Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY

Từ chuyện định nghĩa đến bằng chứng – điều quan trọng khi ra phán quyết

Phương Bích
Có lần tôi đọc một cuốn truyện nước ngoài tựa đề “Người hay Thú”, kể về một nhóm các nhà khoa học phát hiện ra trong rừng sâu một loài khỉ, có nguồn gốc rất gần với con người. Báo chí rùm beng về phát hiện này. Nhưng chuyện chưa đâu đến đâu thì các nhà khoa học phát hiện một số kẻ bất lương đã bắt lũ khỉ về, nuôi nhốt và huấn luyện thành những lao động không công. Các nhà khoa học rất phẫn nộ, nhưng không có cơ sở pháp lý để kết tội những kẻ bất lương kia.
Để cứu lũ khỉ, một nhà khoa học trẻ trong nhóm đánh liều, chấp nhận cấy tinh trùng của mình cho một con khỉ cái. Khi con khỉ cái sinh nở. nhà khoa học bèn tiêm một liều thuốc độc cho con khỉ sơ sinh, đặt nó vào nôi rồi gọi điện cho bác sĩ, nói rằng anh ta vừa giết chết con mình. Anh ta nói trước khi thú tội với cảnh sát, đề nghị bác sĩ đến chứng tử cho đứa bé.
Khi vị bác sĩ đến khám, ông ta hơi giật mình khi nhìn đứa trẻ trong nôi, nghĩ nếu đứa trẻ còn sống chắc cũng khó trở thành một người bình thường. Ông ta vội vã nghe tim rồi ký giấy chứng thực rằng đứa trẻ đã chết. Sau khi vị bác sĩ ra về, nhà khoa học trẻ gọi điện cho cảnh sát rồi ngồi chờ họ đến còng tay mình.
Tại phiên tòa, nhà khoa học bị kết tội giết người. Tuy nhiên đến lúc này nhà khoa học kia mới lật ngược lại bằng những chứng cớ rằng đứa bé kia không phải là con người. Sau khi vụ việc được xác minh đúng như những lời nhà khoa học khai báo, hội đồng xét xử vô cùng lúng túng. Nếu loài khỉ kia vẫn chỉ là động vật thì nhà khoa học không mắc tội giết người. Khi vị chánh án sốt ruột hỏi bồi thẩm đoàn, rốt cuộc nhà khoa học kia có phạm tội giết người hay không, thì các vị bồi thẩm khổ sở hỏi lại, xin ngài chánh án cho biết định nghĩa thế nào là con người mới có thể quy tội được….
Tôi ko nhớ chi tiết các vị ấy cãi thế nào, rằng con người khác động vật ở chỗ có tín ngưỡng thì phải. Chỉ biết rằng lũ khỉ vẫn là lũ khỉ và nhà khoa học kia vô tội. Theo luật thì không được phép ngược đãi động vật. Rốt cuộc, lũ khỉ được giải thoát và được đưa trở về rừng già.
Câu chuyện thật hay giả không quan trọng, nhưng cái logic nó rất hay. Có những chuyện bình thường không ai để ý, nhưng khi để kết tội thì lại rất cần đến một định nghĩa rõ ràng, ngay từ cái định nghĩa tưởng như đơn giản – con người là gì.?
Đến cái khái niệm đơn giản con người là gì còn khó, huống hồ một mớ chữ nghĩa hết sức mù mờ, mơ hồ trong cái quyết định xử phạt hành chính của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội (Sở 4T), được đưa ra để làm căn cứ xử phạt blogger Nguyễn Xuân Diện, bảo là lợi dụng trang thông tin điện tử cá nhân, để cung cấp thông tin gây phương hại đến trật tự an toàn xã hội. Nghe mà thấy tối mù mù.
Kỳ lạ thật! Trong xã hội đầy những việc người thật việc thật sờ sờ ra đó, trong những vụ khiếu kiện kéo dài hết năm này qua năm khác mà các ngành các cấp vẫn cứ bảo không có cơ sở để giải quyết?
Ngược lại mới đây đài truyền hình Hà Nội đã đưa tin về những người biểu tình chống Trung Quốc, bảo là họ gây mất trật tự công cộng. Theo định nghĩa thì người ta hiểu là đài phát thanh thì đưa tin bằng tiếng nói, còn đài truyền hình là đưa tin bằng hình ảnh trực tiếp, thế nên mới cần máy quay chứ. Đài tiếng nói với đài truyền hình nó khác nhau ở chỗ đó.
Ai cũng biết họ có cả rừng máy quay. Nhất cử nhất động từ lời nói đến hành vi của những người này họ ghi được hết. Vậy mà đến khi đưa tin lại tịch chả thấy bóng một ai trong số họ, cho thấy họ nói những gì, làm những gì để cho bàn dân thiên hạ nhòm thấy đúng bọn họ gây rối thật. Tiền ngân sách bỏ ra mua máy quay xịn cho họ để họ quay chơi chắc?
Không những thế, các cơ quan truyền thông phải đưa tin một cách trung thực, khách quan. Khi có sự việc thì họ phải đi xác minh cả hai bên. Đằng này họ không khác gì một cái máy phát, được người ta nhấn nút và họ chỉ có việc ngồi đọc.
Việc đài truyền hình Hà Nội truyền tin mà không xác minh, không đưa ra được bằng chứng cụ thể là việc có thực, lẽ ra phải xử phạt một cách nghiêm minh, vậy sao Sở 4T lại không hề có một động thái gì?
Ai cũng hiểu những cuộc biểu tình trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa qua là nhằm mục đích gì. Vậy kẻ nào to gan, dám kết tội những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là gây rối? Tôi khẳng định không một kẻ nào dám! Nếu họ dám, chính họ sẽ là kẻ có tội trước pháp luật. Nếu họ dám đưa ra những hình ảnh hàng trăm người già trẻ lớn bé, đủ mọi thành phần với những khẩu hiệu và những tiếng hô như thế nào thì sẽ lộ rõ sự vu khống của họ trước tất cả dư luận trong và ngoài nước.
Dù cho họ không dám đưa ra bằng chứng, nhưng làm sao tránh được tai mắt của nhân dân. Dù cho họ có cố tình bưng bít, giấu diếm bằng nhiều cách, nhưng những video clip do người dân quay được về những cuộc biểu tình vẫn tràn ngập trên mạng internet.
Không chỉ có các video clip, các bài viết trên nhiều blog cũng đã góp phần vào việc cung cấp thông tin đa chiều cho người dân trong và ngoài nước biết rõ tình hình đất nước. Trừ những người bàng quan thì số lượng người dân mù thông tin còn chiếm rất nhiều trong dân chúng. Đó là điều mà lẽ ra không một chính phủ thông minh nào mong muốn.
Blogger Nguyễn Xuân Diện chỉ là một trong rất nhiều blogger khác, đang hàng ngày phản ánh những sự kiện đã và đang xảy ra, cho mọi người dân được biết một phần thông tin vốn rất thiếu hụt từ các cơ quan truyền thông của nhà nước. Cái lý do rất mơ hồ mà Sở 4T hôm nay đưa ra để đòi xử phạt hành chính đối với blogger Nguyễn Xuận Diện sẽ có thể còn áp dụng cho nhiều blogger khác nữa. Đó chính là ý đồ bóp nghẹt tự do ngôn luận, bóp nghẹt thông tin của cơ quan quản lý truyền thông. Họ không thể dùng chính sách ngu dân để trị như thời dân ta còn là nô lệ nữa, và tôi tin chắc rằng việc làm của họ sẽ vấp phải sự phản đối quyết liệt không chỉ của các blogger, mà còn cả của người dân trong và ngoài nước. Chính điều đó mới làm xấu mặt chính quyền, thể hiện sự bất lực tồi tệ như bàn tay bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý trước tất cả thế giới ngày nào.
Nếu thực sự tin tưởng vào sự trong sạch và vững mạnh của nhà nước, họ sợ gì người dân không tin tưởng những người có đủ quyền lực trong tay như họ?

 

HOA NAM TRUNG ƯƠNG TÌNH BÁO CỤC Ở SỞ 4T ?

Tin  (tức) về việc Blogger Nguyễn Xuân Diện bị sở Thông tin và Truyền thông Hà nội do chánh thanh tra Nguyễn Văn Minh ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính loang ra rất nhanh trong dư luận xã hội, nhất là ở Thủ đô.

Dư luận ghê gớm nhất và đang được giới thạo tin bàn tán sôi nổi trong các quán cà phê là: vị trí chủ chốt của sở 4T là người của Hoa nam trung ương tình báo cục.(?)
Quan điểm này sở dĩ được người nghe chấp nhận vì một lý do hiển nhiên ai cũng thấy: Blog Nguyễn Xuân Diện là blog chống Tầu. Đó là đặc điểm lớn nhất, gai góc nhất đối với những kẻ thân Tầu hoặc đã bán mình cho đồng Nguyên.
Blog Nguyễn Xuân Diện nổi lên từ năm 2011 với những bài tường thuật trực tiếp các cuộc biểu tình chống Trung quốc. Tin bài trên Blog này đăng tải các bài viết công khai của các nhân sỹ trí thức phân tích tình hình chính trị đất nước trước nguy cơ Hán thuộc. Chính vì nói lên được tâm tình yêu nước, tinh thần dân tộc của nhân dân nên Nguyễn Xuân Diện blog đã được rất đông những người quan tâm vận mệnh đất nước yêu mến, quan tâm theo dõi, truy cập.
Mặt khác, ngoài những tin bài về biểu tình chống Tàu, Blog Nguyễn Xuân Diện còn đăng các bài viết vạch rõ sự nguy hiểm của các nhóm lợi ích câu kết nhau lũng đoạn đất nước, bán rẻ tài nguyên làm giàu trên lưng cả một dân tộc.
Những cái đầu nóng Bắc kinh và tay sai rất tức tối vì bị vạch mặt hành động leo thang xâm lấn bờ cõi Việt nam nên hằn học tìm cách triệt hạ Nguyễn Xuân Diện Blog là điều dễ hiểu.
Sau vụ các “thương binh nặng” xông vào cơ quan Viện nghiên cứu Hán nôm tấn công “bịt mồm” Blog Nguyễn Xuân Diện bị thất bại thảm hại, nhóm những kẻ theo chỉ đạo của Trung quốc tiếp tục dùng đến các chiêu trò hạ uy tín để vô hiệu hóa blog Nguyễn Xuân Diện. Nhưng rõ ràng ở thời đại Internet, việc khóa cánh cửa này cũng là mở ra các cánh cửa khác. Sau khi blog Nguyễn Xuân Diện bị đánh, một loạt các Blog khác lần lượt xuất hiện: Quan làm báo, Lê Hiền Đức, Xuân Việt nam..v.v…Điều đó cho thấy rõ việc bịt mồm hiện nay là bất khả thi và chỉ tổ kích thích các Blog khác ra đời nhiều hơn và mạnh mẽ hơn.
Hãy xem màn đấu tố, bịt mồm của sở 4T diễn tiến ra sao để có thể xác minh dư luận về đám tay sai của Hoa nam trung ương tình báo cục trong sở 4T đang ra đòn với Nguyễn Xuân Diện Blog là đúng hay sai.
Mai Xuân Dũng.

 Thấy gì qua hành động của Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội: Vải thưa có che được mắt Thánh?

Quyết định phạt hành chính của Chánh thanh tra Sở Thông tin Truyền Thông Hà Nội  đối với Ts Nguyễn Xuân Diện – một trí thức khá nổi tiếng đã xuống đường và cổ vũ cho những tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm đã làm nhiều người thấy sự tởm lợm.
Sự tởm lợm nằm ở chỗ, người ta nhìn thấy đằng sau hành động này là động cơ gì?

Những quy định trong Hiến Pháp
Trước hết, để nhằm xác định được động cơ của hành động này, cần đi sâu hơn một chút về những quy định của Hiến Pháp – một bản văn mà bất cứ một công dân, tổ chức nào cũng phải tuân theo một cách nghiêm khắc nhất – Có thể nhiều người cho rằng kể cả bản Hiến pháp của VN, thì cũng chỉ là thể hiện ý chí của đảng độc trị cầm quyền đối với nhân dân mà thôi. Theo tôi thì dù sao vẫn còn hơn không có một văn bản nào để xã hội hành xử với nhau bằng luật rừng hoàn toàn.
Ngay câu mở đầu bản Hiến Pháp 1992 viết rõ ràng như sau: “Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.”.
Tiếp theo Điều 3: Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”. Rồi: Điều 13: Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật”.
Hành xử của những cơ quan chức năng và quan chức cộng sản
Với những quy định rõ ràng như vậy, chắc chắn rằng nếu ở một đất nước có một “Nhà nước Pháp quyền” thì hẳn chẳng bao giờ những điều đó không được coi trọng. Mọi cơ quan, bộ phận trong đất nước đó phải hành động với khuôn khổ của những quy định đó và phục vụ mục đích đã được Hiến Pháp nêu lên. Nếu theo đúng quy định của Hiến Pháp đã dẫn ở trên, thì chắc chắn rằng những kẻ đã cam tâm làm hại đến lợi ích quốc gia, làm tay sai cho giặc trong lĩnh vực thông tin về lãnh thổ, về chủ quyền đất nước sẽ “ bị nghiêm trị theo pháp luật”. Ngược lại, những người đã cổ vũ cho tinh thần yêu nước  vì lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc sẽ được trọng thưởng và hoan nghênh.
Vậy mà trong lĩnh vực thông tin, truyền thông đã từng có những kẻ như Dào Duy Quát, người phụ trách trang mạng điện tử mang tên Đảng Cộng sản ngang nhiên tuyên truyền rằng Hoàng Sa – Trường Sa, lãnh thổ thiêng liêng của đất nước Việt Nam là của giặc. Cũng có những cơ quan truyền thông của Đảng bộ Hà Nội đã ca ngợi không tiếc lời tướng Tàu Hứa Thế Hữu, một tên giặc mang nhiều nợ máu của nhân dân ta trên biên giới phía Bắc… Cũng đã có những tên bồi bút mạt hạng, Đài truyền hình Hà Nội ngang nhiên xúc phạm tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Những bài báo liên quan đến lãnh thổ, biên cương, hải đảo đã phải rút xuống, bị ngăn chặn, bị hạch sách và trấn áp.
Những khi đó, không ai biết rằng ở Hà Nội có một cái gọi là Sở Thông tin và Truyền thông. Bởi nếu có, chắc chắn là với chức năng của mình, họ phải hành động ngay và không chậm trễ đối với lũ Hán gian trong lòng nước Việt đã ngang nhiên hành động trái Hiến Pháp như trên vì lợi ích kẻ thù của dân tộc, đồng thời họ phải lên tiếng bênh vực những tiếng nói bất khuất hy sinh vì những điều thiêng liêng nhất.
Cho đến khi bọn Trung Quốc xâm lược hiện hữu trên đất nước chúng ta bằng hàng loạt hành động như lập thành phố, đưa quân đội đến lãnh thổ Việt Nam, xua hàng trăm ngàn người đến lãnh hải Việt Nam trên hàng chục ngàn chiếc tàu mang danh đánh cá.

Trước tình hình đó, lòng dân nổi sóng và những hành động chống Trung Quốc xâm lược của nhân dân bằng cách biểu thị lòng yêu nước qua các cuộc biểu tình chống xâm lược. Những người biểu tình yêu nước đã phải chứng kiến và đau nỗi đau nhà nước Việt Nam hèn trước giặc, hung hãn trước dân. Bên cạnh việc luôn luôn rêu rao 16 chữ vàng và 4 tốt – miếng bả quân giặc đang mớm cho – thì đám công an, mật vụ đã có nhiều hành động khiếm nhã, bạo lực và bất nhân với những người có tinh thần chống Trung Quốc vì lãnh thổ. Thậm chí, những hành động của nhà nước đối với những người yêu nước đã được ví như một “sự cởi truồng” trước mặt thiên hạ, không cần che đậy bản chất hèn hạ của mình.
Thậm chí, xã hội Việt Nam hiện nay, những điều đã ghi trong Hiến Pháp về nghĩa vụ đối với Tổ Quốc, đất nước nói trên đã trở thành cái bẫy đưa dân vào tù.

Chính khi đó, thì người ta mới biết đến có một cơ quan gọi là Sở Thông tin Truyền Thông Hà Nội (TTTTHN).
Sở TTTTHN đã nhanh chóng có những động thái đối với người yêu nước bằng các cái gọi là “quyết định Thanh tra”. Chẳng ai lạ gì những cái thanh tra này nhằm mục đích gì. Khi mà những trang báo tràn ngập những cướp, giết, hiếp và trở thành những giáo trình dạy dỗ cho đám trẻ bắt chước các bài học giết người, cướp của, hiếp dâm và vô cảm, thậm chí là phản quốc… nhưng Thanh tra Sở TTTTHN đã coi như mình không hề hiện diện. Trái lại, đối với những tấm lòng yêu nước, lập tức Sở TTTTHN đã hiện nguyên hình là công cụ của nhà nước trấn áp người yêu nước.
Mở đầu bằng cái gọi là “Quyết định thanh tra” rồi sau đó là cái “Quyết định xử phạt hành chính…” mặc dù đã không hề đưa ra một chứng cứ nào về cái gọi là “lợi dụng trang thông tin điện tử cá nhân để cung cấp thông tin” đã “gây phương hại đến trật tự an toàn xã hội” do ông Chánh thanh tra Nguyễn Văn Minh ký với đầy đủ sự thiếu văn hóa của một người giữ chức vụ Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông mà vẫn chưa rành chính tả. Chỉ cần nhìn mấy chữ “Quyết định này gồm 2 (hai) trang, được đóng giấu giáp lai./.” cũng đã có thể thấy trình độ văn hóa của ông Chánh thanh tra này đến đâu.
Nguyễn Xuân Diện, anh là ai?
Nguyễn Xuân Diện sẽ chẳng là gì, chẳng ai cần biết, với tấm bằng Tiến sĩ anh sẽ cũng như hàng vạn những “trí thức” Việt Nam mang đủ mọi hàm, chức trong bộ máy nhà nước hiện nay đang cố tình câm miệng trước mọi vấn nạn liên quan đến xã hội, đất nước và cơ đồ dân tộc để chỉ mưu đồ vinh thân phì gia. Sẽ chỉ là những kẻ bồi bút cỡ như Vũ Duy Thông, cứ có mấy đồng nhuận bút thì bất kể là ai, chửi bằng được, bất chấp lãnh thổ, cơ đồ thậm chí mồ mả cha ông bị xâm lấn và chiếm đóng nếu anh ham mê nghề viết. Sẽ chỉ là những người có chức nhưng chẳng có danh, thậm chí cái danh là để muôn đời con cháu mai sau mang hận như những kẻ đã cam tâm dâng hiến lãnh thổ non sông cho giặc. Sẽ chỉ là một tiến sĩ, trí thức đầu đặc chắc như ông Ts Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, người sáng tác mạng “Gugồ chấm Tiên Lãng” nếu anh cố gắng bon chen vào đảng và bằng mọi cách rồi ngoi lên bằng được. Hoặc sẽ chỉ là một tay quan chức như bất cứ một Bí thư, Chủ tịch Tỉnh nào hoặc Bộ, Thứ Trưởng, cục, vụ viện nhan nhản ở đất nước Việt Nam này có trách nhiệm trông coi bờ cõi nhưng đã câm miệng hến khi lũ giặc xâm lăng tràn vào chiếm đóng.
Hoặc nếu con đường có khác đi, anh cũng sẽ chỉ là một dân oan, nếu có khiếu kiện đất đai bị cướp đoạt, nhà cửa bị chiếm lấy mà không thuận lòng. Hoặc tệ hơn nữa, anh chỉ là một tay Blogger nào đó lên mạng hô hào những điều hoa lá cành câu gái nhằm kiếm một mối lợi, một mối tình nào đó trên mạng ngoài gia đình và thỏa mãn với mục đích đó của mình như thường thấy trong xã hội.
Nhưng, là một Tiến sĩ Hán Nôm, được tiếp xúc với những tiếng nói cổ xưa của cha ông, được thấm tinh thần bất khuất không chịu cúi đầu, không chịu mang nỗi nhục mất nước qua những văn bản cổ chứa đựng truyền thống dân tộc qua chiều dày cả ngàn năm lịch sử, anh đã lên tiếng.
Những tiếng nói vì non sông, vì lãnh thổ, vì những người bần cùng bị cướp bóc, bị nô lệ của anh đã vang lên từ chính lương tâm mình. Chính vì vậy anh đã làm nhức nhối những kẻ cam tâm làm tay sai cho giặc xâm lược bờ cõi cha ông để lại bằng núi xương, sông máu cũng như những kẻ bất chấp lương tâm để hùa nhau cướp đoạt từng tấc đất cuối cùng của nhân dân.
Và tai họa đã đến với anh bằng nhiều trò bẩn thỉu và đê tiện.
Trò rẻ tiền có đánh lừa được ai?
Những thông tin về những hành động của bọn Trung Quốc xâm lăng đất nước đến với nhân dân, người dân đã hết sức ngạc nhiên khi thấy hàng đoàn cán bộ đến nhà dân luôn miệng rằng “đã có đảng và nhà nước lo“. Thế nhưng, những phản ứng đãi bôi, yếu ớt từ chính nhà nước đã làm cho nhiều người dân thấy nguy cơ mất nước đang hiện hữu rất gần, rất cụ thể. Trong khi đó rõ ràng Hiến Pháp đã ghi: “…nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước…”
Thế rồi các cuộc biểu tình yêu nước đã nổ ra, dù nhiều, dù ít thì những cuộc biểu tình đó cũng đã là những tiếng nói, những tấm lòng của muôn dân tụ lại từ truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.
Thế rồi các cuộc biểu tình bị đàn áp, những kẻ đàn áp lòng yêu nước đã chính thức cởi truồng không cần che đậy bản chất của mình. Đến vậy thì những người yêu nước bị trấn áp là điều không có gì lạ.
Người ta đã chứng kiến những trò bẩn thỉu đã từng diễn ra với những người yêu nước như được tặng mắm tôm trộn dầu nhớt, cứt đái ném trộm vào nhà. Người ta cũng đã chứng kiến sự rượt đuổi, rình rập, theo dõi, hăm dọa những người có lòng yêu nước thương nòi đã xuống đường vì dân tộc. Hoặc đám người tự xưng là “thương binh nặng” xông vào công sở cởi truồng tô hô ăn vạ được sự phụ họa của báo chí nhà nước.

Người ta cũng sẽ không lạ gì khi có thể sẽ chứng kiến sự bẩn thỉu và hung hãn hơn với họ khi vẫn tự mang nặng trong lòng mình món nợ non sông. Và với tấm lòng đó, họ chấp nhận hi sinh như những người lính trên biên cương năm xưa hoặc trên biển đảo Gạc ma năm 1988 ở tuyến đầu chống quân bành trướng xâm lược.
Nhưng, dù có tập trung hàng chục người, làm việc hàng tháng, huy động cả hệ thống truyền thông khổng lồ bôi nhọ, hệ thống công an hùng hậu và những bộ óc chuyên nghề bôi xấu để nhằm đánh gục một nhân sĩ có lòng yêu nước, thì điều đó vẫn chưa đủ, chưa thể dập tắt tinh thần yêu nước thương nòi của nhân dân Việt Nam.
Cả dân tộc này vẫn kiên cường, bất khuất và không bao giờ khuất phục trước ngoại bang xâm lược, dù những kẻ cướp nước và bán nước có huy động cả tỷ người phương Bắc đến đây nhằm cướp bóc và đồng hóa dân tộc này.
Khi để lộ rõ bộ mặt cướp nước và bán nước, cả dân tộc sẽ vùng lên và quét sạch lũ cướp nước và bè lũ bán nước. Tôi tin vào điều đó.
Hà Nội, 17/8/2012
J.B Nguyễn Hữu Vinh

 

Có nên để Đảng và Nhà nước tiếp tục lo không?

Trần Tiến (Danlambao) – Mỗi khi đọc được những lời khuyên bảo “mọi chuyện để Đảng và Nhà Nước lo”, tôi lại cảm thấy bồi hồi như vẫn còn nghe vang vọng đâu đây những cái loa phường khóm phát thanh ra rả nhiều năm trước ở khắp đất nước Việt Nam. Lời dạy dỗ của Đảng và Nhà Nước đã được mang đến từng nhà, từng người, mọi lúc mọi nơi, qua phương tiện truyền thông hết sức thuận lợi này. Sau một thời gian im ắng, cái câu “mọi chuyện để Đảng và Nhà Nước lo” giờ đây được sử dụng nhiều hơn để đối phó với những ý kiến đóng góp, phản bác… về các động thái kinh tế, chính trị, ngoại giao, quốc phòng của Nhà Cầm Quyền Việt Nam hiện nay.
Tôi xin tóm tắt một cách rất sơ lược về những gì mà Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam đã lo cho dân tộc và đất nước trong những giai đoạn dưới đây (có thể không hoàn toàn chính xác nhưng về đại thể thì chắc là không sai gì lắm):
1954 – 1975:
Tự xưng là Đảng và Nhà Nước nhưng Đảng Cộng Sản Việt Nam hình như chưa bao giờ xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh để bảo đảm được cơm no áo ấm cho người dân dưới quyền cai trị của mình, nhưng họ lại có một bộ máy tuyên truyền hữu hiệu đến mức đa số người dân miền Bắc đều tin rằng cần phải giải phóng người dân miền Nam không có cơm ăn áo mặc, đang rên siết đau khổ dưới ách cai trị của Mỹ Ngụy, dù trong thực tế miền Nam những năm ấy tuy chưa phải là sung túc, dư thừa nhưng chắc chẳng hề thiếu đói như những năm sau 1975 dưới sự chăm lo của Đảng & Nhà Nước.
Bộ máy tuyên truyền của Đảng & Nhà Nước này cũng hữu hiệu đến mức đã lôi kéo được biết bao nhiêu người miền Nam từ trí thức đến nông dân… bỏ ruộng đồng, bỏ trường học, hy sinh tính mạng, tài sản và tất cả mọi thứ khác vì những khẩu hiệu tổ quốc, nhân dân và cách mạng.
Những năm tháng ấy, thay vì gìn giữ hòa bình trong độc lập tự chủ và chăm lo cho người dân được cơm no, áo ấm (vốn phải là nghĩa vụ đầu tiên của một Nhà Nước vì dân đúng nghĩa) thì một nhóm người tự cho mình là Đảng & Nhà Nước đã biến đất nước ta thành tiền đồn của một chủ nghĩa hoang tưởng, cực đoan, biến dân tộc mình thành lính xung kích và hy sinh hàng triệu sinh linh chỉ để chứng tỏ tín điều mình đang theo là đúng. Không ngại hy sinh xương máu của người khác và con cái người khác, họ đã thành công trong việc áp đặt cái chủ nghĩa hoang tưởng và cuồng tín ấy lên đầu cả dân tộc.
Đảng & Nhà Nước đã rất giỏi trong việc lôi kéo nhân dân đi theo họ làm một cuộc cách mạng hoang tưởng vĩ đại để rồi dù theo hay không, dù chống lại hay trung lập thì cả dân tộc Việt Nam đã phải trả giá bằng rất nhiều xương máu và đau khổ và cuối cùng thì kẻ thắng lại lên làm vua, và vẫn cái cảnh “con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”.
Những bất công trong xã hội ngày càng lớn hơn và đất nước VN dưới sự lãnh đạo của Đảng & Nhà Nước đang xuống cấp về mọi mặt, ngoại trừ sự phát triển của các tệ nạn, các cuộc thi hoa hậu và chỉ số tham nhũng…
1975 – 1990:
Sau khi chiến thắng trong cuộc chiến tranh ý thức hệ (không hề là một cuộc chiến tranh vì nhân dân như họ rêu rao), Đảng & Nhà Nước ta nghiêng hẳn sang phía Liên Xô và không biết có phải vì sự kiêu hãnh một cách ngốc nghếch hoặc vì những lý do nào khác, Đảng & Nhà Nước đã chọc giận Trung Quốc là cựu đàn anh vốn từng nhường cơm xẻ áo cho Việt Nam (một cách có tính toán và luôn rình rập cơ hội để thống trị nước ta) và thế là;
Một mặt cựu đàn anh xui Pôn-Pốt quậy phá, giết chóc biên giới phía nam để Việt Nam phải hy sinh thêm hàng chục nghìn thanh niên Việt Nam khác cho cuộc chiến này.
Một mặt, trong một chiến dịch tấn công chớp nhoáng, cựu đàn anh xỏ lá này mang quân tấn công biên giới phía Bắc và tàn phá các tỉnh biên giới của ta gây ra thiệt hại không biết bao nhiêu về người và của.
Với sự lãnh đạo của cái gọi là Đảng và Nhà Nước, lại thêm hàng chục, hàng trăm nghìn người Việt ngã xuống trong các cuộc chiến sau năm 1975.
Trong thời gian này, với thái độ tự mãn, xem trời bằng vung, ngoài thì gây ra đủ kẻ thù, trong nước thì cai trị bằng chuyên chính vô sản cùng với việc áp dụng một nền kinh tế tập thể chỉ có vượt kế hoạch trên giấy, kết quả là Đảng & Nhà Nước cho toàn dân ăn gạo mục, khoai sùng, bột mì, bo bo… và nhiều loại hàng thứ phẩm khác đi xin xỏ được của đàn anh Liên Xô và các nước Đông Âu.
Đây là thời kỳ ngăn sông cấm chợ hay còn gọi là bao cấp, mà một thời gian gần đây, các tờ báo lề đảng hay đem ra bêu rếu xem như là một thời kỳ mông muội của đất nước. Mà ai là tác giả của trò hề kinh tế này, nếu không phải là Đảng và Nhà Nước khi ấy, là những bậc đàn anh, đàn chú của Đảng & Nhà Nước đương quyền?
1990 – ?:
Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc vẫn còn là kẻ thù không đội trời chung của VN. Đảng & Nhà Nước lo quay lo quắt vì bơ vơ một thân một mình không còn ai để bám víu, tình hình hết sức căng thẳng.
Sau vài năm loay hoay mà không thấy người dân trong nước hưởng ứng xu thế quốc tế lật đổ nền cai trị chuyên chính vô sản tại nước nhà (không như những nước Đông Âu có nền tảng dân trí cao hơn và hiểu biết về dân chủ hơn, khá đông người dân Việt Nam vẫn còn tin vào Đảng & Nhà Nước vì họ có được biết điều gì khác đâu và cũng vì Đảng & Nhà Nước vẫn còn nắm giữ bộ máy quân đội và công an chỉ biết còn Đảng còn mình), các lãnh tụ của Đảng vẫn vì sự an nguy, yên ổn và phú quý lâu dài của bản thân, của gia đình dòng tộc, bàn mưu tính kế tìm cách quay trở lại với kẻ cựu thù – Trung Quốc – người khổng lồ lân bang, mối đe dọa truyền kiếp của đất nước và dân tộc ta. Đảng & Nhà Nước tham dự hội nghị Thành Đô năm 1990 chẳng hề vì sự sống còn của ý thức hệ, của chủ nghĩa xã hội, thậm chí là vì tương lai của đất nước chút nào cả, tất cả chỉ vì sự an nguy và quyền lực của một nhúm người tự cho mình là Đảng & Nhà Nước và những kẻ ăn theo.
Chỉ trong khoảng 10 năm từ lúc TQ trở mặt chính diện tấn công và sau đó liên tục gây đủ mọi thứ khó khăn cho VN, tiếp tục xâm lấn biển đảo, đất đai…, chỉ vì lợi lộc và yên bình của bản thân chứ không hề liên quan gì đến đất nước và dân tộc, nhóm người tự nhận là Đảng & Nhà Nước, đã muối mặt ký kết những điều khoản gì đó, giấu diếm nhân dân cả nước, một lần nữa lại thần phục Trung Hoa.
Và sau đó thì Đảng & Nhà Nước đã lo như thế nào:
- Chịu đựng việc lấn chiếm đất đai biên giới của người TQ;
- Để mặc cho TQ dùng vũ lực lấn chiếm thêm biển đảo mà không có phản ứng gì ngoài những lời tuyên bố chung chung, yếu ớt, bưng bít;
- Đục bỏ những bia ghi công anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc;
- Để mặc cho ngư dân bị tàu TQ xâm hại, tàn phá;
- Cho người TQ thuê rừng vàng biển bạc từ Nam ra Bắc, khai thác quặng mỏ;
- Để cho người TQ nắm giữ/thắng thầu 90% dự án hạ tầng cơ sở;
- Tấn công và trấn áp mọi người Việt có hành động và lời nói xâm phạm đến TQ;
Dù TQ có hành xử, có o ép như thế nào thì những người nhân danh Đảng & Nhà Nước vẫn im hơi lặng tiếng, chịu đựng và chịu đựng, tai tiếng một chút nhưng dinh thự, lâu đài còn đấy, quyền lực vẫn còn đấy, vợ đẹp con khôn vẫn còn đấy… Đảng & Nhà Nước thật là vinh thân phì gia.
Đấy là về mặt chính trị, đối ngoại, còn về tài kinh bang tế thế của Đảng & Nhà Nước thì chỉ cần nhắc đến Vinashin, Vinalines, EVN,… những doanh nghiệp hàng đầu mà giờ đây những món nợ, những tổn thất và những di hại khổng lồ mà chúng gây ra cho nền kinh tế VN thì chắc không ai không biết.
Nhưng Đảng & Nhà Nước To cũng rất khôn ngoan, nó đã chiêu dụ và sinh đẻ ra một mớ những Đảng & Nhà Nước đàn em và đàn con khác ký sinh và bám chặt trong quân đội, công an, trong các phương tiện truyền thông độc quyền, trong các doanh nghiệp kinh tế đủ loại, trong mỗi cơ sở hành chính từ to đến nhỏ, từ bộ xuống đến phòng ban, từ trung ương xuống đến thôn xã… Nói chung là trong mọi lĩnh vực, mọi cơ sở trên đất nước này. Như những con giun sán sống ký sinh trong cơ thể người, những thứ này vì sống ký sinh nên dù to hay nhỏ chúng chỉ có cùng một mục đích duy nhất, đó là đục khoét, hút máu và rúc rỉa toàn bộ chất bổ dưỡng của cơ thể mà chúng ký sinh… Mà cơ thể đó chính là đất nước Việt Nam cùng với nhiều chục triệu người Việt còn lại đang lao động cật lực để nuôi Đảng & Nhà Nước các loại.
Đảng & Nhà Nước là thế đấy, từ trung ương đến địa phương, mỗi nơi đều có Đảng & Nhà Nước của mình. Do đó khi cần nói chuyện với những người không đồng ý với cách cai trị và hành xử của Đảng & Nhà Nước thì Đảng & Nhà Nước To sẽ chỉ thị cho các Đảng & Nhà Nước Nhỏ đi nói chuyện: “Các anh chị, các cô chú, các đồng chí hoặc chúng mày nói chung, đừng có lo, đã có Đảng & Nhà Nước lo”.
Kết Luận:
Đảng và Nhà Nước đã như thế, liệu những người dân Việt bình thường, phần đông đã thoát khỏi cơn mê ngủ bởi liều thuốc phiện kéo dài hơn nửa thế kỷ, có nên để cho Đảng và Nhà Nước tiếp tục ký sinh và rút tỉa máu thịt của chính mình và trong tương lai là của con cháu mình, đồng thời lại luôn cầm súng và dao ngồi trên đầu chúng ta, khuyên răn, thuyết giảng, phỉ nhổ, đánh đập, tù đày và hứa hẹn dẫn chúng ta đến một thiên đàng hoang tưởng không?
Người dân Việt đã được Đảng và Nhà Nước dẫn đường và chăm lo rất lâu, đã đổ biết bao xương máu, mồ hôi và nước mắt trên con đường ấy, nhưng bóng dáng thiên đàng thì chả thấy đâu mà đất nước thì càng lúc càng chứa đầy rác rưởi, tệ nạn, hỗn loạn và sự điên khùng, chưa kể là sắp lao đầu vào vòng nô lệ mới với đế quốc phương Bắc trong sự hướng dẫn của Đảng và Nhà Nước.
Thiết nghĩ đã đến lúc mỗi người Việt phải suy nghĩ, hành động và dứt khoát với cái gọi là Đảng và Nhà Nước để tự cứu mình và cứu cả đất nước Việt Nam thôi.

 

Đào Tuấn :Viên cảnh sát và cô gái bán hoa


Đối với bất kỳ cô gái mại dâm nào “Cảnh sát” là từ không có trong từ điển. Cơ quan chức năng không phải là nơi họ có thể nương tựa
Trong cuốn Feakonomics, nhà kinh tế học Levitt đưa ra cái mà ông gọi là một ví dụ điển hình cho “vấn đề của người ủy thác và người thụ lý”. Đó là một cuộc mặc cả tay ba giữa một viên cảnh sát- những kẻ môi giới bán dâm- và các cô gái bán hoa. Những kẻ môi giới đồng ý đảm bảo các cô gái không xuất hiện ở công viên khi lũ trẻ chơi đùa ở đó. Ngược lại, cảnh sát không bắt giữ các cô gái bán dâm. “Trong số tất cả những lợi thế mà một cô gái bán dâm nhận được khi làm việc thông qua kẻ môi giới thì không bị bắt giữ là một trong những lợi thế lớn nhất”- Levitt nhận xét.
Trả tiền bo bằng còng số 8
Vậy ai là người ủy thác và ai là người thụ lý?
Cảnh sát trưởng là bên ủy thác khi muốn hạn chế số lượng gái mại dâm trên đường phố. Viên cảnh sát thực thi đóng vai trò thụ lý, cũng muốn, ít nhất là trên lý thuyết, giảm số lượng các cô gái đứng đường. Và cái mà các cô gái phải trả cho viên cảnh sát và kẻ môi giới chính là tình dục miễn phí- thay vì bị bắt giữ.
Ở Mỹ là vậy, trên thế giới chắc cũng thế. Còn ở Việt Nam, không có ai là ủy thác và cũng chẳng có thụ lý. Hiện tượng “biện pháp nghiệp vụ” đóng vai trò khách làng chơi đơn giản hơn nhiều. Và nó cũng giống hơn với việc một tên “đầu gấu” qua chợ tiện tay nhặt một quả cam. Các cô gái tất nhiên không ai dám “gọi 113” chỉ vì 1 quả cam “nhà trồng được”, lại đang được bán “bất hợp pháp”.
Đây là một câu chuyện nhạy cảm, ThS Quân nói, tuy nhiên, đấy là một sự thật cần phải lên tiếng: Đó là tình trạng một số khách hàng là cảnh sát có mối quan hệ với nữ mại dâm. Điều đáng nói, họ không giống các khách hàng khác bởi hành vi dùng quyền lực do pháp luật quy định để thực hiện những hành vi mang tính bạo lực đối với nữ mại dâm. Thực tế này phản ánh tính phức tạp và nghiêm trọng của vấn đề, khi mà những người thực thi công vụ lại chủ ý hoặc vô tình sử dụng những công cụ trong ngành (thắt lưng, còng số 8, thẻ ngành…) để uy hiếp hoặc thực hiện các hành vi bạo lực đối với nữ bán dâm.
Con số mà báo cáo “Tình trạng bị bạo hành của phụ nữ mại dâm” đưa ra là 7/35 trường hợp cho biết họ từng phải tiếp “khách đặc biệt”. Con số này có phải là cá biệt, là thiểu số, là “chuyện con sâu” hay không có lẽ là tùy vào sự lạc quan trong cách nhìn nhận đánh giá của mỗi người.
Đây là câu chuyện của cô gái tên Q được dẫn trong nghiên cứu: Cái trường hợp em gặp, đến bây giờ em vẫn cảm thấy sợ, người này là công an, khi vào đến phòng rồi, bắt em quan hệ bằng hậu môn thì em không quan hệ, em đòi bỏ về, người này mới rút còng số 8 ở trong túi quần ra. Và bảo rằng, nếu không quan hệ sẽ còng vào đấy, cho sang LH (Lộc Hà), bản thân chủ sẽ bị thế này, thế kia.
Câu trả lời của Y
Nghiên cứu của nhóm ThS Quân nghiêng về giác độ quyền con người nói các cô gái mại dâm, theo ngôn ngữ xã hội học, thuộc về “Nhóm xã hội yếu thế nhất”. Yếu đến mức không có tiếng nói. Ở một chừng mực nào đó, thậm chí không cả ý thức được quyền con người của mình. Vâng, đúng là chúng ta đang nhắc đến trường hợp “Cô gái Cẩm Phả” cách nay chưa lâu. Đó là những cô gái bị nhà chức trách bắt “dang tay ra” trong khi không một mảnh vải trên người, để quay phim, chụp ảnh làm bằng chứng trong cuộc đấu tranh chống “tệ nạn xã hội”.
Nghiên cứu của nhóm ThS Đỗ Văn Quân đưa ra một trường hợp: Em bị “zich”, lên phòng anh ấy bảo em đi tắm. Mở cửa ra em thấy 4 người. Em hỏi là bạn anh đây à. Anh ấy chửi em “Bạn cái thằng bố mày”, rồi họ bảo em lên giường để chụp hình. Em khóc, định nhảy qua cửa sổ nên họ không dám chụp nữa. Họ bảo về bố mày cho đi mút chỉ. Bọn em bị đưa lên phường ngồi ở đó một ngày. Sau đó khách bị phạt rồi cho về vì đấy là người của họ mà, họ thuê làm “zích” nên họ thả về thôi. Còn bọn em bị đưa lên đây.
“Zich” là từ tiếng lóng chỉ một phương pháp thuê người đóng giả khách làng chơi (thực tế có thể là cảnh sát đích thực) dụ nữ mại dâm vào nhà nghỉ. Hoạt động này có mục đích là tìm ra các bằng chứng phạm tội và từ đó cơ quan cảnh sát có quyền tiến hành bắt nữ mại dâm. Theo ThS Quân: Có đến ½ trong số nữ mại dâm thừa nhận mình bị bắt và đưa vào Trung tâm là do cơ quan chức năng thực hiện chiến dịch trong đó có “biện pháp Zich”.
Nhưng “Zich” vẫn chưa phải là tồi tệ nhất. Có 5 trường hợp khẳng định mình bị đưa đi tập chung trong tình trạng không có bằng chứng phạm tội, thậm chí bị bắt khi đang đi chơi ngoài đường. Chính những rào cản của hệ thống pháp luật và bất cập trong quá trình thực thi phòng chống mại dâm đã ít nhiều không được một bộ phận người thực thi công vụ tôn trọng và thực hiện những quyền con người cơ bản. Đây cũng là một thách thức góp phần dẫn đến tình trạng bị bạo lực của  nữ mại dâm”- nhà xã hội học trẻ tuổi nói.
Đối với bất kỳ cô gái mại dâm nào “Cảnh sát” là từ không có trong từ điển. Cơ quan chức năng không phải là nơi họ có thể nương tựa. Bởi rất đơn giản hơn cả nỗi sợ bị “pháo giàn”, hơn cả sợ bị “bác sĩ nhìn từ đầu tới chân”, hơn cả sợ bị người thân, người nhà phát hiện, các cô gái sợ nhất “cơ quan chức năng”.
Nỗi sợ này không phải chỉ là cảm tính cá nhân. Có hai công trình nghiên cứu khoa học và ít nhất 1 “thực tiễn điển hình” chứng minh cho điều đó. Thực tiễn điển hình đương nhiên là “trường hợp Cẩm Phả”. Còn nghiên cứu khoa học? Ngoài nghiên cứu của nhóm ThS Quân, vào tháng 2-2012, một công trình độc lập và khách quan khác, báo cáo “Mại dâm và những di biến động nhìn từ góc độ giới” do chính Cục Phòng chống TNXH tiến hành đã đưa ra nhận xét: Trong  4 yếu tố làm cho người mại dâm cảm thấy “không thoải mái” nhất thì “Lo sợ công an, cơ quan chức năng” xếp hàng đầu với 50,3% ý kiến. Xếp trên cả Nguy cơ mắc bệnh AIDS: 48%; Bị kỳ thị: 30,2%. Gia đình phát hiện: 29,1%. Và Nguy cơ bạo lực 10,6%.
Y lý giải: Bị bắt có nghĩa là không có tiền, không đảm bảo cuộc sống cả gia đình. 2 năm đó gần như là đi tù. Còn một cô gái từng bị bạo hành cho biết: Biết là bị đối xử thế này thế khác, nhưng mà bọn em không thể đến công an để kêu rằng, tôi là người nghiện ngập như thế, tôi là gái bán dâm người ta đối xử với tôi thế này thế kia. Phần thiệt về (luôn thuộc về) bọn em.
Bây giờ, có lẽ nhiều người có thể trả lời giúp Y câu hỏi: Tại sao các cô không báo cảnh sát ngay cả khi họ bị hiếp dâm tập thể, bị tra tấn.

 

Lê Anh Hùng – Điều gì đang xảy ra với Ngành Điện lực của Việt Nam

Lê Anh Hùng 
Tác giả gửi X Càfe VN
Giữa lúc tình hình Biển Đông đang ngày một nóng lên và không ai dám loại trừ khả năng một cuộc chiến sẽ xẩy ra trên vùng biển sôi động này[i], những ai quan tâm đến vận mệnh nước nhà hẳn không khỏi giật mình trước thông tin EVN vẫn thản nhiên bỏ ra 50 tỷ VNĐ để thuê chuyên gia, nhà thầu Trung Quốc xử lý sự cố rò rỉ nước qua thân đập chính tại thủy điện Sông Tranh 2, bởi lẽ một khi chiến tranh đã nổ ra thì nó sẽ không còn bó hẹp trong phạm vi Biển Đông nữa. Ngoài vấn đề an ninh năng lượng, những người có trách nhiệm ở EVN dường như lại còn tin tưởng phó thác tính mạng của hàng chục ngàn người dân sinh sống ở vùng hạ lưu nhà máy thuỷ điện này vào tay “bạn vàng”, những kẻ vốn nổi (tai) tiếng về chất lượng công trình ở Việt Nam cũng như những mưu ma chước quỷ ngay cả trong những ngày tháng mặn nồng nhất của cái gọi là “Mối tình thắm thiết Việt-Hoa/Vừa là đồng chí vừa là anh em”.
Điểm lại những diễn biến mấy năm gần đây, người ta dễ có cảm giác là ngành điện lực Việt Nam giống như một cô gái cuồng si, mê muội cứ một hai nhào vô vòng tay đầy lông lá của gã người yêu tráo trở và bất nhân họ Sở:
Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 8/8/2012 đưa tin: “Trong khi nhiều doanh nghiệp trong nước kêu ca về việc Tập đoàn điện lực (EVN) không mua hết điện trong nước sản xuất thì lượng điện mua từ Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng và giá mua cũng tăng.”
Báo Tiền Phong ngày 26/7/2012 đăng bài “EVN thích mua điện Trung Quốc giá cao?”: Trong khi ra sức ép các nhà máy thủy điện, thậm chí họ phải chào giá 0 đồng để được chạy máy thì Tập đoàn Điện lực VN (EVN) lại vác tiền đi mua điện của Trung Quốc với giá cao gấp 2 đến 3 lần.
Báo Công An Nhân Dân ngày 5/5/2012 đăng bài “Mua điện Trung Quốc giá cao hơn trong nước 37%”: Tuy nhiên, vấn đề gây bức xúc trong toàn bộ câu chuyện này là ở chỗ trong khi các nhà máy chịu lỗ, chịu bị cắt giảm công suất vì thừa điện, thì ngược lại chúng ta vẫn phải bỏ ngoại tệ ra để mua điện Trung Quốc với giá cao. Theo các nhà máy phản ánh, trong năm 2011, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc mua điện của Trung Quốc với giá 6,08 cent, tương đương 1.268 đồng/KWh, cao hơn khoảng 37% với giá mua điện trong nước. Chưa kể trong đàm phán mua điện của họ, các điều kiện là hết sức ngặt nghèo, chúng ta bị ép đủ kiểu và luôn treo trên đầu khả năng bị phạt hợp đồng rất lớn.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 14/3/2011 đăng bài “Giá mua điện Trung Quốc ngày càng đắt đỏ”, cho thấy cái sự đắt đỏ này không chỉ thể hiện ở giá cả: Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, Việt Nam cũng hứng chịu không ít những khó khăn khi phải phụ thuộc ít nhiều vào đối tác bán điện này. Đơn cử như tháng 3.2010, đúng lúc thuỷ điện miền Bắc sụt giảm trầm trọng thì công ty lưới điện Vân Nam, Trung Quốc lại tạm ngưng cấp điện đường dây 220kV Tân Kiều – Lào Cai và 110kV Hà Khẩu – Lào Cai. Lý do là… để thi công công trình… Trong khi đó, việc mua điện của Trung Quốc phải thực hiện theo hợp đồng thương mại rất chặt chẽ. Chỉ cần sử dụng tăng hay giảm sản lượng điện so với mức đăng ký trong hợp đồng, phía Việt Nam ngay lập tức sẽ bị phía Trung Quốc phạt.
Và đây là nguyên nhân cho thực trạng đáng phải đặt dấu hỏi nói trên: Tại phiên họp thường kỳ tháng 3/2007 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho phép mua điện Trung Quốc để cung cấp cho lưới điện trong nước. Không dừng lại ở đó, đầu tháng 9/2010, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải còn giao cho EVN đàm phán để nhập khẩu điện dài hạn từ Trung Quốc; thậm chí, ngài PTT còn chỉ đạo EVN nghiên cứu tính khả thi của quy hoạch đấu nối lưới điện 500KV với Trung Quốc (!?).
Chuyện mua bán điện thành phẩm thì vậy, còn các dự án sản xuất điện thì cũng chẳng khác gì khi mà các nhà thầu Trung Quốc luôn được ưu ái quá mức một cách khó hiểu. Thời gian qua, có tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hoá chất của Việt Nam là do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận. Ngoài việc cung cấp thiết bị và tham gia xử lý sự cố rò rỉ nước qua thân đập chính của nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2, các nhà thầu Trung Quốc còn trúng thầu hàng loạt dự án thuỷ điện khác, vốn rất nhạy cảm về an ninh – quốc phòng. Các nhà thầu Trung Quốc đã trúng thầu tới 13 dự án nhiệt điện than dưới dạng EPC (chìa khóa trao tay), chiếm gần 30% công suất toàn ngành điện, trong khi họ lại luôn “nổi tiếng” về chất lượng công trình thấp kém và tình trạng chậm tiến độ triền miên: Nhà máy nhiệt điện Sơn Động chậm 24 tháng; nhà máy nhiệt điện Nông Sơn chậm 20 tháng; nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn chậm 28 tháng; nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 1 chậm 10 tháng, nhiệt điện Cẩm Phả 2 chậm 3 tháng; nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 và 2 chậm 18 tháng; nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1, 2 chậm 24 tháng… (Báo Đại Đoàn Kết ngày 2/3/2012). Trong văn bản kiến nghị gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng CP và Chủ tịch QH ngày 15/9/2011, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam chỉ rõ: “Kịch bản chung là các nhà thầu Trung Quốc luôn hứa cung cấp đủ vốn cho dự án, nhưng thực chất là thiếu công nghệ, thiết bị không đồng bộ, chưa nói chất lượng thiết bị của nước này không bằng thiết bị của các nước phát triển. Vì lẽ đó mới dẫn đến việc triển khai các dự án vừa chậm trong xây dựng và cả chậm trong quá trình hoàn chỉnh để đưa dự án vào vận hành.” Với các dự án mà nhà thầu Trung Quốc trúng thầu, họ đều tìm cách đưa ồ ạt người Trung Quốc sang làm, không thuê kỹ sư, công nhân của Việt Nam, không tạo công ăn việc làm cho các địa phương có dự án. Ngoài ra, các dự án điện do nhà thầu Trung Quốc thực hiện sau khi hoàn thành lại phụ thuộc vào công nghệ, thiết bị, vật liệu của Trung Quốc, thường là “chẳng giống ai”.
Thực tế trên đây khiến cho nền kinh tế Việt Nam thiệt hại đủ đường, cũng như tiềm ẩn những hệ luỵ khó lường về an ninh – quốc phòng cho đất nước.
Với tư cách là Bộ trưởng Công nghiệp (2002–2007) rồi Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế ngành (từ năm 2007 đến nay), Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước Quy hoạch Điện VI (theo Quyết định 1436/QĐ-TTg ngày 24/10/2007 của Thủ tướng CP) rồi Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia (theo Quyết định 2449/QĐ-TTg ngày 26/12/2011 của Thủ tướng CP) thì rõ ràng ngoài Thủ tướng, PTT Hoàng Trung Hải là người phải chịu trách nhiệm cao nhất về thực trạng nêu trên.[ii]
Gần đây, dư luận trong và ngoài nước đang xôn xao về việc ông Phạm Hiện, lão thành cách mạng, tố cáo PTT Hoàng Trung Hải khai man lý lịch, che dấu nguồn gốc Hán của mình. Phần lớn nội dung mà ông Phạm Hiện thể hiện trong đơn tố cáo của mình đều đã được nêu trong bức Tâm Huyết Thư đề ngày 7/5/2007 của một số cán bộ, đảng viên thuộc Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư cùng các vị Bí thư Tỉnh/Thành uỷ, Bí thư Ban Cán sự Đảng các Bộ. Qua những gì đã trình bày ở trên, người ta có quyền đặt câu hỏi là phải chăng đấy chính là mấu chốt của vấn đề? Đây là câu hỏi mà ai cũng có thể dễ dàng tự trả lời qua phản ứng của nhà chức trách, nhất là khi đã có hai người công khai đứng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật là ông Nguyễn Bình Giang, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ, và ông Phạm Hiện, lão thành cách mạng.
Từ trước đến nay, những người gốc Hoa hầu như không có cơ hội mon men đến những vị trí cơ yếu trong bộ máy chính quyền, những vị trí lãnh đạo chủ chốt thì lại càng không bao giờ. Chính vì vậy, dư luận có quyền đặt vấn đề là nếu ông Hoàng Trung Hải đúng là người Hán và ông ta đã khai man lý lịch lý hòng dễ bề luồn sâu leo cao thì tại sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn bất chấp những hệ luỵ khôn lường cho sự an nguy của chế độ và trên hết là cho sự tồn vong của dân tộc (như những lời đề đạt ruột gan của các cán bộ, đảng viên thuộc Ban TCTW, Uỷ ban KTTW và Ban BVCTNB trong bức Tâm Huyết Thư kia) khi nhất quyết đặt ông Hoàng Trung Hải vào chiếc ghế quan trọng thứ hai trong Chính phủ (sau Thủ tướng)[iii] suốt hai khoá liền?
Lê Anh Hùng
Hà Nội, 14/8/2012
Ghi chú:
[i] Báo điện tử Phụ Nữ Today ngày 8/8/2012 đăng bài “Hơn 100 máy bay Trung Quốc nhằm Biển Đông thẳng tiến”; blog Phạm Viết Đào ngày 12/8/2012 đăng bài “Tin nóng: Máy bay, tên lửa Trung Quốc chuẩn bị ném bom, bắn phá Hà Nội”.
[ii] Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến hiện trạng đáng báo động của ngành điện lực của Việt Nam. Hy vọng là tác giả, với khả năng hạn hẹp của mình, sẽ còn có dịp bàn đến việc ngài Thủ tướng cùng cánh tay phải của ông là PTT Hoàng Trung Hải đã âm mưu đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng rơi vào vòng thòng lọng của Trung Quốc, kéo theo rất nhiều hệ luỵ về chính trị – xã hội và an ninh – quốc phòng khác, như thế nào.
[iii] Theo Quyết định 1476/QĐ-TTg ngày 25/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì PTT Hoàng Trung Hải được giao những nhiệm vụ:
a) Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác trong khối kinh tế ngành và phát triển sản xuất bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại – xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường.
- Chỉ đạo bảo đảm năng lượng và tiết kiệm năng lượng.
- Các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia và các dự án nhóm A có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
- Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Phát triển các loại hình doanh nghiệp và kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và đầu tư ODA.
- Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.
b) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c) Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; Trưởng Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Chủ tịch Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.
d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.
Ngày 25/3/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 320/QĐ-TTg bổ nhiệm PTT Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư Xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội; ngày 12/9/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 1250/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Trưởng ban là Phó TT Hoàng Trung Hải; ngày 4/5/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 580/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận, Trưởng ban là PTT Hoàng Trung Hải; ngày 15/4/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 546/QĐ-TTg, bổ nhiệm PTT Hoàng Trung Hải làm Chủ tịch Uỷ ban An ninh Hàng không Dân dụng Quốc gia. Ngoài ra PTT Hoàng Trung Hải còn là Trưởng ban Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án Thuỷ điện Sơn La; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước Xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Xây dựng Nhà Quốc hội; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện VI, v.v.

 

Nông dân: mua lúa thay vì gạo tạm trữ

Có mua lúa hay là gạo tạm trử với lãi suất 0% đi nữa thì đàng nào Nông Dân cũng “dính cựa” cả- Vì sao??- Mấy ông nhà nước “lo vụ gạo lúa” có bao giờ trực tiếp mua của Nông dân đâu mà qua thương lái,mà thương lái thì mọi người cứ tự hiểu- thương lái đem bán lại cho mấy ông “thu mua” của nhà nước ngồi một chỗ- tới đây mấy lớp lãi??? ( chưa kể tư thương mua lúa rồi xay gạo đồ)- Rồi nếu lái ồ ạt bán,ghe tàu cập bến ào ào, chắc mấy ông mua tốt bụng mua nhanh cho hết???  …..Đủ thứ hàng bao nhiêu năm rồi,chuyện vẫn cũ…cho nên Nông Dân vẫn cất đầu không lên,không bán lúa tiền đâu nợ phân công giống???- Nhưng,cũng chưa nói cho đúng lắm,còn những ông “Nông dân chân đất” làm giàu??? có đấy,nhưng những người làm hàng mấy trăm công cho đến ngàn công kìa,(một công là 1.000 mét vuông),mỗi công họ chỉ cần lời vài trăm ngàn là đủ dư- Còn đa phần Nông dân làm gì có ruộng để làm nhiều thế-Làm 5 hay 10 công có nước bỏ ăn!!! ngoài làm ruông biết làm gì? bao nhiêu sinh hoạt đời sống cũng nhờ lúa!?-  Vậy thì những thành phần nào có nhiều ruộng thế???chắc là GIAI CẤP VÔ SẢN ??? chớ bọn địa chủ tư sản….đã bị tiêu diệt hết rồi mà.- Có bàn mãi vẫn không giúp được cho Nông dân cứ kiểu như thế này.
Nam Nguyên, phóng viên RFA  – 2012-08-16
Khi soạn thảo qui chế tạm trữ gạo theo hướng hỗ trợ trực tiếp hộ nông dân, Bộ NN-PTNT đề xuất nông dân tự tạm trữ lúa tại nhà với vốn vay lãi suất 0%.
 
AFP -Lúa cần được phơi kỹ trước khi bảo quản
Tải xuống – download

Việc này có khả thi hay không, nông dân nói gì về quyền lợi thiết thân của mình. Nam Nguyên tìm hiểu vấn đề này.
Phượng thức tự tạm trữ không khả thi?
Chủ đích của chính phủ từ nhiều năm qua, dùng ngân sách hỗ trợ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) để tăng mức cầu khi thị trường lúa gạo thừa cung, nhà nước cấp bù lãi suất ngân hàng cho kế họach mua tạm trữ gạo sao cho nông dân trồng lúa được lời ít nhất 30%. Tuy vậy mục tiêu này không giờ thực hiện được, giá lúa vẫn thấp hoặc được nâng lên chút ít trong thời gian thực hiện mua tạm trữ và khi nông dân bán hết lúa rồi thì giá lúa gạo lại tăng lên.
Nhưng để chấm dứt việc giao vốn cho VFA thực hiện tạm trữ thì phải có qui chế mới. Một trong những đề xuất nặng ký nhất là cho vay vốn lãi suất 0% đối với những hộ nông dân có sản lượng một vụ lúa từ 5 tấn trở lên và nông dân tự tạm trữ tại nhà chờ giá tốt. Ý kiến nông dân mà chúng tôi tìm hiểu cũng khác biệt nhau, ông Ba một trung nông ở vùng sông nước Cửu Long góp ý:
“ Theo tôi người nông dân tự làm kho chứa, tự phơi sấy và tự mình tạm trữ thì nó “cầu kỳ” quanh co, lượng lúa của nông dân ít quá , đa số chỉ được 5-7 tấn thành ra làm xong họ phải bán. Tạm trữ số lượng ít thấy khó làm được. Nếu chính phủ có chính sách cho vay tiền để làm kho tạm trữ chưa chắc người ta muốn vay, những người ruộng nhiều 70 tấn-100 tấn có thể người ta làm.
Lúa gạo được nông dân dùng ghe lớn di chuyển trên sông Tiền Giang. AFP
 
Lúa gạo được nông dân dùng ghe lớn di chuyển trên sông Tiền Giang. AFP=>

Tự tạm trữ nghe thì thấy hay, phấn khởi đấy, đem lại cái lợi cho nông dân nhưng thực tế thì thấy khó. Ở đây làm ruộng manh mún lắm chẳng phải như cánh đồng mẫu lớn đâu, toàn làm riêng lẻ thôi cái khó ở chỗ đó. Để hỗ trợ nông dân thì họ làm bao nhiêu cứ cho vay vốn lãi suất thấp, hoặc khi lúc giá lúa thấp thì nhà nước giãn nợ cho nông dân trong mấy tháng đó không đóng lãi cho ngân hàng. Tôi thấy mấy cái đó nó còn dễ hơn là nông dân tự tạm trữ lúa.”
Theo tôi người nông dân tự làm kho chứa, tự phơi sấy và tự mình tạm trữ thì nó “cầu kỳ” quanh co, lượng lúa của nông dân ít quá, đa số chỉ được 5-7 tấn thành ra làm xong họ phải bán. Tạm trữ số lượng ít thấy khó làm được.
ông Ba một trung nông
Trong hơn 2,5 triệu hộ nông dân trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ khoảng 14% là canh tác trên 1 héc-ta đất, thống kê cho thấy trung bình 1 hộ nông dân ở vùng này canh tác diện tích 1,1 ha. Ông Tám một người có 3 héc-ta lúa ở Cần Thơ thì tỏ ra vui mừng khi được tin chính phủ sẽ giúp đỡ để nông dân tự tạm trữ lúa, nhưng ông lại nói rằng sẽ chỉ tạm trữ lúa đông xuân còn hè thu, thu đông theo kinh nghiệm của ông giá lúa không chênh lệch nhiều dù có trữ lại. Như thế tạm trữ hay không tạm trữ, quan trọng nhất là đầu ra tiêu thụ và xuất khẩu, điều này hoàn toàn không tùy thuộc nông dân. Ông Tám phát biểu:
“Nông dân làm lúa đã có kinh nghiệm nếu phơi bán trong vòng 1 tháng, 2 tháng thì khác, còn nếu phơi trữ 5-6 tháng trở lên thì phơi cũng chất lượng lắm hoặc là sấy, sấy bây giờ khỏi nói rồi, sấy để giống chất lượng đạt lắm. Chi phí chở tới lò sấy rồi chở về cũng không quá 100đ/kg lúa, nếu trữ lại mà giá lên được 1.000đ/kg thì nông dân phấn khởi lắm, nếu được vay lãi suất 0% thì còn gì sung sướng bằng nông dân mừng lắm.
Phải kiểm soát chặt chẽ từ trên xuống dưới thì mới có thể làm được. Nhưng sợ một số thành phần
tiêu cực thì cũng khó.  Vì ai thấy đồng tiền cũng sáng mắt ra, lãi suất 0% nữa nông dân rất là cần. Nhưng mà “nó” biết nông dân cần nó sẽ thế này thế kia, phải làm thủ tục với nó thành thử ra để cho khả thi phải quản lý chặt từ trên xuống dưới.”
Mô hình cánh đồng mẫu lớn. Source nongnghiep.vn
 
Mô hình cánh đồng mẫu lớn. Source nongnghiep.vn=>
 
Ở góc độ chuyên môn, TS Phạm Văn Tấn chuyên gia công nghệ sau thu hoạch hiện làm việc ở các tỉnh phía Nam nhận định: đề xuất nông dân tự tạm trữ lúa tại nhà không khả thi, xét về phương diện kỹ thuật, kinh tế và quản lý chất lượng. Lượng lúa ít, đầu tư phương tiện tốn kém, cách phơi sấy đúng cách đòi hỏi kiến thức. “ Nếu người nông dân làm chủ được hạt lúa khô của họ thì họ có thể bán được giá cao hơn so với hiện nay sau khi thu họach bán ngay tại ruộng. Dù giá cao giá thấp gì tại thời điểm đó cũng phải bán, tại vì người nông dân không có phương tiện để tồn trữ. Muốn tồn trữ tại nhà người nông dân phải có máy sấy trong vụ lúa hè thu mùa mưa.”
đề xuất nông dân tự tạm trữ lúa tại nhà không khả thi, xét về phương diện kỹ thuật, kinh tế và quản lý chất lượng. Lượng lúa ít, đầu tư phương tiện tốn kém, cách phơi sấy đúng cách đòi hỏi kiến thức
TS Phạm Văn Tấn
Tạm trữ lúa thay vì tạm trữ gạo
Ở chiến lược đường dài, khi nông dân sản xuất tập trung theo hình thức hợp tác xã, sản xuất theo hợp đồng hay cánh đồng mẫu lớn, việc tạm trữ lúa gạo với sự hỗ trợ của chính phủ về vốn không lãi suất có thể mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân. Nhưng đó là câu chuyện của tương lai, hiện nay tổng sản lượng và diện tích trồng lúa theo hợp đồng vẫn  còn là những con số rất khiêm tốn so với mức 7 triệu tấn gạo xuất khẩu mỗi năm.
Chúng tôi khá ngạc nhiên khi một nông dân ở Kiên Giang cho rằng, mấu chốt của vấn đề là chính phủ chỉ đạo mua gạo tạm trữ chứ không phải mua lúa và việc này tạo ra trung gian xén hết tiền lời của nông dân. Ông nói:
“Trước đây chỉ nói mua gạo tạm trữ chứ có bao giờ mua lúa tạm trữ đâu. Để giá lúa có thể được cao, không đặt vấn đề ép giá, chỉ khi chính phủ chỉ đạo các doanh nghiệp trực tiếp mua lúa để tạm trữ thì nó mới có lợi cho người nông dân. Chứ mua gạo tạm trữ thì lúa qua tay thương lái đến nhà may xay xát rồi mới đến tay nhà xuất khẩu. Tạm trữ qua quá nhiều trung gian thành ra lúa của nông dân bị ép giá. Nếu tạm trữ là mua lúa tạm trữ, nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp thì mới được chứ bán qua thương lái người trung gian thì bị ép giá nên giá lúa vẫn thấp. Doanh nghiệp mua lúa tạm trữ có thể thuê thương lái chở lúa mướn, ấn định một ký lợi nhuận là bao nhiêu. Thương lái trở thành người chở thuê cho các doanh nghiệp thì người nông dân mới không bị ép giá. Thương lái họ sẽ chấp nhận làm, vì một ghe lúa cả trăm tấn, thí dụ trước đây lời 100đ/kg thì bây giờ chở thuê được 50đ/kg thôi, nhưng anh có thể chở nhiều chuyến lại không cần lo vốn. Nếu làm vậy thương lái sẽ đi làm thuê cho các doanh nghiệp.”
Công nhân đang vô bao gạo nhập khẩu từ Việt Nam ở Manila, Philippines. AFP
 
Công nhân đang vô bao gạo nhập khẩu từ Việt Nam ở Manila, Philippines. AFP =>

Để giá lúa có thể được cao, không đặt vấn đề ép giá, chỉ khi chính phủ chỉ đạo các doanh nghiệp trực tiếp mua lúa để tạm trữ thì nó mới có lợi cho người nông dân.
một nông dân
Trên thực tế ở mô hình cánh đồng mẫu lớn, thương lái trung gian hay còn gọi là hàng xáo đã trở thành những người cung cấp dịch vụ chở lúa mà nông dân trực tiếp bán cho doanh nghiệp. Ông Đoàn Ngọc Phả, phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang nhận định:
“Thí dụ giữa Công ty Bảo vệ Thực vật và nông dân, công ty có hợp đồng nhận lúa tươi tại đồng, nông dân kéo lúa ra chỗ sát mé lộ tức là chỗ có thể đem xuống ghe. Công ty thuê những người vận chuyển, những ghe này trước đây họ rong ruỗi đi mua lúa có khi hai ba ngày mới đầy một ghe, cho nên chi phí riêng của họ cũng lớn mà chi phí xã hội cũng lớn. Bây giờ công ty hợp đồng tại cánh đồng nào đó anh đến đó chở lúa cho chúng tôi, tiền công tính theo cây số. Như vậy đội ngũ này (thương lái) sẽ dần dần chuyển qua chở lúa cho doanh nghiệp, ghe chở lúa từ cánh đồng tới nhà máy để người ta đem lên sấy và nhập kho. Thành ra họ (thương lái) cũng tham gia vào chuỗi nhưng bằng hình thức chở thuê, việc này tránh được trường hợp chạy chiếc ghe 30-40 tấn đi rong ruỗi mua trôi nổi, có khi mua không được phải tốn kém chi phí tiền ăn, tiền xăng dầu, như vậy khâu trung gian này tăng chi phí xã hội. Còn nếu họ tham gia khâu vận chuyển thì lợi ích xã hội tăng lên và lợi ích cá nhân được đảm bảo hơn.”
Từ nhiều năm nay, mỗi khi thu hoạch rộ để tránh tình trạng lúa rớt giá khó tiêu thụ, chính phủ quyết định cho thực hiện kế hoạch mua tạm trữ và thường ấn định là “qui gạo”. Thí dụ “mua tạm trữ 1 triệu tấn qui gạo” với giá lúa bảo đảm nông dân có lãi 30%. Mua gạo chứ không phải mua lúa là một điều mà thoạt nghe rất bình thường, nhưng bên trong lại là một sự khác biệt rất lớn. Các nhà hoạch định chính sách cần lắng nghe ý kiến nông dân về vấn đề mua lúa tạm trữ thay vì gạo, việc trữ lúa thay vì gạo có thể là một chương mới trong cuộc cách mạng lúa gạo ở Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét