Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

TIN NGÀY 02/8/2012

  • Mỹ khó ủng hộ đưa vấn đề biển Đông ra LHQ (PLTP) – “Khi vấn đề được đưa ra trước LHQ thì dường như sẽ được nhìn nhận như vấn đề Mỹ-Trung trong khi ba nước thành viên thường trực còn lại của Hội đồng Bảo an LHQ lại không liên quan đến vấn đề này“.
  • Phải trảm những kẻ viết sử không chân chính (Kha Trà Phương) -  “Nay nếu kẻ viết sử nào uốn mình kiếm cơm, Đảng phải ‘trảm sớm’ những kẻ đó, để mai sau ca tụng Đảng, ca tụng những sử gia chân chính của thời nay”.
  • Mua cái buồn, bán cái ngẩn ngơ (Trần Nhương) – “Tiền của  dân cả thôi, Nhà Nước không thể in tiền để mua nợ xấu, vì làm thế là đẩy lạm phát lên cao, lạm phát thì dân chịu vì giá trị lao động của dân bị mất trong khi đồng tiền danh nghĩa có vẻ tăng…”.
  • NGUY CƠ CHƯA TỪNG THẤY TRÊN BIỂN ĐÔNG (NLG) – Rõ ràng, người ta nhận diện ra ngay cái trò “cây gậy và củ cà rốt” vốn đã quen dùng thành một thứ bài bản ngoại giao của Trung Quốc từ xưa đến nay.
  • Ai mới đang nhờn luật? (Blog Người nổi tiếng) – Báo chí đưa tin Phó giám đốc sở Công an Hà Nội, Thiếu tướng Trần Thùy cho rằng: “người dân đã nhờn luật” cho nên càng ngày càng gia tăng vụ việc người dân chống lại lực lượng công an.ôi lại cho rằng không phải người dân nhờn luật mà chính lực lượng công an đã nhờn luật.
  • Điều mà các lãnh đạo Trung Quốc lo sợ nhất (BVN) – Điều mà sự phân tích này cho thấy – và là điều mà vụ án dành cho Bạc Hy Lai và vợ ông chứng tỏ – là an ninh chính trị của các lãnh đạo chóp bu TQ đã sa sút đến độ, trong nhiều tình thế nghiêm trọng, họ có thể cảm thấy như mình đang trở về những ngày u ám dưới thời đại Mao
  • Cái gì cũng… Nhất (Lê Khả Sỹ) – “Nói phét nhất/ Mua quan bán chức nhiều nhất/ Nịnh bợ xun xoe để thăng tiến giỏi nhất/ Ăn chặn của dân tàn bạo nhất/ Khai gian khai láo để moi rút công quỹ giỏi nhất/…”
  • Thù lù một chữ “tạm” (Đào Tuấn) – Cây cầu nào cũng chỉ thể hiện sự vá víu, tạm bợ và tầm nhìn không quá mũi giày trong quy hoạch và quản lý giao thông thủ đô.
  • CÁCH TRỊ DÂN CỦA TỬ SẢN NƯỚC TRỊNH THỜI XUÂN THU (Phạm Viết Đào) – Đạo làm tướng, là phải biết khi nào… nhặt khi nào khoan. Chớ không thể cứ nhắm mắt mà phang tràn cho được! Bởi Khoan thì dân lờn. Nghiêm thì dân oán, mà dân oán hoặc lờn đều trở ngại cho việc nước cả.
  • Trung Quốc lại ngụy biện về ‘Thành phố Tam Sa’ (VTC New) – Hôm 31/7, Thời báo Hoàn Cầu đưa tin các quan chức Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ mọi cáo buộc của các nước về việc Bắc Kinh hành động “khiêu khích và ngông cuồng” trên Biển Đông.

  • Toàn bộ lưới điện miền bắc Ấn Độ hoạt động trở lại (RFI) – Hôm nay, thứ tư 01/08/2012, theo AFP, tất cả các mạng lưới điện tại khoảng 20 bang miền bắc Ấn Độ đã được sửa chữa hoàn toàn vào lúc nửa đêm qua, sau vụ mất điện chưa từng thấy, ảnh hưởng đến khoảng 600 triệu dân. Báo chí Ấn Độ đồng loạt chỉ trích chính quyền đã không có quyết tâm chính trị để cải cách ngành điện.
  • Bắc Kinh giáo dục “nhồi sọ” : Dân Hồng Kông phản đối (RFI) – Dân Hồng Kông phản đối việc Bắc Kinh áp đặt giáo dục kiểu Trung Quốc. Ấn Độ giàu tài nguyên mà lại bị cúp điện. Tại Thế vận hội, nữ vận động viên Trung Quốc Diệp Thi Văn lập thành tích khả nghi. Luân Đôn thu hút nhiều khán giả, nhưng hàng quán lại than phiền bán buôn ế ẩm, thưa vắng khách hàng. Đây là các chủ đề chính của báo chí Pháp hôm nay.
  • Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do cho ba blogger Việt Nam sắp bị xét xử (RFI) – Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội hôm nay 01/08/2012 vừa ra tuyên bố về vụ tự thiêu của bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của bà Tạ Phong Tần, một trong ba blogger sẽ bị đem ra xử tại Sài Gòn ngày 07/08/2012 với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước ». Đại sứ quán Mỹ đồng thời kêu gọi chính quyền trả tự do cho bà Tần, cùng với hai blogger Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày và Phan Thanh Hải, tức Anhbasaigon.
  • 68% Dân Mỹ Tiêu Xài Tính Kỹ (VietBao)Trong khi chính phủ liên bang nhức đầu vì ngân sách, người dân Hoa Kỳ lại nhức đầu tương tự vì ngân sách gia đình của họ.
  • Việt-Phi Tẩy Chay TQ… (VietBao)Có một điều chúng ta có thể thực hiện: người Việt tại Hoa Kỳ cần liên minh với người Phi Luật Tân tại Hoa Kỳ để mở nhiều chiến dịch về Biển Đông, kể cả các biện pháp như biểu tình chung, vận động chung, và cùng tẩy chay những mặt hàng từ Trung Quốc xuất cảng vào Mỹ.

Hiện trường bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu

Linh cữu và di ảnh bà Đặng Thi Kim Liêng
Paulo Thành NguyễnTrịnh Kim Tiến
-
Con đường từ Sài Gòn xuống Bạc Liêu dài gần 400km. Sau khi đi qua 61 cây cầu lớn, bé bắt qua sông, rạch, chúng tôi đã tìm được nhà bà Đặng Thị Kim Liêng – người phụ nữ đã tự thiêu trước Trụ sở Tỉnh uỷ Bạc Liêu sáng ngày 30/ 07/ 2012. Sự việc tự thiêu của bà không những gây chấn động dư luận thông tin trên mạng mà còn gây xôn xao ở nơi bà sống với nhiều thắc mắc truyền tai nhau về nguyên nhân dẫn đến cái chết của bà.


Một bầu không khí ảm đạm, lạnh lẽo bao trùm lên căn nhà nhỏ. Chỉ có người nhà của bà Liêng và một vài người bạn thân thiết của bà lúc còn sống ngồi ở chiếc bàn tiếp khách nhỏ đặt bên góc nhà.

Chị Tạ Minh Tú – con gái của bà Liêng cho biết: “Từ hôm xảy ra sự việc, không có cơ quan đoàn thể nào của địa phương đến thăm hỏi, động viên hết. Chỉ có những người bạn thân quen và một vài người hàng xóm quanh đây đến chia sẻ thôi”.
Cả Bạc Liêu này ai mà không biết chị Tần, chị tôi, mà khi biết chuyện gia đình thì nhiều người ngại cũng không muốn tới nữa”. Anh Tuấn tiếp lời.
Khi được chúng tôi hỏi nguyên nhân dẫn đến hành động tự thiêu của bà Liêng. Chị Tú nói: “Bà bị uất ức dồn nén, bị o ép bất công không thể chịu nổi nữa”.
Chị Tú cho hay phần đất của gia đình chị ngay sát cạnh ngôi nhà đang sinh sống bị người hàng xóm liền kề lấn chiếm mất 3 tấc kéo dài 15m. Gia đình chị có đầy đủ bằng chứng để chứng minh phần đất đó thuộc quyền sở hữu của họ. Nhưng khi mẹ chị làm đơn khiếu nại và ròng rã suốt 6 tháng trời ngày nào cũng đạp xe lên Ủy ban Tỉnh để yêu cầu giải quyết, thì đều bị làm ngơ và trốn tránh. Thậm chí họ còn làm sổ đỏ bất hợp pháp phần đất đó của gia đình chị cho người hàng xóm kế bên.
Cũng theo chị Tú, bà Liêng uất ức vì phải chịu bất công, cộng thêm việc chị Tạ Phong Tần –con gái bà bị bắt giam từ năm 2011 không rõ lý do, tội danh mà gia đình không hề được biết, cũng như không nhận được bất cứ giấy tờ thông báo nào từ phía các cơ quan chức năng sau khi chị Tần bị bắt. Gia đình không được thăm nuôi, không biết chị bị bắt đưa đi đâu khiến bà bị phẫn uất. Họ chỉ được biết thông tin về vụ xử chị Tần vào ngày 07/08 sắp tới đây qua một số người bạn của chị đọc trên mạng Internet.
Theo chị Tú và anh Tuấn, bà Liêng tự thiêu để phản đối sự bất công đang diễn ra đối với gia đình bà, uất ức quá độ và hai việc trên chính là lý do khiến bà Liêng tự thiêu trước cổng Tỉnh ủy Bạc Liêu.


Sáng sớm ngày hôm sau, ngày 01/08, chúng tôi có mặt tại hiện trường nơi bà Liêng tự thiêu.
Trụ sở Tỉnh ủy Bạc Liêu nằm trên con đường Nguyễn Tất Thành, Bạc Liêu, nơi tập trung hầu hết các cơ quan hành chính và nhà khách tỉnh, được thiết kế theo kiểu dinh thự nổi bật.
Theo lời kể của chị T và một số người dân tập thể dục sớm tại đây thì được biết bà Liêng đến đây vào khoảng 5h30 sáng 30/07/2012 bằng chiếc xe đạp như mọi lần. Sau khi lấy mền quấn quanh người, bà chế dầu hỏa vào xung quanh và châm lửa đốt. Ngọn lửa bùng cháy dữ dội.
Quá hoảng hốt và bất ngờ trước hành động của bà, những người có mặt tại đó chỉ biết hô hoán lên, tìm nước để dập lửa. Nhanh chóng sau đó, rất nhiều công an phong tỏa khu vực nơi bà Liêng đang bốc cháy, đuổi người dân ra khỏi khu vực đó và cấm họ quay phim, chụp hình.
Lúc đó bà tựa người vào hàng rào sau khi ngọn lửa đã bùng cháy, hai tay đưa lên và gào thét, nhìn hình ảnh bà lúc đó như một anh hùng!” anh C cho biết.
Chị H, bán sữa đậu nành đối diện cách đó 150m cho biết “thấy lửa cháy bừng lên như nhọn đuốc, lúc đó thấy đông người xúm lại quanh ngọn lửa, nhìn cứ tưởng là bị cháy xe”.
Theo như những người chứng kiến, có lẽ bà Liêng quyết tâm tìm đến cái chết vì bà đã chuẩn bị kĩ trước khi tự thiêu, bà dùng dầu lửa mà không phải xăng. Chính vì thế, ngọn lửa bùng cháy và chỉ sau ít phút thì thân thể của bà bị cháy đen, không ai có thể nhận ra được nữa.
Họ chỉ biết bà Liêng tự thiêu chết nhưng nguyên nhân nào dồn ép đến mức người phụ nữ đó phải tự thiêu là một thắc mắc mà khó có thể được giải đáp đối với những người dân tại khu vực đó bởi cho đến giờ phút này chưa một tờ báo chính thống nào đăng tải thông tin về sự việc này.
Góc trụ sở tỉnh ủy, nơi bà Liêng tự thiên (dấu tròn)
01/08/2012
Paulo Thành Nguyễn – Trịnh Kim Tiến

 Đường về Bạc Liêu

Dân làm báo
-
Được biết tin bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu chị Tạ Phong Tần qua đời, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam bao gồm các cựu tù nhân lương tâm như ôngTrương Minh Nguyệt, ông Trương Minh Đức, bà Bùi Hằng, MS Nguyễn Ngọc Thạch, MS Nguyễn Mạnh Hùng cùng với người thân của tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, đến viếng đám tang tại gia đình chị Tần, thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu).
Khởi hành vào lúc 14 giờ ngày 31/7/2012, đoàn đã phát hiện nhiều “người lạ” đang có mặt tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Xe khởi hành vào đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương (Tiền Giang), những “người lạ” bị bỏ lại trên đường Quốc lộ 1A. Khi đoàn viếng đám tang đến cầu Long Định thuộc xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, có 03 CSGT chặn xe lại, kiểm tra giấy tờ xe, giấy tờ hoàn toàn hợp lệ. Khi các thành viên trong đoàn chất vấn CSGT lý do dừng xe, CSGT trả lời: ”có người tố cáo xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy”. Bị đấu lý và xem chừng lý do “gây tại nạn rồi bỏ chạy” không còn vững vàng và thuyết phục những người dân đang tập trung xung quanh, CSGT đưa ra một lý do khác: ”nghi bằng lái xe giả”. CSGT lập biên bản giữ bằng lái xe và để cho xe tiếp tục lưu thông, người tài xế xe và đoàn đồng ý giải pháp này. Trong lúc dừng xe, CSGT thường xuyên gọi điện thoại để xin ý kiến chỉ đạo của ai đó, cách làm sao mà giống như mấy “người lạ”, lúc nào cũng căng thẳng, khẩn trương nghe gọi liên tục mỗi khi đeo bám “đối tượng”.
Đoàn biết rằng nạn tai sẽ chưa hết, khi đoàn ghé vào địa phận thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) dùng cơm chiều, cũng phát hiện có “người lạ” mặc sắc phục CS 113 bám theo. Xe rời quán vào khu vực dân cư thưa thớt thì xe CS 113 cũng vượt lên ra hiệu dừng xe. Khi hỏi lý do dừng xe thì CS 113 cho biết: “xem bánh xe có mòn chưa”, tội nghiệp cảnh sát quan tâm đến sinh mạng người dân quá nên người dân lại phải hoang mang.
Trong thời gian đoàn lưu lại tại nhà bà Tạ Phong Tần, nhà cầm quyền địa phương cho người đến hăm dọa những khách đến viếng đám tang. Ngoài ra còn có những tên côn đồ cướp giật tiền phúng điếu tại linh cửu của bà Đặng Thị Kim Liêng mà công an đứng xung quanh không có hành động nào ngăn chặn. Một số tên côn đồ còn cầm dao, mã tấu chặn các đường vào nhà, hăm dọa khách đến viếng đám tang. Nhà cầm quyền địa phương đã cấm đoán những người hàng xóm của gia đình bà Tạ Phong Tần đến viếng đám tang hay bán hoa cúng cho khách viếng vì đó là gia đình “phản động”.
Một an ninh Bộ Công an Việt Nam đã đến gia đình và nói: ”gia đình không được nghe bọn phản động“. Gia đình trả lời: “ai đến viếng chúng tôi cũng phải tiếp, còn ai là phản động thì các ông cứ bắt”. Cán bộ phụ nữ địa phương còn tuyên bố với chị Bùi Hằng:”bạn của chị Tần không được dự đám tang”. Khi chị Bùi Hằng hỏi:”cấp trên nào xúi chị nói như vậy hả?“, nữ cán bộ  chuồn ngay.
Trên đường về Sài Gòn vào lúc 13 giờ ngày 1/8/2012, đoàn viếng đám tang đã được hộ tống phía sau bằng xe ô-tô mang bảng số xanh và những chiếc xe hai bánh thì lượn lờ sau trước. Cầu nguyện Ơn Trên che chở cho đoàn viếng đám tang về đến Sài Gòn an toàn và cũng tiễn đưa cái đoàn hộ tống “đểu” vào gầm xe tải, cho chúng không còn cơ hội ác với người dân.
Một chuyến viếng tang bình thường cũng làm cho cả hệ thống chính trị phải bận rộn, trách gì những “đỉnh cao trí tuệ” còn thời gian đâu mà quan tâm đến Hoàng Sa – Trường Sa, bảo vệ chủ quyền hay tình hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Qua sự việc này mới thấy sự bối rối lo sợ của một chế độ độc tài trước cơn hấp hối là như thế nào, họ sợ cả cái chết của một người dân. Bản lĩnh đó thì làm sao mà lãnh đạo đất nước.
Đất nước và nhân dân Việt Nam xin chân thành cám ơn những người con dũng cảm đã vượt qua khó khăn đến viếng đám tang Mẹ Việt Nam, bà Đặng Thị Kim Liêng và giúp gia đình thoát khỏi sự cô lập của nhà cầm quyền tỉnh Bạc Liêu.
Thanh Nhã

Liệu Trung Quốc có “đánh” Việt Nam?


Hữu Nguyên
-
Ngày 15/5/2012, mạng “Quân sự Thiên Thiên” của Trung Quốc đăng bài viết “Trung Quốc sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông, nước nào là đối tượng đầu tiên?”. Chính các tác giả người Trung Quốc sau khi phân tích, cân nhắc đầy đủ các yếu tố khách quan và chủ quan của nước này đã phải đưa ra nhận định: “Trung Quốc tấn công quân sự Việt Nam đầu tiên để giải quyết vấn đề Biển Đông là một sự lựa chọn không sáng suốt”. Mặc dù cũng theo các tác giả này, nếu phải làm một cuộc điều tra dân ý về chuyện “đánh ai trước” thì chắc chắn 80% dân số Trung Quốc sẽ đồng thanh hô to: “Việt Nam”.
Những động thái diễu võ giương oai mới đây của lực lượng hải quân Trung Quốc tuần tra trên Biển Đông và kế hoạch đưa hàng chục ngàn quân ra đồn trú trên cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc càng khiến cho người ta thấy sự hung hăng của một kẻ không chỉ đang chuẩn bị cho chiến tranh…mà còn tự cho mình cái quyền làm “cá lớn nuốt cá bé” ngay trong thời đại văn minh này. “Cá lớn” đang cân nhắc xem liệu hắn sẽ phải “nuốt con cá bé” nào trên Biển Đông trước đây?
Tuy vậy, bản thân người Trung Quốc dù tự cho mình là “cá lớn” cũng nhìn thấy rõ, khai chiến với Việt Nam đầu tiên chỉ mang lại sự thất bại ê chề cho chính họ.
Xin trích dẫn một phần bài báo nói trên của Trung Quốc để tham khảo:
Nếu quân đội Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng vũ lực, phải tiến hành điều tra dân ý về vấn đề “đánh ai trước”, chắc chắn trên 80% dân chúng Trung Quốc đều hô to một tên – Việt Nam. Về bề ngoài, Việt Nam hung hăng nhất, quốc lực tổng hợp yếu nhất và năng lực kiểm soát chiến tranh kém nhất trong số 5 nước có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông, dựa vào thực lực quân sự của Trung Quốc hiện nay có thể khẳng định rằng, nếu hải quân hai nước Trung-Việt xảy ra chiến tranh tại quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có thể chống đỡ, không có sức đánh trả, cuối cùng phải chịu thất bại, quân đội Trung Quốc khẳng định sẽ giành chiến thắng gọn gàng, triệt để. Với thực lực quốc gia và thực lực quân đội hiện nay của Việt Nam căn bản không chịu nổi một trận đánh của Trung Quốc. Mặc dù, tác giả bài viết này nhất trí với đánh giá của đa số người dân Trung Quốc, nhưng mặt khác tác giả cũng tán thành với một bộ phận có quan điểm nhìn xa trông rộng, không chủ trương tiến đánh Việt Nam ngay lập tức, vậy vì sao?
Tác giả bài viết cho rằng trong một thời gian dài kiên trì theo dõi các chương trình quân sự trên truyền hình và trên các phương tiện truyền thông khác, lắng nghe các chuyên gia quân sự đánh giá về tình hình Biển Đông và trong các cuốn sách chuyên đề cũng như các bài bình luận trên mạng của các chuyên gia quân sự, cũng đọc thấy nhiều bài viết và ý kiến về chủ trương không tiến đánh Việt Nam trước, tác giả có cùng một quan điểm với chủ trường này: Trung Quốc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông, mục tiêu tiến đánh đầu tiên không nên là Việt Nam, và không chủ trương lập tức khai chiến với Việt Nam, một khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam sẽ tạo ra nhiều hậu quả, trong đó có 4 điểm vô cùng bất lợi cho Trung Quốc:
Một là, hiện nay Việt Nam có thể nói đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, từ sau Chiến tranh Lạnh, Việt Nam bắt đầu mất dần ký ức chiến tranh, mặc dù trong những năm gần đây họ giơ cành ô liu với người Mỹ, nhưng lịch sử thảm khốc của cuộc Chiến tranh Việt Nam và hình thái ý thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến Mỹ băn khoăn lo lắng, huống hồ người Mỹ cũng biết rất rõ, người Việt Nam chẳng qua là muốn hàng không  mẫu hạm của Mỹ đến để kiềm chế và hù doạ Trung Quốc mà thôi. Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, người Việt Nam sẽ kêu gọi sự bảo vệ của Mỹ, Nhật Bản, cung cấp căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật, như vậy tuyệt đối không phải là một tin tốt cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mất đi “vùng đệm hoà hoãn” phía Nam trong sự đối kháng với Mỹ. Cục diện này là ước nguyện của người Mỹ mấy chục năm qua, cũng là mục đích mà người Mỹ phải sử dụng biện pháp chiến tranh trong mười mấy năm mà chưa đạt được, và một khi xuất hiện cục diện này, dưới sự “giúp sức” của Trung Quốc, chắc chắn người Mỹ sẽ thực hiện được mục tiêu này. Nếu quân đội Mỹ có thể quay trở lại cảng Cam Ranh, có thể khẳng định cuộc sống của Trung Quốc sẽ không còn tốt đẹp.
Hai là, chiếm giữ các đảo của Trung Quốc tại Trường Sa còn có các nước Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây, nếu các nước này nhận được sự ủng hộ và xúi giục từ Mỹ, sẽ liên hợp với Việt Nam tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc, cục diện này rất có khả năng xảy ra, vậy Trung Quốc phải làm sao? Toàn bộ khu vực Biển Đông sẽ trở thành chiến trường, hoàn toàn có thể khiến toàn bộ các nước Đông Nam Á thoái thác triệt để cho Mỹ, thảm hoạ chiến tranh sẽ tiếp nối, đồng minh của Trung Quốc tại khu vực này sẽ ngày càng ít, thậm chí bị cô lập hoàn toàn, hình tượng nước lớn có trách nhiệm của khu vực được Trung Quốc xây dựng từ năm 1999 đến nay bị sụp đổ hoàn toàn, nếu nhân cơ hội này Đài Loan đi theo hướng độc lập, Nhật Bản chiếm đóng tại đảo Điếu Ngư, Nam Tây Tạng lại có vấn đề, Trung Quốc thật sự xuất hiện cục diện “bốn bề gặp hoạ”, phiền phức không để đâu cho hết.
Ba là, các đảo Việt Nam chiếm giữ tại Biển Đông phân bố rải rác và trong phạm vi rộng, đại bộ phận đều nằm ở cực Nam của Biển Đông, đánh chiếm các đảo trên với Việt Nam như thế nào, mặc dù nó một tấc lãnh thổ cũng không thể nhường, nhưng đối với Trung Quốc, một số đảo thuộc khu vực Trường Sa thực sự quá xa, xa đến mức nếu dựa vào biện pháp kỹ thuật hiện nay, cho dù khai thác, phát triển thì lợi ích thu được so với cái giá phải bỏ ra để bảo vệ cũng không thể so sánh được, ngược lại, những đảo này rất gần với phía Việt Nam, huống hồ sau khi đánh chiếm những đảo này, hải quân Trung Quốc không thể dụng cả một hạm đội tác chiến bố trí lâu dài tại cực Nam của Biển Đông, vì vậy đánh chiếm các đảo này sẽ rất khó phòng thủ, rất có thể xuất hiện cục diện mất rồi lại được, được rồi lại mất, nếu xuất hiện cục diện này, hao người tốn của là chuyện không phải bàn, Việt Nam sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc, trong khi đó hải quân Mỹ cũng sẽ nhân cơ hội này gây ra những phiền phức cho hải quân Trung Quốc.
Bốn là, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam trước, chắc chắn sẽ gặp sự phản đối kiên quyết từ nước láng giềng phương Bắc – đó là Nga, vì sau khi Liên Xô tan rã, Nga kế thừa và phát triển quan hệ đồng minh hữu nghị với Việt Nam, hiện nay Nga là nguồn cung cấp trang bị vũ khí quân sự và hoả lực lớn nhất của Việt Nam, ngược lại, người Nga nhập khoảng 30% hàng nông sản, thực phẩm từ Việt Nam, một khi Trung-Việt xảy ra chiến tranh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ đối tác mật thiết Trung-Nga mà hai nước mới thiết lập, tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi hai nước Trung-Nga phải đoàn kết mật thiết, cùng nhau đối phó với nguy cơ quân sự ngày càng nghiêm trọng, nếu Nga cũng gia nhập vào tập đoàn tuyên truyền về thuyết “mối đe doạ từ Trung Quốc”, như vậy Trung Quốc sẽ ở vào địa vị quốc tế hết sức khó xử, Nga cũng sẽ đối xử thù địch với Trung Quốc, Trung Quốc thật sự bị Mỹ bao vây toàn diện. Trong khi đó, kinh tế của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây là bất lợi lớn nhất.
Căn cứ vào 4 nguyên nhân trên, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam đầu tiên để giải quyết vấn đề Biển Đông là sự lựa chọn không sáng suốt, nếu tiến đánh Việt Nam đầu tiên, các nước tranh chấp khác dưới sự xúi giục và ủng hội của Mỹ, khẳng định sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Nhưng nếu Trung Quốc tiến đánh Philippin đầu tiên hoặc nước khác, tác giả có đầy đủ lý do chứng minh rằng, cho dù Mỹ gây chia rẽ như thế nào, Việt Nam đều sẽ không dám tham gia, trong vấn đề Biển Đông, hai nước Trung-Việt dường như có một dạng hiểu ngầm là: “anh không đánh tôi, tôi không tham gia” và “tôi không đánh anh, anh không tham gia”, năm ngoái Trung Quốc và Philippin xảy ra xung đột xung quanh vấn đề đảo Hoàng Nham, biểu hiện giữa Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy tồn tại sự hiểu ngầm đó.
Theo: Blog Hữu Nguyên

Ai mới đang nhờn luật?


Đông A
-
Báo chí đưa tin Phó giám đốc sở Công an Hà Nội, Thiếu tướng Trần Thùy cho rằng: “người dân đã nhờn luật” cho nên càng ngày càng gia tăng vụ việc người dân chống lại lực lượng công an.
Tôi lại cho rằng không phải người dân nhờn luật mà chính lực lượng công an đã nhờn luật. Một cô gái tát cảnh sát giao thông bị phạt tù giam 6 tháng, trong khi đấy công an ở Văn giang đánh nhà báo của Đài tiếng nói Việt Nam mặt mũi thâm tím lại chỉ bị cảnh cáo, chuyển công tác. Công an đánh chết người chỉ bị đi tù có 4 năm. Đó là tính bất đối xứng giữa người dân và lực lượng công an, làm gia tăng sự bất mãn và không tin tưởng của dân chúng vào lực lượng công an. Rất nhiều trường hợp người dân đang khỏe mạnh, khi vào đồn công an bỗng nhiên bị chết và nhiều vụ việc bỗng nhiên lỗi lại do sức khỏe của người dân, cứ vào đồn công an là đột tử. Liệu có ai tin vào lỗi đột tử là do sức khỏe của người dân khi vào đồn không? Không, tôi tin rằng không ai tin cả. Thành ra để tự vệ, để khỏi bị bỗng nhiên đột tử, người dân đã chống lại lực lượng công an. Tôi thấy rất biện chứng và hành vi chống lại lực lượng công an tôi cho rằng có thể thể tất cho đến khi chừng nào tính bất đối xứng giữa người dân và lực lượng công an bị xóa bỏ. Tôi từng tìm hiểu về vấn đề bạo hành dẫn đến chết người của lực lượng công an, và với con số thống kê còn hết sức sơ khai đã cho thấy tỷ lệ bạo hành dẫn đến chết người của lực lượng công an Việt Nam trên số dân cao hơn cả ở Mỹ. Do vậy, để bảo vệ tính mạng của mình, người dân cần phải chống lại lực lượng công an đến chừng nào còn có thể. Không phải người dân đang nhờn luật mà chính lực lượng công an mới đang nhờn luật.
Để chứng thực nhận định trên không có khó khăn gì. Chỉ cần gia tăng hình phạt luật pháp đối với lực lượng công an trong khi thi hành công vụ là có thể kiểm chứng số vụ người dân chống lại lực lượng công an gia tăng hay giảm đi. Thực tiễn là thước đo chân lý.
_____________________
Phó giám đốc Công an Hà Nội: ‘Người dân đã nhờn luật’
6 tháng đầu năm, 20 vụ chống người thi hành công vụ liên tiếp xảy ra ở thủ đô khiến thiếu tướng Trần Thùy đề xuất, phải đưa hành vi này vào tội giết người hoặc tăng mức phạt, thay vì 4 triệu đồng như hiện nay.
> Những màn dọa dẫm, chống đối đặc nhiệm 141 / Những chiêu dọa cảnh sát
Ngày 31/7, tại buổi làm việc của UBND Hà Nội với đoàn giám sát của Ủy ban Pháp luật Quốc hội về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, Thiếu tướng Trần Thùy, Phó giám đốc Công an thành phố cho biết, 3 năm qua ở Hà Nội đã xảy ra 132 vụ chống người thi hành công vụ, riêng 6 tháng đầu năm nay đã xảy ra 20 vụ. “Tại sao không đưa hành vi này vào tội giết người hoặc nâng mức phạt để tăng tính răn đe?”, ông Trần Thùy đặt câu hỏi.
Lý giải nguyên nhân, Phó giám đốc công an Hà Nội cho rằng, mức phạt 4 triệu đồng đối với hành vi chống người thi hành công vụ, hoặc 1,4 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 30 ngày đối với hành vi không tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là quá thấp. Do đó, số vụ chống người thi hành công vụ không hề giảm mà còn có dấu hiệu tăng lên, chứng tỏ nhiều người dân đã “nhờn” luật.

Đầu tháng 3, một thanh niên đi xe PCX tông thẳng vào trung tá Nguyễn Đức Chung (Đội CSGT số 1), khiến cảnh sát này bị bất tỉnh và phải điều trị nhiều ngày trong bệnh viện. Tuy nhiên, sau gần 5 tháng, người tông cảnh sát vẫn chưa bị Công an Hà Nội xử lý. Ảnh: L.Q
Việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh đã làm tăng ùn tắc giao thông nhưng theo thiếu tướng Trần Thùy, mức phạt 20-30 triệu đồng đối với hành vi này lại quá cao đối với những người bán hàng rong, buôn bán nhỏ nên hiệu quả thực thi không cao.
Từ thực tiễn kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, thượng tá Đào Vịnh Thắng, Phó phòng CSGT Hà Nội kiến nghị, sức người đang bị lãng phí không cần thiết. Chính phủ đã cho phép sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật như camera, máy đo tốc độ… để phát hiện, truy tìm người vi phạm giao thông nhưng hiện chưa triển khai được. Do vậy, nên sớm đầu tư thiết bị công nghệ cho cảnh sát giao thông để phạt “nguội” người vi phạm qua hình ảnh.
Bên cạnh đó, ông Thắng cho rằng, Chính phủ cần cho phép cảnh sát giao thông được xử phạt và xé biên lai tại chỗ, bởi quy trình nộp phạt hiện rất phức tạp, gây khó cho người dân. “Khi bị phạt, người dân thường phải đi đến các cơ quan hành chính tới 4 lần mới nộp được tiền phạt”, ông Phó phòng nhấn mạnh.

Những hình ảnh như thế này xuất hiện ngày càng nhiều. Ảnh: Minh Trang.
Trước thực trạng Hà Nội còn tồn đọng hàng trăm nghìn xe vô chủ nằm la liệt trong các kho bãi đi thuê, thượng tá Thắng cho hay, để xử lý xong một xe bị chủ nhân bỏ lại phải mất 6 tháng đến 1 năm. Với xe không có giấy tờ thì phải tra cứu số khung, số máy rồi thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, sau đó thành lập hội đồng để xử lý tang vật…
Thừa nhận tình trạng vi phạm luật giao thông, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán vẫn còn phổ biến, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cho rằng, vi phạm nhiều là do ý thức của một bộ phận người dân kém, có thể vi phạm ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào nếu vắng bóng lực lượng chức năng. Địa phương còn buông lỏng quản lý, xử lý những người lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.
Ông Khôi cho biết, để quản lý giao thông tốt hơn, thành phố đang đầu tư trung tâm điều khiển giao thông với khoảng 200 camera đặt ở khắp các quận; đồng thời yêu cầu các địa phương phải tăng cường hơn, sâu sát hơn trong quản lý địa bàn.
Năm 2009 – 2011 và 6 tháng 2012, các lực lượng chức năng tại Hà Nội đã kiểm tra, xử lý trên 2,7 triệu trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 558 tỷ đồng, tạm giữ gần 92.000 phương tiện các loại. Gần 14.000 trường hợp vi phạm giao thông đường thủy bị xử lý, với tổng số tiền phạt hơn 9 tỷ đồng.
Chiều 31/7, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải cho biết, chất lượng dịch vụ của xe buýt vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của hành khách. Trong 6 tháng, có hơn 700 vụ vi phạm quy định về hoạt động xe buýt bị lập biên bản xử lý (tăng gần gấp đôi so với năm 2011), trong đó chủ yếu là lỗi về bán vé, chạy sai lộ trình, đỗ sai, thái độ ứng xử không đúng.
Ông Hải cũng thừa nhận, lái xe buýt vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, sử dụng còi hơi tuỳ tiện… vẫn còn khá phổ biến. Đặc biệt, tình trạng trộm cắp còn diễn biến phức tạp. Trong 6 tháng đầu năm, đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 87 vụ (123 đạo chích) trên các xe buýt và tại các điểm đỗ. Một nguyên nhân là chế tài xử lý rất nhẹ, nên không đủ sức răn đe những đạo chích này.
Lãnh đạo trung tâm cũng cho rằng, tắc đường là nguyên nhân khiến mỗi ngày có trung bình 100 lượt xe buýt chạy không đúng giờ, không đúng hành trình. Tình trạng chiếm dụng lòng đường vỉa hè còn phổ biến, gây khó khăn cho xe buýt ra vào điểm đón khách, gây nguy hiểm cho khách lên xuống xe. Theo thống kê, tại các quận nội thành có trên 70% vị trí thường xuyên bị chiếm dụng bởi hàng rong, xe máy, ôtô, xe rác…
Đoàn Loan
Theo VnExpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét