Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

TIN NGÀY 06/8/2012

  • TẼN TÒ TRƠ TRẼN LỘ BỘ MẶT THẬT CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI (Nguyen Xuan Dien) - Đài Truyền hình Hà Nội đã bịa đặt như sau: “Đáng chú ý là trong cuộc tụ tập sáng nay, quần chúng nhân dân và lực lượng an ninh đã phát hiện và bắt quả tang một số đối tượng đang phát trả tiền công cho những người biểu tình”.
  • Kêu gọi ASEAN thay đổi cơ chế đồng thuận (PLTP) - Bà Yas Banifatemi cũng như ông Tom Ginsburg đều có chung quan điểm rằng “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh không phù hợp với luật biển quốc tế hiện đại và không có luật sư quốc tế hiện đại nào dám khẳng định đường chín đoạn phù hợp với luật biển quốc tế.
  • Muaban24 và “hiệu ứng con đỉa” (Đào Tuấn) - Nếu có trách nhiệm, chính quyền, cũng như cơ quan chức năng- với công cụ pháp lý trong tay không thể không biết, để bảo vệ người dân của mình sa bẫy tin tưởng vào những lời ma mị về một “cách làm giàu nhanh chóng mà không phải lao động vất vả”!

  • Im lặng không phải là vàng! (Tô Văn Trường) - Việt Nam có hơn 3.260 km giáp biển, lại mới có Luật Biển cho nên về chiến lược phát triển phải tiến ra biển chứ không phải đứng trước biển.
  • Nổ súng đền Sikh ở Wisconsin, 7 người chết (Nguoi viet) - Một người đàn ông nổ súng vào một ngôi đền của người Sikh gần Milwaukee hôm Chủ Nhật, bắn chết sáu người trước khi bị cảnh sát bắn chết, giới chức cảnh sát cho biết.
  • Hạnh phúc xót xa) - Tôi vô cùng ngạc nhiên, khi nhận được một thiệp mời đám cưới gởi qua đường bưu điện, danh tánh nhà trai, nhà gái và cả cô dâu chú rể đều xa lạ....
  • Những chia xẻ nho nhỏ (Huỳnh Thục Vy) - Hôm nay chủ nhật ngày 5 tháng 8, nhiều người biểu tình yêu nước ở Hà Nội đã bị bắt còn Sài Gòn thì không có biểu tình. Nhà cầm quyền cộng sản cố tình triệt tiêu các cuộc biểu tình yêu nước còn người dân Việt Nam thì còn quá sợ hãi.
  • Chiếc mặt nạ cuối cùng đã rớt xuống (Nguyễn Tường Thụy) - Tất nhiên các bạn đã biết tình hình của tôi và những người bạn qua các trang mạng khác. Lúc này (23h52) tôi không còn đủ sức viết nhiều vì tôi vừa về đến nhà. Chỉ vắn tắt báo cho các bạn một tin vui: Gần 40 người bị bắt hôm nay đưa đi các nơi không một ai nao núng trước bạo quyền.
  • Tăng cường võ trang, ngăn đe áp chế (RFA) - Các nhà kế hoạch của Ngũ Giác Đài sẽ nghien cứu việc phối trí thêm tàu ngầm tấn công và pháo đài bay ném bom sang châu Á, thể hiện sự chú trọng ngày càng tăng của Hoa Kỳ đến những mối thách thức về an ninh ở châu Á Thái Bình Dương. 

  • Syria: Chiến trận ở Aleppo tiếp diễn (VOA) - Cựu tổng thống Iran nói sự sụp đổ của ông Assad không những là một đòn nặng giáng vào uy tín và ảnh hưởng của Iran trong vùng mà còn gia cố cho chính sách kiềm chế Iran của Hoa Kỳ
  • Công an dẹp tan biểu tình chống TQ  (BBC) ÔI TỔ QUỐC VN CỦA TÔI ƠI CÓ NỖI ĐAU NÀO ĐAU HƠN THẾ NỮA- Công an Hà Nội đã bắt giữ ‘ít nhất 20 người’ hôm Chủ nhật ngày 5/8 trong đợt trấn áp cuộc biểu tình chống Trung Quốc
  • Những chia sẻ nho nhỏ (DLB) - Hôm nay chủ nhật ngày 5 tháng 8, nhiều người biểu tình yêu nước ở Hà Nội đã bị bắt còn Sài Gòn thì không có biểu tình.
  • VỀ THĂM MỘ BỐ – TƯỚNG TRẦN ĐỘ (Nguyễn Trọng Tạo) - Người dân thời nay chịu biết bao đau đớn vì những cái ác cứ công khai, cứ ngang nhiên lộng hành không cần che đậy. Một thờicái ác lên ngôi.
  • Tan tác biểu tình (Người buôn gió) - Bắt bớ dồn dập nhưng biểu tình vẫn nổ ra. Tổng cộng 3 lần bắt, đến lần thứ ba mới bắt hết.
  • Không thể để Trung Quốc hoành hành tại biển Đông  (CAND) - Dư luận trong và ngoài khu vực đã có phản ứng tích cực ngay sau khi Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết S.Res 524 (tối 2/8, theo giờ địa phương) về việc tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc với ASEAN năm 2002.
  • Không thể phủ nhận lịch sử ( Chinhphu.vn) - Nhiều tấm bản đồ cổ, có giá trị pháp lý cao vừa được phát hiện đã bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhiều học giả nổi tiếng Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối cái gọi là “đường chín đoạn” do Trung Quốc tự vẽ. Hây dà… cuối cùng chính phủ cũng đã lên tiếng
  • Chị Nông Dân, Tôi và Chúng Ta  (VHNA) -“Một chị nông dân còn đứng ngồi không yên vì vận nước, lũ chúng ta sao có thể yên vị ngắm nhìn?”
  • “Hạm đội trắng” của Trung Quốc  (Thanh niên) - Ẩn dưới lớp sơn màu trắng, lực lượng tàu tuần tra có trang bị vũ khí được Trung Quốc triển khai phục vụ mưu đồ chiếm đoạt biển Đông.
  • Im lặng không phải là vàng! (BVN) - Các nhà khoa học và quản lý phải có nghiên cứu đánh giá thận trọng, bài bản, khoa học tránh lý thuyết suông, kiểu “thày bói sờ voi”, để bác bỏ hoặc ủng hộ một dự án “nhạy cảm”!
  • TQ toan tính gì khi mời thầu trái phép ở Biển Đông? (Việt Nam +) - Theo hãng tin Reuters, sau khi gây sức ép trên mặt trận ngoại giao và phô diễn sức mạnh quân sự, giờ Trung Quốc đang chuyển sang một mặt trận thứ ba nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền trên tại Biển Đông thông qua việc xúc tiến hoạt động mời thầu lần đầu tiên các lô dầu khí và khí đốt tại những vùng biển đang tranh chấp.
  • Tại sao đầu tư chán Việt Nam?(Alan Phan) - Vậy giới quan sát đang cho rằng những lí do chính nào ngoài lí do ‘suy thoái kinh tế toàn cầu’ được ‘ưa chuộng’ của chính phủ Việt Nam khiến giới đầu tư nước ngoài trở nên ngán ngẩm việc đầu tư ở Việt Nam đến vậy?
  • Philippines mua hai ‘tàu chiến đích thực’ (VnExprees) - Chính phủ Philippines đang lên kế hoạch mua hai tàu chiến được trang bị tên lửa và có khả năng chống tàu ngầm để tăng cường sức mạnh của Hải quân trên Biển Đông.

 Khỏa thân giữ đất thì bị phạt vì 'thuần phong mỹ tục', mấy bà Hội phụ nữ ra mà xem các Miss teen nè !!! Một bên là khi người ta bị dồn tới chân tường, còn bên kia làm đồ giải trí cho bọn trọc phú. Đến mức này ư !!!

* Giám đốc điều hành Vietjet Air: "Sẽ tiếp tục duy trì việc nhảy múa trên máy bay"
(iHay) Cư dân mạng đang đổ dồn sự chú ý vào chùm ảnh các thí sinh tham dự một cuộc thi Miss teen mặc bikini trình diễn trên một chuyến bay được cho là của hãng hàng không Vietjet Air.
>> Xôn xao bức ảnh người đẹp đi làm từ thiện phản cảm

 

1184. Chỉ trong 40 ngày, Trung Quốc 3 bước gây hấn, Việt Nam 3 bước lùi

“Bi kịch mất nước đã và đang diễn ra từng ngày và từng phần trên cơ thể Tổ quốc. Nguy cơ mất nước là hoàn toàn có thật. Đến lúc này nhân dân buộc phải hỏi:  Đảng và Nhà nước có thực sự muốn chống xâm lược không?
Huỳnh Ngọc Chênh

BỐN MƯƠI NGÀY, BA BƯỚC GÂY HẤN VÀ BA BƯỚC LÙI

Đào Tiến Thi
Kể từ vụ Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam lần đầu tiên  trong năm nay (2012) – vụ Trung Quốc mời thầu 9 lô dầu khí trên thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam (23-6) cho đến vụ đang diễn ra bây giờ – vụ 23.000 tàu cá Trung Quốc đang tiến ra vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, ta thấy nhà nước ta phản ứng ra sao?
1. Sự kiện thứ nhất: Trung Quốc chào thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam

Ngày 23-6, sau khi Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam, thì ngày 26-6 Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị ra tuyên bố “Việt Nam cực lực phản đối”.
Ngày 27-6, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Đỗ Văn Hậu họp báo: “Petrovietnam khẳng định đây là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước Liên Hợp Quốc 1982 về Luật Biển và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế”.
Tiếp theo còn có Hội Luật gia Việt Nam cũng ra tuyên bố phản đối với nội dung tương tự.
Sự phản đối qua Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao vốn vẫn không có gì mới, nhưng vẫn đạt thông lệ: mỗi khi Trung Quốc có hành động xâm lược mới thì nhà nước của chúng ta ít ra vẫn chiến đấu bằng… loa của Bộ Ngoại giao.
2. Sự kiện thứ hai: Trung Quốc đưa 30 tàu cá (trong đó có một tàu hải giám) ra Trường Sa đánh bắt cá
Ngày 12-7-2012, 30 tàu cá Trung Quốc kéo ra vùng biển Trường Sa.
Sự kiện này nghiêm trọng hơn sự kiện mời thầu. Việc mời thầu dẫu sao mới là xâm lược miệng, thành hiện thực cũng còn khó. Còn việc đưa 30 tàu cá ra Trường Sa đã là thực tế hiển nhiên. Mà chúng đánh bắt ở đó những 18 ngày!
Sự kiện này chỉ có Ủy ban Biên giới quốc gia (thuộc Bộ Ngoại giao) và Hội Nghề cá Việt Nam lên tiếng.
Phát ngôn của Ủy ban Biên giới Quốc gia theo tôi hiểu là một bậc thấp hơn của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao. “Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam là quan chức ngoại giao của chính quyền Việt Nam, được nhân danh Bộ Ngoại giao phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về các vấn đề quốc tế” (Wikipedia)
Còn Ủy ban Biên giới quốc gia chỉ là một cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Ngoại giao. Chưa kể nội dung phản đối (13-7) của Ủy ban Biên giới quốc gia hết sức mềm mỏng – mềm mỏng đến độ không thể mềm mỏng hơn: “Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế”. Thật như một sự “xin – cho” trong cơ chế xin – cho ở ViệtNam.
3. Sự kiện thứ ba: Trung Quốc đưa 23.000 tàu cá ra Hoàng Sa, Trường Sa đánh bắt cá
Ngày 2-8, Trung Quốc tuyên bố đưa 23.000 tàu cá ra vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
Sự kiện này đang diễn ra, chưa biết kết cục đến đâu, nhưng 23.000 tàu cá rõ ràng khủng khiếp hơn hẳn 30 tàu cá vừa rồi. Có lẽ chỉ riêng việc họ chiếm chỗ trên biển đã khiến ngư dân mình hết đường đánh bắt.
Ngày 3-8, Hội Nghề cá Việt Nam ra tuyên bố: “Đây là hành động xâm lược của Trung Quốc, xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam”.
Về mặt chữ nghĩa thì tuyên bố này có mạnh hơn những lần trước – gọi thẳng là hành động xâm lược – nhưng Hội Nghề cá chỉ là một hội nghề nghiệp, giống như Hội Sinh vật cảnh, Hội Nuôi ong,.. chứ nó không chức năng của hệ thống hành chính – pháp lý nhà nước. Cho nên giá trị của nó còn kém cả phát ngôn của Ủy ban Biên giới Quốc gia và kém hơn nhiều lần. Cho nên sức nặng của nó rất ít. Đáng lo hơn trong tuyên bố này, Hội Nghề cá vẫn “kêu gọi hội viên, ngư dân cả nước yên tâm bám biển sản xuất”, trong khi không có một biện pháp nào bảo vệ ngư dân, nhất là dồn dập mấy ngày gần đây, tàu ngư dân Việt Nam liên tiếp bị tàu Trung Quốc đâm chìm hoặc bị chúng đập phá, bắt quay về.
Cho đến giờ này (cuối ngày 4-8) cũng mới chỉ có Hội Nghề cá Việt Nam lên tiếng.
Ngoài những phát ngôn trên, không có một tuyên bố nào của những người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam mà thông thường trong tình hình nghiêm trọng của bất cứ quốc gia nào cũng cần phải có.
Đáng chú ý là chính trong thời gian này diễn ra Đại hội Hội Hữu nghị Việt – Trung (10-7) và kỷ niệm 85 năm ngày thành lập quân GPND Trung Quốc (28-7). Sự kiện thứ nhất, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến dự, “bày tỏ mong muốn” hai nước tiếp tục ”xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt”.  Sự kiện thứ hai, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đến dự với những phát biểu hết sức nồng nhiệt, trong đó khắc ghi tấm lòng “nhường cơm sẻ áo” của quân đội Trung Quốc.
Đáng chú ý nữa là chính quyền tiếp tục trù dập, phá hoại những người yêu nước, muốn bày tỏ quyết tâm chống xâm lược.
Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc thứ nhất của năm nay (1-7) diễn ra sau vụ Trung Quốc mời thầu, chính quyền Hà Nội tạm để yên. Nhiều người cho rằng Đảng và Nhà nước tạm thời lợi dụng người biểu tình để gây sức ép với Trung Quốc. Nhưng có lẽ không phải, vì cùng ngày đó, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã đàn áp dã man. Cuộc biểu tình thứ hai (8-7) thì chính quyền Hà Nội cũng rắn tay hơn, còn chính quyền TP. Hồ Chí Minh thì đã bóp chết cuộc biểu tình từ trong trứng. Tiếp theo, chính quyền Hà Nội tuyên bố công khai việc trấn áp. Trong phát biểu tại phiên bế mạc HĐND Hà Nội chiều 13-7, ông Nguyễn Thế Thảo cho rằng những người đi biểu tình là do “bị các phần tử xấu, cơ hội lợi dụng xúi giục xuống đường, tụ tập biểu tình gây mất trật tự an ninh ở thủ đô” (theo VNExpess 13-7). Và ông Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu “Không để người dân bị xúi giục, tụ tập biểu tình”. Sau tuyên bố của ông Thảo, hàng loạt cơ quan truyền thông ở thủ đô vào cuộc vu cáo, thóa mạ người biểu tình chống xâm lược (An ninh thủ đô, Kinh tế và Đô thị, Hà Nội mới, Phát thanh và Truyền hình Hà Nội). Đến cuộc biểu tình thứ ba (22-7) và “thứ tư” (29-7, tưởng tượng chứ không có) thì chính quyền Hà Nội tìm cách chặn ác liệt từ nhà. Một nguồn tin (khá chính xác) cho biết các cuộc họp trước ngày 29-7, các cấp chính quyền quán triệt phường nào có người đi biểu tình, chủ tịch phường phải chịu kỷ luật!
Chỉ điểm qua 3 sự kiện trên cũng đủ thấy: Nhà cầm quyền Trung Cộng càng đẩy mạnh xâm lược thì Đảng và Nhà nước Việt Nam càng lùi bước, và song song với nó là càng trấn áp người yêu nước muốn chống xâm lược. Đó là một sự thực.
Nhân dân rất muốn việc chống xâm lược đã có “Đảng và Nhà nước lo” như Đảng và Nhà nước đã nói thông qua các ban bệ đi tuyên truyền và thông qua tiếng loa phát ra trong mỗi cuộc biểu tình. Nhưng sự thực đã không như mong muốn của người dân, không như lời hứa của Đảng và Nhà nước.
Bi kịch mất nước đã và đang diễn ra từng ngày và từng phần trên cơ thể Tổ quốc. Nguy cơ mất nước là hoàn toàn có thật. Đến lúc này nhân dân buộc phải hỏi: Đảng và Nhà nước có thực sự muốn chống xâm lược không?
ĐTT

Đề nghị giải cứu tám xe chở hàng bị Trung Quốc bắt giữ

SGTT.VN - Tổng cục Hải quan vừa nhận được thông tin từ cục Hải quan Lạng Sơn về việc mới đây, công ty TNHH Thương mại dịch vụ tổng hợp Hà Thành làm thủ tục tạm nhập tái xuất 6 lô hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh để giao cho công ty Hữu hạn mậu dịch Càn Khôn (Bằng Tường-Trung Quốc) thì bị Hải quan Trung Quốc tạm giữ toàn bộ số hàng mà không nêu rõ lý do.
Được biết, công ty Hà Thành được công ty Càn Khôn ủy quyền làm dịch vụ khai báo và vận chuyển hàng từ cảng Hải Phòng đến cửa khẩu Tân Thanh và giao cho công ty Càn Khôn. Theo thông tin Hải quan Lạng Sơn nắm được, 6 lô hàng hóa trên bị tạm giữ do phía Trung Quốc nghi ngờ nằm trong đường dây nhập lậu hàng hóa vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo Hải quan Lạng Sơn, số hàng trên đã được khai báo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã làm đầy đủ thủ tục theo quy định của Việt Nam. Do đó, việc giữ hàng của phía Trung Quốc đã làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vận tải, gây tổn hại kinh tế không nhỏ cho doanh nghiệp Việt Nam. Cục Hải quan Lạng Sơn đã có văn bản trao đổi với Hải quan Nam Ninh - Trung Quốc yêu cầu giải quyết, trao trả 8 xe hàng trên cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn can thiệp, đề nghị tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh-Trung Quốc can thiệp, để phía Trung Quốc trả lại hàng cho doanh nghiệp Việt Nam.
-@-Một doanh nghiệp Việt bị Trung Quốc thu giữ 6 lô hàng

Đề nghị giải cứu tám xe chở hàng bị Trung Quốc bắt giữ

Thực tế là Trung Quốc chiếm đảo của Việt Nam bằng vũ lực
Chiến lược tàu cá – nước cờ quyết định của Trung Quốc?

Trung Quốc cho rằng “thời cơ“ chiếm Trường Sa đã đến?

(Quốc phòng)- Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở thành quận huyện của họ có đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư của ta đã và đang sinh sống từ lâu đời. Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh?
Chiến sĩ Trường Sa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc
Chiến sĩ Trường Sa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc
Dân quân tự vệ bắn hạ mục tiêu trên biển Đông
Bất kỳ hoạt động nào, chính trị, quân sự hay kinh tế, thì việc nắm bắt thời cơ là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thắng lợi. Để mất thời cơ, sẽ kéo dài thời gian và có kết quả không trọn vẹn. Thời cơ chỉ đến một lần mà không bao giờ trở lại.
Trong trang sử quan hệ với Việt Nam, với dã tâm bành trướng, bá quyền, Trung Quốc đã rất nhiều lần lợi dụng thời cơ để gây cho Việt Nam nhiều khó khăn, tổn thất.
Năm 1974, sau khi mặc cả với Mỹ sau lưng Việt Nam, lợi dụng Việt Nam tập trung sức người, sức của cho công cuộc thống nhất đất nước, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa.
Năm 1979, lợi dụng chính sách ngoại giao xơ cứng của Việt Nam với Mỹ. Trung Quốc tấn công Việt Nam. Cuộc tấn công này đạt được 2 mục đích.
Thứ nhất, triệt hạ khả năng Việt Nam thay đổi chính sách ngoại giao với Mỹ, tạo ra hố sâu ngăn cách giữa Việt Nam với Mỹ và các nước phương Tây.
Cuối cùng, bị cấm vận kinh tế, căng thẳng về an ninh, thù trong giặc ngoài, khiến Việt Nam kiệt quệ sau chiến tranh, không có khả năng hồi phục hoặc hồi phục chậm chạp…là bài học giá trị mà Việt Nam nhận được từ Trung Quốc.
Thứ hai là Trung Quốc, qua đó, xin được làm bạn với Mỹ. Sự hậm hực của Mỹ như được thỏa lòng. Mỹ “nuôi” Trung Quốc trong gần 3 thập kỷ.
Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa trước khi Việt Nam rút quân từ Campuchia về nước sau 10 năm giúp bạn năm 1989.
Phải công nhận một điều rằng Trung Quốc theo dõi, lợi dụng thời cơ để “chơi” Việt Nam rất tốt, đặc biệt là thời điểm 1979.
Năm 1979, không phải vì lúc đó các quân đoàn chủ lực Việt Nam đang giải phóng Campuchia, đó chỉ một phần để giảm thiểu tổn thất quân sự, điều này, với Trung Quốc không quan trọng, mà giỏi ở chỗ, ngay lúc đó, họ đã lường trước những cái được, cái mất trong mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ.
Họ đã nhìn thấy thời cơ bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt dễ dàng thuận lợi cho Việt Nam đã qua đi và họ chớp lấy thời cơ đó bằng hành động có lợi cho mình: Được làm bạn với Mỹ bằng “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Có thể nói Trung Quốc đã nhìn thấy hiện tại, tương lai mối quan hệ Việt - Mỹ ảnh hưởng đến Trung Quốc như thế nào. Đó là tầm nhìn xa chiến lược của ông Đặng Tiểu Bình.
Sách lược “Giấu mình chờ thời” thực chất là nghệ thuật thời cơ. Nó có 2 hoạt động quan trọng. Thứ nhất là, rình mò, theo dõi, lợi dụng thời cơ để hành động cho mục đích. Thứ hai là bí mật các hoạt động để tạo thời cơ và khi thời cơ đến thì chớp lấy hành động.
Hai hoạt động này luôn song hành cùng nhau và đối với Trung Quốc, trong 3 thập kỷ lại đây, họ chủ yếu thiên về hoạt động kiểu thứ nhất-rình mò, theo dõi, lợi dụng thời cơ, mà như trên đã dẫn.
Khi thời cơ đến thì hành động, lúc đó thì không cần vì không thể giấu mình là tất yếu.
Tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây cho thấy Trung Quốc không còn “giấu mình” nữa. Họ không cần giấu diếm ý đồ, ngang nhiên hành động, bất chấp tất cả để thực hiện tham vọng chiếm Trường Sa của Việt Nam và 80% Biển Đông. Trên Biển Đông Trung Quốc đã “chơi bài ngửa”.
Vậy, phải chăng Trung Quốc cho là thời cơ của họ đã đến?
Bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng biết và bất bình với những hành động ngang ngược, nguy hiểm của Trung quốc trong những ngày gần đây.
Nguy hiểm càng gia tăng khi Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Rồi, ngày 21/7, phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở thành quận huyện của họ với đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư đang sinh sống từ lâu đời.
Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh để đánh chiếm?
Giới hiếu chiến quân sự và còn có những học giả “ăn theo” của Trung Quốc đã nắm bắt 4 vấn đề trong dự báo thời cơ, coi đó là thời cơ để lợi dụng.
Trước hết là về thời cơ bên ngoài:
Một là: ASEAN đã rệu rã, khả năng đoàn kết để chống Trung Quốc không còn, họ có thể “bẻ từng chiếc một” dễ dàng.
Hai là: Mối quan hệ Việt-Mỹ phát triển nhanh không tưởng tượng nổi trên nhiều mặt, trong đó có an ninh quốc phòng. Hiện tại mối quan hệ này đang “lòng trong tuy đã, nhưng ngoài còn e”.
Nếu để thêm thời gian, khi Việt-Mỹ không còn e ngại gì nhau nữa, “tay trong tay” thì khó khăn sẽ gấp bội cho mục đích bành trướng.
Ba là: Mỹ vừa mới trở lại châu Á-TBD, các mối quan hệ gây dựng đang còn mới mẻ. Mỹ chỉ quan tâm đến “diện”, chưa quan tâm đến “điểm” trên biển Đông, nên can thiệp của Mỹ là chưa sẵn sàng nếu như làm gì đó mà không ảnh hưởng đến “an toàn hàng hải” của Mỹ.
Vụ Scarborough, thông qua đó và với ngay Philipines, một đồng minh của Mỹ, càng chứng tỏ nhận định trên là đúng.
Đây là thời cơ được xác định là quan trọng nhất.
Bốn là: Thế và lực Việt Nam bây giờ đang còn hạn chế, chưa đủ khă năng bắt Trung Quốc phải trả giá đắt. Nếu để đến hết năm 2014, lúc đó Việt Nam có thời gian hiện đại hóa Không quân, Hải quân như hoàn chỉnh Hạm đội tàu ngầm, tàu chiến hiện đại khác thì Trung Quốc không có khả năng trên cơ Việt Nam. Đụng vào Việt Nam thì Trung Quốc phải trả giá đắt và chắc chắn đắt không chịu đựng nổi. Bởi vậy, bây giờ hoặc không bao giờ.
Đây là thời cơ được xác định là quyết định thành bại của hành động.
Cuối cùng là thời cơ bên trong (nội bộ):
Có thể Trung Quốc cho rằng họ mạnh chưa từng thấy. Hoặc đây là thời cơ để chuyển những mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài hoặc là thời cơ để cho giới quân sự hiếu chiến, những “con rồng” đầy thế lực vì lợi ích cục bộ, gây áp lực lên chính quyền trung ương Trung Quốc đang trong cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực gay gắt diễn ra trước khi đại hội Đảng CSTQ vào mùa thu tới.
Vân vân và vân vân.
Quả thật, xét về mặt thời gian, thì những thời cơ trên (bên ngoài) hoàn toàn chính xác, không sai điểm nào, rất dễ nhận biết và dự đoán. Chẳng hạn như Việt Nam 2010 thực lực không bằng 2014 là đương nhiên.
Điều quan trọng là, qua đây, dư luận cũng rất dễ nhận biết dã tâm và sự ham muốn cháy bỏng, không cưỡng lại được của giới có tư tưởng bành trướng, bá chủ thiên hạ ngấm sâu vào máu đến mức độ nào.
Với nhận thức “bây giờ hoặc không bao giờ” họ trở nên điên cuồng và liều lĩnh hơn bao giờ hết.
Nhưng, rất tiếc, đánh giá sức mạnh Việt Nam, khả năng giáng trả tại thời điểm đó chính xác mới là quyết định thành bại của cuộc chiến.
Điều này thì chỉ có giới thông thái, trí tuệ, sáng suốt làm được, vì đó là một vấn đề khoa học, cho nên nó không dành cho những kẻ có cái “đầu nóng”.
>>Hình ảnh đẹp nhất về Trường Sa
 Lê Ngọc Thống
-Trung Quốc cho rằng “thời cơ“ chiếm Trường Sa đã đến?
 Trung Quốc căng mắt theo dõi Mỹ tập trận cùng đồng minh
 Đ Á N H ! ! !

1186. Đ Á N H ! ! !

“Còn kẻ nào đã lỡ vì hám lợi trước mắt mà bán ruộng, bán vườn, bán hoa mầu, bán mặt nước … cho Trung Quốc thì tạm thời hãy để lương tâm họ xử. Nhưng ít nhất là truy cho ra những kẻ đã thả cửa cho lũ giặc vào nhà để tối thiểu nọc ra mà cho mấy roi vô đít.”

Đ Á N H ! ! !

Hồ ngọc Nhuận *
Tôi nghĩ tôi không là quá khích. Nhưng nếu có ai nghĩ vậy thì cứ nói. Tôi không giành nói một mình. 
Tôi chì là một tiếng nói trong mấy chục triệu đồng bào, trong toàn thể đồng bào không chấp nhận chịu nhục.
Toàn dân ai cũng có tiếng nói và muốn nói. Và tiếng nói chung sau cùng tôi tin chắc là “ĐÁNH”.
Đánh cách nào, khi chúng có nanh nguyên tử ? Và đủ thứ . Và tất cả. Với lòng lang sói và cái nọc con rắn độc ?
Còn ta thì như tay không . Lại không đầy một phần mười dân số của chúng.

Tôi thưa : ai có gì đánh nấy. Tay không thì đánh tay không. Ông cha ta xưa cũng vậy. Ta với chúng luôn như trứng chọi đá, như chấu đá xe. Nhưng khỏi cần nhắc chúng cũng biết ông cha chúng đã bị ông cha ta đánh đuổi chạy về nước bao nhiêu lần…
Với lại dân Trung Quốc đâu phải ai cũng không biết điều. Một phần không nhỏ còn là nạn nhân của bao chánh sách bạo ngược của phe nhóm độc tôn bá chủ. Bọn cầm quyền Bắc Kinh tưởng có thể dùng mánh cũ mèm, gây hấn với bên ngoài, để dễ bề đàn áp lửa hận bên trong. Nhưng chúng đừng hòng: Ta chấp nhận thách đố là để cứu nguy cho ta, mà cũng để những người “dân Trung Quốc biết điều” thừa cơ nổi dậy tự giải phóng. Và rồi bọn cầm quyền Bắc Kinhsẽ phải cúi đầu tạ lỗi trước nhân dân, như tên thủ tướng chết họ Chu đã phải cúi đầu xin lỗi các oan hồn tử sĩ Trung Quốc đã chết ức ở gò Đống Đa ngày nào, vì buộc phải tuân lệnh những tên trùm bành trướng cũ..
Đ Á N H ! ! !
Lại có câu hỏi:  Sao không tìm cách nói chuyện phải quấy trước, rồi đánh cũng chưa muộn ?
Mỗi người mỗi cách đánh, tôi không cản. Nhưng khi nhà cầm quyền Bắc Kinh cứ vênh vênh lè cái “lưởi bò” gớm ghiết của nó ra để dọa hết người nầy đến người khác thì nói chuyện với nó chính là nói chuyện với cái đầu bò về cái lưởi bò.
Nhưng đánh lúc náo ?
Chậm nhất là khi bị chúng đánh. Nghĩa là ngay bây giờ. 
Bởi chúng đã ngoạm hết Hoàng Sa của chúng ta rồi đó. Và dơ dáy làm bậy ở một số đảo ở Trường Sa. Liên tiếp nhiều đợt chận bắt ngư dân của chúng ta trên chính vùng biển của mình. Và đang tìm cách cướp hết tài nguyên các thứ ở Biển Đông của ta và các nước…
Lại còn đạo quân thứ 5 của chúng sờ sờ ngay trong nhà của chúng ta nữa. Không đánh để chúng đặt mìn phá nát ruộng đồng sông núi, bàn thờ, mồ mả tổ tiên, và cái nôi con đỏ của chúng ta sao ? Lại còn những kẻ vô tình hay cố ý nối giáo cho chúng nữa….
ĐÁNH ! ! !
Chỉ có răng hay tay không cũng đánh. Và ngay bây giờ.
Có mấy thứ NÓI KHÔNG với chúng cũng là ĐÁNH:
KHÔNG mua hàng Trung Quốc,
KHÔNG bán hàng Trung Quốc,
KHÔNG đi chơi Trung Quốc,
KHÔNG xuất bất cứ thứ gì sang Trung Quốc,
KHÔNG đến các phòng khám bệnh của Trung Quốc,
KHÔNG qua lại làm ăn dưới bất cứ hình thức nào với Trung Quốc,
KHÔNG lấy chồng Trung Quốc. Và còn nhiều cái KHÔNG khác nữa…
Biết NÓI KHÔNG với Trung Quốc tức là ĐÁNH rồi đó. Mà ai ai cũng đánh, mọi người già trẻ gái trai lớn nhỏ đều đánh. Không chờ ai ra lệnh. Không cần ai cho phép. Không sợ ai ngăn. Có ngăn cũng không sợ.
Còn kẻ nào đã lỡ vì hám lợi trước mắt mà bán ruộng, bán vườn, bán hoa mầu, bán mặt nước … cho Trung Quốc thì tạm thời hãy để lương tâm họ xử. Nhưng ít nhất là truy cho ra những kẻ đã thả cửa cho lũ giặc vào nhà để tối thiểu nọc ra mà cho mấy roi vô đít.
Và kẻ nào chần chờ, nhút nhát, chưa nói đến có mưu mô toan tính gì, bất cứ ở đâu , cấp nào, thì ít nhất , trong nhất thời, là đẩy ra sau lưng. Sức dân là sức trời , mọi người nên nhớ vậy./.
HNN

* Hồ Ngọc Nhuận, cựu Gíam Đốc chính trị nhật báo Tin Sáng-Uỷ viên TW Mặt Trận Tổ Quốc VN, Phó chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc TP.HCM. Thời trước 1975, ông thuộc “Lực lượng thứ Ba”. Ông từng tham gia ký tên trong bản TUYÊN CÁO VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC LIÊN TỤC CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét