Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

HOT - Tin nóng trong ngày

Đảng tự thua

Hy Văn – Boxitvn

Tiếng vỗ tay dòn giã của “các thế lực thù địch”, cái khua tay của quần chúng nhân dân, tiếng nấc nghẹn ngào của ngài Tổng bí thư hay sự cau có của một hệ thống. Nhưng nếu chú ý kỹ xem, có một nụ cười bí hiểm, cái nhếch mép ấy làm bao trái tim cộng sản chân chính tan nát. Đảng đang thua, thua với chính mình.
Lỗi hệ thống
Bấy lâu nay, có một thằng chủ quan nhưng được người ta lắt léo như một thực thể khách quan: lỗi hệ thống. Tuy nhiên hệ thống đó lỗi ra làm sao, thì quanh quẩn vấn là thủ tục hành chính phiền phức này nọ, có một lỗi mà không phải ai cũng đặt nó ra bàn nghị sự, đó chính là quyền lực không được kiểm soát.
Quyền lực của cơ quan hành pháp mà Đảng vừa chỉ đạo vừa tham gia tạo ra nhiều khoảng trống giúp người quản lý có cơ hội để lạm quyền, tham nhũng và những rủi ro điều hành. Chúng ta thử nhìn các điều luật của Quốc hội ban ra, luôn luôn có chỗ cho các phạm vi “đặc biệt”, “tùy vào tính chất nghiêm trọng”, “thấy cần thiết”… mà những người có quyền được phép hành động theo “chẩn đoán” của riêng họ. Trong giai đoạn 5 năm qua, Việt Nam đầu tư hàng tỷ đô vào các dự án xây dựng bằng vốn nhà nước hoặc được nhà nước bảo lãnh, nhưng có đến phân nửa các dự án đó là do thủ tướng và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư, đó là chưa kể các dự án mà Quốc hội ra quyết định đầu tư thì cơ quan đề xuất vẫn là từ bên chính phủ, điều hành vẫn là thủ tướng, đa số những người có trình độ trong Quốc hội để thẩm định tính khả thi của nó lại là người thuộc các bộ, ngành liên quan. Với tỷ lệ gần như tuyệt đối các dự án được thông qua tại Quốc hội làm cho quyền lực của thủ tướng và nhóm ‘chạy’ dự án rất lớn, lớn đến mức mà khả năng gây sức ép lên các nhà băng giải ngân một cách đều đặn, bất chấp tiến độ bị chậm và phát sinh dày đặc. Một khi đã đầu tư tràn lan, lại phải chịu sức ép trách nhiệm của người quyết định đầu tư và nhóm lợi ích đi cùng, lẽ dĩ nhiên bảo bối điều hành các nhà băng, các tổ chức tín dụng được đưa ra làm cứu cánh. Nhưng tiền không phải từ trên trời rơi xuống, một khi gây sức ép lên nó để chạy theo các dự án của riêng mình mà không được kiểm soát, tất yếu sẽ dẫn đến sự đổ bể và rối loạn trong thị trường kinh doanh tiền tệ. Khủng hoảng lãi suất của ngân hàng vào tháng 2/2008, hệ lụy của nền kinh tế từ đó đến nay chính là do hệ thống trao quyền sai địa chỉ và không giới hạn.
Mặc cho Đảng có rất nhiều ban bệ, từ ban kiểm tra các cấp, hội đồng nhân dân, các ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, mặt trận tổ quốc, báo chí,… nhưng các cơ quan này lại hoạt động chồng chéo lên nhau, sống bằng nguồn tài chính cấp phát và được đề bạt cân nhắc từ chính trong đội ngũ lãnh đạo các cấp. Thiếu tính độc lập và minh bạch trong hoạt động đã làm cho các cơ quan kiểm soát này bị thao túng, đánh dập. Đáng tiếc công cuộc chỉnh đốn Đảng đã không hề đả động đến vấn đề cốt lõi của các cơ quan vốn có này, trong khi lập lại Ban nội chính hay Ban kinh tế TƯ chưa rõ hiệu quả đến đâu. Quá khứ cho thấy, các cơ quan này khi còn tồn tại thì tham nhũng chưa bao giờ được kiểm soát và lạm quyền cũng không vì thế mà bớt đi. Giai đoạn ngân sách tài chính eo hẹp, nguồn thu bị co lại, thật là phung phí tiền bạc khi chúng ta vẫn tiếp tục nuôi những đứa con rơi trong khi lại đẻ thêm những đứa con dị dạng.
Đảng tự thua
Hội nghị Trung ương 6 khép lại, có thể thấy những vấn đề tồn đọng trở nên rất đỗi nặng nề.
Bộ chính trị vốn là cơ quan quyền lực tối cao, nhưng khác với Trung Quốc, Đảng lại không phân quyền đủ mạnh để giải quyết các vấn đề tổ chức một cách dứt khoát và nhanh lẹ. Yếu kém, khuyết điểm đã được thống nhất đồng ý từ đội ngũ lãnh đạo lại bị TƯ bỏ phiếu không chấp nhận cho thấy sự phân rã lợi ích đang làm cho sức mạnh của Đảng đi xuống.
Trong cái thế nan của hệ thống, Đảng nhận ra rằng, hy sinh nhân vật “X” là không thể đảm bảo cho tương lai tốt đẹp hơn. Người dân có thể có chút niềm tin vào sự mạnh tay của Đảng, nhưng nó chỉ là tức thời, vì bản chất của vấn đề lại sẽ nhanh chóng bộc lộ ngay sau đó. Đảng đã ‘khôn ngoan’ khi không phế truất đồng chí “X”, vì không ai có thể giải quyết vấn đề tốt nhất bằng người đã tạo ra nó, vốn có thói quen điều hành bằng ý chí cá nhân. Một lần nữa, Đảng lại đánh cược vào sự sửa sai của một đồng chí.
Nỗi thất vọng của Đảng cũng là gánh nặng cho tương lai của người dân, Đảng dùng tiền của dân để kinh doanh nhưng kết quả lại lỗ nặng, không có giải pháp mang tính đột phá thì lẽ dĩ nhiên các thế hệ kế tiếp phải giải một bài toán nặng nề. Có thể, nhờ chính sách tuyên truyền bấy lâu nay, sự thờ ơ chính trị và mịt mù các thông tin với ngân khố quốc gia, Đảng cứ việc trùm chăn để giải quyết trên vận mệnh của cả một dân tộc, song nó càng làm cho dân mất niềm tin vào Đảng, và chính trong Đảng cũng sẽ không ngăn chặn được sự tự xê dịch của bản thân. Thực sự chua xót cho những người lãnh đạo khi lãnh trên mình trách nhiệm lịch sử trong giai đoạn khó khăn này.
Giải pháp nào?
Đảng không thể đặt hy vọng và đặt cược sự quản lý hiệu quả vào những cá nhân, quan điểm về sự thoái hóa biến chất, thiếu phẩm chất đạo đức cách mạng chỉ là để giải quyết một mặt của vấn đề, một khi cơ chế đã trở nên lỗi thời dù có vời cả thánh thần cũng không tài nào cứu giúp được. Lý Quang Diệu trở nên xuất chúng không bởi chỉ cách điều hành của nội các ông ta mà đi đôi với nó là hệ thống chính sách và mô hình nhà nước hiện đại.
Đây là lúc Đảng cần nhìn thẳng vào sự thật, kinh tế thị đường định hướng xã hội chủ nghĩa là một dị dạng trong nền kinh tế thế giới hiện nay, nó còn là vách ngăn đối với sự phát triển của quy luật tự nhiên. Những lúc khó khăn nhất là lúc mà không gian quyền lực phải được san sẻ cho các thành phần khác trong xã hội, chính sách NEP của Lenin là minh chứng cho khả năng giải quyết vấn đề luôn chứa đựng trong không gian tự do mà người dân được mở rộng. Người dân càng được tự do, càng được tiếp cận các thông tin minh bạch sẽ càng giúp cho họ đa dạng hóa cách làm giàu. Gánh nặng hàng tỷ đô la nợ nần vì quản lý kinh tế dở trong hơn một nhiệm kỳ qua sẽ nhanh chóng được giải quyết khi kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, thặng dư lên cao, nguồn thu của nhà nước cũng vì thế được đảm bảo.
Song song, nhà nước cần thực sự pháp quyền, bắt buộc người điều hành chỉ được làm những gì pháp luật quy định, không tạo ra khoảng không gian lớn đang được trao cho các cơ quan hành pháp như hiện nay. Đảng nên điều hành đất nước dưới những bộ máy được dân chúng bầu ra, còn không sẽ chẳng bao giờ dân chúng san sẻ trách nhiệm với những người tự cho mình cái quyền thống trị họ, và khi đó mọi sự đổ bể mà Đảng lãnh, hậu quả thật xót xa.
Tài năng của TƯ Đảng và Bộ chính trị chắc chắn không thể bằng tài năng của chín mươi triệu người dân. Chỉ có cách trao cho dân nhiều quyền hơn, vốn đáng ra đã thuộc về họ, thì Đảng mới cứu được chính mình. Hãy đặt niềm tin ở nhân dân, nhất định Đảng có lãi.
H.V.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Được đăng bởi bauxitevn

 

Độc Tài

by Osin HuyDuc on Tuesday, August 23, 2011
Huy Đức FB
Đại hội Đảng XI đưa ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng Bí thư từ tháng Giêng năm 2011. Nhưng, nhân sự chủ chốt đều đã được quyết định từ ngày 22-12-2010, bởi Hội nghị 14 của Trung ương khóa trước. Cũng như các tân tổng bí thư, ông Trọng chỉ có thể thay đổi cán cân quyền lực khi chuyển dịch được một số vị trí chủ chốt trong Chính phủ và trong các Ban của Đảng.
Trong gần bảy tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, ông Trọng vừa là Chủ tịch Quốc hội, vừa là Tổng Bí thư. Quốc hội Khóa XII khi ấy vẫn còn hai kỳ họp và người từng đề nghị thành lập Ủy ban điều tra độc lập vẫn đang là phó chủ nhiệm một ủy ban. Đặc biệt, với cương vị Bí thư Đảng Đoàn, ông Trọng có gần như toàn quyền để cấu trúc một Quốc hội có thể giám sát từng bước đi của Chính phủ. Chỉ cần ông tái đề cử những đại biểu như Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông… thì thông điệp chính trị mà cử tri và Thủ tướng nhận được từ ông sẽ là mạnh mẽ.
Rất tiếc, cũng như những nhiệm kỳ trước, chỉ có 33,4% số đại biểu Khóa XII được đưa vào Quốc hội Khóa XIII. Những cán bộ được Đảng cử đi làm đại biểu của dân, sau một nhiệm kỳ nghe tranh luận và tham gia tranh luận công khai, kỹ năng đại biểu vừa mới nhích lên đã bị cho về hưu hoặc chuyển đi làm việc khác. Năng lực lập pháp và giám sát bị thất thoát. Công việc phê chuẩn nhân sự Chính phủ lại phải đặt vào tay của những người lần đầu đặt chân tới nghị trường. Những gì mà trong Trung ương, trong Bộ Chính trị không tiện nói với nhau cũng không có cơ hội được nói ra trong cơ quan dân cử.
Ngày 11-7-2011, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Bùi Quang Bền được điều ra làm Thứ trưởng Bộ Công an. Ngày 7-8-2011, một cựu Bí thư khác của Kiên Giang, Đại tướng Lê Hồng Anh, được điều sang Thường trực Ban Bí thư. Đành rằng về lý thuyết, trong Đảng không có bè cánh, cục bộ địa phương. Nhưng, nhìn “đội hình” ấy không ít người băn khoăn về vai trò của Tổng Bí thư mà ông Trọng đang nắm giữ.
Những người quan sát ông Nguyễn Phú Trọng từ khi đang là Tổng biên tập tạp chí Cộng Sản không bất ngờ lắm khi ông bỏ qua những cơ hội này. Nhưng, nhiều người vẫn kỳ vọng vì ông là một trong hai người trong “tứ trụ” có đời sống cá nhân khả kính.
Chủ tịch Trương Tấn Sang không ít lần từ chối cám dỗ biệt thự Phùng Khắc Khoan để giữ căn phố lầu xây trên nền đất 4x16m ở Thạch Thị Thanh mà ông được cấp từ hồi làm Bí thư huyện ủy. Nhiều nhà lãnh đạo tỉnh rất cảm kích trước cái cách mà ông Nguyễn Phú Trọng tế nhị trả lại quà cáp, phong bì. Hai con của Tổng Bí thư hầu như không có điều tiếng “cậy thế, cậy quyền” còn vợ ông thì được những người gần gũi mô tả như là một phu nhân mẫu mực. Nhưng, Đảng cộng sản, mà ông đứng đầu đang là một đảng cầm quyền. Sự liêm chính là cần thiết, nhưng vai trò của ông không chỉ là để bảo vệ thanh danh của một cá nhân. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ đi từ một nền độc tài tập thể sang độc tài cá nhân. Nếu để cho điều đó xảy ra thì sẽ là thảm họa cho cả dân và Đảng.
Hãy về từng xóm, từng thôn, gặp những người dân phải bán ruộng để tìm đường cho con thoát khỏi sự bế tắc ở nông thôn, kể cả để được vào học ở các trường của Quân đội, Công an…, mới thấy tương lai trong sạch của chính quyền là vô vọng. Công lý đang là một thứ rất xa xỉ với thường dân. Hãy về các tỉnh để coi chủ nhân những căn nhà to đẹp nhất là ai. Chi phí tham nhũng nằm ở trong ký thịt, mớ rau. Chi phí tham nhũng đang lấy hết lợi nhuận của các nhà đầu tư. Nhiều tên tuổi lớn đang phải xoay xở để có được những khoản vay đảo nợ và vay để trả lãi ngân hàng; có không ít đại gia đã thực sự “chết lâm sàng”; tiền bạc vẫn vào túi quan tham, trong khi những người làm ăn chân chính thì chỉ mong giữ vốn.
Quyền lực có khuynh hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối” (Lord Acton). Không có nền độc tài nào có thể giúp cho một quốc gia phát triển lâu bền. Phải lựa chọn cho Việt Nam một mô hình mà quyền lực nhà nước được kiểm soát để những kẻ tha hóa khó có thể tồn tại. Việt Nam không thể mời Bill Clinton, hay Tony Blair… về lãnh đạo như mời các huấn luyện viên bóng đá cho đội tuyển quốc gia. Nhưng đừng lấy lý do khác biệt về văn hóa để không tiếp thu những thành quả mà trí tuệ loài người xưa nay đúc kết. Loay hoay cải tiến cái mô hình nhà nước đã thất bại ở nhiều nơi cũng giống như năm 2003, khi thế giới chuẩn bị xuất xưởng Boing 7E7, Airbus 380, Việt Nam vẫn loay hoay chắp vá từ những mảnh máy bay cũ của Liên xô để ráp những chiếc Vam I, Vam II, bay được 45 phút rồi để 6-7 năm nằm đắp chiếu. Hãy nắm lấy cơ hội sửa đổi Hiến pháp 1992, không chỉ để cứu vãn tình thế của Đảng hiện nay mà còn đem lại chút hy vọng vào tương lai Dân tộc.
Có rất ít người tin vào khả năng tự thay đổi của chính quyền cộng sản. Nhưng cũng có không ít người sợ hãi cách mạng sau những gì mà họ đã chịu đựng kể từ năm 1945. Những người nổi dậy đã vào đến thủ đô Tripoli nhưng Lybia cũng phải trải qua nhiều tháng trong chiến tranh, hàng ngàn người chịu thương vong và con đường phân chia quyền lực phía trước cũng có thể còn nhiều đau đớn. Sự mỏi mệt của nhân dân cũng có thể coi như là một cơ hội của Chính quyền, nên tìm một lối thoát cho cả hai bằng một tiến trình cải cách. Trước khi Quốc hội thay thế bản Hiến pháp hiện thời và Đảng dân chủ hơn trong cách chọn người. Sự liêm chính của cá nhân Tổng Bí thư phải giúp đánh thức lương tri các đồng chí của ông, phải trở thành sức mạnh chính trị để hạn chế sự lộng quyền trong Đảng.
Trước khi các nhánh quyền lực nhà nước có thể kiểm soát nhau một cách chính danh. Sự phân công trong Đảng cũng có thể tránh được độc tài cá nhân: Người nắm quyền lực kinh tế thì không được dính dáng tới Quốc phòng, An Ninh; người nắm Quân đội, Công an thì không có trong tay báo chí, Quốc hội và các đoàn thể. Đành rằng, Đảng lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Bộ Chính trị sẽ bàn bạc và quyết định tập thể, nhưng tiền bạc và sự sợ hãi cũng có khả năng chi phối các lá phiếu.
Người dân còn xuống đường để biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc là còn kỳ vọng vào Chính quyền Việt Nam. Đừng để sự phẫn uất khiến họ quay lưng. Chính quyền độc tài nào cũng cần sự trung thành của quân đội và an ninh. Nhưng, ngay cả chính quyền độc tài thì cũng cần dân. Đừng quá sợ hãi các “thế lực thù địch” mà sợ luôn cả nhân dân. Ngay cả các vụ án chính trị thì chính trị cũng phải đứng trên an ninh chứ không phải là ngược lại. Đừng nghĩ lấy lại được vài lô đất của nhà thờ là thành công. Điều Chính quyền cần là giáo dân, là sự đoàn kết quốc gia, chứ không phải là vài thầy tu dễ bảo.
Cơ quan điều tra thì có quyền bắt người, nhưng phải để cho Viện kiểm sát cân nhắc trước khi phê chuẩn và hãy để luật sư làm tròn bổn phận. Ngay cả bị cáo là Cù Huy Hà Vũ thì cũng phải để cho Tòa án độc lập, nếu tòa thấy vô tội thì phải để tòa trả tự do. Tuyên giáo cũng phải cân nhắc chính trị trước các yêu cầu của cơ quan công an. Đừng vì áp lực mà để cho các công cụ truyền thông nhà nước trở nên lố bịch. Chính quyền có hơn 700 tờ báo, có VTV, nhưng người dân cũng có internet. Không giống Bắc Triều Tiên, Việt Nam hiện có hơn 30 triệu người có thể tiếp cận với những tiếng nói đa chiều. Đảng chỉ có thể gặt hái được lợi ích chính trị khi công lý chiến thắng chứ không phải cứ nhất định là cơ quan điều tra chiến thắng.

 

Việt-Trung tăng cường hợp tác công an

Bộ trưởng Công An Việt Nam Trần Đại Quang
Trà Mi-VOA -24.10.2012
Hội nghị hợp tác chống tội phạm lần thứ ba giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc vừa khai diễn tại Hà Nội với sự tham dự của Bộ trưởng Công an Mạnh Kiến Trụ, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, và Bộ trưởng Công An Việt Nam Trần Đại Quang.
Tân Hoa xã ngày 24/10 trích phát biểu của Bộ trưởng Công An Trung Quốc nhân cuộc gặp với người tương nhiệm phía Việt Nam, cho biết từ khi khởi sự vào năm 2008 tới nay, cơ chế hợp tác song phương trong công tác chống tội phạm đã giúp củng cố sự tin cậy lẫn nhau giữa Bộ Công an hai nước, đề ra các kế hoạch hợp tác khả thi thúc đẩy đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung.
Vẫn theo ông Mạnh, hội nghị hợp tác đôi bên đã đạt được sự đồng thuận về nhiều vấn đề bao gồm lĩnh vực chống khủng bố, nhập cư bất hợp pháp, buôn phụ nữ và trẻ em, buôn lậu ma túy, cờ bạc, gian lận viễn thông, và tiền giả.
Người đứng đầu ngành Công An Trung Quốc đề nghị Bộ Công an Việt Nam cùng thực thi những đồng thuận, khai thác tiềm năng hợp tác cũng như nâng cao hơn nữa hợp tác song phương trong việc chống tội phạm, duy trì trật tự xã hội hầu góp phần cho sự phát triển lành mạnh, ổn định của mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Bộ trưởng Công an Việt Nam nói Việt Nam đánh giá cao hội nghị hợp tác của ngành công an hai nước và xem đó là cơ hội để đôi bên tăng cường hợp tác thực thi luật và siết chặt bang giao.
Thượng tướng Trần Đại Quang nói thêm rằng những thay đổi về tình hình an ninh khu vực đòi hỏi hai nước Việt-Trung phải tăng cường trao đổi và củng cố sự tin cậy lẫn nhau hơn nữa.
Đôi bên nhất trí rằng trong thời gian qua, công an Việt-Trung đã hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả trong việc chống tội phạm đe dọa an ninh, trật tự hai nước.
Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Công an Trung Quốc ngày 24/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt Nam nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác hữu nghị của Đảng và nhà nước giữa Việt Nam với Trung Quốc vẫn duy trì và phát triển, bất chấp những khó khăn.
Đáp lại, Bộ trưởng công an Trung Quốc nói vấn đề Biển Đông không phản ánh toàn cục bang giao Việt-Trung, nhưng sẽ ảnh hưởng các mối quan hệ đôi bên nếu không xử lý thỏa đáng.
Ông Mạnh Kiến Trụ lặp lại quan điểm của Bắc Kinh rằng tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết qua các cuộc thương lượng song phương và tham vấn hữu nghị trên tiêu chí ‘gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác’.
Quan hệ Việt-Trung được chú ý nhiều, nhất là trong thời gian gần đây, khi hai bên bùng phát tranh cãi ngoại giao liên quan tới chủ quyền ở Biển Đông.
Tranh chấp giữa đôi bên liên quan tới vùng biển giàu tài nguyên này đã dẫn tới những cuộc biểu tình chống Trung Quốc và những trường hợp bị bắt, bị khởi tố, và bị tuyên án vì có các hoạt động chống Trung Quốc tại Việt Nam.
Bản thân tôi là một người ở thôn quê mà tôi còn cảm thấy ghét Trung Quốc. Nếu thật sự con tôi vì yêu nước Việt Nam tổ quốc mình, chống Trung Quốc mà bị bắt thì tôi thấy rất khó dùng từ để tả được
Mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên.
Gần đây, dư luận đang xôn xao trước vụ cô Nguyễn Phương Uyên, một người có thái độ rất rõ ràng, cương quyết chống hành động xâm lược của Trung Quốc trên Biển Đông và quyết tâm tẩy chay hàng Trung Quốc, bị bắt giam về hành vi ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Cô sinh viên 20 tuổi của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm bị cáo buộc đã tham gia phát tán truyền đơn kêu gọi chống Trung Quốc.
Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Uyên, nói với VOA Việt ngữ:
“Nói về chống Trung Quốc và bài trừ hàng Trung Quốc thì không những cháu Uyên mà hầu như người dân Việt Nam nào cũng có ý nghĩ đó. Vì qua thông tin thấy rõ là tất cả hàng Trung Quốc đều có hại và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông thì hầu như không ai chấp nhận được. Bản thân tôi là một người ở thôn quê mà tôi còn cảm thấy ghét Trung Quốc. Nếu thật sự con tôi vì yêu nước Việt Nam tổ quốc mình, chống Trung Quốc mà bị bắt thì tôi thấy rất khó dùng từ để tả được.”
Cuối tháng 9 vừa qua, một trong những người tiên phong trong các hoạt động chống Trung Quốc, blogger Điếu Cày, bị tuyên án 12 năm tù cũng với tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
Nguồn: Xinhua, China Daily, VOA Interview

 

Trung Quốc và Đài Loan bắt tay trên đường “lưỡi bò”

Cứ hô hào đoàn kết với bang giao nhưng hãy nhìn nó làm những gì đây này!!!!!!!!!

(Dân trí) – Tân Hoa xã ngày 23/10 dẫn lời Việt trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc cho biết một nhóm học giả Trung Quốc và Đài Loan sẽ cùng nhau nghiên cứu các đường biên giới và các vấn đề khác liên quan đến Biển Đông.
 Trung Quốc và Đài Loan bắt tay trên đường “lưỡi bò”
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, ông Ngô Sĩ Tồn, đã cho biết thông tin trên trong cuộc họp báo nhằm giới thiệu bản Phúc trình về Biển Đông 2011. Phát biểu với báo chí, ông cho biết: “Nhiệm vụ quan trọng nhất là để bắt đầu công cuộc nghiên cứu lý thuyết về đường chữ U”. Ông cho biết  trong vòng một năm tới đây Bắc Kinh dự tính đưa ra giải thích pháp lý cùng với những tuyên bố đáp lại quan tâm của quốc tế về vấn đề Biển Đông, giải thích rõ về đường chữ U chín đoạn , hay còn được gọi là đường lưỡi bò, mà Bắc Kinh nhận chủ quyền trên vùng biển này.
Ông cũng không ngần ngại thừa nhận rằng trên hồ sơ Biển Đông, Trung Quốc và Đài Loan hoàn toàn tâm đầu ý hợp, do Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với lợi ích chung của cả Trung Hoa lục địa và Đài Loan

Đường chữ U, còn được gọi là đường 9 đoạn hay “lưỡi bò” là đường ranh giới được Trung Quốc đơn phương đưa ra để đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ ở vùng Biển Đông.

Tấm bản đồ với các ranh giới trên biển đã được chính quyền Quốc Dân Đảng cầm quyền tại Trung Quốc vẽ ra từ trước khi họ phải chạy tới đảo Đài Loan vào năm 1949, nhưng hầu như không được nhắc đến trong một thời gian dài. Thế nhưng, vào tháng 5/2009, trong một văn kiện chuyển cho Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã đơn phương sử dụng tấm bản đồ này để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông.

Từ đó đến nay, tấm bản đồ hình lưỡi bò đã bị hầu hết giới nghiên cứu trên thế giới khẳng định không có cơ sở pháp lý, không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 mà chính Trung Quốc đã ký kết. Trước những lời phê phán kể trên, phía Trung Quốc đã không có lời giải thích thỏa đáng, mà chỉ viện dẫn “chủ quyền lịch sử” để bảo vệ quan điểm của mình.

Bản phúc trình về Biển Đông 2011 vừa công bố được hơn một chục học giả của Đài Loan và Trung Quốc thực hiện, kêu gọi sự hợp tác tích cực, thực tế, và lành mạnh để mang lại lợi ích “cho toàn bờ cõi Trung Quốc”.
Ông Ngô Sĩ Tồn đề nghị đôi bên tăng cường lòng tin chính trị lẫn nhau để phát huy hợp tác trong các vấn đề liên quan tới Biển Đông thông qua việc thành lập các cơ chế phối hợp quân sự và cùng bắt tay phát triển dầu khí trên Biển Đông.
Tuy nhiên, hôm 21/5, người đứng đầu Cục An ninh Nội địa của Đài Loan đã tuyên bố sẽ không có chuyện hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Ông Tsai De-sheng cũng cho biết là Philippines từng đề nghị Đài Loan không hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Bắc Kinh hiện đang tranh chấp với đảo Đài Loan, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Philippines, Brunei, và Malaysia, tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ lãnh hải ở Biển Đông.

Vũ Quý
Theo AFP, AP

Về địa danh Vạn Lý Trường Sa

Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân
gửi cho BBCVietnamese.com
Cập nhật: 14:41 GMT – thứ tư, 24 tháng 10, 2012
Đảo ở Trường Sa
Gần đây Thư viện Đại Học Oxford Anh quốc (Bodleian Library) công bố bản kỹ thuật số một địa đồ cổ Trung Hoa với tiêu đề “The Selden Map of China”, phỏng định được thực hiện trong thời Minh (1368-1644), nội dung mang tính chất địa đồ hàng hải, phạm vi thể hiện gồm Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và khu vực Đông Nam Á.
Bấm Địa đồ kích thước 100 x 150 cm, vẽ màu trên giấy. Về nguồn gốc, địa đồ nguyên thuộc sở hữu của luật sư người Anh John Selden (1584-1654), thể theo di nguyện của ông, gia đình đã tặng nó cho Thư viện Đại học Oxford vào năm 1659, từ đó được cất giữ đến nay.
Bề mặt địa đồ này không ghi tiêu đề, nhưng theo bản “Báo cáo tổng kết về cuộc điều tra tại một số thư viện Anh Quốc” của Trương Chí Thanh và Triệu Đại Oánh- cán bộ Phòng Cổ tịch Thư viện Quốc gia Trung Quốc- hồi tháng 5 năm 2008 thì địa đồ này được gọi là “Thiên hạ hải đạo toàn đồ/World Searoad Complete Map”.
Theo Tiến sĩ Tiền Giang (Đại học Hong Kong) trong bài giới thiệu sơ bộ về địa đồ này trên tập san “Hải giao sử nghiên cứu” tháng 9/2011 thì nó được gọi là “Đông – Tây dương hàng hải đồ”, và phỏng định được làm ra vào năm Thiên Khải thứ 4 (1624).
Căn cứ theo tính chất và mục đich của địa đồ, sau đây gọi tắt là Hải đồ (xem Hải đồ và các thông tin liên quan Bấm tại đây).
Các địa danh ngoài Trung Hoa được ghi trên Hải đồ này khá nhiều, khoảng 105 nơi, đặc biệt vị trí Vạn Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường cùng các điểm xung quanh như sau.

Vạn Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường

Theo đồ hình la bàn vẽ ở giữa trên trong nền Hải đồ, thấy quy ước định vị trên bắc dưới nam, địa danh Vạn Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường được biểu thị là hai nơi gần nhau, cả hai nằm ở vị trí gần như trung tâm của toàn đồ.
Địa danh Vạn Lý Thạch Đường được ghi trong đường khuyên tròn, bên trên đường khuyên biểu thị một hòn đảo hình thang tô màu đỏ hồng, cạnh bên phải đường khuyên (hướng đông) ghi ba chữ “Dữ hồng sắc” (hòn đảo màu đỏ), ba chữ này như một lời chú bổ cho địa danh Vạn Lý Thạch Đường; phía trên Vạn Lý Thạch Đường về hướng đông đông nam là Vạn Lý Trường Sa, địa danh này được ghi kèm bốn chữ “Tự thuyền phàm dạng” (giống như hình cánh buồm), “Vạn Lý Trường Sa, tự thuyền phàm dạng” được viết thành hai hàng dọc liền nhau và đặt bên trong khung viền giống như mảnh vải bay lượn; phía trái (hướng tây) Vạn Lý Thạch Đường là hòn đảo ghi địa danh Ngoại La (tức đảo Lý Sơn), phía tây vượt qua Ngoại La là lục địa, hơi chếch về bắc là địa danh Quảng Nam và hơi chếch về nam là địa danh Tân Châu (tức Quy Nhơn).
Từ Vạn Lý Thạch Đường thẳng lên hướng bắc là cụm địa danh “Thất Châu, Độc Trư, Quảng Châu” được ghi chung trong một đường viền hình elip nằm nghiêng (theo chiều đông nam – tây nam), tiếp lên hướng bắc cách một khoảng biển hẹp là các địa danh “Đam Châu”, “Quỳnh Châu”, “Lôi Châu”, có điểm lạ là phần đất Đam Châu và Quỳnh Châu (đều trên đảo Hải Nam) được vẽ liền với lục địa.
Cách một khoảng khá xa Vạn Lý Thạch Đường, về hướng đông nam là địa danh Côn Lôn, chữ Côn Lôn được đặt trên nét vẽ biểu thị ngọn núi và cạnh bên hải đạo từ Vương Thành Lữ Tống (Luzon) đến Văn Lai (Brunei); cách một khoảng khá xa Vạn Lý Thạch Đường, về hướng đông bắc là địa danh Nam Áo Khí được ghi trong đường khuyên tròn.
Hải đồ này có nhiều điểm khá đặc biệt.
Về kỹ thuật hàng hải, Hải đồ này có ưu điểm là đã biểu thị các đường kẻ cho hải đạo, gồm 6 tuyến đông dương và 12 tuyến tây dương, trên hải đạo cũng định phương hướng cần thiết theo hệ quy ước la kinh truyền thống. Đối chiếu nhiều địa đồ mang tính chất hàng hải do người Trung Hoa soạn vẽ, cho đến cuối Thanh, tuy có định hướng la kinh nhưng hình như chưa từng thực hiện chi tiết kỹ thuật “kẻ nét hải đạo” này.
Về hoạ pháp, đường nét và cách tô màu trên Hải đồ không mang phong cách/quy tắc vẽ địa đồ và phương pháp hội hoạ truyền thống Trung Hoa. Các điểm dễ nhận thấy là, trong cách biểu thị mặt biển, Hải đồ không diễn tả đường nét “hải ba” (sóng biển) vốn là đặc trưng truyền thống; vật thể tự nhiên như cây, đá cùng vật thể kiến trúc đều vẽ không hợp cách.
Về việc sử dụng địa danh, tổ hợp địa danh Vạn Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường có tính cá biệt so với nhiều địa đồ, hải đồ cùng thời.

Không biểu thị chủ quyền

Cùng thời Minh, trên bức “Hỗn nhất cương lý lịch đại quốc đô chi đồ/Map of Integrated Lands and Regions of Historical Countries and Capitals” (Triều Tiên, 1402) có hai nơi được tiêu danh Thạch Đường và một nơi tiêu danh Trường Sa, theo thứ tự Thạch Đường- Trường Sa- Thạch Đường.
Trên “Trịnh Hòa hàng hải đồ”, trong quyển 240 sách Võ Bị Chí (1619), có ba nơi được ghi (theo tứ tự trước sau từ phải sang trái) là Thạch Tinh Thạch Đường- Vạn Sinh Thạch Đường Dữ – Thạch Đường.
Trên “Đông nam hải di đồ”, trong quyển 223 sách Võ Bị Chí (1619), có hai nơi ghi là Thạch Đường – Trường Sa.
Trên “Đông tây nam hải di chư quốc tổng đồ” trong quyển Thủ sách Đông tây dương khảo (1618) có hai nơi được ghi là Thạch Đường – Trường Sa. Cho đến gần 100 năm sau, vào thời Thanh mới thấy tổ hợp địa danh Vạn Lý Thạch Đường – Vạn Lý Trường Sa ghi trên địa đồ, đầu tiên trong bức “Đại Thanh Trung – Ngoại thiên hạ toàn đồ/Địa đồ Đại Thanh về Trung Hoa và các nước xung quanh” vẽ năm Khang Hi Bính Thân (1716).
Cơ sở của Việt Nam tại Trường Sa
Cơ sở của Việt Nam tại Trường Sa

Đối với lời chú “giống như hình cánh buồm” đi kèm địa danh Vạn Lý Trường Sa cũng cho một bất ngờ, hầu hết các địa đồ cổ Trung Hoa, trước và sau niên điểm Hải đồ đều không đính kèm lời chú giống như hoặc tương tự như vậy cạnh nơi được tiêu danh Trường Sa hoặc Vạn Lý Trường Sa. Điều này, dẫn đến sự liên hệ với nhiều địa đồ phương Tây, với cách biểu thị Paracels khá điển hình, với một vùng bằng tập hợp những nét chấm với khuôn viền giống hình cánh buồm, sớm nhất có thể thấy qua hai bản đồ của Bartholomen Velho (1560) và của F.M. Pinto (1560).
Vạn Lý Thạch Đường và Vạn Lý Trường Sa trên Hải đồ được đặt ở vị trí rất gần Quảng Nam và Quy Nhơn, ở hướng đông của hai địa phương này, điều này khác hẳn các địa đồ trước và sau nó, thông thường các địa đồ khác đặt Thạch Đường – Trường Sa hoặc Vạn Lý Thạch Đường – Vạn Lý Trường Sa ở vào khoảng giữa đảo Lưu Cầu (Ryukyu) với biển phía đông Trung Hoa hơn là đặt nó gần vùng bờ biển phía đông Việt Nam.
Một điểm sai trên Hải đồ rất đáng lưu ý là Đam Châu và Quỳnh Châu (đều trên đảo Hải Nam) được vẽ liền với phần lục địa, sai lầm này khó xảy ra đối với tác giả người Trung Hoa, bởi vì nhiều địa đồ từ thời Tống đã thể hiện Quỳnh Châu là hải đảo.
Các đặc điểm nêu trên cho thấy Hải đồ này đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các bản đồ Tây phương.
Tóm lại, các địa danh ghi trên Hải đồ chỉ mang tính chất giao thông, không có ý biểu thị việc xác định chủ quyền của nơi này đối với nơi khác.
Trong trường hợp Hải đồ có thêm mục đích biểu thị hoặc gián tiếp nói đến sự lệ thuộc của các hải đảo vào quốc gia lục địa nào đó, thì Vạn Lý Thạch Đường và Vạn Lý Trường Sa không thuộc vùng biển Trung Hoa, điều này không chỉ nhận biết dựa vào vị trí diễn tả trên Hải đồ, mà còn có sự liên hệ với những bức cùng thời đã nêu.
Chẳng hạn, sách Võ bị chí và Đông Tây dương khảo có nhiều địa đồ về Trung Hoa và ngoài Trung Hoa, nhưng Thạch Đường- Trường Sa chỉ có trên các địa đồ diễn tả nơi ngoài Trung Hoa, như “Đông nam hải di đồ”, “Đông tây nam hải di chư quốc tổng đồ”. Ở góc độ này, tức việc định vị các hải đảo và thể hiện vùng biển Đông Nam Á, Hải đồ có thêm giá trị điều chỉnh các điểm bất ổn của nhiều địa đồ trước nó.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, một nhà nghiên cứu về Biển Đông ở Việt Nam.

 

Nguyễn Ngọc Già – Ông Sang, ông Trọng có thể làm được…?

Nguyễn Ngọc Già
AFP photo
Hình ảnh mới nhất của 3 ông: Dũng, Sang, Trọng quả thật đối nghịch. Trong khi ông Trọng ỉu xìu như mèo bị cắt tai, ông Sang miệng méo xệch như “mất sổ gạo”, thì ông Dũng tươi cười hớn hở. Đó là bằng chứng sống động tố cáo mãnh liệt cái mà ông Trọng gọi là “đoàn kết” vẫn duy trì được qua kỳ hội nghị vừa xong (!) Thật “tội nghiệp” khi họ không còn đủ thủ đoạn để lừa dân thêm nữa.
Tuy cười tươi rói, nhưng ông Dũng không giấu được thần sắc khá đen và hơi tái trên gương mặt, điều này cho thấy “khí chất” của ông kém bởi “tâm bệnh” mà ông đang lâm nặng. Nhiều người có thể vì khinh ông ta quá hay phẫn nộ quá, nên không chú ý điểm này. Ông Dũng đang gắng gượng, gồng mình lên cười để giấu đi tinh thần có phần rã rời và bải hoải sau cuộc chiến 15 ngày vừa qua.
Tôi không có ý đưa vấn đề “tâm linh” vào đây, mà chỉ qua hình ảnh ông Dũng để nói rằng: ông Dũng không chứng tỏ được “độ cao thâm” vào lúc tình hình rối ren, khốn cùng của Việt Nam hiện nay.
Lẽ ra, thay vì cười tươi roi rói, chính ông Dũng nên tỏ ra buồn rầu một chút hay nét trầm tư “phơi đầy” trên mặt, ông sẽ trở nên rất… “tuyệt” với “vai chính diện”, mà ông đang diễn, không những thế, nó lại phù hợp với “dung nhan” tái và hơi đen của ông, mà không cần phải make – up. Song song đó, các ông sẽ thuyết phục được người dân rằng: các ông đang “RẤT đoàn kết” (!); và rằng: “nỗi đau của các ông hòa chung trong nỗi tê tái của dân tộc Việt Nam” (!).
Quá dở! Hãy nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên má của nhà độc tài Putin mà học hỏi thêm [1]. Đó mới gọi là “cao thủ thượng thừa” với thủ đoạn vô biên!
Nước mắt đàn bà bỗng trở nên quá bình thường, khi mang ra tranh giải quán quân trên chính trường mà Hồ Chí Minh đã từng diễn hoàn toàn xuất sắc trong tội lỗi về cuộc cải cách ruộng đất năm xưa!
Nguyễn Tấn Dũng vẫn dở như từ trước tới nay. Năm xưa, ông Hồ đứng trên hàng chục ngàn xác dân để khóc lóc, tại sao hôm nay, ông Dũng không “học tập”, bằng cách đứng trên núi nợ Quốc gia để sám hối???
Xem ra, “hậu bối CS” “độc” thì có độc”, nhưng “tàn” thì chưa nối gót kịp “tiền bối”.
nucuoi_ntd.jpg
Giải mã nụ cười MONEY LISA/Tranh biếm họa Kỳ Văn Cục***
“Hội nghị đen tối” nhất trong lịch sử ĐCSVN – có thể gọi như thế – đánh dấu bước ngoặc suy tàn không còn cứu vãn được của vai trò “Đảng lãnh đạo tuyệt đối”. Chắc chắn như thế!
Nhiều người phẫn nộ và chê bai khi ông Dũng kêu gọi “lòng tự trọng” trong cuộc tiếp xúc với sinh viên sau “hội nghị đen tối”.
“Tự trọng”, theo cách diễn giải khác, chẳng lẽ không phải là cái nhếch mép và cái cười khinh khỉnh để ông Dũng thầm nhủ:
“Không biết lượng sức mà bày đặt đấu với đá!”,
“Biết trước là sẽ thua mà còn cay cú! Đúng là những người chẳng biết tự trọng là gì!”
Đó phải chăng là thông điệp mà ông Dũng muốn nhắn gửi đến 2 ông kia tại trường Đại học Quốc gia Tp.HCM?
Ông Dũng tiếp tục và tạm thời dẫn trước, trong cuộc so găng với các “đồng chí”. Chẳng có gì bất ngờ về chiến thắng này, bởi: tiền (dưới mọi hình thức) và công cụ bạo lực hầu như ông Dũng đang nắm trong tay quá nhiều.
Ông Trọng, ông Sang có gì? Có lẽ chẳng có gì ngoài vài “cuốn sách” gối đầu nằm đã lạc hậu có tựa “chủ nghĩa Mác – Lê nin” và “tư tưởng Hồ Chí Minh” (!?). Hào phóng với 2 ông này chút nữa, thêm vài mươi “đồng chí” khác “sắt son” và “kiên định” cùng 2 ông trên con đường “bi đát” [*].
Quả thật vậy, vai trò Tổng bí thư đã được đặt dấu chấm hết khởi từ Lê Khả Phiêu và rõ hơn từ thời Nông Đức Mạnh. Nguyễn Phú Trọng không còn cơ hội để xoay chuyển tình hình chỉ dựa trên mấy thứ giáo điều, kêu gọi suông việc “tắm táp”, “rửa ráy”… nữa.
Thời buổi này là thời buổi kim tiền rủng rẻng lên tiếng. Hãy vất đi những thứ, tựu trung hay gọi “Đảng ta là đạo đức là văn minh”. Xưa rồi diễm!
Trương Tấn Sang có thể nhỉnh hơn một chút về tư duy, nhưng trong tay ông ta có vẻ chẳng có gì?
Đánh nhau trong trường hợp các ông này, nếu trong tay không có tiền, không có bạo lực thì dựa vào gì?
Xin thưa, hữu hiệu vô cùng, giản dị vô cùng: DỰA VÀO DÂN.
Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang có vẻ dần nhận ra được điều này?! Tốt, dù khá muộn. Tuy thế, nhiều người cũng đã chê bai khi hai ông có vẻ kêu dân “nhào đầu ra”, trong khi chính 2 ông tỏ ra thiếu khí phách và sự lẫm liệt cần có của hai người đứng đầu (đảng và Nhà nước).
Tôi tán thành phương án “dựa vào dân”. Vậy, ông Trọng và ông Sang sao chưa làm? Làm gì ư?
Thách thức và cũng là cơ hội quá đẹp ngay trước mắt hai ông đó.
Hãy thử gợi ý cho ông Trọng và ông Sang:
- Vụ án Đoàn Văn Vươn, một vụ án hoàn toàn không dính dáng chút gì đến “thế lực thù địch”, vừa được hâm nóng lại bằng việc bắt tạm giam 4 tháng đối với viên Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng. Các ông xốc vào đi, tôi hoàn toàn tin hàng chục triệu người sẽ hưởng ứng cao độ và các “đồng chí” hai ông cũng khó mà chống lại, khi lời “cầu xin” “nhẹ tay” đối với gia đình Đoàn Văn Vươn của ông Dũng gửi đến Hải Phòng còn đó. Hãy tận dụng ngay mà ghi điểm trong mắt dân.
- Vụ án Trần Ngọc Sương – Giám đốc Nông trường Sông Hậu. Cũng là một vụ án không hề dính chút gì đến chính trị để phải lo sợ bị các “đồng chí” phủ chụp tội “chống nhà nước CHXHCNVN”. Xốc vào luôn đi. Lấy tư cách Tổng bí thư, Chủ tịch nước, yêu cầu trả danh dự và bồi hoàn thiệt hại cho bà Trần Ngọc Sương, làm được điều này là thêm điểm cho hai ông trước lòng dân phẫn uất hiện nay. Tất nhiên bà Sương biết sẽ phải làm gì khi nhận được tín hiệu từ hai ông phát ra, bởi vì có nhiều Luật sư hỗ trợ và ủng hộ bà rất cao, hơn nữa bà Sương không phải là “hạng thứ dân”.
- Cô sinh viên bé nhỏ của Trường Đại học Công nghệ thực phẩm Tp.HCM – Nguyễn Phương Uyên vừa được hơn trăm người bạn viết thư gửi đến ông Chủ tịch nước, chắc các ông biết? Sao không biến thách thức đó trở thành lợi thế? Vụ việc quá nhỏ bé như vóc dáng bé nhỏ của cô gái, nếu các ông không làm được thì có lẽ chẳng còn việc gì dễ hơn cho các ông làm đâu!
- Cuối cùng, kinh tế là quan trọng. Ý tôi không phải là nói các ông “nhào vô” mấy vụ nổi cộm như: Vinashin, Vinalines, in tiền Polymer… đâu. Hãy nhớ lại người xưa, khi một vị vua muốn cứu vớt sinh linh đồ thán, đất nước lâm nguy, vị vua ấy thực hiện “chiêu hiền đãi sĩ” và sẵn sàng chấp nhận phương châm “đoái công chuộc tội”. Cứ tạm cho rằng Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long có tội. Hãy xem xét ý kiến “đoái công chuộc tội” lồng trong đề tài “Con Đường Việt Nam” [2] gồm 5 lĩnh vực cụ thể: kinh tế, giáo dục, cải cách hành chính và tư pháp (gọi tắt là pháp luật), biển Đông, Tây Nguyên mà các anh ấy đã ấp ủ hơn 7 năm qua. Đó cũng là môt nút thắt tối quan trọng cần gỡ và chính ông Sang cùng ông Trọng có thể làm được…
***Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước cũng như Tổng bí thư là điều chính các ông biết rõ, tôi dẫn ra thì có vẻ trịch thượng.
Viện kiểm sát tối cao và Tòa án nhân dân tối cao cũng là lợi thế trong tay hai ông.
Các ông làm được hay không, chính do lương tâm, khí phách và sự quyết liệt, đoàn kết của hai ông cùng những người ủng hộ lên tiếng.
Hãy khởi từ vụ gia đình Đoàn Văn Vươn và Trần Ngọc Sương mà tiến dần…
Lịch sử sẽ ghi tên hai ông như những người anh hùng hay những tên tội đồ, cũng do hai ông tự quyết lấy.
Nguyễn Ngọc Già
_______________________________________________
[1] “Giải mã” nước mắt ông Putin (Người Lao Động)
[*] nghĩa là “bác đi” :)
[2]Trần Huỳnh Duy Thức – Bức thư dang dở gửi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (Dân Luận)

 

VĂN HÓA XIN LỖI

Hailuablog
Nhái Bén
Image
Ảnh internet
Có lẽ Nhái tui lại bàn về cái chuyện nhạt phèo, nói hoài nói dai nói mãi. Thế nhưng bằng cảm nhận của người trong cuộc với tư cách của một người đứng lớp, khi đọc bài “Giáo viên cần phải biết xin lỗi”, đăng trên báo kiến thức, Nhái xin bổ sung thêm rằng, không chỉ có giáo viên cần phải biết nói lời xin lỗi mà tất cả chúng ta đều phải biết nói “xin lỗi” khi cần thiết. Và trong nội dung này Nhái không bàn tới những kẻ đạo đức giả hay những lời xin lỗi của các vị “to oạch” trong tổ chức Đảng và chính phủ trong thời gian gần đây.
Trong giao tiếp, câu xin lỗi và câu cám ơn, làm ơn luôn luôn là câu cửa miệng. Người Nhật là dân tộc được thế giới ca ngợi nhiều nếp văn hóa nhân bản, tốt đẹp, trong đó có văn hóa giao tiếp. Một cô gái bán hàng, trước cuộc phỏng vấn, họ luôn xem tới khả năng lắng nghe và “nhả” lời cám ơn, xin lỗi lúc nào. Với một gương mặt tươi tắn trang điểm bởi nụ cười và ánh mắt thiện cảm, cô gái đó sẽ được lương/thù lao cao hơn đồng nghiệp khác. Câu “sumimasen-xin lỗi” luôn luôn đi đi trước các lời thoại, luôn là câu mở lời khi bạn muốn nhờ vả ai đó. Còn khi bạn có lỗi thực sự câu “Gomenasai-xin thứ lỗi” sẽ phù hợp hơn. Trong tiếng Anh cũng có một ví dụ khác, từ “Excuse me/Pardon me- xin lỗi” luôn luôn mở đầu cho một việc xin phép, nhờ vả; còn câu “I am sorry/please forgive me…” là câu xin tha lỗi. Trong tiếng Tây Ban Nha, câu Pardon me là “Perdón” hay “excusez- moi” trong tiếng Pháp. Ngoài ra, để diễn đạt thái độ hối lỗi, ngoài ngôn ngữ còn là biểu cảm của gương mặt, chân tay (hai tay chắp vào nhau) hay cử chỉ nghiêng người. Nói không quá lời, văn hóa xin lỗi là văn hóa xem như là thứ đầu tiên trong giao tiếp của nhiều nền văn hoá nhân loại, họ nói rất tự nhiên “tôi xin lỗi” với một thái độ đầy thiện chí và cầu thị. Và không ai có thể nặng lời hơn với một người đã biết lỗi. Xin lỗi chẳng làm xấu đi mà chỉ làm đẹp hơn tư cách của người thốt lời.
Thế nhưng, lời xin lỗi mà bài báo trên đề cập lại mang nội dung là “I am sorry” được phát ra khi người ta có lỗi thực sự. Cũng lạ, đã có lỗi thực sư thì ai cũng phải nói lời xin lỗi chứ sao chỉ dành riêng giáo viên. Cha mẹ vẫn phải xin lỗi con cái nếu mắng oan đứa bé hay không giữ đúng lời hứa, cấp trên vẫn phải xin lỗi nếu mình có sai sót với nhân viên,….. Đứng về phương diện cá nhân, tôi cho rằng một bài giảng của giáo viên mà sai kiến thức thì thật là khó chấp nhận, vì ngoài giờ đứng lớp, giáo viên có thời gian cho soạn giáo án vẫn được tính vào công lao động để chuẩn bị bài giảng, sau đó sẽ được phê duyệt bởi tổ trưởng hay tổ phó bộ môn chỉ trừ ở bậc đại học. Là người đi truyền đạt lại, giáo viên chẳng những là người biết/hiểu rất sâu mảng kiến thức mà mình đứng ở cương vị là thầy, mà còn biết tập hợp, phân tích, cập nhật những nội dung có liên quan tới nội dung bài giảng nữa. Trong quá trình giảng bài, chuyện viết sai, đọc sai con số, câu chữ cũng có thể chấp nhận được nhưng chỉ là hạn hữu vì giáo viên, ngoài việc được trang bị kiến thức chuyên môn ra, họ phải trải qua nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy, tâm lý lứa tuổi, tình huống sư phạm điển hình, trải qua một học kỳ thực tập rồi mới được công nhận (nhận bằng) để hành nghề.
Khi còn là học sinh, Nhái thực sự cảm thấy gần gũi, tin tưởng những thầy cô giáo khi họ nói, “xin lỗi các em, thầy/cô đã viết sai chỗ này….các em sửa lại nhé”. Thái độ đó thể hiện sự trung thực, biết tôn trọng học sinh và cũng là tôn trọng chính mình. Khi bước lên bục giảng với cương vị làm thầy, bắt đầu một buổi học lúc nào Nhái cũng là câu hỏi, “các em có thắc mắc gì về bài giảng lần trước không?” và kết thúc bài giảng bao giờ cũng là một lời đề nghị “nếu có bất kỳ điều gì cần trao đổi, các em cứ mạnh dạn hỏi” và dành khoảng 5 phút trước khi kết thúc. Khi người thầy ở một tư thế sẵn sàng “đối mặt” với đối tác của mình, sự chuẩn bị về nội dung kiến thức, về sự chỉnh chu và tinh thần cầu thị cũng cao hơn, làm việc có trách nhiệm hơn. Đó chính là phương châm mà các nhà giáo dục học đang hô hào “giáo viên chỉ là người hướng dẫn, học sinh là trung tâm” đấy các bác ạ.
Chỉ buồn cười là, tới tận thế kỷ 21 của nhân loại, nền giáo dục Việt Nam lại bàn về cái văn hóa cốt lõi trong giao tiếp ứng xử mà thế giới họ đã trở thành phản xạ có điều kiện từ lâu lắm rồi.
Hay vì Việt Nam có quá nhiều “thứ xin lỗi” mà người dân đã tỏ ra nghi ngờ về cái tâm của người phát ra nó?
Tác giả Nhái Bén gửi trực tiếp cho hailuablog

 

Từ chức, cứ từ từ!

Lê Cao – Quechoa

      49 vị trí quyền lực nhất của Quốc hội bầu ra sẽ được lấy phiếu tín nhiệm nếu dự thảo được thông qua
Chuyện từ chức không hẳn nằm ở quy trình mà ở chuyện quan chức có đủ dũng khí và lòng tự trọng để thực hiện hay không. Đồng thời, quy định và việc thực thi vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm có được làm một cách thực sự hay không hay lại mang nặng tính hình thức cũng khiến cho người đáng ra cần từ chức không cảm thấy áp lực cần phải thực hiện hành động đẹp của mình. 
Hôm qua (23/10), dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đã được trình Quốc hội. Theo đó, có 49 vị trí quyền lực bậc nhất do Quốc hội bầu ra sẽ được lấy phiếu tín nhiệm, và trên cơ sở được tín nhiệm cao hay thấp sẽ miễn nhiệm hoặc tạo điều kiện để người không được tín nhiệm chủ động xin từ chức.
Thực ra, vấn đề này đã được đề cập trong Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử ban hành kèm theo Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 4-7-2007 của Bộ Chính trị quy định về việc miễn nhiệm, từ chức của cán bộ, thế nhưng lâu nay người dân chưa thấy vị cán bộ, lãnh đạo cao cấp nào xin từ chức sau khi để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực mình thực hiện, phụ trách. 
 
Ở các nước phát triển, việc một nhà lãnh đạo, một vị Bộ trưởng khi có những quyết định sai lầm phải ra trước nghị viện điều trần (trình bày, giải thích, biện bạch..) về những việc mình đã làm đúng hay sai, sau đó phải chịu sự phán quyết của các vị dân biểu. Và nhiều người trong số họ đã chọn việc từ chức để rút khỏi vị trí của mình vì tự thấy không xứng đáng, vì phải chịu những sức ép. Từ chức vì thế là hành vi đẹp, đáng được biểu dương.
 
Tất nhiên thì từ chức còn là khi người ta cảm thấy không thích công việc mình làm, còn là vì lý do sức khỏe không thể cáng đáng và các lý do khác nữa, tất cả đều phù hợp với ý nghĩa, khi một người cảm thấy chiếc ghế trọng trách không còn khớp với mình thì phải rút lui để người khác có thể ngồi vừa và phát huy được vị trí quyền lực đó hòng mang lại ích lợi cho những người đã bầu mình lên. 
 
Tham quyền cố vị được lì hóa như một nét văn hóa của quan trường sẽ trở thành lực cản lớn bóp nghẹt mọi sự sáng tạo, bóp nghẹt sự phát triển của một quốc gia. Nền chính trị pháp lý phong kiến ngày xưa đã bị các cuộc cách mạng dân chủ lật đổ, nay một số quốc gia có sự độc tài, chuyên quyền cũng cho thấy sự kém cỏi trong cuộc đua ra ngoài biên giới quốc gia mình trong nhiều giá trị cơ bản cần có của một dân tộc. 
 
Người dân sẽ không quan tâm và chẳng được lợi lộc gì từ cái Nghị quyết dự kiến sẽ được thông qua vào ngày 21/11 sắp tới về chuyện bỏ phiếu tín nhiệm, nếu như Nghị quyết không được thực thi một cách thực sự, và khi chuyện từ chức sẽ chỉ là câu chuyện nói cho có ở chốn quan trường.

 

1319. ĐẢNG ĐÃ HỌP XONG ĐẾN PHIÊN CỦA QUỐC HỘI

Ghi chú: Dưới đây là bản gốc bài viết của TS Tô Văn Trường và bản được Tuần Việt Nam biên tập, đăng tải. Trên bản gốc, những đoạn màu đỏ sẫm là được TVN chỉnh sửa, màu đỏ tươi là bị lược bỏ.

ĐẢNG ĐÃ HỌP XONG ĐẾN PHIÊN CỦA QUỐC HỘI

Tô Văn Trường
Hiến pháp nước ta đã quy định rõ:”Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất với chức năng chính là lập pháp và giám sát thi hành pháp luật” nhưng thời gian qua vai trò đó không được phát huy đầy đủ và có thể coi là một trong các nguyên nhân làm cho hệ thống hành pháp, tức là các cơ quan quản lý hành chính     hoạt động kém hiệu quả, mắc nhiều sai sót nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý kinh tế-xã hội.
Mặc dù gần đây, Quốc hội trước sự đòi hỏi thúc bách của cuộc sống và lòng dân đã có một số bước tiến trong đổi mới tư duy và phương thức hoạt động để thực hiện tốt hơn chức năng của mình. Kết quả bỏ phiếu không thông qua kế hoạch xây dựng dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là một điển hình tuy hiếm hoi nhưng có ý nghĩa lịch sử. Một số đại biểu Quốc hội đã thể hiện trình độ, bản lĩnh và trách nhiệm cao của mình trước tình hình phát triển của đất nước, được đông đảo cử tri cả nước yêu mến, tin cậy.  Nhân dân mong muốn và đỏi hỏi ngày càng có nhiểu đại biểu đủ bản lĩnh như vậy, xứng đáng là người đại biểu của nhân dân. Kỳ họp Quốc hội lần này, diễn ra ngay sau Hội nghị lần thứ 6 của của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cử tri hy vọng cơ quan quyền lực tối cao do dân bầu ra  sẽ có nhiều quyết sách quan trọng và để lại dấu ấn, đặc biệt trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội hiện nay.
Về công tác lập hiến, lập pháp.
Cảm giác chung của nhiều người là các vấn đề được đặt ra từ  Nghị quyết 4 và sau Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Đảng vừa qua vẫn còn nóng bỏng! Ngay phát biểu của các vị lãnh đạo sau đó cũng cho thấy một cảm giác day dứt dường như cơ quan của Đảng đã cố gắng nhưng chưa làm hết  hoặc chưa làm xong những  việc quan trọng nhất.  Với sứ mệnh của mình và trước đòi hỏi của nhân dân, Quốc hội phải  đi thẳng vào các vấn đề cốt lõi của dân tộc và của đất nước.
Cử tri mong muốn Quốc hội thảo luận kỹ hơn, sâu hơn về Hiến pháp sửa đổi năm 1992, nhất là đảm bảo quyền dân chủ thực sự, quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế, quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp.  Gạt bỏ những nội dung chỉ mang tính tuyên truyền, không có tính pháp lý. Thảo luận kỹ hơn, sâu hơn về các luật để luật có tính khả thi, các nội dung có tính hệ thống. Nhiều người dân cho rằng quan điểm về kinh tế thị trường định hướng XHCN  với  đặc trưng chủ yếu là sở hữu toàn dân đối với đất đai và phần lớn tư liệu sản xuất   trên thực tế đã nuôi dưỡng những nhóm lợi ích hưởng nhiều đặc quyền dẫn đến tình trạng bất công và tham nhũng tràn lan, khoảng cách giàu nghèo ngày càng trầm trọng. Chính sách đất đai đề ra, trước hết phải bảo đảm quyền lợi cho nông dân, không tạo ra kẽ hở để người có quyền và người có tiền thông đồng trục lợi trên lưng người dân như lâu nay vẫn xảy ra.
Về công tác giám sát đối với hoạt động của  Chính phủ và các cơ quan hành pháp , nhân dân mong mỏi  Quốc hội  phải cụ thể và triệt để (truy đến cùng các vụ thất thoát, các câu kết ngầm giữa các nhóm lợi ích; chỉ mặt gọi tên như Vinashin, Vinalines,…).  Quốc hội cần hoàn thiện cơ chế và  bộ công cụ giám sát, với những quy định hợp lý, có tính khả thi về việc bỏ phiếu tín nhiệm, điều tra các vụ việc và tăng cường hiệu quả, hiệu lực giám sát. Các đại biểu Quốc hội không cần phải bỏ phiếu thăm dò mà có quyền và cần phải bỏ phiếu tín nhiệm trực tiếp đối với những người lãnh đạo được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn mà không còn xứng đáng với cương vị được giao.   
Cử tri mong muốn Quốc hội chủ động xác định các chủ đề giám sát chung có ý nghĩa thiết thực, cấp bách  đối với  đời sống của người dân, phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ví dụ: Giám sát về hoạt động của ngân hàng, về cơ cấu lại kinh tế nhà nước, về chấn chỉnh đầu tư công, thiết thực phòng, chống tham nhũng, hoạt động ngoại giao, quốc phòng gắn với phát huy sức mạnh của lòng dân và sự ủng hộ quốc tế để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tăng cường giám sát các công trình thuộc lĩnh vực mình phụ trách; Ví dụ như dự án khai thác bauxite, khai thác khoáng sản nói chung, việc xây dựng và hoạt động của các nhà máy thủy điện, dự án điện hạt nhân, tu bổ di sản văn hóa…; coi trọng việc giám sát tình trạng vi phạm quyền công dân, đặc biệt là đối với những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa.  Trong việc thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, Quốc hội cân nhắc kỹ mỗi khi quyết định các dự án về kinh tế có vốn đầu tư lớn và tác động lớn đến an sinh, xã hội và môi trường.
Quốc hội cần thể chế hóa phản biện xã hội, coi đó là công cụ bắt buộc, thân thiện và hữu hiệu, không trộn lẫn nó với những khái niệm mù mờ, sợ lợi dụng, sợ chống phá,…trong khi phần lớn các trường hợp phản biện đều thể hiện thiện chí của những người quan tâm đến phát triển đất nước.
Trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng, Quốc hội cần có nhiều hình thức sử dụng và phát huy đội ngũ chuyên gia mạnh, lành nghề có tư duy độc lập, đồng thời thực hiện cơ chế minh bạch, công khai để  khơi dậy khả năng đóng góp ý kiến và tham gia giám sát của nhân dân.
Bài toán về kinh tế
Tình hình kinh tế hiện nay đang rất khó khăn về mọi mặt ảnh hưởng trực tiếp đến  đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo. Nhiều chuyên gia có thiện chí, muốn hiến kế cho Nhà nước nhưng “bó tay.com” không có nguồn thông tin số liệu tin cậy để phân tích, đánh giá. Hầu hết, các Tập đoàn kinh tế độc quyền đều không công bố thông tin với bất kỳ hình thức nào, dù pháp luật yêu cầu. Công cụ giám sát của chủ sở hữu Nhà nước hầu hết là dựa vào báo cáo của chính các đối tượng được giám sát, thường là không đầy đủ, kịp thời; chưa kể tính trung thực của báo cáo thường là khó kiểm chứng.
Nổi cộm bài toán kinh tế là vấn đề ngân hàng  “qua mặt”  luật tín dụng, vấn đề nợ xấu ngân hàng, đặc biệt là nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước.  Nếu các chuyên gia có uy tín và chuyên môn không vào cuộc, xem xét lại toàn bộ luật lệ về tín dụng, chứng khoán, để nhanh chóng sửa đổi thì các vụ bê bối khác sẽ tiếp tục  nổ ra và sẽ còn khốn đốn hơn nhiều.  Một số thông tin từ cơ quan tài chính, ngân hàng , từ IMF, ADB và  báo chí  ở Việt Nam cho chúng ta thấy với số liệu năm 2011: tổng nợ của doanh nghiệp nhà nước tương đương 52,2 tỷ USD, bằng  43% GDP, riêng phần doanh nghiệp nhà nước nợ các ngân hàng là 24,5 tỷ US, trong đó 47% là nợ xấu.   Vấn đề là họ nợ ai? Loại ngân hàng nào? Chắc cũng chủ yếu là ngân hàng quốc doanh.  Không thể bàn giải pháp nếu không có số liệu cụ thể. Do đó, Quốc hội phải vào cuộc một cách mạnh mẽ vì “vỡ trận” không còn là nguy cơ nữa mà có nhiều dấu hiệu cho thấy nó đang xảy ra.
Thảm họa quốc gia về giao thông vận tải
Một trong các vấn đề nhức nhối nhất của xã hội ta hiện nay là thảm họa quốc gia về giao thông vận tài,  với mỗi năm trên 10.000 người chết và bị thương, thiệt hại kinh tế khoảng 1 tỷ USD. Người dân Việt Nam không chết vì đói, vì rét mà chết vì tai nạn giao thông  như một cuộc chiến tranh là một điều phi lý nhất.
Khi thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đề nghị Quốc hội đặc biệt quan tâm đến tình trang lãng phí quá lớn đầu tư công trong lĩnh vực giao thông vận tải với nhiều siêu dự án, tốn kém hàng chục tỷ USD . Vinashin – Vinaline đua nhau xây dựng cảng biển một cách tràn làn, không hiệu quả , thua lỗ triền miên. Ngay dự án cảng Lạch Huyện ( đầu tư cả tỷ đô la) còn nhiều bất cập cả về kỹ thuật, kinh tế và môi trường, chưa được Hội đồng đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Nhà nước xem xét, đánh giá, nhưng Bộ Giao thông đã cho bán 2 gói thầu  để làm chuyện đã rồi. Hàng không thì đua nhau xây sân bay kể cả sân bay quốc tế , trong khi thua lỗ, phải giật gấu, vá vai.
Đường sắt thì cũ kỹ lạc hậu , lại đầu tư 2 tỷ USD kiên cố hóa đường sắt khổ hẹp 1 mét ( không thông qua Quốc hội ) để tham vọng chạy 120 km/giờ, có chuyên gia đã cảnh báo sẽ thất bại nguy cơ mất trắng 2 tỷ USD. Trong khi  ngân khố đất nước đã cạn kiệt lại say mê các dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội-Vinh, TP.HCM-Nha Trang với kinh phí dự toán 22 tỷ USD. Có 5 loại hình vận tải thì đường sắt , đường biển, hàng không đã thất bại nặng nề và trờ thành các Vina…thị phần chỉ còn đạt được 2% về hành khách và 15% về hàng hóa, thua xa cả đường sông !
Nguyên nhân của thảm họa quốc gia về giao thông vận tải do sự thất bại của Nhà nước trên 3 loại hình này đã dồn thị phần vận tải lên đường bộ gây hỗn loạn và thảm họa giao thông.  Cử tri mong muốn Quốc hội cần có giám sát đặc biệt để ngăn chặn lãng phí đầu tư công trong giao thông vận tải. Cần đột phá vào ngành đường sắt, hàng không để giảm thiểu mật độ lưu thông trên đường bộ, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Bộ Giao thông vận tải phải đưa ra được giải pháp, lộ trình cụ thể trình Quốc hội để giải bài toán giao thông cho Việt Nam.
Thay cho lời kết
Đảng đã họp xong, đến phiên của Quốc hội.  Có 2 việc hệ trọng nhất thì Đảng đã kết luận rồi. Thứ nhất là sửa Hiến pháp phải trong khuôn khổ Cương lĩnh  của Đảng  và không có tam quyền phân lập; Thứ hai là Luất đất đai thì Đảng cũng đã quyết ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu toàn dân do Đảng và Nhà nước đại diện.
Liệu cơ quan dân cử sau khi tập hợp ý kiến cử tri có thấy “ý đảng” hợp “lòng dân” không? Nếu không thì cần nghiên cứu và làm rõ thêm để “tham mưu” lại cho Đảng lãnh đạo. Người dân mong muốn  và yêu cầu Quốc hội   thực sự  là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, phản  ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân trong  việc xây dựng Hiến pháp và  pháp luật.
 ——-
Tuần Việt Nam

Đặt hàng Quốc hội

23/10/2012 07:02
Diễn ra ngay sau Hội nghị lần thứ 6 của của Ban chấp hành Trung ương Đảng, cử tri kì vọng cơ quan quyền lực cao nhất do dân bầu ra sẽ có nhiều quyết sách quan trọng và để lại dấu ấn, đặc biệt trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội hiện nay.
Lập hiến và lập pháp
Cảm giác chung của nhiều người là các vấn đề được đặt ra từ Nghị quyết 4 và sau Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Đảng vừa qua vẫn còn nóng bỏng, đòi hỏi Quốc hội phải đi thẳng vào các vấn đề cốt lõi của dân tộc, đất nước.
Thảo luận kĩ, sâu về Hiến pháp sửa đổi năm 1992, cử tri mong Quốc hội làm rõ, để đảm bảo đảm bảo quyền dân chủ thực sự, quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế, quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp. Điều không kém quan trọng là dám mạnh dạn gạt bỏ những quan điểm đã lỗi thời, phần nhiều mang tính tuyên truyền, và tăng thêm những quyền và cơ chế thực hiện quyền của dân mang tính thực chất.Quốc hội kì này cũng đứng trước nhiều vấn đề về xây dựng luật pháp để đảm bảo luật có tính khả thi, các nội dung có tính hệ thống.Đơn cử, với Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều người cho rằng, có những nội dung trên thực tế đã nuôi dưỡng những nhóm lợi ích hưởng nhiều đặc quyền, dẫn đến tình trạng bất công và tham nhũng lan tràn, khoảng cách giàu nghèo ngày càng trầm trọng. Chính sách đất đai đề ra, trước hết phải bảo đảm quyền lợi cho nông dân, không tạo ra kẽ hở để người có quyền và người có tiền thông đồng trục lợi trên lưng người dân như lâu nay vẫn xảy ra.
Về công tác giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành pháp , nhân dân mong mỏi Quốc hội phải cụ thể và triệt để (truy đến cùng các vụ thất thoát, các câu kết ngầm giữa các nhóm lợi ích; chỉ mặt gọi tên như Vinashin, Vinalines,…). Quốc hội cần hoàn thiện cơ chế và bộ công cụ giám sát, với những quy định hợp lý, có tính khả thi về việc bỏ phiếu tín nhiệm, điều tra các vụ việc và tăng cường hiệu quả, hiệu lực giám sát. Có lẽ, không nên chỉ dừng ở hình thức thăm dò tín nhiệm, mà các đại biểu Quốc hội có quyền và cần phải bỏ phiếu tín nhiệm trực tiếp đối với những người lãnh đạo được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, một khi những người này không còn xứng đáng với cương vị được giao.Cử tri mong muốn Quốc hội chủ động xác định các chủ đề giám sát chung có ý nghĩa thiết thực, cấp bách đối với đời sống của người dân, phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ví dụ: Giám sát về hoạt động của ngân hàng, về cơ cấu lại kinh tế nhà nước, về chấn chỉnh đầu tư công, thiết thực phòng, chống tham nhũng, hoạt động ngoại giao, quốc phòng gắn với phát huy sức mạnh của lòng dân và sự ủng hộ quốc tế để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tăng cường giám sát các công trình thuộc lĩnh vực mình phụ trách; Ví dụ như dự án khai thác bauxite, khai thác khoáng sản nói chung, việc xây dựng và hoạt động của các nhà máy thủy điện, dự án điện hạt nhân, tu bổ di sản văn hóa…; Việc giám sát thực hiện quyền công dân cũng như tình trạng vi phạm quyền công dân trong các mặt đời sống cũng cần đảm bảo.Trong việc thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, Quốc hội cân nhắc kỹ mỗi khi quyết định các dự án về kinh tế có vốn đầu tư lớn và tác động lớn đến an sinh, xã hội và môi trường.Trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng, Quốc hội cần có nhiều hình thức sử dụng và phát huy đội ngũ chuyên gia mạnh, lành nghề có tư duy độc lập, đồng thời thực hiện cơ chế minh bạch, công khai để khơi dậy khả năng đóng góp ý kiến và tham gia giám sát của nhân dân.
Phản biện xã hội cũng cần được Quốc hội sớm thể chế hóa, coi đó là công cụ bắt buộc, thân thiện và hữu hiệu, không trộn lẫn nó với những khái niệm mù mờ, vượt lên tâm lí sợ lợi dụng, sợ chống phá,… Thực tế, phần lớn các trường hợp phản biện đều trên tinh thần xây dựng và hợp tác, thể hiện thiện chí của những người quan tâm đến phát triển đất nước.
Bài toán về kinh tế
Tình hình kinh tế hiện nay đang rất khó khăn về mọi mặt ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo. Nhiều chuyên gia có thiện chí, muốn hiến kế cho Nhà nước nhưng đành chịu bó tay bởi thiếu nguồn thông tin số liệu tin cậy để phân tích, đánh giá.
Các Tập đoàn kinh tế độc quyền không công bố thông tin ngay cả đó là đòi hỏi của luật định. Công cụ giám sát của chủ sở hữu Nhà nước, trong khi đó hầu hết là dựa vào báo cáo của chính các đối tượng được giám sát, thường là không đầy đủ, kịp thời; chưa kể tính trung thực của báo cáo thường là khó kiểm chứng.
Nổi cộm bài toán kinh tế là vấn đề ngân hàng “qua mặt” luật tín dụng, vấn đề nợ xấu ngân hàng, đặc biệt là nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước. Nếu các chuyên gia có uy tín và chuyên môn không vào cuộc, xem xét lại toàn bộ luật lệ về tín dụng, chứng khoán, để nhanh chóng sửa đổi thì các vụ bê bối khác có thể tiếp tục nổ ra. Không thể bàn giải pháp nếu không có số liệu cụ thể.
Thảm họa quốc gia về giao thông vận tải 
Một trong các vấn đề nhức nhối nhất của xã hội ta hiện nay là thảm họa quốc gia về giao thông vận tài, với mỗi năm trên 10.000 người chết và bị thương, thiệt hại kinh tế khoảng 1 tỷ USD. Người dân Việt Nam không chết vì đói, vì rét mà chết vì tai nạn giao thông như một cuộc chiến tranh là một điều phi lý nhất.
Khi thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, cử tri mong Quốc hội đặc biệt quan tâm đến tình trang lãng phí quá lớn đầu tư công trong lĩnh vực giao thông vận tải với nhiều siêu dự án, tốn kém hàng chục tỷ USD. Vinashin – Vinaline đua nhau xây dựng cảng biển một cách tràn làn, không hiệu quả, thua lỗ triền miên. Ngay dự án cảng Lạch Huyện (đầu tư cả tỷ đô la) còn nhiều bất cập cả về kỹ thuật, kinh tế và môi trường, chưa được Hội đồng đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Nhà nước xem xét, đánh giá, nhưng đã cho bán 2 gói thầu để làm chuyện đã rồi. Hàng không thì đua nhau xây sân bay kể cả sân bay quốc tế, trong khi thua lỗ, phải giật gấu, vá vai.
Hệ thống đường sắt, trong khi đó, cũ kĩ, lạc lậu, lại đầu tư hàng tỷ đôla để kiên cố hóa đường sắt khổ hẹp (vốn không còn dùng nhiều trên thế giới). Nguy cơ lãng phí nhãn tiền! Đấy là chưa kể trong lúc ngân khố cạn kiệt, không ít người vẫn say sưa với kế hoạch đường sắt cao tốc tốn kém.
Cử tri mong muốn Quốc hội cần có giám sát đặc biệt để ngăn chặn lãng phí đầu tư công trong giao thông vận tải. Cần đột phá vào ngành đường sắt, hàng không để giảm thiểu mật độ lưu thông trên đường bộ, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Bộ Giao thông vận tải phải đưa ra được giải pháp, lộ trình cụ thể trình Quốc hội để giải bài toán giao thông cho Việt Nam.
Thay cho lời kết
Đảng đã họp xong, đến phiên của Quốc hội. Có 2 việc hệ trọng nhất Đảng đã kết luận rồi. Thứ nhất là sửa Hiến pháp phải trong khuôn khổ Cương lĩnh của Đảng và không có tam quyền phân lập; Thứ hai là Luất đất đai thì Đảng cũng đã quyết ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu toàn dân do Đảng và Nhà nước đại diện.
Người dân mong muốn và yêu cầu Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân trong việc xây dựng Hiến pháp và pháp luật.
Tô Văn Trường
Nguồn: Tuần Việt Nam

Đảng CSVN phiên bản của tình báo TQ – Kỳ 4 (Huỳnh Tâm)

Thongluan


bán đấu giá chiếc áo “Lụa” của Hồ Tập Chương (HCM) với giá 9 tấn vàng, triều cống cho tướng lãnh Quốc Dâng Đảng…”
Ngày 25-8-1945. Theo kế hoạch của tình báo CS Trung Quốc đưa ra quyết định giải thể “Ủy ban giải phóng dân tộc”, thành lập “Chính phủ Cách mạng lâm thời”. Cố vấn CS Trung Quốc thúc dục tiến hành thực hiện kế sách Nhiên Đích (然的- Ngũ san định).
1 ‒ Khích động xã hội tranh chấp (鼓励社会纠纷- cổ lệ xã hội củ phân)
2 ‒ Càn quét loại bỏ tư sản, phát hành phiếu tệ (搜捕从生产和分配的股份货币– sưu bộ tùng sinh sản hòa phân phối đích cổ phần hóa tệ)
3 ‒ Cải Cách Ruộng Đất (土地制度改革– thổ địa chế độ cải cách)
4 ‒ Tập trung lao động (专注于劳动- chuyên chú ư lao động)
5 ‒ Chiêu mộ, nhập ngũ (招聘,争取– chiêu sính, tranh thủ)
Theo mật mã HN548 và 中国智能分析(phân tích tình báo Trung Quốc- Trung Quốc trí năng phân tích). Những cố vấn tình báo cao cấp của CS Trung Quốc, chỉ thị bí mật cải trang quân sự, sử dụng quân trang, quân dụng bằng lớp áo Việt Minh, trước khi tiến hành (Ngũ san định) phải chuyển quân về Hà Nội cướp chính quyền bằng quân sự chính đáng, và tạo chính nghĩa của một thực thể, CSTQ quyết định chọn chiêu bài thật mị dân “Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các đảng phái yêu nước và các nhân sĩ tiến bộ”. Quân đội CS Trung Quốc đứng trong bóng tối, vo tròn chiến thắng đưa Hồ Tập Chương (HCM) từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội thành lập “Chính phủ lâm thời”.

Tình báo, CS Trung Quốc thành lậpTrường lục quân Trần Quốc Tuấn, buổi lễ khai giảngngày 26-5-1946, dưới danh nghĩa Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến, do đảng CSTQ cung cấp vũ trang v.v…Nguồn:Hoa Nam MSS.

1500 Quân đội Việt Minh, do đảng CS Trung Quốc huấn luyện tại Trường lục quân Vân Nam, và Quảng Tây (越南胡志明部队训练云南陆军学院), vừa mãn khóa được trang bị vũ khí và quân bị hoàn chỉnh.Nguồn:Hoa Nam MSS.

Tình báo Hoa Nam (MSS) gửi qua Việt Nam 11 huấn luyện viên ưu tú về Quân báo, phục vụ cấp Trung đoàn quân hàm Trung tá, mỗi Quân báo trang phục theo quân đội Việt Minh.Nguồn: Hoa Nam MSS.
Lúc bấy giờ người dân Hà Nội đã chứng kiến mọi sự thật diễn ra, lấy mắt ngó tình thế đã ngỡ ngàng, nhận biết thầm kín để trong lòng, mồm không nói thành lời bởi khiếp sợ nanh vuốt khủng bố, dĩ nhiên toàn dân cả nước không thể hiểu nổi hành động của Việt Minh, và cho đến ngày nay (2012) vẫn chưa hề biết “Khích động xã hội tranh chấp 鼓励社会纠”, trong kế hoạch Đệ nhất (然的) – Nhiên Đích (Ngũ san định).
Tuy nhiên cũng có người dân bức xúc la lớn tiếng: Đây chính quân binh của bành trướng hóa trang lớp áo Việt Minh tiến vào Hà Nội.
Và mọi ngỡ ngàng tự hỏi: Từ năm 1941-1945 ai cung cấp cho Việt Minh, trên 2 Sư đoàn quân chính qui, trang bị vũ khí, xe pháo, đạn dược, súng cá nhân, mã tấu, lương thực, quân nhu, nón cối, quân trang, quân dụng đồng màu xanh cứt ngựa, sản xuất tại Trung Quốc.

Đảng CS Trung Quốc cho vay đạn pháo, nợ này sẽ trả theo mật ước 1950 giữa Hồ Tập Chương và Mao Trạch  Đông. Nguồn: Hoa Nam MSS.

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chuyển quân, xe pháotiến vào Hà Nội, biểu ngữ cờ xí CS Trung Quốc tung bay chào mừng giữa Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945.Nguồn: Hoa Nam MSS.
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tiến vào chiếm được Hà Nội, riêng Quân đội Nhân dân Việt Nam (PAVN) chỉ là những dân quân ô hợp, mới được huấn luyện các trại trong lãnh thổ Trung Quốc hay tại biên giới thuộc trung tâm Trần Quốc Tuấn 1944.
Nguồn, mã số CPC127 được giải, cho thấy nhiều vấn đề phức tạp: Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch “CS Đông Dương 4″ đánh chiếm Hà Nội đặt lại hành chính cai trị người Việt, đưa vận mệnh dân tộc Việt Nam nằm trong tay đảng CSVN, cấu trúc quốc gia mới được thành hình trải rộng từ thượng tần cho đến hạ tần nhà nước. CS Trung Quốc tăng viện quân sự, vũ khí và gián điệp, tình báo, Hồ Chí Minh lãnh tụ đảng CSVN cũng không ngoại lệ trong danh sách gián điệp.
Hồ sơ kế hoạch đánh chiếm Hà Nội hiện tại còn lưu trữ trong ngăn kéo ký hiệu TW19045 của Quân Ủy Trung Quốc Trung Quốc, cho đến nay những nhà chiến lược Trung Quốc vẫn thảo luận chiến thuật cướp chính quyền hay cướp lân bang.
Thì ra mật mã TW19045, ghi lại sự thật về Hồ Tập Chương (HCM). “Tình báo MSS bao phủ lên Việt Nam một mãnh lực quân sự hùng hậu, đối với người tình báo đó chỉ là một tấm vải lụa mỏng manh, buộc dân tộc VN phải chấp nhận mẫu mực xã hội của đảng CSTQ. Cho nên phản gián Quân Ủy Trung Quốc (CPC) cảnh cáo: “Dù vận dụng mọi khả năng, tạo dựng thành mọi sự như thật, nhưng trong ấy chứa cái giả. Theo lệ người đời đã chứng nghiệm. Giữa khe sự giả có chứa một việc rất thực HTC khoác áo HCM”.
Tình báo CS Trung Quốc bí mật hoạt động tại Việt Nam, cố vấn Hồ Tập Chương “风看着转向”(nhìn gió bẻ lái) thi hành “Khích động xã hội tranh chấp (鼓励社会纠纷), phát động tuyên truyền cuộc đời huyền thoại của Hồ Tập Chương (HCM), mang chất sáng tạo nân cao uy tín nhân vật lãnh tụ, mọi tác động dư luận đi sâu vào lòng người dân VN.
Thứ hai trao đổi quyền lợi: Kết hợp những giới văn hóa địa phương (VN), văn công, bồi bút, mở nhiều khóa đào tạo, tập huấn hay những trại sáng tác, đi thực tế điền dã cho giới văn nghệ sĩ, và tạo điều kiện cảm xúc ca ngợi Bác, đảng, quân đội nhân dân VN anh hùng.
Thứ ba tuyên truyền: Dùng ngòi bút chuyển lửa thay thuốc súng, bắng thẳng vào các thế lực của người Việt Nam, kể cả các tôn giáo đứng ngoài đảng CSVN.
Thứ tư tâm lý: Kết thân người có uy tín địa phương, gợi ý cảm tình với đảng, vận dụng uy tín của họ để chiêu dụ đối tượng, về phương diện tâm lý, trước nhất đối tượng theo người không theo đảng. Nếu tuyết phục không thành công, loan tin đối tượng theo Việt Minh với nhiệm vụ tình báo hay ban bố chức vụ không quyền v.v… xa hơn uy hiếp.
Thứ năm kích động: Lòng yêu nước của thanh thiếu niên, đào tạo họ thành lực lượng Mã tấu công tác đêm.
Kích động giới thương gia, phú hào yêu nước, tài chính họ phải tuôn ra tài sản, lấy uy hiếp đem đến thành công. Họ là nguồn cung cấp tài chính cho đảng. Mưu kế “Khích động xã hội tranh chấp 鼓励社会纠纷”, trong Đệ nhất (然的) – Nhiên Đích (Ngũ san định) cho thấy CS Trung Quốc có dã tâm, muốn thay đổi thiên hạ, nếu một ngày không được hãy mai phụ trăm năm, sẽ có một ngày xóa trắng Việt Nam. Hôm nay vở kịch VN mới bắt đầu
Tháng 03 năm 1945 Ất Dậu. Vào thời điểm này, dân số miền Bắc Việt Nam có trên 13 triệu người. Bỗng dưng nạn đói chết hơn 2 triệu người dân, từ tỉnh Nghệ An đến tỉnh Tuyên Quang.

Người dân chết đói ở Giáp Bát được cải táng tại nghĩa trang Hợp Thiện (Hà Nội). Ảnh: Võ An Ninh.
Một phần do đảng CSVN áp bách thu thuế cùng thực hiện “Khích động xã hội tranh chấp 鼓励社会纠纷”, và Cải Cách Ruộng Đất (土地制度改革) vào đầu năm 1953-1956. Kế hoạch (然的) – Nhiên Đích (Ngũ san định), hoạt động mạnh nhất, lại trùng hợp thảm kịch nạn đói miền Bắc. Đảng CSVN luôn luôn biện minh cho rằng: “Bắt đầu từ ngày 6-5-1941 Nhật buộc Pháp ký một hiệp ước kinh tế yêu cầu Pháp phải cung cấp lương thực ở Đông Dương cho Nhật hằng năm.
Bốn năm liền từ 1941-1944 Nhật-Pháp đã ký bốn hiệp định giao nộp lúa, ngô cho Nhật mỗi năm từ 700.000 đến 1,3 triệu tấn, tương đương 50-80% tổng sản lượng lương thực VN thời đó. Để phục vụ chiến tranh, phát xít Nhật còn cần rất nhiều nguyên liệu từ những cây trồng có sợi, có dầu như đay, gai, bông, thầu dầu… nên chúng đã bắt rất nhiều vùng quê nhổ lúa trồng đay và các loại cây trên. Tài liệu của người Pháp thống kê: năm 1944 VN trồng tới 45.000ha đay, gấp chín lần diện tích của năm 1940 do 10 công ty độc quyền của Nhật thu mua, chế biến, kinh doanh thứ cây này. Cũng theo tài liệu trên, chiến tranh của đồng minh với Nhật tại Đông Dương khiến 50% hệ thống giao thông Nam-Bắc VN bị phá hủy, 90% phương tiện vận tải bị hư hỏng khiến việc đưa lương thực cứu trợ từ Nam ra Bắc càng thêm khó khăn.
Chiến tranh làm cho nhu cầu nhiên liệu: than, dầu, điện của Nhật tăng cao. Chúng đã lấy ngô, vừng, lạc và cả lúa gạo để thay thế những nhiên liệu này phục vụ mưu đồ phát xít, đẩy người dân vào thảm họa chết đói.
Tuy nhiên trong thời điểm này (1941-1944) Việt Minh đã có lực lượng và có dân trong những vùng nông thôn.Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, cũng có phần trách nhiệm với nạn đói, bởi đảng CSVN đánh thuế trên lưng người dân không phải ít.Hai triệu đồng bào miền Bắc chết đói, cũng do chính sách “tiêu khổ kháng chiến”, và thực hiện “Cải cách ruộng đất”. Đồng thời kế hoạchnhằm tiêu diệt các thành phần sản xuất, xóa trắng địa chủ và văn hóa dân tộc Việt Nam. Đảng CSVN tìm mọi thủ đoạn, chụp trên đầu người dân nhiều loại mũ, nào là “bóc lột”, “phản quốc” (theo Pháp, chống lại đất nước), “phản động” (chống lại chính quyền), đấu tố Việt gian, cường hào, thanh trừng các đảng đối lập, và xử tội thường dân… Vào những năm 1953–1956, đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, thực hiện “Cải cách ruộng đất” tịch thu tài sản, đất đai của người dân nông thôn, tạo ra một xã hôi cố nông mới.
Người CS cho rằng: ”cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc”, nguyên nhân đó đảng CSVN không ngại mô phỏng 土地改革(thổ địa cải cách) của Trung Quốc (1946–1949), cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc được tổ chức theo kế sáchcủa cố vấn CSTQ “Khích động xã hội tranh chấp 鼓励社会纠纷”.Kích động người dâu đấu tranh giai cấp triệt để, và cố vấn CSTQ trực tiếp giám sát “Cải cách ruộng đất” của Việt Nam.
Lý do nào miền Bắc bị nạn đói hoành hành khốc liệt, còn miền Nam thừa lương thực không bị nạn đói, kể cả Việt Minh sống tại miền Nam cũng bình an. Theo mật mã phản gián: 中国智能分析(phân tích tình báo Trung Quốc): “Đảng CSVN là một trong 3 thủ phạm, đồng lõa với Nhật, Pháp tạo ra nạn đói làm chết trên 2 triệu người ở miền Bắc, và trước đó đảng CSVN có mở hai cuộc thu vàng và tiền. Lần thứ nhất, bán đấu giá chiếc áo “Lụa” của Hồ Tập Chương (HCM) với giá 9 tấn vàng, triều cống cho tướng lãnh Quốc Dâng Đảng. Lần thứ hai, đảng Lao Động Việt Nam bí mật khích động, và áp lực lên vai những gia đình “tài phú”, buộc gửi tiền vào ngân hàng (đóng hụi chết) Việt Minh, một thắng lợi lớn âm thầm thu được 28 tấn vàng, triều cống cho anh chị đảng CS Trung Quốc.
Phản gián CSTQ lưu mật mã HN-h497: “Đảng CSTQ không bối rối ra tay tàn bạo đối với nhân dân Việt Nam, có lẽ còn tàn khốc hơn cả Pháp và Nhật. Thế nhưng không để lại vết tích nào bởi có HTC, và lực lượng tình báo hoạt động tinh vi, che lấp vết xe đã đi qua”.
Trong thời điểm này CSVN, vơ vét lương thực, cung cấp cho 3 sư đoàn, quân đội nhân dân giải phóng CS Trung Quốc. CSVN nắm lấy mọi cơ hội không bỏ qua bất cứ điểm yếu nào của nhân dân VN, liền thu hút trên 15.500 thanh thiếu niên trốn đói, chấp nhận làm dân quân, nhập ngũ vào quân trường Trần Quốc Tuấn tại Sơn Tây. Nạn đói, bỗng nhiên làm phương tiên tuyên truyền chính trị “Đổ tội lên đầu Nhật và Pháp, lại quên rằng chính CSVN và CSTQ cùng đồng lõa thực hiện chiến dịch “hết nạc vạt đến xương” của đồng bào miền Bắc VN, cuối cùng dân tộc Việt Nam lâm vào cảnh bi thương, gặp phải nạn chết đói năm ấy.
Thay vì Hồ Tập Chương (HCM) trên tay đang có một tài sản lớn trên 9.000 kg vàng. Chỉ cần trích ra 1/4 = 2.250 kg vàng, nhập cảng ngủ cốc tại các quốc gia lân bang, đem về phân phối cho nhân dân như cách cứu lửa, đâu đến nỗi nào chết đóitrên 2 triệu người dân. Thử hỏi Hồ Chí Minh là ai, trừ phi là người Hán vô cảm.
Đảng CSVN cho ra đời “Cải cách ruộng đất” thu hoạch lớn, bài trừ được “Trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ”đem về cho CSVN độc quyền khai thác đất đai, ruộng vườn. Ngoài ra CSVN đào tạođược Đội Cải cách Ruộng đất với48.818 thanh thiếu niên; sức mạnh của họ ngày đầu tiên ra mắt làng xã, áp dụng chính sách “3 Cùng” (cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm), bám vào dân kết họ thành “rễ”, phát “cành”, sau đó triển khai độc chiêu “Giảm tô” có thêm một trận dân thành thị chết đói. Nạn đói Ất Dậu chưa nguôi, Cải cách ruộng đất vẫn còn, thế mà đảng CSVN đánh tiếp một nhát búa “Giảm tô” đứa đến người dân phải phục tùng vô điều kiện trước đảng CSVN!
Đảng CSVN cần tăng cường quân sự, áp dụng kế sách “Chiêu mộ, nhập ngũ 招聘,争取” trong kế hoạch (然的) – Nhiên Đích (Ngũ san định). Thực tế sau ngày”Cải cách ruộng đất” 48.818 thanh thiếu niên hết nhiệm vụ, sung công vào Trường lục quân Trần Quốc Tuấn.
Ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội vận dụng “Khích động xã hội tranh chấp” diễn ra cuộc mít tinh, do Chính phủ lâm thời (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) tổ chức. Đảng CS Việt Nam tung ra chiêu thức, pháp thuật mới, dùng những mỹ từ nhân đạo để nhử mọi người vào bẫy để cho họ dễ bề cai trị hơn. Trước và sau ngày đọc bản Tuyên ngôn, Hồ Tập Chương bí mật mởcuộc thanh trừng nội bộ, thủ tiêu Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hồ Tùng Mậu, tướng Nguyễn Bình v.v… bởi họ biết quá nhiều sự thậtcủa Hồ Tập Chương.
Những năm tháng đất nước điêu linh số phận người yêu nước bị Việt Minh ra tay thủ tiêu như cụ Phạm Quỳnh (1945), Ngô Ðình Khôi (1945), Tạ Thu Thâu (1945), Bùi Quang Chiêu (1945), Phan Văn Hùm (1945), Trương Tử Anh (1946), Huỳnh Phú Sổ (1947), Khái Hưng (1947) v.v… tiêu diệt tất cả mọi thành phần bất đồng chính kiến, bằng mọi giá chỉ để tranh giành quyền lực. Thực chất Hồ Tập Chương được đảng CSTQ ban cho quyền thái thú tại Việt Nam,vàHTC tiếp tục làm nhiệm vụ, kêu gọi toàn dân “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”. Hậu quả ai đoàn kết với HTC cũng manghọavào thân, tâm trạng xót xa.
Những đảng phái không cùng hướng chính trị cũng phải bước ra khỏi chính phủ, mục đích cuối cùng duy nhất còn lại một đảng CSVN, người CS sẵn sàng lừa đảo những uy tín của những nhà cách mạng, trí thức, nhân sĩ và cả cựu Hoàng Bảo Đại. Đảng CSVN, diễn trò lừa đảo lập chính phủ cũng lắm công phu, đúng 11 tháng, kể từ ngày 2-9-1945 đến ngày 3 tháng 11 năm 1946, có 4 lần nhanh chón lập ra chính phủ, rồi giải tán người tham gia chính phủ phải chóng mặt, những nhân vật chính trị tha thiết vì dân tộc Việt Nam đành giả từ chính trường bằng mọi trường hợp, như Vĩnh Thụy (Bảo Đại), Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Tường Tam, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Văn Tố, Bồ Xuân Luật, Đặng Văn Hướng, Hoàng Minh Giám, Tạ Quang Bửu, Trần Công Tường, Trịnh Văn Bình, Đặng Phúc Thông, Nguyễn Kính Chi, Tôn Thất Tùng, Ngô Tử Bá, Phan Kế Toại, Trần Duy Hưng, Nghiêm Xuân Yêm, Trịnh Văn Bính, Ngô Tấn Nhơn, Vũ Đình Tụng, Đặng Văn Hướng v.v… người ta còn gọi: “CSVN lập chính phủ để lừa đảo lòng dân không thực ý vì dân” như:
- Chính phủ lâm thời (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) ngày 2-9-1945.
- Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1946.
- Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến, ngày 2 tháng 3 năm 1946.
Một lần nữa những người yêu nước phải ngồi vào chính phủ của Hồ Tập Chương, dù đã biết thân phận bị làm con tin chính trị dưới tay CSVN, và CSVN cho ra đời lần thứ 4 một (Chính phủ Liên hiệp Quốc dân) vào ngày 3 tháng 11 năm 1946. Danh sách không đảng phái, có tiếng không thực quyền gồm: Vĩnh Thụy (Bảo Đại), Nguyễn Tường Tam, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Văn Tố, Đặng Văn Hướng, Bồ Xuân Luật, Hoàng Minh Giám, Tạ Quang Bửu, Trịnh Văn Bình, Đặng Phúc Thông, Nguyễn Kính Chi, Tôn Thất Tùng, Ngô Tử Bá, v.v…
Chủ tịch Hồ Tập Chương (HCM). Ký sắc lệnh số 4 vàongày 04/9/945. Mục đích “Bòn dân khố rách, đãi quân cờ Hồng”. Lệnh “Càn quét loại bỏ tư sản, phát hành phiếu tệ. 搜捕从生产和分配的股份货币”. Phát động lập Quỹ độc lập và Tuần lễ vàng, lễ xuất quân chiến dịch Tuần lễ Vàng, kêu gọi người dân nộp tiền, tài, vàng, đá quí cho ngân sách quốc gia (đảng CSVN).Mãi đến ngày 30/9/1945 mới kết thúc, đúng 26 ngày đêm chiến dịch thu vàng đáng sợ, thay vì 1 tuần lễ vàng, kéo dài hơn 3 tuần lễ vàng. Trong khi ấy nạn đói cả miền Bắc đang quành hành khốc liệt.

Hà Nội vẫn nhớ 3 Tuần Lễ Vàng. Người dân xếp hàng nộp vàng tại ngân khố quốc gia, đông như ngày hội! Trong tuần lễ đầu, người dân nộp trên 20 triệu đồng, và 370 kg vàng.
Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tức khắc sử dụng20 triệu tiền Đông Dương, gửi qua Lào mua 2.000.000 kg vàng.
Vài cá nhân tên tuổi nộp vàng, như ông Đỗ Đình Thiện trao cho đảng CSVN,9,30 kg vàng,và ngày 23-9-1945 ông Thiện bỏ ra 1 triệu Đông Dương (trị giá 400 kg vàng) để rước chân dung Hồ Tập Chương về nhà, ông tiếp tục bỏ ra 2 ngàn lượng vàng (64,5 kg vàng) mua đồn điền, từ tay tỷ phú Pháp Bô-ren, sản xuất lúa, thu hoạch mỗi mùa 200 tấn thóc, nuôi đoàn quân lạ.
Ba năm trước (1943-1946), ông Đỗ Đình Thiện trao cho ông Nguyễn Lương Bằng 3 vạn tiền Đông Dương (trị giá 1,5 kg vàng), và đưa cho ông Nguyễn Tạo 2 vạn tiền (trị giá 1kg vàng).

Ông Đỗ Đình Thiện trúng thầu, rước chân dung chủ tịch Hồ Tập Chương với giá 400 kg vàng.Ảnh: Tư liệu.
Ngày 1 tháng 4 ăm 1946, đảng CSVNbám theo ông Đỗ Đình Thiện, bởi chính phủ cần phát hành phiếu tệ, ông tiếp tụcbỏ tiền mua nhà in Taupin (nay là số 5 Lê Duẩn-Hà Nội) tặng cho chính phủ. Tổng cộng ông Đỗ Đình Thiện nộp: 476,3 kg vàng.Trong tháng CSVN in phiếu tệ, chuẩn bị đổi tiền Đông Dương.
Về ông bà Hồ (Hoàng Thị Minh Hồ).
Từ tháng 3/1945 đến hết tháng 5/1946, mọi chi tiêu của CSVN đều do ông bà Hồ đài thọ, và nộp cho Tuần lễ vàng, 5.147 lạng vàng (166,3 kg vàng), bởi thế người Hà Nội gọi ông bà Hồ là “Bộ trưởng Tài chính của Việt Minh”.
Trong đêm tuyên bố kết quả “Tuần lễ vàng”, bán đấu giá bức ảnh Hồ Tập Chương, ông bà Hồ bỏ ra 10 vạn đồng (trị giá 40 kg vàng) trong khi ấy ông Thiện đấu giá 1 triệu đồng (trị giá 400 kg vàng). Vài tháng sau bà trao cho UBND thành phố Hà Nội 1,58 triệu đồng Đông Dương để lấy bức ảnh bác Hồ (trị giá 610 kg vàng).
Tổng cộng ông bà Hồ nộp: 816,5 kg vàng.
Đã từ lâu, tình báo CSTQ cài người tại Huế, xâm nhập vào Hoàng cung. Trước tháng 8/1945 Việt Minh áp chế vua Bảo Đại buộc ông công bố chiếu thoái vị, đến ngày 25/8; sang ngày 26/8 Vua Bảo Đại làm lễ thoái vị ở Thế Miếu; từ đó Triều đại Nguyễn chấm dứt, sau 143 năm trị vì (1802-1945). Việt Minh dẫn độ cựu Hoàng Bảo Đại ra Hà Nội làm cố vấn.CS Trung Quốc hành động một cái nháy mắt đưa Hồ Tập Chương vào lịch sử Việt Nam.

Ngày 30/9/1945. Cựu hoàng Bảo Đại thay mặt chính phủ tuyên bố bế mạc Tuần lễ vàng.Ảnh: Tư liệu.
Cố vấn Vĩnh Thụy (cựu hoàng Bảo Đại) thay mặt Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến(HTC) phát biểu trong buổi đấu giá tranh chủ tịch Hồ Tập Chương (HCM) trong ngày bế mạc Tuần lễ Vàng, công bố này theo báo cáo của Bộ Tài chính, thu được 40 triệu đồng Đông Dương, và 370kg vàng, quỹ Quốc phòng thu được 20 triệu đồng Đông Dương, Quỹ Độc lập thu được 2.000.000 kg vàng. Tiền mặt 60 triệu Đông Dương phân phối mua vàng tại miền Trung, Nam và Cao Miên, đem về cho CSVN 6.000.000 kg vàng.
Chế độ Hồ Tập Chương yêu vàng lẫm liệt.
1 – Bán đấu giá chiếc áo “Lụa” của Hồ Tập Cương được:9.000 kg vàng
2 – Tài phú, gửi tiền vào ngân hàng (đóng hụi chết). 28.000 kg vàng
3 – Tuần lễ vàng đảng CSVN thu được tại miền Bắc:8.000.370 kg vàng
Tuần lễ vàng, thu tại miền Trung và miền Nam: 584.123 kg vàng
Tài sản riêng của hai gia đình Đỗ và Hồ nộp: 1.292,8 kg vàng.
Tổng cộng đảng CSVN khai thác trên đầu dân Việt, được 8.622.785,8 kg vàng.
Hồ Tập Chương (HCM) tế thần cựu Hoàng Bảo Đại thay mặt (Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến) công bố “Tuần lễ Vàng” đánh dấu CSVN thành quả ngoài dự trù, từ đó cho thấy tương lai Việt Nam sẽ đi về hướng vô sản. Không sai ngày hôm sau toàn dân ngỡ ngàng không còn tiền mua hàng hóa, mãi lực tiêu thụ hoàn toàn ngưng động, kinh tế tê liệt. Kho vàng trongnhân dân Việt Nam trống rỗng, cạn kiệt quá đáy.
Theo mật mã KB542: “Hồ Tập Chương, kýsắc lệnh số 14 vàongày 29/8/945, bí mậtphát hànhphiếu tệđổi tiền Đông Dương”, đây không khác nào Hồ Tập Chương (HCM), vét “cạn tàu ráo máng”. Phiếu tệ được đổi tương đương tiền Đông Dương. Mật mã còn ghi rõ: “Thu được tiền Đông Dương, đổi ra vàng tương đương với số tiền bán đấu giá chiếc áo “Lụa”, Tài phú đóng hụi chết, và Tuần lễ vàng”.
Đặc biệt họ không để lại chứng từ phiếu tệ, từ đầu in và phát hành lạm phát, lý do số vàng thu được, Hồ Tập Chương đã thực hiện ngoạn mục, trao tay cho CSTQ để đổi lấy công ơn, và vũ khí, lương thực nuôi quân.
Hồ Tập Chương quyết định thực hiện truyền thống của một người Hoa “viễn giao cận công” (thông thương giao hòa với kẻ ở xa, o ép tấn công kẻ ở gần),và học được ở Mao Trạch Đông một câu nói: “Muốn làm cách mạng, trước hết phải tạo dư luận cách mạng”.

Ngày 09/10/1945. Đảng CS Trung Quốc chuyển vũ khí đến cảng Hải Phòng, trao cho đảng CSVN, và chở về Bắc Kinh 8.622.785,8 kg vàng.Nguồn: Hoa Nam MSS.
Cải Cách Ruộng Đất (土地制度改革)tại miền Bắc Việt Nam, còn đi xa hơn kế sách (然的) – Nhiên Đích (Ngũ san định). Nhằm xóa bỏ văn hóa dân tộc Việt Nam, tiêu diệt các thành phần bị xem là “bóc lột”, “phản quốc” (theo Pháp, chống lại đất nước), “phản động” (chống lại chính quyền) như địa chủ, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập v.v…
Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, thực hiện “Cải cách ruộng đất”,những năm 1953–1956,tịch thu tài sản, đất đai của người dân đem chia cho bần nông, đồng thời tiến hành đấu tố và xử tội địa chủ.Chính yếu CSVN dùng phương sách này hy vọng tiến lên xã hội chủ nghĩa cộng sản, họ nghĩ rằng thực hiện được công bằng xã hội, đồng thời thiết lập nền chuyên chính vô sản một cách nhanh chóng. Trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Manifesto), Karl Marx đã tuyên bố: “Cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc”. CSVN không cần điều nghiên tình hình Việt Nam, cứ thế nhắm mắt dựa theo mô hình ”thổ địa cải cách” của Trung Quốc (1946–1949), cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam được tổ chức với tinh thần đấu tranh giai cấp triệt để với sự cố vấn trực tiếp của cán bộ Trung Quốc, quả nhiên thành công trong phá sản tầm cở quốc gia.
Sau lưng 4 lần thành lập chính phủ Hồ Tập Chương (HCM) lãnh đạo,tất cả đều do đảng CS Trung Quốc liên tục dùng ảnh hưởng trên lĩnh vực quân sự mà lan sang các vấn đề đối nội, đối ngoại và cố vấn thanh trừng nội bộ tổ chức của đảng CSVN. Đúng hơn đảng CS Việt Nam là một chi bộ CS Trung Quốc. Ngày 1 tháng 10 năm 1949,Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tại thủ đôBắc Bình (Bắc Kinh)sau đảng CS Việt Nam đến 4 năm bởi Tưởng Gới Thạch chấp nhận rời Lục địa, chọn Đài Loan lập quốc gia Trung Hoa mới. Cho thấy đảng CSTQ đã thành công theo cách nói: “Nghĩa vụ CS Quốc Tế” tại Triều Tiên và Việt Nam trước khi thống nhất Trung Quốc.
Việt Nam vốn là một nước chậm tiến, gặp Pháp đô hộ, Pháp-Nhật chiến tranh, người dân Việt Nam phải chịu nhiều bi kịch này, đến bi kịch khác, cuối cùng đảng CS nhảy vào Việt Nam. Ngày đầu tiên 20 tháng 12/1946 tại Hang Trầm (Chương Mỹ, Hà Đông) đài Tiếng nói CS Việt Nam phát đi lời tuyên truyền mị dân không đi đôi với lòng người mong đợi, hành động càng trái nghịch ý, từ đó cho đến nay Việt Nam chưa có tự điển bách khoa toàn thư nào, thống kê cần thiết về đất nước bị tàn phá và nỗi thống khổ đau, trái lại nhà nước CSVN vẫn tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa CS, bỏ qua ước vọng đất nước đang cần dân chủ đa nguyên và quyền sống con người. Chính CSVN chưa bao giờ phục thiện nói lên trách nhiệm sự tàn phá đất nước Việt Nam! Ít ra đảng CSVN cũng phải trung thực với lòng thành, trưng bày một cách đơn giản có thể chấp nhận được về sự sai lầm độc trị và tàn phá hư hao Việt Nam. Đã đến lúc phải trách đảng CSVN vì đã giải thích thiếu sự thật hay quá đáng. CSVN vẫn tiếp tuyên truyền mà hại đến nhiều thế hệ tương lai Việt Nam.
Tiếc thay bộ máy tuyên truyền của đảng CSVN, gồm những trí thức công chức làm công tác văn học, văn nghệ, giáo dục, và cả sử gia, đã đưa đất nước cùng thế hệ maisau vào cõi chết trí tuệ. Những công chức đó cấu kết với CSVN lừa đảo lịch sử, họ thổi phồng những việc sấu biến thành tốt, họ viết việc không có thành việc thật, như Trần Huy Liệu dựng đứng chuyện thiến niên Lê Văn Tám, đảng CSVN lấy đó làm kiêu hãnh cho học tập 5 đời người vẫn tin Lê Văn Tám có thực, chế độ giáo dục cho rằng theo gương của Lê Văn Tám là thiết yếu ! Những chuyện hoang đường do công chức văn hóa sáng tạo lừa đảo nhân dân được đảng CSVN cho là giá trị! Họ nào biết lối giáo dục này đưa đến bi kịch nghẹt thở và khủng hoảng tinh thần cả một dân tộc VN khi người dân vỡ lẽ.
Về nền kinh tế Việt Nam lúc nào cũng trống rỗng, chỉ sống nhờ viện trợ CS Trung Quốc, đương nhiên đảng CSVN bị chi phối mọi mặt và sa lầy đưa đến lệ thuộc CSTQ, từ ngày đầu tiên Hồ Tập Chương bước chân vào Pắc Bó trong lãnh thổ biên giới Việt Nam (1941).
Hôm nay đảng CSVN sẽ lấy thái độ nào đối với dân tộc Việt Nam, đảng CSVN quyết định độc trị hay chờ ngày lịch sử dân tộc Việt Nam sa thải.
Paris 22/10/2012
Huỳnh Tâm

Đảng CSVN phiên bản của tình báo TQ – Kỳ 1 (Huỳnh Tâm)

Đảng CSVN phiên bản của tình báo TQ – Kỳ 2 (Huỳnh Tâm)

Đảng CSVN phiên bản của tình báo TQ – Kỳ 3 (Huỳnh Tâm)


Cuộc sống bây giờ…quá bất an

- Nhiều bạn rất lo ngại sau khi đọc bài “Thực phẩm bẩn, độc bủa vây người dân” và đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
Miếng ăn là…nguồn bệnh?
Lo lắng của bạn Đỗ Ngọc Hoàng, email dongochoang2012@gmail.com: Đọc bài này, tôi có cảm tưởng như chất độc của hoa quả và thực phẩm Trung Quốc đã có mặt ở trong có mâm cơm của gia đình người Việt Nam. Không hiểu các cơ quan có trách nhiệm về an toàn thực phẩm đã có hành động nào hữu hiệu để bảo vệ nhân dân VN trước sự đe dọa có thật? Nếu không, với cái đà này, thì bệnh viện ung bướu sẽ đông kín bệnh nhân, cần phải đào tạo thêm bác sỹ để chữa bệnh ung thư sẽ kéo dài nhiều thế hệ ở VN.
Email lthu105@yahoo.com than thở: Không ăn cũng chết mà ăn vào thì …chết từ từ. Đâu đâu cũng thấy hàng hóa Trung Quốc, hóa chất Trung Quốc trong nông sản Việt. Dân trí của mình còn thấp, người nông dân chỉ thấy cái lợi trước mắt là làm. Ẩm thực Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc đang tràn khắp ngõ xóm, đầu độc từng gia đình người Việt ta mất rồi. Cơ quan chức năng ở đâu để người dân hàng ngày phải lo sợ khi ăn, uống thế này?
Nguyễn Thanh Nam, email songlongasia@gmail.com trăn trở: ‘Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người’. Hiện nay đất nước ta đang ‘trồng người’ bằng thức ăn độc hại, giáo dục không bảo đảm chất lượng, chăm lo y tế cũng không tốt. Thử hỏi tương lai ‘trăm năm’ của dân ta sẽ ra sao?
Hà An, email ha.an979@yahoo.com.vn nêu ý kiến: Ngày nào trên các phương tiện thông tin đại chúng đều có thông tin về thức phẩm độc hại. Theo như báo phản ánh là ở các chợ đầu mối, hàng hoá nhiễm độc bán tràn lan mà không một ai bị xử lý trước pháp luật, hay luật pháp chưa có quy định, nếu chưa phải bổ sung ngay. Cuộc sống bây giờ bất an quá! Đây cũng là một hành động gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng nhân dân, chứ đâu cứ cầm dao, cầm kiếm giết người mới là phạm tội?
Ảnh minh họa
Nguyễn Xuân Hậu email hautvgs533@gmail.com thắc mắc: Không hiểu các cơ quan chức năng quản lý ATTP đâu mà để tình trạng mất an toàn thực phẩm tràn lan và người dân hoang mang như hiện nay?
Nguyễn Văn Tàu, email lttdhpy@gmail.com so sánh: Tôi thấy các nước chuyện bảo đảm ATTP họ làm rất chặt, phạt nghiệm minh, phạt đến phá sản, bắt ở tù những kẻ bán đồ ăn thức uống có chất độc hại, nên nước họ chỉ bị bệnh là do người dân không kiểm soát như béo phì,… Còn nước ta thì hàng ngày bị đầu độc, do quản lý và luật pháp chưa nghiêm, có phát hiện thì các cơ quan chức năng phạt như ‘gãi ngứa’ (liệu có do cái ‘phong bì’?), rồi lại …tiếp tục, khiến tính mạng, sức khỏe của nhân dân bị đe dọa nghiêm trọng. Tôi chỉ lo sau vài năm nữa, đâu cũng có làng ung thư, làng bướu, làng nhiễm độc, làng vô sinh.
Các cơ quan chức năng cần nâng cao trách nhiệm
Nhật Nguyễn, email nhatnc80@gmail.com nhìn nhận: Việt Nam hiện nay giống hệt với một giai đoạn mà những nước phát triển đã trải qua, điển hình như nước Anh. Hậu quả là 2/3 dân số của nước Anh đã hứng chịu vô sinh và ung thư. Nếu chúng ta không kịp thời nhận ra và hành động thì vài ba năm tới sẽ rơi vào tình trạng này. Vấn đề khó giải quyết hiện nay là các cơ quan liên quan thường ‘ăn 2 mang’, một là lương do nhà nước trả, hai là do người kinh doanh trả nên thả nổi chất lượng hàng hóa. Mặt khác, muốn kiểm soát được chất lượng. hàng hóa phải bán trong trung tâm thương mại, siêu thị; xóa sạch hộ buôn bán vỉa hè, hai bên đường. Chỉ khi nguồn hàng được quản lý tập trung mới có thể kiểm định chất lượng chặt chẽ. Việc cấm buôn bán nhỏ lẻ còn giúp giao thông sẽ thông suốt hơn do không ai để xe, mua bán ở lòng đường, vỉa hè.Email kechongdoi@gmail.com phụ họa: Đó là loại tội phạm giết người, giết không chỉ một người, mà giết cả một cộng đồng. Những cán bộ có trách nhiệm kiểm định nhận chút hối lộ mà ‘cho qua’ cũng là đồng lõa.
Ý kiến tương tự của Nguyễn Thị Thuỳ Trang, email thhcm@gmail.com: Trong vấn đề an toàn thực phẩm, trách nhiệm chính thuộc về cơ quan chức năng. Các nước khác, bất kỳ một loại thực phẩm nào đều được kiểm tra một cách cẩn thận, sức khoẻ của người dân là tài sản của quốc gia. Còn ở ta, người dân chỉ biết kêu thôi, các cơ quan chức năng liệu có thấy được trách nhiệm không? Trên cao hơn nữa là nhà nước, các nhà lãnh đạo có để mắt đến vấn nạn này không? Hay coi đây là việc nhỏ không đáng để tâm đến, nhưng thực sự không nhỏ tí nào. Tôi tin rằng nếu thực sự quyết tâm và có trách nhiệm trước sức khoẻ của người dân thì chúng ta sẽ làm được.Góc nhìn của email Quyhn@tfp.com.vn: Cái này do chính những kẻ tư lợi cá nhân dùng thuốc kích thích, thuốc hướng nạc trong chăn nuôi, trồng trọt tạo ra nguồn thực phẩm có chất độc hại. Cứ thế này 50 năm nữa không biết người VN sẽ như thế nào? Cứ sản xuất kinh doanh ‘sạch’ đi, giá cao một chút mà an toàn thì người tiêu dùng vẫn chấp nhận được (nhưng mà phải là giá trị thực).
Câu hỏi của email tuanlecers@gmail.com: Các cơ quan có thẩm quyền sao cứ để các loại rau, củ, quả, thịt, cá … mà chúng ta thường ăn hàng ngày bị đe dọa vậy? Tình hình như vậy cứ kéo dài thì hậu quả như thế nào? Đề nghị các ông, bà được nhân dân giao nhiệm vụ về ATTP giải quyết triệt để đi. Đừng để thế hệ tương lai của con em chúng ta gánh chịu hậu quả.Lê Gia Trúc, email legiatruc285@gmail.com đề nghị: Cơ quan chức năng ra quân truy quét sạch và pháp luật bắt những người vì ham lợi trước mắt mà phạm tội ‘đầu độc’ người dân chịu án tù từ 1-5 năm. Nếu cứ lơ là thì mai này dân ta chỉ có nước lần lượt đi… bệnh viện.
Ý kiến của email xuanchau53@rocketmail.com: Vì sức khỏe cộng đồng, đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo Cục Thú y dẹp những kẻ sản xuất thức ăn gia súc & thuốc thú y có chất độc hại. Luật pháp phải trừng trị thích đáng đối với những kẻ làm giàu bằng cách gieo rắc sự chết chóc cho đồng loại.
Một đề nghị khác, của email trdtuan@yahoo.com: Cơ quan chức năng kiểm tra, xét nghiệm nhanh ở cửa khẩu, hạn chế thực phẩm ‘độc hại’ vào thị trường Việt Nam.Lời khuyên của email langtu43dn@yahoo.com: Khi cơ quan chức năng chưa làm được triệt để thì hãy cố làm ‘người dân thông thái’, nói không với hàng Trung Quốc. Nói vậy chứ thực hiện rất khó nếu không có sự can thiệp của chính quyền ngăn chặn nạn buôn bán trái phép.

Ban Bạn đọc

http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/93739/cuoc-song-bay-gio-qua-bat-an.html

Không nhân nhượng với cạm bẫy ‘gác tranh chấp cùng khai thác’ của Trung Quốc

Infonet.vn

“Hãy cảnh giác và không bao giờ nhân nhượng trước chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác” trong phạm vi biển, đảo, được tạo ra bởi ‘đường lưỡi bò’ do Trung Quốc tự ý vạch ra trong Biển Đông, bất chấp luật pháp và thực tiễn quốc tế!” – TS Trần Công Trục nhấn mạnh.
>> Ts Trần Công Trục: Tuyên truyền Biển Đông bằng chứng lý và luật pháp (Bài cuối)
Mới đây, cuốn “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” có đưa ra cụm từ “hợp tác khai thác chung”. Điều này xuất hiện một số cách hiểu khác, trong đó có một số quan điểm tỏ ra nhầm lẫn. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với TS Trần Công Trục, Nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ, chủ biên cuốn sách kể trên.
Tuyệt đối không nhân nhượng với cạm bẫy ‘gác tranh chấp cùng khai thác’ của Trung Quốc
Ông Trần Công Trục và cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”. Ảnh: Internet
Luôn cảnh giác với cạm bẫy “gác tranh chấp cùng khai thác” của Trung Quốc
Thưa ông, trong cuốn “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” do ông làm chủ biên, có nhắc tới cụm từ “Hợp tác khai thác chung”, hiện nay đang có những cách hiểu khác nhau về cụm từ này, nhất là có những quan ngại của Giáo sư Ngô Vĩnh Long – Đại học Maine (Hoa Kỳ) về việc sẽ rơi vào cạm bẫy “Gác tranh chấp cùng khai thác” của Trung Quốc. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
Trước hết, chúng tôi đánh giá cao và rất hoan nghênh sự quan tâm của dư luận về vấn đề này, đặc biệt dư luận người Việt Nam ở nước ngoài, quan điểm của các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước, đối với vấn đề hệ trọng của Đất nước nói chung. Những ý kiến đó là hết sức cần thiết và rất đáng trân trọng, cần được nghiêm túc lắng nghe, nghiên cứu….
Trong số những ý kiến đó, tôi đặc biệt quan tâm đến những bình luận của Giáo sư Ngô Vĩnh Long. Tôi đã nghiên cứu rất kỹ những bình luận, nhận xét, kiến nghị của giáo sư về cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”. Tôi xin thành thật cám ơn, hoan nghênh và chia sẻ những nội dung mà giáo sư đã phát biểu trong thời gian qua, đặc biệt là những bình luận, nhận xét về chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác” do Đặng Tiểu Bình nêu ra năm 1982, sau đó được Trung Quốc lặp đi lặp lại, trở thành chính sách nhất quán của họ. Giáo sư đã bày tỏ sự lo ngại rằng nếu chúng ta vô tình hay hữu ý chấp nhận giải pháp này thì vô hình trung chúng ta sẽ bị sập bẫy do Trung Quốc giăng ra và sẽ mặc nhiên thừa nhận yêu sách đầy tham vọng và phi lý của Trung Quốc trong Biển Đông, biến vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp, tạo điều kiện cho Trung Quốc từng bước độc chiếm Biển Đông. Và, nếu đúng như vậy thì quả là vô cùng nguy hiểm, làm nguy hại cho các quyền, lợi ích của Việt Nam và làm ảnh hưởng đến lợi ích của các nước khác trong khu vực. Quả thực, đây là lời cảnh báo, là thông điệp đáng được quan tâm, lưu ý, của một nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài gửi đến chúng ta, rằng: cần phải luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác trước cạm bẫy “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc.
Đường biên giới lưỡi bò chiếm 80% diện tích Biển Đông do Trung Quốc tự vạch ra xuất phát từ tham vọng độc chiếm Biển Đông, không dựa vào bất cứ một quy định nào của Công ước Luật biển năm 1982, cho dù nó đã được Trung Quốc chính thức công bố, cũng sẽ không bao giờ được coi là một yêu sách hợp lý, có căn cứ khoa học để xem xét áp dụng giải pháp tạm thời “hợp tác khai thác chung” trong vùng chồng lấn được tạo bởi con đường “hoang tưởng” này.
Tuy nhiên, có lẽ ở đây có sự nhầm lẫn hoặc chưa chính xác trong việc cung cấp và phổ biến những thông tin sai so với những nội dung được đề cập trong cuốn “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” có liên quan đến vấn đề “gác tranh chấp, cùng khai thác” mà Giáo sư đã tiếp nhận được trước khi có những bình luận, đánh giá nói trên. Trên dư luận, hiện đang tồn tại những đánh giá khác nhau về những kiến nghị được nêu trong “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”.
Thiết nghĩ, để làm rõ chuyện này, tôi xin được nêu lại nguyên văn nội dung có liên quan mà “Dấu ấn Viêt Nam trên Biển Đông” đã đề cập:
Tại trang 167 của “ Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”, khi đề cập đến biện pháp và lộ trình giải quyết một cách cơ bản các loại tranh chấp trên Biển Đông nhằm đẩy lùi, ngăn chặn nguy cơ xung đột tiềm ẩn trong khu vực, có đoạn đã viết:
“Trước hết, phương châm có thể áp dụng trong bối cảnh hiện nay là: “Dễ giải quyết trước, khó giải quyết sau”. Vì vậy, trước mắt chúng ta hãy tạm gác vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; tạm thời giữ nguyên hiện trạng của các bên tranh chấp trên hai quần đảo này; mỗi đảo có người ở cho phép có phạm vi biển rộng 12 hải lý bao quanh, các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, có công trình nhân tạo trên đó thì chỉ có vùng an toàn 500m bao quanh, để thực hiện quản lý, bảo vệ theo quy chế của nội thủy, lãnh hải của bên đang chiếm đóng. Ngoài phạm vi biển của các đảo, bãi cạn đó, các bên sẽ thống nhất ranh giới biển và thềm lục địa theo đúng tiêu chuẩn của Công ước Luật biển năm 1982 để xác định các khu vực chồng lấn nhằm tiến tới xác định ranh giới biển, thềm lục địa. Trong khi các bên chưa xác định ranh giới cuối cùng, có thể tính đến một giải pháp tạm thời “Hợp tác khai thác chung”(joint development) trong các vùng chồng lấn được hình thành từ những yêu sách mà các bên liên quan đã vận dụng nghiêm túc các quy định của Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên Hợp quốc”.
Đọc kỹ đoạn này, chúng ta dễ dàng nhận thấy tác giả đã đề cập đến 2 giải pháp tạm thời có thể áp dụng cho 2 loại tranh chấp khác nhau trong Biển Đông: đó là loại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và loại tranh chấp trong việc hoạch định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa giữa các quốc gia kế cận hay đối diện nhau ở xung quanh Biển Đông.
Giải pháp tạm thời có thể áp dụng cho loại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ mà “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” đã nêu là: “hãy tạm gác vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; tạm thời giữ nguyên hiện trạng của các bên tranh chấp trên hai quần đảo này”. Thực chất, đây chính là nguyên tắc STATUS QUO (giữ nguyên hiện trạng) đã trở thành thông lệ quốc tế và đã được vận dụng phổ biến như là một giải pháp tạm thời nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho các bên liên quan có thể ngồi lại với nhau để đàm phán hòa bình giải quyết các tranh chấp biên giới lãnh thổ quốc gia trên đất liền cũng như trên các hải đảo. Xin lưu ý rằng giải pháp này không bao hàm nội dung “gác tranh chấp, cùng khai thác” và vì vậy nó không làm ảnh hưởng hay có tác động gì đến kết quả của quá trình đàm phán giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ quốc gia.
Không thể có chuyện “gác tranh chấp, cùng khai thác” trong vùng biển và thềm lục địa chồng lấn được tạo thành bởi cái lưỡi bò gớm ghiếc này, càng không thể có chuyện “gác tranh chấp cùng khai thác” tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi mà hiện nay đang do lực lượng vũ trang Trung Quốc chiếm đóng trái phép (toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và 8 vị trí trên quần đảo Trường Sa).
Việt Nam cũng đã từng thỏa thuận áp dụng giải pháp này trong quá trình đàm phán giải quyết các tranh chấp biên giới, lãnh thổ với Trung Quốc: Năm 1991, sau khi quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc được khôi phục (năm 1990), trước khi mở ra các vòng đàm phán về biên giới, lãnh thổ trên đất liền, hai bên đã ký Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới theo nguyên tắc quản lý biên giới theo tình hình thực tế, giữ nguyên mốc giới hiện có….
Và, chính trong Tuyên bố về nguyên tắc ứng xử trên Biển Đông (DOC), các bên tham gia cũng đã thỏa thuận giữ nguyên hiện trạng, không mở rộng thêm sự chiếm đóng, không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình… Thực chất đó chính là nội dung của nguyên tắc “giữ nguyên hiện trạng” (status quo).
Đối với loại tranh chấp trong việc hoạch định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn, giải pháp tạm thời theo quy định của Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 là khác với nguyên tắc “giữ nguyên hiện trạng”, lại hoàn toàn khác với “sáng kiến” “gác tranh chấp, cùng khai thác” cuả Trung Quốc đưa ra.
Tại Điều 74 và Điều 83 của Công ước Luật biển năm 1982 của LHQ, qui định về việc hoạch định ranh giới vùng Đặc quyền về kinh tế và Thềm lục địa giữa các quốc gia ven biển nằm kề hoặc đối diện nhau đã ghi rõ:
“Trong khi chờ ký kết thỏa thuận nói ở khoản 1, các Quốc gia hữu quan , trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính thực tiễn và để không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng.”(khoản 3).
Trong thực tế, vân dụng quy định này của Công ước về Luật biển năm 1982, các quốc gia ven biển đã thỏa thuận áp dụng giải pháp “hợp tác khai thác chung” (Joint-development) ở vùng Đặc quyền về kinh tế và Thềm lục địa chồng lấn, không hề có nội dung “gác tranh chấp” theo cách nói mập mờ của Trung Quốc.
Trong thực tiễn quốc tế có khá nhiều trường hợp các quốc gia ven biển đã vận dụng giải pháp tạm thời này, tất nhiên chỉ áp dụng cho vùng Đặc quyền về kinh tế và Thềm lục địa chồng lấn được hình thành bởi các yêu sách hoàn toàn căn cứ vào các quy định của Công ước của LHQ về luật biển năm 1982.
Chính vì vậy mà tác giả của “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” đã nhấn mạnh trong đoạn văn trích dẫn nói trên: “…Ngoài phạm vi biển của các đảo, bãi cạn đó, các bên sẽ thống nhất ranh giới biển và thềm lục địa theo đúng tiêu chuẩn của Công ước Luật biển năm 1982 để xác định các vùng chồng lấn nhằm tiến tới xác định ranh giới biển và thềm lục địa. Trong khi các bên chưa thống nhất được ranh giới cuối cùng, có thể tính đến một giải pháp tạm thời “hợp tác khai thác chung”(joint development) trong các vùng chồng lấn được hình thành từ những yêu sách mà các bên liên quan đã vận dụng nghiêm túc các quy định của Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên Hợp quốc”.
“Hợp tác khai thác chung” chỉ áp dụng với vùng biển chồng lấn theo Công ước Luật biển 1982.
Phải chăng, theo ý ông, việc hợp tác khai thác chung đã là giải pháp đã được áp dụng vào thực tiễn giải quyết tranh chấp ở Biển Đông? Và chỉ áp dụng với vùng biển chồng lấn, không áp dụng với tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp hải đảo?
Trên thực tế, các nước trên thế giới đã từng áp dụng giải pháp này. Khi áp dụng giải pháp này, các bên đều phải tuân thủ các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 để xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình và nếu tạo ra vùng chồng lấn thì các bên liên quan đàm phán để hoạch định ranh giới trong phạm vi vùng chồng lấn đó. Trong khi đàm phán , nếu như chưa thống nhất được ranh giới cuối cùng, thì các bên có thể áp dụng giải pháp tạm thời là “hợp tác khai thác chung” các vùng biển chồng lấn.
Rõ ràng là nếu chấp nhận đề xuất của Trung Quốc, dù chỉ là trên nguyên tắc chung chung, thì chúng ta cũng sẽ mắc vào cái bẫy của Trung Quốc, sẽ đưa chúng ta vào một ván bài mà họ đã sắp sẵn hòng đạt được ý đồ chiếm đến 80% diện tích Biển Đông mà trước mắt là họ muốn biến yêu sách “đường lưỡi bò” vô lý trở thành yêu sách chính thức với sự chấp thuận của các bên tranh chấp trong Biển Đông.
Trong vịnh Thái Lan, năm 1992, Việt Nam và Malaysia đã ký thỏa thuận “hợp tác khai thác chung” trong phạm vi vùng biển chồng lấn rộng 2.800 km2. Thậm chí, có vùng biển chồng lấn có liên quan giữa 3 nước như Việt Nam- Thái Lan- Malaysia rộng khoảng 875km2 trong vịnh Thái Lan cũng đã được các nước này thỏa thuận “hợp tác khai thác chung” vào năm 1971.
Tuyệt đối không nhân nhượng với cạm bẫy ‘gác tranh chấp cùng khai thác’ của Trung Quốc
Vùng nước 2800 km2 chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia. Ảnh: Internet
Trong đàm phán hoạch định ranh giới vùng Đặc quyền về kinh tế chồng lấn giữa Việt Nam và Indonesia, các bên cũng đã bàn đến giải pháp tạm thời “hợp tác khai thác chung”….
Tôi xin nhấn mạnh rằng giải pháp tạm thời “hợp tác khai thác chung” (joint development) chỉ được các bên thỏa thuận áp dụng cho vùng biển, thềm lục địa chồng lấn được hình thành bởi yêu sách mà các bên đã tuyệt đối tuân thủ các tiêu chuẩn theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982 của LHQ để đơn phương xác định. Nếu yêu sách ranh giới biển và thềm lục địa nào không dựa vào các tiêu chuẩn của Công ước Luật biển năm 1982 thì đương nhiên không được xem xét để áp dụng giải pháp tạm thời “hợp tác khai thác chung” có giá trị thực tiễn và tiến bộ này.
Đường biên giới lưỡi bò chiếm 80% diện tích Biển Đông do Trung Quốc tự vạch ra xuất phát từ tham vọng độc chiếm Biển Đông, không dựa vào bất cứ một quy định nào của Công ước Luật biển năm 1982, cho dù nó đã được Trung Quốc chính thức công bố, cũng sẽ không bao giờ được coi là một yêu sách hơp lý, có căn cứ khoa học để xem xét áp dụng giải pháp tạm thời “hợp tác khai thác chung” trong vùng chồng lấn được tạo bởi con đường “hoang tưởng” này. Tất nhiên, không thể có chuyện “gác tranh chấp, cùng khai thác” trong vùng biển và thềm lục địa chồng lấn được tạo thành bởi cái lưỡi bò gớm ghiếc này, càng không thể có chuyện “gác tranh chấp cùng khai thác” tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi mà hiện nay đang do lực lượng vũ trang Trung Quốc chiếm đóng trái phép (toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và 8 vị trí trên quần đảo Trường Sa).
Tôi rất đồng tình với Giáo sư Ngô Vĩnh Long, các học giả, nhà nghiên cứu và các độc giả khác trong và ngoài nước muốn gửi đến những ai đang đảm đương trọng trách, trực tiếp hay gián tiếp, đấu tranh bảo vệ và gìn giữ chủ quyền, các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông một thông điệp ngắn gọn rằng: Hãy cảnh giác và không bao giờ nhân nhượng trước chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác” trong phạm vi biển, đảo, được tạo ra bởi “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự ý vạch ra trong Biển Đông, bất chấp luật pháp và thực tiễn quốc tế!
Trong “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” chúng tôi cũng đã phân tích khá đầy đủ bản chất của chủ trương “Gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc. Tại chương IV, phần II, điểm vii, đã phân tích:
“(Trung Quốc) Thúc ép mạnh mẽ các nươc trong khu vực thực hiện chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác”. Trung Quốc cho rằng đề xuất này thể hiện thiện chí to lớn của phía Trung Quốc, có cơ sở pháp lý (biện pháp tạm thời đối với vùng chồng lấn thềm lục địa), không đụng chạm đến quan điểm của mỗi bên về vấn đề chủ quyền, có tính xây dựng, thực tế và tính khả thi nhất, tạo điều kiện cho các bên khai thác tài nguyên phát triển kinh tế , tăng cường quan hệ hữu nghị , hợp tác cũng như góp phần giữ gìn môi trường hòa bình và ổn định trên biển. Triển khai “gác tranh chấp cùng khai thác”, Trung Quốc vừa nhằm duy trì và củng cố yêu sách chủ quyền, tranh chiếm được tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng, vừa giữ được bộ mặt “hòa bình”, tranh thủ dư luận, tăng cường ảnh hưởng chinh trị đối với khu vực, hạn chế vai trò của các cường quốc khác. Thực chất, ngoài khu vực Trường Sa, các khu vực Trung Quốc muốn “ cùng khai thác” với các nước liên quan đều là các khu vực nằm trong phạm vi vùng Đặc quyền về kinh tế, Thềm lục địa của các nước có tiềm năng dầu khí. Do vậy, đề xuất “gác tranh chấp cung khai thác” này của Trung Quốc không thể chấp nhận được trong vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của các nước khác theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982”.
Rõ ràng là nếu chấp nhận đề xuất của Trung Quốc, dù chỉ là trên nguyên tắc chung chung, thì chúng ta cũng sẽ mắc vào cái bẫy của Trung Quốc, sẽ đưa chúng ta vào một ván bài mà họ đã sắp sẵn hòng đạt được ý đồ chiếm đến 80% diện tích Biển Đông mà trước mắt là họ muốn biến yêu sách “đường lưỡi bò” vô lý trở thành yêu sách chính thức với sự chấp thuận của các bên tranh chấp trong Biển Đông. Nếu được như vậy là Trung Quốc đã “biến hóa” một yêu sách đơn phương vô lý, hoang tưởng, thiếu cơ sở, trở thành một yêu sách được các bên mặc nhiên thừa nhận.
Như vậy, có thể nói “hợp tác khai thác chung” là chỉ được áp dụng với vùng biển chồng lấn trên cơ sở Công ước Luật biển 1982 chứ không áp dụng với vùng mà do một bên nào đó tự nghĩ ra và yêu sách?
Đúng như vậy. “Hợp tác khai thác chung” chỉ là giải pháp tạm thời được áp dụng trong trường hợp các quốc gia ven biển liên quan khi tiến hành đàm phán hoạch định ranh giới vùng Đặc quyền về kinh tế và Thềm lục địa chồng lấn có liên quan , chứ không thể áp dụng cho khu vực lãnh thổ có tranh chấp, như quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và càng không thể áp dụng cho vùng biển nằm trong “đường lưỡi bò” vô lý, hoang tưởng của Trung Quốc.
Đọc kỹ cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”, thấy ông phân biệt rất rõ cụm từ “Hợp tác khai thác chung” và âm mưu “gác tranh chấp cùng khai thác” của Trung Quốc. Phải chăng ông cũng đã lường trước được sự nhầm lẫn giữa 2 cụm từ này?
Quan điểm của tôi là phải luôn cảnh giác và không bao giờ chấp nhận âm mưu “gác tranh chấp cùng khai thác” của Trung Quốc. Trong cuốn sách này, tôi cũng đã viết rất rõ về từng giai đoạn trong kế hoạch triển khai thực hiện âm mưu của Trung Quốc. Nếu không cảnh giác và tỉnh táo trong khi phát biểu, đàm phán, thỏa thuận với Trung Quốc thì dễ mắc cạm bẫy của Trung Quốc. Từ đó, họ sẽ khai thác những sơ hở có thể xảy ra trong bất kỳ một diễn đàn nào để kiên trì đòi chấp thuận yêu sách vô lý của mình.
Tôi rất đồng tình với Giáo sư Ngô Vĩnh Long, các học giả, nhà nghiên cứu và các độc giả khác trong và ngoài nước muốn gửi đến những ai đang đảm đương trọng trách, trực tiếp hay gián tiếp, đấu tranh bảo vệ và gìn giữ chủ quyền, các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông một thông điệp ngắn gọn rằng: Hãy cảnh giác và không bao giờ nhân nhượng trước chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác” trong phạm vi biển, đảo, được tạo ra bởi “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự ý vạch ra trong Biển Đông, bất chấp luật pháp và thực tiễn quốc tế!
Xin chân thành cảm ơn ông!
HỒNG CHUYÊN
http://infonet.vn/bien-dao-vn/khong-nhan-nhuong-voi-cam-bay-gac-tranh-chap-cung-khai-thac-cua-trung-quoc/a30348.html

Toàn bộ diễn biến vụ “Đại gia truyền thông đánh hai bà cháu ăn mày sắp chết”

Mẹ Nấm – Tóm tắt vụ việc “Đòi công bằng cho bà Võ Thị Kim Hường và cháu Trúc Ly” dưới đây được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, gồm: facebook của Sinh Lão Tà, blog Khải Đơn và Page “Cùng đòi công bằng cho bà Võ Thị Kim Hường và cháu Trúc Ly trước kênh 14″.
(Mong quý bạn đọc đồng tình và chia sẻ bài viết này để góp thêm tiếng nói đòi công bằng cùng bà Hường và cháu Trúc Ly trước hành động các đại gia truyền thông với hai bà cháu ăn mày sắp chết).
Bà Võ Thị Kim Hường (sinh năm 1958), quê quán Bến Tre, hộ khẩu tại hèm 239 Trần Văn Đang (có hộ khẩu và CMND) và cháu Võ Thị Trúc Ly (sinh năm 2010 – có giấy chứng sinh) là 2 người ăn xin sống lang thang trên vỉa hè tại Trung Chánh, Hóc Môn. Do bà Hường bị bệnh tiểu đường, suy thận, mờ mắt và ung thư (có bệnh án của bệnh viện 115 và bệnh viện mắt TP.HCM) nên không còn sức lao động, phải ăn xin vật vờ ở vỉa hè để kiếm tiền nuôi cháu.

Cháu Võ Thị Trúc Ly – sinh năm 2010 (con của Võ Thị Kim Giàu) là cháu ngoại của bà Hường. 
Bà Hường có 11 lần sinh nở, chết 3, còn 8. Hiện tại, 1 đứa (Đẹp) mất tích, 2 đứa con gái lấy chồng ko nuôi nổi mẹ (Lượm: 2 đời chồng – 3 đứa con, làm công nhân may, lương hơn 1 triệu/tháng; Thắm: ở nhà chồng, có chồng đi tù, hiện tại có 2 con – 1 đứa vừa tâm thần, vừa câm, vừa điếc lại mù 1 mắt, 1 đứa con nữa bình thường).
5 đứa con lại tù tội (trong đó, Được bị Sida trong tù; Kim Giàu – mẹ của Trúc Ly sinh con năm 14 tuổi, hiện đang nằm ở trường giáo dưỡng 4, Long Thành, Đồng Nai).
Trong số 8 đứa con bây giờ, không có đứa con nào được đi học. Bà Hường cũng không được đi học do quá khứ từng là 1 thiếu niên nghịch ngợm, bà chỉ biết chữ do năm 1976 đi thanh niên xung phong dưới sự chỉ huy của ông Võ Văn Kiệt).
Năm 2006, khi nuôi 9 đứa con, bà lãnh 9 tháng tù treo do tội trộm cắp tài sản lúc đi mua ve chai. Công an thương tình cho về nuôi con, không giam giữ ngày nào.
Bà Hường có hộ khẩu ở quận 3 nhưng không có nhà ở đó mà phải đi ở trọ tại Hóc Môn cho đến ngày bế cháu đi ăn xin (không đủ tiền thuê trọ nữa).
Bệnh tật sắp chết, không nhà cửa, lại thêm đứa cháu mới 2 tuổi, bà phải lang thang ra đường để xin ăn chứ không còn cách nào khác.
Kết quả siêu âm nhiều lần cho biết, bà Hường có 1 khối u rất lớn trong gan. Bệnh viện 11 5 không thể chữa trị được khối u này nên đã trả bà về. Ngoài ra bà còn bị tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận và mắt gần như bị mù.
Giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn của gia đình bà Hường do UBND phường 11, quận 3 xác nhận. 
Cùng với bệnh tật và đứa cháu 2 tuổi, đây là lý do bà Hường phải đi xin ăn. 
Một số người biết hoàn cảnh của bà, sau khi xác minh và đưa thông tin của bà lên mạng internet, bà Hường được hỗ trợ khoảng 13 triệu đồng.
Sau đó, một phóng viên tên Thanh của Kenh14 đã đến gặp bà Hường với mục đích “giúp đỡ hai bà cháu”. Sau khi mua phở cho 2 bà cháu ăn, Thanh và đồng nghiệp đã tiến hành theo dõi, quay phim và chụp ảnh lén bà.
Nghe bà Hường kể về cuộc gặp với phóng viên Thanh:
Ngày 30/9/2012, website Kenh14 (một trang thông tin điện tử thuộc Công ty truyền thông Việt Nam – VC Corp) đã đăng bài “Day dứt câu chuyện người đàn bà không nhà dắt cháu đi xin ăn” – tác giả T.A (lấy nguồn từ báo TTVN) với những thông tin, hình ảnh, clip được bà Hường cho là không đúng sự thật, phiến diện, 1 chiều, uốn nắn thông tin một cách miễn cưỡng, với hơn 60 bình luận cho bài viết và những dư luận xã hội coi bà là kẻ lừa đảo.
Theo bà, ảnh hưởng lớn nhất là dư luận nơi bà sống lang thang gọi bà là kẻ lừa đảo, việc bà bị công an Hóc Môn kiểm tra nhân thân vì nghi ngờ bà hành vi “bắt cóc trẻ em” và các nhà hảo tâm không giúp đỡ bà nữa.Ngày 2/10, bà Hường làm đơn khiếu nại gửi lên VC Corp và Kenh14.vn đề nghị thực hiện 4 yêu cầu: gỡ bở bài, ảnh, clip; đăng tin xin lỗi; cung cấp thông tin cá nhân những người trực tiếp sản xuất tin bài để bà làm việc với cơ quan công an và bồi thường thiệt hại cho bà. Kenh14 hẹn bà muộn nhất đến ngày 12/10 sẽ trả lời khiếu nại.
Theo bà Hường, những thông tin sai sự thật trên Kenh14 gồm:
- Thông tin từ chị K. về đám đầu xanh đầu đỏ (phóng viên đã không xác minh mà tùy tiện đưa vào).
- Thông tin về anh Bảo tổ trưởng tại ấp Mỹ Hòa 1 (thực ra bà Hường lang thang ở tổ 9, anh Bảo lại là tổ trưởng tổ 12).
- Thông tin bà Hường vào nhà nghỉ với 1 đám thanh niên làm nhiều người tưởng bà là gái mại dâm (thực ra là chủ nhà nghỉ Hoàng Tiến thương tình cho bà ở đó với mức giá cho 2 bà cháu là 20.000 đồng/ngày đêm, bao điện nước và tắm rửa, đôi khi bao cơm).
- Thông tin bà mua vé số.
- Thông tin bà có xe ôm riêng (thực ra đó là những ông xe ôm tại chợ Ba Bầu, Hóc Môn. Khi trước bà vẫn phải đi bộ, sau này đã quá yếu vì bệnh tật + cháu Ly đã khá nặng cân, khi có khoản tiền 13 triệu đồng, bà cũng chỉ trả tiền xăng cho xe ôm chứ không phải có xe ôm riêng. Từ Hóc Môn đi Gò Vấp lấy thuốc – giá 20.000 đồng, đi Long Thành thăm con – giá 70.000 đồng).
- Thông tin bà Hường gặp gỡ 1 người đàn ông và một cô gái ăn mặc hở hang và nói chuyện với họ thân mật (thực ra đó là con ông Út Hùng bán bánh mì cạnh nhà nghỉ Hoàng Tiến).
- Thông tin bà Hường thỉnh thoảng lại quay lại chỗ ăn xin cũ (bà quay lại để chăm mấy cây thuốc và rau bà trồng).
Tuy nhiên, trong lúc chờ giải quyết khiếu nại, đêm 3/10, Soha.vn (cũng là một trang thông tin điện tử thuộc Tập đoàn truyền thông Việt Nam – VC Corp như Kenh14) đã đưa bài viết “Những người đàn bà “to gan” lấy tay che mắt thiên hạ” – tác giả Nhật Ly (cũng lấy nguồn từ báo TTVN), tổng hợp bài viết trên Kenh14 và TTVN, có lấy lời bà Hường và đưa những thông tin sai lệch, bịa đặt về bà Hường, dù rằng bà Hường khẳng định: “CHƯA BAO GIỜ TIẾP XÚC VỚI TÁC GIẢ NHẬT LY” này.
Bài viết trên Soha News gọi bà Hường là người “to gan lấy tay che mắt thiên hạ”. (http://baohay.vn/chuyen-de/doi-song/81699/Nhung-nguoi-dan-ba-%22to-gan%22-lay-tay-che-mat-thien-ha.html )
Ngày 1/10, bà Hường vừa nhận thẻ BHYT do các nhà hảo tâm mua tặng. Ngày 6/10, bà đã đi khám bệnh tại Bệnh viện quận 3, sau đó phải chuyển lên tuyến trên. Tại bệnh viện Mắt TP.HCM, bà được kết luận với 1 mắt chỉ nhìn xa được 1 mét, 1 mắt (không còn nhìn thấy gì) bất bình thường. Cùng với các bệnh ung thư gan, tiểu đường, suy thận, bà được các bác sĩ Bệnh viện 115 yêu cầu nhập viện để theo dõi và điều trị.Chiều 9/10, bà Hường đã phải xuất viện do bác sĩ cho biết, khối u gan quá lớn, không thể chữa trị.
21h ngày 11/10, Báo Tiền Phong đăng bài viết “Bà ăn xin bên cháu bé 2 tuổi-Sự thật nhói lòng” – tác giả Lê Nguyễn bới móc lại quá khứ của bà sai sự thật.
Theo bà Hường, những thông tin trên bài viết của báo Tiền Phong gồm:
- Thông tin bà Hường có 11 người con với ông Phước Súng – buôn ma túy (bà Hường chỉ có 7 con với ông Phước, ông Phước buôn ma túy chứ bà Hường không buôn ma túy).
- Nghi ngờ về nhân thân của bà và kêu gọi sự giúp đỡ cháu Trúc Ly mà không được sự đồng ý của bà.
- Thông tin về việc bà làm đơn kêu cứu lên báo Tiền Phong (bà Hường chưa từng ký vào lá đơn nào gửi báo Tiền Phong)
Và trên thực tế, tác giả Lê Nguyễn chưa bao giờ gặp và tiếp xúc với bà Hường và cháu Trúc Ly.
Bài viết trên báo Tiền Phong với nhiều thông tin sai sự thật.  http://www.tienphong.vn/xa-hoi/595109/Xon-xao-chuyen-nguoi-dan-ba-an-xin-bi-cuc-tpov.html
Chưa hết, ngay sau đó, ngày 12/10, TTVN và Kenh14 đăng tiếp bài viết “Bé Trúc Ly đang cần lắm sự giúp sức của cộng đồng” kêu gọi độc giả tìm giải pháp giúp đỡ cháu Ly mà không có sự đồng ý của bà Hường. thực tế, nhiều lần bà Hường đã ngăn cản qua điện thoại khi đại diện Kenh14 đề nghị làm việc này. Tuy nhiên Kenh14 vẫn đăng bất chấp sự phản đối của bà.
Bài viết bới móc quá khứ của bà Hường trên Kenh14, và kêu gọi giải pháp giúp đỡ cháu Trúc Ly mà không có sự đồng ý của bà. ( http://kenh14.vn/doi-song/be-truc-ly-dang-can-lam-su-giup-suc-cua-cong-dong-2012101207053411.chn )
Theo bà Hường, chị Bùi Hồng Vân, đại diện Kenh14 trực tiếp giải quyết khiếu nại cho bà Hường có “nháy” với bà một cuộc ngã giá: “Nếu cô rút khiếu nại, cô muốn gì chúng con sẽ giúp”. 
Tuy nhiên bà Hường không đồng ý với đề nghị này, bà cho biết, bà chỉ cần được Kenh14 minh oan chứ không cần tiền của Kenh14.
Bà Hường cũng chưa từng gửi đơn khiếu nại lên TTVN nhưng trong nội dung bài viết của mình, TTVN vẫn viết là “đã nhận được đơn khiếu nại của bà Hường”.
Ngày 20/10, đại diện kenh14 gửi cho bà Hường 1 văn bản giải quyết khiếu nại, theo đó, đại diện Kenh14 không cho rằng mình có sai sót gì cả và không thực hiện bất cứ yêu cầu nào trong khiếu nại của bà Hường.
(Mong quý bạn đọc đồng tình và chia sẻ bài viết này để góp thêm tiếng nói đòi công bằng cùng bà Hường và cháu Trúc Ly trước hành động các đại gia truyền thông với hai bà cháu ăn mày sắp chết.)
___________________
Link tham khảo: Bài viết “Khi các đại nhà báo quyết tiêu diệt 1 bà ăn mày” trên blog của Khải Đơn

Không tiền đi chợ, dân Thủ đô cãi Thánh Tản Viên?

Phunutoday

(Trái hay Phải) – Trong lúc Bộ Tài chính chưa biết lấy gì để tăng lương tối thiểu, thì dân đen Hà Nội thể hiện tài nghệ vét sạch cá trên dòng sông thơ mộng Tích Giang, khiến đức Thánh Tản Viên thấy mình thật vô tích sự.
Làm kiếp cá thật không sung sướng gì. - Ảnh: VNN
Làm kiếp cá Thủ đô thật không sung sướng gì. – Ảnh: VNN==>>
Trước tiên, nhìn phóng sự ảnh quần đảo sông Tích tận diệt cá trên VietNamNet hôm 22/10, người ta thấy choáng váng vì khí thế rầm rộ của các lão nông. Thôi thì đủ các loại dụng cụ đánh bắt cá được huy động, nào lưới nào vó nào dậm nào vợt, thậm chí cả tay không, cùng các phương tiện hiện đại như thuốc cá, như kích điện.
Đối tượng tham gia cũng phong phú không kém: Đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, kẻ đi thuyền kẻ lội chân không. Nhìn dòng sông nêm chặt “hạm đội thuyền nan”, những người mê Tam Quốc hẳn không thể kìm lòng mà nhớ tới đoàn thuyền trăm vạn quân của Tào Tháo trong trận Xích Bích.
Nếu ai đã từng nghĩ rằng ý chí phấn đấu, cạnh tranh của người Việt Nam ta đã suy nhược vì đủ các lí do trên trời dưới biển, thì nhìn bức ảnh này, hẳn sẽ thấy mình lầm to. Bấy lâu nay, người ta vẫn bán tín bán nghi khi đọc trên báo những câu chuyện dân ta đánh nhau sứt đầu mẻ trán, thậm chí đánh đuổi cả lực lượng chức năng đi để hôi cổ vật dưới đáy biển Quảng Ngãi, tìm trầm hương trên rừng  Khánh Hòa.
Bán tín bán nghi là phải, bởi dù là cổ vật hay trầm hương cũng đều có giá trị không xoàng, là một động lực hết sức to lớn, mà lòng tham của thiên hạ thì đâu cũng như nhau cả, thấy món hời to mà không động lòng thì phải là bậc thánh nhân. Nhưng với bức ảnh 4 cái vợt cùng nhao vào một con cá chép, thì ta có thể khẳng định như đinh đóng cột rằng tinh thần chiến đấu của người Việt ta còn lâu mới nguội được.
Các cụ nhà ta đã có vô số lời hay ý đẹp để nói về những thứ được đưa vào mồm con người, nào miếng ăn quá khẩu thành tàn, nào miếng ăn là miếng nhục, hẳn cũng chả phải nhắc lại làm gì cho quý vị rầu lòng. Nhưng thật khó mà không lăn tăn một câu hỏi: Sao dân mình lại hăng say như thế với mấy con cá?
Chúng ta có thể tìm thấy lý do khả dĩ đầu tiên tại Hội trường Quốc hội, khi tại đây, Bộ Tài chính cho biết rất khó có thể tăng lương tối thiểu trong năm 2013, vì chưa cân đối được 60 nghìn tỷ trong ngân sách. Cách đấy mấy ngày, một vị lãnh đạo nọ đã đặt ra một câu hỏi được nhiều bài báo giật lên thành tít: Không tiền lấy gì đi chợ?
Phải rồi, ta cứ kêu gọi sống thanh bạch, không coi trọng tiền bạc, biết đủ thì tâm thường an, nhưng hãy thử đói rách mà xem, hãy thử đặt mình vào vị trí một bà nội trợ cầm cái ví lép kẹp ra chợ với nhiệm vụ nặng nề lo thực đơn cho kha khá những cái tàu há mồm, bạn sẽ thấy làm theo những lời đẹp đẽ đó chẳng dễ dàng gì.
Chà chà, giữa thời buổi khốn khó “sớm trưa dưa muối cho qua bữa” này, mấy con cá chưa biết gọi mẹ có lẽ cũng quý hóa lắm, chuyện ông phó ban phòng chống tham nhũng bị mất trộm cái xe ô tô bạc tỷ trong cái biệt thự bạc tỷ là chuyện xa xôi ở đâu ở đâu đấy chứ!
Đại lộ Thăng Long - đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam. - Ảnh: VNE
Đại lộ Thăng Long – đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam. – Ảnh: VNE
Nhiều anh hùng bàn phím đã nhanh chóng khẳng định người duy nhất biết trả lời câu hỏi hóc búa ở trên là nữ hoàng đồ lót Ngọc Trinh, với quan điểm “cạp đất mà ăn” đã đưa tên tuổi nàng lưu danh thiên cổ.
Nhưng tiếc thay, các bác nông dân ở ven sông Tích lại không mấy khi đọc báo mạng, giá đất xứ Đoài sau một hồi Hà Tây nhập vào Hà Nội cũng đã hết sốt, nên có lẽ câu trả lời duy nhất là đổ xô ra bờ sông Tích chăng?
Đặt câu chuyện đang bàn cạnh vụ hôi tiền rơi tại một ngân hàng ở Bình Định mấy hôm trước, ta có thể tìm thấy lý do thứ hai. Bản tin trên các báo gọi là hôi tiền rơi cho lịch sự, còn muốn sát với bản chất hơn, các nhà báo có thể dùng cụm từ tranh thủ cướp ké, khi hai người phụ nữ cầm 1,2 tỷ đồng bị giằng giật và đám người vô can gần đó lao vào kiếm chác.
Quý vị thử nghĩ mà coi, giữa thanh thiên bạch nhật mà những người lương thiện cũng bỗng dưng không kìm nổi lòng tham trước tiền có chủ hẳn hoi, thì bỏ qua món hời chim trời cá nước có phải là đắc tội với trời đất không?
Học theo thế giới, người Việt Nam ta ngày nay cũng mở mồm ra là nói chuyện cao xa, nào phát triển bền vững, nào tăng trưởng xanh, nào bảo vệ môi trường, toàn những từ ngữ đẹp như trăng rằm cả.
Khốn khổ thay, nếu tôi nghĩ đến cháu tôi mà thả lại con cá bé bắng ngón tay này xuống nước, thì cái lũ người đang ào ào như sôi kia hẳn sẽ không tha. Như các cụ nhà ta nói, biết sống đến mai mà dành củ khoai đến tối, huống hồ thiên hạ đang kèn cựa tranh cướp giành giật nhau từng mẩu cái thứ được gọi là vật chất?
Kẻ viết bài này vốn chẳng biết gì về thơ ca hò vè, cuộc sống cơm áo gạo tiền cũng khiến chút lãng mạn thời trẻ dại mất sạch tự thủa nào, nhưng nhìn dân Hà Nội nô nức đánh cá trên sông cũng chẳng thể kìm nổi được tiếng thở dài.
Tích Giang là một nhánh của dòng sông Đáy – con sông đã từng khiến nhà thơ xứ Đoài Quang Dũng nhớ thương không biết ngần nào khi chậm nguồn quanh phủ Quốc trong những đêm trăng khuya khoắt sáo diều; cũng là con sông chảy qua vô số những cái tên nghe đã thấy lòng người ta dịu lại như nhớ về một thời tươi đẹp ngày xưa: nào Đường Lâm làng cổ, nào Sơn Tây thành xưa, nào đền Và thờ thánh Tản Viên…
Theo Wikipedia, lễ hội đền Và mùa thu có nghi thức chính là đánh bắt cá ở sông Tích để chọn ra 99 con cá trắng to chế biến thành các món tế Thánh. Việc tế cá xuất phát từ truyền thuyết Thánh Tản Viên dạy dân kéo vó và bắt được 100 con cá, sau đó ngài phóng sinh một con cá trê đang có mang, về sau con cá này sinh được 9 con, đều hoá đá, đầu chầu về hướng đền.
Bốn năm sau khi xứ Đoài về với Hà Nội, người dân ven sông Tích xem ra đã tiến một bước dài so với cha ông họ thời thánh Tản Viên mấy nghìn năm trước, khi tuyệt nhiên không để thoát bất kỳ sinh vật nào sống được dưới nước. Trên đầu họ, chạy qua dòng sông là đại lộ Thăng Long – tuyến đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam.
  • Tam Thái

Nguoibuongio :Làm rõ bộ mặt của những thế lực thù địch.

Mời xem lại :Chống luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.(Nguoibuongio)

Nguoibuongio

Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn gặp phải những thế lực thù địch mưu toan chống phá thành quả cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã có và đang ra sức phấn đấu để có những kết quả tốt đẹp hơn.
Các thế lực thù địch núp dưới nhiều bộ mặt khác nhau để thực hiện âm mưu đê hèn nhằm khiến nhân dân ta, đất nước ta rơi vào cuộc sống đen tối, lầm than. Để chúng dễ bề lợi dụng, đục khoét và trục lợi. Tuy nhiên mọi âm mưu của chúng đều bị bóc mẽ và vô hiệu hoá. Cụm từ ” thế lực thù địch lợi dụng chống phá” xuất hiện thường xuyên trên phương tiện truyền thông của Đảng và Nhà Nước ta cho thấy, chúng ta luôn đề cao cảnh giác và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu ngay từ trong trứng nước.
Ngay sau khi kết thúc thành công đại hội trung 4 khoá XI, đồng chí TBT Nguyễn Phú Trọng lại một lần nữa ngẹn ngào đầy căm phẫn khi nhắc tới ” các thế lực thì địch”. Vài ngày sau phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự cuộc diễn tập chống các thế lực thù địch do đồng chí thứ trưởng công an Tô Lâm làm trưởng ban chỉ đạo cuộc diễn tập. Cuộc diễn tập quy mô lớn có phối hợp giữa Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng và các lực lương đia phương là lời răn đe đến các thế lực thù địch phải từ bỏ âm mưu chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Đảng ta đã sáng suốt khi luôn đề cao cảnh giác, tập trung mọi nguồn lực, tinh thần đối phó với những thế lực thù địch. Cùng với công cuộc xây dựng CNXH thì bảo vệ thành quả cách mạng là hai điều gắn bó mật thiết quan trọng như nhau, không thể tách rời.
Thế lực thù địch, phản cách mạng là ai.?
Trả lời câu hỏi này được rõ ràng cần phải có bản lĩnh chính trị, có sự quan sát toàn diện trên mọi mặt. Ở một cấp độ thông thường thì thường thấy chúng là những phần tử chống phá Đảng, nhà nước ta bằng nhiều cách như tuyên truyền xuyên tạc đường lối chủ trương, kích động gây chia rẽ mâu thuân khối đại đoàn kết dân tộc, làm tay sai cho nước ngoài để mưu toan phá vỡ sự ổn định chính trị đất nước ta. Tóm lại chúng hành động vì mục đích phá hoại những thành quả cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được. Những thành quả đó là hoà bình, ổn định chính trị, phát triển kinh tế, đoàn kết dân tộc….
Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này, xin giới thiệu đến các bạn đọc một thế lực thù địch. Đây là một loại thế lực thù địch không xa lạ gì, bởi chúng đã có cách đây gần 100 năm. Đó là bọn tư sản phản cách mạng về kinh tế. Chúng nằm trong cụm từ ” các thế lực thù địch ” mà chúng ta thường nghe tới hàng ngày.
Sách Những Bài Học Đấu Tranh Chống Phản Cách Mạng do nhà xuất bản Công An Nhân Dân, tác giả G.X Khô Khơ Li Úc. Khái niệm về bọn phản cách mạng tư sản như sau.
Trang 111 đến trang 115.
..Để bám giữ lấy chính quyền hoặc giành chỗ đứng khi cách mạng thành công, các giai cấp tư sản tổ chức hoạt động phản cách mạng về kinh tế nhằm chặn đứng quá trình cách mạng, đầy lùi và bóp chết cách mạng bằng các biện pháp kinh tế.
Hoạt động phản cách mạng về kinh tế được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, sách lược của chúng là làm thất nghiệp, nạn đói gia tăng. Chúng không từ thủ đoạn nào kể cả những tội ác kinh tởm như mua chuộc, thu gom bọn bụi đời và những phần tử dao động tham gia những hoạt động khủng bố, thảm sát. Bằng hoạt động gấy rối về kinh tế giai cấp tư sản phản động muốn làm mất uy tín của cách mạng, suy yếu phòng trào cách mạng và đẩy nó đi chệch hướng đấu tranh chính trị.
Bọn phản cách mạng đặt hy vọng vào việc đẩy nhanh phá hoại kinh tế, mất ổn định về kinh tế. Theo ý đồ của chúng thì tình trạng kinh tế của nhân dân lao động sẽ xấu đi, làm cho nhân dân hiểu rằng cách mạng không cải thiện hoàn cảnh của họ. Mà chỉ mang lại cho họ đói rét, khổ nghèo. Chúng hy vọng làm thế gây cho nhân dân thất vọng với cách mạng. Hoạt động phản cách mạng về kinh tế là bộ phận hợp thanh của một chiến lịch lớn mà giai cấp tư sản dấy lên nhằm làm mất uy tín và đè bẹp cách mạng.
Để thực hiện các nhà chiến lược phản cách mạng muốn bắn một mũi tên trúng hai đích, trước hết là làm giảm bớt và làm phá sản, ngừng trệ sản xuất làm cho giai cấp công nhân thiệt thòi về vật chất. Sau đến là đổ tội cho giai cấp công nhân, chính phủ cách mạng, chế độ xã hội mới đã làm tăng thêm khủng hoảng kinh tế ( thiếu thốn, đắt đỏ, rối loạn) để hướng sự căm hờn, tức giận của nhân dân vào phía cách mạng.
Trung tâm của hoạt động phá hoại trong kinh tế là các nhà băng. Chúng nắm trong tay tất cả các đầu mối tín dụng và kiểm soát nền công nghiệp. Giai cấp tư sản độc quyền tài chính là bộ tham mưu chủ yếu của hoạt động phản cách mạng về kinh tế….
Một phần cuốn sách trên cho chúng ta thấy, thế lực thù địch có nhiều bộ mặt. Phải thật tỉnh táo để nhận diện ra chúng. Cần phải trau dồi kiến thức, tìm hiểu để biết rõ hơn. Nếu chúng ta thụ động trông chờ ỷ lại vào nhà nước ( như lời UVBCT Phạm Quang Nghị ) vạch mặt bọn chúng thì cũng là một khiếm khuyết đầy hạn chế, bởi trong công cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch, phản cách mạng này toàn dân phải ý thức tham gia cùng với nhà nước mới có được hiệu quả.Tổ quốc này không phải của một đảng phái, tổ chức nào mà của toàn thể nhân dân Việt Nam( lời UVBCT Trương Tấn Sang ), cho nên công cuộc bảo vệ xây dựng đất nước là trách nhiệm chung của mỗi người dân mà chúng ta phải tham gia. Để nhận định được sâu sắc rõ bộ mặt của những thế lực phản động, phản cách mạng cần phải trau dồi kiến thức cộng với quan sát thực tế diễn biến xã hội, tự đánh giá và nhận xét được thì mới có biện pháp đấu tranh, phòng ngừa mang lại thắng lợi, thành công.

Danlambao 25/10/2012

“Đất nước không chiến tranh, sao đau thắt trong lòng”

Vũ Đông Hà (Danlambao) Đã bao năm trôi qua, dưới tấm bảng chỉ đường XHCN và lầm lũi bước đi theo sợi dây thừng lôi đầu kéo cổ của 14 “đỉnh cao trí tuệ” vẫn văng vẳng một tiếng kêu xé lòng:
Đất nước không còn chiến tranh, 
Sao đau thắt trong lòng…
Bạn có biết ai viết 2 câu thơ này không?
Không phải từ những thanh niên, thiếu nữ đã một thời “nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng, nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương” và bây giờ thấy mình vẫn còn sống mà quê hương thì đang chết.

Thằng Dũng âm thầm đi vào ngõ nhỏ


Nó (bạn đọc Danlambao) – Mời bà con trong thôn cùng hát Karaoke bài nhạc “NÓ” sau đây:
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=LFfF9iJ7gyY
Thằng Dũng âm thầm đi vào ngõ nhỏ
Một túi bao tiền nhưng lòng chưa yên
Ruộng đất nó chiếm liên miên
Bà con nông dân than phiền
Nhưng mà nó vẫn vui cười…

Khi bầy sâu bỏ phiếu

Ngọc Ẩn (Danlambao)Đảng và Quốc hội giao chỉ tiêu chống đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế cho ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì ông lãnh đạo Vinashin lỗ đến sạt nghiệp, dân càng ngày càng nghèo và cán bộ và công an càng ngày càng giàu. Những chỉ tiêu không được giao phó thì Thủ tướng hoàn thành xuất sắc, vượt chỉ tiêu đến cả 1000%. Tham nhũng vượt chỉ tiêu. Làm ăn thua lỗ vượt chỉ tiêu. Cướp ruộng vườn của dân vượt chỉ tiêu. Bỏ tù người dân yêu nước vượt chỉ tiêu. Phá chùa, phá nhà thờ vượt chỉ tiêu, đàn áp tôn giáo vượt chỉ tiêu. Vi phạm nhân quyền vượt chỉ tiêu. Và nhất là nâng bi Đại Hán vượt chỉ tiêu. Ông Thủ tướng như con “tự do” thế mà bầy sâu vẫn bỏ phiếu cho ngài Thủ tướng tiếp tục làm thủ tướng…

Chuyện khó tin – chỉ có ở CHXHCN/VN

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Xin ông Chủ tịch Quốc hội và ông Chủ tịch nước cũng như ông Thủ tướng (là ĐBQH) vui lòng cho cử tri đồng bào nhân dân biết cảm nghĩ của quí vị ra sao trong sự việc khó tin này, và nếu đó là tài sản của quí vị?

Khi vua đấm ngực ăn năn

Lê Thiên (Danlambao) – Vào những ngày cuối tháng Mười 2012, vào Dân Làm Báo, đọc nhiều bài viết tuyệt vời. Riêng bài “Lại đấm ngực!” của Lĩnh Nguyên có nhiều đoạn đọc nghe vui vui. Chẳng hạn, theo tác giả, trước hàng cử tọa trong đó có các quan chức cũ-mới từng đứng đầu hay đang cầm đầu đảng và nhà nước csvn lắng nghe lời xin lỗi của ông Dũng, “ông Dũng ngước mặt lên Trời tay đấm ngực lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, nhưng lỗi luôn cả chúng mầy…! Lời xin lỗi… chẳng qua là làm cho qua loa lấy lệ, chứ trong thâm tâm… không xin lỗi thì chúng mầy làm gì được tao!”

Nuôi án

Người Buôn Gió - Nuôi án thường có trong các vụ án hình sự. Người ta muốn có chiến công, thành tích nên khi phát hiện những đối tượng có manh nha phạm tội thì họ lặng lẽ theo dõi. Không bắt bớ, ngăn chặn ngay. Thậm chí họ còn cài đặc tình vào thúc đẩy việc phạm tội lớn hơn. Nuôi án hay có trong các vụ như mại dâm, buôn ma túy, cờ bạc, buôn lậu,… đặc điểm của những ”án nuôi” là có tổ chức, có sự phát triển theo thời gian.

Chiến sĩ Thống đốc, chiến sĩ nông dân

Đào Tuấn – Nói gì thì nói. Thành thích gì thì thành tích. Nhưng sự thật rõ như ban ngày và không thể chối bỏ: Xuất thô khoáng sản là bán rẻ tài nguyên. Xuất thô nông sản là bán rẻ mồ hôi nông dân. Cái giá đó là quá đắt, hay quá rẻ cho một dòng được coi như “thành tích” cho những người chưa bao giờ là nông dân!?

Liệu Quốc hội có “cởi truồng”

Nguyễn Đình Ấm (Blog Huỳnh Ngọc Chênh) - Một đảng, nhà nước bất kỳ bao giờ ngoài hành động cũng muốn một bộ y phục đẹp đẽ khoác lên mình trước nhân dân. Với một độc đảng như CSVN ngoài hành động cố gắng giữ những gì có thể giữ còn có hơn 700 tờ báo, hàng ngàn đội tuyên truyền lưu động trung ương, địa phương, hàng trăm ngàn cái loa đài phường, xã chĩa vào các nóc nhà, hàng triệu khẩu hiệu “quang vinh muôn năm”, hàng trăm bài hát ca ngợi “sáng nhất trong muôn vì sao” ( Nguyễn Đức Toàn)… ngày đêm chủ yếu thêu dệt nên bộ đồ dát “kim cương” cho đảng.

Từ chức, cứ từ từ!

Lê Cao (VietQ.vn) – Có lẽ, nếu lạc quan thì sau kỳ họp Quốc hội lần này sẽ có người từ chức? Còn nếu không, mọi việc hãy cứ…từ từ!… Người dân sẽ không quan tâm và chẳng được lợi lộc gì từ cái Nghị quyết dự kiến sẽ được thông qua vào ngày 21/11 sắp tới về chuyện bỏ phiếu tín nhiệm, nếu như Nghị quyết không được thực thi một cách thực sự, và khi chuyện từ chức sẽ chỉ là câu chuyện nói cho có ở chốn quan trường

Thư gởi vong linh cháu gái lớp trưởng

Người già chuyện (SGTT.VN) - Có lẽ cháu chưa tin người lớn có thể cướp đi một lượng tài sản công lớn gấp hàng vạn lần con số nửa triệu đồng quỹ lớp kia mà không một chút áy náy.Có lẽ cháu chưa biết mình có thể đơn giản là ra trước lớp xin lỗi rồi từ chức, thì mọi việc xem như khép lại…

Trong khi lãnh đạo đảng ta đang nhậu lưỡi bò mừng hậu ĐH6

Trung Quốc và Đài Loan bắt tay trên đường “lưỡi bò”
Vũ Quý (Dân trí) – Tân Hoa xã ngày 23/10 dẫn lời Việt trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc cho biết một nhóm học giả Trung Quốc và Đài Loan sẽ cùng nhau nghiên cứu các đường biên giới và các vấn đề khác liên quan đến Biển Đông.

Viết cho em, cô gái bé nhỏ, em ở đâu giữa bầy sói dữ?

Gió Lang Thang - Đất nước mình, khi nào cũng nhỏ bé thật, nhưng có bao giờ hèn hạ cúi đầu trước xâm lăng Uyên nhỉ? Thế mà bây giờ đúng thế hử em? Hoàng Sa đã rời ra từ lâu lắm. Trường Sa không biết còn gì nữa không? Anh muốn kể lại với em câu chuyện những người Lý Sơn kể cho anh. Kể về những ngôi mộ gió không người, kể về những đứa trẻ chập chững tròn xoe mắt nhìn lên tấm di ảnh của người cha vừa mất xác trên biển khi chiếc tàu đánh cá bị giặc đâm chìm. Họ kể với anh về những món nợ ngân hàng đầm đìa khi mỗi lần ra khơi bị lũ giặc phá tàu, bắt bớ. Họ kể có gia đình phải bán nhà để lấy tiền chuộc người khi đi đánh cá bị Trung Quốc bắt rồi đòi tiền chuộc. Họ kể trong nỗi đau mất mát và hèn nhục. Thêm sau nữa những cây số vuông biên giới phía Bắc, một nửa thác Bản Giốc, những mảnh rừng đầu nguồn Tây Nguyên bị phá cho Trung Quốc khai thác mỏ Bauxite,…tiếp nữa là những cái gì đây? Đất nước này, ai bắt mà phải hèn câm đến thế, Uyên nhỉ?…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét