Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Tin ngày 17/10/2012

  • Trung Quốc lên kế hoạch đặt tên các đảo tranh chấp (DT) Bắc Kinh đã lên kế hoạch đặt tên cho các đảo vô danh của nước này, bao gồm cả các đảo tranh chấp với các nước láng giềng, tờ báo chính thức của Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc (SOA) ngày 16/10 đưa tin.
  • Thế giới 24h: TQ bạo tay chi quốc phòng (VNN) Trung Quốc chi tiêu cho quốc phòng nhiều nhất khu vực châu Á; 7 chiếc tàu của lực lượng hải quân Trung Quốc có mặt trong "vùng biển gần đảo của Nhật Bản"... là những tin đáng chú ý trong ngày.
  • Hàn Quốc bắn chết một ngư dân Trung Quốc (DT) Giới chức Hàn Quốc hôm nay thông báo đội biệt kích của Lực lượng bảo vệ bờ biển nước này đã bắn chết một ngư dân Trung Quốc trong chiến dịch trấn áp các hoạt động đánh bắt trái phép trên Hoàng Hải.
  • Hồ Bạch Thảo: Trung Quốc đã từng sử dụng thợ mỏ trong việc xâm lăng nước ta (Hữu Nguyên) Việc Trung Quốc sử dụng công nhân tại các hầm mỏ như là đạo quân mai phục sẵn tại nước ta, không chỉ là là sự tiên liệu của các nhà quân sự cẩn thận lo xa. Thực sự điều này đã xẩy ra dưới thời nhà Thanh, bằng cớ có thể dẫn ra từ chánh sử Trung quốc Thanh
  • Địa phương minh bạch, dân sẽ bớt hối lộ (VNN) Đại diện các nhà tài trợ quốc tế và cán bộ chống tham nhũng các tỉnh miền Bắc ngày 16/10 gặp nhau ở Quảng Ninh thảo luận vai trò của chính quyền địa phương trong phòng, chống tham nhũng.
  • Vẽ đường cho hươu chạy (Petrotimes) Một bạn đọc gửi thư đến tòa soạn hoan nghênh việc tuyên chiến với nạn nhũng nhiễu của quan chức các cơ quan công quyền nhưng đừng nên chỉ nhăm nhăm “soi” các cán bộ “hành là chính” cốt để vòi vĩnh phong bao phong bì.
  • Ủy ban Thường vụ QH: Không thể hoãn tăng lương! (NLĐ) Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng dứt khoát: “Phải cân đối các nguồn để có tiền tăng lương. Yêu cầu là phải tăng tiêu dùng để kích hoạt thị trường mà không có tiền thì lấy gì đi chợ? Có tăng thêm lương thì ngân sách cũng tăng không nhiều
  • Tìm tiền tăng lương, Bộ trưởng than khó (VnEco) “Không còn dư địa nào để tăng thu” cho mục tiêu bù vào lương, trừ phi được… in thêm tiền, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ “than thở” vào những phút chót của phiên thảo luận về kinh tế, ngân sách tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 16/10.
  • Chấn động khi đại gia đất cố đô bị bắt (VNN) "TƯ 6 cơ bản đạt yêu cầu nhưng chưa phải là xong'; Có thể hoãn tăng lương 2013 do ngân sách khó khăn; Chấn động khi đại gia cố đô bị bắt; Lại động đất mạnh ở thủy điện Sông Tranh 2; Người Sài Gòn khổ ải trước đỉnh triều cường; học sinh cứa tay phản đối cá
  • Sẽ dẹp bỏ nhiều trạm thu phí (TBKTSG) Hiện nay, trên các tuyến quốc lộ và đường cao tốc có tổng cộng 57 trạm thu phí, theo quy định khi quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động từ 1-1-2013, nhiều trạm thu phí sẽ bị xóa bỏ.
  • Luôn sát cánh,động viên ” hiệp sĩ “ (NLĐ)Đại diện Cục Xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (V28) - Bộ Công an, đại tá Huỳnh Ngọc Phương - Phó Cục trưởng - khẳng định luôn sát cánh, động viên “hiệp sĩ”. Theo ông, mô hình “hiệp sĩ” phải được phát huy
  • Bị quy tội diệt chủng, cựu lãnh đạo Serbia đòi được ''ân thưởng'' (RFI) - Radovan Karadzic, cựu lãnh đạo « cộng hòa Serbia » tại Bosnia khẳng định trước Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tư cũ tai LaHaye là ông xứng đáng được giải thưởng vì các « hành động đem lại hòa bình ». Trong cuộc nội chiến tại Nam Tư cũ, từ năm 1992 đến 1995, làm 100 ngàn người chết, Radovan Karadzic tự xưng là tổng thống « Cộng hòa Serbia ».
  • Việt Nam : Trung ương Đảng không theo Bộ Chính trị, điều chưa từng xẩy ra (RFI) - Ngày 15/10/2012, Hội nghị của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc sau 2 tuần lễ họp kín. Một trong những điều đặc biệt gây bất ngờ được công luận chú ý từ hội nghị này là, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã không chấp nhận đề nghị của Bộ Chính trị xin nhận một hình thức kỷ luật cho tập thể các lãnh đạo cao nhất và cho riêng cá nhân « một lãnh đạo », mà hầu như ai cũng biết là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
  • Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc kêu gọi trợ giúp tiểu nông (RFI) - Nhân Ngày lương thực thế giới 16/10/2012, Liên Hiệp Quốc báo động trên toàn cầu có 1,5 triệu người suy dinh dưỡng và 870 triệu người bị đói triền miên. Cơ quan Lương nông Liên Hiệp Quốc đề ra biện pháp trợ giúp các nhà tiểu nông đang bị giới đầu cơ gạo quốc tế thao túng ép giá. Đây cũng là tình trạng bi thảm của nông dân Việt Nam bán gạo cho Trung Quốc.
  • Toyota ngừng sản xuất một nhà máy chính tại Trung Quốc (RFI) - Cuộc tranh chấp Điếu Ngư/ Senkaku bùng lên từ đầu tháng 9/2012 đã và đang làm cho bầu không khí quan hệ giữa hai cường quốc châu Á này trở nên nặng nề, đặc biệt trong kinh tế. Hôm nay 16/10/2012 báo chí Nhật cho hay, Toyota dự tính tuần tới cho ngừng sản xuất một nhà máy chế tạo xe hơi chính tại Trung Quốc.
  • Việt Nam : Sau Hội nghị Trung ương, đấu đá trong nội bộ lãnh đạo Đảng có thể còn tiếp diễn (RFI) - Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương vừa bế mạc ngày hôm qua 16/10/2012, với kết quả là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không bị kỷ luật, như dự đoán của một số người. Thế nhưng, cuộc họp vừa qua cho thấy là đấu đá trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng có thể còn tiếp diễn, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiểu khó khăn và áp lực ngày càng tăng lên chính phủ Hà Nội.
  • Trung Quốc điều tàu chiến đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku (RFI) - Tranh chấp chủ quyền biển đảo Trung-Nhật vẫn tiếp tục có dấu hiệu căng thẳng. Tân Hoa Xã hôm nay 16/10/2012 đưa tin Bắc Kinh đã điều hải đội gồm 7 chiếc tàu chiến hiện đại tới vùng biển xung quanh quần đảo đang có tranh chấp Điếu Ngư/ Senkaku. Bộ Quốc phòng Nhật xác nhận các tầu chiến Trung Quốc đang áp sát các đảo có tranh chấp.
  • Chi phí quân sự tại châu Á tăng gấp đôi trong 10 năm qua (RFI) - Vào cuối năm nay, Châu Á sẽ vượt châu Âu về chi phí quân sự. Trung Quốc là nước đứng đầu trong cuộc chạy đua vũ trang, tăng 4 lần trong 10 năm, nhưng bị Nhật Bản bỏ xa về « chất lượng ». Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) tại Washington nhận định như trên và dự báo là Mỹ phải tiếp tục chiến lược tăng cường hiện diện tại châu Á để « tái lập cán cân lực lượng ».
  • Tổng giám đốc Citigroup từ chức (VOA) - Ông Pandit, một di dân từ Ấn Độ, được trả 261 triệu đôla trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, và phụ trách Citigroup trong thời gian kinh tế thế giới lâm vào tình trạng xáo trộn nhất
  • Dùng dao mổ trâu đập ruồi (VOA) - Theo dõi trận chiến chống một số trang web, tôi không thể không nhớ đến câu thành ngữ 'dùng dao mổ trâu để đập ruồi'
  • Cuba bỏ giấy phép xuất cảnh (BBC) - Cuba thông báo bãi bỏ giấy phép xuất cảnh từ tháng một năm sau, bước đi được cho là nằm trong nỗ lực đổi mới của Chủ tịch Raul Castro.
  • Cựu hoàng Campuchia Sihanouk băng hà (BBC) - Cựu hoàng Campuchia Norodom Sihanouk vừa qua đời ở Bắc Kinh và Phó Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã đích thân đến chia buồn.
  • Xin thêm chút hương thơm cho Mạc Ngôn (BBC) - Khác với những giải Nobel Văn chương được trao trong sự tán thưởng nhiệt liệt cho Cao Hành Kiện hay Herta Muller, giải thưởng cho nhà văn Mạc Ngôn vừa rồi đã dấy lên không ít bàn tán.
  • Vì sao Mông Cổ bỏ tượng Lenin (BBC) - Dân Mông Cổ bỏ tượng Lenin, người từng 'trao trả độc lập' cho nước này, trong nỗ lực xóa bỏ quá khứ cộng sản.
  • Trung Quốc tập trận chiếm đảo (BaoMoi) - Trung Quốc liên tục tập trận chiếm đảo, động thái được cho là phô diễn lực lượng trước Nhật Bản do tranh chấp tại biển Hoa Đông.
  • Quan hệ Nhật -Trung tiếp tục căng thẳng (BaoMoi) - Ngày 16/10 lại xuất hiện một số diễn biến gây căng thẳng quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, vốn đang “nóng” vì vụ tranh chấp chủ quyền một quần đảo trên biển Hoa Đông mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
  • Đà Nẵng: Sẽ tiếp nhận 90 tấm bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - QĐND - Theo tin từ Viện nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, vào tháng 11 tới Viện sẽ tiếp nhận 90 tấm bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa, do ông Trần Thắng-Chủ tịch Hội Văn hóa Giáo dục Việt Nam tại Hoa Kỳ sưu tầm. 90 tấm bản đồ trên được in ấn tại các quốc gia: Anh, Đức, Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Mỹ và Hồng Công (Trung Quốc) trong khoảng thời gian từ năm 1626-1980, có kích thước từ 20cm x 25cm đến 60cm x 75cm. Những bản đồ này gồm 3 nhóm: Nhóm thứ nhất là những bản đồ Trung Quốc trong đó xác định lãnh thổ của Trung Quốc được giới hạn đến cực nam của đảo Hải Nam. Nhóm thứ hai là những bản đồ Việt Nam xác định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và nhóm thứ 3 là bản đồ toàn khu vực Đông Nam Á, trên đó có thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam.
  • Bảy tàu chiến Trung Quốc đi vào khu vực gần lãnh hải Nhật Bản (BaoMoi) - Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, ngày 16-10, máy bay trinh thám của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đã phát hiện bảy tàu chiến của Hải quân Trung Quốc, trong đó có các tàu khu trục, đi vào khu vực cách đảo Y-ô-na-gư-ni thuộc tỉnh Ô-ki-na-oa khoảng 49km về phía Nam-Đông Nam. Đây là lần đầu tiên tàu chiến Trung Quốc đi vào khu vực này. Sau đó, các tàu chiến Trung Quốc di chuyển theo hướng Đông Bắc đi vào vùng biển cách đảo Ư-ô-chư-ri, đảo lớn nhất ở quần đảo Xen-ca-cư/Điếu Ngư, khoảng 80km song không đi sâu vào vùng tiếp giáp của quần đảo này.
  • Tàu TQ tiến sát Điếu Ngư, Mỹ cam kết trung lập (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền, các tàu chiến của TQ bị nhìn thấy gần đảo Điếu Ngư, Mỹ cam kết trung lập ở Biển Đông và lên kế hoạch trở lại căn cứ Subic là tin tức thời sự chính ngày 16/10.
  • Bảy tàu chiến TQ đi sát qua đảo Okinawa (BaoMoi) - PNO – Ngày 16/10, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, bảy tàu chiến TQ đã đi qua vùng tiếp giáp – một dải hẹp bên ngoài hải phận Nhật Bản quanh đảo Okinawa giữa lúc tranh chấp về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông vẫn đang hết sức gay gắt.
  • Triều cường dâng cao, đường thành sông (BaoMoi) - Liên tục trong 3 ngày 14-16/10, triều cường dâng cao đã làm ngập một số tuyến đường dân sinh, chợ, nhà cửa của nhiều hộ dân sống ven các cửa biển Nhà Mát, Cái Cùng, Gành Hào và các chợ vùng trũng nằm trên địa bàn huyện Giá Rai, Đông Hải của tỉnh Bạc Liêu.
  • Trung Quốc hy vọng Mỹ sẽ giữ lời hứa (BaoMoi) - (Petrotimes) – Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ ngày hôm qua (15/10), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết những nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ các nước khác trong tranh chấp đảo Điếu Ngư với Trung Quốc của Nhật Bản là hoàn toàn vô ích.
  • Diễn tập bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam (BaoMoi) - ANTĐ - Buổi diễn tập đưa ra tình huống giả định: vùng biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam bị địch đưa người nhái đổ bộ, hòng xâm chiếm vùng biển đảo chủ quyền của ta.
  • Trung Quốc đang đóng mới 36 tàu Hải giám (BaoMoi) - (GDVN) - Trung Quốc tăng cường đóng mới 36 tàu Hải giám diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông và biển Đông ngày càng gia tăng.
  • 7 chiến hạm Trung Quốc kéo sát Nhật Bản trở về Hoa Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm nay 16/10 đã công bố hình ảnh cơ động của 7 chiến hạm hải quân Trung Quốc kéo qua giáp vùng biển phía Tây quận Okinawa cách đảo Yonaguni 49 km. Các tàu này đang trên đường trở về Hoa Đông từ bắc Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên trong năm nay một đội tàu hải quân Trung Quốc được phát hiện trong khu vực. Trước đó ngày 4/10 máy bay trinh sát Nhật Bản cũng phát hiện và chụp lại hình ảnh 7 chiến hạm Trung Quốc cơ động ra Thái Bình Dương. Tokyo cho hay, Nhật Bản kiềm chế không suy đoán về ý định của Trung Quốc trong việc phái 7 tàu chiến kéo sát vùng biển Nhật Bản mặc dù quân đội nước này phải thừa nhận hoạt động của hải quân Trung Quốc đã mở rộng hơn trên biển Hoa Đông và Thái Bình Dương.
  • Chiến hạm Trung Quốc vào gần đảo Nhật (BaoMoi) - Các tàu chiến của Trung Quốc hôm nay bị nhìn thấy tại vùng nước gần một hòn đảo của Nhật Bản, trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư giữa hai nước vẫn chưa đi tới hồi kết.
  • Mỹ cam kết trung lập ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Mỹ sẽ giữ vai trò trung lập trong các cuộc xung đột ở Biển Đông, đồng thời, muốn tranh chấp lãnh thổ được giải quyết hòa bình, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel J.Locklear III cho biết trong chuyến thăm Thái Lan mới đây.
  • Clip Quân đội Trung Quốc tập trận chiếm đảo (BaoMoi) - Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc vừa tiến hành một cuộc tập trận nhằm phô trương sức mạnh trong lúc căng thẳng giữa nước này và Nhật Bản leo thang do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Miền Bắc mưa rào và dông rải rác (BaoMoi) - KTĐT - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư, ở phía Bắc hiện có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam và sẽ ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh Bắc Bộ. Từ đêm 16/10, các tỉnh Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác.
  • Hải quân Mỹ sẽ trở lại căn cứ Subic (BaoMoi) - Căn cứ quân sự lớn nhất ở nước ngoài trước đây của Mỹ tại cảng vịnh Subic sẽ lại mở rộng cửa đón tàu chiến Mỹ, trong kế hoạch quân sự mới giữa Mỹ và Philippines.
  • TQ căng mắt nhìn tầu sân bay Mỹ tới Ấn Độ Dương (BaoMoi) - (Phunutoday)-Ngày 12/10 bộ đôi tầu sân bay USS John C.Stennis và tàu USS George Washington từng khiến Trung Quốc lo lắng khi xuất hiện trên biển Hoa Đông nay đã di chuyển tới vùng biển Andaman khoe sức mạnh cơ bắp...
 
 – Bí mật quốc gia Việt Nam là mục tiêu tấn công mạng (R). Thời gian qua, nhiều máy tính của người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đã bị tấn công, đánh cắp dữ liệu. Nhiều người tham gia các mạng xã hội bị kiểm soát cũng không hay biết.
Bọ Lập: Cổ tích ngày nay (QC).
  Mông Cổ thì tượng Lenin bị kéo đổ (BBC). Còn VN thì tượng Bác bị quăng ở đống rác (SHSM).
– Có điều gì tốt đẹp từ Hội nghị Trung ương 6? (R) – Văn phòng CP “tự phê và kiểm điểm” (BBC). – Màn đã hạ, em xin thành thật khai báo (TH). Tất cả chỉ là: NÓI LÁO-NÓI BẬY-NÓI PHÉT… không biết ngượng!
– Lợi dụng tự do ngôn luận để chống phá là không thể chấp nhận (NLG). Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm… và bày tỏ qua mọi phương tiện truyền thông”. Tuy nhiên, cũng trong chính văn bản này, tại Điều 29 cũng khẳng định rõ rằng “trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người phải chịu những hạn chế do luật định… nhằm thỏa mãn… những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng và nền an sinh chung”. Như vậy rõ ràng, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là bị giới hạn bởi các quy định của luật pháp…
– Khi thuốc ho biến hình thành ma túy tổng hợp (IFN). Với giá khá mềm, lại được bày bán tự do mà không cần kê đơn nên nhiều loại thuốc tân dược như thuốc ho được một số thanh niên mua để sử dụng như… ma túy tổng hợp, gây ra hậu quả khôn lường.
Tìm tiền tăng lương, Bộ trưởng than khó (VNEC). Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ “than thở”:  “Không còn dư địa nào để tăng thu” cho mục tiêu bù vào lương, trừ phi được… in thêm tiền. Nếu vậy thì chúng tôi sẽ… Tiết kiệm Thủ tướng ơi! (PB). –
– Ông Nguyễn Bá Thanh trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo xử lý về ô nhiễm môi trường… phạt 200 triệu doanh nghiệp vi phạm môi trường tại Đà Nẵng (IFN). Đà Nẵng: Sẽ tiếp nhận 90 tấm bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa (QĐND).
– Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào (NTD). – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hà Nội(NPT). Tiếp tục tự phê bình và phê bình… Đó là khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình – Hà Nội.
– Mưa lớn + triều cường, nhiều khu vực TP.HCM thành “sông” (TTO). Dự báo cho biết vào lúc 17h30 ngày 17/10 chiều nay, triều cường sẽ đạt đến 1,6m (con số thống kê được cho là ghê gớm nhất). Nếu không có biện pháp khắc phục, một số đọc giả cho ý kiến xin đưa thêm giải pháp tạm thời chuyển sang dùng ghe vậy!. Nếu nhà chức trách vẫn làm ngơ… không khéo thì Đường ngập nước, thợ lau bu-gi thỏa sức chặt chém (NLG).
Diễn tập bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam (ANTĐ). Màn đối kháng võ thuật của sinh viên Học viện Cảnh sát.
– Diễn tập bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam (ANTĐ). Buổi diễn tập đưa ra tình huống giả định: vùng biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam bị địch đưa người nhái đổ bộ, hòng xâm chiếm vùng biển đảo chủ quyền của ta… – Gần 11,5 tỉ đồng hỗ trợ ngư dân (NLĐ). Đại diện Công ty TNHH một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) đã đến trao cho Quỹ Tấm lòng vàng Người Lao Động 50 triệu đồng để hưởng ứng cuộc vận động Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa-Trường Sa…
– Hai sinh viên trẻ nhận giải bài nghiên cứu xuất sắc về biển Đông (SH). Trên cơ sở phân tích số liệu và chỉ ra các nguyên nhân của thực trạng trên, bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hơn nữa nhận thức của tuổi trẻ Việt Nam đối với chủ quyền biển đảo quốc gia… Góp sách ‘Vì học sinh Trường Sa thân yêu’ (TP).
Ngư dân Trung Quốc bị tàu Hàn Quốc bắn chết (VNE). Ngư dân 44 tuổi được xác định đã chết lúc 18h (16h giờ Hà Nội), sau khi được trực thăng đưa đi cấp cứu ở bệnh viện tại cảng Mokpo, phía tây nam Hàn Quốc, người phát ngôn lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc nói với AFP… Đâm chết bạn nhậu vì “chém gió” tranh chấp Senkaku (GD).
– Bảy tàu chiến TQ đi sát qua đảo Okinawa (PN). Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, bảy tàu chiến TQ đã đi qua vùng tiếp giáp một dải hẹp bên ngoài hải phận Nhật Bản quanh đảo Okinawa giữa lúc tranh chấp về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông vẫn đang hết sức gay gắt…Tàu TQ tiến sát Điếu Ngư, Mỹ cam kết trung lập (PNTD). Chiến hạm Trung Quốc vào gần đảo Nhật (VNE). Trung Quốc đang đóng mới 36 tàu Hải giám (GD). Tàu chiến Trung Quốc đến gần Senkaku/Điếu Ngư (VTC). Trung Quốc cảnh báo Nhật Bản quốc tế hóa vấn đề Điếu Ngư/Senkaku (ND). Trung Quốc lên kế hoạch đặt tên các đảo tranh chấp (DT). Trung Quốc sẽ đặt tên các đảo tranh chấp (TQ).
– Trung Quốc dẫn đầu chạy đua vũ trang ở châu Á (NLĐ). Số liệu chính thức cho thấy ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2011 là 89,9 tỉ USD, tăng gấp 4 lần so với năm 2000…
– Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ nói về Biển Đông (TP). “Mỹ cam kết giữ vai trò trung lập trong các cuộc xung đột ở Biển Đông và muốn những tranh chấp xảy ra trên vùng biển này sớm được giải quyết một cách hòa bình”… Trung Quốc hy vọng Mỹ sẽ giữ lời hứa (PTT). Người Nhật lại bị tấn công ở Trung Quốc (NLD).
– Tổng thống Obama và ông Romney chuẩn bị cho cuộc tranh luận lần 2 (CF). Tổng thống Obama giảng hòa giám khảo American Idol (TTO). Đích thân Tổng thống Obama đã gửi thông điệp: “Hãy cho hòa bình một cơ hội” tới Nicki Minaj và Mariah Carey khi mối bất hòa giữa hai nữ giám khảo của chương trình American Idol đang ngày một căng thẳng…Tổng thống Obama “giảng hòa” Mariah và Nicki (K14).
– Ngoại trưởng Mỹ ‘chữa cháy’ cho ông Obama (TP). Động thái mới nhất của ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra trong bối cảnh ông Obama đang chịu áp lực từ cuộc tranh luận thứ nhất trước ứng viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney…
– Nga ‘tăng hạn’ hoạt động cho trực thăng Ka-27 (BĐV). “Trực thăng Ka-27M hiện đại hóa đang hoàn thiện chuyến bay cũng như thử nghiệm các hệ thống chính của nó”, phát ngôn viên Hạm đội Phương Bắc, ông Vadim Serga nói… Nga xem xét miễn phí visa trong thời gian Olympic (VN+). Nga thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa (VN+). Tổng thống Nga kêu gọi đấu tranh chống khủng bố (VN+). Nga-Ấn triển khai chế tạo máy bay tiêm kích FGFA (VN+).
– Đan Mạch sẽ tiến hành thay các chức vụ Bộ trưởng (VN+). Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt đã công bố quyết định cải tổ nội các, theo đó sẽ thay thế các chức vụ Bộ trưởng Thuế và Bộ trưởng Kinh doanh…
– Iran coi biện pháp trừng phạt của EU là “vô nhân đạo” (VOV). Liên minh Châu Âu tiếp tục trừng phạt Iran (TP). Liên minh Châu Âu (EU) vừa phê chuẩn một trong các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất lên chương trình hạt nhân của Iran. Cơ sở Hóa dầu Nouri của Iran…EU tiến hành phong tỏa tài sản của 1 bộ trưởng Iran (VN+). Iran lên kế hoạch “tràn dầu” (NLĐ).
– Tổng thống Kennedy từng chuẩn bị tuyên bố Thế chiến thứ 3 (GF). Kennedy dự định sẽ đọc bài diễn văn tuyên bố chiến tranh thế giới lần 3 nếu các tàu Liên Xô chở theo tên lửa chiến lược tiến đến Cuba…
– Trung Quốc kỷ luật hơn nửa triệu đảng viên, quan chức (VTC). Hãng tin Tân Hoa xã dẫn tuyên bố chính thức công bố ngày 15/10 của Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) và Bộ Giám sát nước này cho biết trong 5 năm qua, hơn 668.000 đảng viên và quan chức chính phủ đã bị xử lý do vi phạm kỷ cương…
  Bản tin tiếng Anh
  • ZTE shares dive on Q3 warning (Washington Post) - ZTE Corp saw a major fall in its share price on Monday after warning over the weekend that third-quarter losses could be as much as $318 million.
  • Sany's bid to usurp Caterpillar (Washington Post) - Sany America's President Tang Jianguo said the demonstration exemplified a grand ambition: to surpass industry leader Caterpillar Inc.
  • The consuming challenge of food safety (Washington Post) - Food safety is a top concern for Chinese shoppers, especially regarding such produce as vegetables, meat, seafood, grain, cooking oils and dairy goods.
  • Chinese manufacturers woo foreign buyers (Washington Post) - Chinese manufacturers are striving to clinch deals at the country's largest trade fair as they feel the pinch from the economic downturn.
  • Affordable luxury gains popularity (Washington Post) - China's growing middle class is going for "mass luxury" - brand names that promise quality but do not burn a hole in the pocket.
  • The French connection (Washington Post) - A former prime minister of France looks back at the close friendships he had forged in the Middle Kingdom through the decades and shares some of those memories.
  • Barren no more (Washington Post) - A group of villagers has managed to cultivate more than 300,000 trees in an effort to rejuvenate Eyuyu Island, a barren plot of land, off Xiamen.
  • Affordable luxury (Washington Post) - China's growing middle class is going for "mass luxury" - brand names that promise quality but do not burn a hole in the pocket.
  • 10 Years at 798 art zone (Washington Post) - The annual 798 Art Festival is turning to play an educational role by increasing interaction between international and local artists and their audiences.
  • Behind the Oscar obsession (Washington Post) - Film awards and festivals in China suffer from outside intervention and a severe lack of clear positioning.
  • US presidential candidates should not focus on China-bashing (Washington Post) - As the US presidential candidates gear up for their second debate with a focus on foreign policy, it would be both politically shortsighted and detrimental to China-US relations if they turned the town-hall-style meeting into a China-bashing competition.
  • China to name territorial islands (Washington Post) - China is planning to name the country's nameless islands and islets, according to an official newspaper with the State Oceanic Administration.
  • Government compensates those hurt (Washington Post) - Compensation has been granted to victims of an accident that occurred during the city's annual firework show on Saturday,said the local government.
  • Xi expresses condolence to Cambodia's former queen (Washington Post) - Chinese Vice-President Xi Jinping visited Cambodia's former Queen Norodom Monineath Sihanouk on Monday morning to express his condolence and sympathy following the death of former King Norodom Sihanouk.
  • China launches two satellites (Washington Post) - China successfully launched two satellites, Practice-9 A/B, into space at 11:25 am Beijing Time Sunday.
  • Leaders stress strong US-China ties (Washington Post) - When the National Committee on United States-China Relations was set up 46 years ago to encourage mutual understanding and cooperation, the two big nations hadn't yet established diplomatic ties.

Văn phòng CP ‘tự phê và kiểm điểm'

Bộ trưởng Vũ Đức Đam là Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Một ngày sau khi Hội nghị Trung ương 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam bế mạc, Văn phòng Chính phủ đã mở đợt “phê bình và tự phê bình đối với tập thể và cá nhân Ban lãnh đạo”.

Báo chí Việt Nam viết đây là công tác thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về xây dựng Đảng hiện nay và cho hay Bộ trưởng- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Vũ Đức Đam đã khai mạc hội nghị.

Trong một động thái cho thấy sự lãnh đạo của Đảng được tăng lên sau Hội nghị TW, báo chí Việt Nam nhấn mạnh rằng

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Văn Quynh đã đến dự và “chỉ đạo hội nghị”.

'Quan liêu vô cảm'

Báo cáo đọc tại hội nghị phê và tự phê này nêu ra rằng trong số cán bộ của Văn phòng Chính phủ, cơ quan tham mưu cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, “một số ít cán bộ, nhân viên còn quan liêu, vô cảm trước những khó khăn của các bộ, ngành, địa phương”.
"Trung Ương chỉ đạo việc điều tra, xử lý một số vụ án kinh tế nghiêm trọng về các hoạt động phi pháp nhằm mục đích đầu cơ..." - Thông báo của Trung ương Đảng
Ngoài ra, họ cũng tự nhận rằng một số ít cán bộ đó “xử lý công việc còn chậm, yếu kém trong phê bình, tự phê bình...”

Thay mặt các đảng viên, cán bộ, ông Vũ Đức Đam cam kết “nếu chưa hoàn thành kiểm điểm, tập thể lãnh đạo Văn phòng Chính phủ sẽ tiếp tục làm đến cùng”.

Trang báo điện tử của Bấm Chính phủ Việt Nam cũng nói Văn phòng Chính phủ sẽ “tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, đặc biệt là xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng phức tạp, kéo dài”.

Nhưng bản tin hôm 16/10/2012 của trang này không nói rõ các vụ án đó là gì.
Trong văn kiện kết thúc Hội nghị 6 hôm qua 15/10, Trung ương Đảng Cộng sản chỉ nói họ đã:

"Chỉ đạo việc điều tra, xử lý một số vụ án kinh tế nghiêm trọng, điển hình là việc khởi tố Nguyễn Đức Kiên và một số nguyên lãnh đạo Ngân hàng ACB (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trần Xuân Giá, Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải…) về các hoạt động phi pháp nhằm mục đích đầu cơ, thao túng thị trường tiền tệ..."

Ngoài ra, các vụ Vinashin và Vinalines cũng được nêu trong thông báo bế mạc.
Hội nghị của Văn phòng Chính phủ cũng nói Đảng ủy của Văn phòng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác xây dựng Đảng nhằm "đề cao vai trò của cán bộ quản lý trong công việc và cuộc sống gia đình để làm gương cho cấp dưới".
(BBC)

Nguyễn Hùng - Voi phòng khách và sâu trong nồi canh

Một trong những hội nghị trung ương được theo dõi và trông đợi nhiều nhất trong những năm gần đây đã kết thúc với một 'con voi trong phòng khách'.

Voi trong phòng khách là cách nói của người Mỹ để chỉ một điều rõ ràng, ai cũng biết nhưng lại quá tế nhị để người ta nói ra.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ nói Bộ Chính trị đã đề nghị Ban chấp hành trung ương kỷ luật toàn thể 14 ủy viên nhiều quyền lực nhất của Đảng và kỷ luật riêng "một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị".

Nhưng ngay lập tức các hãng thông tấn nước ngoài đã ám chỉ con voi đó là ai ngay trong câu đầu tiên của bản tin thay vì ở phần cuối của diễn văn nhiều trang mà ông Tổng bí thư đọc trên truyền hình.

Hãng thông tấn Anh Reuters đưa tin: "Đảng Cộng sản cầm quyền của Việt Nam đã hứa hẹn đổi mới kinh tế và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng sau cuộc gặp cao cấp vốn chỉ trích các thành viên hàng đầu, được cho là bao gồm cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng để họ tại vị."

Hãng thông tấn Pháp AFP đưa rõ ràng hơn: "Thủ tướng Việt Nam thoát bị kỷ luật của các lãnh đạo cộng sản hôm thứ Hai bất chấp sự giận dữ về một loạt các vụ scandal tài chính và sai phạm kinh tế đã làm phương hại sự lãnh đạo của ông.

"Ông Nguyễn Tấn Dũng, 62 tuổi, người không bị nêu trực tiếp, được xem là mục tiêu trong tuyên bố sau cuộc họp của Ban chấp hành trung ương gồm 175 thành viên, trong điều đã trở thành một trong những chỉ trích công khai gay gắt nhất mà quốc gia kín đáo này từng đưa ra trong thời gian gần đây."

'Sâu trong nồi canh'

Việc Đảng công khai chuyện kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị nhưng không nêu tên có lẽ là điều không có tiền lệ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Ông Nguyễn Tấn Dũng là người quyết đoán nhưng bị chỉ trích là để xảy ra nhiều sai phạm và không lắng nghe chỉ trích

Nếu so với hai ủy viên Bộ Chính trị từng bị kỷ luật gần đây, ông Trần Xuân Bách và Nguyễn Hà Phan, 'voi trong phòng khách' cao cấp hơn và tiếp tục tại vị chứ không bị ra khỏi Bộ Chính trị và mất chức.

Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng, người cũng là Giáo sư và Tiến sỹ về xây dựng Đảng, có vẻ ám chỉ 'voi trong phòng khách' chỉ là một trường hợp cá biệt trong tập thể 14 lãnh đạo cao cấp của Đảng, một con sâu làm rầu nồi canh.

Giọng vị Tổng Bí thư nghẹn ngào, không rõ do tuổi tác, phát biểu quá lâu hay vì xúc động, khi nói về "những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên" và đưa ra đề nghị kỷ luật cá nhân một "đồng chí".

Nếu toàn thể Bộ Chính trị thực sự nghiêm túc khi đề nghị kỷ luật một thành viên của mình, kết quả hội nghị cho thấy tình trạng "trên bảo dưới không nghe" khi Ban chấp hành trung ương đi ngược lại đề nghị kỷ luật.

Có ít nhất ba cách để giải thích quyết định của 175 đảng viên trong phòng họp về vấn đề nhân sự mà Đảng bàn trong vòng năm ngày tại cuộc họp hơn hai tuần qua.

Thứ nhất, có thể hệ thống chân rết của 'đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị' lớn tới mức cán cân lực lượng không thuận cho những người chủ trương thiết lập lại sự kiểm soát của Đảng.

Thứ hai, các ủy viên trung ương không muốn có sự bất ổn và tạo tiền lệ cho tương lai.
"Nếu như trước đây ông Nguyễn Sinh Hùng luôn là người sẵn sàng thay thế ông Dũng, nay ứng viên như thế không còn nữa."
Thứ ba, cuộc họp không nhìn thấy ứng viên sáng giá thay thế trong trường hợp 'voi trong phòng khách' ra đi, dù tự nguyện hay ép buộc.

Nhà quan sát Việt Nam Carl Thayer nói hôm 14/10 rằng chuyện không có ứng viên rõ ràng nào để thay thế thủ tướng là hiện thực và đây là điều chính ông Nguyễn Tấn Dũng muốn.

Nếu như trước đây ông Nguyễn Sinh Hùng luôn là người sẵn sàng thay thế ông Dũng, nay ứng viên như thế không còn nữa.

Có lẽ đây cũng là lý do Giáo sư Trọng nói về chuyện phải "chuẩn bị nguồn quy hoạch dồi dào, mỗi chức danh có thể quy hoạch vài ba người, một người có thể quy hoạch vào vài ba chức danh."

Hơn nữa cũng không có gì đảm bảo một ứng viên nghe lời Đảng hơn sẽ là một nhà lãnh đạo tốt hơn.

Thực tế 'phũ phàng'

Trong diễn văn bế mạc, Tổng bí thư có vẻ nói rằng hai người tiền nhiệm của ông, hai ông Nông Đức Mạnh và Lê Khả Phiêu, đã không chấn chỉnh tư cách của các đảng viên và để một quá trình "tham nhũng, tiêu cực" cũng như "chạy chức, chạy quyền, chạy tội" diễn ra.

Việc 'voi trong phòng khách' bị đề nghị kỷ luật cũng nằm trong quá trình giải quyết hậu quả mà ông Trọng có ý nói ông phải gánh chịu.

Với hai nghị quyết trung ương 4 và 6, ông Trọng đã chứng tỏ ông không né tránh các vấn đề cần giải quyết cho dù về mặt công khai ông không điểm mặt chỉ tên các nhân vật mà trong phòng họp kín đã được đưa ra.

Bà Nguyễn Thị Thương tại căn nhà bị phá
Bà Thương nói chuyện xảy ra với gia đình bà trong mấy tháng qua là quá 'phũ phàng'

Tiến sỹ David Koh từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói hôm 12/10, nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam hiểu được các bức xúc của người dân và ông Trọng tỏ ra là một trong số những người đó.

Nếu thực sự ông Trọng muốn kỷ luật 'voi trong phòng khách' và không được như ý, ông sẽ hiểu được sự bất lực của những người dân thấp cổ bé họng.

Trong ngày hội nghị trung ương kết thúc, bà Nguyễn Thị Thương, vợ nông dân bị chính quyền Hải Phòng chèn ép Đoàn Văn Vươn, nói bà đã mất hết niềm tin và chín tháng qua là thời gian "phũ phàng" đối với những người phụ nữ và những đứa trẻ mà chồng và cha đang bị tạm giam trong khi nhà đã bị phá.

Trước hội nghị này, cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến, cũng nói các doanh nghiệp lớn như bà "cũng chỉ như những cánh bèo mà thôi, bất cứ ai cũng có thể mang đi băm vụn ra vì hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện và con người thực hiện lại cố tình không coi luật pháp tồn tại!"

Vấn đề xây dựng Đảng, chuyên ngành chính của vị Tổng bí thư, để có những công bộc thực sự trong sạch và có năng lực là chuyện quan trọng.

Nhưng quan trọng hơn là tạo ra một nhà nước pháp quyền mà trong đó cả chính quyền và người dân đều tôn trọng pháp luật và cũng tạo ra một xã hội dân sự để người dân có sân chơi trí tuệ.

Một luật sư người Anh nói chỉ có hai bước để tiến tới bạo chúa, một là ngăn báo chí hỏi những câu hỏi khó và hai là ngăn luật sư bào chữa những vụ án khó.

Thực tế cho thấy cả hai điều này đều được cho là đang diễn ra ở Việt Nam và nó khiến người dân nói thực tế thật "phũ phàng".

Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com

Việt Nam : Trung ương Đảng không theo Bộ Chính trị, điều chưa từng xẩy ra

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị 6, 15/10/2012

Ngày 15/10/2012, Hội nghị của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc sau 2 tuần lễ họp kín. Một trong những điều đặc biệt gây bất ngờ được công luận chú ý từ hội nghị này là, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã không chấp nhận đề nghị của Bộ Chính trị xin nhận một hình thức kỷ luật cho tập thể các lãnh đạo cao nhất và cho riêng cá nhân « một lãnh đạo », mà hầu như ai cũng biết là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Hội nghị Trung ương 6 của đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang khủng hoảng về nhiều mặt, trong đó, công luận đặt rất nhiều câu hỏi về vai trò của đảng Cộng sản, vai trò của Bộ Chính trị và Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đây là phần nhận định của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, từ Hà Nội.

RFI : Kính chào Tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Như ông biết, ngày hôm qua, Hội nghị 6 của đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết thúc, rất mong ông cho biết các nhận định của ông về quá trình diễn ra hội nghị này, về kết quả cũng như triển vọng của những diễn tiến tiếp theo.

Lê Đăng Doanh : Hội nghị 6 của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam chắn chắn là một hội nghị hết sức quan trọng. Đây không phải một hội nghị có tính thủ tục bình thường. Hội nghị này có lẽ sẽ đi vào lịch sử như là một trong những nỗ lực hết sức cao của ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là chấn chỉnh lại tổ chức, chấn chỉnh lại kỷ luật của Đảng, và chuẩn bị cho những bước phát triển tới đây của Đảng.

Mọi người đã hết sức nóng lòng theo dõi, và trên mạng cũng có rất nhiều tin đồn đoán. Đến buổi tối ngày hôm qua, đài truyền hình Việt Nam đã đưa toàn văn bài của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và thông cáo báo chí của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương.

Dĩ nhiên mọi người đều tập trung sự chú ý vào sự « phê bình và tự phê bình ». Điều đáng chú ý là, Bộ Chính trị đã 100% đồng ý là xin nhận khuyết điểm, và xin Ban Chấp hành Trung ương kỷ luật tập thể Bộ Chính trị và một thành viên, một Ủy viên của Bộ Chính trị. Điều đáng ngạc nhiên là sau đó, Ban Chấp hành Trung ương đã không đồng ý, cả kỷ luật Bộ Chính trị, cũng như kỷ luật « đồng chí » đó.
Điều này hơi ngạc nhiên, vì Ban Chấp hành lại chỉnh sửa quyết định của Bộ Chính trị. Và đấy là một điều từ trước đến nay hầu như chưa xảy ra. Và đây là một điều làm cho các nhà quan sát đang hết sức quan tâm, theo dõi, thảo luận, và mọi người đang chuẩn bị để xem xem rằng, sau Hội nghị Trung ương 6 thì diễn biến trong thực tế sẽ như thế nào.

RFI : Xin ông giải thích về cái thực tế gần như chưa có tiền lệ này trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.

Lê Đăng Doanh : Bình thường thì Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam là một cấp lãnh đạo rất có uy tín, và thường thì, nếu Bộ Chính trị đã có quyết định, thì Bộ Chính trị có đủ uy tín, lập luận, sức thuyết phục, để thuyết phục được Ban Chấp hành Trung ương, để thuyết phục thực hiện quyết định mà 100% thành viên Bộ Chính trị đã đồng ý.

Việc Bộ Chính trị không thuyết phục được Ban Chấp hành Trung ương là điều khiến mọi người ngạc nhiên. Đây là điều mà tôi thấy hiện nay chưa giải thích được, và chưa biết được rằng hệ quả sẽ như thế nào ?

Bởi vì quá trình « phê bình và tự phê bình » này là quá trình đấu tranh nội bộ rất thẳng thắn và mất rất nhiều công sức, như ông Tổng bí thư đã nói. Tức là đã họp đến 21 ngày từ tháng Bảy cho đến vừa rồi. Rồi Trung ương lại họp thêm 15 ngày. Trong đó, riêng về chủ đề này đã họp 5 ngày. Tôi nghĩ rằng, đây là một điều rất không bình thường, và không biết rằng là sắp tới đây Bộ Chính trị sẽ thực hiện sự lãnh đạo của mình như thế nào, nếu như mà việc Bộ Chính trị quyết định 100% đồng ý rồi, mà ra đến Trung ương lại không thuyết phục được.

Đây là điều mà cá nhân tôi, đã từng phục vụ cho một số đồng chí lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam trong một thời gian tương đối dài, hết sức lấy làm chú ý. Và hiện nay tôi chưa có thể giải thích được điều này.

RFI : Dường như xét theo quy định của đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương của Đảng, về mặt chính danh là cấp lãnh đạo, còn Bộ Chính trị chỉ là cấp thay mặt trong một thời gian nhất định. Do đó, phải chăng việc Ban Chấp hành Trung ương có ý kiến ngược với Bộ Chính trị thì cũng là điều bình thường về nguyên tắc ?

Lê Đăng Doanh : Theo điều lệ Đảng thì Trung ương là cấp lãnh đạo cao nhất, và có quyền quyết định về những vấn đề quan trọng và Bộ Chính trị nếu có quyết định thì phải báo cáo ra Trung ương, để Trung ương cho ý kiến, sẽ chuẩn y, hoặc đồng ý, hoặc bác bỏ. Về điều lệ, thì rõ ràng là như vậy.

Song, thực tế là Ban Chấp hành Trung ương bầu ra Bộ Chính trị, và Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo tiêu biểu, tập trung trí tuệ, uy tín, chịu trách nhiệm về đường lối. Bộ Chính trị chính là cơ quan chuẩn bị các quyết định của Trung ương. Về uy tín, về trình độ, về sức thuyết phục thì, thường cho đến nay, người ta thường trông đợi rằng, Bộ Chính trị có đủ sức thuyết phục, có đủ uy tín, và có đủ khả năng để trình bày, thuyết phục Ban Chấp hành Trung ương, theo các quyết định (của Bộ Chính trị), mà trong trường hợp này là 100% đồng ý. Vậy mà Trung ương lại không đồng ý và bác bỏ.

Về mặt điều lệ, quyết định của Trung ương là cao hơn và quyết định của Trung ương như vậy là hợp lý (hợp theo điều lệ của Đảng). Nhưng người ta sẽ đề ra câu hỏi : Uy tín, sức thuyết phục của Bộ Chính trị như thế nào ? Đấy là cái điều làm cho tôi suy nghĩ. Vả lại rằng, sau việc Trung ương quyết định như thế này, thì sắp tới đây, diễn biến của tình hình sẽ như thế nào ? Sẽ tốt lên, sẽ có một sự sửa chữa và chỉnh đốn hết sức nghiêm túc ? Nếu như điều đó chưa xảy ra, thì lúc bấy giờ Bộ Chính trị có thể có những quyết định như thế nào, và liệu Bộ Chính trị quyết định lần này, thì liệu có thuyết phục được Trung ương không ?

Điều này sẽ là một thách thức và đem lại những hệ quả mà trong thời điểm hiện nay tôi chưa có thể lý giải được hết.

RFI : Thưa Tiến sĩ, có một số người quan sát nhận xét rằng, trong hội nghị rất đặc biệt này, Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức nhận lỗi về phần mình và xin chịu kỷ luật. Như vậy, có bình luận rằng, đây là một thành công của ê-kíp lãnh đạo, đã biết đứng ra chịu trách nhiệm, không phải trước xã hội và quốc gia, trước đất nước, mà là trước Ban Chấp hành Trung ương, tức là trong nội bộ Đảng. Đây có thể nói là một thành công của ban lãnh đạo hiện nay, có phải không ?

Lê Đăng Doanh : Rõ ràng là như vậy, việc ông Tổng bí thư thay mặt Bộ Chính trị, với một giọng nói hết sức nghẹn ngào, đã nhận khuyết điểm, đã gây ra sự xúc động lớn, đã gây ra sự chú ý, bởi vì đây là một nỗ lực rất lớn của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, của cá nhân ông Tổng bí thư.

Như vậy, thành công ở đây, theo tôi là thành công trong việc thể hiện sự nỗ lực chân thành và trách nhiệm đối với dân tộc, đối với Ban Chấp hành Trung ương. Nhưng người ta sẽ đặt câu hỏi là, tại sao Bộ Chính trị lại không thuyết phục được Ban Chấp hành Trung ương ?

Nếu như có kỷ luật này, thì tôi tin rằng, sức thuyết phục của Bộ Chính trị, và của đợt kiểm điểm « phê bình và tự phê bình », chắc chắn sẽ cao hơn. Nhưng điều này không xảy ra, vậy hệ quả sẽ là thế nào ? Sức thuyết phục và khả năng quyết đoán của Bộ Chính trị đến đâu trong thời gian tới đây ?

Bộ Chính trị đã có những quyết tâm như thế, đã có thảo luận kỹ như thế, rồi thì đã có một nỗ lực chân thành đến như thế, rồi ông Tổng bí thư đã có lời nhận khuyết điểm thống thiết đến như thế mà lại không thuyết phục được Ban Chấp hành Trung ương. Phải chăng Ban Chấp hành Trung ương có những cân nhắc khác ? Có những căn cứ khác với Bộ Chính trị chăng ? Và điều này, (sự mâu thuẫn) giữa lập luận của Ban Chấp hành Trung ương và lập luận của Bộ Chính trị, sẽ được lý giải ra làm sao ? Đấy là những điều cần phải được giải thích và làm rõ thêm.

Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.

Trọng Thành (RFI

HNTƯ 6: Sự thất bại thảm hại của đảng

Hội nghị Trung Ương 6 kết thúc với sự thất vọng lẫn cay đắng lan tỏa khắp nơi và người có quan tâm cho rằng đây là thời kỳ đen tối nhất của lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11, hôm 02/10/2012.
Mặc Lâm phỏng vấn GS Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam để biết thêm ý kiến của một đảng viên lão thành trước diễn tiến cũng như kết quả của Hội nghị 6.
Kết quả là số không
Trước tiên Giáo sư Tương Lai cho biết:
Kết quả là số không! Đây là một sự thất bại thảm hại. Bởi vì Ban chấp hành Trung ương là cơ quan quyền lực cao nhất của đảng. - GS Tương Lai
GS Tương Lai: Ai cũng biết rằng thực chất hội nghị này là để giải quyết một vấn đề nổi cộm và muốn qua đó kỷ luật một anh mà xét về mặt hiện tượng thì nó đã tạo nên sự phẫn nộ trong dân chúng về hành vi tham nhũng, độc đoán, vội vã gây nên những hệ lụy rất tai hại. Nếu làm được điều này thì có nghĩa là lấy lại được uy tín cho ông Tồng bí thư, cho Bộ chính trị, cho Ban chấp hành Trung ương và nói chung cho thể chế chính trị mà ông Nguyễn Phú Trọng đang là người đứng mũi chịu sào.
Mặc Lâm: Thưa GS, tuy nói thế nhưng cuối cùng thì nhân vật mang tên “một đồng chí trong bộ chính trị” vẫn không nhận bất cứ kỷ luật hay chế tài nào. Như vậy thì kết quả của hội nghị có thanh công như Tổng bí thư khẳng định hay không?
GS Tương Lai: Kết quả là số không! Đây là một sự thất bại thảm hại. Bởi vì Ban chấp hành Trung ương là cơ quan quyền lực cao nhất của đảng. Thực ra Đại hội là cơ quan cao nhất nói về mặt đảng, Bộ Chính trị chỉ là cơ quan điều hành thôi, nhưng mà lâu nay người ta biến nơi đó thành một thứ đảng, phải nói là siêu đảng.
Thật ra đứng về mặt nguyên lý và điều lệ thì Ban chấp hành Trung ương mới là cơ quan cao nhất. Vậy thì kết quả của Ban chấp hành Trung ương người ta biểu quyết với tỷ lệ hơn 70 % không đồng ý với quyết định của ông Tổng bí thư và của Bộ chính trị, nhưng vẫn không kỷ luật hay đưa ra một biện pháp nào thì điều đó nói lên rằng bên này bên kia là rất phức tạp trong cơ quan quyền lực cao nhất của đảng. Đồng thời cũng là cơ quan giữ trách nhiệm cao nhất về sự tồn vong của chế độ. Nếu kỷ luật được cái ông Ủy viên Bộ chính trị mà người ta không nói tên ra nhưng ai cũng biết, ngay một việc đơn giản ấy cũng không làm nỗi!
Mặc Lâm: Điểm mà người dân chú ý và hy vọng nhất là luật đất đai sẽ được thay đổi nhưng Tổng bí thư khẳng định đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân, có nghỉa là không ai được có cái quyền tư hữu. Theo GS hành động này của đảng, của hội nghị có sáng suốt và thích hợp với nhu cầu thiết yếu của toàn dân hay không?
GS Tương Lai: Đương nhiên cũng có thể cải tiến chỗ này chỗ nọ như là một chiếc áo chấp mảnh vá cắt ở phía dưới đưa lên cầu vai. Đưa một mảnh sau lưng ra trước ngực…nhưng về cơ bản cái áo khoác nó rộng cỡ về sở hữu toàn dân, nó vẫn trùm lên toàn bộ vấn đề đất đai thì làm sao giải quyết được vần đề đất đai hiện nay?
Bởi vì nhân danh toàn dân, nhân danh nhà nước nên người ta sẵn sàng cướp đất của dân mà pháp luật thì đứng về phía những người ăn cướp. Vậy thì làm sao thỏa mãn nhu cầu của dân được?
Giải khát bằng độc dược?
Mặc Lâm: Khi mà đảng không thấy có nhu cầu phải theo nguyện vọng của dân thì cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận đối đầu với những tranh đấu sẽ tiếp tục xảy ra. Như vậy thì giải pháp chấp vá ấy có khác gì giải khát bằng thuốc độc?
Những người làm chính trị khôn ngoan hiện nay chính là phải tìm những giải pháp khác để làm yên lòng dân. - GS Tương Lai
GS Tương Lai: Về mặt logic thì hình như có vẻ đúng như thế. Nhưng trong diễn bíến tình hình thì tôi không tin nó sẽ diễn ra như thế. Tôi vẫn tin rằng trong Ban chấp hành Trung ương qua biểu quyết vừa rồi tôi hiểu có những người người ta đã suy tính, chỉ có điều là người ta có nói ra hay không. Lựa chọn thái độ lúc nào thì người ta nói ra hay không nói ra. Vì vậy không cho phép tiếp tục giải khát bằng thuốc độc đâu, tức là đàn áp, dùng bạo lực để đè bẹp tinh thần dân chủ. Tôi tin người ta không dám làm điều ấy, và muốn cũng không làm được mặc dầu về mặt logic thì điều này có thể diễn ra nhưng thực tế tình hình đã dạy cho người ta bài học nếu làm chuyện đó thì người ta sẽ không còn gì nữa.
Kết quả của hội nghị này nó đã đưa đến sự mất lòng dân ghê gớm. Những người làm chính trị khôn ngoan hiện nay chính là phải tìm những giải pháp khác để làm yên lòng dân.
Mặc Lâm: Trong bản tổng kết ông Tổng bí thư không hề có một câu nào nhắc tới vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, cụ thể là Biển Đông. Theo GS thì việc gì đang xảy ra phía sau hội nghị này? Phải chăng yếu tố Trung Quốc đang khống chế, bao trùm lên tất cả?
GS Tương Lai: Với một hội nghị trung ương quan trọng như thế, bàn thảo nào là vấn đề kinh tế, vấn đề giáo dục, rồi công nghiệp… đủ cả, nhưng không động một câu tới thực tế Biển Đông. Ông Chủ tịch nước đã phát biểu và báo Tuổi Trẻ đã giật một cái tít rất dài là: “Không được để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt Trung” Vậy thì thực chất mối quan hệ Việt Trung này là gì? Vấn đề Biển Đông là gì?
Đúng lúc Hội nghị trung ương 6 khai mạc thì chúng nó tổ chức mừng quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại thành phố Tam Sa. Lúc chúng làm như thế không biết Bộ Ngoại giao ta có biết không mà ém nhẹm đi để vẫn có một lời chúc mừng thắm thiết thì tôi thấy đấy là một xúc phạm ghê gớm đối với lòng tự tôn dân tộc.
Đương nhiên đứng về mặt ngoại giao chúc mừng thì cứ chúc mừng, thậm chí vừa nhổ nước bọt vào nhau mà vẫn chìa tay ra bắt tay nhau thì đấy là chuyện bình thường trong ngoại giao. Nhưng khi chúng nó kéo cờ quốc khánh của chúng nó trên lãnh thổ của chúng ta. Trên cái thành phố mà chúng nó thành lập ra ở Hoàng Sa trong đó gồm cả Trường Sa nữa để chúng nó mừng quốc khánh mà chúng ta vẫn gửi thư chúc mừng lời lẽ không có một cái gì khác, thì đấy là một nỗi nhục mà những người trí thức nào còn một chút nhân phẩm và lương tri không thề không phẫn nộ và lên án.

Mặc Lâm: Xin cám ơn GS

 Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. 

Hà Văn Thịnh - HNTƯ 6: Bài học đắng cay

Mười (?), hai mươi năm nữa lịch sử sẽ tổng kết đầy đủ hơn; nhưng chắc chắn ngay từ bây giờ, có thể khẳng định Hội nghị 6 quả đã lập nhiều kỷ lục như Tổng bí thư đã nói. Nhiều bậc thức giả đã phân tích dưới các góc nhìn khác nhau, như đến thời điểm này (12:22 AM, 16.10.2012) là khá đa dạng, như: “Bộ phim 3D đầu tiên của VN” (Phạm Viết Đào), “thế lực dơi” (Nguyễn Trọng Tạo); “TBT nghẹn ngào” (BBC), “nhiều tì vết” (Blogger Osin), “Entry nôn mửa” (Mai Xuân Dũng), “đàn dê lại qua cầu” (J.B. Nguyễn Hữu Vinh), “Bức tranh ảm đạm” (Cầu Nhật Tân), “Mất nước” (Đông A), “thừa nhận thất bại chống tham nhũng” (VOA), “sợi giây thòng lọng đang siết dần” (ABS)… Tôi xin sơ kết bằng cách học theo TDN: Có thể là không mới nhưng riêng dưới góc độ lịch sử – Bài học đắng cay…
Trước hết, có thể đoan chắc rằng đây là Hội nghị  lãng phí chưa từng có. Kỷ lục họp dài ngày thì chưa thể bằng phiên họp lịch sử của Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng cuối tháng 12.1974 đến đầu tháng Giêng 1975 với 22 ngày (khai mạc sau khi chiến dịch Phước Long bắt đầu và bế mạc sau khi chiến dịch kết thúc). Tuy nhiên, đó là phiên họp thành công và hiệu quả. Còn lần này, là kỷ lục của lãng phí về mọi mặt. Nếu đóng cửa kín đến như thế mà mèo vẫn hoàn mèo thì họp để làm gì? Bởi nguyên tắc một khi đã có “những sai lầm nghiêm trọng” phải nhận trước toàn đảng, toàn dân thì không thể có kiểm điểm sâu sắc sơ sơ! Nghiêm trọng về hậu quả phải đi đôi với kỷ luật nặng chứ không thể dung túng theo cách bật thêm đèn xanh cho tham nhũng, tắc trách rộng đường.
Sự lãng phí do Hội nghị 6 gây ra không thể lượng định nổi về mặt hậu quả: Ai dám chắc sự bất an của các dạng phiếu véto hay vote sẽ không đưa đến sự chồng chất thêm mâu thuẫn? Nếu đúng thế, sẽ lại tiếp tục lãng phí cho tương lai, bắt đầu kể từ khi HN6 kết thúc. Một khi rút gươm ra rồi lại buông xuống, không có gì thay đổi, mắc chi phải tốn đến 15 ngày? 90 triệu người dân đợi chờ sự thay đổi, rốt cục chỉ là sự lãng phí thô bạo về niềm tin bị lừa hóa theo cả hai nghĩa bị lừa và tiếp tục mang kiếp lừa chở nặng cực nhọc, ê chề.
Có thể nói không ngoa rằng 15 ngày đã qua của tháng Mười là 15 ngày của những tin đồn không ngủ. Nếu tin đồn không đúng thì tại sao không cải chính, không công khai cho dân biết mà cứ im lặng mãi hoài? Cả một dân tộc (bao gồm cả 5 triệu đồng bào đang sống ở nước ngoài) sống bằng tin đồn tức là coi thường sự thật thì làm sao không nuôi dưỡng sự giả dối. Nói như thế cũng có nghĩa là chúng ta chấp nhận sống trong một thời đại mà con người lãng phí sự thật đến mức tột cùng và, đừng có than van nữa về sự suy đồi văn hóa, sự băng hoại về đạo đức. Thử nghĩ xem, ai tin ai và tin vào cái gì khi cái gọi là “sự thật” cứ ngả nghiêng, chuyệnh choạng, khó lường?
James Madison – một trong những cha đẻ của Hiến pháp Mỹ từng nói rằng: Đảng phái là cội nguồn của chủ nghĩa bè phái và, đến lượt nó, chủ nghĩa bè phái là cội nguồn làm vẩn đục hiến pháp. Soi và ngẫm sẽ thấy rằng hàng trăm ngàn tỷ đồng tiền dân của nước đổ vào túi ai đó chỉ đáng “tội” nhận lỗi mà thôi. Cả một nền kinh tế bị đảo lộn đến mức trầm kha (9 tháng đầu năm có 40.000 doanh nghiệp phá sản, nợ xấu, tham những nhiều trăm ngàn tỷ đồng…)  mà không hề có kẻ nào phải đưa ra xét xử thì quả là trò khôi hài của thế kỷ. Tại sao khi nào cũng chăm chăm vào “thế lực thù địch” mà không chịu nghĩ rằng hàng ngàn cái gọi là thế lực đó mất ăn, mất ngủ vì yêu nước, thương nòi? Thế lực thù địch chính là những kẻ đang vơ vét bằng lòng tham tận cùng “dưới đáy” bất kể sự ngắc ngoải, đau đớn của giống nòi… Chưa hề thấy thế lực nào phá hoại kinh tế, ổn định trừ hai thế lực: Bá quyền Đại Hán và cả một bầy sâu tham nhũng.
Cái lãng phí không kém phần nghiêm trọng là lãng phí sức mạnh quốc gia. Alan Phan nói rất đúng rằng một khi cả dân tộc mỏi mệt thì tất cả đều sẽ ngưng trệ. Sẽ ra sao khi không ai muốn cố gắng nữa bởi nỗ lực để làm gì nếu mọi sự dấn thân vì đời, vì ngày mai ấy lại chỉ là để tiếp thêm nguồn nước cho dòng lũ tham lam, vơ vét hung dữ và càn rỡ hơn? Và, hàng triệu người, kể cả những cái đầu tỉnh táo nhất, không muốn là kên kên cũng phải buộc lao vào vòng xoáy, nếu không thế, họ sẽ chẳng còn gì. Các quân cờ domino của trò chơi đạo đức thi nhau ngã rạp; sự yếu hèn, khiếp sợ ngoại bang sẽ trở thành một thuộc tính của thời đại suy đồi. Ôi chao, không dám hình dung ra cái thảm trạng đen tối ấy. Đành phải mượn ý của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, lời thơ của Chế Lan Viên để viết rằng: Mà dối trá là loài dơi cuồng loạn/ Đêm tàn bay dày đặc dưới chân người (nguyên văn: Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng/ Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người)…
15 ngày qua có nhiều sự kiện đáng nhớ như con người có thể rơi tự do nhanh hơn tốc độ âm thanh, tàu vũ trụ Endeavor từng bay với tốc độ 28.000 km/h, bây giờ về hưu bằng tốc độ 1 km/h… Nhưng, sự kiện đáng nhớ nhất là việc chính quyền, người dân Mông Cổ giật đổ tượng Lê Nin và cá sấu sổng chuồng ở… Cà Mau. Mông Cổ tuy là nước lạc hậu nhất trong toàn bộ các quốc gia thuộc bán cầu Bắc nhưng họ lại tin rằng tôn sùng Lê Nin là thảm họa. Còn cá sấu Cà Mau, được nuôi nấng, chăm bẵm, ăn uống, tàn sát các loài cá nhỏ cá còi chán chê, chưa thỏa, phá chuồng để ra, để tung hoành hơn nữa. Người ta bắt nó lại, làm đau nó chút chút, rồi hình như nó đã… khóc vì hối hận (?). Nếu nhìn kỹ sẽ thấy rõ lấp lánh từ những giọt nước mắt âm u ấy là một ánh cười mỉa mai, tàn nhẫn vì nó lại được trở lại cái lồng kiên cố hơn, ăn và cướp bóc an toàn hơn…

Quảng Trị, 16.10.2012

Hà Văn Thịnh

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Việt Nam : Sau Hội nghị Trung ương, đấu đá trong nội bộ lãnh đạo Đảng có thể còn tiếp diễn

Hội nghị Trung ương 6 của đảng Cộng sản Việt Nam bế mạc ngày 16/10/2012 (DR)
Hội nghị Trung ương 6
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương vừa bế mạc ngày hôm qua 16/10/2012, với kết quả là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không bị kỷ luật, như dự đoán của một số người. Thế nhưng, cuộc họp vừa qua cho thấy là đấu đá trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng có thể còn tiếp diễn, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiểu khó khăn và áp lực ngày càng tăng lên chính phủ Hà Nội.
Trong lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam, có lẽ chưa bao giờ Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng, lại công khai thừa nhận những « khuyết điểm » như thế. Trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương hôm qua, tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng cho biết Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã « nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém », đồng thời Bộ Chính trị xin được « nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị ».
Tuy ông Nguyễn Phú Trọng không nêu tên cụ thể, nhưng ai cũng thừa biết « đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị » đó chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đang bị chỉ trích rất nặng nề về tham nhũng, quản lý kinh tế yếu kém và lạm quyền.
Hội nghị Trung ương đã được triệu tập bất ngờ và kéo dài đến hai tuần chính là nhằm bàn về số phận của ông Nguyễn Tấn Dũng, nói đúng hơn lẽ ra đó đã là dịp để phe Nguyễn Phú Trọng -Trương Tấn Sang gạt ông Dũng ra. Nhưng cuối cùng, Ban Chấp hành Trung ương lại không làm theo yêu cầu của Bộ Chính trị, quyết định không kỷ luật tập thể Bộ Chính trị, mà cũng không kỷ luật riêng ông Nguyễn Tấn Dũng. Ban Chấp hành Trung ương chỉ yêu cầu Bộ Chính trị « có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, không để các thế lực thù địch, xuyên tạc, chống phá ».
Kết quả này đã gây thất vọng cho nhiều người, đặc biệt là cho giới blogger chính trị, mà trong thời gian qua đã liên tục đả kích Thủ tướng Việt Nam. Sau hội nghị, thế lực của ông Dũng có sẽ suy yếu hơn, hay trên thực tế, chính ông là người thắng cuộc ? Hiện giờ khó có thể khẳng định dứt khoát, vì không ai biết hết những gì xảy ra trong hậu trường trong hai tuần hội nghị vừa qua. Nhưng một điều chắc chắn là việc Bộ Chính trị phải công khai thừa nhận « những khuyết điểm » cho thấy là ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam chịu áp lực ngày càng mạnh, nhưng lại chỉ lo đấu đá nội bộ, hơn là đối phó với những thách thức lớn lao về kinh tế. Hiện giờ, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang rất èo uột, lạm phát tăng trở lại, đầu tư trực tiếp của nước ngoài sụt giảm mạnh, trong khi hệ thống ngân hàng thì đầy nợ xấu.
Theo nhận định của giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia Úc về Việt Nam, qua kết quả Hội nghị Trung ương, có thể dự báo là Việt Nam sẽ còn gặp nhiều xáo trộn. Ông nhắc lại rằng, chế độ Hà Nội bao giờ cũng cố duy trì sự ổn định. Đẩy ông Nguyễn Tấn Dũng đi sẽ gây mất ổn định rất lớn và sẽ khiến tình hình kinh tế thêm tồi tệ. Thành ra, không ai dám đi đến một giải pháp cực đoan, mà chọn một giải pháp trung dung.
Ông Joshua Matthews, một nhà phân tích đầu tư ở Hồng Kông cũng cho rằng, quyết định hôm qua của Hội nghị Trung ương cho thấy, đấu đá giữa ông Dũng và các đối thủ của ông sẽ tiếp diễn, gây khó khăn thêm cho những nỗ lực cải tổ hệ thống tài chính ở Việt Nam.
Về phần ông Rajif Biswas, kinh tế gia thuộc công ty IHS Global Insight, thì nhận định là kể từ nay, có một áp lực đáng kể lên chính phủ buộc phải có biện pháp ổn định kinh tế và giải quyết khủng hoảng ngân hàng. Nhưng theo ông Biswas, đấu đá chính trị trong nội bộ ban lãnh đạo Việt Nam có thể ảnh hưởng đến nhịp độ cải tổ kinh tế, vì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn được xem là một lãnh đạo nắm vai trò chủ chốt trong tiến trình cải tổ.
Theo AFP, những người chỉ trích chính quyền thì sợ rằng mọi việc sẽ vẫn như cũ và điều đó sẽ gây tổn hại cho chế độ cũng như cho người dân và sẽ không có gì ngăn chận được nạn tham nhũng tràn lan. AFP trích lời một quan chức cao cấp nói rằng : « Cho dù ai thắng cuộc sau những đấu đá chính trị, vẫn chính là người dân gánh chịu các hậu quả ».

Thanh Phương
(RFI)
 

Tổng bí thư: ‘TƯ 6 cơ bản đạt yêu cầu nhưng chưa phải là xong’

(VNN) - Tinh thần nghiêm túc của Hội nghị TƯ 6 được Tổng bí thư cho rằng cơ bản đạt yêu cầu nhưng chưa phải là xong. Việc phê bình, kiểm điểm sẽ làm lâu dài, thường xuyên, "làm như rửa mặt hàng ngày".

Chiều 16/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có cuộc tiếp xúc cử tri tổ bầu cử số 1, TP Hà Nội, chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội. Buổi tiếp xúc diễn ra ngay sau ngày bế mạc Hội nghị TƯ 6.

Kiểm điểm, phê bình như rửa mặt hàng ngày


Cử tri Phan Đức Thắng - phường Quan Thánh nói kết quả Hội nghị TƯ 6 vừa diễn ra tạo phấn khởi trong nhân dân, song cử tri cũng cho rằng đây mới chỉ là những kết quả bước đầu.

Lắng nghe các ý kiến của cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay kể từ Hội nghị TƯ 4 nêu 3 vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng, cho đến Hội nghị TƯ 6, trong lịch sử chưa bao giờ diễn ra cuộc sinh hoạt nội bộ mà hoạt động phê bình, tự phê bình, kiểm điểm diễn ra sâu rộng, lớn như vậy. Hai tháng chuẩn bị với tài liệu phục vụ lên đến 2.000 trang, nhiều cuộc kiểm điểm các cấp, từ trung ương đến địa phương diễn ra tuần tự, chặt chẽ, nghiêm túc. Lần đầu tiên, Hội nghị TƯ của Đảng tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn, lần đầu tiên Bộ Chính trị nhận kỷ luật trước Trung ương...
Ngay sau ngày bế mạc Hội nghị TƯ 6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có buổi tiếp xúc với cử tri Hà Nội
Tinh thần nghiêm túc của đợt sinh hoạt chính trị nội bộ Đảng vừa qua được Tổng bí thư cho rằng cơ bản đạt yêu cầu nhưng chưa phải là xong. Ông cho rằng, việc phê bình, tự phê bình, kiểm điểm sẽ được tiếp tục, làm lâu dài, tiến tới thành việc thường xuyên, như ông ví "làm như rửa mặt hàng ngày".

Một trong những việc cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh công tác cán bộ là bỏ phiếu tín nhiệm. Dọn đường cho việc này là dự thảo đề án về tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu sẽ được đưa ra thảo luận, xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 tới. Nếu thuận, việc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ chính thức được thực hiện từ giữa năm sau.

Theo Tổng bí thư, dự thảo đề án về bỏ phiếu tín nhiệm được đưa vào thảo luận để thông qua cũng là một trong những cách thức phát huy hiệu quả hơn nữa kênh giám sát của Quốc hội. Đây là câu trả lời dành cho quan tâm của cử tri liên quan tăng cường chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội.

Cử tri Thắng trong phát biểu đề đạt mong muốn việc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm nên được tiến hành định kỳ và bất thường, để qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo.

Đẩy mạnh chống tham nhũng

Tham nhũng nghiêm trọng, lãng phí, thất thoát, bức xúc đền bù, giải phóng mặt bằng, khiếu nại, tố cáo liên quan đất đai, giáo dục quá tải... là những vấn đề chính cử tri tổ bầu cử số 1 nêu tại buổi tiếp xúc với Tổng bí thư.

Cử tri Phan Đức Thuyên (phường Kim Mã) bày tỏ không hài lòng thực trạng không nhỏ cán bộ, đảng viên từ trung ương đến địa phương suy thoái về đạo đức, lối sống xa rời lý tưởng cách mạng.

Cử tri nói, bằng các thủ đoạn tinh vi để tham nhũng tiền của Nhà nước, của nhân dân gây lãng phí,một bộ phận cán bộ, đảng viên đó đã làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

"Tại sao bao năm qua TƯ đã có nghị quyết về đấu tranh chống tham nhũng nhưng tham nhũng vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi? Nguyên nhân bắt nguồn từ việc chưa xử lý kịp thời, kiên quyết những kẻ vi phạm, hoặc có xử lý thì giơ cao, đánh khẽ, không công khai nên không đủ sức răn đe, mặt khác chưa có cơ chế đầy đủ cụ thể để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, của tổ chức chính trị xã hội để tạo thành một sức mạnh tổng hợp đấu tranh đối với tham nhũng...." - cử tri Thuyên nói.

Cử tri Đinh Văn Dung - phường Trúc Bạch đề cập khu vực doanh nghiệp nhà nước, tài chính, ngân hàng, đất đai nhiều sai phạm nghiêm trọng, gây thất thoát lãng phí nhưng không phát hiện hay ngăn chặn được dù có thanh tra của Chính phủ, bộ, ngành...

Một số cử tri đặc biệt quan tâm đến hai dự thảo luật sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 sắp diễn ra. Đó là luật phòng, chống tham nhũng và luật Đất đai sửa đổi. Khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo của nhân dân được các cử tri cho rằng xuất phát phần lớn từ đất đai, mà theo đó, luật cần phải là cơ chế pháp trị hữu hiệu giải quyết nạn tham nhũng.
Linh Thư - Ảnh: Phạm Hải
 

Trần thanh Nhiệm - Vì sao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khóc?

Hôm nay coi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc đại hội của ĐCSVN, lần đầu tiên tôi thấy một người Cộng Sản khóc.
Tại sao ông lại khóc ?
Ông Trọng,
Khi thấy ông nghẹn ngào trong những lời phát biễu của mình . Ông đã khóc và tôi đã cảm nhận được sự thật không có gì gian dối nơi ông. Ông khóc cho sự bất lực của mình trước một cái lý tưởng mà ngay trong bản thân ông không chấp nhận nhưng ông phải ráng giử gìn. Ông khóc vì ông quá biết rằng tỗ chức Cộng Sản và kinh tế tư bản sẽ chỉ là cái nôi của tham nhũng và ngày hôm nay chính là kết quả của sự kết hợp ấy.
Ông khóc vì biêt Thủ Tướng Dũng sẽ chẳng làm được gì hơn ngoại trừ tham nhũng vì nạn tham nhũng dã từ trên xuống dưới và ngay cả đứa con nít lớn lên ở Việt Nam cũng đã học thói tham nhũng qua những cái phong bì cho thầy cô giáo .
Ông khóc vì những cái gì ông cho là cao quí hay trong sạch của Đảng CSVN chỉ là giả tạo vì thực tế của một đất nước hôm nay toàn là những bất công, tệ nạn, giáo dục suy đồi, văn hóa lai căng và con người bị Đảng của ông bóc lột trắng trợn.
Tiếng khóc của ông tựa như tiếng khóc của những người miền Nam bị mất nước nhưng thực vẫn chưa sánh bằng vì tiếng khóc của người dân miền Nam đã kéo dài trong 37 năm nay rồi ông có biết không ?
Nhưng ông Tổng bí thư Trọng ơi, tiếng khóc của ông thật có chân thật nhưng có sánh được bằng tiếng khóc của những người mẹ, người vợ, người con chết cha, chết chồng, chết con ở ngoài biễn Đông không ?
Tiếng khóc của ông có bằng tiếng khóc của người dân bị mất đất vì Đảng của ông không ? Và đất đai là gì, lãnh thổ đất đai Việt Nam không phải là miếng đất thuộc quản lý của ông mà của tất cả dân tộc.
Tiếng khóc của ông có bằng tiếng khóc của những người lính khóc cho đồng đội mình trong năm 1988 khi Trung cộng bắn chết anh em một cách không nương tay ?
Ông nên đừng khóc nửa mà phải nên làm cái gì đễ sau nầy lịch sử sẽ viết lại rằng ông là ai và đã làm gì thật sự cho Việt Nam chứ không phải cho một nhóm người hay đồng chí mà chính họ, những người ông gọi là Đồng Chí hay anh em đã làm cho ông phải khóc .
Tổng bí thư Trọng,  tiếng khóc hôm nay chẳng thay đỗi được gì. Vì nắm cả một quốc gia trong tay, biết bao người Việt quốc nội và quốc ngoại đang chờ ông mà ông chỉ biết khóc.
Tổng Bí Thư Trọng, ông đừng khóc nửa mà hãy dẹp ĐCSVN ra khỏi Việt Nam đễ đất nước này không còn phải nô lệ trong tư tưởng Cộng Sản và lệ thuộc vào Trung Hoa .
 Chỉ có thế ông mới thực sự trả xong ân tình, để chỉ còn một Dân Tộc và một tổ quốc Việt Nam.

Trần thanh Nhiệm
(X-cafe)

Không dễ để hạ ông Ba Dũng

Đại hội đảng Cộng sản hạ màn.

Tôi đã tiên đoán không sai: không dễ hạ được ba Dũng. Lý do đã nói, không nhắc lại.

Những người chống ba Dũng thì rất nhiều. Lý do: Trâu cột ghét trâu ăn. Những người muốn ba Dũng đi xuống chỉ có mục đích thế chỗ của Dũng. Tức lý do hạ bệ Dũng là không chính đáng. Ai chứng minh được là sẽ khá hơn Dũng về khả năng và đạo đức? Thực ra, một người tốt nghiệp trung học hạng xoàng cũng có thể hơn Dũng về khả năng rồi. Nhưng nói là một việc, chứng minh mới là việc khó.

Phe chống đối đã mở ra các trang web và tung lên đó nhiều hồ sơ “mật” - đúng sai không thể kiểm chứng, nhằm kết tội Dũng và đồng bọn - đọc té ghế. Lý ra, việc hạ Dũng sẽ “khả thi” hơn nếu những người đứng sau các trang báo này chịu khó chứng minh các “hồ sơ” mật kia là có cơ sở. Việc này không khó khăn. Tuy nhiên, có lẽ vì tối mắt do thù hận cá nhân, các hồ sơ chỉ nói “chung chung”, bằng chứng khoa học thiếu sót trong khi lời lẽ chụp mũ, bôi nhọ cá nhân thì rất phong phú. Vì ở thời nào, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải… hay ai đó, tình trạng tham nhũng rút ruột các công trình vẫn như nhau.
.
Nguyễn Tấn Dũng

Nguồn ảnh: Reuters/Kham



 Nhà máy lọc dầu Dung Quất, sản phẩm của ông Kiệt, mới khánh thành lại phải đắp mền vài tháng để bảo trì. Vinashin, cú đấm thép (làm vỡ mặt nhân dân) là sản phẩm của ông Khải, nhưng do ý kiến của ba ông cố vấn. Hệ thống tròng tréo ở ngân hàng là do từ kế hoạch bắt chước “tập đoàn - chaebol” của Đại Hàn, tức từ thời ba ông... Việc hút dầu các mỏ ngoài khơi Vũng Tàu bán lậu cho tàu dầu nước ngoài đã có từ thời mới mở của. Việc mua quan bán chức, từ công an huyện cho đến ghế ủy viên TU, thậm chí ghế bộ trưởng… đều được treo giá từ thời bộ ba Mười, Anh, Kiệt. Đến thời Dũng, cũng bấy nhiêu sự việc đó, có điều tình hình tồi tệ thêm. Việc tròng tréo trong hệ thống ngân hàng đã trở thành những sợi dây thừng thắt họng nhân dân. Các cú đấm thép đã vỡ nợ, đập thẳng vào mặt nhân dân. Đám con và tay chân ba Dũng học mánh lới của học phái kinh tế “néolibérale”, lợi dụng sự tròng tréo không minh bạch trong hệ thống kinh tế nhà nước, dĩ công vi tư, có trách nhiệm làm gia tốc tình trạng tồi tệ hệ thống kinh tài không minh bạch. Trăm dâu đem đổ đầu ba Dũng là không đúng. Lãnh đạo nào, trước ba Dũng cũng là như thế, mà sau ba Dũng cũng sẽ là như thế. Cái hệ thống nó đã như thế, đổ thừa cho ba Dũng là không thuyết phục.

Tình trạng trâu cột ghét trâu ăn là việc thường thấy trong bất kỳ xã hội nào. Riêng xã hội Việt Nam, việc phân bổ lợi tức quốc gia và kế hoạch tiến cử nhân sự điều hành bộ máy nhà nước đều nằm trong tay người có quyền hành nhứt, tức người thực quyền lãnh đạo đảng (mà không qua luật lệ hay do quá trình tuyển chọn minh bạch như trong các xã hội dân chủ tự do). Trong thời kỳ vô sản, người nào “rách rưới” nhứt lại là người có tư cách (lãnh đạo) nhứt. Vì vậy trong bộ máy nhà nước không có nạn mua quan bán chức và nạn tham nhũng cũng ít thấy trong xã hội. Tuy nhiên, thời kỳ đó lại sinh ra những lãnh tụ độc tài sắt máu.

Nhưng từ khi cấy “gen” kinh tế thị trường vào thân cây vô sản thì hệ thống đó lại sinh ra những quái vật, như ba Dũng. Như đã viết trước đây, Ông Dũng, trước khi làm thủ tướng, đã từng lãnh đạo công an trong thời kỳ nội an chưa ổn định, sau đó phụ trách mảng kinh tế trong thời kỳ CSVN chủ trương “mở cửa”. Ông Dũng có thiên thời lẫn địa lợi. Ông ta có cơ hội lý tưởng và thời gian cần thiết để cài cắm người của mình trong ngành an ninh cũng như nắm huyết mạch kinh tế quốc gia. Ai cũng biết, tất cả sự giàu sang của các đảng viên đều đến từ tham nhũng hay hối mại quyền thế. Dĩ nhiên, do nghề nghiệp, ông Dũng đã nắm hồ sơ đen của đảng viên tham nhũng này (phần lớn là cao cấp). Ngoài ra một số đảng viên cao cấp khác thì mang ơn ông Dũng đã cân nhắc vào chỗ ngon lành. Vì vậy, những con trâu cột, tuy có rất nhiều trong xã hội, nhưng lại là thiểu số trong bộ máy nhà nước. Muốn hạ ba Dũng đâu có dễ!

Vấn đề là do “hệ thống” chứ không phải do “con người”. Một người “hiền lương” lên lãnh đạo thì cũng sẽ như ba Dũng, hay tệ hơn (nếu thông minh hơn ba Dũng). Nhiều người muốn hạ ba Dũng xuống, đơn giản chỉ vì ghét ba Dũng, cần cân nhắc lại.

Cái hệ thống nó như thế. Những người có quyền là có tiền. Những người có tiền thì sống liên đới, bảo vệ lẫn nhau. Quí vị ủy viên TƯ đều là người có tiền. Cũng là trâu, ganh tị ở chỗ con ăn ít con ăn nhiều. Nhưng để còn được ăn những con trâu này phải bảo vệ ba Dũng.

Bằng chứng sờ sờ nhưng làm gì được nhau?

Chỉ tội cho những nhà báo “năng nổ” nhưng trót dựa lưng phải một “con trâu” vào thời kỳ bị cột. Lúc trâu ăn nhà báo hưởng xái. Lúc trâu cột là lúc nhà báo bày tỏ hành vi “lê lai cứu chúa” (lê lai không viết hoa). Nhưng vấn đề là, để thuyết phục, cần phải có những số liệu rõ rệt, những bằng chứng cụ thể. Bằng không, viết hay đến mấy cũng chỉ là lời chửi đổng.

Xin chia buồn và hy vọng ở hiệp hai.
Nguồn: Ba Dũng. Trương Nhân Tuấn. Facebook. 16/10/2012.
DCVOnline đề tựa và minh họa.
 

Giải thích kết quả HNTƯ 6 bằng "Nguyên lý mâm thịt chó"

mamthitcho.jpg
Tóm tắt nguyên lý mâm thịt chó: Hất đổ thì mất ăn, mà tất cả mọi người đều muốn ăn. 

Rất nhiều người đã chia sẻ cảm xúc, ý kiến về kết quả của Hội nghị Trung ương 6 của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhiều người tỏ ra hụt hẫng, thất vọng. Tôi cho rằng, những người rơi vào trạng thái như vậy là do không chú ý đến “nguyên lý mâm thịt chó”.
Lại một lần nữa “nguyên lý mâm thịt chó” được vận dụng hoàn hảo. Nếu ai chưa biết “nguyên lý mâm thịt chó”, tôi xin được nói cho rõ. Thực tế cuộc sống chỉ ra rằng, giữa những người cùng hội, cùng thuyến vẫn thường xuyên xẩy ra mâu thuẫn vì xung đột quyền lợi và quan điểm. Những mâu thuẫn này nhiều khi rất gay gắt, dẫn đến những cuộc cãi vã nảy lửa. Tuy nhiên, khi họ gắn bó với nhau bằng một cái gì đó rất quan trọng thì người ta đều tìm cách thỏa hiệp với nhau được. Nói một cách nôm na thế này. Có một hội bạn bè thân thiết với nhau, nhưng giữa họ vẫn có mâu thuẫn; thậm chí họ có thể khinh ghét nhau, nhưng khi tất cả những người này ngồi vào một mâm thịt chó thì dù họ có cãi nhau gay gắt đến mấy, họ cũng biết tự kiềm chế để không xẩy ra chuyện có người tức khí, hất đổ mâm thịt chó. Hất đổ thì mất ăn, mà tất cả mọi người đều muốn ăn.
Trước tình hình đất nước ngày càng khó khăn, dân chúng rất chờ mong Hội nghị Trung ương 6 đưa ra những quyết định mang tính đột phá để đất nước có sinh khí mới. Ở Hội nghị Trung ương 4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra chiến dịch “phê và tự phê” theo tinh thần mới. Ông còn nói điều này liên quan đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Chính vì vậy lần này mọi người hồ hởi chờ đợi, âm thầm hi vọng.
Nhưng Hội nghị 6 đã kết thúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu dài, nhưng chỉ làm mọi người thêm thất vọng. Chỉ cần đọc mấy câu này thì rõ:´“Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị … Ban Chấp hành Trung ương đã … đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị ...” Có người bình luận đểu: Thành công của Hội nghị chính là đây!

Tại sao Ban chấp hành Trung ương lại quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ chính trị và một đồng chí trong Bộ chính trị? Tại vì “nguyên lý mâm thịt chó” đã được vận dụng, nghĩa là các ủy viên Trung ương Đảng không muốn quyền lợi của mình bị đe dọa.
Ở Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lại độc nhất nắm quyền nên tất cả những người trong Đảng có quyền lợi gắn bó với nhau (thật ra chỉ những người có chức, có quyền mới có quyền lợi, chức càng cao thì quyền lợi càng lớn), vì vậy họ phải bảo vệ lẫn nhau. Ví dụ, một người nào đấy được giữ chức Bộ trưởng, rất có thể con người này phải chịu ơn Thủ tướng hay Phó Thủ tướng nào đó. Tương tự, một người nào đó được giữ chức Bí Thư tỉnh ủy, chắc chắn là con người này gắn bó với một vài Ủy viên Bộ chính trị. Chính vì gắn bó với nhau về quyền lợi, biết rõ cái mạnh, cái yếu (thường thì cái yếu nhiều hơn) của nhau nên họ không thể “mạnh tay” với nhau được. Bởi đơn giản: Nếu anh tố cáo tôi, “chơi” tôi thì tôi cũng có cái để tố cáo anh, “chơi” lại anh. Để bảo vệ chính mình, các ủy viên trung ương Đảng không dám cùng nhau “mạnh tay’ với người khác, nhất là những người đó có chức vụ và thế lực lớn hơn.
Nhìn nhận từ góc độ này, Hội nghị Trung ương 6 kết thúc như vậy là điều tất yếu, hợp logic. Những ai hi vọng vào những điều tốt đẹp hơn thì thật ngây thơ và rõ ràng là không hiểu “nguyên lý mâm thịt chó”. “Nguyên lý mâm thịt chó” đơn giản và dễ hiểu như vậy, tại sao nhiều người vẫn không nhìn ra cái hiển nhiên và thô tục của nó để mà... đừng hi vọng?
Hồ Bất Khuất
(Blog HBK)

Người quan sát - Dân chúng nghĩ gì từ vụ án tử hình Trần Dụ Châu năm 1950

Vào tháng 9 của 62 năm trước, ngày 5/9/1950, vụ án tử hình tội phạm tham nhũng Trần Dụ Châu đã gây chấn động chiến khu chống Pháp. Suốt tháng 9 của năm nay, 62 năm sau vụ án Trần Dụ Châu, một vụ án tham nhũng khác đươc bàn đến.
Tờ Công An Nhân Dân số ra ngày 24/08/2005 đăng bài ôn lại vụ án Trần Dụ Châu cho biết, Châu đã lấy cắp của công quỹ một số tiền lớn: 57.959 đồng Việt Nam, 149 đôla Mỹ, các tài sản khác trị giá 143.900 đồng Việt Nam. Giá gạo ở Thái Nguyên – Bắc Cạn năm 1950 là 50 đồng/một kg. Tờ Pháp luật và Xã hội số ra ngày 5/12/2010 bổ sung sự kiện, khi kiểm tra két của Trần Dụ Châu đã thu được một triệu đồng và 25.000 đô la Mỹ.
Tổng cộng số tiền Trần Dụ Châu tham nhũng là gần 1.200.000 đồng và 25.149 đô la Mỹ. Căn cứ giá gạo tại thời điểm tham nhũng, quy theo giá gạo hiện nay, Châu đã tham nhũng tương đương 2,6 tấn gạo, quy theo thời giá hiện nay (15 triệu đồng/tấn) là 45 triệu đồng và 25.149 đô la Mỹ.
Ngày 20/5/1950, Tòa án binh tối cao do Tướng Chu Văn Tấn ngồi ghế chánh án đã xử tử hình Trần Dụ Châu. Trần Dụ Châu đã làm đơn xin Chủ tịch nước ân xá vì ông ta đã có nhiều công lao với kháng chiến, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn phê chuẩn án tử hình một cán bộ cách mạng đã có hàm đại tá và đương kim Giám đốc Nha Quân nhu thuộc Bộ Quốc phòng.
Năm nay, 62 năm sau vụ án Trần Dụ Châu, khởi đầu từ tháng 7, kéo dài suốt tháng 8 và tháng 9, kéo qua tháng 10, một vụ án tham nhũng khác được bàn đến trong… “tình đồng chí”, và kết cục không kỷ luật một ai.
Trong vụ án Trần Dụ Châu, chỉ thấy một tay chân là Lê Sỹ Cửu được bàn đến, và ông Cửu cũng nhận án tử hình vắng mặt (vì ốm nặng). Còn trong vụ án lần này, chỉ những thông tin sơ sài trên mạng, người ta cũng hình dung thấy một mạng lưới chằng chịt, như vòi bạch tuộc vươn khắp nơi để hút máu của nhân dân, từ những mảnh đất của nông dân nghèo, đến những tập đoàn kinh tế nhà nước kếch xù, đến những cánh rừng bạt ngàn và cao nguyên thuộc các cứ điểm có vai trò sinh tử trong chiến lược quân sự.
Trong vụ sai lầm cải cách ruộng đất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút khăn chấm nước mắt sụt sùi để nhận những khuyết điểm do mình gây ra. Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng cũng bắt chước ông Hồ Chí Minh khóc ngậm ngùi. Nhưng khác nhau căn bản là ở chỗ, ông Hồ Chí Minh đã để những bạn chiến đấu của mình nhận án kỷ luật đảng, còn TBT Trọng thì đưa ra một kịch bản rất “sáng suốt”, là nhận kỷ luật toàn Bộ Chính trị (hòa cả làng), để rồi lại “lãnh đạo” Ban Chấp hành Trung ương cho toàn thể BCT trắng án (!)
Dân tình bàn gì? Không hiểu ông Tổng bí thư có biết không?
Người quan sát xin thu lượm ít dư luận, nhờ trang Bauxit Việt Nam thông tin để TBT có thêm thông tin để xử lý.
Luồng dư luận thứ nhất: Đảng ta nhân ái
Một số đảng viên và cựu chiến binh khen TBT sáng suốt, có tinh thần nhân ái, dám dũng cảm động viên toàn Đảng phê phán một hồi để rồi tha bổng, vừa để thể hiện lòng tin đối với sự tự giác của đảng viên, vừa để giữ được đức “dĩ hòa vi quý” trong Đảng. Sau khi đánh giá cao tính nhân văn của Đảng, nhóm này phân vân: Như vậy thì phải xem lại “tính chiến đấu của Đảng ta”. Đảng ta đã bị tầm thường hóa thành một phường hội mất rồi
Luồng dư luận thứ hai: Đảng ta hữu khuynh
Điều này, không rõ có sự chỉ đạo thống nhất không, nhưng qua các vụ kiểm điểm ở cấp cơ sở đều thấy thể hiện đúng tinh thần “xuê xoa” như thế. Nếu quả vậy, thì lý trí của “Đảng ta” bị cái tình cảm nhân văn lấn át hết rồi. Chứng kiến các vụ kiểm điểm cấp cơ sở, dân tự phát nghĩ như thế, không có thế lực thù địch nào xúi giục. Nhưng nay thấy cả Ban Chấp hành Trung ương cũng “giơ cao… không dám đánh khẽ” như thế, thì Dân cho rằng, kết cục của Nghị quyết 4 sẽ nhanh chóng bị lãng quên trong lịch sử Đảng ta.

Luồng dư luận thứ ba: Đảng ta bất lực
Dân thất vọng về Đảng, cho rằng Đảng đã bất lực. Vụ án này xét về quy mô tham nhũng, mức độ tác hại có tầm vóc ghê gớm, mà vụ án Trần Dụ Châu không thể nào so sánh được. Vụ tham nhũng Trần Dụ Châu chỉ mang tính cá nhân. Vụ án này mang tính tổ chức rất cao, và được chính những người ở vị trí cao nhất trong Đảng “lãnh đạo”. Chính vì thế mà Đảng đã phải xử… tha bổng. Tha bổng không phải vì lợi ích dân tộc, mà vì tránh để “thế lực thù địch lợi dụng”
Luồng dư luận thứ tư: Đảng ta nhúng chàm
Dân nghi ngờ Đảng, cho rằng “các bố” tay nhúng chàm hết rồi, há miệng mắc quai, e nó vạch mặt chỉ tên mình và “các đồng chí… chưa bị lộ” ra thì chết. Nếu quả như vậy, thì ”Đảng ta” đã ở vào hồi nguy kịch lắm rồi. Khi ý kiến này đến tai các vị chấp hành viên, lãnh đạo các tổ chức Đảng cơ sở thì được các đồng chí giải thích “Đây là luận điệu của các “Thế lực thù địch”. Chúng tung dư luận nói xấu Đảng ta, chứ Đảng ta đâu đến nỗi ấy.
Tuy nhiên, khi hỏi dân, thì chẳng ai biết thế lực thù địch ở đâu, nhưng con cái họ cung cấp những thông tin xác thực về việc con cái họ, vừa là bạn học cùng ra trường với con gái một ông nào đấy ngày hôm qua, bỗng nhiên được đặt ngồi trên đầu một tập đoàn kinh tế hạng lớn, bỗng nhiên có quyền sinh sát đống tài sản hàng ngàn tỷ, ngồi trên đầu cả một bộ sậu “Đảng ủy” của cái tập đoàn kếch xù ấy, trong khi đó, nhân viên của ông ta từ chối nhận những bạn học cùng trang lứa của con ông gái xin vào làm chân… “học việc” … “rót nước” cho các thủ trưởng là nhân viên cấp dưới của ông ta. Họ đã trắng trợn nhúng chàm đến mức ấy. Hèn chi, mọi đề xuất kỷ luật chỉ là trò cười cho các “thế lực thù địch”, và lần này bọn chúng (các thế lực thù địch) lại tích lũy thêm sự kiện để nói xấu Đảng ta.
Từ những luồng dư luận thu thập trên đây, Người quan sát xin gợi ý để đồng chí Tổng Bí thư suy nghĩ về những cách nhìn nhận của quần chúng trước quyết định của Ban chấp hành TW dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư như sau: Đảng ta nhân ái, Đảng ta hữu khuynh, Đảng ta bất lực hay Đảng ta nhúng chàm, hay là Đảng ta là hiện thân của tất cả những thứ đó?
Cả bốn luồng dư luận này đều dẫn đến sự mất tín nhiệm của Đảng trước nhân dân. Biết rằng, với cơ chế hiện nay, thì cử ông khác lên vị trí ấy, cũng sẽ mắc lại đúng những tội như thế, nhưng thà làm cái việc vô công đó vẫn còn giữ được một chút lòng tin mong manh vào sự tồn tại của Đảng.
Nhân thể, cũng nên ôn cố tri tân một chút, xem thái độ của Đảng ta trong vụ án Trần Dụ Châu như thế nào? Cũng là cái đảng ấy thôi, sao bây giờ khác quá.
Người quan sát
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
* * *
Bài đăng trên Báo Cứu Quốc số ra ngày 25/5/1950
Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu can tội ăn cắp công quỹ làm nhiều điều bỉ ổi đã bị đưa ra trước Tòa án binh tối cao. Ngay ngày hôm sau, tên phản bội quyền lợi nhân dân ấy đã bị bắn để đền tội của y.
Trong tình thế kháng chiến và trong giai đoạn quyết liệt hiện nay, vụ án Trần Dụ Châu có một ý nghĩa lớn lao. Nó làm toàn thể nhân dân bằng lòng và thêm tin tưởng ở chính quyền và đoàn thể nhân dân. Nhân dân đã thấy rõ: Chính quyền và đoàn thể không bao giờ dung túng một cán bộ nào làm bậy, dù cán bộ cao cấp đến đâu đi nữa. Vụ án này còn làm vui lòng tất cả những cán bộ Quân nhu ngay thẳng, chí công vô tư, đã không để Trần Dụ Châu lôi cuốn.
Nó đã cho chính quyền và đoàn thể ta nhiều kinh nghiệm trong việc dùng cán bộ, giáo dục và kiểm soát cán bộ.
Có người e ngại: Chúng ta mở toang vụ án này, công khai vạch rõ nhưng tội lỗi nhơ bẩn của Trần Dụ Châu và bè lũ có thể làm một số dân chúng chê trách, hay kẻ địch bám vào đấy để nói xấu chính quyền, đoàn thể ta. Không! Chúng ta không sợ phê bình và tự phê bình những khuyết điểm của ta. Chúng ta khác bọn phản động và hơn hẳn chúng ở chỗ đó. Đấy là một sự khuyến khích nhân dân thẳng thắn, phê bình những sai lầm của cán bộ, của Chính quyền, đoàn thể vì họ đã hiểu chính quyền, đoàn thể ta là chính quyền, đoàn thể của họ và họ nhất định không tha thứ những kẻ nào đi ngược quyền lợi của họ.
Cái chết nhục nhã của Trần Dụ Châu còn là một lời cảnh cáo những kẻ lén lút đang tính chuyện đục khoét công quỹ của Chính phủ, trục lợi của nhân dân. Tất cả những bọn ấy hãy coi chừng dư luận sắc bén của quần chúng và luật pháp nghiêm khắc của Nhà nước nhân dân!
Chúng ta phải thẳng tay vạch mặt và trừng trị những bọn ấy, những kẻ tham ô, hoang phí, những kẻ mưu sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt người khác, để tiến tới xây dựng một nền tảng chính quyền nhân dân thật vững vàng.
Đây không phải là việc riêng của Chính phủ, của đoàn thể mà đấy là bổn phận của tầng lớp đông đảo quần chúng nhân dân chúng ta”.
C.Q

HNTƯ 6 và câu chuyện Bác Hồ là người Thanh Hóa

.

BVN: Bạn Lê Phú Khải gửi cho BVN bài viết này, đưa ra những lời nói thẳng đối với những người quá nhiều tai tiếng, chắc bạn ấy vẫn còn tin ở họ. Chúng tôi từ lâu đã cạn kiệt niềm tin ấy nên cũng không chú ý người nào có khuyết tật thế nào mà chỉ quan tâm đến những gì họ làm hiện đang để lại những ung nhọt nhức nhối trên mình mẩy cộng đồng như thế nào, nhằm tìm cách an ủi người dân được chút nào hay chút ấy. Dầu vậy, xét thấy đây là những lời thiện chí nên xin trân trọng đăng lên để bạn đọc rộng đường tham khảo.
*
Bốn anh bộ đội nói chuyện với nhau dẫn đến tranh cãi vì có một anh bảo Bác Hồ là người Nghệ An quê anh liền có ý kiến cãi lại là Bác Hồ là người Thanh Hóa. Cuộc tranh cãi chỉ ngã ngũ bằng biểu quyết. Kết quả mọi người đều phải công nhận Bác Hồ là người Thanh Hóa vì chỉ có một ý kiến bảo Bác Hồ là người Nghệ An của một anh bộ đội quê Nghệ An. Ba anh bộ đội còn lại đều quê Thanh Hóa nên đều biểu quyết Bác Hồ là người Thanh Hóa!

Rõ ràng, cuộc biểu quyết rất dân chủ, công khai, minh bạch nhưng đã dẫn đến kết quả trái sự thật: Bác Hồ là người Thanh Hóa!

Người Phương Tây đã trải qua dân chủ nhiều thế kỷ nên gọi cái “đa số” kể trên là “đa số tối thiểu” (majorité minimal)! Vì thế, chọn người ra ứng cử Tổng thống, các đảng đều chọn trong toàn đảng. Tổng thống phải được bầu chọn trong toàn dân. Đa số ấy mới là đa số chân thật, đa số tin cậy.

Nếu những vấn đề khó khăn ở Hội nghị Trung ương 6, Bộ Chính trị đưa ra toàn Đảng, toàn dân xin ý kiến thì chắc chắn không có kết quả làm thất vọng toàn Đảng, toàn dân như kết quả Hội nghị Trung ương 6 vừa qua.

175 vị Ủy viên Trung ương kia chỉ là cái “đa số tối thiểu” méo mó mà người ta đã dựa vào đó để tìm lẽ phải. Các ông Trung ủy kia là ai? Xin thưa, là các ông nhiều tai tiếng như ông Đinh La Thăng, là các lãnh chúa như ông Nguyễn Văn Thành ở Hải Phòng, v.v... Các vị đó cần “đục nước béo cò” hơn là cần lẽ phải, cần đảng trong sạch, cần dân tộc Việt Nam giàu mạnh.

Đại bi kịch của Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay là cái “đa số tối thiểu” này, kết quả của nhiều năm thực thi tập trung dân chủ trong Đảng.

Các đảng viên và nhân dân quan tâm đến vận mệnh của Đảng, của dân tộc còn hy vọng và trông chờ ở Hội nghị Trung ương 6 là vì họ còn tin Đảng.

Nay thì niềm tin đã mất hết rồi. Chỉ còn chút hy vọng mong manh cuối cùng là, ông Thủ tướng chuyển từ con người “khinh trí tuệ, trọng bạo lực” sang con người “chiêu hiền, lánh ác” mà thôi.

Sài Gòn 16 tháng 10 năm 2012

Lê Phú Khải
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
 

BĐX - Tôi muốn được Thủ tướng khen thưởng

Tôi ở đây tức là bloger Bà Đầm xòe mà hai blogss của Bà Đàm xòe đã bị tay chân của thủ tướng triệt hạ (Badamxoe.wordpress.com và Badamxoe.blogspost.com) cách đây đã 20 ngày.
Lý do khen thưởng: Vì đã có thành tích xuất sắc giúp Thủ tướng chiến thắng đối thủ trước khi thủ tướng lên “võ đài so găng” tới 20 ngày.
Cụ thể:
Cách đây 20 ngày, tức là ngày 26.9.2012 Bà Đầm xòe viết bài: “Thủ tướng đã thắng rồi. Xin chúc mừng thủ tướng!” và được blog nguyentươpngthụy2012.wordpress.com post lên vào lúc 2h sáng ngày 27.9.2012 và ngay sau đó có rất nhiều trang mạng khác đã nối bản bài viết này từ blog Nguyễn Tường Thụy
Toàn văn bài viết như sau ( xin post lại nguyên văn, không sửa một cái dấu chấm, dấu phảy… nào):
“THỦ TƯỚNG ĐÃ THẮNG RỒI. XIN CHÚC MỪNG THỦ TƯỚNG!   (2h ngày 27.9.2012)
Bà Đầm xòe
Như tin tức loan truyền, việc bỏ phiếu kỷ luật thủ tướng không được tiến hành tại cuộc họp 5 ngày của BCT vừa kết thúc và được trân trọng chuyển cho Hội nghị Ban chấp hành Trung ương sẽ họp toàn thể vào trung tuần tháng 10 tới.
Thế là thủ tướng thoát nạn rồi. Xin được chúc mừng thủ tướng.
Vì sao tôi lại chúc mừng thủ tướng sớm như vậy?
Vì, tôi hoàn toàn tin tưởng Thủ tướng sẽ vượt qua cửa ải rộng trong cuộc họp toàn thể Ban châp hành TƯ vào tháng 10 tới. Tôi nhẩm tính có tới 70% các vị ỦVTƯĐ bỏ phiếu thuận cho thủ tướng, không những tại vị hết nhiệm kỳ mà kỳ tới chắc hẳn thủ tướng còn lên vị trí cao hơn.
Vì sao tôi lại đoan quyết như vậy?
Vì, chưa nói đến những lợi ích mà lâu nay thủ tướng chỉ chăm chắm chăm lo cho hầu hết các ủy viên trung ương đảng, từ trung ương đến địa phương, từ bộ đến ban, nganh, sở; từ tổng công ty đến công ty… mà cái chính là dân mình luôn có tâm lý trực chờ Dậu đổ thì bìm leo. Việc 14 Ủy viên Bộ chinh trị nhất trí, đồng lòng không bỏ phiếu, tức là chẳng có Dậu nào ở đây bị đổ. Mà Dậu không đổ thì Bìm nào dám leo? Các UVTƯĐ trong vụ việc này là Bìm. Dậu không đổ thì hẳn có ít Bìm dám leo lắm. Đó là một lý. Lý nữa, dân mình cũng thường xuyên có tâm lý ngóng trông lên. Trông lên, thấy trên cũng chỉ là kiểm điểm vậy thôi, bóng trong chân người nào thì cứ trong chân người ấy, thì Bìm ở dưới cũng chỉ chơi chơi vậy thôi, tức bỏ phiếu vậy thôi, trên không dám quyết thì dưới dại gì mà quyết, thắng chưa thấy đâu, tai họa có thể ấp đến liền. 70% phiếu thuận cho thủ tướng là vì vậy.
Còn tại sao lại như vậy ư?
Khi 14 Ủy viên BCT nhóm họp, bao nhiêu tin trên mạng nín thở, háo hức chuyến này thế nào thủ tướng cũng đi tong, chỉ dường như duy nhất Bà Đần xòe là không tin có chuyện đó. Tại sao vậy? Các bạn có thể tìm đọc các bài của Bà Đầm Xòe trên các mạng khác còn lưu trữ vì blog badamxòe đã bị đánh sập, như bài ” Mèo vờn… mèo”, ” Tham lam, bản tính và sự lựa chọn”,  ”Cuộc chiến 5 ngày, thực chất chỉ là hưu chiến” để thấy rõ nguyên nhân, vì sao cuộc chiến lại như vậy. Đó là nguyên nhân chính và thuộc bản chất của chế độ ta. Việc Thủ tướng đi thăm TQ chỉ là thêm một thùng nước lạnh dội vào đốm lửa đang leo lét cháy mà thôi, vì rất có thể thủ tướng đã thay mặt Đảng, Nhà nước, Chính phủ nước mình cầm ” nhật lệnh” của Tập Cận Bình gửi về.
Dù sao thì Thủ tướng cũng đã thắng . Xin chúc mừng thủ tướng.
BĐX
Tác giả gửi cho NTT blog”.
-----------------
Bà con thấy Bà Đầm xòe tiên tri chưa? Tài ở vụ việc này, không chỉ nêu trúng về chiến thắng của Thủ tướng mà còn ở việc đưa tỷ lệ có tới 70 % phiếu ủng hộ Thủ tướng, cũng đúng phắc. Không tiên tri, không biết số trời của Thủ tướng, làm sao có thể đi ngược dư luận mà tính cho Thủ tướng đúng đến độ lý tưởng như vậy? Thực tế Thủ tướng còn chiến thắng cao hơn vì  100% Ủy viên BCT, trong đó có Thủ tướng, đề nghị ban chấp hành bỏ phiếu kỷ luật nhưng cả BCH đã đi đến quyết định không kỷ luật. Sự thắng lợi của Thủ tướng đã làm đối thủ của Thủ tướng đọc báo cáo tổng kết hội nghị mà “mặt cắt không còn hột máu” ( xem ảnh). Một đoạn của văn án báo cáo ấy như sau:
“Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị … Ban Chấp hành Trung ương đã … đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị …”
Cũng là biết trước sự chiến thắng của Thủ tướng, xa hơn bài viết này tới gần chục ngày là bài viết “Cuộc chiến 5 ngày, thực chất chỉ là hưu chiến (post ngày 19 tháng 9 năm 2012) cũng của Bà Đầm Xòe đã khẳng định Thủ tướng sẽ không bị hề hấn gì. Toàn văn bài viết này của Bà Đầm Xòe như sau:
“CUỘC CHIẾN 5 NGÀY, THỰC CHẤT CHỈ LÀ HƯU CHIẾN.
(post ngày 19 và 21.9.2012)
Bà Đầm Xòe -  Cách đây 3 hôm blog Bà Đầm xòe có đăng bài này vơi cái tít “Mưa lèm nhèm chúng tôi chẳng thích đâu” là nhằm “đón lỏng” hội nghị Bộ Chính trị sắp diễn ra. Hôm nay hội nghị đã bắt đầu, blog Bà Đầm xòe xin được sửa cái tit và chỉnh lại vài ý để chuyển từ “đón lỏng” sang “chào mừng”. Kính mời bà con xem, đừng cảm phiền chủ blog nha. Xin cảm ơn bà con.
BĐX
*
Chiều nay, mây trời vần vũ, lắc cắc có mưa bay, gió Đông Bắc lại thổi về, cõi lòng chợt trở nên trống trãi, có phần cô liêu, lẩn thẩn nghĩ về cuộc chiến vừa mới bùng lên, giờ, giường như đã tắt.
5 ngày “chiến tranh” ư? 5 ngày tời bời khói lửa, một mất một còn với nhau ư? Không có đâu. Bản chất chỉ là màn… hưu chiến.
Tuy, để cho dư luận quan tâm trước khi nhóm họp hai ngày, Bộ Công an chính thức công bố tội trạng của bầu Kiên và bắt thêm 2 người dưới trướng của bầu Kiên. Bắt thêm 2 nhưng sự việc thì chỉ có một. Cho nên, Bà Đầm xòe nói cách đây vài tuần rằng, vở kịch đã sắp hạ màn và nhất định không còn bắt ai nữa (ai ở đây là vụ việc) là không sai.
Lý do, Bà Đầm xòe đã viết trong bài “Lòng tham, bản tính và sự lựa chọn”. Mời bà con xem lại. Trong đó có các chi tiết: Nó chỉ là cuộc đấu đá tranh giành quyền lực, tranh ăn, tranh phần; các đối thủ biết quá rõ về nhau, cùng có trái tim ” hồng” Mac – Lê nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông và Phong cách Hồ Chủ Tịch. Họ biết, hai con hổ trong một chuồng đánh nhau đến cùng thì cả hai đều bị chết. Đánh nhau là để chia lại phần của tao của mày. Bản chất chỉ có thế. Nó không phải là cuộc đấu vì tiến bộ xã hội, vì nhân quyền dân chủ, vì đất nước, vì dân tộc, đặc biệt là chống ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ. Cuộc đấu không hàm chứa một mâu thuẩn phát triển và tiến bộ nào. Vì vậy, sự thỏa hiệp giữa hai võ sĩ luôn tiềm ẩn và trở thành hiện thực bất kỳ lúc nào.
Những gì đang diễn ra, sắp diễn ra đang cho thấy như vậy.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà sau khi bầu Kiên bị bắt và sau khi Bộ Chính trị ghi vào văn bản Tổng bí thư sẽ kiêm chức vụ trưởng ban chống tham nhũng đã hơn 4 tháng, nhưng Thủ tướng vẫn nhanh chóng tổ chức họp báo với tư cách là Trưởng Ban chống tham nhũng; và cũng không phải ngẫu nhiên khi Thủ tướng “phát lệnh truy nã”: ” Dân lam báo, Quan lam báo, Biển Đông” mà đến nay “sân khấu cuộc chiến” vẫn im ắng” như đang trong giờ mặc niệm.
Người hùng của “phe” tấn công đâu rồi? Hãy làm một cái gì để giữ gió đi chứ?
Khó. Vì có ai xứng tầm là người hùng đâu? Mà họ cũng chả dại gì mà làm người hùng. Thắng chưa biết đâu mà gian nan vất vả vì dân, vì nước thì không phải là lối tư duy, phong cách sống của họ lâu nay. Hơn nữa, một anh thư lại chỉ quen “hành động” với chữ nghĩa mốc meo thì làm gì có phẩm chất anh hùng.
Một anh khác thì thân còn đang cô, thế còn đang mỏng thì làm sao dám đi tiếp cuộc chiến.
Cho nên cuộc chiến đã bắt đầu từ hôm nay (21.9) và kéo dài trong 5 ngày thực chất chỉ là màn… hưu chiến. Mà hưu chiến rồi thì có gì đáng để mà xem, thất vọng sẽ là đương nhiên. Đấy rồi bà con xem có đúng không? Bà Đầm Xòe”.
Thế nhưng, thưa Thủ tướng, Bà Đầm xòe biết Thủ tướng là cầm tinh con trâu, con trâu nước lại có căn tính “tham ăn tục uống”, vụ này đã thoát, nhưng vận hạn vẫn còn; vẫn còn lắm thế lực đang rình rập ở phía trước, phía sau  Thủ tướng.
Vận hạn là vận hạn gì? Thế lực là thế lực nào? Thiên cơ không thể tiết lộ.
Nếu thủ tướng thành tâm khen thưởng cho Ba Đầm xòe (ít nhất là từ nay đừng đánh phá blog, bleo nữa) thì Bà Đầm xòe đương nhiên là có thể rỉ tai cho thủ tướng biết vận hạn tới của thủ tướng là gì nhằm giúp Thủ tướng tránh gươm đao của các sát thủ đang ngày ngày, đêm đêm rình rập để lấy mạng thủ tướng.
Thoát nạn đã là phúc. Một lần nữa: Xin chúc mừng thủ tướng. Bà Đầm xòe chờ nhận khen thưởng của Thủ tướng.
BĐX.  (2h sáng ngày 15.10.2012 và 2 h sáng ngày 16.9.2012).

(NTT blog) 

Cho vay bừa bãi, hãy hỏi Việt Nam!

Một ngày sau Hội nghị 6 của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quan tâm của dư luận về các kết luận của cuộc họp vẫn rất lớn, đem lại số người đọc tăng đột biến vào trang web BBC Tiếng Việt trong 24 giờ qua.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 'được Trung ương trao nhiệm vụ'

BBC Tiếng Việt xin giới thiệu tiếp một số ý kiến đánh giá chính trị nội bộ nhân Hội nghị hoặc viễn cảnh kinh tế Việt Nam tới đây:

TS Lê Sỹ Long, Đại học Houston:

Điều tôi ghi nhận sau Hội nghị là Trung ương Đảng đã không dám kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giữa nhiệm kỳ 2 của ông ta vì sợ rằng sẽ làm hỏng liên minh chính trị trong Đảng. Ba phái trong liên minh: Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng bí thư và Văn phòng Chính phủ từng đủ năng động để đổi mới đất nước qua nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Ba phái này cũng đi theo tuần tự của việc thay đổi lãnh đạo, yếu tố đã và đang đóng vai trò cốt yếu để Việt Nam là một trong những thể chế độc đoán vững vàng nhất thế giới.

Biến liên minh đó thành một nền chính trị phe nhóm, nơi mà một phái thất vọng có thể đẩy phái kia ra khỏi ghế ngay giữa nhiệm kỳ, là điều mà các nhà lãnh đạo cộng sản luôn cố tránh. Một phần là vì họ biết từ thời Cuộc chiến Việt Nam, khi chế độ Miền Nam luôn bị phe phái phá vỡ: những kẻ trong thuyền đẩy những người ngồi ra ngoài.

Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là hành động hai phái của các ông Sang và Trọng đưa ra chống lại ông Dũng phản ảnh một thực tế hiện nay là chỉ có thay đổi nhân sự trong Ban Chấp hành Trung ương và các nhân vật được bổ nhiệm làm lãnh đạo những tập đoàn nhà nước thì Đảng mới có thể giành lại niềm tin của người dân.

Điều khác biệt giữa ông Sang và ông Dũng là chỗ, ông Sang tin rằng ông Dũng đã hư hỏng về đạo đức “trong công việc, sinh hoạt hàng ngày, trong gia đình, vợ con”, còn về vai trò của các tập đoàn nhà nước thì hai ông này, đều là người miền Nam, có quan điểm giống nhau.

Raphael Cecchi, chuyên gia về châu Á của tập đoàn ONDD:
"Trên thực tế, Thủ tướng Dũng đã được Trung ương trao cho một nghị trình để thực hiện cho tới kỳ họp tiếp"
GS Carl Thayer

Đánh giá kinh tế Việt Nam thời gian qua, tôi nghĩ quyết định đúng của họ đã làm được là ngay từ đầu 2011 Nghị quyết 11 đưa ra được các biện pháp phục hồi kinh tế vĩ mô và giúp kiềm chế lạm phát.

Về các quyết định sai trái hoặc sự thiếu vắng các quyết định, thì chính sách lấy tăng trưởng làm tiền đề khi kinh tế bị quá nóng (tăng trưởng tín dụng của Việt Nam ở mức đột ngột và cao nhất châu Á trong thập niên qua), đã dẫn tới việc mất cân bằng, làm suy giảm niềm tin của giới đầu tư và thị trường Việt Nam và tiền đồng, đồng thời làm yếu hệ thống ngân hàng (vì tích lũy thêm nhiều nợ xấu).
Việc lập ra các tập đoàn nhà nước lớn mà điển hình là quản lý yếu kém, dồn nguồn tài nguyên sai trái, tài chính yếu kém và quản lý từ trên bị lỏng lẻo.

Cải cách cơ chế của Việt Nam cũng yếu, đặc biệt là vì đã tập trung ít vào các tập đoàn nhà nước thua lỗ, quản trị kém như Vinashin, và điều này đã làm hại tăng trưởng, làm trầm trọng thêm các căn bệnh của hệ thống và bài mòn niềm tin.

Tư nhân hóa cũng bị ngưng lại một thời gian, và trong các trường hợp này, trách nhiệm cần được đổ cho cả Thủ tướng Dũng và sự chống cự cải cách từ Đảng và các nhóm đặc quyền đặc lợi.

GS Carl Thayer, nhà bình luận từ Úc:

Trên thực tế, Thủ tướng Dũng đã được Trung ương trao cho một nghị trình để thực hiện. Và hội nghị trung ương lần tiếp theo, rất có thể sẽ mở ra vào tháng 12 hoặc đầu năm tới.

Và từ nay tới đó, Thủ tướng Dũng phải làm tốt, căn cứ vào những gì ông ta đã hứa khi tự phê. Sẽ có nỗ lực phối hợp để xác định rõ và xử những ai bị cho là chịu trách nhiệm về Vinashin và Vinalines. Ban Kinh tế Trung ương sẽ họp để tư vấn cho Đảng qua các phân tích nhằm buộc ông Dũng phải có trách nhiệm về hành vi của mình.

Bộ Chính trị cũng sẽ phải ra được một kế hoạch hành động mang tính phối hợp nhằm giải quyết các điều yếu kém đã nêu ra ở hội nghị trung ương lần này.

Bangkok Post cảnh báo khủng hoảng tới có thể xảy đến chỉ với Việt Nam và Myanmar

Umesh Pandey, trên báo Bangkok Post trong ngày hội nghị bế mạc:

Cho tới gần đây, Việt Nam khiến Thái Lan sợ vì có thể vượt qua Thái Lan về tăng trưởng và tính hấp dẫn đầu tư. Người ta cũng đặt câu hỏi có phải bạo loạn chính trị ở Thái Lan đã khiến nước họ tụt hậu sau Việt Nam. Nay thì chúng ta không còn nghe thấy những câu hỏi như vậy, và không phải vì Thái Lan làm gì hay hơn.
"[Về chuyện] bất cẩn khi cho vay thì bạn hãy hỏi người Việt Nam"
Báo Thái Lan

Điều cần được hỏi là có phải tại châu Á cách lãnh đạo Một Người đúng hay là không. Một Người ở Việt Nam đã có thể khiến nền kinh tế đất nước tốt hơn hoặc tồi đi. Chúng ta cũng thấy tình trạng tập trung quyền lực vào một cá nhân ở cả Philippines, Campuchia, Myanmar, nơi các ông Benigno Aquino, Hun Sen và Thein Sein chỉ đạo chính.

Hãy nghĩ đến chuyện đó, khi người ta có thể nêu ra rằng 7 trong 10 nền kinh tế Asean không được điều khiển bằng các nguyên tắc cơ bản của đất nước mà bị chỉ tay bởi một đảng hay một ông lớn.

Cách điều hành độc đoán có thể tạo ra ổn định nhưng về lâu dài lại tạo rủi ro chính trị. Chúng ta đã thấy hậu quả của nó trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1997.

Trong khi xảy ra khủng hoảng 1997 -98, các chế độ từng đem lại lợi ích kinh tế cho người dân có thể sống sót nhưng những người như Tổng thống Suharto bị sụp đổ vì ông không còn đem lại được gì cho Indonesia nữa.

Để một nhân vật quyền thế chỉ đạo các chính sách chỉ là cách làm tốt khi bối cảnh chung còn tốt, nhưng cách làm này có nhiều rủi ro khi tình hình xấu đi. Ổn định bề ngoài sẽ nhanh chóng nhường chỗ cho các tệ nạn như tham nhũng, bè phái, và từ đó dẫn đến các vấn đề lớn hơn trong tương lai.

Khi các vấn đề là thiếu thận trọng hay bất cẩn khi cho vay thì bạn hãy hỏi người Việt Nam nhé.

Cuộc khủng hoảng tiếp theo, nếu xảy ra, có thể sẽ xảy ra riêng với Việt Nam hoặc Myanmar mà không ảnh hưởng gì đến các nước Asean còn lại. Nhưng tác động của nó với tâm lý chung có thể rất lớn và sức hấp dẫn chung của cả khu vực có thể sẽ bị xóa mất.

(BBC)

Trung Quốc tăng tầm ảnh hưởng

Liệu Trung Quốc có trở thành trung tâm mới của thế giới

Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc sẽ họp Đại hội bắt đầu từ ngày 8 tháng tới để chuẩn y một thế hệ lãnh đạo mới của đất nước trong vòng 10 năm tới.

Và đây là tám nguyên do – con số tám, hay 'bát', là một con số may mắn đối với người Trung Quốc – tại sao mà thế giới cần quan tâm đến những gì diễn ra đằng sau hành lang bí mật của Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh.

'Làm giàu là vinh quang'

Đã 35 năm kể từ khi cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đưa ra phát biểu nổi tiếng này để báo hiệu Trung Quốc sẽ mở cửa với thế giới và đưa đến một trong những câu chuyện thành công về kinh tế lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Trong thời gian đó, nền kinh tế Trung Quốc đã đi từ chỗ nhỏ hơn của Ý một chút trở thành đệ nhị cường quốc của thế giới và hiện giờ đất nước này có khoảng một triệu triệu phú Mỹ kim. Đến lúc thế hệ lãnh đạo mới chuyển giao thế hệ năm 2022, Trung Quốc sẽ thách thức vị trí số một của Hoa Kỳ.

Sự chuyển biến này đã thay đổi cách kinh doanh của thế giới. Lao động giá rẻ của Trung Quốc đã giúp làm mềm giá mọi mặt hàng ở phương Tây từ giẻ lau nhà cho đến điện thoại di động. Đất nước này giờ đây là nhà đầu tư lớn nhất ở châu Phi và có cơ lần đầu tiên trong vòng hai thế kỷ qua sẽ dịch chuyển trọng tâm của châu lục này ra khỏi châu Âu và Hoa Kỳ. Hiện giờ Trung Quốc cũng là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của khối nợ công của Mỹ – một cây gậy đe dọa, hay là sự đặt cược liều mạng?

Vấn đề mấu chốt hiện nay là liệu thế hệ lãnh đạo mới của nước này có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế như thời gian qua và qua đó giúp phần còn lại của thế giới hồi phục hay không. Phần lớn các phân tích gia phương Tây dự đoán rằng tốc độ này sẽ giảm từ 10% xuống còn 6-7% - một con số vẫn ấn tượng. Tuy nhiên họ cho rằng đất nước này cần cải cách sâu sắc nếu như họ muốn trở thành một quốc gia giàu có thay vì là một quốc gia thu nhập trung bình.

Công nhân dệt ở Trung Quốc
Lao động giá rẻ giúp Trung Quốc trở thành 'công xưởng của thế giới'

Sự tăng trưởng sẽ giúp tạo nên tầng lớp trung lưu đông đảo nhất của thế giới – những người rất háo hức được tận hưởng những tiện nghi như xe hơi hay máy điều hòa bất chấp tác hại đối với môi trường.

Tiệc vui nào cũng tàn

Trung Quốc đang phát triển nhanh quá mức đến nỗi họ hiếm khi dừng lại để cân nhắc cái giá môi trường mà họ phải trả.

Hậu quả thật đáng cảnh tỉnh. Tốc độ công nghiệp hóa chóng mặt và sự bùng nổ xây dựng đã đưa Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành quốc gia phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới trong năm 2007. Bảy trong số những thành phố ô nhiễm nhiều nhất thế giới là ở Trung Quốc. Mỗi năm tình trạng ô nhiễm khiến cho từ 500.000 đến 750.000 người chết sớm.

Thiệt hại này không chỉ gói gọn trong lãnh thổ Trung Quốc. Ô nhiễm thủy ngân và ô nhiễm chì theo không khí lan ra các nước lân cận và thậm chí vượt Thái Bình Dương đến tận Bờ Tây của Hoa Kỳ.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như là đang quyết tâm dọn dẹp những hậu quả tai hại nhất nhưng quy mô công việc khiến chúng ta phải giật mình.

“Nếu chúng ta nhìn vào quy mô của nền kinh tế và dân số Trung Quốc, chỉ hai yếu tố này thôi cũng đủ cho chúng ta thấy sự phức tạp của vấn đề như thế nào,” chuyên gia Edgar Cua ở Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết.

Múa rồng
Thế giới ngày càng quan tâm đến văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc

Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ nắm vị trí trung tâm trong bất cứ thỏa thuận nào về biến đổi khí hậu nào trong tương lai. Họ đã từ chối đặt ra giới hạn lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính mà chỉ muốn cắt giảm ‘mật độ carbon’ – lượng khí carbon thải trên mỗi đơn vị sản lượng kinh tế – ở mức từ 40 đến 45% vào năm 2020. Nhưng với nền kinh tế phát triển quá nóng như thế và với việc nước này dựa vào than đá đến 70% nhu cầu năng lượng thì lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ tăng lên 60% từ mức hiện nay, ngay cả khi họ đạt được mục tiêu ‘mật độ carbon’.

Dạy bọn trẻ tiếng Quan thoại

Đã từ lâu Trung Quốc đã làm phương Tây mê hoặc, và sự vươn lên của nước này như là một cường quốc kinh tế càng làm thế giới thêm quan tâm đến văn hóa và ngôn ngữ của họ.

Ba chục năm trước đây, phương Tây chỉ biết đến những lãnh đạo rất kín kẽ của Trung Quốc. Nhưng giờ đây những cái tên như nữ tài tử Chương Tử Di, cầu thủ bóng rổ Diêu Minh và nghệ sỹ Trương Tiểu Cương là những tên tuổi toàn cầu.

Trong khi đó các trường học trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ đang mở các lớp dạy tiếng Quan thoại cho trẻ em từ 6 tuổi. Hồi Olympics London, xe buýt ở đây còn được vẽ các mẫu quảng cáo bằng Hán tự.

Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách nắm bắt được nhu cầu này. Họ đã lập ra hàng trăm Viện Khổng Tử trên khắp thế giới mà mục đích thấy rõ nhất là dạy tiếng Hoa nhưng đồng thời cũng thể hiện quyền lực mềm của họ.

Số lượng người nói tiếng Hoa đang tăng lên nhanh chóng, nhất là ở châu Á, nhưng liệu ngôn ngữ này có khả năng thách thức tiếng Anh như là một ngôn ngữ toàn cầu? Trước mắt sẽ không có chuyện này, nhiều chuyên gia phân tích, với lý do là âm điệu chói tai và chữ viết ngoằn ngoèo mà phải mất nhiều năm mới học hết.

Duy trì hòa bình

Một bức họa của họa sỹ Trung Quốc
Người giàu có Trung Quốc sẵn sàng chi tiền để tận hưởng cuộc sống

Trung Quốc là quốc gia đưa ra thuật ngữ ‘trỗi dậy hòa bình’ để trấn an các nước láng giềng đang lo lắng rằng quyền lực kinh tế mà họ mới đạt được sẽ không biến họ trở thành kẻ bắt nạt trong khu vực.

Tuy nhiên những tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, và căng thẳng âm ỉ với Hoa Kỳ, đôi khi khiến cho những ngôn từ này trở thành sáo rỗng.

Giải phóng quân Trung Quốc là đội quân lớn nhất trên thế giới với quân số ba triệu người và ngân sách quốc phòng chính thức của họ đang tăng nhanh chóng. Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ vừa mới được đưa vào hoạt động và quốc gia này cũng được tin là đang đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ tàng hình, chiến tranh mạng và an ninh mạng.

Theo lập luận của Trung Quốc thì đây là sự phát triển bình thường của một quốc gia có tầm vóc và tầm ảnh hưởng như họ và không hề là dấu hiệu cho thấy họ đã thay đổi lập trường.

“Mỗi quốc gia cần phải bảo vệ các lợi ích an ninh và lãnh thổ, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi phải trở nên hung hăng. Bằng cách đó anh có thể khiến bạn bè của anh xa lánh,” ông Ngô Kiến Dân, cựu đại sứ tại Pháp, nói.

Nhưng vấn đề thật sự là làm sao các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ quyết định chính sách đối với Mỹ. Họ trẻ trung hơn và có nhiều kinh nghiệm về thế giới bên ngoài hơn thế hệ trước, cho nên liệu họ có thể gạt qua một bên sự nghi kỵ thâm căn cố đế giữa quân đội hai nước? Lịch sử cho thấy xung đột không thể tránh khỏi giữa một siêu cường và một đối thủ đang lên sẽ dẫn đến căng thẳng nhiều hơn là hòa giải.

Người tiếp theo lên Mặt Trăng sẽ đến từ Trung Quốc?

Lễ ra mắt tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Sự đầu tư vào quân sự của Bắc Kinh làm nhiều nước láng giềng lo ngại

Đảng Cộng sản Trung Quốc phác họa thế kỷ trước khi họ lên cầm quyền vào năm 1949 là thời kỳ nhục nhã của đất nước trong tay phương Tây. Do đó chương trình không gian thành công của họ được ca tụng như là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã giành lại chỗ đứng trên trường quốc tế.

Nhưng cái giá khổng lồ cũng là chủ đề gây tranh cãi bởi vì 150 triệu người dân Trung Quốc vẫn sống với mức thu nhập từ 1 đô la một ngày trở xuống.

Đã từng đưa phi thuyền không người lái vào quỹ đạo Mặt Trăng, Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ sẽ đưa tàu thăm dò đầu tiên lên hành tinh này vào năm 2013. Họ cũng cho biết về kế hoạch sơ khởi đưa người lên Mặt Trăng mặc dù chưa nói ngày tháng cụ thể.

Nếu mọi việc tiến triển, thì hình ảnh truyền hình phát vào mỗi hộ gia đình trên thế giới sẽ cho thấy sự thách thức của Trung Quốc với vai trò cường quốc không gian thống lĩnh thế giới của Hoa Kỳ.

Chẳng còn con vật gì cả

Tầng lớp mới giàu của Trung Quốc bị xem là nguyên nhân của tình trạng săn bắt trộm các động vật trong diện tối nguy để làm thuốc tráng dương, làm cảnh trong nhà hay đơn giản là để nấu súp.

Hàng ngàn con voi bị hạ sát mỗi năm ở châu Phi để lấy ngà và chính quyền Trung Quốc bị chỉ trích là không kiểm soát đúng mức tình trạng mua bán ngà voi ở đất nước họ.

Vấn đề là cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc đã đưa hàng trăm triệu người ra khỏi đói nghèo thì cũng tạo ra bấy nhiêu những người tiêu dùng vô độ.
Một thành phố Trung Quốc
Các thành phố Trung Quốc đang có tốc độ xây dựng chóng mặt

Hãy nhìn vào tình hình tiêu thụ thịt lợn chúng ta sẽ thấy. Người dân Trung Quốc hiện nay tiêu thụ lượng thịt heo nhiều gấp năm lần so với năm 1979. Hiện nay, nông dân Trung Quốc đang chăn nuôi 460 triệu con lợn, chiếm phân nửa của thế giới.

Nhưng để có thực phẩm nuôi đàn lợn này là điều không thể ở Trung Quốc vì thiếu đất canh tác. Do đó nông dân nước này phải nhập khẩu đến 60% lượng đậu tương xuất khẩu của thế giới làm đẩy giá mặt hàng này lên cao trên thị trường toàn cầu. Ngoài ra cũng phát sinh những lo ngại về những tác động môi trường của ngành chăn nuôi.

Sức ép sẽ càng dữ dội trong tương lai khi Trung Quốc phải làm sao nuôi số dân chiếm đến 21% dân số thế giới trong khi chỉ chiếm có 9% diện tích đất canh tác toàn cầu. Một số chuyên gia tin rằng rồi chúng ta sẽ phải làm quen với giá lương thực tăng cao cũng như việc nông dân Trung Quốc sẽ mua ngày càng nhiều đất đai ở nước ngoài.

Chu du còn hơn đọc vạn quyển

Chỉ mới năm 1995, việc xin hộ chiếu để có thể ra nước ngoài ở Trung Quốc là cả một quá trình thử thách lòng kiên trì kéo dài đến sáu tháng. Hầu hết những người có nhu cầu đi nước ngoài lúc đó toàn là quan chức.

Giờ đây chỉ cần vài ngày là xong, và hàng triệu người Trung Quốc đang tận dụng chính sách cởi mở của chính phủ của họ để đi du lịch và du học nước ngoài.

Du khách Trung Quốc giờ đây nằm trong số những người tiêu tiền hạng ba trên thế giới, chỉ sau du khách Đức và Mỹ. Trong năm 2011, 70 triệu người Trung Quốc đã ra nước ngoài so với chỉ 4,5 triệu vào năm 1995. Phần đông trong số này chỉ đi những nơi lân cận như Hong Kong, Macau và Thái Lan. Nhưng ngày càng nhiều người bỏ tiền đi chơi xa hơn như Mỹ và Pháp, hay thậm chí những nơi ít người nghĩ đến như Trier, sinh quán của Karl Marx.

Hàng năm khoảng 300.000 sinh viên Trung Quốc cũng đi ra nước ngoài du học, nhất là đến Mỹ và Úc. Họ muốn có cái tiếng là du học để dễ dàng có công việc tốt khi quay trở lại quê nhà. Một số sinh viên còn xem đây là cách để né kỳ thi tuyển sinh mệt mỏi và các trường đại học Trung Quốc.

Mua cả thế giới

Người lao động Trung Quốc
Đại bộ phận người dân Trung Quốc vẫn nghèo khổ

Lượng của cải được tạo ra ở Trung Quốc ngày càng đi ra khắp thế giới.
Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc đẩy giá của một số mặt hàng như đồng – vốn cần ở các thành phố đang phát triển nhanh chóng hoặc các công trình cơ sở hạ tầng. Nhu cầu từ Trung Quốc cũng đã giúp các nhãn hàng xa xỉ của châu Âu như Louis Vuitton và Hermes lấy lại sinh khí. Các mặt hàng của các hãng này là không thể thiếu trong nền văn hóa quà cáp và coi trọng địa vị ở Trung Quốc. Trung Quốc cũng đang thay đổi diện mạo của thị trường rượu vang xa xỉ – giờ đây họ mua nhiều rượu Bordeaux hơn cả Đức.

Có lẽ tác động đặc biệt nhất, một số người có thể cho là ‘bong bóng’, là đối với hội họa Trung Quốc. Ba trong số 10 bức họa đắt tiền nhất được bán trong năm 2011 là của các họa sỹ Trung Quốc, trong đó có bức đắt nhất trị giá 57,2 triệu Mỹ kim của họa sỹ Tề Bạch Thạch.

Giai đoạn kế tiếp có thể chứng kiến các đại gia công nghiệp Trung Quốc bắt đầu vươn ra nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới và khả năng mới.

Điều này có thể dẫn đến tranh cãi vì đa phần các công ty này đều thuộc quyền quản lý của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong những lĩnh vực như năng lượng và viễn thông sự vươn ra của Trung Quốc có thể dẫn đến các tranh cãi thương mại với phương Tây.

Angus Foster
BBC News, Bắc Kinh

TBT Nguyễn Phú Trọng: Sẽ không để xảy ra những vụ như Vinashin, Vinalines

Phê bình và tự phê bình cần tiếp tục làm thường xuyên, lâu dài như rửa mặt hằng ngày.

Tới đây sẽ đặc biệt chú trọng xây dựng các cơ chế, chính sách để giám sát, quản lý chặt chẽ, không để xảy ra những cái sai như vụ Vinalines, Vinashin. Đấy là bài học đau xót về việc các doanh nghiệp nhà nước từ chuyện nọ xọ chuyện kia. Chúng ta thực hiện phân cấp, phân quyền để quản lý là đúng nhưng mấu chốt là thiếu khâu giám sát. Đây cũng là lý do vừa qua Hội nghị Trung ương 6 đã thống nhất quyết định thành lập lại Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cho biết như trên tại buổi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội chiều 16-10. Tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng thông báo với cử tri những nội dung cơ bản đã được bàn thảo tại Hội nghị Trung ương 6 vừa bế mạc ngày 15-10 như: Việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai; sắp xếp đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; đổi mới toàn diện công tác giáo dục và đào tạo…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình. Ảnh: TRỌNG PHÚC
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng thông báo với cử tri kết quả công tác Tổng Bí thư nói: “Nghị quyết Trung ương 4 mới ra đời chưa được một năm và mới triển khai mấy tháng. Vừa rồi mới là kết quả bước đầu phê bình, tự phê bình. Tất cả gồm ba nhóm vấn đề, chưa thể xong ngay được mà còn phải làm quá trình dài. Phải thẩm định, báo cáo kết quả kiểm điểm, phải được Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông qua, nếu không đạt phải làm lại. Làm kỹ nhiều vòng, báo cáo ra Trung ương bỏ phiếu xem đạt yêu cầu chưa…”. Tổng Bí thư cho hay chỉ riêng công tác phê bình và tự phê bình của Bộ Chính trị vừa thực hiện cũng làm rất kỹ. Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã dành tới 21 ngày, trong bốn đợt để tiến hành phê bình và tự phê bình đến từng tập thể và cá nhân. “Đây là việc làm chưa từng có trong tiền lệ, lần đầu tiên Bộ Chính trị tiến hành kiểm điểm trước Ban Chấp hành Trung ương Đảng” - Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Kết luận hội nghị, Tổng Bí thư mong mỏi cử tri, người dân cả nước giám sát, góp ý kiến để Đảng, Quốc hội tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa trách nhiệm của mình. 
Trọng Phúc
(PLTP)

Đề xuất chưa tăng lương do khó khăn ngân sách

(TTO) - Đó là đề xuất của Chính phủ (CP) vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ trình bày sáng 16-10 với UB Thường vụ Quốc hội. CP không bố trí nguồn thực hiện chi cải cách tiền lương theo lộ trình vào năm 2013.


    Công nhân rút tiền tại điểm ATM trong Khu chế xuất Linh Trung, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: Tiến Thành
    Bộ trưởng Huệ cho hay theo lộ trình cải cách tiền lương thì từ 1-5-2013, lương tối thiểu sẽ tăng từ 1,05 triệu đồng/tháng lên mức 1,3 triệu đồng/tháng. Để đáp ứng nhu cầu chi tăng lương theo đúng lộ trình thì nguồn ngân sách cần chi trong năm 2013 khoảng 60-65 ngàn tỉ đồng.

    Tuy nhiên, tình hình thu ngân sách năm 2012 rất khó khăn và dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2013, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách nhà nước nên Chính phủ không bố trí nguồn thực hiện chi cải cách tiền lương theo lộ trình vào năm 2013.

    Nêu quan điểm trước đề nghị của Chính phủ, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết trong ủy ban này có nhiều ý kiến khác nhau. “Ý kiến đồng tình với Chính phủ cho rằng trong bối cảnh cân đối ngân sách gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách tăng thấp, nhiều nhiệm vụ chi chỉ được bố trí ở mức tối thiểu so với nhu cầu hoặc không đủ nguồn cân đối thì việc chưa bố trí ngân sách 2013 để cải cách tiền lương là vấn đề cần được tính tới” - ông Hiển nói.

    Trong khi đó, “một số ý kiến đề nghị để góp phần bảo đảm đời sống cho cán bộ, công chức và người lao động hưởng lương, cần thực hiện một phần lộ trình tăng mức lương tối thiểu từ 1,05 triệu lên 1,15 triệu đồng và phụ cấp công vụ từ 25% lên 30% từ 1-5-2013”.

    Trước đó, báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.

    “Kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định vững chắc, vẫn còn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Tổng dư nợ tín dụng tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tănghuy động vốn; tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng chậm được giải quyết” - ông Vinh nói.

    Vẫn theo báo cáo của Chính phủ, “khu vực doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, khả năng hấp thụ vốn thấp, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn tăng; sản xuất kinh doanh phục hồi chậm; chỉ số phát triển công nghiệp tăng chậm và còn thấp; sức mua của thị trường trong nước thấp, tồn kho của một số ngành còn ở mức cao. Đời sống của một bộ phận nhân dân gặp khó khăn. Tình trạng tham nhũng và các tệ nạn xã hội, tội phạm còn diễn biến phức tạp”.

    Lê Kiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét