– Hôm nay vẫn còn 1 vài tin dư âm của tin Quan Làm Báo: cập nhật các Blog bị cướp giết hiếp (TH09). Tác
giả của bài viết này (Tranhung09) còn khoe: Trang này không việc gì chỉ
đưa vào cho vui tuy nhiên chủ trang thì sợ vãi cả đái, hiện đang hương
nhang khấn khứa các anh hacker!
– Vinashin về lại… “mái nhà xưa” (VNC).
– Đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ – Thi tuyển lãnh đạo công khai, minh bạch – Chân thành, thẳng thắn kiểm điểm theo 3 nội dung của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng (QĐND). – Rất buồn nếu Hội nghị 6 không đạt kết quả
(BBC). Như chúng ta đều biết, Đảng CSVN vẫn tự vỗ ngực là đại diện cho
cả giai cấp công nhân lẫn dân tộc Việt Nam, đồng thời quả quyết là nó
vừa mang tính giai cấp lại vừa mang tính nhân dân… “Tính Đảng” trong nhân dân (BXVN).
– Quán nước tri thức (QĐND). Sở
dĩ có tên gọi này là vì khi đến quán uống nước, khách sẽ được đọc nhiều
loại báo được chủ quán sắp xếp ngăn nắp trên kệ, nhưng… làm thế nào để
mất 10 phút cho mỗi ngày vẫn có thể biết được những tin tức trên thế giới, từ biển đảo đến xã hội, chính trị…?!
– 152 triệu USD cho giao thông xanh (NLĐ). – Nhiều người Việt ăn gian 4-5 giây đèn đỏ ở ngã tư (VNE). – Thanh tra “thổi còi” nhiều dự án đấu thầu ngành giao thông (DT). – Nhà vệ sinh công cộng ở V.N bị ‘biến tư ớng’ như thế nào? (SHSM).
– Đã chặn được các cuộc gọi lừa đảo từ điện thoại vệ tinh (DT). Nhiều
người sử dụng điện thoại tại Việt Nam đã bị mất tiền oan vì các cuộc
gọi lừa đảo từ điện thoại vệ tinh. Khi người sử dụng gọi lại, dù đầu dây
bên kia chỉ mới đổ chuông, cước phí đã được tính với mức lên tới hàng
trăm nghìn đồng. Các nhà mạng cũng không thể bảo vệ khách hàng, hoàn lại
cước phí vì dải số không thuộc phạm vi quản lý…
– Đề nghị bổ sung Cảnh sát đường thủy (ANTĐ). – Nhanh chóng làm sáng tỏ vụ các “hiệp sĩ” bị công an triệu tập làm việc (PTT). – Một phụ nữ tẩm xăng tự thiêu (TTO).
– Bị ‘lột sạch’ tại lễ hội Lam Kinh (NLG). – 11/10/2012: triển lãm và tọa đàm về Hà Nội năm 1972 tại trung tâm VH Pháp(XDHN). – Hà Nội sống lại không khí những ngày đêm năm 1972 (DT).
– Nhật Bản giúp Quảng Nam xây dựng trường tiểu học (QĐND). – Hà Nội triển khai ứng dụng CNTT vào quản lý giấy phép lái xe, tổng đầu tư 14,3 tỉ đồng (NLĐ).
– Tẩy chay hàng hóa Trung Quốc kém chất lượng, khó hay dễ? (MN). – Một bạn đọc gửi email cho Bồ Câu Đen cảnh báo có đỉa trong trứng gà Trung Quốc(VOZ), tin đang được Bồ Câu Đen kiểm chứng. – “Đoạn tuyệt” hoàn toàn với hàng hóa T.C (SHSM).
– Phát hiện nhiều sai phạm trong đấu thầu (QĐND). – Bắt phó phòng Agribank nghi tham ô hơn 20 tỉ đồng (TTO).
– Nên hay không huy động vàng trong dân? (PTT) – Kinh tế Việt Nam bước vào quý 4 với những đấu hiệu đáng lo ngại (NT).
– Bạn có biết nước ta có tất cả bao nhiêu người sử dụng điện thoại? vâng xin thưa: cả nước có 135,9 triệu thuê bao điện thoại, số lượng các thuê bao điện thoại di động và điện thoại cố định tiếp tục tăng… – Viettel tổ chức “Tháng tri ân khách hàng” trên toàn quốc (QĐND).
– Nhiều tranh cãi xung quanh dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (TN). – Thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Càng nói càng lo! (NLĐ).
– Cha con kẹt trên núi vì đòi chủ quyền Điếu Ngư (VNE). Một
ông bố Trung Quốc cùng hai đứa con mới đây được giải cứu trên núi Phú
Sĩ ở Nhật Bản, sau khi mang tấm biển khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh
với quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư lên ngọn núi này…
– Căng thẳng Nhật – Trung ảnh hưởng quan hệ kinh tế toàn cầu (BTT). Bộ
trưởng Tài chính Trung Quốc Tạ Húc Nhân (Xie Xuren) và Thống đốc Ngân
hàng Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên (Zhou Xiaochuan) sẽ không tham
dự hội nghị thường niên của IMF-WB tổ chức tại Nhật Bản, trong bối cảnh
căng thẳng tranh chấp đảo giữa hai nước chưa lắng dịu…
– Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn Scarborough (IFN). Trung Quốc dọa Nhật, kiểm soát bãi cạn Scarborough (PNTD).
– Nhật – Campuchia bàn về tranh chấp lãnh hải ở Hoa Đông và Biển Đông (PTT). Nhật Bản muốn quan điểm của mình về vấn đề tranh chấp lãnh hải được “phản ảnh một cách đúng đắn” trong các văn kiện sẽ được công bố vào tháng tới nhân cuộc họp Thượng đỉnh Đông Á ở Pnom Penh, Campuchia…
– Bộ đội hải quân chia vui với NSƯT Khánh Hòa (HNM). “Gần lắm Trường Sa” của NSƯT Khánh Hòa cuối cùng cũng ra mắt công chúng. Sản phẩm âm nhạc không chỉ thể hiện tình cảm của người nghệ sĩ với những người lính đảo mà nó còn cho người xem thấy được những hình ảnh thật gần gũi, thân thương trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người lính…
– Không mở rộng Trung tâm Cứu hộ gấu tại Tam Đảo (DV).
– Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn Scarborough (IFN). Trung Quốc dọa Nhật, kiểm soát bãi cạn Scarborough (PNTD).
– Nhật – Campuchia bàn về tranh chấp lãnh hải ở Hoa Đông và Biển Đông (PTT). Nhật Bản muốn quan điểm của mình về vấn đề tranh chấp lãnh hải được “phản ảnh một cách đúng đắn” trong các văn kiện sẽ được công bố vào tháng tới nhân cuộc họp Thượng đỉnh Đông Á ở Pnom Penh, Campuchia…
– Bộ đội hải quân chia vui với NSƯT Khánh Hòa (HNM). “Gần lắm Trường Sa” của NSƯT Khánh Hòa cuối cùng cũng ra mắt công chúng. Sản phẩm âm nhạc không chỉ thể hiện tình cảm của người nghệ sĩ với những người lính đảo mà nó còn cho người xem thấy được những hình ảnh thật gần gũi, thân thương trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người lính…
– Không mở rộng Trung tâm Cứu hộ gấu tại Tam Đảo (DV).
– Mỹ thử thành công khả năng UAV tự tiếp liệu trên không (QĐND). Mỹ bí mật đưa đặc nhiệm áp sát Syria (VMD). Mỹ đề cử bổ nhiệm Tư lệnh tối cao lực lượng NATO (VN+). Mỹ và Israel sắp tập trận lớn chưa từng thấy (NLD). Mỹ
và Israel sẽ bắt đầu cuộc tập trận chung phòng thủ tên lửa đạn đạo lớn
chưa từng thấy vốn bị hoãn trước đó, nhằm thể hiện quan hệ quân sự khăng
khít giữa hai đồng minh… Mỹ, Israel đã sẵn sàng thực hiện tấn công Iran (LD). Mỹ công bố chi tiết vụ tấn công Lãnh sự quán tại Li-bi (QĐND).
– Nga diễn tập khắc phục hậu quả thảm họa thiên nhiên (VN+). Ngoại trưởng Nga nói về mối quan hệ hợp tác với EU (VN+). Nga ký kết hợp đồng cung cấp vũ khí lớn nhất với Iraq (PTT). Nhật Bản-Nga đàm phán cấp thứ trưởng vào tuần tới (VN+).
– Nga và Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự-kỹ thuật (VN+). Ấn Độ phát triển chiến đấu cơ T-50 xuất khẩu từ năm 2020 – Ấn Độ tối ưu tên lửa BrahMos bằng hệ thống định vị mới (TTO).
– Chủ đề Syria làm nóng Đại hội đồng LHQ (ND). Syria là một trong những vấn đề nóng được hội nghị đặc biệt quan tâm…
– Anh sẽ thảo luận với Scotland về vấn đề đòi độc lập (VN+). Thủ
tướng Anh David Cameron cho biết ông sẽ gặp Thủ hiến Scotland Alex
Salmond vào ngày 15/10 để hoàn tất thỏa thuận về các điều khoản tổ chức
một cuộc trưng cầu ý dân về sự độc lập của Scotland… Cảnh sát Anh bắt giữ hai nghi can khủng bố (VOV).
– Palestine: Hamas bắn tên lửa đáp trả Israel (VOV). Các tay súng Hamas đã bắn 5 quả tên lửa từ Gaza sang miền nam Israel, nhưng không gây thương vong… Israel triển khai tổ hợp tên lửa đánh chặn đề phòng Iran ( QĐND).
– Iran bác bỏ tin cắt đứt quan hệ ngoại giao với UAE (VN+). Tổng thống Iran cảnh báo hậu quả nếu bị tấn công (VOV).
– Mexico tiêu diệt ‘bố già’ khét tiếng (BTT). Bộ
Hải quân Mexico (Mêhicô) cho biết lực lượng đặc nhiệm liên bang đã tiêu
diệt “bố già” khét tiếng Heriberto Lazcano, biệt hiệu là El Lazca, ông
trùm của tổ chức tội phạm ma túy Los Zetas…
– Quốc vương Jordan Abdullah bổ nhiệm Thủ tướng (VN+).
Theo một tuyên bố của Hoàng cung Jordan, Quốc vương nước này Abdullah
ngày 10/10 đã bổ nhiệm chính trị gia đáng kính Abdullah Ensour làm thủ
tướng…
– Hàn Quốc truy tố điệp viên trá hàng ám sát anh trai Kim Jong-un (GD). Hàn
Quốc đã truy tố điệp viên Triều Tiên Kim Yong-su, người đã nhận lệnh
bắt cóc người con cả Kim Jong-nam của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim
Jong-il…
– Trung Quốc lập hệ thống phân phối nội tạng người (GD). Bộ
Y tế Trung Quốc cho hay cơ quan này sẽ thành lập một cơ sở dữ liệu quốc
gia để đăng ký và điều hành phân phối hoạt động hiến nội tạng trên toàn
quốc…
- Đức : Hội chợ sách quốc tế Frankfurt 2012 khai mạc (RFI) - Chính thức khai mạc từ hôm qua, hội chợ sách lớn nhất thế giới – tên gọi tiếng Anh là Frankfurt Book Fair - tại thành phố lớn miền Tây nước Đức - đã bắt đầu mở cửa đón giới chuyên nghiệp kể từ hôm nay, 10/10/2012.
- Nhật Bản được Nobel, Trung Quốc ấm ức (RFI) - Với mùa trao giải Nobel 2012 khai mở từ thứ hai đầu tuần, châu Á lại vừa được vinh danh với Bác sĩ Nhật Bản Shinya Yamanaka được trao giải Nobel Y học cùng với ...
- Oxfam cảnh báo tình trạng trưng mua đất nông nghiệp tràn lan trên thế giới (RFI) - Trong vòng mười năm qua, các nước nghèo đã bán cho các nhà đầu tư ngoại quốc một diện tích đất đai có thể dùng vào sản xuất nông nghiệp đủ nuôi sống một tỷ người, tương đương với số người trên toàn cầu đang vẫn đang bị đói ăn hàng ngày. Trên đây là cảnh báo của tổ chức phi chính phủ chống bất công và nghèo đói Oxfam, trong báo cáo mang tiêu đề « Đất của ta, sự sống của ta » vừa công bố đầu tháng 10 này.
- Canada đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương – TPP (RFI) - Hôm qua, 09/10/2012, bộ trưởng Thương mại Canada Ed Fast ra thông cáo cho biết nước này đã tham dự cuộc đàm phán nhằm gia nhập TPP.
- Tòa phúc thẩm xử ban nhạc Pussy Riot: Hai y án, một được trả tự do (RFI) - Trong phiên xử phúc thẩm nhanh gọn mở ra vào hôm nay, một tòa án tại Mátxcơva đã quyết định duy trì bản án hai năm cải tạo đối ...
- Tham vọng của các tập đoàn viễn thông Trung Quốc bị đe dọa (RFI) - Hai tập đoàn viễn thông Trung Quốc là Hoa Vi (Huawei) Trung Hưng Thông Tấn (ZTE) bị Quốc hội Mỹ nghi ngờ có thể làm gián điệp, lại tiếp tục gặp thêm các rắc rối mới.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 9 tháng đầu năm giảm mạnh (RFI) - Theo số liệu được Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố hôm nay, lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tụt giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm ...
- Quân đội Syria chuẩn bị tấn công vào thành phố Homs (RFI) - Hôm nay, 10/10/2012, quân đội Syria huy động lực lượng để tìm cách giành lại quyền kiểm soát toàn bộ thành phố Homs và chiếm lại ...
- Giải Nobel hóa học 2012 được trao cho hai nhà khoa học Mỹ (RFI) - Ủy ban giải Nobel hôm nay 10/10/2012 loan báo, giải thưởng Nobel về hóa học 2012 được dành cho hai nhà khoa học Mỹ là Robert Lefkowitz và Brian Kobilka, vì các nghiên cứu về thụ thể bắt cặp với protein G, những tế bào cho phép con người thích ứng được với môi trường.
- Tập đoàn Toyota thu hồi gần 7,5 triệu xe trên thế giới (RFI) - Hãng Toyota, nhà sản xuất xe hơi hàng đầu của Nhật hôm nay 10/10/2012 loan báo việc thu hồi 7,43 triệu chiếc xe hơi trên toàn cầu, do nguy cơ bị phát cháy liên quan đến hệ thống điều khiển mở cửa kính xe của nhiều mẫu xe, trong đó có Corolla, Camry và Yaris.
- Pháp đối phó với mối đe dọa Hồi giáo cực đoan (RFI) - Hàng trăm thanh niên Hồi giáo cực đoan sẵn sàng ra tay hành động khủng bố, đó là mối đe dọa mà nước Pháp đang tìm cách ...
- Indonesia báo động nguy cơ khủng bố nhân kỷ niệm 10 năm vụ Bali (RFI) - Cảnh sát Indonesia hôm nay thông báo đang nắm trong tay những « thông tin đáng tin cậy » về mối đe dọa khủng bố nhân lễ kỷ niệm ...
- Hoa Kỳ đòi Miến Điện và Bangladesh bảo vệ người Rohingya (RFI) - Hoa Kỳ hôm qua 09/10/2012 đã gây áp lực lên Miến Điện và Bangladesh, yêu cầu phải bảo vệ các quyền của người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi, vốn ...
- Thống đốc Ngân hàng và bộ trưởng Tài chính Trung Quốc tẩy chay Hội nghị IMF và WB tại Nhật Bản (RFI) - Hôm nay, 10/10/2012, Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF cho AFP biết, hai quan chức cao cấp Trung Quốc là thống đốc Ngân hàng Nhà nước và bộ trưởng Tài ...
- Luật sư Vy Nguyễn có thể là nữ dân biểu cấp tiểu bang gốc Việt đầu tiên ở hạ viện Texas (VOA) - Cô Vy Nguyễn là phụ nữ gốc Việt duy nhất ra tranh cử dân biểu hạ viện tiểu bang Texas và nếu đắc cử cô sẽ là nữ dân biểu cấp tiểu bang gốc Việt đầu tiên tại Texas
- Một thành viên ban nhạc Pussy Riot của Nga được thả (VOA) - Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang chỉ thị để những cuộc bầu cử quốc hội sớm được tổ chức càng sớm càng tốt
- Indonesia phá vỡ âm mưu khủng bố nhân kỷ niệm vụ đánh bom Bali (VOA) - Cảnh sát Indonesia đã phá vỡ một âm mưu tấn công khủng bố nhắm vào các quan khách tham dự lễ kỷ niệm 10 năm ngày xảy ra vụ nổ bom ở Bali
- Cảnh sát Pháp phát hiện nhiều vật liệu chế tạo bom và vũ khí (VOA) - Cảnh sát Pháp đã tìm thấy những nguyên vật liệu chế tạo bom và vũ khí trong khuôn khổ cuộc điều tra một nhóm người bị nghi là những kẻ khủng bố
- Toyota thu hồi 7,4 triệu xe hơi (VOA) - Công ty Toyota thu hồi trên 7,4 triệu xe hơi trên thế giới vì một nguy cơ gây hỏa hoạn do nút điều khiển cửa sổ bị lỗi trên một chục kiểu xe
- Tướng Thổ Nhĩ Kỳ cảnh cáo Syria về các vụ pháo kích (VOA) - Người đứng đầu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng quân đội sẽ đáp trả mạnh hơn nếu các cuộc pháo kích ngang qua biên giới Syria tiếp diễn
- Việt Nam quy hoạch đất cho dự án nhà máy lọc dầu với Kuwait (VOA) - Hãng tin KUNA của Kuwait hôm nay nói rằng chính phủ Việt Nam đã quy hoạch một khu đất cho dự án liên doanh xây dựng nhà máy lọc hóa dầu với Kuwait
- Mỹ tặng Việt Nam 20,000 bộ trang thiết bị bảo hộ lao động (VOA) - Chính phủ Hoa Kỳ trao tặng Việt Nam 20,000 bộ trang thiết bị bảo hộ lao động nhằm giúp ngăn chặn bùng phát dịch bệnh
- Hàng Thái Lan tiến vào thị trường Việt Nam (VOA) - Chỉ sau Trung Quốc, hàng Thái Lan nay cũng đang ồ ạt tiến vào thị trường Việt Nam bằng nhiều đường, từ chính ngạch, đến tiểu ngạch, từ nhập lậu đến xách tay
- Kinh tế Việt Nam bước vào quý 4 với những đấu hiệu đáng lo ngại (VOA) - Việc Moody hạ bậc tín nhiệm tài chánh của Việt Nam mới đây là một đòn mạnh giáng vào nền kinh tế được xem là một trong những ngôi sao đang lên ở Ðông Nam Á
- Các nhà lập pháp Mỹ điều tra về vụ tấn công ở Libya (VOA) - Các nhà lập pháp Hoa Kỳ dự trù mở phiên điều trần về vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ hồi tháng trước tại Benghazi, gây tử vong cho Ðại sứ Chris Stevens
- Bác sĩ gắp đạn khỏi vết thương của nhà hoạt động trẻ Pakistan (VOA) - Các bác sĩ ở Pakistan đã lấy được viên đạn ra khỏi vết thương của cô gái 14 tuổi bị Taliban bắn trọng thương vì đã lên tiếng chống lại nhóm chủ chiến này
- Máy bay không người lái giết chết 5 người ở khu bộ tộc Pakistan (VOA) - Pakistan cho biết một vụ không kích bằng máy bay không người lái nghi là của Mỹ đã gây tử vong cho 5 người trong vùng bộ tộc gần biên giới Afghanistan
- Giải Nobel Hóa học về tay hai khoa học gia Mỹ (VOA) - Hai khoa học gia Mỹ Robert Lefkowitz và Brian Kobilka đã đoạt được giải Nobel Hóa học năm 2012
- Ứng cử viên Romney thu hẹp khoảng cách với Tổng thống Obama (VOA) - Ứng cử viên Mitt Romney vận động thêm một ngày tại tiểu bang dao động Ohio trong lúc cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc ngày càng khít khao hơn
- Trung Quốc phớt lờ cuộc họp của IMF, World Bank tại Nhật Bản (VOA) - Căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã làm lu mờ cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tại Tokyo
- Con đường hòa bình ở Philippines vẫn còn dài (VOA) - Dân chúng vùng tây nam Philippines đang theo dõi sát vào lúc chính phủ và nhóm nổi dậy Hồi giáo lớn nhất nước đang chung quyết các chi tiết của một hòa ước
- Phẫu thuật cho bé gái bị Taliban bắn (BBC) - Các bác sĩ phẫu thuật đã mổ lấy viên đạn trong đầu một bé gái 14 tuổi do bị phe Taliban bắn ở mạn tây bắc Pakistan.
- Căng thẳng cung đình 'thể hiện qua blog' (BBC) - Hãng tin Reuters có bài phân tích sự nhiễu loạn thông tin và đấu đá nội bộ ở Việt Nam qua sự xuất hiện của blog Quan làm báo.
- Nhà máy Dung Quất 'đóng cửa hai tuần' (BBC) - Có tin nói Việt Nam phải tạm đóng cửa nhà máy lọc dầu Dung Quất sau khi sự cố kỹ thuật xảy ra.
- Tòa Nga thả một thành viên Pussy Riot (BBC) - Tòa án Moscow trả tự do cho cô Yekaterina Samutsevich nhưng y án hai năm tù với hai thành viên kia của Pussy Riot.
- Mỹ 'không được cảnh báo' tại Libya (BBC) - Bộ Ngoại giao Mỹ nói không có 'tin tình báo cần phải hành động' trước khi xảy ra vụ tấn công chết người vào lãnh sự quán ở Libya.
- Quan chức TQ cũng bỏ họp ở Tokyo (BBC) - Bộ trưởng Tài chính và thống đốc Ngân hàng Trung Quốc sẽ không đến Tokyo dự họp thường niên của IMF và WB.
- Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh trên đền Hùng? (BBC) - Chuyên gia tín ngưỡng và văn hóa không đồng ý với dự án xây nhà tưởng niệm trong khu di tích đền Hùng.
- Nổ lớn ở khu quân sự Nga (BBC) - Khoảng 4,000 tấn đạn bỗng phát nổ trong khu quân sự ở Orenburg, Nga khiến ba ngôi làng phải đi sơ tán.
- 'Rất buồn nếu Hội nghị 6 không đạt kết quả' (BBC) - Cựu chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị nói ông kỳ vọng nhiều vào kết quả Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6.
- Trại gấu phải đi vì lý do 'quốc phòng'? (BBC) - Trung tâm cứu hộ gấu VN có thể phải di dời vì chuyện đòi đất 'an ninh quốc phòng' tỉnh Vĩnh Phúc.
- Bắc Hàn sẵn sàng ‘đấu hỏa tiễn với kẻ thù’ (BBC) - Bình Nhưỡng nói hỏa tiễn của họ có thể bắn xa đến Mỹ sau khi Nam Hàn nâng gần gấp ba tầm bắn tên lửa.
- TQ cải tổ các trại 'lao giáo' tai tiếng (BBC) - Trung Quốc bắt đầu cải cách hệ thống ‘lao giáo’ chuyên dùng để giam người mà không cần xét xử.
- Philippines ngưng Luật tội phạm mạng (BBC) - Tòa án Tối cao Philippines tạm ngưng thi hành Đạo luật Tội phạm mạng do luật bị nhiều đơn phản đối.
- Hội nghị Trung ương 6 vào cao trào (BBC) - Các đảng viên cao cấp dự kiến nghe báo cáo về Thủ tướng, trong khi trang web công kích ông Nguyễn Tấn Dũng có vẻ hoạt động trở lại.
- Toyota sẽ thu hồi 7,4 triệu xe vì lỗi (BBC) - Toyota kêu gọi thu hồi hơn 7 triệu chiếc xe hơi, trong đó có mẫu xe Yaris, Corolla và Camry, vì lỗi ở công tắc kính cửa sổ.
- Hạ triển vọng tăng trưởng GDP Việt Nam (BBC) - World Bank hạ dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam xuống 5,2%, thấp hơn so với mức đưa ra hồi tháng Năm trong báo cáo mới nhất.
- Lãnh đạo Singapore kêu gọi 'tôn trọng' (BBC) - Thủ tướng Singapore kêu gọi “tôn trọng lẫn nhau” sau vụ một phụ nữ Hoa đăng lời kỳ thị người Mã Lai trên Facebook.
- Người Anh 'trồng cần sa mà không biết' (BBC) - Một cặp vợ chồng ở Anh đã trồng được một bụi cần sa to mà cứ nghĩ đó chỉ là một loại thảo mộc.
- Tranh cãi về nhà tưởng niệm ở đền Hùng (BBC) - Tỉnh Phú Thọ dự kiến xây nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh trong khu di tích đền Hùng với mức đầu tư khoảng 60 tỷ đồng.
- Người nước ngoài ‘thích làm việc ở VN’ (BBC) - Việt Nam đứng thứ 10 trong một bảng xếp hạng quốc tế đo lường sự hài lòng về cuộc sống của người nước ngoài đến đây làm việc.
- Chu Công mỉm cười (BBC) - Các giá trị đạo đức từ xưa sống lại trong đất nước Trung Quốc ngày nay.
- Step by Step (BBC) - Cụm từ trong ngày: "Step by step" nghĩa là gì và cách dùng cụm từ này. Cần phân biệt với "step on it"
- Trông chờ gì khi Đảng họp kín? (BBC) - BBC ghi nhận ý kiến từ một số giới về suy nghĩ và kỳ vọng vào Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6.
- Dân Văn Giang 'dồn' Chính phủ (BBC) - Công dân chống tham nhũng Lê Hiền Đức nói dân Văn Giang đang 'dồn Chính phủ tới chân tường'.
- Gấu mất nhà vì 'an ninh quốc phòng'? (BBC) - Sau 6 năm hoạt động Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam ở Tam Đảo nhận tin họ có thể phải dời vì nằm ở vùng 'an ninh quốc phòng'.
- IMF: Kinh tế thế giới ‘ngày càng tồi tệ’ (BBC) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế hạ dự đoán tăng trưởng hầu hết các nền kinh tế và nói kinh tế thế giới có thể xấu đi.
- TQ quản thúc vợ để gây áp lực với chồng (BBC) - Nhà cầm quyền TQ quản thúc vợ để gây áp lực buộc ông Lưu Hiểu Ba, người được tặng giải Nobel Hòa bình, phải sống lưu vong.
- Bắc cực quang (BBC) - Chùm ảnh độc giả BBC gửi về với chủ đề Bắc cực quang.
- Nhật - Campuchia bàn về tranh chấp lãnh hải ở Hoa Đông và Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Nhật Bản muốn quan điểm của mình về vấn đề tranh chấp lãnh hải được “phản ảnh một cách đúng đắn” trong các văn kiện sẽ được công bố vào tháng tới nhân cuộc họp Thượng đỉnh Đông Á ở Pnom Penh, Campuchia.
- Cha con kẹt trên núi vì đòi chủ quyền Điếu Ngư (BaoMoi) - Một ông bố Trung Quốc cùng hai đứa con mới đây được giải cứu trên núi Phú Sĩ ở Nhật Bản, sau khi mang tấm biển khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh với quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư lên ngọn núi này.
- Trung Quốc dọa Nhật, kiểm soát bãi cạn Scarborough (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trong khi Nhật cân nhắc thỏa hiệp với TQ thì TQ triển khai tên lửa hướng về Nhật, ở vùng biển Đông TQ cũng đang kiểm soát thực tế bãi cạn Scarborough là tin tức quốc tế chính ngày 10/10.
- Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn Scarborough (BaoMoi) - Một cựu quan chức ngoại giao Philippines cho biết bãi cạn Scarborough, tâm điểm của cuộc tranh chấp chủ quyền giữa nước này và Trung Quốc trong những tháng vừa qua, trên thực tế đã chịu sự kiểm soát của Trung Quốc.
- Nhật Bản tính xoa dịu Trung Quốc vụ Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - (TNO) Nhật Bản đang cân nhắc kế hoạch thừa nhận “tuyên bố chủ quyền” của Trung Quốc đối với quần đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông nhằm xoa dịu căng thẳng với Bắc Kinh, theo tin tức từ hãng tin Kyodo ngày 10.10.
- Đài Loan: Các bên tranh chấp Điếu Ngư nên đối thoại (BaoMoi) - Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, hãng tin Kyodo đưa tin, ngày 10/10 nhà lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) Mã Anh Cửu đã kêu gọi các bên đòi chủ quyền đối với các quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông gác bất đồng và bắt đầu đối thoại để đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực.
- Nhật Bản ‘xuống thang’ trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - (ĐVO) Nhật Bản đang xem xét kế hoạch làm dịu căng thẳng gia tăng với Trung Quốc bằng cách thừa nhận việc Trung Quốc có một số yêu sách chủ quyền đối với các đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông, trong khi vẫn giữ nguyên quan điểm không có tranh chấp lãnh thổ chính thức đối với các hòn đảo này.
- Khiển trách nghiêm khắc Thứ trưởng "nhỡ mồm" về Sensaku (BaoMoi) - (GDVN) - Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho hay chính phủ Nhật Bản đã khiển trách nghiêm khắc một thành viên Nội các vì đã đưa ra những tuyên bố gây tranh cãi liên quan đến nhóm đảo Senkaku.
- Trung Quốc triển khai tên lửa nhắm thẳng Nhật Bản (BaoMoi) - Đài truyền hình Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 10/10 đã phát một đoạn phim về việc Trung Quốc bố trí tên lửa Đông Phong DF-21C tại khu vực ven biển Hoa Đông, và mô phỏng việc tên lửa nhắm bắn các mục tiêu quân sự của Nhật Bản.
- Xe hơi Nhật bị tẩy chay ở Trung Quốc (BaoMoi) - TPO – Tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku khiến làn sóng tẩy chay xe Nhật tại Trung Quốc tăng mạnh, tạo điều kiện cho các hãng xe hơi khác, trong đó có Hàn Quốc.
- Tân Hoa Xã: Chính Mỹ gây ra căng thẳng Senkaku (BaoMoi) - (GDVN) - Tân Hoa Xã tuyên bố thỏa thuận “thậm thụt” này giữa Nhật Bản và Mỹ không phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.
- Nhật cân nhắc thỏa hiệp với Trung Quốc về quần đảo tranh chấp (BaoMoi) - Nhật Bản đang cân nhắc kế hoạch làm dịu căng thẳng với Trung Quốc bằng cách công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh với các đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông.
- Báo Trung Quốc 'dạy' Nhật cách hành xử tranh chấp (BaoMoi) - Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện của đội tàu hải giám và ngư chính trong vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và khuyên Nhật Bản nên làm quen với tình huống này.
- Mỹ tăng số lượng tàu ngầm đến biển Đông và biển Hoa Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Một quan chức cao cấp của hải quân Mỹ tiết lộ, do Mỹ chuyển hướng chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương nên hải quân Mỹ đã xây dựng kế hoạch cắt giảm số lượng tàu ngầm tại căn cứ hải quân ở Groton - bang Connecticut.
- Điếu Ngư/Senkaku:Nhật cân nhắc thỏa hiệp với Trung Quốc (BaoMoi) - (VTC News) – Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc thỏa hiệp với Trung Quốc bằng việc thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh với quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), theo Kyodo News.
- Doanh số ôtô Nhật Bản tại Trung Quốc giảm mạnh (BaoMoi) - Lượng xe bán ra của Toyota và Nissan đã chứng kiến mức sụt giảm lớn nhất ở Trung Quốc ít nhất kể từ năm 2008 sau khi người tiêu dùng tẩy chay ôtô Nhật Bản trong bối cảnh hai người khổng lồ châu Á này đang có những tranh chấp gay gắt về chủ quyền chuỗi đảo Điếu Ngư/Senkaku.
- “Trung Quốc đã kiểm soát thực tế bãi cạn Scarborough” (BaoMoi) - (Petrotimes) – Mới đây, một cựu quan chức ngoại giao Philippines cho biết trên thực tế, Trung Quốc đang kiểm soát bãi cạn tranh chấp Scarborough – tâm điểm căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh bấy lâu.
- Thống đốc ngân hàng TQ hủy tới Nhật vì tranh chấp (BaoMoi) - Chính phủ Trung Quốc sẽ không cử các nhà lãnh đạo tài chính cao nhất của họ tới dự các cuộc họp của Hội nghị thường niên Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) ở Tokyo, Nhật Bản, giữa lúc căng thẳng giữa hai nước xung quanh tranh chấp quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) gia tăng.
- Sức mạnh hải quân đáng gờm của Hàn Quốc (BaoMoi) - Trong khi mọi sự chú ý của thế giới tập trung vào cuộc đối đầu tiềm ẩn giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại biển Hoa Đông, một người chơi thứ ba đã xây dựng nên một hạm đội có thể coi là hùng mạnh nhất tại Đông Bắc Á.
- "Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn Scarborough" (BaoMoi) - (NLĐO)- Cựu thứ trưởng Ngoại giao Philippines Lauro Baja Jr. cho biết Bãi cạn Scarborough tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila đã thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc.
- Nhật tính xoa dịu Trung Quốc vụ quần đảo Senkaku (BaoMoi) - Các nguồn thạo tin ngày 9/10 cho biết Nhật Bản đang cân nhắc các kế hoạch nhằm xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc bằng việc thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông, trong khi vẫn bảo lưu lập trường rằng không tồn tại tranh chấp lãnh thổ chính thức nào đối với quần đảo này.
- Trung - Nhật đua nhau đẩy mạnh cuộc chiến tuyên truyền về Senkaku (BaoMoi) - (GDVN) - Nếu cứ để các nước khác nghe mỗi luận điệu tuyên truyền của Bắc Kinh rằng Nhật Bản “ăn cắp” nhóm đảo này của Trung Quốc thì tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản sẽ có thể chịu tác động tiêu cực.
- Nhật và ASEAN hợp tác phòng thủ mạng (BaoMoi) - Tàu Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày thứ chín liên tiếp.
- “Hiện đại hóa” niềm tin bằng thuốc súng? (BaoMoi) - SGTT.VN - Nhiều thập kỷ trước, chi tiêu mua sắm vũ khí ở Đông Nam Á rất ít. Thập kỷ vừa qua, chi tiêu ấy bùng nổ, tăng đến 42% từ năm 2002 đến 2011, theo viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm.
- Chinese investment creates 10,000 US jobs (Washington Post) - Increasing Chinese investment in the United States has created more than 10,000 jobs for Americans, according to a study report released by the Asia Society.
- 89% of US firms in China 'in profit' (Washington Post) - Two-thirds of companies interviewed by the US-China Business Council said revenue from their operations in China grew by 10 percent or more in the past year.
- US allowed to observe Chinese audits (Washington Post) - China and the United States have reached an agreement that will allow US authorities to observe official Chinese audits, Securities Times reported on Friday.
- Telecom giants hit back at allegations
(Washington Post) - Two telecom giants rejected as "baseless" the
findings of a US congressional investigation that accused them of posing
a national security risk.
US accusations politicized Protectionism behind groundless US accusation
- Hermes defies the trend of slipping sales (Washington Post) - Hermes is continuing to increase its presence in one of its most important markets.
- Money talks as shoppers seek status (Washington Post) - The purchasing agent has a growing presence in China and enjoys a unique position as they bring the world of retail to consumers.
- Shopping centers one-stop solution for consumers (Washington Post) - For Swire Properties, a shopping center is the thing that brings and holds everything together, including the hotel guests, the office users, business people and others.
- Intel to invest in 2 Chinese tech firms (Washington Post) - Two Chinese companies are among 10 investments totaling $40 million that US-based Intel Corp plans to make around the world, the chip maker announced.
- Great malls of China (Washington Post) - International retail developers are confident of the buying power in China at a time when retail is flat in both Europe and the United States.
- All that glitters is gold (Washington Post) - The growing appetite for jewelry, either to look prettier or to flaunt possessions, has contributed to the continuous growth in jewelry sales in China.
- Young life behind bars a mix of hope, despair (Washington Post) - A small number of media organizations were recently invited to take a tour behind the walls of Beijing Juvenile Correction Center.
- Piano-style stairs in Hangzhou (Washington Post) - Piano-style stairs in Hangzhou, capital of East China's Zhejiang province.
- Chinese couture (Washington Post) - Fashion houses have been introducing haute couture lines to China, one after another. Italian design duo Domenico Dolce and Stefano Gabbana tell Gan Tian if Chinese people are ready for such fashion.
- Road to nowhere is route to despair (Washington Post) - Traffic jams and overcrowded sites leave many feeling they hit a dead end during the holiday.
- Kraft Foods aids quake victims (Washington Post) - Kraft Foods Inc China donated 1,500 boxes of biscuits to Yiliang county of Yunnan province.
- Generals shoot with their cameras (Washington Post) - From the Gulf of Aden to snowy plateaus and outer space, these special photographers use their limited time in capturing lasting life and love.
- Urban Edens (Washington Post) - EcoG plants the seeds of a new model for gardening and seeks to beautify balconies.
- Dispute 'to hit global economy'
(Washington Post) - The fallout from the Diaoyu Islands will have
global economic consequences as the International Monetary Fund
downgraded its world outlook.
Officials say no Japan maritime deal in place
- China urges Japan back to talks (Washington Post) - A Foreign Ministry spokesman on Wednesday urged Japan to return to negotiating with China, as a recent report indicated that Japan is looking at improving bilateral ties that have been soured by a territorial dispute.
- Chinese FM inaugurates new economic cooperation dept (Washington Post) - China's Foreign Ministry inaugurated a new department on Tuesday to promote the country's international economic cooperation and safeguard national economic security.
- China, Germany to hold FM-level strategic dialogue (Washington Post) - German Foreign Minister Guido Westerwelle will visit China and attend the 3rd foreign minister-level strategic dialogue from October 11 to 13, Foreign Ministry spokesman Hong Lei announced Tuesday.
- Award-winning auditor becomes CPC delegate (Washington Post) - Zhou works as the Party chief in the Changsha branch of the accounting firm Shinewing, calling himself "an economic policemen without uniform".
- Supercomputer super stars (Washington Post) - If a Chinese supercomputer pops up in the credits at the end of a Hollywood film, don't be surprised.
- Senior mainland official meets Frank Hsieh (Washington Post) - Chinese mainland's Taiwan affairs chief Wang Yi and Frank Hsieh from Taiwan on Saturday held a meeting which was regarded as "beneficial" by both, a mainland spokesman said.
- Anti-China election talk may harm ties (Washington Post) - Harsh campaign rhetoric about China from both US presidential candidates is a big foreign policy mistake that will hurt bilateral ties.
- 18 students confirmed dead in horror landslide in Yunnan (Washington Post) - Nineteen people buried by a landslide in Yunnan province, including 18 elementary students, were confirmed dead on Friday.
Việt Nam: Căng thẳng chính trị giữa lúc khủng hoảng kinh tế
Khi một
trong những chủ ngân hàng giàu có và nổi tiếng nhất tại Việt Nam bị bắt
vào tháng Tám, một động thái đã làm thị trường chứng khoán nước này sụp
đổ, thì nơi đầu tiên đưa thông tin lại là một trang blog ít có tiếng
tăm thay vì các phương tiện truyền thông nhà nước.
Đó là
dấu hiệu đầu tiên trang mạng Quan Làm Báo hé lộ các thông tin liên quan
đến những căng thẳng giữa các lãnh đạo trong lúc quốc gia Cộng sản này
đang vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng và làm
Việt Nam mất đi hình ảnh của một nền kinh tế mới nổi nóng nhất châu Á.
Trang
mạng này có nghĩa là “cán bộ làm báo chí”, đã trở thành một trong những
trang có số lượng truy cập nhiều nhất với các bài viết chỉ trích Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, cáo buộc ông tham lam, chủ nghĩa thân hữu và quản
lý yếu kém.
Một số
các bài viết tấn công ông được đăng trên trang web và hai trang blog
khác đến từ những người bên trong [Đảng Cộng sản], theo một đảng viên từ
chối đưa danh tính và các học giả chuyên theo dõi về tình hình chính
trị bí ẩn của Việt Nam. Họ nói rằng các trang mạng phản ánh cuộc đấu đá
nội bộ dữ dội về việc làm thể nào để đối phó với vụ bê bối nợ nần của
các ngân hàng và công ty nhà nước.
Nhiều
áp lực chỉ trích rằng Việt Nam đã thất bại trong việc thích ứng với nền
kinh tế thị trường toàn cầu, các lãnh đạo hàng đầu tại Hà Nội đã bắt đầu
nhóm họp hồi tuần trước – chỉ vài ngày sau khi Moody’s hạ cấp tín dụng
của Việt Nam vì lo ngại vụ bê bối nợ nần do ngành ngân hàng gây ra có
thể buộc chính phủ phải đưa ra các gói cứu trợ khổng lồ.
Nhiều
nhà quan sát mong đợi Chủ tịch Trương Tấn Sang có thể giành lại quyền
kiểm soát chính sách phần nhiều từ phía Dũng, một cựu thống đốc ngân
hàng trung ương bị các nhà phê bình cáo buộc có quan hệ gần gũi với các
doanh nhân giàu có. Ông Dũng cũng là người có mối quan hệ chặt chẽ với
các doanh nghiệp nhà nước đang mắc nhiều sai lầm.
“Họ
phải lựa chọn một số các quyết định khó khăn”, Adam McCarty – kinh tế
gia tại công ty tư vấn Mekong Economics có trụ sở tại Việt Nam, nói về
các lãnh đạo Cộng sản. “Họ đã không còn chỗ dựa thoải mái nữa”.
“Một số
người giàu và các nhóm giàu sẽ phải xóa sổ rất nhiều tài sản và rất
nhiều của cải. Nhưng chính xác những người này là ai thì vẫn chưa rõ”,
McCarty cho biết thêm.
Suy sụp đạo đức chính trị?
Thời
gian qua ông Sang đã công khai chống lại chủ nghĩa thân hữu. Trước khi
cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương bắt đầu – cơ chế mạnh mẽ nhất của
đảng – ông đã đổ lỗi rằng những vấn đề hiện tại của Việt Nam là do suy
sụp đạo đức chính trị mà ra. Tuy nhiên, các nhà phân tích thấy rằng sự
cạnh tranh giữa Sang và Dũng là một vở kịch phần lớn nhắm vào quyền lực,
và nghi ngờ rằng cả hai đều chưa chuẩn bị tốt để đưa ra các cải cách
kinh tế mà Việt Nam đang cần.
Điều
quan trọng hiện nay là không có gì chắc chắn Việt Nam sẽ sớm kết thúc
việc thiếu minh bạch trong hệ thống ngân hàng. Đến nay thì vẫn chưa rõ
ngân hàng nào còn đủ khả năng hoạt động, ai là chủ sở hữu chúng và các
ngân hàng này cho các doanh nghiệp bên trọng nội bộ của họ vay bao nhiêu
vốn.
“Nếu
không tăng cường tính minh bạch và kỷ luật trong ngành ngân hàng thì cải
cách ngân hàng sẽ tiếp tục là một cuộc đuổi bắn”, ông Cao Sỹ Kiêm, cựu
thống đốc ngân hàng nhà nước và hiện là thành viên Hội đồng Tư vấn Tiền
tệ và Tài chính Quốc gia nói.
Việc
Moody’s hạ cấp tín dụng là đòn mới nhất đối với cựu ngôi sao kinh tế
trong khu vực Đông Nam Á giữa lúc nước này đang hứng chịu cảnh tín dụng
ngày càng xấu đi, để lại khoản nợ khổng lồ và nền kinh tế mất thăng
bằng.
Việt
Nam thúc đẩy cuộc cải cách lần đầu tiên vào những năm 1980, sau đó tăng
trưởng kinh tế lên đến 8,5% vào năm 2007. Nhưng riêng năm nay, chính phủ
dự báo tăng trưởng chỉ ở mức 5,2% – thấp hơn mục tiêu được đề lúc ban
đầu là 6,0–6,5%. Trong khi phần lớn các nước Đông Nam Á đang thu hút mức
đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn so với những nơi khác, riêng trong
chín tháng đầu năm thì vốn FDI đổ vào Việt Nam đã giảm 1,2% so với năm
trước đây.
Bất động sản sụt giảm
Các
ngân hàng hiện nay đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi bất động sản sụt giảm
và nợ nần của các doanh nghiệp nhà nước. Dựa trên các số liệu gần đây
của ngân hàng nhà nước thì tổng số nợ xấu được ước tính lên đến 15,6 tỷ
USD. Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng con số này trong thực tế thì
cao hơn rất nhiều.
Trong
khi đó, làm sạch các khoản nợ xấu này cần phải có các gói cứu trợ tài
chính nhưng kế hoạch 5 tỷ USD dành để giải quyết nợ từ ngân hàng trung
ương và một kế hoạch riêng do Bộ Tài chính đề xuất đến nay đã bị đình
trệ.
Một dấu
hiệu đã làm vấn đề này trở nên tồi tệ hơn là các ngân hàng thương mại
đã thất bại trong việc chuyển tải lại lãi xuất cắt giảm 5% mà ngân hàng
trung ương đã thực hiện trong năm nay. Thay vì giải ngân số tiền mới và
cộng thêm nguy cơ vào đống nợ, các ngân hàng đã phân phối kinh phí cho
các doanh nghiệp triển vọng giữa lúc tình hình không mấy khả quan.
Tiền
gửi vào ngân hàng đã tăng 11% trong tám tháng đầu năm nay, trong khi tín
dụng chỉ tăng 1,4% so với một năm trước đó – đây là cú sốc đối với một
nền kinh tế có chỉ số tăng trưởng tín dụng hai con số hàng năm trong
vòng một thập kỷ qua.
“Đây là
thời điểm rất khó khăn để vay mượn tiền. Đây thời gian khó khăn nhất
trong những năm qua”, Tòng Trọng Nghĩa nói, giám đốc công ty nội thất
gồm 70 nhân viên ở tình Bắc Ninh, khoảng 30 km (18 dặm) về hướng đông
của Hà Nội .
Nghĩa cho biết sản lượng của công ty ông đã giảm 40% trong năm nay và sản xuất tại nhiều doanh nghiệp khác đã đi vào bế tắc.
Đây
cũng chưa hẳn là một cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn diện nhưng sự trì
trệ như hiện nay là một mối nguy hiểm lớn nếu không có các chính sách
cải cách táo bạo để đối phó với các khoản nợ xấu và làm sáng tỏ thực
trạng hệ thống ngân hàng.
Vết nứt chính trị?
Chính
quyền đã hành động khá ấn tượng đối với Nguyễn Đức Kiên hồi tháng Tám
vừa qua, người sáng lập Ngân hàng Thương mại châu Á (ACB). Tuy nhiên, có
vẻ như tội danh gian lận kinh doanh đối với ông Kiên lại là một động
thái phản ánh những căng thẳng giữa các lãnh đạo [Đản Cộng sản] ở cấp
thượng tầng.
Các nhà
phân tích chính trị nói rằng Kiên có mối quan hệ gần gũi với Dũng, và
việc bắt giữ ông như một nỗ lực nhằm phá hoại thủ tướng, người đã mở
rộng quyền lực sau khi nhậm chức vào năm 2006.
Sự xuất
hiện của Quan Làm Báo và các blog khác như – Dân Làm Báo và Biển Đông –
đã ngầm gây thêm căng thẳng về tình hình chính trị tại nước này.
Mặc dù
Dũng chỉ trích công khai vào tháng Chín rằng các trang mạng này là “âm
mưu xấu xa của các thế lực thù địch”, nhưng ba trang mạng cho đến nay
vẫn tiếp tục đăng bài. Việc này làm một số người nghi ngờ rằng đối thủ
của ông Dũng trong Đảng Cộng sản có thể đang tham gia vào các trang mạng
trên.
Đó sẽ
là một sự mỉa mai tột đỉnh trong một đất nước mà các blogger phải đối
mặt với các án tù dài hạn vì ra mặt chỉ trích chính phủ.
Quan
Làm Báo còn có các bài viết đầy bóng gió và sử dụng các thuật ngữ đề cập
đến Dũng là “3D”, “quái vật” và “y tá” – vai trò cuối cùng của ông
trong thời gian chiến tranh Việt Nam.
Một số bài viết khác đã chí trích Dũng vì ông hỗ trợ các ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả.
“Người
Việt Nam có thể thấy rõ rằng Bộ Chính trị đã có những sai lầm nghiêm
trọng trong việc tiếp tục nhân nhượng 3D”, một trong các bài viết hồi
tuần trước cho biết, và thêm rằng ông đã trở thành một con quái vật mà
không ai có thể kiểm soát được”.
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Grudgings Stuart, Reuters
Lê Anh Hùng - “Tính đảng” trong nhân dân
Như chúng ta đều biết, Đảng CSVN vẫn tự vỗ ngực là đại diện cho cả
giai cấp công nhân lẫn dân tộc Việt Nam, đồng thời quả quyết là nó vừa
mang tính giai cấp lại vừa mang tính nhân dân.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả không dám bàn đến “tính nhân dân” trong Đảng, bởi đây là sở trường của các nhà lý luận siêu việt của Đảng; thế gian này thật khó mà tìm ra ai đó có thể thuyết giảng hay hơn họ về những chủ đề kiểu như vậy, trong khi người viết thì vừa chưa phải là đảng viên lại vừa hạn hẹp về tri thức. Ở đây, tác giả chỉ muốn bàn đến một khía cạnh theo chiều ngược lại – đó là “tính Đảng” trong nhân dân.
Trong văn học Việt Nam, thời Nghiêu-Thuấn thường được dùng làm điển cố để miêu tả thời kỳ thái bình thịnh trị: thời kỳ mà trong nhà chẳng ai đóng cửa, ngoài đường chẳng ai lượm của rơi. Người ta cho rằng điều đó chính là nhờ ân-đức của hai vua Nghiêu-Thuấn phủ khắp thiên hạ và thấm nhuần đến từng người dân.
Người Việt Nam chúng ta ngày nay xem ra cũng chẳng kém may mắn so với các thần dân của triều đại Nghiêu-Thuấn khi xưa là mấy. Suốt 2/3 thế kỷ qua, Đảng Cộng sản VN, “đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành với quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, đã đưa cách mạng Việt Nam “đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”, chính nhờ có Đảng mà chúng ta mới có được như ngày hôm nay – đó là những gì mà bộ máy tuyên truyền của Đảng hàng ngày vẫn ra rả vào tai các thần dân may mắn của nó.
Những gì mà Đảng đã đem lại cho đất nước này thật khó mà kể ra cho hết. Ở đây, tác giả chỉ xin nêu ra một vài “thành tựu” nho nhỏ thôi, chẳng hạn như (i) theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì GDP (tổng sản phẩm quốc nội) đầu người năm 2011 của Việt Nam là 1.374USD, đứng thứ 141/183 nước, nghĩa là Việt Nam “vinh dự” được nằm trong nhóm ¼ số nước nghèo nhất trên thế giới; (ii) theo bản Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2012-2013 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thì trong 5 nhóm nước xếp theo trình độ phát triển, thật “tự hào” khi Việt Nam đến nay vẫn nằm ở nhóm có trình độ phát triển thấp kém nhất; (iii) trong bảng Chỉ số Đổi mới/Sáng tạo Toàn cầu năm 2012 của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), đáng “phấn khởi” là Việt Nam chúng ta lại đứng thứ 76/141 nước và hơn thế, bảng xếp hạng mấy năm qua còn cho thấy trí tuệ quốc gia Việt Nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và theo chiều hướng ngày càng chìm sâu, lùi xa so với láng giềng; v.v. và v.v.
Trên đây, tác giả chỉ mới kể sơ qua về cái “ân” của Đảng đối với đất nước. Đương nhiên, để đạt được những “thành tựu” khiến bao nước khác phải “ghen tị” như vậy thì cái “đức” của Đảng phải thấm nhuần tới từng người dân nói riêng và cả xã hội nói chung rồi. Bởi thế nên Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã khẳng định chắc nịch, “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, còn Đảng thì vẫn luôn khiêm tốn cho rằng “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Dưới đây, tác giả xin mạo muội liệt kê một vài “phẩm tính cao quý” của Đảng, hay nói theo ngôn ngữ cao siêu của các nhà lý luận mácxít-lêninnít là “tính Đảng”, đang ngày càng thấm nhuần vào xã hội Việt Nam và nhào nặn nên một thời đại có một không hai trong lịch sử dân tộc – “thời đại Hồ Chí Minh”.
Tinh thần “hạ đạp pháp luật”
Điều đầu tiên mà hầu như người Việt Nam nào hiện nay cũng nghĩ đến khi dính vào chuyện “đáo tụng đình” có lẽ là “chạy”: “chạy” Công an, “chạy” Viện Kiểm sát, “chạy” Toà án, “chạy” đến “ông nọ, bà kia”, v.v. Và kết quả dường như chẳng mấy khi phụ “lòng tin” vào pháp luật của họ.
Cảnh người tham gia giao thông cứ ngang nhiên vượt đèn đỏ mỗi khi không thấy bóng dáng cảnh sát chính là bức tranh thu nhỏ về ý tinh thần “hạ đạp pháp luật” của người dân Việt Nam hiện nay. Nếu ai đó cho rằng điều này là do “dân trí” hay “ý thức của người tham gia giao thông” thì xem ra họ chẳng hiểu chút gì về “tính Đảng” trong nhân dân cả. Blogger Anh Ba Sàm từng kể lại câu chuyện đáng suy ngẫm: “Sau 1975, có những thứ mà Sài Gòn, miền Nam làm cho hắn rất lạ và không thể quên. Một đêm, chạy xe máy về nhà (ông cậu), tới ngã tư đèn đỏ, ngó hai bên đường vắng hoe, hắn rồ ga tính vọt thẳng. Bất ngờ nghe bên tai tiếng thắng xe cái rẹc, liếc qua thấy ông lão với chiếc xích lô trống không. Quê quá, phải dừng theo! Nhiều năm sau, ở Hà Nội, tại những ngã tư đông đúc như Tràng Tiền – Hàng Bài, ngoài một chú cảnh sát đứng bục, thường phải có thêm 4 chú cầm gậy chặn bốn phía, lùa, đuổi mà cũng không xuể.” Thử hỏi, sự “biến chuyển” ngoạn mục đó nếu không phải là nhờ Đảng thì còn ai vào đây?
Vì Đảng trước sau như một vẫn cho rằng mình là sự lựa chọn của lịch sử nên ngay cả Hiến pháp Đảng cũng coi như mớ giấy lộn chứ đừng nói gì đến pháp với chả luật. Vở tuồng “chỉnh đốn Đảng” đang diễn ra “gay cấn” giữa bốn bức tường của những phòng họp kín đáo kèm theo những cuộc “vận động” hay “mặc cả” bí mật khác là một bằng chứng nữa cho thấy ở cái xứ sở “dân chủ gấp vạn lần tư bản” này, pháp luật chỉ là một món đồ trang sức rẻ tiền của Đảng mà thôi.
Văn hoá “nói dzậy mà không phải dzậy”
Báo Tuổi Trẻ ngày 6/10 vừa qua đăng bài “Chập chững vào đời đã nghe nói dối”, trong đó có đoạn: “Ở nước ta, giả dối đúng là một thứ ‘bệnh di căn’ khó chữa. Ngay từ khi chưa kịp lớn, hàng triệu trẻ em đã bị ‘nhiễm’ bệnh này rồi.”
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên ngày 20/5/2006, ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đã phát biểu: “Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống… Nói dối hằng ngày nên thành thói quen. Thói quen đó lặp lại nhiều lần thành ‘đạo đức’, mà cái ‘đạo đức’ đó là rất mất đạo đức.”
Nhà văn Nguyễn Khải (1930-2008) thì viết trong tuỳ bút nổi tiếng “Đi tìm cái Tôi đã mất” (2006): “Người cầm quyền cấp cao nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ hồ, càng nói mơ hồ càng được đánh giá là chín chắn. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân. Rồi nói về cần kiệm liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lẻm, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra… Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền hỏi.”
Tạo ra nếp văn hoá tiên tiến “nói dzậy mà không phải dzậy” như thế nếu không phải là “công lao” của Đảng thì là của ai đây? Và nét văn hoá “đậm đà bản sắc của Đảng” đó chẳng phải là sự thể hiện “tính Đảng” trong nhân dân hay sao?!
Lòng căm thù đồng loại sâu sắc
Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay đang thực sự là nỗi khiếp đảm của người dân Việt Nam. Người ta cứ thản nhiên đầu độc đồng bào của mình mà dường như chẳng hề cảm thấy “áy náy” gì cả: chất tạo nạc nguy hại trong chăn nuôi, hàn the trong giò chả, rau quả sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng hay thuốc bảo vệ thực vật độc hại, rồi thịt gia súc/gia cầm dịch bệnh hay đã bốc mùi hôi thối vẫn được tiêu thụ, v.v. Bên cạnh đó, tình trạng trộm, cướp, đâm, chém, giết, hiếp, v.v. vẫn đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng đáng báo động. Trong lịch sử dân tộc, chắc chắn là chưa bao giờ người Việt Nam lại tỏ ra căm thù chính đồng bào của mình một cách sâu sắc đến vậy. Và nếu như nền thái bình thời Nghiêu-Thuấn là nhờ ân đức của hai bậc minh quân này thì rõ ràng chẳng ai đủ tư cách mà nhảy vào đây để “tranh công” với Đảng cả. Thực tế trên có lẽ là hiệu ứng từ những “chủ trương lớn” trước kia của Đảng như “Trí-phú-địa-hào/Đào tận gốc, trốc tận rễ” và “Cải cách Ruộng đất” hay nỗi ám ảnh nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch” hiện nay của họ.
Nếu người dân Việt Nam cứ đợi dài cổ suốt 2/3 thế kỷ qua mà vẫn chẳng thấy tăm hơi của chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản như lời hứa hẹn hết lần này đến lần khác của Đảng ở đâu thì cũng đừng thắc mắc làm gì. Tương lai chỉ là sự phát triển cao của quá khứ và hiện tại; xã hội Việt Nam nói chung và mỗi người dân Việt Nam nói riêng vẫn đang ngày càng thấm nhuần những “phẩm tính cao quý” của Đảng (hay “tính Đảng”) đấy thôi. Đó mới là điều thực sự quan trọng. Tuy hai thiên đường trên mặt đất kia chưa kịp đến với chúng ta nhưng được sống dưới sự lãnh đạo của một chính đảng vẫn tự vỗ ngực “là đạo đức, là văn minh” trong “thời đại Hồ Chí Minh” như hiện nay thì cũng chẳng khác gì thời Nghiêu-Thuấn khi xưa cả. Đấy chẳng phải là “hồng phúc” của dòng giống “con Rồng cháu Tiên” hay sao?!
© Lê Anh Hùng
© Đàn Chim Việt
Trong phạm vi bài viết này, tác giả không dám bàn đến “tính nhân dân” trong Đảng, bởi đây là sở trường của các nhà lý luận siêu việt của Đảng; thế gian này thật khó mà tìm ra ai đó có thể thuyết giảng hay hơn họ về những chủ đề kiểu như vậy, trong khi người viết thì vừa chưa phải là đảng viên lại vừa hạn hẹp về tri thức. Ở đây, tác giả chỉ muốn bàn đến một khía cạnh theo chiều ngược lại – đó là “tính Đảng” trong nhân dân.
Trong văn học Việt Nam, thời Nghiêu-Thuấn thường được dùng làm điển cố để miêu tả thời kỳ thái bình thịnh trị: thời kỳ mà trong nhà chẳng ai đóng cửa, ngoài đường chẳng ai lượm của rơi. Người ta cho rằng điều đó chính là nhờ ân-đức của hai vua Nghiêu-Thuấn phủ khắp thiên hạ và thấm nhuần đến từng người dân.
Người Việt Nam chúng ta ngày nay xem ra cũng chẳng kém may mắn so với các thần dân của triều đại Nghiêu-Thuấn khi xưa là mấy. Suốt 2/3 thế kỷ qua, Đảng Cộng sản VN, “đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành với quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, đã đưa cách mạng Việt Nam “đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”, chính nhờ có Đảng mà chúng ta mới có được như ngày hôm nay – đó là những gì mà bộ máy tuyên truyền của Đảng hàng ngày vẫn ra rả vào tai các thần dân may mắn của nó.
Những gì mà Đảng đã đem lại cho đất nước này thật khó mà kể ra cho hết. Ở đây, tác giả chỉ xin nêu ra một vài “thành tựu” nho nhỏ thôi, chẳng hạn như (i) theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì GDP (tổng sản phẩm quốc nội) đầu người năm 2011 của Việt Nam là 1.374USD, đứng thứ 141/183 nước, nghĩa là Việt Nam “vinh dự” được nằm trong nhóm ¼ số nước nghèo nhất trên thế giới; (ii) theo bản Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2012-2013 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thì trong 5 nhóm nước xếp theo trình độ phát triển, thật “tự hào” khi Việt Nam đến nay vẫn nằm ở nhóm có trình độ phát triển thấp kém nhất; (iii) trong bảng Chỉ số Đổi mới/Sáng tạo Toàn cầu năm 2012 của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), đáng “phấn khởi” là Việt Nam chúng ta lại đứng thứ 76/141 nước và hơn thế, bảng xếp hạng mấy năm qua còn cho thấy trí tuệ quốc gia Việt Nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và theo chiều hướng ngày càng chìm sâu, lùi xa so với láng giềng; v.v. và v.v.
Trên đây, tác giả chỉ mới kể sơ qua về cái “ân” của Đảng đối với đất nước. Đương nhiên, để đạt được những “thành tựu” khiến bao nước khác phải “ghen tị” như vậy thì cái “đức” của Đảng phải thấm nhuần tới từng người dân nói riêng và cả xã hội nói chung rồi. Bởi thế nên Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã khẳng định chắc nịch, “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, còn Đảng thì vẫn luôn khiêm tốn cho rằng “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Dưới đây, tác giả xin mạo muội liệt kê một vài “phẩm tính cao quý” của Đảng, hay nói theo ngôn ngữ cao siêu của các nhà lý luận mácxít-lêninnít là “tính Đảng”, đang ngày càng thấm nhuần vào xã hội Việt Nam và nhào nặn nên một thời đại có một không hai trong lịch sử dân tộc – “thời đại Hồ Chí Minh”.
Tinh thần “hạ đạp pháp luật”
Điều đầu tiên mà hầu như người Việt Nam nào hiện nay cũng nghĩ đến khi dính vào chuyện “đáo tụng đình” có lẽ là “chạy”: “chạy” Công an, “chạy” Viện Kiểm sát, “chạy” Toà án, “chạy” đến “ông nọ, bà kia”, v.v. Và kết quả dường như chẳng mấy khi phụ “lòng tin” vào pháp luật của họ.
Cảnh người tham gia giao thông cứ ngang nhiên vượt đèn đỏ mỗi khi không thấy bóng dáng cảnh sát chính là bức tranh thu nhỏ về ý tinh thần “hạ đạp pháp luật” của người dân Việt Nam hiện nay. Nếu ai đó cho rằng điều này là do “dân trí” hay “ý thức của người tham gia giao thông” thì xem ra họ chẳng hiểu chút gì về “tính Đảng” trong nhân dân cả. Blogger Anh Ba Sàm từng kể lại câu chuyện đáng suy ngẫm: “Sau 1975, có những thứ mà Sài Gòn, miền Nam làm cho hắn rất lạ và không thể quên. Một đêm, chạy xe máy về nhà (ông cậu), tới ngã tư đèn đỏ, ngó hai bên đường vắng hoe, hắn rồ ga tính vọt thẳng. Bất ngờ nghe bên tai tiếng thắng xe cái rẹc, liếc qua thấy ông lão với chiếc xích lô trống không. Quê quá, phải dừng theo! Nhiều năm sau, ở Hà Nội, tại những ngã tư đông đúc như Tràng Tiền – Hàng Bài, ngoài một chú cảnh sát đứng bục, thường phải có thêm 4 chú cầm gậy chặn bốn phía, lùa, đuổi mà cũng không xuể.” Thử hỏi, sự “biến chuyển” ngoạn mục đó nếu không phải là nhờ Đảng thì còn ai vào đây?
Vì Đảng trước sau như một vẫn cho rằng mình là sự lựa chọn của lịch sử nên ngay cả Hiến pháp Đảng cũng coi như mớ giấy lộn chứ đừng nói gì đến pháp với chả luật. Vở tuồng “chỉnh đốn Đảng” đang diễn ra “gay cấn” giữa bốn bức tường của những phòng họp kín đáo kèm theo những cuộc “vận động” hay “mặc cả” bí mật khác là một bằng chứng nữa cho thấy ở cái xứ sở “dân chủ gấp vạn lần tư bản” này, pháp luật chỉ là một món đồ trang sức rẻ tiền của Đảng mà thôi.
Văn hoá “nói dzậy mà không phải dzậy”
Báo Tuổi Trẻ ngày 6/10 vừa qua đăng bài “Chập chững vào đời đã nghe nói dối”, trong đó có đoạn: “Ở nước ta, giả dối đúng là một thứ ‘bệnh di căn’ khó chữa. Ngay từ khi chưa kịp lớn, hàng triệu trẻ em đã bị ‘nhiễm’ bệnh này rồi.”
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên ngày 20/5/2006, ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đã phát biểu: “Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống… Nói dối hằng ngày nên thành thói quen. Thói quen đó lặp lại nhiều lần thành ‘đạo đức’, mà cái ‘đạo đức’ đó là rất mất đạo đức.”
Nhà văn Nguyễn Khải (1930-2008) thì viết trong tuỳ bút nổi tiếng “Đi tìm cái Tôi đã mất” (2006): “Người cầm quyền cấp cao nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ hồ, càng nói mơ hồ càng được đánh giá là chín chắn. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân. Rồi nói về cần kiệm liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lẻm, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra… Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền hỏi.”
Tạo ra nếp văn hoá tiên tiến “nói dzậy mà không phải dzậy” như thế nếu không phải là “công lao” của Đảng thì là của ai đây? Và nét văn hoá “đậm đà bản sắc của Đảng” đó chẳng phải là sự thể hiện “tính Đảng” trong nhân dân hay sao?!
Lòng căm thù đồng loại sâu sắc
Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay đang thực sự là nỗi khiếp đảm của người dân Việt Nam. Người ta cứ thản nhiên đầu độc đồng bào của mình mà dường như chẳng hề cảm thấy “áy náy” gì cả: chất tạo nạc nguy hại trong chăn nuôi, hàn the trong giò chả, rau quả sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng hay thuốc bảo vệ thực vật độc hại, rồi thịt gia súc/gia cầm dịch bệnh hay đã bốc mùi hôi thối vẫn được tiêu thụ, v.v. Bên cạnh đó, tình trạng trộm, cướp, đâm, chém, giết, hiếp, v.v. vẫn đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng đáng báo động. Trong lịch sử dân tộc, chắc chắn là chưa bao giờ người Việt Nam lại tỏ ra căm thù chính đồng bào của mình một cách sâu sắc đến vậy. Và nếu như nền thái bình thời Nghiêu-Thuấn là nhờ ân đức của hai bậc minh quân này thì rõ ràng chẳng ai đủ tư cách mà nhảy vào đây để “tranh công” với Đảng cả. Thực tế trên có lẽ là hiệu ứng từ những “chủ trương lớn” trước kia của Đảng như “Trí-phú-địa-hào/Đào tận gốc, trốc tận rễ” và “Cải cách Ruộng đất” hay nỗi ám ảnh nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch” hiện nay của họ.
Nếu người dân Việt Nam cứ đợi dài cổ suốt 2/3 thế kỷ qua mà vẫn chẳng thấy tăm hơi của chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản như lời hứa hẹn hết lần này đến lần khác của Đảng ở đâu thì cũng đừng thắc mắc làm gì. Tương lai chỉ là sự phát triển cao của quá khứ và hiện tại; xã hội Việt Nam nói chung và mỗi người dân Việt Nam nói riêng vẫn đang ngày càng thấm nhuần những “phẩm tính cao quý” của Đảng (hay “tính Đảng”) đấy thôi. Đó mới là điều thực sự quan trọng. Tuy hai thiên đường trên mặt đất kia chưa kịp đến với chúng ta nhưng được sống dưới sự lãnh đạo của một chính đảng vẫn tự vỗ ngực “là đạo đức, là văn minh” trong “thời đại Hồ Chí Minh” như hiện nay thì cũng chẳng khác gì thời Nghiêu-Thuấn khi xưa cả. Đấy chẳng phải là “hồng phúc” của dòng giống “con Rồng cháu Tiên” hay sao?!
© Lê Anh Hùng
© Đàn Chim Việt
Chiếc áo nịt vàng hay cơ chế chính trị?
Có một chương trong cuốn sách "The Lexus and Olive Tree" của tác giả
Thomas L. Friedman, nói về một chiếc áo nịt bằng vàng. Chiếc áo nịt đó
là cơ chế thị trường tự do, hạn chế khả năng can thiệp của chính phủ vào
nền kinh tế. Và điều đó đã giúp các nước kém phát triển đẩy nhanh tốc
độ thịnh vượng và thu nhập của mỗi người dân. Nhưng song song đó cũng là
một thách thức đối với các thể chế chính trị độc tôn như chính lời tác
giả nói “Kinh tế tăng tiến và chính trị xẹp đi”. Mà điển hình ta có thể
thấy ngay bây giờ là một đất nước láng giềng với VN . Myanma, một đất
nước đã giám từ bỏ thể chế quân phiệt độc tôn để đến một xã hội tự do và
cởi mở. Liệu VN, một đất nước đang trên đà đi xuống từ cả 2 phía Chính
Trị và Kinh Tế , có dám mang vào mình chiếc nịt bằng vàng đó để có thể
vực dậy đất nước đang quằn quại vì những bất ổn của xã hội từ nền kinh
tế yêu kém ?
Thể chế chính trị VN ngày hôm nay đã khác rất xa cách đây 30 năm. Khi
đó, một xã hội thuần CNCS vẫn còn được nuôi dưỡng , nhưng tình trạng bất
ổn về kinh tế đã buộc chính phủ phải mở cửa và tư nhân hóa một số ngành
trọng yếu. Nói đúng hơn là hình thái CNTB đã được điều tiết bởi CNCS!
Và cơ chế này đã tạo ra những nhóm lợi ích cá nhân hay những tập đoàn
nhà nước khổng lồ trong các kỹ nghệ quan trọng bậc nhất của quốc gia.
Đầu giữa năm 2007 có lẽ là đỉnh điểm thăng hoa của nền kinh tế VN, khi
đất nước này trở thành điểm sáng thu hút đầu tư và phát triển, tốc độ
tăng trưởng đạt gần 8% một năm làm cho VN gần như trở thành một con hổ
mới ở Châu Á, những cam kết về tự do mậu dịch làm cho nguồn vốn đổ vào
VN không ngừng, và nâng uy tín của nhà cầm quyền tại VN trong con mắt
của các nhà đầu tư.
Nhưng một năm sau đó, mọi tình hình đã quay ngoắt 180 độ với cuộc khủng
hoảng kinh tế của thế giới và tình trạng tham nhũng trầm kha khiến cho
sự rạn nứt trong nội bộ nhà cầm quyền tại VN ngày càng sâu hơn. Vinashin
với cơ chế như một cheybol của Hàn Quốc , được xem như là “quả đấm
thép” của VN đã tan biến gần với 4 tỷ USD , nay chỉ còn là một hãng
xưởng tạm bợ. Các tập đoàn nhà nước như EVN, PetroVN liên tục báo cáo
thua lỗ nhưng lại đẻ ra hàng trăm công ty con trong các chuyên ngành mà
chẳng dính dáng gì tới chuyên môn kinh doanh của mình như địa ốc, chứng
khoán, du lịch và đương nhiên là mức ban thưởng cho giới lãnh đạo ở các
tập đoàn này là một con số quá khủng. Gần đây với Vinalines , chủ tịch
của doanh nghiệp nhà nước này đã bị bắt giữ với tội danh tham nhũng.
Nhưng trớ trêu thay doanh nghiệp đó lại từng được chủ tịch nước đi thăm
viếng và quan sát.
Lạm phát của VN, tính tới thời điểm này đã lên tới 2 con số , sắp xĩ 20%
kèm theo đó là hệ thống bất ổn của ngân hàng làm cho hàng chục ngàn
doanh nghiệp tư nhân phải phá sản. Nhưng có lẽ điêu đứng nhất chính là
người dân, một đất nước với 18% dân số tương đương với 16 triệu người
thu nhập dưới 2USD/ngày thì quả thật đây là một cơn ác mộng. Lạm phát
quá cao đã gặm nhấm hầu hết vào thu nhập của mỗi người dân, khi đồng
tiền càng ngày càng mất giá trị và sức mua. Giá cả các mặt hàng thiết
yêu lại tăng không “ngừng nghĩ” khiến cho hàng chục triệu người dân phải
quằn mình dưới cơn bảo giá đặc biệt là xăng dầu. Tình trạng đình công,
ngộ độc thực phẩm, đầu cơ và thất nghiệp là diễn biến xãy ra thường
xuyên tại VN.
Điều quan trọng bật nhất và cũng là mối quan tâm lớn nhất của nhà cầm
quyền tại VN bây giờ chính là kinh tế, điều đó không chỉ là sự bình yên
của xã hội mà còn chính là sự tồn vong của Đảng CS. Vì đơn giản một điều
rằng, nếu nhà cầm quyền tại VN không thể cải thiện được đời sống đang
bế tắc của người dân thì chắc chắn rằng một cuộc bạo loạn sẽ rất có thể
xãy ra. Những tiếng nói trái chiều đã được vang lên, nhưng rồi sau đó
lại chìm lụi vào quên lãng bằng sự đàn áp và bỏ tù. Các nước tây phương
vẫn đang theo dõi sự dân chủ và tự do tại VN, đã có thời kì nguồn đầu tư
tăng thật mạnh từ phương tây đặc biệt là Mỹ. Nhưng tham nhũng và quan
liêu đã làm cho nguồn đầu tư ấy càng ngày càng giảm đi. Và khi bước vào
thời kì khó khăn như hiện nay , thì VN lại quay sang người bạn phương
bắc TQ để nhờ sự giúp đỡ về kinh tế và chính trị. Một điều rất rõ ràng
là TQ sẽ không bao giờ để VN thoát ra khỏi vòng cương tỏa của mình, vì
đó là một hậu cần không những là chính trị mà còn là những lợi ích về
kinh tế và tài nguyên. Những cuộc biểu tình phản đối sự xâm lăng của TQ
đã bị loại bỏ, và đỉnh điểm của vụ việc này là một bản án tù dành cho ba
nhà blogger yêu nước. Đàn áp và bắt bớ xãy ra nhiều hơn, các bản án tù
ngày càng nặng hơn như là một hình thức làm dịu lòng người bạn TQ?
Đầu tháng Mười , hội nghị trung ương của Đãng CS cầm quyền tại VN diễn
ra bất thường, không một thông báo và cũng chẳng được công khai. Mọi thứ
có vẽ đang rất gấp rút trong thời gian này, để quyết định xem tương lai
chính trị và kinh tế của VN sẽ đi về. Một câu hỏi mà sẽ có rất nhiều
người được đặt ra trong bối cảnh hiện nay dành cho Đãng CSVN là – Kinh
tế với sự tự do và dân chủ hay là sự tồn vong của cơ chế chính trị?
Lucifer
(XCafe
Thử thách cuối cùng của ông Ba Dũng?
Đảng
Cộng sản Việt Nam đang họp những ngày cuối của Hội nghị Trung ương 6
(khóa XI), ông Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, ngày 04/10/2012,
có một bài nhận định về cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng CSVN và tương lai
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sau đây là bản lược dịch một phần trích
trong bài “Việt Nam: thử thách cuối cùng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? (Vietnam: Showdown for Prime Minister Nguyen Tan Dung?”)
Ai có thể thay Nguyễn Tấn Dũng nếu ông bị loại?
Từ khi thống nhất đến nay, phó thủ tướng thứ nhất luôn luôn trở thành thủ tướng khi thủ tướng về hưu. Hiện nay có bốn phó thủ tướng, tất cả đều do thủ tướng Dũng chọn: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân và Vũ Văn Ninh. Không ai trong số bốn người này được chỉ định làm phó thủ tướng thứ nhất. Đứng đầu danh sách này, ông Phúc, nguyên chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, là người thân với thủ tướng và cũng là phó thủ tướng duy nhất là ủy viên Bộ Chính trị.
Nếu
thủ tướng Dũng bị loại, liệu những người chỉ trích ông có chấp nhận
việc thăng chức một trong những người đã được ông đỡ đầu hay không? Một
tin đồn cho rằng cựu phó thủ tướng, đương kim chủ tịch Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, ủy viên Bộ Chính trị, ông Nguyễn Sinh Hùng, có thể được chỉ
định làm quyền thủ tướng.
Khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới được bổ nhiệm, ông đã tìm cách giảm số phó thủ tướng và bổ nhiệm thêm hai ứng viên của ông (Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân). Đề nghị của ông Dũng đã gây ra va chạm và sau cùng, số phó thủ tướng tăng từ ba lên năm người. Một trong những phó thủ tướng mà ông Dũng tìm cách loại ra là ông Nguyễn Sinh Hùng. Là ủy viên Bộ Chính trị, ông Hùng được biết là người chỉ trích cách ông Dũng giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008; cuộc khủng hoảng kinh tế đó bắt đầu với tình trạng lạm phát phi mã và tác động của cuộc Khủng hoảng Tài chánh Thế giới.
2/10/2012 - Câu hỏi 1: Ông đã viết, “Có tin đồn cho rằng một số thông tin này nằm trong các tập hồ sơ của Bộ Công an.” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm soát Công an. Có tin tại Hà Nội cho rằng rằng quân đội, chứ không phải là cảnh sát, đã bắt giữ Nguyễn Đức Kiên của Ngân hàng Thương mại châu Á vì lý do này.
Carl Thayer (CT): Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Lê Hồng Anh, cựu Bộ trưởng Bộ Công an (BTCA), thân thiết với nhau. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm trả lời trước Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, tôi cho rằng vì Dũng đã có thời gian làm việc ở Bộ Công an nên đã tiếp tục có mối quan hệ thân thiết. Nhưng các thông tin chi tiết trong những trang Danlambao và Quanlambao đến từ đâu? Tôi suy đoán rằng một phần lớn (hoặc đa số) lộ dạng ngay trong Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã được lệnh phải hành động. Áp lực đến từ nội bộ đảng. Tôi cũng đã nghe tin về việc quân đội giam giữ Kiên. Tôi rất nghi ngờ điều này.
03 tháng 10 - Câu hỏi 2: Khả năng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị bãi nhiệm ra sao? Và nếu khả năng đó cao, ông nghĩ phe phía nào đã thành công trong việc loại ông ấy?
CT: Tôi không nghĩ rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị loại. Có khả năng Đảng sẽ giám sát lớn nhiều hơn và kiểm soát các chính sách của ông Dũng và rút lại một số quyền hành của ông ấy.
Câu hỏi 3: Ông nghĩ gì về tin đồn cho rằng Nguyễn Sinh Hùng có thể là một trong những những người sẽ thay ông Dũng?
CT: Nếu Thủ tướng Dũng bị bãi nhiệm thì người kế nhiệm ông có thể là một trong các Phó Thủ tướng Chính phủ. Chuyển Nguyễn Sinh Hùng từ vai trò Chủ tịch Ban Thường vụ Quốc hội sẽ tạo ra một ghế trống cần có người thay. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là Hội nghị Trung ương lần này sẽ kết thúc vào ngày 15 tháng 10 và phiên họp tiếp đó của Quốc hội sẽ xảy ra một tuần sau đó. Nếu Việt Nam muốn thay đổi lãnh đạo thì đây là thời gian tốt nhất để thực hiện vì bất kỳ quyết định nào của Đảng có thể được Quốc hội phê chuẩn ngay lập tức.
Câu hỏi 4: Có bao nhiêu người trong Ban chấp hành Trung ương?
CT: Có 200 thành viên của Ban Chấp hành Trung ương, 175 ủy viên chính thức (có quyền biểu quyết) và 25 ủy viên dự khuyết (không có quyền biểu quyết).
Câu hỏi 5: Trong Quốc hội, Ủy ban Thường vụ (hoặc các Uỷ ban khác) thường họp như thế nào? Theo sự hiểu biết của tôi là họ họp ít nhất hai lần mỗi năm. Nếu vậy, có cần phải nhịp nhàng với các cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản hay không?
CT:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp khoảng mỗi tháng một lần. UBTVQH
họp khóa 7 vào tháng ba / tháng tư, khóa 10 vào tháng Tám và khóa 11
vào tháng Chín. Theo hiểu biết của tôi thì bảy Ủy ban của Quốc hội họp
ít nhất hai lần một năm để trùng với phiên họp lập pháp. Tất nhiên họ có
thể họp thường xuyên hơn để xem xét các dự thảo luật sẽ được Ủy ban
Thường vụ Quốc duyệt xét lại. Quốc hội có hai phiên họp lập pháp mỗi
năm. Trong quá khứ BCH Trung ương Đảng luôn luôn họp trước Quốc hội.
Nhưng từ năm 1992, Việt Nam đã cố tách sự chồng chéo chức năng giữa Đảng
và Nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương đã họp ba lần mỗi năm kể từ Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 vào năm 2006. Tất cả các Bộ trưởng đều là
thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Họ dùng những quyết định
của Đảng làm kim chỉ Nam cho các hoạt động lập pháp ở Quốc hội.
Điều quan trọng là Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6, khóa 11, của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ kết thúc ngày 15 tháng 10. Phiên họp thứ 13 của Quốc hội sẽ xảy ra vào ngày 22 tháng 10. Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong ban lãnh đạo của chính phủ, Quốc hội sẽ có phương tiện để nhanh chóng phê chuẩn những thay đổi này.
Quốc hội có bảy ủy ban và một Hội đồng Dân tộc. Các ủy ban gồm: Ủy ban về Luật, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban về Ngoại giao, Ủy ban An ninh và Quốc phòng, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và thanh thiếu niên, và Ủy ban về các vấn đề xã hội. Các trang web của Quốc hội (Quốc Hội Việt Nam) và trang web Chính phủ (Chính Phủ Việt Nam) không cung cấp những chi tiết của các cuộc họp của các ủy ban của Quốc hội.
Câu hỏi 6: Uỷ ban thường vụ hay các Uỷ ban khác có thể gọi các phiên điều trần / những cuộc họp chuẩn bị thường xuyên hay không?
CT: Uỷ ban Thường vụ làm việc của Quốc hội khi Quốc hội không nhóm họp. Họ có thể họp bất cứ khi nào. Họ có những cuộc họp chuẩn bị để lập chương trình nghị sự cho kỳ họp Quốc hội lập pháp. Ủy ban Thường vụ Quốc không tổ chức các phiên điều trần chính thức nhưng họ nhận báo cáo từ các ủy ban và các Bộ liên quan. Không một thành viên nào của UBTVQH có thể là thành viên của Nội các (ví dụ: một bộ trưởng trong chính phủ).
© DCVOnline
Từ khi thống nhất đến nay, phó thủ tướng thứ nhất luôn luôn trở thành thủ tướng khi thủ tướng về hưu. Hiện nay có bốn phó thủ tướng, tất cả đều do thủ tướng Dũng chọn: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân và Vũ Văn Ninh. Không ai trong số bốn người này được chỉ định làm phó thủ tướng thứ nhất. Đứng đầu danh sách này, ông Phúc, nguyên chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, là người thân với thủ tướng và cũng là phó thủ tướng duy nhất là ủy viên Bộ Chính trị.
Nguễn Sinh Hùng. Có thể thay Dũng? Nguồn ảnh: cimsi.org.vn |
Khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới được bổ nhiệm, ông đã tìm cách giảm số phó thủ tướng và bổ nhiệm thêm hai ứng viên của ông (Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân). Đề nghị của ông Dũng đã gây ra va chạm và sau cùng, số phó thủ tướng tăng từ ba lên năm người. Một trong những phó thủ tướng mà ông Dũng tìm cách loại ra là ông Nguyễn Sinh Hùng. Là ủy viên Bộ Chính trị, ông Hùng được biết là người chỉ trích cách ông Dũng giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008; cuộc khủng hoảng kinh tế đó bắt đầu với tình trạng lạm phát phi mã và tác động của cuộc Khủng hoảng Tài chánh Thế giới.
2/10/2012 - Câu hỏi 1: Ông đã viết, “Có tin đồn cho rằng một số thông tin này nằm trong các tập hồ sơ của Bộ Công an.” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm soát Công an. Có tin tại Hà Nội cho rằng rằng quân đội, chứ không phải là cảnh sát, đã bắt giữ Nguyễn Đức Kiên của Ngân hàng Thương mại châu Á vì lý do này.
Carl Thayer (CT): Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Lê Hồng Anh, cựu Bộ trưởng Bộ Công an (BTCA), thân thiết với nhau. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm trả lời trước Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, tôi cho rằng vì Dũng đã có thời gian làm việc ở Bộ Công an nên đã tiếp tục có mối quan hệ thân thiết. Nhưng các thông tin chi tiết trong những trang Danlambao và Quanlambao đến từ đâu? Tôi suy đoán rằng một phần lớn (hoặc đa số) lộ dạng ngay trong Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã được lệnh phải hành động. Áp lực đến từ nội bộ đảng. Tôi cũng đã nghe tin về việc quân đội giam giữ Kiên. Tôi rất nghi ngờ điều này.
03 tháng 10 - Câu hỏi 2: Khả năng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị bãi nhiệm ra sao? Và nếu khả năng đó cao, ông nghĩ phe phía nào đã thành công trong việc loại ông ấy?
CT: Tôi không nghĩ rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị loại. Có khả năng Đảng sẽ giám sát lớn nhiều hơn và kiểm soát các chính sách của ông Dũng và rút lại một số quyền hành của ông ấy.
Câu hỏi 3: Ông nghĩ gì về tin đồn cho rằng Nguyễn Sinh Hùng có thể là một trong những những người sẽ thay ông Dũng?
CT: Nếu Thủ tướng Dũng bị bãi nhiệm thì người kế nhiệm ông có thể là một trong các Phó Thủ tướng Chính phủ. Chuyển Nguyễn Sinh Hùng từ vai trò Chủ tịch Ban Thường vụ Quốc hội sẽ tạo ra một ghế trống cần có người thay. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là Hội nghị Trung ương lần này sẽ kết thúc vào ngày 15 tháng 10 và phiên họp tiếp đó của Quốc hội sẽ xảy ra một tuần sau đó. Nếu Việt Nam muốn thay đổi lãnh đạo thì đây là thời gian tốt nhất để thực hiện vì bất kỳ quyết định nào của Đảng có thể được Quốc hội phê chuẩn ngay lập tức.
Câu hỏi 4: Có bao nhiêu người trong Ban chấp hành Trung ương?
CT: Có 200 thành viên của Ban Chấp hành Trung ương, 175 ủy viên chính thức (có quyền biểu quyết) và 25 ủy viên dự khuyết (không có quyền biểu quyết).
Câu hỏi 5: Trong Quốc hội, Ủy ban Thường vụ (hoặc các Uỷ ban khác) thường họp như thế nào? Theo sự hiểu biết của tôi là họ họp ít nhất hai lần mỗi năm. Nếu vậy, có cần phải nhịp nhàng với các cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản hay không?
Gs. Carl Thayer Nguồn ảnh: chhv.wordpress.com |
Điều quan trọng là Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6, khóa 11, của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ kết thúc ngày 15 tháng 10. Phiên họp thứ 13 của Quốc hội sẽ xảy ra vào ngày 22 tháng 10. Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong ban lãnh đạo của chính phủ, Quốc hội sẽ có phương tiện để nhanh chóng phê chuẩn những thay đổi này.
Quốc hội có bảy ủy ban và một Hội đồng Dân tộc. Các ủy ban gồm: Ủy ban về Luật, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban về Ngoại giao, Ủy ban An ninh và Quốc phòng, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và thanh thiếu niên, và Ủy ban về các vấn đề xã hội. Các trang web của Quốc hội (Quốc Hội Việt Nam) và trang web Chính phủ (Chính Phủ Việt Nam) không cung cấp những chi tiết của các cuộc họp của các ủy ban của Quốc hội.
Câu hỏi 6: Uỷ ban thường vụ hay các Uỷ ban khác có thể gọi các phiên điều trần / những cuộc họp chuẩn bị thường xuyên hay không?
CT: Uỷ ban Thường vụ làm việc của Quốc hội khi Quốc hội không nhóm họp. Họ có thể họp bất cứ khi nào. Họ có những cuộc họp chuẩn bị để lập chương trình nghị sự cho kỳ họp Quốc hội lập pháp. Ủy ban Thường vụ Quốc không tổ chức các phiên điều trần chính thức nhưng họ nhận báo cáo từ các ủy ban và các Bộ liên quan. Không một thành viên nào của UBTVQH có thể là thành viên của Nội các (ví dụ: một bộ trưởng trong chính phủ).
© DCVOnline
Nguồn: Carlyle A. Thayer, “Vietnam: Showdown for Prime Minister Nguyen Tan Dung?” Thayer Consultancy Background Brief, October 2, 2012. Revised October 4, 2012.
Đã đến lúc không còn gì để che dấu…
Có vẻ như cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng cộng sản
VN hiện nay, dưới tên gọi “cuộc chỉnh đốn đảng”, đang ngày càng trở nên
dữ dội, khốc liệt. Đến mức dù nhà cầm quyền xưa nay vốn rất giỏi che dấu
những bất ổn bên trong, nhưng bản thân những sự kiện xảy ra cộng với
những thông tin bị rò rỉ một phần và phần nhiều hơn là sự đồn đoán,
khiến những ai quan tâm đến thời cuộc cũng phải nhận ra.
Hàng loạt quan chức và những nhân vật có máu mặt trong lĩnh vực kinh tế bị bắt theo những cách thức khác nhau.
Có người bị bắt hoàn toàn bất ngờ, như bầu Kiên tức Nguyễn Đức Kiên,
nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Cổ phần Thương mại Á
châu (ACB), Phó Chủ tịch công ty CP bóng đá chuyên nghiệp VN-VPF, Chủ
tịch CLB bóng đá Hà Nội. Điều này đã gây ra cú sốc lớn cho thị trường
chứng khoán, cổ phiếu của một số ngân hàng có liên quan lập tức bị sụt
giảm thê thảm, người dân ào ào đi rút tiền tại các ngân hàng này...
Có người thì từ thông tin bỏ trốn cho đến bị bắt đầy “bí ẩn”, như ông
Dương Chí Dũng-nguyên Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch
Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Vinalines. Báo chí lúc thì bảo
ông Dũng đã bị bắt giam, sau đó lại “vắng mặt bất thường tại cơ quan,
nơi cư trú”, nói rõ ra là đã bỏ trốn. Và rồi gần 4 tháng sau, báo chí
loan tin ông Dương Chí Dũng đã bị bắt, nhưng ở đâu thì không nói rõ. Một
số tờ báo đưa tin ông Dũng bị bắt tại một nước trong khối ASEAN nhưng
không có hình ảnh đính kèm cũng không nói rõ nước nào. Chỉ có mỗi báo
điện tử Năng Lượng Mới cho biết ông Dương Chí Dũng bị bắt giữ tại
Campuchia ngày 3 tháng 9. Nhưng bài báo này ngay sau đó bị gỡ xuống
không kèn không trống. Rồi đến ngày 5 tháng 10, một số báo trong đó có
báo Lao Động lại đưa tin ông Dương Chí Dũng đã được dẫn giải từ thành
phố Hồ Chí Minh về Hà Nội, nhưng cũng…không có hình. Khiến người dân
hoang mang không hiểu toàn bộ câu chuyện này hư thực ra sao.
Một số nhân vật khác từ ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ngân hàng ACB,
ông Trần Xuân Giá, nguyên là Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư, chủ tịch Hội
đồng quản trị của ngân hàng này cùng với hai phó chủ tịch Hội đồng quản
trị Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang thì trước khi chính thức bị khởi tố về
“hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu
quả nghiêm trọng” đều đồng loạt từ chức “với lý do cá nhân”. Báo chí
quốc doanh một phen thụt thò hết đưa tin bị bắt, bị khởi tố lại rút
xuống, đính chính rồi đăng lên lại. Càng làm cho dân tình không biết
đường nào mà lần.
Dư luận cho rằng những nhân vật này là do phe chỉnh đốn đảng, đứng đầu
là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, bắt giữ để điều tra về nạn tham nhũng,
sự tồn tại của các nhóm lợi ích đang thao túng lĩnh vực ngân hàng nói
riêng và kinh tế nói chung. Tức những sai phạm thuộc phạm vi trách nhiệm
của cơ quan chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu.
Phe chỉnh đốn đảng có thêm lợi thế từ tình hình kinh tế vốn xấu đi thấy
rõ kể từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng lên nắm quyền, nay lại càng ở vào giai
đoạn bết bát không che dấu vào đâu được nữa. Báo chí quốc tế, những tổ
chức phân tích đánh giá xếp loại hệ thống tín dụng, hệ thống ngân hàng,
độ rủi ro của nền kinh tế…đồng loạt có những nhận xét, cảnh báo tiêu cực
về kinh tế VN.
Thêm vào đó là dư luận từ các trang báo mạng “lề trái”, trong đó nổi bật
là trang Quan làm báo, với mục đích chĩa mũi dùi vào nạn tham nhũng
trắng trợn, năng lực điều hành quản lý kinh tế quá kém cỏi và những sai
phạm dẫn đến thiệt hại to lớn cho đất nước của ông thủ tướng và toàn bộ
chính phủ của ông. Rõ ràng là những dư luận này có mức ảnh hưởng nhất
định khiến ông Thủ tướng sôi gan tím ruột phải đưa ra cái công văn
7169/VPCP-NC nhằm tìm mọi cách trừng trị các trang mạng nổi tiếng và hay
có bài công kích mình, đồng thời cấm “Các Bộ, ngành, các địa phương
lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan
truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động”. Nói
thẳng ra là bịt mắt mọi người.
Lợi đâu chưa thấy, công văn này càng làm cho người dân trong nước và
quốc tế thấy rõ chính phủ của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một chính
phủ độc tài, nhỏ mọn, bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Tiếp theo là hàng loạt cuộc bắt bớ, thanh trừng nhằm tìm cho ra ai đứng
đằng sau trang Quan làm báo, có thể nhận thấy dễ dàng là phe nào ra đòn.
Trong thời điểm này bất cứ ai cũng có thể bị quy chụp là chủ mưu hoặc
có dính dáng đến Quan làm báo. Hết công ty của gia đình luật sư Lê Quốc
Quân bị khám xét, cướp máy tính, cướp tài sản mang đi, lại đến lượt bà
cựu đại biểu quốc hội Đặng Hoàng Yến và ông em là Đặng Thành Tâm bị vu
là “Quan làm báo”.
Trước đó, hai nhân viên của hai chị em ông Tâm là ông Nguyễn Duy Hưng,
công ty SGI, bị bắt vì “hành vi Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo
Điều 263 Bộ Luật Hình sự” và bà Nguyễn Thị Bích Trang, công ty Tân
Tạo, vì tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Điều 258 Bộ
Luật Hình sự”. Theo thư tố cáo gửi các ủy viên Bộ Chính trị và các đại
biểu Quốc hội của bà Đặng Hoàng Yến cho thấy từ cách thức công an bắt
người, tạm giữ cho đến việc khám xét công ty Tân Tạo của bà Yến… đều
diễn ra rất ngang nhiên, không hề có chút gì tôn trọng luật pháp.
Nhiều người cho rằng những rắc rối chụp lên đầu hai chị em ông Đặng
Thành Tâm, bà Đặng Thị Hoàng Yến có nguyên nhân từ việc họ có quan hệ
thân thiết với ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đối thủ chính trị của
ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ bao lâu nay.
Và cái chiêu bẩn quen thuộc lại diễn ra: trò hacker đánh phá báo “lề
trái”. Lần này tất nhiên là trang Quan làm báo phải bị đầu tiên, cùng
với một số trang blog khác. Bọn tin tặc khi vào hack trang Quan làm báo,
đã để lại một bài viết bôi nhọ bà cựu nghị sĩ Đặng Hoàng Yến cùng gia
đình.
Một trò mà công an và nhà cầm quyền VN vẫn xài từ xưa đến nay, trước đây
thì các trang Talawas, Đàn chim Việt, X-café, Dân luận, Bauxite
Vietnam… bị đánh phá bởi những tin tặc giấu mặt và có khi công khai dưới
tên gọi Sinh tử lệnh. Một số thành viên của X-café bị đưa hình ảnh,
thông tin đời tư lên mạng, hay cá nhân nhà phê bình văn học, Tiến sĩ
Nguyễn Hưng Quốc cũng từng bị bôi nhọ.
Bôi bẩn, vu khống vốn là nghề của các ông Việt cộng từ thời còn ở trong
rừng, đánh lén, đánh tỉa chính phủ miền Nam cộng hòa cho đến khi đã hoàn
toàn nắm quyền cả nước, họ vẫn tiếp tục trò này với những cá nhân, tổ
chức nào có những lời nói, hành động không vừa ý họ hoặc phản kháng lại
nhà cầm quyền.
Những người dân đang sống tại bất cứ quốc gia dân chủ, văn minh nơi mà
hầu như mọi thông tin về chính phủ cho đến từng cá nhân người lãnh đạo
đều công khai, minh bạch, nơi mà những cuộc đối đầu giữa các nhân vật
lãnh đạo cao nhất cho đến mọi phiên tòa xử người bất đồng chính kiến hay
hoạt động chính trị đối lập đều rõ ràng dưới ánh sáng của pháp luật, dư
luận và con mắt giám sát của nhân dân. Những người như vậy sẽ không bao
giờ có thể hiểu được bầu không khí chính trị xã hội mà người VN đang
phải sống bao lâu nay dưới chế độ do đảng cộng sản cầm quyền.
Trong xã hội này không có cái gì là công khai, minh bạch. Từ đường lối
chính sách của nhà cầm quyền dù có liên quan trực tiếp đến vận mệnh đất
nước, dân tộc; nhân thân, năng lực, tài sản của các quan chức to nhỏ,
cho đến những cuộc chỉnh đốn đảng, phê và tự phê, những trận đấu đá
tranh giành ghế triệt hạ nhau…Để đạt được mục đích, dù là triệt hạ một
đối thủ chính trị hay một cá nhân bất đồng chính kiến, những người cầm
quyền trong nhà nước cộng sản VN không từ một thủ đoạn nào, dù đê tiện,
hạ cấp hay phi nhân đến đâu.
Còn người dân thì chỉ có thể đoán biết mọi chuyện qua việc “đọc giữa hai
hàng chữ” trên những tờ báo đảng, phân tích chiều sâu phía sau những sự
kiện bề mặt đang diễn ra, hoặc qua những thông tin rò rỉ, tin vỉa hè,
và may mắn hơn các thế hệ trước, là từ nguồn thông tin của báo chí “lề
trái”.
Một nhà nước chỉ chuyên sử dụng luật rừng với nhân dân và ngay cả với
các “đồng chí” của mình thì là cái nhà nước gì? Và cái thời buổi gì-bình
minh hay hoàng hôn của chế độ, khi mà các phe đấu đá nhau không còn cố
tìm cách che dấu sự bất ổn nữa mà ngang nhiên sử dụng đủ mọi chiêu trò
bẩn từ bắt bớ người của nhau đến bôi nhọ, sử dụng tin tặc…trước mắt bàn
dân thiên hạ?
Hỏi tức là đã trả lời. Chỉ đau xót rằng trong lùc họ, những người lãnh
đạo đang mải đấu đá nhau và trả thù nhân dân thì giặc bành trướng đang
lăm le ngoài cửa ngõ, nghĩ trăm phương ngàn kế để có thể chiếm giữ, lệ
thuộc hóa VN không tốn một viên đạn, nay càng có thêm cơ hội bằng vàng.
Song Chi- RFA Blog's
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét