Chuyện từ chiếc áo nịt ngực (vú) made in Tàu
Nguyễn Thông
Lời giới thiệu:
Đối tượng được nêu ra trong 2 bài dưới đây luôn ở dạng một cặp nên có 2 bài do 2 người viết. Thực ra mình đã làm 1 bài, chưa kịp đưa lên, ngài Bá Tân lại thân ái gửi cho 1 bài nữa. Chuyện từ chiếc áo nịt ngực
NGUYỄN THÔNG
Nói hơi chủ quan, đàn ông đàn ang ai chả thích áo nịt ngực (gọi nôm na là vú). Đàn bà thích đã đành, đàn ông cũng rất thích, chỉ trừ những anh khùng hoặc làm lãnh đạo cần phải lập nghiêm mới không thích.
Nhiều năm trở lại đây, hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường nước ta, có mặt trong mọi ngõ ngách cuộc sống. Xét ở khía cạnh nhất định, hàng tiêu dùng Trung Quốc với ưu thế rẻ, đẹp đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người nghèo, thu nhập thấp, giải quyết đáng kể những khó khăn thiếu thốn về tiện nghi sinh hoạt. Nhưng cũng từ nhóm hàng hóa “made in China” này phát sinh nhiều vấn đề, rất cần cảnh báo đến người tiêu dùng. Vụ áo nịt ngực phụ nữ chứa chất lạ là ví dụ điển hình.
Được đăng bởi Nguyễn Thông Đối tượng được nêu ra trong 2 bài dưới đây luôn ở dạng một cặp nên có 2 bài do 2 người viết. Thực ra mình đã làm 1 bài, chưa kịp đưa lên, ngài Bá Tân lại thân ái gửi cho 1 bài nữa. Chuyện từ chiếc áo nịt ngực
NGUYỄN THÔNG
Nói hơi chủ quan, đàn ông đàn ang ai chả thích áo nịt ngực (gọi nôm na là vú). Đàn bà thích đã đành, đàn ông cũng rất thích, chỉ trừ những anh khùng hoặc làm lãnh đạo cần phải lập nghiêm mới không thích.
Nhiều năm trở lại đây, hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường nước ta, có mặt trong mọi ngõ ngách cuộc sống. Xét ở khía cạnh nhất định, hàng tiêu dùng Trung Quốc với ưu thế rẻ, đẹp đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người nghèo, thu nhập thấp, giải quyết đáng kể những khó khăn thiếu thốn về tiện nghi sinh hoạt. Nhưng cũng từ nhóm hàng hóa “made in China” này phát sinh nhiều vấn đề, rất cần cảnh báo đến người tiêu dùng. Vụ áo nịt ngực phụ nữ chứa chất lạ là ví dụ điển hình.
Đã qua cái thời vồ vập hàng Trung Quốc như bia Vạn Lực, xe “Weve tàu”,
bát đĩa sứ… lúc ban đầu bởi dân ta sau thời gian sử dụng đã hiểu rõ
“tiền nào của ấy”. Nhưng chất lương nếu chỉ ở chỗ chóng hỏng, không có
giá trị sử dụng lâu bền thì không đáng quan tâm lắm. Lo là lo chuyện
khác kia, liên quan đến tính mạng con người, cả trước mắt lẫn về lâu về
dài.
Chiếc áo nịt ngực Trung Quốc giá bình dân chỉ 20-30 ngàn đồng đúng
là quá rẻ. Khách hàng tiềm năng lên đến hàng triệu phụ nữ, nhất là chị
em ở nông thôn. Nếu nhà sản xuất Trung Quốc chỉ nhằm mục đích tiêu thụ
thì khỏi cần bàn, thậm chí doanh nghiệp trong nước cần học tập họ để làm
ra hàng hóa rẻ đẹp phục vụ dân mình. Điều cực kỳ khó hiểu và khó chịu
là họ giấu lót vào trong chiếc áo nịt thứ hóa chất, dung dịch độc hại để
làm gì? Báo chí mấy bữa nay thông tin dày đặc chuyện áo nịt ngực của
các nhà sản xuất Trung Quốc có chất gây ngứa, tức ngực, chóng mặt; một
vài loại được quảng cáo có tác dụng mát xa độn 6 viên màu trắng, mát xa
đâu chửa thấy, người dùng sờ vào chỉ thấy ngứa ngáy, mẩn đỏ. Chưa có cơ
quan chuyên trách nào công bố tác hại (nếu có) của sản phẩm đáng ngờ này
trong khi nó đã xuất hiện tràn lan trên sạp hàng khắp cả nước, từ những
đô thị lớn Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đến các tỉnh lẻ Thái Bình, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Trà Vinh… Điều đó chứng tỏ sự phản ứng của các cơ quan
chuyên trách quá chậm, chậm rất nhiều sau phản ứng của người dân và báo
chí, truyền thông.
Là thị trường tiêu thụ sát nách Trung Quốc, nước ta khó tránh được sự
xâm nhập, tấn công của hàng hóa Trung Quốc. Điều cần quan tâm đặc biệt
là phải tạo được hàng rào ngăn chặn hữu hiệu những thứ hàng kém chất
lượng, ế thừa, độc hại, nguy hiểm từ bên đó tràn sang bằng nhiều lối
nhiều cách. Dân ta đã từng rút ra bài học cảnh giác hàng hóa xuất xứ
Trung Quốc như trái cây ngâm tẩm hóa chất bảo quản có thể gây ung thư;
đồ thủy tinh, đồ nhựa, đồ chơi trẻ em chứa chì và những thành phần bị
cấm; loại hóa chất kích thích giá đỗ tăng trưởng nhanh… từng gây ra
nhiều vụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thậm chí tử
vong. Nhưng cứ cảnh giác, né tránh được thứ này thì thời gian sau lại
phát sinh thứ khác, mà vụ nấu rượu bằng men Trung Quốc gây chết người ở
Bà Rịa-Vũng Tàu, vụ áo nịt ngực nói ở trên là mới nhất, làm người tiêu
dùng Việt Nam luôn phải loay hoay chống đỡ. Họ chủ ý “đầu tư” vào những
thứ rất bình thường nhưng có thể gây hậu quả khôn lường khiến ta không
để ý, thậm chí xem nhẹ, dễ bỏ qua. Mặc dù nhiều năm nay chúng ta vẫn
tuyên truyền, vận động “người Việt dùng hàng Việt” nhưng cũng không thể
chỉ trách người dân dùng hàng Trung Quốc, mà trách cơ quan quản lý, cơ
quan chức năng chưa làm hết trách nhiệm, chưa thật tích cực rốt ráo bảo
vệ nhân dân mình.
1.11.2012
Nguyễn Thông
Thêm một thứ lạ
BÁ TÂN
Tàu Trung Quốc xâm nhập hải phận Việt Nam, phương tiện thông tin chính thống gọi đó là tàu lạ. Tại sao không gọi đích danh tàu Trung Quốc mà phải né tránh. Cái kiểu đó khác chi tự nhận mình thế yếu, để cho người hàng xóm càng thêm lấn lướt.
BÁ TÂN
Tàu Trung Quốc xâm nhập hải phận Việt Nam, phương tiện thông tin chính thống gọi đó là tàu lạ. Tại sao không gọi đích danh tàu Trung Quốc mà phải né tránh. Cái kiểu đó khác chi tự nhận mình thế yếu, để cho người hàng xóm càng thêm lấn lướt.
Mới đây lại phát hiện thêm một chất lạ, cực kỳ lạ. Đó là chất lạ
trong áo ngực của chị em phụ nữ. Mới tìm thấy, còn thực ra, qua “khai
quật” thực tế cho thấy, chất lạ ấy có trong áo ngực từ các năm trước
trên thị trường Việt Nam.
Đưa chất lạ vào áo ngực phụ nữ chắc hẳn phải có dụng ý. Hoặc là
dụng ý tốt hoặc là ý đồ xấu. Gài cắm chất lạ vào áo ngực phải chăng góp
phần chống bệnh ung thư vú. Loại bệnh này đang có nguy cơ gia tăng. Nếu
vậy thì tuyệt vời. Có thêm chất lạ ấy phải chăng làm cho bầu vú từ chỗ
rệu rão trở thành tròn trĩnh, từ sần sùi chuyển sang phổng phao hồng
hào, từ phẳng lì chuyển thành có gò có khe… Được như vậy thì trên cả
tuyệt vời, rất đáng hoan nghênh.
Đưa chất lạ vào áo lót phụ nữ rất có thể là mưu đồ xấu chứ không
phải dụng ý tốt. Biết đâu mặc áo lót có chất lạ trong đó, bệnh ung thư
vú sẽ tăng lên. Bầu vú đang tròn trĩnh, hồng hào chuyển thành teo lép,
sần sùi. Biết đâu chất lạ trong áo ngực làm cho dòng sữa tuyệt đường.
Không loại trừ những tai họa trên đây. Nếu vậy thì tội ác ấy phải tru di
tam tộc.
Có ý kiến bảo rằng chất lạ gắn trong áo ngực làm cho chị em thêm
phần phấn khích. Chất lạ ấy chưa đạt tới độ kích dục cuồng say nhưng
tăng thêm phần ham muốn khác giới của chị em. Đó chỉ là giả định, xuất
phát từ lòng tốt của phái mạnh. Thương nhân Trung Quốc, nhất là bộ phận
chuyên buôn lậu qua đường tiểu ngạch, chẳng có tấm lòng hữu hảo như thế
đâu. Vả lại, để làm sướng cho chị em cần gì những thứ vớ vẩn xuất xứ từ
bên kia biên giới. Hàng nội dư thừa. Thương nhân Trung Quốc đừng bén
mảng vào sân chơi ấy.
Trời sinh ra bầu vú cho phụ nữ. Ai cũng lớn lên từ bầu vú mẹ. Đố
tìm ra một người đàn ông trong cả cuộc đời chưa một lần đặt tay lên
tuyệt tác ấy. Của quý muôn đời phát triển theo luật tự nhiên, và có thêm
tác nhân chăm sóc bàn tay nam giới. Kẻ nào làm hại bầu vú của chị em,
hàng chục triệu đàn ông Việt Nam quyết không tha thứ.
Bá Tân
Còn loại áo nịt cao cấp này, không phải ai cũng mua được, chả biết có tẩm hóa chất Tàu không:
Ảnh lấy từ internet
Việt nam tuyên án tử hình 5 người Trung quốc
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh
mới tuyên án tử hình đối với năm người Trung Quốc về tội “vận chuyển
trái phép chất ma túy” và “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Số lượng nhựa cần sa có trị giá khoảng 90 triệu USD
Năm người này là Lu Ming Cheng, 52 tuổi, Wang
Hui Lan, 42 tuổi (cả hai từ Quảng Đông); Chan Kwok Kwong, 52 tuổi, Ngan
Chiu Kuen, 42 tuổi (từ Hong Kong) và Ieong Chi Kai, 52 tuổi từ Macau.
Năm người bị bắt và đưa ra xét xử sau khi tham
gia vào vụ vận chuyển trái phép gần 8 tấn nhựa cần sa (hashish) - được
truyền thông VN coi là một trong các vụ vận chuyển ma túy lớn nhất từ
trước tới nay.
Báo Tuổi Trẻ cho biết số lượng nhựa cần sa này -
trị giá khoảng 90 triệu dollar - bị tịch thu từ hai container chứa quần
bò vào tháng 4/2008.
Được biết số lượng nhựa cần sa này là do một
đường dây buôn ma túy từ Hong Kong đang tìm cách vận chuyển từ Việt Nam
qua Trung Quốc.
Các lực lượng công an, hải quan và điều tra
chống buôn lậu tại Quảng Ninh đã phát hiện ra vụ vận chuyển khi tiến
hành kiểm tra hai lô hàng container tại Móng Cái.
Hội đồng xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh Quảng
Ninh tuyên bố hủy toàn bộ gần 8 tấn nhựa cần sa, 13 điện thoại di động
của 5 bị cáo, tịch thu và sung công quỹ nhà nước trên 1 triệu dollar
Hong Kong, 278 ngàn nhân dân tệ, hơn 10 ngàn USD, gần 20 ngàn quần bò -
là những thứ thu giữ được trong vụ án.
Việt Nam là một trong những nước có luật chống
ma túy nghiêm ngặt nhất thế giới. Mỗi năm, khoảng 100 người bị xử tử vì
các tội liên quan đến buôn bán, vận chuyển ma túy.
(BBC)
Hai nhạc sỹ bị buộc tội gì?
BBC
Báo trong nước dẫn cáo trạng tại phiên tòa hôm 30/10
nói hai nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã có ‘hoạt
động chống phá’ qua trang mạng Tuổi trẻ Yêu nước.
Hai ông đã bị tòa án tại TP Hồ Chí Minh xử 4 và 6 năm tù giam, cộng thêm 2 năm quản chế mỗi người, vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Sau khi phiên tòa diễn ra, các báo cung cấp thêm chi tiết dựa vào cáo trạng của Viện Kiểm sát.
Truyền thông nhà nước cũng nói ngoài hai nhạc sỹ, ba người liên quan vụ án là Nguyễn Thiện Thành, Trần Thành và Nguyễn Thiện Khánh hiện đang bị truy bắt để ‘xử lý’.
Phe công tố cho hay ông Trần Vũ Anh Bình, 38 tuổi, làm quen với một ‘đối tượng’ có tên là Vũ Trực qua mạng internet.
Ông Trực bị cho là chiêu dụ người ở trong nước tham gia ‘hoạt động chống phá’ thông qua lớp học lập trình web trên mạng do ông giảng dạy miễn phí.
Trong chương trình dạy học, ông ‘đã lồng ghép vào những nội dung chống phá nhà nước’.
Cũng chính ông Vũ Trực bị cho là thành lập nhóm Tuổi trẻ yêu nước vào tháng 4/2011.
Báo Người Lao động nói: “Mục tiêu của nhóm này là tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, gây mất ổn định chính trị, khi có thời cơ thì nổi dậy xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ”.
Ông cũng bị cáo buộc tạo lập và quản trị blog nhacviet.tuoitreyeunuoc.com, song song với trang web tuoitreyeunuoc.com do ông Vũ Trực lập ra.
Ngoài việc đăng các bản nhạc tự sáng tác, cáo trạng nói ông Bình còn ‘phát tán các bài viết có nội dung chống phá nhà nước’ và hình ảnh cờ vàng của chính thể Việt Nam Cộng hòa.
Ông còn bị buộc tội cắm và rải truyền đơn tại các tỉnh Thái Nguyên, Long An, Đồng Tháp và TPHCM.
Nhạc sỹ Việt Khang (tên thật là Võ Minh Trí), 34 tuổi, bị buộc tội đã sáng tác hai bài hát ‘có nội dung chống nhà nước’ đăng trên tuoitreyeunuoc.com và móc nối “phát triển lực lượng cho nhóm Tuổi trẻ Yêu nước”.
Các báo nói tại tòa, hai ông Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã “nhận tội, ăn năn hối cải và xin hưởng lượng khoan hồng”.
Trong khi đó có tin luật sư của ông Việt Khang nói thân chủ của ông sẽ kháng án.
Trước đó, ông Hải khẳng định nhạc sỹ Việt Khang ‘không làm chính trị’.
Hai ông đã bị tòa án tại TP Hồ Chí Minh xử 4 và 6 năm tù giam, cộng thêm 2 năm quản chế mỗi người, vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Sau khi phiên tòa diễn ra, các báo cung cấp thêm chi tiết dựa vào cáo trạng của Viện Kiểm sát.
Truyền thông nhà nước cũng nói ngoài hai nhạc sỹ, ba người liên quan vụ án là Nguyễn Thiện Thành, Trần Thành và Nguyễn Thiện Khánh hiện đang bị truy bắt để ‘xử lý’.
Phe công tố cho hay ông Trần Vũ Anh Bình, 38 tuổi, làm quen với một ‘đối tượng’ có tên là Vũ Trực qua mạng internet.
Ông Trực bị cho là chiêu dụ người ở trong nước tham gia ‘hoạt động chống phá’ thông qua lớp học lập trình web trên mạng do ông giảng dạy miễn phí.
Trong chương trình dạy học, ông ‘đã lồng ghép vào những nội dung chống phá nhà nước’.
Cũng chính ông Vũ Trực bị cho là thành lập nhóm Tuổi trẻ yêu nước vào tháng 4/2011.
Báo Người Lao động nói: “Mục tiêu của nhóm này là tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, gây mất ổn định chính trị, khi có thời cơ thì nổi dậy xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ”.
Gây mất ổn định
Nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình bị nói đã được ông Vũ Trực cấp tiền và phương tiện, trở thành nhân vật hoạt động đắc lực cho ông Vũ Trực.Ông cũng bị cáo buộc tạo lập và quản trị blog nhacviet.tuoitreyeunuoc.com, song song với trang web tuoitreyeunuoc.com do ông Vũ Trực lập ra.
Ngoài việc đăng các bản nhạc tự sáng tác, cáo trạng nói ông Bình còn ‘phát tán các bài viết có nội dung chống phá nhà nước’ và hình ảnh cờ vàng của chính thể Việt Nam Cộng hòa.
Ông còn bị buộc tội cắm và rải truyền đơn tại các tỉnh Thái Nguyên, Long An, Đồng Tháp và TPHCM.
Nhạc sỹ Việt Khang (tên thật là Võ Minh Trí), 34 tuổi, bị buộc tội đã sáng tác hai bài hát ‘có nội dung chống nhà nước’ đăng trên tuoitreyeunuoc.com và móc nối “phát triển lực lượng cho nhóm Tuổi trẻ Yêu nước”.
Các báo nói tại tòa, hai ông Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã “nhận tội, ăn năn hối cải và xin hưởng lượng khoan hồng”.
Trong khi đó có tin luật sư của ông Việt Khang nói thân chủ của ông sẽ kháng án.
Trước đó, ông Hải khẳng định nhạc sỹ Việt Khang ‘không làm chính trị’.
Sai phạm của Bầu Kiên đã khiến ACB thất thoát 67.000 tỉ đồng
Đây là thông tin được ông Nguyễn Thanh Toại – Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Cổ phần Á châu (ACB) chia sẻ với báo chí ngày 26/10.
Theo kết quả báo cáo kinh doanh của ACB thì, tính đến 30/9, tổng tài
sản của ACB còn 211.672 tỉ đồng, giảm 67.000 tỉ so với đầu năm, tương
đương giảm hơn 3 tỉ đô. Tổng tài sản có bằng vàng của ACB là 40.580 tỉ,
trong khi tổng nợ vàng phải trả là 39.754 tỉ.
Hiện ACB có khoản trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi bằng vàng gần 35.350
tỉ đồng, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác bằng vàng gần 1.200
tỉ đồng, khách hàng gửi vàng gần 586 tỉ đồng. Trong khi đó, khoản vàng
có sẵn của ACB có 9.874 tỷ đồng, cho vay khách hàng bằng vàng hơn 11.000
tỉ đồng, các tài sản có khác bằng vàng 17.150 tỉ đồng.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Thanh Toại - Phó tổng giám đốc ACB cũng
khẳng định, hoạt động kinh doanh vàng khiến quý III, ngân hàng này bị
lỗ, đồng thời làm tổng tài sản giảm mạnh.
“Từ nay tới cuối năm, mục tiêu của ACB là tập trung khắc phục "sự cố
20/8" và hoạt động kinh doanh vàng, đồng thời tập trung vào khách hàng
cũ, không ưu tiên mở rộng tín dụng”, ông Toại khẳng định với báo chí.
Như Petrotimes đưa tin, sau vụ “bầu” Kiên – một trong những nhân vật có
tiếng trong lĩnh vực ngân hàng, người thường được nhắc tên khi nói về
ACB bị bắt, hoạt động của ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Và đây có
thể xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới kết quả kinh doanh không mấy
lạc quan của ACB trong quý III/2012.
Nói như vậy để thấy rằng, dư chấn từ vụ “bầu” Kiên đã gây ra rất nhiều tác động tiêu cực cho ACB.
Nhóm Phóng viên
(Petrotimes)
7 đầu dân cõng 2 ông cán bộ
Trương duy NhấtNhìn nhận về đội ngũ cán bộ công chức hiện thời, ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thẳng thừng “hiện có 30% cán bộ công chức làm việc tốt, 30% làm việc cầm chừng và 30% có mặt chỉ để… lãnh lương, nếu không có họ cũng không ảnh hưởng gì tới công việc cơ quan”.
Vấn đề không phải là kiếm đâu ra đủ 60.000 tỷ để tăng lương, mà là tìm cách cắt giảm đội ngũ trên 20 triệu người ăn lương cồng kềnh chồng chéo đè oằn lưng người dân đóng thuế.
Như vậy, chỉ cần tống cổ khỏi biên chế 30% loại cán bộ có mặt chỉ để lĩnh lương, hoặc khá hơn thì tống cổ luôn 30% làm việc cầm chừng kia nữa hay đốc thúc họ làm việc tích cực hơn, thì chính phủ đâu phải vò đầu bứt tai trước bài toán tiền lương.
Tại sao trong thời đại khoa học công nghệ thay chuyển đến từng giờ từng giây, một cái máy có thể thay việc cả sư đoàn, mà biên chế đội ngũ cán bộ công chức vẫn ngày một phình ra?
Một xã mà có đến 500 cán bộ, một đất nước chưa đến 90 triệu dân nhưng có đến hơn 20 triệu người ăn lương (tức cứ 7 đầu dân phải cõng 2 ông cán bộ). Không giảm được đội ngũ ăn lương đông như quân Nguyên này thì đúng như ông Vương Đình Huệ nói: phải in tiền để trả lương, hoặc nói một cách mai mỉa như cô “hoa hậu đồ lót” Ngọc Trinh: cạp đất mà ăn à?
Độc đảng và đảng lãnh đạo toàn diện thì nên dồn nhập hết bộ máy đảng với chính quyền vào làm một. Một bộ máy chính quyền vốn đã cồng kềnh nhiêu khê, lại thêm một bộ máy đảng song hành giẫm đạp chồng chéo.
Và cũng không thể để mãi tình trạng người ngoài đảng cũng phải đóng thuế nuôi người trong đảng. Tôi không phải đảng viên, mắc gì tôi lại phải đóng thuế để nuôi mấy ông đảng viên?
Lâu rồi, đâu chừng gần 20 năm trước, nhà báo Thái Duy có viết câu này trên báo Đại Đoàn Kết: “không ở đâu như dân ta, phải è lưng đóng thuế nuôi 3 bộ máy: đảng, nhà nước và các đoàn thể”.
_______________
Bài viết liên quan:
Cần xem xét lại tư cách ĐBQH của Đặng Thành Tâm
Ông đã khai man lý lịch khi chưa được bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT trường Hùng Vương
Việc Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm xin vắng mặt tại kỳ họp thứ IV, Quốc hội khóa XIII đã khiến dư luận đặt ra nhiều ghi vấn. Nhưng dư luận càng “sốc” hơn khi ông đột ngột tái xuất hiện trong cuộc họp Quốc hội ngày 29-11 vừa qua. Lý do vì sao? Nhân tiện đây, tôi cũng cung cấp cho “bàn dân thiên hạ” một thông tin: Năm 2011, Đặng Thành Tâm đã khai mang trong lý lịch ứng cử ĐHQH của mình như thế nào? Liệu chúng ta có cần phải xem xét lại tư cách ĐHQH của ông giống như người chị của ông hay không?
Việc Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm xin vắng mặt tại kỳ họp thứ IV, Quốc hội khóa XIII đã khiến dư luận đặt ra nhiều ghi vấn. Nhưng dư luận càng “sốc” hơn khi ông đột ngột tái xuất hiện trong cuộc họp Quốc hội ngày 29-11 vừa qua. Lý do vì sao? Nhân tiện đây, tôi cũng cung cấp cho “bàn dân thiên hạ” một thông tin: Năm 2011, Đặng Thành Tâm đã khai mang trong lý lịch ứng cử ĐHQH của mình như thế nào? Liệu chúng ta có cần phải xem xét lại tư cách ĐHQH của ông giống như người chị của ông hay không?
Ông Tâm đã khai man lý lịch khi chưa được bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT trường Hùng Vương |
Sự vắng mặt của ông ở kỳ họp Quốc hội được báo chí thông tin dò do vấn
đề sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người không khỏi hoài ghi vấn đề ông Tâm
nghỉ họp Quốc hội là để xem diễn tiến tình hình như thế nào? Bởi trước
đó, bà cựu nghị Yến – chị của ông Tâm đã bị bãi miễn tư cách ĐBQH. Khi
bà Yến không còn là ĐBQH, ông Tâm như bị mất đi đồng minh. Cộng với việc
hàng loạt khoản nợ và sai phạm trong lĩnh vực kinh tế mà dư luận xã hội
đang bàn tán xôn xao khiến ông không khỏi lo sợ về sự an nguy của
mình. Việc ông Tâm vắng họp Quốc hội đã khiến cho nhiều đại biểu khác
bức xúc vì ông đã được dân bầu làm ĐBQH để họ gửi gắm tiếng nói của cá
nhân họ nhưng ông Tâm lại vắng họp là không làm tròn trách nhiệm với
dân.
Hiện nay, theo thông tin mà báo chí cho biết thì ông Tâm thừa nhận: con
số nợ của Tập đoàn đầu tư Sài Gòn và Tập đoàn Tân Tạo không đến 500
triệu USD (tương đương khoảng 10.000 tỉ đồng). Chưa hết, dư luận đang xì
xào về ông Đặng Thành Tâm được cho là đang liên quan tới khoản tiền lên
tới hơn 3.300 tỉ đồng cho vay hoặc mua bán trái phiếu trái quy định tại
ngân hàng Navibank. Điều này, khiến dư luận càng ghi ngờ về sự vắng mặt
và sự trở lại đột ngột của ông tại kỳ họp Quốc hội lần này. Hơn nữa là
hình ảnh ông trở lại kỳ họp Quốc hội với mái tóc bù xù và hàm râu nhìn
rất “dê”, khiến dư luận cho rằng: có lẽ ông đang lo sợ về sự an nguy của
bản thân nên khiến cho ông lâm bệnh và không thèm “tân trang” tóc, râu.
Hoặc có thể, theo lời thấy tướng số, thay đổi diện mạo để….cải số
chăng?
Ông Tâm thay đổi diện mạo để cải số?
Như đã nói ở trên, tôi xin quay lại vấn đề chính là: Năm 2011, Đặng
Thành Tâm đã khai mang trong lý lịch ứng cử ĐHQH của mình như thế nào?
Theo các tài liệu mà chúng tôi nắm giữ thì trong hồ sơ ứng cử ĐHQH của
ông Đặng Thành Tâm ông tự giới thiệu là Chủ tịch HĐQT trường ĐH dân lập
Hùng Vương. Điều này hoàn toàn bịa đặt. Bởi ngày 14/3/2011, ông Lương
Ngọc Toản (Chủ tịch HĐQT của trường ĐH dân lập Hùng Vương TPHCM) và ông
Lê Văn Lý (Hiệu trưởng) cùng ông Đặng Thành Tâm (Phó Chủ tịch HĐQT
trường) đã có thỏa thuận: Vì lý do sức khỏe, ông Lương Ngọc Toản sẽ từ
nhiệm chức chủ tịch HĐQT, đồng thời ông Lê Văn Lý cũng từ nhiệm chức
hiệu trưởng để HĐQT tham khảo ý kiến cán bộ nhân viên và thầy cô giáo
thông qua lấy phiếu tín nhiệm đánh giá năng lực và tín nhiệm để HĐQT
quyết định trên tinh thần thống nhất cao.
Lẽ ra, sau khi có thoả thuận này, HĐQT và ông Đặng Thành Tâm cần tiến
hành thủ tục pháp lý gửi các cấp có thẩm quyền đề nghị miễn nhiệm chức
chủ tich HĐQT đối với ông Toản và chức hiệu trưởng với ông Lý rồi sau đó
mới tiến hành các bước công tác về nhân sự cấp cao của nhà trường. Tại
cuộc họp HĐQT diễn ra một ngày sau đó đã bầu ông Đặng Thành Tâm làm chủ
tịch HĐQT. Tiếp đến, Ông Đặng Thành Tâm đã thông qua cuộc họp bất thường
ngày 19/3/2011 của HĐQT để yêu cầu ông Toản và ông Lý chấm dứt làm
việc, chuyển giao ngay công tác trong một tuần. Đồng thời, với chức danh
chủ tịch HĐQT (chưa có quyết định công nhận của các cấp có thẩm quyền)
nhưng ông Đặng Thành Tâm đã lần lược ký hàng loạt các công văn, quyết
định liên quan đến vấn đề nhân sự của trường. Và tất nhiên là ngay cả
trong hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, ông Tâm cũng khai là chủ tịch
HĐQT của trường, mặc dù đến ngày 14/6/2011, UBND TP HCM mới có Quyết
định công nhận ông Đặng Thành Tâm, thành viên HĐQT Trường ĐH Hùng Vương
TPHCM, giữ chức Chủ tịch HĐQT thay ông Lương Ngọc Toản.
Nhưng vậy, ông Tâm đã khai mang chức vụ Chủ tịch HĐQT trường ĐH dân lập
Hùng Vương. Cũng cần phải nói thêm rằng, trong thời gian tự xưng là Chủ
tịch HĐQT trường ĐH Dân lập Hùng Vương thì ông Tâm đã ra hàng loạt các
quyết định về nhân sự không phù hợp dẫn đến tình trạng nội bộ trường lục
đục, xào xáo lẫn nhau kéo dài đến nay. Điều đáng nói hơn, là thanh tra
TPHCM đã kết luận Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn do ông
Đặng Thành Tâm là chủ tịch HĐQT là công ty “ma” và Kết luận Thanh tra
khẳng định: “trong thực tế không có Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông
Sài Gòn là cổ đông góp vốn vào trường”.
Với những vấn đề đã nêu trên, và những khoản nợ “kết xù” của ông Tâm,
cũng như những vấn đề mà dư luận xã hội đang xôn xao, Quốc hội nên xem
xét lại tư cách ĐBQH của ông Đặng Thành Tâm! Bãi miễn tư cách ĐBQH của
ông như bà Yến là một vấn đề cần phải làm!
Người Sài thành(QLB111)
Báo Đảng TQ dọa 'có biện pháp' với Việt Nam
Một ngày sau khi chính phủ
Trung Quốc chính thức phản đối dự án khai thác khí đốt ở bồn
trũng Nam Côn Sơn giữa PetroVietnam và tập đoàn Nga Gazprom, tờ
China Daily dẫn lời quan chức Trung Quốc nói đã có biện pháp
ngăn chặn.
Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc,
xuất bản bằng tiếng Anh, trong bài đăng hôm thứ Tư 11/4 nói Trung
Quốc cực lực phản đối bất cứ quốc gia nào muốn khai thác
nguồn lợi dầu khí "trong các vùng biển của Trung Quốc mà không
xin phép".
Ông Đặng Trọng Hoa, Tổng cục
trưởng Tổng cục Biên giới và Hải dương thuộc Bộ Ngoại giao
Trung Quốc, nói trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến: "Trung
Quốc luôn luôn phản đối việc thăm dò và khai thác lãnh hải của
Trung Quốc mà không xin phép chúng tôi."
"Chúng tôi đã phản đối chính thức và có biện pháp ngăn chặn các hành động phi pháp này."
Ông Đặng không nói rõ đó là các biện pháp gì.
Hôm thứ Năm 5/4 tập đoàn khí đốt khổng lồ
của Nga Gazprom cho hay đã đạt thỏa thuận với Tập đoàn Dầu
khí Nhà nước PetroVietnam để cùng khai thác khí đốt tại hai lô
5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam.
Cùng lúc, Tổng giám đốc Gazprom Alexey Miller đã có mặt tại Hà Nội và hội kiến lãnh đạo Việt Nam.
Gazprom cho hay hai lô nói trên trong bồn
trũng Nam Côn Sơn ngoài khơi Việt Nam có trữ lượng tới 55,6 tỷ
mét khối gas và 25 triệu tấn khí ngưng tụ.
Điều đáng chú ý là chính tại hai lô nói
trên có các mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh, mà Trung Quốc đã
thành công trong việc tạo áp lực buộc tập đoàn dầu khí Anh BP
phải rút khỏi dự án với Việt Nam.
Việc công ty Nga đầu tư vào hai lô này được
báo Trung Quốc bình luận là bị Việt Nam 'lôi kéo vào cuộc
tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc'.
'Các nước bên ngoài'
Ông Tô Hạo, chuyên gia về Việt Nam tại Viện
Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, nói trên China Daily rằng Việt Nam
muốn mang Nga, một quốc gia 'nằm ngoài khu vực' vào để đối
trọng ảnh hưởng của Trung Quốc.
"Việt Nam luôn luôn thi hành chính sách này
(lôi kéo các nước bên ngoài vào tranh chấp Biển Đông) trong khi
Điện Kremlin đang muốn khôi phục lại ảnh hưởng của Nga ở Đông
Á, bởi vậy không có gì lạ khi hai nước ký thỏa thuận khí nói
trên."
Ông Tô nhận xét: "Nước nào cũng làm những gì họ thấy cần".
Ông Đặ́ng Trọng Hoa từ Tổng cục Biên giới
và Hải dương thì nói: "Trung Quốc luôn chủ trương gạt bỏ bất
đồng để cùng khai thác nguồn lợi dầu khí trong các vùng biển
còn đang tranh chấp. Chúng tôi muốn thảo luận với các bên liên
quan để tìm ra một giải pháp toàn diện và hợp lý".
Tuy nhiên, mấu chốt trong tuyên bố 'gác
tranh chấp cùng khai thác' của Trung Quốc là nguyên tắc bất di
bất dịch về việc Trung Quốc có 'chủ quyền không thể chối cãi'
tại các vùng tranh chấp.
Đường 'lưỡi bò' mà Trung Quốc đưa ra với tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông chiếm tới 80% diện tích vùng biển này.
Theo Tổng cục trưởng Đặng, Trung Quốc càng
lớn mạnh thì các có nhiều thách thức trong nước và trên
trường quốc tế, do đó các ầm ỹ xung quanh tranh chấp Biển Đông
cũng là điều dễ hiểu.
Đáp lại tuyên bố rằng Biển Đông 'là của
chung và không quốc gia nào được tìm cách độc chiếm' mà Ngoại
trưởng Ấn Độ S.M. Krishna đưa ra hôm 6/4, ông Đặng Trọng Hoa nói
vấn đề Biển Đông không hề ảnh hưởng tới việc lưu thông hàng
hải qua khu vực.
"Một số nước ngoài khu vực muốn thổi
phồng vấn đề tự do lưu thông và an ninh tại Biển Đông, sử dụng
chúng làm cái cớ để can thiệp [vào trong khu vực] và chúng tôi
cực lực phản đối hành động này."
Ông Tô Hạo kết luận rằng cả Trung Quốc và
Ấn Độ đều là các quốc gia đang lên ở Á châu, Ấn Độ coi Trung
Quốc là đối thủ chiến lược lớn nhất trong khu vực. Tuyên bố
của Ngoại trưởng Krishna, theo ông, là động thái làm căng thẳng
thêm tranh chấp nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Thái độ của Nga?
Trong lúc giới chức Việt Nam và Nga không
đưa ra bình luận gì về thỏa thuận giữa Gazprom và PetroVietnam,
dư luận đặt câu hỏi liệu áp lực từ phía Trung Quốc sẽ có tác
động thế nào tới dự án khai thác khí ở hai mỏ Hải Thạch và
Mộc Tinh.
Liệu Gazprom có xử sự giống như BP đã làm mấy năm trước hay không.
Thông tin không được công bố ra ngoài, nhưng
sau bị rò rỉ qua công điện của giới ngoại giao Hoa Kỳ trên
Wikileaks cho thấy vào thời điểm trước khi BP quyết định rút
lui, công ty này đã bị 'cả Trung Quốc và Việt Nam gây áp lực'.
Một điện tín đánh đi hôm 23/04/2008 từ tòa
đại sứ Hoa Kỳ ở London viết: "Chính phủ Trung Quốc đã đe dọa
có hành động với tài sản của BP tại Hoa lục nếu như công ty
này không ngừng các dự án mới tại các khu vực đang tranh chấp
ở Biển Đông".
"Việt Nam luôn luôn thi hành chính sách này (lôi kéo các nước bên ngoài vào tranh chấp Biển Đông) trong khi Điện Kremlin đang muốn khôi phục lại ảnh hưởng của Nga ở Đông Á, bởi vậy không có gì lạ khi hai nước ký thỏa thuận khí nói trên." - Tô Hạo, Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc
"Theo Bộ Ngoại giao Anh, Trung Quốc đã chỉ
ra rất rõ ràng rằng nếu BP tiếp tục các dự án mới thì việc
này sẽ ảnh hưởng xấu tới các dự án khác của BP tại Trung
Quốc."
Về phần mình, chính phủ Việt Nam cũng
nói với BP rằng các dự án trên bờ của hãng này ở Việt Nam
có thể gặp khó khăn nếu BP thuận theo áp lực của Trung Quốc.
Kết quả sau đó là vào tháng 6/2007, BP đã
ngừng kế hoạch khảo sát địa chấn tại lô 5.2 "để cho các nước
liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề".
Tháng 3/2009, BP chính thức rút khỏi hai lô 5.2 và 5.3.
Hai lô này, tại hai mỏ khí Hải Thạch và
Mộc Tinh cách bờ 370 km, được phát hiện từ năm 1996, nằm ở khu
vực Nam Côn Sơn, giữa Trường Sa và bờ biển Việt Nam.
Trường hợp của BP cho thấy một giải pháp
dung hòa trong việc làm ăn của các công ty nước ngoài tại các
vùng các bên cùng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là rất khó
khăn.
Nhiều khi, nó vượt ra ngoài phạm trù kinh tế, và phụ thuộc chủ yếu vào ý chí chính trị của các bên liên quan.
Nga, đồng minh lâu năm và đối tác chính
của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, có khá nhiều quyền lợi
trong việc duy trì hậu thuẫn cho Hà Nội. Gazprom, tuy có làm ăn
với Trung Quốc, nhưng cũng là tập đoàn nhà nước và bị chi
phối bới việc hoạch định chính sách của Điện Kremlin.
Bởi vậy, giới bình luận cho rằng tập đoàn này sẽ tỏ thái độ cứng rắn hơn trước áp lực của Trung Quốc.
Điều này chắc chắn sẽ đặt các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh trước một bài toán nan giải.
(BBC) NỢ XẤU, HỆ QUẢ MỐI LIÊN KẾT CỦA “TAM GIÁC QUỶ”: NGÂN HÀNG-QUAN CHỨC-BẤT ĐỘNG SẢN
Phamvietdao / Nguyễn Y.
Các tam giác quỷ này đang bóp cổ nhân dân ?!
Vào đề:
Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,..( xem)
Theo định nghĩa trên thì Nợ xấu đang tồn tại ở phân đoạn giữa Ngân
hàng và Doanh nghiệp. Hiện tại Nợ xấu nằm ở các dạng như sau :
- Ngân hàng với các doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản ( Chủ yếu ) có thể lên đến 80% tổng nợ xấu
- Ngân hàng ( thông qua các Công ty cho thuê
tài chính ) với các doanh nghiệp kinh doanh có liên quan đến Tài sản cho
thuê tài chính mà làm ăn bị thua lỗ
- Ngân hàng ( thông qua các Công ty Chứng khoán ) vì “ôm cổ phiếu” không đúng thời điểm nay giá cổ phiếu
Để cùng bạn đọc cho ý kiến tôi xin nêu chủ yếu về khoản nợ xấu thứ
nhất “Ngân hàng với các doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản” để cùng
bạn đọc lột truồng nó ra và tìm cái cách nào đấy để tháo rỡ. ( Cứ như
ông “ Bình ruồi ” thì đang tìm cách “đánh bùn sang ao”
I . Bắt đầu từ các dự án;
Vào những năm 2002-2004 các dự án bắt đầu được cấp tốc vẽ ra và xin được phép đầu tư chủ yếu nằm ở đát nông nghiệp Lấy giá đất năm 2009 theo Quyết định số: 62/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND Thành phố thì mức cao nhất đền bù là 260 000 đồng1m2
Doanh nghiệp vẽ ra cái dự án ( Giả
thử đó là dự án khu chung cư cao tầng và văn phòng cho thuê có diện tích
10 Ha ( 100 000 m2 ). Ta sẽ tính toán
- Tiền đền bù đất : 260 000Đ/m2 x 100 000m2= 26 tỷ đồng
- Dự án đầu tư ( có quyết định của UBND tỉnh thành phố giả sử 350 tỷ đồng
- Muốn thực hiện dự án doanh nghiệp phải có
tối thiểu 25% vốn ( tức là 87, 5 tỷ ) bằng bất kỳ giá nào Doanh nghiệp
phải có báo cáo tài chính ( Báo cáo đểu cũng được ) về nguồn vốn cho đủ
87,5 tỷ )
Như vậy sau khi có dự án Doanh nghiệp vác tất cả đi làm HỒ SƠ VAY VỐN ĐẦU TƯ
II. Quá trình Vay vốn và Tài sản thế chấp.
Doanh nghiệp sẽ thế chấp bằng Tài sản được cấp phép ( Đó là Đất đai).
Mấu chốt là ở chỗ này. Có
phải Doanh nghiệp định giá đất bằng chính cái giá doanh nghiệp đền bù
(Không! Hoàn toàn không!). Doanh nghiệp sẽ thế chấp bằng giá đất trên
thị trường ( thời kỳ năm 2009 khi đã trở thành đất dự án nó có giá tối
thiểu 40 triệu đồng / 1m2
Bài toán thứ hai:
- Giá đất 100 000m2 khi đó sẽ là 100 000 m2 x 40 triệu VND = 4000 tỷ đồng
- Chênh lệch khoản tiền so với đền bù là : 4000 tỷ – 26 tỷ = 3 974 tỷ ( Ba ngàn chín trăm bày mươi tư tỷ đồng )
- Ngân hàng cho vay toàn bộ dự án 350 tỷ – 87,5 tỷ = 262, 5 tỷ vì Tài sản thế chấp lớn hơn giá trị dự án
Khi triển khai doanh nghiệp không phải tập trung đầu tư vào mỗi
một cái dự án này mà họ sẽ làm Năm Bảy cái dự án khác và với công việc
trên cứ triển khai dự án, cứ vay tiền
Bài toán thứ Ba:
- Khi có tiền chủ doanh nghiệp lấy mỡ nó dán nó để tiêu tan một phần cải khoản lợi khùng 3 974 tỷ ( Ba ngàn chín trăm bày mươi tư tỷ đồng )là đi Bôi trơn hệ thống:
+ Từ cán bộ giải phóng mặt bằng trở lên đến các quan cấp TW không loại trừ cả đồng chí X
+ Thậm chí có những doanh nghiệp mua cả xe cho xếp : “ Thưa anh
anh nên thay xe khác không nên đi loại 900 triệu để tiếp khách ngoại
quốc, và họ sẵn sàng trang bị cho xếp xe trị giá 6-7 tỷ đồng ”
TỪ SỰ DÀN TRẢI ĐẾN BUÔNG LỎNG QUẢN LÝ NÊN TỶ LỆ CÁC DỰ ÁN HOÀN THÀNH ĐẾM ĐƯỢC TRÊN ĐẦU NGÓN TAY
Hết ăn đất ( Cướp đất ) mánh lới được tung ra là
bán căn hộ chung cư dưới hợp đồng Hợp tác đầu tư . Dân tôi ơi sao mà mê
muội thế!!!
- Nếu bán căn hộ chung cư thì hợp đồng phải có căn hộ tầng mấy?, số bao nhiêu ? của chung cư nào ? Ai là chủ đầu tư? bao giờ hoàn thành ? bao giờ bàn giao? v.vv.. và vv. Và họ phải xuất Hóa đơn tài chính được nhà nước quản lý như xe trả góp chứ!
- Sao lại ký hợp đồng góp vốn đầu tư ??? Đã không có nhà ở thì phải nộp tiền trước mà mua nhà chứ sao lại góp vốn đầu tư. Đã góp vốn đầu tư thì lời ăn lỗ chịu bây giờ còn kêu ca gì ??? Tội nghiệp quá!
III. Chung quy lại là tại ai?
Tại cái tam giác quỷ ( Ngân hàng – Quan chức – Bất động sản ) chúng bắt chính sách làm con tin để quanh co chối tội !
Việc của mọi người là phải xử tội cái tam giác quỷ ấy ( xin thưa
chỉ cần thay từ “Bất động sản” bằng từ khác sẽ có một tam giác quỷ
khác…
Các tam giác quỷ này đang bóp cổ nhân dân./.
Hà Nội 01/11/2012
Sự hấp dẫn từ điều 88
Nguyentuongthuy
Bùi Nguyên
Hội nghị TW 6 khép lại, đời sống của người dân vẫn như xưa, khó khăn trùng trùng, nổi sợ hãi dập dềnh lan tỏa, bao trùm lên từng góc khuất trong đời sống.
Dù sợ hãi vẫn bao trùm, nhưng đâu đó, từ những góc phố người ta vẫn chưa thôi lén lút bàn tán, ý kiến ý cò, nêu lên quan điểm cùi bắp rể khoai của riêng mình về tổng cộng hai mươi sáu năm tù dành cho ba tù nhân mới chính thức bước vào vòng lao lý theo điều 88 của BLHS.
Vụ án chưa kết thúc không vì có ai trong số họ sẽ làm đơn kháng cáo theo thủ tục phục thẩm hay không? Mà bởi vì người ta còn nhiều băn khoăn về lòng yêu nước và cái cách mà họ phải biểu hiện thế nào cho đúng để đừng đi thẳng vào vòng 88 nói trên.
Có người bảo chắc chắn rồi VKS sẽ kháng nghị cho mà coi. Người khác lại bảo có mà mơ, phiên tòa sơ thẩm đã kết thúc quá đẹp, bị cáo nhận tội đã được hưởng sự khoan hồng của pháp luật rồi, đó chính là sự “nhân đạo” mang đầy tính “nhân văn” của pháp luật XHCN, đừng ai mơ tưởng mà đòi hỏi quá nhiều, không ai sống trên đất nước này mà không yêu nước, thế nhưng muốn yêu thì cũng phải biết cách mà yêu, cứ từ từ ngồi đó mà chờ TW ra nghị quyết rồi hướng dẫn, định hướng, dạy bảo cho từng cách chi ly về thế nào là tình yêu nước, và công dân nên biểu hiện lòng yêu nước thế nào cho phải phép, hình như yêu nước thời nay cũng đã trở thành một một thứ đặc quyền rồi cũng nên, chưa từng nghe người ta nói “ đã có đảng và nhà nước lo” rồi hay sao? Đừng trẻ người non dạ như cô bé sinh viên năm ba Nguyễn Phương Uyên nghe lời xúi giục của của ai đó mà thể hiện lòng yêu nước một cách hồn nhiên như cái cách mà cô ấy đã thực hiện để biết bao nhiêu là công an, viên kiểm sát, tòa án phải mất công mất sức lập chuyên án chuyên cần, tiêu tốn biết bao nhiều là tiền là của để phát hiện, ngăn chặn, điều tra, tạm giữ, tạm giam, xét xử rồi tống tù tất cả những ai dám cả gan thể hiện lòng yêu nước. Đó là cái cách mà người ta ổn định nền an ninh chính trị quốc gia XHCN đó thôi mà.
Khi chưa có nghị quyết của TW về cách biểu hiện của tình yêu nước thì mọi lời nói, tư tưởng việc làm … có liên quan đến lòng yêu nước là chiếc cầu, là đường dẫn tất cả những người cả gan đó đi vào vòng kim cô thời nay được hiện đại hóa dưới tện gọi là điều 88 của BLHS, cụ thể là “ Tôi tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”.
“ Tôi tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”, cái tện nghe mỹ miều mà hàm chứa bao nhiêu là đau thương tột cùng, mà làm vụn vỡ bao nhiêu là niềm tin, mà làm đắng lòng những người yêu chuộng sự tự do thể hiện tình yêu nước thuần túy… và cho dù khi TW chưa ra nghị quyết về yêu nước và cách thể hiện thì có lẽ điều 88 cũng có một sức hấp dẫn nhất định nào đó nên ngày càng có nhiều người tự nguyện dấn thẩn bước vào vòng 88.
Hình như những người không có đủ diều kiện để bàn tất cả mọi thứ xung quanh về vàng trong cái thời SJC cũng kịp để nhận ra rằng: Từ điều 88 BLHS của nước CHXHCNVN”. nhiều mãng đời chợt thăng hoa, nhiều tấm lòng yêu nước chợt tỏa sáng, nổi sợ hãi xung quanh điều 88 như bức màn đen bao trùm lên toàn xã hội không còn đặc quánh như ngày nào mà dần tan loảng ra như từng khối băng tan dưới ánh sáng mặt trời trong cái thời khí hậu nhiều biến đổi.
Tác giả gửi cho NTT blog
Phiên tòa xét xử nhạc sĩ Việt Khang và bạn anh đã xong. Những người chỉ đạo vụ xét xử, các thẩm phán, công tố viên, công an giữ trật tự, phóng viên báo Nhà nước … hẳn đã xoa tay: xong nhiệm vụ! báo cáo tổng kết rút kinh nghiệm, nhận bồi dưỡng và … giải lao. Hơn thế nữa, không ít người trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện phiên tòa hẳn đã có thái độ hả hê: Các người thấy chưa? Có ai quan tâm chứ, ngoài vài người cố tham dự đã bị lực lượng chúng tôi dập tắt te tua…
Cái gì đã tạo nên thái độ kiêu ngạo, hả hê, cái tâm lý bình thản khi cả một hệ thống cố khuất phục, nghiền nát thân phận một con người. Đó là sức mạnh tổng lực của cả bộ máy mà việc trấn áp là một trong những nguyên tắc hàng đầu. Đó là sức mạnh từ tâm lý tồn tại ràng buộc của bầy đàn. Đó là sức mạnh được tạo nên từ sự thiếu vắng một cơ chế tự vấn và sự phán xét của lương tri. Một triết gia phương Tây đã nói: Ta chỉ tìm được ta khi ta tìm được tha nhân (Người khác), nếu chúng ta đồng ý với quan điểm đó và diễn rộng ra là ta chỉ là Người khi ta nhìn ra người đang phản ảnh trong mắt ta với đầy đủ hình ảnh một con Người. Thì lúc đó tự nội tại ta mới sinh ra sức mạnh mà không cần phải vay mượn như ốc mượn hồn. Nhưng sức mạnh đó, sức mạnh đã nghiền nát Việt Khang và bạn anh khốn thay nó không xây dựng từ sức mạnh nội tại của từng cá thể của bộ máy mà nó có được từ sự tha hóa của cả một tập thể. Tách riêng ra từng ông thẩm phán, công tố viên, công an viên điều tra, công an viên trật tự, an ninh viên, phóng viên … thành những thực thể độc lập và sẵn sàng đứng trước điều mà Blogger Osin đã nói: … “lịch sử sẽ buộc các anh phải chịu trách nhiệm cá nhân về những phán quyết của ngày hôm nay”… Thì dù là họ đang thi hành nhiệm vụ thì tôi vẫn tin kết quả phiên tòa sẽ khác đi hoặc không có phiên tòa nào.
Nhìn bên ngoài, sức mạnh đó thật là ghê gớm, diễn tiến cho thấy nó ngày càng cứng rắn hơn, thể hiện dồn dập hơn và có khả năng sẽ miễn nhiễm tất cả các nhân tố khác, vì vậy đồng thời nó cũng đánh mất luôn cơ hội tự chuyển hóa cho mình. Nó không còn chịu đựng nỗi dù là một lời hát nghẹn ngào, một câu thơ quặn lòng của cô gái tuổi đôi mươi. Tự thân nó khi lao theo cơn say “đập tan”, “nghiền nát” đã quên đi một điều: Sức mạnh chỉ kêu gọi một sức mạnh khác mà thôi.
Bùi An Nguyễn
Tác giả gửi cho NTT blog
Mao Trạch Đông đã 78 tuổi và đã đau ốm nặng khi ông ấy tiếp Richard Nixon: ông ấy đã tập đứng lên và ngồi xuống một giờ liền cho lần đến thăm kéo dài một giờ đồng hồ. Ảnh: GEO Epoche
Sau khi dứt bỏ với Moscow, Mao thực hiện một chiến lược mới: ông
ấy mời một đội bóng bàn Mỹ sang Trung Quốc – và qua “chính sách ngoại
giao bóng bàn” này mà tiến đến gần cường quốc thế giới kia.
Philipp Mattheis
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản
Những người chăm sóc đã cất cái bình ôxy vào trong một cái rương, mang chiếc giường bệnh đi và dấu cái máy hô hấp ở phía sau một chậu cây. Chính Mao Trạch Đông đã tập đứng dậy và ngồi xuống một tuần liền cho cái ngày này. Bây giờ, vào ngày 21 tháng 2 năm 1972, con người 78 tuổi này, lãnh tụ ốm đau của người Trung Quốc, đang chờ một vị khách mà ông ấy không muốn bộc lộ sự yếu đuối ra ngoài: Tổng thống Mỹ Richard Nixon.
Mao hồi hộp ngồi trong phòng làm việc của ông ấy; một bộ quần áo rộng che dấu thân thể bị phù lên của ông ấy. Qua điện thoại, ông liên tục nhận được thông báo về tiến trình đi đến của Nixon.
Sau khi cuối cùng rồi những chiếc xe limousine cũng chạy đến, Mao chào mừng Tổng thống Mỹ với câu nói: “Tôi nói không được tốt cho lắm.” Tiếp theo đó, ông ấy uống trà hoa nhài với Nixon, cố vấn đối ngoại Henry Kissinger của ông ấy và thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.
Trong những chiếc ghế bành sáng màu, ống nhổ ngay dưới chân, họ vuốt ve lẫn nhau. Mao đã làm chuyển động cả một dân tộc và thay đổi thế giới với những lời nói của mình, Nixon nói. “Tôi đã bỏ phiếu cho ông trong lần bầu cử vừa rồi”, người cộng sản nói đùa.
Hai nước là kẻ thù của nhau 22 năm liền, bây giờ thì những người đứng đầu nhà nước của họ nói chuyện phiếm như những người bạn cũ. Đó là một trong những thành công về ngoại giao lớn nhất của Mao – và là một cú đánh chống lại quốc gia đã từng giúp đỡ ông ấy: Liên bang Xô viết.
SỰ BẤT HÒA TRONG PHE CỘNG SẢN bắt đầu vào giữa những năm 50, sau cái chết của nhà độc tài Xô viết Josef Stalin, trước hết là vì những lý do về ý thức hệ. Nikita Khrushchev, ông chủ mới của điện Kreml, diễn giải một nguyên lý Marx-Lênin khác với người tiền nhiệm của mình: xung đột vũ trang với Chủ nghĩa Tư bản không phải là không thể tránh được, chung sống hòa bình là có thể.
Đối diện với kho vũ khí hạt nhân của cả hai cường quốc thế giới, chính sách này có vẻ hợp lý – nhưng Mao cho nó là phản bội. Ông ấy không sợ một cuộc chiến tranh nguyên tử, ông ấy đã tuyên bố trước đây như thế, bởi vì sao khi nhiều phần rộng lớn của Trái Đất bị tàn phá thì Chủ nghĩa Cộng sản lại càng có thể được xây dựng tốt hơn.
Ông kết tội Moscow đã từ bỏ cuộc cách mạng thế giới. Khrushchev về phần mình thì lại gọi Mao là “một đôi giày cao su mòn”. Năm 1959, các nhà lãnh đạo Xô viết rút lại lời cam kết của mình, giúp người Trung Quốc chế tạo bom nguyên tử.
Cuối cùng, khối Cộng sản tan vỡ trong thời gian của cuộc Cách mạng Văn hóa: báo Trung Quốc tấn công giới lãnh tụ trong Kreml và lên án họ là phi xã hội chủ nghĩa. Ở Bắc Kinh, Hồng Vệ Binh bao vây Đại sứ quán Xô viết, quân đội tập trung ở cạnh đường biên giới dài 7000 kilômét giữa hai quốc gia.
Tình hình leo thang, khi Mao cho tấn công một đội tuần tra biên giới của địch thủ láng giềng. Một vụ nổ súng khác trên con sông Ussuri đóng băng hẳn đã lấy đi sinh mạng của 60 lính Xô viết và 800 người Trung Quốc. Có thể là Mao muốn đánh lạc hướng khỏi sự lộn xộn của cuộc Cách mạng Văn hóa với cuộc tấn công này.
Trong giây phút cuối cùng, trước khi chiến tranh bắt đầu, tuy hai cường quốc nguyên tử đã giải quyết mâu thuẫn của họ qua đàm phán. Nhưng Mao phải dự tính trước với một cuộc leo thang mới. Quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ, ông ấy tin là như thế, sẽ đe dọa được các lãnh tụ Xô viết – và còn có thể kiểm soát được Đài Loan nữa. Vì hòn đảo này, hòn đảo mà Tưởng Giới Thạch thống trị ở đó từ tháng 3 năm 1950, phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Nhưng với Nixon, triển vọng cho một sự tiếp cận không được tốt cho lắm – người Tổng thống được bầu lên năm 1968 của Hoa Kỳ được xem là một người chống cộng sản kịch liệt và đang tiến hành chiến tranh ở Việt Nam để chống lại một quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Lính Trung Quốc và Xô viết đánh nhau trong mùa Xuân 1969 trên con sông biên giới Ussuri đã đóng băng: trong thời gian của cuộc Cách mạng Văn hóa, khối Xã hội chủ nghĩa đã tan vỡ. Ảnh: GEO Epoche
Nhưng thật ra thì cả Nixon cũng nhìn thấy cơ hội của ông ấy trong những mối quan hệ tốt hơn với Trung Quốc: ông ấy hy vọng rằng Bắc Kinh có thể làm trung gian trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Nhưng trước hết là ông ấy muốn lợi dụng các căng thẳng trong khối Xã hội Chủ nghĩa.
Nhưng ông phải tiến hành như thế nào? Về mặt công khai, Nixon tạm thời khó có thể mà bảo vệ cho một thế chủ động ngoại giao: giới bảo thủ trong Quốc hội Hoa Kỳ có thể lên án rằng ông đã bán đứng các lý tưởng của Mỹ và sẽ cố phá hoại các kế hoạch của ông ấy.
Vì thế mà vào lúc ban đầu, Nixon và Kissinger sử dụng những mối liên kết bí mật qua Đại sứ quán ở Warszawa để đánh giá trước những cơ hội cho một cuộc gặp gỡ.
Trung Quốc phát tín hiệu sẵn sàng tiếp xúc. Nhưng cả Mao cũng có vấn đề trong biện hộ cho một sự tiếp cận. Lúc đấy, một sự tình cờ đã mang lại bước ngoặc.
THÁNG 4 NĂM 1971, nước Nhật tổ chức giải vô địch Bóng bàn Thế giới. Trên đường đến nhà thể thao, cầu thủ Mỹ 18 tuổi Glenn Cowan bất ngờ bước lên xe buýt của đội Trung Quốc. “Tôi biết, cái nón nỉ mềm của tôi, tóc của tôi, quần áo của tôi đối với các bạn trông rất buồn cười”, Cowan nói nhờ sự giúp đỡ của một người thông dịch. “Nhưng có nhiều người trông giống như tôi lắm.”
Những người được nói đến lúc đầu không trả lời – người ta cấm họ chào hỏi kẻ thù giai cấp. Thế nhưng rồi Zhuang Zedong, cầu thủ ngôi sao của đội, đứng lên và tự phát tặng cho Cowan một bức tranh lụa. Lúc đến nơi, Cowan và Zhuang được chụp ảnh chung. Báo Nhật chạy tít: “Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp cận lẫn nhau.”
Khi Mao biết tin, ông ra chỉ thị mời đội cầu thủ Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Nixon rất vui mừng, và như là một dấu hiệu cho sự thiện ý đã hủy bỏ lệnh cấm vận thương mại với Bắc Kinh ban hành năm 1950. Ngay trong ngày đó, Thủ tướng Chu Ân Lai tiếp đón các vận động viên Hoa Kỳ như là “những người bạn đến từ xa”. Các nhà bình luận nói về “ngoại giao bóng bàn”
Ngay sau đấy, người ta thỏa thuận gặp nhau trong bí mật. Khi Henry Kissinger ngừng chân ở Pakistan trong tháng 7 năm 1971, ông ấy nói là bị đau dạ dầy và rút lui vào hậu trường một vài ngày. Thật ra thì ông ấy đã bay đến Bắc Kinh và ở đấy đã bàn bạc với Chu và những người khác về Chiến tranh Việt Nam, Đài Loan cũng như Liên bang Xô viết: Kissinger bảo đảm với Chu, rằng Hoa Kỳ về cơ bản không quan tâm đến một nước Trung Quốc bị chia cắt cũng như không hiện diện lâu dài ở Đài Loan hay Việt Nam.
Tiếp theo sau đó, Nixon được mời đi thăm Trung Quốc; người này đồng ý – điều đã mang lại cho ông lời lên án từ trong Đảng của ông ấy, ông ấy đầu hàng trước “Chủ nghĩa Cộng sản quốc tế”.
BÂY GIỜ, TRONG CUỘC GẶP GỠ, sự mệt mỏi của Mao không còn có thể che dấu được nữa. Cuộc trao đổi mà trong đó Nixon cũng đề cập đến Liên bang Xô viết tuy thật sống động nhưng một nhân viên của Mao càng lúc càng nhìn đồng hồ thường xuyên hơn.
Nixon biết: đã đến lúc từ giã. Mao tiễn khách ra đến cửa, mặc dù mỗi bước chân đều làm cho ông ấy đau.
“Ông ấy nói không úp mở”. Mao ca ngợi người khách của mình sau đó, “không phải như những người của cánh tả, những người nói về một việc nhưng lại ám chỉ đến những việc khác.”
Nixon ở lại Trung Quốc tám ngày. Ông ấy dự tiệc chiêu đãi, xem một vở kịch ba lê cách mạng cùng với vợ Mao, tranh luận với Chu Ân Lai. Chỉ Mao là ông không gặp lại.
Vào cuối chuyến đi thăm của ông ấy, “Thông báo Thượng Hải” được ký: cả hai quốc gia nhắm đến việc bình thường hóa quan hệ của họ. Ngoài ra, Hoa Kỳ biểu lộ sự quan tâm của mình về một giải pháp hòa bình cho xung đột Đài Loan và ý định rút quân khỏi hòn đảo về lâu dài. Sau này, Henry Kissinger nói: “Sự chia đôi của thời gian sau chiến tranh đã chấm dứt.”
Trên thực tế, tác động chính trị của lần thăm viếng vào lúc ban đầu là rất nhỏ – quân đội Hoa Kỳ vẫn đóng quân trên Đài Loan, và người Trung Quốc không tham dự vào Chiến tranh Việt Nam (1973, Washington rút quân sau một hiệp định hòa bình). Nhưng về lâu dài, chuyến đi của Nixon đã tạo khả năng cho một sự tiếp cận: 1979 Hoa Kỳ và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Vào thời điểm đó, Richard Nixon đã từ lâu không còn là tổng thống nữa. Vụ Watergate đã bắt buộc ông ấy từ chức trong tháng 8 năm 1974. Nhưng thiện cảm của Mao đối với ông ấy vẫn không sứt mẻ: “Cô hãy nói với cha cô rằng tôi nhớ ông ấy”, ông ấy nói con gái của Nixon khi người này đến thăm ông trong tháng 12 năm 1975. Và người cựu tổng thống nghe theo lời của viên Chủ tịch: bốn năm sau lần gặp gỡ đầu tiên, gần đúng chính xác ngày, ông ấy lại nâng ly với Mao ở Bắc Kinh để chúc mừng lần hội ngộ.
Mao chọn một vở trình diễn bài thơ ông ấy thích nhất làm tiết mục tiêu khiển cho buổi tối. Trong đó nói về lần kết thúc đầy bi kịch của những người đàn ông vĩ đại.
Glenn Cowan, người đàn ông đã tạo khả năng cho hai nguyên thủ quốc gia gặp nhau, chết năm 2004 vì một cơn đau tim. Zhuang Tedong gửi lời chia buồn.
Philipp Mattheis
Phan Ba dịch
Đọc những bài trước ở trang Trung Quốc của Mao Trạch Đông
Tại Trung Quốc, một nhân viên quán cà phê internet, người đã
đăng các bài báo trực tuyến ủng hộ dân chủ, vừa bị kết án tám năm tù,
luật sư của ông này nói.
Tòa án tại thành phố Côn Minh ở miền tây nam Trung Quốc đã bỏ tù Tào Hải Ba, 27 tuổi, về tội “lật đổ chính quyền”, luật sư Mã Tiểu Bằng cho biết.
Ông Tào đã lập các nhóm chat trên mạng để thảo luận về các vấn đề xã hội, một quyền nhóm đặt trụ sở tại Hoa Kỳ nói.
Vụ việc được xét xử ngay trước khi việc chuyển giao quyền lực mười năm một lần sẽ diễn ra trong tháng này, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong thời gian chuẩn bị khai mạc Đại hội vào ngày 8/11, giới chức đã đàn áp hoạt động của các nhà hoạt động chính trị và những người bất đồng chính kiến ở Trung Quốc, các nhà phân tích nhận xét.
Ông Tào bị bắt giữ tại nhà riêng tại Diêm Thành hồi tháng Mười năm ngoái sau khi ông lập một trang web và các nhóm trò chuyện trực tuyến ủng hộ dân chủ và chính phủ hợp hiến, tổ chức nhân quyền Human Rights ở Trung Quốc nói.
Phiên tòa xét xử ông được tổ chức bí mật hồi tháng Năm bởi Tòa án Nhân dân Côn Minh nói vụ việc có liên quan đến bí mật nhà nước, vợ của ông, bà Trương Niên, được trích lời nói.
Bà nói tòa án đã đưa ra bằng chứng nói chồng bà đã “tạo một nhóm thảo luận trực tuyến, và đăng các bài báo trên các trang web nước ngoài”.
Bà Trương nói thêm rằng phiên tòa đã không được tổ chức công khai và nói với hãng tin Associated Press rằng bà đã giục ông kháng cáo.
“Tất cả những gì anh đã làm là bày tỏ ý kiến của mình trên internet. Tôi nghĩ rằng tòa ra bản án khắc nghiệt như vậy cho việc đó là quá đáng,” bà nói.
Tòa án Côn Minh đến nay vẫn không bình luận gì về vụ việc.
Cuối thập kỷ 1980, Nhật là một nền kinh tế tăng trưởng mạnh.
Sản lượng của nước này tăng gấp 50 lần, tính theo đôla trong thời
gian của một thế hệ, và Nhật đã hầu như đã vượt qua Mỹ để trở thành nước
có công nghệ cao nhất. Đối với giới quan sát, chỉ cần khoảng một thập
kỷ để Nhật có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất và cường quốc thứ ba
thế giới.
Tất nhiên, điều đó đã không xảy ra. Thay vào đó, vào năm 1990, thị trường chứng khoán và bất động sản của Nhật sụp đổ một cách ấn tượng, khiến nước này phải chứng kiến hai thập kỷ đình trệ kinh tế.
Sự vươn lên ở mức chóng mặt của con rồng kinh tế Trung Quốc cũng cho thấy sự giống nhau một cách ớn lạnh.
Nhiều nhà bình luận với giọng điệu hoài nghi đã chỉ ra sự tương đồng với Nhật, nói rằng nước này chắc chắn sẽ đi xuống. Nhưng liệu điều này có công bằng?
Chúng tôi so sánh hai quốc gia này với nhau để quý vị có thể quyết định:
Hội nghị TW 6 khép lại, đời sống của người dân vẫn như xưa, khó khăn trùng trùng, nổi sợ hãi dập dềnh lan tỏa, bao trùm lên từng góc khuất trong đời sống.
Dù sợ hãi vẫn bao trùm, nhưng đâu đó, từ những góc phố người ta vẫn chưa thôi lén lút bàn tán, ý kiến ý cò, nêu lên quan điểm cùi bắp rể khoai của riêng mình về tổng cộng hai mươi sáu năm tù dành cho ba tù nhân mới chính thức bước vào vòng lao lý theo điều 88 của BLHS.
Vụ án chưa kết thúc không vì có ai trong số họ sẽ làm đơn kháng cáo theo thủ tục phục thẩm hay không? Mà bởi vì người ta còn nhiều băn khoăn về lòng yêu nước và cái cách mà họ phải biểu hiện thế nào cho đúng để đừng đi thẳng vào vòng 88 nói trên.
Có người bảo chắc chắn rồi VKS sẽ kháng nghị cho mà coi. Người khác lại bảo có mà mơ, phiên tòa sơ thẩm đã kết thúc quá đẹp, bị cáo nhận tội đã được hưởng sự khoan hồng của pháp luật rồi, đó chính là sự “nhân đạo” mang đầy tính “nhân văn” của pháp luật XHCN, đừng ai mơ tưởng mà đòi hỏi quá nhiều, không ai sống trên đất nước này mà không yêu nước, thế nhưng muốn yêu thì cũng phải biết cách mà yêu, cứ từ từ ngồi đó mà chờ TW ra nghị quyết rồi hướng dẫn, định hướng, dạy bảo cho từng cách chi ly về thế nào là tình yêu nước, và công dân nên biểu hiện lòng yêu nước thế nào cho phải phép, hình như yêu nước thời nay cũng đã trở thành một một thứ đặc quyền rồi cũng nên, chưa từng nghe người ta nói “ đã có đảng và nhà nước lo” rồi hay sao? Đừng trẻ người non dạ như cô bé sinh viên năm ba Nguyễn Phương Uyên nghe lời xúi giục của của ai đó mà thể hiện lòng yêu nước một cách hồn nhiên như cái cách mà cô ấy đã thực hiện để biết bao nhiêu là công an, viên kiểm sát, tòa án phải mất công mất sức lập chuyên án chuyên cần, tiêu tốn biết bao nhiều là tiền là của để phát hiện, ngăn chặn, điều tra, tạm giữ, tạm giam, xét xử rồi tống tù tất cả những ai dám cả gan thể hiện lòng yêu nước. Đó là cái cách mà người ta ổn định nền an ninh chính trị quốc gia XHCN đó thôi mà.
Khi chưa có nghị quyết của TW về cách biểu hiện của tình yêu nước thì mọi lời nói, tư tưởng việc làm … có liên quan đến lòng yêu nước là chiếc cầu, là đường dẫn tất cả những người cả gan đó đi vào vòng kim cô thời nay được hiện đại hóa dưới tện gọi là điều 88 của BLHS, cụ thể là “ Tôi tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”.
“ Tôi tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”, cái tện nghe mỹ miều mà hàm chứa bao nhiêu là đau thương tột cùng, mà làm vụn vỡ bao nhiêu là niềm tin, mà làm đắng lòng những người yêu chuộng sự tự do thể hiện tình yêu nước thuần túy… và cho dù khi TW chưa ra nghị quyết về yêu nước và cách thể hiện thì có lẽ điều 88 cũng có một sức hấp dẫn nhất định nào đó nên ngày càng có nhiều người tự nguyện dấn thẩn bước vào vòng 88.
Hình như những người không có đủ diều kiện để bàn tất cả mọi thứ xung quanh về vàng trong cái thời SJC cũng kịp để nhận ra rằng: Từ điều 88 BLHS của nước CHXHCNVN”. nhiều mãng đời chợt thăng hoa, nhiều tấm lòng yêu nước chợt tỏa sáng, nổi sợ hãi xung quanh điều 88 như bức màn đen bao trùm lên toàn xã hội không còn đặc quánh như ngày nào mà dần tan loảng ra như từng khối băng tan dưới ánh sáng mặt trời trong cái thời khí hậu nhiều biến đổi.
Tác giả gửi cho NTT blog
Phiên tòa xét xử hai nhạc sĩ – sức mạnh từ sự vay mượn
Nguyentuongthuy
Bùi An NguyễnPhiên tòa xét xử nhạc sĩ Việt Khang và bạn anh đã xong. Những người chỉ đạo vụ xét xử, các thẩm phán, công tố viên, công an giữ trật tự, phóng viên báo Nhà nước … hẳn đã xoa tay: xong nhiệm vụ! báo cáo tổng kết rút kinh nghiệm, nhận bồi dưỡng và … giải lao. Hơn thế nữa, không ít người trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện phiên tòa hẳn đã có thái độ hả hê: Các người thấy chưa? Có ai quan tâm chứ, ngoài vài người cố tham dự đã bị lực lượng chúng tôi dập tắt te tua…
Cái gì đã tạo nên thái độ kiêu ngạo, hả hê, cái tâm lý bình thản khi cả một hệ thống cố khuất phục, nghiền nát thân phận một con người. Đó là sức mạnh tổng lực của cả bộ máy mà việc trấn áp là một trong những nguyên tắc hàng đầu. Đó là sức mạnh từ tâm lý tồn tại ràng buộc của bầy đàn. Đó là sức mạnh được tạo nên từ sự thiếu vắng một cơ chế tự vấn và sự phán xét của lương tri. Một triết gia phương Tây đã nói: Ta chỉ tìm được ta khi ta tìm được tha nhân (Người khác), nếu chúng ta đồng ý với quan điểm đó và diễn rộng ra là ta chỉ là Người khi ta nhìn ra người đang phản ảnh trong mắt ta với đầy đủ hình ảnh một con Người. Thì lúc đó tự nội tại ta mới sinh ra sức mạnh mà không cần phải vay mượn như ốc mượn hồn. Nhưng sức mạnh đó, sức mạnh đã nghiền nát Việt Khang và bạn anh khốn thay nó không xây dựng từ sức mạnh nội tại của từng cá thể của bộ máy mà nó có được từ sự tha hóa của cả một tập thể. Tách riêng ra từng ông thẩm phán, công tố viên, công an viên điều tra, công an viên trật tự, an ninh viên, phóng viên … thành những thực thể độc lập và sẵn sàng đứng trước điều mà Blogger Osin đã nói: … “lịch sử sẽ buộc các anh phải chịu trách nhiệm cá nhân về những phán quyết của ngày hôm nay”… Thì dù là họ đang thi hành nhiệm vụ thì tôi vẫn tin kết quả phiên tòa sẽ khác đi hoặc không có phiên tòa nào.
Nhìn bên ngoài, sức mạnh đó thật là ghê gớm, diễn tiến cho thấy nó ngày càng cứng rắn hơn, thể hiện dồn dập hơn và có khả năng sẽ miễn nhiễm tất cả các nhân tố khác, vì vậy đồng thời nó cũng đánh mất luôn cơ hội tự chuyển hóa cho mình. Nó không còn chịu đựng nỗi dù là một lời hát nghẹn ngào, một câu thơ quặn lòng của cô gái tuổi đôi mươi. Tự thân nó khi lao theo cơn say “đập tan”, “nghiền nát” đã quên đi một điều: Sức mạnh chỉ kêu gọi một sức mạnh khác mà thôi.
Bùi An Nguyễn
Tác giả gửi cho NTT blog
Chuyến viếng thăm của kẻ thù giai cấp
Mao Trạch Đông đã 78 tuổi và đã đau ốm nặng khi ông ấy tiếp Richard Nixon: ông ấy đã tập đứng lên và ngồi xuống một giờ liền cho lần đến thăm kéo dài một giờ đồng hồ. Ảnh: GEO Epoche
Phan Ba
Philipp Mattheis
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản
Những người chăm sóc đã cất cái bình ôxy vào trong một cái rương, mang chiếc giường bệnh đi và dấu cái máy hô hấp ở phía sau một chậu cây. Chính Mao Trạch Đông đã tập đứng dậy và ngồi xuống một tuần liền cho cái ngày này. Bây giờ, vào ngày 21 tháng 2 năm 1972, con người 78 tuổi này, lãnh tụ ốm đau của người Trung Quốc, đang chờ một vị khách mà ông ấy không muốn bộc lộ sự yếu đuối ra ngoài: Tổng thống Mỹ Richard Nixon.
Mao hồi hộp ngồi trong phòng làm việc của ông ấy; một bộ quần áo rộng che dấu thân thể bị phù lên của ông ấy. Qua điện thoại, ông liên tục nhận được thông báo về tiến trình đi đến của Nixon.
Sau khi cuối cùng rồi những chiếc xe limousine cũng chạy đến, Mao chào mừng Tổng thống Mỹ với câu nói: “Tôi nói không được tốt cho lắm.” Tiếp theo đó, ông ấy uống trà hoa nhài với Nixon, cố vấn đối ngoại Henry Kissinger của ông ấy và thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.
Trong những chiếc ghế bành sáng màu, ống nhổ ngay dưới chân, họ vuốt ve lẫn nhau. Mao đã làm chuyển động cả một dân tộc và thay đổi thế giới với những lời nói của mình, Nixon nói. “Tôi đã bỏ phiếu cho ông trong lần bầu cử vừa rồi”, người cộng sản nói đùa.
Hai nước là kẻ thù của nhau 22 năm liền, bây giờ thì những người đứng đầu nhà nước của họ nói chuyện phiếm như những người bạn cũ. Đó là một trong những thành công về ngoại giao lớn nhất của Mao – và là một cú đánh chống lại quốc gia đã từng giúp đỡ ông ấy: Liên bang Xô viết.
SỰ BẤT HÒA TRONG PHE CỘNG SẢN bắt đầu vào giữa những năm 50, sau cái chết của nhà độc tài Xô viết Josef Stalin, trước hết là vì những lý do về ý thức hệ. Nikita Khrushchev, ông chủ mới của điện Kreml, diễn giải một nguyên lý Marx-Lênin khác với người tiền nhiệm của mình: xung đột vũ trang với Chủ nghĩa Tư bản không phải là không thể tránh được, chung sống hòa bình là có thể.
Đối diện với kho vũ khí hạt nhân của cả hai cường quốc thế giới, chính sách này có vẻ hợp lý – nhưng Mao cho nó là phản bội. Ông ấy không sợ một cuộc chiến tranh nguyên tử, ông ấy đã tuyên bố trước đây như thế, bởi vì sao khi nhiều phần rộng lớn của Trái Đất bị tàn phá thì Chủ nghĩa Cộng sản lại càng có thể được xây dựng tốt hơn.
Ông kết tội Moscow đã từ bỏ cuộc cách mạng thế giới. Khrushchev về phần mình thì lại gọi Mao là “một đôi giày cao su mòn”. Năm 1959, các nhà lãnh đạo Xô viết rút lại lời cam kết của mình, giúp người Trung Quốc chế tạo bom nguyên tử.
Cuối cùng, khối Cộng sản tan vỡ trong thời gian của cuộc Cách mạng Văn hóa: báo Trung Quốc tấn công giới lãnh tụ trong Kreml và lên án họ là phi xã hội chủ nghĩa. Ở Bắc Kinh, Hồng Vệ Binh bao vây Đại sứ quán Xô viết, quân đội tập trung ở cạnh đường biên giới dài 7000 kilômét giữa hai quốc gia.
Tình hình leo thang, khi Mao cho tấn công một đội tuần tra biên giới của địch thủ láng giềng. Một vụ nổ súng khác trên con sông Ussuri đóng băng hẳn đã lấy đi sinh mạng của 60 lính Xô viết và 800 người Trung Quốc. Có thể là Mao muốn đánh lạc hướng khỏi sự lộn xộn của cuộc Cách mạng Văn hóa với cuộc tấn công này.
Trong giây phút cuối cùng, trước khi chiến tranh bắt đầu, tuy hai cường quốc nguyên tử đã giải quyết mâu thuẫn của họ qua đàm phán. Nhưng Mao phải dự tính trước với một cuộc leo thang mới. Quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ, ông ấy tin là như thế, sẽ đe dọa được các lãnh tụ Xô viết – và còn có thể kiểm soát được Đài Loan nữa. Vì hòn đảo này, hòn đảo mà Tưởng Giới Thạch thống trị ở đó từ tháng 3 năm 1950, phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Nhưng với Nixon, triển vọng cho một sự tiếp cận không được tốt cho lắm – người Tổng thống được bầu lên năm 1968 của Hoa Kỳ được xem là một người chống cộng sản kịch liệt và đang tiến hành chiến tranh ở Việt Nam để chống lại một quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Lính Trung Quốc và Xô viết đánh nhau trong mùa Xuân 1969 trên con sông biên giới Ussuri đã đóng băng: trong thời gian của cuộc Cách mạng Văn hóa, khối Xã hội chủ nghĩa đã tan vỡ. Ảnh: GEO Epoche
Nhưng thật ra thì cả Nixon cũng nhìn thấy cơ hội của ông ấy trong những mối quan hệ tốt hơn với Trung Quốc: ông ấy hy vọng rằng Bắc Kinh có thể làm trung gian trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Nhưng trước hết là ông ấy muốn lợi dụng các căng thẳng trong khối Xã hội Chủ nghĩa.
Nhưng ông phải tiến hành như thế nào? Về mặt công khai, Nixon tạm thời khó có thể mà bảo vệ cho một thế chủ động ngoại giao: giới bảo thủ trong Quốc hội Hoa Kỳ có thể lên án rằng ông đã bán đứng các lý tưởng của Mỹ và sẽ cố phá hoại các kế hoạch của ông ấy.
Vì thế mà vào lúc ban đầu, Nixon và Kissinger sử dụng những mối liên kết bí mật qua Đại sứ quán ở Warszawa để đánh giá trước những cơ hội cho một cuộc gặp gỡ.
Trung Quốc phát tín hiệu sẵn sàng tiếp xúc. Nhưng cả Mao cũng có vấn đề trong biện hộ cho một sự tiếp cận. Lúc đấy, một sự tình cờ đã mang lại bước ngoặc.
THÁNG 4 NĂM 1971, nước Nhật tổ chức giải vô địch Bóng bàn Thế giới. Trên đường đến nhà thể thao, cầu thủ Mỹ 18 tuổi Glenn Cowan bất ngờ bước lên xe buýt của đội Trung Quốc. “Tôi biết, cái nón nỉ mềm của tôi, tóc của tôi, quần áo của tôi đối với các bạn trông rất buồn cười”, Cowan nói nhờ sự giúp đỡ của một người thông dịch. “Nhưng có nhiều người trông giống như tôi lắm.”
Những người được nói đến lúc đầu không trả lời – người ta cấm họ chào hỏi kẻ thù giai cấp. Thế nhưng rồi Zhuang Zedong, cầu thủ ngôi sao của đội, đứng lên và tự phát tặng cho Cowan một bức tranh lụa. Lúc đến nơi, Cowan và Zhuang được chụp ảnh chung. Báo Nhật chạy tít: “Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp cận lẫn nhau.”
Khi Mao biết tin, ông ra chỉ thị mời đội cầu thủ Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Nixon rất vui mừng, và như là một dấu hiệu cho sự thiện ý đã hủy bỏ lệnh cấm vận thương mại với Bắc Kinh ban hành năm 1950. Ngay trong ngày đó, Thủ tướng Chu Ân Lai tiếp đón các vận động viên Hoa Kỳ như là “những người bạn đến từ xa”. Các nhà bình luận nói về “ngoại giao bóng bàn”
Ngay sau đấy, người ta thỏa thuận gặp nhau trong bí mật. Khi Henry Kissinger ngừng chân ở Pakistan trong tháng 7 năm 1971, ông ấy nói là bị đau dạ dầy và rút lui vào hậu trường một vài ngày. Thật ra thì ông ấy đã bay đến Bắc Kinh và ở đấy đã bàn bạc với Chu và những người khác về Chiến tranh Việt Nam, Đài Loan cũng như Liên bang Xô viết: Kissinger bảo đảm với Chu, rằng Hoa Kỳ về cơ bản không quan tâm đến một nước Trung Quốc bị chia cắt cũng như không hiện diện lâu dài ở Đài Loan hay Việt Nam.
Tiếp theo sau đó, Nixon được mời đi thăm Trung Quốc; người này đồng ý – điều đã mang lại cho ông lời lên án từ trong Đảng của ông ấy, ông ấy đầu hàng trước “Chủ nghĩa Cộng sản quốc tế”.
BÂY GIỜ, TRONG CUỘC GẶP GỠ, sự mệt mỏi của Mao không còn có thể che dấu được nữa. Cuộc trao đổi mà trong đó Nixon cũng đề cập đến Liên bang Xô viết tuy thật sống động nhưng một nhân viên của Mao càng lúc càng nhìn đồng hồ thường xuyên hơn.
Nixon biết: đã đến lúc từ giã. Mao tiễn khách ra đến cửa, mặc dù mỗi bước chân đều làm cho ông ấy đau.
“Ông ấy nói không úp mở”. Mao ca ngợi người khách của mình sau đó, “không phải như những người của cánh tả, những người nói về một việc nhưng lại ám chỉ đến những việc khác.”
Nixon ở lại Trung Quốc tám ngày. Ông ấy dự tiệc chiêu đãi, xem một vở kịch ba lê cách mạng cùng với vợ Mao, tranh luận với Chu Ân Lai. Chỉ Mao là ông không gặp lại.
Vào cuối chuyến đi thăm của ông ấy, “Thông báo Thượng Hải” được ký: cả hai quốc gia nhắm đến việc bình thường hóa quan hệ của họ. Ngoài ra, Hoa Kỳ biểu lộ sự quan tâm của mình về một giải pháp hòa bình cho xung đột Đài Loan và ý định rút quân khỏi hòn đảo về lâu dài. Sau này, Henry Kissinger nói: “Sự chia đôi của thời gian sau chiến tranh đã chấm dứt.”
Trên thực tế, tác động chính trị của lần thăm viếng vào lúc ban đầu là rất nhỏ – quân đội Hoa Kỳ vẫn đóng quân trên Đài Loan, và người Trung Quốc không tham dự vào Chiến tranh Việt Nam (1973, Washington rút quân sau một hiệp định hòa bình). Nhưng về lâu dài, chuyến đi của Nixon đã tạo khả năng cho một sự tiếp cận: 1979 Hoa Kỳ và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Vào thời điểm đó, Richard Nixon đã từ lâu không còn là tổng thống nữa. Vụ Watergate đã bắt buộc ông ấy từ chức trong tháng 8 năm 1974. Nhưng thiện cảm của Mao đối với ông ấy vẫn không sứt mẻ: “Cô hãy nói với cha cô rằng tôi nhớ ông ấy”, ông ấy nói con gái của Nixon khi người này đến thăm ông trong tháng 12 năm 1975. Và người cựu tổng thống nghe theo lời của viên Chủ tịch: bốn năm sau lần gặp gỡ đầu tiên, gần đúng chính xác ngày, ông ấy lại nâng ly với Mao ở Bắc Kinh để chúc mừng lần hội ngộ.
Mao chọn một vở trình diễn bài thơ ông ấy thích nhất làm tiết mục tiêu khiển cho buổi tối. Trong đó nói về lần kết thúc đầy bi kịch của những người đàn ông vĩ đại.
Glenn Cowan, người đàn ông đã tạo khả năng cho hai nguyên thủ quốc gia gặp nhau, chết năm 2004 vì một cơn đau tim. Zhuang Tedong gửi lời chia buồn.
Philipp Mattheis
Phan Ba dịch
Đọc những bài trước ở trang Trung Quốc của Mao Trạch Đông
Song Chi :Phải xây thêm bao nhiêu nhà tù cho đủ?
Thu, 11/01/2012 – 00:23 — songchi – RFA
Song Chi.
Ngày 30 tháng 10, lại thêm hai nhạc sĩ bị đưa ra tòa xử về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Lại thêm một phiên tòa bôi bác diễn ra tại một trong hai thành phố lớn nhất VN-vẫn những trò hề cũ như trong những phiên tòa tương tự xử những vụ án có liên quan đến yếu tố chính trị: công an chặn chốt các ngả đường dẫn đến tòa án, không khí cực kỳ căng thẳng, phiên tòa gọi là công khai nhưng chính thân nhân của bị can còn không được tham dự, người bị xử và cả luật sư vừa lên tiếng thì chánh án đã ngắt lời, không cho nói, không hề có tranh luận….Và cuối cùng là những bản án nặng nề: 10 năm tù cho hai nhạc sĩ, chưa kể mỗi người phải chịu thêm 2 năm quản chế.
Cũng lại là chuyện không có gì mới, đối với một nhà cầm quyền như nhà nước cộng sản VN.
Ngày càng nhiều người theo nhau bước chân vào nhà tù bởi tội danh “tuyên truyền chống phá” hoặc “âm mưu lật đổ nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN”.
Nhưng cũng có những điểm khác hơn: Thứ nhất, phạm vi người bị bắt ngày càng được mở rộng: không chỉ là luật sư, doanh nhân thành đạt, trí thức tên tuổi, mà cả những blogger, nhạc sĩ tự do, một cô sinh viên mới tuổi 20.
Thứ hai, những việc làm của họ nhiều khi quá nhẹ so với tội danh bị quy chụp, nhiều người trong số họ như 3 blogger trong nhóm CLB Nhà báo tự do, hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, hay cô bé sinh viên Nguyễn Phương Uyên không hề chống phá nhà nước cộng sản VN, không kêu gọi đa nguyên đa đảng, đòi thay đổi thể chế chính trị…
Từ số lượng, khối lượng công việc tức “mức độ phạm tội”của họ đôi khi chỉ là vài bài báo, từ hai cho đến hơn chục bài hát, dăm ba bài thơ, hoặc biểu tình, rải truyền đơn…Nhưng điểm chung ở họ: là những bài báo bài ca bài thơ, hành vi đi biểu tình hay rải truyền đơn ấy đều nhằm phản đối hành vi xâm lược Hoàng Sa Trường Sa, chủ nghĩa bành trướng bá quyền trên biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc-nghĩa là chống nhà cầm quyền Trung Quốc chứ không phải chống nhà nước VN. Nghĩa là yêu nước. Nghĩa là lẽ ra đáng phải được khuyến khích, ủng hộ thì nhà nước VN lại bỏ tù họ.
Nếu trước kia những người bị bắt với cùng hai tội danh này chí ít phải có những lời lẽ, lập luận, hành vi phản kháng nhà nước VN, kêu gọi đa nguyên đa đảng, đòi tự do dân chủ…thì nay những người này chỉ mới “ghét” TQ, phản đối TQ là đã bị bắt, bị tù, bị cho là “chống phá nhà nước VN” rồi. Thế mới lạ.
Một điểm nữa: những bản án cũng ngày càng nặng hơn so với khối lượng công việc tức “mức độ phạm tội” của người bị xét xử. Nhẹ nhất cũng 4, 6 năm như nhạc sĩ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, nặng hơn thì 10, 12 năm như blogger Công lý và Sự thật tức nhà báo, luật sư Tạ Phong Tần, blogger Điếu Cày tức nhà báo Nguyễn Văn Hải.
Người ta cũng nhận thấy càng ngày nhà cầm quyền VN càng tỏ ra bất chấp dư luận, bất chấp phản ứng của người dân được bộc lộ qua mạng lưới truyền thông “lề dân” và phản ứng của quốc tế. Kể cả khi Tổng thống Barack Obama hay Ngoại trưởng Hillary Cliton lên tiếng về trường hợp blogger Điếu Cày thì họ vẫn có những cách hành xử “vỗ mặt” như trên.
Lý giải như thế nào về những điều này?
Như tất cả những người tỉnh táo, có lương tri, có lòng với vận mệnh đất nước, dân tộc đã chỉ ra: nhà cầm quyền VN đã xác định rõ thái độ, con đường đi: VN đứng về phía TQ, đảng và nhà nước cộng sản VN mãi mãi là đồng minh, là “bạn vàng”, là đàn em của đảng và nhà nước cộng sản TQ, chống lại nhà cầm quyền TQ cũng có nghĩa là chống lại nhà nước VN. Tệ hơn nữa, nếu xét đến tất cả những gì mà nhà cầm quyền TQ đã và đang gây ra cho đất nước, dân tộc VN từ trước đến nay thì hành động đó không có định nghĩa nào khác hơn là đồng lõa với giặc, là bán nước.
Với việc bất chấp phản ứng của các nước yêu tự do dân chủ trên thế giới, nhà nước VN cũng khẳng định luôn VN không muốn làm bạn với các nước tự do dân chủ, và cũng không muốn thay đổi để đi cùng với dòng chảy/xu hướng tiến bộ chung của thế giới. Ngược lại, an tâm đã có sự che chở của đàn anh Trung Nam Hải, VN cương quyết lội ngược dòng, tiếp tục là một nhà nước độc tài tàn bạo trong con mắt thế giới.
Liệu còn có cách lý giải nào khác hơn cho tất cả những gì đã và đang tiếp tục diễn ra?
Ở một góc độ khác, tôi thật tình thắc mắc: việc họ-những người đang có quyền trong bộ máy đảng và nhà nước cộng sản VN-cứ tiếp tục hành xử bất chấp sự kinh ngạc lẫn ghê sợ của thế giới, bất chấp sự chỉ trích, giận dữ lẫn cảnh báo của người dân nào là “lịch sử sẽ phán xét”, nào là “hãy biết sợ quả báo”, “làm như thế chỉ bất lợi về nhiều mặt cho chính nhà cẩm quyền mà thôi”…thì họ hẳn phải u mê đến mức hết sức tự tin rằng chế độ này vẫn tồn tại muôn năm và người dân thì ngu dốt lắm nên không nhận ra điều gì cả?
Mà nếu bất cứ ai viết blog, viết báo, làm thơ, viết nhạc…biểu tình hay tọa kháng tại nhà (như Phạm Thanh Nghiên) để phản đối chính sách bành trướng, âm mưu thôn tính VN lâu dài của nhà cầm quyền TQ, hay thậm chí chỉ “ghét” nhà cầm quyền TQ thôi cũng bị đi tù thì VN phải xây thêm bao nhiêu nhà tù cho đủ đây?
Ngày 30 tháng 10, lại thêm hai nhạc sĩ bị đưa ra tòa xử về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Lại thêm một phiên tòa bôi bác diễn ra tại một trong hai thành phố lớn nhất VN-vẫn những trò hề cũ như trong những phiên tòa tương tự xử những vụ án có liên quan đến yếu tố chính trị: công an chặn chốt các ngả đường dẫn đến tòa án, không khí cực kỳ căng thẳng, phiên tòa gọi là công khai nhưng chính thân nhân của bị can còn không được tham dự, người bị xử và cả luật sư vừa lên tiếng thì chánh án đã ngắt lời, không cho nói, không hề có tranh luận….Và cuối cùng là những bản án nặng nề: 10 năm tù cho hai nhạc sĩ, chưa kể mỗi người phải chịu thêm 2 năm quản chế.
Cũng lại là chuyện không có gì mới, đối với một nhà cầm quyền như nhà nước cộng sản VN.
Ngày càng nhiều người theo nhau bước chân vào nhà tù bởi tội danh “tuyên truyền chống phá” hoặc “âm mưu lật đổ nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN”.
Nhưng cũng có những điểm khác hơn: Thứ nhất, phạm vi người bị bắt ngày càng được mở rộng: không chỉ là luật sư, doanh nhân thành đạt, trí thức tên tuổi, mà cả những blogger, nhạc sĩ tự do, một cô sinh viên mới tuổi 20.
Thứ hai, những việc làm của họ nhiều khi quá nhẹ so với tội danh bị quy chụp, nhiều người trong số họ như 3 blogger trong nhóm CLB Nhà báo tự do, hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, hay cô bé sinh viên Nguyễn Phương Uyên không hề chống phá nhà nước cộng sản VN, không kêu gọi đa nguyên đa đảng, đòi thay đổi thể chế chính trị…
Từ số lượng, khối lượng công việc tức “mức độ phạm tội”của họ đôi khi chỉ là vài bài báo, từ hai cho đến hơn chục bài hát, dăm ba bài thơ, hoặc biểu tình, rải truyền đơn…Nhưng điểm chung ở họ: là những bài báo bài ca bài thơ, hành vi đi biểu tình hay rải truyền đơn ấy đều nhằm phản đối hành vi xâm lược Hoàng Sa Trường Sa, chủ nghĩa bành trướng bá quyền trên biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc-nghĩa là chống nhà cầm quyền Trung Quốc chứ không phải chống nhà nước VN. Nghĩa là yêu nước. Nghĩa là lẽ ra đáng phải được khuyến khích, ủng hộ thì nhà nước VN lại bỏ tù họ.
Nếu trước kia những người bị bắt với cùng hai tội danh này chí ít phải có những lời lẽ, lập luận, hành vi phản kháng nhà nước VN, kêu gọi đa nguyên đa đảng, đòi tự do dân chủ…thì nay những người này chỉ mới “ghét” TQ, phản đối TQ là đã bị bắt, bị tù, bị cho là “chống phá nhà nước VN” rồi. Thế mới lạ.
Một điểm nữa: những bản án cũng ngày càng nặng hơn so với khối lượng công việc tức “mức độ phạm tội” của người bị xét xử. Nhẹ nhất cũng 4, 6 năm như nhạc sĩ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, nặng hơn thì 10, 12 năm như blogger Công lý và Sự thật tức nhà báo, luật sư Tạ Phong Tần, blogger Điếu Cày tức nhà báo Nguyễn Văn Hải.
Người ta cũng nhận thấy càng ngày nhà cầm quyền VN càng tỏ ra bất chấp dư luận, bất chấp phản ứng của người dân được bộc lộ qua mạng lưới truyền thông “lề dân” và phản ứng của quốc tế. Kể cả khi Tổng thống Barack Obama hay Ngoại trưởng Hillary Cliton lên tiếng về trường hợp blogger Điếu Cày thì họ vẫn có những cách hành xử “vỗ mặt” như trên.
Lý giải như thế nào về những điều này?
Như tất cả những người tỉnh táo, có lương tri, có lòng với vận mệnh đất nước, dân tộc đã chỉ ra: nhà cầm quyền VN đã xác định rõ thái độ, con đường đi: VN đứng về phía TQ, đảng và nhà nước cộng sản VN mãi mãi là đồng minh, là “bạn vàng”, là đàn em của đảng và nhà nước cộng sản TQ, chống lại nhà cầm quyền TQ cũng có nghĩa là chống lại nhà nước VN. Tệ hơn nữa, nếu xét đến tất cả những gì mà nhà cầm quyền TQ đã và đang gây ra cho đất nước, dân tộc VN từ trước đến nay thì hành động đó không có định nghĩa nào khác hơn là đồng lõa với giặc, là bán nước.
Với việc bất chấp phản ứng của các nước yêu tự do dân chủ trên thế giới, nhà nước VN cũng khẳng định luôn VN không muốn làm bạn với các nước tự do dân chủ, và cũng không muốn thay đổi để đi cùng với dòng chảy/xu hướng tiến bộ chung của thế giới. Ngược lại, an tâm đã có sự che chở của đàn anh Trung Nam Hải, VN cương quyết lội ngược dòng, tiếp tục là một nhà nước độc tài tàn bạo trong con mắt thế giới.
Liệu còn có cách lý giải nào khác hơn cho tất cả những gì đã và đang tiếp tục diễn ra?
Ở một góc độ khác, tôi thật tình thắc mắc: việc họ-những người đang có quyền trong bộ máy đảng và nhà nước cộng sản VN-cứ tiếp tục hành xử bất chấp sự kinh ngạc lẫn ghê sợ của thế giới, bất chấp sự chỉ trích, giận dữ lẫn cảnh báo của người dân nào là “lịch sử sẽ phán xét”, nào là “hãy biết sợ quả báo”, “làm như thế chỉ bất lợi về nhiều mặt cho chính nhà cẩm quyền mà thôi”…thì họ hẳn phải u mê đến mức hết sức tự tin rằng chế độ này vẫn tồn tại muôn năm và người dân thì ngu dốt lắm nên không nhận ra điều gì cả?
Mà nếu bất cứ ai viết blog, viết báo, làm thơ, viết nhạc…biểu tình hay tọa kháng tại nhà (như Phạm Thanh Nghiên) để phản đối chính sách bành trướng, âm mưu thôn tính VN lâu dài của nhà cầm quyền TQ, hay thậm chí chỉ “ghét” nhà cầm quyền TQ thôi cũng bị đi tù thì VN phải xây thêm bao nhiêu nhà tù cho đủ đây?
Án tù cho việc cổ súy dân chủ trên mạng
– BBC
Tòa Côn Minh xử kín vụ Tào Hải Ba vì “liên quan đến bí mật nhà nước”
Tòa án tại thành phố Côn Minh ở miền tây nam Trung Quốc đã bỏ tù Tào Hải Ba, 27 tuổi, về tội “lật đổ chính quyền”, luật sư Mã Tiểu Bằng cho biết.
Ông Tào đã lập các nhóm chat trên mạng để thảo luận về các vấn đề xã hội, một quyền nhóm đặt trụ sở tại Hoa Kỳ nói.
Vụ việc được xét xử ngay trước khi việc chuyển giao quyền lực mười năm một lần sẽ diễn ra trong tháng này, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong thời gian chuẩn bị khai mạc Đại hội vào ngày 8/11, giới chức đã đàn áp hoạt động của các nhà hoạt động chính trị và những người bất đồng chính kiến ở Trung Quốc, các nhà phân tích nhận xét.
Ông Tào bị bắt giữ tại nhà riêng tại Diêm Thành hồi tháng Mười năm ngoái sau khi ông lập một trang web và các nhóm trò chuyện trực tuyến ủng hộ dân chủ và chính phủ hợp hiến, tổ chức nhân quyền Human Rights ở Trung Quốc nói.
Phiên tòa xét xử ông được tổ chức bí mật hồi tháng Năm bởi Tòa án Nhân dân Côn Minh nói vụ việc có liên quan đến bí mật nhà nước, vợ của ông, bà Trương Niên, được trích lời nói.
Bà nói tòa án đã đưa ra bằng chứng nói chồng bà đã “tạo một nhóm thảo luận trực tuyến, và đăng các bài báo trên các trang web nước ngoài”.
Bà Trương nói thêm rằng phiên tòa đã không được tổ chức công khai và nói với hãng tin Associated Press rằng bà đã giục ông kháng cáo.
“Tất cả những gì anh đã làm là bày tỏ ý kiến của mình trên internet. Tôi nghĩ rằng tòa ra bản án khắc nghiệt như vậy cho việc đó là quá đáng,” bà nói.
Tòa án Côn Minh đến nay vẫn không bình luận gì về vụ việc.
Rồng và quái vật?
– BBCTất nhiên, điều đó đã không xảy ra. Thay vào đó, vào năm 1990, thị trường chứng khoán và bất động sản của Nhật sụp đổ một cách ấn tượng, khiến nước này phải chứng kiến hai thập kỷ đình trệ kinh tế.
Sự vươn lên ở mức chóng mặt của con rồng kinh tế Trung Quốc cũng cho thấy sự giống nhau một cách ớn lạnh.
Nhiều nhà bình luận với giọng điệu hoài nghi đã chỉ ra sự tương đồng với Nhật, nói rằng nước này chắc chắn sẽ đi xuống. Nhưng liệu điều này có công bằng?
Chúng tôi so sánh hai quốc gia này với nhau để quý vị có thể quyết định:
Nhật Bản 1990 |
Trung Quốc 2012 |
|
Dân số | 125 triệu dân hay 2,3% dân số thế giới | 1,344 tỷ dân hay 19% dân số thế giới |
Quy mô kinh tế | 3,1 nghìn tỷ đôla, 54% GDP Mỹ năm 1990 | 7,3 nghìn tỷ đôla, 48% GDP Mỹ hiện tại |
Tăng trưởng trung bình | 6,5% trong 35 năm qua | 9,9% trong 35 năm qua |
Bong bóng kinh tế
Sự sụp đổ năm 1990-92 khiến giới chứng khoán Tokyo phải kinh hoàng | Trung Quốc tổ chức lễ khai mạc Olympics phô trương nhất từ trước đến giờ vào năm 2008 | |
Thành tựu: | Các hãng điện tử Trung Quốc sản xuất TV kích cỡ nhỏ nhất trong thập kỷ 80, phô trương sự vượt trội trong công nghệ của mình |
|
|
Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ đứng đầu thế giới vào năm 2016, điều khiến Mỹ phải rùng mình | |
Việc Sony mua lại hãng Columbia Pictures của Hollywood khiến Mỹ thêm lo ngại rằng Nhật đang mua hết cả California |
|
|
|
|
|
Thị trường chứng khoán | Chỉ số Nikkei 225 index qua các năm | Chỉ số Thượng Hải index qua các năm |
Bong bóng chứng khoán kéo dài 5 năm của Nhật bị vỡ, khiến khoản tích lũy của nhiều nhà đầu tư Nhật bị mất trắng. Thêm vào đó, nhiều công ty đã mua lại đối thủ bị ở giá bong bóng, dẫn đến việc mua cổ phần bằng tiền mượn ở giá bị đội lên cao so với thực tế. | Bong bóng chứng khoán hai năm của Trung Quốc bị vỡ ngay trước thềm khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 Tuy nhiên bong bóng chứng khoán của Trung Quốc kéo dài ngắn hơn so với Nhật, do đó gây thiệt hại về vật chất cũng ít hơn. | |
Bất động sản | Index giá đất định cư khu vực thành thị của Nhật qua các năm. | Số liệu về thị trường bất động sản của Trung Quốc không được thống nhất. |
Giá bất động sản sụt giảm gây thiệt hại nặng cho các doanh nghiệp và người dân Nhật bỏ tiền vay mượn ra mua nhà lúc kinh tế còn tăng trưởng mạnh. | Giá nhà ở Bắc Kinh tăng gấp ba lần vào giữa 2003 và 2011, trong khi tại Thượng Hải là hơn bốn lần, theo một nghiên cứu mới nhất.
Tại Trùng Khánh, nơi in đậm dấu ấn của ông Bạc Hy Lai, giá nhà tăng gần bảy lần. Sự tăng trưởng giá nhà không hề hợp lý, khi so sánh với thu nhập của người mua và tiền thuê có thể kiếm được từ nhà mua. Ngành xây dựng nhà cửa phát triển mạnh, nất là sau khi chính phủ kích thích tăng trưởng kinh tế vào năm 2008. Có nhiều câu chuyện kể về những dự án ma không có người ở Từ năm 2011, giá nhà và xây dựng bắt đầu có dấu hiệu trượt dốc một cách khủng khiếp, mặc dù hầu hết những dữ liệu mới nhất cho rằng thị trường đã chạm đáy. Rất ít người Trung Quốc dám sử dụng những khoản thế chấp lớn để mua nhà. Tuy vậy, những nhà thầu dự án lớn thường vay mượn mạnh tay, và chính quyền địa phương cũng phụ thuộc vào việc bán đất để kiếm tiền. Cả hai điều này đều chịu ảnh hưởng nặng của sự đóng băng thị trường bất động sản |
|
Cơ sở hạ tầng | Đầu tư chính phủ vào cơ sở hạ tầng tăng mạnh sau khi thị trường bất động sản và chứng khoán vỡ bong bóng sau khủng hoảng kinh tế, điều này sản sinh ra nhiều dự án gây lãng phí, bị châm biếm là “những cây cầu không dẫn tới đâu”. Những công trình đáng chú ý gồm có: | Chính phủ Trung Quốc tăng chi tiêu vào mảng cơ sở hạ tầng nhằm chống chọi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Những công trình đáng chú ý gồm có: |
Đường hầm tàu (đường ray Seikan dài 54 km được xây vào năm 1988) dài nhất thế giới và cầu treo dài nhất (cầu Akashi Kaikyo dài 3,9 km được xây vào năm 1998) |
|
|
|
|
|
|
85 nghìn km các đường cao tốc hoàn thành tính đến năm 2011, nhiều hơn nhiều so với hệ thống đường cao tốc của Mỹ | |
|
|
Sự mất cân bằng
Người Nhật lẽ ra đã có thể nhìn ít đi và mua nhiều hơn | Nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới | |
Xuất khẩu | Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật: 4,3% tổng sản phẩm quốc nội năm 1987
Sự thành công của ngành xuất khẩu Nhật vào thập niên 80 làm kinh ngạc
phương Tây, dẫn đến Hiệp định năm 1985, với việc Nhật đồng ý để đồng
Yên mạnh hơn so với đôla. Tuy nhiên mặc dù chấp nhận bất lợi trong tỷ giá tiền tệ, xu hướng phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu của Nhật vẫn được tiếp tục và khiến nước này có được thặng dư tài khoản vãng lai bằng 4,8% GDP vào năm 2008 |
Thặng dư tài khoản vãng lai Trung Quốc: 10,6% tổng sản phẩm quốc nội
Nước này hiện vẫn đang chịu nhiều cáo buộc, nhất là từ Mỹ, vì đã thao
túng đồng Nhân Dân Tệ, đem lại tỷ giá rẻ hơn so với đồng đôla một cách
trái phép. Từ đó trở đi, Trung Quốc đã cho phép đồng tiền của mình tăng giá 9% và liên tục tăng mức lương trung bình của người dân để giảm tính cạnh tranh. Sau động thái này, thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc rút xuống còn 3% GDP. Tuy nhiên lý do chính cho điều này còn là vì nhu cầu của phương Tây đối với hàng hóa của Trung Quốc đang giảm đi, trong lúc nhu cầu nhập khẩu vật liệu cho ngành xây dựng đang phát triển trong nước ngày càng cao |
Chi tiêu | Chi tiêu của người tiêu dùng đóng góp 53% cho nền kinh tế Nhật vào năm 1990, so với khoảng 70% của phương Tây.
Chi tiêu ở dạng đầu tư (căn hộ mới, giáo dục, v.v) đóng góp 32%. Khi thời kỳ tăng trưởng đầu tư bắt đầu dừng lại, chính phủ Nhật đã phải kêu gọi người dân tăng cường chi tiêu nhanh để bù vào khoản bị thiếu |
Chỉ có 34% chi tiêu của Trung Quốc là từ người tiêu dùng trả cho hàng hóa và dịch vụ
48% chi tiêu là từ đầu tư. Nói một cách khác, sự mất cân bằng cơ bản tại Trung Quốc ngày nay lớn hơn Nhật hai thập kỷ trước. Một số kinh tế gia nghĩ rằng điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ phải thúc đẩy chi tiêu trong nước mạnh mẽ nếu như muốn tránh khỏi đình trệ kinh tế như Nhật |
Tập quán tiết kiệm | Các hộ gia đình Nhật thường tiết kiệm khoảng 10% thu nhập trong năm 1990.
Chính phủ đã phải kêu gọi người dân tiết kiệm ít đi và tăng chi tiêu. Tuy nhiên cũng đã phải mất 10 năm để mức tiết kiệm này xuống thấp bằng mức thông thường ở phương Tây. Trong thời gian đó, nền kinh tế Nhật bị đình trệ |
Các hộ gia đình Trung Quốc tiết kiệm đến 25% tiền thu nhập. Mức tiết kiệm cao là do tiền lệ tiết kiệm để chi tiêu cho một gia đình lớn, trong đó có chi phí giáo dục cho trẻ em trong nhà, trả chi phí thuốc men cho người già và những thành viên đã về hưu trong gia đình. |
Những giới hạn
Sân bay quốc tế Kansai đã bắt đầu chìm từ lâu | Chính sách một con của Trung Quốc còn được gọi là chính sách “bốn ông bà cho một cháu” | |
Kinh tế toàn cầu | Sau thời kỳ đình trệ đầu thập niên 90, kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh hơn một thập kỷ, giúp duy trì thế mạnh xuất khẩu của Nhật | Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với nhiều thử thách hơn. Các thị trường xuất khẩu chính của nước này, trong đó có Mỹ, Châu Âu và Nhật đang chịu nhìu khó khăn, đồng thời việc tài khoản vãng lai của Trung Quốc tiếp tục có thặng dư gây nhiều bất đồng chính trị từ các nước này (nhất là Mỹ) |
Nợ xấu | Công nghiệp của Nhật và ngành ngân hàng bị tràn ngập bởi nợ xấu
Nhiều khoản vốn vay được sử dụng để mua đất, nhà ở và các công ty khác ở ‘giá bong bóng’. Giữa năm 1992 và 2005, các ngân hàng của Nhật phải đối diện với nợ không đòi được ở mức 19% tổng sản phẩm quốc nội. Để giúp duy trì nền kinh tế, chính phủ Nhật đã phải huy động các khoản nợ bằng 230% GDP. |
Nỗ lực của chính phủ nhằm duy trì tăng trưởng sau năm 2008 khiến các ngân hàng được sở hữu bởi nhà nước phải tăng cường cho vay.
Trong 12 tháng trước tháng Mười năm 2008, các ngân hàng đã cho vay tổng cộng 1,5 nghìn tỷ đôla, bằng 30% tổng sản phẩm quốc nội. Hệ thống tài chính của Trung Quốc cũng đã bị cáo buộc là cho vay nhiều khoản nợ ngầm. Một ví dụ như trong năm 2011, có nhiều cáo buộc cho rằng các chính quyền địa phương đã vay 2,2 nghìn tỷ đôla, rất nhiều các khoản này không được công khai. |
Triển vọng tăng trưởng | Vào năm 1990, Nhật đã là một nước phát triển mạnh.
Đóng góp kinh tế của mỗi công dân Nhật bằng 83% mức trung bình một người Mỹ. Khi chính phủ cố gắng thúc đẩy kinh tế trong thập niên 90 bằng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khó khăn lớn nhất đó là hầu hết cơ sở hạ tầng cần thiết bấy giờ đều đã được xây |
Trung Quốc vẫn là một nước nghèo.
Đóng góp vào kinh tế của một người dân Trung Quốc chỉ bằng 17% mức trung bình một người Mỹ. Một nửa dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp và chưa có cơ hội đến các thành phố nơi họ có thể đóng góp nhiều hơn bằng việc làm trong ngành công nghiệp Vì vậy Trung Quốc có nhiều cơ hội để giải quyết các vấn đề hiện tại hơn Nhật trước đây. |
Độ tuổi dân số | Tỷ lệ dân số lao động hiệu quả của Nhật, từ 15-65 tăng cao nhất trong đầu thập niên 90.
Trước thời điểm đó, dân số tăng trưởng đều, với những người đi làm đều phải chăm sóc ít con hoặc bố mẹ đã nghỉ hưu. Những người công nhân tuổi cao hơn được nhận bổng lộc cao để tích lũy cho lúc về hưu, dẫn đến tăng trưởng đầu tư và bong bóng thị trường. Kể từ thập niên 90, số lượng công nhân nghỉ hưu mà nền kinh tế phải hỗ trợ tăng đều, từ 12% đến 23% dân số. Trong khi đó dân số Nhật đang có xu hướng giảm đi. |
Nhờ vào hệ thống một con, đưa vào từ năm 1978, Trung Quốc cũng đã có
30 năm phát huy được thế mạnh của đội ngũ công nhân lao động hiệu quả
không phải chăm sóc cho nhiều con cái và bố mẹ.
Tuy nhiên hiện tại Trung Quốc đang rơi vào giai đoạn thay đổi tỷ lệ độ tuổi mà Nhật đã trải qua trong năm 1990. Giới chức trách Nhật đã cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đối mặt với những vấn đề tương tự của nước này, trong đó có dân số lão hóa, khiến công dân cao tuổi cần chăm sóc tăng lên và khả năng khủng hoảng nếu như người già không đủ sức chi trả lúc nghỉ hưu. |
Chính phủ | Nhật là nước dân chủ, những cũng là nước với thể chế độc đảng suốt lịch sử hậu chiến.
Nhiều năm qua, đảng Dân chủ Tự do Nhật (LDP) đã chiếm quyền điều hành
bằng cách sử dụng tiền để làm vui lòng các đảng phái và người bầu cử. Sau vụ vỡ bong bóng năm 1990, chính phủ dùng cùng một cách mà họ vẫn dùng với các dự án cơ sở hạ tầng lớn – các cầu và trường học được xây dựng ở bất cứ nơi nào có lợi ích chính trị. Trong bối cảnh người dân ngày càng trở nên khó chịu với sự đình trệ kinh tế, đảng LDP đã phải nhường chỗ cho một hệ thống cạnh tranh giữa đa đảng thực sự. Tuy nhiên, cũng phải đến năm 2009 phe đối lập mới thực sự có một cuộc thắng lợi qua tuyển cử lần đầu tiên. |
Trung Quốc là nước theo thể chế độc đảng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc không cho phép một chỉ trích hay sự đối lập nào xảy ra. Thiếu vắng sự giám sát và cân bằng đã dẫn đến nạn tham nhũng ăn sâu và sự phẫn uất từ công chúng với những quyền lợi đặc biệt mà những người cầm quyền được hưởng. Khoảng cách thu nhập của Trung Quốc cao ở mức báo động, có thể cao bằng Mỹ. Quyền lực của Trung ương Đảng cũng hết sức hạn chế. Chính phủ Trung Quốc được vận hành bởi Ủy ban thường vụ, đại diện cho những nhóm lợi ích khổng lồ, từ thành viên các gia đình quyền lực và những phe phái kiểm soát phần lớn tài sản quốc giám, theo một tin cáp của sứ quán Mỹ đăng trên Wikileaks. Kích cỡ địa lý khổng lồ của Trung Quốc và sự thiếu minh bạch trong hệ thống cũng đồng nghĩa với việc chính phủ trung ương bị giới hạn trong việc kiểm soát hoạt động của chính quyền địa phương ở cấp tỉnh. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét