Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Tin ngày 05/9/2012

  • Bác bỏ thông tin bịa đặt (ĐĐK) - Vừa qua, trên một số mạng, blog có đăng video clip (thực chất là một băng ghi âm) mạo danh Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết, nói về hai Ủy viên Bộ Chính trị ép bán trụ sở Báo tại Đà Nẵng cho tư nhân
  • “Quyết” đưa tên cha mẹ vào CMND (NLĐ) - “Cho dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng Bộ Công an vẫn triển khai cấp CMND mẫu mới có ghi tên cha mẹ tại Hà Nội trong tháng 9 này“.
  • Đặt tiền để thay thế tạm giam (Dân trí) - “Cũng theo dự thảo thông tư, mức tiền, trị giá tài sản bảo đảm cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt không được dưới 10 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 50 triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng; 150 triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 350 triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
  • Trung Quốc: Chủ bút một tờ báo đảng công kích giới lãnh đạo vô dụng (RFI) - Trong một bài nhận định « 10 vấn đề nghiêm trọng » của Trung Quốc, tổng biên tập báo Study Times, cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng sản chỉ trích ban lãnh đạo Hồ Cẩm Đào-Ôn Gia Bảo bất tài, nói mà không làm, đưa đến hậu quả dân chúng bất mãn phản kháng gây bất ổn định.
  • Tìm ra thuốc cai nghiện rượu (RFI) - Sau nhiều thập niên tìm kiếm đủ mọi phương thức cai nghiện rượu, giờ đây, giới chuyên gia y tế đã tìm được một loại tân dược mang lại những kết quả ngoạn mục và đầy hy vọng : Đó là chất Baclofène.
  • Pháp: 12 triệu học sinh bước vào năm học mới (RFI) - Hôm nay là ngày trọng đại của hơn 12 triệu học sinh tiểu học và trung học Pháp : ngày khai trường. Nhiều đổi mới được tiến hành ngay trong năm nay gồm cải cách chương trình lớp 11 và 12 để học sinh chọn ngành và dễ thành công khi vào đại học. 
  • Sinh viên Hồng Kông tiếp tục biểu tình chống «tẩy não» (RFI) - Phong trào phản kháng của sinh viên và giáo viên Hồng Kông chống lại kế hoạch đưa giáo dục lòng yêu nước Trung Quốc vào chương trình giảng dạy, hôm nay 04/09/2012 đã bước sang ngày thứ sáu, trong bối cảnh căng thẳng về chính trị trước cuộc bầu cử Quốc hội.
  • Dân biểu Đài Loan đến đảo Ba Bình-Trường Sa thị sát tập trận (RFI) - Hôm nay 04/09/2012 ba dân biểu Đài Loan đã bay đến đảo Ba Bình của Việt Nam, nhưng hiện do Đài Bắc kiểm soát, thuộc cụm Nam Yết, quần đảo Trường Sa, nhằm thị sát cuộc tập trận bắn đạn thật của đơn vị quân đội trên đảo. AFP nhận xét, hành động này của Đài Loan có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
  • Tàu tiếp liệu cho tàu ngầm Mỹ đến vịnh Subic-Philippines (RFI) - Chiếc tàu USS Frank Cable chuyên tiếp liệu cho các tàu ngầm tấn công của Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương, đã đến vịnh Subic của Philippines hôm qua 03/09/2012 trong khuôn khổ một chuyến thăm 12 ngày. Chuyến viếng thăm này trùng hợp với thời điểm Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công du Đông Nam Á 11 ngày, nhằm thúc đẩy các nước trong khu vực đoàn kết lại trước sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông.
  • Indonesia và Úc ký Hiệp định hợp tác quốc phòng (RFI) - Theo truyền thông Indonesia hôm qua 03/09/2012, đối thoại quốc phòng cấp cao giữa Indonesia và Úc tại Jakarta bắt đầu hôm nay 04/09 và sẽ kéo dài trong hai ngày. Một hiệp định hợp tác quốc phòng song phương sẽ được ký kết.
  • Đi theo Trung Quốc, Cam Bốt nhận được hứa hẹn hỗ trợ kinh tế từ Bắc Kinh (RFI) - Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen vừa có chuyến đi thăm Tân Cương hai ngày. Tại Trung Quốc Ông Hun Sen không chỉ nhận được những lời ca tụng vì đã ủng hộ Bắc Kinh trong hồ sơ Biển Đông mà còn cả những hứa hẹn hỗ trợ hào phóng về kinh tế. Trong khi đó, Phnom Penh vẫn tỏ ra thận trọng, cố gắng tìm cách không làm mất lòng cả Hà Nội cũng như Bắc Kinh.
  • Số người tỵ nạn Syria cao kỷ lục (BBC) - Liên Hiệp Quốc nói hơn 100.000 người Syria đã bỏ đi tỵ nạn vào tháng Tám, trong khi giám đốc Chữ thập đỏ bàn khủng hoảng cứu trợ với Tổng thống Assad.
  • Đài Loan tập trận tại Trường Sa (BBC) - Lực lượng quân đội Đài Loan đóng tại Biển Đông tiếp tục tập trận bắn đạn thật trong chương trình kéo dài từ ngày 1/9 đến 5/9.
  • Moody's cảnh báo xếp hạng của EU (BBC) - Moody's vừa kéo triển vọng AAA của Liên minh châu Âu xuống mức "tiêu cực" và cảnh báo rằng họ có thể hạ mức xếp hạng tín nhiệm của EU xuống.
  • Kinh tế TQ chững lại nhanh hơn dự kiến (BBC) - Hoạt động chế tạo của Trung Quốc sụt giảm xuống mức thấp nhất với lo ngại rằng nền kinh tế đang bị chững lại ở mức nhanh hơn so với dự tính.
  • Giải cứu hổ con và tê tê (BBC) - Cảnh sát Hà Tĩnh bắt hai người vận chuyển bốn chú hổ con và hơn 100 con tê tê sắp tuyệt chủng sau khi được tin báo.
  • Drogba sớm quay lại Premier League? (BBC) - Didier Drogba, cựu trung phong Chelsea có thể trở lại Ngoại hạng Anh, nếu đội Thân Hoa ở Thượng Hải không thể trả lương.
  • Paralympics bước sang tuần thứ hai (BBC) - Paralympics London 2012 bước sang tuần thi đấu thứ hai với đoàn Trung Quốc đang cố gắng củng cố vị trí dẫn đầu, đoàn Anh hy vọng ở môn bơi.
  • Trung Quốc mời thầu tại Hoàng Sa (BBC) - Mới đây Công ty Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã mời thầu 26 lô dầu khí trong có lô ở vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
  • Trường London Met: Đem con bỏ chợ? (BBC) - Sinh viên Việt Nam đang học tại trường London Metropolitan ở Anh nói với BBC Việt Ngữ rằng các sinh viên vẫn đang phải 'tự bơi'.
  • Mỹ - Trung lưỡng quốc tranh hùng (BBC) - Luật sư Vũ Đức Khanh phân tích về cuộc tranh giành vị thế tại Thái Bình Dương giữa Mỹ-Trung và tác động tới Việt Nam.
  • Pilot projects for mobile payments (Washington Post) - The People's Bank of China said it would launch pilot projects for mobile payment services in China's rural areas, the China Securities Journal reported.
  • Skyscraper fervor causes concerns (Washington Post) - Clusters of skyscrapers are elevating the urban skyline in many Chinese cities. However, recent reports of a craze to build more of them have sparked concerns of inadvisable investment.
  • Looking toward the clouds (Washington Post) - Cloud computing is spreading across the world. In China, it is destined to take a different form to that enveloping Europe and the US.
  • Airbus venture to fly high (Washington Post) - Premier Wen Jiabao and visiting German Chancellor Angela Merkel joined the celebration on Friday for the 100th A320 jetliner made in China.
  • Giant chair in Shanghai dwarfs shoppers (Washington Post) - A giant armchair in a shopping mall on Nanjing Road in Shanghai on Saturday. The chair, which is 6.8 meters high and 7.7 meters wide, is the largest in the world, according to the World Record Association, based in Hong Kong.
  • Toddlers told to bring own school desk (Washington Post) - Due to a shortage of desks and chairs, students in Nangang and Changchong villages of Shunhe town in Hubei province have been asked to take bring their own school furniture.
  • Fujian food fantasies (Washington Post) - Mike Peters had never been to Xiamen before, but he's pretty sure he will be going back very often. Why? He lists all the delights that will draw him back to this coastal city in the south.
  • Weekend farmers (Washington Post) - Online gardening games gave the IT generation the instant gratification of harvesting fruits and vegetables. Now, many are escaping to the great outdoors.
  • Soul search (Washington Post) - Chinese-American photographer chases identity issues from coast to coast, trying to find himself.
  • Not music for old men (Washington Post) - Jazz comes to life in the hands of young Chinese musicians at Beijing's international jazz fest.
  • When music needs drama (Washington Post) - Established singer-songwriter Xiao Ke is serious about his involvement in performing arts and has recently opened his own theater in Beijing.
  • Consultation and partnership (Washington Post) - China Daily explains how the CPC and other political parties interact ahead of the 18th CPC National Congress.
  • China urges early talk between IAEA, Iran (Washington Post) - China has urged the International Atomic Energy Agency (IAEA) and Iran to solve the outstanding problems regarding the Iranian nuclear issue through dialogue at an early date.
  • US, China need to boost dialogue: expert (Washington Post) - Washington and Beijing, as the world's top and second biggest economies, should emphasize more on bilateral dialogue to clear up misunderstanding.
  • China vows participation in Afghan rebuilding (Washington Post) - Premier Wen Jiabao met on Sunday with Mohammad Khalili, second vice-president of Afghanistan, pledging China's continued participation in a peaceful reconstruction of Afghanistan.
  • US envoy touts China ties (Washington Post) - US Ambassador to China Gary Locke on Saturday called for a way that the two countries can co-exist and cooperate without unhealthy competition or conflict.
  • HK issues home purchase ban (Washington Post) - Ten new measures, including one banning out-of-town buyers from buying property in some local housing projects were unveiled by the Hong Kong government on Thursday.

Trần Khải - Trận chiến sắp tới

Các nhà chiến lược quân sự tại Hà Nội đã nghĩ tới những trận chiến sắp tới và kế hoạch phòng thủ hay chưa? 
Nhiệm vụ của nhà quân sự chiến lược là phải luôn luôn nghĩ tới các kế hoạch từ tệ hại nhất cho tới tốt nhất, và tùy từng trường hợp sẽ có một số cách xử trí – trong đó phương án hữu dụng nhất là Plan A, và nếu bất lợi sẽ là Plan B, và …vân vân. Vì nếu không sẵn sàng kế hoạch và nếu không từng tập trận để cho quen, hẳn là sẽ  lúng túng trở tay không kịp khi hữu sự. 
 Mỹ đã nghĩ tới kế hoạch chiến tranh với Trung cộng lâu rồi. Ít nhất, là một văn phòng quân sự Hoa Kỳ đã soạn trước những diễn tiến có thể xảy ra và kế hoạch đánh trả.
Báo Washington Post hôm 1-8-2012 đã viết về kế hoạch quân sự này. Khi Tổng Thống Obama kêu gọi quân lực Mỹ chuyển hướng về Châu Á đầu năm nay, nhà chiến lược 91 tuổi Andrew Marshall nghĩ ngay tới việc phải chạm trán quân sự. Văn phòng của Marshall trong Ngũ Giác Đài đã làm việc trong 2 thập niên qua về kế hoạch  chiến tranh chống TC.

“Air-Sea Battle” – nghĩa là, Trận Đánh Không Hải, tức là với Không Quân – Hải Quân.
Không ai nghĩ ra là cuộc chiến có thể khởi sự thế nào. Nhưng phảỉ nghĩ tới việc Mỹ phải ứng phó, và kế hoạch đó được một người từng làm việc với Marshall gọi là “Air-Sea Battle” – nghĩa là, Trận Đánh Không Hải, tức là với Không Quân – Hải Quân.
Các phi cơ tàng hình và tàu ngầm tàng hình của Mỹ sẽ đánh sập hệ thống radar và hệ thống phi đạn chính xác của TC nằm sâu trong lãnh thổ TC. Chiến dịch này gọi là “chiến dịch chọc mù mắt” và rồi kế tiếp mới tấn công bằng không quân và hải quân.

Chi tiết cuộc chiến thuộc loại mật, nên chưa lộ ra. Nhưng chỉ cần nghe có kế hoạch như thế, quân đội TC đã giận  sôi máu rồi. Một số nhà phân tích Châu Á lo sợ các cú đánh kiểu chiến tranh quy ước nhắm vào TC có thể khởi ra cuộc chiến nguyên tử.

Kế hoạch Trận Đánh Không Hải ít gây chú ý vì lính Mỹ nhiều năm nay còn trú đóng nhiều ở Iraq và Afghanistan. Bây giờ thì lính Mỹ rút nhiều từ 2 cuộc chiến chống khủng bố này, và khi có lệnh hướng về Châu Á, người ta mới chú ý về kế hoạch của văn phòng của nhà chiến lược Marshall.
Tổ quốc lâm nguy

Trong mấy tháng gần đây, Không Quân và Hải Quân Mỹ đã đưa ra hơn 200 đề xướng  mà họ nói là cần thực hiện Trận Đánh Không Hải. Danh sách các đề khởi này có từ việc tập trận thực hiện bởi văn phòng của Marshall, và gồm cả các vũ khí mới và việc phối hợp Không Quân và Hải Quân.
Là một nhà chiến lược về nguyên tử, Marshall trong 40 năm qua điều hànhSở Thẩm Định Tình Hình thuộc Ngũ Giác Đài, suy nghĩ về những hiểm họa đối với sức mạnh Hoa Kỳ. Qua đó, ông đã xây dựng mạng lưới đồng minh trong Quốc Hội, trong kỹ nghệ quốc phòng, trong các viện nghiên cứu và trong Ngũ Giác Đài.
Những người ủng hộ Marshall ca ngợi Sở này là có tầm nhìn chiến lược, trong khi những người không ưa thì nói là Sở này chỉ phóng đại các hiểm họa.

Marshall bác bỏ những lời chỉ trích rằng Sở của ông tập trung nhiều vào việc xem TQ như kẻ thù tương lai, và nói nhiệm vụ của Ngũ Giác Đài, bộ não của Bộ Quốc Phòng Mỹ, là phải nghĩ tới những kịch bản tệ hại nhất.
Ông nói gần đây, “Chúng tôi có khuynh hướng không nhìn về những tương lai quá hạnh phúc.”
Tất nhiên là khi lộ tin, phía Trung cộng  nổi giận liền. Một số sĩ quan cao cấp TC cảnh cáo rằng nỗ lực mới của Ngũ Giác Đài có thể khởi ra cuộc đua vũ trang.
Đại Tá Gaoyue Fan năm ngoaí nói trong một cuộc tranh luận bảo trợ bởi Center for Strategic and International Studies (Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS), một viện nghiên cứu quốc phòng, “Nếu quân lực Mỹ khai triển Trận Đánh Không Hải để đối phó với quân lực TC (viết tắt PLA), thì PLA sẽ buộc phảỉ chuẩn bị  Phản Trận Không Hải.”
Các viên chức Mỹ mới bào chữa rằng kế hoạch đó chỉ tập trung vào việc đánh bại các hệ thống phi đạn chính xác, chứ không nhắm cụ thể vào một chế độ nào.

Thêm chú thích
Trong khi đó, các sĩ quan chỉ huy Không Quân và Hải Quân Mỹ nói rằng Trận Đánh Không Hải ứng dụng vượt xa hơn chiến tranh, vì khái niệm này có thể giúp quân lực Mỹ vươn xa tới các mỏm băng đá Bắc Cực hay một lò nguyên tử bị tan chảy ở Nhật Bản, theo lời Đô ĐốcJonathan Greenert, Tư Lệnh Hành Quân Hải Quân, nói hồi tháng 5-2012 tại viện Brookings Institution.
Nhưng trong chỗ riêng tư, các viên chức cao cấp Ngũ Giác Đài nhìn nhận rằng mục tiêu Trận Đánh Không Hải là để quân lực Mỹ đánh trả khi PLA tấn công trước.

Nỗi lo của họ là do TC tiêu xài quốc phòng, tăng tới mức 180 tỷ đôla/năm, tức 1/3 ngân sách Bộ Quốc Phòng Mỹ, và với thái độ ngày càng hung hăng của TC ở Biển Đông. Hầu hết những gì Marshall viết trong 4 thập niên qua đều thuộc hồ sơ tối mật. Ông cũng không bao giờ nói chuyện chỗ công chúng, và ngay cả khi gặp gỡ riêng tư ông cũng thường im lặng trầm ngâm.
Nhưng ảnh hưởng của ông cho thấy mức tăng ngân sách của Sở này về ngân sách nghiên cứu của ông, các năm gần đây tăng tới 13 triệu đô và rồi 19 triệu đôla, và thường trích ra cho các viện nghiên cứu làm việc với Sở của ông. Hơn nửa số tiền là  đưa vào 6 công ty nghiên cứu.
Trong nhóm nhận tiền nhiều nhất là Trung Tâm Lượng Định Ngân Sách và Chiến Lược CSBA, một viện nghiên cứu quốc phòng điều hành bởi Trung Tá về hưu Andrew Krepinevich, người tốt nghiệp Harvard đã viết những bàì viết đầu tiên cho Marshall về cuộc cách mạng trong vấn đề quân sự.

Trong 15 năm qua, CSBA thực hiện hơn 20 cuộc tập trận trận chống TC tại văn phòng của Marshall và đã viết hàng chục bản nghiên cứu.
Những cuộc tập trận do CSBA thực hiện đặt trong bối cảnh tương lai 20 năm sau và xem TC như đối thủ hung hiểm. Những phi đạn chính xác của TC bắn chìm các hàng không mẫu hạm Mỹ và các tàu chiến trên biển. Đồng thời, TC bắn phi đạn vào các căn cứ không quân Mỹ, nhằm làm Mỹ không đưa phi cơ tác chiến tấn công trả đũa. Và rồi Mỹ trong trường hợp này phảI đánh trả vào lục địa TC, phá sập trước tiên là dàn radar và hệ thống phi đạn chính xác.
Có thể hay không? Một cuộc chiến như thế có thể chưa xảy ra, nhưng viễn ảnh TC đưa quân chiếm toàn bộ các đảỏ ở Biển Đông là điều dễ thấy rõ hơn.

Hà Nội đã nghĩ gì về các kế hoạch đối phó?

Trần Khải

Gửi tới TTHN

Giang-Hồ cạnh tranh

Cả Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân đều muốn duy trì ảnh hưởng sau khi về hưu

Ông Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư và Chủ tịch Trung Quốc, có thể sẽ bị người tiền nhiệm là Giang Trạch Dân làm cho lu mờ khi thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc ra mắt tại Đại hội Đảng cuối năm nay, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ở Hong Kong nhận định.

Trang mạng của tờ nhật báo này hôm thứ Ba ngày 4/9 đã có bài viết phân tích thành phần của Thường vụ Bộ chính trị, cơ quan đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong nhiệm kỳ tới trong bối cảnh cả hai ông Hồ và Giang đều đang tích cực vận động cho đồng minh của mình.

‘Mọi việc đã an bài’

Trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 18 sẽ diễn ra trong vài tuần nữa, giới cầm quyền nước này đã dành nhiều thời gian cho các trò chơi chính trị như vận động hậu trường, kết đồng minh, mặc cả và cả bôi nhọ, tờ báo này cho biết.

Cho đến lúc này thì mọi việc đã bắt đầu an bài, Bưu điện Hoa Nam dẫn các nguồn tin ẩn danh trong nội bộ Đảng cho hay.

Chỉ còn một vài công việc cuối cùng nữa thôi và hiện giờ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sẵn sàng giới thiệu một đội ngũ những nhà lãnh đạo mới – những người sẽ gánh vác trách nhiệm lèo lái nền kinh tế đệ nhị của thế giới theo hướng bền vững hơn.

Theo các nguồn tin của nhật báo này, cơ cấu Thường vụ Bộ chính trị sẽ bị giảm từ chín xuống còn bảy người để giúp cho bộ não của Đảng hoạt động hiệu quả hơn mà không bị nhấn chìm trong lợi ích phe nhóm.

Thành phần Thường vụ Bộ chính trị mới gần như đã chắc chắn.

Ngay sau cú rớt đài của cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, vốn được xem là một nhân vật có uy thế trong nhóm Thái tử Đảng bao gồm các con ông cháu cha, nhiều nhà phân tích cho rằng đây là thắng lợi cho phe của ông Hồ.
Tuy nhiên cán cân quyền lực hiện giờ có vẻ nghiêng về phía cựu Chủ tịch Giang. Bản chất bất định của chính trị Trung Quốc đã chứng tỏ rằng không có gì là chắc như đinh đóng cột cả.

Bảy thành viên quyền lực

Phó Chủ tịch Tập Cận Bình và phó Thủ tướng Lý Khắc Cường, vốn đã sẵn chân trong Thường vụ Bộ chính trị, sẽ lần lượt lên thay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Bí thư Thành ủy Thượng Hải Vu Chính Sinh vốn cũng thuộc phái Thái tử Đảng và được biết như người có quan hệ mạnh trong Đảng và rất khéo giải quyết các mối quan hệ phức tạp, được sắp xếp để lên thay Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Lý Khắc Cường là người thân tín của Hồ Cẩm Đào

Phó thủ tướng Trương Đức Giang, một đồng minh tin cẩn của Giang Trạch Dân và người được đưa về Trùng Khánh sau sự kiện Bạc Hy Lai, sẽ lên nắm Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân (Chính hiệp) thay cho ông Giả Khánh Lâm, một người bạn gần gũi khác của ông Giang.

Trương Đức Giang từng là bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông. Nhiều người ở Hong Kong còn nhớ về ông là một nhân vật rất bảo thủ. Trên sân khấu chính trị Trung Quốc, ông được mệnh danh là ‘Ngài Tin cậy’.

Ông Lý Nguyên Triều, trưởng Ban Tổ chức trung ương đầy quyền lực, sẽ được đưa lên làm phó chủ tịch nước.

Vị trí thứ sáu trong Thường vụ Bộ chính trị sẽ thuộc về phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn, người mà các kinh nghiệm kinh tế và tài chính của ông hết sức cần thiết cho Đảng.

Vị trí cuối cùng sẽ là cuộc chạy đua giữa ba ứng viên là Bí thư Quảng Đông Uông Dương, Bí thư Thiên Tân Trương Cao Lệ và Trưởng ban Tuyên giáo Lưu Vân Sơn.
Trái với các dự đoán của truyền thông phương Tây, ông Trương Cao Lệ là người có khả năng giành chiến thắng nhất.

Ông Uông, mới 57 tuổi, phải đợi đến nhiệm kỳ sau. Là người tương đối trẻ trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, độ tuổi đã ảnh hưởng đến cơ hội của ông.

Một nguồn tin cho biết rằng nếu ông Uông vào Thường vụ Bộ chính trị trong khóa này thì ông gần như chắc chắn sẽ giữ ghế cho đến tận năm 2027.
Hồi Thanh, một nhà phân tích chính trị Hong Kong, đồng ý với cách lý giải này.

Bí thư Quảng Đông Uông Dương
Uông Dương được cho là quá trẻ để vào Thường vụ Bộ Chính trị?

“Mặc dù ông Uông là một chính khách có sức hút và được nhiều người yêu mến, ông ấy cũng là một nhân vật gây tranh cãi ở một số khía cạnh,” ông Hồi nói.

“Độ tuổi và sự tranh cãi giữa ông với Bạc Hy Lai về triết lý phát triển của Trung Quốc đã làm giảm cơ hội của ông ta,” ông nói thêm, “Trong khi đó, Trương Cao Lệ là người được lòng tất cả các bên.”

Đồng minh của Hồ Cẩm Đào

Sự sắp xếp như thế này có nghĩa là Chủ tịch Hồ chỉ còn có thể dựa vào Lý Khắc Cường để làm đồng minh đáng tin cậy trong cơ cấu quyền lực mới. Các nhân vật còn lại đều có quan hệ mật thiết với cựu Chủ tịch Giang trong khi Lý Nguyên Triều thì dễ dàng đu đưa qua lại.

Khác với hồi Giang Trạch Dân chuyển giao quyền lực, ông Hồ Cẩm Đào phải rút lui hoàn toàn khỏi tất cả chức vụ. Ông được cho là sẽ phải nhường lại quyền kiểm soát Quân ủy Trung ương cho ông Tập thay vì nắm chức chủ tịch cơ quan đầy quyền lực này thêm hai năm nữa như ông Giang trước đây.

Ông Hồ, vốn luôn cổ súy cho sự thống nhất trong Đảng, muốn tạo một tiền lệ tốt. Mặt khác, vu tai tiếng xung quanh người trợ lý tin cẩn của ông là Lệnh Kế Hoạch, chánh văn phòng Trung ương Đảng, đã làm ông hết sức mệt mỏi.

Ông Lệnh vừa bị giáng chức sau khi con trai ông này bị đồn đoán là đã tử nạn trên một chiếc Ferrari siêu sang trong một vụ tai nạn giao thông ở Bắc Kinh hồi tháng Ba.

Trong khi đó, hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo cũng dẫn các nguồn tin nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc xác nhận rằng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ nhường lại tất cả các vị trí của mình trong Đảng, Nhà nước và Quân đội muộn nhất là vào đầu năm tới.

Theo đó, có nhiều khả năng ông Hồ sẽ nhường lại ghế chủ tịch Quân ủy Trung ương cho ông Tập Cận Bình sau một hội nghị trung ương Đảng vào tháng tới.
Tuy nhiên ông Hồ cũng mặc cả điều kiện cho sự ra đi sớm của mình, theo Kyodo.
Ông Hồ đã yêu cầu để phó Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ nắm ghế phó chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Các nguồn tin của Kyodo đã cho biết ông Hồ đang cân nhắc các khả năng rất kỹ càng để đạt thỏa thuận hậu trường với các đối thủ của ông thuộc phe của ông Giang.
Phó thủ tướng Vương Kỳ Sơn tại đối thoại chiến lược Mỹ-Trung
Kinh nghiệm kinh tế tài chính của phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn được cho là cần thiết cho Thường vụ Bộ Chính trị

Trước đó, nhiều người đồn đoán rằng ông Hồ sẽ làm theo gương ông Giang là tại vị ở Quân ủy Trung ương thêm hai năm nữa sau khi đã rút khỏi các vị trí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Một nguồn tin nói với Kyodo rằng ông Hồ vẫn còn đang cân nhắc và vẫn chưa có quyết định cuối cùng.

“Quyết định cuối cùng là ở ông ấy,” nguồn tin này cho biết.

Nếu ông Hồ quyết định nhường tất cả các chức vị thì ông Tập sẽ lên làm tổng bí thư Đảng và chủ tịch Quân ủy trung ương sau Đại hội Đảng lần thứ 18 sắp tới.
Tiếp đó, ông Hồ cũng Hồ sẽ nhường nốt chức chủ tịch nước cho ông Tập tại kỳ họp của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vào tháng Ba năm sau.

Các nhà phân tích cho rằng nếu phó Thủ tướng Lý được vào Quân ủy trung ương thì chính phủ sẽ có tiếng nói có trọng lượng trong việc thúc đẩy cải cách quân đội.

Theo BBC

Phạm Hồng Sơn - Hơn hai sai lầm nguy hiểm của ông Nguyễn Trần Bạt

Cách đây vài ngày, sau khi báo Nhân dân đăng bài “Xã hội dân sự”- Một thủ đoạn của diễn biến hòa bình”, có một bài viết truyền tải trên mạng với nhan đề “Về xã hội dân sự tại Việt Nam” với ghi chú là “Ông Nguyễn Trần Bạt trả lời phỏng vấn Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ.”[i]  Đọc bài này tôi thấy xen kẽ những điểm tích cực, có lợi cho xã hội và người dân là những ý kiến, quan điểm không đúng, nguy hiểm cho tiến bộ xã hội hiện nay. Sau đây là một vài điểm nguy hại đó:

Về nhà nước toàn trị

Ông Nguyễn Trần Bạt phát biểu: “Và đến bây giờ, tôi kết luận là: không có bất kỳ nguy cơ nào về mặt chính trị cho các nhà cầm quyền, cho Đảng Cộng sản Việt Nam và cho chính phủ Việt Nam khi chúng ta có một xã hội dân sự lành mạnh. Ngược lại, nó gỡ cho họ những gánh nặng khủng khiếp trong việc bành trướng cơ cấu nhà nước để tổ chức quản lý xã hội, cái mà nhiều người không thiện chí gọi là toàn trị. Tôi cho khái niệm toàn trị là một khái niệm thuần tuý lý thuyết. Xã hội chúng ta thực ra cũng không toàn trị. Các nhà lãnh đạo của chúng ta không có ai toàn trị.” (Phần tô đậm là tôi nhấn mạnh.)

Tôi không hiểu tác giả Nguyễn Trần Bạt đã dựa vào lý thuyết, nghiên cứu nào khi nói đến khái niệm “nhà nước toàn trị” rồi đi đến kết luận rằng “Xã hội chúng ta thực ra cũng không toàn trị. Các nhà lãnh đạo của chúng ta không có ai toàn trị.”

Về khái niệm toàn trị hay nhà nước toàn trị, thiết nghĩ hiện nay đã có rất nhiều thông tin khả tín được công bố, cập nhật trên mạng. Ở đây tôi xin sơ lược thêm về một nghiên cứu về khái niệm toàn trị (totalitarism, totalitarisme) trong cuốn Histoire Politique Et Sciences Sociales.[ii] Khi đề cập đến khái niệm toàn trị (concept de totalitarisme) các tác giả đã có sự tìm hiểu, đối chiếu giữa các chế độ phi dân chủ khác nhau như chế độ chính trị của Hitler, chế độ chính trị của Mussolini, chế độ Liên bang Xô-viết dưới thời Stalin, chế độ Vichy tại Pháp. Mặc dù các tác giả không thể đưa ra được một định nghĩa thống nhất cho khái niệm toàn trị nhưng từ những nghiên cứu, tranh luận đó có thể rút ra kết luận là một chế độ toàn trị không thể thiếu hai đặc tính (yếu tố): 1. Sự khống chế của nhà nước đối với xã hội dân sự thông qua các biện pháp như tuyên truyền, trấn áp, kiểm soát kinh tế, xã hội và tinh thần (đạo đức); 2. Sự thu hẹp mức độ tự lập, tự trị của xã hội (kể cả ở nghĩa văn hóa và khả năng đối phó trong tình trạng thiếu thốn).

Còn đây là một nhận định cụ thể hơn về chế độ toàn trị trong cuốn sách đó:

“Sự khủng bố (kiểu) toàn trị tiêu trừ hành động chính trị chắc chắn hơn là sự đe dọa (nỗi sợ) ngự trị trong các chế độ độc tài ‘cổ điển’. Các đặc điểm chính để phân biệt giữa độc tài và toàn trị: nỗi sợ độc tài khiến người ta phải câm lặng (sự im lặng chỉ có tính cá nhân) trong khi đó sự khủng bố toàn trị bắt người ta phải thừa nhận, ca tụng không ngừng và chán ngắt về ý thức hệ tới mức làm cho mọi ngôn từ, khả năng lên tiếng phải hư hỏng, sụp lạy vào lòng hệ thống – một không gian đóng kín trong sự bao trùm của sự im lặng vô nhân. Toàn trị là sự vắng mặt lý tính, sự vắng bóng ngôn từ chính trị sống động thúc giục hành động. Vẫn còn nữa, khác với dân chủ được coi luôn đi cùng với sự phát biểu tự do và không gian công cộng rộng lớn, toàn trị là sự gom tập con người ép chặt nhất. (Nói như Primo Levi: “Chúng tôi không có khe hở để suy nghĩ.”)” [iii]

Mặc dù nhận định “Xã hội chúng ta thực ra cũng không toàn trị” của ông Nguyễn Trần Bạt đã tự cho thấy không phải là một khẳng định mạnh mẽ và việc xếp loại chế độ chính trị của Việt Nam (về học thuật) có thể còn nhiều bàn cãi nhưng nếu chúng ta không (hoặc chưa) dám nói thẳng về bản chất độc tài của chế độ chính trị mà chúng ta đang phải sống lại còn xếp chế độ chính trị (nhà nước) đó ra khỏi phạm vi “toàn trị” thì, theo tôi, là một sai lầm nguy hiểm. Khi đó việc đi tìm phương thuốc chữa trị cho chế độ chính trị đó hoặc ước muốn thúc đẩy tiến bộ cho xã hội chỉ là việc làm vô ích hoặc một ước muốn đầy mâu thuẫn. Còn về nhận định “Các nhà lãnh đạo của chúng ta không có ai toàn trị.”, tôi chỉ xin trích dẫn lại ở đây một câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh: “Đảng phải lãnh đạo tất cả những tổ chức khác của nhân dân lao động.”[iv]

Thêm nữa việc ông Nguyễn Trần Bạt cho rằng những người gọi nhà nước Việt Nam là “toàn trị” là những người “không thiện chí” là một nhận định không chỉ hoàn toàn không chính xác về học thuật, vì (về học thuật) chỉ nên đánh giá một quan điểm là “đúng” hay “sai” chứ không nên đánh giá là “thiện chí” hay “không thiện chí”, mà còn gây nguy hiểm chính trị cho những người đó vì (về chính trị) nhà nước Việt Nam hiện nay vẫn luôn qui chụp những người bất đồng chính kiến, phê phán nhà nước là “thù địch” – nấc cao hơn của “không thiện chí”.

Về nhân quyền

Khi bàn đến vấn đề nhân quyền (quyền con người) ông Nguyễn Trần Bạt có đưa ra hai nhận định:

Nhận định (1): “Người ta tưởng rằng nhân quyền gắn liền với sự đòi đất, kêu oan, biểu tình, nhưng tôi không nghĩ như vậy. Con người sở dĩ ăn vạ chính phủ là vì họ không có năng lực.”

Chưa nói đến vấn đề học thuật và pháp lý (sẽ bàn cùng với nhận định (2)), thì quan điểm cho rằng những hoạt động, phản ứng của người dân như “đòi đất, kêu oan, biểu tình” là việc “ăn vạ chính phủ” và vì những người dân đó “không có năng lực” là một quan điểm phi thực tế và phi nhân quyền. Phi thực tế vì đa phần dư luận hiện nay đều chia sẻ, cảm thông và thấy rõ việc “đòi đất, kêu oan, biểu tình” là những việc làm đúng đắn, không đừng được của người dân trong tình trạng cùng cực, bế tắc. Phi nhân quyền vì “đòi đất, kêu oan, biểu tình” một cách ôn hòa đều thuộc nhân quyền cơ bản: “Quyền Tự do Thể hiện” (freedom of expression) đã được ghi rõ trong các văn bản nhân quyền quốc tế. Đây cũng là một nhận định hết sức nguy hiểm và phản lại những tiến bộ xã hội hiện nay. Nguy hiểm là vì quan điểm này có thể mở đường hoặc gợi ý sai lệch cho những người làm chính sách, cầm quyền quốc gia coi những phản ứng, bức xúc của dân chúng hiện nay đối với các bất công, tiêu cực là một hoạt động cần ngăn chặn, nghiêm trị vì họ là những người “ăn vạ”, lười biếng, “không có năng lực”.

Nhận định (2): ”Tôi đã có một kết luận rằng nhân quyền không còn là quyền chính trị, nhân quyền là quyền phát triển và chống lại rủi ro của cuộc sống.”

Nhận định này nếu xem qua thì có thể cho rằng là một sáng tạo mở rộng về nhân quyền. Nhưng thực chất nhận định này lại làm sai lệch cho nhận thức về nhân quyền và nhận định này có hình thức giống như những gì mà các chế độ độc tài luôn bao biện cho việc vi phạm, cắt xén nhân quyền. Thứ nhất, căn cứ vào hai văn bản có tính phổ quát nhất về nhân quyền (Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyền (năm 1948) và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (1966) của Liên Hợp Quốc) thì nhân quyền phải và luôn bao gồm các quyền chính trị (quyền tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội, quyền bầu cử, ứng cử, v.v.). Có thể nói từ chối quyền chính trị hoặc coi“nhân quyền không còn là quyền chính trị nữa” đều đồng nghĩa với việc xóa bỏ nhân quyền. Bởi nhân quyền là một tập hợp các quyền cơ bản không thể tách rời hay thay thế. Thứ hai, việc cho rằng “nhân quyền là quyền phát triển và chống lại rủi ro của cuộc sống” là một quan điểm mập mờ và thoái hóa so với các công ước về nhân quyền đã nêu vì vô hình chung quan điểm này đã xóa mờ đi các nhân quyền đã được cụ thể hóa trong các văn bản có tính phổ quát toàn thế giới.

Có thể nói hai nhận định trên đây của ông Nguyễn Trần Bạt về nhân quyền không chỉ làm nhận thức về nhân quyền trở thành mập mờ khó hiểu mà còn đẩy lùi nhận thức về nhân quyền trở lại phía sau hàng chục năm.

Đó là hai điểm tôi cho là sai lầm nguy hại nhất (vì tính chất làm nền tảng cho nhiều nhận thức khác) trong bài viết trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Trần Bạt. Ngoài ra còn một số điểm sai lầm nguy hại khác như dưới đây.

Về chỗ đứng của nghiên cứu khoa học

Ông Nguyễn Trần Bạt phát biểu: “Nghiên cứu xã hội học tức là anh phải đặt mình vào địa vị của nhà cầm quyền, bởi vì bao giờ những nghiên cứu xã hội cũng phải bắt đầu từ lực lượng xã hội mạnh nhất, mà lực lượng xã hội mạnh nhất chính là các đảng chính trị cầm quyền. Vì nếu không xuất phát từ quyền lợi của các đảng chính trị cầm quyền thì các khái niệm tử tế không hình thành được. Cho nên phải đặt mình vào địa vị của họ để nghiên cứu cái mà mình muốn có hại gì cho họ không?”

Điểm này đã tự thể hiện sai quá rõ về tính độc lập trong nghiên cứu nói chung nên tôi xin không phân tích thêm.

Về mức độ nguy hại đối với dân trí và tiến bộ xã hội tôi không chắc sự hơn kém giữa bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Trần Bạt và bài “Xã hội dân sự”- Một thủ đoạn của diễn biến hòa bình” đăng trên báo Nhân dân nói trên. Nhưng tôi chắc chắn nhận diện hay đấu tranh với một thứ giả hình, mập mờ bao giờ cũng khó hơn rất nhiều với một thứ đã bộc lộ rõ ràng, thẳng thắn.

© 2012 pro&contra
 
Phạm Hồng Sơn

-----------------------
[i] Bài này đã đăng trên một số blog như  Quê Choa và Anh Ba Sàm.

[ii] Histoire Politique Et Sciences Sociales. Chủ biên: Denis Peschanski, Michael Pollak, Henry Rousso,  Editions Complexe, 1999. Trang 189-207

[iii] “La terreur totalitaire annihile l’action politique plus sȗrement que la crainte qui règne dans un gouvernement despotique “classique”. Retenons des traits essentiels de différenciation entre despotisme et totalitarisme ceci: la crainte commande que l’on se taise (une stratégie individuelle du silence est toujours reserve), la terreur exige la proclamation incessante et mortifière de l’idéologie jusqu’au point où toute parole s’abîme au centre du système, c’est-à-dire dans le camp où règne une silence inhumaine. Le totalitarisme, c’est l’absence du logos, la parole politique vive présidant à l’action. C’est encore, par difference avec la démocratie qui suppose, avec la parole libre, l’espace publique, la plus extrême concentration des hommes dans l’espace. (Primo Levy, évoquant les “selections” de l’automne 1945 à Auschwitz écrit: “Nous n’avons pas l’espace de penser”.) Sách đã dẫn, trang 209.

[iv] Hồ Chí Minh với bút danh DX viết trong bài “Thường thức chính trị”, Nxb Sự Thật, 1954, in lại trong Chủ tịch Hồ Chí Minh với Công cuộc Xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc, Nxb Công an Nhân dân, 2002, trang 115.

Nguyễn Hưng Quốc - Móng vuốt Trung Quốc

Hillary Rodham Clinton
Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ vào cuối tháng 8 vừa qua cho biết, ngày 30/8, Ngoại trưởng Hillary Clinton bắt đầu chuyến công du đến sáu nơi: quần đảo Cook, Indonesia, Trung Quốc, Timor-Leste (còn gọi là East Timor hay Đông Timor), Brunei (ở Việt Nam gọi là Bru-nây) và Nga.

Đọc bản thông báo ấy, một số nhà bình luận chính trị không khỏi ngạc nhiên: Ủa, sao lại ghé thăm quần đảo Cook? Tất cả những nơi khác thì không sao. Người ta có thể hiểu được. Nhưng còn quần đảo Cook? Nó ở đâu nhỉ? Mà đến đó để làm gì nhỉ? Chi tiết phía dưới bản thông báo cho biết thêm: Bà đến dự cuộc hội nghị lần thứ 43 của Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương (South Pacific Forum). Đến đây, lại thêm một ngạc nhiên nữa: Ủa, nhưng Diễn Đàn Nam Thái Dương là gì vậy cà?

Tôi sống ở Úc, vẫn thường nghe tên quần đảo Cook cũng như Diễn Đàn ấy nhiều lần, nhưng thú thực, tôi cũng không quan tâm mấy. Chỉ biết đó là một vùng đất và một tổ  chức rất nhỏ. Mà chúng nhỏ thật. Là một tổ chức liên chính phủ, được thành lập từ năm 1971, Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương bao gồm các nước: Úc, Tân Tây Lan, quần đảo Cook, quần đảo Marshall, quần đảo Solomon, Micronesia, Niue, Kiribati, Nauru, Samoa, Palau, Papua New Guinea, Vanuatu, Tonga, Tuvalu (không kể Fiji đã bị tạm đuổi ra khỏi Diễn đàn vào năm 2009).
Ngoài Úc và Tân Tây Lan, tất cả các nước còn lại đều vô danh. Được biết nhiều, may ra, có Papua New Guinea. Đi máy bay từ Úc sang Mỹ, nếu chăm chú nhìn vào bản đồ trên màn ảnh trước mặt, người ta cũng có thể nhận ra được quần đảo Solomon. Hết. Mà thật. Trong số các nước ấy, chỉ có Papua New Guinea là tương đối lớn, với dân số 6 triệu người, trên một diện tích khá rộng, 462.840 cây số vuông. Nó được xem là quốc gia đa dạng về phương diện chủng tộc cũng như về phương diện văn hóa nhất trên hành tinh: có hàng trăm sắc tộc và có đến 841 ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, đó cũng là một quốc gia rất nghèo, thuộc loại nghèo nhất trên thế giới: Khoảng một phần ba dân số chỉ có thu nhập khoảng trên 1 đô la một ngày.

Ngoài Papua New Guinea, có năm quốc gia khác có trên 100.000 dân. Thứ nhất, quần đảo Solomon, tự trị từ năm 1976 và độc lập từ năm 1978, bao gồm cả hàng chục hòn đảo nhỏ, có dân số trên nửa triệu người. Thứ hai, Vanuatu gồm 82 hòn đảo với tổng diện tích trên 12.000 cây số vuông, có dân số trên 200.000 người. Thứ ba, Samoa, trước là thuộc địa của Tân Tây Lan, được độc lập từ năm 1962, chỉ có diện tích khoảng gần 3000 cây số vuông với dân số khoảng trên 180.000 người. Thứ tư, Tonga gồm 176 hòn đảo, nhưng chỉ có 52 hòn đảo là có cư dân; dân số chỉ khoảng trên 100.000 người. Thứ năm, Kiribati, với dân số khoảng trên 100.000 người, là quốc gia đầu tiên có nguy cơ biến mất trên trái đất do hiện tượng biến đổi khí hậu: tất cả các hòn đảo hiện nay họ đang sống có thể sẽ bị chìm dưới đáy biển. Tháng 6 năm 2008, chính phủ Kiribati đã chính thức xin Úc cho toàn bộ công dân của họ được quyền tị nạn nếu hiện tượng ấy xảy ra. Năm nay, họ bắt đầu thương lượng mua một số hòn đảo của Fiji để chuyển dân của họ đến ở.

Còn lại, các quốc gia khác đều có dưới 100.000 dân. Như quần đảo Marshall vốn bao gồm 1.156 hòn đảo nhưng dân số chỉ có dưới 70.000 người. Quần đảo Cook, gồm 15 hòn đảo với tổng diện tích khoảng 240 cây số vuông nhưng dân số chỉ chưa tới 20.000 người (không kể khoảng gần 60.000 tự xưng là hậu duệ của người Maori thuộc quần đảo Cook hiện sống tại Tân Tây Lan). Nauru, với dân số dưới 10.000 người, được xem là quốc gia ít dân đứng hàng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Vatican. Tuvalu thì có trên 10.000 dân, chỉ nhiều hơn dân số Vatican và Nauru, trên một diện tích khoảng 26 cây số vuông, chỉ lớn hơn Vatican, Monaco và Nauru. Đây cũng là một trong sáu quốc gia có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm nhất. Niue chỉ có 260 cây số vuông với 1.400 cư dân. Phần lớn dân Niue sống ở Tân Tây Lan. Tất cả các công dân Niue sống trên nước họ cũng mang quốc tịch Tân Tây Lan.

Nói chung, trong tổ chức Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương, Úc và Tân Tây Lan là hai quốc gia lớn mạnh nhất. Dân số Úc, dù thuộc loại rất ít trên thế giới (khoảng 22 triệu), đông gấp đôi tổng dân số của 15 quốc gia còn lại. Về kinh tế thì Úc lớn gấp năm lần các quốc gia ấy. Trừ quần đảo Marshall vốn dựa vào Mỹ, tất cả các quốc gia đảo còn lại trong Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương đều lệ thuộc vào nguồn viện trợ của Úc hoặc Tân Tây Lan. Rất nhiều nước thậm chí không có cả quân đội riêng. Mọi công việc quốc phòng cũng như ngoại giao, họ đều ủy thác cho Úc và Tân Tây Lan đảm nhiệm. Có khi ngay cả cảnh sát họ cũng không có đủ. Một số lần xảy ra biến loạn, họ đều nhờ cảnh sát Úc hoặc Tân Tây Lan can thiệp giùm.

Lâu nay, Úc và Tân Tây Lan vẫn xem các quốc gia đảo ở Nam Thái Bình Dương như là sân sau của mình. Mỹ chấp nhận điều đó. Hơn nữa, rất an tâm về điều đó. Với Mỹ, Úc và Tân Tây Lan bao giờ cũng là những đồng minh rất đáng tin cậy.
Nhưng tại sao bây giờ Ngoại trưởng Mỹ lại đến tham dự hội nghị của Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương?

Xin lưu ý: Đây là lần đầu tiên, từ năm 1971 đến nay, mới có sự hiện diện của một ngoại trưởng Mỹ trong Diễn Đàn này. Cũng xin lưu ý điều nữa: Bà Hillary Clinton, với cương vị Ngoại trưởng Mỹ, vô cùng bận rộn. Bà mới phá kỷ lục công du ra ngoại quốc nhiều nhất trong tất cả các ngoại trưởng Mỹ từ trước đến nay. Dĩ nhiên, không phải vì bà muốn đi nước ngoài. Mà vì cần. Mà thế giới hiện nay dường như ở đâu cũng cần sự có mặt của bà. Ở đâu cũng dầu sôi lửa bỏng. Ở đâu cũng đầy những vấn đề nhức nhối và khẩn cấp.

Vậy tại sao bà lại đến Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương? Tại sao bà phải đến quần đảo Cook, một nơi nghèo nàn, có thể coi như khỉ ho cò gáy. Nó nghèo đến độ chính phủ ở đó không có đủ xe hơi và chỗ ở cho phái đoàn của bà. Xe hơi, họ phải mượn thêm của tư nhân. Chỗ ở thì phải nhồi nhét mấy người vào một phòng. Tiện nghi thiếu thốn đủ điều.

Lý do chính, không được công khai nói ra, là: Trung Quốc.

Từ hơn mười năm nay, Trung Quốc đã thò tay đến các đảo quốc nhỏ nhoi và xa xôi này. Họ tung cả hàng trăm triệu đô la để viện trợ cho các nước ấy. Họ mua chuộc các chính khách cũng như dân chúng vốn còn rất chất phác ở đó. Trước đây, mục đích của những sự mua chuộc ấy là để cô lập Đài Loan: yêu cầu các đảo quốc ấy không nhìn nhận Đài Loan, không làm ăn buôn bán với Đài Loan. Về sau, họ còn gây chia rẽ giữa các nước hoặc trong nội bộ từng nước, gây nhiều sự bất ổn trong khu vực. Đi xa hơn, họ muốn thuyết phục các đảo quốc ấy tách ra khỏi quỹ đạo của Úc, Tân Tây Lan và Mỹ. Nói cách khác, Trung Quốc muốn xem Nam Thái Bình Dương như là nơi tranh chấp quyền lực với Úc, Tân Tây Lan, và sau hai nước này, là với Mỹ. Ngoài sự tranh chấp ấy, họ còn nhắm đến hai mục tiêu khác. Về phương diện ngoại giao, tuy các đảo quốc này rất nhỏ, rất nghèo và rất yếu, nhưng dù sao họ cũng đều là thành viên của Liên Hiệp Quốc: mỗi nước có một lá phiếu riêng, bình đẳng với tất cả các nước khác. Trong các cuộc bầu cử, sự ủng hộ của họ cũng cần thiết như sự ủng hộ của bất cứ một quốc gia giàu mạnh nào khác. Về phương diện quân sự, các đảo quốc này nằm rải rác trên Thái Bình Dương: Tất cả đều có thể được biến thành những căn cứ quân sự cho một cuộc tranh chấp quốc tế về sau.

Úc và Tân Tây Lan từ lâu biết rõ điều đó. Mỹ, khi quyết định trở lại châu Á-Thái Bình Dương, cũng biết rõ điều đó.

Điều họ biết rõ ấy có thể nói tóm gọn lại: móng vuốt của Trung Quốc đã bắt đầu giương ra khắp nơi. Kể cả những nơi người ta ít chú ý nhất.

Bởi vậy Ngoại trưởng Hillary Clinton mới đến tham dự cuộc hội nghị ở quần đảo Cook.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét