Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

HOT - THỜI SỰ TRONG NGÀY

Hôm nay Quốc hội bắt đầu chất vấn Thủ tướng, Thống đốc và 3 bộ trưởng

Người mở đầu phiên chất vấn sáng nay là Bộ trưởng Công thương. Sáng thứ tư, Thủ tướng sẽ "chốt" 2 ngày rưỡi chất vấn - hoạt động nóng nhất ở mỗi kỳ QH.
Theo Ủy ban Thường vụ QH, tính đến chiều 8/11 đã có 146 ý kiến của 68 đại biểu gửi chất vấn các vị bộ trưởng, trưởng ngành.
Trong đó, nhận được nhiều chất vấn nhất là Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Xếp thứ hai là Bộ trưởng Lao động, thương binh và xã hội. Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng nhận được 13 chất vấn, chiếm vị trí thứ ba.
Thường vụ đã thống nhất “chốt” danh sách chất vấn bao gồm Thủ tướng phủ và 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành là: Bộ trưởng Công thương, Xây dựng, Y tế và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Đại biểu QH có 2 ngày rưỡi để chất vấn Thủ tướng và 4 vị trưởng ngành. Ảnh: Minh Thăng
Mở đầu phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai và thứ ba, Quốc hội khoá XIII.. Nếu có chất vấn của đại biểu, một số bộ trưởng sẽ trực tiếp trả lời.
Tiếp đó, Bộ trưởng Công thương sẽ tập trung trả lời các nhóm vấn đề về trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc chủ động và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương giữ ổn định sản xuất; khắc phục những khó khăn, bất cập trong sản xuất kinh doanh (như: hàng hóa tồn kho lớn, doanh nghiệp bị giải thể nhiều; hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan); phát triển thị trường hàng hóa trong nước, ngoài nước; công tác quy hoạch và phát triển thủy điện.
Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Xây dựng tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.
Trong dự kiến ban đầu, ông Hoàng sẽ không đăng đàn lần này, nhưng qua thăm dò sau đó, do nhận được nhiều câu hỏi của ĐB về các vấn đề nóng nên ông được “chấm” để trả lời trực tiếp.
Tiếp sau đó, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng sẽ trả lời các câu hỏi về công tác quản lý nhà nước về thị trường bất động sản, nhất là xử lý bất động sản đóng băng, đất bỏ hoang; đảm bảo đồng bộ cơ sở hạ tầng tại các khu đô thị mới. Công tác quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình xây dựng thuỷ điện (như thủy điện Sông Tranh 2), công trình quan trọng quốc gia; quản lý đầu tư xây dựng, quy hoạch đô thị; vấn đề tham nhũng, thất thoát trong ngành xây dựng…
Cùng “chia lửa” với ông Dũng là các Bộ trưởng: Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Tài nguyên và môi trường; Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Thủ tướng.
Thống đốc Ngân hàng sẽ trả lời chất vấn về thị trường tiền tệ; đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; xử lý ngân hàng yếu kém, nợ xấu, những vụ việc tiêu cực trong ngành, vi phạm vượt trần lãi suất quy định… thị trường vàng, quản lý kinh doanh vàng, vàng miếng; giá vàng trong nước biến động.
Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ sẽ cùng đăng đàn làm rõ thêm các nội dung trên.
Cuối cùng, nữ Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ trả lời về đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh, y đức, ý thức trách nhiệm, trình độ, năng lực nghề nghiệp, quản lý dược phẩm, giá thuốc, viện phí; hành nghề y, dược tư nhân, nhất là cấp phép hành nghề cho cơ sở y tế tư nhân có yếu tố nước ngoài. Chuyện tử vong ở trẻ em, sản phụ do chất lượng khám, chữa bệnh; công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cùng đăng đàn với Bộ trưởng Y tế sẽ là Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Chốt các phiên trả lời của bộ trưởng, sáng thứ tư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời các câu hỏi của đại biểu.
Lê Nhung
(VNN)

Đại biểu chất vấn gay gắt về nguyên nhân nợ xấu và yếu kém trong quản lý thị trường vàng

Thống đốc Nguyễn Văn Bình
Đứng đầu danh sách được lựa chọn cho phiên đăng đàn trực tiếp, thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng là người nhận được nhiều câu hỏi chất vấn bằng văn bản nhất, trong đó có nhiều câu hỏi khá hóc búa của đại biểu quốc hội.
Tập hợp chất vấn của đại biểu quốc hội tại kỳ họp thứ tư tính đến ngày 10.11 cho thấy, sự quan tâm ở 23 phiếu ghi chất vấn tập trung nhiều nhất ở các giải pháp xử lý nợ xấu và quản lý thị trường vàng.
Sáu ngành chiếm trên 80% nợ xấu
Có hơn mười vị đại biểu cùng truy thống đốc về các vấn đề liên quan đến nợ xấu, với băn khoăn về tính xác thực của các con số.
Trả lời câu hỏi của một vị đại biểu đoàn TP.HCM, ông Bình cho biết đến ngày 30.6.2012, nợ xấu theo các tổ chức tín dụng báo cáo là 119.139 tỉ đồng, chiếm 4,49% so với tổng dư nợ tín dụng. Còn theo kết quả thanh tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước, nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 6.2012 chiếm khoảng 8,8% tổng dư nợ tín dụng.
Về cơ cấu, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 3,76% dư nợ tín dụng của nhóm này và chiếm 44,26% tổng nợ xấu của toàn hệ thống.
Các con số tương tự về nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 4,73% và 35,3%; của nhóm công ty tài chính là 12,27% và 7,2%; với nhóm công ty cho thuê tài chính là 44,72% và 6,7%; của các quỹ tín dụng nhân dân là 1,4% và 0,45%.
Nợ xấu của nhóm ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh chiếm 2,86% dư nợ của các đối tượng này và chiếm 5,2% tổng nợ xấu của toàn hệ thống.
Đáng chú ý là lần đầu tiên các con số nợ xấu theo ngành kinh tế được công bố. Theo đó, chỉ riêng nợ xấu của sáu ngành (công nghệ chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản và hoạt động dịch vụ; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô xe máy và xe có động cơ; vận tải, kho bãi; xây dựng) đến cuối tháng 6.2012 đã gần 96.000 tỉ đồng, chiếm 80,49% tổng số nợ xấu của toàn nền kinh tế. (Cụ thể: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 4,33% dư nợ của ngành và 22,5% tổng nợ xấu của toàn hệ thống. Kinh doanh bất động sản và hoạt động dịch vụ là 7,83% và 19,25%. Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô xe máy và xe có động cơ là 4,16% và 18,52%. Vận tải, kho bãi là 11,61% và 11%. Xây dựng là 4,81% và 9,5%).
Bên cạnh nợ xấu, một số vị đại biểu còn truy thống đốc về tác động tiêu cực của lợi ích nhóm với hoạt động của hệ thống.
Dẫn quy định của luật Tổ chức tín dụng, cá nhân sở hữu tối đa không quá 5% vốn điều lệ trong một ngân hàng, một ngân hàng không được phép sở hữu một ngân hàng thứ hai được nắm giữ tối đa 11% vốn điều lệ, một vị đại biểu đã nhắc lại lời thống đốc trước đây: hiện có những ngân hàng chỉ có một, hai cổ đông hoặc một nhóm cổ đông chi phối, thâu tóm, hậu quả dư nợ ngân hàng có đến 70 – 90% phục vụ cho nhóm cổ đông đó, vốn của ngân hàng là do tiền gửi của dân bị nhóm lợi ích sử dụng cho mục đích riêng, bất chấp tiêu chuẩn an toàn; thậm chí khi được hỏi: tiền đâu để nhóm cổ đông mới thâu tóm một ngân hàng cụ thể, thống đốc đã từng trả lời “họ không báo cáo với ngân hàng Nhà nước và chúng tôi cũng không biết họ lấy tiền ở đâu” để chất vấn ông Nguyễn Văn Bình: “Việc quản lý, điều hành hệ thống ngân hàng như vậy sao có thể chấp nhận được? Phải chăng có nguyên nhân từ lợi ích nhóm và điều này gây nên nợ xấu cũng như hàng loạt vụ tiêu cực, vi phạm pháp luật trong hệ thống ngân hàng trong thời gian qua? Thống đốc lý giải vấn đề trên thế nào? Trách nhiệm của thống đốc ra sao?”
Vị đại biểu này cho biết ông đã nhận được câu trả lời nhưng theo ông, nội dung trả lời của thống đốc “vẫn loanh quanh”.
Độc quyền vàng miếng có lợi ích nhóm?
Quản lý thị trường vàng cũng là lĩnh vực bị nhiều đại biểu quốc hội chất vấn.
“Nhà nước có chủ trương độc quyền vàng miếng nhưng thời gian qua ngân hàng Nhà nước lại cho phép một công ty kinh doanh vàng thì đây có phải là lợi ích nhóm không?” một nữ đại biểu hỏi. Một đại biểu đến từ một tỉnh miền núi phía Bắc phản ánh ý kiến của cử tri cho rằng cơ chế độc quyền sản xuất vàng SJC chỉ có “người trong cuộc” hưởng lợi lớn “Vậy nhận định trên của cử tri, theo thống đốc, có đúng không?”
Một câu hỏi khác: “Trước đây thống đốc có hứa ngân hàng Nhà nước sẽ điều tiết để giá vàng trong nước không có mức chênh lệch vượt quá 400.000 đồng/lượng so với giá vàng quốc tế. Thực trạng thị trường vàng trong thời gian gần đây có diễn ra như sự cam kết của thống đốc không? Tại sao? Ngày 25.11.2012 tới đây ngân hàng thương mại không được phép huy động tín dụng bằng vàng miếng, vậy ngân hàng Nhà nước có chính sách, biện pháp gì để huy động số vàng cất giữ trong dân không?”
Một đại biểu khác, là doanh nhân, đề nghị thống đốc ngân hàng Nhà nước cho biết số tiền chênh lệch thu được từ việc chuyển từ các thương hiệu vàng khác sang vàng SJC đến thời điểm này là bao nhiêu và do ai quản lý, sử dụng; việc xử lý trách nhiệm trong việc quản lý thị trường vàng yếu kém đã được thực hiện đến đâu, như thế nào?
Ở một văn bản trả lời, thống đốc Bình thừa nhận từ tháng 4.2012 đến nay giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới, có thời điểm lên đến 3 triệu đồng/lượng. Nhưng không như thời gian trước đây, khoảng cách lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới không đi kèm với hiện tượng sốt vàng, cũng không kéo theo hiện tượng nhập lậu vàng qua biên giới. Nhờ đó, tỷ giá và thị trường ngoại tệ tương đối ổn định, không bị tác động tiêu cực bởi sự biến động của giá vàng.
Việc mua bán vàng miếng của người dân, thống đốc trả lời là sẽ được thực hiện trên thị trường có tổ chức, giá vàng miếng sẽ được xác định dựa trên cơ sở cung cầu của thị trường. “Ngân hàng Nhà nước sẽ đóng vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường vàng miếng giữa các tổ chức được phép kinh doanh vàng miếng nhằm bảo tồn và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước bằng vàng và phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ”, thống đốc khẳng định.
Theo chương trình kỳ họp, ngày 13.11 thống đốc Nguyễn Văn Bình sẽ trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội.
Hà Giang
(SGTT)

Luật pháp có trị được tham nhũng?

Cứ hô hào tiết chế lòng tham đi, nhưng khi có điều kiện, lòng tham vẫn sẽ bùng dậy mạnh mẽ.
Gần đây, tờ báo New York Times đăng tin, một quan chức cao cấp nọ của nước “láng giềng” sở hữu khối tài sản 2,7 tỷ đô-la. Dư luận trong và ngoài nước trở nên ầm ĩ trước thông tin ấy. Để bảo vệ sự trong sạch của mình, quan chức đó gửi đơn đề nghị điều tra cáo buộc này, vì luật sư của ông ta cho rằng, ông “không bao giờ tham gia vào các hoạt động kinh doanh của gia đình”.
Nhờ những bài học căn bản làm người
Trở lại chuyện chống tham nhũng ở xã hội ta. Phải trị vấn nạn này như thế nào, khi công cụ pháp luật “đánh” vào chỗ này thì tham nhũng né một cách tài tình sang chỗ khác. Ngày xưa người ta “đo” giá trị của thời đại bằng việc “người dân đi ngủ không cần phải đóng cửa”. Và thấm thía ở cái chỗ nhận ra “miếng cao lương phong lưu nhưng lợm”.
Thế nên nói cho cùng, chẳng có cách “đánh” nào hiệu quả hơn việc giáo dục những bài học cơ bản làm người.
Đạo Nho có năm điều thường xuyên phải thực hành trong đời đó là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Đạo Phật cũng có năm điều đạo đức căn bản: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Sau đó, để hòa hợp tư tưởng, người ta lý giải, có nhân thì không sát sinh, có nghĩa thì không trộm cắp, có lễ thì không tà dâm, có tín thì không nói dối, có trí thì không uống rượu.
Phải trị vấn nạn tham nhũng như thế nào? Ảnh minh họa

Lòng tham luôn thường trực nơi mỗi con người. Nhưng nhờ có GD, những bài học căn bản để làm người ấy, mà người ta hiểu được, người hiền không phải là người không tham, mà người hiền là người có điều kiện để tham nhưng không tham. Và chỉ khi cái “có điều kiện” ấy xuất hiện thì người ta mới đo được độ thấm của những bài học đạo lý căn bản kia thôi.
Hôm rồi, trong chuyến bay từ Vinh vào Tp. Hồ Chí Minh, máy bay chuẩn bị cất cánh thì nhân viên báo rằng, có một vị khách đã “cầm nhầm” chiếc ví tiền của vị khách khác trong lúc qua cửa an ninh, đề nghị ai cầm cái ví ấy thì trả lại cho khổ chủ.
Lúc đó có một người đàn ông cầm ví tiền đó đi lên và nói, tôi có cầm một cái ví “định bụng” sẽ báo cho quý vị… Nếu nhân viên hàng không không thông báo, thì mọi chuyện sẽ như thế nào? Có thể người đàn ông kia cầm nhầm và quên thật, cũng có thể suy luận theo chiều hướng khác…
Cũng may không xảy ra một cuộc khám xét, máy bay không phải tạm dừng theo yêu cầu của người mất ví tiền, và mọi người không phải nhìn nhau nghi ngờ…
Dù hô hào tiết chế, lòng tham vẫn trỗi dậy
Rõ ràng lòng tham luôn luôn được “cân đong đo đếm” ở những tình huống, những điều kiện dễ dàng đánh thức nó. Cho nên, chỉ khi bê một cục tiền lớn tới trước mặt con người, mới hé lộ ra có tham hay không. Còn không, cứ hô hào tiết chế lòng tham đi, nhưng khi có điều kiện… lòng tham vẫn sẽ bùng dậy mạnh mẽ.
Người ta bảo “đói ăn vụng, túng làm liều”. Nhưng cái đói, cái túng ấy thường rơi vào những kẻ ăn cắp vặt, những kẻ cùng đường… Còn những kẻ tham nhũng, cuộc sống của họ có đến mức “đói” và “túng” không. Ai chẳng biết, có chức có quyền là có điều kiện tối ưu nhất để tham. Tham bằng nhiều cách, từ quà biếu, cây cảnh, thú cưng, cho đến tiền, vàng, đô la…
Pháp luật có trị được tham nhũng không? Ôi, đã bao lần sửa đi đổi lại rồi mà vẫn chỉ như thứ thuốc… bôi ngoài da. Nếu muốn trị phải bắt tận tay, day tận mặt. Nhưng muốn kiếm ra cái chứng cứ ấy có dễ không? Hay những kẻ tham nhũng ấy, sẽ giăng ra đủ thứ thiên la địa võng để thoát tội, chối tội. Người tố cáo không có đủ bằng chứng thì rước họa vào thân, bị đe dọa, trù dập, trả thù, có khi còn phải đánh đổi bằng cả mạng sống.
Cụ Nguyễn Trãi biết rất rõ nên từng thốt lên: “Pháp luật không bằng nhân nghĩa cũng rõ lắm rồi!”. Nói đến nhân nghĩa là nói đến bài học cơ bản làm người. Thiếu cái bài học cơ bản làm người thì có tội ác gì mà con người không dám làm?
Trong Hội thề đền Đồng Cổ xưa, nhà vua và quần thần theo định kỳ phải đứng trước đền thiêng thề rằng: “Làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái thề này, thần minh giết chết“. Thần minh là ai mà đáng sợ vậy? Thần minh có thể là lương tâm. Thần minh có thể là niềm tin và lòng sùng kính thiêng liêng của nhân dân.
Pháp luật có trị được tham lam không? Ôi, đã bao lần sửa đi đổi lại rồi mà vẫn chỉ như thứ thuốc… bôi ngoài da. Nếu muốn trị phải bắt tận tay, day tận mặt. Nhưng muốn kiếm ra cái chứng cứ ấy có dễ không? Hay những kẻ tham nhũng ấy, sẽ giăng ra đủ thứ thiên la địa võng để thoát tội, chối tội. Người tố cáo không có đủ bằng chứng thì rước họa vào thân, bị đe dọa, trù dập, trả thù, có khi còn phải đánh đổi bằng cả mạng sống.
Và họ sẵn sàng chết nếu trái lời thề ấy! Cho nên ở nhiều vùng, người dân mới lập đền, lập miếu giữa làng, giữa chợ, giữa những nơi mà người ta dễ rời rào, xê giậu, cân non bán thiếu, gian lận. Để mỗi khi có chuyện, người ta dắt nhau ra đó và thề. Lời thề sẽ đánh vào tận cùng lương tâm, trước sự chứng kiến của thần minh, của luật nhân- quả báo ứng.
Có thế, các bậc tiền nhân xưa mới vừa giữ được đạo đức của làng xã, vừa giữ được phên giậu của Tổ quốc.
Nhưng chúng ta phòng chống tham nhũng thế nào? Người dân có vũ khí nào để chống tham nhũng đây? Sẽ chẳng khác gì tay không tấc sắt đi “đánh nhau” với xe bọc thép?
Còn phản biện xã hội để chống tham nhũng, chúng ta chống bằng “lời nói” thì ai chẳng chống được? Chỉ riêng chủ trương kê khai, minh bạch tài sản, tiêu chí đầu tiên để hạn chế và kiểm soát tham nhũng, Nhà nước và toàn dân có quyết liệt làm được không?
Ở góc độ khác, tham nhũng còn là bạn đồng hành của hối lộ. Vì thế, trước khi chống lòng tham của kẻ khác, nên chăng mỗi người dân cũng phải biết chống lòng tham của… chính mình, trở về với những bài học cơ bản để làm người. Có khó không? Rất khó. Nếu biết rằng GD cũng là lĩnh vực còn đang loay hoay để ra khỏi “vùng trũng” của việc dạy người.
Không cần phải có con mắt tinh đời nhìn suốt sáu cõi như cụ Nguyễn Du. Cũng chẳng cần phải dài dòng với những chuyện kê khai tài sản, bởi có kê khai thì sẽ có… khai man. Chỉ nhìn vào đồng lương và nhìn vào nhà cao cửa rộng, xe đắt tiền, con cái đi du học, tiêu xài hoang phí là có thể hiểu…
Trước quốc nạn tham nhũng, ai có thể vượt qua giới hạn nguy hiểm, để đòi quyền lực đích thực chống tham nhũng cho người dân?
Câu hỏi cũng đã là câu trả lời!
(TuanVietnam)

Bất động sản “chết” vì mù quáng!

 
Chừng nào chưa đẩy đi được “đống” khách sạn, nhà hàng, chung cư cao cấp đang tồn đọng thì lúc đó lượng vốn cơ bản của nền kinh tế mới giải thoát, TS Nguyễn Minh Phong – Chuyên gia kinh tế của Viên nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Hà Nội chia sẻ khi nói về vấn đề nợ xấu.
Theo đó, TS Nguyễn Minh Phong chia sẻ: Nợ và nợ xấu giờ như một căn bệnh mãn tính, là bạn đồng hành và đã bao phủ tất cả các nước trên thế giới, kể cả những nước giàu và phát triển nhất như Mỹ, Nhật hay các nước EU cho đến những nước nghèo, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nợ và nợ xấu của Việt Nam có mấy điểm đáng lưu sau:
Thứ nhất, tổng số nợ đang tăng dần và vẫn chưa có con số chính xác bởi vẫn chưa có một cơ quan nào đủ uy tín, đủ công phu cũng như thẩm quyền để có thể tập hợp đầy đủ số nợ lại để đưa ra một con số cụ thể. Chính vì vậy, nợ xấu là bao nhiêu lại càng tù mù bởi cái tổng nợ còn chưa rõ thì nợ xấu càng chưa rõ, càng khó xác định. Có thể sẽ chỉ có một vài con số tuyệt đối ở những doanh nghiệp, những trường hợp cụ thể nhưng tổng đánh giá của nền kinh tế lại chưa có.
Thứ hai, đa số nợ, nợ đọng, nợ xấu của nền kinh tế lại rơi vào lĩnh vực BĐS. Trong khi đó, thị trường BĐS lại đang có đặc điểm: Giá hiện đang rất tù mù, không có giá đồng loạt và có dấu hiệu giảm giá rất nhanh; không có cơ chế đánh giá lúc thị trường trầm lắng; thậm chí, có thể nợ xấu BĐS sẽ bị che giấu bởi “nghệ thuật” tài chính, kế toán như chấp BĐS, mà lại được thế chấp đi thế chấp lại nhiều lần khiến giá BĐS được tính vống lên, còn trong vấn đề kế toán thì việc phân chia nợ, phân chia đầu tư cũng được thực hiện để tạo nên một cơ cấu che giấu nợ;...
Chính vì vậy, có thể nói, nợ xấu trong lĩnh vực BĐS là một trong những con số tù mù, khó xác định nhất. Điều này thể hiện rõ trong một phát biểu gần đây khi mà Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, trong số 2 triệu tỉ đồng dư nợ trong hệ thống NH thì đã có tới 1 triệu tỉ đồng dư nợ nằm trong BĐS nhưng ngay sau đó, Phó Thống đốc NHNN lại cho rằng con số đó chỉ là 5%. Thế có nghĩa là con số nợ xấu BĐS sẽ lệch nhau từ 5 đến 50%.
Lý giải cho tình trạng trên, TS Nguyễn Minh Phong đã thẳng thắn chỉ ra rằng, các doanh nghiệp BĐS đã đầu tư một cách quá mù quáng theo hướng không cân nhắc thị trường. Đầu tư vào những lĩnh vực, cơ cấu sản phẩm rất to, rất hoành tráng và rất nhiều tiền với hy vọng là trên tổng số vốn như vậy sẽ kiếm được lợi nhuận lớn mà không tính tới chuyện bán được hàng hay không. Vì vậy mới xảy ra tình trạng tất cả đổ dồn vào BĐS cao cấp, tất cả phải đổ dồn vào phân khúc căn hộ diện tích hàng trăm m2, còn loại căn hộ 20 hay 30 m2 thì lại chẳng ai làm vì chi phí lớn mà lợi nhuận thì thấp.
“Ngoài ra, tầng lớp trung gian và sức thanh toán thực tế của thị trường không lớn như người ta tưởng hoặc đã bị đánh giá nhầm. Trước đây, NH cho vay xong lại thế chấp rồi lại cho vay thế chấp tạo ra cái giống như dư nợ của Mỹ là những sản phẩm thế chấp quay vòng, cùng với những khoản vay dưới chuẩn đã tạo ra nợ xấu”, TS Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.

Thanh Ngọc
(Petrotimes)

Truyện ngắn: Nói không với gian lận trong thi cử

(Truyện ngắn) Lê Hiến Thành
Cả tháng nay lúc nào Bà Thoa cũng cảm thấy bồn chồn, lo lắng. Đêm nay bà lại khó ngủ. Đã 2 giờ đêm rồi mà bà vẫn trằn trọc không sao nhắm mắt được. Nhất là sau cuộc họp thường vụ chiều nay, hình như sự bất ổn lại có chiều hướng tăng lên… Mọi việc thì có vẻ vẫn đang bình thường cả. Thậm trí thu nhập vài tháng nay của bà có phần dồi dào hơn trước. Đứa con gái nhỏ thì vừa mới tốt nghiệp trường Đại học Công đoàn nhưng đã có người hứa sẽ cho cháu vào làm tại văn phòng cơ quan một Bộ trên Hà Nội. Con nhà khác mà học như nó thì vào đại học cũng khó chứ nói gì học xong lại được bố trí vào làm tại ở một cơ quan cấp Bộ - bà nghĩ. Tất nhiên mọi cái cũng đều có giá của nó chứ có phải ai cho không ai đâu? Nhưng cũng phải nói cái cậu Hữu nó tham mưu đúng đấy chứ. Bản thân nó cũng chỉ học Công đoàn tại chức mà bây giờ đã lên đến cấp vụ rồi còn gì. Thôi thế là ổn. Một khi đã có cái bằng Đại học rồi thì làm gì mà chẳng được, có ai người ta hỏi học ngành nào bao giờ đâu. Khối ông trong Trung Ương cũng chỉ có bằng tại chức hay chứng chỉ chính trị đấy thôi. Lâu rồi, cho nó học tiếp Thạc sĩ rồi Tiến sĩ thì chẳng có gì khó cả.
 Vậy thì có gì mà bà cứ cảm thấy bứt dứt khó chịu nhỉ? Ừ phải rồi, cũng lại cái chuyện học với bằng cấp, nhưng lại là việc học của bà. Thực ra bà cũng chẳng muốn học  làm gì nữa, bà biết khả năng của mình lắm chứ. Thứ nhất, cái khả năng học thật của bà là không có, thứ hai, tuổi bà đã cao quá rồi học càng khó vào, thứ ba nữa là học để lên quan lên chức thì bà đã chẳng có rồi sao? Thực tế bà mới chỉ học dở dang lớp 7 thôi mà bây gìơ bà đang ngồi ở một cương vị cao ngất ngưởng rồi còn gì. Con người ta ăn nhau ở cái số thật. Số là lúc còn đang học dở dang cấp Hai thì chiến tranh của Mỹ leo thang ra miền Bắc, bà tham gia dân quân tự vệ, cũng có ít nhiều thành tích; nhưng cái chính phải nói lúc trẻ nom bà cũng trắng trẻo phốp pháp, bà lại rất cởi mở và hào phóng nên các bác bề trên rất để ý, chiếu cố và thế là con đường quan lộ của bà cứ thế mà thẳng tiến. Bà cứ tiến đều đều từ cán bộ phong trào Đoàn lên đến cấp Bộ rồi vào thẳng Trưng Ương lúc nào không biết. Kể ra với trình độ của bà mà vào ngồi được ở vị trí này thì có lẽ cả Việt nam thậm trí trên thế giới chưa có ai ấy chứ. Nhưng đã vào vị trí này về lâu về dài là phải có bằng cấp một chút, để không ai người ta nói ra nói vào được. Nghĩ đi cũng phải nghĩ lại chứ. Khối lần họp Hội đồng chẳng phải có mấy đứa ghen ăn tức ở bới móc chuyện này chuyện kia cũng chỉ liên quan đến cái bằng, cái chứng chỉ là gì. Đành rằng trong số chúng nó, khối đứa cũng chẳng học hành ra gì đâu, nhưng giấy trắng mực đen thì ai mà cãi được. Trong lý lịch của chúng nó rõ ràng là Thạc sỹ nọ, Tiến sĩ kia rất chi tiết. Mấy lỵ, phải thừa nhận đưa danh thiếp ra có đề GS.TS  thì cũng danh giá lắm chứ. Chức vụ rồi thì cũng sẽ qua đi, quan nhất thời dân vạn đại mà. Nhưng GS.TS lại là chuyện muôn đời, danh giá cho cả dòng họ ấy chứ. Nghĩ đến đấy bà cũng thấy hào hứng lắm.
Nhớ lại ngày xưa bà chạy được cái bằng phổ thông lớp 10 là cả một quá trình công phu, có thể viết thành tiểu thuyết được. Nhưng đấy là ngày xưa, cái thời kì bao cấp - thiên đường của những người như bà đã qua rồi. Vả lại thời ấy bà còn trẻ, đang độ phơi phới, nói ai mà người ta chẳng đồng ý giúp đỡ, thậm trí chưa nói, đã có “cụ” đề xuất rồi còn gì. Nghĩ  đến đây, bà vội ôm chặt lấy chiếc gối lông chim mềm và thở dài - cũng phải công nhận hồi đó ai cũng bảo mình nom còn “ngon” hơn cả gái một con. Mà quả thật sau khi có con Thu, kinh tế gia đình bắt đầu khá giả, có tí chức tí quyền vào nó có khác, có điều kiện chăm sóc bản thân hơn là thời kì nuôi con Thảo. Thế  rồi đến cái bằng chính trị cao cấp thì đương nhiên là phải có, bởi vì mình có học thật. Đã ngồi ở cấp cao thì đương nhiên là phải theo học lớp đó, mà là Đảng, Nhà nước bố trí học hành đàng hoàng chứ có phải gian lận gì đâu - Bà nghĩ, thực ra mình cũng chẳng học được mấy ngày nhưng dù sao vẫn là chính khoá, còn chuyện nghỉ học do bận công tác thì rất bình thường, bài tập vẫn nộp đều  đặn, các kỳ thi vẫn đủ kết quả là được. Phải công nhận cái cậu Minh lúc đó nó cũng nhiệt tình, nó làm bài vở cho mình rất chu đáo, thậm trí mình còn được tuyên dương là học tập tốt, điểm thi cao. Nghĩ lại mà thấy cũng may. Đúng là nhà có phúc. Nhưng ngày xưa với ngày nay đã khác nhiều rồi – bà lại nghĩ tiếp - giá bây giờ chỉ cần bà ở cái tuổi 40 thôi thì mọi việc đã có thể khác. Lúc bà ở cái tuổi bốn mươi, con gái cũng khối đứa không theo nổi bà nhưng ngoài 50 mươi thì còn có gì để mà nói nữa. Những người trước đây bao lót cho bà nay cũng đã già hoặc về nghỉ cả rồi. Nghĩ đến đây bất chợt bà thấy nuối tiếc một thời của bà, cái thời kỳ hoàng kim với sự đào hoa, hãnh tiến. Những kỉ niệm một thời, những gương mặt thân quen, những mối quan hệ riêng tư của bà lần lượt hiện ra rồi lại nhoà đi chồng chéo, đan xen và ẩn hiện trong ký ức khiến bà thiếp đi lúc nào không biết.
Sớm hôm sau bà dậy muộn hơn mọi ngày. Thông thường bà dậy vào lúc 7giờ kém 15. Tâp thể dục và vệ sinh cá nhân chừng 30 phút rồi ngồi vào bàn ăn đã được con bé giúp việc và cả ông chồng chuẩn bị sẵn. Bà ăn sáng nhanh, chẳng trò chuyện với ai, mà cũng chẳng có ai ngoài ông chồng vô tích sự (ông chồng ngày xưa cùng du kích với bà ở Thanh Hóa, sau đi bộ đội, nay làm cán bộ ở công ty vệ sinh của thành phố). Con gái lớn thì đã có việc làm ở Hà Nội vài năm nay, còn con nhỏ thì thường dậy muộn hơn và nó rất ít khi ăn sáng cùng bố mẹ.
Như thường lệ, đúng 8 giờ kém 15 chú lái xe đã đợi sẵn ở cổng nhà. Bà không có thói quen uống trà hay cà phê ở nhà vì tới công sở đằng nào mà chẳng có ấm trà hảo hạng còn cà phê thì khi có nhu cầu, chỉ vài phút sau là có. Từ nhà tới công sở cũng chỉ 10 phút đồng hồ, vậy là thông thường bao giờ bà cũng đến công sở 5 phút trước giờ làm việc. Chính cái thói quen này mà bà được mọi người đánh giá là gương mẫu nhất so với những người tiền nhiệm.
Hôm nay bà đến công sở vào lúc 8 giờ 30. Lẽ dĩ nhiên bà muốn đến lúc nào mà chẳng được, thậm chí bà không đến thì cũng chẳng ai dám hỏi bà đi đâu. Người như bà thì thiếu gì các cuộc hội họp, gặp mặt ở bất cứ đâu. Vừa tới phòng làm việc bà đã bảo cô thư ký mở internet tìm cái mục bằng giả, bằng dởm cho bà. Bà cũng được hướng dẫn cách tra tìm trong mạng xong bà rất hay quên nên thường xuyên có thư ký tìm giúp.
-    Thưa cô xong rồi đấy ạ - thư kí nói
-   
Cứ để đấy cho cô - bà nói - cháu sang báo với văn phòng chuẩn bị phòng khách cho cô tiếp khách lúc 14 giờ và mời chú Phong chánh Văn phòng cùng với Tổ chức, Thanh tra lên phòng hội ý với cô vào lúc 13giờ15 nhé.
-  Thưa cô cháu rõ rồi ạ
Thanh Hương, thư kí mới của bà vừa được chuyển lên từ Văn phòng Tỉnh Đoàn. Hương mới lên giúp cho bà nhưng cô bé đã khá thạo công việc giấy tờ, vi tính, giờ giấc và cả tính nết của bà. Ngay cái việc đánh vần chữ của bà nó cũng tỏ ra rất thạo. Người tiền nhiệm của Hương bị chuyển đi nơi làm việc khác cũng chỉ tại đánh vần sai chữ của bà. Về khoản chữ nghĩa thì bác sĩ phải gọi bà bằng sự phụ. Chữ bà vừa xấu, vừa tối nghĩa, không rõ ràng mạch lạc, lại hay xoá rất nhiều, người đọc cứ phải vừa đoán vừa ướm ý của bà mà luận ra. Đã thế bà hay thích dùng từ mới, từ lạ. Hễ nghe thấy ai nói từ nào có vẻ khoa học, hơi lạ một chút, thế nào bà cũng học và ứng dụng ngay lập tức mặc dù bà cũng còn lơ mơ chưa hiểu hết ý nghĩa của từ đó. Kể cả tiếng nước ngoài, bà mới nghe loáng thoáng, khi gặp dịp bà cũng phang bừa ra làm cho tây cũng không nhịn được cưòi. Chính cái sự ham học ấy của bà mà làm cho khối người phải bị thuyên chuyển công tác hay ít nhất cũng bị cho là “thiếu tích luỹ” hoặc “không chịu cập nhật thông tin”. Cũng phải thông cảm cho bà, thời chiến tranh học hành làm sao có thể chu đáo được, với lại cái chữ nó cũng tuềnh toàng y như con người của bà. Dù sao chăng nữa bà cũng được cái tiếng là ham học hỏi.
Uống một ly nước trà đã được pha sẵn, bà ngồi ôm lấy màn hình đọc ngấu nghiến những thông tin trong mạng.
Trên một trang mạng viết: Hiện nay có rất nhiều lời chào rao bán bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ, thậm trí cả Giáo sư trên mạng. Chẳng hạn trường Đại học Corllins bán một bằng Tiến sĩ chỉ có 600 USD đến 5000 USD là cùng. Mục rao bán này còn nói rõ là bằng này có thể dùng để xin việc ở một số nước kém phát triển, thậm trí ngay một số nơi ở Mỹ.
Thôi chết rồi - bà lo lắng đọc tiếp trên một mạng khác: Ông NVA của tỉnh nhà vừa mua bằng tiên sĩ 17.000 USD do trường đại học Nam Thái bình Dương ( Southern Pacific University) cấp. Mạng này cũng nói rõ: Trường này là nhái tên thật của trường FIJI là University of South Pacifìc!. Trường Nam Thái bình Dương mà ông NVA mua hiện nằm trong danh sách 50 trường bị chính quyền bang Hawaii khởi tố, thua kiện và bị đóng cửa.
Chết thật – bà chột dạ - đúng là cái bằng nó nói với mình rồi. Mà mình có biết gì đâu, chỉ tại cái thằng Khoa nó cứ thuyết phục mình là rất dễ, rất an toàn. Nó nói - mà chị có phải bỏ tiền ra đâu cơ chứ. Nó còn nói rõ là chi phí này được trích từ quỹ hỗ trợ chương trình học do Viện Kinh tế của Bộ Tài chính giới thiệu.
 Ấy thế mới chết đấy- bà nghĩ - nếu là do tiền của mình trả thì coi như hy sinh luôn 17.000 USD đi cũng chẳng sao; đằng này do Bộ tài chính giới thiệu, thì rõ ràng danh sách sờ sờ ra đấy, làm sao mà chạy được nữa. Vứt đi cũng chẳng xong.
Thằng Khoa nó còn nói tổng cộng có 10 cái bằng như thế được cấp trong dịp này, mà chị đương nhiên là được ưu tiên hàng đầu rồi.
Có tiếng của Hương đi vào
-   Cô có đọc được không ạ?
-  
(Bà Thoa) Được, Thông tin ở đây cũng chỉ để tham khảo thôi nhưng cũng phải đọc để mà biết - bà nói hình như với chính bà, chứ thư kí thì làm sao mà nó có quyền hỏi để mà bà phải trả lời.
-   (Thư ký) Cô nghỉ tay chuẩn bị xơi cơm và nghỉ ngơi để đầu giờ chiều họp ạ
-  
(bà Thoa) Đã 12giờ rồi cơ à - mải làm quá, quên cả giờ giấc.
 Ăn vội mấy miếng cơm với canh chua do người cần vụ đưa vào, bà lại ngồi ngây ra một hồi lâu như thể vừa bị mất cái gì lớn lắm.
- (bà Thoa) Đúng là chẳng có dại nào giống dại nào. Già rồi vẫn còn dại- bà nghĩ.
Vậy là chiều nay bà phải đối mặt với phóng viên báo Tuổi Trẻ, và Dân trí, bà phải trả lời những chất vấn xung quanh vấn đề có hay không chuyện mua bằng dởm, bằng giả ở tỉnh nhà.
-  Thế mới oái oăm chứ - bà nghĩ - không biết liệu chúng nó đã biết về trường hợp của mình chưa nhỉ? Chúng nó vô tư hay thăm dò và chơi sỏ mình đây?
Bà đã có nhiều kinh nghiệm trả lời bọn nhà báo, phóng viên rồi nhưng quả thực đây là trường hợp khó xử. Cứ như thế, bà lật đi lật lại vấn đề, đưa ra câu hỏi rồi lại tự tră lời dễ đến cả chục lần.
Đồng hồ đã điểm 13giờ. Bà vào nhà vệ sinh rửa mặt cho thoải mái, thay đồ đúng kiểu chính khách, xoa ít phấn và son lên mặt, lên môi và không quên sức chút nước hoa cho phấn chấn và tự tin.
Hương đẩy cửa bước vào – Thưa cô, các chú Phong, chú Tòng và chú Quốc Anh đang chờ ở ngoài cửa ạ.
- Mời các chú vào.
Cuộc hội ý của bà với các cộng sự liên đới diễn ra trong vòng 30 phút. Có lẽ bà muốn căn dặn kĩ cho các đàn em cách cư xử với bọn nhà báo này. Thông thường để đối phó với vấn đề phức tạp, vấn đề nhạy cảm bà hay chuẩn bị tư tưởng cho họ rất cụ thể, không phải muốn nói gì thì nói, có gì nói vậy thì chết với bà. Chẳng ai dám “cầm đèn chạy trước ô tô”.
Thông thường tiếp nhà báo thì bà vẫn tiếp ở phòng riêng của bà, nhưng trường hợp này tốt nhất là nên để các phòng ban cùng gánh trách nhiệm, bà không muốn một mình trả lời họ.
Đúng 14 giờ bà bước vào phòng khách với nụ cười thường trực
-  
Chào chị - mọi người đồng thanh.
-   
Xin chào các anh chị nhà báo - vừa nói bà vừa giang tay rất ngoại giao bắt tay hai vị khách một nam, một nữ.
-   Chánh văn phòng Lê Phong: Xin giới thiệu với chị: Nhà báo Thanh Tùng đây là phóng viên báo Tuổi trẻ, còn cô Thu Nga là phóng viên của Báo Dân trí. Và xin giới thiệu với anh chị, cùng làm việc hôm nay có đồng chí Tòng - Trưởng ban Tổ chức, đồng chí Quốc Anh là Phó Thanh tra của chúng tôi.
-   (Bà Thoa) Được tiếp một lúc hai tờ báo lớn thế này, quả là Tỉnh nhà nổi tiếng đây- bà đi thẳng vào vấn đề, chúng tôi có thể cung cấp cho các vị những thông tin gì đây?
-  Nhà báo Thanh Tùng: Thưa chị, chúng em đã có thông báo cho anh Lê Phong biết về nội dung làm việc hôm nay của chúng em, chắc anh Phong đã báo cáo chị?
-  ( bà Thoa) Tôi cũng mới vừa đi công tác về, chỉ nghe nói sơ sơ thôi chứ cụ thể như thế nào thì cũng chưa rõ lắm, các bạn cứ cho biết yêu cầu, mục đích, chúng tôi sẽ hết sức hợp tác, giúp đỡ. Có các đồng chí phụ trách các mảng công việc đây, có gì các đồng chí ấy sẽ báo cáo chi tiết rồi ta cùng xem xét. Có phải không các đồng chí?
-  
Nhà báo Thanh Tùng: Nội dung chính chúng em muốn tìm hiểu lần này là xung quanh những lời đồn về cái bằng Tiến sĩ của ông NVA. Trên các trang mạng họ đưa ra nhiều thông tin, có dẫn chứng chi tiết lắm nhưng đó là thông tin ngoài luồng. Là những tờ báo chính thống, có uy tín, chúng em không muốn đưa ra những tin chưa có sự điều tra chính xác và đặc biệt những vấn đề nhạy cảm trước khi đưa ra công luận, vì vậy rất  muốn xin ý kiến chỉ đạo của chị.
-   Bà Thoa: Cho tới giờ phút này, thực sự chúng tôi cũng chưa có một kết luận chính thức nào cả. Khi nghe dư luận, trách nhiệm của chúng tôi là phải tìm hiểu thật chính xác mới xử lý. Cũng như ý của nhà báo, mình không thể nghe theo dư luận một cách thụ động được. Cứ theo dư luận mà làm thì có ngày chết. Nhất là liên quan đến sinh mạng chính trị của cán bộ thì lại càng phải thận trọng.
-  Chánh văn phòng Lê Phong: Báo cáo chị và các đồng chí phóng viên, về vấn đề này, sau khi nhận được thông tin tôi đã  trực tiếp làm việc với ông NVA thì cũng được ông ấy giải thích khá rõ ràng. Ông ấy có cho tôi xem cái bằng, nom rất đẹp, có cả dấu xanh, dấu đỏ, chữ kí rõ ràng. Chữ nước ngoài thì tôi không biết nhưng có tên chính xác là ông NVA. Về phía chúng tôi, chức năng và quyền hạn không cho phép giám định cái bằng của ông ấy là thật hay giả, vì thế không thể nói một cách hồ đồ đó là bằng giả được. Có lẽ vấn đề này phải được một cơ quan chuyên môn nào đó xác nhận, kết kuận thì mới đúng.
-   Trưởng Ban Tổ chức Nguyễn Đức Tòng: Liên quan đến vấn đề nhân sự thì tôi khẳng định ông NVA là người từ trước tới nay rất gương mẫu, chưa có một tiền án tiền sự nào, chưa bao giờ có những dấu hiệu cố tình làm sai trái quy định của pháp luật hay nghị quyết. Còn trình độ tiếng Anh của ông ấy đến đâu thì tôi chịu, chỉ biết là ông ấy có đủ bằng A, B, C và trên C kèm trong lý lịch chứ tôi có biết tiếng Anh đâu và làm gì có quyền kiểm tra sát hạch ông ấy. Việc này có lẽ phải do bên Giáo dục Đào tạo họ có chức năng, thẩm quyền thanh tra.
-  (bà Thoa) Thế còn ý kiến của Thanh tra thì sao? bà yêu cầu.
-  Phó chánh Thanh tra Quốc Anh: Báo cáo chị và các đồng chi, tôi đã đề nghị với anh em lên bộ Giáo dục Đào tạo và bộ Ngoại giao tìm hiểu thêm về các thông tin có liên quan đến các trường đại học bên Mỹ cũng như vấn đề học từ xa, hệ thống cấp bằng, công nhận văn bằng như thế nào để có cơ sở kết luận. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả gì cụ thể. Có người nói hệ thống đào tạo của mình khác, người ta khác, rất khó so sánh. Theo điều 14 của Luật Giáo dục năm 2005 thì các đương sự phải trình Bộ Giáo dục Đào tạo văn bằng, luận án, danh sách công trình,  quá trình đào tạo… để chứng thực bằng tiến sĩ này là thật để sử dụng. Tuy nhiên hiện nay theo báo cáo, có rất nhiều người có bằng Tiến sĩ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của điều luật 14.
-  (bà thoa) Cũng phức tạp và rắc rối gớm nhỉ - bà nói - mời các phóng viên uống cà phê, ăn bánh đi và cho chúng tôi biết thêm về những trường hợp tương tự ở những nơi khác nếu có.
-   Phóng viên Thu Nga: Báo cáo chị với các anh: Trên thực tế, chúng em đã tiếp cận với vấn đề này khá nhiều nhưng cũng chỉ dừng lại ở cấp đại học và những chứng chỉ bổ xung kèm vào lý lịch thôi chứ trường hợp như thế này thì em chưa thấy.
-   Nhà báo Thanh Tùng: Thực ra là cũng có, mà không phải ít, nhưng mức độ trắng trợn như trường hợp này mà tin mạng đã đưa thì chưa thấy. Một số người có đi nước nào đó một thời gian, thậm trí đi vài lần, cũng có đăng kí học nhưng có thể không học, cũng chẳng có công trình nào công bố hay được đăng trong các tạp chí khoa học, sau một thời gian vẫn có bằng. Việc mua bán là có thể, nhưng chẳng ai chứng minh được là họ mua bao nhiêu, mua lúc nào, bởi văn bằng của họ vẫn là văn bằng thật, trường vẫn là trường thật. Theo tôi được biết ngay ở một số trường của các nước phát triển cũng có một tỷ lệ nhỏ bị một tổ chức trung gian lợi dụng cấp bằng “dởm” cho những người có nhu cầu, mà khu vực này hình như là Singapore hoặc Malaysia điều hành.
-    Chánh Văn phòng Lê Phong: Vậy là sơ bộ có thể kết luận, trường hợp này có thể là bằng thật gửi từ nước ngoài về hẳn hoi, nhưng trường đó có phải là trường giả không thì chúng ta chưa thể kết luận được.
-  Trưởng ban Tổ chức: Cái việc ông NVA mua hay không, mua bao nhiêu cũng chưa có căn cứ, bời vì rất có thể ông ấy học từ xa là chính, còn việc bảo vệ thì có mất bao nhiêu ngày đâu. Chính tôi đã giúp ông ấy làm thủ tục đi Mỹ hai lần rồi.
-  (bà Thoa) Như vậy là tương đối rõ đấy nhỉ - bà nói - theo tôi các đồng chí tiếp tục tìm hiểu thêm, nhất là vấn đề mua hay không mua là rất quan trọng. Có thể ông NVA nộp hồ sơ theo học từ xa ở vào một trường chất lượng không cao, họ không đòi hỏi nhiều điều kiện và cái bằng đó có thể là bằng không danh giá như những tấm bằng của các trường nổi tiếng nhưng nó cũng là bằng thật thì sao? Đây là cả một sinh mệnh chính trị của cán bộ cho nên phải hết sức cẩn thận trước khi kết luận.
- Nhà báo Thanh Tùng: Vậy theo ý chỉ đạo của chị là hãy tạm dừng chưa đưa tin  hay cứ đưa tin ở mức độ biết sao nói vậy?
-  (bà Thoa) Làm sao tôi dám dạy các nhà báo nói gì - bà cười rất hóm hỉnh, tôi muốn nói với các cộng sự của tôi rằng: Phải tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với các cấp, các ngành, các cơ quan chuyên môn, các cơ quan chức năng điều tra phản hồi chính xác xong rồi mới kết luận. Không nên kết luận vội vàng, đến lúc sửa sai rất khó, mà nhỡ oan uổng, họ kiện ra toà là chết. Bây giờ dân chủ cao lắm rồi, thậm trí có báo bị kiện lại còn bị đóng cửa ấy chứ có phải đùa đâu, phải không các phóng viên - bà lại cười rất khó hiểu.
Nói xong bà xin phép có cuộc họp với cấp trên, bà không tiếp tục tham gia được, mọi việc uỷ quyền cho Chánh Văn phòng và hai cộng sự làm việc với các phóng viên. Bà đứng dậy bắt tay hai vị khách
-  (bà Thoa) Anh Lê Phong chủ trì làm việc thật cụ thể với các phóng viên và báo cáo tôi sau. Hôm nay tôi bận nếu không thì đã đi ăn tối cùng hai nhà báo. Tôi cũng có cảm tình với nghề này lắm và cũng thường xuyên giao du với mấy ông Tổng biên tập để có thêm thông tin, kiến thức. Anh Phong bố trí cơm nước chu đáo cho hai nhà báo tối nay nhé. Nếu chưa xong việc thì mời nghỉ lại nhà khách Tỉnh một đêm cho biết, mai ta lại làm việc tiếp. Bà cười rồi chào mọi người đi ra khỏi phòng.
Bà về phòng riêng, ngồi ngả lưng suy nghĩ một lát, rồi nhấc điện thoại gọi cho Khoa. Bà nói: Em phải kiểm tra ngay lập tức thông tin về 10 cái bằng được trích từ quỹ của Bộ Tài chính rồi báo cáo chị biết. Nếu đã có rồi thì bằng mọi cách bỏ cái bằng của chị ra khỏi danh sách đó. Nếu không thể được thì chuẩn bị phương án hai: tìm và thay thế ngay một cô nào đó trùng với tên của chị và bảo nó đứng ra nhận hết. Mọi chi phí tốn bao nhiêu em cứ nói, chi sẽ lo.
Bà đặt máy xuống lấy một viên thuốc an thần uống, tư lự một lát rồi lại nhấc máy:
Văn phòng Tỉnh Đoàn đấy à? Loan đấy có phải không? Ngày mai trong cuộc mít tinh, nói chuyện với thanh niên của Tỉnh, cô sẽ tham gia nhưng chỉ có mặt đầu giờ thôi, sau đó cô bận không dự tiếp được. Cháu bố trí cô nói chừng 45 phút. Bài nói chuyện của cô có tiêu đề là: Thanh niên với phong trào “nói không với gian lận trong thi cử”. Cháu liên hệ với Hương thư kí bên cô lấy toàn văn bài nói chuyện đó để in sẵn cho đại biều nhé.
Bà đặt máy xuống. Một ngày làm việc đầy tích cực và hiệu quả của bà đã kết thúc.  
(Trần Nhương)

Gặp lại cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

Mới đây, vào dịp Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ GTVT và tỉnh Nghệ An xúm tay cải tạo nâng cấp khu di tích lịch sử Truông Bồn, nơi 13 TNXP hy sinh, chúng tôi may mắn có một lúc được ngồi lại với cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Ấm tình đồng đội
...Vừa mới vào Vinh, không rõ ông đã nghỉ ngơi gì chưa nhưng đã thấy ông kịp có mặt tại cuộc gặp của Ban liên lạc cựu chiến binh Trung Đoàn 9 Anh hùng.
Trung đoàn 9, nơi ông từng là Chính ủy Trung đoàn từ năm 1963 đến năm 1970 và cuộc tấn công Mậu Thân năm 1968, ông kiêm chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9. Năm 2012 cũng là thời điểm Trung đoàn 9 Anh hùng mang tên Cù Chính Lan tròn 65 tuổi.
Nội dung cuộc gặp cũng giản dị. Ôn lại một quá khứ những năm tháng hào hùng, ăm ắp chiến công.
Trong trường hợp có thể, các cựu binh liên hệ nối mạng để đẩy nhanh công việc tìm kiếm phần mộ các liệt sĩ, quan tâm hơn đến đời sống vật chất tinh thần các thương binh, người thân liệt sĩ Trung đoàn. Động viên nhau làm tốt vai trò công dân với tư cách cựu binh của Trung đoàn anh hùng vv...
Tôi kính cẩn ngước sang những chiến binh từng liên miên trận mạc, những thường phục, nhưng cũng nhiều quân phục tề chỉnh, ngực đỏ huân, huy chương...

Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và các đồng đội cũ Ảnh: Xuân Ba
Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và các đồng đội cũ. Ảnh: Xuân Ba.
Lựa lúc cuộc gặp giải lao để chụp hình, tôi nối thêm chuyện với một số cựu binh, kỷ niệm nào ấn tượng nhất đối với vị chính ủy Trung đoàn Lê Khả Phiêu? Đại tá Trần Hữu Thông bộc bạch ngay, ở chính ủy Lê Khả Phiêu, phẩm chất nổi trội đó là tình người rất sâu đậm.
Trong quá trình chiến đấu, Ban cán bộ của Trung đoàn xử lý việc khi có một cán bộ quân sự hoặc chính trị ở cấp đại đội, tiểu đoàn chỉ huy đơn vị đánh không thắng, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu hoặc đơn giản mắc khuyết điểm thì Ban cán bộ thường xử lý bằng cách điều động đồng chí cán bộ đó lên cơ quan tham mưu.
Cán bộ chính trị thì điều lên cơ quan chính trị. Hậu cần thì điều lên cơ quan hậu cần để kiểm điểm thi hành kỷ luật.
Nhưng với Chính ủy Lê Khả Phiêu thì khác. Đồng chí vẫn để đồng chí cán bộ đó ở đơn vị cũ. Vẫn tiếp tục nhiệm vụ cũ, và tiếp tục kiểm điểm rút kinh nghiệm sửa chữa khuyết điểm, lỗi lầm đã phạm phải.
Tất nhiên cấp ủy cử cán bộ theo dõi đôn đốc uốn nắn. Đồng chí thẳng thắn rằng, Trung đoàn không phải là cái giỏ để đựng mọi thứ! Là nơi có biên chế chứ không phải là địa điểm để lưu dung cán bộ. Trong chiến đấu có thắng có hòa thậm chí có thua có tổn thất là việc bình thường.
Ai cũng muốn đánh thắng, có muốn thua đâu. Thua trận này rồi thắng trận khác. Cốt là sơ kết tổng kết, tìm nguyên nhân, ưu khuyết, rút bài học kinh nghiệm để tiến lên.
Con người ta mặt ưu điểm, mặt mạnh là chủ yếu là chủ đạo còn khuyết điểm chỉ là tạm thời. Hay chi việc thi hành kỷ luật trừ khi vấp phải sai lầm nghiêm trọng. Mà việc thi hành kỷ luật, xét cho cùng cũng nhằm giáo dục mở đường cho cán bộ tiến lên.
Phải mở ra lối thoát có hướng cho cán bộ chiến sĩ phấn đấu, trưởng thành. Ta phải thương yêu cán bộ chiến sĩ vì cùng chung lý tưởng cùng chiến hào, cùng đồng cam cộng khổ vv... Có thể nói việc làm của đồng chí Chính ủy được cán bộ chiến sĩ trong Trung đoàn đồng tình, mến phục.
Những dấu ấn, kỷ niệm thường rơi vào những thời điểm gian khó nhất của trung đoàn. Sau Mậu Thân, ở mặt trận Huế, địch đổ quân chiếm A Lưới, đường 12 Tây Thừa Thiên, đánh chiếm Tổng kho 61 của Binh trạm 34 Đoàn 559.
Trung đoàn nhận nhiệm vụ đánh địch. Có thể nói, đó là thời điểm khó khăn khắp Mặt trận. Mùa mưa, việc vận chuyển chi viện vũ khí, lương thực gặp bội phần khó khăn. Đường sá lầy lội không cơ động được. Cán bộ chiến sĩ phải ăn rau rừng kéo dài 4-5 tháng.
Mỗi ngày cán bộ chiến sĩ chỉ được cấp nửa lon gạo nấu cháo với rau rừng. Thiếu muối, hoa mắt, mỏi gối chồn chân. Trước tình hình đó, Chính ủy Lê Khả Phiêu đã chỉ đạo Ban hậu cần của Trung đoàn, nếu gạo muối vào được chừng nào thì thì phải chia kịp thời cho bộ đội chừng ấy với tỷ lệ, đơn vị phía trước 2/3, đơn vị phía sau 1/3.
Chúng tôi biết nhiệm vụ của chính ủy không phải đi chia gạo muối nhưng lúc này phải làm việc ấy bằng cách chỉ đạo cơ quan hậu cần, bởi phía trước bộ đội còn phải chiến đấu, còn phải chốt giữ, còn thương vong và đổ máu.
Tôi nhớ đồng chí Chính ủy đã nói ra những lời thống thiết trong một cuộc họp quan trọng của cán bộ Trung đoàn rằng, lúc này tất cả chúng ta đều bị đói.
Tôi thương tất cả, thương mọi người, nhưng giành tình cảm cho anh em chiến sĩ, thương, bệnh binh ở phía trước nhiều hơn. Tình người là đây. Tình đồng đội là đây. Anh em phía sau hãy nhường nhịn giành phần hơn cho anh em phía trước. Ta cùng chịu đựng chịu khổ trong mùa mưa này...
Lời kêu gọi động viên của đồng chí Chính ủy đã giành được sự đồng cảm của cán bộ chiến sĩ Trung đoàn. Cơ quan hậu cần đã làm theo sự chỉ đạo đó của Chính ủy. Trung đoàn 9 Cù Chính Lan đã vượt qua được thời điểm khó khăn đó.
Đại tá Hồ Sĩ Thế kể lại. Đêm 24-2-1968, quân ta được lệnh rút khỏi Huế. Khi rút phải đưa hết thương binh ở phẫu tiền phương lên rừng để tiếp tục điều trị. Trách nhiệm đó được chỉ định cho Trung đoàn 9.
Thời điểm đó, đồng chí Lê khả Phiêu vừa là Chính ủy kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9 vừa là Phó chính ủy Mặt trận Bắc Thành Huế.
Đồng chí nhận trách nhiệm trước Quân khu rằng, không riêng Trung đoàn 9 mà cần phối hợp với các trung đoàn bạn khác như Trung đoàn 6, trung đoàn 8, cả ba trung đoàn cùng với nhân dân thành nội Huế làm nhiệm vụ vận chuyển anh em thương binh vượt vòng vây lên căn cứ. Chính sách thương binh là đây.
Tình người, tình đồng chí đồng đội là đây. Chúng ta phải khẩn trương chuyển thương binh đi.
Chỉ thị mệnh lệnh đầy tình người của Chính ủy kiêm Trung đoàn trưởng Lê Khả Phiêu đã được cán bộ chiến sĩ cả ba Trung đoàn thực hiện. Thời gian gấp gáp, nguy hiểm.
Nhưng tất cả đã cùng hành quân cùng dìu cáng hơn 2.000 anh em thương binh ngay trong đêm 24-2-1968 đến địa điểm an toàn. Sau việc đó Bộ Tư lệnh Quân khu khen ngợi biểu dương không những với đồng chí Phiêu mà là tất cả CBCS của ba Trung đoàn và nhân dân thành phố Huế.
Vẫn người ấy, tình ấy...

Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu với đồng đội cũ
            Ảnh: Xuân Ba
Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu với đồng đội cũ.  Ảnh: Xuân Ba.
Chiều nay, trong thanh bình của căn phòng nhà khách dành cho cuộc gặp, ngắm các cựu binh Trung đoàn quây quần quanh vị Chính ủy, bao nhiêu là thời khắc gian khó của trung đoàn trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, họ đã phải ngồi, được ngồi với nhau như thế! Vị chính ủy Trung đoàn sau này từng đảm nhận trọng trách Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng với chất giọng rủ rỉ quen thuộc đang thân mật bộc bạch cùng các bạn chiến đấu.
Các cựu binh trung đoàn như đang xích lại gần hơn vị cựu TBT trong thời điểm gian khó của đất nước. Họ muốn được ông tâm sự, chia sẻ nhiều điều... Mà thời gian dành cho cuộc gặp lại có hạn…
Vừa thời điểm Hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành T.ư kết thúc chưa lâu. Lại vừa mới diễn ra Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XIII và động thái nhận khuyết điểm thành khẩn của Thủ tướng Chính phủ trước quốc dân đồng bào...
Nhiều cựu binh Trung đoàn bộc bạch rằng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, họ đã được biết và nhất trí cao với nội dung trả lời phỏng vấn cùng những ý kiến của các lão thành cách mạng và bức thư của cựu TBT Lê Khả Phiêu gửi Bộ chính trị các kỳ Hội nghị T.ư 4,5,6. Họ nói ông vẫn như ngày xưa, vẫn luôn có tâm và tầm với đất nước.
Những bức thư như nói hộ tâm sự cũng như quyết tâm của Dân của Đảng trước hiểm họa đe dọa sự tồn vong của chính thể. Rằng công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng quan trọng nhất phải hành động, bắt đầu từ cấp cao nhất là Bộ Chính trị, để mọi việc không phải là “khẩu hiệu” suông!
Do làm chưa đến nơi đến chốn trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng nên những tiêu cực không được đẩy lùi, thậm chí có những vấn đề nghiêm trọng nảy sinh khiến tình hình ngày càng phức tạp.
Vấn đề trung tâm và cấp bách nhất, đó là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp.
Nếu người giữ trọng trách cao trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước mà hư hỏng thì hại lớn cho cả quốc gia, dân tộc
Bệnh đã chẩn. Thuốc đã bốc. Nhưng thuốc kê giải bệnh phải uống để chỉnh đốn Đảng không phải là khẩu hiệu. Vai trò tiên phong “uống thuốc giải bệnh” phải là trên trước để làm gương cho cấp dưới.
Ngồi theo dõi thấy đáng nể trí nhớ của những cựu binh, những bậc cao niên. Họ gần như thuộc lòng những ý kiến phát biểu trên báo, trên truyền hình mới đây của cựu TBT.
Rằng TBT khẩn thiết đề nghị Bộ Chính trị phải làm gương làm mẫu, kiểm điểm cả tư tưởng chính trị, đạo đức, công tác cán bộ, quan hệ giữa những người đứng đầu các tổ chức, tập thể, cá nhân.
Do căn bệnh cá nhân chủ nghĩa đã trở nên quá nặng ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi tiền tài.
Sự tồn tại của cái gọi là dây lợi ích quyền lực, của nhóm lợi ích, của mối quan hệ quyền lực và đồng tiền chi phối dẫn đến tình trạng lạm quyền, chạy chức, chạy quyền, tham nhũng.
Thực trạng đã rõ. Lỗi còn do chúng ta thiếu cơ chế, chính sách đồng bộ để giám sát, ngăn ngừa những vi phạm.
Bỏ phiếu tín nhiệm nên được coi là văn hóa chính trị, là dân chủ thực chất. Khi những người có tiếng tăm không tốt trong dư luận nhân dân, kể cả trong Đảng, hàng năm nếu thấy có dư luận thì nên đặt vấn đề để người đó nghiêm túc tự xem xét có sai, chưa tốt thì phải chấn chỉnh, sửa đổi, tiếp thu, không sửa được thì cũng nên thôi chức. Nên làm như thế để lấy lại niềm tin của nhân dân với Đảng vv...
Bằng việc dẫn ra nhiều điều cụ thể, các cựu binh cho rằng thư của đồng chí nguyên Chính ủy Trung đoàn, nay với cương vị cựu TBT dường như là cú hích cho tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình trong Đảng.
vv...
Cựu binh đại tá Hồ Sĩ Thế đứng lên xin phép đọc tặng cuộc gặp mấy vần thơ mà ông nói là thơ thế sự.
Đình làng xuống cấp bấy nay/ dân làng muốn sửa muốn thay nhiều lần/ Việc làm hợp ý lòng dân/ Trưởng làng bày tỏ phân trần rành hay/ Cột nào mối mọt thì thay/ xà nào còn tốt lâu nay thì dùng/ Trong ngoài trên dưới ta cùng/ Trùng tu tôn tạo đình dùng bền lâu... vv...
Vẫn ngồi giữa đồng đội, chất giọng chậm rãi, từ tốn, cựu TBT rủ rỉ rằng xin chia sẻ tâm trạng với bài thơ thế sự của đồng chí Thế cũng như những bức xúc của nhiều đồng đội khác. Chính thể này xương máu của nhân dân, của anh em đồng đội chúng ta dựng xây nên quyết không thể mất. Cột kèo rui mè không phải nát hết như bài thơ nói mà gỗ tốt mà nhiều thứ vẫn còn... Vẫn phải tiếp tục cuộc xây dựng chỉnh đốn ở tầm cấp cao hơn. Tôi xin nói lại sự tự phê bình nghiêm túc của Bộ Chính trị và BCH T.ư và thái độ nhận lỗi thành khẩn của Thủ tướng trước QH tức là trước dân mới chỉ là kết quả bước đầu. Cuộc chỉnh đốn xây dựng Đảng vẫn đang tiếp tục và mạnh mẽ hơn, kết quả sẽ cao hơn.
Cảm ơn đồng đội nào đã nhắc đến tình người và những năm tháng gian khó ấm áp của chúng ta. Nhưng không phải vì tình người chung chung mà né tránh mà xuê xoa. Có lẽ đã dũng cảm phải dũng cảm nữa. Đã quyết liệt rồi phải quyết liệt hơn!
Phải bình tĩnh, sáng suốt và dũng cảm để chỉ ra từng khuyết điểm tồn tại cụ thể thì mới hiệu quả, không thể nói và phán một cách chung chung được và quan trọng hơn, dân mới tin được! Nếu không làm những điều cơ bản mấu chốt ấy thì như nhiều người đã cảnh báo và các đồng chí đây cũng nói, e sẽ hòa cả làng!
Lúc chia tay, cựu TBT xiết chặt tay từng đồng đội cũ. Sẽ có nhiều kênh để đeo bám việc xây dựng chỉnh đốn Đảng. Hình như tôi có thoáng nghe câu ấy...
Cuối tháng 10-2012
Bước chân trung đoàn dài theo năm tháng
Trong số rất nhiều chiến dịch hào hùng, Trung đoàn Cù Chính Lan lúc đó do đồng chí Lê Khả Phiêu làm chính ủy khi tham gia chiến dịch Mậu Thân đã đảm trách trận đánh dũng cảm mưu trí phá nhà lao Thừa Phủ giải cứu hơn 2000 tù nhân chính trị (trong đó có nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm)…
Ngồi gần tôi là bác Trần Hữu Thông cựu binh Trung đoàn 9, từng là sư phó sư 304 trong đội hình Quân đoàn 2. Bác Trần Đình Trí từng 20 năm là lính của Trung đoàn 9, có thời gian là Trung đoàn trưởng.
Đại tá Hồ Sĩ Thế cùng trật tuổi với chính ủy Lê Khả Phiêu. Ông Thế cùng làng với nhà văn hóa Đặng Thai Mai quê Thanh Chương Nghệ An. Đại tá từng có mặt ở trung đoàn 9 ngày mới thành lập ở quán Giắt Thanh Hóa thời tướng Nguyễn Sơn.
Những bước chân của trung đoàn dài theo năm tháng trận mạc, những chiến dịch Thượng Lào Điện Biên Phủ rồi kháng chiến chống Mỹ với chiến dịch Trị Thiên 1965 rồi Mậu Thân Huế.
Rồi lại quay sang những trận đánh lớn nhỏ suốt từ năm 1970-1974 ở Lào đều có mặt người chiến binh Hồ Sĩ Thế. Có thể nói ông là pho sử sống trận Mậu Thân ở Huế.
Với cương vị tham mưu phó kiêm Trưởng Ban tác chiến Trung đoàn rồi tham mưu trưởng (thay đồng chí Tham mưu trưởng Đặng Huy Mịch hy sinh) ông cùng chính ủy trung đoàn Lê Khả Phiêu đảm trách trận đánh dũng cảm mưu trí phá nhà lao Thừa Phủ giải cứu hơn 2.000 tù nhân chính trị (trong đó có nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm); Lại chỉ đạo việc làm cáng đưa hai yếu nhân của Liên Minh hòa bình dân tộc dân chủ Thành Huế khi đó là hòa thượng Thích Đôn Hậu và bà Nguyễn Đình Chi từ nhà lao Thừa Phủ ra vùng giải phóng.
Trận đánh có nhiều chi tiết lần đầu tôi được nghe. Ông Thế nói sẽ có dịp ôn thuật lại tường tận. Ông cũng bộc bạch với cương vị là một cán bộ trực tiếp trận mạc khi ấy, những xầm xì sai lạc về trận Mậu Thân ở Huế mà sau này có nhiều ý kiến này khác khiến ông rất bức xúc. Ông hy vọng sẽ có sự sắp xếp lại những thông tin bị nhiễu loạn sau này.
Qua câu chuyện với ông Thế, tôi ngạc nhiên khi biết phần mộ người anh hùng Cù Chính Lan hiện giờ vẫn chưa tìm thấy! Người con đất Nghệ xung vào Vệ Quốc đoàn là lính của Trung đoàn 9 khi tuổi còn rất trẻ.
Trận Giang Mỗ nổi tiếng trên đường số 6 Hòa Bình - Xuân Mai, tiểu đội trưởng Cù Chính Lan đã dũng cảm đuổi theo chiếc xe tăng của Pháp nhẩy lên dí khẩu tiểu liên vào khe cửa bóp cò. Súng tắc. Cù Chính Lan mưu trí dùng lựu đạn nhét qua cửa nắp xe.
Lựu đạn nổ. Giặc trong xe chết hết. Trận ấy ta bắt sống được xe tăng địch. Không phải Cù Chính Lan hy sinh trận ấy mà là trận sau tại cao điểm 148 cũng trên đường số 6 ngày 30-1-1952.
Sau này Trung đoàn 9 đã vinh dự được mang tên người anh hùng. Người ta vẫn quen gọi là Trung đoàn Cù Chính Lan thay cho tên trung đoàn 9.

Xuân Ba  (dạo này rỗi nhỉ)
(Tiền phong) 

Ý kiến trái chiều từ luật Xe không chính chủ

Ý kiến bênh bác Đinh La Thăng

Lâu lắm mình không bàn luận chính trị, nhưng hôm nay mình xin phép chửi cái: - TỔ CHA CÁC BẠN CHỬI BÁC THĂNG.

Thứ nhất, các bạn có biết cái luật phạt xe máy không sang tên đổi chủ nó có từ cái thời nào không mà đi chửi bác ấy. Làm ơn đọc cho kỹ một chút, người ta chỉ "NÂNG MỨC PHẠT LÊN SO VỚI HIỆN TẠI ĐỂ THỂ HIỆN TÍNH RĂN ĐE" chứ không phải "RA MỘT CÁI STUPID LUẬT MỚI NHƯ CÁI ĐẦU STUPID CỦA CÁC BẠN VẪN NGHĨ".

Thứ 2, luật đã có từ trước đến giờ, các bạn hay bố mẹ, anh chị, bà con các bạn mua xe của người khác mà không chịu sang tên thì đó là lỗi của các bạn, không phải lỗi của bác Thăng, nên đừng có mở mồm sủa nữa, phản damn thối lắm.

Thứ 3, luật không cấm việc mượn xe của nhau đi, các bạn có thể đi xe mượn thoải mái, chỉ cần khi người ta hỏi, bạn vui lòng gọi điện cho chủ xe để người ta xác minh, còn nếu bạn lí do lí trấu là không liên lạc được với chủ xe thì cho mình nói thẳng, bạn với thằng ăn trộm cũng có khác gì nhau đâu.. Cái này mình xin lỗi các bạn vì đã viết thiếu ý. Mình xin bổ sung thế này ch nó tổng quan. Khi bạn đã mượn xe để tham gia giao thông, thì trong người bạn cần có bằng chứng để xác nhận xe bạn là xe mượn, nếu không có, việc công an mời bạn về đồn để xác minh thông tin xe là hoàn toàn bình thường, lúc này, thay vì chửi hay đút lót cho công an thì bạn nên liên lạc với chủ xe để xác minh.

Thứ 4, về việc chủ xe, ví dụ ở đây là bố bạn đã chết, thì lấy gì xác mình? Rất đơn giản, khi bố bạn mất thì tài sản theo luật thừa kế thuộc về ai, nếu thuộc về bạn thì vui lòng đi lên cơ quan chức năng chuyển quyền sở hữu liền.

Vầng, em xin hết, buổi chiều ngồi nhà rỗi rãi quá nên muốn thử cảm giác làm anh hùng bàn phím cái, cũng sướng phết.

Những câu mình đã trả lời rồi thì mình sẽ không trả lời lại, nhưng chú bị trùng câu hỏi vui lòng lội page để nắm rõ, còn với thể loại auto chửi mình không chấp, mình nằm vùng ở cái voz này hơn 3 năm nay nên tai mình cũng đủ chức năng lọc những thể loại này rồi

Thôi, chương trình hôm nay xin được kết thúc tại đây, ai ủng hộ cứ ủng hộ, ai chửi rủa cứ chửi rủa, mình cũng nói hết hét nước hết cái, sùi cả bọt mép rồi, chào thân ái và quyết thắng

Ý kiến phản biện ý kiến trên
Vậy cho mình hỏi một chút:

1) Lấy căn cứ gì để ra mức phạt đó?

2) Dù có diễn giải bằng bất kì lời lẽ hoa mỹ nào thì chính Đại biểu Quốc Hội cũng đã phải khẳng định tại Việt Nam người dân đang phải đóng nhiều loại thuế và phí thuộc hàng nhất thế giới. Hỏi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thứ mấy thế giới?

3) Nhà nước này là của dân, do dân và vì dân. Vậy khi tăng mức phạt thế có hỏi dân không? đã thông qua cơ quan đại diện cho dân là Quốc hội chưa? Sao ở Việt Nam mấy cái thông tư nghị định lại cứ to hơn Luật và Hiến pháp vậy?

4) Một cái xe máy khi nhà sản xuất (tức nhà tư bản) bán cho người tiêu dùng (tức dân) đã phải nộp thuế VAT, khi đi đăng ký xe lại đóng thuế, đến khi bán lại cho người khác tiếp tục đóng thuế để sang nhượng, vậy hỏi có 1 sản phẩm mà đánh thuế nhiều thế thì đã thông qua dân chưa? đã hợp lòng dân chưa? Cái này có giống với giá trị thặng dư không? hay là ý khác mong được chỉ giáo?

5) Lương tối thiểu Nhà nước chi là 1.050.000đ, phạt 1 lần 1.000.000đ? Lộ trình tăng lương bị hoãn lại, đưa ra QH bàn tới bàn lui, vậy tăng mức phạt gấp 10 lần sao không hoãn? sao không bàn? Hoãn tăng lương vì lạm phát, vì ngân sách quốc gia thiếu --> vì đâu mà thiếu? vì đâu thì dân cũng thiệt. Tăng mức phát để tăng ngân sách quốc gia? --> cuối cùng dân vẫn thiệt.

Nhân dân ơi nhân dân nghe thế có được không?
(Blog TLB)

Hà Văn Thịnh - Kế từ ni trớ đi...(!)

Nghe, xem các đại biểu Quốc hội tranh luận, các quan chức chém gió; các chuyện bàn lui bàn tới (kỳ nào cũng thế, năm mô cụng rứa) mà rầu thúi ruột, thúi gan: Kể từ nay trở đi, phải giáo dục người thân các quan chức; kể từ nay trở đi, nếu tham nhũng, có chức vụ càng cao càng xử lý nghiêm khắc; kể từ nay trở đi, con cái quan chức cũng phải kê khai tài sản; kể từ nay (2015) trở đi, học sinh sẽ không chán sử, sẽ hạn chế việc thu hồi đất sai nguyên tắc...
Ai đó đã nhận xét rất chính xác rằng, nói như các vị thì trẻ chăn trâu cũng nói được. Cái gọi là “khoa học”, thực tế của quý vị làm nhức nhối người dân bởi người dân không thể nào hiểu nổi, chỉ cần nghe ai đó phát ra một cái là quý vị cho rằng lòng dân đã “an” ngay, như thể lòng dạ nhân dân là cái công tắc tắt mở bóng đèn! Căn cứ vào đâu để quý vị khẳng định đến năm 2015 học sinh không chán sử? Chừng nào mà không thay đổi nhận thức – triết lý giáo dục thì chừng đó, lịch sử vẫn chỉ là đá và gạch vụn bởi có sự thật đâu mà học? Suốt đời sáng suốt, tài năng, không bao giờ thua thì có trời mà học nổi. Các vị thử ghé qua vài bộ phim về chiến tranh của Hollywood để mà học cách viết sử: Những trận đánh nào người Mỹ thua đau do chỉ huy xuẩn ngốc, ích kỷ coi thường mạng người thì đều lên phim. Đó mới là lịch sử bởi phải học hỏi từ thất bại đắng cay thì mới cảnh báo, ngăn chặn được những sai lầm sắp xảy ra. Lịch sử chứng minh rằng các nhà lãnh đạo độc tài, thiển cận chỉ có tài năng bắt chước những sai lầm, làm cho chúng tệ hại hơn là... giỏi!
Trở lại chuyện phải kỷ luật nặng, phải giáo dục người thân của quan chức, xin hỏi: Nói NHIỀU như thế, có nghĩa là sự việc đã trầm trọng lắm rồi, phải không ạ? “Lợi ích nhóm”, “một đàn sâu” là có thật phải không ạ? Tham nhũng giống như đang ung thư di căn phải không ạ?... Vậy, xin hỏi, tại sao không chỉ ra cho dân thấy lợi ích nhóm có bao nhiêu loại, ở đâu, tầm mức nguy hại thế nào? Hỏi tiếp: Đã phải “từ nay” nhiều thế sao không xử trí ngay một vài vụ làm gương để răn đe? Cái ác, sai lầm nghiêm trọng nhất thiết phải đi kèm với tội phạm nghiêm trọng, đó là nguyên tắc. Tại sao một đứa trẻ (sinh viên Nguyễn Phương Uyên) sai lầm chưa đến mức nghiêm trọng mà bắt giam sai luật, báo chí làm rùm beng cứ như thể cô bé ấy là... Al Qaeda(!); trong khi những kẻ gây ra biết bao tội lỗi với đất nước, giống nòi thì chỉ xin lỗi là xong? Các vị hãy làm “thử” cho dân coi vài vụ điển hình (gọi là cho có cũng được) để dân nhìn thấy rồi sau đó, tha hồ nói. Bằng không, cứ như thể diễn tuồng, ai mà chịu nổi. Thậm chí, nói tuồng là còn nhẹ, các vị trộn cả tuồng, cả hề, cả cải lương, cả dân ca, cả chèo thành một mớ hổ lốn rồi bắt người dân tiêu hóa nó, mỗi ngày, chẳng khác gì coi thường, khinh rẻ dân đến mức tệ tàn...
Xin kể cho các vị nghe chuyện có thật (tôi – 11 tuổi, nghe, thấy) thời chống Mỹ ngay nơi tôi sơ tán – Nghi P., Nghi L., N.A.). Chính quyền bắt được một người dân nấu rượu lậu, gọi lên ủy ban xã. Đứng dưới ảnh của Lê Nin, Hồ Chủ tịch, Mao, bắt anh ta tuyên thệ không nấu rượu lậu nữa. Người nấu rượu ỷ thế có tôn giáo, được coi trọng, nên anh ta nói như vầy: “Đứng tưới (dưới) anh linh ba vị lanh lùng (lãnh tụ): Bên trái là ông tây mủi (mũi) lọ theo ta, bên phái (phải) là ông tàu theo ta, ớ trứa (ở giữa) là Hồ Chú tịch, chú tịch (chủ tịch) xóm ta, tui xin hứa, kế từ ni (kể từ nay) nếu có nấu rướu (rượu) lậu nựa (nữa), có ba vị đây chịu hoàn toàn trách nhiệm (!).
Nghĩ đến câu chuyện xưa, xem ra chẳng khác nay chút nào, cho dù nửa thế kỷ đã trôi qua. Đau và đáng buồn hơn nữa, cái “xin hứa” của người nông dân ít học, liều lĩnh sao lại giống y chang với quan chức có học, đang ở vị thế quan chi phụ mẫu bây giờ? Chẳng lẽ các vị đang liều lĩnh đùa cợt với người dân, đang cố tình gạt vận mệnh dân tộc sang một bên để cứ tự ý lộng hành? Chẳng lẽ tôi đang hiểu sai? Nếu tôi sai chỗ nào trong những suy nghĩ nông cạn này, xin hãy chỉ ra cho, làm ơn...
Nhưng, chắc chắn, đang có một câu chuyện khủng khiếp hơn, thật như đùa: Tui đạ cố tình mần trái 3.000 lần trong cấy chuyện đất đai vô giác, vô tri nỏ đáng chi, gây ra nội đau thương cho hàng vạn con ngài, tui đạ xin lội , tui đạ dúng cám nhận ra rằng phái trung thực... Kế từ ni trớ đi, tui xin hứa, nếu còn mần trái nựa, có toàn thể đất nước ni phái hoàn toàn chịu trách nhiệm(!)?!... (Tôi đã cố tình làm trái 3.000 lần trong cái chuyện đất đai vô giác, vô tri không đáng gì, gây ra nỗi đau thương cho hàng vạn con người, tôi đã xin lỗi, tôi đã dũng cảm nhận ra rằng phải trung thực... Kể từ nay trở đi, tôi xin hứa, nếu có làm trái nữa, toàn thể đất nước này phải hoàn toàn chịu trách nhiệm)...
Quảng Trị, 10.11.2012
Hà Văn Thịnh
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Kami - Khi ĐB Quốc hội coi tham nhũng như tội phản quốc, điều sẽ khiến đảng khó xử

phòng chống tham nhũng 
Tham nhũng là một vấn đề nhức nhối trong xã hội, không chỉ tại Việt Nam mà tham nhũng là vấn nạn của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt ở các nướcđang phát triển như Việt nam, trong một bối cảnh sự giới hạn về minh bạch thông tin cũng như hệ thống pháp luật không chặt chẽ, thì vấn nạn tham nhũng coi đó là một mảnh đất mầu mỡ để phát triển. Ở Việt Nam tham nhũng là một yếu tố làm giảm hiệu năng hoạt động của bộ máy nhà nước, có tác động làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, đặc biệt là nền tảng của đạo đức xã hội.
Vì thế, ở Việt nam  tham nhũng đã được coi là kẻ thù nội xâm, đồng thời việc chống tham nhũng là một trong những đòi hỏi cấp bách của người dân. Nhưng cho đến nay, hầu như công tác phòng chống tham nhũng của chính quyền không đáp ứng và đạt được những kết quả cần thiết. Người ta cho rằng việc chống tham nhũng ở Việt nam không khác gì việc “Súng nổ rất to nhưng đạn không có đầu đạn", với lý do đã sai lầm để người đứng đầu cơ quan hành pháp giữ chức vụ đứng đầu cơ quan phòng chống tham nhũng. Theo con số thống kê, hiện nay tham nhũng tại Việt Nam không chỉ đã gây sự thiệt hại vô cùng lớn ước lượng 30% - 40% của nguồn vốn đầu tư công, nhưng con số các vụ việc xử lý của cơ quan bảo vệ pháp luật đã xử lý chỉ là những con số đến trên đầu ngón tay. Đặc biệt là những vụ án được xử lý với các bản án nghiêm khắc còn quá hiếm. Bên cạnh các khoản tham nhũng lớn đó là tệ nạn tham nhũng vặt của đa số nhân viên công chức nhà nước đã trở thành luật bất thành văn, từ đó gây nên bao điều nhức nhối cho người dân và đời sống xã hội.
Theo định nghĩa thì tham nhũng hay tham ô là hành vi của những người lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình (để hoặc cố ý) làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cho cá nhân mình và những người khác trong nhóm lợi ích của mình. Tham nhũng sẽ tồn tại khi còn cơ chế xin cho, hay nói cách khác là tham nhũng thường phát sinh ở các đối tượng có chức có quyền, ở nơi có các cá nhân nắm giữ các quyền lợi liên quan đến tiền bạc mà không có một cơ chế kiểm soát thích đáng. Vì một khi quyền lực tuyệt đối thì bất kỳ một tổ chức hay một cá nhân sẽ tha hóa tuyệt đối, vấn nạn tham nhũng cũng vậy, sẽ không bao giờ có hồi kết. Với thể chế chính trị của Việt nam hiện nay, khi điều 4 của Hiến pháp đã khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN, coi họ là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, thì cũng có nghĩa rằng các đối tượng có chức, có quyền tham nhũng tham ô hiện nay ở Việt nam cơ bản sẽ là đảng viên đảng CSVN. Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả Poll reports của trang Tin tức Hàng ngày thăm dò dư luận xã hội với câu hỏi "Theo bạn đảng CSVN là của ai ?". Cuộc thăm dò này được tiến hành đối với 16.559 người Việt nam sống ở trên toàn thế giới, trong đó 85% số người được thăm dò đang sống ở Việt nam cho biết kết quả cụ thể như sau:

Kết quả thăm dò Poll với câu hỏi "Theo bạn đảng CSVN là của ai ?"
Từ kết quả trên, điều đáng giật mình từ kết quả thăm dò trên cho thấy 67,64% người được thăm dò, tương đương với 11.471 người cho rằng đảng CSVN là của bọn quan tham từ trung ương đến địa phương. Có nghĩa là kết quả của Poll này cho thấy uy tín của đảng CSVN đã xuống rất thấp, nghĩa là đảng CSVN bây giờ không còn là đảng tiên phong, đại diện cho giai cấp công nhân và người lao động nữa. Mà là một tập hợp của bọn quan chức tham nhũng.
Nhất là vào thời điểm trong những ngày này, tại Hà nội các đại biểu Quốc hội đang thảo luật về luật Phòng chống Tham nhũng (sửa đổi), không biết có phải vì các đại biểu Quốc hội được tiếp thêm sinh khí sau kết quả của Hội nghị Trung ương 6 - Khóa XI kết thúc hay không mà người ta nhận thấy không khí tranh luận khá sôi nổi và quyết liệt. Đặc biệt, trước thực trạng tham nhũng trầm trọng, nhiều đại biểu đề nghị phải xem tội tham nhũng là tội hình sự nặng nhất, như tội phản quốc, chống lại chế độ; và bầu Tổng bí thư đứng đầu Ủy ban Quốc gia chống tham nhũng. Cụ thể là, ngày 9/11, thảo luật về luật Phòng chống Tham nhũng sửa đổi, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng, tình trạng tham nhũng được nói đến rất nhiều, đã có một rừng luật, quy định... nhưng thực hiện chưa tốt và luật chưa chặt. Hơn nữa, việc sửa luật trong một kỳ là rất khó. Để răn đe, ông Thuyền còn đề nghị, không được đặc xá, giảm án và tuyên án treo cho tội phạm tham nhũng và "Cần coi tham nhũng như tội phản quốc, buôn ma túy. Nếu không làm như thế thì chống tham nhũng không có hiệu quả". Đồng quan điểm, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng, dân có nhu cầu chính đáng là tiêu diệt chứ không phải là phòng chống tham nhũng nữa. Do đó, cần phải "xem tội tham nhũng là tội hình sự nặng nhất, như tội phản quốc, chống lại chế độ"
Cũng như cách đây ít lâu, khi nhắc đến tham nhũng trong khi tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói:"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này.". Nói như ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì trong nội bộ đảng CSVN đã và đang có nhiều con sâu bao gồm một bộ phận không nhỏ các cán bộ quan chức có cái đặc quyền ban phát để rồi tham ô, tham nhũng. Hay nói cách khác đối tượng tham nhũng là một bộ phận không nhỏ đảng viên là các cán bộ (trung, cao cấp) các đối tượng có chức có quyền, hay là lãnh đạo ở những cơ quan, những nơi nắm giữ các quyền lợi liên quan đến tiền bạc.   Những đối tượng đó chắc chắn phải là đảng viên đảng CSVN chứ không có ai nào khác.
Xem ra các đề xuất bằng giải pháp mạnh của các đại biểu Quốc hội trong thảo luận về luật Phòng chống Tham nhũng, đã làm cho lãnh đạo đảng CSVN bị đẩy vào tình thế khó xử, tiến thoái lưỡng nan. Nếu áp dụng các giải pháp mạnh theo đề xuất, thì khác nào đảng CSVN tự đánh vào mình và  đồng thời là một cách thừa nhận gián tiếp đảng CSVN là lực lượng phản quốc. Vì sự độc quyền chính trị của đảng CSVN theo điều 4 của Hiến pháp, ai cũng hiều mặc nhiên nó cũng là độc quyền tham nhũng, độc quyền trục lợi trên tài sản và ngân sách của quốc gia, mà mục đích của điều 4 Hiền pháp khẳng định đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội cũng không nằm ngoài mục đích đó. Thế là vô hình chung việc đề xuất coi tham nhũng như tội phản quốc, thì có thể suy ra là cách gián tiếp các đại biểu Quốc hội ngầm cảnh báo rằng đảng CSVN đã và đang là một tổ chức của một bộ phận không nhỏ phạm tội phản quốc. Như vậy, nếu nói rằng đảng CSVN là một đảng phản quốc thiết nghĩ cũng không có gì là quá mức.
Đảng CSVN từ trước năm 1986, năm bắt đầu đổi mới vẫn tự khẳng định họ là tinh hoa của dân tộc Việt nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dan lao động, là người tổ chức và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng Việt nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Mà chỉ sau hơn 20 năm, đặc biệt là trong 6 năm nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kiêm trưởng Ban Phòng chống tham nhũng đã nhanh chóng trở thành một lực lượng độc quyền tham nhũng, là một đảng tập hợp những kẻ phạm tội phản quốc có tổ chức. Đó là điều hết sức đau lòng cho một số đông các đảng viên cộng sản khác không có chức , có quyền vẫn còn đang trung thành và hết sức cố gắng giữ gìn phẩm chất của người đảng viên cộng sản.
Mọi sự vật trên thế gian này luôn vận động và chuyển hóa không ngừng nghỉ, không có gì là vĩnh viễn và vĩnh cửu. Do đó việc đảng CSVN tự khẳng định quyền độc quyền chính trị bằng điều 4 Hiến pháp là một hành động hết sức sai lầm, được ví như là tự đảng CSVN tự giết mình. Một phần do sự kiêu ngạo chủ quan của họ, do họ được quyền tự tung tự tác đứng trên luật pháp mà không bị một cơ chế kiểm soát và điều chỉnh nào ràng buộc. Đó chính là lý do vì sao người đứng đầu cơ quan hành pháp vi phạm pháp luật và kỷ luật đảng, làm thất thoát hàng trăm nghìn tỷ đồng do thiếu trách nhiệm và tham nhũng mà chỉ chịu trách nhiệm bằng một lời xin lỗi. Có lẽ họ đã không hiểu hết lòng nhân dân đang nghĩ về đảng CSVN của họ hiện nay ra sao?
Đừng quên, dân là người nâng thuyền nhưng cũng đồng thời là người lật thuyền. Sự chịu đựng của nhân dân chỉ có hạn. Những người lãnh đạo của đảng CSVN liệu mà có những biện pháp sửa đổi nhanh chóng. Đó là đảng CSVN không chỉ là một lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội, phải chấp nhận sự cạnh tranh trong chính trị. Và đặc biệt là đảng CSVN phải tuân thủ, chấp hành đúng và đủ những quy định của Hiến pháp và pháp luật như các tổ chức và các cá nhân khác, theo cơ chế mọi cá nhân và tổ chức phải bình đẳng trước pháp luật.
Bằng cách đảng CSVN phải tiến hành sửa đổi và cải cách thể chế chính trị nhanh, mạnh và triệt để, để xóa bỏ mọi mầm mống của tham nhũng, bằng cách tôn trọng quyền kiểm tra, giám sát của mọi công dân, mọi tổ chức xã hội trên cơ sở luật pháp quy định. Đặc biệt là phải chấp nhận lực lượng chính trị đối lập thực hiện quyền kiểm tra giám sát một cách độc lập đối với chính phủ và các cơ quan quyền lực khác. Nếu không rồi đến lúc biết thì đã muộn. Bài học tấm gương của các chính quyền độc tài tham nhũng trên thế giới có kết cục ra sao chắc ai, ai cũng đã quá biết rõ.

Ngày 12.11.2012
© Kami
(RFA Blog's) 

GS Đặng Hùng Võ: Cầu viện Quốc hội cứu vụ 3.000 “con cá nằm trên thớt” của Thủ tướng?

ABS:  
     GS Đặng Hùng Võ: “Tốt nhất là Chính phủ đặt thẳng vấn đề sang Quốc hội, Ủy ban Thường vụ có một nghị quyết công nhận những cái lệch thẩm quyền ấy vì đều là những việc đã giải quyết lâu rồi.”

    “Văn Giang chỉ là một trường hợp. Phải giải quyết sớm, không thể cứ mãi lùng bùng với hơn 3000 văn bản này được. 3000 văn bản như cá nằm trên thớt. Và bất kì dự án nào có chuyện, người ta cũng có thể lôi ra việc trình và kí không đúng thẩm quyền. Giải quyết một lần cho xong, thật gọn ghẽ.”

    Một độc giả: “Không thể đẩy cho UBTVQH hợp thức hoá việc làm trái luật này được. Người dân làm sai thì bị các ông kết án bỏ tù và quy cho ‘thế lực thù địch’ gây rối, vậy các ông làm sai thì tội càng nặng hơn dân chứ …”

    TS Nguyễn Quang A: “Sai thẩm quyền hay cố ý làm trái? Theo tôi ông Võ đã “có công” phát giác ra vụ cố ý làm trái này và những người đã cố ý làm trái phải bị xử theo luật hình sự (cả ông Võ, nhưng có thể có sự khoan hồng cho ông) chứ không thể “gọn nhẹ” đẩy cho UBTV Quốc hội hợp thức hóa là xong.

    Họ là người làm ra luật ra nghị định, làm bậy rồi đổ cho thông lệ. Nếu người dân phạm thì các ông phạt nặng, thậm chí bỏ tù, còn các ông biết rất rõ về luật mà còn cố ý làm sai thì phải trị nặng hơn chứ!”

----------------
Cựu Thứ trưởng TN-MT Đặng Hùng Võ. Ảnh: Lao động
(TVN) - Thừa nhận trình sai thẩm quyền và có chuyện trình kí cập tập những ngày cuối cùng khi Luật đất đai 1993 có hiệu lực trong dự án Văn Giang, cựu Thứ trưởng TN-MT Đặng Hùng Võ khẳng định, việc này không vì chạy dự án.

Không vì chạy dự án

Ngày 8/11 vừa qua ông đã có cuộc đối thoại với bà con Văn Giang liên quan đến trách nhiệm cá nhân của ông trong việc trình và quyết định dự án này, chỉ vài ngày trước khi Luật Đất đai 1993 hết hiệu lực. Tờ trình cách đây đã nhiều năm, điều gì khiến ông quyết định lựa chọn đối thoại với người dân?

Người dân đã rất nhiều lần gọi điện, nhắn tin muốn đối thoại về pháp luật với các văn bản liên quan đến dự án Văn Giang. Tôi nhiều lần nói: bây giờ tôi về hưu rồi, đối thoại thì có giải quyết được vấn đề gì không. Cuối cùng, người dân viết thư yêu cầu phải đối thoại. Họ yêu cầu đối thoại trực diện, trong trường hợp e ngại thì có thể viết thư trả lời. Và tôi chọn cách tiếp cận thứ nhất. Bởi mình không có gì phải sợ sệt cả.

Hơn nữa đã đối thoại với dân thì phải đàng hoàng, quan điểm là như vậy.

Tôi báo cáo Bộ trưởng TN-MT là có việc như vậy, ý của tôi là cũng muốn gặp dân nói chuyện. Về mặt pháp luật, tôi trên tinh thần giữ quan điểm của bộ TN-MT, còn trong quá trình đối thoại cũng có những điều phải điều chỉnh.

Trên tinh thần ấy, Bộ trưởng đồng ý.

Cụ thể, những vấn đề pháp luật được người dân Văn Giang nêu và đối thoại với ông là gì?

Thứ nhất, tôi thấy cần giải thích cho dân rõ những dự án như thế này sẽ có người mất đất, người chịu thiệt thòi này khác, nhưng đây là dự án quan trọng của Hưng Yên, làm thông con đường từ Hà Nội đến Hưng Yên, và là cơ sở cho Hưng Yên phát triển. Đây không phải dạng dự án vớ vẩn, không chỉ câu chuyện đơn giản vì lợi ích của nhà đầu tư . Đây là dự án vì lợi ích của tỉnh Hưng Yên và trực tiếp là lợi ích của người dân Văn Giang.

Vấn đề thứ hai cần giải thích cho dân hiểu, là liên quan đến mấy quyết định được kí dồn dập vào những ngày cuối cùng trước khi Luật Đất đai năm 1993 hết hiệu lực. (Ngày 29/6/2004, ông Đặng Hùng Võ thừa lệnh Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường ký tờ trình số 99 lên Thủ tướng. Trước đó một ngày, 28/4/2004, UBND tỉnh Hưng Yên có tờ trình về thu hồi, giao đất cho Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị thị Thương mại, du lịch Văn Giang và tuyến đường giao thông liên tỉnh Hưng Yên - Hà Nội, đoạn Văn Giang đến xã Dân Tiến, Khoái Châu. – pv) Tại sao lại dồn dập? Cơ chế đổi đất lấy hạ tầng, hết thời hạn áp dụng Luật Đất đai 1993 là sẽ hết hiệu lực. Việc đổi hàng và hàng không được chấp nhận nữa mà phải đổi qua tiền. Mà như vậy dự án sẽ bị kéo dài. Việc chuẩn bị dự án nếu không kịp kí trước ngày luật cũ có hiệu lực thì dự án phải làm lại từ đầu. Thời điểm đó, Hưng Yên nói thẳng quan điểm, nếu quá đi dự án sẽ bị lỡ, gây tổn hại cho tỉnh rất nhiều.

Tôi muốn giải thích để người dân hiểu, chuyện kí cấp tập ấy không có chút dính dáng gì đến việc chạy dự án cả. Đây là việc đáp ứng nguyện vọng chính đáng của chính quyền tỉnh Hưng Yên.

Nhiều người đặt vấn đề trách nhiệm của lãnh đạo với mỗi chữ kí của mình, ngay cả khi đã nghỉ hưu. Bởi ngay cả ông có xin lỗi thì việc cũng đã rồi, người dân cũng đã chịu thiệt?

Thực ra ở đây có hai khía cạnh. Về trách nhiệm hành chính, đây không phải quyết định cá nhân mà của cả hệ thống hành chính. Nhưng nếu gắn với chữ kí ấy có khuất tất thì lại phải xử lí trách nhiệm cá nhân rõ ràng tại vị hay đã nghỉ hưu.

Một người đã kí có chịu trách nhiệm khi về hưu nếu đó là viêc khuất tất, tiêu cực. Còn nếu đó là việc đúng như hệ thống hành chính vẫn làm, thì bản thân hệ thống hành chính phải xử lí và chịu trách nhiệm.

Mình chọn cách đối thoại để giải thích bởi người dân có đặt câu hỏi mấy ngày cấp tập kí có khuất tất gì.

Nếu chỉ là tờ trình mang tính hành chính thông thường mà không có nghi vấn gì về mặt đạo đức, thì không cần đối thoại. Nhưng vì người dân nghi vấn, nên mình muốn đối thoại, làm rõ. Đối thoại để minh chứng không có khuất tất gì đằng sau.

Trái luật, theo lệ

Trong cuộc đối thoại với dân, ông có thừa nhận rằng hai tờ trình Thủ tướng Chính phủ với nội dung thu hồi đất ở Văn Giang năm 2004 (số 14/TTr-BTNMT và 99/TTr-BTNMT), mà khi đó ông đang là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, là "đã trình không đúng thẩm quyền"?

Đúng vậy. Suốt 10 năm từ 15/10/1993, tới 30/6/2004, luật quy định thẩm quyền liên quan đến phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh, quyết định giao đất, cho thuê đất của chính phủ, nhưng thực hiện lại có khác biệt một chút.

Ảnh: Lao động
Suốt 10 năm trước khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực, chúng ta đã không thực hiện đúng thẩm quyền, với hơn 3000 văn bản. Vụ Văn Giang nằm trong loạt các văn bản này.

Chính phủ vẫn nói rằng Chính phủ ủy quyền cho Thủ tướng nhưng sự thật lại có điều luật: thẩm quyền giao đất, cho thuê đất thì không được ủy quyền.

Người dân chất vấn tôi, rằng đáng lẽ tôi phải trình ông này, tôi lại gửi một ông khác, thì chắc chắn, nếu xét trường hợp đơn lẻ này, tôi đã làm sai, trình trái thẩm quyền. Nói nhẹ là không đúng thẩm quyền, còn nói đằng thắng là trái luật.

Nhưng thực ra, đó không phải là cố ý làm không đúng thẩm quyền. Giai đoạn trước luật 2003 chúng ta đều làm như vậy, theo thông lệ.

Khi tôi bắt đầu làm, Bộ trưởng có nói, ta tập trung xây dựng luật mới, với cái cũ thì trước làm thế nào, bây giờ ta làm như thế. Chẳng nhẽ lúc đó mình lại khịa chuyện ra bảo làm cái này không được. Trong hệ thống quản lý không thể đòi làm khác đi đơn giản thế.

Chúng ta đã làm theo lệ chứ không phải theo luật. Câu chuyện phức tạp ở chỗ đó.

Nhận và sửa sai

Theo ông, với hơn 3000 văn bản ấy trình và kí lệch thẩm quyền ấy, chúng ta phải ứng xử với chúng ra sao?

Cần phải cư xử ra sao với cái đã lỡ trong quá khứ, theo chỉ đạo của Chính phủ là câu chuyện vô cùng phức tạp

Tuy nhiên, đó là thực tế không thể chối cãi. Đến lúc phải nói với dân thực tế ấy.

Và phải làm rõ có hiệu lực hay không, mà hướng là công nhận hiệu lực, bởi phần chênh thẩm quyền không lớn, và các dự án đều làm rồi, và không gây hậu quả xấu, không phải từ cái chênh hiệu lực ấy mà gây ra tham nhũng, tiêu cực này khác.

Tôi định viết thư đề nghị chính thức hóa chuyện này. Nếu không, chuyện sẽ phức tạp hơn nhiều.

Tốt nhất là Chính phủ đặt thẳng vấn đề sang Quốc hội, Ủy ban Thường vụ có một nghị quyết công nhận những cái lệch thẩm quyền ấy vì đều là những việc đã giải quyết lâu rồi. Cũng cần thuyết minh rõ cái lệch này không gây hậu quả gì, dù quyết định ở tầm lớn.

Liệu việc này có tạo tiền lệ, cứ làm trái, rồi hợp thức hóa bằng văn bản pháp luật sau đó?


Đương nhiên không thể ra nghị quyết giải quyết từng quyết định riêng rẽ. Đây là giải quyết lịch sử, không phải giải quyết cá biệt trường hợp nào. Đây là cả lô văn bản đã thành tiền lệ trong lịch sử.

Lệ áp dụng 10 năm trời. Cách tốt nhất là chường mặt ra nhận và sửa sai, rằng chúng tôi đã trót áp dụng không đúng, và lí do là có sự vênh giữa các luật và không có hậu quả gì do sự vênh pháp luật này.

Cụ thể, với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất phải là hình thức quyết định. Hình thức văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền chính phủ, theo luật, lại không có quyết định, chỉ có nghị quyết, nghị định. Ra văn bản gì? Quyết định phải là thẩm quyền riêng. Sự vênh, lệch giữa các luật về đất đai và về thẩm quyền chính phủ ra văn bản pháp luật dẫn tới việc này. Đó là lí do Chính phủ lại làm như vậy.

Văn Giang chỉ là một trường hợp. Phải giải quyết sớm, không thể cứ mãi lùng bùng với hơn 3000 văn bản này được.

3000 văn bản như cá nằm trên thớt. Và bất kì dự án nào có chuyện, người ta cũng có thể lôi ra việc trình và kí không đúng thẩm quyền. Giải quyết một lần cho xong, thật gọn ghẽ.

Không phải về hưu mà làm khác


Trở lại với việc đối thoại với dân, như ông nói, trách nhiệm hành chính với ông không còn nữa. Thế nhưng ông vẫn quyết định đối thoại. Có người đã gọi đó là “Tiền lệ Đặng Hùng Võ”. Nhiều người cũng đặt câu hỏi, nên chăng cần luật hóa trách nhiệm quan chức, trong việc đối thoại, giải thích cho dân, và chịu trách nhiệm với mỗi chữ kí, quyết định của mình, ngay cả khi đã nghỉ hưu?

Sự thực việc đối thoại với dân, giải thích cho dân nên được đặt thành một nguyên tắc, vì cán bộ không thể làm ngơ trước phản ứng của người dân mà quyết định của mình có liên quan. Đối với người đương chức đương nhiên phải làm chuyện đó.

Làm như thế nào thì phải cần pháp luật đặt nguyên tắc cụ thể thế nào: trường hợp nào, thời gian bao lâu, mức độ chưa đồng ý thì giải quyết ra sao, loại quyết định gì thì xử lý ở cấp nào?

Nên luật hóa, tạo gắn kết giữa nhân dân và nhà nước tốt hơn.

Cũng có dư luận nói rằng, chẳng qua nghỉ hưu rồi nên ông mới nói mạnh thế. Đương chức, chắc gì!

Điều này có thể đúng với ai đó, nhưng với cá nhân tôi thì khác. Đương chức mình đã đối thoại với dân nhiều rồi.

Tuy nhiên đối thoại về một quyết định có gắn với cá nhân thì là lần đầu tiên, vì tờ trình là mình kí đưa lên, lại cấp tập vào những ngày cuối của luật đất đai 1993 có hiệu lực.

Thời gian tôi còn đương chức thực ra không có quyết định nào gắn với đất đai vì lúc đó Bộ không có quyết gì về đất đai. Thế nên không có đối thoại về quyết định nào gắn với cá nhân mình.

Còn đối thoại về những xộc xệch về chính sách đất đai, về thực thi chính sách ở tỉnh này, tỉnh kia thì nhiều.

Ví dụ, bà Kim Ngân khi còn là Bí thư Hải Dương có lần dân kéo lên kiện đã gọi điện đề nghị tôi xuống giúp giải thích cho dân. Quyết định thu hồi đất của tỉnh, đất của trung tâm đào tạo đóng tàu của Vinashin. Mình xuống đối thoại bình thường, với dân và lãnh đạo xã.Dân nghe ra thì về.

Chuyện bình thường ấy mà. Nhiều khi đi tỉnh này tỉnh khác, chính quyền tỉnh còn nhờ ra đối thoại với dân giúp, vì nói họ chẳng hiểu.

Tôi có thể tự hào nói mình đã giúp thay đổi hai chính sách liên quan đến đất đai hở Hà Nội. Một là, không cho người ngoại tỉnh mua nhà. Tôi nói Hà Nội đang vi phạm luật đất đai vì luật không có điều nào cấm người dân mua nhà. Tôi nhớ lúc đó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Hà Nội phải làm thế nào chứ ông Võ nói Hà Nội vi phạm pháp luật là không được đâu. Và Hà Nội đã thay đổi.

Hai là thời điểm đó, các dự án xây dựng nhà thì phải gạt lại cho thành phố 20-30%, một dạng biếu không thành phố. Tôi nói cái này không được. Đừng nghĩ đó là nhà đầu tư cho thành phố. Phần 70-80% còn lại của dự án, nhà đầu tư sẽ phải bán đắt hơn để chở cái phần 20-30% này. Sự thực là lấy của dân chứ không phải lấy của nhà đầu tư. Cuối cùng Hà Nội đã bỏ, chuyển sang cơ chế cần thì mua của chủ đầu tư.

Cán bộ cần làm đúng luật trước

Từ vụ việc này, ông rút ra điều gì?

Để xây dựng nhà nước pháp quyền, bộ máy hành pháp phải rất cẩn thận trong mọi việc. Không được qua loa bất kì chuyện gì.

Không đúng thẩm quyền như ở vụ Văn Giang là một ví dụ, dù không quá xa thẩm quyền. Nếu không, một trục trặc nhất định cũng dẫn đến quyết định người dân có ý kiến. Và họ sẽ viện dẫn việc không đúng pháp luật này. Nhất là bây giờ, người dân có quyền thuê luật sư đại diện cho mình rồi.

Điều này sẽ loại trừ nghi vấn trong dân rằng đó cũng chỉ là chuyện làm ăn khuất tất thôi.

Việc phản ứng của dân cũng chỉ vì qua loa về mặt pháp luật, cho rằng rằng cái này cũng không chênh nhau nhiều lắm. Đến lúc chúng ta cần tư duy lại. Mọi việc phải rất chặt chẽ, cẩn thận, chi tiết. Quan chức, công chức lo làm đúng luật trước khi yêu cầu người dân tuân thủ luật.

Văn Giang đã tạo ra được một áp lực trong việc chỉnh sửa luật đất đai. Những dự án lớn như thế, việc vận động người dân cần phải làm thế nào, từ giai đoạn lập quy hoạch, đến thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng. Vai trò người dân đến đâu? Làm thế nào để dự án triển khai được mà đảm bảo được đồng thuận cao của dân?

Phương Loan
(TVN) 

Câu hỏi “đầu tiên” dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Sáng nay (11.11), tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam đăng một tin ''hot'': Duy nhất một đại biểu gửi văn bản chất vấn Thủ tướng. Cái “hot” còn nằm ở nội dung câu hỏi, nói một cách dân dã là “tiền đâu” và “bao giờ”.
Tỉnh Nghệ An đã có 3.119 cá nhân được nhận bằng khen của Thủ tướng; 80.615 cá nhân, gia đình được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tuy nhiên, đến nay họ vẫn chưa được nhận tiền khen thưởng kèm theo. Chỉ tính riêng tiền thưởng kèm theo bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh (tính theo Luật Thi đua khen thưởng) đã lên tới gần 100 tỉ đồng. Đây là vấn đề nổi cộm được cử tri kiến nghị rất nhiều lần, nhưng chưa được giải quyết.
Nghệ An là tỉnh khó khăn, đối tượng chính sách lớn nên ngân sách tỉnh không cân đối nổi. UBND tỉnh đã có tờ trình 7498- ngày 1.12.2011 gửi Thủ tướng đề nghị hỗ trợ tiền thưởng, nhưng chưa được giải quyết. Vị đại biểu Quốc hội này chất vấn Thủ tướng: Thủ tướng có quyết định thưởng kèm theo cho 3.119 bằng khen của Thủ tướng không? Nếu có thì bao giờ được?  Chính phủ có hỗ trợ tỉnh Nghệ An số tiền thưởng kèm theo bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh không? Nếu có thì bao giờ được?
Một câu hỏi “tiền đâu”, cho những người có công với cách mạng - dường như cũng đã già cả lắm rồi. Một câu hỏi được đặt ra không hề khôi hài, dù trong bối cảnh ngân sách thâm thủng đến độ không có nổi tiền tăng lương “theo lộ trình”.
Thật khó cho Thủ tướng. Thật khó cho Chính phủ; trước nguyện vọng, cũng thật khó có thể nói là không chính đáng của cử tri.
Khó là bởi câu hỏi “tiền đâu” đang là câu hỏi lớn nhất của nền kinh tế.
60 tấn vàng đã được “thu hút vào nền kinh tế”. Dự trữ ngoại hối đến hết tháng 10 đạt hơn 23 tỉ USD- tương đương 11,5 tuần nhập khẩu. Chín tháng đầu năm, huy động vốn của các ngân hàng tăng 11,7%. 50.000 tỉ đồng đang chất đống trong nhà băng. Ấy thế mà doanh nghiệp vẫn không tiếp cận được nguồn vốn, khi phần “cho vay” chỉ tăng 2,52% so với 31.12.2011.
PGS-TS Nguyễn Thị Mùi có lần dẫn ra hai hiện tượng: “Hoạt động cho vay vẫn diễn ra, nhưng tín dụng không có tăng trưởng hoặc tăng trưởng rất thấp”; trong khi “Những hoạt động thâu tóm, mua bán, sáp nhập, các công ty sân sau, sở hữu chéo trong  ngân hàng... đã và đang tạo ra những vòng luẩn quẩn của dòng tiền”. Nỗi lo nợ xấu và vấn đề nhóm lợi ích trong khối ngân hàng đang khiến dòng tiền “lòng vòng trong các ngân hàng”.
Câu hỏi mà Chính phủ phải trả lời, vì thế, không phải là tiền đâu, mà sẽ dùng tiền như thế nào.
Bộ trưởng “tay hòm chìa khóa” Vương Đình Huệ từng than thở: “Không còn dư địa nào để tăng thu, trừ phi được… in thêm tiền”. Hình như ông quên không giải thích rõ với dân vì sao ngân sách giảm thu nặng nề đến như vậy. Hình như khi than thở, ông cũng quên bẵng câu chuyện thu tiền, chi tiền là nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ Tài chính.
Nhưng không chỉ những người có công với cách mạng ở Nghệ An, 22 triệu người hưởng lương khác cũng đang chờ câu trả lời “tiền đâu” của Bộ Tài chính, 200 ngàn doanh nghiệp “không còn đóng thuế” năm 2011, 26 ngàn “cái chết” tiếp trong 6 tháng đầu năm 2012 và hàng chục ngàn khác đang “thoi thóp” cũng chờ câu trả lời “tiền đâu” từ thống đốc.
Và đó là những câu hỏi đòi hỏi phải được trả lời bằng thực tế, chứ không phải chỉ là những hứa hẹn trên nghị trường.
(Lao động) 

Để thanh niên không lạc lối trên mạng

(QĐND) - Sự kiện sinh viên Nguyễn Phương Uyên và thanh niên Đinh Nguyên Kha, chỉ vì nghe những lời hứa hão trên mạng của tên Nguyễn Thiện Thành mà đã tình nguyện gia nhập cái gọi là tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” rồi lạc lối đi vào mê cung phạm pháp, tham gia rải truyền đơn, chế tạo thuốc nổ hòng chống phá Nhà nước Việt Nam XHCN, khiến nhiều người cảm thấy đau lòng. Vấn đề đặt ra là tại sao những thanh niên, trí thức trẻ lại dễ dàng bị dụ dỗ, lôi kéo vào những trang mạng điện tử xấu độc để rồi nhanh chóng trở thành kẻ lầm đường đến vậy?
   
Nguyễn Phương Uyên (bên phải) và Đinh Nguyên Kha thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật sau khi bị bắt giữ.
Trả lời cho câu hỏi này không dễ, dù vấn đề này đặt ra ngay từ khi internet được phát triển ở Việt Nam. Một cuộc điều tra mới đây của nhóm các nhà khoa học thuộc Tạp chí Cộng sản cho thấy: Sinh viên, trí thức trẻ chính là lực lượng sử dụng internet đông đảo, thường xuyên nhất với khoảng 82,5% vào mạng hằng ngày. Các thế lực thiếu thiện chí hay thù địch với Việt Nam nhận thức rất rõ vấn đề này và ngay lập tức, họ tập trung lôi kéo thanh niên, sinh viên, trí thức trẻ vào “ma trận” mới. Nhiều đài phát thanh, truyền hình tiếng Việt ở hải ngoại mà RFA là một ví dụ, thậm chí còn dừng hẳn chương trình phát thanh để tập trung nguồn lực phát triển báo mạng mà đối tượng bạn đọc được họ "ưu tiên" hàng đầu chính là thanh niên.

    Đặc điểm tâm lý khao khát cái mới cũng là nguyên nhân để tuổi trẻ tự nguyện trở thành “tín đồ” của cộng đồng mạng. Có thể tìm thấy ở đây lời giải thích cho sự dễ dãi, cả tin mà Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha cũng như một số bạn trẻ khác đã vấp phải. Tuổi trẻ bao giờ cũng mơ ước cái mới, họ không bao giờ bằng lòng với cái hiện có, với những gì họ cho là lạc hậu, cổ hủ. Đây là một đặc tính tốt, bởi nếu giới trẻ chỉ biết bằng lòng với những gì lớp cha anh đã bày sẵn thì chắc chắn không bao giờ có cách mạng hay tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, không phải mọi cái mới đều là cái hay, cái tốt và đó chính là cạm bẫy đối với giới trẻ khi trên cộng đồng mạng đầy rẫy những trang “web đen, blog độc” nhưng được ngụy trang kín đáo như là hiện thân của cái mới. Làm thế nào để thanh niên có đủ bản lĩnh nhận ra đâu là cái mới thật sự để không bị đầu độc bởi những thông tin “nhân danh cái mới”? Chỉ có thể bằng cách sử dụng những trang mạng điện tử chính thống, có uy tín, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, đúng sự thật về các sự việc trong nước và quốc tế cho thanh niên. Mọi thông tin cắt xén, chắp vá, tùy tiện sẽ không thu hút được thanh niên và sẽ càng làm cho họ đánh mất sự tin cậy vào tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể. Có người cho rằng, các trang báo mạng chính thống không thu hút được thanh niên do giao diện trình bày và thông tin phụ trợ không bắt mắt, hấp dẫn (không sốc, không sex, không xì-căng-đan…) nhưng đó không phải là vấn đề chính. Điều thanh niên cần nhất trên mạng vẫn là nội dung thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ, phong phú. Sau mỗi sự kiện được dư luận chú ý, rất cần có các hình thức diễn đàn, tranh luận trên mạng để giúp thanh niên tìm ra chân lý. Thanh niên không thích áp đặt, không thích những bài thuyết giảng, những bài chính luận dài dòng, thiếu thuyết phục, nhưng với những cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng, được tổ chức dân chủ, bình đẳng thì họ sẽ hào hứng tham gia. Bằng con đường này, các trang báo mạng sẽ khuyến khích tuổi trẻ nhận đúng cái mới, có sức đề kháng trước những trang web đen, những thông tin “nhân danh cái mới” xuất hiện đầy rẫy trên mạng mà không “tường lửa” nào có thể ngăn chặn được hết.

    Trở lại câu chuyện của Phương Uyên, một sinh viên làm cán bộ đoàn đã bị một tên tội phạm lừa dụ đi vào con đường tội lỗi chỉ vì những lời hứa tài trợ học bổng, mua laptop… Câu chuyện này phản ánh một “con đường” khá phổ biến đối với những thanh niên “lạc lối trên mạng” đã bị kẻ xấu “đánh trúng huyệt” - đó chính là “việc làm và thu nhập”. Ước mơ đầu tiên của thanh niên là có việc làm, của sinh viên là có khoản thu nhập cá nhân để tự trang trải cho cuộc sống của mình. Nhìn thẳng vào sự thật của đất nước ta thì để thực hiện ước mơ trên, đối với mọi thanh niên đều rất khó khăn. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ngày một cao, kể cả khu vực đô thị lẫn các vùng nông thôn; những tiêu cực trong vấn đề giải quyết việc làm khiến không ít thanh niên giỏi tỏ thái độ bất mãn vì không tìm được việc làm phù hợp với khả năng, trình độ của mình. Những khó khăn, bức xúc trong cuộc sống thường nhật đã đẩy một bộ phận bạn trẻ thiếu bản lĩnh lún sâu vào những mảng tối cuộc sống và trong đó, có những người như Phương Uyên đã "lựa chọn" con đường thiếu sáng suốt. Sự việc này cho thấy, ngay cả với những thanh niên có trình độ hiểu biết nhất định thì nhận thức và ý thức bảo vệ Tổ quốc của họ cũng chưa đầy đủ, vẫn chỉ ở mức trực quan. Họ chỉ bảo vệ những gì mà họ cho rằng mang lại "lợi ích" cho chính mình. Nếu sự bức xúc về thu nhập, việc làm trong thanh niên không được giải quyết thì những thế lực thù địch, phản động càng có cơ hội ve vãn, mua chuộc thanh niên, từ bị “diễn biến” sẽ có bộ phận thanh niên chuyển hóa sang “tự diễn biến”. Vì vậy, để giải quyết tình trạng thanh niên lạc lối trên môi trường ảo, rất cần những giải pháp chăm lo đời sống thanh niên của Đảng, Nhà nước ta.

    Một vấn đề tưởng như không liên quan trực tiếp nhưng thực chất lại có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, định hướng cho thanh niên trong môi trường ảo, đó là cuộc chiến chống tiêu cực, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi của toàn xã hội. Vì sao thanh niên chủ động tìm đến những trang “web đen, blog độc” ? Vì những trang web này đã khéo léo tìm cách tập hợp, lôi kéo thanh niên bằng các khẩu hiệu chống tham nhũng, chống tiêu cực, bản thân thanh niên, sinh viên tìm thấy ở đó chút đồng điệu của “âm thanh phản kháng”. Khi thanh niên không thể lý giải nổi các hiện tượng tiêu cực, bất công trong xã hội; khi một bộ phận cán bộ, đảng viên có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, có những hành vi tham nhũng, tiêu cực; khi chính một số ít thầy cô giáo cũng tham gia vào con đường “chạy điểm, chạy bằng cấp”… thì đó là con đường dẫn thanh niên từ chỗ suy giảm niềm tin tìm đến với sự phản kháng. Chúng ta nhớ lại sự kiện “mùa xuân Ả-rập” đầu năm 2011, từ chuyện một thanh niên bán trái cây dạo tự thiêu để phản đối cảnh sát, thông qua các trang mạng xã hội đã thổi bùng thành “lò lửa” phản kháng bởi những uất ức, bất công (mà đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là thanh niên) đã tồn tại, âm ỉ từ trước. Khẳng định vấn đề này để thấy rằng, nếu chúng ta thực sự đưa những vấn đề đã được quyết nghị tại Hội nghị Trung ương 4, 5 và 6 (khóa XI) vào cuộc sống, thì chính là giải pháp tối ưu nhất để giúp thanh niên tin tưởng vững chắc vào con đường đúng đắn của cách mạng Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự điều hành của chính phủ, không lầm đường, lạc lối trên môi trường ảo hiện nay.

    Điểm cuối cùng, không thể không nhắc đến là vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội thanh niên, Hội sinh viên Việt Nam. Phương Uyên bị bắt khi vẫn đang là một cán bộ đoàn. Điều này cho thấy sự lỏng lẻo đến kinh ngạc trong công tác quản lý cán bộ, đoàn viên của tổ chức đoàn. Không thể phủ nhận, thời gian qua, tổ chức đoàn cũng làm được không ít việc nhưng tình trạng buông lỏng quản lý đoàn viên, thanh niên của tổ chức này đã đến mức báo động. Ở một số nơi, tổ chức đoàn đã và đang bị biến thành “bệ phóng” cho các “cậu ấm, cô chiêu” tiến lên những vị trí quyền lực. Bởi theo cơ cấu, rất dễ để một thanh niên trẻ tuổi "đủ điều kiện" tham gia cấp ủy khi đảm nhiệm vai trò “thủ lĩnh thanh niên”. Tình trạng phô trương, hình thức, thiếu thiết thực của công tác đoàn đang đem lại hệ lụy kép: Thứ nhất, thanh niên ngày càng tỏ ra thiếu quan tâm, thờ ơ với tổ chức đoàn. Họ “đánh trống, ghi tên” vào đoàn vì đây là một phần tất yếu trong đời sống chính trị, mà không xuất phát từ lý tưởng, từ sự giác ngộ chính trị thực sự. Thứ hai, làm xuất hiện ngày càng nhiều “quan thanh niên”, bước ra từ cổng trường đại học tiến thẳng vào các cơ quan lãnh đạo của tổ chức đoàn, mà không thực sự đi lên từ phong trào quần chúng. Xây dựng đoàn là xây dựng Đảng trước một bước và chúng ta có thể hình dung hậu quả khôn lường thế nào khi mà việc “xây dựng Đảng trước một bước” đang ở trong tình trạng như thế.

    Trong xã hội ta, tổ chức đoàn có sứ mệnh là “người bạn đồng hành” của thanh niên. Khi “người bạn” này ngoảnh mặt, làm ngơ trước những vấn đề của thanh niên thì việc một số bạn trẻ lạc bước vào mê cung tội lỗi trên cộng đồng mạng cũng là điều có thể lý giải. Vụ việc xảy ra với sinh viên Nguyễn Phương Uyên giúp chúng ta nhìn lại một cách nghiêm túc những mặt thiếu sót, khuyết điểm, bất cập trong công tác giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh niên, sinh viên để sớm tìm ra những biện pháp khắc phục.
    Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quyên 

Văn Đức - Một vài ý kiến nhỏ về GS. Ngô Bảo Châu và một số vị trí thức

Giáo sư Ngô Bảo Châu là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam, là nhà toán học nổi tiếng với những công trình về toán học. Những đóng góp của Ngô Bảo Châu có ý nghĩa rất lớn đối với ngành toán học trong nước và thế giới, tên tuổi của ông đã được Việt Nam và các nước trên thế giới vinh danh, ông thực sự là tấm gương để các thế hệ phía sau học tập.
Những cống hiến to lớn của Gs. Ngô Bảo Châu là điều ai cũng phải ghi nhận và khỏi phải bàn nhiều, tuy nhiên có một số vấn đề liên quan đến Giáo sư mà bản thân xin mạng phép lạm bàn đôi chút để mọi người cùng xem xét, đánh giá đồng thời qua đây cũng xin có một vài ý kiến đóng góp đến Giáo sư.
Thời gian gần đây, nếu những ai có chút quan tâm đến tình hình chính trị - xã hội thì chắc đều biết vụ Cơ quan Công an tỉnh Long An có bắt giữ một nữ sinh trường Đại học Công Nghệ Thực Phẩm Tp. Hồ Chí Minh tên Nguyễn Phương Uyên. Sự việc đã làm hao tốn không ít giấy mực, gây nên sự lo lắng đối với gia đình, bạn bè, thầy cô và đặc biệt là sự quan tâm, chú ý của các cá nhân, tổ chức không có thiện chí đối với Nhà nước. Trong lúc sự việc đang nóng bỏng, thông tin hạn chế, chỉ có những lời đồn đoán trên mạng của các cá nhân, tổ chức này đã làm cho tình hình đã nóng lại còn nóng hơn. Dưới áp lực đó, cơ quan Công an tỉnh Long an đã chuyển quyết định tạm giam đối với Nguyễn Phương Uyên đến gia đình, trên đó có nêu rõ Phương Uyên bị tạm giam vì vi phạm điều 88 BLHS Việt Nam. Yên tâm vì đã xác định được nơi con mình đang ở nhưng lại càng lo lắng vì những việc mà con mình đã làm và càng hoảng loạn hơn khi có kẻ lợi dụng sương mù để quăng lựu đạn. Không lâu sau đó, một bức thư khẩn cấp được cho là của tập thể sinh viên cùng khóa với Phương Uyên ký tên gửi Chủ tịch Nước yêu cầu can thiệp để trả tự do cho Phương Uyên nhưng sau này đại diện nhà trường đã xác nhận bức thư đó là giả mạo vì hầu hết sinh viên có tên trong thư khẳng định là không tham gia. Tiếp sau đó, một bức thư cũng với nội dung tương tự như trên nhưng thành phần tham gia có chút đặc biệt, 144 vị trí thức của đất nước đã cùng đứng tên vào bức thư trong đó có Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Những việc làm của những trí thức trên thoạt nhìn thì cảm thấy đó là những hành động có ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm, thương cảm đối với một sinh viên tương lai còn đang rộng mở, những hành động đó hiện hữu tình cảm giữa con người với con người trong cái xã hội mà sự vô cảm càng ngày càng lấn át. Tuy nhiên, nếu nghiêm túc nhìn nhận thì những việc làm của Giáo sư Ngô Bảo Châu và các vị trí thức trên có phần vội vàng, nôn nóng và có thể họ đã bị lợi dụng. Căn cứ nào để khẳng định điều đó?, xin thưa rằng có (hơi bị) nhiều.
Đầu tiên, các vị cho rằng bức thư của các vị là sự “tiếp theo thư của các cháu sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM gửi Chủ tịch Nước ngày 20-10-2012 và nhằm hậu thuẫn cho đề nghị chính đáng của sinh viên…”. Nhưng chắc các vị cũng biết rằng bức thư đó là bức thư giả, không phải của sinh viên. Vô tình các vị lại “tiếp theo” (tiếp tay) và “hậu thuẫn” cho cái không phải là sự thật để tạo nên sự hiểu lầm trong dư luận. Chưa kể đến sự thiếu suy xét của các vị đã gây cản trở, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước. Nếu xét về pháp luật thì hành vi của Nguyễn Phương Uyên vi phạm tới đâu Nhà nước sẽ xử lý tới đó. Nếu xét về tình cảm thì cũng phải dựa trên mức độ vi phạm của hành vi để nói chuyện tình cảm, khi đó nếu các vị có viết thư gửi Chủ tịch Nước hay cơ quan nào khác để yêu cầu hay đề đạt nguyện vọng thì cũng thấu tình đạt lý. Còn các vị cho rằng Công an họ ghét những người yêu nước nên cần phải cầu cứu Chủ tịch Nước thì tôi cho rằng các vị hơi hồ đồ. Sao biết bao sinh viên họ không bắt mà chỉ bắt những người dán những đồng tiền vào truyền đơn để rãi hay chế tạo bom để khủng bố. Những người bị bắt là yêu nước thì mấy chục triệu dân còn lại không bị bắt là không yêu nước chắc?.
Thứ hai, các vị cho rằng các vị nắm được thông tin từ trên mạng và sử dụng những thông tin đó để kiến nghị lên Chủ tịch Nước thì thử hỏi có thuyết phục được ai không?. Không thể nào đồng ý với cách thức thu thập và sử dụng thông tin như vậy, đặc biệt là với các vị mệnh danh là trí thức, giáo sư đầu ngành. Thông tin trên mạng như thế nào chắc ai cũng biết, một đống hỗn độn, thật giả đan xen, đủ thứ trò lừa, và ít ai đứng ra chịu trách nhiệm cho những thông tin đó. Trí thức thì phải làm sao cho khác người bình thường một chút, tức là phải giữ cho tình một trái tim nóng, một cái đầu lạnh để có đủ nhiệt huyết, sự tỉnh táo cần thiết khi đó tiếng nói của các vị sẽ giá trị hơn và cũng được sự đồng tình, ủng hộ của mọi người, sự tôn trọng của nhà cầm quyền.
Một góc nhìn khác, sự nỗi tiếng của Giáo sư Ngô Bảo Châu và các vị trí thức khác ít nhiều cũng tạo được uy tín nhất định trong xã hội. Chính sự uy tín ấy mà mỗi khi đất nước gặp những vấn đề nhạy cảm, phức tạp thì các cá nhân, tổ chức không thiện cảm với chính quyền muốn mượn cái danh của các vị để tạo áp lực đối với Nhà nước. Có thể các vị tham gia với mục đích vô tư, trong sáng và không vì động cơ cá nhân nào nhưng không ngoại trừ kẻ xấu lợi dụng uy tín của các vị để thực hiện mưu đồ cá nhân của họ. Các vị tham gia có thể đơn giản chỉ để thể hiện một phần trách nhiệm của người trí thức đối với xã hội, với cộng đồng đó là điều tốt và đáng để ghi nhận. Tuy nhiên, một khi lòng tốt của các vị bị lợi dụng thì kết quả có được là cái hoàn toàn khác, thậm chí còn trái ngược, lòng tốt sẽ bị nghi ngờ và tiếng nói không còn giá trị. Tư duy và nhãn quan về chính trị là điều không bắt buộc phải có đối với mỗi trí thức nhưng khi đã tham gia vào hoạt động mang tính chính trị thì ít nhất phải trang bị cho mình một số kiến thức về âm mưu, thủ đoạn cơ bản của kẻ xấu để khỏi biến mình thành con rối trong tay kẻ khác.
Với sự vượt trội về tài năng, sự tĩnh táo cần thiết và một cái tâm trong sáng hi vọng những đóng góp của các vị sẽ góp phần làm cho đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh. Đừng để những trò lừa kiểu trẻ con, những việc làm vô nghĩa làm mai mọt đi cái tài năng và làm lu mờ đi cái nhân cách cao quý của người trí thức.

Văn Đức
* Bài của tác giả gửi tới TTHN

Tin QH diễn biến chất vấn sáng nay: Bộ trưởng Bộ Công thương "lạc đề" đầu phiên chất vấn

(Nguoiduatin.vn) - Hôm nay, 12/11, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Phiên chất vấn dự kiến kéo dài trong 2 ngày rưỡi về các nhóm vấn đề cử tri, dư luận xã hội quan tâm…

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng là thành viên đầu tiên của Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng nay, chủ yếu xoay quanh các vấn đề tồn kho, hàng giả, hàng kém chất lượng và đời sống dân cư vùng thủy điện...

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đã đăng đàn đầu tiên trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại QH lần này. Ảnh: infonet.
Theo VnExpress, mở đầu phần chất vấn, đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) nêu ra một loạt số liệu về tồn kho tại các ngành công nghiệp. Đại biểu yêu cầu người đứng đầu ngành công thương làm rõ trách nhiệm của việc dự báo, quy hoạch, ảnh hưởng đến tình trạng tồn kho này, bên cạnh lý do ảnh hưởng từ kinh tế thế giới.
Tuy vậy, trong phần trả lời của mình, bộ trưởng Công Thương lại dành phần lớn thời gian để đưa ra các số liệu cho thấy thực trạng và hướng giải quyết tồn kho tại các ngành sản xuất.
Câu trả lời của bộ trưởng Hoàng sau đó được Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Sinh Hùng, người điều hành chất vấn “phê” là chưa trúng, bởi theo ông, câu hỏi của đại biểu chủ yếu nhắm tới nguyên nhân quy hoạch, dự báo, chứ không phải thực trạng tồn kho hiện nay. Do vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị bộ trưởng báo cáo rõ hơn sau giờ giải lao…
Trong sáng 12/11, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã báo cáo Quốc hội về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 và thứ 3.
Theo đó, trong lĩnh vực GTVT, Chính phủ đã xác định năm 2012 là năm “An toàn giao thông”, ban hành Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ đến năm 2020, sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật mới, ưu tiên nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông, đẩy mạnh tuyên truyền về ATGT…
Ngoài các giải pháp nêu trên, đã tập trung thực hiện một số giải pháp khác chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, giải toả lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, điều chỉnh giờ làm việc, giờ học tập, hiện đại hoá giao thông kết hợp với phân làn, phân luồng giao thông.
Trong lĩnh vực tài chính, việc thực hiện cơ chế giá thị trường đối điện, than, xăng dầu và việc công khai, minh bạch kết quả sản xuất, kinh doanh, giá thành đối với ngành trên. Riêng đối với giá xăng dầu, Chính phủ sẽ sửa đổi, bổ sung chính sách ngay trong tháng 12/2012.
Theo chương trình kỳ họp, chiều nay, sau phần trả lời chất vấn của bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng sẽ trả lời chất vấn; các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan phát biểu giải trình thêm.
Ngày 13/11, bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng và thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đăng đàn trả lời chất vấn. Cuối cùng, như thông lệ, Thủ tướng Chính phủ sẽ báo cáo làm rõ thêm các vấn đề được đại biểu cùng cử tri quan tâm và trả lời chất vấn trực tiếp của các vị đại biểu Quốc hội.
Dự kiến các nhóm vấn đề mà bộ trưởng Xây dựng sẽ trả lời về các giải pháp xử lý tồn đọng bất động sản và giải quyết đồng bộ cơ sở hạ tầng tại các khu đô thị mới; về chất lượng các công trình xây dựng…
Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời về vấn đề nâng cao y đức, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp; vấn đề khám chữa bệnh, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ em, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm…
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ giải trình các vấn đề về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh; xử lý nợ xấu; quản lý thị trường vàng…
Tuấn Anh 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét