Chính trị – Xã hội
Việt Nam ủng hộ đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam (VN+) —Trung Quốc sắp đưa tàu cá cực lớn đến Trường Sa (Laodong) —-TRUNG QUỐC ĐƯA TÀU SÂN BAY RA BIỂN ĐÔNG TRỰC CHIẾN – (Huỳnh Ngọc Chênh) —-Su-35 sẵn sàng không chiến (Bee). —-TQ cho một tàu trọng tải 4.000 tấn đến Trường Sa (VN+)Tàu tiếp tế Trung Quốc xâm phạm Trường Sa (VnEx) - Một tàu gia công tiếp tế trọng tải 4.000 tấn của Trung Quốc đang trên đường đến quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Luôn mở rộng cửa đón chất xám cho điện hạt nhân (VN+) -Bộ trưởng Bộ KHCN cho rằng, những người sẽ vận hành nhà máy điện hạt nhân tương lai nên được trả lương cao hơn Bộ trưởng nhiều lần. -lại cũng hột nhưng!!! người ta “sợ” muốn bỏ,kể cả Mỹ Nhật Đức….có khoa học kỷ thuật,cách kiểm soát….rất tốt và kỹ-Trình độ không có,làm ăn thì ba mớ….mà cứ “lủi đầu vào” chỗ tử biết trước- Đúng là điếc không sợ súng!!!?
VN sẽ chọn công nghệ điện hạt nhân tiên tiến nhất (VNN) —–Nhật tái khẳng định chủ trương giảm phụ thuộc vào điện hạt nhân (RFI) —-Xây nhà máy điện hạt nhân: Lưu ý bài học Fukushima (TT) —--MỸ NGỪNG XÂY CẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN TRÊN TOÀN QUỐC (Tễu) —–Điện hạt nhân Ninh Thuận có thể không đạt kế hoạch khởi công (Dân trí)
“Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong giai đoạn này” (TN) – Đó là khẳng định của Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình trong cuộc trao đổi với Thanh Niên sau 4 ngày xảy ra sự việc ông Nguyễn Đức Kiên, một cổ đông của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) bị bắt và sau đó là Tổng giám đốc Lý Xuân Hải bị tạm giam.
VN: Nợ xấu ám ảnh tập đoàn Nhà nước (BBC) -Reuters phân tích yếu kém của các công ty nhà nước ở Việt Nam, với trọng tâm nhấn mạnh vào Tập đoàn Điện lực.
Các đại gia nếm mùi “sờ gáy” giữa nền kinh tế thụt lùi (RFA) -Vụ bắt giữ “ông Trùm” ngân hàng và bóng đá Nguyễn Đức Kiên nổ ra trong một đợt “sờ gáy” các nhà tỉ phú của Việt Nam, giữa lúc xứ sở này đang vất vả với một nền kinh tế tiến từ chỗ xấu sang chỗ tệ hại hơn.Việt Nam: Những ngày đầu của vụ Bầu Kiên (VOA) -Tin tức về vụ bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên và những hậu quả kế tiếp của vụ này có nhiều phần chắc sẽ là sự kiện gây chấn động trong những ngày tới
Ngân hàng Việt Nam (BBC) -Liệu Ngân hàng Nhà nước có đủ sức cứu trợ mọi ngân hàng?
Dragon Capital xin lỗi Bản Việt vụ Bầu Kiên (BBC) -Quỹ đầu tư Dragon Capital đăng thông báo xin lỗi và đính chính thông tin nói rằng CEO công ty Bản Việt bị triệu tập.
Sau khi bắt giữ ông trùm, ngân hàng Việt Nam đối diện với nạn chảy máu tiền mặt (Vietinfo) —-‘Cái bắt tay’ giữa nhà nước và tư nhân (TVN) —-‘Nhân tai’ và… hiện tượng bầu Kiên! (TVN)Cuộc khám xét tư gia nguyên Tổng Giám đốc ACB Lý Xuân Hải qua ảnh (GDVN)
Phương án điều chỉnh lương tối thiểu năm 2013 (TN) —-Bão số 6 gây gió giật cấp 14 (TN)
Thêm một Vina… (TN) -Tuần qua, một trong những cái tít nổi bật trên một tờ báo mạng được nhiều báo khác đăng lại là Thêm một Vina nợ ngân hàng nghìn tỉ. Đó là câu chuyện về Vinaconex (Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam), một “ông lớn” trong ngành xây dựng.
Campuchia hủy bỏ một dự án theo phong cách Việt Nam (RFA) -Chính quyền tỉnh Kampong Speu của Campuchia vừa tuyên bố hủy bỏ dự án phát triển khu bảo tồn trên Núi già (Phnom Chas) do một tổ chức phi chính phủ quốc tế tài trợ.
2 du học sinh Việt bị truy tố tội khai man là nạn nhân buôn người (VOA) —-Tâm tình của cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng về cuộc biểu tình ngày 18.7 vừa qua (RCTM)
Bắt Bầu Kiên Để Bảo Vệ CSVN Vì Dũng Tính Lên Tổng Thống; Quốc tế: Ba Dũng, Tư Sang đánh nhau; Ba Dũng âm mưu đảo chánh… (Vietbao)
WASHINGTON/TOKYO — Bản tin Reuters hôm Thứ Năm cho biết, Ngoại
Trưởng Marty Natalegawa của Indonesia nói hôm Thứ Năm rằng chia rẽ có
thể sâu sắc thêm giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc,
‘ASEAN sẽ vẫn lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế’ (Nguoiviet) –-Những biến chuyển bất lợi tại Á Châu (Đoàn hưng Quốc-Nguoiviet) - Khi
Hoa Kỳ quyết định chuyển trục về Thái Bình Dương nhiều nhà quan sát
đánh giá rằng điều này nằm trong chiến lược nối liền một vòng đai ngăn
chận Trung Quốc ở Á Châu.Nhưng các biến chuyển gần đây cho thấy kế hoạch nói trên giả sử có đi chăng nữa cũng rất khó thực hiện nên không khỏi khiến Bắc Kinh hài lòng thỏa mãn.
Người Việt trong báo cáo của Cục tình báo Séc (Vietinfo) —-Lương tối thiểu chưa bảo đảm nhu cầu đời sống (NLĐ) —“Loạn” giá thuốc trúng thầu (NLĐ)
Sau thông điệp, cần hành động để thay đổi (TT) – Tiếp tục có thêm nhiều cảm nhận từ bài viết “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân” của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với những đề xuất cụ thể cho công cuộc xây dựng đất nước. Chúng tôi tiếp tục giới thiệu.
Ông Nguyễn Thiệu (nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng): Cần những thông điệp định kỳ
Thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an): Đảng viên nghiêm khắc xem xét mình
Ông Nguyễn Đình An (nguyên phó chủ tịch Quảng Nam-Đà Nẵng): Không bao che cái sai, cái xấu
Vẫn thí điểm cấp Chứng minh thư mẫu mới ở Hà Nội (Infonet) —-Chuyên gia phân tích sự mập mờ về chất lượng xi măng Hà Tiên đa dụng (GDVN)
Những ‘đại ý tưởng’ chết yểu - Sau những ý tưởng không bao giờ thành hiện thực, ví như xe máy biển chẵn đi ngày chẵn, biển lẻ đi ngày lẻ, mỗi người chỉ được đăng ký một xe máy… gần đây, nhiều “đại ý tưởng” lại tái xuất, có điều nó cũng sớm chết yểu.
Đà Nẵng phải nghiêm chỉnh thực hiện Luật cư trú (TT) —-Năng suất lao động tại Việt Nam thuộc hàng đáy khu vực (VnEc) —–Có thể lùi tăng lương tối thiểu tại doanh nghiệp (VnEx)
Securency ‘từng được báo về an ninh VN’ (Boxitvn) -Công ty Úc Securency đã biết ông Lương Ngọc Anh là an ninh Việt Nam từ năm 2007 nhưng vẫn dùng ông này trong bê bối in tiền polymer, theo bằng chứng đưa ra tòa ở Melbourne hôm 23/8.
Từ Chủ nghĩa Thực dân đến Chủ nghĩa Dân tộc sang Chủ nghĩa CS [2] » -Nguyễn Văn Lục (ĐCV) – Các nước thuộc địa lợi dụng tình trạng rối rắm của các nước đế quốc đã đứng lên đòi quyền tự trị và độc lập dân tộc…. -phần I
Phát ngôn và hành động của ông Hùng dưới góc độ Hiến pháp Ba Lan » -Mạc Việt Hồng (ĐCV) – Ông chủ tịch Hùng có phản bội lại Hiếp pháp Ba Lan không, khi mù quáng gọi những người hoạt động đối lập là phản động? …
Giả dối lên ngôi »On The Net (ĐCV) – Thói “làm thì láo, báo cáo thì hay” cùng thói “chạy theo thành tích” vốn phát xuất từ thời XHCN ở Miền…
Khái niệm ‘Không-Hải Chiến’ -Michael O’Hanlon và James Steinberg (The Washington Post) (DCVOnline) - Đặc biệt là ở Trung Quốc, nhiều người xem nó như là một cách để Hoa Kỳ thách đố một nước Cộng hòa Nhân dân [TQ] đang lớn mạnh.<<<===Tổ chức bảo vệ nhân quyền yêu cầu Việt Nam điều tra -DCVOnline – Tin AFP -“Tôi bị đánh ba lần vào đầu gối, đùi và sau lưng… Tôi nghĩ công an đứng sau lưng việc tấn công này,” ông Lê Quốc Quân nói với hãng thông tấn AFP.
John Lee – Đạp đổ Trường Thành láo khoét của Trung Quốc (Danluan)
Kinh doanh kiểu bầu Kiên: Đánh bạc không mất vốn! (Danluan)
Hiệu Minh – Tycoon, kiểm soát báo chí và hố tử thần (Danluan) —-Vụ bắt giữ các trùm ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn nhùng nhằng. (DienDanCTM)
2 Tháng 9: Chạy Ngược Đường Độc Lập -Nguyễn Quang Duy -Tác giả gửi đến DienDanCTM -Ngày 17 tháng 8 vừa qua, tại Bộ Giáo dục – Đào tạo Tổng bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng tuyên bố cần chấm dứt thành tích ảo trong giáo dục. Ông cho biết: “Chúng ta đã 3 lần cải cách giáo dục, vì sao lần này không đặt vấn đề cải cách nữa mà là ‘đổi mới căn bản, toàn diện’? Phải chăng phải đổi mới từ tư duy cho đến mô hình, …” , rồi ông tự hỏi: “Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa, hay là người học ở Anh về bảo phải như thế này, người học ở Mỹ bảo thế kia, nên tiếp thu kinh nghiệm gì của từng nước, trên cơ sở nào“. Lời thú nhận lại rơi vào đúng ngày 67 năm trước Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền.
Tội gì to nhất (Nguyễn Văn Thiện)- Thongluan – “…tội phạm kinh tế dù có nặng đến mấy, thì cũng không thể to bằng: Tội bán nước!…”
Huỳnh Thục Vy: Vượt thắng sợ hãi để đấu tranh -Huy Phương (Vietthuc) - Huỳnh Thục Vy là một cây bút chính luận trẻ tuổi ở Việt Nam với những bài viết phê phán thực trạng trong nước được phổ biến rộng rãi ở hải ngoại qua các trang …
Bắt Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Tài Chính Á Châu – Nguyễn Đức Kiên – Dấu hiệu ra đi của Nguyễn Tấn Dũng? – Lê Nguyên Hồng (Vietthuc)
NHỮNG ÔNG GIÀ LẨM CẨM CHẠY ÁN -Quanlambao
– Không phải tự nhiên Hà Nội mấy hôm nay vô cớ đồn thổi rằng đường dây
chạy án tiếp cận Đại Tướng, Nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh và Nguyên
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Tại sao có những tin đồn như vậy. Cu đen tôi
phải xuất thân vi hành thì phát hiện ra sự thật là:
VỤ ÁN TẬP ĐOÀN MASAN & TECHCOMBANK (Quanlambao)
CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN MASAN ĐÃ BỊ BẮT (Quanlambao) - Dựa trên cơ sở các thông tin chúng tôi đã công bố trong 02 tháng qua, Ban chuyên án đã được thành lập điều tra về nhóm Thâu tóm Doah nghiệp và Tài sản. Quá trình điều tra cho thấy: Sự thật còn khủng khiếp hơn nhiều lần so với những thông tin mà Quan làm báo có được và khẳng định đây là một tổ chức Mafia tàn bạo được du nhập theo Mafia Nga lũng đoạn, thủ tiêu, ăn cướp, đủ mọi thủ đoạn miễn sao qua một đêm các bố già có thể cướp được hàng trăm triệu đô la! Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Tập doàn Masan kiêm phó chủ tịch Ngân hàng Techcombank – Là một trong hai kẻ cầm đầu tổ chức này đã chính thức bị bắt. Hồ Hùng Anh – Cháu của Nguyễn Văn Hưởng, Chủ tich NH Techcombank kiêm Phó chủ tịch Tập đoàn Masan – Cũng là kẻ cùng Nguyễn Đăng Quang cầm đầu tổ chức này, song hiện y chưa bị bắt mà bị quản thúc, giam lỏng vì không muốn người dân hoảng loạn rút tiền đã gởi tại Techcombank.
Bố già cầm đầu Tổ chức thâu tóm Doanh nghiệp & Tài sản Nguyễn Đăng Quang – Hồ Hùng Anh====>>>
XIN CHIA XẺ VỚI ANH NGUYỄN CÔNG KHẾ Quanlambao – Sau 02 bài viết của chúng tôi có lien quan đến Nguyễn Công Khế – Nguyên Tổng Biên tập của báo Thanh Niên, chúng tôi nhận được thư từ bạn đọc. để thể hiện một cách khách quan tạo không gian cho mọi tiếng nói đa chiều tranh luận chúng tôi xin đang bài viết của độc giả dưới đây, mời quý vị xem:
Kinh doanh kiểu bầu Kiên: Đánh bạc không mất vốn! (Quanlambao) – Con số nói lên sự thật lừa đảo của TH True Milk Hành xử lưu manh của bà Thái Hương Tổng TK bị khủng bố vì phát biểu sự thật về TH Milk Các bố già trốn thuế Tung hỏa mù Bác Hồ chịu Oan khuất Trò lừa đảo của Sữa True Milk Tiền đâu xây nhà thờ Tổ Bắc Á & Sữ TH True lừa đảo
Các bố già trốn thuế Gia đình Trầm Bê – Gián điệp Tàu? Hoàn thành thâu tóm Samcombank Lý lịch Samcombank sau thâu tóm Thủ tướng & nhóm thâu tóm Các bố già đang xoá dấu vết phạm tội Hối lộ, đánh bài & Ăn cướp là bộ mặt của các bố già Việt Nam Con trai Trầm Bê tham gia mặt trận ăn cướp Các bố già đã hoàn tất thâu tóm SamcombankKinh tế
Tín phiếu Kho bạc NN chính thức có sàn giao dịch (VN+) —-Chỉ định ngân hàng phục vụ phát triển ngành điện (VN+) —Phát hiện nhiều hình thức gian lận trốn thuế của DN (VN+)“Hòa giải thương mại ở Việt Nam vẫn đang mò mẫm” (VN+) -“Hòa giải thương mại ở nước ta hiện chưa thực sự trở thành phương thức giải quyết tranh chấp độc lập và đang được thực hiện một cách mò mẫm. Pháp luật cũng chưa quy định rõ, chưa có cơ chế pháp lý cho hoạt động hòa giải. Đồng thời Việt Nam cũng chưa có các tổ chức hòa giải thương mại đúng nghĩa theo thực tiễn thương mại quốc tế.”
RBA phủ nhận che đậy vụ tiền polymer (TN) —Nhà đầu tư nước ngoài gom cổ phiếu (TN) —Hội chợ Hàng Việt Nam và xuất khẩu lần thứ 10 tại Campuchia (RFA) —Điện, xăng đánh thức lạm phát (NLĐ)
Giá lúa tăng, nông dân tiếc nuối (NLĐ) -Trong thời gian mua tạm trữ, giá lúa chỉ tăng nhẹ. Nhưng sau thời gian này, giá lúa tăng cao là lúc nông dân không còn lúa để bán
DN lững lẫy một thời: Thua lỗ tơi bời, mất sạch vốn (VEF) —-Du lịch dịp 2/9: Dân cạn tiền, DN đói meo (VEF) —Méo mặt vì rót tiền xây văn phòng cho thuê (VEF) —-SHB tham vọng tái cấu trúc thành công Bianfishco (VnEc) -SHB đặt tham vọng sẽ tham gia tái cấu trúc thành công Bianfishco – công ty vừa đứng trước nguy cơ phá sản…
Petrolimex trở thành công ty đại chúng
(VnEc) -Petrolimex sẽ phải công bố thông tin báo cáo tài chính định kỳ,
công bố thông tin bất thường, về thay đổi nhân sự… —–“Liên minh gạo” Đông Nam Á bị nghi ngờ tính khả thi (VnEc)
Mù mờ chuyện kêu lỗ của DN xăng dầu TP – Các chuyên gia cho rằng, việc doanh nghiệp xăng dầu đầu mối kêu lỗ 1.200 đồng/lít xăng cần xem xét lại các tính toán. Cơ quan quản lý nhà nước cần siết chi phí của doanh nghiệp đồng thời áp dụng giá trần với mặt hàng xăng dầu.
Kịch bản “tối hậu thư” trong giá xăng dầu (Dân trí) – Luôn được khuyến cáo: Hãy là người tiêu dùng thông thái, nhưng với nhịp độ xăng dầu giờ cứ nhấp nhổm tăng giá 10 ngày/ lần này thì chẳng mấy chốc có lẽ nhiều người tiêu dùng sẽ chuyển từ “đau đầu” sang “đau tim” vì… shock trung bình 3 lần/tháng (?!)Giá vàng “hạ nhiệt” sau khi tăng 1,7 triệu đồng/lượng trong tuần (Dân trí) – Sáng nay 25/8, giá vàng miếng SJC được doanh nghiệp vàng niêm yết giao dịch ở quanh mốc 44,2 triệu đồng/lượng, không thay đổi nhiều so với chốt phiên chiều qua. Tính chung tuần này, giá vàng tăng 1,7 triệu đồng/lượng.
Văn hóa – Giáo dục – Khoa học
Ngỡ ngàng học phí trường ngoài công lập (TN) -Khi
trúng tuyển ĐH, nhiều sinh viên bất ngờ vì học phí ở các trường ngoài
công lập, tự chủ tài chính cao hơn những gì đã được thông báo trước đây.
Nhà Thơ Trúc Ty (RFA) —-Vẫn cõng sách đến trường (NLĐ) —Các ông bố bà mẹ đang “tiếp tay” cho con cái chửi bậy, nói tục (GDVN)
Ảnh của Việt Nam đoạt giải nhì Nat Geo (BBC) -Ảnh về trẻ H’Mong của Võ Anh Kiệt đoạt giải nhì thi ảnh du lịch của National Geographic.
‘Bố cãi ông, sao con không được cãi bố?’ (VNN) —-Giáo viên tiếng Anh khổ vì công nghệ (VNN)Hộp cơm trưa của trẻ em Mỹ cách đây 60 năm (VNN)===================>>>
Hộp cơm kim loại “Superman” ra đời năm 1967. Hộp cơm kim loại truyền thống chỉ không được sử dụng nữa khi người ta lo ngại rằng những mảnh kim loại sẽ làm bọn trẻ bị thương.
Xem trọn ’7 phút kinh hoàng’ của tàu thám hiểm sao Hỏa (VNN) —Chơi xe “chất” như người Hà Nội xưa (VNN)
Mượn gạo quanh xóm, hái rau vệ đường TT
– Tin em Nguyễn Thị Nguyên (đường Hai Bà Trưng, phường Lê Hồng Phong,
TP Quảng Ngãi) đậu đại học lan nhanh trong xóm nhỏ giữa lòng thành phố.
Thế giới
Nhật Bản:Thị trưởng Tokyo thăm quần đảo Senkaku (VN+) —-Nhật Bản : Căng thẳng tranh chấp biển đảo với tất cả các láng giềng (RFI) —-Một người Hàn Quốc tự tử để… chống Nhật (TN) —-Lực lượng Nhật đủ sức đấu với Trung Quốc (TN) ——Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo răn đe Nhật Bản? (Infonet) —-Philippines sẽ trục xuất tội phạm người Đài Loan và Trung Quốc (RFA) —TQ đẩy hàng ngàn người tị nạn Kachin về Miến (RFA) —-Lãnh tụ Bắc Hàn chuẩn bị thăm Trung Quốc (RFA) —Tướng Nhật, Trung Quốc bất ngờ thăm Mỹ (TN) —–Trung Quốc tăng cường an ninh ở Bắc Kinh trước cuộc chuyển giao quyền lực (VOA) —-Đường sắt xuyên Á: Toan tính của người Trung Quốc (Vietinfo)
Con hổ mới ở Đông Nam Á ? (NLĐ) -Tăng trưởng kinh tế Myanmar có thể bùng nổ trong những năm tới và thu nhập bình quân đầu người có thể đạt 2.000-3.000 USD vào năm 2030 (gấp 3 lần hiện nay) nếu cải cách kinh tế đi đúng hướng
Hàng trăm ngàn người Syria tị nạn các nước láng giềng (RFA) —-140 người thiệt mạng trong các vụ bạo động tại Syria (VOA) —-Liên Hiệp Quốc thúc giục Iran minh bạch về hạt nhân (RFA) —-Đàm phán hạt nhân Liên Hiệp Quốc, Iran lại thất bại (VOA)Na Uy kêu gọi Brazil và Indonesia bảo vệ rừng (RFA) —-Lance Amstrong bị tước danh hiệu vô địch Tour de France (RFA)
Bão Isaac tiến về hướng đảo Hispaniola (VOA) -Các nhà dự báo thời tiết nói rằng họ chưa biết chắc đường đi của bão Isaac vào lúc này nhưng cơn bão có thể thổi vào Florida vào thứ hai
Bão Tembin kéo đến Ðài Loan, 3,000 người di tản (NV) —-Bạo động sắc tộc ở Kenya, hơn 50 người bị giết (NV) —-Cháy rừng lan gần thành phố, California tuyên bố tình trạng khẩn trương(NV) —Ô nhiễm không khí ở Los Angeles giảm 98% trong 50 năm(NV)Đại sứ Philippines tại Trung Quốc bị đột quỵ (GDVN) —Thời báo Hoàn Cầu lên tiếng dọa Mỹ bằng chiến tranh hạt nhân (GDVN)
Nhật Bản sẽ hạ Trung Quốc trong cuộc chiến trên biển? (VnMe) —-Thị trưởng Tokyo sẽ lên đảo tranh chấp với Trung Quốc (VnEx) –Nga từ chối bán vũ khí hiện đại nhất cho Trung Quốc (TP)
Xôn xao vụ tổng biên tập tự tử TP
– Cộng đồng mạng đang phản ứng mạnh mẽ sau khi ông Xu Huaiqian, 44
tuổi, Tổng biên tập của phụ trương Dadi (Trái đất) của Nhân dân Nhật báo
của Trung Quốc nhảy lầu tự vẫn hôm 22-8.
Pha Lê khéo khoe vòng 1 bốc lửa (TN)====>>>
Phá nhiều băng giang hồ vùng giáp ranh (TN) —Yêu cầu kỷ luật ê kíp tắc trách làm một học sinh mất chân (TN) —Nóng bỏng nạn buôn người – Kỳ 2: Nạn nhân thành thủ phạm (TN) —-Phụ gia “bẩn” đầu độc thực phẩm (TN) —-70% hàng phụ gia thực phẩm là nhập lậu (RFA)Bị rắn cắn, nông dân Nepal nổi giận cắn chết rắn (NV) —Hungary: Đánh nhau tại chợ Tứ Hổ, một người Việt bị trọng thương (Vietinfo) —–Bắt 17 người Việt không giấy tờ tại Warsaw(Vietinfo)
Bắt người Việt bán ma túy tại sòng bạc ở Tây Séc(Vietinfo)
Trai Tây: Cua gái Việt dễ như ăn súp?(Vietinfo) —-Truy nã một người Séc cướp cửa hàng người Việt(Vietinfo) —-Nguyên lãnh đạo Công ty Hoàng Anh – Vinashin chuẩn bị hầu tòa (NLĐ)
Bắt tổng giám đốc một công ty bất động sản(NLĐ) —–Bắt kẻ bán vàng giả(NLĐ)
Phá đường dây đánh bạc công nghệ cao chưa từng có ở VN (VNN) –Video: Nhóm tháp tùng “nhất bộ, nhất bái” đại náo đường quốc lộ (GDVN) – Nhóm tháp tùng Đại đức Thích Tâm Mẫn một lần nữa gây bức xúc trong dư luận khi liên tục có những hành vi dọa nạt, thậm chí…Quý tử tâm thần, đại gia khốn khổ (VNN) -Được ra nước ngoài học hành là sự mong mỏi của nhiều học sinh và cả phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều gia đình rơi vào cảnh trớ trêu khi mà đi thì dễ nhưng về thì khó! Bởi sau một thời gian du học, con họ bị trầm cảm, tâm thần! Trong đó, có những gia đình rất giàu có đã phải lặn lội sang tận nơi mang con về chữa bệnh trước khi quá muộn …
100 tấn nước mắm Miwon bị phát hiện đóng cặn (VNN) —-Xe cháy trơ khung cạnh Trung tâm Hội nghị Quốc Gia (VnEx) —–Cả nhà bị kéo lê dưới gầm xe tải (VnEx)
Hung thủ 5 lần trốn đơn vị bộ đội, trộm 10 chiếc điện thoại TPO–Triệu Quốc Sự-kẻ giết bà chủ quán cà phê Hương Sen (Long Biên, Hà Nội) đã 5 lần trốn đơn vị Bộ đội về nhà và bị bắt trở lại. Thậm chí, Sự còn trộm 10 chiếc điện thoại di động của đồng đội.
Vợ bệnh nhân tố bác sĩ ép vào phòng trọ (Dân trí) – Từ bốn ngày qua, dư luận ở TP Cà Mau bàn tán vụ bác sĩ P. T. N ép bà O vào phòng trọ.Cách mạng phải có tổ chức
Hugo Dixon * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Hãy bắt đầu từ nguyên tắc căn bản nhất: Không có phong trào nào có thể lật đổ nổi chế độ vững như bàn thạch trừ phi phong trào có chiến lược. Chiến lược này nhất thiết đòi hỏi phải phân tích một cách hệ thống những điểm yếu của đối phương, vạch ra kế hoạch làm đối phương suy yếu dần, đồng thời đoán trước cuộc đấu tranh có thể diễn ra theo chiều hướng nào. Để hình thành được chiến lược như thế, phong trào cần có sự lãnh đạo. Và để theo đuổi chiến lược như thế qua những thời kỳ khó khăn trong tương lai – khi những cuộc biểu tình bất bạo động có thể bị đáp lại bằng bạo lực - phong trào phải cần có sự đoàn kết.Việt Nam thời “Tứ chiến”: Dũng Sang Trọng và “Lạ”
Vũ Đông Hà (Danlambao)
- Việc bắt giam Nguyễn Đức Kiên nói gì thì nói là một đòn đánh vào tay
chân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng có đăng đàn giở thủ thuật chính
trị “biểu dương Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, đã nghiêm túc chấp
hành sự chỉ đạo của Chính phủ; đã khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn
chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn
định hoạt động ngân hàng” thì thiên hạ ai cũng biết tỏng chính đàn em của ông đang bị “chúng nó” bỏ tù.
Nhưng mà thật sự thì “chúng nó” là ai?Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đồng hành cùng Dân Tộc
Huỳnh Ngọc Tuấn (Danlambao) - Giáo hội Phật giáo VN Thống Nhất đang cùng với những tôn giáo bạn và nhân dân cả nước nhất là những nhà đấu tranh cho dân chủ kiến tạo nền tảng cho một xã hội dân sự cởi mở tại VN. Chính điều này mới thực sự khắc họa hình ảnh trung thực của giáo hội như là một nhân tố quyết định để hình thành một chế độ dân chủ, đa nguyên và pháp trị tại VN trong quá khứ trong hiện tại và nhất là trong tương lai…Chôn nó đi!
Bảo Giang (Danlambao) - Thật là một tai bay vạ gió cho dân, cho nước. May là trong bối cảnh chờ chết, cả nước điêu linh, cả làng thống khổ, toàn dân chờ ngày khoác áo nô lệ cho giặc Tàu, bỗng nhiên, em bé ra dấu, trẻ thơ lên tiếng, người già đứng đậy và người người cùng tiến lên: Chôn nó đi. “Chôn Nó Đi” trở thành một hiệu lệnh. Thành một phong trào làm thay đổi đất nước. “Chôn Nó Đi” là một giải pháp duy nhất và cấp bách cho toàn bộ mọi vấn đề Chính Trị, Xã Hội, Văn Hóa, và Tôn Giáo tại Việt Nam. Chuột chết, đảng hết. Chôn Nó Đi…Ngày 29/08/2012, Tòa án Ninh Thuận sẽ xử phúc thẩm nhà dân chủ Phan Ngọc Tuấn
Nhật Khuê (Danlambao) - Tin từ Ninh Thuận cho hay là ngày 29.8.2012 này sẽ mở phiên phúc thẩm xét xử nhà dân chủ Phan Ngọc Tuấn.
Phiên xử này hoàn toàn không có luật sư tham gia bào chữa cho ông Phan Ngọc Tuấn, ít nhất cho đến thời điểm này.Tôi chỉ muốn đi tìm một lời giải đáp, cho cái giá trị tối thiểu của công lý
Phương Bích - Tôi đâu có hoang tưởng. Nhìn vụ án xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thì biết. Nhưng không đi sao đến bờ? Đường xa mấy đi mãi cũng phải đến. Nhiều người đi kiện hàng chục năm trời, bán cả nhà cửa đi để theo kiện, đi kiện từ khi tóc còn xanh cho đến lúc ngả bạc… Nghĩ vậy tôi lại ngồi viết đơn tiếp. Tôi viết không phải vì cay cú, lại càng không phải vì hằn thù một cá nhân nào đó, mà là tôi chỉ muốn đi tìm một lời giải đáp cho cái giá trị tối thiểu của công lý…Rắn là ai?
Việt Nam của tôi (Danlambao) – Trích lời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Xuất
hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để
chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”…” (Hết trích)
Đọc bài viết của bác Trần Mạnh Hảo “Ai, những ai đang cõng rắn cắn gà nhà”, tôi thấy rất tâm đắc, nhưng muốn viết thêm tí chút.Như đảng đã từng
Le Nguyen (Danlambao) - Việc sử dụng trò mèo rình rập bắt giữ bầu Kiên với lý do mập mờ thiếu chính danh lẫn minh bạch, không phù hợp với luật pháp quy định của một nhà nước xưng là pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gây chấn động, hoảng loạn không những trong dư luận Việt Nam mà thông tin còn tràn lan trên các phương tiện truyền thông quốc tế, ảnh hưởng không nhỏ đến giới đầu tư nước ngoài.Ai cõng rắn cắn gà nhà? Ai rước voi về giày mả tổ?
Rắn là ai hôm nay đã rõ *
Nhưng tên nào cõng rắn cắn dân ta
Và tên nào rước voi về đạp mả cha
Đó là chuyện mà dân muốn biết
Kẻ nào đây?Người “có đuôi”
Mõ SG (Danlambao)
- Qua đề tựa bài viết bạn đọc chắc sẽ nghĩ có lẽ đây là một đề tài biên
khảo nhân chủng học về một tộc người có đuôi nào đó thời tiền sử. Thưa
không, người “có đuôi” hiện đang sống quanh chúng ta, gần ta trong thế
giới hiện đại ngày hôm nay.
Ai, Những ai đang “cõng rắn cắn gà nhà” ?
Trần Mạnh Hảo (Danlambao) - Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, có một vị lãnh đạo cao cấp của đảng là chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dám công khai thừa nhận trong ban lãnh đạo cao cấp gồm 14 vị bộ chính trị của ông có người (hay những người?) làm cái việc ô nhục đáng để muôn đời cháu con nguyền rủa là “CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ” ( phạm tội BÁN NƯỚC…?)…Vài nhận định nhân vụ Bộ Chính trị CSVN ‘chống tham nhũng’
Tạ Nhất Linh (Danlambao) – Dù
‘chống tham nhũng’ tích cực đến đâu, bản thân mỗi đồng chí đều có năng
lực bẩm sinh là tham nhũng. Hãy nhớ: Chính đồng chí Trương Tấn Sang đã
từng kết nghĩa với Năm Cam để rồi bị Lê Khả Phiêu túm cổ lôi ra Hà
Nội. Chính Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhiều lần che chắn cho Nguyễn Tấn
Dũng, mà nguyên nhân có lẽ không là gì khác ngoài việc được Ba Dũng cho
ăn.
Chỉ có dân thường vẫn sẽ bị thiệt thòi, cho đến khi tháo bỏ được ách cai trị của đảng CSVN…Bắt rồi không bắt: chuyện lập lại của Dương Chí Dũng trong trường hợp Lý Xuân Hải?
Vụ bắt TGĐ Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải: “Đăng – bóc – lại đăng…”
“Bắt câm mồm, phải câm mồm
Cho gâu gâu, mới được phần gâu gâu”
(nghìn lần tạ tội cụ Nguyễn Du)
VVT (Danlambao)
- Tin Tổng giám đốc Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải bị khởi tố, tạm giam,
khám nơi làm việc (trong đại chiến dịch tảo thanh đám tài phiệt – mafia
ngân hàng khuynh đảo tài chính quốc gia) và nhà riêng được báo “lề đảng”
Petrotimes đưa lên onlines nóng bỏng từ tối 22-8, đặc biệt rộ lên từ
tối 23-8 (Người Lao Đông onlines còn có ảnh công an đến khám nhà, bà con
xúm xem… rất rõ ràng và đáng tin)… rồi bỗng lục tục… bóc xuống ngay
trong đêm! Bỗng… đến 8-9 giờ sáng 24-8, lại thấy nhiều báo lại đăng
onlines và cả báo giấy, phần lớn kèm cái đuôi TTXVN cho chắc ăn!
Tội nghiệp các báo “lề đảng”! Đâu dễ “ẳng”?! Phải đợi “cún cưng” TTXVN lĩnh xướng bắt nhịp, giàn “đồng ca” mới được bắt đầu!
Ngày về Pa An
Từ Khanh (Danlambao) - Mây Pa An. Như một sợi chỉ xám treo từ đỉnh Zwegabin níu xuống rừng cây Lâm Tì Ni trùng trùng hình tượng trắng phau khoác áo vàng. Rừng riêng biệt thanh bình trên vùng đất khói lửa. Những người Karen ở lại Pa An thất thểu dưới trời mưa. Những người Karen chạy qua biên giới thất thểu trong hàng rào trại Mae La. Chỉ cách một dòng sông nhỏ. Em ở bên này chị ở bên kia. Không biết ai chờ ai.Thủ tướng ‘chỉ đạo’ vụ bắt Bầu Kiên
Cập nhật: 10:03 GMT – thứ sáu, 24 tháng 8, 2012 – BBC
Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt hôm 21/8
Công an Việt Nam cũng “đang tích cực ‘diệt sâu’ trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ”, theo bài phỏng vấn vừa đăng trên trang web Chính phủ Việt Nam.
Đại tá Nguyễn Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế (C46), Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an, tuyên bố cả Thủ tướng, Bộ trưởng và một Thứ trưởng Công an đã tham gia chỉ đạo vụ án.
Cuộc phỏng vấn dường như nhằm xóa đi tin đồn ông Nguyễn Đức Kiên là người quen thân với Thủ tướng.
Dư luận Việt Nam những ngày qua cũng râm ran tin đồn vụ bắt giữ ông Kiên không được thông báo trước cho các Thứ trưởng Công an.
Nhưng Đại tá Nguyễn Đức Thịnh nói trên trang web Chính phủ: “Chúng tôi nhận được rất nhiều đơn, thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến vi phạm của 3 công ty do Nguyễn Đức Kiên điều hành và báo cáo đồng chí Bộ trưởng Trần Đại Quang và đồng chí Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo.”
“Trước khi khởi tố, bắt giam Nguyễn Đức Kiên, lãnh đạo liên ngành tư pháp Trung ương đã họp và thống nhất cao.”
“Quá trình bắt, khám xét và tổ chức điều tra đảm bảo đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thủ tướng Chính phủ.”
Đại tá Nguyễn Đức Thịnh
Tội phạm ngân hàng
Trong diễn biến đáng chú ý, Cục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế cho biết lực lượng của ông quan tâm đến “tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng”.
Đại tá Thịnh tiết lộ một nhiệm vụ của cơ quan ông là “nắm tình hình, tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành thực hiện chức năng của ngành Công an vào việc tái cấu trúc nền kinh tế.”
“Trong đó có tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hoạt động hiệu quả, minh bạch,” vị đại tá nhấn mạnh.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 24/8, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An đã chính thức công bố lệnh bắt, khám xét nơi ở, nơi làm việc của ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB).
Công văn ngày 24/8 của Cơ quan điều tra xác nhận ông Lý Xuân Hải bị bắt tạm giam bốn tháng kể từ ngày 23/8 với tội danh ‘Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165’.
Nói với tờ Financial Times, bà Karolyn Seet, từ công ty đánh giá Moody’s, nhận xét vụ bắt ông Hải sẽ khiến giới chức khó thuyết phục các nhà đầu tư là bê bối không liên quan đến ACB.
Hữu Nguyên :Sàng lọc thông điệp của Chủ tịch Sang
Hữu Nguyên
Tôi không muốn sa đà vào các chi tiết vụn vặt như kiểu nhận xét “Chủ tịch nước tập làm văn”; hay đánh giá bài viết quan trọng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng tám và Quốc khánh 2/9 năm nay là mang
đậm chất tình cảm, lan man, theo kiểu “tức cảnh sinh tình”. Chủ tịch
nước cũng là người và chắc rằng ông cũng có cách thể hiện mình theo kiểu
của riêng ông.
Hơn nữa, tôi hiểu các chính khách ở Việt Nam không phải dễ dàng gì
có thể phát biểu thẳng thắn suy nghĩ thật của mình trước bàn dân thiên
hạ như là các chính khách phương Tây hoặc của Hoa Kỳ như TT Obama chẳng
hạn. Diễn từ của các chính khách phương Tây vốn có truyền thống tự do và
tôn trọng dân chủ chắc chắn không cần phải lòng vòng rào trước đón sau,
buộc người nghe (hay đọc) phải biết cách mà tự sàng lọc để “đãi cát tìm
vàng”. Dẫu rằng đôi khi sàng mãi hàng trăm tấn cát rồi cuối cùng chẳng
thấy vàng đâu, cứ như là “dã tràng se cát Biển Đông” vậy.
Thế nhưng, trong bài phát biểu của ông Sang mới đây, tôi thấy trong
rất nhiều cát (rất nhiều, như một số blogger đã phân tích) đã xuất
hiện không ít “vàng”.
Vàng thứ nhất, chính là cái mà nhiều blogger phê phán: chất trữ
tình của bài phát biểu. Tôi nghĩ rằng chất trữ tình này của bài phát
biểu không phải là chuyện ngẫu nhiên, lan man cho có chuyện để nói. Từ
lâu rồi các nhà lãnh đạo Việt Nam hầu như đã bỏ quân điều này: cái tình
tự dân tộc, cái tình làng nghĩa xóm trong câu chuyện quốc gia đại sự. Từ
lâu rồi, kể từ khi các nhà lãnh đạo Đảng CS Việt Nam tự cho mình cái
quyền tối thượng bất khả xâm phạm về chân lý, mọi điều mà lãnh đạo Đảng
nói ra chỉ có đúng, không có sai cho nên không cần phải truyền cảm, tâm
tình mà chỉ cần mệnh lệnh. Ông Sang đã làm điều ngược lại, ông thích tâm
tình trước khi đi vào một số điều hết sức căn bản và cốt lõi của đất
nước, của Đảng.
Ai đó thấy lạ. Song với người dân Nam Bộ, yêu thích cải lương và
các nghệ sĩ tài tử dân gian, thì đây chính là khúc dạo đầu cho sáu câu
vọng cổ.
Tại sao khi một nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước muốn làm một cái
chuyện thật bình thường là cởi tấm lòng mình ra, tâm tình với mọi công
dân thì ta lại thấy không bình thường? Sao ta lại đòi hỏi ông ta phải
cứng nhắc và khuôn sáo như mọi khi, như thói quen đã từng diễn ra hàng
mấy thập kỷ qua, đến mức ta quên đi tình làng nghĩa xóm?
Nhưng thôi, hãy xem chúng ta có gì từ bài phát biểu mà không ít người chê là lượm thượm này.
Về đối nội, Chủ tịch Sang công khai thừa nhận “có không ít những
sai lầm khuyết điểm, phải sửa sai như trong cải cách ruộng đất, sửa sai
những khuyết điểm chủ quan duy ý chí trong lãnh đạo, quản lý và cơ chế
chính sách khiến cho kinh tế – xã hội lâm vào khủng hoang trầm trọng
thời điểm trước Đại hội VI (1986)”.
Thú vị là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không ngần ngại so sánh “Công
cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo hơn hai thập kỷ qua,
giống như một cỗ xe chưa hoàn thiện nhưng đang chạy với tốc độ nhanh,
thành công nhiều mà khó khăn cũng lắm”. Sự so sánh này là mượn phương
pháp ẩn dụ theo kiểu ý tại ngôn ngoại mà nhiều văn thi nhân xưa và nay
vẫn áp dụng để nói lên được nhiều điều khó nói. Cỗ xe chưa hoàn thiện mà
đòi chạy nhanh hết cỡ để đua với hàng xóm thì chuyện gì xảy ra chắc ai
cũng rõ. Cỗ xe chưa hoàn thiện mà đòi chạy thật nhanh với tốc độ kỷ lục
trong thật nhiều năm chỉ là kỳ vọng phi lý. Ai cũng thấy chuyện đó.
Và ngay lập tức, ông Sang lý giải bằng một nhận định thuộc về thẩm
quyền của mình “việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN còn nhiều hạn
chế, có nguyên nhân khách quan nhưng chủ yếu là do nguyên nhân chủ
quan”. Vậy là quá rõ rồi còn gì. Người đọc (hay người nghe) còn đòi hỏi
gì nữa về sự thẳng thắn vốn không phải là phương châm được coi trọng
của các chính khách Việt Nam trong suốt nhiều thập kỷ qua?
Nhất là sau những phân tích vòng vèo đó, ông Sang đã đi tới nhận
định: “tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định chính trị – xã hội và đe
dọa chủ quyền quốc gia”.
Nhận định quá rõ ràng: nội vụ thì nhiều nguy cơ gây mất ổn định
chính trị -xã hội; ngoại vụ thì đe dọa chủ quyền quốc gia. Thông điệp
này cảnh báo không chỉ có quá nhiều thù trong mà còn có cả giặc ngoài
đang lăm le “nội công ngoại kích”.
Rõ ràng hơn khi Chủ tịch Sang không ngần ngại gì mà nói thẳng:
“Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn rình rập mọi sơ hở để
chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí “để cõng rắn cắn gà nhà”…”.
Nghe (đọc) tới đoạn này chột nghĩ ngay tới tinh thần và hào khí “Hịch
tướng sĩ” của Hưng đạo Đại vương.
Ai có khả năng “chọc gậy bánh xe”, và ai mới có khả năng “cõng rắn
cắn gà nhà”? Chắc chắn không phải là nhân dân. Mà phải là quan chức.
Chức càng to khả năng chọc bánh xe, khả năng cõng rắn cắn gà nhà càng
lớn. Về chuyện này, Chủ tịch Sang đã nói thẳng về nội bộ của mình, của
Đảng CS Việt Nam hiện nay. Có không ít bộ phận quan chức cao cấp hiện
“ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh nganh, sĩ mắng triêu đình mà không biết
nhục”. Thậm chí “lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc săn thú làm cuộc
vui vẻ”… chưa kể ngày nay không chỉ săn thú mà còn săn cả người đẹp các
kiểu, săn vàng và USD… vô hạn.
“Nếu chỉ cố gắng như những năm vừa qua không còn đủ nữa, mà phải
đổi mới quyết liệt để theo kịp bước tiến thời đại, phải tiến hành những
giải pháp đồng bộ trong mọi lĩnh vực”. Thông điệp ngày càng trở nên qua
rõ ràng, ai không hiểu thì chỉ là không muốn hiểu. Tất cả những gì mà
Việt Nam đã làm trong suốt hơn hai mươi năm đồi mới vừa qua là chưa đủ,
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và đòi hỏi của thời đại. Yêu cầu
của phát triển là phải xây dựng một đất nước Việt Nam “dân chủ, công
bằng và văn minh”, đủ sức mạnh để bảo vệ “độc lập và chủ quyền” lãnh
thổ. Muốn vậy, không chỉ thay đổi nữa vời, đổi mới cục bộ nữa mà cần có
chiến lược thay đổi toàn diện, trên mọi lĩnh vực. Trong đó chắ chắn phải
có đồi mới về chính trị, vì đó là điều kiện tiên quyết đề đồi mới toàn
diện kinh tế và xã hội.
Đổi mới chính trị không phai là một giấc mơ, càng không phải là một
mong muốn chủ quan nhất thời, nôn nóng mà được. Bắt đầu từ các đổi mới
cơ bản về nền tảng pháp lý tạo dựng và điều chỉnh các hoạt động của nhà
nước. Trong bối cảnh Việt Nam ngày nay còn là Luật cho các hoạt động
lãnh đạo xã hội của Đảng CS Việt Nam.
Chỉnh đốn Đảng không chỉ dừng lại ở các hoạt động tự phê và phê
bình lẫn nhau trong nội bộ Đảng mà lâu dài là phải tiến tới việc pháp
điển hóa các hoạt động lãnh đạo của Đảng. Khi đó, các hoạt động của tổ
chức đảng các cấp hay của từng cá nhân đảng viên đảng CS đều phải tuân
thủ phát luật duy nhất của Nhà nước CHXHCNVN. Không có chuyện, bất cứ cá
nhân nào có thể, có quyền và khả năng đứng trên luật pháp.
“Cội nguồn sức mạnh của Đảng chính là từ sự gắn bó máu thịt với
nhân dân”. Đảng cũng từ nhân dân mà ra, Đảng có tôn chỉ mục đích hàng
đầu là phục vụ nhân dân và Tổ quốc thì mới có lý do chính đáng để tồn
tại. Đảng không làm được chuyện này là tự mình tới đứng bên bờ vực thẩm.
Chủ tịch Sang phát biểu trọng tình như mọi người Việt Nam khác là
bình thường. Ông kêu gọi đoàn kết, yêu thương nhau để cùng nhau vượt qua
thử thách, cùng nhau đưa đất nước tới gần hơn với mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh. dân chủ, công bằng và văn minh”. Nhưng trước đó ông không
quên nhắc nhở rằng, nhiều giá trị xã hội đang đảo lộn và bị xem thường
tới mức kỷ cương, luật pháp, đạo đức xã hộ bị xói mòn nghiêm trọng.
Làm chuyện lớn, không quên chuyện nhỏ. Và từ những thành quả nhỏ mới có thễ dẫn tới các kết quả lớn.
Quan trọng nhất bây giờ là “phải hình thành các điều kiện để làm
xuất hiện những hành vi tích cực của toàn Đảng, toàn dân cho đất nước,
cho việc củng cố và xây dựng Nhà nước ta ngày càng trong sạch vững
mạnh”.
Quả bóng này đang nằm trong chân của các chính khách như ông Sang.
Nếu quý ông biết giao bóng, thì nhân dân tức khắc biết nhận bóng và sẽ
đưa bóng về đích.
Niềm hy vọng dù sao vẫn leo lét trong đêm tối mịt mùng, còn hơn không còn một chút ánh sáng nào cuối đường hầm.
Thông điệp dông dài, đẩy đưa, song vẫn cứ là thông điệp nếu bạn biết chắt lọc và sàng sẫy sau hàng ngàn tấn quặng vậy!
“Tương lai đang vẫy gọi và thúc giục chúng ta viết nên những trang sử mới!”.
Vâng, bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể tham gia viết nên những
trang sử mới này. Nếu chúng ta không thờ ơ với vận mệnh của đất nước với
tiền đồ của dân tộc mà chắc rằng trong đó có bản thân ta và gia đình
ta.
Huỳnh ngọc Chênh :CHẲNG CÓ GÌ MỚI ANH TƯ ƠI!*
Huynhngocchenh
Đất nước đang lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn và hiểm nghèo .
Giặc ngoài là Trung cộng càng lúc càng trở nên hung hăng và thâm hiểm. Trên biển chúng gia tăng áp lực bằng hàng loạt các hoạt động phi pháp mà đỉnh cao là thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa có phạm vi bao trùm hầu hết biển Đông rồi đưa hàng vạn tàu đánh cá và các giàn khoan khổng lồ ngang nhiên vào khai thác trên vùng biển nầy. Trong đất liền chúng thực hiện âm mưu xâm lấn bằng quyền lực mềm thông qua hàng loạt những hoạt động kinh tế hợp pháp và phi pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Âm mưu diễn biến hòa bình trong kế hoạch thôn tính Việt Nam đang được triển khai từng bước dựa vào mối quan hệ hữu nghị bất bình thường giữa hai đảng của hai nước.
Kinh tế trong nước đang trong vòng xoáy của khủng hoảng. Do vốn liếng chôn hết vào các dự án nhà đất và bốc hơi qua sự tụt dốc của thị trường chứng khoán nên nợ xấu thực sự của ngân hàng vượt qua mức báo động. Các ngân hàng dường như không còn đẩy vốn ra thị trường để thúc đẩy kinh tế mà chỉ cho vay lòng vòng giữa nhau để thu lợi nhuận. Con rắn đang ăn vào cái đuôi của mình để chờ đợi đến ngày sụp đổ hàng loạt. Từ đó phát sinh ra thủ đoạt thu tóm ngân hàng về tay của vài nhóm đặc quyền làm cho tình hình tài chính đang rối loạn càng rối loạn hơn. Doanh nghiệp phá sản và giải thể khắp mọi nơi, FDI giảm sút, lạm phát tăng lên liên tục, đời sống người lao động chưa bao giờ thê thảm như hiện nay.
Hệ thống nhà nước với nhiều bộ máy trùng lặp không cần thiết (bộ máy đảng, bộ máy chính quyền và bộ máy đoàn thể) quá sức cồng kềnh, tỷ lệ công chức trên đầu dân quá lớn nhưng thiếu hiệu quả chưa nói là gây ra nhũng lạm tràn lan do được xây ra từ đội ngũ cán bộ của đảng, như chính nhận định của đảng, là đang càng ngày càng suy thoái và kém phẩm chất trầm trọng.
Trên một cái nền bi thảm và ngàn cân treo sợi tóc ấy, một bộ phận dân chúng vẫn còn kỳ vọng vào những vị lãnh đạo còn tốt của đảng, đang chờ đợi một hành động cụ thể và một quyết sách được đưa ra kịp thời để họ lóe lên chút nào đó hy vọng có thể thoát qua cơn hiểm nghèo.
Vụ bắt và khởi tố Nguyễn Đức Kiên, một ông trùm đầy quyền lực đứng đàng sau vụ thâu tóm mờ ám Sacombank và các vụ lũng đoạn tài chính tày đình khác là hành động cụ thể, tuy hơi chậm, nhưng cũng tạo ra những phấn khích trong lòng bộ phận dân chúng còn tin vào nhà nước. Việc bắt Kiên đã làm choáng và gây ra biến động tức thời lên thị trường nhưng hy vọng không đến mức nghiêm trọng như hù dọa của các thế lực muốn bao che cho Kiên và đồng bọn. Nếu còn trù trừ, để chậm lại thì hậu quả của Kiên và đồng bọn gây ra sẽ còn ác liệt hơn nữa đối với nền kinh tế ốm yếu và méo mó nầy.
Tuy nhiên, nếu vụ án Kiên chỉ làm sơ sài ở mức độ xử lý hoạt động kinh doanh trái phép, không đẩy đến tận cùng để vạch ra đường dây lũng đoạn tài chính và thâu tóm ngân hàng dính líu đến cả một nhóm đặc quyền thì niềm tin vừa lóe lên của bộ phận dân chúng nói trên cũng sẽ bị dập tắt nhanh chóng. Những người dân đó sẽ hiểu rằng các lãnh đạo của đảng có thực sự muốn chỉnh đảng, muốn triệt để chống nham nhũng hay chỉ giả vờ mị dân là thể hiện qua ở chỗ nầy.
Trong tình hình nầy, diễn văn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân dịp Quốc Khánh cũng được bộ phận dân chúng nói trên mong đợi. Họ đang kỳ vọng vào vị lãnh đạo nhà nước cao nhất của mình lên tiếng về các hành động xâm lấn đang diễn ra của Trung cộng trên biển Đông, một việc rất cần thiết nhưng dường như từ lâu nay bị né tránh. Họ cũng kỳ vọng rằng trong diễn văn quan trọng ấy, một quyết sách nào đó sẽ được đưa ra để có thể lay chuyển tình hình kinh tế đang trong cơn khủng hoảng nghiêm trọng.
Nhưng hầu như hai kỳ vọng ấy đều không thấy trong bài diễn văn của chủ tịch nước.
Ngoài một chút mới mẻ là nhắc đến các vụ nổi cộm về đất đai ở Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản để từ đó “nhìn nhận lại các cơ sở pháp lý về đất đai”, ông Sang né tránh hoàn toàn việc bày tỏ thái độ trước nguy cơ xâm lấn “hòa bình” của kẻ thù phương Bắc. Ngược lại ông lấp lửng nhắc đến “những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”…” là ám chỉ vào một thế lực thù địch mơ hồ nào đó đến từ phương Tây mà đảng vẫn hay nói đến.
Ông cũng chỉ kêu gọi chung chung là đổi mới hơn nữa, hoàn thiện hơn nữa, dân chủ nhưng ổn định hơn nữa để đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng… nỗ lực yêu nước của toàn dân, bằng sự đoàn kết yêu thương nhau, không “ganh ghét đố kỵ” và bằng cách phát huy hào quang trong quá khứ.
Trong khi đó nhiều giải pháp đúng đắn để đưa đất nước thoát ra khó khăn và vươn lên giàu mạnh văn minh được nhiều nhóm trí thức trong và ngoài nước tâm huyết gởi lên rất nhiều lần từ bao năm qua không được ông để mắt đến nên không hề nhắc tới trong bài diễn văn.
Bộ phận nhân dân còn tin vào đảng có lẽ đã thất vọng nếu như họ chịu khó đọc hết bài diễn văn nầy đăng trên các báo đảng. Chẳng lóe ra một chút gì mới.
Do vậy, hy vọng còn lại của họ là trông chờ diễn biến tiếp theo của vụ án bầu Kiên để thấy sự quyết tâm của giới lãnh đạo trong việc chống tham nhũng. Không nói được gì nhiều, nhưng có quyết tâm làm thì quá tốt.
Đó là nói theo tình cảm của một bộ phận nhân dân còn tin vào đảng.
Được đăng bởi HUYNH NGOC CHENH Giặc ngoài là Trung cộng càng lúc càng trở nên hung hăng và thâm hiểm. Trên biển chúng gia tăng áp lực bằng hàng loạt các hoạt động phi pháp mà đỉnh cao là thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa có phạm vi bao trùm hầu hết biển Đông rồi đưa hàng vạn tàu đánh cá và các giàn khoan khổng lồ ngang nhiên vào khai thác trên vùng biển nầy. Trong đất liền chúng thực hiện âm mưu xâm lấn bằng quyền lực mềm thông qua hàng loạt những hoạt động kinh tế hợp pháp và phi pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Âm mưu diễn biến hòa bình trong kế hoạch thôn tính Việt Nam đang được triển khai từng bước dựa vào mối quan hệ hữu nghị bất bình thường giữa hai đảng của hai nước.
Kinh tế trong nước đang trong vòng xoáy của khủng hoảng. Do vốn liếng chôn hết vào các dự án nhà đất và bốc hơi qua sự tụt dốc của thị trường chứng khoán nên nợ xấu thực sự của ngân hàng vượt qua mức báo động. Các ngân hàng dường như không còn đẩy vốn ra thị trường để thúc đẩy kinh tế mà chỉ cho vay lòng vòng giữa nhau để thu lợi nhuận. Con rắn đang ăn vào cái đuôi của mình để chờ đợi đến ngày sụp đổ hàng loạt. Từ đó phát sinh ra thủ đoạt thu tóm ngân hàng về tay của vài nhóm đặc quyền làm cho tình hình tài chính đang rối loạn càng rối loạn hơn. Doanh nghiệp phá sản và giải thể khắp mọi nơi, FDI giảm sút, lạm phát tăng lên liên tục, đời sống người lao động chưa bao giờ thê thảm như hiện nay.
Hệ thống nhà nước với nhiều bộ máy trùng lặp không cần thiết (bộ máy đảng, bộ máy chính quyền và bộ máy đoàn thể) quá sức cồng kềnh, tỷ lệ công chức trên đầu dân quá lớn nhưng thiếu hiệu quả chưa nói là gây ra nhũng lạm tràn lan do được xây ra từ đội ngũ cán bộ của đảng, như chính nhận định của đảng, là đang càng ngày càng suy thoái và kém phẩm chất trầm trọng.
Trên một cái nền bi thảm và ngàn cân treo sợi tóc ấy, một bộ phận dân chúng vẫn còn kỳ vọng vào những vị lãnh đạo còn tốt của đảng, đang chờ đợi một hành động cụ thể và một quyết sách được đưa ra kịp thời để họ lóe lên chút nào đó hy vọng có thể thoát qua cơn hiểm nghèo.
Vụ bắt và khởi tố Nguyễn Đức Kiên, một ông trùm đầy quyền lực đứng đàng sau vụ thâu tóm mờ ám Sacombank và các vụ lũng đoạn tài chính tày đình khác là hành động cụ thể, tuy hơi chậm, nhưng cũng tạo ra những phấn khích trong lòng bộ phận dân chúng còn tin vào nhà nước. Việc bắt Kiên đã làm choáng và gây ra biến động tức thời lên thị trường nhưng hy vọng không đến mức nghiêm trọng như hù dọa của các thế lực muốn bao che cho Kiên và đồng bọn. Nếu còn trù trừ, để chậm lại thì hậu quả của Kiên và đồng bọn gây ra sẽ còn ác liệt hơn nữa đối với nền kinh tế ốm yếu và méo mó nầy.
Tuy nhiên, nếu vụ án Kiên chỉ làm sơ sài ở mức độ xử lý hoạt động kinh doanh trái phép, không đẩy đến tận cùng để vạch ra đường dây lũng đoạn tài chính và thâu tóm ngân hàng dính líu đến cả một nhóm đặc quyền thì niềm tin vừa lóe lên của bộ phận dân chúng nói trên cũng sẽ bị dập tắt nhanh chóng. Những người dân đó sẽ hiểu rằng các lãnh đạo của đảng có thực sự muốn chỉnh đảng, muốn triệt để chống nham nhũng hay chỉ giả vờ mị dân là thể hiện qua ở chỗ nầy.
Trong tình hình nầy, diễn văn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân dịp Quốc Khánh cũng được bộ phận dân chúng nói trên mong đợi. Họ đang kỳ vọng vào vị lãnh đạo nhà nước cao nhất của mình lên tiếng về các hành động xâm lấn đang diễn ra của Trung cộng trên biển Đông, một việc rất cần thiết nhưng dường như từ lâu nay bị né tránh. Họ cũng kỳ vọng rằng trong diễn văn quan trọng ấy, một quyết sách nào đó sẽ được đưa ra để có thể lay chuyển tình hình kinh tế đang trong cơn khủng hoảng nghiêm trọng.
Nhưng hầu như hai kỳ vọng ấy đều không thấy trong bài diễn văn của chủ tịch nước.
Ngoài một chút mới mẻ là nhắc đến các vụ nổi cộm về đất đai ở Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản để từ đó “nhìn nhận lại các cơ sở pháp lý về đất đai”, ông Sang né tránh hoàn toàn việc bày tỏ thái độ trước nguy cơ xâm lấn “hòa bình” của kẻ thù phương Bắc. Ngược lại ông lấp lửng nhắc đến “những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”…” là ám chỉ vào một thế lực thù địch mơ hồ nào đó đến từ phương Tây mà đảng vẫn hay nói đến.
Ông cũng chỉ kêu gọi chung chung là đổi mới hơn nữa, hoàn thiện hơn nữa, dân chủ nhưng ổn định hơn nữa để đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng… nỗ lực yêu nước của toàn dân, bằng sự đoàn kết yêu thương nhau, không “ganh ghét đố kỵ” và bằng cách phát huy hào quang trong quá khứ.
Trong khi đó nhiều giải pháp đúng đắn để đưa đất nước thoát ra khó khăn và vươn lên giàu mạnh văn minh được nhiều nhóm trí thức trong và ngoài nước tâm huyết gởi lên rất nhiều lần từ bao năm qua không được ông để mắt đến nên không hề nhắc tới trong bài diễn văn.
Bộ phận nhân dân còn tin vào đảng có lẽ đã thất vọng nếu như họ chịu khó đọc hết bài diễn văn nầy đăng trên các báo đảng. Chẳng lóe ra một chút gì mới.
Do vậy, hy vọng còn lại của họ là trông chờ diễn biến tiếp theo của vụ án bầu Kiên để thấy sự quyết tâm của giới lãnh đạo trong việc chống tham nhũng. Không nói được gì nhiều, nhưng có quyết tâm làm thì quá tốt.
Đó là nói theo tình cảm của một bộ phận nhân dân còn tin vào đảng.
* Tít trước gây hiểu nhầm và không hay nên đổi lại tít nầy
Tưởng năng Tiến :Bao Giờ Bướm Ta Nổi Loạn
tuongnangtien – RFA S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Bướm Nga nổi loạn. Nguồn ảnh: procontra.asia
“Trong cái xã hội trước sau vẫn trọng nam khinh nữ, nơi quyền lực
quốc gia, quyền lực trong gia đình và quyền lực trên giường vẫn chủ yếu
thuộc về đàn ông, bướm Việt Nam sớm muộn rồi cũng phải nổi loạn.”Phạm Thị Hoài
“Ga Vinh một buổi tối trời mưa. Một túp nhà lá nằm nép bên vệ đường, phía sau là khoảng nước dở ao dở rãnh, muỗi và cỏ nhiều. Một ngọn đèn dầu run rẩy vì gió, cháy leo lét được treo trước cửa sổ. Một con chó già còm cõi bê bết bùn đất và lạnh, nằm in bóng đèn dầu dưới cửa sổ, tru ư ử trong họng mà không dám vào nhà vì sợ đòn. Gió hú rít xoáy quanh cửa tranh nhau luồn vào nhà. Có tiếng mái tranh cọ nhau xào xạc như van xin. Tiếng chẫu chuộc gọi cái làm nhịp cho mưa rơi.
Bên này cửa sổ:
“Khêu to đèn thêm tí nữa, không tốn dầu lắm đâu.”
Bên kia cửa sổ:
“Thế này đủ rồi, khách xa thừa sức nhìn thấy.”Im lặng một lúc lâu.
Bên này:
“Mấy giờ rồi nhỉ…?”
Bên kia:
“Ðồng hồ bán mất rồi… Có lẽ khoảng chín, mười giờ…”
Có tiếng chân rẽ nước đi tới, rồi một cái đầu đàn ông thò vào cửa sổ, nhễu nước lã chã xuống con chó.
“Bao nhiêu?”
Bên này:
“Năm chục.”
“Ðắt thế, gái Sài Gòn còn chả tới nữa là…”
“Thế muốn bao nhiêu?”
“Hai chục…?”
“Thôi về ngủ với bò cho sướng, để hai chục đấy mai mà ăn cháo.”
“Ðồ đĩ rạc!”
Tiếng chân dậm dựt bỏ đi.
“Ba chục được không?” Có tiếng hỏi với lại.
“Ừ thôi, trời mưa mở hàng để lần sau lấy chỗ đi lại.”
“…”
“Thanh toán trước đi!”
“Gì mà vội thế, chả ‘tình’ tí nào cả.”
“Sao? Có tiền không?”
“Lấy gạo nhé?”
“Gạo gì? Mậu dịch hay gạo mới?”
“Mới chia tiêu chuẩn tháng ở cơ quan về, chưa xem.”
“Gạo mậu dịch rồi, tính bao nhiêu?”
“Hai chục.”
“Ðắt quá, mà cũng không có cân nữa.”
“Mười tám đồng vậy, đong đại bằng ống sữa bò đi…”
“Ừ, thế cho tiện, cân mất công, gạo đi mua nặng ký… mà này, có trộn đá dăm vào không đấy?”
“Mang đèn ra mà soi.”
“Gạo này chỉ mười lăm đồng.”
”Ðong vun tay thế kia thành hai cân của người ta chứ còn gì…”
Một thằng nhóc chừng chín tuổi thình lình hiện ra như chui từ dưới
đất lên, đứng mút tay nhìn cảnh đong gạo. Người đàn ông còn đang loay
hoay cột lại cái bao của mình thì nó giật túi gạo nơi tay người đàn bà,
chạy vụt ra cửa.
“Nấu cơm nhé, đừng nấu cháo… Nhớ để phần cho chị đấy.”
Người đàn bà dặn với theo…
Bên này:
“Thu nhập hằng tháng bao nhiêu?”
“Thất thường lắm, không tính được.”
“Có chồng con gì chưa?”
“…”
“Quê quán ở đâu?”
“Ðô Lương.”
“Sao trôi giạt ra tận đây thế?”
“Ở quê khổ quá…”
“Khổ một chút nhưng cuộc sống lương thiện, có chồng con đàng hoàng có thoải mái hơn không?”
“Ðảng viên phải không?”
“Sao biết?”
“Chơi bao nhiêu lần rồi?”
“Ừ… mới tham quan một lần cho biết…”
“Có thích không?”
“…”
“Không sợ chi bộ biết bao?”
“Chỉ sợ quần chúng, cảm tình đảng thôi.”
“Bí thư phải không?”
“Chưa, mới phó thôi.”
“Sao biết mà mò đến?”
“Bí thư giới thiệu… ấy không phải, bà con quen biết…”
“…”
“Hành nghề bao lâu rồi?”
“Sáu năm.”
“Ðúng dân chuyên nghiệp, có bệnh không? Có không?”
“Cải tạo mới ra, chưa kịp có.”
“Vẫn ngựa quen đường cũ, phải cố gắng đè nén những đam mê thấp hèn mà nghĩ đến tương lai chứ! Chết, chết, ai đấy?”
“Ðừng sợ, con chó nằm ngoài lạnh, cào cửa đòi vào nhà đấy.”
“Ba chục… đắt quá, mất đứt một phần tư tháng lương rồi còn gì?”
“…”
“Cái gì đấy?”
“Ngô nướng…”
“…”
“Bẻ một nửa thôi, chưa được ăn tối đâu.”
Tiếng khóa thắt lưng kêu lách cách, người đàn ông kiểm soát lại cái ví của mình rồi đi ra cửa, nách cắp bao gạo.
Từ buồng trong, một bà già tay chống đầu gối, tay đấm lưng lò dò bò
ra. Cầm miếng giấy đang cháy, bà múa mấy vòng tròn như đuổi vía, rồi
rán sức bê chậu nước hắt toẹt ra đường.
Căn nhà lại chìm trong bóng tối.”
(Thế Giang. “Chỗ Nước Đọng”. Thằng Người Có Đuôi. Costa Mesa: Người Việt, 1987. 99-104)
Khi tác phẩm (thượng dẫn) được xuất bản ở Hoa Kỳ thì
cũng là lúc Việt Nam đang “dũng cảm và quyết tâm” bước vào
thời kỳ đổi mới. Mười năm sau, đất nước này lại lập thêm một
kỳ tích nữa: cả dân tộc (nô nức) bước ra biển lớn – theo như lời
kêu gọi (vô cùng) thiết tha của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông cũng
là vị lãnh đạo được nhiều người, trong cũng như ngoài nước,
đặt nhiều kỳ vọng và đánh giá rất cao như là kẻ có khuynh
hướng cấp tiến và “muốn tăng tốc tiến trình đổi mới kinh tế” (“who wants
to accelerate the process of economic change”).
Tương tự, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (vào thời điểm đó)
cũng được dư luận nhận định là nhân vật sẽ năng nổ hơn người tiền
nhiệm, đặc biệt trong việc cải tổ kinh tế và pháp luật, lót đường cho
VN tiến vào tổ chức WTO (“And there is a widespread perception he
will be more active than his predecessor, particularly in implementing
economic and legal reforms that pave the way for Vietnam’s accession to
the World Trade Organization”) – theo nguyên văn như lời của nhà báo
Karl D John (“Vietnam’s South Takes Leadership Wheel”) đọc được trên Asia Times, số ra ngày 28 tháng 6 năm 2006.
Mà thiệt: chỉ cần năm năm sau, sau khi Việt Nam gia nhập tổ
chức WTO, hình ảnh của những “chỗ nước đọng” đã (hoàn toàn)
đổi khác: linh động, tấp nập hơn thấy rõ, và cũng nổi bật
những nét hạch toán của nền kinh tế thị trường – theo như “Ký Sự Quất Lâm” và “Nhật Ký Đồ Sơn”, được giới thiệu bởi ngòi bút của nhà văn Đào Tuấn:
Nguồn ảnh: http://daotuanddk.wordpress.com
“Đó là nhật ký ‘làm việc’ của một cô gái mại dâm gần như kín các
dấu ‘X’. Sở dĩ phải ghi chép là để cuối tháng, cuối tuần, cuối ngày ‘đọ
sổ’ với chủ mà thanh toán tiền, giống hệt với một dạng ‘chấm công’. Đây
là một đoạn trong bài viết: ‘Những ký hiệu dấu sao ‘*’ trong vòng tròn,
đó là ‘đi qua đêm’ và được tính bằng 3 ‘cuốc’ đi nhanh. ..Dấu ‘X’ có
gạch dưới là những lần đi một lần, tính với chủ là 1, nhưng em cho khách
làm 2, được bo khá. Còn cái dấu ‘X’ nằm trong ô vuông thì em không nói
gì cả, nhất định không chịu nói ra. Như vậy, đây là một dạng ‘văn vật’
có hồn. Có ngày em đánh dấu 16 ‘nhát’, nói chung số ngày có trên 10
‘nhát’ hơi nhiều. Ngày nhiều nhất là có tới đánh 21 cái dấu X’, lại có 3
gạch chân’. Nhưng 21 lần/ngày vẫn chưa phải là kỷ lục. Cũng chính cô
gái này kể lại: Ở Đồ Sơn có đứa dịp 30/4, đã ‘đi khách’ tính với chủ là
50 lần.”
“Ký sự Quất Lâm’, hay ‘Nhật ký Đồ Sơn’ đang cho thấy thêm một hiện
thực khác: Các cô gái bán dâm đang phải lao động cực nhọc để kiếm tiền,
trong khi số tiền kiếm được rơi tới 70-80% vào túi chủ chứa, còn được
gọi là tú ông, tú bà. Có lẽ, điều để lại ấn tượng mạnh là nhận xét của
nữ blogger: ‘…Các Tú ông, Tú bà. Họ khác hẳn với tưởng tượng của tôi, và
có lẽ là khác tất cả chủ chứa ở những nơi khác. Đa số hiền và lành.
Giống như những người tiểu thương ở chợ, hoặc người bán nước chè trên
phố. Họ quan niệm cái ‘nghề’ của mình giống như cung cấp dịch vụ thông
thường cho du khách y như cho thuê ghế, hay bán quán ăn vậy!”
Thiệt là cởi mở và phóng khoáng hết biết luôn. Ngay cả
dân tộc Thái Lan, vốn có truyền thống và nổi tiếng vì kỹ
nghệ tình dục, chưa chắc đã có quan niệm về chuyện bán dâm
cấp tiến đến cỡ đó. Thế mới hiểu thế nào là tính cách “đột
phá” của chiến lược đi tắt đón đầu, vẫn thường được nghe ra rả suốt ngày từ hệ thống loa đài – ở Việt Nam.
So với Quất Lâm hay Đồ Sơn thì cung cách hành nghề của chị
em ta ở Sài Gòn, xem ra, có vẻ hơi thiếu rộn ràng và cũng
kém phần … chuyên nghiệp hơn – chút xíu – theo như ghi nhận của
tiến sĩ Kimberly Kay Hoang , qua hai luận văn nghiên cứu điền dã (*) về khu kinh tế mại dâm tại Thành phố Hồ Chí Minh Quang Vinh:
“Khách của số lớn trong nhóm phụ nữ này là những đàn ông Việt Nam
nghèo với thể xác làm họ buồn nôn. Nếu thủ dâm và khẩu dâm không làm
khách đạt thỏa mãn, thì giao cấu là biện pháp cuối cùng những người đàn
bà này sẽ làm. Chín trong số mười hai phụ nữ mại dâm đã cho tác giả biết
họ đều nôn mửa khi mới vào nghề sau khi cảm thấy tinh dịch của khách
hàng trên tay hay trong miệng vì họ tởm lợm thể xác của những khách mua
dâm…
Nôn mửa, theo tác giả, là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cảm
thấy tởm lợm vì thể xác đàn ông nói chung, và đặc biệt với thân hình của
những người đàn ông lớn tuổi không sạch sẽ. Tất cả những phụ này đều
nói là họ đã từng ôm nhau khóc vì họ phải làm những việc, như Trâm nói, ‘mà chỉ có những người đàn bà ở dưới đáy của xã hội mới làm.’
Mỗi bao cao su giá khoảng 40 xu, một giá quá đắt đối với những phụ
nữ mại dâm bậc thấp. Vì thế, họ thường cố gắng làm cho khách xuất tinh
bằng những cách khác hơn là giao cấu…”
Công an đang tác nghiệp. Nguồn ảnh: banvannghe.com
Ở Việt Nam cũng có những phụ nữa mại dâm “bậc rất cao”
mà giá cả mỗi lần đi khách (có thể) mua được một viên kim
cương nho nhỏ, hay nhơ nhỡ. Số này ít lắm và họ chỉ phục vụ
cho một giới người (hiếm hoi) được gọi là những đại gia, hay
còn gọi là những nhà tư bản đỏ – những kẻ đang thu tóm mọi
nguồn lợi của xứ sở này nhờ vào nền Kinh Tế Thị Trường, theo
định hướng XHCN.
“Trong cái xã hội trước sau vẫn trọng nam khinh nữ, nơi quyền lực
quốc gia, quyền lực trong gia đình và quyền lực trên giường vẫn chủ yếu
thuộc về đàn ông, bướm Việt Nam sớm muộn rồi cũng phải nổi loạn” thôi.
Tôi hoàn toàn, và tuyệt đối, không dám nghi ngờ gì ước vọng
(nóng bỏng) của nhà văn Phạm Thị Hoài. Tuy nhiên khi còn rất
nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn chưa sắm nổi một cái bao cao su
(“giá khoảng 40 xu”) để tự bảo vệ lấy thân, và không ít người
còn phải “bán trôn rồi, lại bán cả mồ hôi” (“mà đói rách vẫn quần cho sớm tối”)
thì viễn tượng về một cuộc nổi loạn của họ e rằng sẽ rất
muộn, chứ khó mà sớm được, với chế độ hiện hành.
Tưởng Năng Tiến
(*) Hai luận văn, “Economies of Emotion, Familiarity, Fantasy, and Desire: Emotional Labor in Ho Chi Minh City’s Sex Industry”(1) và “She’s Not a Dirty Low Class Girl: Sex Work in Ho Chi Minh City,”
(2) là những công trình đã đoạt giải luận văn sinh viên cao học tại các
đại học Cornell (2008), UC Berkeley (2010) và những giải thưởng khác
cuả ASA và giải Cheryl Allyn Miller, Những nhà Xã hội học cho Phụ nữ
trong Xã hội (2011). Tác giả Kimberly Hoàng tốt nghiệp cử nhân về
Communication & Asian American Studies tại đại học UC Santa Barbara
và theo học Xã hội học tại đại học Stanford trước khi hoàn tất học trình
tiến sĩ Xã hội học (chú trọng về phụ nữ, giới tính và tình dục) tại đại
học UC Berkeley. [Theo Trần Giao Thủy (dcvonline.net)].
Không phải Thủ Tướng nói gì cũng đúng
Hai ngày sau khi “Bầu Kiên” bị bắt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “biểu
dương Bộ công an đã khởi tố điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi
vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động
ngân hàng.”
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, Luật sư Bùi Quang Nghiêm phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM nhận định:
Tuy vậy, Luật sư Bùi Quang Nghiêm nhấn mạnh tới khía cạnh vi phạm pháp luật liên quan tới nguồn gốc đồng tiền sử dụng để thâu tóm ngân hàng, nhưng lại là những tội danh khác. Ông nói:
“Nếu một người thâu tóm ngân hàng, một người kinh doanh giàu có mà nguồn tiền ấy bất hợp pháp, nguồn tiền ấy từ việc rửa tiền, nguồn tiền ấy từ việc buôn lậu, nguồn tiền ấy do tham nhũng mà có thì phải trừng trị đến nơi đến chốn vì đấy là tội phạm. Còn việc người ta có nhiều tiền một cách chính đáng, dùng tiền sạch để mua cổ phiếu ngân hàng, người ta sở hữu với tỷ lệ cao ở nhiều ngân hàng thì đấy không phải là tội phạm theo luật hình sự của Việt Nam.”
Nhà tài phiệt 48 tuổi Nguyễn Đức Kiên được xem là một đại gia ngành ngân hàng, cựu Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ACB và hiện chỉ là thành viên Hội đồng sáng lập của ngân hàng này, một cơ chế không đúng luật. Ngoài ra “Bầu” Kiên cũng được xác định không phải là cổ đông lớn của Ngân hàng Á Châu ACB cũng như một loạt các ngân hàng khác. Thế nhưng ACB đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và phải được Ngân hàng Nhà nước bơm tiền bảo đảm thanh khoản.
Hoảng hốt trước tin ông Kiên bị bắt và Tổng giám đốc Ngân hàng Á châu
Lý Xuân Hải cũng bị mời hợp tác điều tra, khách hàng của ACB đã kéo tới
rút 5.000 tỉ đồng chỉ trong một buổi làm việc. Ông Lý Xuân Hải đã chính
thức từ chức, tư gia bị khám xét và Ngân hàng ACB đã bổ nhiệm TGĐ mới
vào sáng 23/8. Những thông tin này sẽ giúp ổn định tình hình hay gây
thêm nhiều lo lắng thì chưa thể đánh giá. Chúng tôi ghi nhận các báo
điện tử trong đó có tờ Người Lao Động Online ngay từ hôm 21/8 đã đưa tin
TGĐ Lý Xuân Hải bị bắt tạm giam tiếp sau “Bầu” Kiên nhưng sau đó thông
tin này đã bị gỡ xuống. Việc TGĐ một ngân hàng bị bắt giữ tất nhiên sẽ
làm người gởi tiền vội vã rút tiền và trên lý thuyết khi tất cả khách
hàng cùng rút tiền thì ngân hàng sẽ sụp đổ và kéo theo sự sụp đổ dây
chuyền vì thị trường tài chính liên quan với nhau.
Tiền đầu tư của ‘Bầu” Kiên phủ trùm khắp nơi một cách kín đáo, ngoài hệ thống ngân hàng thương mại, ông Kiên gần như là chủ nhân của hàng chục công ty đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản, xây dựng, du lịch, dệt may, thực phẩm và đặc biệt là ông chủ của hai câu lạc bộ bóng đá, do vậy báo giới quen gọi ông là “bầu” Kiên.
“Vừa qua việc thâu tóm Sacombank đã có những hiện tượng rất không bình thường. Sau đó Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam cũng đã phạt một số công ty vì đã không có báo cáo kịp thời. Còn những dư luận hoặc thông tin trên mạng điện tử thì có nói rất nhiều và vẽ ra một bức tranh khá phức tạp. Tuy vậy, hiện nay tôi không có đủ căn cứ để có thể xác nhận hay là bác bỏ các thông tin đó, bởi vì những thông tin về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung là ít được công bố so với tiêu chuẩn quốc tế.”
Vụ bê bối tài chính dẫn tới việc bắt giam “Bầu” Kiên được giới thạo
tin mô tả là không chỉ đơn thuần là kinh doanh trái phép tại ba công ty
mà “Bầu” Kiên giữ vai trò Chủ tịch HĐQT, gồm Công ty cổ phần đầu tư
thương mại B&B, Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và Công ty trách
nhiệm hữu hạn đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Báo Tuổi trẻ Online đưa
tin ông Kiên đã sử dụng pháp nhân của các công ty vừa nêu để tham gia
phát hành trái phiếu, đầu tư tài chính đặc biệt là mua cổ phiếu ngân
hàng mà cơ quan điều tra cho là sai qui định. Về mặt chính thức nhà tài
phiệt Nguyễn Đức Kiên bị bắt giam và khởi tố theo điều 159 Bộ Luật hình
sự. Theo lời LS Bùi Quang Nghiêm nói với chúng tôi thì đây là loại tội
hình sự ít nghiêm trọng. Nếu bị tòa án xác định có tội, ông Nguyễn Đức
Kiên chỉ có thể bị án tù giam tối đa 2 năm và bị phạt 30 triệu đồng.
Ông “Bầu” Kiên là nhà tài phiệt giàu thứ 14 trên sàn chứng khoán Việt Nam theo xếp hạng năm 2011, cổ phiếu, chứng khoán tài sản của ông rất lớn và được dư luận cho là đứng sau các hoạt động thâu tóm ngân hàng vừa qua. Liệu pháp luật có chạm tay được vào khối tài sản khổng lồ của ông Nguyễn Đức Kiên hay không. Luật sư Bùi Quang Nghiêm nhận định:
Ngân hàng Nhà nước cố gắng giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường tài chính, nhưng báo Người Lao Động bản tin trên mạng ngày 23/8 đưa tin giới đầu tư chứng khoán tiếp tục “hoảng loạn”, cả hai sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM đều bị ảnh hượng nặng. Thậm chí có đề nghị Ủy ban Chứng khoán nên tạm thời đóng cửa thị trường chứng khoán để đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư. Trước đó, theo Tuổi Trẻ Online, chỉ trong một ngày 21/8 trị giá vốn hóa thị trường trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM đã thiệt hại 14.000 tỷ đồng còn sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng bốc hơi hơn 5.000 tỷ đồng.
Trong diễn biến liên quan, Ủy ban chứng khoán Nhà nước ngày 23/8 đã kêu gọi các nhà đầu tư ngừng bán tháo cổ phiếu gây tác động xấu đến thị trường.
Việc bắt giữ một nhà tài phiệt 48 tuổi lại có thể gây tác động lớn lao như vậy là điều khó hiểu so với những gì mà Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước giải thích với công luận. Nếu theo dõi họat động tài chính sẽ thấy trong vòng hai ngày 21-22/8, nghĩa là chỉ trong vòng 48 giờ ngay sau khi “Bầu” Kiên bị bắt Ngân hàng Nhà nước đã phải bơm ra thị trường mở hơn 18.000 tỷ đồng để cứu thị trường tài chính ngân hàng có thể sụp đổ dây chuyền thì sẽ thấy mọi việc không hề đơn giản.
Courtesy
chinhphu.vn -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp thứ 18 của Ban
Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hôm 22.08.2012 tại Hà
Nội.
Hệ lụy vụ “Bầu Kiên”
Báo điện tử Chính phủ đưa tin này và được hầu hết báo chí trong nước chạy tít lớn. Được biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố như vậy tại phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng diễn ra ngày 22/8 tại Hà Nội. Tuy bản tin không đề cập trực tiếp tới “Bầu” Kiên, nhưng người đọc báo dễ dàng hiểu những gì ẩn chứa phía sau mấy dòng trích dẫn lời Thủ tướng.Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, Luật sư Bùi Quang Nghiêm phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM nhận định:
Không phải Thủ tướng nói cái gì cũng đúng. Tôi cho rằng Bộ Luật hình sự của Việt Nam không qui định hành vi thâu tóm ngân hàng là tội hình sự.LS Bùi Quang Nghiêm“Không phải Thủ tướng nói cái gì cũng đúng. Tôi cho rằng Bộ Luật hình sự của Việt Nam không qui định hành vi thâu tóm ngân hàng là tội hình sự. Tức là tôi có nhiều tiền, tôi mua cổ phiếu của ngân hàng hoặc nhiều ngân hàng, luật Việt Nam không cấm…Và hành vi mà tôi có nhiều tiền tôi mua cổ phiếu ngân hàng hoặc tham gia vào nhiều ngân hàng với tỷ lệ sở hữu cao đấy không phải là tội hình sự. Tôi hoàn toàn không đồng ý với nhận định của Thủ tướng cho rằng thâu tóm ngân hàng là một tội hình sự…hoàn toàn không phải như vậy.”
Tuy vậy, Luật sư Bùi Quang Nghiêm nhấn mạnh tới khía cạnh vi phạm pháp luật liên quan tới nguồn gốc đồng tiền sử dụng để thâu tóm ngân hàng, nhưng lại là những tội danh khác. Ông nói:
“Nếu một người thâu tóm ngân hàng, một người kinh doanh giàu có mà nguồn tiền ấy bất hợp pháp, nguồn tiền ấy từ việc rửa tiền, nguồn tiền ấy từ việc buôn lậu, nguồn tiền ấy do tham nhũng mà có thì phải trừng trị đến nơi đến chốn vì đấy là tội phạm. Còn việc người ta có nhiều tiền một cách chính đáng, dùng tiền sạch để mua cổ phiếu ngân hàng, người ta sở hữu với tỷ lệ cao ở nhiều ngân hàng thì đấy không phải là tội phạm theo luật hình sự của Việt Nam.”
Nhà tài phiệt 48 tuổi Nguyễn Đức Kiên được xem là một đại gia ngành ngân hàng, cựu Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ACB và hiện chỉ là thành viên Hội đồng sáng lập của ngân hàng này, một cơ chế không đúng luật. Ngoài ra “Bầu” Kiên cũng được xác định không phải là cổ đông lớn của Ngân hàng Á Châu ACB cũng như một loạt các ngân hàng khác. Thế nhưng ACB đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và phải được Ngân hàng Nhà nước bơm tiền bảo đảm thanh khoản.
Công an dẫn ông Lý Xuân Hải về nhà để thực hiện lệnh khám xét tối 23-08-2012. Photo courtesy of nld.
Tiền đầu tư của ‘Bầu” Kiên phủ trùm khắp nơi một cách kín đáo, ngoài hệ thống ngân hàng thương mại, ông Kiên gần như là chủ nhân của hàng chục công ty đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản, xây dựng, du lịch, dệt may, thực phẩm và đặc biệt là ông chủ của hai câu lạc bộ bóng đá, do vậy báo giới quen gọi ông là “bầu” Kiên.
Vừa qua việc thâu tóm Sacombank đã có những hiện tượng rất không bình thường. TS Lê Đăng DoanhNhà tài phiệt Nguyễn Đức Kiên được rất nhiều trang mạng xã hội mô tả là có quan hệ cận kề với gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. “Bầu”kiên được cho là trong thời gian dài tạo được ảnh hưởng nhóm về một mặt nào đó đối với chính sách tiền tệ ngân hàng của Việt Nam. Qua liên kết với một số tài phiệt khác, nhóm của ông Kiên được lợi lớn nhờ chính phủ thắt chặt tiền tệ, tái cơ cấu sáp nhập ngân hàng, qua sáp nhập đã có sự chuyển đổi những cổ đông lớn và khuynh loát thị trường ngân hàng. Về mặt chuyên môn tài chính ngân hàng những người có quyền lực có thể thực hiện được việc này hay không, TS Lê Đăng Doanh một nhà kinh tế ở Hà Nội đưa ra nhận định:
“Vừa qua việc thâu tóm Sacombank đã có những hiện tượng rất không bình thường. Sau đó Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam cũng đã phạt một số công ty vì đã không có báo cáo kịp thời. Còn những dư luận hoặc thông tin trên mạng điện tử thì có nói rất nhiều và vẽ ra một bức tranh khá phức tạp. Tuy vậy, hiện nay tôi không có đủ căn cứ để có thể xác nhận hay là bác bỏ các thông tin đó, bởi vì những thông tin về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung là ít được công bố so với tiêu chuẩn quốc tế.”
Chỉ vì kinh doanh trái phép?
Ông Nguyễn Đức Kiên, còn được biết dưới tên “Bầu Kiên”, ảnh chụp trước đây. AFP file photo.
Ông “Bầu” Kiên là nhà tài phiệt giàu thứ 14 trên sàn chứng khoán Việt Nam theo xếp hạng năm 2011, cổ phiếu, chứng khoán tài sản của ông rất lớn và được dư luận cho là đứng sau các hoạt động thâu tóm ngân hàng vừa qua. Liệu pháp luật có chạm tay được vào khối tài sản khổng lồ của ông Nguyễn Đức Kiên hay không. Luật sư Bùi Quang Nghiêm nhận định:
Nếu ông Kiên phạm tội kinh doanh trái phép thì không đến mức phải phong tỏa toàn bộ tài sản của ông ấy hiện có. LS Bùi Quang Nghiêm“Theo tôi nếu ông Kiên phạm tội kinh doanh trái phép thì không đến mức phải phong tỏa toàn bộ tài sản của ông ấy hiện có. Nhưng trong trường hợp từ tội kinh doanh trái phép mà người ta phát hiện ra là nguồn tiền của ông ấy không sạch, thí dụ trốn thuế hay nguồn gốc nguồn tiền không hợp pháp thì có thể cơ quan điều tra áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tức là phong tỏa tài sản của ông ấy.”
Ngân hàng Nhà nước cố gắng giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường tài chính, nhưng báo Người Lao Động bản tin trên mạng ngày 23/8 đưa tin giới đầu tư chứng khoán tiếp tục “hoảng loạn”, cả hai sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM đều bị ảnh hượng nặng. Thậm chí có đề nghị Ủy ban Chứng khoán nên tạm thời đóng cửa thị trường chứng khoán để đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư. Trước đó, theo Tuổi Trẻ Online, chỉ trong một ngày 21/8 trị giá vốn hóa thị trường trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM đã thiệt hại 14.000 tỷ đồng còn sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng bốc hơi hơn 5.000 tỷ đồng.
Trong diễn biến liên quan, Ủy ban chứng khoán Nhà nước ngày 23/8 đã kêu gọi các nhà đầu tư ngừng bán tháo cổ phiếu gây tác động xấu đến thị trường.
Việc bắt giữ một nhà tài phiệt 48 tuổi lại có thể gây tác động lớn lao như vậy là điều khó hiểu so với những gì mà Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước giải thích với công luận. Nếu theo dõi họat động tài chính sẽ thấy trong vòng hai ngày 21-22/8, nghĩa là chỉ trong vòng 48 giờ ngay sau khi “Bầu” Kiên bị bắt Ngân hàng Nhà nước đã phải bơm ra thị trường mở hơn 18.000 tỷ đồng để cứu thị trường tài chính ngân hàng có thể sụp đổ dây chuyền thì sẽ thấy mọi việc không hề đơn giản.
Sinh nhật tướng Giáp, Thủ tướng Chính phủ không đến chúc mừng (cập nhật)
Đã thành thông lệ trong nhiều năm gần đây, vào dịp sinh nhật vị tướng “đặc đẳng công thần” này (25/8), toàn bộ lãnh đạo cao cấp nhất trong bộ máy Đảng, Chính phủ, Mặt trận, đoàn thể đều đến chúc mừng vị lão tướng. Năm nay thì thông lệ đó đã thành ngoại lệ.
Vụ “khủng hoảng chính trị nội bộ” với phần bị động thuộc về Thủ tướng xảy ra sát với ngày sinh Đại tướng đã khiến dịp này trở nên khá “nhạy cảm”. Được biết, việc sắp xếp đoàn vào chúc lần này đều phải xin chỉ đạo của Tổng Bí thư và Bộ trưởng Bộ QP (Bí thư và Phó Bí thư Quân ủy Trung ương). Với đoàn Chính phủ, việc “sắp xếp” này mất khá nhiều thời gian trao đi, đổi lại.
Hôm nay 24/8, đoàn của Đảng, Nhà nước do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đã vào chúc mừng Đại tướng. Sau đó, các đoàn quân, dân, chính, đảng khác đều do các thủ trưởng cơ quan, tổ chức dẫn đầu lần lượt vào chúc.
Đoàn địa phương là Hà Nội do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy dẫn đầu.
Bên Chính phủ, năm ngoái, một dàn các quan chức cao cấp nhất gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh đã đến chúc mừng sinh nhật Đại tướng.
Năm nay, không hiểu Quân ủy “sắp xếp” ra sao hay do sự “nhạy cảm” trong cơn “khủng hoảng chính trị nội bộ” mà đoàn Chính phủ vào chúc Đại tướng chỉ vẻn vẹn do anh Chủ nhiệm Văn phòng dẫn đầu với lèo tèo vài thành viên, hoàn toàn không tương xứng với ngay cả đoàn địa phương là Hà Nội. Sự mất cân xứng này chưa từng xảy ra trong các hoạt động lễ tiết của Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Nhiều người quan sát đang đặt câu hỏi liệu có phải Thủ tướng Chính phủ đã bị “rút phép thông công” trong dịp này?
Cập nhật: Blog Cầu Nhật Tân mới có thông tin là mấy ngày qua Thủ tướng dành nhiều thời gian trao đổi “những vấn đề hệ trọng” với nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh nên việc qua chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì “không tiện” cho Thủ tướng vào lúc này bởi mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh không ngọt” bấy lâu giữa hai vị đại tướng. Có thể Thủ tướng sử dụng việc bỏ chúc thọ Đại tướng làm lời “tái tuyên thệ” trước nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
.
Chú thích: sử dụng cụm từ “rút phép thông công” trong bài không có hàm ý báng bổ tôn giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét