Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

HOT - THỜI SỰ TRONG NGÀY

Trần Lê Anh - Việt nam cần cải cách thể chế để tiến lên

Lãnh đạo VN không muốn thay đổi mô hình chính trị hiện thời

Trong cuốn “Tại sao các quốc gia thất bại” được đón nhận khá rộng rãi năm nay, hai tác giả Daron Acemoglu và James Robinson cho rằng thể chế là yếu tố quyết định sự giàu nghèo của một quốc gia.

Họ cho rằng nhiều nước bị nghèo là vì giới cầm quyền cố ý duy trì những thể chế kinh tế mà họ có thể trục lợi cho riêng mình. Do đó, muốn phát triển thì cần phải thiết lập những thể chế theo hướng tạo điều kiện tối đa để nhiều người dân có thể tham gia một cách tự do vào các hoạt động kinh tế và chính trị. Acemoglu và Robinson cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng thể chế chính trị quyết định thể chế kinh tế.

Luật chơi trong xã hội

Thể chế là gì mà quan trọng vậy? Theo Douglass North (khôi nguyên Nobel kinh tế 1993), thể chế là những ràng buộc mà con người tạo ra để định hướng cho những tương tác giữa người với người. Hoặc nói một cách khác, thể chế là những “luật chơi trong một xã hội”. Nếu chúng là tốt thì sẽ khích lệ con người hành động theo hướng tạo ra những kết quả tốt đẹp, và ngược lại.

Ví dụ, khi người nông dân có trọn quyền sở hữu trên mảnh đất mà mình canh tác thì họ sẽ đầu tư tất cả sức lực và tiền của để cải thiện mảnh đất và lựa chọn loại cây trồng sao cho có hiệu quả kinh tế nhất.

Những “luật chơi” này bao gồm những thể chế chính thức (chẳng hạn như luật pháp, quyền sở hữu, và tam quyền phân lập) và những thể chế phi chính thức (chẳng hạn như những tục lệ, truyền thống, và chuẩn mực ứng xử trong xã hội). North cho rằng những thể chế không chính thức cũng rất quan trọng, chúng có ảnh hưởng đối với sự thành công hay thất bại của những thể chế chính thức. Ví dụ, cho dù nhiều đạo luật tốt được ban hành nhưng nếu thiếu vắng tinh thần thượng tôn pháp luật thì hiệu quả của chúng chẳng là bao.

Ngày nay, trong mối tương quan giữa phát triển kinh tế và thể chế, hiếm thấy ai bác bỏ tầm quan trọng của thể chế. Nhưng vấn đề là làm thế nào để thiết lập cho được những thể chế cần thiết? Trường hợp của Việt Nam cũng không là ngoại lệ.

Con đường phát triển của Việt Nam đang đòi hỏi mạnh mẽ sự đồng hành của cải cách thể chế. Tuy nhiên, sự khó khăn trong việc đẩy mạnh xây dựng những thể chế phù hợp vẫn đang là một nút thắt cần phải gỡ.

Tương lai Việt Nam cần một mô hình điều hành kinh tế khác

Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, quá trình cải cách thể chế phụ thuộc vào những yếu tố quan trọng như: thiện chí và quyết tâm chính trị của lãnh đạo, ước vọng và áp lực của người dân, và ảnh hưởng của thế giới bên ngoài.

Đây là một quá trình phức tạp, và những thể chế mới được hình thành ít nhiều sẽ có những đặc điểm vừa đặc thù Việt Nam vừa thể hiện xu hướng chung của thế giới. Dù gì đi nữa thì chúng cần phải phản ánh hoặc đòi hỏi những điểm quan trọng sau đây để có thể đi vào một quỹ đạo đúng.

Can thiệp của nhà nước

Một là, cần có sự cân bằng giữa vai trò của nhà nước và khu vực tư nhân. Hiện nay, sự can thiệp vẫn còn quá lớn của nhà nước vào nền kinh tế không những gây ra lãng phí các nguồn tài nguyên và chèn ép khu vực tư nhân mà còn làm cho vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam khó được giải quyết.
"Hiện nay, sự can thiệp vẫn còn quá lớn của nhà nước vào nền kinh tế không những gây ra lãng phí các nguồn tài nguyên và chèn ép khu vực tư nhân mà còn làm cho vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam khó được giải quyết."
Lối giải quyết tốt nhất cho hiện trạng này là nhà nước nên để cho dân làm tất cả những gì mà thành phần tư nhân có thể làm được một cách hiệu quả. Đây cũng là một trong những cách hữu hiện để “phát huy sức mạnh của nhân dân” một cách thật sự, tránh bớt tình trạng hô hào khẩu hiệu suông.

Như một ví dụ, gần 25 năm trước, khi “khoán 10” ra đời đã tạo ra một bước đột phá cho nông nghiệp nông thôn Việt Nam, đưa Việt Nam từ tình trạng thiếu lương thực trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới trong một khoảng thời gian khá nhanh.

Vai trò của nhà nước nên tập trung vào để (a) giải quyết những trường hợp thất bại thị trường (chẳng hạn như độc quyền), (b) giúp xây dựng nguồn vốn con người, thông qua các chính sách về giáo dục và y tế, để gia tăng sức cạnh tranh lâu dài của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, (c) khuyến khích sự phát triển mạnh của doanh nghiệp vừa và nhỏ để làm nền tảng cho nền kinh tế, và (d) giảm bớt những bất bình đẳng trong xã hội.

Hai là, cần có tính minh bạch trong tất cả các hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như trong lĩnh vực quản trị và điều hành doanh nghiệp. Một nhà nước được cho là “vì dân” thì nhất thiết dân phải được biết tường tận những gì nhà nước đang làm.

Minh bạch sẽ thúc đẩy trách nhiệm giải trình và hạn chế sự tùy tiện của những người nằm trong bộ máy nhà nước, gia tăng niềm tin của người dân, ngăn ngừa bớt sự trục lợi của các nhóm lợi ích, và tạo điều kiện để người dân tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước.

Vinashin là bài học đau đớn về quản trị và điều hành doanh nghiệp

Hệ quả sẽ là một nhà nước có khả năng đáp ứng tốt hơn những nguyện vọng của dân.

Bên cạnh đó, việc đòi hỏi nâng cao tính minh bạch trong doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng cho công cuộc xây dựng một nền kinh tế thị trường vững mạnh. Khi doanh nghiệp luôn cung cấp những thông tin cần thiết và chính xác thì niềm tin của nhà đầu tư và khách hàng được tăng lên, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng có thể mở rộng phát triển.

Thành công của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam một phần lớn cũng phụ thuộc vào sự gia tăng ngày càng nhiều những doanh nghiệp không “ăn xổi ở thì.”

Cạnh tranh kinh tế và chính trị

Ba là, cần có cạnh tranh trong các hoạt động kinh tế và chính trị. Trong thương trường, khi doanh nghiệp phải cạnh tranh lành mạnh để tồn tại thì lợi ích sẽ đem đến cho toàn xã hội, được thể hiện qua giá cả phải chăng và hiệu suất cũng như sức sáng tạo được nâng cao.
"Trong chính trường, khi các chính trị gia phải cạnh tranh một cách minh bạch với nhau để tranh giành sự ủng hộ thì trách nhiệm giải trình sẽ được nâng cao, các vấn đề sẽ được mổ xẻ từ nhiều khía cạnh, và thực trạng dễ được phơi bày hơn."
Trong chính trường, khi các chính trị gia phải cạnh tranh một cách minh bạch với nhau để tranh giành sự ủng hộ thì trách nhiệm giải trình sẽ được nâng cao, các vấn đề sẽ được mổ xẻ từ nhiều khía cạnh, và thực trạng dễ được phơi bày hơn.

Bốn là, tựa như cách nói của North, cần phải kiến tạo những thể chế phi chính thức có khả năng hỗ trợ cho sự vận hành có hiệu quả của những “luật chơi mới” được chính thức thể chế hóa.

Theo đây, có thể liệt kê một vài “tinh thần” nên được làm trở thành những cái nếp thường xuyên trong ứng xử của người Việt như: phụng sự tổ quốc, thượng tôn pháp luật, tương thân tương ái, làm giàu chân chính, cầu thị, và cạnh tranh lành mạnh để vươn lên.

Nếu những tinh thần này mà được làm trở nên mạnh mẽ như tinh thần hiếu học của người Việt thì sẽ có nhiều hy vọng cho công cuộc xây dựng thể chế của Việt Nam.

Thể chế là do con người tạo ra cho nên cải cách thể chế cũng phải bắt đầu với yếu tố con người. Việt Nam đang cần những con người quyết tâm xây dựng thể chế để đưa đất nước đi lên.

Tiến sĩ Trần Lê Anh hiện là giáo sư kinh tế Đại học Lasell, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Bài phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

Tiến sỹ Trần Lê Anh
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hoa Kỳ

Khi đảng đã trở thành đề tài để đàm tiếu.

XuanVN
 Buổi tối của một đám cỡ năm sáu tay trung niên bên bàn cafe, chuyện cơ quan chán rồi, nay chuyển sang chuyện kinh tế suy thoái, tham nhũng và sau cùng là chuyện biển đông.
 Thế chứng tỏ là đám trung niên này cũng có chút thông tin, có đọc báo mạng và cũng vì họ đang được sống giữ một Thành phố, nhìn trên tay họ có iPad, iPhone kia mà.
 Một ông cỡ gần 5 chục có dáng vẻ công chức phán: đánh nhau là mình thua rồi, tàu bè toàn mua đồ đểu cả, chưa nói đến ăn bớt các option, gửi hoa hồng vào lô thiết bị rồi mang đồ về dùng đâu có được. Haiz ! Chưa nói đến chuyện cho mấy thằng nhỏ ba ngơ sang học qua quít chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sử dụng lại không có trình độ, chỉ đi sang đấy buôn lậu…

 Lạ gì bọn nó, tôi làm trong ngành ngân hàng nhà nước mấy chục năm trò gì mà chưa biết – Một ông tầm ngoài bốn chục rít thuốc xả khói mù mịt rồi phán – Ngày xưa nó đẻ ra cái trò kho bạc nhà nước, kiểm toán này nọ xong mang ra kho bạc để thanh toán mấy cái gói dự án vốn ngân sách, chúng nó là một đội chia chác cả, thích tiêu bao nhiêu thì tiêu, sổ sách chỉ là giấy vụn cho hợp lệ.
 Kia kìa, mấy cái dự án của bọn Ban quản trị trung ương quản lý kìa, tiêu bao nhiêu mua sắm thì thằng nào kiểm toán, kiểm tra đâu, chỗ .éo nào mà chả có khách sạn, nhà nghỉ, trại điều dưỡng của trung ương đảng.
 Mày đảng viên mà nói thế thì chả hiểu gì rồi – một ông nhìn giống chính ủy chen ngang – đảng nó có vốn riêng chứ có phụ thuộc gì vào tiền ngân hàng hay kho bạc bên mày đâu? mày thử hỏi đâu để biết thằng Thăng nó bán bao nhiêu thùng dầu mỗi năm không? đấy, cần gì ngân hàng nhà mày.
  Ông già nhất nãy giờ ngồi im nhâm nhi ca fe giờ mới lên tiếng: tao và chúng mày đều đảng viên, kết nạp đều có bọn về tận quê kiểm tra này nọ cả, cán bộ xã tao nó chứng nhận là ba đời không dính dáng đến tư bản địa chủ, gia đình có 3 người là liệt sỹ, thời hợp tác nhiều công điểm vì đi đắp đê nhiều. Ngày xưa cứ nghĩ là vào đảng rồi sẽ làm người tử tế, ai ngờ…
 Bọn trong cơ quan tao thằng to ngang với bộ trưởng, con cái rặt lũ lưu manh nhưng vào đảng từ khi về cơ quan cả, chả biết chúng học ở đâu, bằng giả hay thật. Mình nghĩ chúng mua bằng vì ngữ chúng nó có cái chữ ký hết cả tờ A4 thì học quái gì. Đấy, có cái mảng gì ngon chúng nó chia cho con cháu đớp cả, thằng tuổi đảng nhiều nhất cơ quan như tao chỉ bận đi họp nghe thằng này đọc kiểm điểm, con kia tố cáo lãnh đạo hủ hóa, chia nhà trái phép…nhức hết cả đầu mà mình có kiếm chác gì được trong cái cơ quan này đâu. Không nhờ con vợ có cái quán bia hơi ở Đội cấn thì có mà con cái chết đói cả. Tao đang nghĩ xin về, chả đảng đếch gì nữa rồi cùng vợ bán bia, làm dịch vụ cho đỡ nghe chửi.
 Thôi ông ạ – ông có dáng vẻ công chức chèn vào – thì thằng nào chả biết trong cơ quan thì lãnh đạo bao giờ cũng nhiều lỗi nhất, đảng viên gương mẫu mà kiểm điểm tốt nhất, kiểm điểm tốt nhất nhưng giàu nhất, hư hỏng nhất, khốn nạn nhất… ông không dính vào mấy cái đấy thì ngồi đấy làm gì nữa?
 Cả bàn nháo nhác đứng lên khi một ông bảo phải về đi đón đứa út đang học tít tận trường Tô Hoàng.
 Chỉ nghe câu chuyện cũng thấy đúng là đảng của mấy ông đang là chỗ bét be nhất xã hội, chỉ thấy toàn kẻ lưu manh đĩ điếm, cơ hội và ăn cắp, chả thấy câu chuyện nào tốt đẹp cho dù bé bằng hạt đỗ được nói ra khen đảng. Thế nhưng điều vô lý là tại sao đảng của mấy bố vẫn tồn tại – đó mới là điều cần phải hỏi những người không đảng, những người cứ nai lưng đóng thuế để cho đám đảng kia ăn rồi làm bậy.

Đào Tuấn - Quốc hội bật cười, nhân dân muốn khóc

Câu hỏi càng cụ thể bao nhiêu, trả lời càng chung chung bấy nhiêu. ĐB càng sốt ruột, Bộ trưởng càng rề rà. Hỏi cứ hỏi, báo cáo cứ báo cáo. Và rút cục, có một chi tiết nhiều biểu cảm: Quốc hội bật cười.

Đó là khi ĐBQH Đỗ Văn Đương nêu câu chuyện “xăng vừa giảm 500 đồng/lít chiều qua (11.11) để “chất vấn”: Đây là trùng hợp ngẫu nhiên, hay liên bộ “linh hoạt” trước thềm phiên chất vấn? Tất nhiên, ông Đương còn hỏi thêm về câu chuyện sửa nghị định 84 với dạng thức câu hỏi là “bao giờ”.

Bộ trưởng Hoàng trả lời đó là việc “Ngẫu nhiên thôi”, vì “Không thể có động thái “linh hoạt”. Cơ chế thị trường là giá thế giới giảm chúng ta giảm”. Ông nói, đoạn vừa nói vừa cười.

Bộ trưởng Huệ: Từ đầu năm, xăng đã 6 giảm, 6 tăng. Nhắc lại sự ngẫu nhiên “kỳ họp đầu năm, xăng 3 lần giảm trong tháng QH họp”, Bộ trưởng cười, nói vui: “Cứ QH họp thì giá xăng dầu thế giới giảm. Thế này chỉ mong QH họp suốt”.

Cả QH sau đó bật cười.

Cười ở nghị trường, đó là một nét văn hóa rất “riêng” ở nghị trường Việt, hơn chán so với cảnh “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” như ở Nhật, ở Đài, ở Ucraina, ở…khắp nơi trên thế giới. Cười làm cho không khí nghị trường nhẹ nhõm hơn, gần gụi hơn. Chỉ có điều đó đừng có là nụ cười đồng lõa trong phiên QH thể hiện quyền lực tối cao là giám sát. Và đừng bao giờ để những nụ cười đó khỏa lấp hiện thực…ngoài nghị trường.

Sau khi QH cười, nghị định 84 với vô số bất cập về trích quỹ, về 30 ngày hình thành giá, về hoa hồng đại lý, được Bộ trưởng trả lời “đang nghiên cứu”. “Câu chuyện cổ tích”: Bóng tối dưới chân cột đèn đối với cảnh sống tù mù, bị bỏ quên của dân cư di dân thủy điện Hòa Bình từ 4 thập kỷ trước, Bộ trưởng Hoàng cũng hứa sẽ “rà soát”. Nỗi bức xúc Đồng Nai 6, 6A “đang trong giai đoan thẩm định báo cáo đánh giá tác động”. Và việc tạo dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt, để hạt mồ hôi đang được bán rẻ mạt để làm nên thành tích “xuất khẩu gạo số 1 thế giới” được trả lời với những từ ngữ chung chung đến không thể chung chung hơn được nữa: “Sắp tới”, “sẽ sớm có thương hiệu”.

Thưa bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, đến giờ Bộ Công thương vẫn đang nợ lời giải thích nguyên nhân cháy nổ từ chất lượng xăng dầu, vẫn đề tồn tại tình trạng thị trường thị thị trường thật nhưng xăng vẫn lên nhanh xuống chậm, chỉ tiến không lùi. Và vì thế, cử tri không thể nhếch mép dù nom thấy Bộ trưởng cười.

Thưa Bộ trưởng, người dân vùng di dân thủy điện Thác Bà đã không còn có thể khóc từ nửa thế kỷ nay.

Còn người dân Quảng Nam thì đang thấp tha thấp thỏm, nửa tin nửa ngờ, mất ăn mất ngủ giữa một bên là với lời hứa “an toàn” và một bên là Sông Tranh 2 với trên dưới 80 trận động đất xảy ra như cơm bữa.

Còn các DN, thật ra nghe Bộ trưởng tháo gỡ hàng tồn kho bằng câu trả lời “làm như hiện nay đã tốt lắm rồi”, thật sự chỉ muốn khóc.

“Sắp tới” không phải là một lời hứa hẹn. “Hy vọng” không phải là một câu trả lời, thưa Bộ trưởng.
Theo Đào Tuấn

Đào Tuấn - Câu hỏi “đầu tiên”

Khó là bởi câu hỏi “tiền đâu” đang là câu hỏi lớn nhất của nền kinh tế.

Hôm qua, tờ Thời báo kinh tế Việt Nam đăng một tin hot: Duy nhất một đại biểu gửi văn bản chất vấn Thủ tướng. Cái “hot” không chỉ nằm ở hai chữ “duy nhất” mà còn nằm ở nội dung câu hỏi, nói một cách dân giã là “tiền đâu” và “bao giờ”.
Tỉnh Nghệ An đã có 3.119 cá nhân được tặng bằng khen của Thủ tướng; 80.615 cá nhân, gia đình được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tuy nhiên, đến nay họ vẫn chưa được nhận tiền khen thưởng kèm theo. Chỉ tính riêng tiền thưởng kèm theo bằng khen chủ tịch UBND tỉnh (tính theo Luật Thi đua khen thưởng) đã lên tới gần 100 tỷ đồng. Đây là vấn đề nổi cộm được cử tri kiến nghị rất nhiều lần nhưng chưa được giải quyết. Nghệ An là tỉnh khó khăn, đối tượng chính sách lớn nên ngân sách tỉnh không cân đối nổi. UBND tỉnh đã có Tờ trình 7498 ngày 1/12/2011 gửi Thủ tướng đề nghị hỗ trợ tiền thưởng nhưng chưa được giải quyết. Vị ĐBQH này chất vấn Thủ tướng: Thủ tướng có quyết định thưởng kèm theo cho 3.119 bằng khen của Thủ tướng không? Nếu có thì bao giờ được?  Chính phủ có hỗ trợ tỉnh Nghệ An số tiền thưởng kèm theo bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh không? Nếu có thì bao giờ được?

Một câu hỏi “tiền đâu”, cho những người có công với cách mạng- dường như cũng đã già cả lắm rồi. Một câu hỏi được đặt ra không hề khôi hài dù trong bối cảnh ngân sách thâm thủng đến độ không có nổi tiền tăng lương “theo lộ trình”.

Thật khó cho Thủ tướng. Thật khó cho Chính phủ. Trước nguyện vọng, cũng thật khó nói là không chính đáng của cử tri.

Khó là bởi câu hỏi “tiền đâu” đang là câu hỏi lớn nhất của nền kinh tế.

60 tấn vàng đã được “thu hút vào nền kinh tế”. Dự trữ ngoại hối đến hết tháng 10 đạt hơn 23 tỷ USD, tương đương 11,5 tuần nhập khẩu.  Chín tháng đầu năm huy động vốn của các ngân hàng tăng 11,7%. 50.000 tỷ đang chất đống trong nhà băng. Ấy thế mà DN vẫn không tiếp cận được nguồn vốn khi phần “cho vay” chỉ tăng 2,52% so với 31.12.2011.

PGS TS Nguyễn Thị Mùi có lần dẫn ra hai hiện tượng: “Hoạt động cho vay vẫn diễn ra, nhưng tín dụng không có tăng trưởng hoặc tăng trưởng rất thấp”. Trong khi “Những hoạt động thâu tóm, mua bán, sáp nhập, các công ty sân sau, sở hữu chéo trong  ngân hàng… đã và đang tạo ra những vòng luẩn quẩn của dòng tiền”. Nỗi lo nợ xấu, và vấn đề nhóm lợi ích trong khối ngân hàng đang khiến dòng tiền “lòng vòng trong các ngân hàng”.

Câu hỏi mà Chính phủ phải trả lời, vì thế, không phải là tiền đâu, mà sẽ dùng tiền như thế nào.

Bộ trưởng “tay hòm chìa khóa” Vương Đình Huệ từng than thở: “Không còn dư địa nào để tăng thu. Trừ phi được… in thêm tiền”. Hình như ông quên không giải thích rõ với dân vì sao ngân sách giảm thu nặng nề đến như vậy. Hình như khi than thở, ông cũng quên bẵng câu chuyện thu tiền, chi tiền là nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ Tài chính.

Nhưng không chỉ những người có công với cách mạng ở Nghệ An, 22 triệu người hưởng lương khác cũng đang chờ câu trả lời “tiền đâu” của Bộ Tài chính, 200 ngàn DN “không còn đóng thuế” năm 2011, 26 ngàn “cái chết” tiếp trong 6 tháng đầu năm 2012 và hàng chục ngàn khác đang “thoi thóp” cũng chờ câu trả lời của “tiền đâu” từ Thống đốc.

Và đó là những câu hỏi đòi hỏi phải được trả lời bằng thực tế chỉ không phải chỉ là những hứa hẹn trên nghị trường.
Theo Đào Tuấn

NGƯỜI VIỆT KHÓ XÓA ĐI THÙ HẬN?

Huynhngocchenh

Bài viết sau đây của bạn Hoa Đoàn có nhiềuđiều đáng để suy gẫm và cũng có đôi điều cần trao đổi thêm, chẳng hạn như lòng hận thù kéo dài là đặc tính của dân tộc hay do sự tác động của chủ nghĩa ngoại lai? Hoặc nếu như Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng thì những người Cộng Sản có bị trả thù dã man?

Suy nghĩ sau khi đọc bài của chị Phương Bích trên F.B

 Hoa Đoàn

Sau cuộc chiến, người ta biết xóa bỏ hận thù còn người Việt mình thì không”. Câu hỏi của chị Phương Bích trên F.B của mình cũng từng là câu hỏi của bao người Việt Nam khác, trong đó có tôi. Chiến tranh đã ở lại sau chúng ta gần 40 năm rồi nhưng tại sao những hận thù đó vẫn chưa thể xóa bỏ và những người gánh chịu hậu quả của nó lại chính là những nạn nhân chứ không phải là kẻ chủ mưu của cuộc chiến này. Sau này lịch sử sẽ phán xét ai là người phát động cuộc chiến này. Trong bài viết ngắn này, tôi chỉ muốn đề cập đến hậu quả của nó mà cho tới giờ, hàng triệu người Việt Nam vẫn đang phải gánh chịu.
Sau các cuộc chiến tranh, khi đã nắm được chính quyền thì những người lãnh đạo Việt Nam ở tất cả mọi thời kỳ đều dễ dàng dung tha cho kẻ thù ngoại xâm  để giữ hòa hiếu nhưng để bù lại thì cực kỳ tàn bạo, dã man với những người trong nước đã đứng ở chiến tuyến bên kia, dù họ là đồng bào của mình. Câu truyện “Tấm Cám”, tuy chỉ là chuyện cổ tích nhưng đã phản án đúng thực chất đặc tính của người Việt. Cô Tấm đã có hạnh phúc nhưng không quên mối thù xưa và Cám phải bị trừng phạt với hình thức dã man nhất mà gần như không có truyện cổ tích nào trên thế giới có kết cục như vậy.
Sau năm 1975, có lẽ cũng vì đặc tính đó nên hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn những người đã làm việc cho chính quyền Sài Gòn phải đi cải tạo, mà thực chất là đi tù cho dù họ là nhân viên trong chính quyền hay là những người lính trực tiếp cầm súng. Chiến tranh đã hủy hoại hạnh phúc của gia đình họ để rồi khi đất nước thanh bình, những tưởng họ sẽ được đoàn tụ gia đình thì mong ước nhỏ nhoi này lại bị những người thắng trận hủy hoại một lần nữa, một sự hủy diệt triệt để về thể xác lẫn tinh thần, hủy diệt tương lai của bản thân và gia đình họ.
Ở đây tôi không có ý định phê phán một chiều vì tôi tin rằng nếu kết cục của cuộc chiến ngược lại, chính quyền Sài Gòn là người thắng cuộc thì những gì sẽ xẩy ra sau chiến tranh cũng sẽ hoàn toàn như vậy. Nó cũng sẽ dã man, cũng tàn ác như thế. Đó chính là tính cách Việt Nam(???). Những ai làm cho chính quyền Sài Gòn trước đây đã bị tước bỏ mọi quyền lợi của mình, kể cả những quyền lợi cơ bản nhất. Những người ở tuổi về hưu không có lương hưu và hoàn toàn không được hưởng những quyền lợi xã hội.
Hai người lính ở hai bên chiến tuyến bắt buộc phải nổ súng vào nhau trên chiến trường bởi một lẽ đơn giản vì cuộc sống của mình và vì cuộc sống của chế độ mà mình bảo vệ. Tôi không giết anh thì chắc chắn anh sẽ giết tôi. Chính vậy nên thời đó những người lính phía Bắc mới có câu khẩu hiệu “xanh cỏ, đỏ ngực” là vì lẽ đó. Sau này, khi đất nước thanh bình thì tại sao hai người không thể có mối quan hệ bình thường được mà cứ phải hận thù nhau? Những ai đã bước vào tuổi 60 và đã sống ở Miền Bắc trong thập kỷ 50 của thế kỷ trước chắn chắc vẫn còn nhớ bộ phim “Người thứ 41” của Nga được chiếu hồi đó và ngay sau đó đã bị phê phán là mang tư tưởng xét lại chỉ vì tình yêu của một nữ chiến sĩ hồng quân dành cho tù binh của mình khi hai người bị trôi dạt lên đảo vắng, mặc dù đạo diễn cũng phải để cô ta bắn chết người tù binh – người yêu của mình khi anh này muốn cả hai trở về đất liền bằng con tầu của chính quyền đương thời.
Hòa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù nhưng những khu nghĩa trang của người lính Cộng Hòa không hề được phép chăm sóc. Việc tìm kiếm di hài của những người lính Miền Bắc được phát triển rầm rộ thành phong trào, đó là việc làm cần thiết, có tình, có nghĩa với đồng đội cũ của mình và với gia đình họ. Đây là việc làm hoàn toàn đúng đắn nhưng chỉ được một vế vì cũng là những người lính nhưng do hoàn cảnh mà họ đã đứng ở bên kia chiến tuyến thì không được ai đoái hoài và chắc chắn rằng nếu những người lính còn sống ở chiến tuyến bên kia muốn  đề xuất  vấn đề này thì sẽ bị dẹp bỏ ngay lập tức. Tại sao vậy??? Người mẹ, người cha Việt Nam nào chẳng là người MẸ, người CHA và chẳng thương xót con mình và chẳng mong muốn tìm được di hài của đứa con để đưa về quê cha, đất tổ.
Khu tập thể Nguyễn Công Trứ ở Hà Nội thực chất được xây dựng trên nền nghĩa trang của lính Pháp đã chết trận tại Việt Nam. Khi nghĩa trang còn tồn tại vẫn có lao công của thành phố được cử đến quét dọn, làm cỏ cho đến những năm cuối của thập kỷ 50, lúc được bốc toàn bộ để chuyển về Pháp.
 Hồi còn nhỏ, các buổi chiều sau giờ học chúng tôi, những thằng học sinh lớp 1, lớp 2 vẫn đến đến chơi và thường được các cô lao công dặn dò là không được đẫm lên mộ, không được la hét để không phá rối sự yên tĩnh của những người đã ở thế giới bên kia. Gần 60 năm rồi mà tôi vẫn còn nhớ câu dặn dò của những cô lao công đó.
Ngày bàn giao di hài những người lính Pháp đã được tổ chức theo đúng nghi lễ ngoại giao trang trọng giữa hai nước. Những cuộc bàn giao di hài của lính Mỹ cũng đã được tổ chức trong không khí tương tự nhưng linh hồn của những người lính Cộng Hòa, những người cùng da vàng, mũi tẹt, tóc đen không có mộ chí mãi mãi tha hương và Cha Mẹ của họ suốt đời phải khóc thầm trong bóng tối cô đơn.
Ngụy Văn Thà cùng đồng đội của mình, tuy là những người lính ở bên kia chiến tuyến nhưng đã dũng cảm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ Hoàng Sa, mảnh đất thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam trước sự xâm lược của chính quyền Bắc Kinh không bao giờ được các cơ quan truyền thông nhắc tới. Tôi tôn trọng họ và với tôi, HỌ là những người con anh hùng của dân tộc. Tôi mong rằng một ngày nào đó, tên tuổi của anh cùng các đồng đội của mình sẽ được ghi vào sử sách của dân tộc và các cháu học sinh sẽ được biết đến các anh, những người lính đã dũng cảm hy sinh thân mình để bảo vệ đất nước.
Thay đổi chế độ, thay đổi chính quyền không có nghĩa là phải “đào tận gốc, trốc tận rễ” như quan niệm của người Việt Nam chúng ta qua bao thời đại. Một loại nước trong phe XHCN ở Đông Âu bị sụp đổ vào năm 1989 – 1990 để nhường quyền cho chính phủ mới, cho chế độ mới nhưng hoàn toàn không có bất kỳ cuộc khủng bố nào, tàn sát nào xẩy ra. Những đảng viên cộng sản làm việc trong chính quyền cũ, những người lính, những cảnh sát của chế độ cộng sản không hề bị bắt đi cải tạo, tù đầy. Tất cả đều được hưởng một cuộc sống như tất cả những người bình thường khác, thậm chí vẫn ngồi nguyên ở vị trí làm việc của mình và hưởng tất cả các quyền lợi xã hội. Không một ai bị giảm hay cắt lương hưu và hàng năm mức lương hưu của họ vẫn được tăng theo đúng chính sách. Ông thiếu tướng giáo sư ngành kỹ thuật hàng không quân sự, người quen của tôi vẫn được hưởng mức lương hưu trí theo đúng qui định của Bộ Xã Hội và vẫn được mời làm cố vấn cho nhiều dự án. Mấy ông bộ trưởng của chế độ cộng sản, bạn của ông già vợ tôi vẫn tự do hưởng thụ tuổi hưu của mình với lương hưu cao ngất ngưởng mà không phải đi cải tạo.
Ở Czech, người duy nhất của chế độ cộng sản phải chịu án tù là bà JUDr. Ludmila Brožová – Polednová, là ủy viên công tố trong vụ án xử bà JUDr. Milada Horáková hồi năm 1950, là người đề nghị án tử hình chỉ vì bà Horáková, một trong những người thành lập đảng dân chủ đã không muốn Tiệp Khắc chịu sự phụ thuộc của Liên Xô và muốn Tiệp Khắc đi theo con đường độc lập, tự chủ. Nhận án tù 6 năm nhưng thực tế thì bà Polednová chỉ phải ngồi tù 2 năm vì nhân được ân xá của tổng thống Czech do tình trạng sức khỏe. Do công việc của mình nên tôi đã có dịp đến trai giam nữ đó và được tận mắt nhìn thấy phòng giam bà này. Gọi là phòng giam có lẽ hơi quá vì bà ta ở một mình, có đủ tiện nghi sinh hoạt và hàng tuần có bác sĩ đến khám sức khỏe cho mình.
Ở Czech nói riêng và ở các nước Châu Âu nói chung, trừ trường hợp tù nhân nguy hiểm, không được phép giảm án tù thì số còn lại thường chỉ chịu 1/2 thời gian chịu án là được trả tự do nếu không vi phạm điều gì. Những ai có bệnh nặng, có khả năng không qua khỏi thường được trả về nhà để thanh thản ra đi trong vòng tay những người thân, bạn bè mình. Trước đây, khi Czech vẫn còn là nước theo CNXH, án tử hình vẫn còn thì thân nhân của tử tù được phép mang thi hài của người đó sau khi bị xử bắn về để lo liệu chôn cất trong phần mộ của gia đình. Hoàn toàn không có nghĩa trang tử tù như ở Việt Nam để rồi xẩy ra chuyện đào trộm tử thi mang về hoặc cỏ mọc um tùm vì không ai chăm sóc.
Dù sao tôi vẫn hy vọng rằng một ngày nào đó việc xóa bỏ hận thù ở Việt Nam sẽ được thực hiện. Một việc xóa bỏ thật sự, rất tình người chứ không chỉ trên giấy. Hay để tất cả người người Mẹ, người Cha Việt Nam được khóc công khai trên ngôi mộ của con mình. Hay để những người lính ở cả hai chiến tuyến được hòa hợp và linh hồn của họ ở thế giới bên kia không còn phải tha phương. Tôi cầu mong như vậy.
Được đăng bởi

Vũ Đông Hà - Một dân oan - hai cái chết. Một sinh viên - hai chuyên án

Ngày 12 tháng 11, 2012 người dân VN biết đến cái chết của cụ bà Hà Thị Nhung. Người dân cùng biết cụ Nhung năm nay 76 tuổi, quê tại thôn 6, Xuân Thành, Thọ Xuân, Thanh Hóa đã tử vong tại vườn hoa Lý Tự Trọng, Tây Hồ, Hà Nội. Nhưng người dân nghĩ cụ chết như thế nào thì hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thông tin tiếp cận. Tương tự như vậy cho trường hợp của sinh viên Nguyễn Thiện Thành - đầu mối của "vụ án" Nguyễn Phương Uyên.

Một dân oan - hai cái chết
Cụ bị chết vị già cả. Và bị cảm. Vì thế, cụ đột ngột tử vong ngay tại vườn hoa. Tất cả người dân VN đều có thể đọc tin này từ bản tin của TTXVN - Hà Nội: Hà Nội: Một bà cụ đột ngột tử vong ngay tại vườn hoa.
Cũng vào ngày 12 tháng 11, 2012 một thiểu số người trong số gần 90 triệu dân trèo tường lửa vào một số trang mạng độc lập của lề Dân và biết được, biết trước khi tiếng nói chính thức của nhà nước lên tiếng - có một bà cụ bị công an lôi kéo, nằm gục xuống ngất xỉu, rồi chết ngay sau đó. Cụ bà này cũng có tên là Hà Thị Nhung.
Từ tiếng nói chính thức của chính phủ Việt Nam là TTXVN người dân "biết" được - theo công an Hà Nội: "bà đã đến vườn hoa Lý Tự Trọng và gặp một số người, nhưng bà không hề làm mất trật tự, không dăng biểu ngữ khiếu kiện và việc này cũng được nhiều người xác nhận. Sau khi đến vườn hoa khoảng 15 phút thì bà Nhung bị ngất xỉu. Người dân xung quanh tiến hành giúp đỡ và gọi cấp cứu 115 đến cứu chữa nhưng bà Nhung đã chết vào lúc 8 giờ 30 phút... Công an Hà Nội khẳng định nguyên nhân cái chết của bà Nhung là do bà tuổi cao, cộng thêm việc bà bị cảm."
Từ các trang mạng phía bên kia bức tường lửa của công an, những người biết trèo tường vượt lửa không những đọc mà còn nghe rõ những nhân chứng có tên tuổi, địa chỉ cư trú trình bày sự việc: cụ bà Hà Thị Nhung chỉ có nguyện vọng duy nhất là được nhà nước giải quyết các đơn thư nói về tình trạng oan khuất suốt bao nhiêu năm khiếu nại của mình. Nhưng vì nạn tham nhũng tiêu cực của các quan chức địa phương đã đẩy bà rơi vào tình cảnh phải đi ‘xin ăn’. Bà cụ đã từng cống hiến cho chế độ suốt 30 năm, từng được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhì, cuối cùng với mong muốn được Quốc hội đang nhóm họp lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, bà đã phải cùng với những dân oan khác căng biểu ngữ chống tham nhũng. Nguyện vọng của bà đã được đáp ứng bởi hành động côn đồ của công an sắc phục và bà 76 tuổi đã qua đời khi bị công an lôi kéo bà đi.
Hai nguồn tin này đều có một đối tượng có tên gọi là "bạn đọc".
Những bạn đọc có sự quan tâm, có khả năng vượt tường lửa để tiếp cận thêm với những nguồn thông tin không phải là tiếng nói "chính thức", "bán chính thức", "giả dạng", không phải chỉ "theo Công an Hà Nội," thì các bạn đọc này có được một cơ hội gọi là "lượng giá thông tin và tự mình phán xét" những nguồn thông tin khác nhau về cái chết của cụ Nhung.
Ngược lại, có hàng triệu người khác chỉ biết tiếp cận với nguồn thông tin "mở cửa - không tường  - không lửa nhưng nhiều chỉ đạo lẫn kéo và dao" của đảng và nhà nước. Những người này sẽ nhận thức ra sao về những sự việc đang xảy ra tại vườn hoa Lý Tự Trọng và từ đó đối với thảm trạng Dân Oan Việt Nam? Câu trả lời chỉ có mỗi cá nhân mới biết chính xác.
Tuy nhiên, cái chết thương tâm của cụ bà Hà Thị Nhung dù có được nhìn qua 2 lăng kính khác nhau nhưng ít ra nó rõ ràng tách bạch trắng đen - một bên là từ nguồn thông tin chính thức, từ tiếng nói của đảng và nhà nước (lề đảng) - bên kia là từ người dân, từ những nhà báo, blogger độc lập (lề Dân).
Một sinh viên - hai chuyên án
Sang đến câu chuyện "một sinh viên hai chuyên án" thì vấn đề trở nên "xám" hơn.
Trong bài "Điệp viên Công An Nguyễn Thiện Thành và Tuổi Trẻ Yêu Nước", tác giả ký tên Câu Lạc Bộ Kháng Chiến viết:
"Sau khi công an biết được có một nhóm bạn trẻ có tên Tuổi Trẻ Yêu Nước được thành lập và sinh hoạt tại quốc nội, Nguyễn Thiện Thành (không phải tên thật) được công an gài vào Paltalk để liên lạc và xin gia nhập vào nhóm bạn trẻ nầy. Vì là một người ở quốc nội lại có tinh thần yêu nước và ăn nói rất "chống Trung Quốc" nên chiếm được lòng tin của mọi người, Thành đã nhanh chóng "thành công" trong việc gia nhập và tiếp xúc với nhóm TTYN nầy.
Thành sinh năm 1985 (không phải 1989), vì muốn tiếp xúc với Nguyễn Phương Uyên, Thành được công an bố trí cài vào làm sinh viên năm thứ 2 của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh nơi Uyên đang học. Cùng thời gian nầy Thành cũng gặp được nhiều bạn trẻ khác mà tiêu biểu là Trần Vũ Anh Bình và Đinh Nguyên Kha..."
Trong khi đó, bài báo "Bài học cho những người nông nổi" đăng trên Công An Tp HCM:
"Khoảng tháng 4-2012, Đinh Nguyên Kha vào trang mạng xã hội Facebook kết bạn với Nguyễn Thiện Thành. Thành và Kha thường xuyên trao đổi những nội dung liên quan đến tình hình Việt Nam. Tên Thành giới thiệu về những hoạt động chống phá chính quyền và cho biết mình bị công an phát hiện, bắt giữ và đã trốn sang Thái Lan. Quá trình trao đổi, tên Thành móc nối Kha tham gia tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” và Kha đã tham gia.
Nguyễn Phương Uyên cũng quen biết Nguyễn Thiện Thành qua yahoo.messenger khoảng đầu tháng 5-2012.
Để thực hiện kế hoạch rải truyền đơn có nội dung kích động chống Đảng và Nhà nước vào dịp xét xử hai nhạc sỹ tham gia tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” tháng 10-2012, tên Thành lên kế hoạch rồi giới thiệu Kha với Uyên để phối hợp hành động."
Nếu cụ bà Hà Thị Nhung được công an "cho chết" khác với nguyên nhân từ trần thật sự của cụ, cũng như những gì đã xảy ra trước khi cụ bị ngất xỉu, thì Nguyễn Thiện Thành cũng được "cho thành" 2 con người khác nhau, cùng những quan hệ khác nhau với các bạn sinh viên đang từ bị bắt cóc chuyển sang bắt giam.
Có thể tóm lại những điểm căn bản từ "chuyên án Câu lạc bộ kháng chiến" (tạm viết tắt là chuyên án 1 - CA1) và những khác biệt của chuyên án này với "chuyên án công an" (tạm viết tắt là chuyên án CA2):
1. CA1: Nhóm TTYN đã có sẵn và Thành xin gia nhập nhóm này qua môi trường Paltalk.
2. CA1: Sau khi gia nhập TTYN, công an bố trí Thành vào ĐHCNTP vì muốn tiếp xúc với Nguyễn Phương Uyên.
3. CA1: Thành tiếp xúc với Phương Uyên tại trường ĐHCNTP thay vì (như CA2) từ Thái qua yahoo.messenger vào tháng 5, 2012.
4. Trong thời gian ở trường ĐHCNTP, Thành tiếp xúc với Kha thay vì (như CA2) Kha vào trang mạng xã hội Facebook kết bạn với Thành khi Thành đã sang Thái.
5. Theo CA1, (điệp viên công an) Thành quen biết Uyên và Kha ngay trong trường đại học và theo CA2, 3 người này không quen biết nhau và chỉ tiếp xúc qua mạng lúc Thành đã qua Thái.
Đối với đa phần người dân Việt không truy cập lề Dân và nếu có quan tâm đến vụ việc Nguyễn Phương Uyên thì họ chỉ có cơ hội biết đến vụ việc qua chuyên án chính thức từ an ninh - CA2 được đăng tải rầm rộ trên các báo lề đảng. Chuyên án CA2 này mong muốn gieo vào đầu người đọc những ấn tượng và kết luận gì về sinh viên yêu nước? Chỉ có những người đọc mới có câu trả lời chính xác nhất. Nhưng chúng ta có thể dùng những kết tội sau đó của an ninh, được đăng tải khắp nơi trên hệ thống truyền thông của đảng, được tiếp tay ném đá vào các sinh viên yêu nước bởi một số các thành phần "độc giả" để có thể thấy được phần nào mục tiêu "định hướng dư luận" của họ: "Những việc làm này đều nhằm mục đích lấy lòng tên Thành để hắn cho máy laptop, điện thoại và hỗ trợ học (tiền, công việc)."
Đối với thiểu số người dân có cơ hội tiếp cận thông tin đa chiều thì có đến 2 chuyên án: CA1 và CA2. (Và cũng không phải ai cũng đọc hết cả 2 chuyên án này).
Trong thông tin về cái chết của cụ bà Hà Thị Nhung, phiên bản của TTXVN nói rõ là theo công an... và phiên bản của lề Dân đến từ những thông tin và nhân chứng có thật tại hiện trường.
Ngược lại, đối với vụ việc các bạn trẻ Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Thiện Thành, chuyên án của an ninh CA2 rõ ràng từ nguồn chính thức của an ninh; nhưng những thông tin Nguyễn Thiện Thành là điệp viên công an cài cắm từ bài viết "Điệp viên Công An Nguyễn Thiện Thành và Tuổi Trẻ Yêu Nước" của tác giả ký tên Câu Lạc Bộ Kháng Chiến thì từ đâu ra?
Sẽ khó mà có một câu trả lời chính xác, có bằng chứng 100%. Câu trả lời cũng tùy thuộc vào sự quan tâm, nhận xét, suy đoán và vị trí của cá nhân người tiếp cận thông tin. Nhưng câu trả lời và thái độ sau đó, dù chỉ thể hiện qua một phản hồi trên mạng, sẽ có tác động đến hình ảnh và uy tín của những người trẻ yêu nước này. Do đó, câu hỏi quan trọng hơn mà mỗi người cần đặt ra và tìm câu trả lời: mục tiêu của những phương án này là gì?
Trước khi kết thúc bài viết, xin gửi đến mọi người vài thông tin và hình ảnh:
- Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha hiện vẫn còn bị giam tại Long An, chưa chuyển về số 4 Phan Đăng Lưu.
- Tình hình tại 2 trường đại học Long An & Công Nghệ Thực Phẩm hiện nay rất phức tạp, tất cả đang bị phong tỏa và theo dõi bởi công an mật vụ. Một sinh viên đang học và trước đây không biết gì về những sinh hoạt của Phương Uyên cũng phải quan tâm và cho biết ngay cả các cô chú bác bán hàng rong hàng ngày không như lúc trước nữa, bây giờ những người đó đã thay đổi người bán họ là công an mật vụ rồi, mỗi khi chúng em ra mua cơm và nước giải khát thì họ tìm mọi cách bắt chuyện về tình hình sinh viên biến động và họ nói về dạo này trên internet có nhiều tin quá, các em biết gì không v.v...
- Theo một sinh viên khác thì "người ta" đang đánh nhóm TTYN với những tin tức nói bạn Nguyễn Thiện Thành là công an với mục tiêu để các bạn sinh viên hoang mang, nghi ngờ và chia rẽ nhau. Trong trường đại học hôm nay, không khí hoang mang bao trùm, đôi khi nhìn bạn bè sinh viên chung quanh mà cứ lo nghĩ sợ rằng người đó là an ninh.
- Hình của Nguyễn Thiện Thành thời học trung học với các bạn ngày hôm nay:




- và những giòng thơ rất học trò của cô bé sinh viên yêu nước chưa đầy 2 tháng trước khi bị bắt cóc.



Vũ Đông Hà

(DLB) 

65 triệu cử tri cả nước bức xúc muốn ‘lột xác Bình ruồi!

Quanlambao Báo trong nước đăng “361 vị đại biểu muốn trực tiếp chất vấn Thống đốc “! 500 vị đại diện cho 90 triệu dân, vậy thì có đến 65 triệu người dân bức xúc vì những tội lỗi của ông Thống đốc gây ra thời gian qua! Hoặc ít nhất hơn 200.000 doanh nghiệp đã chết cùng hàng triệu người dân sẽ không phải chất vấn mà đều muốn ‘đấu tố’ ông Thống đốc Bình! Đó là một sự thật mà chưa có đời Thống đốc nào còn tệ hơn thế được nữa!
Dù cho cái lưỡi ‘Ê-dốp’ của ông Thống đốc luồn qua lách lại, tung hoả mù làm cho những ‘nhà chính trị chuyên nghiệp’ mà lại ‘mù mờ’ về kinh tế không còn biết đâu mà lần! Song nạn nhân của ông thì sẵn sàng ‘lột xác’ ông ta như ‘đấu tố địa chủ’ thời cải chách ruộng đất!
Hơn một năm qua, ông Thống đốc cũng giở con bài “Tái cấu trúc” và thực tế ông đã cố tình giết chết hơn 200.000 doanh nghiệp khiến hàng triệu người thất nghiệp, mà cái ‘được’ lớn nhất của ông Thống đốc là chỉ qua đêm Bầu Hiển ngang nhiên làm chủ cả HBB và’Nữ hoàng cá ba sa’! Bố già Kiên từ chỗ chết ngập đầu trong nợ nần, thất thoát, tham nhũng lại được rót hàng chục ngàn tỷ để trở thành ông chủ của Ngân hàng đứng thứ 5 Việt nam! Đỗ Minh Phú, Lê Hùng Dũng – 02 kẻ vô danh tiểu tốt bỗng nắm quyền sinh sát trong tay mà khắp cả nước những người sở hữu vàng đều phải ‘tự nguyện bò đến’ năn nỉ ‘ nộp tô’ để được đổisang vàng SJC! Những bố già không xu dính túi từ Nga về như Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang bỗng trở thành tỷ phú, trog một thời gian ngắn đã là chủ nhân ông của những thương hiệu tiêu dùng hàng đầu Việt Nam như Vinacafe, Thức ăn gia súc ‘con cò’….
Vậy thì thật dễ hiểu tại sao nhân dân muốn ‘lột xác’ ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình mà có đến gần hết các ông bà Nghị đại diên của nhân dân muốn thay mặt cử tri của mình ‘đấu tố’ Bình ruồi – Thủ phạm phá hoại nền kinh tế đất nước và cùng các bố già làm giàu trên nước mắt và nỗi thống khổ của nhân dân.
Thống đốc sẽ nhận được sự chia lửa của bộ trưởng các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Tổng thanh tra Chính phủ…

Với Thống đốc Nguyễn Văn Bình, các đại biểu muốn nghe ông trả lời về trách nhiệm trong quản lý nhà nước về thị trường tiền tệ; đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; xử lý ngân hàng yếu kém, nợ xấu, những vụ việc tiêu cực trong ngành, vi phạm vượt trần lãi suất quy định….
Vẫn chỉ gói trong 2,5 ngày, song các nhóm vấn đề được đưa ra chất vấn lại khá rộng.
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chương trình chất vấn, chỉ có 383 đại biểu gửi lại văn bản xin ý kiến về danh sách người trả lời chất vấn, những nội dung chất vấn liên quan đến từng người trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ tư.
Kết quả, 361 vị đại biểu chọn Thống đốc Nguyễn Văn Bình, 307 vị đồng ý Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, bộ trưởng các bộ Y tế, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo được trên 200 “phiếu thuận” và Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được 162 đại biểu lựa chọn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, một số đại biểu đề nghị các vị bộ trưởng, trưởng ngành khác tham gia trả lời chất vấn trực tiếp gồm: Bộ trưởng Bộ Công Thương (7 ý kiến), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (1 ý kiến), Tổng thanh tra Chính phủ (1 ý kiến).
Theo kết quả tổng hợp chất vấn của đại biểu Quốc hội tính đến chiều ngày 8/11/2012 đã có 146 ý kiến chất vấn của 68 vị đại biểu ở 39 đoàn đại biểu Quốc hội chất vấn các thành viên chính phủ.
Thống đốc Bình – con sĩ bị thí!   ‘Phân ruồi’ xin ‘bám càng’ Vua đi Apec     Tổng hợp về Thống đốc Bình      Cấp phát’ Doping liều mạnh cho các Bố già      Hệ lụy từ độc quyền vàng miếng SJC   Thống đốc nhận bao nhiêu đô la?     Thống đốc quên ‘Câu hỏi chất vấn’  Cắt ‘CU’ Q.Chánh thanh tra NHNN     Nợ xấu & Hàm răng    Thống đốc Nguyễn Văn Bình?      TĐ Nguyễn Văn Bình – Con cờ thí?      Mảng tối đằng sau đổi vàng SJC        Bố già Nguyễn Đức Kiên    20 TỶ USD CHO THÂU TÓM ĐỢT 1   Đằng sau tái cấu trúc 9 NH
Và, nhận được nhiều nhất vẫn lại là Thống đốc Bình với 22 chất vấn. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận được 13 chất vấn, chiếm vị trí thứ ba sau nữ Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền với 19 chất vấn, nhiều hơn Bộ trưởng Tài chính nhận 2 chất vấn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, tiếp thu ý kiến của đại biểu, đề nghị Quốc hội tiến hành chất vấn đối với Thủ tướng Chính phủ và bộ trưởng các bộ Công Thương, Xây dựng, Y tế và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Lý do chọn vị “tư lệnh” ngành công thương, dù không có trong danh sách dự kiến ban đầu được giải thích là đến ngày xin ý kiến (5/11), vị bộ trưởng này chưa có nhiều ý kiến chất vấn. Tuy nhiên, sau đó lại nhận được nhiều phiếu chất vấn liên quan đến trách nhiệm của Bộ trưởng về các vấn đề bức xúc nổi lên, quan trọng trên nhiều lĩnh vực như sản xuất kinh doanh bị đình trệ, xử lý hàng tồn kho, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, ảnh hưởng đến nền kinh tế, nên đề nghị trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp này.
Còn đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính, mặc dù được nhiều vị đại biểu Quốc hội lựa chọn, nhưng do trách nhiệm của Bộ trưởng liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong đó một số lĩnh vực đã được giải quyết (như vấn đề tăng lương, thu ngân sách và phân bổ ngân sách nhà nước…) nên đề nghị không bố trí trả lời chất vấn trực tiếp, mà sẽ tham gia giải trình làm rõ những vấn đề liên quan khi tiến hành chất vấn các bộ trưởng, trưởng ngành khác.
Về thời gian, sau khi Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, báo cáo Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai và thứ ba, hơn 2 ngày sẽ được dành để chất vấn 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành và gần nửa ngày để Thủ tướng Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về công tác chỉ đạo, điều hành chung của Chính phủ.
Đăng đàn đầu tiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ tập trung trả lời các nhóm vấn đề về trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc chủ động và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương giữ ổn định sản xuất; khắc phục những khó khăn, bất cập trong sản xuất kinh doanh. Như, hàng hóa tồn kho lớn, doanh nghiệp bị giải thể nhiều; hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan. Giải phát triển thị trường hàng hóa trong nước, ngoài nước, công tác quy hoạch và phát triển thủy điện cũng nằm trong nội dung trả lời của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Bộ trưởng các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan ở phiên chất vấn này.
Các nhóm vấn đề dành cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng gồm trách nhiệm của Bộ trưởng trong công tác quản lý nhà nước về thị trường bất động sản, nhất là xử lý bất động sản đóng băng, đất bỏ hoang; đảm bảo đồng bộ cơ sở hạ tầng tại các khu đô thị mới. Công tác quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình xây dựng thuỷ điện (như thủy điện Sông Tranh 2), công trình quan trọng quốc gia; quản lý đầu tư xây dựng, quy hoạch đô thị; vấn đề tham nhũng, thất thoát trong ngành xây dựng; việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng, Luật Nhà ở.
Các vị bộ trưởng của các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Tổng thanh tra Chính phủ và Phó thủ tướng Chính phủ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.
Với Thống đốc Nguyễn Văn Bình, các đại biểu muốn nghe ông trả lời về trách nhiệm trong quản lý nhà nước về thị trường tiền tệ; đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; xử lý ngân hàng yếu kém, nợ xấu, những vụ việc tiêu cực trong ngành, vi phạm vượt trần lãi suất quy định…. Thị trường vàng, quản lý kinh doanh vàng, vàng miếng, biến động của giá vàng trong nước… cũng nằm trong nhóm vấn đề dành cho ông Bình.
Thống đốc sẽ nhận được sự chia lửa của các vị bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ, khi cần thiết.
Vị nữ bộ trưởng duy nhất, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ trả lời về trách nhiệm cá nhân trong việc đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh, trong đó có vấn đề y đức, ý thức trách nhiệm, trình độ, năng lực nghề nghiệp… của đội ngũ y bác sỹ. Bên cạnh đó là công tác quản lý dược phẩm, giá thuốc, viện phí; hành nghề y, dược tư nhân, nhất là cấp phép hành nghề cho cơ sở y tế tư nhân có yếu tố nước ngoài; tử vong ở trẻ em, sản phụ do chất lượng khám, chữa bệnh và công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ trưởng các bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan ở nội dung này.
Sáng 14/11, sau khi các vị bộ trưởng “trả bài”, Thủ tướng Chính phủ sẽ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Tham vọng cường quốc (phần 1)

Hầu như không có nơi nào khác mà chi tiêu cho quốc phòng lại tăng nhanh như ở Trung Quốc – với Khổng Tử và  Tôn Tử, Bắc Kinh cũng khởi động một cuộc chiến ý thức hệ.
Erich Follath và Wieland Wagner
Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 44 / 2012
Một việc như thế chưa từng có, tất cả mọi người đều nói như thế sau đó. Chưa từng có kể từ khi những người Cộng sản chiếm lấy quyền lực ở Trung Quốc trước đây 63 năm và nước Cộng hòa Nhân dân đặt nòng súng dưới sự giám sát của Đảng. Và nó lại xảy ra đúng vào lúc tất cả mọi người đang muốn thư giãn – tại một buổi “tiệc nghỉ” để tôn vinh các tướng lĩnh đứng đầu.
Một đơn vị chống khủng bố của Trung Quốc đang luyện tập. Ảnh: Der Spiegel
Một đơn vị chống khủng bố của Trung Quốc đang luyện tập. Ảnh: Der Spiegel
Giới lãnh đạo ĐCS ở Bắc Kinh đã mời đến dự buổi tiệc này trong tháng 2, để phô bày tình hài hòa giữa chính trị và quân đội. Khi một sỹ quan cao cấp của Không quân muốn nâng ly chúc mừng các đồng chí chính trị gia, tướng Zhang Qinsheng đã đẩy ông ấy sang một bên và hét to: “Đừng cúc cung tận tụy như thế nữa! Trong giới lãnh đạo đảng này có những con lợn âm mưu chống lại tôi!” Rồi ông ấy chửi mắng chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đang ngồi cạnh bàn là một trong những kẻ âm mưu chống lại ông ấy. Người này giận dữ rời gian sảnh, giới quân đội còn lại phải cố hết sức mới kiềm chế được Zhang, người được cho là cứ tiếp tục hét to những điều thô lỗ.
Cả nửa tá những người có mặt đã chứng nhận vụ việc đấy, biên bản của họ được tuồn cho tờ “New York Times” và SPIEGEL. Chỉ không rõ là viên tướng này say rượu tới mức nào – và chính xác là đã xảy ra những gì cho ông ấy kể từ lúc đó.
Thế nào đi nữa thì trong tháng 3, Zhang, 64 tuổi, đã bị đình chỉ công tác mà không có lý do công khai. Đó tạm thời là điểm kết thúc cho một sự nghiệp sáng chói: từ 1968 là thành viên của Quân đội Giải phóng Nhân dân, ông ấy đã leo lên từ chức vụ lãnh đạo quân khu Quảng Châu cho  tới phó Tổng Tư lệnh thứ nhất. Cho tới trước đây vài tháng, ông ấy còn được xem là có thể trở thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tuy vậy, người ta cũng đồn đại rằng khó có thể toan tính với Zhang về mặt chính trị được, không phải lúc nào ông ấy cũng chấp nhận sự đứng đầu của Đảng.
Và ông ấy không đơn độc. Ngay trước Đại hội Đảng lần thứ 18, sẽ bắt đầu vào thứ năm tuần tới ở Bắc Kinh, không chỉ một phần lớn lãnh đạo ĐCS sẽ bị thay thế – chỉ riêng trong số chín người đứng đầu trong ủy ban lãnh đạo của nước Cộng hòa Nhân dân, Ban Thường vụ của Bộ Chính trị, là đã có bảy chỗ sẽ có người mới. Vấn đề ở đây là những trận đấu đá vì đường lối. Và vì quyền lực.
Hồ Cẩm Đào, 69 tuổi, sẽ thôi chức bí thư Đảng và rồi theo kế hoạch trong tháng 3 cũng sẽ trao chức vụ nhà nước cao nhất lại cho người phó của ông ấy, Tập Cận Bình. Nhưng theo dự kiến, ông ấy sẽ không từ bỏ chức vụ đứng đầu Ủy ban Quân quản Trung ương và sẽ nắm lấy quyền kiểm soát quân đội ít nhất là cho tới 2014. Hai người tiền nhiệm của ông ấy cũng đã làm như thế. Và trong vòng tám năm vừa qua, Hồ đã nâng ít nhất là 45 sĩ quan lên bậc tướng và qua đó cố nắm chắc lấy sự trung thành của họ.
Đối với người đàn ông quyền lực mới của Trung Quốc, Tập, đó phải là một việc khó chịu. Không kiểm soát được quân đội thì phạm vi hoạt động chính trị của ông ấy cũng bị cắt xén. Trong khi đấy thì Tập, ngược với Hồ, có kinh nghiệm quân sự và có những tiếp xúc thân cận với quân đội. Ngay từ khi còn trẻ, Tập đã làm việc trong văn phòng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thời đấy, Cảnh Biểu, một người bạn của cha ông ấy từ thời kháng chiến. Ngoài ra, ông ấy lập gia đình với Bành Lệ Viên, 49 tuổi, người trình diễn những bài ca của lính, được tôn sùng ở khắp nơi trong nước và có nhiều ảnh hưởng mà cấp bậc nhân sự của bà ấy tương đương với thiếu tướng.
Đệ nhất phu nhân trong tương lai của Trung Quốc: Bành Lệ Viên. Ảnh: Der Spiegel
Đệ nhất phu nhân trong tương lai của Trung Quốc: Bành Lệ Viên. Ảnh: Der Spiegel
Vì thế mà Tập đã tự tin chơi Thái Cực Quyền với người còn là xếp của mình. Trong những tháng vừa qua, ông ấy đã nhiều lần gặp giới quân đội cao cấp. Thuộc trong số các đồng minh thân cận nhất của ông ấy là những người từ các trường phái khác nhau: tướng Lưu Nguyên, người được cho là có đường lối cứng rắn và ủng hộ một chính sách hung hăng, nhưng cũng có cả tướng  Lưu Á Châu, người có thể tưởng tượng một sự tự do hóa về mặt chính trị trong quê hương của ông ấy theo mô hình Singapore.
Cuộc tranh giành thiện cảm của các tướng lĩnh đã làm tăng sự tự tin của những người này. Đã từ lâu, đấy không còn chỉ là tăng một cách đáng kể ngân sách cho quân đội (cho 2012 hơn 11%). Có những người có lập trường cứng rắn nào đó nói về một sự tự chủ lớn hơn của quân đội, về sự phi chính trị hóa nó – một sự khiêu khích đối với ĐCS: họ lo ngại những bước đi đơn lẻ như thế và thông qua báo chí nhà nước đã lo lắng cảnh báo những “ý tưởng sai lầm” với “động cơ được che dấu”. Chúng được phương Tây gieo rắc và là “một công cụ chiến lược” để xói mòn hệ thống của các nước xã hội chủ nghĩa, cơ quan tuyên truyền của Bắc Kinh, tờ “Global Times”, viết.
Đối với những người kích động trong quân đội thì đấy không chỉ là để thêm quyền lực trong cuộc đọ sức chính trị ở trong nước. Họ nhìn thấy Trung Quốc bị bao vây – và vì thế mà kêu gọi có một tiếng nói mới, cứng rắn hơn đối với các láng giềng châu Á của họ và trước hết là đối với Hoa Kỳ. Theo lời của quan chức Đảng có nhiều ảnh hưởng Lý Quần, Washington đã “bao vây chiến lược” nước Cộng hòa Nhân dân. Làm bằng chứng cho ông ấy trước hết là việc Hải quân Hoa kỳ cho tới 2020 sẽ đưa tròn 60% tàu chiến của họ sang Thái Bình Dương – tức là nhiều hơn trong Đại Tây Dương và Vùng Vịnh.
Ngoài ra, Tòa Nhà Trắng đang nổ lực liên kết với các quốc gia láng giềng Trung Quốc qua các liên minh quân sự. “Mục đích chính của họ không phải là để bảo vệ những cái được gọi là nhân quyền”, nhà tư tưởng họ Lý nói. “Họ dùng cớ đấy để giới hạn sự tăng trưởng tốt đẹp của Trung Quốc và để phòng trước việc thịnh vượng và quyền lực của Trung Quốc sẽ đe dọa quyền bá chủ thế giới của họ.” Vì thế mà sắp tới đây, căn cứ Mỹ sẽ thành hình từ Afghanistan cho tới có thể là Việt Nam. Một vòng lửa đầy đe dọa, theo quan điểm của người Trung Quốc. Chi phí quân sự của người Mỹ vẫn cao hơn của quân đội Trung Quốc gấp năm lần.
Trong kịch bản này thì đấy không phải là Trung Quốc, nước với quyền phủ quyết của mình tại Hội đồng Bảo an trong cuộc nội chiến Syria và với thái độ ngần ngừ đối với Iran đã phá hỏng mọi bước tiến hướng đến hòa bình, mà là phương Tây. Trong trường hợp có khủng hoảng, phe diều hâu ở Washington với ưu thế quân sự của họ có thể chỉ ra điểm yếu của Trung Quốc, phong tỏa đường biển và qua đó cắt đứt không cho nước Cộng hòa Nhân dân tiếp cận đến các  nguyên liệu quan trọng sống còn. Đài Loan, trong con mắt Bắc Kinh không gì khác hơn là một tỉnh của nước Cộng hòa Nhân dân, sẽ tăng cường vũ trang trong lúc đó và sẽ được “sử dụng như một quân cờ để kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc”, theo tướng về hưu La Viện trong tạp chì Mỹ “Foreign Affairs”.
Việc khiến cho giới quân đội Trung Quốc đặc biệt tức giận là việc Hoa Kỳ can thiệp vào biển Đông – họ nhìn vùng đó như cái sân sau trên biển của họ, giống như người Mỹ với vùng Caribbean. Người ta phỏng đoán có những trữ lượng dầu và khí đốt khổng lồ trong vùng biển Viễn Đông này, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần như hết thảy các quần đảo. Hậu quả là những cuộc tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam và Philippines.
Nhưng gây sóng lớn hiện nay là xung đột trong biển Hoa Đông với kẻ thù không đội trời chung ở Tokio, đó là về quần đảo Senkaku không có dân cư. Từ năm 1895 chúng nằm trong tay người Nhật. Theo quan điểm của Trung Quốc, các đảo đó (tiếng Trung là Điếu Ngư) thuộc Vương quốc ở giữa, được minh chứng bởi những tấm bản đồ lịch sử từ thời nhà Minh. Giữa tháng 9, cuộc tranh cãi có nguy cơ leo thang: Bắc Kinh gửi tàu tuần tra vào vùng này, áp lực ngoại giao của người Mỹ vào đầu tháng 10 đã giúp làm cho tình hình bớt căng thẳng. Ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cảnh báo hãy nên chừng mực. Gần như đồng thời, quân đội Mỹ và Nhật Bản tiến hành tập trận chung trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.
Không có nhiều khả năng diễn ra chiến tranh lớn trong biển Hoa Đông, ngay khi giới lãnh đạo ĐCS mới đây lại để cho tàu của họ tiến gần đến những hoàn đảo đang bị tranh cãi đó “để tập dượt”. Phần lớn các chuyên gia về Trung Quốc ở Phương Tây đều cho rằng các tướng lĩnh của Bắc Kinh là những nhà chiến lược có lý trí, muốn có thêm quyền lực nhiều hơn là trận chiến.
Nhưng căng thẳng với các thế lực nước ngoài có thể dẫn đến chiến tranh kinh tế. Khi người Nhật bắt giam một ngư dân Trung Quốc trong vùng bị tranh cãi của quần đảo trước đây hai năm, Bắc Kinh đã cấm bán các đất hiếm hết sức quan trọng cho nền công nghiệp của Tokio. Trong tháng 9 năm 2012, thương mại song phương đã giảm 14% so với cùng tháng năm ngoái.
Và trong những năm vừa qua, các trận đấu khẩu với Nhật Bản đã dẫn đến những cuộc biểu tình phản đối đầy bạo lực trong các thành phố như Bắc Kinh, Thanh Đảo hay Thành Đô – cơn sốt dân tộc chủ nghĩa, được Đảng thích đánh thức dậy, có thể rất khó mà ngăn chận lại. Khi những người biểu tình bị kích động của Trung Quốc xông vào cơ sở Nhật, đốt cháy Toyota với Honda thì tình hình có nguy cơ không còn có thể kiểm soát được nữa. Cuộc biểu tình chống doanh nghiệp nước ngoài có thể nhanh chóng quay lại chống nhà cầm quyền cộng sản trong các vùng có vấn đề với các khuynh hướng ly khai như Tây Tạng và Tân Cương.
Sếp đã được chỉ định của Đảng, Tập Cận Bình, được xem là một chính trị gia trung dung, lắm mưu mẹo về mặt chiến thuật. Cắt xén bớt quyền hạn của giới quân đội hay còn cả giới hạn tăng ngân sách cho họ, đấy là điều mà ông ấy sẽ không mạo hiểm. Nhưng cũng không phiêu lưu mạo hiểm chiến tranh.
Phù hợp với điều đấy là lần cải tổ giới lãnh đạo quân đội trong tuần vừa rồi. Tướng Mã Hiếu Thiên, 63 tuổi, một người thân cận của Tập, xuất thân từ một gia đình cán bộ nổi tiếng, được bổ nhiệm làm người sếp mới của Không quân. Mã được cho là một người hết sức tự tin và đã có lần nói rõ trước một đài truyền hình ở Hongkong, rằng “người Mỹ không cần phải tìm kiếm gì ở biển Đông cả”. Thất thế bây giờ là bạn bè của người đã thua cuộc trong trận đấu tranh giành quyền lực, cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người sẽ bị đưa ra tòa vì tham nhũng và những tội phạm khác. Và với ông ấy, tư tưởng Mao-ít “cánh tả” hẳn cũng đã bị đẩy lùi, cái mà ông ấy đã dùng nó để đấu với những người thực dụng.
Trong những năm 80, Đặng Tiểu Bình kế nhiệm Mao còn khuyên đất nước của ông ấy hãy tự kiềm chế trên trường quốc tế. “Thao quang dưỡng hối” là nguyên tắc của ông ấy: “đặt ánh sáng của mình dưới bồ lúa và chờ đúng thời điểm.” Nhưng cái thời mà nước Cộng hòa Nhân dân chỉ tập trung vào nền kinh tế trong nước đã qua từ lâu rồi. Tập sẽ cố gắng củng cố vị thế là cường quốc thứ nhì ở bên cạnh Hoa Kỳ của Trung Quốc. Với những màn phô diễn cơ bắp cũng như với các biện pháp kinh tế-chính trị: nước Cộng hòa Nhân dân giới thiệu nền độc tài một đảng, hiệu quả về tư bản của họ như là sự lựa chọn khác cho nền dân chủ phương Tây và như là mô hình phát triển, đặc biệt là cho châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh.
Khác với Washington hay Berlin, Bắc Kinh không khiến cho các khoản vay tín dụng và trợ giúp trong hạ tầng cơ sở nhất định phải lệ thuộc vào nhân quyền và lãnh đạo chính phủ tốt. Và họ tìm đến những ủy ban quốc tế mà Washington cũng như Tây Âu hoàn toàn không có đại diện: ví dụ như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, một tổ chức giống như đối trọng với NATO. Ở đó, Bắc Kinh cùng với Nga và phần lớn các quốc gia Trung Á soạn thảo các chiến lược chống mối nguy khủng bố. Cũng đứng ở hàng đầu trong chương trình nghị sự của Bắc Kinh là mối liên kết của BRICS, các quốc gia quan trọng sắp trở thành quốc gia công nghiệp – thuộc trong đó bên cạnh Trung Quốc là Ấn Độ, Brazil, Nga và Nam Phi. Họ gặp nhau hàng năm và trong mùa Xuân ở New-Delhi đã tuyên bố thành lập một ngân hàng phát triển riêng để chống lại sự thống trị về tài chính của phương Tây.
Thêm vào đó là một chiến lược mới: Trong thời gian của sự không chắc chắn về kinh tế trên toàn cầu này, Bắc Kinh đã đưa sự chạm trán văn hóa lên thành một trong những đề tài chính.
“Chúng ta cần phải nhìn rõ, rằng các thế lực thù địch nước ngoài đang có mưu đồ Tây phương hóa và chia rẽ Trung Quốc. Trong đó, tư tưởng và văn hóa là các lĩnh vực chính của sự thâm nhập của họ”, người còn đứng đầu nhà nước Hồ Cẩm Đào ta thán trong một bài viết cho cơ quan của ĐCS “Cầu Thị”. “Chúng ta cần phải dùng những biện pháp cương quyết, để bảo vệ chúng ta và để phản ứng.”
Trên trường quốc tế, Đảng dựa vào một chiến lược riêng của quyền lực mềm. Thế giới sẽ không phục hồi vì những giá trị chung được phương Tây truyền bá và vì những thể chế dân chủ. Mà là vì bản chất của Trung Quốc.
Chỉ là: Trung Quốc đấu tranh cho những gì? Ngoài những thành công vang dội về kinh tế của ba thập niên vừa qua, nó có những gì hấp dẫn, có giá trị chung, đáng để nổ lực hướng đến? Ý tưởng nào và ai là những nhân vật mà Trung Quốc muốn dùng để lấy điểm trên toàn thế giới?
(Còn tiếp)
Erich Follath và Wieland Wagner
Phan Ba dịch

Tham vọng cường quốc (hết)

Phan Ba

Huệ Dân, một vùng ở cạnh Hoàng Hà trong tỉnh Sơn Đông ở miền Đông, không phải là một điểm du lịch của thế giới và cũng không phải là nơi mà các quan to của đất nước hội họp. Trong tháng 12 vừa rồi thì khác, khi người ta cho rằng cần phải ăn mừng sinh nhật của một nhà thông thái người Trung Quốc: triết gia và là nhà chiến lược quân sự Tôn Tử được cho rằng đã mở mắt chào đời ở đó trước đây 2550 năm.
Lính Hải quân Trung Quốc trong buổi lễ khánh thành chiếc hàng không mẫu hạm "Liêu Ninh". Ảnh: Der Spiegel
Lính Hải quân Trung Quốc trong buổi lễ khánh thành chiếc hàng không mẫu hạm “Liêu Ninh”. Ảnh: Der Spiegel
Nam nữ trẻ tuổi, tất cả đều mặc quân phục thời xưa với áo choàng nâu, nón và những tấm vảy vàng, bước diễu hành theo kiểu thẳng chân. Một bức tượng được tháo tấm màn che, pháo hoa được đốt. Vào ngày hôm sau, chính trị gia hàng đầu của ĐCS, giới quân sự cao cấp và khoa học gia gặp nhau trong Học viện Tôn Tử ở địa phương gần công viên kỷ niệm Tôn Tử, để phân tích tác phẩm của học giả này. Với buổi lễ chào mừng đó và với các hội nghị chuyên đề này, một anh hùng quốc gia cần phải được tôn sùng, người mà giới lãnh đạo Đảng tin rằng các học thuyết của ông ấy phù hợp với chính sách của họ. Một người đàn ông cho một chiến dịch tuyên truyền: Tôn Tử, người chiến binh muốn hòa bình.
Người ta cho rằng ông ấy đã sống trong thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên trong vương quốc của vua Ngô Hạp Lư nước Ngô và đã phục vụ cho ông ấy như là một vị tướng tài ba. Trong giới sử gia vẫn còn tranh cãi, rằng liệu tác phẩm “Binh Pháp Tôn Tử” có thật sự xuất phát chỉ từ ông ấy hay không, hay những người theo ông ấy đã bổ sung thêm vào sau này. Người Trung Quốc theo Chủ nghĩa Truyền thống xem sự nghi ngờ này như là một sự hỗn xược, Tôn Tử đối với họ là thiêng liêng, và học thuyết của ông ấy nghe thật sự là phù hợp với chương trình hài hòa hóa thế giới được ĐCS ưa chuộng. Từ một vài năm nay, trên thực tế là mỗi một vị khách nhà nước của Trung Quốc đều được tặng cho một bản bìa cứng bọc lụa của quyển sách đó. Angela Merkel đã có hai quyển rồi.
Năm 2009, thành viên Bộ Chính trị Giả Khánh Lâm đã nhấn mạnh rằng di sản của Tôn Tử cần phải được sử dụng để tuyên truyền cho “hòa bình dài lâu và thịnh vượng chung”. Và ngay chính bây giờ, trước Đại hội Đảng lần thứ 18, nhiều bài diễn văn của các chính khách chứa đựng một sự tôn sùng vị chiến lược gia này. Trong đó, Tôn Tử thường được trình bày như là một “Peacenik” (theo tờ “Economist”), như là một thiên sứ hòa bình. Hay còn cả là một người biện hộ cho nhân quyền nữa: “Hãy đối đãi tử tế với tù binh và lo liệu tốt cho họ” là một trong số những lời trích dẫn thường được dùng đến. Và đối với những người biện giải cho Trung Quốc như [cựu thủ tướng Đức] Helmut Schmidt, người bảo vệ cả lần đập tan tào bạo cuộc nổi dậy ở Thiên An Môn năm 1989, thì Tôn Tử tượng trưng cho tất cả những gì nhìn xa trông rộng ở đất nước này.
Nhưng chiến lược quyền lực mềm không có tác dụng khi lý thuyết va chạm với thực tế. Các quốc gia láng giềng đã làm quen với mặt tàn bạo của Trung Quốc trong những tháng vừa qua. ĐCS hẳn cũng không ngạc nhiên, khi cả vai trò của những nhà cố vấn Trung Quốc từ Angola cho tới Azerbaijan cũng bị xem xét một cách kỹ lưỡng. Cũng như sự nghi ngờ ngày càng tăng lên của các chính khách phương Tây, những người – tại Hội nghị Khí hậu ở Copenhagen, trong các xung đột thương mại hay sau những chuyến viếng thăm của Đạt lại Lạt ma – phải lo ngại trước những “biện pháp trừng phạt” của Bắc Kinh.
Giới quân sự và chính trị ở phương Tây biết rằng triết gia đó cũng không phải là chỉ có một mặt mềm. Ở nơi được cho là nơi sinh của ông ấy, ĐCS đã tưởng niệm ông ấy với một công viên vui chơi giải trí “Thành phố của Tôn Tử binh pháp”. Cũng như ở khắp nơi trong Trung Quốc, không thể không nhìn thấy các dấu hiệu của sự Tây phương hóa ở Huệ Dân: nhà hàng McDonald’s và những bản nhạc của Lady Gaga trên sàn nhảy và “Avatar” trong các rạp chiếu phim. Hollywood đánh bại văn hóa Trung Quốc.
Chỉ còn lại một siêu sao của lịch sử Trung Quốc để chống lại việc này.
Khúc Phụ nằm chưa tới 300 kilômét về phía Nam của Huệ Dân. Nhưng khác với nơi sinh của Tôn Tử, Khúc Phụ là một điểm thu hút khách du lịch, thuộc di sản văn hóa của UNESCO vì những đền thờ và đài tưởng niệm của nó. Tất cả mọi thứ ở đây đều phục vụ một người: học giả Khổng Tử, ở phương Tây được gọi là Confucius.
Trong lịch sử của đất nước ông ấy, người cùng thời với Tôn Tử – người ta cho rằng Khổng Tử đã sống từ năm 551 đến 479 trước Công Nguyên – đã được tôn sùng như thần thánh và đã bị phỉ nhổ như quỷ sứ. Đối với nhà cách mạng Mao Trạch Đông, đó chính là một kẻ phản cách mạng. Thế nhưng từ lúc ông ấy được phục hồi trong những năm 80, Khổng Tử lại được xem như là một tác giả kinh điển và là một trong những nhân vật vĩ đại của Trung Quốc.
Người con từ giới quý tộc cấp thấp đã sống trong một thời kỳ tối tăm, mang dấu ấn của sự hỗn loạn vì chiến tranh. Cuộc chiến chống sự lộn xộn trở thành niềm mong muốn của ông ấy. Ông ấy nhận ra, rằng chỉ có ổn định xã hội thì mới có cơ hội thống nhất dân tộc một cách hòa bình.
Vào lúc đầu, học thuyết của ông ấy không khiến cho ông ấy trở nên nổi tiếng. Nhà học giả đi từ nơi này sang nơi khác, xin được làm cố vấn cho triều đình, thường không thành công. Có lần ông ấy trở thành người đứng đầu về tư pháp ở nước Lỗ, nhưng rồi lại mất chức vụ đó. Tiếp theo sau đó, ông ấy đi lang thang khắp nước. Ít ra thì ông ấy cũng có học trò. Những người này tiếp tục truyền bá tư tưởng của ông ấy và diễn đạt lại từ trí nhớ. Người ta cho rằng học trò của ông ấy đã đứng canh mộ của ông ấy ba năm liền.
Đứng khắp nơi trong cỏ cao là những kẻ bảo vệ bằng đá: sư tử nhe nanh, chim săn mồi dữ tợn, báo thanh lịch đang chuẩn bị nhảy chồm lên những kẻ quấy rầy sự yên tịnh; một bức tường dài bảy kilômét bao quanh khu vực đó: học giả Khổng nằm trong một ngôi mộ đơn giản trên ngọn đồi trong khu rừng bách này, được sửa sang lại, sau khi Hồng Vệ Binh của cuộc Cách mạng Văn hóa đã lật đổ bia mộ và làm nhơ nhuốc nơi yên nghỉ cuối cùng của Khổng Tử.
Hàng năm có bốn triệu người đổ đến đây, đa phần là người hành hương Trung Quốc trong những chuyến đi du lịch được ĐCS tài trợ một phần. Họ cũng chen chúc đến ngôi nhà của dòng họ Khổng với 463 gian phòng của nó, đến miếu thờ. Và đến Viện Khổng Tử, nơi Đảng bảo trợ cho những hội nghị về nhà tư tưởng vĩ đại này.
Học giả Khổng phục vụ cho Đảng. Những lời khuyên răn của ông ấy, tuân theo mệnh lệnh những người cai trị và thờ phụng cha mẹ, hết sức thích hợp để làm sống dậy những cảm giác yêu nước. Những lời nói của ông ấy về các truyền thống “tốt đẹp”, những cái cần phải được giữ gìn trong khi không hoàn toàn khép kín trước cái mới, cũng có thể tìm thấy sự đồng tình ở nước ngoài Tây phương. Tuy vậy, điểm đặc biệt là những lời nói thông thái của Khổng Tử được sử dụng một cách có chọn lọc như thế nào: nhận thức của ông ấy, rằng người ta không buộc phải phục vụ cho một nhà cai trị không công bằng, không bao giờ xuất hiện – hẳn là một nhận thức quá nguy hiểm tại những vụ tham nhũng của ĐCS.
Trung Quốc đánh bóng cho hình ảnh của mình ở khắp nơi: ở buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội tại Bắc Kinh năm 2008, có những người biểu diễn ăn mặc như học trò của Khổng Tử. Với Khổng Tử, giới lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân tranh thủ sinh viên ở khắp nơi trên thế giới bằng học bổng – với lối ngoại giao học đường này, họ còn qua mặt cả Hoa Kỳ trong các quốc gia như Indonesia nữa.
ĐCS cũng đã chi bảy tỉ dollar cho một chiến dịch truyền thông trong thế giới thứ ba. Đài truyền hình nhà nước CCTV mới đây truyền bá đi từ Nairobi một chương trình đối trọng với CNN và BBC với những tường thuật phần nhiều là tốt đẹp. Tổng cộng, CCTV đã đến được với nhiều trăm triệu khán giả trong hơn 140 quốc gia.
Nhưng được nhắc tới nhiều trước hết là các Viện Khổng Tử như là đại sứ của nước Cộng hòa Nhân dân. Những viện đấy có nhiệm vụ tổ chức các khóa học ngôn ngữ, seminar để truyền bá văn hóa, thư pháp và ẩm thực Trung Quốc. Thường họ liên kết với các trường đại học của nước chủ nhà. Ngày nay có 358 viện hoạt động trong 105 nước, chỉ riêng trong nước Đức là 13 viện.
Việc làm của họ được nhìn rất khác nhau. Những người phê phán Trung Quốc nhìn họ như là công cụ tuyên truyền, như những con ngựa thành Troia trong nhiệm vụ của ĐCS. Những người bạn của Trung Quốc chỉ ra rằng trong phần lớn các trường hợp, nước chủ nhà cũng tham gia tài trợ và qua đó cũng tham gia kiểm soát. Và nước Đức với các Viện Goethe của nó cũng tiến hành việc tranh thủ thiện cảm.
Nhà Hán học Michael Lackner ở thành phố Erlangen, nằm trong ban giám đốc của Viện Khổng Tử ở đó, cũng như phần lớn đồng nghiệp của ông ấy tại các trường đại học Đức, không có ấn tượng rằng ĐCS gây ảnh hưởng trực tiếp. “Nhưng tất nhiên là các Viện Khổng Tử không phải là để phê phán nước Cộng hòa Nhân dân.”
Jörg Rudolph đánh giá điều đấy hoàn toàn khác, một trong những người lãnh đạo Viện Đông Á tại Đại học Ludwigshafen. Ông ấy chỉ ra rằng những viện này thuộc lĩnh vực của thành viên Bộ Chính trị  Lý Trường Xuân chịu trách nhiệm về “tư tưởng”, sếp kiểm duyệt của giới truyền thông Trung Quốc. Và Rudolph trích dẫn quyển “Hướng dẫn cho giám đốc viện Khổng Tử” xuất bản ở Bắc Kinh mà trong đó tất cả các giáo sư được gợi ý hãy phát triển “tình yêu nóng bỏng” với viện và với “ý thức trách nhiệm cao độ” hãy lập hồ sơ về nhân viên cũng như học sinh.
Khi nhà đấu tranh cho nhân quyền người Trung Quốc Lưu Hiểu Ba nhận Giải Nobel Hòa bình năm 2010, các viện Khổng Từ hầu hết đều phớt lờ đi – cũng như lần bắt giam nghệ nhân bất đồng chính kiến Ải Vị Vị và bài diễn văn chống ĐCS của Liêu Diệc Vũ, người hồi giữa tháng 10 đã nhận Giải Hòa bình của ngành kinh doanh sách Đức. “Học giả Khổng của chúng ta cũng không phát biểu quan điểm của mình chăng? Ông ấy cũng không hãnh diện ư?”, một blogger hỏi trong Internet Trung Quốc, ở nơi mà giới công khai đối nghịch thường gặp gỡ – trong nước Cộng hòa Nhân dân có nhiều người trực tuyến hơn là trong nước Mỹ.
Nhưng trong khi học giả họ Khổng được công khai ca ngợi và cần phải chiếm lấy những trái tim của người nước ngoài – thì ông ấy không lên được đến đỉnh của ngọn núi Olympus Trung Quốc. Thế nào đi chăng nữa thì không ngang tầm với Mao: bức tượng khổng lồ bằng đồng của nhà học giả này, một thời gian ngắn trong năm vừa qua còn đứng xéo ở cổng vào Cấm Thành với bức chân dung khổng lồ của ông Chủ tịch Vĩ đại, đã được mang vào sân trong của Bảo tàng Quốc gia Bắc kinh mà không có lời giải thích công khai.
Cũng khó hiểu như lần dời chỗ này là một cuộc triển lãm ở trong đó: sau những vật trưng bày hỗn tạp và những lời tuyên truyền sáo rỗng này – những cái kể về nền văn hóa 5000 năm đầy vinh quang đó, cái được cho là nhất định phải dẫn đến cuộc cách mạng cộng sản – vẫn hoàn toàn không rõ là Trung Quốc tự nhìn mình như thế nào, đấu tranh cho điều gì. Ngoài cho một chủ nghĩa vật chất trần trụi: với giá tiền rất cao, các gian phòng trưng bày trong Bảo tàng Quốc gia được giao cho Louis Vuitton và Bulgari để triển lãm nhãn hiệu.
Hải chiến giả trong một công viên vui chơi giải trí ở Thiên Tân. Ảnh: Der Spiegel
Hải chiến giả trong một công viên vui chơi giải trí ở Thiên Tân. Ảnh: Der Spiegel
Và vì thế mà trong đêm trước của Đại hội Đảng lần thứ 18, Trung Quốc tự phô diễn mình như là một cường quốc ở giữa sự tự mãn quá độ và cảm giác thấp kém được sơn phủ lên. Là một đất nước trỗi dậy, nước mà với tính hiệu quả về kinh tế của mình có thể truyền đạt điều gì đó cho những nước của thế giới thứ ba, nhưng hầu như không đưa ra được một mô hình đối trọng hấp dẫn so với phương Tây dân chủ, đã phát triển cao. “Nếu như Trung Quốc không trả lời được cho câu hỏi về sự nhận dạng của nó, thì lần trỗi dậy của nó vẫn là mù lòa”, nhà chính trị học Zhang Shengjun của Đại học Sư phạm Bắc Kinh nói.
Mặc dù vậy, tính linh hoạt của giới lãnh đạo ĐCS của nó vẫn khiến cho người ta ngạc nhiên. Có thể tham quan điều đấy ví dụ như trong thành phố 13 triệu dân đang bùng nổ Thiên Tân ở một chuyến thăm chiếc hàng không mẫu hạm “Kiev”. Chiếc tàu chiến khổng lồ, được quân đội Xô viết đưa vào sử dụng năm 1975, được một doanh nhân Trung Quốc mua lại năm 1996 và ngày nay phục vụ như là một điểm tham quan cũng như để tổ chức tiệc tùng cho giới khá giả, những người có thể chi trả nhiều ngàn dollar cho lần nghỉ qua đêm trong một của những phòng sỹ quan đã được xây lại thành phòng thượng hạng.
Ngoại trừ những phòng đó, chiếc hàng không mẫu hạm này hầu như không thay đổi, kể cả máy may chiến đáu và vũ khí. Mỗi ngày hai lần, khách trả tiền có thể xem thử những gì có thể xảy ra thực sự trên một chiếc hàng không mẫu hạm Trung Quốc – ví dụ như trên chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên có khả năng hoạt động của Hải quân Trung Quốc, chiếc đã được đưa vào sử dụng vào ngày 25 tháng 9 tại thành phố cảng Đại Liên.
Showtime tại Thiên Tân, tiết mục “Strike Force”: một nhóm diễn viên đóng cảnh chống cự lại một thế lực thù địch. Từ những chiếc tàu nhỏ, phe tấn công leo dây lên chiếc tàu chiến, bị đánh bật lại bằng tiếng súng đại bác và súng phun lửa. Cuộc chiến tranh trên biển chỉ biết đến người Trung Quốc thắng trận. Người ta nghĩ như thế. Cho tới khi người ta xem kỹ hơn các chiến binh đấy sau nửa giờ ồn ào: tất cả đều là dân mũi lõ, khắp nơi không một người Trung Quốc.
Vì nhà điều hành show này đã giao quyền hành động vào tay người lạ: Mirage Entertainment, một công ty có trụ sở gần Los Angeles, cung cấp nhóm diễn viên leo dây. Không hề có sợ hãi khi tiếp xúc với kẻ thù giai cấp, cũng sẽ đến từ Hoa Kỳ trong một xung đột chiến tranh thật sự.
Các diễn viên người Mỹ đã nhận được thị thực của họ, hoàn toàn khác với thói quen của nước Cộng hòa Nhân dân, trực tiếp tại cảng hàng không. Câu khẩu hiệu của các nghệ nhân giúp tiêu khiển, những người trước đây một phần cũng đã làm việc cho phim “Terminator 2″, là: “Chúng tôi hiện thực mọi việc. Kể cả ác mộng của anh.”
Erich Follath và Wieland Wagner
Phan Ba dịch

Mạnh Quân - "Chính chủ", điều bất cập của một chính sách không mới

Như tin đã đưa, nghị định số 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành và đã có hiệu lực ngay, sửa đổi nghị định số 34/2010/NĐ-CP đã và đang gây nên nhiều ý kiến dư luận trái chiều. Cho dù đây không phải là một quy định hoàn toàn mới mà chủ yếu nâng mức xử phạt với  những trường hợp không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc làm thủ tục đăng ký mới nhưng nó ngay lập tức có tác động dư luận rộng lớn. Ở trên diễn đàn mạng, ở từng căn nhà, khu phố, làng xóm…không chỉ ở Hà Nội mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố khác, cả 2 ngày 10 và 11.11, chính sách trên gây bàn tán xôn xao, nhiều ý kiến bức xúc…cho nên việc đánh giá, nhìn nhận lại tính đúng đắn, khoa học của chính sách này là không thể bỏ qua.
Nói đây không phải là chính sách mới là vì ngay tại nghị định 34/NĐ-CP trước đây, Chính phủ đã quy định mức xử phạt đối với các các nhân không chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc làm thủ tục đăng ký mới. Cụ thể, tại điều 33 của nghị định này đã quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây: a) Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định. Còn ở trong nghị định mới-nghị định 71/CP mới ban hành, Chính phủ quy định  xử phạt từ 6-10 triệu đồng/xe đối với ôtô, riêng xe máy xử phạt 1 triệu đồng đối với vi phạm trên. Và đi cùng quy định này, bộ Công an cũng đã có thông tư số 34/2012/TT-BCA quy định: các chủ xe, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế xe, người mua hoặc bán xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe.
Như vậy, từ 2 năm trước, quy định đã có nhưng vì sao nó không tạo lên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ đến như vậy trong mấy ngày qua ?. Phải chăng là do mức phạt trước đây quá thấp, không đủ tính răn đe hay do các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ triển khai, thực thi quy định này đã không tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, xử phạt đầy đủ để việc đi chuyển quyền sở hữu, làm thủ tục đăng ký mới không có chuyển biến, không được thực hiện đến nơi, đến chốn ?. Hay bản thân, trong chính sách, quy định cả mới và cũ, đều có những điểm bất hợp lý và nhất là nghị định mới, với mức phạt được đưa lên rất cao nhưng hướng dẫn, quy định chưa chi tiết hoặc có quy định nhưng chưa thực sự hợp lý, hợp tình để người dân đồng tình, hiểu và chấp hành quy định này ?.
Thực tế, cũng không phải những người có ý kiến trái chiều với việc thực thi các quy định trên đểu phản đối theo kiểu: bất chấp lý lẽ. Có thể nói, đại đa số ý kiến đều đồng ý rằng: sử dụng xe ô tô hay xe máy mà chính chủ đều là tốt nhất. Ai chẳng muốn đồ dùng của mình mang tên mình ? Không chỉ là để khẳng định quyền sở hữu, chính danh mà còn thuận tiện cho việc bảo vệ, mua bán, chuyển nhượng khi cần thiết. Không chỉ có ô tô, xe máy, mà nhiều tài sản có giá trị khác cũng vậy, đặc biệt là nhà ở, bất cứ công dân nào sở hữu một căn nhà chẳng hạn, luôn muốn mình là “chính chủ” hoặc trong mua bán, chuyển nhượng, ưu tiên số một là “sổ đỏ chính chủ” để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đối với phương tiện giao thông cá nhân cũng như vậy chứ không có gì khác: việc sở hữu giấy tờ mang đích danh tên tuổi của mình bao giờ cũng là điều mà người dân mong muốn. Và thực tế, khi mua bán, chuyển nhượng, xe máy, hay ô tô chính chủ vẫn được ưu tiên hơn là xe máy, ô tô được mua đi, bán lại qua nhiều chủ khác nhau mà chủ cuối cùng lại không đứng tên.
Người dân cũng đã hiểu rằng, tình trạng không kịp thời sang tên, chuyển quyền sở hữu phương tiện kéo dài trong nhiều năm qua cũng gây ra những hệ lụy nhất định, nhất là trong việc bảo vệ tài sản, phương tiện của mình. Có thể dễ dàng nhận thấy, những ý kiến chỉ trích, giễu cợt chính sách mới tràn lan trên diễn đàn mạng, ở ngoài đường phố… không phải là chỉ trích, giễu cợt mục đích, ý nghĩa của 2 chữ “chính chủ” mà ở cách thức triển khai chính sách. Rõ ràng, bản nghị định số 71/NĐ-CP mới ban hành vừa có những điểm không rõ ràng, vừa có những điểm chưa hợp lý, hợp tình khiến cho dư luận nhiều người chưa đồng tình và chính nhiều tờ báo đã phản ánh: sự không rõ ràng của nó khiến ngay cả cảnh sát giao thông và báo chí cũng hiểu nhầm khi áp dụng và tuyên truyền chính sách này. Cho nên, ngay trong ngày đầu triển khai nghị định 71/NĐ-CP, cục Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt cũng đã phải có những giải thích về những điều chưa rõ trong các quy định của nghị định 71/NĐ-CP. Có những điều giải thích được rõ hơn nhưng có những điều, mà chính những lãnh đạo của cục này giải thích cũng lại càng không rõ ràng, hợp lý.
Ví dụ, trả lời về việc bị phạt khi đi xe không chính chủ, theo ông Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng cục Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt, Bộ Công an, “người điều khiển mà mượn xe thì sẽ không bị phạt về lỗi đi xe không chính chủ. Đối với những người sử dụng xe của cơ quan, nếu trình bày được mình là nhân viên của cơ quan thì cũng không bị phạt vì đi xe không chính chủ”. Nhưng nếu quy định, như được hướng dẫn: khi dùng xe mượn của người khác phải mang sổ hộ khẩu, giấy khai sinh… như lời ông Đào Vinh Thắng, trưởng phòng Cảnh sát giao thông, công an thành phố Hà Nội ngày 10.11 để chứng minh thì đây thực sự là điều bất hợp lý. Bởi đây là những loại giấy tờ rất cần thiết của công dân, không thuận tiện và không an toàn cho việc luôn phải mang theo bên mình để chứng minh mối quan hệ với chính chủ. Vì sử dụng liên tục như vậy dễ làm nhàu nát, mất mát…Khi trả lời báo chí về việc: các giấy tờ người mượn xe cần phải có để chứng minh là xe đi mượn, ông Nguyễn Văn Tuyên cho biết là “chưa có giấy tờ nào về việc đó và sẽ có văn bản hướng dẫn việc đó. Trong trường hợp bị CSGT thổi còi thì người điều khiển phải trình bày. Nếu trình bày có lý thì anh em sẽ không phạt”.
Như vậy, có thể thấy, nghị định 71/NĐ-CP tuy mục đích và ý nghĩa của nó là đã khá rõ ràng và đúng đắn nhưng nó lại chưa đầy đủ, cần phải có những giải thích, hướng dẫn bằng văn bản, có thể là bằng một bản thông tư chi tiết hơn chứ không phải là chỉ là những phát biểu, hướng dẫn của người lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ,đường sắt. Lại càng không thể chỉ dựa vào việc “người điều khiển phải trình bày. Nếu trình bày có lý thì không bị phạt”, như phát biểu của ông Cục trưởng Nguyễn Văn Tuyên bởi lẽ, như vậy, người dân vẫn không rõ là trình bày thế nào mới là “có lý” để không bị phạt.
Một văn bản, chính sách mà chính cơ quan tổ chức thực hiện cũng không hiểu đầy đủ, có chỗ hiểu, vận dụng chưa đúng-như nhiều cơ quan báo chí đặt vấn đề thì trách sao người dân cũng không hiểu hoặc hiểu nhầm ?
Những điểm còn chưa rõ ràng và chưa được hướng dẫn đầy đủ như vậy, cộng thêm mức phạt tăng cao đột biến như vậy đương nhiên sẽ gây phản ứng nhất định trong xã hội. Thậm chí, có nơi, có lúc có thể gọi là “gay gắt”, “tiêu cực”, gây ra những hiệu ứng không tốt cho việc thực thi chính sách này.  Nhất là trong bối cảnh nạn thất nghiệp đang gia tăng trông thấy hàng ngày, đời sống của số đông người dân đang ngày trở lên khó khăn bởi không chỉ có các sắc thuế, phí hiện nay đã nhiều, đã cao, lạm phát kéo dài trong nhiều năm-như một loại thuế vô hình đã làm bào mòn, lấy đi những đồng tiền tích lũy cuối cùng trong quỹ tiền tiêu hàng ngày... chưa kể gần đây, có nhiều loại phí mới được các cơ quan quản lý đề xuất : kể cả phí với xe đạp điện (Bộ Tài chính), phí tham gia giao thông (Bộ Giao thông vận tải) khiến nhân tâm lo lắng…thì việc đặt ra mức phạt quá cao và quyết liệt triển khai thu ngay khi nhiều điều khoản hướng dẫn chưa đầy đủ, rõ ràng như vậy thì việc nhiều người dân hiểu đây như là một chính sách tận thu, gây nên sự giận dữ ở không ít người cũng là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, thực tế, mức phí trước bạ hiện nay là quá cao, ở một mức rất bất hợp lý; ví dụ: một chiếc xe tầm 500 triệu đồng nhưng phí trước bạ lên tới 60 triệu đồng thì đương nhiên, nó sẽ kích thích việc người dân tránh đóng phí nếu họ còn có thể tránh được.
Ở đây cũng phải đặt thêm một vấn đề về tính khả thi, lỗ hổng của chính sách. Trong khi đặt ra một mức phạt rất cao với hành vi không sang tên chuyển chủ như vậy nhưng các hình phạt cho việc lợi dụng, lạm dụng chính sách lại không tăng tương ứng: ví dụ với các hành vi nhận hối lộ của chủ phương tiện cho người thực thi-cảnh sát giao thông mà không kèm theo cơ chế giám sát, hình thức xử lý mạnh kèm theo: có thể cách chức, xa thải khỏi ngành…thì rất dễ làm nảy sinh tình trạng chủ phương tiện và cảnh sát giao thông có sự trao đổi, mặc cả với nhau, có thể  nhân danh câu chữ” trình bày hợp lý” để giảm mức phạt mà ngân sách vẫn thất thu.
Cũng có ý kiến cho rằng, với nghị định cũ-nghị định 34/2010/NĐ-CP, với quy định xử phạt dù thấp hơn nhiều về cùng một hành vi như vậy, nếu tổ chức tập thực hiện tốt nó cũng tạo nên sự chuyển biến, nâng cao ý thức về việc đăng ký, chuyển đổi chủ sở hữu. Chính vì sự lơ là, bõ bễ việc triển khai qui định này trên thực tế cho nên, quy định trên đã không được thực hiện chứ không hẳn do mức phạt thấp, không đủ răn đe. Ý kiến này cũng không phải không có cơ sở.
Do đó, có thể nói, nghị định 71/NĐ-CP về mục đích, ý nghĩa là đúng đắn nhưng để nó triển khai thực thi được, được người dân đồng tình, thực hiện đầy đủ sẽ còn rất nhiều việc phải làm như cần ban hành một thông tư hướng dẫn đầu đủ hơn, chi tiết hơn nữa ngoài thông tư số 34/2012/TT-BCA và tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn đầy đủ…trước khi thực hiện. Do đó, có thể tạm lui thời hạn triển khai nghị định này; hoặc chí ít, cho tạm dừng thực hiện quy định xử phạt với việc sử dụng xe không chính chủ-như đề xuất của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia để chờ có những sửa đổi, căn chỉnh lại các quy định cho chính xác, hợp lý, đồng bộ như về mức thu phí, mức xử phạt, cách thức xử phạt...để chính sách "không mới" trên thực sự khả thi.

Mạnh Quân
(Blog MQ) 

Thư ngỏ nữ sinh viên gửi Bộ trưởng Thăng

Cháu là Nguyễn Thị Minh Nguyệt, một sinh viên bình thường, hàng ngày vẫn đi học bằng chiếc xe máy cũ mà bố cháu đã để lại từ khi cháu đi học đại học.
Có lẽ sẽ không có lý do gì để cháu viết bức thư này cho đến khi cháu đọc được nghị định mới vào ngày hôm nay, đó là: …”phải là chính chủ mới được phép lưu thông xe trên đường phố”. Đây là một điều khá bất ngờ không chỉ riêng cháu, mà còn với rất nhiều người dân khác nữa, bác ạ!
                       
Thưa bác Đinh Bộ trưởng, cháu hoàn toàn đồng ý với sự cần thiết phải làm nghiêm việc sang tên đổi chủ này để các bác có thể quản lý được số xe đang lưu thông trên đường phố, nó sẽ giúp cho các bác thuận lợi hơn trong quá trình điều tra các vụ án, và hơn nữa việc sang tên đổi chủ sẽ làm giảm được thất thu thuế của nhà nước. Về mặt này thì chúng cháu công nhận là bác đúng, nhưng chỉ là 1 mặt nhỏ của vấn đề…
        
Nếu xét rộng ra, Việt Nam có 87 triệu dân, khoảng 30 triệu người có phương tiện giao thông là ô tô hoặc xe máy, nhưng trong số đó có bao nhiêu người không phải là chủ sở hữu của chiếc xe mình đang đi?
         
Sinh viên: 90% sinh viên chưa tự kiếm được đủ tiền để có thể mua 1 chiếc xe máy, chỉ là mượn tạm xe của bố mẹ để đi học, nếu sang tên đổi chủ thì sau này trả lại bố mẹ, lại sang tên lần nữa hay sao?
         
Người đi làm: Có rất nhiều người mua xe cũ để tiết kiệm tiền, có những chiếc xe đã qua 3-4 đời chủ, việc tìm lại chủ cũ là rất khó khăn để có thể sang tên, thậm chí có gặp thì chắc gì họ đã bỏ công đi làm thủ tục sang tên với mình.
          
Ấy là còn chưa kể chủ cũ đã qua đời, bay ra nước ngoài, hoặc đơn giản là chiếc xe đăng ký ở miền bắc, còn chủ đã bay vào miền Nam sinh sống, lúc ấy phải tìm họ thế nào?
          
Người lái xe thuê: Lái xe taxi dùng xe của công ty hay tự mua xe? Người lái xe tải đâu có tiền tỉ để mua 1 chiếc xe thùng? Người lái xe buýt tự mua xe và tự lái???
         
Đó mới chỉ là những trường hợp chung chung, còn thậm chí sẽ có trường hợp cụ thể như:
        
Mẹ cháu bỏ tiền ra mua 1 chiếc xe, nhưng đăng ký ở tỉnh khác để giá đăng ký rẻ hơn, nhưng là tên của người khác. Vậy bây giờ chiếc xe đó là sở hữu của ai?
         
Cháu muốn mượn xe của bạn để đi 5 phút, cũng phải sang tên đổi chủ hay sao?
         
Còn rất nhiều trường hợp nữa mà chắc chắn không thể giải quyết ngay được, bác thử nghĩ xem, nếu luật này được áp dụng vào ngày mai thì có bao nhiều người sẽ biết đến luật, khi bị kiểm tra thì khác nào việc đánh úp rồi xử phạt  người dân?
        
Kể cả tất cả đều có ý thức sang tên đổi chủ đi chăng nữa, liệu trong vài ngày họ có kịp làm thủ tục sang tên đổi chủ? Đồng nghĩa với việc ngày mai 10/11/2012 có hàng triệu người phạm luật giao thông trên đường.
         
Bức thư này cháu chỉ gửi trên mạng, viết lên bằng sự bức xúc của hàng triệu người dân chứ không chỉ của riêng cháu, việc bác đưa ra luật này là 1 điều vô lý như bao nhiêu luật khác mà bác đã làm, “ngực lép không được đi xe máy”, “đi dép lê không được đi xe máy”, xe máy không được để xe trên vỉa hè”, “thay đổi giờ làm để giảm tai nạn giao thông”, “xe tuk tuk”, …
        
Bác là người có trọng trách, đứng đầu ngành GTVT hiện nay, những quyết định của bác đưa ra chỉ có thể thực hiện với những người có xe riêng như bác, có chức có quyền như bác, có tiếng nói như bác, còn dân thực hiện ra sao là việc của dân, dân sai ý kiến bác thì có cảnh sát giao thông xử lý… Cháu thấy đáng buồn thay nếu bác vẫn còn ngồi ở chiếc ghế này.
       
Dù sao thì, là dân thì cháu phải thực hiện thôi. Sinh viên chúng cháu nghèo, lại bị móc tiền nộp phạt thì lấy đâu ra, cay đắng lắm, và hận bác Bộ trưởng đấy!
                                               
19h ngày 09/11/2012
Nguyễn Thị Minh Nguyệt
(Blog  BVB)
---------------------------------
Ý kiến của nhà văn Nguyễn Quang Lập:
                      
VỢ CHÍNH CHỦ
                
Chuyện xe chính chủ thiên hạ bàn loạn cả lên. Đúng là ngồi trên trời làm chính sách. Mình nghĩ cũng buồn cười, ai không chịu chuyển đổi giấy tờ xe, đó là người trốn thuế. Khi mua bán xe cộ có hai loại thuế, đó là thuế thu nhập cá nhân đối với người chuyển nhượng tài sản và phí trước bạ đối với việc sang tên đổi chủ, nếu trốn là phải phạt. Phạt là đúng, chẳng ai cãi. Nhưng cái sự phạt thuộc về luật thuế, phải áp dụng vào luật thuế mà phạt chứ. Nghị định 71 áp dụng vào luật gì để phạt? Luật thuế hay luật giao thông?
                
Ai phạt mấy ông trốn thuế? Đó là mấy ông thuế vụ. Tại sao lại để mấy ông cảnh sát giao thông đi làm thay? Đời thủa nhà ai lại để mấy ông cảnh sát giao thông chạy ra đường phạt mấy ông trốn thuế. Khùng.
                
Kiểu làm luật thi hành luật tào lao chi khươn thế này sao rồi cũng có luật vợ chính chủ cho mà xem. Mình không đùa đâu, luật này đã có rồi đấy. Ngày xưa đem vợ vào khách sạn nếu không trình ra giấy kết hôn đừng hòng khách sạn cho thuê phòng. Ngày mình mới cưới vợ, cưới ở quê đem vợ vô Huế ở căn hộ của mình. Công an phường đến hỏi, giấy kết hôn thì có nhưng chứng minh thư không, hộ khẩu cũng không. Họ giam hai đứa một đêm ở công an phường, muỗi cắn gần chết, hi hi.
                   
Ngân khố đang rỗng, ông Thăng đang kẹt tiền, thế nào ông cũng xui chính phủ ra nghị định vợ chính chủ, rồi bảo cảnh sát giao thông phạt thật nặng kẻ nào không có vợ chính chủ.
                 
Nói nhỏ với ông Thăng nhé, mấy chục triệu cặp vợ chồng có đến quá nửa là không có giấy kết hôn hoặc làm mất giấy kết hôn, ông tha hồ phạt. Sáng kiến hay đấy, ông Thăng làm đi, thế nào cũng kiếm được vài chục nghìn tỉ chứ không ít.
               
Ok, ok...ọc ọc...Ông Thăng làm luật phạt vợ không chính chủ đi nhé, chỉ lưu ý luật phải ghi rõ ràng, nếu không đủ tiền nộp phạt thì ông Thăng tịt thu vợ. Bảo đảm đàn ông vỗ tay ủng hộ ông Thăng rần rần....He ...He...
Nguyễn Quang Lập 

Bình luận của Luật sư Trần Vũ Hải về những ý kiến của Giáo Sư Đặng Hùng Võ

LS Trần Vũ Hải
Cuộc trao đổi giữa Giáo sư Đặng Hùng Võ với đại diện những người dân bị thu hồi đất tại Văn Giang – Hưng Yên tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT) chiều ngày 08/11/2012 tập trung vào 02 Tờ trình của Bộ TN-MT mà ông đã ký số 14/TTr-BTNMT ngày 12/03/2004 để Thủ tướng ký quyết định 303/QĐ-TTg ngày 30/03/2004; số 99/TTr.BTNMT ngày 29/06/2004 để Thủ tướng ký quyết định 742/QĐ-TTg, giáo sư Đặng Hùng Võ thừa nhận những điểm sau:
1. Ông ký 02 Tờ trình này trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định là trái pháp luật, vì thẩm quyền quyết định những nội dung liên quan là Chính phủ (không phải là Thủ tướng Chính phủ) theo quy định tại những thời điểm này.
2. Hai Tờ trình này (để thẩm tra nội dung đề nghị từ UBND tỉnh Hưng Yên) đã không thẩm tra việc phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai đã được duyệt cho tỉnh Hưng Yên, thực tế những nội dung này không phù hợp với Quy hoạch đã duyệt. Nói cách khác, các quyết định liên quan của Thủ tướng Chính phủ (do ông Võ tham mưu) không phù hợp quy hoạch theo quy định của Luật đất đai tại thời điểm đó.
3. Quyết định 742/QĐ-TTg tuy có tiêu đề là quyết định giao đất, nhưng thực chất là quyết định thu hồi đất, không phải là quyết định giao đất và ông Võ có sai sót khi không làm rõ trong Tờ trình này. Quyết định 742/QĐ-TTg không có hiệu lực ngay với các hộ dân Văn Giang vì không ghi tên các hộ dân và diện tích đất cụ thể của họ bị thu hồi.
4. Biên bản thẩm định hồ sơ đất đai đề ngày 20/06/2004 (là ngày chủ nhật) được coi do Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên lập và cấp cho ông Võ có ghi: “Biên bản lập xong vào hồi 17 giờ cùng ngày, đọc cho mọi người cùng nghe nhất trí ký tên”. Nhưng trong 35 người tham gia, chỉ có ông Bùi Thế Cử – cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường ký tên, nhưng không đóng dấu. Vì vậy, biên bản này không có giá trị.
5. Tờ trình số 211/TT-UB ngày 25/02/2004 của UBND tỉnh Hưng Yên để xin xét duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2004, 2005 là trình không đúng thời điểm theo quy định của Nghị định 68/2001/NĐ-CP và Thông tư 1842/2001/TT-TCĐC (nếu điều chỉnh bổ sung kế hoạch năm 2004 phải trình sau ngày 01/07/2003 và trước ngày 15/09/2003; điều chỉnh bổ sung kế hoạch năm 2005 phải trình sau ngày 01/07/2004 và do đó phải theo điều chỉnh của luật Đất đai năm 2003).


LS Trần Vũ Hải và GS Đặng Hùng Võ. Ảnh: VNExpress.
Tuy nhiên, giáo sư Đặng Hùng Võ đã giải thích rằng do Dự án xây đường liên tỉnh Hưng Yên – Hà Nội đã được xác định là dự án trọng điểm, mang lại lợi ích cho tỉnh Hưng Yên và nhân dân Văn Giang. Hưng Yên là tỉnh nghèo, khi có nhóm nhà đầu tư cho Dự án này nên cần phải tạo mọi điều kiện cho họ, cuộc sống không đợi luật. Nói cách khác, giáo sư Võ cho rằng tuy làm trái luật nhưng mục đích vì nước vì dân. Ngoài ra, từ 15/03/1993 đến 30/06/2004, đã có hơn 3.000 văn bản Thủ tướng Chính phủ ký sai thẩm quyền liên quan đến đất đai. Trường hợp ông ký 02

Tờ trình sai không phải là ngoại lệ.
Chúng tôi hoan nghênh ông Đặng Hùng Võ đã thừa nhận lỗi và trách nhiệm của mình, nhưng thấy cần phải làm rõ về những lý do nêu trên của ông Võ:
1. Dự án xây dựng đường liên tỉnh Hưng Yên – Hà Nội thực chất là một dự án xây đường quốc lộ. Tuy nhiên, chúng tôi không thấy dự án này trong quy hoạch về giao thông đường bộ đang có hiệu lực của toàn quốc và tỉnh Hưng Yên tại thời điểm 2004. Nếu là một Dự án giao thông trọng điểm, lẽ ra Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) phải có ý kiến đề xuất, phê duyệt hoặc trình duyệt. Nhưng đến 30/06/2004, chưa thấy Bộ GTVT có ý kiến như vậy. Phải chăng đây là dự án chui?
2. Nhà đầu tư mà ông Võ nói chính là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (VIHAJICO), thành lập tháng 08/2003, vốn điều lệ 70 tỷ đồng, không có cổ đông nào có kinh nghiệm về xây dựng giao thông đường bộ. Một nhà đầu tư như vậy khó có thể tin cậy để giao 02 Dự án có giá trị gần 4500 tỷ đồng (theo dự toán tại thời điểm năm 2004), trong đó có một Dự án giao thông trọng điểm.
3. Thực chất nhóm nhà đầu tư trên chỉ mong muốn 500 ha đất để làm khu đô thị với giá đền bù rẻ mạt, đường giao thông mới nếu xây cũng chỉ phục vụ tăng giá trị cho Khu đô thị. Thực tế, mặc dù đã được giao đất làm đường, nhà đầu tư này vẫn chưa làm xong đường theo cam kết (hoàn thành trong năm 2009), và chưa thấy có dấu hiệu con đường này sẽ hoàn thành trong thời gian sắp tới.
4. Khi BộTN-MT được thành lập tháng 11/2002, Chính phủ đã chấn chỉnh việc ban hành quyết định liên quan đến đất đai không phù hợp Luật đất đai. Cụ thể Nghị định 66/2001/NĐ-CP đã sửa đổi Nghị định số 04/2000/NĐ-CP, theo đó Chính phủ đã thay thế Thủ tướng Chính phủ để quyết định các vấn đề về đất đai. Nghị định 91/2002/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BộTN-MT đã nhắc lại điều đó (BộTN-MT trình Chính phủ, không trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành những quyết định về đất đai). Như vậy, ông Võ phải biết rõ điều đó và khi nhận nhiệm vụ Thứ trưởng BộTN-MT vào năm 2002 phải tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ về nội dung này, không thể lấy lý do thông lệ trái luật để trình sai địa chỉ và trái luật Đất đai.
Chúng tôi hi vọng giáo sư Đặng Hùng Võ sẽ nhận thức được những vấn đề trên để thành thật nhận lỗi và trách nhiệm./

LS Trần Vũ Hải
(Blog NXD)

Người phụ nữ biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc năm 2007 là ai?

Nguyễn tường Thụy


Xem chùm ảnh biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tháng 12/2007, ấn tượng nhất đối với tôi là hình ảnh người phụ nữ giơ nắm tay chĩa thẳng vào tòa đại sứ. Nhìn cũng biết là thái độ chị rất quyết liệt đầy căm phẫn và hô rất to.
Tôi cứ băn khoăn mãi về người phụ nữ ấy, không biết chị là ai. Hẳn có nhiều người cùng chung câu hỏi với tôi.
Tình cờ tối hôm qua, 11/11, tôi được gặp người phụ nữ ấy, trong tiệc tổ chức liên hoan đón Bùi Thị Minh Hằng.
Tình cờ hơn, chị chính là Trần Thị Hài, dân oan mất đất, bị tòa án tỉnh Bình Dương kết án 9 tháng tù giam về tội “gây rối trật tự công cộng” hôm 28/9/2012. Nhưng xem ảnh chị trước sứ quán TQ, lúc ấy (lúc ấy  thôi) là sự căm hờn kẻ thù xâm lược, chứ không phải là lòng căm thù những kẻ lấy đất của chị.
Chuyện chị Hài thì tôi không lạ, chỉ không biết chị chính là người phụ nữ trong ảnh biểu tình dạo nọ.
Chị đến sau, mọi người sắp xếp cho chị ngồi giữa tôi và Minh Hằng. Chị bảo chị bị cướp đất, đi kiện đã nhiều năm nhưng họ không giải quyết mà lại kết án chị 9 tháng tù giam.
Nói chuyện với chị, có những chuyện khôi hài đến mức khó tin. Tôi bảo: Tôi hỏi thật chị nhá, việc chị tụt quần là do chị tự tụt hay thế nào?
Chị bảo tôi hơn 60 tuổi rồi, đời nào tôi lại làm thế. Hôm đó tôi bị rất đông người bắt đi. Tôi ngắt lời: “Đông là bao nhiêu hở chị”, chị bảo hơn chục đứa. Tôi tối tăm mặt mũi lại, chẳng biết bị đau những đâu, giằng co với chúng nó, cố giành lại những cái băng rôn. Rồi có đứa nó giẫm vào quần tôi, quần tôi tụt xuống, tôi mặc quần chun mà. Tôi cúi xuống định kéo quần lên thì quần đã đi đâu mất. Không có quần,  tôi cứ mặc quần xà lỏn đi kiện và đi … đòi quần.
Lại hỏi chị, tại sao họ xử chị 9 tháng tù hôm 28/9 mà bây giờ chị vẫn ở ngoài, lại còn ra Hà Nội được?
Chị nói họ xử nhưng có chứng cứ gì đâu. Bảo tôi có 5 cái biên bản gây rối trật tự công cộng, tôi có biết đâu. Họ chỉ giao cho tôi 1 cái, còn 1 cái đưa cho chồng tôi. Còn 3 cái kia tôi không hề biết. Không đủ chứng cứ, họ cứ tuyên án bừa rồi trốn luôn chỉ còn trơ lại thư ký.
Họ bảo tôi về làm kháng cáo thi tôi làm kháng cáo. Rồi tôi ra đây…
 Câu chuyện rất dài nên tôi không kể hết ra ở đây.
Chuyện về chị, ta chỉ cần gõ từ khóa Trần Thị Hài là ra nhiều kết quả, có mấy đường link sau:
Nỗi uất ức của một người đi tìm công lý
Dân Oan Trần Thị Hài – Tỉnh Bình Dương - Tố Cáo

Đòi giải quyết đất đai, bị 9 tháng tù giam
Phỏng vấn bà Trần Thị Hài
v.v…
12/11/2012
NTT

Trung Quốc: Lãnh đạo mới, chính sách cũ

Vào ngày 8 tháng 11, 270 đại biểu của Đảng Cộng sản Trung Quốc tụ họp ở Bắc Kinh chào mừng Đại hội Đảng lần thứ 18, tại đây sẽ diễn ra lễ nhậm chức của thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc. Toàn bộ quá trình sẽ được giữ kín với các quan sát viên trong nước và quốc tế, và rất có thể những quyết định khó khăn nhất đã được ngầm đưa ra vài tháng trước đó. Trên thực tế, hai nhân vật sẽ được ngồi vào ghế chủ tịch và thủ tướng, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, có lẽ đã được chỉ định vài năm trước đây.

Trụ sở chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ảnh: Patrick Wang, Shutterstock
Quá trình mập mờ này cùng với sự kiểm duyệt lý lịch cá nhân nặng nề của các nhà lãnh đạo mới khiến những người và các chính phủ khác chú ý đến tình hình Trung Quốc tự hỏi thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại nào. Họ nên tìm kiếm câu trả lời qua những gì đã xảy ra trong quá khứ của đất nước này.
Trung Quốc đã thông qua một chính sách đối ngoại thực dụng hơn sau khi bắt đầu công cuộc cải cách và chính sách mở cửa vào năm 1978. Ý thức hệ không còn đóng vai trò quyết định, thay vào đó, các mối quan hệ đa phương đã được thúc đẩy do nhận thức được sự phức tạp của hệ thống quốc tế, và góp phần tạo ra một môi trường ổn định cho Trung Quốc nhằm phát triển nền kinh tế nội địa.
Đối với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc, xây dựng nền kinh tế trong nước và tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi cho mục tiêu này là những yếu tố cần thiết nhằm đảm bảo mục tiêu trước nhất của Đảng – sự tồn tại của chế độ. Quyết định lãnh đạo của Trung Quốc về chính sách ngoại giao từ năm 1978 cần được xem xét từ góc độ này.
Thế hệ lãnh đạo tiếp theo của nước này sẽ tiếp tục quan tâm hơn nữa sự ổn định trong nước và phát triển kinh tế so với chính sách đối ngoại. Tầm quan trọng của các chính sách đối ngoại chủ yếu được đánh giá dựa vào mức độ phát triển mà những chính sách đó mang lại cho đất nước.
Hiện kế hoạch kinh tế năm năm của Trung Quốc nhấn mạnh đến chuyển đổi nền kinh tế định hướng xuất khẩu sang một nền kinh tế thúc đẩy tiêu thụ nội địa với mức độ tân cao. Sự thay đổi này sẽ đòi hỏi những nỗ lực phối hợp của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và buộc họ phải tập trung vào các vấn đề ngắn hạn và trung hạn của nước này.
Một lực lượng chính trị khác sẽ hướng chính sách đối ngoại của chính phủ này vào quỹ đạo được dự kiến là thế hệ lãnh đạo thứ tư sắp hết nhiệm kỳ. Khi về hưu, ảnh hưởng chính trị của lớp lãnh đạo này vẫn tồn tại. Sau khi Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường nhậm chức, họ sẽ không hoàn toàn kiểm soát được chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc nữa. Thay vào đó, chúng ta có thể mong đợi các cựu lãnh đạo nước này sử dụng tầm ảnh hưởng của họ để đảm bảo rằng các chính sách họ đề ra không được bỏ dở chừng, cũng giống như việc mà Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân đã làm khi họ rời ghế lãnh đạo. Những người đứng đầu Trung Quốc thường không thể thực hiện đầy đủ các mục tiêu chính sách của họ cho đến nhiều năm sau khi nhậm chức.
Căn cứ vào tình hình ổn định này và sự tập trung mạnh mẽ vào nền kinh tế trong nước, xác suất mà những chuyển đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc được thông qua là thấp, ít nhất là cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên của Tập Cận Bình vào năm 2017.
Đối với Ấn Độ, điều này có nghĩa là căng thẳng vẫn tiếp tục tồn tại trong các mối quan hệ chiến lược với Trung Quốc, mặc dù quan hệ kinh tế giữa hai nước sẽ tiếp tục gia tăng. Về mặt chiến thuật, cả hai nước sẽ duy trì thúc đẩy các vị trí thuận lợi được kiểm soát dọc theo đường biên giới Trung–Ấn, nhưng về mặt chiến lược, chính phủ hai nước sẽ hợp tác để đảm bảo hòa bình ở châu Á. Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc vẫn nhấn mạnh việc tăng cường quan hệ kinh tế với Ấn Độ bởi vì chính sách đối ngoại của nước này sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ những ưu tiên chính sách nội địa, tiêu biểu là chính sách phát triển kinh tế.
Chất xúc tác chính cho sự thay đổi trong quan hệ Trung–Mỹ sẽ không đến từ chính phủ Trung Quốc mà xuất phát từ chiến lược “trục châu Á” của chính phủ Hoa Kỳ đối với khu vực này. Mặc dù Trung Quốc đã tập trung tạo ra các mối quan hệ quốc tế ổn định, nhưng thực tế thì nước này vẫn là một cường quốc đang nổi lên nên họ yêu cầu các đối thủ khác trên đấu trường quốc tế phải tôn trọng những mối quan tâm về an ninh của họ. Nếu Hoa Kỳ được xem là đang can thiệp vào các vấn đề an ninh Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông, thì chính phủ nước này nên sẵn sàng với phản ứng của Trung Quốc nhằm thể hiện sức mạnh kinh tế, quân sự cũng như ảnh hưởng của họ trong khu vực. Cho đến lúc đó, điều quan trọng cần phải nhớ rằng chính phủ Trung Quốc, chứ không phải là lực lượng quân sự, đang điều hành chính sách, và chính phủ nước này dường như đang theo đuổi một chính sách kiềm chế và thận trọng.
Ngay cả khi chính sách đối ngoại của Trung Quốc không thay đổi nhiều trong vài năm đầu sau khi Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường và thế hệ lãnh đạo thứ năm nhậm chức, nhưng câu hỏi cần đặt ra là trong tương lai các thay đổi này sẽ diễn ra như thế nào và có thể mong đợi gì từ nó?
Các vụ bê bối và khó khăn chính trị đã làm các lãnh đạo Trung Quốc khựng lại trong năm vừa qua. Bạc Hy Lai, một thành viên Bộ Chính trị và Bí thư Đảng tại Trùng Khánh, đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản sau khi vợ ông bị kết tội giết chết một doanh nhân người Anh. Trợ lý giám đốc của Hồ Cẩm Đào, Lệnh Kế Hoạch, gần đây đã bị giáng chức sau khi bại lộ việc che đậy một vụ tai nạn gây tử vong bởi xe Ferrari chở đứa con trai của ông ta và hai hành khách nữ; và một buổi tiệc do Đảng chiêu đãi ở Baidaihn vào tháng Tám, các đảng viên đã không thể thống nhất về các cuộc họp quan trọng cho các thế hệ lãnh đạo tiếp theo, điều này chỉ rõ sự chia rẽ mạnh mẽ bên trong Đảng.
Đằng sau những khó khăn này là âm mưu của các bè phái chính trị của Trung Quốc, các Liên đoàn Thanh niên Cộng sản liên kết với Hồ Cẩm Đào, và các phe phái Thượng Hải (Clique), hoặc lớp con cháu chóp bu (Princelings), liên kết với người tiền nhiệm của Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân, và Tổng Bí thư sắp kế nhiệm của Đảng Cộng sản, Tập Cận Bình. Một hệ thống lãnh đạo của Đảng kém thống nhất có thể được coi là tiếng nói bị phân mảnh trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, khi mà các Bộ và các nhóm lợi ích khác nhau theo đuổi các mục tiêu khác nhau, dẫn đến một chính sách đối ngoại khó kiểm soát và có thể có nhiều biến động hơn.
Một nguyên nhân tiềm năng khác mà có thể mang lại sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc là sự leo thang của chủ nghĩa dân tộc tại nước này. Vào đầu tháng Chín, các cuộc biểu tình mang tính chủ nghĩa dân tộc nhắm vào đảo Điếu Ngư – được gọi là quần đảo Senkaku ở Nhật Bản – đã nổ ra trên khắp Trung Quốc, khiến cho các doanh nghiệp Nhật Bản phải đóng cửa ở các thành phố lớn. Một người đàn ông Trung Quốc đã bị đánh đến chết do lái một chiếc xe của Nhật tại thành phố Tây An.
Biểu hiện chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc không phải là mới, nhưng một hệ thống lãnh đạo bị chi rẽ có thể không còn có khả năng để kiểm soát các cuộc biểu tình mang tính chủ nghĩa dân tộc ngày càng thường xuyên hơn, và càng khó để có thể khống chế được nhu cầu dân tộc về một lập trường cứng rắn hơn đối với các chính sách đối ngoại, đặc biệt là các vấn đề toàn vẹn lãnh thổ.
Tiếp dầu vào ngọn lửa của chủ nghĩa dân tộc là mạng Internet và các phương tiện truyền thông xã hội mới mà chính phủ Trung Quốc không còn có thể kiểm soát được chặt chẽ. Nhiều cư dân mạng của Trung Quốc chỉ trích chính sách độc tài trong nước cũng như kêu gọi chính phủ nước này kiên quyết và dứt khoát hơn nữa trong việc tranh chấp lãnh thổ với các nước như Nhật Bản và Việt Nam. Trường hợp xấu nhất này có thể được hiểu rằng chính phủ Trung Quốc không sẵn sàng đàm phán với các nước láng giềng để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ mà sẵn sàng phô trương sức mạnh quân sự của họ.
Nếu kế hoạch kinh tế năm năm hiện nay của Trung Quốc kết thúc vào năm 2015 thành công, các lãnh đạo nước này có thể tự tin về khả năng thực hiện những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại. Nhưng cho đến lúc đó, tầng lớp lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ phải duy trì một chính sách phát triển kinh tế không đối đầu.
* Bài viết này đã được công bố lần đầu bởi Gateway House: Hội đồng Liên lạc Toàn cầu Ấn Độ ở Mumbai: http://www.gatewayhouse.in/. Tác giả Spike Nowak hiện là thực tập viên nghiên cứu tại Gateway House.

nguyen nghia chuyển ngữ, CTV Phía Trước

Spike Nowak, Worldpress / Gateway House

Ngày 2 tháng 11, 2012
© Bản tiếng Việt TC Phía trước 

Lý do thực sự Cốc Khai Lai ám sát doanh nhân Neil Heywood

Vợ chồng Bạc Hy Lai
"...Cốc giết doanh nhân Neil Heywood là vì ông ta biết việc thu hoạch nội tạng của Bạc và Cốc..."
Tiết lộ tội ác thu hoạch nội tạng của Cốc và Bạc Hy Lai dẫn đến việc Heywood bị ám sát
Doanh nhân người Anh bị ám sát Neil Heywood đã biết quá nhiều - và dường như ông ta đã nói ra [gì đó] về điều mình biết. Việc đó, theo một nguồn tin thân thuộc với vấn đề này, đã chính là động cơ cho việc ông ta bị giết.
Sự liên đới của Heywood với cựu quan chức nặng ký của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Bạc Hy Lai (Bo xilai), cùng với vợ của ông ta là rộng lớn hơn những gì đã được đưa tin. Nó dường như còn bao gồm cả việc kiếm lợi nhuận từ tội ác thu hoạch nội tạng sống bằng vũ lực, và từ các thương vụ liên quan đến tử thi. Heywood còn dính líu đến việc trợ giúp vợ chồng Bạc trong các mưu đồ táo bạo.
Heywood được tìm thấy bị đầu độc chết trong khách sạn Lucky Holiday tại đô thị trung tâm vùng phía Tây của Trùng Khánh vào ngày 14 tháng Mười một, 2011. Vào ngày 10 tháng Tư, Cốc Khai Lai (Gu Kailai) và người làm thuê Trương Hiểu Quân (Zhang Xiaojun) được đưa tin là đã bị bắt giữ vì là nghi phạm trong vụ mưu sát.
Ban đầu truyền thông nhà nước mô tả Cốc là giết Heywood do các bất đồng về vấn đề tài chính. Vào ngày 25 tháng Bảy, trong bình luận đầu tiên về vấn đề này từ tháng Tư, có quan ngôn luận của chế độ Tân Hoa Xã đã mô tả tỉ mỉ về động cơ này: do kết quả của những bất đồng về vấn đề thương mại, người ta nói rằng Cốc lo sợ Heywood có thể làm hại con trai bà, Bạc Qua Qua (Bo Guagua), và thế là bà ta quyết định ám sát doanh nhân người Anh này.
Heywood tất nhiên là dính líu đến các thương vụ gia đình Bạc - ông ta đã giúp họ di chuyển ra ngoài Trung Quốc hàng tỉ đô la mà Bạc và Cốc đã thu gom được qua nhiều phi vụ trong Trung Quốc.
Thế nhưng sự dính líu của Heywood đã di xa hơn cả việc di chuyển tiền bạc ra nước ngoài.
Buôn bán nội tạng
Sự dính líu của Heywood với Bạc và Cốc diễn ra vào thời gian họ ở thành phố Đại Liên (Dalian City) ở đông Bắc tỉnh Liêu Ninh (Liaoning). Bạc là thị trưởng thành phố Đại Liên khi cuộc bức hại môn tập luyện tinh thần Pháp Luân Công bắt đầu diễn ra năm 1999, và y đã thăng tiến sự nghiệp của mình bằng việc sớm và nhiệt tình hăng hái ủng hộ cho chiến dịch này.
Đầu tiên là thành phố Đại Liên, và rồi đến cả tỉnh Liêu Ninh, đã trở thành nơi địa ngục đối với học viên Pháp Luân Công sau khi Bạc trở thành người đứng đầu năm 2000.

Neil Heywood. (Screenshot from NTDTV.com)
Theo các báo cáo biên soạn từ website Minh Huệ của Pháp Luân Công, tỉnh Liêu Ninh trong giai đoạn Bạc cai trị đã đứng thứ 4 về con số học viên Pháp Luân Công bị chết do tra tấn và ngược đãi, trong số 33 tỉnh thành và thành phố cấp tỉnh.
Vào tháng Tư 2006, Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin đầu tiên về tội ác thu hoạch nội tạng sống bằng cưỡng đoạt ở Trung Quốc với các câu chuyện chi tiết về một bệnh viện ở Tô Gia Đồn (Sujiatun), một vùng ngoại ô của thủ đô tỉnh Liêu Ninh - thành phố Thẩm Dương (Shanyang City).
Tại thời điểm việc cưỡng đoạt thu hoạch nội tạng sống được lần đầu khám phá, có 5 website khác nhau ở tỉnh Liêu Ninh quảng cáo các cơ quan nội tạng cho việc cấy ghép, với các giá niêm yết - một quả tim giá 180.000 USD, một giác mạc giá 3000 USD. Một công ty lớn nhất kiểu này là ở thành phố Thẩm Dương.
Việc thu hoạch nội tạng từ học viên Pháp Luân Công đã khởi động ngay sau khi cuộc bức hại bắt đầu.
Cựu Bộ trưởng nội các (châu Á - Thái Bình Dương) của Canada, ông David Kilgour và là Công tố viên hoàng gia, cùng với ông David Matas, một luật sư nhân quyền quốc tế, họ đã điều tra các luận chứng về thu hoạch cơ quan nội tạng và đăng một báo cáo tên "Thu hoạch đẫm máu" (Bloody Harvest) sau đó xuất bản thành sách vào tháng Bảy 2006. Họ khẳng định rằng trong các năm từ 2000-2005, 41.500 vụ cấy ghép đã được diễn ra ở Trung Quốc mà hầu hết nguồn cấp cơ quan nội tạng là từ học viên Pháp Luân Công.
Heywood bị cho là có dính líu với Bạc và Cốc trong việc kinh doanh thu hoạch nội tạng ở Liêu Ninh, theo nguồn tin của Đại Kỷ Nguyên, và điều này chính là thứ chứng thực cho lý do xác đáng về cái chết của y. Heywood đã bắt đầu làm rò rỉ các thông tin về sự liên đới của nhóm trong tội ác ghê tởm này.
Buôn bán tử thi
Heywood cũng bị cho là có dính líu đến việc buôn bán tử thi.
Bắt đầu năm 2000, hai nhà máy mởra ở Đại Liên để bảo quản xác người cho các mục đích trưng bày.
Năm 2003, "Tạp chí Cái nhìn Đông phương" (The Oriental Outlook Magazine), một nhánh của cơ quan ngôn luận nhà nước Tân Hoa Xã, đưa tin rằng năm 2003 Trung Quốc đã trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất về các thi hài, và rằng một trong các công ty ở thành phố Đại Liên là công xưởng làm ướp xác lớn nhất trên thế giới.
Đầu năm nay, Đại Kỷ Nguyên đã nhận được thông tin đáng tin cậy từ thành phố Đại Liên rằng một số lượng cực lớn thi thể được dùng cho các công xưởng ướp xác chính là các học viên Pháp Luân Công bị ám hại.
Luật của Trung Quốc ngăn cấm buôn bán tử thi ngoại trừ trong một số tình huống, và Bạc và Cốc đã ở trong một vị trí chức vụ để bảo đảm cho các công ty có thể nhận được các giấy tờ hành chính cần thiết nhằm kiếm lợi nhuận từ các thi thể này.
Thông đồng với các quan chức cao cấp trong Ủy ban Chính trị và Lập pháp (Political and Legislative Affairs Committee-PLAC), như là cựu Chủ tịch PLAC La Cán (Luo Gan), Bạc và Cốc đã lợi dụng các lỗ hổng trong luật Trung Quốc, và ngăn chặn thành viên gia đình của học viên Pháp Luân Công mà bị tra tấn đến chết đòi lại thi thể (thông tin nhận được bởi Đại Kỷ Nguyên đã không cho biết các công ty có nhận thấy được về nguồn gốc của các tử thi)
Thay vào đó, cục an ninh công cộng và tòa án đã thu gom những tử thi và bán chúng với giá cao cho các công xưởng ướp xác. Từ đó các thi hài này được chuyên chở đến các bảo tàng trên khắp thế giới để trưng bày, sinh ra hàng tỉ đô la mỗi năm.
Cốc Khai Lai là người vạch kế hoạch và chỉ đạo về việc quản lý tài chính, tiếp thị trực tuyến trong nước và quốc tế, và mở ra các kênh xuất khẩu dành cho việc thương mại cơ quan nội tạng và thi thể.
Theo nguồn tin của Đại Kỷ Nguyên, Heywood đã hỗ trợ Cốc.
Mưu đồ táo bạo
Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã viết các bài tin độc quyền liên quan đến việc làm thế nào Bạc Hy Lai, trùm an ninh quốc nội Chu Vĩnh Khang, và các thành viên khác trong phe Giang Trạch Dân thiết lập nên trung tâm quyền lực thứ hai trong ĐCSTQ dựa trên PLAC, mà từ đó ý định sẽ để Bạc nắm lấy quyền kiểm soát tại Đại hội Đảng lần thứ 18 trong tháng 10 này.
Khi thời cơ chín muồi, Bạc sẽ hất cẳng Tập Cận Bình (Xi Jinping), người được cho rằng sẽ đứng đầu ĐCSTQ trong hội nghị tới, và nắm quyền lực cai trị Trung Quốc.
Tuy nhiên, những kẻ mưu đồ đã không lường được chuyến bay của vị cựu tay sai của Bạc, Vương Lập Quân đến Lãnh sự quán Mỹ ởThành Đô (Chengdu) vào ngày 6 tháng Hai, mà từ đó phơi bày và hủy diệt toàn bộ kế hoạch.
Theo nguồn tin của Đại Kỷ Nguyên, Cốc đã đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch. Sau khi Cốc bị bắt giam, để thoát tội chết bà ta đã tiết lộcác kế hoạch của Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang nhằm lật đổ Tập Cận Bình. Bà ta cũng thừa nhận chính bà là người liên lạc giữa Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang.
Cốc quả quyết rằng dưới các mệnh lệnh của Bạc và Chu, bà ta đã chỉ đạo các chiến dịch ở nước ngoài nhằm hối lộ các cơ quan truyền thông ngoại quốc và sử dụng họ để đăng các thông cáo nhằm đánh bóng cho thân phận chính trị của Bạc và Chu, đồng thời tấn công và bôi nhọTập Cận Bình.
Cốc đã nhìn nhận Heywood là phụ tá thân cận đáng tin, và ông ta đã giúp các hoạt động bên ngoài Trung Quốc và cũng đã biết về các kế hoạch của Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai.
Cốc bị đưa ra tòa về cái chết của Heywood ngày 9 tháng Tám tại thành phố Hợp Phì (Hefei City), tỉnh An Huy (Anhui). Các nhà phân tích không trông đợi bất kỳ tin tức gì mới về vụ ám sát Heywood có thể đưa ra ngoài sự kiện đó.

10/8/2012

Vương Nhất Như(Wang Yiru)
(vietdaikynguyen.com) 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Mong nhân dân hiến kế cho chính quyền

Nhân dịp kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18-11-1930).


Chiều 11-11, Ban Công tác Mặt trận xóm 4, xã Hải Bắc, huyện Hải Hậu, Nam Định tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc”. Phát biểu với nhân dân trong ngày hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh cần phải giữ gìn đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế, nhất là khi tình hình trong nước và thế giới đang rất phức tạp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại tỉnh Nam Định. Ảnh: TTXVN
Cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã về dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu phố 3, phường 5, quận 3, TP.HCM. Vấn đề chống tham nhũng tiếp tục thu hút nhiều góp ý của người dân. Ông Nguyễn Văn Tòng đề nghị: Xử lý tội phạm tham nhũng cần phải công bằng, không nên có tình trạng vụ “tép riu” thì triệt tới bến, còn những vụ lớn, nổi cộm thì dây dưa, kéo dài, rồi dần cho qua luôn. Tiếp thu ý kiến của người dân, Chủ tịch nước cho rằng cần có nhiều dịp để nghe dân góp ý thế này và trao đổi lại với bà con để hai bên cùng hiểu nhau hơn. Nói về tình hình sắp tới, Chủ tịch nước nhìn nhận kinh tế đất nước sẽ còn gặp nhiều khó khăn và chính tinh thần đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam để vượt qua khó khăn. “Chúng ta phải hành động nhiều hơn. Rất mong bà con hiến kế cho chúng tôi. Công cuộc xây dựng đất nước này là của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân” - Chủ tịch nước nói. 
(PLTP) 

Hình ảnh của cụ bà Hà Thị Nhung trước khi công an cướp xác

Hà Nội: Một bà cụ đột ngột tử vong ngay tại vườn hoa(TTXVN-Vietnamplus)

Lý Trinh Châu - Đây là sự thật đã diễn ra tại vườn hoa Lý Tự Trọng ở Hà Nội vào lúc 9giờ sáng nay, ngày 12 tháng Mười-một năm 2012.
Hình ảnh trung thực này do bà T nhanh tay chụp lại; bà T là một nạn nhân rất lâu năm của bạo quyền, đang ngày đêm cùng với với bà con Dân Oan toàn quốc “bám trụ” tại các vườn hoa từ Mai Xuân Thưởng đến Lý Tự Trọng để tranh đấu đòi công lý và quyền được sống xứng đáng như một con người.
Thỉnh cầu quý cơ quan cho loan tải để sáng tỏ dư luận về cái chết tức tưởi của nạn nhân Hà Thị Nhung – dân oan Thanh Hóa, do công an CSVN vừa gây ra.
Trân trọng thỉnh cầu và xin cảm ơn qúy cơ quan truyền thông.
Lý Trinh Châu – một người bạn của Dân Oan Việt Nam.
Danlambaovn.blogspot.com
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét