
nguyễn đình tâm   |   9 giờ 19 phút trước Thích   |   28
Lạm phát mà ra
Lạm phát có nhiều tác động tích cực và tiêu cực khác nhau trên thị trường. Ở khía cạch tiêu cực, khi đồng tiền được in ra quá nhiều để chi tiêu thì giá trị đồng tiền sẽ bóc hơi. Người nào giữ nhiều tiền nhất, ở đây là doanh nghiệp, thì sẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hết tiền thì phá sản là tất yếu.
Hai lúa   |   9 giờ 41 phút trước Thích   |   17
Điều tất yếu thôi !
DN chết? 2 năm qua là 2 năm bùng nổ những loại DN ăn xổi ở thì, nhập khẩu phân phối hàng ngoại chỉ để kích thích tiêu thụ nội địa. Trong khi đó, chiến lược phát triển kinh tế bền vững tạo sự thịnh vượng cho quốc gia chính là xuất khẩu đem lại nguồn lực từ bên ngoài về. Việc các DN này chết thì chẳng có gì là quá ngạc nhiên với tình hình bùng nổ quá mức thời gian qua.
Omni   |   8 giờ 47 phút trước Thích   |   16
Do lãi suất cao
Cốt lõi của vấn đề là chính sách của nhà nước dẫn đến việc tăng lãi suất ngân hàng. khi DN xây dựng phương án kinh doanh trên cơ sở cân đối chi phí cho việc trả lãi suất dưới 10%, thì đùng một cái ngân hàng tăng lãi suất lên đến trên 20% khoản chi phí này không nằm trong tầm kiểm soát của DN rồi cộng với việc siết chặt tài chính làm giảm sức mua trong dân. Như vậy là hàng hóa thì không bán được mà phải còng lưng trả lãi cho ngân hàng nên DN chết là đúng rồi.
Thu Dong   |   8 giờ 13 phút trước Thích   |   13
Đã quá muộn
Khởi đầu từ việc chống lạm phát, Người ta chống lạm phát thì theo tiến độ, còm mình thì làm đùng đùng, khiến lãi xuất tăng mạnh, thắt chặt tới mức nghẹt thở, chưa kể tới mức “giãm phát” mới chịu buông ra. cho nên đã quá muộn, doanh nghiệp tan tác thì nợ xấu tràn lan chứ sao bây giờ.
Huu Tam   |   8 giờ 24 phút trước Thích   |   12
DN nước ngoài cũng chết
Bao nhiêu nhà đầu tư nước ngoài khi đến VN còn chết nữa là .
Namviet   |   8 giờ 51 phút trước Thích   |   11
Cần sự ổn định
Theo cá nhân tôi thì doanh nghiệp không thể phát triển trên nền một môi trường chính sách không ổn định. Những doanh nghiệp trụ lại được vẫn đang đối mặt với nguy cơ. Doanh nghiệp giống như Cá, đầu ra như là nước: Cá cần bơi trong nước. Nhưng ở đây chỉ thấy cá mà không thấy có nước thì cá sẽ chết trước khi nước về.
Lê Quang Chiến   |   7 giờ 54 phút trước Thích   |   10
Quy luật tự nhiên
Lạm phát + quản trị kém và tham những = người dân nghèo đi + đất nước kém phát triển và bất ổn.
Tiến nâu   |   8 giờ 1 phút trước Thích   |   9
Đó là quy luật của lựa chọn và cạnh tranh
Thời gian qua, tin “hot” luôn là Doanh nghiệp phá sản, lạm phát, thuế…chính sách nhà nước. Sao mỗi doanh nghiệp không tự hỏi bản thân mình…phải làm gì để tăng hiệu quả kinh doanh? phải lựa chọn ngành nghề gì là Thế mạnh của mình? hay gặp chút khó khăn là bỏ cuộc, thấy mảng này hay hơn…bỏ mảng kia. Soi mói nhân viên… Quy luật tự nhiên chỉ ta ràng: thuận theo tự nhiên, biến đổi “gen” để thích nghi là cách hay nhất…để trường tồn Ngành nghề không còn phù hơp nên “đào thải” yếu kém k cạnh tranh dc thì nên rút tạp chung cho các tập Đoàn lớn. Ở Vn cái này còn chưa có Luật. đó là Nhân Viên ở các Cty lớn sau một thời gian họ làm việc tại các tập đoàn về nhà mở daonh nghiệp “làm ăn” tương tự…Kinh nghiệm, vốn, quan hệ, kế hoạch dài hạn…thua kém tập doàn Chết là Chắc.
Phạm thành công   |   8 giờ 53 phút trước Thích   |   9
Bài toán!!!
Trích “Tôi nghĩ cần phải giảm ngay mức thu này. Cụ thể bao nhiêu còn tuy thuộc vào ngân sách nhưng nếu có thể, nên đưa ngay xuống 20%…”Doanh nghiệp thì lúc nào cũng báo cáo là lỗ hoặc lợi nhuận ích để giảm khoản nộp thuế, nếu mà giảm đến mức này thì phải chăng có nên không?
duy   |   9 giờ 6 phút trước Thích   |   8
Doanh nghiep chet
That dang so, neu mot nuoc nao kha kha mot ty thi khi nghe vay chac ho xach dep chay… Thuc ra trach nhiem cua nguoi xay dung luat doanh nghiep phai nhin lai minh , nhung nguoi ky quyet dinh thanh lap cung phai xem lai ngay, dung lam ngheo dat nuoc, kho nguoi ngheo vi bi lua..
chu cuong   |   9 giờ 45 phút trước Thích   |   7
Có chắc chắn về con số
Tôi xin khẳng định, trong tổng số các công ty, doanh nghiệp ở trên, thì đa phần là công ty ma, công ty lập ra chỉ với mục đích mua mấy cuốn hóa đơn đỏ. Ai cũng biết thủ tục và vốn điều lệ để lập ra công ty, doanh nghiệp không hề nhiều.
trần văn dũng   |   8 giờ 25 phút trước Thích   |   5
Doanh nghiệp chết có tỉ nguyên nhân
Tôi khẳng định doanh nghiệp chết có đến hàng tỉ nguyên nhân khác nhau trong thời buổi này, nhưng có một nguyên nhân xâu xa nhất khiến họ chết đồng loạt là vì lãi xuất ngân hàng không khác gì lãi xuất của giới kinh doanh cầm đồ.
đỗ văn minh   |   7 giờ 52 phút trước
Tháng nào cũng phải chung chi
Như trương hợp của tôi, một cửa hàng vi tính cỏn con, chỉ có một minh tôi vừa là lính vừa là “sếp”. Thế mà hằng tháng phải chung cho nguời quản lý thuế ít nhất 100.000, nếu không chung chi, thì họ đòi kiểm tra, thanh tra. Năm vừa rồi khó khăn quá. Tôi không chung chi khoản này. Thế là vừa rồi họ mời tôi lên đòi tôi phải tăng doanh số lên gấp đôi (Doanh số hiện tại của tôi trung bình là 10 tr). Còn không thì chuyển xuống thuế M4 (Thuế khoán, Trước đây tôi ở M3). Mà xuống M4, thì tôi không được mua hoá đơn về xuất, mà mỗi lần xuất HĐ tôi lại phải lên chi cục thuế để xuất (Trung bình 1 tháng tôi xuất 25 tờ HĐ). Vậy thì 1 tháng tôi lên chi cục thuế bao nhiều lần đây ?, tiền xăng, tiền gởi xe… Tôi đem trường hợp đó hỏi các người bạn của tôi. họ nói chỉ cần chung chi là xong ngay, chẳng qua là muốn làm tiền thôi. – Còn chuyện này nữa, trước đây cứ mổi lần lên mua HĐ, người bán hoá đơn lây tiền 1 cuốn HĐ là 50.000 ( trong khi quy định của nhà nước là 15.500). Biết vậy mà chả biết làm gì được.
Thanh   |   6 giờ 42 phút trước Thích   |   3
ĐỪNG ĐỔ LỖI HÃY NHÌN LẠI BẢN THÂN
ĐỪNG ĐỔ LỖI HÃY NHÌN LẠI BẢN THÂN . Hãy cố gắng học hành và chăm chỉ làm việc ,biết hợp tác tạo sức mạnh chắc chắn bạn thành công . Mong lắm thay .
Trương Minh Châu   |   6 giờ 40 phút trước Thích   |   2
CHẾT VÌ RẤT NHIỀU NGUYÊN NHÂN
Doanh nghiệp chết vì rất nhiều nguyên nhân.Trong đó có Quản trị kém, Tham ô-đục khoét, Lãi ngân hàng cao, và một điều không kém phần cốt yếu dẫn đến Doanh nghiệp chết đó là ‘Tất cả mọi thủ tục đều được làm theo phương thức’ phong bì cửa sau, và rồi doanh nghiệp cứ thế làm ăn mà không có ai quản lý, giám sát một cách đúng mực…
LÊ MINH ĐƯC   |   6 giờ 45 phút trước Thích   |   2
Đừng hỏi vì sao mình phá sản
Đừng đổi lỗi cho cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến nền kinh tế kéo theo sự khó khăn và tàn lụy của các doanh nghiệp. Người thành công là người nhìn thấy những cớ hội trong những khó khăn, ngược lại các doanh nghiệp thất bại vì chỉ nhìn thấy cái khó khăn trong những cơ hội đang bày ra trước mắt họ. Tại sao trong giai đoạn khó khăn này vẫn có những doanh nghiệp bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Quan trọng là vì người lãnh đạo không có tầm nhìn xa, không có khả năng quản lí lãnh đạo cũng như gắn kết bộ máy làm việc trong công ti.
Có rất nhiều chủ doanh nghiệp thực hiện những chính sách thắt lưng buộc bụng đầy ngớ ngẩn, tiết kiệm là tốt nhưng nếu tiết kiệm không đúng chỗ thì thà đừng tiết kiệm còn hơn, Ví dụ như về phần maketing thì tuyệt đối đừng cắt giảm nếu không có phương án tốt hơn.
Đây là phần sống còn quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, anh anh tìm hiểu nhu cầu của thị trường, có được thị trường nhưng anh không biết chăm sóc và giữ thị trường của mình thì đồng nghĩ với doanh nghiệp công ti của anh đang trên đường phá sản, cũng có rất nhiều công ti được thành lập trong giai đoạn này, nhưng không biết đi theo đường riêng, không biết học hỏi hay rút kinh nghiệm của các công ti đi trước.
Anh thành lập sau họ nhưng anh đi như họ thì anh đừng mong bao giờ đuổi kịp họ. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tôi chỉ nói về nguyên nhân chính ảnh hưởng tới sự thành bại của doanh nghiệp, dù nhà nước đã tung ra những gói kích cầu hỗ trợ các doanh nghiệp nhưng nó quá nhỏ bé so với số lượng công ti, doanh nghiệp ở VN, hãy tự cứu mình chứ đừng trông chờ vào ai cả, và đến cuối năm nay thì sẽ còn hàng loạt các doanh nghiệp phá sản, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân
Nguyễn Trọng Hoàng   |   4 giờ 12 phút trước Thích   |   1
Thế hệ 8x,”Thuyền bé gặp sóng lớn”
Tôi là kỹ sư trường ĐHBK HN, sinh năm 1982, sau khi ra trường, cũng đi làm ở rất nhiều công ty. Sau đó thành lập DN, chân ướt chân ráo, gặp khủng hoảng 2008. Sau đó phục hồi được một thời gian thì lại vấp phải khủng hoảng 2011. Là một người tâm huyết với nghề, nhiệt tình với công việc, nhưng với ” sức khỏe” của thế hệ 8x chúng tôi, không thể “đỡ” nổi, có một ít tuổi đời mà gặp tới 2 cuộc khủng hoảng, Chính sách thay đổi quá nhanh, và không nhất quán. Ngân hàng hô hào cứ vay đi, và rồi rút vốn rất nhanh, kích thích tiêu dùng rồi lại thắt chặt chi tiêu, hỗ trợ DN nhưng điều kiện vay lại quá khắt khe… DN như chúng tôi đang chết lâm sàng. Đừng hy vọng vào thế hệ 8x chúng tôi, nếu như Cơ chế, chính sách không hỗ trợ DN, không đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu.
Nguyễn Tiến Mạnh   |   6 giờ 7 phút trước Thích   |   1
Doanh nghiệp chết oan vi quan liêu của một số cơ quan chức năng
Tôi đồng ý với những ý kiến trên nhưng tôi thấy còn một nguyên nhân quan trọng chưa được đề cập. Đó là sự quan liêu , vô cảm của nhiều cơ quan quản lý nhà nước. Đơn cử trong lĩnh vực xây dựng cơ bản ( lĩnh vực đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất). Đó là việc chậm thanh toán công trình XDCB hoàn thành, do việc điều chỉnh dự toán vì phát sinh khối lượng ( Chủ yếu do khâu thiết kế yếu và thẩm định Dự toán kém), do điều chỉnh giá vật tư thay đổi vì biến động giá.
Ai làm trong nghành XD đều thấm thiết nỗi gian truân trần ai khổ ải khi phải trải qua giai đoạn này. Các cán bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đều cố tình né tránh một sự thật hiển nhiên mà các DN Xây dựng đang phải chịu mà cứ viện dẫn lật này nghị định nọ để bảo vệ cái sai của mình từ khi thẩm định Thiết kế dự toán, từ việc ban hành các thông tư nghị định cứng nhắc.
Một phần là sợ mất chức nếu để lộ ra sự yếu kém của mình. Nếu DN nào tìm cách chạy chọt để được duyệt điều chỉnh thì phải chung chi % ở mọi khâu phê duyệt ( Việc mà ai cũng biết nhưng không thể nói ra). Hậu quả là công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng hàng năm trời mà vẫn không thể duyệt quyết toán thu hồi vốn. Với lãi vay ngân hàng 18- 20% năm thì dễ dàng tíng được một công trình phải vay vốn Ngân hàng sẽ thiệt hại như thế nào.Công trình càng lớn càng nhanh chết.
vo tung   |   6 giờ 15 phút trước Thích   |   1
“Chết” do một số nguyên nhân chính sau
Nguyên nhân của cái sự “CHẾT” này là do sản xuất/kinh doanh không có lãi. Gần như 100% DN chết là DN sản xuất hàng hóa, tiêu dùng (DN dịch vụ ít chết hơn). Vì sao vậy? (1). Do hàng TQ nhậu lậu vào Việt Nam quá nhiều, giá cả của họ quá rẻ (có lẽ nhà SX của TQ được trợ giá?) (2). Do Hải quan, biên phòng quá .. “chủ quan” để họ tuồn hàng vào quá nhiều (theo tiểu ngạch). (3) Do nới lỏng (của Bộ Tài Chính, Công Thương,…) để nhập siêu quá lớn theo chính ngạch; (4). Do Chính sách tiền tệ, ngân hàng hàng chưa thực sự tạo điều kiện cho DN trong nước (nói chung) và DN sản xuất hàng hóa (nói riêng) tiếp cận với nguồn vay; (5). Do nguồn tiền tại Bank ngày càng khan hiếm do khách quan/chủ quan mà đầu tư không hiệu quả. TÓM LẠI: DN CHẾT LÀ ĐƯƠNG NHIÊN VÀ ĐÓ LÀ LỖI CƠ CHẾ CHỨ KHÔNG PHẢI RIÊNG AI.
DVHuy   |   7 giờ 6 phút trước Thích   |   1
PHẢI CÓ CÁCH LÀM
Chỉ cần hạ lãi suất xuống còn 3-5% cho doanh nghiệp có phương án kinh doanh tốt, hạ thuế TNDN xuống còn 15%, thuế VAT còn 5% và bắt buộc tất cả mọi người dân sử dụng trao đổi thanh toán từ 2 triệu trở lên phải sử dụng tài khoản (thẻ của ngân hàng) thì sao nhỉ?
nina   |   7 giờ 49 phút trước Thích   |   1
SỐNG ĐƯỢC LÀ ..OK
Lúc này cứu DN sống là may mắn lắm rồi…bàn chuyện lỗ lãi lúc này nói thế nào cho đúng đây…ai có DN đang hoạt động biết liền. Lo cho DN mình sống giống như chạy gạo nuôi con thời bao cấp.
PHUOC SANG   |   4 giờ 31 phút trước Thích   |    
Tham khảo
Doanh nghiệp còn nhiều vất vả lắm Tôi lấy một ví dụ nhỏ nhé : ở phố Tôi là phố chỉ cấm đỗ ôto nhưng không cấm dừng xe tải nhỏ thì được vào phố vận chuyển hàng hóa phục vụ luân chuyển hàng hóa trong giờ cho phép nhưng găp rất nhiều cửa ải như CAP nhé. 113 nhé Giao thông công chính nhé thử hỏi làm sao mà bốc được hàng xuống và bốc xếp hàng len dù chỉ 10-15 phút. như ở nước ngoài kể cả trung tâm thành phố các loại xe tải nhỏ được phép ra vào và được đỗ bao nhiêu phút có như vậy các doanh nghiệp và nguoi Dân mới sống đươc chứ mong các cơ quan công quyền suy nghĩ nghi cho Dân nhờ.
tran An   |   6 giờ 19 phút trước Thích   |    
Chết là do ngân hàng
Doanh nghiệp chết là do lãi suất ngân hàng quá cao hai nữa là chi phí để vay được tiền quá nhiều.
trần đại vũ   |   6 giờ 20 phút trước Thích   |    
Tâm đắc!
Mình quá tâm đắc với hai bài viết của Trần Hòa và Vũ Hảo. Không thể hay hơn và chính xác hơn! Cám ơn hai Bác nhiều nhiều!
Nguyễn Thiên Định   |   6 giờ 57 phút trước Thích   |    
Chính sách ngân hàng
Chính sách ngân hàng, lãi suất cao, khó tiếp cận vay vốn, đã thế còn tham nhũng tiêu cực.
catuong vungtau   |   7 giờ 10 phút trước Thích   |    
Ổn định chính sách KT vĩ mô mới cần bàn sâu
DN “chết ” nhiều như hiện tại, tôi cho đó là kết quả báo trước từ một quá trình phát triển nóng tích lũy lại mà cơn khủng hoảng hiện nay chỉ là điểm nút mà thôi? Bất ổn định chính sách kinh tế vĩ mô: Lãi xuất cao liên tục hàng nhiều năm; lạm phát hai con số kéo dài nhiều năm; Thuế phí liên tục thay đổi điều chỉnh (có khi một năm thay vài lần?); Tỷ giá bất ổn định nhiều năm vv…. là những “cái chết tích lũy” dồn DN đến hiện tại và cái chết hôm nay là tất yếu, là biểu hiện mà thôi, nhìn ra khu vực có nước nào thế đâu?. Nguyên nhân này tiềm ẩn đã từ nhiều năm nay rồi, và khi ấy chúng ta chỉ thấy tăng trưởng và vui vì tăng trưởng cao mà bỏ quên cái nguy hiểm của “tăng trưởng nóng”. Cái cần cứu nhất là cách điều hành ổn định chính sách KInh tế vĩ mô ít nhất trong trung hạn 5-7 năm trở lên mới là liều thuốc đúng, các giải pháp “cứu” nọ kia đang bàn chỉ là trước mắt là chữa bệnh thôi. Chúng ta cần có vắc sin cho nền kinh tế mới là giải pháp.
cafe   |   7 giờ 13 phút trước Thích   |    
Cần lột xác
Trước tình hình khó khăn như hiện nay, chúng ta cần tích cực hơn trong tư duy để mang lại hiệu quả hơn trong công việc. những câu hỏi như: cần thay đổi những gì trong cơ cấu quản lý doanh nghiệp? cơ hội nào cho chúng ta trước thời điểm này? cần đánh mạnh vào lĩnh vực nào trong mảng kinh doanh của cty?…Tất nhiên, tôi đồng tình với các giải pháp của bác Lộc, nhưng trong mỗi doanh nghiệp chúng ta cần chủ động tạo cơ hội cho chính mình. thay đổi là cách tốt nhất để phát triển, tất nhiên đó không phải là nguyên lý. nếu nhà nước có chính sách đào tạo miễn phí cho lãnh đạo các doanh nghiệp các khóa quản lý ngắn hạn vào thời điểm này, tôi nghĩ sẽ hiệu quả hơn là cho chúng ta tiền, hay giảm thuế.
nguyễn Huy   |   7 giờ 15 phút trước Thích   |    
Kinh tế thị trường
Doanh nghiệp VN hầu hết đều “tay không bắt giặc”, khó khăn toàn cầu họ không chết mới là lạ, họ phải xem lại mình trước. Theo tôi nhà nước không nên lập công ty mua bán nợ để giải quyết “nợ xấu” cố làm như vậy thì không thể mà hãy tìm hiểu nguyên nhân cụ thể gây nên nợ xấu từ đó giúp doanh nghiệp từ từ từng bước khắc phục từ nợ xấu thành “nợ đẹp” và ổn định, bước cuối cùng mới hi vọng có lãi và lãi ổn đinh có tích lũy hợp lí. Những doanh nghiệp nào yếu kém thì cho phá sản theo quy luật thị trường mà ta đang cố gắng để được quốc tế công nhân.
Công Khanh   |   7 giờ 15 phút trước Thích   |    
Điều tất yếu sau sự yếu kém
Có thể là do tác động của giai đoạn suy thoái của nền kinh tế. Nhưng các bạn hãy nhìn xa và nhìn kỹ hơn một chút sẽ thấy . Sự không nhất quán và đồng bộ trong quyết sách của chính phủ. Sau mỗi một nhiệm kỳ mỗi người đi một hướng, . Điều đó làm rối loạn thị trường, truoc tinh hinh do quyết định của mấy ông trên thì bị động , chữa cháy qua loa. Nếu nhà nước ta có kế hoạch dài hạn và có mục tiêu dài hạn , Thì chắc chắn những hiện tượng như thế này có thể sẽ không mắc chứng bệnh trầm trọng như thế này. Sẽ còn nhiều hơn nữa những doanh nghiệp đang nằm trên giường bệnh chờ trút hơi thở cuối cùng. Nguyên nhân trước mắt có thể là : Quyền chi phối nằm quá nhiều trong tay các tập đoàn mạnh làm o ép , và giết chết các doanh nghiệp nhỏ hơn. Hay hạn chế ngạnh kinh doanh của mấy tập đoàn này Giãm lãi xuất cho vay Tạo môi trường canh tranh lành mạnh. Chính phủ nghiên cứu và đưa ra kế hoạch dài hơi và nhất quán trong kinh tế để giảm những rủi ro cho doanh nghiệp.
tran hai tung   |   7 giờ 31 phút trước Thích   |    
Phản biện
Xin cho hỏi, trong số DN phá sản đó có bao nhiêu là Doanh – Nghiệp – Cặp – Táp?
minhkhanhak   |   7 giờ 31 phút trước Thích   |    
Thêm hệ quả của tham nhũng
Tiếp ý của Trần Hòa, tham nhũng gây ra hai tác động xấu đến chất lượng hàng hóa- dịch vụ. Một là phải dành quá nhiều chi phí cho lobby, cửa sau, dưới gầm bàn… Hai là giảm tính cạnh tranh, mua hàng hóa không vì nội dung hàng hóa, mà vì lợi ích riêng mới mua. Mấy năm qua, nguồn vốn đầu tư tập trung hết vào đầu tư công, SMEs sẽ gặp phải chuyện đó. Xoay ra thị trường tiêu dùng cũng không hẳn dễ.
Mai Hiền   |   7 giờ 32 phút trước Thích   |    
Hậu quả …
Chỉ nhìn vào số tiền của đất nước bị mất bởi các tập đoàn nhà nước, và số lao động bị ảnh hưởng lên tới hàng trăm ngàn người..thì đã đủ gây tác hại đến nền kinh tế Việt Nam rồi! Cộng với khủng hoảng kinh tế thế giới và nhất là nền kinh tế còn bị chi phối bởi “nhóm lợi ích” càng làm cho nền kinh tế khó khăn. Mà các doanh nghiệp Việt Nam vốn còn non trẻ mà phải sống trong bầu không khí “đầy u ám” thì điều “thiếu dưỡng khí” mà “chết” là điều tất yếu. Các DNVN nên biết trân trọng các ý tưởng và nguồn lực bên ngoài nhiều hơn, thay vì cứ tự ti co cụm, hoặc giữ vẻ “ta đây” một thời của mình. Nên khiêm tốn học hỏi và trân trọng các ý tưởng đóng góp, biết cùng ngồi bàn bạc và thắt chặt quan hệ với các DN nhỏ, trẻ…người lao động nên nghĩ đến mục tiêu dài hạn cùng DN hơn là lương bổng cá nhân, đồng thời chủ DN cũng phải san sẻ sở hữu DN với người lao động, coi như họ góp sức bằng cách nhận lương thấp để xây dựng DN.
Phạm Ngọc Hoàng   |   7 giờ 37 phút trước

ASEM 9 khai mạc: Châu Âu trấn an châu Á về khủng hoảng kinh tế

Nguyên thủ các nước dự hội nghị ASEM 9 tại Viên Chăn chụp ảnh trước giờ khai mạc ngày 05/11/2012;
Nguyên thủ các nước dự hội nghị ASEM 9 tại Viên Chăn chụp ảnh trước giờ khai mạc ngày 05/11/2012;  REUTERS/Damir Sagolj
Ngày hôm nay, 05/11/2012, nguyên thủ, thủ tướng, đại diện cấp cao của gần năm chục quốc gia Âu – Á tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEM lần thứ 9 được tổ chức tại Viên Chăn, thủ đô Lào. Một trong những chủ đề chính của Thượng đỉnh lần này là cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính tại châu Âu.Theo giới quan sát, đây là dịp để châu Âu trấn an châu Á và kêu gọi châu lục này nỗ lực duy trì tăng trưởng, qua đó, hỗ trợ cho châu Âu nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng.
Tổng thống Pháp François Hollande thừa nhận : « Tại châu Á, có một sự nghi ngờ về khả năng của châu Âu trở thành một khu vực ổn định và tăng trưởng ». Do vậy, theo nguyên thủ Pháp, cần phải chứng minh cho châu Á thấy « châu Âu vẫn là một cường quốc kinh tế » và hiện nay, châu Âu đã đang nỗ lực tái lập ổn định và thúc đẩy tăng trưởng, thành lập Liên minh ngân hàng, qua đó « trấn an các nhà đầu tư châu Á, và thúc đẩy họ quay lại thị trường châu Âu ».
Từ thủ đô Lào, thông tín viên RFI Florent Guignard tường trình:
Khi châu Âu gặp châu Á, thì trước tiên là để nói về kinh tế. Một lần nữa, đó là thông điệp đầy lạc quan mà tổng thống Pháp François Hollande đưa ra, khi ông tới Viên Chăn, thủ đô Lào. Nguyên thủ Pháp muốn trấn an châu Á. Ông nói  ” Châu Âu sẽ ra khỏi khủng hoảng, châu Âu đang ở giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro nhưng chưa ở thời kỳ cuối của cuộc khủng hoảng kinh tế”.
Lại một lần nữa, tổng thống Pháp François Hollande nhắc lại một trong những chủ đề chính trong chiến dịch vận động tranh cử của ông : “Thế giới cần tăng trưởng chứ không phải là thắt lưng buộc bụng”. Châu Á đã tranh thủ được nhiều tăng trưởng của châu Âu trước đây, bây giờ, đến lượt châu Á lôi kéo tăng trưởng của châu Âu. Đây là nội dung chính thông điệp mà ông Hollande đưa ra trong các cuộc gặp với các đối tác và trong nhiều cuộc hội đàm đã được sắp xếp.
Tổng thống Pháp vui đùa : Với chi phí ít, chúng ta gặp được rất nhiều người, khi ông nói tới cuộc gặp với thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, người tỏ ra « không quan tâm lắm đến vấn đề tiền tệ », bởi vì ông sắp sửa thôi chức. Kể từ khi nhậm chức tổng thống, người ta ít nghe thấy ông Hollande lên tiếng đòi nâng giá đồng nhân dân tệ, được coi là vũ khí thương mại của Trung Quốc. Thế nhưng, đây cũng chính là một trong số 60 cam kết của ông Hollande trong chiến dịch tranh cử tổng thống.
Hôm nay, tại Viên-Chăn, tổng thống Pháp François Hollande đã tổ chức họp báo và ông chỉ trích hiện tượng cạnh tranh không bình đẳng trong thương mại giữa hai châu lục, do giá nhân công tại châu Á rẻ, một số đồng tiền các nước châu Á, đặc biệt là nhân dân tệ của Trung Quốc, bị kìm giữ ở mức dưới giá trị thực, gây nên các mất cân đối trong trao đổi mậu dịch.
Nguyên thủ Pháp nhấn mạnh , một số các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, có đồng tiền không chuyển đổi. Cần phải tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng quốc tế, qua đó, tái lập được cân bằng trong cán cân thương mại giữa hai nhóm nước.
Tổng thống Hollande nói thẳng : « Thâm hụt thương mại giữa Pháp là Trung Quốc lên tới 27 tỷ euro mỗi năm, có nghĩa là chiếm gần 40% tổng thâm hụt thương mại của Pháp. Chúng tôi không thể chấp nhận điều này ».
Bên lề Thượng đỉnh ASEM, tổng thống Pháp có nhiều cuộc hội đàm song phương với lãnh đạo các nước. Hôm nay, ông Hollande đã gặp với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Đường đi” của đất công nhìn từ thương vụ Constrexim – Hòa Phát

VnEconomy

 Lô đất 39 Nguyễn Đình Chiểu rộng 633 m2, được Nhà nước cho Constrexim thuê với thời hạn 50 năm…

“Đường đi” của đất công nhìn từ thương vụ Constrexim - Hòa PhátKết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng cho thấy, Costrexim Holdings đã làm trái nhiều quy định của Nhà nước.
Thương vụ chuyển nhượng tòa nhà trên diện tích hơn 600 m2 đất tại 39 Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) đã được một đoàn thanh tra thuộc Bộ Xây dựng đưa vào báo cáo thanh tra về tình hình hoạt động tại Tổng công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Việt Nam (Constrexim Holdings) như là một thương vụ “nhiều sai phạm”.
Tuy nhiên, từ một góc nhìn khác, thương vụ này hé mở một câu chuyện điển hình nhưng diễn ra một cách lặng lẽ: hàng loạt lô đất công đã và đang từng bước được “sang tay” qua các quyết định rất “nhẹ nhàng”.
633 m2 = 280 tỷ đồng
Lô đất 39 Nguyễn Đình Chiểu rộng 633 m2, được Nhà nước cho Constrexim thuê với thời hạn 50 năm, tính từ ngày 15/10/1993. Vì là đất thuê nên không được tính vào giá trị của Constrexim tại thời điểm cổ phần hóa, chỉ riêng phần tòa nhà văn phòng được xây dựng trên đó được định giá.
Tháng 3/2011, Constrexim mời ba nhà đầu tư “tiềm năng” là Công ty Cổ phần Đầu tư PV2, Công ty TNHH Thép Melin và Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đến để xem xét khả năng chuyển nhượng.
Sau đó, ngày 5/5/2011, Tổng giám đốc Constrexim đã ký tờ trình gửi Hội đồng Quản trị xin ý kiến về việc bán lô đất và tòa nhà văn phòng với giá 280 tỷ đồng. Ngay trong ngày hôm đó, Hội đồng Quản trị bao gồm 6 thành viên, trong đó có 4 người là đại diện phần vốn góp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại Constrexim, đã có văn bản chấp thuận.
Thương vụ mua bán đã được tiến hành ngay sau đó, bắt đầu với việc Constrexim ủy quyền cho Công ty Cổ phần Đầu tư kinh doanh và Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Phúc Hà tiến hành thủ tục chuyển nhượng qua sàn giao dịch bất động sản của công ty này. Với hợp đồng này, Phúc Hà nhận được 350 triệu tiền “phí giao dịch”.
Hợp đồng chuyển nhượng chính thức giữa hai bên đã được ký ngày 18/5/2011 và từ thời điểm ký hợp đồng đến cuối năm 2011, Hòa Phát đã chính thức chuyển cho Constrexim 190 tỷ đồng theo 4 đợt, trong đó đợt 1 là 130 tỷ, được chuyển vào ngày 23/5/2011.
Hợp đồng đã ký và tiền đã chuyển, nhưng đáng ngạc nhiên là đến ngày 3/6/2011, UBND thành phố Hà Nội mới có văn bản số 4364/UBND-TNMT, theo đó “chấp thuận về chủ trương cho Constrexim chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản là văn phòng làm việc gắn với đất tại 39 Nguyễn Đình Chiểu”.
Đến đầu năm 2012, một lần nữa Constrexim lại “đi trước” UBND thành phố Hà Nội một bước khi vào ngày 17/2/2012, tổng công ty này tiến hành ký hợp đồng công chứng với Hòa Phát về việc chuyển nhượng nói trên.
Hợp đồng công chứng được coi là có giá trị pháp lý cao hơn so với hợp đồng “trao tay” trước đó, tuy nhiên đáng ngạc nhiên là phải đến ngày 7/5/2012, UBND thành phố Hà Nội mới có quyết định… thu hồi đất tại 39 Nguyễn Đình Chiểu để cho Hòa Phát thuê lại.
Hành trình của đất công
Đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng đã “nhận xét” rằng việc chuyển nhượng nói trên đã không được công khai thông tin là vi phạm quy định của Luật Kinh doanh bất động sản. Constrexim cũng chưa định giá tòa nhà gắn với lô đất thuê để làm căn cứ tham khảo khi đàm phán là vi phạm một quy định khác cũng trong luật này.
Tuy nhiên, với những “sai phạm kỹ thuật” này, thật không khó để cho cả Constrexim lẫn Hòa Phát sửa sai. Kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng, được ký ban hành ngày 27/9/2012 cũng chỉ yêu cầu “kiểm điểm tập thể và cá nhân” đã vi phạm các quy định của Luật Kinh doanh bất động sản.
Điều đáng quan tâm hơn chính là hành trình của đất công. Toàn bộ khoản tiền chuyển nhượng đã được Constrexim hạch toán thành một dạng “doanh thu” cho năm tài chính 2011 của đơn vị này, trong khi trước đó lô đất 39 Nguyễn Đình Chiểu chỉ được Nhà nước “cho thuê” và không hề được định giá khi cổ phần hóa.
Về phía Hòa Phát, tiếng là “tiếp tục thuê đất” của Nhà nước, song trên thực tế ai cũng hiểu rằng với việc bỏ ra tới 280 tỷ đồng, đây thực chất là một thương vụ chuyển nhượng và lô đất sẽ còn là tài sản lâu dài của công ty này.
Về phía Nhà nước thì hầu như không thu được gì, ngoài một ít tiền thuế trong thương vụ này.
Thương vụ đã thành công và đem lại lợi ích cho cổ đông Constrexim và Hòa Phát. Tất cả đều “win”, trừ… Nhà nước?

Khủng hoảng tài chính tiếp theo sẽ bắt nguồn từ châu Á?

Gafin.vn

      Kinh tế châu Á có thể tiếp tục bùng nổ nhưng cũng có nguy cơ kéo theo bùng nổ tín dụng và gây khủng hoảng tài chính, Capital Economics nhận định.

Theo một nghiên cứu mới đây của hãng nghiên cứu Capital Economics, tín dụng của khu vực tư nhân tính theo GDP ở châu Á đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Hiện tỷ lệ này đã ở mưc cao chưa từng có.
Capital Economics cho rằng, tình trạng tăng trưởng tín dụng quá mức cũng đáng lo ngại, đặc biệt ở Hong Kong, Việt Nam và Trung Quốc.
Mặc dù điều này là bình thường ở các nước đang phát triển, nhưng tăng trưởng kinh tế không nên dựa hoàn toàn vào tăng trưởng tín dụng, như trường hợp của Ireland và các nước vùng Baltic trước khủng hoảng tài chính 2008.
Hãng Capital Economics cho rằng, bùng nổ tín dụng ở Hong Kong cũng đáng lo ngại như ở Ireland trước khủng hoảng tài chính. Khi đó kinh tế nước Ireland tăng trưởng quá nhanh nhờ thuế doanh nghiệp thất, lãi suất thấp và các nhân tố khác khiến Ireland bùng nổ tín dụng và rơi vào bong bóng bất động sản.
Giá nhà tại Hong Kong tăng mạnh trong những năm qua do tăng trưởng tín dụng quá mạnh. Theo Capital Economics, giá nhà đất tại đây sẽ giảm khoảng 30% nếu như thị trường muốn trở lại cân bằng.
Trong khi đó, Capital Economics cũng cảnh báo, tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam và Trung Quốc tuy ở mức ít báo động hơn nhưng vẫn rất mạnh.
Capital Economics cho rằng, tăng trưởng tín dụng quá nhanh ở Trung Quốc sẽ dẫn đến tăng mạnh về năng lực sản xuất và ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng trong dài hạn. Ở việt Nam, tăng trưởng tín dụng vài năm qua đã làm dấy lên bong bóng bất động sản và nay bùng vỡ khiến giá nhà đất giảm, nợ xấu tăng nhanh. Hiện tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam đã chậm lại nhưng đồng thời tăng trưởng GDP cũng yếu đi.

China as number two — or even three

Posted By Clyde Prestowitz Friday, November 2, 2012 – 4:22 PM

As China prepares for a momentous change of leadership at the top, a question increasingly being posed is how the new leaders will guide a country that will soon be the world’s largest economy. That the Chinese economy will reach the top rung sometime between now (some economists believe it already is the biggest economy) and the early 2020s is assumed as part of the conventional wisdom, having been confidently predicted by such influential voices as the International Monetary Fund, the Economist magazine, and virtually all of the leading pundits both in the West and in Asia.
So it was fascinating last week for me to meet with one of Beijing’s top economists who says “it’s never going to happen.” Because this analyst requested anonymity, I cannot reveal who it is which I believe is itself a commentary on some of the reasons why it may not happen. Nevertheless, the substance and logic of the analysts argument is compelling and important.
The first point is that the Chinese economy today is not, as is commonly stated, half that of the U.S. economy. Rather it is only about a third the size of the U.S. GDP. This is because a lot of the growth of the past was accomplished by building stuff that will never be used sufficiently to justify its cost and should thus represent negative growth if it were correctly counted.
This should show up as non performing loans whose liquidation should have been subtracted from GDP. But since they were not officially recognized they were not subtracted and will thus eventually show up as negative growth in the future as resources are used to service them.
This does not include environmental degradation which one Chinese economist estimates should have reduced China’s reported GDP by 10-20 percent but was not reported to have done so. However, it will show up in the future as rivers and farmland produce less and as health care costs and sick workers eat up more and more of the nation’s wealth
Most orthodox observers think that China has four times the U.S. population and about half its GDP. China’s productivity is about an eighth that of the United States. So if China doubles its productivity, it would equal the U.S. GDP while still having only half the productivity of the United States. That appears to be a mathematical certainty for China, and thus the conventional analysts hold to the conventional prediction of China soon becoming the world’s top economy.
However, there is a weakness in this analysis. It focuses on the wrong demographics. It’s not population size that counts with regard to GDP. Rather it’s the size of the working population. China now has five times as many workers as the United States, but that will drop to only three times by 2050. That means that Chinese workers must increase their productivity from one tenth of U.S. productivity to one third. In other words, instead of doubling productivity they would have to triple it. Indeed, if you believe that the size of the Chinese GDP is over-stated, then current productivity is also overstated. So, maybe Chinese workers would have to quadruple their productivity in order for the Chinese GDP to equal the U.S. GDP.
That is a much higher hurdle that my economist friend in China doesn’t think the Chinese workers will ever be able to clear.
http://prestowitz.foreignpolicy.com/posts/2012/11/02/china_as_number_two_or_even_three

Alan Phan :Vẫn chưa chịu chết …

November 5, 2012 By
T/S Alan Phan  -27 Oct 2012
“Những gì không thể đứng thẳng, những gì đang bị đe dọa, những gì đang rung chuyển theo từng cơn gió…rồi sẽ gẫy đổ theo thời gian. Nhưng bình minh sẽ theo sau bóng tối. Sự tái sinh không thể xẩy đến trước cái chết…” Robert M. Price

Nếu trong 6 tháng tới, giá BDS xuống thêm 25 đến 30% thì chúng ta có thể coi như là bong bóng đã vỡ. Hệ quả là sự tiếp tục xuyên đáy thêm khoảng 30% kéo dài ít nhất là 2 năm. Dĩ nhiên tôi chỉ muốn nói đến phân khúc chung cư trung bình và cao cấp tại Hà Nội và HCM. Các loại BDS khác như biệt thự, đất nền, nhà phố, căn hộ rẻ, vùng ven đô, thương mại, văn phòng …sẽ bị ảnh hưởng lây, nhưng cường độ và thời điểm có thể thay đổi ít nhiều.
Và khi nói đến bong bong vỡ…nhiều người hình dung ngay đến những hoang tàn thường thấy sau những trận ném bom thời chiến… Thực tại không bi kịch như vậy đâu. Thậm chí, phần lớn người dân có thể không quan tâm và ăn nhậu bình thường theo đúng phong cách “makeno” của xã hội.
    Tại sao bong bóng phải vỡ mà không xì hơi?
Bởi vì muốn tiếp tục bơm, chúng ta cần hơi. Những thành phần muốn giữ cho bong bóng căng tròn như chánh phủ, ngân hàng, công ty BDS, nhà đầu cơ thứ cấp…đều đã hết hơi. Việc in tiền xả láng để bơm hơi cũng không còn khả thi vì hậu quả của lạm phát. Không quan chức nào dám để dân phải mang bao bố tiền đi mua 1 ổ bánh mì. Tất cả lực đỡ của BDS bây giờ chỉ còn một giải pháp là 50 tỷ USD vàng và ngoại tệ trong dân sẽ được đem ra quăng vào BDS, cách này hay cách khác. Dù các quan chức hồ hởi chuyện huy động được 60 tấn vàng trong dân mấy tháng vừa qua, tôi cá rằng chánh phủ hay các công ty BDS sẽ không moi móc thêm một đồng nào. Dân trí có thấp đến đâu, đồng tiền vẫn sẽ liền với khúc ruột, kể cả ruột ngàn dặm.
Các thành phần nào trong dân sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nhất?
Khi bong bóng BDS vỡ, nợ xấu ngân hàng sẽ tăng gấp 3 lần và có lẽ hơn 50% các ngân hàng tư nhân sẽ phá sản. Đây chỉ là một ước tính có nhiều xác suất sai lạc, vì hiện nay, các thống kê về tài chánh công tư của Việt Nam khá mù mờ và mâu thuẫn. Dân gởi tiền được bảo hiểm đến 50 triệu đồng, do đó phần lớn tài khoản sẽ an toàn. Số ngân hàng còn sống sót sẽ được sự hổ trợ đặc biệt của NHNN nên thanh khoản cũng sẽ khá cao. Vì 70% dư nợ của ngân hàng hiện nay là do các tập đoàn tổng công ty nhà nước vay, nên ảnh hưởng trực tiếp sẽ không gây xáo trộn gì trong vận hành kinh tế vĩ mô (vẫn trì trệ).
Tuy nhiên, ảnh hưởng gián tiếp sẽ đầy dẫy. GDP có thể quay về zero tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao gấp đôi, sức tiêu thụ của người tiêu dùng co cạn và lạm phát có thể tăng quá 2 con số (tùy theo mức độ in tiền).
Khi bong bong vỡ, thành phần giàu có (khoảng 5% dân số) sở hữu nhiều tài sản từ BDS, chứng khoán, vốn riêng của doanh nghiệp và các đầu tư khác sẽ chịu thiệt hại nặng nề. Tuy vậy, một số nhỏ đại gia dùng đòn bẫy vay mượn cao ngất, có thể lợi dụng tình thế mà xù nợ hợp pháp.
Thành phần trung lưu, công tư chức và mua bán nhỏ (khoảng 20% dân số) cũng sẽ đối diện với thất nghiệp, sức tiêu thụ giảm và lạm phát cao, nhưng có thể thắt lưng buộc bụng và vượt bão an toàn.
Thành phần còn lại (75% dân số) sẽ khổ sở chịu đựng thêm một thời gian dài với mức sống khá cơ cực so với các nước láng giềng. Tuy nhiên, họ không có nhiều tài sản để bị tổn hại hay mất mát. Gặp khó khăn ở các thành phố và khu công nghịệp, họ sẽ rút về quê cũ sống qua ngày, đợi chờ cơ hội khác.
Thành phần hưởng lợi trong 2013 là những người dân có tiền mặt, dễ dàng thu mua tài sản với giá cực rẻ. Những hiện tượng tích cực khác gồm việc bớt giao thông (ít kẹt xe thì ít bị ô nhiễm hơn), bớt ăn nhậu (ít bệnh và ít tệ nạn xã hội hơn), bớt tham nhũng (ít dự án và ít nhu cầu giấy tờ)…
Bài toán căn bản hiện nay
Theo thống kê mới nhất của NHNN, tổng dư nợ của tất cả ngân hàng thương mại (quốc doanh và tư nhân) là 2.89 triệu tỷ đồng (140 tỷ USD) vào cuối tháng 10. Nếu chi phí đồng tiền (cost of money) là 15% mỗi năm, lãi suất cho số nợ trên là 21 tỷ USD mỗi năm, không tính nợ gốc. Nếu 70% doanh nghiệp toàn quốc vay nợ và chỉ sản xuất ra 77 tỷ USD mỗi năm (dựa trên 70% của GDP năm 2011), thì mỗi USD kiếm được, họ phải chi ra 29 xu (hay 29% doanh thu) để trả lãi suất. Trừ việc mua bán ma túy hay buôn gái, không một ngành nghề kinh doanh nào có thể sinh lợi để giải quyết bài toán này. Không xóa bỏ hết để lập bàn cờ mới, nền kinh tế Việt Nam, bất kể định hướng nào, sẽ loay hoay với vấn nạn này trong cả chục năm tới.
Nhìn lại lịch sử kinh tế của nhân loại, chuyện bong bong tài sản căng nóng rồi vỡ tan là một hiện tượng khá binh thường, qua mọi thời đại với mọi sắc dân trong mọi định chế. Biện luận Viêt nam là một ngoại lệ, cần giải pháp đặc thù hay có một kết cục tốt đẹp không thuyết phục lắm. Ngay cả quyết tâm của các chánh quyền cố gắng ngăn cản sự đổ vỡ cũng thường xẩy ra, thường làm chậm tiến trình, nhưng sau cùng cũng vô hiệu. Ai cũng biết là ung nhọt phải vỡ để da thịt mau lành. Sau một trận lửa lớn, cây cối trong khu rừng thường xanh tốt hơn.
Chấp nhận định luật của thiên nhiên, trả giá cho những sai phạm trong quá khứ và tiếp tục hành trình của đổi mới và sáng tạo. Hãy dành thì giờ lên kế hoạch cho một tương lai mới theo những tiền đề và thay đổi của tình thế. Đừng loay hoay với những điều chỉnh nửa vời, qua những thỏa hiệp với nhiều phe nhóm lợi ích và lợi dụng.
Tệ nhất là lấy tiền của 95% nhân dân đi cứu trợ cho 5% dân giàu có.
Phải dứt khoát là “hãy để chúng chết đi”.
Alan Phan
T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.
  1. Sức chịu đựng bền bỉ của doanh nhân Việt
  2. Vàng phải chịu thuế xa xỉ
  3. Hai yếu kém chết người của DN Việt
  4. 7 rào cản giết chết các phi vụ M&A tại Việt Nam
  5. Hãy để chúng chết đi…

Phe dân tộc cực đoan Nga đòi Putin phải ra đi

Ông V.Putin trong cuộc họp của Hội đồng tổng thống Nga, Kremlin, Matxcơva, 09/10/2012
Ông V.Putin trong cuộc họp của Hội đồng tổng thống Nga, Kremlin, Matxcơva, 09/10/2012 REUTERS
Nhiều ngàn người dân tộc chủ nghĩa cực đoan hôm qua 04/11/2012 đã tham gia cuộc tuần hành hàng năm tại Matxcơva mang tên “Tuần hành Nga”, kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin nên từ chức. Họ lên án ông Putin là đã không bảo vệ dân tộc Nga, và tố cáo nạn nhập cư bất hợp pháp.
Cuộc biểu tình này được tổ chức cùng lúc với Ngày đoàn kết dân tộc, do ông Putin khởi xướng năm 2005, và năm nay là đúng 400 năm ngày Matxcơva được giải phóng khỏi quân chiếm đóng Ba Lan. Alexandre Belov, một trong những người tổ chức tuyên bố: “Chúng ta làm Putin sợ hãi, ông ta biết rằng mình sắp hết thời (…) Chúng ta sẽ truy đuổi những người trong điện Kremlin”. Đáp lời ông, đám đông hô to Putin là một “tên vô lại ăn cắp”, xứng đáng “bị bỏ tù”.
Theo ước tính của ông Belov, có khoảng 20.000 người tham gia cuộc tuần hành, còn cảnh sát cho rằng con số này là 6.000 người, và có 25 người mặc áo khoác đen của quân đội đã bị câu lưu.
Từ một năm qua, chế độ Vladimir Putin phải đối mặt với phong trào phản kháng chưa từng có. Đối lập đã huy động được hàng trăm ngàn người xuống đường phản đối gian lận bầu cử, và sự trở lại điện Kremlin của ông Putin.
Nhiều cuộc tuần hành khác của phe dân tộc chủ nghĩa cũng đã được tổ chức tại một số thành phố. Tại Saint-Pétersbourg, khoảng 70 người bị câu lưu vì biểu tình không phép, 54 người khác tại Kazan và 90 người tại Ekaterinbourg. Còn cuộc tuần hành tại Matxcơva đã được chính quyền cho phép, cho dù Liên đoàn những người nhập cư tại Nga đòi hủy bỏ hay hoãn lại.
Như thường lệ, cuộc tuần hành của các nhóm dân tộc cực đoan mang tính phân biệt chủng tộc, bài Do Thái, cũng là dịp để tố cáo tình trạng nhập cư bất hợp pháp. Ông Belov cho rằng Vladimir Putin không bảo vệ người Nga trước làn sóng nhập cư ồ ạt, đặc biệt là từ các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền lo ngại trước khuynh hướng phân biệt chủng tộc và bài ngoại tăng cao sau khi Liên Xô sụp đổ.
Bên cạnh đó, phe cực tả cũng đã tổ chức một cuộc biểu tình tại Matxcơva nhằm ủng hộ các tù nhân chính trị. Một cuộc xung đột đã diễn ra giữa những người chống phát-xít và các thanh niên có thể thuộc phái tân quốc xã, tại một trạm xe điện ngầm gần nơi biểu tình, làm cho một số người bị thương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét