DÂN , QUAN, VUA, NAY TỚI ĐẢNG….RỒI CẢ NƯỚC LÀM BÁO ? XEM TA “HƠN” MIẾN ĐIỆN.
Đảng Làm Báo – Danglambao
Tin Khẩn : Công An bắt Nguyễn Phương Uyên và truy lùng tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước
Một trong những truyền đơn dưới cầu An Sương ngày 10/10/2012
Hiện nay Bộ Công An đã huy động một lực lượng rất hùng hậu trên 1,000
người để truy lùng tông tích của các thành viên Tuổi Trẻ Yêu Nước sau
khi một số truyền đơn được rải dán và phát tán dưới chân cầu An Sương ở
SG . Vào ngày 10/10/2012 một số truyền đơn được tổ chức Tuổi Trẻ Yêu
Nước gài bên hông thành cầu An Sương đoạn quốc lộ 1 A – Trường Chinh –
Sài gòn. Số truyền đơn nầy được kèm theo nhiều tờ giấy bạc khác nhau và
bỏ vào một thùng cạc tông được cài chốt bung bằng đồng hồ vào đúng 7 giờ
sáng ngày 10/10/2012 thì số truyền đơn được bung xuống con đường dưới
thành cầu An Sương .Nguyễn Phương Uyên được giao phó làm nhiệm vụ phó nhòm cho diễn biến hôm đó. Như chúng tôi đã đưa tin là Công An biết rất rõ việc làm phát tán truyền đơn của tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước từ tháng 6 năm 2012 nhưng vẫn chưa bắt vội mà chờ bắt thêm.
Vụ rãi truyền đơn ngày 10/10/2012 đưa tới vụ việc Nguyễn Phương Uyên bị bắt vì công an đã cài người vào tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước để tìm xem ai chính là người đứng phía sau lưng tổ chức nầy mà Bộ Công An cho là của một tổ chức đang sinh hoạt trên Paltalk. Công An đã cài một sinh viên để làm tình báo, sinh viên nầy đã gia nhập tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước vào khoảng tháng 2 năm 2012 để làm nhiệm vụ theo dõi , báo cáo về Bộ Công An những diễn biến của tổ chức nầy.
Vào 11 giờ sáng ngày 14/10/2012, Công An phường Tây Thạnh và Quận Tân Phú đã bố ráp căn phòng Nguyễn Phương Uyên đang ở và tịch thu chiếc máy ảnh với nhiều hình ảnh mà Uyên đã chụp được, ghi lại vụ rãi truyền đơn dưới cầu An Sương mà Tuổi Trẻ Yêu Nước đã làm ngày 10/10/2012 vừa qua.
Truyền đơn ngày 10/10/2012 với 4 nội dung :
“Hỡi đồng bào Việt Nam, hãy đứng lên chống lại bạo quyền độc tài Cộng Sản Việt Nam. Hãy giành lại quyền lợi cho chính mình và gia đình, hãy đứng lên vì Tự Do, Nhân Quyền và Công Lý. Đảng Cộng Sản Việt Nam sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của đồng bào. Chúng cướp đất dân lành làm giàu cho đảng viên Cộng Sản, làm nô lệ để bán biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Làm ngơ để Trung Quốc bán vào nước ta những đồ ăn đọc hại làm suy nhược giống nòi Việt Nam. Vì quyền lợi của con em,vì tương lai của dân tộc, hãy xóa bỏ sợ hãi, cùng đứng lên chống lại bọn Độc Tài Cộng Sản Việt Nam. TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”
“Đã 37 năm từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam cưỡng chiếm miền Nam với danh từ Giải Phóng, bọn chúng đã làm gì cho quê hương Việt Nam? Chúng ta phải lao động cực nhọc trong các công ty của Trung Quốc, bị ức hiếp trăm bề, phải rời xa quê cha đất tổ sống tha hương trên chính tổ quốc của mình để tìm kế sinh nhai cho gia đình. Trong khi chính quyền Cộng Sản thì tham nhũng ăn chơi sa đọa, vui thú trên mồi hôi và nước mắt của đồng bào. Bọn chúng cướp ruộng vườn, đất đai, nhà cửa, dồn chúng ta đến đường cùng phải rời bỏ xóm làng tha hương cầu thực. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, ngày Tết không có tiền về thăm gia đình. Chúng ta còn sợ gì nữa, vì tương lai của bản thân, gia đình và con cháu chúng ta, hãy cùng nhau xuống đường hô to: “Đả Đảo Cộng Sản Việt Nam”. Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi….TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”
“Tôn giáo có được tự do trên quê hương không? Các tôn giáo, chức sắc hãy cùng nhau đứng lên đả đảo bọn Vô Thần Cộng Sản Việt Nam, đòi lại quyền tự do tín ngưỡng. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra sức đánh phá giáo lý của các tôn giáo, giải tỏa nhà thờ, chùa miếu. Là một người con của Chúa, của Phật chúng ta không thể ngồi yên để bọn ma quỷ làm hại đến Chánh Pháp và Đạo Lý. Xuyên tạc giáo lý các tôn giáo một cách trắng trợn, bôi đen danh dự của các chức sắc tôn giáo với mục đích từng bước xây dựng Xã Hội Cộng Sản Vô Tôn Giáo. Hãy cùng nhau xuống đường thắp lên đuốc thiêng dân tộc bảo vệ tự do tôn giáo. TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”
“Trung Quốc đang từng bước thôn tính nước ta, bọn chúng đang chiếm dần hết biển đảo của ta. Cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn dài hạn để chiếm cứ những địa điểm quan trọng. Để Trung Quốc vào khai thác Bô-Xít tại Tây Nguyên để làm cứ điểm quân sự trọng yếu. Dâng hiến Ải Nam Quan Lịch Sử, Thác Bản Giốc và hàng ngàn cây số vuông đất biên giới cho Trung Cộng. Đảng Cộng Sản Việt Nam cho Trung Quốc đấu thầu chiếm hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia để cho Trung Quốc thống lĩnh nền kinh tế nước nhà… Tổ quốc đang lâm nguy! Toàn dân hãy đứng lên cứu nước, cùng nắm tay nhau xuống đường chống lại bọn Cộng Sản Việt Nam tay sai của bọn cộng sản Trung Quốc. Việt Nam Muôn năm. TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”
Câu Lạc Bộ Kháng Chiến thông tin khẩn nầy đến các em trong tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước để biết kịp thời đề phòng. Các em hãy hủy, xóa bỏ những tài liệu trong máy tính, những truyền đơn còn trong nhà hãy tìm cách đốt hoặc vứt đi . CLBKC sẽ đưa tin lên Blog Đảng Làm Báo tình hình của Công An mà chúng tôi nắm được .
Trung Kiên (Câu lạc Bộ Kháng Chiến)
Nụ Cười Khó Hiểu Của Đồng Chí X
Chú Ý: Công An Đang Truy Lùng Tuổi Trẻ Yêu Nước Tại Hà Nội, Sài gòn, Long An
Tuyên truyền chống giặc Tàu không phải là tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN -NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Công An đang tìm cách gài Nguyễn Phương Uyên & Việt Khang và Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Nguyễn Phương Uyên có thể bị truy tố tội hình sự “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
KÝ THỈNH NGUYỆN THƯ TỰ DO CHO NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN
http://nguyenphuonguyen.blogspot.com/https://www.change.org/petitions/free-nguyen-phuong-uyen-now
Tuyên truyền chống giặc Tàu không phải là tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN
NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Trang “Đảng làm báo” sớm nay có bài Nguyễn Phương Uyên có thể bị truy tố tội hình sự “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, Công An cho CLBKC (Câu lạc bộ kháng chiến) biết “Nguyễn Phương Uyên đã tham gia với nhiều người để rải, dán truyền đơn “kích động” chống Trung Quốc tại nhiều địa điểm khác nhau trong nước. Nguyễn Phương Uyên đã được đưa về Tỉnh Long An để xác nhận thêm những thành viên khác trong tổ chức “phản động” này”.
Bài viết này khẳng định ‘Chúng tôi biết chính xác là trong thời gian tới em Nguyễn Phương Uyên và một số thành viên “phản động” trong nhóm phát tán truyền đơn sẽ được đưa về Sàigòn để truy tố “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điểm c, khoản 1, Điều 88 Bộ luật hình sự’.
Bài viết còn đưa ra hình ảnh một số truyền đơn mà Uyên và các bạn mang đi rải. Những truyền đơn này đều có nội dung:
“VÌ DANH DỰ DÂN TỘC, CHỐNG GIẶC TÀU
VÌ TƯƠNG LAI ĐẤT NƯỚC, CHÔNG THAM NHŨNG”
Nếu chỉ có như thế thì không thể truy tố Nguyễn Phương Uyên (và các bạn) theo điều 88 Bộ luật hình sự. Tại sao?
Trong bài viết đêm hôm qua Xung quanh việc cháu Nguyễn Phương Uyên bị bắt và mất tích, tôi cho rằng “Nếu Uyên chỉ làm thơ hay in truyền đơn chống Trung Quốc, thậm chí có hô hào đánh đổ bọn cường hào ác bá, tham nhũng, bán nước thì cũng không thể ghép tội cho cháu được“.
Phân tích về nội dung truyền đơn thì vế “VÌ TƯƠNG LAI ĐẤT NƯỚC, CHÔNG THAM NHŨNG” không có gì là sai. Điều này phù hợp với nội dung Đảng (CSVN) và Nhà nước VN vẫn tuyên truyền.
Còn vế “VÌ DANH DỰ DÂN TỘC, CHỐNG GIẶC TÀU”, tuy Đảng và Nhà nước VN không tuyên truyền chống giặc Tàu nhưng vẫn thừa nhận Trung Cộng chiếm quần đảo Hoàng Sa và các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và vẫn tuyên truyền bảo vệ chủ quyền đất nước. Dùng vũ lực chiếm đất của một quốc gia có chủ quyền, giết binh lính của họ không gọi là giặc thì gọi là gì? Mà giả sử Trung Cộng không là giặc đi chăng nữa thì tuyên truyền chống Trung Cộng không có nghĩa là tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, vì Việt Nam và Trung Quốc là hai nước khác nhau chứ không phải là quan hệ giữa thiên triều với chư hầu trong sử Tàu.
Bây giờ nói về hành vi dán, rải truyền đơn của Nguyễn Phương Uyên (và các cháu trong nhóm rải truyền đơn).
Dù hành vi này được tiến hành bí mật thì cũng không phải là tội. Các cháu giữ bí mật là để cho công việc được thuận lợi, không muốn cho ai cản phá, chứ không phải các cháu bí mật là biết hành vi của mình sai. Mà các cháu cứ tưởng hành động của mình sai đi chăng nữa thì cũng phải xem xét hành vi đó dưới hệ qui chiếu của luật pháp trước khi đưa ra xét xử.
Ta từng thấy rất nhiều khẩu hiệu khẳng định TRƯỜNG SA – HOÀNG SA- VIỆT NAM được viết một cách bí mật lên tường, lên cột điện, gốc cây hoặc rải ở nơi công cộng. Nếu có bắt được những người làm việc này thì lỗi cũng chỉ như mấy anh viết quảng cáo khoan cắt bê tông hay thông tắc bẻ phốt làm bẩn tường hoặc như anh vứt rác ra đường mà thôi, chứ không thể truy tố theo điều 88.
Nói thêm về hành vi bí mật, ngay cả bản thân tôi đi biểu tình cũng có khi phải bí mật ra khỏi nhà từ chiều hôm trước. Điều đó không có nghĩa là tôi nhận thấy hành vi biểu tình của tôi là sai nên phải bí mật mà tôi muốn tránh sự phiền nhiễu của công an. Nếu đi biểu tình chống Trung Cộng mà vi phạm pháp luật thì cơ quan chức năng đã đưa tôi và các bạn tôi ra truy tố rồi.
Ngoài truyền đơn với nội dung chống Trung Cộng và chống tham nhũng ra, không biết cơ quan điều tra có đưa ra được bằng chứng về Nguyễn Phương Uyên rải truyền đơn có nội dung nào khác hoặc có hành vi nào khác không. Nếu chỉ có thế thì không thể khép cháu vào tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” được.
Đừng cố duy trì lối tư duy lỗi thời cho rằng cứ truyền đơn là xấu. Truyền đơn nó có một phần chức năng của một tờ báo. Uyên không ra báo thì Uyên Dùng truyền đơn. Vấn đề cốt lõi là phải xem xét đến nội dung của nó, chứ không phải là hình thức truyền tải như thế nào. Không được phân biệt cùng một nội dung, in lên báo nó khác, in lên áo nó khác, hô bằng miệng nó khác và in dưới hình thức truyền đơn thì nó khác.
Mọi điều xấu đều có thể đến với Uyên. Chỉ lo rằng cháu còn quá trẻ, kinh nghiệm còn non, bản lĩnh chưa được tôi luyện, rất dễ mắc mưu mà khai nhận những gì người ta gài cho, hay ký nhận vào những biên bản mà họ dễ xuyên tạc, thêm bớt. Cũng không loại trừ việc cháu bị tạo bằng chứng giả để bỏ tù cháu bằng được như bài viết ở trang Chúa cứu thế đã đề cập.
Xin cộng đồng những người yêu Công lý, Sự thật hãy làm tất cả những gì có thể làm được vì cháu Uyên, đừng để cháu sa vào vòng tù tội một cách vô lý và oan ức.
Truyền đơn được cho là “phản động” mà cháu Nguyễn Phương Uyên đã tham gia cùng một số bạn sinh viên khác dán tại SG vào cuối tháng 6 năm 2012 (Đảng làm báo)
23/10/2012
NTT
Trang “Đảng làm báo” sớm nay có bài Nguyễn Phương Uyên có thể bị truy tố tội hình sự “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, Công An cho CLBKC (Câu lạc bộ kháng chiến) biết “Nguyễn Phương Uyên đã tham gia với nhiều người để rải, dán truyền đơn “kích động” chống Trung Quốc tại nhiều địa điểm khác nhau trong nước. Nguyễn Phương Uyên đã được đưa về Tỉnh Long An để xác nhận thêm những thành viên khác trong tổ chức “phản động” này”.
Bài viết này khẳng định ‘Chúng tôi biết chính xác là trong thời gian tới em Nguyễn Phương Uyên và một số thành viên “phản động” trong nhóm phát tán truyền đơn sẽ được đưa về Sàigòn để truy tố “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điểm c, khoản 1, Điều 88 Bộ luật hình sự’.
Bài viết còn đưa ra hình ảnh một số truyền đơn mà Uyên và các bạn mang đi rải. Những truyền đơn này đều có nội dung:
“VÌ DANH DỰ DÂN TỘC, CHỐNG GIẶC TÀU
VÌ TƯƠNG LAI ĐẤT NƯỚC, CHÔNG THAM NHŨNG”
Nếu chỉ có như thế thì không thể truy tố Nguyễn Phương Uyên (và các bạn) theo điều 88 Bộ luật hình sự. Tại sao?
Trong bài viết đêm hôm qua Xung quanh việc cháu Nguyễn Phương Uyên bị bắt và mất tích, tôi cho rằng “Nếu Uyên chỉ làm thơ hay in truyền đơn chống Trung Quốc, thậm chí có hô hào đánh đổ bọn cường hào ác bá, tham nhũng, bán nước thì cũng không thể ghép tội cho cháu được“.
Phân tích về nội dung truyền đơn thì vế “VÌ TƯƠNG LAI ĐẤT NƯỚC, CHÔNG THAM NHŨNG” không có gì là sai. Điều này phù hợp với nội dung Đảng (CSVN) và Nhà nước VN vẫn tuyên truyền.
Còn vế “VÌ DANH DỰ DÂN TỘC, CHỐNG GIẶC TÀU”, tuy Đảng và Nhà nước VN không tuyên truyền chống giặc Tàu nhưng vẫn thừa nhận Trung Cộng chiếm quần đảo Hoàng Sa và các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và vẫn tuyên truyền bảo vệ chủ quyền đất nước. Dùng vũ lực chiếm đất của một quốc gia có chủ quyền, giết binh lính của họ không gọi là giặc thì gọi là gì? Mà giả sử Trung Cộng không là giặc đi chăng nữa thì tuyên truyền chống Trung Cộng không có nghĩa là tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, vì Việt Nam và Trung Quốc là hai nước khác nhau chứ không phải là quan hệ giữa thiên triều với chư hầu trong sử Tàu.
Bây giờ nói về hành vi dán, rải truyền đơn của Nguyễn Phương Uyên (và các cháu trong nhóm rải truyền đơn).
Dù hành vi này được tiến hành bí mật thì cũng không phải là tội. Các cháu giữ bí mật là để cho công việc được thuận lợi, không muốn cho ai cản phá, chứ không phải các cháu bí mật là biết hành vi của mình sai. Mà các cháu cứ tưởng hành động của mình sai đi chăng nữa thì cũng phải xem xét hành vi đó dưới hệ qui chiếu của luật pháp trước khi đưa ra xét xử.
Ta từng thấy rất nhiều khẩu hiệu khẳng định TRƯỜNG SA – HOÀNG SA- VIỆT NAM được viết một cách bí mật lên tường, lên cột điện, gốc cây hoặc rải ở nơi công cộng. Nếu có bắt được những người làm việc này thì lỗi cũng chỉ như mấy anh viết quảng cáo khoan cắt bê tông hay thông tắc bẻ phốt làm bẩn tường hoặc như anh vứt rác ra đường mà thôi, chứ không thể truy tố theo điều 88.
Nói thêm về hành vi bí mật, ngay cả bản thân tôi đi biểu tình cũng có khi phải bí mật ra khỏi nhà từ chiều hôm trước. Điều đó không có nghĩa là tôi nhận thấy hành vi biểu tình của tôi là sai nên phải bí mật mà tôi muốn tránh sự phiền nhiễu của công an. Nếu đi biểu tình chống Trung Cộng mà vi phạm pháp luật thì cơ quan chức năng đã đưa tôi và các bạn tôi ra truy tố rồi.
Ngoài truyền đơn với nội dung chống Trung Cộng và chống tham nhũng ra, không biết cơ quan điều tra có đưa ra được bằng chứng về Nguyễn Phương Uyên rải truyền đơn có nội dung nào khác hoặc có hành vi nào khác không. Nếu chỉ có thế thì không thể khép cháu vào tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” được.
Đừng cố duy trì lối tư duy lỗi thời cho rằng cứ truyền đơn là xấu. Truyền đơn nó có một phần chức năng của một tờ báo. Uyên không ra báo thì Uyên Dùng truyền đơn. Vấn đề cốt lõi là phải xem xét đến nội dung của nó, chứ không phải là hình thức truyền tải như thế nào. Không được phân biệt cùng một nội dung, in lên báo nó khác, in lên áo nó khác, hô bằng miệng nó khác và in dưới hình thức truyền đơn thì nó khác.
Mọi điều xấu đều có thể đến với Uyên. Chỉ lo rằng cháu còn quá trẻ, kinh nghiệm còn non, bản lĩnh chưa được tôi luyện, rất dễ mắc mưu mà khai nhận những gì người ta gài cho, hay ký nhận vào những biên bản mà họ dễ xuyên tạc, thêm bớt. Cũng không loại trừ việc cháu bị tạo bằng chứng giả để bỏ tù cháu bằng được như bài viết ở trang Chúa cứu thế đã đề cập.
Xin cộng đồng những người yêu Công lý, Sự thật hãy làm tất cả những gì có thể làm được vì cháu Uyên, đừng để cháu sa vào vòng tù tội một cách vô lý và oan ức.
Truyền đơn được cho là “phản động” mà cháu Nguyễn Phương Uyên đã tham gia cùng một số bạn sinh viên khác dán tại SG vào cuối tháng 6 năm 2012 (Đảng làm báo)
23/10/2012
NTT
Đa đảng là tất yếu với Việt Nam
Nguyễn Long Việt gửi RFA -2012-10-23
Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận lỗi trước dân, hay mới đây nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận lỗi trước Quốc Hội, tôi tin là thật lòng. Nhưng chỉ cái tâm thôi thì vẫn không đủ.
Nếu bản thân tôi có được vị trí như Thủ tướng, hay Gaddafi, tôi cũng sẽ lạm quyền như thế, bởi đó là kết quả của chế độ độc tài.
Người có quyền lực trong tay có xu hướng lạm quyền. Thủ tướng “bị” như ngày hôm nay là “nạn nhân” của chế độ độc đảng. Độc đảng sinh ra độc tài.
Không bao giờ có khái niệm dân chủ một đảng mà chỉ có dân chủ đa đảng.
Nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Mỹ, mọi chuyện sẽ khác. Ông ấy và nhân viên cấp dưới sẽ bị giám sát bởi Nghị Viện và sẽ bị phán xử bởi các Quan tòa độc lập nhân danh công lý và chỉ tuân theo pháp luật.
Tôi vẫn ủng hộ xây dựng một người đứng đầu hành pháp mạnh (như Tổng thống Mỹ). Nhưng quyền lực chỉ được Hiến pháp trao quyền (đúng bản chất của khế ước xã hội, do nhân dân làm ra chứ không phải là Đảng làm Hiến pháp).
Và các nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) độc lập, kiềm chế và đối trọng lẫn nhau để đảm bảo không có nhánh nào lạm quyền.
Tôi vẫn linh cảm rằng, Thủ tướng vẫn mong muốn con trai Nguyễn Thanh Nghị sẽ trở thành lãnh đạo của Việt Nam trong tương lai. Tôi vẫn ủng hộ.
Nhưng quan trọng là anh Nghị sẽ trở thành lãnh đạo bằng cách nào? Có 2 con đường để trở thành lãnh đạo.
Thứ nhất là ở Bắc Hàn, nơi Kim Jong Un nhận quyền từ người cha (không phải do dân chọn). Tưởng như chắc chắn nhưng rủi ro cũng cao.
Theo cách này, người lãnh đạo sẽ không có tính chính danh, và nguy cơ bị sụp đổ rất cao.
Thứ hai, Tổng thống Bush và thủ tướng Singapore, Lý Hiển Long (trở thành lãnh đạo nhờ tài năng của bản thân thông qua tranh cử dân chủ, và lá phiếu từ dân, chứ không phải từ cha).
Tôi vẫn hy vọng thế hệ con cháu của những người lãnh đạo được đào tạo bài bản ở các nước tiên tiến Tây Âu, Mỹ sẽ trở thành lãnh đạo nhưng là do dân bầu nhờ những chính sách tốt cho đất nước của họ đưa ra.
Mỹ hay Tây Âu trở nên giàu có, văn minh, mọi người đều muốn đến sinh sống bởi họ là những nước dân chủ thực sự.
Ông Obama hay Romney không phải là các giáo sư như các vị bộ trưởng của nước ta, nhưng được dân chúng bầu lên bởi vì các chính sách của các ông ấy.
Lãnh đạo cấp cao nước nào cũng có của ăn của để, nhưng cái quan trọng là cái danh sau này mà lịch sử sẽ phán xét.
Con đường duy nhất cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hay Thủ tướng để tạo ấn tượng tốt, ghi danh trong những tranh sử là tạo một môi trường cạnh tranh chính trị, hay nói cách khác là “đa đảng”.
Đa đảng không phải là hủy bỏ Đảng Cộng sản. Mà khi ấy, những đảng viên giỏi, có năng lực sẽ trở thành những ứng cử viên sáng giá, và tôi tin Đảng cộng sản vẫn sẽ lãnh đạo, nhưng theo cách dân bầu.
Chứ không phải quy định trong Điều 4 Hiến pháp. Lãnh đạo hay không thì phải do bầu cử quyết định, chứ không phải mặc nhiên như vậy.
Do vậy, việc đầu tiên là phải thay đổi cái khung gỗ đã chứ không phải là chút nước sơn.
Hay nói cách khác là Đa đảng.
Đó là cột móng đầu tiên để xây dựng nhà nước. Từ đó mới có cạnh tranh chính trị giữa các đảng phái. Nếu đảng nào có chính sách tốt, dân chọn. Đảng đối lập tồn tại để phản biện lại các chính sách của đảng cầm quyền, và truyền tải đến người dân.
Trong chế độ 1 đảng, tiếng nói phản biện của các cá nhân (nhỏ lẻ, không đủ sức mạnh để đối trọng với đảng cầm quyền) nên bị bóp nát từ trứng nước.
Chỉ có chế độ đa đảng thì các quan tòa là người trung lập (không là đảng viên đảng nào), phán xử lãnh đạo tham nhũng, lạm quyền.
Họ không cần chờ Đại hội đảng nào họp kỷ luật ai, họ chỉ dựa vào luật pháp mà phán.
Trong chế độ 1 Đảng, thì Đảng quản lý tất cả 3 quyền, lập, hành và tư pháp và quyền lực thứ 4 là báo chí nên dẫn đến độc tài, tham nhũng.
Đó cũng là lý do giải thích tại sao các vị vua ngày xưa có quyền “thế thiên hành đạo”.
Nhưng chế độ phong kiến, mặc định vua có “nhiệm kỳ suốt đời” nên họ còn lo cho dân, sau quyền lợi của họ.
Nhưng cái văn hóa nhiệm kỳ của những người lãnh đạo độc tài thì chức vụ là cơ hội làm giàu cho cá nhân mà thôi (bởi họ nghĩ, chỉ có 5, 10 năm mình phải vơ vét cái đã).
Giả sử bác Tổng bí thư, Chủ tịch nước hay Thủ tướng có tâm nhưng liệu rằng người kế nhiệm có tâm hay không? và một đội ngũ khổng lồ các quan chức nhà nước có tâm để hành xử như các bác hay không? Cách tốt nhất là đa đảng để buộc họ lại.
Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận lỗi trước dân, hay mới đây nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận lỗi trước Quốc Hội, tôi tin là thật lòng. Nhưng chỉ cái tâm thôi thì vẫn không đủ.
AFP
photo -Từ trái qua: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
trong phiên bế mạc Đại hội toàn quốc ĐCS VN lần thứ 11 tại Hà Nội vào
ngày 19 tháng 1 năm 2011.
Nếu bản thân tôi có được vị trí như Thủ tướng, hay Gaddafi, tôi cũng sẽ lạm quyền như thế, bởi đó là kết quả của chế độ độc tài.
Người có quyền lực trong tay có xu hướng lạm quyền. Thủ tướng “bị” như ngày hôm nay là “nạn nhân” của chế độ độc đảng. Độc đảng sinh ra độc tài.
Không bao giờ có khái niệm dân chủ một đảng mà chỉ có dân chủ đa đảng.
Nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Mỹ, mọi chuyện sẽ khác. Ông ấy và nhân viên cấp dưới sẽ bị giám sát bởi Nghị Viện và sẽ bị phán xử bởi các Quan tòa độc lập nhân danh công lý và chỉ tuân theo pháp luật.
Tôi vẫn ủng hộ xây dựng một người đứng đầu hành pháp mạnh (như Tổng thống Mỹ). Nhưng quyền lực chỉ được Hiến pháp trao quyền (đúng bản chất của khế ước xã hội, do nhân dân làm ra chứ không phải là Đảng làm Hiến pháp).
Và các nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) độc lập, kiềm chế và đối trọng lẫn nhau để đảm bảo không có nhánh nào lạm quyền.
Tôi vẫn linh cảm rằng, Thủ tướng vẫn mong muốn con trai Nguyễn Thanh Nghị sẽ trở thành lãnh đạo của Việt Nam trong tương lai. Tôi vẫn ủng hộ.
Nhưng quan trọng là anh Nghị sẽ trở thành lãnh đạo bằng cách nào? Có 2 con đường để trở thành lãnh đạo.
Thứ nhất là ở Bắc Hàn, nơi Kim Jong Un nhận quyền từ người cha (không phải do dân chọn). Tưởng như chắc chắn nhưng rủi ro cũng cao.
Theo cách này, người lãnh đạo sẽ không có tính chính danh, và nguy cơ bị sụp đổ rất cao.
Thứ hai, Tổng thống Bush và thủ tướng Singapore, Lý Hiển Long (trở thành lãnh đạo nhờ tài năng của bản thân thông qua tranh cử dân chủ, và lá phiếu từ dân, chứ không phải từ cha).
Tôi vẫn hy vọng thế hệ con cháu của những người lãnh đạo được đào tạo bài bản ở các nước tiên tiến Tây Âu, Mỹ sẽ trở thành lãnh đạo nhưng là do dân bầu nhờ những chính sách tốt cho đất nước của họ đưa ra.
Mỹ hay Tây Âu trở nên giàu có, văn minh, mọi người đều muốn đến sinh sống bởi họ là những nước dân chủ thực sự.
Ông Obama hay Romney không phải là các giáo sư như các vị bộ trưởng của nước ta, nhưng được dân chúng bầu lên bởi vì các chính sách của các ông ấy.
Lãnh đạo cấp cao nước nào cũng có của ăn của để, nhưng cái quan trọng là cái danh sau này mà lịch sử sẽ phán xét.
Con đường duy nhất cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hay Thủ tướng để tạo ấn tượng tốt, ghi danh trong những tranh sử là tạo một môi trường cạnh tranh chính trị, hay nói cách khác là “đa đảng”.
Đa đảng không phải là hủy bỏ Đảng Cộng sản. Mà khi ấy, những đảng viên giỏi, có năng lực sẽ trở thành những ứng cử viên sáng giá, và tôi tin Đảng cộng sản vẫn sẽ lãnh đạo, nhưng theo cách dân bầu.
Chứ không phải quy định trong Điều 4 Hiến pháp. Lãnh đạo hay không thì phải do bầu cử quyết định, chứ không phải mặc nhiên như vậy.
Do vậy, việc đầu tiên là phải thay đổi cái khung gỗ đã chứ không phải là chút nước sơn.
Hay nói cách khác là Đa đảng.
Đó là cột móng đầu tiên để xây dựng nhà nước. Từ đó mới có cạnh tranh chính trị giữa các đảng phái. Nếu đảng nào có chính sách tốt, dân chọn. Đảng đối lập tồn tại để phản biện lại các chính sách của đảng cầm quyền, và truyền tải đến người dân.
Trong chế độ 1 đảng, tiếng nói phản biện của các cá nhân (nhỏ lẻ, không đủ sức mạnh để đối trọng với đảng cầm quyền) nên bị bóp nát từ trứng nước.
Chỉ có chế độ đa đảng thì các quan tòa là người trung lập (không là đảng viên đảng nào), phán xử lãnh đạo tham nhũng, lạm quyền.
Họ không cần chờ Đại hội đảng nào họp kỷ luật ai, họ chỉ dựa vào luật pháp mà phán.
Trong chế độ 1 Đảng, thì Đảng quản lý tất cả 3 quyền, lập, hành và tư pháp và quyền lực thứ 4 là báo chí nên dẫn đến độc tài, tham nhũng.
Đó cũng là lý do giải thích tại sao các vị vua ngày xưa có quyền “thế thiên hành đạo”.
Nhưng chế độ phong kiến, mặc định vua có “nhiệm kỳ suốt đời” nên họ còn lo cho dân, sau quyền lợi của họ.
Nhưng cái văn hóa nhiệm kỳ của những người lãnh đạo độc tài thì chức vụ là cơ hội làm giàu cho cá nhân mà thôi (bởi họ nghĩ, chỉ có 5, 10 năm mình phải vơ vét cái đã).
Giả sử bác Tổng bí thư, Chủ tịch nước hay Thủ tướng có tâm nhưng liệu rằng người kế nhiệm có tâm hay không? và một đội ngũ khổng lồ các quan chức nhà nước có tâm để hành xử như các bác hay không? Cách tốt nhất là đa đảng để buộc họ lại.
Phương Uyên bị bắt vì ‘chống nhà nước’
Cập nhật: 12:38 GMT – thứ ba, 23 tháng 10, 2012 – BBC
Liên quan đến việc Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học
Công nghiệp thực phẩm, bị công an bắt, hiện có tin tức rằng
Uyên bị bắt vì tham gia rải truyền đơn ‘chống nhà nước’.
Sinh viên Phương Uyên, quê ở tỉnh miền Trung Bình Thuận, đã bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt đi biệt tích đã 10 ngày nay mà không rõ nguyên do. Công an chỉ mới thừa nhận bắt giữ cô Uyên dù trước đó họ phủ nhận.
Trước đó bạn học của Phương Uyên cho biết rằng khi công an tràn vào phòng trọ bắt cô hôm 14/10 họ nói lý do là ‘để điều tra về các truyền đơn chống Trung Quốc’ mà cô bị cáo buộc đã phát tán.
Theo đó, bốn ngày trước khi Phương Uyên bị bắt, nhóm Tuổi trẻ Yêu nước đã ‘gài truyền đơn bên hông thành cầu An Sương’.
Phương Uyên được nói đã nhận phân công là ‘chụp ảnh những diễn biến hôm đó’. Tuy nhiên, BBC chưa thể kiểm chứng độc lập thông tin về nhóm Tuổi trẻ Yêu nước.
Trong khi đó bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên, xác nhận với BBC rằng bà đã được công an thông báo lý do bắt giữ cô là vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’.
Theo thông báo do Thượng tá Nguyễn Thanh Sơn, thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra của Công an tỉnh Long An, ký thì Phương Uyên đang bị giữ tại Trại tạm giam của Công an tỉnh.
Tuy nhiên, bà Nhung nói rằng do Uyên có thái độ ‘ghét Trung
Quốc’ nói nói cô chống Trung Quốc ‘thì còn được’ chứ bà không
tin con gái bà phạm tội chống Nhà nước.
“Một cháu bé 20 tuổi và lại là con gái thì không thể nào có đủ điều kiện và đủ dũng cảm để thực hiện hành vi này,” bà nói.
Một bạn học cùng lớp với Nguyễn Phương Uyên đề nghị BBC giấu tên đã cho biết rằng cô không biết biết gì về câu lạc bộ Tuổi trẻ Yêu nước cũng như các hoạt động của Uyên trong câu lạc bộ này.
Theo lời người bạn học này thì nếu như bạn bè biết được Phương Uyên tham gia phát tán truyền đơn chống chế độ thì đã tìm cách ngăn cản cô và việc bắt giữ này đã không xảy ra.
Theo cô mô tả thì trong lớp học Phương Uyên là một người hòa đồng với bạn bè và là một cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản năng nổ. Cô chưa giờ nói gì hoặc có thái độ gì chống đối Nhà nước.
Tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ được quy định trong điều 88 Bộ Luật hình sự của Việt Nam. Theo đó thì những người ‘tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân’ hoặc ‘làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài liệu có nội dung chống Nhà nước’ thì sẽ bị phạt tù từ 3 đến 12 năm.
Luật sư Phạm Vĩnh Thái của Hội Luật sư thành phố Hồ Chí Minh cho biết hành động của Phương Uyên nếu đúng như thế thì rơi vào trong điều 88 này. Tuy nhiên cần căn cứ vào mức độ hành vi như thế nào mới định được hình phạt tương ứng.
Sinh viên Phương Uyên, quê ở tỉnh miền Trung Bình Thuận, đã bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt đi biệt tích đã 10 ngày nay mà không rõ nguyên do. Công an chỉ mới thừa nhận bắt giữ cô Uyên dù trước đó họ phủ nhận.
Trước đó bạn học của Phương Uyên cho biết rằng khi công an tràn vào phòng trọ bắt cô hôm 14/10 họ nói lý do là ‘để điều tra về các truyền đơn chống Trung Quốc’ mà cô bị cáo buộc đã phát tán.
‘Thông báo khẩn’
Một số trang mạng lưu truyền thông tin Phương Uyên là một thành viên của một câu lạc bộ có tên là Tuổi trẻ Yêu nước có hoạt động chống chế độ.Theo đó, bốn ngày trước khi Phương Uyên bị bắt, nhóm Tuổi trẻ Yêu nước đã ‘gài truyền đơn bên hông thành cầu An Sương’.
Phương Uyên được nói đã nhận phân công là ‘chụp ảnh những diễn biến hôm đó’. Tuy nhiên, BBC chưa thể kiểm chứng độc lập thông tin về nhóm Tuổi trẻ Yêu nước.
Trong khi đó bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên, xác nhận với BBC rằng bà đã được công an thông báo lý do bắt giữ cô là vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’.
Theo thông báo do Thượng tá Nguyễn Thanh Sơn, thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra của Công an tỉnh Long An, ký thì Phương Uyên đang bị giữ tại Trại tạm giam của Công an tỉnh.
“Một cháu bé 20 tuổi và lại là con gái thì không thể nào có đủ điều kiện và đủ dũng cảm để thực hiện hành vi này (tuyên truyền chống Nhà nước).”
Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên
“Một cháu bé 20 tuổi và lại là con gái thì không thể nào có đủ điều kiện và đủ dũng cảm để thực hiện hành vi này,” bà nói.
Một bạn học cùng lớp với Nguyễn Phương Uyên đề nghị BBC giấu tên đã cho biết rằng cô không biết biết gì về câu lạc bộ Tuổi trẻ Yêu nước cũng như các hoạt động của Uyên trong câu lạc bộ này.
Theo lời người bạn học này thì nếu như bạn bè biết được Phương Uyên tham gia phát tán truyền đơn chống chế độ thì đã tìm cách ngăn cản cô và việc bắt giữ này đã không xảy ra.
Theo cô mô tả thì trong lớp học Phương Uyên là một người hòa đồng với bạn bè và là một cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản năng nổ. Cô chưa giờ nói gì hoặc có thái độ gì chống đối Nhà nước.
Tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ được quy định trong điều 88 Bộ Luật hình sự của Việt Nam. Theo đó thì những người ‘tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân’ hoặc ‘làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài liệu có nội dung chống Nhà nước’ thì sẽ bị phạt tù từ 3 đến 12 năm.
Luật sư Phạm Vĩnh Thái của Hội Luật sư thành phố Hồ Chí Minh cho biết hành động của Phương Uyên nếu đúng như thế thì rơi vào trong điều 88 này. Tuy nhiên cần căn cứ vào mức độ hành vi như thế nào mới định được hình phạt tương ứng.
Menam :Thư gửi một người bạn ngoại quốc
Pamela thân mến,
Cám ơn những lời thăm hỏi và động viên của bạn đã dành cho tôi.
Tôi vẫn khỏe, mọi việc vẫn bình thường sau vài lần thăm hỏi của “lực lượng chuyên trách”, và như lời bạn khuyên, tôi đã cố bỏ tất cả những thứ đó ra khỏi đầu bởi “không thể để ý thức của con cái chúng ta xấu đi vì những người không tốt”.
Bạn thân mến,
Để trả lời câu hỏi của bạn về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam hiện nay, tôi sẽ kể bạn nghe câu chuyện của một cô bé sinh viên đang bị công an bắt giữ mà gia đình cô ấy không hề có chút thông tin nào về việc giam giữ người này.
Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, sinh viên trường Đại học Công nghệ thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh, bị bắt giữ từ hôm 14/10/2012 đến nay chưa có tin tức gì về nơi giam giữ cô.
Lý do bị bắt giữ theo thông tin ban đầu từ bạn học của cô là có liên quan đến việc làm thơ và viết lên tiền bài thơ có nội dung chống Trung Quốc.
Tôi muốn bạn biết thêm về trường hợp cô bé bị bắt giữ này.
Gia đình cô ấy, người mẹ đã lặn lội hơn 200km từ Phan Thiết (Bình Thuận) lên tận Sài Gòn để hỏi thăm về tin tức của cô, nhưng công an đã từ chối cung cấp thông tin.
Trường đại học nơi cô học, và Phòng công tác chính trị sinh viên, nơi trực tiếp quản lý Uyên, cũng từ chối cho gia đình biết thêm thông tin về việc bắt giữ này.
Và sáng sớm nay, khi đọc những tin tức về việc này trên trang blog Danlambao, tôi được biết rằng cô gái trẻ này đã bị công an chuyển về Long An, giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh.
Bạn thân mến,
Chỉ với chừng đó thông tin ít ỏi mà không có bất kỳ giấy tờ gì của cơ quan công an – nơi đã giam giữ cô Nguyễn Phương Uyên thì người mẹ của cô bé này lại tiếp tục lên đường đi tìm con gái mình.
9 ngày, là khoảng thời gian Uyên bị bắt giữ mà gia đình không có tin tức gì, cũng như không biết cô phạm tội gì hay bị giam giữ ở đâu.
Điều này có thể là quá vô lý đối với bạn, nhưng đáng buồn thay, nó đang dần dần trở thành chuyện bình thường ở đất nước tôi bạn à.
Việc bắt giữ một người mà không có thông báo rõ ràng cho gia đình người thân, cũng như việc giam giữ, đưa ra xét xử và kết án những người có thái độ với sự bành trướng xâm lược của Trung Quốc, những người phát biểu chính kiến riêng của mình về các vấn đề của đất nước mà không tuân thủ các trình tự quy định của pháp luật, bất chấp sự lên tiếng của công luận, của các tổ chức quốc tế về nhân quyền dần dần trở thành tiền lệ đáng sợ tại Việt Nam.
Và kinh khủng hơn, dưới sự che giấu khéo léo và việc đổ trách nhiệm chồng chéo cho các đơn vị có nghĩa vụ liên quan với nhau, thì bức tranh về tình trạng nhân quyền Việt Nam đã và đang được vẽ ra với rất nhiều cải thiện đối với những người bên ngoài quan tâm tới đất nước tôi.
Đó thực sự mới là vấn đề phải quan tâm Pamela à.
Tình trạng nhân quyền Việt Nam tôi biết sẽ lại là chuyện cười ra nước mắt và cần phải có thêm sự góp sức của nhiều người cả trong và ngoài nước để thay đổi nó.
Câu chuyện của Nguyễn Phương Uyên hôm nay, chỉ là một ví dụ mới, trong nhiều câu chuyện đã xảy ra tại Việt Nam.
Và nếu chúng ta ngừng lên tiếng về tình trạng vi phạm nhân quyền một cách rất tinh vi này thì mọi chuyện sẽ rất tồi tệ.
Thăm bạn và cầu chúc một ngày an lành nhé!
Quynh Nguyen
Cám ơn những lời thăm hỏi và động viên của bạn đã dành cho tôi.
Tôi vẫn khỏe, mọi việc vẫn bình thường sau vài lần thăm hỏi của “lực lượng chuyên trách”, và như lời bạn khuyên, tôi đã cố bỏ tất cả những thứ đó ra khỏi đầu bởi “không thể để ý thức của con cái chúng ta xấu đi vì những người không tốt”.
Bạn thân mến,
Để trả lời câu hỏi của bạn về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam hiện nay, tôi sẽ kể bạn nghe câu chuyện của một cô bé sinh viên đang bị công an bắt giữ mà gia đình cô ấy không hề có chút thông tin nào về việc giam giữ người này.
Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, sinh viên trường Đại học Công nghệ thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh, bị bắt giữ từ hôm 14/10/2012 đến nay chưa có tin tức gì về nơi giam giữ cô.
Lý do bị bắt giữ theo thông tin ban đầu từ bạn học của cô là có liên quan đến việc làm thơ và viết lên tiền bài thơ có nội dung chống Trung Quốc.
Tôi muốn bạn biết thêm về trường hợp cô bé bị bắt giữ này.
Gia đình cô ấy, người mẹ đã lặn lội hơn 200km từ Phan Thiết (Bình Thuận) lên tận Sài Gòn để hỏi thăm về tin tức của cô, nhưng công an đã từ chối cung cấp thông tin.
Trường đại học nơi cô học, và Phòng công tác chính trị sinh viên, nơi trực tiếp quản lý Uyên, cũng từ chối cho gia đình biết thêm thông tin về việc bắt giữ này.
Và sáng sớm nay, khi đọc những tin tức về việc này trên trang blog Danlambao, tôi được biết rằng cô gái trẻ này đã bị công an chuyển về Long An, giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh.
Bạn thân mến,
Chỉ với chừng đó thông tin ít ỏi mà không có bất kỳ giấy tờ gì của cơ quan công an – nơi đã giam giữ cô Nguyễn Phương Uyên thì người mẹ của cô bé này lại tiếp tục lên đường đi tìm con gái mình.
9 ngày, là khoảng thời gian Uyên bị bắt giữ mà gia đình không có tin tức gì, cũng như không biết cô phạm tội gì hay bị giam giữ ở đâu.
Điều này có thể là quá vô lý đối với bạn, nhưng đáng buồn thay, nó đang dần dần trở thành chuyện bình thường ở đất nước tôi bạn à.
Việc bắt giữ một người mà không có thông báo rõ ràng cho gia đình người thân, cũng như việc giam giữ, đưa ra xét xử và kết án những người có thái độ với sự bành trướng xâm lược của Trung Quốc, những người phát biểu chính kiến riêng của mình về các vấn đề của đất nước mà không tuân thủ các trình tự quy định của pháp luật, bất chấp sự lên tiếng của công luận, của các tổ chức quốc tế về nhân quyền dần dần trở thành tiền lệ đáng sợ tại Việt Nam.
Và kinh khủng hơn, dưới sự che giấu khéo léo và việc đổ trách nhiệm chồng chéo cho các đơn vị có nghĩa vụ liên quan với nhau, thì bức tranh về tình trạng nhân quyền Việt Nam đã và đang được vẽ ra với rất nhiều cải thiện đối với những người bên ngoài quan tâm tới đất nước tôi.
Đó thực sự mới là vấn đề phải quan tâm Pamela à.
Tình trạng nhân quyền Việt Nam tôi biết sẽ lại là chuyện cười ra nước mắt và cần phải có thêm sự góp sức của nhiều người cả trong và ngoài nước để thay đổi nó.
Câu chuyện của Nguyễn Phương Uyên hôm nay, chỉ là một ví dụ mới, trong nhiều câu chuyện đã xảy ra tại Việt Nam.
Và nếu chúng ta ngừng lên tiếng về tình trạng vi phạm nhân quyền một cách rất tinh vi này thì mọi chuyện sẽ rất tồi tệ.
Thăm bạn và cầu chúc một ngày an lành nhé!
Quynh Nguyen
Vì sao thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức?
Chế độ độc đảng lãnh đạo và tính chất “cùng hội cùng thuyền”
đã giúp ông Nguyễn Tấn Dũng giữ được chiếc ghế thủ tướng. Có thể tóm
tắt như vậy các nhận định của giáo sư Carlyle A. Thayer, để trả lời cho
câu hỏi nêu trên.
Hội nghị Trung ương 6 của đảng Cộng sản Việt Nam, sau 15 ngày họp
kín, bế mạc ngày 16/10 vừa qua, và Ban Chấp hành Trung ương đã quyết
định không kỷ luật Bộ Chính Trị và “một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
“Đồng chí” này hay như lời chủ tịch nước Trương Tấn Sang “đồng chí X”, không ai khác chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho dù ông đã phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, để cho nạn tham nhũng hoành hành. Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ngày 22/10/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thừa nhận trách nhiệm của mình đối với những sai lầm, khuyết điểm này.
Thế nhưng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức. Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng giải thích là Ban Chấp hành Trung ương đã “cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Giới quan sát có những lý giải khác nhau.
Ngày 19/10 vừa qua, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đưa ra một số nhận định. Theo ông, một số nhà phân tích đã ngạc nhiên là ông Nguyễn Tấn Dũng không bị cách chức thủ tướng. Họ đã nhầm lẫn vai trò thủ tướng trong chính thể dân chủ tự do với vai trò thủ tướng trong chế độ độc đảng lãnh đạo.
Ông Nguyễn Tấn Dũng vừa là thủ tướng vừa là “một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Ông có trách nhiệm cá nhân đối với các thành viên chính phủ và những tổ chức dưới quyền của ông. Nhưng ông cũng là ủy viên Bộ Chính trị, một định chế ra quyết định tập thể. Các phương tiện truyền thông chỉ tập trung chú ý đến vai trò thủ tướng của ông và không chú ý tới vị trí đầy ảnh hưởng của ông, người đứng thứ tư trong Bộ Chính trị.
Sau khi điểm lại những sai lầm, thất bại của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, câu hỏi đặt ra là tại sao ông lại không bị cách chức trong Hội nghị Trung ương 6 vừa qua ? Theo giáo C. Thayer, câu trả lời liên quan đến thực tế phe phái chính trị trong đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn trong tổng thế, Ban Chấp hành Trung ương bao gồm 4 nhóm khác nhau : Các ủy viên làm việc trong Đảng ở cấp Trung ương (19%), các ủy viên làm việc trong bộ máy Nhà nước ở cấp Trung ương (23,5%), các ủy viên làm việc ở cấp tỉnh hoặc địa phương (47%) và các ủy viên thuộc quân đội (10,5%). Mỗi nhóm này có lợi ích riêng của mình. Cho dù trong mỗi nhóm không có sự đồng nhất về chính trị, nhưng rõ ràng là ông Nguyễn Tấn Dũng đã có đủ sự ủng hộ ở cấp Nhà nước và tỉnh, địa phương để làm thất bại mọi ý đồ kỷ luật ông.
Giáo sư C.Thayer nhấn mạnh: Ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là thủ tướng, ông còn là một “đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế đã làm cho văn phòng thủ tướng ngày càng có nhiều quyền lực, vượt lên trên cả Đảng. Điều này dẫn đến sự hình thành một mạng lưới bè phái, thân hữu, được hưởng các thành quả của sự phát triển kinh tế cũng như sự buông thả trong việc giám sát các chính sách của ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng, “các đồng chí khác trong Bộ Chính trị” cũng được hưởng như vậy. Rõ ràng là họ, gia đình họ và những mạng lưới thân hữu của họ đều hưởng lợi từ mô hình phát triển “kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Do vậy, giáo sư C.Thayer cho rằng, mặc dù có những sai lầm, khuyết điểm, ông Dũng không bị mất chức hoặc buộc phải từ chức, bởi vì điều này sẽ dẫn gây ra những bất ổn chính trị trong một nước Việt Nam độc đảng lãnh đạo.
Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng phải từ bỏ chức thủ tướng và ủy viên Bộ Chính trị, thì điều gì sẽ xẩy ra đối với các nhóm ủng hộ ông ở cấp Trung ương Đảng, Nhà nước và các chính quyền địa phương ?
Mặt khác, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định tái lập ban Kinh tế Trung ương cho phép Đảng có thể nắm bắt, theo dõi những dữ liệu kinh tế vĩ mô và xây dựng chính sách kinh tế trong tương lai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy tránh được áp lực buộc ông từ chức, nhưng từ nay, ông sẽ không thể tự do hành động. Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra một lịch trình cải cách mà ông Dũng và Bộ Chính trị phải thực hiện. Đặc quyền của ông Dũng sẽ bị giảm bớt.
Ban Chấp hành Trung ương đã giao trách nhiệm cho Bộ Chính trị giải quyết vấn đề ổn định kinh tế xã hội, tiến hành cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực ngân hàng cũng như lựa chọn ban lãnh đạo tương lai trong Đại hội Đảng toàn quốc lần tới. Nói một cách khác, thủ tướng Dũng sẽ được chỉ đạo để nỗ lực giải quyết những vấn đề này. Quyền lực của ông sẽ bị hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình cải cách.
Ban Chấp hành Trung ương sẽ xem xét, đánh giá về chương trình cải cách. Nếu mọi việc diễn ra bình thường, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương giữa kỳ sẽ diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán 2013 (từ 9 đến 12/02/2013). Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể không bị nêu tên, nhưng ông nằm trong tầm ngắm của những người muốn gạt bỏ những lãng phí kinh tế, một sản phẩm phụ của quá trình tăng trưởng kinh tế cao. Thủ tướng Dũng sẽ chịu áp lực từ nay cho đến khi có Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương, để chứng minh là có những tiến bộ trong việc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, cải cách lĩnh vực ngân hàng, chấm dứt ảnh hưởng của gia đình và các mạng lưới thân hữu bè phái, vốn tung hoành ngang dọc cho đến nay.
Sau Hội nghị Trung ương 6, không một phe phái nào giành thắng lợi rõ rệt. Các đấu đá chính trị có thể còn tiếp tục vì mỗi phe đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trong quá trình thực hiện cải cách. 2013 là năm giữa hai kỳ Đại hội toàn quốc (Đại hội 11 và 12). Bộ Chính trị sẽ lập nhiều tiểu ban soạn thảo các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dài hạn và bắt đầu lựa chọn nhân sự cho các cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng. Đấy sẽ là dịp các phe phái và những lãnh đạo tương lai của Đảng lại đấu đá, tác động đến chính sách và tranh giành ghế trong các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng.
Bong bóng đầy hơi helium thì sẽ bay bổng trông rất ngoạn mục. Nó mang theo ước mơ tươi đẹp của bao đứa trẻ muốn bay cao qua bầu trời, nhẹ lướt gió như con diều trên ngọn cây mái ngói. Nhưng người lớn thì thực tế hơn. Họ hiểu rằng helium trong quả bóng sẽ xì hơi hay nổ tung theo thời gian, tùy vào áp lực và sức nóng. Nhiều người lớn không chấp nhận định luật vật lý này. Họ muốn “trẻ mãi không già”. Thế giới gọi đây là hội chứng Peter Pan.
Tuần qua, các người “rất lớn” tổ chức hội thảo để giải quyết cục nợ gọi là “bong bóng BDS”. Họ cố tìm ra một lý giải chính đáng để kết luận là bong bóng sẽ tiếp tục bay nếu chúng ta (người dân) có chút niềm tin vào chánh phủ và các công ty BDS (xem bài của VN Express đăng lại nơi web site GNA này).
Tin vào chánh phủ và các công ty BDS? Nếu đây là “tử huyệt” như vài chuyên gia nhận định, thì “tử” là cái chắc. Như một bà vợ bắt gặp chồng ngoại tình lừa gạt không biết bao lần trong quá khứ, nhưng lần này ông chồng xin bà vợ hãy “tin anh đi”, anh mới cởi quần áo nó ra, chưa làm gì cả.
Bỏ qua chuyện niềm tin, đây là những lý do tôi cho rằng một melt-down (chảy tan) của BDS Việt trước tháng 6 năm 2013 là điều khó tránh (trong bài phỏng vấn với VTV, họ cắt phần lớn những biện giải này):
1. Chánh phủ đã hết tiền, ngân hàng đã hết tiền, các công ty BDS đã hết tiền. Người dân còn khoảng 50 tỷ USD (vàng và ngoại tệ) và Việt kiều có thể rót thêm 15 tỷ mỗi năm, nhưng không ai có “niềm tin” để vất tiền tốt theo đống tiền xấu. Giải pháp in tiền bừa bãi không khả thi vì sẽ gây lạm phát phi mã và kết cuộc sẽ đến nhanh hơn dự đoán.
2. Khi giá BDS xuống dưới 50%, nợ xấu ngân hàng sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay vì 67% dư nợ của ngân hàng dựa trên thế chấp BDS. Các con nợ thường ngưng trả tiền vay khi tài sản họ mất có trị giá thấp hơn tổng số tiền vay.
3. Nếu bong bóng BDS không nổ vì bất cứ lý do gì, sự trì trệ cho nền kinh tế sẽ kéo dài ít nhất 8 năm nữa. Số lượng căn hộ tồn kho và các căn hộ đang xây dở dang phải mất đến 10 năm mới thanh lý hết.
4. Ánh sáng le lói dưới đường hầm là gói cứu trợ của IMF (chánh phủ đã bác bỏ giải pháp này) hoặc tín dụng từ đàn anh “lạ”. Không ai ngoài chánh phủ có thông tin để dự đoán chính xác hướng đi sắp tới của chúng ta.
5. Chúng ta vẫn đang cố gắng làm những gì chúng ta đã làm trong quá khứ (khó mà thay đổi thói quen xin-và-cho); nhưng chúng ta đang hy vọng là kết quả sẽ khả quan và tốt đẹp (như lời các ngài quan chức đã tuyên bố gần đây). Các quan đang muốn chứng minh là Einstein không biết gì về toán hay vật lý? Chúng ta mới là bậc trí tuệ?
Bản chất tôi là một người lạc quan và có niềm tin cao độ vào tôi cũng như vào những người chung quanh. Tôi luôn nhìn tương lai với cặp kính mầu hồng. Gần đây, khi về lại Việt Nam, các Peter Pan cũng không còn đeo kính nữa. Có lẽ vì chúng ta đang ở Never-Land?
Alan Phan
Hồi ký của Nguyễn Công Luận
Nguyên tác tiếng Anh: “Nationalist in the Viet Nam Wars
*Memoirs of A Victim turned Soldier “
by Nguyễn Công Luận
Do Indiana University Press xuất bản tại Mỹ năm 2012
Sách có thể đặt mua qua Email : iuporder@indiana.edu
Qua Bưu điện : Indiana University Press, 601 North Morton Street Bloomington, Indiana 47404 – 3796
Hay Nhà sách website Amazon.com
Cũng có thể xem các bài nhận định của độc giả :
www.amazon.com/Nationalist-Viet-Nam-Wars-
Memoirs/dp/0253356873/ref=rhf se p t 1
* * *
Tôi đã đọc khá nhiều cuốn hồi ký và tiểu sử của những nhân vật Việt nam cũng như ngọai quốc. Phần nhiều đây là những cuốn sách rất có giá trị, nó giúp cho người đọc hiểu biết rõ ràng hơn về các nhân vật lịch sử trong bối cảnh văn hóa xã hội đương thời. Nhưng cuốn Hồi ký của tác giả Nguyễn Công Luận này, thì mới làm cho tôi say sưa theo dõi và đặc biệt chú ý đến – bởi lý do đơn giản là tập sách này viết về Người và Việc tại Việt nam giữa cái thời kỳ mà chính bản thân tôi đã trải qua và cũng chứng kiến gần như y hệt tác giả – đặc biệt là tại tỉnh Nam Định ở miền Bắc hồi trước năm 1954.
Tác giả lại trực tiếp viết bằng tiếng Anh và cuốn sách còn được nhà xuất bản của một Đại học danh tiếng là Indiana University Press đứng ra nhận ấn hành – thì đây rõ rệt là một công trình không phải bất kỳ người viết nào cũng đạt tới được. Mà còn hơn thế nữa, cuốn sách lại được nhiều giới thức giả người Việt cũng như Mỹ nhiệt liệt khen ngợi và giới thiệu – thì đó cũng là một biểu lộ để chúng ta có thể tin tưởng được giá trị của cuốn sách dài đến gần 600 trang với khổ chữ nhỏ cỡ 11.
Ngay trong Lời tựa, tác giả đã khiêm tốn viết rằng mình chỉ là một thứ “vô danh tiểu tốt ở Việt nam” (I was just a nobody in Việt nam), và không có công trạng gì lớn lao để mà khoe khoang – mà cũng chẳng có làm điều chi tệ lậu để mà phải viết sách viết báo tìm cách biện bạch “thanh minh thanh nga”. Nhưng trong suốt cuốn sách, ông Luận đã trình bày hết sức trung thực về những điều tai nghe mắt thấy và những nhận định của riêng cá nhân mình – với lập trường kiên định của một người quốc gia chân chính mà là nạn nhân trực tiếp của chính sách độc tài hiểm ác và gian trá của đảng cộng sản ở Việt nam.
Để bạn đọc dễ dàng theo dõi câu chuyện, tôi xin tóm tắt về Tiểu sử tác giả – như được ghi lại rải rác nơi những trang trong cuốn Hồi ký – rồi sẽ trình bày chi tiết hơn về các mục đáng chú ý nhất trong cuốn sách này.
I – Tiểu sử tác giả Nguyễn Công Luận
Ông Luận sinh năm 1937 tại một làng miền quê gần với thị xã Nam Định. Thân phụ là người đã từng tham gia sinh họat trong hàng ngũ Quốc Dân Đảng, nên đã bị Việt minh cộng sản bắt giữ vào năm 1948 và bị mất ở trong trại tù Lý Bá Sơ vào năm 1950. Ông trải qua cả một thời thơ ấu tại quê nhà và trực tiếp vừa là người chứng kiến – vừa là nạn nhân của cảnh người dân chịu đựng cái ách “một cổ hai tròng” giữa nạn độc tài sắt máu của phe Việt minh cộng sản và sự cướp bóc tàn phá của thực dân Pháp trong suốt cuộc chiến kéo dài đến 8 năm 1946 – 1954.
Vào năm 1954, ông cùng bà mẹ và hai cô em di cư vào miền Nam. Trong khi bà nội vì già yếu và ông bác phải ở lại miền Bắc, thì lại bị đem ra đấu tố trong đợt cải cách ruộng đất – khiến cho ông bác vì bị phẫn uất quá trên đường bị dẫn giải đến trại giam, nên đã liều mình ôm lựu đạn cùng chết với bộ đội canh giữ. Và bà nội thì bị trục xuất ra khỏi nhà và bị đày đọa cho đến lúc chết trong cảnh cô đơn khốn khổ.Thành ra cả gia đình đều là nạn nhân của sự đàn áp man rợ của người cộng sản tại miền Bắc.
Theo gương thân phụ, ngay từ hồi còn là một học sinh ở vào tuổi 13 – 14 tuổi, cậu Luận đã mau sớm họp với một số bạn cùng lứa tuổi để tham gia sinh họat thành từng nhóm học sinh quốc gia – vừa chống Pháp vừa chống Việt minh ngay tại thành phố Nam Định. Vào miền Nam, lúc vừa đủ 18 tuổi, cậu Luận đã tình nguyện gia nhập khóa 12 Sĩ quan Trường Võ Bị Quốc gia ở Đà lạt. Và sau khi tốt nghiệp ra trường vào cuối năm 1956, thì ông còn được cử đi học thêm tại Trường Bô Binh Hoa kỳ Fort Benning trong tiểu bang Georgia.
Năm 1974, ông Luận lại được cử đi học tiếp ở Fort Benning và đã đậu hạng 10/195 trong kỳ thi tốt nghiệp với sự khen ngợi đặc biệt của Trung Tướng Chỉ huy trưởng và Bộ Chỉ Huy trường Bộ Binh. Là người có ý chí cầu tiến, ông Luận còn theo học tại trường Luật ở Saigon và đã tốt nghiệp văn bằng Cử nhân Luật khoa, Ban Tư pháp.
Trong gần 20 năm sinh họat trong quân ngũ, ông Luận đã lần lượt phục vụ tại Sư đòan 22 Bộ Binh ở vùng Cao nguyên (từ 1959 đến 1965), sau đó chuyển về làm Giám đốc Nha Tiếp nhận của Bộ Chiêu hồi ở Saigon (từ 1967 đến 1970) và cuối cùng tại Tổng cục Chiến tranh Chính trị (từ 1970 đến 1975).
Sau khi chế độ miền Nam xụp đổ, cũng như nhiều sĩ quan khác thiếu tá Luận phải đi tù “cải tạo” tất cả đến gần 7 năm, kể cả nơi trại tù ở ngòai miền Bắc. Năm 1982, ông Luận được trả tự do và sinh sống bằng cách dậy Anh văn cho đến khi cùng gia đình qua định cư ở Mỹ vào năm 1990. Hiện ông bà Luận và tất cả bốn người con đều đả trưởng thành đang định cư tại thành phố San Jose ở miền Bắc California.
Trong những năm gần đây, dù bị đau bệnh nhiều do tuổi già sức yếu, ông Luận vẫn kiên trì tham gia góp phần trình bày với công chúng qua nhiều bài báo Việt ngữ cũng như Anh ngữ và đặc biệt ông còn là Phụ tá chủ bút cho bộ sách The Encyclopedia of the Vietnam War nữa. Và cuốn Hồi ký được giới thiệu ở đây chính là một công trình thật lớn lao của một cựu sĩ quan trong hàng ngũ Quân đội Việt nam Cộng hòa vậy.
II – Lược qua sự đánh giá về tác phẩm của một số thức giả Việt và Mỹ.
Trước khi trình bày nhận định riêng của mình về tác phẩm, tôi xin trích thuật lại ý kiến của một số thức giả về cuốn sách như sau đây:
1 – Nhà văn Mạc Giao, chủ bút tạp chí Diễn Đàn Giáo Dân xuất bản ở California đã viết trong bài Giới thiệu khá dài được đăng trong số báo tháng 10/2012 ở đọan cuối như sau : … “ Chúng ta nhìn thấy hình ảnh của mình trong hình ảnh của Nguyễn Công Luận, bắt gặp hòan cảnh của mình đã sống trong hòan cảnh Nguyễn Công Luận tả trong sách. (Đây là) một cuốn sách rất đáng đọc, đáng được giới thiệu cho bạn bè ngọai quốc, nhất là cho những người trẻ Việt Nam để họ hiểu được, thấy được những lầm than, nỗ lực và hy sinh của thế hệ cha anh cho đất nước và cho chính họ.”
2 – Thiếu Tướng David T. Zabecky viết trong Lời nói đầu cuốn sách : “…Một trong những bản tổng kết (accounts) của Quân lực Việt nam Cộng hòa có giá trị lớn và đày suy tư mà tôi đã được đọc… Đó là một cuốn sách trung thực mà sự lương thiện của tác giả hiện ra ở mỗi trang…”
3 – Trung Tướng Lawson W. Magruder III là người quen biết tác giả đã 40 năm, thì viết : “…Qua con mắt của một người yêu nước chân thực, lịch sử và những chiến dịch có tính quyết định của cuộc tranh chấp đã được duyệt lại từ một nhãn quan độc đáo của một nạn nhân trở thành chiến binh… Cuốn sách này là một tác phẩm cần phải đọc cho những ai muốn có được một hình ảnh đày đủ và sự thật tòan diện về cuộc chiến tranh bi thảm mà đã làm cho cả thế giới phải ray rứt mủi lòng trong suốt hơn hai thập niên…”
4 – Giáo sư C. C. Lovett Đại học Emporia State University, thì viết trong tạp chí CHOICE chuyên về điểm sách cho các nhà sách và thư viện lớn nhỏ trong số phát hành vào tháng 8/2012 như sau : “… Từ quá lâu, tiếng nói của người Việt nam đã không được nghe đến. Trong cuốn Hồi ký này, ông Luận đã chiếu rọi tia sáng mới vào cái phần chiến tranh còn thiếu vắng trong lối trình bày diễn giải thông dụng điển hình đó…Cuốn Hồi ký này sẽ là một bổ túc có giá trị cho bất kỳ tủ sách hàn lâm nào mà có sự quan tâm đến cái thảm kịch Việt nam. Tóm tắt lại : (Đây là thứ tài liệu) Thiết yếu. Mọi trình độ/Thư viện.”
5 – Đại tá Gregory Fontenot nguyên Giám đốc Trường Nghiên cứu Quân sự Cao cấp cũng viết bài nhan đề “A Vietnamese Perspective” được đăng nơi Tập san Army Magazine của Hội Lục quân Mỹ vào số tháng 8/2012, xin trích một đọan ngắn như sau : “ …Ông Luận thuật lại khá rõ rệt về những cuộc chiến Việtnam như ông đã chứng kiến. Dù mới chỉ mang cấp bậc Thiếu tá, ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong tổ chức quốc phòng. Ông là Giám đốc một Nha rộng lớn nhất trong Bộ Chiêu Hồi. Và sau này còn là Trưởng Phòng Nghiên Cứu Kế Họach của Tổng cục Chiến tranh Chính trị thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân đội Việt nam Cộng hòa… Đây là cuốn sách thiết yếu cho những ai muốn tìm hiểu về cái thảm kịch phức tạp của những cuộc chiến tranh ở Việt nam.”
III – Những điểm đáng chú ý nhất trong cuốn sách.
Tập Hồi ký này dài đến gần 600 trang với khổ chữ nhỏ, nên người lớn tuổi với đôi mắt suy yếu, thì khó mà có thể đọc liền một lúc hết quá 10 trang được. Như vậy cần phải để ra vài ba tháng để mà đọc và nghiền ngẫm cho hết trọn cuốn sách. Tác giả ghi ra rất nhiều chi tiết lý thú về mọi thứ chuyện thực tế đã xảy ra – mà đích thân mình chứng kiến hay được nghe những nhân chứng đáng tin cậy tường thuật lại. Có nhiều chuyện hấp dẫn khiến người đọc có thể tìm coi lại nhiều lần mà vẫn thấy hay như khi mới đọc lần đầu tiên vậy.
Nếu phải ghi ra một điều bất cập trong cuốn sách dày đặc những chữ với chữ này, thì đó chính là nó không có những hình ảnh để minh họa cho các chủ đề của tác phẩm – quả thật đó là một điều thiếu sót đáng tiếc. Thiết nghĩ nếu trong sách mà có được vài ba chục trang hình ảnh kèm theo ghi chú ngắn gọn cho mỗi hình, thì người đọc sẽ chú ý tìm coi trước nhất những trang này. Rồi sau đó họ sẽ thích thú coi tiếp nữa. Hy vọng trong ấn bản tiếng Việt, tác giả và nhà xuất bản sẽ tránh được sự khiếm khuyết tuy nhỏ nhoi mà cũng thật lợi hại này.
Sau đây, tôi xin lần lượt nêu ra mấy điểm đáng chú ý nhất trong cuốn sách.
1 – Về hình thức diễn đạt của tác phẩm.
Tác giả đã dày công sử dụng từ ngữ rất chính xác để có thể mô tả rõ ràng những sự kiện do bản thân mình chứng kiến – cũng như những suy luận và nhận định chủ quan của mình. Cái lối viết đơn sơ mà gãy gọn này đã được ban Biên tập nhà xuất bản của Đại học Indiana cũng như nhiều thức giả đánh giá cao – như đã trình bày lược thuật ở trên. Đây rõ ràng là một thành công đáng kể của một người viết trực tiếp bằng thứ ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ của mình vậy.
2 – Về nội dung thật là phong phú và khả tín của tập Hồi ký.
Quả đúng như nhận xét của Thiếu Tướng Zabecky đã ghi trong bài Tựa cuốn sách : “ Sự lương thiện của tác giả hiện ra ở mỗi trang”, ông Luận đã tường thuật hết sức trung thực và chính xác về những điều chính bản thân mình đã “tai nghe mắt thấy”. Điển hình trong các giai đọan đáng chú ý như sau:
A – Giai đọan từ 1945 đến 1954 tại vùng thị xã Nam Định ở miền Bắc.
Vì trong gia đình có cụ thân sinh đã từng tham gia tranh đấu chống thực dân Pháp ngay từ hồi thập niên 1930, nên cậu Luận sớm có được những hiểu biết rõ rệt về tình hình chính trị xã hội tại địa phương – ngay từ năm 1945 lúc cộng sản Việt minh lên nắm chính quyền, dù lúc đó mới chỉ là một thiếu niên 8 tuổi. Tác giả biết được nhiều điều qua những cuộc trao đổi thảo luận giữa thân phụ của ông với các đồng chí trong hàng ngũ tổ chức Quốc Dân Đảng ở địa phương xung quanh thành phố Nam Định.
Ông Luận thuật lại rất chi tiết những cuộc sát hại bắt bớ do chính quyền Việt minh gây ra đối với các thành viên của Quốc Dân Đảng – trong đó có cả chính thân phụ của ông bị bắt giữ năm 1948 và chết tại trại giam Lý Bá Sơ vào năm 1950. Tác giả còn cho biết là mối hận thù giữa phe Cộng sản và phe Quốc Dân Đảng Việt nam đã có từ lâu trước cả năm 1945, lúc cả hai phe đều còn ẩn náu ở bên nước Tàu – đó là lúc phe Cộng sản Việt nam đi theo cánh của Mao Trạch Đông đang tranh chấp hận thù không đội trời chung với cánh Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. (Tình trạng này cũng tương tự như tại miền Nam hồi năm 1945 – 47, phe Cộng sản Đệ Tam đã sát hại tàn bạo đối với các nhân vật thuộc phe Cộng sản Đệ Tứ (còn gọi là phe Trostkyst) như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch… Đó là họ theo sự chỉ đạo của Stalin ở Liên Xô.)
Trong hơn 150 trang mô tả về tình hình chính trị xã hội xung quanh địa phương tỉnh Nam Định thời kỳ trước năm 1954, người đọc mà cũng xuất thân từ tỉnh Nam Định như tôi – thì đều có thể kiểm chứng rõ ràng là tác giả Nguyễn Công Luận đã tường thuật lại một cách rất chính xác và trung thực. Và đó chính là một điểm son của tác phẩm – khiến cho người đọc có thể yên tâm mà đọc cho đến hết các phần kế tiếp cũng vẫn đày rẫy những chi tiết về “Người thật, Việc thật” mà chính bản thân tác giả đã trải qua.
B – Phục vụ tại Sư đòan 22 nơi vùng Cao Nguyên (1958 – 1965).
Là một sĩ quan trẻ tuổi, Trung úy Nguyễn Công Luận đã hăng say phục vụ đất nước trong thời gian 7 năm với Sư đòan 22 Bộ Binh đóng tại các tỉnh vùng Cao nguyên là nơi có nhiều đồng bào thuộc các sắc tộc thiểu số đã định cư lâu đời nơi vùng đất rộng người thưa này. Tác giả coi đây là Sư đòan của gia đình mình với biết bao kỷ niệm gắn bó với số đông các bạn đồng đội và bà con dân chúng ở địa phương – bởi lẽ ông Luận lập gia đình vào năm 1962 và ông bà đã có hai người con được sinh ra trong thời gian ông phục vụ tại đơn vị này.
Dù chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ, ông Luận đã phát huy nhiều sáng kiến trong việc thi hành các công tác được trao phó cho mình – đặc biệt trong lãnh vực tổ chức phòng thủ và vận động quần chúng ở địa phương. Thành tích của ông tại vùng cao nguyên đã được vị Tư lệnh Sư đòan lúc đó là Đại tá Nguyễn Bảo Trị chú ý đặc biệt, nên vào năm 1967, khi làm Bộ trưởng Thông tin Chiêu hồi, ông Trị đã xin biệt phái Đại úy Luận về làm Giám đốc Nha Tiếp Nhận của Bộ này mà có số nhân viên lên đến 200 người.
3 – Giai đọan phục vụ tại Bộ Chiêu Hồi (1967 – 1970).
Sau thời gian trên 10 năm trong hàng ngũ quân đội và tới tuổi “tam thập nhi lập” vào năm 1967, Đại úy Luận đã trở thành một vị sĩ quan trưởng thành chín chắn với nhiều kinh nghiệm về chỉ huy và tổ chức điều hành.
Trong nhiệm vụ nặng nề là đơn vị trưởng của một cơ quan rộng lớn tại Bộ Chiêu Hồi ở thủ đô Saigon, ông Luận đã hăng say làm việc ngày đêm để cho guồng máy cơ quan đạt được hiệu năng tối hảo trong việc phân lọai, xác định lý lịch, thu thập tin tình báo, huấn luyện chính trị và sắp xếp phân phối bố trí công việc cho hàng chục ngàn những “hồi chánh viên” – là những người vừa rời bỏ hàng ngũ phe Cộng sản để gia nhập sinh họat trong Đại gia đình phe Quốc gia.
Ông Luận coi giai đọan phục vụ tại Bộ chiêu Hồi (từ 1967 đến 1970) là thời gian công tác có ý nghĩa nhất trong suốt gần 20 năm mà ông sinh họat trong quân ngũ. Ông thuật lại nhiều trường hợp người hồi chánh tham gia chiến đấu kiên cường trong các đơn vị Quân đội Việt nam cũng như Quân đội Mỹ. Mỗi tóan 3 người họat động sát cánh từng đơn vị của Quân đội Mỹ được gọi là “Kit Carson Scouts”, thì phần đông đều tạo được thành tích đáng khen ngợi.
Lý do chính yếu của sự thành công của Nha Tiếp Nhận do ông Luận lãnh đạo, đó là do lập trường quốc gia vững chắc kiên định và nhất là do sự thông cảm chan hòa tình yêu thương gắn bó của nhân viên phụ trách đối với các bạn hồi chánh viên.
Trong suốt ba năm làm việc miệt mài tại Bộ Chiêu Hồi, ông Luận đã có dịp trực tiếp phỏng vấn trao đổi với trên 500 hồi chánh viên – nhờ vậy mà ông thu thập được khá nhiều thông tin, tài liệu chính xác về tình hình xã hội ở miền Bắc sau năm 1954. Ông đã chuẩn bị để xuất bản một cuốn sách bằng Anh ngữ về đề tài này, nhưng chưa kịp hòan thành thì đã xảy ra biến cố 30 tháng tư 1975 làm xụp đổ chế độ miền Nam.
Ông là tác giả của văn kiện lập quy quan trọng rộng lớn cho tòan bộ chính sách Chiêu Hồi. Đó là Huấn Thị số 22 của Thủ Tướng Chính Phủ năm 1968 quy định các quy chế và thủ tục tiếp nhận Hồi Chánh của chính quyền, QLVNCH và Quân Đội Mỹ tại Việt Nam, quy định phòng chống nội tuyến, bảo vệ người hồi chánh đã hòan lương, biện pháp chế tài, các điều kiện và thủ tục miễn trách, miễn tố cho các bị can phạm tội như phá họai, giết người theo lệnh của VC.
Khó khăn lớn mà ông Luận đã vượt qua được, đó là thái độ ít khoan dung đối với các cựu VC về chiêu hồi của nhiều viên chức, sĩ quan và nhân sĩ VNCH, không chấp nhận những biện pháp “bàn tay nhung” tích cực giúp đỡ người hồi chánh bằng những yểm trợ vật chất và tinh thần để thu phục họ. Ông đã cùng Trung Tướng Trần Thanh Phong, Tham Mưu Trưởng Bộ TTM đệ trình dự án đồng hóa các sĩ quan Bắc Việt giỏi và đáng tin cậy vào QLVNCH như Đại Tá Tám Hà, Trung Tá Phan Mậu, Trung Tá Lê Xuân Chuyên, Thiếu Tá Hùynh Cự, Đại Úy Phan Văn Xướng và hàng trăm sĩ quan BV khác với quân hàm giảm 1 cấp, để phục vụ các ngành Bộ Binh, Pháo Binh, Thiết Giáp, Chiến Tranh Chính Trị… Nhưng dự án này không thành vì sức chống đối của nhiều chức quyền cao cấp trong chính phủ tuy được Quân đội cà Cảnh sát quốc gia tán thành.
Ông cũng vượt qua khó khăn lớn trong việc vận động Bộ Tư lệnh MAC-V chịu áp dụng quy định HT-22 Chiêu Hồi cho các đơn vị Mỹ ở Việt Nam, một điều mà các đơn vị chỉ huy cao cấp Mỹ vốn có tính tự cao tự đại không mấy khi chấp nhận.
IV – Để tóm lược lại.
Cuốn Hồi ký này là một trong mấy cuốn sách hiếm hoi do số ít tác giả Việt nam viết trực tiếp bằng Anh ngữ mà đề cập chi tiết về cuộc chiến tranh Việt nam trong cả hai giai đọan 1946 – 54 và 1960 – 75.
1 – Tác giả đã nêu rõ lập trường của mình là một “người quốc gia” đối lập dứt khóat với “người cộng sản”. Vì thế mà ông mới lấy nhan đề là : “Nationalist in the Viet Nam Wars : Memoirs of a Victim Turned Soldier”.
Thật vậy, trước năm 1954, lúc còn là một thiếu niên, cậu Luận đã là nạn nhân của sự tàn ác của Việt minh cộng sản (người cha bị bắt giữ và chết trong nhà tù cộng sản). Vào miền Nam, khi đủ 18 tuổi cậu Luận bắt đầu tham gia Quân đội thành người chiến binh – để chống lại sự xâm lăng do giới lãnh đạo cộng sản từ miền Bắc phát động.
2 – Cuốn sách chứa đựng rất nhiều chi tiết trong sinh họat của người dân Việt nam giữa thời kỳ 30 năm chiến tranh xáo trộn liên tục từ 1945 đến 1975. Có thể nói đây là tiếng nói tiêu biểu đại diện cho hàng triệu người trong tầng lớp “đa số thầm lặng” – vốn chỉ là nạn nhân bất hạnh của mưu đồ độc quyền thống trị của đảng Cộng sản Việt nam theo mô hình của Liên Xô và Trung Cộng. Đây là một chứng từ hết sức trung thực và khả tín của một công dân cần mẫn và lương thiện – nhằm góp phần vào việc xác định Chính Nghĩa cùng Chỗ Đứng của Việt Nam Cộng Hòa trong lịch sử thế giới hiện đại.
3 – Cuốn sách này cần được phổ biến rộng rãi trong các gia đình người Việt với cả ba thế hệ gồm có : ông bà (từ tuổi 60 trở lên với sự hiểu biết cụ thể về cuộc chiến) – cha mẹ (từ tuổi 30 – 50 chưa trải qua kinh nghiệm trực tiếp về cuộc chiến tranh) – và thế hệ các cháu sinh trưởng ở hải ngọai (thường có hiểu biết rất ít hay sai lạc về cuộc chiến do các sách báo người ngọai quốc viết với sự thiên lệch cường điệu).
* * *
Với tác phẩm đặc sắc này, tác giả Nguyễn Công Luận đã trở thành một nhân vật nổi trội, một thứ “somebody” trong cộng đồng người Việt ở hải ngọai – chứ không còn là thứ “nobody” như ông đã khiêm tốn viết nơi trang đầu cuốn sách nữa.
Người viết rất hân hạnh được giới thiệu với quý bạn đọc cuốn Hồi ký rất trung thục và lý thú này của vị cựu sĩ quan Quân lực Việt nam Cộng hòa và cũng là một người có tấm lòng yêu nước nồng nhiệt chân thành.
Sau cùng, người viết xin được bày tỏ lòng biết ơn và quý trọng chân thực đối với tác giả vì sự đóng góp thật quý báu này./
Costa Mesa, California Tháng Mười 2012
© Đoàn Thanh Liêm
© Đàn Chim Việt
Cuộc trao đổi ý kiến xung quanh chủ đề “Hiến pháp 1946” đáng lẽ đã dừng lại, vì những điều đã trình bày cũng đủ cho độc giả nắm vững được vấn đề. Tuy nhiên, vì trang Bauxite Vietnam lại đăng tiếp bài “Bàn thêm về bản Hiến pháp 1946” của ông Phan Thành Đạt, trong đó tác giả đã nêu ra một số ý kiến có thể gây ra hiểu lầm, ngộ nhận, tôi thấy cần phải trình bày thêm một số điểm trước khi dừng cuộc tranh luận.
1) Về “di sản tệ hại nhất của Hiến pháp 1946”
Ông Phan Thành Đạt viết: “Tác giả Mai Thái Lĩnh cho rằng: «Hiến pháp năm 1946 là di sản tệ hại nhất mà cả dân tộc phải thừa hưởng từ tinh thần cốt lõi của nó» vì theo ông mọi chính sách đều được Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương quyết định trong bóng tối”.
Đây là sự suy diễn của tác giả. Bởi lẽ nếu so sánh với các bản hiến pháp khác (1959, 1980 và 1992), Hiến pháp 1946 không phải là “di sản tệ hại nhất”. Như tôi đã nhiều lần nhận xét, Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp khá nhất trong số 4 bản hiến pháp do Đảng cộng sản làm ra. Cho nên nếu cần xác định “di sản tệ hại nhất” thì phải chọn một trong các bản hiến pháp ra đời sau, ví dụ một bản hiến pháp có quy định “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” chứ không thể chọn Hiến pháp 1946.
Thật ra, tôi không hề nói “Hiến pháp 1946 là di sản tệ hại nhất” mà nói về “di sản tệ hại nhất của Hiến pháp 1946…”. Nguyên văn như sau: “Hiến pháp 1946 suy cho cùng chỉ là một công cụ tuyên truyền để biện minh cho các hành động của Đảng cộng sản chứ không có ý nghĩa pháp lý hay tác dụng thực tế nào cả. Có thể nói dưới sự lãnh đạo “toàn diện và tuyệt đối” của Đảng cộng sản, toàn bộ đời sống chính trị của đất nước đều được quyết định trong bóng tối, trong phòng họp kín của Ban chấp hành Trung ương Đảng và nhất là của Bộ chính trị. Và đó chính là di sản tệ hại nhất mà cả dân tộc phải thừa hưởng từ tinh thần cốt lõi của bản Hiến pháp 1946”.
Ngay từ khởi thủy, Hiến pháp 1946 được xây dựng không nhằm mục đích phát huy dân chủ, đoàn kết toàn dân, lợi dụng lòng yêu nước mãnh liệt của nhân dân Việt Nam, dựa vào nhu cầu tập trung quyền lực để chống ngoại xâm, những người chủ trì việc soạn thảo bản hiến pháp này đã trao quyền lực quá lớn cho một cá nhân (Chủ tịch Nước), đồng thời tước đoạt quyền lực của cơ quan đại diện nhân dân (Nghị viện) để trao cho một nhóm nhỏ có tên là Ban Thường vụ Nghị viện. Đó là nguồn gốc của cơ chế “Chủ tịch Nước – Ban Thường trực Quốc hội”, một cơ chế đã vận hành trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Kể từ đầu thập niên 1950, cơ chế “Chủ tịch Nước – Ban Thường trực Quốc hội” được thay thế bằng cơ chế “Bộ chính trị – Ban chấp hành Trung ương Đảng”, hình thành nên chế độ “đảng trị” tồn tại mãi cho đến ngày nay. Có thể nói câu nói đầu môi của người dân “ơn Đảng, ơn Chính phủ” chính là hệ quả của cơ chế điều hành đó: người dân hầu như không biết đến Quốc hội mà chỉ biết đến Chính phủ và trên Chính phủ là Đảng!
Từ một cơ chế tạm thời hình thành trong chiến tranh, cơ chế “Bộ chính trị – Ban chấp hành Trung ương Đảng” đã tiếp tục tồn tại và phát triển cả trong thời bình, trở thành cơ chế điều hành trung tâm của chế độ cộng sản toàn trị.
Ngày nay, đất nước ta sống dưới ách của một chế độ toàn trị trong đó Đảng cộng sản nắm quyền lãnh đạo một cách “tuyệt đối và toàn diện”, mọi quyền tự do căn bản của người dân đều bị bóp nghẹt, ngay cả quyền yêu nước cũng không thể thực hiện được (chỉ vì Đảng muốn bảo vệ tình hữu nghị đối với “ngoại bang” đã từng giúp Đảng nắm và giữ vững được quyền lực). Thế nhưng, muốn tìm đến tận nguồn gốc, xuất phát điểm của tình trạng đó, phải trở lại với giai đoạn 1945-54, bởi vì những tiền đề của chế độ đảng trị đã được chuẩn bị từ đó.
2) Làm thế nào đế đánh giá đúng giá trị của Hiến pháp 1946?
Để đánh giá đúng giá trị của bản Hiến pháp 1946, cần đặt nó vào bối cảnh lịch sử và tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của nó. Không thể đưa ra những suy luận dựa trên trí tưởng tượng, bất chấp thực tế, chỉ cốt để biện hộ cho giá trị của bản hiến pháp bằng bất cứ giá nào.
Lấy ví dụ: để bênh vực cho Hiến pháp 1946, ông Phan Thành Đạt đã suy luận như sau: “Nghị viện họp mỗi năm hai lần vào tháng 5 và tháng 11 không có nghĩa là Nghị viện sẽ nhóm họp trong hai tuần hay hai tháng, mà ở đây đơn thuần hiểu là Nghị viện họp mỗi năm 2 kì bắt đầu vào tháng 5 và tháng 11 (điều thứ 28), thời gian họp sẽ được quy định bằng luật tổ chức được Nghị viện phê chuẩn”.
Đây chỉ là điều do tác giả tưởng tượng ra chứ không hề có trong thực tế Việt Nam. Từ 1946 đến nay, tất cả các Quốc hội dưới chế độ cộng sản đều không hề họp quá hai tháng mỗi năm. Một Quốc hội chỉ làm nhiệm vụ “đóng dấu” để hợp thức hóa các nghị quyết, chỉ thị của Việt Minh (và sau này là của Đảng) thì việc họp hành chỉ cần để “trình diễn dân chủ”, để chứng minh rằng chế độ “dân chủ mới” ưu việt gấp vạn lần, triệu lần chế độ “dân chủ tư sản”, chứ không nhằm thực hiện quyền lực lập pháp hay giám sát cơ quan hành pháp. Do đó, phần lớn thời gian Quốc hội ngừng họp được dành cho Ban Thường trực (hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội) để tiện làm việc với các vị lãnh đạo Việt Minh (và sau này là Đảng cộng sản) trong các phòng họp kín.
Người ta không thể tìm thấy một Nghị viện hay Quốc hội tương tự như thế tại các quốc gia dân chủ phương Tây. Nhưng người ta có thể tìm thấy mô hình đó trong tất cả các quốc gia theo chế độ cộng sản. Có thể nhìn vào trường hợp của Trung Quốc:
Tại quốc gia cộng sản lớn nhất thế giới này, cơ quan lập pháp là một tổ chức khổng lồ mang tên Đại hội Nhân dân Toàn quốc (National People’s Congress, NPC) [1] – với gần 3 ngàn đại biểu. Nhưng cái Quốc hội khổng lồ này chỉ họp một năm có một kỳ và mỗi kỳ chỉ kéo dài khoảng 2 tuần lễ. Bên trong cái “Quốc hội” khổng lồ ấy, có một “Quốc hội nhỏ” (nhưng quyền hạn lớn hơn) được gọi tên là Ủy ban Thường vụ (tên gọi đầy đủ là Toàn quốc Nhân dân Đại biểu Đại hội Thường vụ Ủy viên hội) gồm 150 đại biểu. Vào những tháng Quốc hội không họp (nghĩa là 11 tháng còn lại trong năm), Quốc hội nhỏ này họp mỗi tháng một lần. Nhưng bởi vì cái Quốc hội nhỏ này vẫn còn quá đông, để chỉ đạo các công việc hàng ngày còn có một ban lãnh đạo nhỏ hơn nữa gồm 15 người, đứng đầu là Chủ tịch Đại hội Nhân dân Toàn quốc (tức Chủ tịch Quốc hội). Vị Chủ tịch này lại là một ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc. Trong thực tế, công việc của toàn thể đất nước khổng lồ hơn 1 tỷ dân này nằm trong tay 9 ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc, trong đó có một vị đứng đầu Đại hội Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội).
Tác giả Phan Thành Đạt cho rằng: “Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp của nhiều tổ chức chính trị, không phải là Hiến pháp do một mình tổ chức Việt Minh biên soạn”. Về quá trình soạn thảo Hiến pháp 1946, xin dành lại cho một dịp khác, vì tư liệu xung quanh vấn đề này còn ít ỏi và chưa đủ tin cậy, cần phải tìm hiểu thêm. Chỉ xin nhấn mạnh một điều quan trọng: cho dù có bao nhiêu trí thức “chịu ảnh hưởng giáo dục của phương Tây”, bao nhiêu “tổ chức chính trị” tham gia biên soạn thì Việt Minh vẫn có ảnh hưởng quyết định đối với bản hiến pháp này. Bởi vì vào thời điểm thông qua bản hiến pháp (tháng 11 năm 1946), các tổ chức chính trị đối lập với Việt Minh đã không còn tồn tại; một số đại biểu không cộng sản chỉ còn tham gia với tư cách cá nhân và không có ảnh hưởng gì đáng kể.
Xét về mặt tổ chức thì Việt Minh chỉ là một hình thức “biến tướng” của Đảng cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích việc “Đảng cộng sản Đông Dương tự giải tán vào ngày 11-11-1945” như sau: “Hồi đó, một việc đã làm cho nhiều người thắc mắc nhất là việc Đảng tuyên bố tự giải tán, sự thật là Đảng rút vào bí mật. Và dù là bí mật, Đảng vẫn lãnh đạo chính quyền và nhân dân. Chúng ta nhận rằng việc Đảng tuyên bố giải tán (sự thật là vào bí mật) là đúng” [2]. Điều cần chú ý là vào ngày 25-11-1945, nghĩa là chưa đầy nửa tháng sau khi tuyên bố “giải tán Đảng”, Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”. Sau khi đã cảnh báo việc “Chính quyền mới đang phải đối phó với ba việc khó khăn: chống thực dân Pháp xâm lược; trừ nạn đói; xử trí bọn Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng, Nguyễn Hải Thần đã dựa vào thế lực Tưởng nhập cục thành một khối, đối lập với Chính phủ, đang đòi cải tổ Chính phủ, tham dự chính quyền”, bản chỉ thị đề ra nhiệm vụ cụ thể như sau: “Về nội chính, xúc tiến nhanh việc bầu Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức; phân hóa và xử trí bọn phản động chống lại chính quyền” [3]. Những sử liệu đó cho thấy rõ toàn bộ quá trình xây dựng Hiến pháp 1946 đã được Đảng cộng sản Đông Dương tính toán một cách chủ động từ rất sớm, và việc “thanh toán phe đối lập” cũng đã được đưa vào chương trình nghị sự của Đảng.
3) Tác dụng của Hiến pháp 1946
Trong nỗ lực biện hộ cho Hiến pháp 1946, ông Phan Thành Đạt viết: “Phải chăng bản Hiến pháp này là di sản tệ hại nhất? Tôi không cho là như vậy, vì bản Hiến pháp này chỉ được thông báo trước quốc dân đồng bào, rồi sau đó, những nhà lãnh đạo không quan tâm gì đến nó nữa, họ không áp dụng những nguyên tắc được Hiến pháp quy định, Hiến pháp tồn tại cũng như không, vì thế Hiến pháp năm 1946 chưa bao giờ có hiệu lực thực tế vì thế nó không thể là di sản tệ hại được. (…) Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp chết yểu, và cái bóng của nó không làm hại ai (Une Constitution morte-née et son spectre ne menace personne)”.
3.1. Như tôi đã phân tích, bản Hiến pháp 1946 là một bản hiến pháp có hai mặt: mặt tốt (những ưu điểm) và mặt xấu (những khuyết điểm nghiêm trọng). Mặt xấu gây hại cho mặt tốt, cho nên có thể coi mặt xấu chính là “di sản tệ hại”, trong đó tệ hại nhất là một cơ chế phân chia quyền lực bất hợp lý khiến cho một thiểu số được quyền quyết định mọi vấn đề hệ trọng của đất nước. Đối với một bản Hiến pháp có khuyết tật như thế, người trí thức cẩn trọng không thể tâng bốc, ca tụng nó như một bản Hiến pháp mẫu mực. Và đương nhiên, không thể đem áp dụng nguyên xi bản Hiến pháp đó vào tình hình hiện nay. Đó chính là điều tôi muốn chứng minh.
Khi nói rằng “những nhà lãnh đạo… không áp dụng những nguyên tắc được Hiến pháp quy định”, tác giả đã cố tình quên đi một sự thật: các nhà lãnh đạo của Việt Minh (và sau này là Đảng Lao động) chỉ không phát huy những ưu điểm của bản hiến pháp này, nhất là việc thực hiện các quyền tự do căn bản đã được ghi trong đó. Nhưng họ vẫn áp dụng một cách triệt để phần không tốt (những khuyết điểm nghiêm trọng) của bản Hiến pháp đó, bởi vì những nguyên tắc đó hoàn toàn có lợi cho việc nắm quyền của họ.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi tìm hiểu quy trình làm luật. Đạo luật quan trọng nhất mà Quốc hội khóa I thông qua là Luật cải cách ruộng đất năm 1953. Khởi điểm của Luật này không phải từ Quốc hội mà từ Đảng Lao động Việt Nam:
Đầu năm 1953, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (từ 25 đến 30-1-1953) để quyết định việc thực hiện nhiệm vụ cải cách ruộng đất của Đảng. Sau hội nghị đó, một bản “Cương lĩnh ruộng đất của Đảng” đã được dự thảo. Cuối năm 1953 (từ 14 đến 23-11-1953), Hội nghị Toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Lao động đã được triệu tập tại chiến khu Việt Bắc để thông qua bản dự thảo – văn bản này sau khi được bổ sung trở thành “Cương lĩnh ruộng đất” chính thức của Đảng. Vài ngày sau đó (từ 26 đến 28-11-1953), Hội nghị của Ủy ban Liên Việt Toàn quốc (một tổ chức tương tự như Mặt trận Tổ quốc hiện nay) được triệu tập để nghe ông Trường Chinh trình bày “Cương lĩnh ruộng đất”. Chính hội nghị này đã “kiến nghị Quốc hội và Chính phủ chấp nhận chính sách cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam”. Sau đó vài ngày, Quốc hội khóa I đã họp kỳ thứ ba (từ 1 đến 4-12-1953) để nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh báo cáo về “tình hình trước mắt và nhiệm vụ cải cách ruộng đất”, trong đó nhấn mạnh: hai nhiệm vụ trọng tâm trong năm 1954 là ”ra sức đánh giặc” và “thực hiện cải cách ruộng đất”. Cũng tại kỳ họp này, vào ngày 4-12-1953, Quốc hội đã thông qua Luật cải cách ruộng đất [4].
Nhưng cuộc cải cách ruộng đất đã được khởi động trước khi Quốc hội thông qua Luật. Ngay sau khi Hội nghị Trung ương Đảng ra quyết định (tháng 1-1953), từ ngày 25-2 đến ngày 1-3-1953, ông Tôn Đức Thắng – Trưởng ban Thường trực Quốc hội kiêm Chủ tịch Ủy ban Liên Việt toàn quốc đã chủ trì một cuộc họp liên tịch giữa hai tổ chức nói trên (cả hai tổ chức đều do ông điều khiển), để ra một nghị quyết trong đó xác định “công tác trung tâm của năm 1953 là phát động quần chúng, thực hiện chính sách ruộng đất”. Nói cách khác, Ban Thường trực Quốc hội đã thay mặt toàn thể Quốc hội cùng với Chủ tịch Nước quyết định tiến hành thí điểm chiến dịch cải cách ruộng đất [5].
Cuộc cải cách ruộng đất trong thực tế đã diễn ra từ giữa tháng 5 năm 1953 (nghĩa là gần 7 tháng trước khi Luật Cải cách ruộng đất được thông qua). Hai nhân vật điển hình được chọn làm “thí điểm” để đấu tố (và sau đó bị xử bắn) là hai địa chủ yêu nước có công với kháng chiến: ông Nguyễn Văn Bính (tức Tổng Bính) và bà Cát Hanh Long (tức Nguyễn Thị Năm) [6]. Ở đây, ta thấy các nhà lãnh đạo của Đảng Lao động đã áp dụng đúng quy định được ghi trong điều 36 của Hiến pháp 1946: trong thời gian Nghị viện (tức Quốc hội) không họp, Ban Thường vụ Nghị viện (tức Ban Thường trực Quốc hội) được quyền “biểu quyết những dự án sắc luật của Chính phủ”. Tất nhiên, điều khoản này còn nói thêm: “Những sắc luật đó phải đem trình Nghị viện vào phiên họp gần nhất để Nghị viện ưng chuẩn hoặc phế bỏ”. Nhưng một dự luật đã được Chủ tịch Nước và Ban Thường trực Quốc hội thông qua thì khi đem trình Quốc hội, dự luật ấy chỉ có thể được “ưng chuẩn” chứ làm sao có thể bị “phế bỏ”?
3.2. Ông Phan Thành Đạt viết: “Bản Hiến pháp này đã hợp thức hóa quyền lực của Nghị viện, Chủ tịch nước, Chính phủ… Tuy nhiên tất cả các cơ quan quyền lực này phải tuân theo Hiến pháp và luật pháp, các cá nhân đại diện cho các cơ quan này phải thực hiện đúng trách nhiệm và bổn phận của mình. (…) Tất cả những người Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo, trước hết phải là những công dân mẫu mực”. Ông cũng nhận định rằng một cách xác đáng rằng: “Ngay cả khi nếu Việt Nam có một bản Hiến pháp tuyệt vời như Hiến pháp Mỹ năm 1787, hay Hiến pháp Pháp năm 1946. Chắc cũng không thay đổi được gì, nếu như các nguyên tắc được Hiến pháp ghi nhận không được vận dụng”.
Vấn đề đặt ra là: việc thực thi các quy định của hiến pháp có liên quan mật thiết đến cách thức phân chia quyền lực, hay nói cách khác là việc vận dụng nguyên tắc tam quyền phân lập. Như tôi đã phân tích, nguyên nhân khiến cho các quyền tự do căn bản của nhân dân bị thủ tiêu, Quốc hội không được xem trọng chính là vì cấu trúc mất cân đối và bất hợp lý của hệ thống chính trị được quy định trong Hiến pháp 1946. Việc trao quyền lực quá lớn cho Chủ tịch Nước và việc tước đoạt quyền lực của Nghị viện hay Quốc hội để trao vào tay một nhóm nhỏ đã khiến cho quyền lực của các nhà lãnh đạo trở thành tuyệt đối, không ai có thể kiểm soát được, nhất là trong bối cảnh không có một lực lượng chính trị nào khác có thể kiềm chế được Việt Minh. Chính điều đó đã phá hỏng khả năng kiểm soát quyền lực.
Nếu nhìn vào các bản hiến pháp được coi là “hiến pháp tiến bộ”, chúng ta không thấy những nhược điểm này. Hãy thử nhìn vào lĩnh vực làm luật. Ở Hoa Kỳ, do hành pháp và lập pháp hoàn toàn tách rời nhau, Quốc hội hoàn toàn độc lập trong việc làm luật, Tổng thống chỉ có quyền phủ quyết (veto) sau khi luật được thông qua chứ không được quyền can thiệp vào quá trình làm luật (trừ các đạo luật liên quan đến ngân sách). Theo Hiến pháp 1958 của Pháp, Tổng thống là người thay mặt Chính phủ để đệ trình dự luật, nhưng quá trình làm luật là của Nghị viện và Thủ tướng, Tổng thống chỉ có quyền phủ quyết sau khi luật đã được Nghị viện thông qua. Đó là chưa kể đến môi trường chính trị đa nguyên về tư tưởng và một hệ thống đảng phái “cạnh tranh lành mạnh” khiến cho không cá nhân hay tổ chức nào có thể độc quyền làm luật hay độc quyền thi hành luật.
Điều kỳ lạ là ông Phan Thành Đạt – một người tỏ ra hiểu biết về các bản hiến pháp của phương Tây, lại ra sức bênh vực cho việc “Chủ tịch Nước được quyền tiếp tục là thành viên của Nghị viện hay Quốc hội”. Ông viết như sau: “Tác giả Mai Thái Lĩnh cho rằng Hiến pháp 1946 thiết lập một Nghị viện có quyền lực yếu và cơ quan hành pháp mạnh, vì Chủ tịch nước có rất nhiều quyền lực vừa tham gia vào nhiệm vụ lập pháp, vừa tham gia vào nhiệm vụ hành pháp. Thực tế là nếu xét về lý thuyết theo đúng tinh thần của Hiến pháp 1946, đây vẫn là thế chế nghị viện mạnh và có cơ quan hành pháp yếu, vì nhiều lẽ, Chủ tịch vừa có vai trò nghị sĩ vừa có vai trò lãnh đạo cơ quan hành pháp, theo đúng nguyên tắc của thể chế nghị viện, Chủ tịch nước sẽ được chọn từ đảng phái chiếm nhiều ghế nhất trong Nghị viện, người này thường giữ vai trò lãnh đạo đảng phái đó tại Nghị viện, đương nhiên nhân vật này phải theo các nguyên tắc của đảng mình, và nhân vật này phải cân bằng hài hòa lợi ích giữa đảng chiếm đa số và các đảng phái khác trong Nghị viện. Hơn nữa Hiến pháp 1946 thiết lập thể chế nghị viện mất cân bằng vì Nghị viện có quyền giải tán Chính phủ nhưng Chủ tịch nước không có quyền giải tán Nghị viện, vậy là phần thắng luôn thuộc về Nghị viện”.
Đây là một lập luận có tính ngụy biện. Bởi vì nếu “Chủ tịch vừa có vai trò nghị sĩ vừa có vai trò lãnh đạo cơ quan hành pháp” thì Chủ tịch phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện, nghĩa là có thể bị Nghị viện bất tín nhiệm và truất chức bất cứ lúc nào. Trong khi đó, nếu dựa theo Hiến pháp 1946, Chủ tịch Nước VNDCCH tuy do Nghị viện bầu lại không hề chịu trách nhiệm trước Nghị viện, không thể bị Nghị viện cách chức bằng cách bất tín nhiệm. Ở đây, ông Phan Thành Đạt đã vô tình (hay cố ý) lẫn lộn giữa chức vụ Thủ tướng trong một chế độ đại nghị hoặc một chế độ nửa-tổng thống (vừa là nghị sĩ, vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp) với chức vụ Tổng thống trong chế độ nửa-tổng thống (là nguyên thủ quốc gia trực tiếp nắm quyền hành pháp nhưng không được quyền làm thành viên của Nghị viện).
Cũng không thể khẳng định “phần thắng luôn thuộc về Nghị viện”, bởi vì dựa theo Hiến pháp 1946, Nghị viện chỉ có thể “giải tán Nội các” bằng cách bất tín nhiệm Thủ tướng chứ không thể “giải tán Chính phủ” vì không thể bất tín nhiệm Chủ tịch Nước. Chủ tịch Nước bao giờ cũng đóng vai trò chính trong việc chỉ định Thủ tướng và Nội các. Và cho dù Chủ tịch Nước không có quyền giải tán Nghị viện nhưng nếu xảy ra xung đột, Chủ tịch Nước chỉ cần đợi cho hết nhiệm kỳ của Nghị viện (3 năm) thì Nghị viện tự động phải giải tán, bởi vì nhiệm kỳ của Chủ tịch Nước là 5 năm – dài hơn nhiệm kỳ của Nghị viện 2 năm. Cho nên nếu gọi đây là một “thể chế nghị viện mất cân bằng” thì sự mất cân bằng này rõ ràng là nghiêng về phía hành pháp (Chủ tịch Nước) chứ không nghiêng về phía Nghị viện. Không thể nói “phần thắng luôn thuộc về Nghị viện” mà phải nói ngược lại mới đúng.
Đó là chưa kể đến hoàn cảnh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời kỳ đó. Ảnh hưởng khống chế của Việt Minh (và sau đó là Đảng Lao động Việt Nam) khiến cho quyền lực của Chủ tịch nước trở thành tuyệt đối bởi vì Ban Thường trực Quốc hội và toàn thể Quốc hội bao giờ cũng phục tùng, làm theo lệnh của Chủ tịch Nước.
3.3. Ông Phan Thành Đạt cho rằng “Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp chết yểu, và cái bóng của nó không làm hại ai”.
Trong thực tế, mặc dù không có ý nghĩa pháp lý và không có tác dụng thực tế, Hiến pháp 1946 vẫn có “giá trị lợi dụng”:
- Nhờ có Hiến pháp 1946, những người cộng sản có được một công cụ hữu hiệu để tuyên truyền với thế giới rằng “Việt Minh không phải là cộng sản”, Chính phủ do Việt Minh lập ra là chính phủ của một nước độc lập, những người được Quốc hội 1946 giao trách nhiệm là lãnh đạo có thẩm quyền của dân tộc Việt nam, còn các chính phủ do thực dân Pháp hỗ trợ chỉ là bù nhìn, tay sai giặc, v.v. Sự đánh giá thiếu khách quan của nhiều học giả trên thế giới cũng bắt nguồn một phần từ việc đánh giá không đúng ý nghĩa của bản Hiến pháp này.
- Đối với trong nước, Hiến pháp 1946 chính là chiêu bài pháp lý để những người cộng sản thực hiện đường lối, chính sách của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, hợp pháp hóa việc “vận dụng chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta”.
Dẫn chứng về Luật cải cách ruộng đất năm 1953 là một ví dụ điển hình, cho thấy quy trình hoạch định chính sách (policy-making) dưới chế độ cộng sản bao giờ cũng bắt đầu bằng nghị quyết của Đảng và kết thúc bằng nghị quyết hay luật của Quốc hội. Mặc dù chủ trương bao giờ cũng xuất phát từ Đảng, chủ trương ấy bao giờ cũng được hợp pháp hóa bằng một quyết định của Nhà nước và quyết định ấy thường được bao phủ bởi một lớp vỏ bọc nhân danh “nhân dân”. Quốc hội chính là cơ quan tạo ra lớp vỏ bọc đó. Đó chính là lý do khiến cho Việt Minh ngay từ khi cướp được chính quyền đã nghĩ ngay đến việc soạn ra một bản Hiến pháp. Và bản Hiến pháp 1946 ra đời là để tạo cơ sở pháp lý cho tính chính đáng, hợp pháp của chính quyền do Đảng Cộng sản dựng nên.
- Không thể nói Hiến pháp 1946 “chết yểu”, bởi vì trong khi một bộ phận quan trọng của nó (các quyền tự do căn bản của người dân) không bao giờ được thực hiện, thì bộ phận còn lại (cơ chế điều hành của Nhà nước) vẫn tiếp tục tồn tại và phát huy tác dụng mãi cho đến khi Hiến pháp 1959 thay thế nó. Hơn thế nữa, tinh thần cốt lõi của nó đã được lưu giữ trong tất cả các bản Hiến pháp sau này: nhân dân không có quyền làm chủ bởi vì tất cả mọi việc đều do một tổ chức chính trị duy nhất (Việt Minh, và sau đó là Đảng cộng sản) quyết định.
- Khi nói rằng “cái bóng của Hiến pháp 1946 không làm hại ai”, tác giả cố tình bỏ qua tác dụng tai hại của nó trong đời sống văn hóa và chính trị của đất nước. Bằng cớ là mãi cho đến nay, ngay trong giới trí thức vẫn còn có nhiều người ngộ nhận rằng đó là bản Hiến pháp tuyệt vời, “không hề thua kém bất cứ bản hiến pháp tiến bộ nào trên thế giới”. Việc các nhà luật học cũng như nhiều trí thức khác im lặng về những “khuyết điểm nghiêm trọng” của nó, tiếp tục nuôi dưỡng huyền thoại về một “chế độ dân chủ cộng hòa” tiền-cộng sản đã làm cho người dân thường và nhất là giới trẻ lẫn lộn đúng-sai, dân chủ-phản dân chủ, làm rối mù nhận thức của thế hệ trẻ, làm mê hoặc nhân tâm, suy đồi dân trí.
Điều cần nhấn mạnh là: đối với Đảng cộng sản, Hiến pháp chỉ là công cụ tuyên truyền, nhưng đối với nhân dân Hiến pháp vẫn là sợi dây trói buộc. Trong khi Đảng có thể coi thường Hiến pháp, vi phạm pháp luật vì Đảng đứng cao hơn Hiến pháp và pháp luật, thì đối với người dân thường, Hiến pháp và pháp luật vẫn là khuôn phép, là xiềng xích, bởi lẽ cơ quan bắt giam và xét xử người nằm trong tay Đảng chứ không nằm trong tay dân. Do đó, để cái bóng của Hiến pháp 1946 thật sự không còn làm hại ai, cần phải phê phán nó một cách thật sự nghiêm túc, và trong khi nêu rõ những ưu điểm của nó vẫn không thể bỏ qua các “khuyết điểm nghiêm trọng” của nó. Chỉ khi đó, cái bóng của nó mới không còn gây tác hại.
4) Về trào lưu “trở lại Hiến pháp 1946”
Ông Phan Thành Đạt viết: “Câu hỏi đặt ra là vì sao tác giả cho dù biết rằng Hiến pháp năm 1946 có nhiều khuyết điểm, nhưng ông vẫn đồng tình với trào lưu trở lại Hiến pháp năm 1946? Trong bài viết sau, ông lại nhấn mạnh vào các khuyết điểm của Hiến pháp năm 1946, và tiến thêm một bước nữa là phủ nhận bản Hiến pháp này. Phải chăng tác giả có một số mâu thuẫn giữa hai bài viết?”.
Một lần nữa, tôi khẳng định: từ trước đến nay tôi không hề “đồng tình với trào lưu trở lại Hiến pháp 1946” như ông Phan Thành Đạt suy luận. Xin trích lại một đoạn trong phần cuối của bài “Những khuyết điểm nghiêm trọng của Hiến pháp 1946”:
“Như trên đã phân tích, mặc dù là văn bản lập hiến khá nhất trong số các bản hiến pháp đã soạn thảo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp 1946 đã không bảo đảm được sự cân bằng giữa các thiết chế chính trị theo đúng nguyên tắc “tam quyền phân lập”. Cán cân quyền lực nghiêng hẳn về một phía (Chủ tịch nước) trong khi quyền lực của cơ quan lập pháp (Nghị viện) lại lọt vào tay một thiểu số (Ban Thường vụ Nghị viện) khiến cho quyền lực của Chủ tịch nước trở thành gần như tuyệt đối. (…) Vì thế, không thể coi Hiến pháp 1946 là một bản hiến pháp dân chủ mẫu mực, có thể áp dụng nguyên xi trong tình hình hiện nay như một số nhà nghiên cứu hay chính trị gia đã khẳng định.
Tất nhiên, trong hoàn cảnh thực tế của nước Việt Nam hiện nay, nếu Đảng Cộng sản thật sự có ý muốn cải cách chính trị để chuyển hóa từ một chế độ độc-tài-toàn-trị sang một chế độ hướng-đến-dân-chủ, nếu các đảng viên cộng sản “cấp tiến” có khả năng đấu tranh để đạt được một hiến pháp tương tự như Hiến pháp 1946, thì chúng ta cũng có thể hoan nghênh, coi đó như một bước tiến đầu tiên, một bước chuyển tiếp. Thế nhưng, như đã phân tích trên đây, văn bản lập hiến này còn có nhiều khuyết điểm nghiêm trọng, vì thế không thể coi đó là mục tiêu sau cùng, là đích đến của con đường dân chủ hóa. Để có thể thiết lập quyền làm chủ thật sự của nhân dân trên lĩnh vực chính trị, cần phải hoàn thành một bước tiến thứ hai, một nửa đoạn đường kế tiếp – quan trọng hơn và thiết yếu hơn. Đó chính là việc thiết kế lại các thiết chế chính trị dựa trên nguyên tắc “tam quyền phân lập” nhằm tạo ra một hệ thống kiểm soát và làm cân bằng (checks and balances) – cơ chế hiệu quả nhất để ngăn ngừa lạm quyền và tham nhũng. Không làm được điều đó thì tự do, dân chủ vẫn chỉ là những cái bánh vẽ, còn trong thực tế thì nhân dân vẫn phải tiếp tục chịu đựng những “vi phạm thường ngày” của một bộ máy hành pháp chuyên quyền không bị kiểm soát hoặc không thể kiểm soát. Đó chính là bài học xương máu mà nhân dân các nước “chậm tiến” đã và đang phải trả giá cho những ước mơ “độc lập, tự do” có tính bồng bột, ngây thơ từ giữa thế kỷ 20 cho đến tận ngày nay”.
Qua đoạn văn đó, có thể thấy rõ: tôi chỉ coi việc “đạt được một hiến pháp tương tự như Hiến pháp 1946” là một bước chuyển tiếp, một bước tiến đầu tiên – nếu các đảng viên cộng sản cấp tiến có khả năng đạt được điều đó. Nhưng tôi không hề coi đó là mục tiêu sau cùng, là đích đến của con đường dân chủ hóa.
Vì những lý do nào tôi không ủng hộ trào lưu “trở về Hiến pháp 1946”, mặc dù tôi không chống lại trào lưu đó nếu nó diễn ra như một quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của Đảng cộng sản? Có thể nêu một số lý do sau đây:
- “Trở lại với Hiến pháp 1946” thật ra chỉ là mục tiêu của một phái trong Đảng cộng sản (tạm gọi là “phái cộng sản cấp tiến”) chứ không phải là mục tiêu chung của cả dân tộc Việt Nam;
- Hiến pháp 1946 tuy có một phần tốt nhưng có một phần không tốt (những khuyết điểm nghiêm trọng). Phục hồi lại Hiến pháp 1946 vẫn chưa giải quyết được một số vấn đề căn bản, nhất là việc sắp xếp một hệ thống chính trị trong đó bảo đảm được nguyên tắc tam quyền phân lập, bảo đảm được một cơ chế kiểm soát và làm cân bằng nhằm ngăn ngừa lạm quyền, tham nhũng;
- Nếu chỉ dừng lại ở mục tiêu “trở về Hiến pháp 1946”, một thế lực chính trị nào đó có thể lợi dụng chiêu bài đó để thiết lập một chế độ độc tài không cộng sản, trong khi người dân vẫn không được hưởng các quyền tự do căn bản, và do đó một xã hội dân sự lành mạnh vẫn không thể hình thành.
Có thể nhìn vào tấm gương của nước Nga hậu-cộng sản để cảnh giác trước những nguy cơ “độc tài đột lốt dân chủ” ở Việt Nam trong tương lai. Thực tế hiện nay ở nước ta cho thấy một bộ phận đảng viên cộng sản và con cháu họ đang ra sức làm giàu để trở thành “tư sản đỏ”. Tầng lớp tư sản đỏ này nếu nắm được quyền lực có thể sẽ bỏ rơi chủ nghĩa cộng sản để bảo vệ tài sản riêng của họ, nhưng sẽ tìm mọi cách để duy trì đặc quyền, đặc lợi của họ. Không phải ngẫu nhiên mà sách báo chính thống ở Việt Nam phỉ báng Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin không tiếc lời, nhưng lại ca ngợi Vladimir Putin như một người hùng!
5) Thảo luận về Hiến pháp có tác dụng gì?
Thảo luận về Hiến pháp trong hoàn cảnh của một chế độ toàn trị như ở Việt Nam hiện nay, thật ra không có tác dụng làm thay đổi căn bản nội dung của bản Hiến pháp sắp tới do Quốc hội hiện hành biên soạn. Vì những lý do sau đây:
- Công việc soạn thảo và thông qua Hiến pháp hoàn toàn nằm trong tay của Đảng cộng sản Việt Nam. Vì vậy các cuộc thảo luận trên các diễn đàn công khai thực ra chỉ có tính chất màu mè, làm đẹp cho chế độ. Việc Hiến pháp được định hình ra sao, sửa đổi theo hướng nào và đến mức nào, thật ra không do các cuộc tranh luận bên ngoài quyết định, mà do các hội nghị nội bộ của Đảng quyết định;
- Trái với sự tin tưởng của một số trí thức trong và ngoài nước, sửa đổi Hiến pháp không phải là điều kiện tiên quyết để Đảng cộng sản tiến hành đổi mới theo hướng dân chủ hóa. Đối với một Đảng cộng sản, để tiến hành sửa đổi đường lối, họ chỉ cần bắt đầu bằng một Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng hoặc một Hội nghị đại biểu toàn quốc có giá trị gần ngang với một Đại hội Đảng để ra một nghị quyết hay thông qua một cương lĩnh, thế là đủ để bật đèn xanh cho tiến trình đổi mới. Hiến pháp đối với một Đảng cộng sản chỉ là vấn đề thứ yếu, phụ thuộc, nhằm mục đích hợp pháp hóa cương lĩnh của Đảng. Tin rằng sửa đổi Hiến pháp sẽ tạo điều kiện cho Đảng đổi mới là một niềm tin mù quáng, không có cơ sở, do thiếu hiểu biết về bản chất của đảng cộng sản, hoặc do cố tình gây hỏa mù để lừa mị nhân dân, làm lạc hướng dư luận;
- Những người chủ trương “phục hồi Hiến pháp 1946” hy vọng bằng cách chứng minh “Hiến pháp 1946 là sự thể hiện của tư tưởng Hồ Chí Minh”, họ sẽ thuyết phục được Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương hiện nay viết lại Hiến pháp theo tinh thần đó. Nhưng có một điều họ cố tình bỏ qua, đó là: Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người chủ trì việc soạn thảo Hiến pháp 1946, mà còn là người chủ trì việc soạn thảo Hiến pháp 1959. Do đó, giữa những người chủ trương phục hồi Hiến pháp 1946 và những người hiện đang nắm quyền trong lĩnh vực tư tưởng sẽ phải giải quyết một vấn đề căn bản: trong hai bản Hiến pháp ấy, bản Hiến pháp nào mới thật sự thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh? Và nếu tìm tòi trong Hồ Chí Minh toàn tập, các nhà lý luận “trung kiên” của Đảng sẽ tìm thấy vô số lời nói và bài viết chứng minh rằng chủ nghĩa xã hội (mà biểu hiện về mặt pháp lý là Hiến pháp 1959) mới thật sự là đỉnh cao của “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Vì vậy, cơ may thắng lợi của “phái cấp tiến” là rất nhỏ nhoi, và ảnh hưởng của phái này trong hàng ngũ lãnh đạo hầu như không đáng kể;
- Trong tình hình hiện nay, khi mà uy tín của Đảng đã suy giảm đến mức báo động, vì nhu cầu bảo vệ địa vị thống trị của Đảng, các nhà lãnh đạo Đảng sẽ không sẵn lòng sửa đổi Hiến pháp theo chiều hướng “phục hồi Hiến pháp 1946” như một số đảng viên “cấp tiến” mong muốn. Ngược lại, yêu cầu hàng đầu được đặt ra là phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng bằng bất cứ giá nào. Đại hội lần thứ 11 của Đảng được tiến hành trong tinh thần đó. Diễn tiến của quá trình sửa đổi Hiến pháp đã và đang diễn ra theo hướng đó. Về điều này, chính tác giả Phan Thành Đạt cũng thừa nhận: “Đợt sửa đổi Hiến pháp lần này, chắc chắn Ủy ban sửa đổi Hiến pháp sẽ kết hợp Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1992, đồng thời đưa vào một số nguyên tắc cho phù hợp với hoàn cảnh hiện nay. Bản Hiến pháp mới rất có thể sẽ tiến bộ hơn Hiến pháp năm 1992, nhưng sẽ thua kém Hiến pháp năm 1946”.
Hội nghị Trung ương lần thứ 6 của Đảng CSVN (mà mục tiêu chính là “chỉnh đốn Đảng”) vừa diễn ra đã chứng minh sự bất lực của cơ chế “Bộ Chính trị – Ban chấp hành Trung ương Đảng”. Nhưng “cuộc khủng hoảng hiến pháp” đó của chế độ toàn trị sẽ được giải quyết theo hướng nào (tiếp tục chữa cháy trong quỹ đạo của thể chế “đảng trị” hay chuyển sang hướng dân chủ hóa) vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Cho đến nay, các nhà lý luận của Đảng vẫn coi tất cả các quan điểm chính trị khác biệt với Đảng là thuộc phạm trù “các lực lượng thù địch”. Vì thế khả năng mở ra một hướng đi “vừa phù hợp với tình hình phát triển của đất nước vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của nhân loại” vẫn còn rất mù mờ.
Do đó, mục đích chủ yếu của việc tìm hiểu, thảo luận về Hiến pháp không phải là đế đạt được một “Hiến pháp tốt hơn” dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà nhằm vào mục tiêu “nâng cao dân trí”, giúp cho người dân hiểu được những khuyết điểm của các Hiến pháp do Đảng cộng sản làm ra trong quá khứ cũng như bản Hiến pháp mà họ sẽ chào hàng trong một tương lai gần. Đó cũng là một nhiệm vụ vẻ vang mà những người trí thức thật sự yêu nước, yêu dân chủ cần nhận lấy trách nhiệm nhằm góp phần giúp cho tất cả mọi người Việt Nam – nhất là giới trẻ, hiểu được các giá trị tự do, dân chủ và quyết dấn thân cho các giá trị đó.
Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: khi nào đất nước ta mới có được một bản Hiến pháp thật sự tiến bộ, phù hợp với trình độ chung của nhân loại? Câu trả lời đúng đắn nhất là: chỉ có thể có được một bản Hiến pháp như thế khi đất nước ta có được một Quốc hội thật sự đại diện cho nhân dân, một Quốc hội của dân, do dân và vì dân. Chỉ có một Quốc hội như thế mới có thể soạn ra một bản Hiến pháp bảo đảm được các quyền tự do căn bản của người dân, đồng thời thiết lập được một cơ chế phân chia quyền lực sao cho “không một cá nhân hay tổ chức chính trị nào có thể độc quyền chính trị, khuynh loát chính trường”. Và ngay cả trong trường hợp bản Hiến pháp mới chưa được hoàn hảo thì cơ hội để sửa đổi, cải thiện bản hiến pháp ấy vẫn luôn luôn nằm trong tay người dân, chứ không phải nằm trong tay một nhóm người hay một đảng phái chính trị chỉ muốn soạn Hiến pháp để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Ngày nào Hiến pháp còn được soạn thảo bởi một Quốc hội “đảng cử, dân bầu”, ngày nào Hiến pháp còn đặt mục tiêu “bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng” thay cho mục tiêu “bảo đảm các quyền tự do căn bản của người dân”, thì ngày ấy Hiến pháp – cho dù có được đưa ra “phúc quyết” và được nhân dân “đồng thuận” (?) với số phiếu “99,99%”, cũng chỉ là một cái “bánh vẽ” được sáng tác nhằm lừa dối nhân dân, tiếp tục duy trì địa vị của đẳng cấp thống trị.
Vì vậy, thay vì mong chờ “Quốc hội của Đảng” ban bố thêm một chút tự do hay hé mở thêm một chút dân chủ bằng một bản Hiến pháp mới (một văn kiện mà ngay cả những người có thiện chí nhất cũng có thể nhìn thấy trước những mặt hạn chế), chúng ta hãy cùng nhau đấu tranh giành lại các quyền tự do căn bản (như tự do tư tưởng và tôn giáo, tự do ngôn luận và báo chí, tự do hội họp và lập hội), và sau đó là các quyền tự do chính trị (như tự do ứng cử – bầu cử). Cuộc đấu tranh đó không cần phải dựa vào một bản Hiến pháp do Đảng ban hành, và cũng không cần phải đợi đến khi có được một Quốc hội như mong muốn. Ngược lại, chính cuộc đấu tranh đó sẽ mở đường cho việc toàn dân từng bước giành lại quyền làm chủ về mặt chính trị, giành quyền chọn lựa một Quốc hội xứng đáng là đại diện của nhân dân.
Một ngày nào đó, khi Quốc hội của dân đã thay thế cho Quốc hội của Đảng, Quốc hội ấy sẽ soạn ra một bản Hiến pháp thật sự tiến bộ, có thể sánh ngang với các bản Hiến pháp tiến bộ trên thế giới. Một bản Hiến pháp như thế, được “phúc quyết” trong hoàn cảnh nhân dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do căn bản, sẽ có giá trị lâu dài và bền vững. Còn giờ đây, khi mà Quốc hội vẫn là “cơ quan đóng dấu” để hợp pháp hóa các quyết định của Đảng, khi các quyền tự do căn bản còn bị bóp nghẹt, khi những người yêu dân chủ và những người yêu nước vẫn còn bị giam cầm, khi những kẻ sâu dân mọt nước vẫn còn được bảo vệ bằng những chiêu bài như “bảo vệ Đảng”, “chống nguy cơ diễn biến hòa bình”, “chống âm mưu của các thế lực thù địch”,…thì việc “thảo luận, góp ý xây dựng Hiến pháp” trong khuôn khổ của Đảng chỉ là góp phần duy trì một hệ thống chính trị thối nát, để những kẻ lạm quyền tiếp tục lạm quyền, những tên tham nhũng tiếp tục tham nhũng.
Người trí thức tự nhận mình là yêu nước, yêu dân chủ có nên tham gia vào công trình lừa dối nhân dân ấy hay không? Người trí thức tự nhận mình là yêu nước, yêu dân chủ có can đảm tham gia vào công cuộc “mở mang dân trí” hay không? Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi người chúng ta và việc trả lời câu hỏi đó sẽ xác định tư cách của mỗi người đối với toàn thể dân tộc, đối với các thế hệ người Việt Nam trong tương lai.
Đà Lạt 20-10-2012
© Mai Thái Lĩnh
———————————————–
Chú thích:
[1] Tên gọi đầy đủ của tố chức này là Toàn quốc Nhân dân Đại biểu Đại hội.
[2] Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 2, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tr. 161.
[3] Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Những sự kiện lịch sử Đảng, tập II (1945-1954), Nxb Sự Thật, Hà Nội 1979, tr. 40-41.
[4] Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Những sự kiện lịch sử Đảng, tập II, sđd, tr. 302-324.
[5] Nghị quyết của Hội nghị liên tịch Ban Thường trực Quốc hội Việt nam và Ủy ban Liên Việt Toàn quốc ngày 1-3-1953 về công tác phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất, Văn kiện Quốc hội toàn tập, tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006:
http://www.na.gov.vn/sach_qh/vkqhtoantap_1/nam1953/1953_18.html
[6] Trong cuốn Trần Huy Liệu – cõi người (Tủ sách danh nhân Việt Nam, Nbx Kim Đồng 2009, tr. 224-238), tác giả Trần Chiến đã công bố các trang nhật ký trong đó nhà sử học Trần Huy Liệu ghi lại diễn biến của hai cuộc đấu tố nói trên. Căn cứ vào tài liệu đó, chúng ta được biết cuộc đấu tố ông Tổng Bính diễn ra vào ngày 18-5-1953, cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm diễn ra vào ngày 22-5-1953. Nhưng chưa rõ hai nạn nhân này bị xử bắn vào ngày nào.
————————————————–
Tài liệu tham khảo:
- Mai Thái Lĩnh, Những khuyết điểm nghiêm trọng của Hiến pháp 1946, Pro&Contra 13-7-2012: http://www.procontra.asia/?p=743
- Phan Thành Đạt, Giá trị của Hiến pháp năm 1946 so với các bản Hiến pháp tiến bộ, Bauxite Vietnam 16, 17, 18-9-2012:
Kỳ 1: http://www.boxitvn.net/bai/41339;
Kỳ 2: http://www.boxitvn.net/bai/41359;
Kỳ 3: http://www.boxitvn.net/bai/41372
- Mai Thái Lĩnh, Trao đổi ý kiến về bản Hiến pháp 1946, Bauxite Vietnam 7-10-2012:
http://www.boxitvn.net/bai/41797
Basamnews 7-10-2012:
http://anhbasam.wordpress.com/2012/10/07/1294-trao-doi-y-kien-ve-ban-hien-phap-1946/
- Phan Thành Đạt, Bàn thêm về bản Hiến pháp 1946, Bauxite Vietnam 11-10-2012:
http://www.boxitvn.net/bai/41868
“Đồng chí” này hay như lời chủ tịch nước Trương Tấn Sang “đồng chí X”, không ai khác chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho dù ông đã phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, để cho nạn tham nhũng hoành hành. Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ngày 22/10/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thừa nhận trách nhiệm của mình đối với những sai lầm, khuyết điểm này.
Thế nhưng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức. Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng giải thích là Ban Chấp hành Trung ương đã “cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Giới quan sát có những lý giải khác nhau.
Ngày 19/10 vừa qua, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đưa ra một số nhận định. Theo ông, một số nhà phân tích đã ngạc nhiên là ông Nguyễn Tấn Dũng không bị cách chức thủ tướng. Họ đã nhầm lẫn vai trò thủ tướng trong chính thể dân chủ tự do với vai trò thủ tướng trong chế độ độc đảng lãnh đạo.
Ông Nguyễn Tấn Dũng vừa là thủ tướng vừa là “một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Ông có trách nhiệm cá nhân đối với các thành viên chính phủ và những tổ chức dưới quyền của ông. Nhưng ông cũng là ủy viên Bộ Chính trị, một định chế ra quyết định tập thể. Các phương tiện truyền thông chỉ tập trung chú ý đến vai trò thủ tướng của ông và không chú ý tới vị trí đầy ảnh hưởng của ông, người đứng thứ tư trong Bộ Chính trị.
Sau khi điểm lại những sai lầm, thất bại của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, câu hỏi đặt ra là tại sao ông lại không bị cách chức trong Hội nghị Trung ương 6 vừa qua ? Theo giáo C. Thayer, câu trả lời liên quan đến thực tế phe phái chính trị trong đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn trong tổng thế, Ban Chấp hành Trung ương bao gồm 4 nhóm khác nhau : Các ủy viên làm việc trong Đảng ở cấp Trung ương (19%), các ủy viên làm việc trong bộ máy Nhà nước ở cấp Trung ương (23,5%), các ủy viên làm việc ở cấp tỉnh hoặc địa phương (47%) và các ủy viên thuộc quân đội (10,5%). Mỗi nhóm này có lợi ích riêng của mình. Cho dù trong mỗi nhóm không có sự đồng nhất về chính trị, nhưng rõ ràng là ông Nguyễn Tấn Dũng đã có đủ sự ủng hộ ở cấp Nhà nước và tỉnh, địa phương để làm thất bại mọi ý đồ kỷ luật ông.
Giáo sư C.Thayer nhấn mạnh: Ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là thủ tướng, ông còn là một “đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế đã làm cho văn phòng thủ tướng ngày càng có nhiều quyền lực, vượt lên trên cả Đảng. Điều này dẫn đến sự hình thành một mạng lưới bè phái, thân hữu, được hưởng các thành quả của sự phát triển kinh tế cũng như sự buông thả trong việc giám sát các chính sách của ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng, “các đồng chí khác trong Bộ Chính trị” cũng được hưởng như vậy. Rõ ràng là họ, gia đình họ và những mạng lưới thân hữu của họ đều hưởng lợi từ mô hình phát triển “kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Do vậy, giáo sư C.Thayer cho rằng, mặc dù có những sai lầm, khuyết điểm, ông Dũng không bị mất chức hoặc buộc phải từ chức, bởi vì điều này sẽ dẫn gây ra những bất ổn chính trị trong một nước Việt Nam độc đảng lãnh đạo.
Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng phải từ bỏ chức thủ tướng và ủy viên Bộ Chính trị, thì điều gì sẽ xẩy ra đối với các nhóm ủng hộ ông ở cấp Trung ương Đảng, Nhà nước và các chính quyền địa phương ?
Mặt khác, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định tái lập ban Kinh tế Trung ương cho phép Đảng có thể nắm bắt, theo dõi những dữ liệu kinh tế vĩ mô và xây dựng chính sách kinh tế trong tương lai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy tránh được áp lực buộc ông từ chức, nhưng từ nay, ông sẽ không thể tự do hành động. Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra một lịch trình cải cách mà ông Dũng và Bộ Chính trị phải thực hiện. Đặc quyền của ông Dũng sẽ bị giảm bớt.
Ban Chấp hành Trung ương đã giao trách nhiệm cho Bộ Chính trị giải quyết vấn đề ổn định kinh tế xã hội, tiến hành cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực ngân hàng cũng như lựa chọn ban lãnh đạo tương lai trong Đại hội Đảng toàn quốc lần tới. Nói một cách khác, thủ tướng Dũng sẽ được chỉ đạo để nỗ lực giải quyết những vấn đề này. Quyền lực của ông sẽ bị hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình cải cách.
Ban Chấp hành Trung ương sẽ xem xét, đánh giá về chương trình cải cách. Nếu mọi việc diễn ra bình thường, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương giữa kỳ sẽ diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán 2013 (từ 9 đến 12/02/2013). Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể không bị nêu tên, nhưng ông nằm trong tầm ngắm của những người muốn gạt bỏ những lãng phí kinh tế, một sản phẩm phụ của quá trình tăng trưởng kinh tế cao. Thủ tướng Dũng sẽ chịu áp lực từ nay cho đến khi có Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương, để chứng minh là có những tiến bộ trong việc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, cải cách lĩnh vực ngân hàng, chấm dứt ảnh hưởng của gia đình và các mạng lưới thân hữu bè phái, vốn tung hoành ngang dọc cho đến nay.
Sau Hội nghị Trung ương 6, không một phe phái nào giành thắng lợi rõ rệt. Các đấu đá chính trị có thể còn tiếp tục vì mỗi phe đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trong quá trình thực hiện cải cách. 2013 là năm giữa hai kỳ Đại hội toàn quốc (Đại hội 11 và 12). Bộ Chính trị sẽ lập nhiều tiểu ban soạn thảo các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dài hạn và bắt đầu lựa chọn nhân sự cho các cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng. Đấy sẽ là dịp các phe phái và những lãnh đạo tương lai của Đảng lại đấu đá, tác động đến chính sách và tranh giành ghế trong các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng.
Tử huyệt của niềm tin
October 23, 2012 By Alan Phan
BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ BA 23/10/2012Bong bóng đầy hơi helium thì sẽ bay bổng trông rất ngoạn mục. Nó mang theo ước mơ tươi đẹp của bao đứa trẻ muốn bay cao qua bầu trời, nhẹ lướt gió như con diều trên ngọn cây mái ngói. Nhưng người lớn thì thực tế hơn. Họ hiểu rằng helium trong quả bóng sẽ xì hơi hay nổ tung theo thời gian, tùy vào áp lực và sức nóng. Nhiều người lớn không chấp nhận định luật vật lý này. Họ muốn “trẻ mãi không già”. Thế giới gọi đây là hội chứng Peter Pan.
Tuần qua, các người “rất lớn” tổ chức hội thảo để giải quyết cục nợ gọi là “bong bóng BDS”. Họ cố tìm ra một lý giải chính đáng để kết luận là bong bóng sẽ tiếp tục bay nếu chúng ta (người dân) có chút niềm tin vào chánh phủ và các công ty BDS (xem bài của VN Express đăng lại nơi web site GNA này).
Tin vào chánh phủ và các công ty BDS? Nếu đây là “tử huyệt” như vài chuyên gia nhận định, thì “tử” là cái chắc. Như một bà vợ bắt gặp chồng ngoại tình lừa gạt không biết bao lần trong quá khứ, nhưng lần này ông chồng xin bà vợ hãy “tin anh đi”, anh mới cởi quần áo nó ra, chưa làm gì cả.
Bỏ qua chuyện niềm tin, đây là những lý do tôi cho rằng một melt-down (chảy tan) của BDS Việt trước tháng 6 năm 2013 là điều khó tránh (trong bài phỏng vấn với VTV, họ cắt phần lớn những biện giải này):
1. Chánh phủ đã hết tiền, ngân hàng đã hết tiền, các công ty BDS đã hết tiền. Người dân còn khoảng 50 tỷ USD (vàng và ngoại tệ) và Việt kiều có thể rót thêm 15 tỷ mỗi năm, nhưng không ai có “niềm tin” để vất tiền tốt theo đống tiền xấu. Giải pháp in tiền bừa bãi không khả thi vì sẽ gây lạm phát phi mã và kết cuộc sẽ đến nhanh hơn dự đoán.
2. Khi giá BDS xuống dưới 50%, nợ xấu ngân hàng sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay vì 67% dư nợ của ngân hàng dựa trên thế chấp BDS. Các con nợ thường ngưng trả tiền vay khi tài sản họ mất có trị giá thấp hơn tổng số tiền vay.
3. Nếu bong bóng BDS không nổ vì bất cứ lý do gì, sự trì trệ cho nền kinh tế sẽ kéo dài ít nhất 8 năm nữa. Số lượng căn hộ tồn kho và các căn hộ đang xây dở dang phải mất đến 10 năm mới thanh lý hết.
4. Ánh sáng le lói dưới đường hầm là gói cứu trợ của IMF (chánh phủ đã bác bỏ giải pháp này) hoặc tín dụng từ đàn anh “lạ”. Không ai ngoài chánh phủ có thông tin để dự đoán chính xác hướng đi sắp tới của chúng ta.
5. Chúng ta vẫn đang cố gắng làm những gì chúng ta đã làm trong quá khứ (khó mà thay đổi thói quen xin-và-cho); nhưng chúng ta đang hy vọng là kết quả sẽ khả quan và tốt đẹp (như lời các ngài quan chức đã tuyên bố gần đây). Các quan đang muốn chứng minh là Einstein không biết gì về toán hay vật lý? Chúng ta mới là bậc trí tuệ?
Bản chất tôi là một người lạc quan và có niềm tin cao độ vào tôi cũng như vào những người chung quanh. Tôi luôn nhìn tương lai với cặp kính mầu hồng. Gần đây, khi về lại Việt Nam, các Peter Pan cũng không còn đeo kính nữa. Có lẽ vì chúng ta đang ở Never-Land?
Alan Phan
Người Quốc gia trong chiến tranh Việt nam
Tác giả: Đoàn Thanh Liêm – ĐCV
Hồi ký của Nguyễn Công Luận
Nguyên tác tiếng Anh: “Nationalist in the Viet Nam Wars
*Memoirs of A Victim turned Soldier “
by Nguyễn Công Luận
Do Indiana University Press xuất bản tại Mỹ năm 2012
Sách có thể đặt mua qua Email : iuporder@indiana.edu
Qua Bưu điện : Indiana University Press, 601 North Morton Street Bloomington, Indiana 47404 – 3796
Hay Nhà sách website Amazon.com
Cũng có thể xem các bài nhận định của độc giả :
www.amazon.com/Nationalist-Viet-Nam-Wars-
Memoirs/dp/0253356873/ref=rhf se p t 1
* * *
Tôi đã đọc khá nhiều cuốn hồi ký và tiểu sử của những nhân vật Việt nam cũng như ngọai quốc. Phần nhiều đây là những cuốn sách rất có giá trị, nó giúp cho người đọc hiểu biết rõ ràng hơn về các nhân vật lịch sử trong bối cảnh văn hóa xã hội đương thời. Nhưng cuốn Hồi ký của tác giả Nguyễn Công Luận này, thì mới làm cho tôi say sưa theo dõi và đặc biệt chú ý đến – bởi lý do đơn giản là tập sách này viết về Người và Việc tại Việt nam giữa cái thời kỳ mà chính bản thân tôi đã trải qua và cũng chứng kiến gần như y hệt tác giả – đặc biệt là tại tỉnh Nam Định ở miền Bắc hồi trước năm 1954.
Tác giả lại trực tiếp viết bằng tiếng Anh và cuốn sách còn được nhà xuất bản của một Đại học danh tiếng là Indiana University Press đứng ra nhận ấn hành – thì đây rõ rệt là một công trình không phải bất kỳ người viết nào cũng đạt tới được. Mà còn hơn thế nữa, cuốn sách lại được nhiều giới thức giả người Việt cũng như Mỹ nhiệt liệt khen ngợi và giới thiệu – thì đó cũng là một biểu lộ để chúng ta có thể tin tưởng được giá trị của cuốn sách dài đến gần 600 trang với khổ chữ nhỏ cỡ 11.
Ngay trong Lời tựa, tác giả đã khiêm tốn viết rằng mình chỉ là một thứ “vô danh tiểu tốt ở Việt nam” (I was just a nobody in Việt nam), và không có công trạng gì lớn lao để mà khoe khoang – mà cũng chẳng có làm điều chi tệ lậu để mà phải viết sách viết báo tìm cách biện bạch “thanh minh thanh nga”. Nhưng trong suốt cuốn sách, ông Luận đã trình bày hết sức trung thực về những điều tai nghe mắt thấy và những nhận định của riêng cá nhân mình – với lập trường kiên định của một người quốc gia chân chính mà là nạn nhân trực tiếp của chính sách độc tài hiểm ác và gian trá của đảng cộng sản ở Việt nam.
Để bạn đọc dễ dàng theo dõi câu chuyện, tôi xin tóm tắt về Tiểu sử tác giả – như được ghi lại rải rác nơi những trang trong cuốn Hồi ký – rồi sẽ trình bày chi tiết hơn về các mục đáng chú ý nhất trong cuốn sách này.
I – Tiểu sử tác giả Nguyễn Công Luận
Ông Luận sinh năm 1937 tại một làng miền quê gần với thị xã Nam Định. Thân phụ là người đã từng tham gia sinh họat trong hàng ngũ Quốc Dân Đảng, nên đã bị Việt minh cộng sản bắt giữ vào năm 1948 và bị mất ở trong trại tù Lý Bá Sơ vào năm 1950. Ông trải qua cả một thời thơ ấu tại quê nhà và trực tiếp vừa là người chứng kiến – vừa là nạn nhân của cảnh người dân chịu đựng cái ách “một cổ hai tròng” giữa nạn độc tài sắt máu của phe Việt minh cộng sản và sự cướp bóc tàn phá của thực dân Pháp trong suốt cuộc chiến kéo dài đến 8 năm 1946 – 1954.
Vào năm 1954, ông cùng bà mẹ và hai cô em di cư vào miền Nam. Trong khi bà nội vì già yếu và ông bác phải ở lại miền Bắc, thì lại bị đem ra đấu tố trong đợt cải cách ruộng đất – khiến cho ông bác vì bị phẫn uất quá trên đường bị dẫn giải đến trại giam, nên đã liều mình ôm lựu đạn cùng chết với bộ đội canh giữ. Và bà nội thì bị trục xuất ra khỏi nhà và bị đày đọa cho đến lúc chết trong cảnh cô đơn khốn khổ.Thành ra cả gia đình đều là nạn nhân của sự đàn áp man rợ của người cộng sản tại miền Bắc.
Theo gương thân phụ, ngay từ hồi còn là một học sinh ở vào tuổi 13 – 14 tuổi, cậu Luận đã mau sớm họp với một số bạn cùng lứa tuổi để tham gia sinh họat thành từng nhóm học sinh quốc gia – vừa chống Pháp vừa chống Việt minh ngay tại thành phố Nam Định. Vào miền Nam, lúc vừa đủ 18 tuổi, cậu Luận đã tình nguyện gia nhập khóa 12 Sĩ quan Trường Võ Bị Quốc gia ở Đà lạt. Và sau khi tốt nghiệp ra trường vào cuối năm 1956, thì ông còn được cử đi học thêm tại Trường Bô Binh Hoa kỳ Fort Benning trong tiểu bang Georgia.
Năm 1974, ông Luận lại được cử đi học tiếp ở Fort Benning và đã đậu hạng 10/195 trong kỳ thi tốt nghiệp với sự khen ngợi đặc biệt của Trung Tướng Chỉ huy trưởng và Bộ Chỉ Huy trường Bộ Binh. Là người có ý chí cầu tiến, ông Luận còn theo học tại trường Luật ở Saigon và đã tốt nghiệp văn bằng Cử nhân Luật khoa, Ban Tư pháp.
Trong gần 20 năm sinh họat trong quân ngũ, ông Luận đã lần lượt phục vụ tại Sư đòan 22 Bộ Binh ở vùng Cao nguyên (từ 1959 đến 1965), sau đó chuyển về làm Giám đốc Nha Tiếp nhận của Bộ Chiêu hồi ở Saigon (từ 1967 đến 1970) và cuối cùng tại Tổng cục Chiến tranh Chính trị (từ 1970 đến 1975).
Sau khi chế độ miền Nam xụp đổ, cũng như nhiều sĩ quan khác thiếu tá Luận phải đi tù “cải tạo” tất cả đến gần 7 năm, kể cả nơi trại tù ở ngòai miền Bắc. Năm 1982, ông Luận được trả tự do và sinh sống bằng cách dậy Anh văn cho đến khi cùng gia đình qua định cư ở Mỹ vào năm 1990. Hiện ông bà Luận và tất cả bốn người con đều đả trưởng thành đang định cư tại thành phố San Jose ở miền Bắc California.
Trong những năm gần đây, dù bị đau bệnh nhiều do tuổi già sức yếu, ông Luận vẫn kiên trì tham gia góp phần trình bày với công chúng qua nhiều bài báo Việt ngữ cũng như Anh ngữ và đặc biệt ông còn là Phụ tá chủ bút cho bộ sách The Encyclopedia of the Vietnam War nữa. Và cuốn Hồi ký được giới thiệu ở đây chính là một công trình thật lớn lao của một cựu sĩ quan trong hàng ngũ Quân đội Việt nam Cộng hòa vậy.
II – Lược qua sự đánh giá về tác phẩm của một số thức giả Việt và Mỹ.
Trước khi trình bày nhận định riêng của mình về tác phẩm, tôi xin trích thuật lại ý kiến của một số thức giả về cuốn sách như sau đây:
1 – Nhà văn Mạc Giao, chủ bút tạp chí Diễn Đàn Giáo Dân xuất bản ở California đã viết trong bài Giới thiệu khá dài được đăng trong số báo tháng 10/2012 ở đọan cuối như sau : … “ Chúng ta nhìn thấy hình ảnh của mình trong hình ảnh của Nguyễn Công Luận, bắt gặp hòan cảnh của mình đã sống trong hòan cảnh Nguyễn Công Luận tả trong sách. (Đây là) một cuốn sách rất đáng đọc, đáng được giới thiệu cho bạn bè ngọai quốc, nhất là cho những người trẻ Việt Nam để họ hiểu được, thấy được những lầm than, nỗ lực và hy sinh của thế hệ cha anh cho đất nước và cho chính họ.”
2 – Thiếu Tướng David T. Zabecky viết trong Lời nói đầu cuốn sách : “…Một trong những bản tổng kết (accounts) của Quân lực Việt nam Cộng hòa có giá trị lớn và đày suy tư mà tôi đã được đọc… Đó là một cuốn sách trung thực mà sự lương thiện của tác giả hiện ra ở mỗi trang…”
3 – Trung Tướng Lawson W. Magruder III là người quen biết tác giả đã 40 năm, thì viết : “…Qua con mắt của một người yêu nước chân thực, lịch sử và những chiến dịch có tính quyết định của cuộc tranh chấp đã được duyệt lại từ một nhãn quan độc đáo của một nạn nhân trở thành chiến binh… Cuốn sách này là một tác phẩm cần phải đọc cho những ai muốn có được một hình ảnh đày đủ và sự thật tòan diện về cuộc chiến tranh bi thảm mà đã làm cho cả thế giới phải ray rứt mủi lòng trong suốt hơn hai thập niên…”
4 – Giáo sư C. C. Lovett Đại học Emporia State University, thì viết trong tạp chí CHOICE chuyên về điểm sách cho các nhà sách và thư viện lớn nhỏ trong số phát hành vào tháng 8/2012 như sau : “… Từ quá lâu, tiếng nói của người Việt nam đã không được nghe đến. Trong cuốn Hồi ký này, ông Luận đã chiếu rọi tia sáng mới vào cái phần chiến tranh còn thiếu vắng trong lối trình bày diễn giải thông dụng điển hình đó…Cuốn Hồi ký này sẽ là một bổ túc có giá trị cho bất kỳ tủ sách hàn lâm nào mà có sự quan tâm đến cái thảm kịch Việt nam. Tóm tắt lại : (Đây là thứ tài liệu) Thiết yếu. Mọi trình độ/Thư viện.”
5 – Đại tá Gregory Fontenot nguyên Giám đốc Trường Nghiên cứu Quân sự Cao cấp cũng viết bài nhan đề “A Vietnamese Perspective” được đăng nơi Tập san Army Magazine của Hội Lục quân Mỹ vào số tháng 8/2012, xin trích một đọan ngắn như sau : “ …Ông Luận thuật lại khá rõ rệt về những cuộc chiến Việtnam như ông đã chứng kiến. Dù mới chỉ mang cấp bậc Thiếu tá, ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong tổ chức quốc phòng. Ông là Giám đốc một Nha rộng lớn nhất trong Bộ Chiêu Hồi. Và sau này còn là Trưởng Phòng Nghiên Cứu Kế Họach của Tổng cục Chiến tranh Chính trị thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân đội Việt nam Cộng hòa… Đây là cuốn sách thiết yếu cho những ai muốn tìm hiểu về cái thảm kịch phức tạp của những cuộc chiến tranh ở Việt nam.”
III – Những điểm đáng chú ý nhất trong cuốn sách.
Tập Hồi ký này dài đến gần 600 trang với khổ chữ nhỏ, nên người lớn tuổi với đôi mắt suy yếu, thì khó mà có thể đọc liền một lúc hết quá 10 trang được. Như vậy cần phải để ra vài ba tháng để mà đọc và nghiền ngẫm cho hết trọn cuốn sách. Tác giả ghi ra rất nhiều chi tiết lý thú về mọi thứ chuyện thực tế đã xảy ra – mà đích thân mình chứng kiến hay được nghe những nhân chứng đáng tin cậy tường thuật lại. Có nhiều chuyện hấp dẫn khiến người đọc có thể tìm coi lại nhiều lần mà vẫn thấy hay như khi mới đọc lần đầu tiên vậy.
Nếu phải ghi ra một điều bất cập trong cuốn sách dày đặc những chữ với chữ này, thì đó chính là nó không có những hình ảnh để minh họa cho các chủ đề của tác phẩm – quả thật đó là một điều thiếu sót đáng tiếc. Thiết nghĩ nếu trong sách mà có được vài ba chục trang hình ảnh kèm theo ghi chú ngắn gọn cho mỗi hình, thì người đọc sẽ chú ý tìm coi trước nhất những trang này. Rồi sau đó họ sẽ thích thú coi tiếp nữa. Hy vọng trong ấn bản tiếng Việt, tác giả và nhà xuất bản sẽ tránh được sự khiếm khuyết tuy nhỏ nhoi mà cũng thật lợi hại này.
Sau đây, tôi xin lần lượt nêu ra mấy điểm đáng chú ý nhất trong cuốn sách.
1 – Về hình thức diễn đạt của tác phẩm.
Tác giả đã dày công sử dụng từ ngữ rất chính xác để có thể mô tả rõ ràng những sự kiện do bản thân mình chứng kiến – cũng như những suy luận và nhận định chủ quan của mình. Cái lối viết đơn sơ mà gãy gọn này đã được ban Biên tập nhà xuất bản của Đại học Indiana cũng như nhiều thức giả đánh giá cao – như đã trình bày lược thuật ở trên. Đây rõ ràng là một thành công đáng kể của một người viết trực tiếp bằng thứ ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ của mình vậy.
2 – Về nội dung thật là phong phú và khả tín của tập Hồi ký.
Quả đúng như nhận xét của Thiếu Tướng Zabecky đã ghi trong bài Tựa cuốn sách : “ Sự lương thiện của tác giả hiện ra ở mỗi trang”, ông Luận đã tường thuật hết sức trung thực và chính xác về những điều chính bản thân mình đã “tai nghe mắt thấy”. Điển hình trong các giai đọan đáng chú ý như sau:
A – Giai đọan từ 1945 đến 1954 tại vùng thị xã Nam Định ở miền Bắc.
Vì trong gia đình có cụ thân sinh đã từng tham gia tranh đấu chống thực dân Pháp ngay từ hồi thập niên 1930, nên cậu Luận sớm có được những hiểu biết rõ rệt về tình hình chính trị xã hội tại địa phương – ngay từ năm 1945 lúc cộng sản Việt minh lên nắm chính quyền, dù lúc đó mới chỉ là một thiếu niên 8 tuổi. Tác giả biết được nhiều điều qua những cuộc trao đổi thảo luận giữa thân phụ của ông với các đồng chí trong hàng ngũ tổ chức Quốc Dân Đảng ở địa phương xung quanh thành phố Nam Định.
Ông Luận thuật lại rất chi tiết những cuộc sát hại bắt bớ do chính quyền Việt minh gây ra đối với các thành viên của Quốc Dân Đảng – trong đó có cả chính thân phụ của ông bị bắt giữ năm 1948 và chết tại trại giam Lý Bá Sơ vào năm 1950. Tác giả còn cho biết là mối hận thù giữa phe Cộng sản và phe Quốc Dân Đảng Việt nam đã có từ lâu trước cả năm 1945, lúc cả hai phe đều còn ẩn náu ở bên nước Tàu – đó là lúc phe Cộng sản Việt nam đi theo cánh của Mao Trạch Đông đang tranh chấp hận thù không đội trời chung với cánh Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. (Tình trạng này cũng tương tự như tại miền Nam hồi năm 1945 – 47, phe Cộng sản Đệ Tam đã sát hại tàn bạo đối với các nhân vật thuộc phe Cộng sản Đệ Tứ (còn gọi là phe Trostkyst) như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch… Đó là họ theo sự chỉ đạo của Stalin ở Liên Xô.)
Trong hơn 150 trang mô tả về tình hình chính trị xã hội xung quanh địa phương tỉnh Nam Định thời kỳ trước năm 1954, người đọc mà cũng xuất thân từ tỉnh Nam Định như tôi – thì đều có thể kiểm chứng rõ ràng là tác giả Nguyễn Công Luận đã tường thuật lại một cách rất chính xác và trung thực. Và đó chính là một điểm son của tác phẩm – khiến cho người đọc có thể yên tâm mà đọc cho đến hết các phần kế tiếp cũng vẫn đày rẫy những chi tiết về “Người thật, Việc thật” mà chính bản thân tác giả đã trải qua.
B – Phục vụ tại Sư đòan 22 nơi vùng Cao Nguyên (1958 – 1965).
Là một sĩ quan trẻ tuổi, Trung úy Nguyễn Công Luận đã hăng say phục vụ đất nước trong thời gian 7 năm với Sư đòan 22 Bộ Binh đóng tại các tỉnh vùng Cao nguyên là nơi có nhiều đồng bào thuộc các sắc tộc thiểu số đã định cư lâu đời nơi vùng đất rộng người thưa này. Tác giả coi đây là Sư đòan của gia đình mình với biết bao kỷ niệm gắn bó với số đông các bạn đồng đội và bà con dân chúng ở địa phương – bởi lẽ ông Luận lập gia đình vào năm 1962 và ông bà đã có hai người con được sinh ra trong thời gian ông phục vụ tại đơn vị này.
Dù chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ, ông Luận đã phát huy nhiều sáng kiến trong việc thi hành các công tác được trao phó cho mình – đặc biệt trong lãnh vực tổ chức phòng thủ và vận động quần chúng ở địa phương. Thành tích của ông tại vùng cao nguyên đã được vị Tư lệnh Sư đòan lúc đó là Đại tá Nguyễn Bảo Trị chú ý đặc biệt, nên vào năm 1967, khi làm Bộ trưởng Thông tin Chiêu hồi, ông Trị đã xin biệt phái Đại úy Luận về làm Giám đốc Nha Tiếp Nhận của Bộ này mà có số nhân viên lên đến 200 người.
3 – Giai đọan phục vụ tại Bộ Chiêu Hồi (1967 – 1970).
Sau thời gian trên 10 năm trong hàng ngũ quân đội và tới tuổi “tam thập nhi lập” vào năm 1967, Đại úy Luận đã trở thành một vị sĩ quan trưởng thành chín chắn với nhiều kinh nghiệm về chỉ huy và tổ chức điều hành.
Trong nhiệm vụ nặng nề là đơn vị trưởng của một cơ quan rộng lớn tại Bộ Chiêu Hồi ở thủ đô Saigon, ông Luận đã hăng say làm việc ngày đêm để cho guồng máy cơ quan đạt được hiệu năng tối hảo trong việc phân lọai, xác định lý lịch, thu thập tin tình báo, huấn luyện chính trị và sắp xếp phân phối bố trí công việc cho hàng chục ngàn những “hồi chánh viên” – là những người vừa rời bỏ hàng ngũ phe Cộng sản để gia nhập sinh họat trong Đại gia đình phe Quốc gia.
Ông Luận coi giai đọan phục vụ tại Bộ chiêu Hồi (từ 1967 đến 1970) là thời gian công tác có ý nghĩa nhất trong suốt gần 20 năm mà ông sinh họat trong quân ngũ. Ông thuật lại nhiều trường hợp người hồi chánh tham gia chiến đấu kiên cường trong các đơn vị Quân đội Việt nam cũng như Quân đội Mỹ. Mỗi tóan 3 người họat động sát cánh từng đơn vị của Quân đội Mỹ được gọi là “Kit Carson Scouts”, thì phần đông đều tạo được thành tích đáng khen ngợi.
Lý do chính yếu của sự thành công của Nha Tiếp Nhận do ông Luận lãnh đạo, đó là do lập trường quốc gia vững chắc kiên định và nhất là do sự thông cảm chan hòa tình yêu thương gắn bó của nhân viên phụ trách đối với các bạn hồi chánh viên.
Trong suốt ba năm làm việc miệt mài tại Bộ Chiêu Hồi, ông Luận đã có dịp trực tiếp phỏng vấn trao đổi với trên 500 hồi chánh viên – nhờ vậy mà ông thu thập được khá nhiều thông tin, tài liệu chính xác về tình hình xã hội ở miền Bắc sau năm 1954. Ông đã chuẩn bị để xuất bản một cuốn sách bằng Anh ngữ về đề tài này, nhưng chưa kịp hòan thành thì đã xảy ra biến cố 30 tháng tư 1975 làm xụp đổ chế độ miền Nam.
Ông là tác giả của văn kiện lập quy quan trọng rộng lớn cho tòan bộ chính sách Chiêu Hồi. Đó là Huấn Thị số 22 của Thủ Tướng Chính Phủ năm 1968 quy định các quy chế và thủ tục tiếp nhận Hồi Chánh của chính quyền, QLVNCH và Quân Đội Mỹ tại Việt Nam, quy định phòng chống nội tuyến, bảo vệ người hồi chánh đã hòan lương, biện pháp chế tài, các điều kiện và thủ tục miễn trách, miễn tố cho các bị can phạm tội như phá họai, giết người theo lệnh của VC.
Khó khăn lớn mà ông Luận đã vượt qua được, đó là thái độ ít khoan dung đối với các cựu VC về chiêu hồi của nhiều viên chức, sĩ quan và nhân sĩ VNCH, không chấp nhận những biện pháp “bàn tay nhung” tích cực giúp đỡ người hồi chánh bằng những yểm trợ vật chất và tinh thần để thu phục họ. Ông đã cùng Trung Tướng Trần Thanh Phong, Tham Mưu Trưởng Bộ TTM đệ trình dự án đồng hóa các sĩ quan Bắc Việt giỏi và đáng tin cậy vào QLVNCH như Đại Tá Tám Hà, Trung Tá Phan Mậu, Trung Tá Lê Xuân Chuyên, Thiếu Tá Hùynh Cự, Đại Úy Phan Văn Xướng và hàng trăm sĩ quan BV khác với quân hàm giảm 1 cấp, để phục vụ các ngành Bộ Binh, Pháo Binh, Thiết Giáp, Chiến Tranh Chính Trị… Nhưng dự án này không thành vì sức chống đối của nhiều chức quyền cao cấp trong chính phủ tuy được Quân đội cà Cảnh sát quốc gia tán thành.
Ông cũng vượt qua khó khăn lớn trong việc vận động Bộ Tư lệnh MAC-V chịu áp dụng quy định HT-22 Chiêu Hồi cho các đơn vị Mỹ ở Việt Nam, một điều mà các đơn vị chỉ huy cao cấp Mỹ vốn có tính tự cao tự đại không mấy khi chấp nhận.
IV – Để tóm lược lại.
Cuốn Hồi ký này là một trong mấy cuốn sách hiếm hoi do số ít tác giả Việt nam viết trực tiếp bằng Anh ngữ mà đề cập chi tiết về cuộc chiến tranh Việt nam trong cả hai giai đọan 1946 – 54 và 1960 – 75.
1 – Tác giả đã nêu rõ lập trường của mình là một “người quốc gia” đối lập dứt khóat với “người cộng sản”. Vì thế mà ông mới lấy nhan đề là : “Nationalist in the Viet Nam Wars : Memoirs of a Victim Turned Soldier”.
Thật vậy, trước năm 1954, lúc còn là một thiếu niên, cậu Luận đã là nạn nhân của sự tàn ác của Việt minh cộng sản (người cha bị bắt giữ và chết trong nhà tù cộng sản). Vào miền Nam, khi đủ 18 tuổi cậu Luận bắt đầu tham gia Quân đội thành người chiến binh – để chống lại sự xâm lăng do giới lãnh đạo cộng sản từ miền Bắc phát động.
2 – Cuốn sách chứa đựng rất nhiều chi tiết trong sinh họat của người dân Việt nam giữa thời kỳ 30 năm chiến tranh xáo trộn liên tục từ 1945 đến 1975. Có thể nói đây là tiếng nói tiêu biểu đại diện cho hàng triệu người trong tầng lớp “đa số thầm lặng” – vốn chỉ là nạn nhân bất hạnh của mưu đồ độc quyền thống trị của đảng Cộng sản Việt nam theo mô hình của Liên Xô và Trung Cộng. Đây là một chứng từ hết sức trung thực và khả tín của một công dân cần mẫn và lương thiện – nhằm góp phần vào việc xác định Chính Nghĩa cùng Chỗ Đứng của Việt Nam Cộng Hòa trong lịch sử thế giới hiện đại.
3 – Cuốn sách này cần được phổ biến rộng rãi trong các gia đình người Việt với cả ba thế hệ gồm có : ông bà (từ tuổi 60 trở lên với sự hiểu biết cụ thể về cuộc chiến) – cha mẹ (từ tuổi 30 – 50 chưa trải qua kinh nghiệm trực tiếp về cuộc chiến tranh) – và thế hệ các cháu sinh trưởng ở hải ngọai (thường có hiểu biết rất ít hay sai lạc về cuộc chiến do các sách báo người ngọai quốc viết với sự thiên lệch cường điệu).
* * *
Với tác phẩm đặc sắc này, tác giả Nguyễn Công Luận đã trở thành một nhân vật nổi trội, một thứ “somebody” trong cộng đồng người Việt ở hải ngọai – chứ không còn là thứ “nobody” như ông đã khiêm tốn viết nơi trang đầu cuốn sách nữa.
Người viết rất hân hạnh được giới thiệu với quý bạn đọc cuốn Hồi ký rất trung thục và lý thú này của vị cựu sĩ quan Quân lực Việt nam Cộng hòa và cũng là một người có tấm lòng yêu nước nồng nhiệt chân thành.
Sau cùng, người viết xin được bày tỏ lòng biết ơn và quý trọng chân thực đối với tác giả vì sự đóng góp thật quý báu này./
Costa Mesa, California Tháng Mười 2012
© Đoàn Thanh Liêm
© Đàn Chim Việt
Mai thái Lĩnh :Đôi điều cần nói thêm về bản Hiến pháp 1946
Tác giả: Mai Thái Lĩnh – ĐCV
Cuộc trao đổi ý kiến xung quanh chủ đề “Hiến pháp 1946” đáng lẽ đã dừng lại, vì những điều đã trình bày cũng đủ cho độc giả nắm vững được vấn đề. Tuy nhiên, vì trang Bauxite Vietnam lại đăng tiếp bài “Bàn thêm về bản Hiến pháp 1946” của ông Phan Thành Đạt, trong đó tác giả đã nêu ra một số ý kiến có thể gây ra hiểu lầm, ngộ nhận, tôi thấy cần phải trình bày thêm một số điểm trước khi dừng cuộc tranh luận.
1) Về “di sản tệ hại nhất của Hiến pháp 1946”
Ông Phan Thành Đạt viết: “Tác giả Mai Thái Lĩnh cho rằng: «Hiến pháp năm 1946 là di sản tệ hại nhất mà cả dân tộc phải thừa hưởng từ tinh thần cốt lõi của nó» vì theo ông mọi chính sách đều được Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương quyết định trong bóng tối”.
Đây là sự suy diễn của tác giả. Bởi lẽ nếu so sánh với các bản hiến pháp khác (1959, 1980 và 1992), Hiến pháp 1946 không phải là “di sản tệ hại nhất”. Như tôi đã nhiều lần nhận xét, Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp khá nhất trong số 4 bản hiến pháp do Đảng cộng sản làm ra. Cho nên nếu cần xác định “di sản tệ hại nhất” thì phải chọn một trong các bản hiến pháp ra đời sau, ví dụ một bản hiến pháp có quy định “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” chứ không thể chọn Hiến pháp 1946.
Thật ra, tôi không hề nói “Hiến pháp 1946 là di sản tệ hại nhất” mà nói về “di sản tệ hại nhất của Hiến pháp 1946…”. Nguyên văn như sau: “Hiến pháp 1946 suy cho cùng chỉ là một công cụ tuyên truyền để biện minh cho các hành động của Đảng cộng sản chứ không có ý nghĩa pháp lý hay tác dụng thực tế nào cả. Có thể nói dưới sự lãnh đạo “toàn diện và tuyệt đối” của Đảng cộng sản, toàn bộ đời sống chính trị của đất nước đều được quyết định trong bóng tối, trong phòng họp kín của Ban chấp hành Trung ương Đảng và nhất là của Bộ chính trị. Và đó chính là di sản tệ hại nhất mà cả dân tộc phải thừa hưởng từ tinh thần cốt lõi của bản Hiến pháp 1946”.
Ngay từ khởi thủy, Hiến pháp 1946 được xây dựng không nhằm mục đích phát huy dân chủ, đoàn kết toàn dân, lợi dụng lòng yêu nước mãnh liệt của nhân dân Việt Nam, dựa vào nhu cầu tập trung quyền lực để chống ngoại xâm, những người chủ trì việc soạn thảo bản hiến pháp này đã trao quyền lực quá lớn cho một cá nhân (Chủ tịch Nước), đồng thời tước đoạt quyền lực của cơ quan đại diện nhân dân (Nghị viện) để trao cho một nhóm nhỏ có tên là Ban Thường vụ Nghị viện. Đó là nguồn gốc của cơ chế “Chủ tịch Nước – Ban Thường trực Quốc hội”, một cơ chế đã vận hành trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Kể từ đầu thập niên 1950, cơ chế “Chủ tịch Nước – Ban Thường trực Quốc hội” được thay thế bằng cơ chế “Bộ chính trị – Ban chấp hành Trung ương Đảng”, hình thành nên chế độ “đảng trị” tồn tại mãi cho đến ngày nay. Có thể nói câu nói đầu môi của người dân “ơn Đảng, ơn Chính phủ” chính là hệ quả của cơ chế điều hành đó: người dân hầu như không biết đến Quốc hội mà chỉ biết đến Chính phủ và trên Chính phủ là Đảng!
Từ một cơ chế tạm thời hình thành trong chiến tranh, cơ chế “Bộ chính trị – Ban chấp hành Trung ương Đảng” đã tiếp tục tồn tại và phát triển cả trong thời bình, trở thành cơ chế điều hành trung tâm của chế độ cộng sản toàn trị.
Ngày nay, đất nước ta sống dưới ách của một chế độ toàn trị trong đó Đảng cộng sản nắm quyền lãnh đạo một cách “tuyệt đối và toàn diện”, mọi quyền tự do căn bản của người dân đều bị bóp nghẹt, ngay cả quyền yêu nước cũng không thể thực hiện được (chỉ vì Đảng muốn bảo vệ tình hữu nghị đối với “ngoại bang” đã từng giúp Đảng nắm và giữ vững được quyền lực). Thế nhưng, muốn tìm đến tận nguồn gốc, xuất phát điểm của tình trạng đó, phải trở lại với giai đoạn 1945-54, bởi vì những tiền đề của chế độ đảng trị đã được chuẩn bị từ đó.
2) Làm thế nào đế đánh giá đúng giá trị của Hiến pháp 1946?
Để đánh giá đúng giá trị của bản Hiến pháp 1946, cần đặt nó vào bối cảnh lịch sử và tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của nó. Không thể đưa ra những suy luận dựa trên trí tưởng tượng, bất chấp thực tế, chỉ cốt để biện hộ cho giá trị của bản hiến pháp bằng bất cứ giá nào.
Lấy ví dụ: để bênh vực cho Hiến pháp 1946, ông Phan Thành Đạt đã suy luận như sau: “Nghị viện họp mỗi năm hai lần vào tháng 5 và tháng 11 không có nghĩa là Nghị viện sẽ nhóm họp trong hai tuần hay hai tháng, mà ở đây đơn thuần hiểu là Nghị viện họp mỗi năm 2 kì bắt đầu vào tháng 5 và tháng 11 (điều thứ 28), thời gian họp sẽ được quy định bằng luật tổ chức được Nghị viện phê chuẩn”.
Đây chỉ là điều do tác giả tưởng tượng ra chứ không hề có trong thực tế Việt Nam. Từ 1946 đến nay, tất cả các Quốc hội dưới chế độ cộng sản đều không hề họp quá hai tháng mỗi năm. Một Quốc hội chỉ làm nhiệm vụ “đóng dấu” để hợp thức hóa các nghị quyết, chỉ thị của Việt Minh (và sau này là của Đảng) thì việc họp hành chỉ cần để “trình diễn dân chủ”, để chứng minh rằng chế độ “dân chủ mới” ưu việt gấp vạn lần, triệu lần chế độ “dân chủ tư sản”, chứ không nhằm thực hiện quyền lực lập pháp hay giám sát cơ quan hành pháp. Do đó, phần lớn thời gian Quốc hội ngừng họp được dành cho Ban Thường trực (hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội) để tiện làm việc với các vị lãnh đạo Việt Minh (và sau này là Đảng cộng sản) trong các phòng họp kín.
Người ta không thể tìm thấy một Nghị viện hay Quốc hội tương tự như thế tại các quốc gia dân chủ phương Tây. Nhưng người ta có thể tìm thấy mô hình đó trong tất cả các quốc gia theo chế độ cộng sản. Có thể nhìn vào trường hợp của Trung Quốc:
Tại quốc gia cộng sản lớn nhất thế giới này, cơ quan lập pháp là một tổ chức khổng lồ mang tên Đại hội Nhân dân Toàn quốc (National People’s Congress, NPC) [1] – với gần 3 ngàn đại biểu. Nhưng cái Quốc hội khổng lồ này chỉ họp một năm có một kỳ và mỗi kỳ chỉ kéo dài khoảng 2 tuần lễ. Bên trong cái “Quốc hội” khổng lồ ấy, có một “Quốc hội nhỏ” (nhưng quyền hạn lớn hơn) được gọi tên là Ủy ban Thường vụ (tên gọi đầy đủ là Toàn quốc Nhân dân Đại biểu Đại hội Thường vụ Ủy viên hội) gồm 150 đại biểu. Vào những tháng Quốc hội không họp (nghĩa là 11 tháng còn lại trong năm), Quốc hội nhỏ này họp mỗi tháng một lần. Nhưng bởi vì cái Quốc hội nhỏ này vẫn còn quá đông, để chỉ đạo các công việc hàng ngày còn có một ban lãnh đạo nhỏ hơn nữa gồm 15 người, đứng đầu là Chủ tịch Đại hội Nhân dân Toàn quốc (tức Chủ tịch Quốc hội). Vị Chủ tịch này lại là một ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc. Trong thực tế, công việc của toàn thể đất nước khổng lồ hơn 1 tỷ dân này nằm trong tay 9 ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc, trong đó có một vị đứng đầu Đại hội Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội).
Tác giả Phan Thành Đạt cho rằng: “Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp của nhiều tổ chức chính trị, không phải là Hiến pháp do một mình tổ chức Việt Minh biên soạn”. Về quá trình soạn thảo Hiến pháp 1946, xin dành lại cho một dịp khác, vì tư liệu xung quanh vấn đề này còn ít ỏi và chưa đủ tin cậy, cần phải tìm hiểu thêm. Chỉ xin nhấn mạnh một điều quan trọng: cho dù có bao nhiêu trí thức “chịu ảnh hưởng giáo dục của phương Tây”, bao nhiêu “tổ chức chính trị” tham gia biên soạn thì Việt Minh vẫn có ảnh hưởng quyết định đối với bản hiến pháp này. Bởi vì vào thời điểm thông qua bản hiến pháp (tháng 11 năm 1946), các tổ chức chính trị đối lập với Việt Minh đã không còn tồn tại; một số đại biểu không cộng sản chỉ còn tham gia với tư cách cá nhân và không có ảnh hưởng gì đáng kể.
Xét về mặt tổ chức thì Việt Minh chỉ là một hình thức “biến tướng” của Đảng cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích việc “Đảng cộng sản Đông Dương tự giải tán vào ngày 11-11-1945” như sau: “Hồi đó, một việc đã làm cho nhiều người thắc mắc nhất là việc Đảng tuyên bố tự giải tán, sự thật là Đảng rút vào bí mật. Và dù là bí mật, Đảng vẫn lãnh đạo chính quyền và nhân dân. Chúng ta nhận rằng việc Đảng tuyên bố giải tán (sự thật là vào bí mật) là đúng” [2]. Điều cần chú ý là vào ngày 25-11-1945, nghĩa là chưa đầy nửa tháng sau khi tuyên bố “giải tán Đảng”, Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”. Sau khi đã cảnh báo việc “Chính quyền mới đang phải đối phó với ba việc khó khăn: chống thực dân Pháp xâm lược; trừ nạn đói; xử trí bọn Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng, Nguyễn Hải Thần đã dựa vào thế lực Tưởng nhập cục thành một khối, đối lập với Chính phủ, đang đòi cải tổ Chính phủ, tham dự chính quyền”, bản chỉ thị đề ra nhiệm vụ cụ thể như sau: “Về nội chính, xúc tiến nhanh việc bầu Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức; phân hóa và xử trí bọn phản động chống lại chính quyền” [3]. Những sử liệu đó cho thấy rõ toàn bộ quá trình xây dựng Hiến pháp 1946 đã được Đảng cộng sản Đông Dương tính toán một cách chủ động từ rất sớm, và việc “thanh toán phe đối lập” cũng đã được đưa vào chương trình nghị sự của Đảng.
3) Tác dụng của Hiến pháp 1946
Trong nỗ lực biện hộ cho Hiến pháp 1946, ông Phan Thành Đạt viết: “Phải chăng bản Hiến pháp này là di sản tệ hại nhất? Tôi không cho là như vậy, vì bản Hiến pháp này chỉ được thông báo trước quốc dân đồng bào, rồi sau đó, những nhà lãnh đạo không quan tâm gì đến nó nữa, họ không áp dụng những nguyên tắc được Hiến pháp quy định, Hiến pháp tồn tại cũng như không, vì thế Hiến pháp năm 1946 chưa bao giờ có hiệu lực thực tế vì thế nó không thể là di sản tệ hại được. (…) Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp chết yểu, và cái bóng của nó không làm hại ai (Une Constitution morte-née et son spectre ne menace personne)”.
3.1. Như tôi đã phân tích, bản Hiến pháp 1946 là một bản hiến pháp có hai mặt: mặt tốt (những ưu điểm) và mặt xấu (những khuyết điểm nghiêm trọng). Mặt xấu gây hại cho mặt tốt, cho nên có thể coi mặt xấu chính là “di sản tệ hại”, trong đó tệ hại nhất là một cơ chế phân chia quyền lực bất hợp lý khiến cho một thiểu số được quyền quyết định mọi vấn đề hệ trọng của đất nước. Đối với một bản Hiến pháp có khuyết tật như thế, người trí thức cẩn trọng không thể tâng bốc, ca tụng nó như một bản Hiến pháp mẫu mực. Và đương nhiên, không thể đem áp dụng nguyên xi bản Hiến pháp đó vào tình hình hiện nay. Đó chính là điều tôi muốn chứng minh.
Khi nói rằng “những nhà lãnh đạo… không áp dụng những nguyên tắc được Hiến pháp quy định”, tác giả đã cố tình quên đi một sự thật: các nhà lãnh đạo của Việt Minh (và sau này là Đảng Lao động) chỉ không phát huy những ưu điểm của bản hiến pháp này, nhất là việc thực hiện các quyền tự do căn bản đã được ghi trong đó. Nhưng họ vẫn áp dụng một cách triệt để phần không tốt (những khuyết điểm nghiêm trọng) của bản Hiến pháp đó, bởi vì những nguyên tắc đó hoàn toàn có lợi cho việc nắm quyền của họ.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi tìm hiểu quy trình làm luật. Đạo luật quan trọng nhất mà Quốc hội khóa I thông qua là Luật cải cách ruộng đất năm 1953. Khởi điểm của Luật này không phải từ Quốc hội mà từ Đảng Lao động Việt Nam:
Đầu năm 1953, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (từ 25 đến 30-1-1953) để quyết định việc thực hiện nhiệm vụ cải cách ruộng đất của Đảng. Sau hội nghị đó, một bản “Cương lĩnh ruộng đất của Đảng” đã được dự thảo. Cuối năm 1953 (từ 14 đến 23-11-1953), Hội nghị Toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Lao động đã được triệu tập tại chiến khu Việt Bắc để thông qua bản dự thảo – văn bản này sau khi được bổ sung trở thành “Cương lĩnh ruộng đất” chính thức của Đảng. Vài ngày sau đó (từ 26 đến 28-11-1953), Hội nghị của Ủy ban Liên Việt Toàn quốc (một tổ chức tương tự như Mặt trận Tổ quốc hiện nay) được triệu tập để nghe ông Trường Chinh trình bày “Cương lĩnh ruộng đất”. Chính hội nghị này đã “kiến nghị Quốc hội và Chính phủ chấp nhận chính sách cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam”. Sau đó vài ngày, Quốc hội khóa I đã họp kỳ thứ ba (từ 1 đến 4-12-1953) để nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh báo cáo về “tình hình trước mắt và nhiệm vụ cải cách ruộng đất”, trong đó nhấn mạnh: hai nhiệm vụ trọng tâm trong năm 1954 là ”ra sức đánh giặc” và “thực hiện cải cách ruộng đất”. Cũng tại kỳ họp này, vào ngày 4-12-1953, Quốc hội đã thông qua Luật cải cách ruộng đất [4].
Nhưng cuộc cải cách ruộng đất đã được khởi động trước khi Quốc hội thông qua Luật. Ngay sau khi Hội nghị Trung ương Đảng ra quyết định (tháng 1-1953), từ ngày 25-2 đến ngày 1-3-1953, ông Tôn Đức Thắng – Trưởng ban Thường trực Quốc hội kiêm Chủ tịch Ủy ban Liên Việt toàn quốc đã chủ trì một cuộc họp liên tịch giữa hai tổ chức nói trên (cả hai tổ chức đều do ông điều khiển), để ra một nghị quyết trong đó xác định “công tác trung tâm của năm 1953 là phát động quần chúng, thực hiện chính sách ruộng đất”. Nói cách khác, Ban Thường trực Quốc hội đã thay mặt toàn thể Quốc hội cùng với Chủ tịch Nước quyết định tiến hành thí điểm chiến dịch cải cách ruộng đất [5].
Cuộc cải cách ruộng đất trong thực tế đã diễn ra từ giữa tháng 5 năm 1953 (nghĩa là gần 7 tháng trước khi Luật Cải cách ruộng đất được thông qua). Hai nhân vật điển hình được chọn làm “thí điểm” để đấu tố (và sau đó bị xử bắn) là hai địa chủ yêu nước có công với kháng chiến: ông Nguyễn Văn Bính (tức Tổng Bính) và bà Cát Hanh Long (tức Nguyễn Thị Năm) [6]. Ở đây, ta thấy các nhà lãnh đạo của Đảng Lao động đã áp dụng đúng quy định được ghi trong điều 36 của Hiến pháp 1946: trong thời gian Nghị viện (tức Quốc hội) không họp, Ban Thường vụ Nghị viện (tức Ban Thường trực Quốc hội) được quyền “biểu quyết những dự án sắc luật của Chính phủ”. Tất nhiên, điều khoản này còn nói thêm: “Những sắc luật đó phải đem trình Nghị viện vào phiên họp gần nhất để Nghị viện ưng chuẩn hoặc phế bỏ”. Nhưng một dự luật đã được Chủ tịch Nước và Ban Thường trực Quốc hội thông qua thì khi đem trình Quốc hội, dự luật ấy chỉ có thể được “ưng chuẩn” chứ làm sao có thể bị “phế bỏ”?
3.2. Ông Phan Thành Đạt viết: “Bản Hiến pháp này đã hợp thức hóa quyền lực của Nghị viện, Chủ tịch nước, Chính phủ… Tuy nhiên tất cả các cơ quan quyền lực này phải tuân theo Hiến pháp và luật pháp, các cá nhân đại diện cho các cơ quan này phải thực hiện đúng trách nhiệm và bổn phận của mình. (…) Tất cả những người Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo, trước hết phải là những công dân mẫu mực”. Ông cũng nhận định rằng một cách xác đáng rằng: “Ngay cả khi nếu Việt Nam có một bản Hiến pháp tuyệt vời như Hiến pháp Mỹ năm 1787, hay Hiến pháp Pháp năm 1946. Chắc cũng không thay đổi được gì, nếu như các nguyên tắc được Hiến pháp ghi nhận không được vận dụng”.
Vấn đề đặt ra là: việc thực thi các quy định của hiến pháp có liên quan mật thiết đến cách thức phân chia quyền lực, hay nói cách khác là việc vận dụng nguyên tắc tam quyền phân lập. Như tôi đã phân tích, nguyên nhân khiến cho các quyền tự do căn bản của nhân dân bị thủ tiêu, Quốc hội không được xem trọng chính là vì cấu trúc mất cân đối và bất hợp lý của hệ thống chính trị được quy định trong Hiến pháp 1946. Việc trao quyền lực quá lớn cho Chủ tịch Nước và việc tước đoạt quyền lực của Nghị viện hay Quốc hội để trao vào tay một nhóm nhỏ đã khiến cho quyền lực của các nhà lãnh đạo trở thành tuyệt đối, không ai có thể kiểm soát được, nhất là trong bối cảnh không có một lực lượng chính trị nào khác có thể kiềm chế được Việt Minh. Chính điều đó đã phá hỏng khả năng kiểm soát quyền lực.
Nếu nhìn vào các bản hiến pháp được coi là “hiến pháp tiến bộ”, chúng ta không thấy những nhược điểm này. Hãy thử nhìn vào lĩnh vực làm luật. Ở Hoa Kỳ, do hành pháp và lập pháp hoàn toàn tách rời nhau, Quốc hội hoàn toàn độc lập trong việc làm luật, Tổng thống chỉ có quyền phủ quyết (veto) sau khi luật được thông qua chứ không được quyền can thiệp vào quá trình làm luật (trừ các đạo luật liên quan đến ngân sách). Theo Hiến pháp 1958 của Pháp, Tổng thống là người thay mặt Chính phủ để đệ trình dự luật, nhưng quá trình làm luật là của Nghị viện và Thủ tướng, Tổng thống chỉ có quyền phủ quyết sau khi luật đã được Nghị viện thông qua. Đó là chưa kể đến môi trường chính trị đa nguyên về tư tưởng và một hệ thống đảng phái “cạnh tranh lành mạnh” khiến cho không cá nhân hay tổ chức nào có thể độc quyền làm luật hay độc quyền thi hành luật.
Điều kỳ lạ là ông Phan Thành Đạt – một người tỏ ra hiểu biết về các bản hiến pháp của phương Tây, lại ra sức bênh vực cho việc “Chủ tịch Nước được quyền tiếp tục là thành viên của Nghị viện hay Quốc hội”. Ông viết như sau: “Tác giả Mai Thái Lĩnh cho rằng Hiến pháp 1946 thiết lập một Nghị viện có quyền lực yếu và cơ quan hành pháp mạnh, vì Chủ tịch nước có rất nhiều quyền lực vừa tham gia vào nhiệm vụ lập pháp, vừa tham gia vào nhiệm vụ hành pháp. Thực tế là nếu xét về lý thuyết theo đúng tinh thần của Hiến pháp 1946, đây vẫn là thế chế nghị viện mạnh và có cơ quan hành pháp yếu, vì nhiều lẽ, Chủ tịch vừa có vai trò nghị sĩ vừa có vai trò lãnh đạo cơ quan hành pháp, theo đúng nguyên tắc của thể chế nghị viện, Chủ tịch nước sẽ được chọn từ đảng phái chiếm nhiều ghế nhất trong Nghị viện, người này thường giữ vai trò lãnh đạo đảng phái đó tại Nghị viện, đương nhiên nhân vật này phải theo các nguyên tắc của đảng mình, và nhân vật này phải cân bằng hài hòa lợi ích giữa đảng chiếm đa số và các đảng phái khác trong Nghị viện. Hơn nữa Hiến pháp 1946 thiết lập thể chế nghị viện mất cân bằng vì Nghị viện có quyền giải tán Chính phủ nhưng Chủ tịch nước không có quyền giải tán Nghị viện, vậy là phần thắng luôn thuộc về Nghị viện”.
Đây là một lập luận có tính ngụy biện. Bởi vì nếu “Chủ tịch vừa có vai trò nghị sĩ vừa có vai trò lãnh đạo cơ quan hành pháp” thì Chủ tịch phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện, nghĩa là có thể bị Nghị viện bất tín nhiệm và truất chức bất cứ lúc nào. Trong khi đó, nếu dựa theo Hiến pháp 1946, Chủ tịch Nước VNDCCH tuy do Nghị viện bầu lại không hề chịu trách nhiệm trước Nghị viện, không thể bị Nghị viện cách chức bằng cách bất tín nhiệm. Ở đây, ông Phan Thành Đạt đã vô tình (hay cố ý) lẫn lộn giữa chức vụ Thủ tướng trong một chế độ đại nghị hoặc một chế độ nửa-tổng thống (vừa là nghị sĩ, vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp) với chức vụ Tổng thống trong chế độ nửa-tổng thống (là nguyên thủ quốc gia trực tiếp nắm quyền hành pháp nhưng không được quyền làm thành viên của Nghị viện).
Cũng không thể khẳng định “phần thắng luôn thuộc về Nghị viện”, bởi vì dựa theo Hiến pháp 1946, Nghị viện chỉ có thể “giải tán Nội các” bằng cách bất tín nhiệm Thủ tướng chứ không thể “giải tán Chính phủ” vì không thể bất tín nhiệm Chủ tịch Nước. Chủ tịch Nước bao giờ cũng đóng vai trò chính trong việc chỉ định Thủ tướng và Nội các. Và cho dù Chủ tịch Nước không có quyền giải tán Nghị viện nhưng nếu xảy ra xung đột, Chủ tịch Nước chỉ cần đợi cho hết nhiệm kỳ của Nghị viện (3 năm) thì Nghị viện tự động phải giải tán, bởi vì nhiệm kỳ của Chủ tịch Nước là 5 năm – dài hơn nhiệm kỳ của Nghị viện 2 năm. Cho nên nếu gọi đây là một “thể chế nghị viện mất cân bằng” thì sự mất cân bằng này rõ ràng là nghiêng về phía hành pháp (Chủ tịch Nước) chứ không nghiêng về phía Nghị viện. Không thể nói “phần thắng luôn thuộc về Nghị viện” mà phải nói ngược lại mới đúng.
Đó là chưa kể đến hoàn cảnh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời kỳ đó. Ảnh hưởng khống chế của Việt Minh (và sau đó là Đảng Lao động Việt Nam) khiến cho quyền lực của Chủ tịch nước trở thành tuyệt đối bởi vì Ban Thường trực Quốc hội và toàn thể Quốc hội bao giờ cũng phục tùng, làm theo lệnh của Chủ tịch Nước.
3.3. Ông Phan Thành Đạt cho rằng “Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp chết yểu, và cái bóng của nó không làm hại ai”.
Trong thực tế, mặc dù không có ý nghĩa pháp lý và không có tác dụng thực tế, Hiến pháp 1946 vẫn có “giá trị lợi dụng”:
- Nhờ có Hiến pháp 1946, những người cộng sản có được một công cụ hữu hiệu để tuyên truyền với thế giới rằng “Việt Minh không phải là cộng sản”, Chính phủ do Việt Minh lập ra là chính phủ của một nước độc lập, những người được Quốc hội 1946 giao trách nhiệm là lãnh đạo có thẩm quyền của dân tộc Việt nam, còn các chính phủ do thực dân Pháp hỗ trợ chỉ là bù nhìn, tay sai giặc, v.v. Sự đánh giá thiếu khách quan của nhiều học giả trên thế giới cũng bắt nguồn một phần từ việc đánh giá không đúng ý nghĩa của bản Hiến pháp này.
- Đối với trong nước, Hiến pháp 1946 chính là chiêu bài pháp lý để những người cộng sản thực hiện đường lối, chính sách của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, hợp pháp hóa việc “vận dụng chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta”.
Dẫn chứng về Luật cải cách ruộng đất năm 1953 là một ví dụ điển hình, cho thấy quy trình hoạch định chính sách (policy-making) dưới chế độ cộng sản bao giờ cũng bắt đầu bằng nghị quyết của Đảng và kết thúc bằng nghị quyết hay luật của Quốc hội. Mặc dù chủ trương bao giờ cũng xuất phát từ Đảng, chủ trương ấy bao giờ cũng được hợp pháp hóa bằng một quyết định của Nhà nước và quyết định ấy thường được bao phủ bởi một lớp vỏ bọc nhân danh “nhân dân”. Quốc hội chính là cơ quan tạo ra lớp vỏ bọc đó. Đó chính là lý do khiến cho Việt Minh ngay từ khi cướp được chính quyền đã nghĩ ngay đến việc soạn ra một bản Hiến pháp. Và bản Hiến pháp 1946 ra đời là để tạo cơ sở pháp lý cho tính chính đáng, hợp pháp của chính quyền do Đảng Cộng sản dựng nên.
- Không thể nói Hiến pháp 1946 “chết yểu”, bởi vì trong khi một bộ phận quan trọng của nó (các quyền tự do căn bản của người dân) không bao giờ được thực hiện, thì bộ phận còn lại (cơ chế điều hành của Nhà nước) vẫn tiếp tục tồn tại và phát huy tác dụng mãi cho đến khi Hiến pháp 1959 thay thế nó. Hơn thế nữa, tinh thần cốt lõi của nó đã được lưu giữ trong tất cả các bản Hiến pháp sau này: nhân dân không có quyền làm chủ bởi vì tất cả mọi việc đều do một tổ chức chính trị duy nhất (Việt Minh, và sau đó là Đảng cộng sản) quyết định.
- Khi nói rằng “cái bóng của Hiến pháp 1946 không làm hại ai”, tác giả cố tình bỏ qua tác dụng tai hại của nó trong đời sống văn hóa và chính trị của đất nước. Bằng cớ là mãi cho đến nay, ngay trong giới trí thức vẫn còn có nhiều người ngộ nhận rằng đó là bản Hiến pháp tuyệt vời, “không hề thua kém bất cứ bản hiến pháp tiến bộ nào trên thế giới”. Việc các nhà luật học cũng như nhiều trí thức khác im lặng về những “khuyết điểm nghiêm trọng” của nó, tiếp tục nuôi dưỡng huyền thoại về một “chế độ dân chủ cộng hòa” tiền-cộng sản đã làm cho người dân thường và nhất là giới trẻ lẫn lộn đúng-sai, dân chủ-phản dân chủ, làm rối mù nhận thức của thế hệ trẻ, làm mê hoặc nhân tâm, suy đồi dân trí.
Điều cần nhấn mạnh là: đối với Đảng cộng sản, Hiến pháp chỉ là công cụ tuyên truyền, nhưng đối với nhân dân Hiến pháp vẫn là sợi dây trói buộc. Trong khi Đảng có thể coi thường Hiến pháp, vi phạm pháp luật vì Đảng đứng cao hơn Hiến pháp và pháp luật, thì đối với người dân thường, Hiến pháp và pháp luật vẫn là khuôn phép, là xiềng xích, bởi lẽ cơ quan bắt giam và xét xử người nằm trong tay Đảng chứ không nằm trong tay dân. Do đó, để cái bóng của Hiến pháp 1946 thật sự không còn làm hại ai, cần phải phê phán nó một cách thật sự nghiêm túc, và trong khi nêu rõ những ưu điểm của nó vẫn không thể bỏ qua các “khuyết điểm nghiêm trọng” của nó. Chỉ khi đó, cái bóng của nó mới không còn gây tác hại.
4) Về trào lưu “trở lại Hiến pháp 1946”
Ông Phan Thành Đạt viết: “Câu hỏi đặt ra là vì sao tác giả cho dù biết rằng Hiến pháp năm 1946 có nhiều khuyết điểm, nhưng ông vẫn đồng tình với trào lưu trở lại Hiến pháp năm 1946? Trong bài viết sau, ông lại nhấn mạnh vào các khuyết điểm của Hiến pháp năm 1946, và tiến thêm một bước nữa là phủ nhận bản Hiến pháp này. Phải chăng tác giả có một số mâu thuẫn giữa hai bài viết?”.
Một lần nữa, tôi khẳng định: từ trước đến nay tôi không hề “đồng tình với trào lưu trở lại Hiến pháp 1946” như ông Phan Thành Đạt suy luận. Xin trích lại một đoạn trong phần cuối của bài “Những khuyết điểm nghiêm trọng của Hiến pháp 1946”:
“Như trên đã phân tích, mặc dù là văn bản lập hiến khá nhất trong số các bản hiến pháp đã soạn thảo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp 1946 đã không bảo đảm được sự cân bằng giữa các thiết chế chính trị theo đúng nguyên tắc “tam quyền phân lập”. Cán cân quyền lực nghiêng hẳn về một phía (Chủ tịch nước) trong khi quyền lực của cơ quan lập pháp (Nghị viện) lại lọt vào tay một thiểu số (Ban Thường vụ Nghị viện) khiến cho quyền lực của Chủ tịch nước trở thành gần như tuyệt đối. (…) Vì thế, không thể coi Hiến pháp 1946 là một bản hiến pháp dân chủ mẫu mực, có thể áp dụng nguyên xi trong tình hình hiện nay như một số nhà nghiên cứu hay chính trị gia đã khẳng định.
Tất nhiên, trong hoàn cảnh thực tế của nước Việt Nam hiện nay, nếu Đảng Cộng sản thật sự có ý muốn cải cách chính trị để chuyển hóa từ một chế độ độc-tài-toàn-trị sang một chế độ hướng-đến-dân-chủ, nếu các đảng viên cộng sản “cấp tiến” có khả năng đấu tranh để đạt được một hiến pháp tương tự như Hiến pháp 1946, thì chúng ta cũng có thể hoan nghênh, coi đó như một bước tiến đầu tiên, một bước chuyển tiếp. Thế nhưng, như đã phân tích trên đây, văn bản lập hiến này còn có nhiều khuyết điểm nghiêm trọng, vì thế không thể coi đó là mục tiêu sau cùng, là đích đến của con đường dân chủ hóa. Để có thể thiết lập quyền làm chủ thật sự của nhân dân trên lĩnh vực chính trị, cần phải hoàn thành một bước tiến thứ hai, một nửa đoạn đường kế tiếp – quan trọng hơn và thiết yếu hơn. Đó chính là việc thiết kế lại các thiết chế chính trị dựa trên nguyên tắc “tam quyền phân lập” nhằm tạo ra một hệ thống kiểm soát và làm cân bằng (checks and balances) – cơ chế hiệu quả nhất để ngăn ngừa lạm quyền và tham nhũng. Không làm được điều đó thì tự do, dân chủ vẫn chỉ là những cái bánh vẽ, còn trong thực tế thì nhân dân vẫn phải tiếp tục chịu đựng những “vi phạm thường ngày” của một bộ máy hành pháp chuyên quyền không bị kiểm soát hoặc không thể kiểm soát. Đó chính là bài học xương máu mà nhân dân các nước “chậm tiến” đã và đang phải trả giá cho những ước mơ “độc lập, tự do” có tính bồng bột, ngây thơ từ giữa thế kỷ 20 cho đến tận ngày nay”.
Qua đoạn văn đó, có thể thấy rõ: tôi chỉ coi việc “đạt được một hiến pháp tương tự như Hiến pháp 1946” là một bước chuyển tiếp, một bước tiến đầu tiên – nếu các đảng viên cộng sản cấp tiến có khả năng đạt được điều đó. Nhưng tôi không hề coi đó là mục tiêu sau cùng, là đích đến của con đường dân chủ hóa.
Vì những lý do nào tôi không ủng hộ trào lưu “trở về Hiến pháp 1946”, mặc dù tôi không chống lại trào lưu đó nếu nó diễn ra như một quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của Đảng cộng sản? Có thể nêu một số lý do sau đây:
- “Trở lại với Hiến pháp 1946” thật ra chỉ là mục tiêu của một phái trong Đảng cộng sản (tạm gọi là “phái cộng sản cấp tiến”) chứ không phải là mục tiêu chung của cả dân tộc Việt Nam;
- Hiến pháp 1946 tuy có một phần tốt nhưng có một phần không tốt (những khuyết điểm nghiêm trọng). Phục hồi lại Hiến pháp 1946 vẫn chưa giải quyết được một số vấn đề căn bản, nhất là việc sắp xếp một hệ thống chính trị trong đó bảo đảm được nguyên tắc tam quyền phân lập, bảo đảm được một cơ chế kiểm soát và làm cân bằng nhằm ngăn ngừa lạm quyền, tham nhũng;
- Nếu chỉ dừng lại ở mục tiêu “trở về Hiến pháp 1946”, một thế lực chính trị nào đó có thể lợi dụng chiêu bài đó để thiết lập một chế độ độc tài không cộng sản, trong khi người dân vẫn không được hưởng các quyền tự do căn bản, và do đó một xã hội dân sự lành mạnh vẫn không thể hình thành.
Có thể nhìn vào tấm gương của nước Nga hậu-cộng sản để cảnh giác trước những nguy cơ “độc tài đột lốt dân chủ” ở Việt Nam trong tương lai. Thực tế hiện nay ở nước ta cho thấy một bộ phận đảng viên cộng sản và con cháu họ đang ra sức làm giàu để trở thành “tư sản đỏ”. Tầng lớp tư sản đỏ này nếu nắm được quyền lực có thể sẽ bỏ rơi chủ nghĩa cộng sản để bảo vệ tài sản riêng của họ, nhưng sẽ tìm mọi cách để duy trì đặc quyền, đặc lợi của họ. Không phải ngẫu nhiên mà sách báo chính thống ở Việt Nam phỉ báng Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin không tiếc lời, nhưng lại ca ngợi Vladimir Putin như một người hùng!
5) Thảo luận về Hiến pháp có tác dụng gì?
Thảo luận về Hiến pháp trong hoàn cảnh của một chế độ toàn trị như ở Việt Nam hiện nay, thật ra không có tác dụng làm thay đổi căn bản nội dung của bản Hiến pháp sắp tới do Quốc hội hiện hành biên soạn. Vì những lý do sau đây:
- Công việc soạn thảo và thông qua Hiến pháp hoàn toàn nằm trong tay của Đảng cộng sản Việt Nam. Vì vậy các cuộc thảo luận trên các diễn đàn công khai thực ra chỉ có tính chất màu mè, làm đẹp cho chế độ. Việc Hiến pháp được định hình ra sao, sửa đổi theo hướng nào và đến mức nào, thật ra không do các cuộc tranh luận bên ngoài quyết định, mà do các hội nghị nội bộ của Đảng quyết định;
- Trái với sự tin tưởng của một số trí thức trong và ngoài nước, sửa đổi Hiến pháp không phải là điều kiện tiên quyết để Đảng cộng sản tiến hành đổi mới theo hướng dân chủ hóa. Đối với một Đảng cộng sản, để tiến hành sửa đổi đường lối, họ chỉ cần bắt đầu bằng một Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng hoặc một Hội nghị đại biểu toàn quốc có giá trị gần ngang với một Đại hội Đảng để ra một nghị quyết hay thông qua một cương lĩnh, thế là đủ để bật đèn xanh cho tiến trình đổi mới. Hiến pháp đối với một Đảng cộng sản chỉ là vấn đề thứ yếu, phụ thuộc, nhằm mục đích hợp pháp hóa cương lĩnh của Đảng. Tin rằng sửa đổi Hiến pháp sẽ tạo điều kiện cho Đảng đổi mới là một niềm tin mù quáng, không có cơ sở, do thiếu hiểu biết về bản chất của đảng cộng sản, hoặc do cố tình gây hỏa mù để lừa mị nhân dân, làm lạc hướng dư luận;
- Những người chủ trương “phục hồi Hiến pháp 1946” hy vọng bằng cách chứng minh “Hiến pháp 1946 là sự thể hiện của tư tưởng Hồ Chí Minh”, họ sẽ thuyết phục được Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương hiện nay viết lại Hiến pháp theo tinh thần đó. Nhưng có một điều họ cố tình bỏ qua, đó là: Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người chủ trì việc soạn thảo Hiến pháp 1946, mà còn là người chủ trì việc soạn thảo Hiến pháp 1959. Do đó, giữa những người chủ trương phục hồi Hiến pháp 1946 và những người hiện đang nắm quyền trong lĩnh vực tư tưởng sẽ phải giải quyết một vấn đề căn bản: trong hai bản Hiến pháp ấy, bản Hiến pháp nào mới thật sự thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh? Và nếu tìm tòi trong Hồ Chí Minh toàn tập, các nhà lý luận “trung kiên” của Đảng sẽ tìm thấy vô số lời nói và bài viết chứng minh rằng chủ nghĩa xã hội (mà biểu hiện về mặt pháp lý là Hiến pháp 1959) mới thật sự là đỉnh cao của “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Vì vậy, cơ may thắng lợi của “phái cấp tiến” là rất nhỏ nhoi, và ảnh hưởng của phái này trong hàng ngũ lãnh đạo hầu như không đáng kể;
- Trong tình hình hiện nay, khi mà uy tín của Đảng đã suy giảm đến mức báo động, vì nhu cầu bảo vệ địa vị thống trị của Đảng, các nhà lãnh đạo Đảng sẽ không sẵn lòng sửa đổi Hiến pháp theo chiều hướng “phục hồi Hiến pháp 1946” như một số đảng viên “cấp tiến” mong muốn. Ngược lại, yêu cầu hàng đầu được đặt ra là phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng bằng bất cứ giá nào. Đại hội lần thứ 11 của Đảng được tiến hành trong tinh thần đó. Diễn tiến của quá trình sửa đổi Hiến pháp đã và đang diễn ra theo hướng đó. Về điều này, chính tác giả Phan Thành Đạt cũng thừa nhận: “Đợt sửa đổi Hiến pháp lần này, chắc chắn Ủy ban sửa đổi Hiến pháp sẽ kết hợp Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1992, đồng thời đưa vào một số nguyên tắc cho phù hợp với hoàn cảnh hiện nay. Bản Hiến pháp mới rất có thể sẽ tiến bộ hơn Hiến pháp năm 1992, nhưng sẽ thua kém Hiến pháp năm 1946”.
Hội nghị Trung ương lần thứ 6 của Đảng CSVN (mà mục tiêu chính là “chỉnh đốn Đảng”) vừa diễn ra đã chứng minh sự bất lực của cơ chế “Bộ Chính trị – Ban chấp hành Trung ương Đảng”. Nhưng “cuộc khủng hoảng hiến pháp” đó của chế độ toàn trị sẽ được giải quyết theo hướng nào (tiếp tục chữa cháy trong quỹ đạo của thể chế “đảng trị” hay chuyển sang hướng dân chủ hóa) vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Cho đến nay, các nhà lý luận của Đảng vẫn coi tất cả các quan điểm chính trị khác biệt với Đảng là thuộc phạm trù “các lực lượng thù địch”. Vì thế khả năng mở ra một hướng đi “vừa phù hợp với tình hình phát triển của đất nước vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của nhân loại” vẫn còn rất mù mờ.
Do đó, mục đích chủ yếu của việc tìm hiểu, thảo luận về Hiến pháp không phải là đế đạt được một “Hiến pháp tốt hơn” dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà nhằm vào mục tiêu “nâng cao dân trí”, giúp cho người dân hiểu được những khuyết điểm của các Hiến pháp do Đảng cộng sản làm ra trong quá khứ cũng như bản Hiến pháp mà họ sẽ chào hàng trong một tương lai gần. Đó cũng là một nhiệm vụ vẻ vang mà những người trí thức thật sự yêu nước, yêu dân chủ cần nhận lấy trách nhiệm nhằm góp phần giúp cho tất cả mọi người Việt Nam – nhất là giới trẻ, hiểu được các giá trị tự do, dân chủ và quyết dấn thân cho các giá trị đó.
Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: khi nào đất nước ta mới có được một bản Hiến pháp thật sự tiến bộ, phù hợp với trình độ chung của nhân loại? Câu trả lời đúng đắn nhất là: chỉ có thể có được một bản Hiến pháp như thế khi đất nước ta có được một Quốc hội thật sự đại diện cho nhân dân, một Quốc hội của dân, do dân và vì dân. Chỉ có một Quốc hội như thế mới có thể soạn ra một bản Hiến pháp bảo đảm được các quyền tự do căn bản của người dân, đồng thời thiết lập được một cơ chế phân chia quyền lực sao cho “không một cá nhân hay tổ chức chính trị nào có thể độc quyền chính trị, khuynh loát chính trường”. Và ngay cả trong trường hợp bản Hiến pháp mới chưa được hoàn hảo thì cơ hội để sửa đổi, cải thiện bản hiến pháp ấy vẫn luôn luôn nằm trong tay người dân, chứ không phải nằm trong tay một nhóm người hay một đảng phái chính trị chỉ muốn soạn Hiến pháp để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Ngày nào Hiến pháp còn được soạn thảo bởi một Quốc hội “đảng cử, dân bầu”, ngày nào Hiến pháp còn đặt mục tiêu “bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng” thay cho mục tiêu “bảo đảm các quyền tự do căn bản của người dân”, thì ngày ấy Hiến pháp – cho dù có được đưa ra “phúc quyết” và được nhân dân “đồng thuận” (?) với số phiếu “99,99%”, cũng chỉ là một cái “bánh vẽ” được sáng tác nhằm lừa dối nhân dân, tiếp tục duy trì địa vị của đẳng cấp thống trị.
Vì vậy, thay vì mong chờ “Quốc hội của Đảng” ban bố thêm một chút tự do hay hé mở thêm một chút dân chủ bằng một bản Hiến pháp mới (một văn kiện mà ngay cả những người có thiện chí nhất cũng có thể nhìn thấy trước những mặt hạn chế), chúng ta hãy cùng nhau đấu tranh giành lại các quyền tự do căn bản (như tự do tư tưởng và tôn giáo, tự do ngôn luận và báo chí, tự do hội họp và lập hội), và sau đó là các quyền tự do chính trị (như tự do ứng cử – bầu cử). Cuộc đấu tranh đó không cần phải dựa vào một bản Hiến pháp do Đảng ban hành, và cũng không cần phải đợi đến khi có được một Quốc hội như mong muốn. Ngược lại, chính cuộc đấu tranh đó sẽ mở đường cho việc toàn dân từng bước giành lại quyền làm chủ về mặt chính trị, giành quyền chọn lựa một Quốc hội xứng đáng là đại diện của nhân dân.
Một ngày nào đó, khi Quốc hội của dân đã thay thế cho Quốc hội của Đảng, Quốc hội ấy sẽ soạn ra một bản Hiến pháp thật sự tiến bộ, có thể sánh ngang với các bản Hiến pháp tiến bộ trên thế giới. Một bản Hiến pháp như thế, được “phúc quyết” trong hoàn cảnh nhân dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do căn bản, sẽ có giá trị lâu dài và bền vững. Còn giờ đây, khi mà Quốc hội vẫn là “cơ quan đóng dấu” để hợp pháp hóa các quyết định của Đảng, khi các quyền tự do căn bản còn bị bóp nghẹt, khi những người yêu dân chủ và những người yêu nước vẫn còn bị giam cầm, khi những kẻ sâu dân mọt nước vẫn còn được bảo vệ bằng những chiêu bài như “bảo vệ Đảng”, “chống nguy cơ diễn biến hòa bình”, “chống âm mưu của các thế lực thù địch”,…thì việc “thảo luận, góp ý xây dựng Hiến pháp” trong khuôn khổ của Đảng chỉ là góp phần duy trì một hệ thống chính trị thối nát, để những kẻ lạm quyền tiếp tục lạm quyền, những tên tham nhũng tiếp tục tham nhũng.
Người trí thức tự nhận mình là yêu nước, yêu dân chủ có nên tham gia vào công trình lừa dối nhân dân ấy hay không? Người trí thức tự nhận mình là yêu nước, yêu dân chủ có can đảm tham gia vào công cuộc “mở mang dân trí” hay không? Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi người chúng ta và việc trả lời câu hỏi đó sẽ xác định tư cách của mỗi người đối với toàn thể dân tộc, đối với các thế hệ người Việt Nam trong tương lai.
Đà Lạt 20-10-2012
© Mai Thái Lĩnh
———————————————–
Chú thích:
[1] Tên gọi đầy đủ của tố chức này là Toàn quốc Nhân dân Đại biểu Đại hội.
[2] Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 2, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tr. 161.
[3] Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Những sự kiện lịch sử Đảng, tập II (1945-1954), Nxb Sự Thật, Hà Nội 1979, tr. 40-41.
[4] Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Những sự kiện lịch sử Đảng, tập II, sđd, tr. 302-324.
[5] Nghị quyết của Hội nghị liên tịch Ban Thường trực Quốc hội Việt nam và Ủy ban Liên Việt Toàn quốc ngày 1-3-1953 về công tác phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất, Văn kiện Quốc hội toàn tập, tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006:
http://www.na.gov.vn/sach_qh/vkqhtoantap_1/nam1953/1953_18.html
[6] Trong cuốn Trần Huy Liệu – cõi người (Tủ sách danh nhân Việt Nam, Nbx Kim Đồng 2009, tr. 224-238), tác giả Trần Chiến đã công bố các trang nhật ký trong đó nhà sử học Trần Huy Liệu ghi lại diễn biến của hai cuộc đấu tố nói trên. Căn cứ vào tài liệu đó, chúng ta được biết cuộc đấu tố ông Tổng Bính diễn ra vào ngày 18-5-1953, cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm diễn ra vào ngày 22-5-1953. Nhưng chưa rõ hai nạn nhân này bị xử bắn vào ngày nào.
————————————————–
Tài liệu tham khảo:
- Mai Thái Lĩnh, Những khuyết điểm nghiêm trọng của Hiến pháp 1946, Pro&Contra 13-7-2012: http://www.procontra.asia/?p=743
- Phan Thành Đạt, Giá trị của Hiến pháp năm 1946 so với các bản Hiến pháp tiến bộ, Bauxite Vietnam 16, 17, 18-9-2012:
Kỳ 1: http://www.boxitvn.net/bai/41339;
Kỳ 2: http://www.boxitvn.net/bai/41359;
Kỳ 3: http://www.boxitvn.net/bai/41372
- Mai Thái Lĩnh, Trao đổi ý kiến về bản Hiến pháp 1946, Bauxite Vietnam 7-10-2012:
http://www.boxitvn.net/bai/41797
Basamnews 7-10-2012:
http://anhbasam.wordpress.com/2012/10/07/1294-trao-doi-y-kien-ve-ban-hien-phap-1946/
- Phan Thành Đạt, Bàn thêm về bản Hiến pháp 1946, Bauxite Vietnam 11-10-2012:
http://www.boxitvn.net/bai/41868
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét