Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Cập nhật tin thứ Sáu, 31-08-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ CÁI CHI CHI? (Huỳnh Ngọc Chênh). “200 quốc gia với đại bộ phận nhân loại sống tự do hạnh phúc trong xã hội dân sự là thế lực thù địch của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cần phải tiêu diệt hết hay sao? Thế thì chủ nghĩa xã hội là cái chi chi? Nó không chung sống được với loài người thì nó sống với ai hả trời?
Tăng trưởng kinh tế (Người Buôn Gió).
- Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH: Vợ, con công chức cũng nên kê khai tài sản (TP).
KINH TẾ
Ám ảnh giá tăng (ĐĐK).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Chùa Trăm Gian sẽ được phục hồi theo cấu kiện nguyên trạng (VOV). - Sẽ cứu được một phần chùa Trăm Gian? (TTVH). - Sự cố chùa Trăm Gian: Trách nhiệm mù mờ! (PLTP). - Vi phạm trong tu bổ di tích chùa Trăm Gian: “Cả làng” chịu trách nhiệm? (ĐĐK). - Cận cảnh chùa Trăm Gian bị phá (TP).
CHIỆN CHIẾC ZIA (Sơn Trung).
Rằm tháng 7 ở Hang Cua (Hiệu Minh).  – Nguyễn Hưng Quốc: Ba tôi (VOA’s blog). BTV: Nhắn riêng với bác Quốc rằng bác không được phép về VN là vì ông quân sư của anh Ba Dê còn căm bác lắm, khi nào ông ấy không còn nắm quyền trong tay thì may ra bác sẽ được trở về VN thăm ông cụ, hy vọng ông cụ còn khỏe mạnh tới lúc đó. Chuyện bác không được về VN thăm gia đình chỉ là chuyện cá nhân của bác với ông ấy, chẳng phải bác là “thế lực thù địch” gì đâu.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Những tuổi thơ giữ biển: Ngóng khói bếp nhà (DV). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Chống dịch cúm gia cầm… từ lò mổ (DV). QUỐC TẾ
Phúc trình của IAEA về Iran không làm chính phủ Mỹ ngạc nhiên (VOA). - LHQ bày tỏ quan ngại mới về chương trình hạt nhân Iran (VOA). - Phe nổi dậy không thể lật đổ chính phủ (VnMedia). - Người Nga đang chuẩn bị rời khỏi Syria? (ĐV). - Syria đang phải trả giá vì không chịu theo đuôi phương Tây(ĐV). - Phe nổi dậy Syria bất ngờ lật ngược thế cờ? (VnMedia).

Tin ngày 31/8/2012

http://www.youtube.com/watch?v=T1rWafRoTFo&feature=player_embedded
http://www.youtube.com/watch?v=PDMXf_NewQY&feature=player_embedded
http://www.youtube.com/watch?v=vEcJimoSNb8&feature=player_embedded

Chính trị – Xã hội

Canh bài giàn khoan nước sâu của TQ (VNN)  —-Chấp nhận một vai trò lớn hơn của Trung Quốc? (RFA)  —Chủ tịch nước tham dự APEC 20 tại Nga (VNN)  —-Báo Nhân Dân điện tử ra ấn bản tiếng Trung Quốc(RFA)
Đằng sau vụ bán tàu Kilo, Nga giúp Việt Nam thành lập binh chủng “tàu ngầm” (RFI/ phỏng vấn) -…Theo thông tín viên Hoàng Dung tại Mátxcơva, phía sau hợp đồng mua bán vũ khí đơn thuần, là cả một kế hoạch nhằm xây dựng cho Hải quân Việt Nam một “binh chủng” tàu ngầm hoàn chỉnh, và một lực lượng hiện đại.
TQ ‘bất an’ trước chuyến đi của Hillary Clinton (VNN)  —Biển Đông : Thái độ tùy tiện của Trung Quốc (RFI)  —-Thế giới 24h: Trung Quốc-Đài Loan ngang ngược trên biển Đông (VNN)  —Mẫu CMND mới sẽ có cả tên cha mẹ?(RFA)
Từ Nguyễn Hữu Đang Đến Bùi Thanh Hiếu (Tưởng năng Tiến -RFA) - ….Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày (thổ tả) này – ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà,” và (đôi nơi) có người còn gọi là ngày Tết Độc Lập. Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang – Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9 – được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó:
Người Việt mình có sức chịu đựng rất giỏi! (Song Chi -RFA) -….Nhưng có những cái sát sườn với đời sống hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp lên túi tiền, bữa ăn của từng gia đình như giá xăng tăng rồi lại tăng, tăng rồi lại tăng nữa…mà người dân vẫn tiếp tục không phản ứng thì quả là đáng nể cho sức chịu đựng của người VN!

Một chế độ rẻ rúng mạng người (Bùi Tín -VOA) -Hôm nay 30/8, là đúng một tháng sau cái chết bi thảm của Cụ Đặng Kim Liêng. Sáng sớm ngày 30/7/2012, trước trụ sở tỉnh ủy CS tỉnh Bạc Liêu, một bà cụ tóc bạc tự đổ can dầu vào người rồi châm lửa tự thiêu, áo quần và da bị cháy đen từng mảng, cụ bất tỉnh….

Thắc mắc vụ treo cổ ở đồn công an Bến Cát (BBC) -Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ nạn nhân chết tại trụ sở công an Bến Cát, nói kết luận điều tra về vụ việc “trả lời không đủ” thắc mắc.

TS Nguyễn Quốc Quân bị đổi tội danh từ ‘khủng bố’ sang ‘chống nhà nước’ (Nguoiviet)
Không được cấm quyền yêu nước (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet) -Lâu nay, ở Việt Nam những người bày tỏ ý kiến về âm mưu chính quyền Trung Quốc thao túng và chèn ép nước ta là các nhà trí thức, nhà báo, văn nghệ sĩ và các sinh viên. Bữa qua mới được thấy ý kiến của một người thuộc giới kinh doanh.
Mỹ Tặng Phi 2 Tàu Tuần Biển, Nga Giúp VN Tàu Ngầm Tự Vệ; TQ và Đài Loan tập trận cứu cấp trên biển, bảo vệ biển chung 2 nước (Vietbao)
EVN Không Mua Điện Rẻ ở VN Để Mua Điện Giá Đắt Từ TQ
Dầu Ở Biển VN, Nhật: CNOOC Gọi Thầu 2 Lô; Chủ Tịch CNOOC Thú Nhận: Các Dàn Khoan Dầu Ngoàì Biển Là Lãnh Thổ TQ, Là Vũ Khí Chiến Lược (Vietbao)
Phó Lãnh Sự Lộ Phim Sex ở VN (Vietbao) -Bản tin BBC hôm Thứ Tư ghi nhận rằng băng đảng Mafia người Việt vào năm 2009 tung ra đoạn phim “mây mưa” của Phó Lãnh sự Cộng hòa Czech với nhiều phụ nữ, trong lúc Czech đang hạn chế cấp visa lao động cho người Việt, theo một tờ báo của Czech.
Than VN 138.000 Thợ, Sẽ Cắt, Giữ Lại Ưu Tiên 50,000 Thợ Lò(Vietbao)
TQ Mua Ong Bầu, Phá Trái Cây; Hà Tĩnh Báo Nguy, Ngăn Cấm; TQ in tiền giả VN, đưa vào VN nhiều ngả nhiều tỷ đồng, phá kinh tế(Vietbao)
TQ Núp Sau Blog Quanlambao: tung Tin Bầu Kiên Bị Bắt; TQ: Lại Kêu Gọi Hãng Ngoại Quốc Đấu Thầu 26 Lô Dầu Ở Biển Đông(Vietbao)
Nga: Thêm 1.142 Thợ VN Vào Lậu (Vietbao) -Cảnh sát Nga vừa phát hiện ít nhất 1.142 công nhân nhập cư không có giấy tờ hợp lệ từ Việt Nam làm việc cho xưởng may quần áo trong khu vực Moscow của Nga.
Kịch Tính Và Kịch Bản: Nội Bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam Đang Phân Hóa Nghiêm Trọng Hồ Phú Bông (Vietbao)1) Đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân danh Trưởng ban chống tham nhũng, một Ủy ban sắp được chuyển giao về Bộ Chính Trị theo đại hội Đảng vừa qua, vội vã họp báo “khen” Bộ Công an đã bắt Bầu Kiên, tức Nguyễn Đức Kiên,
Viễn Kiến và Tự Thân -  Nguyễn Xuân Nghĩa (Vietbao)
Gọt chân cho vừa giày  (VNN) -Câu chuyện tạm dừng triển khai cấp CMND mới có ghi họ tên cha mẹ được một số chuyên gia nêu như minh chứng cho các văn bản pháp luật mới ra lò đã lỗi thời.
Sau giải tỏa, người dân “bị bỏ rơi” (BĐS)   —-HN thiếu bãi đỗ xe, thừa đất cho TT thương mại (VNN)   —Đắng lòng gia cảnh 3 anh em mồ côi nhặt cá nuôi thân (VNN)

24 năm nhìn lại một bài viết -Hà Sĩ Phu (Boxitvn) -Đúng ngày này 24 năm về trước (2-9-1988) , với chiếc máy chữ cọc cạch tôi đã “xớ rớ” vào một lĩnh vực không chuyên để hoàn thành bài triết luận xã hội đầu tiên ”Dắt tay nhau, đi dưới tấm biển chỉ đường của Trí tuệ, bài viết đã dẫn tôi vào một quãng đời mà tôi không bao giờ ngờ tới, mà hôm nay hồi tưởng tôi cứ buồn cười một mình.

Trao đổi ý kiến về vấn đề điện hạt nhân Ninh Thuận -Boxitvn

Chống lại Bắc Kinh (Một phương án chính sách khác của Mỹ đối với Trung Quốc) Aaron L. Friedberg, Foreign Affairs, Sept/October 2012 – Boxitvn

Siêu chiến đấu cơ Mỹ áp sát Trung Quốc (Quanlambao)

CHỦ TỊCH EXIMBANK CỐ TÌNH XUYÊN TẠC CUỘC CHIẾN CHỐNG THAM NHŨNG -Quanlambao

CHỈ 10 TRIỆU ĐỒNG CÁN BỘ CỦA TỔNG BIÊN TẬP DDDN GỠ BÀI CỨU CÁC BỐ GIÀ! -Quanlambao

Kinh tế

Khủng hoảng tài chính toàn cầu (Nguyễn xuân Nghĩa – RFA)  —-Ngân hàng liệu có “tham bát…”? (TVN)  —Xăng dầu: Giá tăng nhanh, bất ổn xử lý chậm (VEF)
Bầu Hiển vào Cần Thơ giải ngân cho Bianfishco trả nợ(VEF)  —-Dịch vụ thuê xe tự lái méo mặt vì ế khách(VEF)  —Tỷ giá có tăng nhẹ vào cuối năm?(VEF)  —-Doanh nghiệp gian lận bằng ‘hai sổ sách’ (VNN)   —‘Qua mặt’ bầu Đức, căn hộ đại hạ giá từ Nam ra Bắc (VNN)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học


Khánh Ly, một trong 26 người hát nhạc Tango hay nhất thế giới (Nguoiviet)  -Nữ ca sĩ Khánh Ly được chọn là một trong số 26 người hát nhạc Tango hay nhất thế giới, theo ông Donald Cohen, nhà nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng, nguyên chủ tịch Hội Âm Nhạc Hoa Kỳ.
Ca sĩ Khánh Ly. (Hình: Nguyễn Hoàng Ðoan cung cấp)===>>>
5 nguyên nhân đẩy năng suất lao động VN xuống đáy (VNN)   —Chưa tăng học phí, quyết chống lạm thu (VNN)
Chưa thể đưa kết luận cuối vụ xâm hại chùa Trăm Gian (VNN) – Tại buổi họp báo vừa diễn ra chiều nay, 30/8, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nội Phạm Quang Long cho rằng, vụ việc xâm hại chùa Trăm Giang hết sức nghiêm trọng nên phải đình chỉ trùng tu ngay, nhưng nghiêm trọng khác hẳn với phá hủy hoàn toàn di tích. >>>>Chùa Trăm Gian đã bị “phá” như thế nào?
Lũ quét bất ngờ, 13 người chết và mất tích (VNN)
Gặp Gái Việt 17 Tuổi, Chàng 60 Tuổi Vào Tù (Vietbao)
Hãi hùng nhân bánh trung thu làm sẵn (VEF)

Thế giới

Miến Điện: con trai Bà Suu Kyi sẽ được nhập cảnh(RFA)
Thân phận gái bán dâm ở Thái Lan, Malaysia và Cambodia(RFA)  —-Thái Lan: Cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva ra tòa(RFA)   —-Cựu thủ tướng Thái Lan ra tòa vụ bắn chết người biểu tình ‘Áo Ðỏ’ (Nguoiviet)
Mỹ nhận thấy cơ hội tăng trưởng tại ASEAN(RFA)  —Mỹ tái khẳng định quyền lợi tại Châu Á – TBD(RFA)  —“Chuyện tình yêu” giữa đại hội đảng(RFA)   —Ứng cử viên Đảng Cộng hòa đọc diễn văn tại đại hội đảng (VOA)  —Bão Isaac yếu dần, bão mới gây lo ngại (VOA)  —Canada trục xuất người Mỹ chống chiến tranh (VOA)  —Tòa án liên bang ra phán quyết chống đạo luật về thẻ cử tri của bang Texas (VOA)  —-Mỹ có thể chuyển bớt cơ xưởng từ Trung Quốc sang ASEAN (Nguoiviet)
ƯCV Mitt Romney kêu gọi phục hồi nước Mỹ(Nguoiviet)   —Ông Paul Ryan hứa hẹn đưa nước Mỹ hùng mạnh trở lại(Nguoiviet)
LHQ dự kiến một cuộc họp khẩn về Syria(RFA)    —- Ai Cập nói ‘chế độ áp bức’ ở Syria phải ra đi (Nguoiviet) —-Tổng thống Ai Cập lên án chế độ Syria trong chuyến thăm Iran(VOA)  —LHQ bày tỏ quan ngại mới về chương trình hạt nhân Iran (VOA)
Lo ngại khủng hoảng thực phẩm ở Bắc Hàn(RFA)
TQ khẳng định đủ khả năng bảo vệ lợi ích hàng hải(RFA)  —-  Quân đội Trung Quốc tuyên bố đủ khả năng bảo vệ lãnh thổ (RFI) —Học giả TQ phật lòng vì các cụm từ tiếng Anh xuất hiện trong từ điển (VOA)   —Bắc Kinh sứt mẻ uy tín do áp lực chủ nghĩa dân tộc trong nước (RFI)
Thợ mỏ Nam Phi bị truy tố trong vụ cảnh sát bắn người đình công (VOA)  —Sách về cái chết của Bin Laden khác phúc trình chính thức(VOA)
Tàu chìm ngoài khơi Indonesia, nhiều người có thể đã thiệt mạng (VOA)   —Pakistan: Thiếu nữ 14 tuổi có nguy cơ bị tử hình về tội phạm thánh(VOA)

‘No Easy Day,’ cuốn sách kể chuyện giết bin Laden  (Nguoiviet) -Cuốn sách sắp xuất bản, do một cựu biệt kích SEAL tham gia trong cuộc đột kích hạ sát Osama bin Laden, có một vài chi tiết được coi là không hoàn toàn đúng với báo cáo chính thức đã được các giới chức chính quyền Hoa Kỳ công bố trước đây.


1230. “Xã hội dân sự” – một thủ đoạn của diễn biến hòa bình

“Ðáng chú ý là một số đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm chống đối cực đoan đã lợi dụng một số tổ chức quần chúng hợp pháp để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi đưa Hiến pháp 1992 trở về Hiến pháp năm 1946 …”
Nhân dân
Bình luận – Phê phán

“Xã hội dân sự” – một thủ đoạn của diễn biến hòa bình

Cập nhật lúc 02:14, Thứ sáu, 31/08/2012 (GMT+7)
Thi gian qua, vic tác đng đ hình thành mt “xã hi dân s” (XHDS) Vit Nam theo tiêu chí phương Tây đang được mt s người c vũ và thc hin. Vy thc cht “xã hi dân s” là gì, đây có phi là mt trong các phương thc hot đng nhm chuyn hóa chế đ mà nhng thế lc ch mưu din biến hòa bình (DBHB) đã áp dng thành công Ðông Âu, Trung Ðông, Bc Phi, và hy vng s thành công Vit Nam?

Theo một số học giả và tổ chức nước ngoài, khái niệm XHDS (civil society) xuất hiện sớm nhất ở nước Anh, và được hiểu là việc những con người sống trong cộng đồng. Theo lý thuyết của Scottish (thế kỷ XVIII), XHDS có nghĩa là xã hội văn minh với một nhà nước không độc đoán. Ðến thế kỷ XIX, Hegel mô tả XHDS như là một phần của đời sống đạo đức, bao gồm ba yếu tố gia đình, XHDS và nhà nước, trong đó các cá nhân theo đuổi những lợi ích riêng trong giới hạn đã được pháp luật thừa nhận… Theo tổ chức Liên minh thế giới vì sự tham gia của công dân (CIVICUS) – một tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Nam Phi, XHDS là “diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi con người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung”. Cùng với khái niệm XHDS, còn có một số cụm từ, khái niệm khác có liên quan, như: “xã hội công dân” (citizens society – CS), “tổ chức XHDS” (Civil Society Organization – CSO), “tổ chức phi chính phủ” (Non governmental organization – NGO)… Ðây là những khái niệm ra đời từ các chủ thể khác nhau nhưng lại có liên quan chặt chẽ, trong đó nổi bật là quan niệm không có NGO (tổ chức quần chúng, hội, đoàn thể…) thì không thể hình thành XHDS.  Trong một xã hội, nếu có nhiều tổ chức NGO hoạt động mạnh thì sẽ có XHDS phát triển và ngược lại. Nhìn từ cấu thành cơ bản một xã hội với ba thành phần là nhà nước, doanh nghiệp và XHDS, một số nhà nghiên cứu nước ngoài cho rằng, nếu ba yếu tố này cân bằng thì xã hội, chế độ chính trị sẽ ổn định, phát triển hài hòa. Ngược lại, nhà nước mạnh sẽ dẫn tới chế độ độc tài, nếu XHDS mạnh, thì sẽ dẫn tới vô chính phủ, bất ổn về xã hội và chế độ sẽ sụp đổ. Ðây chính là lý do để các thế lực thù địch quan tâm nghiên cứu, vận dụng, nhằm lợi dụng vai trò của XHDS trong hoạt động lật đổ một chế độ như họ đã thực hiện tại một số nước trong thời gian qua.
Một số học giả trên thế giới có quan điểm chống cộng rất đề cao vai trò của XHDS trong các cuộc “cách mạng màu” lật đổ chế độ XHCN tại Ðông Âu trước đây. Bronislaw Geremek, nhà sử học, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Ba Lan Lech Valesa từ những ngày đầu xuất hiện Công đoàn Ðoàn kết cho rằng: “Khái niệm XHDS, được hiểu như một chương trình chống lại chủ nghĩa cộng sản, xuất hiện đầu tiên tại Ba Lan vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ban đầu chỉ đặt trong mối liên quan đến phong trào Ðoàn kết. Thời gian dài sau đó, trong thế giới cộng sản xuất hiện một phong trào độc lập của quần chúng đòi tẩy chay hệ thống cầm quyền”. Bronislaw Geremek đánh giá cao vai trò của XHDS trong việc lật đổ chế độ XHCN tại Ba Lan: “Ðối đầu với phong trào quần chúng khổng lồ này là sức mạnh của bộ máy chế độ, gồm: quân đội, cảnh sát và bộ máy hành chính (kể cả guồng máy Ðảng Cộng sản). Tuy nhiên, đến khi đó, tất cả đều không còn tính hợp pháp, họ bị loại ra khỏi tầm kiểm soát xã hội, đồng thời cũng mất đi mọi sự ủng hộ của xã hội. Trong phong trào Ðoàn kết, chúng tôi đặt hy vọng bao vây, cô lập bộ máy công quyền đó bằng một thứ giống như cái kén tằm, từng bước cô lập và sau đó là đặt bộ máy đảng – nhà nước ra bên lề”.
Tại Ðông Âu trước đây, có những “tổ chức chính trị đối lập” hình thành, phát triển và hoạt động với danh nghĩa là “tổ chức XHDS”, như Công đoàn Ðoàn kết ở Ba Lan, Hội Văn hóa Ucraina ở Liên Xô trong những năm 80 của thế kỷ XX… Thông qua việc lôi kéo công nhân, với sự hỗ trợ từ nước ngoài (như Trung tâm Ðoàn kết Lao động Quốc tế Mỹ – ACILS) và một số tổ chức Công giáo, từ những năm 70 tại Ba Lan đã xuất hiện các tổ chức như: Ủy ban bảo vệ công nhân (KOR), Phong trào Bảo vệ các quyền dân sự và con người (ROPCiO), sau đó Công đoàn Ðoàn kết Ba Lan được thành lập. Thông qua Công đoàn Ðoàn kết, các thế lực thù địch đã tổ chức thành công việc lật đổ chế độ XHCN tại nước này. Tương tự, tại Tiệp Khắc, với sự hỗ trợ của bên ngoài, các đối tượng chống đối chế độ đã thành lập Phong trào Hiến chương 77 làm hạt nhân. Các cuộc “cách mạng đường phố” tại các nước vùng Trung Ðông – Bắc Phi thời gian qua cũng cho thấy vai trò của các cơ quan đặc biệt nước ngoài, các NGO, trong việc hỗ trợ các tổ chức XHDS lôi kéo, kích động quần chúng lật đổ chế độ.
Hiện nay, các nước, các tổ chức quốc tế, các NGO nước ngoài đang tìm mọi cách để hình thành, phát triển XHDS theo tiêu chí phương Tây ở Việt Nam, qua đó thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ XHCN bằng biện pháp “bất bạo động”, “phi vũ trang”. Hoạt động này nằm trong ý đồ thực hiện “tiến trình dân chủ ở Việt Nam” với mục đích lợi dụng XHDS để gây mất ổn định chính trị, tiến tới thay đổi chế độ như xảy ra tại các nước Ðông Âu, SNG và Trung Ðông – Bắc Phi thời gian qua. Báo cáo Khỏa lấp sự cách biệt: XHDS mới nổi tại Việt Nam của một tổ chức quốc tế cho rằng, các NGO Việt Nam và các tổ chức tại cộng đồng đã tạo ra một thách thức to lớn. Bản báo cáo khuyến nghị một số lĩnh vực cần quan tâm để thúc đẩy XHDS tại Việt Nam, như cải thiện môi trường xã hội, luật pháp và kinh tế cho các NGO, tăng cường năng lực các tổ chức xã hội cho việc thực hiện nghiên cứu và đánh giá các hoạt động của các tổ chức XHDS tại Việt Nam. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, một số NGO nước ngoài rất quan tâm đến các tổ chức chính trị, xã hội ở nước ta và tìm cách xâm nhập, tác động, chuyển hóa các tổ chức này để chuyển hướng hoạt động chính trị trong khi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức đối lập. Thông qua các hoạt động như triển khai dự án, hỗ trợ, tài trợ, tổ chức hội thảo với các NGO Việt Nam, một số tổ chức nước ngoài đã cố gắng tìm hiểu nội bộ, xu hướng quan điểm của các NGO Việt Nam về sự lãnh đạo của Ðảng đối với tổ chức quần chúng, kích động sự thoát ly vai trò lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước, cổ vũ quyền tự do lập hội theo tiêu chí phương Tây. Ngoài ra, một số tổ chức nước ngoài còn tài trợ tài chính cho một số NGO Việt Nam để hỗ trợ việc xuất bản, phát hành tài liệu nghiên cứu, văn bản luật nước ngoài nhằm tuyên truyền quan điểm, pháp luật phương Tây đến với công chúng Việt Nam một cách công khai.
Các tổ chức phản động nước ngoài cũng tìm cách phát triển XHDS tại Việt Nam để phục vụ ý đồ chống phá từ bên trong. Tổ chức Bảo vệ người lao động (của Trần Ngọc Thành tại Ba Lan) gia tăng hoạt động nhằm chuyển hướng hoạt động xâm nhập vào trong nước với ý đồ xây dựng các tổ chức công đoàn tự do. Tổ chức Mạng lưới tuổi trẻ Việt Nam lên đường đã tiến hành Ðại hội thanh niên sinh viên Việt Nam trên thế giới lần thứ V vào tháng 1-2008 tại Malaysia với chủ đề XHDS: dân chủ từ sức mạnh quần chúng với mục đích trao đổi để tìm cách cho ra đời một XHDS độc lập với chính quyền, tôn trọng nhân quyền, có các công đoàn độc lập, có tự do báo chí… Tại đại hội này, các đối tượng tham gia đã đề ra mục tiêu để tiến hành “cuộc cách mạng hòa bình” tại Việt Nam là phải xây dựng được một XHDS bền vững và muốn thay đổi xã hội thì không chỉ trên phương diện chính trị, mà còn trên các phương diện kinh tế, luật pháp, trong mỗi cộng đồng dân cư. Tại hội thảo Chuyển đổi Nhà nước Việt Nam: Các tác động lên Việt Nam và khu vực do các đối tượng bên ngoài tổ chức ở Hồng Công tháng 8-2008 đã tập trung bàn luận các nội dung: thách thức tự nhiên của XHDS đối với chế độ độc đảng ở Việt Nam; XHDS trong bối cảnh Việt Nam, sự trỗi dậy của XHDS qua việc tập trung vào hoạt động của Khối 8406 và Việt Tân. Qua đây cho thấy, các thế lực phản động bên ngoài rất quan tâm đến việc lợi dụng XHDS để thực hiện âm mưu lật đổ chế độ.
Ðáng chú ý là một số đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm chống đối cực đoan đã lợi dụng một số tổ chức quần chúng hợp pháp để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi đưa Hiến pháp 1992 trở về Hiến pháp năm 1946, trưng cầu ý dân về Ðiều 4 cũng như toàn bộ Hiến pháp, lập Tòa án Hiến pháp, thúc đẩy XHDS và thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây, tư hữu hóa đất đai… Nếu thực hiện các nội dung này theo ý đồ của họ thì chế độ XHCN thực tế sẽ không còn tồn tại ở Việt Nam. Ðây là phương thức đấu tranh công khai rất nguy hiểm, nếu không cảnh giác có thể sẽ giúp các thế lực thù địch lợi dụng các tổ chức XHDS để đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thể chế, thay đổi hệ thống luật pháp XHCN bằng luật pháp dân chủ, tư sản.
Ðể góp phần phòng, chống âm mưu và hoạt động tác động hình thành XHDS theo tiêu chí phương Tây, chúng ta cần đề cao cảnh giác trước các âm mưu và hoạt động tác động hình thành XHDS của các thế lực thù địch, đặc biệt là tác động, ảnh hưởng của vấn đề này đối với an ninh quốc gia. Bên cạnh việc tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, cần thường xuyên tổ chức, tiến hành các hoạt động tuyên truyền về âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề XHDS để tác động chuyển hóa chính trị. Ðảng, Nhà nước cần ban hành các chủ trương, chính sách, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật phù hợp, điều chỉnh hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội phù hợp với định hướng phát triển đất nước. Cùng với việc nghiêm túc thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước về tổ chức, hoạt động của các hội, đoàn thể cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội, truyền thống văn hóa Việt Nam. Ðồng thời tăng cường công tác quản lý các tổ chức xã hội, không để các thế lực thù địch lợi dụng. Trong bối cảnh các tổ chức xã hội đang có xu hướng ngày càng phát triển, cần thường xuyên nắm chắc tình hình, diễn biến hoạt động của các tổ chức này nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề phức tạp có liên quan đến an ninh quốc gia để chủ động xây dựng các biện pháp, giải pháp đấu tranh phòng, chống hiệu quả. Ðặc biệt, cần kiên quyết xử lý các hành vi hoạt động vi phạm pháp luật, đồng thời tăng cường đối thoại, tiếp xúc, cảm hóa, không để các thế lực thù địch lôi kéo nhằm thực hiện ý đồ chống đối từ bên trong…
DƯƠNG VĂN C
Nguồn: Nhân dân

Ghi chú (sau khi đăng bài): thử tìm trên mạng bút danh Dương Văn Cừ xem có bài viết nào khác từ trước tới nay thì tuyệt nhiên không thấy. Tuy nhiên, có một nhân vật trùng họ tên đáng chú ý, đó là “Cử nhân Dương Văn Cừ- Đại tá- Bộ Công an trong Hội đồng hương Chí Linh tại Hà Nội.

1231. Lời khuyên cho mô hình dân quân biển của Việt Nam

The Diplomat
Tác giả: James R. Holmes
Người dịch: Đỗ Quyên
30-8-2012
Một tác giả Việt Nam tuyên bố, Hà Nội đang “tìm kiếm một mô hình lực lượng dân quân biển”, có lẽ để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa của họ khỏi tay, e hèm, khỏi tay một nước châu Á nào đó rất lớn đang nuôi những mưu đồ riêng của họ đối với quần đảo này. Kèm theo đây, một vài ý nghĩ về triển vọng thành lập một lực lượng như thế. Mới nhìn qua, khái niệm dân quân biển nghe có vẻ kỳ kỳ. Các quốc gia đều có hải quân, lính tuần duyên (canh gác bờ biển) và đội tàu buôn, tất cả đều có chức năng riêng, được xác định rất rõ ràng. Đúng không?
Không nhất thiết. Có vô số tiền lệ cho những cách làm ăn khác nhau tại những vùng biển lớn. Trăm hoa đua nở! Trong tác phẩm “Bảo vệ biển”, viết về lịch sử (và tiền sử) của hải quân Anh, sử gia N. A. M. Rodger quan sát thấy các nước có nghề biển đã từng có rất nhiều đội tàu trong hàng thế kỷ. Vai trò và sứ mệnh của họ đã bị lu mờ, đặc biệt trong giai đoạn trước khi triều đình tổ chức hải quân thường trực. Chiến tranh trên biển từng là một thứ đầy bất ngờ, vô kế hoạch, ở những thời kỳ xa xưa.
Đặc điểm đó của lịch sử hàng hải có vẻ như đã gần bị quên lãng. Chẳng hạn, vào năm 2009, Naval Diplomat (Ngoại giao Hàng hải) sang thăm Viện Quan hệ Quốc tế Clingendael, The Hague, để chiêu đãi các vị tư lệnh của Hải quân Hà Lan – những người được cử đến để tiếp nhận chương trình Atalanta (Operation Atalanta), chiến dịch chống cướp biển trên Vịnh Aden của EU. Naval Diplomat đến đây với một vài ý tưởng lặt vặt về việc làm thế nào để bảo vệ các thương nhân đang quá cảnh qua vùng biển trong khu vực.
Ý kiến của tôi: Vịnh Aden là một dải đất khổng lồ. Hải quân sẽ không bao giờ có thể triển khai đủ lính đến đây để bảo vệ từng tàu hàng trước mọi cuộc tấn công của bọn hải tặc. Vậy thì, tại sao không trang bị vũ khí cho các tàu hàng đó? Những đội tàu, lực lượng phòng vệ, hay thậm chí thủy thủ, được trang bị vũ khí, có thể giữ thế trên cơ bọn cướp biển đi trên những con tàu nhỏ. Nghe có vẻ hợp lý. Tôi đã so sánh điều đó với việc những người định cư tự trang bị vũ khí để đánh lại cướp ở Miền Tây Hoang Dã – nhưng nó gây ra phản ứng ngược một cách đáng sợ. Tôi nghĩ là cần nhiều “chủ nghĩa cao bồi Mỹ” hơn.
Rồi thì tôi trở lại với quá khứ hàng hải của châu Âu. Sau khi người ta sáng chế ra súng hải quân, các vua chúa châu Âu ra lệnh rằng tất cả các thương gia đều phải được trang bị những vũ khí mới nhất. Được trang bị như thế, họ có thể tự vệ trước bọn cướp. Họ cũng có thể có vị trí chiến đấu nào đó khi quốc gia tung hải quân ra đánh nhau với kẻ thù. Các bên đều đã có một số lượng lớn thương nhân được trang bị vũ khí, khi Ngài Francis Drake chỉ huy Hải quân Anh chiến đấu với hạm đội tàu của xứ Medina Sidonia thuộc Tây Ban Nha. Tại sao lại không rót rượu thời Phục Hưng vào chai của thế kỷ 21 – tôi đã nói như thế. Trang bị vũ khí cho tàu buôn sẽ bảo đảm rằng trên vùng biển ngoài khơi Somalia, sức mạnh sẽ được đáp trả bằng sức mạnh, thủy thủ sẽ được tạo cơ hội để chiến đấu.
Ý tưởng về dân quân biển cũng đã mê hoặc người Mỹ thời xưa – một nhóm dân quân cầm vũ khí để đánh lại quân Redcoast (tức quân đội Anh – ND) trong trận Lexington – Concord, đến giờ vẫn là ký ức sống động. Tại sao lại không áp dụng cái mẫu đó cho chiến tranh trên các đại dương? Alfred Thayer Mahan chỉ trích thế hệ khai quốc vì họ đã tưởng họ có thể tổ chức ngay lập tức một “lực lượng dân quân biển” ít tốn kém để chống lại các tàu của Anh trong Chiến tranh 1812. Mahan viết rằng Hải quân Mỹ và tàu chống cướp biển đạt được một số thành công đáng chú ý trong các cuộc đụng độ, nhưng Hải quân Hoàng gia đã bóp chết tàu buôn Mỹ gần như hoàn toàn vào trước năm 1814.
Tôi nghĩ ở đây có một bài học như của Mahan để lại cho Việt Nam. Dân quân có thể gây rối những kẻ địch mạnh hơn họ rất nhiều, nhưng tỷ số thua so với thắng của họ quả thật là kéo dài.
Những cách thức kỳ cục để tổ chức đội tàu chẳng phải cái gì độc đáo, chỉ có ở phương Tây. Không phải nhìn đâu xa, nước Trung Hoa phong kiến đã giao phó việc bảo vệ bờ biển cho các đội tàu địa phương khác nhau. Chẳng hạn, ngư dân thường hoạt động như cánh tay bổ trợ cho lực lượng trên biển của Trung Quốc.
Một số truyền thống như thế đã kéo dài sang thời cộng sản. Ví dụ, Bắc Kinh ca ngợi vai trò của đội tàu cá quốc gia trong trận hải chiến năm 1974 với hải quân Miền Nam Việt Nam ở quần đảo Hoàng sa. Theo câu chuyện chính thức được kể lại, ngư dân Trung Quốc đã góp phần đưa hải quân nhân dân đến chiến thắng – chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các vùng biển phía nam. Họ (ngư dân) tiếp tục là lực lượng hỗ trợ trong chiến dịch hàng hải của Trung Quốc, cho đến tận ngày nay.
Các nhà chiến lược ở Hà Nội cũng nên nghiên cứu vấn đề dân quân biển thông qua một lăng kính lý thuyết – đó là đọc lại học thuyết của Mao Trạch Đông về chiến tranh ba giai đoạn. Căn cứ lời Mao viết thì Việt Nam đang ở giai đoạn 1 của một cuộc đấu tranh kéo dài, khi họ phải dựa vào tài sản nghèo nàn của mình để quấy nhiễu một kẻ thù mạnh hơn rất nhiều. Họ đối đầu với một nước Trung Hoa vốn dĩ đang triển khai một hạm đội hải quân theo quy ước, rất hùng mạnh. Hải quân Trung Hoa có lẽ đang ở giữa giai đoạn 2 và 3 rồi, và đang tiếp tục phát triển. Dân quân biển cần một chỗ che chắn để có thể phát huy sức mạnh thực sự của họ. Đó là một thứ xa xỉ mà cả ngư dân Trung Quốc lẫn các chiến binh bán thời gian (part-time) khác đều thích, mà dân quân Việt Nam lại không có.
Mahan rút ra nhiều bài học tương tự từ Chiến tranh năm 1812. Tàu khu trục nhỏ và các hoạt động của tàu nhỏ khác đều tốt cả, nhưng bản thân chúng không bao giờ có thể đóng vai trò quyết định khi đương đầu với một lực lượng hải quân hùng mạnh. Người Mỹ sẽ tự lừa dối mình nếu họ tin vào điều ngược lại. Tương tự, Việt Nam cần xây dựng một lực lượng hải quân chuyên nghiệp của riêng mình, xây dựng liên minh hoặc quan hệ đối tác để làm tăng thêm sức mạnh trên đại dương, hoặc để giữ hòa khí với sức mạnh Trung Quốc.
Có một số tiền lệ trong đó một nước trên bộ nhỏ yếu có thể mượn một hạm đội để chiến đấu với một siêu cường về biển. Đó là cách Sparta đã sử dụng để chiến thắng hải quân thành Athen kiêu hùng 2500 năm về trước. Trên thực tế, những người Sparta quen sống trên đất liền đã mượn một đội tàu Ba Tư, vào thời điểm quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh Peloponnesia, tiến tới chinh phục một thành Athen suy yếu. Chính trị tạo nên những người bạn cùng phe rất lạ lùng.
Một điểm cuối cùng trong lý thuyết của Mao. Mao viết rằng các du kích luồn lách trong quần chúng giống như cá bơi trên biển, hòa mình trong nước để tránh các hoạt động chống chiến tranh du kích. Điều này có thể được áp dụng như thế nào đối với một lực lượng dân quân biển phải đi xa khỏi bờ biển Việt Nam? Tàu nhỏ thuyền nhỏ có thể hòa vào hoạt động gần bờ trên các vùng biển đông đúc, lẫn vào cả đám đông tàu thuyền để tránh bị phát hiện, bị xác định và tấn công. Hoạt động ẩn náu mà Mao đã dự đoán từ trước đó, là điều khả thi tại các vùng biển gần bờ. Quả thật, hoạt động trên các vùng biển nước nông có thể chiến thắng cả lực lượng hải quân mạnh.
Nhưng sẽ hiệu quả đến đâu khi đi ra khỏi môi trường gần bờ, khi mà “biển” dành cho giao thương hàng hải hẹp lại, “ngư trường” cạn cá, và chỉ hải quân cực kỳ mạnh mới ra được? Tôi chưa rõ mô hình dân quân biển sẽ thích ứng với vùng biển nước sâu như thế nào.
Hà Nội đối mặt với một nhiệm vụ ghê gớm, là phải giữ yêu sách chủ quyền lâu dài trước một đối thủ quyết liệt, có ưu thế vượt trội về kinh tế và ngày càng được trang bị kỹ hơn. Dự đoán này chẳng phải điều gì đáng để thèm muốn.

Nguồn: The Diplomat
Bản tiếng Việt © BS2012