Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

HOT - THỜI SỰ TRONG NGÀY

Dân chủ chỉ tốt đẹp qua nét văn minh của người thua cuộc

 
Mặc dù bầu cử đã qua và chỉ trong 48 giờ sau khi có kết quả, tổng thống Obama cho biết sẽ đi Cam Bốt, Miến Điện, Thái Lan từ 17-20/11/1012, một dấu hiệu cho biết việc ông sẽ củng cố và phá triển ASEAN và dân chủ hoá các nước trong khối này. Dĩ nhiên, Việt Nam sẽ không tránh khỏi và các thay đổi chính trị ở VN, sẽ dễ xảy ra trong bốn năm tới do ba áp lực: từ dưới đi lên của dân chúng, từ trên đi xuống của hiện tượng tự diễn biến và từ ngoài đi vào của HK và thế giới (http://csis.org/publication/obama-trip-shows-purposeful-asia-focus-second-term).
Trong diễn văn chiến thắng đêm bầu cử, ông Obama đã ngầm nhắn gởi việc ủng hộ dân chủ cho VN qua câu “Chúng ta đừng quên rằng trong khi chúng ta đang nói chuyện ở đây, dân chúng ở những quốc gia xa xôi khác đang rủi ro tánh mạng của họ chỉ để muốn được có cơ hội tranh luận về những vấn đề thiết thân, cơ hội để bỏ phiếu như chúng ta đã làm ngày hôm nay.”
Tổng thống Obama thắng cử 332 vs 206 cử tri đoàn cho ông Romney, vẻ vang hơn các sự tiên đoán. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cay đắng và bất mãn trong một số cử tri, cho rằng cách bầu gián tiếp qua cử tri đoàn tạo bất công cho đảng Cộng Hoà, hệ thống này đã cổ lỗ sĩ, lập ra cách đây hơn 200 năm vì phương tiện truyền thông vận chuyển còn thô sơ, tại sao không bầu phổ thông toàn quốc.
Vấn đề không đơn giản như vậy vì Hoa Kỳ ngoài việc là một quốc gia (nation state) nó còn là liên bang (united states) mà các tiểu bang, đa số là các tiểu bang ít dân, muốn vừa có sự độc lập đối nội vừa có vai trò và không bị bỏ rơi trong cuộc bầu cử tổng thống. Do đó, nếu bầu phổ thông toàn quốc hay bầu qua cử tri đoàn nhưng cử tri đoàn đại diện theo tỷ lệ phiếu mà ứng cử viên có được trong mỗi tiểu bang thì cả hai cách này đều giống nhau là làm cho các tiểu bang ít dân bị các đảng bỏ rơi.
Cho nên vấn đề không nằm ở chỗ hệ thống cổ lỗ sĩ của thời đi xe ngựa để chạy đưa tin. Vấn đề nằm ở chỗ là dù trên 200 năm trước hay bây giờ thì sự hội nhập thực sự của đất nước này đòi hỏi các tiểu bang ít dân và các nhóm thiểu số không bị bỏ rơi. Điểm đặc biệt nhất của hiến pháp Hoa Kỳ mà có lẽ trên thế giới các hiến pháp dân chủ khác không bì kịp là: Tuy qui định đất nước đi theo hướng của đa số nhưng hầu hết các điều khoản trong đó là để bảo vệ thiểu số, giới hạn quyền lực và ngăn ngừa sự hiếp đáp của đa số.
Cử tri đoàn (electoral college) là một từ để diễn tả tổng số dân biểu và nghị sĩ của HK (438 dân biểu + 100 nghị sĩ = 538) và để tiểu bang ít dân có vai trò thì luật chơi là ai thắng tiểu bang nào, dù là thắng chỉ 1 phiếu của người dân đi bầu, thì sẽ lấy hết cử tri đoàn của tiểu bang đó, như Florida ông Obama thắng sát nút nhưng ẵm hết 29 cử đoàn của tiểu bang này. Con số mầu nhiệm của bầu cử tổng thống HK vì vậy luôn luôn là con số 270 tức vừa quá bán của 538. Người dân đi bầu không phải để trực tiếp chọn tổng thống mà là để giúp tiểu bang của mình chọn tổng thống.
Cho nên cử tri đoàn là một phương pháp để thăng bằng giữa những tiểu bang đông dân và những tiểu bang ít dân, giúp cho những tiểu bang ít dân không bị bỏ rơi trong các cuộc bầu cử tổng thống, nhờ đó mà Iowa (6), New Hampshire (4), Nevada (6), Colorado (9)… trở nên có ý nghĩa, nếu không thì các tiểu bang đông dân như California (55), Texas (38), New York (29), Florida (29)… sẽ quyết định thắng/bại trong cuộc bầu cử nếu bầu theo đa số phổ thông toàn quốc hay theo tỷ lệ trong mỗi tiểu bang, và cuộc bầu cử tổng thống chỉ tập trung vào chừng chưa đầy 20 tiểu bang đông dân, trên 30 các tiểu bang ít dân còn lại bị gạt ra bên lề cuộc chơi.
Lý thú hơn, trái với sự cảm nhận là đảng CH bị bất công, cử tri đoàn giúp đảng Cộng Hoà có một cái lợi thế nội tại (built-in advantage), có lẽ một phần nhờ vậy mà CH có tổng thống nhiều hơn DC. Đó là đa số các tiểu bang miền trung và nam Mỹ (red states) đều ít dân và thường theo khuynh hướng bảo thủ, tức là thường bỏ phiếu cho CH, cho nên CH có cử tri đoàn nhiều hơn cho cùng một số dân so với các tiểu bang xanh của DC. Thí dụ (lấy số chẵn cho dễ tính) California có 30 triệu dân, cứ mỗi nửa triệu là có một dân biểu, như vậy Cali có 60 dân biểu và 2 nghị sĩ, cho nên Cali có 62 cử tri đoàn. Nhưng cũng là 30 triệu dân nằm trải ra trong 6 tiểu bang nhỏ như Idaho, Utah, Wyoming, North Dakota, South Dakota, Nebraska, mỗi tiểu bang có 5 triệu dân. Như vậy, cũng chỉ là 30 triệu dân nhưng lại được 72 cử tri đoàn (60 dân biểu và 12 nghị sĩ).
Ông Romey trong diễn văn thua cuộc gởi đến những người ủng hộ mình đã nói “Như các bạn biết, đất nước đang ở vào lúc cực kỳ khó khăn. Trong lúc như vầy, chúng ta không nên cay đắng và bài bác. Những nhà lãnh đạo của chúng ta cả hai đảng cần bắt tay nhau để phục vụ nhân dân.” Nếu kính trọng ông Romney và đất nước Hoa Kỳ thì cũng nên suy nghĩ về lời khuyên của ông. Năm 1960 tài tử John Wayne ủng hộ và bầu cho ông Nixon để tranh với ông Kennedy và ông Nixon bị thua, khi được hỏi là ông có thái độ như thế nào với ông Kennedy thì ông JW trả lời “Tôi không bầu cho ông ta, nhưng ông ta là tổng thống của tôi, và tôi hy vọng ông ta sẽ phục vụ tốt.”
Việc bỏ phiếu cho đảng nào thì thường được hướng dẫn bởi hệ thống giá trị mà người đó tin vào hay quyền lợi mà người đó bị ảnh hưởng. Có một nữ dược sĩ gốc VN tâm sự rằng khi còn đi học thì nghèo và lý tưởng, muốn giúp người già, người tàn tật và trẻ em, cho nên cô bỏ phiếu cho đảng DC. Sau khi ra trường có lương cao và bị đóng thuế nhiều nên cô bảo thủ hơn và bỏ phiếu cho CH. Tuy chưa già nhưng cô đã nói trước là sau khi về hưu chắc sẽ trở lại bỏ phiếu cho DC. Nói điều này để thấy rằng đời là tương đối và sự vật luôn thay đổi. Hai đảng CH và DC như hai cái chân phải và trái của cơ thể Hoa Kỳ, mỗi chân bước một bước cho cơ thể HK được tiến tới, nếu chỉ một chân như ở VN thì khi gặp hố làm sao mà nhảy được và đất nước phải nhảy cò cò trên con đường bình thường.
Năm 2008 khi đi vận động tranh cử tổng thống, một người đàn bà Mỹ chửi bới ông Obama dữ dội khi phát biểu trước đám đông mà ông John McCain đang thuyết phục và ông McCain đã ngăn chận bà ta bằng câu “Bà à, ông ta là một người tốt theo đạo Chúa. Chúng tôi bất đồng trên chính sách” (Ma’am, he’s a good Christian man. We disagree on policy). Có lẽ vì vậy mà người Mỹ, các ứng cử viên sau cuộc đấu vẫn ngồi ăn uống chung bàn và đi uỷ lạo thiên tai chung. Và dân Mỹ, sau bầu cử, dù không thích nhưng vẫn xem vị lãnh đạo đất nước của mình là tổng thống của chúng tôi.
Dân chủ ở Việt Nam chỉ thực hiện được trong tương lai khi nào bên chiến bại chấp nhận mình thua và giải phóng tâm tư để bắt đầu nghĩ về một cuộc chơi mới trong tương lai.

© Lê Minh Nguyên
© Đàn Chim Việt

Phạt xe không chính chủ: Ngồi trên trời làm chính sách

Bên hành lang QH, có đại biểu QH cho hay bản thân ông cũng không có cái xe máy nào, ngày nghỉ thường mượn xe của con đi ăn sáng, nếu xe đó của con dâu, con rể thì làm sao chứng minh cùng họ... 
Thường trực UB Pháp luật Ngô Văn Minh: Không khả thi
Về mặt chủ trương thì có vẻ đúng, đó là chống thất thu thuế, trốn thuế tập trung vào nhóm người mua đi bán lại nhưng không chịu sang tên đổi chủ và với các đối tượng phạm tội thì sẽ dễ nắm bắt thông tin hơn. Nhưng để đạt mục đích này cần phải có các biện pháp đồng bộ hơn. Chứ cách phạt xe không chính chủ vừa không khả thi, lại gây phản ứng trong dân.
Thường trực UB Pháp luật Ngô Văn Minh
Đại bộ phận là dân nghèo, cả nhà có một cái xe đi chung tại sao bây giờ lại nói đến chuyện chính chủ hay không chính chủ?
Như bản thân tôi không hề có một cái xe máy nào. Nhưng ngày nghỉ tôi mượn xe con tôi đi ăn sáng, uống cafe vỉa hè vậy tôi cũng phải chứng minh xe chính chủ. Giả sử như xe đó do con rể,  con dâu đứng tên, vậy bảo tôi chứng minh cùng họ với dâu rể sao được? Hoặc nếu yêu cầu phải chung hộ khẩu, nhưng tôi hộ khẩu ở ngoài Hà Nội, mà con tôi ở trong quê, chứng minh sao được. Xử phạt là hết sức vô lý.
Đây là một chủ trương thiếu thực tiễn của những người ngồi trên trời làm chính sách. Những chính sách không khả thi, không phù hợp tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
Mà rõ ràng đã sai là phải sửa, không phù hợp là phải sửa. 
Tôi nhớ ngành giao thông trước kia cũng có một quy định phi lý về việc người thấp bé nhẹ cân không được điều khiển xe gắn máy, sau đó QH phản đối và quy định này đã phải bỏ.
Đứng trước phản ứng của dư luận thì bản thân cơ quan ban hành chính sách cũng sẽ phải tự điều chỉnh. Nếu không kịp thời điều chỉnh thì một thời gian sau đó, UB Pháp luật sẽ có ý kiến. Luật Khiếu nại cũng có quy định là cơ quan ban hành chính sách tự xem lại quyết định của mình, tự sửa chữa, nếu không sửa sẽ bị tuýt còi.
Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo: 'Đùng' một cái đem ra phạt
Chủ trương khi sang tên đổi chủ xe thì phải làm các thủ tục chuyển nhượng là đúng, hợp lý và cần cho công tác quản lý. Nhưng cách làm của ta là không có tuyên truyền phổ biến, “đùng” một cái đem ra phạt.

Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo (giữa)

Về mặt tài chính, có hai khoản thu là thuế thu nhập cá nhân đối với người chuyển nhượng tài sản và phí trước bạ đối với việc sang tên đổi chủ mà nếu không làm nghiêm thì Nhà nước sẽ mất một khoản thu. 
Mặt khác, khi phương tiện xảy ra tai nạn hay vi phạm, nếu áp dụng biện pháp kỹ thuật là chụp biển số, như ở các nước, phạt xe đậu sai chẳng cần gặp chủ xe, cứ dán giấy phạt là chủ xe phải tự giác đi nộp, không nộp mức phạt sẽ lũy tiến ngày càng nhiều, điều đó chỉ thực hiện được khi xe là chính chủ. Nếu là xe đã qua bao nhiêu lần đổi chủ lòng vòng, làm sao cơ quan công quyền lần theo được. 
Chủ trương có từ lâu mà nay mới làm, và còn vướng nhiều vấn đề khác. Ví dụ, với xe ôtô, theo một nghị định khác của Chính phủ lại cho phép hai người trao đổi xe chỉ cần hợp đồng ủy quyền có công chứng và nộp phí. Bây giờ, theo Nghị định này thì nếu không sang tên đổi chủ ngay là vi phạm, phạt rất nặng. Như vậy rõ ràng là là sai rồi. Bởi chính sách phải liên hoàn và đồng bộ. 
Theo tôi, Chính phủ nên có một văn bản chính thức quy định rõ tạm dừng, hoãn hoặc lùi thi hành điều khoản này trong 6 tháng - 1 năm và yêu cầu những người đang sử dụng ôtô, xe máy không chính chủ thì phải chuyển đổi. Cũng như từ nay trở đi, các giao dịch đều phải làm đúng thủ tục. Hết thời gian gia hạn, ai không làm sẽ bị xử lý nghiêm, phạt nặng.
Nhưng vấn đề chính chủ là liên quan đến chủ xe, chứ không phải người sử dụng, nên phạt người sử dụng là không đúng. Nếu CSGT phát hiện người đi trên đường là người nhận chuyển nhượng xe nhưng không làm thủ tục sang tên đổi chủ thì phạt là đúng, tức là đánh vào chủ cũ và chủ mới của phương tiện, chứ không thể phạt một người vì đang sử dụng một cái xe chưa sang tên, vì chuyện mượn ôtô, xe máy là quyền mà trên thế giới này không ai cấm.
Nhất là chuyện này không khéo sẽ lại khuyến khích những nhà có điều kiện, nhu cầu chỉ cần 1 xe cho 4 người nhưng sắm mỗi người một xe, dẫn đến gia tăng lượng phương tiện cá nhân, đó là điều mà ta không khuyến khích.
Cách làm các thủ tục sang tên đổi chủ cũng phải cải cách làm sao thuận tiện và gọn, chứ như hiện nay rất phức tạp. Có khi phải mất hàng buổi đến chầu chực công chứng, nộp tiền, xếp hàng… 
 
Thường trực UB Tư pháp Đỗ Văn Đương: Phải tính đến yên dân trước
Chủ trương đúng hướng, nhưng khi ban hành chính sách pháp luật nào đó thì phải có thời kỳ quá độ, phải có sự chuẩn bị.

Thường trực UB Tư pháp Đỗ Văn Đương

Ở đây phải cân nhắc cách làm bởi người tham gia phương tiện giao thông khi ra đường thì phải đem theo đầy đủ giấy tờ sở hữu xe. Mượn xe cũng là quyền dân sự bình thường. 

Về việc này, nếu được thì Bộ trưởng cũng nên đứng ra giải trình cho dân rõ, tính cho hết các trường hợp chứ không nên cứng nhắc quá.
Theo tôi, phải làm thế nào đó để hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và cá nhân. Mọi chính sách đều phải tính đến yên dân trước.

Ngọc Lê - Chung Hoàng
(VNN)

Ai cải cách?

- BBC
Đại lễ đường nhân dân trong ngày diễn ra Đại hội ĐảngTrung Quốc sẽ cải cách hơn nữa trong những năm tới?
Là bí thư của một trong những tỉnh giàu có nhất của Trung Quốc, Uông Dương thường được miêu tả là nhân tố thay đổi và là một lực lượng tiềm năng thúc đẩy cải cách kinh tế thậm chí cả cải cách chính trị nếu ông được cất nhắc vào hàng ngũ lãnh đạo tối cao của đất nước vào cuối tuần này, hãng tin Reuters của Anh nhận định.
Tuy nhiên người đứng đầu tỉnh Quảng Đông dường như tránh nói nói đến điều này tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 hiện đang diễn ra ở Bắc Kinh.

‘Ai cũng cải cách’

Phát biểu trước báo giới hôm thứ Sáu ngày 9/10, ông Uông cứ theo một kịch bản đã được tập dượt kỹ lưỡng cứ như là một con rối chính trị.
“Vì Trung Quốc có quyết định chiến lược là cải cách và mở cửa thì tất cả các đảng viên của Đảng Cộng sản, trong đó có bản thân tôi, đều là những nhà cải cách, nếu không thì Trung Quốc không có ngày nay,” ông nói.
“Chúng tôi sẽ theo chủ đề của Đại hội Đảng 18 là thúc đẩy cải cách,” ông nói.
“Về các bước cải cách tiếp theo, đồng chí Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đã phát biểu rất rõ ràng rồi cho nên tôi không dẫn lại Báo cáo chính trị nữa,” ông nói thêm.
Trong Báo cáo chính trị này, ông Hồ đã đề cập đến nhu cầu phải cải cách cả kinh tế lẫn chính trị nhưng nhấn mạnh rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn là lực lượng lãnh đạo.
Các nhà phân tích cho rằng mục đích bao trùm của Đảng thể hiện trong bản Báo cáo chính trị này vẫn là duy trì sự kiểm soát quyền lực tuyệt đối của Đảng.
Ông Uông Dương, Bí thư Quảng ĐôngÔng Uông Dương, Bí thư Quảng Đông, không có nhiều cơ hội thăng tiến
Giờ đây, ông Uông Dương, vốn là ‘đệ tử’ của Hồ Cẩm Đào, dường như có rất ít cơ hội để thăng tiến vào hàng ngũ Thường vụ Bộ Chính trị hiện được cho là sẽ rút từ chín xuống còn bảy thành viên.
Được nhiều người ở phương Tây đánh giá là một biểu tượng cải cách chính trị, ông Uông đã vận động cho cuộc cải cách ở tỉnh ông do lo ngại các tác động xã hội của ba thập niên phát triển như vũ bão.
Tuy nhiên, cách làm này đã bị các thành phần thủ cựu trong Đảng phê phán và gần đây ông Uông cũng đã phải dùng đến biện pháp quen thuộc của Đảng là kiểm soát và trừng phạt để duy trì trật tự.
“Trong bối cảnh của Trung Quốc thì ông ấy là một nhà cải cách, nhưng điều đấy chỉ đưa ông ấy đi quá xa,” ông Tony Saich, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Harvard cho biết.
“Suy cho cùng thì những người này tận cốt lõi đều là những đảng viên trung kiên của Đảng và tất cả những cải cách mà họ cho rằng cần thiết chỉ được thực hiện để đảm bảo quyền thống trị của Đảng Cộng sản,” ông nói.

Thận trọng và kín kẽ

Chỉ có hai nhân vật sẽ chắc chân trong Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới là phó Chủ tịch Tập Cận Bình và phó Thủ tướng Lý Khắc Cường. Lạc quan nhất thì cả hai ông Lý và ông Tập đều được xem là những nhà cải cách thận trọng.
Một người nữa cũng có thể vào Thường vụ Bộ Chính trị lại có tiếng là không cởi mở với cải cách: đó là phó Thủ tướng Trương Đức Giang, nhân vật bảo thủ từng được đào tạo ở Bắc Hàn.
Ông Trương, 65 tuổi, đã củng cố cơ hội thăng tiến khi ông được chọn về thay thế Bạc Hy Lai làm bí thư Thành ủy Trùng Khánh.
Trong bài phát biểu kéo dài 25 phút trước gần cả trăm phóng viên, ông Trương về cơ bản lặp lại Báo cáo chính trị của ông Hồ với những ngôn từ quen thuộc của Đảng.
“Toàn bộ bản báo cáo đã soi rọi chủ nghĩa Mác sáng ngời,” ông nói, “Từ đầu đến cuối Báo cáo chính trị cho thấy chúng tôi phải kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Quốc.”
Các lãnh đạo Trung QuốcTrong những nhân vật sẽ lãnh đạo Trung Quốc, ai là người cải cách?
Du Chính Thanh, bí thư Thành ủy Thượng Hải, cũng được xem là một ứng viên vào Thường vụ Bộ Chính trị và được xem ít nhất là có đầu óc cải cách do ông lãnh đạo một thành phố phát triển nhất và là trung tâm tài chính của Trung Quốc.
Tuy nhiên ông này hầu như không nói gì trong một phiên thảo luận mở ở tổ về báo cáo chính trị của ông Hồ. Khi cuối cùng một phóng viên hỏi ông đâu là cải cách chính trị khẩn thiết nhất mà Trung Quốc phải tiến hành, ông Du tỏ ra hết sức thận trọng.
“Báo cáo của đồng chí Hồ Cẩm Đào đã nêu lên là phải chú ý nhiều hơn về cải thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, chú ý nhiều hơn đến việc xây dựng nền chính trị dân chủ, chú ý nhiều hết đến xây dựng nền pháp trị,” ông nói.
“Đây là những điểm chính và là hướng cải cách hệ thống chính trị trong tương lai. Hết. Xin cảm ơn,” ông nói thêm.

Cải cách quá đà?

Ông Du và ông Trương ít nhất còn xuất hiện trước truyền thông quốc tế trong khi Trưởng Ban Tổ chức trung ương Lý Nguyên Triều, một nhân vật được nhìn nhận rộng rãi là một ứng viên có đầu óc cải cách để vào Thường vụ Bộ Chính trị, thì biến khỏi tầm nhìn của báo giới.
Ông Lý năm nay 61 tuổi và là người chịu trách nhiệm bổ nhiệm, điều chuyển các cán bộ cấp cao của Đảng, chính phủ và quân đội.
Ông ấy đã khuyến khích đầu tư nước ngoài và đã từng du học ở Mỹ. Các nhà phân tích đang quan sát ông kỹ lưỡng trong tuần này để xem ông thể hiện đường lối lãnh đạo như thế nào.
“Nếu ông Lý có dấu hiệu nào cải cách hơn nữa thì số phận của ông cũng chấm hết,” ông Duncan Innes-Ker, một phân tích gia về Trung Quốc, cho biết, “Ông ấy đã thực hiện nhiều thay đổi chính trị và hành chính hơi triệt để theo chuẩn mực của Trung Quốc và lại còn kêu gọi cải cách nghiêm túc nhiều hơn nữa.”
Ngay cả khi hai ông Lý và Uông không vào được Thường vụ Bộ Chính trị trong khóa này thì họ vẫn còn đủ tuổi để vào khóa sau khi những vị như Trương Đức Giang và Du Chính Thanh đến tuổi nghỉ hưu.

Hồ Cẩm Đào sớm thôi chức Quân ủy TW?

BBC
Hai ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân tại Đại hội 18Ông Giang phải mất hai năm mới chuyển quyền cho ông Hồ
Có tin ông Hồ Cẩm Đào sẽ thôi chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc ngay tại cuối Đại hội 18.
Đây là một trong các chức danh quan trọng nhất trong hệ thống quyền lực của Trung Quốc, lãnh đạo tối cao của Giải phóng quân Nhân dân Trung Hoa.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hong Kong dẫn nguồn không nêu tên nói vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương có thể sẽ được chuyển giao cho ông Tập Cận Bình ngay vào thứ Tư tới 14/11.
Như vậy, ông Tập Cận Bình vào cuối Đại hội Đảng 18 sẽ nhận cả hai vị trí Tổng bí thư Đảng và Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Hồng Nga của BBC có mặt tại Bắc Kinh nói nếu là sự thật thì đây là sự kiện quan trọng và gây bất ngờ.
Người tiền nhiệm của ông Hồ Cẩm Đào, ông Giang Trạch Dân, phải mất hai năm mới chuyển giao chức chủ tịch Quân ủy Trung ương cho ông Hồ.
Ông Hồ Cẩm Đào giữ vị trí này từ tháng 9/2004, tới nay là hơn tám năm.
Tuy phải chớ tới tháng Ba sang năm, ông Tập Cận Bình mới có thể nhậm chức Chủ tịch nước, đợt chuyển giao quyền lực lần này dường như diễn ra êm thấm hơn trông đợi.

Đoàn kết nội bộ

Có thể ban lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng muốn chứng tỏ sự đoàn kết nội bộ, trái với những tin đồn đấu tranh bè phái lâu nay, phóng viên của chúng tôi nói thêm.
“Tập Cận Bình là người có quan hệ thân chặt với một số tướng lĩnh xuất thân con ông cháu cha. Điều đó có nghĩa Bắc Kinh sẽ có lập trường cứng rắn hơn đối với các tranh chấp lãnh thổ như ở Nam Hải (Biển Đông).”
Willy Lam, chuyên gia về chính trị học tại Hong Kong
Giới bình luận cho rằng việc chuyển giao quyền lực nhanh gọn giữa hai ông Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình là việc chưa từng thấy trong hai thập niên qua trên chính trường Trung Quốc.
Năm 2002, khi ông Hồ Cẩm Đào được chọn vào vị trí Tổng bí thư, ông Giang Trạch Dân vẫn giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương thêm hai năm nữa. Tổng cộng ông Giang làm tổng bí thư 13 năm, và làm chủ tịch quân ủy 15 năm.
Việc ‘cố vị’ này đã gây bất bình trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng và dẫn tới nhiều chỉ trích đối với bản thân ông Giang Trạch Dân cũng như đối với các lãnh đạo Đảng khác, cản trở kế hoạch chuyển giao thế hệ mà ông Đặng Tiểu Bình đã vạch ra.
Theo nguồn tin của Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, ông Hồ Cẩm Đào là người rất chú ý tới việc gìn giữ hình ảnh của lãnh đạo Đảng. Ông hiểu cứ giữ khư khư chức vụ sẽ gây ảnh hưởng xấu nên muốn “về hưu hoàn toàn” và chuyển giao mọi chức vụ sớm nhất có thể.
Willy Lam, chuyên gia về chính trị học tại Hong Kong, nói với BBC rằng cho tới sát Đại hội Đảng, thành phần Quân ủy Trung ương đã được xác định.
Cũng theo ông Lam, ông Tập Cận Bình là người có quan hệ thân chặt với một số tướng lĩnh xuất thân con ông cháu cha (princelings generals ), bởi vậy ảnh hưởng của phe quân đội vào các vấn đề đối ngoại và an ninh là sẽ khá lớn.
Trụ sở Quân ủy Trung ương Trung QuốcTrụ sở Quân ủy Trung ương Trung Quốc nằm trên Đại lộ Trường An
“Tôi cho rằng điều đó có nghĩa Bắc Kinh sẽ có lập trường cứng rắn hơn đối với các tranh chấp lãnh thổ như ở Nam Hải (Biển Đông),” ông nói.

Lực lượng vũ trang

Quân ủy Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc là cơ quan đầu não có trách nhiệm giám sát toàn bộ các lực lượng vũ trang.
Hiện đang bao gồm một chủ tịch, ba phó chủ tịch và bảy ủy viên, Quân ủy Trung ương được bầu lên theo nhiệm kỳ 5 năm.
Chủ tịch Quân ủy Trung ương do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, tức Quốc hội, bầu ra trong khi các ủy viên khác cũng do Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội bầu chọn trên cơ sở đề cử của chủ tịch Quân ủy.
Quân ủy Trung ương hoạt động theo nguyên tắc chịu trách nhiệm trước chủ tịch trong khi chủ tịch Quân ủy chịu trách nhiệm trước Quốc hội và có quyền đưa ra quyết định cuối cùng trong các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Quân ủy.
Các cơ quan trực thuộc Quân ủy Trung ương bao gồm Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Quân nhu.
Đây cũng là những cơ quan lãnh đạo của toàn bộ quân đội Trung Quốc chịu trách nhiệm thi hành các quyết sách chiến lược và nguyên tắc của Quân ủy.

Kissinger: Trung Quốc có tham vọng lớn

- BBC
Henry KissingerHenry Kissinger được cho là người đóng góp làm tan băng quan hệ Mỹ-Trung
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger mô tả Trung Quốc là ‘một đất nước lớn với tham vọng lớn’ và kêu gọi Bắc Kinh và Washington cần tăng cường hiểu biết lẫn nhau ‘vì hòa bình thế giới’.
Kissinger đã nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Nhà nước của Trung Quốc Tân Hoa Xã tại New York, hãng tin này cho hay hôm thứ Hai ngày 12/10, trong lúc Đại hội thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang diễn ra ở Bắc Kinh.
Henry Kissinger được Bắc Kinh xem là ‘một người bạn cũ’ và lâu nay vẫn theo dõi những chuyển động của quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Chính ông là người đã góp phần làm tan băng trong quan hệ giữa hai nước vào lúc cao điểm của Chiến tranh Lạnh.
Chuyến thăm Trung Quốc của Kissinger cách đây hơn 40 năm đã dẫn đến cuộc gặp lịch sử giữa cựu Chủ tịch Trung Quốc Mao Trach Đông và tổng thống Hoa Kỳ khi đó là Richard Nixon với sự ra đời của Thông cáo Thượng Hải vào năm 1972.

‘Cưỡi được cơn sóng’

“Hồi năm 1971 khi lần đầu tiên tôi chứng kiến tận mắt đất nước Trung Quốc, nếu như có ai đó mô tả cho tôi Trung Quốc như thế nào ngày nay hoặc hình dung một số hình ảnh của các tòa nhà hiện nay thì có lẽ tôi đã nói rằng thật là điên rồ, làm gì có chuyện đó,” ông nói.
“Nhưng ngày nay nó đã trở thành sự thực,” ông nói thêm.
Nhận xét về Báo cáo chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong Đại hội 18, ông nói ông ‘ấn tượng với trọng tâm cải cách, sự tin tưởng vào tương lai và giọng điệu đấu dịu trong chính sách đối ngoại’.
Kissinger cũng khen ngợi các lãnh đạo Trung Quốc đã ‘cưỡi được cơn sóng và đang đi đúng hướng’ trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ vào năm 2008 và cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay của châu Âu sau khi mất một thời gian ngắn tìm hiểu vấn đề và thích nghi.
Kissinger và Mao Trạch ĐôngCựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã thăm Trung Quốc nhiều lần
Ông cũng chỉ ra những thử thách đối với Bắc Kinh.
Một trong số đó, theo ông, là vấn đề kỹ thuật rất lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở và thông tin liên lạc trong bối cảnh nước này đang phát triển theo chiều hướng từ duyên hải vào nội địa và từ thành thị đến nông thôn.
Ông đánh giá rằng các lãnh đạo Trung Quốc đã ‘nhận diện được vấn đề tham nhũng’ và ‘lạc quan’ quốc gia này sẽ giải quyết được vấn nạn này.

Quan hệ song phương

Về mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington, ông nói hợp tác giữa hai nước là rất ‘cần thiết cho hòa bình thế giới’.
Theo Kissinger thì hai nước nên ‘nhìn xa hơn những bực dọc thường nhật’.
“Nế́u hai quốc gia vĩ đại này tương tác với nhau thì chắc chắn họ sẽ thường xuyên dẫm chân nhau,” ông phân tích, “Vấn đề là làm sao kiểm soát được xung đột và quan trọng hơn nữa là làm thế nào để tạo ra triển vọng cho tương lai.”
Là một trong số những người hiếm hoi đã từng tiếp xúc với tất cả bốn thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc, Kissinger nói ông có ‘kỳ vọng lớn’ vào thế hệ lãnh đạo thứ năm của đất nước này sẽ được ra mắt vào ngày cuối cùng của Đại hội 18.
“Thế hệ lãnh đạo này lên nắm quyền trong một giai đoạn sóng gió,” ông nói, “Họ đã trải qua rất nhiều gian khó giúp họ có thêm sức mạnh khi đối mặt với những thách thức hiện nay.”

Từ Ecopark đến Thủ Thiêm : Chính quyền làm trái Luật đất đai

Cựu chiến binh tham gia biểu tình ngày 07/11/2012 ở Hà Nội phản đối những vụ cướp đất ở Hà Tĩnh (Reuters)

Sau 8 năm kiên trì đấu tranh, cuối cùng người nông dân ở huyện Văn Giang đã giành được thắng lợi ban đầu, đó là trong cuộc gặp gỡ với nông dân ba xã Xuân Quan, Cửu Cao và Phụng Công ngày 8/11 vừa qua, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ tài nguyên-Môi trường, đã xin lỗi nông dân, vì ông nhìn nhận đã không làm đúng thẩm quyền trong vấn đề thu hồi đất cho dự án đường cao tốc Hưng Yên – Hà Nội và dự án khu đô thị sinh thái Ecopark ở Văn Giang.

Cụ thể, ông Đặng Hùng Vũ công nhận đã không trình đúng thẩm quyền hai văn bản gởi thủ tướng năm 2004 về việc thu hồi đất, trong khi chỉ trước đó vài ngày, vị cựu thứ trưởng này còn khẳng định ngược tại, tức là ông đã hành xử hoàn toàn đúng luật trong việc thu hồi đất ở Văn Giang.

Sau lời nhận lỗi của ông Đặng Hùng Võ với nông dân Văn Giang ngày 8/11, hồ sơ này có thể được giải quyết ra sao, luật sư Trần Vũ Hải, người bảo vệ quyền lợi cho các nông dân Văn Giang, giải thích:


Khi nhìn nhận đã bản thân mình đã làm trái luật, phải chăng mặc nhiên ông Đặng Hùng Võ cũng thừa nhận là ông Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó là Phó thủ tướng, cũng làm trái luật? Và như vậy cả chính phủ cũng đã không tuân thủ Luật đất đai?

Như tiến sĩ Nguyễn Quang A đã nhắc lại trong bài viết tựa đề “Chính phủ cố ý làm trái luật đất đai?”, “luật đất đai 1993 đã giao cho thủ tướng chính phủ quyết định; nhưng sau đó do thấy tập trung quyền lực vào tay một người dễ gây ra sự lạm dụng hay quyết định thiếu cơ sở, nên Quốc hội (trong đợt sửa 1998 và 2001) đã chuyển quyền đó sang cho Chính phủ, chứ không phải thủ tướng.

Thế nhưng trong tờ trình số 99/Ttr –BTNMT Gs. Võ đã ghi “kính gửi Thủ tướng Chính phủ” chứ không phải Chính phủ và khiến cho phó Thủ tướng đã ký Quyết định 742/QĐ-Ttg (chứ không phải Chính phủ có một nghị quyết rồi trên cơ sở đó Thủ tướng thay mặt Chính phủ ra Quyết định).

Sau khi đã xin lỗi người dân Văn Giang, ông Đặng Hùng Võ tuyên bố với trang mạng VnExpress ngày 09/11 rằng ông đã làm việc với nông dân Văn Giang “hoàn toàn trên tư cách cách cá nhân”. Ông Võ cho biết ông sẽ “suy xét lại mọi vấn đề để có kết luận cuối cùng trước khi gửi kiến nghị tới Bộ Tài nguyên – Môi trường.

Theo ông Đặng Hùng Võ, mấu chốt đối với vụ này là xác định thẩm quyền là của chính phủ hay thủ tướng trong quyết định giao đất ở Văn Giang. Nhân dịp này, ông tiết lộ là trong giai đoạn từ năm 1993 đến 2004, số lượng quyết định của thủ tướng về đất đai trên cơ sở thẩm quyền của chính phủ là trên ... 3.000 văn bản. Như vậy theo lời cựu thứ trưởng Tài nguyên - Môi trường, trong giai đoạn đó, thủ tướng Việt Nam không chỉ đã làm trái luật mà còn làm trái đến 3000 lần! Chính ông Võ cũng nhận xét :” Vi phạm đất đai ở Việt Nam là chuyện cơm bữa”.

Quả thật Văn Giang cũng chỉ là một trong vô số ví dụ về việc chính phủ hay các chính quyền địa phương làm trái pháp luật về đất đai, chẳng hạn như trường hợp ở quận 2, Sài Gòn. Người dân ở ba phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh quận 2 đang bị chính quyền quận cưỡng bức phá vỡ nhà nằm ngoài phạm vi quy hoạch Đô thị mới Thủ Thiêm quận 2. Họ đã đã nhiều lần kêu cứu, tố cáo đến các cơ quan trung ương từ những năm 2007 đến nay, nhưng không được ai xem xét.
Mãi đến ngày 27/06/2012, tại buổi tiếp xúc cử tri, chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố kiêm đại biểu quốc hội, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, mới hứa hẹn sẽ xúc tiến đối thoại giữa chính quyền địa phương với người dân ba phường nói trên.

Nhưng thay vì đối thoại với dân, chính quyền quận 2 lại đẩy nhanh việc cưỡng chế phá vỡ nhà. Quá tuyệt vọng, những người dân bị cưỡng chế phá nhà đã nhờ đến sự trợ giúp của luật sư Trần Vũ Hải và đã cho đăng lên mạng kiến nghị của họ yêu cầu mở đối thoại về vấn đề này. Trả lời qua điện thoại với RFI Việt ngữ hôm thứ bảy tuần trước, 10/11/2012, ông Lê Văn Lung, một trong ba người đại diện ký kiến nghị nói trên, cho biết:


Thanh Phương (RFI)

Chống Trung Quốc hay chống Nhà nước?

2012-11-12
Dư luận ngày càng xôn xao, bất bình và rồi quan ngại trước tình trạng giới cầm quyền trong nước trở nên mạnh tay hơn trong chiều hướng tuỳ tiện, vô cảm bắt giữ trái pháp luật và bỏ tù những người yêu nước.

Những người biểu tình hô to khẩu hiệu chống Trung Quốc trong khi diễu hành ở Hà Nội hôm 05/8/2012 trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Vô tù vì chống Trung Quốc

Từ những nhà bất đồng chính kiến lão thành cho tới cả nữ sinh viên trường Đại học Công nghệ Thực phẩm Nguyễn Phương Uyên. Hành động ấy khiến công luận, nhất là những người có tâm huyết với vận nước, mạnh mẽ phản đối.

Qua bài “Cần nuôi dưỡng và khuyến khích tinh thần yêu nước”, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhắc lại chuyện TQ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN năm 1974, rồi năm 1979 đưa quân lấn đất ta, và sau đó xúc tiến việc chiếm biển đảo, bắn giết ngư dân Việt, xâm phạm chủ quyền lãnh hải VN. Trước những hành động như vậy của phương Bắc, Tướng Ngyễn Trọng Vĩnh khẳng định là làm sao ngăn được tinh thần yêu nước của nhân dân VN ? ”. Và ông cho biết tiếp:

Ai là người yêu nước lại không phẫn nộ, chống Trung Quốc? Đến một nữ sinh như cháu Phương Uyên mà cũng có hành động thể hiện lòng yêu nước. Đó là một dấu hiệu tốt. Càng nhiều thanh nên có tinh thần yêu nước là may cho Tổ quốc. Thanh niên là tương lai của đất nước mà ! Đất nước thịnh suy, mất còn là ở thế hệ các cháu và sau này. Cần khuyến khích và nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của mọi người, nhất là các cháu thanh niên. Cháu Nguyễn Phương Uyên có vi phạm pháp luật đâu. Cháu không chống Đảng, chống Nhà nước. Cháu chỉ chống và tuyên truyền chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nước ta thôi. Sao lại bắt cháu? Bắt cháu Phương Uyên là vô đạo lý, là dập tắt tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ. Hay là cháu vi phạm lệnh cấm của Thiên triều?

Cha, mẹ của Nguyễn Phương Uyên, là ông Nguyễn Duy Linh và bà Nguyễn Thị Nhung ở Bình Thuận đã khẳng định con họ không bao giờ “tuyên truyền chống nhà nước” để “vi phạm Điều 88 Bộ Luật hình sự” như giới cầm quyền gán ghép:

Cái đó là do họ buộc tội sai với pháp luật VN chứ nói thẳng thừng ra con tôi yêu nước, chống TQ…

Nó là một đứa trẻ 20 tuổi chỉ thể hiện lòng yêu nước… cháu Uyên nhà tôi chỉ mang một dòng máu Việt, một quả tim yêu nước, thì dù cháu có thể hiện như thế nào cũng chỉ vì lòng yêu nước mà thôi. Chứ làm sao từ chỗ yêu nước lại trở thành một người bán nước hại dân ?

Blogger Thuỳ Linh lưu ý tới sự thiếu minh bạch ở Điều 88 dành cho tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Qua bài “Quyển Im Lặng”, nhà văn Thuỳ Linh khẳng định rằng “Nếu nêu đích danh, công khai và chia sẻ suy nghĩ về những yếu kém, hạn chế, sự xấu xa, bệ rạc…của chính quyền trong việc điều hành đất nước mà mắc tội tuyên truyền chống phá thì gần như người dân Viêt Nam đều mắc phải tội này”. Tác giả nêu lên câu hỏi rằng đâu là giới hạn để phân biệt tội với những ý kiến phản biện, thậm chí chỉ là lời than phiền, bất mãn do không hài lòng với giới đương quyền ? Blogger Thuỳ Linh nhấn mạnh:
Điều 88 này còn tồn tại sẽ còn là vòng kim cô siết lên đầu bất cứ ai có ý tưởng phản biện, có ý muốn bất mãn, có sự bất bình, phẫn nộ về chính quyền. - Blogger Thuỳ Linh
Đưa ra một điều luật để khép tội công dân không thể là những khái niệm co dãn, hoặc tùy thuộc vào quan niệm của một người, vài người hay nhóm người, nhất là những người có nhiều quyền lợi gắn với chính quyền. Điều 88 này còn tồn tại sẽ còn là vòng kim cô siết lên đầu bất cứ ai có ý tưởng phản biện, có ý muốn bất mãn, có sự bất bình, phẫn nộ về chính quyền. Và thực tế số người này đang ngày càng gia tăng trước thực trạng đất nước vô cùng bê bối, tê liệt, lụn bại, khủng hoảng, đàn áp vô cớ…

Sự thiếu minh bạch trong điều tra các vụ án, nhất là các vụ án an ninh đều theo một lý lẽ: bảo vệ chế độ. Nếu đây là mục đích tốt đẹp thì việc công khai càng chỉ có lợi cho cơ quan điều tra. Còn nếu cơ sở lý luận mơ hồ, thiếu nền tảng thuyết phục thì nó trở thành cái bẫy giăng khắp nơi khiến ai cũng có thể bị sập… Hiện tại chưa có điều luật nào giúp người ta tránh được “cái bẫy” mà việc kết tội dựa trên tính thiếu minh bạch của một nền pháp luận vừa mơ hồ, vừa đầy tính chủ quan như hiện nay.

Blogger Nguyễn Hữu Vinh cũng nhấn mạnh tới tính mơ hồ, “không đàng hoàng” của điều luật từng được tận dụng để chụp mũ những người yêu nước:

Riêng Điều 88 Bộ Luật hình sự thì đã có rất nhiều tiếng nói phản ứng, đã có rất nhiều yêu cầu từ trong nước cũng như ngoài nước về quy định gọi là “tuyên truyền chống nhà nước” này. Đó là điều luật mà người ta cho là không đàng hoàng, rõ ràng, bởi vì như thế nào là tuyên truyền, như thế nào là chống nhà nước? Có tuyên truyền, chống nhà nước hay không, thì đó là điều mà rất nhiều người đã nói đến. Riêng tôi thì tôi thấy rằng nếu để điều luật mơ hồ trong một bộ luật để rồi suy diễn, diễn giải hành động của người dân – dù tốt, dù xấu – như thế nào đó theo ý của giới cầm quyền thì tôi thấy rằng VN chưa thể được gọi là một nhà nước pháp quyền, pháp trị.

Nhân quyền bị tước đoạt

000_Hkg7530199-250.jpg
Công an ngăn cản những người biểu tình hô to khẩu hiệu chống Trung Quốc khi họ diễu hành về phía Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày 01 tháng 7 năm 2012. AFP photo

Có lẽ bối cảnh như vừa nói khiến tác giả Hoa Quỳnh không khỏi hình dung ra rằng “VN: Nhà tù lớn, lãnh đạo: Những tên cai tù”. Qua bài tựa đề như vừa nói, tác giả lưu ý tới tình trạng giới cầm quyền “bắt giữ người trái phép, bỏ tù những người yêu nước, bất đồng chính kiến một cách vô tội vạ bằng những bản án khắt khe, vô nhân đạo”, và rồi đưa họ vào “nhà tù nhỏ biệt giam trong một nhà tù lớn của xã hội VN”. Tác giả Hoa Quỳnh nhận xét:
Tất cả người Việt Nam, ngoại trừ những tên cai ngục là những kẻ đang nắm chính quyền trong Đảng Cộng Sản, đều là những tù nhân trong một nhà tù vĩ đại của thế kỷ 21. Gần 87 triệu người VN đã nhận ra rằng họ là những tù nhân ngay trên chính quê hương mình. Họ là những tù nhân đích thực vì họ đã bị tước đoạt tất cả những quyền căn bản tối thiểu của một công dân, họ bị cướp đi quyền tự do để sống như một con người: không được nói, không được nghe, không được suy nghĩ, không được bày tỏ quan điểm của mình, không được đi lại tự do, đi đâu làm gì cũng bị theo dõi rình rập, đàn áp, bắt giữ như một tội phạm. Khi những người công dân bị bắt giữ tùy tiện, trái phép thì chẳng có ai bênh vực họ, vì họ đã mất cái quyền làm người công dân của họ từ lâu rồi.

Trong khi tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, như vừa nêu, nhắc tới chuyện TQ xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải của VN khiến “làm sao ngăn được tinh thần yêu nước của nhân dân VN ?”, và “ai là người yêu nước lại không phẫn nộ, chống Trung Quốc?”, thì tác giả Hạ Đình Nguyên lưu ý đến “những lời nói dối thật là hoành tráng” của giới cầm quyền trong nước qua bài tựa đề “Hãnh tiến trên sự nói dối hoành tráng”.

Tác giả mở đầu rằng hiện nay người dân Việt rất căm giận khi Bắc Kinh tiến quân đánh VN, tiếp tục chiếm đóng biển đảo của VN và hàng ngày đe doạ chủ quyền của quê hương ta. Tác giả đặc biệt đề cập tới sự phẫn nộ bội phần khi “giới lãnh đạo VN tỏ ra thân thiện với cách ứng xử giống như là nhu nhược trước nhà cầm quyền Bắc Kinh”. Trong khi đó, người dân Việt không hề biết những gì đã và đang diễn ra trong cuộc tiếp xúc giữa hai bên trong bối cảnh quê hương VN bị phương Bắc xâm lấn ngày càng đáng ngại, nhưng được che đậy dưới chiêu bài “hợp tác chiến lược, toàn diện”, trên nền tảng “ chủ nghĩa xã hội”, “đảng CS” qua những cuộc tiếp xúc liên tục của giới lãnh đạo 2 nước, kể cả việc mới đây nhất phía VN chấp nhận hợp tác báo chí với đảng CSTQ để tuyên truyền, “giáo dục” nhân dân VN, “chống lại những luận điệu tuyên truyền, sai trái, phá hoại sự nghiệp cách mạng của mỗi nước”…Tác giả Hạ Đình Nguyên thắc mắc:
Khi những người công dân bị bắt giữ tùy tiện, trái phép thì chẳng có ai bênh vực họ, vì họ đã mất cái quyền làm người công dân của họ từ lâu rồi. - Tác giả Hoa Quỳnh
Tôi nghĩ đây là cách tuyên truyền của phía Trung Quốc nhưng nhà nước Việt Nam không hiểu tại sao lại để ảnh hưởng một cách kỳ lạ như vậy? Tự nhiên lại đi mời người ta về để giáo dục nhân dân mình thì quá lạ. Còn nói về chuyện liên kết Chủ nghĩa xã hội thì cũng kỳ luôn vì chẳng có nước nào giống nước nào hết mà lại đi hợp tác giáo dục thì cả một sự nghịch lý, nghịch cả truyền thống. Tại sao lại để họ sang giáo dục mình? Khi nhà nước Việt Nam ra luật biển thì họ đã bảo rằng là một trò hề lố bịch. Nhà nước mình không nói gì lại hết. Tờ báo Hoàn cầu bằng tiếng Anh của Trung Quốc cũng đã chửi bới Việt Nam vậy thì mình làm gì để giáo dục được bên kia?

Tác giả đặc biệt lưu ý tới quyền tự do báo chí của người dân, được ghi trong chính Hiến pháp VN, thì không được thực thi, mà lại “chính thức đưa cái quyền tuyên truyền và giáo dục của đảng CSTQ vào để cùng giáo dục nhân dân VN”.

Tác giả Hạ Đình Nguyên khẳng định rằng “Nhân dân VN có thể học tập ở bất cứ ai, nhưng không chấp nhận sự giáo dục của bất kỳ ai. Lòng yêu nước thuần khiết của nhân dân VN là có sẵn. Nhân dân VN không cho phép kẻ khác đứng ra bẻ ghi cho lòng yêu nước của mình theo “màu sắc” của họ. Lãnh đạo của hai đảng cộng sản VN và TQ muốn có một tiếng nói chung, là tiếng nói chung nào ? VN,TQ là hai quốc gia riêng biệt, có sinh mệnh riêng của mỗi quốc gia, có quyền bình đẳng, cùng trong cộng đồng thế giới”, và “Trung quốc là một quốc gia ‘XHCN’ giả danh, điển hình đầy đủ các mặt…với màu sắc Trung quốc.

Đó không phải là mô hình của Việt nam, không phải là giấc mơ của nhân dân Việt nam. Việt Nam có sinh mệnh riêng của mình và đi con đường của mình…Nhưng tiếc thay tất cả… đang được thêu dệt từ những lời nói dối thật là hoành tráng”.

Vẫn theo tác giả Hạ Đình Nguyên, thì “Chúng ta đang ở trong một vùng trũng ngập ngụa những điều bất cập, mà ở đó lá cờ “liên kết” XHCN, kiêu hãnh một cách đáng tiếc, cứ thế tung bay”.
Thanh Quang, phóng viên RFA

Hà Nội : Một bà cụ khiếu kiện thiệt mạng khi bị công an xô đẩy

Các vụ trưng thu đất đai gây ra đụng độ giữa người dân và công an (Reuters)
Các vụ trưng thu đất đai gây ra đụng độ giữa người dân và công an (Reuters)
Một phụ nữ quê ở tỉnh Thanh Hóa lên Hà Nội biểu tình phản đối chính quyền lấy đất đã bị thiệt mạng khi công an đến giải tán. Vụ việc xảy ra tại vườn hoa Lý Tự Trọng vào sáng nay 12/11/2102. Theo tin từ các blog « lề dân », nạn nhân là bà Hà Thị Nhung, 76 tuổi, ở xóm 6, xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa.
Người phụ nữ này vừa giương biểu ngữ thì bị công an ập đến kéo đi và đã ngất xỉu khi bị xô kéo thô bạo. Hiện xác của nạn nhân đang nằm tại bệnh viện Xanh-Pôn (Saint Paul ).
Theo lời cụ bà Lê Hiền Đức, nạn nhân Hà Thị Nhung là một trong số hàng trăm dân oan từ các tỉnh kéo về Hà Nội trong những ngày qua để khiếu kiện . Bà Hà Thị Nhung là một cán bộ cách mạng lão thành, không có lương hưu mà còn bị cướp đất. Hiện nay, công an bao vây chặt chẽ bệnh viện Saint Paul, không cho dân oan và thân nhân vào bệnh viện.
Trả lời câu hỏi của RFI, cụ bà Lê Hiền Đức, người phụ nữ chống tham nhũng tại Hà Nội cho biết thêm thông tin như sau : « đây có thể là vụ nhân dân thứ 20 chết trong tay công an kể từ đầu năm nay…. »

Công an gây nên cái chết của một dân oan 76 tuổi?

Sau cái chết của dân oan Hà Thị Nhung, công an đã được huy động để đo đạc, lập hiện trường tại vườn hoa Lý Tự Trọng (Ảnh: Blog Xuân Việt Nam)
Danlambao – Trang blog Xuân Việt Nam vừa phát đi bản tin khẩn cấp về trường hợp một dân oan đã phải thiệt mạng sau khi bị công an lôi kéo, xô đẩy trong cuộc biểu tình sáng nay, 12/11/2012 tại vườn hoa Lý Tự Trọng. Nạn nhân là bà Hà Thị Nhung, 76 tuổi, quê tại Thanh Hóa. 
Những người chứng kiến sự việc cáo buộc lực lượng công an đã tác động gây nên cái chết của bà Hà Thị Nhung. Được biết, trước khi xảy ra xô xát, sức khỏe của bà Nhung vẫn bình thường.
Cuộc biểu tình sáng nay của dân oan với mong muốn được Quốc hội đang nhóm họp lắng nghe nguyện vọng của nhân dân. Tuy nhiên, chỉ sau ít phút căng biểu ngữ chống tham nhũng, một lực lượng công an, dân phòng sắc phục không đeo bảng tên xuất hiện đòi giải tán.
Theo mô tả, lực lượng sắc phục hành xử như ‘côn đồ, xã hội đen’, với lời lẽ hết sức thô tục đối với những người đáng tuổi cha mẹ mình. Trong lúc hỗn loạn, giằng co , cụ bà Hà Thị Nhung lớn tiếng đọc những câu vè dân gian tố cáo tham nhũng. Ngay lập tức, một nhóm công an, dân phòng tiến đến giựt biểu ngữ rồi lôi kéo bà Nhung đi. Ít phút sau, người ta thấy bà gục xuống ngất xỉu. Mọi người vội chạy đến sơ cứu nhưng nạn nhân đã không qua khỏi.
Sau khi bà Nhung gục ngã, nhiều người dân đã yêu cầu, thậm chí nài nỉ lực lượng công an tại đó mau chóng gọi xe cấp cứu. Tuy nhiên, đáp lại là sự xa lánh và thái độ vô cảm của lực lượng sắc phục.
Trước khi qua đời, cụ bà Hà Thị Nhung chỉ có nguyện vọng duy nhất là được nhà nước giải quyết các đơn thư nói về tình trạng oan khuất suốt bao nhiêu năm khiếu nại của mình. Được biết, bà Nhung đã cống hiến cho chế độ này suốt 30 năm, từng được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhì, nhưng vì nạn tham nhũng tiêu cực của các quan chức địa phương đã đẩy bà rơi vào tình cảnh phải đi ‘xin ăn’.
Cô Trần Thị Quỳnh Mai, dân oan Bình Dương nói về cái chết của bà Hà Thị Nhung tại vườn hoa Lý Tự Trọng
Cô Trần Thị Quỳnh Mai, dân oan Bình Dương xót xa kể lại: Trước khi mất, bà Nhung nói rằng “Chỉ cần nhà nước cho tôi cầm cuốn sổ hưởng lương hưu 2 ngày, tôi chết cũng được”.
Ngay khi nhận được tin dữ, cụ bà Lê Hiền Đức – công dân chống tham nhũng, đã nhanh chóng có mặt để hỗ trợ. Hiện tại, xác của nạn nhân đã bị đưa về bệnh viện Xanh-Pôn (Hà Nội), cụ bà Đức cùng một số dân oan đang có mặt bên ngoài chờ kết quả khám nghiệm.
Cụ bà Lê Hiền Đức lên tiếng sau cái chết của dân oan Hà Thị Nhung
Lực lượng công an chìm nổi đã được huy động, mục đích là để xua đuổi dân oan và che đậy thông tin về cái chết của cụ bà Nhung. Được biết, sáng nay công an phường đã được cử đến quấy nhiễu cụ bà Lê Hiền Đức với lý do ‘liên quan đến dân của Phường’. Tuy nhiên, đại diện của công an phường sau đó đã bị bà Đức đuổi về.
Hiện tại, mọi người vẫn chưa thể liên lạc được với thân nhân, người nhà nạn nhân cụ bà Hà Thị Nhung.
Bà Lê Hiền Đức cho biết, trước đó cũng có trường hợp một dân oan châm lửa tự thiêu không thành trước trụ sở tiếp dân tại Hà Đông.
Bà Cúc, dân oan Thanh Hóa tường thuật lại diễn biến sáng nay tại vườn hoa Lý Tự Trọng

- Lúc 16 giờ chiều nay, chị Bùi Thị Minh Hằng cập nhật một số thông tin trên facebook:
Vừa mới đây tôi gọi điện cho một số Dân Oan có mặt khi bà cụ Nhung bị xô đẩy và dẫn đến cái chết của cụ.
Dân Oan cho biết hiện có mấy người nhà của cụ Nhung đã từ Thanh Hóa ra nhưng công an đang tìm mọi cách cô lập họ không cho tiếp xúc với những nhân chứng để có thông tin về cái chết của Mẹ, Bà mình…. Đồng thời họ cho 1 công an tiếp cận chỉ 1 người trong số dân oan để lấy lời khai…
Rất nhiều biểu hiện cho thấy đang có dàn dựng và làm sai lệch về cái chết cũng như bưng bít thông tin che đậy tội ác “Giết người” của đám côn đồ công cụ.
Chúng ta hãy cùng nhau chuyển tải thông tin và theo dõi mọi diễn biến để kịp thời góp phần tỗ cáo tội ác của những con thú hết tính người này
Mong nhiều người cùng hiệp thông !
Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

Thông Tấn Xã Việt Nam & Công an: Cụ bà Nhung chết do ‘bị cảm’

Posted by ttxcc6 on 12/11/2012
 
 
 
 
 
 
Rate This

Bà con dân oan đặt bát nhang và hoa nơi cụ bà Hà Thị Nhung qua đời tại khu tượng đài Lý Tự Trọng đường Thanh Niên – Hà Nội để tưởng niệm. Ảnh do nhà báo Trần Quang Thành gửi đến 
Danlambao – Bản tin lúc 17:15 hôm nay, 12/11/2012 trên trang VietNamPlus (Thông Tấn Xã Việt Nam) trích dẫn lời của cơ quan Công an khẳng định nguyên nhân dẫn đến cái chết của bà Hà Thị Nhung, dân oan Thanh Hóa ‘là do bà tuổi cao, cộng thêm việc bà bị cảm’.

Thông Tấn Xã Việt Nam còn xác nhận, sau khi bà Nhung đến khu vực vườn hoa được khoảng 15 phút thì ngất xỉu, và trước đó ‘bà không hề làm mất trật tự, không dăng biểu ngữ khiếu kiện’.
Trái ngược với tuyên của cơ quan công an, những nhân chứng tại vườn hoa Lý Tự Trọng sáng nay đều khẳng định cụ bà Nhung ‘vẫn khỏe, bình thường’. Khi lực lượng công an kéo đến đòi giải tán người dân khiếu kiện, bà Nhung đã đọc lớn những câu vè dân gian có nội dung chống tham nhũng.
Cũng theo lời người dân, bà Nhung bị lực lượng công an sắc phục lôi kéo và giắt đi. Sau đó người ta thấy bà nằm gục xuống ngất xỉu, rồi chết ngay sau đó.Vụ việc xảy ra sáng nay liên quan cái chết của bà Hà Thị Nhung đã được tường thuật và ghi âm chi tiết qua lời kể của các nhân chứng. Các bạn có thể nghe lại âm thanh tại bản tin đã đăng trước đó trên Danlambao: Công an gây nên cái chết của một dân oan 76 tuổi?

Tin và ảnh của nhà báo Trần Quang Thành gửi đến cho biết: Ảnh trên là cụ bà Trần Thị Hiếu, 85 tuổi, dân oan tỉnh  Bình Dương. Cụ bà Hiếu không có mặt trong lúc nạn nhân Hà Thị Nhung bị công an kéo đi. Nhưng cơ quan công an lại bắt cụ bà Hiếu làm nhân chứng về cái chêt của cụ Nhung bằng 1 tờ giấy trắng, ký khống tên cụ Hiếu.
TTXVN tiếp tục ‘mô tả’: “Người dân xung quanh tiến hành giúp đỡ và gọi cấp cứu 115 đến cứu chữa nhưng bà Nhung đã chết vào lúc 8 giờ 30 phút”.
Trong cuộc phỏng vấn với Danlambao trưa nay, một nhân chứng là cô Trần Thị Quỳnh Mai – dân oan Bình Dương khẳng định: “Lúc đó cô có cầu cứu các anh (công an) kêu dùm xe cứu thương đến. Nhưng toàn bộ các chiến sỹ đều xa rời hết, không ai vào để cứu người”
“Cô rất là buồn, la lên cũng không ai hưởng ứng. Các chiến sỹ công an cũng không ai vào để cùng nhân dân cứu cô Nhung. Chỉ có nhân dân cùng nhau lo thôi”.
Cô Trần Thị Quỳnh Mai, dân oan Bình Dương nói về cái chết của bà Hà Thị Nhung tại vườn hoa Lý Tự Trọng


Trong quá trình giải tán dân oan khiếu kiện sáng nay, được biết lực lượng công an và dân phòng đã có những lời lẽ hết sức thô lỗ đối với người lớn tuổi. Cụ bà Nhung đã qua đời trong uất ức sau nhiều năm chầu chực đòi quyền lợi chính đáng cho mình.
Cũng trong bản tin trưa nay, chị Bùi Thị Minh Hằng thông báo: Cơ quan công an đang tìm cách cô lập người nhà của cụ bà Nhung, không cho tiếp xúc với nhân chứng. Vụ việc đang có dấu hiệu bưng bít, làm sai lệch và che đậy tội ác.
* Bản tin trên VietNamPlus của Thông Tấn Xã Việt Nam:

Sai phạm hơn 10 nghìn tỷ ‘không đến mức kỷ luật’

- Gọi chất vấn về sai phạm ở TĐ Sông Đà là “câu hỏi khó”, Bộ trưởng Xây dựng để dành trả lời cuối buổi, sau đó “khất” xin mời đại biểu đến trụ sở Bộ sẽ cung cấp thêm thông tin và nhờ Tổng Thanh tra Chính phủ cùng “chia lửa”.
Phiên chất vấn Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng diễn ra ngắn gọn vào cuối buổi chiều nhưng có nhiều tiếng cười dưới hội trường và cũng nhận được nhiều câu bình luận, hỏi thêm của đại biểu. Ngồi ghế chủ tọa, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng không ít lần ngắt lời nhắc ông đi vào trọng tâm.
Có thông tin nhưng…

Sau phần trả lời đầu tiên chung chung về thất thoát xây dựng và giải băng bất động sản, phiên chất vấn của Bộ trưởng Xây dựng bắt đầu nóng lên với loạt câu hỏi về sai phạm ở TĐ Sông Đà.
Đầu năm nay, câu chuyện về sai phạm ở tập đoàn này được dư luận quan tâm, như đầu tư ngoài ngành vượt vốn điều lệ hàng ngàn tỉ đồng, mua sắm máy móc kém chất lượng gây lãng phí hàng chục tỉ đồng, quản lý vốn lỏng lẻo để cá nhân chiếm hưởng… Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có kết luận và UB Kiểm tra Trung ương cũng vào cuộc làm rõ sai phạm.
ĐB Trần Minh Diệu đề nghị Bộ trưởng Dũng thông tin về việc xử lý sai phạm ở TĐ Sông Đà, đặc biệt trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm tài chính hơn 10 nghìn tỷ đồng.

ĐB Lê Như Tiến: Còn bao nhiêu tổng công ty ngành xây dựng sai phạm tương tự TĐ Sông Đà?
ĐB Lê Như Tiến cũng hai lần nhắc đi nhắc lại con số thất thoát 10 nghìn 676 tỷ đồng, trách nhiệm xử lý, và hỏi thêm, liệu còn có bao nhiêu tổng công ty ngành xây dựng sai phạm tương tự.
Gọi đây là “câu hỏi khó”, Bộ trưởng Xây dựng xin “khất” trả lời sau cùng và nhẩn nha giải đáp các thắc mắc khác về gỡ băng bất động sản, tồn kho vật liệu xây dựng. Trước khi đi vào nội dung chính là TĐ Sông Đà, Bộ trưởng Dũng cũng tranh thủ nói luôn “về câu hỏi khó, xin nhờ Tổng TTCP phối hợp”.
Theo ông Dũng, UB Kiểm tra Trung ương đã có kết luận với từng tổ chức và cá nhân. Với Chủ tịch Tập đoàn Dương Khánh Toàn, UB kết luận là không kỷ luật.
“Qua kiểm tra, đánh giá vi phạm thì thấy không đến mức phải xử lý kỷ luật”, ông Dũng giải thích.
TTCP cũng đã lập đoàn thanh tra và kết luận về các sai phạm tại đây. Theo đó, “số tiền hơn 10 nghìn tỷ đồng là do có những vấn đề về nguyên tắc chứ không phải tiền  thất thoát. Số tiền này không phải đã mất đi mà là do vi phạm nguyên tắc”, ông Dũng nói.
Ngay lập tức dưới hội trường rộ lên những lời bàn tán râm ran.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng liền nói thêm, Thanh tra đã kiến nghị Thủ tướng xử lý vi phạm các nội dung sau. Yêu cầu TĐ nộp lại ngân sách 30 tỷ đồng.
“Tôi mong muốn được TTCP nói rõ hơn vì Thanh tra trực tiếp làm việc này”, Bộ trưởng Dũng đề nghị.
Ông Dũng cho biết, với những việc Thủ tướng giao thì Bộ đã giao TĐ Sông Đà kiểm điểm xem xét các vi phạm. Nếu thấy vi phạm kỷ luật thì sẽ xử lý kỷ luật theo đúng quy định.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng “nhắc”, trong số DN xây dựng thì có bao nhiêu đơn vị vấp phải sai phạm như TĐ Sông Đà.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho hay, “về câu hỏi của ĐB Lê Như Tiến, chúng tôi đã có thông tin nhưng để ở nhà, vậy xin mời đại biểu sang Bộ, chúng tôi sẽ báo cáo”.

Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng: Chúng tôi có thông tin nhưng để ở nhà, xin mời đại biểu sang Bộ, chúng tôi sẽ báo cáo

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhắc “Bộ trưởng vẫn còn ngày mai để trả lời thêm”.
Thất thoát hơn 10 nghìn tỷ, nộp lại 30 tỷ
Ngay sau đó, Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh đứng lên nêu vắn tắt thông tin về TĐ Sông Đà.
Theo ông, sau đợt thanh tra đầu năm nay, cơ quan này đã gửi kết luận lên Thủ tướng, được Thủ tướng đồng ý. Tháng  9 vừa qua, TTCP đã đi kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra. Vi phạm tài chính ở đây lên tới 10 nghìn 676 tỷ đồng, gồm gần 50 khoản mục cụ thể, xoay quanh 5 nhóm chính.
Đó là sử dụng quỹ sắp xếp DN sai mục đích, không hạch toán vốn nhà nước khi cổ phần hóa, không tính dự phòng tổn thất, đầu tư ngoài ngành vượt vốn điều lệ và chậm nộp ngân sách 30 tỷ đồng.
Theo ông Tranh, TĐ Sông Đà sau khi nhận kết luận Thanh tra đã có phương án khắc phục sai phạm khoảng 5 nghìn tỷ. Hơn 5 nghìn tỷ còn lại hiện đang chờ ý kiến các bộ.
“Nhưng việc kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân thì chưa làm”, ông Tranh nói.
Phiên chất vấn của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng còn tiếp tục vào sáng mai.

  Sai sót chủ yếu ở công trình dân tự xâyLiên quan đến câu hỏi về tình trạng thất thoát trong xây dựng cơ bản, điển hình là vụ đổ tháp truyền hình ở Nam Định, Bộ trưởng Xây dựng khẳng định, thiệt hại sơ bộ ước tính khoảng 50 tỷ đồng. “Đây là tháp được mua từ nước ngoài về. Nhưng Bộ vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân tháp đổ. Chúng tôi đang chỉ đạo cơ quan chức năng của Nam Định làm rõ nguyên nhân, có thể do thiết kế tháp sai, do nhà thầu thi công lắp ráp chưa đúng quy định…”.
Cũng theo ông Trịnh Đình Dũng, những công trình sắp tới ngày càng có chất lượng tốt hơn.
“Sự cố xảy ra với công trình dân tự xây là chủ yếu. Còn với công trình bằng vốn nhà nước, vốn trọng điểm quốc gia thì ít có sự cố. Tất nhiên là có chuyện sai phạm như  ở cầu Cần Thơ, Thủy điện Sông Tranh, tháp truyền hình Nam Định nhưng không phải chiếm tỷ lệ lớn”, ông nói.
Lê Nhung. Ảnh Minh Thăng
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/96602/sai-pham-hon-10-nghin-ty–khong-den-muc-ky-luat-.html

Báo động tình trạng quy hoạch thuỷ điện tuỳ tiện

SGTT.VN - Cả nước có hơn 2.100 hồ chứa có dung tích mỗi hồ chứa từ 0,5 triệu m3 trở lên với dung tích trữ nước gần 41 tỉ m3.
Năm ngoái, thủy điện An Khê đột ngột xả lũ đã khiến người dân sinh sống ven sông Ba (Bình Định) điêu đứng bởi cây cối hoa mầu, súc vật đều bị dòng nước cuốn chìm, nhấn trôi.====>>>
PGS.TS Lê Bắc Huỳnh (hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) cho rằng việc quy hoạch hồ chứa mới chỉ có đánh giá tác động môi trường (ĐTM) mà chưa đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) nên chưa đánh giá đầy đủ hết những tác động mà dự án gây ra, nhất là đến tài nguyên nước.
Hiện việc phân cấp quy hoạch hồ chứa vừa và nhỏ do UBND các tỉnh phê duyệt, thường thiếu sự phối hợp kiểm tra giám sát của các ngành ở trung ương, dẫn tới tình trạng quy hoạch liên tục được điều chỉnh theo hướng tăng về số lượng các hồ chứa Đặc biệt, việc quy hoạch này lại do cấp có thẩm quyền quyết định mà không tham vấn ý kiến của địa phương nơi công trình được xây, chỉ khi xây người dân mới biết nên khó hài hoà được lợi ích, tăng nguy cơ tác động tới cộng đồng dân cư.
Theo TS Đào Trọng Tứ (nguyên phó tổng thư ký uỷ ban Sông Mekong Việt Nam), theo một nghiên cứu gần đây nhất của Trung Quốc về thuỷ điện, ĐTM chỉ đánh giá được 0,5% những gì trong thực tế.
Ông Nguyễn Vũ Trung (cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường, bộ Tài nguyên và môi trường) lý giải: hầu hết các quy hoạch thuỷ điện tại Việt Nam đều làm trước năm 2005, khi luật Bảo vệ môi trường 2005 chưa ra đời nên việc làm ĐMC là không thể. Luật năm 2005 có đưa ĐMC vào nhưng lại không bao quát đầy đủ các loại hình quy hoạch mà cần phải đánh giá. Hiện bộ đang đưa vấn đề phân không gian bảo vệ môi trường, ngưỡng giới hạn khuyến cáo các quy hoạch phát triển… vào luật sửa đổi. Đây sẽ là công cụ chủ động của cơ quan quản lý môi trường, còn thẩm định ĐTM, ĐMC chỉ là việc thụ động.
TS Huỳnh đề xuất: quy định về việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt cho phát điện phải thực hiện ngay trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhằm đảm bảo đã có các giải pháp kỹ thuật công trình cần thiết để chống lũ, cấp nước, đẩy mặn cho hạ lưu, đảm bảo thông thương cho các loài thuỷ sinh, loại trừ các đoạn sông chết do xây dựng công trình.
Ông Trần Việt Hoà (vụ Khoa học và công nghệ, bộ Công thương) cho biết, từ năm 2006 ngân hàng Thế giới thông qua viện Môi trường Stockholm đã tiến hành nghiên cứu về ĐMC cho các kế hoạch thuỷ điện trong tổng sơ đồ 6, nhằm đưa ra phương pháp tiếp cận cho tổng sơ đồ 7. Họ khuyến cáo nên bỏ hay thay đổi các thuỷ điện có hồ chứa chiếm diện tích lớn bằng các thuỷ điện đập dâng, cột nước thấp, chiếm diện tích nhỏ hơn nhằm bảo vệ thảm thực vật.
Thanh Tuyền

Lương chủ tịch Petrolimex: 58-70 triệu/tháng


SGTT.VN - Năm 2010 lương cuả chủ tịch đồng thành viên tập đoàn Xăng dầu Petrolimex là 70 triệu/tháng, năm 2011 có giảm nhưng vẫn còn rất cao, hơn 58 triệu. Những con số trên được tổng Kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng báo cáo trước Quốc hội sáng 12.11.
Giảm giá xăng để giảm áp lực trước chất vấn?
Chủ tịch HĐQT Petrolimex, ông Bùi Ngọc Bảo
Theo thống kê của đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.Hồ Chí Minh), cũng như năm ngoái, trước khi bước vào phiên chất vấn các bộ trưởng (Công thương và Tài chính), thì liên bộ lại có động thái giảm giá xăng dầu và “sau đó là tăng giá vù vù”. Vì thế, ông Đương đặt vấn đề: đây là “trùng hợp ngẫu nhiên” hay là “biện pháp linh hoạt” trước thềm chất vấn”?
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đáp: việc xăng dầu giảm giá 500 đồng/lít vào chiều tối 11.11, dù có lặp lại như trước thềm chất vấn kì họp thứ ba vào năm ngoái cũng chỉ là “trùng hợp ngẫu nhiên”. Với trách nhiệm của mình tôi khẳng định ở đây không thể có “động thái ấy”, mà vì giá thế giới giảm thì chúng ta giảm. Bộ trưởng Công thương cũng đề nghị bộ trưởng Tài chính nói thêm. Bộ trưởng Vương Đình Huệ tiếp lời: việc giảm giá hôm qua là vì đã có dư địa giảm giá nên liên bộ giảm ngay chứ không liên quan gì đến giảm để họp Quốc hội. Dẫu vậy, ông Huệ cũng chỉ ra một sự trùng hợp khá lí thú: cứ Quốc hội họp thì giá xăng dầu thế giới giảm, ví dụ tại kì họp thứ ba (tháng 6.2012) trong thời gian đó thì có đến ba lần giá xăng dầu (thế giới) giảm. “Hay là Quốc hội họp nhiều để mà giảm giá”, ông Huệ nói vui.
Nghe xong hai bộ trưởng giải thích, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói thêm: không có chuyện hai bộ trưởng bàn nhau để giảm giá mà may là giá thế giới giảm.
Lương lãnh đạo Petrolimex: 40-70 triệu/tháng
Liên quan đến câu chuyện của ngành xăng dầu, đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên Huế) bức xúc: báo chí đưa tin kiểm toán nói Petrolimex lỗ nhưng lương của cán bộ lại cao, cử tri có điện nhờ tôi hỏi hai bộ trưởng thực chất thế nào? Nếu đúng thì có hợp lí không?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời: Chúng tôi chưa có thông tin chính thức kết quả kiểm toán mà chỉ biết qua báo chí. Vì thế xin được trao đổi với kiểm toán rồi báo cáo lại để xem lãi lỗ lương bổng thế nào.
Tuy nhiên, được Chủ tịch Quốc hội mời để làm rõ thêm thắc mắc này, tổng Kiểm toán Đinh Tiến Dũng lại cho biết Kiểm toán Nhà nước đã phát hành báo cáo kiểm toán và đã gửi cho bộ Công thương, bộ Tài chính, Thủ tướng. “Nhưng chắc mới (phát hành báo cáo) nên anh Hoàng (bộ trưởng Vũ Huy Hoàng- PV) chưa nhận được”. ông Dũng lý giải.
Cụ thể, kết quả kiểm toán năm 2011 của tập đoàn Petrolimex được ông Dũng cho biết: năm 2011 Petrolimex lỗ trên 1.400 tỷ (khối kinh doanh xăng dầu lỗ 2.358 tỉ, riêng xăng dầu 2.600 tỷ nhưng phần lãi của các công ty cổ phần khác bù trừ 935 tỷ nên tổng hợp lại, số lỗ toàn tập đoàn chỉ dừng ở con số 1.423 tỷ).
“Lương bình quân toàn tập đoàn năm 2011 là 6 triệu toàn tập đoàn, nhưng lương lãnh đạo tập đoàn như chủ tịch hội đồng thành viên là 58 triêu, ủy viên hội đồng thành viên là 42 triệu, ủy viên hội đồng kiêm trưởng ban kiểm soát 41 triệu, ủy viên kiêm phó tổng giám đốc 40 triệu”, tổng kiểm toán cho biết. Theo ông Dũng, con số này so với năm 2010 là có thấp hơn, do năm 2010 tập đoàn này làm ăn có lãi. Cụ thể: năm 2010 chủ tịch 70 triệu, ủy viên hội đồng thành viên và trưởng ban kiểm soát 54,9 triệu.
Chí Hiếu

Bị Trung Quốc lợi dụng , Iran tìm cách nối lại đối thoại với Mỹ

Yukiya Amano, tổng giám đốc AIEA (Reuters)
Yukiya Amano, tổng giám đốc AIEA (Reuters)
Đàm phán hạt nhân giữa Iran và cơ quan nguyên tử quốc tế AIEA mở lại vào tháng 12 tới tại Teheran sau hơn một năm giậm chân tại chỗ. Theo tuyên bố của Tổng giám đốc AIEA, nhà ngoại giao Nhật Bản Yukiya Amano, có nhiều khả năng , vì quyền lợi quốc gia, lần này Iran sẽ tỏ thái độ hợp tác với cộng đồng quốc tế ». Sự ủng hộ có điều kiện của Trung Quốc đã làm Teheran chua chát.
Chính sách sử dụng cấm vận kinh tế, tài chính do Hoa Kỳ và Châu Âu đề xướng đã tác hại cho kinh tế Iran bắt buộc chính quyền hồi giáo phải thương thuyết. Ngày hôm qua, 11/11/2012, ông Yukiya Amano, Tổng Giám Đốc cơ quan năng lượng quốc tế cho biết có nhiều dấu hiệu cho thấy, vì quyền lợi quốc gia, Iran sẽ hợp tác với cộng đồng quôc tế về hồ sơ hạt nhân nhân đợt đám phán mở ra vào ngày 13/12/2012 tới đây.
Cuối tuần qua, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad, bất ngờ đến Việt Nam. Đây là lần đầu tiên từ 17 năm qua, một nguyên thủ Iran đặt chân đến Hà Nội với mục đích được thông báo là tìm hợp tác « trên nhiều lãnh vực từ kinh tế đến nông nghiệp, từ khoa học đến du lịch… ». Một nhà ngoại giao Tây phương tại Hà Nội cho rằng Iran « gõ cửa không đúng lúc », vì Việt Nam cũng đang gặp khó khăn.
Nếu lãnh đạo Iran phải đi tìm chiếc phao cứu trợ thì chuyện này cũng dễ hiểu. Trong bối cảnh bị quốc tế cấm vận vì tham vọng hạt nhân của chính quyền Iran, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Iran sụt giảm dần trong 3 năm liền : từ 5,9% trong năm 2010, xuống còn 0,9% năm 2012. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, chỉ riêng ngành xuất khẩu dầu hỏa đã giảm đi phân nửa so với năm 2011, xuống còn 1,25 triệu thùng mỗi ngày.
Câu hỏi đặt ra là tại những nguyên nhân nguồn cội nào khiến cho Iran không phá được vòng vây của Tây phương ?
Theo nhà nghiên cứu Iran Richard Javad Heydarian, từ khi Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đắc cử vào năm 2005, chính phủ của ông đã sai lầm đi theo Trung Quốc thay vì giữ con đường độc lập của những người tiền nhiệm. Trong bài « Cái giá phải trả cho sự ủng hộ của Trung Quốc » trên Asia Times, chuyên gia về an ninh quốc tế cho biết kể từ 2007, Trung Quốc đã trở thành « đối tác thương mại » số một của Iran. Bắc Kinh đã thay thế các hãng dầu tây phương, xây dựng cho Iran khai thác nguồn tài nguyên khí đốt, cung cấp trang thiết bị tối tân xây dựng hạ tầng cơ sở.
Trong thập niên 1990, Trung Quốc cung cấp cho Iran trang thiết bị tinh lọc uranium. Biết thành phần trung lưu Iran có nhu cầu tiêu thụ, Trung Quốc đã xuất khẩu hàng giá rẻ bán cho Iran. Nhờ vậy mà bao nhiêu nỗ lực trừng phạt của tây phương không làm Iran lo sợ. Theo tính toán của chính quyền Teheran thì buôn bán với đối tác Trung Quốc đủ sức để cân bằng với hệ quả mất thị trường Tây phương. Về chính trị, Bắc Kinh cũng đóng vai trò bảo trợ cho Iran ngăn chận những dự thảo nghị quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đe dọa trừng phạt quân sự.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không phải là một chế độ lý tưởng như họ tự quảng cáo. Sự giúp đỡ của Bắc Kinh có cái giá rất nặng. Một mặt Trung Quốc viện lý do tình trạng cấm vận tài chính nên không thể trả hàng tỷ đô la tiền mua dầu khí của Iran. Mặt khác, hồi đầu năm nay, khi Tây phương gia tăng biện pháp trừng phạt Iran, Trung Quốc tuy có lên tiếng phản đối, nhưng không như mong chờ của Iran. Đã vậy, liền sau đó, Thủ tướng Ôn Gia Bão đi một vòng Trung Đông tìm nguồn nhiên liệu ở các nước khác kể cả ở Ả Rạp Xê-Út, kẻ thù của chính quyền hồi giáo Iran.
Động thái này đã làm quan hệ giữa Teheran và Bắc Kinh bị lạnh hẳn đi. Viện lý do « bảo toàn nguồn năng lượng đề phòng eo biển Ormuz bị phong tỏa » Trung Quốc giảm nhập khẩu dầu khí Iran xuống 50% kể từ đầu năm nay và ký kết hợp đồng với một số vương quốc vùng Vịnh. Đến tháng 6 năm nay, Trung Quốc lại giảm lượng dầu thô mua của Iran đến 25% mặc dù Trung Quốc khát dầu.
Thái độ thất hứa của Bắc kinh được lý giải bằng nguyên nhân kinh tế của Trung Quốc cũng đang gặp vấn đề do khủng hoảng thế giới và do Iran bị cấm vận. Đã vậy, do mở cửa mua hàng giá rẻ của Trung Quốc mà giờ đây ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Iran đã bị phá sản.
Trong hoàn cảnh ngặt nghèo này, vào đầu tháng sáu năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào « cố vấn » lãnh đạo Iran nên chọn lập trường « thực dụng », thương lượng « nghiêm túc » với nhóm G+5 gồm 5 thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An và Đức.
Biết bị lừa thì đã muộn. Nhưng muộn còn hơn không. Trong bối cảnh Israel do thủ tướng diều hâu Netanyahu lãnh đạo đe dọa oanh kích, Iran đã có một loạt động thái bắn tín hiệu muốn thương lượng song phương với Washington. Ngày 01/11/2012, năm ngày trước bầu cử tổng thống Mỹ, một sự cố hàng không xảy ra trên bầu trời vịnh Ba Tư : hai chiếc chiến đấu ơ Su-25 của Iran chận bắn một máy bay do thám không người lái của Mỹ nhưng… « bắn hụt ».
Lầu Năm góc chỉ tiết lộ sự kiện này ba ngày sau khi có kết quả bầu cử với chiến thắng của đương kim Tổng thống Obama. Sự kiện Tổng thống Obama, một người không chủ chiến với Iran, ngồi thêm 4 năm tại Nhà Trắng được xem là một cơ may cho Iran.
Nhà phân tích Iran, Richard Javad Heydarian kết luận : do ý thức không muốn lệ thuộc vào Trung Quốc, do tinh thần dân tộc và thực tế, Iran bắt đầu bỏ bớt thái độ trịch thượng để tiến lại gần với Tây phương. Đó là lý do tại sao Iran bày tỏ quan tâm đến phương án đối thoại với Hoa kỳ để giải quyết dứt điểm bế tắc trên hồ sơ hạt nhân. Nguyện vọng cốt lõi của Teheran là độc lập chứ không phải là bỏ thế lực này để ôm chân thế lực kia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét