Thư ngỏ gửi đại úy Minh và báo QĐND
(nói như ngôn ngữ của Sát thủ đầu mưng mủ thì tay Minh này được gọi là Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm !!!)
Phan Tất Thành.
Đọc mấy bài của Đại úy, tôi viết mấy dòng này, mạo muội gửi đích danh Đại úy mong nhận được giải đáp, phản hồi.
Về lịch sử: Đại úy thống kê “Trong
lịch sử quan hệ Việt – Trung 4000 năm nay, VN-TQ có khỏang 10 lần giao
tranh, 2 lần đô hộ, 3 lần hợp tác cùng chống kẻ địch bên ngòai (1- Thái
tử Triệu Trung cùng tàn quân Tống gia nhập quân nhà Trần chống Mông Cổ,
quân Thanh 2 - Cờ Đen giúp Tôn Thất Thuyết, Hòang Kế Viêm chống Pháp, 3
– CHND Trung Hoa và VN Thời đại Hồ Chí Minh trong cuộc chiến chống lại
kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít, thực dân và đế quốc.)”
Thưa
Đại úy, đến thông kinh sử do Quân đội đào tạo như Đại úy, mà nếu Đại úy
thi sử năm nay chắc cũng 0 điểm thôi. Giá Đại úy đừng nói ra thì đỡ xấu
hổ cả cho tôi.Đại úy theo dõi 3 lần của Đại úy nhé:
Lần 1 – Lấy đâu ra “4000 năm quan hệ Việt Trung” ???
Sử
Ký Tư Mã Thiên ghi chép vắn tắt rằng Triệu Đà dùng tài ngoại giao và
đút lót mua chuộc các thủ lĩnh Âu Lạc mà thu phục nước này vào thời điểm
“sau khi Lã hậu chết” (năm 180 TCN). Các sách giáo khoa tại Việt Nam
đều thống nhất lấy thời điểm ước lệ này trong Sử Ký và lấy năm ngay sau
180 TCN là 179 TCN (Xem mục về Niên đại và tư liệu ở dưới).
Theo
sử sách cổ của Việt Nam (Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử
thông giám cương mục) thì năm 208 TCN, Triệu Đà đánh thắng Âu Lạc của An
Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập nước Nam Việt. Để có
chiến thắng này, trước đó Triệu Đà đã gả con trai là Trọng Thủy cho con
gái An Dương Vương là Mỵ Châu để biết bí mật về bố phòng quân sự của Âu
Lạc và mang quân sang đánh chiếm. Theo truyền thuyết, sau khi nghe tin
Mỵ Châu bị An Dương vương giết, Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự vẫn để
trọn tình với vợ là Mỵ Châu.
Sau
khi nhà Tần diệt vong, năm 203 trước Công Nguyên, Triệu Đà cất quân
đánh chiếm quận Quế Lâm, tự xưng “Nam Việt Vũ Vương”. Nước Nam Việt bấy
giờ, bao gồm từ núi Nam Lĩnh (ngày nay là một giải từ bắc Quảng Đông,
bắc Quảng Tây và miền nam vùng Giang Nam), phía tây đến Dạ Lang (bây giờ
là Quảng Tây và phần lớn tỉnh Vân Nam), phía nam đến dãy Hoành Sơn (Hà
Tĩnh-Việt Nam ngày nay), phía đông đến Mân Việt (ngày nay là miền nam
tỉnh Phúc Kiến). Thủ đô nước Nam Việt lúc ấy là thành Phiên Ngung, là
thành Quảng Châu ngày nay.
Lần 2. “3 lần hợp tác cùng chống kẻ địch bên ngoài.” ???
Khi dẫn 1- Thái tử Triệu Trung cùng tàn quân Tống gia nhập quân nhà Trần chống Mông Cổ, quân Thanh,
Đại úy có lường được rằng không ngờ mình đã lộ ra cho thiên hạ biết
rằng mình quá ngu dốt mà bỏ qua lòng tự hào dân tộc không. Quân nhà Tống
(là Đại Hán đấy) chết không có chỗ dung thân, mò sang đất Việt xin Hưng
Đạo Đại Vương cho tá túc chứ không phải HỢP TÁC chống Nguyên đâu. Lại
còn chống Thanh nữa thì …
(hôm
thằng cháu ở quê ra dự thi đại học, ở nhà tôi, nó hỏi tôi đúng như Đại
úy nói. Tôi tát cho một cái lệch mặt và mắng thằng bố nó: “không biết cô
chú cho con ăn gì mà hỏi ngu thế, không sợ Quang Trung vật chết à ??? “
Khi dẫn 2 – Cờ Đen giúp Tôn Thất Thuyết, Hòang Kế Viêm chống Pháp.
Lại
một điểm sử tồi tệ của Đại úy. Đây: Năm 1857, Lưu Vĩnh Phúc xin làm
thuộc hạ của Ngô Lăng Vân (Wu Yuan-ch’ing), người tự xưng là Ngô Vương,
và là dư đảng Thái Bình Thiên quốc, bản doanh đóng gần Nam Ninh, để nhận
được khẩu phần trợ cấp và cuối cùng trở thành một người có ảnh hưởng
dưới trướng Ngô Vương. Khi Ngô Lăng Vân bị giết (1863), có thời gian Lưu
Vĩnh Phúc đem bộ thuộc của mình đi theo Vương Sĩ Lâm và Hoàng Tư Nùng ở
châu Thượng Tư (Quảng Tây) đi cướp ở nhiều nơi, sau mới gia nhập trở
lại với Ngô Côn, con trai và là người kế nghiệp Ngô Vương. Do cuộc sống
kham khổ, cộng với buồn chán, Lưu Vĩnh Phúc xin với Ngô Á Chung (Wu
Ah-chung, tức Ngô Côn) cho tiến hành các cuộc viễn chinh nhằm cướp bóc ở
phần bên kia biên giới Đại Nam (quốc hiệu Việt Nam từ thời vua Minh
Mạng), cũng là để tránh sức ép quân sự của nhà Thanh, lúc đó đang tìm
cách đặt lại quyền kiểm soát ở vùng Lưỡng Quảng. Dẫn theo 200 đồng đảng
thân tín, dùng một lá cờ màu đen làm kỳ hiệu của mình, Lưu Vĩnh Phúc
vượt biên giới vào Đại Nam năm 1865. Lưu Vĩnh Phúc vừa đi vừa tuyển thêm
quân từ các toán thổ phỉ khác mà không bị ai chặn lại hay ngăn trở gì.
Đến gần Sơn Tây, quân Cờ đen khi đó đã lên tới 500 người dừng lại lập
doanh trại. Sự hiện diện của một đội quân vũ trang trong lãnh thổ của
các bộ tộc Mông miền núi là một sự đe dọa với họ, nên xung đột vũ trang
đã nổ ra. Quân Cờ đen phục kích và đánh bại cuộc tấn công của thổ dân,
đồng thời giết chết một thủ lĩnh của họ[1]. Viên thủ lĩnh này chống đối
chính quyền nhà Nguyễn, nên nhân cơ hội đó nhà Nguyễn chính thức ban cho
Lưu Vĩnh Phúc chức vị Cửu phẩm bách hộ để tiếp tục công việc bình định
vùng này.
Tuy
vậy, đánh nhau với người thiểu số không phải là mối quan tâm chính của
Lưu Vĩnh Phúc, nên năm 1868, Lưu Vĩnh Phúc quay ra tranh giành khu vực
thị trấn Lào Cai, tức châu Bảo Thắng, một món mồi béo bở, lúc bấy giờ
đang nằm dưới sự kiểm soát của các thương gia có vũ trang người Quảng
Đông. Quân Cờ đen tự tiện thu thuế, khai khoáng, cướp bóc khắp nơi, quan
quân nhà Nguyễn cũng không ngăn cản được. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc
thiết lập một hệ thống bảo kê, đánh thuế 10% cho các hoạt động thương
mại đường thủy dọc sông Hồng. Nguồn lợi từ các hoạt động này lớn tới mức
quân Cờ đen nhanh chóng gia tăng lực lượng, với cả một số sỹ quan là
các lính đánh thuê châu Âu hay Mỹ, và Lưu Vĩnh Phúc sử dụng kinh nghiệm
của số người này để biến lực lượng của mình thành một đạo quân đáng gờm.
Theo
một trong các điều kiện hòa ước giữa Pháp và Thanh để chấm dứt cuộc
chiến tranh Pháp-Thanh, Lưu Vĩnh Phúc phải rời Bắc kỳ. Tới giai đoạn
cuối cuộc chiến này, quân Cờ đen chỉ còn khoảng 2.000 người, và không có
khả năng chống lại Đường Cảnh Tùng và các chỉ huy quân Vân Nam khác.
Lưu Vĩnh Phúc bỏ sang Trung Quốc với một số thuộc hạ thân tín, còn phần
lớn quân Cờ đen giải tán ngay tại Bắc kỳ trong mùa hè năm 1885. Không
được trả lương trong vòng mấy tháng, và có sẵn vũ khí, số quân này quay
lại làm giặc cướp, đội danh quân Cần Vương kháng Pháp. Người Pháp phải
mất hàng tháng để đánh dẹp các nhóm này, và đường từ Hưng Hóa cho tới
Lào Cai phải tới tháng hai năm 1886 mới an toàn trở lại.
Nhận
định: Đương thời, quân Cờ đen tuy đánh được Pháp một số trận, nhưng
cũng nhũng nhiễu tàn hại dân. Lúc bấy giờ Ông Ích Khiêm là một trong số
những quan lại không hài lòng về việc thuê quân Cờ đen, đồng thời cũng
chê trách các quan võ bất lực, lúc hữu sự phải nhờ vào người Tàu để đánh
giặc. Ông có làm bài thơ trách
Áo chúa cơm vua hưởng bấy lâu
Đến khi có giặc phải thuê Tàu
Từng phen võng giá mau chân nhẩy
Ðến buớc chông gai thấy mặt đâu
Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp
Trâu dê ngày hiến đứa răng bầu
Ai ôi hãy chống trời Nam lại
Kẻo nửa dân ta phải cạo đầu
Đại úy ơi. Đừng để con của đại úy đọc bài này nhé. Muối mặt.
Lần 3: “CHND Trung Hoa và VN Thời đại Hồ Chí Minh trong cuộc chiến chống lại kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít, thực dân và đế quốc”.
Đại úy đọc đi:
Lê
Duẩn: “Khi ta ký Hiệp định Giơ ne vơ, chính Chu Ân Lai là người đã chia
cắt nước ta ra làm hai phần. Sau khi nước ta bị chia thành hai miền Bắc
và Nam như vậy, cũng chính ông ấy lại ép chúng ta không được đụng chạm
gì đến miền Nam. Họ cấm ta vùng lên chống lại Việt Nam Cộng hòa được Mỹ
ủng hộ. Nhưng họ đã không làm chúng ta sờn lòng”.
Và nhiều nữa. Tôi không muốn kéo dài thêm.
“ … Ngoài
ra cần xác định rõ ràng rằng ĐCSVN là 1 lực lượng dân tộc, yêu nước, vì
nước vì dân, đã vì sự độc lập tự do và sự nghiệp giải phóng dân tộc mà
đổ ra bao nhiêu xương máu, hy sinh hơn 80% đảng viên … ‘’
Tôi
cứ tưởng ĐCSVN là đảng lãnh đạo, lãnh đạo cả nhà nước, chết hơn 80%
đảng viên thì sức mạnh còn không. Ông Nguyễn Sinh Hùng nói ý: chỉ kỷ
luật hết đảng viên vi phạm đã không còn người làm việc. Ấy mà chết lắm
thế này thì làm sao. Lo cho đảng quá.
“… Đàm
phán biên giới với TQ 1975-1999 cũng cho thấy đó là lần đầu tiên 2 bên
đàm phán với nhau trên tư cách giữa quốc gia với quốc gia, giữa 2 quốc
gia ngang hàng, bình đẳng, độc lập có chủ quyền…. Thời xưa, TQ không coi
VN là 1 nước ngang hàng với mình, không coi vua ta là hòang đế ngang
hàng với chúng, nên không thèm đàm phán hay nói chuyện gì với triều đình
ta 1 cách chính thức… ”
Tướng
Nguyễn Trọng Vĩnh nói Hiệp định biên giới đã mất một diện tích bằng
tỉnh Thái Bình. Chưa nói đến hiệp định biển đấy. Đại úy bớt lời dại dột
đi nhé.
“… Trong cả lịch sử VN mấy ngàn năm thì chỉ có ĐCSVN lãnh đạo đánh bại đông quân TQ nhất trong lịch sử (65 vạn quân năm 1979) … “
Dân số VN lúc đó là mấy mươi triệu ? Còn với dân số của thế kỷ 17 mà đánh tan 20 vạn quân Thanh trong vòng 6 ngày thì sao ???
“Chỉ
khi nào chúng đem quân tràn sang xâm lược thì ta mới chống lại. Lê Lợi,
Nguyễn Trãi sau khi đánh bại giặc Minh rồi cũng thả cho chúng về và
chấp nhận cống tượng vàng Liễu Thăng định kỳ, chấp nhận triều cống, xưng
thần. Ngay cả 1 trong những triều đại anh hùng nhất của VN là Tây Sơn
với vua Quang Trung, sau khi thắng giặc Thanh cũng ngay lập tức thiết
lập bang giao với triều Thanh, chấp nhận triều cống, xưng thần … “
Láo
! Lý Thường Kiệt đâu rồi hả đại úy ? Quang Trung truy kích quân Thanh
cả dân cũng bỏ chạy sạch Lưỡng Quảng. Vua Càn Long đón tiếp trọng thể
đoàn sứ bộ An Nam. Theo “Đại Thanh thực lục”, nhà Thanh chi phí cho sứ
đoàn mỗi ngày hết 4.000 lạng bạc (tổng cộng lên đến 800.000 tính cho tới
khi sứ đoàn về). Càn Long chấp thuận bải bỏ triều cống và làm thơ, như
sau:
Doanh phiên nhập chúc trị thì tuần
Sơ kiến hồn như cựu thức thân
Y cổ vị văn lai Tượng quốc
Thắng triều vãng sự bỉ kim nhân
Tạm dịch là:
Nước phiên đến lúc ta đi tuần
Mới gặp mà như đã rất thân
Nước Tượng chưa từng nghe triều cận
Việc cống người vàng thật đáng khinh
Quang
Trung không chỉ hòa hoãn với Càn Long mà còn muốn xuất quân đánh nhà
Thanh. Ông cũng cầu hôn với công chúa Thanh và đòi đất Lưỡng Quảng. Càn
Long nhà Thanh đã đồng ý, giao cho triều đình lo thủ tục, nhưng ý định
này không kịp trở thành hiện thực do cái chết đột ngột của ông
Thưa
Đại úy . Khi Đại úy nói đến chữ lề (nói theo ý của ông Hợp) thì theo
tôi hiểu không có ý chia lề. Nhưng khi đã dùng chữ “phải” thì rất biện
chứng là có chữ “trái”. Trái không có nghĩa phản động như cách hiểu của
Đại úy mà theo tôi khi Đại úy đã công nhận slogan “Có thể không mới,
chưa hẳn đã hay, nhưng là một góc nhìn khác” của Trương Duy Nhất. thì
nói lề trái lề phải làm gì. Sự hiểu biết hạn hẹp của tôi chỉ nằm trong
khuôn khổ như một định chế của ông Phó trưởng ban TTVHTW Nguyễn Thế Kỷ
rằng : có thế nào nói thế đấy. Nếu nói mà bị kỷ luật thì “làm thế là
chúng ta vi phạm tự do báo chí…”. Đại úy có nghe nói đến việc ấy không,
hay đang mải miết trong cơn mê của mình.
Đại úy cũng đừng cạnh khóe những báo “cướp, hiếp, giết, đâm chém, mại dâm … ” như thế này, không hay đâu :
Những
người làm báo QĐND thừa sức đẩy lượng truy cập lên hàng triệu bằng
những thông tin giật gân, hậu trường, thậm chí là với thông tin “lạ”
chưa đến mức gây hại như cách làm của chúng…
Tôi
may mắn được quen biết, là bạn của các nhà báo ở báo QĐND như Anh Trần
Đình Bá, Anh Trần Hồ Bắc … nhưng không thấy anh nào ăn nói kiểu văng
mạng như đại úy cả. Các anh ấy học tập tử tế, suy nghĩ cẩn trọng, viết
bài vở đúng mực. Anh Bá hơn tôi hẳn một cái đầu vẫn tìm tôi, nhờ tôi
giải thích thêm một ý nhỏ trong một câu ngắn về một tý chưa thật rõ để
viết mấy dòng trả lời Bác Đỗ Mười.
Vậy mà nay báo nhà ta lại có một đại úy nhà báo viết rõ ràng: Chỉ có thể dùng một câu “chửi bậy, cắn càn, bịa đặt thô bỉ…” để nói về lũ người này…
Tôi chưa cần biết nói về ai, nhưng đây là văn hóa ư ??? là báo chí ư ??? Là sỹ quan quân đội ư ???
Và chân lý này ở đâu ra: Trích dẫn về thời điểm cam go nhất CỦA THỜI BÌNH là thời điểm nào ??? Từ bao giờ ???
Đảng
Cộng sản Việt Nam trong thời điểm cam go nhất của thời hoà bình đã từng
đưa ra chân lý: “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ
sự thật” thì không có lý do gì hiện nay và về sau, những người cộng sản
chân chính phải né tránh sự thật. Vấn đề là ở chỗ “viết cho ai, viết để
làm gì, viết như thế nào” thúc đẩy sự phát triển của xã hội và vì lợi
ích cộng đồng mà thôi.
Còn đây là đứng ở vị thế nào để dùng từ ĐẢ KÍCH thằng nọ con kia rất vô lại:
“ … đối
với những người chỉ trích, đả kích chính sách ngọai giao của VN hiện
nay. Thì cần phải hỏi họ có phải là bọn năm xưa theo giặc xâm lược Pháp –
Mỹ hay ko. Nếu họ đúng là thành phần đó, hoặc mang tư tưởng của ngụy
SG, thì họ đương nhiên không có tư cách gì để nói về các đề tài “yêu
nước”, “chống Tàu” này. Thằng theo giặc làm sao có thể mở miệng chỉ
trích người đánh giặc về “lòng yêu nước”? Chúng theo giặc thì làm sao
biết phải đánh giặc như thế nào mà nói? Thằng chưa từng quan hệ với TQ
lấy tư cách gì, trải nghiệm gì để đòi dạy người từng quan hệ với TQ gần
nửa thế kỷ?
Gần nửa thế kỷ là gần 50 năm. Tức khoảng 1960. Trời cao đất dày ơi. 1959 về trước không quan hệ.
Nếu
đại úy chưa được học hành đến nơi đến chốn thì cứ tìm tôi. Tôi học sỹ
quan ngắn hạn (6 tháng thôi ) cấp tốc để ra chiến trường nhưng rất tự
tin là mình dạy được cho Đại úy để thấm đẫm ý thức “dân ta phải biết sử
ta “.
Đại
úy nói là làm báo phải thế này thế nọ, phải phản ánh cuộc sống. Thế đại
úy nghĩ gì khi báo Thanh Niên đăng bài ghi lời của Tướng Nhanh phản ảnh
sự dâng tràn tình yêu nước của những NGƯỜI mà đại úy lên giọng mắng mỏ.
Chúc các nhà báo, các nhà quản lý báo chí, các anh chị Tổng biên tập ghi nhớ và làm theo lời lãnh đạo. Chúc đại úy khỏe.
P.T.T. Theo Phamvietdao Blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét